Luận văn Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn, mật độ và độ mặn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá nâu (Scatophagus argus Linnaeus, 1766) nuôi tại Thừa Thiên Huế
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn, mật độ và độ mặn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá nâu (Scatophagus argus Linnaeus, 1766) nuôi tại Thừa Thiên Huế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- luan_van_nghien_cuu_anh_huong_cua_thuc_an_mat_do_va_do_man_l.pdf
Nội dung text: Luận văn Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn, mật độ và độ mặn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá nâu (Scatophagus argus Linnaeus, 1766) nuôi tại Thừa Thiên Huế
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG @&? HOÀNG NGHĨA MẠNH NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN, MẬT ĐỘ VÀ ĐỘ MẶN LÊN SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA CÁ NÂU (Scatophagus argus Linnaeus, 1766) NUÔI TẠI THỪA THIÊN HUẾ Mã số: 60.62.70 LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Nuôi trồng Thủy sản GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: PGS.TS. NGUYỄN ĐÌNH MÃO NHA TRANG - 2010
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu và kết quả trình bày trong luận văn hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công bố ở bất cứ công trình khoa học nào khác. Tác giả luận văn Hoàng Nghĩa Mạnh I
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ, động viên tận tình của giáo viên hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Đình Mão. Tác giả trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó. Xin chân thành cảm ơn anh Nguyễn Khoa Huy Sơn, anh Nguyễn Đức đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình bố trí thí nghiệm tại trại sản xuất giống và tại các ao nuôi thủy sản của gia đình. Xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng đào tạo Đại học và sau đại học, Khoa thủy sản Trường Đại học Nha Trang, quý thầy cô giáo trong và ngoài trường đã truyền đạt nhiều kiến thức quý báu và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Cuối cùng, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới quý thầy cô giáo Trường Đại học Nông Lâm Huế đã có những chỉ dạy, hướng dẫn tôi trong thời gian thực hiện đề tài. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn tới các em sinh viên và gia đình đã luôn hỗ trợ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. II
- MỤC LỤC Nội dung Trang Lời cam đoan I Lời cảm ơn II Mục lục III Danh mục các chữ viết tắt VI Danh mục các bảng VII Danh mục các hình VIII MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Đặc điểm sinh học của cá nâu (Scatophagus argus Linnaeus, 1766) 4 2.1.1. Đặc điểm phân loại và phân bố 4 2.1.2. Đặc điểm hình thái, cấu tạo 5 2.1.3. Đặc điểm sinh trưởng 6 2.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng 7 2.1.5. Đặc điểm sinh sản 7 2.2. Tình hình nghiên cứu cá nâu- Scatophagus argus 8 2.2.1. Nghiên cứu về phân loại, thành phần loài của cá nâu 8 2.2.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh học dinh dưỡng của cá nâu 9 2.2.3. Nghiên cứu đặc điểm sinh sản và kỹ thuật sản xuất giống cá nâu 11 2.2.4. Nghiên cứu nuôi thương phẩm cá nâu 13 2.3. Tình hình khai thác và nuôi cá nâu ở Thừa Thiên Huế 15 2.3.1. Tình hình khai thác cá nâu ở Thừa Thiên Huế 15 2.3.2. Nuôi cá nâu ở Thừa Thiên Huế 15 2.4. Tình hình nghiên cứu và sử dụng thức ăn trong nuôi thủy sản 16 2.4.1. Thức ăn giàu protein sử dụng trong nuôi trồng thủy sản 16 2.4.1.1. Đặc điểm dinh dưỡng của một số loại khô dầu 16 2.4.1.2. Đặc điểm của một số thức ăn giàu protein nguồn gốc động vật 17 2.3.2. Tình hình nghiên cứu về dinh dưỡng và thức ăn cá biển 19 Chương 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23 III
- 2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 23 2.2. Nội dung nghiên cứu 23 2.3. Vật liệu nghiên cứu 23 2.4. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu của đề tài 25 2.5. Phương pháp bố trí thí nghiệm 25 2.5.1. Thí nghiệm I: Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại thức ăn có tỷ lệ protein 25 khác nhau trong thành phần lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá nâu 2.5.2. Thí nghiệm II: Nghiên cứu ảnh hưởng của các mật độ nuôi lên sinh trưởng 27 và tỷ lệ sống của cá nâu 2.5.3. Thí nghiệm III: Nghiên cứu ảnh hưởng của các mức độ mặn khác nhau lên 27 sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá nâu 2.5.4. Quản lý chăm sóc cá trong giai, bể thí nghiệm 28 2.6. Phương pháp chế biến thức ăn 28 2.7. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu 29 2.7.1. Phương pháp theo dõi các yếu tố môi trường 29 2.7.2. Phương pháp xác định tốc độ tăng trưởng của cá 29 2.7.3. Các công thức xác định thông số thí nghiệm 29 2.7.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 30 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 31 3.1. Sự biến động của một số yếu tố môi trường trong thí nghiệm 31 3.1.1. Nhiệt độ 31 3.1.2. Độ mặn 32 3.1.3. pH 32 3.1.4. Oxy hòa tan 33 3.1.5. Khí NH3 33 3.2. Ảnh hưởng của các loại thức ăn có tỷ lệ protein khác nhau trong thành phần 34 lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá nâu 3.2.1. Ảnh hưởng của các loại thức ăn có tỷ lệ protein khác nhau trong thành phần 34 lên sinh trưởng của cá nâu 3.2.2. Ảnh hưởng của các loại thức ăn có tỷ lệ protein khác nhau trong thành phần 40 lên tỷ lệ sống và hệ số chuyển hóa thức ăn của cá nâu IV
- 3.3. Ảnh hưởng của mật độ nuôi lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá nâu 42 3.3.1. Ảnh hưởng của các mức mật độ khác nhau lên sinh trưởng của cá nâu 42 3.3.2. Ảnh hưởng của các mức mật độ khác nhau lên tỷ lệ sống của cá nâu 46 3.3.3. Sự phân cỡ của cá nâu (Scatophagus argus) ở các mật độ khác nhau 47 3.4. Ảnh hưởng của các mức độ mặn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá nâu 50 3.4.1. Ảnh hưởng của các mức độ mặn khác nhau lên sinh trưởng của cá nâu 50 3.4.2. Ảnh hưởng của các mức độ mặn khác nhau lên tỷ lệ sống của cá nâu 54 3.4.3. Sự phân cỡ của cá nâu (Scatophagus argus) ở các độ mặn khác nhau 55 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO 61 PHỤ LỤC 67 V
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT KL : Khối lượng. CD : Chiều dài. WS : (Start Weight) khối lượng cá khi bắt đầu thí nghiệm. Ls : (Start Length) chiều dài của cá khi bắt đầu thí nghiệm. We : (End Weight) khối lượng cá khi kết thúc thí nghiệm. Le : (Start Length) chiều dài của cá khi kết thúc thí nghiệm. WG (%) : (Weight gain) mức tăng khối lượng tương đối. LG (%) : (Legth gain) mức tăng chiều dài tương đối. DGRw (g/ngày) : (Daily Growth Rate of Weight) tốc độ tăng trưởng khối lượng. DGRL (cm/ngày): (Daily Growth Rate of Length) tốc độ tăng trưởng chiều dài. Cv (%) : (Coefficient of variation) hệ số biến động. DGI (%/ngày) : (Daily Growth Index) chỉ số sinh trưởng hàng ngày. BC : Bột cá. BB : Bột bắp. ĐN : Bột đậu nành. CG : Cám gạo. BM : Bột mì. CT1 : Công thức thức ăn có tỷ lệ protein 20% trong khẩu phần. CT2 : Công thức thức ăn có tỷ lệ protein 25% trong khẩu phần. CT3 : Công thức thức ăn có tỷ lệ protein 30% trong khẩu phần. CT4 : Công thức thức ăn có tỷ lệ protein 35% trong khẩu phần. FCR : (Feed conversion ratio) hệ số chuyển hóa thức ăn. FI : (Feed intake) lượng thức ăn cá ăn vào. SR : (Survival rate) tỷ lệ sống. RGL : (Raletive Gut Length) tương quan giữa chiều dài thân và chiều dài ruột. VI
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Trang Bảng 1: Thành phần dinh dưỡng của nhóm thức ăn giàu protein nguồn gốc thực vật 17 Bảng 2: Thành phần dinh dưỡng của nhóm thức ăn giàu protein nguồn gốc động vật 17 Bảng 3: Các nhu cầu protein và năng lượng của một số loài cá biển 20 Bảng 4: Nhu cầu acid amin không thể thay thế của một số loài cá biển (%Protein) 21 Bảng 5: Nhu cầu lipid, acid béo, carbohydrate, vitamin và khoáng của cá biển 22 Bảng 6: Thành phần dinh dưỡng của các nguyên liệu dùng phối trộn thức ăn 25 Bảng 7: Thành phần nguyên liệu của các công thức thức ăn trong thí nghiệm 26 Bảng 8: Biến động của một số yếu tố môi trường trong thí nghiệm 31 Bảng 9: Thành phần dinh dưỡng cơ bản của các loại thức ăn thí nghiệm 34 Bảng 10: Một số chỉ tiêu sinh trưởng của cá nâu trong thí nghiệm I 35 Bảng 11: Tỷ lệ sống và hệ số chuyển hóa thức ăn của cá ở các nghiệm thức thức ăn 40 Bảng 12: Một số chỉ tiêu sinh trưởng của cá nâu trong thí nghiệm II 42 Bảng 13: Tỷ lệ sống của cá nâu ở các mật độ nuôi khác nhau 46 Bảng 14: Sự phân cỡ của cá nâu ở các mật độ nuôi khác nhau 47 Bảng 15: Một số chỉ tiêu sinh trưởng của cá nâu trong thí nghiệm III 50 Bảng 16: Tỷ lệ sống của cá nâu ở các mức độ mặn khác nhau 54 Bảng 17: Sự phân cỡ của cá nâu ở các nghiệm thức độ mặn khác nhau 55 VII
- DANH MỤC CÁC HÌNH Hình Trang Hình 1: Bản đồ phân bố của cá nâu (Scatophagus argus) trên thế giới 5 Hình 2: Cá nâu (Scatophagus argus) 5 Hình 3: Một số loài thuộc họ cá Nâu – Scatopagiidae 9 Hình 4: Bể thí nghiệm 23 Hình 5: Giai nuôi thí nghiệm 24 Hình 6: Khung cho cá ăn 24 Hình 7: Sơ đồ nghiên cứu tổng thể của đề tài 25 Hình 8: Sự tăng trưởng khối lượng của cá nâu các đợt kiểm tra ở thí nghiệm I 37 Hình 9: Mức tăng khối lượng tương đối WG (%) ở thí nghiệm I 37 Hình 10: Tốc độ tăng khối lượng hàng ngày DGRw (g/ngày) ở thí nghiệm I 37 Hình 11: Chỉ số sinh trưởng hàng ngày DGI (%/ngày) ở thí nghiệm I 37 Hình 12: Sự tăng trưởng chiều dài của cá nâu các đợt kiểm tra ở thí nghiệm I 38 Hình 13: Mức tăng chiều dài tương đối LG (%) ở thí nghiệm I 38 Hình 14: Tốc độ tăng chiều dài hàng ngày DGRL (cm/ngày) ở thí nghiệm I 38 Hình 15: Tỷ lệ sống của cá nâu ở thí nghiệm I 38 Hình 16: Ảnh hưởng của hàm lượng protein trong thức ăn đến mức tăng khối 39 lượng và chiều dài tương đối (WG và LG) của cá nâu Hình 17: Ảnh hưởng của hàm lượng protein trong thức ăn đến tốc độ tăng trưởng 40 Hình 18: Ảnh hưởng của hàm lượng protein trong thức ăn đến chỉ số 40 sinh trưởng của cá nâu Hình 19: Ảnh hưởng của hàm lượng protein trong thức ăn đến hệ số 40 chuyển hóa thức ăn của cá nâu Hình 20: Sự tăng trưởng khối lượng của cá nâu các đợt kiểm tra ở thí nghiệm II 44 Hình 21: Mức tăng khối lượng tương đối WG (%) ở thí nghiệm II 44 Hình 22: Tốc độ tăng khối lượng hàng ngày DGRw (g/ngày) ở thí nghiệm II 44 Hình 23: Chỉ số sinh trưởng hàng ngày DGI (%/ngày) ở thí nghiệm II 44 Hình 24: Sự tăng trưởng chiều dài của cá nâu các đợt kiểm tra ở thí nghiệm II 45 Hình 25: Mức tăng chiều dài tương đối LG (%) ở thí nghiệm II 45 VIII
- Hình 26: Tốc độ tăng chiều dài hàng ngày DGRL (cm/ngày) ở thí nghiệm II 45 Hình 27: Tỷ lệ sống của cá nâu ở thí nghiệm II 45 Hình 28: Sự phân cỡ về chiều dài của cá nâu ở các mật độ nuôi 48 Hình 29: Sự phân cỡ về khối lượng của cá nâu ở các mật độ nuôi 49 Hình 30: Sự tăng trưởng khối lượng của cá nâu các đợt kiểm tra thí nghiệm III 52 Hình 31: Mức tăng khối lượng tương đối WG (%) ở thí nghiệm III 52 Hình 32: Tốc độ tăng khối lượng hàng ngày DGRw (g/ngày) ở thí nghiệm III 52 Hình 33: Chỉ số sinh trưởng hàng ngày DGI (%/ngày) ở thí nghiệm III 52 Hình 34: Sự tăng trưởng chiều dài của cá nâu các đợt kiểm tra ở thí nghiệm III 53 Hình 35: Mức tăng chiều dài tương đối LG (%) ở thí nghiệm III 53 Hình 36: Tốc độ tăng chiều dài hàng ngày DGRL (cm/ngày) ở thí nghiệm III 53 Hình 37: Tỷ lệ sống (%) của cá nâu ở thí nghiệm III 53 Hình 38: Sự phân cỡ chiều dài của cá nâu ở các mức độ mặn 57 Hình 39: Sự phân cỡ khối lượng của cá nâu ở các mức độ mặn 58 IX
- MỞ ĐẦU Cá nâu (Scatophagus argus) là một đối tượng có giá trị kinh tế. Cá có nhiều ưu điểm như giá trị thương phẩm cao, rộng muối, sức sống cao, thức ăn chủ yếu thực vật thủy sinh, mùn bã hữu cơ và là đối tượng mang những nét đặc trưng riêng ở vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai [10]. Do tập tính ăn tạp của cá, nên loài cá nâu rất có triển vọng trong nuôi kết hợp với các loài cá khác, nhất là trong mô hình tôm - rừng. Cá nâu còn được nuôi làm cá cảnh [4]. Hiện nay, nguồn lợi cá nâu tự nhiên ở khu vực đầm phá Tam Giang - Cầu Hai giảm sút nghiệm trọng cần có những nghiên cứu để phát triển nuôi thương phẩm đối tượng này nhằm giảm tải khai thác nguồn lợi cá nâu từ tự nhiên [19]. Ngư dân vùng đầm phá Tam Giang từ lâu đã rất gần gũi với đối tượng này, với họ cá nâu được biết đến như một đối tượng nuôi ghép không thể thiếu trong các ao nuôi tôm. Trong những năm gần đây, sự thất bại trong nuôi tôm sú đã khiến nhiều ngư dân trắng tay thì cá nâu đã hiện diện như một đối tượng cứu giúp cho ngư dân. Tại Thừa Thiên Huế, nguồn giống cá nâu chủ yếu thu gom từ tự nhiên ở cửa biển Thuận An và Tư Hiền của đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 10 âm lịch hàng năm [16; 34]. Nuôi cá nâu ở phá Tam Giang - Cầu Hai rất phổ biến và nuôi ở các mô hình nuôi nhỏ, nuôi trong ao và trong lồng. Việc đưa cá nâu vào nuôi rộng rãi sẽ góp phần làm đa dạng đối tượng nuôi, giảm áp lực lên đối tượng tôm sú, đồng thời làm tăng tính hiệu quả và bền vững cho nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, việc tiến hành nuôi cá nâu hoàn toàn không đơn thuần với ngư dân, bởi người nuôi còn gặp nhiều khó khăn như (i) không chủ động con giống; (ii) sử dụng thức ăn chưa hợp lý; (iii) mật độ nuôi chưa phù hợp và (iv) năng suất, hiệu quả nuôi còn thấp. Có rất nhiều lý giải của các nhà khoa học về nguyên nhân của vấn đề này như hạn chế kiến thức về đặc điểm sinh học, môi trường sống và quy trình kỹ thuật nuôi thương phẩm đối tượng này. Minh chứng rõ nét cho khó khăn trong nuôi cá nâu là ngư dân thường thất bại trong việc ương nuôi, lưu giữ nguồn giống tự nhiên qua các mùa mưa lũ; đặc biệt, những năm vừa qua ngư dân vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai gặp phải hiện tượng cá chết trắng trong ao nuôi vào các khoảng thời gian có sự thay đổi về độ mặn và nhiệt độ nước đầm nuôi. 1
- Sinh trưởng của cá liên quan đến sự sắp xếp của các mô cơ, mô mỡ, biểu mô và mô liên kết. Cá sinh trưởng nhanh hay chậm phụ thuộc phần lớn vào khẩu phần thức ăn, ngoài ra còn có một số yếu tố khác như loài, giới tính, tuổi, mật độ nuôi, môi trường sống và điều kiện quản lý chăm sóc [1]. Thức ăn trong nuôi trồng thủy sản thường chiếm 30 đến 60% chi phí sản xuất [45]. Thức ăn không chỉ tác động đến sinh trưởng của cá, mà còn tác động đến hiệu quả kinh tế của ngư dân. Mặt khác, các nghiên cứu về cá nâu còn rất hạn chế, chủ yếu tập trung vào phân loại, mô tả và một số dẫn liệu chung về sinh học, còn nghiên cứu chuyên sâu về dinh dưỡng và nuôi thịt cá nâu hầu như còn rất ít. Như vậy, để nuôi cá nâu đạt hiệu quả cao không chỉ cần con giống tốt mà thức ăn, mật độ nuôi và yếu tố sinh thái môi trường đóng vai trò vô cùng quan trọng, đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn, mật độ và độ mặn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá nâu (Scatophagus argus Linnaeus, 1766) nuôi tại Thừa Thiên Huế” sẽ góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho nuôi thương phẩm cá nâu ở Thừa Thiên Huế. Mục tiêu của đề tài: Tìm hiểu được mức protein có trong khẩu phần ăn, mật độ nuôi và độ mặn thích hợp cho sinh trưởng, tỷ lệ sống của cá nâu trong nuôi thương phẩm. Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm giảm chi phí thức ăn bằng cách nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn và nâng cao tốc độ sinh trưởng, tỷ lệ sống của cá nâu bằng việc xác định nuôi với mật độ và độ mặn phù hợp nhằm tăng lợi nhuận cho người nuôi. Đồng thời, xây dựng nên các chỉ tiêu kỹ thuật trong nuôi thương phẩm cá nâu phù hợp với điều kiện sinh thái vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai. Để đạt các mục tiêu trên đề tài đã thực hiện những nội dung nghiên cứu sau: 1- Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại thức ăn có tỷ lệ protein khác nhau trong khẩu phần lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá nâu. 2- Nghiên cứu ảnh hưởng của các mật độ nuôi khác nhau lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá nâu. 3- Nghiên cứu ảnh hưởng của các mức độ mặn khác nhau lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá nâu. 2
- Trong quá trình thực hiện đề tài, mặc dù đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn, các thầy cô giáo và các em sinh viên, cùng với sự nỗ lực của bản thân nhưng luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp để luận văn hoàn thiện hơn. Nha Trang, tháng 12 năm 2010. 3
- Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Đặc điểm sinh học của cá nâu (Scatophagus argus Linnaeus, 1766) 2.1.1. Đặc điểm phân loại và phân bố · Phân loại Theo Mai Đình Yên (1992) cá nâu có tên khoa học (Scatophagus argus Linnaeus, 1766) thuộc giống cá nâu Scatophagus Cuvier, 1830 và họ cá nâu Scatophagidae. Cá có hệ thống phân loại như sau [38]: Ngành phụ: Động vật có xương sống - Vertebrata Lớp: Cá xương - Osteichthyes Bộ: Cá Vược - Perciformes Họ: Cá Nâu - Scatophagidae Giống: Cá Nâu - Scatophagus Loài: Cá Nâu - Scatophagus argus Linnaeus, 1766 Tên phổ thông: Cá Nâu Tên địa phương: Cá Nâu, Cá Nầu. · Phân bố - Trên thế giới: Theo tài liệu FAO (1998), cá Nâu sống cùng các rạn san hô ở biển và phân bố cả ở nước ngọt, lợ và mặn. Chúng sống ở độ sâu từ 1- 4m, nhiệt độ phân bố 20- 280C. Trên thế giới chúng thường phân bố ở Ấn Độ, Ôxtrâylia, XriLanca, Malaixia, Philippin, Thái Lan, Cămpuchia và Trung Quốc [41; 55]. - Ở Việt Nam: Cá Nâu phân bố chủ yếu ở Vịnh Bắc Bộ, Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Cá Nâu thường sống ở các bãi đá ngầm, bến cảng, các vịnh tự nhiên, vùng rừng ngập mặn ven biển, vùng cửa sông và cả vùng hạ lưu các con suối [5; 19]. Ở Thừa Thiên Huế, cá Nâu có mặt ở tất cả hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Lăng Cô, vùng ven biển và cửa sông. Cá có sản lượng lớn ở các địa phương có cửa sông thông ra biển như: Vinh Hiền (cửa Tư Hiền); Thuận An. Chúng có đặc tính phân bố theo bầy đàn, sống nơi có giá thể như các hốc, rễ cây trong các ao, đầm, sông, bãi triều và những vùng nước lợ, mặn [19]. 4
- Hình 1: Bản đồ phân bố của cá nâu (Scatophagus argus) trên thế giới [55]. 2.1.2. Đặc điểm hình thái, cấu tạo Cá Nâu- Scatophagus argus có thân ngắn, cao và rất dẹp bên, nhìn ngang gần như tròn. Viền trước vây lưng dốc đứng xuống và có vết lõm sau mắt. Đầu nhỏ và ngắn. Miệng trước nhỏ, rạch nằm ngang, ngắn, không kéo dài tới viền trước mắt. Trên hàm có răng nhỏ, mịn. Rãnh sau môi trên gián đoạn ở giữa. Mắt lớn vừa nằm trên đường ngang kẻ từ góc miệng và gần như cách đều giữa mõm và điểm cuối nắp mang. Khoảng cách 2 mắt cong lồi và tương đương 1,5 lần đường hình mắt [19]. Hình 2: Cá nâu (Scatophagus argus) Lỗ mũi trước tròn, dẹt. Cạnh trước xương lệ có răng cưa, xương nắp mang có một gai. Màng mang hẹp và liền với eo. Rìa tia vây lưng và vây hậu môn gần như thẳng đứng. Viền đuôi thẳng đứng hoặc hơi lồi. Khởi điểm vây lưng nằm ngang phần cuối nắp mang, gai cứng nhọn, gai thứ IV, V và VI dài hơn các gai khác. Trước gốc vây 5
- lưng có một gai không cử động được, có hướng về phía đầu. Khởi điểm của vây hậu môn dưới phần gai cứng sau của tia vây lưng [19]. Vẩy lược nhỏ, phủ khắp thân, đầu, gốc vây hậu môn, vây lưng và vây đuôi. Đường bên hoàn toàn, từ lỗ mang cong lên phía lưng sau đó chạy vào giữa cán đuôi. Lưng có màu xanh nhạt, bụng trắng. Thân có các đốm tròn màu nâu lớn nhỏ, kích thước không giống nhau, sắp xếp xen kẽ trên cơ thể. Các đốm này nhạt dần về phía bụng. Rìa vây lưng đen thẫm, màng vây nhạt. Tia phân nhánh vây lưng, vây hậu môn và vây đuôi có vân đen nhạt [5]. 2.1.3. Đặc điểm sinh trưởng Theo Dương Thị Nga (2008) cấu trúc nhóm tuổi của cá nâu gồm 5 nhóm: nhóm tuổi 0+ chiếm 13,2% quần đàn, cá có chiều dài dao động từ 56 - 85 mm và khối lượng tương ứng từ 14 - 58g; nhóm tuổi 1+ chiếm 20,2% quần đàn, cá có chiều dài dao động từ 92 - 145 mm và khối lượng tương ứng 70 - 265 g; nhóm tuổi 2+ chiếm 31,7% quần đoàn, cá có chiều dài từ 143 - 200 mm và khối lượng tương ứng 270 - 745g; nhóm tuổi 3+ chiếm 29,3% quần đoàn, chiều dài từ 194 - 222 mm và khối lượng tương ứng 577 - 977g; nhóm tuổi 4+ chiếm 5,6% quần đàn, chiều dài từ 225 - 240 mm và khối lượng tương ứng là 780 - 1240g [19]. Tốc độ tăng trưởng về chiều dài của cá nâu cao nhất trong năm đầu đạt 97,7mm, năm thứ 2 tăng thêm 50,8mm (56,1%), năm thứ 3 tăng thêm 43,2mm (47,9%) và năm thứ 4 tăng thêm 28,6mm (31,6%). Như vậy, vào năm đầu của vòng đời cá tăng trưởng nhanh về chiều dài, sau đó tốc độ tăng trưởng của cá theo chiều dài chậm dần. Trong cùng một nhóm tuổi, tốc độ sinh trưởng của cá ở các nhóm tuổi khác nhau cũng đồng đều nhưng có sự chênh lệch giữa con đực và con cái. Từ một đến hai năm tuổi con đực có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn con cái. Sang tuổi 3 và 4 tốc độ tăng trưởng của con cái lại nhanh hơn con đực [19]. Phương trình tương quan giữa chiều dài và khối lượng thể hiện qua phương trình hàm mũ của R.J.H Beverton-S.J Holt (1956): W = 0,0571 x L3,1453. Phương trình sinh trưởng Von Bertalanffy (1954) về chiều dài và khối lượng của cá nâu [19]: -0,25(t+0,88) Về chiều dài: Lt = 328,9 [1 – e ] -0,038(t+0,017) 3,1453 Về khối lượng: Wt = 2641,1 [1 – e ] . 6
- 2.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng Thành phần thức ăn của cá Nâu rất đa dạng, gồm 28 loại đại diện cho 6 nhóm khác nhau (3 ngành Tảo và 2 ngành động vật không xương sống và mùn bã hữu cơ). Trong đó, ngành Tảo Silic - Bacillariophycophyta chiếm ưu thế về thành phần giống (15 giống), ngành Tảo Lam - Cyanophyta có 3 đại diện và ngành Tảo Đỏ - Rhodophycophyta có 1 đại diện. Trong thành phần thức ăn của cá Nâu còn gặp các đại diện của 2 ngành động vật không xương sống là ngành Giun đốt - Annelida và ngành Chân khớp - Arthropoda với mỗi ngành 4 đại diện [19; 34]. Cá Nâu ít chọn lọc thức ăn mà sử dụng nhiều loại thức ăn khác nhau có trong thuỷ vực. Thành phần thức ăn gồm cả thực vật lẫn động vật. Trong số những loài thức ăn phân tích được trong ống tiêu hóa, các ngành tảo chiếm ưu thế hơn về số lượng với 61,54 %, còn động vật chỉ chiếm 38,46 %. Điều đó cho thấy, cá Nâu thích ăn thực vật hơn động vật [19]. Các loại thức ăn như: Oscillatoria, Achnanthes, Polysiphonia, Amphora, Codonelliae, Cocconeis, Nitzschia, có mặt nhiều và tần số bắt gặp khá cao trong ống tiêu hoá của những cá thể thuộc các nhóm kích thước khác nhau. Có thể nói đây là những loại thức ăn ưa thích của cá Nâu. Một số loại thức ăn chỉ bắt gặp ở nhóm cá kích thước nhỏ, không thấy ở nhóm kích thước lớn như Phronimidae, Lycaeopsidae. Ngược lại, các đại diện như: Daphniiae, Stephanopyxis lại không thấy có mặt trong ống tiêu hoá của nhóm kích thước nhỏ. Có lẽ, thành phần thức ăn cá Nâu còn phụ thuộc vào từng thời kỳ khác nhau trong quá trình phát triển cá thể [19; 34; 28]. 2.1.5. Đặc điểm sinh sản · Xác định giới tính Trong cùng một quần đàn cá Nâu thành thục, kích cỡ cá cái thường lớn hơn cá đực. Cá cái nhỏ nhất thành thục có chiều dài 10,3 cm tương đương với khối lượng 40,5 g. Trong quần đàn cá Nâu thì tỉ lệ cá cái cao hơn cá đực. Cá Nâu là loài cá khó xác định giới tính bằng các đặc điểm hình thái bên ngoài. Tuy nhiên, có thể xác định bằng phương pháp giải phẫu để quan sát tuyến sinh dục. Khi quan sát chúng ta có thể thấy được một vài đặc điểm như (i) Cá cái có tuyến sinh dục phát triển thường bụng có kích thước to hơn kích thước bụng cá đực; (ii) nhìn ngang thân cá đực thường ốm và thon 7
- dài hơn cá cái; (iii) xương trán cá đực phát triển, nhô cao hơn con cái và đây cũng là kết quả nghiên cứu của Barry và Fast (1992) [28; 41]. · Sức sinh sản Sức sinh sản tuyệt đối và tương đối phụ thuộc chủ yếu vào hệ số thành thục và kích thước của cá. Cá có hệ số thành thục càng cao thì có sức sinh sản tuyệt đối càng lớn, đồng thời những cá có kích thước càng lớn thì sức sinh sản tương đối càng cao. Sức sinh sản tuyệt đối của cá Nâu rất cao, trung bình 519.547 ± 237.776 trứng/cá thể (dao động từ 215.000 - 1.073.733 trứng/cá cái) và sức sinh sản tương đối 1.915.579 ± 880.509 trứng/kg cá cái (dao động từ 891.505 - 3.365.934 trứng/kg cá cái) cho cá có khối lượng trung bình 294 ± 119 g/con. Sức sinh sản cá Nâu cao hơn đối với một số loài cá biển như cá Đối đất (Liza Subviridsis) 7.500-27.000 trứng/cá cái (Mohsin and Ambak, 1996) và cá Chẽm (Lates calcarifer Bloch, 1790) 8.658 - 42.487 trứng/cá cái (P.Kungvankij và ctv., 1986) [28]. · Mùa vụ sinh sản Mùa vù sinh sản của cá tự nhiên vào tháng 4- 5 và tháng 7- 8 hàng năm. Hệ số thành thục trung bình quần thể theo tháng cao nhất đạt 16,4% và hệ số thành thục cá thể lớn nhất đạt 27,2% [28]. Theo kết quả điều tra phỏng vấn người dân ven biển Thừa Thiên Huế thì cá Nâu giống thường xuất hiện vào khoảng tháng 5- 7 và 9-12 âm lịch hàng năm [19; 34]. 2.2. Tình hình nghiên cứu cá nâu- Scatophagus argus 2.2.1. Nghiên cứu về phân loại, thành phần loài của cá nâu Cá Nâu đã được mô tả bởi các tác giả như: Mai Đình Yên (1992); Khóa định loại của FAO; Nguyễn Văn Hảo, Ngô Sỹ Vân (2005) trong "Cá nước ngọt Việt Nam", tập 3; sách đỏ Việt Nam (1992), phần động vật. Về phân loại, Cá Nâu Scatophagus argus (Linnaeus, 1766) là loài duy nhất trong bốn loài thuộc họ Scatophagidae, bộ cá Vược Perciformes phân bố ở ven biển Việt Nam [5; 38; 55]. Họ cá Nâu - Scatophagiidae là một họ cá nhỏ thuộc bộ cá Vược Perciformes. Phân bố trên các vùng biển từ Ấn Độ đến Tây Thái Bình Dương. Họ cá Nâu có bốn loài (Hình 3). Ở một số địa phương cá Nâu còn có tên gọi khác như: Cá Nầu, cá nú, cá hói. Chúng thường phân bố ở vùng nước lợ và vùng cửa sông, là loài ăn thực vật (rong, tảo) phân hữu cơ và xác thối. 8
- Scatophagus argus Linnaeus, 1766 Selenotoca papuensis Fraser Brunner, 1938 Scatophagus tetracanthus Lacepede, 1802 Selenotoca multifasciata Richardson, 1846 Hình 3: Một số loài thuộc họ cá Nâu – Scatopagiidae [55]. 2.2.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh học dinh dưỡng của cá nâu Nguyễn Thanh Phương và ctv (2004) nghiên cứu đặc điểm sinh học dinh dưỡng cá nâu phân bố tại huyện Ngọc Hiển, Tỉnh Cà Mau. Kết quả khảo sát về đặc điểm hình thái cơ quan dinh dưỡng của cá nâu cho thấy cá có miệng nhỏ; rạch miệng nằm ngang và ngắn; môi co duỗi được; răng nhỏ và mịn; cá có bốn đôi cung mang và mỗi cung mang có hai hàng lược mang; màng mang hẹp và liền với eo mang; thực quản cá nhỏ và ngắn; dạ dày nhỏ, vách mỏng, mặt trong có nhiều nếp gấp; ruột nhỏ, vách mỏng và cuộn tròn. Tỷ lệ giữa chiều dài ruột và chiều dài thân cá là 2,88, cho thấy rằng cá nâu có thuộc tính ăn tạp. Kết quả phân tích thành phần thức ăn trong dạ dày và ruột cá nâu cho thấy thức ăn mùn bã hữu cơ chiếm 97,75%, các loài tảo chiếm 2,25%. Trong các loài tảo cá nâu sử dụng, các loài Coscinodiscus, Nitzchia, Lygbia, Closteria và Navicula chiếm ưu thế. Khi phân tích phát hiện thấy ở đầu ống tiêu hóa các tế bào tảo chứa đầy nguyên sinh chất nhưng khi phân tích ở phần ruột sau thì hầu hết chỉ còn vỏ tảo; đối với các loài tảo sợi thì trật tự sắp xếp của các tế bào tảo bị biến đổi và hầu như lực liên kết giữa chúng hết sức lỏng lẻo điều này cho thấy thành phần thực vật được cá tiêu hóa tốt [27]. 9
- Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Trịnh và ctv (1996) thì cá nâu ăn tạp thiên về thực vật, trong đó tảo lục Enteromophar và Chaetomophar có tần suất xuất hiện và khối lượng lớn trong ống tiêu hóa. Thức ăn tự nhiên của cá phụ thuộc rất nhiều yếu tố, trong đó các yếu tố có tính chất quyết định như cấu trúc ống tiêu hóa, thức ăn trong môi trường và giai đoạn phát triển của cá. Trên cơ sở giải phẩu hình thái cấu tạo ống tiêu hóa và kết quả của các tác giả nghiên cứu trong và ngoài nước có thể khẳng định cá nâu là loài ăn tạp thiên về thực vật [27]. Nguyễn thị Thư (2004) nghiên cứu đặc điểm sinh học dinh dưỡng cá nâu phân bố tại đầm phá Tam Giang - Thừa Thiên Huế. Kết quả cho thấy, ở tất cả các nhóm kích thước cá nâu khác nhau tỷ lệ chiều dài ruột so với chiều dài thân (RGL) RGL ≤ 1 (thể hiện tập tính ăn thịt) đều không bắt gặp ở một cá thể nào. Từ đó có thể kết luận cá Nâu không phải là loài ăn thịt. Ở nhóm cá có kích thước 2 - 5 cm tỷ lệ giữa chiều dài ruột và chiều dài thân có sự biến động khá lớn. Trong khi tần số xuất hiện tỷ lệ RGL nằm trong khoảng từ 1 đến 3 (thể hiện tính ăn tạp) chiếm 74,07% thì tần số xuất hiện tỷ lệ RGL > 3 chỉ chiếm 25,93%. Như vậy, ở nhóm cá có kích thước 2 - 5 cm, cá ăn tạp là chủ yếu, chỉ một số ít là ăn tạp thiên về thực vật. Đối với nhóm cá có kích thước 5 - 10 cm, tỷ lệ RGL đã có sự thay đổi khá rõ, tần số xuất hiện tỷ lệ RGL nằm trong khoảng từ 1 đến 3 cho tính ăn tạp chiếm 43,33%, tần số xuất hiện RGL >3 thể hiện tính ăn tạp thiên về thực vật chiếm 56,67%. Nhóm có kích thước lớn hơn 10 cm, sự thay đổi tỷ lệ RGL càng thể hiện rõ nét hơn. Tần số xuất hiện RGL > 3 thể hiện tính ăn tạp thiên về thực vật chiếm 64%, tần số xuất hiện tỷ lệ RGL nằm trong khoảng từ 1 đến 3 cho tính ăn tạp chiếm chiếm 36%. Qua kết nghiên cứu, có thể kết luận rằng, khi kích thước tăng dần, cá Nâu chuyển dần từ tập tính ăn tạp sang ăn tạp thiên về thực vật [34]. Cá Nâu ít chọn lọc thức ăn mà sử dụng nhiều loại thức ăn khác nhau có trong thuỷ vực. Thành phần thức ăn gồm cả thực vật lẫn động vật. Trong số những loại thức ăn phân tích được, các ngành tảo chiếm ưu thế hơn về số lượng, còn động vật và mùn bã hữu cơ chỉ chiếm một phần nhỏ. Điều đó cho thấy, cá Nâu thích ăn thực vật hơn động vật. Thành phần thức ăn của cá Nâu rất đa dạng, gồm 19 loại đại diện cho 6 nhóm khác nhau (4 ngành Tảo và 2 ngành động vật không xương sống và mùn bã hữu cơ). Trong đó, ngành Tảo Silic - Bacillariophycophyta chiếm ưu thế về thành phần (11 chi), ngành Tảo Lam - Cyanophyta có 1 chi, Ngành Tảo Lục - Chlorophyta có 2 chi và ngành Tảo 10
- Đỏ - Rhodophycophyta có 2 chi. Trong thành phần thức ăn của cá Nâu còn gặp các đại diện của 2 ngành động vật không xương sống là ngành Giun đốt - Annelida với đại diện là lớp giun nhiều tơ và và ngành Chân khớp - Arthropoda đại diện là nhóm giáp xác chân chèo Copepoda [19; 34]. 2.2.3. Nghiên cứu đặc điểm sinh sản và kỹ thuật sản xuất giống cá nâu Barry T.P. (1991) nghiên cứu tạo tinh cho cá nâu bằng 17ά- Methytestosterone trước khi sử dụng LHRHa. Cá đực trưởng thành có chiều dài 12 cm, khối lượng 100- 450 g; cá được đánh bắt ở vùng biển phía nam đảo Panay của Philipines. Tiến hành thực hiện các thí nghiệm. Thí nghiệm 1: Mẫu cá dùng để sản xuất tinh chia làm 4 nhóm (i) đối chứng (không sử dụng hormone); (ii) sử dụng LHRHa với lượng 10µg; (iii) sử dụng 17ά- Methytestosterone với lượng 1mg và (iv) 1 mg 17ά- Methytestosterone + 10µg LHRHa; mỗi nhóm thí nghiệm có 4 cá thể. Thí nghiệm 2: Đánh giá ảnh hưởng của hormone HCG lên sự tạo tinh của cá với liều lượng 5 và 10 IU/g; mẫu cá được chia làm 3 nhóm (i) tiêm HCG với lượng 5 IU/g, (ii) tiêm HCG với lượng 10 IU/g và (iii) đối chứng chỉ tiêm nước muối sinh lý; liều sơ bộ tiêm 1/3 lượng thuốc vào chiều tối và liều quyết định tiêm 2/3 lượng thuốc vào lúc 12 giờ sau đó. Kết quả cho thấy tỷ lệ tạo tinh thu được giữa các nhóm cá ở thí nghiệm 1: (i) đối chứng (không sử dụng hormone) 36,4%; (ii) 10µg LHRHa 38,1%; (iii) 1 mg 17ά- Methytestosterone 14,3% và (iv) 1mg 17ά- Methytestosterone + 10µg LHRHa 25,0%. Tuy nhiên, sự sai khác này không có ý nghĩa về mặt thống kê (p>0,05). Ở thí nghiệm 2 lô đối chứng có tỷ lệ tạo tinh 33,3%; lô HCG 5 IU/g đạt 17,5% và lô HCG 10 IU/g đạt 21,4%. Như vậy, có thể kết luận HCG hầu như không có tác dụng trong sự kích thích chín và tạo tinh của cá nâu [40]. Yi Ta Shao và ctv (2004) nghiên cứu sự lưỡng tính của cá nâu qua tổ chức tế bào học của tuyến sinh dục. Xác định sự phát triển giới tính ở cá nâu được thực hiện trong 2 năm (1999-2000), cá ban đầu được nuôi trong ao có độ mặn 22‰ sau khi đạt kích thước thành thục đem chia làm 3 nhóm (i) bố trí vào tháng 9 năm 1999 gồm 9 cá thể; (ii) bố trí vào tháng giêng năm 2000 với 13 cá thể; (iii) bố trí vào tháng 8 năm 2000. Cá được cho ăn thức ăn công nghiệp. Các chỉ tiêu theo dõi gồm sự lưỡng tính của tuyến sinh dục và hệ số thành thục của cá. Kết quả cho thấy, ở nhóm 1 và 2 tuyến sinh dục có sự phân tính đực cái rõ ràng, trong khi đó ở nhóm 3 có xuất hiện cá lưỡng tính. 11
- Không có sự phát triển của tuyến sinh dục và tế bào trứng ở cá cái ngay cả trong những tháng trùng với mùa vụ sinh sản tự nhiên của cá. Như vậy, mật độ nuôi cao, thức ăn thiếu dinh dưỡng và sự thay đổi độ mặn có ảnh hưởng tới sự phát triển sinh dục của cá [53]. Mẫu lưỡng tính được tìm thấy ở cá thể có khối lượng lớn hơn cá thể đực nhưng lại bé hơn cá thể cái; tuyến sinh dục lưỡng tính không thể hiện rõ ràng giữa tinh sào và noãn sào. Tinh sào chỉ thể hiện rõ ở pha sinh tinh không thể hiện ở pha noãn bào hóa. Tất cả các mẫu lưỡng tính cá đều có chiều dài trong khoảng từ 15-17,5 cm; ở giai đoạn 1-1,5 tuổi trong vòng đời cá nâu [53]. Nguyễn Thanh Phương và ctv (2004) nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản cá nâu phân bố tại huyện Ngọc Hiển, Tỉnh Cà Mau. Kết quả cho thấy, cá nâu thuộc nhóm cá khó xác định giới tính bằng các đặc điểm hình thái bên ngoài. Tuy nhiên, đến mùa vụ sinh sản có thể phân biệt được đực cái bằng các đặc điểm như (i) cá cái có tuyến sinh dục phát triển, thường có bụng to hơn cá đực; (ii) nhìn ngang thân cá đực thường ốm và thon dài hơn cá cái; (iii) xương trán cá đực phát triển và nhô cao hơn con cái và đặc điểm này phù hợp với nghiên cứu của Barry và Fast (1992) [28; 41]. Cá có hai thời điểm mà hệ số thành thục cao là các tháng 4, 5 và 7, 8. Hệ số thành thục trung bình của quần thể cao nhất đạt 16,4% và hệ số thành thục cá thể lớn nhất đạt 27,2%. Như vậy, có thể xác định mùa vụ sinh sản chính của cá nâu vào khoảng tháng 4, 5 và 7, 8 hàng năm. Sức sinh sản tương đối và tuyệt đối của cá phụ thuộc vào hệ số thành thục và kích cỡ cá, trong quần đoàn cá nâu thành thục thì cỡ cá cái thường lớn hơn cá đực. Cá có hệ số thành thục càng cao thì sức sinh sản tuyệt đối càng lớn, đồng thời ở những cá thể càng lớn thì sức sinh sản càng cao. Sức sinh sản tuyệt đối của cá nâu rất cao, trung bình 519.547 ± 237.766 trứng/cá cái (dao động từ 215.000- 1.073.733 trứng/cá cái) và sức sinh sản tuyệt đối của cá từ 1.915.579 ± 880.509 trứng/cá cái (dao động từ 891.505 - 3.365.934 trứng/cá cái) [28]. Lý văn Khánh và ctv (2010) nghiên cứu kích thích sinh sản cá nâu (Scatophagus argus) bằng hormone Ovaprim; LHRH-a và HCG với các liều lượng khác nhau. Cá bố mẹ thành thục có khối lượng 80-400 g/con đánh bắt từ nguồn tự nhiên. Cá được tiêm ovaprim với các liều 0,5; 1,0 và 1,5 mL/kg; LHRH-a với các liều 50; 100 và 150 µg/kg kết hợp với domperidon 5 mg/kg và HCG với các liều 1.000; 1.500 và 2.000 UI/kg. Mỗi liều của từng loại kích dục tố được tiêm cho 15 cặp cá. Cá được tiêm 2 lần, liều sơ 12
- bộ bằng 1/3 tổng liều và sau 24 giờ tiêm liều quyết định bằng 2/3 còn lại. Kết quả cho thấy tỷ lệ rụng trứng của cá dao động từ 33,3-93,3%, với hormone ovaprim 1,0 mL/kg cho tỷ lệ cá rụng trứng cao nhất (93,3%). Sức sinh sản tương đối của cá dao động từ 1.150.345-3.115.541 trứng/kg. Thời gian hiệu ứng dao động từ 12,0 – 32,0 giờ. Tỷ lệ thụ tinh của cá ở liều tiêm 1 mL/kg ovaprim đạt 76,5% khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các liều còn lại. Tỷ lệ nở của cá ở các nghiệm thức dao động 30,9- 69,5%, cao nhất ở nghiệm thức 1 mL/kg ovaprim. Tóm lại, có thể sử dụng ovaprim với liều 0,5-1,5 mL/kg hay LHRH-a với liều 50-100 µg/kg để kích thích sinh sản cá nâu [14]. 2.2.4. Nghiên cứu nuôi thương phẩm cá nâu Nguyễn Hữu Khánh và ctv (2007) đã thử nghiệm nuôi cá dìa (Siganus guttatus), cá kình (Siganus oramin) kết hợp với cá nâu (Scatophagus argus) và cá đối (Mugil cephalus) ở đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Tỉnh Thừa Thiên Huế. Nghiên cứu tiến hành với 2 mô hình. Mô hình 1 “Nuôi cá dìa kết hợp với cá nâu và cá đối” được tiến hành với 3 thí nghiệm ở các mật độ thả cá dìa khác nhau; thí nghiệm 1: cá dìa 0,5 con/m2 + cá nâu 0,2 con/m2 + cá đối 0,2 con/m2; thí nghiệm 2: cá dìa 1 con/m2 + cá nâu 0,2 con/m2 + cá đối 0,2 con/m2 và thí nghiệm 3: cá dìa 1,5 con/m2 + cá nâu 0,2 con/m2 + cá đối 0,2 con/m2. Kích cỡ cá thả: cá dìa 30g/con, cá nâu 40g/con và cá đối 10g/con. Kết quả của mô hình cho thấy, cá có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh, sau thời gian 4 tháng nuôi cỡ cá nâu thu hoạch dao động từ 137-143g/con, tỷ lệ sống của cá đạt 49,6-60,7%. Sự thay đổi mật độ nuôi của cá dìa trong các thí nghiệm không làm ảnh hưởng đến tăng trưởng của cá nâu và cá đối. Năng suất của mô hình đạt được từ 1.051 – 2.036 kg/ha, doanh thu trung bình đạt 19,2-33,25 triệu đồng/ao (2000 m2) và lợi nhuận của mô hình đạt 5,88 – 6,78 triệu đồng [12]. Mô hình 2 “Nuôi cá kình kết hợp với cá nâu và cá đối” được tiến hành với 2 thí nghiệm ở các mật độ thả cá dìa khác nhau; thí nghiệm 1: cá kình 5 con/m2 + cá nâu 0,2 con/m2 + cá đối 0,2 con/m2; thí nghiệm 2: cá kình 10 con/m2 + cá nâu 0,2 con/m2 + cá đối 0,2 con/m2. Kích cỡ cá thả: cá kình 6,73g/con, cá nâu 40g/con và cá đối 10g/con. Kết quả của mô hình cho thấy, cá có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh, sau thời gian 4 tháng nuôi cỡ cá nâu thu hoạch dao động từ 136,67-143,33g/con, tỷ lệ sống của cá đạt 42,3-52,0%. Sự thay đổi mật độ nuôi của cá kình trong các thí nghiệm không làm 13
- ảnh hưởng đến tăng trưởng của cá nâu và cá đối, điều này có thể kết luận cá nâu sinh trưởng tốt trong ao nuôi cá kình. Năng suất của mô hình đạt được từ 1.265 – 1.830 kg/ha, doanh thu trung bình đạt 16,5-21,63 triệu đồng/ao (2000 m2) và lợi nhuận của mô hình đạt 3,00 - 4,22 triệu đồng [12]. Lý Văn Khánh và ctv (2010) nghiên cứu ương nuôi cá nâu (Scatophagus argus) từ giai đoạn cá hương lên cá giống ở các mức độ mặn khác nhau (0‰; 5‰; 10‰; 15‰; 20‰; 25‰ và 30‰). Cá giống thí nghiệm được lấy từ nguồn cá sinh sản nhân tạo có khối lượng trung bình 0,14 g/con (cá 1 tháng tuổi) ương với mật độ 25 con/bể 50 lít. Cá được cho ăn thức ăn công nghiệp có hàm lượng đạm 35%, bể nuôi được sục khí liên tục. Kết quả cho thấy, sau 1 tháng ương, cá nâu ương ở độ mặn 5‰ tăng trưởng tốt nhất với khối lượng trung bình 0,91 g/con, tốc độ tăng trưởng đạt 0,026 g/ngày và tốc độ tăng trưởng đặc trưng 6,22 %/ngày, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các nghiệm thức khác. Cá tăng trưởng chậm ở nghiệm thức 0‰. Tỷ lệ sống trung bình cao nhất ở nghiệm thức 5‰ (92,8%) khác biệt không có ý nghĩa với nghiệm thức 10‰ (85,5%) nhưng khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các nghiệm thức độ mặn còn lại và thấp nhất vẫn là nghiệm thức 0‰ (55,1%). Kết quả cho thấy cá nâu rất rộng muối và độ mặn tốt nhất cho tăng trưởng và tỷ lệ sống là 5‰ [13]. Nguyễn Quốc Hùng (2010) nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ lên tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá nâu (Scatophagus argus Linnaeus, 1766). Đề tại thực hiện tại Xã Hương Phong, huyện Hương Trà, Tỉnh Thừa Thiên Huế; thí nghiệm bố trí với các mức mật độ 5, 10 và 15 con/m2; trong các giai có thể tích 2 m3 cắm tại đầm phá Tam Giang; kích cỡ cá thả (2-3 cm, 5,2g); tiến hành nuôi trong thời gian 80 ngày. Kết quả cho thấy, tỷ lệ sống cao ở các mật độ 10 con/m2 (92,78%) và 5 con/m2 (92,58%). Thấp nhất ở nghiệm thức mật độ 15 con/m2 (90,1%). Thời gian đầu của thí nghiệm hiện tượng cá chết xảy ra ở cả ba mức mật độ, nguyên nhân chết ở thời kỳ này là do xuất hiện các đợt không khí lạnh, tỷ lệ chết đồng đều ở cả ba mức mật độ, nhưng càng về sau tỷ lệ chết có xu hướng tăng ở nghiệm thức mật độ 15 con/m2. Tuy nhiên, tỷ lệ sống ở các mức mật độ sai khác có ý nghĩa thống kê (p <0.05). Như vậy, các mức mật độ nuôi không ảnh hưởng tới tỷ lệ sống của cá [10]. Cá đạt chiều dài trung bình 5,53 cm; khối lượng trung bình 11,17g. Tốc độ tăng trưởng khối lượng đạt 0,116 g/ngày đối ở mật độ 5 con/m2; ở mật độ 10 con/m2 đạt 14
- 0,118 g/ngày và mật độ 15 con/m2 có tốc độ tăng trưởng thấp nhất chỉ đạt 0,071 g/con. Qua phân tích phương sai (ANOVA) cho kết quả tăng trưởng giữa các nghiệm thức mật độ sai khác có ý nghĩa (p<0,05). Như vậy, các mức mật độ có ảnh hưởng tới tăng trưởng của cá Nâu [10]. 2.3. Tình hình khai thác và nuôi cá nâu ở Thừa Thiên Huế 2.3.1. Tình hình khai thác cá nâu ở Thừa Thiên Huế Hiện nay, sản phẩm cá nâu trên thị trường Thừa Thiên Huế chủ yếu là từ khai thác tự nhiên. Phương tiện khai thác cá nâu chủ yếu là nghề đáy. Ngoài ra, còn có các phương tiện khai thác khác như giã cào, rê trôi, lừ Tuy nhiên, qua điều tra ngư dân những năm gần đây sản lượng cá nâu khai thác được rất ít [19]. Kích thước và sản lượng khai thác cá nâu phụ thuộc vào mùa vụ, nhóm kích thước lớn hơn 150mm tương ứng với nhóm tuổi 2+, 3+, 4+ chiếm tỷ lệ tương đối cao và đa số đều có trứng. Sản lượng cao nhất vào các tháng 5, tháng 6 và thấp ở các tháng 11, 12, 1 và 2. Theo ngư dân trong vài năm trở lại đây, sản lượng cá nâu bị suy giảm nghiêm trọng, chỉ đạt 1-2 kg/lần đánh bắt, thậm chí có khi không có [19]. Theo Dương Thị Nga (2008) khi thu mẫu cá nâu ở khu vực đầm phá Tam Giang cho thấy cá nâu khai thác hiện nay có kích thước nhỏ (nhóm tuổi 1+ và 2+ chiếm 56,8%), rất ít những cá thể có kích thước lớn, thậm chí còn bắt gặp những cá thể có kích thước còn rất nhỏ (nhóm 0+ chiếm 10,7% so với tổng số cá thể). Đây là những con còn non, chưa đến tuổi thành thục sinh dục, cho chất lượng thương phẩm không cao, mặt khác những cá thể này là nguồn bổ sung quan trọng cho quần đàn bố mẹ trong thời gian tới cũng bị ngư dân khai thác triệt để, do đó nguy cơ cạn kiệt nguồn lợi loài cá này ở vùng đầm phá Tam Giang rất cao. Cần có những giải pháp thiết thực để bảo tồn và phát triển nguồn gen quý hiếm này [19]. 2.3.2. Nuôi cá nâu ở Thừa Thiên Huế Nuôi cá nâu ở đầm phá Tam Giang đã có từ nhiều năm nay, cá được nuôi với các hình thức chính quảng canh, bán thâm canh trong lồng và nuôi xen ghép trong ao nuôi tôm sú. Nguồn giống cá nâu chủ yếu được thu từ nguồn tự nhiên, cá nâu hiện diện trong ao nuôi tôm như những đối tượng nuôi phụ nhằm cải tạo môi trường ao nuôi, hiện nay đã có một số ngư dân nuôi đơn cá nâu trong lồng nhưng kỹ thuật nuôi còn đơn giản, thức ăn chủ yếu dựa vào nguồn rong (Gracilaria sp, Enteromophar sp) tự 15
- nhiên, thời gian nuôi cá từ 12 cho đến 18 tháng, sản lượng cá thu được không cao [19]. Việc sinh sản nhân tạo cá nâu chưa được nghiên cứu, chưa tiến hành thử nghiệm sản xuất giống nên cần ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật để sản xuất giống, nâng cao năng suất trong nuôi cá nâu và hình thành một số vùng nuôi loài đặc sản có giá trị kinh tế này nhằm tạo điều kiện cho người dân địa phương phát triển kinh tế, góp phần bảo vệ nguồn lợi cá nâu [19]. 2.5. Tình hình nghiên cứu và sử dụng thức ăn trong nuôi thủy sản 2.4.1. Thức ăn giàu protein sử dụng trong nuôi trồng thủy sản Có hai nhóm thức ăn giàu protein là nhóm có nguồn gốc thực vật và nhóm nguồn gốc động vật. Nhóm thức ăn protein nguồn gốc thực vật có hai nhóm nhỏ: - Nhóm thức ăn có 20 – 30% protein thô, trong nhóm này có bã rượu, bã bia, bã mạch nha, hàm lượng protein 25 – 27%, chất lượng protein thấp, thiếu lysine, xơ tương đối cao (12 – 15%) [21]. - Nhóm thức ăn chứa 30 – 45% protein, trong nhóm này có các loại khô dầu lạc, khô dầu bông, khô dầu lanh, khô dầu lang, khô đậu tương, khô hướng dương, khô cải dầu, Hàm lượng protein của các loại khô dầu này từ 42 – 46%. Chất lượng protein cao hơn nhóm thức ăn trên. Tuy nhiên, khô dầu lanh và khô dầu bông nghèo lysine, khô dầu lạc nghèo acid amin chứa S, chỉ có khô đậu tương là có chất lượng khá hoàn toàn. Tỷ lệ xơ của nhóm thức ăn này thấp hơn nhóm trên (9 – 11%), riêng khô đậu tương rất thấp (5%). Chất béo của nhóm khô dầu phụ thuộc vào cách lấy dầu, nếu lấy dầu bằng cách ép thì chất béo của sản phẩm còn 6 - 8%, còn chiết dầu bằng dung môi hữu cơ thì chất béo chỉ còn 1 – 2% [21]. 2.4.1.1. Đặc điểm dinh dưỡng của một số loại khô dầu Khô đậu tương: chứa 42–48% protein, giàu lysine (2,45%) nhưng hạn chế methionine và cystine, Ca, P, và vitamin B. Khẩu phần nuôi cá O. niloticus có thể thay hoàn toàn bột cá bằng khô đậu tương nếu bổ sung thêm 0,25% methionine [21]. Khô dầu bông: chứa 40– 45% protein, nghèo methionine, cystine, lysine, Ca, P, giàu vitamin B1, chứa 0,003 – 0,2% gossypol là chất độc gây ức chế enzym tiêu hoá và làm giảm độ ngon của khô dầu bông [21]. Khô dầu lạc: chứa 45– 50% protein, nghèo lysine, methionine, cystine, dự trữ trong điều kiện nóng ẩm sẽ sản sinh mycotoxin, đặc biệt là aflatoxin. Cá rất nhạy cảm 16
- với độc tố aflatoxin, liều gây độc ở cá là 1 ppb, trong khi ở gà con > 50 ppb, lợn con ³ 50 ppb, và bê > 200 ppb [21]. Khô dầu cải dầu: protein giống khô dầu đậu tương, chứa glucozit làm giảm sinh trưởng của cá. Glucozit bền đối với nhiệt. Khô dầu hướng dương: chứa 35– 40% protein, không chứa chất độc, xơ cao (16%). Khô dầu vừng: có 40% protein, giàu methionine, arginine và leucine, nhưng thiếu lysine. Chứa acid phytic dễ kết hợp với chất khác như acid amin, vi khoáng tạo thành phytat không hoà tan, không hấp thu được, làm mất cân đối acid amin và vi khoáng khẩu phần [21]. Bảng 1: Thành phần dinh dưỡng của nhóm thức ăn giàu protein nguồn gốc thực vật Khô đậu Khô dầu Khô dầu Khô dầu Thành phần tương bông dừa lạc Vật chất khô (%) 88 91 90 89 Protein (%) 45-48 41 21.5 45-48 Lipid (%) 1.9 1.4 1.6 1.1 Dẫn xuất không đạm (%) 28.5 29.1 43.9 - Khoáng (%) 6.2 6.5 7.0 4.5 Năng lượng thô (MJ/kg) 17.5 17.9 16.1 - Năng lượng tiêu hóa (MJ/kg) 13.5 9.1 - - [Nguồn: Lê Đức Ngoan và ctv, 2008]. 2.4.1.2. Đặc điểm của một số thức ăn giàu protein nguồn gốc động vật Nhóm thức ăn giàu protein nguồn gốc động vật gồm có bột thịt, bột thịt xương, bột máu, bột cá, phụ phẩm sữa, Thành phần dinh dưỡng của một số loại thức ăn (Bảng 2). Bảng 2: Thành phần dinh dưỡng của nhóm thức ăn giàu protein nguồn gốc động vật Khoáng (%) Thức ăn Protein (%) Lipid (%) Na P Bột thịt 53 10 8,0 4,03 Bột thịt xương 51 10 10,0 5,07 Bột máu 80 2 0,3 0,22 Bột cá 50 4 - - 65 1 - - 70 1 - - Sữa : Bột sữa khử mỡ 34 1 1,2 1,0 Váng sữa (whey) 14 1 0,9 0,8 Bột tôm 49-74 - Phụ phẩm gia cầm 60-65 15-20 Bột lông vũ thuỷ phân 80-85 - [Nguồn: Lê Đức Ngoan và ctv, 2008]. 17
- Bột cá: nguồn cung cấp protein tốt nhất cho các đối tượng nuôi thủy sản, hàm lượng protein thô biến động từ 50% đến 70% phụ thuộc vào nguồn cá, cách chế biến. Bột cá chứa đầy đủ các acid amin cần thiết cho động vật thủy sản, giàu lysine (7,8% CP), methionine (3,5% CP), methionine+cystine (4,7% CP), tryptophan (1,3% CP), threonine (4,9% CP). Đặc biệt, trong thành phần lipid của bột cá có nhiều acid béo cao phân tử không no (HUFA). Trong bột cá có hàm lượng vitamin A và D cao và thích hợp cho việc bổ sung vitamin A trong thức ăn. Bột cá làm cho thức ăn trở nên có mùi hấp dẫn và tăng tính ngon miệng của thức ăn. Hàm lượng khoáng trong bột cá luôn lớn hơn 16% và là nguồn khoáng được động vật thủy sản sử dụng hiệu quả. Năng lượng thô của bột cá từ 4100 - 4200 kcal/kg. Ngoài ra, một số nghiên cứu cho thấy trong bột cá có chứa chất kích thích sinh trưởng, đây là nguyên nhân chính khi thay thế bột cá bằng các nguồn protein động vật khác kết quả không hoàn toàn đạt được như sử dụng bột cá. Bột cá được chia làm hai loại: bột cá nhạt và bột cá mặn. Trong chế biến thức ăn cho động vật thủy sản chỉ sử dụng bột cá nhạt (độ muối <5‰). Bột cá thường được làm từ cá trích, cá mòi và cá cơm. Chất lượng bột cá phụ thuộc vào loài, độ tươi của nguyên liệu, phương thức chế biến và bảo quản. Có hai phương pháp chế biến bột cá: - Chế biến ẩm: Cá tươi đem hầm hơi sau đó ép để tách nước và dầu, bã được sấy khô nghiền thành bột, làm bền bột bằng các chất chống oxy hoá. Dịch ép được chiết mỡ, cô đặc rồi cho thêm vào bột để bổ sung vitamin và protein hoà tan. - Chế biến khô: Cá sau khi nấu chín (hoặc hầm chín) rồi làm khô không tách mỡ. Bột cá cũng có thể chế biến theo phương pháp chiết bằng dung môi. Bột cá chế biến theo phương pháp này rất giàu protein (80%) và ít mỡ [21]. Cá ủ ướp (fish silage): Đây là cách bảo quản bằng phương pháp lên men sinh học trong môi trường axít. Cá hay phụ phẩm cá được chặt nhỏ, trộn với bột sắn và rỉ mật theo tỷ lệ 5 kg cá + 3 kg bột sắn + 2 kg rỉ mật. Có thể thay bột sắn bằng bột gạo, bột ngô, bột các loại khoai củ hoặc chỉ cần ủ với rỉ mật. Có điều kiện thêm axít hữu cơ như aicd formic hay chế phẩm lên men lactobacillus. Cá đã băm nhỏ đặt vào các thùng nhựa ủ kín, thỉnh thoảng khuấy đều. Trong quá trình ủ, acid lactic được hình thành, pH xuống dưới 4,5 nhờ vậy, sản phẩm được bảo quản vài tháng không hư 18
- hỏng. Cá ủ ướp có hàm lượng protein từ 30 – 50% so với vật chất khô, tuỳ theo nguyên liệu đem ủ và có nhiều acid amin quý như lysine, methionine [21]. Bột tôm: phụ phẩm của nhà máy chế biến tôm đông lạnh bao gồm đầu tôm và vỏ tôm. Hàm lượng protein 30-40%, chứa đầy đủ các acid amin thiết yếu, tuy nhiên, methionine acid amin là một giới hạn. Bột đầu tôm có thể thay 20-30% bột cá và không nên bổ sung quá 15% trong khẩu phần ăn của tôm. Bột đầu tôm là nguồn cung cấp acid béo không no (DHA, EPA), cholesterol, asthaxanthin, khoáng và chứa cả chất dẫn dụ. Ngoài ra, bột đầu tôm giàu chitin (15-23%) là chất cần thiết cho quá trình hình thành vỏ của tôm. Mục đích bổ sung bột đầu tôm vào thức ăn nhằm cải thiện mùi vị hấp dẫn của thức ăn. Chất lượng của bột đầu tôm rất biến động phụ thuộc vào nguyên liệu, phương thức chế biến và bảo quản [21]. Bột lông vũ thuỷ phân: Hàm lượng protein cao tới 80-85% nhưng không cân đối acid amin (nghèo lysine, histidine và tryptophan). Thành phần protein chủ yếu là keratin nên tỷ lệ tiêu hóa rất thấp (khoảng 50%). Bột lông vũ thủy phân có thể thay 30% bột cá trong khẩu phần cá rô phi và cá trê [21]. Bột thịt: bao gồm phế phụ phẩm lò mổ gồm tất cả những phần không dùng làm thức ăn cho người như: ruột già, gân, móng, thức ăn trong dạ dày, móng và lông. Hàm lượng dinh dưỡng biến đổi nhiều tuỳ theo nguồn phụ phẩm, protein từ 30-60%, lipit 8-11%, Ca 4,5-5% và P 8-10%. Nhìn chung, giá trị protein của cả hai loại bột này đều không cao, hàm lượng methionin thấp nên hiệu quả sử dụng thấp khi làm thức ăn cho động vật thuỷ sản. Hàm lượng bột thịt xương được đề nghị sử dụng trong thức ăn cho tôm không quá 15% [11]. Bột máu: có hàm lượng protein cao tới 85-90%, rất giàu lysine (9-11%), tuy nhiên thiếu Isoleusine và Methionin. Khả năng tiêu hóa bột máu của động vật thuỷ sản thấp, tỷ lệ tiêu hoá protein biến động từ 40-80% tuỳ theo phương pháp sấy. Protein và acid amin trong bột máu dễ bị phân hủy trong quá trình sấy. Bột máu rất dễ bị hư trong quá trình tồn trữ. Hàm lượng bột máu phối trộn trong khẩu phần ăn cho tôm không nên quá 10% [21]. 2.3.2. Tình hình nghiên cứu về dinh dưỡng và thức ăn cá biển Những tổng kết gần đây về nhu cầu chất dinh dưỡng trong thức ăn có trên 40 chất dinh dưỡng thiết yếu [32] cho thấy các số liệu liên quan đến các loài cá biển còn rất 19
- hạn chế. Tuy nhiên, các báo cáo cũng cho thấy một mức độ đồng nhất cao về các nhu cầu định lượng đối với nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu. Ở các loài cá chẽm châu Âu (Dicentrarchus labrax) và cá hanh (Sparus aurata), các nghiên cứu về nhu cầu protein đã được bắt đầu từ những năm cuối thập kỷ bảy mươi của thế kỷ trước. Theo một trong những công trình sớm nhất trong lĩnh vực này của Sabaut và Luquet (1973) [32], nhu cầu về mức protein tối thiểu trong thức ăn cho sinh trưởng tối đa của cá hanh được xác định chiếm khoảng 45% hàm lượng chất khô. Bảng 3: Các nhu cầu protein và năng lượng của một số loài cá biển CP/GE DP/DE Loài % CP % DP (g/MJ) (g/MJ) Cá chẽm Châu Âu 43-60 40-48 21-24 (Dicentrarchus labrax) Cá chẽm 40-50 24,5-25,8 26,7 (Lates calcarifer) Cá hanh đỏ 37-55 40-45 21-24 (Pagrus major) Cá hanh đầu vàng 55 40-48 19,3-28,5 (Sparus aurata) Cá hồi Đại Tây Dương 40-55 16-19 (Salmo salar) Cá bơn Đại Tây Dương 41-62 18-21,4 (Hippoglosus hippoglosus) Cá bơn Nhật 27,6 (Paralichthys olivaceus) Cá bơn Bắc Mỹ 45-60 50-55 (Scophthalmus maximus) Cá cam 48,3-71 20-26 (Seriola quinqueradita) Các hồng Mỹ 35-45 22,2-28,6 (Sciaenops ocellatus) Cá măng biển 40 28,2-30,3 (Chanos chanos) Cá giò 44,5 (Rachycentron canadum) Cá mú chuột >44 (Cromileptes altivelis) [Nguồn: Lê Anh Tuấn, 2008]. 20
- Ở cá chẽm châu Âu, nhu cầu protein cũng như khả năng của các nguồn năng lượng không phải là protein đã được xác định khoảng 50% và mức chất béo tối ưu trong thức ăn là 12% cũng đã được nêu ra. Chất lượng protein trong thức ăn và tỷ lệ protein tiêu hóa (Digestible Protein - DP) với năng lượng tiêu hóa (Digestible Energy - DE) đã có một ảnh hưởng đáng kể lên việc thúc đẩy sinh trưởng và sử dụng thức ăn của cá [32]. Nhu cầu protein và năng lượng của một số loài cá biển được trình bày trong Bảng 3. Nhìn chung, nhu cầu protein của các loài cá ăn động vật khá cao, phần lớn nằm trong khoảng 40 - 60% hàm lượng chất khô của thức ăn tùy theo loài và giai đoạn phát triển [32]. Bảng 4: Nhu cầu acid amin không thể thay thế của một số loài cá biển (%Protein) Met Phe Loài Arg His Ile Leu Lys Thr Try Val + + Cys Tyr Cá chẽm 4,1 4,8 2,6 0,5 4,4 Châu Âu Cá chẽm 3,6-3,8 4,5-5,2 0,5 2,24- 2,4 Cá hanh đỏ 3,5 1,4 2,2 4,2 1,8 0,6 2,5 2,2 4,1 Cá hanh <6,0 5,0 0,6 4,0 đầu vàng Cá hồi Đại 2,4 4,1-5,1 3,9-8 Tây Dương (Met) 3,4- 1,49- 2,56 Cá cam 4,1-3 3,88 1,95 (Met) Cá hồng Mỹ 4,4 2,3 3,0 Cá măng 5,6 2,0 4,0 5,1 4,0 4,9 0,6 3,0 4,8 5,2 Biển [Nguồn: Lê Anh Tuấn, 2008]. Nhu cầu về các acid amin không thể thay thế (Indispensable amino acid - IAA) dường như không có sự thay đổi giữa các loài cá biển với nhau (Bảng 4). Số liệu về 21
- các nhu cầu của các acid amin không đầy đủ. Tuy nhiên, căn cứ vào sự tương quan tương đối chặt chẽ giữa cấu trúc acid amin của toàn bộ cơ thể và mẫu hình các nhu cầu IAA của các loài khác nhau, trong thực tế, người ta có thể lập công thức thức ăn chứa một kiểu IAA phản ánh được cấu trúc acid amin của protein của toàn bộ cơ thể ở cùng một loài [32]. Hiện đã có một lượng thông tin đáng kể về các nhu cầu lipid và acid béo thiết yếu (EFA) của một số loài cá biển có giá trị kinh tế (Bảng 5). Nhìn chung, nhu cầu lipid của cá biển thay đổi nhiều theo loài và giai đoạn phát triển. Có loài nhu cầu này rất cao như ở cá hồi (20 - 40%), nhưng có loài nhu cầu này lại thấp hơn như ở cá măng (7- 11%). Một số loài có khả năng sử dụng lipid làm nguồn năng lượng thay cho protein như cá hồi, những loài khác khả năng này hạn chế hơn [32]. Bảng 5: Nhu cầu lipid, acid béo, carbohydrate, vitamin và khoáng của cá biển Lipid Acid béo Carbohydrate Vitamin Khoáng Loài (%) (%) (%) (mg/kg) (mg/kg) Cá chẽm châu n-3 PUFA: 1 C < 50; 12-19 P: 0,6 Âu Phospholipid: 1-2 E = 500 B6: 5-10; CoA: 15-90 n-3 HUFA: 1 P: 0,55- Cá chẽm 12,9 20 C: 700 (tinh thể); 25-30 (dạng ổn n-3:n-6 =1,5-1,7:1 0,65 định) n-3 HUFA: 3 Cá hanh đỏ 15 C-APMg: 50 Fe: 150 EPA: 1; DHA: 0,5 Nicotinic acid : 63-83 Cá hanh đầu EPA : DHA = 1:1 <15 B1: 10; B6: 1,97 vàng hoặc 2 :1 Biotin: 0,21-0,37 E < 150; B6: 5; Biotin: 0,3; P: 1-1,1 Cá hồi Đại Tây n-3 HUFA: 1 20-40 6-15 Inositol: 300 Fe: 200 Dương (EPA+DHA) Choline: 430-880; C: 50 Zn:67 Cá bơn Nhật n-3 HUFA: 1,1-1,4 Carbo- hydrate P: 0,86 Cá hồng Mỹ 7-11 EPA+DHA: 0,7-1,1 tan < 35 C-APNa: 150 Zn:20-25 Xơ <7 18:3n-3~ 1 Cá mă ng biển 7-10 <45 EPA+DHA~1 Cá giò 5,76 Cá mú chuột 15 [Nguồn: Lê Anh Tuấn, 2008]. 22
- Chương 2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu cá nâu (Scatophagus argus Linnaeus, 1766). - Địa điểm nghiên cứu: Thí nghiệm được bố trí ở trong các giai thí nghiệm cắm ở các ao, đầm nuôi thủy sản khu vực đầm phá Tam Giang và trong bể xi măng tại trại thực nghiệm sản xuất giống thủy sản Huy Sơn. - Thời gian nghiên cứu: từ tháng 2 đến tháng 10 năm 2010. 2.2. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại thức ăn có tỷ lệ protein khác nhau trong thành phần lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá nâu. - Nghiên cứu ảnh hưởng của các mật độ nuôi khác nhau lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá nâu. - Nghiên cứu ảnh hưởng của các mức độ mặn khác nhau lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá nâu. 2.3. Vật liệu nghiên cứu - Bể thí nghiệm: bể xi măng có dung tích 4 m3. Hệ thống bể nuôi thí nghiệm được đặt trong nhà và có bố trí hệ thống sục khí đầy đủ. Nguồn nước được sử dụng là nước biển lọc sạch và nước ngọt bơm từ giếng khoan. Hình 4: Bể thí nghiệm 23
- - Giai nuôi thí nghiệm: được thiết kế theo kiểu khối hình chữ nhật, mỗi giai bố trí thí nghiệm có kích thước: 2 x 1 x 1,5 m với dung tích sử dụng 2 x 1 x 1 m tương đương diện tích 2 m3. Giai nuôi được thiết kế chủ yếu bằng lưới, dây cước (mắt lưới 2a = 2mm) và được đan, ráp căng, phẳng xung quanh 5 mặt của giai nuôi. Các giai nuôi được cố định bằng các cọc tre cắm trong ao đảm bảo chắc chắn trong thời gian bố trí thí nghiệm. Hình 5: Giai nuôi thí nghiệm - Khung cho ăn: để thuận tiện trong khâu cho ăn và quản lý thức ăn sử dụng, trong giai được đặt một khung cho ăn có bán kính 10 cm nhằm không để thức ăn thất thoát, nắm bắt chính xác lượng thức ăn dư thừa và tăng hiệu quả sử dụng thức ăn. Hình 6: Khung cho cá ăn - Nguyên liệu sản xuất thức ăn gồm: bột cá, cám gạo, bột bắp, bột đậu nành, dầu đậu nành, và Premix khoáng tổng hợp. - Con giống cá nâu: được thu mua từ nguồn giống tự nhiên do ngư dân vớt tại cửa biển Thuận An – Thừa Thiên Huế. 24
- 2.4. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu của đề tài Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn, mật độ nuôi và độ mặn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá nâu (Scatophagus argus Linnaeus, 1766) nuôi tại Thừa Thiên Huế Nghiên cứu ảnh Nghiên cứu ảnh Nghiên cứu hưởng của các hưởng của mật ảnh hưởng của loại thức ăn có tỷ độ nuôi các mức độ lệ protein (20%; (3con /m2; 5 mặn (0‰, 5‰; 25%; 30% và con/m2; 7con/m2 10‰; 15‰; 2 35%) lên sinh và 10con /m ) lên 20‰ và 25‰) trưởng và tỷ lệ sinh trưở ng và tỷ lên sinh trưởng sống lệ sống và tỷ lệ sống Kết luận và đề xuất ý kiến Hình 7: Sơ đồ nghiên cứu tổng thể của đề tài 2.5. Phương pháp bố trí thí nghiệm 2.5.1. Thí nghiệm I: Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại thức ăn có tỷ lệ protein khác nhau trong thành phần lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá nâu · Thức ăn thí nghiệm Nguyên liệu cung cấp protein chủ yếu là bột cá (BC), ngoài ra còn có thêm bột đậu nành (ĐN). Cám gạo (CG) và bột bắp (BB) được sử dụng như một chất độn khi cần tăng giảm hàm lượng protein trong thức ăn; còn bột mì (BM) được sử dụng với mục đích tăng độ kết dính của thức ăn. Dầu đậu nành và khoáng tổng hợp được bổ sung để cân bằng hàm lượng lipid và khoáng trong các công thức thức ăn thí nghiệm. Bảng 6: Thành phần dinh dưỡng của các nguyên liệu dùng phối trộn thức ăn Khoáng Vật chất Protein Lipid Xơ thô Năng lượng TT Tên mẫu tổng số khô (%) (%) (%) (%) (Kcal/100g) (%) 1 BC 90,20 43,99 4,51 3,91 10,99 415,60 2 ĐN 95,21 33,95 19,78 8,81 4,92 531,85 3 CG 89,04 12,57 17,37 6,26 7,56 463,64 4 BB 90,70 8,55 3,84 1,89 1,51 406,30 5 BM 87,64 11,71 0,83 0,40 0,46 382,01 25
- Từ nguồn nguyên liệu trên sử dụng phần mềm WINFEED phối chế ra các công thức thức ăn có tỷ lệ protein khác nhau, trong đó: - Công thức 1 (CT1): Khẩu phần thức ăn chứa 20% Protein. - Công thức 2 (CT2): Khẩu phần thức ăn chứa 25% Protein. - Công thức 3 (CT3): Khẩu phần thức ăn chứa 30% Protein. - Công thức 4 (CT4): Khẩu phần thức ăn chứa 35% Protein. Bảng 7: Thành phần nguyên liệu của các công thức thức ăn trong thí nghiệm Nguyên liệu CT1 (g) CT2 (g) CT3 (g) CT4 (g) Bột cá 12 26 38 48 Bột đậu nành 24 25 30 34 Cám gạo 24 20 11 10 Bột bắp 21 16 12 5,0 Bột mì 15 10 7,0 2,3 Dầu đậu nành 0,3 0,4 0,3 0,0 Premix khoáng 3,7 2,6 1,7 0,7 Tổng 100 100 100 100 · Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của các loại thức ăn có tỷ lệ protein trong khẩu phần khác nhau lên sinh trưởng của cá nâu được bố trí trong giai có thể tích 2 m3. Mỗi nghiệm thức thức ăn được lặp lại 4 lần. Mật độ thả 20 con/giai và kích cỡ cá thả (4-5 cm; 8,0 g/con). Cho cá ăn 4 công thức thức ăn có tỷ lệ protein khác nhau (20%, 25%, 30% và 35%) trong khẩu phần ăn đã phối trộn sẵn, trên cơ sở cân bằng các yếu tố lipid, khoáng, xơ thô và năng lượng. Thí nghiệm được tiến hành trong 8 tuần. · Sơ đồ thí nghiệm Nghiệm CT1 CT2 CT3 CT4 thức Giai thí A1 A2 A3 A4 B1 B2 B3 B4 C1 C2 C3 C4 D1 D2 D3 D4 nghiệm · Tiêu chí để đánh giá thức ăn thích hợp bao gồm - Tốc độ tăng trưởng của cá. - Tỷ lệ sống của cá. - Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR). 26
- 2.5.2. Thí nghiệm II: Nghiên cứu ảnh hưởng của các mật độ nuôi lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá nâu · Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của các mật độ nuôi (3 con/m2; 5 con/m2; 7 con/m2 và 10 con/m2) lên sinh trưởng của cá nâu được bố trí trong giai có thể tích 2 m3 cắm tại ao nuôi thủy sản vùng đầm phá Tam Giang. Kích cỡ cá thả: chiều dài 2-3 cm; khối lượng 5,3 g/con. Mỗi mức mật độ được lặp lại 4 lần. Thí nghiệm được tiến hành trong 6 tháng. · Sơ đồ thí nghiệm Mật độ 3 con/m3 5 con/m3 7 con/m3 10 con/m3 nuôi Giai thí E1 E2 E3 E4 F1 F2 F3 F4 G1 G2 G3 G4 H1 H2 H3 H4 nghiệm · Tiêu chí để đánh giá mật độ nuôi thích hợp bao gồm - Tốc độ tăng trưởng của cá. - Tỷ lệ sống. - Sự phân đàn của cá (Cv). 2.5.3. Thí nghiệm III: Nghiên cứu ảnh hưởng của các mức độ mặn khác nhau lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá nâu · Bố trí thí nghiệm Đầm phá Tam Giang – Cầu Hai có các vùng sinh thái lợ nhạt, lợ vừa và lợ mặn với các ngưỡng độ mặn khác nhau, tiến hành thí nghiệm này nhằm xác định được vùng sinh thái nào nuôi thương phẩm cá nâu mang lại hiệu quả. Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của các mức độ mặn (0‰; 5‰;10‰; 15‰; 20‰ và 25‰ ) lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá nâu được bố trí trong bể xi măng thể tích 4 m3. Mỗi bể thả 20 con (kích cỡ cá 2-3 cm; 5,3 g/con). Mỗi mức độ mặn được lặp lại 3 lần. Thí nghiệm được tiến hành trong 8 tuần. · Sơ đồ thí nghiệm Mức 0 0 0 0 0 0 0 /00 5 /00 10 /00 15 /00 20 /00 25 /00 độ mặn Bể thí A1 A2 A3 B1 B2 B3 C1 C2 C3 D1 D2 D3 E1 E2 E3 F1 F2 F3 nghiệm 27
- · Tiêu chí để đánh giá mức độ mặn thích hợp bao gồm - Tốc độ tăng trưởng của cá. - Tỷ lệ sống. - Sự phân đàn của cá (Cv). 2.5.4. Quản lý chăm sóc cá trong giai, bể thí nghiệm - Cá giống lúc đầu mới mua về tiến hành thuần hóa trong 2 tuần, để cá thích nghi với điều kiện sống và tập cho cá ăn thức ăn viên trước khi bố trí thí nghiệm. - Cho ăn: Cho cá ăn mỗi ngày 2 lần, sáng vào lúc 7-8 giờ và chiều vào lúc 16-17 giờ. Cho ăn với lượng thức ăn bằng 2-5% khối lượng thân, đối với thức ăn tinh; 10- 15% khối lượng thân, đối với các loài rong (rong lục - Enteromophar sp và Chaetomophar sp, rong câu - Gracilaria sp). Tuy nhiên, trong quá trình cho ăn thường xuyên phải theo dõi để điều chỉnh cho phù hợp, đặc biệt khi thời tiết thay đổi cần chú ý đến lượng thức ăn, có thể giảm hoặc ngừng cho ăn. - Đối với giai nuôi: hàng ngày theo dõi hoạt động của cá, thực hiện chế độ vệ sinh giai nuôi thường xuyên mỗi tháng một lần. - Đối với bể nuôi: thường xuyên theo dõi hoạt động của cá, thực hiện chế độ thay nước 2 lần mỗi tuần và thay 30% lượng nước. - Kiểm tra tình trạng bệnh tật, bắt mồi của cá hàng ngày thừa hay thiếu thức ăn để có biện pháp xử lý và điều chỉnh kịp thời. 2.6. Phương pháp chế biến thức ăn a. Xay nghiền và sàng nguyên liệu Các nguyên liệu làm thức ăn hầu hết đã được xay nhỏ ở dạng bột mịn đem về phơi khô, sau đó sàng qua sàng có kích thước mắt lưới 0,5mm để loại bỏ các hạt có kích thước lớn và các tạp chất. b. Cân nguyên liệu Cân thành phần nguyên liệu theo đúng tỷ lệ trong công thức thức ăn bằng cân điện tử với độ chính xác 0,001g. Cân riêng từng nguyên liệu, nguyên liệu khô và nguyên liệu nước để riêng, bột mì để riêng để tạo hồ tinh bột. c. Trộn thành phần nguyên liệu Dùng tay để phối trộn các thành phần với nhau cho đều, trộn nguyên liệu khô riêng, nguyên liệu ướt riêng, nguyên liệu có khối lượng lớn riêng, khối lượng nhỏ riêng, sau đó mới phối hợp chúng lại với nhau và tiếp tục trộn đều. 28
- d. Nấu chất kết dính Hòa bột mì theo tỷ lệ một phần bột bốn phần nước, nấu chín tạo dung dịch sền sệt, để nguội sau đó trộn đều vào nguyên liệu. e. Ép tạo viên Sau khi trộn đều nguyên liệu với chất kết dính ép qua cối xay thịt tạo viên với kích thước mắt lỗ 2-3 mm. f. Hấp thức ăn Sau khi tạo viên xong đưa thức ăn vào hấp, dùng phương pháp hấp cách thủy trong thời gian 5 phút, rồi lấy thức ăn đem ra ngoài để nguội và phơi khô tránh ánh sáng trực tiếp, trong quá trình phơi khô dùng tay bẻ thành đoạn viên ngắn vừa với cỡ mồi của cá. g. Bảo quản thức ăn Thức ăn sau khi đã khô, được cho vào túi nilong, rồi bỏ vào trong khay nhựa lớn có nắp đậy đem bảo quản trong tủ lạnh. 2.7. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu 2.7.1. Phương pháp theo dõi các yếu tố môi trường + Nhiệt độ: đo bằng nhiệt kế. + pH: Đo bằng test pH. + NH3: Đo bằng test NH3. + Oxy hòa tan: Đo bằng test ôxy. + Độ mặn: Đo bằng máy đo độ mặn khúc xạ kế Salinity. 2.7.2. Phương pháp xác định tốc độ tăng trưởng của cá Định kỳ thu mẫu cá ngẫu nhiên ở các bể, giai thí nghiệm để cân khối lượng và đo chiều dài 15 ngày/lần đối với thí nghiệm thức ăn; độ mặn và 30 ngày/lần đối với thí nghiệm mật độ. Xác định khối lượng bằng cân đĩa với độ chính xác 5g; cân điện tử với độ chính xác 0,001g và đo chiều dài mỗi cá thể bằng thước kẻ với độ chính xác 1mm. 2.7.3. Các công thức xác định thông số thí nghiệm · Tỷ lệ sống Số cá thu hoạch TLS = x 100% Số cá thả nuôi 29
- · Hệ số biến động s Cv = x 100% x · Tốc độ tăng trưởng hàng ngày (Daily Growth Rate) [32]. + Tốc độ tăng trưởng về khối lượng (DGRw–Daily Growth Rate of Weight). DGRw (g/ngày) = (We - Ws)/N + Tốc độ tăng trưởng về chiều dài (DGRL–Daily Growth Rate of Length). DGRL (cm/ngày) = (Le - Ls)/N · Mức tăng khối lượng tương đối (Weight Gain) [32]. WG (%) = 100 x [(We - Ws)/ Ws] · Mức tăng chiều dài tương đối (Legth Gain) [32]. LG (%) = 100 x [(Le - Ls)/ Ls] · Chỉ số sinh trưởng hàng ngày (Daily Growth Index) [32]. 1/3 1/3 DGI (%/ngày) = (We - Ws ) x 100/N · Hệ số chuyển hóa thức ăn [32]. FCR = FI/(We - Ws) Trong đó: - Ws: khối lượng cá khi bắt đầu thí nghiệm (g); - We: khối lượng cá khi kết thúc thí nghiệm (g); - N: thời gian thí nghiệm tính theo ngày; - FI : lượng thức ăn cá sử dụng trong suốt đợt thí nghiệm (g). - Cv: hệ số biến động. - s và x: độ lệch chuẩn và giá trị trung bình. 2.7.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu Nguyên liệu chế biến thức ăn và mẫu thức ăn phân tích các chỉ tiêu (Protein thô, Lipid thô, Xơ thô, Khoáng tổng số, Năng lượng) theo phương pháp Kjeldal, Soxhlet, Van-Soet, Nung ở nhiệt độ 550oC, Đốt cháy trong Bomb calorimeter. Phân tích tại Phòng thí nghiệm Trung Tâm – Khoa Chăn nuôi Thú Y - Đại học Nông Lâm Huế. Các giá trị trung bình và độ lệch chuẩn được xử lý trên chương trình Microsoft Excel 2007. So sánh các giá trị trung bình giữa các nghiệm thức được dựa vào phép phân tích ANOVA và phép thử TUKEY với mức ý nghĩa p<0,05 bằng chương trình SPSS Version 15.0. 30
- Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Sự biến động của một số yếu tố môi trường trong thí nghiệm Chất lượng nước đóng vai trò hết sức quan trọng trong nuôi trồng thủy sản. Sự sống sót, sinh trưởng và phát triển, sinh sản của sinh vật thủy sinh phụ thuộc rất lớn đến các yếu tố môi trường. Mỗi loài thủy sinh vật có thể sống trong một điều kiện môi trường cụ thể nhất định, khi điều kiện sống thay đổi hoạt động sống của chúng sẽ thay đổi theo tùy mức độ ảnh hưởng [35; 36]. Chính vì vậy, trong nuôi trồng thủy sản chúng ta phải nắm được quy luật về sự biến động của các yếu tố môi trường để có những biện pháp kỹ thuật nhằm tạo ra môi trường sống thích hợp cho thủy sinh vật. Các yếu tố môi trường như: nhiệt độ (T0), pH, độ mặn (S‰), oxy hòa tan (DO), và NH3-N là những thông số dùng để đánh giá sơ bộ chất lượng nước trong thủy vực có phù hợp cho sinh trưởng và phát triển của đối tượng nuôi hay không, từ đó đưa ra các biện pháp quản lý chất lượng nước phù hợp giúp vật nuôi sinh trưởng và phát tiển tốt. Trong quá trình thí nghiệm chúng tôi tiến hành bố trí thí nghiệm I (thức ăn) và thí nghiệm II (mật độ) cùng một địa điểm tại ao nuôi thủy sản ở khu vực đầm phá Tam Giang. Thí nghiệm III (độ mặn) bố trí trong các bể xi măng tại Trại sản xuất giống thủy sản Huy Sơn. Sự biến động của một số yếu tố môi trường được thể hiện ở Bảng 8. Bảng 8: Biến động của một số yếu tố môi trường trong thí nghiệm Giai thí nghiệm Bể thí nghiệm TT Yếu tố môi trường theo dõi Min ÷ Max Min ÷ Max TB ± SEM TB ± SEM 17 ÷ 37 18 ÷ 25 1 Nhiệt độ (0C) 27,5 ± 3,54 20 ± 1,32 7 ÷ 18 __ 2 Độ mặn (%o) 10,5 ± 3,12 7,5 ÷ 8,5 7,8 ÷ 8,4 3 pH 7,8 ± 1,46 8,1 ± 0,35 4,5 ÷ 6,0 5,0 ÷ 6,0 4 DO (mg/l) 5,1 ± 1,21 5,5 ± 0,42 0,01÷ 0,30 0,01÷ 0,45 5 NH (mg/l) 3 0,25 ± 0,15 0,38 ± 0,17 3.1.1. Nhiệt độ Nhiệt độ là đại lượng biểu thị trạng thái nhiệt của nước, khi nhiệt độ tăng thì 31
- cường độ trao đổi chất của vật nuôi tăng và ngược lại. Sự biến động hàng ngày phản ánh đặc điểm riêng của thời tiết, là yếu tố điều chỉnh năng suất vật nuôi trong ao, và ảnh hưởng đến khả năng gây bệnh của mầm bệnh [36]. Trong suốt thời gian thí nghiệm nhiệt độ có sự dao động khá lớn do thời tiết năm nay không ổn định. Nhiệt độ trong thời gian thí nghiệm dao động từ 17- 370C, trung bình 27,50C đối với các thí nghiệm bố trí ở khu vực đầm phá và dao động từ 18 – 250C, trung bình 200C đối với thí nghiệm bố trí trong bể xi măng. Thời gian bố trí thí nghiệm nằm trong khoảng giao thời hai mùa (mùa xuân và mùa hè) nên có sự chênh lệch nhiệt độ khá lớn; những ngày có ảnh hưởng của không khí lạnh, nhiệt độ xuống 170C, nhưng những ngày nắng nóng của mùa hè thì nhiệt độ có lúc lên đến 370C. Tuy nhiên, cá nâu sống được ở nhiệt độ 20- 280C [13; 55]; ngưỡng nhiệt độ trung bình của cả quá trình thí nghiệm 20-27,50C hoàn toàn phù hợp cho cá nâu tồn tại và sinh trưởng. 3.1.2. Độ mặn R.A.Cox đã định nghĩa độ mặn là tổng lượng (tính theo gam) các chất hòa tan chứa trong 1 kg nước biển, độ mặn ảnh hưởng trực tiếp đến việc điều hòa áp suất thẩm thấu của thủy sinh vật. Các thay đổi độ mặn vượt ra ngoài giới hạn thích ứng của thủy sinh vật đều gây ra phản ứng sốc của cơ thể làm giảm khả năng đề kháng của đối tượng nuôi [36]. Cá Nâu là đối tượng khá rộng muối, chúng phân bố từ vùng nước lợ đến vùng nước mặn, sống được ở vùng có độ mặn 1- 30‰ [13; 41]. Tuy nhiên, nếu thay đổi quá cao hay quá thấp sẽ làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển, có thể gây tử vong nếu ngưỡng độ mặn vượt quá giới hạn của chúng. Trong thời gian thí nghiệm độ mặn ở khu vực bố trí dao động từ 7 – 18‰; trung bình 10,5‰. Khoảng độ mặn này không ảnh hưởng tới sự phân bố và sinh trưởng của cá nâu. 3.1.3. pH pH là chỉ tiêu phản ánh chất lượng môi trường nước tốt hay xấu, pH cho biết quá trình sinh học và hóa học xẩy ra trong ao nuôi. pH quá cao hay quá thấp đều không thuận lợi cho sự phát triển của thủy sinh vật [35; 36]. Đối với cá nâu, pH thích hợp cho cá từ 7-8,5 [13; 41; 55]. Giá trị pH của môi trường trong thí nghiệm dao động trong khoảng 7,5- 8,5; trung bình 7,8 đối với thí nghiệm ở khu vực đầm phá và dao động trong khoảng 7,8-8,4; trung bình 8,1 đối với thí nghiệm trong bể xi măng. pH trong bố trí thí nghiệm hầu như dao động không lớn, không ảnh hưởng đến sinh trưởng của cá nâu. 32
- 3.1.4. Oxy hòa tan Hàm lượng oxy hòa tan trong nước là một chất khí không thể thay thế được trong quá trình duy trì sự sống của thủy sinh vật. Trong nước tự nhiên, oxy biến động trong khoảng 0 - 14,3 mgO2/l và được cung cấp bởi các nguồn: (i) sự quang hợp của thực vật phù du; (ii) sự khuyếch tán từ khí quyển; (iii) dòng chảy cung cấp [35; 36]. Hàm lượng oxy ở thí nghiệm trong bể xi măng chủ yếu được cung cấp bởi nguồn sục khí. Trong thí nghiệm, hàm lượng oxy hòa tan dao động trong khoảng 4,5- 6,0 mg/l; trung bình 5,1 mg/l đối với thí nghiệm ở khu vực đầm phá và dao động trong khoảng 5,0-6,0 mg/l; trung bình 5,5 mg/l đối với thí nghiệm trong bể xi măng. Hàm lượng oxy hòa tan trong bố trí thí nghiệm hầu như dao động không lớn, đảm bảo được hoạt động sống của cá Nâu. 3.1.5. Khí NH3 NH3 là sản phẩm của quá trình trao đổi chất của sinh vật và sự phân hủy các vật chất hữu cơ như sản phẩm thải của vật nuôi, thức ăn dư thừa. Theo Nguyễn Duy Quỳnh Trâm (2004) thì dạng amon không ion hóa NH3 là chất độc đối với thủy sinh vật, còn dạng amon ion hóa NH4 không độc là một tác nhân có lợi cho tảo [35]. Khả năng chịu đựng của thủy sinh vật đối với NH3 thay đổi tùy loài, theo điều kiện sinh lý và những nhân tố của môi trường. Nồng độ gây chết của NH3 đối với thủy sinh vật dao động trong khoảng 0,5 – 1 mg/l [35]. Trong môi trường nước, nồng độ NH3 ít khi vượt quá nồng độ 2-3 mg/l. Theo Nguyễn Đình Trung (2004) nồng độ NH3 thích hợp cho các ao nuôi cá dao động không vượt quá 1 mg/l [36]. Trong thời gian thí nghiệm, hàm lượng khí NH3 dao động trong khoảng 0,01- 0,30 mg/l; trung bình 0,25 mg/l đối với thí nghiệm ở khu vực đầm phá và dao động trong khoảng 0,01-0,45 mg/l; trung bình 0,38 mg/l đối với thí nghiệm trong bể xi măng. Hàm lượng NH3 này không nằm trong ngưỡng gây chết đối với cá; NH3 thấp là nhờ xiphong, vệ sinh bể, lồng nuôi hàng ngày kết hợp với việc cho ăn hợp lý. Nhìn chung, các yếu tố môi trường ở các thí nghiệm luôn có sự biến động, nhưng không có sự sai khác nhau lớn, đều nằm trong khoảng phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cá nâu. Qua thử nghiệm, bước đầu chúng tôi có thể khẳng định rằng vùng đầm phá Tam Giang có điều kiện sinh thái phù hợp cho nuôi đối tượng cá nâu. 33
- 3.2. Ảnh hưởng của các loại thức ăn có tỷ lệ protein khác nhau trong thành phần lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá nâu Sinh trưởng của cá liên quan đến sự sắp xếp của các mô cơ, mô mỡ, biểu mô và mô liên kết. Cá sinh trưởng nhanh hay chậm phụ thuộc phần lớn vào khẩu phần thức ăn, ngoài ra còn có một số yếu tố khác như loài, giới tính, tuổi, mật độ nuôi, môi trường sống và điều kiện quản lý chăm sóc [1]. Thức ăn trong nuôi trồng thủy sản thường chiếm 30 đến 60% chi phí sản xuất [45]. Động vật trong quá trình sống có nhu cầu thức ăn để duy trì các chức năng và hoạt động sống bình thường, đồng thời cung cấp các chất cần thiết tham gia vào các phản ứng sinh hóa tổng hợp và hình thành nên các sản phẩm của động vật [20]. Thức ăn không chỉ tác động đến sinh trưởng của cá, mà còn tác động đến hiệu quả kinh tế của ngư dân. Thức ăn sử dụng trong thí nghiệm được phối chế từ 5 nguyên liệu đã được phân tích thành phần dinh dưỡng, sau đó dùng phần mềm WINFEED để phối trộn ra các loại thức ăn có các mức protein khác nhau, trên cơ sở cân bằng các thành phần dinh dưỡng khác. Hỗn hợp thức ăn đã được phối trộn tiếp tục đem phân tích tại Phòng thí nghiệm Trung Tâm – Khoa Chăn nuôi Thú Y - Đại học Nông Lâm Huế để kiểm tra tính chính xác của việc phối trộn. Kết quả được thể hiện ở Bảng 9. Bảng 9: Thành phần dinh dưỡng cơ bản của các loại thức ăn thí nghiệm TT Tên mẫu Protein (%) Lipid (%) Xơ (%) Khoáng (%) 1 CT1 21,01 10,50 4,32 8,23 2 CT2 25,10 10,12 4,74 8,55 3 CT3 29,50 10,16 5,01 8,42 4 CT4 35,26 10,46 5,24 8,64 Kết quả phân tích (Bảng 9) cho thấy, các công thức thức ăn thí nghiệm đều có các thành phần lipid, xơ và khoáng tổng số gần như nhau đúng theo thiết kế của thí nghiệm. Chúng chỉ sai khác nhau về hàm lượng protein, hàm lượng này thay đổi từ 21,01% đến 35,26% vật chất khô ở các mức tăng là 5%. 3.2.1. Ảnh hưởng của các loại thức ăn có tỷ lệ protein khác nhau trong thành phần lên sinh trưởng của cá nâu Hiện có rất ít thông tin về nhu cầu dinh dưỡng của cá nâu, đặc biệt nhu cầu của chúng đối với protein và thành phần các acid amin. Phần lớn các loài cá nước mặn có 34
- yêu cầu về protein lớn hơn cá nước ngọt, nghiên cứu này nhằm xác định tỷ lệ protein trong khẩu phần thức ăn thích hợp cho sinh trưởng của cá nâu trong nuôi thương phẩm. Kết quả nghiên cứu được thể hiện ở Bảng 10. Bảng 10: Một số chỉ tiêu sinh trưởng về khối lượng và chiều dài của cá nâu trong thí nghiệm I Công thức thức ăn thí nghiệm Các chỉ tiêu đánh giá CT1 CT2 CT3 CT4 Khối lượng đầu (g) 8,08±0,08a 8,08±0,08a 8,00±0,01a 8,08±0,08a Khối lượng cuối (g) 12,00±0,10b 12,10±0,01b 12,70±0,12a 12,50±0,01a Chiều dài đầu (cm) 4,50±0,01a 4,45±0,03a 4,45±0,03a 4,45±0,03a Chiều dài cuối (cm) 6,30±0,01c 6,35±0,03c 6,65±0,03a 6,50±0,01b WG (%) 48,50±1,44c 49,75±1,25bc 58,50±1,44a 54,75±1,25ab LG (%) 40,00±0,01c 42,50±1,04bc 49,50±1,04a 46,00±1,15ab b b a a DGRw (g/ngày) 0,065±0,001 0,067±0,001 0,079±0,002 0,074±0,001 c c a b DGRL (cm/ngày) 0,030±0,001 0,032±0,001 0,037±0,001 0,034±0,001 DGI (%/ngày) 0,47±0,01c 0,48±0,01bc 0,56±0,01a 0,52±0,01ab Các giá trị thể hiện trên bảng là giá trị trung bình và sai số chuẩn. Các giá trị trên cùng hàng có các kí tự (a, b, c) khác nhau thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p 0,05). Qua Hình 8 cho thấy, sự sinh trưởng về khối lượng 35
- của cá trong tháng đầu cao ở nghiệm thức thức ăn có tỷ lệ protein trong khẩu phần 35%; sau đó nghiệm thức thức ăn có tỷ lệ protein trong khẩu phần 30% cho sinh trưởng của cá vượt trội so với các nghiệm thức khác, trong khi đó nghiệm thức thức ăn có tỷ lệ protein trong khẩu phần 20% luôn cho sinh trưởng thấp. Các chỉ tiêu sinh trưởng khác về khối lượng cá như: mức tăng khối lượng tương đối (WG) (Hình 9); tốc độ tăng trưởng khối lượng hàng ngày (DGRw) (Hình 10) và chỉ số sinh trưởng hàng ngày (DGI) (Hình 11) của cá nâu cũng cho thấy, ở nghiệm thức thức ăn có tỷ lệ 30% protein cho hiệu quả cao nhất (WG = 49,50%; DGRw = 0,079 g/ngày; DGI = 0,56 %/ngày), nghiệm thức thức ăn có tỷ lệ 20% protein cho hiệu quả sinh trưởng thấp nhất (WG = 48,50%; DGRw = 0,065 g/ngày; DGI = 0,47 %/ngày). Qua phân tích phương sai cho thấy, mức tăng khối lượng tương đối (WG) và chỉ số sinh trưởng hàng ngày (DGI) ở nghiệm thức thức ăn có mức 20% protein sai khác với các nghiệm thức thức ăn có mức 30% protein và 35% protein có ý nghĩa (p 0,05); giữa nghiệm thức 25% protein và 35% protein không có sự sai khác (p>0,05). Tốc độ tăng trưởng khối lượng hàng ngày (DGRw) ở nhóm nghiệm thức thức ăn có mức 20% protein; 25% protein sai khác với nhóm nghiệm thức thức ăn có mức 30% protein; 35% protein có ý nghĩa thống kê (p 0,05). Sự tăng trưởng về khối lượng kèm theo sự tăng lên về chiều dài, kết quả ở Bảng 10, Hình 12 cho thấy, chiều dài trung bình của cá khi kết thúc thí nghiệm cao nhất (6,65 cm) ở nghiệm thức thức ăn có mức 30% protein, nghiệm thức thức ăn có mức 20% protein cho sinh trưởng chiều dài thấp nhất (6,30 cm). Dùng tiêu chuẩn kiểm định TUKEY để đánh giá sự sai khác giá trị trung bình về chiều dài cá giữa các nghiệm thức trong thí nghiệm cho thấy, nghiệm thức thức ăn có mức 20% protein sai khác với các nghiệm thức thức ăn có mức 30% protein và 35% protein có ý nghĩa thống kê (p 0,05). Nghiệm thức thức ăn 30% protein sai khác với các nghiệm thức thức ăn 25% protein và 35% protein 36
- có ý nghĩa thống kê (p<0,05), đồng thời nghiệm thức thức ăn 35% protein cũng có sự sai khác với nghiệm thức thức ăn 25% protein (p<0,05). 14,0 65 13,0 a 60 12,0 ab 11,0 ng W G ( %) 55 n g ( g) ượ ượ i l bc i l 10,0 ố ố c 50 Kh 9,0 n g kh ă c t 8,0 ứ 45 M 7,0 Lúc thả 15 30 45 60 40 Ngày CT1 CT2 CT3 CT4 Công thức CT1 CT2 CT3 CT4 thức ăn Hình 8: Sự tăng trưởng khối lượng Hình 9: Mức tăng khối lượng tương của cá nâu qua các đợt kiểm tra đối WG (%) 0,085 0,6 a a 0,08 0,55 ab a 0,075 bc 0,5 0,07 b c n g D G I ( % / ày) ng D G R w ( g / à y) b ưở ưở 0,065 0,45 ng tr ă 0,06 s i n h tr t ố s 0,4 độ ỉ c 0,055 ố Ch T 0,05 0,35 Công thức CT1 CT2 CT3 CT4 Công thức CT1 CT2 CT3 CT4 thức ăn thức ăn Hình 10: Tốc độ tăng khối lượng hàng Hình 11: Chỉ số sinh trưởng hàng ngày DGR-w (g/ngày) ngày DGI (%/ngày) Kết quả này có sự tương đồng với kết quả của Nguyễn Văn Huy (2008) khi nghiên cứu ảnh hưởng của các mức protein khác nhau (15%; 20%; 25%; 30% và 35%) lên tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá dìa (Siganus guttatus) nuôi tại Thừa Thiên Huế. Kết quả của thí nghiệm cho thấy sinh trưởng của cá cao nhất ở nghiệm thức thức ăn có mức 30% protein, cỡ cá thả 11,2 g/con sau 2 tháng nuôi cá đạt khối lượng 37
- 34g/con; tốc độ tăng trưởng về khối lượng đạt 0,38g/ngày [8]. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của chúng tôi có sự khác biệt ở chỗ nghiệm thức thức ăn 30% protein và 35% protein cho cá nâu sinh trưởng tốt, trong khi nghiên cứu trên kết luận thức ăn tốt cho sinh trưởng của cá dìa ở nghiệm thức 30% protein và 25% protein. 7,0 60,0 a 6,5 ab 50,0 bc c 6,0 40,0 5,5 u d à i L G ( %) ề 30,0 u d à i ( c m) ề 5,0 Chi ng c hi ă 20,0 c t 4,5 ứ M 10,0 4,0 0,0 Lúc thả 15 30 45 60 Ngày CT1 CT2 CT3 CT4 Công thức CT1 CT2 CT3 CT4 thức ăn Hình 12: Sự tăng trưởng chiều dài của Hình 13: Mức tăng chiều dài tương cá nâu qua các đợt kiểm tra đối LG (%) 0,040 a 93,0 a a 0,038 92,5 0,036 b 92,0 0,034 c a 0,032 c 91,5 0,030 ng ( %) ố 91,0 n g D G R - L ( c m / ng ày) s ệ ưở 0,028 l ỷ 90,5 a 0,026 T n g tr ă 90,0 t 0,024 độ c 0,022 89,5 ố T 0,020 89,0 Công thức CT1 CT2 CT3 CT4 CT1 CT2 CT3 CT4 Công thức thức ăn thức ăn Hình 14: Tốc độ tăng chiều dài hàng Hình 15: Tỷ lệ sống của cá nâu ở các ngày DGR-L (cm/ngày) công thức thức ăn (%) Khi phân tích các chỉ tiêu sinh trưởng khác về chiều dài của cá như: mức tăng chiều dài tương đối (LG) (Hình 13); tốc độ tăng trưởng về chiều dài hàng ngày (DGRL) (Hình 14) cũng cho thấy, ở nghiệm thức thức ăn 30% protein cho kết quả lớn 38
- nhanh nhất (LG = 49,50%; DGRL = 0,037 cm/ngày), nghiệm thức thức ăn 20% protein cho kết quả lớn chậm nhất (LG = 40,0%; DGRL = 0,030 cm/ngày). Qua phân tích phương sai cho thấy, mức tăng chiều dài tương đối (LG) ở nghiệm thức thức ăn có mức 20% protein sai khác với các nghiệm thức thức ăn có mức 30% protein và 35% protein có ý nghĩa (p 0,05); giữa nghiệm thức 25% protein và 35% protein không có sự sai khác (p>0,05). Tốc độ tăng trưởng chiều dài hàng ngày (DGRL) ở nhóm nghiệm thức thức ăn có mức 20% protein; 25% protein sai khác với nhóm nghiệm thức thức ăn có mức 30% protein; 35% protein có ý nghĩa thống kê (p 0,05). Để có thể ước tính được tỷ lệ protein tối ưu trong khẩu phần ăn dùng cho nuôi cá nâu chúng tôi đã mô hình hóa ảnh hưởng của các mức protein khác nhau (20%; 25%; 30% và 35%) đến các thông số sinh trưởng (WG, LG; DGRw, DGRL; DGI) và hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR). Kết quả từ Hình 16 đến Hình 19 cho thấy có trên 50% sự biến thiên các thông số này có thể được mô tả bằng đường hồi quy bậc hai. Với hệ số tương quan R giữa hàm lượng protein trong khẩu phần với các chỉ số sinh trưởng và hệ số chuyển hóa thức ăn dao động từ 0,75 – 0,85; tương quan này tương đối chặt chẽ. Qua các phương trình hồi quy, có thể suy ra được khẩu phần ăn có chứa hàm lượng protein tối ưu cho sinh trưởng và hệ số chuyển đổi thức ăn của cá nâu là 32% vật chất khô. 2 y = -0,0525x + 3,4225x + 0,0375 y = -0,06x2 + 3,8x - 12,75 R2 = 0,5043 R2 = 0,6492 62 54 60 52 58 50 56 48 54 46 52 44 L G ( %) W G ( %) 50 42 48 46 40 44 38 42 36 15 20 25 30 35 40 15 20 25 30 35 40 Protein (%) Protein (%) Hình 16: Ảnh hưởng của hàm lượng protein trong thức ăn đến mức tăng khối lượng và chiều dài tương đối (WG và LG) của cá nâu 39
- y = -05x 2 + 0,0048x - 0,0021 y = -05x2 + 0,0028x - 0,0089 R2 = 0,5004 R2 = 0,6743 0,085 0,04 0,08 0,038 0,036 0,075 0,034 0,07 0,032 0,065 D G R - w ( g / n ày) D G R - L ( c m / ng à y) 0,03 0,06 0,028 0,055 0,026 15 20 25 30 35 40 15 20 25 30 35 40 Protein (%) Protein (%) Hình 17: Ảnh hưởng của hàm lượng protein trong thức ăn đến tốc độ tăng trưởng khối lượng và chiều dài của cá nâu y = 0,0042x2 - 0,2555x + 6,38 2 y = -0,0006x + 0,0364x - 0,0381 R2 = 0,5264 R2 = 0,5049 0,59 3,4 0,56 3,2 0,53 3,0 n / g cá) ă 2,8 0,5 c ứ 2,6 D G I ( % / ng à y) 0,47 2,4 F CR ( g th 0,44 2,2 0,41 2,0 15 20 25 30 35 40 15 20 25 30 35 40 Protein (%) Protein (%) Hình 18: Ảnh hưởng của hàm lượng Hình 19: Ảnh hưởng của hàm lượng protein trong thức ăn đến chỉ số protein trong thức ăn đến hệ số sinh trưởng của cá nâu chuyển hóa thức ăn của cá nâu 3.2.2. Ảnh hưởng của các loại thức ăn có tỷ lệ protein khác nhau trong thành phần lên tỷ lệ sống và hệ số chuyển hóa thức ăn của cá nâu Bảng 11: Tỷ lệ sống và hệ số chuyển hóa thức ăn của cá ở các nghiệm thức thức ăn Công thức thức ăn Các chỉ tiêu đánh giá CT1 CT2 CT3 CT4 Tỷ lệ sống (%) 90,0±2,04a 92,5±1,44a 92,5±2,50a 91,3±1,25a Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) 2,92±1,12a 2,72±0,09ab 2,39±0,05b 2,62±0,04ab Các giá trị thể hiện trên bảng là giá trị trung bình và sai số chuẩn. Các giá trị trên cùng hàng có các kí tự (a, b) khác nhau thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). 40
- Từ kết quả nghiên cứu (Bảng 11, Hình 15) cho thấy, tỷ lệ sống cao ở các nghiệm thức thức ăn 20% protein và 30% protein (92,50%), tiếp theo nghiệm thức thức ăn 35% protein (91,3%) và tỷ lệ sống thấp nhất ở nghiệm thức thức ăn 20% protein (90,0%). Kết quả phân tích phương sai cho thấy, tỷ lệ sống giữa các nghiệm thức thức ăn sai khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Như vậy, các nghiệm thức thức ăn có tỷ lệ protein khác nhau (20%; 25%; 30% và 35%) trong khẩu phần ở thí nghiệm không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá nâu, mà chỉ ảnh hưởng tới sinh trưởng của chúng, sinh trưởng của cá có xu hướng tăng dần khi cho ăn thức ăn có mức 20% protein đến thức ăn 30% protein sau đó sinh trưởng của cá giảm ở thức ăn có mức 35% protein. Cá nâu bố trí nuôi ở các nghiệm thức thức ăn trong thí nghiệm có tỷ lệ sống (90,0-92,5%) tương đương với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Mão (2010) khi thử nghiệm nuôi thương phẩm cá nâu trong giai cắm ở khu vực đầm phá Tam Giang, sau thời gian 3 tháng nuôi cá đạt tỷ lệ sống tương đối cao (90,48-92,38%) [16]. Từ kết quả nghiên cứu (Bảng 11, Hình 19) cho thấy, hệ số chuyển hóa thức ăn của cá nâu dao động tương đối cao (2,39-2,92); nghiệm thức thức ăn 30% protein có hệ số chuyển hóa thức ăn thấp nhất (2,39) và cao nhất ở nghiệm thức thức ăn 20% protein (2,92). Qua phân tích phương sai cho thấy, hệ số chuyển hóa thức ăn ở các nghiệm thức sai khác nhau có ý nghĩa thống kê (p 0,05). Nếu so sánh kết quả nghiên cứu này với kết quả của một số tác giả trên những loài cá khác, cho thấy hệ số chuyển hóa thức ăn của cá nâu thấp hơn rất nhiều so với nghiên cứu của Lê Thị Thúy Hằng (2010) khi nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ protein khẩu phần đến khả năng sinh trưởng của cá rô đồng (Anabas testudineus Bloch, 1792), cá có hệ số chuyển hóa thức ăn (2,54-3,42) [7]. Cao hơn rất nhiều so với nghiên cứu của Lê Anh Tuấn (2008) khi nghiên cứu xác định nhu cầu protein và lipid của cá mú chấm nâu (Epinephelus malabaricus Bloch, 1891), hệ số chuyển hóa thức ăn dao động (1,09-1,32) [32]. Từ kết quả nghiên cứu có thể đưa ra nhận xét ban đầu: cá nâu có hệ số chuyển hóa thức ăn cao có thể do cá là loài có tính ăn thiên về thực vật, và thức ăn tự chế nên một phần bị hòa tan vào nước. 41
- 3.3. Ảnh hưởng của mật độ nuôi lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá nâu Mỗi loài thủy sinh vật nói chung và cá nâu nói riêng, chỉ phân bố, sinh sống ở một mật độ nhất định. Cá nâu có tập tính sống bầy đàn và thường kết hợp với nhau trong việc tìm mồi, chính vì thế nếu nuôi thương phẩm chúng với mật độ thích hợp sẽ phát huy mối quan hệ có lợi giữa quần đoàn. Tuy nhiên, khi nuôi chúng với mật độ thấp hoặc cao sẽ không tận dụng hết năng suất của thủy vực hoặc không đảm bảo điều kiện về không gian sống và dưỡng khí làm cho đời sống của cá bị rối loạn và ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ sống và tăng trưởng, mật độ nuôi thích hợp là mức mà ở đó cá vẫn duy trì được tốc độ sinh trưởng nhanh và tỷ lệ sống cao. Đồng thời, khai thác hết năng suất sinh học của thủy vực. Mục đích của thí nghiệm này, nhằm tìm ra mức mật độ thích hợp cho nuôi thương phẩm và từng bước hoàn thành quy trình nuôi đối tượng cá nâu ở khu vực đầm phá Tam Giang – Cầu Hai. 3.3.1. Ảnh hưởng của các mức mật độ khác nhau lên sinh trưởng của cá nâu Bảng 12: Một số chỉ tiêu sinh trưởng về khối lượng và chiều dài của cá nâu trong thí nghiệm II Mật độ nuôi Các chỉ tiêu đánh giá 3 con/m2 5 con/m2 7 con/m2 10 con/m2 Khối lượng đầu (g) 5,40±0,23a 5,50±0,01a 5,50±0,01a 5,50±0,01a Khối lượng cuối (g) 21,50±0,29a 21,40±0,01a 20,00±0,01b 19,50±0,01b Chiều dài đầu (cm) 2,70±0,01a 2,68±0,03a 2,65±0,03a 2,75±0,03a Chiều dài cuối (cm) 8,58±0,03a 8,50±0,01a 8,15±0,03b 8,10±0,01b WG (%) 299,5±11,84a 289,0±10,01a 264,0±10,01b 255,0±10,01b LG (%) 218,00±1,11a 218,00±3,01a 207,75±3,40a 194,50±3,18b a b c d DGRw (g/ngày) 0,090±0,002 0,088±0,001 0,081±0,001 0,078±0,001 a a b c DGRL (cm/ngày) 0,033±0,002 0,032±0,002 0,031±0,002 0,030±0,002 a a b b DGI (%/ngày) 0,57±0,01 0,56±0,01 0,53±0,01 0,52±0,01 Các giá trị thể hiện trên bảng là giá trị trung bình và sai số chuẩn. Các giá trị trên cùng hàng có các kí tự (a, b, c và d) khác nhau thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Kết quả phân tích phương sai một yếu tố (ANOVA single factor) cho thấy, các chỉ tiêu sinh trưởng như: khối lượng và chiều dài cá khi kết thúc thí nghiệm; mức tăng khối lượng tương đối (WG), mức tăng chiều dài tương đối (LG); tốc độ tăng trưởng khối lượng hàng ngày (DGRw), tốc độ tăng trưởng chiều dài hàng ngày (DGRL); chỉ số 42
- sinh trưởng hàng ngày (DGI) đều sai khác có ý nghĩa thống kê (p 0,05). Các chỉ tiêu sinh trưởng khác về khối lượng cá như: mức tăng khối lượng tương đối (WG) (Hình 21); tốc độ tăng trưởng hàng ngày (DGRw) (Hình 22) và chỉ số sinh trưởng hàng ngày (DGI) (Hình 23) của cá nâu cũng cho thấy, ở nghiệm thức mật độ 2 3con/m cho hiệu quả cao nhất (WG = 299,5%; DGRw = 0,090 g/ngày; DGI = 0,57 %/ngày), nghiệm thức mật độ 10 con/m2 cho hiệu quả sinh trưởng thấp nhất (WG = 255,0%; DGRw = 0,078 g/ngày; DGI = 0,52 %/ngày). Qua phân tích phương sai cho thấy, mức tăng khối lượng tương đối (WG) và chỉ số sinh trưởng hàng ngày (DGI) ở nhóm nghiệm thức mật độ 3 con/m2; 5 con/m2 sai khác với nhóm nghiệm thức mật độ 7 con/m2; 10 con/m2 có ý nghĩa thống kê (p 0,05). Tốc độ tăng trưởng khối lượng hàng ngày (DGRw) ở các nghiệm thức mật độ đều sai khác nhau có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Sự tăng trưởng về khối lượng kèm theo sự tăng lên về chiều dài, kết quả ở Bảng 12, Hình 24 cho thấy, sau 2 tháng nuôi tăng trưởng về chiều dài của cá nâu bắt đầu có sự sai khác nhau. Chiều dài trung bình của cá khi kết thúc thí nghiệm cao nhất (8,58 cm) ở nghiệm thức mật độ 3 con/m2, nghiệm thức mật độ 10 con/m2 cho sinh trưởng chiều dài thấp nhất (8,10 cm). Dùng tiêu chuẩn kiểm định TUKEY để đánh giá sự sai khác giá trị trung bình về chiều dài cá giữa các nghiệm thức trong thí nghiệm cho thấy, nhóm nghiệm thức mật độ 3 con/m2; 5 con/m2 sai khác với nhóm nghiệm thức mật độ 7 con/m2; 10 con/m2 có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Tuy nhiên, giữa các nghiệm thức 43
- mật độ 3 con/m2 và 5 con/m2; giữa các nghiệm thức mật độ 7 con/m2 và 10 con/m2 sai khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). 24 310,0 a 22 300,0 20 a 18 290,0 16 n g ( g) n g W G ( %) 14 280,0 ượ ượ i l i l b ố 12 ố 270,0 Kh 10 b ng kh 8 ă 260,0 c t 6 ứ M 250,0 4 Lúc thả 30 60 90 120 150 180 Ngày 240,0 3 con/m2 5 con/m2 7 con/m2 10 con/m2 3 con/m2 5 con/m2 7 con/m2 10 con/m2 M ật độ Hình 20: Sự tăng trưởng khối lượng Hình 21: Mức tăng khối lượng tương của cá nâu qua các đợt kiểm tra đối WG (%) 0,094 0,58 a a 0,092 0,57 a 0,090 b 0,56 0,088 0,086 0,55 ng D G R w ( g / n ày) 0,084 c ng D G I ( % / à y) 0,54 b ưở 0,082 ưở 0,53 b ng tr 0,080 d ă s i nh tr t ố 0,52 0,078 độ s ỉ c ố 0,076 Ch 0,51 T 0,074 0,50 3 con/m2 5 con/m2 7 con/m2 10 con/m2 M ật độ 3 con/m2 5 con/m2 7 con/m2 10 con/m2 M ật độ Hình 22: Tốc độ tăng khối lượng hàng Hình 23: Chỉ số sinh trưởng hàng ngày DGR-w (g/ngày) ngày DGI (%/ngày) Khi phân tích các chỉ tiêu sinh trưởng khác về chiều dài của cá như: mức tăng chiều dài tương đối (LG) (Hình 35); tốc độ tăng trưởng hàng ngày về chiều dài 2 (DGRL) (Hình 36); cũng cho thấy, ở nghiệm thức mật độ 3 con/m cho kết quả lớn 2 nhanh nhất (LG = 218%; DGRL = 0,033 cm/ngày), nghiệm thức mật độ 10 con/m cho kết quả lớn chậm nhất (LG = 194,50%; DGRL = 0,030 cm/ngày). Kết quả phân tích 44
- phương sai cho thấy, mức tăng chiều dài tương đối (LG) ở nghiệm thức mật độ 10 con/m2 sai khác với các nghiệm thức mật độ 3 con/m2; 5 con/m2 và 7 con/m2 có ý nghĩa thống kê (p 0,05). Tốc độ tăng trưởng chiều 2 dài hàng ngày (DGRL) ở nghiệm thức mật độ 10 con/m sai khác với các nghiệm thức 3 con/m2; 5 con/m2 có ý nghĩa thống kê (p 0,05). Nghiệm thức 3 con/m2 sai khác với nghiệm thức 5 con/m2 không có ý nghĩa thống kê (p>0,05), nhưng sai khác với mật độ 7 con/m2 (p<0,05). 9 230,0 a a 220,0 8 a 210,0 7 200,0 b 6 190,0 u d à i L G ( %) u d à i ( c m) 5 ề ề 180,0 Chi 4 ng c hi ă 170,0 3 c t ứ 160,0 M 2 150,0 Lúc thả 30 60 90 120 150 180 Ngày 140,0 3 con/m2 5 con/m2 7 con/m2 10 con/m2 3 con/m2 5 con/m2 7 con/m2 10 con/m2 M ật độ Hình 24: Sự tăng trưởng chiều dài của Hình 25: Mức tăng chiều dài tương cá nâu qua các đợt kiểm tra đối LG (%) 0,034 94,0 a a 0,033 93,0 a a 92,0 0,032 b 91,0 0,031 ng ( %) c ố 90,0 a ng D G R - L ( c m / à y) s a 0,030 ệ l ưở ỷ 89,0 T ng tr 0,029 88,0 ă t độ 0,028 87,0 c ố T 86,0 0,027 3 con/m2 5 con/m2 7 con/m2 10 con/m2 M ật độ 3 con/m2 5 con/m2 7 con/m2 10 con/m2 M ật độ Hình 26: Tốc độ tăng chiều dài hàng Hình 27: Tỷ lệ sống của cá nâu ở các ngày DGR-L (cm/ngày) mức mật độ 45
- Tóm lại, từ kết quả nghiên cứu (Bảng 12) đã cho thấy, cá nâu (Scatophagus argus) sinh trưởng tốt ở nghiệm thức mật độ 3 con/m2. Tuy nhiên, sự sinh trưởng của chúng không thể hiện sự khác biệt rõ rệt so với sự tăng trưởng của cá ở nghiệm thức mật độ 5 con/m2, nhưng chúng thể hiện sự vượt trội so với các nghiệm thức mật độ khác. Ngược lại, ở nghiệm thức mật độ 10 con/m2 sinh trưởng của cá kém hơn rõ rệt, có thể khi nuôi với mật độ cao không gian hoạt động của cá trở nên chật hẹp, hàm lượng ôxy hòa tan hạn chế và môi trường nước dễ ô nhiễm do nguồn phân thải của cá là nguyên nhân làm cho sinh trưởng của cá giảm đi đáng kể. Tốc độ sinh trưởng khối lượng hàng ngày (DGRw) (0,078-0,090 g/con) và chỉ số sinh trưởng hàng ngày (DGI) (0,52-0,57 %/ngày) của cá nâu trong thí nghiệm thấp hơn rất nhiều so với kết quả nuôi cá nâu của Nguyễn Hữu Khánh và ctv (2007) khi thử nghiệm nuôi cá dìa (Siganus guttatus), cá kình (Siganus oramin) kết hợp với cá nâu (Scatophagus argus) và cá đối (Mugil cephalus) ở đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết quả của mô hình cho thấy, cá có tốc độ tăng trưởng về khối lượng tương đối nhanh (0,83-0,88 g/ngày) và chỉ số sinh trưởng hàng ngày (DGI) (1,75-1,79 %/ngày) [13]. Tuy nhiên, thí nghiệm của chúng tôi với mô hình trên có sự khác nhau giữa nuôi lồng và nuôi ao; khối lượng cá thả nuôi (5,50 g/con và 40 g/con). 3.3.2. Ảnh hưởng của các mức mật độ khác nhau lên tỷ lệ sống của cá nâu Bảng 13: Tỷ lệ sống của cá nâu ở các mật độ nuôi khác nhau Mật độ nuôi Các chỉ tiêu đánh giá 3 con/m2 5 con /m2 7 con/m2 10 con/m2 Tỷ lệ sống (%) 91,65±4,82a 92,50±4,79a 89,30±4,61a 88,75±1,25a Các giá trị thể hiện trên bảng là giá trị trung bình và sai số chuẩn. Các giá trị trên cùng hàng có các kí tự (a, b) khác nhau thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p 0,05). Như vậy, các nghiệm thức mật độ trong thí nghiệm không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá nâu, mà chỉ ảnh hưởng tới sinh trưởng của chúng, mật độ nuôi càng cao thì sinh trưởng của cá có xu hướng giảm dần. 46
- Cá nâu nuôi ở các nghiệm thức mật độ trong thí nghiệm có tỷ lệ sống (88,75- 92,50%) cao hơn rất nhiều so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hữu Khánh và ctv (2007) sau 4 tháng nuôi cá nâu (Scatophagus argus) tỷ lệ sống (42,3-61,0%) [12]; tương đương với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Quốc Hùng (2010) khi nuôi thương phẩm cá nâu trong giai cắm ở khu vực đầm phá Tam Giang, sau thời gian 3 tháng nuôi cá đạt tỷ lệ sống tương đối cao (90,10-92,76%) [10]. 3.3.3. Sự phân cỡ của cá nâu (Scatophagus argus) ở các mật độ khác nhau Bảng 14: Sự phân cỡ của cá nâu ở các mật độ nuôi khác nhau Các chỉ tiêu đánh giá Mật độ nuôi Sự phân cỡ chiều dài Sự phân cỡ khối lượng Cv-L (%) Cv-w (%) 3 con/m2 1,34 ± 0,11b 2,15 ± 0,47b 5 con/m2 1,67 ± 0,11b 2,99 ± 0,19b 7 con/m2 2,61 ± 0,09a 4,84 ± 0,54a 10 con/m2 2,23 ± 0,09a 6,35 ± 0,28a Các giá trị thể hiện trên bảng là giá trị trung bình và sai số chuẩn. Các giá trị trên cùng cột có các kí tự (a, b) khác nhau thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p 0,05). Tuy nhiên, nhóm nghiệm thức mật độ 3 con/m2; 5 con/m2 sai khác với nhóm nghiệm thức mật độ 7 con/m2; 10 con/m2 có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Kết quả phân cỡ chiều dài ở Hình 28 cho thấy, cá chủ yếu tập trung ở nhóm kích thước 8,0-8,8 cm; ở nghiệm thức mật độ 3 con/m2 và 5 con/m2 nhóm có chiều dài 8,5 cm chiếm cao nhất; ở nghiệm thức mật độ 7 con/m2 và 10 con/m2 cỡ cá có chiều dài trung bình 8,0 cm chiếm phần lớn. Sự phân cỡ về khối lượng của cá có xu hướng tăng dần từ nghiệm thức mật độ thấp đến nghiệm thức mật độ cao; dao động từ 2,15-6,35%, trong đó nghiệm thức mật độ 10 con/m2 có sự phân cỡ lớn nhất (6,35%), thấp nhất ở nghiệm thức 3 con/m2 (2,15%). Qua phân tích phương sai nhận thấy, sự phân cỡ về khối lượng cũng tương tự 47
- như sự phân cỡ về chiều dài, giữa các nghiệm thức mật độ 3 con/m2 và 5 con/m2; giữa các nghiệm thức mật độ 7 con/m2 và 10 con/m2 sai khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Tuy nhiên, nhóm nghiệm thức mật độ 3 con/m2; 5 con/m2 sai khác với nhóm nghiệm thức mật độ 7 con/m2; 10 con/m2 có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Mật độ 3 con/m2 Mật độ 5 con/m2 20 25 20 15 15 10 F re q u e n cy F re q u e n cy 10 5 5 Mean =8.55 Mean =8.5 Std. Dev. =0.11 Std. Dev. =0.14 N =22 N =37 0 0 8.2 8.3 8.4 8.5 8.6 8.7 8.8 8.0 8.1 8.2 8.3 8.4 8.5 8.6 8.7 8.8 Chiều dài (cm) Chiều dài (cm) Mật độ 7 con/m2 Mật độ 10 con/m2 25 30 20 20 15 F re q u e n cy F r e qu n cy 10 10 5 Mean =8.16 Mean =8.11 Std. Dev. =0.206 Std. Dev. =0.175 N =40 N =40 0 0 7.9 8.0 8.1 8.2 8.3 8.4 8.5 8.6 7.9 8.0 8.1 8.2 8.3 8.4 8.5 8.6 Chiều dài (cm) Chiều dài (cm) Hình 28: Sự phân cỡ về chiều dài của cá nâu ở các mật độ nuôi 48