Tóm tắt Luận văn Quản lý bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho giáo viên các trường Trung học cơ sở quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới

doc 26 trang phuongvu95 7402
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận văn Quản lý bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho giáo viên các trường Trung học cơ sở quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doctom_tat_luan_van_quan_ly_boi_duong_nang_luc_nghe_nghiep_cho.doc

Nội dung text: Tóm tắt Luận văn Quản lý bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho giáo viên các trường Trung học cơ sở quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới

  1. 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC HOÀNG THỊ VÂN ANH QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP CHO GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ QUẬN TÂY HỒ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số : 81.40.114 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2018
  2. 2 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Hữu Hoan Phản biện 1: TS. Nguyễn Thị Hiền Phản biện 2: PGS.TS Bùi Minh Hiền Luận văn sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sỹ họp tại Học viện Quản lý giáo dục Vào hồi 9 giờ 00 ngày 26 tháng 12 năm 2018 Có thể tìm đọc luận văn tại: THƯ VIỆN HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Phát triển giáo dục đi đôi với nâng cao chất lượng quản lý giáo dục là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các cơ sở giáo dục. Đặc biệt trong nghị quyết 29/ NQ-TW vấn đề phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đã được chỉ rõ: “ Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và hội nhập quốc tế. Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo”[14]. Hiện nay trên địa bàn quận Tây Hồ đội ngũ giáo viên trung học cơ sở có số lượng đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo với tỷ lệ khá cao. Tuy nhiên khi đối chiếu với các tiêu chí của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông quy định tại thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 và công văn số 660/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 09 tháng 02 năm 2010 hướng dẫn đánh giá, xếp loại giáo viên trung học theo Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo thì nhiều giáo viên còn hạn chế và chưa đáp ứng được ở mức độ cao. Đặc biệt số giáo viên có khả năng đáp ứng yêu của chương trình giáo dục phổ thông mới hiện nay còn chiếm tỷ lệ không cao. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn nghiên cứu đề tài “Quản lý bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho giáo viên các trường Trung học cơ sở quận Tây Hồ thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới” để nghiên cứu trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ với mong muốn được góp một vào việc cải tiến và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong nhà trường phổ thông hiện nay. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho giáo viên phổ thông, đánh giá thực trạng bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng giáo viên các trường trung học cơ sở hiện nay, luận văn đề xuất một số biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho giáo viên nhằm giúp đội ngũ giáo viên chuẩn bị các điều kiện để triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới sau năm 2019.
  4. 2 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Hoạt động bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp quản lí bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho giáo viên trường trung học cơ sở quận Tây Hồ thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới. 4. Giả thuyết khoa học Việc tìm ra các biện pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho giáo viên trường Trung học cơ sở phù hợp với điều kiện của các nhà trường, sát với yêu cầu thực tiễn của bối cảnh đổi mới giáo dục và chuẩn bị các điều kiện áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ giúp cho đội ngũ giáo viên các trường Trung học cơ sở thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học và giáo dục học sinh trong điều kiện của nhà trường hiện nay. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Hệ thống hóa vấn đề lý luận về quản lý bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho giáo viên trường Trung học cơ sở chuẩn bị triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới. 5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho giáo viên trường THCS ở quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. 5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho giáo viên THCS ở quận Tây Hồ thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu giáo dục phổ thông mới. 6. Giới hạn phạm vinghiên cứu đề tài - Tập trung vào các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho giáo viên các trường THCS quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. - Đối tượng khảo sát gồm: Cán bộ quản lý cấp phòng giáo dục và đào tạo, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng, giáo viên cốt cán các trường THCS trên quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.3. Phương pháp thống kê toán học
  5. 3 8. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyếnnghị, tài liệu tham khảo và các phụ lục, luận văn được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận về quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho giáo viên các trường Trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới. Chương 2: Thực trạng quản lí bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho giáo viên các trường Trung học cơ sở quận Tây Hồ thành phố Hà Nội. Chương 3: Biện pháp quản lí bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho giáo viên các trường THCS quận Tây Hồ thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới. Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP CHO GIÁO VIÊN TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Nghiên cứu về bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho giáo viên trường phổ thông 1.1.2. Nghiên cứu về quản lí bồi dưỡng giáo viên trường trung học cơ sở 1.2. Một số khái niệm cơ bản 1.2.1. Quản lý 1.2.1.1. Khái niệm về quản lý Quản lý là quá trình tác động có chủ định, hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm tạo ra các hoạt động hướng tới đạt mục đích chung của tổ chức dưới sự tác động của môi trường 1.2.1.2. Chức năng của quản lý Các chức năng quản lý tạo thành một chu trình quản lý. Trong đó, từng chức năng vừa có tính độc lập tương đối, vừa có quan hệ biện chứng với nhau. Trong quá trình quản lý thì yếu tố thông tin luôn có mặt trong tất cả các giai đoạn với vai trò vừa là điều kiện, vừa là phương tiện để tạo điều kiện cho chủ thể quản lý thực hiện các chức năng quản lý và đưa ra được các quyết định quản lý. 1.2.2. Bồi dưỡng 1.2.2.1. Khái niệm bồi dưỡng
  6. 4 Bồi dưỡng là hoạt động nâng cao trình độ hiện có về kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm để làm tốt hơn công việc đang làm. Bồi dưỡnggiáo viên nhằm bổ sung nâng cao hơn nữa những phần kiến thức chưa được đào tạo trong chương trình cũ, cập nhật kiến thức mới, hoàn thiện nghiệp vụ sư phạm của người giáo viên. Như vậy, mục đính của công tác bồi dưỡng giáo viên nhằm nâng cao phẩm chất, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên để hiệu quả công việc đạt cao nhất. 1.2.2.2. Bồi dưỡng giáo viên Bồi dưỡng kỹ năng sư phạm cho giáo viên là nội dung cơ bản, quan trọng trong công tác bồi dưỡng. Các kỹ năng sư phạm bao gồm: kỹ năng lập kế hoạch dạy học, kỹ năng dạy học trên lớp, kỹ năng tổ chức quản lý giáo dục học sinh, kỹ năng giao tiếp với học sinh, đồng nghiệp và cộng đồng, kỹ năng lập hồ sơ tài liệu giáo dục giảng dạy. Giáo viên THCS không chỉ cần bồi dưỡng thường xuyên các kĩ năng giảng dạy, giáo dục mà còn cần nâng cao các kĩ năng hoạt động xã hội, đặc biệt là biết phối hợp với gia đình trong việc giáo dục và rèn luyện nhân cách học sinh. 1.2.3. Năng lực nghề nghiệp 1.2.3.1. Năng lực 1.2.3.2. Năng lực nghề 1.2.3.3. Năng lực nghề nghiệp của giáo viên trung học cơ sở 1.2.4. Quản lý bồi dưỡng giáo viên 1.2.5. Quản lý bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho giáo viên 1.2.6. Quản lý bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho giáo viên đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới 1.3. Giáo dục THCS trong hệ thống giáo dục quốc dân 1.3.1. Vị trí, vai trò của giáo dục trung học cơ sở 1.3.2. Mục tiêu của giáo dục trung học cơ sở 1.3.3. Đặc điểm của đội ngũ giáo viên trung học cơ sở 1.3.4. Đặc điểm của học sinh trung học cơ sở 1.4. Chương trình giáo dục phổ thông mới và yêu cầu đặt ra đối với Bồi dưỡng giáo viên trường trung học cơ sở 1.4.1. Yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông 1.4.2. Chương trình giáo dục phổ thông mới 1.4.2.1. Mục tiêu
  7. 5 1.4.2.2. Nội dung chương trình giáo dục Trung học cơ sở 1.4.2.3. Yêu cầu năng lực nghề nghiệp đối với giáo viên trường Trung học cơ sở để chuẩn bị triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới 1.4.2.4. Bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở chuẩn bị triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới 1.5. Nội dung quản lí bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho giáo viên trường Trung học cơ sở 1.5.1. Tổ chức khảo sát nhu cầu bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho giáo viên trường Trung học cơ sở - Xác định rõ những thông tin mà mình muốn đối tượng khảo sát. - Trao đổi với giáo viên: về mục đích, yêu cầu của cuộc khảo sát, tính bảo mật của thông tin cũng như quyền lợi và trách nhiệm của giáo viên khi tham gia khảo sát, đánh giá. - Tổ chức điều tra, khảo sát theo đúng mục đích, yêu cầu của nhà quản lý giáo dục. - Tổng hợp và xử lý bảng hỏi theo các phương pháp thích hợp. 1.5.2. Tổ chức lựa chọn nội dung bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho giáo viên trường Trung học cơ sở - Thành lập tổ chuyên gia xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho giáo viên trường Trung học cơ sở phù hợp. - Tổ chức thẩm định lần 1 dự thảo nội dung chương trình bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho giáo viên trường Trung học cơ sở, có mời các trường THCS tham gia; - Chỉnh sửa và bổ sung góp ý dự thảo nội dung chương trình bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho giáo viên trường Trung học cơ sở và tổ chức thẩm định lần 2; 1.5.3. Tổ chức thực hiện chương trình bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho giáo viên trường Trung học cơ sở - Thiết kế cơ cấu tổ chức - Bố trí, phân công nhiệm vụ cho đội ngũ nhân sự. 1.5.4. Chỉ đạo thực hiện chương trình, nội dung bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho giáo viên trường Trung học cơ sở
  8. 6 Chức năng chỉ đạo có 2 phương diện cơ bản là duy trì kỷ cương, kỷ luật và động viên, khích lệ nhân viên để phát huy cao nhất tiềm năng, năng lực của giáo viên tích cực tham gia các hoạt động bồi dưỡng nghề nghiệp. Một trong những nội dung quan trọng của chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng nghề nghiệp là việc xây dựng văn hóa nhà trường có các giá trị hướng tới khuyến khích tự bồi dưỡng. 1.5.5. Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho giáo viên trường Trung học cơ sở - Để đảm bảo hoạt động bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho giáo viênluôn bám sát các mục tiêu đã đề ra, nhà trường cần giám sát, kiểm tra và đánh giá thường xuyên để có biện pháp điều chỉnh kịp thời. - Căn cứ vào thời gian kiểm tra, có thể phân loại các loại hình kiểm tra hoạt động bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho giảng viênthành: kiểm tra trước khi thực hiện kế hoạch, kiểm tra trong quá trình thực hiện kế hoạch; kiểm tra sau khi hoàn thành kế hoạch. 1.5.6. Quản lí các điều kiện đảm bảo chất lượng bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho giáo viên trường Trung học cơ sở - Huy động được kinh phí phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên từ nguồn Nhà nước, người học, cộng đồng và các tổ chức xã hội. - Giáo viên phải thiết lập được kế hoạch dạy học khả thi, phối hợp được các hình thức dạy học trên lớp, phòng thí nghiệm, 1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho giáo viên trường Trung học cơ sở 1.6.1. Nhận thức của Cán bộ quản lí về chương trình giáo dục phổ thông mới 1.6.2 Nhận thức của đội ngũ giáo viênvề chương trình giáo dục phổ thông mới 1.6.3. Năng lực quản lí của cán bộ quản lí giáo dục 1.6.4. Chế độ chính sách bồi dưỡng 1.6.5. Mức độ đáp ứng cơ sở vật chất và phương tiện dạy học Kết luận chương 1 Qua nghiên cứu cơ sở lý luận, chương 1 đã phân tích một số khái niệm có liên quan đến đề tài: quản lý, chức năng quản lý, bồi dưỡng, bồi dưỡng giáo viên, năng lực, năng lực nghề nghiệp và những yêu cầu đổi mới giáo dục
  9. 7 Những vấn đề lý luận ở trên mang tính định hướng cho việc quản lý bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên THCS nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Từ tổng quan nghiên cứu vấn đề, cơ sở lý luận, đã được trình bày ở trên là cơ sở để tiến hành điều tra, khảo sát thực trạng, đề xuất các biện pháp bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÍ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP CHO GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ QUẬN TÂY HỒ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội, giáo dục của quận Tây Hồ thành phố Hà Nội 2.1.1. Đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội quận Tây Hồ 2.1.2. Khái quát về tình hình giáo dục và đào tạo 2.1.2.1. Khái quát chung về giáo dục THCS 2.1.2.2. Quy mô trường, lớp, số lượng học sinh 2.1.2.3. Chất lượng giáo dục Trung học cơ sở 2.1.2.4. Về cán bộ quản lý, giáo viên tại các trường học cơ sở quận Tây Hồ thành phố Hà Nội 2.2. Giới thiệu tổ chức khảo sát 2.2.1. Mục đích khảo sát 2.2.2. Nội dung khảo sát 2.2.3. Phạm vi và đối tượng khảo sát 2.2.4. Công cụ và phương pháp khảo sát 2.2.5. Xử lí số liệu 2.3. Thực trạng năng lực nghề nghiệp của giáo viên các trường Trung học cơ sở quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới 2.3.1. Thực trạng năng lực dạy học 2.3.2. Thực trạng năng lực giáo dục 2.4. Thực trạng bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho giáo viên các trường Trung học cơ sở quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới
  10. 8 2.4.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lí và giáo viên về tầm quan trọng của bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho giáo viên các trường Trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu chương trình phổ thông mới 2.4.2. Thực trạng nội dung chương trình bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho giáo viên trường Trung học cơ sở Nội dung có điểm trung bình thấp nhất đó là: Bám sát nhu cầu của người học, có điểm trung bình theo đánh giá của (CBQL; GV) lần lượt là (2,18; 2,20), đây là nội dung yếu nhất, thực tế các nhà trường khi cử đi bồi dưỡng ít trường xem xét nhu cầu của các giáo viên về nội dung bồi dưỡng. Chính vì vậy, hoạt động bồi dưỡng chưa có hiệu quả. 2.4.3. Thực trạng hình thức bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho giáo viên trường Trung học cơ sở Trong khi đó hai hình thức có điểm trung bình được đánh giá thực hiện mức độ yếu 2,01 đến 2,12 là mở các lớp ngắn hạn tập trung trong năm học và tổ chức bồi dưỡng theo phương thức tự học và thảo luận chuyên đề ở tổ. Để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các trường THCS thì cần đa dạng các loại hình bồi dưỡng, chính vì vậy qua bảng tổng hợp ý kiến đánh giá trên ta thấy, hiện nay các hình thức đã được triển khai chưa mang lại hiệu quả cao. CBQL cần tìm hiểu nguyên nhân, phân tích khách quan, khoa học và có những biện pháp đa dạng hóa các loại hình bồi dưỡng đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động bồi dưỡng phát huy năng lực nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên. 2.4.4. Thực trạng các điều kiện phục vụ bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho giáo viên trường Trung học cơ sở Hiện nay, đa số các điều kiện phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở các trường THCS quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội đã được trang bị. Tuy nhiên, chất lượng chưa đảm bảo được yêu cầu. Qua bảng 2.17 và 2.18 ta thấy, nhà trường đầu tư điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo cho hoạt động bồi dưỡng, đánh giá của CBQL, GV cho nội dung này điểm trung bình lần lượt là là (2,24; 2,27), ở mức độ trung bình. 2.5. Thực trạng quản lí bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho giáo viên các trường Trung học cơ sở quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới 2.5.1. Tổ chức xác định nhu cầu bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho giáo viên trường Trung học cơ sở
  11. 9 Bảng 2.19: Tổng hợp ý kiến đánh giá của CBQL về xác định nhu cầu bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho giáo viên các trường Trung học cơ sở Số Mức độ đánh giá lượng Tổng Điểm TT Nội dung /số Tốt Khá TB Yếu điểm TB điểm Xác định nhu cầu bồi dưỡng GV SL 0 3 7 7 dựa trên kết quả 1 30 1,76 đánh giá GV 0 9 14 7 Điểm theo chuẩn NN của năm học. Cho GV đăng ký bồi dưỡng theo SL 0 4 7 6 nguyện vọng cá 2 32 1,88 nhân dựa trên đề Điểm 0 12 14 6 xuất của tổ chuyên môn. Phân loại giáo viên chưa đạt SL 4 6 4 3 chuẩn theo từng 2,65 3 45 tiêu chuẩn tổng Điểm 16 18 8 3 hợp số lượng cần bồi dưỡng. Bảng 2.20: Tổng hợp ý kiến đánh giá của giáo viên về xác định nhu cầu bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho giáo viên các trường Trung học cơ sở Số Mức độ đánh giá lượng Tổng Điểm TT Nội dung /số Tốt Khá TB Yếu điểm TB điểm Xác định nhu cầu bồi dưỡng GV dựa SL 0 50 79 73 1 trên kết quả đánh 381 1,88 giá GV theo chuẩn Điểm 0 150 158 73 NN của năm học. Cho GV đăng ký bồi SL 0 55 77 70 dưỡng theo nguyện 2 389 1,93 vọng cá nhân dựa Điểm 0 165 154 70 trên đề xuất của tổ
  12. 10 chuyên môn. Phân loại giáo viên SL 49 63 55 35 chưa đạt chuẩn theo 2,62 3 từng tiêu chuẩn Điểm 196 189 110 35 530 tổng hợp số lượng cần bồi dưỡng. Trong khi đó nội dung được đánh giá mức độ trung bình là: Phân loại giáo viên chưa đạt chuẩn theo từng tiêu chuẩn tổng hợp số lượng cần bồi dưỡng, có điểm trung bình lần lượt theo đánh giá của CBQL, GV là (2,65; 2,62). Đây là vấn đề có đánh giá cao nhất trong hoạt động này. Tuy nhiên, chưa dựa vào tự nhận thấy hạn chế của đội ngũ, những họ thấy cần mà chủ yếu dựa đánh giá phân loại cuối năm nhiều khi chung chung, chưa phân ra những hạn chế cụ thể. 2.5.2. Quản lí chương trình, nội dung bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho giáo viên trường Trung học cơ sở Nội dung có điểm trung bình thấp nhất đó là:Đánh giá chương trình bồi dưỡng, có điểm trung bình theo đánh giá giáo viên là 1,99 của CBQL là 3,14. Điều đó hoàn toàn phù hợp với thực tế hiện nay. Đó là hiệu quả các hoạt động bồi dưỡng nói chung, bồi dưỡng giáo viên THCS nói riêng còn chưa hiệu quả. 2.5.3. Tổ chức thực hiện chương trình bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho giáo viên trường Trung học cơ sở Đa số các nội dung tổ chức thực hiện chương trình bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho giáo viên trường Trung học cơ sở, được đánh giá thực hiện ở mức độ khá, tuy nhiên vẫn còn những nội dung có điểm trung bình nằm trong khoảng trung bình, đặc biệt còn nội dung có nhiều ý kiến đánh giá thực hiện ở mức độ yếu. Đây là thực trạng cần có những biện pháp khắc phục nhằm nâng cao hơn nữa hoạt động của ban chỉ đạo và phân công cụ thể các lực lượng phụ trách hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên. 2.5.4. Chỉ đạo thực hiện chương trình, nội dung bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho giáo viên trường Trung học cơ sở Hai nội dung có điểm trung bình thấp nhất đó là: Đề xuất những giải pháp thực hiện hiệu quả kế hoạch bồi dưỡng đã đề ra; Điều chỉnh kịp thời những sai lệch, có điểm trung bình từ 2,18 đến 2,20 đây là những nội dung có tính quyết định đến việc nâng cao hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên THCS. Chính vì vậy đội ngũ CBQL cần chỉ đạo thực hiện tốt nội dung này.
  13. 11 2.5.5. Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho giáo viên trường Trung học cơ sở Bảng 2.27: Tổng hợp ý kiến của CBQL về tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả chương trình bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho giáo viên trường Trung học cơ sở Số Mức độ đánh giá Điể lượng Tổng TT Nội dung m /số Tốt Khá TB Yếu điểm TB điểm Có kế hoạch kiểm SL 0 3 8 6 1 tra cụ thể. 31 1,82 Điểm 0 9 16 6 Đảm bảo kiểm tra SL 4 3 6 4 2 định kỳ theo 41 2,41 Điểm 16 9 12 4 chương trình BD Sử dụng hợp lý SL 9 3 3 2 3 hình thức kiểm tra 53 3,12 Điểm 36 9 6 2 đột xuất. Công bố công khai SL 10 5 2 0 4 kết quả kiểm tra 59 3,47 Điểm 40 15 4 0 đến toàn thể GV Sử dụng kết quả SL 14 2 1 0 5 kiểm tra để đánh 64 3,76 Điểm giá giáo viên 56 6 2 0 Sử dụng kết quả kiểm tra để điều SL 0 7 6 4 6 chỉnh hoặc xử lí 37 2,16 hoạt động bồi dưỡng Điểm 0 21 12 4 sau đánh giá.
  14. 12 Bảng 2.28: Tổng hợp ý kiến của giáo viên về tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả chương trình bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho giáo viên trường Trung học cơ sở Số Mức độ đánh giá lượng Tổng Điểm TT Nội dung /số Tốt Khá TB Yếu điểm TB điểm Có kế hoạch kiểm SL 0 54 80 68 1,93 1 390 tra cụ thể. Điểm 0 162 160 68 Đảm bảo kiểm tra SL 32 65 60 45 2 định kỳ theo chương 488 2,42 128 195 120 45 trình bồi dưỡng Điểm Sử dụng hợp lý hình SL 66 56 50 30 3 thức kiểm tra đột 562 2,78 264 168 100 30 xuất. Điểm Công bố công khai SL 124 50 18 10 4 kết quả kiểm tra đến 692 3,43 Điểm 496 150 36 10 toàn thể GV Sử dụng kết quả SL 160 30 9 3 5 kiểm tra để đánh giá 751 3,72 Điểm 640 90 18 3 giáo viên Sử dụng kết quả kiểm SL 5 78 74 45 tra để điều chỉnh hoặc 6 447 2,21 xử lí hoạt động bồi Điểm 20 234 148 45 dưỡng sau đánh giá. Hai nội dung: Đảm bảo kiểm tra định kỳ theo chương trình bồi dưỡng được CBQL và GV đánh giá với mức điểm lần lượt là 2,41 và 2,42; Sử dụng kết quả kiểm tra để điều chỉnh hoặc xử lí hoạt động bồi dưỡng sau đánh giá, có điểm trung bình lần lượt là 2,16 và 2,21. Qua đây ta khẳng định đội ngũ CBQL chưa quan tâm đến nội dung này, việc sử dụng kết quả kiểm tra đánh giá chưa phát huy hiệu quả của nó. Chỉ kiểm tra đánh giá công nhận hoàn thành đợt bồi dưỡng mà quên vai trò quan trọng hơn đó là sử dụng điều chỉnh cho hoạt động bồi dưỡng những năm sau.
  15. 13 2.5.6. Quản lí các điều kiện đảm bảo chất lượng bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho giáo viên các trường Trung học cơ sở Bảng 2.29: Tổng hợp ý kiến của CBQL về quản lí các điều kiện đảm bảo chất lượng bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho giáo viên các trường Trung học cơ sở Số Mức độ đánh giá lượng Tổng Điểm TT Nội dung /số Tốt Khá TB Yếu điểm TB điểm Huy động các SL 8 6 2 1 chuyên gia có lực 1 55 3,24 năng tham gia quá Điểm 32 18 4 1 trình bồi dưỡng Đầu tư cơ sở vật chất, SL 0 7 6 4 trang thiết bị, tài liệu 2 37 2,18 phục vụ cho quá trình Điểm 0 21 12 4 bồi dưỡng Khuyến khích GV SL 10 5 2 0 3 59 3,47 tự bồi dưỡng Điểm 40 15 4 0 Xây dựng môi trường SL 8 6 2 1 4 3,24 cởi mở, dân chủ Điểm 32 18 4 1 Bảng 2.30: Tổng hợp ý kiến của giáo viên về quản lí các điều kiện đảm bảo chất lượng bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho giáo viên các trường Trung học cơ sở Số Mức độ đánh giá lượng Tổng Điểm Nội dung TT /số Tốt Khá TB Yếu điểm TB điểm Huy động các chuyên SL 81 67 43 11 1 gia có lực năng tham 622 3,07 gia quá trình bồi dưỡng Điểm 324 201 86 11 Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài liệu SL 0 85 82 35 2 454 2,24 phục vụ cho quá trình Điểm 0 255 164 35 bồi dưỡng
  16. 14 Số Mức độ đánh giá lượng Tổng Điểm Nội dung TT /số Tốt Khá TB Yếu điểm TB điểm Khuyến khích GV tự SL 130 50 18 4 3 710 3,51 bồi dưỡng Điểm 520 150 36 4 Xây dựng môi trường SL 107 56 33 6 4 668 3,31 cởi mở, dân chủ Điểm 428 168 66 6 Qua bảng 2.29 và 2.30 ta thấy, đa số các nội dung được đánh giá ở mức độ thực hiện khá, tốt. Tuy nhiên vẫn còn những nội dung đánh giá thực hiện ở mức độ trung bình. Điều đó đặt ra cho CBQL giáo dục cần phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên THCS. 2.5.7. Đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố đối với quản lí bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho giáo viên các trường Trung học cơ sở quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới Yếu tố có điểm trung bình thấp nhất đó là: Mức độ đáp ứng cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ hoạt động bồi dưỡng, có điểm trung bình theo đánh giá của CBQL, GV lần lượt là (2,53; 2,69), qua đây khẳng định có những ý kiến đánh giá yếu tố này ít ảnh hưởng và không ảnh hưởng tới hoạt động bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên. Đội ngũ CBQL có biện pháp khắc phục những hạn chế trên. 2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lí bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho giáo viên các trường Trung học cơ sở chuẩn bị cho chương trình giáo dục phổ thông mới 2.6.1. Điểm mạnh Đa số CBQL, Giáo viên các trường THCS quận Tây Hồ đã có nhận thức cao về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho giáo viên ở mức độ quan trọng và rất quan trọng, chiếm trên 90%. Ban giám hiệu quan tâm chỉ đạo việc thực hiện nội dung, chương trình bồi dưỡng, đã có cập nhật kiến thức mới. Nội dung chương trình đảm bảo tính khoa học, điều đó cho thấy BGH có biện pháp tăng cường hiệu quả nội dung chương trình bồi dưỡng.
  17. 15 Nhà trường đã xây dựng được kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên thực hiện, trên cơ sở kế hoạch bồi dưỡng của phòng Giáo Dục và Đào Tạo. Đã yêu cầu và hướng dẫn mỗi giáo viên đã xây dựng được kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên của cá nhân, bám vào kế hoạch bồi dưỡng của Sở Giáo Dục và Đào tạo, kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên của nhà trường. Mỗi giáo viên đã có sổ bồi dưỡng cá nhân. Hiệu trưởng đã tổ chức được nhiều hình thức phong phú trong việc bồi dưỡng tại chỗ cho giáo viên. Cung cấp tài liệu, tạo điều kiện về thời gian, kinh phí khuyến khích giáo viên tự học, tự bồi dưỡng. Kết thúc mỗi năm học nhà trường đều đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp, từ kết quả này để giáo viên tự soi mình vào các tiêu chuẩn, tiêu chí, để tự điều chỉnh, tự học, tự bồi dưỡng để đạt chuẩn và chuẩn mức độ cao. 2.6.2 Những hạn chế Một số giáo viên còn chưa có nhận thức đầy đủ về vai trò, tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp đối với nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục của bản thân. Xác định nhu cầu của giáo viên về nội dung bồi dưỡng chưa làm tốt. Một số nội dung bồi dưỡng chưa phù hợp thực tiễn, việc vận dụng các kiến thức vào thực tiễn chưa hiệu quả. Công tác xây dựng kế hoạch bồi dưỡng GV còn cứng nhắc thiếu tính linh hoạt trong quá trình thực hiện nhiệm vụ năm học nên hiệu quả tổ chức hoạt động bồi dưỡng chưa cao. Công tác đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp còn chưa sát thực, nhiều minh chứng chưa rõ ràng nên gây khó khăn cho việc phân loại giáo viên tham gia bồi dưỡng. Hiệu quả trong việc triển khai áp dụng các hình thức bồi dưỡng còn chưa hiệu quả. Chưa nâng cao tinh thần tự giác, chủ động sáng tạo trong việc tự học tự bồi dưỡng. Khâu tổ chức, chỉ đạo bồi dưỡng của hiệu trưởng chưa thực sự chủ động Việc xây dựng kế hoạch kiểm tra cụ thể chi tiết chưa làm được. Công tác kiểm tra còn hình thức còn khoán cho các tổ, công khai kiểm tra đôi lúc còn chưa kịp thời. Hiệu trưởng chưa đôn đốc được việc thực hiện kế hoạch của các tổ/ nhóm chuyên môn và giáo viên theo đúng tiến độ, còn dồn ép công việc nên hiệu quả chưa cao do thiếu thời gian kiểm tra trực tiếp mà còn ủy quyền cho các tổ trưởng.
  18. 16 Nhà trường còn thiếu phòng bộ môn, kinh phí hạn hẹp phục vụ tổ chức cho các hoạt động ngoại khóa, bổ sung, nâng cấp đồ dùng dạy học Công tác đánh giá bồi dưỡng GV trong năm học chỉ là một tiêu chí nhỏ trong đánh giá thi đua nên chưa thực sự tạo động lực trong việc tự bồi dưỡng của giáo viên. 2.6.3. Nguyên nhân 2.6.3.1. Nguyên nhân thành công Sự chỉ đạo trực tiếp của phòng GD&ĐT và sự phối hợp cộng tác có hiệu quả của các phòng, ban, ngành, đoàn thể, cấp ủy, cấp phường. Đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục và giáo viên trong nhà trường có đạo đức tốt, tâm huyết tận tụy với nghề, yên tâm công tác, có ý thức trách nhiệm cao; đảm bảo đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, trình độ chuyên môn. Hiệu trưởng nhà trường đã chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch trên cơ sở nguyện vọng của giáo viên nên được sự đồng tình của giáo viên trong công tác triển khai bồi dưỡng. Xây dựng môi trường học tập, học tập suốt đời theo hướng dân chủ, thân thiện, hợp tác, công tác, thuận lợi, an toàn và lành mạnh. 2.6.3.2. Nguyên nhân hạn chế Hoạt động tuyên truyền phổ biến văn bản phát triển đội ngũ giáo viên nói chung còn chưa làm tốt. Dẫn tới một số giáo viên có nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng đối với việc phát triển năng lực bản thân. Nguyên nhân chính là năng lực xây dựng và thực hiện kế hoạch của đội ngũ tổ trưởng, giáo viên còn hạn chế. Khảo sát nhu cầu bồi dưỡng giáo viên và phân loại giáo viên chủ yếu là do tổ chuyên môn đưa lên, công tác bồi dưỡng theo chuẩn nghề nghiệp chưa mang lại hiệu quả, xác thực nên việc nắm bắt được nhu cầu giáo viên cần được bồi dưỡng còn mang tính chủ quan. Nhiều hình thức bồi dưỡng thực hiện chưa hiệu quả, chưa giám sát được chất lượng do Hiệu trưởng chưa thẩm định được mức độ truyền đạt của các báo cáo viên. Hiệu trưởng chưa mạnh dạn đưa vào kế hoạch dự kiến nguồn kinh phí chi cho BDTX, nên trong quá trình thực hiện không đủ chi cho hoạt động bồi dưỡng giáo viên như: chế độ báo cáo viên, hỗ trợ cho giáo viên tham gia bồi dưỡng, các học liệu phục vụ cho bồi dưỡng.
  19. 17 Kết luận chương 2 Từ nghiên cứu cơ sở lí luận được trình bày tại chương 1 và kết quả nghiên cứu hoạt động bồi dưỡng giáo viên và quản lý bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho giáo viên các trường THCS quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội, tác giả rút ra một số kết luận sau: Qua nghiên cứu thực trạng năng lực nghề nghiệp của giáo viên trường Trung học cơ sở quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội, năng lực dạy học có nhiều tiêu chí được đánh giá thực hiện khá tốt như: bảo đảm chương trình môn học, kiến thức môn học. Tuy nhiên, hạn chế xây dựng kế hoạch dạy học của giáo viên chưa đảm bảo tính khoa học. Bên cạnh đó, năng lực giáo dục qua các hoạt động cộng đồng chưa hiệu quả. Trong công tác bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho giáo viên THCS còn bộc lộ nhiều bất cập như nắm bắt nhu cầu bồi dưỡng giáo viên, lên kế hoạch bồi dưỡng còn chưa sát với thực tiễn; việc thực hiện kế hoạch còn chưa thật hiệu quả; công tác kiểm tra, giám sát việc bồi dưỡng đôi lúc còn chưa kịp thời kết quả chưa phản ánh đúng thực trạng nhà trường; cơ sở vật chất chưa đáp ứng kịp thời phục vụ bồi dưỡng giáo viên trong một số tiêu chí, đặc biệt là các phương tiện dạy học để giúp giáo viên vận dụng tốt phương pháp dạy học. Trên cơ sở lí luận và thực tiễn, nhằm có được biện pháp quản lí khả thi. Tác giả đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho giáo viên THCS quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Vấn đề này sẽ được trình bày cụ thể tại chương 3 của luận văn. Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÍ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP CHO GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG THCS QUẬN TÂY HỒ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI 3.1. Định hướng phát triển giáo dục phổ thông 3.1.1. Định hướng chung 3.1.2. Định hướng phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở của quận Tây Hồ 3.2. Nguyên tắc đề xuất biện pháp 3.2.1. Nguyên tắc tính hệ thống 3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa
  20. 18 3.2.3. Nguyên tắc tính toàn diện 3.2.4. Nguyên tắc đảm bảo chất lượng 3.2.5. Nguyên tắc tính hiệu quả 3.3. Biện pháp quản lí bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho giáo viên Trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới 3.3.1.Tổ chức khảo sát nhu cầu bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho giáo viên trường THCS để xác định nội dung cần bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên chuẩn bị triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới 3.3.1.1. Mục tiêu biện pháp Để nắm thực trạng và nhu cầu bồi dưỡng thì việc khảo sát đóng vai trò quan trọng. Qua khảo sát sẽ xác định nhu cầu của bản thân GV trong việc bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp phục vụ hoạt động giáo dục. 3.3.1.2. Nội dung của biện pháp Khảo sát, đánh giá nhu cầu bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp của giáo viên THCS; Tổng hợp, phân tích trung thực các số liệu, ý kiến thu thập từ đối tượng khảo sát; Lập kế hoạch bồi dưỡng trên cơ sở kết quả khảo sát và những yêu cầu chung của nhà nước về giáo viên THCS theo chuẩn trong việc lập kế hoạch cần: 3.3.1.3. Cách thức thực hiện biện pháp - Xác định rõ những thông tin mà mình muốn đối tượng khảo sát cung cấp. - Tổ chức điều tra, khảo sát theo đúng mục đích, yêu cầu của nhà quản lý giáo dục. - Tổng hợp và xử lý bảng hỏi theo các phương pháp thích hợp. Sau khi có kết quả khảo sát, nhà quản lý giáo dục cần thông báo công khai cho giáo viên biết và đồng thời đưa ra kế hoạch bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp của giáo viên THCS theo kết quả điều tra thu được. 3.3.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp Đội ngũ CBQL chỉ đạo sát sao, yêu cầu thực hiện đúng kết quả khảo sát nhằm nắm bắt chính xác nhu cầu bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp của giáo viên THCS. 3.3.2. Tổ chức bồi dưỡng năng lực giáo dục và dạy học cho đội ngũ giáo viên trường trung học cơ sở theo yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới 3.3.2.1. Mục tiêu biện pháp Mục tiêu là nâng cao năng lực đội ngũ CBQL và giáo viêncác trường THCS quận Tây Hồ về kiến thức và kỹ năng về năng lực giảng dạy, năng lực sư phạm và quản lý phát triển chương trình bồi dưỡng nhằm xóa bỏ cung cách thực
  21. 19 hiện phát triển chương trình một cách tự phát như trước kia, thay và đó là một quy trình hoàn thiện, có sự tham gia phối hợp giữ CBQL và giáo viên. 3.3.2.2. Nội dung biện pháp Xác định rõ mục tiêu đội ngũ CBQL và giáo viên về năng lực giảng dạy và kỹ năng phát triển chương trình bồi dưỡng. Tổ chức xây dựng chương trình BD đội ngũ CBQL và giáo viên về năng lực giảng dạy và kỹ năng phát triển chương trình bồi dưỡng. 3.3.2.3. Cách thức tiến hành biện pháp + Tổ chức giao lưu học tập và chia sẻ kinh nghiệm với các cơ sở đã và đang triển khai về phương pháp, nội dung giảng dạy theo hướng tăng cường tính chủ động và khả năng xây dựng chương trình hiệu quả. - Xây dựng chính sách hỗ trợ, khen thưởng đối với những cá nhân có những nghiên cứu, sáng kiến về phát triển chương trình. 3.3.2.4 Điều kiện thực hiện biện pháp - Các trường THCS quận Tây Hồ Thành phố Hà Nội phải đảm bảo nguồn kinh phí bao gồm: hỗ trợ đội ngũ CBQL và giáo viên trong việc đi học tập, tham dự hội thảo, mời chuyên gia hướng dẫn. - Các trường THCS quận Tây Hồ Thành phố Hà Nội phải xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đối với CBQL và GV trong nhà trường. 3.3.3. Tổ chức xác định nội dung bồi dưỡng phù hợp và đa dạng hình thức bồi dưỡng giáo viên các trường trung học cơ sở 3.3.3.1. Mục tiêu biện pháp Mục tiêu giúp giáo viên đều có cơ hội được tham gia hoạt động bồi dưỡng theo các nội dung phù hợp để giúp họ nâng cao năng lực chuyên môn theo chuẩn nghề nghiệp. 3.3.3.2. Nội dung biện pháp Tổ chức chuyên đề bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho giáo viên THCS Tăng cường vai trò của tổ, nhóm chuyên môn trong hoạt động bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho giáo viên THCS. 3.3.3.3. Cách thức tiến hành Ban giám hiệu, ban tổ chức lớp học, CBQL nhà trường phải theo dõi, thúc đẩy, khuyến khích, lôi cuốn sự tham gia tự giác của giáo viên, phát huy các yếu tố tích cực, khắc phục khó khăn và các yếu tố tiêu cực.
  22. 20 Hiệu trưởng cần quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, khai thác, sử dụng hiệu quả điều kiện cơ sở vật chất, nguồn lực tài chính, các phương tiện, kỹ thuật, phòng học, máy tính, máy chiếu, thiết bị thí nghiệm, tranh ảnh phục vụ cho việc bồi dưỡng giáo viên. 3.3.3.4. Điều kiện thực hiện Hiệu trưởng, các tổ chuyên môn và các tổ chức đoàn thể trong trường tạo điều kiện về thời gian cho giáo viên tự bồi dưỡng cá nhân và tham gia vào các lớp học do cụm trường hoặc phòng giáo dụctổ chức. 3.3.4. Đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho giáo viên các trường trung học cơ sở 3.3.4.1. Mục tiêu biện pháp Mục tiêu biện pháp là điều chỉnh, đổi mới hoạt động, lựa chọn phương thức kiểm tra đánh giá một cách phù hợp, khoa học nhằm giúp cho CBQL và GV thực hiện kế hoạch bồi dưỡng theo mục tiêu đã định sẵn. 3.3.4.2. Nội dung của biện pháp BGH cần cải tiến công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng đội ngũ GV trong cơ sở giáo dục của mình. Kiểm tra không chỉ là điều chỉnh mà kiểm tra là để phát triển. 3.3.4.3. Cách thức thực hiện - Xác định hình thức đánh giá phù hợp cho từng lớp bồi dưỡng: có KTĐG hay không, KTĐG theo hình thức nào, giảng viên KTĐG, cán bộ quản lý KTĐG, hay giáo viên tự KTĐG, từ đó điều chỉnh cơ cấu, nội dung của chuẩn đánh giá và xác định khối lượng thông tin cần thiết đưa vào nội dung văn bản chuẩn đánh giá. - Xử lý kết quả kiểm tra đánh giá để phát huy những biện pháp tối ưu, hiệu chỉnh kịp thời những biện pháp không hợp lý và không hiệu quả. 3.3.4.4. Điều kiện thực hiện biện pháp BGH cần xây dựng tiêu chí kiểm tra cụ thể, rõ ràng và công khai trước khi tiến hành tổ chức bồi dưỡng cho từng tổ, giáo viên. 3.3.5.Đầu tư đảm bảo điều kiện phục vụ công tác bồi dưỡng giáo viên trường trung học cơ sở theo hướng chuẩn hóa
  23. 21 3.3.5.1. Mục tiêu biện pháp Nhằm đảm bảo các điều kiện về thời gian, tài chính, tài liệu, CSVC, đồ dùng thiết bị dạy học, tổ chức phục vụ công tác bồi dưỡng giáo viên có chất lượng, hiệu quả. 3.3.5.2. Nội dung biện pháp Củng cố, nâng cấp một số phòng học chuyên môn, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động bồi dưỡng cho giáo viên. 3.3.5.3. Cách thức thực hiện Đầu tư mua sắm thêm các trang, thiết bị hiện đại; trang bị thêm đầu sách; xây dựng thư viện điện tử phục vụ cho quá trình tìm kiếm tư liệu cho giáo viên. Chỉ đạo các bộ phận cung cấp đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học để giáo viên đủ điều kiện thực hiện nội dung bồi dưỡng theo kế hoạch đã được duyệt từ đầu năm học. Tăng cường tổ chức giao lưu, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm trong và ngoài quận đặc biệt là đối với bộ môn có số lượng giáo viên ít và không có giáo viên cốt cán. 3.3.5.4.Điều kiện thực hiện biện pháp: Ban Giám hiệu nhà trường phải chủ động cân đối các nguồn lực, giám sát việc thực hiện bổ sung cung cấp các điều kiện đảm bảo cho GV trong hoạt động bồi dưỡng. 3.3.6. Tổ chức xây dựng môi trường làm việc tạo động lực cho đội ngũ giáo viên trong việc tham gia bồi dưỡng và tự bồi dưỡng theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp 3.3.6.1. Mục tiêu biện pháp Thông qua việc bồi dưỡng, giúp giáo viên tích lũy thêm kiến thức, kinh nghiệm, tự tin trong quá trình giảng dạy, yên tâm công tác gắn bó với nghề. 3.3.6.2. Nội dung biện pháp Có chính sách khuyến khích giáo viên đạt danh hiệu giáo viên giỏi, tham gia học tập nâng cao trình độ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. 3.3.6.3. Cách thức thực hiện Thực hiện tốt nề nếp dạy học, duy trì kỷ luật trong nhà trường tạo môi trường thúc đẩy sự cố gắng của giáo viên tham gia bồi dưỡng. Thực hiện chính sách công bằng trong phân công lao động. Xây dựng tinh thần đoàn kết nhất trí trong nhà trường thông qua tổ chức các hoạt động tập thể: ngoại khóa, thăm hỏi, giao lưu
  24. 22 3.3.6.4. Điều kiện thực hiện biện pháp: Cần xây dựng tiêu chuẩn rõ ràng, cụ thể về thi đua và chế độ khen thưởng trong quá trình giáo viên tham gia bồi dưỡng nhằm đạt và nâng chuẩn nghề nghiệp. 3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lí bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho giáo viên Trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới Các biện pháp trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động và bổ sung cho nhau trong việc thực hiện mục tiêu bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho giáo viên THCS đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mớinhằm giúp giáo viên thực hiện tốt các nhiệm vụ. 3.5. Khảo nghiệm về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đã được đề xuất 3.5.1. Mục đích 3.5.2. Nội dung khảo nghiệm 3.5.3. Đối tượng và phương pháp khảo nghiệm 3.5.4. Xử lý số liệu 3.5.5. Kết quả khảo nghiệm Biểu đồ 3.1: So sánh tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp Đánh giá chung là: Về sự cấp thiết và tính khả thi của của các biện pháp quản lí, đa số các ý kiến đều cho rằng cấp thiết hoặc rất cấp thiết, khả thi và rất khả thi.
  25. 23 Kết luận chương 3 Kết quả khảo nghiệm về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho giáo viên các trường THCS quận Tây Hồ thành phố Hà Nội cho thấy 6 biện pháp được đề xuất là rất cấp thiết và có tính khả thi cao nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các trường THCS quận Tây Hồ thành phố Hà Nội, đáp ứng với yêu cầu đổi mới của Giáo dục - Đào tạo nói chung, giáo dục THCS nói riêng. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề về lý luận: đề tài đã hệ thống được các khái niệm về quản lý, các chức năng quản lý, bồi dưỡng, năng lực, bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp giáo viên THCS và yêu cầu đổi mới giáo dục THCS, các yếu tố ảnh hưởng đến việc bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho giáo viên THCS. Trên cơ sở nghiên cứu lí luận, luận văn đã khảo sát thực tiến bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên THCS đã đề xuất 6 biện pháp nhằm nâng cao hiệu quản quản lý bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho giáo viên THCS theo yêu cầu đổi mới hiện nay. Các biện pháp gồm: Tổ chức khảo sát nhu cầu bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho giáo viên trường THCS để xác định nội dung cần bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên chuẩn bịtriển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới; Tổ chức bồi dưỡng năng lực giáo dục và dạy học cho đội ngũ giáo viên trường trung học cơ sở theo yêu cầu chương trìnhgiáo dục phổ thông mới; Tổ chức xác định nội dung bồi dưỡng phù hợp và đa dạng hình thức bồi dưỡng giáo viên các trường trung học cơ sở; Đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho giáo viên các trường trung học cơ sở; Đầu tư đảm bảo điều kiện phục vụ công tác bồi dưỡng giáo viên trường trung học cơ sở theo hướng chuẩn hóa; Tổ chức xây dựng môi trường làm việc tạo động lực cho đội ngũ giáo viên trong việc tham gia bồi dưỡng và tự bồi dưỡng theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp. Tác giả luận văn đã tiến hành khảo nghiệm, phân tích đánh giá khách quan. Kết quả khảo nghiệm cho thấy các biện pháp đề ra đều có tính khả thi cao và được đồng thuận từ cơ sở.
  26. 24 2. Khuyến nghị 2.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Triển khai bồi dưỡng chuyên môn ở các cấp, Tham mưu với UBND Thành phố Hà Nội ban hành những chính sách, chế độ bồi dưỡng chuyên môn, tham gia các buổi kiến tập chuyên môn cho cả những trường THCS trên thành phố Hà Nội. Phát động phong trào tự học - tự bồi dưỡng về chuyên môn cho giáo viên THCS sâu rộng trong toàn ngành. Đổi mới và kiểm tra đánh giá khoa học có hiệu quả các lớp tập huấn bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên về phát triển năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên THCS. 2.2. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Tây Hồ Triển khai bồi dưỡng chuyên môn những chuyên đề thiết thực với đặc thù trường các trường THCS. Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá về năng lực nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên THCS, đảm bảo tính nghiêm minh và gắn với công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ, tạo cơ hội học hỏi cho giáo viên. Tổ chức các chuyên đề về phát triển năng lực cho giáo viên, tạo điều kiện cho giáo viên THCS đi tham quan học hỏi kinh nghiệm các điển hình tiên tiến về phát triển năng lực nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên THCS. 2.3. Đối với các trường THCS quận Tây Hồ - thành phố Hà Nội - Nhà trường cần xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường, phát triển năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên, xác định rõ sứ mạng, tầm nhìn, các giá trị cốt lõi và triết lý giáo dục của mỗi trường. - Hiệu trưởng các trường THCS cần áp dụng các biện pháp đã được nghiên cứu trong đề tài một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp điều kiện thực tế của trường. - Hiệu trưởng các trường THCS chủ động trong tự nhận thức tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp với sự phát triển bền vững của nhà trường. - Cần chủ động tìm hiểu nhu cầu, nguyện vọng bồi dưỡng chuyên môn của giáo viên THCS trong thực tế. - Khuyến khích, động viên giáo viên THCS trong tự học tập - tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ. 2.4. Đối với giáo viên - Có ý thức, thường xuyên học tập nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ. - Tích cực trau dồi kiến thức khi tham gia trong các khóa bồi dưỡng giáo viên THCS để nâng cao hiệu quả của công việc.