Luận văn Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần dược phẩm OPC – Chi nhánh miền Đông – năm 2015

pdf 85 trang yendo 7621
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần dược phẩm OPC – Chi nhánh miền Đông – năm 2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfluan_van_phan_tich_hoat_dong_kinh_doanh_cua_cong_ty_co_phan.pdf

Nội dung text: Luận văn Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần dược phẩm OPC – Chi nhánh miền Đông – năm 2015

  1. BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI PHAN THỊ VÂN ANH PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM OPC – CHI NHÁNH MIỀN ĐÔNG – NĂM 2015 LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I HÀ NỘI 2017
  2. BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI PHAN THỊ VÂN ANH PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM OPC – CHI NHÁNH MIỀN ĐÔNG – NĂM 2015 LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I CHUYÊN NGÀNH: Tổ chức quản lý dược MÃ SỐ: CK 60 72 04 12 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Song Hà Thời gian thực hiện : Từ tháng 06/2016 đến tháng 11/2016 HÀ NỘI 2017
  3. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, cùng với sự nỗ lực của bản thân, đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các Thầy Cô giáo, bạn bè và người thân. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược, Phòng Sau đại học, các thầy cô giáo trường Đại học Dược Hà Nội truyền đạt kiến thức và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới: PGS.TS Nguyễn Thị Song Hà,Trưởng Phòng Sau đại học, Trường đại học Dược Hà Nội, đã trực tiếp tận tình dìu dắt, hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, tập thể cán bộ công nhân viên công ty Cổ phần Dược phẩm OPC - Chi nhánh Miền Đông, đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong quá trình làm việc, thu thập tài liệu cho luận văn này. Cuối cùng, tôi xin gởi lời cảm ơn tới những người thân yêu, gia đình và bạn bè đã luôn chăm lo, khích lệ, động viên tạo điều kiện tốt nhất để tôi có được kết quả như ngày hôm nay. Hà Nội, Ngày tháng năm 2016 Học viên PHAN THỊ VÂN ANH
  4. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ BIỂU ĐỒ ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1. TỔNG QUAN 3 1.1. KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA VÀ NHIỆM VỤ CỦA PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 3 1.1.1. Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh 3 1.1.2. Ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh 3 1.1.3. Nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh 5 1.2. NỘI DUNG CỦA PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 6 1.2.1. Chỉ tiêu kinh tế thuộc nội dung của phân tích hoạt động kinh doanh 6 1.2.2. Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 8 1.3. THỰC TRẠNG KINH DOANH THUỐC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP DƯỢC NƯỚC TA HIỆN NAY 13 1.3.1. Khái quát về thị trường dược phẩm ở nước ta trong những năm gần đây 13 1.3.2. Đặc điểm thị trường thuốc đông dược 20 1.4. MỘT VÀI NÉT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM OPC VÀ CHI NHÁNH MIỀN ĐÔNG 21 1.4.1. Vài nét về Công ty cổ phần Dược phẩm OPC 21 1.4.2. Vài nét về Chi nhánh Miền Đông 24 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 26 68
  5. 2.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 26 2.2.1. Thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài 26 2.2.2. Địa điểm nghiên cứu 26 2.3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 26 2.3.1. Sơ đổ thiết kế nghiên cứu 27 2.3.2. Các biến số nghiên cứu 28 2.4. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU 31 2.4.1. Nguồn thu thập 31 2.4.2. Phương pháp thu thập 31 2.4.2. Phương pháp phân tích số liệu 32 2.5. XỬ LÝ KẾT QUẢ 33 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 34 3.1. Phân tích cơ cấu nhân sự của Công ty CPDP OPC – Chi nhánh Miền Đông năm 2015 34 3.1.1. Mô hình tổ chức của Chi nhánh 35 3.1.2. Cơ cấu nguồn nhân lực của Chi nhánh 35 3.2. Phân tích cơ cấu nguồn mua, doanh số mua 36 3.2.1. Cơ cấu nguồn mua của Chi nhánh Miền Đông năm 2015 36 3.2.2. Doanh số mua của Chi nhánh Miền Đông năm 2015 36 3.3. Phân tích doanh số bán ra và tỷ lệ bán luôn, bán lẻ 37 3.3.1. Phân tích doanh số bán theo nơi sản xuất 37 3.3.2. Phân tích doanh thu thuần của Chi nhánh năm 2015 38 3.3.3. Phân tích doanh số bán theo cơ cấu nhóm hàng 39 3.3.4. Phân tích doanh số bán theo kênh phân phối của Chi nhánh năm 2015 41 3.4. Tình hình sử dụng chi phí của Chi nhánh trong năm 2015 42 3.5. Chỉ tiêu mạng lưới phân phối 43 3.5.1. Tổ chức mạng lưới phân phối 43 69
  6. 3.5.2. Cơ cấu khách hàng của Chi nhánh 45 3.6. Chỉ tiêu quản lý chất lượng sản phẩm trong kinh doanh 46 3.6.1. Thứ hạng chất lượng sản phẩm, uy tính chất lượng sản phẩm 46 3.6.2. Tỷ lệ hàng trả về trong quá trình lưu thông hàng hóa 47 3.7. Chỉ tiêu năng suất lao động của CBCNV năm 2015 49 3.8. Chỉ tiêu thu nhập bình quân của CBCNV năm 2015 50 3.9. Nộp ngân sách Nhà nước 50 Chương 4. BÀN LUẬN 52 4.1. Về cơ cấu nhân sự của công ty Cổ phần Dược phẩm OPC - Chi nhánh Miền Đông năm 2015 52 4.2. Về cơ cấu nguồn mua, doanh số mua 53 4.3. Về doanh số bán ra và tỷ lệ bán buôn, bán lẻ 54 4.4. Về tình hình sử dụng chi phí của Chi nhánh năm 2015 58 4.5. Về chỉ tiêu mạng lưới phân phối 59 4.6. Về quản lý chất lượng sản phẩm trong kinh doanh 60 4.7. Về năng suất lao động bình quân của CBCNV 61 4.8. Về thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên 62 4.9. Về nộp ngân sách cho Nhà nước 63 KẾT LUẬN 64 KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT 666 70
  7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU CBCNV Cán bộ công nhân viên CP Chi phí CPDP Cổ phần dược phẩm DN Doanh nghiệp DND Doanh nghiệp dược DNKD Doanh nghiệp kinh doanh DSB Doanh số bán DSĐH Dược sỹ đại học DSTH Dược sỹ trung học ETC Ethical (Thuốc kê đơn) GACP Good Agricultural and Collection Practice – Thực hành trồng trọt và thu hái tốt GDP Good Distribution Practice – Thực hành phân phối tốt GLP Good Laboratory Practice – Thực hành phòng thí nghiệm tốt GMP Good Manufacturing Practice – Thực hành sản xuất thuốc tốt GPP Good Pharmacy Practice- Thực hành nhà thuốctốt GSP Good Storage Practice - Thực hành bảo quản tốt HD2 Nhóm sản phẩm do xưởng hóa dược 2 sản xuất KD Kinh doanh NSLĐ Năng suất lao động OPCBD Nhóm sản phẩm Công ty TNHH MTV OPC Bình Dương sản xuất OTC Over the counter (Thuốc không cần kê đơn) QLDN Quản lý doanh nghiệp SXKD Sản xuất kinh doanh TNHH Trách nhiệm hữu hạn TW Trung ương
  8. UNIDO Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc UNCTAD Hội nghị Thương mại và Phát triển Liên Hiệp Quốc USD Đô la Mỹ VNĐ Việt Nam đồng WHO Tổ chức Y tế Thế giới
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU Bảng 1.1. Trị giá nhóm Dược phẩm nhập khẩu các tháng năm 2015 Bảng 1.2. Sự phát triển của các hình thức kinh doanh thuốc, 2010 – 2014 Bảng 1.3. Cơ cấu nhân sự Công ty CPDP OPC năm 2015 Bảng 2.4. Các biến số nghiên cứu Bảng 2.5. Công thức tính của các biến số nghiên cứu Bảng 3.6. Cơ cấu nguồn nhân lực của Chi nhánh Miền Đông năm 2015 Bảng 3.7. Tổng hợp doanh số mua theo cơ cấu nguồn mua năm 2015 Bảng 3.8. Tổng hợp doanh số bán theo nơi sản xuất năm 2015 Bảng 3.9. Doanh thu thuần bán hàng của Chi nhánh năm 2015 Bảng 3.10. Tổng hợp doanh số bán theo nơi cơ cấu nhóm hàng năm 2015 Bảng 3.11. Tổng hợp doanh số bán theo tỷ lệ kênh bệnh viện và ngoài bệnh viện của Chi nhánh năm 2015 Bảng 3.12. Tổng hợp các loại chi phí của Chi nhánh năm 2015 Bảng 3.13. Cơ cấu khách hàng của Chi nhánh năm 2015 Bảng 3.14. Bảng xếp hạng các sản phẩm OPC trong 20 sản phẩm của Tổng Công ty Dược Việt Nam Bảng 3.15. Tỷ lệ hàng phân phối của Chi nhánh bị trả về năm 2015 Bảng 3.16. Năng suất lao động bình quân của CBCNV năm 2015 Bảng 3.17. Thu nhập bình quân của CBCNV Chi nhánh năm 2015 Bảng 3.18. Tổng hợp các khoản nộp ngân sách cho Nhà nước của Chi nhánh năm 2015
  10. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ BIỂU ĐỒ Hình 1.1. Tình hình nhập khẩu thuốc của Việt Nam qua các năm (triệu USD) Hình 1.2. Tăng trưởng tổng tiền sử dụng thuốc tại Việt Nam và mức chi tiêu bình quân đầu người cho dược phẩm Hình 1.3. Sơ đồ tổ chức công ty CPDP OPC năm 2015 Hình 2.4. Sơ đồ tóm tắt nội dung nghiên cứu Hình 3.5. Mô hình tổ chức Chi nhánh Miền Đông năm 2015 Hình 3.6. Biểu đồ doanh số bán theo nơi sản xuất của Chi nhánh Hình 3.7. Biểu đồ doanh thu thuần bán hàng của Chi nhánh năm 2015 Hình 3.8. Biểu đồ doanh số bán theo cơ cấu nhóm hàng của Chi nhánh Hình 3.9. Biểu đồ doanh số bán theo kênh phân phối của Chi nhánh Hình 3.10. Sơ đồ mạng lưới phân phối theo phương thức phân phối Hình 3.11. Biểu đồ số lượng hàng phân phối của Chi nhánh bị trả về năm 2015
  11. ĐẶT VẤN ĐỀ Kinh tế thế giới năm 2015 diễn ra trong bối cảnh có những bất ổn, đối mặt với nhiều rủi ro lớn. Thương mại toàn cầu sụt giảm do tổng cầu yếu, tăng trưởng kinh tế ở nhiều quốc gia, khu vực vẫn còn không đồng đều, chưa ổn định và thiếu bền vững. Kinh tế Việt Nam năm 2015 có những diễn biến khá tích cực, các chỉ số về kinh tế vĩ mô như: tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, tỷ giá, thanh khoản của ngân hàng thương mại, xuất nhập khẩu tiếp tục được cải thiện so với các năm trước. GDP năm 2015 đạt 6,68% là mức tăng cao nhất trong 5 năm qua. GDP/đầu người năm 2015 đạt 2.109 USD, tăng 57 USD so với năm 2014. Công ty Cổ phần Dược Phẩm OPC tiền thân là Xí nghiệp Dược phẩm TW 26, Công ty Cổ phần Dược phẩm OPC đã được người tiêu dùng và ngành Y Dược trong ngoài nước biết đến như một trong những thương hiệu dược phẩm hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất thuốc có nguồn gốc từ dược liệu - Một thương hiệu nổi tiếng với giá trị cốt lõi “ Chất lượng - An toàn - Hiệu quả” và sứ mệnh “ Chăm sóc sức khỏe cộng đồng” đã mang đến giá trị cảm nhận trong lòng khách hàng “ OPC-Thiên nhiên và Cuộc sống”. Cùng với sự đổi mới của nền kinh tế nước nhà, Công ty Cổ phần Dược phẩm OPC liên tục mở rộng và phát triển thị trường trên toàn quốc, xây dựng được mạng lưới phân phối rộng khắp cả nước, Công ty Cổ phần Dược phẩm OPC đã thành lập các chi nhánh trải dài từ Bắc chí Nam, thị trường trong và ngoài nước ngày càng mở rộng. Với nhiệm vụ được giao: quản lý, theo dõi, phát triển trên địa bàn các tỉnh Miền Đông, hơn 4 năm thành lập, Chi nhánh Miền Đông thực sự đã tạo được uy tín và xây dựng được hình ảnh tốt của công ty đối với khách hàng. Với mong muốn tìm hiểu thực trạng hoạt động của Chi nhánh, đánh giá những gì đã làm được và chưa làm được, cũng như thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động, từ đó đề xuất những chiến lược, kế hoạch kinh 1
  12. doanh mới, mong muốn góp phần nhỏ bé giúp Chi nhánh ngày càng đứng vững và lớn mạnh trong tương lai, chúng tôi tiến hành đề tài “Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Dược phẩm OPC – Chi nhánh Miền Đông năm 2015”. Đề tài được thực hiện với mục tiêu sau: Phân tích một số chỉ tiêu trong hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Dược phẩm OPC – Chi nhánh Miền Đông năm 2015. Hy vọng đề tài sẽ đề xuất những ý kiến phù hợp giúp Công ty cổ phần Dược phẩm OPC – Chi nhánh Miền Đông góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh trong thời gian tới. 2
  13. Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA VÀ NHIỆM VỤ CỦA PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 1.1.1. Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh Phân tích được hiểu là sự chia nhỏ sự vật, hiện tượng thành nhiều bộ phận khác nhau, từ đó nghiên cứu chúng trong mối quan hệ hữu cơ giữa các bộ phận cấu thành để thấy được bản chất, tính qui luật hiện tượng trong quá trình nghiên cứu. Khác với các hiện tượng tự nhiên khác, trong hoạt động kinh doanh, các hiện tượng kết quả cần phân tích chỉ tồn tại bằng những phạm trù kinh tế, do vậy việc phân tích phải thực hiện bằng những phương pháp đặc thù [2]. Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu để đánh giá toàn bộ quá trình kết quả hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp nhằm làm rõ chất lượng hoạt động kinh doanh và các nguồn tiềm năng cần được khai thác, trên cơ sở đó đề ra các phương án và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất và kinh doanh ở doanh nghiệp [1]. Như vậy, có thể khái quát lại “Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nhận thức và cải tạo hoạt động kinh doanh một cách tự giác và có ý thức, phù hợp với điều kiện cụ thể và yêu cầu của các qui luật kinh tế khách quan, nhằm mục đích hoạt động kinh doanh ngày một hiệu quả cao hơn” [1]. 1.1.2. Ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh Trong cơ chế thị trường hiện nay, đối với bất kỳ doanh nghiệp nào mục tiêu cơ bản trong hoạt động sản xuất kinh doanh là tối đa hóa lợi nhuận. Ngoài ra một doanh nghiệp hoạt động ngoài mục tiêu lợi nhuận còn phải có trách nhiệm với xã hội, như bảo vệ người tiêu dùng, tạo công bằng cho người lao động, bảo vệ môi trường [1]. 3
  14. Trong hệ thống các môn khoa học pháp lý, phân tích thực hiện một chức năng cơ bản là dự đoán và điều chỉnh các hoạt động kinh doanh. Thông qua phân tích kết quả của kỳ trước mà xác định nguyên nhân, nhân tố ảnh hưởng, phát hiện quy luật phát triển và có giải pháp cụ thể để tiến hành quản lý trong kinh doanh [1]. Phân tích hoạt động kinh doanh cho thấy bức tranh toàn cảnh trình độ tổ chức sử dụng các yếu tố sản xuất, các nguồn lực tài chính trong hiện tại, từ đó giúp các nhà quản trị đưa ra các quyết định tương lai cho doanh nghiệp mình. Thông tin thu được từ phân tích kinh doanh giúp cho nhà quản trị nhận dạng và cải tạo tình hình tài chính của doanh nghiệp một cách tự giác, có ý thức phù hợp với điều kiện cụ thể và yêu cầu của các qui luật kinh tế khách quan nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh tối ưu [1]. Phân tích hoạt động kinh doanh còn là cơ sở kiểm tra, kiểm soát các hoạt động tài chính và hoạt động quản lý của mọi cấp quản trị. Thông qua việc phân tích sẽ góp phần hoàn thiện cơ chế tài chính thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong các doanh nghiệp phát triển [1]. Phân tích hoạt động kinh doanh là biện pháp quan trọng để phòng ngừa rủi ro. Tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ cần thiết cho các nhà quản trị ở bên trong doanh nghiệp mà còn cần thiết cho các đối tượng bên ngoài khác khi họ có mối quan hệ về nguồn lợi với doanh nghiệp, thông qua phân tích họ mới có thể quyết định đúng đắn trong việc hợp tác đầu tư, cho vay với doanh nghiệp nữa hay không [1]. Từ những ý nghĩa trên, ta thấy phân tích kinh doanh có vai trò rất quan trọng đối với mọi nhà quản trị trong nền kinh tế thị trường có quan hệ mật thiết với nhau. Do vậy, phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ đắc lực cho các nhà quản trị trong doanh nghiệp đạt kết quả và hiệu quả cao nhất [1]. 4
  15. 1.1.3. Nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh Phân tích hoạt động kinh doanh trở thành một công cụ quan trọng trong quá trình nhận thức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, là cơ sở cho việc ra quyết định kinh doanh đúng đắn. Phân tích hoạt động kinh doanh có những nhiệm vụ sau: - Kiểm tra và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ tiêu kinh tế Nhiệm vụ trước tiên của phân tích là phải đánh giá và kiểm tra kết quả đạt được so với các mục tiêu kế hoạch, dự đoán, định mức đã đặt ra để khẳng định tính đúng đắn và khoa học của chỉ tiêu xây dựng. - Xác định nhân tố ảnh hưởng đến các chỉ tiêu và tìm nguyên nhân gây nên ảnh hưởng của các nhân tố đó Biến động của chỉ tiêu là do ảnh hưởng trực tiếp của các nhân tố gây nên, do đó ta phải xác định trị số của các nhân tố và tìm nguyên nhân gây nên các mức độ ảnh hưởng đó. - Đề xuất các giải pháp khai thác triệt để tiềm năng và khắc phục những tồn tại trong quá trình hoạt động kinh doanh Phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ đánh giá kết quả chung chung, mà phải từ cơ sở nhận thức đó phát hiện các tiềm năng cần phải được khai thác và những tồn tại yếu kém, nhằm đề xuất giải pháp phát huy thế mạnh và khắc phục tồn tại ở doanh nghiệp. - Xây dựng phương án kinh doanh dựa vào các mục tiêu đã định Quá trình kiểm tra và đánh giá kết quả kinh doanh là để nhận biết tiến độ thực hiện và phát hiện những thay đổi có thể xảy ra. Định kỳ doanh nghiệp phải tiến hành kiểm tra và đánh giá mọi khía cạnh hoạt động, đồng thời căn cứ vào các tác động ở bên ngoài để xác định vị trí và định hướng đi của doanh nghiệp, các phương án kinh doanh có còn thích hợp nữa hay không? Nếu không phù hợp thì cần phải điều chỉnh kịp thời [1]. 5
  16. 1.2. NỘI DUNG CỦA PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Lĩnh vực nghiên cứu của phân tích hoạt động kinh doanh không ngoài các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nội dung của phân tích kinh doanh trong doanh nghiệp là những kết quả kinh doanh cụ thể, được biểu hiện bằng các chỉ tiêu kinh tế, dưới tác động của các nhân tố kinh tế. Kết quả kinh doanh thuộc đối tượng phân tích có thể là kết quả riêng biệt của từng khâu, từng giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh như mua vật tư hàng hóa, bán sản phẩm, sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ hoặc có thể là kết quả tổng hợp của cả một quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một chu kỳ kinh doanh [2], [12]. 1.2.1. Chỉ tiêu kinh tế thuộc nội dung của phân tích hoạt động kinh doanh Nội dung của phân tích kinh doanh là các kết quả kinh doanh biểu hiện bằng các chỉ tiêu kinh tế dưới sự tác động của các nhân tố kinh tế. Như vậy chỉ tiêu kinh tế dùng để phân tích rất phong phú và đa dạng, có nhiều tiêu thức phân chia khác nhau:  Theo tính chất của chỉ tiêu, bao gồm: - Chỉ tiêu số lượng: Phản ánh qui mô của kết quả hay điều kiện kinh doanh như: doanh thu bán hàng, lượng vốn đầu tư, diện tích sản xuất, số lượng lao động - Chỉ tiêu chất lượng: Phản ánh hiệu quả kinh doanh hay hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào như: giá thành sản phẩm, tỷ suất lợi nhuận, hiệu quả sử dụng các tài sản, chi phí  Theo phương pháp tính toán trị số của chỉ tiêu, bao gồm: - Chỉ tiêu kinh tế thể hiện trị số tuyệt đối: Dùng đánh giá qui mô sản xuất và kết quả sản xuất tại thời gian và không gian cụ thể như: doanh thu, giá trị sản lượng hàng hóa sản xuất, lượng lao động năm nay tăng bao nhiêu so với năm trước 6
  17. - Chỉ tiêu kinh tế thể hiện trị số tương đối: Thường dùng trong phân tích các quan hệ kinh tế giữa các bộ phận, cơ cấu của bộ phận trong tổng thể nghiên cứu, tốc độ tăng giảm của các chỉ tiêu nghiên cứu để biết xu hướng phát triển của chỉ tiêu, như chỉ tiêu hoàn thành kế hoạch, tăng trưởng lợi nhuận, doanh thu . - Chỉ tiêu kinh tế thể hiện trị số bình quân: Là dạng đặc biệt của chỉ tiêu tuyệt đối, nhằm phản ánh mức độ phổ biến của hiện tượng nghiên cứu như: năng suất bình quân của một lao động, thu nhập bình quân một lao động, chi phí bình quân một sản phẩm .  Theo tính chất khái quát và chi tiết của chỉ tiêu, bao gồm: - Chỉ tiêu khái quát dùng để phản ánh kết quả chung của doanh nghiệp như doanh thu, lợi nhuận đạt được sau một kỳ kinh doanh - Chỉ tiêu chi tiết dùng để phản ảnh cụ thể từng kết quả kinh doanh như tỷ suất lợi nhuận so với doanh thu, khả năng thanh toán  Theo nội dung kinh tế của chỉ tiêu, bao gồm: - Chỉ tiêu phản ánh các điều kiện của quá trình sản xuất như số lượng công nhân, vốn đầu tư, số máy móc thiết bị - Chỉ tiêu phản ánh các kết quả tài chính như lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)  Theo ý nghĩa thông tin của chỉ tiêu, bao gồm: - Chỉ tiêu phản ánh tại một thời điểm phân tích như các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán - Chỉ tiêu phản ánh một thời kỳ như chỉ tiêu thuộc báo cáo kết quả kinh doanh, như lợi nhuận, doanh thu Như vậy, để phân tích kết quả kinh doanh, cần phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu tương đối hoàn chỉnh để phù hợp với từng cấp quản lý phục vụ cho hoạt động kinh doanh mang lại hiệu quả cao nhất [2], [5], [11]. 7
  18. 1.2.2. Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Tổ chức bộ máy quản lý và cơ cấu nguồn nhân lực Tổ chức bộ máy, cơ cấu nhân lực là một trong bốn nguồn lực quan trọng quyết định hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Sự biến động và sắp xếp nhân lực không hợp lý sẽ vừa ảnh hưởng đến năng suất lao động của mỗi người vừa ảnh hưởng hoạt động của doanh nghiệp. Kết quả khảo sát tại công ty TNHH MTV Dược phẩm Hùng Hiếu năm 2014, cơ cấu nguồn nhân lực bao gồm 15 cán bộ công nhân viên trong đó DSĐH chiếm tỷ lệ 13,3% [9]. Khảo sát tại công ty Cổ phần Dược phẩm TV.Pharm – chi nhánh Trà Vinh năm 2015, cơ cấu nguồn nhân lực bao gồm 20 cán bộ, trong đó số cán bộ có trình độ DSĐH là 02 người, chiếm tỷ lệ 10% [15]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Hương tại Công ty cổ phần dược - vật tư y tế Thanh Hóa năm 2014 cho thấy cơ cấu nguồn nhân lực của công ty bao gồm chi nhánh ngoại tỉnh và nội tỉnh thì tỷ lệ nhân viên có trình độ đại học, sau đại học là 107 nhân viên trong tổng số 436 nhân viên, chiếm 24,6% [10]. Với ngành dược, tỷ lệ cán bộ có trình độ chuyên môn cao sẽ giúp cho doanh nghiệp hoạt động tốt hơn. Với doanh nghiệp Dược sản xuất là chính, số lượng dược sỹ sau đại học ở các phân xưởng cao hơn ở bộ phận khác [1]. Doanh số mua, cơ cấu nguồn mua Doanh số mua thể hiện năng lực luân chuyển hàng hóa của doanh nghiệp. Nghiên cứu cơ cấu nguồn mua xác định được nguồn hàng đồng thời tìm ra được dòng “hàng nóng” mang lại nhiều lợi nhuận (doanh số mua bao gồm cả doanh số sản xuất) và thể hiện được cái nhìn sắc bén nhạy cảm của những người làm công tác kinh doanh. Việc phân tích nguồn mua và cơ cấu nguồn mua là một chỉ tiêu cần phân tích trong hoạt động doanh nghiệp. - Tổng doanh số mua của doanh nghiệp. 8
  19. - Các nguồn mua phải đảm bảo yêu cầu chất lượng [1]. Kết quả khảo sát tại Công ty cổ phần dược - vật tư y tế Thanh Hóa năm 2014, cơ cấu doanh thu theo nhóm hàng phân phối bao gồm hàng công ty khai thác từ các nguồn mua bên ngoài chiếm tỷ lệ cao (56,1%), hàng công ty tự sản xuất: tân dược chiếm 9,6%, đông dược chiếm 38,8% [10]. Theo nghiên cứu của Tô Văn Vũ tại Công ty Cổ phần Dược phẩm TV.Pharm – chi nhánh Trà Vinh năm 2015, cơ cấu nguồn mua chi nhánh bao gồm: - Nguồn từ công ty Cổ phần Dược phẩm TV.Pharm sản xuất chiếm 78,6% - Nguồn mua từ các công ty Dược khác do chi nhánh tự khai thác, chiếm tỷ lệ 21,4% [15]. Doanh số bán ra và tỷ lệ bán buôn, bán lẻ Doanh số bán có ý nghĩ quan trọng với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Xem xét doanh số bán và tỷ lệ bán buôn, bán lẻ để hiểu thực trạng doanh nghiệp để từ đó đưa ra một tỷ lệ tối ưu nhằm khai thác hết thị trường, đảm bảo lợi nhuận cao. Doanh số bán bao gồm: - Tổng doanh số bán của doanh nghiệp. - Doanh số bán theo cơ cấu nhóm hàng. - Doanh số bán theo kênh phân phối. - Doanh số bán theo nơi sản xuất - Nhóm hàng có tỷ trọng lớn nhất. - Doanh số bán buôn : bán cho các DN khác, bán cho bệnh viện - Doanh số bán lẻ. So sánh tỷ trọng từng phần với tổng doanh số bán xem doanh nghiệp đó chủ yếu là bán buôn hay bán lẻ [1]. 9
  20. Kết quả phân tích về doanh số bán và tỷ lệ bán buôn, bán lẻ hầu hết đều được rất nhiều đề tài nhắc đến. Theo đề tài nghiên cứu của Nguyễn Văn Hùng tại công ty TNHH MTV Dược phẩm Hùng Hiếu năm 2014, doanh số bán 24.875,2 triệu đồng tăng so với năm 2013, tỷ lệ bán buôn, bán lẻ năm 2014 = 20,6 lần. Doanh thu của công ty chủ yếu là bán buôn (khoảng 95,5%), bán lẻ chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ (4,6%) [9]. Với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Hương tại Công ty cổ phần dược - vật tư y tế Thanh Hóa năm 2014, tổng doanh số bán hàng toàn công ty là 732,6 tỷ đồng, giảm so với năm 2013. Số lượng khách hàng bán buôn chiếm tỷ lệ thấp (8,6%), bán lẻ chiếm 91,4% (kênh bệnh viện chiếm 7,9% và kênh bán lẻ khác chiếm 83,5%) [10]. Phân tích tình hình sử dụng phí Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp luôn gắn liền với thị trường và cách ứng xử các yếu tố chi phí đầu vào, đầu ra nhằm đạt được mức tối đa lợi tức trong kinh doanh. Phân tích tình hình sử dụng phí giúp cho doanh nghiệp nhận diện các hoạt động sinh ra chi phí và triển khai các khoản chi phí dựa trên hoạt động. Nó có ý nghĩa quan trọng trong việc kiểm soát chi phí để lập kế hoạch và đưa ra các quyết định kinh doanh cho tương lai. Chi phí là điều kiện tiên quyết của hoạt động doanh nghiệp, luận văn của Nguyễn Thị Thanh Hương nghiên cứu tại Công ty cổ phần dược - vật tư y tế Thanh Hóa năm 2014 cho thấy công ty đã cấp xuống 83,1 tỷ đồng để phục vụ cho hoạt động bán hàng, chiếm 11,3% so với doanh thu bán toàn công ty [10]. Với nghiên cứu của Tô Văn Vũ tại Công ty Cổ phần Dược phẩm TV.Pharm – chi nhánh Trà Vinh năm 2015, ngoài chi phí giá vốn hàng bán, các chi phí còn lại của Chi nhánh là 2.347,8 tỷ đồng, chiếm 6,4% tổng doanh số bán của chi nhánh [15]. 10
  21. Mạng lưới phân phối Để thực hiện các bước cơ bản trong chu trình cung ứng thuốc, phải tổ chức mạng lưới phân phối theo các cấp độ khác nhau. Mạng lưới phân phối được tạo bởi các kênh phân phối. Kênh phân phối là con đường đi của thuốc từ nơi sản xuất đến người sử dụng. Giữa người sản xuất và người tiêu dùng có thể có ít hoặc nhiều người trung gian xen vào. Số lượng người trung gian thể hiện chiều dài của kênh phân phối. Số lượng kênh phân phối trong mạng lưới sẽ ảnh hưởng nhiều tới giá cả và chất lượng thuốc [1]. Mạng lưới phân phối có một vai trò vô cùng quan trọng quyết định đến thành quả kinh doanh của doanh nghiệp. Trong lĩnh vực Dược phẩm, phân phối thuốc càng có vai trò quan trọng do thuốc là một hàng hóa đặc biệt. Việc phân phối thuốc vào các kênh bệnh viện thông qua hình thức đấu thầu. Các kênh thương mại khác được phân phối thông qua chào bán trực tiếp đến các công ty dược, nhà thuốc, quầy thuốc và một số tổ chức thương mại khác [10]. Theo kết quả khảo sát của Võ Thị Kim Tú tại Công ty Roussel từ năm 2012 đến năm 2014, công ty đã xây dựng mạng lưới phân phối khá hoàn chỉnh, chặt chẽ với các chi nhánh bán buôn, bán lẻ. Tại thành phố Hồ Chí Minh, công ty đặt 10 chi nhánh bán buôn và 18 nhà thuốc bán lẻ tại các quận, huyện. Ngoài ra, các sản phẩm của công ty cũng được phân phối rộng khắp cả nước với các chi nhánh nằm ở các thành phố lớn : Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ. Việc phân bố mạng lưới bán buôn, bán lẻ rộng khắp, giúp công ty khẳng định vị trí của mình và tối đa hóa doanh thu trên địa bàn [14]. Quản lý chất lượng trong sản xuất và kinh doanh So sánh chất lượng các sản phẩm tương đương với các DN sản xuất, kinh doanh khác. Thứ hạng chất lượng sản phẩm, uy tính sản phẩm. 11
  22. Tỷ lệ phế phẩm bình quân. Năng suất lao động bình quân cán bộ công nhân viên Năng suất lao động bình quân của CBCNV được thể hiện bằng chỉ tiêu doanh số bán ra chia cho tổng số CBCNV trong sản xuất và kinh doanh. Năng suất lao động bình quân thể hiện hoạt động của doanh nghiệp Dược có hiệu quả hay không và ngược lại. Đối với DND kinh doanh thì năng suất lao động bình quân là năng suất bán ra [1]. Theo kết quả khảo sát của Võ Thị Kim Tú tại Công ty Roussel năm 2014, mỗi CBCNV tạo ra 959 triệu doanh thu thuần, tăng 9,2% so với năm 2013 [14]. Năng suất lao động bình quân là lượng sản phẩm và dịch vụ mà trung bình mỗi cán bộ công nhân viên tạo ra. Đây là nhân tố đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển và đời sống con người được nâng cao. Với chỉ tiêu này, đề tài của Tô Văn Vũ tại Công ty Cổ phần Dược phẩm TV.Pharm – chi nhánh Trà Vinh năm 2015 cho thấy, năng suất lao động bình quân của CBCNV là 1.823 triệu đồng, tăng so với đầu kỳ [15]. Thu nhập bình quân của CBCNV Phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Dược không phải chỉ tính đến lợi nhuận thu được mà còn phải tính đến việc đảm bảo đời sống CBCNV thông qua thu nhập bình quân của họ. Thu nhập bình quân của CBCNV là lương và các khoản thu nhập khác, ví dụ các khoản tiền thưởng quý, năm, lễ, tết Thu nhập bình quân của CBCNV thể hiện lợi ích, sự gắn bó của người lao động với doanh nghiệp và chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động ổn định [1]. Theo kết quả nghiên cứu của Võ Thị Kim Tú tại Công ty Roussel năm 2014, thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên là 6,4 triệu đồng [14]. 12
  23. Cũng với chỉ tiêu này, đề tài nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Hương tại Công ty cổ phần dược - vật tư y tế Thanh Hóa năm 2014 thì thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên là 5,24 triệu đồng, trong đó nhân viên tại các chi nhánh ngoại tỉnh là 5,9 triệu đồng, cao hơn so với chi nhánh nội tỉnh chỉ được 5,1 triệu đồng [10]. Nộp ngân sách Nhà nước Là mức đóng góp thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước, thể hiện hiệu quả đầu tư của Nhà nước với các doanh nghiệp, là điều kiện để doanh nghiệp tồn tại và hoạt động có hiệu quả [1]. 1.3. THỰC TRẠNG KINH DOANH THUỐC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP DƯỢC NƯỚC TA HIỆN NAY 1.3.1. Khái quát về thị trường dược phẩm ở nước ta trong những năm gần đây 1.3.1.1. Hoạt động nhập khẩu dược phẩm Bảng 1.1. Trị giá nhóm Dược phẩm nhập khẩu các tháng năm 2015 [17] ĐVT : 1000 USD Tháng Nhóm Dược phẩm Tổng số các mặt hàng Tỷ lệ (%) 1 155.460 13.766.295 1,13 2 100.415 10.479.746 0,96 3 199.718 14.735.576 1,36 4 180.104 13.199.536 1,36 5 182.164 14.938.005 1,22 6 211.554 14.465.287 1,46 7 223.305 14.667.833 1,52 8 204.830 14.134.104 1,45 9 189.577 14.034.380 1,35 10 211.838 13.814.436 1,53 13
  24. 11 235.068 13.630.865 1,72 12 230.656 14.298.315 1,61 Tổng 2.324.688 166.164.378 1,40 Trong 9 tháng đầu năm nay cả nước đã nhập khẩu 1,6 tỷ USD các mặt hàng dược phẩm tăng khoảng 10,8% so với cùng kỳ năm trước. Với mức tăng trưởng từ nay đến cuối năm nhập khẩu có thể vượt trên 2 tỷ USD dù các tháng cuối năm giá trị nhập khẩu có chậm lại so với cùng kỳ. Danh mục nhập khẩu từ các quốc gia nhiều nhất có Pháp, Ấn Độ, Đức, Hàn Quốc chiếm 40% tổng giá trị nhập khẩu. Pháp vẫn là nguồn cung lớn nhất thị trường dược phẩm Việt Nam năm nay hơn 208 triệu USD, tăng 20% so với năm trước. Một số thị trường có biến động tăng mạnh hơn 30% có Nga, Tây Ban Nha, Ba Lan, Thụy Điển. Thị trường thuốc Việt hàng năm cung cấp khoảng 50% nhu cầu hơn 3 tỷ USD cả nước. Chi tiêu thuốc bình quân đầu người Việt Nam hiện nay quanh mức 35 – 37 USD/năm vẫn ở mức thấp so với nhiều nước lân cận như Thái Lan (60 USD người/năm), Trung Quốc (100 USD người/năm). Với tốc độ phát triển kinh tế và nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng tăng cao thì trong 5 năm tới giá trị thị trường dược phẩm Việt Nam có thể đạt mức 8 tỷ USD. Đến nay Việt Nam vẫn nằm trong top đầu thế giới về tăng trưởng chi tiêu cho dược phẩm. Rõ ràng tiềm năng của ngành dược phẩm là còn rất lớn và việc thông qua hiệp định TPP đã có thêm nhiều cơ hội và thách thức cho ngành dược trong những năm tới [16]. 14
  25. Hình 1.1. Tình hình nhập khẩu thuốc của Việt Nam qua các năm (triệu USD) 1.3.1.2. Tình hình sản xuất trong nước Ngành dược Việt Nam: Tiềm năng tăng trưởng lớn, nhiều cơ hội đầu tư hấp dẫn Tổng tiền thuốc chi tiêu bình quân đầu người tại Việt Nam năm 2013 đạt 33 USD/người. Việt Nam chỉ mới đạt trình độ sản xuất được thuốc thành phẩm từ nguyên liệu nhập khẩu, chưa tự sản xuất được nguyên liệu hóa dược và chưa tự phát minh được thuốc. Tốc độ tăng trưởng của ngành giai đoạn 2008 – 2012 đạt 23%/năm, giai đoạn 2013 – 2018 đạt 17,5%/năm. Hơn 51% nguyên liệu sản xuất thuốc tại Việt Nam đang được nhập khẩu từ Trung Quốc, 18% nhập từ Ấn Độ. Chưa được quy hoạch bài bản, chỉ tập trung vào các dòng phổ thông, bỏ ngõ phân khúc đặc trị cho nước ngoài. Chính sách quản lý đang được điều chỉnh theo hướng phù hợp nhằm thúc đẩy ngành dược nội địa phát triển. 15
  26. Đang có xu hướng nâng cấp nhà máy sản xuất lên các tiêu chuẩn quốc tế như PIC/S - GMP, EU – GMP để sản xuất thuốc generic chất lượng cao nhằm tăng khả năng trúng thầu kênh ETC và khai thông thị trường xuất khẩu. Gia công thuốc và sản xuất nhượng quyền là con đường ngắn và hiệu quả nhất để học hỏi và theo kịp trình độ phát triển của ngành dược thế giới. Các doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam có tuổi đời khá trẻ so với thế giới và chỉ thực sự phát triển từ sau năm 1990. Do đó, ảnh hưởng từ giai đoạn chiến tranh kéo dài và thời kỳ bao cấp khó khăn vẫn còn hiện hữu. Việc mỗi tỉnh thành phố đều có ít nhất một doanh nghiệp dược nhà nước (hoặc có gốc nhà nước) phụ trách cả sản xuất và phân phối dược phẩm là một trong những hệ quả để lại từ thời bao cấp. Cả nước hiện có khoảng 178 doanh nghiệp sản xuất thuốc (trong đó có khoảng 100 doanh nghiệp sản xuất thuốc tân dược, 80 doanh nghiệp sản xuất thuốc đông dược, ngoài ra có trên 300 cơ sở sản xuất thuốc đông dược). Hầu hết các doanh nghiệp này đều tập trung sản xuất các dòng thuốc phổ biến thông thường trong khi đó các thuốc chuyên khoa, đặc trị, yêu cầu kỹ thuật bào chế hiện đại lại không được quan tâm. Do đó, xảy ra tình trạng sản xuất chồng chéo, tranh giành một phân khúc thị trường nhỏ giữa hầu hết các doanh nghiệp nội địa. Phân khúc thuốc đặc trị, chuyên khoa với giá trị cao hoàn toàn do các doanh nghiệp nước ngoài chiếm lĩnh [19]. Khả năng tiếp cận thuốc ở Việt Nam ngày càng được củng cố và hoàn thiện theo hướngthuận tiện hơn (mật độ trung bình đạt khoảng 2123 người có 1 cơ sở bán lẻ thuốc) (Bảng 1.2). Hệ thống cung ứng thuốc phủ rộng khắp toàn quốc, bảo đảm cung ứng đủ thuốc đến cả các khu vực biển đảo, vùng sâu, vùng xa. 16
  27. Bảng 1.2. Sự phát triển của các hình thức kinh doanh thuốc, 2010 – 2014 Các hình thức kinh doanh 2010 2011 2012 2013 2014 thuốc Số lượng cơ sở sản xuất thuốc 101 109 119 123 131 tân dược đạt GMP Số lượng cơ sở sản xuất vắc xin, 4 4 4 4 4 sinh phẩm y tế đạt GMP Số lượng cơ sở sản xuất thuốc từ 0 24* dược liệu đạt GMP Số lượng cơ sở xuất nhập khẩu 0 174 thuốc đạt GSP Số lượng cơ sở làm dịch vụ bảo 0 3 quản thuốc đạt GSP Số lượng cơ sở bán buôn thuốc 0 1.900 đạt GDP Số lượng cơ sở bán lẻ thuốc 43.629 39.172 39.124 42.262 Số dân bình quân một cơ sở bán 1.993 2.242 2.269 2.123 lẻ thuốc phục vụ * Ghi chú: trong đó có 10 cơ sở sản xuất đồng thời thuốc tân dược và thuốc từ dược liệu. Nguồn: Số liệu thống kê của Cục Quản lý Dược và Viện Kiểm nghiệm thuốc trung ương; Báo cáo tổng kết công tácnăm 2014 và kế hoạch 2015 của Cục Quản lý Dược, Niên giám thống kê y tế các năm [4]. Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 chú trọng việc phát triển sản xuất thuốc trong 17
  28. nước, đặc biệt là thuốc thiết yếu, thuốc generic, thuốc đông y, thuốc từ dược liệu. Hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” của Mặt trậnTổ quốc Việt Nam phát động, ngành dược đã nỗ lực thực hiện kế hoạch triển khai Đề án “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam”. Mục tiêu của Đề án là nâng cao nhận thức của người dân và cán bộ y tế trong việc sử dụng thuốc sản xuất tại Việt Nam; qua đó góp phần tăng tỷ lệ sử dụng thuốc sản xuất tại Việt Nam có chất lượng tại các cơ sở y tế và trong cộng đồng, đồng thời thúc đẩy ngành sản xuất, kinh doanh dược Việt Nam phát triển. Bên cạnh đó, Cục Quản lý Dược cũng đã triển khai chương trình truyền thông “Con đường thuốc Việt” nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân, cán bộ y tế về việc sử dụng thuốc sản xuất tại Việt Nam, góp phần thúc đẩy sản xuất thuốc trong nước. Số liệu thống kê của Cục Quản lý Dược cho thấy, mức chi tiền thuốc bình quân đầungười liên tục tăng trưởng dương và ổn định. Chỉ số này phản ánh nhu cầu chăm sóc và nângcao sức khỏe của người dân ngày càng được quan tâm. Năm 2005, con số này là 9,85 USD/người, đến năm 2010 là 22,25 USD/người và năm 2014 là 34,48 USD/người [4]. Hiện nay theo phân loại và xếp hạng cho ngành công nghiệp dược: Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO) chia công nghiệp dược theo 5 mức phát triển, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Hội nghị Thương mại và Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNCTAD) xác định mức độ phát triển công nghiệp dược của các quốc gia theo 4 cấp độ: Cấp độ 1: Nước đó hoàn toàn phải nhập khẩu thuốc. Cấp độ 2: Sản xuất được một số thuốc Generic; đa số thuốc phải nhập khẩu. Cấp độ 3: Có công nghiệp dược nội địa; có sản xuất thuốc generic; xuất khẩu được một số dược phẩm. 18
  29. Cấp độ 4: Sản xuất được nguyên liệu và phát minh thuốc mới. Theo cách đánh giá này, hiện nay công nghiệp dược Việt Nam đang ở gần cấp độ 3 theo thang phân loại của WHO. Còn nếu theo thang phân loại 5 mức phát triển của UNIDO thì công nghiệp dược của Việt Nam mới chỉ ở mức 3, nghĩa là “công nghiệp dược nội địa sản xuất đa số thành phẩm từ nguyên liệu nhập khẩu” [4],[19]. Ngành công nghiệp hóa dược của Việt Nam vẫn chưa phát triển do thiếu sự đồng bộ trong quy hoạch, chính sách, công nghiệp phụ trợ Vì vậy, tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam chỉ mới có một nhà máy sản xuất nguyên liệu kháng sinh bán tổng hợp của Mekophar và chủ yếu chỉ đủ phục vụ nhu cầu của doanh nghiệp trước áp lực cạnh tranh từ nguyên liệu giá rẻ của các quốc gia như Trung Quốc và Ấn Độ. Tổng hợp số liệu thống kê cho ước lượng cho thấy mức chi tiêu một số chỉ tiêu tăng trưởng trọng yếu trong giai đoạn 2014 – 2028 như sau: - Tăng trưởng dân số Việt Nam: Bình quân 2%/năm và dự đoán có thể vượt mốc 120 triệu người vào năm 2028. - Tăng trưởng tổng tiền sử dụng thuốc tại Việt Nam: Bình quân 17%/năm (bao gồm hai yếu tố cốt lõi là nhu cầu và mức tăng giá thuốc bình quân 8,6% mỗi năm). - Tăng trưởng tổng tiền sử dụng thuốc sản xuất tại Việt Nam: 14,3%. 19
  30. Hình 1.2. Tăng trưởng tổng tiền sử dụng thuốc tại Việt Nam và mức chi tiêu bình quân đầu người cho dược phẩm [19] 1.3.2. Đặc điểm thị trường thuốc đông dược Trong Y học Việt Nam, thuốc đông y đóng vai trò quan trọng trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, thuốc đông y được sử dụng lâu đời và rộng rãi. Tuy nhiên theo thống kê, đông dược chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ từ 0,5% - 1% giá trị thuốc sử dụng hàng năm. Số liệu thống kê về giá trị sử dụng cũng như nhu cầu sử dụng của đông dược là kém chính xác khi lĩnh vực này hầu như chưa được quản lý chặt chẽ. Do vậy trên số liệu thực tế còn cao hơn nhiều. Trong thói quen sử dụng đông dược của người Việt Nam, thuốc Bắc (nguyên liệu là các thảo dược bắt nguồn từ Trung Quốc) được tin dùng rộng rãi nhất. Điều này được phản ánh qua việc 85% nguyên liệu chế biến đông dược được nhập từ Trung Quốc với kim ngạch nhập khẩu trung bình 1 triệu USD/ năm. Hiện nay, Việt Nam đã trồng được một số dược liệu nhưng giá trị cũng như khối lượng không đáng kể. Hệ thống sản xuất, phân phối thuốc đông dược rộng lớn và không được kiểm soát đầy đủ. Do đặc trưng của thuốc đông dược chế biến không đòi hỏi công nghệ cao nên thuốc đông dược được sản xuất và phân phối bởi các nhà máy lớn cũng như các cơ sở tư nhân nhỏ lẻ. Theo thống kê sơ bộ, cả nước có 20
  31. 45 Viện y học dân tộc, 242 Bệnh viện đa khoa, 4000 tổ chẩn trị, 10.000 cơ sở Y dược học cổ truyền. Tuy nhiên, hiện nay các cơ sở sản xuất thuốc đông dược đạt tiêu chuẩn còn rất thiếu, thị trường đông dược rất cần một sự chuẩn hóa. Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh trong thời gian gần đây làm tăng thu nhập cá nhân là nguyên nhân làm gia tăng nhu cầu sử dung đông dược. Người Việt Nam sử dụng đông dược không chỉ để chữa bệnh mà còn để bồi bổ sức khỏe và phần lớn cho rằng sử dụng đông dược lâu dài có lợi chứ không có hại như Tây y. Chính vì vậy, tiềm năng cho đông dược nhất là đông dược chất lượng cao rất lớn [16]. 1.4. MỘT VÀI NÉT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM OPC VÀ CHI NHÁNH MIỀN ĐÔNG 1.4.1. Vài nét về Công ty cổ phần Dược phẩm OPC 1.4.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty cổ phần Dược phẩm OPC Tọa lạc tại số 1017 Hồng Bàng – Quận 6 – Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty Cổ phần Dược Phẩm OPC được thành lập từ năm 1977 với tên gọi Xí nghiệp Dược phẩm TW 26 Sài Gòn. Công ty Cổ phần Dược Phẩm OPC là một trong các công ty hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh dược phẩm có nguồn gốc từ dược liệu, là đơn vị sản xuất thuốc có nguồn gốc dược liệu đầu tiên được Cục Quản Lý Dược – Bộ Y Tế Việt Nam cấp giấy chứng nhận GMP , GLP, GSP. Ngày 08/02/2002, theo quyết định số 138/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ, Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương 26 – OPC được chuyển thành Công ty Cổ phần Dược phẩm OPC, tên giao dịch quốc tế: OPC Pharmaceutical Joint Stock Company. Hiện nay, nhà máy OPC Bình Dương đạt tiêu chuẩn GMP-WHO được xây dựng trên diện tích hơn 5,6 ha, áp dụng kỹ thuật công nghệ hiện đại đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường và phát triển bền vững trong tương lai. Đội 21
  32. ngũ cán bộ công nhân viên trên 700 người có trình độ chuyên môn cao, làm chủ công nghệ. Hệ thống phân phối bao gồm 9 chi nhánh phủ dài từ Bắc chí Nam, bao gồm: - Chi nhánh Hà Nội - Chi nhánh Nghệ An - Chi nhánh Đà Nẵng - Chi nhánh Nha Trang - Chi nhánh Miền Đông - Chi nhánh Vũng Tàu - Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh - Chi nhánh Tiền Giang - Chi nhánh Cần Thơ 1.4.1.2. Cơ cấu tổ chức và cơ cấu nhân sự của công ty cổ phần Dược phẩm OPC 22
  33. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM OPC HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ OPC HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN BAN KIỂM SOÁT KIỂM SOÁT VIÊN TỔNG GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH HÀ NỘI PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH NGHỆ AN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG CHI NHÁNH NHA TRANG I Ị G G G À - R G V N N G N N T O N I M T Ợ CHI NHÁNH MIỀN ĐÔNG N Ể C Ứ G À G T I N Ệ Ư Ộ P N E N I H G M Ả R L T Đ N K O Ở U T N C N H Ấ T H CHI NHÁNH VŨNG TÀU O U R Q Ệ Ư Á Ớ T Ấ U G I A C A M B H R Ư H Á H - X L Đ N M T N Ẩ I N N C H Ị Í H C N CHI NHÁNH TP.HCM Ơ Ố T N P N H R O C M H Ứ Ả C H Ệ Á P T Ả Ạ S C I H Ể & P Y Đ B I O D O C N C H Đ C T U CHI NHÁNH TIỀN GIANG T I G H Ả K N N M Ề Ổ G C Ợ Ạ I U Ế Ế À Ả T Đ Đ Đ Q Đ Ư K Đ K H Đ Đ P CHI NHÁNH CẦN THƠ Đ G G D Đ Đ Đ Đ G G V G G G G G T Hình 1.3. Sơ đồ tổ chức công ty CPDP OPC năm 2015 23
  34. Bảng 1.3. Cơ cấu nhân sự Công ty CPDP OPC năm 2015 Số lượng Tỷ lệ Cơ cấu nhân sự (Người) (%) Tổng số CBCNV 776 100 Đại học và sau đại học 187 24,1 Cao đẳng và trung cấp 382 49,2 Công nhân kỹ thuật 207 26,7 Số lượng CBCNV của công ty nhìn chung ngày càng tăng lên. Năm 2014, số lượng cán bộ đại học và sau đại học là 187 người, chiếm 23%. Đến năm 2015 tăng lên 24.1%. Các CBCNV ở các trình độ khác cũng tăng lên. Con người là sức mạnh của công ty, xây dựng thành công thương hiệu, tạo dựng uy tính và sức sống cho công ty. Hội đồng quản trị đã vạch ra chiến lược về phát triển nguồn nhân lực, chú trọng thu hút và đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ có kinh nghiệm, có trình độ phù hợp với công việc sản xuất kinh doanh, trình độ quản lý với các chính sách phù hợp và trọng dụng nhân tài. 1.4.2. Vài nét về Chi nhánh Miền Đông Chi Nhánh Miền Đông Công ty cổ phần Dược phẩm OPC được thành lập từ ngày 01 tháng 04 năm 2012 tại 09/ĐX 04 – TH, tổ 7, ấp Tân Hóa, xã Tân Vĩnh Hiệp, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Được công ty phân công phụ trách 5 tỉnh Miền Đông Nam Bộ bao gồm: Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Phước, Bình Thuận. Với lợi thế nhân viên trẻ, khỏe, năng động, nhiệt tình và đoàn kết, Chi Nhánh Miền Đông - Công ty cổ phần Dược phẩm OPC đã không ngừng phát triển và gặt hái được nhiều thành công nhất định trên thương trường, cụ thể từ 24
  35. năm 2012 – 2015: doanh thu tăng từ 45 tỷ lên trên 74 tỷ, tăng 74% so với năm 2013. Từ những kết quả kinh doanh đó tập thể Chi Nhánh Miền Đông đã vinh dự được Tổng giám đốc trao tặng giải thưởng Cúp vàng kinh doanh liên tục trong 4 năm 2012 – 2015. 25
  36. Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Công ty Cổ phần dược phẩm OPC – Chi nhánh Miền Đông 2.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 2.2.1. Thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài Thời gian nghiên cứu: năm 2015. Thời gian thực hiện đề tài: Từ ngày 18/7/2016 đến ngày 18/11/2016 2.2.2. Địa điểm nghiên cứu Công ty Cổ phần dược phẩm OPC – Chi nhánh Miền Đông. 2.3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang, với các nội dung được trình bày trong hình 2.4. 26
  37. 2.3.1. SƠ ĐỒ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Dược phẩm OPC – Chi nhánh Miền Đông năm 2015  Đối tượng nghiên cứu : Công ty cổ phần Dược phẩm OPC – Chi nhánh Miền Đông  Phương pháp nghiên cứu : Mô tả cắt ngang  Nguồn thu thập : báo cáo tài chính, báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh, các số liệu được thu thập từ phòng kinh doanh, phòng tài chính – kế toán  Bộ máy tổ chức/ Cơ cấu nhân sự.  Cơ cấu nguồn mua, doanh số mua.  Doanh số bán, tỷ lệ bán buôn, bán lẻ.  Tình hình sử dụng phí.  Mạng lưới phân phối.  Quản lý chất lượng.  Năng suất lao động bình quân CBCNV  Thu nhập bình quân của CBCNV.  Nộp ngân sách Nhà nước. Đưa ra ý kiến bàn luận, kiến nghị, đề xuất cho Công ty cổ phần Dược phẩm OPC – Chi nhánh Miền Đông nâng cao hiệu quả kinh doanh Hình 2.4. Sơ đồ tóm tắt nội dung nghiên cứu 27
  38. 2.3.2. CÁC BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU Bảng 2.4. Các biến số nghiên cứu Phân loại Nguồn thu thập STT Biến số nghiên cứu Giải thích biến Số lượng người có bằng cấp ở các trình độ Biến khác nhau : DSĐH, DSTH, lao động phổ phân loại thông Báo cáo tổ chức nhân 1 Cơ cấu nhân sự sự của Chi nhánh năm Tổng số CBCNV Biến 2015 Số CBCNV nam dạng số Số CBCNV nữ Tổng doanh số mua của DN từ công ty sản Biến 2 Doanh số mua xuất dạng số Là doanh số bán của các sản phẩm được Báo cáo tổng kết hoạt Doanh số bán theo nơi sản xuất từ các nhà máy khác nhau, bao Biến động kinh doanh Chi 3 sản xuất gồm: Nhà máy OPC, nhà máy OPC Bình dạng số nhánh năm 2015 Dương, Xưởng Hóa dược 2. 4 Doanh thu thuần Là khoản doanh thu sau khi đã trừ đi các Biến 28
  39. khoản giảm trừ : giảm giá, chiết khấu, dạng số hàng trả lại Là doanh số bán của các nhóm hàng : Nhóm sản phẩm chủ lực Doanh số bán theo cơ Nhóm sản phẩm mục tiêu Biến 5 cấu nhóm hàng Nhóm sản phẩm tân dược dạng số Bảng kê hóa đơn bán Nhóm sản phẩm dùng ngoài hàng năm 2015 Nhóm khác Là doanh số bán cho các kênh bán trong Doanh số bán theo Biến 6 bệnh viện và ngoài bệnh viện. Doanh thu kênh phân phối dạng số bán lẻ, bán sỉ Báo cáo tổng kết hoạt Là sự hao phí bằng tiền trong quá trình Biến 7 Chi phí động kinh doanh Chi hoạt động SXKD dạng số nhánh năm 2015 Là số lượng các nhóm khách hàng khối Biến Bảng kê hóa đơn bán 8 Cơ cấu khách hàng bệnh viện, khách hàng sỉ và khách hàng lẻ. Phân loại hàng năm 2015 9 Chất lượng sản phẩm Là thứ hạng chất lượng sản phẩm, uy tính Biến Báo cáo tình hình hoạt 29
  40. trong sản xuất, kinh của sản phẩm, tỷ lệ phế phẩm phân loại động công ty OPC năm doanh 2015 Quyết định xử lý hàng Là số lượng hàng hóa bị bẹp vỡ trong quá trình bảo quản, vận chuyển; hàng hóa cận Biến hóa, thành phẩm thừa 10 Tỷ lệ hàng trả về hạn do bán chậm; hàng hóa không đạt độ dạng số thiếu, hư hỏng sau kiểm ổn định sau khi lưu hành ra thị trường mà có một số ít lượng hàng bị trả về. kê Năng suất lao động Báo cáo tổng kết hoạt Là chỉ tiêu doanh số bán chia cho tổng số Biến 11 của cán bộ công nhân động kinh doanh Chi CBCNV trong kinh doanh dạng số viên nhánh năm 2015 Thu nhập bình quân Là lương và các khoản thu nhập khác của Biến Bảng cân đối số phát 12 của cán bộ công nhân CBCNV dạng số sinh năm 2015 viên Nộp ngân sách Nhà Là các khoản đóng góp thực hiện nghĩa vụ Biến Bảng cân đối số phát 13 nước đối với Nhà nước dạng số sinh năm 2015 30
  41. 2.4. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU 2.4.1. Nguồn thu thập Để phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty CPDP OPC – Chi nhánh Miền Đông năm 2015, đề tài đã sử dụng phương pháp thu thập hồi cứu số liệu về kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh từ: - Công ty CPDP OPC (2015), Báo cáo tình hình hoạt động Công ty. - Công ty CPDP OPC - Chi nhánh Miền Đông (2015), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh. - Công ty CPDP OPC - Chi nhánh Miền Đông (2015), Bảng cân đối số phát sinh. - Công ty CPDP OPC - Chi nhánh Miền Đông (2015), Quyết định xử lý hàng hóa, thành phẩm thừa thiếu, hư hỏng sau kiểm kê. 2.4.2. Phương pháp thu thập Tổng hợp các thông tin sau từ các nguồn thu thập: - Cơ cấu nguồn nhân sự - Doanh số mua - Doanh số bán, doanh thu thuần, doanh số bán theo các nhóm hàng, doanh số bán theo kênh phân phối, doanh thu số bán theo nơi sản xuất - Chi phí - Mạng lưới phân phối - Chất lượng sản phẩm trong sản xuất, kinh doanh - Tỷ lệ hàng trả về trong quá trình lưu thông phân phối - Thu nhập bình quân CBCNV - Năng suất lao động bình quân CBCNV - Nộp ngân sách Nhà nước Các số liệu được thu thập qua phiếu thu thập số liệu (Mẫu phiếu được trình bày ở phần phụ lục). 31
  42. 2.4.2. Phương pháp phân tích số liệu 2.4.2.1. Phương pháp cân đối Sử dụng phương pháp so sánh tuyệt đối và tương đối, đối chiếu các chỉ tiêu nghiên cứu để xác định xu hướng mức độ biến động của các chỉ tiêu. So sánh bằng số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc, kết quả so sánh này biểu hiện khối lượng, quy mô của các hiện tượng kinh tế. So sánh bằng số tương đối: Là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc, kết quả so sánh này biểu hiện tốc độ phát triển, mức độ phổ biến của các chỉ tiêu kinh tế. 2.4.2.2. Phương pháp thống kê Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để trình bày những thuận lợi và khó khăn tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Chi nhánh. Công thức tính của các chỉ số nghiên cứu được thể hiện ở bảng sau: Bảng 2.5. Công thức tính của các biến số nghiên cứu STT Biến số Công thức Tỷ lệ nhân lực SL người theo nhóm trình độ 1 = x 100% theo trình độ Tổng CNCNV 2 Số CBCNV nam Tính tổng 3 Số CBCNV nữ Tính tổng 4 Doanh số mua Tính tổng 5 Doanh thu Tính tổng 6 Doanh thu thuần = Tổng doanh thu – khoản giảm trừ Tỷ lệ doanh thu Doanh thu bán hàng 7 = x 100% bán hàng Tổng doanh thu Tỷ lệ doanh thu Doanh thu từng nhóm hàng 8 = x 100% thuần các nhóm Doanh thu bán hàng 32
  43. hàng Tỷ lệ từng đối SL khách hàng theo từng đối tượng 9 = x 100% tượng khách hàng Tổng số khách hàng 10 Chi phí = Định phí + Biến phí Năng suất lao Doanh số bán 11 = động bình quân Tổng cán bộ công nhân viên Tổng lương 12 Tiền lương = Tổng cán bộ công nhân viên Thu nhập bình 13 Tổng thu nhập quân = Tổng cán bộ công nhân viên Số lượng sản phẩm hỏng Tỷ lệ phế phẩm = x 100% 14 Tổng số sản phẩm sản xuất bình quân Mức nộp ngân 15 Tính tổng sách Nhà nước Tỷ lệ nộp ngân Mức nộp ngân sách 16 = x 100 % sách Nhà nước Tổng doanh số bán 2.5. XỬ LÝ KẾT QUẢ Xử lý các số liệu và kết quả thu được bằng chương trình phần mềm Microsoft Word và Microsoft Excel. Các số liệu được trình bày dưới dạng: bảng biểu, đồ thị. 33
  44. CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Phân tích cơ cấu nhân sự của Công ty cổ phần Dược phẩm OPC – Chi nhánh Miền Đông năm 2015 3.1.1. Mô hình tổ chức của Chi nhánh GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC KINH DOANH HÀNH CHÍNH – NHÂN SỰ TỔ TRÌNH TỔ KHO – TỔ NGHIỆP DƯỢC GIAO NHẬN VỤ MIỀN ĐÔNG 1 ĐẤU THẦU GIAO NHẬN KT CÔNG NỢ ĐỒNG NAI THỦ KHO KT TỔNG HỢP BÌNH THUẬN PHỤ KHO VĂN THƯ MIỀN ĐÔNG 2 BÌNH DƯƠNG BÌNH PHƯỚC TÂY NINH Hình 3.5. Mô hình tổ chức Chi nhánh Miền Đông năm 2015 34
  45. Chi nhánh là đơn vị hạch toán phụ thuộc,phụ trách kinh doanh, phân phối các sản phẩm do công ty mẹ là công ty CPDP OPC sản xuất. Được công ty phân công phụ trách 5 tỉnh Miền Đông Nam Bộ bao gồm: Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Phước, Bình Thuận với số lượng khách hàng rất lớn ở cả 2 hệ thống kênh phân phối trong và ngoài bệnh viện. Mô hình tổ chức của Chi nhánh được xây dựng theo cơ cấu quản trị trực tuyến, đảm bảo sự hoạt động thông suốt và thống nhất cho toàn Chi nhánh. Cơ cấu tổ chức của các phòng ban theo cấu trúc trực tuyến đã giảm thiểu tối đa các bộ phận gián tiếp, nâng cao hiệu quả làm việc của từng cán bộ công nhân viên trong Chi nhánh. Với mô hình tổ chức bộ máy hoạt động như trên đã làm cho Chi nhánh có tổ chức gọn nhẹ, năng động. Tất cả các cán bộ công nhân viên trong Chi nhánh đều trực tiếp tham gia vào hoạt động kinh doanh dưới sự chỉ đạo của Giám đốc Chi nhánh. Tuy nhiên, để Chi nhánh hoạt động tốt, với mô hình này đòi hỏi Ban lãnh đạo Chi nhánh phải có kiến thức toàn diện để chỉ đạo tất cả các bộ phận quản lý chuyên môn. 3.1.2. Cơ cấu nguồn nhân lực của Chi nhánh Bảng 3.6. Cơ cấu nguồn nhân lực của Chi nhánh Miền Đông năm 2015 Cơ cấu nguồn Giới tính Số lượng Tỷ lệ nhân lực Nam Nữ (Người) (%) Tổng số 26 12 38 100 CBCNV Dược sỹ đại học 1 4 5 13,2 Đại học khác 2 1 3 7,9 Cao đẳng 2 3 5 13,2 DSTH và trung 19 3 22 57,8 cấp khác 35
  46. Lao động phổ 3 1 3 7,9 thông Đến cuối năm 2015, tổng số nhân sự của Chi nhánh có 38 người, trong đó CBCNV nam là 26 người chiếm 68,4%. Số lượng CBCNV trình độ đại học chiếm tỷ lệ khá cao 21,1%. Cán bộ có trình độ trung cấp chiếm tỷ lệ lớn nhất trong cơ cấu nhân sự của chi nhánh (57,8%). 3.2. Phân tích cơ cấu nguồn mua, doanh số mua 3.2.1. Cơ cấu nguồn mua của Chi nhánh Miền Đông năm 2015 Để đáp ứng được nhu cầu thị trường và phù hợp với chiến lược kinh doanh của Chi nhánh, Chi nhánh cần thực hiện tốt các khâu trong lưu thông, phân phối. Trong đó, khâu lập kế hoạch dự trù nhập hàng giữ một vai trò quan trọng, thực hiện tốt kế hoạch nhập hàng, đảm bảo đủ số lượng, chủng loại , chất lượng và giá cả hàng nhập, kịp thời phân phối cho phù hợp với từng thời điểm, từng khách hàng một cách hiệu quả nhất, góp phần thúc đẩy doanh số bán ra, mang lại cho công ty một hiệu quả cao, nguồn hàng Chi nhánh cụ thể nhập từ công ty Cổ phần Dược phẩm OPC sản xuất, không có hàng tự khai thác từ bên ngoài. 3.2.2. Doanh số mua của Chi nhánh Miền Đông năm 2015 Bảng 3.7. Tổng hợp doanh số mua theo cơ cấu nguồn mua năm 2015 ĐVT: Triệu VNĐ TT Chỉ tiêu Doanh số mua Tỷ trọng (%) 1 Tổng doanh số mua 73.230 100 2 Nguồn hàng nhập từ công ty OPC 73.230 100 Doanh số mua của Chi nhánh khi phân tích theo cơ cấu nguồn hàng: 100% nguồn hàng do công ty CPDP OPC sản xuất. Công ty CPDP OPC sản xuất chủ lực là các sản phẩm có nguồn gốc từ dược liệu. Đây là nhóm hàng 36
  47. chủ lực của Chi nhánh và đang chịu sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường. Bên cạnh đó, Chi nhánh đã và đang phát triển nhóm sản phẩm tân dược và sản phẩm dùng ngoài cũng do công ty mẹ sản xuất. 3.3. Phân tích doanh số bán ra và tỷ lệ bán luôn, bán lẻ 3.3.1. Phân tích doanh số bán theo nơi sản xuất Theo Công văn số 1172/QTM-OPC ngày 10/12/2013 qui định tên nhóm sản phẩm OPC sử dụng trong quá trình kinh doanh, khi phân tích theo nơi sản xuất, doanh số bán của Chi nhánh được chia thành 3 nhóm chính:  Nhóm sản phẩm công ty OPC sản xuất: gọi là nhóm sản phẩm OPC, gồm: sản phẩm đông dược, tân dược, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm  Nhóm sản phẩm do xưởng hóa dược 2 sản xuất: gọi là nhóm sản phẩm HD2, gồm các sản phẩm viên sủi, bột sủi  Nhóm sản phẩm Công ty TNHH MTV OPC Bình Dương sản xuất: gọi nhóm sản phẩm OPCBD, gồm: cồn 900, cồn 700, oxy già, gyno new, dầu dân tộc 7ml Bảng 3.8. Tổng hợp doanh số bán theo nơi sản xuất năm 2015 ĐVT: Triệu VNĐ TT Chỉ tiêu Doanh số bán Tỷ trọng (%) Tổng doanh số bán 72.181 100 1 Doanh số nhóm sản phẩm OPC 68.934 95,5 2 Doanh số nhóm sản phẩm HD 2 2.206 3,0 3 Doanh số nhóm sản phẩm OPCBD 1.041 1,5 37
  48. Doanh số bán theo nơi SX 68.934 70000 60000 50000 40000 30000 20000 2.206 1.041 10000 0 Doanh số nhóm SP Doanh số nhóm SP Doanh số SP OPCBD OPC HD2 Hình 3.6. Biểu đồ doanh số bán theo nơi sản xuất của Chi nhánh Trong các cơ cấu nhóm hàng, nhóm sản phẩm OPC là các sản phẩm chủ lực của công ty nên chiếm tỷ trọng rất cao 95,5%. Bên cạnh đó, 2 nhóm sản phẩm hóa dược 2 và thuốc dùng ngoài đang được công ty chú trọng, vì đây cũng là các sản phẩm có doanh thu cao trên thị trường. 3.3.2. Phân tích doanh thu thuần của Chi nhánh năm 2015 Bảng 3.9. Doanh thu thuần bán hàng của Chi nhánh năm 2015 ĐVT: Triệu VNĐ TT Chỉ tiêu Doanh số bán 1 Doanh thu bán hàng 73.230 2 Các khoản giảm trừ 917 3 Hàng bán bị trả lại 106 4 Hàng mẫu cho, biếu tặng 26 5 Doanh thu thuần 72.181 38
  49. Doanh thu bán hàng của Chi nhánh năm 2015 tăng trưởng mạnh. Mặc dù có các khoản giảm trừ trong doanh thu nhưng không làm ảnh hưởng nhiều đến doanh thu thuần bán hàng của Chi nhánh. Doanh thu thuần 80000 73.230 72.181 70000 60000 50000 40000 30000 20000 10000 917 106 26 0 Doanh thu bán Doanh thu Các khoản Hàng bán bị trả Hàng mẫu cho, hàng thuần giảm trừ lại biếu tặng Hình 3.7. Biểu đồ doanh thu thuần bán hàng của Chi nhánh năm 2015 3.3.3. Phân tích doanh số bán theo cơ cấu nhóm hàng Khi phân tích theo cơ cấu nhóm hàng, doanh số bán của Chi nhánh được chia thành 6 nhóm chính (Phân loại cơ cấu các nhóm hàng được trình bày ở phần phụ lục). Doanh số bán theo cơ cấu nhóm hàng của Chi nhánh Miền Đông năm 2015 được thể hiện: Bảng 3.10. Tổng hợp doanh số bán theo cơ cấu nhóm hàng năm 2015 ĐVT: Triệu VNĐ TT Chỉ tiêu Doanh số bán Tỷ trọng (%) Tổng doanh số bán 72.181 100 39
  50. 1 Doanh số nhóm sản phẩm chủ lực 42.034 58,2 2 Doanh số nhóm sản phẩm mục tiêu 14.007 19,4 3 Doanh số nhóm sản phẩm mới 1.579 2,2 4 Doanh số nhóm sản phẩm HD 2 1.562 2,2 5 Doanh số nhóm sản phẩm OPC BD 1.041 1,5 6 Doanh số nhóm khác 7.234 16,5 Ghi chú: Doanh số nhóm SP HD 2 trong bảng trên không bao gồm doanh số nhóm sản phẩm Para OPC. Vì trong năm 2015, sản phẩm Para OPC được tính trong doanh số nhóm sản phẩm mới. Trong cơ cấu nhóm sản phẩm, doanh số bán nhóm SPCL chiếm tỷ trọng lớn nhất 58,2 %. Đây là dòng sản phẩm chủ lực của công ty được bào chế từ dược liệu thiên nhiên, trên nền tảng các bài thuốc cổ phương kết hợp với dây chuyền sản xuất hiện đại đạt tiêu chuẩn GMP – WHO nhằm tối ưu hóa chất lượng sản phẩm, độ an toàn, dạng bào chế thuận tiện trong sử dụng. Doanh số theo nhóm sản phẩm 42,034 4 5 40 35 3 0 2 5 20 14,007 15 7,234 1 0 1,579 1,562 1,041 5 0 DS nhóm DS nhóm DS nhóm DS nhóm SP DS nhóm SP DS nhóm SPCL SPMT SPM HD 2 OPCBD khác Hình 3.8. Biểu đồ doanh số bán theo cơ cấu nhóm hàng của Chi nhánh 40
  51. 3.3.4. Phân tích doanh số bán theo kênh phân phối của Chi nhánh năm 2015 Việc xem xét tỷ lệ bán hàng kênh phân phối để tìm hiểu thực trạng kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó đưa ra tỷ lệ tối ưu nhằm khai thác hết tiềm năng thị trường, đảm bảo đạt lợi nhuận cao nhất. Bảng 3.11. Tổng hợp doanh số bán theo tỷ lệ kênh bệnh viện và ngoài bệnh viện của Chi nhánh năm 2015 ĐVT: Triệu VNĐ STT Nhóm Khách hàng Doanh thu Tỷ lệ (%) Tổng cộng 72.181 100 1 Ngoài bệnh viện 42.033 58,2 2 Bệnh viện 30.148 41,8 Doanh số bán kênh bệnh viện và ngoài bệnh viện 41,8 % 58,2% Bệnh viện Ngoài bệnh viện Hình 3.9. Biểu đồ doanh số bán theo kênh phân phối của Chi nhánh Kết quả phân tích cho thấy tỉ lệ doanh số bán cho hệ thống kênh ngoài bệnh viện cao hơn kênh bệnh viện, do Công ty mở rộng thệ thống phân phối đến các khách hàng vùng xâu, vùng xa. Phát huy các thế mạnh sẵn của các sản phẩm có thương hiệu trên thị trường ngoài bệnh viện. Trong năm 2015, mặc dù doanh số của kênh bệnh viện thấp hơn kênh bên ngoài, song, đây cũng là một kết quả đáng khích lệ. Doanh thu của thị 41
  52. trường đấu thầu năm 2015 là 30.148 triệu đồng, tăng hơn 8 tỷ so với năm 2014. Năm 2015, việc áp dụng thông tư 05/2015/TT-BYT về việc ban hành danh mục thuốc đông y, thuốc từ dược liệu và vị thuốc Y học cổ truyền thuộc phạm vi thanh toán của quỹ Bảo hiểm y tế đã tạo thuận lợi cho Chi nhánh mở rộng nhóm sản phẩm tham gia đấu thầu nâng cao doanh thu kênh bệnh viện. 3.4. Tình hình sử dụng chi phí của Chi nhánh trong năm 2015 Chi nhánh Miền Đông là đơn vị hạch toán phụ thuộc, các chi phí về giá vốn hàng bán, về lương trả cho cán bộ công nhân viên, chi phí bảo hiểm phải nộp, chi phí cho hội nghị, quảng cáo đều do Công ty mẹ chi trả. Chi phí của Chi nhánh chỉ bao gồm các khoản định phí, biến phí, trong đó: Định phí là một khoản cố định mà Công ty mẹ giao cho Chi nhánh để chi trong các hoạt động quản lý doanh nghiệp: văn phòng phẩm, thông tin, đồng phục, phí nghiệp vụ. Biến phí là khoản thay đổi tùy thuộc vào doanh số bán của Chi nhánh mà công ty giao khoán. Chi phí này bao gồm các khoản liên quan đến hoạt động bán hàng của Chi nhánh: xăng dầu phục vụ công việc giao hàng, công tác phí, hàng mẫu, quà biếu, tài trợ, mua hồ sơ thầu, xuất hàng mẫu, sửa chữa xe, bảo trì đăng kiểm và các biến phí khác. Cụ thể tình hình sử dụng của từng loại chi phí này như sau: Bảng 3.12. Tổng hợp các loại chi phí của chi nhánh năm 2015 Đơn vị tính: Triệu VNĐ TT Loại phí Chi phí khoán Tỷ lệ (%) 1 Biến Phí 1.108 93,9 2 Định Phí 72 6,1 Tổng chi phí 1.180 100 Qua bảng số liệu cho thấy trong tổng chi phí thì biến phí chiếm tỷ trọng lớn nhất (93,9 %) và là chi phí chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của Chi 42
  53. nhánh. Biến phí tỷ lệ thuận cùng với doanh số bán, khi doanh số bán tăng thì biến phí cũng tăng theo. 3.5. Chỉ tiêu mạng lưới phân phối 3.5.1. Tổ chức mạng lưới phân phối Hệ thống bán hàng của Chi nhánh được chia thành 2 khu vực : Khu vực Miền Đông 1 bao gồm 2 tỉnh : Đồng Nai và Bình Thuận Khu vực Miền Đông 2 bao gồm 3 tỉnh: Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh. Chi nhánh đại diện Công ty OPC chịu trách nhiệm bán hàng, thu hồi công nợ, thu thập thông tin thị trường và khách hàng. Đồng thời tìm hiểu thông tin thị trường tư vấn cho Tổng Giám Đốc về việc mở rộng thị trường cho Chi nhánh, duy trì mối quan hệ với khách hàng. Cơ cấu nhân lực trong mạng lưới phân phối của Chi nhánh bao gồm 28 nhân viên (chiếm 74% trong tổng số nhân viên của Chi nhánh), trong đó, đội ngũ trình dược viên có 24 nhân viên và 4 nhân viên đảm nhận công tác giao nhận hàng hóa. Với mục tiêu mở rộng thị trường đến vùng sâu, vùng xa, tại mỗi tỉnh thành, Chi nhánh không chỉ bán hàng trực tiếp cho các nhà bán buôn lớn mà còn có đội ngũ trình dược viên đi đến bán hàng cho các khách hàng bán buôn nhỏ hơn và các khách hàng nhỏ lẻ. Chi nhánh không có các quầy bán buôn, bán lẻ của mình tại các tỉnh thành. Chi nhánh xây dựng hệ thống phân phối rộng khắp trong khu vực. Phối hợp hoàn chỉnh với các nhà phân phối sỉ và lẻ khác. Việc phân bố mạng lưới bán buôn và bán lẻ rộng khắp dã giúp cho Chi nhánh khẳng định vị trí của Công ty OPC và tối đa hóa doanh thu trong khu vực. 43
  54. Sơ đồ mạng lưới phân phối theo phương thức phân phối CHI NHÁNH MIỀN ĐÔNG PP gián tiếp PP trực tiếp Kênh cấp 1 Các khách hàng bán buôn Công ty Dược tại các tỉnh Kênh cấp 0 Kênh cấp n Các bệnh viện Các khách hàng bán lẻ: Các phòng khám đa khoa Nhà thuốc, quầy thuốc . NGƯỜI TIÊU DÙNG Hình 3.10. Sơ đồ mạng lưới phân phối theo phương thức phân phối Chi nhánh sử dụng phương thức phân phối trực tiếp đến người tiêu dùng thông qua các nhà thuốc, quầy thuốc, phòng chẩn trị tại các tỉnh. Bên cạnh đó, Chi nhánh còn trực tiếp tham gia đấu thầu thuốc vào các bệnh viện trong khu vực Miền Đông. Song song với hình thức phân phối trực tiếp, Chi nhánh còn áp dụng phương thức phân phối gián tiếp bằng cách sử dụng nhiều kênh trung gian khác nhau: kênh cấp 1, cấp 2 qua các Công ty Dược trong tỉnh, qua các nhà bán buôn trước khi đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. 44
  55. 3.5.2. Cơ cấu khách hàng của Chi nhánh Đối tượng khách hàng của Chi nhánh chia thành các nhóm như sau:  Nhóm khách hàng trong bệnh viện: bao gồm tất cả các bệnh viện, trung tâm y tế, trạm y tế, phòng khám đa khoa, phòng chẩn trị y học cổ truyền.  Nhóm khách hàng bán buôn: là các Công ty Dược trong tỉnh, các DNTN mua lại hàng hóa của Chi nhánh để phân phối đến các trung gian phân phối khác.  Nhóm khách hàng bán lẻ: là các nhà thuốc tư nhân, quầy thuốc, đại lý bán thuốc Bảng 3.13. Cơ cấu khách hàng của Chi nhánh năm 2015 STT Đối tượng khách hàng Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Các khách hàng bán lẻ 2.350 90,9 2 Khách hàng trong bệnh viện 180 7,0 3 Các khách hàng bán buôn 49 2,1 Tổng 2.579 100 Bảng số liệu trên cho thấy, trong tổng số 2.579 khách hàng thì khách hàng chiếm đa phần trong mạng lưới phân phối là các khách hàng lẻ (chiếm tỷ lệ lớn nhất 90,9 %). Khách hàng bán buôn của Chi nhánh chủ yếu là các công ty Dược nên chiếm tỷ lệ ít nhất 2,1 %. Mặc dù khách hàng trong bệnh viện chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu khách hàng của Chi nhánh (chỉ chiếm 7,0%), nhưng đây là nhóm khách hàng quan trọng có ảnh hưởng đến doanh thu và uy tín của Chi nhánh. 45
  56. Cơ cấu nhóm khách hàng 2.350 2500 2000 1500 1000 180 500 49 0 Các khách hàng bán lẻ Khách hàng khối bệnh Các khách hàng bán viện buôn Hình 3.11. Biểu đồ cơ cấu khách hàng của Chi nhánh năm 2015 3.6. Chỉ tiêu quản lý chất lượng sản phẩm trong kinh doanh 3.6.1. Thứ hạng chất lượng sản phẩm, uy tính chất lượng sản phẩm Bảng 3.14. Bảng xếp hạng các sản phẩm OPC trong 20 sản phẩm có doanh thu sản xuất cao nhất của Tổng Công ty Dược Việt Nam Đơn vị tính: Triệu VNĐ STT Tên sản phẩm Xếp hạng năm 2015 1 Dầu khuynh diệp 3 2 Ho Astex 7 3 Kim tiền thảo 6 4 Cao ích mẫu 11 Trong nhiều năm qua, Công ty OPC luôn quan tâm chú trọng đến việc phát triển sản phẩm chủ lực, tiềm năng, sản phẩm mới. Chi nhánh Miền Đông đã phân phối các sản phẩm nhiều năm liền đạt doanh thu cao trong 20 sản phẩm có doanh thu sản xuất cao nhất của Tổng Công ty Dược Việt Nam. Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng phân phối những sản phẩm đạt thành tựu nổi bật của Công ty: 46
  57. - Hàng Việt Nam chất lượng cao 18 năm liền (1998 – 2015) - Ngôi sao thuốc Việt cho 3 sản phẩm: Dầu khuynh diệp, Kim tiền thảo và siro Hoastex. Đây là một trong những giải thưởng uy tín nhất của ngành Dược. 3.6.2. Tỷ lệ hàng trả về trong quá trình lưu thông hàng hóa Công ty cổ phần Dược phẩm OPC đã ban hành các quy trình thao tác chuẩn quy định quy trình kiểm soát chất lượng thuốc từ khâu sản xuất, lưu thông đến khâu tiêu thụ. Ban hành quy trình xử lý sản phẩm trả về và sản phẩm không phù hợp. quy trình bao gồm các bước: - Tiếp nhận sản phẩm trả về (tên, quy cách, số lô sản xuất, hạn dùng, số lượng, nội dung phản hồi) có trùng khớp với “Phiếu xử lý thông tin phản hồi của khách hàng”. - Cập nhật vào sổ theo dõi tiếp nhận sản phẩm trả về hoặc sản phẩm không phù hợp. - Chuyển sản phẩm trả về hoặc sản phẩm không phù hợp vào khu vực sản phẩm chờ xử lý, dán nhãn “Chờ kiểm tra” lên bao bì chứa sản phẩm. - Làm thủ tục xuất hàng trả về hoặc sản phẩm không phù hợp. - Xem xét, xác nhận và cho chuyển hàng và hồ sơ về kho của phòng Điều phối bán hàng. Công ty OPC còn quy định các trường hợp phản hồi của khách hàng được giải quyết đổi, trả hoặc bù hàng: - Không đạt chất lượng cảm quan: Thuốc đang trong thời hạn lưu hành nhưng bị biến màu, có phần tử lạ, có nấm mốc phát triển, bị biến dạng hoặc dị dạng. 47
  58. - Bao bì đóng gói bị hư hỏng (do lỗi của công ty OPC): Chai/nắp bị nứt, rò, rỉ, vỉ thuốc bị rách, hở. Hộp/nhãn bị bong tróc, rách, bẩn, phai màu hay lem trong quá trình bảo quản. - Bao bì đóng gói không đầy đủ: Thiếu hộp, toa, nhãn hoặc các phụ kiện đóng gói khác. - Đóng gói thiếu: Thiếu viên trong vỉ, thiếu chai, thiếu hộp Mặc dù công ty đã rất chú trọng đến vấn đề chất lượng hàng hóa từ lúc sản xuất cho đến khi lưu thông phân phối trên thị trường, nhưng vì nhiều nguyên nhân khác nhau: hàng hóa bị bẹp, vỡ trong quá trình vận chuyển, bảo quản; hàng hóa cận hạn dùng do bán chậm, hàng không đạt độ ổn định khi lưu hành ra thị trường mà có một số ít hàng bị trả về. Bảng 3.15. Tỷ lệ hàng phân phối của Chi nhánh bị trả về năm 2015 Đơn vị tính : Triệu VNĐ Hàng trả về Giá trị Tỷ lệ (%) Do bẹp vỡ 77 0,110 Nguyên nhân Do cận hạn dùng 16 0,022 Do không đạt TCCL 13 0,018 Tổng giá trị hàng trả về 106 0,150 Tổng doanh thu bán hàng 72.181 Tỷ lệ hàng phân phối bị trả về chiếm tỷ lệ 0,15 % doanh thu bán hàng của toàn Chi nhánh. Hàng trả về do bẹp vỡ chiếm tỷ lệ cao nhất 0,11% cũng là một con số đáng chú ý. Song, do hàng hóa dạng thuốc nước, si rô của Chi nhánh chiếm phần lớn nên khi bị bể vỡ sẽ gây ướt, lem qua các chai thuốc khác. Vì vậy tỷ lệ hàng trả về do bẹp vỡ cao. 48
  59. Tỷ lệ hàng trả về 77 80 70 60 50 40 30 16 13 20 10 0 Do cận hạn dùng Do bẹp vỡ Do không đạt TCCL Hình 3.11. Biểu đồ số lượng hàng phân phối của Chi nhánh bị trả về năm 2015 3.7. Chỉ tiêu năng suất lao động của CBCNV năm 2015 Năng suất lao động bình quân là lượng sản phẩm và dịch vụ mà trung bình mỗi cán bộ công nhân viên tạo ra. Đây là nhân tố đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển và đời sống con người được nâng cao. Bảng 3.16. Năng suất lao động bình quân của CBCNV năm 2015 Đơn vị tính: Triệu VNĐ STT Chỉ tiêu Năm 2015 1 Tổng doanh thu 72.181 2 Tổng số CBCNV 38 3 Năng suất lao động bình quân 1.899 Kết quả cho thấy năng suất lao động bình quân phụ thuộc vào doanh số bán hàng và số lượng CBCNV. Thông qua bảng trên cho thấy năng suất lao động bình quân của CBCNV năm 2015 mỗi CBCNV Chi nhánh tạo ra 1tỷ 899 triệu doanh thu. 49
  60. 3.8. Chỉ tiêu thu nhập bình quân của CBCNV năm 2015 Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp không chỉ đánh giá trên tiêu chí lợi nhuận mà còn được đánh giá trên đời sống và phúc lợi của người lao động. Thu nhập bình quân của người lao động là chỉ tiêu quan trọng phản ánh sự phát triển của doanh nghiệp, nó thể hiện sự quan tâm đến lợi ích của người lao động và sự gắn bó của người lao động với doanh nghiệp. Qua báo cáo tổng kết năm 2015 cho thấy thu nhập bình quân của CBCNV chi nhánh như sau: Bảng 3.17. Thu nhập bình quân của CBCNV Chi nhánh năm 2015 Đơn vị tính: Triệu VNĐ STT Chỉ tiêu Năm 2015 1 Tổng quỹ lương 577 2 Tổng số CBCNV 38 3 Thu nhập bình quân 15,2 Qua bảng số liệu cho thấy, thu nhập bình quân đầu người của Chi nhánh là 15,2 triệu đồng/tháng/người. Theo báo cáo kết quả hoạt động của Công ty CPDP OPC, thu nhập bình quân đầu người của cán bộ công nhân viên là 12,9 triệu đồng/tháng/ người. So sánh với mức thu nhập bình quân của Công ty thì thu nhập bình quân của CBCNV Chi nhánh cao hơn. Sở dĩ có sự chênh lệch giữa Chi nhánh và Công ty về mức thu nhập bình quân là do trong năm 2015, doanh số bán của Chi nhánh tăng trưởng tốt, vượt mức khoán của Công ty giao nên thu nhập của nhân viên trong Chi nhánh cũng được tính theo tỷ lệ vượt mức khoán. 3.9. Nộp ngân sách Nhà nước Là mức đóng góp thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước, thể hiện hiệu quả đầu tư của Nhà nước vào các doanh nghiệp, là điều kiện để doanh nghiệp tồn tại và hoạt động có hiệu quả. 50
  61. Công ty CPDP OPC là doanh nghiệp đứng trong bảng xếp hạng 1000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam 6 năm liên tiếp (2010 – 2015). Bảng 3.18. Mức nộp ngân sách nhà nước của chi nhánh năm 2015 Đơn vị tính: Triệu VNĐ Tỷ lệ nộp ngân TT Các khoản thuế phải nộp Giá trị sách/ Tổng DT toàn công ty (%) 1 Nộp ngân sách Nhà nước 3.459 4,79 2 Tổng doanh số bán 72.181 Mức nộp ngân sách Nhà nước của Chi nhánh năm 2015 là 3.459 triệu VNĐ, với tỷ lệ nộp ngân sách/ tổng doanh thu toàn công ty là 4,79 % cho thấy công ty kinh doanh đang ổn định, duy trì được nghĩa vụ đóng góp cho Nhà nước, tạo được uy tín với các Ngân hàng và các khách hàng. 51
  62. Chương 4 BÀN LUẬN Qua phân tích hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần Dược phẩm OPC – Chi nhánh Miền Đông năm 2015, đề tài xin đưa ra một số vấn đề bàn luận như sau: 4.1. Về cơ cấu nhân sự của công ty Cổ phần Dược phẩm OPC - Chi nhánh Miền Đông năm 2015 Về mô hình tổ chức, Chi nhánh được xây dựng theo cơ cấu quản trị trực tuyến, đảm bảo sự hoạt động thông suốt và thống nhất. Cơ cấu tổ chức của các phòng ban theo cấu trúc trực tuyến đã giảm thiểu tối đa các bộ phận gián tiếp, nâng cao hiệu quả làm việc của từng cán bộ công nhân viên trong Chi nhánh. Về nguồn nhân lực, từ những ngày đầu thành lập, Chi Nhánh còn gặp nhiều khó khăn. Chỉ với 10 cán bộ công nhân viên, nhưng sau 4 năm hoạt động, năm 2015, Chi nhánh Miền Đông đã phát triển lên 38 nhân viên với đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản và chuyên nghiệp. Số lượng CBCNV trình độ đại học chiếm 1 tỷ lệ khá cao 21,1%. Đây là một điểm thuận lợi của Chi nhánh. Trong số CBCNV trình độ đại học thì có 5 CBCNV là Dược sỹ đại học (chiếm 13,2%) phù hợp với mô hình kinh doanh dược phẩm nên rất thuận lợi trong việc xác định mục tiêu và phương hướng phát triển của Chi nhánh. Cán bộ có trình độ trung cấp chiếm tỷ lệ lớn nhất trong cơ cấu nhân sự của chi nhánh (57,8%), đây chủ yếu là đội ngũ TDV bán hàng của chi nhánh. Tỷ lệ CBCNV nữ là 12 người chiếm 31,6%, CBCNV nam 26 người chiếm 68,4%, tỷ lệ CBCNV nam và nữ có sự chênh lệch lớn là do Chi nhánh là đơn vị kinh doanh, đội ngũ trình dược viên bán hàng phải ra ngoài thị trường nhiều nên chủ yếu là TDV nam. 52
  63. Cơ cấu nhân sự của Chi nhánh khá ổn định, số lượng nhân viên tăng dần theo từng năm. Số liệu hồi cứu của các năm trước cho thấy: năm 2013 tổng số nhân viên là 28 người, năm 2014 là 30 người. Như vậy, năm 2015, tổng số CBCNV trong chi nhánh 38 người, tăng trưởng 26,3 % so với 2013 và 21,1% so với năm 2014. Sự tăng trưởng số lượng CBCNV phản ánh mức độ tăng trưởng về quy mô hoạt động kinh doanh của Chi nhánh, phù hợp với định hướng mở rộng thị trường phân phối của Chi nhánh trong khu vực. Ngành Dược là ngành liên quan trực tiếp đến việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, các sản phẩm sản xuất ra phải được đảm bảo chất lượng, vì vậy đòi hỏi đội ngũ CBCNV phải được qua đào tạo, có sự hiểu biết nhất định về công việc, có đủ năng lực để tiếp nhận công nghệ hiện đại. Vì thế, để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường, Chi nhánh thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, bồi dưỡng văn hóa doanh nghiệp để nâng cao trình độ cho CBCNV. Từ đó tạo cơ hội thăng tiến cho nhân viên trong công việc và tạo môi trường làm việc ổn định, lâu dài để phục vụ kinh doanh trong một ngành mang tính đặc thù như ngành Dược của Việt Nam. 4.2. Về cơ cấu nguồn mua, doanh số mua Từ tháng 04 năm 2012, Chi nhánh Miền Đông thành lập và được Công ty phân công phụ trách phân phối thuốc tại 5 tỉnh thuộc khu vực Miền Đông : Bình Thuận, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh. Nguồn mua của Chi nhánh 100% nhập từ công ty mẹ. Chi nhánh kinh doanh theo hình thức hạch toán phụ thuộc. Cùng với sự tăng trưởng chung của Công ty, Doanh số mua của chi nhánh năm 2015 cũng tăng theo. Năm 2015, Doanh số mua của Chi nhánh là 73.230 tỷ VNĐ. Đây là một con số đánh giá đúng thực chất với quy mô, thể hiện năng lực kinh doanh của Chi nhánh. So với số liệu hồi cứu năm 2014, tỷ lệ tăng trưởng doanh số mua là 113%. Nguyên nhân của việc gia tăng doanh số mua trong năm 2015 là do Chi nhánh mở rộng địa bàn cả về chiều sâu và 53
  64. chiều rộng (Mở thêm khách hàng mới, cung ứng hàng đến tận tuyến xã, vùng sâu, vùng xa, nâng cao thái độ phục vụ, chăm sóc khách hàng ) So sánh với kết quả nghiên cứu của các đề tài trước đó cho thấy, phần lớn các Công ty có cơ cấu nguồn mua từ nhiều nơi khác nhau, có thể bao gồm các nguồn : Hàng công ty sản xuất, hàng tự khai thác (nhập ủy thác và mua lại của các công ty khác). Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Hương tại Công ty cổ phần dược - vật tư y tế Thanh Hóa năm 2014 cho thấy, tỷ lệ hàng khai thác của công ty chiếm tỷ lệ cao (51,6%). Hàng công ty tự sản xuất tập trung vào nhóm sản phẩm tân dược (chiếm 38,8%), còn lại là sản phẩm đông dược (chỉ chiếm 9,6%) [10]. Với kết quả nghiên cứu của Tô Văn Vũ tại Công ty Cổ phần Dược phẩm TV.Pharm – chi nhánh Trà Vinh năm 2015, cơ cấu nguồn mua chi nhánh cũng có sự chênh lệch về tỷ trọng: tỷ lệ hàng do công ty sản xuất chiếm 78,6% và còn lại là hàng có nguồn mua từ các đối tác khác (chiếm 21,4%) [15]. Hàng hóa của Công ty nhập từ nhiều nguồn khác nhau sẽ bị phụ thuộc vào các đơn vị cung cấp. Với lợi thế Chi nhánh chỉ phân phối toàn bộ nguồn mua nhập từ công ty mẹ nên Chi nhánh luôn chủ động trong khâu lập kế hoạch dự trù nhập hàng đảm bảo đủ số lượng, chủng loại, chất lượng và giá cả hàng nhập, kịp thời phân phối cho phù hợp với từng thời điểm, từng khách hàng một cách hiệu quả nhất. 4.3. Về doanh số bán ra và tỷ lệ bán buôn, bán lẻ Qua kết quả phân tích hoạt động kinh doanh của Chi nhánh và số liệu hồi cứu năm 2014 cho thấy doanh số bán 2015 tăng so với 2014 (Tăng trưởng 113%) và vượt mức kế hoạch 118% về doanh số bán mà Công ty giao khoán. Điều này cho thấy Chi nhánh vẫn phát triển ổn định trước những biến đổi của cơ chế thị trường. 54
  65. Doanh số bán của Chi nhánh tăng mạnh so với các năm trước là do các nguyên nhân sau:  Đội ngũ bán hàng được huấn luyện chuyên nghiệp;  Doanh số bán chính của Chi nhánh là nguồn hàng thuộc nhóm sản phẩm có nguồn gốc từ dược liệu, điều đó chứng tỏ uy tín, chất lượng sản phẩm truyền thống của Công ty trên thương trường. Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng đã khai thác được nhóm khách hàng tiềm năng cho các sản phẩm hóa dược 2 và thuốc dùng ngoài.  Mạng lưới phân phối của Chi nhánh được mở rộng: Khách hàng của Chi nhánh phủ khắp các tỉnh trong khu vực. Chi nhánh tiếp tục tập trung phát triển thị trường khối điều trị như: Bệnh viện, các phòng khám, phòng chẫn trị . kể cả ở vùng sâu, vùng xa (miền núi, biên giới, hải đảo ).  Chi nhánh bán vào hệ thống bệnh viện thông qua hình thức đấu thầu vào các sở Y tế trong khu vực. Năm 2015, việc áp dụng thông tư mới trong đấu thầu thuốc đông y nên Chi nhánh cũng đã mở rộng chủng loại sản phẩm trúng thầu, giúp doanh thu tăng trưởng rất mạnh. Với thế mạnh của Công ty CPDP OPC là có các dòng sản phẩm truyền thống chủ lực: Thuốc trị sỏi thận Kim Tiền Thảo, Dầu Khuynh Diệp, Cao Ích Mẫu, Viên an thần Mimosa, Siro HoAstex có thương hiệu nên doanh thu kênh ngoài bệnh viện tương đối ổn định. Mặt hạn chế của Chi nhánh là chưa khai thác mạnh mảng dịch vụ y tế tư nhân, nguồn bán cho khách hàng trong bệnh viện chủ yếu vẫn là đấu thầu, chưa khai thác được khách hàng là nhà thuốc của các bệnh viện. Như vậy có nguy cơ hàng bị tồn đọng, hết hạn nếu không được trúng thầu. Phần lớn các dòng sản phẩm của Công ty thỏa mãn được nhu cầu khách hàng, song các sản phẩm này lại có quá nhiều sản phẩm cạnh tranh về hình thức mẫu mã và chiến lược quảng cáo. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu kênh ngoài bệnh viện của Chi nhánh. 55
  66. Chi nhánh bán hàng do Công ty sản xuất thuốc nên thị trường trong bệnh viện chủ yếu là đấu thầu, cạnh tranh về giá trong đấu thầu gây ảnh hưởng không ít tới hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.  Về Doanh số bán theo nơi sản xuất Chi nhánh kinh doanh theo hình thức hạch toán phụ thuộc, các mặt hàng đều được nhập trực tiếp từ công ty mẹ. Song, xét về nơi sản xuất doanh số bán lại chia thành 3 nhóm khác nhau. Qua bảng 3.8. Tổng hợp doanh số bán theo nơi sản xuất của Chi nhánh năm 2015 cho thấy: Trong 3 nhóm thì doanh số bán nhóm mặt hàng do Công ty OPC sản xuất chiếm tỷ trọng lớn nhất 95,5%. Hiện nay, xu hướng sử dụng thuốc của người dân đang dần quay trở về với cây cỏ làm thuốc đông dược để chăm sóc sức khỏe [7]. Công ty cổ phần Dược phẩm OPC hiện nay là một trong những công ty Dược phẩm hàng đầu Việt Nam về sản xuất thuốc từ dược liệu bằng dây chuyền công nghệ hiện đại và đạt tiêu chuẩn GPs [20]. Với thế mạnh nêu trên, năm 2015, các sản phẩm có nguồn gốc từ dược liệu (Nhóm sản phẩm OPC) dẫn đầu trong doanh số bán của Chi nhánh. Bên cạnh đó, Chi nhánh đang từng bước phát triển doanh thu nhóm sản phẩm HD 2 và sản phẩm nhóm OPC Bình Dương. Với thế mạnh là dây chuyền sản xuất thuốc dùng ngoài đạt tiêu chuẩn GMP – WHO, năm 2015, Chi nhánh đã tham gia vào gói thầu generic tại các Sở Y Tế trong khu vực và thu được kết quả trúng thầu nhóm sản phẩm OPC Bình Dương rất tốt. Theo số liệu hồi cứu, doanh thu nhóm sản phẩm này tăng trưởng 16,0 % so với năm 2014 (Doanh số bán 874,4 triệu VNĐ).  Về Doanh thu thuần Doanh thu thuần bán hàng của Chi nhánh đạt mức độ tăng trưởng cao. So với số liệu hồi cứu năm 2014, doanh thu thuần đạt mức độ tăng trưởng cao, vượt 18% so với mức khoán của Công ty giao cho Chi nhánh. 56
  67. Mặc dù có các khoản giảm trừ, hàng bị trả lại trong doanh thu của Chi nhánh nhưng không làm ảnh hưởng nhiều đến doanh thu thuần bán hàng. Doanh thu thuần bán hàng năm 2015 đạt 72.181 triệu VNĐ.  Về Doanh số bán theo cơ cấu nhóm hàng Qua phân tích doanh số bán theo cơ cấu nhóm hàng cho thấy: Nhóm SPCL bao gồm 5 sản phẩm : Kim tiền thảo, Siro Hoastex, Cao ích mẫu, Mimosa, Dầu khuynh diệp. Trong 5 sản phẩm này có 3 sản phẩm đạt danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” : Kim tiền thảo, Siro Hoastex, Dầu khuynh diệp. Các SPCL nhiều năm liền đạt doanh thu cao trong bảng xếp hạng 20 sản phẩm có doanh thu cao nhất của Tổng Công Ty Dược Việt Nam [3]. Chính những điều trên đã đem lại doanh số bán nhóm SPCL chiếm tỷ trọng cao nhất 58,2%. Trong những năm qua, Chi nhánh luôn quan tâm và chú trọng đến việc phát triển các SPMT, tỷ trọng nhóm SPMT chiếm 19,4%. Đây là nhóm hàng chiếm tỷ trọng xếp thứ 2 trong các cơ cấu nhóm hàng. Các sản phẩm trong nhóm SPMT đều có công thức nằm trong thông tư 05/2015/TT-BYT ngày 17/03/2015 ban hành Danh mục thuốc đông y, thuốc từ dược liệu và vị thuốc Y học cổ truyền thuộc phạm vi thanh toán của quỹ Bảo Hiểm Y Tế. Năm 2015, doanh số bán nhóm SPMT tăng trưởng cao là do Chi nhánh trúng thầu tốt tại các Sở Y Tế trong khu vực. Doanh số bán nhóm SPM và SP HD 2 chiếm tỷ trọng thấp (2,2%), cho thấy Chi nhánh vẫn chưa thật sự chú trọng đầu tư cho các mặt hàng này.  Về Doanh số bán theo kênh phân phối Doanh số bán của Chi nhánh qua các kênh phân phối phân bố không đồng đều vào 2 nhóm khách hàng ngoài bệnh viện và trong bệnh viện. Theo bảng phân tích số liệu, doanh số bán vào nhóm khách hàng ngoài bệnh viện chiếm tỷ trọng cao hơn (58,2 %). 57
  68. Năm 2015, Chi nhánh mở rộng hệ thống phân phối đến các khách hàng nhỏ lẻ, vùng sâu vùng xa. Với lợi thế có các sản phẩm thương hiệu và có uy tín lâu năm trên thị trường ngoài bệnh viện, mặc dù Chi nhánh đã tập trung đẩy mạnh khai thác thị trường, mang lại doanh số bán cao hơn khối bệnh viện nhưng năm 2015 Chi nhánh chỉ đạt 100% mức khoán doanh thu của Công ty giao cho. So sánh với số liệu trong các nghiên cứu trước đây có kết quả như sau:  Công ty TNHH MTV Dược phẩm Hùng Hiếu năm 2014 với doanh số bán theo kênh bệnh viện là 72,8%; kênh ngoài bệnh viện là 27,2% [9].  Công ty cổ phần dược - vật tư y tế Thanh Hóa năm 2014 kênh bệnh viện chiếm chỉ 7,9% và kênh bán lẻ khác chiếm 83,5% [10]. Doanh số bán hàng cho khối bệnh viện của Chi nhánh Miền Đông chiếm 41,8 %. Mặc dù tỷ trọng thấp hơn so với doanh số bán cho nhóm khách hàng ngoài bệnh viện và thấp hơn so với các công ty bạn, nhưng đây cũng là một con số rất đáng khích lệ. Việc áp dụng thông tư mới trong đấu thầu thuốc đã giúp cho Chi nhánh mở rộng nhóm sản phẩm trong danh mục tham gia đấu thầu, góp phần tăng trưởng doanh thu trong năm 2015 cũng như tạo tiền đề cho Chi nhánh phát triển doanh thu trong những năm tới. 4.4. Về tình hình sử dụng chi phí của Chi nhánh năm 2015 Chi nhánh Miền Đông là đơn vị hạch toán phụ thuộc, các chi phí về giá vốn hàng bán, về lương trả cho cán bộ công nhân viên, chi phí bảo hiểm phải nộp, chi phí cho hội nghị, quảng cáo đều do Công ty mẹ chi trả. Chi phí của Chi nhánh chỉ bao gồm các khoản định phí, biến phí, trong đó: định phí của Chi nhánh chỉ chiếm tỷ lệ thấp 6,1%. Biến phí là khoản chi phí lớn nhất, chiếm tỷ lệ 93,9 % trong tổng chi phí. Hồi cứu số liệu trong các nghiên cứu đã tiến hành của các đề tài trước đây cho thấy: 58
  69.  Công ty cổ phần dược - vật tư y tế Thanh Hóa năm 2014: chi phí cho hoạt động bán hàng chiếm 11,3% so với doanh thu bán toàn công ty [10].  Công ty Cổ phần Dược phẩm TV.Pharm – chi nhánh Trà Vinh năm 2015, ngoài chi phí giá vốn hàng bán, các chi phí còn lại của Chi nhánh là 2.347,8 tỷ đồng, chiếm 6,4% tổng doanh số bán của chi nhánh [15]. So sánh với một số công ty trên cho thấy, tỷ lệ chi phí phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Miền Đông năm 2015 là 1,63% thấp hơn rất nhiều so với các công ty bạn. Song, con số này chưa thể phản ánh tình hình sử dụng chi phí của Chi nhánh vì như đã trình bày, chi phí của Chi nhánh về khoản tiền lương trả cho cán bộ công nhân viên, chi phí bảo hiểm phải nộp, chi phí cho hội nghị, quảng cáo đều do Công ty mẹ chi trả. 4.5. Về chỉ tiêu mạng lưới phân phối Chi nhánh phân chia theo vị trí địa lý thành 2 khu vực nhỏ là Miền Đông 1 và Miền Đông 2, sử dụng phương pháp phân phối trực tiếp và phân phối gián tiếp để đưa hàng hóa đến tay người tiêu dùng. Điều này không những giúp cho Chi nhánh tận dụng được nguồn lực sẵn có đáp ứng nhu cầu khách hàng mà còn chủ động phát triển được những khu vực vùng sâu vùng xa. Khách hàng chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu khách hàng của Chi nhánh là nhóm khách hàng bán lẻ (chiếm 90,9%). Do đặc thù sản phẩm của công ty trên thị trường ngoài bệnh viện nên số lượng khách hàng lẻ của Chi nhánh lớn (2.350 khách hàng). Khách hàng khối bệnh viện mặc dù có số lượng khiêm tốn (180 khách hàng bao gồm các bệnh viện công lập, ngoài công lập, phòng khám tư nhân) nhưng đây lại là nhóm khách hàng quan trọng mang về 41,8% doanh số bán của Chi nhánh. Chi nhánh cần có những chính sách phù hợp để đẩy mạnh doanh số và mở rộng hơn nữa thị phần này. 59
  70. 4.6. Về quản lý chất lượng sản phẩm trong kinh doanh Trong nhiều năm qua, Công ty OPC luôn quan tâm chú trọng đến việc phát triển sản phẩm chủ lực, tiềm năng, sản phẩm mới. Công ty OPC đã có các sản phẩm nhiều năm liền đạt doanh thu cao trong bảng xếp hạng 20 sản phẩm có doanh thu cao nhất của Tổng Công ty Dược Việt Nam . Đó là các sản phẩm: Dầu khuynh diệp, Thuốc trị sỏi thận Kim tiền thảo, Siro Hoastex, Cao ích mẫu. Nhằm đảm bảo thu được nguồn dược liệu sạch, chất lượng cao, ổn định, phục vụ tốt nhất nguyên liệu đầu vào cho sản xuất, Công ty đã hợp tác với các công ty khác để chủ động nguồn nguyên liệu đầu vào: Công ty cổ phần Dược OPC Bắc Giang với nguyên liệu Kim tiền thảo sản xuất theo tiêu chuẩn GACP – WHO. Nối tiếp thành công với cây Kim tiền thảo, OPC Bắc Giang tiếp tục mở rộng triển khai cho nhiều loại dược liệu khác như: Ích mẫu, Sinh địa, Ngãi diệp Công ty TNHH Bình Quốc An Khang triển khai trồng các dược liệu : Vông nem, Lạc tiên, Trinh nữ trong đó, cây Vông nem, nguyên liệu chủ yếu để sản xuất sản phẩm Viên an thần Mimosa đã được cấp giấy chứng nhận VIETGAP Bên cạnh đó, Công ty đã ban hành các quy trình thao tác chuẩn quy định các quy trình kiểm soát chất lượng thuốc từ khâu sản xuất, lưu thông đến khâu tiêu thụ.  Về tỷ lệ hàng trả về trong quá trình lưu thông hàng hóa Mặc dù mọi hoạt động liên quan đến sản xuất, từ việc chọn lựa nguyên liệu đầu vào, tiêu chuẩn hóa quy trình sản xuất, kiểm tra chất lượng và phân phối sản phẩm, luôn tuân thủ tiêu chuẩn thực hành GPs, nhưng vì nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan, một số sản phẩm của công ty bị trả về do cận hạn dùng, bẹp, vỡ trong quá trình vận chuyển, bảo quản, phân phối. 60
  71. Qua kết quả phân tích, tỷ lệ sản phẩm cận hạn dùng chiếm tỷ lệ thấp nhất (0,022%). Theo quyết định xử lý hàng hóa, thành phẩm thừa thiếu, hư hỏng sau kiểm kê của Chi nhánh, các sản phẩm bị trả về do cận hạn dùng tập trung vào các sản phẩm bán chậm, doanh số bán rất thấp. Tỷ lệ sản phẩm bị trả lại bị bẹp vỡ cao nhất (0,110%), đây là một con số đáng để lưu ý. Công ty OPC với thế mạnh là sản xuất các dạng thuốc nước, cao lỏng, cồn khi sản phẩm bị bể, vỡ sẽ làm lem sang các sản phẩm khác, vì vậy tỷ lệ hàng trả về cao. So sánh với một số nghiên cứu trước đây: Công ty cổ phần dược - vật tư y tế Thanh Hóa năm 2014 tỷ lệ hàng trả về là 0,038% doanh thu bán hàng sản xuất toàn công ty. Tỷ lệ hàng trả về do không đạt tiêu chuẩn chất lượng chiếm tỷ lệ 0,018% [10]. Với tỷ lệ hàng trả về chiếm 0,15% trong tổng doanh số bán, cao hơn so với Công ty cổ phần dược - vật tư y tế Thanh Hóa cho thấy công ty vẫn cần chú trọng hơn nữa trong quá trình kiểm tra giám sát việc thực hiện 5 GPs để đảm bảo chất lượng hàng hóa tốt nhất đến tay người sử dụng đặc biệt là khâu lưu thông. 4.7. Về năng suất lao động bình quân của CBCNV Đây là chỉ tiêu quan trọng phản ánh sự phát triển của doanh nghiệp về hiệu quả hoạt động sản xuất và kinh doanh. Trong nền kinh tế thị trường nói chung thì con người là yếu tố quyết định sự thành bại của doanh nghiệp, năng suất lao động có ý nghĩa rất quan trọng thể hiện tính hiệu quả trong doanh nghiệp. Hồi cứu số liệu trong các nghiên cứu đã tiến hành của các đề tài trước đây cho thấy:  Công ty Roussel Việt Nam năm 2012 – 2014: Năng suất lao động bình quân của công ty cũng tăng lên qua hàng năm. Năm 2012, trung bình mỗi CBCNV tạo ra được 758 triệu doanh thu thuần, năm 2013 tăng lên 878 triệu 61
  72. và tăng 15% so với năm 2012. Năm 2014, mỗi CBCNV tạo ra 959 triệu doanh thu thuần, tăng 9,2% [14].  Công ty Cổ phần Dược phẩm TV.Pharm – chi nhánh Trà Vinh năm 2015, năng suất lao động bình quân của CBCNV là 1.823 triệu [15]. Trong năm 2015, năng suất lao động bình quân của Chi nhánh là 1.899. Tức là mỗi CBCNV của Chi nhánh tạo ra 1 tỷ 899 triệu doanh thu thuần. Cao hơn so với công ty Roussel Việt Nam và Cổ phần Dược phẩm TV.Pharm – chi nhánh Trà Vinh. Đây là một tín hiệu tốt cho Chi nhánh, chứng tỏ Chi nhánh có chính sách quản lý nhân lực và điều hành hoạt động kinh doanh đúng với vị trí phù hợp với trình độ năng lực của từng người và thể hiện sự đoàn kết trong môi trường lao động tập thể. 4.8. Về thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên Thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên là một chỉ số để đánh giá được hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, đánh giá sự hoạt động ổn định của doanh nghiệp. Về các đề tài nghiên cứu trước đó cho kết quả như sau:  Công ty cổ phần dược - vật tư y tế Thanh Hóa với thu nhập bình quân năm 2014 là 5,24 triệu đồng [10].  Công ty cổ phần Traphaco với thu nhập bình quân năm 2010 – 2012 nằm trong khoảng 9,8 – 12,4 triệu đồng [7].  Công ty Roussel Việt Nam với thu nhập bình quân năm 2012 chỉ đạt 5,7 triệu đồng nhưng đến năm 2014 đã tăng lên 6,4 triệu đồng [14].  Công ty Cổ phần Dược phẩm TV.Pharm – chi nhánh Trà Vinh với thu nhập bình quân năm 2015 là 7,6 triệu đồng [15]. Qua báo cáo tổng kết năm 2015 cho thấy thu nhập bình quân CBCNV của Chi nhánh là 15,2 triệu đồng/ tháng/ người, cao hơn so với mức thu nhập bình quân của Công ty nói chung (12,9 triệu đồng/ tháng/ người). So sánh với 62
  73. các công ty kể trên thì thu nhập bình quân của CBCNV trong Chi nhánh cao hơn. Mức thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên chi nhánh tương đối ổn định so với mặt bằng sinh hoạt sinh hoạt chung tại khu vực. Thu nhập tăng sẽ thúc đẩy năng suất lao động tăng, hai chỉ tiêu này có mối quan hệ hữu cơ với nhau, nó hòa quyện và thúc đẫy lẫn nhau. Kết quả là hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh ngày một tăng lên. Mức thu nhập trên đạt được ở mức tương đối khá so với thu nhập của các doanh nghiệp dược. Tuy nhiên, đem so sánh với một số ngành có thu nhập cao ở nước ta và các hãng dược phẩm nước ngoài hiện nay thì những con số trên đây vẫn còn khá khiêm tốn. Do đó, Chi nhánh cũng nên cải thiện tăng thêm các khoản thu nhập của CBCNV. 4.9. Về nộp ngân sách cho Nhà nước Công ty CPDP OPC tự hào nằm trong số 1000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập lớn nhất Việt nam từ năm 2010 – 2015. Công ty thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ và đúng hạn đối với Nhà nước thể hiện sự tôn trọng luật pháp tạo uy tín đối với các khách hàng đối tác, với cơ quan Nhà nước, đồng thời đảm bảo quyền lợi cho người lao động trong Chi nhánh. 63
  74. KẾT LUẬN Qua phân tích hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần Dược phẩm OPC– Chi nhánh Miền Đông năm 2015, luận văn xin đưa ra một số kết luận như sau:  Về cơ cấu nhân sự của Công ty cổ phần Dược phẩm OPC – Chi nhánh Miền Đông năm 2015 Thành lập tháng 04/2012, mô hình tổ chức của Chi nhánh được xây dựng theo cơ cấu quản trị trực tuyến. Số lượng CBCNV là 38 người, trong đó, trình độ đại học chiếm tỷ lệ khá cao 21,1%. Cán bộ có trình độ trung cấp chiếm tỷ lệ lớn nhất trong cơ cấu nhân sự của chi nhánh (57,8%).  Cơ cấu nguồn mua, doanh số mua Doanh số mua của Chi nhánh năm 2015 là 73.230 triệu đồng. Cơ cấu nguồn hàng: 100% nguồn hàng do công ty CPDP OPC sản xuất và cung ứng.  Doanh số bán ra và tỷ lệ bán luôn, bán lẻ Nhóm sản phẩm OPC là các sản phẩm chủ lực của công ty nên chiếm tỷ trọng rất cao 95,7%. Nhóm sản phẩm hóa dược 2 chiếm 3,0% và thuốc dùng ngoài chiếm 1,5%.  Về Doanh thu thuần So với số liệu hồi cứu năm 2014, doanh thu thuần đạt mức độ tăng trưởng cao, vượt 18% so với mức khoán của Công ty giao cho Chi nhánh. Doanh thu thuần bán hàng năm 2015 đạt 72.181 triệu VNĐ.  Doanh số bán theo cơ cấu nhóm hàng Trong cơ cấu nhóm sản phẩm, doanh số bán nhóm SPCL chiếm tỷ trọng lớn nhất 58,2 %. SPMT chiếm tỷ trọng xếp thứ 2 (19,4%).  Doanh số bán theo kênh phân phối Nhóm khách hàng ngoài bệnh viện chiếm tỷ trọng cao hơn (58,2 %), nhóm bệnh viện chiếm tỷ trọng 41,8%. Doanh thu của nhóm bệnh viện năm 2015 là 30.148 triệu đồng, tăng hơn 8 tỷ so với năm 2014. 64
  75.  Về tình hình sử dụng chi phí của Chi nhánh năm 2015 Chi phí của Chi nhánh bao gồm định phí và biến phí. Trong đó, định phí chỉ chiếm tỷ lệ thấp 6,1%. Biến phí là khoản chi phí lớn nhất, chiếm 93,9 %.  Về chỉ tiêu mạng lưới phân phối Nhóm khách hàng bán lẻ có 2.350 khách hàng (chiếm 90,9%). Khách hàng khối bệnh viện là 180 khách hàng (chiếm 7,0%). Khách hàng bán buôn chiếm 2,1%.  Về quản lý chất lượng sản phẩm trong kinh doanh Công ty OPC đã có các sản phẩm nhiều năm liền đạt thứ hạng cao trong 20 sản phẩm có doanh thu sản xuất cao nhất của Tổng Công ty Dược Việt Nam. Ngoài ra còn có các sản phẩm đạt các giải thưởng uy tín trong ngành Dược.  Về tỷ lệ hàng trả về trong quá trình lưu thông hàng hóa Tỷ lệ hàng trả về chiếm 0,15% trong tổng doanh số bán.  Về năng suất lao động bình quân của CBCNV Trong năm 2015 năng suất lao động bình quân của chi nhánh là 1.899. Tức là mỗi CBCNV của Chi nhánh tạo ra 1 tỷ 899 triệu doanh thu.  Về thu nhập bình quân của CBCNV Qua báo cáo tổng kết năm 2015 cho thấy thu nhập bình quân CBCNV của Chi nhánh là 15,2 triệu đồng/người/tháng.  Về nộp ngân sách cho Nhà nước Mức nộp ngân sách Nhà nước của Chi nhánh năm 2015 là 3.459 triệu VNĐ, tỷ lệ nộp ngân sách/ tổng doanh thu toàn chi nhánh là 4,79%. Nhìn chung năm 2015 là năm thử thách và khẳng định của chi nhánh với thị trường. Thông qua phân tích hoạt động kinh doanh của chi nhánh cho chúng ta thấy chi nhánh đang kinh doanh hiệu quả. Tất cả các điều đó khẳng định chiến lược, kế hoạch phát triển, xây dựng hệ thống chiến lược kinh doanh của chi nhánh là kịp thời, đúng đắn. 65
  76. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT Từ kết quả phân tích hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần Dược phẩm OPC – Chi nhánh Miền Đông, để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh, luận văn xin có những kiến nghị và đề xuất như sau:  Về nguồn nhân lực: Tiếp tục quy hoạch, đào tạo nâng cao trình độ nguồn nhân lực để phục vụ cho chiến lược phát triển lâu dài của Chi nhánh.  Về tìm kiếm và mở rộng thị trường: - Chi nhánh cần chủ động khai thác bán hàng vào hệ thống các Nhà thuốc của Bệnh viện (Bán hàng không qua hình thức đấu thầu) nhằm hạn chế nguy cơ sụt giảm doanh số trong trường hợp kết quả trúng thầu của công ty trong năm không khả quan. - Chi nhánh cần phải xây dựng kế hoạch, đề xuất chính sách bán hàng hợp lý cho đối tượng khách hàng trong bệnh viện để thúc đẩy tăng trưởng doanh số và mở rộng thị phần hơn nữa. - Chi nhánh cũng cần phải mở rộng đối tượng khách hàng tại các bệnh viện ngoài công lập và các phòng khám đa khoa tư nhân có khám bảo hiểm Y tế vì đây là thị trường tiềm năng để gia tăng doanh số. Theo Thông tư 40/2015/TT-BYT, từ ngày 01/01/2016, sẽ chính thức áp dụng mở thông tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa tuyến xã và tuyến huyện trên cùng địa bàn tỉnh. - Tập trung khai thác doanh thu các sản phẩm chủ lực và nhóm sản phẩm mục tiêu nhằm duy trì và phát triển ổn định doanh số. Song song đó, Chi nhánh đề xuất nghiên cứu các sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu của thị trường. Xây dựng chính sách, chiến lược nhằm phát triển sản phẩm thích ứng với định hướng phát triển của công ty và thị hiếu của người tiêu dùng.  Tăng cường quản lý, giám sát nâng cao ý thức trách nhiệm của các cán bộ công nhân viên trong việc quản lý, chăm sóc khách hàng, thu thập ý 66
  77. kiến của khách hàng về sản phẩm, về thị trường, về đối thủ cạnh tranh, về các chương trình khuyến mãi để Chi nhánh có thêm thông tin để đề xuất điều chỉnh cho phù hợp với thị trường hơn nữa.  Tăng cường quản lý, giám sát trong việc thực hiện GPs, đảm bảo chất lượng sản phẩm trong quá trình bảo quản, lưu thông hàng hóa nhằm hạn chế tỷ lệ hàng phân phối bị trả về. Đảm bảo cung cấp hàng hóa có chất lượng tốt nhất và ổn định đến tay người tiêu dùng. 67
  78. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Bộ môn Quản lý & Kinh tế Dược (2007), Giáo trình Quản lý và Kinh tế dược, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 2. Bộ môn Quản lý & Kinh tế Dược (2010), Giáo trình Pháp chế hành nghề dược, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 3. Công ty cổ phần Dược phẩm OPC (2016), Tài liệu đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2016. 4. Nhóm đối tác y tế (6/2016), Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2015, Nhà xuất bản Y học Hà Nội 5. Phạm Văn Dược, Đặng Thị Kim Cương (2007), Phân tích hoạt động kinh doanh, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội. 6. Công Việt Hải (2013), Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH MTV Dược phẩm Trung Ương 1 – Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2007 – 2011, Luận văn dược sĩ chuyên khoa cấp 1, Đại học Dược Hà Nội. 7. Đỗ Tá Hoàn (2013), Phân tích hoạt động phân phối thuốc của Công ty cổ phần Traphaco giai đoạn 2010 - 2012, Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ, Trường Đại học Dược Hà Nội. 8. Nguyễn Đỗ Hùng (2013), Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần Dược phẩm TW Mediplantex giai đoạn 2008 – 2010, Luận văn dược sĩ chuyên khoa cấp 1, Đại học Dược Hà Nội. 9. Nguyễn Văn Hùng (2015), Phân tích kết quả kinh doanh của công ty Dược phẩm Hùng Hiếu năm 2014, Luận văn dược sĩ chuyên khoa cấp 1, Đại học Dược Hà Nội. 10. Nguyễn Thị Thanh Hương (2014), Phân tích hoạt động phân phối thuốc của Công ty cổ phần dược - vật tư y tế Thanh Hóa năm 2014, Luận văn dược sĩ chuyên khoa cấp 1, Đại học Dược Hà Nội.
  79. 11. Nguyễn Năng Phúc (2007), Phân tích kinh doanh - lý thuyết và thực hành, Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội. 12. Nguyễn Hải Sản (2007), Quản trị doanh nghiệp, Nhà xuất bản Tài chính. 13. Lê Văn Tâm, Ngô Kim Thanh (2004), Giáo trình quản trị kinh doanh, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội. 14. Võ Thị Kim Tú, (2015), Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty Roussel Việt Nam từ năm 2012 đến năm 2014, Luận văn dược sĩ chuyên khoa cấp 1, Đại học Dược Hà Nội. 15. Tô Văn Vũ, (2015), Phân tích hoạt động kinh doanh thuốc của công ty Cổ phần Dược Phẩm TV.PHARM – chi nhánh Trà Vinh năm 2015, Luận văn dược sĩ chuyên khoa cấp 1, Đại học Dược Hà Nội. Trang Web 16. www.vcbs.com.vn Báo cáo phân tích ngành dược tháng 5-2008 công ty chứng khoán ngân hàng ngoại thương việt nam. 17. Báo cáo cập nhật ngành Dược – Sacombank tháng 12-2015. 18. Trị giá xuất, nhập khẩu phân theo nước và vùng lãnh thổ chủ yếu sơ bộ các tháng năm 2015 – Tổng cục thống kê. 19. Hoàng Hiếu Tri (2014), “Báo cáo ngành dược phẩm”. 20. www.opcpharma.com
  80. PHỤ LỤC 4 BẢNG PHÂN LOẠI CƠ CẤU NHÓM HÀNG STT Tên nhóm Tên sản phẩm Kim tiền thảo Siro Ho Astex Nhóm sản phẩm chủ 1 Cao ích mẫu lực (SPCL) Mimosa Dầu khuynh diệp Dầu nóng mặt trời Viên phong thấp Fengshi Viên xoang mũi Rhinassin Hoàn lục vị Bổ Thận Âm Hoàn bát vị Bổ Thận Dương Nhóm sản phẩm 2 Viên mật nghệ Cholapan mục tiêu (SPMT) Thanh nhiệt giải độc Cabovis Thuốc Ho Người Lớn Thuốc Ho Trẻ Em Viên trinh nữ hoàng cung OP.Crilati Viên dưỡng não OP.Can Cồn xoa bóp xịt Minh mạng hoàn Nhóm sản phẩm Inberco 3 mới (SPM) OP. Calife Cao sao vàng 20mg Para OPC Nhóm sản phẩm Bao gồm các sản phẩm do xưởng Hóa dược 4 HD2 2 sản xuất
  81. Nhóm sản phẩm Bao gồm các sản phẩm do Công ty TNHH 5 OPC BD MTV OPC Bình Dương sản xuất Bao gồm các sản phẩm còn lại trong danh 6 Nhóm khác mục
  82. PHỤ LỤC 1 CHI NHÁNH MIỀN ĐÔNG BIỄU MẪU THU THẬP SỐ LIỆU VỀ NGUỒN NHÂN LỰC Giới tính Trình độ chuyên STT Họ và tên Nam Nữ môn Tổng
  83. PHỤ LỤC 2 CHI NHÁNH MIỀN ĐÔNG BẢNG CÂN ĐỐI SỐ PHÁT SINH Năm 2015 Đơn vị tính : VNĐ SỐ SỐ DƯ ĐẦU KỲ SỐ PHÁT SINH SỐ LŨY KẾ SỐ DƯ CUỐI KỲ HIỆU TÊN TÀI KHOẢN KẾ TOÁN TK NỢ CÓ NỢ CÓ NỢ CÓ NỢ CÓ A B 1 2 3 4 5 6 7 8 1111 TIỀN MẶT VIỆT NAM 112128 NHNN & PTNT (CN.Miền Đông) PHẢI THU KHÁCH HÀNG 1311 TRONG NƯỚC THUẾ GTGT ĐƯỢC KT CỦA 1331 HH, DV 1333 THUẾ GTGT (CP CTY CHI) 13881 PHẢI THU KHÁC NGẮN HẠN 141 TẠM ỨNG 1561 GIÁ MUA HÀNG HOÁ HÀNG HÓA KM GỬI CHI 1573 NHÁNH CẦM CỐ, THẾ CHẤP, KQ, KÝ 2441 CƯỢC NGẮN HẠN PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN TRONG 3311 NƯỚC 33311 THUẾ GTGT ĐẦU RA 33411 PHẢI TRẢ CNV (LƯƠNG)
  84. 33413 PHẢI TRẢ CNV (CTV) 3364 PHẢI TRẢ NỘI BỘ PHẢI TRẢ, PHẢI NỘP KHÁC - 33881 NGẮN HẠN 5111 DOANH THU HÀNG HÓA 5112 DOANH THU THÀNH PHẨM 5116 DOANH THU CHO, BIẾU, TẶNG 5212 HÀNG BÁN BỊ TRẢ LẠI 6321 GIÁ VỐN HÀNG HOÁ GIÁ VỐN HÀNG CHO, BIẾU, 6326 TẶNG 6352 CHIẾT KHẤU THANH TOÁN 64191 CHI PHÍ CHI NHÁNH 9111 KẾT QUẢ KD SX CHÍNH Tổng cộng: Ngày . . . . . tháng . . . . . năm 2015 NGƯỜI LẬP KẾ TOÁN GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH
  85. PHỤ LỤC 3 CHI NHÁNH MIỀN ĐÔNG Ấp Tân Hóa, Xã Tân Vĩnh Hiệp, Huyện Tân Uyên, Tỉnh Bình Dương BẢNG KÊ HÓA ĐƠN BÁN HÀNG Năm 2015 Tiền Tổng Loại Lô - Chứng từ Tên vật tư ĐVT Số lượng Giá trước Tiền thuế Tên KH Tên TDV tiền KH HSD thuế Ngày Số Tổng cộng