Tóm tắt Luận văn Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên môn Khoa học tự nhiên ở các trường Trung học cơ sở Thành phố Hà Nội theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới

doc 26 trang phuongvu95 10913
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận văn Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên môn Khoa học tự nhiên ở các trường Trung học cơ sở Thành phố Hà Nội theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doctom_tat_luan_van_quan_ly_boi_duong_nang_luc_day_hoc_tich_hop.doc

Nội dung text: Tóm tắt Luận văn Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên môn Khoa học tự nhiên ở các trường Trung học cơ sở Thành phố Hà Nội theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới

  1. 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC  HOÀNG THỊ HẰNG NGA QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC TÍCH HỢP CHO GIÁO VIÊN MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ HÀ NỘI THEO YÊU CẦU CỦA CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 81.40.114 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2018
  2. 2 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Hữu Hoan Phản biện1: PGS.TS Đặng Thị Thanh Huyền Phản biện 2: TS Nguyễn Thanh Tùng Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại Học viện Quản lý giáo dục. Vào hồi 17 giờ 30 ngày 27 tháng 12 năm 2018 Có thể tìm đọc luận văn tại: Thư viện Học viện Quản lý Giáo dục
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Để thực hiện quan điểm chỉ đạo của Ban Chấp Hành Trung ương Đảng khóa XI tại Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013, Bộ GD&ĐT đã xây dựng Đề án đổi mới chương trình sách giáo khoa phổ thông. Theo chủ trương của Bộ GD&ĐT, chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ được thực hiện từ năm học 2019 - 2020 được biên soạn theo hướng tích hợp ở các lớp học, các cấp học và kết hợp các nội dung có liên quan với nhau ở mức độ hợp lý để tạo thành các môn học tích hợp. Đặc biệt cấp THCS, sự tích hợp của 03 môn học cơ sở Vật lý, Hóa học, Sinh học trở thành một môn học hoàn toàn mới “Khoa học tự nhiên”. Sự đổi mới trong chương trình giáo dục phổ thông mới đặt ra yêu cầu hết sức khó khăn đối với đội ngũ giáo viên trước đây đã được đào tạo thực hiện nhiệm vụ các môn học riêng biệt, đòi hỏi mỗi người giáo viên phải được bồi dưỡng về kiến thức và nghiệp vụ để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn cho giáo viên giảng dạy môn Khoa học tự nhiên trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay là nhiệm vụ cấp thiết đối với các nhà quản lý và các cấp có thẩm quyền. Hiện nay, 100% cán bộ, giáo viên trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt chuẩn và trên chuẩn đối với chương trình sách giáo khoa hiện hành với từng bộ môn Vật lý, Hóa học, Sinh học riêng biệt. Tuy nhiên để có thể đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ giảng dạy môn học Khoa học tự nhiên trong chương trình giáo dục phổ thông mới là một khó khăn vô cùng to lớn đối với các nhà trường. Do đó, việc tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên đạt mức đáp ứng yêu cầu giáo dục của môn học là yêu cầu cấp thiết đối với ngành giáo dục. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay chưa có nghiên cứu nào đề cập đến việc quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên giảng dạy các môn Khoa học tự nhiên trong bối cảnh đổi mới đặc biệt là trên địa bàn thành phố Hà Nội.
  4. 2 Xuất phát từ những yêu cầu lý luận và thực tiễn vừa nêu, tôi chọn nghiên cứu đề tài "Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên môn Khoa học tự nhiên ở các trường trung học cơ sở thành phố Hà Nội theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới" với mong muốn góp một phần nhỏ trong công cuộc bồi dưỡng và nâng cao chất lượng giáo viên giảng dạy các môn Khoa học tự nhiên trong bối cảnh đổi mới hiện nay. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên; đánh giá thực tiễn hoạt động bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên các trường trung học cơ sở, luận văn đề xuất một số biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên môn Khoa học tự nhiên ở các trường trung học cơ sở theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Hoạt động bồi dưỡng giáo viên môn Khoa học tự nhiên trong trường THCS 3.2. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên môn Khoa học tự nhiên các trường trung học cơ sở. 4. Giả thuyết khoa học Giáo viên các trường THCS trên cả nước nói chung và địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng hiện nay mới chỉ đáp ứng được các bộ môn riêng biệt là Hóa học, Vật lý hay Sinh học còn năng lực giảng dạy và giáo dục của môn KHTN trong chương trình giáo dục phổ thông mới hiện nay còn nhiều hạn chế. Do đó, hiệu trưởng nhà trường cũng như cán bộ quản lý các cấp đưa ra biện pháp bồi dưỡng năng lực dạy phù hợp sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo viên môn KHTN đáp ứng yêu cầu giáo dục môn học của chương trình giáo dục phổ thông mới từ đó nâng cao chất lượng dạy và học.
  5. 3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về NLDH, NLDH tích hợp, quản lý bồi dưỡng NLDH tích hợp cho giáo viên môn KHTN. - Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý bồi dưỡng NLDH tích hợp cho giáo viên môn KHTN trong bối cảnh đổi mới giáo dục của Hiệu trưởng trường THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Đề xuất một số biện pháp quản lý bồi dưỡng NLDH tích hợp cho giáo viên môn KHTN ở thành phố Hà Nội theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới. 6. Phạm vi nghiên cứu đề tài -Nghiên cứu các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng các trường THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội. -Khảo sát: 15 trường THCS, 15 Hiệu trưởng/ phó Hiệu trưởng các trường THCS, 25 tổ trưởng chuyên môn và 150 giáo viên các môn KHTN trên địa bàn TP. Hà Nội. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi (Anket) 7.2.2. Phương pháp quan sát sư phạm 7.2.3. Phương pháp đàm thoại 7.2.4. Phương pháp xin ý kiến chuyên gia 7.2.5. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục 7.3. Phương pháp thống kê toán học 8. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của Luận văn được trình bày trong 3 chương: Chương 1. Cơ sở lí luận về quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên môn Khoa học tự nhiên ở trường THCS theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới
  6. 4 Chương 2. Thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên môn Khoa học tự nhiên ở trường THCS theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới Chương 3. Biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên môn Khoa học tự nhiên ở trường THCS theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới trên địa bàn thành phố Hà Nội. Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ VÀ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC TÍCH HỢP CHO GIÁO VIÊN MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO YÊU CẦU CỦA CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Công trình nghiên cứu về bồi dưỡng GV phổ thông Về chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước ta. Về lĩnh vực nghiên cứu. Về đề tài nghiên cứu. 1.1.2. Công trình nghiên cứu về quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên phổ thông 1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài 1.2.1. Quản lý Theo Tự điển Tiếng Việt thông dụng (NXB Giáo dục, 1998) thì định nghĩa “Quản lý là tổ chức, điều khiển hoạt động của một đơn vị, cơ quan”. Từ những khái niệm và quan điểm, có thể tóm lược chung “Quản lý là sự tác động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến đối tượng và khách thể quản lý nhằm sử dụng hiệu quả các nguồn lực để cùng thực hiện thành công nhiệm vụ, mục tiêu dự kiến đề ra.” Quản lý có 4 chức năng cơ bản sau: -Chức năng kế hoạch hoá -Chức năng tổ chức -Chức năng chỉ đạo
  7. 5 -Chức năng kiểm tra 1.2.2. Năng lực dạy học 1.2.2.1. Năng lực Đến nay có rất nhiều cách tiếp cận về năng lực, do đó cũng có nhiều cách hiểu khác nhau về năng lực. Cần lưu ý rằng: Khi nói tới năng lực, phải hiểu rằng đó là nói về khả năng huy động, vận dụng một cách tổng hợp các kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực, đồng thời huy động các yếu tố về thái độ, phẩm chất khác nhau của cá nhân để hoàn thành công việc. 1.2.2.2. Dạy học Dạy học là một bộ phận của quá trình sư phạm tổng thể, là một trong những con đường để thực hiện mục đích giáo dục. 1.2.3. Bồi dưỡng năng lực dạy học Có thể coi Năng lực dạy học là khả năng thực hiện hoạt động dạy học dựa trên sự huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng, các giá trị bản thân vận dụng vào điều kiện dạy học khác nhau để giải quyết hiệu quả các vấn đề trong quá trình dạy học hay có cách hành xử phù hợp trong bối cảnh thực và được đánh giá thông qua kết quả dạy học. Bồi dưỡng là quá trình cập nhật, bổ sung kiến thức, kỹ năng, thái độ để nâng cao năng lực,trình độ, phẩm chất của người lao động về một lĩnh vực hoạt động mà người lao động đã có một trình độ năng lực chuyên môn nhất định qua một hình thức đào tạo nào đó 1.2.4. Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên là quá trình thực hiện các công việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, sắp xếp tổ, chỉ đạo, điều hành, kiểm soát và đánh giá kết quả, sửa chữa sai sót (nếu có) hoạt động dạy học để bảo đảm hoàn thành mục tiêu nâng cao năng lực dạy học giáo viên của nhà trường đã đề ra. 1.3. Đổi mới giáo dục và yêu cầu đặt ra đối với giáo viên THCS 1.3.1. Yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông 1.3.2. Chương trình giáo dục phổ thông 1.3.3. Yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới đặt ra đối với đội ngũ giáo viên trường trung học cơ sở 1.4. Bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên trường THCS
  8. 6 1.4.1. Mục đích bồi dưỡng Bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên là công việc của nhà quản lí. Đó là cách thức tác động của nhà quản lí đến người giáo viên, giúp họ nâng cao nhận thức, kiến thức chuyên môn, cách thức xây dựng và phương pháp tổ chức hoạt động dạy học tích hợp, cách thức khai thác thông tin phục vụ giảng dạy, cách thức kiểm tra đánh giá học sinh theo hướng dạy học tích hợp. 1.4.2. Nội dung bồi dưỡng - Xác định mục tiêu của quá trình bồi dưỡng - Quản lí tốt các nội dung bồi dưỡng 1.4.3. Hình thức, phương pháp bồi dưỡng - Bồi dưỡng tập trung trong thời gian nghỉ hè. - Bồi dưỡng thường xuyên trong năm học tại các nhà trường 1.4.4. Phân cấp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên trường trung học cơ sở - Quản lý của phòng Giáo dục và Đào tạo - Quản lý của Hiệu trưởng: - Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THCS theo chương trình của Phòng GD&ĐT - Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên THCS theo chương trình bồi dưỡng của trường và của tổ chuyên môn - Quản lý việc tự bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên Tự bồi dưỡng năng lực dạy học là một trong những yếu tố . - Quản lý công tác bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên THCS thông qua các hoạt động hỗ trợ 1.5. Nội dung quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên trường trung học cơ sở 1.5.1. Tổ chức khảo sát nhu cầu bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên trường trung học cơ sở Tổ chức khảo sát, phân tích bối cảnh, xác định nhu cầu và mục tiêu bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên: Tiến hành phân tích làm rõ điểm
  9. 7 mạnh, yếu, cơ hội, thách thức của nhà trường, của từng tổ chuyên môn trong bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên; Đánh giá thực trạng năng lực dạy học cho giáo viên, mức độ đáp ứng và xác định khoảng cách giữa hiện trạng với yêu cầu năng lực dạy học theo chuẩn nghề nghiệp và định hướng đổi mới chương trình phổ thông để xác định nhu cầu bồi dưỡng; Đánh giá điều kiện nguồn lực và khả năng của nhà trường, của tổ chuyên môn liên quan đến thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên. Trên cơ sở đó xác định mục tiêu bồi dưỡng. Mục tiêu bồi dưỡng năng lực dạy học giáo viên phải làm rõ các mức độ cần đạt được của hoạt động bồi dưỡng. 1.5.2. Quản lý kế hoạch triển khai bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên trường trung học cơ sở Lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên của trường THCS. Để lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên, trường THCS cần tiến hành: -Về nội dung: Có nội dung bắt buộc (bồi dưỡng lấp đầy những điểm chưa đạt chuẩn, cập nhật kiến thức năng lực theo yêu cầu đổi mới dạy học, giáo dục ở trường THCS ) và nội dung tự chọn (do giáo viên tự xác định để vươn lên đạt chuẩn ở mức cao hơn). - Về hình thức tổ chức hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp giáo viên ở trường THCS. - Về phương pháp bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên ở trường THCS 1.5.3. Quản lý chương trình, nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên trường trung học cơ sở Chương trình bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên THCS bao gồm: bồi dưỡng nâng cao về trình độ chuyên môn, kỹ năng, bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học tích cực, dạy học tích hợp theo chương trình đổi mới trong giáo dục ở cấp THCS. Chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy học tích hợp cho giáo viên THCS phải thể hiện được mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp, thời gian, cách thức tổ chức và điều kiện thực hiện chương trình. 1.5.4. Quản lý thực hiện bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên trường trung học cơ sở
  10. 8 1.5.4.1. Quản lý phương pháp, hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên trường trung học cơ sở 1.5.4.2. Quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên trường trung học cơ sở 1.5.5. Quản lý các điều kiện phục vụ bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên trường trung học cơ sở 1.5.5.1. Điều kiện về cơ sở vật chất 1.5.5.2. Đội ngũ giáo viên triển khai tổ chức bồi dưỡng 1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên trường trung học cơ sở 1.6.1. Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về chương trình giáo dục phổ thông mới 1.6.2. Năng lực quản lý của cán bộ quản lý giáo dục 1.6.3. Chế độ chính sách bồi dưỡng. Mức độ đáp ứng cơ sở vật chất và phương tiện dạy học Kết luận chương 1 Qua quá trình nghiên cứu những cơ sở về lý luận ở chương 1, tác giả có dịp tìm hiểu sâu những vấn đề về công tác quản lý nhà trường nói chung, công tác quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học, dạy học tích hợp cho giáo viên của hiệu trưởng trường THCS nói riêng. Muốn làm tốt công tác quản lý bồi dưỡng giáo viên, hiệu trưởng cần phải nghiên cứu nắm vững đầy đủ các vấn đề về lý luận khoa học quản lý, những quan điểm chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước và chỉ đạo của ngành, nắm vững các nguyên tắc và phương pháp quản lý trong nhà trường, đặc biệt, để quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên đạt hiệu quả, hiệu trưởng cần phải hiểu rõ đặc điểm lao động sư phạm của giáo viên, hiểu rõ về các mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức của công tác bồi dưỡng giáo viên. Từ đó, tiến hành nhận định đánh giá thực tế công tác quản lý đội ngũ tại trường lập kế hoạch bồi dưỡng giáo viên trên cơ sở thực hiện các chủ trương, hướng dẫn, quy định về công tác bồi dưỡng giáo viên, tổ chức bồi dưỡng đảm bảo nghiêm túc, hiệu quả, thiết thực nhằm nâng cao chất lượng nhà giáo để nâng cao hiệu quả giáo dục của giáo viên tại trường mình và đáp
  11. 9 ứng yêu cầu đổi mới trong chương trình giáo dục THCS, dạy học hiệu quả môn Khoa học tự nhiên trong chương trình mới. Cơ sở lý luận về quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên là căn cứ để nghiên cứu thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên môn Khoa học tự nhiên trên địa bàn thành phố Hà Nội theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới, từ đó đề xuất các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên môn Khoa học tự nhiên hiện nay đạt hiệu quả cao. Vấn đề này, tác giả tập trung thực hiện tại chương 2 và chương 3 của luận văn. Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC TÍCH HỢP CHO GIÁO VIÊN MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ HÀ NỘI THEO YÊU CẦU CỦA CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI 2.1. Khái quát về giáo dục THCS Thành phố Hà Nội 2.1.1. Tình hình chung của giáo dục trung học cơ sở Hiện nay số giáo viên THCS thành phố Hà Nội 100% đạt chuẩn, nhưng mới chỉ có 70,4% trên chuẩn. 2.1.2. Quy mô trường, lớp của giáo dục trung học cơ sở Bảng 2.1. Số lượng và cơ cấu giáo viên ở trường THCS TP. Hà Nội STT Nội dung Số lượng 1 Tổng số trường THCS công lập 588 2 Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên 25.586 3 Tổng số cán bộ 1.295 4 Tổng số giáo viên 19.330 5 Tổng số học sinh - số lớp 361.080 HS- 9.427 lớp 6 Tổng số tổ chuyên môn 2.337 (Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội) 2.1.3. Đội ngũ giáo viên, CBQL các trường THCS
  12. 10 Bảng 2.3. Đặc điểm mẫu đối tượng khảo sát thực trạng Đặc điểm SL % Nam 87 45,7 Giới tính Nữ 103 54,2 Hiệu trưởng 15 7,9 Chức vụ/ Nhiệm vụ tổ trưởng chuyên môn 25 13,1 giáo viên 150 78,8 Tiến sỹ 03 1,57 Thạc sỹ 68 35,7 Trình độ Đại học 92 48,4 Cao đẳng 27 14,2 Từ 30 trở xuống 106 55,7 Tuổi đời Từ 31 đến 40 tuổi 63 33,1 Trên 40 tuổi 21 11,2 Từ 10 năm trở xuống 121 63,6 Số năm công tác Từ 11 đến 20 năm 52 27,3 trong ngành giáo dục Trên 20 năm 17 8,9 Số năm đảm nhiệm Từ 5 năm trở xuống 8 20 công tác quản lý Trên 5 năm 32 80 (Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội) Bảng 2.4. Cơ cấu đội ngũ giáo viên THCS thành phố Hà Nội theo trình độ đào tạo Năm 2015 2016 2017 Tổng số 20563 20682 20663 Cao đẳng 5371 3604 1844 Đại học 14318 16072 17582 Thạc sĩ 848 975 1192 Tiến sĩ 26 31 45 2.1.4. Đội ngũ giáo viên môn Khoa học tự nhiên trong các trường trung học cơ sở
  13. 11 Bảng 2.5: Cơ cấu đội ngũ giáo viên Khoa học tự nhiên cấp trung học cơ sở thành phố Hà Nội Năm Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Môn lượng giáo lượng giáo lượng giáo viên/lớp viên/lớp viên/lớp Vật lý 1106 0.11 1089 0,12 1093 0,11 Hóa học 870 0.09 911 0,09 904 0,09 Sinh học 1264 0.13 1242 0.11 1249 0.11 2.1.5. Nhận xét chung về đội ngũ giáo viên trong các trường trung học cơ sở Thành phố Hà Nội 2.2. Tổ chức khảo sát 2.2.1. Mục đích 2.2.2. Nội dung khảo sát 2.2.3. Phạm vi và đối tượng khảo sát - Đối tượng khảo sát - Phạm vi khảo sát 2.2.4. Công cụ phương pháp khảo sát 2.2.5. Xử lý kết quả khảo sát 2.3. Thực trạng đội ngũ giáo viên môn KHTN trong các trường THCS Thành phố Hà Nội 2.3.1. Thực trạng nhận thức của các cấp quản lý, đội ngũ giáo viên về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp trong các trường trung học cơ sở
  14. 12 Biểu đồ 2.1. Tầm quan trọng của việc bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp 2.3.2. Thực trạng về năng lực dạy học tích hợp của giáo viên môn KHTN Biểu đồ 2.2. Có năng lực chuyên môn sâu, có kiến thức liên ngành rộng Biểu đồ 2.3. Có năng lực khai thác, sử dụng các kênh thông tin một cách hiệu quả 2.3.3. Thực trạng về nội dung bồi dưỡng dạy học tích hợp cho giáo viên môn KHTN
  15. 13 Bảng 2.9. Mức độ thiết thực của các nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên môn Khoa học tự nhiên Mức độ thực hiện TT Nội dung bồi dưỡng Kết Rất Cần Ít Không quả cần thiết cần cần thiết thiết thiết 1 Có năng lực chuyên môn sâu, SL 105 38 7 0 có kiến thức liên ngành rộng Tỷ lệ 70 25.3 4.7 0 2 Có hiểu biết sâu về dạy học SL 118 28 3 1 tích hợp Tỷ lệ 78.7 18.7 2 0.6 3 Có năng lực khai thác, sử SL 137 6 4 3 dụng các kênh thông tin Tỷ lệ một cách hiệu quả 91.3 4 2.7 2 4 Có năng lực giải quyết vấn SL 98 38 11 3 đề cũng như các tình huống Tỷ lệ 65.3 25.3 7.4 2 5 SL Có năng lực về gắn lý 96 40 11 3 thuyết với thực hành Tỷ lệ 64 26.7 7.3 2 2.3.4. Thực trạng về hình thức bồi dưỡng dạy học tích hợp cho giáo viên môn KHTN 2.3.5. Thực trạng về các điều kiện tổ chức bồi dưỡng dạy học tích hợp cho giáo viên môn KHTN Bảng 2.10. Mức độ đáp ứng điều kiện tổ chức bồi dưỡng dạy học tích hợp cho giáo viên môn Khoa học tự nhiên Mức độ thực hiện SL Không Nội dung bồi Rất cần Cần Ít cần TT cần dưỡng Tỉ lệ thiết thiết thiết thiết SL 145 5 0 0 1 Cơ sở vật chất Tỷ lệ 96,7 3,3 0 0 2 Tài liệu, học liệu SL 148 2 0 0
  16. 14 Mức độ thực hiện SL Không Nội dung bồi Rất cần Cần Ít cần TT cần dưỡng Tỉ lệ thiết thiết thiết thiết Tỷ lệ 98,7 1,3 0 0 Cơ sở hạ tầng SL 121 27 1 1 3 CNTT truyền thông Tỷ lệ 80,7 18 0,7 0,6 Trang thiết bị dạy SL 137 13 0 0 4 học Tỷ lệ 91,3 8,7 0 0 Kinh phí bồi SL 81 43 14 12 5 dưỡng Tỷ lệ 54 28,7 9,3 8 2.3.6. Nhận xét chung 2.4. Thực trạng quản lý bồi dưỡng NLDH tích hợp cho giáo viên môn KHTN trong các trường THCS Thành phố Hà Nội 2.4.1. Tổ chức khảo sát nhu cầu bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên môn Khoa học tự nhiên trong các trường trung học cơ sở Thành phố Hà Nội Biểu đồ 2.4. Đánh giá tầm quan trọng của việc tổ chức khảo sát nhu cầu BDNLDHTH 2.4.2. Quản lý kế hoạch triển khai bồi dưỡng NLDH tích hợp cho giáo viên môn KHTN trong các trường THCS Thành phố Hà Nội
  17. 15 Bảng 2.12. Các khía cạnh quản lý của việc lập kế hoạch triển khai công tác bồi dưỡng giáo viên môn Khoa học tự nhiên Mức độ đánh giá Kết TT Nội dung Trung Chưa quả Tốt Khá bình đạt 1 Có nội dung bắt buộc và nội SL 22 13 2 3 dung tự chọn Tỷ lệ 55 32,5 5 7,5 2 Hình thức tổ chức hoạt động bồi 23 14 3 0 dưỡng năng lực dạy học tích SL hợp giáo viên ở trường THCS Tỷ lệ 57,5 35 7,5 0 3 Về phương pháp bồi dưỡng 21 13 1 5 năng lực dạy học tích hợp cho SL giáo viên ở trường THCS: TL 52,5 32,5 2,5 12,5 Việc quản lý công tác triển khai bồi dưỡng không thấp. Tuy nhiên việc quản phương pháp bồi dưỡng và nội dung bồi dưỡng là chưa thực sự hiệu quả khi có đến hơn 10% đạt trung bình và chưa tốt. 2.4.3. Quản lý chương trình, nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên môn Khoa học tự nhiên trong các trường trung học cơ sở Thành phố Hà Nội Bảng 2.13. Chương trình, nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên môn Khoa học tự nhiên Mức độ đánh giá TT Nội dung Kết Trung Chưa Tốt Khá quả bình đạt 1 Về trình độ chuyên môn, kỹ SL 35 4 1 0 năng Tỷ lệ 87,5 10 2,5 0 2 Nâng cao năng lực dạy học SL 31 6 2 1 tích hợp Tỷ lệ 77,5 15 5 2,5 3 Năng lực dạy học tích hợp SL 27 9 2 2 theo CTM Tỷ lệ 67,5 22,5 5 5
  18. 16 Việc quản lý nội dung chương trình bồi dưỡng là khá cao, tuy nhiên có sự giảm sút khi áp dụng dạy học tích hợp theo chương trình Giáo dục phổ thông mới. Đây cũng là một vấn đề cần lưu ý trong quá trình tổ chức bồi dưỡng. 2.4.4. Quản lý thực hiện bồi dưỡng NLDH tích hợp cho giáo viên môn KHTN trong các trường THCS Thành phố Hà Nội Qua kết quả khảo sát trên 40 cán bộ quản lý, ta thấy việc quản lý phương pháp, hình thức cũng như quản lý việc đánh giá kết quả thực hiện là ở mức khá (Phụ lục 2). Tuy nhiên vẫn còn có một số điểm phải lưu ý trong vấn đề phương pháp và hình thức tổ chức 2.4.5. Quản lý các điều kiện đảm bảo cho tổ chức bồi dưỡng NLDH tích hợp cho giáo viên môn KHTN trong các trường THCS Thành phố Hà Nội Bảng 2.14. Mức độ đảm bảo điều kiện cho việc tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên môn Khoa học tự nhiên Mức độ đánh giá TT Nội dung Kết quả Rất tốt Tốt Chưa tốt 1 SL 93 52 5 Nguồn lực con người Tỷ lệ 62 34.7 3.3 2 SL 92 56 2 Nguồn lực thời gian Tỷ lệ 61.3 37.3 1.4 3 SL 76 66 8 Nguồn lực tài chính Tỷ lệ 50.7 44 5.3 4 Nguồn lực CSVC, kỹ SL 117 24 9 thuật, trang thiết bị, tài Tỷ lệ liệu, phương tiện 78 16 6 5 Môi trường, không gian SL 78 63 9 diễn ra hoạt động bồi Tỷ lệ dưỡng 52 42 6
  19. 17 2.4.6. Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên môn Khoa học tự nhiên trong các trường trung học cơ sở Thành phố Hà Nội Báng 2.15. Mức độ cần thiết về kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng Mức độ đánh giá TT Nội dung Kết Rất cần Cần Không quả thiết thiết cần thiết 1 Xây dựng các tiêu chuẩn SL 145 5 0 kiểm tra, đánh giá rõ ràng Tỷ lệ 96.7 3.3 0 2 Xác định các nội dung SL 142 8 0 kiểm tra, đánh giá trọng tâm Tỷ lệ 94.7 5.3 0 3 Lựa chọn các hình thức SL 146 4 0 kiểm tra, đánh giá phù hợp Tỷ lệ 97.3 2.7 0 4 Huy động các lực lượng SL 139 9 2 kiểm tra, đánh giá có phẩm chất và năng lực Tỷ lệ 92.7 6 1.3 5 Kiểm tra, đánh giá theo SL 123 26 1 tiến trình bồi dưỡng để thu thập các thông tin và Tỷ lệ 82 17.3 0.7 minh chứng 6 Sử dụng kết quả kiểm tra, SL 146 4 0 đánh giá để điều chỉnh kịp thời những sai lệch Tỷ lệ 97.3 2.7 0 2.4.7. Đánh giá chung 2.4.7.1. Điểm mạnh Trong bối cảnh đổi mới giáo dục, Bộ GD&ĐT triển khai mạnh mẽ chương trình bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên nói chung, đặc biệt cho đội ngũ giáo viên môn Khoa học tự nhiên theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới. Sở GD&ĐT Hà Nội và phòng GD&ĐT các quận, huyện, thị xã hàng năm đều triển khai các chương trình bồi dưỡng khác nhau, đặc biệt là bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên.
  20. 18 Hầu hết các cán bộ quản lý và giáo viên đều nhận thức được tầm quan trọng của việc bồi dưỡng và công tác quản lý hoạt động này nhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng đồng thời đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục. Đại đa số giáo viên môn Khoa học tự nhiên đều có đủ các năng lực để thực hiện hiệu quả công tác chuyên môn, giáo dục học sinh theo yêu cầu mới. Điều kiện cơ sở vật chất ngày càng đầy đủ đáp ứng yêu cầu dạy, học và bồi dưỡng. 2.4.7.2. Hạn chế và nguyên nhân Hầu hết giáo viên môn Khoa học tự nhiên chỉ được đào tạo từ 01 trong 03 môn chuyên biệt: vật lý, hóa học và sinh học với nguồn gốc đào tạo khác nhau dẫn đến khó khăn trong công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học, trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Bên cạnh đó có nhiều giáo viên chưa chủ động trong công việc, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới, ngại học hỏi, ngại tự bồi dưỡng. Việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng giáo viên còn mang tính phong trào, hình thức bồi dưỡng chưa đổi mới phù hợp với nhu cầu bồi dưỡng. Kết luận chương 2 Qua công tác khảo sát tại một số trường THCS trên địa bản Thủ đô về công tác bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên, ta thấy việc triển khai công tác này đã có những bước đầu thuận lợi do sự nhận thức cao của giáo viên cùng khả năng nắm tốt chuyên môn của đội ngũ. Tuy nhiên nhằm quản lý tốt công tác bồi dưỡng để cải thiện các điểm còn hạn chế, khác phục những thiếu sót, ta cần nghiên cứu để đưa ra các biện pháp hữu dụng nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới. Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC TÍCH HỢP CHO GIÁO VIÊN MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ HÀ NỘI THEO YÊU CẦU CỦA CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI 3.1. Định hướng phát triển giáo dục của Thành phố Hà Nội Không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên giảng viên, CBQL giáo dục phát huy vai trò nòng cốt trong phát triển GDĐT Thủ đô.
  21. 19 3.2. Những nguyên tắc khi đề xuất biện pháp 3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính dân chủ 3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa 3.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn, khả thi, hiệu quả 3.2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ 3.3. Biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên môn KHTN trong trường THCS Thành phố Hà Nội theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới 3.3.1. Tổ chức cụ thể hóa năng lực dạy học tích hợp của giáo viên Khoa học tự nhiên bằng các bậc năng lực để làm cơ sở xác định nội dung, chương trình bồi dưỡng phù hợp. 3.3.1.1. Mục đích của biện pháp - Giúp giáo viên hiểu rõ về năng lực dạy học tích hợp, các cấu tríc, thành tố, thang đo, minh chứng phản ánh năng lực dạy học để giáo viên sử dụng đúng mục đích và khắc phục các hạn chế hiện có. Đồng thời giúp các nhà quản lý xác định nhu cầu bồi dưỡng cho giáo viên 3.3.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện: - Giúp giáo viên môn khoa học tự nhiên trường THCS nhận thức đẩy đủ các năng lực dạy học tích hợp: 3 nhóm năng lực với 15 năng lực cụ thể: năng lực chuẩn bị dạy học (4 năng lực), năng lực tổ chức triển khai dạy học (7 năng lực), và năng lực kiểm tra đánh giá hoạt động dạy học (4 năng lực). Mỗi năng lực cụ thể lại được thể hiện thành các kỹ năng dạy học. - Tổ chức cho giáo viên thảo luận, tự khảo sát, đánh giá năng lực dạy học tích hợp theo hướng dẫn của bộ công cụ năng lực dạy học 3.3.1.3. Điều kiện thực hiện - Cán bộ quản lý lập kế hoạch từ đầu năm học, coi trọng việc xác định và sử dụng minh chứng cụ thể, rõ ràng để đánh giá giáo viên. Bản thân giáo viên cần chủ động thực hiện trong nhiệm vụ dạy học của bản thân 3.3.2. Đổi mới việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên môn Khoa học tự nhiên 3.3.2.1. Mục tiêu của biện pháp - Hiệu trưởng lập kế hoạch đảm bảo công tác quản lý bồi dưỡng đi vào nền nếp, thực hiện theo trình tự hợp lý, thực hiện tốt chức năng kiểm tra, giám sát.
  22. 20 3.3.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện: - Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên môn khoa học tự nhiên theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới bằng cách căn cứ vào kế hoạch năm học của Sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT, nhà trường, các tổ xây chuyên môn xây dựng dự thảo kế hoạch của tổ, đề xuất với nhà trường để nhà trường xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chung trong nhà trường. 3.3.2.3. Điều kiện thực hiện: - Hiệu trưởng và các cán bộ quản lý phải có kỹ năng xây dựng kế hoạch đồng thời phải đảm bảo tính dân chủ và huy động được tất cả giáo viên tham gia xây dựng kế hoạch 3.3.3. Đa dạng hóa hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên môn KHTN ở trường THCS 3.3.3.1. Mục tiêu của biện pháp Phát huy vai trò của tổ chuyên môn trong việc tập hợp, thu hút giáo viên thuộc lĩnh vực KHTN vào các hoạt động chuyên môn, đặc biệt là phát hiện vấn đề trong thực tiễn dạy học môn KHTN trong chương trình mới, cùng nhau giải quyết vấn đề. Qua đó, giáo viên được học tập lẫn nhau, trải nghiệm thực tế và cùng tiến bộ 3.3.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện: - Cải tiến sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học thông qua sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn, tự học 3.3.3.3. Điều kiện thực hiện: - Nhà trường phải thực hiện quyền tự chủ về kế hoạch dạy học của nhà trường - Đổi mới phong cách quản lý, bồi dưỡng năng lực quản lý, chỉ đạo chuyên môn của Hiệu trưởng, năng lực tổ chức sinh hoạt chuyên môn của tổ trưởng. - Giáo viên KHTN phải được bồi dưỡng về nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, hướng dẫn về sinh hoạt chuyên môn qua nghiên cứu bài học. 3.3.4. Chỉ đạo ứng dụng ICT trong bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên môn KHTN 3.3.4.1. Mục đích của biện pháp
  23. 21 - Nâng cao khả năng tự bồi dưỡng của giáo viên 3.3.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện: - Xây dựng phần mềm, tập huấn cho giáo viên cách thức thực hiện cho giáo viên 3.3.4.3. Điều kiện thực hiện: - Cung cấp đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ hoạt động bồi dưỡng cho giáo viên: máy tính, mạng, phần mềm, 3.3.5. Đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên môn KHTN 3.3.5.1. Mục đích của biện pháp: - Tạo động lực cho giáo viên tham gia bồi dưỡng 3.3.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện - Thực hiện nội dung của chức năng kiểm tra, giám sát trong dạy học và trong quản lý để vận dụng vào công tác bồi dưỡng - Thu thập thông tin đánh giá thường xuyên qua nhiều chiều và nhiều đối tượng khác nhau để kết quả đánh giá khách quan, chân thực - Về đánh giá khóa học và chương trình, phải thực hiện đánh giá trước và sau khóa học; đánh giá theo từng chuyên đề trong chương trình 3.3.5.3. Điều kiện thực hiện -Cần phối kết hợp chặt chẽ giữa các nhóm chuyên môn trong lĩnh vực môn học; - Xác định kế hoạch kiểm tra giám sát, công cụ đánh giá cụ thể, có minh chứng rõ ràng. - Lãnh đạo nhà trường và giáo viên cốt cán phải có sự quan tâm thực sự đối với kết quả bồi dưỡng. 3.3.6. Đảm bảo các nguồn lực triển khai bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên môn KHTN 3.3.6.1. Mục đích của biện pháp - Bảo đảm những điều kiện cần thiết phục vụ cho công tác bồi dưỡng năng lực dạy học, dạy học tích hợp cho giáo viên KHTN ở trường THCS, tạo điều kiện tốt nhất trong hoàn cảnh cho phép để bồi dưỡng đạt hiệu quả cao nhất, xác định nguồn lực để có được các điều kiện đó.
  24. 22 - Nhằm động viên, khích lệ giáo viên lĩnh vực KHTN tham gia tích cực các lớp bồi dưỡng, tạo động lực để giáo viên nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý thức trong việc tự bồi dưỡng. Làm cho giáo viên yên tâm công tác, cống hiến cho sự nghiệp giáo dục. 3.3.6.2. Nội dung và cách thức thực hiện - Về nguồn lực con người - Tăng cường cơ sở vật chất, kinh phí phục vụ công tác bồi dưỡng - Hoàn thiện các chế độ chính sách, có chế độ động viên khích lệ trong công tác bồi dưỡng năng lực dạy học, dạy học tích hợp, xây dựng môi trường hoạt động tốt cho giáo viên KHTN. 3.3.6.3. Điều kiện thực hiện Xây dựng cơ chế phối hợp giữa bộ phận chuyên môn với bộ phận phục vụ ngay trong quy chế cơ quan, tham mưu với nhà trường, tranh thủ sự ủng hộ của các ban ngành, đoàn thể Hiệu trưởng nhà trường có những quyết sách về tài chính cho bồi dưỡng năng lực dạy học, dạy học tích hợp cho giáo viên KHTN, cụ thể hóa chế độ đãi ngộ đối với giáo viên phù hợp với các quy định về quản lý tài chính của cấp trên và quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trường. Cần có sự quan tâm thực sự, đầu tư hỗ trợ của BGH, các tổ chức đoàn thể, sự phối hợp chặt chẽ của các bộ phận tạo điều kiện cho công tác bồi dưỡng năng lực dạy học. 3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên môn Khoa học tự nhiên trong trường trung học cơ sở thành phố Hà Nội theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới 3.5. Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất 3.5.1. Mục đích khảo nghiệm 3.5.2. Nội dung khảo nghiệm 3.5.3. Hình thức khảo nghiệm 3.5.4. Kết quả khảo nghiệm
  25. 23 Bảng 3.1. Ý kiến đánh gía về các biện pháp quản lý bồi dưỡng NLDH, DHTH cho giáo viên KHTN của trường THCS theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới Điểm TB chung TT Biện pháp quản lý bồi dưỡng Tính khả Tính cấp thiết thi 1 Biện pháp 1 3,83 3,75 2 Biện pháp 2 3,69 3,67 3 Biện pháp 3 3,71 3,67 4 Biện pháp 4 3,73 3,65 5 Biện pháp 5 3,62 3,59 6 Biện pháp 6 3,48 3,44 Qua kết quả khảo nghiệm ta thấy hầu hết các biện pháp đều cấp thiết và khả thi. Kết luận chương 3 Như vậy, qua phân tích, khảo sát thực tế và tìm hiểu các tài liệu liên quan, 6 biện pháp đề xuất nhằm giúp quản lý công tác bồi dưỡng NLDH tích hợp cho giáo viên KHTN ở cấp trung học Cơ sở đạt được sự ủng hộ tích cực của các cán bộ quan lý, giáo viên tại các trường THCS. Với 6 biện pháp này, việc quản lý công tác bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp sẽ đem lại hiệu quả nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế của thời đại. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên môn Khoa học tự nhiên ở các trường THCS thành phố Hà Nội là công việc hết sức cần thiết để đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới. Làm tốt công tác này, đội ngũ giáo viên môn Khoa học tự nhiên sẽ có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, hiểu biết sâu rộng về dạy học tích hợp. Từ đó, các giáo viên môn Khoa học tự nhiên sẽ có đủ năng lực dạy học
  26. 24 tích học để thực hiện tốt chương trình giáo dục phổ thông mới được áp dụng sau năm 2019. Qua 3 chương, luận văn đã nghiên cứu, phân tích các cơ sở, yếu tố của năng lực dạy học tích hợp các môn khoa học Tự nhiên tại các trường trung học cơ sở cùng việc đề ra 6 biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng năng lực này. Đó là các biện pháp: - Tổ chức cụ thể hóa năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên môn Khoa học tự nhiên để làm cơ sở xác định nội dung, chương trình bồi dưỡng phù hợp - Đổi mới việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên môn Khoa học tự nhiên; - Đa dạng hóa hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên môn Khoa học tự nhiên ở các trường THCS; - Chỉ đạo ứng dụng ICT trong tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên môn Khoa học tự nhiên ở trường THCS; - Đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên môn Khoa học tự nhiên thông qua các hoạt động phù hợp; - Đảm bảo các nguồn lực triển khai bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên môn Khoa học tự nhiên . Các biện pháp tác giả đưa ra có mối quan hệ biện chứng, ràng buộc tạo thành một thể hoàn chỉnh, thống nhất, có tính khả thi cao. 2. Khuyến nghị 2.1. Với Sở GD&ĐT và các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên 2.2. Đối với các phòng GD&ĐT 2.3. Đối với trường THCS 2.4. Hướng nghiên cứu tiếp theo