Luận văn Nghiên cứu ứng dụng công nghệ Biofloc (Cân bằng nitơ cacbon) trong nuôi thâm canh cá rô phi (Oreochromis niloticus) thương phẩm

pdf 74 trang yendo 6890
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Nghiên cứu ứng dụng công nghệ Biofloc (Cân bằng nitơ cacbon) trong nuôi thâm canh cá rô phi (Oreochromis niloticus) thương phẩm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfluan_van_nghien_cuu_ung_dung_cong_nghe_biofloc_can_bang_nito.pdf

Nội dung text: Luận văn Nghiên cứu ứng dụng công nghệ Biofloc (Cân bằng nitơ cacbon) trong nuôi thâm canh cá rô phi (Oreochromis niloticus) thương phẩm

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI NGUYỄN TIẾN HÓA NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ BIOFLOC (CÂN BẰNG NITƠ CACBON) TRONG NUÔI THÂM CANH CÁ RÔ PHI ( Oreochromis niloticus ) THƯƠNG PHẨM LUẬN VĂN THẠC SỸ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành : NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Mã số : 60.62.70 Người hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM ANH TUẤN TS. NGUYỄN VĂN TIẾN HÀ NỘI 2012 1
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, tháng 4 năm 2012 Tác giả Nguyễn Tiến Hóa Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp . i
  3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa đào tạo cao học, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Ban lãnh đạoViện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I; Phòng Thông tin Hợp tác Quốc tế Đào tạo (Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I) đã hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành tốt khóa học. Tôi xin bày tỏ sự biết ơn chân thành đến TS. Phạm Anh Tuấn và TS. Nguyễn Văn Tiến đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn tới anh Vũ Hồng Sự, anh Nguyễn Xuân Khá, chị Nguyễn Thị Biên Thùy, anh Nguyễn Văn Khanh, chị Nguyễn Thị Niên đã hỗ trợ trong quá trình bố trí thí nghiệm và thu mẫu. Xin chân thành cảm ơn anh Nguyễn Đức Bình đã hỗ trợ phân tích chất lượng nước. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới bố mẹ và những người thân trong gia đình cùng bạn bè, đồng nghiệp cho sự thành công của luận văn. Nghiên cứu này được thực hiện dưới sự hỗ trợ kinh phí của đề tài khoa học công nghệ cấp nhà nước “ Nghiên cứu ứng dụng công nghệ biofloc trong nuôi cá rô phi (Oreochromis niloticus) thương phẩm” thuộc Đề án phát triển ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực thủy sản đến năm 2020. Hà Nội, tháng 4 năm 2012 Nguyễn Tiến Hóa Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp . ii
  4. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC iii DANH MỤC BẢNG v DANH MỤC HÌNH vi DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT vii 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 4 2.1. Đặc điểm sinh học của cá rô phi 4 2.1.1. Đặc điểm phân loại 4 2.1.2. Đặc điểm dinh dưỡng 5 2.2. Tình hình nuôi cá rô phi trên thế giới 6 2.3. Tình hình nuôi cá rô phi ở Việt Nam 6 2.4. Cơ sở khoa học ứng dụng công nghệ BFT trong nuôi trồng thủy sản 7 2.5. Tình hình nghiên cứu về công nghệ nuôi 10 2.5.1. Nghiên cứu công nghệ biofloc trong nuôi trồng thủy sản 10 2.5.2. Tình hình nghiên cứu về công nghệ nuôi trong nước 13 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17 3.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu 17 3.2. Vật liệu nghiên cứu 17 3.3. Bố trí thí nghiệm 17 3.3.1. Thí nghiệm 1: Xác định nguồn và tỷ lệ cacbon phù hợp 17 Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp . iii
  5. 3.3.2. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ biofloc trong nuôi cá rô phi thương phẩm qui mô phòng thí nghiệm . 19 3.3.3. Chăm sóc, theo dõi tăng trưởng và thu mẫu của thí nghiệm 2 21 3.3.4. Phân tích thành phần dinh dưỡng trong biofloc 22 3.3.5. Xác định chỉ số thể tích biofloc (FVI) và kích cỡ của biofloc 22 3.3.6. Phân tích chất lượng nước 22 3.3.7. Phương pháp xác định một số chỉ tiêu kỹ thuật 23 3.3.8. Xử lý số liệu 23 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 24 4.1. Thí nghiệm 1: Nghiên cứu xác định nguồn cacbon và tỷ lệ C:N phù hợp cho sự hình thành biofloc 24 4.1.1. Amonia tổng số (TAN) 24 4.1.2. Chỉ số thể tích biofloc (FVI) và kích thước biofloc 27 4.1.3. Thành phần dinh dưỡng của biofloc 28 4.2. Kết quả ứng dụng công nghệ biofloc qui mô phòng thí nghiệm. 28 4.2.1. Tốc độ tăng trưởng của cá rô phi giữa các nghiệm thức thí nghiệm 28 4.2.2. Hệ số chuyển đổi thức ăn 29 4.2.3. Hiệu quả sử dụng protein 30 4.2.4. Tỷ lệ sống 31 4.2.5. Chi phí thức ăn cho 1kg cá tăng trọng nuôi theo công nghệ biofloc . 31 4.2.6. Biến động chỉ số biofloc (FVI) 32 4.2.7. Biến động các yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm 33 4.3. Thảo luận 35 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 39 5.1. Kết luận 39 5.2. Đề xuất ý kiến 39 Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp . iv
  6. TÀI LIỆU THAM KHẢO 40 Tài liệu tiếng Việt 40 Tài liệu tiếng Anh 41 PHỤ LỤC 43 DANH MỤC BẢNG Bảng 1. Chỉ số thể tích trung bình của biofloc (FVI ml/l) 27 Bảng 2. Kích thước biofloc (m) 27 Bảng 3. Phân tích thành phần dinh dưỡng của biofloc (theo vật chất khô) (%) 28 Bảng 4. Sinh trưởng của cá rô phi sau 140 ngày nuôi 28 Bảng 5. Hiệu quả sử dụng thức ăn của cá rô phi nuôi bằng công nghệ biofloc 29 Bảng 6. Hiệu quả sử dụng protein của cá rô phi nuôi bằng công nghệ biofloc 30 Bảng 7. Chi phí thức ăn nuôi cá rô phi theo công nghệ biofloc 31 Bảng 8. Biến động yếu tố nhiệt độ, ôxy hòa tan, pH 33 Bảng 9. Biến động yếu tố NH 3, NO 2, NO 3 trong thí nghiệm 2 34 Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp . v
  7. DANH MỤC HÌNH Hình 1. Cá rô phi vằn ( Oreochromis niloticus ) nuôi theo công nghệ biofloc 4 Hình 2. Tăng trưởng sản lượng cá rô phi, cá da trơn và cá hồi giai đoạn 1980 – 2010 6 Hình 3 : Chu trình nitơ trong hệ thống nuôi cá rô phi áp dụng công nghệ biofloc 8 Hình 4. Bố trí thí nghiệm 1 xác định nguồn và tỷ lệ C/N phù hợp cho sự hình thành biofloc 18 Hình 5. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1 xác định nguồn và tỷ lệ C/N phù hợp. 19 Hình 6. Bố trí thí nghiệm 2 tại Hải Dương 20 Hình 7. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2 21 Hình 8. Biến động TAN trong các bể dùng nguồn cacbon là rỉ đường 24 Hình 9. Biến động TAN trong các bể dùng nguồn C là bột sắn 25 Hình 10. Biến động chỉ số thể tích biofloc trong bể nuôi thâm canh cá rô phi trong khoảng nhiệt độ nước từ 27,5 – 31,0 0C (A ) và khoảng nhiệt độ nước từ 22,0 – 24,0 0C (B ) 32 Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp . vi
  8. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT BFT Biofloc technology DO Hàm lượng ôxy hòa tan FAO Food and Agriculture Oganization GIFT Genetic Improvement of Farmed Tilapia FVI Floc Volume Index Max Giá trị lớn nhất Min Giá trị nhỏ nhất TB Trung bình TVPD Thực vật phù du ĐVPD Động vật phù du TAN Total ammonia nitrogen BOD Nhu cầu ôxy sinh hóa ANOVA Phân tích phương sai CTV Cộng tác viên C/N Tỉ lệ Cacbon/ Nitơ VSS Chất rắn lơ lửng dễ bay hơi TN Total nitrogen TP Total phosphorus N Nitơ C Carbon Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp . vii
  9. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Từ năm 1970 đến nay, tăng trưởng sản lượng thủy sản nuôi của thế giới đạt tốc độ bình quân 8,9% mỗi năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng sản lượng khai thác thủy sản (1,2%) và sản lượng chăn nuôi (2,8%) (FAO, 2009). Để đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của con người về thực phẩm, sản lượng nuôi trồng thủy sản cần tăng gấp 5 lần trong vòng 5 thập niên tới đây (FAO, 2009). Với mục tiêu phát triển bền vững, nuôi trồng thủy sản cần phải khắc phục những trở ngại như: (a) Tăng trưởng sản lượng thủy sản nuôi nhưng không làm tăng đáng kể việc sử dụng nguồn nước và đất; (b) Phát triển các hệ thống nuôi có khả năng hạn chế ảnh hưởng đến môi trường, sinh thái; và (c) Phát triển các hệ thống nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao. Để giải quyết toàn diện các vấn đề trên, cần phát triển các hệ thống nuôi thâm canh, tái sử dụng nước, giải quyết cơ bản vấn đề chất thải từ thủy sản nuôi và nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn. Trong những năm qua, hệ thống nuôi thủy sản đã dần được phát triển và hoàn thiện như nuôi thâm canh có thay nước, thâm canh ít thay nước, nuôi tuần hoàn, và gần đây là hệ thống nuôi ứng dụng công nghệ biofloc. Trong những hệ thống nuôi trên, ngoài mục tiêu tăng năng suất, mục tiêu tiết kiệm nước, hạn chế chất thải và nâng cao hiệu quả thức ăn đã từng bước được cải thiện. Mặc dù còn trong giai đoạn thử nghiệm, hệ thống nuôi ứng dụng công nghệ biofloc có khả năng giải quyết được hầu hết những vấn đề ở trên khi vừa đảm bảo năng suất cao, an toàn sinh học, xử lý chất thải và nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn. Công nghệ biofloc (viết tắt là BFT) dựa trên nguyên lý không hoặc ít thay nước, bổ sung nguồn cacbon làm thức ăn cho vi sinh vật dị dưỡng với tỷ lệ phù hợp với lượng nitơ có sẵn trong nước ao tạo điều kiện cho chúng phát triển chiếm ưu thế trong thủy vực. Vi sinh vật dị dưỡng sẽ chuyển hóa các hợp chất chứa nitơ trong nước ao thành protein sống trong sinh khối của chúng. Nhờ vậy Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp . 1
  10. nguồn nitơ từ chất thải hòa tan trong nước ao được tái sử dụng, chuyển hóa thành sinh khối thức ăn tự nhiên cho cá nuôi nên hiệu quả sử dụng thức ăn được cải thiện. Trong công nghệ này, khái niệm floc dùng để chỉ tập hợp vật chất hữu cơ lơ lửng trong nước bao gồm tảo, động vật nguyên sinh, vi sinh vật trong đó vi sinh vật dị dưỡng chiếm ưu thế được gắn kết với nhau bằng chất keo sinh học (Polyhydroxy Alkanoate PHA). Tập hợp các biofloc là nguồn thức ăn tự nhiên giàu dinh dưỡng cho cá nuôi. Trong hệ thống nuôi theo BFT, tỷ lệ chuyển hóa nitơ trong thức ăn thành sinh khối cá đạt 45 – 50%, trong khi các hệ thống nuôi thông thường tỷ lệ này chỉ đạt từ 17,0 – 43,3% (Avnimelech, 2009). Nhằm tăng cường quá trình chuyển hóa các hợp chất chứa N trong nước ao thành protein trong sinh khối vi sinh vật thì việc bổ sung nguồn C làm thức ăn cho vi sinh vật phải phong phú. Trong đó nguồn C và tỷ lệ C:N là rất quan trọng trong các hệ thống nuôi áp dụng BFT. Nguồn C phải đảm bảo dễ hòa tan đều trong nước, được vi sinh vật sử dụng dễ dàng và có giá thành thấp. Tỷ lệ bổ sung C phải vừa đủ (cân bằng) với lượng N có sẵn trong ao đáp ứng nhu cầu của vi sinh vật. Nếu nguồn C thiếu thì vi sinh vật sẽ không chuyển hóa hiệu quả nguồn N trong nước ao, ngược lại nếu bổ sung thừa C sẽ gây ô nhiễm môi trường nước ao nuôi. Theo Avnimelech (2009), nguồn C có thể là các nguyên liệu thức ăn giàu tinh bột hoặc rỉ đường có giá thành thấp được bổ sung trực tiếp vào thức ăn hay bón vào ao nuôi với tỷ lệ C/N > 12,5:1. Việc xác định nguồn C và tỷ lệ C/N phù hợp cho sự hình thành biofloc trong điều kiện ở Việt Nam với mục tiêu xác định được nguồn C có hiệu quả cho sự hình thành biofloc và có giá thành thấp và tỷ lệ C/N phù hợp khi sử dụng nguồn C đó sẽ là cơ sở quan trọng cho việc ứng dụng công nghệ BFT vào sản xuất. Đề tài nghiên cứu này đã tiếp cận theo hướng thực hiện các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm để xác định bộ thông số kỹ thuật chủ yếu khi ứng dụng Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp . 2
  11. công nghệ BFT trong nuôi thâm canh cá rô phi: Khẩu phần cho ăn phù hợp, hiệu quả sử dụng thức ăn, hiệu quả làm sạch môi trường, chỉ số thể tích biofloc FVI. Để góp một phần cơ sở khoa học, thực tiễn cho vấn đề nêu trên, việc thực hiện đề tài “ Nghiên cứu ứng dụng công nghệ Biofloc (cân bằng nitơ cacbon) trong nuôi thâm canh cá rô phi (Oreochromis niloticus) thương phẩm ” mang tính cấp thiết và thực tế cao. Mục tiêu nghiên cứu Góp phần xây dựng được mô hình nuôi cá rô phi ( Oreochromis niloticus ) thâm canh đạt năng suất cao, tăng hiệu quả kinh tế và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Mục tiêu cụ thể • Xác định được nguồn cacbon và tỷ lệ C/N phù hợp cho sự hình thành biofloc làm cơ sở cho việc bổ sung cacbon. • Xác định được cơ sở khoa học và các giải pháp kỹ thuật chính của công nghệ biofloc trong nuôi thâm canh cá rô phi thương phẩm. Nội dung nghiên cứu • Nghiên cứu xác định nguồn cacbon và tỉ lệ C/N phù hợp cho sự hình thành biofloc. • Nghiên cứu ứng dụng công nghệ biofloc trong nuôi rô phi thương phẩm qui mô phòng thí nghiệm. (Nghiên cứu xác định khẩu phần ăn phù hợp trong nuôi thâm canh cá rô phi ứng dụng công nghệ biofloc). Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp . 3
  12. 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Đặc điểm sinh học của cá rô phi 2.1.1. Đặc điểm phân loại Cá rô phi thuộc bộ cá vược Percifomes , họ Cichlidae , là loài cá có nguồn gốc từ Châu Phi. Cá rô phi thường được nuôi ở ao, hồ nước ngọt (Watanabe và ctv, 1989). Cá rô phi gồm 3 giống chính: Giống Tilapia, giống Sarothegodon và giống Oreochromis. Hệ thống phân loại như sau : Giới: Animalia Ngành: Chordata Lớp: Actinopterygii Bộ: Perciformes Họ: Cichlidae Chi: Oreochromis Loài: Oreochromis niloticus Hình 1. Cá rô phi vằn ( Oreochromis niloticus ) nuôi theo công nghệ biofloc Trong 3 giống trên có khoảng 8 đến 9 loài có giá trị trong nuôi trồng thủy sản (Phạm Anh Tuấn, 1998). Trong các loài có giá trị, cá rô phi vằn O. niloticus , Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp . 4
  13. cá rô phi xanh O. aureus và cá rô phi hồng Oreochromis. sp . được coi là quan trọng nhất hiện nay, đang được nuôi phổ biến ở hầu hết các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới (Macintosh & Little, 1995). 2.1.2. Đặc điểm dinh dưỡng Bộ máy tiêu hoá của cá rô phi thích nghi với việc ăn tạp. Miệng chúng khá rộng hướng lên trên, có thể ăn được những mồi lớn. Răng hàm ngắn và nhiều xếp lộn xộn giúp cá bắt và giữ mồi tốt, lược mang ngắn và khá dày giúp cá lọc tảo dễ dàng. Ruột cá rô phi dài và xếp thành nhiều vòng, đó là đặc điểm của loài cá ăn thực vật (Mai Đình Yên và ctv, 1978). Cá rô phi là loài cá ăn tạp nghiêng về thực vật, thức ăn chủ yếu là tảo và một phần thực vật bậc cao và mùn bã hữu cơ. Ở giai đoạn cá con từ cá bột lên cá hương, thức ăn chủ yếu là động vật phù du (ÐVPD) và một ít thực vật phù du (TVPD). Từ giai đoạn cá hương đến cá trưởng thành thức ăn chủ yếu là mùn bã hữu cơ và TVPD. Cá rô phi có khả năng tiêu hóa các loài tảo xanh, tảo lục mà một số loài cá khác không có khả năng tiêu hoá. Ngoài ra cá rô phi còn ăn được thức ăn bổ sung như cám gạo, bột ngô, các loại phụ phẩm nông nghiệp khác. Ðặc biệt cá rô phi có thể sử dụng rất có hiệu quả thức ăn tinh như: cám gạo, bột ngô, khô dầu lạc, đỗ tương, bột cá và các phụ phẩm nông nghiệp khác. Nhu cầu dinh dưỡng của cá rô phi thay đổi theo từng giai đoạn phát triển. Trong các yếu tố dinh dưỡng thì protein đóng vai trò quan trọng nhất cả về số lượng và chất lượng. Các loài cá khác nhau có nhu cầu protein khác nhau. Ngay trong cùng một loài nhu cầu protein cũng khác nhau giữa các độ tuổi và điều kiện môi trường nuôi khác nhau. Đối với cá nhỏ nhu cầu protein trong khẩu phần thức ăn nhiều hơn cá lớn, cá nuôi trong hệ thống nghèo thức ăn tự nhiên, đòi hỏi mức độ protein trong khẩu phần ăn cao hơn so với cá nuôi trong môi trường giàu thức ăn tự nhiên hay trong ao bón phân (Lê Văn Thắng, 1999). Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp . 5
  14. 2.2. Tình hình nuôi cá rô phi trên thế giới Cá rô phi là loài được nuôi phổ biến và có sản lượng lớn nhất trên thế giới, cao hơn sản lượng cá da trơn và cá hồi. Hình 2. Tăng trưởng sản lượng cá rô phi, cá da trơn và cá hồi giai đoạn 1980 – 2010 (Nguồn Fitzsimmons Global Outlook for Aquaculture Leadership, Kualalumpur 2010) Cá rô phi là loài cá được nuôi phổ biến thứ 2 trên thế giới, chỉ sau những loài cá chép (Fitzsimmos và Gonznlez, 2005). Sản lượng cá rô phi ngày càng tăng lên và đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện nguồn dinh dưỡng cho con người, nghề nuôi cá rô phi cũng được cho là một trong những sinh kế tốt nhất giúp cho nông dân thoát khỏi đói nghèo. Trong tương lai cá rô phi sẽ là sản phẩm thay thế cho các loài cá thịt trắng đang ngày càng cạn kiệt (WFC, 2003). Sản lượng cá rô phi đã tăng lên hơn 4 lần từ năm 1990 đến 2003. Hiện nay Trung Quốc là quốc gia có sản lượng cá rô phi đứng đầu thế giới (710.000 tấn). 2.3. Tình hình nuôi cá rô phi ở Việt Nam Nuôi cá rô phi ở Việt Nam được bắt đầu từ những năm 1950 sau khi cá rô phi đen ( O. mossambicus ) được nhập vào nước ta. Vào thời kỳ đó cá rô phi chủ Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp . 6
  15. yếu được nuôi theo hình thức quảng canh nên năng suất thấp. Mặt khác do đặc điểm của cá rô phi đen là chậm lớn, đẻ dày, kích thước nhỏ nên dẫn đến việc cá rô phi trong một thời gian dài không được người nuôi chú ý. Năm 1973 cá rô phi vằn (O.niloticus) đã được nhập vào miền Nam nước ta từ Đài Loan, cá trở thành đối tượng nuôi triển vọng, song do công tác lưu giữ giống thuần không tốt, hiện tượng lai tạp giữa cá rô phi đen và rô phi vằn Đài Loan là phổ biến, làm suy giảm chất lượng cá rô phi giống (Trần Mai Thiên và Trần Văn Vỹ, 1994). Trong những năm 1990 thông qua các đề tài nghiên cứu khoa học, và các chương trình hợp tác quốc tế, Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 đã nhập một số giống cá rô phi có chất lượng như: Cá rô phi vằn dòng Thái Lan, dòng Egypt – Swansea, cá rô phi dòng GIFT chọn giống thế hệ thứ năm của ICLARM. Cá rô phi vằn dòng GIFT nhập nội đã được sử dụng làm vật liệu ban đầu cho chương trình chọn giống cá rô phi tiến hành tại Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1, sau các thế hệ chọn giống theo phương pháp gia đình, cá rô phi chọn giống có tốc độ tăng trưởng tăng thêm 29,1% (Nguyễn Công Dân và ctv., 2001). Tổng cục thống kê năm (2005) diện tích nuôi cá rô phi của cả nước là 22.340 ha chiếm 3% tổng diện tích nuôi trồng thủy sản, trong đó nuôi nước lợ, mặn là 2.068 ha và nuôi nước ngọt là 20.272 ha. Tổng sản lượng cá rô phi ước tính đạt 54.486,8 tấn, chiếm 9,08% tổng sản lượng cá nuôi. Phần lớn diện tích nuôi tập trung ở đồng bằng sông Cửu Long (10.129 ha chiếm 45,3%), kế đến là vùng đồng bằng sông Hồng và vùng Đông Bắc Bộ. 2.4. Cơ sở khoa học ứng dụng công nghệ BFT trong nuôi trồng thủy sản Nguyên lý phát triển công nghệ BFT trong nuôi trồng thủy sản Mấu chốt của công nghệ BFT là tạo điều kiện tối ưu để phát triển vi khuẩn dị dưỡng trong thủy vực nuôi thủy sản. Vi sinh vật dị dưỡng sử dụng cacbon hữu cơ (tinh bột, rỉ đường, phế phụ phẩm từ quá trình lên men sản xuất nhiên liệu sinh học, chất thải của động vật thủy sản ) làm thức ăn kéo theo việc hấp thụ Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp . 7
  16. nitơ vô cơ hòa tan (chủ yếu là ammonia, thành phần chính của chất thải thủy sản nuôi) để tạo protein trong sinh khối. Theo Avnimelech (1999), cứ 20 gam cacbon được vi sinh vật sử dụng thì chúng sẽ cố định được 1 gam nitơ, tạo nên sinh khối vi sinh vật có tỷ lệ C:N là 4/1. Về mặt lý thuyết, nếu bổ sung cacbon với tỷ lệ thích hợp sẽ tăng cường quá trình chuyển hóa nitơ vô cơ thành protein trong sinh khối vi sinh vật. Việc hấp thụ ammonia trong nước cũng làm giảm nồng độ ammonia tự do, hạn chế sự nitrate hóa chuyển hóa thành các dạng NO 2, NO 3 gây độc cho thủy sản nuôi. Tỷ lệ C/N tối ưu có thể duy trì bằng cách bổ sung nguồn cacbon hay cho thủy sản nuôi ăn thức ăn rẻ tiền, có hàm lượng protein thấp (Avnimelech, 1999; Hargreaves, 2006). Hình 3 : Chu trình nitơ trong hệ thống nuôi cá rô phi áp dụng công nghệ biofloc Khi bổ sung nguồn cacbon vi sinh vật sẽ hấp thụ nitơ từ chất thải của cá nuôi tạo nên sinh khối và hình thành nên các biofloc. Sinh khối biofloc được cá sử dụng làm thức ăn tự nhiên. Sinh khối biofloc được thủy sản nuôi sử dụng làm thức ăn tự nhiên, do vậy hiệu quả sử dụng dinh dưỡng được cải thiện. Dinh dưỡng từ thức ăn thừa, chất thải của động vật thủy sản nuôi ở những hệ thống nuôi thâm canh là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường. Nhưng trong hệ thống nuôi theo công nghệ BFT, dinh dưỡng (Ammonia tổng số TAN) được vi khuẩn dị dưỡng hấp thụ tạo nên sinh khối vi sinh vật và quay lại làm thức ăn cho Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp . 8
  17. cá (hình 4). Ngoài ra hệ thống nuôi theo công nghệ BFT ít hoặc không thay nước nên chi phí thấp, tính an toàn sinh học cao do giảm thiểu khả năng lây nhiềm mầm bệnh từ nguồn nước cấp vào trong ao nuôi. Công nghệ BFT chính vì vậy là một trong những cách tiếp cận mới, bằng việc ứng dụng công nghệ vi sinh vật đã tạo nên bước nhảy vọt trong công nghệ nuôi trồng thủy sản nhờ đặc điểm thân thiện môi trường, an toàn sinh học và hiệu quả kinh tế cao. Ứng dụng công nghệ BFT trong nuôi trồng thủy sản Nuôi trồng thủy sản ở quy mô thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp với số lượng lớn sẽ kéo theo sự gia tăng chất thải ra môi trường nước nuôi thủy sản. Sự tích lũy các hợp chất chứa nitơ vô cơ dưới dạng ammonia hay nitrite trong nước nếu không được xử lý tốt sẽ gây phú dưỡng nguồn nước, suy giảm ôxy hòa tan, ô nhiễm ammonia và gây hại cho động vật thủy sản nuôi. Nguyên nhân là do động vật thủy sản chỉ có khả năng chuyển hóa được 25 – 30% lượng nitơ trong thức ăn thành sinh khối của cơ thể, khoảng 70 – 75% lượng dinh dưỡng còn lại sẽ được thải ra môi trường nuôi (Avnimelech và Ritvo, 2003; Boyd, 1998). Do vậy, nâng cao hiệu quả sử dụng dinh dưỡng, nhất là protein thức ăn trong nuôi thâm canh có ý nghĩa quan trọng trong giảm chi phí sản xuất và giảm ô nhiễm môi trường. Công nghệ BFT là một giải pháp công nghệ sinh học mới góp phần phát triển ngành nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững, an toàn sinh học và thân thiện với môi trường (Avnimelech, 2006) nhờ những khả năng vượt trội sau đây: (1) Loại bỏ ammonia tự do trong nước ao nuôi bằng cách chuyển hóa thành protein trong sinh khối vi khuẩn dị dưỡng trong các biofloc, (2) Động vật thủy sản nuôi sử dụng biofloc làm thức ăn, do vậy tỷ lệ chuyển hóa protein trong thức ăn được tăng lên đến 45 – 50%, (3) Nâng cao mức độ an toàn sinh học, giảm rủi ro lây nhiễm bệnh do không hoặc ít phải thay nước. Khả năng ứng dụng công nghệ BFT trong nuôi cá rô phi thâm canh Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp . 9
  18. Cá rô phi vằn là loài cá nước ngọt có nhiều ưu điểm: Sinh trưởng nhanh, chất lượng thịt thơm ngon, trắng và không có xương dăm, dễ nuôi. Chính vì vậy cá rô phi là một trong 10 loài có giá trị kinh tế cao trên thế giới. FAO (2009) đã thống kê sản lượng cá rô phi nuôi của thế giới đạt 2,6 triệu tấn/năm và dự báo đến năm 2010 là 3,0 triệu tấn. Ở Việt Nam, nghề nuôi cá rô phi vằn mới chỉ phát triển mạnh từ sau năm 1997, từ khi Việt Nam nhập nội một số dòng cá rô phi mới và ứng dụng thành công công nghệ chuyển đổi giới tính cá rô phi bằng hoóc môn. Theo quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2006 – 2015, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đặt ra mục tiêu mở rộng diện tích nuôi cá rô phi là 59.159 ha, sản lượng đạt 300.000 – 350.000 tấn/năm trong đó tiêu thụ nội địa chiếm 70% và 30% giành cho xuất khẩu. Cá rô phi vằn là loài ăn tạp, có khả năng ăn một phần mùn bã hữu cơ, thức ăn tự nhiên (tảo, ĐVPD). Vì vậy, hệ số thức ăn của cá rô phi không cao như các loài cá khác, nhất là khi nuôi nước xanh. Do vậy, cá rô phi là loài nuôi phù hợp với công nghệ biofloc. Trên thế giới đã có một số công trình nghiên cứu nuôi thử nghiệm cá rô phi ứng dụng công nghệ BFT (Avnimelech, 2005; 2007; Crab và ctv., 2009). Cá rô phi sinh trưởng tốt trong điều kiện nhiệt độ 20 – 30 0C nên rất phù hợp với điều kiện nuôi ở miền Bắc từ tháng 4 – 11 và ở miền Nam từ tháng 1 – 12. Vì vậy, ứng dụng công nghệ BFT trong nuôi thâm canh cá rô phi có nhiều triển vọng thành công hơn các loài cá khác. 2.5. Tình hình nghiên cứu về công nghệ nuôi 2.5.1. Nghiên cứu công nghệ biofloc trong nuôi trồng thủy sản Những năm của thập kỷ 70, biofloc mới được chú ý nghiên cứu để ứng dụng trong xử lý nước thải sinh hoạt (Arundel, 1995). Gần đây, công nghệ BFT được phát triển và ứng dụng vào nuôi trồng thủy sản nhờ những ưu điểm vượt trội so với những công nghệ nuôi cũ trong cải thiện chất lượng nước. Vi khuẩn dị dưỡng trong Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp . 10
  19. các biofloc lơ lửng trong tầng nước có khả năng hấp thụ và chuyển hóa ammonia hiệu quả thành sinh khối. Các biofloc này được tôm và cá nuôi sử dụng do vậy chất lượng nước ao nuôi được cải thiện, hạn chế thay nước cho các ao nuôi tôm cá thương phẩm (Avnimelech 1999 và ctv 2003). Trong nuôi trồng thủy sản, thuật ngữ ‘hệ thống Biofloc ’ được sử dụng cho các hệ thống xử lý có hệ vi khuẩn dị dưỡng chiếm ưu thế. Nhóm nghiên cứu về công nghệ BFT đứng đầu là TS. Yoram Avnimelech có những công trình đầu tiên về BFT năm 1999. Năm 2009, Hội nghị Quốc tế về Nuôi trồng thủy sản tại Busan Hàn Quốc đã có một hội thảo chuyên đề về các nguyên lý ứng dụng BFT trong nuôi trồng thủy sản. Công nghệ BFT được Avnimelech (1999, 2005, 2007) thực hiện nghiên cứu đã khẳng định khả năng ứng dụng và đạt hiệu quả cao. Những nghiên cứu gần đây đã khẳng định công nghệ BFT ứng dụng thành công đối với cá rô phi Oreochromis niloticus . Nghiên cứu về ảnh hưởng của tỷ lệ C/N trong ao nuôi cá rô phi sử dụng bằng cách sử dụng thức ăn có hàm lượng protein thấp đã cho thấy công nghệ BFT nâng cao hiệu quả sử dụng protein, tiết kiệm chi phí, và cải thiện chất lượng nước (Avnimelech, 1999). Tác giả cũng kết luận khi bổ sung quá nhiều carbohydrate vào thức ăn sẽ dẫn đến hiện tượng tăng lượng chất thải rắn lắng đọng ở đáy ao (bùn hữu cơ). Không những không có tác dụng cho vi khuẩn dị dưỡng phát triển để quay lại làm thức ăn tự nhiên cho cá mà còn làm ô nhiễm đáy ao. Vì vậy biện pháp tốt nhất là bổ sung nguồn cacbon vào ao nuôi riêng biệt mà không phối trộn vào thức ăn cho cá với tỷ lệ cacbon quá cao. Crab và ctv, (2009) đã ứng dụng công nghệ biofloc nuôi cá rô phi (Oreochromis niloticus × Oreochromis aureus) qua mùa đông nhằm kiểm soát chất lượng nước trong ao được che phủ bởi nhà kính và không thay nước. Thí nghiệm bổ sung carbon vào ao nuôi với hai loại thức ăn có hàm lượng đạm là 30% protein và 23% protein để kích thích sự hình thành của bioflocs. Nhiệt độ trong ao được kiểm soát và duy trì nhiệt độ 0,4 – 4,9 0C cao hơn so với ao đối chứng (không sử dụng nhà Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp . 11
  20. có mái che). Điều chỉnh tỷ lệ C/N trong ao bằng cách thêm tinh bột, làm tăng lượng carbohydrates vào hệ thống nuôi thông qua các thức ăn, tỷ lệ C/N = 20:1. Mật độ cá nuôi đạt 20kg/m 3. Tỷ lệ sống của cá thí nghiệm đạt 97% với lô cá 100 g và 80 ± 4% ở lô cá 50 g. Kết quả cho thấy biofloc phát triển mạnh và có tác dụng cải thiện chất lượng nước cho ao trú đông cho cá rô phi vì vậy không cần thay nước trong suốt quá trình thí nghiệm, đồng thời nhiệt độ nước ao trú đông được duy trì cao hơn đối chứng, giảm sự xuất hiện dịch bệnh và tăng tỷ lệ sống. Azim và Little (2008) đã nghiên cứu công nghệ biofloc (BFT) trên cá rô phi (Oreochromis niloticus ) sử dụng thức ăn có hàm lượng protein (35% và 22% CP), tỷ lệ C/N là 8,4 và 11,6. Biofloc với thông số đánh giá VSS và BOD5 cho thấy cá thí nghiệm sinh trưởng tốt hơn ở thí nghiệm cho ăn thức ăn hàm lượng protein thấp. Lượng cacbon bổ sung theo tính toán từ 3 – 5 g C/m 2/ngày. Hầu hết những nghiên cứu về ứng dụng công nghệ BFT trong nuôi trồng thủy sản trong thời gian qua cho thấy cá hoặc tôm nuôi ngay trong nội tại hệ thống sử dụng biofloc làm thức ăn tự nhiên vì vậy chỉ những loài cá, tôm có khả năng ăn lọc hoặc ăn một phần mùn bã hữu cơ mới có khả năng sử dụng biofloc. Nghiên cứu của Kuhn và ctv. (2009) đã phát triển một hệ thống mới thu sinh khối biofloc để làm thức ăn chế biến cho tôm chân trắng. Sự cải tiến công nghệ này mở ra một triển vọng ứng dụng sinh khối biofloc làm thức ăn cho các đối tượng thủy sản nuôi khác không có khả năng ăn lọc hay ăn mùn bã hữu cơ như hai đối tượng trên. Cũng theo hướng ứng dụng này, Logan (2009) đã mô tả thành công của công ty Oberon FMR, In đã bước đầu sản xuất thành công nguyên liệu thức ăn thủy sản từ sinh khối biofloc có chứa 66% protein, 6,5% lipid, 12,5% khoáng và 1 – 2% xơ có chất lượng tương đương với bột cá cao cấp. Hiện nay công ty đang xây dựng nhà máy có công suất 5.500 tấn nguyên liệu biofloc/năm và dự kiến sẽ bắt đầu hoạt động ngay trong năm 2010. Dự kiến đến năm 2015, nhà máy sẽ có công suất 40.000 tấn nguyên liệu biofloc/năm cho sản suất thức ăn thủy sản. Những nghiên cứu và ứng dụng này mở Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp . 12
  21. ra triển vọng ứng dụng trong điều kiện của Việt Nam, đặc biệt ở những khu vực nuôi siêu thâm canh cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long. Ứng dụng công nghệ BFT ở quy mô sản xuất đã và đang được triển khai ngày càng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Indonesia, Thái Lan, Trung Quốc. Một số công ty và tổ chức đã ứng dụng thành công công nghệ BFT trong nuôi thủy sản là: Công ty nuôi trồng thủy sản Belize Belize (Mỹ), trang trại OceanBoy, Florida (Mỹ) và Công ty Pertiwi, Bahari (Indonesia). Các trang trại ứng dụng BFT nuôi TCT được nuôi tôm mật độ cao 130 – 150 PL10/m 2 sục khí tốc độ lớn 28 – 32 HP/ha, sử dụng hệ thống quạt nước đều khắp ao, trải bạt HDPE bờ và đáy ao, thức ăn tinh bột được bổ sung vào ao nuôi để duy trì C/N tối ưu. Ao nuôi tôm ở Belize, nuôi tôm chân trắng trên diện tích 1,6 ha, ao trải bạt HDPE đáy và bờ ao, sục khí 48 HP/ha. Trong quá trình nuôi không thay nước và áp dụng BFT đã cho năng suất 13,5 tấn/ha. Trang trại nuôi tôm công nghệ BFT ở Pertiwi Bahari (CP, Indonesia), thực hiện năm 2003 – 2005, là mô hình thương mại thử nghiệm đầu tiên ở Indonexia ứng dụng BFT. Kết quả cho thấy năng suất nuôi tăng từ 9 tấn/ha ở hình thức nuôi thông thường lên 21,8 tấn/ha ở mô hình áp dụng BFT. Năng suất cao nhất với tôm chân trắng đạt 49,844 tấn/ha/vụ (Taw, 2008). Nuôi cá rô phi ở Thái Lan ứng dụng BFT đã cho năng suất trên 20 tấn/ha và hệ số thức ăn thấp hơn công nghệ nuôi thông thường. 2.5.2. Tình hình nghiên cứu về công nghệ nuôi trong nước Ở Việt Nam, chưa có công trình công bố ứng dụng công nghệ biofloc nuôi thâm canh cá rô phi. Mặc dù vậy, đã có công trình nghiên cứu “Xây dựng mô hình nuôi cá biển không thải nước ra môi trường” (Burke,M., Hoàng tùng & Willet, D., 2007 ) trong khuôn khổ dự án CARD VIE 062/04 do chương trình Hợp tác Phát triển và Nghiên cứu Nông nghiệp Úc tài trợ thông qua Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Kết quả nghiên cứu đã xác định được tỷ lệ cacbon/nitơ tối ưu là 12,5/1. để hạn chế tối đa các hợp chất nitơ độc hại cho thủy sinh vật (TAN và NOx) Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp . 13
  22. thường có trong nước thải của hệ thống nuôi. Tăng lượng C trong ao nuôi BFT lên đến 30g C/l giúp loại bỏ gần hết các muối dinh dưỡng hòa tan chỉ trong vòng 12 giờ. Nghiên cứu này đã trình diễn tiềm năng sử dụng công nghệ biofloc để xử lý nước thải trong một hệ thống nuôi tuần hoàn, không cần phải xả thải nước thải này vào môi trường vì BFT đã giúp loại bỏ các chất độc hại có trong nước. Nhờ vậy mà hàm lượng TN và TP cao trong ao nuôi không còn là mối quan ngại cho sức khỏe của động vật nuôi. Trong khi đó thì cả TAN và NO 2 đều thấp mà vẫn đảm bảo hàm lượng DO cần thiết. Năm 2001 – 2003, Dự án “Tropical Environment Capacity” (Đánh giá sức tải môi trường vùng nuôi trồng thủy sản các nước vùng nhiệt đới. Một trong ba Case Study nghiên cứu tại miền Bắc Việt Nam được thực hiện tại Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1. Nội dung nghiên cứu chính của dự án là đánh giá sức tải môi trường vùng nuôi tôm tại Đồ Sơn, Hải Phòng. Tính toán cân bằng vật chất hữu cơ, mô hình hóa chu trình nitơ, photpho, BOD trong ao nuôi tôm sú bán thâm canh. Kết quả tính toán lượng chất dinh dưỡng ra môi trường là 21kg N/ha/vụ (49kgN/tấn sản phẩm); 11kg Photpho/ha/vụ (24kg P/tấn sản phẩm) (Hambrey và ctv., 2003). Trong những năm gần đây, Việt Nam xác định rô phi là những đối tượng chủ lực trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt ở miền Bắc Việt Nam vì đây là những đối tượng có giá trị kinh tế cao, dễ nuôi và sản lượng lớn. Sản lượng cá nuôi năm 2008 của cả nước đạt 1.836,1 nghìn tấn, trong đó sản phẩm cá rô phi ước đạt 40.000 tấn. Cá rô phi tuy chưa xuất khẩu được nhiều như cá tra và tôm sú xong là loài cá nước ngọt quan trọng, có sản lượng lớn và dần thay thế cho các loài cá truyền thống như mè, trôi, trắm, chép. Trong khi ở đồng bằng sông Cửu Long chú ý nhiều đến đối tượng cá tra thì cá rô phi lại là đối tượng cá nước ngọt quan trọng nhất ở miền Bắc. Nguyễn Văn Tiến và ctv (2004) đã nghiên cứu thành công kỹ thuật nuôi thâm canh cá rô vằn ở miền Bắc Việt Nam cho năng suất trên 20 tấn/ha/vụ, khối lượng cá thương phẩm bình quân 500g /con. Hệ số thức ăn trung bình 1,7 cho cả Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp . 14
  23. chu kỳ nuôi. Trong mô hình này để duy trì ô xy hòa tan cần áp dụng quạt khí bắt buộc kể từ cuối tháng nuôi thứ 2. Thay nước được áp dụng thường xuyên kể từ tháng nuôi thứ 3, trung bình 1 tuần thay nước 1 lần, lượng nước thay bằng 1/3 lượng nước trong ao. Đây là cơ sở khoa học quan trọng để thực hiện đề tài nghiên cứu này vì công nghệ đã thực hiện đạt được năng suất mà đề tài này yêu cầu. Điều cần phải tiến hành là áp dụng công nghệ BFT làm giảm hệ số thức ăn và giảm thay nước. Năm 2003 – 2005, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 đã triển khai nghiên cứu xây dựng công nghệ sản xuất và tiêu thụ cá rô phi xuất khẩu tập trung tại Hải Dương. Kết quả đã xây dựng được khu nuôi trồng thủy sản tập trung tại huyện Tứ Kỳ cho năng suất nuôi cá đạt 12 – 13,5 tấn/ha/vụ nuôi và trên diện tích 75,4 ha (Nguyễn Huy Điền, 2005). Đến nay, nuôi cá rô phi đã được nhân rộng trên quy mô toàn tỉnh Hải Dương, nhiều nhất là ở các huyện Ninh Giang, Thanh Miện, Gia Lộc và Kinh Môn. Diện tích nuôi cá rô phi ngày một tăng, nếu như năm 2004, diện tích nuôi đơn và ghép cá rô phi là gần 1.200 ha thì hiện nay đã tăng lên khoảng 3.000 ha. Năm 2003 – 2004, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 thực hiện dự án sản xuất thử nghiệm “Hoàn thiện kỹ thuật sản xuất cá rô phi chất lượng cao đạt tiêu chuẩn xuất khẩu” (Nguyễn Công Dân và ctv, 2005). Dự án này đã thử nghiệm nuôi cá rô phi trong lồng bè ở miền Nam, nuôi cá rô phi trong ao ở miền Bắc đạt năng suất trên 20 tấn/ha, kích cỡ cá đạt bình quân 500 g/con. Dự án này đã kiểm chứng rằng công nghệ nuôi thâm canh với năng suất trên 20 tấn/ha/vụ nuôi hoàn toàn có thể thực hiện được trong điều kiện nuôi ở Việt Nam. Hạn chế lớn nhất của các công nghệ nuôi trong nước là sử dụng công nghệ thay nước để làm sạch môi trường. Chi phí thay nước lớn và không an toàn sinh học. Các nghiên cứu này đều chưa có hệ thống xử lý chất thải của cá trong chu kỳ nuôi mà chỉ dùng giải pháp vét bớt bùn ao sau mỗi chu kỳ nuôi. Hệ số thức ăn còn khá cao, từ 1,6 – 1,8 nên hiệu quả kinh tế chưa cao. Ứng dụng công nghệ BFT Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp . 15
  24. thành công sẽ cho phép giảm thay nước, hạn chế ô nhiễm môi trường và nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn thông qua cải thiện hiệu quả chuyển hóa dinh dưỡng. Nuôi theo công nghệ BFT không sử dụng hóa chất kháng sinh vì thế sẽ nâng cao tính cạnh tranh của hàng hóa do an toàn vệ sinh thực phẩm. Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp . 16
  25. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu Đối tượng: Cá rô phi vằn ( Oreochromis niloticus) NOVIT04, thế hệ thứ 8 của chương trình chọn giống nâng cao tốc độ sinh trưởng và tỉ lệ sống. Khối lượng trung bình của cá ở các công thức thí nghiệm là 7,1 g/con. Thời gian: Thí nghiệm được tiến hành từ tháng 6 đến tháng 11 năm 2011 Địa điểm: Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1 (Bắc Ninh) và Trung tâm Quốc gia giống thủy sản nước ngọt miền Bắc (Hải Dương). 3.2. Vật liệu nghiên cứu Nguồn cacbon: Thí nghiệm được thực hiện với 3 nguồn C bao gồm: rỉ đường (32,7% C), cám gạo chiết ly (25% C), bột sắn (26,5% C) là những nguồn cacbon rẻ tiền dễ kiếm ở Việt Nam, chủng vi khuẩn thuần để tạo biofloc mồi. Xác định tỷ lệ C/N phù hợp cho sự hình thành biofloc bằng cách kế thừa kết quả nghiên cứu tỷ lệ C/N của Avnimelech (2009). 3.3. Bố trí thí nghiệm 3.3.1. Thí nghiệm 1: Xác định nguồn và tỷ lệ cacbon phù hợp Thí nghiệm 1 được bố trí trên 27 bể kính thể tích nước 50 lít/bể. Sử dụng một máy nén khí (công suất 0,75Kw/h) và hệ thống ống nhựa dẫn khí đến các bể, sục khí 24/24h đảm bảo môi trường đủ ôxy hòa tan cho thí nghiệm. Thí nghiệm được bố thí tại khu thí nghiệm phòng Sinh học thực nghiệm – Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1. Thời gian từ 10 tháng 6 đến 25 tháng 6 năm 2011. Trong mỗi bể thí nghiệm cho 50 lít nước ao nuôi cá rô phi thâm canh và 200ppm dung dịch biofloc mồi (biofloc booter) có chứa 1% dịch nuôi cấy chủng vi khuẩn Bacillus spp (để tạo chất keo hình thành biofloc), sau đó bổ sung nguồn cacbon và nitơ theo các tỷ lệ khác nhau. Thí nghiệm được thực hiện với 3 công thức tỷ lệ C/N lần lượt là là 11,5; 12,5 và 13,5 và 3 nguồn cacbon là rỉ đường, tinh bột sắn và cám gạo chiết ly. Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp . 17
  26. Các công thức của thí nghiệm được lăp lại 3 lần hoàn toàn ngẫu nhiên. Hình 4. Bố trí thí nghiệm 1 xác định nguồn và tỷ lệ C/N phù hợp cho sự hình thành biofloc Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1 như sau: Nguồn Cacbon là rỉ đường Lần lặp 1 Lần lặp 2 Lần lặp 3 C/N=11,5 C/N=12,5 C/N=13,5 C/N=13,5 C/N=11,5 C/N=11,5 C/N=12,5 C/N=13,5 C/N=12,5 Nguồn Cacbon là tinh bột sắn Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp . 18
  27. Lần lặp 1 Lần lặp 2 Lần lặp 3 C/N=11,5 C/N=12,5 C/N=13,5 C/N=13,5 C/N=11,5 C/N=11,5 C/N=12,5 C/N=13,5 C/N=12,5 Nguồn Cacbon là cám gạo chiết ly Lần lặp 1 Lần lặp 2 Lần lặp 3 C/N=11,5 C/N=12,5 C/N=13,5 C/N=13,5 C/N=11,5 C/N=11,5 C/N=12,5 C/N=13,5 C/N=12,5 Hình 5. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1 xác định nguồn và tỷ lệ C/N phù hợp Lý thuyết tính toán tỷ lệ C/N dựa theo công bố của Avnimelech (1999, 2009) 3.3.2. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ biofloc trong nuôi cá rô phi thương phẩm qui mô phòng thí nghiệm . Thí nghiệm 2 được thực hiện từ tháng 7 đến tháng 11 năm 2011. Thí nghiệm 2 được bố trí trong 12 bể xi măng, với thể tích nước 24m 3/bể. Sử dụng một máy nén khí (công suất 0,75Kw/h) và hệ thống ống nhựa dẫn khí đến các bể, sục khí 24/24h đảm bảo môi trường đủ ôxy hòa tan cho cá. Thời điểm nắng nóng các bể được che bằng lưới chống nắng cách mặt bể 1,5m. Cá rô phi với kích cỡ trung bình 7,1 g/con, thả 8 con/m 3. Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp . 19
  28. Hình 6. Bố trí thí nghiệm 2 tại Hải Dương Thí nghiệm với 2 nghiệm thức mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần được bố trí ngẫu nhiên nhằm xác định khẩu phần ăn phù hợp nhất trong nuôi thâm canh cá rô phi ứng dụng công nghệ biofloc. Các nghiệm thức của thí nghiệm như sau: Nghiệm thức 1 (BFT – 100): Nuôi cá rô phi áp dụng công nghệ BFT, cho ăn 100% khẩu phần thức ăn theo khối lượng thân bằng thức ăn viên nổi cho cá rô phi có hàm lượng protein 26%. Nghiệm thức 2 (BFT – 90): Nuôi cá rô phi áp dụng công nghệ BFT, cho ăn 90% khẩu phần thức ăn theo khối lượng thân bằng thức ăn viên nổi cho cá rô phi có hàm lượng protein 26%. Nghiệm thức 3 (BFT – 80): Nuôi cá rô phi áp dụng công nghệ BFT, cho ăn 80% khẩu phần thức ăn theo khối lượng thân bằng thức ăn viên nổi Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp . 20
  29. cho cá rô phi có hàm lượng protein 26%. Nghiệm thức 4: Nuôi cá rô phi áp dụng công nghệ nuôi thâm canh có thay nước định kỳ, cho ăn 100% khẩu phần thức ăn theo khối lượng thân bằng thức ăn 26% protein. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2 Lặp 1 Lặp 2 Lặp 3 BFT100 BFT90 ĐC BFT90 BFT80 BFT100 ĐC BFT100 BFT80 BFT80 ĐC FT90 Hình 7. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2 3.3.3. Chăm sóc, theo dõi tăng trưởng và thu mẫu của thí nghiệm 2 Trong 2 tuần đầu bố trí thí nghiệm 2 tất cả các nghiệm thức đều cho lượng thức ăn như nhau là 5% khối lượng thân. Thức ăn sử dụng trong nuôi cá thí nghiệm là thức ăn Cargill. Cá được cho ăn với tần suất 2 lần/ngày vào 8 giờ sáng và 16 giờ chiều. Khẩu phần cho ăn sẽ giảm dần theo thời gian nuôi tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của cá. Lượng cacbon bổ sung được tính toán bổ sung vào bể nuôi theo kết quả nghiên cứu của thí nghiệm 1 theo tỷ lệ C/N = 11,5 (3,5g/m 3/ngày). Trong 60 ngày đầu bố trí thí nghiệm, biofloc booter (biofloc mồi) được bổ sung hàng ngày vào các bể nuôi của các nghiệm thức BFT 100, BFT 90, BFT 80 với liều lượng 200 ppm. Từ tháng thứ 3 trở đi, định kỳ bổ sung biofloc mồi với Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp . 21
  30. tần suất 2 lần/tuần. Tạo biofloc booter bằng cách cho 1% thức ăn cá, nước sạch và 1% dinh dưỡng nuôi cấy vi khuẩn và vi khuẩn giống Bacillus spp thương mại. Quá trình lên men được tiến hành trong điều kiện sục khí, khuấy đảo trong 24 48h, pH duy trì 6,0 – 7,2 để vi khuẩn phát triển ở pha tăng trưởng mà không sản sinh bào tử. Khi vi khuẩn dị dưỡng phát triển sẽ tạo nên chất keo sinh học (PHA). Trong điều kiện này, PHA không bị phân rã và các biofloc sẽ hình thành Đối với nghiệm thức đối chứng từ tháng thứ 2 trở đi định kỳ 15 ngày/lần tiến hành thay nước. Mỗi lần thay 50% lượng nước trong bể. Định kỳ 15 ngày kiểm tra tốc độ sinh trưởng của cá nuôi trong các bể thí nghiệm, mỗi lần cân đo ngẫu nhiên 30 cá thể. Kết thúc thí nghiệm, các bể nuôi được tát cạn, thu hoạch toàn bộ và cân tổng khối lượng cá từng bể thí nghiệm. 3.3.4. Phân tích thành phần dinh dưỡng trong biofloc Thành phần dinh dưỡng trong biofloc được xác định bằng các phương pháp thông dụng. Xác định hàm lượng protein thô (P) theo TCVN 4328 – 86. Xác định hàm lượng tro thô (T) theo TCVN 4327 – 1993. Xác định hàm lượng Lipid (L) theo TCVN 4331 – 86. 3.3.5. Xác định chỉ số thể tích biofloc (FVI) và kích cỡ của biofloc Chỉ số thể tích biofloc được xác định theo phương pháp mô tả De Schryver, 2008 (đo bằng phễu lắng Imhoff). Kích cỡ của biofloc được xác định bằng cách đo trực tiếp bằng thước đo trên kính hiển vi quang học. 3.3.6. Phân tích chất lượng nước Các yếu tố môi trường nước DO, pH và t 0C của thí nghiệm được đo hàng ngày. Nhiệt độ nước được xác định bằng nhiệt kế có thang chia độ 1 0C. Các yếu tố DO, pH được xác định bằng máy DO và pH. Các yếu tố NH 3, NO 2, NO 3, TAN được phân tích tại phòng phân tích môi trường của Trung tâm nghiên cứu Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp . 22
  31. quan trắc cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh thủy sản khu vực miền Bắc. Hàm lượng TAN ở thí nghiệm 1 được thu với tần suất 2 ngày/lần. 3.3.7. Phương pháp xác định một số chỉ tiêu kỹ thuật Ảnh hưởng của các nghiệm thức thức ăn lên tốc độ tăng trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn và hiệu quả kinh tế sẽ được tính toán theo các công thức sau: Tăng trưởng khối lượng WG (g/con) = (Khối lượng trung bình thu Wf(g) – khối lượng trung bình thả Wi (g)). ADG (g/cá/ngày) = (Khối lượng cá sau thí nghiệm – Khối lượng cá trước thí nghiệm)/ Thời gian nuôi. Thức ăn tiêu thụ theo trọng lượng khô DFI (g/con/thời gian thí nghiệm) = (Tổng lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày trong thời gian thí nghiệm tính theo khối lượng khô (g)/số cá nuôi). Hế số chuyển đổi thức ăn FCR = (Tổng lượng thức ăn/Tổng khối lượng cá tăng thêm). Hiệu quả sử dụng protein PER = (WG (g)/protein tiêu thụ (g)). Phần trăm chuyển hóa PPD (%) = (Protein chuyển hóa (g) x 100/Protein tiêu thụ (g)). Tỷ lệ sống S (%) = ((Tổng số cá thu/Tổng số cá) x 100). Tổng chi phí thức ăn cho 1kg cá tăng trọng ở mỗi nghiệm thức: Chi phí = FCR x giá thức ăn (đồng/kg). 3.3.8. Xử lý số liệu Số liệu thí nghiệm được biểu diễn bằng giá trị trung bình ± sai số chuẩn của giá trị trung bình (SE). Phương pháp phân tích ANOVA được áp dụng để đánh giá chỉ số biofloc, tăng trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn, tỷ lệ sống và hiệu quả sử dụng protein, sử dụng phần mềm STATISTICA 6.0 bằng tiêu chuẩn Turkey với độ tin cậy P<0,05. Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp . 23
  32. 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Thí nghiệm 1: Nghiên cứu xác định nguồn cacbon và tỷ lệ C:N phù hợp cho sự hình thành biofloc 4.1.1. Amonia tổng số (TAN) TAN là một yếu tố môi trường nước quan trọng cho quá trình hình thành biofloc. Trong nuôi công nghệ biofloc TAN được vi khuẩn dị dưỡng hấp thụ để tạo nên sinh khối vi sinh vật. Hàm lượng TAN trong các bể dùng nguồn cacbon là rỉ đường : Rỉ đường 2.0 C/N: 11,5 1.5 C/N:12,5 C/N:13,5 1.0 mg/l 0.5 0.0 0 2 4 6 Ngày thu mẫu Hình 8. Biến động TAN trong các bể dùng nguồn cacbon là rỉ đường Trong đợt thu mẫu đầu tiên, hàm lượng TAN trong các bể dùng nguồn C là rỉ đường với tỉ lệ C/N khác nhau thì khác nhau. Các bể bổ sung C theo tỷ lệ C/N = 11,5; 12,5 có hàm lượng TAN thấp nhất 1,05mg/l, hàm lượng TAN cao nhất trong các bể bổ sung C theo tỷ lệ C/N = 13,5, trung bình 1,23mg/l (hình 9). Hàm lượng TAN giảm dần ở các ngày 2 và ngày 4 của thí nghiệm do vi khuẩn dị dưỡng đã hấp thu để tạo thành sinh khối biofloc. Ở đợt thu mẫu cuối cùng hàm Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp . 24
  33. lượng TAN đã bắt đầu tăng lên do sinh khối biofloc bắt đầu phân hủy ở cuối chu kỳ hoạt động. Hàm lượng TAN trong các bể dùng nguồn cacbon là bột sắn: Hàm lượng TAN trung bình ở các bể bổ sung C với tỉ lệ 11,5 và 12,5 thấp hơn so với tỷ lệ 13,5. Hàm lượng TAN trung bình ở lần thu mẫu đầu tiên có hàm lượng TAN thấp nhất ở tỷ lệ 11,5 (1,49mg/l) tiếp đến là 12,5 (1,61mg/l), hàm lượng TAN ở lần thu mẫu đầu tiên đạt giá trị cao nhất 1,73mg/l) ở tỷ lệ 13,5 (hình 10). Bột sắn 2.0 C/N:11.5 C/N:12.5 1.5 C/N:13.5 1.0 mg/l 0.5 0.0 0 2 4 6 Ngày thu mẫu Hình 9. Biến động TAN trong các bể dùng nguồn C là bột sắn Ở đợt thu mẫu thứ 2 và thứ 3, cũng giống như hàm lượng TAN ở các bể dùng nguồn C là rỉ đường vi khuẩn dị dưỡng đã hấp thụ để tạo thành sinh khối nên hàm lượng TAN ở hai lần thu mẫu này giảm xuống. Hàm lượng TAN ở thí nghiệm bổ sung nguồn cacbon là bột sắn thấp hơn so với bổ sung nguồn C là rỉ đường, do hàm lượng protein ở bột sắn cao hơn rỉ đường và hàm lượng cacbon thấp hơn nên trong quá trình thí nghiệm nguồn cacbon là bột sắn vẫn có khả năng lên men và đẩy giá trị TAN cao lên. Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp . 25
  34. Hàm lượng TAN trong các bể dùng nguồn cacbon là cám gạo: Kết quả phân tích TAN ở các bể bổ sung nguồn C là cám gạo cho ta thấy hàm lượng TAN trung bình cao hơn ở các bể thí nghiệm bổ sung nguồn C là rỉ đường và bột sắn. Hàm lượng TAN khi bắt đầu thí nghiệm đạt giá trị lần lượt theo tỷ lệ là 11,5 (1,9mg/l), 12,5 (2,47mg/l), 13,5 (2,64mg/l) (hình 11). Hình 10. Biến động TAN trong các bể dùng nguồn C là cám gạo TAN trung bình ở lần thu mẫu thứ 2 giảm xuống đáng kể, tuy nhiên do nguồn C là cám gạo có hàm lượng cacbon thấp và hàm lượng protein cao nên trong đợt thu mẫu thứ 3 và thứ 4 protein đã bắt đầu phân hủy đẩy hàm lượng TAN nên khá cao. TAN ở lần thu mẫu thứ 4 lần lượt là 11,5 (2,68mg/l), 12,5 (3,82mg/l), 13,5 (3,45mg/l). Do đó sinh khối biofloc được tạo thành ở các bể thí nghiệm sử dụng nguồn C là cám gạo được tạo thành là không đáng kể. Hàm lượng TAN ở các bể bổ sung nguồn C là cám gạo cũng không nằm trong khoảng thích hợp để cá sinh trưởng và phát triển. Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp . 26
  35. 4.1.2. Chỉ số thể tích biofloc (FVI) và kích thước biofloc Biofloc đều được hình thành khi sử dụng ba nguồn C là rỉ đường, bột sắn, cám gạo. Có sự khác biệt giữa ba nguồn C (P<0,05). Nguồn C là rỉ đường cho kết quả chỉ số biofloc (FVI) cao nhất, dao động từ 6,67 ml/l – 11,30 ml/l. Chỉ số thể tích biofloc ở nguồn C là bột sắn dao động từ 1,2 – 5,2 ml/l và chỉ số thể tích của biofloc đạt thấp nhất với nguồn C cám gạo trung bình là 0,5 ml/l. Bảng 1. Chỉ số thể tích trung bình của biofloc (FVI ml/l) Nguồn cacbon Tỷ lệ C/N 11,5 12,5 13,5 Rỉ đường 11,3±0,33 e 8,0±0,58 d 6,7±0,33 cd Bột sắn 5,2±0,60 bc 3,8±0,17 b 1,2±0,17 a Cám gạo 0,5±0,00 a 0,5±0,03 a 0,0±0,00 a Có sự khác biệt về chỉ số thể tích biofloc giữa 3 tỷ lệ (P<0,05). Khi bổ sung 3 nguồn C là rỉ đường, bột sắn, cám gạo với tỷ lệ C/N = 11,5 đều cho chỉ số thể tích biofloc cao nhất so với hai tỷ lệ C/N =12,5 và 13,5. Với cùng tỷ lệ C/N = 11,5 thì chỉ số thể tích biofloc đạt cao nhất với nguồn cacbon là rỉ đường (trung bình đạt 11,3 mL/L (bảng 1), tiếp đến là bột sắn (FVI trung bình đạt 5,2 ml/l ) và thấp nhất là cám gạo chỉ số FVI trung bình đạt 0,5ml/l. Ở tỷ lệ C/N = 12,5 chỉ số thể tích ở cả 3 nguồn C dao động từ 0,5 – 8,0 ml/l. Chỉ số thể tích biofloc ở tỷ lệ 13,5 cho kết quả thấp nhất, từ 1,2 – 6,7 ml/l và tỷ lệ 13,5 không tạo chỉ số biofloc ở nguồn C cám gạo. Kích thước biofloc trong ba nguồn cacbon dao động từ 207 đến 243 m Bảng 2. Kích thước biofloc (m) Nguồn cac bon Tỷ lệ 11,5 12,5 13,5 Rỉ đường 240±2,9 237±4,4 242±4,4 Bột sắn 243±1,7 238±3,3 232±6,0 Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp . 27
  36. Cám gạo 235±5,0 227±8,8 0±0,0 4.1.3. Thành phần dinh dưỡng của biofloc Biofloc được hình thành từ nguồn C là rỉ đường có hàm lượng protein bằng (43,04%) cao hơn so với biofloc được hình thành từ nguồn C cám gạo (43,16%) và bột sắn (42,73%) (bảng 3). Hàm lượng lipit thô của biofloc ở nguồn C rỉ đường là (2,9%), bột sắn (3,0%) và cám gạo là (2,6%). Hàm lượng tro ở hai nguồn C là rỉ đường và cám gạo là (7,1 % và 7,2%), còn ở nguồn C là cám gạo cho tỷ lệ cao hơn (7,7%) tính theo vật chất khô. Bảng 3. Phân tích thành phần dinh dưỡng của biofloc (theo vật chất khô) (%) Nguồn cacbon Protein Thô Lipid Thô Tro Rỉ đường 43,40 ±0,41 2,9 ± 0,06 7,1 ± 0,06 Bột sắn 43,16 ± 0,32 3,0 ± 0,06 7,2 ± 0,06 Cám gạo 42,73 ± 0,32 2,6 ± 0,03 7,7± 0,06 4.2. Kết quả ứng dụng công nghệ biofloc qui mô phòng thí nghiệm. 4.2.1. Tốc độ tăng trưởng của cá rô phi giữa các nghiệm thức thí nghiệm Tốc độ tăng trưởng của cá ở các nghiệm thức tương đối tốt, từ cỡ cá trung bình 7,1 g/con, sau 140 ngày nuôi đạt khối lượng trung bình dao động từ 311,9 – 356,1g/con . Tăng trưởng trung bình ngày (ADG) là 2,2 – 2,5g. Tốc độ tăng trưởng của cá rô phi trong quá trình thí nghiệm được thể hiện qua (bảng 4). Bảng 4. Sinh trưởng của cá rô phi sau 140 ngày nuôi Chỉ tiêu Đối chứng BFT100 BFT90 BFT80 Khối lượng cá khi thả 7,1 ± 0,2 a 7,1 ± 0,2 a 7,1 ±0 ,2 a 7,1 ± 0,2 a (g/con) Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp . 28
  37. Khối lượng cá thu 311,9 ± 4,9 a 340,8 ± 12,6 ab 356,1 ± 6,8 b 325,5 ± 6,1 ab hoạch (g/con) Tăng trọng của cá 304,8 ± 4,8 a 333,7 ± 12,6 ab 349,0 ± 6,8 b 318,4 ± 6,1 ab WG (g/con) Tăng trọng theo ngày 2,2 ± 0,04 a 2,4 ± 0,09 ab 2,5 ± 0,05 b 2,3 ± 0,04 ab ADG (g/con/ngày) Ghi chú: Giá trị ở cùng hàng có cùng ký hiệu mũ là không có sự sai khác về thống kê ( P> 0,05). Tại thời điểm kết thúc thí nghiệm tốc độ tăng trưởng bình quân ngày cua ca ở các nghiệm thức có sự sai khác có ý nghĩa (P<0,05). Nghiệm thức BFT90 cho kết quả tăng trọng tốt nhất (348,6 g/con) tiếp đến là nghiệm thức BFT100 (333,7 g/con) và thấp nhất ở nghiệm thức BFT80 (318,4 g/con). Kết quả phân tích ANOVA cho thấy có sự sai khác có ý nghĩa thống kê về tăng trọng của cá giữa các thí nghiệm (P<0,05). 4.2.2. Hệ số chuyển đổi thức ăn Thức ăn tiêu thụ theo trọng lượng khô (DFI) của nghiệm thức ĐC là cao nhất 478,6 (g/con/140 ngày), tiếp đến là nghiệm thức BFT100 với 465,8 (g/con/140 ngày), nghiệm thức BFT90 là 421,2 (g/con/140 ngày) và thấp nhất là nghiệm thức BFT80 là 377 (g/con/140 ngày) (bảng 5). Bảng 5. Hiệu quả sử dụng thức ăn của cá rô phi nuôi bằng công nghệ biofloc Chỉ tiêu Đối chứng BFT100 BFT90 BFT80 Tổng khối lượng cá 1,42 ± 0,2 a 1,42 ± 0,2 a 1,42 ± 0,2 a 1,42 ± 0,2 a khi thả (kg/bể) Tổng khối lượng cá 58,9 ± 11,3 64,9 ± 26,1 67,5 ± 12,7 61,2 ± 13,0 khi thu (kg/bể) Tổng lượng thức ăn 90,4 90,4 81,3 72,2 sử dụng (kg/bể) Thức ăn tiêu thụ theo 478,6 ± 2,2 465,8 ± 3,3 421,2 ± 1,5 377,0 ± 3,5 trọng lượng khô DFI Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp . 29
  38. (g/con/140 ngày) FCR 1,6 ± 0,03 b 1,4 ± 0,06 b 1,2 ± 0,02 a 1,2 ± 0,03 a Ghi chú: Giá trị ở cùng hàng có cùng ký hiệu mũ là không có sự sai khác về thống kê ( P> 0,05). Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) ở cả 4 nghiệm thức ĐC, BFT100, BFT90 và BFT80 dao động từ 1,2 – 1,6. Phân tích thống kê cho thấy giữa các nghiệm thức có sự sai khác có ý nghĩa (P 0,05). Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp . 30
  39. 4.2.4. Tỷ lệ sống 100 95 90 85 80 75 70 Tỷ lệ sống sống lệ (%) Tỷ 65 60 55 94.33 95.33 94.83 94.00 50 ĐC BFT100 BFT90 BFT80 Nghiệm thức Hình 11. Tỷ lệ sống của cá rô phi ở các nghiệm thức Trong quá trình thí nghiệm tỉ lệ sống của cá nuôi đạt cao nhất ở nghiệm thức BFT100 (95,3%), tiếp đến là nghiệm thức BFT90 (94,8%), nghiệm thức ĐC (94,3%) và BFT80 (94%) (hình 12). Phân tích ANOVA một nhân tố để so sánh sự khác biệt về tỉ lệ sống giữa các nghiệm thức cho thấy giữa các nghiệm thức thí nghiệm không có sự sai khác có ý nghĩa (P>0,05). Như vậy có thể kết luận rằng ứng dụng công nghệ biofloc trong nuôi cá rô phi thương phẩm không ảnh hưởng đến tỉ lệ sống của cá. 4.2.5. Chi phí thức ăn cho 1kg cá tăng trọng nuôi theo công nghệ biofloc Chi phí thức ăn cho 1kg cá rô phi nuôi theo mô hình ứng dụng công nghệ biofloc được thể hiện qua (bảng 7). Để thu được 1kg cá tăng trọng ở nghiệm thức ĐC chi phí về thức ăn lớn nhất (22.400 đồng), tiếp đến là nghiệm thức BFT100 (19.600 đồng), nghiệm thức BFT90 và BFT80 có chi phí thức ăn thấp nhất là (16.800 đồng). Bảng 7. Chi phí thức ăn nuôi cá rô phi theo công nghệ biofloc Nghiệm thức Giá thức ăn (đ/kg) FCR Giá thành(đ/kg) Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp . 31
  40. Đối chứng 14,000 1,6 22,400 BFT100 14,000 1,4 19,600 BFT90 14,000 1,2 16,800 BFT80 14,000 1,2 16,800 Do các nghiệm thức thí nghiệm ứng dụng công nghệ biofloc hiệu quả sử dụng thức ăn thấp hơn nghiệm thức đối chứng làm cho hệ số chuyển đổi thức ăn thấp hơn nên chi phí giá thành cho 1kg cá giảm hơn so với nghiệm thức đối chứng. 4.2.6. Biến động chỉ số biofloc (FVI) Kết quả theo dõi chỉ số FVI cho thấy có sự biến động rõ rệt của chỉ số FVI giữa các ngưỡng nhiệt độ khác nhau. Trong khoảng nhiệt độ nước từ 27,5 – 31,0 0C chỉ số FVI dao động trong một chu kỳ bổ sung nguồn cacbon từ 1,2 – 10,5ml/l, khoảng nhiệt độ từ 22 – 24 0 0C chỉ số FVI dao động từ 1,2 – 7,3 ml/l. Chỉ số FVI trong khoảng nhiệt độ từ 22 – 24 0 0C thấp hơn so với trong khoảng nhiệt độ từ 27,5 – 31,0 0C (hình 17). Đồng thời chỉ số FVI giữa các nghiệm thức BFT80 và BFT90 tương đương nhau và thấp hơn so với chỉ số FVI của nghiệm thức BFT100 (A) 12 BFT80 BFT90 BFT100 10 8 6 (ml/L) 4 2 0 21/8 26/8 31/8 5/9 Thời gian (ngày) Hình 12. Biến động chỉ số thể tích biofloc trong bể nuôi thâm canh cá rô phi trong khoảng nhiệt độ nước từ 27,5 – 31,0 0C (A ) và khoảng nhiệt độ nước từ 22,0 – 24,0 0C (B ) Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp . 32
  41. Qua biến động chỉ số FVI trong quá trình thí nghiệm ta có thể kết luận rằng trong khoảng nhiệt độ từ 25 – 31 0C việc ứng dụng công nghệ biofloc trong nuôi cá rô phi thương phẩm sẽ cho kết quả hình thành biofloc tốt nhất. 4.2.7. Biến động các yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm Biến động nhiệt độ, ôxy, pH Nhiệt độ nước trung bình của thí nghiệm 2 là 25,5 0C, biến động trong khoảng từ 19,0 0C đến 31,0 0C. Phân tích thống kê cho thấy không có sự sai khác về thống kê giữa các nghiệm thức thí nghiệm. Bảng 8. Biến động yếu tố nhiệt độ, ôxy hòa tan, pH Nghiệm thức Nhiệt độ ( 0C) Ôxy hòa tan pH (mg/l) BFT80 25,5 ± 3,19 6,0 ± 0,32 7,4 ± 0,10 BFT90 25,4 ± 3,21 6,0 ± 0,34 7,4 ± 0,10 BFT100 25,5 ± 3,21 6,0 ± 0,34 7,5 ± 0,09 Đối chứng 25,5 ± 3,24 6,1 ± 0,38 7,6 ± 0,07 Max 31,0 6,7 7,7 Min 19,0 5,0 7,3 Kết quả đo hàm lượng ôxy trong thời gian thí nghiệm ở các nghiệm thức có mức dao động trong khoảng 5,0 – 6,5 mg/l (bảng 8). Giá trị pH dao động khá lớn từ 7,3 tới 7,7 trong toàn bộ thời gian nghiên cứu của thí nghiệm 2. pH trung bình của nghiệm thức đối chứng cao hơn các nghiệm thức thí nghiệm (BFT80, BFT90 và BFT100). Tuy nhiên phân tích ANOVA không cho thấy sự sai khác giữa các nghiệm thức. Biến động hàm lượng NH 3, NO 2, NO 3 trong thí nghiệm 2 Hàm lượng amonia trung bình qua các lần thu mẫu biến động từ 0,03 – 0,25mg/l (bảng 9). Trong đó hàm lượng NH 3 đạt giá trị lớn nhất ở cuối các chu kỳ thay nước ở nghiệm thức đối chứng và chu kỳ bổ sung rỉ đường ở các nghiệm thức nuôi theo công nghệ biofloc.Hàm lượng NH 3 ở nghiệm thức BFT80, BFT90 Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp . 33
  42. luôn thấp hơn ở nghiệm thức đối chứng do việc ứng dụng công nghệ biofloc đã hấp thu lượng amonia để tạo thành sinh khối biofloc. Ở nghiệm thức BFT100 do lượng thức ăn cho cá lớn hơn hai nghiệm thức BFT80, BFT90 nên lượng phân do cá thải ra và thức ăn dư thừa lớn hơn do đó lượng amonia ở nghiệm thức này cao hơn. Bảng 9. Biến động yếu tố NH 3, NO 2, NO 3 trong thí nghiệm 2 Nghiệm thức NH 3 NO 3 NO 2 BFT80 0,09 ± 0,01 1,7 ± 0,48 0,11 ± 0,06 BFT90 0,10 ± 0,01 1,8 ± 0,48 0,12 ± 0,09 BFT100 0,11 ± 0,01 1,9 ± 0,47 0,12 ± 0,07 Đối chứng 0,12 ± 0,01 2,0 ± 0,52 0,12 ± 0,1 Max 0,25 3,5 1,5 Min 0,03 0,3 0,3 Trong quá trình thí nghiệm hàm lượng NO 3 dao động từ 0,3 – 3,5 mg/l và đạt giá trị cao nhất vào cuối các chu kỳ bổ sung nguồn các bon đối với các nghiệm thức sử dụng công nghệ biofloc, và vào cuối chu kỳ thay nước đối với nghiệm thức đối chứng. Theo Nguyễn Đình Trung (2004) thì hàm lượng nitrate phù hợp trong nuôi cá nước ngọt là từ 2 – 3mg/l. Như vậy giá trị NO 3 trong các nghiệm thức là phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cá rô phi. NO 2 là khí độc sinh ra do sản phẩm của quá trình phân hủy các chất bài tiết của cá có tác động xấu đến chất lượng nước ao nuôi. Sự tồn tại của NO 2 trong nước ao gây cản trở sự sinh trưởng của cá và có thể gây chết cá.Trong quá trình thí nghiệm cho thấy, hàm lượng NO 2 biến động lớn và dao động trong khoảng 0,03 – 0,18mg/l. Đặc biệt hàm lượng NO 2 đạt cao nhất vào cuối chu kỳ nuôi (bảng 9). Qua theo dõi hàm lượng NO 2 biến động theo chu kỳ của các đợt bổ sung rỉ đưởng ở các nghiệm thức nuôi theo công nghệ biofloc và biến động theo chu kỳ thay nước ở nghiệm thức đối chứng. Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp . 34
  43. 4.3. Thảo luận Avnimelech, (1999) cho rằng nguồn cacbon hữu cơ là yếu tố quan trọng nhất làm thức ăn cho vi khuẩn dị dưỡng giúp chúng có thể chuyển hóa nitơ vô cơ từ chất thải của cá nuôi thành protein trong sinh khối. Cacbon hữu cơ có thể được cung cấp thêm vào từ các nguồn như: đường, acetate, glycerol, rỉ đường, tinh bột hoặc có thể bổ sung bằng cách tăng tỷ lệ phối trộn cacbon trong thức ăn. Kết quả thí nghiệm xác định nguồn và tỷ lệ cacbon phù hợp cho sự hình thành biofloc cho thấy cả 3 nguồn cacbon là cám gạo, rỉ đường và bột sắn đều tạo sinh khối biofloc. Tuy nhiên thể tích biofloc ở nguồn nguyên liệu là rỉ đường cho kết quả hình thành biofloc tốt nhất và ở tỉ lệ C/N = 11,5 cho chỉ số FVI cao nhất. Tỷ lệ nghiên cứu cho sự hình biofloc tốt nhất ở thí nghiệm này khác với nghiên cứu của Avnimelech, (1999) nghiên cứu đưa ra tỷ lệ C/N = 12,5:1 được coi là tối ưu cho quá trình hình thành biofloc, giảm thiểu lượng ammonia tạo ra. Sự khác nhau này được ly giải bởi hàm lượng C ở trong nguồn nguyên liệu nghiên cứu trong thí nghiệm của Avnimelech, (1999) theo phân tích thấp hơn hàm lượng C có trong nguyên liệu nghiên cứu của thí nghiệm này do đó việc tỷ lệ đưa vào nghiên cứu cao hơn so với thí nghiệm này là điều hợp lý. Việc xác định nguồn nguyên liệu cho sự hình thành biofloc không chỉ dựa vào chỉ số thể tích biofloc mà còn phải dựa vào giá thành, sản lượng và sự sẵn có của nguyên liệu. Cả 3 nguyên liệu là rỉ đường, bột sắn, cám gạo đều là sản phẩm phụ của quá trình sản xuất nông nghiệp nên dễ dàng mua được với số lượng lớn. Giá thành của hai nguyên liệu là cám gạo và bột sắn khá lớn (dao động từ 5.500 – 6.400 đồng/ kg), còn giá thành của rỉ đường tương đối rẻ (chỉ từ 1.500 – 2.200 đồng/kg) do nguyên liệu này là phụ phẩm cuối cùng của ngành chế biến mía đường và cứ 1 ha mía có thể thu được 1.300 kg rỉ đường. Do đó với những ưu việt như rẻ tiền, dễ mua, dễ hòa tan trong nước và luôn đạt chỉ số FVI cao nhất thì việc lựa chọn nguyên liệu là rỉ đường sẽ tốt nhất cho sự hình thành biofloc. Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp . 35
  44. Kết quả thí nghiệm ứng dụng công nghệ biofloc khi nuôi thâm canh cá rô phi qui mô phòng thí nghiệm cho thấy giữa các công thức thí nghiệm: ĐC, BFT100, BFT90 và BFT80 có sự khác nhau về tăng trưởng, hiệu quả sử dụng protein, hệ số thức ăn của cá rô phi. Sự khác nhau giữa các nghiệm thức này là do trong các nghiệm thức sử dụng công nghệ biofloc ngoài lượng thức ăn được cung cấp cho cá hàng ngày chúng còn sử dụng lượng biofloc được hình thành từ nguồn chất thải từ cá làm thức ăn (biofloc khi phân tích thành phần dinh dưỡng có chứa 43% là protein). Qua nghiên cứu cho thấy khi cá rô phi nuôi bằng công nghệ biofloc cá không chỉ hấp thụ lượng protein có trong thức ăn mà chúng còn tái hấp thụ lượng protein thải qua sinh khối biofloc. Avnimelech, (2007) đã nghiên cứu khả năng sử dụng biofloc làm thức ăn của cá rô phi trong ao nuôi ứng dụng công nghệ BFT. Kết quả cho thấy biofloc hình thành trong ao nuôi có tác dụng làm thức ăn cho cá rô phi. Lượng biofloc mà cá rô phi thí nghiệm ăn vào đóng góp khoảng 50% nhu cầu protein của chúng hàng ngày. Ngoài ra, thí nghiệm cũng khẳng định, do cá rô phi có khả năng sử dụng tốt biofloc làm thức ăn nên khẩu phần cho ăn hàng ngày giảm được khoảng 10% – 20% so với đối chứng. Trong thí nghiệm này khi giảm từ 10 – 20% khẩu phần thức ăn hàng ngày ở hai nghiệm thức thí nghiệm BFT90, BFT80 so với nghiệm thức đối chứng và BFT100 nhưng kết quả tăng trưởng đã cho thấy ở nghiệm thức BFT90 cho kết quả tăng trưởng cao hơn so với nghiệm thức đối chứng, BFT100, BFT80. Việc giảm 10% khẩu phần thức ăn ở nghiệm thức BFT90 so với nghiệm thức BFT100 không những không làm giảm khối lượng của cá rô phi mà khối lượng trung bình khi kết thúc thí nghiệm của cá ở nghiệm thức BFT90 (356,1g) cho kết quả cao hơn ở nghiệm thức BFT100 (340,8g). Khối lượng trung bình của cá ở nghiệm thức BFT90 cao hơn so với khối lượng trung bình cá ở nghiệm thức BFT100 ở thí nghiệm này là do khi cho cá ăn thỏa mãn ở nghiệm thức BFT100 thì chúng sẽ Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp . 36
  45. không ăn hoặc ăn ít thức ăn bên ngoài, lượng protein mà cá hấp thụ được ở thức ăn bổ sung để tạo thành sinh khối thấp. Ở nghiệm thức BFT90 khi giảm 10% khẩu phần ăn cá đã sử dụng thêm thức ăn tự nhiên trong môi trường nước (biofloc). Trong nuôi trồng thủy sản, chi phí thức ăn chiếm khoảng 60 – 65% tổng chi phí sản xuất. Những nghiên cứu trước đây của Nguyễn Văn Tiến và ctv (2004), Nguyễn Huy Điền, (2005), Nguyễn Công Dân và ctv, (2005) tuy đã nghiên cứu xây dựng hoàn thiện được quy trình nuôi thâm canh cá rô phi thương phẩm mang lại năng suất cao nhưng hệ số thức ăn (FCR) còn khá cao (1,6 – 1,8). Trong nghiên cứu này khi áp dụng biofloc, hệ số thức ăn ở 3 nghiệm thức sử dụng công nghệ biofloc dao động từ 1,2 – 1,4 thấp hơn so với nuôi thâm canh không sử dụng công nghệ biofloc. Khi giảm từ 10 đến 20 % khẩu phần ăn ở hai nghiệm thức BFT90 và BFT80 hệ số thức ăn đã giảm xuống 1,1 – 1,2 mà không làm ảnh hưởng đến kết quả về tăng trưởng của các nghiệm thức này. Kết quả này tương đương với kết quả của Kim và ctv, (2009) đã nghiên cứu và đã kết luận có thể giảm xuống hệ số thức ăn cho cá rô phi nuôi thâm canh xuống 1,1 – 1,2 khi sử dụng công nghệ BFT. Thành phần dinh dưỡng có trong biofloc ở nghiên cứu này bao gồm protein (dao động từ 42,73 – 43,40%), lipit (2,6 – 3,0%) và tro (7,1 – 7,7%). Hàm lượng protein trong các biofloc của nghiên cứu này thấp hơn kết quả nghiên cứu của Azim và Little (2008) (50% protein) trên cá rô phi ( Oreochromis niloticus ). Tuy nhiên, hàm lượng lipid ở các biofloc của nghiên cứu này (2,6 – 3,0%) cao hơn nghiên cứu của Azim và Little (2008) (2,5% lipid). Thành phần biofloc bao gồm (vi khuẩn dị dưỡng, tảo, động vật nguyên sinh, luân trùng, mùn bã hữu cơ ), đó chính là nguồn thức ăn tự nhiên có hàm lượng protein cao giầu các acid amin thiết yếu. Như vậy từ kết quả về thành phần dinh của biofloc có thể thấy biofloc có khả năng làm thức ăn rất tốt cho cá rô phi nuôi. Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp . 37
  46. Nuôi trồng thủy sản với mức độ thâm canh sẽ gia tăng chất thải vào môi trường nước do nuôi với mật độ cao và lượng thức ăn lớn nên sẽ gây giảm sút chất lượng nước, ảnh hưởng đến sức khỏe động vật thủy sản. Trên thức tế theo nghiên cứu của Nguyễn Viết Khuê và ctv ,(2009) đã nghiên cứu ở các vùng nuôi cá rô phi tập trung và cho thấy dịch bệnh đã bùng phát và gây thiệt hại không nhỏ cho người nuôi. Ứng dụng công nghệ trong nuôi cá rô phi thương phẩm trong nghiên cứu này hiệu quả sử dụng protein, phần trăm chuyển hóa protein cao hơn so với nuôi ở mức độ thâm canh thay nước do đó đã cho phép giảm được lượng chất thải do cá không hấp thu hết ra ngoài môi trường nước, mức độ an toàn sinh học đã được tăng lên và không làm ảnh hưởng đến tỷ lệ sống trong suốt quá trình nuôi. Chi phí thức ăn để thu được 1kg cá tăng trọng trong thí nghiệm ở hai nghiệm thức thí nghiệm BFT90 và BFT80 là thấp nhất và cao nhất là lô thí nghiệm đối chứng. Do đó thí nghiệm một lần nữa cho phép khẳng định khi ứng dụng công nghệ biofloc trong nuôi cá rô phi khi nuôi theo công thức BFT90. Kết quả nghiên cứu của thí nghiệm cho thấy các yếu tố môi trường đều nằm trong giới hạn cho phép đối với nuôi trồng thủy sản nói chung theo (Boyd và Tucker, 1998) và cho cá rô phi nói riêng theo tiêu chuẩn ngành QCVN 02 – 15: 2009: BNNPTNT. Đây là nghiên cứu ở qui mô phòng thí nghiệm tiến hành trong bể cimăng, do đó một số yếu tố khác với môi trường ao nuôi như: Không chịu sự chi phối của đáy ao, DO luôn đầy đủ, các yếu tố môi trường được kiểm soát Do đó khi tiến hành ứng dụng công nghệ biofloc trong điều kiện ao nuôi rất có thể yếu tố đáy ao, sự thay đổi của DO cũng là yếu tố ảnh hưởng cần phải tính đến khi áp dụng công nghệ này. Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp . 38
  47. 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 5.1. Kết luận Từ kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu chúng tôi rút ra những kết luận sau: Các yếu tố môi trường nằm trong khoảng thích hợp cho cá rô phi và không ảnh hưởng tới sinh khối biofloc trong quá trình thí nghiệm. Cả 3 nguồn cacbon đều có thể sử dụng kích thích sự phát triển biofloc. Tuy nhiên rỉ đường là phù hợp nhất cho sự hình thành biofloc nhờ những đặc điểm ưu việt như rẻ tiền, dễ hòa tan trong nước và luôn đạt chỉ số FVI cao nhất. Trong 3 tỷ lệ C/N thì tỷ lệ C/N = 11,5 cho kết quả hình thành biofloc tốt nhất thể hiện qua chỉ số FVI đạt cao nhất. Giảm 10% lượng thức ăn khi nuôi cá rô phi ứng dụng công nghệ biofloc ở nghiệm thức BFT90 không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống và đã làm tăng hiệu quả sử dụng thức ăn, hiệu quả chuyển hóa protein ở cá rô phi. Tốc độ tăng trưởng ở nghiệm thức BFT90 đạt kết quả cao nhất. Hiệu quả sử dụng protein của cá rô phi khi ứng dụng công nghệ biofloc tăng làm giảm lượng chất thải ra môi trường, an toàn sinh học cao, giảm thiểu rủi ro. Chi phí thức ăn cho 1kg cá rô phi tăng trọng khi nuôi theo công nghệ biofloc đã giảm 15% ở nghiệm thức BFT100 và 25% ở nghiệm thức BFT80, BFT90 so với nuôi theo hệ thống thâm canh thông thường (đối chứng). Vì vậy ứng dụng công nghệ biofloc vào nuôi cá rô phi khi giảm lượng thức ăn từ 10 – 20% làm hạ giá thành sản xuất. 5.2. Đề xuất ý kiến Trong khuôn khổ của thí nghiệm mới chỉ nghiên cứu ứng dụng công nghệ biofloc trong nuôi cá rô phi thương phẩm trong bể ximăng, cần có những nghiên cứu tiếp theo ngoài ao để đánh giá tốt hơn về hiệu quả của công nghệ. Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp . 39
  48. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt 1. Burke, M., Hoàng Tùng & Willet, D., 2007 . Xây dựng mô hình nuôi không nước thải. Dự án nuôi thâm canh cá biển trong ao bằng mương nổi – CARD VIE 062/04. 2. Mai Đình Yên, Nguyễn Văn Trung, Nguyễn Văn Thiện, Lê Hoàng Yến, Hứa Bạch Loan, 1978. Định loại cá nước ngọt các tỉnh phía Bắc Việt Nam. Nhà xuất bảnha xuat bản Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. 3. Lê Văn Thắng, 1999. Nghiên cứu chuyển giới tính cá rô phi. O. niloticus bằng phương pháp ngâm hóc môn 17 Methytestosterone. Luận văn thạc sỹ. Trường Đại học thủy sản Nha Trang. 4. Nguyễn Công Dân và ctv 2005 . Hoàn thiện kỹ thuật sản xuất cá rô phi chất lượng cao đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Báo cáo tổng kết dự án. Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 1. 5. Nguyễn Đình Trung (2004) , Bài giảng quản lý chất lượng nước trong Nuôi trồng thủy sảnuoi trong thuy san, Nhà xuất bản Nông nghiệp, TP Hồ Chí Minh. 6. Nguyễn Huy Điền, 2005 . Nghiên cứu xây dựng công nghệ sản xuất và tiêu thụ cá rô phi xuất khẩu tập trung tại Hải Dương. Báo cáo tổng kết đề tài cấp nhà nước. Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1. 7. Nguyễn Văn Tiến và ctv 2004 . Nghiên cứu kỹ thuật nuôi thâm canh cá rô phi Oreochromis niloticus ở miền Bắc Việt Nam. Báo cáo tổng kết đề tài cấp bộ. Bộ Thủy sản. Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp . 40
  49. 8. Phạm Anh Tuấn, 1998. " Cá rô phi đơn tính hiện trạng và phát triển". Tạp chí thủy sản , Bộ thủy sản. 9. Phạm Anh Tuấn, 2006. Quy hoạch phát triển nuôi cá rô phi Giai đoạn 2006 – 2015, Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I. 10. Phạm Anh Tuấn, 2007. Phát triển rô phi, cá tra, cá biển, tôm chân trắng. Bài giảng cho sinh viên cao học thủy sản. 11. QCVN 02 15: 2009/BNNVPTNT. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Cơ sở sản xuất giống thủy sản điều kiện an toàn thực phẩm, an toàn sinh học và môi trường. 12. Trần Mai Thiên và Trần Văn Vĩ, 1994. Những khó khăn và những triển vọng của việc nuôi cá rô phi ở Việt Nam. Tạp chí khoa học thủy sản số 8: 12 – 13. Tài liệu tiếng Anh 13. Avnimelech, Y., 1999 . Carbon/nitrogen ratio as a control element in aquaculture systems. Aquaculture 176, pp. 227 – 235. 14. Avnimelech, Y., 2005 . Tilapia harvest microbial flocs in active suspension research pond. Glob. Aquac. Advocate. October 2005. 15. Avnimelech,Y., 2007 . Feeding with microbial flocs by tilapia inminimal discharge bioflocs technology ponds. Aquaculture, 264: 140 – 147. 16. Avnimelech,Y., 2009. Biofloc Technology – A Practical Guide Book. The World Aquaculture Society, Baton Rouge, Louisiana, United States. 17. Avnimelech, Y., Ritvo, G., 2003 . Shrimp and fish pond soils: processes and management. Aquaculture 220, 549 – 567. 18. Arunden, J., 1995 . Sewage and Industrial Effluent Treatment. Cornwell, Blackwell Science Ltd, 1995, pp. 71 – 105. 19. Azim, M.E., Little, D.C. và Bron, J.E., 2008 . Microbial protein production in activated suspension tanks manipulating C:N ratio in feed Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp . 41
  50. and the implications for fish culture, Bioresource Technology, 99: 3590 – 3599. 20. Boyd, C.E., Tucker, C.S., 1998 . Pond aquaculture water quality management. Kluwer Academic Publishers, Boston, MA 21. Crab, R., Kochva, M., Verstraete, W., Avnimelech, Y., 2009 . Bioflocs technology application in overwintering of tilapia. Aquacultural Engineering, 40: 105 – 112. 22. Eknath A.E, 1992. Genetic improvement of farmed tilapias. ICLARM Final report. 23. FAO, 2009 FAO , State of World Fisheries and Aquaculture, FAO, Rome 2008. 24. Fitzsimmons, K, 2004. Development of new products and markets for the global Tilapia trade. In: R. Bolivar, G. Mair and K. Fitzsimmon (eds) Proceedings of International Symposium on Tilapia in Aquaculture. Manila, Philippin, pp. 624 – 633. 25. Hambrey.J, .V. Dũng, N.T.T.Hien, 2003 . Tropical Capacity Environment Project, DoSon Case Study Report. 26. Kim, J.S., Jang, I Jong, Seo, H.C., Cho, Y.R., và Kim, B. R., 2009 . Limited Water Exchange Shrimp culture technology in Korea. Presentation at the 2nd YSLME RMC, Jeju, Korea. June 16 – 18 – 2009. 27. Macintosh, D.J., Little,D.C, 1995. "Nile tilapia ( Oreochromis niloticus )", . In: N.R. Bromage and R.J Roberts (eds.) Broodstock Management and Egg and Larval Quality. Institute of Aquaculture and Blackwell Science, pp. 227 – 320. 28. Watababe WO, Wicklind RI, Olla BL, Ernst DH, Ellingson LJ, 1989. Potentinal for saltwater Tilapia culture in the Caribbean. In: Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp . 42
  51. GoodwinMH (ed) Proceedings of the 39th annual Gulf and Caribbean Fisheries Institute. Hamilton, Bermuda, pp. 435 – 445. PHỤ LỤC Thí nghiệm 1 Phụ lục : Thể tích biofloc thí nghiệm Nguồn cacbon Tỷ lệ C/N Chỉ số thể tích (mL/L) Kích thước (m) Rỉ đường 11,5 11,0 245 Rỉ đường 11,5 12,0 235 Rỉ đường 11,5 11,0 240 Rỉ đường 12,5 9,0 230 Rỉ đường 12,5 7,0 245 Rỉ đường 12,5 8,0 235 Rỉ đường 13,5 7,0 250 Rỉ đường 13,5 7,0 235 Rỉ đường 13,5 6,0 240 Bột sắn 11,5 6,0 245 Bột sắn 11,5 4,0 245 Bột sắn 11,5 5,5 240 Bột sắn 12,5 4,0 235 Bột sắn 12,5 3,5 245 Bột sắn 12,5 4,0 235 Bột sắn 13,5 1,5 220 Bột sắn 13,5 1,0 235 Bột sắn 13,5 1,0 240 Cám gạo 11,5 0,5 230 Cám gạo 11,5 0,5 245 Cám gạo 11,5 0,5 230 Cám gạo 12,5 0,5 230 Cám gạo 12,5 0,5 210 Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp . 43
  52. Cám gạo 12,5 0,4 240 Cám gạo 13,5 0,0 0 Cám gạo 13,5 0,0 0 Cám gạo 13,5 0,0 0 TB 4,1 210,4 Min 0,0 0,0 Max 12 250 Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp . 44
  53. Phụ lục : Kết quả phân tích thành phần dinh dưỡng Chỉ tiêu phân tích Nguồn các bon Protein (%) Lipit (%) Tro (%) Rỉ đường 43,04 2,9 7 42,94 2,8 7,1 44,21 3 7,2 Bột sắn 43,78 3 7,2 43,01 2,9 7,3 42,7 3,1 7,1 Cám gạo 43,01 2,5 7,7 42,09 2,6 7,6 43,08 2,6 7,8 Phụ lục : Chỉ số TAN Đợt 1 Nguồn Bể Đợt 1 Đợt 2 Đợt 1 Tỷ lệ Ngày cacbon TN Ngày 3/6/2011 Ngày 5/6/2011 Ngày 7/6/2011 9/6/2011 11,5 1 0,97 0,20 0,09 0,85 Rỉ đường 2 1,10 0,23 0,12 0,72 3 1,08 0,17 0,15 0,82 12,5 4 0,89 0,15 0,15 0,88 5 1,15 0,20 0,18 0,87 6 1,11 0,21 0,16 0,91 13,5 7 1,16 0,23 0,20 0,75 8 1,24 0,25 0,19 0,84 9 1,29 0,24 0,17 0,87 11,5 10 1,47 0,37 0,12 0,44 Bột sắn 11 1,54 0,48 0,13 0,61 12 1,47 0,35 0,15 0,51 12,5 13 1,54 0,49 0,09 0,47 14 1,55 0,69 0,10 0,63 15 1,74 0,50 0,12 0,60 13,5 16 1,70 0,84 0,15 0,68 17 1,86 0,92 0,14 0,63 18 1,63 0,49 0,16 0,52 Cám gạo 11,5 19 1,95 0,39 1,21 2,62 20 1,95 0,33 1,22 2,62 21 1,82 0,38 1,51 2,79 12,5 22 2,80 0,33 2,26 3,72 23 2,21 0,36 2,63 3,93 24 2,38 0,38 2,15 3,79 13,5 25 2,54 0,38 2,37 3,23 Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp . 45
  54. 26 2,81 0,31 2,16 3,89 27 2,56 0,34 2,37 3,23 Thí nghiệm 2, Phụ lục : Nhiệt độ, ôxy Nhiệt độ Ôxy Nghiệm thức Nghiệm thức Ngày tháng BFT80 BFT90 BFT100 ĐC BFT80 BFT90 BFT100 ĐC 7/20/2011 29 29 29 29 6,5 6,5 6,5 6,5 7/21/2011 29,5 29,5 29,5 29,5 6,4 6,4 6,4 6,6 7/22/2011 30,5 30 30 30 6,4 6,4 6,4 6,7 7/23/2011 29 29 29 29 6,3 6,3 6,3 6,6 7/24/2011 27,5 27,5 27,5 27,5 6,2 6,2 6,2 6,5 7/25/2011 28,5 28,5 28,5 28,5 6,3 6,3 6,3 6,7 7/26/2011 28,5 28,5 28,5 28,5 6,3 6,3 6,3 6,7 7/27/2011 29,5 29,5 29,5 29,5 6,4 6,4 6,4 6,5 7/28/2011 29,5 29,5 29,5 29,5 6,5 6,5 6,5 6,6 7/29/2011 29 29 29 29 6,4 6,4 6,4 6,4 7/30/2011 28 28 28 28 6,2 6,2 6,2 6,3 7/31/2011 27 27 27,5 27,5 6,3 6,3 6,3 6,5 8/1/2011 27,5 27 27 27 6,2 6,2 6,2 6,4 8/2/2011 26 26 26 26 6 6 6 6,4 8/3/2011 26,5 26,5 26,5 26,5 6,1 6,1 6,1 6,3 8/4/2011 28 28 28 28 6,4 6,4 6,4 6,2 8/5/2011 29 29 29 29,5 6,3 6,3 6,3 6,3 8/6/2011 29,5 29,5 29,5 29,5 6,3 6,3 6,3 6,3 8/7/2011 31 31 31 31 6,5 6,5 6,5 6,4 8/8/2011 29 29 29,5 29 6,2 6,2 6,2 6,5 8/9/2011 28,5 28,5 28,5 28,5 6,2 6,2 6,2 6,4 8/10/2011 28 28 28 28 6,2 6,2 6,2 6,3 8/11/2011 27 27 27,5 27 6,1 6,1 6,1 6,3 8/12/2011 27 27 27 27 6,1 6,1 6,1 6,3 8/13/2011 27 27 27,5 27 6,2 6,2 6,2 6,4 8/14/2011 28 28 28 28 6,2 6,2 6,2 6,4 8/15/2011 28 28 28 28 6,3 6,3 6,3 6,5 8/16/2011 28 28 28 28,5 6,4 6,4 6,4 6,5 8/17/2011 28 28 28 28 6,3 6,3 6,3 6,4 8/18/2011 27,5 27,5 27,5 27,5 6,1 6,1 6,1 6,3 8/19/2011 26 26 26,5 26 6 6 6 6,2 8/20/2011 25,5 25,5 25,5 25,5 6 6 6 6,2 Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp . 46
  55. 8/21/2011 27 27 27 27 6,2 6,2 6,2 6,4 8/22/2011 27,5 27,5 27,5 27,5 6,2 6,2 6,2 6,3 8/23/2011 27,5 27,5 27,5 27,5 6,1 6,1 6,1 6,3 8/24/2011 28 28 28 28 6,4 6,4 6,4 6,4 8/25/2011 27,5 27,5 27,5 27,5 6,2 6,2 6,2 6,3 8/26/2011 26 26 26 26 6,1 6,1 6,1 6,2 8/27/2011 27,5 27,5 27,5 27,5 6,2 6,2 6,2 6,3 8/28/2011 28 28 28 28 6,3 6,3 6,3 6,4 8/29/2011 28,5 28,5 28,5 28,5 6,4 6,4 6,4 6,5 8/30/2011 30 30 30 30 6,2 6,2 6,2 6,3 8/31/2011 30,5 30,5 30,5 31 6,1 6,1 6,1 6,2 9/1/2011 31 31 31 31 6 6 6 6,3 9/2/2011 31 31 31 31 6 6 6 6,2 9/3/2011 30 30 30 30 6,1 6,1 6,1 6,5 9/4/2011 29 29 29 29,5 6,3 6,3 6,3 6,4 9/5/2011 28 28 28 28,5 6,2 6,2 6,2 6,4 9/6/2011 28 28 28,5 28 6,2 6,2 6,2 6,3 9/7/2011 28,5 28,5 28,5 28,5 6,3 6,3 6,3 6,2 9/8/2011 29,5 29,5 29,5 29,5 6,2 6,2 6,2 6,3 9/9/2011 29,5 29,5 29,5 29,5 6,1 6,1 6,1 6,3 9/10/2011 26,5 26,5 26,5 26,5 6,1 6,1 6,1 6,4 9/11/2011 26 26 26 27,5 6,1 6,1 6,1 6,4 9/12/2011 26 26 26 26,5 6,1 6,1 6 6,5 9/13/2011 26 26 27 26 6,2 6,2 6,2 6,4 9/14/2011 26 26 27 26 6,2 6,2 6,2 6,3 9/15/2011 26,5 26,5 26,5 26,5 6,2 6,2 6,2 6,3 9/16/2011 27,5 27,5 27,5 27,5 6,3 6,3 6,3 6,3 9/17/2011 28,5 28,5 28,5 28,5 5,9 5,9 5,9 6,4 9/18/2011 28,5 28,5 28,5 28,5 6,1 6,1 6,1 6,4 9/19/2011 29 29 29 29,5 6,2 6,2 6,2 6,5 9/20/2011 28 28 28 28 6,3 6,3 6,3 6,5 9/21/2011 26 26 26 26 6,1 6,1 6,1 6,4 9/22/2011 25,5 25,5 25,5 25,5 6,1 6,1 6,1 6,3 9/23/2011 25,5 25,5 25,5 25,5 6 6 6 6,2 9/24/2011 25,5 25,5 25,5 25,5 6 6 6 6,2 9/25/2011 25 25 25 25 5,9 5,9 5,9 6,2 9/26/2011 24,5 24,5 24,5 24,5 5,8 5,8 5,8 6,1 9/27/2011 25 25 25 25 6 6 6 6,3 9/28/2011 25,5 25,5 25,5 25,5 6 6 6 6,3 9/29/2011 26 26 26 26 6 6 6 6,3 9/30/2011 24,5 24,5 24,5 24,5 5,7 5,7 5,7 6 Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp . 47
  56. 10/1/2011 23 23 23 23 5,7 5,7 5,7 6 10/2/2011 23 23 23 23 5,8 5,8 5,8 6,1 10/3/2011 22,5 22,5 22,5 22,5 5,7 5,7 5,7 6 10/4/2011 21 21 21 21 5,6 5,6 5,6 6 10/5/2011 20 20 20 20 5,6 5,6 5,6 5,9 10/6/2011 19 19 20 19 5,5 5,5 5,5 5,7 10/7/2011 19,5 19,5 19,5 19,5 5,7 5,7 5,7 5,7 10/8/2011 20,5 20,5 20,5 20,5 5,9 5,9 5,9 5,8 10/9/2011 21,5 21,5 21,5 21,5 6 6 6 6 10/10/2011 22 22 22 23 6,1 6,1 6,1 6,1 10/11/2011 23 23 23,5 23 6,2 6,2 6,2 6,3 10/12/2011 24 24 24 24 6,2 6,2 6,2 6,4 10/13/2011 26 26 26 26,5 6,3 6,3 6,3 6,3 10/14/2011 26,5 26 26,5 26 6,3 6,3 6,3 6,4 10/15/2011 27 27 27 27,5 6,2 6,2 6,1 6,2 10/16/2011 27 27 27 27 6,2 5,7 5,9 6,2 10/17/2011 28 28 28 28 6,3 5,7 6 6,3 10/18/2011 26 26 26 26 5,9 5,8 5,8 6,2 10/19/2011 26 26 26 26 6,1 5,7 5,7 6,1 10/20/2011 25,5 25,5 25,5 25,5 6 5,6 5,7 6,2 10/21/2011 26 26 26 26 6 5,6 5,6 6,2 10/22/2011 26,5 26,5 26,5 26,5 5,9 5,5 5,7 6,2 10/23/2011 26,5 26,5 26,5 26,5 5,7 5,7 5,8 5,9 10/24/2011 24 24 24 24 5,7 5,9 5,6 5,9 10/25/2011 23 23 23,5 23 5,8 5,7 5,6 5,9 10/26/2011 23,5 23 23 23 5,7 5,8 5,7 6 10/27/2011 24 24 24 24 6,1 5,7 5,7 6 10/28/2011 23 23 23 23 5,7 5,7 5,7 5,7 10/29/2011 22 22 22 22 5,8 5,8 5,8 5,8 10/30/2011 22,5 22,5 22,5 22,5 5,8 5,8 5,8 5,8 10/31/2011 23 23 23 23 6,1 6,1 6,1 6,1 11/1/2011 23 23 23 23 6,1 6,1 6,1 6,1 11/2/2011 23 23 23 23 6,2 6,2 6,2 6,2 11/3/2011 24 24 24 24 6,3 6,3 6,3 6,3 11/4/2011 23,5 23,5 23,5 23,5 6 6 6 6 11/5/2011 24 24 24 24 6,1 6,1 6,1 6,1 11/6/2011 24 24 24 24 6 6 6 6 11/7/2011 24 24 24 24 6 6 6 6 11/8/2011 25 25 25 25 5,9 5,9 5,9 5,9 11/9/2011 21,5 21,5 21,5 21,5 5,7 5,7 5,7 5,7 11/10/2011 20 20 20 20 5,7 5,7 5,7 5,7 Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp . 48
  57. 11/11/2011 21,5 21,5 21,5 21,5 5,8 5,8 5,8 5,8 11/12/2011 19 19 19 19 6 6 6 6 11/13/2011 19 19 19 19 6,1 6,1 6,1 6,1 11/14/2011 20 20 20 20 6,1 6,1 6,1 6 11/15/2011 20 20 20 20 6 6 6 6 11/16/2011 20 20 20 20 5,9 5,9 5,9 5,9 11/17/2011 22,5 22,5 22,5 22,5 5,7 5,7 5,7 5,7 11/18/2011 22,5 22,5 22,5 22,5 5,8 5,8 5,8 5,7 11/19/2011 23,5 22,5 22,5 22,5 5,8 5,8 5,8 5,8 11/20/2011 23,5 22,5 22,5 22,5 5,5 5,5 5,5 5,5 11/21/2011 22 22 22 22 5,4 5,4 5,4 5,4 11/22/2011 19 19 19 19 5,2 5,2 5,2 5,2 11/23/2011 20 20 20 20 5,3 5,3 5,3 5,3 11/24/2011 19 19 19 19 5,1 5,1 5,1 5,1 11/25/2011 20 19 19 19 5 5 5 5 11/26/2011 21 21 21 21 5,3 5,3 5,3 5,2 11/27/2011 23,5 23,5 23,5 23,5 5,2 5,2 5,2 5,2 11/28/2011 23 23 23 23 5,2 5,2 5,2 5,1 11/29/2011 20 20 20 20 5 5 5 5 11/30/2011 21 21 21 21 5,2 5,2 5,2 5,1 TB 25,4589 25,4216 25,4776 25,2761 6,0059 5,98358 5,98507 6,13059 Max 31 31 31 31 6,5 6,5 6,5 6,7 Min 19 19 19 19 5 5 5 5 SD 3,1913 3,210564 3,212327 3,888274 0,331948 0,339658 0,337284 0,379994 SE 0,58 0,59 0,59 0,71 0,06 0,06 0,06 0,07 Phụ lục : pH, NH 3 pH NH 3 Ngày tháng Nghiệm thức Oxy BFT80 BFT90 BFT100 ĐC BFT80 BFT90 BFT100 ĐC 7/20/2011 7,5 7,5 7,5 7,5 0,03 0,03 0,03 0,03 7/21/2011 7,5 7,5 7,5 7,5 0,03 0,03 0,03 0,03 7/22/2011 7,5 7,5 7,5 7,6 0,03 0,03 0,03 0,03 7/23/2011 7,6 7,6 7,6 7,6 0,03 0,03 0,03 0,03 7/24/2011 7,4 7,4 7,5 7,5 0,03 0,03 0,03 0,03 7/25/2011 7,3 7,4 7,6 7,5 0,03 0,03 0,03 0,03 7/26/2011 7,3 7,3 7,4 7,6 0,03 0,03 0,03 0,03 7/27/2011 7,4 7,4 7,5 7,7 0,03 0,03 0,03 0,03 7/28/2011 7,4 7,4 7,4 7,5 0,09 0,09 0,09 0,09 7/29/2011 7,3 7,4 7,6 7,5 0,09 0,09 0,09 0,09 Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp . 49
  58. 7/30/2011 7,4 7,4 7,5 7,5 0,09 0,09 0,09 0,09 7/31/2011 7,4 7,5 7,6 7,6 0,09 0,09 0,09 0,09 8/1/2011 7,4 7,4 7,5 7,6 0,09 0,09 0,09 0,09 8/2/2011 7,3 7,4 7,4 7,6 0,09 0,09 0,09 0,09 8/3/2011 7,3 7,3 7,3 7,5 0,09 0,09 0,09 0,09 8/4/2011 7,3 7,3 7,3 7,6 0,09 0,09 0,09 0,1 8/5/2011 7,4 7,4 7,4 7,5 0,09 0,09 0,09 0,1 8/6/2011 7,3 7,3 7,3 7,5 0,09 0,09 0,09 0,1 8/7/2011 7,4 7,4 7,4 7,5 0,09 0,09 0,09 0,1 8/8/2011 7,4 7,5 7,5 7,6 0,09 0,09 0,09 0,1 8/9/2011 7,4 7,4 7,5 7,7 0,09 0,09 0,09 0,1 8/10/2011 7,3 7,3 7,3 7,6 0,09 0,09 0,09 0,1 8/11/2011 7,4 7,4 7,5 7,7 0,09 0,09 0,09 0,1 8/12/2011 7,4 7,4 7,5 7,6 0,09 0,09 0,09 0,15 8/13/2011 7,3 7,3 7,4 7,6 0,09 0,09 0,1 0,15 8/14/2011 7,3 7,3 7,4 7,5 0,09 0,09 0,1 0,15 8/15/2011 7,4 7,4 7,5 7,6 0,09 0,09 0,1 0,15 8/16/2011 7,3 7,3 7,3 7,5 0,09 0,09 0,1 0,15 8/17/2011 7,3 7,4 7,4 7,6 0,09 0,09 0,1 0,15 8/18/2011 7,4 7,4 7,4 7,5 0,09 0,09 0,1 0,15 8/19/2011 7,5 7,5 7,5 7,5 0,09 0,09 0,1 0,15 8/20/2011 7,4 7,4 7,4 7,6 0,09 0,09 0,1 0,15 8/21/2011 7,3 7,3 7,4 7,5 0,03 0,03 0,03 0,15 8/22/2011 7,3 7,4 7,5 7,5 0,03 0,03 0,03 0,15 8/23/2011 7,4 7,4 7,5 7,6 0,03 0,03 0,03 0,15 8/24/2011 7,3 7,4 7,4 7,6 0,03 0,09 0,09 0,15 8/25/2011 7,3 7,4 7,5 7,5 0,03 0,09 0,09 0,15 8/26/2011 7,4 7,5 7,5 7,5 0,09 0,09 0,09 0,15 8/27/2011 7,3 7,3 7,4 7,6 0,09 0,09 0,09 0,15 8/28/2011 7,3 7,3 7,4 7,6 0,09 0,09 0,09 0,15 8/29/2011 7,4 7,4 7,5 7,5 0,09 0,09 0,09 0,09 8/30/2011 7,3 7,4 7,4 7,5 0,09 0,09 0,09 0,09 8/31/2011 7,4 7,4 7,4 7,6 0,09 0,09 0,09 0,09 9/1/2011 7,4 7,4 7,4 7,5 0,09 0,1 0,1 0,09 9/2/2011 7,3 7,3 7,3 7,5 0,1 0,1 0,1 0,09 9/3/2011 7,3 7,3 7,3 7,5 0,1 0,1 0,1 0,09 9/4/2011 7,4 7,4 7,5 7,6 0,1 0,1 0,1 0,09 9/5/2011 7,4 7,5 7,6 7,7 0,1 0,1 0,03 0,1 9/6/2011 7,4 7,5 7,6 7,5 0,03 0,1 0,03 0,1 9/7/2011 7,3 7,4 7,5 7,5 0,03 0,09 0,03 0,1 9/8/2011 7,3 7,4 7,5 7,5 0,03 0,09 0,09 0,1 Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp . 50
  59. 9/9/2011 7,4 7,4 7,5 7,6 0,03 0,09 0,09 0,1 9/10/2011 7,4 7,4 7,4 7,5 0,09 0,09 0,09 0,1 9/11/2011 7,4 7,4 7,4 7,6 0,09 0,09 0,09 0,1 9/12/2011 7,4 7,4 7,5 7,5 0,09 0,09 0,1 0,1 9/13/2011 7,3 7,5 7,6 7,5 0,09 0,09 0,1 0,1 9/14/2011 7,4 7,4 7,5 7,6 0,09 0,09 0,1 0,15 9/15/2011 7,3 7,3 7,5 7,5 0,09 0,09 0,1 0,15 9/16/2011 7,4 7,5 7,6 7,6 0,09 0,1 0,15 0,15 9/17/2011 7,4 7,5 7,6 7,5 0,09 0,1 0,15 0,15 9/18/2011 7,3 7,4 7,5 7,5 0,09 0,1 0,15 0,15 9/19/2011 7,4 7,5 7,6 7,6 0,09 0,1 0,15 0,15 9/20/2011 7,3 7,4 7,5 7,5 0,09 0,1 0,15 0,15 9/21/2011 7,3 7,3 7,4 7,6 0,09 0,1 0,09 0,15 9/22/2011 7,3 7,4 7,4 7,6 0,09 0,1 0,09 0,09 9/23/2011 7,3 7,4 7,5 7,7 0,03 0,09 0,09 0,09 9/24/2011 7,4 7,5 7,6 7,5 0,03 0,09 0,09 0,09 9/25/2011 7,3 7,4 7,6 7,5 0,03 0,09 0,09 0,09 9/26/2011 7,4 7,5 7,6 7,6 0,03 0,09 0,09 0,09 9/27/2011 7,3 7,4 7,5 7,7 0,09 0,09 0,09 0,09 9/28/2011 7,4 7,4 7,5 7,5 0,09 0,09 0,1 0,09 9/29/2011 7,4 7,4 7,5 7,6 0,09 0,09 0,1 0,09 9/30/2011 7,3 7,3 7,4 7,5 0,09 0,09 0,1 0,09 10/1/2011 7,3 7,3 7,4 7,6 0,09 0,09 0,1 0,09 10/2/2011 7,4 7,4 7,5 7,6 0,09 0,09 0,15 0,09 10/3/2011 7,4 7,3 7,6 7,5 0,09 0,09 0,15 0,1 10/4/2011 7,3 7,3 7,4 7,5 0,09 0,09 0,15 0,1 10/5/2011 7,3 7,4 7,5 7,6 0,1 0,1 0,09 0,1 10/6/2011 7,4 7,5 7,6 7,7 0,1 0,1 0,09 0,1 10/7/2011 7,3 7,4 7,5 7,5 0,1 0,1 0,09 0,1 10/8/2011 7,3 7,3 7,4 7,6 0,1 0,1 0,09 0,1 10/9/2011 7,3 7,4 7,5 7,5 0,03 0,09 0,09 0,1 10/10/2011 7,3 7,3 7,5 7,5 0,03 0,09 0,09 0,15 10/11/2011 7,3 7,3 7,5 7,5 0,09 0,09 0,09 0,15 10/12/2011 7,3 7,3 7,4 7,6 0,09 0,09 0,1 0,15 10/13/2011 7,3 7,3 7,4 7,5 0,09 0,09 0,1 0,15 10/14/2011 7,3 7,3 7,5 7,5 0,09 0,09 0,1 0,15 10/15/2011 7,4 7,4 7,5 7,5 0,09 0,09 0,1 0,15 10/16/2011 7,3 7,5 7,6 7,6 0,09 0,09 0,1 0,15 10/17/2011 7,3 7,4 7,6 7,7 0,09 0,09 0,1 0,15 10/18/2011 7,3 7,5 7,5 7,6 0,09 0,09 0,15 0,15 10/19/2011 7,4 7,4 7,5 7,6 0,09 0,09 0,15 0,15 Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp . 51
  60. 10/20/2011 7,3 7,3 7,5 7,5 0,09 0,1 0,15 0,15 10/21/2011 7,3 7,4 7,4 7,6 0,09 0,1 0,15 0,15 10/22/2011 7,3 7,3 7,4 7,7 0,1 0,1 0,2 0,1 10/23/2011 7,4 7,4 7,5 7,5 0,1 0,1 0,2 0,1 10/24/2011 7,3 7,3 7,4 7,6 0,1 0,1 0,2 0,1 10/25/2011 7,3 7,4 7,4 7,6 0,15 0,15 0,2 0,1 10/26/2011 7,3 7,3 7,5 7,5 0,15 0,15 0,2 0,1 10/27/2011 7,3 7,3 7,3 7,5 0,15 0,15 0,2 0,1 10/28/2011 7,4 7,5 7,5 7,5 0,05 0,15 0,09 0,1 10/29/2011 7,5 7,5 7,5 7,5 0,05 0,05 0,09 0,1 10/30/2011 7,6 7,5 7,5 7,5 0,05 0,05 0,09 0,1 10/31/2011 7,6 7,6 7,6 7,6 0,05 0,05 0,09 0,1 11/1/2011 7,7 7,7 7,7 7,7 0,09 0,05 0,09 0,1 11/2/2011 7,6 7,6 7,6 7,6 0,09 0,05 0,09 0,1 11/3/2011 7,6 7,6 7,6 7,6 0,09 0,05 0,09 0,15 11/4/2011 7,5 7,5 7,5 7,5 0,09 0,09 0,09 0,15 11/5/2011 7,6 7,6 7,6 7,6 0,09 0,09 0,09 0,15 11/6/2011 7,5 7,6 7,6 7,7 0,09 0,09 0,09 0,15 11/7/2011 7,5 7,5 7,5 7,5 0,09 0,09 0,09 0,15 11/8/2011 7,4 7,4 7,5 7,6 0,09 0,1 0,1 0,15 11/9/2011 7,4 7,4 7,5 7,5 0,09 0,1 0,1 0,15 11/10/2011 7,5 7,5 7,5 7,5 0,1 0,1 0,1 0,15 11/11/2011 7,5 7,5 7,5 7,5 0,1 0,1 0,1 0,15 11/12/2011 7,4 7,4 7,6 7,6 0,1 0,1 0,1 0,15 11/13/2011 7,4 7,4 7,5 7,7 0,1 0,1 0,1 0,1 11/14/2011 7,5 7,5 7,5 7,5 0,1 0,15 0,1 0,1 11/15/2011 7,5 7,5 7,5 7,5 0,1 0,15 0,15 0,1 11/16/2011 7,6 7,6 7,6 7,6 0,15 0,15 0,15 0,1 11/17/2011 7,7 7,7 7,7 7,7 0,15 0,15 0,15 0,15 11/18/2011 7,5 7,6 7,6 7,6 0,15 0,15 0,15 0,15 11/19/2011 7,6 7,6 7,6 7,6 0,15 0,15 0,15 0,15 11/20/2011 7,5 7,5 7,5 7,5 0,15 0,15 0,15 0,15 11/21/2011 7,6 7,6 7,6 7,6 0,15 0,15 0,15 0,2 11/22/2011 7,7 7,7 7,7 7,7 0,15 0,15 0,15 0,2 11/23/2011 7,5 7,5 7,5 7,5 0,15 0,2 0,2 0,2 11/24/2011 7,4 7,4 7,5 7,4 0,15 0,2 0,2 0,2 11/25/2011 7,4 7,4 7,6 7,4 0,15 0,2 0,2 0,25 11/26/2011 7,5 7,5 7,5 7,5 0,2 0,2 0,2 0,25 11/27/2011 7,5 7,5 7,5 7,5 0,2 0,2 0,2 0,25 11/28/2011 7,4 7,6 7,6 7,6 0,2 0,2 0,2 0,25 11/29/2011 7,5 7,5 7,6 7,5 0,2 0,2 0,2 0,25 Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp . 52
  61. 11/30/2011 7,5 7,4 7,6 7,7 0,2 0,2 0,2 0,25 TB 7,4 7,4 7,5 7,6 0,0897 0,0977 0,1066 0,1226 Min 7,3 7,3 7,3 7,4 0,03 0,03 0,03 0,03 Max 7,7 7,7 7,7 7,7 0,2 0,2 0,2 0,25 SD 0,10 0,10 0,09 0,07 0,038602 0,03755 0,04404 0,04549 SE 0,06 0,06 0,05 0,04 0,01 0,01 0,01 0,01 Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp . 53
  62. Phụ lục: NO 3, NO 2 NO 3 NO 2 Nghiệm thức Ngày tháng BFT80 BFT90 BFT100 ĐC BFT80 BFT90 BFT100 ĐC 7/20/2011 0,3 0,3 0,3 0,3 0,03 0,03 0,03 0,03 7/21/2011 0,3 0,3 0,3 0,3 0,03 0,03 0,03 0,03 7/22/2011 0,3 0,3 0,3 0,3 0,03 0,03 0,03 0,03 7/23/2011 0,3 0,3 0,3 0,3 0,03 0,03 0,03 0,03 7/24/2011 0,3 0,3 0,3 0,3 0,03 0,03 0,03 0,03 7/25/2011 0,3 0,3 0,3 0,3 0,03 0,03 0,03 0,03 7/26/2011 0,3 0,3 0,3 0,3 0,05 0,05 0,005 0,05 7/27/2011 0,3 0,3 0,3 0,3 0,05 0,05 0,005 0,05 7/28/2011 0,3 0,3 0,3 0,3 0,05 0,05 0,005 0,05 7/29/2011 0,5 0,5 0,5 0,5 0,05 0,05 0,005 0,05 7/30/2011 0,5 0,5 0,5 0,5 0,05 0,05 0,005 0,05 7/31/2011 0,5 0,5 0,5 0,5 0,05 0,05 0,005 0,05 8/1/2011 0,5 0,5 0,5 1 0,05 0,05 0,005 0,05 8/2/2011 0,5 0,5 0,5 1 0,05 0,05 0,005 0,05 8/3/2011 0,5 0,5 0,5 1 0,07 0,07 0,07 0,05 8/4/2011 0,5 0,5 0,5 1 0,07 0,07 0,07 0,07 8/5/2011 0,5 0,5 0,5 1,5 0,07 0,07 0,07 0,07 8/6/2011 0,5 0,5 0,5 1,5 0,07 0,07 0,07 0,07 8/7/2011 0,5 0,5 0,5 1,5 0,1 0,1 0,1 0,07 8/8/2011 0,5 0,5 0,5 1,5 0,1 0,1 0,1 0,07 8/9/2011 0,5 0,5 0,5 2 0,1 0,1 0,1 0,1 8/10/2011 1 1 1 2 0,12 0,12 0,12 0,1 8/11/2011 1 1 1 2 0,12 0,12 0,12 0,12 8/12/2011 1,5 1,5 1,5 3 0,12 0,12 0,12 0,12 8/13/2011 1,5 1,5 1,5 3 0,12 0,12 0,12 0,12 8/14/2011 1,5 1,5 1,5 3 0,12 0,12 0,12 0,12 8/15/2011 2 2 2 3 0,12 0,12 0,12 0,12 8/16/2011 2 2 2 3 0,12 0,12 0,12 0,15 8/17/2011 2 2 2 3 0,15 0,15 0,15 0,15 8/18/2011 2,5 2,5 2,5 3 0,15 0,15 0,15 0,15 8/19/2011 2,5 2,5 2,5 3 0,15 0,15 0,15 0,15 8/20/2011 2,5 2,5 2,5 3 0,15 0,15 0,15 0,15 8/21/2011 1 1 1,5 3 0,03 0,05 0,03 0,03 8/22/2011 1 1 1,5 3 0,03 0,05 0,03 0,03 8/23/2011 1 1 1,5 3 0,03 0,05 0,03 0,05 8/24/2011 1 1 2 3 0,03 0,05 0,05 0,05 Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp . 54
  63. 8/25/2011 1,5 1,5 2 3,5 0,03 0,05 0,05 0,05 8/26/2011 1,5 1,5 2 3,5 0,03 0,05 0,05 0,07 8/27/2011 1,5 1,5 2 3,5 0,03 0,05 0,05 0,07 8/28/2011 1,5 1,5 2,5 3,5 0,03 0,07 0,07 0,07 8/29/2011 2 2 2,5 1 0,07 0,07 0,07 0,07 8/30/2011 2 2 2,5 1 0,07 0,07 0,1 0,1 8/31/2011 2 2 3 1 0,07 0,07 0,1 0,1 9/1/2011 2,5 2,5 3 1 0,1 0,1 0,15 0,1 9/2/2011 2,5 2,5 3 1,5 0,1 0,1 0,15 0,1 9/3/2011 2,5 2,5 3 1,5 0,1 0,1 0,15 0,1 9/4/2011 0,3 3 1,5 1,5 0,12 0,12 0,05 0,1 9/5/2011 0,3 3 1,5 1,5 0,12 0,12 0,05 0,1 9/6/2011 1 1 1,5 2 0,05 0,05 0,05 0,1 9/7/2011 1 1 2 2 0,05 0,05 0,05 0,1 9/8/2011 1 1 2 2 0,05 0,05 0,05 0,1 9/9/2011 1 1 2 2 0,05 0,05 0,05 0,1 9/10/2011 1,5 1,5 2,5 2 0,05 0,05 0,07 0,1 9/11/2011 1,5 1,5 2,5 2 0,05 0,05 0,07 0,1 9/12/2011 1,5 1,5 2,5 2 0,05 0,05 0,07 0,1 9/13/2011 1,5 1,5 2,5 2 0,07 0,05 0,1 0,12 9/14/2011 1,5 1,5 2,5 2 0,07 0,05 0,1 0,12 9/15/2011 2 2 3 3 0,07 0,7 0,15 0,12 9/16/2011 2 2 3 3 0,07 0,7 0,15 0,12 9/17/2011 2 2 3 3 0,07 0,7 0,15 0,12 9/18/2011 2,5 2,5 1,5 3 0,1 0,1 0,05 0,12 9/19/2011 2,5 2,5 1,5 3 0,1 0,1 0,05 0,15 9/20/2011 2,5 2,5 1,5 3 0,1 0,1 0,05 0,15 9/21/2011 3 3 2 3 0,12 0,12 0,05 0,15 9/22/2011 3 3 2 1 0,12 0,12 0,05 0,05 9/23/2011 1 1 2 1 0,07 0,05 0,05 0,05 9/24/2011 1 1 2 1 0,07 0,05 0,05 0,05 9/25/2011 1 1 2,5 1 0,07 0,05 0,07 0,05 9/26/2011 1 1 2,5 1 0,07 0,05 0,07 0,05 9/27/2011 1,5 1,5 2,5 1 0,07 0,05 0,07 0,05 9/28/2011 1,5 1,5 2,5 1 0,07 0,05 0,07 0,05 9/29/2011 1,5 1,5 3 1 0,07 0,05 0,07 0,05 9/30/2011 1,5 1,5 3 1 0,07 0,07 0,07 0,05 10/1/2011 2 2 3 1 0,7 0,07 0,07 0,05 10/2/2011 2 2 1,5 1 0,7 0,07 0,07 0,05 10/3/2011 2 2 1,5 1 0,7 0,07 0,07 0,07 10/4/2011 2,5 2,5 1,5 1,5 0,1 0,1 0,07 0,07 Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp . 55
  64. 10/5/2011 2,5 2,5 2 1,5 0,1 0,1 0,07 0,07 10/6/2011 2,5 2,5 2 1,5 0,1 0,1 0,1 0,07 10/7/2011 3 3 2 1,5 0,12 0,12 0,1 0,07 10/8/2011 3 3 2 2 0,12 0,12 0,1 0,1 10/9/2011 1 1 2 2 0,07 0,07 0,1 0,1 10/10/2011 1 1 2 2 0,07 0,07 0,1 0,1 10/11/2011 1,5 1,5 2 3 0,07 0,07 0,1 0,1 10/12/2011 1,5 1,5 2 3 0,07 0,07 0,1 0,1 10/13/2011 1,5 1,5 2 3 0,07 0,07 0,1 0,1 10/14/2011 2 2 2,5 3 0,07 0,07 0,1 0,12 10/15/2011 2 2 2 3 0,1 0,1 0,1 0,12 10/16/2011 2 2 2 3 0,1 0,1 0,1 0,12 10/17/2011 2 2 3 3 0,1 0,1 0,1 0,12 10/18/2011 2,5 2 3 3 0,1 0,1 0,12 0,12 10/19/2011 2,5 2,5 3 3 0,1 0,1 0,12 0,12 10/20/2011 2,5 2,5 3 3 0,1 0,1 0,12 1,5 10/21/2011 2,5 2,5 3 3 0,1 0,1 0,15 1,5 10/22/2011 2,5 2,5 3 1,5 0,12 0,1 0,15 0,1 10/23/2011 3 2,5 3 1,5 0,12 0,1 0,15 0,1 10/24/2011 3 3 3 1,5 0,12 0,1 0,15 0,1 10/25/2011 3 3 3 1,5 0,12 0,1 0,15 0,1 10/26/2011 3 3 3 1,5 0,12 0,12 0,15 0,1 10/27/2011 3 3 3 1,5 0,12 0,12 0,15 0,1 10/28/2011 1 3 1,5 2 0,07 0,12 0,7 0,15 10/29/2011 1 1,5 1,5 2 0,07 0,7 0,7 0,15 10/30/2011 1,5 1,5 1,5 2 0,07 0,7 0,7 0,15 10/31/2011 1,5 1,5 2 2 0,07 0,7 0,7 0,15 11/1/2011 1,5 2 2 2 0,07 0,7 0,7 0,15 11/2/2011 2 2 2 2 0,1 0,7 0,1 0,15 11/3/2011 2 2 2 2 0,1 0,1 0,1 0,15 11/4/2011 2 2 2 2 0,1 0,1 0,1 0,15 11/5/2011 2 2 2 2 0,1 0,1 0,1 0,15 11/6/2011 2,5 2 2 2 0,1 0,1 0,1 0,15 11/7/2011 2,5 2 2 2 0,1 0,1 0,1 0,15 11/8/2011 2,5 2 2 3 0,1 0,1 0,15 0,18 11/9/2011 2,5 2 2 3 0,1 0,12 0,15 0,18 11/10/2011 2,5 2 2 3 0,12 0,12 0,15 0,18 11/11/2011 3 2 2 3 0,12 0,12 0,15 0,18 11/12/2011 3 2 2 3 0,12 0,12 0,15 0,18 11/13/2011 3 2 2 2 0,12 0,12 0,15 0,12 11/14/2011 3 2 2 2 0,12 0,12 0,15 0,12 Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp . 56
  65. 11/15/2011 3 2,5 2 2 0,12 0,12 0,15 0,12 11/16/2011 2 2,5 2 2 0,1 0,12 0,18 0,12 11/17/2011 2 2,5 2 2 0,1 0,12 0,18 0,12 11/18/2011 2 2,5 2 2 0,1 0,12 0,18 0,12 11/19/2011 2 2,5 2,5 2 0,1 0,12 0,18 0,12 11/20/2011 2 2,5 2,5 2,5 0,1 0,12 0,18 0,15 11/21/2011 2 2,5 2,5 2,5 0,15 0,12 0,18 0,15 11/22/2011 2 2,5 2,5 2,5 0,15 0,12 0,18 0,15 11/23/2011 2,5 2,5 2,5 2,5 0,15 0,12 0,18 0,15 11/24/2011 2,5 2,5 2,5 2,5 0,15 0,12 0,18 0,18 11/25/2011 2,5 3 2,5 3 0,15 0,12 0,18 0,18 11/26/2011 2,5 3 2,5 3 0,18 0,18 0,18 0,18 11/27/2011 2,5 3 2,5 3 0,18 0,18 0,18 0,18 11/28/2011 2,5 3 3 3 0,18 0,18 0,18 0,18 11/29/2011 2,5 3 3 3 0,18 0,18 0,18 0,18 11/30/2011 2,5 3 3 3 0,18 0,18 0,18 0,18 TB 1,7261 1,7776 1,9417 2,0126 0,1117 0,1243 0,1232 0,1198 Min 3 3 3 3,5 0,7 0,7 0,7 1,5 Max 0,3 0,3 0,3 0,3 0,03 0,03 0,005 0,03 SD 0,83952 0,83004 0,81943 0,90731 0,10261 0,15005 0,12475 0,17619 SE 0,15 0,15 0,15 0,17 0,02 0,03 0,02 0,03 Phụ lục : Chỉ số thể tích Chỉ số thể tích biofloc (đơn vị đo (ml)) BFT80 BFT90 BFT100 Ngày Nhiệt độ 3 7 10 1 5 11 4 8 12 8/21/2011 27 1,5 2 1 1 1 1,5 2 3 2 8/22/2011 27,5 2,5 3 2 2 2 2,5 4 5 4 8/23/2011 27,5 2,5 4 3 3 3 3,5 5 6,5 6 8/24/2011 28 3 5 3,5 4 3 4 6 7 7,5 8/25/2011 27,5 3 5 3,5 5 3,5 4 6 7 7,5 8/26/2011 26 4,5 5,5 4 6 5 5 6,5 7,5 8 8/27/2011 27,5 4,5 5,5 4 6 5 5 6,5 7,5 8 8/28/2011 28 6 6,5 6 7 6,5 6 7,5 9 10 8/29/2011 28,5 7,5 7 8 7,5 8 7,5 9 10,5 12 8/30/2011 30 7,5 7 8 7,5 8 7,5 9 10,5 12 8/31/2011 30,5 6 6,5 6 7 6,5 6 7,5 9 10 9/1/2011 31 4,5 5,5 4 6 5 5 6,5 7,5 8 9/2/2011 31 3 5 3,5 5 3,5 4 6 7 7,5 Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp . 57
  66. 9/3/2011 30 2,5 4 3 3 3 3,5 5 6,5 6 9/4/2011 29 1,5 2 1 1 1 1,5 2 3 2 Min 26 1,5 2 1 1 1 1,5 2 3 2 Min 31 7,5 7 8 7,5 8 7,5 9 10,5 12 Trung bình 28,6 4,0 4,9 4,0 4,7 4,3 4,4 5,9 7,1 7,4 SD 1,561 1,991 1,628 2,150 2,275 2,267 1,850 2,089 2,230 3,056 Chỉ số thể tích biofloc (đơn vị đo (ml)) BFT80 BFT90 BFT100 Ngày/tháng Nhiệt độ 3 7 10 1 5 11 4 8 12 10/24/2011 24 1,5 2 1 1 1 1,5 2 3 2 10/25/2011 23 2,5 3 2 2 2 2,5 4 5 4 10/26/2011 23 2,5 4 3 3 3 3,5 5 6,5 6 10/27/2011 24 3 5 3,5 4 3 4 6 7 7,5 10/28/2011 23 3 5 3,5 5 3,5 4 6 7 7,5 10/29/2011 22 3 5 3,5 5 3,5 4 6 7 7,5 10/30/2011 22,5 4,5 5,5 4 6 5 5 6,5 7,5 8 10/31/2011 23 4,5 5,5 4 6 5 5 6,5 7,5 8 11/1/2011 23 4,5 5,5 4 6 5 5 6,5 7,5 8 11/2/2011 23 3 5 3,5 5 3,5 4 6 7 7,5 11/3/2011 24 3 5 3,5 5 3,5 4 6 7 7,5 11/4/2011 23,5 3 5 3,5 4 3 4 6 7 7,5 11/5/2011 24 2,5 4 3 3 3 3,5 5 6,5 6 11/6/2011 24 2,5 3 2 2 2 2,5 4 5 4 11/7/2011 24 1,5 2 1 1 1 1,5 2 3 2 Min 22 1,5 2 1 1 1 1,5 2 3 2 Max 24 4,5 5,5 4 6 5 5 6,5 7,5 8 TB 23,3 3,0 4,3 3,0 3,9 3,1 3,6 5,2 6,2 6,2 SD 0,645 0,935 1,236 1,018 1,767 1,274 1,137 1,520 1,522 2,153 Phụ lục : Thức ăn Thức ăn (g/ngày) Ngày /tháng Đối chứng (g) BFT100 BFT90 BFT80 7/10/2011 75 75 75 75 7/11/2011 75 75 75 75 7/12/2011 75 75 75 75 7/13/2011 75 75 75 75 7/14/2011 75 75 75 75 Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp . 58
  67. 7/15/2011 75 75 75 75 7/16/2011 75 75 75 75 7/17/2011 75 75 75 75 7/18/2011 75 75 75 75 7/19/2011 75 75 75 75 7/20/2011 75 75 75 75 7/21/2011 150 150 135 120 7/22/2011 150 150 135 120 7/23/2011 150 150 135 120 7/24/2011 150 150 135 120 7/25/2011 150 150 135 120 7/26/2011 150 150 135 120 7/27/2011 150 150 135 120 7/28/2011 150 150 135 120 7/29/2011 150 150 135 120 7/30/2011 150 150 135 120 7/31/2011 150 150 135 120 8/1/2011 150 150 135 120 8/2/2011 150 150 135 120 8/3/2011 150 150 135 120 8/4/2011 150 150 135 120 8/5/2011 200 200 180 160 8/6/2011 200 200 180 160 8/7/2011 200 200 180 160 8/8/2011 200 200 180 160 8/9/2011 200 200 180 160 8/10/2011 200 200 180 160 8/11/2011 200 200 180 160 8/12/2011 340 340 306 272 8/13/2011 340 340 306 272 8/14/2011 340 340 306 272 8/15/2011 340 340 306 272 8/16/2011 340 340 306 272 8/17/2011 340 340 306 272 8/18/2011 340 340 306 272 8/19/2011 340 340 306 272 8/20/2011 400 400 360 320 8/21/2011 400 400 360 320 8/22/2011 400 400 360 320 8/23/2011 600 600 540 484 8/24/2011 600 600 540 484 Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp . 59
  68. 8/25/2011 600 600 540 484 8/26/2011 600 600 540 484 8/27/2011 600 600 540 484 8/28/2011 700 700 630 530 8/29/2011 700 700 630 530 8/30/2011 700 700 630 530 8/31/2011 700 700 630 530 9/1/2011 700 700 630 530 9/2/2011 700 700 630 530 9/3/2011 700 700 630 530 9/4/2011 700 700 630 530 9/5/2011 700 700 630 530 9/6/2011 700 700 630 530 9/7/2011 700 700 630 530 9/8/2011 850 850 750 680 9/9/2011 850 850 750 680 9/10/2011 850 850 750 680 9/11/2011 850 850 750 680 9/12/2011 850 850 750 680 9/13/2011 850 850 750 680 9/14/2011 850 850 750 680 9/15/2011 1000 1000 900 800 9/16/2011 1000 1000 900 800 9/17/2011 1000 1000 900 800 9/18/2011 1000 1000 900 800 9/19/2011 1000 1000 900 800 9/20/2011 1000 1000 900 800 9/21/2011 1000 1000 900 800 9/22/2011 1000 1000 900 800 9/23/2011 1000 1000 900 800 9/24/2011 1000 1000 900 800 9/25/2011 1000 1000 900 800 9/26/2011 1000 1000 900 800 9/27/2011 1000 1000 900 800 9/28/2011 1000 1000 900 800 9/29/2011 1000 1000 900 800 9/30/2011 1000 1000 900 800 10/1/2011 1000 1000 900 800 10/2/2011 1000 1000 900 800 10/3/2011 1000 1000 900 800 10/4/2011 1000 1000 900 800 Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp . 60
  69. 10/5/2011 1000 1000 900 800 10/6/2011 1000 1000 900 800 10/7/2011 1000 1000 900 800 10/8/2011 1100 1100 990 880 10/9/2011 1100 1100 990 880 10/10/2011 1100 1100 990 880 10/11/2011 1100 1100 990 880 10/12/2011 1100 1100 990 880 10/13/2011 1100 1100 990 880 10/14/2011 1100 1100 990 880 10/15/2011 1100 1100 990 880 10/16/2011 1100 1100 990 880 10/17/2011 1100 1100 990 880 10/18/2011 1100 1100 990 880 10/19/2011 1100 1100 990 880 10/20/2011 1100 1100 990 880 10/21/2011 1100 1100 990 880 10/22/2011 1100 1100 990 880 10/23/2011 1100 1100 990 880 10/24/2011 1100 1100 990 880 10/25/2011 1100 1100 990 880 10/26/2011 1100 1100 990 880 10/27/2011 1100 1100 990 880 10/28/2011 1100 1100 990 880 10/29/2011 1100 1100 990 880 10/30/2011 1100 1100 990 880 10/31/2011 550 550 495 440 11/1/2011 550 550 495 440 11/2/2011 550 550 495 440 11/3/2011 550 550 495 440 11/4/2011 550 550 495 440 11/5/2011 550 550 495 440 11/6/2011 550 550 495 440 11/7/2011 550 550 495 440 11/8/2011 550 550 495 440 11/9/2011 550 550 495 440 11/10/2011 550 550 495 440 11/11/2011 550 550 495 440 11/12/2011 550 550 495 440 11/13/2011 550 550 495 440 11/14/2011 550 550 495 440 Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp . 61