Luận văn Phân tích cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện Đa khoa huyện Quỳ Hợp tỉnh Nghệ An năm 2015
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Phân tích cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện Đa khoa huyện Quỳ Hợp tỉnh Nghệ An năm 2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- luan_van_phan_tich_co_cau_danh_muc_thuoc_su_dung_tai_benh_vi.pdf
Nội dung text: Luận văn Phân tích cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện Đa khoa huyện Quỳ Hợp tỉnh Nghệ An năm 2015
- BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI VI VĂN THỦY PHÂN TÍCH CƠ CẤU DANH MỤC THUỐC SỬ DỤNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN QUỲ HỢP TỈNH NGHỆ AN NĂM 2015 LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I HÀ NỘI 2016
- BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI VI VĂN THỦY PHÂN TÍCH CƠ CẤU DANH MỤC THUỐC SỬ DỤNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN QUỲ HỢP TỈNH NGHỆ AN NĂM 2015 LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I CHUYÊN NGÀNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC MÃ SỐ: CK 60 72 04 12 Người hướng dẫn khoa học: TS Hà Văn Thúy Thời gian thực hiện đề tài: 18/7/2016-18/11/2016 HÀ NỘI 2016
- LỜI CẢM ƠN Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn tới PGS.TS. Nguyễn Thị Song Hà Trường Đại học Dược Hà Nội. Cô đã giành nhiều thời gian để hướng dẫn tôi thực hiện đề tài. Tôi cũng xin cảm ơn tới TS. Hà Văn Thúy người Thầy trực tiếp hướng dẫn tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn này. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới quý thầy cô Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược đã truyền đạt những kiến thức quý báu. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban Giám hiệu nhà trường, quý thầy cô Phòng Sau đại học Trường Đại học Dược Hà Nội tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành tốt luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám đốc, các anh, chị, các bạn đồng nghiệp Bệnh viện Đa khoa huyện Quỳ Hợp tỉnh Nghệ An đã giúp tôi thu thập số liệu để hoàn thành luận văn. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến gia đình, người thân và bạn bè, những người luôn động viện và khích lệ tinh thần giúp tôi vượt qua mọi khó khăn trong học tập và quá trình làm luận văn này. Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Học viên Vi Văn Thủy
- MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG I: TỔNG QUÁT 3 1.1. Thực trạng sử dụng thuốc tại các bệnh viện ở việt nam trong 3 những năm gần đây 1.1.1. Thực trạng về cơ cấu danh mục thuốc sử dụng 3 1.1.2. Thực trạng về kinh phí thuốc sử dụng tại một số bệnh viện 7 1.1.3. Thực trạng về phân tích danh mục thuốc 9 1.1.4. Thực trạng giám sát danh mục thuốc 10 1.2. Các phương pháp phân tích sử dụng thuốc trong bệnh viện 12 1.2.1. Phương pháp phân tích ABC 12 1.2.2. Phương pháp phân tích theo nhóm điều trị 14 1.2.3. Phân tích VEN (phân tích sống còn, thiết yếu và không thiết 14 yếu) 1.3. Vài nét về Bệnh viện đa khoa huyện Quỳ Hợp tỉnh Nghệ An 15 1.3.1. Chức năng nhiệm vụ 16 1.3.2. Mô hình bệnh tật của BV đa khoa Quỳ Hợp năm 2015 17 1.3.3. Chức năng nhiệm vụ và mô hình tổ chức của khoa dược BV 18 CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23 2.1. Đối tượng nghiên cứu 23 2.1.1. Đối tượng 23 2.1.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu 23 2.2. Phương pháp nghiên cứu 23 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 23 2.2.2. Các biến số nghiên cứu 25 2.3. Phương pháp thu thập số liệu 26
- 2.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 26 2.4.1. Xử lý số liệu 26 2.4.2. Phân tích số liệu 26 2.5. Trình bày số liệu 32 CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 33 3.1. Cơ cấu về số lượng và giá trị sử dụng của thuốc sử dụng tại Bệnh 33 viên đa khoa huyện Quỳ Hợp 2015 3.1.1. Cơ cấu về số lượng và giá trị sử dụng của thuốc theo nhóm tác 33 dụng dược lý 3.1.2. Cơ cấu thuốc sản xuất trong nước và thuốc ngoại trong DMT sử 36 dụng 3.1.3. Cơ cấu thuốc đơn và đa thành phần trong danh mục thuốc sử 37 dụng 3.1.4. Cơ cấu thuốc theo tên INN và thuốc biệt dược 37 3.1.5. Cơ cấu thuốc theo đường dùng 38 3.1.6. Cơ cấu thuốc trong và ngoài DMTCY trong DMT sử dụng 39 3.1.7. Cơ cấu thuốc cần quản lý đặc biệt 40 3.2. Phân tích danh mục thuốc sử dụng theo phương pháp ABC và các 41 thuốc nhóm A 3.3. Phân tích VEN 45 3.4. Phân tích ma trận ABC/VEN 46 CHƯƠNG IV: BÀN LUẬN 49 4.1. Về cơ cấu số lượng và giá trị của danh mục thuốc sử dụng tại 49 Bệnh viên đa khoa huyện Quỳ Hợp năm 2015 theo một số chỉ tiêu 4.2. Về phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện đa khoa 54 huyện Quỳ Hợp năm 2015 theo phương pháp ABC và VEN KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 56
- 1. Kết luận 56 1.1. Về cơ cấu số lượng và giá trị của thuốc sử dụng tại Bệnh viện đa 56 khoa huyện Quỳ Hợp tỉnh Nghệ An năm 2015 theo một số chỉ tiêu 1.2 Về phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện đa khoa huyện 57 Quỳ Hợp năm 2015 theo phương pháp ABC và VEN 2. Kiến nghị đề xuất 57
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BYT: Bộ Y Tế BV: Bệnh viện DMT: Danh mục thuốc DMTCY: Danh mục thuốc thiết GMP: Thực hành tốt sản xuất thuốc HĐT&ĐT: Hội đồng thuốc và điều trị INN: Tên chung quốc tế MHBT: Mô hình bệnh tật QĐ: Quyết định TT: Thông tư WHO: Tổ chức Y tế thế giới
- DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Mô hình bệnh tật của BV đa khoa huyện Quỳ Hợp năm 2015 17 Bảng 2.2. Các biến số nghiên cứu 25 Bảng 2.3 Ma trận ABC/VEN 30 Bảng 2.4. Các chỉ số nghiên cứu 31 Bảng 3.5. Cơ cấu thuốc theo nhóm tác dụng dược lý trong danh mục 33 thuốc sử dụng năm 2015 tại BV đa khoa huyện Quỳ Hợp Bảng 3.6. Cơ cấu thuốc sản xuất trong nước, thuốc ngoại trong DMT 36 sử dụng Bảng 3.7. Cơ cấu thuốc đơn, đa thanh phần trong DMT sử dụng 37 Bảng 3.8. Cơ cấu theo tên biệt dược, tên INN trong DMT đã sử dụng 38 Bảng 3.9. Cơ cấu thuốc theo đường dùng 38 Bảng 3.10. Cơ cấu thuốc trong và ngoài DMTCY 40 Bảng 3.11. Cơ cấu thuốc cần quản lý đặc biệt 40 Bảng 3.12. Kết quả phân tích ABC 41 Bảng 3.13. Cơ cấu thuốcnhóm A theo tác dụng dược lý 43 Bảng 3.14. Khánh sinh nhóm A sử dụng trong bệnh viên 44 Bảng 3.15. Cơ cấu thuốc sản xuất trong nước, thuốc ngoại trong nhóm A 44 Bảng 3.16. Kết quả phân tích VEN 45 Bảng 3.17. Kết quả phân tích ma trận ABC/VEN 46 Bảng 3.18. Cơ cấu thuốc trong nhóm AN 48 Bảng 3.19. thuốc trong nhóm AN 48
- DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Sơ đồ tổ chức bệnh viện 16 Hình 1.2. Sơ đồ tổ chức của khoa dược bệnh viên 20 Hình 2.3. Sơ đồ tóm tắt nội dung nghiên cứu 24 Hình 3.4. Biểu đồ cơ cấu số khoản mục thuốc theo tác dụng dược lý 34 Hình 3.5. Biểu đồ về cơ cấu giá trị sử dụng 35 Hình 3.6. Cơ cấu thuốc sản xuất trong nước, thuốc ngoại nhập 36 Hình 3.7. Biểu đồ cơ cấu thuốc theo đường dùng 39 Hình 3.8. Biểu đồ kết quả phân tích ABC theo số lượng khoản mục 42 Hình 3.9. Biểu đồ kết quả phân tích ABC theo giá trị sử dụng 42 Hình 3.10. Biểu đồ kết quả phân tích VEN theo số lượng khoản mục 46
- ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh viện là cơ sở khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe người bệnh, là đơn vị khoa học có nghiệp vụ cao về y tế, trong đó thuốc là công cụ đắc lực cho công tác phòng bệnh và chữa bệnh. Để đạt hiệu quả tốt nhất về điều trị, sử dụng thuốc hiệu quả và hợp lý là yếu tố quan trọng trong toàn ngành y tế. Sử dụng thuốc đúng góp phần giảm chi phí cho người bệnh, hạn chế tình trạng lạm dụng thuốc trong công tác khám chữa bệnh hiện nay. Sự phát triển của ngành công nghiệp dược trong những năm gần đây đã mang lại lợi ích cho toàn xã hội: Thuốc được sản xuất với số lượng lớn, chất lượng tốt hơn và mạng lưới cung ứng phát triển rộng khắp làm giảm tình trạng khan hiếm thuốc; nhiều dược chất mới ra đời, nhiều dạng bào chế mới với những tính năng ưu việt đã góp phần không nhỏ vào những tiến bộ vượt bậc của ngành y tế. Tuy nhiên sử đa dạng của thuốc cũng gây ra nhiều khó khăn, lúng túng trong việc lựa chọn sự dụng thuốc chữa bệnh trong các cơ sở y tế. Theo báo cáo kết quả công tác khám chữa bệnh năm 2011 của Cục quản lý khám chữa bệnh, tổng giá trị tiền thuốc sử dụng trong bệnh viện chiếm tỷ trọng 59,5% tổng giá trị tiền viện phí hàng năm, những bất cập trong cung ứng, sử dụng thuốc tại các bệnh viện ngày càng gia tăng như: Thuốc không thiết yếu ( thuốc không thực sự cần thiết ) được sử dụng với tỷ lệ cao, khoáng chất Cung ứng thuốc kịp thời, đầy đủ với gía cả hợp lý, an toàn là nhiệm vụ trọng tâm của khoa dược các bệnh viện, trong đó Hội đồng thuốc và Điều trị đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng danh mục thuốc thiết yếu phù hợp về hiệu quả sử dụng và chi phí. 1
- Bệnh viện đa khoa huyện Quỳ Hợp là bệnh viện hạng III trực thuộc Sở Y tế Nghệ An với quy mô 100 giường bệnh có đầy đủ các khoa phòng theo cơ cấu của bệnh viện đa khoa. Bệnh viện có nhiệm vụ khám chữa bệnh cho nhân dân trong và ngoài huyện Quỳ Hợp. Với trọng trách đó, công tác khám chữa bệnh và hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện cần được quan tâm nghiên cứu để đạt hiệu quả cao nhất, kinh phí sửdụng thuốc hơn 6 tỷ đồng[1]. Điều này cho thấy kinh phí sử dụng thuốc chiếm tương đối trong ngân sách toàn bệnh viện. Xuất phát từ yêu cầu thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Phân tích cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện đa khoa huyện Quỳ Hợp tỉnh Nghệ An năm 2015” nhằm mục tiêu: 1 - Phân tích cơ cấu về số lượng và giá trị của danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện đa khoa huyện Quỳ Hợp tỉnh Nghệ An năm 2015 theo một số chỉ tiêu. 2 - Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện đa khoa huyện Quỳ Hợp tỉnh Nghệ An năm 2015 theo phương pháp ABC và VEN. Từđó đưa ra đề xuất góp phần xây dựng danh mục thuốc tại bệnh viện ngày càng hợp lý và hiệu quả. 2
- CHƯƠNG I TỔNG QUAN 1.1 Thực trạng sử dụng thuốc tại các bệnh viện ở Việt Nam trong những năm gần đây 1.1 .1 Thực trạng về cơ cấu danh mục thuốc sử dụng Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và công nghệ, ngành công nghiệp Dược phẩm cũng đã có bước phát triển vượt bậc. Trong những năm gần đây ngành công nghiệp dược tạo ra nhiều sản phẩm mới nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu phòng và chữa bệnh của nhân dân. Ví dụ trong vài năm gần đây trên thế giới xuất hiện một số đại dịch lớn như SARS, cúm A/H5N1, cúm A/H1N1 một số nước đã kịp thời nghiên cứu, sản xuất ra vắc cin và các thuốc đề phòng và điều trị bệnh chỉ trong thời gian ngắn. Ở Việt Nam, thị trường dược phẩm cũng rất phong phú.Tuy nhiên, công nghiệp dược Việt Nam vẫn phát triển ở mức trung bình - thấp, chưa sáng chế được thuốc mới và hiện chỉ có hơn 52% doanh nghiệp dược đủ tiêu chuẩn sản xuất thuốc. Thuốc sản xuất trong nước chủ yếu là generic, không có giá trị cao, mới chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu tiêu thụ thuốc nội địa. Theo đánh giá của Bộ Y tế: “Ngành Dược đã có những thành tích nổi bật là đảm bảo nhu cầu về thuốc chữa bệnh cho nhân dân, khắc phục tình trạng thiếu thuốc trước đây”. Năm 2013, tổng giá trị tiền thuốc sản xuất trong nước đạt 1.300.000 triệu USD, tăng 8,3% so với năm 2012, đáp ứng được nhu cầu sử dụng thuốc của người dân. Tiền thuốc bình quân đầu người năm 2014 đạt 34,48 USD so với năm 2013 đạt 31,18 USD tăng 3,3USD. Việt Nam đã sản xuất được 234/314 hoạt chất trong danh mục TTY, đủ nhóm tác dụng dược lý theo phân loại của WHO. Mặc dù vậy, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu thuốc với tổng giá trị năm 2014 gần 2,170 triệu USD, tăng 17,6% so với năm 3
- 2013. Trong đó nhập khẩu thuốc thành phẩm là 904,8 triệu USD, vaccine, sinh phẩm y tế là 59,6 triệu USD và nguyên liệu là 265,9 triệu USD [25]. Qua báo cáo tổng kết công tác Dược hàng năm của Cục quản lý Dược, hầu hết các bệnh viện đã xây dựng DMT căn cứ theo DMT chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám, chữa bệnh hiện hành. Năm 2014, tổng giá trị mua thuốc tại các bệnh viện trên toàn quốc là 3.120 triệu USD chiếm khoảng 50% tổng giá trị tiền thuốc sử dụng [15]. Tuy nhiên, từ kết quả phân tích đánh giá về cơ cấu DMT của một số bệnh viện cho thấy, hiện nay, việc xây dựng DMT của các bệnh viện còn nhiều vấn đề bất cập. Thuốc đắt tiền, thuốc ngoại nhập, thuốc biệt dược, thuốc không phải là TTY thường chiếm tỉ lệ cao trong DMT các bệnh viện nhất là các bệnh viện lớn. Đặc biệt các thuốc kháng sinh luôn chiếm tỉ lệ cao trong các DMT bệnh viện (khoảng 56 - 58%). Nguyên nhân là do việc sử dụng tràn lan, lạm dụng kháng sinh phổ rộng, điều trị bao vây dẫn đến gia tăng các tác dụng không mong muốn và tình trạng kháng kháng sinh. Hiện nay, thuốc kháng sinh đang được lựa chọn như một giải pháp phổ biến. WHO vẫn khuyến cáo thực trạng kê đơn kháng sinh đáng lo ngại trên toàn cầu, tới mức trung bình 30-60% bệnh nhân được kê thuốc kháng sinh và tỉ lệ này cao gấp đôi so với nhu cầu lâm sàng. Tại Bệnh viện Bạch Mai, số thuốc kháng sinh chiếm tỉ lệ 46,25%, nghĩa là theo đánh giá chuẩn của WHO đã có đến 1/2 số thuốc kháng sinh sử dụng thừa. Số thuốc được kê không cần thiết này làm tăng chi phí y tế, tăng khả năng xuất hiện tác dụng phụ của thuốc và tình trạng kháng kháng sinh[26]. Tại một số cơ sở y tế, mức độ sử dụng kháng sinh cho bệnh nhân thậm chí gần như 100%. Tại Bệnh viện Bạch Mai, khoa tai mũi họng: 100%, răng hàm mặt: 94%, khoa ngoại: 94%, khoa sản: 89% Tình trạng kết hợp nhiều loại kháng sinh cũng ở mức rất phổ biến (41,91%) và đã xuất hiện những đơn thuốc kê kết hợp cùng lúc đến bốn loại kháng sinh. Riêng chi phí dành cho kháng sinh đã lên mức gần 100 tỉ đồng, chiếm khoảng 1/3 ngân sách mua thuốc toàn viện [25]. 4
- Có thể nói, việc kê đơn, sử dụng thuốc không hợp lý đang còn phổ biến ở hầu hết các bệnh viện. Tỷ lệ tiền thuốc kháng sinh trong tổng số tiền thuốc sử dụng năm 2008 chiếm 32,7% một phần cho thấy MHBT ở Việt Nam có tỷ lệ nhiễm các bệnh nhiểm khuẩn cao, mặt khác có thể đánh giá tình trạng lạm dụng kháng sinh vẫn còn phổ biến. Các báo cáo về phản ứng có hại của thuốc từ các cơ sở y tế ngày càng nhiều, số lượng báo cáo phản ứng có hại của thuốc (ADR) năm 2013 là 8016, năm 2014 là 8513 đến năm 2015 là 9266 [28]. Hiện nay, do ảnh hưởng tiêu cực của một số hoạt động Marketing không lành mạnh dẫn đến trong DMT của các bệnh viện thường có quá nhiều tên thuốc khác nhau cho cùng một hoạt chất, đặc biệt là các thuốc kháng sinh, thuốc bổ (bổ gan, vitamin ), thuốc tăng cường sức đề kháng Điều này khiến cho người kê đơn dễ dàng lạm dụng kháng sinh ( nhất là cephalosporin thế hệ 3) và lạm dụng thuốc bổ, kê quá nhiều thuốc cho người bệnh, dẫn đến nhiều tương tác khi điều trị. Từ đó gây khó khăn cho người mua thuốc, cấp phát thuốc và cho người giám sát sử dụng thuốc. Mặt khác, việc truy cập trực tuyến thông tin thuốc trong phạm vi toàn cầu ở Việt Nam còn hạn chế dẫn đến khó khăn cho việc cập nhật thông tin thuốc. Hoạt động quảng các cho thuốc sản xuất trong nước còn chưa thực sự phổ biến dẫn đến hạn chế cho việc lựa chọn thuốc nội vào DMT bệnh viện. Việc giá thuốc tại thị trường Việt Nam có nhiều biến động trong thời gian gần đây cũng ảnh hưởng đến việc duy trì danh mục thuốc bệnh viện. Giá của một số thuốc phê duyệt trúng thầu thấp hơn nhiều so với mặt bằng giá chung trên thị trường nên một số đơn vị trúng thầu đã bỏ thầu không cung ứng thuốc, chịu phạt hợp đồng. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu điều trị bệnh viện lại phải bổ sung thuốc khác vào DMT bệnh viện. Ngược lại, do DMT có quá nhiều chủng loại nên việc thuốc trúng thầu có được sử dụng hay không còn tuỳ vào lòng hảo tâm của các bác sĩ kê đơn. Qua khảo sát tình hình sử dụng thuốc tại Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn - 5
- Hà Nội tỷ lệ thuốc nội tăng trong 3 năm, tỷ lệ thuốc nội năm 2006 là 28,5%, năm 2007 là 31,9%, đến năm 2008 đã là 33,4%[19] Việc xây dựng DMT trong bệnh viện còn chưa chú trọng nhiều đến nguyên tắc “ưu tiên chọn thuốc generic, thuốc đơn chất, thuốc sản xuất trong nước đạt chất lượng, thuốc của các doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn thực hành sản xuất thuốc tốt (GMP)”. Việc sử dụng thuốc nhập ngoại, thuốc biệt dược vẫn chiếm tỷ lệ cao. Đặc biệt là những loại thuốc của một số Công ty Dược phẩm phân phối độc quyền được sử dụng nhiều dẫn đến tình trạng hiện nay sử dụng thuốc ở các bệnh viện lớn thường vượt quá khả năng kinh tế của người bệnh và khả năng chi trả của quỹ Bảo hiểm y tế. Về cơ cấu sử dụng thuốc trong bệnh viện theo nhóm tác dụng dược lý thì năm 2010 tỷ lệ tiền thuốc kháng sinh trong tổng số tiền thuốc sử dụng vẫn chiếm tới 37,07% tuy có giảm nhẹ so với năm 2009 là (38.4%)[4]. Theo một số nghiên cứu năm 2009 tại 36 bệnh viện ở các tuyến trung ương, tỉnh, huyện trên cả nước, nhóm thuốc kháng khuẩn có tỷ trong lớn nhất tại các tuyến bệnh viện với tỷ lệ trung bình là 32.5%, cao nhất tại tuyến huyện với 43.1%, thấp nhất tại tuyến tỉnh với 25.7%. Kết quả này phù hợp với MHBT của Việt Nam về tỷ lệ các bệnh nhiễm trùng. Tuy nhiên kết quả phân tích của nghiên cứu cũng chothấy sử bất hợp lý trong cách lựa chọn và sử dụng kháng sinh tại các bệnh viện: 21 thuốc kháng sinh nhóm A của bệnh viện đa khoa Bắc Kạn chiếm 59.6% về giá trị sử dụng trong nhóm A. Điều này dễ dẫn đến việc lạm dụng kháng sinh trong điều trị tại bệnh viện nếu không có giám sát chăt chẽ và xây dựng các phác đồ điều trị trong bệnh viện[15]. Đánh giá hoạt động Hội đồng thuốc và Điều trị trong xây dựng và thực hiện danh mục thuốc tại một số bệnh viện đa khoa cho thấy các bệnh viện tuyến huyện: Thuốc tiêu thụ nhiều nhất chiếm 70% giá trị sử dụng vẫn có nhiều thuốc không thực sự cần thiết (N): như vitamin, thuốc có tính chất điều trị hỗ 6
- trợ, đặc biệt vitamin trong nhóm A của bệnh viện tuyến huyện là 9,1% đến 11% Cơ cấu thuốc nội - thuốc ngoại nằm trong khoảng 48,5% đến 55,5% khoản mục và từ 39,3% đến 53,2% giá trị sử dụng; Cơ cấu thuốc generic từ 35,5% đến 47,8% khoản mục và từ 17,8% đến 21,8% giá trị sử dụng; Giá trị sử dụng thuốc tiêm tại tuyến huyện từ 41,1% đến 52,2 %; Giá trị sử dụng thuốc dạng uống 41,1% đến 51,2%, Nhóm thuốc kháng khuẩn tại bệnh viện tuyến huyện là 43,1%[18] Kinh phí sử dụng thuốc trong bệnh viện thường chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng ngân sách của bệnh viện có thể chiếm 40-60% đối với các nước đang phát triển và 15-20% đối với các nước phát triển. Tuy nhiên tại Việt Nam con số này còn cao hơn nhiều. Theo báo cáo kết quả công tác khám chữa bệnh năm 2010 của Cục quản lý khám chữa bệnh - BộY tế, tổng giá trị tiền thuốc sử dụng trong bệnh viện là 58.7% tổng giá trị tiền viện phí hàng năm trong bệnh viện[4]. 1.1.2 Thực trạng về kinh phí sử dụng thuốc tại một số bệnh viện Ở Việt Nam cùng với sự phát triển của nền kinh tế- xã hội thì nhu cầu thuốc cho công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân ngày một tăng. Tiền thuốc trong năm 2014 bình quân mỗi người VN sử dụng 34,48 USD tiền thuốc phòng và chữa bệnh người/năm, tăng 10,6% so với năm 2013. Do nhu cầu về thuốc tăng mạnh trong những năm gần đây nên thị trường thuốc ngày càng thêm sôi động. Chi phí cho thuốc chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi y tế. Theo niên giám thống kê ngành y tế năm 2014, tiền thuốc sử dụng của Việt Nam đã 7
- đạt hơn 3.120 triệu USD trong năm 2014, Cũng trong năm 2014, kim ngạch nhập khẩu thuốc đã vượt 140 triệu USD, Kinh phí chi cho thuốc bình quân đầu người năm 2014 đạt 34,48 USD tăng 10,6% so với năm 2013. Nguồn tài chính để mua thuốc chủ yếu từ hộ gia đình, chiếm 72% tổng chi phí mua thuốc, trong đó chi phí mua thuốc tự điều trị chiếm 58% còn chi phí mua thuốc khi đi khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế chỉ chiếm 14%.BHYT cũng đóng vai trò quan trọng trong cấp tài chính để mua thuốc. Nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước để mua thuốc chủ yếu phục vụ các chương trình mục tiêu quốc gia. Hiện nay, đối với một số bệnh, nhà nước cấp thuốc miễn phí cho các bệnh nhân, ví dụ bệnh lao, HIV/AIDS, tâm thần phân liệt, động kinh[10]. Vai trò của HĐT&ĐT sẽ được phát huy tốt nhất khi chức năng tư vấn trong việc lựa chọn thuốc, quy định về kê đơn, chỉ định sử dụng thuốc. Đặc biệt là không vượt quá kinh phí điều trị và không bị lạm dụng thuốc, hạn chế các thuốc không thực sự cần thiết như: vitamin, thuốc hỗ trợ điều trị [18]. Tại bệnh viện nhân dân 115 đã nghiên cứu đề xuất một số giải pháp sử dụng phân tích ABC/VEN trong việc lựa chọn hoạt chất đưa vào Danh mục thuốc đã loại khỏi danh mục 167 hoạt chất (chủ yếu là thuốc không thiết yếu); Can thiệp lên việc kê đơn với việc thiết lập quy trình kê đơn điện tử từ lúc tiếp nhận người bệnh đã cải thiện rõ rệt: Hạn chế sai sót kê đơn (sai sót thông tin bệnh nhân giảm 64,4%), sai sót chỉ định và thuốc (ghi thiếu chẩn đoán ICD giảm 99,6%), sai sót cách ghi tên thuốc giảm 40,4% và không còn sau can thiệp)[22]. Tại Bệnh viện nhi Thanh Hóa: Chủng loại thuốc nội và thuốc ngoại được mua tại bệnh viện là gần như nhau, nhưng giá trị tiền thuốc nội và thuốc ngoại chênh lệch nhau rất nhiều, thuốc nội chiếm 24,0% thuốc ngoại 76,0% 8
- trong tổng kinh phí mua thuốc. Ý kiến đề xuất trong một số nghiên cứu tại bệnh viện: Tăng cường bồi dưỡng kiến thức sử dụng thuốc cho thầy thuốc và nhân viên y tế; giám sát việc thực hiện quy chế kê đơn, giám sát chặt chẽ việc sử dụng kháng sinh hợp lý; tăng cường dược sỹ xuống khoa lâm sàng để kiểm tra duyệt thuốc trên bệnh án tại các khoa lâm sàng[14]. 1.1.3 Thực trạng về phân tích danh mục thuốc Việc phân tích ABC/VEN đã được đưa vào thông tư số 21/2013/TT- BYT ban hành ngày 08/8/2013 của Bộ Y tế là một trong những phương pháp phân tích để phát hiện vấn đề sử dụng thuốclà bước đầu trong qui trình xây DMTBV. Tiến sĩ Vũ Thị Thu Hương sử dụng phương pháp ABC là một trong các tiêu chí đánh giá hoạt động của HĐT&ĐT trong xây dựng và thực hiện DMT tại một số bệnh viện đa khoa và nhận thấy các bệnh viện đã mua sắm tương đối tập trung vào các thuốc được sử dụng nhiều nhất trong điều trị(sử dụng 70% tổng kinh phí để mua sắm 11.2%-13.1% số khoản mục thuốc). Đây là các thuốc có giá trị và số lượng sử dụng lớn trong bệnh viện. Chính vì thế cầnưu tiên trong mua sắm đồng thời quản lý chặt chẽ các thuốc thuộc nhóm A này[18]. Ở Việt Nam hiện đang mở rộng việc áp dụng phân tích ABC/VEN ở các bệnh viện. Thạc sỹ Hà Quang Đang đã phân tích ABC/VEN tại bệnh viện 87 cục hậu cần. So với năm 2007 thì năm 2008 tỷ lệ số lượng thuốc tiêu thụ và giá trị tiêu thụ các thuốc thuộc DMT- VE đã tăng lên, thuốc không thuộc DMT-VN tuy đã giảm về số lượng mặt hàng và tỷ lệ số lượng tiêu thụ không thay đổi nhưng giá tỷ lệ giá trị tiêu thụ thuốc lại giảm đi rất nhiều trong cơ cấu các thuốc thuộc nhóm A cũng như trong cơ cấu thuốc sử dụng trong năm, điều này cho thấy sự giảm về số lượng mặt hàng và ưu tiên lựa chọn các thuốc không thuộc DMT- VN với giá thấp hơn so với năm 2007[12]. 9
- Tiến sĩ Huỳnh Hiền Trung đã dùng phân tích ABC/VEN là một tiêu chí để đánh giá sự cải thiện trong can thiệp cải thiện chất lượng DMT tại Bệnh viện nhân dân 115, ban đầu phân tích ABC/VEN năm 2006, sau đó sử dụng các biện pháp can thiệp và đánh giá lại vào năm 2008. Theo số lượng thuốc, nhóm I (gồm AV, AE, AN, BV,CV) là nhóm cần đặc biệt quan tâm (vì sử dụng nhiều ngân sách hoặc cần cho điều trị) đã thay đổi từ 14,8% trước can thiệp xuống còn 9,1% sau can thiệp. Nhóm II (gồm BE, BN, CE) tuy mức độ quan trọng ít hơn nhóm I nhưng cũng là nhóm thuốc cần giám sát kỹ vì sử dụng ngân sách tương đối lớn và cần thiết cho điều trị. Từ tỷ lệ 57,3% trước can thiệp giảm xuống còn 41,6%, 71 hoạt chất đã được HĐT&ĐT loại khỏi DMT sau can thiệp. Nhóm III (CN) ít quan trọng nhưng chiếm tỷ lệ 27,9% theo số lượng, sau can thiệp còn 11,5%, có 82 hoạt chất được loại khỏi DMT [22]. 1.1.4 Thực trạng về giám sát danh mục thuốc sử dụng Hiện nay, do ảnh hưởng tiêu cực của một số hoạt động Marketing không lành mạnh dẫn đến trong DMT của bệnh viện có nhiều tên thuốc khác nhau cho cùng một hoạt chất, đặc biệt là kháng sinh, nhiều loại thuốc bổ trợ điều trị.v.v điều này khiến cho người kê đơn dễ dàng lạm dụng kháng sinh, thuốc hỗ trợ kê quá nhiều cho người bệnh, dẫn đến nhiều tương tác khi điều trị. Từ đó gây khó khăn cho người mua thuốc, cấp phát và giám sát sử dụng thuốc. Hoạt động quảng cáo thuốc sản xuất trong nước chưa thực sự phổ biến dẫn đến hạn chế lựa chọn thuốc nội vào DMT bệnh viên. Trước tình hình đó, Bộ Y tế đã ban hành thông tư 01/TTLT-BYT-BTC hướng dẫn đấu thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế, có nhiều cơ hội cho thuốc sản xuất trong nước trúng thầu. Từ khi đấu thầu mua thuốc theo thông tưnày, giá thuốc tại thị trường Việt Nam có nhiều biến động trong thời gian gầnđây 10
- cũng ảnh hưởng đến việc duy trì danh mục thuốc bệnh viện, giá của một số thuốc phê duyệt trúng thầu thấp hơn nhiều so với mặt bằng chung trên thị trường nên một số đơn vị trúng thầu đã bỏ thầu không cung ứng thuốc, chịu phạt hợp đồng. Theo tính toán của Bộ Y tế, kết quả đấu thầu thuốc năm 2013 đã giảm hàng trăm tỷ đồng. Chẳng hạn Sở Y tế Quảng Ngãi giảm khoảng 28 tỷ đồng (24%), Sở Y tế Quảng Ninh giảm khoảng 40 tỷ đồng (xấp xỉ 20%), Sở Y tế Hà Tĩnh tiết kiểm khoảng 32 tỷ đồng (25%). Việc xây dựng DMT trong bệnh viện chưa chú trọng đến nguyên tắc “ưu tiên thuốc sản xuất trong nước đạt chất lượng, ưu tiên chọn thuốc genergic, thuốc của những doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn GMP”. Việc sử dụng thuốc ngoại nhập, biệt dược vẫn chiếm tỷ lệ cao, đặc biệt là những loại thuốc của Công ty Dược phẩm phân phối độc quyền nhất là ở các bệnh viện lớn dẫn đến vượt quá khả năng chi trả của người bệnh và quỹ BHYT. Theo thống kê của Cục quản lý Dược Việt Nam cho biết tính đến hết năm 2014, tổng giá trị tiền thuốc sử dụng ở Việt Nam đã lên tới hơn 3.120 triệu USD tăng gần 12,4% so với năm 2013. Điều này có nghĩa tiền thuốc đã tăng mạnh qua từng năm và phản ánh hai khía cạch, một là số lượng bệnh tăng lên, sử dụng thuốc nhiều hơn và hai là giá thuốc đã tăng cao kéo theo chi phí bỏ ra cũng tăng theo. Năm 2014, quỹ BHYT bị thâm hụt 41.460 tỷ đồng. Trong những năm gần đây đã có nhiều đề tài nghiên cứu về cơ cấu DMT Bệnh viện và sơ bộ cho thấy trong những năm gần đây việc sử dụng thuốc sản xuất trong nước còn chiếm tỷ lệ thấp đặc biệt là bệnh viện tuyến trung ương, sử dụng các thuốc nhóm VE còn chiếm tỷ lệ cao cần phải xem xét loại bỏ bớt nhằm tiết giảm chi phí thuốc trong điều trị. Đây vẫn còn là vấn đề nan giải cần có những chấn chỉnh không chỉ từ phía các bệnh viện mà cần có sử vào cuộc của toàn ngành Y tế. 11
- Trước bất cập nêu trên của các bệnh viện, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với mong muốn có được đánh giá chính xác nhất về cơ cấu DMT sử dụng tại bệnh viện đa khoa tuyến huyện miền núi điều kiện kinh tế còn khó khăn. 1.2 Các phương pháp phân tích sử dụng thuốc trong bệnh viện 1.2.1 Phương pháp phân tích ABC Phân tích ABC là phương pháp phân tích tương quan giữa lượng thuốc tiêu thụ hàng năm và chi phí nhằm phân định ra những thuốc nào chiếm tỷ lệ lớn trong ngân sách, phân tích ABC có thể: - Cho thấy những thuốc được sử dụng thay thế với lượng lớn mà có chi phí thấp trong danh mục hoặc có sẵn trên thị trường. Thông tin này được sử dụng để: + Lựa chọn những thuốc thay thế có chi phí điều trị thấp hơn. + Tìm ra những liệu pháp điều trị thay thế. + Thương lượng với nhà cung cấp để mua được thuốc với giá thấp hơn. - Lượng giá mức độ tiêu thụ thuốc, phản ánh nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của cộng đồng và từ đó phát hiện việc sử dụng thuốc chưa hợp lý, bằng cách so sánh lượng thuốc tiêu thụ với mô hình bệnh tật. - Xác định phương thức mua các thuốc không có trong danh mục thuốc thiết yếu của bệnh viện. Phân tích ABC có thể ứng dụng các số liệu tiêu thụ cho một chu kỳ trên 1 năm hoặc ngắn hơn. Phương pháp này cũng có thểứng dụng cho một đợt đấu thầu hoặc nhiều đợt đấu thầu. Sau khi hoàn thành phân tích ABC, các thuốc đặc biệt là thuốc trong nhóm A cần phải được đánh giá lại và xem xét việc sử dụng những thuốc không có trong danh mục và thuốc đắt tiền, trên cơ sở đó lựa chọn những phác đồ điều 12
- trị có hiệu lực tương đương nhưng giá thành rẻ hơn. Trong một số trường hợp, phân tích ABC cần phải được sử dụng cả những số liệu về giá thành, các biệt dược và các chi phí điều trị khác như tiền bơm tiêm v v Phân tích ABC cũng có thể được sử dụng để đánh giá một phác đồ điều trị khi tất cả các thuốc sử dụng có hiệu quả tương đương. Tóm tắt các bước phân tích ABC: + Liệt kê các sản phẩm thuốc. + Điền các thông tin sau cho mỗi sản phẩm thuốc: . Đơn giá của sản phẩm(sử dụng giá cho các thời điểm nhất định nếu sản phẩm có giá thay đổi theo thời gian) . Số lượng tiêu thụ của các sản phẩm thuốc tại bệnh viện + Tính tiền cho mỗi sản phẩm bằng cách nhân đơn giá với số lượng sản phẩm. Tổng số tiền sẽ bằng tổng lượng của lượng tiền cho mỗi sản phẩm. + Tính giá trị phần trăm của mỗi sản phẩm bằng cách lấy số tiền của mỗi sản phẩm chia cho tổng số tiền. + Sắp xếp lại các sản phẩm theo thứ tự phần trăm giảm dần + Tính giá trị phần trăm tích luỹ của tổng giá trị cho mỗi sản phẩm, bắt đầu với sản phẩm số 1 sau đó cộng với sản phẩm tiếp theo trong danh sách. + Phân hạng sản phẩm như sau: . Hạng A: Gồm những sản phẩm chiếm 75-80% tổng giá trị tiền . Hạng B: Gồm những sản phẩm chiếm 15-20% tổng giá trị tiền . Hạng C: Gồm những sản phẩm chiếm 5-10% tổng giá trị tiền 13
- + Thông thường sản phẩm hạng A chiếm 10-20% tổng sản phẩm, hạng B chiếm 10-20% và còn lại là hạng C chiếm 60-80% [6]. 1.2.2 Phương pháp phân tích theo nhóm điều trị Dựa trên phân tích ABC, phân tích nhóm điều trị giúp: + Xác định những nhóm điều trị có mức tiêu thụ thuốc cao nhất và chi phí nhiều nhất + Trên cơ sở thông tin về tình hình bệnh tật, xác định những vấn đề sử dụng thuốc bất hợp lý + Xác định những thuốc bị lạm dụng hoặc những thuốc mà mức tiêu thụ không mang tính đại diện cho những ca bệnh cụ thể ví dụ sốt rét và sốt xuất huyết. + Hội đồng thuốc và Điều trị lựa chọn những thuốc có chi phí hiệu quả cao nhất trong các nhóm điều trị và thuốc lựa chọn trong liệu pháp điều trị thay thế. Các bước phân tích nhóm điều trị cũng giống như phân tích ABC, một số ít nhóm điều trị có chi phí cao chiếm phần lớn chi phí. Có thể tiến hành các bước phân tích cụ thể hơn cho mỗi nhóm có chi phíđiều trị cao để xác định những thuốc đắt tiền và liệu pháp điều trị thay thế có chi phí thấp, hiệu quả cao. Chính vì vậy, có thể nói rằng việc lựa chọn xây dựng DMT là một bước then chốt và có vai trò quan trọng tiên quyết, ảnh hưởng tới hiệu quả của việc cung ứng thuốc trong bệnh viện nói chung và sử dụng thuốc hợp lý an toàn nói riêng. 1.2.3 Phân tích VEN ( phân tích sống còn, thiết yếu và không thiết yếu ) 14
- Đôi khi nguồn kinh phí không đủ để mua tất cả các loại thuốc như mong muốn. Phân tích VEN là phương pháp phổ biến giúp cho việc lựa chọn những thuốc cần ưu tiên để mua và dự trữ trong bệnh viện. Các thuốc được phân chia tuỳ theo tác dụng thành các hạng mục sống còn, thiết yếu và không thiết yếu. Phân tích VEN cho phép so sánh những thuốc có hiệu lực điều trị và khả năng sử dụng khác nhau, khác với phân tích ABC và phân tích nhóm điều trị chỉ có thể so sánh những thuốc có cùng chung hiệu lực điều trị.Theo thông tư 21/2013/TT-BYT quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thuốc và Điều trị trong bệnh viện, Bộ Y tế đã đưa ra cách phân chia thuốc theo 3 hạng mục V, E, N như sau: Thuốc V (Vital drugs) – là thuốc dùng trong các trường hợp cấp cứu hoặc thuốc quan trọng, nhất thiết phải có để phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện. Thuốc E (Essential durgs) – là thuốc dùng trong các trường hợp bệnh ít nghiêm trọng hơn nhưng vẫn là các bệnh lý quan trọng trong mô hình bệnh tật của bệnh viện. Thuốc N (Non-Essential drugs) – là thuốc dùng trong các trường hợp bệnh nhẹ, bệnh có thể tự khỏi, có thể bao gồm các thuốc mà hiệu quả điều trị còn chưa được khẳng định rõ ràng hoặc giá thành cao không tương xứng với lợi ích lâm sàng của thuốc [6]. 1.3 Vài nét về Bệnh viện đa khoa huyện Quỳ Hợp tỉnh Nghệ An Bệnh viện đa khoa huyện Quỳ Hợp là bệnh viện hạng III trực thuộc Sở Y tế Nghệ An với quy mô 100 giường bệnh, gồm có 04 phòng chức năng, 04 khoa lâm sàng, 03 khoa cận lâm sàng.106 cán bộ nhân viên. Bệnh viện là cơ sở chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trong địa bàn huyện và các địa phương lân cận, bệnh viện có nhiệm vụ chính như sau: 15
- 1.3.1 Chức năng, nhiệm vụ - Cấp cứu - khám chữa bệnh - Phòng bệnh - Đào tạo cán bộ y tế - Nghiên cứu khoa học về y học - Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn, kỹ thuật - Quản lý kinh tế trong bệnh viện Sơ đồ mô hình tổ chức Bệnh viện đa khoa huyện Quỳ Hợp GIÁM ĐỐC Các tổ chức Hội đồng tư vấn đoàn thể Khoa học kỹ thuật Các khoa lâm Các khoa cận Phòng chức sàng Lâm sàng năng Khoa khám Khoa Xét Phòng HCQT- tổ bệnh chuyên nghiệm chức cán bộ Khoa Hồi sức Khoa dược Phòng KHTH- cấp cứu - Nhi VTYT Khoa Nội – Khoa chống Phòng điều Lây nhiễm khuẩn dưỡng Khoa ngoại – Phòng tài chính Sản kế toán Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức Bệnh viện đa khoa huyện Quỳ Hợp 16
- 1.3.2 Mô hình bệnh tật của Bệnh viện đa khoa huyện Quỳ Hợp năm 2015 Mô hình bệnh tật của bệnh viện được phân loại theo bảng phân loại quốc tế bệnh tật lần thứ 10(ICD)[2]. Bảng 1.1 Mô hình bệnh tật của Bệnh viện đa khoa huyện Quỳ Hợp năm 2015 Mã ICD SỐ Tỷ lệ STT CHƯƠNG BỆNH – 10 CA (%) 1 Bệnh của hệ hô hấp J02-J22 1.467 19,7 2 Thai nghén sinh đẻ và hậu sản O03-O99 1.360 18,3 Chấn thương, ngộ độc và một số hậu S02-T98 1.067 14,3 3 quả khác do nguyên nhân bên ngoài 4 Bệnh của hệ tiêu hoá K02-K93 791 10,6 5 Bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh vật A03-B72 500 6,7 6 Bệnh của hệ tuần hoàn I00-I99 483 6,5 7 Bệnh hệ thần kinh G00-G13 373 5,0 8 Rối loạn tâm thần và hành vi F00-F09 347 4,7 9 Bệnh của da và mô dưới da L00-L99 276 3,7 10 Bệnh hệ tiết niệu- sinh dục N00-N82 220 3,0 Các triệu chứng, dấu hiệu và những R00-R09 135 1,8 11 biểu hiện lâm sàng bất thường không phân loại ở phần khác Một số bệnh xuất phát trong thời kỳ P00-P08 122 1,6 12 chu sinh 17
- Bệnh của hệ cơ xương khớp và mô M05- 107 1,4 13 liên kết M99 14 Bệnh khối u C00-D48 52 0,7 Các nguyên nhân bên ngoài của bệnh W20-Y98 51 0,7 15 tật và tử vong 16 Bệnh của mắt và phần phụ của mắt H00-H32 44 0,6 Bệnh của máu, cơ quan tạo máu và D50-D77 25 0,3 17 các rối loạn liên quan đến cơ chế miễn dịch 18 Bệnh của tai và xương chũm H60-H75 14 0,2 Bệnh nội tiết dinh dưỡng và chuyển E00-E35 11 0,2 19 hóa Dị tật bẩm sinh, biến dạng và bất Q00-Q04 01 0,01 20 thường về nhiễm sắc thể Tổng: 7.446 100,0 Qua bảng thống kê mô hình bệnh tật tại bệnh viện cho thấy, các bệnh về hô hấp chiếm tỷ lệ cao nhất đến 19,7% với số ca mắc lên đến 1.467, tiếp theo là nhóm thai nghén sinh đẻ, hậu sản 18,3% với số ca mắc là 1.360 đến chấn thương, ngộ độc và một số hậu quả khác do nguyên nhân bên ngoài 14,3% với số ca mắc là 1.067 Mô hình bệnh tật của bệnh viện là căn cứ quan trọng giúp bệnh viện không chỉ xây dựng DMT phù hợp mà còn làm cơ sở để bệnh viện hoạch định, phát triển toàn diện trong tương lai. 1.3.3 Chức năng nhiệm vụ và mô hình tổ chức của khoa dược Bệnh viện đa khoa huyện Quỳ Hợp 18
- Ngày 10/6/2011, Bộ Y tế ban hành thông tư 22/2011/TT- BYT qui định tổ chức hoạt động của khoa dược bệnh viện. Từđó, khoa dược Bệnh viện đa khoa huyện Quỳ Hợp đã nghiêm túc thực hiện với những qui định cụ thể như sau: Chức năng: Khoa dược là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh viện. Khoa dược có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám đốc bệnh viện về toàn bộ công tác dược trong bệnh viện nhằm đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng và tư vấn, giám sát việc thực hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp lý. Nhiệm vụ: Lập kế hoạch, cung ứng thuốc đảm bảo đủ số lượng, chất lượng cho nhu cầu điều trị và thử nghiệm lâm sàng nhằm đáp ứng yêu cầu chẩn đoán, điều trị và các yêu cầu chữa bệnh khác như: Phòng chống dịch bệnh, thiên tai, thảm hoạ - Quản lý, theo dõi việc nhập thuốc, cấp phát thuốc cho nhu cầu điều trị và nhu cầu khác khi có yêu cầu. - Đầu mối tổ chức triển khai hoạt động của Hội đồng thuốc và Điều trị. - Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc “thực hành tốt bảo quản thuốc”. - Tổ chức pha chế thuốc dùng ngoài, hoá chất sát khuẩn. - Thực hiện công tác dược lâm sàng, thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc, tham gia công tác cảnh giác dược, theo dõi báo cáo thông tin liên quan đến phản ứng có hại của thuốc. 19
- - Quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược tại các khoa trong bệnh viện - Nghiên cứu khoa học và đào tạo; là cơ sở thực hành của các trường Cao đẳng, Trung học về dược. - Phối hợp với các khoa cận lâm sàng và lâm sàng theo dõi, kiểm tra, đánh giá, giám sát việc sử dụng kháng sinh và theo dõi tình hình kháng kháng sinh trong bệnh viện. - Tham gia chỉ đạo tuyến - Tham gia hội chẩn khi được yêu cầu - Tham gia theo dõi quản lý kinh phí sử dụng thuốc. - Quản lý hoạt động của nhà thuốc bệnh viện theo đúng qui định. - Thực hiện nhiệm vụ cung ứng, theo dõi, quản lý, giám sát, kiểm tra, báo cáo về vật tư y tế tiêu hao, sinh phẩm y tế. Mô hình sơ đồ tổ chức khoa dược bệnh viện TRƯỞNG KHOA DƯỢC Tổ kho Tổ thống kê Tổ dược chính- dược dược lâm sàng Kho Kho Kho Kho Dược Dược thuốc thuốc cấp thuốc vật tư chính lâm sàng chính phát điều cấp y tế thông tin Hình 1.2 Sơ đồ tổ chức khoa dược bệnh viện 20
- Năm 2015, khoa Dược có 06 cán bộ nhân viên trong đó có 2 dược sỹ đại học, 04 dược sỹ trung học. + Trưởng khoa dược: Chỉ đạo điều hành chung + Phó trưởng khoa: Thay mặt trưởng khoa giải quyết công việc của khoa khi được uỷ quyền và quản lý về mặt bố trí, tổ chức nhân lực trong khoa. Nhiệm vụ của các tổ: + Tổ dược chính: Thực hiện kiểm tra, giám sát, duyệt thuốc cho các khoa lâm sàng. Quản lý thuốc thu hồi: Thuốc kém chất lượng, quá hạn Thực hiện các công tác chuyên môn theo dõi báo cáo các vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc. + Dược lâm sàng: Hoạt động thông tin thuốc và dược lâm sàng với hình thức kiêm nhiệm. + Tổ thống kê: Thống kê, theo dõi và đối chiếu thuốc sử dụng hàng tháng tại các khoa. + Tổ kho: Có 01 dược sỹ đại học phụ trách thuốc gây nghiện, hướng tâm thần, 02 dược sỹ trung học ở các kho có trách nhiệm dự trù, nhập hàng và cấp phát lẻ trực tiếp hàng ngày. + Nhà thuốc bệnh viện: Do trưởng khoa trực tiếp phụ trách. Với cơ cấu nhân lực như vậy trong những năm qua, khoa dược đã thực hiện tốt nhiệm vụ được giao đặc biệt là công tác cung ứng thuốc đầy đủ, kịp thời cho bệnh viện. Khoa dược cũng làm tròn nhiệm vụ tư vấn cho Ban Giám đốc, HĐT&ĐT các vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc trong bệnh viện. Trong những năm gần đây, đã có nhiều đề tài nghiên cứu về hoạt động cung ứng và sử dụng thuốc tại bệnh viện như: Bệnh viện Bạch Mai, Phụ sản trung ương, Phụ sản Hà Nội, viện E, viện 108, Bệnh viện châm cứu Trung Ương, Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn đã sơ bộ cho thấy trong những năm gần 21
- đây, lĩnh vực cung ứng thuốc bệnh viện đã được quản lý và chấn chỉnh ngày một tốt hơn. Tuy nhiên, cung ứng thuốc trong bệnh viện nói chung và việc lựa chọn thuốc nói riêng là một vẫn đề nan giải cần có những chấn chỉnh không chỉ từ phía các bệnh viện mà là của toàn ngành y tế. Trước những bất cập nói trên của các bệnh viện, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với mong muốn có được những đánh giá chính xác nhất về cơ cấu DMT sử dụng tại bệnh việnđa khoa tuyến huyện, nơi rất cần được quan tâm về lĩnh vực này, chứ không phải tập trung ở các bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến Trung Ương mà cụ thể là ở Bệnh viện đa khoa huyện Quỳ Hợp tỉnh Nghệ An. 22
- CHƯƠNG II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu 2.1.1 Đối tượng - DMT của Bệnh viện đa khoa huyện Quỳ Hợp tỉnh Nghệ An năm 2015. - Báo cáo sử dụng thuốc của khoa dược Bệnh viện đa khoa huyện Quỳ Hợp: Số lượng, giá thuốc, tên generic, tên biệt dược, nguồn gốc xuất xứ. 2.1.2 Thời gian, địa điểm nghiên cứu * Thời gian nghiên cứu: Từ 01 tháng 01 năm 2015 đến 31 tháng 12 năm 2015 * Địa điểm: Khoa Dược - Bệnh viện đa khoa huyện Quỳ Hợp tỉnh Nghệ An 2.2 Phương pháp nghiên cứu 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang (2.3) Để tiến hành phương pháp nghiên cứu chúng tôi có thiết kế nghiên cứu theo sơ đồ tóm tắt sau: 23
- Danh mục thuốc sử dụng Cơ cấu số lượng và giá trị của danh Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại BVĐK mục thuốc sử dụng Quỳ Hợp theo phương pháp ABC và VEN Thuố Thu Thu Phân Cơ ốc Theo ốc Phân tích cấu Theo Thuố c đơn Phân đườn tích ma thuốc nh ó c thành tên cần tích ABC trận trong g VEN m theo phần INN quản ABC/ nhóm dùng đi ều nguồ , đa và lý VEN AN t rị n thành tên đặc Kết luận và đề xuất Hình 2.3 Sơ đồ tóm tắt nội dung nghiên cứu 24
- 2.2.2 Các biến số nghiên cứu Bảng 2.2 Các biến số nghiên cứu Số Tên biến số Định nghĩa Gía trị biến Nguồn thu TT thập Biến phân Cơ cấu Là số khoản mục hoặc giá trị Báo cáo sử loại ( kháng DMTtheo của các nhóm thuốc theo tác dụng thuốc 1 sinh, tim nhóm tác dụng dược lý như: Kháng -2015 của mach, tiêu dụng dược lý sinh, tim mạch, tiêu hóa BV hóa ) Là số khoản mục hoặc giá trị Báo cáo sử Cơ cấu DMT Biến phân của các loại thuốc theo dụng thuốc 2 theo nguồn loại (thuốc nguồn gốc xuất xứ: Thuốc - 2015 của gốc xuất xứ nội, ngoại) nội, thuốc ngoại BV Biến phân Cơ cấu DMT Là số khoản mục hoặc giá trị Báo cáo sử loại ( đơn theo đơn và của các loại thuốc theo thành dụng thuốc 3 thành phần, đa thành phần: Có 1 hoạt chất, có từ 2 - 2015 của đa thành phần hay nhiều hoạt chất BV phần ) Là số khoản mục hoặc giá trị Biến phân Báo cáo sử Cơ cấu DMT của các loại thuốc theo loại ( đường dụng thuốc 4 theo đường đường dùng: Đường tiêm, tiêm, uống, - 2015 của dùng đường uống và đường khác đường khác BV Biến phân Cơ cấu DMT Là số khoản mục hoặc giá trị Báo cáo sử loại ( thuốc theo thuốc của một số loại thuốc quản dụng thuốc 5 gây nghiện- quản lý đăc lý đặc biệt: thuốc gây -2015 của hướng tâm biệt nghiện- hướng tâm thần BV thần ) Cơ cấu DMT Biến phân Báo cáo sử Là số khoản mục hoặc giá trị theo tên gốc loại ( tên dụng thuốc 6 của các loại thuốc theo: tên và tên biệt INN, tên biệt -2015 của INN, tên biệt dược dược dược ) BV Báo cáo sử Cơ cấu DMT Là số khoản mục hoặc giá trị Biến phân dụng thuốc 7 theo nhóm của các thuốc nhóm A, nhóm loại - 2015 của thuốc A,B,C B, nhóm C BV 25
- Báo cáo sử Cơ cấu DMT Là số khoản mục hoặc giá trị Biến phân dụng thuốc 8 theo nhóm của các thuốc nhóm V, nhóm loại - 2015 của thuốc VEN E, nhóm N BV 2.3 Phương pháp thu thập số liệu Hồi cứu các tài liệu, sổ sách liên quan đến toàn bộ thuốc đã sử dụng tại Bệnh viện đa khoa huyện Quỳ Hợp năm 2015 bao gồm: + Số liệu từ phần mềm quản lý xuất nhập thuốc tại bộ phận thống kê - Khoa dược BV đa khoa huyện Quỳ Hợp (không bao gồm nhà thuốc BV) + DMT BV + Báo cáo tổng kết BV + Các thông tin cần thu thập bao gồm: Tên thuốc, tên hoạt chất, hàm lượng, dạng bào chế, đơn vị tính, đơn giá, số lượng, nước sản xuất- Phụ lục 1. 2.4 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 2.4.1 Xử lý số liệu Số liệu sau khi được thu thập: - Sắp xếp số liệu theo mục đích phân tích; - Tính số liệu, giá trị và tỷ lệ phần trăm của từng biến; - So sánh, vẽ bảng, biểu, nhận xét. 2.4.2 Phân tích số liệu * Phân tích theo nhóm điều trị: Dựa theo TT 40/2014/TT-BYT Ban hành và hướng dẫn thực hiện danh mục thuốc tân dược thuộc phạm vi thanh toán của quỹ BHYT + Sắp xếp nhóm điều trị cho từng thuốc theo DMTCY. 26
- + Sắp xếp lại danh mục thuốc theo nhóm điều trị và tổng hợp giá trị phần trăm về số lượng thuốc, lượng tiêu thụ và giá trị sử dụng của mỗi nhóm điều trị. * Phân tích theo nguồn gốc xuất xứ - Thuốc sản xuất trong nước: thuốc do doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp liên doanh tại Việt nam sản xuất (Dựa vào Quyết định phê duyệt kết quả trúng thầu thuốc năm 2015 của Sở Y tế Nghệ An công bố). - Thuốc nhập từ các nước phát triển và nước đang phát triển: Thuốc sản xuất từ các nước còn lại, bao gồm: các nước châu Á: Hàn Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Thái Lan, (Căn cứ Quyết định phê duyệt kết quả trúng thầu năm 2015 của Sở Y tế Nghệ An công bố) [24]. * Thuốc mang tên gốc và tên biệt dược: Là thuốc thành phẩm nhằm thay thế một thuốc phát minh được sản xuất không có giấy phép nhượng quyền của công ty phát minh và được đưa ra thị trường sau khi bằng phát minh và các độc quyền đã hết hạn [2] các thuốc này được sắp xếp vào (Gói thầu số 1- Thuốc theo tên Generic, gói thầu số 2 - tên biệt dược), trong Quyết định phê duyệt kết quả trúng thầu thuốc tại Nghệ An do Sở Y tế phê duyệt[24]. * Thuốc theo đường dùng: Xếp thuốc theo đường uống, đường tiêm truyền và đường khác. * Thuốc gây nghiện, hướng tâm thần và tiền chất: Phân loại dựa vào các tài liệu sau: Danh mục hoạt chất gây nghiện - Phụ lục I (ban hành kèm theo Thông tư số 19/2014/TT-BYT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế). 27
- Bảng giới hạn hàm lượng hoạt chất gây nghiện trong thuốc thành phẩm dạng phối hợp - Phụ lục II (ban hành kèm theo Thông tư số 19/2014/TT-BYT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế). Hoạt chất hướng tâm thần - Phụlục III. Danh mục thuốc hướng tâm thần ở dạng phối hợp (ban hành kèm theo Thông tư số 19/2014/TT-BYT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế). Bảng giới hạn hàm lượng hoạt chất hướng tâm thần trong thuốc thành phẩm dạng phối hợp - Phụ lục IV (ban hành kèm theo Thông tư số 19/2014/TT- BYT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế). * Thuốc hạn chế kê đơn: Các thuốc có kí hiệu (*) trong DMT bệnh viện và DMTCY là thuốc dự trữ, hạn chế sử dụng, chỉ sử dụng khi các thuốc trong nhóm điều trị không có hiệu quả và phải được hội chẩn (trừ trường hợp cấp cứu). * Phân tích ABC: Là phương pháp phân tích tương quan giữa số lượng thuốc tiêu thụ hàng năm và chi phí nhằm phân định ra những thuốc nào chiếm tỷ lệ lớn trong ngân sách[6]. Các bước tiên hành: Bước 1: Liệt kê các sản phẩm: Gồm N sản phẩm Bước 2: Điền thông tin cho mỗi sản phẩm - Đơn giá của từng sản phẩm: Gi(i=1,2,3 N) - Số lượng các sản phẩm:qi Bước 3: Tính số tiền cho mỗi sản phẩm bằng cách nhân đơn giá với số lượng sản phẩm ci=gi*qi Tổng số tiền sẽ bằng tổng lượng tiền cho mỗi sản phẩm 28
- Bước 4: Tính giá trị % của mỗi sản phẩm bằng cách lấy số tiền của mỗi sản phẩm chia cho tổng số tiền: pi-ci*100/C Bước 5: Sắp xếp lại các sản phẩm theo thứ tự phần trăm giảm dần Bước 6: Tính giá trị % tích lũy của tổng giá trị cho mỗi sản phẩm (k): Bắt đầu với sản phẩm số 1 sau đó cộng với sản phẩm tiếp theo trong danh sách Bước 7: Phân hạng sản phẩm như sau: - Hạng A: Gồm những sản phẩm chiếm 75-80% tổng giá tiền (có k từ 0- 80%) - Hạng B: gồm những sản phẩm chiếm từ 15-20% tổng giá tiền (có k từ 80- 95%) - Hạng C: Gồm những sản phẩm chiếm từ 5-10% tổng giá tiền (có k > 95%) Thông thường, sản phẩm hạng A chiếm 10-20% tổng sản phẩm; hạng B chiếm từ 10-20% và hạng C chiếm 60-80%. * Phân tích VEN Là phương pháp phổ biến giúp cho việc lựa chọn thuốc cần ưu tiên để mua và dự trữ trong bệnh viện theo các hạng mục tối cần, thiết yếu và không thiết yếu[6]. - Các thuốc thiết yếu (Vital-V): Gồm những thuốc dùng để cứu sống người bệnh hoặc các thuốc thiết yếu cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản. - Các thuốc nhóm E có hiệu quả điều trị các bệnh không quá nghiêm trọng, không phòng ngừa bệnh nghiêm trọng, có thể điều trị khỏi bệnh nghiêm trọng. - Các thuốc không thiết yếu (Non- Esential- N): Gồm những thuốc dùng để điều trị các bệnh nhẹ , có thể có hoặc không có trong DMT thiết yếu và không 29
- cần thiết phải lưu kho. Phương pháp này giúp cho HĐT&ĐT các dữ liệu quan trọng để quyết định thuốc nào nên loại bỏ khỏi DMT thuốc nào là cần thiết, thuốc nào ít quan trọng hơn. - Phân nhóm các thuốc V-E-N dựa vào biên bản thông qua của HĐT&ĐT, tính tổng số và tỷ lệ phần trăm số lượng thuốc, kinh phí sử dụng trong mỗi nhóm nhỏ. * Phân tích ma trận ABC/VEN: + Xếp các thuốc V-E-N trong nhóm A thu được các nhóm nhỏ AV,AE,AN. Sau đó tính tổng số và tỷ lệ phần trăm số lượng thuốc và giá trị sử dụng thuốc trong mỗi nhóm nhỏ. + Làm tương tự với các nhóm B và C thu được ma trận ABC/VEN Bảng 2.3 Ma trận ABC/VEN V E N A AV AE AN B BV BE BN C CV CE CN * Các chỉ số nghiên cứu 30
- Bảng 2.4 Các chỉ số nghiên cứu Nội dung Chỉ số Công thức tính Nguồn thu thập Tỷ lệ % số lượng và kinh phí sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý Tỷ lệ % số lượng và kinh phí sử dụng thuốc đơn và đa thành phần Tỷ lệ % số lượng và kinh phí sử dụng thuốc nội và thuốc CT1: Tỷ lệ % thuốc ( Cơ cấu về ngoại hoạt chất ) từng số lượng Tỷ lệ % số lượng và kinh phí nhóm = [ Số và giá trị sử dụng thuốc theo tên biệt Báo cáo sử thuốc ( hoạt của thuốc dược và tên INN dụng thuốc chất ) mỗi nhóm sử dụng bệnh viện năm Tỷ lệ % số lượng và kinh phí / Tổng số thuốc 2015 sử dụng thuốc theo đường ( hoạt chất ) đã dùng sử dụng ]* Tỷ lệ % số lượng, kinh phí sử 100% dụng thuốc và ngoài DMTCY Tỷ lệ % số lượng, kinh phí sử dụng thuốc GN- HTT, hạn chế sử dụng 31
- Tỷ lệ % số khoản mục, kinh phí sử dụng thuốc nhóm A,B,C Tỷ lệ % số khoản mục, kinh phí sử dụng thuốc nhóm A theo nhóm tác dụng dược lý Tỷ lệ % sử dụng kháng sinh CT2: thuộc nhóm A Tỷ lệ % giá trị sử dụng mỗi Tỷ lệ % sử dụng thuốc nhóm A nhóm = ( Tổng Phân tích nội và ngoại Báo cáo sử giá trị sử dụng ABC/VEN Tỷ lệ % số lượng, kinh phí sử dụng thuốc của nhóm/ Tổng dụng thuốc nhóm V,E,N bệnh viện giá trị sử dụng năm 2015 Các thuốc nhóm AN thuốc toàn viện ) Tỷ lệ % số khoản mục, số * 100% lượng hoạt chất, giá trị tiêu thụ ABC/VEN Tỷ lệ % số khoản mục, số lượng hoạt chất, giá trị tiêu thụ nhóm AN 2.5 Trình bày số liệu Số liệu được bày bằng phần mềm Microsoft Excel và Microsoft Word trong Windows bằng cách: - Lập bảng - Mô hình hoá dưới dạng biểu đồ, đồ thị. 32
- CHƯƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Cơ cấu về số lượng và giá trị của thuốc sử dụng tại Bệnh viện đa khoa huyện Quỳ Hợp tỉnh Nghệ An năm 2015 3.1.1 Cơ cấu về số lượng và giá trị sử dụng thuốc theo nhóm tác dụng dược lý Cơ cấu thuốc theo nhóm tác dụng dược lý trong danh mục thuốc sử dụng năm 2015 tại Bệnh viện đa khoa huyện Quỳ Hợp như sau: Bảng 3.5 Cơ cấu thuốc theo nhóm tác dụng dược lý trong danh mục thuốc sử dụng năm 2015 Giá trị SL SL sử T Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Nhóm thuốc hoạt khoản dụng T % (%) (%) chất mục (Triệu vnđ) 1 Thuốc điều trị kí sinh 23 16,8 40 19,1 1.870 30,5 trùng, chống nhiễm khuẩn 2 Khoáng chất và vitamin 11 8,0 16 7,6 1.171 19,1 3 Thuốc giảm đau, hạ sốt và 12 8,8 19 9,1 716,9 11,7 chống viêm non-steroid 4 Thuốc tim mạch 13 9,5 20 9,6 592,8 9,7 5 Thuốc tác dụng trên đường 8 5,8 13 6,2 339,0 5,5 hô hấp 6 Thuốc đường tiêu hoá 12 8,8 19 9,1 238,6 3,9 33
- 7 Dung dich điều chỉnh nước 11 8,0 18 8,6 195,5 3,2 điện giải, cân bằng acid bazơ và các d d tiêm truyền 8 Hormon và các thuốc 2 1,4 5 2,34 122,3 2 tác dụng vào hệ nội tiết 9 Thuốcđiều trị mắt, tai mũi 5 3,7 6 2,9 83,3 1,4 họng 10 Thuốc chống dị ứng và 5 3,7 6 2,9 61,7 1 dùng trong các trường hợp quá mẫn 11 Thuốc gây tê, mê 7 5,1 9 4,3 29,9 0,5 12 Thuốc tác dụng với máu 4 2,9 6 2,9 28,0 0,5 13 Thuốc giải độc, dùng trong 3 2,2 4 1.9 5,5 0,1 trường hợp ngộ độc 14 Thuốc nhóm khác: 21 15,3 28 13,4 676,9 11 Tổng: 137 100 209 100 6.131 100 Số lượng khoản mục thuốc của từng nhóm được minh họa qua Biểu đồ sau: 45 40 40 35 30 28 25 19 20 19 20 18 16 15 13 10 9 6 6 6 5 5 4 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 34
- Hình 3.4 Biểu đồ cơ cấu số lượng khoản mục thuốc theo nhóm tác dụng dược lý trong danh mục thuốc sử dụng năm 2015 Nhận xét: Danh mục thuốc Bệnh viện đa khoa huyện Quỳ Hợp sử dụng năm 2015 gồm 137 hoạt chất và 209 khoản mục thuốc chia thành 14 nhóm tác dụng dược lý trong đó, nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn chiếm tỷ lệ cao nhất gồm 40 khoản mục chiếm 19,1% và 23 hoạt chất chiếm 16,8% . Đứng thứ hai là thuốc tim mạch với 20 khoản mục thuốc chiếm 9,6% và 13 hoạt chất chiếm 9,5%. Đứng thứ 3, thứ 4 là thuốc giảm đau hạ sốt, chống viêm và thuốc đường tiêu hóa gồm 19 khoản mục chiếm 9,1% và 12 hoạt chất chiếm 8,8%. Đứng thứ 5 là dung dịch điều chỉnh nước điện giải, cân bằng acid bazơ và các dung dịch tiêm truyền khác gồm 18 khoản mục chiếm 8,6% và 11 hoạt chất chiếm 8%. Trong 5 nhóm thuốc trên cho thấy có 116 thuốc và 71 hoạt chất chiếm 55,5% khoản mục và 51,8% hoạt chất sử dụng tại bệnh viện. Biểu đồ biểu diễn giá trị sử dụng Giá trị SD thuốc theo nhóm tác dụng dược lý 0,5 0,1 1,41 0,5 2 11 1 2 3 4 3,2 30,5 3,9 5,5 5 6 7 8 9,7 19,1 9 10 11 12 11,7 13 14 Hình 3.5 Cơ cấu về giá trị sử dụng thuốc theo nhóm tác dụng dược lý Nhận xét: Kết quả về giá trị sử dụng, nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn chiếm tỷ lệ cao đến 30,5% tổng giá trị tiền thuốc sử dụng, Đứng thứ hai là nhóm thuốc khoáng chất và vitamin chiếm 19,1%. Nhóm giảm đau 35
- hạ sốt, chống viêm chiếm 11,7% và nhóm thuốc tim mạch chiếm 9,7 % giá trị tiền thuốc sử dụng tại bệnh viện. 3.1.2 Cơ cấu thuốc sản xuất trong nước, thuốc ngoại nhập Cơ cấu thuốc sản xuất trong nước, thuốc ngoại nhập trong danh mục thuốc sử dụng năm 2015 được thể hiện trong bảng sau: Bảng 3.6 Cơ cấu thuốc sản xuất trong nước, thuốc ngoại nhập trong danh mục thuốc sử dụng năm 2015 Giá SL SL trị sử Tỷ lệ Tỷ Tỷ lệ TT Nhóm thuốc hoạt khoản dụng % lệ(%) (%) chất mục (Triệu vnđ) 1 Thuốc sx trong nước 107 78,1 174 83,3 5.643 92,1 2 Thuốc ngoại nhập 30 21,9 35 16,7 488 7,9 Tổng: 137 100 209 100 6.131 100 Số khoản mục và giá trị sử dụng Số khoản mục 16,7% 83,3% Ngoại nhập SX trong nước Giá trị sử dụng 7,9% 92,1% 0,0% 50,0% 100,0% Hình 3.6 Biểu đồ cơ cấu thuốc sản xuất trong nước, thuốc ngoại nhập 36
- Nhận xét : Kết quả phân tích cho thấy cả số lượng và giá trị sử dụng thuốc nội nhiều hơn thuốc ngoại. Thuốc nội gồm 107 hoạt chất chiếm tỷ lệ 78,1%, khoản mục 174 chiếm tỷ lệ 83,3%, về giá trị sử dụngchiếm 92,1%. Thuốc ngoại gồm 30 hoạt chất chiếm tỷ lệ 21,9%, khoản mục là 35 chiếm tỷ lệ 16,7%, về giá trị sử dụng chiếm 7,9% tổng kinh phí sử dụng thuốc. Như vậy DMT sử dụng tại Bệnh viện thuốc nội chiếm ưu thế. 3.1.3 Cơ cấu thuốc đơn,đa thành phần Cơ cấu thuốc đơn, đa thành phần trong DMT sử dụng tại bệnh viện đa khoa huyện Quỳ Hợp được thể hiện trong bảng dưới đây: Bảng 3.7 Cơ cấu thuốc đơn, đa thành phần trong DMT sử dụng Giá trị SL SL Tỷ Tỷ lệ Tỷ sử dụng TT Chỉ tiêu hoạt khoản lệ (%) lệ(%) (Triệu chất mục (%) vnđ) 1 Thuốc đơn thành phần 97 70,8 162 77,5 3.669 59,8 2 Thuốc đa thành phần 40 29,2 47 22,5 2.462 40,2 Tổng: 137 100 209 100 6.131 100 Nhận xét: Kết quả cho thấy trong DMT sử dụng tại Bệnh viện, thuốc đơn thành phần chiếm phần lớn về số lượng hoạt chất, khoản mục và cả giá trị sử dụng. Thuốc đơn thành phần có số lượng lớn 162 khoản mục chiếm tỷ lệ 77,5% và chiếm 59,8% giá trị sử dụng. Thuốc đa thành phần có 47 khoản mục chiếm tỷ lệ 22,5% và chiếm 40,2% giá trị sử dụng 3.1.4 Cơ cấu thuốc theo tên INN và thuốc theo tên biệt dược Cơ cấu thuốc theo tên biệt dược và tên INN trong DMT đã sử dụng tại bệnh viện đa khoa huyện Quỳ Hợp thể hiện trong bảng sau: 37
- Bảng 3.8 Cơ cấu thuốc theo tên biệt dược và tên INN trong DMT sử dụng Giá trị SL SL Tỷ Tỷ lệ Tỷ sử dụng TT Nhóm thuốc hoạt khoản lệ (%) lệ(%) (Triệu chất mục (%) vnđ) 1 Thuốc theo tên INN 132 96,4 203 97,1 6.011 98 2 Thuốc theo tên biệt 5 3,6 6 2,9 120 2 dược Tổng: 137 100 209 100 6.131 100 Nhận xét: Qua bảng trên cho thấy số lượng thuốc theo tên INN được sử dụng nhiều hơn thuốc biệt dược cụ thể thuốc theo tên INN chiếm 132 hoạt chất trên tổng số 137 hoạt chất sử dụngchiếm 96,4% và 203 khoản mục trên tổng số 209 chiếm 97,1% khoản mục thuốc sử dụng và kinh phí sử dụng thuốc chiếm 98%. Thuốc theo tên biệt dược chiếm tỷ lệ 3,6% số lượng hoạt chất và chiếm tỷ lệ 2,9% số khoản mục, kinh phí chiếm 2% tổng giá trị thuốc sử dụng. 3.1.5 Cơ cấu thuốc theo đường dùng Cơ cấu thuốc theo đường dùng được sử dụng năm 2015 tại Bệnh viện đa khoa huyện Quỳ Hợp được thể hiện qua bảng sau: Bảng 3.9 cơ cấu thuốc theo đường dùng Giá trị SL SL sử Tỷ lệ Tỷlệ Tỷ lệ TT Chỉ tiêu hoạt khoản dụng (%) (%) (%) chất mục (Triệu vnđ) 1 Thuốc đường uống 64 46,7 105 50,2 4.815 78,5 2 Thuốc đường tiêm truyền 53 38,7 79 37,8 1.138 18,6 38
- 3 Thuốc đường dùng khác 20 14,6 25 12 178 2,9 Tổng: 137 100 209 100 6.131 100 SỐ KHOẢN MỤC THUỐC 12% Đường uống 50,2% 37,8% Đường tiêm truyền Đường khác Hình 3.7 Biểu đồ cơ cấu thuốc theo đường dùng Nhận xét: Thuốc đường uống gồm 105 khoản mục chiếm tỷ lệ cao nhất 50,2% về giá trị chiếm 78,5% tổng kinh phí sử dụng,thuốc đường tiêm truyền gồm 79 khoản mục chiếm 37,8% về giá trị chiếm 18,6% tổng kinh phí sử dụng còn lại là thuốc theo đường dùng khác 25 khoản mục chiếm 12% về giá trị sử dụng 2,9%. 3.1.6 Cơ cấu thuốc trong và ngoài DMTCY Cơ cấu thuốc trong và ngoài DMTCY sử dụng tại Bệnh viện đa khoa huyện Quỳ Hợp thể hiện theo bảng sau: 39
- Bảng 3.10 Cơ cấu thuốc trong và ngoài DMTCY Giá SL SL trị sử Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ TT Chỉ tiêu hoạt khoản dụng % (%) (%) chất mục (Triệu vnđ) 1 Thuốc trong DMTCY 137 100 209 100 6.131 100 2 Thuốc ngoài DMTCY 0 0 0 0 0 0 Tổng: 137 100 209 100 6.131 100 Nhận xét: 100% các thuốc sử dụng tại bệnh viện nằm trong DMTCY của Bộ Y tế qui định, điều này cho thấy Bệnh viện đa khoa huyện Quỳ Hợp thực hiện đúng qui định của Bộ Y tế. 3.1.7 Cơ cấu thuốc cần quản lý đặc biệt Cơ cấu thuốc cần quản lý đặc biệt trong DMT sử dụng tại bệnh viện đa khoa huyện Quỳ Hợp được thể hiện theo bảng sau: Bảng 3.11 Cơ cấu thuốc cần quản lý đặc biệt SL SL Giá hoạt khoản trị sử chất mục dụng Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ TT Chỉ tiêu (Triệu (%) (%) (%) vnđ) n=1 n = n=6.1 37 209 31 1 TGN, HTT & tiền chất 6 4,4 7 3,4 14 0,2 2 Thuốc hạn chế sử dụng 1 0,7 3 1,4 23 0,4 Tổng: 7 5,1 10 4,8 37 0,6 40
- Nhận xét: Kết quả phân tích cho thấy số lượng hoạt chất thuốc gây nghiện, hướng tâm thần và tiền chất chiếm tỷ lệ thấp có 6 hoạt chất (chiếm tỷ lệ 4.4%), số khoản mục là 7 ( chiếm tỷ lệ 3,4% ) về giá trị sử dụng 0,2%. Thuốc hạn chế sử dụng có 1 hoạt chất ( chiếm tỷ lệ 0,7% ), số khoản mục là 3 (chiếm tỷ lệ 1,4%) về giá trị sử dụng 0,4%. Thuốc khác có 130 hoạt chất chiếm tỷ lệ cao 99,4% giá trị sử dụng. 3.2 Phân tích danh mục thuốc sử dụng theo phương pháp ABC Phân tích ABC trong danh mục thuốc sử dụng năm 2015 được phân hạng sản phẩm như sau: + Hạng A : gồm các thuốc có giá trị tích lũy từ 0 đến 75% + Hạng B: gồm các thuốc có giá trị tích lũy từ 75-90% + Hạng C: gồm các thuốc có giá trị tích lũy trên 90% Áp dụng phương pháp phân tích ABC, đề tài thu được kết quả thể hiện qua bảng và các biểu đồ sau: Bảng 3.12 Kết quả phân tích ABC Nhóm Số khoản mục Tỷ lệ % Giá trị sử dụng Tỷ lệ % thuốc (Triệu vnđ) A 34 16,3 4.872 79,5 B 35 16,7 947 15,4 C 140 67 312 5,1 Tổng: 209 100 6.131 100 Biểu đồ biểu diễn số khoản mục 41
- SỐ KHOẢN MỤC 16,3% 16,7% Nhóm A 67% Nhóm B Nhóm C Hình 3.8 Biểu đồ kết quả phân tích ABC theo số khoản mục Biểu đồ biểu diễn giá trị sử dụng GIÁ TRỊ SD 5,1% 15,4% Nhóm A Nhóm B 79,5% Nhóm C Hình 3.9 Biểu đồ kết quả phân tích ABC theo giá trị Nhận xét: Trong hình 3.8, hình 3.9 cho thấy thuốc nhóm A gồm 34 khoản mục(chiếm tỷ lệ 16,3%) có giá trị sử dụng 79,5%. Thuốc nhóm B gồm 35 khoản mục (chiếm tỷ lệ 16,7%), có giá trị sử dụng chiếm tỷ lệ 15,4%. Thuốc nhóm C gồm 140 khoản mục (chiếm tỷ lệ 67%), có giá trị sử dụng chiếm tỷ lệ 5,1%, như vậy thuốc nhóm C là những thuốc có giá trị sử dụng thấp nhất . Các thuốc trong nhóm A gồm các nhóm tác dụng dược lý được thể hiện ở bảng sau: 42
- Bảng 3.13 Cơ cấu thuốc nhóm A theo tác dụng dược lý Số thuốc Thành tiền Số Giá trị TT Nhóm điều trị Tỷ khoản ( Triệu Tỷ lệ(%) lệ(%) mục vnđ) 1 Thuốc điều trị ký sinh 9 26,5 1.617 33,2 trùng, chống nhiễm khuẩn 2 Khoáng chất và 4 11,8 916,6 18,8 vitamin 3 Thuốc giảm đau, hạ 5 14,7 616,6 12,7 sốt và chống viêm non-steroid 4 Thuốc tim mạch 3 8,8 451,8 9,3 5 Thuốc tác dụng trên 3 8,8 284,3 5,8 đường hô hấp 6 Thuốc đường tiêu hoá 2 5,9 164,6 3,4 7 Hormon và các thuốc 2 5,9 121,3 2,5 tác dụng vào hệ thống nội tiết 8 Thuốc điều trị mắt, tai 1 2,9 67,9 1,4 mũi họng 9 Dung dịch điện giải, 1 2.9 65,5 1,3 cân bằng acid bazơ và các dung dịch tiêm truyền khác 10 Thuốc khác 4 11,8 566,4 11,6 Tổng: 34 100 4.872 100 43
- Nhận xét: Kết quả phân tích cho thấy các thuốc trong nhóm A, kháng sinh chiếm tỷ lệ cao nhất 26,5% về khoản mục là 33,2% giá trị sử dụng, trong đó các hoạt chất sử dụng nhiều là cefadroxil hàm lượng 500mg và hoạt chất, amoxicilin + acidclavulanic, đứng thứ 2 là khoáng chất và vitamin chiếm tỷ lệ 11,8% số khoản mục và 18,8% giá trị sử dụng, đứng thứ 3 là nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt và chống viêm non-steroid chiếm tỷ lệ 14,7% về khoản mục và 12,7% giá trị sử dụng. Còn lại là nhóm thuốc tim mạch, thuốc đường hô hấp và các thuốc khác. Bảng 3.14 Kháng sinh nhóm A được sử dụng tại bệnh viện Số thuốc Thành tiền Số Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ TT Phân nhóm điều trị khoản (%) (Triệu (%) mục vnđ) 1 Beta- lactam 8 88,9 1.550 95,9 2 Quinolon 1 11,1 67 4,1 Tổng: 9 100 1.617 100 Nhận xét: Nhóm beta- lactam chiếm tỷ lệ 88,9% về số lượng khoản mục và 95,9% về giá trị sử dụng hoạt chất. Được sử dụng nhiều nhất là cefadroxil và amoxicilin + acidclavulanic, nhóm quinolon chiếm 11,1% về số lượng khoản mục, 4,1 % giá trị sử dụng Bảng 3.15 Cơ cấu thuốc sản xuất trong nước, thuốc ngoại trong nhóm A Số thuốc Hoạt chất Thành tiền Giá Số Số TT Nhóm thuốc Tỷ lệ Tỷ lệ trị Tỷ lệ khoản hoạt (%) (%) (Triệu (%) mục chất vnđ) 44
- 1 Thuốc sản xuất trong 31 91,2 27 90 4.595 94,3 nước 2 Thuốc ngoại nhập 3 8,8 3 10 277 5,7 Tổng: 34 100 30 100 4.872 100 Nhận xét: Qua bảng trên cho thấy trong nhóm A bệnh viện sử dụng thuốc sản xuất trong nước gồm 31 khoản mục, chiếm 91,2% có 27 hoạt chất chiếm tỷ lệ 90% về giá trị sử dụng 94,3%. Thuốc ngoại nhập gồm khoản mục chiếm tỷ lệ 8,8% có 3 hoạt chất chiếm tỷ lệ 10% giá trị sử dụng 5,7%. 3.3 Phân tích VEN Bảng 3.16 Kết quả phân tích VEN Số thuốc Số thuốc Giá trị sử dụng Tỷ lệ Nhóm Khoản Tỷ lệ SL Tỷ lệ mục (%) hoạt (%) (Triệu (%) chất vnđ) V 78 37,3 57 41,6 1.364 22,2 E 108 51,7 63 46 4.377 71,4 N 23 11 17 12,4 390 6,4 Tổng: 209 100 137 100 6.131 100 45
- Biểu đồ kết quả phân tích VEN 37,3% 51,7% 11% 46% Số khoản mục 41,6% 12,4% Số hoạt chất Giá trị 71,4% 22,2% 6,4% V E N Hình 3.10 Biểu đồ kết quả phân tích VEN Nhận xét: Qua phân tích cho thấy, thuốc nhóm E gồm 108 khoản mục chiếm tỷ lệ cao nhất 51,7% và 63 hoạt chất chiếm tỷ lệ 46% giá trị sử dụng 71,4%. Nhóm V có 78 khoản mục chiếm tỷ lệ 37,3% và 57 hoạt chất chiếm tỷ lệ 41,6% về giá trị sử dụng 22,2%. Nhóm N có 23 khoản mục chiếm tỷ lệ thấp nhất 11% và 17 hoạt chất chiếm 12,4% giá trị sử dụng 6,4%. 3.4 Phân tích ma trận ABC/VEN Kết quả phân tích ma trận ABC/VEN được thể hiện trong bảng sau: Bảng 3.17 Kết quả phân tích ma trận ABC/VEN Số thuốc Số thuốc Giá trị sử Số dụng Tỷ lệ Nhóm Khoản Tỷ lệ lượng Tỷ lệ (Triệu (%) mục (%) hoạt (%) vnđ) chất A V 8 3,8 8 5,8 976,9 15,9 46
- E 24 11,5 12 8,8 3.590 58,6 N 2 1 2 1,4 304,9 5 V 10 4,8 10 7,3 277,5 4,5 B E 15 7,2 9 6,6 387,7 6,3 N 10 4,8 7 5,1 281,8 4,6 V 60 28,7 39 28,5 109,7 1,8 C E 68 32,5 41 29,9 182,7 3 N 12 5,7 9 6,6 19,8 0,3 Tổng: 209 100 137 100 6,131 100 Nhận xét: Kết quả cho thấy, trong DMT bệnh viện số lượng thuốc ở cả 3 nhóm A,B,C. Trong nhóm A thuốc E chiếm tỷ lệ cao nhất 24/34 thuốc chiếm 11,5% số lượng khoản mục và 8,8% số lượng hoạt chất. Trong nhóm B thuốc E có 15/35 thuốc chiếm tỷ lệ lần lượt là 7,2% số lượng khoản mục và 6,6% số lượng hoạt chất. Trong nhóm C thuốc E có 68/140 thuốc chiếm tỷ lệ 32,5% về số lượng khoản mục và 29,9% về số lượng hoạt chất. Về giá trị sử dụng: Trong nhóm A thuốc E chiếm tỷ lệ cao nhất giá trị sử dụng nhóm AE là 3.590 triệu đồng, chiếm 58,6 %. Trong nhóm B thuốc BE chiếm tỷ lệ cao nhất giá trị sử dụng là 387,7 triệu đồng, chiếm 6,3% giá trị sử dụng. Trong nhóm C thuốc CE chiếm tỷ lệ cao nhất giá trị sử dụng là 182,7 triệu đồng chiếm 3% giá trị sử dụng. Đề tài đi sâu vào phân tích nhóm AN gồm những thuốc không thật sự cần 47
- thiết mà thường hay sử dụng thu được kết quả như sau: Bảng 3.18 Cơ cấu thuốc trong nhóm AN Số thuốc Số thuốc Giá trị Số sử dụng Tỷ lệ Nhóm Khoản Tỷ lệ lượng Tỷ lệ (Triệu (%) mục (%) hoạt (%) chất vnđ) Thuốc giảm đau, hạ 1 100 1 100 88,9 29,2 sốt chống viên non- steroid Thuốc khoáng chất 1 100 1 100 216 70,8 và vitamin Tổng: 1 100 1 100 304,9 100 Bảng 3.19 Thuốc trong nhóm AN Số Giá trị Nước Tên hoạt chất Đơn lượng sử dụng Tên thuốc sản vị sử (Triệu xuất dụng vnđ) Thuốc chống Alphachymotrypsin viên 360.000 88,9 Việt viêm Nam Việt Thuốc khoáng Vitamin D2 + C + PP Ống 95.592 216 Nam chất và vitamin + Calci glucoheptonat Nhận xét: Kết quả phân tích nhóm AN cho thấy thuốc giảm đau, hạ sốt chống viên non- steroid có 1 khoản mục kinh phí sử dụng là 88,9 triệu đồng chiếm 29,2%, thuốc khoáng chất và vitamin có 1 khoản mục kinh phí sử dụng 216 triệu đồng chiếm 70,8% tổng giá trị sử dụng thuốc trong nhóm, 2 thuốc trên do Việt Nam sản xuất. 48
- CHƯƠNG IV BÀN LUẬN 4.1- Về cơ cấu số lượng và giá trị của thuốc sử dụng tại Bệnh viện đa khoa huyện Quỳ Hợp tỉnh Nghệ An năm 2015 theo một số chỉ tiêu Về cơ cấu thuốc theo nhóm điều trị DMT sử dụng tại bệnh viện đa khoa huyện Quỳ Hợp có 209 khoản mục,137 hoạt chất, tổng kinh phí sử dụng 6.131 tỷ đồng chia làm 14 nhóm theo tác dụng điều trị, cho thấy Bệnh viện đa khoa huyện Quỳ Hợp sử dụng nhiều nhóm thuốc có tác dụng dược lý khác nhau phù hợp với mô hình bệnh tật của địa phương để đảm bảo nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân. Trong đó nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn chiếm tỷ lệ giá trị sử dụng cao nhất và số lượng khoản mục cũng lớn nhất. Điều này là hợp lý phù hợp với bệnh viện đa khoa tuyến huyện tương ứng với bệnh nhiễm khuẩn là phổ biến nhất, kết quả này khá tương đồng với các báo cáo về tình hình sử dụng kháng sinh của Bộ Y tế trong các năm 2007 đến 2009 và kết quả nghiên cứu của Vũ Thị Thu Hương tại 38 bệnh viện đa khoa năm 2009 tỷ lệ kinh phí sử dụng kháng sinh trung bình từ 32,3 đến 32.5%)[18]. Một nghiên cứu về thực trạng đấu thầu mua thuốc BHYT tại các cơ sở khám chữa bệnh công lập trong cả nước năm 2010 cũng cho kết quả tương tự với giá trị thanh toán của nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn là cao nhất chiếm tỷ lệ 34,6%[23]. Trong nhóm điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn chiếm tỷ lệ lớn là các kháng sinh nhóm Beta-lactam. Việc sử dụng kháng sinh trong luôn là một vấn đề được quan tâm đặc biệt tại các bệnh viện, cũng như kinh phí sử dụng cho nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn là do nhu cầu điều trị một tỷ lệ lớn các bệnh nhiễm 49
- trùng trong mô hình bệnh tật của Việt Nam nói chung, cũng như mô hình bệnh tật của Bệnh viện nói riêng. Tại Bệnh viện đa khoa huyện Quỳ Hợp cần xem xét, rà soát lại xem liệu nhóm thuốc này có, đang bị lạm dụng hay không. Hơn nữa trong điều kiện hiện nay, việc sử dụng kháng sinh chủ yếu dựa trên trình độ, nhu cầu điều trị chủ quan của Bác sỹ và chưa có một hướng dẫn cụ thể, quy định chặt chẽ cho việc sử dụng nhóm thuốc này. Điều này dễ dẫn đến lạm dụng kháng sinh trong điều trị, làm gia tăng vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh trong bệnh viện cũng như trong cộng đồng. Thực tế cho thấy, các bệnh viện đang phải đối mặt với sự lan rộng các vi khuẩn đa đề kháng kháng sinh. Theo báo cáo phân tích thực trạng sử dụng và kháng kháng sinh do nhóm nghiên cứu quốc gia GARP, các chủng phế cầu (Streptococcus pneumonia)- một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh hô hấp có tỷ lệ kháng penicillin cao là 71.4% và kháng erythromycin là 92,10%, có 755 các chủng phế cầu kháng với ít nhất 3 loại kháng sinh trở lên, các vi khuẩn gram âm như enterobacteriaceae, Shigella, Salmonella cũng có tỷ lệ kháng kháng sinh cao[19]. Vấn đề kháng kháng sinh mang tính toàn cầu và đặc biệt nổi trội với các nước đang phát triển với gánh nặng của các bệnh nhiễm khuẩn và những chi phí bắt buộc cho việc thay thế kháng sinh cũ bằng các kháng sinh mới, đắt tiền. Vấn đề này căn bản thuộc về y tế, trong đó sức ép về thuốc là yếu tố nội tại quan trọng nhất thúc đẩy sự phát triển và gia tăng tình trạng kháng kháng sinh. Không những thế, kết quả phân tích cơ cấu thuốc kháng sinh sử dụng cho thấy, phần lớn giá trị tiền thuốc kháng sinh tập trung vào nhóm beta- lactam, nhóm quinolon. Bên cạch nhóm thuốc điểu trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn các nhóm thuốc đường tiêu hoá, dung dịch điều chỉnh nước điện giải, cân bằng acid bazơ và các dung dịch tiêm truyền khác, thuốc tim mạch và các thuốc tác dụng vào hệ thống nội tiết là các nhóm thuốc chiếm tỷ lệ khá cao về 50
- số lượng và giá trị trong danh mục thuốc sử dụng. Kết quả này cũng tương đồng với các bệnh viện tuyến trung ương, tuyến tỉnh và tuyến huyện các nghiên cứu này đều chỉ ra sự có mặt của các nhóm thuốc này trong số 10 nhóm thuốc có giá trị sử dụng nhiều nhất. Điều này cho thấy gánh nặng từ các bệnh không lây nhiễm như tim mạch, tiểu đường v.v đang ngày càng gia tăng, đúng như nhận định của Bộ Y tế: “Mô hình bệnh tật của Việt Nam hiện nay đang ở trong giai đoạn chuyển tiếp dịch tễ học. Các bệnh lây nhiễm, suy dinh dưỡng vẫn ở mức khá cao trong khi nhóm bệnh không lây nhiễm và tai nạn thương tích tăng nhanh’’[5]. Việc sử dụng nhiều các thuốc trong nhóm bệnh này cũng hợp lý với số lượng lớn bệnh nhân điều trị ngoại trú đến khám và được BHYT chi trả tiền thuốc hàng tháng. Tuy nhiên bệnh viện cũng cần có những biện pháp theo dõi quản lý chặt chẽ việc kê đơn ngoại trú, tránh xảy ra tiêu cực như lạm dụng thuốc, kê khống thuốc hay tình trạng “rút ruột BHYT” gây lãng phí nguồn ngân quỹ BHYT. Về cơ cấu và giá trị tiền thuốc theo nguồn gốc xuất xứ Ưu tiên lựa chọn thuốc sản xuất trong nước là một trong những nguyên tắc được Bộ Y tế đặt ra trong lựa chọn thuốc thành phẩm sử dụng trong các cơ sở khám chữa bệnh[6]. Tuy nhiên, với chức năng của một bệnh viện đa khoa tuyến huyện, phần lớn bệnh nhân đến khám và điều trị ngoại trú do đó theo kết quả phân tích số khoản mục thuốc nội và thuốc ngoại quá lệch nhau về kinh phí sử dụng thuốc sản xuất trong nước chiếm tỷ lệ 92% thuốc ngoại chiếm tỷ lệ 8% giá trị sử dụng thuốc. Giá trị sử dụng các thuốc sản xuất trong nước tập trung chủ yếu vào các nhóm thuốc thông thường là kháng sinh, tiêu hoá, tim mạch, hạ nhiệt giảm đau chống viêm các vitamin và khoáng chất, dung dịch tiêm truyền. Các nhóm thuốc ngoại như kháng sinh thế hệ mới, thuốc tác dụng với máu, thuốc gây tê, mê. 51
- So sánh kết quả nghiên cứu ở Bệnh viện đa khoa huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc tỷ lệ số lượng thuốc ngoại chiếm 30% và giá trị sử dụng chiếm 36,8%[21]. Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn, thuốc ngoại chiếm 49,8% về số lượng và 68,8% về giá trị sử dụng[15]. Sử dụng thuốc trong nước sẽ giảm chi phí điều trị, thúc đẩy nền công nghiệp dược trong nước phát triển. Do đó, Bệnh viện đa khoa huyện Quỳ Hợp nên sử dụng thuốc nội có tác dụng tương đương mà chi phí thấp hơn để tiết kiệm ngân sách và giúp giảm gánh nặng tài chính cho bệnh nhân. Về cơ cấu thuốc đơn thành phần và đa thành phần Thuốc sử dụng tại Bệnh viện đa khoa huyện Quỳ Hợp chiếm tỷ lớn về giá trị là thuốc đơn thành phần chiếm 59,8%. Như vậy về cơ bản bệnh viện đã thực hiện đúng ưu tiên lựa chọn thuốc đơn thành phần để sử dụng theo đúng qui định của Bộ Y tế. Các thuốc đa thành phần chiếm tỷ lệ thấp hơn 40,2% giá trị sử dụng, tập trung chủ yếu là các dạng phối hợp của vitamin, khoáng chất, kháng sinh, thuốc đường tiêu hoá, thuốc đường hô hấp. Các dạng phối hợp hoặc các hoạt chất trong dạng phối hợp đều nằm trong DMT chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh của Bộ Y tế nên đảm bảo chi phí được BHYT thanh toán. Về cơ cấu thuốc theo tên biệt dược và tên Genergic Bên cạch lựa chọn thuốc nội hay thuốc ngoại thì lựa chọn thuốc theo tên INN hay tên biệt dược cũng là một vấn đề cần lưu tâm. Thông tư 21/2013/TT- BYT của Bộ Y tế quy định ưu tiên sử dụng thuốc mang tên genergic hoặc thuốc mang tên chung quốc tế, hạn chế sử dụng tên biệt dược hoặc nhà sản xuất cụ thể[6]. Thuốc mang tên INN có giá thành thấp hơn thuốc mang tên biệt dược nên được khuyến khích sử dụng để giảm thiểu chi phí. Chính vì vậy, việc tăng cường sử dụng thuốc được khuyến khích trong trường hợp có 52
- thể cân nhắc sử dụng giữa tên biệt dược và tên genergic trong cùng một mục đích điều trị với điều kiện tương đương sinh học. Trên thực tế cần nghiên cứu cả về mặt bào chế và thử nghiệm lâm sàng để đưa ra công bố thuốc đạt tương đương sinh học. Bệnh viện trung ương quân đội 108 sử dụng thuốc tên biệt dược chiếm khoảng 90% giá trị sử dụng[17]. Điều này đòi hỏi ngành Y tế cần quản lý tốt hơn việc cấp phép sản xuất hay nhập khẩu thuốc đã được chứng minh hiệu quả lâm sàng, đầu tư hợp lý cho việc thử lâm sàng và chứng minh tương đương sinh học để có bằng chứng thuyết phục những người quyết định việc sử dụng thuốc của bệnh nhân kê đơn thuốc theo tên INN và đưa ra những hành động cụ thể cho cán bộ và nhân viên y tế lựa chọn thuốc hiệu quả và chi phí phù hợp. Về cơ cấu thuốc theo đường dùng Trong DMT sử dụng tại Bệnh viện đa khoa huyện Quỳ Hợp đường uống là chủ yếu chiếm tỷ lệ cao 80,5% giá trị, đường tiêm chiếm 16,8%, còn lại một số ít sử dụng theo đường khác như nhỏ mắt, xịt, bôi ngoài da. Sử dụng đường tiêm có ưu điểm là sinh khả dụng cao, thời gian xuất hiện tác dụng nhanh, phù hợp với các bệnh nhân không và các thuốc không hấp thu đường uống. tuy nhiên đường tiêm cũng có nhược điểm như giá trị sử dụng cao, độ an toàn thấp dễ gây sốc, gây đau khi tiêm, dễ nhiễm trùng nơi tiêm và khó sử dụng cho bệnh nhân[16]. Do đó thuốc tiêm được sử dụng nhiều trong bệnh viện nhất là các trương hợp bệnh nặng hoặc cấp cứu Về cơ cấu thuốc cần quản lý đặc biệt Về cơ cấu thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất chiếm tỷ lệ nhỏ 0,2% thuốc hạn chế sử dụng chiếm 0,4% điều đó, cho thấy Bệnh viện đa khoa huyện Quỳ Hơp đã sử dụng ít những kháng sinh dùng cho những trường hợp nhiễm khuẩn nặng hoặc những kháng sinh đã bị kháng. Nghiên cứu tại 53
- Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn thuốc sử dụng thuốc hạn chế kê đơn chiếm 11,5% tổng giá trị sử dụng thuốc[15] 4.2. Về phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện đa khoa huyện Quỳ Hợp năm 2015 theo phương pháp ABC và VEN Phương pháp phân tích ABC nằm trong bước đầu tiên của qui trình xây dựng danh mục thuốcđược qui định tại thông tư số 21/2013/TT-BYT của Bộ Y tế nên ở Việt Nam hầu hết các nghiên cứu về DMT đều đã sử dụng phương pháp phân tích ABC để đánh giá về sử dụng ngân sách về thuốc ở các bệnh viện. Thuốc phân loại A có giá trị sử dụng chiếm 79,5%. Thuốc phân loại B có giá trị sử dụng chiếm 15,4%. Thuốc phân loại C chiếm tỷ lệ 5,1% giá trị sử dụng. Điều này hoàn toàn phù hợp với điều kiện phân tích ABC. Thuốc nhóm A gồm 10 nhóm thuốc đứng đầu trong cơ cấu thuốc theo tác dụng điều trị trong đó nhómđiều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn chiếm giá trị sử dụng cao nhất 33,2%, sau đó đến các thuốc khoáng chất vitamin, tim mạch. Như vậy bệnh viện đã phân bổ ngân sách chủ yếu vào các thuốc nhóm này phù hợp với mô hình bệnh tật của bệnh viện. Tuy nhiên, bệnh viện cần xem xét việc sử dụng kháng sinh và khoáng chất vitamin đã thực sự hợp lý hay chưa để giảm thiểu chi phí. Trong nhóm A, tỷ lệ thuốc sản xuất trong nước chiếm phần lớn 94,3% giá trị sử dụng thuốc ngoại sử dụng ít hơn 5,7% giá trị sử dụng như vậy bệnh viện cần duy trì sử dụng thuốc nội để tiết kiệm kinh phí, theo nghiên cứu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn tỷ lệ thuốc ngoại trong nhóm A chiếm 67,6% giá trị sử dụng[15]. Phân tích VEN mất nhiều thời gian và khó khăn hơn phân tích ABC trong việc xếp loại các thuốc vào nhóm V-E-N vì hiện tại ở Việt Nam mới chỉ đưa ra định nghĩa thế nào là thuốc V,E,N chưa đưa ra tiêu chí xếp loại chính xác, 54
- hơn nữa cần sự nhất trí của các thành viên trong HĐT&ĐT, tại Bệnh viện đa khoa huyện Quỳ Hơp các thuốc nhóm E nhiều nhất chiếm 51,7% về số lượng khoản mục, và 71,4% về giá trị sử dụng so với Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn năm 2014 thuốc E chiếm 68,7% số lượng khoản mục và 74,7% giá trị sử dụng thuốc. Thuốc nhóm V chiếm tỷ lệ 37,3% về số lượng khoản mục và 22,2% về giá trị sử dụng cao hơn so với Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn năm 2014 thuốc V chiếm tỷ lệ 22,2% về số lượng khoản mục và 17,7% về giá trị sử dụng[15]. Qua phân tích ma trận ABC/VEN cho thấy Bệnh viện sử dụng thuốc chưa hợp lý trong khi một số thuốc không thật sự thiết yếu nhóm AN chiếm 1 % số khoản mục và chiếm tỉ lệ 5% gía trị sử dụng so với Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn thuốc nhóm AN chiếm 0,5% số lượng thuốc và 1,5% giá trị sử dụng trong nhóm A[15]. Hạn chế của nghiên cứu: Do thời gian có hạn nên đề tài chưa đi sâu phân tích về qui trình xây dựng và bổ sung thuốc vào danh mục, chưa giải thích được tại sao thuốc ngoại và thuốc INN được sử dụng nhiều. 55
- KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 1. KẾT LUẬN 1.1 Về cơ cấu số lượng và giá trị của thuốc sử dụng tại bệnh viện đa khoa huyện Quỳ Hợp tỉnh Nghệ An năm 2015 theo một số chỉ tiêu Năm 2015 Bệnh viện đa khoa huyện Quỳ Hợp sử dụng 209 thuốc được phân vào 14 nhóm tác dụng dược lý. Toàn bộ các thuốc nằm trong Thông tư 40/2014/TT-BYT. Trong 14 nhóm sử dụng kinh phí chủ yếu tập trung vào 3 nhóm có giá trị sử dụng lớn: Nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, cống nhiễm khuẩn, nhóm khoáng chất và vitamin, nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt và chống viêm non-steroid. Các nhóm thuốc này chiếm tới 61,3% giá trị sử dụng của toàn bộ các thuốc có trong bệnh viện. Trong đó, nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn chiếm tỷ lệ cao nhất 23 hoạt chất chiếm tỷ lệ 16,8% và 40 khoản mục chiếm 19,1% chiếm 30,5% tổng giá trị sử dụng thuốc. Thuốc ngoại có 30 hoạt chất chiếm 21,9%, có 35 khoản mục thuốc chiếm 16,7% trong tổng số lượng thuốc sử dụng và chiếm 7,9% về giá trị sử dụng thuốc. Thuốc đa thành phần có 47 khoản mục chiếm 22,5% trong tổng số lượng thuốc sử dụng và 40,2% tổng giá trị sử dụng thuốc. Thuốc theo tên biệt dược gồm 5 hoạt chất chiếm 3,6% và 6 khoản mục thuốc chiếm 2,9% tổng số lượng thuốc sử dụng, chiếm 2% giá trị sử dụng. Thuốc đường tiêm truyền có 53 hoạt chất chiếm 38,7% và 79 khoản mục chiếm 37,8% tổng số lượng thuốc sử dụng, chiếm 18,6% tổng giá trị sử dụng thuốc. 56
- Thuốc nằm trong DMTCY chiếm tỷ lệ 100% số lượng thuốc sử dụng Thuốc gây nghiện, hướng tâm thần và tiền chất gồm 6 hoạt chất chiếm tỷ lệ 4,4% và 7 khoản mục thuốc chiếm tỷ lệ 3,4% tổng số lượng thuốc sử dụng. Chiếm 0,2% về giá trị sử dụng thuốc. Thuốc hạn chế sử dụng gồm 1 hoạt chất chiếm 0,7% và 3 thuốc chiếm 1,4% tổng số lượng thuốc sử dụng. 1.2 Về phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện đa khoa huyện Quỳ Hợp năm 2015 theo phương pháp ABC và VEN Kết quả phân tích ABC cho thấy thuốc nhóm A chiếm 16,3% tổng số lượng thuốc sử dụng, chiếm tỷ lệ 79,5% giá trị sử dụng, thuốc nhóm B chiếm 16,7% số khoản mục và 15,4% giá trị sử dụng, thuốc nhóm C có số lượng lớn nhất chiếm 67% khoản mục và 5,1% giá trị sử dụng. Trong đó nhóm A thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn chiếm tỷ lệ cao nhất về số lượng 26,5% chiếm tỷ lệ 33,2% giá trị sử dụng. Thuốc khoáng chất và vitamin đứng thứ 2 chiếm 11,8% số khoản mục và chiếm tỷ lệ 18,8% giá trị sử dụng. Phân tích VEN cho thấy thuốc nhóm V chiếm 37,3% khoản mục và 22,2% giá trị sử dụng, thuốc nhóm E chiếm 51,7% khoản mục và 71,4% giá trị sử dụng, thuốc nhóm N chiếm 11% khoản mục chiếm tỷ lệ 6,4% giá trị sử dụng. Phân tích ABC/VEN thuốc nhóm A có thuốc AN chiếm 1,4% khoản mục thuốc và chiếm 5% giá trị sử dụng. Trong đó thuốc chống viêm có 1 khoản mục, thuốc khoáng chất và vitamin có 1 khoản mục Để khắc phục những điểm còn tồn tại xin có những kiến nghị đề xuất sau 57
- 2. KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT - Xuất phát từ những tồn tại trên thì Bệnh viện cần thường xuyên rà soát DMT thuốc bệnh viện, tiến hành phân tích để nhận định các vấn đề trong sử dụng thuốc theo các phương pháp phân tích ABC/VEN, phân nhóm điều trị và các chỉ số sử dụng thuốc đã được Bộ Y tế quy định, để từ đó có thể đưa ra những biện pháp can thiệp phù hợp, tránh tình trạng lạm dụng kháng sinh và các thuốc chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị. - Bệnh viện ưu tiên sử dụng thuốc nội có chất lượng tốt trong điều trị để tiết kiểm ngân sách - Bệnh viện cần cân nhắc sử dụng thuốc INN, thuốc biệt dược để nâng cao chất lượng điều trị, giảm chi phí. - Bệnh viện cần xem xét giảm thiểu nhóm AN khi không cần thiết như : thuốc chống viêm Alphachymotrypsin, khoáng chất và vitamin Vitamin D2 + C + PP + Calci glucoheptonat 58
- TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng việt 1. Bệnh viện đa khoa huyện Quỳ Hợp (2015). Báo cáo tổng kết năm 2015 phương hướng nhiệm vụ và giải pháp năm 2016. 2. Bộ Y tế (2001). Bảng phân loại Quốc tế bệnh tật ICD10, nhà xuất bản Y học. 3. Bộ Y tế (2014). Báo cáo tổng kết công tác y tế năm 2014 nhiệm vụ và giải pháp thực hiện năm 2015. 4. Bộ Y tế (2014). Báo cáo công tác khám chữa bệnh năm 2010, trọng tâm 2011. 5. Bộ Y tế (2013). Báo cáo chung tổng quan ngành Y tế 2013 hướng tới bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân. 6. Bộ Y tế (2013). Thông tư 21/2013/TT-BYT ngày 08 tháng 8 năm 2013 qui định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị trong bệnh viện. 7. Bộ Y tế (2014). Thông tư 40/2014/TT-BYT ban hành danh mục thuốc chủ yếu tại các cơ sở khám chữa bệnh được Bảo hiểm y tế thanh toán. 8. Bộ Y tế (2006). Thuốc biệt dược và cách sử dụng, nhà xuất bản Y học 9. Bộ Y tế (2012). “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam” Quyết định phê duyệt đề án. 10. Bộ Y tế (2014). Quyết định 68/QĐ-TTg ngày 10 tháng 01 năm 2014 quyết định phê duyệt chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. 11. Nguyễn Thanh Bình (2015). Dịch tễ dược học, Trường Đại học Dược Hà Nội. 12. Hà Quang Đang (2009). Phân tích cơ cấu thuốc tiêu thụ tại Bệnh viện 87-Tổng cục Hậu cần 2006 - 2008 - Luận văn thạc sỹ dược học. 59
- 13. Nguyễn Thị Song Hà (2012). Chuyên đề quản lý và cung ứng thuốc trong bệnh viện, tài liệu tham khảo cho sinh viên chuyên ngành quản lý kinh tế dược. 14. Đặng Thị Hoa (2012). Nghiên cứu hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện Nhi Thanh Hóa. Luận án chuyên khoa II. 15. Phạm Thị Bích Hằng (2012). Phân tích cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn năm 2014- Luận văn dược sỹ chuyên khoa 1. 16. Hoàng Kim Huyền (2011). Dược lâm sàng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội 17. Lương Thị Thanh Huyền (2013). Phân tích thực trạng hoạt động quản lý thuốc tại bệnh viên Trung ương quân đội 108 năm 2012 - Luận văn thạc sĩ dược học 18. Vũ Thị Thu Hương (2012). Đánh giá hoạt động của hội đồng thuốc và điều trị trong xây dựng và thực hiện danh mục thuốc tại một số bệnh viên đa khoa, Luận án tiến sỹ dược học. 19. Nguyễn Văn Kính (2010). Phân tích thực trạng sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh ở Việt Nam - GARP. 20. Đàm Thị Phương Mai (2013). Phân tích hoạt động xây dựng danh mục thuốc tại bệnh viên lao và bệnh viện phổi Quảng Ninh năm 2010, Luận văn dược sĩ chuyên khoa cấp I. 21. Nguyễn Quốc Toàn (2014). Phân tích thực danh mục thuốc sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa huyện Vĩnh Tương-Vĩnh Phúc năm 2012 - Luận văn dược sỹ chuyên khoa 1. 22. Huỳnh Hiền Trung (2012). Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao chất lượng cung ứng thuốc tại bệnh viên nhân dân 115. Luận án tiến sĩ dược học. 60
- 23. Phạm Lương Sơn (2012). Nghiên cứu hoạt động đấu thầu mua thuốc bảo hiểm Y tế cho các cơ sở khám chữa bệnh công lập ở Việt Nam - Luận án tiến sĩ dược học, Trường Đại học Dược Hà Nội. 24. Sở Y tế Nghệ An ( 2014). Quyết định 1165/QĐ-SYT ngày 25/11/2014 của Sở Y tế Nghệ Anphêduyệt kết quả trúng thầu thuốc năm 2014-2015 tại các cơ sở khám chữa bệnh công lập trong tỉnh, Sở Y tế Nghệ An. 25. Tổ chức Y tế thế giới (2004). Hội đồng thuốc và điều trị, cẩm nang hướng dẫn thực hành. 61
- PHỤ LỤC 1 PHIẾU THU THẬP SỐ LIỆU NĂM 2015 Phân loại thuốc TT Tên thuốc hàm Biệt dược Theo tên Đa thành Đơn lượng INN phần thành phần 62
- PHỤ LỤC 2 PHIẾU THU THẬP SỐ LIỆU NĂM 2015 Phân loại thuốc TT Tên thuốc hàm Sản xuất Thuốc Thuốc Thuốc Thuốc lượng trong ngoại tiêm uống dùng nước đường khác 63
- PHỤ LỤC 3 PHIẾU THU THẬP SỐ LIỆU THUỐC PHÂN NHÓM ABC NĂM 2015 1. Nhóm A STT Tên thuốc Tên dược chất Ghi chú 1 2 3 4 5 2. Nhóm B STT Tên thuốc Tên dược chất Ghi chú 1 2 3 4 5 3. Nhóm C STT Tên thuốc Tên dược chất Ghi chú 1 2 3 4 5 64
- PHỤ LỤC 4 PHIẾU THU THẬP SỐ LIỆU THUỐC PHÂN NHÓM THEO VEN NĂM 2015 1. Nhóm V STT Tên thuốc Tên dược chất Ghi chú 1 2 3 4 5 2. Nhóm E STT Tên thuốc Tên dược chất Ghi chú 1 2 3 4 5 3. Nhóm N STT Tên thuốc Tên dược chất Ghi chú 1 2 3 4 5 65