Tóm tắt Luận văn Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên các trường Tiểu học huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh

pdf 26 trang phuongvu95 7700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận văn Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên các trường Tiểu học huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_van_quan_ly_boi_duong_nang_luc_day_hoc_cho_giao.pdf

Nội dung text: Tóm tắt Luận văn Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên các trường Tiểu học huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC ___ ___ NGUYỄN DUY THUẬT QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN LƯƠNG TÀI, TỈNH BẮC NINH Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC Mã số: 8.14.01.14 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÀ NỘI – 2019
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Xuân Thức Phản biện 1: Phản biện 2: Luận văn sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm Luận văn Thạc sĩ tại Học viện Quản lý Giáo dục Vào hồi giờ ngày tháng năm 2019 Có thể tìm hiểu luận văn tại: Thư viện Học viện Quản lý Giáo dục
  3. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Trong mỗi giai đoạn lịch sử giáo dục ở nước ta, người giáo viên luôn có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển kiến thức, kỹ năng và nhân cách của học sinh. Luật giáo dục đã nêu rõ “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục. Nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện, nêu gương tốt cho người học. Nhà nước tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, có chính sách bảo đảm các điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để nhà giáo thực hiện nhiệm vụ của mình ”. Quá trình đổi mới về giáo dục đặc biệt sau Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đã đặt ra yêu cầu phải xây dựng lại đội ngũ giáo viên nhằm đáp ứng các yêu cầu của đổi mới. Nhất là sau cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi mỗi thầy cô giáo phải luôn bồi dưỡng, cập nhật thông tin, tri thức mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ. Do đó việc bồi dưỡng, phát triển đội ngũ nhà giáo vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển nhà trường. Tăng cường xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục một cách toàn diện theo hướng chuẩn hóa có khả năng thích ứng cao với yêu cầu đổi mới là nhiệm vụ vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa mang tính chiến lược lâu dài, nhằm thực hiện thành công chiến lược phát triển giáo dục và chấn hưng đất nước. Chất lượng của hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học phụ thuộc trực tiếp vào quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học của các cấp quản lý, trong đó có Phòng Giáo dục và Đào tạo. Tăng cường quản lý của Phòng Giáo dục và Đào tạo đối với hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học sẽ nâng cao được chất lượng hoạt động bồi dưỡng và nâng cao năng lực nghề nghiệp cho giáo viên và chất lượng dạy học trong nhà trường tiểu học. 1.2. Thực tiễn trong các trường tiểu học Huyện Lương Tài, Tỉnh Bắc Ninh, bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên và quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên đã được triển khai theo yêu cầu của Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Ninh, Phòng Giáo dục và Đào tạo Huyện Lương Tài, đây chính là hoạt động thường niên của Phòng đối với các trường tiểu học và đã đạt được kết quả bước đầu trong việc nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên, tuy nhiên quản lý hoạt động bồi dưỡng ở trường tiểu học còn một số bất cập, trong 1
  4. đó các trường tiểu học tương đối bị động trong việc tổ chức các hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học, chủ yếu dựa vào chỉ đạo của cấp trên, quá trình tự bồi dưỡng năng lực dạy học còn hạn chế do nhiều nguyên nhân, trong đó có những hạn chế liên quan đến quản lý hoạt động này ở các trường tiểu học của Huyện. Thực tiễn trên đòi hỏi có các nghiên cứu cụ thể và nghiêm túc để đánh giá đúng thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học, từ đó có cơ sở thực tiễn xây dựng các biện pháp quản lý mới cho hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học trong huyện. 1.3. Trong lĩnh vực quản lý giáo dục đã có nhiều nghiên cứu về quản lý bồi dưỡng giáo viên nói chung, giáo viên tiểu học nói riêng nhưng quản lý bồi dưỡng đi sâu vào năng lực dạy học ở trường tiểu học còn ít được nghiên cứu. Đặc biệt trên địa bàn huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh chưa có công trình nghiên cứu nào về quản lý của Phòng Giáo dục và Đào tạo đối với bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học. Vì vậy, đề tài “Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên các trường tiểu học Huyện Lương Tài, Tỉnh Bắc Ninh” được lựa chọn nghiên cứu xác định được điểm mới trong nghiên cứu thuộc lĩnh vực quản lý giáo dục và góp phần nâng cao chất lượng giáo viên trong các trường tiểu học và chất lượng dạy học trong nhà trường tiểu học. 2. Mục đích nghiên cứu đề tài Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên ở các trường tiểu học đề xuất biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên để nâng cao chất lượng giáo viên tiểu học và chất lượng dạy học trong nhà trường tiểu học Huyện Lương Tài, Bắc Ninh. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên các trường tiểu học, huyện Lương Tài. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên các trường tiểu học Huyện Lương Tài, Tỉnh Bắc Ninh. 4. Câu hỏi nghiên cứu - Cơ sở khoa học của quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học là gì? 2
  5. - Làm thế nào để nâng cao chất lượng bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học từ góc độ quản lý giáo dục? 5. Giả thuyết khoa học Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên các trường tiểu học Huyện Lương Tài, Bắc Ninh đã đạt được kết quả trong giai đoạn vừa qua. Trước yêu cầu đổi mới giáo dục tiểu học, quản lý bồi dưỡng giáo viên còn bộc lộ hạn chế trong việc xác định nhu cầu bồi dưỡng, tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên làm giảm chất lượng hoạt động bồi dưỡng và năng lực dạy học của giáo viên trước yêu cầu đổi mới giáo dục. Đề xuất và thực hiện các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học: Tổ chức nâng cao nhận thức về vai trò của bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học trong thời kỳ đổi mới giáo dục hiện nay; xác định nhu cầu và xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học theo yêu cầu đổi mới giáo dục; chỉ đạo đa dạng hóa các hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học đảm bảo chất lượng dạy học trong nhà trường, sẽ nâng cao được chất lượng bồi dưỡng năng lực dạy học và chất lượng giáo viên trong các trường tiểu học Huyện Lương Tài, Tỉnh Bắc Ninh. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xác định cơ sở lý luận về quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trong trường tiểu học - Khảo sát, phân tích thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên ở các trường tiểu học Huyện Lương Tài, Tỉnh Bắc Ninh. - Đề xuất biện pháp và tổ chức khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên ở các trường tiểu học Huyện Lương Tài,Tỉnh Bắc Ninh. 7. Phạm vi nghiên cứu - Chủ thể quản lý bồi dưỡng: Phòng Giáo dục và đào tạo - Chủ thể phối hợp quản lý: Hiệu trưởng và các tổ trưởng chuyên môn và các lực lượng tham gia bồi dưỡng cho giáo viên tiểu học. - Tiếp cận chính trong luận án: tiếp cận chu trình quản lý bồi dưỡng, bao gồm: xác định nhu cầu bồi dưỡng, lập kế hoạch bồi dưỡng, tổ chức thực hiện hoạt động bồi dưỡng và đánh giá việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên. 3
  6. - Địa bàn nghiên cứu: Các trường tiểu học công lập Huyện Lương Tài, Tỉnh Bắc Ninh. - Đối tượng khảo sát: Cán bộ quản lý, chuyên viên Phòng Giáo dục đào tạo, Cán bộ quản lý và giáo viên trong các trường tiểu học. - Thời gian lấy số liệu: Năm học 2018 - 2019. 8. Phương pháp nghiên cứu 8.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát hoá vấn đề lý luận để xây dựng cơ sở lý luận về bồi dưỡng năng lực dạy học và quản lý năng lực dạy học cho giáo viên trong các trường tiểu học. 8.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn Phương pháp điều tra viết (xây dựng 3 mẫu phiếu điều tra về bồi dưỡng năng lực dạy học và quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học); chuyên gia (đánh giá các vấn đề về năng lực dạy học của giáo viên tiểu học, quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên tiểu học ); trò chuyện (đàm thoại); quan sát; nghiên cứu sản phẩm hoạt động (các văn bản giấy tờ về bồi dưỡng năng lực dạy học, dự giờ ); thống kê toán học (sử dụng các công thức toán thống kê như: số trung bình cộng, hệ số tương quan ) để thu thập số liệu và xử lý số liệu về vấn đề năng lực dạy học, bồi dưỡng năng lực dạy học và quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trong các trường tiểu học. 9. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trong trường tiểu học Chương 2: Thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên ở các trường tiểu học Huyện Lương Tài, Tỉnh Bắc Ninh Chương 3: Biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên ở các trường tiểu học Huyện Lương Tài, Tỉnh Bắc Ninh 4
  7. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO GIÁO VIÊN TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên 1.1.3. Nhận xét các công trình nghiên cứu đi trước để xác định điểm mới và kế thừa trong nghiên cứu của cá nhân a) Nhận xét các công trình nghiên cứu đi trước trong lĩnh vực giáo dục và quản lý giáo dục: Các nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học giáo dục hiện nay tập trung nghiên cứu nhiều về giáo viên và bồi dưỡng giáo viên còn các nghiên cứu về quản lý, tổ chức bồi dưỡng giáo viên còn ít được nghiên cứu; Quản lý bồi dưỡng giáo viên bàn rất rộng theo chuẩn nghề nghiệp, nhưng đi sâu vào nghiên cứu quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học một năng lực nghề nghiệp cơ bản của giáo viên tiểu học còn ít được nghiên cứu; Vấn đề quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học trên địa bàn huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh chưa được nghiên cứu. Vì vậy sự lựa chọn đề tài nghiên cứu đã xác định được điểm mới trong nghiên cứu thuộc lĩnh vực quản lý giáo dục và có đóng góp trực tiếp nâng cao chất lượng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh. b) Xác định các nội dung cần giải quyết của luận văn: Xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài luận văn: năng lực dạy học của giáo viên tiểu học, bồi dưỡng năng lực cho giáo viên tiểu học và quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trường tiểu học. Phát hiện và đánh giá đúng thực trạng năng lực dạy học của giáo viên trường tiểu học hiện nay; bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trường tiểu học; quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh. Phát hiện và đánh giá đúng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố bên trong và bên ngoài nhà trường tiểu học tác động đến quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh. 5
  8. 1.2. Năng lực dạy học của giáo viên tiểu học trong thời kỳ đổi mới giáo dục 1.2.1. Khái niệm năng lực và năng lực dạy học a) Khái niệm năng lực: năng lực là một tổ hợp các kiến thức, kỹ năng, thái độ của con người đảm bảo cho con người hoàn thành một lĩnh vực hoạt động nhất định. b) Khái niệm dạy học: Dạy học ở trường tiểu học là quá trình tổ chức điều khiển của người giáo viên tiểu học tổ chức cho học sinh tiểu học, tự giác, tích cực, chủ động, điều khiển hoạt động học tập của cá nhân nhằm đạt được mục tiêu dạy học tiểu học đặt ra và phát triển năng lực học sinh. c) Khái niệm năng lực dạy học của giáo viên tiểu học: năng lực dạy học của giáo viên tiểu học là tổ hợp kiến thức, phẩm chất thái độ, kỹ năng của người giáo viên tiểu học đảm bảo cho người giáo viên tiểu học hoàn thành có hiệu quả hoạt động dạy học trong trường tiểu học và phát triển được năng lực cho học sinh. 1.2.2. Năng lực dạy học của giáo viên tiểu học trong thời kỳ đổi mới giáo dục a) Đổi mới giáo dục tiểu học: mục tiêu giáo dục Tiểu học; chương trình và nội dung giáo dục Tiểu học;phương pháp giáo dục Tiểu học; hình thức tổ chức giáo dục Tiểu học; kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục Tiểu học b) Năng lực dạy học của giáo viên tiểu học trong thời kỳ đổi mới giáo dục hiện nay: năng lực dạy học phân hóa, dạy học tích hợp; dạy học theo hướng phát triển năng lực người học 1.3. Bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học 1.3.1. Khái niệm bồi dưỡng, bồi dưỡng giáo viên và bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học 1.3.1.1 Khái niệm bồi dưỡng:Bồi dưỡng là quá trình bổ sung kiến thức, kỹ năng và thái độ nhằm nâng cao năng lực làm việc trong một lĩnh vực nào đó của con người đã có một trình độ nhất định giúp con người đáp ứng yêu cầu của nghề nghiệp. 1.3.1.2. Khái niệm bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học: Bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học là quá trình bổ sung kiến thức, kỹ năng và thái độ nhằm nâng cao năng lực làm việc trong nhà trường 6
  9. tiểu học của giáo viên đã có một trình độ nhất định giúp giáo viên tiểu học hoàn thành có hiệu quả hoạt động dạy học trong nhà trường, từ đó đáp ứng yêu cầu của nghề nghiệp. 1.3.2. Hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học: Mục tiêu, vị trí, vai trò, nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học 1.4. Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học 1.4.1. Khái niệm quản lý, quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học 1.4.1.1. Khái niệm quản lý: “Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch, có định hướng của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý đã đặt ra trong điều kiện môi trường nhất định”. 1.4.1.2. Khái niệm quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học: Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học là sự tác động có mục đích, có kế hoạch, có định hướng của chủ thể quản lý trườngtiểu học (phòng giáo dục và đào tạo; hiệu trưởng trường tiểu học ) đến hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học nhằm đạt được mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học, từ đó hình thành và phát triển năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. 1.4.2. Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học theo tiếp cận chức năng quản lý 1.4.2.1. Xác định nhu cầu bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên tiểu học: (1) Xác định các loại năng lực dạy học cần bồi dưỡng cho giáo viên tiểu học; (2) Xác định mức độ giáo viên tiểu học cần bồi dưỡng năng lực dạy học trong nhà trường 1.4.2.2. Lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên tiểu học: (1) Xác định mục tiêu bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên; (2) Khảo sát, đánh giá thực trạng năng lực dạy học và bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên để lập kế hoạch 1.4.2.3. Tổ chức nhân sự tham gia bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên tiểu học: (1) Xác định các bộ phận tham gia bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên ở trong và ngoài nhà trường (phòng giáo dục, nhà trường tiểu 7
  10. học, các chuyên gia ); (2) Xác định nhiệm vụ, nội dung công việc của các bộ phận tham gia bồi dưỡng giáo viên tiểu học 1.4.2.4. Chỉ đạo bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học: (1) Xác định mục tiêu bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên; (2) Ra các văn bản, quyết định về bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên 1.4.2.5. Kiểm tra, đánh giá công tác bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học: (1) Xác định các tiêu chuẩn đánh giá bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên; (2) Xác định công cụ đánh giá kết quả bồi dưỡng theo hình thức bồi dưỡng 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học 1.5.1. Các yếu tố bên trong thuộc về nhà trường tiểu học: (1) Nhận thức và định hướng của ban giám hiệu, phòng giáo dục về bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên; (2) Năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý trong công tác bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên 1.5.2. Yếu tố khách quan bên ngoài nhà trường tiểu học: (1) Chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước đối với giáo viên; (2) Chương trình bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên của Sở giáo dục và Phòng giáo dục 8
  11. Kết luận Chương 1 Trên cơ sở phân tích các tài liệu trong và ngoài nước luận văn đã xác định được vấn đề nghiên cứu - Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên các trường tiểu học huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh. Khung lý luận của luận văn được xác định: Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học là sự tác động có mục đích, có kế hoạch, có định hướng của chủ thể quản lý trường tiểu học (pḥng giáo dục và đào tạo; hiệu trưởng trường tiểu học ) đến hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học nhằm đạt được mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học, từ đó hình thành và phát triển năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học trong bối cảnh hiện nay. Nội dung quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học theo chu trình đào tạo bồi dưỡng, bao gồm: Xác định nhu cầu bồi dưỡng năng lực dạy học; lập kế hoạch bồi dưỡng; tổ chức bộ máy nhân sự cho hoạt động bồi dưỡng; chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trong các trường tiểu học bao gồm các yếu tố thuộc về nhà trường tiểu học (cán bộ quản lý, giáo viên, cơ sở vật chất ) và các yếu tố khách quan bên ngoài nhà trường tiểu học (hành lang pháp lý, chế độ chính sách, sự ủng hộ của địa phương ). 9
  12. Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN LƯƠNG TÀI, TỈNH BẮC NINH 2.1. Khái quát về kinh tế, văn hóa xã hội huyện Lương Tài và giáo dục tiểu học của Huyện Lương Tài, Tỉnh Bắc Ninh 2.1.1. Vài nét về kinh tế - văn hóa xã hội huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh 2.1.2. Giáo dục tiểu học ở huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh 2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên ở các trường tiểu học Huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh 2.2.1. Mục đích khảo sát: Xây dựng cơ sở thực tiễn đề xuất các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học 2.2.2. Nội dung khảo sát: Hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học, quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên các trường tiểu học huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh 2.2.3. Cách cho điểm và thang đánh giá TT Tiêu chí đánh giá Cách cho điểm Chuẩn đánh giá 1 Tốt, ảnh hưởng rất nhiều 4 3,25 → 4,0 2 Khá, ảnh hưởng nhiều 3 2,5 → 3,24 3 Trung bình, ít ảnh hưởng 2 1,75 → 2,49 4 Chưa tốt, không ảnh hưởng 1 < 1,75 2.2.4. Mẫu khảo sát và địa bàn khảo sát Mẫu khách thể khảo sát thực trạng: 172 giáo viên tiểu học, cán bộ quản lý trường tiểu học, cán bộ và chuyên viên phòng giáo dục Địa bàn khảo sát: An Thịnh A, An Thịnh B, Bình Định, Lai Hạ, Mỹ Hương, Phú Hoà A, Phú Hoà B 2.3. Thực trạng năng lực dạy học của giáo viên trong các trường tiểu học Huyện Lương Tài, Tỉnh Bắc Ninh 10
  13. Cán bộ quản lý và giáo viên các trường tiểu học tham gia khảo sát đánh giá mức độ hiện có của các năng lực dạy học của giáo viên tiểu học ở mức độ khá tốt thể hiện điểm trung bình trung ̅ = 2,75 (min = 1, max = 4) Năng lực dạy học của giáo viên tiểu học trong bối cảnh giáo dục hiện nay bao gồm nhiều năng lực dạy học cụ thể, mức độ hiện có của các năng lực có sự khác biệt nhau. Các năng lực dạy học có mức độ cao hơn ở giáo viên tiểu học: Năng lực dạy học tích hợp với ̅ = 2,91 xếp bậc 1/9, Năng lực tổ chức triển khai dạy học với ̅ = 2,85 xếp bậc 2/9, Năng lực quản lý lớp học và tạo môi trường học tập có hiệu quả với ̅ = 2,84 xếp bậc 3/9 Các năng lực dạy học hiện có mức độ thấp hơn Năng lực sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ̅ = 2,64 xếp bậc 8/9, Năng lực phát triển chương trìn dạy hạy học, với ̅ = 2,53 xếp bậc 9/9 2.4. Thực trạng bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên các trường tiểu học ở Huyện Lương Tài, Tỉnh Bắc Ninh theo chuẩn nghề nghiệp Bảng 2.11. Đánh giá tổng hợp hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học Mức độ đạt được Th Chưa T Tốt Khá Tr.bình ứ Nội dung đạt 푿̅ T bậ S S S S % % % % c L L L L Mục tiêu bồi dưỡng năng lực dạy 3 20. 7 44. 4 28. 1 7.1 2.7 1 1 học 5 33 6 40 8 10 2 7 8 Nội dung bồi dưỡng năng lực dạy 3 21. 7 43. 4 24. 1 10. 2.7 2 2 học 8 93 4 19 3 73 7 14 7 Hình thức bồi dưỡng năng lực dạy 3 19. 7 45. 4 27. 1 7.8 2.7 3 3 học 3 26 7 03 8 91 3 0 6 Phương pháp bồi dưỡng năng lực 3 19. 7 44. 4 26. 1 8.9 2.7 4 4 dạy học 4 57 7 57 6 93 5 2 5 Nguồn lực phục vụ bồi dưỡng 3 19. 7 44. 4 27. 1 8.5 2.7 5 5 năng lực dạy học 3 00 7 55 8 90 5 3 4 3 20. 7 44. 4 27. 1 8.5 2.7 Trung bình chung 5 02 6 35 7 11 4 1 6 11
  14. Cán bộ quản lý và giáo viên tham gia khảo sát đánh giá mức độ thực hiện hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên ở mức độ khá tốt với X = 2,76 (min = 1. max = 4) Hiện trạng các thành tố của hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên được đánh giá thực hiện theo thứ bậc: 1- Mục tiêu bồi dưỡng; 2- Nội dung bồi dưỡng; 3- Hình thức bồi dưỡng; 4- Phương pháp bồi dưỡng; 5- Nguồn lực phục vụ bồi dưỡng. Có thể biểu diễn thực trạng mức độ thực hiện hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học bằng biểu đồ: X 2.78 2.78 2.77 2.76 2.76 2.75 2.74 2.74 2.72 Mục tiêu Nội dung Hình Phương Nguồn thức pháp lực Biểu đồ 2.1. Đánh giá tổng hợp hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học 2.5. Thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên các trường tiểu học Huyện Lương Tài Bảng 2.18. Tổng hợp đánh giá mức độ thực hiện quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học Mức độ đạt được Tr.bìn T Tốt Khá Chưa đạt Thứ Nội dung h 푿̅ T bậc S S SL % % % SL % L L Xác định nhu cầu bồi 20. 40. 31. 1 35 70 54 13 7.66 2.74 3 dưỡng năng lực dạy học 24 92 16 Lập kế hoạch bồi dưỡng 34. 31. 28. 2 59 54 50 9 5.49 2.94 1 năng lực dạy học 21 41 91 3 Tổ chức bồi dưỡng năng 25 14. 82 47. 47 27. 19 10.75 2.66 5 12
  15. Mức độ đạt được Tr.bìn T Tốt Khá Chưa đạt Thứ Nội dung h 푿̅ T bậc S S SL % % % SL % L L lực dạy học 55 38 33 Chỉ đạo thực hiện bồi 18. 45. 30. 2 4 32 78 53 8 4.88 2.78 dưỡng năng lực dạy học 86 34 92 Kiểm tra việc thực hiện 4 17. 43. 32. 5 kế hoạch bồi dưỡng năng 31 74 56 11 6.30 2.73 96 19 54 lực dạy học 21. 41. 30. TB chung 36 16 72 65 52 17 12 7.02 2.77 Nhìn khái quát mức độ thực hiện các nội dung quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên các trường tiểu học của huyện được các đối tượng khảo sát đánh giá thực hiện ở mức độ khá tốt với X = 2,77 (min = 1, max = 4) Thứ bậc thực hiện các nội dung quản lý bồi dưỡng năng lực day học cho giáo viên như sau: 1- Lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học; 2- Chỉ đạo thực hiện bồi dưỡng năng lực dạy học; 3- Xác định nhu cầu bồi dưỡng năng lực dạy học; 4- Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học; 5- Tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học. Mức độ thực hiện các nội dung quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học của phòng giáo dục đào tạo được biểu diễn trong biểu đồ sau: 13
  16. X 3.00 2.94 2.90 2.78 2.80 2.74 2.73 2.66 2.70 2.60 2.50 Xác định nhu Lập kế hoạch Tổ chức Chỉ đạo Kiểm tra cầu Biểu đồ 2.2. Đánh giá mức độ thực hiện quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học của phòng giáo dục đào tạo 2.6. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học của phòng giáo dục đào tạo Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố trong và ngoài nhà trường đến quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học được thể hiện trong biểu đồ: X 3.13 3.14 3.12 3.08 3.10 3.08 3.06 3.04 Chủ quan Khách quan Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên các trường tiểu học huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh rất nhiều, trong đó các yếu tố thuộc về nhà trường tiểu học có ảnh hưởng nhiều hơn các yếu tố bên ngoài nhà trường. 2.7. Đánh giá chung thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên các trường tiểu học ở Huyện Lương Tài 2.7.1. Thành công: Giúp cho cán bộ quản lý và giáo viên các trường tiểu học của huyện đều hiểu được vai trò, tầm quan trọng của bồi dưỡng giáo viên 14
  17. nói chung và bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học nói riêng, nhất là cần thiết bồi dưỡng trong bối cảnh đổi mới giáo dục tiểu học hiện nay. Phòng Giáo dục và Đào tạo đã có định hướng và kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học trong mỗi năm học để cập nhật bồi dưỡng và bồi dưỡng các năng lực dạy học thiết thực cơ bản phù hợp với bối cảnh, yêu cầu của đổi mới giáo dục để giáo viên tiểu học trong huyện có đủ điều kiện hoàn thành tốt nhiệm vụ dạy học và giáo dục trong nhà trường 2.7.2. Hạn chế: Tổ chức phối hợp giữa các cấp quản lý theo chiều dọc từ phòng giáo dục đến nhà trường và theo chiều ngang giữa các bộ phận chức năng trong nhà trường đối với hoạt động bồi dưỡng nhiều khi còn lỏng lẻo, nên việc bồi dưỡng còn mang tính hình thức, có lúc chưa thực sự có ích hoàn toàn đối với giáo viên tiểu học. Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học ở các đợt bồi dưỡng có lúc chưa đầy đủ, chưa đáp ứng và chưa phù hợp để đảm bảo cho hoạt động bồi dưỡng đạt hiệu quả 15
  18. Kết luận Chương 2 Khảo sát 172 cán bộ quản lý và giáo viên các trường tiểu học huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninhvề vấn đề quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học, bước đầu kết luận: Hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học từ việc thực hiện mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng giáo viên được cán bộ quản lý và giáo viên đánh giá thực hiện ở mức độ khá tốt. Phòng giáo dục và đào tạo đã áp dụng các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên và mức độ thực hiện các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học được đánh giá ở mức độ khá tốt và có sự khác biệt giữa các biện pháp quản lý: 1 - Lập kết hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học; 2 - Tổ chức hoạt động bồi dưỡng; 3 - Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng; 4 - Chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên bao gồm các yếu tố trong nhà trường tiểu học, Phòng giáo dục và đào tạo và các yếu tố khách quan ngoài nhà trường. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố nhiều và yếu tố bên trong nhà trường có ảnh hưởng nhiều hơn các yếu tố bên ngoài nhà trường tiểu học. Kết quả khảo sát thực trạng là cơ sở thực tiễn để đề xuất các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trong các trường tiểu học huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bồi dưỡng và năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học. 16
  19. Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN LƯƠNG TÀI, TỈNH BẮC NINH 3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên ở các trường tiểu học Huyện Lương Tài, Tỉnh Bắc Ninh 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn và hiệu quả 3.2. Biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên các trường tiểu học ở Huyện Lương Tài 3.2.1. Tổ chức nâng cao nhận thức về vai trò của bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học trong thời kỳ đổi mới giáo dục hiện nay 3.2.2. Xác định nhu cầu và xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học theo yêu cầu đổi mới giáo dục 3.2.3. Chỉ đạo đa dạng hóa các hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên đáp ứng yêu cầu năng lực theo chuẩn nghề nghiệp 3.2.4. Tổ chức bộ máy quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học theo hướng phát huy tự chủ trách nhiệm, đặc biệt tự bồi dưỡng của giáo viên tiểu học 3.2.5. Kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học theo yêu cầu đổi mới giáo dục tiểu học 3.2.6. Tổ chức công tác thi đua khen thưởng, xây dựng môi trường làm việc theo hướng tạo động lực bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên ở các trường tiểu học Huyện Lương Tài, Tỉnh Bắc Ninh Các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực cho giáo viên tiểu học đề xuất trong luận văn có đặc điểm riêng (mục tiêu, nội dung, cách thức và điều kiện thực hiện riêng) và có mối quan hệ qua lại chặt chẽ với nhau trong một hệ 17
  20. thống các biện pháp, vì thế khi thực hiện các biện pháp quản lý cần: a) Thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học; b) Tính đến các điều kiện thực tiễn cụ thể; tính đến thời gian, các giai đoạn thực hiện biện pháp, yêu cầu, nội dung chủ đạo trong bồi dưỡng để xác định các biện pháp quản lý bồi dưỡng phù hợp. Có như vậy mới phát huy được thế mạnh của từng biện pháp, cũng như sức mạnh tổng hợp của hệ thống các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh. 3.4. Khảo nghiệm nhận thức về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên ở các trường tiểu học Huyện Lương Tài, Tỉnh Bắc Ninh 3.4.1. Mục đích khảo nghiệm Khẳng định tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý bồi dưỡng giáo viên tiểu học trong các trường tiểu học huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh đề xuất trong luận văn 3.4.2. Cách cho điểm và thang đánh giá Bảng 3.1. Cách cho điểm và thang đánh giá khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học STT Tiêu chí đánh giá Cách cho Chuẩn đánh giá điểm 1 Rất cần thiết, rất khả thi 4 3,25 → 4,0 2 Cần thiết, khả thi 3 2,5 → 3,24 3 Ít cần thiết, ít khả thi 2 1,75 → 2,49 4 Không cần thiết, không khả thi 1 < 1,75 3.4.3. Mẫu khảo nghiệm: 172 Giáo viên tiểu học, Cán bộ quản lý trường tiểu học, Cán bộ và chuyên viên phòng giáo dục 3.4.4. Kết quả khảo nghiệm Bảng 3.5. Mối quan hệ giữa tính cần thiết và khả thi của biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học 18
  21. Cần thiết Khả thi TT Biện pháp quản lý Thứ Thứ X bậc bậc 1 Tổ chức nâng cao nhận thức về vai trò của bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học 3,18 1 3,09 3 trong thời kỳ đổi mới giáo dục hiện nay 2 Xác định nhu cầu và xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học theo yêu 3,12 5 3,02 5 cầu đổi mới giáo dục 3 Chỉ đạo đa dạng hóa các hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên đáp ứng yêu cầu năng 3,15 2 3,13 1 lực theo chuẩn nghề nghiệp 4 Tổ chức bộ máy quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học theo hướng phát huy tự 3,15 2 3,03 4 chủ trách nhiệm, đặc biệt tự bồi dưỡng của giáo viên tiểu học 5 Kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực 3,13 4 3,12 2 dạy học theo yêu cầu đổi mới giáo dục tiểu học 6 Tổ chức công tác thi đua khen thưởng, xây dựng môi trường làm việc theo hướng tạo động lực bồi 3,09 6 2,66 6 dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học Trung bình chung 3.14 3.01 Để khẳng định mối quan hệ giữa mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học, đề tài sử 6  2 dụng hệ số tương quan thứ bậc r = 1 - ( 2−1) để tính toán, kết quả tính toán r +0.80 cho phép rút ra kết luận tương quan trên là thuận và chặt chẽ, có nghĩa là các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên các trường tiểu học đề xuất có sự thống nhất và phù hợp với nhau; Biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên có mức độ cần thiết như thế nào thì cũng có mức độ khả thi phù hợp. 19
  22. Ví dụ biện pháp: Chỉ đạo đa dạng hóa các hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên đáp ứng yêu cầu năng lực theo chuẩn nghề nghiệp có tính cần thiết và khả thi X = 2.8, lần lượt xếp bậc 2/6. 3.18 3.20 3.15 3.15 3.12 3.13 3.133.12 3.09 3.09 3.10 3.02 3.03 3.00 2.90 Cần thiết 2.80 Khả thi 2.70 2.66 2.60 2.50 2.40 BP1 BP2 BP3 BP4 BP5 BP6 Biểu đồ 3.1. Mối quan hệ giữa tính cần thiết và khả thi của biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học Kết luận Chương 3 Trên cơ sở lý luận và khảo sát thực tiễn, các nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa, hệ thống và thực tiễn, luận văn đề xuất 6 biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh: 1) Tổ chức nâng cao nhận thức về vai trò của bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học trong thời kỳ đổi mới giáo dục hiện nay; 2) Xác định nhu cầu và xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học theo yêu cầu đổi mới giáo dục; 3) Chỉ đạo đa dạng hóa các hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên đáp ứng yêu cầu năng lực theo chuẩn nghề nghiệp; 4) Tổ chức bộ máy quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học theo hướng phát huy tự chủ trách nhiệm, đặc biệt tự bồi dưỡng của giáo viên tiểu học; 5) Kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực 20
  23. dạy học theo yêu cầu đổi mới giáo dục tiểu học; 6) Tổ chức công tác thi đua khen thưởng, xây dựng môi trường làm việc theo hướng tạo động lực bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học. Kết quả khảo nghiệm đã đánh giá cao mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học. Luận văn khuyến cáo cần thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý và tính đến đặc thù riêng về điều kiện hoàn cảnh thì mới nâng cao được chất lượng hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận 1.1. Trên cơ sở phân tích các tài liệu trong và ngoài nước luận văn đã xác định được vấn đề nghiên cứu - quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên các trường tiểu học huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh. Khung lý luận của luận văn được xác định: Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học là sự tác động có mục đích, có kế hoạch, có định hướng của chủ thể quản lý trường tiểu học (phòng giáo dục và đào tạo; hiệu trưởng trường tiểu học ) đến hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học nhằm đạt được mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học, từ đó hình thành và phát triển năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học trong bối cảnh hiện nay. Nội dung quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học bao gồm: Xác định nhu cầu bồi dưỡng năng lực dạy học; lập kế hoạch bồi dưỡng; tổ chức bộ máy nhân sự cho hoạt động bồi dưỡng; chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trong các trường tiểu học bao gồm các yếu tố thuộc về nhà trường tiểu học (cán bộ quản lý, giáo viên, cơ sở vật chất ) và các yếu tố khách quan bên ngoài nhà trường tiểu học (hành lang pháp lý, chế độ chính sách, sự ủng hộ của địa phương ) 21
  24. 1.2. Khảo sát 172 cán bộ quản lý và giáo viên các trường tiểu học huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninhvề vấn đề quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học, bước đầu kết luận: Hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học từ việc thực hiện mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng giáo viên được cán bộ quản lý và giáo viên đánh giá thực hiện ở mức độ khá tốt. Phòng giáo dục và đào tạo đã áp dụng các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên và mức độ thực hiện các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học được đánh giá ở mức độ khá tốt và có sự khác biệt giữa các biện pháp quản lý: 1- Lập kết hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học; 2- Tổ chức hoạt động bồi dưỡng; 3- Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng; 4- Chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên bao gồm các yếu tố trong nhà trường tiểu học, Phòng giáo dục và đào tạo và các yếu tố khách quan ngoài nhà trường. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố nhiều và yếu tố bên trong nhà trường có ảnh hưởng nhiều hơn các yếu tố bên ngoài nhà trường tiểu học. Kết quả khảo sát thực trạng là cơ sở thực tiễn để đề xuất các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trong các trường tiểu học huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bồi dưỡng và năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học. 1.3. Trên cơ sở lý luận và khảo sát thực tiễn, các nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa, hệ thống và thực tiễn, luận văn đề xuất 6 biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh: 1) Tổ chức nâng cao nhận thức về vai trò của bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học trong thời kỳ đổi mới giáo dục hiện nay; 2) Xác định nhu cầu và xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học theo yêu cầu đổi mới giáo dục; 3) Chỉ đạo đa dạng hóa các hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên đáp ứng yêu cầu năng lực theo chuẩn nghề nghiệp; 4) Tổ chức bộ máy quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học theo hướng phát huy tự chủ trách nhiệm, đặc biệt tự bồi dưỡng của giáo viên tiểu học; 5) Kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực 22
  25. dạy học theo yêu cầu đổi mới giáo dục tiểu học; 6) Tổ chức công tác thi đua khen thưởng, xây dựng môi trường làm việc theo hướng tạo động lực bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học. Kết quả khảo nghiệm đã đánh giá cao mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học. Luận văn khuyến cáo cần thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý và tính đến đặc thù riêng về điều kiện hoàn cảnh thì mới nâng cao được chất lượng hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh. 2. Khuyến nghị 2.1. Với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Lương Tài Xây dựng kế hoạch cụ thể trong chỉ đạo và triển khai hoạt động bồi dưỡng giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, tập trung vào bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên một cách thường xuyên, liên tục để đáp ứng yêu cầu đổi mới. Xác định cụ thể nhu cầu được bồi dưỡng nâng cao phẩm chất, năng lực chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên trên cơ sở Chuẩn nghề nghiệp của giáo viên tiểu học và các yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo để xây dựng kế hoạch, lựa chọn nội dung, phương pháp và hình thức bồi dưỡng cho phù hợp. Tổ chức sự phối hợp giữa các trường và liên trường trong việc bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học. Phòng Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo công tác bồi dưỡng của các cụm trường trong huyện, đáp ứng yêu cầu bồi dưỡng giáo viên của từng trường. Phân công các cụm trường, liên trường và giúp đỡ họ trong thực hiện kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên phù hợp với tình hình thực tế của các cụm trường, đáp ứng yêu cầu đổi mới. Xác định lịch bồi dưỡng về thời gian cụ thể và phù hợp với giáo viên tiểu ở trong huyện để người giáo viên có thể tham gia đầy đủ các buổi bồi dưỡng của Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức. 2.2. Với các trường tiểu học 23
  26. Hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Lương Tài cần linh hoạt trong vận dụng các biện pháp bồi dưỡng năng lực cho giáo viên trên cơ sở Chuẩn nghề nghiệp của giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục cho phù hợp với tình hình thực tế từng đơn vị. Khảo sát và đánh giá đúng thực trạng nhu cầu bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học để đáp ứng các yêu cầu đổi mới, trên cơ sở đó tham mưu và lựa chọn nội dung, hình thức, phương pháp và xây dựng các kế hoạch quản lý bồi dưỡng năng lực cho giáo viên hợp lý và đạt kết quả tốt. Nâng cao nhận thức cho giáo viên về vị trí, vai trò và tính cấp thiết của việc bồi dưỡng năng lực giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay để đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời và tạo điều kiện cho giáo viên tiểu học phát triển tự bồi dưỡng của cá nhân. 2.3. Với giáo viên tiểu học Có nhận thức và thái độ đúng đắn trong việc học tập, bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn đáp ứng với Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học và yêu cầu đổi mới giáo dục. Tích cực tham gia các lớp bồi dưỡng về năng lực chuyên môn của trường và các cấp để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng chuẩn nghề nghiệp theo yêu cầu đổi mới. Giáo viên tiểu học phải nhận thức rất rõ vai trò của tự bồi dưỡng của cá nhân với phát triển năng lực dạy học để thường xuyên tự bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ năng lực dạy học của chính bản thân đáp ứng được nhiệm vụ dạy học và giáo dục trong nhà trường tiểu học. 24