Luận văn Phân tích thực trạng tồn trữ thuốc tại Bệnh viện Đa khoa huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang năm 2015

pdf 79 trang yendo 10943
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Phân tích thực trạng tồn trữ thuốc tại Bệnh viện Đa khoa huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang năm 2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfluan_van_phan_tich_thuc_trang_ton_tru_thuoc_tai_benh_vien_da.pdf

Nội dung text: Luận văn Phân tích thực trạng tồn trữ thuốc tại Bệnh viện Đa khoa huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang năm 2015

  1. BỘ Y TẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI TRẦN THÀNH TRUNG PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TỒN TRỮ THUỐC TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN VĨNH THUẬN, TỈNH KIÊN GIANG NĂM 2015 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ CHUYÊN KHOA I HÀ NỘI 2017
  2. BỘ Y TẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI TRẦN THÀNH TRUNG PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TỒN TRỮ THUỐC TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN VĨNH THUẬN, TỈNH KIÊN GIANG NĂM 2015 LUẬN VĂN DƢỢC SỸ CHUYÊN KHOA CẤP I CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC MÃ SỐ: CK 60 72 04 12 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Thị Thanh Hƣơng Thời gian thực hiện: Từ tháng 6/2016 đến tháng 12/2016 HÀ NỘI 2017
  3. LỜI CẢM ƠN Lời đầu, tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến Cô TS. Nguyễn Thị Thanh Hương đã giúp đỡ, dành nhiều thời gian và tâm huyết để truyền đạt những kiến thức quý báu, đồng thời hướng dẫn em tận tình để em hoàn thành tốt quyển luận văn này. Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại học Dược Hà Nội và phòng Đào tạo Sau Đại học đã cấp giấy giới thiệu giúp em thuận lợi hơn trong suốt quá trình thu thập số liệu. Tôi cũng xin chân thành cám ơn các cô chú, anh chị và ban lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa huyện Vĩnh Thuận đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình khảo sát để tôi có dữ liệu làm đề tài tốt nghiệp. Cuối cùng, tôi xin cám ơn các bạn lớp Chuyên khoa I đã động viên và quan tâm tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Kiên Giang, ngày tháng năm 2017 Học viên thực hiện Trần Thành Trung
  4. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN 3 1.1. Tổng quan về tồn trữ thuốc 3 1.1.1 Sự cần thiết phải tồn trữ thuốc 3 1.1.2 Các mức tồn kho 4 1.1.3 Chức năng của kho 4 1.1.4 Kiểm soát tồn trữ bằng phân tích ABC 5 1.1.5 Kiểm soát tồn trữ bằng phân tích VED 6 1.2 Tổng quan về nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc – GSP” 7 1.2.1 Nhân sự 8 1.2.2 Địa điểm 8 1.2.3 Thiết kế, xây dựng 9 1.2.4 Trang thiết bị 9 1.2.5 Các quy trình bảo quản 10 1.2.6 Sắp xếp thuốc trong kho 11 1.2.7 Một số yêu cầu trong quy trình nhập hàng 12 1.2.8 Thuốc trả về 12 1.2.9 Hồ sơ tài liệu 13 1.3 Sơ lược về thực trạng tồn trữ thuốc 14 1.3.1 Thực trạng tồn trữ thuốc tại các nước trên thế giới 14 1.3.2 Thực trạng công tác tồn trữ tại một số bệnh viện trong nước 14 1.4 Vài nét về Bệnh viện Đa khoa huyện Vĩnh Thuận 15 1.4.1 Vài nét về Bệnh viện Đa khoa huyện Vĩnh Thuận 15 1.4.2 Vài nét về khoa Dược bệnh viện 16
  5. Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19 2.1 Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 19 2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 19 2.1.2 Địa điểm nghiên cứu 19 2.1.3 Thời gian nghiên cứu 19 2.2 Phương pháp nghiên cứu 19 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu 19 2.2.2 Xác định biến số nghiên cứu 19 2.2.3 Chỉ số nghiên cứu 21 2.2.5 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 23 Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 24 3.1 Thực trạng nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo công tác tồn trữ thuốc tại bệnh viện đa khoa huyện Vĩnh Thuận 24 3.1.1 Tổ chức nhân lực kho dược 24 3.1.2 Cơ sở hạ tầng kho Dược 26 3.1.3 Theo dõi nhiệt độ và độ ẩm 28 3.2 Phân tích cơ cấu thuốc dự trữ tại Bệnh viện đa khoa huyện Vĩnh Thuận năm 2015 33 3.2.1 Giá trị, số lượng xuất nhập trong kho 33 3.2.2 Giá trị xuất nhập tồn của một số nhóm thuốc 34 3.2.3 Cơ cấu thuốc hết trong năm 2015 38 3.2.4 Kiểm soát tồn kho bằng phân tích ABC 39 3.2.5 Kiểm soát tồn kho bằng phân tích VED 40 Chƣơng 4: BÀN LUẬN 42 4.1 Về thực trạng nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị để đảm bảo công tác tồn trữ thuốc tại Bệnh viện đa khoa huyện Vĩnh Thuận 42 4.1.1 Tổ chức nhân lực khoa Dược và kho Dược 42
  6. 4.1.2 Cơ sở hạ tầng kho Dược 43 4.1.3 Theo dõi nhiệt độ, độ ẩm 44 4.2 Về cơ cấu tồn trữ thuốc 46 4.2.1 Về tổng giá trị xuất nhập tồn của các nhóm thuốc 46 4.2.2 Đối với tổng giá trị của từng nhóm 47 4.2.3 Về cơ cấu thuốc hết 49 4.2.4 Về phân tích ABC 51 4.2.5 Về phân tích VED 52 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 54
  7. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Giải nghĩa BHYT Bảo hiểm y tế BS Bác sỹ BVBVSKTT Bệnh viện bảo vệ sức khỏe tâm thần BVĐHY Bệnh viện Đại học Y BVĐK Bệnh viện đa khoa BVTW Bệnh viện trung ương CKI Chuyên khoa cấp I CKII Chuyên khoa cấp II CSSKND Chăm sóc sức khỏe nhân dân DLS Dược lâm sàng DSĐH Dược sỹ đại học DSTH Dược sỹ trung học “Thực hành tốt bảo quản thuốc” (tiếng Anh: GSP Good Storage Practices) HĐT&ĐT Hội đồng thuốc và điều trị PKKV Phòng khám khu vực TE Trẻ em TTYT Trung tâm y tế TYT Trạm y tế UBND Ủy ban nhân dân
  8. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 Cơ cấu nhân lực khoa Dược BV Vĩnh Thuận 18 Bảng 2.2 Các biến số nghiên cứu 19 Bảng 3.3 Cơ cấu nhân lực kho dược BVĐK huyện Vĩnh Thuận 24 Bảng 3.4 Cơ cấu nhân lực kho thuốc ống - dịch truyền và kho thuốc viên - dùng ngoài 25 Bảng 3.5 Diện tích kho thuốc ống - dịch truyền và kho thuốc viên - dùng ngoài của khoa Dược 26 Bảng 3.6 Trang thiết bị trong kho 27 Bảng 3.7 Bảng tổng hợp theo dõi nhiệt độ và độ ẩm trong kho 28 Bảng 3.8 Số ngày có/không theo dõi nhiệt độ, độ ẩm của các kho 30 Bảng 3.9 Theo dõi nhiệt độ, độ ẩm theo giờ quy định của các kho 31 Bảng 3.10 Số ngày theo dõi nhiệt độ đạt/ không đạt 31 Bảng 3.11 Số ngày theo dõi độ ẩm đạt/không đạt 32 Bảng 3.12 Giá trị xuất nhập tồn trong kho năm 2015 33 Bảng 3.13 Giá trị xuất nhập tồn của nhóm Kháng sinh năm 2015 35 Bảng 3.14 Giá trị xuất nhập tồn của nhóm Tiêu hóa năm 2015 36 Bảng 3.15 Giá trị xuất nhập tồn của nhóm Tim mạch năm 2015 37 Bảng 3.16 Số ngày hết thuốc của một số thuốc trong năm 2015 38 Bảng 3.17 Phân tích ABC tại BVĐK huyện Vĩnh Thuận năm 2015 39 Bảng 3.18 Thuốc có tỷ lệ giá trị thuốc tồn cao trong nhóm A, B, C năm 2015 39 Bảng 3.19 Phân tích VED tại BVĐK huyện Vĩnh Thuận năm 2015 40 Bảng 3.20 Thuốc có tỷ lệ giá trị tồn cao trong nhóm V, E, D năm 2015 40 Bảng 3.21 Phân tích ma trận ABC/VED tại BVĐK huyện Vĩnh Thuận năm 2015 41
  9. ĐẶT VẤN ĐỀ Thuốc là một trong những mắc xích quan trọng nhất giữa người bệnh và dịch vụ chăm sóc sức khỏe [20]. Mục tiêu chung của Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam đến năm 2020 là cung ứng đầy đủ, kịp thời, có chất lượng, giá hợp lý các loại thuốc theo cơ cấu bệnh tật tương ứng với từng giai đoạn phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm sử dụng thuốc an toàn, hợp lý [9]. Tình hình cung ứng, quản lý thuốc trong khu vực điều trị đã được chấn chỉnh. Trong mạng lưới cung ứng thuốc, bệnh viện là một mắt xích quan trọng, ở đó thuốc được cung cấp trực tiếp cho người bệnh. Quản lý cung ứng thuốc trong bệnh viện là các vấn đề liên quan đến thuốc trong bệnh viện, từ việc lựa chọn, mua sắm đến cấp phát và quản lý việc sử dụng thuốc trên bệnh nhân. Trong đó quản lý tồn trữ thuốc là một phần trong công tác quản lý cung ứng thuốc trong bệnh viện. Để thực hiện tốt mục tiêu cung ứng thuốc tốt thì phải đảm bảo tồn trữ thuốc sao cho thuốc luôn được cung cấp đầy đủ kịp thời, đảm bảo chất lượng và giảm thiểu chi phí. Việc tồn trữ quá nhiều loại thuốc với số lượng lớn, có thể làm tăng chi phí bảo quản, tồn trữ thuốc. Để giảm chi phí tồn trữ, bệnh viện phải duy trì mức tồn trữ thấp, tuy nhiên khi đó khả năng thiếu thuốc cho bệnh nhân có thể xảy ra và trong một số trường hợp sẽ gây ra những vấn đề nghiêm trọng nếu không có thuốc kịp thời. Do đó quản lý tồn trữ thuốc hiệu quả là cân bằng được chi phí và nhu cầu về thuốc điều trị. Thực tế cho thấy, đây luôn là bài toán khó, làm đau đầu các nhà quản lý, từ việc theo dõi lượng tồn kho thuốc để đảm bảo thuốc luôn sẵn có cho bác sỹ kê đơn, cấp phát cho bệnh nhân đến việc dự trù mua thuốc hàng tháng. Bệnh viện đa khoa huyện Vĩnh Thuận được thành lập vào tháng 7/2007, đến nay đạt bệnh viện hạng II với quy mô hơn 200 giường bệnh. 1
  10. Trong những năm gần đây, bệnh viện đa khoa huyện Vĩnh Thuận đã và đang phát triển vượt bậc. Từ những lợi thế có được như sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành, đoàn thể cùng các bệnh viện trên địa bàn tỉnh; trình độ chuyên môn của cán bộ công nhân viên trong bệnh viện được nâng cao; những kỹ thuật mới, tiên tiến được triển khai; bệnh viện đa khoa huyện Vĩnh Thuận đã không ngừng hoàn thiện, phát triển về chất lượng khám chữa bệnh để phục vụ bà con trong và ngoài huyện. Xuất phát từ những vấn đề đã nêu trên, cùng với nhu cầu tìm hiểu, nhận thức rõ thực trạng tồn trữ thuốc của bệnh viện đa khoa huyện Vĩnh Thuận, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động bệnh viện, chúng tôi thực hiện đề tài: “Phân tích thực trạng tồn trữ thuốc tại bệnh viện đa khoa huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang năm 2015” nhằm mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng về điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực để đảm bảo công tác tồn trữ thuốc tại bệnh viện đa khoa huyện Vĩnh Thuận năm 2015. 2. Phân tích cơ số dự trữ thuốc tại bệnh viện đa khoa huyện Vĩnh Thuận năm 2015. 2
  11. Chƣơng 1. TỔNG QUAN 1.1. Tổng quan về tồn trữ thuốc Tồn trữ bao gồm cả quá trình xuất, nhập hàng hóa vì vậy nó yêu cầu phải có hệ thống sổ sách phù hợp để ghi chép, đặc biệt là sổ sách ghi chép việc xuất nhập hàng hóa từng ngày [13]. Tồn trữ không chỉ là việc cất giữ hàng hóa trong kho mà nó còn là cả 1 quá trình xuất, nhập kho hợp lý, quá trình kiểm tra, kiểm kê, dự trữ và các biện pháp kỹ thuật bảo quản hàng hóa từ khâu nguyên liệu đến các thành phẩm hoàn chỉnh trong kho. Công tác tồn trữ là một trong những mắt xích quan trọng của việc đảm bảo cung cấp thuốc cho người tiêu dùng với số lượng đủ nhất và chất lượng tốt nhất, giảm tối đa tỷ lệ hư hao trong quá trình sản xuất và phân phối thuốc [13]. 1.1.1 Sự cần thiết phải tồn trữ thuốc Chúng ta cần phải dự trữ thuốc vì những lý do sau đây: - Đảm bảo tính sẵn có: tồn kho là lượng dự trữ cho sự dao động của cung và cầu, giảm nguy cơ hết hàng. - Duy trì niềm tin trong hệ thống: nếu tình trạng hết hàng xảy ra thường xuyên, bệnh nhân sẽ mất lòng tin vào khả năng phòng và chữa bệnh của hệ thống cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe. - Tránh tình trạng thiếu kinh phí: nếu không có tồn kho hoặc tồn kho không đủ sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hàng, lúc đó đặt hàng khẩn cấp sẽ gặp phải sự tăng giá của các nhà cung cấp hoặc mức giá sẽ cao hơn mức giá khi đặt hàng thường xuyên, dẫn đến thiếu hụt vốn. - Đáp ứng sự thay đổi của nhu cầu thị trường: Những thay đổi trong nhu cầu về loại thuốc chuyên khoa không thể dự đoán trước được. Do đó, lượng tồn kho thích hợp sẽ giúp hệ thống đối phó với sự thay đổi đó [12]. 3
  12. 1.1.2 Các mức tồn kho Số tiêu thụ trung bình tháng Mức tồn kho phụ thuộc vào số tiêu thụ trung bình [5]. Tuy nhiên, lượng tiêu thụ hàng tháng không phải là không đổi và thời gian chờ nhận hàng từ các nhà cung cấp cũng luôn thay đổi. Do đó, hầu hết các hệ thống cung ứng thuốc đều tăng lượng tồn kho an toàn, ít nhất là cho các mặt hàng thiết yếu để đối phó với sự tăng giảm của lượng tiêu thụ cũng như thời gian nhận hàng. Các mức tồn kho: Số tồn kho an toàn, số tồn kho tối thiểu, số tồn kho tối đa. Lượng dự trữ thường xuyên: theo khuyến cáo thì số lượng dự trữ thường xuyên cho kho thuốc bệnh viện bằng 1,5-2 lần số tiêu thụ trung bình/tháng. Lượng dự trữ bảo hiểm: đề phòng các biến động như giá USD tăng, mốc thời gian điểm điều chỉnh thuế nhập khẩu, dự phòng trong thời gian hết hợp đồng cũ nhưng chưa kịp tổ chức đấu thầu. Khoảng cách đặt hàng: theo nguyên tắc trong kho luôn phải lưu kho mức dự trữ tối thiểu cần thiết để đảm bảo quá trình khám chữa bệnh diễn ra liên tục trong mọi điều kiện cung ứng bình thường và không bình thường. Tuy nhiên nếu thời gian chuyển thuốc dài, nhu cầu sử dụng thuốc lớn thì lượng hàng dự trữ sẽ cao hơn [2]. 1.1.3 Chức năng của kho - Bảo quản: hàng hóa trong kho được bảo quản tốt về số lượng và chất lượng, hạn chế hao hụt hư hỏng, quá hạn dùng, mất mát có nghĩa là kho góp phần vào việc đảm bảo chất lượng thuốc, góp phần tăng năng suất lao động xã hội và thúc đẩy ngành sản xuất thuốc phát triển. Đồng thời góp phần cho mạng lưới phân phối, lưu thông thuốc đạt hiệu quả kinh tế cao. 4
  13. - Dự trữ: đảm bảo cho quá trình sản xuất được đồng bộ và liên tục. Đồng thời kho cũng góp phần mở rộng lưu thông hàng hóa trong nền kinh tế quốc dân. - Kiểm tra, kiểm soát: khi xuất nhập và trong quá trình bảo quản, kho dược góp phần tạo ra những sản phẩm thuốc có đủ tiêu chuẩn chất lượng, ngăn ngừa hàng giả, kém chất lượng, quá hạn lọt vào lưu thông, góp phần bảo vệ quyền lợi cho người sử dụng. - Cân đối nhu cầu: kho là nơi dự trữ, tập trung một số lượng lớn vật tư hàng hóa. Do đó nó đảm bảo cho việc điều hòa vật tư hàng hóa từ nơi thừa sang nơi thiếu, đảm bảo thỏa mãn kịp thời cho các nhu cầu phòng và chữa bệnh, góp phần thực hiện cân đối cung cầu [13]. Kho Dược được xây dựng theo đúng yêu cầu chuyên môn và an toàn. Nhà kho được thiết kế, trang bị, sửa chữa, duy tu một cách có hệ thống sao cho có thể bảo vệ thuốc, nguyên liệu tránh được các ảnh hưởng bất lợi có thể có như: sự thay đổi nhiệt độ và độ ẩm, chất thải và mùi, các động vật, sâu bọ, côn trùng, đảm bảo thuốc có chất lượng ổn định. 1.1.4 Kiểm soát tồn trữ bằng phân tích ABC Phân tích ABC là một công cụ quản lí phân tích cơ bản. Nó còn được biết đến là "Always Better Control" được dựa trên giá trị sử dụng của mặt hàng mỗi năm. A - (sử dụng hàng năm cao nhất) khoảng 10 - 20% của các loại thuốc sẽ có chi phí khoảng 70 - 80% của các nguồn tiền. B - (sử dụng hàng năm mức trung bình) 10 - 20% của các loại thuốc thông thường tiêu thụ 15-20% nguồn tiền. C - (sử dụng hàng năm thấp) còn lại 60-80% các loại thuốc sẽ tiêu thụ chỉ khoảng 5-10% nguồn tiền. 5
  14. Các bƣớc thực hiện phân tích ABC: 1. Danh sách tất cả các mặt hàng được mua hoặc sử dụng và nhập các chi phí đơn vị. 2. Nhập số lượng sử dụng (trên một thời gian xác định ví dụ như trong một năm). 3. Tính giá trị sử dụng. 4. Tính phần trăm tổng giá trị đại diện của mỗi thuốc. 5. Sắp xếp lại danh sách các mục theo thứ tự giảm dần với giá trị bắt đầu là giá trị cao hơn. 6. Tính phần trăm tích lũy của tổng số cho mỗi mục bắt đầu với mục đầu tiên ở đầu. 7. Chọn điểm cắt hoặc ranh giới cho thuốc nhóm A, B, C [14]. 1.1.5 Kiểm soát tồn trữ bằng phân tích VED Những mặt hàng có thể được phân thành ba loại: Vital, Essential, Desirable. Nhóm Vital: Có một số sản phẩm thiết yếu trong tồn trữ của một bệnh viện mà có thể tạo ra sự khác biệt giữa sự sống và cái chết. Có thể có sự xáo trộn chức năng nghiêm trọng khi chăm sóc bệnh nhân khi thuốc đó không có thậm chí trong 1 thời gian ngắn ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của bệnh viện. Các sản phẩm như vậy luôn luôn phải được dự trữ với số lượng đủ để đảm bảo tính sẵn có liên tục. Nhóm sản phẩm này cần được kiểm soát quản lí hàng đầu. Nhóm Essential: Sự thiếu hụt các sản phẩm nhóm này có thể được chấp nhận trong một thời gian ngắn. Nếu các sản phẩm này không có sẵn trong vài ngày hoặc một tuần, hoạt động của bệnh viện có thể bị ảnh hưởng xấu. Những mặt hàng tốt nên được kiểm soát bởi quản lí cấp cao hay cấp trung. Nhóm Desirable (mong muốn): Sự thiếu hụt của các sản phẩm này sẽ không ảnh hưởng xấu đến việc chăm sóc bệnh nhân hoặc hoạt động bệnh viện 6
  15. ngay cả khi sự thiếu hụt kéo dài, như vitamin. Nhóm này nên được kiểm soát bởi quản lí cấp trung hoặc thấp hơn. Các bƣớc thực hiện phân tích VED: 1. Phân loại tất cả các loại thuốc trong danh sách vào các nhóm V, E, D. 2. Phân tích các thuốc nhóm D, nếu có thể, giảm số lượng được mua hoặc loại bỏ hoàn toàn. 3. Xác định và hạn chế trùng lặp điều trị. 4. Xem xét lại số lượng mua đề xuất. 5. Tìm quỹ bổ sung nếu cần thiết. Ứng dụng của phân tích VED: 1. Phân loại VED nên được thực hiện ở cơ sở thường xuyên như danh sách được cập nhật thường xuyên và ưu tiên y tế công cộng cũng thay đổi. 2. Thuốc đặt hàng và theo dõi tồn trữ cần được hướng vào các loại thuốc thiết yếu và cần thiết. 3. Tồn trữ an toàn nên cao hơn cho các loại thuốc thiết yếu và cần thiết. 4. Các loại thuốc thiết yếu và cần thiết phải được mua đầu tiên với đủ số lượng. 5. Mua sắm và tồn trữ thuốc VED đảm bảo tất cả thời gian đều sẵn có thuốc cần thiết trong cơ sở y tế. Sau khi phân tích VED được thực hiện, một sự so sánh nên được thực hiện giữa phân tích ABC và VED để xác định liệu có mối liên quan chi phí cao đối với thuốc ưu tiên thấp. Đặc biệt, nỗ lực cần được thực hiện để xóa nhóm thuốc "D" có trong danh mục chi phí cao của phân tích ABC [14]. 1.2 Tổng quan về nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc – GSP” GSP: viết tắt của Good Storage Practices – Thực hành tốt bảo quản thuốc. Thực hành tốt bảo quản thuốc – GSP là biện pháp đặc biệt, phù hợp cho việc bảo quản và vận chuyển nguyên liệu ở tất cả các giai đoạn sản xuất, bảo quản, 7
  16. tồn trữ và phân phối thuốc để đảm bảo cho thuốc có chất lượng đã định khi đến tay người tiêu dùng. Theo quyết định số 2701/2001/QĐ-BYT ngày 29.06.2001, Bộ trưởng Bộ Y Tế quy định về việc triển khai áp dụng nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc” ở tất cả các đơn vị sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu, buôn bán, tồn trữ thuốc, kinh doanh dịch vụ kho, bảo quản thuốc, khoa dược bệnh viện, viện nghiên cứu và trung tâm y tế [7]. Do đó khoa Dược bệnh viện phải đáp ứng được các yêu cầu về nhân sự, cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng như các tài liệu cần thiết về thực hiện GSP tại bệnh viện nhằm mục tiêu cung ứng đủ thuốc, hiệu quả, an toàn và kinh tế đáp ứng nhu cầu điều trị. 1.2.1 Nhân sự Theo quy mô của đơn vị, kho thuốc có đủ nhân viên, có trình độ phù hợp với công việc được giao làm việc tại khu vực kho. Tất cả nhân viên phải thường xuyên được đào tạo về “Thực hành tốt bảo quản thuốc”, về kỹ năng chuyên môn và phải được quy định rõ trách nhiệm, công việc của từng người bằng văn bản [3]. Thủ kho: Phải có trình độ tối thiểu là trung cấp dược đối với kho thuốc tân dược; trình độ lương dược hoặc trung cấp dược đối với kho thuốc đông dược. Thủ kho thuốc độc, thuốc gây nghiện và thuốc hướng tâm thần phải đáp ứng được đúng các quy định của pháp luật có liên quan [8]. 1.2.2 Địa điểm Kho được xây dựng ở nơi cao ráo, an toàn, có hệ thống cống rãnh thoát nước để đảm bảo thuốc, nguyên liệu tránh được các ảnh hưởng của nước ngầm, mưa lớn và lũ lụt. Kho có địa chỉ xác định, nằm ở nơi thuận tiện cho việc xuất nhập, vận chuyển và bảo vệ [3]. 8
  17. 1.2.3 Thiết kế, xây dựng - Kho đủ rộng, cần có sự phân cách giữa các khu vực sao cho có thể bảo đảm việc bảo quản cách ly từng loại thuốc, từng lô hàng theo yêu cầu. - Quy mô: kho cần có những khu vực xác định, được xây dựng, bố trí hợp lý, trang bị phù hợp. - Nhà kho được thiết kế, xây dựng, bố trí đáp ứng các yêu cầu về đường đi lại, đường thoát hiểm, hệ thống trang bị phòng cháy, chữa cháy. - Trần, tường, mái nhà kho được thiết kế, xây dựng đảm bảo sự thông thoáng, luân chuyển của không khí, vững bền chống lại các ảnh hưởng của thời tiết như nắng, mưa, bão lụt. - Nền kho đủ cao, phẳng, nhẵn, đủ chắc và được xử lý thích hợp để chống ẩm, chống thấm, đảm bảo hoạt động của nhân viên làm việc trong kho, và hoạt động của các phương tiện cơ giới. Nền kho không được có các khe, vết nứt gãy, là nơi tích luỹ bụi, trú ẩn của sâu bọ, côn trùng [3]. 1.2.4 Trang thiết bị Nhà kho cần đáp ứng các yêu cầu sau: - Có các phương tiện, thiết bị phù hợp: quạt thông gió, hệ thống điều hòa không khí, nhiệt kế, ẩm kế để đảm bảo các điều kiện bảo quản. - Có đủ ánh sáng bảo đảm để các hoạt động trong khu vực kho được chính xác và an toàn. - Có đủ các trang bị, giá, kệ để sắp xếp hàng hoá. Không được để thuốc, nguyên liệu trực tiếp trên nền kho. Khoảng cách giữa các giá kệ, giữa giá kệ với nền kho phải đủ rộng đảm bảo cho việc vệ sinh kho, kiểm tra, đối chiếu, cấp phát và xếp, dỡ hàng hóa. - Có đủ các trang thiết bị, các bản hướng dẫn cần thiết cho công tác phòng chống cháy nổ, như: hệ thống báo cháy tự động, thùng cát, hệ thống 9
  18. nước và vòi nước chữa cháy, các bình khí chữa cháy, hệ thống phòng chữa cháy tự động - Có nội quy quy định việc ra vào khu vực kho, và phải có các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn việc ra vào của người không được phép. - Có các quy định và biện pháp để chống sự xâm nhập, phát triển của côn trùng, sâu bọ, loài gặm nhấm [3]. 1.2.5 Các quy trình bảo quản • Yêu cầu chung - Thuốc, nguyên liệu được bảo quản trong các điều kiện đảm bảo ổn định chất lượng. Thuốc, nguyên liệu cần được luân chuyển, những lô nhận trước hoặc có hạn dùng trước sẽ đem sử dụng trước, đảm bảo nguyên tắc nhập trước - xuất trước (FIFO - First In/First Out) hoặc hết hạn trước - xuất trước (FEFO- First Expired/ First Out). - Thuốc chờ loại bỏ phải có nhãn rõ ràng và được biệt trữ nhằm ngăn ngừa việc đưa vào sản xuất, lưu thông, sử dụng. - Tuỳ theo tính chất và điều kiện bảo quản của sản phẩm, phải quy định chương trình kiểm tra, đánh giá định kỳ hoặc đột xuất để xác định chất lượng sản phẩm. - Có hệ thống sổ sách, các quy trình thao tác chuẩn đảm bảo cho công tác bảo quản, kiểm soát, theo dõi việc xuất, nhập và chất lượng thuốc [3]. • Các điều kiện bảo quản trong kho: Nguyên tắc các điều kiện bảo quản phải là điều kiện ghi trên nhãn thuốc. Theo quy định của Tổ chức Y tế thế giới, điều kiện bảo quản bình thường là bảo quản trong điều kiện khô, thoáng, và nhiệt độ từ 15-250C hoặc tuỳ thuộc vào điều kiện khí hậu, nhiệt độ có thể lên đến 300C. Phải tránh ánh sáng trực tiếp gay gắt, mùi từ bên ngoài vào và các dấu hiệu ô nhiễm khác. 10
  19. Nếu trên nhãn không ghi rõ điều kiện bảo quản, thì bảo quản ở điều kiện bình thường. Trường hợp ghi là bảo quản ở nơi mát, đông lạnh, thì vận dụng các quy định sau: + Nhiệt độ: Kho nhiệt độ phòng: Nhiệt độ trong khoảng 15-250C, trong từng khoảng thời gian nhiệt độ có thể lên đến 300C. Kho mát: Nhiệt độ trong khoảng 8-150C. Kho lạnh: Nhiệt độ không vượt quá 80C. Tủ lạnh: Nhiệt độ trong khoảng 2-80C. Kho đông lạnh: Nhiệt độ không vượt quá - 100C. + Độ ẩm: Điều kiện bảo quản "khô" được hiểu là độ ẩm tương đối không quá 70%. Các thiết bị sử dụng để theo dõi điều kiện bảo quản: nhiệt kế, ẩm kế được kiểm tra định kỳ, hiệu chỉnh khi cần, và kết quả kiểm tra, hiệu chỉnh này phải được ghi lại và lưu trữ. Định kỳ tiến hành việc đối chiếu thuốc trong kho theo cách so sánh thuốc hiện còn và lượng hàng còn tồn theo phiếu theo dõi xuất nhập thuốc. Trong mọi trường hợp, việc đối chiếu được tiến hành khi mỗi lô hàng đã sử dụng hết. Thường xuyên kiểm tra số lô và hạn dùng để đảm bảo nguyên tắc nhập trước - xuất trước hoặc hết hạn trước- xuất trước được tuân thủ và để phát hiện hàng gần hết hoặc hết hạn dùng. Định kỳ kiểm tra chất lượng của hàng lưu kho để phát hiện các biến chất, hư hỏng trong quá trình bảo quản do điều kiện nhiệt độ, độ ẩm hoặc các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc [3]. 1.2.6 Sắp xếp thuốc trong kho Thuốc sau khi nhập vào kho được phân loại thành từng nhóm để thuận lợi cho việc sắp xếp, bảo quản và cấp phát. Có thể phân loại theo nhóm tác dụng 11
  20. dược lý (thuốc kháng sinh, thuốc tim mạch) hoặc theo dạng thuốc (thuốc tiêm, thuốc viên, thuốc đông dược, ). Sắp xếp hàng hóa trong kho là nhiệm vụ quan trọng của kho. Thông thường: - Với mỗi nhóm thuốc, việc sắp xếp theo dựa vào tên thuốc theo trình tự ABC của danh pháp thông thường. - Với mỗi loại thuốc, việc sắp xếp dựa trên nguyên tắc FIFO: thuốc có hạn dùng ngắn, sắp hết hạn phải xếp ở phía ngoài, dễ quan sát, tiện theo dõi, cấp phát [13]. 1.2.7 Một số yêu cầu trong quy trình nhập hàng Việc tiếp nhận thuốc được thực hiện tại khu vực dành riêng cho việc tiếp nhận thuốc, tách khỏi khu vực bảo quản. Khu vực này phải có các điều kiện bảo quản để bảo vệ thuốc tránh khỏi các ảnh hưởng xấu của thời tiết trong suốt thời gian chờ bốc dỡ, kiểm tra thuốc. - Thuốc trước khi nhập kho được kiểm tra, đối chiếu với các tài liệu chứng từ liên quan về chủng loại, số lượng, và các thông tin khác ghi trên nhãn như tên hàng , nhà sản xuất, nhà cung cấp, số lô, hạn dùng - Các thuốc đòi hỏi điều kiện bảo quản đặc biệt (các thuốc gây nghiện, thuốc độc, các thuốc cần bảo quản ở nhiệt độ lạnh ) phải nhanh chóng được kiểm tra, phân loại và bảo quản theo các chỉ dẫn ghi trên nhãn và theo các quy định của pháp luật. - Phải có và lưu các hồ sơ ghi chép cho từng lần nhập hàng, với từng lô hàng. Các hồ sơ này phải thể hiện được tên thuốc, dạng thuốc, nồng độ hàm lượng, chất lượng, số lượng, số lô sản xuất, hạn dùng, thời gian nhận hàng, và mã số (nếu có). Cần phải tuân thủ các quy định của pháp luật về lưu trữ hồ sơ. 1.2.8 Thuốc trả về Tất cả các thuốc đã xuất ra khỏi kho, bị trả về phải được bảo quản tại khu biệt trữ. Các thuốc này chỉ được đưa trở lại kho thuốc để lưu thông, phân 12
  21. phối, sử dụng sau khi bộ phận bảo đảm chất lượng đánh giá là thuốc đạt tiêu chuẩn chất lượng và đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Tất cả các thuốc trả về, sau khi được bộ phận bảo đảm chất lượng đánh giá là không đảm bảo chất lượng, không đảm bảo an toàn cho người sử dụng thì không được đưa vào sử dụng và phải được xử lý theo qui định của pháp luật. Những thuốc do bệnh nhân trả lại phải được để ở khu vực riêng, chờ hủy bỏ [3]. 1.2.9 Hồ sơ tài liệu Quy trình thao tác đã được phê duyệt treo tại các nơi dễ đọc các quy trình thao tác chuẩn đã được phê duyệt xác định phương pháp làm việc trong khu vực nhà kho. Các quy trình này mô tả chính xác quá trình tiếp nhận và kiểm tra thuốc nhập kho, bảo quản, vệ sinh và bảo trì kho tàng, thiết bị dùng trong bảo quản (bao gồm cả các quy trình kiểm tra, kiểm soát côn trùng, chuột bọ, ). Thực hiện các quy định về việc ghi chép các điều kiện bảo quản, an toàn thuốc tại kho và trong quá trình vận chuyển, việc cấp phát thuốc, các bản ghi chép, bao gồm cả các bản ghi về đơn đặt hàng của khách hàng, thuốc trả về, quy trình thu hồi và xác định đường đi của thuốc, và của thông tin. Các quy trình này phải được xét duyệt, ký xác nhận và ghi ngày tháng xét duyệt bởi người có thẩm quyền. Có hệ thống sổ sách phù hợp với việc ghi chép, theo dõi việc xuất nhập các thuốc, bao gồm tên thuốc, số lô, hạn dùng, số lượng, chất lượng thuốc, nhà cung cấp, nhà sản xuất. đáp ứng các quy định của pháp luật. Các loại sổ sách được vi tính hoá thì phải tuân theo các quy định của pháp luật. Phải có các quy định, biện pháp phòng ngừa cụ thể để tránh việc xâm nhập, sử dụng, sửa chữa một cách bất hợp pháp các số liệu được lưu giữ [3]. 13
  22. 1.3 Sơ lƣợc về thực trạng tồn trữ thuốc 1.3.1 Thực trạng tồn trữ thuốc tại các nước trên thế giới Tại các nước phát triển, hệ thống cung ứng thuốc tương đối hoàn chỉnh vì: Hệ thống thông tin liên lạc thuận tiện, hệ thống điều hành để xử lý yêu cầu và ra các mệnh lệnh thực hiện hoàn chỉnh, tự động hóa cao. Hệ thống giao thông vận tải thuận tiện, có nhiều loại hình và phương tiện vận tải phù hợp với từng loại nhu cầu. Hệ thống kho tồn trữ của hệ thống cung ứng được phân bố rộng khắp đảm bảo việc cung ứng theo yêu cầu nhanh nhất, đạt hiệu quả tối ưu. Đội ngũ làm công tác cung ứng được đào tạo, có trình độ thực hành cao. Các yếu tố này đảm bảo việc đáp ứng tốt nhu cầu của các cơ sở điều trị, do vậy hệ thống tồn trữ thuốc của bệnh viện tại các nước phát triển thực tế không cần thiết lắm [2]. Tại các nước đang phát triển, không có hệ thống các yếu tố để có phương thức tồn trữ thuốc tại bệnh viện như các nước phát triển, do vậy nhiệm vụ đảm bảo luôn đủ thuốc (số lượng, chủng loại, dạng bào chế) có chất lượng cho nhu cầu điều trị của bệnh viện là ưu tiên hàng đầu. Chi phí cho công việc đảm bảo thuốc thấp ở mức tối ưu, phù hợp với khả năng ngân sách, của cán bộ điều trị và của người bệnh, với hiệu quả kinh tế cao. Do vậy việc tính toán cơ chế tồn trữ thuốc sao cho đảm bảo yêu cầu của công tác khám chữa bệnh và hiệu quả kinh thế là yêu cầu quan trọng mà công tác dược bệnh viện phải hoàn thành. Việc chọn lựa phương thức tồn trữ thuốc căn cứ vào yếu tố thực trạng của cơ sở để quyết định trên cơ sở của lý thuyết tồn trữ thuốc [2]. 1.3.2 Thực trạng công tác tồn trữ tại một số bệnh viện trong nước • Về nhân lực dược Nhân lực là nhân tố quan trọng quyết định việc hoàn thành nhiệm vụ chung của khoa dược trong đó có công tác tồn trữ, trước hết cần có số lượng 14
  23. đủ và có trình độ chuyên môn phù hợp để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, tuy nhiên ngoài những yêu cầu trên còn một số yếu tố khác như trình độ năng của nhân viên, điều kiện cơ sỏ vật chất và tính chất công việc của mỗi đơn vị. Trong thực tế, các bệnh viện có tỷ lệ nhân lực dược trong tổng số cán bộ nhân viên trong đơn vị không đồng đều như: BVĐK Ngô Quyền - Thành phố Hải Phòng năm 2012 là 12/162 (tỷ lệ: 7,4%) [18]; BVĐK khu vực Ninh Hòa - Tỉnh Khánh Hòa năm 2012 là 16/278 (tỷ lệ: 5,8%) [15]. • Về tồn trữ thuốc Để đảm bảo sẵn sàng cơ số thuốc phục công tác cấp cứu và điều trị, chăm sóc sức khỏe nhân dân, mỗi cơ sở y tế cần xây dựng một cơ sơ số tồn kho hợp lý vừa đảm bảo cơ số thuốc đầy đủ vừa không để tồn trữ với cơ số quá lớn. Nhưng trên thực tế chưa có bệnh viện nào thực hiện được. Theo một số nghiên cứu gần đây như lượng thuốc dự trữ tại: BVĐK Ngô Quyền- Thành phố Hải Phòng năm 2012 là 1,01 tháng sử dụng [18]; BVĐK khu vực Ninh Hòa - Tỉnh Khánh Hòa năm 2012 là 1,6 tháng sử dụng; BVĐHY Thái Bình năm 2013 (kho ngoại trú) là 1,4 tháng sử dụng [10]. 1.4 Vài nét về Bệnh viện Đa khoa huyện Vĩnh Thuận 1.4.1 Vài nét về Bệnh viện Đa khoa huyện Vĩnh Thuận Bệnh viện Đa khoa huyện Vĩnh Thuận có địa chỉ tại Khu Phố Vĩnh Phước 2, Thị trấn Vĩnh Thuận, Huyện Vĩnh Thuận, Tỉnh Kiên Giang. Bệnh viện đa khoa Vĩnh thuận là bệnh viện hạng II. Số giường kế hoạch được giao năm 2014 là 240 giường (BVĐK 230 giường, phòng khám khu vực Bình Minh 10 giường), số giường thực kê 260 giường. Gồm 19 khoa (14 khoa lâm sàng, 05 khoa cận lâm sàng) và 06 phòng chức năng với 284 nhân sự (trong đó: Biên chế 212 nhân sự, hợp đồng tự trả 63 nhân sự, hợp đồng 68 là 09 nhân sự). Thực hiện chức năng nhiệm vụ khám, điều trị và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trong toàn huyện và một số xã giáp ranh 15
  24. thuộc các huyện bạn Hồng Dân (Bạc Liêu), Thới Bình (Cà Mau), U Minh Thượng (Kiên Giang), Gò Quao (Kiên Giang). Trình độ cán bộ: Sau đại học: 12 nhân sự (CKII: 01, CKI: 11); Đại học: 49 nhân sự (Bác sĩ: 24, Dược sĩ: 04, Cử nhân điều dưỡng: 12, Cử nhân nữ hộ sinh: 02, Đại học khác: 07); Cao đẳng: 12 nhân sự; Trung học: 193 nhân sự; Sơ học: 05 nhân sự; Chuyên môn khác: 13 nhân sự. 1.4.2 Vài nét về khoa Dược bệnh viện 1.4.2.1 Vị trí: Khoa Dược bệnh viện đa khoa huyện Vĩnh Thuận là một khoa chuyên môn nằm trong khối cận lâm sàng do Giám đốc bệnh viện trực tiếp quản lý, điều hành. Khoa dược tham gia trong công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân của bệnh viện [9]. 1.4.2.2 Chức năng của khoa Dược: Khoa dược là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh viện. Khoa dược có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám đốc bệnh viện về toàn bộ công tác dược trong bệnh viện nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng và tư vấn, giám sát việc thực hiện sử dụng thuốc an toàn hợp lý [9]. 1.4.2.3 Nhiệm vụ của khoa Dược Lập kế hoạch, cung ứng thuốc bảo đảm đủ số lượng, chất lượng cho nhu cầu điều trị và thử nghiệm lâm sàng nhằm đáp ứng yêu cầu chẩn đoán, điều trị và các yêu cầu chữa bệnh khác (phòng chống dịch bệnh, thiên tai, thảm họa). Quản lý, theo dõi việc nhập thuốc, cấp phát thuốc cho nhu cầu điều trị và các nhu cầu đột xuất khác khi có yêu cầu. Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị. Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc “Thực hành tốt nhà thuốc”. 16
  25. Tổ chức pha chế thuốc, hóa chất sát khuẩn, bào chế thuốc đông y, sản xuất thuốc từ dược liệu sử dụng trong bệnh viện. Thực hiện công tác dược lâm sàng, thông tin, tư vấn sử dụng thuốc, tham gia công tác cảnh giác dược, theo dõi, báo cáo thông tin liên quan đến tác dụng không mong muốn của thuốc. Quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược tại các khoa trong bệnh viện. Nghiên cứu khoa học và đào tạo; là cơ sở thực hành của các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học về dược. Phối hợp với khoa cận lâm sàng và lâm sàng theo dõi, kiểm tra, giám sát việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý đặc biệt là sử dụng kháng sinh và theo dõi tình hình kháng, kháng sinh trong bệnh viện. Tham gia chỉ đạo tuyến. Tham gia hội chẩn khi được yêu cầu. Tham gia theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc. Quản lý hoạt động của nhà thuốc bệnh viện theo đúng quy định. Thực hiện nhiệm vụ cung ứng, theo dõi, quản lý, giám sát, kiểm tra, báo cáo về vật tư y tế tiêu hao (bông, băng, cồn, gạc) khí y tế đối với các cơ sở y tế chưa có phòng Vật tư – Trang thiết bị y tế và được người đứng đầu các cơ sở đó giao nhiệm vụ [9]. 1.4.2.4 Cơ cấu nhân lực, mô hình tổ chức của khoa Dược BV Vĩnh Thuận Khoa Dược BV Vĩnh Thuận gồm 28 cán bộ làm việc theo 7 bộ phận công tác chính gồm: Phòng Hành chánh; Kho Thuốc Ống – Dịch Truyền; Kho Thuốc Viên – Dùng Ngoài; Kho VTYT; Kho Hóa Chất; Kho Đông Y; Nhà Thuốc BV. Có 28 cán bộ nhân viên hiện đang làm việc tại BV Vĩnh Thuận. Trong đó, 22 dược sĩ trung học (chiếm tỷ lệ cao nhất 78.57 %), 05 dược sĩ đại học (chiếm 17.86 %) ,01 dược sĩ sau đại học (chiếm 3.57 %). 17
  26. Bảng 1.1 Cơ cấu nhân lực khoa Dƣợc BV Vĩnh Thuận STT Trình độ Khoa Dƣợc Tỷ lệ (%) (N= 28) 1 Sau đại học 1 3,6 2 Đại Học 5 17,9 3 Trung học 22 78,5 Tổng 28 100,0 18
  27. Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tƣợng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 2.1.1 Đối tượng nghiên cứu − Kho thuốc − Danh mục thuốc 2.1.2 Địa điểm nghiên cứu − Khoa dược bệnh viện Đa khoa huyện Vĩnh Thuận − Các kho thuốc trong khoa dược 2.1.3 Thời gian nghiên cứu Từ ngày 1/1/2015 đến hết ngày 31/12/2015. 2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang: Tiến hành quan sát cơ sở vật chất, điều kiện bảo quản trong kho dược. Phương pháp nghiên cứu hồi cứu: Hồi cứu số liệu tổng hợp về tồn trữ thuốc tân dược trong khoa dược. 2.2.2 Xác định biến số nghiên cứu Bảng 2.2 Các biến số nghiên cứu Nguồn STT Tên biến Loại biến Định nghĩa biến thu thập Cơ sở vật chất, nhân lực và trang thiết bị Trình độ cán bộ dược: Trình độ cán bộ 1 Thứ hạng Sau đại học, đại học, Hồi cứu dược trung học, sơ học 19
  28. Trình độ cán bộ dược: Trình độ cán bộ làm 2 Thứ hạng Sau đại học, đại học, Hồi cứu công tác kho trung học, sơ học Diện tích các kho 3 Diện tích kho Liên tục Đo dược Thiết bị điều hòa Có: quạt máy, máy Bảng kiểm 4 Nhị phân nhiệt độ điều hòa, tủ lạnh quan sát Bảng kiểm 5 Thiết bị bảo quản Nhị phân Có: giá kệ đựng thuốc quan sát Có: dụng cụ ra lẻ Bảng kiểm 6 Dụng cụ ra lẻ Nhị phân thuốc quan sát Hồi cứu “Sổ Nhiệt độ đo được 7 Nhiệt độ kho Liên tục theo dõi trong kho nhiệt độ” Hồi cứu “Sổ Độ ẩm đo được trong 8 Độ ẩm kho Liên tục theo dõi độ kho ẩm” Hồi cứu Giá trị thuốc tồn Giá trị thuốc tồn trung 9 Liên tục “Báo cáo sử trung bình bình trong tháng. dụng thuốc” Phân tích cơ cấu thuốc Thời gian hết thuốc Thời gian hết thuốc 10 Liên tục trung bình của một Hồi cứu trong kho loại thuốc 20
  29. 2.2.3 Chỉ số nghiên cứu Mục tiêu 1: Mô tả thực trạng về điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực để đảm bảo công tác tồn trữ thuốc tại bệnh viện đa khoa huyện Vĩnh Thuận năm 2015: − Số lượng và cơ cấu nhân viên kho Dược theo trình độ học vấn thông qua Hồ sơ nhân sự của khoa. Tính tổng số nhân viên trong kho Dược và khoa Dược và tính tỷ lệ % nhân viên tại kho Dược so với số nhân viên khoa Dược theo trình độ chuyên môn: Số lượng cán bộ dược tại kho phân % Cán bộ Dược theo trình= theo trình độ chuyên môn X 100% độ chuyên môn (tại kho) Tổng số lượng cán bộ dược tại khoa dược phân theo trình độ chuyên môn − Diện tích kho, trang thiết bị trong kho giúp bảo quản thuốc tốt như: máy điều hòa, tủ lạnh, nhiệt kế, ẩm kế, quạt thông gió, giá kệ Tính diện tích kho: Diện tích kho (m2) = Chiều dài (m) x Chiều rộng (m) Diện tích hữu ích = T x ß / P Trong đó: T: Lượng hàng chứa trong kho (tấn) P: Sức chứa tiêu chuẩn của 1m2 diện tích đối với từng loại hàng (tấn /m2) ß: Hệ số sử dụng (ß = 0,70 do hàng xếp trên bục) Đếm số lượng các thiết bị (máy điều hòa, tủ lạnh, nhiệt kế, ẩm kế, quạt thông gió, giá kệ ) trong từng kho. − Điều kiện bảo quản thuốc: nhiệt độ, độ ẩm. Ghi nhận nhiệt độ, độ ẩm qua Sổ theo dõi nhiệt độ, độ ẩm tại kho Dược. 21
  30. Tổng số ngày theo dõi là 264 ngày (mỗi tháng chọn ngẫu nhiên 22 ngày, tổng là 22 x 12 = 264). Số lần theo dõi là 2 lần/ngày. Sau đó tính nhiệt độ và độ ẩm trung bình, cao nhất và thấp nhất trong năm. Đồng thời tính số ngày nhiệt độ, độ ẩm đạt/không đạt theo GSP. Đề tài tập trung khảo sát diện tích và điều kiện bảo quản tại các kho bảo quản thuốc chính, riêng các kho thuốc đông dược và vật tư y tế, hoặc cấp phát lẻ không được khảo sát. Do kho vật tư y tế không bảo quản thuốc, kho cấp phát lẻ có cơ số thuốc ít và kho đông dược chủ yếu bảo quản thuốc y học cổ truyền và dược liệu. Mục tiêu 2: Phân tích cơ số dự trữ thuốc tại Bệnh viện Đa khoa huyện Vĩnh Thuận năm 2015: − Xác định số lượng, giá trị thuốc tồn kho qua các tháng trong 2015. Từ đó xác giá trị thuốc tồn kho trung bình, và xác định tháng có giá thuốc tồn kho cao và thấp nhất. Giá trị thuốc tồn cuối kỳ = Giá trị thuốc tồn đầu kỳ + giá trị thuốc nhập – giá trị thuốc xuất trong kỳ Thời gian sử dụng thuốc tồn = Giá trị thuốc tồn cuối kỳ/giá trị thuốc xuất trong kỳ − Xác định giá trị thuốc tồn kho của một số nhóm thuốc có giá trị sử dụng nhiều nhất tại bệnh viện đa khoa huyện Vĩnh Thuận năm 2015. − Xác định giá trị thuốc tồn kho của một số thuốc cụ thể có giá trị sử dụng nhiều nhất tại bệnh viện đa khoa huyện Vĩnh Thuận năm 2015. − Xác định số loại thuốc hết trong năm 2015 thuộc các nhóm nghiên cứu, và xác định thời điểm thuốc của các loại thuốc đó. 22
  31. 2.2.5 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu Phương pháp tỷ trọng. Các số liệu trong luận văn được thống kê theo từng tiêu chí nghiên cứu và được tính theo số lượng, tỷ lệ phần trăm của mẫu nghiên cứu. Nhập, xử lý số liệu bằng phần mềm Microsoft Excel 2013. Trình bày kết quả bằng bảng, biểu đồ. 23
  32. Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Thực trạng nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo công tác tồn trữ thuốc tại bệnh viện đa khoa huyện Vĩnh Thuận 3.1.1 Tổ chức nhân lực khoa Dược và kho dược Số lượng và trình độ nhân viên kho Dược bệnh viện đa khoa huyện Vĩnh Thuận được thể hiện qua bảng 3.3. Bảng 3.3 Cơ cấu nhân lực kho dƣợc BVĐK huyện Vĩnh Thuận Kho STT Trình độ Dƣợc 1 Sau đại học 0 2 DSĐH 1 3 Trung học dược 11 Tổng 12 Năm 2015, Kho Dược BVĐK huyện Vĩnh Thuận có số lượng nhân viên là 12 chiếm tỷ lệ 42,9% so với tổng số nhân viên khoa Dược là 28. Tỷ lệ này ở mức trung bình, điều đó chứng tỏ nhân lực trong kho Dược được đảm bảo về số lượng nhằm giúp cho công tác bảo quản tốt hơn. Trong đó, có 01 dược sĩ đại học trong kho Dược, chiếm tỷ lệ 20% số DSĐH trong khoa. Do số DSĐH trong cả khoa Dược còn ít, chỉ có 05 DSĐH. Nên kho dược chỉ được phân công 01 DSĐH đảm nhận được chức danh Thủ kho tại kho thuốc ống – dịch truyền. Theo quy định của GSP, thủ kho có trình độ dược sĩ đại học là có đủ kiến thức về chuyên môn để đảm bảo công tác bảo quản thuốc tốt. Kho thuốc ống – dịch truyền có các loại thuốc như thuốc tiêm, thuốc gây nghiện và hướng tâm thần nên cần có Dược sĩ trình độ đại học 24
  33. nhằm thực hiện đúng quy định về cấp phát và bảo quản thuốc gây nghiện và hướng tâm thần. Kho dược gồm hệ thống 05 kho: Kho thuốc ống - dịch truyền, kho thuốc viên - dùng ngoài, kho vật tư y tế, kho đông dược, kho thuốc cấp phát BHYT. Trong đó 02 kho chính bảo quản thuốc là kho thuốc ống - dịch truyền, kho thuốc viên - dùng ngoài, vì số lượng thuốc nhập và tồn trữ tại 02 kho này là nhiều nhất. Riêng kho vật tư y tế chủ yếu bảo quản hóa chất, không bảo quản thuốc. Kho thuốc đông dược chủ yếu bảo quản dược liệu và thuốc y học cổ truyền. Kho thuốc cấp phát BHYT có số lượng thuốc ít và chủ yếu cấp phát trong ngày. Số lượng và trình độ nhân viên tại 02 kho chính bảo quản thuốc trên được thể hiện qua bảng 3.4. Bảng 3.4 Cơ cấu nhân lực kho thuốc ống - dịch truyền và kho thuốc viên - dùng ngoài Kho thuốc ống Khoa thuốc viên STT Trình độ Tổng - dịch truyền - dùng ngoài 1 Đại học, cao đẳng. 01 0 01 2 Trung học 02 03 05 Tổng số 03 03 06 Tổng số nhân viên tại 02 kho trên là 06, chiếm tỷ lệ 50% so với số lượng nhân viên tại kho dược. Vì đây là 02 kho thuốc chính bảo quản thuốc, nên tổng số lượng nhân viên tại 02 kho này bằng với tổng số nhân viên của 03 kho thuốc còn lại. Điều đó cho thấy kho dược tuy có số nhân viên còn ít nhưng đã tập trung nhân lực vào các kho thuốc chính nhằm giúp cho công tác bảo quản thuốc tốt hơn. 25
  34. Kho thuốc ống - dịch truyền có 1 DSĐH và đây là DSĐH duy nhất trong kho Dược. Vì kho này có các loại thuốc như thuốc tiêm, thuốc gây nghiện và hướng tâm thần nên cần có Dược sĩ trình độ đại học đảm nhiệm chức vụ thủ kho nhằm thực hiện đúng quy định về cấp phát và bảo quản thuốc gây nghiện và hướng tâm thần. 3.1.2 Cơ sở hạ tầng kho Dược 3.1.2.1 Nhà kho Diện tích của kho thuốc ống - dịch truyền và kho thuốc viên - dùng ngoài tại khoa Dược BVĐK huyện Vĩnh Thuận được trình bày qua bảng 3.5. Bảng 3.5 Diện tích kho thuốc ống - dịch truyền và kho thuốc viên - dùng ngoài của khoa Dƣợc Diện Tên Diện tích tích Loại STT Hệ thống kho kho (m2) hữu ích nhà (m2) Kho thuốc viên - dùng 1 Kho 1 90,72 55,5 Cấp 4 ngoài Kho thuốc ống - dịch 2 Kho 2 19,44 10,1 Cấp 4 truyền Trong 02 kho thuốc chính được khảo sát, kho có diện tích rộng nhất là Kho thuốc viên - dùng ngoài chiếm 90,72 m2, kho có diện tích hẹp nhất là 19.44 m2. Tuy nhiên cả 02 kho trên không đảm bảo được diện tích cho việc bảo quản vì diện tích hữu ích của 02 kho còn nhỏ nên khi sắp xếp thuốc còn xếp chồng lên nhau. Như vậy, 02 kho trên không đảm bảo được diện tích bảo quản thuốc theo quy định của GSP. Hệ thống kho thuốc của khoa Dược bệnh viện đa khoa Huyện Vĩnh Thuận được xây dựng kiên cố nằm dưới lầu tầng trệt, gần khu khám bệnh của bệnh viện gồm có 05 kho: Kho thuốc ống - dịch truyền, kho thuốc viên - dùng ngoài, kho vật tư y tế, kho đông dược. 26
  35. Kho thuốc cấp phát BHYT được bố trí ở kho thuốc viên - thuận tiện cho việc cấp phát cho bệnh nhân điều trị ngoại trú diện tích kho đạt khoảng 27m2. Hệ thống kho thuốc của khoa Dược bệnh viện đa khoa Huyện Vĩnh Thuận được xây dựng kiên cố nằm dưới lầu tầng trệt, nền nhà được lát gạch sạch sẽ đảm bảo điều kiện vệ sinh, thông thoáng, các kho được bố trí một cách tương đối hợp lý kho chính được xếp ở chính giữa của khoa thuận tiện cho việc cấp phát thuốc cho các kho lẻ. Tuy nhiên diện tích của mỗi kho còn hơi nhỏ chưa đạt đủ diện tích theo yêu cầu là khoảng 30m2, do đó chưa đáp ứng được hết các yêu cầu bảo quản và tồn trữ thuốc. 3.1.2.2 Trang thiết bị Số lượng trang thiết bị của kho dược BVĐK huyện Vĩnh Thuận được trình bày ở bảng 3.6. Bảng 3.6 Trang thiết bị trong kho Kho Đơn Thuốc Kho thuốc viên Tổng Hƣ STT Thiết bị vị ống - Dịch - Dùng Ngoài cộng hỏng tính truyền 1 Điều hòa Chiếc 01 01 02 2 Tủ lạnh Cái 01 0 01 3 Nhiệt, ẩm kế Cái 01 01 02 4 Máy hút ẩm Chiếc 01 01 02 1 5 Quạt thông gió Chiếc 01 01 02 6 Bình cứu hỏa Chiếc 01 01 02 7 Giá nhiều ngăn Chiếc 01 01 02 8 Tủ nhiều ngăn Cái 01 01 02 9 Kệ Cái 02 02 04 1 Máy tính nối 10 Cái 01 01 02 mạng LAN 27
  36. Các kho có máy hút ẩm và quạt thông gió nhưng còn ít. Máy điều hòa nhiệt độ công suất không đủ lớn, diện tích kho chưa đủ rộng. Tại một số kho do thiếu kệ nên nhiều thùng đựng thuốc phải xếp chồng lên nhau, gây khó khăn cho việc lấy thuốc và bảo quản. Trong 02 kho chính, mỗi kho chỉ có 01 máy điều hòa, như vậy việc đảm bảo nhiệt độ cả kho được đồng đều sẽ khó khăn. Vì khu vực gần máy điều hòa sẽ có nhiệt độ thấp hơn, còn khu vực xa máy điều hòa có nhiệt độ cao hơn. Hệ thống trang thiết bị, cơ sở vật chất có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động cung ứng, bảo quản và tồn trữ thuốc. Kho dược BVĐK huyện Vĩnh Thuận được trang bị các trang thiết bị như: tủ thuốc, giá kệ, điều hoà nhiệt độ, nhiệt kế, ẩm kế, tủ lạnh, tủ mát và các phương tiện phòng chống cháy nổ, mối mọt để đáp ứng các yêu cầu bảo quản và tồn trữ thuốc. Công tác phòng cháy chữa cháy của kho dược còn thực hiện sơ xài, chỉ có 2 bình cứu hỏa với 1 bình/1kho chính. Tuy nhiên, 2 bình này có dung tích nhỏ không đảm bảo cho việc phòng chống cháy nổ nếu có sự cố xảy ra. Hệ thống trang thiết bị của kho dược được trang bị tương đối đầy đủ nhưng một số trang thiết bị đã cũ hoạt động kém hiệu quả. 3.1.3 Theo dõi nhiệt độ và độ ẩm Quá trình theo dõi nhiệt độ và độ ẩm trong 02 kho bảo quản thuốc chính được thể hiện qua bảng 3.7. Bảng 3.7 Bảng tổng hợp theo dõi nhiệt độ và độ ẩm trong kho Tên Thấp Cao Tiêu chí Theo GSP kho nhất nhất Kho Nhiệt độ (oC) 20 27 Từ 15-25 Thuốc ống - Độ ẩm (%) 60 68 Không quá 70% 28
  37. Dịch truyền Số ngày/l lần ghi (ngày) 1 1 Hàng ngày Số lần ghi/ ngày (lần) 2 2 2 Vị trí theo dõi 1 1 Nhiều vị trí (vị trí) Nhiệt độ (oC) 23 28 Từ 15-25 Độ ẩm (%) 65 79 Không quá 70% Kho thuốc Số ngày/l lần ghi (ngày) 1 3 Hàng ngày viên - Dùng Ngoài Số lần ghi/ ngày (lần) 1 2 2 Vị trí theo dõi 1 1 Nhiều vị trí (vị trí) Kho thuốc ống – dịch truyền có nhiệt độ cao nhất là 27 0C không nằm trong giới hạn cho phép của GSP. Độ ẩm tại kho có giá trị thấp nhất và cao nhất lần lượt là 60%, 68% đều nằm trong giới hạn cho phép (không vượt quá 70%). Số lần ghi nhiệt độ và độ ẩm đều đạt theo yêu cầu của GSP là 2 lần/ngày, do kho này có nhiều thuốc tiêm, thuốc dung dịch đòi hỏi điều kiện bảo quản nghiêm ngặt nên việc theo dõi nhiệt độ và độ ẩm cần chặt chẽ hơn. Kho thuốc viên - dùng ngoài có nhiệt độ và độ ẩm không đạt theo yêu cầu của GSP, cụ thể nhiệt độ cao nhất là 28oC không nằm trong giới hạn cho phép là từ 15-250C. Độ ẩm thấp nhất là 65%, độ ẩm cao trên 79% vượt quá giới hạn cho phép. Số lần ghi nhiệt độ và độ ẩm trung bình là 1,3 lần/ngày, không đạt theo yêu cầu của GSP. 29
  38. Cả hai kho đều không đạt tiêu chí vị trí theo dõi, tức là mỗi kho chỉ có 1 vị trí theo dõi nhiệt độ và độ ẩm. Do trong mỗi kho chỉ có 1 nhiệt kế và ẩm kế gắn cố định tại một vị trí. Như vậy sẽ không kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm toàn bộ kho. Bởi vì tuy có máy điều hòa và máy hút ẩm, nhưng do trong kho mỗi loại máy đó chỉ có 1 cái mà diện tích kho lại tương đối lớn, nên nhiệt độ và độ ẩm tại nhiều vị trí không đều nhau. Do đó, cần theo dõi nhiệt độ và độ ẩm tại nhiều vị trí bằng cách gắn thêm nhiệt kế, ẩm kế và có thể đo bằng cách cầm nhiệt kế di chuyển để đo. Như vậy, việc kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm sẽ tốt hơn. Nhiệt độ cao nhất của 02 kho thuốc chính đều không nằm trong giới hạn cho phép nhưng nhiệt độ nhiệt độ thấp nhất tại 02 kho này nằm trong giới hạn cho phép. Điều đó chứng tỏ nhiệt độ tại kho thuốc chính không được duy trì ổn định. Nguyên nhân là do máy điều hòa không mở ngày thứ 7 và chủ nhật, nên nhiệt độ tại 02 kho này không được ổn định. Độ ẩm tại thuốc viên - dùng ngoài không nằm trong giới hạn cho phép, bởi vì kho này có máy hút ẩm bị hư hỏng nhưng thủ kho không báo cáo cho lãnh đạo khoa Dược để thay sửa kịp thời. Thời gian ghi chép: 2 đến 3 ngày ghi 1 lần, 1 đến 2 lần trong ngày. Bảng 3.8 Số ngày có/không theo dõi nhiệt độ, độ ẩm của các kho Số ngày có theo dõi Số ngày STT Hệ thống Kho (ngày) không theo Tổng 2lần/ngày 1 lần/ngày dõi (ngày) 1 Kho 1 264 0 0 264 2 Kho 2 256 4 4 264 Tổng 520 4 4 528 Qua khảo sát, việc thực hiện theo dõi nhiệt độ, độ ẩm là khá hoàn thiện. Cụ thể, số ngày không theo dõi rất ít, chiếm tỷ lệ thấp. Kho thuốc viên - dùng ngoài chỉ có 4 ngày/264 ngày theo dõi là không có theo dõi nhiệt độ và độ ẩm. 30
  39. Kho thuốc ống – dịch truyền có tất cả các ngày theo dõi nhiệt độ và độ ẩm 2 lần/ngày. Trong đó chỉ có kho thuốc viên - dùng ngoài là có 4 ngày không theo dõi nhiệt độ, độ ẩm đúng giờ. Như vậy, việc theo dõi nhiệt độ, độ ẩm thực hiện tốt tại kho Dược. Qua bảng 3.8 cho thấy số ngày theo dõi nhiệt độ, độ ẩm của các kho là tương đối tốt, số ngày theo dõi nhiệt độ, độ ẩm 2 lần tại các kho là: kho 1 và kho 2 là 264/264 và 260/264 ngày được theo dõi. Như vậy các kho luôn chủ động điều chỉnh được nhiệt độ, độ ẩm đáp ứng đúng theo yêu cầu của nhà sản xuất đề ra. Bảng 3.9 Theo dõi nhiệt độ, độ ẩm theo giờ quy định của các kho STT Hệ thống Kho 2 lần/ngày Đúng giờ Không đúng giờ 1 Kho 1 264 264 0 2 Kho 2 256 253 3 Tổng 520 517 3 Dựa vào bảng 3.9 thì kết quả khảo sát được số ngày theo dõi nhiệt độ, độ ẩm đúng giờ của kho 1 và kho 2 lần lượt là 264 và 253 ngày. Còn số ngày theo dõi nhiệt độ, độ ẩm không đúng giờ của kho 2 là 3 ngày; kho 1 là 0 ngày. Từ kết quả theo dõi nhiệt độ, độ ẩm hàng ngày và theo dõi giờ theo quy định của các kho ta có bảng theo dõi nhiệt độ, độ ẩm đạt/không đạt tại các kho được trình bày ở bảng 3.10 và 3.11. Bảng 3.10 Số ngày theo dõi nhiệt độ đạt/ không đạt Số ngày theo dõi nhiệt Số ngày theo dõi nhiệt STT Hệ thống Kho độ đạt (ngày) độ không đạt (ngày) 1 Kho 1 256 8 2 Kho 2 252 12 Tổng 508 20 31
  40. Số ngày theo dõi nhiệt độ đạt của kho 1 là 256 ngày; số ngày theo dõi nhiệt độ đạt của kho 2 là 252 ngày. Như vậy trong 264 ngày theo dõi nhiệt độ của các kho thì có từ 252-256 ngày thuốc được bảo quản đạt nhiệt độ theo yêu cầu của nhà sản xuất. Tuy nhiên trên thực tế thì nhiệt độ bảo thuốc tại các kho thuốc của khoa Dược bệnh viện chưa đạt được hết theo yêu cầu của nhà sản xuất, đôi khi còn mang tính hình thức chống đối đây là một trong những nguyên nhân cần phải khắc phục. Như vậy để đảm bảo nhiệt độ bảo quản thuốc thì người thủ kho luôn luôn phải tuân thủ đúng các quy định theo dõi nhiệt độ, từ đó có thể nâng cao được hiệu quả đảm bảo chất lượng thuốc theo đúng yêu cầu của nhà sản xuất. Bảng 3.11 Số ngày theo dõi độ ẩm đạt/không đạt Số ngày theo dõi độ Số ngày theo dõi độ STT Hệ thống Kho ẩm đạt (ngày) ẩm không đạt (ngày) 1 Kho 1 259 5 2 Kho 2 254 10 Tổng 513 15 Qua bảng 3.11 cho thấy số ngày theo dõi độ ẩm đạt yêu cầu tại các kho là tương đối cao kho 1 đạt 259/264 ngày còn kho 2 đạt 254/264 ngày, số ngày theo dõi độ ẩm không đạt tại các kho chỉ có từ 5 đến 10 ngày. Trên thực tế qua trao đổi trực tiếp với các thủ kho thì trong những ngày ẩm ướt độ ẩm trong kho có những ngày lên đến trên 79% mặc dù các thiết bị máy móc hút ẩm đã hoạt động hết công suất . Qua đó cho thấy tuy kho Dược đã được trang bị tương đối đầy đủ các phương tiện bảo quản thuốc nhưng cũng chưa đáp ứng được hết các yêu cầu, điều kiện bảo quản thuốc. Đôi khi còn mang tính hình thức, bảng theo dõi nhiệt, độ ẩm đôi khi mang tính chất chống chế không sát thực với thực tế. Vậy để đảm bảo điều kiện bảo quản thuốc được theo đúng tiêu chuẩn của nhà sản xuất, thì người thủ kho phải thường xuyên theo dõi điều kiện độ 32
  41. ẩm hàng ngày đúng quy định về thời gian cũng như các quy định khác để nâng cao được điều kiện bảo quản thuốc được tốt hơn, các phương tiện bảo quản thuốc cần được trang bị đáp ứng được các yêu cầu bảo quản thuốc của nhà sản xuất. 3.2 Phân tích cơ cấu thuốc dự trữ tại Bệnh viện đa khoa huyện Vĩnh Thuận năm 2015 3.2.1 Giá trị, số lượng xuất nhập trong kho Bảng 3.12 Giá trị xuất nhập tồn trong kho năm 2015 (Đơn vị tính: đồng) Tồn Thời gian Xuất Tháng đầu Nhập Tồn cuối kỳ sử dụng trong kỳ kỳ thuốc tồn (5)=(2)+(3)- (1) (2) (3) (4) (6)=(5)/(4) (4 ) 1 1,784,677,569 1,299,661,021 1,352,726,616 1,731,611,974 1.28 2 1,731,611,974 1,535,463,091 850,572,123 2,416,502,942 2.84 3 2,416,502,942 739,297,694 1,707,936,357 1,447,864,279 0.85 4 1,447,864,279 1,252,273,222 1,093,287,768 1,606,849,733 1.47 5 1,606,849,733 933,578,529 1,082,322,909 1,458,105,353 1.35 6 1,458,105,353 1,051,000,217 1,166,500,712 1,342,604,858 1.15 7 1,342,604,858 950,398,770 1,105,228,371 1,187,775,257 1.07 8 1,187,775,257 1,312,563,236 1,213,796,471 1,286,542,022 1.06 9 1,286,542,022 2,869,000,220 1,409,327,844 2,746,214,398 1.95 10 2,746,214,398 455,362,101 1,061,321,361 2,140,255,138 2.02 11 2,140,255,138 591,794,817 1,317,982,008 1,414,067,947 1.07 12 1,414,067,947 1,176,950,634 1,137,256,021 1,453,762,560 1.28 Tổng 20,563,071,470 14,167,343,552 14,498,258,561 20,232,156,461 cộng Trung Bình 1,713,589,289 1,180,611,963 1,208,188,213 1,686,013,038 1,4 Tháng 33
  42. Giá trị thuốc tồn đầu kỳ thường nhiều hơn giá trị sử dụng hàng tháng (trung bình là 1,42 lần, trừ tháng 8, tháng 9) như vậy có thể nói về mặt giá trị thuốc tồn đầu kỳ và thuốc mua trong tháng có thể đáp ứng cho sử dụng trong tháng được. Giá trị tiền thuốc tồn kho trung bình là 1,4 tháng thuốc sử dụng. Giá trị tiền thuốc tồn cao nhất là 2,84 tháng sử dụng (Tháng 2). Giá trị tiền thuốc tồn thấp nhất là 0,85 tháng sử dụng (Tháng 3). 3.2.2 Giá trị xuất nhập tồn của một số nhóm thuốc Bệnh viện Đa khoa huyện Vĩnh Thuận trong năm 2015 có 3 nhóm thuốc có giá trị sử dụng nhiều nhất đó là: Nhóm kháng sinh, nhóm tiêu hóa, nhóm tim mạch trong đó có 3 loại thuốc có giá trị tồn lớn nhất đó là: + Ceftazidim 1g tồn 76.383.720 đồng chiếm 26,32% nhóm kháng sinh. + Omeprazol 40mg tồn 59.400.003,6 đồng chiếm 22,33% nhóm tiêu hóa. + Amlodipin 5mg tồn 66.837.057 đồng chiếm 41,64% nhóm tim mạch. + Có một số loại thuốc số lượng tồn trữ thấp gồm: Chlopheniramin 4mg chiếm 0.00005%, Paracetamol 325mg chiếm 0.00011%, Lamivudin 100mg chiếm 0.00012%. Trước hết ta phân tích giá trị xuất nhập tồn của các nhóm để xem mức độ tồn kho có ảnh hưởng đến chi phí bảo quản không. 34
  43. * Nhóm Kháng sinh: Bảng 3.13 Giá trị xuất nhập tồn của nhóm Kháng sinh năm 2015 (Đơn vị tính: 1000 đồng) Thời gian Tồn đầu Tháng Nhập Xuất Tồn cuối kỳ sử dụng kỳ thuốc tồn (5)=(2)+(3)- (1) (2) (3) (4) (6)=(5)/(4) (4) 1 558,716.15 522,127.73 518,031.60 562,812.28 1.09 2 562,812.28 501,995.66 317,898.07 746,909.88 2.35 3 746,909.88 23,920.31 427,681.05 343,149.14 0.80 4 343,149.14 357,639.35 312,400.42 388,388.07 1.24 5 388,388.07 280,763.52 285,216.07 383,935.52 1.35 6 383,935.52 252,858.19 308,442.36 328,351.35 1.06 7 328,351.35 225,839.25 306,915.47 247,275.12 0.81 8 247,275.12 388,997.35 336,550.53 299,721.94 0.89 9 299,721.94 727,997.10 264,407.64 763,311.40 2.89 10 763,311.40 175,908.60 356,140.39 583,079.61 1.64 11 583,079.61 25,793.60 308,268.04 300,605.17 0.98 12 300,605.17 318,501.43 328,926.66 290,179.93 0.88 Tổng 5,506,255.63 3,802,342.10 4,070,878.31 5,237,719.41 Trung 458,854.64 316,861.84 339,239.86 436,476.62 1.29 bình 35
  44. Trong nhóm kháng sinh, giá trị thuốc tồn trung bình là 1,29 lần so với giá trị tháng đó sử dụng. Giá trị tiền thuốc tồn cao nhất là 2,89 tháng sử dụng (Tháng 9). Giá trị tiền thuốc tồn thấp nhất là 0,8 tháng sử dụng (Tháng 3). * Nhóm Tiêu hóa: Bảng 3.14 Giá trị xuất nhập tồn của nhóm Tiêu hóa năm 2015 (Đơn vị tính: 1000 đồng) Thời gian Tồn đầu Tháng Nhập Xuất Tồn cuối kỳ sử dụng kỳ thuốc tồn (5)=(2)+(3)- (1) (2) (3) (4) (6)=(5)/(4) (4) 1 171.926 161.564 175.521 157.969 0,90 2 157.969 285.674 143.778 299.865 2,09 3 299.865 3.782 103.943 199.704 1,92 4 199.704 225.597 211.829 213.472 1,01 5 213.472 194.129 215.978 191.622 0,89 6 191.622 19.581 82.366 128.836 1,56 7 128.836 275.107 251.249 152.695 0,61 8 152.695 274.744 158.716 268.723 1,69 9 268.723 147.926 100.209 316.440 3,16 10 316.440 92.372 197.098 211.714 1,07 11 211.714 235.481 240.252 206.942 0,86 12 206.942 252.797 193.779 265.960 1,37 Tổng 2.519.907 2.168.754 2.074.719 2.613.942 Trung 209.992 180.729 172.893 217.828 1,26 bình 36
  45. Trong nhóm Tiêu hóa, giá trị thuốc tồn trung bình là 1,26 lần so với giá trị tháng đó sử dụng. Giá trị tiền thuốc tồn cao nhất là 3,16 tháng sử dụng (Tháng 9). Giá trị tiền thuốc tồn thấp nhất là 0,61 tháng sử dụng (Tháng 7). * Nhóm Tim mạch: Bảng 3.15 Giá trị xuất nhập tồn của nhóm Tim mạch năm 2015 (Đơn vị tính: 1000 đồng) Thời gian Tồn đầu Tháng Nhập Xuất Tồn cuối kỳ sử dụng kỳ thuốc tồn (5)=(2)+(3)- (1) (2) (3) (4) (6)=(5)/(4) (4) 1 211.318 4.979 86.412 129.885 1,50 2 129.885 39.277 78.925 90.236 1,14 3 90.236 111.919 94.711 107.445 1,13 4 107.445 113.971 53.669 167.747 3,13 5 167.747 7.851 72.431 103.166 1,42 6 103.166 40.771 56.015 87.922 1,57 7 87.922 50.343 71.890 66.376 0,92 8 66.376 128.782 113.743 81.415 0,72 9 81.415 109.485 82.443 108.457 1,32 10 108.457 18.855 71.349 55.964 0,78 11 55.964 187.278 67.831 175.411 2,59 12 175.411 37.692 52.587 160.516 3,05 Tổng 1.385.341 851.203 902.005 1.334.539 Trung 115.445 70.934 75.167 111.212 1,48 bình 37
  46. Trong nhóm Tim mạch, giá trị thuốc tồn trung bình là 1,48 lần so với giá trị tháng đó sử dụng. Giá trị tiền thuốc tồn cao nhất là 3,13 tháng sử dụng (Tháng 4). Giá trị tiền thuốc tồn thấp nhất là 0,72 tháng sử dụng (Tháng 8). Trong 3 nhóm thuốc trên, giá trị thuốc tồn trung bình từ 0,72 đến 1,48 lần so với so với giá trị thuốc sử dụng trung bình một tháng của nhóm đó. Nhóm Kháng sinh có giá trị thuốc tồn trung bình thấp nhất trong 3 nhóm (0,72 tháng sử dụng). Nhóm Tim mạch có giá trị thuốc tồn trung bình cao nhất trong 3 nhóm (1,48 tháng sử dụng). 3.2.3 Cơ cấu thuốc hết trong năm 2015 Bảng 3.16 Số ngày hết thuốc của một số thuốc trong năm 2015 Số ngày hết Số Đơn Tên thuốc-Hàm lƣợng thuốc Thời gian hết thuốc TT vị (ngày) Ofloxacin 200mg 1 Viên 11 Từ 9/10 đến 19/10 (Menazin) Clarithromycin 250mg 2 Viên 19 Từ 30/9 đến 18/10 Domesco Từ 1/5 đến 06/5 3 Clotrimazol 100mg Viên 73 Từ 1/8 đến 8/10 Cefoperazon 4 Lọ 7 Từ 30/4 đến 6/5 500mg+Sulbactam 500mg 5 Misoprostol 200mcg Viên 10 Từ 20/4 dến 30/4 6 Pantoprazol 40mg Lọ 15 Từ 10/5 đến 24/5 7 Lanzoprazol 30mg Viên 40 Từ 30/4 đến 8/6 Clopidogrel bisulfate Từ 10/8 đến 20/8 8 Viên 20 75mg Từ 2/10 đến 10/10 Cinnarizin + Piracetam 9 Viên 8 Từ 20/5 đến 27/5 (25+400)mg 10 Enoxaparin 40mg/0,4ml Ống 12 Từ 9/2 đến 20/2 38
  47. Trong 3 nhóm nghiên cứu có 10 loại thuốc bị hết thuốc trong năm. Trong đó có 4 loại thuốc hết thuốc trên 15 ngày. Các thuốc này hết thuốc không tập trung tại một thời điểm nhất định mà rải rác từ tháng 2 đến tháng 10. Thuốc có số ngày hết thuốc ít nhất là Cefoperazon 500mg+Sulbactam 500mg với thời gian là 7 ngày. Thuốc có số ngày hết thuốc nhiều nhất là Clotrimazol 100mg với thời gian hết là 73 ngày. Tuy hết thuốc nhưng tất cả các loại thuốc trên có thuốc cùng nhóm dược lý thay thế. 3.2.4 Kiểm soát tồn kho bằng phân tích ABC Bảng 3.17 Phân tích ABC tại BVĐK huyện Vĩnh Thuận năm 2015 Số Tổng chi phí %Tổng chi % Tích Loại % Số lƣợng Lƣợng (đồng) phí (đồng) lũy A 50 16.89 1.126.002.808 77.45 77.45 B 59 19.93 238.646.696 16.42 93.87 C 187 63.18 89.113.056 6.13 100 Tổng 296 100 1.453.762.560 Nhóm thuốc loại A: với 50 loại thuốc, số lượng chiếm 16,89% nhưng chiếm giá trị 77,45%, trong khi đó nhóm thuốc chiếm nhiều về số mặt hàng nhưng giá trị tồn lại ít đó là nhóm thuốc loại C chiếm 63,18% về số lượng nhưng giá trị chiếm 6,13%. Bảng 3.18 Thuốc có tỷ lệ giá trị thuốc tồn cao trong nhóm A, B, C năm 2015 Tên thuốc Nhóm Giá trị tồn (đồng) Tỷ lệ giá trị tồn (%) Ceftazidim 1g A 76.383.720 5,25 Glucose 5%/chai 500ml B 7.436.754 0,51 Calci lactat 300mg C 1.824.000 0,125 Trong nhóm A, thuốc có giá trị tồn cao nhất là Ceftazidim 1g, chiếm tỷ lệ 5,25%. Trong nhóm B, thuốc có giá trị tồn cao nhất là Glucose 5%/chai 500ml, chiếm tỷ lệ 0,51%. Trong nhóm C, thuốc có giá trị tồn cao nhất là Calci lactat 300mg, chiếm tỷ lệ 0,125%. 39
  48. 3.2.5 Kiểm soát tồn kho bằng phân tích VED Bảng 3.19 Phân tích VED tại BVĐK huyện Vĩnh Thuận năm 2015 Số Tổng chi phí % Tổng chi phí Loại % Số lƣợng lƣợng (đồng) (đồng) V 36 12.16 338,293,173 23.27 E 244 82.43 1,104,101,249 75.95 D 16 5.41 11,368,138 0.78 Tổng 296 100 1,453,762,560 Nhóm Thuốc loại V: chiếm 12,16% về số lượng, tỷ trọng kinh phí 23,27%. Nhóm thuốc loại E: chiếm 82,43% về số lượng, tỷ trọng kinh phí 75,95%. Nhóm thuốc loại D mặc dù là không cần thiết nhưng chiếm 5,41% về số lượng, tỷ trọng kinh phí 0,78%; Bệnh viện cần hạn chế nhóm D, bên cạnh đó cần xem xét rà soát lại thuốc loại E có phải là nhóm thuốc D hay không để giảm số lượng thuốc nhóm E, nếu thấy chúng không cò là thiết yếu đối với Bệnh Viện. Để làm được điều này chúng ta cần phải dựa vào ma trận phân tích ABC/VED ở bảng 3.21. Bảng 3.20 Thuốc có tỷ lệ giá trị tồn cao trong nhóm V, E, D năm 2015 Tỷ lệ Giá trị tồn Tên thuốc Nhóm giá trị (đồng) tồn (%) Ceftazidim 1g V 76.383.720 5,25 Glimepirid+Metformin (2mg+500mg) E 71.820.000 4,94 Lysin hydroclorid + calci glycerophosphat + acid glycerophosphoric + vitamin B1 + D 3.909.000 0,269 B2 + B6 + E + PP (26mg +14mg + 7mg + 7mg + 3mg + 5mg + 7mg + 10mg) Trong nhóm V, thuốc có giá trị tồn cao nhất là Ceftazidim 1g, chiếm tỷ lệ 5,25%. 40
  49. Trong nhóm E, thuốc có giá trị tồn cao nhất là Glimepirid+Metformin (2mg+500mg), chiếm tỷ lệ 4,94%. Trong nhóm D, thuốc có giá trị tồn cao nhất là Lysin hydroclorid + calci glycerophosphat + acid glycerophosphoric + vitamin B1 + B2 + B6 + E + PP (26mg+14mg+7mg+7mg+3mg+5mg+7mg+10mg), chiếm tỷ lệ 0,269%. Bảng 3.21 Phân tích ma trận ABC/VED tại BVĐK huyện Vĩnh Thuận năm 2015 V E D Loại Kết Số Kết Số Tổng Số lƣợng Kết hợp hợp lƣợng hợp lƣợng A AV 09 AE 41 AD 0 50 B BV 10 BE 47 BD 02 59 C CV 17 CE 156 CD 14 187 Tổng 36 244 16 296 Nhóm thuốc loại I: AV + BV + CV + AE + AD = 77 loại, chiếm tỷ lệ 26,01%; Thuốc Loại II: BE + CE + BD = 205 loại, chiếm tỷ lệ 69,26%; Thuốc Loại III: CD = 14 loại, chiếm tỷ lệ 4.73%; Nhóm thuốc CD là thuốc chiếm ít số lượng nhưng lại là nhóm thuốc không thiết yếu cần loại bỏ. 41
  50. Chƣơng 4. BÀN LUẬN 4.1 Về thực trạng nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị để đảm bảo công tác tồn trữ thuốc tại Bệnh viện đa khoa huyện Vĩnh Thuận 4.1.1 Tổ chức nhân lực khoa Dược và kho Dược Năm 2015, Kho Dược BVĐK huyện Vĩnh Thuận có số lượng nhân viên là 12 chiếm tỷ lệ là 42,9% so với tổng số nhân viên khoa Dược. Tỷ lệ này ở mức trung bình, điều đó chứng tỏ nhân lực trong kho Dược được đảm bảo về số lượng nhằm giúp cho công tác bảo quản tốt hơn. Ngoài ra, tỷ lệ cán bộ Dược/tổng số cán bộ đơn vị là 11,3%. Trong khi đó, bệnh viện Đa khoa huyện An Minh có tỷ lệ cán bộ dược trên tổng biên chế chung của bệnh viện là 7,5% năm 2014. Tuy tỷ lệ cán bộ Dược/tổng số cán bộ đơn vị của BVĐK huyện Vĩnh Thuận cao hơn BVĐK huyện An Minh nhưng chưa khẳng định được nhân lực Dược của BVĐK huyện Vĩnh Thuận là đủ để hoạt động nhiệm vụ công tác Dược. Ngược lại, BVĐK huyện An Minh tỷ lệ này là 7,5% nhưng khoa Dược vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ. Nhân lực kho Dược BVĐK huyện Vĩnh Thuận chiếm 42,9% nhân lực khoa Dược. Cũng như nhân lực khoa Dược của các Bệnh viện, nhân lực kho Dược cũng chiếm tỷ lệ không đồng đều. Nhân lực kho Dược BVĐK huyện Vĩnh Thuận chiếm 42,9% là ở mức trung bình. Theo thông tư 08/2007/TTLT-BYT-BNV ngày 5/6/2007 hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nước thì: Tỷ lệ DSĐH/DSTH là 1/2 đến 1/2,5. Tỷ lệ này ở BVĐK huyện Vĩnh Thuận là 1/3.7. Như vậy có thể nói là BVĐK huyện Vĩnh Thuận còn thiếu DSĐH. Chỉ có 1 DSĐH để thực hiện nhiệm vụ trong bộ phận kho. DSĐH này đảm nhận được chức danh Thủ kho tại kho thuốc ống – dùng ngoài. Vì kho này có các loại thuốc như thuốc tiêm, thuốc gây nghiện và hướng tâm thần 42
  51. nên cần có Dược sĩ trình độ đại học nhằm thực hiện đúng quy định về cấp phát và bảo quản thuốc gây nghiện và hướng tâm thần. Tóm lại, nhân lực trong kho được bố trí hợp lý hiểu rõ công việc và quản lý tốt lượng xuất nhập tồn thuốc trong kho Dược. Tuy nhiên với khối lượng công việc ngày càng nhiều, yêu cầu công việc ngày càng cao, khối lượng thuốc nhập và cấp phát của kho Dược ngày càng lớn thì tỷ lệ nhân sự trên là ít. Ngoài ra, các cán bộ công tác kho Dược cần được đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn như tăng số Dược sĩ Đại học để phục vụ cho công việc tồn trữ thuốc trong kho Dược được tốt hơn. 4.1.2 Cơ sở hạ tầng kho Dược Nhà kho của BVĐK huyện Vĩnh Thuận trên cơ bản đảm bảo công tác bảo quản và dự trữ đủ thuốc phục vụ công tác điều trị và chăm sóc sức khỏe nhân dân. Trong kho có tương đối đầy đủ các trang thiết bị phục vụ công tác bảo quản, kiểm soát điều kiện bảo quản ở nhiệt 15-30oC và độ ẩm 70% đối với các thuốc bảo quản ở điều kiện thường và có hệ thống tủ lạnh, duy trì nhiệt độ 2-8oC đối với thuốc cần bảo quản ở điều kiện đặc biệt. Tuy nhiên cơ sở vật chất trong kho vẫn còn những mặt hạn chế như không đủ trang thiết bị bảo quản: + Điều hòa: kho lẻ cấp phát BHYT không có. + Nhiệt ẩm kế: kho lẻ cấp phát BHYT không có. + Máy hút ẩm: các kho chỉ có 1 + Quạt thông gió: các kho chỉ có 1 Trong 02 kho thuốc chính được khảo sát, kho có diện tích rộng nhất là Kho thuốc viên - dùng ngoài chiếm 90,72 m2, kho có diện tích hẹp nhất là 19.44 m2. Tuy nhiên cả 02 kho trên không đảm bảo được diện tích cho việc bảo quản vì diện tích hữu ích của 02 kho đều lớn hơn diện tích thực. Như vậy, không đảm bảo được diện tích bảo quản thuốc theo quy định của GSP. 43
  52. Hiện tại, công tác bảo quản thuốc tại bệnh viện đa khoa huyện Vĩnh Thuận vẫn còn một số khó khăn. Số trang thiết bị bảo quản thuốc được trang bị khá đầy đủ nhưng đã cũ, máy điều hòa nhiệt độ công suất không đủ lớn, các trang thiết bị này chưa được kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ nên không đảm bảo độ ổn định của điều kiện bảo quản. Các kho cũng trang bị rất ít máy hút ẩm nên trong điều kiện thời tiết nóng ẩm của nước ta hiện nay, rất khó đảm bảo độ ẩm thích hợp cho kho. Diện tích kho chưa đủ rộng để khép kín khu vực bảo quản thuốc, tách rời khu vực cấp phát và khu vực tiếp nhận. Trong nhiều trường hợp, khi thuốc nhập với số lượng lớn thì vẫn phải tạm thời để trên sàn. Do đó, khoa Dược bệnh viện cần mở rộng thêm diện tích các kho dược, xây dựng và thiết kế kho dược theo tiêu chuẩn GSP nhằm đảm bảo công tác bảo quản và tồn trữ thuốc được hiệu quả. Bên cạnh đó, để hoạt động tồn trữ thuốc được tốt hơn, các trang thiết bị như điều hòa nhiệt độ, máy hút ẩm, nhiệt kế và ẩm kế phục vụ cho công tác bảo quản thuốc phải được thường xuyên bảo dưỡng, kiểm tra định kỳ, không để xảy ra hiện tượng hư hỏng làm ảnh hưởng đến công tác bảo quản thuốc. 4.1.3 Theo dõi nhiệt độ, độ ẩm Trong công tác tồn trữ và bảo quản thuốc vấn đề nhiệt độ và độ ẩm là rất quan trọng, nếu nhiệt độ và độ ẩm quá cao sẽ ảnh hưởng đến chất lượng thuốc và ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị. Hoạt động bảo quản thuốc phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố nhiệt độ, với mỗi loại thuốc khác nhau thì yêu cầu điều kiện bảo quản khác nhau. Đảm bảo nhiệt độ bảo quản thuốc là thuốc được bảo quản theo đúng quy định của nhà sản xuất, ở điều kiện bảo quản bình thường, bảo quản ở nhiệt độ khô, thoáng nhiệt độ từ 15-250C, hoặc tùy vào điều kiện khí hậu nhiệt độ có thể lên đến 300C. Tuy nhiên đối với một số thuốc cần điều kiện bảo quản đặc biệt như 44
  53. thuốc tiêm, thuốc dung dịch dễ bị phân hủy bởi nhiệt độ cao thì cần nhiệt độ bảo quản thấp cụ thể là từ 8-15oC. Độ ẩm có ảnh hưởng lớn trong quá trình bảo quản thuốc, vì nếu độ ẩm quá cao sẽ dẫn đến thuốc bị ẩm mốc nhất là đối với các thuốc đông dược. Vì vậy để bảo quản thuốc tốt cần có độ ẩm thích hợp trong quá trình bảo quản. Các thuốc yêu cầu bảo quản tránh ẩm hoặc độ ẩm được kiểm soát phải được bảo quản trong khu vực mà độ ẩm tương đối được duy trì trong giới hạn yêu cầu, độ ẩm tương đối không quá 70%. Thực tế, việc theo dõi nhiệt độ và độ ẩm không định kỳ 2 lần/ngày và theo dõi hàng ngày, qua sổ theo dõi nhiệt độ, độ ẩm tại kho lẻ nội trú và phòng 1 kho chính. Tại quầy cấp phát lẻ ngoại trú không được theo dõi nhiệt độ, độ ẩm hằng ngày (không có nhiệt ẩm kế). Trong 2 kho bảo quản thuốc chính: Kho thuốc ống – dịch truyền có nhiệt độ cao nhất không nằm trong giới hạn cho phép nhưng nhiệt độ trung bình, nhiệt độ thấp nhất tại kho thuốc ống – dịch truyền nằm trong giới hạn cho phép. Còn nhiệt độ tại kho thuốc viên – dùng ngoài thì không ổn định và không nằm trong giới hạn cho phép. Nguyên nhân vì kho thuốc uống – dịch truyền có nhiều thuốc dạng dung dịch, thuốc tiêm nên cần kiểm soát nhiệt độ chặt chẽ hơn. Mặt khác, tại kho thuốc viên – dùng ngoài thì máy điều hòa không mở ngày thứ 7 và chủ nhật, nên nhiệt độ tại kho này không ổn định. Độ ẩm trung bình tại 2 kho đều nằm trong giới hạn cho phép, bởi vì 2 kho này có hệ thống thông gió tốt, máy hút ẩm mở liên tục. Cả hai kho đều không đạt tiêu chí vị trí theo dõi, tức là mỗi kho chỉ có 1 vị trí theo dõi nhiệt độ và độ ẩm. Do trong mỗi kho chỉ có 1 nhiệt kế và ẩm kế gắn cố định tại một vị trí. Như vậy sẽ không kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm toàn bộ kho. Bởi vì tuy có máy điều hòa và máy hút ẩm, nhưng do trong kho mỗi loại máy đó chỉ có 1 cái mà diện tích kho lại tương đối lớn, nên nhiệt độ và độ 45
  54. ẩm tại nhiều vị trí không đều nhau. Do đó, cần theo dõi nhiệt độ và độ ẩm tại nhiều vị trí bằng cách gắn thêm nhiệt kế, ẩm kế và có thể đo bằng cách cầm nhiệt kế di chuyển để đo. Như vậy, việc kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm sẽ tốt hơn. Để kiểm soát tốt nhiệt độ và độ ẩm, hàng ngày thủ kho cần theo dõi nhiệt độ, độ ẩm 2 lần/ngày. Buổi sáng vào lúc 8 giờ, buổi chiều vào lúc 13 giờ, qua đó thủ kho có thể biết được nhiệt độ hàng ngày có đạt hay không cho từng loại thuốc trong kho. Tùy theo điều kiện thời tiết nhiệt độ, độ ẩm tại các kho là khác nhau, nếu vượt giới hạn cho phép thủ kho có kế hoạch báo cáo để có biện pháp khắc phục, xử lý kịp thời. Bên cạnh đó, để đảm bảo cho công tác bảo quản thuốc được tốt thì việc phòng chống nấm mốc và mối mọt, chuột cũng rất quan trọng. Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ hệ thống kho thuốc, loại trừ những vật liệu và dụng cụ không cần thiết trong kho, đây là những điều kiện thuận lợi cho nấm mốc, mối mọt, chuột bọ phát triển. Thực hiện tốt quy trình kiểm nhập hàng, phát hiện kịp thời những thuốc có bao bì không còn nguyên vẹn, có hiện tượng ẩm mốc. Các thuốc khi nhập kho không được xếp trực tiếp xuống nền nhà kho, có kế hoạch đảo kho để tránh hiện tượng tích tụ nhiệt độ và độ ẩm. 4.2 Về cơ cấu tồn trữ thuốc 4.2.1 Về tổng giá trị xuất nhập tồn của các nhóm thuốc Giá trị tiền thuốc sử dụng trong các tháng không đồng đều từ 850,5 triệu đến 1.708 triệu mỗi tháng. Qua số liệu về giá trị thuốc nhập xuất tồn các tháng trong năm 2015 trong đó giá trị thuốc tồn là 1,4 tháng sử dụng. So với quy định: + Mức tồn kho tối thiểu là 1-2 tháng + Mức tồn kho tối đa là 2-3 tháng + Mức tồn kho an toàn là 2 tháng [5] 46
  55. Như vậy mức tồn kho trung bình của BVĐK huyện Vĩnh Thuận 1,4 tháng sử dụng là ở mức trung bình và trên mức tồn kho tối thiểu và dưới mức tồn kho an toàn. Tuy nhiên ở tháng 3 mức tồn kho dưới mức tồn kho tối thiểu. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu thuốc. Vì vậy muốn hạn chế được việc thiếu thuốc cần xem xét lượng tồn kho cho hợp lý, không chỉ đối với tổng giá trị tiền thuốc mà cần xem xét từng loại thuốc thường xuyên và duy trì ở mức tồn kho an toàn hoặc trên mức tồn kho tối thiểu. Việc theo dõi mức tồn kho tối thiểu không thể thực hiện được thường xuyên do đó việc lập kế hoạch mua thuốc cần cân đối hàng tháng sao cho hợp lý nhu cầu thực tại và dự đoán tình hình bệnh tật để lập kế hoạch mua thuốc. 4.2.2 Đối với tổng giá trị của từng nhóm Có 3 nhóm được nghiên cứu (nhóm kháng sinh, nhóm tiêu hóa và nhóm tim mạch). Các nhóm này có thời gian sử dụng thuốc tồn tương đương là 1,29 tháng, 1,26 tháng và 1,48 tháng. Thời gian sử dụng thuốc tồn trung bình của các loại thuốc là 1,4 tháng, như vậy các nhóm thuốc có giá trị tồn trung bình là không đều. Đặc biệt là nhóm kháng sinh có giá trị tồn thuốc khá thấp, mà nhóm này có giá trị sử dụng cao nhất vì nhu cầu sử dụng nhóm này cao. Vì thế có thể dẫn tới tình trạng thiếu thuốc sử dụng. Tuy nhiên trong từng tháng giá trị tồn thuốc là không đồng đều và có sự chênh lệch lớn thấp nhất là 0,61 tháng (nhóm tiêu hóa - tháng 7), cao nhất là 3,16 tháng (nhóm kháng sinh - tháng 9). Đặc biệt trong 3 nhóm này và tổng toàn bộ các loại thuốc có giá trị tồn của tháng 3 là thấp nhất trong các tháng nhưng sau đó nhập của tháng 4 là tăng bất thường. Như vậy, đây có thể là tháng 3 nhập thuốc ít thuốc mà chuyển sang tháng 4 số lượng nhập nhiều hơn. Như vậy nếu không nhập thuốc cuối tháng thì số lượng tồn của tháng đó sẽ ít nhưng nếu nhập thuốc vào đầu tháng thì một số thuốc sẽ không kịp mua dẫn 47
  56. đến thiếu thuốc do đó việc lập kế hoạch nhập hàng phải đảm bảo cả về thời gian thì mới đảm bảo đủ thuốc để sử dụng. Trong nhóm kháng sinh giá trị nhập xuất tồn ở các tháng tương đối đồng đều, và giá trị nhập xuất tồn ở mỗi tháng là hợp lý không có sự chênh lệch lớn giữa mua - sử dụng - và tồn kho vì nhóm kháng sinh là một nhóm thuốc chủ lực thường xuyên phải sử dụng với một cơ số nhất định, trong trường hợp nếu loại kháng sinh này không có thì bắt buộc phải thay loại kháng sinh khác nên tổng giá trị nhóm không thay đổi lớn. Qua vấn đề này chúng ta thấy công tác thông tin tư vấn về thuốc cho các bác sỹ là rất quan trọng đối với việc sử dụng thuốc vì trong thực tế có thể xẩy ra tình trạng các bác sỹ sử dụng theo “thói quen” chỉ sử dụng 1 - 2 loại dẫn đến loại kháng sinh này hết và bác sỹ lại yêu cầu mua tiếp trong khi loại kháng sinh khác vẫn còn tồn nhiều mà không sử dụng. Trong nhóm tiêu hóa giá trị nhập xuất tồn không đồng đều, riêng tháng 3 có giá trị nhập thuốc thấp nhất do tháng 2 còn tồn với thời gian sử dụng thuốc tồn là 2,09 tháng, tuy nhiên còn bốn tháng có mức tồn kho dưới mức tối thiểu là tháng 1, 5, 7, 11. Điều này có thể gây ra tình trạng thiếu một số thuốc trong nhóm. Trong nhóm tim mạch có giá trị nhập xuất tồn không đồng đều với thời gian sử dụng thuốc tồn trung bình là 1,48 tháng. Trong đó, tháng 8 có giá trị tồn thấp nhất (có thời gian sử dụng thuốc tồn là 0,72 tháng) do tháng 7 có lượng thuốc tồn còn ít mà giá trị thuốc xuất lại nhiều nhất, riêng tháng 10 cũng tồn thấp (có thời gian sử dụng thuốc tồn là 0,78 tháng sử dụng) là tình trạng chung của nhiều loại thuốc. Vậy để đảm bảo cơ số thuốc cấp cứu và điều trị thuốc nhóm này ngoài xem xét các nguyên nhân khác cần xem xét tới cơ số tồn trữ cho hợp lý. 48
  57. 4.2.3 Về cơ cấu thuốc hết 4.2.3.1 Về số loại thuốc hết Trong 3 nhóm nghiên cứu có 10/127 loại thuốc để xảy ra tình trạng hết thuốc chiếm 7,87%. Trong đó nhóm kháng sinh có 4 loại thuốc thiếu, tuy nhiên trong nhóm kháng sinh các thuốc có thể thay thế cho nhau khi loại kháng sinh này sắp hết thì sử dụng sang loại kháng sinh khác. Mặt khác, do công tác lập kế hoạch mua thuốc sát với thực tế và các nhà cung cấp đáp ứng kịp thời do đó giảm được sự thiếu hụt thuốc trong quá trình sử dụng của nhóm này. Trong nhóm tim mạch cũng có 3 loại thuốc thiếu. Đối với thuốc tim mạch, việc thay thế thuốc khác rất khó khăn, vì muốn đổi một thuốc mới cho bệnh nhân thì phải dò liều thuốc, đặc biệt là thuốc trị tăng huyết áp. Mặt khác, khi nhóm thuốc này hết thuốc mà không có thuốc thay thế sẽ ảnh hưởng đến việc điều trị của bệnh nhân. Vì thế, việc theo dõi lượng thuốc tồn và sử dụng trong nhóm khá quan trọng, cần được các nhân viên kho dược chú ý. Trong nhóm tiêu hóa số lượng các loại thuốc là ít nhất nhưng số loại thuốc hết lại bằng với nhóm tim mạch là 3 loại thuốc hết. Tuy nhiên, việc thay thế thuốc trong nhóm tiêu hóa sẽ dễ hơn so với nhóm thuốc tim mạch. Vì thế, việc hết thuốc trong nhóm cũng ít ảnh hưởng đến việc điều trị của bệnh nhân. 4.2.3.2 Về thời gian hết thuốc Trong 3 nhóm nghiên cứu có 10 loại thuốc bị hết thuốc trong năm. Trong đó có 4 loại thuốc hết thuốc trên 15 ngày. Các thuốc này hết thuốc không tập trung tại một thời điểm nhất định mà rải rác từ tháng 2 đến tháng 10. Thuốc có số ngày hết thuốc ít nhất là Cefoperazon 500mg+Sulbactam 500mg với thời gian là 7 ngày. Thuốc có số ngày hết thuốc nhiều nhất là Clotrimazol 100mg với thời gian hết là 73 ngày. 49
  58. Nguyên nhân hết thuốc có thể là do khi một loại thuốc trong nhóm này sắp hết có thể chỉ định thuốc khác trong nhóm sử dụng cho bệnh nhân mới vào, còn thuốc tồn của loại này không đủ dùng cho một bệnh nhân nữa nên báo cáo thuốc loại này vẫn không bị hết. Ngoài ra, khi một loại thuốc trong nhóm bị hết mà bộ phận lập kế hoạch không lập kế hoạch mua ngay hoặc nhà cung cấp không cung ứng đủ, cứ để khi nào cung ứng được thì tiếp tục sử dụng nên thời gian hết thuốc kéo dài. Vì vậy muốn hạn chế các thuốc không bị hết hoặc thời gian thuốc hết không kéo dài thì công tác lập kế hoạch cần phải sát tình hình thực tế hơn, nắm bắt nhu cầu sử dụng của các khoa điều trị kịp thời và có số lượng tồn trữ phải phù hợp hơn. Đồng thời bộ phận lập kế hoạch mua thuốc tiếp tục lập kế hoạch bổ sung hoặc định kỳ để mua thuốc đảm bảo sử dụng cho thời gian tiếp theo. Bên cạnh đó, để giải quyết được vấn đề này thì công tác thông tin thuốc là rất quan trọng, do đó dược sỹ lâm sàng không chỉ thường xuyên trao đổi, thông tin, tư vấn cho các bác sỹ, về tác dụng, tương tác thuốc, chỉ định, chống chỉ định, tác dụng không mong muốn của thuốc mà còn thông tin về số lượng thuốc tồn, dự báo khả năng cung ứng của các nhà cung cấp để các bác sỹ sử dụng thuốc hợp lý [8]. Đối với thuốc trong nhóm tim mạch, việc thay thuốc rất khó khăn vì cần phải dò liều thuốc và cho bệnh nhân uống thử xem có đáp ứng thuốc không, đặc biệt là các thuốc trị tăng huyết áp. Việc thiếu thuốc và không có thuốc thay thế sẽ ảnh hưởng đến kết quả điều trị của bệnh nhân. Vì vậy trong công tác lập kế hoạch mua thuốc cần phải xem xét số lượng tồn kho và có thể nên để thời gian sử dụng thuốc tồn ở mức tối đa. Qua kết quả nghiên cứu về phân tích thực trạng hết, cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo công tác tồn trữ và cơ cấu tồn trữ thuốc năm 2015 của BVĐK huyện Vĩnh Thuận phát hiện ra các ưu, nhược điểm và tác động của 50
  59. hết, cơ sở vật chất, trang thiết bị đến công tác tồn trữ. Từ đó có thể tìm ra các biện pháp khắc phục những nhược điểm, phát huy những ưu điểm để cải thiện công tác tồn trữ nhằm nâng cao chất lượng phục vụ trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Đồng thời, xác định cơ cấu tồn trữ hiện tại và định hướng cơ cấu tồn trữ cho thời gian tiếp theo. Tuy nhiên, do thời gian và điều kiện nghiên cứu nên đề tài này chưa phân tích được công tác quản lý tồn trữ đối với thuốc đông y, công tác quản lý tồn trữ tại các trạm y tế xã; chưa đi sâu nghiên cứu được các yếu tố tác động đến công tác tồn trữ tại BVĐK huyện Vĩnh Thuận. Mặc dù đề tài này còn những hạn chế và tồn tại nhất định, nhưng đây là một đề tài đầu tiên nghiên cứu về quản lý thuốc tồn trữ tại BVĐK huyện Vĩnh Thuận, là cơ sở ban đầu để đánh giá thực trạng cơ sở vật chât, trang thiết bị bảo quản, mô hình tổ chức, cơ cấu hết, các điều kiện và yêu cầu bảo quản để từng bước xây dựng hệ thống kho đạt tiêu chuẩn GSP. 4.2.4 Về phân tích ABC Bệnh viện đa khoa huyện Vĩnh Thuận có 296 loại thuốc thì Nhóm thuốc loại A với 50 loại thuốc, số lượng chiếm 16,89% nhưng chiếm giá trị 77,45%, trong khi đó nhóm thuốc chiếm nhiều về số mặt hàng nhưng giá trị tồn lại ít đó là nhóm thuốc loại C chiếm 63,18% về số lượng nhưng giá trị chiếm 6,13%. Qua đó cần xem xét lại nhóm thuốc loại A: đề xuất lựa chọn thay thế các loại thuốc nhóm A sử dụng nhiều để chi phí thấp hơn để đấu thầu. Đồng thời cần xem xét loại bỏ những nhóm loại C không cần thiết vì nhiều mặt hàng nhưng giá trị lại ít rất khó trong việc quản lý. Tuy nhiên muốn loại bỏ một số thuốc trong nhóm C cần kết hợp phân tích VEN vì các loại thuốc trong nhóm C này lại là những loại thuốc rất cần thiết trong việc điều trị tại bệnh viện. 51
  60. Trong đó, thuốc có giá trị tồn cao nhất là Ceftazidim 1g. Đối với các thuốc thuộc nhóm A, việc kiểm soát phải rất chặt chẽ như kiểm soát hàng tuần, đặt hàng thường xuyên và giao hàng hàng tuần, hạn chế tối thiểu sản phẩm không dùng và quá hạn. Các nhân viên của Kho dược BVĐK huyện Vĩnh Thuận đã thực hiện tốt việc kiểm soát các thuốc trong nhóm này bằng cách kiểm tra mỗi thuốc trong nhóm này mỗi 10 ngày, có kế hoạch dự trù chính xác, thông báo cho Trưởng khoa dược về từng loại thuốc. Số thuốc thuộc nhóm B là 59 thuốc chiếm tỷ lệ 19,93%, nhưng lại chiếm tỷ lệ tổng chi phí thuốc 16,42%. Trong đó, thuốc có giá trị tồn cao nhất là Glucose 5%/chai 500ml. Đối với các thuốc thuộc nhóm này, mức độ kiểm soát là trung bình, có thể đặt hàng 3 tháng một lần, kiểm soát hàng quý những sản phẩm tồn nhiều và quá hạn. Nhân viên kho Dược cần dự trù dựa trên kế hoạch và báo cáo hàng tháng. Số thuốc thuộc nhóm C là 187 thuốc chiếm tỷ lệ cao nhất là 63,18%, nhưng lại chiếm tỷ lệ tổng chi phí thuốc thấp nhất là 6,13%. Trong đó, thuốc có giá trị tồn cao nhất là Calci lactat 300mg. Đối với các thuốc thuộc nhóm này, việc kiểm soát không cần chặt chẽ, có thể đặt hàng 6 tháng một lần. Vì thế, các nhân viên trong kho Dược có thể linh hoạt trong việc dự trù và báo cáo theo quý. 4.2.5 Về phân tích VED Bệnh viện đa khoa huyện Vĩnh Thuận có 296 thuốc thì số thuốc thuộc nhóm D (Desirable) chiếm tỷ lệ thấp nhất là 5,41%, chiếm tỷ lệ tổng chi phí thấp nhất là 0,78%. Trong đó, thuốc có giá trị tồn cao nhất là Lysin hydroclorid + calci glycerophosphat + acid glycerophosphoric + vitamin B1 + B2 + B6 + E + PP (26mg+14mg+7mg+7mg+3mg+5mg+7mg+10mg). Đối với các thuốc thuộc nhóm này, sự thiếu hụt không ảnh hưởng xấu đến bệnh nhân 52
  61. hoặc hoạt động bệnh viện. Nhân viên kho Dược có thể kiểm soát các thuốc trong nhóm này ở không cần chặt chẽ, cấp độ trung hoặc thấp hơn. Số thuốc thuộc nhóm E (Essential) chiếm tỷ lệ cao nhất là 82,43%, chiếm tỷ lệ tổng chi phí thuốc cao nhất là 75,95%. Trong đó, thuốc có giá trị sử dụng cao nhất là thuốc có giá trị tồn cao nhất là Glimepirid+Metformin (2mg+500mg). Đối với các thuốc thuộc nhóm này, sự thiếu hụt có thể chấp nhận trong thời gian ngắn. Nếu các thuốc trong nhóm này không có sẵn trong vài ngày hoặc một tuần, hoạt động bệnh viện có thể bị ảnh hưởng xấu. Nhân viên kho Dược cần kiểm soát các thuốc trong nhóm này bởi quản lý cấp cao hoặc trung. Số thuốc thuộc nhóm V (Vital) là 36 thuốc chiếm tỷ lệ là 12,16%, chiếm tỷ lệ tổng chi phí thuốc là 23,27%. Trong đó, thuốc có giá trị tồn cao nhất là Ceftazidim 1g. Đối với các thuốc thuộc nhóm này, có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân khi không có thuốc đó thậm chí trong thời gian ngắn. Nhân viên kho Dược phải kiểm soát quản lý thuốc trong nhóm này hàng đầu, nhằm đảm bảo thuốc nhóm V luôn phải được dự trữ với số lượng đủ để đảm bảo tính có sẵn nhằm cung ứng thuốc kịp thời, đặc biệt trong trường hợp cấp cứu. Dựa vào ma trận phân tích ABC/VED, Nhóm thuốc loại I: AV + BV + CV + AE + AD = 77 loại, chiếm tỷ lệ 26,01%; Thuốc Loại II: BE + CE + BD = 205 loại, chiếm tỷ lệ 69,26%; Thuốc Loại III: CD = 14 loại, chiếm tỷ lệ 4.73%; Nhóm thuốc CD là thuốc chiếm ít số lượng nhưng lại là nhóm thuốc không thiết yếu cần loại bỏ. 53
  62. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN 1. Cơ sở vật chất, nhân lực và trang thiết bị kho Dƣợc Cơ sở vật chất nhà kho chưa đủ về diện tích và trang thiết bị đảm bảo để phục vụ công tác tồn trữ và bảo quản thuốc theo quy định của GSP. Cụ thể diện tích 02 kho chính là 90,72 m2 và 19,44 m2. Trong kho chính, còn phải xếp chồng hàng lên rất cao và một phần phải đặt xuống nền, các kho chưa có khu vực bảo quản riêng, khu vực kiểm tra, kiểm soát riêng và khu vực xuất, nhập riêng; trang thiết bị còn thiếu ở kho chính và kho lẻ ngoại trú như số lượng máy điều hòa, máy hút ẩm còn ít. Mỗi kho chính chỉ có 1 máy điều hòa, công suất thấp không đảm bảo duy trì nhiệt độ ổn định. Việc theo dõi nhiệt độ, độ ẩm chưa thường xuyên theo quy định. Kho thuốc viên dùng ngoài có 4/264 ngày không theo dõi nhiệt độ, độ ẩm. Chưa xây dựng được quy trình chuẩn về các bước thực hiện nghiệp vụ kho do thủ trưởng đơn vị phê duyệt. Nhân lực khoa dược còn thiếu, chỉ có 1 DSĐH phụ trách kho. 2. Cơ số thuốc tồn kho Cơ cấu thuốc tồn kho còn thấp, lượng thuốc tồn trung bình là 1,4 tháng sử dụng, dưới mức tồn kho an toàn, chưa đảm bảo thuốc sử dụng theo quy định. Còn xảy ra tình trạng một số thuốc bị hết trong quá trình sử dụng. Cụ thể trong 3 nhóm thuốc (có giá trị tồn kho cao nhất) có 10/127 loại hết thuốc (7,87%). KIẾN NGHỊ Đối với Bệnh viện đa khoa huyện Vĩnh Thuận: Tập huấn và đào tạo kiến thức GSP cho nhân viên kho dược. 54
  63. Mở rộng diện tích kho, đặc biệt là 2 kho thuốc chính là kho thuốc ống – dịch truyền và thuốc viên – dùng ngoài. Bổ sung thêm máy điều hòa, máy hút ẩm, nhiệt kế, ẩm kế, quạt thông gió, kệ tủ trong các kho thuốc. Bổ sung nhân lực cho khoa dược, đặc biệt là DSĐH làm công tác kho. Xây dựng các quy trình chuẩn về các bước thực hiện nghiệp vụ kho để nhân viên thực hiện theo quy trình đó. Xây dựng quy trình lập kế hoạch mua thuốc, xây dựng mức tồn kho tối thiểu, mức tồn kho tối đa và mức tồn kho an toàn để làm căn cứ trong việc lập kế hoạch mua thuốc. 55
  64. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT 1. Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược (2005), Giáo trình Dược xã hội học, Trường Đại học Dược Hà Nội. 2. Bộ Y tế (2001), Quản lý dược bệnh viện, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.185-205 3. Bộ Y tế (2001), Triển khai áp dụng nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”, Quyết định số 2701/2001/QĐ-BYT ngày 29/6/2001. 4. Bộ Y Tế (2004), Hội nghị đánh giá thực hiện chỉ thị 05/2004/CT-BYT về việc chấn chỉnh công tác dược bệnh viện, Hà Nội. 5. Bộ Y Tế (2011), Chiến lược quốc gia bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội. 6. Bộ Y Tế (2011), Thông tư 22/2011/TT-BYT ngày 10/06/2011 Quy định về tổ chức và hoạt động của khoa Dược bệnh viện, Hà Nội. 7. Bộ Y tế (2011), Thông tư số 23/2011/TT-BYT ngày 10/6/2011 Hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh, Hà Nội. 8. Bộ Y Tế (2013), Quyết định số 02/QĐHN-BYT ngày 04/10/2013 về việc triển khai áp dụng nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”, Hà Nội. 9. Bộ Y Tế (2014), Quyết định số 68/QĐ-TTg Phê duyệt chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội. 10. Đoàn Thị Minh Huề (2014), Phân tích hoạt động tồn trữ, cấp phát và sử dụng thuốc ngoại trú tại Bệnh viện Đại học Y Thái Bình năm 2013, Luận văn tốt nghiệp Dược sĩ chuyên khoa cấp I, Đại học Dược Hà Nội.
  65. 11. Hoàng Thị Minh Hiền (2012), Hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện Hữu Nghị - Thực trạng và một số giải phát, Luận án tiến sĩ dược học, Trường Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội. 12. Lê Văn Thắng (2014), Phân tích hoạt động quản lý tồn trữ thuốc tại Bệnh viện E năm 2013, Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ, Đại học Dược Hà Nội. 13. Nguyễn Thị Thái Hằng, Lê Viết Hùng (2010), Pháp chế Dược, Nhà xuất bản giáo dục, (tr194-225). 14. Phạm Thị Thanh Hiền (2013), Phân tích hoạt động tồn trữ cấp phát và sử dụng thuốc tại bệnh viện Đa khoa khu vực Ninh Hòa - Tỉnh Khánh Hòa năm 2012, Luận văn tốt nghiệp Dược sĩ chuyên khoa cấp I, Đại học Dược Hà Nội. 15. Quốc hội (2005), Luật dược số 34/2005/QH11 ngày 14/6/2005. 16. Trần Bá Kiên, Nguyễn Thanh Bình, Hà Thái Sơn, Trần Thị Oanh (2014), “Phân tích thực trạng nhân lực dược tại các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh”, Tạp chí dược học, số 54 (6). 17. Trần Thị Thanh Phương (2014), Phân tích thực trạng tồn trữ, cấp phát và sử dụng thuốc tại Bệnh viện đa khoa quận Ngô Quyền - Thành phố Hải Phòng năm 2012, Luận văn tốt nghiệp Dược sĩ chuyên khoa cấp I, Đại học Dược Hà Nội. 18. Trường ĐH Y tế công cộng (2001), Quản lý nhà nước về cung ứng thuốc trong cơ chế thị trường, NXB Y học. TIẾNG ANH 19. World Health Orangization (2004), “Management of Drugs at Health Centre Level”, Training manual.
  66. PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1. PHÂN TÍCH TỒN KHO TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA VĨNH THUẬN THEO ABC/VED NĂM 2015 Tỷ lệ Đơn Số % Phân Phân STT Hoạt chất Dạng bào chế Hàm lƣợng vị lƣợng theo nhóm nhóm tính tồn giá ABC VED trị Tiêm, bột Tiêm, bột pha 1 Ceftazidim pha tiêm, Lọ tiêm, 1g 1g Glimepirid + Uống, 2mg + Uống, 2mg 2 Viên Metformin 500mg + 500mg 3 Amlodipine Uống 5mg Viên Tiêm, bột Tiêm, bột pha 4 Omeprazol pha tiêm, Lọ tiêm, 40mg 40mg Hỗn dịch Hỗn dịch uống, uống, 0,6g Magnesi hydroxyd + 0,6g + 0,3922g + 0,3922g 5 Nhôm hydroxyd + Gói (nhôm oxyd) (nhôm Simethicon +0,06g oxyd) +0,06g Aluminium hydroxyd, 3mg; 6 UỐng Gói magnesi hydroxyd 800,4mg Uống, 7 Cefuroxim Uống, 500mg Viên 500mg 215,2mg/ml 8 Cerebrolysin Tiêm Ống ; 10ml Uống, Viên Uống, Viên 9 Cefaclor capsule, Viên capsule, 250mg 250mg Uống, Viên, Clopidogrel + Uống, Viên, 10 75mg + Viên Aspirin 75mg + 75mg 75mg Paracetamol Uống, 11 Uống, 500mg Viên (acetaminophen) 500mg Uống, Viên nén, Uống, Viên 12 Meloxicam Viên 15mg nén, 15mg Uống, 13 Esomeprazol Uống, 40mg Viên 40mg Moxifloxacin HCl - Lọ 14 0,5% Nhỏ mắt 5ml
  67. Tỷ lệ Đơn Số % Phân Phân STT Hoạt chất Dạng bào chế Hàm lƣợng vị lƣợng theo nhóm nhóm tính tồn giá ABC VED trị Hydrocortison natri 15 Tiêm 100mg Lọ succinat 16 Dioctahedral smectite Uống 3g/20ml Gói Tiêm Tiêm truyền, truyền, chai 17 Natri clorid chai 500ml, 500ml, Chai 0,9%, 500ml 0,9%, 500ml 18 Cefotaxim Tiêm, 1g Tiêm, 1g Lọ 19 Methyl prednisolon Tiêm 40mg Lọ Metformin + 500mg+2m 20 Uống Viên Glimepirid g Uống, 3M 21 Spiramycin Uống, 3M UI Viên UI Tiêm, kèm Tiêm, kèm dung 22 Ceftriaxon* dung môi, Lọ môi, 1g 1g Viên nén, uống, Viên nén, 23 Methyl prednisolon Viên 4mg uống, 4mg 24 Methyl prednisolon Tiêm, 40mg Tiêm, 40mg Lọ 25 Meloxicam Tiêm 15mg/1,5ml Ống 200mg/ 26 Propofol Tiêm Ống 20ml Tiêm Tiêm truyền, truyền, chai 27 Ringer lactat chai 500ml, Chai 500ml, 500ml, 500ml, Uống, Telmisartan + Uống, 40mg + 28 40mg + Viên Hydrochlorothiazide 12,5mg 12,5mg Lactobacillus Uống, gói 29 acidophilus + kẽm Uống, gói 2g Gói 2g gluconat 30 Carbetocin Tiêm 100mcg/ml Ống Sevofluran 250ml . 31 Tiêm ml USA Uống, Paracetamol Uống, thuốc bột thuốc bột 32 Gói (acetaminophen) sủi bọt, 150mg sủi bọt, 150mg 33 Omeprazol Tiêm 40mg Lọ
  68. Tỷ lệ Đơn Số % Phân Phân STT Hoạt chất Dạng bào chế Hàm lƣợng vị lƣợng theo nhóm nhóm tính tồn giá ABC VED trị Uống, Viên Uống, Viên phóng thích 34 Gliclazid phóng thích Viên chậm, chậm, 30mg 30mg Nước cất pha tiêm Dung môi, 35 Dung môi, 10ml ống 10ml 10ml 36 Esomeprazol Tiêm 40mg Lọ 37 Metformin Uống 850mg Viên 3mg 38 Tobramycin Nhỏ mắt Lọ 1mg; 5ml Tiêm Paracetamol Tiêm truyền, 39 truyền, Chai (acetaminophen) 1g/100ml 1g/100ml Uống, 40 Mephenesin Uống, 250mg Viên 250mg 41 Methyl prednisolon Uống 16mg Viên Uống, Paracetamol Uống, thuốc bột thuốc bột 42 Gói (acetaminophen) sủi bọt, 250mg sủi bọt, 250mg 500mg/100 43 Levofloxacin Tiêm truyền Tói ml 44 Meloxicam Tiêm, 15mg Tiêm, 15mg Ống 45 Cefadroxil Uống 500mg Viên Dùng Dùng ngoài;, 46 Povidone Iodine ngoài;, Chai 10%/90ml 10%/90ml 47 Vancomycin Tiêm 500mg Lọ Dung môi, 48 Nước cất pha tiêm Dung môi, 5ml Ống 5ml Uống, 21 Uống, 21 microkatal microkatal 49 Alpha chymotrypsin Viên (4,2mg hay (4,2mg hay 4200UI) 4200UI) 1mg/ml; 50 Salbutamol Khí Dung Ống 2,5ml Tiêm Tiêm truyền, truyền, chai 51 Glucose chai 500ml, 5%, Chai 500ml, 5%, 500ml 500ml 52 Sucrafat Hỗn dịch 1g Gói
  69. Tỷ lệ Đơn Số % Phân Phân STT Hoạt chất Dạng bào chế Hàm lƣợng vị lƣợng theo nhóm nhóm tính tồn giá ABC VED trị Uống, Viên nén, Uống, Viên 53 Vancomycin Viên 5mg nén, 5mg 54 Isofluran 100ml Đường hô hấp 100ml ml Sắt fumarat 190mg + folic acid + 1,6mg + cyanocobalamin + 30mcg 55 Uống Viên + ascorbic acid + 30mg + vitamin B6 + 5mg + đồng sulfat + 1mg Moxifloxacin HCL + 0,5% + 56 Nhỏ mắt Lọ Dexamethason 0,1% 5ml Uống, 57 Domperidon Uống, 10mg Viên 10mg Uống, 58 Cefuroxim Uống, 250mg Viên 250mg Uống, 59 Cefuroxim Uống, 125mg Gói 125mg Tiêm Tiêm truyền, truyền, 60 Ciprofloxacin Chai 200mg/100ml 200mg/100 ml Calci carbonat + 450mg tribasiccalci phosphat 150mg 61 + calci fluorid + Mg Uống, 1mg Viên hydroxyd + 100mg cholecalciferol 260IU Lactobacillus 107-108 62 Uống Gói acidophillus CFU 63 Methyl prednisolon Tiêm 40mg Lọ Tiêm, Tiêm, 64 Acetyl leucin Ống 500mg/5ml 500mg/5ml 65 Levofloxacin Viên 500mg Viên 66 Drotaverin clohydrat Tiêm 40mg/2ml Ống Uống, 67 Cefixim Uống, 200mg Viên 200mg Sevofluran 250ml . 68 Tiêm ml USA 69 Ephedrin 30mg/1ml Tiêm ống Uống, chai Uống, chai Bromhexin 70 60ml, 0,048g/60 60ml, Chai (hydroclorid) ml 0,048g/60
  70. Tỷ lệ Đơn Số % Phân Phân STT Hoạt chất Dạng bào chế Hàm lƣợng vị lƣợng theo nhóm nhóm tính tồn giá ABC VED trị ml 71 Nebivolol Uống, 5mg Uống, 5mg Viên Fentanyl 100mcg/2ml 72 Tiêm ống "N" 73 Rocuronium bromid Tiêm 50mg/5ml Lọ Uống, Viên Uống, Viên Oxomemazin + nang cứng, nang cứng, Viên guaifenesin + 1,65mg; 74 1,65mg; (đóng paracetamol + natri 33,3mg; 33,3mg; chai) benzoat 33,3mg; 33,3mg; 33,3mg 33,3mg 75 Esomeprazol Uống 40mg Viên Tiêm, 76 Oxytocin: - thúc đẻ Tiêm, 5UI/ml Ống 5UI/ml Tiêm Tiêm truyền, truyền, 77 Metronidazol Chai 500mg/100ml 500mg/100 ml Lysin hydroclorid + 26mg calci glycerophosphat +14mg + + acid 7mg + 7mg 78 Uống Gói glycerophosphoric + + 3mg + vitamin B1 + B2 + B6 5mg + 7mg + E + PP + 10mgmg 79 Piroxicam Tiêm 20mg/1ml Ống 80 Paracetamol Tiêm truyền 1g/100ml Chai S¾t sulfat 1mg + vitamin B1 +129mg 81 Uống Viên + vitamin B6 +131mcg + vitamin B12 +148mcg 5mg/1ml; 82 Bupivacain Tiêm Ống 20ml 83 Methyl prednisolon Tiêm 125mg Lọ 84 Midazolam 5mg/1ml Tiêm 5mg/ml ống Chất nhầy Curagel ( 85 HPMC )2%, 2ml. cái MNhi 86 Tobramycin Tiêm 80mg/ 2ml Ống 87 Amikacin Tiêm 500mg Lọ 88 Levocetirizin Uống, 5mg Uống, 5mg Viên 89 Glucose Tiêm truyền, Tiêm Chai
  71. Tỷ lệ Đơn Số % Phân Phân STT Hoạt chất Dạng bào chế Hàm lƣợng vị lƣợng theo nhóm nhóm tính tồn giá ABC VED trị chai 500ml, truyền, chai 10%, 500ml 500ml, 10%, 500ml Magnesi + Vitamin 470mg+5m 90 Uống Viên B6 g Nhỏ mắt, Nhỏ mắt, 0,3% 91 Tobramycin 0,3% Lọ 15mg/5ml 15mg/5ml Uống, Viên Uống, Viên phóng thích 92 Glyceryl trinitrat phóng thích Viên chậm, chậm, 2,5mg 2,5mg 93 Naloxon 0.4mg/ml Tiêm ống Tiêm, 94 Tranexamic acid Tiêm, 250mg Ống 250mg Uống, bột, Uống, bột, 95 Cefaclor Gói 125mg 125mg Olopatadine Chai 96 Hydrochloride - 0,2% Nhỏ Mắt 0,2% 2,5ml Nhỏ mắt Uống, 97 Fexofenadin Uống, 180mg Viên 180mg 98 Perindopril Uống 4mg Viên Uống, Viên Uống, Viên sủi, Calci carbonat + sủi, 99 1250mg + Viên vitamin D3 1250mg + 440IU 440IU Tiêm, Nor epinephrin (Nor Tiêm, 1mg/ml, 100 1mg/ml, Ống adrenalin) 4ml 4ml Paracetamol + 650mg 101 Uống Viên Codeinphosphat +15mg 102 Prednisolon Uống, 5mg Uống, 5mg Viên 103 Flunarizin Uống 10mg Viên Maxitrol 3,5g 104 (Neo+Poly+Dexa) Tra Tra mắt lọ mắt. Bỉ 105 Than ho¹t + Sorbitol Uống 25g + 48g Lọ 250mg/20m 106 Dobutamin Tiêm Ống l 107 Cefalexin Uống 250mg Gói
  72. Tỷ lệ Đơn Số % Phân Phân STT Hoạt chất Dạng bào chế Hàm lƣợng vị lƣợng theo nhóm nhóm tính tồn giá ABC VED trị Tiêm, Tiêm, 108 Gentamicin Ống 80mg/2ml 80mg/2ml Uống, 109 Alverin (citrat) Uống, 40mg Viên 40mg Uống, Viên, Uống, Viên, 110 Calci lactat Viên 300mg 300mg Uống, 111 Spiramycin Uống, 0,75MUI Gói 0,75MUI 112 Cefuroxim Uống 250 mg Viên 113 Cefuroxim Uống 500mg Viên 114 Amiodaron Uống 200mg Viên Amoxicilin, acid 115 Viên 1g Viên clavulanic Hyaluronidase 116 1.500iu (Hynidase) lọ k.mắt 125mg + Vitamin B1 + B6 117 Uống 125mg + Viên + B12 125mcg Hyoscine N- Ống 118 Butylbromide - Tiêm 20mg/1ml 1ml 20mg/ml 119 Paracetamol 500mg Viên 500mg Viên 120 Methylprednisolon Viên 16mg Viên 121 Brinzolamid Nhỏ mắt 1%; 5ml Lọ Uống, 122 Omeprazol Uống, 20mg Viên 20mg Amoxicilin, acid Gói thuốc bột 250/31.25m 123 Gói clavulanic pha hỗn dịch g 124 Prednisolon acetat Uống 5mg Viên Uống, 125 Ibuprofen Uống, 400mg Viên 400mg 126 Nước cất pha Tiêm Tiêm 5ml Ống Tiêm, Tiêm, 127 Furosemid Ống 20mg/2ml 20mg/2ml Tiêm Natri hydrocarbonat Tiêm truyền, 128 truyền, Chai (natri bicarbonat) 1,4% 250ml 1,4% 250ml Insulin trộn 70/30 129 Hỗn dịch Tiêm lọ 100UI/mlx10ml. 130 Natri clorid Tiêm 0,9%; Chai
  73. Tỷ lệ Đơn Số % Phân Phân STT Hoạt chất Dạng bào chế Hàm lƣợng vị lƣợng theo nhóm nhóm tính tồn giá ABC VED trị 500ml 131 Tenofovir 300mg Uống 300mg Viên Uống, 10 132 Simvastatin Uống, 10 mg Viên mg 133 Gentamicin Tiêm 80mg/ 2ml Ống 134 Irbesartan Uống 150mg Viên 135 Ofloxacin Nhỏ mắt 0,3%; 5ml Lọ Epinephrin 136 Tiêm 1mg/1ml Ống (Adrenalin) Gel vệ sinh phụ 137 Alpha Terpineol 0,9 g Tube nữ Uống, Vitamin B6+ magnesi Uống, 470mg+ 138 470mg+ Viên (lactat) 5mg 5mg Pethidin 100mg/2ml 139 Tiêm 100mg/2ml ống "N" Uống, 140 Allopurinol Uống, 300mg Viên 300mg Clarythromycin 141 Uống 500mg Viên 500mg Thuốc bột sủi 142 Paracetamol 250mg Gói bọt 143 Piracetam Tiêm 1g/5ml Ống 144 Cefadroxil Uống 250mg Viên Uống, 100 145 Cefixim Uống, 100 mg Gói mg Salbutamol 146 0,1mg/liều (Serbutam Hộp 100mcg ). Đức 147 Acetyl leucin Uống 500mg Viên Thuốc bột sủi 148 Paracetamol 150mg 150mg Gói bọt 149 Bisoprolol Uống, 5 mg Uống, 5 mg Viên Tiêm Tiêm truyền, 150 Acid amin* truyền, Chai 250ml 5% 250ml 5% 151 Spironolacton Uống 50mg Viên Uống, 152 Vitamin B6 Uống, 250mg Viên 250mg Phytomenadion Tiêm, 153 Tiêm, 1mg/ml Ống (Dùng được cho trẻ sơ 1mg/ml
  74. Tỷ lệ Đơn Số % Phân Phân STT Hoạt chất Dạng bào chế Hàm lƣợng vị lƣợng theo nhóm nhóm tính tồn giá ABC VED trị sinh ) 154 Amlodipin Uống 10mg Viên 0,9%; 155 Natri clorid Dùng ngoài Chai 1000ml 0,004%; 156 Travoprost Nhỏ mắt Lọ 2,5ml 157 Mebendazol Uống 500mg Viên 158 Acyclovir Uống 200mg Viên 159 Erythromycin Dùng ngoài 4%; 10g Tube 160 KÏm gluconat Uống 70mg Viên Uống, 161 Sulpirid Uống, 50mg Viên 50mg 162 Alimemazin Uống, 5mg Uống, 5mg Viên Insulin tác dụng ngắn 100IU/ml x 163 (S) Hỗn dịch Tiêm Lọ 10ml (insulin human) Tiêm, ống, Tiêm, ống, 164 Digoxin Ống 0,5mg/2ml 0,5mg/2ml 500mg/10m 165 Calci Lactat Uống Ống l 166 Ketoconazol Dùng ngoài 2%; 10g Tube Uống, Viên, Codein + Terpin Uống, Viên, 167 5mg + Viên hydrat 5mg + 200mg 200mg Dopamin Tiêm, Tiêm, 168 Ống (hydroclorid) 200mg/5ml 200mg/5ml Malva purpurea, Uống, Campho Uống, 20mg + 20mg + 169 Viên monobromid, Xanh 25mg + 250mg 25mg + Methylen 250mg Oresol (natri clorid 3,5+2,9+1,5 170 + natri citrat + kali Uống Gói +20g clorid+ glucose khan) 171 Oxytocin Tiêm 5 UI/ml Ống Tiêm, 2% 172 Lidocain Tiêm, 2% 2ml Ống 2ml 173 Cefalexin Uống 500mg Viên Dùng Dùng ngoài, ngoài, chai 174 Natri Clorid chai 1000ml, Chai 1000ml, 0,9%,1000ml 0,9%,1000
  75. Tỷ lệ Đơn Số % Phân Phân STT Hoạt chất Dạng bào chế Hàm lƣợng vị lƣợng theo nhóm nhóm tính tồn giá ABC VED trị ml Insulin 175 (S)100IU/mlx10ml. Hỗn dịch Tiêm lọ Mỹ ( Humulin) 176 Losartan Uống 25mg Viên Isosorbide Viên phóng 177 60mg Viên mononitrate 60mg thích kéo dài 178 Azithromycin Uống 100mg gói 179 Magnesi sulfat Tiêm 15%; 10ml Ống Transamin 250mg 180 Uống 250mg Viên (Medsamic) 181 Domperidon Uống 10mg Viên 182 Aciclovir Dùng ngoài 5%; 5g Tube Nhỏ mắt, Nhỏ mắt, 183 Natri Clorid Lọ 0,9%/10ml 0,9%/10ml 184 Vitamin B6 Uống 250mg Viên Sulfamethoxazol 800mg 185 Uống Viên + Trimethoprim + 160mg 186 Ofloxacin Uống 200mg Viên Bromhexin 187 Uống, 4mg Uống, 4mg Viên (hydroclorid) 188 Sorbitol Uống, 5g Uống, 5g Gói 189 Ciprofloxacin Uống 500mg Viên 190 N- Acetylcystein Uống 200mg Viên Tranexamic acid Tiêm, 191 Tiêm, 500mg Viên 500mg. Vinphaco 500mg 192 Sorbitol Uống 5g Gói 193 Ibuprofen Uống 400mg Viên 194 Trimetazidin Uống 35mg Viên 195 Alpha chymotrypsin Uống 4.200 UI Viên 196 Salbutamol Uống 2mg Viên Uống, Uống, 197 Nystatin Viên 500.000IU 500.000IU Tiêm, Tiêm, 198 Atropin sulfat Ống 0,25mg/1ml 0,25mg/1ml 199 Methyldopa Uống 250mg Viên 200 Diosmectit Uống 3g Gói Uống, Viên sñi 201 Vitamin C 1000mg Viên bät 202 Trimetazidin Uống 20mg Viên 203 Vitamin B1 Uống 250mg Viên
  76. Tỷ lệ Đơn Số % Phân Phân STT Hoạt chất Dạng bào chế Hàm lƣợng vị lƣợng theo nhóm nhóm tính tồn giá ABC VED trị 204 Paracetamol Uống 500mg Viên Methyl ergometrin Tiêm, 205 Tiêm, 0,2mg/ml Ống (maleat) 0,2mg/ml 20%; 206 Manitol Tiêm Chai 500ml 207 Vitamin B6 250mg Uống 250mg Viên Terpin hydrat + 200mg 208 Uống Viên Codein +5mg 209 Roxithromycin Uống 150mg Viên 210 Vancomycin Tiêm 1g Lọ 211 Diclofenac Uống 50mg Viên Tiêm, ống, 212 Digoxin 0,5mg/2ml ống 0,5mg/2ml Uống, 213 Cinnarizin Uống, 25mg Viên 25mg Morphin 10mg/1ml 214 Tiêm 10mg/ml ống "N" Uống, Viên 215 Theophylin phóng thích 100mg Viên chậm 216 Manitol Tiêm 20%/250ml Chai Terpin hydrat + 100mg + 217 Uống Viên Codein 5mg Natriclorid 0,9% 0,9%/100m 218 Tiêm truyền chai 100ml. l 219 Diazepam Tiêm 10mg/2ml ống 220 Colchicin Uống, 1mg Uống, 1mg Viên Uống, 221 Captopril Uống, 25mg Viên 25mg 222 Diazepam Tiêm 10mg/2ml ống Uống, 223 Griseofulvin Uống, 500mg Viên 500mg Piracetam 400mg 224 Uống Viên Cinnarizin 25mg 225 Eucalyptin Uống 100mg Viên 226 Tobramycin Nhỏ mắt 0,3%; 5ml Lọ Viên đặt âm Viên đặt âm Metronidazol + đạo, 500mg + đạo, 500mg 227 Viên neomycin + nystatin 65000UI + + 65000UI 100000UI + 100000UI 228 Atropin Tiêm 0,25mg/ml ống