Tóm tắt Luận văn Các yếu tố ảnh hưởng đến áp lực nuôi con tự kỷ của cha mẹ tại quận Hoàng Mai - Hà Nội
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận văn Các yếu tố ảnh hưởng đến áp lực nuôi con tự kỷ của cha mẹ tại quận Hoàng Mai - Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- tom_tat_luan_van_cac_yeu_to_anh_huong_den_ap_luc_nuoi_con_tu.pdf
Nội dung text: Tóm tắt Luận văn Các yếu tố ảnh hưởng đến áp lực nuôi con tự kỷ của cha mẹ tại quận Hoàng Mai - Hà Nội
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Làm cha mẹ ai cũng mong con mình sinh ra sẽ hoàn toàn khỏe mạnh, phát triển bình thường như bao đứa trẻ khác. Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn đạt được điều đó, không ai sinh ra có quyền được chọn cha mẹ, không cha mẹ nào có quyền được chọn con cái. Do vậy, cha mẹ hãy luôn hạnh phúc và chấp nhận điều đó như một lẽ đương nhiên, cùng với việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ là vô cùng quan trọng, với những trẻ bình thường cha mẹ có thể có rất nhiều cách giáo dục khác nhau mang lại hiệu quả cho con, nhưng với những trẻ đặc biệt như trẻ tự kỷ lại hoàn toàn khác, việc nuôi dưỡng lại khó khăn hơn gấp bội và đòi hỏi cha mẹ phải có phương pháp và sự kiên trì chịu đựng, cha mẹ phải hiểu rõ thế nào là tự kỷ để có cái nhìn nhận tích cực hơn về trẻ. Tự kỷ (autism) là một vấn đề toàn cầu, gây ra thiệt hại lớn về kinh tế cho xã hội, hiện đang có xu hướng gia tăng. Theo số liệu các nghiên cứu cho thấy, tại Mỹ, trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh hoa kỳ (CDC) đã công bố tỷ lệ TTK năm 2007 là 1/150, năm 2009 là 1/110 và năm 2014 là 1/68, tỷ lệ TTK ở nam cao hơn nữ 5 lần. Ở Việt Nam, TTK có xu hướng ngày càng gia tăng. Kết quả khảo sát trên 86 trẻ tại Hà Nội, Thái Nguyên, Thái Bình cho tỷ lệ là 0.41% (Nguyễn Thị Hoàng Yến 2014). Theo nghiên cứu mới nhất 2017, tỉ lệ TTK ở Việt Nam nằm trong khoảng 0.5 -1% . Nuôi con tự kỷ ở Việt Nam cũng gặp nhiều áp lực. Họ gặp nhiều khó khăn về tài chính, thời gian chăm sóc, họ cần phải tự trang bị kỹ năng dạy trẻ và phải đối diện với sự kỳ thị của cộng đồng. Việc tiếp cận với các chương trình hỗ trợ xã hội cũng ảnh hưởng rất lớn đến áp lực nuôi con TK của các bậc cha mẹ nếu không được quan tâm, hỗ trợ. Các mối quan hệ trong gia đình, xã hội cũng ảnh hưởng rất lớn đến cha mẹ nuôi con TK khi mà trẻ và cha mẹ trẻ bị kỳ thị.
- 2 Từ những lý do nêu trên, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Các yếu tố ảnh hưởng đến áp lực nuôi con tự kỷ của cha mẹ tại quận Hoàng Mai - Hà Nội” làm đề tài luận văn thạc sỹ chuyên ngành Tâm lý học lâm sàng. 2. Mục đích nghiên cứu Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến việc nuôi con tự kỷ ở cha mẹ. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Nghiên cứu lý luận - Khái quát những vấn đề về tự kỷ, chứng tự kỷ và lịch sử nghiên cứu vấn đề. - Khái quát về những nghiên cứu đi trước liên quan đến áp lực của phụ huynh nuôi con tự kỷ, các yếu tố nguy cơ làm tăng áp lực nuôi con cũng như các yếu tố bảo vệ làm giảm áp lực nuôi con. Sự khác biệt mức độ và tính chất áp lực của cha và mẹ khi nuôi con tự kỷ. - Khái quát về những cách ứng phó của cha mẹ trước các áp lực nuôi con tự kỷ. - Khái quát về sự thích nghi, phục hồi trước áp lực nuôi con tự kỷ của cha mẹ trong các nghiên cứu đi trước. 3.2 Nghiên cứu thực tiễn - Điều tra, khảo sát thực tiễn về thực trạng nhận thức của cha mẹ về các áp lực khi nuôi con tự kỷ. - Điều tra, khảo sát thực tiễn về mức độ căng thẳng của cha mẹ tại thời điểm điều tra liên quan đến việc nuôi con tự kỷ. - Điều tra, khảo sát thực tiễn về các nguồn hỗ trợ xã hội trong quá trình nuôi dưỡng trẻ tự kỷ. 4. Đối tượng nghiên cứu Áp lực nuôi con tự kỷ của cha mẹ sống tại quận Hoàng Mai - Hà Nội và các yếu tố ảnh hưởng
- 3 5. Khách thể nghiên cứu 100 phụ huynh (cả cha và mẹ) có con tự kỷ hiện đang sống tại quận Hoàng Mai, Hà Nội. 6. Giả thuyết nghiên cứu - Cha mẹ gặp nhiều áp lực khi nuôi con tự kỷ. - Mẹ có áp lực nuôi con tự kỷ cao hơn cha. - Mẹ có con tự kỷ nhận được nhiều hỗ trợ xã hội hơn cha. - Cha và mẹ có những cách ứng phó khác nhau trước các áp lực dẫn đến chịu áp lực nuôi con tự kỷ khác nhau. - Mức độ hỗ trợ xã hội, các chiến lược ứng phó phù hợp và mức độ stress hiện tại có tương quan với mức độ áp lực nuôi con tự kỷ của cha mẹ. 7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 7.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc nuôi con tự kỷ của cha mẹ tại quận Hoàng Mai- Hà Nội. Kết quả nghiên cứu sẽ có ích trong việc cha mẹ sẽ có đủ thông tin, dễ dàng ứng phó với những khó khăn trong cuộc sống nhất là khi con mình bị tự kỷ, từ đó đồng hành cùng con, giúp con tìm ra các chương trình can thiệp phù hợp với con đồng thời giúp cha mẹ giảm tải những áp lực khi nuôi con tự kỷ. 7.2. Giới hạn về địa bàn và khách thể nghiên cứu 7.2.1. Về địa bàn, phạm vi nghiên cứu - Đề tài nghiên cứu được triển khai tại quận Hoàng Mai - Hà Nội 7.2.2. Về khách thể nghiên cứu - Là các bậc cha mẹ trong độ tuổi từ 18 đến 40 có con là trẻ tự kỷ. 8. Phương pháp nghiên cứu 8.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu Thu thập những tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu
- 4 8.2.Phương pháp điều tra bảng hỏi - Đây là phương pháp chính để trả lời các câu hỏi nghiên cứu và chứng minh các giả thuyết nghiên cứu của đề tài. - Dùng để đánh giá độ tin cậy trong quá trình điều tra, nghiên cứu. 8.3. Phương pháp phỏng vấn sâu - Nhằm thu thập thông tin hỗ trợ cho phương pháp nghiên cứu chính của đề tài - Khai thác sâu hơn một số vấn đề liên quan đến áp lực nuôi con của cha mẹ. - Khẳng định lại các kết quả thu được từ phương pháp khác. 8.4 Phương pháp thống kê toán học Đề tài sử dụng phần mềm SPSS để xử lý những kết quả thu thập được từ phiếu điều tra bằng bảng hỏi và đưa ra kết quả cuối cùng về áp lực nuôi con tự kỷ và các yếu tố ảnh hưởng đến áp lực nuôi con tự kỷ của cha mẹ tại quận Hoàng Mai - Hà Nội. 9. Những đóng góp mới của luận văn Luận văn xác định các yếu tố ảnh hưởng đến áp lực nuôi con tự kỷ để từ đó đưa ra những giải pháp chiến lược hỗ trợ các bậc cha mẹ có con tự kỷ cách chăm sóc nuôi dạy con tốt hơn. 10. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. Đề tài gồm có 3 chương. Chương 1: Cơ sở lí luận của đề tài Chương 2: Tiến trình và Phương pháp nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu
- 5 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1 Tổng quan những chương trình nghiên cứu về stress và stress trong vấn đề nuôi con trên thế giới. 1. 1.1.1. Những nghiên cứu về Stress ở phương Đông Stress đề cập đến những vấn đề sức khỏe, tinh thần, thể chất của con người dẫn đến sự mất cân bằng âm dương biểu hiện ra tật bệnh ở con người. Khi con người biết cân bằng mọi vấn đề trong cuộc sống sẽ giúp cho họ cảm thấy vui tươi, sống tích cực hơn. 1.1.1.2. Nghiên cứu về Stress ở phương Tây Một số tác giả nghiên cứu về Stress Đầu thế kỷ XX, Walter Cannon (1929) . Nghiên cứu khác của Rogentine, Fos, Van Krammen, Rosenblatt, và cộng sự (1978), Jemmott & Locke (1984), Le Shan (1966) đều có chung một nhận định: Stress không gây ra ung thư nhưng nó ảnh hưởng đến diễn tiến của căn bệnh, bằng cách làm cạn kiệt sức mạnh của hệ thống miễn dịch. 1.1.2. Tổng quan những chương trình nghiên cứu về stress và stress trong vấn đề nuôi con tại Việt Nam. Với những công trình nghiên cứu về stress của nhà khoa học Tô Như Khuê, các bác sỹ Phạm Ngọc Rao và Nguyễn Hữu Nghiêm, Đặng Phương Kiệt và Nguyễn Khắc Viện cũng bắt tay vào nghiên cứu lý thuyết stress, góp phần làm cơ sở lý luận để nghiên cứu stress tại Việt Nam. Nuôi con tự kỷ với những người cha đơn thân thường gặp rất nhiều khó khăn hơn trong việc nuôi dạy và chăm sóc con cái. Tuy nhiên, không vì thế mà áp lực của họ nhiều hơn mẹ đơn thân.
- 6 Stress xảy ra cả ở những người phụ nữ vừa làm mẹ vừa làm việc công sở, đặc biệt là với những người làm việc toàn thời gian. Nếu không có sự thông cảm giúp đỡ, nhất là của của người chồng, dễ dẫn tới trạng thái căng thẳng thần kinh kéo dài gây nên các rối loạn tâm thần. 1.1.3 Tổng quan về những yếu tố ảnh hưởng đến áp lực nuôi con Tự kỷ 1.1.3.1 Trên Thế giới Có những công trình nghiên cứu như: Lorna Wing đã thống kê một số quan điểm tranh luận về các yếu tố ảnh hưởng đến cách thức ứng xử của TTK. Nghiên cứu của các tác giả theo quan điểm Văn hóa cho thấy: Các nhóm văn hóa khác nhau có thái độ khác nhau đối với việc con mình mắc chứng TK. -Với gia đình người Á châu: Người Trung Quốc thấy xấu hổ, trì hoãn việc trị liệu cho con, họ chống đối việc cho con mình vào nhóm trẻ đặc biệt. -Với gia đình người Mỹ, Úc: Họ có thể chấp nhận hình thức tương trợ cho con theo tính cộng đồng và đọc nhiều tài liệu có liên quan đến chứng TK. -Với gia đình người gốc La tinh: Họ cảm thấy khó khăn nếu đứa con mắc chứng TK là con trai và nhất là con đầu lòng. 1.1.3.2 Tại Việt Nam Có các yếu tố tác động đến áp lực nuôi con tự kỷ của cha mẹ như: - Tình hình tài chính - Các khiếm khuyết và hành vi của trẻ tự kỷ - Kỹ năng chăm sóc trẻ tự kỷ - Tác động của các mối quan hệ trong gia đình, xã hội - Tác động từ các chương trình hỗ trợ xã hội - Đơn thương độc mã nuôi con tự kỷ: - Không thể hiểu hết về trẻ tự kỷ - Lo lắng cho tương lai của trẻ tự kỷ
- 7 1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài nghiên cứu 1.2.1. Khái niệm tự kỷ Tự kỷ là một bệnh lý thần kinh bao gồm những khiếm khuyết nặng nề về khả năng tương tác và giao tiếp xã hội đi kèm với những quan tâm và hoạt động bó hẹp, định hình. Rối loạn phổ tự kỷ (ASD): Theo hiệp hội tâm thần Hoa kỳ (APA) đã cập nhật các tiêu chuẩn để chẩn đoán RLPTK. Được đưa ra vào năm 2013, các tiêu chuẩn này nằm trong ấn bản hướng dẫn thống kê và chẩn đoán các rối loạn tâm thần lần thứ 5 của APA. 1.2.2. Khái niệm áp lực Tâm lý Áp lực tâm lý là: Những nhân tố tạo sức ép cho con người trong quá trình sống, làm cho con người có những căng thẳng về mặt tâm lý, gây cản trở hoạt động, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của con người. 1.2.3. Khái niệm nuôi con Tự kỷ Hiện nay, chưa có khái niệm rõ ràng thế nào là nuôi trẻ tự kỷ. Phần lớn mọi người đều hiểu theo những khía cạnh chung chung. 1.3. Biểu hiện áp lực tâm lý hay stress tâm lý của cha mẹ nuôi con tự kỷ 1.3.1. Những dấu hiệu và triệu chứng liên quan đến stress Người đang có stress có thể có bất kỳ biểu hiện nào trong số triệu chứng sau: 1.3.1.1. Về tâm trí 1.3.1.2. Về cơ thể 1.3.1.3. Về hành vi 1.3.1.4. Về mối quan hệ với người khác 1.3.2 Diễn biến tâm lý của cha mẹ nuôi con tự kỷ Quá trình diễn biến tâm lý của cha mẹ có con tự kỷ có thể mô tả qua 5 giai đoạn sau:
- 8 - Giai đoạn 1: Sốc, không tin và phủ nhận sự thật - Giai đoạn 2: Tức giận, tự trách bản thân - Giai đoạn 3: Tự lý giải, mặc cả, trì hoãn - Giai đoạn 4: Suy sụp, chán nản - Giai đoạn 5: Chấp nhận 1.4. Nguyên nhân dẫn đến áp lực nuôi con tự kỷ của cha mẹ 1.4.1.Thời gian: Cha mẹ cần nhiều thời gian hơn khi chăm sóc con, cha mẹ không có thời gian nghỉ ngơi và chăm sóc bản thân mình. 1.4.2. Tốn kém về tài chính: Trẻ tự kỷ đòi hỏi cha mẹ phải dành thời gian yêu thương và tài chính nhiều hơn một đứa trẻ bình thường. 1.4.3 Phản ứng từ xã hội: Trong khi cha mẹ có thể chấp nhận hành vi của con tự kỷ khi ở nhà, nhưng cũng hành vi này khi đi ra ngoài có thể gây những stress đáng kể cho cha mẹ. 1.4.4 Cảm giác cô lập: Các gia đình có thể cảm thấy không an tâm khi cho con đến nhà bạn hay họ hàng chơi. 1.4.5. Lo lắng về tương lai của con: Những cha mẹ có con tự kỷ luôn cảm thấy lo lắng, căng thẳng khi nghĩ đến tương lai của trẻ tự kỷ sau này. 1.5. Một số giải pháp làm giảm áp lực của cha mẹ nuôi con tự kỷ - Chấp nhận sự thật con mình có vấn đề - Tham gia vào cộng đồng TK.
- 9 Tiểu kết Chương 1 Trong cuộc sống hiện đại có quá nhiều vấn đề gây ra áp lực cho con người, việc nuôi dạy một đứa trẻ bình thường đã khó nhưng nuôi con TK còn khó khăn hơn rất nhiều. Việc đối phó với những áp lực trong cuộc sống của các gia đình có trẻ tự kỷ cũng không giống nhau. Có những gia đình cảm thấy xấu hổ, hay phớt lờ tình trạng TK của con, nhưng cũng có gia đình sẵn sàng đối phó với mọi tình huống trong cuộc sống, sẵn sàng công khai vấn đề của con, tìm đến các tổ chức xã hội để mọi người cùng giúp đỡ. Để giảm tải được áp lực khi nuôi con tự kỷ thì việc đề ra giải pháp cho chính bản thân cha mẹ là vô cùng quan trọng. Không ai khác chính những bậc cha mẹ là những người tự giúp mình giảm tải được những áp lực khi nuôi con tự kỷ hơn. Ngoài việc lên kế hoạch trị liệu cho con, cha mẹ cũng cần quan tâm đến bản thân mình hơn, giao lưu nhiều hơn với những gia đình, cộng đồng có con TK khác, chấp nhận vấn đề của con như một lẽ vốn có. Khi bản thân cha mẹ được tốt thì mới có đủ khả năng để nuôi con Tự kỷ.
- 10 Chương 2 TIẾN TRÌNH VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Tiến trình nghiên cứu Tiến trình này gồm 4 giai đoạn, chia thành 11 bước: * Giai đoạn một: Chuẩn bị, gồm ba bước: Bước một: Xác định đối tượng tham gia nghiên cứu gồm 100 cha mẹ có con tự kỷ tại quận Hoàng Mai- Hà Nội Bước hai: Xác định những vấn đề liên quan đến áp lực của cha mẹ nuôi con tự kỷ và nội dung các bảng hỏi nghiên cứu gồm: Bảng hỏi về Thông tin nhân khẩu học. Bảng câu hỏi đánh giá lo âu, trầm cảm và stress . Bảng câu hỏi về cách thức ứng phó với áp lực của cha mẹ nuôi con tự kỷ. Bước ba: Thu thập dữ liệu liên quan đến chủ đề nghiên cứu gồm: Thông tin về cha mẹ, giới tính, tình trạng việc làm, thu nhập của cha mẹ, tuổi, giới tính của con, mức độ trầm cảm, lo âu, stress của cha mẹ và cách mà cha mẹ ứng phó với áp lực. * Giai đoạn hai: Thiết kế nghiên cứu, gồm ba bước : Bước một: Đưa ra các câu hỏi nghiên cứu chi tiết (thao tác hóa khái niệm), Bước hai: xây dựng các công cụ nghiên cứu, Bước thứ ba: lập kế hoạch nghiên cứu thực tiễn. * Giai đoạn thứ ba: Thu thập dữ liệu gồm ba bước : Bước một: Thu thập dữ liệu lần I (nghiên cứu thử), Bước hai: phân tích dữ liệu lần I, chỉnh sửa, hoàn thiện công cụ nghiên cứu. Bước ba: thu thập dữ liệu lần . * Giai đoạn thứ tư : Gồm hai bước : Bước một: Nhập, sàng lọc và phân tích, giải thích dữ liệu nghiên cứu, Bước thứ hai: Đánh giá kết quả nghiên cứu.
- 11 2.2. Lựa chọn mẫu nghiên cứu 2.2.1. Mẫu nghiên cứu Đề tài đã tiến hành khảo sát lấy ý kiến của 100 cha mẹ nuôi con tự kỷ tại quận Hoàng Mai. 2.2.2. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu Phương pháp chọn mẫu, tôi đã sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiễn. Được sự đồng ý của các cha mẹ nuôi con tự kỷ tại các phường của quận Hoàng Mai- Hà Nội. 2.3. Các phương pháp nghiên cứu 2.3.1.Phương pháp nghiên cứu tài liệu -Tổng quan các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu. - Phân tích đồng thời rút ra kết luận về các công trình nghiên cứu trước đây qua đó xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài. - Xây dựng hệ thống khái niệm công cụ cho đề tài. - Chủ trương và chính sách liên quan đến nội dung nghiên cứu. - Số liệu thống kê. 2.3.2. Phương pháp điều tra bảng hỏi Đây là phương pháp chính của đề tài. Phiếu được sử dụng trong nghiên cứu này: - Bảng hỏi về thông tin nhân khẩu học: - Nghiên cứu sử dụng thang đo sàng lọc mức độ lo âu, trầm cảm và stress của cha mẹ nuôi con tự kỷ - Cuối cùng, nghiên cứu sử dụng thang đo về các chiến lược ứng phó Brief COPE từ bài báo của Carver, C. S. (1997). You want to measure coping but your protocol’s too long: Consider the Brief COPE. nternational Journal of Behavioral Medicine [4, 92-100].
- 12 2.3.3. Phương pháp phỏng vấn sâu Mục đích: - Thu thập thông tin hỗ trợ cho phương pháp nghiên cứu chính của đề tài - Khai thác sâu hơn một số vấn đề để xây dựng các chân dung điển hình - Khẳng định lại kết quả thu được từ phương pháp khác Tiểu kết chương 2 Với đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến áp lực nuôi con tự kỷ của cha mẹ Tại quận Hoàng Mai- Hà Nội” là một đề tài mới và rất khó. Chính vì lẽ đó việc giải quyết các yêu cầu đặt ra phải đầy đủ theo tiến trình logic phù hợp với nội dung và vấn đề nghiên cứu: Tiến trình nghiên cứu theo thứ tự từ chọn mẫu nghiên cứu đến phương pháp chọn mẫu nghiên cứu, ngoài ra còn có các phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tài liệu, Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, trong bảng hỏi có thông tin nhân khẩu học, sử dụng thang đo sàng lọc lo âu- trầm cảm- stress, sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu, phương pháp thống kê toán học với việc xử lý các số liệu qua phần mềm spss 16.0 để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến áp lực nuôi con tự kỷ của cha mẹ tại quận Hoàng Mai- Hà Nội.
- 13 Chương 3 KẾT QUẢ NGHÊN CỨU 3.1. Đặc điểm nhân khẩu học của cha mẹ nuôi con tự kỷ, Trẻ Tự kỷ Bảng 3.1: Đặc điểm nhân khẩu học của nhóm cha mẹ nuôi con tự kỷ Giới tính Nam 26 26.0 Nữ 74 74.0 Tổng 100 100.0 Nhóm tuổi 18-24 9 9.0 25-34 51 51.0 45-54 28 28.0 55-64 9 9.0 65 trở lên 3 3.0 Tổng 100 100.0 Địa bàn sinh sống Định Công 21 21.0 Giáp Bát 4 4.0 Hoảng Liệt 10 10.0 Hoàng Văn Thụ 8 8.0 Tân Mai 10 10.0 Thanh Trì 8 8.0 Thịnh Liệt 12 12.0 Đại Kim 27 27.0 Tổng 100 100.0
- 14 Giới tính Tình trạng hôn nhân Độc Thân 3 3.0 Đã kết hôn và sống với bạn đời 73 73.0 Sống với bạn tình 1 1.0 Ly thân 14 14.0 Ly hôn 9 9.0 Tổng 100 100.0 Thu nhập 6-7 triệu/ tháng 15 15.0 7-8 triệu/ tháng 20 20.0 8-9 triệu/ tháng 16 16.0 9-10 triệu/ tháng 16 16.0 10-12 triệu/ tháng 11 11.0 12-15 triệu/ tháng 10 10.0 15-17 triệu/ tháng 6 6.0 17 triệu trở lên 6 6.0 Tổng 100 100.0 Tình trạng việc làm Toàn thời gian 53 53.0 Bán thời gian 26 26.0 Thất nghiệp 7 7.0 Nghỉ hưu 4 4.0 Nghỉ phép 10 10.0 Tổng 100 100.0
- 15 Giới tính Trình độ học vấn Ít hơn trung học 23 23.0 Tốt nghiệp trung học 30 30.0 Trường nghề 10 10.0 Trung cấp 21 21.0 Cao đẳng hoặc Đại học 11 11.0 Sau đại học 5 5.0 Tổng 100 100.0 Bảng 3.2: Mối quan hệ của cha mẹ với con bị tự kỷ Mối quan hệ của cha mẹ với con bị tự kỷ Mẹ ruột nuôi con tự kỷ 54 54.0 Cha ruột nuôi con tự kỷ 36 36.0 Cha dượng nuôi con tự kỷ 1 1.0 Mẹ nuôi nuôi con tự kỷ 2 2.0 Cha nuôi nuôi con tự kỷ 1 1.0 Khác 6 6.0 Tổng 100 100.0
- 16 Bảng 3.3 .Đặc điểm nhân khẩu học của trẻ tự kỷ Giới tính N % Trai 79 79.0 Gái 21 21.0 Tổng 100 100.0 2-4 tuổi 13 13.0 4-6 tuổi 49 49.0 Độ tuổi khác 38 38.0 Tổng 100 100.0 3.2. Thực trạng về áp lực của cha mẹ nuôi con Tự kỷ Bảng 3.4. Thực trạng về áp lực của cha mẹ nuôi con tự kỷ Stress khi nuôi con tự kỷ Có 89 89.0 Không 11 11.0 Tổng 100 100.0 Đánh giá khả năng vượt qua áp lực nuôi con tự kỷ Có 56 56.0 Không 44 44.0 Tổng 100 100.0 Tham gia hội cha mẹ co con tự kỷ N % Thường xuyên 18 18.0 thi thoảng 44 44.0 Không bao giờ 38 38.0 Tổng 100 100.0 Liên hệ nhận sự giúp đỡ từ các nhóm xã hội Thường xuyên 29 29.0 Thi thoảng 19 19.0 Không bao giờ 52 52.0 Tổng 100 100.0
- 17 3.3. Thực trạng lo âu, trầm cảm và stress của cha mẹ nuôi con tự kỷ Bảng 3.5. Mức độ Trầm cảm - Lo âu - Stress của cha mẹ nuôi con tự kỷ Trầm cảm Lo âu Stress Số Số Số % % % lượng lượng lượng Bình thường 22 22 13 13 20 20 Nhẹ 23 23 18 18 22 22 Vừa phải 20 20 35 35 25 25 Nặng 17 17 20 20 17 17 Rất nặng 18 18 14 14 16 16 3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến lo âu, trầm cảm và stress của cha mẹ nuôi con tự kỷ 3.4.1 Giới tính của phụ huynh ảnh hưởng đến mức độ lo âu trầm cảm và stress khi nuôi con tự kỷ Bảng 3.6. So sánh sự khác biệt giữa cha mẹ về mức độ lo âu, trầm cảm và stress. Các thang đo Giới Điểm TB t-test P Mẹ 17,12 Trầm cảm 2,479 0,014 Cha 14,01 Mẹ 14,81 Lo âu 2,886 0,004 Cha 13,38 Stress Mẹ 24,70 2,618 0,009 Cha 21,41
- 18 3.4.2 Tình trạng hôn nhân ảnh hưởng đến mức độ lo âu trầm cảm và stress khi nuôi con tự kỷ Bảng 3.7: So sánh về mức độ lo âu, trầm cảm và stress giữa cha mẹ kết hôn và sống cùng bạn đời với những gia đình khiếm khuyết (sống với bạn tình,độc thân, ly hôn, ly thân) Các thang Điểm Tình trạng hôn nhân t-test P đo TB Kết hôn và sống cùng bạn đời 15,12 Trầm cảm Độc thân, ly hôn, ly thân, sống cùng 18,81 -3,184 0,001 bạn tình Kết hôn và sống cùng bạn đời 12,12 Lo âu Độc thân, ly hôn, ly thân, sống cùng 18,22 -4,986 0,001 bạn tình Kết hôn và sống cùng bạn đời 22,17 Stress Độc thân, ly hôn, ly thân, sống cùng 26,81 -4,789 0,001 bạn tình 3.4.3 Mức độ kết nối với các tổ chức xã hội ảnh hưởng đến mức độ lo âu trầm cảm và stress khi nuôi con tự kỷ Bảng 3.8: Mức độ kết nối với các tổ chức xã hội , hội cha mẹ có con tự kỷ của các nhóm cha mẹ có Trầm cảm- Lo âu- Stress Các thang Mức độ kết nối xã hội Điểm TB t-test P đo Thường xuyên kết nối 15,89 Trầm cảm 4,112 0,001 Chưa bao giờ kết nối 19,21 Thường xuyên kết nối 13,34 Lo âu 4,886 0,001 Chưa bao giờ kết nối 18,12 Thường xuyên kết nối 21,61 Stress 4,521 0,001 Chưa bao giờ kết nối 25,46
- 19 3.5. Những chiến lược ứng phó của cha mẹ nuôi con tự kỷ Bảng số 3.9. Những chiến lược ứng phó của cha mẹ nuôi con tự kỷ Độ Điểm Cực Cực Xếp Nội dung các thang đo lệch TB tiểu đại hạng chuẩn e) Tìm sự hỗ trợ cảm xúc từ người khác 2,61 0,90 1 4 1 i) Thay đổi nhận thức 2,60 0,82 1 4 2 f) Tìm kiếm lời khuyên từ người khác 2,57 0,91 1 4 3 a) Tự làm sao nhãng 2,46 0,75 1 4 4 l) Chấp nhận 2,44 0,84 1 4 5 h) Nói hết ra để giải tỏa 2,42 0,84 1 4 6 j) Lên kế hoạch 2,37 0,83 1 4 7 b) Chủ động giải quyết 2,34 0,81 1 4 8 n) Tự đổ lỗi 2,12 0,89 1 4 9 k) Hài hước 1,89 0,90 1 4 10 g) Mặc kệ 1,82 0,75 1 4 11 c) Chối bỏ 1,73 0,79 1 4 12 m) Cầu nguyện 1,44 0,70 1 4 13 d) Sử dụng chất gây nghiện 1,12 0,48 1 4 14 Bảng số 3.10: Các cách ứng phó của cha mẹ với áp lực nuôi con tự kỷ Các cách ứng phó Nhóm ĐTB Giá trị t P Cha 0,709 a) Tự làm sao nhãng -2,260 0,024 Mẹ 0,794 Cha 0,816 b) Chủ động giải quyết 2,218 0,027 Mẹ 0,800 Cha 0,805 e) Tìm sự hỗ trợ cảm xúc từ người khác -3,016 0,003 Mẹ 0,875 Cha 0,807 h) Nói hết ra để giải tỏa -5,067 0,000 Mẹ 0,821 Cha 0,827 j) Lên kế hoạch 3,003 0,003 Mẹ 0,800
- 20 3.6. Tương quan giữa điểm áp lực tâm lý và các chiến lược ứng phó Bảng số 3.11: Tương quan giữa điểm áp lực tâm lý và các chiến lược ứng phó Tổng điểm lo âu, trầm Các chiến lược ứng phó cảm và stress a) Tự làm sao nhãng -.171 b) Chủ động giải quyết -.014 c) Chối bỏ .236 d) Sử dụng chất gây nghiện .246 e) Tìm sự hỗ trợ cảm xúc từ người khác -.175 f) Tìm kiếm lời khuyên từ người khác -.151* g) Mặc kệ .071 h) Nói hết ra để giải tỏa -.148* i) Thay đổi nhận thức .015 j) Lên kế hoạch -.008 k) Hài hước -.073 l) Chấp nhận .150 m) Cầu nguyện -.234 n) Tự đổ lỗi .239 Ghi chú: *p<0,05; p<0,01
- 21 Tiểu kết chương 3 Đề tài khẳng định một số yếu tố ảnh hưởng đến áp lực nuôi con tự kỷ của cha mẹ tại quận Hoàng Mai- Hà Nội. Đó là giới tính của cha mẹ (người mẹ thường bị áp lực hơn cha); tình trạng hôn nhân của cha mẹ (những người kết hôn và sống cùng ít chịu áp lực hơn); Mức độ kết nối xã hội (những người tham gia kết nối xã hội, hội cha mẹ có con tự kỷ ở mức độ thường xuyên ít gặp stress hơn các cha mẹ không kết nối hoặc không tham gia các nhóm trợ giúp). Cuối cùng, phân tích tương quan cũng cho thấy những cha mẹ có cách ứng phó tích cực như tự làm sao nhãng, tìm sự hỗ trợ cảm xúc , nói ra để giải tỏa, và có tín ngưỡng để cầu nguyện thường ít stress hơn những cha mẹ sử dụng chiến lược ứng phó kiểu chối bỏ, sử dụng chất gây nghiện hay tự đổi lỗi.
- 22 KẾT LUẬN- KHUYẾN NGHỊ A. Kết luận Cha mẹ nuôi con tự kỷ gặp nhiều áp lực trong cuộc sống và mỗi cha mẹ có những áp lực khác nhau, có những cách ứng phó khác nhau. Việc nuôi con tự kỷ không hề đơn giản, có sự khác nhau giữa cha và mẹ. Thực tế cho thấy việc nuôi con từ xưa đến nay vẫn là các bà mẹ, các ông có trách nhiệm lo kinh tế nhiều hơn. Người xưa cũng đã có câu “ Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”. Điều đó thể hiện rõ ở trong nghiên cứu này, nghiên cứu cũng cho thấy những người cha có mức độ lo âu trầm cảm và stress trong nuôi con tự kỷ thấp hơn các bà mẹ. Cha mẹ nuôi con tự kỷ đối diện với nhiều áp lực nên họ có thể rơi vào trạng thái Stress là điều không tránh khỏi. Mặc dù vậy họ vẫn có thể làm việc và sinh hoạt bình thường. Việc nuôi con tự kỷ có sự khác nhau giữa cha và mẹ. Nghiên cứu cũng cho thấy các ông có mức độ áp lực thấp hơn các bà mẹ trong vấn đề nuôi con. Để nuôi dạy trẻ tự kỷ tốt thì việc có đầy đủ cha mẹ là rất quan trọng góp phần không nhỏ trong việc phát triển tâm sinh lý của trẻ. Trước những áp lực nuôi con tự kỷ thì việc thay đổi nhận thức của cha mẹ và tìm kiếm sự hỗ trợ từ xã hội sẽ giúp cha mẹ giảm được áp lực khi nuôi con tự kỷ. Cha mẹ càng có niềm tin, biết tìm kiếm sự hỗ trợ, có những chiến lược ứng phó phù hợp để nuôi dạy con tự kỷ thì sẽ giảm được áp lực và có tinh thần tích cực hơn. B. Khuyến nghị Vì tỉ lệ cha mẹ nuôi con tự kỷ gặp các áp lực tâm lý, lo âu trầm cảm và stress cao nên rất cần có những chương trình kỹ năng chăm sóc bản thân và kỹ năng quản lý stress cho cha mẹ. Tình trạng hôn nhân và mạng lưới kết nối có ảnh hưởng đến mức độ lo âu trầm cảm và stress của cha mẹ nuôi con tự kỷ nên việc duy trì hỗ trợ xã hội,
- 23 thành lập các mạng lưới kết nối hỗ trợ đồng đẳng cho cha mẹ nuôi con tự kỷ là cần thiết. Nhà nước, các tổ chức cần huy động các nguồn lực xã hội để hình thành các nhóm hỗ trợ đồng đẳng cho các cha mẹ có con tự kỷ trong tương lai Mặc dầu phần lớn cha mẹ có những kỹ năng đương đầu với stress phù hợp nhưng vẫn có nhiều cha mẹ sử dụng những chiến lược ứng phó không phù hợp. Vì vậy, cần phát triển các dịch vụ công tác xã hội huấn luyện và hỗ trợ kỹ năng ứng phó tích cực cho cha mẹ trong quá trình chăm sóc và nuôi dạy con tự kỷ.