Tiểu luận Chiến lược thâm nhập của các công ty ĐQG vào các nước đang phát triển và các hình thức thủ đoạn “chuyển giá” của các công ty ĐQG ở các nước nhận đầu tư

docx 50 trang yendo 7640
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận Chiến lược thâm nhập của các công ty ĐQG vào các nước đang phát triển và các hình thức thủ đoạn “chuyển giá” của các công ty ĐQG ở các nước nhận đầu tư", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxtieu_luan_chien_luoc_tham_nhap_cua_cac_cong_ty_dqg_vao_cac_n.docx

Nội dung text: Tiểu luận Chiến lược thâm nhập của các công ty ĐQG vào các nước đang phát triển và các hình thức thủ đoạn “chuyển giá” của các công ty ĐQG ở các nước nhận đầu tư

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH – TIỀN TỆ ĐỀ TÀI [02]: Chiến lược thâm nhập của các công ty ĐQG vào các nước đang phát triển và các hình thức thủ đoạn “chuyển giá” của các công ty ĐQG ở các nước nhận đầu tư Sinh viên thực hiện: Trần Thị Tú Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp: TCH301.4 GVHD : T.S. Nguyễn Thị Lan Hà Nội tháng 9 năm 2013
  2. Tiểu luận Tài chính – Tiền tệ GVHD: T.S. Nguyễn Thị Lan BẢNG PHÂN CHIA CÔNG VIỆC Tên STT MSV CÔNG VIỆC Trần Thị Tú 129 1211110716 A. Công ty đa quốc gia và các chiến lược thâm nhập thị trường (50%) Nguyễn Thị 110 1211110604 B. Hình thức, thủ đoạn chuyển giá của các Phương công ty đa quốc gia (50%) Thảo 2
  3. Tiểu luận Tài chính – Tiền tệ GVHD: T.S. Nguyễn Thị Lan MỤC LỤC Nội dung Trang LỜI MỞ ĐẦU 6 A. CÔNG TY ĐA QUỐC GIA VÀ CÁC CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG 7 I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY ĐA QUỐC GIA 7 1. Khái quát chung về công ty đa quốc gia 7 1.1. Sự ra đời của công ty đa quốc gia 7 1.2. Khái niệm công ty đa quốc gia. 7 2. Đặc điểm công ty đa quốc gia. 8 2.1. Quy mô, doanh thu và phạm vi hoạt động lớn 8 2.2. Các công ty đa quốc gia là công ty đa ngành, tức là hoạt động trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực 8 2.3. Sự đa dạng về cơ cấu tổ chức và sở hữu vốn 9 3. Vai trò của các công ty đa quốc gia 9 3.1. Thúc đẩy Thương mại quốc tế phát triển 9 3.2. Thúc đẩy đầu tư nước ngoài thông qua việc các công ty đa quốc gia đầu tư vốn vào các nước đang phát triển 10 3.3. Làm thay đổi cơ cấu thương mại quốc tế 12 3.4. Phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm 12 3.5. Công ty đa quốc gia với hoạt động chuyển giao công nghệ 13 II. CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG CỦA CÁC CÔNG TY ĐA QUỐC GIA VÀO CÁC NHƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN 13 1. Chiến lược thâm nhập thị trường nói chung 13 2. Các chiến lược thâm nhập vào các nước đang phát triển của các công ty đa quốc gia 14 2.1. Xuất khẩu 14 2.2. Nhượng quyền (licencing) 16 3
  4. Tiểu luận Tài chính – Tiền tệ GVHD: T.S. Nguyễn Thị Lan 2.2.1. Khái niệm 16 2.2.2. Đặc điểm 16 2.2.3. Các phướng thức thâm nhập thị trường qua hình thức licensing: 17 2.3 . Chuyển nhượng kèm theo bí quyết kinh doanh (franchising) 19 2.3.1. Khái niệm 19 2.3.2. Các loại hình nhượng quyền thương mại 19 2.4. Dự án trao tay (Turnkey project) 22 2.5. Liên doanh 23 2.6. Đầu tư trực tiếp 24 3. M&A - Mergers and Acquisitions – Mua lại và Sáp nhập – Chiến lược thâm nhập thị trường chính của các TNCs 25 III. QUÁ TRÌNH THÂM NHẬP CỦA CÁC CÔNG TY ĐA QUỐC GIA VÀO THỊ TRƯƠNG VIỆT NAM 31 1. Tiền đề cho sự thâm nhập của các Công ty đa quốc gia vào Việt Nam 31 1.1. Những thuận lợi cho sự thâm nhập của Công ty đa quốc gia 31 1.2. Những khó khăn cho sự thâm nhập của các Công ty đa quốc gia 32 2. Quá trình thâm nhập của các Công ty đa quốc gia vào Việt Nam 33 2.1. Quá trình thâm nhập của các Công ty đa quốc gia ở Việt Nam 33 2.2. Loại hình của các Công ty đa quốc gia hoạt động tại Việt Nam 33 2.3. Lĩnh vực thâm nhập thị trường của các Công ty đa quốc gia tại Việt Nam 34 2.4. Hình thức thâm nhập thị trường của các Công ty đa quốc gia tại Việt Nam 34 3. Tác động tích cực của Công ty đa quốc gia đối với nền kinh tế Việt Nam 35 B. CÁC HÌNH THỨC THỦ ĐOẠN CHUYỂN GIÁ CỦA CÁC CÔNG TY ĐA QUỐC GIA TẠI NƯỚC TIẾP NHẬN ĐẦU TƯ 35 1. Chuyển giá là gì ? 35 2. Dấu hiệu chuyển giá 37 3. Hình thức chuyển giá 38 4. Thủ đoạn chuyển giá của các công ty đa quốc gia. 41 4.1. Một số trường hợp chuyển giá trên thế giới. 41 4.2. Chuyển giá ở Việt Nam 44 4
  5. Tiểu luận Tài chính – Tiền tệ GVHD: T.S. Nguyễn Thị Lan LỜI KẾT 49 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 50 5
  6. Tiểu luận Tài chính – Tiền tệ GVHD: T.S. Nguyễn Thị Lan LỜI MỞ ĐẦU Sự phát triển liên tục của những tập đoàn đa quốc gia trong những thập kỉ qua đã làm nảy sinh nhiều vấn đề mới trong nền kinh tế thế giới. Có thể nói các công ty này có vai trò quan trọng không chỉ trong các lĩnh vực kinh tế mà còn ảnh hướng lớn về mặt chính trị. Nhận thức được điều này, các nước đang phát triển đang phát huy các mặt lợi thế của mình cũng như tạo ra những điều kiện hấp dẫn để thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Không thể phủ nhận những tác động tích cực của FDI từ những công ty đa quốc gia, tuy nhiên, chúng ta cần nhìn nhận vấn đề đa chiều, đặc biệt chú ý đến những chính sách hoạt động của các doanh nghiệp này, nhất là đối với nền kinh tế còn non trẻ như Việt Nam. Vì vậy chúng em đã mạnh dạn chọn đề tài Chiến lược thâm nhập của các công ty đa quốc gia vào các nước đang phát triển và các hình thức thủ đoạn “chuyển giá” của các công ty đa quốc gia ở các nước nhận đầu tư cho bài tiểu luận môn Tài chính – Tiền tệ. Mục đích của đề tài là phân tích những chiến lược kinh doanh các doanh nghiệp có FDI sử dụng khi gia nhập và chiếm lĩnh thị trường các nước tiếp nhận đầu tư. Đồng thời chú ý đến hình thức chuyển giá và nêu ra một số ví dụ tiêu biểu cho thực trạng đang diễn ra trong nền kinh tế thế giới, đặc biệt là Việt Nam. Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm những công ty đa quốc gia và hiện tượng chuyển giá của những doanh nghiệp này tại các nước tiếp nhận đầu tư. Chuyển giá là một vấn đề nhạy cảm trong kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như các cơ quan quản lí Nhà nước. Vì vậy đề tài sẽ tập trung vào các sự kiện đã được công bố trên phương tiện thông tin đại chúng và trong giới hạn tìm hiểu các ví dụ thực tế cho phép. Bài viết dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Nguyễn Thị Lan đã có sự chọn lọc, tổng hợp, sắp xếp từ nhiều nguồn cũng như trao đổi, thảo luận trong nhóm để đưa ra những kết luận cuối cùng. Rất mong nhận được sự đóng góp xây dựng để bài tiểu luận ngày một hoàn thiện hơn. 6
  7. Tiểu luận Tài chính – Tiền tệ GVHD: T.S. Nguyễn Thị Lan A. CÔNG TY ĐA QUỐC GIA VÀ CÁC CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY ĐA QUỐC GIA 1. Khái quát chung về công ty đa quốc gia 1.1. Sự ra đời của công ty đa quốc gia Tiền thân của các công ty đa quốc gia là công ty quốc gia. Công ty quốc gia này mang quốc tịch của một nước và vốn đầu tư vào công ty này thuộc quyền sở hữu của các nhà tư bản nước sở tại. Việc kinh doanh của họ ngày càng phát triển, hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra ngày càng nhiều và chất lượng cao hơn. Từ thập niên 80, cùng với xu thế hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa, các công ty quốc gia tiến hành sáp nhập với nhau tạo thành công ty đa quốc gia, nhằm mục đích: - Phục vụ mục tiêu lớn nhất là tối đa hóa giá trị tài sản công ty nhờ việc khai thác các tiềm năng tại chỗ. - Sự liên kết giữa các công ty quốc gia nhằm tăng khả năng bảo vệ trước những rủi ro, giảm thiểu sự không ổn định của chu kỳ kinh doanh nội địa, chống lại chính sách bảo hộ mậu dịch ở các nước, bảo vệ thị phần, giảm chi phí trung gian đáp ứng nhanh nhu cầu người tiêu dùng. - Cạnh tranh gay gắt thúc đẩy sự phát triển khoa học kỹ thuật, nhiều ngành kỹ nghệ mới ra đời như công nghệ sinh học, điện tử, người máy đòi hỏi nhiều vốn, nhiều kỹ thuật cao cấp, công ty một quốc gia không thể đủ sức đáp ứng cho nên sự ra đời của công ty đa quốc gia là cần thiết. 1.2. Khái niệm công ty đa quốc gia. Trong các tài liệu về công ty đa quốc gia, có nhiều thuật ngữ được sử dụng như: công ty quốc tế (International Enterprise/Firm), công ty đa quốc gia (Multinational Corporations/Enterprises - MNCs/MNEs), công ty xuyên quốc gia (Transnational 7
  8. Tiểu luận Tài chính – Tiền tệ GVHD: T.S. Nguyễn Thị Lan Corporations - TNCs), gần đây lại xuất hiện thuật ngữ công ty toàn cầu (Global Firm). Nhưng tựu chung lại, đó chỉ là cách tiếp cận, sử dụng thuật ngữ trong từng giai đoạn. Đến năm 2003, Hội nghị của Liên Hiệp Quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) đã đưa ra định nghĩa chung như sau: TNCs là các công ty liên doanh hoặc độc lập bao gồm các công ty mẹ và các chi nhánh nước ngoài của chúng. Công ty mẹ là công ty thực hiện quyền kiểm soát toàn bộ tài sản của các thực thể kinh tế khác ở nước ngoài thuộc quyền quản lý của chúng thông qua hình thức sở hữu vốn tư bản cổ phần. Có tỷ lệ góp vốn cổ phần là 10% so với cổ phần gốc hoặc cao hơn, hay mức cổ phần khống chế đối với các công ty liên doanh, hoặc tương ứng đối với các công ty độc lập, thường được xem là ngưỡng để giành quyền kiểm soát tài sản của các công ty khác. 2. Đặc điểm công ty đa quốc gia. 2.1. Quy mô, doanh thu và phạm vi hoạt động lớn Sở hữu của các công ty đa quốc gia là sở hữu có tính chất đa chủ và đa quốc tịch thể hiện ở sự tham gia của nhiều chủ sở hữu ở các nước khác nhau đối với tài sản của công ty được phân bổ trên phạm vi toàn cầu. Các công ty đa quốc gia thường sở hữu các yếu tố có tính cốt lõi và quyết định đối với quy trình sản xuất: vốn đầu tư, bí quyết công nghệ, các kỹ năng quản trị và mạng lưới hoạt động toàn cầu. Do đó, tạo khả năng sinh lợi rất lớn và mang tính tiên phong nhằm tạo lợi thế cạnh tranh vượt trội so với các đối thủ. Về lao động, các công ty đa quốc gia thường thu hút một lượng lớn lao động ở chính quốc và các quốc gia khác. Ví dụ, tập đoàn Air France ( Pháp) bao gồm 16 công ty con với 45000 lao động, tập đoàn Danone ( Pháp) có 81000 nhân viên. 2.2. Các công ty đa quốc gia là công ty đa ngành, tức là hoạt động trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực Hoạt động trong nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, nghiên cứu ứng dụng về khoa học công nghệ là xu hướng có tính quy luật cùng với sự phát triển của các công ty đa quốc gia. Ví dụ, Mitsubishi ban đầu chỉ hoạt động trong lĩnh 8
  9. Tiểu luận Tài chính – Tiền tệ GVHD: T.S. Nguyễn Thị Lan vực cơ khí chế tạo nhưng nay đã hoạt động trong các lĩnh vực như khai khoáng, luyện kim, hóa chất, luyện kim, ngân hàng, Với sự kết hợp ngày càng chặt chẽ giữa các lĩnh vực có liên quan trong hoạt động sản xuất kinh doanh và sự liên kết giữa nghiên cứu khoa học và sản xuất đã tăng thêm lợi thế so sánh cho các công ty đa quốc gia trong việc mở rộng địa bàn hoạt động và gia tăng lợi nhuận. 2.3. Sự đa dạng về cơ cấu tổ chức và sở hữu vốn Về cơ cấu tổ chức, được hình thành theo nguyên tắc tự nguyện và hiệp thương. Cần nhấn mạnh, công ty đa quốc gia không phải là một doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân độc lập. Do đó các mệnh lệnh hành chính không được sử dụng trong điều hành các công ty đa quốc gia. Các doanh nghiệp là thành viên của công ty đa quốc gia đều có pháp nhân độc lập, có cơ quan quyền lực cao nhất như hội đồng thành viên, đại hội cổ đông. Sở hữu vốn của công ty đa quốc gia cũng rất đa dạng. Trước hết vốn trong công ty đa quốc gia là do các công ty thành viên làm chủ sở hữu, bao gồm cả vốn tư nhân và vốn nhà nước. Quyền sở hữu vốn trong công ty đa quốc gia cũng tùy thuộc vào mức độ phụ thuộc của các công ty thành viên vào công ty mẹ. 3. Vai trò của các công ty đa quốc gia 3.1. Thúc đẩy Thương mại quốc tế phát triển Một trong những vai trò nổi bật của công ty đa quốc gia là thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển, thúc đẩy nhanh quá trình nhất thể hóa nền kinh tế thế giới. Công ty đa quốc gia chi phối hầu hết chu chuyển hàng hoá giữa các quốc gia bởi các kênh lưu thông xuyên quốc gia của mình. Một đặc điểm nữa là trao đổi giữa các chi nhánh trong nội bộ công ty đa quốc gia của các nước ngày càng tăng nhanh và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị thương mại của nhiều nước. Trong những năm gần đây, với chiến lược đa quốc gia và tạo ra các liên kết giữa thương mại và đầu tư giữa các nước với nhau. Các công ty đa quốc gia mở rộng và phát triển ra nước ngoài thông qua hoạt động FDI đã góp phần to lớn đối với thúc đẩy xuất khẩu của các nước đang phát triển. Trong những 9
  10. Tiểu luận Tài chính – Tiền tệ GVHD: T.S. Nguyễn Thị Lan năm gần đây các công ty đa quốc gia chiếm khoảng 40% giá trị nhập khẩu và 60% xuất khẩu của toàn thế giới. Với các hoạt động hướng về xuất khẩu, các công ty đa quốc gia hiện đang chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị xuất khẩu của các quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển ở Châu Á. Chẳng hạn xuất khẩu của các chi nhánh công ty đa quốc gia đã chiếm tới 50% tổng giá trị hàng hoá chế tạo tại một số quốc gia như Philippin, Srilanka, Malaysia. 3.2. Thúc đẩy đầu tư nước ngoài thông qua việc các công ty đa quốc gia đầu tư vốn vào các nước đang phát triển Với tư cách là chủ thể của hoạt động đầu tư trên thế giới công ty đa quốc gia là nhân tố đặc biệt quan trọng có ảnh hưởng mang tính quyết định tới toàn bộ hoạt động đầu tư quốc tế. Vai trò điều tiết hoạt động đầu tư trên quy mô toàn cầu của các công ty đa quốc gia thể hiện như sau: - Vào thời kỳ suy thoái kinh tế năm 2001, hầu hết các ngành đều có tốc độ tăng trưởng chậm lại. Các công ty đa quốc gia giảm hoạt động trên hầu hết các lĩnh vực. Động thái đó ảnh hưởng trực tiếp tới dòng lưu chuyển FDI trên thế giới. Tổng đầu tư vào các nước giảm 51%, từ 1492 tỉ USD xuống còn 735 tỉ USD. Trong xu thế đó thì các nước phát triển lại bị ảnh hưởng nhiều nhất do hầu hết các hoạt động sáp nhập và mua lại (M&A) đều diễn ra tại các nước phát triển. Trong giai đoạn 1982-1994 dòng vốn FDI nước ngoài tăng lên 4 lần và đạt con số 3,2 nghìn tỉ USD vào năm 1996. Trong thời kỳ những năm 2004-2006 nguồn vốn FDI lại tăng lên. Tổng vốn FDI trên toàn cầu năm 2005 tăng 29% và đạt 916 tỉ USD. Nguyên nhân chủ yếu là do các vụ M&A tăng lên cả về số lượng và giá trị. Chủ yếu là từ các công ty đa quốc gia của Mỹ và Tây Âu. Trong thời kỳ này, giá trị của các vụ M&A tăng đến 16% (năm1996), chiếm 47% dòng vốn FDI toàn cầu. Dòng vốn FDI tăng lên cả ở các nước phát triển và đang phát triển. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng giảm hơn so với cuối những năm 90. - Hơn nữa, các công ty đa quốc gia làm thay đổi xu hướng đầu tư giữa các quốc gia. Khác với hai cuộc bùng nổ trước (lần 1: 1979-1981 đầu tư vào các nước sản xuất dầu mỏ, lần 2: 1987-1990: đầu tư giữa các nước công nghiệp phát triển), cuộc bùng nổ đầu tư lần 10
  11. Tiểu luận Tài chính – Tiền tệ GVHD: T.S. Nguyễn Thị Lan 3 (1995-1996) có sự tham gia đáng kể của các nước đang phát triển. Trong cơ cấu vốn FDI trên thế giới tỷ trọng vốn FDI vào các nước phát triển chiểm phần lớn. Tuy nhiên tỷ trọng này có xu hướng giảm dần trong khi các nước đang phát triển lại có tỷ trọng ngày càng cao. Bảng 2: Tỷ trọng vốn FDI tại các khu vực giai đoạn 1978 – 2005 Đơn vị: % Giai đoạn 1978-1980 1988-1990 1998-2000 2003-2005 Khu vực Các nước phát triển 79.7 82.5 77.3 59.4 Các nước đang phát triển 20.3 17.5 22.7 40.6 Nguồn: UNCTAD, World Investment Report 2006, Cơ cấu dòng vốn FDI đã thay đổi do có sự điều chỉnh trong chiến lược kinh doanh của các công ty đa quốc gia. Cũng chính nhờ mở rộng chính sách tự do hoá FDI, các công ty đa quốc gia ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với thúc đẩy dòng vốn FDI vào các nước đang phát triển. Ngoài ra còn phải nói tới sự tích lũy về vốn ở các nước chủ nhà. Với thế mạnh về vốn các công ty đa quốc gia đóng vai trò là động lực thúc đẩy tích luỹ vốn của nước chủ nhà. Nước chủ nhà có thể tăng cường thu hút vốn FDI đầu tư vào nước mình. Tóm lại, công ty đa quốc gia đóng vai trò rất to lớn trong hoạt động đầu tư quốc tế. Xét trên góc độ nền kinh tế toàn cầu thì công ty đa quốc gia thúc đẩy lưu thông dòng vốn FDI trên phạm vi toàn thế giới. Mặt khác, ở góc độ từng quốc gia riêng thì công ty đa quốc gia góp phần làm tăng tích luỹ vốn cho nước chủ nhà. 11
  12. Tiểu luận Tài chính – Tiền tệ GVHD: T.S. Nguyễn Thị Lan 3.3. Làm thay đổi cơ cấu thương mại quốc tế Ngày nay, kinh tế thế giới càng phát triển thì vai trò của các công ty đa quốc gia cũng ngày càng cao. Với tỷ trọng lớn trong thương mại thế giới thì các công ty đa quốc gia chính là chủ thể chính làm thay đổi cơ cấu hàng hoá và cơ cấu đối tác trong thương mại thế giới. - Thay đổi trong cơ cấu hàng hoá Chiến lược phát triển của công ty đa quốc gia gắn liền với các hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu. Qua đó ảnh hưởng trực tiếp tới cơ cấu hàng hoá xuất khẩu.Trong những năm gần đây, tỷ suất lợi nhuận trong ngành dịch vụ tăng cao còn trong ngành nông nghiệp và công nghiệp giảm dần. Do đó, các công ty nói chung và các công ty đa quốc gia nói riêng cũng chuyển mạnh sang đầu tư vào các ngành dịch vụ và thúc đẩy giá trị xuất khẩu của hàng hoá dịch vụ tăng cao. Bên cạnh đó, hiện nay giao dịch trên thế giới đang thay đổi theo chiều hướng tăng tỉ trọng hàng hoá có hàm lượng vốn hoặc kỹ thuật cao và giảm dần tỉ trọng hàng sử dụng nhiều lao động và nguyên liệu. Những sản phẩm quan trọng nhất trong thương mại thế giới hiện nay chủ yếu thuộc ngành sản xuất không dựa vào nguyên liệu trong đó các sản phẩm bán dẫn là một trong những sản phẩm mũi nhọn. - Thay đổi trong cơ cấu đối tác Cùng với sự thay đổi trong cơ cấu hàng hoá thì cơ cấu đối tác trong thương mại thế giới hiện nay cũng đang dần thay đổi. Tỷ trọng của hàng hoá xuất khẩu của các nước đang phát triển ngày càng cao, đặc biệt là các nước mới công nghiệp. Theo báo cáo của UNCTAD năm 2005, trong cơ cấu thương mại thế giới, tỷ trọng thương mại của các nước đang phát triển chiếm 33,6% trong khi năm 1985 là 30.3%. Mặc dù các nước phát triển vẫn chiếm tỉ trọng lớn trong thương mại thế giới (63.5%) song tỉ trọng thương mại của các nước đang phát triển ngày càng tăng lên. 3.4. Phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm 12
  13. Tiểu luận Tài chính – Tiền tệ GVHD: T.S. Nguyễn Thị Lan Tạo khối lượng việc làm khổng lồ: Với hệ thống sản xuất, kinh doanh khổng lồ, TNCs có nhu cầu nhân lực rất lớn. Với chiến lược kinh doanh tại mỗi thị trường, TNCs có ảnh hưởng khác nhau đến khối lượng công việc tạo ra ở mỗi nước. Thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực thông qua đào tạo: Với nhu cầu sử dụng lao động chất lượng cao, TNCs đã thúc đẩy người lao động không ngừng phấn đấu học tập, tự nâng cao trình độ tay nghề, qua đó đã góp phần thúc đẩy và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm việc cho TNCs nói riêng và lực lượng lao động xã hội nói chung 3.5. Công ty đa quốc gia với hoạt động chuyển giao công nghệ TNCs là chủ thể chính trong phát triển công nghệ trên thế giới. Nắm giữ hơn 80% số bằng phát minh sáng chế, với năng lực tài chính và khoa học mạnh, TNCs luôn dùng vốn, công nghệ mới để giảm thiểu chi phí, chuyển giao những công nghệ cũ, với chi phí cao sang các nước đang phát triển. Nhưng với các nước đang phát triển, những công nghệ này vẫn là cần thiết trong quá trình thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. II. CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG CỦA CÁC CÔNG TY ĐA QUỐC GIA VÀO CÁC NHƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN 1. Chiến lược thâm nhập thị trường nói chung Chiến lược thâm nhập thị trường nói chung là tìm cách tăng trưởng các sản phẩm hiện đang sản xuất trong khi vẫn giữ nguyên thị trường hiện đang tiêu thụ và công nghệ hiện đại. Chiến lược này đòi hỏi doanh nghiệp phải thông qua các nỗ lực mạnh mẽ về marketing như chính sách giá, chính sách phân phối, chính sách khuyến mãi nhằm tăng sức mua của khách hàng hiện có và tăng thêm khách hàng mới. Tuy nhiên, chiến lược này chỉ áp dụng đạt kết quả khi thị trường hiện tại chưa bão hoà, thị phần của các đối thủ cạnh tranh đang giảm sút và doanh nghiệp hiện đang có một lợi thế cạnh tranh, đồng thời tốc độ của doanh thu phải cao hơn tốc độ tăng chi phí tối thiểu. Với chiến lược này có thể giúp doanh nghiệp tăng sức mua sản phẩm của khách hàng hoặc lôi kéo khách hàng của các đối thủ cạnh tranh. 13
  14. Tiểu luận Tài chính – Tiền tệ GVHD: T.S. Nguyễn Thị Lan 2. Các chiến lược thâm nhập vào các nước đang phát triển của các công ty đa quốc gia Nhiều nghiên cứu cho thấy việc mở rộng thị trường ra nước ngoài là mục tiêu của TNCs nhằm khai thác tối ưu các nguồn lực để sản xuất sản phẩm độc quyền mang tính quốc tế; vừa để thu lợi nhuận độc quyền, vừa nỗ lực giảm thiểu các đe doạ cạnh tranh do các đối thủ áp đặt. Đối phó với những thách thức này, TNCs liên tục thâm nhập vào các nền kinh tế để phát triển thị trường dưới nhiều hình thức. Để gia nhập thị trường nước ngoài, các TNC có những phương pháp chủ yếu sau: xuất khẩu, cấp phép (licensing), nhượng quyền (franchising), chìa khóa trao tay (turnkey project), liên doanh và đầu tư trực tiếp. Cụ thể như sau: 2.1. Xuất khẩu Đây là phương pháp mà nhiều TNCs áp dụng khi tiến hành thâm nhập vào một thị trường mới. Theo chiến lược này khi muốn xuất khẩu sản phẩm đã được sản xuất trong nước, các TNCs có thể chọn một trong hai hình thức xuất khẩu, đó là xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu gián tiếp. 14
  15. Tiểu luận Tài chính – Tiền tệ GVHD: T.S. Nguyễn Thị Lan - Hình thức xuất khẩu trực tiếp (Direct Exporting) Hình thức này đòi hỏi chính doanh nghiệp phải tự lo bán trực tiếp các sản phẩm của mình ra nước ngoài. Xuất khẩu trực tiếp nên áp dụng đối với những doanh nghiệp có trình độ và qui mô sản xuất lớn, được phép xuất khẩu trực tiếp, có kinh nghiệm trên thương trường và nhãn hiệu hàng hóa truyền thống của doanh nghiệp đã từng có mặt trên thị trường thế giới. Hình thức này thường đem lại lợi nhuận cao nếu các doanh nghiệp nắm chắc được nhu cầu thị trường, thị hiếu của khách hàng Nhưng ngược lại, nếu các doanh nghiệp ít am hiểu hoặc không nắm bắt kịp thời thông tin về thị trường thế giới và đối thủ cạnh tranh thì rủi ro trong hình thức này không phải là ít. - Hình thức xuất khẩu gián tiếp (Indirect Exporting) Hình thức xuất khẩu gián tiếp không đòi hỏi có sự tiếp xúc trực tiếp giữa người mua nước ngoài và người sản xuất trong nước. Ðể bán được sản phẩm của mình ra nước ngoài, người sản xuất phải nhờ vào người hoặc tổ chức trung gian có chức năng xuất 15
  16. Tiểu luận Tài chính – Tiền tệ GVHD: T.S. Nguyễn Thị Lan khẩu trực tiếp. Với thực chất đó, xuất khẩu gián tiếp thường sử dụng đối với các cơ sở sản xuất có qui mô nhỏ, chưa đủ điều kiện xuất khẩu trực tiếp, chưa quen biết thị trường, khách hàng và chưa thông thạo các nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu. Các doanh nghiệp có thể thực hiện xuất khẩu gián tiếp thông qua các hình thức sau đây: + Các công ty quản lý xuất khẩu (EMC - Export Management Company) + Thông qua khách hàng nước ngoài (Foreign Buyer) + Qua ủy thác xuất khẩu : (Export Commission House) + Qua môi giới xuất khẩu (Export Broker) + Qua hãng buôn xuất khẩu (Export Merchant) 2.2. Nhượng quyền (licencing) 2.2.1. Khái niệm Nhượng giấy phép (licencing) là một trong những hình thức của họat động kinh doanh bằng cách chuyển quyền sử dụng thương hiệu, bí quyết hay mô hình kinh doanh cho bên thứ 2 mà không chuyển quyền sở hữu. Các đối tượng sở hữu công nghiệp hoặc trí tuệ và bao gồm: sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa, bí mật kinh doanh, giống cây trồng mới, các loại phần mềm, và quyền tác giả. Quá trình chuyển giao các đối tượng này gọi là chuyển giao công nghệ (trừ chuyển giao nhãn hiệu, tên thương mại, tên dịch vụ). 2.2.2. Đặc điểm - Licensing là cách thức tiến hành phù hợp với yêu cầu của các bên chủ thể kinh doanh quốc tế, trong đó: + Bên cấp phép (Licensor): thường là những công ty quốc tế. Sau một thời gian sở hữu và sử dụng sản phẩm trí tuệ, họ cần khai thác chúng triệt để hơn và nhanh hơn thông qua cấp phép. Như vậy, bên cấp phép có điều kiện để đầu tư, đổi mới kịp thời sản phẩm trí tuệ khác nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trƣờng vì thường xuyên tiếp cận công nghệ mới nhất. 16
  17. Tiểu luận Tài chính – Tiền tệ GVHD: T.S. Nguyễn Thị Lan + Bên được cấp phép (Licensee) :thường là các công ty quốc gia đi sau về công nghệ cho nên có nhu cầu công nghệ tiên tiến, phù hợp với điều kiện cụ thể của mình về tài chính và khả năng quản lý nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh quốc tế ổn định và ngày càng mở rộng. - Các chi phí cấp phép thường thấp và nhìn chung không lớn. Điều đó là tất yếu khách quan, bởi lẽ bên cấp phép đã sử dụng phần lớn sản phẩm trí tuệ trong suốt một thời gian nhất định, việc cấp phép xét cho cùng, là cách tận thu để kịp thời đổi mới công nghệ hiện đại trong điều kiện cách mạng công nghệ tiến nhƣ vũ bão và hao mòn vô hình diễn ra rất nhanh chóng. - Licensing là chiến lược kinh doanh quốc tế rất được ưa chuộng đối với các công ty nhỏ và vừa vì như trên đã nói, họ là những doanh nghiệp đi sau về công nghệ, lại thích hợp với chi phí thấp và trình độ quản lý không cao. - Licensing thường chỉ là chiến lược bổ sung cho sản xuất và xuất khẩu chứ không phải là chiến lược duy nhất để tiếp cận thị trường thế giới. 2.2.3. Các phướng thức thâm nhập thị trường qua hình thức licensing: - Quy trình sản xuất sản phẩm: Quy trình sản xuất là một trình tự có tổ chức các hoạt động để hoàn thành sản phẩm - Phát minh sáng chế là sản phẩm, quy trình công nghệ, do con người tạo ra chứ không phải là những gì (đã tồn tại trong thiên nhiên) được con ngƣời phát hiện ra. Thuộc tính cơ bản của sáng chế là đặc tính kỹ thuật bởi vì sáng chế là giải pháp kỹ thuật, tức là biện pháp kỹ thuật nhằm giải quyết một vấn đề. Sáng chế có thể được thể hiện dưới dạng sản phẩm (cơ cấu, chất, vật liệu) hoặc quy trình (phương pháp). - Bí quyết công nghệ là thông tin được tích luỹ, khám phá trong quá trình nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh của chủ sở hữu công nghệ có ý nghĩa quyết định chất lượng, khả năng cạnh tranh của công nghệ, sản phẩm công nghệ. - Nhãn hiệu: Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. 17
  18. Tiểu luận Tài chính – Tiền tệ GVHD: T.S. Nguyễn Thị Lan - Chuyển giao công nghệ: là chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng một phần hoặc toàn bộ công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ. Trong đó: + Chuyển giao quyền sở hữu công nghệ: là việc chủ sở hữu công nghệ chuyển giao toàn bộ quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt công nghệ cho tổ chức, cá nhân khác. Trường hợp công nghệ là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp thì việc chuyển giao quyền sở hữu công nghệ phải đƣợc thực hiện cùng với việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. + Chuyển giao quyền sử dụng công nghệ: tổ chức, cá nhân cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng công nghệ của mình. Phạm vi chuyển giao quyền sử dụng công nghệ do các bên thỏa thuận bao gồm: + Độc quyền hoặc không độc quyền sử dụng công nghệ + Được chuyển giao lại hoặc không được chuyển giao lại quyền sử dụng công nghệ cho bên thứ ba + Lĩnh vực sử dụng công nghệ + Quyền được cải tiến công nghệ, quyền đƣợc nhận thông tin cải tiến công nghệ; + Độc quyền hoặc không độc quyền phân phối, bán sản phẩm do công nghệ được chuyển giao tạo ra; + Phạm vi lãnh thổ được bán sản phẩm do công nghệ được chuyển giao tạo ra; + Các quyền khác liên quan đến công nghệ được chuyển giao công nghệ. Trường hợp công nghệ là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp thì việc chuyển giao quyền sử dụng công nghệ phải được thực hiện cùng với việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Hiện nay với hình thức chuyển giao công nghệ này công ty DAWOO hàn quốc đang tiến hành đầu tư vào Việt Nam. Mới đây công ty DAWOO Việt Nam đã chuyển giao 101 xe buýt BC212MA cho tổng công ty vận tải Hà Nội. - Kiểu dáng công nghiệp: Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản 18
  19. Tiểu luận Tài chính – Tiền tệ GVHD: T.S. Nguyễn Thị Lan phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này. Hình dáng bên ngoài của sản phẩm là phần bên ngoài của sản phẩm mà có thể nhìn thấy được. 2.3 . Chuyển nhượng kèm theo bí quyết kinh doanh (franchising) Nhượng quyền thương mại khởi nguồn từ Mỹ và các nước phát triển cách đây 150 năm. Với những ưu điểm nổi trội, hình thức kinh doanh này đã phát triển một cách hết sức nhanh chóng. Tính đến nay, trên thế giới đã có tới hơn 5000 hệ thống nhượng quyền với hành triệu cơ sở kinh doanh đang hoạt động. Chỉ riêng ở Mỹ, hoạt động nhượng quyền đã chiếm tới 40% tổng mức bán lẻ, thu hút được hơn 8 triệu lao động và bình quân cứ 12 phút lại có 1 franchising mới ra đời. 2.3.1. Khái niệm Franchising - nhượng quyền thương mại (NQTM) hay còn gọi là nhượng quyền kinh doanh là một hình thức kinh doanh đặc biệt đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng và rất thành công. Có nhiều định nghĩa về Franchising trên thế giới: Theo Hiệp hội nhượng quyền kinh doanh Quốc tế (The International Franchise Association), hiệp hội lớn nhất nước Mỹ và thế giới đã định nghĩa nhượng quyền kinh doanh như sau: “Nhượng quyền kinh doanh là mối quan hệ theo hợp đồng, giữa bên giao và bên nhận quyền, theo đó bên giao đề xuất hoặc phải duy trì sự quan tâm liên tục tới doanh nghiệp của bên nhận trên các khía cạnh như: bí quyết kinh doanh (know-how), đào tạo nhân viên; bên nhận hoạt động dưới nhãn hiệu hàng hóa, phương thức, phương pháp kinh doanh do bên giao sở hữu hoặc kiểm soát; và bên nhận đang, hoặc sẽ tiến hành đầu tư đáng kể vốn vào doanh nghiệp bằng các nguồn lực của mình”. 2.3.2. Các loại hình nhượng quyền thương mại Trên thế giới hiện nay tồn tại 4 hình thức Franchising: Nhượng quyền mô hình kinh doanh toàn diện 19
  20. Tiểu luận Tài chính – Tiền tệ GVHD: T.S. Nguyễn Thị Lan Là mô hình được cấu trúc chặt chẽ và hoàn chỉnh nhất trong các mô hình nhượng quyền, thể hiện mức độ hợp tác và cam kết cao nhất giữa các bên, có thời hạn hợp đồng từ trung hạn (5 năm) đến dài hạn (20 hay 30 năm). Bên nhượng quyền chia sẻ và chuyển nhượng ít nhất 4 loại “sản phẩm” cơ bản, bao gồm: - Hệ thống: chiến lược, mô hình, quy trình vận hành được chuẩn hóa, chính sách quản lý, cẩm nang điều hành, huấn luyện, tư vấn và hỗ trợ khai trương, kiểm soát, hỗ trợ tiếp thị, quảng cáo - Bí quyết công nghệ sản xuất, kinh doanh - Hệ thống thương hiệu - Sản phẩm, dịch vụ Bên nhận quyền có trách nhiệm thanh toán cho bên nhượng quyền hai khoản phí cơ bản là: phí nhượng quyền ban đầu (up-front fee) và phí hoạt động (royalty fee), thường được tính theo doanh số bán định kỳ. Ngoài ra bên nhượng quyền có thể thu thêm các khoản chi phí khác như chi phí thiết kế và trang trí cửa hàng, mua trang thiết bị, chi phí tiếp thị, quảng cáo, các khoản chênh lệch do mua nguyên vật liệu, chi phí tư vấn Điển hình cho loại hình nhượng quyền này là hoạt động nhượng quyền của chuỗi thức ăn nhanh KFC, Subway, McDonald’s, Starbucks, hoặc Phở 24. Nhượng quyền mô hình kinh doanh không toàn diện Việc chuyển nhượng một số yếu tố nhất định của mô hình nhượng quyền hoàn chỉnh theo nguyên tắc quản lý “lỏng lẻo” hơn, bao gồm các trường hợp phổ biến như sau: - Nhượng quyền phân phối sản phẩm, dịch vụ (product distribution franchise) như sơ mi cao cấp Pierre Cardin cho An Phước, Foci, chuỗi cà phê Trung Nguyên - Nhượng quyền công thức sản xuất sản phẩm và tiếp thị (marketing franchise) như CocaCola. - Nhượng quyền thương hiệu (brand franchise/trademark license) như Crysler nhượng quyền sử dụng thương hiệu Jeep và Pepsi cho sản phẩm thời trang may mặc ở châu Á; nhượng quyền thương hiệu Hallmark (sản phẩm chính là thiệp) để sản xuất các sản phẩm gia dụng như ra giường, nệm gối; nhượng quyền sử dụng các biểu tượng và hình ảnh của Disney trên các sản phẩm đồ chơi. 20
  21. Tiểu luận Tài chính – Tiền tệ GVHD: T.S. Nguyễn Thị Lan - Nhượng quyền “lỏng lẻo” theo kiểu các nhóm dùng chung tên thương hiệu (banner grouping hoặc voluntary chains), thường hay gặp ở các công ty cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp (professional service) hoặc loại tư vấn kinh doanh, tư vấn pháp lý như KPMG, Ernst&Young, Grant Thornton Nhìn chung đối với mô hình nhượng quyền không toàn diện này, bên nhượng quyền là chủ thể sở hữu thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ thường không nỗ lực kiểm soát chặt chẽ hoạt động của bên nhận quyền và thu nhập của bên nhượng quyền chủ yếu từ việc bán sản phẩm hay dịch vụ. Bên nhượng quyền thường có ý định mở rộng nhanh chóng hệ thống phân phối nhằm gia tăng độ bao phủ thị trường, doanh thu và đi trước đối thủ như trường hợp cà phê Trung Nguyên hoặc G7-Mart. Đặc biệt, nhượng quyền thương hiệu (brand licensing) trở thành ngành kinh doanh hấp dẫn và mang lại nhiều lợi nhuận to lớn cho bên nhượng quyền với tư cách là chủ thể sở hữu thương hiệu mạnh (như Pepsi) và bên nhận quyền khi tiếp nhận và kinh doanh sản phẩm gắn liền với thương hiệu đó (trường hợp thời trang Pepsi không có liên hệ gì với sản phẩm “lõi” nước giải khát Pepsi mang cùng thương hiệu) nhờ sử dụng lợi thế giá trị tài sản thương hiệu đã được phát triển qua nhiều năm. Nhượng quyền có tham gia quản lý Hình thức nhượng quyền phổ biến hay gặp ở các chuỗi khách sạn lớn như Holiday Inc, Marriott, trong đó bên nhượng quyền hỗ trọ cung cấp người quản lý và điều hành doanh nghiệp ngoài việc chuyển nhượng sở hữu thương hiệu và mô hình, công thức kinh doanh. Nhượng quyền tham gia đầu tư vốn Người nhượng quyền tham gia vốn đầu tư với tỉ lệ nhỏ dưới dạng liên doanh, như trường hợp của Five Star Chicken (Mỹ) ở Việt Nam để trực tiếp tham gia kiểm soát hệ thống. Bên nhượng quyền có thể tham gia HĐQT công ty mặc dù vốn tham gia đóng góp chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ. Tùy theo năng lực quản lý, sức mạnh thương hiệu, đặc trưng ngành hàng, cạnh tranh thị trường, bên nhượng quyền sẽ cân nhắc thêm ba yếu tố quan trọng sau khi lựa chọn mô hình franchise phù hợp cho doanh nghiệp mình. Đó là mức độ kiểm soát hệ thống, chi phí phát triển hệ thống và mức độ bao phủ thị trường. Những yếu tố này cũng bao phủ đến 21
  22. Tiểu luận Tài chính – Tiền tệ GVHD: T.S. Nguyễn Thị Lan chiến lược franchise và cách lựa chọn các cấu trúc franchise phù hợp khi ký kết hợp đồng như: franchise một hoặc nhiều đơn vị (single/multiple-unit franchise), đại diện (franchise) toàn quyền (master franchise), franchise phụ trách phát triển khu vực (area development) hay đại diện franchise (representative franchise), đặc biệt khi công ty mở rộng thị trường mới hay định hướng xuất khẩu. 2.4. Dự án trao tay (Turnkey project) Với dự án này, bên nhận đồng ý thực hiện mỗi chi tiết của dự án cho khách hàng nước ngoài, bao gồm cả đào tạo nhân viên vận hành. Một hợp đồng trọn gói, khách hàng dự “chìa khóa” vận hành nhà máy đã sắn sang hoạt động – vì vậy gọi là chuyển giao chìa khóa (turnkey). Đây là một phương tiện cuất khẩu quy trình công nghệ sang nước khác. Dự án trao tay thông dụng nhất là trong ngành công nghiệp hóa chất, dược phẩm, lọc dầu và luyện kim. Tất cả đều sử dụng những công nghệ phức tạp và đắt tiền. Ưu điểm Yêu cầu bí quyết lắp ráp và vận hành qui trình công nghệ phức tạp, như là lọc dầu, luyện kim, là tài sản có giá trị. Dự án trao tay là cách tạo thu nhập kinh tế lớn từ tài sản. Chiến lược này đặc biệt sử dụng trong trường hợp FDI bị giới hạn bởi luật lệ của chính phủ.Ví dụ, chính phủ của nhiều quốc gia dầu lửa đã xây dựng công nghiệp lọc dầu của chính họ, như là một bước hướng về mục tiêu, giới hạn FDI trong lĩnh vực khai thác và lọc dầu của họ. Chiến lược chìa khóa trao tay cũng ít rủi ro hơn so với FDI. Nhược điểm: Có ba nhược điểm tương ứng với chiến lược trao tay. Thứ nhất, công ty tham gia vào hình thức này phải đối mặt với sự không có sự xuất hiện trên thị trường một cách dài hạn. Một cách để tránh là giữ một tỷ lệ cổ phần nhỏ trong dự án được thựchiện bằng dự án trao tay này. Thứ hai, công ty mà tham gia vào dự án này với công ty nước ngoài có thể tạo ra đối thủ cạnh tranh. Ví dụ: nhiều công ty phương Tây đã bán công nghệ lọc dầu cho những công 22
  23. Tiểu luận Tài chính – Tiền tệ GVHD: T.S. Nguyễn Thị Lan ty ở Saudi Arabia, Kuwait và những quốc gia vùng vịnh khác bây giờ họ lại phải cạnh tranh với những công ty này trên thị trường dầu thế giới. Thứ ba, nếu qui trình công nghệ của công ty là nguồn lợi thế cạnh tranh, rồi bán những công nghệ này thông qua dự án trao tay thì cũng bán lợi thế cạnh tranh cho đối thủ cạnh tranh tiềm năng hoặc thực tế. 2.5. Liên doanh Việc tham gia liên doanh với một hoặc một số đối tác nội địa có thể coi là một hình thức mở rộng hơn cả các hoạt động xuất khẩu và cấp phép khi thâm nhập vào một thị trường nước ngoài. Ưu điểm của lựa chọn này là việc chia sẻ rủi ro giữa các đối tác, cung như tăng cường khả năng kết nối các công tác mang tính hiệu quả dây chuyền lại với nhau, ví dụ như giữa việc nâng cao năng lực marketing quốc tế và hoạt động sản xuất. Tuy nhiên khi lựa chọn phương thức này, một công ty cần có sự hiểu biết sâu sắc về thị trường nội địa, hệ thống phân phối sản phẩm và có khả năng tiếp cận với các nguồn nhân công và nhiên nguyên liệu giá rẻ. Còn đối với các công ty trong nước nen tham gia liên doanh đối với các đối tác nước ngoài để nắm giữ các bí quyết về công nghệ, sản xuất và ứng dụng. Hay các công ty thiếu vốn cũng có thể liên doanh với nhau để cũng tài trợ cho một dự án. Cuối cùng hình thức liên doanh có thể là phương thức duy nhất để thâm nhập vào thị trường của một quốc gia, nếu như chính phủ của đất nước đó đưa ra các luật lệ nhằm bảo vệ các công ty trong nước, ngăn cấm sự kiểm soát của các công ty nước ngoài, song lại cho phép liên doanh. Một liên doanh có thể được sử dụng như một nguồn cung ứng sản phẩm cho một nước thứ ba. Tuy nhiên, điều này cũng cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra các quyết định cuối cùng. Một trong các lý do thường dẫn đến sự tan vỡ của các liên doanh, đó là sự bất đồng về thị trường ở các nước thứ ba, nơi mà các đối tác phải đối mặt với nhau như những đối thủ cạnh tranh thực sự hay tiềm ẩn. Để tránh tình trạng này vấn đề cốt lõi là phải hoạch định được một kế hoạch để xâm nhập dần vào thị trường của các nước thứ ba và điều này phải được coi là một phần trong thoả thuận liên doanh. 23
  24. Tiểu luận Tài chính – Tiền tệ GVHD: T.S. Nguyễn Thị Lan Những bất lợi đối với việc tham gia liên doanh là khá lớn. Song bất lợi chủ yếu đối với hình thức mở rộng thị trường này là chi phí quá cao của việc quản lý và phối hợp hoạt động cùng đối tác. Và cũng như đã đề cập ở phần trước, như trong trường hợp cấp giấy phép, một đối tác liên doanh cũng có thể trở thành một đối thủ cạnh tranh rất mạnh. Bên cạnh đó những sự khác biệt về văn hoá hay cách thức quản lý và thái độ ứng xử của các bên cũng có thể là những thách thức khó vượt qua đối với cả hai bên. Tuy nhiên vấn đề lớn nhất là sự khác biệt trong tổng chi phí bỏ ra không tương xứng với các khoản lợi nhuận thu được cũng như các rủi ro phải gánh chịu, khi thành lập và đưa liên doanh đi vào sản xuất. Một lý do khác là do giá cả lao động rẻ đã làm tăng cầu lao động, do vậy lại dẫn đến sức ép nhằm nâng cao chi phí tiền lương và do đó ưu điểm ban đầu của các liên doanh đã dần bị xói mòn. 2.6. Đầu tư trực tiếp Một trong những hình thức được áp dụng rộng rãi khi tham gia vào thị trường thế giới là việc tiến hành đầu tư 100% vốn của các công ty nước ngoài. Điều này có thể được thực hiện thông qua việc đầu tư mới (Greenfield Investment) hay thôn tính (mua lại và sáp nhập - M&A) các công ty. Tuy nhiên hình thức này thường đòi hỏi những cam kết chặt chẽ nhất về các nỗ lực đầu tư vốn cũng như quản lý, chính vì vậy nó có thể đưa ra các điều kiện đầy đủ nhất khi tham gia vào một thị trường mới. Các công ty có thể thay đổi sự lựa chọn các chiến lược của mình từ việc cấp phép hay tham gia liên doanh, song chiến lược đầu tư trực tiếp thường có tốc độ bành trướng thị trường nhanh hơn, kiểm soát và thu lợi nhuận được nhiều hơn. Một sự mở rộng thị trường trực tiếp trên quy mô lớn có thể tốn rất nhiều chi phí, cung như đòi hỏi rất nhiều thời gian quản lý và công sức. Để thay thế chiến lược này, việc thôn tính các công ty là một sự lựa chọn có thể được thức hiện hết sức nhanh chóng và tốn ít chi phí hơn khi tiến hành thâm nhập lại các ưu thế phụ như tránh các xung đột và các vấn đề khác việc thôn tính các công ty lại có những đòi hỏi và thách thức riêng đối với sự hội nhập của các công ty bị thôn tính, để từ đó hình thành nên một hệ thống tổ chức có phạm vi toàn cầu cũng như đảm bảo sự phối hợp hoạt động giữa chúng. 24
  25. Tiểu luận Tài chính – Tiền tệ GVHD: T.S. Nguyễn Thị Lan Quyết định đầu tư ra nước ngoài dưới hình thức mở rộng hay thôn tính đôi khi mâu thuẫn với các mục tiêu lợi nhuận ngắn hạn. Song bất chấp các thách thức đó, nhiều công ty hiện nay ngày càng có xu hướng đầu tư ra nước ngoài. Việc đầu tư 100% vốn cũng có một số ưu điểm giống như trong trường hợp tham gia liên doanh, như tăng cường khả năng tiếp cận thị trường, tránh các hàng rào quan thuế và hạn ngạch, chuyển giao các kinh nghiệm và công nghệ sản xuất. Việc thành lập công ty con sở hữu hoàn toàn sẽ làm giảm thiểu rủi ro gắn liền với việc mất khả năng tập kiểm soát và giám sát công nghệ. Hơn nữa, nó tạo ra cho công ty một kiểu kiểm soát chặt chẽ các hoạt động ở các thị trường khác nhau và do đó, nâng cao khả năng phối hợp toàn cầu, thực hiện lợi thế qui mô, lợi thế vị trí và tác động kinh nghiệm cũng như hỗ trợ cạnh tranh giữa các thị trường. Tuy nhiên, đầu tư trực tiếp thường là phương thức tốn kém nhất để phục vụ thị trường nước ngoài. Công ty mẹ phải chịu toàn bộ chi phí và rủi ro của việc thành lập các nhà máy ở nước ngoài. Có 2 loại rủi ro: rủi ro kinh tế vĩ mô và rủi to kinh tế vi mô. Loại thứ nhất ít gặp hơn nhưng nếu có, nó liên quan đến tất cả các công ty. Đó là những vấn đề kinh tế và chính trị ảnh hưởng đến một nước và là mối đe doạ đối với các khoản tiền đầu tư đã bỏ ra. Chúng có nguồn gốc là những sự kiện chính trị hay quân sự, hoặc một sự bất ổn định về tài chính và được thể hiện bởi sự trưng dụng hay quốc hữu hoá, hoặc hạn chế tự do chuyển vốn, lao động Những rủi ro kinh tế vĩ mô là mối đe doạ to lớn đối với doanh lợi đầu tư và thu nhập bằng tiền hơn là đối với việc thu hồi vốn bỏ ra. Đó có thể là những quy định của chính phủ nước sở tại về thuế hay những điều chỉnh, hạn chế tự do hoạt động của công ty. Các hoạt động: xuất khẩu, cấp phép, tham gia liên doanh, hay đầu tư trực tiếp, trên thực tế được coi như những kết cấu đồng nhất trong việc lựa chọn các chiến lược nhằm thâm nhập và mở rộng các thị trường. Điều này dẫn đến rất nhiều khả năng kết hợp của 4 sự lựa chọn này. 3. M&A - Mergers and Acquisitions – Mua lại và Sáp nhập – Chiến lược thâm nhập thị trường chính của các TNCs 25
  26. Tiểu luận Tài chính – Tiền tệ GVHD: T.S. Nguyễn Thị Lan Như đã nói ở trên, các công ty đa quốc gia có thể thực hiện chiến lược đầu tư trực tiếp thông qua việc đầu tư mới hoặc qua các thương vụ M&A. Tuy nhiên, với tình hình kinh tế thế giới phát triển như hiện nay, M&A đang đóng vai trò chính trong các hoạt động đầu tư quốc tế. Những nghiên cứu coi M&A như một hình thức gia nhập thị trường nước ngoài có thể kể đến là nghiên cứu của Anderson (1997), Brouthers & Brouther (2000), Harzing (2002), Kogut và Singh (1998). Dưới đây là những lí do cho thấy M&A ngày càng được các công ty đa quốc gia trên thế giới ưa chuộng: - Giảm chi phí gia nhập thị trường Ở những thị trường có sự điều tiết mạnh của chính phủ, việc gia nhập thị trường đòi hỏi doanh nghiệp phải đáp ứng nhiều điều kiện khắt khe, hoặc chỉ thuận lợi trong một giai đoạn nhất định, thì những công ty đến sau chỉ có thể gia nhập thị trường đó thông qua thâu tóm những công ty đã hoạt động trên thị trường. - Chiếm hữu tri thức & tài sản con người Để tiếp cận và có được một đội ngũ “nhân công có tri thức” với những bản quyền, sang chế, nhiều doanh nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ luôn tìm cách theo đuổi M&A - Giảm bớt đối thủ cạnh tranh trên thị trường Chắc chắn số lượng đối thủ sẽ giảm đi khi có một vụ sáp nhập giữa các công ty vốn là đối thủ của nhau trên thị trường. - Giảm thiểu chi phí & nâng cao hiệu quả Thông qua M&A các công ty có thể tăng cường hiệu quả kinh tế nhờ quy mô khi nhân đôi thị phần, giảm chi phí cố định (nhà xưởng), chi phí nhân công, phân phối. Các doanh nghiệp còn có thể bổ sung cho nhau về nguồn lực (đầu vào) và các thế mạnh khác của nhau như thương hiệu, thông tin, bí quyết, dây chuyền công nghệ, cơ sở khách hàng, hay tận dụng những tài sản mà mỗi công ty chưa sử dụng hết giá trị. - Đa dạng hóa và bành trướng thị trường 26
  27. Tiểu luận Tài chính – Tiền tệ GVHD: T.S. Nguyễn Thị Lan FPT là một ví dụ. Từ một doanh nghiệp thành công trong lĩnh vực công nghệ thông tin, FPT hiện đã mở rộng sang các lĩnh vực khác như truyền thông, giáo dục, đào tạo, phân phối, chứng khoán, ngân hàng - Đa dạng hóa sản phẩm và chiến lược thương hiệu Unilever là một ví dụ điển hình về sử dụng chiến lược M&A để đa dạng hóa và phát triển thương hiệu. Uniliver sở hữu rất nhiều thương hiệu nổi tiếng trong một số lĩnh vực như Lipton và Slim Fast (thực phẩm và đồ uống); Axe, Dove, Lifebuoy, Lux, Pond’s, Rexona, Close-up, Sunsilk và Vaseline; Comfort, Omo, Radiant, Sunlight, Surf (quần áo và đồ vật dụng) Tập đoàn này đã phải trải qua nhiều năm để sở hữu nhiều thương hiệu như thế. Năm 1972, tập đoàn mua lại chuỗi nhà hàng A&W ở Canada. Năm 1984, hãng mua lại thương hiệu Brooke Bond của nhà sản xuất trà PG Tips. Năm 1987, Unilever đâu tư vào thị trường chăm sóc da bằng việc mua lại Chesebrough-Ponds. Hai năm sau, Unilever tiếp tục mua lại mỹ phẩm Calvin Klein, Fabergé và Elizabeth Arden. Năm 1996, Unilever mua Công ty Helene Curtis Industries để tăng cường sức mạnh của mình trong thị trường dầu gội đầu. Năm 2000, Unilever thâu tóm Công ty Best Foods của Mỹ để tham gia vào lĩnh vực thực phẩm và đồng thời đẩy mạnh hoạt động trong khu vực Bắc Mỹ. Những thương vụ M&A đình đám trên thế giới Hàng loạt các vụ mua bán sáp nhập diễn ra trên khắp thế giới, khắp các ngành nghề, khắp các công ty, tập đoàn cả trong và ngoài nước. Điểm lại một số thương vụ M&A nổi tiếng trên thế giới để thấy rằng, thâu tóm và sáp nhập không chỉ là cách triệt hạ nhau mà còn là cách để “nương nhau cùng vượt lũ” trong bối cảnh đầy khó khăn của thị trường. Những thương vụ Sáp nhập và Mua lại (M& A) trong khối tài chính ngân hàng Xem xét các lĩnh vực thực hiện sáp nhập và mua lại (M&A), có thể nói ngân hàng là ngành có hoạt động sáp nhập và mua lại (M&A) diễn ra sôi động nhất. Đầu tiên phải kể đến hai đại gia ngân hàng, ABN Amro của Hà Lan và Barclays PLC của Anh. Hai đại gia này đã chính thức sáp nhập với nhau với trị giá hơn 91 tỷ USD. Đây được coi là 27
  28. Tiểu luận Tài chính – Tiền tệ GVHD: T.S. Nguyễn Thị Lan thương vụ sáp nhập lớn chưa từng thấy trong lịch sử ngành ngân hàng châu Âu nói riêng và trong ngành công nghiệp tài chính toàn cầu nói chung. Theo thoả thuận sáp nhập này, tập đoàn mới có tên gọi Barclays PLC, có đặt trụ sở chính đặt tại Amsterdam (Hà Lan) có khoảng 47 triệu khách hàng trên toàn cầu với ban điều hành mới gồm 10 thành viên từ Barclays và 9 thành viên từ ABN Amro. Điều này cũng có nghĩa Barclays sáp nhập với ABN Amro sẽ tạo ra một trong những tập đoàn ngân hàng lớn nhất thế giới tính theo số vốn thị trường. Không dừng lại ở đó, ngân hàng ABN Amro còn tiếp tục sáp nhập với Liên minh Ngân hàng Hoàng gia Scotland RBS, Stantander của Tây Ban Nha và Fortis của Bỉ - Hà Lan. Thương vụ này có tổng giá trị 101 tỷ USD. Tiếp đến là Unicredit SPA - một ngân hàng nổi tiếng bậc nhất của Italia đã mua lại các ngân hàng Societe Generale SA và Capitalia SpA gây xôn xao dư luận. Tại khối ngành ngân hàng Mỹ, tham vọng đứng đầu ngành ngân hàng nội địa của Mỹ là động lực khiến Bank of America mua lại Merrill Lynch với giá 50 tỷ USD. Cuộc sáp nhập này đã cho ra đời tập đoàn tài chính hùng mạnh nhất thế giới. Theo đó, Bank of America đã trở thành ngân hàng thương mại lớn nhất tại Mỹ tính theo lượng tiền gửi và lượng vốn hóa thị trường và là ngân hàng thành viên thuộc tập đoàn bảo hiểm tiền gửi Mỹ (FDIC). Qua đây, Bank of America thu tới 90% lợi nhuận từ thị trường nội địa nước Mỹ. Mục tiêu của ngân hàng là luôn đứng đầu tại ngành ngân hàng nội địa Mỹ và ngân hàng này đã làm được điều đó thông qua hàng loạt thương vụ thâu tóm trong đó có việc mua lại chi nhánh ngân hàng ABN Amro tại Bắc Mỹ và tập đoàn ngân hàng tài chính Lasalle với trị giá 21 tỷ đô la Mỹ, mua lại đại gia thẻ tín dụng MBNA với giá 35 tỷ. Có thể coi đây là thương vụ mua lại Merril Lynch có tính lịch sử trên thị trường tài chính Mỹ trong bối cảnh kinh tế nước này đang đối mặt với rất nhiều khó khăn như hiện nay Bên cạnh đại gia Bank of America, thương vụ mua lại nổi tiếng trong giới ngân hàng trong thời gian gần đây phải kể đến thương vụ mua lại của Wells-Fargo với ngân hàng Wachovia với giá trị 15,1 tỷ đô la Mỹ. Sau khi vượt qua được đối thủ Citigroup trong thương vụ cạnh tranh mua lại Wachovia, Wells Fargo đã nâng tầm của mình lên ngang hàng với các đối thủ ngân hàng lớn khác tại Mỹ như JP Morgan Chase và Bank of 28
  29. Tiểu luận Tài chính – Tiền tệ GVHD: T.S. Nguyễn Thị Lan America. Theo đó, ngân hàng này sẽ có tài sản 1.420 tỷ đô la và trở thành ngân hàng lớn thứ ba của Mỹ. Tiếp theo phải kể đến thương vụ sáp nhập thành công trong ngành ngân hàng Nhật Bản khi Mitsubishi UFJ Financial group là kết quả của sự sáp nhập giữa hai ngân hàng UFJ Holding và Mitsubishi Tokyo Financial group. Đại ngân hàng này đã chính thức được thành lập và đi vào hoạt động vào 01/10/2005. Mitsubishi UFJ Financial group giờ đã trở thành một trong những tập đoàn tài chính hùng mạnh nhất thế giới có số vốn lên tới 1.770 tỷ USD với 40 triệu khách hàng, vượt qua ngân hàng Citigroup của Mỹ về giá trị tài sản. Các nhà phân tích cho rằng việc sáp nhập này thể hiện sự hồi phục của ngành ngân hàng Nhật Bản sau thời gian nợ nần chồng chất. Sàn giao dịch chứng khoán New York NYSE (Mỹ) đã mua Euronext với giá 14,3 tỷ USDI; hai công ty bảo hiểm nhân thọ hàng đầu tại Anh là Resolution và Friends Provident cũng sáp nhập lại với nhau với trị giá 8,3 tỷ bảng Anh cùng nằm trong các vụ mua lại và sáp nhập nổi tiếng khác trên thị trường tài chính thế giới. Những thương vụ Sáp nhập và Mua lại (M& A) trong khối ngành công nghệ Bên cạnh ngành ngân hàng, các lĩnh vực khác cũng không chịu đứng yên. Công ty Antel - nhà cung cấp dịch vụ wifi đứng trong lớp 10 tại Mỹ đã sáp nhập vào Công ty TPG Capital và Goldman Sachs với trị giá 27,5 tỷ USD; Tập đoàn Thomson (Canada) đã mua hãng tin Reuters (Anh) với giá trên 17 tỷ USD; Tập đoàn Rio Tinto (Anh - Atralia) đã mua Công ty thép Alcan(Canada) với giá 38,1 tỷ USD. Tập đoàn Sony đã sáp nhập vào Công ty Truyền thông AB L.M. Ericsson từ tháng 9/2001. Tại thời điểm đó, Ericsson đang bị Nokia cho ra rìa. Không thể ngồi một bên khi thị phần đang dần rơi vào tay đối thủ cạnh tranh Nokia. Ericsson buộc phải tự tìm lối thoát cho mình. Theo đó, những người đứng đầu của Ericsson đã nghĩ tới hình thức sáp nhập và mua lại (M&A) như một phương thức cứu cánh cho hãng. Còn đối với Sony, với tham vọng mở rộng và bành trướng lĩnh vực kinh doanh, đã hướng tới kết hợp với Ericsson như mục tiêu và kỳ vọng mới. Có lẽ nhờ thế mà hai ý tưởng lớn gặp nhau. Sự 29
  30. Tiểu luận Tài chính – Tiền tệ GVHD: T.S. Nguyễn Thị Lan sáp nhập giữa công nghệ điện thoại Ericsson và khả năng chinh phục khách hàng của Sony không tránh khỏi sự tò mò trong giới kinh doanh. Nhưng, kết quả thật như mong muốn, thương hiệu Sony Ericsson đã và đang được lòng người tiêu dùng. Việc hợp tác thương hiệu giữa Apples Ipod và HP là trường hợp được cho là ngược đời điển hình. Bởi HP vốn đã là một thương hiệu mạnh, có uy tín và lịch sử phát triển lâu đời với quy mô khổng lồ, trong khi đó, Apple là một công ty trẻ tuổi. Hai thương hiệu này dường như không thể có sự hòa hợp khi tiến tới việc kết hợp với nhau. Nhưng, họ đã chứng minh sự sáp nhập của mình là hoàn toàn có cơ sở. Một công ty lâu đời với đầy kinh nghiệm với một công ty trẻ của sáng tạo, phá cách về hình thức cũng như công nghệ. Kết quả của sự sáp nhập lịch sử này là sự tăng cường sức mạnh thương hiệu và các chiến lược marketing rất đáng chú ý. Một thương vụ sáp nhập và mua lại (M&A) khác mang lại hiệu quả đầu tư mạnh mẽ và tầm nhìn chiến lược là Tập đoàn Oracle mua Công ty Siebel, nhà cung cấp phần mềm CRM (customer relation manager - quản lý quan hệ khách hàng). Bởi khi đó, họ hợp nhất để triển khai và tăng cường khả năng tích hợp các ứng dụng và dữ liệu giữa các sản phẩm, hỗ trợ tối đa trong quản lý và hỗ trợ khách hàng tốc độ hơn. Và nhờ có chiến lược này mà Oracle đã giành được thị phần từ tay đối thủ SAP. Gần đây dư luận thế giới đặc biệt chú ý đến thương vụ hợp tác của hai đại gia trong ngành công nghệ của Mỹ là Microsoft và Yahoo. Sau hơn một năm rưỡi đàm phán, cuối cùng thì hai gã khổng lồ cũng đạt được một thỏa thuận chung đường kéo dài 10 năm, mà mục tiêu hiển nhiên là nhắm vào kẻ thù chung Google, hãng đang kiểm soát tới 65% thị phần tìm kiếm trực tuyến. Việc hợp tác giữa hai đại gia này được nhiều người mong ngóng từ lâu, phút chót cũng thành hiện thực. Trong một thập kỷ tới, Yahoo.com và Bing.com sẽ vẫn duy trì thương hiệu của mình, song các kết quả tìm kiếm trên Yahoo.com sẽ có một dòng chú thích đi kèm là "được cung cấp bởi Bing". Đổi lại, Yahoo sẽ chịu trách nhiệm thu hút các nhà quảng cáo lớn về cho cả hai công cụ tìm kiếm. Microsoft sẽ trả cho Yahoo 88% doanh thu mà hãng này kiếm được từ các lượt tìm kiếm trên Yahoo. Gã khổng lồ phần mềm cũng có quyền tích hợp công nghệ tìm kiếm của 30
  31. Tiểu luận Tài chính – Tiền tệ GVHD: T.S. Nguyễn Thị Lan Yahoo vào trong nền tảng tìm kiếm Web sẵn có của mình. Mục đích của liên minh này không gì khác là tấn công mạnh mẽ hơn nữa vào một thị trường mà bấy lâu nay Google vẫn là bá chủ. (Nguồn: bandoanhnghiep.net) Một số thương vụ M&A nổi tiếng tại Việt Nam năm 2012 - Bank of Tokyo mua Vietinbank Tháng 12/2012, Bank of Tokyo-Mitsubishi (Nhật Bản) và Ngân hàng Công thương Việt Nam - Vietinbank ký kết thương vụ khủng nhất M&A trong năm 2012. Vietinbank sẽ bán gần 20% cổ phần cho nhà đầu tư Nhật Bản với giá 743 triệu USD thông qua việc phát hành 644 triệu cổ phiếu. Vốn điều lệ của VietinBank sau khi phát hành cổ phiếu cho BTMU dự tính sẽ là 32.661 tỷ đồng. - Nhà đầu tư Pháp mua Oil Field Block 15-2 Hồi tháng 2/2012, Conoco Philips Vietnam - hãng dầu mỏ lớn thứ 3 nước Mỹ đã ký thỏa thuận bán toàn bộ tài sản tại Việt Nam gồm 3 công ty con cho Perenco France (Pháp) với tổng giá trị khoảng 1,3 tỷ đôla. Đây là một trong 3 thương vụ và Conoco thu về gần 615 triệu USD. Block này nằm trong khu khai thác mỏ dầu Rạng Đông thuộc bồn trũng Cửu Long. - Sumitomo mua 15% cổ phần Tập đoàn Bảo Việt Hãng bảo hiểm lớn thứ 4 của Nhật Bản Sumitomo Life Insurance đã trả 340 triệu USD (tương đương 57.950 đồng một cổ phiếu để có 18% cổ phần tại Tập đoàn Bảo Việt. Số cổ phần này trước đó thuộc về HSBC. III. QUÁ TRÌNH THÂM NHẬP CỦA CÁC CÔNG TY ĐA QUỐC GIA VÀO THỊ TRƯƠNG VIỆT NAM 1. Tiền đề cho sự thâm nhập của các Công ty đa quốc gia vào Việt Nam 1.1. Những thuận lợi cho sự thâm nhập của Công ty đa quốc gia 31
  32. Tiểu luận Tài chính – Tiền tệ GVHD: T.S. Nguyễn Thị Lan Môi trường chính trị - xã hội ổn định Ổn định chính trị - xã hội là yêu cầu đầu tiên quyết định sức hút của Việt Nam đối với TNCs. Sự ổn định về chính trị là cơ sở tránh bất trắc, rủi ro trong kinh doanh, tạo độ tin cậy, đảm bảo lợi nhuận chắc chắn cho doanh nghiệp. Đường lối đối ngoại rộng mở, tích cực Cùng với sự ổn định về chính trị - xã hội, Việt Nam có đường lối đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá; là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế. Năm 1990 đã bình thường hóa quan hệ với EU (ngày 22-10-1990); 28/7/1995 là thành viên chính thức của ASEAN; 3/1996 tham gia ASEM với tư cách là thành viên sáng lập; 11/1998 là thành viên của APEC; năm 2000 ký hiệp định thương mại Việt - Mỹ; 7/11/2006 chính thức là thành viên thứ 150 của WTO. Những lợi thế so sánh Việt Nam với vị trí địa lý thuận lợi, tiềm năng đất đai, khoáng sản, khí hậu, lao động, thị trường của một nước đang phát triển luôn nằm trong tầm ngắm các nhà đầu tư, đặc biệt là yêu cầu của TNCs nhằm khai thác và mở rộng thị trường. 1.2. Những khó khăn cho sự thâm nhập của các Công ty đa quốc gia Việt Nam đang trong giai đoạn đầu hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường. Nguồn gốc của TNCs chủ yếu ở quốc gia có nền kinh tế thị trường tương đối hoàn thiện, nên để TNCs hoạt động hiệu quả thì cần có thị trường ổn định và đồng dạng để đảm bảo các cho các yếu tố, các khâu của quá trình hoạt động kinh doanh của TNCs diễn ra bình thường. Trong khi đó, Việt Nam đang hoàn thiện dần thể chế kinh tế thị trường, luật lệ hay bị điều chỉnh do nảy xung đột lợi ích giữa các chủ thể kinh tế, mối liên kết giữa các thị trường hàng hoá và dịch vụ còn lỏng và chưa thống nhất. Đối tác Việt Nam còn ở trình độ thấp. Đối tác Việt Nam hiện nay vẫn chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp nhà nước, hoặc doanh nghiệp nhà nước đã được cổ phần. Do quy mô nhỏ bé, lại yếu về trình độ, năng lực công nghệ; kinh nghiệm tổ chức kinh doanh, khả năng hợp tác, liên kết còn nhiều hạn chế; tính cạnh tranh chưa cao nên DN Việt Nam chưa phải là đối tác, là doanh nghiệp 32
  33. Tiểu luận Tài chính – Tiền tệ GVHD: T.S. Nguyễn Thị Lan phụ trợ cho TNCs. Đây là tiêu chí quan trọng của môi trường kinh doanh mà các nhà đầu tư lựa chọn khi thâm nhập thị trường. Cơ cấu kinh tế và cơ chế quản lý còn chuyển biến chậm. Cơ cấu kinh tế và cơ chế quản lý kinh tế thích hợp với phân công lao động quốc tế, phù hợp với các quy tắc và thông lệ chung là điều kiện để tăng sức hấp dẫn đối với TNCs. Nhưng ở Việt Nam, cả về cơ cấu kinh tế lẫn cơ chế quản lý kinh tế và bộ máy quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước còn chuyển biến chậm, chưa thực sự tạo sức hút đối với nhà đầu tư là TNCs. Kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật còn yếu kém. Hạ tầng vật chất kỹ thuật của ta những năm gần đây đã được chú trọng phát triển, nhưng đến nay vẫn còn khoảng cách khá xa so với các nước trong khu vực. Ngoài một số tiến bộ đạt được, đặc biệt trong lĩnh vực bưu chính viễn thông, nhìn chung, kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật còn yếu kém. Đó là trở ngại lớn nhất trong việc thu hút TNCs. 2. Quá trình thâm nhập của các Công ty đa quốc gia vào Việt Nam 2.1. Quá trình thâm nhập của các Công ty đa quốc gia ở Việt Nam Trước khi Việt Nam thực hiện chủ trương “Đổi Mới” (1986), TNCs đã dần xuất hiện chủ yếu thông qua giao lưu văn hoá, hợp tác phát triển khoa học kỹ thuật. Từ sau năm 1986, tuỳ vào từng giai đoạn, cách thức thâm nhập thị trường của TNCs với mức độ khác nhau, nhưng dù ở dạng thăm dò thị trường sơ khai hay thâm nhập bằng 100% vốn chủ sở hữu thì TNCs cũng phải trải qua quá trình tìm hiểu, thử nghiệm bằng nhiều cách thức khác nhau, có thể là trực tiếp hay gián tiếp qua các tổ chức hay liên minh khối (ví dụ: EC). 2.2. Loại hình của các Công ty đa quốc gia hoạt động tại Việt Nam Các Công ty đa quốc gia hoạt động tại Việt Nam phần lớn đều thuộc loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ. Xét trên chỉ tiêu về quy mô vốn, trình độ công nghệ, phạm vi ảnh hưởng trên thị trường thế giới thì Việt Nam còn quá ít TNCs lớn. Ngoài 106 tập đoàn đa quốc gia trong danh 33
  34. Tiểu luận Tài chính – Tiền tệ GVHD: T.S. Nguyễn Thị Lan sách 500 công ty lớn nhất thế giới - theo xếp hạng của tạp chí Fortune năm 2006, với 214 dự án, 11,09 tỷ USD vốn đăng ký và 8,59 tỷ USD vốn thực hiện2 (vốn đăng ký trung bình 50 triệu USD/dự án), còn lại phần lớn FDI do trên 400 TNCs không nằm trong danh sách 500 TNCs lớn nhất thế giới đầu tư vốn dưới 20 triệu USD/dự án. Trong khi dựa trên quy mô của các dự án để đánh giá loại hình TNCs, thì lượng vốn đầu tư nhỏ hơn 20 triệu USD/dự án, TNCs đó được xếp vào dạng vừa và nhỏ trên thế giới. 2.3. Lĩnh vực thâm nhập thị trường của các Công ty đa quốc gia tại Việt Nam TNCs tham gia hầu hết vào các ngành của nền kinh tế: công nghiệp khai thác, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng phục vụ thị trường nội địa và khách sạn du lịch được coi là các lĩnh vực hấp dẫn và thu hút nhiều TNCs nhất. Ngoài ra, lĩnh vực công nghiệp phân phối hàng tiêu dùng, tài chính - ngân hàng, chế biến nông- lâm-hải sản cũng được các TNC rất quan tâm đầu tư. 2.4. Hình thức thâm nhập thị trường của các Công ty đa quốc gia tại Việt Nam Hình thức liên doanh chiếm ưu thế lớn trong những năm đầu Ở Việt Nam, những năm đầu mở cửa và hợp tác với nước ngoài (tính từ khi ban hành luật đầu tư nước ngoài 12/1987), việc thu hút đầu tư nước ngoài dưới hình thức liên doanh có nhiều nổi trội so với hình thức đầu tư khác. Phía Việt Nam có thể góp vốn bằng quyền sử dụng đất; hoạt động theo nguyên tắc nhất trí Hội đồng quản trị, nên các thành viên phía Việt Nam và đối tác có quyền ngang nhau. Qua đó, nhà kinh doanh Việt Nam có cơ hội để học hỏi trực tiếp các nhà đầu tư nước ngoài; được tham gia vào hoạch định chính sách, tổ chức, kiểm soát hoạt động kinh doanh, rủi ro được phân chia về hai bên nên hình thức này trở thành hình thức thu hút TNCs chủ yếu. Hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài đang trở nên phổ biến, thay cho hình thức liên doanh Xu hướng này là các chi nhánh TNCs khi đầu tư vào Việt Nam muốn tự quản lý, quyết định chiến lược kinh doanh, chủ động hơn trong việc lựa chọn địa điểm thực hiện dự án, trong việc tổ chức kinh doanh và tiếp cận thị trường. Hơn nữa, khi Việt Nam ban hành 34
  35. Tiểu luận Tài chính – Tiền tệ GVHD: T.S. Nguyễn Thị Lan luật đầu tư nước ngoài sửa đổi (năm 1996), chính sách đối xử bình đẳng giữa doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đã khiến cho các doanh nghiệp nước ngoài không còn cố bám vào các doanh nghiệp trong nước để tìm kiếm các chính sách ưu đãi. 3. Tác động tích cực của Công ty đa quốc gia đối với nền kinh tế Việt Nam Trên tổng thể, nguồn vốn do TNCs đầu tư vào Việt Nam trong hơn 20 năm qua đã góp phần tích cực vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội, tạo dựng được cơ sở quan trọng cho sự nghiệp CNH,HĐH đất nước. Cụ thể : - Cung cấp một nguồn vốn quan trọng cho sự nghiệp CNH,HĐH đất nước. - Góp phần duy trì nhịp độ tăng trưởng cao và ổn định. - Góp phần tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH,HĐH. - Mở rộng xuất khẩu, tăng thu ngân sách - Nâng cao trình độ công nghệ, chất lượng sản phẩm và kỹ năng quản lý kinh doanh - Tạo việc làm, giúp phát triển nguồn nhân lực, nâng cao thu nhập cho người lao động - Nhân tố chính thúc đẩy sự nghiệp chuyển đổi sang kinh tế thị trường mở cửa và hội nhập kinh tế của Việt Nam. B. CÁC HÌNH THỨC THỦ ĐOẠN CHUYỂN GIÁ CỦA CÁC CÔNG TY ĐA QUỐC GIA TẠI NƯỚC TIẾP NHẬN ĐẦU TƯ. 1. Chuyển giá là gì ? Chuyển giá được hiểu là việc thực hiện chính sách giá đối với hàng hóa, dịch vụ và tài sản được chuyển dịch giữa các thành viên trong tập đoàn qua biên giới không theo giá thị trường nhằm tối thiểu hóa số thuế của các công ty đa quốc gia (Multi Nations Company) trên toàn cầu. Như vậy, chuyển giá là một hành vi do các chủ thể kinh doanh thực hiện nhằm thay đổi giá trị trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong quan hệ với các bên liên kết. Hành vi ấy có đối tượng tác động chính là giá cả. Sở dĩ giá cả có thể xác định lại trong những giao dịch như 35
  36. Tiểu luận Tài chính – Tiền tệ GVHD: T.S. Nguyễn Thị Lan thế xuất phát từ ba lý do sau: Thứ nhất, xuất phát từ quyền tự do định đoạt trong kinh doanh, các chủ thể hoàn toàn có quyền quyết định giá cả của một giao dịch. Do đó họ hoàn toàn có quyền mua hay bán hàng hóa, dịch vụ với giá họ mong muốn. Thứ hai, xuất phát từ mối quan hệ gắn bó chung về lợi ích giữa nhóm liên kết nên sự khác biệt về giá giao dịch được thực hiện giữa các chủ thể kinh doanh có cùng lợi ích không làm thay đổi lợi ích toàn cục. Thứ ba, việc quyết định chính sách giá giao dịch giữa các thành viên trong nhóm liên kết không thay đổi tổng lợi ích chung nhưng có thể làm thay đổi tổng nghĩa vụ thuế của họ. Thông qua việc định giá, nghĩa vụ thuế được chuyển từ nơi bị điều tiết cao sang nơi bị điều tiết thấp hơn và ngược lại. Tồn tại sự khác nhau về chính sách thuế của các quốc gia là điều không tránh khỏi do chính sách kinh tế - xã hội của họ không thể đồng nhất, cũng như sự hiện hữu của các quy định ưu đãi thuế là điều tất yếu. Chênh lệch mức độ điều tiết thuế vì thế hoàn toàn có thể xảy ra. Cho nên, chuyển giá chỉ có ý nghĩa đối với các giao dịch được thực hiện giữa các chủ thể có mối quan hệ liên kết. Để làm điều này họ phải thiết lập một chính sách về giá mà ở đó giá chuyển giao có thể được định ở mức cao hay thấp tùy vào lợi ích đạt được từ những giao dịch như thế. Chúng ta cần phân biệt điều này với trường hợp khai giá giao dịch thấp đối với cơ quan quản lý để trốn thuế nhưng đằng sau đó họ vẫn thực hiện thanh toán đầy đủ theo giá thỏa thuận. Trong khi đó nếu giao dịch bị chuyển giá, họ sẽ không phải thực hiện vế sau của việc thanh toán trên và thậm chí họ có thể định giá giao dịch cao. Các đối tượng này nắm bắt và vận dụng được những quy định khác biệt về thuế giữa các quốc gia, các ưu đãi trong quy định thuế để hưởng lợi có vẻ như hoàn toàn hợp pháp. Như thế, vô hình chung, chuyển giá đã gây ra sự bất bình đẳng trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế do xác định không chính xác nghĩa vụ thuế, dẫn đến bất bình đẳng về lợi ích, tạo ra sự cách biệt trong ưu thế cạnh tranh. Tuy vậy, thật không đơn giản để xác định một chủ thể đã thực hiện chuyển giá. Vấn đề ở chỗ, nếu định giá cao hoặc thấp mà làm tăng số thu thuế một cách cục bộ cho một nhà nước thì cơ quan có thẩm quyền nên định lại giá chuyển giao. Chẳng hạn, giá mua đầu 36
  37. Tiểu luận Tài chính – Tiền tệ GVHD: T.S. Nguyễn Thị Lan vào nếu được xác định thấp, điều đó có thể hình thành chi phí thấp và hệ quả là thu nhập trước thuế sẽ cao, kéo theo thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế TNDN) tăng; hoặc giả như giá xuất khẩu định cao cũng làm doanh thu tăng và kết quả là cũng làm tăng số thuế mà nhà nước thu được. Nhưng cần hiểu rằng điều đó cũng có nghĩa rằng nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp liên kết ở đầu kia có khả năng đã giảm xuống do chuyển một phần nghĩa vụ của mình qua giá sang doanh nghiệp liên kết này. Hành vi này chỉ có thể được thực hiện thông qua giao dịch của các chủ thể có quan hệ liên kết. Biểu hiện cụ thể của hành vi là giao kết về giá. Nhưng giao kết về giá chưa đủ để kết luận rằng chủ thể đã thực hiện hành vi chuyển giá. Bởi lẽ nếu giao kết đó chưa thực hiện trên thực tế hoặc chưa có sự chuyển dịch quyền đối với đối tượng giao dịch thì không có cơ sở để xác định sự chuyển dịch về mặt lợi ích. Như vậy, ta có thể xem chuyển giá hoàn thành khi có sự chuyển giao đối tượng giao dịch cho dù đã hoàn thành nghĩa vụ thanh toán hay chưa. Giá giao kết là cơ sở để xem xét hành vi chuyển giá. Chúng ta cũng chỉ có thể đánh giá một giao dịch có chuyển giá hay không khi so sánh giá giao kết với giá thị trường. Nếu giá giao kết không tương ứng với giá thị trường thì có nhiều khả năng để kết luận rằng giao dịch này có biểu hiện chuyển giá. 2. Dấu hiệu chuyển giá - Thứ nhất, biểu hiện cụ thể của hành vi chuyển giá là giao kết về giá. Giao dịch liên kết với giao dịch độc lập được hiểu là việc so sánh giữa giao dịch liên kết với giao dịch độc lập hoặc so sánh giữa các doanh nghiệp thực hiện giao dịch liên kết với doanh nghiệp thực hiện giao dịch độc lập. Việc so sánh được thực hiện trên cơ sở lựa chọn và phân tích dữ liệu, chứng từ, tài liệu có liên quan đến giao dịch độc lập, giao dịch liên kết diễn ra trong cùng kỳ đảm bảo độ tin cậy để sử dụng cho mục đích kê khai, tính thuế phù hợp với các quy định pháp luật về kế toán, thống kê và thuế. Nhưng giao kết về giá chưa đủ để kết luận rằng chủ thể đã thực hiện hành vi chuyển giá. Bởi lẽ nếu giao kết đó chưa thực hiện trên thực tế hoặc chưa có sự chuyển dịch quyền đối với đối tượng giao dịch thì 37
  38. Tiểu luận Tài chính – Tiền tệ GVHD: T.S. Nguyễn Thị Lan không có cơ sở để xác định sự chuyển dịch về mặt lợi ích. Như vậy, ta có thể xem chuyển giá hoàn thành khi có sự chuyển giao đối tượng giao dịch cho dù đã hoàn thành nghĩa vụ thanh toán hay chưa. Giá giao kết là cơ sở để xem xét hành vi chuyển giá. Chúng ta cũng chỉ có thể đánh giá một giao dịch có chuyển giá hay không khi so sánh giá giao kết với giá thị trường. Nếu giá giao kết không tương ứng với giá thị trường thì có nhiều khả năng để kết luận rằng giao dịch này có biểu hiện chuyển giá - Thứ hai, hành vi chuyển giá được thể hiện qua kết quả sản xuất-kinh doanh của một doanh nghiệp thường bị thua lỗ liên tục trong vài năm. Doanh nghiệp kê khống giá nhập khẩu nguyên liệu máy móc thiết bị từ công ty mẹ ở nước ngoài làm cho chi phí đầu vào tăng lên. Hậu quả của việc này là giá thành sản phẩm do các doanh nghiệp này sản xuất ra trở nên đắt hơn. Giá thành cao là cơ sở để các doanh nghiệp báo cáo lỗ để không phát sinh thu nhập chịu thuế; hoặc doanh nghiệp kinh doanh có mặt hàng có giá bán thấp hơn rất nhiều so với mặt hàng có cùng chức năng trên thị trường, mặc dù doanh nghiệp có thể có lãi nhưng đây cũng là phương pháp chuyển giá hạ thấp đầu vào để giảm giá thành, giảm giá bán nhằm cạnh tranh thị trường. - Thứ ba, các doanh nghiệp kê khai hoạt động kinh doanh thua lỗ, song các doanh nghiệp không ngừng mở rộng hoạt động sản xuất - kinh doanh, tăng quy mô hoạt động. Thực tế này là do các công ty mẹ ở nước ngoài đã thực hiện chuyển giá, tìm mọi cách để công ty con không có lãi và toàn bộ số lãi của công ty con được chuyển về công ty mẹ, làm thất thu cho ngân sách nhà nước. - Thứ tư, một thủ thuật chuyển giá khác mà các doanh nghiệp FDI hay sử dụng, được các chuyên gia cảnh báo, là thông qua chi phí khấu hao. Theo đó, các công ty con “sẵn sàng” nhập khẩu máy móc thiết bị đã qua sử dụng từ công ty mẹ ở nước ngoài, rồi tiến hành khấu hao thật nhanh và tính chi phí này vào giá thành khiến giá thành cũng bị đội lên nhiều. Trường hợp này tương tự như Coca Cola. 3. Hình thức chuyển giá 38
  39. Tiểu luận Tài chính – Tiền tệ GVHD: T.S. Nguyễn Thị Lan Tùy vào hoàn cảnh kinh doanh khác nhau mà các MNC sử dụng các biện pháp khác nhau để thực hiện chuyển giá nhằm tối đa hóa lợi nhuận trên phạm vi toàn cầu. Chuyển giá thông qua h́ình thức nâng cao giá trị tài sản góp vốn Đầu tư dưới dạng liên doanh: việc nâng giá trị tài sản đóng góp sẽ làm cho phần vốn góp của bên phía đầu tư nâng giá trị góp vốn tăng, nhờ đó, sự chi phối trong các quyết định liên quan đến hoạt động của dự án liên doanh sẽ gia tăng và mức lời được chia sẽ tăng. Ngoài ra, khi dự án kết thúc hoạt động th́ tỷ lệ trị giá tài sản được chia cao hơn. Đối với các công ty có 100% vốn đầu tư nước ngoài thì việc nâng tài sản góp vốn sẽ giúp họ tăng mức khấu hao trích hàng năm, làm tăng chi phí đầu vào. Việc tăng mức khấu hao tài sản cố định sẽ giúp chủ đầu tư: Nhanh hoàn vốn đầu tư cố định, nhờ đó giảm thiểu rủi ro đầu tư. Giảm mức thuế TNDN phải đóng cho nước tiếp nhận đầu tư Chuyển giá bằng cách nâng khống trị giá công nghệ, thương hiệu (tài sản vô hình) Việc định giá chính xác được tài sản vô hình của các nhà đầu tư hết sức khó, lợi dụng việc này mà các MNC chủ đầu tư thổi phồng phần góp vốn bằng thương hiệu, công thức pha chế, chuyển giao công nghệ nhằm tăng phần góp vốn của mình lên. Một số trường hợp phía góp vốn bằn tài sản vô hình có xuất trình giấy chứng nhận của công ty kiểm toán nhưng độ tin cậy, trung thực của các giấy chứng nhận này rất khó kiểm định. Nhập khẩu nguyên vật liệu từ công ty mẹ ở nước ngoài, hoặc từ công ty đối tác trong liên doanh với giá cao Đây là hình thức chuyển một phần lợi nhuận ra nước ngoài thông qua việc thanh toán tiền hàng nhập khẩu. Ngoài ra, việc mua hàng nhập khẩu với giá đắt làm chi phí sản xuất tăng, dẫn tới lợi nhuận chịu thuế TNDN giảm. Chuyển giá thông qua hình thức nâng chi phí các đơn vị hành chính và quản lý Các công ty mẹ thường sử dụng các hợp đồng tư vấn hay thuê trung gian. Một số đối tác liên doanh bị ép nhận chuyên gia với chi phí rất cao nhưng hiệu quả lại thấp. Chi phí này phía liên doanh nước chủ nhà gánh chịu. Một số công ty thuê người quản lí doanh nghiệp FDI với lương cao, ngoài ra còn phải trả một khoản tiền lớn cho công ty nước ngoài cung cấp nhà quản lí. Ở một số trường hợp 39
  40. Tiểu luận Tài chính – Tiền tệ GVHD: T.S. Nguyễn Thị Lan cũng có hiện tượng chuyển giá ở khâu này khi công ty cung cấp nguồn nhân lực cũng là công ty con của cùng một tập đoàn. Một số trường hợp còn thực hiện chuyển giá thông qua hình thức đào tạo ở nước ngoài: cử chuyên viên, công nhân sang học tập, thực tập tại công ty mẹ với chi phí cao. Một hình thức chuyển giá của công ty có vón FDI là trả lương, chi phí cho chuyên gia tư vấn được gởi đến từ công ty mẹ. Loại hình tư vấn này rất khó xác định số lượng và chất lượng để xác định chi phí cao hay thấp. Lợi dụng điều này, nhiều công ty FDI thực hiện hành vi chuyển giá mà thực chất là chuyển lợi nhuận về nước dưới danh nghĩa là phí dịch vụ tư vấn. Thực hiện chuyển giá thông qua việc điều tiết giá mua bán hàng hóa Khi thuế nhập khẩu cao thì công ty mẹ bán nguyên liệu, hàng hóa với giá thấp nhằm tránh nộp thuế nhập khẩu nhiều. Trong trường hợp này, công ty mẹ sẽ tăng cường hoạt động tư vấn, huấn luyện, hỗ trợ tiếp thị với giá cao để bù đắp lại hoặc mua lại sản phẩm với giá thấp. Đối với hàng hóa nhập khẩu mà thuế suất thấp, thì công ty kí hợp đồng nhập khẩu với giá cao nhằm nâng chi phí để tránh thuế. Chuyển giá thông qua hình thức tài trợ bằng nghiệp vụ vay từ công ty mẹ Bằng hình thức này, các công ty con tạo ra cơ cấu vốn và nguồn vốn bất hợp lí như dùng nguồn vốn vay từ công ty mẹ để tài trợ cho tài sản cố định và tài sản đầu tư dài hạn mà không tăng vốn góp và vốn chủ sở hữu nhằm đẩy chi phí hoạt động tài chính lên cao như chi phí chênh lệch tỷ giá, chi phí lăi vay và chuyển một phần lợi nhuận về nước dưới dạng lăi vay, chi phí bảo lănh vay vốn để tránh thuế, tránh lỗ do chênh lệch tỷ giá về sau. Chuyển giá thông qua các trung tâm tái tạo hóa đơn Trung tâm tái tạo hóa đơn đóng vai trò người trung gian giữa công ty mẹ và các công ty con. Hàng hóa trên chứng từ hóa đơn thì được bán từ công ty nơi sản xuất hàng hóa qua trung tâm tái tạo hóa đơn và sau đó thì trung tâm này lại bán lại cho công ty phân phối bằng cách xuất hóa đơn và chứng từ kèm theo.Thông qua việc này sẽ định vị lại loại ngoại tệ của cả đơn vị sản xuất và trung tâm tái tạo hóa đơn. Nhưng trên thực tế, hàng 40
  41. Tiểu luận Tài chính – Tiền tệ GVHD: T.S. Nguyễn Thị Lan hóa được chuyển giao trực tiếp từ công ty sản xuất qua thẳng công tu phân phối mà không qua trung tâm tái tạo hóa đơn. Hình thức này thường xảy ra ngành dược phẩm. 4. Thủ đoạn chuyển giá của các công ty đa quốc gia. 4.1. Một số trường hợp chuyển giá trên thế giới. Starbuck tại Anh : ngày 6/12/2012 Kris Engskov, Giám đốc tại Anh và Ireland của hãng cà phê Starbucks, công bố trong 2 năm 2013-2014 Starbucks sẽ tự nguyện góp thêm cho nhà nước mỗi năm 10 triệu bảng Anh (khoảng 16 triệu đô la Mỹ) ngoài khoản tiền thuế phải đóng. Động thái “tự nguyện” của Starbucks nhằm xoa dịu sự phẫn nộ của người tiêu dùng Anh trước việc tập đoàn này liên tục báo lỗ để khỏi nộp thuế, góp phần vào việc chính phủ phải cắt giảm một số khoản phúc lợi xã hội. Hành động “hào phóng” của Starbucks đã không làm nguội được làn sóng phản đối. Ngày 8/12/ 2012, người dân Anh đã biểu tình trước 40 triệu cà phê Starbucks theo lời kêu gọi của UK Uncut- một nhóm vận động phản đối chính sách thắt lưng buột bụng của chính phủ và trình trạng trốn thuế của các doanh nghiệp. Tổ chức này tính ra rằng, từ khi mở tiệm cà phê đầu tiên tại Anh năm 1998 đến nay, Satrbucks chỉ đóng 8,6 triệu bảng Anh tiền thuế, dù riêng năm ngoái doanh số của Starbucks tại Anh đã là 400 triệu bảng, tương đương 600 triệu đô la Mỹ. Tháng trước đó, khi ra điều trần tại quốc hội Anh, đại diện Starbucks nói rằng họ chỉ mới có lãi trong 1 năm mặc dù thừa nhận hoạt động Starbucks Anh quốc đã góp phần mang lại lợi nhuận cho các chi nhánh Starbucks tại Hà Lan và Thụy Sỹ. Từ cuộc điều trần này, thủ pháp né thuế bắt đầu hé lộ : theo đại diện Starbucks, mỗi năm Starbucks Anh quốc phải trích 6% lợi nhuận để thanh toán cho Starbucks Hà Lan tiền “bản quyền” sử dụng logo, thương hiệu; phải mua cà phê của Starbucks Thụy Sỹ với giá bằng giá cà phê trên thị trường cộng với 20% Chỉ riêng khoản chi phí và chuyển giá, bình quân mỗi năm Starbucks Anh Quốc bị lỗ khoảng 5 triệu bảng Anh và do bị lỗ nên không phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp. 41
  42. Tiểu luận Tài chính – Tiền tệ GVHD: T.S. Nguyễn Thị Lan Google : Đại bản doanh của Google tại thị trường ngoài Mỹ đặt tại thủ đô Dublin của Ireland. Năm 2009 đây là nơi làm việc của 2000 nhân viên, được cho là nơi đóng góp 88% vào doanh thu 12,5 tỉ USD tại thị trường nước ngoài của hãng này. Tuy nhiên phần lớn số lợi nhuận từ doanh thu này được gửi sang “thiên đường thuế” Bermuda. Để giảm thiểu số thuế phải đóng ở thị trường ngoài Mỹ, google vận dụng một cơ chế pháp lý phức tạp. Cách làm này đã giúp công ty tiết kiệm được 3,1 tỉ USD tiền thuế lẽ ra phải đóng từ năm 2007 tới nay, đồng thời làm gia tăng lợi nhuận gộp của năm 2009 thêm 26%. Từ năm 2007, thuế suất thực tế mà Google phải chịu ở thị trường nước ngoài chỉ là 2,4 %. Trong khi đó, theo báo cáo của các công tu Apple, Oracle, Microsoft và IBM- những doanh nghiệp cùng Google hợp thành nhóm 5 công ty có giá trị vốn hóa lớn nhất trên thị trường chứng khoán Mỹ – chịu mức thuế suất dao động trong khoảng 4,5% - 25,8% trong thời kì 2007-2009 tại các thị trường ngoài Mỹ. Điều đáng nói là mức thuế suất thực tế của Google rất thấp. Trong khi đó Google hoạt đọng khắp thế giới, mà chủ yếu ở những quốc gia thuế cao nơi thuế suất doanh nghiệp bình quân trên 20%. Thuế suật doanh nghiệp ở Anh – thị trường lớn thứ 2 của Google sau Mỹ là 28%, tại Mỹ là 35%. Nhưng ở Bermuda, thuế thu nhập không tồn tại. Lợi nhuận của Google được gửi tới đây bằng 2 thủ thuật gọi là “Double Irish” và “Dutch Sandwich”. Trong trường hợp Google, hai thủ thuật trên được vận dụng như sau : Khi một công ty ở Châu Âu, Trung Đông hoặc Châu Phi mua một quảng cáo trên Google, số tiền phải trả được gửi tới chi nhánh của Google ở Dublin. Mức thuế suất doanh nghiêọ mà chính phủ Ireland đặt ra là 12,5% - đã vào hàng thấp nhất so với nhiều quốc gia châu Âu khác – nhưng Google vẫn gần như không phải chịu thuế suất này, vì lợi nhuận của hãng đã âm thầm rời khỏi văn phòng ở Dublin – nơi báo cáo mức lợi nhuận trước thuế chưa đầy 1% trên doanh thu của năm 2008. Luật của Ireland khiến Google không dễ chuyển thẳng lợi nhuận tới Bermuda mà không bị đánh thuế cao. Do vậy, Google phải đi “đường vòng” sang Hà Lan, vì Ireland không đánh thuế các khoản tiền được chuyển sang cho các công ty thuộc các quốc gia khác trong Liên minh châu Âu (EU). Một khi tiền đã tới Hà Lan, Google có thể tận dụng luật thuế hào phóng của quốc gia này. Chi nhánh Google tại Hà 42
  43. Tiểu luận Tài chính – Tiền tệ GVHD: T.S. Nguyễn Thị Lan Lan là Google Netherlands Holdings, vốn chỉ là một “vỏ sò rỗng” vì không có một nhân viên nào, sẽ thực hiện chuyển 99,8% số tiền nhận được sang Bermuda với tư cách là tiền mà chi nhánh Google ở Dublin trả để mua bản quyền sở hữu trí tuệ từ Google Ireland Holdings - một thực thể “ảo” do Google ở Bermuda quản lý. Chi nhánh Google ở Bermuda về phương diện kỹ thuật là một công ty Ireland nữa được gán cho chức năng là “quản lý hoạt động của Google Ireland Holdings”. Cách trốn thuế này dựa trên hai công ty Ireland - một công ty (chi nhánh Google ở Dublin) trả tiền bản quyền để sử dụng quyền sở hữu trí tuệ, làm phát sinh các chi phí nhằm giảm thu nhập chịu thuế ở Ireland; công ty kia (Google Ireland Holdings do Google ở Bermuda quản lý) thu số tiền bản quyền đó ở một “thiên đường thuế” như Bermuda, nhằm tránh thuế ở Ireland. Bởi vậy, cách làm này được gọi là “Double Irish”. Do Hà Lan trở thành địa điểm trung chuyển giữa hai công ty Ireland trong chiến thuật trốn thuế nói trên, nên cách làm như vậy được gọi là “Dutch Sandwich”. Trên thực tế, Google Ireland Holdings là một thực thể thuộc sở hữu của hai chi nhánh Google có ban lãnh đạo là hai luật sư và một giám đốc thuộc công ty luật Conyers Dill & Pearman có văn phòng khá đơn sơ ở Bermuda. Tất cả những bước đi trên của Google đều hợp pháp. “Google làm điều tương tự như vô số các công ty đa quốc gia ở hàng loạt lĩnh vực đã, đang và sẽ còn làm”, bà Jane Penner, một phát ngôn viên của Google, tuyên bố. Nhờ chiến thuật né thuế, Google phải đóng ít thuế hơn ở nước ngoài, nhưng cách làm này cũng ảnh hưởng tới nguồn thu từ thuế của Chính phủ Mỹ, vốn đang chật vật với mức thâm hụt ngân sách được dự báo lên tới 1.400 tỷ USD trong năm nay. Mức thâm hụt của các quốc gia trong EU nói chung cũng được dự báo lên tới 868 tỷ Euro, tương đương 1.200 tỷ USD, trong năm 2010 này. Google tại Ireland được cấp phép sử dụng công nghệ tìm kiếm và quảng cáo trực tuyến được tạo ra từ trụ sở của Google ở Mountain View, California, Mỹ. Thỏa thuận cấp phép này cho phép Google báo cáo lợi nhuận tại các thị trường nước ngoài là lợi nhuận từ hoạt động của Google tại Ireland, thay vì Google ở Mỹ - nơi phần lớn các công nghệ của Google được phát triển. 43
  44. Tiểu luận Tài chính – Tiền tệ GVHD: T.S. Nguyễn Thị Lan Theo luật Mỹ, Google tại Ireland phải trả một mức giá ngang với một công ty không “dây mơ rễ má” gì với Google phải trả để có được quyền sử dụng công nghệ của gã khổng lồ tìm kiếm này. Tuy nhiên, do phí cấp phép thu từ chi nhánh Ireland tạo ra cho Google khoản lợi nhuận có thể bị đánh thuế ở mức 35% ở Mỹ - vào hàng cao nhất trong các mức thuế suất doanh nghiệp trên thế giới - nên Google có lý do để đưa ra mức giá cấp phép thấp nhất có thể. Kết quả là một phần trong lợi nhuận của Google ở Mỹ được dịch chuyển ra nước ngoài, và cách làm này được các chuyên gia gọi là hiện tượng chuyển giá (“transfer pricing”). Mặc dù vậy, đây cũng là cách làm hợp pháp. Vào năm 2006, Cơ quan thuế vụ Hoa Kỳ (IRS) đã phê chuẩn các biện pháp chuyển giá của Google sau 3 năm công ty này nỗ lực đàm phán. Tài liệu của Ủy ban Chứng khoán và giao dịch Mỹ (SEC) cho thấy, Google bắt đầu chuyển giá từ năm 2003 tới nay. Năm 2009, Google nộp hơn 1,5 tỷ USD thuế thu nhập tại Mỹ. Theo các chuyên gia, bằng cách chuyển giá, Google đã giảm được mức thuế suất thực tế phải chịu tại Mỹ về 22,2% trong năm ngoái. Theo tính toán của các chuyên gia, cách dịch chuyển lợi nhuận để tránh thuế của các doanh nghiệp như Google khiến Chính phủ Mỹ thiệt hại khoảng 60 tỷ USD tiền thuế mỗi năm. Chính phủ Mỹ vì thế đã thúc đẩy những bước tiến để thay đổi các quy định cho phép các công ty đa quốc gia dịch chuyển lợi nhuận ra thị trường nước ngoài. Vào năm 2009, Bộ Tài chính Mỹ đã đề xuất đánh thuế vào một số khoản tiền di chuyển giữa chi nhánh nước ngoài của các công ty Mỹ, chẳng hạn khoản tiền mà Google gửi từ Ireland sang Bermuda. Tuy nhiên, ý tưởng này đã bị từ bỏ sau những nỗ lực vận động hành lang của các doanh nghiệp lớn như GE, HP và Starbucks. Vào tháng 2 vừa qua, chính quyền Tổng thống Barack Obama đề xuất các biện pháp để hạn chế việc các công ty chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, nhưng cũng chưa đạt được kết quả gì. 4.2. Chuyển giá ở Việt Nam Trường hợp P&G Việt Nam : chuyển giá để chiếm lĩnh thị trường 44
  45. Tiểu luận Tài chính – Tiền tệ GVHD: T.S. Nguyễn Thị Lan P&G Việt Nam là một công ty liên doanh giữa công ty Proter & Gamble Far Earst với công ty Phương Đông, được thành lập ngày 23/11/1994. Tổng số vốn đầu tư ban đầu của liên doanh này là 14,3 triệu USD và đến năm 1996 lên tới 367 triệu USD. Trong đó Việt Nam góp 30% và phí đối tác chiếm 70% ( 28 triệu USD). Sau 2 năm hoạt động ( năm 1995 và 1996) liên doanh này đã lỗ đến một con số khổng lồ là 311 tỉ đồng. Số tiền lỗ này tương đương ¾ giá trị vốn góp của cả liên doanh. Giải thích cho con số này, trong hai năm 1995 và 1996, P&G đã chi cho quảng cáo lên tới 65,8 tỉ đồng. Đây là một con số quá lớn cho quảng cáo tại Việt Nam thời điểm ấy. Trong thời điểm này hầu hết các đài phát thanh, kênh truyền hình, báo chí đều xuất hiện các quảng cáo các sản phẩm của P&G như Safeguard. Lux, pantene, Header & Shoulder, Rejoice Tổng các chi phí quảng cáo này chiếm đến 35% doanh thu thuần của công ty và đã vượt xa mức cho phép của luật thuế là không quá 5% trên tổng chi phí và nó cũng đã gấp 7 lần so với chi phí trong luận chứng kinh tế ban đầu. Ngoài các khoản quảng cáo này thì tất cả các chi phí khác cũng vượt xa mức dự tính ban đầu trong luận chứng kinh tế. Quỹ lương năm đầu tiên xây dựng trong luận chứng kinh tế là 1 triệu USD nhưng thực tế là 3,4 triệu USD, gấp 3,4 lần dự tính ban đầu. Nguyên nhân chủ yếu là do P&G sử dụng đến 16 chuyên gia nước ngoài trong khi dự tính ban đầu chỉ là 5-6 người. Ngoài hai chi phí trên thì các chi phí khác cũng phát sinh lớn hơn nhiều so với dự tính ban đầu như chi phí cho chuyên gia xây dựng cơ bản ban đầu là 7 tỉ, chi phí tư vấn pháp lí là 7,6 tỉ đồng, chi phí thanh lí hết 20 tỉ Ngoài ra một nguyên nhân khác dẫn đến thua lỗ nặng nề đó là doanh số thực tế chỉ đạt 54% kế hoạch và phải gánh chịu chi phí nâng cao, dẫn đến hoạt động năm đầu tiên thua lỗ đến 123,7 tỉ đồng. Tình hình này lại tiếp tục lặp lại vào năm thứ 2 và kết quả là năm thứ 2 lại tiếp tục thua lỗ them 187,5 tỉ đồng với con số thua lỗ lũy kế đến 2 năm là 311,2 tỉ đồng. Chiếm ¾ tổng số vốn liên doanh, và đến tháng 7 năm 1997 tổng giám đốc P&G đã đầu tư quá giấy phép là 6 triệu USD, công ty phải vay tiền mặt để trả tiền lương cho nhân viên. Đứng trước tình thế thua lỗ nặng nề và để tiếp tục kinh doanh phía đối tác đề nghị tăng vốn đầu tư lên đến 60 triệu USD. Như vậy phía Việt Nam cần phải tăng theo tỉ lệ vốn góp 30% là 18 triệu 45
  46. Tiểu luận Tài chính – Tiền tệ GVHD: T.S. Nguyễn Thị Lan USD. Vì bên phía Việt Nam không có đủ tiềm lực tài chính nên buộc phải bán lại toàn bộ cổ phần của mình cho phía đối tác nước ngoài. Như vậy P&G Việt Nam từ hình thức liên doanh đã chuyển thành công ty 100% vốn nước ngoài. Quyết định chịu thua lỗ trong 2 năm liền liệu có xứng đáng ? Bây giờ P&G đã có vị thế như thế nào tại Việt Nam ? Sau 10 năm P&G đã đầu tư khoảng 82 triệu USD với 3 nhà máy ở khu công nghiệp Đồng Nai – Bình Dương cho ra đời các sản phẩm như : dầu gội Pantene, Rejoice, Header & Shoulder, bột giặt Tide, nước xả Downy, xà bông Camay, Safeguard được thị trường tin tưởng tiếp nhận. Tốc độ tăng trưởng đạt 30%/năm, tổng doanh thu 10 năm qua đạt khoảng 5000 tỉ đồng, nộp ngân sách 450 tỉ đồng, thu hút gần 500 lao động trực tiếp, 2000 lao động gián tiếp điều này chứng tỏ những bước đi khôn ngoan của lãnh đạo P&G trong việc chiếm lĩnh thị trường Việt Nam. BAT- Vinataba : bị truy thu và xử phạt trên 350 tỉ đồng vì hành vi từ tháng 1/2006 BAT- Vinataba có kí hợp đồng với công ty BAT – Marketing – Singapore ( BAT MS ) về cung cấp một số dịch vụ hỗ trợ như sau : Quản lý cấp loại, chất lượng và tính ổn định của nguyên liệu thuốc lá, Kế hoạch nhu cầu và thay thế lá thuốc lá, Duy trì công thức pha trộn bao gồm cả việc quản lý và giám sát các công thức thuốc lá, gia liệu Tổng lại giá cả chi phí dịch vụ được thanh toán là 0,25 USD/1 kg thuốc lá sợi để sản xuất các loại thuốc lá mang nhãn hiệu BAT trong hai năm đầu và 0,5 USD/kg cho các năm tiếp theo. BAT-Vinataba đã hoạch toán chi phí này vào giá vốn hàng bán để giảm chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm tổng cộng hơn 217 tỉ đồng ( năm 2005 hơn 1,3 tỉ đồng ; năm 2006 hơn 54,7 tỉ đồng ; năm 2007 trên 80,7 tỉ đồng và năm 2008 hơn 80,2 tỉ đồng ). Jetstar Pacific Airlines (JPA) : Pacific Airlines + Jetstar Airways (JA) phải trả cho việc quảng cáo, sử dụng thương hiệu mới và các dịch vụ liên quan : đến tháng 10/2008 là 22 triệu USD, bình quân lỗ 40 tỉ VND/ tháng tức khoảng 1,3 tỉ VND/ ngày trong khi lượng khách đi máy bay luôn đạt hệ số ghế ở mức khá cao khoảng 82 %. Tiền lương chưa tính chi phí khác cho người nước ngoài lên tới 670.000 USD/ năm trong khi hãng đang thua lỗ kéo dài. 46
  47. Tiểu luận Tài chính – Tiền tệ GVHD: T.S. Nguyễn Thị Lan Coca Cola : Một hình thức chuyển giá khác cũng khá phổ biến ở Việt Nam đó là chuyển giá thông qua việc điều tiết giá mua bán hàng hóa. Các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam mua nguyên vật liệu đầu vào với giá cao và bán sản phẩm cho công ty mẹ ở nước ngoài với giá thấp. Trường hợp liên doanh Coca Cola Chương Dương là một minh họa điển hình cho phương thức chuyển giá này. Công ty liên doanh Coca Cola Chương Dương là liên doanh giữa Công ty Nước giải khát Chương Dương và Công ty Coca Cola Indochina PTE. LTD (Hoa Kỳ). Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty Coca Cola Chương Dương cho thấy công ty này có đến 40% chi phí nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất được nhập khẩu trực tiếp từ công ty mẹ. Bên cạnh đó, tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu chiếm tới hơn 80% tổng chi phí sản xuất của công ty. Nếu đem tỷ lệ này so với tỷ lệ chi phí của các công ty sản xuất trong cùng ngành hàng thì tỷ lệ này quá cao. Điều này được thấy rõ qua việc so sánh tỷ lệ nguyên vật liệu tính trên giá vốn hàng bán của công ty Coca Cola Chương Dương và hai công ty con của Coca Cola hoạt động tại Úc và Canada trong việc nhập khẩu nguyên liệu, hương liệu từ công ty Coca Cola mẹ. Bảng 1. Chi phí nguyên vật liệu tính trên giá vốn hàng bán của 3 công ty: Coca cola Enterprises, Coca cola Amati và Coca cola Chương Dương Đơn vị tính: % Năm Coca cola Coca cola Coca cola Enterprises Amati Chương Dương 1997 35.23% 31.68% 81.00% 1998 36.94% 34.84% 86.87% Nguồn: Cục thuế TP. Hồ Chí Minh Bảng 1 cho thấy tỷ lệ nguyên vật liệu tính trên giá vốn hàng bán của công ty Coca Cola Enterpises và Coca Cola Amati chiếm tỷ lệ thấp hơn 40%. Trong khi đó, tỷ lệ nguyên vật liệu tính trên giá vốn hàng bán tại Coca Cola Chương Dương trong hai năm 1997 và 1998 47
  48. Tiểu luận Tài chính – Tiền tệ GVHD: T.S. Nguyễn Thị Lan luôn lớn hơn 80%. Sự khác biệt quá lớn này chứng tỏ công ty Coca Cola Chương Dương đã thực hiện chuyển giá thông qua việc nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào từ công ty mẹ với giá cao. Với hình thức này, công ty đã làm giảm được lợi nhuận kinh doanh, từ đó làm giảm số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Mặc khác, do công ty chỉ nhập nguyên vật liệu từ công ty mẹ, kết quả là nguồn nguyên vật liệu ở Việt Nam không được tận dụng. Điều này sẽ gây cản trở cho sự phát triển của ngành sản xuất nguyên vật liệu ở Việt Nam. Công ty Foster’s Việt Nam : Dựa vào luật pháp Việt Nam lúc đó chưa được chặt chẽ, công ty Foster’s Việt Nam đã né tránh thuế tiêu thụ đặc biệt và lách được một lượng đáng kể thuế phải nạp. Vào thời điểm giá bán 1 két bia Foster’s cho các đại lí là 240.000 VND với thuế suất tiêu thụ đặc biệt dành cho bia chai là 75% thì thuế suất mỗi két bia phải chịu là thuế suất tiêu thụ đặc biệt = 240/(1+75%)= 137.143 VND. Như vậy với giá bán 240.000VND/két thì Foster’s phải nạp 137.143x75%=102.857 VND thuế. Với một sô thuế lớn như vậy thì chủ đầu tư Foster’s đã tìm cách lách thuế bằng việc thành lập thêm một công ty TNHH poster’s Việt Nam. Công ty này có nhiệm vụ chuyên thực hiện tiêu thụ sản phẩm do 2 nhà máy bia Foster sản xuất ra. Giá bán 1 két bia do 2 nhà máy này sản xuất là 137.500 VND. Thuế tiêu thụ đặc biệt lúc này là [137.500/(1=75%)]x75%=58.929 VND. Khi bán ra thị trường công ty TNHH Foster’s Việt Nam chịu thuế giá trị gia tăng là 5%. Giả sử với giá 1 két bia không đổi là 240.00 VND thì số thuế phải nạp thêm là 240.000x5%=12.000VND. vậy tổng số thuế mà công ty TNHH Foster’s Việt Nam phải nạp là 58.929+12.000= 70.929VND/két. So sánh tổng số thuế phải nạp trước và sau khi thành lập công ty TNHH Foster’s Việt Nam thì nhà đầu tư đã tiết kiệm được một khoảng là 31.928 VND ( tương đương 31.6%). Với cách thực hiện này thì thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp có thể không thay đổi hoặc thay đổi theo hướng có lợi cho chủ đầu tư. 48
  49. Tiểu luận Tài chính – Tiền tệ GVHD: T.S. Nguyễn Thị Lan LỜI KẾT Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của quá trình toàn cầu hoá, đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới đã tăng lên rất mạnh, đóng góp vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, đặc biệt là trong lĩnh vực ngành công nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, khu vực kinh tế này không kém phần phức tạp. Số lượng các giao dịch thương mại xuyên biên giới diễn ra giữa các công ty liên kết ngày một tăng. Với môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, khốc liệt, vấn đề tối đa hoá lợi nhuận cho tổng thể tập đoàn luôn là mục tiêu quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư nước ngoài. Ngoài việc nỗ lực nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đầu tư, chuyển giá (transfer pricing) được xem là một trong những phương pháp mà các nhà đầu tư thường áp dụng nhằm mục đích tránh thuế, từ đó tổng lợi ích cuối cùng sẽ được gia tăng. Tuy chuyển giá là một trong những vấn đề còn khá mới mẻ trong hoạt động thương mại Việt Nam, nhưng gần đây các giao dịch có yếu tố nước ngoài ngày càng xuất hiện nhiều dấu hiệu của hiện tượng chuyển giá. Hiện tượng chuyển giá không chỉ gây thiệt hại cho chính phủ nước chủ nhà do bị thất thu thuế, giảm phần lợi nhuận của bên góp vốn của nước chủ nhà do giá trị góp vốn của họ thấp mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến thương mại quốc tế. Do các quy luật của thị trường tự do, đặc biệt là quy luật cung cầu không hoạt động trong các tập đoàn đa quốc gia, nên gây ra nhiễu loạn quá trình lưu thông quốc tế. Điều này dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh. Đề tài nghiên cứu đã tập trung tìm hiểu vấn đề Chiến lược thâm nhập của các công ty ĐQG vào các nước đang phát triển và các hình thức thủ đoạn “chuyển giá” của các công ty ĐQG ở các nước nhận đầu tư. Do còn nhiều hạn chế về kiến thức bài tiểu luận không trành khỏi thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp xây dựng để ngày một hoàn thiện hơn. Qua đây, chúng em xin cảm ơn Tiến sĩ Nguyễn Thị Lan đã hướng dẫn chúng em thực hiện nghiên cứu đề tài này. 49
  50. Tiểu luận Tài chính – Tiền tệ GVHD: T.S. Nguyễn Thị Lan DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. PGS.TS. Nguyễn Trọng Cơ. Các hình thức chuyển giá ở Việt Nam và giải pháp ngăn chặn. 2. T.S Phan Đức Dũng (2008). Chính sách chuyển giá và chiến lược bán phá giá tại các công ty có quan hệ liên kết. 3. Chương VI Đầu tư trực tiếp nước ngoài – Luật đầu tư 59/2005/QH11 ban hành ngày 29/11/2005. 4. Nguyễn Thị Quỳnh Giang. Luận văn thạc sĩ kinh tế. Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Chuyển giá trong các công ty đa quốc gia ở Việt Nam. 5. Thông tư TT117/2005/BTC- hướng dẫn thực hiện về việc xác định giá thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên liên kết. 6. Tạp chí thuế Nhà nước số 38. 7. Số liệu thống kê cục thuế thành phố Hồ Chí Minh 8. Những vấn đề Kinh tế và Chính trị thế giới Số 9(185) 2011 9. Các trang web : nhap-dinh-dam-nam-2012-tpol.html 50