Tiểu luận Đánh giá nguồn lực và đề xuất giải pháp phát triển kinh tế của nông dân huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên từ năm 2010 đến nay

docx 14 trang thiennha21 15/04/2022 6150
Bạn đang xem tài liệu "Tiểu luận Đánh giá nguồn lực và đề xuất giải pháp phát triển kinh tế của nông dân huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên từ năm 2010 đến nay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxtieu_luan_danh_gia_nguon_luc_va_de_xuat_giai_phap_phat_trien.docx

Nội dung text: Tiểu luận Đánh giá nguồn lực và đề xuất giải pháp phát triển kinh tế của nông dân huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên từ năm 2010 đến nay

  1. Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế Họ và tên: Đặng Thị Bích Thủy TRƯỜNG ĐH KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH KHOA QUẢN LÝ – LUẬT KINH TẾ BÀI TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TÊN CHỦ ĐỀ: Đánh giá nguồn lực và đề xuất giải pháp phát triển kinh tế của nông dân huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên từ năm 2010 đến nay Họ và tên: Đặng Thị Bích Thuỷ SBD 17242 Ngày sinh 04/10/1980 Lớp: CH QLKT K17 C 1
  2. Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế Họ và tên: Đặng Thị Bích Thủy PHIẾU ĐÁNH GIÁ BÀI TIỂU LUẬN Họ và tên: Đặng Thị Bích Thuỷ Ngày,tháng, năm 04/10/1980 sinh: Lớp : CH QLKT K17 C Học phần: Phương pháp nghiên cứu Tên chủ đề: Đánh giá nguồn lực và đề xuất giải pháp phát triển kinh tế của nông dân huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên từ năm 2010 đến nay Nội dung đánh giá: ĐIỂM TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ ĐIỂM ĐÁNH (Những tiêu chí dưới đây chỉ là ví dụ để tham khảo) TỐI ĐA GIÁ 1. Hình thức trình bày bài tiểu luận, bài tập lớn 2. Nội dung bài tiểu luận, bài tập lớn 2.1 Phần mở đầu 2.2 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 2.3 Kết quả nghiên cứu 2.4 Nhận xét, đánh giá 2.5 Tài liệu tham khảo TỔNG ĐIỂM Cán bộ chấm thi 1 Cán bộ chấm thi 2 (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) 2
  3. Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế Họ và tên: Đặng Thị Bích Thủy PHẦN NỘI DUNG 1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu Nguồn lực là nội lực đến từ bên trong, bao gồm tổng thể các yếu tố vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, khoa học công nghệ, tài chính – ngân sách, và các yếu tố lãnh đạo, quản lý có thể huy động tham gia vào quá trình lao động sản xuất để phát triển kinh tế của một vùng, một địa phương, một tổ chức. Nguồn lực là những thứ có sẵn và có thể sử dụng làm lực đẩy và tiền đề để phát triển kinh tế. Đánh giá nguồn lực là hoạt động thường xuyên, có vai trò rất quan trọng trong xây dựng và triển khai các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế, tạo cơ sở khoa học, thực tiễn để xác định vị trí, tiềm năng và khả năng tham gia vào các hoạt động kinh tế của một khu vực, một vùng hay rộng hơn ở quy mô quốc gia. Việt Nam là một nước nông nghiệp với gần 67,5 % dân số sống ở nông thôn, lao động nông nghiệp chiếm hơn 47,5 % lao động cả nước. Khu vực nông thôn, miền núi lại là nơi cư trú, sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số. Ở nước ta hiện nay sự chênh lệch về giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn ngay cả trên cùng địa bàn sinh sống vẫn còn cao. Người dân sống ở nông thôn luôn gặp khó khăn về phát triển kinh tế hơn so với khu vực đô thị nhưng nếu họ biết cách khai thác các nguồn lực của địa phương thì hoạt động phát triển kinh tế của nông dân sẽ đem lại hiệu quả sản xuất cao hơn. Đại Từ có vị trí chiến lược quan trọng, với nhiều xã An toàn khu (ATK), cửa ngõ của “Thủ đô kháng chiến”. Phát huy truyền thống quê hương cách mạng, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Đại Từ luôn đoàn kết, khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu vươn lên trong phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, từ khi triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIX của Đảng bộ tỉnh; Nghị quyết Đại hội XXIII (nhiệm kỳ 2015-2020) của Đảng bộ huyện vào cuộc sống, từ chỗ sản xuất năng suất thấp, đời sống nhân dân khó khăn, Đại Từ đã chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế và duy trì liên tục mức tăng trưởng khá. Là vùng phát triển chính về nông nghiệp trong quy hoạch của tỉnh Thái 3
  4. Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế Họ và tên: Đặng Thị Bích Thủy Nguyên, Đại Từ đã đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; tập trung quy hoạch lại đồng ruộng thành những vùng sản xuất tập trung. Căn cứ vào điều kiện đất đai, thủy lợi, địa hình để xác định loại cây trồng mũi nhọn. Trên cơ sở những mô hình sản xuất hiệu quả, huyện hỗ trợ để bà con phát triển thành những vùng sản xuất. Việc quy hoạch mang tính chuyên sâu cao đã từng bước xóa bỏ mô hình sản xuất nhỏ lẻ, manh mún trước đây, dần hình thành một số vùng sản xuất tập trung mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mặc dù là nơi có vai trò và vị trí quan trọng của tỉnh Thái Nguyên, tuy nhiên Đại Từ là địa phương có đông dân tộc thiểu số sinh sống với các thành phần dân tộc khác nhau, phong tục tập quán có những nét khác nhau, trình độ dân trí phát triển không đồng đều giữa các dân. Mặt khác các điều kiện kinh tế, xã hội còn găp̣ nhiều khó khăn, trình độ dân trí của người dân còn thấp, cơ sở hạ tầng, giao thông đi lại khó khăn, diện tích đất canh tác, vốn, khoa học kỹ thuật còn thiếu thốn. Do xuất phát điểm nghèo vì thế người dân nơi đây dễ bị tổn thương khi các điều kiện kinh tế, xã hội và môi trường biến đổi. Công tác đánh giá nguồn lực để lập quy hoạch phát triển kinh tế huyện Đại từ thời gian qua chưa được quan tâm đúng mức. Hơn nữa, do địa hình vùng cao không thuận lợi, trình độ của một bộ phận người dân có mặt còn hạn chế, năng lực sản xuất và phương thức canh tác vẫn theo mô hình truyền thống. Mối liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chưa theo chuỗi giá trị, do đó đời sống đồng bào còn gặp nhiều khó khăn. Để có thể giúp nông dân đang sinh sống trên địa bàn huyện Đại Từ có thể vươn lên từ chính nội lực của mình thì cần có sự đánh giá từ các nguồn lực và đề xuất giải pháp phát triển kinh tế cho nông dân điạ phương. Với lí do đó, tác giả tiến hành lựa chọn vấn đề: “Đánh giá nguồn lực và đề xuất giải pháp phát triển kinh tế của nông dân huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên từ năm 2010 đến nay” làm đề tài nghiên cứu. 2. Giả thuyết nghiên cứu * Thứ nhất: Lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo cho rằng một nước 4
  5. Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế Họ và tên: Đặng Thị Bích Thủy sẽ đạt được lợi ích kinh tế lớn hơn các nước khác khi nước đó sản xuất ra các hàng hoá có chi phí thấp hơn và có sự dư thừa tài nguyên nhiều hơn các nước khác. Một nước sẽ chuyên môn hoá vào sản xuất và xuất khẩu những hàng hoá mình đang dư thừa và khai thác với chi phí thấp và sẽ nhập khẩu các hàng hoá mà trong nước khan hiếm để tiết kiệm chi phí sản xuất. Kế thừa lý thuyết của David Ricardo, những nhà kinh tế thế hệ sau đã tiếp tục nghiên cứu về lợi thế so sánh dựa trên cách tiếp cận khác hơn và mở rộng mô hình nghiên cứu so với Ricardo. Heckscher - Ohlin nghiên cứu lợi thế so sánh với mô hình 2 yếu tố sản xuất, đó là lao động và vốn trong điều kiện chi phí cơ hội tăng. Mô hình thương mại của Heckscher - Ohlin còn gọi là 2 x 2 x 2 (2 quốc gia, 2 sản phẩm, 2 yếu tố sản xuất) và ông cho rằng các nước sẽ sản xuất và xuất khẩu các hàng hoá có yếu tố sản xuất dư thừa, có năng suất lao động tương đối cao hơn so với quốc gia khác. Dựa trên các nghiên cứu khoa học trên, giả thuyết nghiên cứu được phát biểu như sau Giả thuyết H1: Có mối quan hệ thuận chiều giữa tài nguyên thiên nhiên và phát triển kinh tế * Thứ hai: Mô hình đơn giản về ảnh hưởng của sự phát triển dân số đến kinh tế là mô hình do các nhà kinh tế học cổ điển đưa ra; Đó là giả thiết lao động và đất đai là 2 yếu tố sản xuất duy nhất trong nền kinh tế được thể hiện bằng hàm sản xuất: Y= F(P,R) trong đó: Y là tổng sản lượng trong nền kinh tế. P là quy mô dân số. R là số lượng đất đai. Hàm sản xuất Y=F(P,R) cho biết một cách đơn giản là với một sự kết hợp nào đó giữa lao động và dất đai thì sản lượng thu được sẽ là bao nhiêu. Sản phẩm biên tế của đất đai và lao động là Y’>0 , là đạo hàm của Y đối với P và R, Điều nầy cũng có nghĩa là khi một yếu tố giữ nguyên không thay đổi thì mỗi sự gia tăng về 5
  6. Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế Họ và tên: Đặng Thị Bích Thủy số lượng của yếu tố kia sẽ làm tăng tổng sản lượng, đồng thời cũng có nghĩa là khi một yếu tố giữ nguyên không thay đổi và chúng ta tăng số lượng của yếu tố kia thì sản lượng sẽ tăng lên với tốc độ giảm dần, đó là định luật lợi tức giảm dần. Định luật nầy có thể hiểu một cách đơn giản là khi chúng ta tăng thêm số lao động trên cùng một đơn vị diện tích đất đai thì sự gia tăng về sản lượng do một lao động tăng thêm tạo ra cuối cùng sẽ ngày càng nhỏ đi. Như vậy sản phẩm biên tế Y’(P) và sản phẩm bình quân của lao động Y/P là các hàm số giảm dần của P; Điều nầy diễn giải là nếu số lượng đất đai trong nền kinh tế cố định thì thu nhập trên đầu người của dân số (Y/P) sẽ giảm dần khi dân số tăng lên. Dựa trên nghiên cứu khoa học trên, giả thuyết nghiên cứu được phát biểu như sau Giả thuyết H2: Có mối quan hệ thuận chiều giữa diện tích tự nhiên và phát triển kinh tế Giả thuyết H3: Khi diện tích cố định thì thu nhập trên đầu người của dân số (Y/P) sẽ giảm dần khi dân số tăng lên. * Thứ ba: Mô hình tăng trưởng kinh tế của Paul A. Samuelson Mô hình này là sự kết hợp của học thuyết kinh tế Tân cổ điển và học thuyết kinh tế của trường phái Keynes với những bước phát triển quan trọng. Sản lượng của nền kinh tế được xác định bằng hàm sản lượng: Y = f( L,K,R,T). Trong đó, L là nguồn nhân lực; K là nguồn vốn; R là nguồn tài nguyên; T là công nghệ. Các trường phái kinh tế khác nhau đưa ra các mô hình tăng trưởng kinh tế khác nhau. Trong các mô hình tăng trưởng kinh tế, yếu tố đầu vào đóng vai trò quan trọng, giúp gia tăng sản lượng như: Vốn, lao động, tài nguyên thiên nhiên, khoa học - công nghệ. Kiến thức công nghệ là sự hiểu biết của xã hội về phương thức tốt nhất để sản xuất hàng hóa. Kiến thức công nghệ tiên tiến góp phần làm tăng năng suất lao động, gia tăng các sản phẩm cho xã hội. Kiến thức công nghệ có nhiều hình thức. Một số công nghệ là kiến thức phổ biến, nghĩa là sau khi một người dùng nó, người 6
  7. Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế Họ và tên: Đặng Thị Bích Thủy khác cũng có thể tiếp nhận. Một số công nghệ khác là độc quyền, chỉ được biết bởi công ty khám phá ra (như Coca cola). Các công nghệ khác còn lại độc quyền trong thời gian ngắn, ví dụ như một công ty dược khám phá ra một loại thuốc mới, cơ quan cấp bằng sáng chế sẽ trao cho công ty đó quyền tạm thời để trở thành nhà sản xuất độc quyền. Tuy nhiên, khi bằng phát minh hết hạn, các công ty khác được phép sản xuất sản phẩm theo công nghệ này. Dựa trên các nghiên cứu khoa học trên, giả thuyết nghiên cứu được phát biểu như sau: Giả thuyết H4: Có mối quan hệ thuận chiều giữa các nguồn lực với phát triển kinh tế Giả thuyết H5: Có mối quan hệ thuận chiều giữa khoa học công nghệ với tăng trưởng kinh tế của một khu vực Thứ tư: Từ nghiên cứu về vai trò của Nhà nước trong việc đề ra hệ thống chiến lược và xây dựng hệ thống pháp luật về phát triển kinh tế bền vững. Các chiến lược này sẽ được cụ thể hóa thông qua các chính sách phát triển kinh tế bền vững ở những mức độ nhất định, có thể từng giai đoạn, từng cấp, ngành, hay từng lĩnh vực cụ thể. Thực tế phát triển kinh tế thị trường ở nhiều quốc gia cho thấy, tăng trưởng kinh tế mặc dù là cơ sở của sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung, song không phải khi nào cũng được thực hiện mang tính bền vững, gắn với thực hiện công bằng xã hội và bảo vệ môi trường nếu như vai trò của Nhà nước không được phát huy. Do vậy, vai trò của Nhà nước trong phát triển kinh tế bền vững giữ vị trí không thể thay thế, mà vai trò đó được thể hiện tập trung nhất và trước hết ở việc Nhà nước hoạch định chiến lược, đề ra hệ thống chính sách, xây dựng hành lang pháp lý cho phát triển kinh tế bền vững. Dựa trên các nghiên cứu khoa học trên, giả thuyết nghiên cứu được phát biểu như sau: Giả thuyết H6: Vai trò quản lý của Nhà nước nói chung và chính quyền địa phương nói riêng có tác động rất lớn đến phát triển kinh tế 7
  8. Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế Họ và tên: Đặng Thị Bích Thủy Giả thuyết H7: Có mối quan hệ thuận chiều chiến lược, kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế với thực tế tăng trưởng kinh tế địa phương Thứ năm, từ nghiên cứu về vai trò của cơ sở hạ tầng đối với phát triển kinh tế, có thể thấy các yếu tố như: Đường nông thôn đóng góp tích cực cho sự tăng trưởng kinh tế khu vực và trực tiếp góp phần giảm nghèo thông qua việc kết nối thuận tiện hơn tới các cơ sở chợ, giáo dục, y tế và gián tiếp đóng góp cho sự phát triển. Tại Khu vực nghiên cứu ở các vùng cao nơi có tỷ lệ nghèo cao, cần ưu tiên cải thiện mạng lưới đường. Điện khí hoá nông thôn nhằm tới các khu vực chưa có điện hoặc có điện thế yếu, nơi được cho là sẽ đưa lại các lợi ích xã hội lớn. Bởi vậy, điện khí hoá ngoài lưới quốc gia nên được phát triển theo khu vực công Dựa trên các nghiên cứu khoa học trên, giả thuyết nghiên cứu được phát biểu như sau: Giả thuyết H8: Có mối quan hệ thuận chiều giữa cơ sở hạ tầng với tăng trưởng kinh tế và nâng cao điều kiện sống người dân Giả thuyết H9: Có mối quan hệ thuận chiều giữa đầu tư cho cơ sở hạ tầng với phát triển kinh tế - xã hội. Giả thuyết H10: Vai trò của cơ sở hạ tầng phụ thuộc vào tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong quản lý và sử dụng. Thứ sáu, nghiên cứu về quan niệm rằng các thành phần dân tộc khác nhau có mức độ văn minh cao thấp khác nhau, một quan niệm dựa trên thuyết tiến hoá. Đa số các chương trình và dự án của chính phủ sử dụng phương pháp đi từ trên xuống và không hoàn toàn giải quyết được các nhu cầu của Ban dân tộc thiểu số địa phương. Phương pháp đi từ trên xuống không cho các cộng đồng thiểu số cảm thấy họ là chủ sở hữu dự án. Đồng thời lại tạo ra sự phụ thuộc vào dự án. Dường như không có sự phối hợp giữa các chương trình và các dự án được thực hiện ở các khu vực đồng bào thiểu số. Dựa trên các nghiên cứu khoa học trên, giả thuyết nghiên cứu được phát biểu như sau: 8
  9. Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế Họ và tên: Đặng Thị Bích Thủy Giả thuyết H11: Có mối quan hệ giữa trình độ của nhóm dân cư đặc thù (nông dân, dân tộc thiểu số) đối với trình độ nhận thức và năng lực tham gia các chương trình kinh tế - xã hội Giả thuyết H12: Phát triển kinh tế phải tính đến đặc thù về môi trường lao động và vấn đề nhân học Giả thuyết H13: Sự thống nhất và tính hệ thống giữa chính sách của Chính phủ và địa phương tác động rất lớn đến sự phát triển kinh tế của địa phương trong từng dự án cụ thể Giả thuyết H14: Hạn chế về mặt xã hội và thể chế ở địa phương là một rào cản đối với tăng trưởng kinh tế. Thứ bảy, nghiên cứu cho thấy nhân dân địa phương là những người hưởng lợi chính từ sự tăng trưởng kinh tế khu vực. Khoảng 84% dân số địa phương sống dựa vào nông nghiệp. Nếu kể cả các ngành nghề nông thôn và các hoạt động kinh tế có liên quan, số người có sinh kế trên cơ sở nông nghiệp còn nhiều hơn. Ngoài các hoạt động kinh tế chủ yếu, việc đa dạng hóa và cải thiện sinh kế cho những người dễ bị tổn thương là một vấn đề khác. Thúc đẩy các ngành nghề thủ công và sản xuất thủ công mỹ nghệ đặc biệt cần thiết cho những người không có ruộng đất hay nguồn nước canh tác. Dựa trên các nghiên cứu khoa học trên, giả thuyết nghiên cứu được phát biểu như sau: Giả thuyết H15: Có mối quan hệ thuận chiều giữa địa bàn nông thôn với dân số tham gia kinh tế nông nghiệp Giả thuyết H16: Tồn tại một tỉ lệ nhất định những thành phần dân cư sống ở nông thôn nhưng không tham gia sản xuất nông nghiệp và dễ bị tổn thương do chính sách phát triển kinh tế chỉ tập trung vào kinh tế nông nghiệp 3. Mục đích nghiên cứu * Mục đích chung: Trên cơ sở đánh giá thực trạng các nguồn lực ảnh hưởng đến phát triển kinh 9
  10. Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế Họ và tên: Đặng Thị Bích Thủy tế của nông dân huyện Đại từ, tỉnh Thái Nguyên, từ đó đề xuất giải pháp góp phần tăng thu nhập, phát triển kinh tế cho người dân ở khu vực này * Mục đích cụ thể: - Đánh giá tổng quan điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên - Phân tích thực trạng các nguồn lực ảnh hưởng đến phát triển kinh tế của nông dân sinh sống trên địa bàn nghiên cứu - Phân tích, đánh giá mối quan hệ giữa nguồn lực và các tác động đến phát triển kinh tế của người dân. - Đề xuất giải pháp nhằm phát triển kinh tế cho nông dân huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới 4. Phương pháp nghiên cứu * Câu hỏi nghiên cứu của đề tài - Thực trạng phát triển kinh tế của nông dân huyền Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên như thế nào? - Các nguồn lực tự nhiên, nguồn lực con người, nguồn lực xã hội, nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất tại địa điểm nghiên cứu có ảnh hưởng như thế nào tới phát triển kinh tế của nông dân? - Những giải pháp nào nhằm phát triển kinh tế cho nông dân huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên ? * Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp chọn điểm và chọn mẫu điều tra Chọn hai xã ở huyện Đại Từ vì đây là những khu vực có đông dân cư, tập trung nhiều điều kiện tự nhiên - xã hội thuận lợi để phát triển kinh tế: + Thị trấn Đại Từ + Xã Hùng Sơn Chọn mẫu điều tra: Chọn 120 hộ nông dân của hai xã trong khu vực nghiên cứu để điều tra, những hộ được điều tra là những hộ đại diện cho 1 địa bàn là trung 10
  11. Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế Họ và tên: Đặng Thị Bích Thủy tâm hành chính, kinh tế của huyện Đại Từ, xã còn lại có đông dân cư và điều kiện địa lý, tự nhiên đa dạng, có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Mỗi khu vực chọn ra 60 hộ nông dân để điều tra chọn mẫu. Cách chọn: thu thập danh sách các hộ qua UBND các xã sau đó từ danh sách chọn ra 3 thôn, bản và các hộ nông dân ngẫu nhiên. - Phương pháp thu thập số liệu + Thu thập số liệu thứ cấp: Phương pháp này được sử dụng để hệ thống hóa và tóm tắt về cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn có liên quan đến đề tài này. Ngoài ra còn thu thập số liệu thứ cấp tại Phòng NN&PTNT, phòng TN&MT, Chi cục thống kê và các phòng ban khác ở huyện Đại Từ Nguồn gốc của các tài liệu này đều được chú thích rõ ràng sau mỗi biểu số liệu. + Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp: Chọn mẫu điều tra trong khu vực nghiên cứu theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, phỏng vấn trực tiếp chủ hộ bằng các câu hỏi được chuẩn bị trước và in sẵn. Thu thập thông tin sơ cấp tại các hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn nghiên cứu. + Điều tra nhanh nông thôn (RRA) và điều tra nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA), phỏng vấn người có am hiểu trong khu vực. + Thu thập những thông tin, số liệu này bằng cách quan sát, khảo nghiệm thực tế, phỏng vấn trực tiếp cán bộ quản lý huyện, xã, các hộ gia đình. - Phương pháp xử lý số liệu Phương pháp này áp dụng cho những tài liệu sơ cấp. Những tài liệu này sau khi thu thập được sẽ được nhập vào máy tính thông qua bộ office Excel dạng cơ sở dữ liệu và được sử lý bằng Pivot Talbe. - Nhóm các phương pháp phân tích thông tin + Phân tổ thống kê: Phân các nhóm hộ theo các tiêu chí khác nhau để có thể thấy rõ bức tranh toàn cảnh của địa phương. + Thống kê so sánh và thống kê mô tả: Dùng để phân tích và đưa ra bức 11
  12. Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế Họ và tên: Đặng Thị Bích Thủy tranh thực tế về các nguồn lực dự kiến làm biến nghiên cứu + Phương pháp mô tả so sánh: Thông qua quan sát, tìm hiểu thực tế, qua các số liệu thứ cấp từ các phòng ban của huyện, của xã, chúng tôi tiến hành so sánh các nguồn lực phát triển kinh tế của các xã nói chung cũng như mỗi hộ nông dân nói riêng trên địa bàn nghiên cứu + Phương pháp phân tích biến động qua các năm: Phân tích biến động của các nguồn lực trong phát triển kinh tế của nông dân huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên qua các năm để thấy được sự biến đổi về lối sống và mức sống, thấy được những ảnh hưởng và tác động của các yếu tố nguồn lực đến phát triển kinh tế. Từ đó tìm ra nguyên nhân dẫn đến kết quả của hiện tượng trong phạm vi nghiên cứu. Ngoài ra còn áp dụng các công cụ để phân tích thông tin khác như: sắp xếp theo thứ tự ưu tiên. Đây là công cụ được phát triển từ PRA giúp tìm hiểu sự hiểu biết và thứ tự ưu tiên của người dân; xu hướng thời gian nhằm giúp tìm hiểu sự biến động qua thời gian của các yếu tố về kinh tế - xã hội và môi trường cũng như các nguồn lực; xây dựng Hệ thống chỉ tiêu đánh giá mức sống và phương thức sinh kế ổn định. 12
  13. Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế Họ và tên: Đặng Thị Bích Thủy TÀI LIỆU THAM KHẢO * Tài liệu tiếng Việt 1. Trang Văn Bá (2008), Lý thuyết kinh tế học, NXB Thống kê, Hà Nội. 2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 4. Đinh Phi Hổ (2014), Phương Pháp nghiên cứu kinh tế và viết luận văn thạc sĩ, Nhà xuất bản Phương Đông, Tp. Hồ Chí Minh. 5. Phí Thị Hương (2009), Nghiên cứu sinh kế của hộ nông dân sau thu hồi đất sản xuất nông nghiệp để xây dựng khu công nghiệp tại xã Đông Mỹ - thành phố Thái Bình - tỉnh Thái Bình, Luận văn Thạc sỹ, Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam. 6. Võ Đại Lược (2015), Những vấn đề kinh tế Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội. 7. Nguyễn Văn Phúc, Mai Thị Thu (2012), Khai thác và phát triển tài nguyên nhân lực Việt Nam, NXB Chính tri ̣Quốc gia, Hà Nội. 8. Nguyễn Thị Phương (2010), Sinh kế của cộng đồng dân tái định cư ở vùng lòng hồ sông Đà, huyện Phù Yên, Sơn La, Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I 9. Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang (2008), Nghiên Cứu Khoa Học Marketing - Ứng Dụng Mô Hình Cấu Trúc Tuyến Tính SEM, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. 10. Trần Chí Thiện, Đỗ Anh Tài (2007), Cơ sở cho phát triển nông thôn theo vùng lãnh thổ, khu vực miền núi phía Bắc, Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2007 11. Dương Văn Sơn (2010), Tầm nhìn nông hộ lập kế hoạch chiến lược sinh kế: ứng dụng nghiên cứu và khuyến nông có sự tham gia. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên * Tài liện tiếng Anh 13
  14. Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế Họ và tên: Đặng Thị Bích Thủy 12. Acemoglu, D. & Autor, D. 2011, Lectures in Labor Economics. MIT. ADB 2005, Labor market in Asean: Promoting full, productive and decent employment, Manila, Philipines. 13. Barro, R. J. & Sala-I-Martin, X. 1995, A model of growth through creative destruction, Economic Growth, McGraw-Hill, New York. * Tài liệu Internet: 14. www.agroviet.gov.vn Cổng thông tin điện tử Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 15. www.corenarm.org.vn: Trung tâm nghiên cứu và tư vấn quản lý tài nguyên 16. DFID - Sustainable livelihoods guidance sheets, London, www.dfid.gov.uk/ 17. 18. Tổ chức Nông lương thế giới 19. www.gso.gov.vn, Tổng cục thống kê 20. www.tongcuclamnghiep.gov.vn Tổng cục lâm nghiệp 21. www.crdhue.com.vn Trung tâm Phát triển nông thôn miền trung 14