Tóm tắt luận án Thực trạng và đánh giá hiệu quả hoạt động chăm sóc, hỗ trợ, điều trị bệnh nhân AIDS tại các phòng khám ngoại trú người lớn ở 3 tỉnh Việt Nam, 2009 - 2010
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt luận án Thực trạng và đánh giá hiệu quả hoạt động chăm sóc, hỗ trợ, điều trị bệnh nhân AIDS tại các phòng khám ngoại trú người lớn ở 3 tỉnh Việt Nam, 2009 - 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- tom_tat_luan_an_thuc_trang_va_danh_gia_hieu_qua_hoat_dong_ch.pdf
Nội dung text: Tóm tắt luận án Thực trạng và đánh giá hiệu quả hoạt động chăm sóc, hỗ trợ, điều trị bệnh nhân AIDS tại các phòng khám ngoại trú người lớn ở 3 tỉnh Việt Nam, 2009 - 2010
- Bé gi¸o dôc vμ ®μo t¹o - Bé y tÕ viÖn vÖ sinh dÞch tÔ trung ¬ng VŨ CÔNG THẢO THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC, HỖ TRỢ, ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN AIDS TẠI CÁC PHÒNG KHÁM NGOẠI TRÚ NGƯỜI LỚN Ở 3 TỈNH VIỆT NAM, 2009 - 2010 Chuyên ngành: Dịch tễ học Mã số: 62 72 01 17 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC Hà Nội 11/2011
- 2 Công trình được hoàn thành tại: Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Nguyễn Thanh Long 2. PGS.TS Hồ Bá Do Phản biện 1: GS.TS Đào Văn Dũng. Phản biện 2: PGS.TS Đoàn Huy Hậu. Phản biện 3: PGS.TS Nguyễn Đức Hiền. Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án nhà nước họp tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, vào hồi giờ , ngày tháng năm 20 Có thể tìm hiểu luận án tại: 1. Thư viện Quốc gia 2. Thư viện Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương
- 3 DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ___ 1. Vũ Công Thảo, Nguyễn Thanh Long, Hồ Bá Do, (2011) “Một số đặc điểm và nhu cầu chăm sóc, hỗ trợ, điều trị của người nhiễm tại phòng khám ngoại trú ở 3 tỉnh Việt Nam năm 2009”, Tạp chí Y học dự phòng – Số đặc biệt chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 và Hội nghị khoa học nghiên cứu sinh năm 2011, của cơ sở đào tạo sau đại học, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương. Tập XXI, số 7 (125). tr. 148 – 154. 2. Vũ Công Thảo, Nguyễn Thanh Long, Hồ Bá Do và CS (2011), “Một số nhận xét về điều trị bệnh nhân HIV/AIDS bằng thuốc ARV tại 3 phòng khám ngoại trú ở Việt Nam, 2009-2010”, Tạp chí Y học Việt Nam – Tập 388, số 1, tháng 12 năm 2011. tr 30 – 34.
- 4 ĐẶT VẤN ĐỀ Đã 30 năm thế giới vất vả đương đầu với đại dịch HIV/AIDS. Mặc dù đã có nhiều thành tựu về y, sinh, xã hội học, thông tin giáo dục truyền thông, huy động cộng đồng trong lĩnh vực phòng chống HIV/AIDS, nhưng nỗ lực ấy vẫn chưa đủ sức để ngăn chặn sự tấn công của đại dịch HIV/AIDS. Đặc biệt ở các nước đang phát triển, nơi mà nguồn lực dành cho chẩn đoán, điều trị, theo dõi và quản lý người nhiễm HIV/AIDS còn hạn hẹp thì HIV/AIDS vẫn còn là vấn đề được quan tâm hàng đầu của y tế công cộng và của toàn xã hội . Để hạn chế sự lan rộng của đại dịch HIV/AIDS và kéo dài cuộc sống cho những người bị mắc bệnh, nhiều biện pháp như tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức, hiểu biết về HIV cho cộng đồng, điều trị dự phòng, điều trị nhiễm trùng cơ hội và điều trị thuốc kháng vi rút (ARV) cho người nhiễm đã được triển khai. Trong các biện pháp trên, việc chăm sóc, hỗ trợ và điều trị bằng các thuốc ARV đóng một vai trò rất quan trọng. Mặc dù các thuốc ARV không điều trị khỏi HIV/AIDS nhưng đã làm giảm đáng kể tỷ lệ bệnh tật và tử vong, kéo dài và cải thiện cuộc sống một cách có ý nghĩa cho nhiều người đang phải chung sống với AIDS. Tại Việt Nam, Để đáp ứng chống lại đại dịch HIV, năm 2000, Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn quốc gia về chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS, được bổ sung chỉnh sửa vào năm 2005, 2009. Bộ Y tế cũng có kế hoạch phân cấp điều trị bằng việc thiết lập các phòng khám ngoại trú tại các tỉnh, thành phố. Người nhiễm HIV/AIDS có thể đăng ký để được chăm sóc và điều trị miễn phí tại một trong những phòng khám này. Việc mở rộng điều trị thuốc ARV và theo dõi điều trị tại các phòng khám ngoại trú đã được tiến hành từ tháng 3 năm 2006 với sự hỗ trợ của các dự án Quỹ toàn cầu, Quỹ hỗ trợ khẩn cấp của Tổng thống Mỹ (Pepfar), Quỹ Bill-Clinton Việc triển khai điều trị này đã mang lại hy vọng và tương lai cho nhiều người nhiễm HIV/AIDS, cũng như kịp thời ngăn chặn sự lây nhiễm HIV cho những đối tượng nguy cơ và cho cộng đồng. Tại những phòng khám này người nhiễm HIV/AIDS được cung cấp nhiều dịch vụ cần thiết: được tư vấn đầy đủ nhằm đảm bảo việc tuân thủ điều trị có hiệu quả cao, giảm kỳ thị, hoà nhập cộng đồng tạo điều kiện cho người nhiễm HIV/AIDS có nhiều cơ hội sống, tự làm việc, tự chăm sóc, giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội. Sau 6 năm phát triển hệ thống phòng khám ngoại trú, tính đến ngày 30 tháng 6 năm 2011, cả nước đã có 54.637 bệnh nhân AIDS được quản lý và điều trị bằng thuốc kháng vi rút ARV. Đánh giá hiệu quả hoạt động chăm sóc, hỗ trợ, điều trị bệnh nhân AIDS tại các phòng khám ngoại trú là rất cần thiết để qua đó mở rộng chương trình nhằm đáp ứng nhu cầu được chăm sóc, hỗ trợ, điều trị ngày càng tăng của bệnh nhân AIDS hiện nay. Xuất phát từ những cơ sở trên, trong khuôn khổ dự án “Dự phòng và chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS tại Việt Nam – Life-Gap” của Bộ Y tế và Cục phòng, chống HIV/AIDS, chúng tôi tiến hành
- 5 nghiên cứu đề tài: "Thực trạng và đánh giá hiệu quả hoạt động chăm sóc, hỗ trợ, điều trị bệnh nhân AIDS tại các phòng khám ngoại trú người lớn ở 3 tỉnh Việt Nam, 2009- 2010" nhằm mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng và một số yếu tố liên quan đến việc cung cấp dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ, điều trị bệnh nhân AIDS tại phòng khám ngoại trú người lớn ở 3 tỉnh/thành phố: Hà Nội, Nghệ An, Hồ Chí Minh. 2. Đánh giá hiệu quả hoạt động chăm sóc, hỗ trợ, quản lý điều trị trên bệnh nhân AIDS ở phòng khám ngoại trú người lớn tại địa điểm nghiên cứu. * Những đóng góp mới của luận án: - Mô tả được thực trạng hoạt động của mô hình phòng khám ngoại trú và những dịch vụ mà phòng khám ngoại trú cung cấp cho bệnh nhân AIDS và hiệu quả điều trị cho bệnh nhân AIDS bằng thuốc kháng vi rút (ARV) cũng như một số yếu tố liên quan đến hoạt động chăm sóc, hỗ trợ điều trị của phòng khám ngoại trú. - Mô hình phòng khám ngoại trú gắn kết với các cơ sở y tế sẵn có được chứng minh có hiệu quả tốt, phù hợp với những nước có mạng lưới y tế công lập như Việt Nam. Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học giúp các cơ quan quản lý nhàn nước về phòng, chống HIV/AIDS cũng như các dự án, các nhà tài trợ có căn cứ điều chỉnh các hoạt động phù hợp và hiệu quả hơn. * Bố cục của luận án: Luận án gồm 120 trang (không kể phần phụ lục, mục lục, các chữ viết tắt), kết cấu thành 4 chương: - Đặt vấn đề: 2 trang - Chương 1. Tổng quan: 33 trang - Chương 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 21 trang - Chương 3. Kết quả: 38 trang - Chương 4. Bàn luận: 23 trang - Kết luận: 2 trang - Kiến nghị: 1 trang - Luận án gồm: 37 bảng, 10 biểu đồ - Tài liệu tham khảo: 137 CHƯƠNG I TỔNG QUAN 1.1 Thực trạng nhiễm HIV/AIDS Theo báo cáo cuối năm 2010 của UNAIDS và WHO, trên toàn thế giới có khoảng 70 triệu người nhiễm, 30 triệu người đã tử vong và hiện còn khoảng 40 triệu người đang chung sống với HIV/AIDS. Cứ mỗi ngày có thêm khoảng 7.000 người nhiễm mới (trong đó có 6.000 người lớn và
- 6 1.000 trẻ em), 95% các ca nhiễm mới ở các nước chậm và đang phát triển, chủ yếu ở các nước châu Phi, cận Sahara, sau đó tới các nước Đông Nam Á. HIV/AIDS xếp hàng thứ 4 trong số các nguyên nhân gây tử vong tại các nước châu Phi. Phụ nữ chiếm hơn 50% số người đang sống với HIV trên toàn thế giới. Trong số hơn 70 triệu người đã bị nhiễm HIV trên thế giới, 45% ở độ tuổi thanh niên từ 15 – 24 tuổi. Trường hợp nhiễm HIV/AIDS đầu tiên được phát hiện tại Việt Nam vào tháng 12 năm 1990 tại thành phố Hồ Chí Minh. Cho đến ngày 30/6/2011, theo báo cáo của Cục phòng chống HIV/AIDS Việt Nam, số ca nhiễm HIV được phát hiện là 190.902 người nhiễm HIV còn sống, trong đó có 46.056 bệnh nhân AIDS và 50.108 người đã tử vong do HIV/AIDS. Tỷ lệ hiện nhiễm là 224,6/100.000 dân. 1.2. Tình hình chăm sóc, hỗ trợ điều trị người nhiễm HIV/AIDS Hoạt động chăm sóc, hỗ trợ và điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS đang được coi là một trọng tâm của chương trình phòng, chống AIDS. Chăm sóc, hỗ trợ, điều trị làm giảm đau đớn về thể chất, tinh thần, giúp kéo dài cuộc sống và tăng cường chất lượng cuộc sống cho người nhiễm HIV/AIDS. Zămbia là một trong những nước Châu Phi đầu tiên thực hiện dịch vụ chăm sóc HIV tại nhà. Dịch vụ này đã được quốc tế công nhận vì đạt chất lượng cao. Hiện nay,ước tính toàn cầu có 32,3 triệu người nhiễm HIV đang còn sống, tập trung chủ yếu ở các nước đang phát triển. Vấn đề hỗ trợ thuốc điều trị kháng vi rút HIV hiệu quả cao (bắt đầu thực hiện từ năm 1996) đã mở ra những triển vọng mới, mang lại hy vọng kéo dài cuộc sống cho người nhiễm HIV/AIDS. Đến nay một số nước khác thuộc khu vực Tây Thái Bình Dương đã xây dựng chương trình chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS làm nền tảng cho việc mở rộng điều trị kháng HIV với sự cam kết mạnh mẽ của Chính phủ về chỉ đạo, tài chính và sự tham gia tích cực của các ban, ngành đoàn thể trong xã hội. Tại Việt Nam, hệ thống chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV tại cộng đồng đã được khởi động từ năm 1996 với chương trình Quản lý, Chăm sóc, Tư vấn tại 3 tỉnh, thành phố tới nay đã được thực hiện trên khắp cả nước. Đã thiết lập hệ thống các phòng khám ngoại trú, phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện (VCT), gắn tư vấn xét nghiệm HIV với dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con (PLTMC) tại 40 tỉnh. Bên cạnh đó, để người nhiễm HIV có thể dễ dàng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc hỗ trợ và điều trị, với sự hỗ trợ của Dự án Quỹ toàn cầu về HIV/AIDS, Bộ Y tế đã triển khai mô hình chăm sóc hỗ trợ điều trị tại 100 huyện thuộc 20 tỉnh trong đó đã có 60 phòng khám ngoại trú tuyến huyện triển khai điều trị AIDS bằng thuốc kháng HIV. CHƯƠNG II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 2.1.1 Đối tượng nghiên cứu - Bệnh nhân AIDS người lớn (được xác định từ đủ 18 tuổi trở lên). - Cán bộ Y tế trực tiếp tham gia công tác chăm sóc, điều trị bệnh nhân AIDS tại các phòng khám ngoại trú và tại cộng đồng. - Đồng đẳng viên, cộng tác viên.
- 7 - Người thân của bệnh nhân AIDS: Bố, mẹ, vợ/chồng, anh chị em. - Các báo cáo về HIV/AIDS của Bộ Y tế, của 3 tỉnh/thành phố nghiên cứu; hồ sơ bệnh án của bệnh nhân AIDS tham gia nghiên cứu. 2.1.1 Địa điểm nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành có chủ đích tại 3 phòng khám ngoại trú đang cung cấp dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ và điều trị cho bệnh nhân AIDS người lớn tại 3 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Nghệ An và Hồ Chí Minh. Phòng khám ngoại trú tại các tỉnh nghiên cứu được lựa chọn tham gia nghiên cứu trên cơ sở thuận tiện, là những phòng khám đã và đang cung cấp dịch vụ điều trị thuốc ARV được ít nhất 1 năm. Có ít nhất 300 bệnh nhân hiện đang được chăm sóc, hỗ trợ và điều trị thuốc ARV. 2.1.3 Thời gian nghiên cứu: Tiến hành điều tra, can thiệp trên đối tượng nghiên cứu từ tháng 6/2009 đến tháng 12/2010. - Điều tra lần 1: 6/2009 - 9/2009 (nghiên cứu mô tả thực trạng). - Điều tra lần 2: 10/2010 - 12/2010 (đánh giá sau can thiệp điều trị bằng thuốc ARV). 2.2 Phương pháp nghiên cứu 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu Là phương pháp nghiên cứu mô tả có phân tích (kết hợp định lượng và định tính) và nghiên cứu can thiệp lâm sàng có so sánh trước và sau can thiệp. 2.2.2 Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra mô tả cắt ngang. - Phương pháp phân tích số liệu thứ cấp. - Phương pháp phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm. - Phương pháp thử nghiệm lâm sàng có đối chứng. 2.2.4 Mẫu nghiên cứu 2.2.4.1 Nghiên cứu định lượng + Cỡ mẫu cho nghiên cứu mô tả được tính theo công thức tính cỡ mẫu tối thiểu của phương pháp nghiên cứu dịch tễ học mô tả: p(1 – p) 2 ___ n1 = Z (1-α/2) x (p.ε)2 n1: Cỡ mẫu tối thiểu; α: Mức ý nghĩa thống kê (0,05); p: tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDS được quản lý (p=0,5 để cỡ mẫu lớn nhất); Z(1-α/2): Hệ số tin cậy, với độ tin cậy mong muốn là 95% (Z(1-α/2) = 1,96); ε: Giá trị tương đối (ε = 0,1); Do chọn mẫu có chủ đích, nhân thêm hệ số ảnh hưởng thiết kế DE = 2; ước tính tỷ lệ từ chối tham gia nghiên cứu là 10%. Với các tham số nêu trên, cỡ mẫu cần cho nghiên cứu là 844, thực tế khi tiến hành nghiên cứu đã lấy 300 bệnh nhân AIDS ở mỗi phòng khám ngoại trú vào nghiên cứu, do đó tổng số đối tượng nghiên cứu là 900. + Cỡ mẫu cho nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng: Đánh giá hiệu quả can thiệp, cỡ mẫu được tính theo công thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu thuần tập (cohort study) không đối chứng: [(1 – p1)/p1 + (1 – p2)/p2] 2 ___ n2 = Z (1-α/2) [ℓn(1 – ε)]2 n2: Cỡ mẫu nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng; Z(1-α/2): Hệ số tin cậy, với độ tin cậy mong
- 8 muốn là 95% (Z(1-α/2) = 1,96); P1: Tỷ lệ bệnh nhân AIDS được chăm sóc, hỗ trợ điều trị trước can thiệp p1 = 35% = 0,35; P2 : Tỷ lệ bệnh nhân AIDS được chăm sóc, hỗ trợ, điều trị sau can thiệp p2 = 80% = 0,8; ε : Độ chính xác tương đối (sai số chấp nhận), lấy mức 10%;Ước tính tỷ lệ từ chối tham gia nghiên cứu là 10%. Với các tham số nêu trên, tính được n2 = 730 là cỡ mẫu được tính chung cho cả 3 phòng khám ngoại trú. Khi tiến hành nghiên cứu, chúng tôi đã lấy 300 bệnh nhân AIDS ở mỗi phòng khám ngoại trú vào nghiên cứu, tổng số đối tượng nghiên cứu là 900. 2.2.4.2 Nghiên cứu định tính Tại mỗi phòng khám chọn 5 đối tượng phỏng vấn sâu (tổng số có 15 cuộc phỏng vấn sâu) và 20 đối tượng cho TLN trọng tâm (mỗi nhóm từ 8 đến 10 người, một nhóm cho bệnh nhân AIDS; 1 nhóm cho cán bộ, nhân viên y tế, công tác viên tại phòng khám và người chăm sóc). Thực tế đã có 75 đối tượng tham gia nghiên cứu này. 2.2.5 Phương pháp chọn mẫu 2.2.5.1 Đối tượng nghiên cứu mô tả * Nghiên cứu định lượng: Chọn mẫu có chủ đích, mỗi tỉnh, thành phố chọn 01 phòng khám ngoại trú có số lượng bệnh nhân AIDS đang quản lý, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị n >300, số liệu được thu thập từ một mẫu ngẫu nhiên 300 bệnh nhân. Thực tế nghiên cứu, do chọn mẫu chủ đích, các phòng khám ngoại trú tham gia nghiên cứu đều có số lượng bệnh nhân AIDS đủ lớn nên số bệnh nhân tham gia nghiên cứu ở mỗi phòng khám là 300. Tổng số bệnh nhân AIDS tham gia nghiên cứu là 900. * Nghiên cứu định tính: Đối tượng tham gia thảo luận nhóm trọng tâm được chọn có chủ định, riêng bệnh nhân AIDS được chọn trong tổng số 300 đối tượng tham gia nghiên cứu định lượng. Đối tượng tham gia phỏng vấn sâu được chọn có chủ đích. 2.2.5.2 Đối tượng nghiên cứu can thiệp lâm sàng Đối tượng nghiên cứu là bệnh nhân AIDS được đưa vào nghiên cứu theo đợt, là những bệnh nhân được duyệt đưa vào điều trị thuốc ARV do Ban xét duyệt điều trị thuốc ARV của Ban quản lý dự án tỉnh, thành phố và quận/huyện lựa chọn cho tới khi đạt cỡ mẫu 300 cho mỗi phòng khám và được theo dõi liên tục trong thời gian 1 năm. 2.2.6 Công cụ thu thập thông tin và chỉ số, biến số nghiên cứu Bộ chỉ số nghiên cứu gồm 5 phần với 43 chỉ số nhằm mô tả thực trạng, các yếu tố liên quan và đánh giá hiệu quả hoạt động chăm sóc, hỗ trợ, quản lý điều trị bệnh nhân AIDS trước và sau 1 năm điều trị bằng thuốc ARV. Bảng hướng dẫn thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu. Bảng kiểm trang thiết bị, cơ sở vật chất. Chỉ số hiệu quả (CSHQ), để so sánh hiệu hiệu quả trước và sau can thiệp tăng lên được bao nhiêu %, cách tính như sau: ׀Chỉ số trước can thiệp - chỉ số sau can thiệp׀ Chỉ số hiệu quả = ___ x 100 Chỉ số trước can thiệp 2.2.7 Kỹ thuật thu thập số liệu
- 9 Số liệu được thu thập qua: bảng kiểm, phiếu điều tra cắt ngang; hồ sơ bệnh án nội, ngoại trú; sổ theo dõi, chăm sóc bệnh nhân AIDS; kết quả xét nghiệm cận lâm sàng về huyết học, sinh hoá, về vi sinh vật theo các chỉ số nghiên cứu. 2.3. Xử lý số liệu Số liệu được nhập sử dụng phần mềm EPI - Info chương trình SAS sẽ được sử dụng để so sánh và xử lý bất kỳ sự không tương đồng nào giữa 2 cơ sở dữ liệu. Sau khi nhập xong, các bộ số liệu được chuyển sang chương trình phần mềm STATA bản 8.2 (Stata Corp, 2004). 2.5. Hạn chế của đề tài 2.5.1. Giới hạn của đề tài Địa điểm nghiên cứu của đề tài được chọn chủ đích, chưa thực sự đại diện cho các tỉnh, thành phố, các vùng miền, đặc điểm hình thái dịch cũng như điều kiện kinh tế, xã hội của mỗi địa phương. Các phòng khám ngoại trú được lựa chọn là những phòng khám được tài trợ từ các dự án, do vậy, kết quả nghiên cứu có thể không phản ánh đúng thực tế hoạt động chăm sóc, hỗ trợ, điều trị cho bệnh nhân HIV/AIDS hiện nay. 2.5.2 Hạn chế của đề tài Đề tài được thực hiện trên phạm vi hẹp, chưa đại diện, đối tượng nghiên cứu được chọn chủ đích chưa mang tính ngẫu nhiên. Áp dụng phương pháp nghiên cứu thuần tập cho nghiên cứu can thiệp lâm sàng nhưng không có đối chứng. 2.5.3. Khắc phục hạn chế đề tài - Điều tra viên và giám sát viên được tuyển chọn và tập huấn thống nhất về phương pháp điều tra, được thử nghiệm bộ công cụ và thực hành kỹ năng điều tra (điều tra thử). - Quá trình điều tra được giám sát chặt chẽ thông qua hoạt động giám sát thực địa và kiểm tra chất lượng phiếu điều tra cũng như hồ sơ bệnh án. 2.6. Đạo đức trong nghiên cứu Chỉ tiến hành nghiên cứu các đối tượng đồng ý tham gia. Các thông tin, dữ liệu được được đảm bảo bí mật và chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu được sử dụng để xây dựng và điều chỉnh nội dung can thiệp cho người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS ngày càng có hiệu quả. Giúp cho những người nhiễm HIV/AIDS khác tại địa bàn nghiên cứu được hưởng lợi trực tiếp hoặc gián tiếp từ chương trình. CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến việc cung cấp dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ, điều trị bệnh nhân AIDS tại phòng khám ngoại trú người lớn ở địa điểm nghiên cứu 3.1.1. Thực trạng cung cấp dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ, điều trị bệnh nhân AIDS tại phòng khám ngoại trú người lớn ở địa điểm nghiên cứu Phòng khám ngoại trú người lớn ở địa điểm nghiên cứu có đủ các phòng làm việc theo quy định, gồm: phòng đón tiếp, phòng khám, phòng lấy máu/xét nghiệm, phòng dược, phòng tư vấn, phòng hành chính; trung bình có 5,6 phòng/1 phòng khám ngoại trú. Cán bộ, nhân viên của phòng khám ngoại trú gồm: Bác sĩ, y tá, tư vấn viên, kỹ thuật viên, cán bộ dược, nhân viên hỗ trợ, nhân viên khác; trung bình có 16 cán bộn, nhân viên/1 phòng khám ngoại trú.
- 10 Phòng khám ngoại trú tại địa điểm nghiên cứu còn được hỗ trợ bởi các đồng đẳng viên (người nhiễm HIV/AIDS, người nghiện ma túy, người mại dâm) và các cộng tác viên. Trung bình có 27,3 đồng đẳng viên và 28,3 cộng tác viên hỗ trợ cho 1 phòng khám ngoại trú ở địa điểm nghiên cứu. Tỷ lệ (%) 100 85,6 80 60 40 8,2 20 6,2 0 Số lượng 1-2 buổi3-6 buổi>6 buổi Biểu đồ 3.1 Số buổi tham gia tập huấn của bệnh nhân AIDS được nghiên cứu 100% bệnh nhân nghiên cứu được tập huấn trước khi tham gia điều trị ARV; trong đó 85,6% tham gia tập huấn từ 3 đến 6 buổi, 6,2% tham gia trên 6 buổi. 3.1.2. Một số yếu tố liên quan đến việc cung cấp dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ, điều trị bệnh nhân AIDS tại phòng khám ngoại trú người lớn ở địa điểm nghiên cứu 3.1.2.1. Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu trước can thiệp 32,6% bệnh nhân AIDS ở độ tuổi 20 – 29, trong khi ở độ tuổi 30 – 39 là 54,5%. Nam giới vẫn chiếm chủ yếu: 72,8%, nữ 27,2%. Đối tượng nghiên cứu có trình độ học vấn thấp (từ bậc tiểu học trở xuống) chiếm 15,1%. Có sự khác biệt giữa trình độ trung học phổ thông, cao đẳng đại học giữa Nghệ An với hai thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội (THPT: HN 44,5%, HCM 38,8%, NA 16,4%). 54,5% số bệnh nhân AIDS có vợ/chồng, còn lại (45,5%) sống độc thân hoặc ly dỵ, góa, ly thân. 71,1% đối tượng nghiên cứu sống cùng bố, mẹ, vợ/chồng; 28,9% sống cùng bạn bè, sống một mình hoặc lang thang. Nghề nghiệp không ổn định hoặc thất nghiệp chiếm tỷ lệ cao: 72,9%, tiếp đến là lái xe: 16,3%; công nhân: 6,3%; nhân viên hành chính: 4,5%. Tỷ lệ bệnh nhân AIDS tham gia nghiên cứu không xác định được nguy cơ lây nhiễm HIV khá cao 25,2%. 74,8% xác định được nguy cơ, trong đó lây nhiễm do tiêm chích ma túy: 43,4%, qua quan hệ tình dục: 29,4%. Bảng 3.8 Nơi giới thiệu bệnh nhân nghiên cứu đến phòng khám ngoại trú Địa điểm NC Hà Nội Nghệ An HCM Tổng (n= 300) (n= 300) (n= 300) (n= 900) Nơi giới thiệu (%) (%) (%) (%) - Phòng XNTN 6,3 23,7 35 21,7 - Nhóm TCCĐ 4,0 0,0 3,3 2,4 - PKNT khác 18,3 21,7 12,7 17,6 - Tự đến 62,0* 4,7 35,7 34,1 - Khác 8,0 44,3 7,0 19,8 - Không biết 1,3 5,7 6,3 4,4 *& : OR = 33,3, 95%CI (18,2 - 64,4), p<0,01; & : OR = 11,3, 95%CI (6,2 - 21,9), p<0,01
- 11 Kết quả bảng 3.8 cho thấy: Bệnh nhân AIDS được quản lý, chăm sóc và điều trị tại phòng khám ngoại trú do phòng tư vấn, xét nghiệm tự nguyện giới thiệu đến chiếm 21,7%, từ phòng khám ngoại trú khác là 17.6%, tỷ lệ này cho thấy vai trò của phòng khám ngoại trú là khá quan trọng đối với bệnh nhân HIV/AIDS. Có tới 34,1% bệnh nhân tự đến phòng khám ngoại trú để được điều trị và có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các thành phố lớn với tỉnh (Hà Nội với nghệ An: OR = 33,3 , 95%CI (18,2 – 64,4), p<0,01; thành phố Hồ Chí Minh với Nghệ An: OR = 11,3 , 95%CI (6,2 – 21,9), p<0,01), điều này cũng cho thấy họ cũng đã có ý thức trong việc tự chăm sóc bản thân, tự tìm hiểu những thông tin liên quan. 3.1.2.2 Kiến thức của bệnh nhân nghiên cứu trước can thiệp Bảng 3.9 Kiến thức về thuốc ARV Nội dung Tần số Tỷ lệ (n = 900) (%) Hiểu đúng về thuốc - Thuốc kháng sinh 19 2,1 ARV - Thuốc kháng virus HIV 872 96,9 - Không biết 9 1,0 ARV được phối hợp - Từ 2 loại thuốc 37 4,1 mấy loại thuốc - Ít nhất 3 loại thuốc trở lên 835 92,8 - Không biết 28 3,1 96,9% bệnh nhân nghiên cứu hiểu đúng ARV là thuốc kháng vi rút HIV; vẫn còn 2,1% bệnh nhân nghiên cứu cho biết ARV là thuốc kháng sinh và 1,0% không biết thuốc ARV là gì. Khi hỏi bệnh nhân nghiên cứu về thuốc ARV được kết hợp từ bao nhiêu loại thuốc, 92,8% cho biết thuốc được phối hợp ít nhất 3 loại trở lên, 4,1% cho biết ARV được kết hợp từ 2 loại và 3,1% bệnh nhân không biết thuốc ARV được kết hợp từ bao nhiêu loại thuốc. Bảng 3.10 Kiến thức về thời gian điều trị và cách uống thuốc ARV Tần số Tỷ lệ Nội dung (n = 900) (%) Thời gian điều trị ARV - Điều trị đến khi thấy cơ thể khỏe lên 9 1,0 - Điều trị suốt đời 872 96,9 - Không biết 19 2,1 Cách uống thuốc ARV - Uống thuốc ARV 2 lần/ngày 900 100,0 - Khoảng cách giữa 2 lần uống ARV là 12 giờ 900 100,0 Hầu hết bệnh nhân nghiên cứu đều nhận thức được điều trị ARV là điều trị suốt đời (chiếm 96,9%). Tuy nhiên, vẫn còn 2,1% bệnh nhân nghiên cứu không biết điều trị ARV trong thời gian bao lâu và 1,0% cho rằng điều trị đến khi thấy cơ thể khỏe lên thì thôi không điều trị nữa. 100% bệnh nhân nghiên cứu biết rằng khi tham gia điều trị ARV thì họ phải uống 2 lần trong ngày và khoảng cách giữa 2 lần uống thuốc là 12 giờ.
- 12 Bảng 3.11 Kiến thức về tác dụng phụ thuốc ARV của bệnh nhân nghiên cứu Tần số Tỷ lệ Kiến thức về tác dụng phụ của ARV (n = 900) (%) - Có 732 81,4 Tác dụng phụ - Không 168 18,6 - Nổi mẩn 683 75,9 - Vàng da 296 32,9 - Nôn 330 36,7 Triệu chứng của - Tiêu chảy 239 26,5 tác dụng phụ - Đau bụng 171 19,0 - Đau đầu 274 30,4 - Hoa mắt, chóng mặt 410 45,6 - Khác 57 6,3 Trong số các bệnh nhân nghiên cứu có 81,4% bệnh nhân biết được các tác dụng phụ của thuốc và kể tên được các tác dụng phụ có thể gặp phải khi tham gia điều trị ARV. Tác dụng phụ được nhắc đến nhiều nhất nổi mẩn (75,9%); hoa mắt, chóng mặt (45,6%); nôn (36,7%). Tỷ lệ (%) 94,8 95 86,6 90 85 81,4 80 75 70 Kiến thức Uống đúng Uống đúng số Uống đúng thời thuốc lượng gian Biểu đồ 3.3 Kiến thức về tuân thủ điều trị Đa số bệnh nhân nghiên cứu đều cho rằng tuân thủ điều trị là cần phải uống đúng thời gian (94,8%), uống đúng số lượng thuốc quy định (86,6%) và uống đúng thuốc (81,4%). Bảng 3.12 Kiến thức về không tuân thủ điều trị Không tuân thủ điều trị ARV Tần số Tỷ lệ (n = 900) (%) - Bỏ một liều thuốc trong số các thuốc đã chỉ định 650 72,2 - Bỏ một ngày không uống thuốc 612 68,0 - Không quan tâm đến thời gian giữa các lần uống 492 54,7 - Không biết 9 1,0
- 13 Bệnh nhân AIDS tham gia nghiên cứu cho rằng: không tuân thủ điều trị là bỏ liều thuốc trong số các thuốc chỉ định (72,2%), bỏ ngày không uống thuốc (68,0%), không quan tâm đến khoảng thời gian giữa các lần uống thuốc (54,7%). Chỉ có 1% các đối tượng nghiên cứu không biết như thế nào là không tuân thủ điều trị. Bảng 3.14 Kiến thức về uống bù thuốc khi quên và các biện pháp hỗ trợ việc tuân thủ điều trị. Tần số Tỷ lệ Nội dung (n = 900) (%) Uống bù thuốc - Uống ngay liều vừa quên và tính thời gian để 744 82,7 uống liều kế tiếp - Bỏ luôn liều vừa quên và uống như thường lệ 146 16,3 - Không biết 9 1,0 Biện pháp hỗ - Tự xây dựng kế hoạch 691 76,8 trợ tuân thủ - Phối hợp với người hỗ trợ 398 44,2 điều trị - Thông báo cho cán bộ y tế 360 40,0 - Không biết 19 2,1 Khi quên thuốc phần lớn bệnh nhân nghiên cứu cho rằng phải uống bù ngay liều vừa quên và tính thời gian để uống liều tiếp theo (82,7%), 16,3% bỏ luôn liều vừa quên và uống như thường lệ, vẫn còn 1,0% không biết làm thế nào khi quên uống thuốc. Phần lớn bệnh nhân nghiên cứu đều biết đến các biện pháp hỗ trợ việc tuân thủ điều trị bằng cách tự xây dựng kế hoạch phù hợp cho mình (76,8%), 44,2% phối hợp cùng người hỗ trợ và 40,0% thông báo khó khăn cho cán bộ y tế. Tỷ lệ (%) 80 61,9 60 38,1 40 20 0 Mức độ Đạt Không đạt Biểu đồ 3.4 Kiến thức chung về tuân thủ điều trị ARV Chỉ có 61.9% bệnh nhân AIDS tham gia nghiên cứu đạt điểm kiến thức chung về tuân thủ điều trị, vẫn còn 38.1% chưa đạt kiến thức về tuân thủ điều trị. 3.1.3. Tình trạng bệnh nhân nghiên cứu trước điều trị thuốc ARV 72,8% bệnh nhân nghiên cứu ghi nhận không có tiền sử nhiễm trùng cơ hội. Trong tổng số 27,2% bệnh nhân nghiên cứu ghi nhận có tiền sử nhiễm trùng cơ hội, cao nhất: Zona (9,6%), tiếp đến: Lao (8,4%), nấm miệng: (6,0%), thấp nhất: Viêm võng mạc do CMV (0,2%). 84,8% bệnh nhân nghiên cứu không có tiền sử mắc Lao. Trong 15,6% BN NC có tiền sử mắc lao, đang điều trị 11,2%, đã điều trị 4,4%. Trong đó 71,1% Lao phổi, 26,7% Lao ngoài phổi.
- 14 B¶ng 3.17 TiÒn sö ®iÒu trÞ dù phßng vμ ®iÒu trÞ ARV cña bệnh nhân nghiên cứu Địa điểm NC Hà Nội Nghệ An HCM Tổng (n= 300) (n= 300) (n= 300) (n= 900) Tiền sử điều trị (%) (%) (%) (%) Dự phòng Cotrimoxazole - Có 48,7 93,7 48,3 63,6 - Không 51,3 6,3 51,7 36,4 Dự phòng Fluconazole - Có 45,7 33,7 43,7 41,0 - Không 54,3 66,3 56,3 59,0 Đã sử dụng ARV - Có 16,7 4,0 14,0 11,6 - Không 83,3 96,0 86,0 88,4 11,6 % bệnh nhân nghiên cứu đã sử dụng ARV trước khi đăng ký tại phòng khám ngoại trú. 63,6% bệnh nhân được điều trị dự phòng bằng Cotrimoxazole, 41,0% được điều trị dự phòng bằng fluconazole. Kết quả cũng cho thấy, không xác định được tỷ lệ bệnh nhân dự phòng bằng 2 loại thuốc và tỷ lệ bệnh nhân chưa được điều trị dự phòng. Tỷ lệ (%) 58,6 60 50 40 22,2 30 16,2 20 10 3,0 Hình thức 0 Tự điều trị PK tư nhân PKNT khác khác Biểu đồ 3.5 Hình thức điều trị ARV của bệnh nhân nghiên cứu trước khi đăng ký tại phòng khám ngoại trú Trong tổng số 99 bệnh nhân nghiên cứu đã điều trị ARV trước khi đăng ký tại phòng khám ngoại trú, 58,6% bệnh nhân tự điều trị, chỉ có 16,2% bệnh nhân điều trị tại phòng khám ngoại trú khác, đã có 3,0% bệnh nhân điều trị tại phòng khám tư nhân. Có 5 loại phác đồ điều trị bằng thuốc ARV được bệnh nhân AIDS sử dụng trước khi đăng ký điều trị tại phòng khám ngoại. Phổ biến nhất là phác đồ d4T/3TC/NVP (57,7%) tiếp đến là d4T/3TC/EFV (20,8%); ít phổ biến nhất là phác đồ ZDV/3TC/LPV/R (1,0%). Điều trị dưới hình thức khác 9,6% và không rõ phác đồ 5,8%.
- 15 Bảng 3.20 Tình trạng nhiễm trùng cơ hội của bệnh nhân nghiên cứu trước điều trị ARV Địa điểm NC Hà Nội Nghệ An HCM Tổng (n= 300) (n= 300) (n= 300) (n= 900) Tình trạng (%) (%) (%) (%) Không xác định NTCH 64,3 58,0 58,0 60,1 Có NTCH: 35,7 42,0 42 39,9 - Nấm miệng 27,0 22,0 16,7 21,9 - Viêm phổi PCP 0,3 2,3 0,3 1,0 - Nhiễm Toxoplasma 0,7 0,7 0,0 0,4 - Penicillium marneffei 1,0 4,0 0,3 1,8 - Viªm vâng m¹c do CMV 0,0 0,3 0,0 0,1 - Lao 3,7 12,0 21,0 12,2 - Zona 2,0 2,3 2,3 2,2 - Kh¸c 5,3 6,3 26 9,2 Trước khi điều trị ARV, 60,1% bệnh nhân nghiên cứu không có nhiễm trùng cơ hội. Trong tổng số 39,9% bệnh nhân nghiên cứu ghi nhận có nhiễm trùng cơ hội, cao nhất là nấm miệng (21,9%), tiếp đến là Lao (12,2%), Zona (2,2%), thấp nhất là Viêm võng mạc do CMV (0,1%). 3.1.4 Chỉ số cận lâm sàng trước điều trị ARV của bệnh nhân nghiên cứu 83% bệnh nhân nghiên cứu (743/895) có kết quả xét nghiệm CD4 trước khi điều trị ARV tại PKNT, trong đó chủ yếu có mức CD4 rất thấp 300 tế bào: 6,3% và >500 tế bào: 1,6%. 90,4% (809/895) bệnh nhân nghiên cứu có kết quả xét nghiệm mức độ nhiễm độc gan trước khi điều trị ARV, trong đó chủ yếu ở mức bình thường: 53,3%; mức độ nhẹ: 41,9%. Số bệnh nhân ở mức độ nặng thấp, chiếm 1,1%; mức độ rất nặng: 0,2%. Mức độ thiếu máu của bệnh nhân nghiên cứu trước khi điều trị ARV: Chỉ có 53,4% bệnh nhân có kết quả xét nghiệm Hgb, trong đó chủ yếu ở mức bình thường: 83,5%, số bệnh nhân ở mức độ nặng: 0,6% và rất nặng (có thể đe dọa tính mạng): 2,5%. 65,7% (588/895) bệnh nhân nghiên cứu có kết quả xét nghiệm về mức độ suy thận (chỉ số Creatine – mg/dl), số bệnh nhân có chỉ số bình thường chiếm 95,9% và mức độ I (nhẹ): 4,1%. Không có bệnh nhân nào ở mức độ suy thận II, III và IV. 3.2 Hiệu quả hoạt động chăm sóc, hỗ trợ, quản lý điều trị trên bệnh nhân AIDS ở phòng khám ngoại trú người lớn tại địa điểm nghiên cứu 3.2.1 Kết quả hoạt động chăm sóc hỗ trợ, quản lý điều trị bệnh nhân AIDS Bảng 3.26 Kết quả hoạt động tư vấn, hỗ trợ bệnh nhân AIDS tham gia nghiên cứu Địa điểm nghiên cứu Hà Nội Nghệ An HCM Tổng Nội dung (n = 300) (n = 300) (n = 300) (n = 900) • Tư vấn nhóm - Số buổi 25 18 27 70 - Số lượt BN tham gia 521 438 544 1.503 • Tư vấn cá nhân 729 653 648 2.030 • Tư vấn tại cộng đồng, gia đình 1.925 1.422 1.789 5.136 • Tái khám 2596 2845 2634 8.075
- 16 Hoạt động chăm sóc, hỗ trợ, quản lý điều trị cho bệnh nhân AIDS tại địa điểm nghiên cứu đã được thực hiện theo quy định. Trung bình bệnh nhân nghiên cứu tham gia 1,67 (1.053/900) lần tư vấn nhóm; tư vấn cá nhân là 2,25 lần (2030/900), thấp nhất là Nghệ An: 1,58 lần; tư vấn tại cộng đồng là 5,7 lần (5136/900) và tái khám là 8,97 lần (8057/900), cao nhất là nghệ An: 9,48 lần. Bảng 3.27 Phác đồ điều trị ARV ban đầu của bệnh nhân nghiên cứu tại địa điểm nghiên cứu Địa điểm NC Hà Nội Nghệ An HCM Tổng Loại phác đồ (%) (%) (%) (%) 1. d4T/3TC/NVP 75,3 73,3 45,3 64,7 2. d4T/3TC/EFV 20,7 18,3 36 25 3. ZDV/3TC/NVP 4 7 11,3 7,4 4. ZDV/3TC/EFV 0 1 6,3 2,4 5. TDF/3TC/LPV/R 0 0,3 0 0,1 6. Kh¸c 0 0 0,7 0,2 7. Kh«ng ghi 0 0 0,3 0,1 Phác đồ điều trị ARV ban đầu tại phòng khám ngoại trú của bệnh nhân nghiên cứu là phác đồ bậc I, chủ yếu là phác đồ có Lamivudin (3TC): 99,7%. Trong đó kết hợp d4T: 89,7% và kết hợp ZDV: 10,0%. Vẫn còn 0,1% bệnh nhân điều trị không rõ phác đồ. Chỉ có 5,3% bệnh nhân nghiên cứu có gián đoạn điều trị. Trong đó chủ yếu là gián đoạn lần I: 85,4%. Nguyên nhân của gián đoạn điều trị chủ yếu do tác dụng phụ cấp: 18,8%, đang điều trị lao: 12,5%, lý do khác: 60,4%. Không có trường hợp nào ghi nhận do thất bại điều trị hay hết thuốc. 30,4% (272/895) bệnh nhân AIDS điều trị ARV tham gia nghiên cứu có thay đổi phác đồ điều trị. Nguyên nhân chủ yếu do tác dụng phụ cấp và mãn tính: 59,5%; điều trị lao: 12,9%; có tới 5,1% bệnh nhân thay đổi phác đồ do hết thuốc (xảy ra ở Hà Nội và nghệ An). Đã có 0,7% bệnh nhân thay đổi phác đồ do thất bại điều trị. Tỷ lệ (%) 80 75,9 70 60 50 40 30 10,9 8,6 20 4,6 Tình trạng BN 10 0,1 0 Tích cực Có dừng Tử vong Chuyển đi Không theo điều trị điều trị dõi được Biểu đồ 3.7 Kết quả quản lý bệnh nhân AIDS tham gia nghiên cứu Sau 12 tháng điều trị ARV, tỷ lệ bệnh nhân nghiên cứu tích cực điều trị: 75,9%; các tình trạng khác: 24,1%, trong đó: tích cực điều trị nhưng có dừng ARV: 0,1%, tử vong: 10,9%, chuyển đi: 8,6% và không theo dõi được: 4,6%.
- 17 Trong tổng số 41 đối tượng nghiên cứu không theo dõi được, nguyên nhân do chuyển đến trung tâm 06: 7,4%, thay đổi địa chỉ: 2,4%, chủ yếu là không rõ nguyên nhân ( 56,1%). 3.2.2 Hiệu quả hoạt động chăm sóc, hỗ trợ, quản lý điều trị trên bệnh nhân AIDS tại địa điểm nghiên cứu Tỷ lệ % 80 67,6 60 41,5 33,5 26,7 40 18,4 19,8 20 0 Chỉ số Anh/chị/em Bố/mẹ Vợ/chồng Trước can thiệp Sau can thiệp Biểu đồ 3.8 Hiệu quả hoạt động chăm sóc, hỗ trợ bệnh nhân AIDS từ người thân Người hỗ trợ, chăm sóc chính cho bệnh nhân AIDS trong quá trình điều trị chủ yếu là vợ/chồng, tiếp đến là bố/mẹ và anh/chị/em. Tỷ lệ bệnh nhận được chăm sóc, hỗ trợ từ người thân sau 12 tháng can thiệp, điều trị thuốc kháng vi rút ARV đều tăng hơn trước can thiệp. Tỷ lệ được vợ chồng chăm sóc, hỗ trợ tăng cao nhất: từ 41,5% tăng lên 67,6%; tỷ lệ được anh/chị/em chăm sóc, hỗ trợ tăng không đáng kể: từ 18,4% lên 19,8%. Chỉ số hiệu quả lần lượt là 7,6%, 32,96% và 62,89%. tỷ lệ % 52,5 60 44,1 50 37,7 40 30 22,3 20 10 Chỉ số 0 Đồng đẳng viên Cộng tác viên Trước can thiệp Sau can thiệp Biểu đồ 3.9 Hiệu quả hoạt động chăm sóc, hỗ trợ bệnh nhân AIDS tại địa điểm nghiên cứu từ đồng đẳng viên, cộng tác viên Tỷ lệ bệnh nhân AIDS điều trị thuốc kháng vi rút tham gia nghiên cứu tại địa điểm nghiên cứu nhận được chăm sóc, hỗ trợ từ người đồng đẳng viên và cộng tác viên sau 12 tháng can thiệp điều trị thuốc kháng vi rút ARV đều tăng hơn trước can thiệp, đối với hỗ trợ từ đồng đẳng viên tăng từ 22,3% lên 44,1% và từ cộng tác viên tăng từ 33,7% lên 52,5% chỉ số hiệu quả lần lượt là 97,75% và 39,25%.
- 18 Tỷ lệ % 60 51,2 43,8 50 38,7 40 30 21,9 20 10 Chỉ số 0 Nhận BKT, BCS Tham gia câu lạc bộ Trước can thiệp Sau can thiệp Biểu đồ 3.10 Hiệu quả tiếp cận dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ bệnh nhân AIDS tại địa điểm NC Bệnh nhân AIDS tham gia nghiên cứu còn có sự thay đổi trong tiếp cận dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ. nhận được chăm sóc, hỗ trợ từ đồng đẳng viên và cộng tác viên. Tỷ lệ bệnh nhân AIDS điều trị thuốc kháng vi rút tham gia nghiên cứu tại địa điểm nghiên cứu nhận được bơm kin tiêm, bao cao su tăng từ 43,8% lên 51,2% và tham gia câu lạc bộ người nhiễm HIV/AIDS tăng từ 21,9% lên 38,7% chỉ số hiệu quả lần lượt là 16,89% và 76,7%. 3.2.3. Hiệu quả điều trị thuốc ARV trên bệnh nhân nghiên cứu Bảng 3.32 chỉ số CD4 sau điều trị ARV của bệnh nhân nghiên cứu Trước ĐT Sau 6 tháng Sau 12 tháng Số tế bào CD4 Số lg (%) Số lg (%) Số lg (%) - 500 12* 1,6 18 5,2 28 10,2 * & : OR=6,2 ,95%CI(4,5-8,6), p 500 chiếm tỷ lệ là 5,2% và 10,2%. Số lượng bệnh nhân có tế bào CD4 500 giữa trước điều trị với sau 6 tháng điều trị, giữa sau 6 tháng điều trị với sau 12 tháng điều trị kết quả còn cho thấy mối liên quan rất chặt chẽ tăng số lượng bệnh nhân theo hướng tích cực và có ý nghĩa thống kê với p<0,001.
- 19 Bảng 3.33 Chỉ số ALT sau điều trị ARV của bệnh nhân nghiên cứu Trước ĐT Sau 6 tháng Sau 12 tháng Chỉ số ALT Số lg Tỷ lệ Số lg Tỷ lệ Số lg Tỷ lệ (n=900) (%) (n=767) (%) (n=683) (%) - Không có KQXN 91 9,6 418 54,5 365 53,4 - Có KQXN 809 90,4 349 45,5 318 46,6 Bt 400 UI 2 0,2 0 0,0 2 0,6 * & : OR = 1,5 , 95%CI (1,2 - 1,96), p 0,05 Sau 6 và 12 tháng điều trị ARV, tỷ lệ bệnh nhân có chỉ số nhiễm độc gan chủ yếu ở mức độ bình thường và mức độ nhẹ, lần lượt là: sau 6 tháng 90,3% và 88,7%. Số bệnh nhân ở mức độ vừa và nặng có tỷ lệ lần luợt là: sau 6 tháng 9,8%, sau 12 tháng 10,7%. Đã có 2 bệnh nhân có chỉ số ALT ở mức độ rất nặng sau 12 tháng điều trị, chiếm 0,6%. Khi so sánh số lượng bệnh nhân có ALT bình thường ( 0,05. Bảng 3.34 Chỉ số Creatine (mg/dl) sau điều trị ARV của bệnh nhân nghiên cứu Trước ĐT Sau 6 tháng Sau 12 tháng Mức độ Số lg Tỷ lệ Số lg Tỷ lệ Số lg Tỷ lệ (n=588) (%) (n=110) (%) (n=96) (%) Bt 0,8 - 1,2 564* 95,9 109 99.1 94 97,9 Độ 1: 10 0 0 0 0 0 0 * & : OR = 0,2 , 95%CI (0,5 - 1,3), p>0,05 ; * *& : OR = 2,3 , 95%CI (0,1 - 13,8), p>0,05 Mức độ suy thận sau 6 tháng và 12 tháng điều trị ARV ở bệnh nhân HIV/AIDS tham gia nghiên cứu chủ yếu vẫn bình thường: 97,9%, còn lại là mức độ nhẹ: 2,1%. So sánh số lượng bệnh nhân có chỉ số Creatinin bình thường giữa trước điều trị ARV với sau 6 tháng điều trị ARV và giữa sau 6 tháng với sau 12 tháng điều trị ARV không thấy có mối liên quan và không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
- 20 Bảng 3.35 Yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị của bệnh nhân nghiên cứu Tuân thủ điều trị Yếu tố Liên quan p Có Không Có 521 152 0R = 4,68; Yếu tố nguy cơ Không 49 67 95%CI (3,04-7,22) 0,05 Tác dụng phụ Không 575 215 95%CI (0,99-2,38); Mối liên quan giữa các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ điều trị của bệnh nhân AIDS tham gia nghiên cứu. Ở những bệnh nhân xác định được nguy cơ lây nhiễm HIV thì tuân thủ điều trị cao gấp 3,99 lần so với những bệnh nhân không xác định được nguy cơ với p<0,05. Có mối liên quan giữa những bệnh nhân thay đổi và không thay đổi phác đồ điều trị ARV cũng như giữa những bệnh nhân có nhiễm trùng cơ hội và không có nhiễm trùng cơ hội với tuân thủ điều trị (p<0,05). Chưa thấy có sự liên quan giữa những bệnh nhân có tác dụng phụ và không có tác dụng phụ khi điều trị ARV với tuân thủ điều trị. Bảng 3.36 Yếu tố liên quan đến số lượng tế bào CD4 của bệnh nhân nghiên cứu Tăng số lượng tế Yếu tố bào CD4 Liên quan p Có Không Điều trị dự phòng Có 500 72 0R = 4,73 <0,05 Cotrimoxazole Không 195 133 95%CI (3,36-6,69) Có 452 221 0R = 2,8 Yếu tố nguy cơ <0,05 Không 49 67 95%CI (1,84-4,27) Có 193 27 0R=2,53 Thay đổi phác đồ <0,05 Không 502 178 95%CI (1,62-4,08) Có 118 127 0R = 0,13 Bệnh NTCH <0,05 Không 577 78 95%CI (0,09-0,18) Có 3 6 0R=0,1; Tác dụng phụ <0,05 Không 692 199 95%CI (0,017-0,89) Mối liên quan giữa các yếu tố ảnh hưởng đến số lượng tế bào CD4 của bệnh nhân AIDS tham gia NC. Ở những bệnh nhân được điều trị dự phòng bằng Cotrimoxazole thì số bệnh nhân tăng số lượng tế bào cao gấp 4,73 lần so với những bệnh nhân không điều trị dự phòng với p<0,05. Các yếu tố: Nguy cơ lây nhiễm, thay đổi phác đồ điều trị, bệnh nhiễm trùng cơ hội, tác dụng phụ khi điều trị ARV cũng có mối liên quan với việc tăng số lượng tế bào CD4 trên bệnh nhân AIDS điều trị ARV (p<0,05).
- 21 Bảng 3.37 Yếu tố liên quan đến bỏ điều trị của bệnh nhân AIDS tham gia nghiên cứu Bỏ điều trị Yếu tố Liên quan p Có Không Có 29 644 0R=0,43 Yếu tố nguy cơ <0,05 Không 12 115 95%CI (0,21-0,96) Có 30 200 0R=8,99 Thay đổi phác đồ <0,05 Không 11 659 95%CI (4,27-20,2) Bệnh nhiễm trùng Có 18 227 0R=2,18 <0,05 cơ hội Không 23 632 95%CI (1,09-4,3) Có 5 4 0R=29,8 Tác dụng phụ <0,05 Không 36 855 95%CI (6,05-154,8) Đồng nhiễm Có 31 192 0R=10,8 <0,05 HBV/HCV Không 10 667 95%CI (5,02-25) Có mối liên quan chặt chẽ giữa việc thay đổi phác đồ, có tác dụng phụ cũng như đồng nhiễm HBV/HCV với việc bỏ điều trị ARV của bệnh nhân AIDS tại địa điểm nghiên cứu. Trong đó việc bệnh nhân xuất hiện tác dụng phụ bỏ trị cao gấp 29,8 lần so với bệnh nhân không xuất hiện tác dụng phụ. CHƯƠNG IV BÀN LUẬN 4.1 Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến việc cung cấp dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ điều trị bệnh nhân AIDS tại phòng khám ngoại trú người lớn ở địa điểm nghiên cứu 4.1.1 Về thực trạng cung cấp dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ, điều trị bệnh nhân AIDS tại phòng khám ngoại trú người lớn ở địa điểm nghiên cứu Mô hình phòng khám ngoại trú (PKNT) tại Việt Nam bắt đầu được hình thành và đi vào hoạt động từ năm 2002, dưới sự hỗ trợ về chuyên môn và tài trợ của các tổ chức quốc tế. Phòng khám ngoại trú cung cấp các dịch vụ về chăm sóc, hỗ trợ và điều trị, trong đó có điều trị thuốc kháng vi rút (ARV) cho người bệnh AIDS. Theo quy định, về nhân lực cần có ít nhất 01 bác sỹ, 01 điều dưỡng, 01 dược sĩ và 01 cán bộ hành chính; về trang thiết bị cần có đủ 33 loại thiết bị, vật dụng với số lượng và tiêu chuẩn theo quy định; về cơ sở vật chất cần có ít nhất 2 phòng làm việc, có khu vực chờ khám bệnh và tư vấn cho bệnh nhân, có nơi bảo quản và cấp phát thuốc cho bệnh nhân, có nơi bảo quản và lưu trữ sổ sách, hồ sơ bệnh án. Trong nghiên cứu này, về cơ sở vật chất, phòng khám ngoại trú tại địa điểm nghiên cứu đều có từ 5 đến 6 phòng làm việc. Về nhân lực, các PKNT được bố trí cán bộ và nhân viên theo vị trí làm việc, mỗi PKNT có từ 15 đến 17 cán bộ nhân viên. Kết quả này hoàn toàn đáp ứng quy định về nhân lực của Bộ Y tế, nhưng cao gấp 2 - 3 lần kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Kính (2007) và cộng sự. Để hỗ trợ cho các hoạt động chăm sóc, hỗ trợ điều trị bệnh nhân AIDS tại cơ sở y tế nói chung, tại phòng khám ngoại trú nói riêng còn có đội ngũ đồng đẳng viên và cộng tác viên. Trong nghiên cứu này, các phòng khám ngoại trú tại địa điểm nghiên cứu có đội ngũ đồng đẳng viên và
- 22 cộng tác viên khá đông, đối với đồng đẳng viên, trung bình là 27 người ở mỗi phòng khám ngoại trú, còn cộng tác viên là 28 người, kết quả này cao hơn rất nhiều so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Phương nghiên cứu năm 2009 tại Đống Đa, của Nguyễn Thị Minh Hạnh năm 2007 tại quận Tây Hồ, Hà Nội. Khi tham gia điều trị một yêu cầu bắt buộc là người nhiễm và gia đình người nhiễm phải được tham gia tập huấn, do vậy tỷ lệ tham gia tập huấn trước điều trị ở đây là 100% và có tới 85,6% các đối tượng được tập huấn từ 3-6 buổi. 4.1.2 Về một số yếu tố liên quan đến cung cấp dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ, điều trị cho bệnh nhân AIDS tại Phòng khám ngoại trú người lớn ở địa điểm nghiên cứu Đặc điểm bệnh nhân AIDS tham gia nghiên cứu: 87,1% ở nhóm 20 – 39 tuổi; nam giới chiếm 72,8%, thấp hơn nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Phương (2009); 15,1% có trình độ học vấn thấp, tỷ lệ này thấp hơn kết quả điều tra cơ bản của Ngân hàng phát triển Châu Á (2002); 54,5%, có vợ/chồng, đây là một trong những thuận lợi đối với công tác chăm sóc, điều trị ARV cho người nhiễm HIV, vì họ sẽ có được sự quan tâm, chăm sóc của gia đình trong hoạt động điều trị ARV; 72,9% không có việc làm hoặc việc làm không ổn định; 43,4% lây nhiễm qua tiêm chích ma túy. Tỷ lệ này thấp hơn với tỷ lệ của toàn quốc trong báo cáo tình hình nhiễm HIV/AIDS năm 2010 và một số nghiên cứu khác. Đã có 34,1% bệnh nhân AIDS tự đến phòng khám ngoại trú để được chăm sóc, hỗ trợ và điều trị cho thấy, bệnh nhân AIDS đã có ý thức trong việc tự chăm sóc bản thân và kỳ thị, phân biệt đối xử của cộng đồng đối với người nhiễm HIV/AIDS đang ngày một giảm. Tỷ lệ bệnh nhân nghiên cứu đạt điểm kiến thức về tuân thủ điều trị: 61,9%. Thấp hơn so với nghiên cứu của Trần Thị Xuân Tuyết (2008), cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Hạnh (2007). 4.1.3 Tình trạng bệnh nhân được nghiên cứu trước điều trị thuốc ARV 27,2% có tiền sử nhiễm trùng cơ hội, thấp hơn kết quả nghiêm cứu của Đỗ thị Nhàn (2009); 63,6% bệnh nhân được điều trị dự phòng bằng Ctrimoxazonle và 41,0% được điều trị bằng Fluconazole; 83,8% bệnh nhân có số lượng CD4<200. 4.2. Hiệu quả hoạt động chăm sóc, hỗ trợ, quản lý điều trị trên bệnh nhân AIDS ở phòng khám ngoại trú người lớn tại địa điểm nghiên cứu 4.2.1 Kết quả hoạt động chăm sóc, hỗ trợ, quản lý điều trị bệnh nhân AIDS Tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ cho bệnh nhân AIDS là hoạt động không thể thiếu và rất quan trọng. Nhiều nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam đã chỉ ra tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ cho bệnh nhân HIV/AIDS đóng vai trò quyết định sự thành công của chương trình phòng, chống HIV/AIDS, góp phần làm giảm kỳ thị phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS và gia đình họ. Sau 12 tháng điều trị thuốc kháng vi rút, trung bình bệnh nhân AIDS tham gia nghiên cứu có 1,67 lần được tư vấn nhóm và 2,25 lần tư vấn cá nhân thấp hơn so với quy định. Tuy nhiên tần xuất tư vấn tại cộng đồng khá cao trung bình là 5,7 lần; tái khám, tần xuất trung bình là 8,97 lần. 99,6% bệnh nhân nghiên cứu điều trị phác đồ thuốc ARV ban đầu là phác đồ bậc I, tương đương với nghiên cứu của Nguyễn Văn Kính (2009); 5,3% bệnh nhân có gián đoạn điều trị, 30,4% bệnh nhân có thay đổi phác đồ điều trị. Sau 12 tháng điều trị thuốc kháng vi rút: tỷ lệ bệnh nhân tích cực điều trị là 75,9%, tỷ lệ này thấp hơn nghiên cứu của Đỗ Thị Nhàn (84,5%); đã có 10,9% bệnh nhân tử vong, tỷ lệ này tương
- 23 đương với nghiên cứu của Đỗ Duy Cường tại Quảng Ninh (2009). 4.2.2 Hiệu quả hoạt động chăm sóc, hỗ trợ, quản lý điều trị trên bệnh nhân AIDS tại địa điểm nghiên cứu Trong nghiên cứu này, bệnh nhân AIDS nhận được hỗ trợ từ người thân trong quá trình điều trị ARV chiếm tỷ lệ khá cao, cao nhất là vợ/chồng tiếp đến là bố/mẹ và sau nữa là anh/chị/em; tỷ lệ này tăng lên sau 12 tháng can thiệp điều trị bằng ARV, lần lượt, trước can thiệp: 18,4%, 26,7%, 41,5% và sau can thiệp: 19,8%, 33,5%, 67,6% với chỉ số hiệu quả lần lượt là: 7,6%, 32,96% và 62,89%. Những người thân hỗ trợ bệnh nhân AIDS bằng cách nhắc nhở uống thuốc, chăm sóc ăn uống, an ủi động viên. Việc bệnh nhân AIDS nhận được chăm sóc, hỗ trợ của người thân chứng tỏ sự kỳ thị, phân biệt đối xử trong các gia đình người nhiễm HIV/AIDS đã có những thay đổi lớn. Yếu tố này rất cần thiết và quan trọng trong quá trình điều trị cũng như giúp bệnh nhân yên tâm, ổn định tâm lý trong cuộc sống. Hỗ trợ từ đồng đẳng viên và cộng tác viên cho bệnh nhân AIDS đều tăng, hỗ trợ từ đồng đẳng viên tăng từ 22,3% lên 44,1% và từ cộng tác viên tăng từ 33,7% lên 52,5% chỉ số hiệu quả lần lượt là 97,75% và 39,25%. Số người tham gia câu lạc bộ người nhiễm mặc dù có sự gia tăng giữa trước và sau can thiệp bằng thuốc ARV từ 21,9% lên 38,7%, chỉ số hiệu quả là 76,7% nhưng vẫn còn thấp. Tỷ lệ bệnh nhân AIDS được nhận bơm kim tiêm, bao cao su tăng từ 43,8% lên 51,2%, chỉ số hiệu quả là 16,89%. Tuy nhiên tỷ lệ này vẫn còn thấp, lý giải cho điều này có thể do bệnh nhân AIDS tham gia nghiên cứu đã được tập huấn, kiến thức được nâng lên, giảm hoặc thay đổi một phần hành vi nguy cơ nên đã giảm nhu cầu sử dụng bơm kim tiêm và bao cao su. Sau 6 tháng và 12 tháng điều trị ARV, số lượng CD4 đã thay đổi rõ rệt đặc biệt ở nhóm 500 tế bào cũng có thay đổi rõ rệt, từ 6,3% trước điều trị đã tăng lên 15,7% sau 6 tháng điều trị và 32,7% sau 12 tháng và có ý nghĩa thống kê. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Đỗ Thị Nhàn (2009). Về chỉ số nhiễm độc gan (ALT), trước điều trị ARV, tỷ lệ bệnh nhân có chỉ số ALT ở mức bình thường và mức độ nhẹ là 95,2% sau 6 tháng giảm xuống còn 90,3% và sau 12 tháng là 88,7%. Ở nhóm bệnh nhân mức độ vừa và nặng cũng có sự thay đổi, từ 4,8% tăng lên 9,8% sau 6 tháng điều trị và 11,3% sau 12 tháng. Khi so sánh số lượng bệnh nhân có mức ALT bình thường ( 0,05. 4.2.3 Yếu tố ảnh hưởng và mối liên quan đến chăm sóc hỗ trợ điều trị bệnh nhân AIDS tham gia nghiên cứu Kết quả nghiên cứu cho thấy, có mối liên quan giữa yếu tố nguy cơ với tuân thủ điều trị. Ở những bệnh nhân xác định được yếu tố nguy cơ lây nhiễm HIV thì tuân thủ điều trị cao gấp 3,99 lần so với những bệnh nhân không xác định được yếu tố nguy cơ (p<0,05). Các yếu tố như: thay đổi
- 24 phác đồ, bệnh nhiễm trùng cơ hội cũng có mối liên quan với việc tuân thủ điều trị của bệnh nhân. Ở những bệnh nhân được điều trị dự phòng bằng Cotrimoxazole; xác định được yếu tố nguy cơ; được thay đổi phác đồ; không có bệnh nhiễm trùng cơ hội hoặc không có tác dụng phụ đều có mối liên quan đến biểu hiện tăng số lượng tế bào CD4 (p<0,05). Nhất là được điều trị dự phòng, số bệnh nhân có CD4 tăng cao gấp 4,73 lần số bệnh nhân không được điều trị dự phòng. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có mối liên quan rất chặt chẽ giữa tác dụng phụ của thuốc với bỏ điều trị, tỷ lệ bệnh nhân xuất hiện tác dụng phụ bỏ điều trị cao gấp 29,8 lần những bệnh nhân không xuất hiện tác dụng phụ. Các yếu tố như: đồng nhiễm HBV/HCV, thay đổi phác đồ cũng có mối liên quan chặt chẽ với việc bỏ điều trị của bệnh nhân với OR lần lượt là 10,8 và 8,99. KẾT LUẬN 1. Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến việc cung cấp dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ, điều trị bệnh nhân AIDS tại phòng khám ngoại trú người lớn ở địa điểm nghiên cứu Thực trạng việc cung cấp dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ, điều trị bệnh nhân AIDS tại phòng khám ngoại trú ở địa điểm nghiên cứu - Phòng khám ngoại trú tại địa điểm nghiên cứu đã cung cấp đủ các dịch vụ cho bệnh nhân AIDS đăng ký điều trị theo quy định. - Trung bình, mỗi phòng khám ngoại trú có: 5,6 phòng làm việc, 16 cán bộ nhân viên. - 100% bệnh nhân AIDS tham gia nghiên cứu và gia đình họ được tập huấn trước điều trị thuốc kháng vi rút ARV. Một số yếu tố liên quan đến việc cung cấp dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ, điều trị bệnh nhân AIDS tại phòng khám ngoại trú ở địa điểm nghiên cứu - Trung bình có 27,3 đồng đẳng viên và 28,3 cộng tác viên hỗ trợ cho 1 phòng khám ngoại trú trong công tác chăm sóc, hỗ trợ người bệnh AIDS. - Bệnh nhân nghiên cứu: 15,1% có trình độ học vấn từ tiểu học trở xuống, 54,5% có vợ/chồng; 72,9% không có việc làm hoặc việc làm không ổn định; 43,4% lây nhiễm HIV do tiêm chích ma túy. - Kiến thức của bệnh nhân nghiên cứu chưa cao, chỉ có 61,9% bệnh nhân nghiên cứu đạt điểm kiến thức về tuân thủ điều trị. - Tỷ lệ bệnh nhân có tiền sử nhiễm trùng cơ hội thấp. Chỉ có 9,6% mắc Zona, 8,4% mắc Lao và 6% mắc nấm miệng; 63,6% bệnh nhân được điều trị dự phòng bằng Ctrimoxazonle và 41,0% bằng Fluconazole; 11,6% sử dụng ARV trước khi đăng ký điều trị tại phòng khám ngoại trú. - 83,8% bệnh nhân nghiên cứu có số lượng tế bào CD4< 200 (34,6% CD4 <50 tế bào/cm3); 65,8% bệnh nhân ở giai đoạn III và IV. 4.2. Hiệu quả hoạt động chăm sóc, hỗ trợ, quản lý điều trị trên bệnh nhân AIDS ở phòng khám ngoại trú người lớn tại địa điểm nghiên cứu Kết quả hoạt động chăm sóc, hỗ trợ, quản lý điều trị trên bệnh nhân AIDS ở phòng khám ngoại trú người lớn tại địa điểm nghiên cứu - Tỷ xuất bệnh nhân AIDS ở địa điểm nghiên cứu tham gia các buổi tư vấn còn thấp, trung bình
- 25 tham gia: 1,67 lần tư vấn nhóm; 2,25 lần tư vấn cá nhân; 5,7 lần tư vấn tại cộng đồng và 8,97 lần tái khám. - 99,6% phác đồ điều trị ARV ban đầu cho bệnh nhân nghiên cứu là phác đồ bậc I; 5,3% có gián đoạn điều trị; 30,4% có thay đổi phác đồ điều trị. - Tỷ lệ bệnh nhân tích cực điều trị 75,9%, tử vong 10,9%, không theo dõi được 4,6%. Hiệu quả hoạt động chăm sóc, hỗ trợ, quản lý điều trị trên bệnh nhân AIDS ở phòng khám ngoại trú người lớn tại địa điểm nghiên cứu - Có sự cải thiện đáng kể trong chăm sóc, hỗ trợ bệnh nhân AIDS từ người thân, từ đồng đẳng viên cũng như từ cộng tác viên: + Tỷ lệ bệnh nhân AIDS nhận được hỗ trợ từ vợ/chồng tăng từ 41,5% lên 67,6% và từ bố mẹ tăng từ 26,7% lên 33,5%. + Tỷ lệ bệnh nhân AIDS nhận được hỗ trợ từ đồng đẳng viên tăng từ 22,3% lên 44,1% và từ cộng tác viên tăng từ 33,7% lên 52,5%. + Tỷ lệ bệnh nhân AIDS nhận được bơm kim tiêm, bao cao su tăng từ 43,8% lên 51,2% và tham gia câu lạc bộ tăng từ 21,9% lên 38,7%. - Sau 6 tháng và 12 tháng điều trị ARV, số lượng CD4 ở nhóm bệnh nhân 500 tế bào cũng có thay đổi, từ 6,3% trước điều trị đã tăng lên 15,7% sau 6 tháng và 32,7% sau 12 tháng. KIẾN NGHỊ Để nâng cao chất lượng, hiệu quả chăm sóc, hỗ trợ điều trị bệnh nhân HIV/AIDS tại phòng khám ngoại trú trong thời gian tới, cần tập trung giải quyết những vấn đề sau: 1. Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhất là các trang thiết bị phục vụ chẩn đoán giai đoạn, đánh giá đáp ứng điều trị và đào tạo, tập huấn, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ, nhân viên các phòng khám ngoại trú. 2. Cung cấp đầy đủ phương tiện, dụng cụ và có chế độ tiền lương, phụ cấp phù hợp để duy trì và đẩy mạnh hoạt động của đội ngũ cộng tác viên, đồng đẳng viên trong chăm sóc, hỗ trợ điều trị người bệnh AIDS. 3. Mở rộng hệ thống phòng khám ngoại trú gắn với việc từng bước xã hội hóa việc điều trị thuốc kháng vi rút ARV để tăng tỷ lệ người bệnh AIDS được chăm sóc, hỗ trợ, điều trị.