Tóm tắt Luận văn Nguy cơ stress ở sinh viên Học viện Y Dược học cổ truyển Việt Nam

pdf 24 trang phuongvu95 6762
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận văn Nguy cơ stress ở sinh viên Học viện Y Dược học cổ truyển Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_van_nguy_co_stress_o_sinh_vien_hoc_vien_y_duoc.pdf

Nội dung text: Tóm tắt Luận văn Nguy cơ stress ở sinh viên Học viện Y Dược học cổ truyển Việt Nam

  1. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, trước nhịp sống nhộn nhịp và sôi động của xã hội, chúng ta đang ngày càng phải đối diện với nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe nói chung. Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), “Sức khỏe là một trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội, chứ không phải chỉ không có bệnh hay tàn phế” [40]. Như vậy, bên cạnh sức khỏe thể chất chúng ta cũng cần quan tâm đến sức khỏe tâm thần. Stress là vấn đề sức khỏe tâm thần thường gặp trong cuộc sống. Với sinh viên, lứa tuổi mới lớn, lứa tuổi có những thay đổi điều kiện sống, học tập, thay đổi môi trường giao tiếp, môi trường xã hội, kết hợp với đặc điểm tâm lý như bồng bột, thiếu kinh nghiệm thì nguy cơ bị stress ở nhóm đối tượng này lại càng cao hơn. Các nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy tỷ lệ biểu hiện stress ở sinh viên đang ở mức cao. Tại Việt Nam, nghiên cứu của Lê Minh Thuận trên các nhóm sinh viên cho thấy 77% sinh viên có dấu hiệu của stress [18]. Bên cạnh đó, stress ảnh hưởng đến sức khỏe của sinh viên, là một trong những nguyên nhân gây các bệnh về tim mạch, bệnh đường hộ hấp, các bệnh đường sinh dục, các bệnh liên quan đến tâm thần kinh. Các vấn đề sức khỏe tâm thần này còn ảnh hưởng đến khả năng và kết quả học tập của sinh viên, gián tiếp ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học của nhà trường, thậm chí nguy hiểm hơn là có thể dẫn đến các hành vi như tự tử hoặc sử dụng các chất kích thích, chất gây nghiện. Sinh viên các chuyên ngành tại Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam (HV YDHCTVN) cũng không nằm ngoài nhóm nguy cơ biểu hiện stress. Họ được tiếp cận với phương thức quản lý và các phương pháp giảng dạy tiên tiến. Điều này vừa là thuận lợi song cũng có thể tạo ra những áp ực nhất định. Sinh viên của trường phải không ngừng học hỏi, chủ động tìm hiểu các kiến thức mới, tìm tòi các giải pháp cho các bài tập tình huống, ôn tập nắm vững kiến thức chuẩn bị cho các kỳ thi giữa kỳ và hết môn. Với số lượng không nhỏ, các sinh viên ngoại tỉnh học tập tại trường phải đối mặt với môi trường tự lập, phải tự quản lý tài chính, sinh hoạt của bản thân, phải thích nghi với hoàn cảnh sống tập thể. Những yếu tố này có thể gây nên áp lực, ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần và học tập của sinh viên. Việc xác định, đánh giá các tình trạng sức khỏe tâm thần như stress hiện nay ở sinh viên học viện, trên cơ sở đó đưa ra những khuyến nghị khắc phục thực trạng này là hết sức cần thiết. Vì vậy, tác giả lựa
  2. 2 chọn đề tài: “Nguy cơ stress ở sinh viên Học viện Y Dược học cổ truyển Việt Nam” làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sỹ của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng nguy cơ stress ở sinh viên HV YDHCTVN, luận văn đề xuất những khuyến nghị góp phần hạn chế và phòng ngừa rối nhiễu stress trên những đối tượng này. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về stress trong hoạt động học tập của sinh viên. Từ đó, phân tích các khái niệm như: stress, hoạt động học tập của sinh viên, stress trong hoạt động học tập của sinh viên. 3.2. Khảo sát, phân tích thực trạng biểu hiện stress trong hoạt động học tập ở sinh viên HV YDHCTVN và chỉ ra các nguyên nhân dẫn đến thực trạng. 3.3. Đề xuất một số khuyến nghị nhằm giảm thiểu stress trong hoạt động học tập ở sinh viên HV YDHCTVN. 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Biểu hiện stress trong hoạt động học tập ở sinh viên HV YDHCTVN. 4.2. Khách thể nghiên cứu Khách thể nghiên cứu chính là sinh viên HV YDHCTVN. Khách thể nghiên cứu bổ trợ là giảng viên làm công tác giảng dạy của các Khoa, Bộ môn. 5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 5.1. Về nội dung nghiên cứu Trong khả năng về năng lực và thực tế cho phép, tác giả tập trung nghiên cứu làm rõ biểu hiện stress trong hoạt động học tập được bộc lộ qua 04 mặt: cơ thể, nhận thức, cảm xúc và hành vi ở sinh viên HV YDHCTVN. 5.2. Về khách thể nghiên cứu Tác giả có ý định tiến hành nghiên cứu trên sinh viên Y1, Y3, Y6 nhưng do các em sinh viên Y6 đi thực tập 3 tháng tại các bệnh viện chưa về, thời gian không cho phép nên tác giả chỉ tiến hành nghiên cứu thực trạng trên 170 sinh viên. Trong đó: 80 sinh viên năm thứ nhất và 90 sinh viên năm thứ 3 của các ngành thuộc HV YDHCTVN. 6. Giả thuyết nghiên cứu Sinh viên HV YDHCTVN có những nguy cơ rối nhiễu stress ở mức độ tương đối cao. Có sự khác biệt mức độ rối nhiễu stress của sinh viên theo nhóm các yếu tố giới tính, năm học.
  3. 3 7. Phương pháp nghiên cứu - Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận - Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp toán thống kê 8. Đóng góp của đề tài 8.1. Về lý luận Luận văn góp phần hệ thống hóa và làm phong phú cơ sở lý luận về rối nhiễu stress ở sinh viên đại học hiện nay. 8.2. Về thực tiễn Chỉ ra thực trạng và những yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ rối nhiễu stress ở sinh viên HV YDHCTVN. Trên cơ sở đó, đề xuất khuyến nghị khắc phục rối nhiễu stress ở sinh viên HV YDHCTVN. 9. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận văn được cấu trúc gồm 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận về rối nhiễu stress ở sinh viên đại học Chương 2. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu Chương 3. Kết quả nghiên cứu
  4. 4 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ STRESS Ở SINH VIÊN ĐẠI HỌC 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Ở nước ngoài 1.1.2. Ở Việt Nam 1.2. Một số vấn đề lý luận về stress ở sinh viên 1.2.1.Khái niệm về stress Từ những quan niệm khác nhau của các tác giả, tác giả xin đưa ra cách hiểu của mình về stress: “Stress là những phản ứng đáp trả về mặt tâm lý của cơ thể đối với những tác nhân kích thích tác động vào tâm lý con người. Sự đáp trả ấy biểu hiện có thể qua nhận thức, qua cảm xúc, qua thái độ, của con người trong từng điều kiện mà yếu tố tác động ấy gây ra”. 1.2.2. Biểu hiện stress - Sự thay đổi về nhận thức - Sự thay đổi cảm xúc - Sự thay đổi hành vi ứng xử 1.2.3. Mức độ - Quan điểm dựa trên tính chất của stress: Hans Selye phân chia stress thành hai mức độ rõ rệt: eustress (stress tích cực) và distress (stress tiêu cực). - Quan điểm dựa trên kết quả đạt được: Mức độ bình thường, Mức độ stress cao, Mức độ stress bệnh lý. - Quan điểm dựa trên đặc điểm: ít căng thẳng, căng thẳng, rất căng thẳng - Theo bác sỹ Đặng Phương Kiệt, stress cũng có 3 mức độ: nhẹ, vừa, nặng. 1.2.4. Ứng phó 1.2.4.1. Hai mục tiêu chống đỡ a. Làm thay đổi môi trường b. Làm thay đổi bản thân 1.2.4.2. Hai định hướng chống đỡ a. Định hướng nhắm vào vấn đề b. Định hướng nhắm vào cảm xúc bản thân 1.3. Stress ở sinh viên Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam 1.3.1. Đặc điểm hoạt động học tập của sinh viên Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam 1.3.1.1. Khái niệm sinh viên
  5. 5 Sinh viên là người học tập tại các trường đại học, cao đẳng hay trung cấp chuyên nghiệp. Ở đó họ được truyền đạt kiến thức bài bản về một ngành nghề, chuẩn bị cho công việc sau này của họ. Họ được xã hội công nhận qua những bằng cấp đạt được trong quá trình học. Quá trình học của họ thường theo hệ chính quy, tức là họ đã phải trải qua các bậc học của hệ thống giáo dục quốc dân: mầm non, tiểu học, trung học, trung học phổ thông [12]. 1.3.1.2. Đặc điểm tâm lý tuổi sinh viên Đặc điểm tâm lý quan trọng nhất của lứa tuổi sinh viên là sự tự ý thức phát triển mạnh mẽ. Tự ý thức bao gồm: khả năng tự đánh giá, tự kiểm tra, tự nhận thức về bản thân. Sinh viên có khả năng đánh giá, nhìn nhận một cách tương đối toàn diện về bản thân từ khả năng nhận thức, xác định tư tưởng, tình cảm, động cơ, hành vi cũng như vị trí của bản thân trong nhóm, trong tập thể. Chính nhờ sự tự ý thức đó sinh viên mới có thể tự điều chỉnh hành vi, cử chỉ, thái độ của mình [2]. 1.3.1.3. Học tập - Học ngẫu nhiên - Học có mục đích - Đặc điểm của học tập 1.3.1.4. Hoạt động học tập của sinh viên Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam * Khái niệm “Hoạt động học tập của sinh viên là hoạt động có mục đích, tự giác, có ý thức về động cơ và trong đó diễn ra các quá trình nhận thức, đặc biệt là quá trình tư duy” [2, tr.66]. * Đặc điểm hoạt động học tập của sinh viên - Tính chuyên nghiệp - Tính độc lập cao trong học tập - Tính thực tiễn - Tính sáng tạo 1.3.2. Stress trong hoạt động học tập của sinh viên 1.3.2.1. Khái niệm stress trong hoạt động học tập của sinh viên Tác giả xin đưa ra khái niệm stress trong hoạt động học tập của sinh viên HV YDHCTVN như sau: “Stress trong hoạt động học tập của sinh viên HV YDHCTVN là những trạng thái tâm lý căng thẳng ở sinh viên khi họ gặp phải những khó khăn (hay quá tải so với sức chịu đựng thông thường) trong quá
  6. 6 trình thực hiện những nhiệm vụ trong hoạt động học tập của mình như: đăng ký học phần, lập kế hoạch học tập, giải quyết các nhiệm vụ học tập, ôn tập và thi kết thúc học phần, ” 1.3.2.2. Biểu hiện stress trong hoạt động học tập của sinh viên a. Biểu hiện về mặt thể chất b. Biểu hiện về mặt cảm xúc c. Biểu hiện về mặt nhận thức d. Biểu hiện hành vi 1.4. Các nguyên nhân gây stress trong hoạt động học tập của sinh viên 1.4.1. Nguyên nhân chủ quan gây stress trong hoạt động học tập của sinh viên 1.4.2. Nguyên nhân khách quan gây stress trong hoạt động học tập của sinh viên 1.5. Các thức ứng phó với stress trong hoạt động học tập của sinh viên - Những cách ứng phó tích cực - Những cách ứng phó tiêu cực TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 Qua quá trình nghiên cứu cơ sở lý luận về stress ở sinh viên, tác giả xem xét đến một số vấn đề lý luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu của luận văn như: Khái niệm stress, mức độ stress, phân loại stress, cách thức ứng phó stress. Bên cạnh đó là vấn đề Stress trong hoạt động học tập ở sinh viên hiện nay. Nghiên cứu cũng chỉ ra được những nguyên nhân dẫn đến stress trong hoạt động học tập của sinh viên đó là nhóm nguyên nhân chủ quan xuất phát từ sinh viên và nhóm nguyên nhân khách quan bên ngoài tác động đến stress của sinh viên trong hoạt động học tập. Cách thức ứng phó với stress của sinh viên bao gồm ứng phó tích cực và ứng phó tiêu cực. Như vậy, việc nghiên cứu cơ sở lý luận về stress ở sinh viên giúp tác giả xác định khung lý thuyết và từng bước của quá trình nghiên cứu luận văn này.
  7. 7 Chương 2. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu 2.1.1. Về địa bàn nghiên cứu 2.1.2. Về khách thể nghiên cứu Tác giả tiến hành nghiên cứu thực trạng trên 170 sinh viên. Trong đó: 80 sinh viên năm thứ nhất và 90 sinh viên năm thứ 3 của các ngành thuộc HV YDHCTVN. Bảng 2.1. Đặc điểm khách thể nghiên cứu Số lượng Giai đoạn Phương pháp nghiên cứu khách thể Tổng Nữ Nam Điều tra thử Bảng hỏi 15 10 25 Bảng hỏi 95 75 170 Điều tra chính thức Phỏng vấn sâu 7 5 12 2.2. Nghiên cứu lý luận 2.2.1. Mục đích nghiên cứu - Tổng quan những nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về các vấn đề liên quan đến stress và stress trong hoạt động học tập của sinh viên. - Hệ thống hóa một số lý luận cơ bản liên quan đến stress và stress trong hoạt động học tập của sinh viên. - Từ khung lý luận, xác lập quan điểm chỉ đạo trong nghiên cứu thực trạng stress trong học động học tập của sinh viên HV YDHCTVN. 2.2.2. Nội dung nghiên cứu - Phân tích, tổng hợp và đánh giá những công trình nghiên cứu của các tác giả trong và nước về stress, stress trong học tập của sinh viên, từ đó chỉ ra những vấn đề còn tồn tại hoặc chưa được đề cập đến trong các công trình nghiên cứu này để tiếp tục tiến hành nghiên cứu. - Xác định các khái niệm công cụ và các khái niệm có liên quan đến đề tài làm cơ sở cho nghiên cứu thực tiễn. - Xác định nội dung nghiên cứu thực tiễn: để lựa chọn các yếu tố cần khảo sát trong nghiên cứu thực tiễn, tác giả dựa vào kết quả tổng hợp của phần tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước và phần các vấn đề lý luận về stress và stress trong hoạt động học tập của sinh viên.
  8. 8 2.2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.2.3.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Đây là nhóm phương pháp dùng để thu thập thông tin khoa học dựa trên cơ sở phân tích, tổng hợp, phân loại và hệ thống hóa nghiên cứu các văn bản, tài liệu, các kinh nghiệm đã có bằng các thao tác tư duy lôgic để rút ra kết luận khoa học cần thiết xây dựng cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu. Mục đích: Tích lũy tri thức lý luận về stress, về stress trong hoạt động học tập của sinh viên. Từ đó, xây dựng khái niệm công cụ làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu những vấn đề thực tiễn. 2.2.3.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn Phương pháp trò chuyện phỏng vấn sâu Tiến hành phỏng vấn sinh viên HV YDHCTVN học tập theo hệ thống tín chỉ nhằm thu thập những thông tin cần thiết phục vụ mục đích nghiên cứu của đề tài. Thông qua trò chuyện với cán bộ giảng dạy và sinh viên để tìm hiểu một số vấn đề xung quanh stress trong học tập, nguyên nhân dẫn đến stress đó và ảnh hưởng của nó đến việc học của sinh viên. Trên cơ sở đó xây dựng phiếu điều tra và tìm ra một số giải pháp tháo gỡ stress trong học tập của sinh viên. Sử dụng sổ tay để ghi chép lại những nội dung quan trọng thể hiện suy nghĩ, nhìn nhận của sinh viên về stress mà họ gặp phải trong học tập. Sau mỗi buổi phỏng vấn, về nhà tổng hợp, viết bài. Phương pháp quan sát - Mục đích: Sử dụng phương pháp quan sát nhằm thu thập những thông tin về stress trong hoạt động học tập của sinh viên để bổ sung, chính xác hơn cho kết quả nghiên cứu từ phương pháp điều tra. - Tiến hành: chúng tôi tiến hành dự giờ, quan sát các biểu hiện nhận thức, thái độ, hành vi và cảm xúc trong hoạt động học tập ở trên lớp của sinh viên thông qua các giờ học lý thuyết, thực hành, thảo luận, kiểm tra và các hoạt động khác. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi - Mục đích nghiên cứu Khảo sát thực trạng nguy cơ stress trong hoạt động học tập của sinh viên và nguyên nhân gây ra stress đó. - Nguyên tắc điều tra
  9. 9 Mỗi khách thể tham gia điều tra được trả lời các câu hỏi một cách độc lập, theo suy nghĩa, nhận định của mình. Bảng câu hỏi đưa ra cho khách thể là các câu hỏi đóng với những phương án trả lời có sẵn khách thể chỉ việc lựa chọn một trong những phương án trả lời phù hợp với mình. - Nội dung nghiên cứu Để xây dựng bảng hỏi, tác giả sử dụng các nguồn tài liệu sau: - Tổng hợp các nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về các vấn đề nghiên cứu liên quan đến stress, stress trong hoạt động học tập của sinh viên. - Những phân tích, đánh giá của các chuyên gia về vấn đề tác giả nghiên cứu. Tổng hợp và đánh giá, chọn lọc lại những nguồn tài liệu nêu trên, tác giả tiến hành xây dựng phiếu trưng cầu ý kiến dành cho khách thể nghiên cứu của đề tài. - Nội dung phiếu trưng cầu ý kiến Thứ nhất tìm hiểu mức độ xuất hiện stress của sinh viên HV YDHCTVN tương ứng với từng thời điểm trong quá trình học tập. Sinh viên tự đánh giá mức độ gặp stress trong từng thời điểm của quá trình học tập trong 1 học kỳ thông qua các mức độ người nghiên cứu đưa ra như: rất thường xuyên (4 điểm), thường xuyên (3 điểm), thỉnh thoảng (2 điểm) và không bao giờ (1 điểm). Thứ hai, tìm hiểu thực trạng biểu hiện stress của sinh viên HV YDHCTVN. Tác giả đưa ra biểu hiện về các mặt: cơ thể, nhận thức, cảm xúc và hành vi. Sinh viên tự đánh giá mức độ biểu hiện dựa trên các mức sau: không có biểu hiện này; có biểu hiện này trong 1 ngày; có biểu hiện này từ hơn 1 ngày cho đến 1 tuần; có biểu hiện này từ hơn 1 tuần đến 5 tuần. - Thứ ba: Tìm hiểu cách ứng phó của sinh viên khi gặp stress trong hoạt động học tập. Sinh viên tự đánh giá cách ứng phó với stress của mình thông qua 4 mức độ: rất thường xuyên (4 điểm), thường xuyên (3 điểm), thỉnh thoảng (2 điểm) và không bao giờ (1 điểm). - Thứ tư: tìm hiểu nguyên nhân gây ra stress trong hoạt động học tập của sinh viên HV YDHCTVN.
  10. 10 Sinh viên sẽ đánh giá các nguyên nhân này dựa trên các mức độ sau đây: rất ảnh hưởng (4 điểm), ảnh hưởng (3 điểm), ít ảnh hưởng (2 điểm) và không ảnh hưởng (1 điểm). e. Cách tiến hành: cá nhân hoàn thành phiếu hỏi. g. Nguyên tắc khảo sát: mỗi khách thể tham gia trả lời bảng hỏi một cách độc lập, theo suy nghĩ riêng của từng sinh viên, không được phép trao đổi, bàn bạc với người xung quanh. Cá nhân có thể hỏi trực tiếp điều tra viên về những mệnh đề mà họ chưa hiểu. 2.2.3.3. Phương pháp toán thống kê Tác giả sử dụng các công thức toán thống kê để xử lý số liệu. Các công thức toán thống kê được sử dụng để nghiên cứu thực trạng gồm: trung bình cộng, phần trăm, xếp thứ. Cách đánh giá: - Để đánh giá những thời điểm gặp phải stress trong hoạt động học tập của sinh viên, chúng tôi để sinh viên đánh giá trên 4 mức điểm: + Rất thường xuyên: 4 điểm + Thường xuyên: 3 điểm + Thỉnh thoảng: 2 điểm + Không bao giờ: 1 điểm Kết quả ĐTB được quy ước tương ứng với 4 mức độ như sau: + 1 < ĐTB < 1.75: mức độ yếu, tương ứng là hầu như không gặp phải stress ở giai đoạn đó. + 1.75 < ĐTB < 2.5: mức độ trung bình, tương ứng với đó là mức độ thỉnh thoảng gặp phải stress trong giai đoạn đó. + 2.5 < ĐTB < 3.25: mức độ khá, tương ứng với đó là thường xuyên gặp phải stress trong giai đoạn đó. + 3.25 < ĐTB < 4: mức độ cao, tương ứng với đó là rất thường xuyên phải đối mặt với stress. - Sinh viên đánh giá thời xảy ra các biểu hiện khi gặp stress trong hoạt động học tập tương đương với 4 mức điểm: + Không có biểu hiện này: 1 điểm + Có biểu hiện trong 1 ngày: 2 điểm + Có biểu hiện này từ 1 này đến 1 tuần: 3 điểm + Có biểu hiện này từ 1 tuần đến 5 tuần: 4 điểm Tác giả quy ước làm 4 nhóm điểm:
  11. 11 + 3.25 ≤ ĐTB ≤ 4: có biểu hiện này từ hơn 1 tuần đến 5 tuần + 2.5 ≤ ĐTB ≤ 3.25: có biểu hiện này từ hơn 1 ngày đến 1 tuần + 1.75 ≤ ĐTB ≤ 2.5: có biểu hiện này trong 1 ngày + 1 ≤ ĐTB ≤ 1.75: không có biểu hiện này - Nguyên nhân dẫn đến stress trong hoạt động học tập của sinh viên được xét ở 4 mức điểm: + Rất ảnh hưởng: 4 điểm + Ảnh hưởng: 3 điểm + Ít ảnh hưởng: 2 điểm + Không ảnh hưởng: 1 điểm Trong thang điểm có 4 mức độ, tác giả quy ước như sau: + 1 < ĐTB < 1.75: mức độ yếu, tương ứng với đó là nguyên nhân kể ra không ảnh hưởng đến stress trong hoạt động học tập của sinh viên. + 1.75 < ĐTB < 2.5: mức độ trung bình, tương ứng với đó là nguyên nhân kể ra ít ảnh hưởng đến stress trong hoạt động học tập của sinh viên. + 2.5 < ĐTB < 3.25: mức độ khá, tương ứng với đó là nguyên nhân kể ra ảnh hưởng đến stress trong hoạt động học tập của sinh viên. + 3.25 < ĐTB < 4: mức độ cao, tương ứng với đó là nguyên nhân kể ra rất ảnh hưởng đến stress trong hoạt động học tập của sinh viên. - Cách ứng phó với stress trong hoạt động học tập của sinh viên được xét ở 4 mức điểm: + Rất thường xuyên: 4 điểm + Thường xuyên: 3 điểm + Thỉnh thoảng: 2 điểm + Không bao giờ: 1 điểm Trong thang điểm có 4 mức độ, tác giả quy ước như sau: + 1 < ĐTB < 1.75: mức độ yếu, tương ứng với đó là sinh viên hầu như không ứng phó với stress bằng cách nêu ra. + 1.75 < ĐTB < 2.5: mức độ trung bình, tương ứng với đó là sinh viên thỉnh thoảng ứng phó với stress bằng cách nêu ra. + 2.5 < ĐTB < 3.25: mức độ khá, tương ứng với đó là sinh viên thường xuyên ứng phó với stress bằng cách đã nêu. + 3.25 < ĐTB < 4: mức độ cao, tương ứng với đó là sinh viên rất thường xuyên ứng phó với stress bằng cách đã nêu.
  12. 12 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 Đề tài đã tìm hiểu và áp dụng nhiều phương pháp khác nhau như phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp khảo sát bằng phiếu hỏi, phương pháp phỏng vấn sâu. Việc phối kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu này sẽ hỗ trợ cho nhau để những thông tin thu thập được có độ chính xác và tính tin cậy khoa học cao. Các thông tin, số liệu điều tra, khảo sát thực trạng thu về được xử lý bằng các công thức toán thống kê cho phép thu được những kết quả đáng tin cậy và có giá trị cao về mặt khoa học. Các kết quả nghiên cứu điều tra tổng thể được kiểm chứng thêm ở các trường hợp cụ thể trong phương pháp phỏng vấn sâu, với những chi tiết phong phú, đa dạng và tỉ mỉ để có thể nắm được, hiểu rõ hơn về những biểu hiện cũng như những nguyên nhân đãn đến stress trong hoạt động học tập của sinh viên HV YDHCTVN.
  13. 13 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Biểu hiện stress trong hoạt động học tập của sinh viên Học viên Y Dược học cổ truyền Việt Nam 3.1.1. Những thời điểm gặp phải stress trong hoạt động học tập của sinh viên Học viên Y Dược học cổ truyền Việt Nam Bảng 3.1. Những thời điểm gặp phải stress trong hoạt động học tập của sinh viên Mức độ ĐTB TB TT Nội dung RTX TX TT KBG SL % SL % SL % SL % Khi lập kế hoạch cho 1 bản thân vào đầu năm 50 29.4 57 33.5 43 25.2 30 11.9 2.86 1 học, kỳ học. 2 Khi đăng ký học phần. 47 27.6 53 31.1 57 33.5 13 7.8 2.78 2 Khi giải quyết các nhiệm vụ học tập ở trên lớp, 3 29 17 49 28.8 32 18.8 60 35.5 2.27 4 phòng thực hành và ở nhà. Thời điểm ôn tập và thi 4 50 29.4 57 33.5 43 25.2 30 11.9 2.78 2 kết thúc học phần. 5 Khi tìm cơ sở thực tập. 30 17.7 47 27.7 41 24.1 52 30.5 2.32 3 Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Thời điểm sinh viên HV YDHCTVN hay gặp phải stress ở mức độ thường xuyên và rất thường xuyên nhất là lập kế hoạch học tập, khi đăng ký học phần và đến thời gian ôn tập và kết thúc học phần. Thời điểm mà sinh viên đánh gia ít gặp phải stress nhất là khi thực hiện các nhiệm vụ học tập ở trên lớp và về nhà. 3.1.2. Biểu hiện stress trong hoạt động học tập về mặt cơ thể của sinh viên Học viên Y Dược học cổ truyền Việt Nam
  14. 14 Bảng 3.2. Biểu hiện stress trong hoạt động học tập về mặt cơ thể của sinh viên Thời điểm CBH từ CBH này CBH từ Không hơn 1 TT Các biểu hiện trong 1 hơn 1 tuần ĐTB TB CBH này ngày đến ngày đến 5 tuần 1 tuần SL % SL % SL % SL % 1 Mất ngủ 52 30.6 55 32.3 43 25.2 30 11.9 2.86 1 Ăn không ngon miệng, buồn 2 47 27.6 55 32.3 59 34.8 9 5.2 2.78 2 nôn, chóng mặt 3 Vã mồ hôi, chân tay run rẩy 50 29.4 57 33.5 43 25.2 30 11.9 2.78 2 4 Hay bị đau đầu, đau dạ giày 29 17 49 28.8 32 18.8 60 35.5 2.27 4 Hay bị đánh trống ngực, tim 5 30 17.7 47 27.7 41 24.1 52 30.5 2.32 3 đập nhanh Điểm trung bình: 2.6 Tóm lại ba biểu hiện về mặt cơ thể mà sinh viên HV YDHCTVN gặp phải nhiều nhất khi bị stress trong hoạt động học tập đó là mất ngủ; ăn không ngon, buồn nôn và chóng mặt; vã mồ hôi, chân tay run rẩy. 3.1.3. Biểu hiện stress trong hoạt động học tập về mặt nhận thức của sinh viên Học viên Y Dược học cổ truyền Việt Nam Bảng 3.3. Mức độ biểu hiện stress trong hoạt động học tập về mặt nhận thức của sinh viên Thời điểm CBH từ CBH từ CBH này Không hơn 1 hơn 1 TT Các biểu hiện trong 1 ĐTB TB CBH này ngày đến tuần đến ngày 1 tuần 5 tuần SL % SL % SL % SL % Nghĩ nhiều đến những hậu quả cấu mà sự kiện, tình 1 52 30.6 55 32.3 43 25.2 30 11.9 2.41 1 huống đó có thể đam lại cho mình Tự đổi lỗi cho bản thân 2 mình/ cho mình là trung 69 17 49 28.8 32 18.8 20 35.5 2.3 2 tâm của rắc rối Có nhiều suy nghĩ lo âu, 3 49 28.9 55 32.3 46 27 20 11.7 2.21 3 sợ hãi, khó tập trung được Nhìn tương lại là màu 4 47 27.6 55 32.3 59 34.8 9 5.2 2.17 4 xám, ảm đạm và bi quan Điểm trung bình: 2.27
  15. 15 Tóm lại hai biểu hiện stress về nhận thức thường xuyên xuất hiện ở trong hoạt động học tập của sinh viên HV YDHCTVN là: Nghĩ nhiều đến những hậu quả cấu mà sự kiện, tình huống đó có thể đam lại cho mình; tự đổ lỗi cho bản thân mình/ cho mình là trung tâm của rắc rối. 3.1.4. Biểu hiện stress trong hoạt động học tập về mặt cảm xúc của sinh viên Học viên Y Dược học cổ truyền Việt Nam Bảng 3.4. Mức độ biểu hiện stress trong hoạt động học tập về mặt cảm xúc của sinh viên Thời điểm CBH từ CBH CBH từ Không hơn 1 này hơn 1 TT Các biểu hiện CBH ngày ĐTB TB trong 1 tuần đến này đến 1 ngày 5 tuần tuần SL % SL % SL % SL % Cảm thấy mất lòng tin 1 nghiêm trọng vào người 52 30.6 55 32.3 43 25.2 30 11.9 2.41 2 khác, khó để tin ai đó Cảm thấy vô vọng vô 2 cùng, không xác định 47 27.6 57 33.6 57 33.6 9 5.2 2.16 4 phương hướng Rất hay nổi cáu vô cớ, 3 49 28.9 55 32.3 46 27 20 11.7 2.21 3 khó chịu, nóng giận Thay đổi cảm xúc 4 nhanh chóng, lúc vui, 29 17 49 28.8 32 18.8 60 35.5 2.72 1 lúc buồn đột ngột Điểm trung bình: 2.37 Qua phân tích trên ta có thể thấy rằng: hai biểu hiện về cảm xúc khi stress mà sinh viên HV YDHCTVN hay gặp phải trong hoạt động học tập của mình là thay đổi cảm xúc nhanh chóng, lúc vui, lúc buồn đột ngột và cảm thấy mất lòng tin nghiêm trọng vào người khác, khó để tin ai đó. 3.1.5. Biểu hiện stress trong hoạt động học tập về mặt hành vi của sinh viên Học viên Y Dược học cổ truyền Việt Nam
  16. 16 Bảng 3.5. Mức độ biểu hiện stress trong hoạt động học tập về mặt hành vi của sinh viên Thời điểm CBH từ CBH CBH từ Không hơn 1 này hơn 1 TT Các biểu hiện CBH ngày ĐTB TB trong 1 tuần đến này đến 1 ngày 5 tuần tuần SL % SL % SL % SL % Nói liên tục về một sự 1 việc và có những tranh 42 24.8 65 32.3 43 25.2 30 17.7 2.47 2 luận thái quá Đập phá đồ đạc xung 2 37 21.7 57 33.6 57 33.6 19 5.2 2.34 3 quanh Thu mình lại, không muốn tiếp xúc với người 3 29 17 55 32.3 46 27 40 23.6 2.57 1 khác và không để ai tiếp xúc với mình Không hoàn thành nhiệm 4 59 34.8 49 28.8 32 18.8 30 17.6 2.19 4 vụ và bài tập được giao Điểm trung bình: 2.39 3.1.6. So sánh mức độ biểu hiện stress trong hoạt động học tập về cả bốn mặt của sinh viên Học viên Y Dược học cổ truyền Việt Nam Bảng 3.6. So sánh các mức độ biểu hiện stress trong hoạt động học tập của sinh viên STT Biểu hiện Điểm trung bình 1 Biểu hiện về mặt cơ thể 2.6 2 Biểu hiện về mặt nhận thức 2.27 3 Biểu hiện về mặt cảm xúc 2.37 4 Biểu hiện về mặt hành vi 2.39 Kết quả nêu trên đã cho thấy, các yếu tố biểu hiện về mặt cơ thể và hành vi là những biểu hiện chủ yếu mà sinh viên HV YDHCTVN có khi xuất hiện stress trong hoạt động học tập ở khoảng thời gian từ 1 ngày đến 1 tuần. Hai
  17. 17 biểu hiện còn lại là nhận thức và cảm xúc là hai biểu hiện có xuất hiện ở sinh viên HV YDHCTVN khi có stress trong hoạt động học tập của mình nhưng thấp hơn so với hai biểu hiện cơ thể và hành vi. 3.1.7. So sánh mức độ biểu hiện stress trong hoạt động học tập về cả bốn mặt của sinh viên Học viên Y Dược học cổ truyền Việt Nam xét theo giới tính Bảng 3.7. So sánh mức độ biểu hiện stress trong hoạt động học tập theo giới tính Nam Nữ STT Biểu hiện Số Số lượng % % lượng 1 Biểu hiện về mặt cơ thể 27 38.0 5 5.1 2 Biểu hiện về mặt nhận thức 7 9.9 31 33.4 3 Biểu hiện về mặt cảm xúc 8 11.3 58 58.6 4 Biểu hiện về mặt hành vi 29 40.8 5 5.1 Tổng 71 100 99 100 3.1.8. So sánh mức độ biểu hiện stress trong hoạt động học tập về cả bốn mặt của sinh viên Học viên Y Dược học cổ truyền Việt Nam xét theo khóa học Bảng 3.8. So sánh mức độ biểu hiện stress trong hoạt động học tập của sinh viên theo khóa học Khóa học STT Biểu hiện Năm thứ ba Năm thứ nhất Số lượng % Số lượng % 1 Biểu hiện về mặt cơ thể 56 62.2 7 8.8 2 Biểu hiện về mặt nhận thức 11 12.3 25 31.2 3 Biểu hiện về mặt cảm xúc 10 11.1 28 35.0 4 Biểu hiện về mặt hành vi 13 14.4 20 25.0 Tổng 90 100 80 100 3.2. Nguyên nhân dẫn đến stress trong hoạt động học tập của sinh viên Học viên Y Dược học cổ truyền Việt Nam 3.2.1. Nhóm nguyên nhân chủ quan
  18. 18 Bảng 3.9. Nhóm nguyên nhân chủ quan dẫn đến stress trong hoạt động học tập của sinh viên Mức độ TT Nội dung RAH AH IAH KAH ĐTB TB SL % SL % SL % SL % Chưa xác định được mục 1 đích, động học tập của bản 42 24.8 65 32.3 43 25.2 20 11.7 2.75 2 thân Kết quả học tập kém, phải 2 thi lại nhiều môn trong một 37 21.7 57 33.6 57 33.6 19 11.1 2.65 4 học kỳ Bản thân thường lo lắng về những vấn đề không cần 3 29 17 55 32.3 46 27 40 23.6 2.42 5 thiết, thiếu kỹ năng sống và ứng phó với stress Chưa thích ứng với việc học 4 29 17 49 28.9 32 18.9 60 35.2 2.27 6 trong đào tạo theo tín chỉ Chưa xây dựng được kế 5 43 25.2 64 37.7 42 24.8 31 18.2 2.81 1 hoạch học tập hợp lý Không tiếp thu được nội dung bài học trên lớp, khó 6 38 22.2 56 33 57 33.6 19 5.2 2.66 3 khăn khi hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao Điểm trung bình: 2.59 3.2.2. Nhóm nguyên nhân khách quan Qua nghiên cứu thực trạng đã chỉ ra rằng nguyên nhân chủ quan gây ra stress ở sinh viên HV YDHCTVN là chưa lập được kế hoạch học tập cho bản thân; chưa xác định được động cơ và mục đích học tập đúng đắn để phấn đấu. Nguyên nhân khách quan dẫn đến stress ở sinh viên đó là từ phía gia đình, từ phía môi trường học tập và từ phía môi trường xã hội. Trên cơ sở đó, cần phải có những biện pháp (ứng phó) hợp lý để hạn chế những nguyên nhân gây ra stress ở sinh viên HV YDHCTVN. Qua đó, giúp giảm bớt những ảnh hưởng của stress trong hoạt động học tập ở sinh viên. 3.3. Cách ứng phó với stress trong hoạt động học tập của sinh viên Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam 3.3.1. Ứng phó tích cực
  19. 19 Bảng 3.11. Cách ứng phó tích cực với stress trong hoạt động học tập của sinh viên Mức độ TT Nội dung ĐTB TB RTX TX TT KBG SL % SL % SL % SL % Tìm đến sự giúp đỡ 1 chuyên nghiệp về tham 29 17 32 18.9 60 35.2 49 28.8 2.24 4 vấn và trị liệu tâm lý Tìm hiểu nguyên nhân của 2 vấn đề và lập kế hoạch để 47 27.6 53 31.1 57 33.6 13 7.7 2.78 2 giải quyết Dành thời gian nghỉ ngơi tránh xa khỏi công việc 3 57 33.6 50 29.4 43 25.2 30 17.8 2.9 1 hoặc tình huống gây căng thẳng Chia sẻ, tâm sự vấn đề 4 căng thẳng với gia đình, 29 17 49 28.8 32 18.9 60 35.2 2.27 3 bạn bè thân thiết Xây dựng và thực hiện lối sống lành mạnh, sinh hợp 5 50 29.4 57 33.6 30 17.8 43 25.2 2.78 2 lý, giải trí phù hợp và học tập khoa học Điểm trung bình: 2.59 3.3.2. Ứng phó tiêu cực Bảng 3.12. Cách ứng phó tiêu cực khi gặp stress trong hoạt động học tập của sinh viên Mức độ TT Nội dung ĐTB TB RTX TX TT KBG SL % SL % SL % SL % Ngôn ngữ thiếu tôn trọng 1 thậm chí có hành vi bạo 29 17 49 28.8 32 18.9 60 35.2 2.27 4 lực với người khác, Buông xuôi tất cả, mặc kệ 2 tất cả, bỏ học, đi đâu đó 45 26.4 53 31.1 59 34.7 13 7.7 2.76 1 thật xa
  20. 20 Khép mình, không giao tiếp với bên ngoài, chỉ 3 55 32.3 42 24.7 43 25.2 30 17.8 2.71 2 muốn có một mình và không gian im lặng Sử dụng các chất kích 4 29 17 49 28.9 32 18.9 60 35.2 2.27 4 thích, gây nghiện, Khóc, kêu la, gào thét thật 5 45 29.4 50 33.6 35 20.5 40 23.5 2.58 3 lớn, bỏ ăn, bỏ uống Điểm trung bình: 2.51 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng, phân tích kết quả thu được về stress trong hoạt động học tập của sinh viên HV YDHCTVN, tác giả rút ra một số kết luận về kết quả nghiên cứu như sau: Thứ nhất, kết quả nghiên cứu thực trạng đã chỉ ra được mức độ xuất hiện stress trong hoạt động học tập của sinh viên HV YDHCTVN. Thứ hai, kết quả nghiên cứu cũng làm rõ biểu hiện stress trong hoạt động học tập của sinh viên HV YDHCTVN xem xét trên 4 mặt: cơ thể, nhận thức, cảm xúc và hành vi. Trong đó, các yếu tố biểu hiện về mặt cơ thể và hành vi là những biểu hiện chủ yếu mà sinh viên HV YDHCTVN có khi xuất hiện stress trong hoạt động học tập ở khoảng thời gian từ 1 ngày đến 1 tuần. Hai biểu hiện còn lại là nhận thức và cảm xúc là hai biểu hiện có xuất hiện ở sinh viên HV YDHCTVN khi có stress trong hoạt động học tập của mình nhưng thấp hơn so với hai biểu hiện cơ thể và hành vi. Thứ ba, các nguyên nhân khách quan và chủ quan đều có mức độ ảnh hưởng đến việc gây ra stress trong hoạt động học tập của sinh viên HV YDHCTVN. Thứ tư, khi gặp phải stress trong hoạt động học tập của mình, sinh viên HV YDHCTVN lựa chọn cho mình những cách ứng phó khác nhau trên cơ sở hai cách ứng phó là tích cực và tiêu cực.
  21. 21 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận 1.1. Về mặt lý luận - Luận văn đã hệ thống hóa và phân tích, tổng hợp những công trình nghiên cứu ở trong nước và ngoài nước về stress nói chung và stress trong hoạt động học tập nói riêng ở sinh viên. - Luận văn đã làm rõ và chỉ ra được những khái niệm công cụ như: stress, stress trong hoạt động học tập của sinh viên. - Trong luận văn này, stress trong hoạt động học tập của sinh HV YDHCTVN được xem xét trên 4 mặt: cơ thể, nhận thức, cảm xúc và hành vi. - Những nguyên nhân dẫn đến stress trong hoạt động học tập của sinh viên rất đa dạng và phong phú. Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích và tổng hợp tài liệu cũng như khảo sát thăm dò, trong khuân khổ luận văn này, tác giả tập trung theo hai nguyên nhân là chủ quan và khách quan. - Để ứng phó với stress trong hoạt động học tập của sinh viên HV YDHCTVN, hai cách ứng phó được sinh viên lựa chọn là ứng phó tích cực và ứng phó tiêu cực. 1.2. Về mặt thực tiễn Trên cơ sở nghiên cứu. điều tra, phân tích kết quả thực trạng thu được, tác giả đưa ra một số kết luận như sau: - Khi lập kế hoạch cho bản thân vào đầu năm học, kỳ học và Khi đăng ký học phần là hai thời điểm mà mức độ biểu hiện stress trong hoạt động học tập của sinh viên HV YDHCTVN được biểu hiện rõ ràng nhất. - Biểu hiện stress trong hoạt động học tập của sinh viên HV YDHCTVN qua 4 mặt: cơ thể, nhận thức, cảm xúc và hành vi. Trong đó, biểu hiện qua cơ thể và hành vi là hai mặt chủ yếu và hơn hẳn. - Các nguyên nhân chủ quan và khách quan đều có những ảnh hưởng đến việc gây ra stress trong hoạt động của sinh viên. + Nguyên nhân chủ quan: Chưa xây dựng được kế hoạch học tập hợp lý và Chưa xác định được mục đích và động cơ học tập cho bản thân là hai nội dung trong nguyên nhân chủ quan được sinh viên lựa chọn nhiều nhất ảnh hưởng đến stress trong hoạt động học tập của các bạn. + Nguyên nhân khách quan: từ phía gia đình (Chưa có sự cảm thông và chia sẻ cũng như sự kỳ vọng quá cao của gia đình khi đi học đại học; Gia đình có chuyện buồn, không hạnh phúc, có bạo lực, người thân quen mất, ); từ
  22. 22 phía môi trường học tập (Thời gian ôn thi giữa môn lý thuyết và thực hành quá ít và Cơ cở vật chất, trang thiết bị còn hạn chế (sách tham khảo, thư viện thiếu chỗ ngồi, thiếu máy tính kết nối mạng, ); từ phía xã hội (Áp lực từ công việc sau khi ra trường trước tình trạng sinh viên thất nghiệp ngày càng tăng và Các tệ nạn xã hội ngày càng nhiều và dễ dàng ảnh hưởng đến sinh viên (cờ bạc, lô đề, rượu bia, các chất kích thích và gây nghiện, ) là những nguyên nhân khách quan được sinh viên đánh giá và lựa chọn gây ảnh hưởng đến stress trong hoạt động học tập của sinh viên HV YDHCTVN. - Khi gặp phải stress, sinh viên tìm và lựa chọn cho mình cách ứng phó khác nhau. Trong đó, có hai cách ứng phó chính là tích cực và tiêu cực. + Ứng phó tích cực được sinh viên lựa chọn nhiều hơn hẳn đó là: Dành thời gian nghỉ ngơi tránh xa khỏi công việc hoặc tình huống gây căng thẳng (ĐTB là 2.9 và xếp thứ 1); Tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề và lập kế hoạch để giải quyết (ĐTB là 2.78 và xếp thứ 2) và Xây dựng và thực hiện lối sống lành mạnh, sinh hợp lý, giải trí phù hợp và học tập khoa học (ĐTB là 2.78 và xếp thứ 2). + Ứng phó tiêu cực: các cạch sinh viên lựa chọn nhiều hơn hẳn là: Buông xuôi tất cả, mặc kệ tất cả, bỏ học, đi đâu đó thật xa (ĐTB là 2.76 và xếp thứ 1) và Khép mình, không giao tiếp với bên ngoài, chỉ muốn có một mình và không gian im lặng (ĐTB là 2.71 và xếp thứ 2). 2. Khuyến nghị 2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo - Tiếp tục và hoàn thiện công tác định hướng chương trình khung trong đó có nội dung giáo dục kĩ năng sống được nhấn mạnh. - Tăng chỉ tiêu biên chế cho cán bộ dạy nội dung kĩ năng sống, cán bộ tham vấn học được cho các trường đại học, cao đẳng. - Tổ chức tập huấn kĩ năng sống, kĩ năng ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ cho giảng viên giảng dạy lĩnh vực này và cho sinh viên. 2.2. Đối với Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam - Về nội dung đào tạo: Thiết kế và đẩy mạnh nội dung giáo dục kĩ năng sống cho sinh viên bằng việc đưa vào chương trình học chính khoá bắt buộc. - Về phương pháp đào tạo: Tăng cường thực hành hơn là lý thuyết theo tỷ lệ 20/80 hoặc 30/70. Tăng cường thời lượng và các bài tập tình huống, thảo luận nhóm, thực hành để nâng cao nhận thức và kĩ năng cho sinh viên. - Về phía giảng viên, cố vấn học tập: Nghiên cứu kĩ bản chất của đào tạo
  23. 23 theo hệ thống tín chỉ để đưa ra những yêu cầu hợp lý nhất đối với nhiệm vụ của sinh viên. Nên sử dụng những phương pháp tích cực theo tinh thần hướng dẫn, tổ chức cho sinh viên tham gia vào các loại hình hoạt động của tiết học. Lồng ghép nội dung giáo dục kĩ năng sống trong những cơ hội có thể. - Về khâu tổ chức đào tạo: Tạo điều kiện thuận lợi nhất để sinh viên thực hiện hoạt động học tập theo tín chỉ (đăng ký học phần trực tuyến, tài liệu mở, giảm áp lực thi cử, thành tích điểm số, ). - Có trung tâm tư vấn sức khỏe tâm lý cho sinh viên, kịp thời hỗ trợ sinh viên rối nhiễu nặng về tâm lý, chú trọng đến sinh viên năm nhất. Xây dựng chỉ tiêu tuyển dụng cán bộ làm công tác tham vấn học đường. - Chỗ ở của sinh viên ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý sinh viên, nên chăng có đủ chỗ ở cho sinh viên ở ký túc xá, hoặc có thể quản lý được các chỗ thuê trọ của sinh viên nhằm có môi trường lành mạnh cho sinh viên học tập. - Có trung tâm tư vấn và hỗ trợ việc làm cho sinh viên trong việc hỗ trợ tìm kiếm, giới thiệu việc làm thêm, việc làm sau tốt nghiệp, bảo vệ sự an toàn và quyền lợi cho sinh viên. - Kế hoạch học tập: Học viện/bệnh viện ổn định và thống nhất nhằm tạo yếu tố thuận lợi tốt hơn cho sinh viên duy trì kế hoạch học tập của mình. - Tăng cường các hoạt động thể lực lành mạnh cho sinh viên, nhằm giải phóng năng lượng cần thiết nhằm hạn chế việc sử dụng các chất gây nghiện như hiện nay. - Đoàn Thanh niên cần hỗ trợ sinh viên, khuyến khích sinh viên tham gia vào các hoạt động tập thể, các hoạt động phát triển cộng đồng, các hoạt động gắn với thực hành nghề nghiệp. Giáo dục và rèn luyện đạo đức, tư tưởng cho sinh viên. Hướng sinh viên tới sự phát triển thông qua xây dựng môi trường học tập và sinh hoạt lành mạnh, thỏa mái. 2.3. Đối với gia đình sinh viên Gia đình là nơi mọi cá nhân đều muốn tìm về sau những ngày học tập, làm việc vất vả. Có lẽ chỉ ở gia đình, người ta mới cảm thấy được an toàn, được tôn trọng và quan tâm, sẻ chia. Do đó, thành viên trong gia đình hãy dành cho con em mình là sinh viên đang theo học tại HV YDHCTVN sự quan tâm, yêu thương, hỗ trợ và chia sẻ. Không chỉ dừng lại ở việc chu cấp tiền học và những chi phí sinh hoạt khác mà hơn thế đó là một gia đình hạnh phúc và yêu thương nhau sẽ là hậu phương chắc chắn cho sinh viên yên tâm học tập và
  24. 24 phấn đấu vươn lên. Sự thành công trong tương lại là điều hoàn toàn có thể đạt được. 2.4. Đối với sinh viên Học viện Y Dược học cổ truyển Việt Nam - Xác định rõ ràng mục đích, động cơ học tập của bản thân và có kế hoạch học tập cụ thể để đạt được mục đích đề ra. - Tổ chức tốt đời sống cá nhân, sắp xếp các công việc và các nhiệm vụ học tập một cách hợp lý, khoa học. Chuẩn bị tốt cho các giờ tín chỉ và cho cả kiểm tra, thi cử. - Tự cân bằng cuộc sống, kết hợp thực hành những bài tập giảm stress thường xuyên và liên tục. - Cố gắng giải quyết stress bằng sự nỗ lực. Những việc gây stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ không thể tránh khỏi phải biết chấp nhận, đương đầu với nó theo hướng có lợi nhất cho bản thân. - Sẵn sàng tham gia càng nhiều hoạt động càng tốt, đặc biệt những hoạt động tốt cho kiến thức và kĩ năng.