Luận văn Phân tích chi phí đi vay chính thức của nông dân tại thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai

pdf 104 trang tranphuong11 28/01/2022 4430
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Phân tích chi phí đi vay chính thức của nông dân tại thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfluan_van_phan_tich_chi_phi_di_vay_chinh_thuc_cua_nong_dan_ta.pdf

Nội dung text: Luận văn Phân tích chi phí đi vay chính thức của nông dân tại thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH NGUYỄN CẢNH NHẬT PHÂN TÍCH CHI PHÍ ĐI VAY TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA NÔNG DÂN TẠI THỊ XÃ LONG KHÁNH, TỈNH ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2013
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH NGUYỄN CẢNH NHẬT PHÂN TÍCH CHI PHÍ ĐI VAY TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA NÔNG DÂN TẠI THỊ XÃ LONG KHÁNH, TỈNH ĐỒNG NAI Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã Số: 60340102 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS NGUYỄN VĂN NGÃI Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2013
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các thông tin, số liệu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng, cụ thể. Kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Sinh viên cao học Nguyễn Cảnh Nhật
  4. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh sách các từ viết tắt Danh mục các bảng biểu và các hình Danh mục các phụ lục CHƯƠNG MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 5 1.1. Cơ sở lý thuyết 5 1.1.1. Tín dụng 5 1.1.1.1. Khái niệm 5 1.1.1.2. Chức năng 5 1.1.1.3. Vai trò 6 1.1.1.4. Phân loại 6 1.1.2. Tín dụng lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn 8 1.1.2.1. Khái niệm 8 1.1.2.2. Đặc trưng cơ bản 8 1.1.2.3. Vai trò của tín dụng trong phát triển nông thôn 9 1.1.3. Chi phí đi vay nông nghiệp, nông thôn 9 1.1.3.1. Các nghiên cứu nước ngoài 9 1.1.3.2. Các nghiên cứu trong nước 12 1.2. Mô hình nghiên cứu 13 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15 2.1. Thiết kế nghiên cứu 15 2.2. Quy trình nghiên cứu 21
  5. 2.3. Công cụ thu thập số liệu 22 2.4. Vùng nghiên cứu và kích thước mẫu 22 2.5. Phương pháp phân tích số liệu 22 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ CHI PHÍ ĐI VAY TẠI THỊ XÃ LONG KHÁNH, TỈNH ĐỒNG NAI 26 3.1. Khái quát về địa bàn thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai 26 3.2. Mô tả kết quả nghiên cứu 27 3.3. Ước lượng chi phí đi vay của các nông hộ .31 3.4. Yếu tố ảnh hưởng chi phí đi vay 41 3.5. Đề xuất giải pháp 44 3.5.1. Giải pháp thay đổi số tiền vay 44 3.5.2. Giải pháp thay đổi lãi suất 45 3.5.3. Giải pháp thay đổi việc gây ảnh hưởng đối với nhân viên tín dụng 46 3.5.4. Giải pháp thay đổi khoảng cách từ nơi cư trú đến tổ chức tín dụng 48 3.5.5. Giải pháp thay đổi việc thế chấp bằng tài sản đảm bảo 49 CHƯƠNG KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  6. BẢNG DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Tiếng Việt CP Chính phủ NĐ Nghị định NHCSXH Ngân hàng Chính sách Xã hội NHNN Ngân hàng Nhà Nước NNNT Nông nghiệp, nông thôn NHNo Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn NHNo&PTNT Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn NHTM Ngân hàng thương mại QĐ Quyết định QTDND Quỹ tín dụng Nhân dân TCXH Tổ chức xã hội TCTD Tổ chức tín dụng TDCT Tín dụng chính thức TDNH Tín dụng ngân hàng TMCP Thương mại cổ phần TTg Thủ tướng UBND Ủy ban nhân dân Tiếng Anh ANOVA Analysis of Variance SPSS Statistical Package for the Social Sciences / Statistical Product and Service Solutions.
  7. DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BẢNG BIỂU CÁC HÌNH Hình 1.1 Mô hình nghiên cứu 14 Hình 2.1. Quy trình nghiên cứu 21 Hình 3.1. Cơ cấu người vay phân theo ngân hàng 28 CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 Các nhà cung cấp dịch vụ tài chính nông thôn 7 Bảng 2.1. Các biến phụ thuộc vào mô hình nghiên cứu 17 Bảng 3.1. Bảng cơ cấu độ tuổi theo ngân hàng vay 29 Bảng 3.2. Bảng cơ cấu số tiền vay theo ngân hàng vay 30 Bảng 3.3. Bảng trung bình của sự phân bố các chi phí giao dịch 32 Bảng 3.4. Bảng trung bình các nhân tố theo ngân hàng vay 34 Bảng 3.5. Bảng trung bình các nhân tố theo số tiền vay 38 Bảng 3.6 Bảng hồi quy các nhân tố theo 2 mô hình. 41 Bảng 3.7. So sánh chi phí khi có và không có thực hiện việc thế chấp. 44 Bảng 3.8 Bảng quy định mức phí công chứng. 50
  8. DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: ĐỊA BÀN THỊ XÃ LONG KHÁNH, TỈNH ĐỒNG NAI. PHỤ LỤC 2: HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THỊ XÃ LONG KHÁNH PHỤ LỤC 3: CÁCH TÍNH CÁC LOẠI CHI PHÍ PHỤ LỤC 4: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ PHÙ HỢP CỦA MÔ HÌNH HỒI QUY PHỤ LỤC 5: BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN
  9. 1 CHƯƠNG MỞ ĐẦU 1.ĐẶT VẤN ĐỀ Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập với nền kinh tế thế giới, rất cần có nhiều nguồn lực vững mạnh để tạo điều kiện cho giai đoạn phát triển mới và nâng cao vị thế của Việt Nam trên thị trường quốc tế. Muốn thực hiện được như vậy, nước ta phải phát triển bền vững từ nông nghiệp. Nông nghiệp có vai trò cực kỳ quan trọng trong sự phát triển hưng thịnh của đất nước. Ngày 11/04/1946, khi viết “thư gửi điền chủ nông gia Việt Nam”, Bác đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển nông nghiệp “Việt Nam là một nước sống về nông nghiệp. Nền kinh tế ta lấy canh nông làm gốc Nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh” và coi việc tập trung phát triển nông nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm của toàn Đảng, toàn dân. Ban chấp hành trung ương với nghị quyết số 26 NQ/TƯ đã chỉ rõ việc phát triển nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay: “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước”. Sau đó, Chính phủ đã ban hành ra các chính sách hỗ trợ nhằm phát triển mạnh nông nghiệp, nông thôn như Nghị định 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn có hiệu lực từ 01/6/2010, tiếp theo là Nghị quyết 12/NQ-CP trong phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2012. Theo Nghị quyết, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ một cách chủ động, linh hoạt và có hiệu quả, chỉ đạo quyết liệt để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, nông hộ tiếp cận nguồn vốn tín dụng. Long Khánh là một thị xã thuộc tỉnh Đồng Nai, có nền kinh tế khá phát triển. Nhưng vì là một nền kinh tế mới nên thu nhập của người dân vẫn chủ yếu dựa vào
  10. 2 ngành nông nghiệp. Việc đi vay vốn là không thể thiếu đối với người dân nơi đây, nhưng để vay được từ các nguồn chính thức không phải đơn giản, thậm chí là rất tốn kém. Những chi phí phát sinh trong quá trình đi vay được gọi chung lại là chi phí đi vay. Theo Cuevas (1983), những chi phí này được xem như là sự ma sát trong quá trình hoạt động của thị trường tài chính. Chi phí đi vay càng lớn thì chi phí trung gian càng cao và kết quả là khu vực tài chính hoạt động càng kém hiệu quả (Virginia De Guia - Abiad, 1993). Đối với Trần Thọ Đạt (1998), chi phí đi vay có tác động xấu đến quá trình đổi mới của đất nước. Điều này cũng giống như các món tiền vay “rẻ” được cung cấp bởi chính phủ và các nhà tài trợ tập trung vào người nông dân nghèo thật sự không đến được tận tay những người cần thật sự. Bởi vì chi phí đi vay càng cao bao nhiêu thì người nông dân vay được càng ít số tiền cần thiết để sản xuất. Vậy, người đi vay đặc biệt là người nông dân ở thị xã Long Khánh có tốn nhiều chi phí khi đi vay không và có khó khăn trong việc tiếp cận nguồn tín dụng chính thức không. Từ thực tế đó, tôi xin đề cập đến đề tài : “Phân tích chi phí đi vay chính thức của nông dân tại thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai” 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Đề tài này được thực hiện nhằm đạt các mục tiêu cơ bản sau: Ước lượng chi phí đi vay chính thức của nông dân tại thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai. Xác định nhân tố ảnh hưởng đến chi phí đi vay của nông dân. Đề xuất giải pháp giảm thiểu chi phí đi vay và giúp tăng khả năng cho vay người nông dân đối với các tổ chức tín dụng. 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Luận văn nghiên cứu về chi phí đi vay chính thức của các nông hộ tại thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai. Ước lượng và xác định các nhân tố ảnh hưởng chi phí đi vay.
  11. 3 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Luận văn này được tiến hành nghiên cứu 200 hộ nông dân tại 09 xã thuộc thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, bao gồm Bàu Trâm, Bảo Vinh, Bảo Quang, Suối Tre, Xuân Lập, Bàu Sen, Xuân Tân, Hàng Gòn và Bình Lộc. Thời gian thực hiện đề tài này từ 15/01/2013 đến 30/09/2013.Thời gian thực hiện cuộc khảo sát ý kiến người đi vay từ 03/02/2013 đến 15/07/2013. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Luận văn này được nghiên cứu dựa trên phương pháp nghiên cứu định lượng: dựa vào bảng khảo sát bao gồm 32 câu hỏi dùng để tính toán các nhân tố tạo ra chi phí đi vay. Sử dụng phần mềm SPSS phân tích dữ liệu thu được, thống kê mô tả và hồi quy mô hình để ước lượng cũng như xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí đi vay. 6. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI Phát hiện ra các nhân tố có ảnh hưởng đến chi phí đi vay của các nông hộ có ý nghĩa vô cùng to lớn trong công tác quản trị của tổ chức tài chính. Nghiên cứu này đem lại các ý nghĩa sau: Thứ nhất, luận văn giúp các tổ chức tài chính ước lượng được chi phí đi vay mà người nông dân gặp phải. Thứ hai, thông qua các bản phân tích, chúng ta có thể so sánh sự khác biệt giữa các tổ chức tín dụng về các mức chi phí hình thành theo số tiền vay, chi phí đi vay. Thứ ba, từ các khám phá mới, luận văn giúp cho nhà quản lý tìm ra giải pháp để giảm thiểu chi phí đi vay, đồng thời hoàn thiện công tác quản trị, góp phần vào việc mở rộng khả năng tiếp cận nguồn tín dụng nông nghiệp, nông thôn chính thức tại thị xã Long Khánh.
  12. 4 7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN Luận văn này được chia thành 5 chương Chương mở đầu: Giới thiệu lý do lựa chọn đề tài, mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, các phương pháp sử dụng trong nghiên cứu và ý nghĩa thực tiễn của luận văn. Chương 1: Đưa ra các cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu liên quan đến đề tài nghiên cứu và sau đó xây dựng mô hình nghiên cứu chính thức cho luận văn. Chương 2: Phân tích sâu vào thiết kế nghiên cứu, quy trình nghiên cứu, công cụ thu thập số liệu, vùng nghiên cứu, kích thước mẫu và phương pháp phân tích. Chương 3: Khái quát về địa bàn thị xã Long Khánh, sau đó tiến hành phân tích kết quả thu được bao gồm mô tả, ước lượng và xác định nhân tố ảnh hưởng chi phí đi vay. Chương kết luận và kiến nghị: Tổng kết lại những điều luận văn làm được và chưa làm được. Từ đó, đưa ra hướng phát triển mới cho đề tài nghiên cứu tiếp theo.
  13. 5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Chương 1 sẽ cung cấp cơ sở lý thuyết về đề tài nghiên cứu bao gồm tín dụng, tín dụng lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn cũng như chi phí đi vay nông nghiệp, nông thôn. Từ đó, đưa ra mô hình nghiên cứu cho luận văn. Chương này sẽ gồm 2 phần. Phần 1 bàn luận về cơ sở lý thuyết; và phần 2 sẽ đưa ra mô hình nghiên cứu luận văn thực hiện. 1.1. Cơ sở lý thuyết 1.1.1. Tín dụng 1.1.1.1. Khái niệm Tín dụng (credit), xuất phát từ tiếng Latin là credo – là sự tin tưởng, sự tín nhiệm và được định nghĩa dưới nhiều gốc độ khác nhau: tín dụng là quan hệ vay mượn trên nguyên tắc hoàn trả, là quá trình tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ hay hiện vật trên nguyên tắc có hoàn trả. Tín dụng cũng có thể là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người sở hữu sang người sử dụng để sau một thời gian sẽ thu hồi về một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu. Và ở khía cạnh khác, tín dụng là sự chuyển dịch vốn dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật của một tổ chức, cá nhân này cho một tổ chức, cá nhân khác sử dụng trong một thời gian nhất định trên nguyên tắc hoàn trả. Như vậy, tín dụng có thể được diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau nhưng bản chất của tín dụng là một giao dịch về tài sản giữa một bên là người đi vay và một bên là người cho vay trên cơ sở hoàn trả cả gốc và lãi. 1.1.1.2. Chức năng Tín dụng có ba chức năng chủ yếu Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ: Đây là chức năng cơ bản nhất của tín dụng, nhờ chức năng này của tín dụng mà các nguồn vốn tiền tệ trong xã hội được điều chuyển từ nơi “thừa vốn” sang nơi “thiếu vốn” để sử dụng nhằm mục đích phát triển nền kinh tế.
  14. 6 Chức năng tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội: Hoạt động tín dụng tạo điều kiện cho sự ra đời của các công cụ lưu thông tín dụng như kỳ phiếu, séc, thẻ thanh toán thay thế sự lưu thông tiền mặt và làm giảm chi phí in ấn, vận chuyển, bảo quản tiền. Thông qua ngân hàng, các khách hàng có thể giao dịch với nhau bằng hình thức chuyển khoản hoặc bù trừ; và cũng nhờ hoạt động tín dụng mà nguồn vốn đang nằm trong xã hội được huy động để sử dụng cho sản xuất và lưu thông hàng hóa, làm cho tốc độ chu chuyển vốn trong phạm vi toàn xã hội tăng lên. Chức năng kiểm soát các hoạt động kinh tế: Thông qua hoạt động tín dụng, Nhà nước có thể kiểm soát hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng vay vốn, mà cụ thể trong tín dụng nông thôn là các hộ vay với mục đích và giám sát việc sử dụng vốn. 1.1.1.3. Vai trò Tín dụng là nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của ngân hàng góp phần quan trọng trong sự phát triển chung của nền kinh tế. Tín dụng có vai trò giúp đáp ứng nhu cầu về vốn thiếu hụt để duy trì quá trình sản xuất được liên tục, kịp thời. Tín dụng thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất, là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế phát triển và góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả. 1.1.1.4. Phân loại Phân loại tín dụng theo hình thức cho vay, bao gồm tín dụng chính thức, tín dụng bán chính thức và tín dụng phi chính thức. Tín dụng chính thức: Là hình thức hợp pháp, được sự cho phép của nhà nước. Các tổ chức tín dụng chính thức hoạt động dưới sự giám sát và chi phối của Ngân hàng Nhà nước. Các nghiệp vụ hoạt động phải chịu sự điều chỉnh của Luật Ngân hàng như sự quy định khung lãi suất, huy động vốn, cho vay, và những dịch vụ mà chỉ có các tổ chức tài chính chính thức mới cung cấp được. Các tổ chức tín dụng chính thức bao gồm các ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách xã hội, quỹ tín dụng nhân dân và các chương trình trợ giúp của Chính phủ. Tín dụng bán chính thức: Là hình thức tín dụng hợp pháp, được sự cho phép của nhà nước. Tín dụng bán chính thức thông qua các tổ chức phi Chính phủ, các tổ
  15. 7 chức hùn vốn ở địa phương thông qua các hội nghề nghiệp như Hội phụ nữ, Hội nông dân, hợp tác xã, hình thức này có tính tương trợ cao, lãi suất cho vay rất thấp có khi bằng không, thời hạn vay chủ yếu là ngắn hạn. Tín dụng phi chính thức: Là các hình thức tín dụng nằm ngoài sự quản lý của Nhà nước, thường là hình thức tín dụng nặng lãi. Các hình thức này tồn tại khắp nơi và gồm nhiều nguồn cung vốn như cho vay chuyên nghiệp, thương lái cho vay, người thân, bạn bè, họ hàng hay cửa hàng vật tư nông nghiệp, hụi. Lãi suất cho vay và những quy định trên thị trường này do người cho vay và người vay quyết định. Trong đó, hình thức cho vay nặng lãi bị Nhà nước nghiêm cấm. Bảng 1.1 Các nhà cung cấp dịch vụ tài chính nông thôn Khu vực chính thức Khu vực bán chính Khu vực phi chính thức thức Ngân hàng trung ương Các hợp tác xã tín dụng và Các hiệp hội tiết kiệm. Các ngân hàng thương tiết kiệm. Cá hiệp hội tín dụng và mại, đầu tư, tiết kiệm, Các hiệp hội tín dụng. tiết kiệm quay vòng và phát triền. Các ngân hàng nhân dân. biến thể của nó. Các ngân hàng phục vụ Các ngân hàng hợp tác xã. Các công ty tài chính, đầu nông thôn. Các quỹ tiết kiệm tạo việc tư phi chính thức. Các ngân hàng theo mô làm. Những người cho vay cá hình hợp tác xã. Các ngân hàng làng xã. nhân thương mại. (Ví dụ: Các tổ chức phi ngân hàng Các dự án phát triển, các người cho vay nặng lãi); khác. tổ chức phi chính phủ. và phi thương mại ( hàng Các tổ chức tiết kiệm theo Các nhóm tương hỗ. xóm, bạn bè, họ hàng, ) hợp đồng, Quỹ hưu trí. Các thương gia và chủ Các công ty bảo hiểm. hiệu. Các thị trường ( cổ phiếu, trái phiếu) Nguồn: Legerwood (1999)
  16. 8 Tín dụng được phân loại theo kỳ hạn hay thời gian cho vay, được chia ra làm 3 loại: Ngắn hạn: các món vay có thời hạn dưới 12 tháng. Đây là loại tín dụng phổ biến trong tín dụng nông thôn, với các nhu cầu sản xuất trong một vụ mùa. Lãi suất của các món vay này thường thấp. Trung hạn: các món vay có thời gian vay từ 12 tháng đến 60 tháng, dùng để cho vay mở rộng sản xuất, đầu tư phát triển nông nghiệp như mua giống vật nuôi, cây trồng lâu năm và xây dựng các công trình nhỏ. Dài hạn: các món vay có thời gian vay từ 60 tháng trở lên, chủ yếu dành cho các đối tượng nông hộ đầu tư sản xuất có quy mô lớn và kế hoạch sản xuất khả thi. Hình thức này rất ít khi xảy ra và thường mang rủi ro cao. 1.1.2. Tín dụng lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn 1.1.2.1. Khái niệm Hộ sản xuất nông nghiệp là hộ chuyên sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, bao gồm: trồng trọt, chăn nuôi, làm kinh tế tổng hợp và một số hoạt động khác nhau nhằm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Hơn thế nữa, hộ sản xuất nông nghiệp có tính chất tự sản xuất, do các cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm toàn bộ kết quả sản xuất kinh doanh. 1.1.2.2. Đặc trưng cơ bản Tính chất thời vụ trong cho vay nông nghiệp có liên quan đến chu kỳ sinh trưởng của động, thực vật trong ngành nông nghiệp. Tính thời vụ được biểu hiện ở những phương diện sau: Vụ, mùa trong sản xuất nông nghiệp quyết định thời điểm cho vay và thu nợ. Chu kỳ sinh trưởng, phát triển và thu hoạch cây, con là yếu tố quyết định thời hạn cho vay. Ngoài ra, cho vay lĩnh vực nông nghiệp còn có đặc điểm là chi phí tổ chức cho vay có liên quan đến nhiều yếu tố như chi phí tổ chức mạng lưới, chi phí cho vay thẩm định, theo dõi khách hàng, chi phí phòng ngừa rủi ro. Cụ thể là:
  17. 9 Cho vay nông nghiệp đặc biệt là cho vay các hộ sản xuất thường chi phí nghiệp vụ cho mỗi đồng vay vốn thường cao do quy mô từng lần vay vốn nhỏ. Số lượng khách hàng đông, phân bố ở khắp nơi nên mở rộng cho vay thường liên quan tới việc mở rộng mạng lưới cho vay và thu nợ (mở chi nhánh, phòng giao dịch, tổ cho vay ở xã) Mặt khác, do ngành nông nghiệp có độ rủi ro tương đối cao (thiên tai, dịch bệnh) nên chi phí cho dự phòng rủi ro là tương đối lớn so với các ngành khác. 1.1.2.3. Vai trò của tín dụng trong phát triển nông thôn Tín dụng góp phần dịch chuyển cơ cấu nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao thu nhập và đời sống nông dân, thu hẹp sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị, cũng như tạo điều kiện cho người nông dân được áp dụng các kỹ thuật công nghệ vào sản xuất kinh doanh tiến bộ, đẩy mạnh phát triển ngành mũi nhọn thu nhiều ngoại tệ cho quốc gia. Từ đó, tín dụng góp phần tích lũy cho nền kinh tế. 1.1.3. Chi phí đi vay nông nghiệp, nông thôn 1.1.3.1. Các nghiên cứu nước ngoài Tác phẩm “An Analysis of Transaction Costs of Obtaining Credits in Rural Iran” của Hosseini, Khaladi, Ghorbani và Brewin (2012). Chi phí đi vay bao gồm tất cả các chi phí ngoại trừ chi phí lãi vay, phát sinh trong quá trình vay tín dụng. Vì vậy, tổng chi phí có thể được xem xét như sau: TCC = IC + TC. TCC là tổng chi phí vay tín dụng. IC đại diện cho chi phí lãi vay và TC là các chi phí đi vay cần thiết để vay được tiền, bao gồm các khoản chi phí người đi vay phải tốn khi phải đến ngân hàng nhiều lần để nộp đơn xin vay, thương lượng, rút tiền vay, trả lãi vay, hay thời gian chờ đợi hàng giờ, thậm chí cả hàng tháng. Chi phí đi vay bao gồm 07 loại chi phí kết hợp lại, bao gồm: Chi phí đi lại, chi phí cơ hội, chi phí hành chính, chi phí thế chấp, chi phí giấy tờ, chi phí tư vấn và chi phí khác.
  18. 10 Tác phẩm “Borrower Transaction Costs and Credit Rationing in Rural Financial Markets: The Philippine Case” của Virginia De Guia-Abiad (1993). Chi phí đi vay của người đi vay theo giả thuyết được quyết định bởi 2 nhân tố là tổng số tiền mặt bỏ ra ban đầu để được vay và chi phí thời gian. Và công thức tính chi phí đi vay như sau: lnTC = a0 + a1ln L + a2ln (i) + a3ln A + b1COL + b2 DEL + b3 BANK + b4 YEAR + b5 DIST Với: TC = Chi phí đi vay của người đi vay. L = Tổng số tiền vay cần thiết. i = Lãi vay thực được tính trên số tiền vay. A = Diện tích đất sở hữu. COL = Biến giả dùng để phân biệt loại tài sản thế chấp; 1 là bất động sản và 0 là các loại khác. DEL = Biến giả dùng để chỉ hoạt động trả lãi của người đi vay; 1 dùng để chỉ người đi vay để quá hạn trong quá khứ, 0 là các dạng khác. BANK = Biến giả dùng để phân biệt loại ngân hàng cho vay; 1 dùng để chỉ ngân hàng nông nghiệp, 0 dùng để chi các ngân hàng khác. YEAR = Biến giả dùng đề phân biệt số tiền vay được vay trước hay sau sự thay đổi về lãi suất; 1 được dùng để chi giai đoạn (1986-1987) và 0 được dùng để chi giai đoạn (1972-1985). DIST = Khoảng cách đến ngân hàng (được đo bằng thời gian đi lại). Trong tác phẩm “Borrowing Costs and the Demand for Rural Credit” của Adams và Nehman (1978). Người đi vay số tiền ít và cá nhân chưa có kinh nghiệm đi vay có thể sẽ phát sinh nhiều chi phí đi vay lớn để có thể vay được tiền. Ít nhất là có 3 chi phí mà người đi vay có thể gặp phải, đó là: (1) các loại phí trên món tiền vay bên cạnh lãi vay như phí nộp đơn, phí dịch vụ, phí bồi hoàn và phí tất toán khoản nợ. Người cho vay cũng có thể tăng chi phí đi vay bằng cách khấu trừ lãi vay trước hay thu lãi vay
  19. 11 cho toàn bộ số tiền vay mặc dù người đi vay chỉ rút một phần món tiền vay thôi. (2) Ở các nước thu nhập thấp, những người nông dân nghèo có thể bị ép buộc phải thỏa thuận với trung gian, “cò tín dụng” trước khi được vay. Cá nhân đó có thể là một nhân viên, một cán bộ địa phương, hay một lãnh đạo. Trong một số trường hợp, một khách hàng đi vay tiềm năng phải trả chi phí để nhờ chuyên gia kiểm định và theo dõi món vay. (3) Trong nhiều trường hợp, chi phí lớn nhất và quan trọng nhất chính là thời gian và chi phí đi lại mà người đi vay phải bỏ ra để vay được tiền. Rất nhiều người đi vay mới hay vay những món tiền nhỏ được yêu cầu ghé chỗ cá nhân, tổ chức cho vay chính thức nhiều lần để thỏa thuận món tiền vay, lấy từng phần tiền vay và thực hiện việc chi trả. Một số chuyến ghé thăm này đòi hỏi phải liên tục đợi trong một khoảng thời gian dài và đi một khoảng đường xa. Việc mất thời gian lao động có thể cũng rất quan trọng, đặc biệt khi các giao dịch vay mượn ấy nhằm vào mùa vụ gieo trồng hay gặt hái, khi đó chi phí cơ hội của thời gian người đi vay rất quan trọng. Trong tác phẩm “Rural Financial Markets in Low-income Countries: Recent Controversies and Lessons” của Dale W. Adams và Robert C. Vogel (1986). Thị trường tài chính cũng giống như một cổ máy để hoạt động suôn sẻ, cần phải có một ít sự ma sát nhỏ, và chính điều đó tạo nên chi phí đi vay giữa những bên tham gia. Chi phí đi vay đối với người cho vay chính là chi phí huy động vốn để cho vay, chi phí thu thập thông tin những người đi vay tiềm năng, chi phí duy trì món tiền và thu lãi vay. Còn đối với người đi vay, chi phí đi vay chính là chi phí đi lại và thời gian chờ đợi để thương lượng, thực hiện vay nợ và chi trả món nợ, thậm chí còn phải tặng quà cho cán bộ tín dụng. Lãi suất trần đã làm giới hạn khả năng của các tổ chức trung gian thu lời đối với người đi vay, nên đã tăng các yêu cầu về thế chấp, và thẩm định như là chi phí thay thế.
  20. 12 1.1.3.2. Các nghiên cứu trong nước Tác phẩm “Borrower Transaction Costs and Credit Rationing: A study of the rural credit market in Viet Nam” (1998) của Trần Thọ Đạt. Chi phí đi vay đóng một vai trò quan trọng trong việc phân phối lại vốn vay và cấu trúc của thị trường tài chính nông thôn. Chi phí đi vay nên được xem là những chi phí xuất hiện trong quá trình đi vay vốn hơn là chi phí của chỉ chính dịch vụ đó thôi. Mở rộng ra, chi phí đi vay có thể bao gồm cả chi phí nghiên cứu, chi phí lựa chọn, chi phí thương lượng hợp đồng, chi phí kiểm soát và các chi phí khác liên quan trong việc tất toán các hợp đồng sửa đổi, hợp đồng bị hủy. Để lượng hóa chí phí giao dịch, Trần Thọ Đạt đã chỉ định ít nhất 4 loại chi phí đi vay sau: Chi phí món tiền vay thông qua phí được thu bởi người cho vay (ngoài chi phí trả lãi vay); phí dịch vụ thu bởi cán bộ địa phương hay UBND (chi phí công chứng, ); và chi phí thế chấp tài sản. Chi phí đi lại để vay được vốn. Đường xấu hay cấu trúc hạ tầng thấp kém sẽ làm cho người đi vay tốn nhiều thời gian hơn để hoàn tất các thủ tục giấy tờ cần thiết, cũng như đi công chứng, ký kết theo yêu cầu của ngân hàng cho vay. Chi phí để thu hút sự quan tâm của nhân viên ngân hàng. Bởi vì trong quá trình vay vốn, người đi vay phải làm việc với nhiều bộ phận công chức nên để cho mọi việc nhanh chóng thì những món quà như gói thuốc, tiền cà phê là không thể thiếu. Thêm vào đó, các nhân viên ngân hàng còn có thể cung cấp cho khách hàng những ưu đãi với các điều kiện tốt hơn rất nhiều. Chi phí cơ hội là chi phí đi vay quan trọng nhất mà người đi vay phải bỏ ra đó chính là thời gian. Ngân hàng đời hỏi rất nhiều giấy tờ, chứng từ liên quan và giữa thời gian nộp “đơn yêu cầu xin vay” đến khi quyết định cho vay rất lâu.
  21. 13 1.2. Mô hình nghiên cứu Ít nhất là đã có 3 nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến chi phí đi vay như tác phẩm của Hoseini, Khaladi, Ghorbani và.Grewin(2012), Virginia De Guia – Abiad (1993), Adams và Nehman (1986) nhưng khi lựa chọn mô hình các yếu tố ảnh hưởng chi phí vay vốn ở Việt Nam, luận văn sẽ sử dụng mô hình của Trần Thọ Đạt trong tác phẩm “Borrower Transaction Costs and Segmented Markets in Viet Nam” được nghiên cứu vào năm 1998 tại Đại học Quốc Gia Autraslia. Bởi vì mô hình của ông được nghiên cứu tại chính Việt Nam, gắn liền với đặc điểm riêng vốn có của nó. Mô hình những nhân tố ảnh hưởng đến chi phí đi vay của Trần Thọ Đạt được biểu diễn như sau: lnTC = α0 + β1ln r + β2lnL + η1INFLU + η2PRE + ρ ARR + µlnDIS. Trong đó TC = Chi phí đi vay (ngàn đồng); r = Lãi suất danh nghĩa (%/tháng); L = Số tiền vay (ngàn đồng); INFLU = Biến giả đại diện cho sự ảnh hưởng. (1 nếu người đi vay được xem là có ảnh hưởng, 0 là không có); PRE = Biến giả đại diện cho mối quan hệ với ngân hàng trước đó (1 nếu người đi vay đã có quan hệ trước đó với ngân hàng, 0 là không có); ARR = Biến giả đại diện cho sự sắp xếp chính thức để cho vay (1 nếu người đi vay cá nhân, 0 nếu người đi vay dưới dạng tổ vay vốn); DIS = khoảng cách giữ nơi cư trú của người đi vay và ngân hàng (km); Và trong quá trình khảo sát ý kiến của người nông dân, nhận thấy 2 biến là MORT, đại diện cho việc có đi thế chấp tài sản và biến AGRI, đại diện cho việc có phải vay của ngân hàng nông nghiệp được nhiều khách hàng quan tâm và cho rằng có ảnh hưởng đến chi phí đi vay, nên luận văn xin được mở rộng mô hình để đảm bảo thêm tính cập nhật, đổi mới.
  22. 14 Đây cũng là điểm mới của luận văn khi thêm 2 biến nghiên cứu mới. Biến MORT, AGRI đại diện cho việc thế chấp và việc vay tại ngân hàng nông nghiệp cũng đã được nghiên cứu từ tác phẩm của Virginia De Guia-Abiad (1993). Tổng số tiền vay Lãi suất vay Mối quan hệ với ngân hàng Cách sắp xếp cho vay CHI PHÍ ĐI VAY Khoảng cách Sự ảnh hưởng của người vay Việc thế chấp tài sản Ngân hàng nông nghiệp cho vay Hình 1.1 Mô hình nghiên cứu
  23. 15 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Chương 1 đã tổng kết các lý thuyết, các nghiên cứu về tín dụng, tín dụng nông nghiệp, chi phí đi vay và đặc biệt là xây dựng mô hình nghiên cứu cho đề tài. Chương 2 sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu, bắt đầu với thiết kế nghiên cứu, nhằm làm rõ hơn cho mô hình được đề xuất ở chương 1 và kiểm định sự phù hợp của mô hình lý thuyết với thông tin thu thập. Đồng thời, phương pháp chọn mẫu nghiên cứu, phương pháp phân tích dữ liệu cũng được trình bày ở chương này. Chương này gồm 5 phần chính là: (1) Thiết kế nghiên cứu; (2) Quy trình nghiên cứu; (3) Công cụ thu thập số liệu; (4) Vùng nghiên cứu và kích thước mẫu; (5) Phương pháp phân tích dữ liệu. 2.1. Thiết kế nghiên cứu Chi phí đi vay, chi phí phát sinh trong quá trình đi vay sẽ chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố. Mô hình nghiên cứu trong luận văn chủ yếu dựa vào mô hình gốc của Trần Thọ Đạt (1998) và mở rộng thêm 02 biến mới. Bên cạnh đó, luận văn cũng sẽ thực hiện hồi quy 2 mô hình với sự thay đổi của biến phụ thuộc chi phí đi vay và tỉ lệ chi phí đi vay/ số tiền vay để kiểm định và mở rộng thêm cho đề tài về chi phí đi vay. n Mô hình tổng quát:Yi = βo + βi Xij +ei j=1 Yi là biến phụ thuộc, thể hiện chi phí đi vay của người nông dân và tỉ lệ chi phí đi vay/ số tiền vay, Xij là biến độc lập, được đo lường định lượng tùy thuộc vào nhiều yếu tố, các yếu tố đó như: tổng số tiền vay, lãi suất món tiền vay, sự ảnh hưởng của khách hàng, mối quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng trước đó, sự sắp xếp chính thức để cho vay, khoảng cách tới các tổ chức tín dụng, việc đi thế chấp và việc vay ngân hàng nông nghiệp hay không. Mô hình 1 của luận văn: ln TC = α0 + β1 ln r + β2 lnL + η1 INFLU + η2 PRE + ρ ARR + µ lnDIS + π1MORT + π2 AGRI.
  24. 16 Trong đó: TC = Chi phí đi vay (ngàn đồng); r = Lãi suất danh nghĩa ( %/năm); L = Số tiền vay (ngàn đồng); INFLU= Biến giả đại diện cho sự ảnh hưởng. (1 nếu người đi vay được xem là có ảnh hưởng, 0 là không có); PRE = Biến giả đại diện cho mối quan hệ với ngân hàng trước đó (1 nếu người đi vay đã có quan hệ trước đó với ngân hàng, 0 là không có); ARR = Biến giả đại diện cho sự sắp xếp chính thức để cho vay (1 nếu người đi vay cá nhân, 0 nếu người đi vay dưới dạng tổ vay vốn); DIS = khoảng cách giữ nơi cư trú của người đi vay và ngân hàng (km); MORT= Biến giả đại diện cho việc có phải đi thế chấp tài sản hay không. AGRI = Biến giả đại diện cho việc đi vay ngân hàng nông nghiệp hay không. Và mô hình 2 của nghiên cứu với sự thay đổi biến phụ thuộc chi phí đi vay bằng tỉ lệ chi phí đi vay/ số tiền vay. lnTCL = α0 + β1 ln r + β2 lnL + η1 INFLU + η2 PRE + ρ ARR + µ lnDIS + π1MORT + π2 AGRI. Trong đó: TCL = Tỉ lệ giữa chi phí đi vay trên tổng số tiền vay. Chi phí đi vay ở lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn có ảnh hưởng rất quan trọng đến sự phát triển của hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng cũng như tăng khả năng vay vốn của các hộ nông dân tại thị xã Long Khánh. Khi tìm hiểu được các nhân tố tác động mạnh đến chi phí đi vay, các nhà quản trị có thể đề xuất các giải pháp đúng để giảm thiểu chi phí đi vay cho người nông dân, tạo điều kiện tiếp cận được nguồn vốn, gắn kết hơn giữa tổ chức tín dụng chính thức và nông nghiệp, nông thôn và nông dân.
  25. 17 BẢNG 2.1 CÁC BIẾN PHỤ THUỘC CỦA MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU KỲ VỌNG DẤU TÊN ĐO LƯỜNG BIẾN Mô hình 1 Mô hình 2 L Số tiền xin vay + + R Lãi suất danh nghĩa - + PRE Mối quan hệ với tổ chức tín dụng - - ARR Cách sắp xếp cho vay theo nhóm hay - - cá nhân DIS Khoảng cách từ nơi cư trú, sản xuất + + nông nghiệp đến tổ chức tín dụng INF Người vay tạo ảnh hưởng đối với + + nhân viên tín dụng MORT Thế chấp tài sản đảm bảo tại tổ chức + + tín dụng AGR Vay ngân hàng nông nghiệp hay vay - - các tổ chức tín dụng khác (Nguồn: nghiên cứu năm 2013) Trên cơ sở nghiên cứu và tham khảo các tài liệu liên quan, luận văn này đưa ra một mô hình nghiên cứu bao gồm 8 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến chi phí đi vay ở lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn như sau: Tổng số tiền vay càng lớn thì người đi vay càng phải chịu nhiều chi phí hơn như chi phí công chứng, chi phí thế chấp, chi phí cơ hội mất đi để hoàn tất thủ tục vay cùng với nhiều loại chi phí khác nữa theo kết quả nghiên cứu của Trần Thọ Đạt (1998), Hosseini, Khaladi, Ghorbani và Brewin (2012), Virginia De Guia- Abiad (1993) và Cuevas (1984). Luận văn kì vọng có mối quan hệ và tương quan dương cho mô hình nghiên cứu.
  26. 18 Lãi suất vay có tác động đến chi phí đi vay. Những món tiền vay có lãi suất thấp thường được người dân chú ý và yêu cầu xin vay nhiều. Do nhu cầu xin vay tăng cao nên làm cho chi phí đi vay của những món vay có lãi suất thấp phát sinh thêm như chi phí nước nôi, quà cáp cho nhân viên tín dụng, chi phí cơ hội (Trần Thọ Đạt, 1998). Nghiên cứu của Ahmed (1982) tại Bangladesh và Cuevas (1984) tại Honduras cũng cho kết quả tương tự. Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu của Hosseini, Khaladi, Ghorbani và Brewin (2012) có mối tương quan dương giữa lãi suất và chi phí đi vay vì lãi suất vay càng lớn, lãi vay càng cao. Thêm vào đó, các dịch vụ liên quan những món tiền vay có lãi suất cao phát sinh làm cho chi phí phát sinh tăng cao. Tổng kết lại, vì luận văn dựa vào nghiên cứu của tác giả Trần Thọ Đạt nên kỳ vọng có mối tương quan âm (-) giữa 2 biến trên. Mối quan hệ giữa nhân viên ngân hàng và khách hàng vay có ảnh hưởng tới chi phí đi vay. Theo Trần Thọ Đạt (1998), nếu người đi vay có mối quan hệ trước đó với ngân hàng thì sẽ tốn ít chi phí đi vay hơn là những người đi vay lần đầu vì người đi vay hiểu được các yêu cầu, thủ tục của ngân hàng tốt hơn và về phía ngân hàng cũng có đánh giá tín dụng tốt hơn cho những khách hàng truyền thống mà có thể bỏ qua các quá trình kiểm tra, thủ tục cho vay nhanh hơn. Cách sắp xếp cho vay, theo Trần Thọ Đạt (1998), có ảnh hưởng với chi phí đi vay. Việc đi vay theo nhóm sẽ giảm nhiều chi phí hơn đi vay theo cá nhân vì giảm được chi phí thời gian chờ đợi, chi phí kiểm tra do vay theo tổ vay vốn. Hiện tại, ở Long Khánh hình thức vay theo nhóm, tổ vay vốn vẫn còn nhưng đã giảm nhiều, tập trung chủ yếu ở ngân hàng chính sách xã hội. Kì vọng có mối quan hệ và tương quan âm. Khoảng cách có ảnh hưởng trực tiếp đối với chi phí đi vay bởi vì khoảng cách giữa ngân hàng cho vay và nơi người dân sản xuất càng xa thì người dân càng tốn nhiều chi phí thời gian, chi phí đi lại. Có rất nhiều nghiên cứu chứng minh có mối tương quan như các tác phẩm của Trần Thọ Đạt (1998), Hosseini, Khaladi, Ghorbani và Brewin (2012), LIanto (2004),Virginia De Guia- Abiad (1993) và Adams và Nehman (1978). Kì vọng có mối tương quan dương giữa 2 biến.
  27. 19 Sự ảnh hưởng của người vay có mối tương quan với chi phí đi vay. Theo Trần Thọ Đạt (1998), sự ảnh hưởng của người vay với nhân viên tín dụng sẽ giúp giảm thời gian và một số chi phí khác để vay được tiền. Sự ảnh hưởng không chỉ gói gọn trong việc ảnh hưởng về vị trí cấp bậc, địa vị xã hội mà còn là sự ảnh hưởng của quà tặng, vật chất của người đi vay, bởi vì ngân hàng cung cấp rất nhiều chương trình tín dụng, lãi suất vay cho từng khu vực, kì hạn vay và một số quyền lợi khác và để có những đặc quyền này thì người đi vay phải tốn chi phí như quà tặng, tiền bạc. Việc thế chấp tài sản có mối tương quan với chi phí đi vay? Trong quá trình đi khảo sát, người đi vay cho rằng việc thế chấp tài sản cũng tốn khá nhiều tiền bạc, thời gian và làm tăng lên chi phí đi vay rất nhiều. Nghiên cứu về mối quan hệ này, Virginia De Guia- Abiad (1993) đã chứng minh là có mối tương quan dương giữa việc thế chấp tài sản và chi phí đi vay khi nghiên cứu tại Philippine. Mối quan hệ giữa ngân hàng nông nghiệp cho vay và chi phí đi vay. Đây cũng là vấn đề mở rộng của mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí đi vay. Theo ý kiến khảo sát của người dân thì lợi thế đi vay ngân hàng nông nghiệp ở lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn được số tiền lớn hơn ngân hàng chính sách xã hội nhưng lãi suất lại thấp hơn các tổ chức tín dụng khác. Việc đi vay ngân hàng nông nghiệp có mối tương quan với chi phí đi vay theo nghiên cứu của Virginia De Guia- Abiad (1993) tại Philippine. Kì vọng biến AGR, đại diện cho việc đi vay tại ngân hàng nông nghiệp có mối quan hệ và tương quan âm (-) với biến phụ thuộc. Mối quan hệ giữa các biến giải thích và hệ số chi phí đi vay/ số tiền vay: Tỉ lệ chi phí đi vay/ số tiền vay được giải thích là chi phí mà người vay phải chi ra cho một đồng tiền vay vốn. Có rất ít nghiên cứu về sự tương quan của hệ số chi phí đi vay/ số tiền vay với các biến phụ thuộc nhưng dựa vào phân tích và kì vọng của chi phí đi vay có mối quan hệ với 8 biến giải thích và điều này cũng sẽ có ảnh hưởng đối với hệ số chi phí đi vay/ số tiền vay. Chỉ có tác phẩm “An Analysis of Transaction Costs of Obtaining Credits in Rural Iran” của Khaladi, Ghorbani và Brewin (2012) chứng minh là có sự ảnh hưởng của các nhân tố: số tiền vay, lãi suất
  28. 20 và khoảng cách và có mối tương quan dương (+) đối với hệ số chi phí đi vay/ số tiền vay. Mối tương quan giữa số tiền vay đối với tỉ lệ chi phí đi vay/ số tiền vay là tỉ lệ thuận. Khi số tiền vay tăng lên thì làm cho chi phí đi vay tăng lên với tỉ lệ cao hơn tỉ lệ tăng của số tiền vay do phát sinh thêm các loại chi phí khác như chi phí bảo hiểm số tiền vay lớn, chi phí thế chấp, chi phí công chứng và một số loại chi phí khác nữa. Hay nói cách khác, người đi vay số tiền ít phải trả nhiều chi phí cho một đồng vốn mà họ vay được. Và mối tương quan giữa lãi suất danh nghĩa tác động đến tỉ lệ chi phí đi vay/ số tiền vay. Theo tác giả Khaladi, Ghorbani và Brewin (2012), khi lãi suất danh nghĩa tăng lên, người đi vay sẽ phải tốn nhiều chi phí hơn. Bời vì, bên cạnh phần lãi vay tăng lên thì người đi vay ở nhóm có lãi suất vay cao thuộc nhóm có thu nhập cao hoặc tiềm ẩn rủi ro cao hơn nên làm tổng chi phí đi vay tăng, trong khi số tiền vay không đổi. Tương quan giữa khoảng cách với tỉ lệ chi phí đi vay/ số tiền vay được giải thích tương tự như giải thích của Trần Thọ Đạt, có mối tương quan dương giữa 2 biến phụ thuộc và biến giải thích. Đối với các biến giải thích khác, dựa trên những lập luận có ảnh hưởng đối với biến phụ thuộc chi phí đi vay nên cũng sẽ có ảnh hưởng đối với tỉ lệ chi phí đi vay/ số tiền vay. Vì vậy, luận văn kỳ vọng có mối tương quan đối với tất cả các biến giống như bảng 2.1.
  29. 21 2.2. Quy trình nghiên cứu Xác định vấn đề Câu hỏi nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Lý thuyết, mô hình, biến số, giả thuyết, chọn mẫu, phương pháp thu thập số liệu Thu thập & Phân tích dữ liệu Thảo luận kết quả Hình 2.1.QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU
  30. 22 2.3. Công cụ thu thập số liệu Số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp các nông hộ tại nhà ở các xã thuộc thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai thông qua bảng câu hỏi được thiết kế sẵn, theo nguyên tắc chọn mẫu ngẫu nhiên. Theo Nguyễn Trương Nam (2013), việc phỏng vấn trực tiếp có những ích lợi như sau: do gặp mặt trực tiếp nên có thể thuyết phục đối tượng trả lời, tỉ lệ tham gia cao, người phỏng vấn có thể giải thích rõ cho đối tượng về các câu hỏi, có thể kiểm tra dữ liệu tại chổ trước khi ghi vào phiếu điều tra và điều này rất thích hợp cho những nghiên cứu có bộ câu hỏi dài, phức tạp. Số liệu thứ cấp được thu thập, xử lý và phân tích từ các văn kiện báo cáo kinh tế - xã hội của địa phương, thông qua sách, báo, tạp chí, niên giám thống kê tỉnh Đồng Nai, niên giám thống kê thị xã Long Khánh, báo cáo kết quả kinh doanh của các ngân hàng tại địa bàn nghiên cứu . Bên cạnh đó, số liệu thứ cấp còn được thu thập từ các nghiên cứu khoa học có liên quan. 2.4. Vùng nghiên cứu và kích thước mẫu Nghiên cứu được thực hiện tại địa bàn thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai (phụ lục 1), với các bảng điều tra chỉ được thực hiện tại các xã Bàu Trâm, Bảo Vinh, Bảo Quang, Suối Tre, Xuân Lập, Bàu Sen, Xuân Tân, Hàng Gòn và Bình Lộc với mục tiêu là xác định chi phí đi vay vốn của nông hộ. Tổng số bảng khảo sát phát ra là 200 bảng, thu lại được 189 bảng hợp lệ. Để tiến hành phân tích hồi qui một cách tốt nhất, Tabachnick và Fidell (2007) cho rằng kích thước mẫu phải bảo đảm theo công thức: n ≥ 8m + 50 (n là cỡ mẫu, m là số biến độc lập trong mô hình). Như vậy, với số lượng khảo sát 189 bảng là chấp nhận được đối với nghiên cứu này. 2.5. Phương pháp phân tích số liệu Các số liệu sau khi được thu thập sẽ được phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS phiên bản 16.0 để xử lý và phân tích số liệu qua các phân tích sau: thống kê mô tả và phân tích hồi qui. Cụ thể:
  31. 23 Thống kê mô tả: Theo wikipedia, thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Thống kê mô tả và thống kê suy luận cùng cung cấp những tóm tắt đơn giản về mẫu và các thước đo. Cùng với phân tích đồ họa đơn giản, chúng tạo ra nền tảng của mọi phân tích định lượng về số liệu. Để hiểu được các hiện tượng và ra quyết định đúng đắn, cần nắm được các phương pháp cơ bản của mô tả dữ liệu. Xây dựng mô hình hồi qui tuyến tính: Mô hình hồi qui đa biến được sử dụng dùng để phân tích mối quan hệ giữa một biến phụ thuộc với nhiều biến độc lập. Ở nghiên cứu này, tác giả sẽ thực hiện kiểm định các giả định của mô hình hồi qui. Kiểm định các giả định của mô hình hồi qui: Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) chứng minh rằng sự chấp nhận kết quả hồi qui không thể tách rời việc kiểm tra về sự vi phạm các giả định. Nếu các giả định bị vi phạm, thì các kết quả ước lượng được không đáng tin cậy nữa. Vì thế, để đảm bảo kết quả hồi qui của mô hình nghiên cứu là đúng đắn và có ý nghĩa, các giả định của hàm hồi qui cần được kiểm định, bao gồm: liên hệ tuyến tính, phương sai của sai số không đổi, phân phối chuẩn của phần dư, tính độc lập của sai số và không có hiện tượng đa cộng tuyến. Liên hệ tuyến tính: Phương pháp được sử dụng là biểu đồ phân tán Scatterplot. Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008, trang 224), biểu đồ phân tán Scatterplot giữa 2 giá trị này đã được chuẩn hóa với phần dư chuẩn hóa trên trục tung và giá trị dự đoán trên trục hoành. Nếu giả định liên hệ tuyến tính và phương sai bằng nhau được thỏa mãn, thì ta sẽ không nhận thấy có quan hệ gì giữa các giá trị dự đoán và phần dư, chúng sẽ phân tán rất ngẫu nhiên. Phương sai của sai số không đổi: Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), hiện tượng phương sai của sai số thay đổi có thể làm cho các ước lượng của hệ số hồi qui không chệch nhưng không hiệu quả (tức là không phải ước lượng phù hợp nhất), từ đó làm cho kiểm định các giả thuyết mất hiệu lực khiến
  32. 24 chúng ta đánh giá nhầm về chất lượng của mô hình hồi qui. Để thực hiện kiểm định này, tác giả sẽ sử dụng hệ số kiểm định Breusch-Pagan đế kiểm định và tránh tình trạng phương sai của sai số thay đổi (Heteroscedasticity) cho mô hình hồi quy. Phân phối chuẩn của phần dư: Phần dư có thể không tuân theo phân phối chuẩn vì những lý do: sử dụng mô hình không đúng, phương sai không phải là hằng số, số lượng các phần dư không đủ nhiều để phân tích. Vì vậy, ta sử dụng nhiều cách khảo sát khác nhau để đảm bảo tính xác đáng của kiểm định. Nghiên cứu này sẽ sử dụng cách xây dựng biểu đồ tần số Histogram và biểu đồ P-P plot để khảo sát phân phối của phần dư (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Tính độc lập của sai số: Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) giải thích nguyên nhân hiện tượng này có thể là do các biến có ảnh hưởng không được đưa hết vào mô hình do giới hạn và mục tiêu nghiên cứu, chọn mối liên hệ tuyến tính mà lẽ ra là phi tuyến, sai số trong đo lường các biến , các lý do này có thể dẫn đến vấn đề tương quan chuỗi trong sai số và tương quan chuỗi cũng gây ra những tác động sai lệch nghiêm trọng đến mô hình hồi qui tuyến tính như hiện tượng phương sai thay đổi. Đại lượng thống kê Durbin-Watson có thể dùng để kiểm định tương quan này. Nếu Durbin-Watson nằm trong đoạn từ 1 đến 3 thì có thể chấp nhận hiện tượng tự tương quan không xảy ra. Không có hiện tượng đa cộng tuyến: Trong tác phẩm “phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS”, Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008, trang 235) cho rằng “vấn đề của hiện tượng cộng tuyến là chúng cung cấp cho mô hình những thông tin rất giống nhau và rất khó tách rời ảnh hưởng của từng biến một đến biến phụ thuộc. Hiệu ứng khác của sự tương quan khác chặt giữa các biến độc lập là nó làm tăng độ lệch chuẩn của các hệ số hồi qui và làm giảm giá trị thống kê t của kiểm định ý nghĩa của chúng nên các hệ số có khuynh hướng kém ý nghĩa hơn khi không có đa cộng tuyến trong khi hệ số xác định R square vẫn khá cao”. Hiện tượng này được kiểm định thông qua hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance inflation factor). Tuy nhiên, Nguyễn Duy Tâm (2009) cho rằng không có tiêu chuẩn chính xác nào nói lên độ lớn của VIF là bao nhiêu thì hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra
  33. 25 nhưng nếu VIF ≥ 10 thì hiện tượng đa cộng tuyến rất cao. Với nghiên cứu này, tác giả sử dụng VIF ≤ 5 thì không có hiện tượng đa cộng tuyến hoặc nếu có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra thì cũng không đáng kể. Tóm tắt chương 2 Chương 2 được bắt đầu với thiết kế nghiên cứu, giúp giải thích rõ mô hình nghiên cứu với các biến giải thích, cùng với mối tương quan và kỳ vọng của mô hình. Sau đó, quy trình nghiên cứu sẽ làm rõ hơn phương thức tiến hành hoàn thiện mô hình, phù hợp với dạng nghiên cứu định lượng. Cuối cùng, đề tài sẽ đi sâu vào các mặt khác của phương pháp nghiên cứu với công cụ thu thập số liệu, vùng nghiên cứu và kích thước mẫu, cũng như phương pháp phân tích số liệu sao cho mô hình phù hợp và chấp nhận được.
  34. 26 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ CHI PHÍ ĐI VAY TẠI THỊ XÃ LONG KHÁNH, TỈNH ĐỒNG NAI Chương 2 đã giải thích rõ phương pháp nghiên cứu được đề tài sử dụng. Chương 3 sẽ đi sâu vào việc phân tích cơ sở dữ liệu đã thu thập được, đặc biệt với việc ước lượng chi phí đi vay và phân tích nhân tố ảnh hưởng chi phí đi vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Đồng thời, địa bàn nghiên cứu là thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai cũng được nêu khái quát ở chương 3. Chương này gồm 5 phần chính là: (1) Khái quát về địa bàn thị xã Long Khánh; (2) Mô tả kết quả nghiên cứu; (3) Ước lượng chi phí đi vay của các nông hộ; (4) Yếu tố quan trọng ảnh hưởng chi phí đi vay; (5) Đề xuất giải pháp. 3.1. Khái quát về địa bàn thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai Long Khánh là một thị xã thuộc tỉnh Đồng Nai, được chính thức thành lập theo Quyết định số 97/2003/NĐ-CP ngày 21/08/2003 của Chính Phủ trên cơ sở huyện Long Khánh cũ, cơ cấu hành chính gồm 15 đơn vị với 6 phường và 9 thị xã. Thị xã Long Khánh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tiếp giáp với vùng kinh tế chiến lược Đông Nam Bộ, cao nguyên và miền Trung, có nhiều tuyến đường giao thông quốc gia đi qua, có vị trí rất quan trọng về các mặt chính trị-kinh tế-xã hội và an ninh-quốc phòng đối với tỉnh và cả khu vực. Thị xã Long Khánh là đầu mối giao lưu hàng hóa với các tỉnh Bình Thuận, Lâm Đồng, Phú Yên tạo điều kiện cho phát triển thương mại-dịch vụ, có diện tích đất đai màu mỡ thuận lợi cho phát triển các loại cây công nghiệp, cây ăn trái, cây có giá trị kinh tế cao, có khả năng xuất khẩu đó là: cao su, cà phê, chôm chôm, sầu riêng. Địa bàn thị xã Long Khánh được trình bày cụ thể trong phụ lục 1. Thị xã Long Khánh có nền kinh tế khá phát triển, với sự tham gia của rất nhiều tổ chức tài chính. Trước năm 1988, tổ chức tài chính chính thức được độc quyền bởi ngân hàng Nhà Nước Việt Nam. Vào năm 1990, sự độc quyền của ngân hàng nhà nước được định hướng để tách ra hệ thống ngân hàng hai cấp bao gồm chức năng
  35. 27 nhà nước như một ngân hàng trung ương truyền thống và những ngân hàng thương mại chuyên về cung cấp những dịch vụ ngân hàng. Sau đó, hệ thống ngân hàng bắt đầu phát triển mạnh mẽ, đa dạng cả về chất và lượng với sự góp mặt của các ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, quỹ tín dụng nhân dân. Hiện tại, các tổ chức tín dụng chính thức ở thị xã Long Khánh gồm có: Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam, ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam, quỹ tín dụng nhân dân Trung Ương và 10 ngân hàng thương mại khác, bao gồm: ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín, ngân hàng TMCP Đại Á, ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long, ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, ngân hàng TMCP xây dựng Việt Nam tiền thân là ngân hàng TMCP Đại Tín, ngân hàng TMCP Nam Việt, ngân hàng TMCP Á Châu, ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam và ngân hàng TMCP Quân Đội. Lịch sử hình thành, kết quả hoạt động và quy trình cho vay của các ngân hàng đang hoạt động tại thị xã Long Khánh được trình bày ở phần phụ lục 2. 3.2. Mô tả kết quả nghiên cứu Đối tượng khảo sát là người nông dân ở các xã :Bàu Trâm, Bảo Vinh, Bảo Quang, Suối Tre, Xuân Lập, Bàu Sen, Xuân Tân, Hàng Gòn và Bình Lộc. Vì mục tiêu là nghiên cứu về chi phí đi vay mà các hộ nông dân gặp phải nên các bảng khảo sát chỉ được điều tra tại các xã. Công cụ của nghiên cứu này là bảng khảo sát ý kiến của người lao động bao gồm 32 câu hỏi. Tổng số bảng khảo sát phát ra là 200 bảng, số bảng thu về là 189, sau khi kiểm tra thì thấy có 11 bảng không hợp lệ vì trả lời không đầy đủ thông tin, số lượng bảng khảo sát chính thức cho nghiên cứu này là 189.
  36. 28 Hình 3.1. CƠ CẤU NGƯỜI VAY PHÂN THEO NGÂN HÀNG 24 18 28 119 (Nguồn: nghiên cứu năm 2013) Bảng 3.1 cho thấy ngân hàng nông nghiệp chiếm lượng lớn số khách hàng vay 119 người vay chiếm tỉ lệ 63% trên tổng số, sau đó là ngân hàng Chính sách xã hội (14.8%) với 28 lượt vay, các ngân hàng thương mại đứng thứ ba với 24 lượt vay, chiếm tỉ lệ 12.7%. Sau cùng là quỹ tín dụng nhân dân với 18 lượt vay, chiếm tỉ lệ 9.52%. Ngân hàng nông nghiệp thị xã Long Khánh với lợi thế là ngân hàng chủ chốt trong chính sách phát triển “Tam nông” được sự hỗ trợ của nhà nước nhằm phát triển, tập trung vào việc phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân, có lãi suất thấp vượt trội so với quỹ tín dụng nhân dân và các ngân hàng thương mại. Ngân hàng chính sách xã hội tuy được sự ủng hộ của nhà nước nhưng vì mục tiêu là giảm nghèo, và với số tiền vay tối đa 30 triệu đồng nên lượng vay cũng hạn chế. Với trách nhiệm là ngân hàng chủ lực trong cho vay “Tam nông”, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đã và đang chỉ đạo đầu tư tín dụng, với mục tiêu đặt ra là tỉ trọng cho vay cho khu vực này chiếm từ 75 – 80% tổng dư nợ.
  37. 29 Bảng 3.1. BẢNG CƠ CẤU ĐỘ TUỔI THEO NGÂN HÀNG VAY LOẠI NGÂN HÀNG VAY Ngân hàng ĐỘ TUỔI Ngân hàng Quỹ tín dụng Ngân hàng Chính Sách Nông Nghiệp nhân dân thương mại khác Xã Hội Dưới 30 tuổi 17 3 5 2 Từ 30 – 44 tuổi 55 14 7 12 Từ 45 – 59 tuổi 18 7 2 6 Trên 60 tuổi 29 4 4 4 Tổng cộng 119 28 18 24 (Nguồn: nghiên cứu năm 2013) Với bảng cơ cấu độ tuổi, dễ dàng nhận ra là độ tuổi trung bình là từ 30-44 tuổi chiếm tỉ lệ cao (46,6%), trên 60 tuổi (21,7%), từ 45 – 59 tuổi (17,5%) và dưới 30 tuổi chiếm tỉ lệ nhỏ nhất (14.3%). Đa số đối tượng được điều tra đều vay tại Ngân hàng Nông Nghiệp thị xã Long Khánh với lý do là lãi suất thấp hơn quỹ tín dụng nhân dân và ngân hàng thương mại và vay được số tiền lớn hơn ngân hàng chính sách xã hội thị xã Long Khánh. Độ tuổi trung bình vay là từ 30 - 44 tuổi. Đây có thể là độ tuổi có những suy nghĩ chín chắn, tạo dựng sự nghiệp, tập trung cho việc sản xuất, kinh doanh. Theo báo Thể Giới Gia Đình, độ tuổi 30-44 tuổi là độ tuổi xây dựng giá trị bền vững, có những suy nghĩ chính chắn và có ý muốn đầu tư, xây dựng cơ nghiệp vững chắc.
  38. 30 Bảng 3.2.BẢNG CƠ CẤU SỐ TIỀN VAY THEO NGÂN HÀNG Loại ngân hàng đi vay Ngân hàng Ngân hàng Quỹ tín Ngân hàng Tổng Số tiền vay Nông Chính Sách & dụng nhân thương mại cộng Nghiệp Xã Hội dân khác ≤ 50 triệu đồng 93 28 16 20 157 51 – 100 triệu đồng 14 0 2 3 19 101 – 150 triệu đồng 7 0 0 1 8 ≥ 151 triệu đồng 5 0 0 0 5 Tổng cộng 119 28 18 24 189 (Nguồn : nghiên cứu năm 2013) Bảng 3.2 cho thấy lượng khách hàng phân theo số tiền vay. Khách hàng chủ yếu vay số tiền dưới 50 triệu đồng, chiếm 83.1%, từ 51- 100 triệu đồng chiếm 10%, từ 101 – 150 triệu đồng chiếm 4.2% và trên 151 triệu đồng chiếm tỉ lệ 2.6%. Vì đây là lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nên người đi vay chủ yếu vay số tiền nhỏ. Trong quá trình phỏng vấn, khách hàng cho biết nguyên nhân của sự chênh lệch về số tiền xin vay. Trước hết là do những người nông dân rất ngại rủi ro, sợ nợ với đặc thù công việc (trồng trọt, chăn nuôi) nên cần vay vốn vừa đủ. Bên cạnh đó, vay những món tiến vay thấp thường thủ tục nhanh gọn, không tốn thời gian nhiều giúp người dân tiết kiệm được nhiều chi phí. Cuối cùng là theo ý kiến người dân thì vay những món tiến lớn hơn thường có nguy cơ bị từ chối hơn nên chỉ vay mức cũ hoặc tăng lên vừa phải. Đặc biệt với trường hợp, số tiền vay trên 151 triệu đồng có số lượng biến khảo sát quá ít và hoàn toàn vay tại Ngân Hàng Nông Nghiệp, không đủ độ tin cậy cũng như không thể đại diện cho kết quả khảo sát nên luận văn xin được loại bỏ khi thống kê mô tả về dữ liệu, cũng như chạy mô hình hồi quy.
  39. 31 3.3. Ước lượng chi phí đi vay của các nông hộ. Để ước lượng được chi phí đi vay trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, luận văn xin sử dụng các chỉ tiêu theo định nghĩa của Khaladi, Ghorbani và Brewin (2012), chi phí đi vay bao gồm 07 loại chi phí, bao gồm: chi phí đi lại, chi phí cơ hội, chi phí hành chính, chi phí giấy tờ, chi phí thế chấp, chi phí tư vấn và chi phí khác. Chi phí đi lại, chi phí phát sinh khi người đi vay phải tốn khi thực hiện việc di chuyển từ nhà đến ngân hàng và ngược lại trong quá trình để thực hiện 01 lần vay vốn, bao gồm chi phí đi đến ngân hàng lúc đầu và cả các lần trả lãi, gốc của món vay. Chi phí cơ hội là tổng chi phí về thời gian mà người đi vay bỏ ra để vay vốn. Chi phí này bao gồm thời gian nộp đơn xin vay, chờ đợi để được cho vay. Chi phí hành chính, chi phí luật pháp được trả cho các tổ chức luật pháp, luật sư và các tổ chức hành chính. Chi phí này bao gồm việc chứng thực tài sản thế chấp hợp lệ, hợp pháp và thuộc về người đi vay. Chi phí thế chấp là loại chi phí nảy sinh khi thực hiện đảm bảo cho số tiền vay trước khi được cho vay. Chi phí này bao gồm việc công chứng hợp đồng thế chấp tại cơ quan công chứng, sau đó thế chấp tài sản tại phòng đăng ký thế chấp tài sản hay các tổ chức hành chính thực hiện việc thế chấp tài sản khác. Chi phí giấy tờ là chi phí của việc hoàn tất các thủ tục giấy tờ xin vay tín dụng bao gồm: photocopy các tài liệu, giấy tờ, phí nộp đơn hay các chi phí khác (do người trung gian thu phí). Chi phí tư vấn, chi phí đánh trên việc kiểm tra, thẩm định và tái thẩm định việc sử dụng tiền vay của chuyên gia hay nhân viên tín dụng của Ngân Hàng đối với người đi vay. Chi phí khác là các chi phí khác nảy sinh trong quá trình đi vay. Chi phí này có thể do người đi vay sử dụng, hay là chi phí tặng quà cáp, tiền bạc cho nhân viên tín dụng.
  40. 32 Bảng 3.3. BẢNG TRUNG BÌNH CỦA SỰ PHÂN BỐ CÁC CHI PHÍ ĐI VAY, VND,% Chi phí Chi phí Chi Chi Chi phí Chi phí Chi phí Chi phí đi vay hành thế phí phí tư đi lại cơ hội khác chính chấp giấy tờ vấn Dưới 200.000 13.614 121.270 29.348 0 9.087 0 0 (12.17%) 7.85% 69.97% 16.93% 0.00% 5.24% 0.00% 0.00% 201.000- 400.000 43.724 181.583 32.778 0 11.833 0 31.250 (38.10%) 14.52% 60.29% 10.88% 0.00% 3.93% 0.00% 10.38% 401.000- 600.000 53.516 205.205 25.125 82.969 13.225 2.000 127.500 (21.16%) 10.50% 40.27% 4.93% 16.28% 2.60% 0.39% 25.02% 601.000- 800.000 59.686 207.379 20.000 182.286 27.138 5.517 189.655 (15.34%) 8.63% 29.98% 2.89% 26.35% 3.92% 0.80% 27.42% Trên 800.000 57.780 232.285 7.500 311.597 34.150 13.500 327.500 (13.23%) 5.87% 23.60% 0.76% 31.60% 3.47% 1.37% 33.27% Tổng thể 46.133 188.756 25.924 80.636 16.630 2.772 105.435 9.48% 38.69% 5.79% 18.64% 3.47% 0.55% 23.39% (Nguồn: nghiên cứu năm 2013) Dựa trên bảng trung bình của sự phân bố các chi phí đi vay trên, nhận thấy đối với những món vay có chi phí đi vay dưới 200.000 đồng thì chi phí cơ hội chiếm phần lớn 69.97%, sau đó là chi phí hành chính chiếm 16.93%, chi phí đi lại chiếm 7.85%, chi phí giấy tờ chiếm 5.24% và không tốn chi phí thế chấp, chi phí tư vấn hay chi phí khác. Đây có thể là những món vay nhỏ, không cần thế chấp và không tốn chi phí khác. Trong đó, chi phí cơ hội chiếm phần lớn tỉ lệ trong chi phí đi vay. Đối với những món vay có chi phí đi vay từ 201.000 đồng trở lên, chi phí thế chấp, chi phí tư vấn và chi phí khác xuất hiện và chiếm một phần khá đáng kể. Chi phí tư vấn ở địa bàn thị xã Long Khánh dường như chỉ xảy ra ở các ngân hàng
  41. 33 thương mại và cũng chỉ chiếm một phần nhỏ. Chi phí cơ hội giảm dần tỉ trọng theo chi phí đi vay nhưng vẫn chiếm một lượng chi phí khá lớn. Chi phí thể chấp và chi phí khác tăng dần theo tổng thể chi phí đi vay và chiếm phần lớn tỉ trọng. Điều này có thể do khi vay những món tiền lớn sẽ có chi phí đi vay lớn làm phát sinh chi phí thể chấp dựa trên tài sản đảm bảo và chi phí khác (chi phí dành cho cá nhân và chi phí tặng quà cho cán bộ tín dụng). Đặc biệt, đối với những món vay có tổng chi phí cao hơn 401.000 đồng, chi phí thể chấp và chi phí khác luôn giữ tỉ lệ cao trong chi phí đi vay.[Chi phí thể chấp (16.28% - 31.60%) và chi phí khác (25.02% - 33.27%)]. Về tồng thể, chi phí đi lại với tỉ trọng 9.48%, chi phí hành chính 5.79%, chi phí giấy tờ 3.47% và chi phí tư vấn 0.55% chiếm một phần nhỏ trong tổng thể chi phí đi vay. Điều cần quan tâm chính là chi phí cơ hội, chi phí thế chấp và chi phí khác xuất hiện và chiếm tỉ lệ cao trong chi phí đi vay. Chi phí cơ hội là tổng chi phí về thời gian mà người đi vay bỏ ra để vay được vốn. Dù món vay lớn hay nhỏ thì chi phí cơ hội luôn tồn tại và chiếm một tỉ trọng đáng kể trong chi phí đi vay. Khi tổng chi phí đi vay tăng lên thì chi phí thế chấp và chi phí khác xuất hiện và tăng dần tỉ trọng.
  42. 34 Bảng 3.4. TRUNG BÌNH CÁC NHÂN TỐ PHÂN THEO NGÂN HÀNG VAY Loại ngân hàng Ngân Ngân hàng Quỹ tín Ngân hàng hàng Trung Chính dụng Các tiêu chí Nông thương bình Sách Xã nhân Nghiệp mại mẫu Hội dân khác Số tiền vay (triệu đồng) 47.46 16.11 25.17 43.96 40.05 Lãi suất (%) 10.39 7.63 12.90 13.88 10.67 Thời gian chờ đợi (giờ) 10.23 8.39 10.71 10.76 10.07 Kì hạn vay ( tháng) 12.95 12.14 12.00 12.50 12.67 Số lần đến ngân hàng (lượt) 2.99 3.04 2.94 2.92 2.98 Khoảng cách từ nhà đến ngân 8.36 5.56 6.79 7.98 7.73 hàng, địa điểm giao dịch (km) Chi phí đi lại (Ngàn đồng) 50.22 28.51 42.72 49.85 46.13 Chi phí cơ hội (Ngàn đồng) 191.82 157.37 200.79 201.77 188.76 Chi phí giấy tờ (Ngàn đồng) 16.31 11.18 16.00 25.00 16.63 Chi phí hành chính(Ngàn đồng) 30.04 26.79 31.94 0.83 25.92 Chi phí thế chấp (Ngàn đồng) 53.25 - 39.55 335.63 80.64 Chi phí tư vấn (Ngàn đồng) - - - 21.25 2.77 Chi phí khác (Ngàn đồng) 111.40 21.43 127.78 158.33 105.43 Tổng chi phí(Ngàn đồng) 453.04 245.28 458.79 792.66 466.29 Chi phí đi vay/Số tiền vay (%) 0.95 1.52 1.82 1.80 1.16 (Nguồn: nghiên cứu năm 2013) Bảng 3.4 cho ta thấy được mức chi phí đi vay trung bình mà người đi vay gặp phải. Mức vay trung bình là 40.05 triệu đồng, trong đó mức cho vay ở ngân hàng nông nghiệp là cao nhất với mức cho vay trung bình là 47.46 triệu đồng vì NHNo với vai trò là ngân hàng chủ lực trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn. NHCSXH cho vay thấp nhất với mức cho vay trung bình chỉ 16.11 triệu đồng bởi vì
  43. 35 do chính sách của ngân hàng là cho vay người nghèo trong giới hạn là từ 30 triệu trở xuống, QTDND có mức vay trung bình là 25.17 triệu đồng và các ngân thương mại khác là 43.96 triệu đồng. Về lãi suất, người vay phải chịu mức lãi suất trung bình là 10.67 %/năm cho số tiền vay, thấp nhất vẫn là NHCSXH (7.63%/năm) và NHNo (10.39%) với các chính sách lãi suất thấp được chính phủ quy định, hỗ trợ trong việc phát triển nông nghiệp, nông thôn thông qua chính sách “TAM NÔNG”, QTDND và các ngân hàng thương mại khác có lãi suất cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn còn khá cao. Khách hàng phải chờ trung bình 10.07 giờ để vay được, trong đó NHCSXH với thủ tục nhanh gọn hơn, chính sách đi tận xuống xã để cho vay nên tiết kiệm thời gian chờ đợi của khách hàng vay vốn (8.39 giờ), trong khi các tổ chức tín dụng còn lại thì thời gian chở đợi khá tương đương nhau (10.23 – 10.76 giờ). Kỳ hạn vay trung bình là 12.67 tháng, trong đó NHNo có thời hạn cho vay lớn nhất 12.95 tháng, trong khi các tổ chức tín khác có kì hạn vay tương đương nhau (12.00 – 12.50 tháng). Người nông dân phải đến ngân hàng để hoàn tất việc vay vốn là khoảng 2.98 lần. Các tổ chức tín dụng yêu cầu người vay phải đến ngân hàng tương đương nhau. (2.92 – 3.04 lần) Khoảng cách từ nhà đến nơi vay trung bình là 7.73 km, trong đó NHCSXH thấp nhất (5.56 km), với chính sách là mở rộng địa bàn, trực tiếp đến các ủy ban nhân dân xã và cho vay trực tiếp ở đó, giải ngân ở các hội đoàn thể tại các địa bàn gần sát với nơi dân cư trú. QTDND cũng có khoảng cách đến nơi các hộ cho vay ngắn 6.79 km, do quỹ tín dụng cao su có vị trí đặt trụ sở tại xã Suối Tre nên có lượng khách hàng vay vốn riêng biệt. Các ngân hàng thương mại và NHNo còn cách khá xa các xã. Khoảng cách ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí đi lại. NHCSXH với khoảng cách gần nơi cư trú của khách hàng nhất nên có chi phí thấp nhất (28.51 ngàn đồng) so với trung bình mẫu là 46.13 ngàn đồng. QTDND có chi phí đi lại trung bình là
  44. 36 42.72 ngàn đồng, các ngân hàng thương mại khác là 49.85 ngàn đồng. Cao nhất là NHNo tốn 50.22 ngàn đồng. Xét về chi phí cơ hội, NHCSXH có chi phí thấp nhất 157.37 ngàn đồng, tiếp sau là NHNo 191.82 ngàn đồng, QTDND tốn 200.79 ngàn đồng, và cuối cùng là các ngân hàng thương mại khác tốn chi phí cơ hội là 201.77 ngàn đồng. Trung bình tổng thể là 188.76 ngàn đồng. Chi phí giấy tờ là chi phí của việc hoàn tất các thủ tục giấy tờ xin vay tín dụng bao gồm: photocopy các tài liệu, giấy tờ, phí nộp đơn hay các chi phí khác. NHCSXH có chi phí giấy tờ thấp nhất (11.18 ngàn đồng), phù hợp với tiêu chí ngân hàng cho người nghèo, thủ tục, giấy tờ đơn giản so với tổng thể là 16.63 ngàn đồng. NHNo và QTDND có mức chi phí tương đương nhau (16.0 – 16.31 ngàn đồng) trong khi các ngân hàng thương mại có chi phí này là cao nhất 25 ngàn đồng điều này là do tất cả món vay của ngân hàng thương mại đều thông qua hình thức vay đảm bảo bằng tài sản vốn đòi hỏi nhiều thủ tục và giấy tờ pháp lý. Chi phí hành chính, chi phí luật pháp được trả cho các tổ chức luật pháp, luật sư và các tổ chức hành chính. Chi phí này bao gồm việc chứng thực, xác nhận tài sản thế chấp hợp lệ, hợp pháp và thuộc về người đi vay. Trung bình người đi vay tốn 25.92 ngàn đồng chi phí hành chính. Đối với, các ngân hàng thương mại có chi phí thấp nhất (0.83 ngàn đồng) vì tất cả các món tiền vay đều phải qua thế chấp. Các tổ chức tín dụng còn lại với hình thức tín chấp tài sản, phải xác minh nơi cư trú tại xã, phường, tốn chi phí từ 26.79 ngàn đồng cho đến 33.94 ngàn đồng. Hiếm gặp các trường hợp tố tụng, tranh chấp quyền sở hữu tài sản nên chi phí này khá thấp. Do các món vay của ngân hàng thương mại đều thông qua hình thức đảm bảo bằng tài sản nên chi phí thế chấp của các ngân hàng thương mại (335.63 ngàn đồng) cao nhất so với tổng thể là 80.64 ngàn đồng. NHCSXH không tốn chi phí thế chấp tài sản vì lý do các khách hàng vay đều ở dạng tín chấp cho các hộ vay giảm nghèo. QTDND có mức chi phí thế chấp trung bình là 39.55 ngàn đồng, trong khi NHNo là 53.25 ngàn đồng.
  45. 37 Về chi phí tư vấn, riêng chỉ có một số ngân hàng thương mại như ngân hàng Đại Á, Đại Tín, thu phí tư vấn thông qua số tiền xin vay nên làm cho khối ngân hàng thương mại có chi phí tư vấn, trong khi các tổ chức tín dụng còn lại không phát sinh chi phí này. Chi phí khác được định nghĩa là chi phí dành cho bản thân hay quà tặng cho nhân viên tín dụng phát sinh trong quá trình đi vay. Về loại chi phí này, đa số các ngân hàng đều có, nhưng thấp nhất vẫn là NHCSXH (21.43 ngàn đồng) so với tổng thể (105.43 ngàn đồng). Các tổ chức tín dụng khác có mức chi phí khác từ 111.40 ngàn đồng đến 158.33 ngàn đồng. Tổng cộng lại tất cá chi phí, người đi vay phải tốn trung bình là 466.29 ngàn đồng, trong đó thấp nhất là ngân hàng chính sách xã hội (245.28 ngàn đồng) và cao nhất là các ngân hàng thương mại (792.66 ngàn đồng). Điều này khá hợp lý vì do chính sách của NHCSXH nhằm giúp người dân nghèo giảm thiếu tối đa chi phí thông qua việc tiếp cận các tổ vay vốn, vay số tiền nhỏ với hình thức tín chấp. Đối với ngân hàng thương mại tất cả các khoảng vay đều phải được thế chấp, một số ngân hàng còn thu cả chi phí tư vấn (Đại á bank, Trustbank) và lãi suất khá cao nên làm cho chi phí đi vay khá cao. Tổng chi phí giao dịch của NHNo (453.04 ngàn đồng) và QTDND (458.79 ngàn đồng) ở mức khá gần với mức trung bình tổng thể. Điều này có thể do chính sách linh hoạt, không cần thế chấp những món tài sản dưới 50 triệu đồng đối với ngân hàng nông nghiệp và dưới 30 triệu đồng đối với quỹ tín dụng nhân dân, giảm thiểu đáng kể chi phí thế chấp. Tuy nhiên khi nhìn ở dưới một góc độ khác, đại lượng chi phí đi vay/ số tiền vay thể hiện chi phí phải bỏ ra để vay được một đồng tiền thì NHNo lại ở mức thấp nhất (0.95%), có hiệu quả kinh tế nhất. NHCSXH đứng thứ hai với hệ số chi phí đi vay/ số tiền vay là 1.52%, các ngân hàng thương mại khác (1.80%) và QTDND (2.24%) đều có đại lượng này lớn hơn trung bình tổng thể (1.82%). Điều này cũng khá phù hợp với chính sách của nhà nước hỗ trợ NHNo nhằm phát triển lĩnh vực tín dụng nông nghiệp, nông thôn.
  46. 38 Bảng 3.5. TRUNG BÌNH CÁC NHÂN TỐ PHÂN THEO SỐ TIỀN VAY SỐ TIỀN VAY Trung ≤ 50 triệu 51 – 100 101 – 150 bình mẫu Tiêu chí đồng triệu đồng triệu đồng Lãi suất (%) 10.57 11.22 11.38 10.67 Thời gian chờ đợi (giờ) 9.98 10.29 11.19 10.07 Kì hạn vay ( tháng) 12.25 14.53 16.50 12.67 Số lần đến ngân hàng (lượt) 2.90 3.21 4.13 2.98 Khoảng cách từ nơi cư trú đến 7.77 7.42 7.51 7.73 ngân hàng (km) Chi phí đi lại (Ngàn đồng) 45.58 46.29 56.66 46.13 Chi phí cơ hội (Ngàn đồng) 187.18 192.93 209.79 188.76 Chi phí giấy tờ (Ngàn đồng) 14.23 29.47 33.13 16.63 Chi phí hành chính(Ngàn đồng) 29.17 7.37 6.25 25.92 Chi phí thế chấp(Ngàn đồng) 42.00 289.60 349.77 80.64 Chi phí tư vấn (Ngàn đồng) 2.48 4.74 3.75 2.77 Chi phí khác (Ngàn đồng) 94.90 110.53 300.00 105.43 Tổng chi phí (Ngàn đồng) 415.55 677.93 959.34 466.29 Chi phí đi vay/ Số tiền vay (%) 1.65 0.84 0.68 1.16 Chi phí đi vay/ Lãi vay (%) 15.93 6.50 4.53 12.41 (Nguồn: nghiên cứu năm 2013) Khách hàng vay vốn được chia thành 3 nhóm dựa trên số tiền xin vay. Lãi suất đi vay trung bình là 10.67%/ năm. Những món vay từ 50 triệu đồng trở xuống có mức lãi suất thấp nhất (10.57%/năm) do có sự tham gia của Ngân hàng Chính Sách Xã Hội với mức lãi suất thấp, chủ yếu dành cho người nghèo. Với các món vay còn lại lãi suất tăng dần lãi suất từ 11.22% lên 11.38%. Nhìn chung, lãi suất có xu hướng tăng dần theo số tiền vay, nguyên nhân có thể là do sự ảnh hưởng của kì hạn vay, kỳ hạn vay càng dài thì lãi suất tính trên số tiền vay có xu hướng tăng cao.
  47. 39 Thời gian chờ đợi, kì hạn vay và số lần đến ngân hàng cũng có xu hướng tăng lên theo số tiền xin vay. Điều này khá phù hợp bởi vì số tiền vay càng lớn thì nhân viên tín dụng càng phải thẩm định, kiểm tra, hoàn chỉnh thủ tục nhiều nên mất thời gian chờ đợi, cũng như người đi vay phải lên ngân hàng nhiều hơn để bổ sung thủ tục. Đồng thời những món vay lớn phải tốn nhiều thời gian hơn để hoàn trả vốn nên làm cho kì hạn vay tăng dần theo số tiền vay. Nhìn chung thì người đi vay phải mất 10.07 giờ đồng hồ để hoàn tất việc vay vốn, có kì hạn vay trung bình là 12.67 tháng và phải lên ngân hàng trung bình là 2.98 lần để hoàn chỉnh thủ tục vay vốn. Chi phí đi lại, chi phí cơ hội và chi phí giấy tờ có xu hướng tăng dần lên theo số tiền vay. Thời gian, kì hạn vay và số lần đến ngân hàng có tác động trực tiếp đến chi phí đi lại và chi phí cơ hội, nên món tiền vay càng lớn thì những chi phí liên quan phát sinh càng tăng cao. Tương tự đối với chi phí giấy tờ. Số tiền vay lớn đòi hỏi khác hàng phải cung cấp đầy đủ giấy tờ liên quan mà làm cho chi phí này tăng lên nhiều. Chi phí hành chính, chi phí luật pháp được trả cho các tổ chức luật pháp, luật sư và các tổ chức hành chính. Chi phí này bao gồm việc chứng thực, xác nhận tài sản thế chấp hợp lệ, hợp pháp và thuộc về người đi vay. Do một số món vay dưới 50 triệu đồng đối với ngân hàng nông nghiệp, dưới 30 triệu đồng đối với quỹ tín dụng nhân dân và các món vay của ngân hàng chính sách xã hội đòi hỏi việc xác nhận của ủy ban nhân dân xã nên làm chi phí này cao (29.17 ngàn đồng) so với tổng thể (25.92 ngàn đồng), và chi phí này có xu hướng giảm dần. Chi phí thế chấp, chi phí nảy sinh khi thực hiện việc thế chấp tài sản cho các món vay đảm bảo bằng tài sản. Chi phí này cũng có xu hướng tăng theo sô tiền vay (42.00 ngàn đồng – 349.77 ngàn đồng). Khi món tiền vay càng lớn thì đòi hỏi chi phí đảm bảo dựa trên số tiền vay tăng thêm. Tổng thể, người đi vay phải tốn 80.64 ngàn đồng chi phí thế chấp. Chi phí tư vấn chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng chi phí. Điều này là do đa số các tổ chức tài chính đều không thu chi phí tư vấn vay, ngoại trừ một số ngân hàng thương mại thu gián tiếp qua việc cho vay.
  48. 40 Chi phí khác, chi phí nảy sinh trong khi đi vay. Chi phí này có thể là do người đi vay sử dụng, cũng là chi phí tặng quà, tiền bạc cho nhân viên tín dụng. Chi phí này xuất hiện ở tất cả món vay, và chiếm tỉ lệ khá cao trong chi phí đi vay, có xu hướng tăng dần cả về số lượng lẫn tỉ lệ theo số tiền vay. Người đi vay phải chịu chi phí khác trung bình là 105.43 ngàn đồng. Chi phí đi vay dưới 50 triệu đồng là 415.55 ngàn đồng, chi phí vay từ 51 triệu đến 100 triệu đồng là 677.93 ngàn đồng, chi phí đi vay của những món tiền vay từ 101 đến 150 triệu đồng là 959.34 ngàn đồng. Ngoài ra, hai tiêu chí cuối cùng là tỉ lệ chi phí đi vay/ số tiền vay và tỉ lệ chi phí đi vay / lãi vay cho ta một phát hiện mới. Chi phí cho một đồng tiền vay ngày giảm dần khi số tiền vay tăng thêm, hay nói cách khác là chi phí đi vay tăng rất chậm so với số tiền vay. Tổng thể lại, người nông dân đi vay vốn phải chịu khá nhiều các loại chi phí khác nhau. Các món vay với lãi suất thấp từ các tổ chức tài chính chính thức có thể trở nên “đắt đỏ” khi tính toán thêm vào chi phí đi vay.
  49. 41 3.4. Yếu tố ảnh hưởng chi phí đi vay. Tiếp sau đây, luận văn đưa ra kết quả hồi quy các nhân tố tác động đến chi phí đi vay và tỉ lệ chi phí đi vay/ số tiền vay. Bảng 3.6. BẢNG HỒI QUY CÁC NHÂN TỐ Chi phí đi vay Chi phí đi vay / số tiền vay Biến độc lập (ln TC) (ln TC / L) Hệ số Sig. Hệ số Sig. Hằng số (Const) 3.007* 0.004 3.007* 0.000 Lãi suất (ln r) 0.341 0.021 0.341 0.021 Số tiền vay (ln L) 0.135* 0.001 -0.865* 0.000 Mối quan hệ (PRE) -0.01 0.832 -0.01 0.832 Ảnh hưởng (INFLU) 0.474* 0.000 0.474* 0.000 Khoảng cách (ln DIS) 0.274* 0.000 0.274* 0.000 Thế chấp (MORT) 0.568* 0.000 0.568* 0.000 Vay ngân hàng nông -0.006 0.940 -0.006 0.940 nghiệp (AGR) Sự sắp xếp để vay (ARR) 0.087 0.531 0.087 0.531 R2 0.728 0.935 R2 hiệu chỉnh 0.721 0.933 (Nguồn : nghiên cứu năm 2013) Ghi chú: *mức ý nghĩa thống kê 1%, mức ý nghĩa thống kê 5%, mức ý nghĩa thống kê 10%.
  50. 42 Biến PRE đại diện cho việc có mối quan hệ trước với ngân hàng hay không. Theo thực tế là các cán bộ tín dụng thường xuyên được luân chuyển địa bàn công tác và để tăng chất lượng tín dụng, việc kiểm tra lại các món vay cũ luôn cần thiết nên việc có vay trước đây với ngân hàng, hay có mối quan hệ lúc trước cũng không ảnh hưởng. Ta có thể kết luận biến PRE đã không còn ý nghĩa nữa là hợp lý. Biến AGR đại diện cho việc vay ngân hàng nông nghiệp hay không, thì theo kết quả cho ta thấy là việc đi vay ngân hàng nông nghiệp hay không cũng chẳng làm thay đổi đến chi phí đi vay. Xuất phát từ thực tế là các ngân hàng đang cạnh tranh, mặc dù ngân hàng nông nghiệp với lợi thế được nhà nước hỗ trợ về mặt lãi suất nhưng các chi phí tốn trong quá trình đi vay lại khá cạnh tranh và làm cho chi phí đi vay ở mức vừa phải. Biến ARR đại diện cho việc đi vay theo nhóm hay không. Thông qua bảng hồi quy bên trên, biến ARR đã không còn ảnh hưởng đến chi phí đi vay. Bởi vì xuất phát từ thực tế là hình thức vay theo nhóm đã không còn được áp dụng như trước đây, ngoại trừ ngân hàng chính sách xã hội, nên đã không còn ảnh hưởng đến chi phí đi vay. Mô hình đều có mức ý nghĩa cao (0.721 và 0.933) đảm bảo độ tin cậy cho mô hình. Độ phù hợp của cả 2 mô hình đều được đảm bảo, thông qua phần phụ lục 4. Một kết quả đáng chú ý đó là số tiền vay (L) có giá trị dương ở mô hình 1, nhưng lại có giá trị âm ở mô hình 2. Điều này có nghĩa là khi xin vay tăng thêm thì người đi vay phải tốn nhiều chi phí đi vay hơn nhưng chi phí trên một đồng đi vay lại giảm dần, phù hợp với giải thích tại bảng phân tích 3.4, khi số tiền vay càng lớn thì chi phí đi vay cho một đồng vay được càng giảm nhỏ lại nhưng tổng chi phí lại cứ tăng lên. Mô hình 2 cần chỉnh sửa, hệ số chi phí di vay/ số tiền vay có tương quan âm (-) đối với biến giải thích lnL. Biến lãi suất danh nghĩa (r) trái với kỳ vọng ban đầu, có giá trị dương và có ý nghĩa đối với 2 biến phụ thuộc chi phí đi vay và tỉ lệ chi phí đi vay/ số tiền vay. Điều này có nghĩa để tiếp cận những món vay có lãi suất cao, người vay phải tốn nhiều chi phí hơn, không chỉ xét về phần lãi vay phát sinh mà những món vay có lãi
  51. 43 suất cao thường được cho vay bởi ngân hàng thương mại, hay có kỳ hạn dài hơn, điều này làm tăng lên chi phí khá nhiều. Chính vi thế nên trong thực tế, những món tiền vay có lãi suất thấp được khách hàng đặc biệt chú ý và ưu tiên đi vay giống như kết luận của Khaladi, Ghorbani và Brewin (2012). Luận văn cần phải thay đổi kỳ vọng và dấu tương quan giữa biến lãi suất danh nghĩa với các biến phụ thuộc. Biến giả INFLU đại diện cho việc người đi vay gây ảnh hưởng đối với nhân viên tín dụng có tác động đến biến phụ thuộc chi phí đi vay hay không. Theo kết quả nghiên cứu cho thấy, có mối tương quan với mức ý nghĩa cao giữa 2 biến. Sự ảnh hưởng này có thể được hiểu là người đi vay dùng quà tặng, tiền bạc hay địa vị để gây ảnh hưởng cho nhân viên tín dụng để đổi lại những đặc quyền, đặc lợi về lãi suất, kỳ hạn vay hay làm nhanh thủ tục vay vốn. Biến INFLU có mối tương quan và đúng như kỳ vọng ban đầu. Biến lnDIS, có mức ý nghĩa cao đối với chi phí đi vay và tỉ lệ chi phí đi vay/ số tiền vay, đo lường khoảng cách từ nơi cư trú hay sản xuất nông nghiệp của khác hàng khách hàng đến tổ chức vay vốn. Có rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng người đi vay và người cho vay càng xa nhau bao nhiêu thì chi phí đi vay vì thế cũng sẽ tăng lên nhiều (Adams và Nehman, 1978; LIanto, 2004) và điều này cũng đã được chứng minh trong thực tế, khi khoảng cách càng tăng lên bao nhiêu càng làm cho người đi vay phải tốn nhiều chi phí xăng dầu, thời gian hơn. Biến LnDIS có tương quan và phù hợp với kỳ vọng. Với biến MORT là biến giả đại diện cho việc có thế chấp tài sản đảm bảo món tiền vay. Xét về mối quan hệ giữa việc đi thế chấp tài sản đảm bảo và chi phí đi vay, khi khách hàng bắt buộc phải thế chấp tài sản để đàm bảo cho món tiền vay đã làm phát sinh các chi phí khác như thời gian chờ đợi, chi phí công chứng, chi phí đăng ký thế chấp. Và kết quả hồi quy cũng cho ta ý kiến tương tự khi xác nhận mối tương quan dương với mức ý nghĩa cao (sig. <0.05) giữa biến MORT và biến phụ thuộc, phù hợp với kỳ vọng ban đầu.
  52. 44 3.5. Đề xuất giải pháp: 3.5.1. Giải pháp thay đỗi số tiền vay: Từ kết quả hồi quy với ý nghĩa cao, biến L đại diện cho số tiền xin vay có mối tương quan dương (+) đối với chi phí đi vay, và có mối tương quan âm (-) đối với hệ số chi phí đi vay/ số tiền vay, cũng như thực trạng hiện nay là những món vay cần thế chấp còn tốn khá nhiều thời gian và tiền bạc. Bảng 3.7. So sánh chi phí khi có và không có thực hiện việc thế chấp. Chi phí Tổng Chi phí Chi phí đi Thời gian Có thực hiện thế chấp thời cơ hội vay thế chấp việc thế chấp (ngàn gian tốn (ngàn (ngàn (giờ) đồng) (giờ) đồng) đồng) Không 0 0 9.82 184.20 364.20 Có 240.80 5.61 10.98 205.80 843.09 Trung bình 63.70 1.48 10.13 189.91 490.89 mẫu (Nguồn : nghiên cứu năm 2013) Dựa vào bảng 3.7, ta thấy khi các món vay bắt buộc phải thế chấp thì chi phí đi vay tăng lên khá nhiều, khách hàng phải tốn cả về chi phí thế chấp trung bình 240.80 ngàn đồng và chi phí cơ hội từ 184.20 ngàn đồng tăng lên đến 205.8 ngàn đồng. Mặc dù số tiền vay hoàn toàn dựa vào khách hàng mong muốn xin vay nhưng những món vay lớn tốn khá nhiều chi phí khi đi thế chấp tài sản. Để tác động vào số tiền vay làm cho giảm được chi phí đi vay, luận văn xin đề xuất giải pháp sau: Nghiên cứu, nâng cao số tiền vay tín chấp để giảm bớt các chi phí phát sinh do việc thế chấp gây ra. Trong thực tế, đây là hình thức mà ngân hàng nông nghiệp, quỹ tín dụng nhân dân và ngân hàng chính sách đang áp dụng đối với các món vay số tiền nhỏ. Nếu có thể tăng thêm lượng tiền vay ở dạng tín chấp thì sẽ thu hút được nhiều khách hàng vay vốn, cũng như giảm thiểu được rất nhiều chi phí. Tất nhiên việc cho vay những món tín chấp này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro khi khách hàng không trả nợ đầy đủ nên cần có những biện pháp bảo hiểm kèm theo sau như nắm giữ tài
  53. 45 sản không qua thế chấp, kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, kết hợp bán bảo hiểm bảo an cho tất cả món vay. Nếu thực hiện việc tăng số tiền có thể cho vay tín chấp và kèm theo các hình thức bảo hiểm tiền vay thì các tổ chức tín dụng chắc chắn sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn. Bên cạnh đó, khi tăng số tiền vay lên cũng gián tiếp kéo theo chi phí đi lại và chi phí cơ hội làm chi phí đi vay tăng lên. Vậy tổ chức tài chính cần kiện toàn bộ máy nhân viên, quản lý sao cho tránh tốn thời gian chờ đợi của khách hàng thông qua công tác thực hiện quản trị qui trình hoạt động, nghiệp vụ ngân hàng, đưa ra các chỉ sổ KPI, 3.5.2. Giải pháp thay đổi lãi suất: Từ kết quả hồi quy với ý nghĩa cao, lãi suất danh nghĩa có mối tương quan dương đối với chi phí đi vay, và tỉ lệ chi phí đi vay/ số tiền vay. Thực tế cũng đã chứng minh điều tương tự là chưa có chiến lược chung cho sự phát triển của khu vực tài chính nông thôn. Dưới các hình thức hỗ trợ của chính phủ, việc cho vay với lãi suất thấp được xem như những phương tiện trợ cấp cho người dân nông thôn với mục tiêu lớn nhất là đáp ứng các nhu cầu tài chính của người nông dân. Đây được xem như là nổ lực của chính phủ trong việc thúc đẩy phát triển lĩnh vực nông nghiệp. Thế nhưng, chất lượng tài chính của các khoản tín dụng, khả năng hoàn trả và tác động ngược lại ít được quan tâm đến. Thứ nhất, tài chính nông thôn khi được xem như một công cụ xã hội hơn là một công cụ kinh tế thì sẽ không có sự liên kết chặt chẽ giữa tài chính nông thôn với các chiến lược phát triển từng khu vực của đất nước. Tài chính nông thôn sẽ chỉ là công cụ để khắc phục đói nghèo và luôn được bao cấp. Thứ hai, chương trình hỗ trợ của chính phủ chỉ áp dụng cho ngân hàng phục vụ nông nghiệp và đặc biệt là ngân hàng chính sách xã hội đã hạn chế sự tham gia của các tổ chức tài chính khác, làm giảm đi sự cạnh tranh, chất lượng tín dụng ở lĩnh vực này.
  54. 46 Vậy, để tác động vào lãi suất danh nghĩa nhằm giảm được chi phí đi vay, luận văn sẽ đưa ra các giải pháp sau: Lãi suất danh nghĩa hoàn toàn phụ thuộc vào chính sách nhà nước với các quy định chặt chẽ, bắt buộc. Ngân hàng nhà nước cần phải có các giải pháp sau Ngân hàng nhà nước cần xây dựng các chiến lược quốc gia về tài chính nông thôn, cũng như các gói hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn kịp thời và hợp lý. Kết hợp việc giảm lãi suất cho từng ngành nghề phát triển, gắn liền với mục tiêu phát triển kinh tế trọng điểm ở từng khu vực, một giai đoạn nhất định. Mở rộng khu vực tài chính nông thôn bằng cách hỗ trợ một mức lãi suất vừa phải, không quá chênh lệch cho những tổ chức tài chính phục vụ lĩnh vực nông thôn trong từng giai đoạn cụ thể, thường xuyên kiểm tra hiệu quả tín dụng, tránh hình thức cho vay sai mục đích, sai phương án sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, mở rộng khả năng tham gia vào thị trường tài chính nông thôn của các tổ chức thương mại khác nhằm giúp cho thị trường hoạt động được mở rộng hơn, cạnh tranh công bằng hơn, và người nông dân được phục vụ tốt hơn. Đối với các tổ chức tài chính cần có các chiến lược để mở rộng khả năng phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn thông qua việc tiếp cận các gói hỗ trợ của chính phủ, nghiên cứu các mức lãi suất hợp lý để mở rộng lĩnh vực tài chính nông thôn. Bên cạnh đó, đối với các tổ chức được sự hỗ trợ của nhà nước, phải thường xuyên theo dõi các gói hỗ trợ lãi suất của nhà nước và kịp thời báo với địa phương, UBND các xã để người dân được biết và mạnh dạn đầu tư, sản xuất nông nghiệp. Các tổ chức khác có thể mở rộng quy mô cho vay bằng cách kiến nghị xin được phục vụ trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn với các mức lãi suất vừa phải, nếu được sự hỗ trợ từ nhà nước, thị trường tài chính nông thôn sẽ càng phát triển mở rộng hơn và có thu hút được nhiều khách hàng hơn vừa đem lại lợi nhuận cho chính tổ chức của mình.
  55. 47 3.5.3. Giải pháp thay đổi việc gây ra ảnh hưởng đến nhân viên tín dụng: Xuất phát từ kết quả hồi quy với ý nghĩa cao, biến INFLU đại diện cho việc tạo ảnh hưởng của người đi vay đối với nhân viên tín dụng có mối tương quan dương đối với biến chi phí đi vay, và biến chi phí đi vay/ số tiền vay và trong thực tế, công tác quản trị nhân sự của các tổ chức tín dụng chưa thật sự tốt. Một số cán bộ tín dụng thiếu bị yếu kém về nghiệp vụ, đạo đức thậm chí còn là “biến chất”, gây ảnh hưởng không tốt đối với người đi vay trong lĩnh vực tài chính nói chung và lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nói riêng. Tổ chức tín dụng cần đẩy mạnh việc tăng cường quản trị nhân sự như thông qua việc đào tạo những cán bộ tín dụng có chuyên môn nghiệp vụ cao và đạo đức tốt, sắp xếp những vị trí phù hợp để phát huy được hết khả năng nhằm giảm tối thiểu các tiêu cực và phát triển được uy tín của chính cơ quan công tác. Bên cạnh đó, các tổ chức tín dụng chính thức cần nâng cao năng lực, phẩm chất cán bộ ngân hàng gắn với tăng cường quản trị điều hành đối với các nhân viên, tổ chức tín dụng. Nguồn lực con người là nhân tố quyết định đối với hoạt động kinh tế, xã hội nói chung và đối với hoạt động ngân hàng nói riêng. Người nhân viên trong thời đại mới không chỉ giỏi về nghiệp vụ mà còn phải có đạo đức, phẩm chất tốt. Công tác quản trị điều hành cũng rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả của đội ngũ cán bộ tín dụng. Để làm được điều đó, các nhà quản trị ngân hàng cần phải luôn đảm bảo các nghiệp vụ tín dụng đúng pháp luật, đúng quy chế, đúng chức năng nhiệm vụ và thẩm quyền, phân công rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm và có cơ chế phân cấp uỷ quyền hợp lý để chủ động trong quản lý, điều hành kinh doanh. Nêu cao ý thức trách nhiệm sáng tạo trong cán bộ công nhân viên nhất là cán bộ lãnh đạo điều hành. Trong đó, vấn đề thi đua, khen thưởng, xử phạt cần được quan tâm một cách thỏa đáng, đúng mức trên cơ sở đánh giá kết quả công tác chuyên môn và phẩm chất.
  56. 48 3.5.4. Giải pháp thay đổi khoảng cách từ nơi cư trú đến tổ chức tài chính Xuất phát từ thực tế là các tổ chức tín dụng vẫn còn khá xa với các nông hộ, mà chỉ tập trung tại trung tâm và thiếu những hình thức cho vay linh động nhằm giúp giảm chi phí đi lại cho người nông dân. Theo kết quả nghiên cứu, đại lượng khoảng cách từ nơi cư trú đến tổ chức tài chính có ý nghĩa và mối tương quan cao. Vì vậy, luận văn cần phải tìm ra phương hướng để làm giảm đại lượng này lại. Trong quá trình khảo sát, đa số các tổ chức tín dụng ngoại trừ ngân hàng chính sách xã hội với chính sách mở rộng địa bàn, xuống tận các xã cụ thể một ngày trong tuần, đều đặt trụ sở tại trung tâm thị xã. Ngân hàng nông nghiệp với phòng giao dịch tại xã Bình Lộc, quỹ tín dụng nhân dân Suối Tre chỉ phục vụ được một lượng ít khách hàng vay vực khu vực nông nghiệp, nông thôn. Việc các tổ chức tín dụng quy tụ tại trung tâm thị xã mà ít phân tán ra các xã đã khiến thị trường nông thôn ít được chú ý và phát triển. Bởi vì người nông dân rất ít biết đến các tổ chức tín dụng và các chính sách tín dụng, mà chỉ vay ở những nơi quen biết hay gần nhà. Điểu này gây ra những thiệt thòi cho người nông dân khi nhà nước có các chính sách mới cho việc phát triển nông nghiệp, nông thôn như nghị định 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn có hiệu lực từ 01/6/2010, và sau đó là Nghị quyết 12/NQ-CP trong phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2012. Việc mở rộng khả năng tiếp cận vốn cho người nông dân cũng rất quan trọng trong giai đoạn hiện tại. Ở nhiều xã do điều kiện xa xôi, hẻo lánh, đường xá, cơ sở hạ tầng kém nên còn không ít các hộ nông dân chưa có thông tin cũng như điều kiện đến với các nguồn vốn tín dụng chính thức. Mô hình ngân hàng chính sách xã hội trong thời gian qua tỏ ra có hiệu quả. Các tổ chức tài chính khác cần nghiên cứu các chiến lược kinh doanh nhằm nhân rộng và cải tiến hoạt động cho vay. Để có thể thay đổi được khoảng cách thì các tổ chức tín dụng có thể mở các phòng giao dịch ở các xã, phường hay có những chính sách, phương thức cho vay mới như chính sách của ngân hàng chính sách xã hội, một ngày trong tuần các nhân viên tín dụng xuống
  57. 49 tận xã, phường để cho người dân vay. Nhân viên tín dụng cần phải năng nỗ tìm kiếm khách hàng, thường xuyên đến các xã và có trình độ nghiệp vụ giỏi, thực hiện cho vay nhanh gọn và không bắt người vay phải đến ngân hàng nhiều lần. Nếu làm được như vậy, chi phí đi vay do khoảng cách gây ra sẽ được giảm đáng kể. 3.5.5. Giải pháp thay đổi việc đi thế chấp tài sản Biến MORT đại diện cho việc đi thế chấp tài sản đảm bảo có ý nghĩa và mối tương quan đối với biến chi phí đi vay và biến chi phí đi vay/ số tiền vay. xuất phát từ thực tế là thủ tục thê chấp vẫn còn rất phức tạp, tốn thời gian và chi phí. Thủ tục đầy đủ để đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, thế chấp quyền sử dụng đất đồng thời với tài sản gắn liền với đất hoặc thế chấp quyền sử dụng đất đồng thời với tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai bao gồm việc đi công chứng tại các tổ chức công chứng thuộc thị xã Long Khánh là phòng công chứng số 3 tỉnh Đồng Nai, văn phòng công chứng Xuân An với mức phí như sau:
  58. 50 Bảng 3.8. BẢNG QUI ĐỊNH MỨC PHÍ CÔNG CHỨNG Giá trị tài sản Số Mức thu hoặc giá trị hợp đồng, TT (đồng/ trường hợp) giao dịch 1 Dưới 50 triệu đồng 50 nghìn Từ 50 triệu đồng đến 100 nghìn 2 100 triệu đồng Từ trên 100 triệu đồng 0,1% giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch 3 đến 01 tỉ đồng Từ trên 01 tỉ đồng đến 01 triệu đồng + 0,06% của phần giá trị tài sản hoặc 4 03 tỉ đồng giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 01 tỉ đồng Từ trên 03 tỉ đồng đến 2.2 triệu đồng + 0,05% của phần giá trị tài sản hoặc 5 05 tỉ đồng giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 03 tỉ đồng Từ trên 05 tỉ đồng đến 3.2 triệu đồng + 0,04% của phần giá trị tài sản hoặc 6 10 tỉ đồng giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 05 tỉ đồng 5.2 triệu đồng + 0,03% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 10 tỉ đồng 7 Trên 10 tỉ đồng (mức thu tối đa không quá 10 triệu đồng/trưởng hợp) Nguồn: Bộ tài chính – bộ tư pháp (2012). Và sau đó đi đăng ký thế chấp tại phòng đăng ký quyền sử dụng đất, gồm các bước như sau: ( Bước 1: Người sử dụng đất nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất - Sở Tài nguyên và Môi trường. Bước 2: Cán bộ được phân công thực hiện việc đăng ký tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra nội dung, tính đầy đủ của hồ sơ, xác nhận vào đơn yêu cầu đăng ký thế chấp, ghi trên trang bổ sung của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trình Lãnh đạo Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất ký xác nhận. - Chỉnh lý các thông tin đã đăng ký của tổ chức vào sổ địa chính, sổ theo dõi biến động đất đai;
  59. 51 Bước 3: Thông báo việc đăng ký giao dịch bảo đảm cho các cơ quan quản lý có liên quan (nếu có). Chi phí mỗi lần thế chấp quyền sử dụng đất tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất - Sở Tài nguyên và Môi trường là 80.000 đồng/ hồ sơ. Theo bảng khảo sát, người nông dân cho rằng việc đi thế chấp tốn khá nhiều thời gian. Và kết quả nghiên cứu bảng 3.7 so sánh chi phí khi có và không có thực hiện việc thế chấp cho thấy một món vay mất trung bình 10.13 giờ và chi phí thời gian khoảng 189.91 ngàn đồng và trong đó thời gian thực hiện việc thế chấp trung bình là 1.48 giờ và 63.70 ngàn đồng. Cần nghiên cứu các quy trình, thủ tục và nghiệp vụ, cũng như quy trình hóa các nghiệp vụ theo một tiêu chuẩn KPI, nhằm giúp thực hiện nhanh nghiệp vụ, giảm thiểu chi phí thời gian và giấy tờ nhưng vẫn đảm bảo đúng theo các văn bản, chính sách của ngân hàng, nhà nước ban ra. Việc đưa ra một quy trình làm việc theo chuẩn sẽ giúp các nhân viên ngân hàng có một cách so sánh chính xác cách thức làm việc, chuẩn hóa được nghiệp vụ và đồng thời giúp cho quá trình xử lý công việc nhanh gọn hơn trong công việc hàng ngày, giúp giảm thiểu mất chi phí cơ hội cho người dân. Ngoài ra, các thủ tục vay càng đơn giản, càng giúp cho người nông dân dễ dàng hiểu rõ và mạnh dạn vay vốn, đầu tư. Mức thu phí công chứng nên chỉ hoàn toàn dựa vào giá trị hợp đồng, giao dịch chứ không nên dựa vào giá trị tài sản thế chấp vì giá trị tài sản thế chấp luôn lớn hơn giá trị hợp đồng. Và khi tăng lên món tiền vay thì không cần phải làm hợp đồng thế chấp mới hoàn toàn mà chỉ dựa vào hợp đồng thế chấp cũ và hợp đồng thế chấp mới cho phần dư vay vốn mới. Điều này sẽ làm giảm chi phí cũng như thời gian công chứng cho khách hàng.
  60. 52 Tóm tắt chương 3: Chương 3 trình bày về kết quả nghiên cứu về chi phí đi vay tại thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai. Mở đầu với việc khái quát về thị xã Long Khánh, chương 3 đi sâu vào việc mô tả thống kê, ước lượng chi phí đi vay và xác định được nhân tố ảnh hưởng chi phí đi vay. Với các kết quả thu được, thông qua các kiểm định đảm bảo độ phù hợp, luận văn đưa ra những đề xuất giúp cho nhà quản trị các tổ chức tài chính giảm được chi phí đi vay phát sinh, từ đó có thể mở rộng tín dụng lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, đem lại lợi nhuận cho chính tổ chức.
  61. 53 CHƯƠNG KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ Kết luận Với mục tiêu là nghiên cứu chi phí đi vay khu vực tài chính nông thôn trên địa bàn thị xã Long Khánh thời gian qua, từ đó tìm ra giải pháp giảm thiểu chi phí đi vay và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của các tổ chức tài chính, góp phần thúc đẩy kinh tế khu vực nông thôn Long Khánh phát triển một cách ổn định và bền vững, luận văn đã hoàn thành nội dung chủ yếu sau: Một là, hệ thống hoá những vấn đề lý luận về tín dụng, chi phí đi vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Luận văn đã khái quát được các đặc điểm và vai trò của tín dụng đối với nền kinh tế, xã hội nói chung và đối với nông nghiệp nông thôn nói riêng. Đồng thời luận giải định nghĩa về chi phí đi vay thông qua các nghiên cứu trong và ngoài nước, tạo cơ sở chắc chắn để thực hiện đề tài. Hai là, khái quát thực trạng hoạt động tín dụng và hiệu quả hoạt động tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trong thời gian qua tại thị xã Long Khánh. Đặc biệt, luận văn đã đi sâu phân tích, ước lượng các chi phí phát sinh mà người nông dân gặp phải khi đi vay vốn chính thức, giúp các nhà quản trị các tổ chức tín dụng có cái nhìn khái quát về chi phí đi vay chính thức và so sánh mức chi phí giữa các tổ chức tín dụng. Ba là, xây dựng và kiểm định các nhân tố ảnh hưởng chi phí đi vay chính thức ở lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Dựa vào các nghiên cứu trong và ngoài nước, luận văn đã đưa ra được hầu hết các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí đi vay và từ đó xây dựng định hướng và các giải pháp, kiến nghị nhằm giảm bớt chi phí phát sinh trong quá trình đi vay cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của các tổ chức tài chính đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
  62. 54 KIẾN NGHỊ Vì đây là nghiên cứu dựa trên các nghiên cứu có sẵn nên không tránh khỏi các mặt hạn chế sau: Trước hết là luận văn chưa mở rộng thêm được nhiều yếu tố có ảnh hưởng đến chi phí đi vay chính thức lĩnh vực nông nghiệp. Với mô hình hiện tại, mặc dù đã kiểm định các vi phạm và đảm bảo độ tin cậy nhưng xét về thực tế vẫn còn khá nhiều nhân tố ảnh hưởng mà luận văn chưa tìm ra và phân tích được. Bên cạnh đó, vì thời gian thực hiện nghiên cứu tương đối ngắn nên phạm vi nghiên cứu và kích thước mẫu còn khá nhỏ. Điều này sẽ làm ảnh hưởng tính khái quát của đề tài. Cuối cùng, vấn đề quan trọng và đáng quan tâm chính là đối tượng nghiên cứu. Luận văn chỉ mới phân tích được chi phí đi vay chính thức mà chưa để cập được mảng phi chính thức và bán chính thức ở lĩnh vực tài chính nông thôn. Để có cái nhìn tổng quát hơn về chi phí đi vay mà người nông dân gặp phải, từ đó có những giải pháp thiết thực hơn, bao quát hơn để mở rộng tín dụng cho các tổ chức tài chính. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong khi thực hiện đề tài, song khó tránh khỏi những hạn chế, tác giả mong nhận được ý kiến đóng góp của quý Hội Đồng, quý thầy cô và những người quan tâm để luận văn được hoàn thiện hơn. Hướng phát triển mới cho luận văn: Tất cả những hạn chế đã được đề cập sẽ là tiền đề cho những hướng nghiên cứu sau này. Những nghiên cứu tiếp theo có thể mở rộng phạm vi nghiên cứu không chỉ ở một thị xã, mà có thể mở rộng thành một tỉnh, một miền hay thậm chí ở tại Việt Nam; nghiên cứu cũng có thể tăng số lượng mẫu lớn hơn; hoặc có thể tìm hiểu và xác định các yếu tố có khả năng tác động đến chi phí đi vay chính thức; và quan trọng hơn luận văn có thể mở rộng đối tượng nghiên cứu, không chỉ gói trọn ở lĩnh vực tài chính chính thức mà cả ở lĩnh vực bán chính thức và phi chính thức. .
  63. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT 1. Ban Chấp hành Trung ương, 2008. Nghị quyết của hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp Hành Trung Ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/08/2008 của Ban Chấp Hành Trung Ương. 2. Bộ tài chính và bộ tư pháp, 2012. Thông tư liên tịch Số: 08/2012/TTLT- BTC-BTP ngày 19/01/2012 về việc hướng dẫn về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí công chứng. 3. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2011. Quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại. Thông tư 27/TT-BNNPTNT ngày 13/04/2011 của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. 4. Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2001. Nghị định số 48/2001/NĐ-CP ngày 13/08/2001 của Chính Phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân. 5. Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2002. Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo. Văn bản số 2685/VPCP- QHQT ngày 21/5/2002 của Chính Phủ. 6. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2010. Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/04/2010 của Chính Phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. 7. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2012. Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày 09/05/2012 của chính phủ. Phiên họp thường kỳ tháng 4 năm 2012. 8. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2012. Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10/05/2012 của Chính Phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường. 9. Cục thống kê Đồng Nai, 2011. Niên giám thống kê năm 2011. Cục thống kê Đồng Nai. 10. Hồ Chí Minh, 1946. Hồ Chí Minh toàn tập. Nhà xuất bản chính trị quốc gia,
  64. tập 4. 11. Hồ Diệu, Lê Thẩm Dương, Lê Thị Hiệp Thương, Phạm Phú Quốc, Hồ Trung Bửu và Bùi Diệu Anh, 2001. Giáo trình tín dụng ngân hàng. Nhà xuất bản Thống kê. 12. Hội đồng bộ trưởng, 1988. Nghị định số 53-HĐBT ngày 26/03/1988 của hội đồng bộ trưởng về việc tổ chức bộ máy ngân hàng nhà nước Việt Nam. 13. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. Nhà xuất bản Hồng Đức. 14. Lê Huy Du, 2004.Giải pháp đẩy mạnh công tác huy động vốn của Ngân hàng Chính sách Xã hội. Luận án thạc sĩ. Đại học Kinh tế quốc dân Hà nội. 15. Lê Thanh Tâm, 2008. Phát triển các tổ chức tài chính nông thôn Việt Nam. Luận án tiến sĩ kinh tế. Bộ giáo dục và đào tạo Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân. 16. Mai Thanh Cúc, Quyền Đình Hà, Nguyễn Thị Tuyết Lan, Nguyễn Trọng Đắc, 2005.Giáo trình phát triển nông thôn. Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội, trang 32-36. 17. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thị xã Long Khánh, 2012. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo &PTNT thị xã Long Khánh năm 2012. 18. Nguyễn Quốc Nghi, 2011. Khả năng tiếp cận nguồn tín dụng chính thức của hộ nghèo. Tạp chí ngân hàng, số 7, trang 46- 49. 19. Ngân hàng nhà nước Việt Nam, 2012. Quyết định 780/QĐ-NHNN ngày 23/04/2012 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc phân loại nợ đối với nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ. 20. Nguyễn Sinh Cúc, 2003. Nông nghiệp nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới. Hà Nội: nhà xuất bản Thống kê. 21. Phạm Thị Mỹ Dung và Nguyễn Quốc Oánh, 2010. Khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ nông dân: trường hợp nghiên cứu ở vùng cận ngoại thành Hà Nội.Tạp chí Khoa học và Phát triển 2010,số 1, trang170- 177.
  65. 22. Tạ Minh Phú, 2012.Giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận vốn tin dụng chính thức của nông hộ ở huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Luận văn Thạc sĩ .Trường Đại Học Cần Thơ khoa kinh tế- quản trị kinh doanh. 23. Thủ tướng chính phủ, 2002. Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày 04/10/2002 về việc thành lập ngân hàng chính sách xã hội. 24. Tổng cục thống kê, 2011.Niên giám thống kê năm 2010.Hà Nội: Nhà xuất bản thống kê. 25. Tổng cục thống kê, 2012.Niên giám thống kê năm 2010.Hà Nội: Nhà xuất bản thống kê. 26. Võ Văn Khúc, 2008. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ ở huyện Thốt Nốt, Thành Phố Cần Thơ. Luận văn tốt nghiệp. Trường Đại Học Cần Thơ khoa kinh tế- quản trị kinh doanh.
  66. TIẾNG ANH: 1. Adams, D.W, 1995. From Agricultural Credit to Rural Finance.Quarterly Journal of International, 2:109-120. 2. Adams, D.W. and Nehman, G.I, 1978. Borrowing Costs and Demand for Rural Credit. Journal of Development Studies,2:165-176. 3. Adams, D.W. and Vogel, 1986. Rural Financial Markets in Low- income Countries: Recent Controversies and Lessons. World Development, 4: 477-487. 4. Ahmed, Zia U., 1982. Transaction Costs in Rural Financial Markets in Bangladesh: A Case Study of a Rural Credit Market. Ph.D dissertation, Ohio State University. 5. Breusch, T. & Pagan, A., 1979. A Simple Test for Heteroscedasticity and Random Coefficient Variation. Econometrica, 47: 128 6. Cuevas, C.E, 1984. Intermediation Cots and Scale Economies of Banking under Financial Regulation in Honduras. Ph.D dissertation. Ohio State University. 7. Đào Hùng et al,1999. Microfinance Sector in Vietnam. Hanoi, Vietnam :Asian Development Bank. 8. Harry, R.J., 1985. A primer of multivariate statistics .2nd ed. New York: Academic Press. 9. Lê Lân, 2005. Microfinance in Vietnam and the Decree 28/05/ND-CP. Microfinance in Vietnam. Hochiminh City, June 2005. Vietnam Gorvernment. 10. Lê Thanh Tâm, 1998. An Analysis of the Impacts of Rural Financial Systems on Agricultural Development and Rural Poverty Reduction: The Case of Thanh Hoa Province since 1988. Master Thesis. Vietnam – Netherlands Master Program in Development Economics, Nation
  67. Economics University- Institute of Social Studies. 11. Ledgerwood, J., 1999.Microfinance Handbook: An Institutional and Financial Perspective. Washington D.C: The World Bank. 12. LIanto, G. M., 2004. Rural Finance and Developments in Philippine Rural FInancail Market: Issues and Policy Research Chanllenges. Phillipine Institute for Development Studies. Discussion Paper. Series No 2004-18. 13. Mikkel Barslund and Finn Tarp, 2006. Rural Credit in Vietnam. University of Copenhagen,Department of Economics. 14. Nguyễn Thị Thu Hà., 1999. An analysis of informal versus formal microfinance for the poor in Vietnam. The Vietnam – Netherlands Master’s program in development economics. Nation Economics University- Institute of Social Studies. 15. Quách Mạnh Hào, 2005. Access to finance and poverty reduction an application to rural Viet Nam. Department of Accounting and Finance Birmingham Business School. The University of Birmingham. 16. Quy, Hanh Nguyen and Hans, Dieter Evers, 2011.Farmers as knowledge brokers: Analysing three cases from Vietnam's Mekong Delta. Center for Development Research (ZEF). University of Bonn. 17. Robinson, M., 2001. The Micro finance Revolution: Sustainable Finance for the Poor. Washington D.C: World Bank. 18. S.S.Hosseini, M.Khaledi, M.Ghorbani, and D.G.Brewin (2012), “An analysis of Transaction Costs of Obtaining Credit in Rural Iran”, Journal of Agricultural Science and Technology-JAST, 14(1), pp.243- 256. 19. Tabachnick, B. G. & Fidell, L. S., 2007. Using multivariate statistics. 5th ed. Boston: Allyn and Bacon. 20. Trần Thọ Đạt, 1998. Borrower Transaction Costs Segmented Markets and Credit Rationing: A Study of the Rural Credit Market. Ph.D Thesis.
  68. Australian National University. 21. Virginia De Guia- Abiad, 1993. Borrower Transaction Costs And Credit Rationing in Rural Financial Markets: The Philippine Case. The Developing Economies, 2: 208-219. 22. Vương Quốc Duy, 2011. Are households' poverty levels in Mekong Delta of Vietnam affected by access to credit? Department of Agricultural EconomicsGhent University Of Belgium, Schools of Economics and Business Administration, Cantho University, Vietnam. 23. Vương Quốc Duy, 2012. Determinants of household access to formal credit in the rural areas of the Mekong Delta, Vietnam. Department of Agricultural Economics. African and Asian Studies, 3:261-287.