Luận án Ẩn dụ ý niệm miền “đồ ăn” trong Tiếng Việt

docx 209 trang yendo 7740
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Ẩn dụ ý niệm miền “đồ ăn” trong Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxluan_an_an_du_y_niem_mien_do_an_trong_tieng_viet.docx

Nội dung text: Luận án Ẩn dụ ý niệm miền “đồ ăn” trong Tiếng Việt

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI NGUYỄN THỊ BÍCH HỢP ẨN DỤ Ý NIỆM MIỀN “ĐỒ ĂN” TRONG TIẾNG VIỆT Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Nam Mã số : 62.22.01.02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Đặng Thị Hảo Tâm HÀ NỘI - 2015
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu thống kê là hoàn toàn trung thực do tôi thực hiện. Đề tài nghiên cứu và các kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kì công trình nào khác. Tác giả luận án Nguyễn Thị Bích Hợp
  3. LỜI CẢM ƠN Luận án này được hoàn thành tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội với sự giúp đỡ quý báu của nhiều tập thể và cá nhân. Trước tiên, tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc nhất tới PGS.TS. Đặng Thị Hảo Tâm, người đã luôn quan tâm khích lệ, tận tình hướng dẫn, truyền nhiệt huyết cho tôi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu; giúp tôi hình thành, hoàn thiện luận án và trưởng thành trong khoa học. Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Viện Ngôn ngữ học, Viện Từ điển học và Bách khoa thư, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội và các nhà khoa học đã trang bị kiến thức, chỉ bảo cho tôi trong quá trình học tập, nâng cao chất lượng đề tài nghiên cứu. Tôi đặc biệt biết ơn Ban Giám hiệu – Lãnh đạo trường Đại học Tân Trào, các Phòng ban, Khoa – Bộ môn và đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ và chia sẻ với tôi về mọi mặt trong suốt chương trình học tập Nghiên cứu sinh. Tôi xin cảm ơn trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Khoa Ngữ văn, Phòng Sau Đại học đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận án. Tôi ghi nhớ và trân trọng tình cảm, sự nhiệt tình của anh chị em Nghiên cứu sinh, bạn bè đã cùng tôi vượt qua nhiều thử thách, giúp tôi thực hiện các điều tra xã hội học, góp ý cho tôi để kết quả nghiên cứu được trọn vẹn. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Bố Mẹ, Chồng và các Con, cùng toàn thể gia đình – những người luôn yêu thương, ủng hộ, chia sẻ, gánh vác, sát cánh bên tôi trong những năm tháng nghiên cứu và phấn đấu. Trân trọng! Hà Nội, tháng 12 năm 2015 Tác giả luận án Nguyễn Thị Bích Hợp
  4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 4. Phương pháp nghiên cứu 4 5. Đóng góp mới của luận án 4 6. Cấu trúc của luận án 5 Chương 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT 6 1.1. Tổng quan về đề tài nghiên cứu 6 1.1.1. Sơ lược về Ngôn ngữ học tri nhận và nghiên cứu ẩn dụ ý niệm 6 1.1.2. Tình hình nghiên cứu ẩm thực trong Ngôn ngữ học tri nhận 8 1.1.3. Đánh giá chung 11 1.2. Cơ sở lí thuyết 12 1.2.1. Tính nghiệm thân 12 1.2.2. Ý niệm và ẩn dụ ý niệm 13 1.2.3. Miền, miền nguồn, miền đích và ánh xạ 18 1.2.4. Điển mẫu 22 1.2.5. Mô hình tri nhận 22 1.2.6. Pha trộn ý niệm 23 Tiểu kết 25 Chương 2. MIỀN Ý NIỆM “ĐỒ ĂN” TRONG TIẾNG VIỆT 26 2.1. Về quan niệm “đồ ăn” 26 2.2. Tổ chức của miền ý niệm “đồ ăn” 28 2.2.1. Ý niệm “đồ ăn” 29 2.2.2. Các nhóm ý niệm của miền ý niệm “đồ ăn” và điển mẫu 39 2.2.3. Cấu trúc hình bóng-hình nền của miền ý niệm “đồ ăn” 44 2.3. Mô hình tri nhận miền ý niệm “đồ ăn” 48
  5. 2.3.1. Mô hình mệnh đề 48 2.3.2. Mô hình sơ đồ hình ảnh 50 2.3.3. Mô hình ẩn dụ 55 2.3.4. Mô hình hoán dụ 56 Tiểu kết 58 Chương 3. ÁNH XẠ ẨN DỤ, PHA TRỘN MIỀN Ý NIỆM “ĐỒ ĂN” VỚI CÁC MIỀN Ý NIỆM KHÁC TRONG TIẾNG VIỆT 59 3.1. Sự vận động ý niệm của các điển mẫu 60 3.1.1. Mô hình tỏa tia của “Cơm” 60 3.1.2. Mô hình tỏa tia của “Ăn” 61 3.1.3. Mô hình tỏa tia của “Mặn” 63 3.1.4. Mô hình tỏa tia của “Bát” 64 3.1.5. Mô hình tỏa tia của “Đói” 64 3.2. Ánh xạ ẩn dụ giữa miền ý niệm “đồ ăn” với các miền ý niệm khác 67 3.2.1. Miền ý niệm “đồ ăn” là miền đích 67 3.2.2. Miền ý niệm “đồ ăn” là miền nguồn 78 3.3. Pha trộn miền ý niệm “đồ ăn” với các miền ý niệm khác 85 3.3.1. Mô hình ẩn dụ ba miền không gian pha trộn 85 3.3.2. Mô hình ẩn dụ bốn miền không gian pha trộn 87 3.3.3. Mô hình ẩn dụ phức hợp 90 3.4. Cơ chế ánh xạ ẩn dụ giữa miền ý niệm “đồ ăn” và các miền ý niệm khác 92 3.4.1. Cơ chế ánh xạ ẩn dụ dựa trên tri thức 93 3.4.2. Cơ chế ánh xạ ẩn dụ dựa trên kinh nghiệm 94 3.4.3. Cơ chế ánh xạ ẩn dụ dựa vào cơ thể 97 Tiểu kết 99 Chương 4. HỆ THỐNG ẨN DỤ Ý NIỆM “ĐỒ ĂN” TRONG TIẾNG VIỆT 101 4.1. Phân loại ẩn dụ ý niệm “đồ ăn” trong tiếng Việt 101 4.1.1. Ẩn dụ bản thể ý niệm “đồ ăn” trong tiếng Việt 101 4.1.2. Ẩn dụ định hướng ý niệm “đồ ăn” trong tiếng Việt 109 4.1.3. Ẩn dụ cấu trúc niệm “đồ ăn” trong tiếng Việt 119
  6. 4.2. Đặc điểm ẩn dụ ý niệm “đồ ăn” trong tiếng Việt 140 4.2.1. Ẩn dụ ý niệm “đồ ăn” trong tiếng Việt mang tính văn hóa 140 4.2.2. Ẩn dụ ý niệm “đồ ăn” trong tiếng Việt mang tính nữ 142 4.2.3. Ẩn dụ ý niệm “đồ ăn” trong tiếng Việt mang tính ổn định về tư duy và tính sáng tạo trong văn học 144 Tiểu kết 147 KẾT LUẬN 148 CHÚ THÍCH 151 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 153 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 154 DANH MỤC NGUỒN NGỮ LIỆU 166 PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.2.1.1h. Các thành tố của khái niệm “đồ ăn” 36 Bảng 2.2.1.1i. Kết quả khảo sát mức độ KHÔNG liên quan của các yếu tố đến đồ ăn 37 Bảng 2.2.2.1a. Thống kê ý niệm thuộc miền “đồ ăn” 39 Biểu đồ 2.2.2.1b. Tỉ lệ các ý niệm trong miền “đồ ăn” 41 Bảng 2.2.2.2a. Các ý niệm tiêu biểu của miền “đồ ăn” 42 Bảng 2.2.2.2b. Các ý niệm tiêu biểu theo điều tra xã hội học 43 Bảng 2.2.2.2c. Các điển mẫu trong miền “đồ ăn” 44 Bảng 2.2.3c. So sánh ý niệm tương ứng trên hai hình nền “đồ ăn” và “cơ thể sinh vật” 47 Bảng 3.2.1.2a. Các cặp khái niệm không gian tiếng Việt 75
  8. DANH MỤC MÔ HÌNH, HÌNH Mô hình 2.2.1.1a: Cấu trúc hạt nhân của ý niệm “đồ ăn” 30 Mô hình 2.2.1.1c: Cấu trúc hạt nhân của ý niệm “cơm” 32 Mô hình 2.2.1.1d: Cấu trúc hạt nhân của ý niệm “bột” 33 Mô hình 2.2.1.1e: Cấu trúc hạt nhân của ý niệm “ăn” 34 Mô hình 2.2.1.2a. Cấu trúc ý niệm “đồ ăn” 38 Hình 1.2.6. Mô hình pha trộn ý niệm 24 Hình 2.3.2a. Sơ đồ hình ảnh “mâm cơm” 52 Hình 2.3.2b. Sơ đồ không gian “mâm cơm” 52 Hình 2.3.2c. Sơ đồ hình ảnh chuyển động “vào mâm” 53 Hình 2.3.2d. Sơ đồ ý niệm hóa hình tượng “đầu nồi” 55 Hình 2.3.4a. Mô hình tri nhận hoán dụ “cơm” 56 Hình 2.3.4b. Mô hình tri nhận hoán dụ “nhà bếp” 57 Hình 3.1.1. Mô hình tỏa tia của “Cơm” 61 Hình 3.1.2. Mô hình tỏa tia của “Ăn” 63 Hình 3.1.3. Mô hình tỏa tia của “Mặn” 63 Hình 3.1.4. Mô hình tỏa tia của “Bát” 64 Hình 3.1.5. Mô hình tỏa tia của “Đói” 65 Hình 3.2.1.1a. Hệ thống thành tố của ý niệm “thực thể” 68 Hình 3.2.1.1b. Ý niệm bậc trên của miền “đồ ăn” 68 Hình 3.2.1.1c. Lược đồ ánh xạ từ miền “thực thể” tới miền “hoạt động liên quan đến đồ ăn” 69 Hình 3.2.1.1e. Lược đồ ánh xạ từ miền “thực thể” tới ý niệm “nấu ăn” 70 Hình 3.2.1.1f. Lược đồ ánh xạ từ miền “thực thể” tới miền “mùi vị đồ ăn” 71 Hình 3.2.1.1g. Lược đồ ánh xạ từ miền “thực thể” tới miền“c ảm giác, cảm nhận” 71 Hình 3.2.1.1k. Mô hình tri nhận ẩn dụ vật chứa “bữa” 73 Hình 3.2.1.1m. Ví dụ mô hình tri nhận vật chất “đồ ăn” 74 Hình 3.2.1.1n. Ánh xạ tới miền đích “đồ ăn” 74 Hình 3.2.1.2b. Lược đồ ánh xạ từ miền “thực thể” tới miền “mùi vị đồ ăn” 76 Hình 3.2.1.2b. Ánh xạ từ miền nguồn “phương hướng” tới miền đích “mùi vị” 77 Hình 3.2.2.1a. Lược đồ ánh xạ từ miền nguồn “đồ ăn” đến miền đích “thời gian”.78 Hình 3.2.2.1b. Lược đồ ánh xạ từ ý niệm “món ăn” đến ý niệm “đơn vị thời gian” 79 Hình 3.2.2.2a. Lược đồ ánh xạ từ miền nguồn “đồ ăn” đếnmi ền đích “con người” 80
  9. Hình 3.2.2.2b. Lược đồ ánh xạ từ miền nguồn “đồ ăn” đếnmi ền đích “tư tưởng” 81 Hình 3.2.2.3a. Lược đồ ánh xạ từ miền nguồn “đồ ăn” đến miền đích “tự nhiên-xã hội” 82 Hình 3.2.2.3b. Lược đồ ánh xạ từ miền nguồn “hoạt động liên quan đến đồ ăn” đến miền đích “hoạt động tự nhiên-xã hội” 83 Hình 3.2. Bản đồ ánh xạ qua miền trung tâm “đồ ăn” 85 Hình 3.3.1a. Mô hình pha trộn ý niệm “bánh vẽ” 86 Hình 3.3.1b. Mô hình pha trộn ý niệm “mặt thớt” 87 Hình 3.3.2a. Mô hình pha trộn ý niệm “nấu cháo điện thoại” 88 Hình 3.2.2b. Mô hình pha trộn ẩn dụ ý niệm “VỢ CHỒNG LÀ ĐÔI ĐŨA” 89 Hình 3.3.3a. Mô hình pha trộn ẩn dụ ý niệm “no mắt” 91 Hình 3.3.3b. Mô hình tri nhận của ẩn dụ “bữa tiệc ấm cúng” 92 Hình 4.2.1.1a. Sơ đồ miêu tả quá trình hình thành và biến chất của đồ ăn 111 Hình 4.2.1.1b. Mô hình tri nhận ẩn dụ định hướng ĐỒ ĂN TỐT LÀ LÊN 118
  10. DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, LƯỢC ĐỒ Biểu đồ 2.2.2.1b. Tỉ lệ các ý niệm trong miền “đồ ăn” 41 Sơ đồ 3.2.1.1h. Mô hình tri nhận ý niệm thực thể “bữa” 72 Lược đồ 2.2.1.1b: Cấu trúc hạt nhân của ý niệm “đồ ăn” 31 Lược đồ 2.2.1.1g: Cấu trúc hạt nhân của ý niệm “ăn” 35 Lược đồ 2.2.3a. Các vùng nền của miền ý niệm “đồ ăn” 46 Lược đồ 2.2.3b: Hình bóng-hình nền của ý niệm “Ruột”, “Lòng” 46 Lược đồ 4.1.3.1. Cấu trúc ẩn dụ THỜI GIAN LÀ ĐỒ ĂN 122 Lược đồ 4.1.3.2. Cấu trúc ẩn dụ CON NGƯỜI LÀ ĐỒ ĂN 123 Lược đồ 4.1.3.3a. Cấu trúc ẩn dụ CUỘC ĐỜI LÀ BỮA ĂN 135 Lược đồ 4.1.3.3b. Cấu trúc ẩn dụ SỰ VẬT, HIỆN TƯỢNG LÀ ĐỒ ĂN 137 Lược đồ 4.1.3.3c. Cấu trúc ẩn dụ HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI CỦA CON NGƯỜI LÀ HOẠT ĐỘNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐỒ ĂN 137
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. “Con người trước hết cần phải ăn, uống, chỗ ở và mặc đã rồi mới có thể làm chính trị, khoa học, nghệ thuật, tôn giáo được”. Đó là nhận định của Ăng- ghen trong Điếu văn đọc trước mộ Các-Mác, trong đó “ăn” được xếp vào nhu cầu bản thể đầu tiên của con người – tất nhiên, đồ ăn luôn có ý nghĩa sống còn với sự sinh tồn. Hơn thế, đồ ăn còn được chú ý đến trên bình diện văn hóa tinh thần. Đỗ Hữu Châu trong [7] đã nêu quan điểm: văn hóa khác nhau thì ngôn ngữ khác nhau, ngôn ngữ khác nhau thì ứng xử văn hóa khác nhau. Trong ngôn ngữ, ẩn dụ là một điểm mở để tìm hiểu văn hóa. Ẩn dụ là những hiểu biết, những tín điều, tình cảm; ẩn dụ có ý nghĩa đánh giá, gợi ra những ý nghĩa tốt, xấu khác nhau – ẩn dụ là một bộ phận của văn hóa. Như vậy, quan điểm nhất quán đã được khẳng định từ lâu là ẩm thực cũng như ngôn ngữ (cụ thể hơn là ẩn dụ) đều có quan hệ mật thiết với văn hóa. Nhà nghiên cứu Trần Quốc Vượng khái quát “Bản sắc văn hóa Việt Nam đọng trong văn hóa ngôn từ và văn hóa ăn uống”. Có thể nói, tìm hiểu văn hóa dựa trên đối tượng nghiên cứu ẩm thực nói chung trong ngôn ngữ Việt Nam là góc nhìn lí tưởng và rộng mở. Theo quan niệm của Ngôn ngữ học tri nhận thế giới, “đồ ăn” là một trong những miền nguồn cơ bản – được Z. Kovecses xác định là “Cooking and Food” trong [141]. Nghiên cứu ẩn dụ ý niệm “đồ ăn” trong tiếng Việt trong sự đối sánh với ngôn ngữ khác sẽ giúp thấy được những tương đồng và khác biệt về văn hóa, tư duy. 1.2. Ngôn ngữ phản ánh hiện thực nhưng không đơn thuần là tấm gương phẳng, đó là sự phản chiếu qua lăng kính chủ quan, theo quan điểm của khoa học tri nhận: ngôn ngữ là công cụ tri nhận của con người. Trong đó, ẩn dụ là một trong những công cụ tiêu biểu và hiệu quả. Ngôn ngữ học cấu trúc, Văn học đã xem ẩn dụ là cách diễn đạt bóng bẩy, mang giá trị tu từ, đem lại hiệu quả thẩm mĩ cao và được nghiên cứu chủ yếu ở góc độ tu từ, không liên quan đến tư duy, tâm trí. Ngôn ngữ học tri nhận đã kéo ẩn dụ sang vùng nghiên cứu mới, đặt trong mối tương quan giữa ngôn ngữ - tâm lí. Kể từ công trình kinh điển Metaphors We Live By [149] của G. Lakoff và M. Johnson, ẩn dụ vượt ra hẳn phạm vi Ngôn ngữ học, là đối
  12. 2 tượng nghiên cứu của khoa học liên ngành. Ẩn dụ không chỉ xuất hiện trong thơ ca mà còn thể hiện vai trò trong mọi lĩnh vực: đời thường, kinh tế, ngoại giao, quảng cáo, khoa học, điện ảnh, chính trị Ở Việt Nam, đã có hàng trăm công trình, bài viết bàn luận, vận dụng lí thuyết Ngôn ngữ học tri nhận để nghiên cứu Việt ngữ, trong đó đa số quan tâm đến ẩn dụ ý niệm. Trào lưu này đã tạo nên một vòng xoáy khá lớn thu hút về mình cả những nghiên cứu ở những góc độ, lĩnh vực dường như độc lập với tri nhận. Có thể nói, Ngôn ngữ học tri nhận nói chung, ẩn dụ ý niệm nói riêng đang nhận được sự chú ý của các nhà ngôn ngữ học Việt Nam, bước đầu khẳng định được vai trò của mình trong lĩnh vực nghiên cứu ngôn ngữ từ góc độ tâm lí, tư duy và văn hóa. 1.3. Mặc dù số lượng khá lớn, nhưng trong số các nghiên cứu Ngôn ngữ học tri nhận đã có ở Việt Nam, chưa có công trình độc lập nào tìm hiểu về đối tượng ẩm thực trong ngôn ngữ Việt. Các ẩn dụ nổi bật – đã được bàn bạc nhiều chủ yếu liên quan tới các ý niệm tình cảm, thực vật, hành trình, bộ phận cơ thể Kết quả nghiên cứu về nhóm đối tượng này còn tương đối đơn sắc, đa phần liệt kê các ẩn dụ, hoặc minh họa ẩn dụ có sẵn trong tiếng Anh, chỉ ra miền nguồn-đích. Hiện thực đó chưa đi tới bề sâu của vấn đề, chưa trả lời được nhiều câu hỏi mang tính chất tri nhận, chẳng hạn: tại sao một miền ý niệm lại trở thành miền nguồn/đích (?), cơ chế nào chi phối sự ánh xạ từ miền nguồn này tới miền đích khác (?), các ẩn dụ đó có kết nối với nhau hay không (?), có đặc điểm nào khác biệt giữa ẩn dụ này với ẩn dụ khác, hoặc giữa ẩn dụ của dân tộc này với dân tộc khác hay không (?).v.v Xét riêng về phạm vi ăn uống, có nhiều hướng nghiên cứu về đối tượng này như ý niệm hóa, phạm trù hóa, giả thuyết nghiệm thân, hoán dụ, ẩn dụ ý niệm hoặc trên các phạm vi nghiên cứu cụ thể liên quan đến ẩm thực như ăn hoặc uống Trong khuôn khổ luận án, việc bao quát hết tất cả các phương diện và phạm vi nói trên là rất khó khăn, do đó, nghiên cứu riêng ẩn dụ ý niệm liên quan đến đồ ăn có thể là một cách tiếp cận có hứa hẹn. Từ những khoảng trống trong nghiên cứu ẩn dụ ý niệm nói chung, nghiên cứu về đồ ăn nói riêng như trên, với mong muốn góp phần vận dụng Ngôn ngữ học tri nhận vào Việt ngữ, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài: Ẩn dụ ý niệm miền “đồ ăn” trong tiếng Việt .
  13. 3 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận án là vận dụng lí thuyết Ngôn ngữ học tri nhận vào thực tiễn tiếng Việt để xác lập cấu trúc ý niệm và miền ý niệm “đồ ăn”, tìm hiểu các miền đích, miền nguồn và hệ thống ánh xạ, cơ chế ánh xạ giữa các miền ý niệm; hệ thống hóa ẩn dụ ý niệm “đồ ăn” trong tiếng Việt; từ đó nghiên cứu đặc trưng tri nhận, bản sắc văn hóa riêng của người Việt qua ẩn dụ ý niệm “đồ ăn”. Ngoài ra, luận án cũng lưu ý tới các hiện tượng hoán dụ tri nhận, hòa trộn ý niệm trong mối tương quan với ẩn dụ ý niệm. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận án tập trung giải quyết những nhiệm vụ cơ bản sau đây: - Hệ thống hóa các vấn đề Ngôn ngữ học tri nhận làm cơ sở lí thuyết trực tiếp cho đề tài. - Tìm hiểu ý niệm “đồ ăn” và miền ý niệm “đồ ăn” trong tiếng Việt; xây dựng cấu trúc của miền, xác định và phân tích điển mẫu thông qua phân tích khối liệu và điều tra xã hội học. - Khảo sát, nghiên cứu các miền ý niệm khác có quan hệ ẩn dụ với miền ý niệm “đồ ăn”, xác lập hệ thống ánh xạ, nhận diện cơ chế ánh xạ và hòa trộn ý niệm giữa các miền. - Thống kê, phân loại, phân tích các ẩn dụ ý niệm “đồ ăn” nổi bật. - Chắt lọc và lí giải những giá trị văn hóa, bản sắc tư duy dân tộc qua ẩn dụ ý niệm “đồ ăn”. - So sánh, đối chiếu với tiếng Anh trong các trường hợp cần thiết: giá trị tri nhận tương đương nhưng khác biệt về phương thức; hoặc phương thức tương tự nhưng có ý nghĩa khác. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là toàn bộ nội hàm tri nhận, cấu trúc, đặc trưng, cơ chế hoạt động và các vấn đề liên quan của hệ thống ẩn dụ ý niệm miền “đồ ăn” trong tiếng Việt.
  14. 4 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận án là hệ thống ẩn dụ ý niệm miền “đồ ăn” tiếng Việt từ truyền thống đến hiện đại, trong mối quan hệ tổng thể từ miền nguồn, miền đích, hệ thống ánh xạ và các giá trị văn hóa, tư duy liên quan. Đề tài chủ yếu tiến hành khảo sát ẩn dụ ý niệm miền “đồ ăn” thông qua ngôn ngữ tự nhiên, ca dao, tục ngữ, thành ngữ - nơi lưu giữ quan niệm sống, tri thức văn hóa dân gian của người Việt; ngôn ngữ trong các tác phẩm văn học Việt Nam hiện đại, phim ảnh, báo chí đương thời để nhận diện ẩn dụ ý niệm trong truyền thống cũng như trong đời sống hiện nay người Việt. Ngữ liệu tiếng Anh dùng để đối chiếu trong luận án được trích xuất từ kho Ngôn ngữ khối liệu Anh (British National Corpus), một công cụ tra cứu văn bản tại website 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích, miêu tả: phân tích các biểu thức ngôn ngữ gắn với ngữ cảnh cụ thể, xác định cấu trúc ý niệm; phân tích cấu trúc ẩn dụ ý niệm, xác định miền đích, miền nguồn, hệ thống ánh xạ; miêu tả ý niệm, miền ý niệm, ẩn dụ ý niệm làm cơ sở tìm hiểu các đặc trưng tư duy và hoạt động tâm trí của con người. - Thủ pháp thống kê, phân loại: thống kê, phân loại, hệ thống hóa ý niệm, miền, ẩn dụ ý niệm “đồ ăn” trong tiếng Việt; khảo sát văn bản học, xây dựng ngữ liệu làm cơ sở thực tiễn để áp dụng lí thuyết Ngôn ngữ học tri nhận; - Phương pháp điều tra xã hội học: điều tra xã hội học bằng bảng hỏi trực tiếp và biểu mẫu trực tuyến qua công cụ Google-docs thu thập ngữ liệu sinh hoạt, tìm hiểu đặc điểm tri nhận người Việt về ý niệm “đồ ăn”, ẩn dụ ý niệm “đồ ăn”. - Phương pháp so sánh: so sánh ẩn dụ ý niệm tiếng Việt và tiếng Anh trong các trường hợp cần thiết để thấy rõ sự khác biệt về tri nhận, văn hóa, tư duy giữa hai dân tộc. 5. Đóng góp mới của luận án 5.1. Về lí luận Các kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần khẳng định vị thế của lí thuyết ngôn ngữ học tri nhận ở Việt Nam, hệ thống hóa các vấn đề lí thuyết cơ bản
  15. 5 của ẩn dụ ý niệm và soi sáng bằng sự phân tích, biện luận trên ngữ liệu ẩn dụ ý niệm – một nguồn ngữ liệu phong phú, hàm chứa giá trị văn hóa, tri nhận cao. Luận án sẽ góp phần thúc đẩy việc nghiên cứu khuynh hướng lí thuyết về ngôn ngữ học tri nhận ở Việt Nam, góp phần chứng minh ẩn dụ tri nhận không chỉ là hình thái tu từ của thi ca mà còn là vấn đề của tư duy, là một công cụ quan trọng để con người nhận thức thế giới. 5.2. Về thực tiễn Luận án là công trình vận dụng lí thuyết Ngôn ngữ học tri nhận vào thực tiễn tiếng Việt, kết quả nghiên cứu của luận án có thể phác họa bức tranh tổng quát về ẩn dụ ý niệm miền “đồ ăn”, lí giải những hiện tượng ngôn ngữ có liên quan đến ẩn dụ “đồ ăn” trong thực tiễn giao tiếp, ứng dụng vào việc giảng dạy tiếng Việt, hoặc sử dụng như một ví dụ về để truyền bá – giới thiệu văn hóa Việt Nam. Tóm lại, luận án là công trình bậc tiến sĩ đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu chuyên sâu về ẩn dụ ý niệm miền “đồ ăn” theo quan điểm ngôn ngữ tri nhận. Trong khuôn khổ một luận án, chúng tôi cố gắng thực hiện triệt để mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra, hi vọng đóng góp vào quá trình ứng dụng ngôn ngữ học tri nhận ở Việt Nam. 6. Cấu trúc của luận án Ngoài Phần mở đầu và Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án gồm 4 chương: - Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu và cơ sở lí thuyết - Chương 2: Miền ý niệm “đồ ăn” trong tiếng Việt - Chương 3: Ánh xạ ẩn dụ, pha trộn miền ý niệm “đồ ăn” với các miền ý niệm khác trong tiếng Việt - Chương 4: Hệ thống ẩn dụ ý niệm “đồ ăn” trong tiếng Việt
  16. 6 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT 1.2. Tổng quan về đề tài nghiên cứu 1.2.1. Sơ lược về Ngôn ngữ học tri nhận và nghiên cứu ẩn dụ ý niệm Trên thế giới, những nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm xuất hiện cùng với sự hình thành của Ngôn ngữ học tri nhận những năm 70 của thế kỉ XX. Công trình đầu tiên đánh dấu khuynh hướng này chính là Metaphors We Live By (Chúng ta sống trong ẩn dụ) [149] của G. Lakoff và M. Johnson xuất bản năm 1980. Ẩn dụ từ đây đã thực sự vượt qua ranh giới Ngôn ngữ học thuần túy, trở thành đối tượng nghiên cứu của Tâm lí học, Triết học. Tác giả khẳng định “Hệ thống ý niệm thông thường của chúng ta, dựa vào đó chúng ta vừa suy nghĩ vừa hành động, chủ yếu có tính ẩn dụ trong bản chất”. Thực tiễn cho thấy: trong thi ca, hình thức ngôn ngữ có khác nhưng bản chất ẩn dụ không khác gì cách diễn đạt ngôn ngữ thường ngày. Một điểm nữa cần ghi nhận là trước đây người ta chỉ đề cập đến ẩn dụ một cách chung chung, không định danh từng ẩn dụ riêng biệt; còn G. Lakoff và cộng sự đã gọi tên các ẩn dụ như: ARGUMENT IS WAR, THEORY IS BUILDING .v.v. Những năm qua, Ngôn ngữ học tri nhận thế giới nói chung, nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm nói riêng đã ghi danh tên tuổi G. Lakoff, M. Johnson, Z. Kovecses, G. Fauconnier, M. Turner, C. Fillmore, J.E. Grady, M. Green Các tác giả đã đưa ra một số lí thuyết, khái niệm mới như nghiệm thân, khung tri nhận, ẩn dụ ý niệm, ánh xạ, miền ý niệm, không gian tinh thần, pha trộn ý niệm Các ứng dụng thực hành về ẩn dụ ý niệm về các đối tượng tri nhận như cảm xúc [140], không-thời gian [155], tình dục [134] thu được những kết quả rộng khắp trên các lĩnh vực thi ca [143], [151], giáo dục [127], báo chí [141], điện ảnh, chính trị [137] và đặc biệt là ngôn ngữ thường ngày; trong các ngôn ngữ ngoài tiếng Anh, chẳng hạn như tiếng Ma-rốc [125], tiếng Trung [161] đem lại nhiều nhận xét mới mẻ mà lịch sử nghiên cứu ẩn dụ truyền thống nhiều thế hệ hầu như không có.
  17. 7 Ngoài ra, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy mối quan hệ mật thiết giữa ẩn dụ ý niệm và văn hóa, trong sự ràng buộc giữa con người – ngôn ngữ – xã hội, coi ẩn dụ ý niệm là cánh cửa tìm hiểu tâm trí, tư duy con người cũng như các đặc trưng xã hội riêng biệt của dân tộc [140], [142], [150], [153], Ở Việt Nam, Ngôn ngữ học tri nhận chính thức được xướng danh trong Ngôn ngữ học tri nhận nhìn từ lý thuyết đại cương đến thực tiễn tiếng Việt [103] của Lý Toàn Thắng. Tác giả giới thuyết một số khái niệm cơ sở như tri nhận, ý niệm, hình – nền, nguyên lí “dĩ nhân vi trung” và đi sâu trình bày về đặc điểm tri nhận không gian của người Việt. Đây là một công trình quan trọng của Ngôn ngữ học tri nhận ở Việt Nam, vừa có ý nghĩa lí luận giới thiệu một xu hướng mới, vừa có giá trị thực tiễn khi áp dụng vào nghiên cứu tiếng Việt và đưa ra những kết luận xác đáng, thuyết phục. Một cách khái quát, Ngôn ngữ học tri nhận ở Việt Nam đã dần được định vị bởi nhiều học giả Lý Toàn Thắng; Trần Văn Cơ [12], [15]; Nguyễn Đức Tồn [114]; Nguyễn Thiện Giáp [28]; Nguyễn Văn Hiệp [40], Đặng Thị Hảo Tâm [97], [98] Ẩn dụ ý niệm trở thành đối tượng nghiên cứu được quan tâm đặc biệt trong nghiên cứu tri nhận ở Việt Nam. Các công trình đề cập đến đối tượng này chia thành hai hướng: nghiên cứu trọng tâm về ẩn dụ ý niệm và nghiên cứu về vấn đề tri nhận khác trong đó có một phần nội dung dành cho ẩn dụ ý niệm. Các luận án tập trung tìm hiểu về ẩn dụ ý niệm gồm: Ẩn dụ dưới góc độ ngôn ngữ học tri nhận (trên cứ liệu tiếng Việt và tiếng Anh) [60] của Phan Thế Hưng (2010); Ẩn dụ tiếng Việt nhìn từ lí thuyết nguyên mẫu (so sánh với tiếng Anh và tiếng Pháp) [29] của Võ Kim Hà (2011); Đối chiếu phương thức ẩn dụ nhìn từ lí thuyết ngôn ngữ học tri nhận trên cứ liệu báo chí kinh tế Anh –Việt [32] của Hà Thanh Hải (2011); Nghiên cứu so sánh đối chiếu ẩn dụ trong tiếng Việt và tiếng Hán từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận (trên tư liệu tên gọi bộ phận cơ thể người) [50] của Trịnh Thị Thanh Huệ (2012); Ẩn dụ ý niệm của phạm trù thực vật trong tiếng Việt (có liên hệ với tiếng Anh) [73] của Trần Thị Phương Lý (2012); Ẩn dụ tri nhận trong ca từ Trịnh Công Sơn [36] của Nguyễn Thị Bích Hạnh (2014); Ẩn dụ tri nhận trong thơ Xuân Quỳnh [91] của Phạm Thị Hương Quỳnh (2015)
  18. 8 Một hướng đi khác là các luận án vận dụng Ngôn ngữ học tri nhận dành một phần tương đối quan trọng cho ẩn dụ ý niệm, có thể kể tên các công trình Ngữ nghĩa và cơ sở tri nhận của các từ biểu đạt tình cảm trong tiếng Anh (liên hệ với tiếng Việt) [71] của Ly Lan (2012); Thành ngữ tiếng Anh và thành ngữ tiếng Việt có yếu tố chỉ bộ phận cơ thể người dưới góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận [119] của Nguyễn Ngọc Vũ (2012); Nghiên cứu thành ngữ biểu thị tâm lý tình cảm trong tiếng Anh và tiếng Việt từ bình diện ngôn ngữ học tri nhận [110] của Trần Bá Tiến (2013); Nghiên cứu thành ngữ chỉ tâm lí tình cảm trong tiếng Hán từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận (có liên hệ với tiếng Việt) [87] của Vi Trường Phúc (2013); Nghiên cứu đối chiếu thành ngữ có từ chỉ ‘Nước’ và ‘Lửa’ trong tiếng Việt và tiếng Anh từ lý thuyết ẩn dụ tri nhận [63] của Huỳnh Ngọc Mai Kha (2015); Nghiên cứu các phạm trù tình cảm trong ‘Truyện Kiều” (Nguyễn Du) theo quan điểm của ngôn ngữ học tri nhận [93] của Nguyễn Thu Quỳnh (2015) Ngoài các luận án tiêu biểu trên đây, còn rất nhiều bài báo, luận văn Thạc sĩ quan tâm tới ẩn dụ ý niệm. Nhìn chung, Việt ngữ học đã vận dụng lí thuyết tri nhận để giải quyết các vấn đề bản ngữ một cách linh hoạt. Có thể nói, bức tranh toàn cảnh về Ngôn ngữ học tri nhận nói chung, ẩn dụ ý niệm nói riêng ở Việt Nam và trên thế giới ngày càng mở rộng phong phú. Trong khuôn khổ và mục tiêu của luận án, chúng tôi chỉ trình bày dưới đây vấn đề có liên quan trực tiếp nhất tới đề tài, đó là tình hình nghiên cứu ẩm thực trong Ngôn ngữ học tri nhận trong và ngoài nước. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu ẩm thực trong Ngôn ngữ học tri nhận 1.1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Trên thế giới, ngay từ cuốn sách kinh điển đầu tiên [149], G. Lakoff và M. Johnson trong hệ thống các ẩn dụ ý niệm thường gặp đã nhắc đến ẩn dụ: “IDEAS ARE FOOD” “What he said left a had taste in my mouth. (Những gì anh nói đã để lại một mùi vị tồi tệ trong miệng tôi)
  19. 9 All this paper has in it are raw facts, half-baked ideas, and harmed-over theories. (Tất cả những bài báo này chứa những dữ kiện thô, những ý tưởng nướng dở, những học thuyết có hại)” [ ] (tr.47) Tác giả Kovecses khi nêu những miền nguồn và miền đích phổ biến trong cuốn Metaphor: A Practical Introduction [141] cũng đã liệt kê miền nguồn “Cooking and Food”: “Cooking food as an activity has been with us ever since the beginnings of humanity. Cooking involves a complex process of several elements: an agent, recipe, ingredients, actions, and a product, just to mention the most important ones. The activity with its parts and the product serve as a deeply entrenched source domain. Here are some examples: What’s your recipe for success? That’s a watered-down idea. He cooked up a story that nobody believed” (Nấu ăn là hoạt động đã tồn tại cùng chúng ta ngay từ buổi khởi đầu của nhân loại. Nấu bao gồm một quy trình phức tạp của một số yếu tố: chủ thể, công thức, các nguyên liệu, các hành động, và một sản phẩm, được đề cập như những điều quan trọng nhất. Hoạt động đó với những thành phần của nó và đồ ăn như một miền nguồn cực kì vững chắc. Đây là vài ví dụ: Công thức thành công của bạn là gì? Đó là một ý tưởng loãng toẹt Anh ta chế biến một câu chuyện mà chẳng ai tin) (tr.20) Tác giả cũng liệt kê tên các ẩn dụ ý niệm kèm theo ví dụ trong công trình này như DESIRE IS HUNGER (tr.185), LOVE IS NUTRIENT (tr.44), LUST IS HUNGER (tr.159), RESOURCES ARE FOOD (tr.61), THINKING IS COOKING (tr.75). Từ những cơ sở trên, các nghiên cứu tìm hiểu thêm về đối tượng này được mở rộng, như ẩn dụ ý niệm trong tiếng Anh SEX IS EATING [134]; Communicating Is Feeding Acquiring Ideas Is Eating, Interest In Ideas Is Appetite For Food, Good Ideas Are Healthful Foods [153].
  20. 10 Trong tiếng Ma-rốc, bài viết của K. Berrada [125] đã xác lập hệ thống ẩn dụ “đồ ăn” phong phú: TEMPERAMENT IS FOOD, LEARNING IS EATING, UNDERSTANDING IS TASTING, OFFERING IDEAS IS COOKING, PERSUADING IS EATING, HUMAN DISPOSITIONS ARE FOOD UNDERSTANDING IS DIGESTING, BELIEVING IS SWALLOWING Trong khả năng bao quát của chúng tôi, ẩn dụ ý niệm “đồ ăn” trên thế giới đã được quan tâm ở mức độ nhất định, có nhiều ẩn dụ thú vị, qua đó có thể thấy được đặc trưng văn hóa, tư duy của con người qua tri nhận về “đồ ăn”. 1.1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam Hiện nay, ở Việt Nam chỉ có hai luận văn Thạc sĩ Đặc điểm tri nhận của người Việt qua trường từ vựng thức ăn [102] của Đinh Phương Thảo (2008) và Ẩn dụ tri nhận và hàm ý trong truyện cười về giới tính – tình dục [9] của Trần Thị Quế Chi (2011) mang màu sắc tri nhận và có đề cập đến một vài ẩn dụ ý niệm liên quan tới thức ăn, hoạt động ăn uống. Luận văn [100] sau khi nghiên cứu trường từ vựng thức ăn về hệ thống, cấu trúc, đặc điểm ngữ nghĩa đã dành chương 3 đề cập tới một số ẩn dụ ý niệm liên quan đến thức ăn: THỜI GIAN LÀ THỨC ĂN, CON NGƯỜI LÀ THỨC ĂN. Đây là một nghiên nằm trong xu hướng bắc cầu từ Ngôn ngữ học cấu trúc sang Ngôn ngữ học tri nhận, các ẩn dụ ý niệm được xác lập là ẩn dụ cấu trúc – loại ẩn dụ thường gặp nhất trong ngôn ngữ cũng như trong văn học. Luận văn [9] của Trần Thị Quế Chi cũng nêu một ẩn dụ ý niệm liên quan đến ăn uống trong hệ thống các ẩn dụ tri nhận được xác lập trong các truyện cười hiện đại: TÌNH DỤC LÀ ĂN UỐNG. Trong số các công trình bậc Tiến sĩ ở Việt Nam có Đặc điểm trường ngữ nghĩa ẩm thực (trên tư liệu tiếng Hán và tiếng Việt) [80] của Ngô Minh Nguyệt là công trình chuyên sâu nhất về ẩm thực ở Việt Nam nhưng không đi theo lí thuyết tri nhận. Tác giả tập trung nghiên cứu các từ, ngữ liên quan đến ăn uống, chỉ ra đặc điểm cấu trúc, đặc trưng ngữ nghĩa, từ đó nêu ra những hàm ý văn hóa của các từ ngữ ẩm thực: đặc điểm con người, đặc trưng văn hóa ẩm thực mỗi nước. Điểm mạnh của luận án là nguồn ngữ liệu phong phú, hệ thống từ ngữ được xử lí mạch lạc theo cấu trúc, ngữ nghĩa, một số nhận xét về văn hóa ẩm thực lí thú, mới mẻ.
  21. 11 Tuy nhiên, luận án này quá thiên về tiếng Hán, cả về dung lượng cũng như chiều sâu nghiên cứu; các tìm tòi và kết luận về trường nghĩa ẩm thực cũng như ý nghĩa văn hóa trong tiếng Việt còn ít, chủ yếu kế thừa từ luận văn của Đinh Phương Thảo (2008). Nhìn chung, ăn uống/ ẩm thực chưa thực sự được Ngôn ngữ học tri nhận ở Việt Nam nghiên cứu một cách toàn diện. 1.1.3. Đánh giá chung Ẩn dụ vốn là một đối tượng nghiên cứu quen thuộc của Ngôn ngữ và và Văn học, nghiên cứu ẩn dụ ý niệm cũng là một trong những cách tiếp cận chính của Ngôn ngữ học tri nhận, đem lại những kết quả bước đầu đáng khích lệ trên thế giới cũng như Việt Nam. Tuy vậy, các nghiên cứu ẩn dụ ý niệm ở Việt Nam vẫn còn những tồn tại chưa được giải quyết thấu đáo: - Một số khái niệm, thuật ngữ vẫn còn chưa thống nhất, một số vấn đề còn bỏ ngỏ; các nghiên cứu về Ngôn ngữ học tri nhận ở Việt Nam có xu hướng “thiên vị” ẩn dụ ý niệm và kết quả nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm dường như “co cụm” ở việc định danh và phân loại. Hiện thực này phần nào làm giảm ý nghĩa “tri nhận” trong nghiên cứu ẩn dụ khi không vận dụng tối đa những quan niệm, giả thuyết mới. - Các công trình chủ yếu tập trung tới ẩn dụ cấu trúc, mà thường ít quan tâm tới các loại ẩn dụ khác. Các nghiên cứu về ẩn dụ chủ yếu chỉ dừng ở mức độ xác định ẩn dụ, chỉ ra miền nguồn-đích; cơ chế và hệ thống ánh xạ được xác định chung chung. Nhiều công trình còn nặng về minh họa lí thuyết ẩn dụ ý niệm, hoặc căn cứ vào hệ thống ẩn dụ ý niệm tiếng Anh để tìm hiểu ẩn dụ ý niệm tiếng Việt. - Nhiều nghiên cứu mang tính chất bắc cầu từ Ngôn ngữ học cấu trúc sang Ngôn ngữ học tri nhận, hoặc mang hơi hướng màu sắc tri nhận nên các kết luận khoa học còn mang màu sắc đơn nhất. Riêng ẩn dụ ý niệm miền “đồ ăn”, đến nay ở Việt Nam chưa có một nghiên cứu độc lập nào tập trung tìm hiểu một cách thấu đáo, trọn vẹn về đối tượng này dưới ánh sáng lí thuyết Ngôn ngữ học tri nhận. Tóm lại, những nghiên cứu đã có là nền tảng và là sự gợi mở để chúng tôi triển khai đề tài Ẩn dụ ý niệm miền "đồ ăn" trong tiếng Việt.
  22. 12 1.2. Cơ sở lí thuyết Ngôn ngữ học tri nhận là một trào lưu nghiên cứu đặt ngôn ngữ trong mối quan hệ với tâm lí. Với sự quan tâm của nhiều học giả trong và ngoài nước, các vấn đề lí thuyết Ngôn ngữ học tri nhận ngày càng được phát triển và phổ biến rộng rãi, nhiều khái niệm của khoa học tri nhận đã trở nên quen thuộc. Trong khuôn khổ của luận án, chúng tôi chỉ trình bày những vấn đề lí thuyết là cơ sở trực tiếp cho quá trình nghiên cứu, các vấn đề khái quát căn bản, được coi là hệ thống tri thức nền của khoa học tri nhận nói chung, Ngôn ngữ học tri nhận nói riêng sẽ không được đề cập ở đây. 1.2.1. Tính nghiệm thân Nguyên lí cốt lõi của khoa học tri nhận là “Dĩ nhân vi trung” (Lấy con người làm trung tâm), xuất phát từ con người để nhìn nhận về ngôn ngữ và thế giới. Ngay từ những nghiên cứu đầu tiên về tri nhận, G. Lakoff đã có những nhận xét mang màu sắc nghiệm thân [149], và nêu rõ trong [150] “những cấu trúc dùng để kết nối hệ thống ý niệm của chúng ta đều nảy sinh từ những trải nghiệm thân thể và được hiểu theo những cách trải nghiệm thân thể; hơn nữa, bản chất cốt lõi của hệ thống ý niệm của chúng ta bắt nguồn trực tiếp từ tri giác, sự vận động của thân thể cùng sự trải nghiệm về những đặc trưng thể chất và xã hội” [150; tr. xiv]. Thuật ngữ embodiment được Lakoff và Johnson chính thức đề cập trong [153], theo quan điểm đó, thân thể con người và cấu trúc các cơ quan tri nhận thiên bẩm là yếu tố ảnh hưởng đến kinh nghiệm trước nhất. Cùng với sự phát triển của khoa học tri nhận, thuyết nghiệm thân cũng được mở rộng về nội hàm. Margaret Wilson (2002) đã tổng kết 6 quan niệm tri nhận nghiệm thân gồm: tri nhận mang tính cảnh huống, tri nhận chịu áp lực thời gian, chúng ta chuyển gánh nặng tri nhận cho môi trường, môi trường là bộ phận của hệ thống tri nhận, tri nhận là để hành động, tri nhận ngoại tuyến dựa trên cơ thể [160]. Thông qua phân tích các ví dụ và viện dẫn quan niệm của nhiều nhà tri nhận học, bao gồm cả các nghiên cứu trong ngôn ngữ của Lakoff, Langacker, Talmy tác giả khẳng định, quan niệm “tri nhận ngoại tuyến là một hiện tượng phổ biến trong tâm trí
  23. 13 nhân loại” (off-line embodied cognition is a widespread phenomenon in the human mind) và “phản ánh một nguyên tắc cơ bản rất chung về tri nhận” (reflecting a very general underlying principle of cognition) Theo Tim Rohrer (2007) trong bài viết Embodiment and Experientialism [in trong 136; tr.25-47], hiện nay có 12 cách hiểu khác nhau về nghiệm thân, trong đó có hai cách hiểu được dùng phổ biến nhất: nghiệm thân như là sự trải nghiệm chung (embodiment as broadly experiential) và nghiệm thân như là sự trải nghiệm lấy cơ thể làm nền tảng (embodiment as the bodily substrate). Tim Rohrer cũng khẳng định: “theo cách hiểu rộng nhất, giả thuyết nghiệm thân cho rằng sự trải nghiệm về thân thể, về nhận thức và về xã hội của con người là cơ sở cho hệ thống ý niệm và hệ thống ngôn ngữ của chúng ta” [136; tr.27]. Năm 2011, Lawrence Sapiro đã bàn bạc về ba chủ đề chính của tri nhận nghiệm thân tại thời điểm đó trong [159] bao gồm: ý niệm hóa (conceptualization), thay thế (replacement) và kết cấu (constitution). Tác giả cũng phân tích về mối quan hệ giữa nghiệm thân và ẩn dụ theo quan điểm ý niệm hóa – chủ yếu là của Lakoff và Johnson (tr.86-95), trong đó đề cập tới vấn đề các ý niệm căn bản có cơ sở là thân thể con người, không cần dựa vào các ý niệm khác thông qua ẩn dụ; và sự tương đồng giữa các ý niệm tạo thành ẩn dụ có đòi hỏi mạnh về sự tương đồng của cơ thể - có thể bằng nhiều cách khác nhau. Trong luận án này, tính nghiệm thân là một lí thuyết nền tảng, từ đó đi sâu nghiên cứu cơ chế ẩn dụ ý niệm. Nghiệm thân được hiểu chung là sự chi phối của thân thể tạo nên tri nhận khác biệt của con người về thế giới, kéo theo thực tiễn bị chia cắt, trung chuyển, biến dạng dưới ảnh hưởng của những kinh nghiệm sinh học. Đó cũng là một căn cứ kích hoạt các ẩn dụ, chẳng hạn như ẩn dụ định hướng. Tính nghiệm thân với nghĩa rộng như trên là căn cứ của toàn bộ đề tài mà không được phân tích riêng ở một luận điểm nào. 1.2.2. Ý niệm và ẩn dụ ý niệm 1.2.2.1. Ý niệm Ý niệm (concept) là đơn vị cơ bản nhất của Ngôn ngữ học tri nhận, “ý niệm tựa như một khối kết đông của nền văn hóa trong ý thức con người, dưới dạng của
  24. 14 nó nền văn hóa đi vào thế giới ý thức (tư duy) của con người, và, mặt khác ý niệm là cái mà nhờ đó con người – người bình thường, không phải là “người sáng tạo ra những giá trị văn hóa” – chính con người đó đi vào văn hóa, và trong một số trường hợp nhất định có tác động đến văn hóa” (Xtepanov – dẫn theo [12; tr.136- 137]). Các ý niệm nảy sinh trong quá trình cấu trúc hóa thông tin về một sự tình khách quan trong thế giới. Ý niệm ngoài mang đặc trưng miêu tả, còn mang cả đặc trưng tình cảm, ý chí và hình tượng, nó là kết quả của sự tác động qua lại của một loạt những nhân tố như truyền thống dân tộc, tôn giáo, hệ tư tưởng, kinh nghiệm sống, hình tượng nghệ thuật, cảm xúc Theo Trần Văn Cơ, ý niệm có cấu trúc trường-chức năng được tổ chức theo mô hình trung tâm và ngoại vi. Có thể hình dung trường chức năng của ý niệm như một vòng tròn to có chứa vòng tròn nhỏ trong tâm và những vòng tròn nhỏ khác giao nhau ở ngoại vi. Hạt nhân là khái niệm, nằm ở trung tâm của trường – chức năng, mang tính phổ quát, toàn nhân loại. Ngoại vi là những yếu tố mang nét đặc thù văn hóa dân tộc, trong đó yếu tố hàng đầu là giá trị. Trong ý niệm có cái phổ quát (khái niệm) và cái đặc thù (văn hóa được thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau). Ý niệm không hình thành riêng lẻ mà trên cơ sở một nền tảng, ý niệm được làm nổi bật trở thành tiêu điểm tri nhận: nền đó là vùng tri nhận. Áp dụng cặp đối lập hình-nền, Langacker quan niệm ý niệm gồm có hai thành tố: hình bóng ý niệm (concept profile) và hình nền ý niệm (concept base). Hình bóng ý niệm là nội dung tinh thần được biểu đạt bởi từ. Hình nền ý niệm là tri thức hay tiền giả định của ý niệm. Mỗi ý niệm sẽ đưa một hình bóng lên trên một hình nền, hình bóng ý niệm sẽ trở nên vô nghĩa nếu không có hình nền ý niệm. Do vậy, xác định ý nghĩa của đơn vị ngôn ngữ phải tính đến cả ý niệm hình bóng lẫn hình nền, cả “ý niệm” lẫn “vùng tri nhận”. Cùng một sự vật khách quan có thể là những hình bóng khác nhau trên những hình nền khác nhau, tạo nên hai ý niệm khác nhau. So sánh da, đầu, máu, chân với bì, thủ, tiết, chân giò sẽ thấy cả hai nhóm đều chỉ chung sự vật thực tế nhưng nhóm 1 tạo hình bóng trên vùng tri nhận bộ phận cơ thể động vật, còn nhóm 2 tạo hình bóng trên nền thực phẩm.
  25. 15 1.2.2.2. Ẩn dụ ý niệm Ẩn dụ ý niệm (Conceptual metaphors) là một khái niệm của Ngữ nghĩa học tri nhận. Khác với quan niệm truyền thống coi ẩn dụ là phương thức tu từ, là cách diễn đạt bóng bẩy, mới lạ, Ngôn ngữ học tri nhận xác định ẩn dụ là công cụ của tư duy, “ẩn dụ thâm nhập khắp trong cuộc sống hàng ngày, không chỉ trong ngôn ngữ mà còn cả trong tư duy và hành động. Hệ thống ý niệm thông thường của chúng ta, thông qua đó chúng ta tư duy và hành động, về cơ bản là có tính ẩn dụ” chú-thích:i [149;4]. Ẩn dụ ý niệm là sự ý niệm hóa một miền tinh thần qua một miền tinh thần khác, gọi là sự ánh xạ (mapping) có hệ thống từ một miền nguồn sang một miền đích nhằm tạo nên một mô hình tri nhận (mô hình ẩn dụ) giúp lĩnh hội miền đích cụ thể, hiệu quả hơn. Với tư cách là một công cụ tri nhận, ẩn dụ được tạo ra một cách vô thức trong giao tiếp, tư duy. Năm 1992, trong bài viết The Contemporary Theory of Metaphor (Lí thuyết hiện đại về ẩn dụ) [152], Lakoff đã tổng kết những luận điểm quan trọng về ẩn dụ ý niệm, sau đây là nguyên văn: “Bản chất của ẩn dụ • Ẩn dụ là cơ chế chủ yếu qua đó chúng ta hiểu được các ý niệm trừu tượng và thể hiện lí luận trừu tượng. • Phần lớn vấn đề, từ điều bình thường nhất đến lí thuyết khoa học thâm thúy nhất, chỉ có thể được hiểu thông qua ẩn dụ. • Phép ẩn dụ về cơ bản là ý niệm, không phải ngôn ngữ, trong bản chất. • Ẩn dụ ngôn ngữ là một biểu hiện bề mặt của ẩn dụ ý niệm. • Mặc dù phần lớn hệ thống ý niệm của chúng ta là ẩn dụ, một phần đáng kể của nó là phi ẩn dụ. Hiểu biết ẩn dụ được căn cứ vào sự hiểu biết phi ẩn dụ. • Ẩn dụ cho phép chúng ta hiểu một vấn đề tương đối trừu tượng hoặc vốn không có cấu trúc dưới dạng một vấn đề cụ thể hơn, hoặc ít nhất là có cấu trúc cao hơn. Cấu trúc ẩn dụ • Ẩn dụ là ánh xạ giữa các miền ý niệm. • Những ánh xạ đó không đối xứng và cục bộ. • Mỗi ánh xạ là một tập hợp cố định các tương ứng bản thể giữa các thực thể trong một miền nguồn và các thực thể trong một miền đích.
  26. 16 • Khi các tương ứng cố định đó được kích hoạt, các ánh xạ có thể phóng chiếu mô hình suy luận miền nguồn lên mô hình suy luận miền đích. • Ánh xạ ẩn dụ tuân theo nguyên lí bất biến: Những cấu trúc lược đồ hình ảnh của miền nguồn được phóng chiếu lên miền đích theo cách phù hợp với cấu trúc cố hữu của miền đích. • Các ánh xạ không phải bất kì, mà căn cứ vào cơ thể và kinh nghiệm hàng ngày và tri thức. • Một hệ thống ý niệm chứa hàng ngàn ánh xạ ẩn dụ quy ước, tạo thành một tiểu hệ thống cấu trúc chặt chẽ của hệ thống ý niệm. • Có hai loại ánh xạ: ánh xạ ý niệm và ánh xạ hình ảnh; cả hai đều tuân theo nguyên lí bất biến.” ii [tr.39] Như vậy, Ngôn ngữ học tri nhận phân biệt ẩn dụ ý niệm và ẩn dụ ngôn ngữ (linguistics metaphor). Theo đó, ẩn dụ ngôn ngữ chỉ là các biểu thức ẩn dụ, là dạng cụ thể của ẩn dụ tri nhận – vốn trừu tượng và khái quát. Các biểu thức ẩn dụ có thể rất đa dạng nhưng nếu nó chỉ được ánh xạ từ một miền nguồn duy nhất tới một miền đích tương ứng thì đó chỉ là một ẩn dụ ý niệm. Trong mối quan hệ với so sánh (simile), ẩn dụ theo quan điểm truyền thống là một dạng riêng biệt. Nhưng Ngôn ngữ học tri nhận có cách nhìn nhận khác. Lakoff và Turner cho rằng cách xác định ẩn dụ, so sánh bằng cấu trúc cú pháp (A là B; A như B) là phản ánh sai bản chất của ẩn dụ. Bản chất ẩn dụ là tri nhận một ý niệm thông qua một ý niệm khác, như vậy hai cấu trúc trên đều cho thấy sự kết nối giữa hai miền ý niệm, chỉ có điều như mang hiệu lực yếu hơn. Nói cách khác, so sánh là ẩn dụ ở thể yếu. Có thể khái quát về mặt ngôn ngữ, ẩn dụ được đánh dấu bằng cấu trúc A là/như/tựa B hoặc các từ, cụm từ, biểu thức thuộc trường B nhưng được sử dụng để diễn đạt những nội dung, ý niệm thuộc A. Tiêu chí nhận diện hình thức này rộng mở hơn so với ẩn dụ truyền thống, tuy nhiên đó chỉ là dấu hiệu bề mặt, căn cứ để xác lập ẩn dụ phải xuất phát từ bản chất tri nhận của nó, đó là sự ý niệm hóa miền A thông qua miền B, các ánh xạ tạo nên một hệ thống nhất quán, đơn tuyến và trở thành một mô hình tri nhận trong tinh thần con người.
  27. 17 Trong sự đối sánh với hoán dụ ý niệm, ẩn dụ có nét tương đồng cũng như khác biệt. “Hoán dụ là một quá trình tri nhận trong đó một thực thể ý niệm (phương tiện) cung cấp sự tiếp cận tinh thần đến một thực thể ý niệm khác (đích) trong cùng một miền hoặc cùng một mô hình tri nhận lí tưởng” (Kovecses, dẫn theo [108; tr.37]). Ẩn dụ và hoán dụ đều là phương thức tri nhận, liên quan đến các thực thể khác nhau nhưng ẩn dụ kết nối hai miền ý niệm khác biệt còn hoán dụ chỉ liên quan tới một miền. Cơ chế của ẩn dụ là kinh nghiệm còn hoán dụ chịu chi phối mạnh của hiệu lực điển mẫu. Trong mối quan hệ với quá trình tri nhận như những phương thức ý niệm hóa cơ bản, Triệu Diễm Phương đã tổng kết quan niệm của Ungerer và Schmid (qua khảo sát ý niệm tình cảm), đó là ẩn dụ và hoán dụ có sự phân bố bổ sung, “Có nghĩa là khi một phương pháp tri nhận này chưa đầy đủ thì có thể dùng phương pháp khác để bổ sung, mục đích cuối cùng vẫn là giải thích và biểu đạt một cách đầy đủ một ý niệm” [88; tr.182]. Như vậy, việc nghiên cứu ẩn dụ khó có thể toàn diện nếu không quan tâm thích đáng đến hoán dụ. Tuy không phải là một, nhưng trong nhiều trường hợp, sự phân biệt ẩn dụ và hoán dụ là tương đối phức tạp. Hơn thế, do quá trình ý niệm hóa nhiều lần, số lượng các khung tri nhận hòa trộn tăng lên, dẫn tới hiện tượng một mô hình tri nhận là sản phẩm của cả ẩn dụ và hoán dụ. Ẩn dụ được phân loại thành: ẩn dụ cấu trúc; ẩn dụ bản thể và ẩn dụ định hướng; trong đó ẩn dụ cấu trúc là dạng phong phú nhất. Theo [149], [150] có ba loại ẩn dụ ý niệm chính: ẩn dụ cấu trúc; ẩn dụ bản thể và ẩn dụ định hướng. - Ẩn dụ cấu trúc (Structural metaphors) là loại ẩn dụ trong đó “một ý niệm được cấu trúc (một cách) ẩn dụ thông qua một ý niệm khác” (one concept is metaphorically structured in terms of another) [149;tr.15]. Kiểu ẩn dụ này thường sử dụng kết quả của biểu trưng hóa trong sự liên tưởng, giúp người ta hiểu ý niệm đích B (thường trừu tượng) thông qua các cấu trúc ý niệm nguồn A (cụ thể hơn). - Ẩn dụ định hướng (Orientational metaphors) không cấu trúc ý niệm thông qua một ý niệm khác mà tổ chức cả một hệ thống ý niệm trong mối tương quan với nhau, “nó tổ chức một hệ thống toàn thể các ý niệm đối với một hệ thống khác [ ] liên quan tới sự định hướng không gian: lên-xuống, trong-ngoài, trước-sau, trên-
  28. 18 dưới, nông-sâu, trung tâm-ngoại vi.” (organizes a whole system of concepts with respect to one another [ ] most of them have to do with spatial orientation: up- down, in-out, front-back, on-off, deep-shallow, central-peripheral) [149;tr.15]. - Ẩn dụ bản thể (Ontological metaphors) cung cấp cấu trúc tri nhận ít hơn nhiều so với ẩn dụ cấu trúc, là “những cách thức nhìn nhận các sự kiện, các hoạt động, cảm xúc, ý tưởng, v.v, như các vật thể và các chất” (ways of viewing events, activities, emotions, ideas, etc., as entities and substances) [149;tr.26] – một phương thức giúp con người phân loại, tách biệt, tập hợp, suy luận về những đối tượng khó nhận biết trong thực tại. Ẩn dụ ý niệm cũng mang tính hệ thống như ý niệm. Một ý niệm có thể dùng để tri nhận cho một ý niệm khác trừu tượng hơn, nhưng bản thân nó lại có thể cần được ý niệm hóa bởi một miền nguồn khác. Nó là cơ chế quan trọng mà thông qua đó chúng ta có thể thực hiện những lập luận phức tạp, tạo nên sự liên tục về tri nhận. 1.2.3. Miền, miền nguồn, miền đích và ánh xạ 1.2.3.1. Miền Miền (domain) là một khái niệm quen thuộc trong đời sống (ví dụ: miền xuôi, miền trung ) cũng như các ngành khoa học: toán học (ví dụ: polygonal domain (miền đa giác) là tập hợp các điểm trên mặt phẳng nằm trong đa giác), công nghệ thông tin (ví dụ: domain là một tập hợp những máy tính và người sử dụng mà chia sẻ chung một cơ sở dữ liệu dịch vụ thư mục), sinh học (ví dụ: domain – vùng tách biệt trong cấu trúc bậc ba của các protein, một tiểu phần cấu trúc được tạo ra ở bất kì phần nào của mạch polypeptide, mà đoạn mạch đó có thể gấp cuộn độc lập thành cấu trúc chặt, ổn định) Tuy nội hàm cụ thể khác nhau, nhưng điểm chung của miền là xác định một khu vực, một phạm vi, một vùng đặc hữu cụ thể trong lĩnh vực đó. Đối với khoa học tri nhận, thuật ngữ miền ra đời gắn với lí thuyết ẩn dụ ý niệm. Từ điển thuật ngữ Ngôn ngữ học tri nhận định nghĩa “Miền (hay miền ý niệm, miền kinh nghiệm): một thực thể ý niệm được sử dụng trong lí thuyết ẩn dụ ý niệm và những hướng tiếp cận liên quan tới chiếu xạ ý niệm, như hướng tiếp cận hoán dụ ý niệm và lí thuyết ẩn dụ sơ cấp. Miền ý niệm có cấu trúc tri thức tương đối phức tạp có liên quan đến các phương diện thống nhất trong kinh nghiệm. Ví
  29. 19 dụ miền ý niệm HÀNH TRÌNH được giả thiết bao gồm những đại diện cho những thứ như du khách, phương thức di chuyển, tuyến đường, điểm đến, những khó khăn trên đường, v.v Một ẩn dụ ý niệm phục vụ cho thiết lập những tương ứng được gọi là ánh xạ xuyên miền giữa một miền nguồn và một miền đích bằng cách phóng chiếu các đại diện từ một miền ý niệm lên những đại diện tương ứng ở một miền ý niệm khác”iii [131;tr.61-62]. Như vậy, miền ý niệm có thể hiểu là bộ tập hợp các ý niệm gần gũi về nội dung tinh thần như các thực thể tri nhận, các thuộc tính, các quan hệ. Các thực thể tri nhận còn gọi là các yếu tố (elements) của miền, thường được gọi tên bằng các danh từ. Các yếu tố đó có thể tạo thành những nhóm riêng rẽ như những tập hợp các thành viên tương tự, gần gũi với nhau về thuộc tính. Các thuộc tính, cùng với các quan hệ tạo thành hệ thống các phương diện (aspects) của miền ý niệm. Những phương diện này được thể hiện trong ngôn ngữ bằng các tính từ hoặc động từ. Do tính chất bách khoa của ý niệm, hệ thống yếu tố và phương diện nói trên của mỗi miền ý niệm không đơn giản là một cấu trúc đóng kín tĩnh tại mà phong phú, phức tạp với những tri thức mang dấu ấn tâm lí xã hội. Miền ý niệm đồ ăn mà luận án nghiên cứu cũng được xác định theo quan niệm như trên, bao gồm trong đó các thành viên như món ăn, thuộc tính của đồ ăn, đồ dùng kèm theo món ăn, hoạt động/cảm giác liên quan đến đồ ăn Hệ thống ý niệm là sự tái hiện thế giới khách quan trong bộ não người. Trong đó, những ý niệm về sự vật, hiện tượng cụ thể được hình thành từ những trải nghiệm chân thực của các giác quan; những ý niệm về các sự vật trừu tượng là kết quả việc tổ chức, xử lí các ý niệm sẵn có về các sự vật cụ thể. Các ý niệm trong một hệ thống ý niệm không có ranh giới rõ rệt, tức ranh giới mờ (fuzzy), thậm chí một số ý niệm trong hệ thống ý niệm này lại đồng thời nằm trong hệ thống ý niệm khác. Điều này cho phép người nghiên cứu khi phân loại ý niệm, có thể sắp xếp một số ý niệm cùng một lúc vào những danh sách khác nhau. Trong mối quan hệ với phạm trù, những nhóm thực thể, đặc điểm, quan hệ thuộc miền tri nhận có thể là những tiểu phạm trù khác nhau được quan hệ xâu chuỗi nhờ sự đa dạng, phức tạp của kinh nghiệm thực tiễn kích thích và cấu trúc thành. Mỗi nhóm ý niệm đó cũng bao gồm một số các thành viên tập hợp quanh một điển mẫu.
  30. 20 Ngoài quan niệm về miền ý niệm như trên đây, Ngữ pháp học tri nhận cũng có định nghĩa miền riêng, tuy vậy, nói như Alan Cienki trong bài viết Frames, Idealized Cognitive Models and Domains [in trong 136;tr.170-187] “khái niệm miền, mặc dù áp dụng theo những cách khác nhau trong những đường hướng khác nhau của Ngôn ngữ học tri nhận, vẫn quan trọng trong một số phương diện để phân tích ngôn ngữ vì đó thực sự là một cấu trúc nhận thức cơ bản.”[136; tr.183] 1.2.3.2. Miền nguồn, miền đích Miền nguồn (source domain) và miền đích (target domain) là thuật ngữ quy chiếu tới các miền ý niệm trong cấu trúc ẩn dụ ý niệm. Lí thuyết ẩn dụ ý niệm khái quát về miền nguồn và miền đích: “Các ẩn dụ kết nối hai miền ý niệm, miền ‘nguồn’ và miền ‘đích’. Miền nguồn bao gồm một tập hợp các thực thể ngôn từ, các thuộc tính, các quá trình và các quan hệ, được liên kết ngữ nghĩa và dường như được lưu trữ cùng nhau trong tâm trí. Chúng được thể hiện trong ngôn ngữ bằng các từ và các biểu thức liên quan, có thể xem như tổ chức trong các nhóm tương tự những nhóm được mô tả là ‘các hệ từ vựng’ hay ‘các trường từ vựng’ bới các nhà ngôn ngữ học. Miền đích có xu hướng trừu tượng, và rút ra cấu trúc của mình từ miền nguồn, thông qua liên kết ẩn dụ, hay “ẩn dụ ý niệm”. Miền đích do đó được cho là có quan hệ giữa các thực thể, các thuộc tính và các quá trình, những cái phản chiếu chúng được tìm thấy ở miền nguồn. Ở cấp độ ngôn ngữ, các các thực thể, các thuộc tính và các quá trình ở miền đích được từ hóa (bằng) việc sử dụng các từ và các biểu thức liên quan của miền nguồn. Các từ và các biểu thức liên quan đó đôi khi được gọi là ‘ẩn dụ ngôn ngữ’ hay ‘biểu thức ẩn dụ’ để phân biệt với ẩn dụ ý niệm”iv [123]. Trong tương quan giữa hai miền nguồn – đích, miền nguồn thường cụ thể, trực quan, dễ nhận biết, hoặc đã được ý niệm hóa trong tâm trí con người. Ngược lại, miền đích có xu hướng trừu tượng, khó xác định, mới mẻ với nhận thức hoặc kinh nghiệm. Miền đích cần có miền nguồn để sao phỏng cấu trúc, vay mượn nhãn dán, xây dựng các lược đồ hình ảnh đối ứng để làm công cụ tri nhận, giúp miền đích đi vào thế giới quan của con người dễ dàng và phù hợp với nền tảng tri nhận đã có.
  31. 21 Miền ý niệm có tính độc lập tương đối, tồn tại trong tinh thần con người, còn miền nguồn-đích gắn chặt với ẩn dụ ý niệm. Miền ý niệm trong những trường hợp cụ thể có thể trở thành miền nguồn hoặc miền đích. Những vấn đề trên sẽ là căn cứ để luận án tìm hiểu về miền ý niệm “đồ ăn”, các nhóm ý niệm và điển mẫu trong mỗi nhóm, các miền nguồn, đích có liên quan tới miền ý niệm “đồ ăn” theo quan hệ ẩn dụ. 1.2.3.3. Ánh xạ Ánh xạ (mapping) là sự phóng chiếu giữa những yếu tố của miền nguồn và những yếu tố tương ứng của miền đích. Đó là một hệ thống cố định giữa các điểm tương ứng đó trong cấu trúc ẩn dụ ý niệm. Sự ánh xạ còn có thể tạo nên những điểm mới, cấu trúc, lược đồ mới mà trước đó chưa từng có trong miền đích do phản chiếu từ mô hình tri nhận của miền nguồn. Xác lập được sơ đồ ánh xạ giữa một cặp nguồn-đích chính là chìa khóa tìm hiểu về ẩn dụ ý niệm. Bản chất của ánh xạ là cố định, đơn tuyến và cục bộ: - Ánh xạ giữa hai miền ý niệm được kích hoạt khi con người có nhu cầu ý niệm hóa về miền đích, cấu trúc ẩn dụ một khi đã hình thành thì không thay đổi. Đó là nguyên tắc bất biến (Invariance Principle) của ẩn dụ ý niệm mà Lakoff đã xác định trong [152]. - Chiều của ánh xạ là từ nguồn tới đích, không có chiều ngược lại. - Tính chất cục bộ của ánh xạ được hiểu là chỉ có một bộ phận miền nguồn được phóng chiếu tới miền đích chứ không phải toàn bộ các yếu tố cấu thành. Các thuộc tính, thực thể được đánh dấu đó là những thuộc tính, thực thể có giá trị tri nhận, những yếu tố khác còn lại bị ẩn giấu hoặc mờ đi. Bản chất cục bộ này giúp hai miền nguồn-đích tương ứng nhưng không bị đồng nhất, giúp tạo nên sự thống nhất trong đa dạng của thế giới tinh thần. Cơ chế của ánh xạ là được kích hoạt căn cứ vào kinh nghiệm và tri thức. Sự kích hoạt của các ẩn dụ thông thường không phụ thuộc vào ý thức mà tự động, vô thức (automatic, unconscious) hoặc đôi khi, ở ngưỡng dưới của mức độ ý thức (below the level of consciousness). Khác với quan điểm truyền thống, G. Lakoff cho rằng “Ẩn dụ chủ yếu căn cứ trên sự tương ứng trong kinh nghiệm hơn là sự tương
  32. 22 đồng” (Metaphor is mostly based on correspondences in our experiences, rather than on similarity) và “Các ánh xạ không phải võ đoán, mà căn cứ vào cơ thể và kinh nghiệm hàng ngày và tri thức” (Mappings are not arbitrary, but grounded in the body and in everyday experience and knowledge) [152]. Ba căn cứ ánh xạ mà Lakoff đã tổng kết sẽ là hướng tìm hiểu cơ chế ánh xạ ẩn dụ của luận án. Lí thuyết ánh xạ là cơ sở căn bản để chúng tôi triển khai nội dung chương 3 của luận án. 1.2.4. Điển mẫu Điển mẫu (prototype) là khái niệm gắn với phạm trù tri nhận và sự phạm trù hóa. Đó là thành viên điển hình, ở vị trí trung tâm của phạm trù, đó là thí dụ tốt nhất, nổi bật nhất, được thụ đắc đầu tiên trong ngôn ngữ (tiêu biểu là đối tượng trẻ em). Theo E. Rosch con người phân loại sự vật trong thực tại chủ yếu dựa trên sự tương tự, trong danh sách các thành viên sẽ có những thành viên tiêu biểu hơn, trở thành căn cứ để tập hợp các thành viên khác. Ngược lại, khi nhắc tới một phạm trù, con người cũng nghĩ tới điển mẫu trước nhất, chứ không quan tâm tới toàn bộ danh sách hay các thuộc tính chung. Như vậy, điển mẫu được xác lập cùng lúc với quá trình phạm trù hóa, và là một sản phẩm của sự phân loại mang tính tâm lí chứ không phải quy ước xã hội. Theo F. Ungerer và H.J. Schmid, “thành viên điển mẫu của các phạm trù tri nhận có số lượng lớn nhất các thuộc tính chung với các thành viên khác của phạm trù và có số lượng nhỏ nhất các thuộc tính cùng xảy ra với các thành viên của phạm trù bên cạnh. Điều đó có nghĩa là trong phạm vi của các thuộc tính, các thành viên điển mẫu khu biệt tối đa với các thành viên điển mẫu của các phạm trù khác” (dẫn theo [12; tr.233]). Từ góc độ ngôn ngữ học, thay vì nghiên cứu từng thành viên trong danh sách, có thể nghiên cứu điển mẫu để phán đoán và kết luận các thuộc tính, đặc điểm của bộ tập hợp đó. Các đặc tính của điển mẫu cũng là một căn cứ quan trọng giúp luận án nghiên cứu sự vận động của ý niệm “đồ ăn” ở góc độ khái quát nhất – thông qua điển mẫu. 1.2.5. Mô hình tri nhận
  33. 23 Khái niệm mô hình tri nhận (cognitive model) được Lakoff đề xuất, là những cách thức chung để con người ý niệm hóa thế giới khách quan thành các tri thức. Mô hình tri nhận được hình thành trên cơ sở các tương tác giữa con người với hiện thực, tạo thành các phương thức tổ chức và biểu đạt kinh nghiệm của con người. Có bốn kiểu mô hình tri nhận thường gặp trong quá trình ý niệm hóa, đó là: - Mô hình mệnh đề: cấu trúc tri thức về quan hệ giữa ý niệm với ý niệm, được biểu hiện bằng mệnh đề ngôn ngữ. - Mô hình sơ đồ hình ảnh: mô hình lưu giữ các kiến thức có liên quan đến quan hệ không gian, sự dịch chuyển, hình dạng. - Mô hình ẩn dụ: mô hình dùng để ý niệm hóa, giải thích và suy luận về các sự vật trừu tượng. - Mô hình hoán dụ: mô hình được hình thành từ một mô hình khác. Theo Triệu Diễm Phương, mô hình tri nhận giúp chúng ta lí giải các hiện tượng ngữ nghĩa và ý niệm, có ý niệm được lí giải trực tiếp nhưng có những ý niệm phức tạp cần sử dụng mối quan hệ giữa chúng với các ý niệm trực tiếp, mà ẩn dụ ý niệm là một điển hình. Những vấn đề lí thuyết trên đây là cơ sở phân xuất, nhận diện và hệ thống hóa ý niệm “đồ ăn” trong tiếng Việt. Kết quả của sự vận dụng này sẽ được trình bày ở chương tiếp theo của luận án. 1.2.6. Pha trộn ý niệm Với sự mở rộng hướng nghiên cứu về cấu trúc tri nhận, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy có những ẩn dụ ý niệm mà nếu chỉ dùng ánh xạ hai miền nguồn-đích thì không đủ lí giải một số sắc thái ý nghĩa vốn không có sẵn ở miền đích/nguồn. Fauconnier và Turner đã đưa ra lí thuyết về không gian tinh thần (mental space) và thuyết pha trộn ý niệm (conceptual blending) để giải thích những trường hợp đó. Từ điển thuật ngữ Ngôn ngữ học tri nhận định nghĩa “Không gian tinh thần là các vùng không gian ý niệm có chứa các dạng thông tin đặc trưng. Chúng được cấu tạo trên cơ sở ngôn ngữ tổng quát, ngữ dụng và các chiến lược văn hóa để chọn lọc thông tin”v [131; tr.134]. Về bản chất, không gian tinh thần tương tự như miền ý niệm trong thuyết ẩn dụ ý niệm của Lakoff. Lí thuyết này xoay quanh các không gian tinh thần với tư cách các gói ý niệm (conceptual packet). Pha trộn ý
  34. 24 niệm hay tích hợp ý niệm (conceptual integration) là sự tích hợp của bốn không gian tinh thần (không gian chung, không gian nhập 1 – 2, không gian pha trộn) với quan hệ ánh xạ đa chiều. Một mô hình pha trộn ý niệm căn bản gồm bốn không gian tinh thần được thể hiện trong sơ đồ khái quát: Generic Space Input I2 Input I1 Blend Hình 1.2.6. Mô hình pha trộn ý niệm Mô hình trên đây sẽ được cụ thể hóa các thành tố tùy theo ví dụ lựa chọn, Fauconnier và Turner đã phân tích mẫu câu “This surgeon is a butcher” (Bác sĩ giải phẫu là tên đồ tể). Sự xuất hiện của không gian pha trộn đã giúp giải thích những ý nghĩa tiêu cực nảy sinh trong ví dụ mà ánh xạ hai miền không thể giải quyết được. Từ mô hình cơ bản với bốn không gian tinh thần, các dạng mô hình khác cũng được đưa ra để phân tích quá trình tâm lí con người khi nhận thức về các ý niệm mới phức tạp. Hai tác giả cũng đề cập tới kiểu định danh kép “land-yarch” (du thuyền mặt đất) với mô hình ba không gian tinh thần (không có miền không gian chung), trong ví dụ này có những sắc thái ý nghĩa đặc thù mà không thấy được ở quan hệ ánh xạ hai miền nguồn-đích, chỉ mô hình pha trộn mới có thể lí giải. Trong mô hình pha trộn ý niệm, các yếu tố nhất định được đánh dấu, làm nổi bật, tương tác và tạo thành một cấu trúc ý niệm mới trong không gian pha trộn. Thuyết pha trộn giúp giải thích những trường hợp mà ánh xạ không thể phân tích, lí
  35. 25 giải triệt để. Luận án cũng sẽ vận dụng lí thuyết này để giải quyết một vài trường hợp tiêu biểu, đáng lưu ý bên cạnh quan điểm ánh xạ. Tiểu kết 1. Vấn đề ẩm thực nói chung, ăn và đồ ăn nói riêng được nghiên cứu khá rộng trên góc độ văn hóa Việt Nam nhưng còn tương đối mỏng theo lí thuyết Ngôn ngữ học, nhiều nghiên cứu mang tính chất bắc cầu từ Ngôn ngữ học cấu trúc sang Ngôn ngữ học tri nhận, hoặc mang hơi hướng màu sắc tri nhận. Các nghiên cứu theo trào lưu Ngôn ngữ học tri nhận ở Việt Nam hiện nay đang nở rộ, nhiều công trình có đóng góp mới cả về lí thuyết lẫn ứng dụng. Tuy nhiên, nghiên cứu riêng về miền ý niệm “đồ ăn” thì chưa có. 2. Ngôn ngữ học tri nhận tiếp cận ngôn ngữ dựa trên kinh nghiệm và cách thức con người tri giác, ý niệm hóa về thế giới. Đối tượng nghiên cứu quan trọng nhất của Ngôn ngữ học tri nhận là ý niệm, đó là đơn vị của ý thức bao hàm cả nội dung tri thức của khái niệm và các kinh nghiệm. Ý niệm được hình thành trên một vùng tri nhận nền, là kết quả của quá trình ý niệm hóa. Ẩn dụ ý niệm là sự ý niệm hóa một miền tinh thần qua một miền tinh thần khác, được gọi là sự ánh xạ (mapping) có hệ thống từ một miền nguồn sang một miền đích nhằm tạo nên một mô hình tri nhận. Các khái niệm miền nguồn-đích, ánh xạ là chìa khóa nghiên cứu ẩn dụ ý niệm. Ẩn dụ ý niệm bao gồm ẩn dụ cấu trúc, ẩn dụ định hướng, ẩn dụ bản thể. Luận án vận dụng triệt để những nội dung cơ bản đã trình bày cùng các kiến thức mô hình tri nhận, điển mẫu, pha trộn ý niệm và những vấn đề có liên quan khác của Ngôn ngữ học tri nhận về để tiếp tục đi sâu nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm miền “đồ ăn” trong các chương tiếp theo.
  36. 26 Chương 2 MIỀN Ý NIỆM “ĐỒ ĂN” TRONG TIẾNG VIỆT Dẫn nhập Ẩn dụ ý niệm được cấu trúc bởi hai hợp phần: miền nguồn-đích và ánh xạ, nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm cần phải chỉ ra hai hợp phần đó. Trong luận án này, miền ý niệm “đồ ăn” là miền được xác định trước, là một căn cứ nhận diện ẩn dụ, với tư cách miền nguồn, hoặc miền đích. Bởi vậy, để việc nhận diện ẩn dụ ý niệm đồ ăn trong phạm vi ngữ liệu mở được chính xác, có căn cứ để xác định sự ánh xạ cũng như hệ thống hóa các ẩn dụ ý niệm “đồ ăn”, miền “đồ ăn” sẽ được chú trọng xem xét riêng trong chương 2. Đồ ăn quan trọng và quen thuộc trong cuộc sống con người, do đó ý niệm “đồ ăn” là một trong số những ý niệm phổ dụng, đời thường nhất. Tuy vậy, mỗi cá nhân trong tâm trí mình sẽ có những trải nghiệm riêng về ý niệm đó. Việc nghiên cứu của luận án không thể bao quát tối đa mọi khác biệt tâm lí của mọi cá nhân. Chúng tôi khởi đầu sự quan sát miền ý niệm này bằng các từ điển; tiếp tục mở rộng ra các biểu thức ngôn ngữ quen thuộc trong sinh hoạt, trong các văn bản in ấn và thực hiện điều tra xã hội học ở quy mô hợp lí nhằm cố gắng đạt tới một kết quả tin cậy về mặt khoa học. Nguyên lí của Ngữ nghĩa học tri nhận có một số điểm cần lưu ý: cấu trúc ngữ nghĩa là cấu trúc tri nhận, cấu trúc tri nhận có tính nghiệm thân, biểu hiện ý nghĩa có tính bách khoa, kết cấu ý nghĩa là sự ý niệm hóa. Từ đó, việc nghiên cứu ý niệm khó tách rời nghiên cứu ý nghĩa do có liên quan tới cùng một đơn vị ngôn ngữ là từ. Do những vấn đề trên, luận án sẽ tìm hiểu nghĩa như một căn cứ để nghiên cứu “ý niệm”, là một phần tạo nên các ý niệm thuộc miền “đồ ăn”. Chương 2 tập trung tìm hiểu về cấu trúc, đặc điểm miền ý niệm “đồ ăn” theo các phương diện: tổ chức miền “đồ ăn” và mô hình tri nhận. 2.1. Về quan niệm “đồ ăn” Từ điển tiếng Việt hiện nay ở Việt Nam không có mục từ riêng về “đồ ăn”. Theo từ điển [84], nghĩa 1 của “đồ” là “vật do con người tạo ra để dùng vào một việc cụ thể nào đó trong đời sống hàng ngày [nói khái quát]: đồ ăn thức uống ”;
  37. 27 “ăn” là “tự cho vào cơ thể thức nuôi sống: ăn cơm ”. Suy ra, có thể định nghĩa “đồ ăn”: vật do con người tạo ra để đưa vào nuôi sống cơ thể hàng ngày [nói khái quát]. Từ định nghĩa này, có thể rút ra một số nhận xét như sau: - Đồ ăn là nhân tạo: đồ ăn là sản phẩm con người làm ra hiểu theo nghĩa rộng – là tạo ra thứ mà trước đó không có, bao gồm quá trình sơ chế, chế biến, trình bày sản phẩm. Việc tạo ra đồ ăn không nhất thiết phải trải qua tất cả các quá trình trên, chẳng hạn rau sống là món ăn chỉ cần sơ chế (rửa sạch, có thể cắt thái, khử trùng (thường bằng cách ngâm nước muối), vẩy ráo nước, có thể trộn thêm gia vị hoặc không). - Giá trị cơ bản của đồ ăn là cung cấp dinh dưỡng nuôi sống cơ thể. Ngoài ra, đồ ăn cũng thỏa mãn giác quan con người về màu sắc, hương vị, chất lượng món ăn. Các giá trị phía sau chỉ được coi trọng khi nhu cầu đầu tiên được đáp ứng, con người khi được “ăn no” mới quan tâm đến “ăn ngon”. - Đồ ăn là cách nói khái quát, chỉ chung những thứ ăn được trong đó có các loại cụ thể hơn như thức ăn, món ăn, bao gồm cả các loại hoa quả, tuy nhiên “hoa quả” không thuộc vùng khảo sát của luận án vì hai lí do: thứ nhất, hoa quả có tư cách thành viên miền thực vật rõ nét hơn, vì vậy với khuôn khổ giới hạn của luận án, việc ôm đồm một đối tượng đã được quan tâm kĩ lưỡng ở khu vực khác là không cần thiết, hơn nữa có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng nghiên cứu; thứ hai, hoa quả là thứ có thể ăn ngay (sau khi làm sạch) không cần qua các bước chế biến, điều này xét rộng vẫn đảm bảo tiêu chí nhân tạo, nhưng nó khiến cho “hoa quả” trở thành thí dụ tồi trong miền “đồ ăn” nếu xét theo tiêu chí “chế biến”. Trong sự đối chiếu với “uống” và “đồ uống”, có thể thấy “ăn” biểu thị sự tiếp nhận các loại đồ khô, đặc hoặc sệt, còn “uống” liên quan tới các loại chất lỏng như nước, bia, rượu, trà Tuy nhiên, có một ngoại lệ khi xem xét cặp đối lập ăn- uống này, đó là trường hợp của các phát ngôn quen thuộc như: (a1) Trẻ ăn sữa công thức tiềm ẩn nhiều rủi ro. (a2) Con được ăn sữa mẹ sẽ có sức đề kháng tốt. (a3) Chị có cho bé ăn sữa ngoài không? Cũng là sữa nhưng các diễn đạt sau đây lại không được chấp nhận:
  38. 28 (b1) Người già nên ăn sữa có bổ sung can-xi để phòng chống loãng xương. (b2) Ăn sữa đậu nành giúp tăng cường nội tiết tố nữ. (b3) Để phát triển tầm vóc, trẻ em cần duy trì chế độ ăn 3 cốc sữa mỗi ngày. Cả hai nhóm đều chỉ sự tiếp nhận chất lỏng (sữa) nhưng nhóm (a) chấp nhận kết hợp với động từ “ăn” còn nhóm (b) thì không. Sự khác biệt dễ nhận thấy giữa hai nhóm này là chủ thể tiếp nhận ở (a) là trẻ nhũ nhi, còn (b) dùng trong trường hợp người trưởng thành và trẻ lớn. Trong trường hợp này, ở nhóm (a) đặc tính “lỏng” của sữa đã bị làm mờ, chỉ có yếu tố nghĩa “nuôi sống cơ thể hàng ngày” được đánh dấu, làm nổi bật. Bởi vì, với trẻ sơ sinh, nguồn dinh dưỡng duy nhất là sữa mẹ (hoặc sữa công thức/sữa ngoài) – đó cũng là lí do người ta gọi trẻ nhũ nhi, còn với trẻ lớn/người trưởng thành thì nét nghĩa này không còn nữa, sữa chỉ là thức uống bổ sung trong khẩu phần (thậm chí, do đặc điểm tự nhiên và thói quen, người Việt rất ít uống sữa). Yếu tố nghĩa “nuôi sống cơ thể hàng ngày” giúp cho kết hợp ngữ pháp “ăn sữa mẹ/sữa công thức/sữa ngoài” được chấp nhận trong tiếng Việt. Đây là một ngoại lệ, nó cũng cho thấy sự tinh tế trong tri nhận của người Việt về ăn và uống. Trong luận án này, các loại thức uống (sữa, nước, trà ) cùng các hoạt động, cảm giác liên quan cũng không thuộc phạm vi tìm hiểu của đề tài. Mặc dù trong tư duy người Việt ăn và uống thường xuyên đi đôi với nhau (ăn uống, cơm nước, đói khát), nhưng về bản chất đây vẫn là hai ý niệm khác nhau, miền được hình thành trên cơ sở ý niệm kép này cũng rộng hơn rất nhiều so với miền mà luận án đang quan tâm. Trong khả năng có thể, chúng tôi lựa chọn chỉ tập trung nghiên cứu “đồ ăn”. Các thành tố chỉ hoạt động, thực thể, cảm giác tổng hợp liên quan tới cả hai ý niệm ăn-uống vẫn đủ tư cách thành viên miền do tính chồng xếp, nhưng là các thành viên không tiêu biểu. 2.2. Tổ chức của miền ý niệm “đồ ăn” Miền ý niệm “đồ ăn” là một vùng tinh thần chứa đựng những hiểu biết, kinh nghiệm, văn hóa của con người liên quan tới đồ ăn. Như các miền ý niệm khác, cấu tạo nên miền ý niệm “đồ ăn” là các yếu tố (elements), các thuộc tính và các quan hệ của các yếu tố đó – gọi chung là các phương diện (aspects). Các yếu tố và phương diện không phải bất kì mà được tập hợp dựa trên cơ sở sự tương tự và các kinh nghiệm kích thích bởi ý niệm “đồ ăn”. Nói cách khác, tên gọi “đồ ăn” của miền ý niệm đã gợi dẫn và thu hút những thành viên liên quan tạo thành các nhóm ý niệm,
  39. 29 hay là các tiểu miền (sub-domain). Nghiên cứu tổ chức của miền “đồ ăn” là xem xét cấu trúc trường-chức năng của ý niệm “đồ ăn”, từ đó xác lập các nhóm ý niệm của miền, điển mẫu của mỗi nhóm và cấu trúc hình bóng-hình nền của miền ý niệm “đồ ăn”. 2.2.1. Ý niệm “đồ ăn” 2.2.1.1. Khái niệm hạt nhân của ý niệm “đồ ăn” Mọi ý niệm đều được cấu trúc thành trung tâm và ngoại vi. Ý niệm “đồ ăn” có hạt nhân là khái niệm được suy luận theo từ điển như đã nêu trên: “vật do con người tạo ra để đưa vào nuôi sống cơ thể hàng ngày [nói khái quát]”. Ý niệm đó tạo ra trong tâm trí người Việt một vùng liên tưởng khá rõ nét về các yếu tố liên quan và các yếu tố lân cận. - “vật”: đồ ăn là một lớp các thực thể (1) xác định có tên gọi riêng (các món cụ thể). - “do con người tạo ra”: đồ ăn được tạo ra bởi con người, nhắc tới đồ ăn là nhắc tới quá trình chế biến (2) để tạo ra sản phẩm được thực hiện bởi một chủ thể H (human). - “đưa vào nuôi sống cơ thể hàng ngày”: vai trò mặc định của đồ ăn là để “ăn” (3) tức là tiếp nhận vào cơ thể con người. Do tính chất bách khoa của ý niệm, các kinh nghiệm liên quan tới các thành tố trên đây đồng hiện trong tâm trí người Việt, nhắc tới đồ ăn là nhắc tới sự chế biến, những hương vị đặc trưng, cách thức bài trí, hoạt động thưởng thức, những cảm giác và cảm xúc mà đồ ăn mang lại .v.v Cụ thể, các thành tố trực tiếp trên đây lại kích thích sự xuất hiện của một loạt liên tưởng khác ở mức độ rộng hơn: - “các thực thể” (1) là đồ ăn có đặc điểm hình thức (1a), mùi vị (1b), tính chất (1c) phong phú, đa dạng; được bày biện, sắp xếp, chứa đựng vào dụng cụ (1d) nhất định. - “quá trình chế biến” (2) cần có các nguyên liệu (2a), gia vị (2b), đồ dùng (2c), bao gồm một chuỗi các hoạt động chế biến được tiến hành theo một công thức (2d) nhất định, trình bày (2e) theo một kiểu phù hợp. - “hoạt động ăn” (3) cần sử dụng các vật dụng (3a) phù hợp, được tổ chức thành các sự kiện cụ thể (3b); và liên quan tới các cảm giác (3c), trạng thái (3d) của con người H trước, trong, sau khi ăn. Có thể mô hình hóa cấu trúc hạt nhân của ý niệm “đồ ăn” trong mô hình 2.2.1.1a:
  40. 30 Đồ dùng Trình Nguyên bày liệu Mùi vị Đồ ăn Gia vị Dụng Tính cụ chất Thực Công thể Chế thức Hình biến thức Ăn Chủ Vật thể dụng Sự Cảm kiện giác Trạng thái Mô hình 2.2.1.1a: Cấu trúc hạt nhân của ý niệm “đồ ăn” Trong cấu trúc nêu trên, có thể thấy các thành tố ý niệm bậc thứ nhất như “thực thể đồ ăn”, “hoạt động chế biến”, “hoạt động ăn”, cùng một vài thành tố ý niệm của nhóm 2 (hình thức, tính chất, mùi vị của đồ ăn) là nằm trọn vẹn trong vùng lõi khái niệm “đồ ăn”. Thành tố “trình bày” nằm trên đường biên, giao giữa vùng lõi và vùng ngoại biên. Các thành tố còn lại như “nguyên liệu”, “gia vị”, “công thức”, “dụng cụ” (chế biến, bày biện, thưởng thức), “sự kiện ăn”, “cảm giác” và “trạng thái” của chủ thể khi ăn đều nằm ở ngoại biên của khái niệm. Chủ thể H – con người vừa là đối tượng sáng tạo sản phẩm, vừa là đối tượng thụ hưởng. Cần phân biệt con người trong thực tế vừa nấu nướng, vừa ăn uống với con người theo nghĩa khái quát khi bàn về chủ thể H. Bởi lẽ, trong thực tế, người chế biến và người thưởng thức nhiều khi (thậm chí đa số) không phải là cùng một người; nhưng từ góc độ phân loại tri nhận thì đều là một đối tượng (con người). Tương tự, một số thành tố ý niệm cũng có sự tương đồng về phân loại như: hoạt động (chế biến, ăn/thưởng thức, sự kiện), đồ dùng (chế biến, bày biện, thưởng thức). Các thành tố thuộc vùng lõi chính là các thuộc tính bất khả li của khái niệm “đồ ăn”. Khi nói đến “đồ ăn” những thành tố này được kích thích và đồng hiện
  41. 31 trong tâm trí con người. Các thành tố thuộc ngoại biên là những liên tưởng kéo theo của khái niệm. Những liên tưởng này chỉ xuất hiện khi được kích hoạt từ vùng tương ứng nằm trong vùng lõi, ví dụ “chế biến” kích hoạt cho “gia vị, nguyên liệu, công thức, trình bày, đồ dùng chế biến, đầu bếp”, nhưng không kích hoạt được những liên tưởng về cảm giác sinh lí/ tâm lí của con người về đồ ăn (no, đói, chán, thèm). Nếu như khái niệm “đồ ăn” là hạt nhân của ý niệm “đồ ăn” thì có thể coi các thành tố thuộc vùng lõi khái niệm là bậc 1, còn các thành tố ngoại biên là bậc 2. Bậc 1 là bậc cơ sở, cố định, mang tính tiên nghiệm; bậc 2 là bậc mở rộng, linh hoạt, mang tính liên tưởng. Có thể giản lược cấu trúc hai bậc của khái niệm ‘đồ ăn” làm hạt nhân ý niệm “đồ ăn” theo lược đồ 2.2.1.1b sau đây. Bậc 2 (mở rộng) Bậc 1 Khái niệm (cơ sở) “đồ ăn” Lược đồ 2.2.1.1b: Cấu trúc hạt nhân của ý niệm “đồ ăn” Mỗi khái niệm này chứa đựng các thành tố cơ bản, là cơ sở để hình thành các miền ý niệm, nghĩa là mỗi thành tố có thể kích thích các thành viên trong ngôn ngữ tạo thành một nhóm ý niệm. Đây là cấu trúc khái quát, khi ứng với một khái niệm cụ thể, cấu trúc này được tường minh hóa, thể hiện được nhận thức của con người về “đồ ăn”. Lấy ví dụ ý niệm “cơm” sẽ có cấu trúc khái niệm hạt nhân chi tiết và giản lược như mô hình sau.
  42. 32 Bát Xới, Gạo đơm Nước Thơm/ ngọt Cơm Gia vị* Nồi Dẻo/ khô Cơm, Công cơm nếp thức* Trắng Nấu Và/nhai /nuốt Con Đũa, người bát Bữa Ngon/ cơm Chán Đói/ no Mô hình 2.2.1.1c: Cấu trúc hạt nhân của ý niệm “cơm” Trong mô hình chi tiết trên đây, thành tố “gia vị” không xác định, nếu là cơm (tẻ) thông thường không sử dụng gia vị, nhưng là cơm nếp thì có thể thêm chút muối. Công thức chế biến của “cơm” (và các món khác) thường khá dài, chúng tôi chỉ viết đại diện trong lược đồ, không thể tỉ mỉ, chi tiết. Các thành tố cũng chỉ mang tính đại diện, ví dụ, không được liệt kê đầy đủ tất cả. Tuy nhiên, khái niệm “cơm” trên đây chỉ là khái quát, nói cách khác, đây là “cơm” tiêu biểu, điển hình (cơm tẻ) và các thành tố khác cũng gắn liền với nó: nhắc đến cơm là nghĩ tới cơm tẻ hàng ngày (Cơm tẻ mẹ ruột, cơm bữa); cơm ăn với bát đũa (dụng cụ); cơm trắng (Cơm trắng như bông/ Gạo trắng như muối) Nói cách khác, đây là nghĩa khái niệm, không phải miêu tả các bước hay định nghĩa riêng về một món ăn cụ thể.
  43. 33 Một mô hình khác (2.2.1.1d) để làm ví dụ đối chiếu là khái niệm “bột” (món ăn cho trẻ em). Đĩa, bát Đổ Bột gạo Nước Mặn/ Mắm nhạt Bột muối Xoong Lỏng/ đặc Công Bột Quấy thức* Trắng, xanh Nuốt Con Thìa người Bữa Ngon/ Chán Đói/no Mô hình 2.2.1.1d: Cấu trúc hạt nhân của ý niệm “bột” So sánh hai mô hình khái niệm, ta thấy có khác biệt ở các thành tố, ví dụ: hoạt động chế biến (nấu cơm # quấy bột), hoạt động thưởng thức (và/nhai/nuốt cơm # nuốt bột ~ được bón và không nhai) Tuy nhiên, vẫn với một nhận xét như trên, đây chỉ là mô hình khái niệm, và mô hình chung thì tính khái quát càng cao. Một điểm cần chú ý khác là ý niệm luận án tập trung nghiên cứu là “đồ ăn”, nghĩa là đồ ăn ở vị trí trung tâm, các nét nghĩa thuộc vùng lõi cũng là thuộc tính của đồ ăn. Tuy nhiên, do đặc tính liên tưởng, cấu trúc này vẫn thường xuyên được mở rộng như đã phân tích. Các yếu tố liên đới nếu xem xét ở góc độ nghiên cứu khác sẽ có vị trí, vai trò khác và kéo theo, ta sẽ có cấu trúc khái niệm hạt nhân cũng như
  44. 34 mô hình khái niệm khác. Ví dụ, nếu là mô hình ý niệm “ăn” có thể có dạng như mô hình 2.2.1.1e sau. Vật Trạng dụng thái Cảm giác Ăn Hoạt động Sự Chủ kiện Nguyên thể liệu Đối Chế tượng Gia vị biến Đặc Đồ điểm dùng Dụng Hình Mùi cụ thức vị Công thức Trình bày Mô hình 2.2.1.1e: Cấu trúc hạt nhân của ý niệm “ăn” So sánh hai mô hình 2.2.1.1a và 2.2.1.1e sẽ thấy số lượng các thành tố thuộc tính và thành tố mở rộng là bằng nhau (17 thành tố) nhưng cách thức cấu trúc hai khái niệm này khác nhau. Lí do là mô hình thứ nhất mục tiêu là cấu trúc hóa khái niệm “đồ ăn” còn mô hình thứ hai mục tiêu là khái niệm “ăn”. Hai khái niệm này thuộc hai miền khác nhau, các yếu tố cấu thành cũng khác nhau, do đó cấu trúc khái niệm khác nhau. Theo quan điểm tri nhận, hai mô hình này được đánh dấu/ làm nổi bật bằng các yếu tố khác nhau nên cấu trúc bị biến đổi theo yếu tố trung tâm đó. Thứ hai, xét các vòng liên tưởng, mô hình 2.2.1.1a chỉ bố trí ở hai bậc (bậc cơ sở và bậc mở rộng) nhưng trong mô hình 2.2.1.1e, thì thành tố ngoại biên lại cần có một kích thích nữa mới tạo nên vòng liên tưởng thứ 2, để xác lập đủ 17 thành tố như mô hình 2.2.1.1a. Nếu vẽ lại thành lược đồ, cấu trúc khái niệm “ăn” sẽ có dạng
  45. 35 3 bậc là bậc cơ sở, bậc 2 (tạm gọi là bậc mở rộng 1) và bậc 3 (tạm gọi là bậc mở rộng 2), ta có lược đồ 2.2.1.1g. Bậc 3 (mở rộng 2) Bậc 2 (mở rộng 1) Bậc 1 Khái niệm (cơ sở) “ăn” Lược đồ 2.2.1.1g: Cấu trúc hạt nhân của ý niệm “ăn” Có thể đánh giá mức độ tập trung của các thành tố trong khái niệm “ăn” thấp hơn so với khái niệm “đồ ăn”. Nói khác đi, tác dụng kích thích liên tưởng của “đồ ăn” mạnh hơn, như vậy miền ý niệm xác lập trên cơ sở khái niệm này cũng chặt hơn. Đây cũng là một trong những lí do chúng tôi không chọn ý niệm “ăn” hay “ăn uống”/ “ẩm thực” làm xuất phát điểm cho nghiên cứu của luận án, “đồ ăn” có giá trị đại diện tốt hơn, và miền ý niệm tạo thành cũng có tính tương liên rõ rệt hơn. Tóm lại, ý niệm “đồ ăn” có hạt nhân là khái niệm tương ứng là “vật do con người tạo ra để đưa vào nuôi sống cơ thể hàng ngày [nói khái quát]”. Khái niệm này bao gồm 17 thành tố, chia thành hai bậc (bậc cơ sở, bậc mở rộng). Toàn bộ cấu trúc của khái niệm “đồ ăn” là trung tâm của ý niệm đồ ăn, theo cấu trúc trường – chức năng. Hơn thế, các thành tố của khái niệm hạt nhân này cũng sẽ là căn cứ để nghiên cứu quá trình hình thành miền ý niệm “đồ ăn” trong tiếng Việt. Đối với miền ý niệm “đồ ăn”, khái niệm hạt nhân và các thành tố đóng vai trò thực sự quan trọng. Các thành tố nói trên được thống kê lại trong bảng mô tả 2.2.1.1h sau.
  46. 36 STT Thành tố Bậc 1 Bậc 2 1 Thực thể đồ ăn  2 Mùi vị  3 Tính chất  4 Hình thức  5 Đồ dùng bày biện  6 (Hoạt động) Chế biến  7 Công thức  8 Nguyên liệu  9 Gia vị  10 Đồ dùng  11 Trình bày  12 (Hoạt động) Ăn  13 Vật dụng  14 Cảm giác  15 Trạng thái  16 Sự kiện  17 Chủ thể  Bảng 2.2.1.1h. Các thành tố của khái niệm “đồ ăn” Trong điều tra xã hội học của luận án về đặc điểm tri nhận của người Việt về đồ ăn và các ý niệm liên quan, chúng tôi đã khảo sát ý kiến người Việt thông quan bảng hỏi trực tiếp (Phụ lục 3.1) và công cụ khảo sát trực tuyến Google docs tại địa chỉ truy cập vì lí do kĩ thuật nên hình thức bảng hỏi và biểu mẫu trực tuyến không hoàn toàn giống nhau nhưng nội dung vẫn đảm bảo nhất quán (hình ảnh trang biểu mẫu trực tuyến được mô tả tại phụ lục 3.2). Số lượng bảng kết quả hoàn thành đầy đủ khảo sát là 261 (nữ: 166; nam: 95). Các nội dung của điều tra được sử dụng để làm căn cứ đối chiếu thực tiễn trong suốt quá trình thực hiện luận án, nhằm giúp đưa ra hoặc đánh giá lại những kết luận thu được từ các phương pháp có tính lí thuyết. Câu hỏi đầu tiên, chúng tôi đã đề nghị thông tin viên xác định yếu tố không liên quan đến đồ ăn trong một danh sách gợi ý kèm theo tùy chọn và thu được kết quả 2 yếu tố ít liên quan nhất là: giá cả, thời gian – địa điểm ăn; ngoài ra, người
  47. 37 được hỏi cũng đưa ra nhiều lựa chọn khác về các yếu tố không liên quan đến đồ ăn như: giao thông, thời tiết Số liệu cụ thể khái quát trong bảng 2.2.1.1i. STT Danh mục Số lượng Tỉ lệ Ghi chú 1 Lương thực, thực 0 0% phẩm, gia vị 2 Chế biến 0 0% công thức, kĩ thuật, đồ dùng, đầu bếp 3 Nguyên liệu 0 0% tươi ngon, an toàn 4 Trình bày 13 5,8% đồ đựng, sắp xếp 5 Giá cả 32 14,2% 6 Dụng cụ ăn 27 12% thìa/muỗng, đũa, bát/chén 7 Đặc điểm đồ ăn 0 0% tên, hình dáng, màu sắc, mùi vị, chất lượng, hạn sử dụng 8 Người ăn 13 5,8% sức khỏe, tâm lí, cảm giác no/đói, khẩu vị, thói quen, tuổi tác, người cùng ăn 9 Thời gian, địa điểm 64 28,4% ăn 10 Khác (tùy chọn) 81 33.8% Máy móc, công việc, thời tiết, giao thông Tổng 225 100% Không trả lời: 36 Bảng 2.2.1.1i. Kết quả khảo sát mức độ KHÔNG liên quan của các yếu tố đến đồ ăn So sánh trở lại bảng 2.2.1.1h, có thể thấy trong tư duy người Việt, tất cả các thành tố bậc 1 đều được thừa nhận mối quan hệ với đồ ăn ở mức tuyệt đối, các thành tố bậc 2 có mức độ liên quan thấp hơn; có 36 người cảm thấy bối rối không thể lựa chọn hoặc tự xác định đồ ăn không liên quan tới yếu tố nào, điều đó cho thấy sự bao trùm của ý niệm “đồ ăn” là tương đối rộng và phức tạp. Kết quả khảo sát độc lập này cũng giúp luận án khẳng định những đánh giá đã rút ra từ tư liệu là đảm bảo tính thực tiễn, có thể tin cậy. 2.2.1.2. Các giá trị ngoại vi của ý niệm “đồ ăn” Ý niệm có cấu trúc trường-chức năng được tổ chức theo mô hình trung tâm và ngoại vi. Nếu như ở trung tâm là một khái niệm hạt nhân thì ở ngoại vi là một dải các yếu tố văn hóa thống nhất với nhau tạo thành trường giá trị của ý niệm. Cấu trúc ý niệm của “đồ ăn” bao gồm hạt nhân khái niệm “đồ ăn” đã phân tích ở trên, cùng với trường các yếu tố văn hóa nền tảng, tổ chức theo mô hình 2.2.1.2a.
  48. 38 Văn hóa dân tộc Văn hóa tộc người Văn hóa TRUNG TÂM Ý NIỆM Khái niệm nhóm “ĐỒ ĂN” “đồ ăn” xã hội NGOẠI VI Văn hóa vùng Văn hóa cá nhân Mô hình 2.2.1.2a. Cấu trúc ý niệm “đồ ăn” Trong mô hình cấu trúc ý niệm “đồ ăn” trên, khái niệm trung tâm không thể hiện đầy đủ các yếu tố mà chỉ xác định tương quan vị trí, vai trò của bộ phận cấu thành ý niệm. Chi tiết các thành tố của khái niệm đã được phân tích kĩ ở phần trên. Hệ giá trị văn hóa bao quanh khái niệm được thể hiện trong mô hình cũng không cố định mà có thể thêm hoặc bớt các giá trị. Lấy ví dụ ý niệm “cơm”, về cơ bản văn hóa Việt Nam, văn hóa các nhóm xã hội không khác biệt nhiều khi xây dựng nền tảng cho ý niệm “cơm”. Tuy vậy, truyền thống một số tộc người không ăn cơm tẻ hàng ngày mà ăn xôi, cơm nếp (người Thái, người Khơ-me [nguồn: ]) hay như người Mông ăn mèn-mén (món ăn làm từ bột ngô) [nguồn: Chuyên trang Văn hóa dân tộc – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam ], với những tộc người đó, ý niệm “cơm” chắc chắn có biến đổi do văn hóa ẩm thực tộc người. Hoặc người miền Bắc hiện nay bảo lưu khá rõ bữa ăn gia đình, trong đó “cơm” là món chủ đạo, tổ chức bữa ăn cũng giữ được nhiều nét truyền thống, nhưng người miền Nam đã hình thành nếp sống hướng ngoại, ưa thích các bữa ăn quán xá, trong bữa ăn gia đình ăn không cần chờ nhau, không cần mời cơm. Sự
  49. 39 khác biệt này chắc chắn có tác động đến ý niệm “cơm” trong nhận thức của người Việt ở hai miền Nam, Bắc. Ngoài ra, các yếu tố văn hóa gia đình, hay đặc điểm lịch sử cũng sẽ ảnh hưởng ý niệm, có thể làm biến đổi cấu trúc ý niệm của cá nhân hoặc thay đổi ý niệm theo thời gian. Trước đây, điều kiện sống khó khăn, các ý niệm “thịt” “cá” phản ánh mức sống cao, sung túc nhưng ngày nay, thịt cá không còn được coi trọng như xưa, và liên tưởng về sự giàu có qua món ăn này cũng mờ nhạt đi nhiều. Tóm lại, cấu trúc của ý niệm “đồ ăn” gồm hai trường chức năng: khái niệm “đồ ăn” là hạt nhân, bao gồm 17 thành tố chia thành hai bậc: bậc cơ sở và bậc mở rộng; trường ngoại vi là tổng hòa hệ giá trị văn hóa từ khái quát đến cá thể, chồng xếp lẫn nhau và có sự xóa mờ ranh giới giữa ngoại vi và trung tâm. Trong cấu trúc ý niệm “đồ ăn”, các thành tố thuộc khái niệm hạt nhân không chỉ có vai trò tạo nên ý niệm mà còn là cơ sở cho quá trình hình thành miền ý niệm liên quan đến “đồ ăn” trong tiếng Việt. 2.2.2. Các nhóm ý niệm của miền ý niệm “đồ ăn” và điển mẫu 2.2.2.1. Các nhóm ý niệm của miền ý niệm “đồ ăn” Trên cơ sở các căn cứ đã phân tích về thành tố của ý niệm “đồ ăn”, chúng tôi tiến hành khảo sát, đối chiếu hai từ điển [84], [121] và hệ thống hóa được 910 đơn vị biểu thị phương diện khác nhau của miền “đồ ăn”. Cụ thể về số lượng: STT Nhóm Phân loại Số lượng Tỉ lệ 1 Thực thể Món ăn 619 68,02% Nguyên liệu Gia vị 2 Đặc điểm Mùi 68 7,47% Vị Trạng thái, tính chất 3 Đồ dùng Chế biến 71 7,80% Bày biện, chứa đựng Thưởng thức 4 Hoạt động Chế biến 120 13,19% Trình bày Thưởng thức Sự kiện 5 Cảm giác, cảm nhận Cảm nhận về đồ ăn 32 3,52% Cảm giác với đồ ăn Tổng 910 100% Bảng 2.2.2.1a. Thống kê ý niệm thuộc miền “đồ ăn”
  50. 40 Bảng liệt kê chi tiết các ý niệm thuộc miền “đồ ăn” được trình bày tại phụ lục 1, các nhóm kể trên được chia thành từng bảng riêng biệt để tiện xem xét, thứ tự các ý niệm được sắp xếp theo bảng chữ cái, cấu tạo từ của các đơn vị được lọc đơn giản thành từ đơn, từ ghép, cụm từ. Trong thống kê trên đây, luận án chỉ ghi nhận các trường hợp mà các thuộc tính, chức năng, đặc trưng của đối tượng thuộc/liên quan đến miền ý niệm đang xét. Ví dụ, dao, dao pha (dao có lưỡi lớn, dùng được nhiều việc như cắt, thái, băm, chặt ), dao phay (dao lưỡi mỏng, to bản, mũi bằng, dùng để băm, chặt) có thể cắt, chặt, băm, thái nói chung; nhưng dao quắm (dao to, lưỡi dài, mũi cong), dao tông (dao to, sống dày, lưỡi liền với cán rỗng, thường dùng để chặt, chẻ) chủ yếu dùng để chặt, chẻ; còn dao bầu (dao to bản, phần giữa bầu ra, nũi nhịn, thường dùng để chọc tiết trâu, bò, lợn), dao yếm (dao to bản, có hình giống dao bầu, thường dùng vào việc bếp núc) chuyên dùng cho việc bếp núc. Như vậy, dao, dao pha, dao phay có thể thuộc nhiều danh sách cùng lúc – trong đó có nhóm “đồ dùng chế biến”; dao bầu, dao yếm là một thí dụ tốt của nhóm này, nhưng dao quắm, dao tông chỉ là thí dụ tồi, tạm thời không được tính đến trong thống kê. Trường hợp các loại thực vật, các loại gia súc, gia cầm, thủy-hải sản, chúng tôi cũng xếp ngoài vùng nghiên cứu, bởi thuộc tính thiên định của chúng không phải là làm nguyên liệu cho chế biến đồ ăn. Theo quan điểm tri nhận, những ý niệm này không thuộc hình nền đồ ăn mà thuộc các hình nền thực vật, động vật. Mặc dù vẫn có thể chấp nhận một danh sách nguyên liệu lương thực, thực phẩm rộng hơn nhiều, nhưng với số thành viên quá lớn, lại không điển hình, việc nghiên cứu không hiệu quả, không cần thiết, vì vậy luận án chọn danh sách ngắn gọn với các tiêu chí chặt chẽ hơn. Riêng các loại “rau” vẫn được thống kê, vì bản chất sự phân loại “rau” đã bao hàm đặc trưng “nguyên liệu cho thực phẩm”. Mặt khác, thống kê này dựa trên từ điển như một căn cứ văn bản học, trên thực tế có nhiều ý niệm “đồ ăn” vẫn được người Việt ý thức và đưa vào sử dụng trong giao tiếp nhưng không xuất hiện trong từ điển. Những trường hợp như vậy, chúng tôi vẫn nghiên cứu ở phần sau nếu cần thiết nhưng không nằm trong số liệu tính toán tại bảng 2.2.2.1a, chúng tôi coi các ý niệm xác lập tại đây là đương nhiên, ổn định.
  51. 41 Xét về tỉ lệ, có thể thấy miền “đồ ăn” tiếng Việt có cấu trúc như sau (số liệu căn cứ bảng 2.2.2.1a) Thực thể Đặc điểm Đồ dùng Hoạt động Cảm giác, cảm nhận Biểu đồ 2.2.2.1b. Tỉ lệ các ý niệm trong miền “đồ ăn” Trong 5 nhóm “thực thể”, “đặc điểm”, “đồ dùng”, “hoạt động”, “cảm giác, cảm nhận” thuộc miền ý niệm “đồ ăn”, chiếm tỉ lệ cao nhất là “thực thể” (68,02%), điều này phản ánh một hệ thống món ăn phong phú, đa dạng của người Việt (mà đông đảo nhất là các đơn vị chỉ các món ăn cụ thể). Tiếp theo là “hoạt động” (13,19%), “đồ dùng” (7,80%), “đặc điểm” (7,47%). Nhóm “cảm giác, cảm nhận” có tỉ lệ thấp nhất (3,52%). Các nhóm ý niệm trong miền “đồ ăn” được hình thành từ hệ thống 17 thành tố của ý niệm hạt nhân, giữa chúng cũng có mối liên hệ mật thiết theo kiểu kết chuỗi, do sự kích thích của thành tố trung tâm nhóm này tới thành tố trung tâm của nhóm kia. Các nhóm có sự gần gũi cao về kinh nghiệm thì khoảng cách giữa chúng càng nhỏ, một số nhóm có sự chồng xếp, mờ nhạt ở đường biên do các thành viên ở ngoại vi có thể cùng lúc tồn tại trong cả hai danh sách kế cận. Sự nhận diện các đơn vị thuộc miền “đồ ăn” là cơ sở giúp chúng tôi xác định chính xác ý niệm cũng như ẩn dụ ý niệm “đồ ăn” trong quá trình nghiên cứu. Mặt khác, tri thức về hình nền cũng là căn cứ để nhận diện ẩn dụ ý niệm khi một ý niệm thuộc danh sách đã được chọn không phản ánh đối tượng thuộc miền “đồ ăn” mà khơi gợi những tri thức thuộc một miền ý niệm khác.
  52. 42 2.2.2.2. Điển mẫu Điển mẫu là thành viên điển hình một tập hợp, đó là thí dụ tốt nhất, nổi bật nhất. Đó là một số thành viên đến trong tinh thần con người trước hết trong kinh nghiệm liên tưởng và được tri nhận nhanh chóng hơn. Căn cứ những đặc điểm của điển mẫu, các điển mẫu của miền ý niệm “đồ ăn” được xác đinh thông qua kết hợp hai thao tác độc lập: khoanh vùng các ý niệm cơ sở (thường có hình thức là từ đơn); đánh giá mức độ xuất hiện của các ý niệm đó trong liên tưởng của người Việt thông qua khảo sát thực tế. Việc định vị điển mẫu sẽ là cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo, đặc biệt trong những trường hợp cần thiết sự phân tích tỉ mỉ, chi tiết (case study). (1) Từ cấu trúc miền ý niệm “đồ ăn” đã được xác lập, các ý niệm cơ sở được khoanh vùng để đánh giá theo các tiêu chí: - Hình thức ngôn ngữ: là từ đơn, hoặc từ ghép trong trường hợp không có từ đơn khái quát hơn; - Khả năng sản sinh: mức độ sản sinh cao, các ý niệm bậc dưới tương ứng có số lượng lớn hoặc tương đối lớn, hoặc thuộc nhóm nhiều nhất trong cùng nhóm; - Mức độ phổ biến: ý niệm có tần suất xuất hiện cao trên ngữ liệu; - Số lượng ý niệm được khoanh vùng cho mỗi nhóm tối đa là 2. STT Nhóm Phân loại Ý niệm tiêu biểu 1 Thực thể Món ăn Cơm Nguyên liệu Thịt Gia vị Muối 2 Đặc điểm Mùi Thơm Vị Mặn Trạng thái, tính chất Nguội 3 Đồ dùng Chế biến Nồi Bày biện, chứa đựng Bát Thưởng thức Đũa 4 Hoạt động Chế biến Nấu Trình bày Đơm Thưởng thức Ăn Sự kiện Bữa 5 Cảm giác, cảm nhận Cảm nhận về đồ ăn Đói Cảm giác với đồ ăn Ngon Bảng 2.2.2.2a. Các ý niệm tiêu biểu của miền “đồ ăn”
  53. 43 (2) Khảo sát người dùng tiếng Việt về các ý niệm tiêu biểu trên, điều tra xã hội học sử dụng hai dạng câu hỏi: (2a) Nêu 03 từ xuất hiện đầu tiên trong suy nghĩ: kiểm tra phản xạ ngôn ngữ - tâm lí; đây là câu hỏi 1, đưa ra trước trong khảo sát nhằm hạn chế sự định hướng của bảng hỏi tới bản năng ngôn ngữ của người trả lời khảo sát. Kết quả khảo sát 261 người dùng ngôn ngữ thu được 3 từ có tần suất cao nhất của mỗi nhóm như bảng 2.2.2.2b (sắp xếp từ cao xuống thấp). STT Nhóm Ý niệm Số lượt Tần suất Ghi chú 1 Thực thể cơm 216/783 27,6% canh 91/783 11,6% nói chung muối 64/783 8,17% 2 Đặc điểm ngọt 188/783 24,0% mặn 154/783 19,7% thơm 93/783 11,9% 3 Đồ dùng bát 165/783 21,1% nồi 86/783 10,9% đũa 71/783 9,1% 4 Hoạt động ăn 226/783 28,9% nấu 135/783 17,2% xào 89/783 11,4% 5 Cảm giác, cảm đói 190/783 24,3% nhận thèm 112/783 14,3% ngon 92/783 11,7% Bảng 2.2.2.2b. Các ý niệm tiêu biểu theo điều tra xã hội học (2b) Chọn 5 ví dụ tiêu biểu trong danh sách gợi ý theo thứ tự ưu tiên từ 1-5 (câu hỏi 4). Danh sách này sắp xếp ngẫu nhiên, tránh việc các ví dụ tiềm năng xuất hiện trước để người trả lời tiện lựa chọn. Câu hỏi này không đưa danh sách tương tự (2a), không bố trí liền nhau, tránh ảnh hưởng kết quả lẫn nhau. Kết quả trả lời (2b) có giá trị phụ trợ cho (2a) vì đáp án trong trường hợp này không thực sự tiêu biểu cho ý niệm (không phải là từ) mà có thể là các sự vật, hiện tượng trong thực tiễn. Kết hợp (1), (2a), (2b), luận án lựa chọn 5 điển mẫu (bảng 2.2.2.2c); trong đó “mặn” có tần suất theo khảo sát (2a) thấp hơn “ngọt” nhưng theo (1) có sự sản
  54. 44 sinh tốt hơn nên được lựa chọn (so với “ngọt”, “mặn” có thêm các biến thể chỉ ngoại hình, quan hệ thân xác). STT Nhóm Điển mẫu 1 Thực thể Cơm 2 Đặc điểm Mặn 3 Đồ dùng Bát 4 Hoạt động Ăn 5 Cảm giác, cảm nhận Đói Bảng 2.2.2.2c. Các điển mẫu trong miền “đồ ăn” Các điển mẫu này sẽ được nghiên cứu kĩ hơn trong chương 3 về sự vận động ý niệm để thấy được xu hướng dịch chuyển của toàn bộ miền ý niệm. 2.2.3. Cấu trúc hình bóng-hình nền của miền ý niệm “đồ ăn” Khái niệm hình bóng ý niệm (concept profile) và hình nền ý niệm (concept base) do R. Langacker đề xuất. Hình bóng ý niệm là nội dung tinh thần được biểu đạt bởi từ. Mỗi ý niệm sẽ đưa một hình bóng lên trên một hình nền, hình bóng ý niệm sẽ trở nên vô nghĩa nếu không có hình nền ý niệm. Do vậy, xác định ý nghĩa của đơn vị ngôn ngữ phải tính đến cả ý niệm hình bóng lẫn hình nền, cả “ý niệm” lẫn “vùng tri nhận”. Cùng một sự vật khách quan có thể là những hình bóng khác nhau trên những hình nền khác nhau, tạo nên hai ý niệm khác nhau. Có thể hình dung về hình nền-hình bóng như hình ảnh sau (nguồn Internet). Bức ảnh có tên Green hill with oak tree (Đồi cỏ và cây sồi) trên ghi lại khung cảnh một cây sồi lớn mọc trên đồi cỏ dưới ánh nắng. Trên nền trời, cây sồi
  55. 45 in một hình bóng cao lớn, rõ nét, từ thân, cành, tán lá (tạm gọi hình ảnh 1). Dưới mặt đất, cây sồi lại là một bóng râm bao phủ, không còn sự cao lớn, không còn thân cành cụ thể (tạm gọi hình ảnh 2). Cây sồi chính là ví dụ cho thực thể, hình ảnh 1 là hình bóng cây sồi trên hình nền bầu trời, hình ảnh 2 là hình bóng cây sồi trên hình nền mặt đất. Hình ảnh 1 và 2 là hai ý niệm khác nhau của cùng một thực thể do hai cặp hình bóng-hình nền khác biệt phối hợp với nhau tạo nên. Ý niệm không chỉ đơn giản là một đơn vị ngôn ngữ biệt lập mà phải là sự phối hợp giữa ý nghĩa và vùng tri nhận nền. Mối quan hệ của cặp đối ứng hình bóng-hình nền cần được nhận thức ở hai góc độ: - Cùng một sự vật, hiện tượng nhưng khi đổ bóng lên nền khác nhau thì tạo nên ý niệm khác nhau. Chẳng hạn, cùng chỉ lớp mô bao bọc bên ngoài của động vật nhưng trên hình nền cấu tạo sinh học của cơ thể ta có ý niệm “da”, còn trên hình nền thực phẩm, đồ ăn ý niệm được hình thành lại là “bì”. - Cùng một hình thức ngôn ngữ nhưng quy chiếu tới các sự vật, hiện tượng khác nhau và tạo thành các ý niệm riêng biệt khi chiếu bóng lên các hình nền khác nhau. Ví dụ, “hông” quy chiếu tới “vùng hai bên của bụng dưới ngang với xương chậu” là một ý niệm được tạo nên từ hình bóng trên hình nền cấu tạo sinh học của cơ thể, còn khi quy chiếu tới “nồi hai tầng dùng để đồ xôi của đồng bào dân tộc” thì lại là ý niệm “hông” hoàn toàn khác biệt, ý niệm này có được khi chiếu bóng lên hình nền vật dụng chế biến đồ ăn. Hình nền rộng nhất, chủ đạo trong sự tạo thành các ý niệm “đồ ăn” chính là nền “đồ ăn”. Các ý niệm tạo hình bóng trên nền này có “món ăn”, các nguyên liệu “lương thực”, “thực phẩm”, “gia vị”. Các vùng nền “tính chất”, “mùi vị”, “đặc điểm”, “tính chất” đồ ăn có sự giao thoa với hình nền “đồ ăn”. Hai vùng nối tiếp vào biên giới của nền đồ ăn là “hoạt động với đồ ăn” (cơ sở của ý niệm về “chế biến”, “thưởng thức” đồ ăn), “vật dụng liên quan đến đồ ăn” (bao gồm các ý niệm về vật dụng “chế biến”, “bày biện”, “thưởng thức”). Cuối cùng là vùng “con người”, là nơi để các ý niệm về “con người”, “cảm giác”, “trạng thái” liên quan đến món ăn đổ bóng lên. Có thể hình dung tổ chức các vùng nền như lược đồ sau:
  56. 46 Mùi vị Vật dụng Tính chất Đồ ăn Hoạt động Đặc điểm Con người Lược đồ 2.2.3a. Các vùng nền của miền ý niệm “đồ ăn” Trong biểu đồ trên, vùng gạch chéo là hình nền chung cho toàn bộ ý niệm thuộc miền “đồ ăn”. Các vùng “hoạt động”, “con người”, “vật dụng” có khu vực liên quan tới đồ ăn và có khu vực không liên quan (phần trắng). Khi một hình bóng chiếu lên hình nền thuộc phạm vi nào thì ý niệm có được sẽ được hình thành theo phạm vi đó. ống tiêu hóa sau dạ dày Đồ ăn Sinh vật Lòng Ruột Lược đồ 2.2.3b: Hình bóng-hình nền của ý niệm “Ruột”, “Lòng”
  57. 47 Luận án đã khảo sát một số trường hợp các đối tượng chiếu bóng lên các vùng nền khác nhau và nhận thấy hiện tượng này không hiếm, dưới đây là 10 ví dụ rất phổ biến thuộc hai hình nền “đồ ăn” và “cơ thể sinh vật”. Hình nền “cơ thể sinh STT Đối tượng Hình nền “đồ ăn” vật” Lớp mô bao bọc bên ngoài cơ 1 Da Bì thể động vật Phần phình to của ống tiêu hóa Mề (gà) 2 để chứa đựng và nghiền nát thức Dạ dày Sách (bò) ăn Bộ phận lọc nước tiểu, hình hạt 3 Thận Cật đậu 4 Chất lỏng màu đỏ trong cơ thể Máu Tiết 5 Phần trên cùng cơ thể chứa não Đầu Thủ/ Sỏ Bộ phận cơ thể có khả năng co 6 Cơ Thăn/Thịt nạc giãn tạo cử động 7 Phần thịt lẫn mỡ ở bụng – Ba chỉ 8 Bộ phận chứa bào thai Dạ con (Tử cung) Tràng 9 Ống tiêu hóa sau dạ dày Ruột Lòng Bộ phận dưới cùng cơ thể để 10 Chân Chân giò (lợn) đứng, đi Bảng 2.2.3c. So sánh ý niệm tương ứng trên hai hình nền “đồ ăn” và “cơ thể sinh vật” Khi so sánh các ý niệm chiếu bóng trên nền “đồ ăn” với các nền khác xa hơn, như “thực vật”, “đồ vật”, “hoạt động” thì hiện tượng tương tự cũng xảy ra. Ví dụ: “dưa” có thể là “thức ăn làm bằng rau muối chua” (hình nền “đồ ăn”) hoặc “cây thuộc loại bầu bí, quả ăn được” (hình nền “thực vật”). Có một số trường hợp, trên cùng một lĩnh vực nền, một đơn vị ngôn ngữ quy chiếu đến hai đối tượng khác nhau, khi đó, sự phân biệt vùng nền phải chi tiết, cụ thể hơn để xác định rõ ý niệm. Chẳng hạn, “thịt” trong “Thịt gà đãi khách” (~ giết mổ) và “Thịt gà hôm nay bở quá” (~ thực phẩm). Xác định rõ hình bóng-hình nền ý niệm là căn cứ xác đáng để nhận diện, và phân loại ý niệm về các nhóm ý niệm phù hợp.
  58. 48 2.3. Mô hình tri nhận miền ý niệm “đồ ăn” 2.3.1. Mô hình mệnh đề Mô hình mệnh đề là cấu trúc tri thức về quan hệ giữa ý niệm với ý niệm, được biểu hiện bằng mệnh đề ngôn ngữ. Mỗi mệnh đề là một phát ngôn xác tín (khẳng định hoặc phủ định), có thể kiểm nghiệm tính đúng/sai. Các mệnh đề là cơ sở quan trọng cung cấp tri thức, kinh nghiệm cho con người trong quá trình tìm hiểu, tri giác thế giới khách quan. Những kinh nghiệm về miền “đồ ăn” cũng được tổng kết trong các mệnh đề. Những mệnh đề này có thể bắt gặp trong ca dao, tục ngữ, tác phẩm văn học hoặc sinh hoạt đời thường. Có thể khái quát một số mệnh đề thuộc miền ý niệm “đồ ăn” như sau: (1) Mệnh đề bộc lộ chức năng - Cơm tẻ là mẹ ruột - Muốn ngon thì cốm dẹp, muốn đẹp thì cháo hoa - Quà ngon chả giò, quà no bánh đúc . - Muốn ngon ăn bún bò, muốn no ăn bánh đúc - Đói ăn rau, đau uống thuốc - Bệnh từ miệng mà vào, họa từ miệng mà ra - Ăn mặn uống nước đỏ da/ Nằm đất nằm cát cho ma nó hờn - No nhờ canh, lành nhờ thuốc - Ăn cơm có canh/Tu hành có vãi - Miến lươn là thức quà bổ âm (Hà Nội 36 phố phường – Thạch Lam) Như vậy, quan niệm của người Việt về chức năng của đồ ăn bao gồm: cung cấp dinh dưỡng, duy trì sự sống, bồi bổ sức khỏe, thỏa mãn khẩu vị và nhu cầu sinh lí của cơ thể. Các chức năng trên nếu không được đảm bảo sẽ gây hậu quả xấu đến thể chất, tinh thần con người. (2) Mệnh đề khái quát đặc điểm - Đũa tre một chiếc khó cầm/ Nằm đêm nghĩ lại, thương thầm bạn xưa - Muối để ba năm không thiu/ Bình vôi để hở thì mèo không ăn - Vuông bánh chưng tám góc - Nồi nào vung nấy
  59. 49 - Đắt xắt ra miếng - Muối ba năm muối đang còn mặn/Gừng chín tháng gừng hãy còn cay Các đặc điểm của đồ ăn, đồ dùng, gia vị, món ăn đều có thể tìm thấy trong các nhận định mang tính khái quát của người Việt. Đó chính là kết quả rút ra từ trải nghiệm thực tiễn, là kho tri thức về cái ăn, cách ăn được bảo lưu trong ngôn ngữ dân tộc. (3) Mệnh đề thể hiện đánh giá - Một trăm đám cưới không bằng hàm dưới cá trê. - Nhất thịt bò tái, nhì gái đương tơ - Nhất phao câu, nhì đầu cánh - Nhất ngon là đầu cá gáy/ Nhất thơm là cháy cơm nếp. - Nhất gạo lúa can, nhì gan cá bống - Nhất trong là giếng nước Hồi/ Nhất béo nhất bùi là cá rô câu - Thịt cá là hương hoa, tương cà là gia bản - Vợ dại không hại bằng đũa vênh - Ăn uống là cả một nền văn hóa (Miếng ngon Hà Nội – Vũ Bằng) - Phở là một thứ quà thật đặc biệt của Hà Nội (Hà Nội 36 phố phường – Thạch Lam) Các đánh giá về vị trí, giá trị của món ăn, vật dụng mang tính chủ quan cá nhân hoặc đại diện cho cộng đồng rất thường gặp trong cuộc sống. Những mệnh đề này vừa là sự định hướng phong cách ăn uống, vừa bộc lộ gu ẩm thực, quan niệm về sự ăn của người Việt. (4) Mệnh đề tổng kết kinh nghiệm - Gà cựa dài thì rắn, gà cựa ngắn thì mềm. - Cau phơi tái, gái đoạn tang, chim ra ràng, gà mái ghẹ - Chim ngói mùa thu, chim cu mùa hè - Nước mắm xem màng màng/Thành hoàng xem tang quạt - Mua thịt thì chọn miếng mông/ Lấy chồng thì chọn con tông nhà nòi - Mua cá thì phải xem mang/ Mua bầu xem cuống, mới toan không nhầm - Đặt chõ ngó hơi, đặt nồi ngó lửa. - Luộc nấu lửa to, chiên kho lửa nhỏ. - Than không hồng, đuôi cá không cong.
  60. 50 Kinh nghiệm được tổng kết trong các mệnh đề là kinh nghiệm chọn lựa, chế biến, sử dụng các loại nguyên liệu, các món ăn. Những kinh nghiệm này giúp con người tìm được cách thức tối ưu để tạo ra những món ăn ngon, hợp khẩu vị, có chất lượng tốt, vào thời điểm phù hợp (5) Mệnh đề thể hiện cách ứng xử - Già chuộng bát canh chua, trẻ mong manh áo mới - Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau - Nhiều tiền mua thịt, ít tiền mua xương - Vụng sà vụng sịt, lắm thịt cũng ngon - Liệu gạo nấu nồi, liệu người thổi cơm - Ăn giỗ ngồi sát vách, đãi khách ngồi thành bàn - Miếng ngon ăn ít ngon nhiều/ Người khôn dẫu nói nửa điều cũng khôn Những mệnh đề tổng kết cách ứng xử trong nấu nướng, ăn uống thể hiện rõ sự tinh tế, khéo léo của người Việt trong quan hệ xã hội, thông qua đồ ăn và hoạt động ăn. Tất nhiên, có những cách ứng xử được đồng tình, có cách ứng xử bị phê phán, nhưng dù đồng tình hay phê phán đều nhằm xây dựng nếp văn hóa đẹp trong ăn uống. Một cách khái lược, có thể thấy các mô hình mệnh đề là một nguồn tri thức dồi dào, giúp con người có vốn hiểu biết tương đối đầy đủ về các loại món ăn, cách thức chế biến, ứng xử trong thưởng thức đồ ăn cũng như quan hệ xã hội. Các ví dụ vừa dẫn chỉ là những trường hợp tiêu biểu, thường gặp trong tiếng Việt, qua đó khẳng định vai trò tri nhận của các mô hình mệnh đề về ý niệm “đồ ăn” trong thế giới tinh thần người Việt. Những kinh nghiệm này góp phần xây dựng hệ thống ý niệm “đồ ăn” phong phú, là cơ sở tri nhận để con người vận dụng với các ý niệm khác trừu tượng hơn, phức tạp hơn. Các mệnh đề liên quan đến ý niệm “đồ ăn” là một phương tiện tri nhận cơ bản của miền này. Khi phân tích các ẩn dụ tri nhận phía sau, những tri thức được tổng kết trong các mệnh đề sẽ là cơ sở tốt để hiểu về cơ chế ánh xạ giữa miền ý niệm “đồ ăn” và các miền ý niệm khác. 2.3.2. Mô hình sơ đồ hình ảnh Mô hình sơ đồ hình ảnh là các mô hình cấu trúc hóa kiến thức về không gian, hình dạng hoặc sự dịch chuyển bằng hình ảnh. Các sơ đồ hình ảnh này là kết