Luận văn Nhu cầu tin và mức độ đáp ứng thông tin tại thư viện trường Đại học Hà Tĩnh
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Nhu cầu tin và mức độ đáp ứng thông tin tại thư viện trường Đại học Hà Tĩnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- luan_van_nhu_cau_tin_va_muc_do_dap_ung_thong_tin_tai_thu_vie.pdf
Nội dung text: Luận văn Nhu cầu tin và mức độ đáp ứng thông tin tại thư viện trường Đại học Hà Tĩnh
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN PHAN THỊ DUNG NHU CẦU TIN VÀ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG THÔNG TIN TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ TĨNH LUẬN VĂN THẠC SĨ THÔNG TIN - THƯ VIỆN Hà Nội - 2014
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN PHAN THỊ DUNG NHU CẦU TIN VÀ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG THÔNG TIN TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ TĨNH Chuyên ngành : Khoa học Thư viện Mã số : 60 32 20 LUẬN VĂN THẠC SỸ THÔNG TIN - THƯ VIỆN Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Mai Hà Hà Nội - 2014
- Luận văn đã được tác giả bổ sung, chỉnh sửa theo Quyết nghị của Hội đồng chấm luận văn thạc sỹ chuyên ngành Khoa học Thư viện gồm những nội dung sau: - Bổ sung thêm tiêu chí "sự phù hợp giữa nguồn lực thông tin và nhu cầu tin" trong mục "Tiêu chí đánh giá mức độ thỏa mãn nhu cầu tin của người dùng tin". - Tìm thuật ngữ khác thay thế cho khái niệm nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ thông tin. XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG PGS.TS. Trần Thị Quý
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bản luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS. Mai Hà, người thầy tận tình đã dành nhiều thời gian và công sức giúp đỡ, động viên tôi thực hiện đề tài nghiên cứu và hoàn thành bản luận văn tốt nghiệp thạc sỹ của mình. Tôi xin gửi lòng biết ơn và sự trân trọng của tôi đến PGS.TS. Trần Thị Quý, người đã luôn giúp đỡ và động viên tôi những lúc tôi gặp khó khăn trong công việc và cuộc sống để tôi có thể nỗ lực học tập và hoàn thành tốt đề tài. Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo sau đại học, các thầy cô trong Khoa cũng như ngoài trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tận tình chỉ bảo và dạy dỗ, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm cho tôi trong suốt quá trình của chương trình học tập và nghiên cứu tại Trường. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu Trường Đại học Hà Tĩnh cùng các đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi tham gia học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận văn. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới gia đình, người thân và bạn bè đã luôn ở bên cạnh khuyến khích, động viên giúp tôi vượt qua những khó khăn để hoàn thành khóa học và hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 7 năm 2014 Phan Thị Dung
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Tình hình nghiên cứu 2 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 5 4. Giả thuyết nghiên cứu 6 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6 6. Phương pháp nghiên cứu 7 7. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài 7 8. Dự kiến kết quả nghiên cứu 8 CHƯƠNG 1: NHU CẦU TIN VÀ NGƯỜI DÙNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN – THƯ VIỆN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ TĨNH 9 1.1 Những vấn đề chung về nhu cầu tin và người dùng tin 9 1.1.1 Khái niệm nhu cầu tin và người dùng tin 9 1.1.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tin của người dùng tin 10 1.2 Tiêu chí đánh giá mức độ thỏa mãn nhu cầu tin của người dùng tin 13 1.2.3 Sự phù hợp giữa nguồn lực thông tin với nhu cầu tin 16 1.3 Giới thiệu khái quát về trường Đại học Hà Tĩnh 17 1.3.1 Quá trình hình thành và phát triển 17 1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của Trường trong giai đoạn đổi mới giáo dục 20 1.3.3 Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ ở trường Đại học Hà Tĩnh 21 1.4 Thư viện trong việc đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin 23 1.4.1 Sơ lược về lịch sử hình thành của Thư viện 23 1.4.2 Chức năng, nhiệm vụ 24 1.4.3 Cơ cấu tổ chức 26 1.4.4 Đặc điểm nguồn lực thông tin của Thư viện 27 1.5 Đặc điểm người dùng tin tại Thư viện Đại học Hà Tĩnh 31 1.5.1 Nhóm cán bộ lãnh đạo, quản lý 32 1.5.2 Nhóm cán bộ nghiên cứu và giảng dạy 33
- 1.5.3 Nhóm học sinh, sinh viên 33 1.6 Tầm quan trọng của nghiên cứu nhu cầu tin và mức độ đáp ứng thông tin tại Trường 34 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NHU CẦU TIN VÀ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG THÔNG TIN TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ TĨNH 37 2.1 Thực trạng Nhu cầu tin 37 2.1.1 Nhu cầu về nội dung tài liệu 37 2.1.2 Nhu cầu về loại hình tài liệu 41 2.1.3 Nhu cầu về ngôn ngữ tài liệu 45 2.1.4 Tập quán khai thác thông tin của người dùng tin 47 2.2 Thực trạng mức độ đáp ứng nhu cầu thông tin cho người dùng tin tại Thư viện 57 2.2.1 Mức độ đáp ứng về nguồn lực thông tin 57 2.2.2 Mức độ đáp ứng về sản phẩm và dịch vụ thông tin 60 2.2.3 Mức độ đáp ứng về tập quán sử dụng thư viện của người dùng tin 68 2.3 Nhận xét chung 71 2.3.1 Điểm mạnh 71 2.3.2 Điểm yếu 74 2.3.3 Nguyên nhân 76 CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO MỨC ĐỘ THỎA MÃN VÀ PHÁT TRIỂN NHU CẦU TIN TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ TĨNH 78 3.1 Nhóm giải pháp nâng cao năng lực đáp ứng Nhu cầu tin 78 3.1.1 Tăng cường nguồn lực thông tin tương hợp với nhu cầu tin 78 3.1.2 Đa dạng hóa và tăng cường chất lượng các sản phẩm, dịch vụ thông tin 83 3.1.3 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thư viện 91 3.1.4 Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị Thư viện 94 3.1.5 Tăng cường kinh phí hoạt động 96 3.1.6 Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động Thư viện 97 3.2 Nhóm giải pháp kích thích nhu cầu tin phát triển 98 3.2.1 Tăng cường đào tạo người dùng tin 98
- 3.2.2 Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học 101 3.2.3 Nâng cao tính chủ động, tích cực học tập của học sinh, sinh viên 102 KẾT LUẬN 105 TÀI LIỆU THAM KHẢO 106 PHỤ LỤC 110
- DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU Bảng 1.1 : Vốn tài liệu tại Thư viện Trường ĐHHT 28 Bảng 1.2: Thống kê số lượng tài liệu theo từng lĩnh vực 30 Bảng 1.3: Số lượng người dùng tin trong Trường 31 Bảng 2.1: Nhu cầu về nội dung thông tin/ tài liệu của người dùng tin 38 Bảng 2.2: Nhu cầu về loại hình tài liệu của người dùng tin 42 Bảng 2.3: Nhu cầu về ngôn ngữ tài liệu của người dùng tin 46 Bảng 2.4: Nhu cầu về sản phẩm thông tin của người dùng tin 53 Bảng 2.5: Nhu cầu về các dịch vụ thông tin của người dùng tin 55 Bảng 2.6: Thời gian dành cho việc thu thập thông tin của người dùng tin 48 Bảng 2.7: Các nguồn khai thác thông tin của người dùng tin 51 Bảng 2.8: Tần suất sử dụng Thư viện của người dùng tin 52 Bảng 2.9: Mức độ đáp ứng của kho tài liệu tại Thư viện ĐHHT 57 Bảng 2.10: Mức độ đáp ứng về sản phẩm thông tin của Thư viện 62 Bảng 2.11: Mức độ đáp ứng của các dịch vụ thông tin của Thư viện 65 Bảng 2.12: Đánh giá về cơ sở vật chất Thư viện của người dùng tin 71 Biểu đồ 1.2: Cơ cấu các nhóm người dùng tin trong Trường 32 Biểu đồ 2.1 Nhu cầu về nội dung thông tin/ tài liệu của các nhóm NDT 40 Biểu đồ 2.2: Nhu cầu về loại hình tài liệu của các nhóm người dùng tin 43 Biểu đồ 2.3: Thời gian thu thập thông tin của các nhóm NDT 49 Biểu đồ 2.4: Cơ cấu vốn tài liệu theo lĩnh vực khoa học (theo số liệu ở bảng 1.2) . 59 Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của Trường ĐHHT 23 Sơ đồ 1.2: Cơ cấu tổ chức của Thư viện Trường ĐHHT 26
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Các chữ viết tắt tiếng Việt CBNCGD Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy CBLĐQL Cán bộ lãnh đạo, quản lý CNTT Công nghệ thông tin CSDL Cơ sở dữ liệu ĐH Đại học ĐHHT Đại học Hà Tĩnh ĐHKHXH&NV Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn ĐHQGHN Đại học Quốc gia Hà Nội GDĐT Giáo dục đào tạo HCM Hồ Chí Minh HSSV Học sinh, sinh viên KH&CN Khoa học và công nghệ KHKT Khoa học kỹ thuật NCT Nhu cầu tin NDT Người dùng tin PGS.TS Phó Giáo sư, Tiến sĩ SP&DV TT Sản phẩm và dịch vụ thông tin TT-TV Thông tin – Thư viện TV Thư viện UBND Ủy ban Nhân dân Các chữ viết tắt tiếng Anh CD - ROM Compact Disc – Read Only Memory ILL Inter Library Loan OPAC Online Public Access Catalog SDI Selective Dissemination of Information
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bước vào thế kỷ 21, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, là sự bùng nổ của các nguồn lực thông tin, là kỷ nguyên của nền kinh tế tri thức. Công nghệ thông tin đã thực sự thâm nhập rộng khắp vào mọi lĩnh vực của đời sống con người, dẫn đến sự biến đổi to lớn trong việc tự động hoá các quá trình làm việc. Thông tin đã trở thành hàng hoá, trở thành một lực lượng vật chất tác động mạnh mẽ tới mọi động thái kinh tế, chính trị, xã hội của các quốc gia. Việc cung cấp nguồn thông tin kịp thời, nhanh chóng, hiệu quả chính là yêu cầu nội tại để xã hội phát triển. Chính vì thế, các thư viện và cơ quan thông tin hiện nay đều chú trọng tìm các giải pháp để tăng cường khả năng đáp ứng NCT ngày càng cao và đa dạng của các đối tượng khác nhau. Trong đó nghiên cứu NCT là hoạt động được hầu hết các thư viện tiến hành để có cơ sở khoa học phát triển nguồn lực thông tin, xác định phương pháp xử lý thông tin, tổ chức các hình thức tra cứu thông tin và phục vụ NDT một cách hiệu quả. NCT có vai trò hết sức quan trọng, vừa là cơ sở, vừa là động lực và vừa là mục tiêu hướng tới của hoạt động TT-TV. Là một dạng nhu cầu về tinh thần của con người xuất phát từ ham muốn học hỏi, hiểu biết và khám phá về thế giới khách quan, NCT mang tính xã hội, chịu sự chi phối của nhiều yếu tố nên xã hội ngày càng phát triển NCT ngày càng cao và việc đáp ứng nhu cầu đó ngày càng trở nên cấp bách. Nghiên cứu nắm vững đặc điểm NCT của NDT để đưa ra những giải pháp cần thiết phù hợp với thực tiễn của các cơ quan TT-TV là một trong những vấn đề quan trọng của hoạt động thông tin. Trường ĐHHT là một trường công lập, đa cấp, đa ngành, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và Tỉnh Hà Tĩnh nói riêng. Là một bộ phận gắn liền với sự phát triển của Nhà trường ngay từ những ngày đầu thành lập, TV đã góp phần tích cực vào công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập của cán bộ, giảng viên và sinh viên trong toàn Trường. Trước sự chuyển đổi từ phương thức đào 1
- tạo theo niên chế sang đào tạo theo tín chỉ tại trường ĐHHT, vai trò của TV ngày càng được khẳng định. Tuy nhiên, TV cần phải có sự thay đổi mạnh mẽ, phải đi trước một bước mới đáp ứng được yêu cầu phục vụ thông tin – tri thức cho đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường. Xuất phát từ tình hình thực tế đó tôi lựa chọn đề tài: “Nhu cầu tin và mức độ đáp ứng thông tin tại Thư viện trường Đại học Hà Tĩnh” làm luận văn tốt nghiệp Cao học chuyên ngành Khoa học Thư viện của mình, với hy vọng làm rõ NCT của NDT và thực trạng khả năng đáp ứng NCT của TV. Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phục vụ thông tin cho NDT tại ĐHHT góp phần đáp ứng yêu cầu chuyên môn cũng như yêu cầu của đất nước trong thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển. 2. Tình hình nghiên cứu NDT là một trong những yếu tố quan trọng cấu thành TV. Chính vì thế, vấn đề nghiên cứu NCT của NDT đã được quan tâm và tiến hành từ lâu trên thế giới, đặc biệt ở các nước công nghiệp phát triển Nga, Mỹ, Anh, như bài viết “Từ tổ chức nội dung đến tăng sức mạnh cho người dùng tin” của GS.Bjorn Olstad – Đại học Khoa học Công nghệ, Trodheim, Na Uy được Vũ Văn Sơn dịch và đăng trên Tạp chí Thông tin và Tư liệu, số 3 năm 2008; “Đánh giá của sinh viên về Thư viện Đại học” của tác giả E.G. Krasikova được Nguyễn Tú Quyên dịch và đăng trên Tạp chí thông tin và Tư liệu, số 3 năm 2013. Bài báo đã đưa ra và phân tích, đánh giá kết quả của một cuộc điều tra xã hội học quy mô lớn tại trường Đại học Tổng hợp Masherova (Belarus) nhằm tìm hiểu văn hóa thông tin, hành vi thông tin của sinh viên để từ đó điều chỉnh hoạt động thư viện cho phù hợp với NCT của sinh viên. Ở Việt Nam trong những năm gần đây cũng có rất nhiều công trình khoa học, các luận văn, khóa luận, bài báo, tạp chí đã tiến hành nghiên cứu vấn đề NCT với nhiều mức độ và phạm vi khác nhau nhằm nâng cao chất lượng phục vụ để thỏa mãn tối đa NCT của bạn đọc tại một cơ sở, một trung tâm TT-TV cụ thể. Tiêu biểu ta có thể kể ra một số công trình sau: Ngay từ những năm 70 của thế kỷ trước, Thư viện Quốc gia đã tiến hành 2
- nghiên cứu nhu cầu đọc của bạn đọc qua 2 đợt nghiên cứu người đọc vào năm 1976 và 1979 bằng phương pháp trưng cầu ý kiến. Kết quả nghiên cứu này được phản ánh trong luận án “Vấn đề hoàn thiện việc phục vụ cán bộ khoa học và các nhà chuyên môn trong các thư viện khoa học tổng hợp lớn” (1977) và các bài báo “Thư viện Quốc gia nâng cao chất lượng phục vụ cán bộ khoa học và các nhà chuyên môn” (1977); “Nghiên cứu nhu cầu đọc của người đọc ở Thư viện Quốc gia” (1981) của tác giả Hà Thu Cúc. Trong Kỷ yếu Hội nghị khoa học sinh viên chuyên ngành Thư viện tại Trường ĐH KHXH&NV năm 2008 có bài viết “Nhu cầu thông tin của sinh viên được đào tạo theo phương thức tín chỉ tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội” của Nguyễn Thị Vân Anh với nội dung phản ánh sự thay đổi trong NCT của sinh viên khi Nhà trường chuyển đổi sang hình thức đào tạo mới và tình hình đáp ứng NCT đối với nhóm NDT là sinh viên này. Cũng nghiên cứu về NCT của sinh viên Trường ĐH KHXH&NV, năm 2013, Thạc sĩ Nguyễn Thị Kim Dung có bài viết “Nghiên cứu nhu cầu thông tin của sinh viên Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội”, đăng trên Tạp chí Thư viện Việt Nam số 1(39), tr.31-35. Trong đó, tác giả đã phân tích, trình bày kết quả thu được từ việc khảo sát, nghiên cứu nhu cầu thông tin của sinh viên qua phiếu điều tra tại trường ĐH KHXH&NV; gợi mở một số ý kiến với Trung tâm TT-TV Đại học Quốc gia Hà Nội về việc tăng cường nguồn lực thông tin; đẩy mạnh hoạt động quan hệ hợp tác với các thư viện, tổ chức trong và ngoài nước để khai thác nguồn sách, báo tài trợ, nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu thông tin, nâng cao chất lượng và hiệu quả trong quá trình học tập, nghiên cứu khoa học của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội nói riêng và chất lượng giáo dục đào tạo đại học ở Việt Nam nói chung. Bài viết “Một số kỹ năng và yêu cầu trao đổi cá biệt với người dùng tin”, Tạp chí Thư viện Việt Nam của Trương Đại Lượng (2007) đã đề cập đến các kỹ năng và yêu cầu trong việc phục vụ NDT nhằm đáp ứng có hiệu quả NCT của họ; Bài viết “Nhu cầu tin và các phương pháp điều tra nhu cầu tin” của Nguyễn Đức Tiến (2003), Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia Hà Nội, đã đưa ra các phương pháp điều tra khác nhau để đánh giá một cách chính xác NCT 3
- của nhóm NDT trong cơ quan TT-TV. Gần đây, có bài viết “Phát triển nhu cầu thông tin trong các thư viện công cộng” của PGS.TS Trần Thị Minh Nguyệt, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Văn hóa, số 2, năm 2013 đã phân tích NCT và đặc điểm NDT tại các TV công cộng đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm giúp các TV công cộng từng bước hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động của mình theo hướng phù hợp với nhu cầu, tâm lý và tập quán sử dụng thông tin của con người. Ngoài ra, một số công trình nghiên cứu của học viên Cao học ngành Khoa học Thư viện, bảo vệ tại trường ĐH KHXH&NV-ĐHQGHN đã đề cập đến vấn đề NCT trong các cơ quan TT-TV, cụ thể có các Luận văn sau:“Nghiên cứu nhu cầu tin khoa học và công nghệ tại Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia” của tác giả Nguyễn Thị Chung, bảo vệ năm 2009; “Nghiên cứu nhu cầu tin của cán bộ quản lý tại bộ nội vụ các cơ quan trực thuộc bộ” của tác giả Nguyễn Bích Hạnh, bảo vệ năm 2011;“Nhu cầu tin và mức độ đáp ứng thông tin tại Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật và Du lịch Nha Trang” của tác giả Bùi Thị Thanh Diệu, bảo vệ năm 2011; “Nghiên cứu nhu cầu tin và khả năng đáp ứng tại Thư viện Trường Đại học Phương Đông” của tác giả Nguyễn Thị Chi, bảo vệ năm 2013. Một số luận văn của học viên Cao học ngành Khoa học Thư viện, bảo vệ tại trường Đại học Văn hóa:“Nghiên cứu nhu cầu tin và mức độ đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin tại Trung tâm Thông tin thư viện trường Đại học Thành Đô” của tác giả Nguyễn Trường Giang, bảo vệ năm 2010;“Nghiên cứu nhu cầu tin tại Thư viện Học viện Tài Chính” của tác giả Vũ Thanh Thủy, bảo vệ năm 2011; “Nghiên cứu nhu cầu tin tại Trung tâm thông tin – thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội” của tác giả Nguyễn Bích Hạnh, bảo vệ năm 2011;“Nghiên cứu nhu cầu tin tại trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương” của Phan Thị Hương, bảo vệ năm 2011; “Nghiên cứu nhu cầu tin và khả năng đáp ứng thông tin cho người dùng tin tại Học viện Kỹ thuật Quân sự” của tác giả Phạm Thị Lan Ngọc, bảo vệ năm 2011;“Nhu cầu tin và khả năng đáp ứng thông tin cho người dùng tin tại Thư viện đại học Hà Nội” của tác giả Cung Thị Thúy Hằng, bảo vệ năm 2011; “Nghiên cứu nhu cầu tin của người dùng tin tại Thư viện Quân đội” của tác giả Linh Thị Thắm, bảo vệ năm 4
- 2012; “Nghiên cứu nhu cầu tin của người dùng tin tại Thư viện Viện Nhà nước và Pháp luật” của tác giả Lã Trường Anh, bảo vệ năm 2012; Các công trình nói trên đã góp phần làm phong phú cơ sở lý luận của việc nghiên cứu NCT trong hoạt động TT-TV. Hầu hết các luận văn đã tập trung làm rõ bản chất, nội dung và đặc điểm NCT cũng như thói quen, tập quán sử dụng thông tin của NDT tại một đơn vị cụ thể, từ đó đã đưa ra những giải pháp khả thi cho việc thỏa mãn nhu cầu thông tin ngày càng cao của từng nhóm đối tượng dùng tin khác nhau. Tuy nhiên, những công trình này mới chỉ đề cập tới việc nghiên cứu NCT của một nhóm NDT cụ thể gắn với một cơ quan, đơn vị, địa bàn mang tính đặc thù ở nơi tác giả công tác hoặc đề cập chung chung về vấn đề NCT của NDT. Ngoài ra, nghiên cứu NCT cũng đã được rất nhiều sinh viên lựa chọn làm đề tài khóa luận tốt nghiệp ngành TT-TV. Như vậy, qua khảo sát và thống kê về tình hình nghiên cứu của đề tài, chúng ta có thể nhận thấy NCT của NDT là một đề tài được rất nhiều người quan tâm, tìm hiểu và nghiên cứu. Tuy nhiên, phạm vi không gian nghiên cứu của các công trình, bài viết đó không trùng với đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài tác giả đang nghiên cứu. Mỗi một cơ quan TT-TV đều có những nét đặc thù riêng ảnh hưởng tới NCT của NDT tại cơ quan đó. Cho đến nay Trường ĐHHT chưa có công trình nào nghiên cứu về vấn đề này mà mới chỉ có một số bài báo cáo thực tập tốt nghiệp nghiên cứu về hoạt động TT-TV nói chung. Tuy nhiên, những bài báo cáo này còn mang tính chất sơ khai, mới ở giai đoạn tiếp cận vấn đề, các giải pháp đưa ra cũng chưa thực sự bám sát với tình hình, điều kiện cụ thể của Trường, của TV. Như vậy, có thể nói, đề tài “Nhu cầu tin và mức độ đáp ứng thông tin tại Thư viện trường Đại học Hà Tĩnh” là một đề tài hoàn toàn mới, chưa bị trùng lặp lại có ý nghĩa nhất định đối với hoạt động TT-TV tại Trường ĐHHT. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục tiêu Mục tiêu của Luận văn là trên cơ sở thống kê thư viện, điều tra khảo sát 5
- người dùng tin để nghiên cứu, đánh giá thực trạng NCT và mức độ đáp ứng thông tin cho cán bộ, giảng viên và học sinh, sinh viên tại trường ĐHHT, đề xuất các giải pháp có cơ sở khoa học nhằm thỏa mãn tối đa NCT cũng như kích thích phát triển NCT đúng hướng và có hiệu quả trong giai đoạn hiện nay, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của trường ĐHHT. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được những mục đích trên, luận văn tập trung vào giải quyết các nhiệm vụ chính sau: - Tìm hiểu cơ sở lý luận về NDT và NCT. - Nghiên cứu khái quát về Trung tâm Thư viện trường ĐHHT. - Nghiên cứu các đặc điểm NDT tại trường ĐHHT. - Khảo sát thực trạng NCT và tập quán sử dụng thông tin của NDT tại Thư viện ĐHHT. - Đánh giá mức độ đáp ứng NCT cho NDT của Thư viện. - Đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển NCT và nâng cao năng lực đáp ứng NCT cho NDT tại TV. 4. Giả thuyết nghiên cứu Cùng với sự phát triển của xã hội và sự đổi mới trong phương thức đào tạo, NCT của NDT tại trường ĐHHT ngày càng cao, phong phú và đa dạng, trong khi đó hoạt động TT-TV của Nhà trường vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu thông tin của cán bộ, giảng viên và học sinh, sinh viên. Nếu thực hiện tốt việc nghiên cứu NCT và thực trạng mức độ đáp ứng thông tin cho NDT tại trường ĐHHT thì hoạt động TT-TV sẽ có cơ sở khoa học để đề ra những nhiệm vụ mới nhằm đảm bảo thông tin đến với NDT một cách chính xác, đầy đủ và kịp thời, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của Trường. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nhu cầu tin và thực trạng đáp ứng nhu cầu tin tại Thư viện Đại học Hà Tĩnh. - Phạm vi nghiên cứu: 6
- + Phạm vi nghiên cứu về không gian là tại Thư viện trường Đại học Hà Tĩnh. + Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Từ năm 2007 đến nay (từ năm trường được thành lập). 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1 Phương pháp luận Luận văn được thực hiện trên cơ sở vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về đổi mới giáo dục, phát triển hoạt động TV-TT để phân tích lý giải các vấn đề và đề xuất những giải pháp cần thiết. 6.2 Phương pháp cụ thể Luận văn được thực hiện trên cơ sở sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: - Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi - Phương pháp trao đổi, phỏng vấn cán bộ thư viện và NDT tại thư viện - Phương pháp so sánh - Phương pháp khảo sát, quan sát thực tế - Phương pháp thống kê số liệu 7. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài 7.1 Ý nghĩa khoa học Luận văn góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận khoa học về NCT và đảm bảo thông tin cho NDT. 7.2 Ý nghĩa thực tiễn Các kết quả nghiên cứu, các đề xuất giải pháp được đưa ra trong luận văn có thể được xem xét và áp dụng vào thực tế nhằm tăng cường hiệu quả đáp ứng nhu cầu thông tin tại Trường ĐHHT, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực đạt chất lượng cao của Trường. Luận văn còn có thể làm tài liệu tham khảo cho những đề tài nghiên cứu có nội dung liên quan. 7
- 8. Dự kiến kết quả nghiên cứu Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, Luận văn có bố cục gồm 03 chương: Chương 1. Nhu cầu tin và người dùng tin trong hoạt động Thông tin – Thư viện tại trường Đại học Hà Tĩnh. Chương 2. Thực trạng nhu cầu tin và mức độ đáp ứng thông tin tại Thư viện trường Đại học Hà Tĩnh. Chương 3. Các giải pháp nâng cao mức độ thỏa mãn và phát triển nhu cầu tin tại Thư viện Đại học Hà Tĩnh. 8
- CHƯƠNG 1 NHU CẦU TIN VÀ NGƯỜI DÙNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN – THƯ VIỆN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ TĨNH ¬ 1.1 Những vấn đề chung về nhu cầu tin và người dùng tin 1.1.1 Khái niệm nhu cầu tin và người dùng tin * Nhu cầu tin Nhu cầu là một hiện tượng tâm lý nằm trong cấu trúc tâm lý chung của con người, là đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển. Nhu cầu là sự xuất hiện kết hợp giữa các phản xạ không điều kiện từ môi trường tác động đến bộ não của chúng ta nên nó mang tính xã hội, là sản phẩm của xã hội; hình thành do kết quả tác động giữa hoàn cảnh bên ngoài và trạng thái bên trong của chủ thể; phát triển dưới sự chi phối trực tiếp của điều kiện kinh tế - xã hội – văn hóa ở một giai đoạn nhất định, tại một địa bàn cụ thể, trong hoàn cảnh khác nhau sẽ nảy sinh các nhu cầu và thỏa mãn nhu cầu khác nhau. Nhu cầu nói chung của con người rất đa dạng và phong phú. Mỗi cá nhân khác nhau đều có nhu cầu về vật chất và tinh thần khác nhau. Nhu cầu tin là một dạng nhu cầu tinh thần, nhu cầu bậc cao của con người. Theo quan điểm tâm lý học Mác xít, có thể coi nhu cầu tin là đòi hỏi khách quan của con người (cá nhân, nhóm, xã hội), đối với việc tiếp nhận và sử dụng thông tin, nhằm duy trì hoạt động sống của con người. Khi đòi hỏi về thông tin của con người trở nên cấp thiết thì nhu cầu tin xuất hiện. Nhu cầu tin xuất phát từ phản xạ định hướng và chịu sự chi phối của thị giác. Nó nảy sinh trong quá trình thực hiện các loại hoạt động khác nhau của con người. Bất kỳ hoạt động nào muốn đạt kết quả tốt đẹp cũng cần phải có thông tin đầy đủ. Hoạt động càng phức tạp thì nhu cầu được cung cấp thông tin (về đối tượng hoạt động, về môi trường hoạt động, ) càng cao. Nếu được thỏa mãn đầy đủ, nhu cầu sẽ phát triển sâu rộng hơn về nội dung và đòi hỏi phương thức thỏa mãn cao hơn. Nếu không được thỏa mãn trong thời gian dài và liên tục thì cường độ NCT sẽ giảm dần, thoái hóa dần và có thể bị triệt tiêu. 9
- * Người dùng tin Người dùng tin là người sử dụng thông tin để thỏa mãn nhu cầu của mình. NDT trước hết phải là người có NCT, là chủ thể của NCT. Đồng thời người có NCT chỉ có thể trở thành NDT khi họ sử dụng thông tin hoặc có điều kiện sử dụng thông tin để thỏa mãn nhu cầu của mình. Người dùng tin là một bộ phận quan trọng không thể tách rời của bất kỳ hệ thống thông tin nào. Người dùng tin là yếu tố tương tác hai chiều với các đơn vị thông tin. Họ vừa là đối tượng phục vụ, vừa là khách hàng, và là người tiêu thụ các sản phẩm và dịch vụ của cơ quan thông tin vừa là người tham gia sản sinh ra những thông tin mới. Như vậy, NDT là nguồn gốc nảy sinh hoạt động thông tin. Không có NDT không tồn tại hoạt động thông tin. Người dùng tin thể hiện cụ thể nhu cầu tin của mình, những nhu cầu này chính là cơ sở để xây dựng, phát triển nguồn lực thông tin và tổ chức, khai thác nguồn lực thông tin trong hoạt động cơ quan TT-TV. Nói cách khác, NDT là nhân tố điều chỉnh, định hướng cho hoạt động thông tin thông qua dòng thông tin phản hồi. Ý kiến đánh giá của NDT trong quá trình sử dụng thông tin góp phần điều chỉnh hoạt động thông tin theo hướng phù hợp và hiệu quả hơn với nhu cầu của NDT. Người dùng tin là một thực thể xã hội. Nhu cầu tin của họ nảy sinh và tồn tại trong quá trình họ thực hiện các hoạt động sống và các quan hệ xã hội khác. Như vậy, ngoài các mối quan hệ hiện hữu trong quá trình sử dụng các sản phẩm và dịch vụ thông tin, NDT còn bị chi phối bởi nhiều mối quan hệ phức tạp khác như: địa vị chính trị, địa vị kinh tế, địa vị xã hội, [21, tr.7]. 1.1.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tin của người dùng tin Cũng giống như các loại nhu cầu khác của con người, sự hình thành và phát triển NCT chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan: Môi trường xã hội, nghề nghiệp, lứa tuổi, giới tính, trình độ văn hóa, trình độ học vấn và nhân cách. * Môi trường xã hội: Nhu cầu tin và nhu cầu đọc nằm trong hệ thống nhu cầu rất đa dạng và phong 10
- phú của mỗi con người nói riêng và xã hội nói chung, do đó nó chịu ảnh hưởng khá sâu sắc của các điều kiện môi trường. Môi trường tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn tới điều kiện sống của con người. Tâm lý học Mác xít khẳng định yếu tố địa lý, tự nhiên không phải là quyết định trong việc hình thành và phát triển tâm lý, nhưng có để lại những dấu ấn nhất định. Những vùng đất khác nhau thường để lại dấu ấn khác nhau trong tính cách và xu hướng hoạt động. Môi trường xã hội có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và phát triển NCT của NDT. Điều kiện kinh tế - xã hội ngày càng phát triển làm cho NCT của con người trở nên sâu rộng, cấp bách hơn. Đời sống văn hóa tinh thần phong phú là tiền đề cho nhu cầu tin và nhu cầu đọc phát triển. Nền văn hóa phát triển sẽ sản sinh ra thông tin đa dạng, sẽ được lưu giữ và truyền tải bằng nhiều phương tiện khác nhau để có thể bảo quản và lưu truyền lại cho các thế hệ sau. Nhu cầu tin được thỏa mãn sẽ bền vững và sâu sắc hơn. Tính chất và trình độ lực lượng sản xuất ảnh hưởng trực tiếp tới nhu cầu tin. Trình độ sản xuất càng cao đòi hỏi phải có nhiều thông tin và kiến thức hơn, đồng thời cũng sản sinh ra các phương tiện truyền tin hiện đại hơn. Bên cạnh đó, sản xuất phát triển làm cho đời sống vật chất được nâng cao đã có ảnh hưởng lớn đến đời sống văn hóa tinh thần của mỗi người trong xã hội, trong đó có nhu cầu tin, nhu cầu đọc. Các quan hệ xã hội lành mạnh, hài hòa và chế độ dân chủ cũng góp phần làm cho con người tự do hơn (đời sống tinh thần phong phú hơn) kích thích nhu cầu tin phát triển. [21, tr.21] Xã hội càng phát triển, nhu cầu thông tin càng cao, con người đòi hỏi được thỏa mãn nhu cầu tin không chỉ về tài liệu mà còn các thông tin về dữ kiện và số liệu tổng hợp. Những nguồn thông tin được khai thác tốt sẽ là các nhân tố quyết định cho sự phát triển xã hội và tăng trưởng kinh tế. * Nghề nghiệp: Đặc thù của hoạt động nghề nghiệp cũng là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến nhu cầu tin. Hoạt động lao động nghề nghiệp chi phối căn bản mọi hoạt động của con người. Trong hoạt động nghề nghiệp, người nghiên cứu phải theo sát những đặc 11
- thù của ngành mình để nghiên cứu. Hoạt động lao động nghề nghiệp là hoạt động chủ đạo trong một giai đoạn rất dài của cuộc đời, từ khi con người trưởng thành đến hết độ tuổi lao động. Vì vậy, tính chất hoạt động lao động nghề nghiệp ảnh hưởng lớn tới xu hướng của con người, tới hệ thống nhu cầu trong đó có nhu cầu đọc và nhu cầu tin. Nghề nghiệp khác nhau để lại những dấu ấn khác nhau trong nội dung nhu cầu tin và tập quán sử dụng thông tin của mỗi người. * Lứa tuổi: Mỗi giai đoạn lứa tuổi trong cuộc đời con người có những đặc điểm tâm lý riêng do hoạt động chủ đạo chi phối. Tâm lý lứa tuổi có ảnh hưởng lớn đến nội dung và phương thức thỏa mãn nhu cầu tin. Lứa tuổi có thể phân theo: tuổi thiếu niên (1-17 tuổi), tuổi thanh niên (18 -34 tuổi), tuổi trung niên (từ 35-59 tuổi), người lớn tuổi (từ 60 tuổi trở lên). * Giới tính: Do đặc điểm sinh lý khác nhau, các giới khác nhau có những đặc điểm tâm lý riêng. Đặc điểm giới tính cũng được thể hiện trong nội dung và cách thức thỏa mãn nhu cầu tin của mỗi người. * Trình độ văn hóa: Là một dạng nhu cầu tinh thần, nhu cầu tin cũng bị chi phối bởi trình độ văn hóa của con người. Trình độ văn hóa của xã hội ta ngày càng được nâng cao, chính vì thế nhu cầu hiểu biết và thẩm mỹ càng phát triển. Trình độ văn hóa ảnh hưởng đến nội dung nhu cầu tin, phương thức tìm kiếm thông tin và những hình thức sử dụng thông tin được sử dụng. * Trình độ học vấn: NDT có trình độ học vấn cao thường sử dụng các phương tiện tìm kiếm thông tin hiện đại, sử dụng được nhiều nguồn khai thác thông tin khác nhau, do đó thông tin họ tìm được cũng phong phú, đa dạng và có chất lượng cao hơn. Với khả năng sử dụng tốt nhiều ngoại ngữ, con người có thể khai thác các tài liệu nước ngoài hoặc sử dụng mạng điện tử để truy cập thông tin. * Nhân cách: 12
- Bên cạnh trình độ học vấn nhân cách cũng là một trong những yếu tố có tác động đến nhu cầu tin của con người. Nhân cách là toàn bộ những đặc điểm, phẩm chất tâm lý của cá nhân, quy định hành vi xã hội và giá trị xã hội của họ. Nhu cầu là một bộ phận cấu thành xu hướng – một thuộc tính quan trọng của nhân cách con người. Nhân cách tồn tại và phát triển trong hoạt động. Nhân cách càng phát triển, dẫn đến hoạt động càng phong phú, nhu cầu sẽ ngày càng cao, càng nhạy cảm. [21, tr.23] 1.2 Tiêu chí đánh giá mức độ thỏa mãn nhu cầu tin của người dùng tin Đánh giá là việc đo lường một cách hệ thống mức độ mà một tổ chức (ví dụ như một hệ thống thông tin thư viện) đã đạt được mục tiêu và yêu cầu của mình trong một khoảng thời gian nhất định. Đánh giá bao gồm việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu để xác định tính hiệu quả của các dịch vụ và hệ thống thông tin thư viện. Đánh giá cũng được xem là việc nghiên cứu hoạt động bởi các ứng dụng của nó trong việc đo lường tính hiệu quả của các chương trình đặc thù/đánh giá các kỹ năng/các cách tiếp cận đặc thù. Việc đánh giá cần được thực hiện liên tục và nên so sánh những thành tích đã đạt được với các mục tiêu đã đề ra đối với hệ thống thông tin thư viện. Các thư viện sẽ hiểu nguyên tắc đánh giá, bao gồm cả đánh giá về chuyên môn nghiệp vụ. Để có cơ sở đánh giá, xác định mức độ thỏa mãn nhu cầu tin của người dùng tin, cần phải dựa vào những tiêu chí nhất định. Tiêu chí là những chuẩn mực, dấu hiệu làm căn cứ để nhận biết, xếp loại một sự vật, hiện tượng. Tiêu chí thỏa mãn nhu cầu tin của người dùng tin là những dấu hiệu, chuẩn mực dựa vào đó để nhận biết, đánh giá được mức độ đáp ứng nhu cầu tin là tốt hay chưa tốt, đạt hay chưa đạt. Xác định tiêu chí thỏa mãn nhu cầu tin có ý nghĩa hết sức quan trọng cả về lý luận và thực tiễn trong điều kiện bùng nổ thông tin như hiện nay. 1.2.1 Sự hài lòng của người dùng tin đối với cơ quan thông tin - thư viện Sự hài lòng của con người nói chung và của NDT nói riêng là thể hiện mức độ trạng thái cảm giác của NDT được xuất hiện bắt đầu từ việc so sánh kết quả thu được từ sản phẩm/dịch vụ thông tin – thư viện với những mong đợi của NDT đó. 13
- Các nhà khoa học đã nghiên cứu và chia sự hài lòng thành ba mức độ: Không hài lòng; Hài lòng và Rất hài lòng. - Không hài lòng: khi mức độ cảm nhận của người dùng tin về các sản phẩm và dịch vụ của cơ quan thông tin hay thư viện nhỏ hơn sự mong đợi của họ. - Hài lòng: khi mức độ cảm nhận của người dùng tin về các sản phẩm và dịch vụ của cơ quan thông tin hay thư viện bằng sự mong đợi của họ. - Rất hài lòng: khi mức độ cảm nhận của người dùng tin về các sản phẩm và dịch vụ của cơ quan thông tin hay thư viện lớn hơn sự mong đợi của họ. Sự thỏa mãn nhu cầu tin của người dùng tin chính là kết quả của khoảng cách giữa sự mong đợi của nhu cầu tin và sự cảm nhận, sự hài lòng sau khi được sử dụng nguồn lực thông tin của cơ quan thông tin, thư viện cung cấp. Như vậy, khi khoảng cách giữa nhu cầu thông tin mong đợi của người dùng tin và nguồn lực thông tin được phục vụ thông qua các sản phẩm và dịch vụ thông tin, thư viện được thu hẹp bằng không thì được xem là người dùng tin đã hài lòng. Chất lượng nguồn lực thông tin được khai thác thông qua chất lượng các SP&DV TT-TV là nguyên nhân (nguồn gốc) tạo nên sự hài lòng cho người dùng tin. Như vậy, sự thống nhất giữa hiệu quả phục vụ của cơ quan TT-TV và sự hài lòng của người dùng tin có mối liên hệ biện chứng với nhau. Một mặt nếu cơ quan TT-TV phục vụ tốt nhu cầu tin cho người dùng tin, giúp họ đạt được hiệu quả công việc cao trong quản lý, lãnh đạo, học tập, nghiên cứu, giảng dạy, kinh doanh hay nói cách khác, nhờ được cung cấp thông tin nhanh chóng, chính xác, đầy đủ nên các quyết định trong hoạt động của người dùng tin đưa ra phù hợp với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu của công việc. Mặt khác, nếu người dùng tin hài lòng với chất lượng thông tin được phục vụ, thì người dùng tin sẽ tăng lượt truy cập nguồn lực thông tin, tăng tần suất quay vòng sử dụng thư viện. Như vậy, cơ quan TT-TV sẽ thu hút được ngày càng đông người dùng tin đến sử dụng, chắc chắn hiệu quả hoạt động thu về sẽ ngày một gia tăng. Như vậy, sự hài lòng là hàm số của mong đợi, cảm nhận cùng với khoảng cách giữa cảm nhận và mong đợi. 14
- Để đo lường sự hài lòng của người dùng tin đối với chất lượng phục vụ của cơ quan TT-TV nên chú trọng tới tính hiện hữu của các sản phẩn và dịch TT - TV; Độ tin cậy, độ phản hồi hiệu quả sau sử dụng; Sự đảm bảo và sự cảm thông của cơ quan TT-TV với người dùng tin trong mọi tình huống. 1.2.2 Sự tín nhiệm của người dùng tin đối với cơ quan thông tin - thư viện Sự tín nhiệm của người dùng tin đối với cơ quan TT-TV là yếu tố có tương quan đáng kể với sự hài lòng. Sự tín nhiệm được xuất hiện khi sự hài lòng sau mỗi lần sử dụng cơ quan thông tin, thư viện ngày một tăng. Hay nói cách khác mối quan hệ giữa cơ quan thông tin – thư viện và người dùng tin ngày càng được gia tăng. Người dùng tin cho rằng bên cung cấp nguồn lực thông tin càng đáng tin cậy thì người dùng tin sẽ càng hài lòng. Sự hài lòng được nâng lên một mức mới, thang đo mới chính là sự tín nhiệm. Để đo lường sự tín nhiệm nhiều nhà khoa học đã đưa ra thang đo, tiêu chí để đánh giá gồm uy tín và sự tín nhiệm thực sự. Các biểu hiện để đánh giá mức độ tín nhiệm của người dùng tin đối với cơ quan TT-TV: - Một là cơ quan thông tin - thư viện hứa với người dùng sẽ thực hiện điều gì đó vào khả năng xác định, thì thư viện đã thực hiện đúng như đã hứa. - Hai là khi người dùng tin gặp khó khăn khi tìm thông tin/tài liệu, cơ quan TT-TV có sự quan tâm chân thành trong giải quyết vấn đề; - Ba là cơ quan TT-TV thực hiện các dịch vụ cung cấp thông tin/tài liệu tốt ngay lần đầu tiên; - Bốn là cơ quan TT-TV cung cấp thông tin/tài liệu đúng vào thời điểm thư viện hứa sẽ thực hiện; - Năm là cơ quan TT-TV thông báo cho người dùng tin khi nào tài liệu/thông tin họ cần sẽ đáp ứng được nhanh nhất, đầy đủ nhất, chính xác nhất. Sự tín nhiệm của người dùng tin còn được thể hiện ở sự tin tưởng và an tâm đối với các cơ quan TT-TV mà họ sử dụng. Để đánh giá mức độ tin tưởng và an tâm 15
- của người dùng tin đối với cơ quan TT-TV ta cần căn cứ và các tiêu chí đánh giá của họ về: - Hành vi của nhân viên cơ quan thông tin - thư viện ngày càng tạo sự tin tưởng với người dùng tin - Người dùng tin cảm thấy an tâm, tin tưởng khi thực hiện giao dịch với cơ quan thông tin - thư viện - Nhân viên thư viện bao giờ cũng tỏ ra lịch sự, nhã nhặn với người dùng tin - Nhân viên cơ quan thông tin - thư viện đủ kiến thức để trả lời các câu hỏi của người dùng tin. 1.2.3 Sự phù hợp giữa nguồn lực thông tin với nhu cầu tin Nhu cầu tin của NDT là yếu tố quan trọng trong việc đánh giá và định hướng hoạt động của một cơ quan TT-TV. Sự phù hợp giữa nguồn lực thông tin với nhu cầu tin là một tiêu chí thiết yếu để đánh giá mức độ thỏa mãn của người dùng tin. Mục đích chính của người dùng tin khi đến thư viện là để tìm kiếm thông tin họ cần. Vì thế, một thư viện dù có cơ sở vật chất khang trang hiện đại, các sản phẩm thông tin đa dạng, các dịch vụ thông tin tiện lợi, thái độ phục vụ của cán bộ thư viện nhiệt tình, nhưng nguồn tin lại không phù hợp với nhu cầu tin của người dùng thì không thể nào thỏa mãn được nhu cầu của họ cũng như không thể thu hút được bạn đọc đến với thư viện đó. Nguồn lực thông tin không chỉ là tài sản mà còn là cơ sở cho hoạt động hiệu quả của mỗi thư viện. Nguồn lực thông tin càng phong phú thì khả năng đáp ứng nhu cầu đọc càng lớn và càng có sức thu hút bạn đọc. Mỗi loại hình thư viện khác nhau có chức năng, nhiệm vụ và đối tượng bạn đọc khác nhau. Vì thế, nếu mỗi thư viện xây dựng được nguồn lực thông tin phù hợp với nhu cầu của đối tượng bạn đọc mà thư viện đó phục vụ thì mức độ thỏa mãn nhu cầu tin cho người tin tại thư viện đó càng cao. Sự phù hợp giữa nguồn lực thông tin với nhu cầu tin được thể hiện trên những khía cạnh sau: + Tính khoa học: Nội dung tài liệu phải phù hợp với từng ngành, từng lĩnh vực mà đối tượng bạn đọc của thư viện đó quan tâm; có nhiều tài liệu tham khảo về kiến thức đời sống, văn hóa, xã hội 16
- + Tính tin cậy: Tài liệu trong thư viện phải được cung cấp từ những nhà xuất bản, cơ quan phát hành có uy tín. Tiêu chí đáng tin cậy nhất vẫn là danh tiếng và trình độ khoa học của các tác giả trong và ngoài nước. + Tính cập nhật: Tài liệu phải mang tính chính xác, cập nhật. Đảm bảo tính mới về mặt khoa học, đặc biệt là trong lĩnh vực khoa học – công nghệ, đầu tư, tài chính + Về ngôn ngữ: Tiếng việt vẫn là ngôn ngữ ưu tiên trong bộ sưu tập của thư viện vì được nhiều người sử dụng, nhưng không vì thế mà không bổ sung tài liệu những ngôn ngữ khác. Khi bổ sung tài liệu ngôn ngữ khác cần chú ý đến trình độ ngoại ngữ của bạn đọc. + Về loại hình tài liệu: Thư viện vẫn ưu tiên bổ sung tài liệu truyền thống như sách và báo – tạp chí. Nhưng thời đại bùng nỗ thông tin với sự xuất hiện nhiều loại hình vật mang tin đa dạng và phong phú, bước đầu xây dựng thư viện điện tử cần chú trọng đến các loại tài liệu dạng số. Xây dựng từng bước, tiến tới số hóa toàn bộ kho tài liệu. Nguồn lực thông tin là nền tảng chính cho mọi hoạt động thông tin thư viện, đó chính là cơ sở để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ thông tin, để thực hiện sự hợp tác, trao đổi, chia sẻ nguồn lực giữa các thư viện và cơ quan thông tin. Nếu thư viện xây dựng được nguồn lực thông tin phong phú và phù hợp với nhu cầu của người dùng tin thì khả năng đáp ứng thông tin cho bạn đọc của thư viện càng cao, hiệu quả hoạt động của thư viện càng lớn. 1.3 Giới thiệu khái quát về trường Đại học Hà Tĩnh 1.3.1 Quá trình hình thành và phát triển Ngày 19/3/2007, Thủ tướng Chính Phủ ra Quyết định số: 318/QĐ- TTg “Thành lập trường Đại học Hà Tĩnh trên cơ sở sáp nhập và nâng cấp trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tĩnh, Phân hiệu trường Đại học Vinh tại Hà Tĩnh và trường Trung cấp Kinh tế Hà Tĩnh”. Trường Đại học Hà Tĩnh ra đời đánh dấu một bước phát triển mới về chất sự nghiệp giáo dục của Tỉnh Hà Tĩnh, mở ra một cơ hội mới cho cho việc đào tạo 17
- nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước trong thời kỳ mới. Đến nay, Trường ĐHHT đã trải qua 07 năm kể từ ngày thành lập, một chặng đường đầy khó khăn, và từng bước trưởng thành. Tuy còn rất non trẻ, nhưng với sự nỗ lực phấn đấu bền bỉ, năng động, sáng tạo của mình cùng với sự quan tâm chỉ đạo và giúp đỡ đầy hiệu quả của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân Tỉnh, của Bộ Giáo dục đào tạo và các Bộ, Ban ngành từ trung ương đến địa phương, 07 năm qua Trường ĐHHT đã đạt được những thành tích rất nổi bật, xây dựng nền tảng cho sự phát triển bền vững và lâu dài theo mục tiêu đã xác định. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XVI, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Hà Tĩnh, căn cứ vào tình hình thực tế, xu thế phát triển của giáo dục Hà Tĩnh và cả nước cũng như của khu vực trong những năm tới; khắc phục những khó khăn trước mắt Trường Đại học Hà Tĩnh ngay từ khi mới thành lập đã thể hiện sự nhất trí và quyết tâm cao độ bền bỉ phấn đấu vì sự phát triển. Sự lựa chọn đúng đắn cho lộ trình phát triển ấy đã được thể hiện rõ trong phương hướng và mục tiêu cơ bản của các kỳ Đại hội Đảng bộ Trường Đại học Hà Tĩnh là: "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, xây dựng và củng cố hệ thống chính trị vững mạnh, phấn đấu Trường Đại học Hà Tĩnh trở thành một trung tâm đào tạo, NCKH, trung tâm văn hoá trình độ cao của tỉnh, một Trường Đại học đa cấp, đa ngành có uy tín của khu vực miền Trung và trong cả nước đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Hà Tĩnh và cả nước trong giai đoạn mới" [30, tr.8]. Sự định hướng đúng đắn trong Phương hướng và mục tiêu cơ bản của Đảng bộ Nhà trường là cơ sở để tổ chức thắng lợi mọi lĩnh vực hoạt động của Trường Đại học Hà Tĩnh trong 07 năm qua. Toàn trường có 100% các đơn vị khoa tổ chức thực hiện các chuyên đề về đối mới phương pháp dạy học, thực hiện ứng dụng CNTT trong dạy học. Hàng chục giảng viên đã tham gia các lớp chuyên đề về đổi mới phương pháp do Bộ Giáo dục đào tạo triệu tập hoặc do Trường tổ chức. Công việc kiểm tra, điều chỉnh chương 18
- trình trung cấp và cao đẳng được tiến hành khẩn trương, đồng thời vấn đề xây dựng chương trình đào tạo mới bậc đại học cũng được xúc tiến. Hưởng ứng cuộc vận động “Nói không với đào tạo không đạt chuẩn, không đáp ứng nhu cầu xã hội”, trong suốt 7 năm qua, Trường ĐHHT luôn chú trọng nguyên tắc phát triển quy mô đào tạo song hành với chất lượng đào tạo. Nhà trường thường xuyên tổ chức các hội thảo cấp trường như “Hội thảo về phương pháp dạy học theo học chế tín chỉ”, “Hội thảo phương pháp dạy tiếng anh với chương trình Let’s Go” Năm 2010-2011 là năm Trường ĐHHT bắt đầu thực hiện đào tạo theo học chế tín chỉ (Áp dụng cho khóa tuyển sinh đại học 2010-2014 và khóa tuyển sinh cao đẳng 2010-2013). Nhà trường đã hoàn thành các văn bản hướng dẫn lộ trình đào tạo theo học chế tín chỉ như: Hướng dẫn xây dựng chương trình khung, chương trình chi tiết, đề cương môn học, phương pháp dạy học theo học chế tín chỉ; đã ban hành các văn bản “Quy định về việc thực hiện quy chế đào tạo đại học, cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ” và “Quy định thực hành thực tập sư phạm”. Hiện nay, nhà trường đang tiến hành đào tạo song song hai phương thức: đào tạo theo niên chế và đào tạo theo học chế tín chỉ. Bắt đầu từ năm học 2009-2010, Nhà trường đã triển khai có hiệu quả việc thử nghiệm dạy học theo học chế tín chỉ đối với các môn Lý luận chính trị, Ngoại ngữ, Tâm lý Giáo dục, Giáo dục thể chất. Trường có hệ thống cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật tương đối hiện đại, bảo đảm phục vụ yêu cầu đào tạo. Hệ thống giảng đường, phòng học thực hành - thí nghiệm, phòng học tiếng, và các phòng học đa năng chất lượng cao; Có trên 400 máy vi tính mới; có 300 máy/sinh viên chính quy đảm bảo phục vụ tốt nhiệm vụ đào tạo, có 100% phòng học trang bị máy chiếu Projector; thư viện bảo đảm tốt cho việc học tập và nghiên cứu, đang xây dựng thư viện điện tử; ký túc xá tiện nghi, khép kín có trang bị ti vi màu; nhà ăn hiện đại, đáp ứng khoảng 500 chỗ ngồi, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, có các dịch vụ theo yêu cầu; hệ thống phòng khách chất lượng tốt, bảo đảm điều kiện nghỉ cho CBGV thỉnh giảng và khách của Trường. Hiện tại, Trường đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường ở cơ sở mới, hiện đã xây dựng xong 2 KTX gồm 1.000 chỗ, nhà ăn 1.000 chỗ ngồi, trạm xá 20 19
- giường, đang triển khai xây dựng KTX thứ 3 và 2 giảng đường cùng hệ thống cơ sở hạ tầng theo hướng hiện đại. Mặc dầu là một cơ sở giáo dục đại học địa phương mới được thành lập với bộn bề những khó khăn ban đầu nhưng 07 năm qua, Trường Đại học Hà Tĩnh liên tục là đơn vị dẫn đầu trong hệ thống các trường chuyên nghiệp của Tỉnh nhà, được Chính phủ, Tỉnh ủy, UBND tỉnh và Bộ GDĐT, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm Việt Nam tặng cờ thi đua và bằng khen. Năm học 2012-2013 cũng là năm thứ ba Trường thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Nghị quyết của Đại hội Đại biểu Đảng bộ Hà Tĩnh lần thứ XVII và là năm học thực hiện mạnh mẽ công cuộc cải cách hành chính trong toàn trường. Tập thể Trường Đại học Hà Tĩnh tin tưởng, phấn khởi, đoàn kết, năng động, sáng tạo hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ trọng tâm của năm học 2013 -2014 với tinh thần “Đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng đào tạo”. 1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của Trường trong giai đoạn đổi mới giáo dục Là một trường đại học địa phương, chức năng và nhiệm vụ chính của Trường là đào tạo và nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng dạy và học của Trường, trong đó, Trường thực hiện các nhiệm vụ cụ thể như sau: 1. Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn tương xứng với trình độ đào tạo; có sức khỏe, có khả năng thích ứng với việc làm trong xã hội, tự tạo việc làm cho mình và cho người khác; có khả năng hợp tác bình đẳng trong quan hệ quốc tế, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc; 2. Tiến hành nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học và sản xuất, dịch vụ khoa học và công nghệ theo quy định của Luật khoa học và công nghệ, Luật giáo dục và các quy định khác của Pháp luật; 3. Cùng với các ban, ngành hữu quan giữ gìn và phát triển di sản và bản sắc văn hóa dân tộc và địa phương; 4. Phát hiện và bồi dưỡng nhân tài trong số người học và đội ngũ cán bộ giảng viên của nhà trường; 5. Quản lý giảng viên, cán bộ, nhân viên; xây dựng đội ngũ giảng viên của nhà 20
- trường đủ về số lượng, cân đối về cơ cấu trình độ, cơ cấu chuyên môn và cơ cấu giới tuổi. 6. Tuyển sinh và quản lý người học theo đúng quy định của pháp luật; 7. Phối hợp với gia đình người học, các tổ chức, cá nhân trong hoạt động giáo dục; 8. Tổ chức cho giảng viên, cán bộ nhân viên và người học tham gia các hoạt động xã hội phù hợp với chuyên môn đào tạo và nhu cầu xã hội; 9. Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài chính theo quy định của Pháp luật; 10. Thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND tỉnh và Bộ Giáo dục và đào tạo giao theo quy định của Pháp luật. 1.3.3 Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ ở trường Đại học Hà Tĩnh Kể từ khi thành lập đến nay nhà trường đã nhanh chóng mở rộng quy mô đào tạo, quy mô tổ chức, đội ngũ giảng viên, tăng cường cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đại học. Công tác tổ chức cán bộ có thể nói là khâu then chốt và chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên là nhân tố quyết định đến sự phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Chính vì thế, trong những năm qua, Trường đại học Hà Tĩnh đã có nhiều chủ trương, giải pháp hoàn thiện, nâng cao chất lượng bộ máy chính quyền và tăng cường số lượng, chất lượng đội ngũ CBGV. Ngay từ năm đầu tiên mới thành lập, nhà trường đã nhanh chóng kiện toàn tổ chức bộ máy với 8 phòng, 1 ban, 6 trung tâm, 7 khoa, 2 bộ môn. Các phòng, ban, trung tâm và các khoa, bộ môn đều có quy chế hoạt động cụ thể và nhanh chóng ổn định tổ chức đi vào hoạt động. Cùng với quá trình dó, bộ máy quản lý của nhà trường ngày càng hoàn chỉnh hơn và hoạt động nền nếp, hiệu quả hơn. Từ năm 2007-2012, ngoài các đơn vị trực thuộc cũ, nhà trường thành lập thêm một số đơn vị chuyên trách: Phòng Quản lý khoa học-Hợp tác quốc tế, Trung tâm Công nghệ thông tin, Trung tâm Dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn hoạt động của nhà trường. Trường có Đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy, Công đoàn trên cơ sở trực thuộc Liên đoàn lao động tỉnh, Đoàn thanh niên trực thuộc Tỉnh Đoàn Hà Tĩnh, Hội HSSV, Hội Cựu chiến binh. 21
- Trường Đại học Hà Tĩnh đang đào tạo 47 mã ngành (trong đó có 15 mã ngành đại học) thuộc các nhóm ngành cơ bản: ngành sư phạm, ngành kỹ thuật - công nghệ, ngành kinh tế - quản trị kinh doanh, ngành kế toán - tài chính, ngành du lịch khách sạn, ngoại ngữ. Trường đang thực hiện các bậc học: Trung cấp chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học, liên kết đào tạo sau đại học, dạy nghề, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục từ mầm non đến trung học cơ sở. Về loại hình đào tạo có: Đào tạo chính quy, vừa học vừa làm; liên kết đào tạo từ xa, đào tạo liên thông; hợp tác quốc tế trong đào tạo. Số lượng HSSV đang theo học tại trường gần 9.000 người bao gồm cả chính quy và ngoài chính quy. Từ khi được thành lập đến nay đội ngũ giảng viên không ngừng tăng về số lượng, chất lượng và trẻ hóa đội ngũ. Hiện tại, Trường có 302 cán bộ, giảng viên, nhân viên, trong đó biên chế: 246; còn lại là hợp đồng có thời hạn. Giảng viên và kiêm giảng: 186. Về trình độ chuyên môn và chức danh khoa học: 01 GS.TS, 01 PGS.TS, 12 tiến sĩ; 102 thạc sĩ. Nhà trường thường xuyên tạo mọi điều kiện và cử CBGV đi đào tạo bồi dưỡng; hiện nay đang có 8 giảng viên đi nghiên cứu sinh, 35 giảng viên học Thạc sĩ ở trong nước và nước ngoài. Đội ngũ giảng viên đều đạt chuẩn theo quy định và giảng dạy theo đúng chuyên ngành được đào tạo. Đây là một bước cố gắng lớn của trường trong 7 năm qua. Nhìn chung, trình độ đội ngũ cán bộ giảng viên, công nhân viên Trường Đại học Hà Tĩnh tương đối cao. Qua đó có thể thấy rằng, ĐHHT đang từng bước chuẩn hóa đội ngũ cán bộ giảng viên có trình độ cao để từng bước nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường, xây dựng một môi trường giáo dục đại học thực sự chất lượng. ¬ 22
- Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của Trường ĐHHT 1.4 Thư viện trong việc đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin 1.4.1 Sơ lược về lịch sử hình thành của Thư viện Trung tâm Thư viện trường Đại học Hà Tĩnh được thành lập từ năm 2007 trên cơ sở sát nhập tổ Thư viện của trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tĩnh và tổ Thư viện của trường Trung cấp Kinh tế Hà Tĩnh (hai trường tiền thân của trường Đại học Hà Tĩnh hiện nay). Thư viện là một bộ phận hợp thành của trường đại học, là nhân tố không thể thiếu trong quá trình đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo, là công cụ trọng yếu giúp cán bộ, giảng viên và học sinh- sinh viên học tập, nghiên cứu, giảng dạy. Tại trường Đại học Hà Tĩnh, Thư viện đã trở thành một đơn vị độc lập, tương đương với các phòng, khoa trong cơ cấu tổ chức của trường đúng như quy chế mẫu về tổ chức và hoạt động của thư viện các trường đại học do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du 23
- lịch ban hành (ban hành kèm theo Quyết định số 13/2008/QĐ-BVHTTDL ngày 10/03/2008). Thư viện trường Đại học Hà Tĩnh hiện đang dùng phần mềm Libol 6.0 để điều hành và quản lý. Xử lý nghiệp vụ chủ yếu được thực hiện trên máy tính bằng việc nhập các biểu ghi thư mục, dùng các trường biên mục theo khổ mẫu; Bạn đọc tra cứu tin qua mục lục tra cứu trực tuyến OPAC; Sử dụng các trang thiết bị hiện đại như máy đọc mã vạch, máy in mã vạch. Mặc dù thời gian hoạt động chưa dài nhưng cùng với sự phát triển đi lên của Nhà trường, Thư viện đã không ngừng được đổi mới theo hướng hiện đại hóa: được đầu tư máy móc, trang thiết bị hiện đại và nguồn lực thông tin tương đối phong phú (bao gồm giáo trình, sách tham khảo và các cơ sở dữ liệu online) phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập của cán bộ, giảng viên, sinh viên trong trường. 1.4.2 Chức năng, nhiệm vụ Về chức năng: Trung tâm Thư viện Trường Đại học Hà Tĩnh có chức năng phục vụ hoạt động giảng dạy, học tập, nghiên cứu, đào tạo và quản lý của Nhà trường thông qua việc khai thác sử dụng các loại hình tài liệu có trong thư viện. Về nhiệm vụ: - Tham mưu giúp Hiệu trưởng xây dựng quy hoạch, kế hoạch hoạt động dài hạn và ngắn hạn của Thư viện trường Đại học Hà Tĩnh theo hướng thư viện điện tử, thư viện số; - Nghiên cứu, đề xuất các ý kiến và phương án xây dựng, củng cố và phát triển thông tin, thư viện nhằm phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học của cán bộ, giáo viên, học viên, nghiên cứu sinh, sinh viên của trường; - Lập kế hoạch tổ chức thực hiện việc: Mua, tiếp nhận, trao đổi, bổ sung, phát triển nguồn lực thông tin trong và ngoài nước đáp ứng nhu cầu giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của Nhà trường; thu nhận các tài liệu do nhà trường xuất bản, các công trình nghiên cứu khoa học đã được nghiệm thu, tài liệu hội thảo, khoá luận, luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ của cán bộ giảng 24
- viên, sinh viên, học viên, chương trình đào tạo, tập bài giảng và các dạng tài liệu khác của nhà trường, các ấn phẩm tài trợ, biếu tặng, tài liệu trao đổi giữa các thư viện; - Tổ chức các hoạt động thông tin thư mục, giới thiệu sách mới và các hoạt động thông tin tư liệu khác tạo điều kiện cho bạn đọc khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn thông tin; tổ chức in ấn các loại sách giáo trình tham khảo của Trường; - Tổ chức các khoá học đầu năm hướng dẫn học sinh sinh viên sử dụng thư viện; thực hiện công tác hướng dẫn thực hành nghiệp vụ cho học sinh chuyên ngành thư viện; phục vụ cán bộ, giảng viên, học sinh sinh viên; hướng dẫn bạn đọc mượn giáo trình, sách báo và tài liệu tham khảo khác; - Quản lý, sử dụng hiệu quả các tài sản được giao bao gồm toàn bộ các trang thiết bị, hệ thống giáo trình, sách báo và các tài liệu tham khảo khác; kiểm kê định kỳ vốn tài liệu, tài sản khác của thư viện theo quy định hiện hành; - Thực hiện các hoạt động nghiệp vụ: kiểm tra, phân loại, biên mục tài liệu, làm thư mục, bảo quản vốn tài liệu và thanh lọc ra khỏi kho các tài liệu lạc hậu, hư nát theo đúng các quy định về công tác thông tin, thư viện. Xây dựng hệ thống tra cứu, tìm và truy cập thông tin; - Tổ chức các hoạt động, dịch vụ có thu phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao và phù hợp với quy định của pháp luật; tổ chức làm thẻ thư viện cho học sinh sinh viên - Không ngừng đáp ứng yêu cầu và tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, học sinh, sinh viên trong việc sử dụng vốn tài liệu của Trung tâm Thông tin - Thư viện. Tổ chức thông tin, tuyên truyền, giới thiệu vốn tài liệu Trung tâm Thông tin - Thư viện, tham gia xây dựng và hình thành thói quen đọc sách, báo trong cán bộ, học sinh sinh viên. - Ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến và công nghệ thông tin vào công tác thư viện; tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ thư viện để phát triển nguồn nhân lực có chất lượng nhằm nâng cao hiệu quả công tác; thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng giao. 25
- 1.4.3 Cơ cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức của Thư viện được chia thành 3 bộ phận chính: tổ làm công tác nghiệp vụ thư viện, tổ chịu trách nhiệm về phục vụ người dùng tin của Thư viện và tổ Tin học. Các tổ này đều chịu sự chỉ đạo của lãnh đạo Thư viện theo những nguyên tắc nhất định, sự thống nhất và sự phối hợp hoạt động giữa các bộ phận là nhân tố quyết định đến hiệu quả hoạt động của Thư viện. + Ban giám đốc: gồm 01 Giám đốc và 01 Phó giám đốc. Giám đốc chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Trung tâm Thư viện và điều hành chung mọi hoạt động của Thư viện. Chức năng và nhiệm vụ của Trung tâm Thư viện đã được Ban giám hiệu giao phó, ngoài ra Ban giám đốc còn chịu trách nhiệm việc phát triển vốn tài liệu, thanh lý tài liệu, đầu tư trang thiết bị và các hoạt động khác. + Tổ nghiệp vụ (Professional section): có 03 cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ chuyên Xử lý nghiệp vụ toàn bộ tài liệu trong thư viện, biên tập cổng thông tin,viết bài trang web, biên tập bản tin, in thẻ sinh viên, in mã vạch và nhãn gáy. + Tổ phục vụ bạn đọc: gồm 4 phòng ở cả 3 cơ sở, có 4 cán bộ có nhiệm vụ là: Quản lý phòng đọc cán bộ giáo viên và phòng đọc sinh viên ở 3 cơ sở; Quản lý kho sách, giới thiệu nguồn tài liệu của Thư viện tới Người dùng tin, phục vụ NDT, cung cấp các dịch vụ TT khác, + Tổ Tin học: gồm 2 người, có nhiệm vụ Quản lý trang thiết bị, Hệ thống máy tính, Quản lý phòng máy của Trung tâm, Quản trị cổng thông tin. Sơ đồ 1.2: Cơ cấu tổ chức của Thư viện Trường ĐHHT 26
- Hiện nay Thư viện có 11 cán bộ (3 nam và 8 nữ) trong đó có 7 người được đào tạo về nghiệp vụ chính quy về thư viện còn lại là tốt nghiệp chuyên ngành khác nhưng cũng được đào tạo về nghiệp vụ thư viện. Nhìn chung trên 80% cán bộ thư viện độ tuổi 25-35, đây là độ tuổi khá trẻ có năng lực, luôn sẵn sàng tiếp thu cái mới, và đây cũng là động lực lớn góp phần cho Thư viện chuyển mình trong xu thế hội nhập. 1.4.4 Đặc điểm nguồn lực thông tin của Thư viện Đối với mỗi cơ quan thông tin thư viện, nguồn lực thông tin là vô cùng quan trọng. Nó vừa là nguyên liệu hoạt động, vừa là công cụ đắc lực để thoả mãn nhu cầu thông tin của bạn đọc. Trong giai đoạn hiện nay, khái niệm nguồn lực thông tin đã được mở rộng bởi vì ngoài nguồn lực thông tin hiện có trong thư viện còn là các nguồn tin cần thiết ở các nơi khác nhau, không tuỳ thuộc vào nơi bảo quản, lưu trữ và người xử lý chúng. Vốn tài liệu của TV Trường ĐHHT từ khi được thành lập đến nay, mỗi năm lại được bổ sung thêm một số lượng nhất định để đáp ứng nhu cầu của bạn đọc. Tính đến hết năm 2013, số lượng vốn tài liệu của TV là 66.007 bản tương đương với 8.075 tên tài liệu. Thư viện hàng năm đều có chính sách bổ sung sách báo đều đặn bằng việc mua theo hợp đồng. Tuy nhiên, chi phí bổ sung hằng năm không cố định theo một quy định cụ thể nào mà phụ thuộc phần lớn vào nguồn ngân sách của Trường cũng như sự quan tâm của Ban giám hiệu. Ngoài ra, Thư viện cũng chú trọng tranh thủ thêm các nguồn biếu tặng từ các cá nhân, các nhà xuất bản và các trường bạn để làm phong phú thêm vốn tài liệu. Với đặc thù là TV của một trường đại học nên vốn tài liệu tại TV ĐHHT chủ yếu là giáo trình, sách tham khảo, báo tạp chí, . 27
- Bảng 1.1 : Vốn tài liệu tại Thư viện Trường ĐHHT Đầu mục Số bản STT Loại hình (8.075) (66.007) 1 Sách giáo trình 2415 32329 2 Sách tham khảo 4693 27770 3 Sách tra cứu 494 1235 4 Báo, Tạp chí 48 4248 Tài liệu nội sinh (luận án, luận văn, 5 425 425 bài giảng, đề tài nghiên cứu KH ) Giáo trình cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản, có hệ thống theo môn học được đào tạo tại trường, đặt nền tảng cho việc đi sâu nghiên cứu của sinh viên. Số lượng giáo trình hiện nay gồm có 2.415 đầu mục với 32.329 bản, chiếm tỷ lệ lớn trong kho sách. Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường kinh phí bổ sung sách giáo trình tăng lên đáng kể, song do quy mô đào tạo ngày càng mở rộng nên số lượng giáo trình vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của sinh viên, đặc biệt là giáo trình chuyên ngành. Dạng tài liệu tham khảo cũng chiếm một vị trí chủ đạo trong kho sách thư viện với nội dung tương đối đa dạng, bao quát các lĩnh vực khác nhau, giúp NDT thu thập thêm thông tin trong quá trình nghiên cứu, giảng dạy và học tập. Báo, tạp chí, là những ấn phẩm định kỳ ra hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hàng quý. Những ấn phẩm này cung cấp cho NDT những thông tin nhanh nhất và kịp thời nhất về tình hình kinh tế xã hội cũng như các đường lối tư tưởng chính trị của Đảng và Nhà nước. Thư viện Trường ĐHHT đặt báo, tạp chí theo quý để phục vụ nhu cầu thông tin và giải trí cho bạn đọc. Tuy nhiên số đầu báo, tạp chí còn hạn chế (48 đầu mục) và chủ yếu chỉ có báo, tạp chí trong nước chứ chưa có các tạp chí ngoại văn. Ngoài ra, Thư viện cũng có các loại tài liệu tra cứu như: Bách khoa thư, từ điển, sổ tay, Các tài liệu tra cứu này cung cấp cho người dùng tin những thông tin về các khái niệm, những giải thích ngữ nghĩa được coi là chuẩn mực và đã được 28
- công nhận trong một phạm vi nhất định. Số tài liệu này chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong tổng số đơn vị tài liệu (1,9%) nhưng chúng là công cụ hỗ trợ đắc lực cho người dùng tin trong việc tra cứu thông tin. Nguồn tài liệu nội sinh chiếm vị trí quan trọng trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học của Trường ĐHHT. Tài liệu nội sinh của trường rất phong phú, bao gồm: các đề tài NCKH, Các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, các kỷ yếu Hội thảo, Hội nghị khoa học, các loại bản tin, các loại thông tin lưu hành nội bộ, các bài giảng, giáo trình đã được nghiệm thu. Đây chính là nguồn “tài liệu xám”. Việc tiếp cận nguồn “tài liệu xám” có ý nghĩa vô cùng to lớn giúp các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu khoa học có thêm tài liệu để tham khảo. Tuy nhiên, do Nhà trường chưa có một chế tài cụ thể để thu thập nguồn tài liệu này nên vốn tài liệu nội sinh trong kho Thư viện rất nghèo nàn, chiếm tỉ lệ không đáng kể (0,6%). Tiếng Việt: 96,84% Tiếng Anh: 1,77% Các ngôn ngữ khác: 1,39% Biểu đồ 1.1: Cơ cấu tài liệu theo ngôn ngữ Vốn tài liệu trong Thư viện Trường ĐHHT chủ yếu là tài liệu tiếng Việt với 63.919 bản, chiếm tới 96,84 %. Mặc dù, Tiếng Anh là môn học chung bắt buộc đối vơi tất cả các chuyên ngành đào tạo, trong trường lại có khoa Ngoại ngữ nhưng tài liệu tiếng Anh chỉ có 1.169 bản, chiếm 1,77%. Các ngôn ngữ khác có 919 bản, chiếm 1,39%. Về mặt nội dung, vốn tài liệu của thư viện tương đối phong phú và đa dạng. Chiếm số lượng lớn là các sách thuộc các lĩnh vực khoa học cơ bản như: Khoa học xã hội (21.75%), khoa học tự nhiên (19.20%). Sách văn học phục vụ cho nhu cầu học tập của khoa Xã hội Nhân văn và khoa Sư phạm Tiểu học – Mầm non nói riêng 29
- cũng như nhu cầu giải trí của bạn đọc nói chung nên cũng có số đáng kể (8.331 bản chiếm 12.62%) nhưng hầu như là những tài liệu được nhập về từ nhiều năm trước. Những tác phẩm văn học mới, những công trình nghiên cứu mới ít được chú trọng bổ sung. Trong thư viện hiện nay cũng chưa có nhiều tài liệu phục vụ cho các ngành học như: Ngoại ngữ, giáo dục Quốc phòng, xây dựng cơ bản, Bảng 1.2: Thống kê số lượng tài liệu theo từng lĩnh vực SL bản tài liệu STT Các lĩnh vực Tỉ lệ % (66.007 bản) 1 Chính trị - pháp luật 4524 6.85 2 Khoa học xã hội 14.357 21.75 3 Khoa học tự nhiên 12.669 19.20 4 Kỹ thuật–Công nghệ 4.029 6.10 5 Nông nghiệp 3.694 5.60 6 Xây dựng 1.688 2.56 7 Ngôn ngữ 3.832 5.80 8 Văn học 8.331 12.62 9 Nghệ thuật-Thể thao 4274 6.48 10 Kinh tế-Tài chính 3376 5.11 11 Các lĩnh vực khác 5233 7.93 Bên cạnh việc bổ sung các tài liệu truyền thống, Thư viện cũng đang chú trọng xây dựng nguồn tài liệu số, tài liệu điện tử nhằm đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu ngày càng cao của người dùng tin. Hiện nay Thư viện bước đầu nghiên cứu áp dụng và phát triển kỹ thuật thông tin mới, tạo lập và sử dụng các CSDL quốc gia, sử dụng mạng Internet, mạng nội bộ, Wifi, để tìm kiếm và khai thác thông tin; Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin mới, công nghệ truyền thông, khoa học quản lý vào hoạt động TT-TV, hoàn thiện công nghệ cho các quá trình xử lý, lưu trữ, trao đổi, tìm kiếm thông tin và khai thác sử dụng có hiệu quả các xuất bản phẩm điện tử. 30
- 1.5 Đặc điểm người dùng tin tại Thư viện Đại học Hà Tĩnh NDT là chủ thể của nhu cầu tin – yếu tố nguồn gốc của hoạt động TT-TV. Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển đặc biệt là CNTT đã dẫn tới NCT của NDT ngày càng đa dạng và phong phú. Chính vì vậy, nâng cao mức độ đáp ứng NCT của NDT và đáp ứng NCT một cách nhanh chóng, chính xác và kịp thời là mục tiêu hướng tới của mọi cơ quan TT-TV trong giai đoạn hiện nay. Đối tượng Người dùng tin tại Trung tâm Thư viện Đại học Hà Tĩnh là toàn thể cán bộ, giảng viên và học sinh, sinh viên trong trường. Hiện nay, Trường có khoảng hơn 300 cán bộ giảng viên cơ hữu; khoảng 7.877 học sinh, sinh viên của hơn 40 ngành học, các bậc đại học, cao đẳng và trung cấp. Căn cứ vào tính chất công việc, có thể chia NDT thành 3 nhóm chính: - Nhóm NDT là cán bộ lãnh đạo quản lý; - Nhóm NDT là cán bộ nghiên cứu, giảng dạy; - Nhóm NDT là học sinh, sinh viên. Để có chiến lược phục vụ thông tin tốt nhất, làm thỏa mãn NCT cho các đối tượng người dùng tin ở TV, cần phải tìm hiểu kỹ đặc điểm và NCT của từng nhóm đối tượng dùng tin của TV nhà trường. Bởi mỗi nhóm này có những đặc điểm tâm lý và hoạt động nghề nghiệp đặc thù. Nhu cầu tin của ba nhóm NDT này không giống nhau về nội dung thông tin, mức độ chuyên sâu của thông tin cũng như các sản phẩm và dịch vụ thông tin, Bảng 1.3: Số lượng người dùng tin trong Trường TT Tên nhóm Số lượng Tỷ lệ 1 Cán bộ lãnh đạo, quản lý 55 0.7% 2 Cán bộ Nghiên cứu, giảng dạy 302 3.8% 3 Học sinh, sinh viên 7.520 95.5% 4 Tổng cộng 7.877 100% 31
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý: 0,7% Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy: 3,8% Học sinh, sinh viên: 95,5% Biểu đồ 1.2: Cơ cấu các nhóm người dùng tin trong Trường 1.5.1 Nhóm cán bộ lãnh đạo, quản lý Nhóm cán bộ lãnh đạo, quản lý bao gồm: Ban Giám hiệu, trưởng phó các khoa, phòng, ban, trung tâm. Nhóm này tuy số lượng rất nhỏ trong tổng số NDT của Thư viện (55/7.877, chiếm 0,7%) nhưng đặc biệt quan trọng, họ vừa là người dùng tin vừa là chủ thể thông tin ở Trường. NDT là cán bộ lãnh đạo vừa thực hiện chức năng quản lý điều hành mọi công tác, hoạt động vừa là người xây dựng chiến lược phát triển của Trường. Chính vì vậy, thông tin cho nhóm này mang tính tổng kết, dự báo. Lượng thông tin có diện rộng, bao quát trên các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, nghệ thuật, chính sách pháp luật của Nhà nước và những vấn đề chiến lược phát triển của ngành . Khi ra quyết định quản lý, điều hành các hoạt động của trường, họ chính là những người cung cấp thông tin có giá trị cao, do vậy cán bộ thông tin cần khai thác triệt để nguồn thông tin này bằng cách trao đổi, xin ý kiến nhằm tăng cường nguồn lực thông tin. Ngoài ra, phần lớn cán bộ lãnh đạo, quản lý của trường vẫn tham gia giảng dạy và hoạt động nghiên cứu khoa học. Bởi vậy, bên cạnh những thông tin mang tính xã hội phục vụ cho công tác quản lý như trên, học còn cần những thông tin về những chuyên ngành mà họ tham gia giảng dạy. Nhu cầu thông tin của nhóm này rất phong phú song thông tin cung cấp cho họ cần cô đọng, súc tích và cập nhật. Hình thức phục vụ thường là các thông tin chuyên đề, tổng quan, tổng luận, bản tin.v.v Phương pháp phục vụ chủ yếu dành 32
- cho nhóm này là bằng cách cung cấp đến từng người theo những yêu cầu rất cụ thể về từng vấn đề mà họ đang quan tâm và giải quyết. 1.5.2 Nhóm cán bộ nghiên cứu và giảng dạy Nhóm NDT là cán bộ nghiên cứu và giảng dạy ở Thư viện Trường ĐHHT có số lượng 302/7.877, chiếm 3,8%. Đây là những chủ thể thông tin năng động và quan trọng trong trường. Họ vừa là những người cung cấp thông tin qua các giáo trình, bài giảng, các công trình nghiên cứu, các ý kiến đề xuất, tham luận tại hội nghị, hội thảo của trường vừa là những người dùng tin thường xuyên trong thư viện. Những NDT này có trình độ cao (đại học và trên đại học), được đào tạo cơ bản, chuyên sâu và có khả năng sử dụng ngoại ngữ tốt Để phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục, người giáo viên phải không ngừng nâng cao trình độ, tìm tòi giới thiệu cho sinh viên những tài liệu cần thiết liên quan đến môn học để sinh viên bổ sung kiến thức mới, kích thích quá trình sáng tạo, mang lại hiệu quả cao trong học tập và nghiên cứu. Vì vậy nhóm người dùng tin này luôn dành thời gian trong việc tìm tài liệu tham khảo tại thư viện. Thông tin cho nhóm này là những thông tin có tính chất chuyên sâu, có tính lý luận và thực tiễn, tính thời sự và liên quan tới các ngành, nghề đào tạo, chuyên môn được phân công giảng dạy. Chính vì thế, nhu cầu thông tin của nhóm NDT là cán bộ nghiên cứu, giảng dạy rất phong phú và đa dạng. Hình thức phục vụ thông tin cho nhóm này là các danh mục tài liệu chuyên ngành mới, các thông tin thư mục chuyên đề, thông tin chọn lọc về KH & CN, tài liệu chuyên ngành như sách, tạp chí KHKT nước ngoài, các kết quả nghiên cứu khoa học, các CSDL, các nguồn tài liệu điện tử 1.5.3 Nhóm học sinh, sinh viên Học sinh, sinh viên là nhóm NDT chiếm số lượng đông đảo nhất (7.520/7.877, chiếm 95.5%). Đây cũng là những chủ thể thông tin đông đảo và biến động nhiều nhất trong Trường ĐHHT. Đối với mỗi giai đoạn học tập hay cấp độ nghiên cứu, có những nhu cầu về nội dung thông tin khác nhau. NCT của nhóm này rất lớn và đa dạng, ngoài những thông tin trực tiếp liên 33
- quan đến môn học, họ còn cần đến những thông tin về các lĩnh vực văn hóa, xã hội, thể thao, giải trí, Mặt khác, việc đổi mới phương pháp dạy và học trong Nhà trường đã khiến nhóm này ngày càng có những chuyển biến tích cực. Giáo viên chỉ là người truyền đạt những kiến thức cơ bản và gợi mở cho sinh viên hướng nghiên cứu, phát huy tinh thần chủ động sáng tạo của mỗi người. Sinh viên buộc phải tìm kiếm, tra cứu thông tin để phục vụ quá trình tự học, tự nghiên cứu của mình. Có thể nói, những yếu tố trên phần nào đã làm cho NCT của họ tăng lên, đồng thời việc duy trì và phát triển NCT đó cũng trở nên đặc biệt quan trọng. Sinh viên dành rất nhiều thời gian để thu thập thông tin, do vậy thông tin cung cấp cho họ phải đầy đủ, phù hợp với nội dung nhu cầu tin. Tuỳ theo từng chuyên ngành theo học mà thông tin, tài liệu cần phải phù hợp với nhu cầu cũng như cấp học của nhóm đối tượng này. Thông tin phục vụ cho HSSV cần đáp ứng cụ thể, chi tiết và đầy đủ. Hình thức phục vụ cho họ chủ yếu là thông tin phổ biến về những tri thức cơ bản dưới dạng sách giáo khoa, giáo trình, sách tham khảo hoặc một số ít là các bài viết trong tạp chí và những luận văn, đồ án có tính chất cụ thể, trực tiếp phục vụ cho môn học và chuyên ngành đào tạo của họ. Sự phân nhóm NDT trên mang tính tương đối vì nhóm cán bộ quản lý bên cạnh việc phải đảm nhận công tác quản lý, họ vẫn tham gia giảng dạy và nghiên cứu. Nhóm cán bộ giảng dạy và nghiên cứu vẫn có người đang học để nâng cao trình độ chuyên môn. Nhìn chung, do Trường ĐHHT là trường đào tạo đa ngành nên nhu cầu tin của Người dùng tin cũng rất phong phú và đa dạng. Từ đó đòi hỏi nguồn tin phải được cập nhật, phù hợp và đầy đủ mới có thể đáp ứng được. 1.6 Tầm quan trọng của nghiên cứu nhu cầu tin và mức độ đáp ứng thông tin tại Trường Người dùng tin và nhu cầu tin là yếu tố vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của hoạt động thông tin tư liệu. Nghiên cứu NCT và NDT luôn là yêu cầu cấp thiết để thư viện có thể nắm bắt được đầy đủ và chính xác mục đích của từng đối tượng bạn đọc khi đến thư viện nhằm không ngừng nâng cao khả năng 34
- thỏa mãn nhu cầu thông tin của người dùng tin. Người dùng tin và nhu cầu tin trở thành một cơ sở thiết yếu định hướng cho hoạt động của cơ quan Thông tin - Thư viện đặc biệt là trong quá trình tổ chức các sản phẩm và dịch vụ TT-TV mới. Muốn cho sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện có hiệu quả và chất lượng cao thì cơ quan Thông tin - Thư viện phải nắm vững đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện phù hợp với nhu cầu của họ. Cũng như bất kỳ loại nhu cầu nào của con người, NCT hình thành và phát triển trong quá trình con người thực hiện các hoạt động nhận thức thực tiễn và bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau như: môi trường sống, lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, điều kiện kinh tế xã hội, phương tiện thỏa mãn thông tin và trình độ tiếp nhận thông tin của NDT. Ở những thời điểm khác nhau, địa bàn khác nhau và ở mỗi cá nhân khác nhau, NCT cũng khác nhau về nội dung và phương thức đáp ứng. Nếu hoạt động thông tin nắm bắt được từng loại nhu cầu tin của từng nhóm người dùng tin khác nhau thì sẽ có cơ sở để quyết định chính sách xây dựng nguồn lực thông tin, tổ chức các sản phẩm và dịch vụ thông tin, thiết kế hệ thống thông tin phù hợp, Từ đó, hệ thống thông tin sẽ đạt được hiệu quả xã hội, hiệu quả kinh tế và hiệu quả khoa học cao. Trường ĐHHT là một trường đào tạo đa ngành, đa nghề, đa bậc học từ Trung cấp chuyên nghiệp đến đại học và sau đại học nên đối tượng người dùng tin là vô cùng phong phú và đa dạng, do đó nhu cầu về diện thông tin cũng rất rộng lớn bao gồm nhiều ngành nghề khác nhau như chính trị, sư phạm, ngoại ngữ, kế toán, ngân hàng, nông nghiệp, xây dựng, Mặt khác, phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ cũng như việc đổi mới phương pháp dạy và học đã tác động mạnh mẽ đến hoạt động thông tin tư liệu của Nhà trường. Thư viện luôn nỗ lực tổ chức quản lý và nâng cao chất lượng hoạt động nhằm đáp ứng NCT của các nhóm NDT trong trường một cách tốt nhất. Lấy phương châm thỏa mãn NCT của NDT làm mục đích tồn tại và phát triển, TV Trường ĐHHT đã chủ động nghiên cứu NCT của bạn đọc để từ đó đề ra những biện pháp, những phương hướng hoạt động thích hợp nhằm thỏa mãn cao nhất nhu cầu về thông tin của họ, đáp ứng mục tiêu đào tạo của trường 35
- trong giai đoạn đổi mới. Điều tra NCT bao giờ cũng là bước cơ bản đầu tiên để xác lập các bước hoạt động tiếp theo trong một dây chuyền thông tin tư liệu. Đây cũng là cơ sở để có thể nắm bắt được mức độ đáp ứng thông tin trên nhiều phương diện của TV đối với NDT. Nắm vững NCT giúp cho các cơ quan phục vụ thông tin định hướng chính xác hoạt động của mình. Tại TV ĐHHT, tìm hiểu và đánh giá đúng NCT của NDT sẽ là điều kiện tốt cho sự phát triển của hoạt động TT-TV. Bên cạnh đó cũng là cơ sở để xây dựng chính sách, chiến lược và hoạch định kế hoạch hoạt động lâu dài của TV. 36
- CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NHU CẦU TIN VÀ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG THÔNG TIN TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ TĨNH 2.1 Thực trạng Nhu cầu tin Để thực hiện việc nghiên cứu và đánh giá thực trạng nhu cầu tin và mức độ đáp ứng tại Trung tâm Thư viện Trường Đại học Hà Tĩnh, tác giả đã tiến hành điều tra xã hội học bằng phiếu hỏi đối với các đối tượng NDT của Trung tâm Thư viện. Phiếu điều tra được phát ra với số lượng 300 phiếu (trong đó số phiếu gửi đến CBGV là 100 phiếu, HSSV là 200 phiếu), số phiếu thu được là 285 phiếu. 2.1.1 Nhu cầu về nội dung tài liệu Mục tiêu của trường Đại học Hà Tĩnh là phấn đấu “trở thành một trung tâm đào tạo, NCKH, trung tâm văn hoá trình độ cao của Tỉnh, một Trường Đại học đa cấp, đa ngành có uy tín của khu vực miền Trung và trong cả nước ”. Với mục tiêu ấy, trong những năm qua, Nhà trường không ngừng mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo, đến nay trường đã có 7 khoa, 2 bộ môn và đang đào tạo 47 mã ngành khác nhau. Vì vậy, cùng với sự gia tăng về số lượng người dùng tin, nhu cầu tin về các lĩnh vực khoa học tại trường cũng đang phát triển và ngày càng đa dạng, phong phú với mức độ chuyên sâu và tầm bao quát khác nhau. Qua tổng hợp phiếu điều tra cho thấy hầu hết các đối tượng NDT đều có NCT về các lĩnh vực khoa học thuộc chuyên ngành mà mình đang nghiên cứu, giảng dạy hoặc đang học tập. Nội dung thông tin mà NDT quan tâm đều mang tính chất nghiên cứu, học thuật chuyên sâu chứ không phải là những kiến thức mang tính phổ cập – đây chính là đặc điểm tạo nên sự khác biệt trong nguồn lực thông tin của TV trường đại học mang tính chất chuyên ngành so với các TV công cộng. Cụ thể, điều tra nhu cầu về nội dung thông tin theo ngành/ lĩnh vực khoa học có kết quả như sau: 37
- Bảng 2.1: Nhu cầu về nội dung thông tin/ tài liệu của người dùng tin Các nhóm NDT Tổng số CBLĐQL CBNCGD HSSV SL % SL % SL % SL % Nội dung TL 285 100 28 100 65 100 192 100 Chính trị- pháp luật 171 60 25 89.3 49 75.4 97 50.5 Khoa học xã hội 79 27.7 12 42.9 14 21.5 53 27.6 Khoa học tự nhiên 102 35.7 9 32.1 25 38.5 68 35.4 Kỹ thuật công nghệ 57 20 5 17.9 11 16.9 41 21.4 Nông nghiệp 72 25.3 4 14.3 15 23.1 53 27.6 Xây dựng 104 36.5 7 25 9 13.8 88 45.8 Ngôn ngữ 58 20.4 3 10.7 12 18.5 43 22.4 Văn học 160 56.1 8 28.6 28 43.1 124 64.6 Nghệ thuật-Thể thao 147 51.6 11 39.3 47 72.3 89 46.4 Kinh tế - tài chính 164 57.5 23 82.1 32 49.2 109 56.8 Các lĩnh vực khác 170 59.6 19 67.9 46 70.8 105 54.7 Lĩnh vực Chính trị - pháp luật chiếm vị trí quan trọng nhất trong NCT của NDT tại Thư viện ĐHHT, với tỉ lệ 60%. Trong đó, có tới 89.3% NDT thuộc nhóm CBLĐQL có nhu cầu thông tin về lĩnh vực này bởi họ là những người ra quyết định chỉ đạo, hoạch định kế hoạch, chiến lược, mục tiêu phát triển cho Nhà trường nên họ luôn cần những tài liệu về chínhh sách, đường lối của Đảng và Nhà nước, những tài liệu chỉ đạo, những văn bản pháp quy để phục vụ công tác quản lý. Bên cạnh đó, do trong Trường có đào tạo khoa Lý luận Chính trị và Bộ môn Luật học nên đây cũng là lĩnh vực chuyên ngành của nhiều cán bộ giảng viên và HSSV. Hơn nữa, hiện nay, tình hình biển Đông có nhiều biến động, do Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép vào vùng thềm lục địa của Việt Nam nên vấn đề thời sự chính trị đang thu hút sự quan tâm của mọi người dân nói chung và NDT của Thư viện ĐHHT nói riêng. Chiếm tỉ lệ cao thứ hai trong bảng tổng hợp số liệu với 59.6% là nhu cầu thông tin về “Các lĩnh vực khác”. Trong phiếu điều tra ở mục này NDT nêu rõ đó là 38
- những thông tin thuộc các lĩnh vực như: Văn hóa – Xã hội, Tâm lý giáo dục, Khoa học môi trường, Du lịch – Khách sạn, Như chúng ta đã biết, tình hình văn hóa – xã hội nói chung luôn luôn thu hút được sự quan tâm của rất nhiều đối tượng NDT. Còn những lĩnh vực khác mà NDT đề cập đến cũng chính là những chuyên ngành đào tạo của Nhà trường nên có một số lượng CBLĐQL, CBNCGD và HSSV nhất định cần thông tin/ tài liệu. Kinh tế - tài chính cũng là một trong những nội dung thông tin mà các đối tượng NDT tại TV ĐHHT chú trọng tìm hiểu. Có tới 57.5% người được hỏi có nhu cầu về tài liệu thuộc lĩnh vực này. Bởi đây là khoa lớn nhất Trường về số lượng CBGV (44 CBGV, chiếm 14.7 %), HSSV (2.409, chiếm 32%) và quy mô đào tạo. Những người làm công tác lãnh đạo, quản lý cũng rất quan tâm đến thông tin thuộc lĩnh vực này (82.1%). Như vậy, qua phân tích chúng ta có thể thấy, các lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội nằm trong nhóm những nội dung thông tin/ tài liệu được NDT tìm kiếm nhiều nhất. Bởi lẽ, trong thời đại ngày nay, sự phát triển của các quốc gia, dân tộc, các ngành nghề phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện chính trị - xã hội – kinh tế của đất nước, khu vực và thế giới. Vì thế, khi nghiên cứu một vấn đề chuyên môn cụ thể, ngoài những thông tin về chuyên ngành, NDT rất cần những thông tin liên quan đến chính trị - xã hội – kinh tế, lịch sử. Khoa Sư phạm Tiểu học – Mầm non và Khoa Sư phạm Xã hội – Nhân văn là hai khoa có thế mạnh từ lâu của Nhà trường (từ khi còn là trường Cao đẳng Sư phạm). Văn học là một bộ môn quan trọng được giảng dạy nhiều ở hai khoa này. Chính vì thế, số lượng NDT quan tâm đến lĩnh vực Văn học chiếm tỉ lệ khá cao (56.1%), đặc biệt là đối tượng HSSV (64.6%). Nhu cầu về tài liệu Nghệ thuật – Thể thao chiếm tỉ lệ 51.6% vì Âm nhạc, Hội họa, múa, cũng là những môn học cơ bản của ngành Sư phạm Tiểu học – Mầm non. Bên cạnh đó, những tin tức thể thao cũng rất thu hút NDT, đặc biệt là nam giới. Mặt khác, trong Trường còn có bộ môn Giáo dục Thể chất nên nhu cầu tìm đọc, nghiên cứu về lĩnh vực này cũng chiếm số lượng tương đối lớn. 39
- Nhìn chung, các lĩnh vực còn lại có tỉ lệ người dùng tin quan tâm tương đối đồng đều bởi mỗi ngành có lượng CBNCGV và HSSV tương ứng. Mặc dù chỉ là một chuyên ngành hẹp chứ chưa phải là một khoa hay bộ môn nhưng tài liệu về Xây dựng vẫn được chú ý (36.5%). Bởi vì Nhà trường đang đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực cho khu kinh tế Vũng Áng. Hơn nữa, ĐHHT đang trong lộ trình phát triển, Dự án xây dựng cơ sở mới vẫn đang được tiến hành nên những người làm công tác lãnh đạo, quản lý cũng rất cần thông tin về lĩnh vực này. Biểu đồ 2.1 Nhu cầu về nội dung thông tin/ tài liệu của các nhóm NDT Nhu cầu theo nội dung thông tin/ tài liệu có sự khác biệt giữa các nhóm người dùng tin trong Trường. Cụ thể, với nhóm người dùng tin là HSSV, nhu cầu thông tin tập trung cao nhất thuộc về lĩnh vực Văn học (64.6%), bởi ngoài phục vụ nhu cầu học tập thì sinh viên còn tìm đọc các tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ ca, để thư giãn, giải trí cũng như để làm phong phú thêm đời sống tâm hồn. Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh có quy mô đào tạo lớn nên nhu cầu tin về Kinh tế - tài chính của nhóm HSSV chiếm tới 56,8 %. Nhóm cán bộ lãnh đạo quản lý có nhu cầu về 40
- nội dung thông tin tương đối đồng nhất với nhóm cán bộ nghiên cứu và giảng dạy, chiếm nhiều sự lựa chọn nhất là lĩnh vực Chính trị - pháp luật (CBLĐQL: 89.3%, CBNCGD: 75.4%), thứ hai là Các lĩnh vực khác (CBLĐQL: 67.9%, CBNCGD: 70.8%). Tuy nhiên, nhu cầu tin của hai nhóm này cũng có một số điểm khác nhau. Do phải kiêm nhiệm cả công tác nghiên cứu, giảng dạy và công tác quản lý nên nhóm NDT là CBLĐQL không có nhiều thời gian để thưởng thức các tác phẩm văn học, nghệ thuật – thể thao. Vì thế nhu cầu về những lĩnh vực này của họ không cao (Văn học: 28.6%; Nghệ thuật – thể thao: 39.3%). Ngược lại, đội ngũ CBNCGD hầu hết có tuổi đời còn trẻ, năng động lại có nhiều thời gian hơn nên ngoài việc chú trọng khai thác các tài liệu chuyên ngành, họ cũng rất quan tâm đến các tài liệu Văn học, nghệ thuật – thể thao để phục vụ cho mục đích thư giãn, giải trí và mở rộng thêm vốn hiểu biết của bản thân (Văn học: 43.1 %, Nghệ thuật – thể thao: 72.3%). 2.1.2 Nhu cầu về loại hình tài liệu Như chúng ta đã biết: “Tài liệu là những vật mang thông tin cùng những thông tin được ghi trên đó theo nhiều dạng khác nhau, phục vụ cho mục đích khác nhau của con người” [24, tr.17]. Cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, các loại hình tài liệu ngày càng đa dạng về hình thức và phong phú về nội dung. Xác định loại hình tài liệu NDT cần sử dụng để có hướng cung cấp kịp thời cũng là một việc làm cần thiết trong quá trình nghiên cứu nhu cầu của NDT. Trong giai đoạn hiện nay, nhu cầu thông tin của con người cao hơn, phong phú và đa dạng hơn do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Những thông tin được họ khai thác theo nhiều phương thức. Nhu cầu của NDT về việc sử dụng tài liệu tại TV Trường ĐHHT có sự khác nhau giữa các loại hình cũng như khác nhau giữa các nhóm bạn đọc là CBLĐQL, CBNCGD và HSSV. 41
- Bảng 2.2: Nhu cầu về loại hình tài liệu của người dùng tin Các nhóm NDT Tổng số CBLĐQL CBNCGD HSSV SL % SL % SL % SL % Loại hình tài liệu 285 100 28 100 65 100 192 100 Giáo trình 221 77.5 9 32.1 33 50.8 179 93.2 Sách tham khảo 189 66.3 11 39.3 47 72.3 131 68.2 Báo, tạp chí 161 56.5 20 71.4 38 58.5 103 53.6 Luận văn, khóa luận 110 38.6 5 17.9 13 20 92 47.9 Báo cáo khoa học 83 29.1 7 25 42 64.6 34 17.7 Tài liệu điện tử 169 59.3 15 53.6 59 90.8 95 49.5 Loại tài liệu khác 95 33.3 11 39.3 26 40 58 30.2 Số liệu thống kê cho thấy sách là loại hình tài liệu được đa số NDT ưa chuộng sử dụng, trong đó: nhu cầu về sách giáo trình là 77.5%, nhu cầu về sách tham khảo là 66.3%. Vì sách là loại hình tài liệu truyền thống, dễ sử dụng và chiếm tỉ lệ cao nhất trong vốn tài liệu của thư viện. Thông tin trên sách có độ tin cậy cao, là những tri thức được đúc kết và kiểm nghiệm, phục vụ thiết thực cho việc nghiên cứu, học tập, tham khảo. NDT tại TV Trường ĐHHT cũng rất quan tâm đến loại hình Tài liệu điện tử, có tới 59.3 % người được hỏi có nhu cầu về loại tài liệu này. Trong thời đại công nghệ thông tin và truyền thông phát triển, tài liệu điện tử xuất hiện ngày càng nhiều và sử dụng thuận tiện, đã tạo được sự yêu thích đối với NDT. Trong tương lại không xa, chắc chắn tỉ lệ NDT có nhu cầu sử dụng loại hình tài liệu này không ngừng tăng lên. Báo, tạp chí là những xuất bản phẩm định kỳ có nội dung thông tin mang tính thời sự, tính cập nhật nên cũng thu hút được lượng độc giả với nhu cầu lên đến 56.5 %. Ngoài sách, báo, tạp chí và tài liệu điện tử, ở Trường ĐHHT, NDT cũng quan tâm đến những loại hình tài liệu khác như: Luận văn, khóa luận: 38.6%; Đề tài NCKH: 29.1%; Các dạng tài liệu khác như: sách chuyên khảo, tài liệu tra cứu, truyện tranh, truyện cười, thu hút được 33.3% nhu cầu của NDT. 42
- So sánh NCT về loại hình tài liệu giữa các nhóm người dùng tin có những điểm khác biệt nhất định. Từ bảng số liệu 2.2 ta có biểu đồ sau: 100 80 60 CBLĐQL 40 20 CBNCGD 0 HSSV Giáo Sách Báo, tạp Luận Báo cáoTài liệuLoại tài trình tham chí văn, khoa điện tử liệu khảo khóa học khác luận Biểu đồ 2.2: Nhu cầu về loại hình tài liệu của các nhóm người dùng tin Đối với nhóm CBLĐQL, thông tin họ cần có tính tổng hợp, khái quát, đồng thời phải mang tính thời sự, tính hệ thống và tính dự báo cao, ảnh hưởng trực tiếp đến việc ra quyết định. Chính vì vậy, sự lựa chọn của họ đối với các loại báo, tạp chí rất cao (71.4%). Báo là loại hình tài liệu chứa đựng nhiều thông tin về: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, giáo dục, Thông tin trên báo có độ tin cậy không cao nhưng được cập nhật hàng ngày. Đọc báo là nhu cầu thiết yếu để giúp CBLĐQL thu thập được thông tin một cách nhanh chóng đồng thời cũng là một cách thư giãn rất tốt do thường xuyên phải làm việc căng thẳng và bận rộn. Do ít có thời gian nên Tài liệu điện tử cũng là một loại hình được nhóm này ưu tiên sử dụng (53.6 %). Ngoài hoạt động quản lý, đội ngũ cán bộ lãnh đạo vẫn tham gia giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Chính vì thế, họ vẫn quan tâm đến sách tham khảo (39.3%); sách giáo trình (32.1%); các loại hình tài liệu khác như: sách chuyên khảo, tổng quan, tổng luận, tạp chí chuyên ngành, (39.3%); Báo cáo khoa học (25%); nhu cầu về Luận văn, khóa luận chỉ chiếm 17.9%. Chiếm tỉ lệ cao nhất trong nhu cầu về loại hình tài liệu của nhóm cán bộ nghiên cứu và giảng dạy là tài liệu điện tử với 90.8%. Điều này có thể dễ dàng lí giải, vì tài liệu điện tử cung cấp thông tin một cách nhanh chóng và thuận tiện. Hơn 43
- nữa, nhóm người dùng tin này đa số có tuổi đời còn trẻ, ham hiểu biết và có kỹ năng khai thác các nguồn tài liệu số để phục vụ cho nhu cầu của mình. Yêu cầu đối với những người làm công tác nghiên cứu, giảng dạy là phải thường xuyên trau dồi, tích lũy kiến thức và nâng cao năng lực chuyên môn nên họ luôn tìm tòi, nghiên cứu tài liệu. Sách tham khảo thường có hàm lượng thông tin tương đối đầy đủ, tin cậy và hữu ích cho nên nhóm CBNCGD có nhu cầu sử dụng cao với 72.3%. Báo cáo khoa học là loại hình tài liệu thứ ba được nhóm CBNCGD quan tâm với mức 64.6% bởi Trường ĐHHT luôn đề cao công tác nghiên cứu khoa học, có chính sách khuyến khích, động viên toàn thể cán bộ giảng viên tham gia nghiên cứu. Ngoài ra, nhóm cán bộ nghiên cứu, giảng dạy cũng thích đọc báo, tạp chí (58.5%) vì họ muốn nắm bắt những thông tin có tính thời sự. Điều này cũng phù hợp với đặc điểm nghề nghiệp của họ vì các tạp chí chuyên ngành cung cấp rất nhiều thông tin mới, có giá trị, phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy. Tài liệu là giáo trình cũng được giảng viên quan tâm (50.8%); các loại tài liệu khác (40%). Cũng như nhóm CBLĐQL, nhóm CBNCGD ít có nhu cầu về Luận văn, khóa luận (20%). Đối với nhóm người dùng tin là HSSV, mục đích sử dụng thông tin của họ là phục vụ cho hoạt động học tập nên loại tài liệu mà họ thường lựa chọn có tính chất cẩm nang giúp định hướng lĩnh hội và tiếp nhận thông tin, kiến thức từ phía giảng viên. Nhu cầu sử dụng nhiều nhất là giáo trình (93.2%); tiếp đến là tài liệu tham khảo (68.2%); Báo, tạp chí (53.6%); Tài liệu điện tử (49.5%); Luận văn, khóa luận (47.9%); Các dạng tài liệu khác như: sách tra cứu, truyện cười, truyện tranh, chiếm 30.2%; tỉ lệ thấp nhất là nhu cầu về Báo cáo khoa học (17.7%). Kết quả khảo sát còn cho thấy, tỉ lệ HSSV có nhu cầu sử dụng giáo trình cao hơn nhiều so với tỉ lệ này của CBNCGD. Qua phương pháp phỏng vấn trực tiếp, nhóm CBNCGD cho biết họ thường tham khảo các giáo trình của những môn có liên quan đến chuyên ngành mình giảng dạy tại Thư viện, còn chuyên ngành chính thì họ tự mua để sử dụng. Nhóm HSSV lại chủ yếu sử dụng nguồn giáo trình của Thư viện. Số HSSV tự mua giáo trình về dùng chưa nhiều. Đó là nguyên nhân chính dẫn đến sự chênh lệch tỉ lệ nhu cầu tin của các nhóm NDT khác nhau đối với loại 44
- hình tài liệu giáo trình. Nhu cầu về loại hình báo, tạp chí giữa nhóm CBNCGD và nhóm HSSV có tỉ lệ xấp xỉ nhau. Nhưng qua phỏng vấn, hai nhóm này cho biết mục đích đọc báo, tạp chí của họ lại rất khác nhau. Những người làm công tác nghiên cứu, giảng dạy chủ yếu tìm đọc các tạp chí chuyên ngành để tìm kiếm những thông tin phục vụ cho công việc của họ, một số khác đọc báo để cập nhật các tin tức thời sự, xã hội, chỉ có một số ít đọc báo để thư giãn, giải trí. Ngược lại, nhóm HSSV đọc báo với mục đích giải trí là chính. Đặc biệt, loại hình tài liệu này được HSSV sử dụng với tần suất tối đa vào những giờ nghỉ giải lao. Thư viện có tỉ lệ NDT là nữ nhiều hơn nam nên các báo, tạp chí về thời trang, làm đẹp, chăm sóc sức khỏe, mua sắm, nấu ăn, được sử dụng với mức độ thường xuyên hơn. Theo HSSV, đọc báo tại Thư viện là một hình thức giải trí không tốn kém mà lại thu nhận được nhiều thông tin về cuộc sống, về xã hội. Một sự khác biệt nữa trong nhu cầu về loại hình tài liệu giữa nhóm CBNCGD và nhóm HSSV là nhu cầu về báo cáo khoa học. Có đến 64.6% CBNCGD quan tâm đến loại hình tài liệu này (64.6%) nhưng HSSV thì chỉ có 17.7%. Nguyên nhân là do đội ngũ cán bộ giảng viên đã rất chú trọng đến công tác nghiên cứu khoa học còn đối tượng HSSV vẫn chưa có ý thức tự nghiên cứu, tìm tòi và sáng tạo. Những sinh viên năm cuối thường quan tâm đến loại hình luận văn, khóa luận nhằm giúp họ định hướng chọn đề tài và học hỏi cách thức thực hiện một bản khóa luận tốt nghiệp cả về phương diện nội dung và hình thức. Mỗi nhóm người dùng tin tại TV Trường ĐHHT có những nhu cầu khác nhau về các loại hình tài liệu khác nhau. Việc nắm rõ nhu cầu về loại hình tài liệu cũng là cơ sở cho Thư viện có kế hoạch xây dựng chính sách bổ sung hợp lý nhằm cân đối cơ cấu vốn tài liệu, thỏa mãn tối đa nhu cầu của NDT. 2.1.3 Nhu cầu về ngôn ngữ tài liệu Ngôn ngữ tài liệu là một trong những yếu tố để phân loại và tổ chức kho trong hoạt động TT-TV. Ngôn ngữ tài liệu phong phú sẽ thu hút được nhiều đối tượng bạn đọc đến với TV. Việc lựa chọn, bổ sung tài liệu bằng các ngôn ngữ khác 45
- nhau vào kho sách cần căn cứ vào trình độ, tập quán sử dụng ngôn ngữ của các đối tượng NDT. Khảo sát NCT của độc giả về ngôn ngữ tài liệu sẽ giúp TV Trường ĐHHT hoàn chỉnh cơ cấu ngôn ngữ tài liệu của mình nhằm phục vụ nhu cầu của bạn đọc một cách tốt nhất. Bảng 2.3: Nhu cầu về ngôn ngữ tài liệu của người dùng tin Các nhóm NDT Tổng số CBLĐQL CBNCGD HSSV SL % SL % SL % SL % Ngôn ngữ TL 285 100 28 100 65 100 192 100 Tiếng Việt 285 100 28 100 65 100 192 100 Tiếng Anh 183 64.2 22 78.6 46 70.8 115 59.9 Tiếng Pháp 39 13.7 9 32.1 13 20 17 8.9 Tiếng Nga 28 9.8 5 17.9 11 16.9 12 6.3 Tiếng Trung 55 19.3 6 21.4 16 24.6 33 17.2 Ngôn ngữ khác 36 12.6 4 14.3 5 7.7 27 14.1 Từ kết quả trên có thể thấy rằng tỉ lệ người dùng tin sử dụng tiếng Việt trong tìm kiếm và khai thác thông tin là chủ yếu với 100%. Đây vẫn là nguồn tài liệu phổ biến và phù hợp với mọi trình độ người dùng tin khi mà trình độ ngoại ngữ của họ còn chưa thông thạo. Mặt khác, tài liệu tiếng Việt chiếm tỉ lệ lớn trong vốn tài liệu của Thư viện, lại được cập nhật thường xuyên hơn các tài liệu viết bằng ngôn ngữ khác, nên tần suất người dùng tin sử dụng các tài liệu tiếng Việt cao hơn. Bên cạnh đó, việc sử dụng thông tin tiếng Việt đã trở thành thói quen, ngay cả các thầy cô cũng không thường xuyên yêu cầu sinh viên tham khảo tài liệu bằng tiếng nước ngoài. Đó là những lý do khiến cho tỉ lệ người dùng tin sử dụng tài liệu ngoại văn chưa cao. Ngoại ngữ thông dụng được nhiều người sử dụng nhất là tiếng Anh (64.2%) còn các loại ngôn ngữ khác đều chiếm tỉ lệ thấp. NDT thuộc nhóm CBLĐQL có khả năng sử dụng thành thạo ít nhất 1 ngoại ngữ, có những người sử dụng tốt 2 đến 3 ngoại ngữ khác nhau nên ngoài nhu cầu sử dụng tài liệu tiếng Việt họ còn có nhu cầu sử dụng tiếng nước ngoài khá cao. Chiếm tỉ lệ cao nhất là nhu cầu sử dụng tài liệu bằng tiếng Anh (78.6%), tiếng Pháp 46
- (32.1%), tiếng Trung (21.4%), tiếng Nga (17.9%), các ngôn ngữ khác (14.3%). Đây là nhóm người dùng tin có trình độ cao, đa số đã đi học nước ngoài trở về, vì vậy khả năng ngoại ngữ của họ cao hơn so với những nhóm người dùng tin khác, cách thức khai thác thông tin của nhóm người dùng tin này cũng rất đa dạng và phong phú. Trong nhóm CBNCGD cũng có tới 70.8% người dùng tin có nhu cầu sử dụng tài liệu bằng tiếng Anh, tiếng Trung (24.6%), tiếng Pháp (20%), tiếng Nga (16.9%), các ngôn ngữ khác (7.7%). Hầu hết những đối tượng NDT có nhu cầu về tài liệu ngoại văn này đều là cán bộ giảng viên của khoa Ngoại ngữ, cán bộ phòng NCKH và Hợp tác Quốc tế và một số đã từng có thời gian đi học ở nước ngoài. Nhu cầu sử dụng tài liệu bằng tiếng nước ngoài của nhóm HSSV thấp hơn nhiều so với hai nhóm NDT trên. Có 59.9% NDT thuộc nhóm này có nhu cầu sử dụng tài liệu bằng ngôn ngữ tiếng Anh. Tiếng Anh là ngoại ngữ bắt buộc đối với tất cả HSSV trong Nhà trường, chính vì thế mà nhu cầu tài liệu, thông tin bằng ngôn ngữ này chiếm tỉ lệ lớn hơn so với các ngoại ngữ khác. Tiếng Trung Quốc chiếm tỉ lệ 17.2% và 8.9% là nhu cầu sử dụng ngôn ngữ tiếng Pháp. Tiếng Nga và các ngôn ngữ khác cũng được NDT trong nhóm HSSV quan tâm nhưng với tỉ thấp. Do trình độ ngoại ngữ của nhóm học tập chưa cao nên mức độ nhu cầu mới chỉ dừng lại ở việc sử dụng những tài liệu đơn giản như: sách song ngữ, các giáo trình ngoại ngữ Như vậy, nhu cầu sử dụng ngoại ngữ để khai thác thông tin của NDT tại Thư viện Trường ĐHHT không cao và không liên tục. Mức độ sử dụng cũng tùy thuộc vào từng đối tượng người dùng tin khác nhau, cao nhất là nhóm cán bộ lãnh đạo, quản lý, rồi đến nhóm cán bộ nghiên cứu, giảng dạy và thấp nhất là nhóm SSV. Trong tương lai, Thư viện cần có những chính sách, những hoạt động thiết thực để thúc đẩy loại nhu cầu tin này phát triển. 2.1.4 Tập quán khai thác thông tin của người dùng tin Tập quán khai thác thông tin của người dùng tin là những thói quen tìm kiếm thông tin, nguồn khai thác thông tin, loại hình thông tin và sản phẩm thông tin được tạo lập. Thói quen đó được hình thành dựa trên đặc điểm tâm lí cá nhân và môi trường làm việc. Tìm hiểu, nắm vững tập quán, thói quen khai thác thông tin của 47
- người dùng tin là cơ sở để các cơ quan thông tin có những điều chỉnh hoạt động thông tin phù hợp nhất, đạt hiệu quả cao nhất nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu của người dùng tin. 2.1.4.1 Thời gian và địa điểm khai thác thông tin * Thời gian thu thập thông tin Thời gian thu thập thông tin của NDT một mặt thể hiện thói quen hàng ngày của NDT. Mặt khác nó cũng là một trong những yếu tố quyết định việc khai thác và tìm kiếm thông tin của NDT. Nếu có nhiều thời gian, NDT sẽ có điều kiện tìm hiểu sâu hơn về một vấn đề mình yêu thích. Nếu có ít thời gian, NDT sẽ chỉ nắm được những vấn đề cơ bản về nội dung một tài liệu hoặc một lĩnh vực nào đó. Nếu không có thời gian, NDT sẽ mất đi cơ hội tiếp cận với nguồn tư liệu nhằm phục vụ cho công việc và cuộc sống của họ. Nghiên cứu về quỹ thời gian dành cho việc tìm và đọc tài liệu của NDT tại Trường ĐHHT, ta có kết quả sau: Bảng 2.6: Thời gian dành cho việc thu thập thông tin của người dùng tin Các nhóm NDT Tổng số CBLĐQL CBNCGD HSSV SL % SL % SL % SL % Nhóm thời gian 285 100 28 100 65 100 192 100 Không có thời gian 2 0.7 2 7.1 0 0 0 0 Từ 1-2 giờ 144 50.5 13 46.4 26 40 105 54.7 Từ 3-4 giờ 96 33.7 9 32.1 20 30.8 67 34.9 Từ 5-6 giờ 12 4.2 1 3.6 11 16.9 0 0 Không xác định 31 10.9 3 10.7 8 12.3 20 10.4 Thông tin là chất liệu không thể thiếu trong nghiên cứu khoa học. Nhiều nhà khoa học khẳng định hơn một nửa thời gian làm việc họ dành cho việc tìm kiếm thông tin và xử lý các thông tin thu được. Đa số NDT tại Thư viện Trường ĐHHT dành từ 1-2 giờ trong ngày để thu thập thông tin (50.5%); 33.7% số NDT dành 3-4 giờ,; 10.9% thu thập thông tin một cách ngẫu hứng và đột xuất khi cần chứ không xác định một thời gian nhất định; 4.2% dành từ 5-6 giờ và chỉ có 1.8% số người 48
- được hỏi trả lời là không có thời gian để thu thập thông tin. Do đặc điểm công việc của mỗi nhóm NDT khác nhau nên thời gian dành cho việc thu thập thông tin của các nhóm NDT tại Thư viện cũng khác nhau. 60 50 40 30 CBLĐQL CBNCGD 20 HSSV 10 0 Không có Từ 1-2 Từ 3-4 Từ 5-6 Không thời gian giờ giờ giờ xác định Biểu đồ 2.3: Thời gian thu thập thông tin của các nhóm NDT Với công tác kiêm nhiệm luôn luôn bận rộn nên thời gian để đội ngũ CBLĐQL thu thập thông tin có nhiều hạn chế. Phần lớn họ dành 1-2 giờ (46.4%); Có 32.1% số người dành 3-4 giờ; chỉ có một tỉ lệ rất nhỏ dành 5-6 giờ (3.6%) trong ngày cho việc khai thác thông tin. Ngoài ra, có 7.1% số người trong nhóm này có những thời điểm không có thời gian để tìm đọc tài liệu. Thu thập và tích lũy thông tin là việc làm không thể thiếu trong nghiên cứu khoa học và giảng dạy. Chỉ bằng cách này cán bộ giảng dạy mới thực sự trở thành người gợi mở, cập nhật kiến thức mới vào công tác giảng dạy đồng thời kích thích người học tìm tòi, nắm vững kiến thức cơ bản, mở rộng vốn hiểu biết và nhanh chóng áp dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn. Chính vì thế nhóm NDT là CBNCGD luôn chú ý dành nhiều thời gian cho việc thu thập và khai thác thông tin. Ngoài 40% số người dành từ 1-2 giờ mỗi ngày thì cũng có rất nhiều người dành từ 3-4 giờ (30.8%) và 5-6 giờ (16.9%). Qua trao đổi, họ cho biết ngoài việc cập nhật kiến thức chuyên môn họ còn phải tìm kiếm thông tin để phục vụ cho việc học lên 49
- thạc sĩ và nghiên cứu sinh. Trong số những người được hỏi, không có ai ở nhóm này trả lời là không có thời gian cho việc thu thập thông tin. Do thói quen cá nhân cũng như đặc thù công việc nên dù bận rộn đến đâu CBNCGD cũng luôn cố gắng thu xếp thời gian để tự học, tự bồi dưỡng thêm kiến thức. Hàng ngày, nhóm HSSV dành thời gian cho việc thu thập thông tin khá đồng đều, không có đối tượng nào trả lời “không có thời gian”, nhưng cũng không có ai dành 5-6 giờ. Có 54.7% số HSSV thường dành 1-2h để tìm đọc tài liệu. Nhiều sinh viên (34.9%) phải dành 3-4 giờ để tìm kiếm thông tin phục vụ cho việc làm báo cáo thực tập, khóa luận tốt nghiệp, khi học năm cuối. Có 10.4% số HSSV lại chỉ khai thác thông tin khi rảnh rỗi hoặc vào mùa thi chứ không hình thành một thói quen khai thác nhất định. * Nguồn khai thác thông tin của người dùng tin Địa điểm khai thác thông tin là nơi tập hợp các nguồn tin mà ở đó NDT có thể sử dụng các phương tiện để tìm kiếm và sử dụng những thông tin phù hợp, đáp ứng cho nhu cầu học tập, làm việc của họ. Là một trường đại học ở địa phương, nên NDT ở Trường ĐHHT không có nhiều nguồn khai thác thông tin để lựa chọn như ở Hà Nội hay TP. HCM. Trên địa bàn tỉnh, ngoài Thư viện của Trường chỉ có Thư viện Tỉnh chứ không có các cơ quan TT-TV nào khác để NDT có thể đến tìm đọc tài liệu. Chính vì thế, tìm hiểu nguồn khai thác thông tin của NDT là một trong những cơ sở để Trung tâm có những giải pháp phát triển một cách hợp lí. Sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là mạng toàn cầu Internet đã đem lại những hiệu quả vô cùng to lớn cho con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Ngày nay, Internet đã trở thành một kênh thông tin phục vụ đắc lực cho con người trong việc tìm kiếm, khai thác một cách có hiệu quả. Chính vì thế, tất cả người dùng tin (100%) ở Thư viện Trường ĐHHT đều có thói quen khai thác thông tin trên mạng Internet bởi sự nhanh chóng và tiện dụng của nó. Khai thác thông tin từ nguồn tài liệu “Tự mua” cũng chiếm tỉ lệ tương đối lớn với 53.3%, nhưng tập trung chủ yếu ở hai nhóm người dùng tin là CBLĐQL và CBNCGD (89.3% và 89.2%), bởi hai nhóm này có điều kiện tài chính cũng như nhu cầu tìm kiếm thông tin cao, còn nhóm HSSV chỉ có 35.9%. 50
- Bảng 2.7: Các nguồn khai thác thông tin của người dùng tin Các nhóm NDT Tổng số CBLĐQL CBNCGD HSSV SL % SL % SL % SL % Nguồn khai thác 285 100 28 100 65 100 192 100 Trung tâm TV ĐHHT 239 83.8 16 57.1 60 92.3 163 84.9 Thư viện Tỉnh 6 2.1 1 3.6 5 7.7 0 0 Tự mua 152 53.3 25 89.3 58 89.2 69 35.9 Trên Internet 285 100 28 100 65 100 192 100 Các nguồn khác 71 24.9 13 46.4 32 49.2 26 13.5 Tỉ lệ các nhóm NDT khai thác thông tin/ tài liệu từ các nguồn khác như trao đổi, mượn từ các chuyên gia, đồng nghiệp, bạn bè, thầy cô, chiếm 24.9 %. Trong đó, nhóm NDT làm công tác lãnh đạo, quản lý chiếm 46.4%; nhóm NDT làm công tác nghiên cứu, giảng dạy chiếm 49.2%. Sở dĩ hai nhóm này có tỉ lệ cao vì họ có điều kiện tham gia các hội nghị, hội thảo, học tập tại nước ngoài, có mối quan hệ xã hội rộng, Với nhóm NDT là học sinh, sinh viên thì tỉ lệ khai thác thông tin từ các nguồn khác không cao, chỉ chiếm 13.5% mà chủ yếu là bằng cách mượn của bạn bè, thầy cô để tham khảo phục vụ cho việc học tập. Kết quả điều tra còn cho thấy, không có đối tượng HSSV nào lựa chọn địa điểm Thư viện Tỉnh để khai thác thông tin mà chỉ có cán bộ giảng viên đến tìm kiếm tài liệu khi cần thiết nhưng tỉ lệ cũng rất thấp (2.1%) bởi Thư viện Tỉnh là một thư viện công cộng, đặc điểm vốn tài liệu không phù hợp với nhu cầu của các đối tượng NDT tại Thư viện Trường ĐHHT. Bên cạnh việc tìm kiếm, khai thác thông tin từ nhiều nguồn khác nhau thì tỉ lệ người dùng tin sử dụng Trung tâm TV ĐHHT cũng chiếm tỉ lệ rất cao (83.8%), trong đó, nhóm CBNCGD chiếm 92.3% và nhóm HSSV chiếm 84.9% còn nhóm CBLĐQL có điều kiện thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nên số người sử dụng TV chiếm tỉ lệ thấp hơn (57.1%). Trong số những người sử dụng Thư viện Trường, 51