Luận văn Đẩy mạnh hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Liên doanh Shinhan Vina

pdf 70 trang yendo 6520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Đẩy mạnh hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Liên doanh Shinhan Vina", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfluan_van_day_manh_hoat_dong_huy_dong_von_tai_ngan_hang_lien.pdf

Nội dung text: Luận văn Đẩy mạnh hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Liên doanh Shinhan Vina

  1. Năm học 2010 - 2012 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Đề tài: “ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG LIÊN DOANH SHINHAN VINA” Tác giả: Đinh Văn Thiện Giáo viên hướng dẫn : PGS. TS. Hoàng Trần Hậu Hà Nội, tháng 11 năm 2011
  2. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình cao học và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của các thầy cô giáo, Ban lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp của Ngân hàng Liên doanh Shinhan Vina và các thành viên trong gia đình. Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn các giáo sư, tiến sỹ, các thày, cô giáo của Đại Học Quốc gia Hà Nội và Đại học Nantes, Pháp đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt kiến thức và trao đổi những kinh nghiệm quý báu trong Khóa Cao học Tài chính, Ngân hàng và Bảo hiểm. Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Phó giáo sư – Tiến sĩ Hoàng Trần Hậu, Phó Giám đốc Học Viện Tài chính, Hà Nội đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành tốt luận văn này. Đồng thời, tôi cũng xin cảm ơn Ban lãnh đạo Ngân hàng Liên doanh Shinhan Vina đã tạo điều kiện cho tôi tham gia khóa học và thu thập số liệu cho luận văn. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn các thành viên trong gia đình đã thu xếp công việc và động viên tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Hà Nội, tháng 11 năm 2011 Tác giả Đinh Văn Thiện
  3. TÓM TẮT NỘI DUNG Luận văn này nghiên cứu hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Liên doanh Shinhan Vina (SVB), sử dụng các số liệu về tốc độ tăng trưởng, quy mô và cơ cấu vốn huy động, nhằm mục đích đưa ra các giải pháp khả thi và kiến nghị thiết thực để đẩy mạnh hoạt động huy động vốn của SVB. Số liệu được thu thập từ các Báo cáo Tài chính, Báo cáo Tổng kết Hoạt động của SVB và một số NHTM. Số liệu cũng được tập hợp trên cơ sở thăm dò ý kiến của khách hàng gửi tiền. Các phương pháp nghiên cứu như tổ ng hợp, phân tích, so sánh và phương pháp biểu đồ được sử dụng. Luận văn đánh giá thực trạng hoạt động huy động vốn của SVB, những kết quả đạt được những vấn đề tồn tại, điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với hoạt động huy động vốn. Năm giải pháp được đưa ra để đẩy mạnh hoạt động huy động vốn của SVB. Các từ khóa: hoạt động huy động vốn, quy mô vốn huy động, cơ cấu vốn huy động, lãi suất tiền gửi, các sản phẩm và dịch vụ huy động vốn, mạng lưới ngân hàng. ABSTRACT This thesis is about the fund mobilization activity of Shinhan Vina Joint-Venture Bank (SVB). Data on growth rate, size and structure of fund mobilization is used to find out feasible solutions and practical proposals to strengthen fund mobilization activity of SVB. Data is collected from the Financial Statements, Annual Business Reports of SVB and some other banks. Data is also collected from customer opinion survey on deposit services of SVB. Such research methods as generalizing, analyzing, comparing, SWOT analysis, diagrammatizing are used. The actual situation of fund mobilization activity of SVB including achievements, outstanding problems, strengths, weaknesses, opportunities and threads to fund mobilization activities are identified and reflected in this thesis. Five solutions are given to strengthen fund mobilization activity of SVB. Keywords: Fund mobilization activity, Size of mobilized fund, Structure of mobilized fund, Deposit interest rates, Products and services for fund mobilization, Bank network.
  4. MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU 1 1.Bối cảnh nghiên cứu 1 2.Lý do nghiên cứu 2 3.Mục tiêu nghiên cứu 3 4.Câu hỏi nghiên cứu 3 5.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 6.Giả thuyết nghiên cứu 3 7.Phương pháp nghiên cứu 4 8. Kết cấu của luận văn 4 Chương I: HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC NHTM 5 1.1 Tổng quan về NHTM 5 1.1.1 Khái niệm NHTM 5 1.1.2 Hoạt động chủ yếu của NHTM 6 1.1.3 Hệ thống các NHTM tại Việt Nam 8 1.2. Hoạt động huy động vốn của NHTM 10 1.2.1 Vốn tự có 10 1.2.2 Vốn vay 10
  5. 1.2.3 Vốn tiền gửi 12 1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của NHTM 13 1.3.1 Nhóm yếu tố khách quan 14 1.3.2 Nhóm yếu tố chủ quan 15 Chương II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI SVB 18 2.1 Giới thiệu về SVB 18 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển c ủa SVB 18 2.1.2 Cơ cấu tổ chức của SVB 18 2.1.3 Mạng lưới hoạt động của SVB 20 2.1.4 Khái quát hoạt động kinh doanh của SVB 20 2.2. Thực trạng hoạt động huy động vốn của SVB 26 2.2.1 Giới thiệu về dịch vụ huy động vốn của SVB 26 2.2.2 Quy mô vốn huy động của SVB 28 2.2.3 Cơ cấu vốn huy động của SVB 30 2.2.4 Cơ cấu khách hàng của SVB 33 2.2.5 Tình hình phát triển dịch vụ hỗ chợ cho hoạt động huy động vốn 34 2.2.6 Đánh giá của khách hàng về chất lượng hoạt động huy động vốn 35
  6. 2.3 Đánh giá về hoạt động huy động vốn của SVB 36 2.3.1 Các loại sản phẩm 37 2.3.2 Lãi suất huy động vốn 37 2.3.3 Mạng lưới ngân hàng 39 2.3.4 Các hoạt động truyền thông 40 2.3.5 Phân tích SWOT về hoạt động huy động vốn của SVB 41 Chương III: GIẢI PHÁP ĐỂ ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN 46 CỦA SVB 3.1 Định hướng hoạt động huy động vốn của SVB 46 3.2 Giải pháp để đẩy mạnh hoạt động huy động vốn của SVB 46 3.2.1 Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ 46 3.2.2 Áp dụng chính sách lãi suất huy động linh hoạt 48 3.2.3 Phát triển mạng lưới giao dịch 49 3.2.4 Tăng cường các hoạt động truyền thông 51 3.2.5 Đổi mới chính sách nhân sự 52 3.3 Kiến nghị 54 3.3.1 Kiến nghị với NHNN và các cơ quan quản lý Nhà nước 54
  7. 3.3.2 Kiến nghị với SVB 55 PHẦN KẾT LUẬN 57 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ PHẦN PHỤ LỤC DANG MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  8. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Bối cảnh nghiên cứu Ngân hàng Shinhan Vina (SVB) là ngân hàng liên doanh giữa Ngân hàng Shinhan, Hàn Quốc và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. SVB được thành lập năm 1993, với sứ mệnh là tăng cường quan hệ ngoại giao, xúc tiến quan hệ thương mại, đẩy mạnh hoạt động đầu tư giữa Hàn Quốc và Việt Nam. Hoạt độ ng chủ yếu của SVB là huy động vốn từ các tổ chức kinh tế và cá nhân, cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cho các tổ chức và cá nhân, cung cấp các dịch vụ ngân hàng như thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế, séc, thẻ tín dụng, nhờ thu, bảo lãnh Khi mới thành lập và hoạt động tại Việt Nam, hầu hết khách hàng của Ngân hàng là các tổ chức và cá nhân Hàn Quốc đang hoạt động, công tác tại Việt Nam. SVB huy động vốn chủ yếu từ nhóm khách hàng này thông qua tài khoản của họ mở tại Ngân hàng bằng Đô la Mỹ. Các tập đoàn kinh tế lớn của Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam với số vốn đầu tư lên đến hàng chục triệu Đô l a Mỹ như Samsung, Daewoo, LG, Hyundai, Posco, Doosan là những khách hàng lớn của Ngân hàng. Đồng thời, Ngân hàng cũng huy động được vốn bằng nội tệ và các loại ngoại tệ khác của các doanh nghiệp này qua doanh thu của họ. Những năm gần đây, SVB đã thu hút được một số khách hàng là các cá nhân và các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, nhóm khách hàng này chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số khách hàng của Ngân hàng. Nói chung, nhóm khách hàng có yếu tố Hàn Quốc chủ yếu mở tài khoản và giao dịch với các ngân hàng có vốn đầu tư Hàn Quốc như SVB và các chi nhánh Ngân hàng của Hàn Quốc tại Việt Nam như Ngân hàng Woori, Ngân hàng Ngoại hối Hàn Quốc Tuy vậy, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hệ thống NHTM của Việt Nam đã không ngừng phát triển về số lượng các ngân hàng, các chi nhánh ngân hàng, các phòng giao dịch; về quy mô vốn của các ngân hàng; về chất lượng dịch vụ ngân hàng; về hoạt động marketing ngân hàng Vì thế, nguồn vốn từ nhóm khách hàng Hàn Quốc có xu hướng dịch chuyển sang các ngân hàng trong nước và các ngân hàng nước ngoài khác. Do mảng khách hàng truyền thống và đầy tiềm năng của SVB đã bị chia sẻ bởi các NHTM khác, hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng của SVB ngày càng khó khăn hơn. Trong khi đó, thị trường tiền tệ của Việt Nam lại không ổn định, tính liên kết và tương trợ trong hệ thống ngân hàng còn hạn chế, sự cạnh tranh là không lành mạnh, thông tin về thị
  9. trường thiếu minh bạch, khách hàng giảm sút niềm tin vào chính sách tiền tệ nói chung và vào hệ thống ngân hàng nói riêng. Hơn nữa, nguồn lực về vốn của nền kinh tế bị phân tán qua nhiều kênh đầu tư khác nhau như đầu tư vào thị trường chứng khoán, đầu tư vào bất động sản, đầu tư vào vàng và kim loại quý Thực tế này làm cho hoạt động huy động vốn của các ngân hàng càng thêm khó khăn. Theo báo cáo tài chính năm 2007, năm 2008, năm 2009 và năm 2010 của SVB, tốc độ tăng trưởng vốn huy động bình quân qua các năm là 6%, 17% và 16%. Trong khi đó, theo số liệu được công bố bởi NHNN (Nguồn: website tăng trưởng vốn huy động của ngành ngân hàng qua các năm tương ứng là 23,33%, 28,6% và 27,2%. Thêm vào đó, trong cơ cấu vốn huy động của SVB cuối năm 2010, vốn huy động bằng VND chiếm khoảng 35%, vốn huy động bằng các loại ngoại tệ chiếm khảng 65% trong tổng vốn huy động; vốn huy động của 100 khách hàng lớn đã chiếm 53,6% tổng số vốn huy động. Như vậy, hoạt động huy động vốn của SVB bộc lộ những vấn đề nội tại như tốc độ tăng trưởng vốn huy động thấp, cơ cấu vốn huy động theo loại tiền huy động còn chưa cân đối , vốn huy động lại rất phụ thuộc vào số dư tiền gửi của một số khách hàng lớn. 2. Lý do nghiên cứu Hoạt động huy động vốn đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động của các NHTM. Trong bối cảnh hiện nay, việc tìm ra các giải pháp để duy trì và phát triển nguồn vốn huy động cho các NHTM là một yêu cầu rất cấp bách. Cho đến nay, đã có nhiều đề tài nghiên cứu về hoạt động huy động vốn tại các NHTMNN, NHTMCP song các đề tài nghiên cứu về hoạt động huy động vốn tại NHLD còn hạn chế. Đặc biệt, chưa có đề tài nào nghiên c ứu về hoạt động huy động vốn của SVB. Tăng cường nguồn vốn huy động cho Ngân hàng là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà Hội Đồng Quản trị của SVB giao cho Ban lãnh đạo của Ngân hàng nghiên cứu và tìm ra giải pháp. Đó cũng chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng của tác giả, với tư cách là một phó Giám đốc, với nhiều năm công tác và phụ trách mảng kinh doanh của SVB Chi nhánh Hà Nội. Hơn nữa, Chương trình Thạc sỹ Tài chính, Ngân hàng và Bảo hiểm do Khoa Quốc tế -Đại học Quốc gia, Hà Nội và Đại Học Nantes của Pháp cung cấp các khối kiến thức chuyên sâu về
  10. lĩnh vực tài chính, ngân hàng vào bảo hiểm thông qua 22 môn học của chương trình, với sự tham gia giảng dạy của các giáo sư, tiến sỹ quốc tế và Việt Nam. Chọn đề tài về lĩnh vực huy động vốn, tác giả có thể tận dụng được những kiến thức đã học của chương trình để nâng cao chất lượng của luận văn. Xuất phát từ những thực tế trên đây, tác giả lựa chọn đề tài “Đẩy mạnh hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Liên doanh Shinhan Vina” làm đề tài nghiên cứu cho Luận văn thạc sĩ của mình. Đề tài được hướng dẫn bởi PGS. TS. Hoàng Trần Hậu, phó Giám đốc Học viện Tài chính, Hà Nội, Việt Nam. 3. Mục tiêu nghiên cứu Trước hết, thông qua việc nghiên cứu về các hoạt động nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng của các NHTM, tác giả muốn đưa ra các yếu tố chủ quan và khách quan tác động đến hoạt động huy động vốn của các ngân hàng trong bối cảnh hiện nay. Tiếp theo, tác giả tập trung phân tích thực trạng hoạt động huy động vốn của SVB nhằm mục đích tìm ra các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với hoạt động này. Sau cùng, tác giả đưa ra những giải pháp khả thi và kiến nghị thiết thực để đẩy mạnh hoạt động huy động vốn của SVB. 4. Câu hỏi nghiên cứu Tại sao tốc độ tăng trưởng vốn huy động của SVB thấp? Tại sao vốn huy động chủ yếu từ các tổ chức và bằng Đô la Mỹ? Tại sao vốn huy động chỉ tập trung vào một số khách hàng lớn? Phải áp dụng những giải pháp gì để đẩy mạnh hoạt động huy động vốn của SVB (nâng cao tỉ lệ tăng trưởng, tăng tỷ lệ huy động vốn bằng Đồng Việt Nam, đa dạng hóa khách hàng tiền gửi )? 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động huy động vốn, chủ yếu là huy động tiền gửi từ khách hàng của SVB. Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn trong hệ thống SVB, giới hạn trong những năm 2008, 2009, 2010 và chiến lược đến năm 2015 . 6. Giả thuyết nghiên cứu Luận văn có giả thuyết là với việc áp dụng các giải pháp kh ả thi như giải pháp về phát triển
  11. mạng lưới giao dịch, áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, tăng cường hoạt động truyền thông, đổi mới chính sách nhân sự, SVB sẽ đẩy mạnh được hoạt động huy động vốn, mở rộng được đối tượ ng khách hàng. 7. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập số liệu: Số liệu được thu thập từ các Báo cáo Tài chính, Báo cáo Tổng kết Hoạt động của SVB và một số NHTM khác như Indovina, Vidpublic Bank, Vinasiam Bank, Vietnam Rusia Bank, Vietcombank, ACB trong những năm gần đây. Số liệu cũng được tập hợp trên cơ sở thăm dò ý kiến của khách hàng tiền gửi tại SVB. Phương pháp tổng hợp: tổng hợp số liệu về tình hình hoạt động kinh doanh và hoạt động huy động vốn của SVB qua các năm 2008, 2009 và 2010; tổng hợp các số liệu về hệ thống mạng lưới giao dịch của một số NHTM đến tháng 09 năm 2011; tổng hợp đánh giá của khách hàng về sản phẩm và dịch vụ huy động vốn của SVB; Phương pháp biểu đồ: xây dựng các bảng, biểu dựa trên biến chuỗi thời gian. Sử dụng các bảng, biểu để phản ánh thực trạng hoạt động huy động vốn của SVB. Phương pháp phân tích, so sánh: Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của các NHTM, phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của SVB qua các năm 2008, 2009 và 2010; so sánh hoạt động huy động vốn của SVB với một số NHTM khác; Phân tích theo mô hình SWOT về hoạt động huy động vốn của SVB. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm có ba chương Chương I: Hoạt động huy động vốn của các NHTM Chương II: Thực trạng hoạt động huy động vốn tại SVB Chương III: Giải pháp để đẩy mạnh hoạt động huy động vốn của SVB
  12. Chương I HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC NHTM 1.1 Tổng quan về NHTM 1.1.1 Khái niệm NHTM Theo Điều 4.2, Luật các Tổ chức Tín dụng của Việt Nam số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010, ngân hàng được định nghĩa như sau: “Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã”. Liên quan đến khái niệm NHTM, do tính đặc thù trong các nền văn hóa, phong tục, tập quán hay luật lệ của các quốc gia, do tính đa dạng của các loại hình ngân hàng, do tính phức tạp của các nghiệp vụ ngân hàng, do cả sự thay đổi thường xuyên của các nghiệp vụ ngân hàng, các khái niệm về NHTM không hoàn toàn giống nhau giữa các quốc gia trên thế giới: Theo Luật Ngân hàng của Đài Loan, thuật ngữ NHTM được hiểu là một ngân hàng mà các chức n ăng chính là nhận tiền gửi tài khoản phát séc và cấp tín dụng ngắn hạn. Theo Pháp Luật của Mỹ, NHTM được hiểu là một tổ chức cung cấp tài khoản tiền gửi cho phép khách hàng rút tiền theo yêu cầu và cho vay đối với tổ chức kinh doanh hay cho vay thương mại. Theo Điều 4.3, Luật các Tổ chức Tín dụng của Việt Nam số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010, “Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định Luật này nhằm mục tiêu lợi nhu ận”. Qua các khái niệm về NHTM ở trên ta thấy để phân biệt với các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác, tên giao dịch của một NHTM nhất thiết phải có cụm từ “ngân hàng” hoặc “NHTM” để chỉ ra NHTM là một tổ chức kinh tế kinh doanh trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ. Hoạt động chủ yếu và thường xuyên là huy động vốn từ các tổ chức kinh tế và các cá nhân, rồi sử dụng nguồn vốn đã huy động được để cấp tín dụng cho các khách hàng có nhu cầu vay vốn và cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản và các d ịch vụ tài chính ngân hàng khác cho khách hàng của mình. NHTM luôn lấy lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu cần đạt được khi giao dịch với khách hàng. Đây là điểm khác biệt cơ bản giữa NHTM với ngân hàng phát triển, ngân
  13. hàng chính sách. 1.1.2 Hoạt động chủ yếu của NHTM Có nhiều cách để phân chia hoạt động của các NHTM, tuy nhiên theo Điều 4.12, Luật các Tổ chức Tín dụng Việt Nam số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010: “Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây: a) Nhận tiền gửi; b) Cấp tín dụng; c) Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản ”. Vì NHTM là tổ chức được thực hiện tất cả các hoạt động này và các hoạt động kinh doanh khác nên ta sẽ lần lượt xem xét các nghiệp vụ cơ bản này. Nhận tiền gửi là nghiệp vụ đầ u tiên của NHTM, nghiệp vụ này ra đời gắn liền với sự phát triển của các NHTM. Tiền gửi là bộ phận quan trọng nhất và thường chiếm tỷ lệ lớn trong tổng nguồn vốn của một NHTM. NHTM mở tài khoản và giữ tiền cho các tổ chức và các cá nhân. Qua đó, NHTM có được nguồn vốn dồi dào để phục vụ cho các hoạt động cho vay và đầu tư. Về mặt pháp lý, nhận tiền gửi là thỏa thuận giữa ngân hàng -tổ chức nhận tiền và khách hàng- người gửi tiền thông qua hợp đồng tiền gửi về việc người gửi tiền sẽ đưa tiền cho ngân hàng vay trong một thời gian nhất định, ngân hàng sẽ phải trả lãi tiền gửi và gốc cho người gửi tiền theo lãi suất đã thỏa thuận. Theo Điều 4.13, Luật các Tổ chức Tín dụng Việt Nam số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010: “Nhận tiền gửi là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận”. Sau khi nhận tiền gửi từ khách hàng, NHTM sẽ làm gì với số vốn huy động được, NHTM lấy đâu ra tiền để trả lại cho khách hàng cả vốn và lãi tiền gửi? Câu trả lời chính là hoạt động “cấp tín dụng”- một nghiệp vụ quan trọng của các NHTM. Theo Điều 4.14, Luật các Tổ chức Tín dụng Việt Nam số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010: “Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.” Trong các hình thức cấp tín dụng này, cho vay là hình thức cấp tín dụng phổ biến nhất và luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong dư nợ tín dụng của một NHTM. Thực hiện nghiệp vụ cho
  14. vay nghĩa là NHTM sử dụng số vốn đã huy động được cho các tổ chức và cá nhân cần vốn vay để mở rộng sản xuất, kinh doanh, đầu tư hay đáp ứng nhu cầu mua sắm, tiêu dùng cá nhân. Có thể phân ra thành nhiều loại hình cho vay tùy theo tiêu chí phân loại như cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn; cho vay vốn lưu động, cho vay đầu tư dự án; cho vay mua nhà, cho vay mua ô tô, cho vay tiêu dùng Ngoài các sản phẩm cho vay truyền thống trong ngắn hạn, các NHTM ngày càng tài trợ nhiều cho các dự án đầu tư, xây d ựng, mua sắm tài sản cố định với thời hạn vay khá dài. Vì các khoản cho vay dài hạn có mức độ rủi ro cao hơn các khoản cho vay ngắn hạn nên lợi nhuận mà các NHTM thu được cũng lớn hơn. Chiết khấu là việc ngân hàng và khách hàng thỏa thuận với nhau để ngân hàng ứng trước một số tiền nhất định theo tỷ lệ để đổi lấy quyền sở hữu các thương phiếu, giấy tờ có giá (gọi là trái quyền) do khách hàng chuyển giao cho ngân hàng với giá cả luôn thấp hơn giá trị thực tế của trái quyền được giao dịch. Chiết khấu có thể hiểu là việc mua bán giấy tờ có giá giữa ngân hàng và khách hàng, theo đó khách hàng cam kết chuyển nhượng trái quyền chưa đến hạn thanh toán cho ngân hàng để ngân hàng trả cho một số tiền bằng số tiền của thương phiếu trừ đi lợi tức chiết khấu. Chiết khấu là một hoạt động mang lại lợi nhuận ổn định cho ngân hàng thông qua lãi suất chiết khấu và phí dịch vụ. Cho thuê tài chính là một hình thức cấp tín dụng cho khách hàng của NHTM. Tuy nhiên, không phải NHTM nào cũng được phép thực hiện nghiệp vụ này. Nghiệp vụ này chủ yếu được thực hiện bởi các công ty cho thuê tài chính. Không giống như cho vay và chiết khấu, bảo lãnh là hình thức cấp tín dụng đặc biệt, ngân hàng không cho khách hàng vay tiền ngay thời điểm ký kết thỏa thuận. Thay vào đó, n gân hàng dùng uy tín và tiềm lực tài chính của mình để cam kết với người thụ hưởng bảo lãnh về việc ngân hàng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (người yêu cầu phát hành thư bảo lãnh) khi khách hàng thực hiện không đầy đủ hay không thực hiện nghĩa vụ đã cam kết. Tất nhiên, sau khi ngân hàng thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng thì khách hàng phải nhận nợ, trả gốc, lãi và các chi phí phát sinh cho ngân hàng theo thỏa thuận. Ngoài hai nghiệp vụ quan trọng của NHTM là nhận tiền gửi và cấp tín dụng, các NHTM còn thực hiện nghiệp vụ cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản. Theo Điều 4.15, Luật các Tổ chức Tín dụng Việt Nam số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010: “Cung ứng dịch vụ thanh toán
  15. qua tài khoản là việc cung ứng phương tiện thanh toán; thực hiện dịch vụ thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng, thư tín dụng và các dịch vụ thanh toán khác cho khách hàng thông qua tài khoản của khách hàng”. Trước đây, phần lớn thu nhập của các NHTM, khoảng 65-75% là thu nhập từ lãi; thu nhập từ phí của các NHTM thường chiếm tỷ lệ thấp, khoảng 20-25% tổng thu nhập của ngân hàng. Điều này cho thấy, thu nhập của NHTM phụ thuộc nhiều vào số lượng và chất lượng các khoản tín dụng mà ngân hàng cấp cho khách hàng. Nó cũng đồng nghĩa với việc chất lượng hoạt động của NHTM tiềm ẩn nguy cơ rủi ro rất cao. Chính vì vậy, các NHTM hiện nay có xu hướng giảm dần tỷ lệ thu nhập từ lãi, tăng tỷ lệ thu nhập từ phí dịch vụ để giảm thiểu rủi ro, đảm bảo an toàn cho hoạt động ngân hàng. Như vậy, các hoạt động của NHTM có mối liên hệ chặt chẽ và tác động qua lại với nhau. Quy mô nguồn vốn sẽ tạo điều kiện cho các hoạt động sử dụng vốn, ngược lại nhu cầu cấp tín dụng lại đặt ra yêu cầu đối với quy mô và cơ cấu của vốn huy động. Nguồn vốn huy động có chi phí thấp tạo điều kiện cho việc cung cấp các khoản tín dụng với lãi suất cạnh tranh và ngược lại. Hoạt động cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản không mang lại nhiều thu nhập cho ngân hàng như hoạt động tín dụng nhưng thông qua hoạt động cung ứng các dịch vụ, ngân hàng duy trì được các khách hàng hiện tại và thu hút thêm các khách hàng mới, từ đó tạo điều kiện cho các hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn. 1.1.3 Hệ thống các NHTM tại Việt Nam Theo số liệu của NHNN, được công bố trên website: tính đến tháng 6 năm 2011, hệ thống ngân hàng Việt Nam gồm có 5 NHTMNN, 5 NHLD, 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 37 NHTMCP và 48 chi nhánh của ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam. Đây là cách phân chia các NHTM dựa trên loại hình sở hữu ngân hàng. Chi tiết xem Phụ lục A: Danh sách các NHTM. NHTM NN là ngân hàng được Nhà nước cấp vốn để thành lập và hoạt động theo sự quản lý của Nhà nước. NHTMNN bao gồm NHTM do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ và NHTMCP do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ .Vì thế, ngoài việc tiến hành các hoạt động kinh doanh bình thường như các NHTM khác, các ngân hàng này còn phải thực hiện các nhiệm vụ chính trị, xã hội được Nhà nước giao cho. Các NHTM NN bao gồm Ngân hàng Đầu tư và
  16. Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng Sông Cửu long, Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, Ngân hàng Công thương Việt Nam (Ngân hàng Ngoại thương và Ngân hàng Công thương đã cổ phần hóa nhưng Nhà nước vẫn là chủ sở hữu chính). NHTMCP là NHTM được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, do các cổ đông thành lập. Hoạt động của NHTMCP cũng giống như hoạt động của các NHTM khác và mục tiêu chủ yếu của ngân hàng là lợi nhuận. Các cổ đông có thể là pháp nhân hay thể nhân. Khi mới thành lập, các NHTMCP chủ yếu được góp vốn bởi các tổ chức và cá nhân Việt Nam. Sau này, cổ phần của các ngân hàng này được mua bán và chuyển nhượng trên thị trường chứng khoán cho các cá nhân và pháp nhân nước ngoài. Tuy nhiên, tổng số cổ phần của các cổ đông nước ngoài trong mỗi NHTMCP bị khống chế ở một tỷ lệ nhất định. NHLD là NHTM được thành lập dựa trên hợp đồng liên doanh bằng vốn góp của Bên nước ngoài (gồm một hoặc nhiều ngân hàng nước ngoài) và Bên Việt Nam (gồm một hoặc nhiều ngân hàng Việt Nam). Thông thường, vốn điều lệ được các bên thỏa thuận góp nhưng mỗi bên chỉ được góp tối đa 50% tổng số vốn. NHLD là một pháp nhân được thành lập và hoạt động tại Việt Nam nên các hoạt động của ngân hàng này cũng chịu sự chi phối của pháp luật Việt Nam. Các NHLD đang hoạt động tại Việt Nam gồm có ShinhanVina Bank, Vidpublic Bank, Indovina Bank, Vietnam-Russia Bank, Vinasiam Bank. Ngân hàng 100% vốn nước ngoài là NHTM được thành lập và hoạt động tại Việt Nam theo pháp luật Việt Nam với 100% vốn điều lệ thuộc sở hữu nước ngoài ; trong đó phải có một ngân hàng nước ngoài sở hữu trên 50% vốn điều lệ (Ngân hàng mẹ). Ngân hàng 100% vốn nước ngoài được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc từ hai thành viên trở lên. Đến nay, đã có năm ngân hàng 100 vốn nước ngoài tại Việt Nam: HSBC, Standard Chartered Bank, Hongleong Bank, Shinhan Bank và ANZ Bank. Trước đây, đa số các ngân hàng từng là chi nhánh của ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Trước khi Việt Nam thực hiện chính sách kinh tế mở, trong lĩnh vực ngân hàng chỉ có ngân hàng thương mại quốc doanh, ngân hàng được sở hữu bởi nhà nước. Các loại hình ngân hàng khác như NHLD, NHTMCP, ngân hàng 100% vốn nước ngoài là những loại hình ngân hàng mới đã và đang phát triển cùng với sự phát triển của mô hình kinh tế thị trường tại Việ t Nam và
  17. sự mở cửa trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. 1.2. Hoạt động huy động vốn của NHTM Huy động vốn là một trong những nghiệp vụ quan trọng của NHTM. Để tồn tại và phát triển trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt, các ngân hàng phải đảm bảo được nguồn vồn huy động dồi dào, với mức chi phí hợp lý. Tổng nguồn vốn của NHTM bao gồm những yếu tố chính như vốn tự có, vốn tiền gửi, vốn đi vay và các nguồn vốn khác. 1.2.1 Vốn tự có Vốn tự có là vốn riêng của ngân hà ng do các chủ sở hữu đóng góp và được tạo ra trong quá trình kinh doanh dưới dạng lợi nhuận giữ lại. Theo Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 của NHNN, vốn tự có của NHTM bao gồm vốn cấp 1 và vốn cấp 2. Vốn cấp 1 bao gồm vốn điều lệ (vốn đã được cấ p, vốn đã góp), quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ, lợi nhuận không chia, thặng dư cổ phần được tính vào vốn theo quy định của pháp luật trừ đi phần để mua cổ phiếu quỹ (nếu có). Vốn cấp 2 bao gồm tổng các khoản: 50% số dư có tài khoản đánh giá lại tài sản cố định theo quy định của pháp luật, 40% số dư có tài khoản đánh giá lại tài sản tài chính theo quy định của pháp luật, quỹ dự phòng tài chính, trái phiếu chuyển đổi do tổ chức tín dụng phát hành, các công cụ nợ khác thỏa mãn một số điều kiện nhất định. Thông tư này cũng đưa ra những giới hạn khi xác định vốn cấp 2. Vốn tự có cung cấp nguồn lực cho ngân hàng hoạt động, nhất là trong thời gian đầu ngân hàng mới đi vào hoạt động. Nó được sử dụng cho việc mua quyền sử dụng đất, xâ y dựng trụ sở ngân hàng, mua máy móc thiết bị, công nghệ. Vốn tự có góp phần không nhỏ vào việc tạo nên uy tín cho ngân hàng, củng cố niềm tin của khách hàng vào ngân hàng. Vốn tự có là nguồn vốn có tính ổn định cao, có thể sử dụng cho những khoản cho vay, đầu tư dài hạn. Vốn tự có còn quyết định quy mô hoạt động của ngân hàng, là cơ sở để ngân hàng tiến hàn h các hoạt động kinh doanh, huy động các nguồn vốn khác và cho vay. Nếu hoạt động kinh doanh của ngân hàng luôn có lãi thì vốn tự có sẽ tăng trưởng theo quá trình hoạt động của ngân hàng. 1.2.2 Vốn vay
  18. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, đôi khi NHTM bị thiếu hụt tạm thời vốn hoạt động. Khi đó, NHTM có thể vay ngắn hạn của các NHTM khác qua thị trườ ng liên ngân hàng. Đây chính là các khoản vay và cho vay lẫn nhau giữa các ngân hàng để đáp ứng những nhu cầu ngân quỹ khẩn cấp, bị thiếu hụt. Nguồn tiền vay này không phải dự trữ bắt buộc, không cần phải bảo hiểm tiền gửi và ngân hàng cũng biết trước kỳ hạn trả nợ nhưng thời hạn vay ngắn và lãi suất thường rất cao so với các nguồn huy động vốn khác. Ngoài việc vay lẫn nhau giữa các NHTM, tất cả các tổ chức tín dụng bao gồm các NHTM, các công ty tài chính đều có thể vay của NHTƯ khi thiếu hụt dự trữ hoặc có khó khăn về thanh khoản. Các khoản vay này được thự c hiện thông qua hình thức chiết khấu, tái chiết khấu các chứng từ có giá, cho vay thế chấp hay ứng trước. Lãi suất cho vay của NHTƯ bị tác động bởi tình hình của thị trường tiền tệ, bởi chính sách tiền tệ đang được áp dụng. Khi NHTƯ thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, lãi suất chiết khấu sẽ tăng lên và ngược lại khi NHTƯ áp dụng chính sách tiền tệ nới lỏng thì lãi suất chiết khấu sẽ giảm suống. Dù NHTƯ áp dụng lãi suất và phí cho vay cao như thế nào đi nữa thì NHTƯ vẫn phải cho NHTM vay khi các NHTM gặ p khó khăn về thanh toán, để phòng ngừa những phản ứng dây truyền lên cả hệ thống ngân hàng. Trong suốt quá trình hoạt động, NHTM nào cũng từng vay của NHTƯ, dù ít hay nhiều, dù ngắn hay dài, dù thỉnh thoảng hay thường xuyên. Vì thế, các khoản vay của NHTƯ luôn đóng vai trò là kênh huy động vốn dự phòng của các NHTM. Hơn nữa, các NHTM cũng có thể vay từ thị trường tài chính trong nước thông qua việc phát hành trái phiếu ngân hàng và chứng chỉ tiền gửi có khả năng chuyển nhượng. Trái phiếu ngân hàng là một loại công cụ vay nợ dài hạn trên thị trường chứng khoán, có thời hạn từ hai năm trở lên. Trong khi đó, chứng chỉ tiền gửi là loại giấy tờ có giá, có thời hạn ngắn thường không quá sáu tháng, có thể mua bán trên thị trường. Phát hành trái phiếu ngân hàng là hình thức huy động vốn được các NHTM nhất là những NHTM lớn, có uy tín trên thị trường thực hiện để huy động nguồn vốn với quy mô lớn, với thời hạn dài chủ yếu phục vụ cho các hoạt động đầu tư, cho các khoản cho vay tài trợ dự án. Trong khi đó, phát hành chứng chỉ tiền gửi là hình thức mà ngân hàng sử dụng để huy động vốn ngắn hạn trên thị trường tài chính. Ngoài ra, vốn của các NHTM còn có nguồn gốc từ vốn vay từ nước ngoài, vốn tài trợ, vốn đầu tư phát triển, vốn ủy thác đầu tư, vốn hình thành trong quá trình hoạt động của NHTM như tiền ký quỹ mở L/C, phát hành bảo lãnh, phát hành thẻ tín dụng
  19. 1.2.3 Vốn tiền gửi Vốn tiền gửi là vốn mà NHTM huy động được từ số dư các tài khoản tiền gửi mà ngân hàng mở cho khách hàng. Vốn tiền gửi chủ yếu bao gồm tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm. Tiền gửi không kỳ hạn là loại tiền gửi mà khách hàng có thể gửi thêm vào và rút ra bất cứ lúc nào. Do tính bất định về thời gian nên loại hình tiền gửi này thường không được trả lãi hoặc được trả lãi với lãi suất rất thấp so với lãi suất tiền gửi có kỳ hạn. Một số NHTM còn yêu cầu khách hàng phải duy trì số dư tối thiểu trên tài khoản hoặc thu phí quản lý tài khoản của khách hàng. Loại hình tiền gửi này rất thích hợp với các doanh nghiệp nhất là các d oanh nghiệp sản suất hay thương mại. Bởi vì họ thường quan tâm đến sự an toàn của khoản tiền gửi, sự thuận tiện và sẵn sàng trong việc sử dụng để phát hành séc, ủy nhiệm chi, lệnh chuyển tiền; họ ít quan tâm đến khả năng sinh lời của khoản tiền gửi, tức mức lãi suất tiền gửi mà họ nhận được từ ngân hàng. Tiền gửi không kỳ hạn được thể hiện dưới các tên gọi như tiền gửi theo yêu cầu, tiền gửi có thể phát hành séc, tiền gửi thanh toán. Tiền gửi có kỳ hạn là loại tiền gửi mà ngân hàng và người gửi tiền thỏa thuận với nhau về kỳ hạn tối thiểu của khoản tiền gửi. Các kỳ hạn phổ biến là một tháng, ba tháng, sáu tháng, chín tháng, 12 tháng, 18 tháng, 24 tháng. Thông thường, người gửi tiền không được rút tiền ra trước kỳ hạn đã thỏa thuận. Bởi vì việc gửi tiền là mộ t thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng rằng ngân hàng đồng ý vay và khách hàng đồng ý cho vay một số tiền cụ thể, trong một khoảng thời gian xác định, với lãi suất đã thỏa thuận. Nếu khách hàng rút tiền trước ngày đến hạn, khách hàng đã phá vỡ hợp đồng, gây thiệt hại cho ngân hàng. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, một số ngân hàng vẫn đồng ý cho khách hàng được rút tiền trước thời hạn kèm theo điều kiện. Các điều kiện này phụ thuộc vào chính sách của từng ngân hàng như: khách hàng phải thông báo trước khi rút tiền một số ngày nhất định, khách hàng chỉ nhận được lãi suất có kỳ hạn cho những kỳ hạn ngắn hơn kỳ hạn đã gửi, khách hàng chỉ được trả lãi suất tiền gửi không kỳ hạn. Tiền gửi có kỳ hạn luôn luôn có lãi suất cao hơn nhiều tiền gửi không kỳ hạn; trên lý thuyết, kỳ hạn càng dài thì lãi suất càng cao và ngược lại. Sở dĩ lãi suất tiền gửi có kỳ hạn cao hơn nhiều lãi suất tiền gửi không kỳ hạn là vì tiền gửi có kỳ hạn có tính ổn định cao. Theo thống kê, 80% các thỏa thuận gửi tiền có kỳ hạn được thực hi ện nghiêm túc. Nhờ vậy, ngân
  20. hàng có được nguồn vốn huy động ổn định, với kỳ hạn xác định để sử dụng cho các hoạt động cho vay và đầu tư. Tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền của cá nhân được gửi vào trong ngân hàng nhằm mục đích tiết kiệm và hưởng lãi tiền g ửi. Lãi suất tiền gửi tiết kiệm thường cao hơn lãi suất tiền gửi có kỳ hạn. Tiền gửi tiết kiệm không được sử dụng các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng. Khách hàng gửi tiết kiệm muốn cất giữ tiền an toàn trong ngân hàng, muốn dự phòng cho các nhu cầu chi tiêu trong tương lai và cũng muốn hưởng lãi tiền gửi. Hình thức phổ biến của tiền gửi tiết kiệm là tiền gửi tiết kiệm có sổ. Khi khách hàng đến ngân hàng gửi tiền, ngân hàng sẽ cấp cho khách hàng một cuốn sổ. Nó được gọi là sổ tiết kiệm, được dùng để gh i nhận các giao dịch gửi vào, rút ra và là xác nhận của ngân hàng về việc đã nhận tiền gửi của khách hàng. Tiền gửi tiết kiệm bao gồm các loại như tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiết kiệm tích lũy định kỳ, tiết kiệm có mục đích. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn bao gồm những kỳ hạn phổ biến như một tháng, ba tháng, sáu tháng, chín tháng, 12 tháng, 18 tháng, 24 tháng. Tuy nhiên, hiện nay do sự cạnh tranh gay gắt trong hoạt động huy động vốn của các NHTM, các kỳ hạn gửi tiền ngắn hơn một tháng như một tuần, hai tuần, ba tuần cũng được sử dụng. Đối với loại tiền gửi này khách hàng chỉ có thể gửi vào một lần và rút ra một lần cả vốn lẫn lãi khi đến hạn. Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn là giống như tiền gửi không kỳ hạn; điểm khác biệt là nó luôn được hưởng lãi nhưng không được hưởng các dịch vụ thanh toán của ngân hàng. Tiền gửi tiết kiệm định kỳ là loại tiền gửi tiết kiệm có thời hạn mà trong thời hạn đó, khách hàng được gửi thêm tiền nhiều lần vào tài khoản với số tiền gửi như nhau. Như vậy, tổng nguồn vốn của NHTM được hình thành từ vốn tự có, vốn tiền gửi của khách hàng và vốn vay từ các nguồn khác. Trong đó, vốn huy động từ tiền gửi của khách hàng luôn chiếm một tỷ lệ lớn và có vai trò rất quan trọng trong tổng nguồn vốn. Vì thế, trong luận văn này, tác giả muốn giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài trong hoạt động huy động vốn từ tiền gửi của khách hàng. 1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của NHTM Như đã đề cập ở trên, nguồn vốn có vai trò rất quan trọng trong hoạt đ ộng kinh doanh của các NHTM. Mặc dù các NHTM luôn tìm cách để duy trì và phát triển quy mô nguồn vốn, nguồn vốn của các ngân hàng này vẫn thường xuyên b iến động. Lý do là hoạt động huy động
  21. vốn của các NHTM bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố mà các yếu tố n ày được chia thành hai nhóm chính như sau: 1.3.1 Nhóm yếu tố khách quan Yếu tố thứ nhất là tình hình chính trị-xã hội. Tình hình chính trị ổn định thúc đẩy sự phát triển của các hoạt động kinh tế, đẩy mạnh các hoạt động thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tăng thu nhập quốc dân, tăng tiết kiệm và khuyến khích đầu tư. Nhờ đó, hoạt động tài chính ngân hàng nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng sẽ phát triển theo. Ngược lại, tình hình chính trị bất ổn sẽ kìm hãm sự phát triển của các hoạt động kinh tế, các hoạt động đầu tư, giảm thu nhập quốc dân, giảm tỷ lệ tiết kiệm. Vì thế, hoạt động huy động vốn của các NHTM sẽ gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, các yếu tố về văn hóa, xã hội như tầng lớp dân cư, tâm lý, thói quen cũng tác động đến nguồn vốn huy động của các NHTM. Ở các nước phát triển như Mỹ, các nước Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc người dân có thói quen sử dụng tài khoản ngân hàng, gửi tiền tại ngân hàng hơn là giữ tiền ở nhà, thanh toán qua tài khoản ngân hàng hơn là thanh toán tiền mặt. Như vậy, hoạt động huy động vốn của các NHTM sẽ có nhiều thuận lợi. Ngược lại, ở Việt Nam, tâm lý ngại giao dịch với ngân hàng cùng với thói quen sử dụng tiền mặt gây trở ngại cho hoạt động huy động vốn của các ngân hàng. Yếu tố thứ hai là sự phát triển ổn định của nền kinh tế quốc dân. Nền kinh tế đang trong chu kỳ phát triển hay suy thoái có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các NHTM. Trong thời kỳ kinh tế phát triển, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thuận lợi, thu nhập quốc dân tăng lên; khả năng cung cấp vốn và nhu cầu vốn của nền kinh tế là rất lớn. C ác ngân hàng có thể dễ dàng huy động vốn từ nền kinh tế và cũng dễ dàng để cho vay. Ngược lại, khi nền kinh tế rơi vào thời kỳ suy thoái, khả năng cấp vốn cũng như nhu cầu vốn của nền kinh tế giảm xuống, khách hàng có xu hướng rút tiền gửi từ ngân hàng, tích trữ vàng, ngoại tệ hay các loại tài sản khác; hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình đốn nên nhu cầu vay vốn cũng giảm xuống. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Yếu tố thứ ba là các chính sách quản lý của Nhà nước. Hoạt động của các NHTM chịu sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan quản lý Nhà nước, mà trực tiếp là của NHNN. Chính sách của các cơ quan này được thực hiện thông qua việc ban hành và áp dụng các văn bản pháp luật
  22. về hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng. Các văn bản này gồm có luật, nghị định, thông tư, quyết định như Luật các tổ chức tín dụng, nghị định của chính phủ về mức vốn pháp định tối thiểu của các NHTM, các thông tư, quyết định của NHNN về hoạt động của các NHTM, hoạt động huy động vốn của các NHTM. Chẳng hạn, khi NHNN thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, hoạt động huy động vốn của các NHTM sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi NHNN thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng. Trên đây là những yếu tố khách quan chính tác động đến hoạt động huy động vốn của các NHTM. Sau đây, tác giả sẽ đề cập đến những yếu tố chủ quan có ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của các NHTM. 1.3.2 Nhóm yếu tố chủ quan Yếu tố thứ nhất là lãi suất huy động. Lãi suất huy động là yếu tố đầu tiên mà khách hàng gửi tiền quan tâm, cân nhắc trước khi gửi. Khách hàng luôn mong muốn số tiền lãi ngoài việc phải bù đắp được trượt giá còn phải sinh lời ở một tỷ lệ nhất định. Một mặt, khách hàng so sánh lãi suất tiền gửi của ngân hàng này với các ngân hàng khác, thậm chí với cả các tổ chức tín dụng phi ngân hàng . Mặt khác, khách hàng còn so sánh lãi suất tiền gửi với tỷ lệ sinh lời ở các kênh đầu tư khác như đầu tư vào vàng, đầu t ư vào cổ phiếu, trái phiếu, đầu tư vào nhà, đất Nếu phải lựa chọn giữa hai ngân hàng có uy tín như nhau, có dịch vụ tiện ích như nhau trong khi lãi suất khác nhau để gửi tiền thì khách hàng sẽ chọn ngân hàng trả lãi suất cao hơn. Như vậy, duy trì lãi suất huy động cạnh tranh là yếu tố then chốt để thu hút các khoản tiền gửi mới và duy trì các khoản tiền gửi hiện có; lãi suất huy động là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Yếu tố thứ hai là các sản phẩm huy động vốn. Nếu so sánh các sản phẩm ngân hàng với các sản phẩm hàng hóa thì các sản phẩm ngân hàng rất đơn điệu, mang tính chất vô hình, chủ yếu dựa trên các sản phẩm truyền thống, sẵn có, dễ bị bắt chước Tuy nhiên, khách hàng đến ngân hàng gửi tiền cũng rất đa dạng như khách hàng là các tổ chức, khách hàng là các doanh nghiệp, khách hàng là các cá nhân; trong nhóm khách hàng cá nhân lại bao gồm khách hàng có thu nhập thấp, khách hàng có thu nhập trung bình, khách hàng có thu nhập cao, khách hàng thanh niên, khách hàng trung niên, khách hàng là người cao tuổi Mỗi loại khách hàng này lại có những đặc điểm riêng, những yêu cầu và sở thích riêng. Chính vì vậy, ngân hàng phải đa
  23. dạng hóa các sản phẩm tiền gửi nhằm thỏa mãn nhu cầu của từng nhóm khách hàng đến gửi tiền. Có như thế, ngân hàng mới có thể tăng được quy mô huy động vốn của mình. Yếu tố thứ ba là hoạt động truyền thông. Hoạt động truyền thông bao gồm quảng cáo hình ảnh của ngân hàng, giới thiệu về các hoạt động dịch vụ, về các sản phẩm huy động vốn, về chất lượng dịch vụ của ngân hàng, giới thiệu về các chương trình khuyến mại, tặng quà Thông qua hoạt động truyền thông, ngân hàng, các sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng sẽ được biết đến. Chính sách huy động, chương trình huy động vốn, tặng quà, khuyến mại sẽ được biết đến và sẽ được đem ra so sánh với sản phẩm và dịch vụ của các ngân hàng khác. Hoạt động truyền thông giúp khách hàng biết đến ngân hàng, hiểu rõ về các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, lựa chọn sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Hoạt động truyền thông còn giúp cho ngân hàng hiểu rõ hơn về khách hàng, nhu cầu của khách hàng, về điểm mạnh, điểm yếu của khách hàng. Như thế, ngân hàng có thể đa dạng hóa sản phẩm, cải thiện chất lượng dịch vụ, điều chỉnh chính sách giá, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách h àng hiện tại và thu hút thêm các khách hàng mới. Do đó, hoạt động truyền thông đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và của hoạt động huy động vốn nói riêng. Yếu tố thứ tư là cơ sở vật chất và uy tín của ngân hàng. Cơ sở vật chất của ngân hàng bao gồm hệ thống mạng lưới của ngân hàng, trụ sở của ngân hàng, địa điểm giao dịch của các chi nhánh, phòng giao dịch, trình độ công nghệ của ngân hàng, hệ thống các điểm rút tiền tự động (ATM) Nếu cơ sở vật chất của ngân hàng tốt, hệ thống mạng lưới rộng khắp, tiện lợi cho giao dịch, ngân hàng sẽ có khả năng huy động vốn tốt hơn. Bên cạnh đó, một ngân hàng có uy tín sẽ được nhiều khách hàng lựa chọn để giao dịch hơn một ngân hàng thiếu uy tín. Uy tín của ngân hàng là một yếu tố vô hình, nó được tích lũy dần dần cùng với quá trình hoạt động và phát triển của ngân hàng. Uy tín của ngân hàng được khách hàng đánh giá dựa trên nhiều yếu tố như quy mô của ngân hàng về vốn, về tài sản, về chất lượng quản lý, về chất lượng dịch vụ, về khả năng thanh toán, về mức độ thâm niên, về quản trị rủi ro, về nguy cơ bị đổ vỡ Như vậy, cơ sở vật chất và uy tín của ngân hàng có ảnh hưởng lớn đến hoạt động huy động vốn. Yếu tố thứ năm là chất lượng dịch vụ của đội ngũ nhân viên. Trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, các ngân hàng có thể đưa ra các loại sản phẩm tương tự nhau, các biểu phí dịch vụ, lãi suất gần như nhau thì chất lượng dịch vụ là yếu tố rất quan trọng tạo nên sự khác biệt giữa các ngân hàng, nâng cao tính cạnh tranh của m ỗi ngân hàng. Chất lượng dịch vụ
  24. thể hiện ở quy trình nghiệp vụ đơn giản , tính đa dạng của các sản phẩm dịch vụ, các biểu phí cạnh tranh, lãi suất huy động hấp dẫn, tốc độ xử lý giao dịch nhanh, thái độ phục vụ nhiệt tình, sự chuyên nghiệp, khéo léo, linh hoạt của nhân viên giao dịch trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Chất lượng dịch vụ mà đội ngũ nhân viên, nhất là nhân viên giao dịch cung cấp, có ảnh hưởng rất lớn đến việc thu hút khách hàng, giữ chân khách hàng, khách hàng giới thiệu khách hàng cho ngân hàng. Như vậy, chất lượng dịch vụ, mà đội ngũ nhân viên cung ứng đóng vai trò then chốt, sẽ tác động trực tiếp đến nguồn vốn huy động của ngân hàng. KẾT LUẬN CHƯƠNG I Như vậy, trong Chương I, tác giả, trước hết, đề cập đến khái niệm NHTM, các hoạt động chủ yếu của NHTM và hệ thống NHTM tại Việt Nam. Sau đó, tác giả tập trung vào việc phân tích hoạt động huy động vốn của các NHTM. Cuối cùng, tác giả đã đưa ra và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của các NHTM mà chủ yếu bao gồm hai nhóm yếu tố chính là yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan. Các yếu tố khách quan bao gồm tình hình chính trị-xã hội, sự phát triển ổn định của nền kinh tế quốc dân và các chính sách quản lý của Nhà nước. Các yếu tố chủ quan bao gồm lãi suất huy động, sản phẩm huy động, các hoạt động truyền thông, cơ sở vật chất và uy tín của ngân hàng và chất lượng dịch vụ của đội ngũ nhân viên. Nội dung đã trình bày trong Chuơng I này sẽ được sử dụng làm cơ sở lý luận để phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động huy động vốn của SVB trong Chương II.
  25. Chương II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI SVB 2.1 Giới thiệu về SVB 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của SVB SVB là NHLD được thành lập ngày 04/01/1993 theo Giấy phép hoạt động số 10/NH-GP của NHNN. Vào thời điểm thành lập, SVB có tên gọi là NHLD First Vina. Các bên tham gia góp vốn của ngân hàng gồm có Ngân hàng Ngoại thuơng Việt Nam , Ngân hàng Korea First Bank, Hàn Quốc và Công ty Daewoo Securities Company Ltd, Hàn Quốc. Vốn điều lệ của ngân hàng là 10 triệu Đô la Mỹ. Tỷ lệ góp vốn của các bên như sau: Vietcombank góp 50%, Ngân hàng Korea First Bank, Hàn Quốc góp 40% và Công ty Daewoo Securities Company Ltd, Hàn Quốc góp 10%. Thời gian hoạt động của ngân hàng là 20 năm và có thể được gia hạn sau khi NHLD đề nghị và được NHNN xem xét chấp thuận. Tháng 8 năm 2000, Ngân hàng Chohung Bank, Hàn Quốc đã mua lại số vốn góp của Ngân hàng Korea First Bank, Hàn Quốc tại NHLD First Vina. Do đó, vào tháng 1 năm 2001, NHLD First Vina chính thức đổi tên thành NHLD Chohung Vina. Tiếp đó, vào tháng 11 năm 2001, Ngân hàng Chohung Bank, Hàn Quốc đã mua lại số vốn góp của Công ty Daewoo Securities Company Ltd, Hàn Quốc để nâng tỷ lệ sở hữu từ 40% lên 50% trong NHLD Chohung Vina. Năm 2006, Ngân hàng Chohung Bank, Hàn Quốc sáp nhập vào Ngân hàng Shinhan Bank, Hàn Quốc. Theo đó, vào tháng 5 năm 2006, NHLD Chohung Vina chính thức đổi tên thành NHLD Shinhan Vina (SVB). Theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sửa đổi lần thứ 9 ngày 28/05/2010 được cấp bởi Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh, vốn điều lệ của SVB là 75 triệu Đô la Mỹ. Mức vốn điều lệ này vẫn được duy trì đến nay (tháng 9 năm 2011). 2.1.2 Cơ cấu tổ chức của SVB Cơ quan quản trị cao nhất của SVB là Hội đồng quản trị. Các thành viên trong Hội đồng quản trị được hai phía đối tác chỉ định. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị là bốn năm. Các thành viên Hội đồng quản trị có thể được tái bổ nhiệm. Theo Điều 8.4, Điều lệ NHLD SVB: “Hội đồng quản trị SVB có một chủ tịch, hai phó chủ tịch và ba thành viên. Chủ tịch và các phó chủ tịch Hội đồng quản trị do các bên nhất trí bầu ra trên nguyên tắc: Vietcombank sẽ
  26. đề cử chủ tịch và một phó chủ tịch Hội đồng quản trị; Ngân hàng Shinhan sẽ đề cử một phó chủ tịch Hội đồng quản trị”. Việc bổ nhiệm và miễn nhiệm thành viên c ủa Hội đồng quản trị phải được Thống đốc NHNN phê chuẩn. Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị có toàn quyền nhân danh ngân hàng để quyết định, thực hiện các quyền, nghĩa vụ của ngân hàng, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của các bên chủ sở hữu-Vietcombank và Ngân hàng Shinhan, Hàn Quốc. Ban kiểm soát của SVB gồm có ba thành viên, trưởng ban kiểm soát và hai kiểm soát viên thường trực, trong đó có ít nhất một thành viên chuyên trách. Nhiệm kỳ của Ban kiểm soát là bốn năm. Thành viên của Ban kiểm soát được bổ nhiệm và miễn nhiệm bởi Hội đồng quản t rị và phải được Thống đốc NHNN chuẩn y. Ban kiểm soát có trách nhiệm thực hiện việc kiểm toán nội bộ, kiểm soát, đánh giá việc tuân thủ các quy định của pháp luật, việc chấp hành các quy định nội bộ, các điều lệ và nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu, của Hội đồng quản trị. Ban điều hành của SVB gồm có bốn cán bộ: tổng giám đốc, phó tổng giám đốc thứ nhất, phó tổng giám đốc và kế toán trưởng. Theo Đ iều 11.2 của Điều lệ NHLD SVB: “Ngân hàng Shinhan sẽ bổ nhiệm Tổng giám đốc và phó Tổng giám đốc. Vietcombank sẽ bổ nhiệm phó Tổng giám đốc thứ nhất và kế toán trưởng”. Nhiệm kỳ của mỗi thành viên trong Ban điều hành là bốn năm và có thể được gia hạn thêm. Việc bổ nhiệm hay miễn nhiệm các thành viên Ban điều hành phải đư ợc Hội đồng quản trị thông qua. Ban điều hành sẽ thay mặt Hội đồng quản trị để quản lý và điều hành tất cả các hoạt động của ngân hàng trừ những hoạt động thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị. Ban điều hành trực tiếp điều hành hoạt động của Hội sở chính và các chi nhánh. Tổng giám đốc là người chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về những hoạt động hàng ngày của SVB trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn theo Điều lệ liên doanh và các quy định của pháp luật hiện hành. Giúp việc cho Tổng giám đốc là các phó Tổng giám đốc, kế toán trưởng và trưởng các bộ phận khác. Hội sở chính của SVB có các phòng ban như sau: Phòng Tín dụng và Đầu tư, Phòng Thanh toán Quốc tế, Phòng Tiền gửi, Phòng Quỹ, Phòng Kế toán, Phòng Kinh doanh tiền tệ, Phòng Nghiên cứu và Phát triển, Phòng Hành chính và Nhân sự, Phòng Kiểm soát nội bộ. Tại chi nhánh, Ban giám đốc chi nhánh có toàn quyền điều hành các hoạt động kinh doanh trong phạm vi được ủy quyền và có nghĩa vụ báo cáo cho Ban điều hành. Mỗi chi nhánh có các phòng ban
  27. như sau: Phòng Tín dụng và Đầu tư, Phòng Thanh toán Quốc tế, Phòng Tiền gửi, Phòng Quỹ, Phòng Kế toán, Phòng Hành chính và Nhân sự và Phòng Kiểm soát nội bộ . Sơ đồ cơ cấu tổ chức của SVB tại Phụ lục B. 2.1.3 Mạng lưới hoạt động của SVB SVB có trụ sở chính tại 100 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận I, Thành phố Hồ Chí Minh và có ba chi nhánh ở thành phố Hà Nội, tỉnh Bình Dương và tỉnh Đồng Nai. SVB Chi nhánh Hà Nội được thành lập vào tháng 7 năm 1994; SVB Chi nhánh Bình Dương được thành lập vào tháng 09 năm 2005. SVB Chi nhánh Đồng Nai được thành lập vào tháng 09 năm 2007. Cho đến nay, SVB vẫn chưa mở một phòng giao dịch nào trên phạm vi toàn quốc. Như vậy, đến nay SVB đã hoạt động được gần 20 năm nhưng tốc độ phát triển hệ thống mạng lưới của SVB là quá chậm, số lượng chi nhánh của SVB còn quá khiêm tốn. 2.1.4 Khái quát hoạt động kinh doanh của SVB Hoạt động chính của SVB là thực hiện các giao dịch ngân hàng bao gồm huy động và nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức và cá nhân; cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân trên cơ sở tính chất và khả năng nguồn vốn của ngân hàng; thực hiện các giao dịch ngoại tệ, các dịch vụ tài chính thương mại quốc tế, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác, thực hiện các dịch vụ thanh toán cho khách hàng và các dịch vụ ngân hàng khác khi có nhu cầu và được NHNN chấp thuận. 2.1.4.1 Tình hình nguồn vốn của SVB Cũng như các NHTM khác tổng nguồn vốn của SVB bao gồm các bộ phận chính như tiền gửi của các TCTD, tiền gửi của khách hàng, các khoản nợ (vay) khác và vốn tự có. Số liệu của Bảng 2.1 cho thấy tổng nguồn vốn vào cuối năm 2009 tăng 19,46% so với cuối năm 2008; tổng nguồn vốn cuối năm 2010 tăng 46,05% so với cuối năm 2009. Trong đó, vốn tự có vào cuối năm 2009 tăng 12,83% so với cuối năm 2008; vốn tự có vào cuối năm 2010 tăng 11,62% so với cuối năm 2009. Vốn tự có chủ yếu bao gồm vốn điều lệ của Ngân hàng: vào năm 1993, thời điểm SVB được thành lập, vốn điều lệ của Ngân hàng là 20 triệu Đô la Mỹ; sau đó, vốn điều lệ được tăng lên 30 triệu Đô la Mỹ vào năm 2007, tăng tiếp lên 64 triệu Đô la Mỹ vào năm 2008 và tăng lên 75 triệu Đô la Mỹ vào năm 2010. Mức vốn điều lệ này vẫn được duy trì đến nay.
  28. Tiền gửi khách hàng vào cuối năm 2009 tăng 26,28% so với cuối năm 2008; tiền gửi khách hàng cuối năm 2010 tăng 10,21% so với cuối năm 2009. Tiền gửi của các TCTD cuối năm 2009 giảm mạnh so với cuối năm 2008; tuy nhiên nó lại tăng đột biến vào cuối năm 2010 so với cuối năm 2009. Bảng số 2.1: Tình hình nguồn vốn của SVB từ năm 2008 đến năm 2010 (Đơn vị: 1,000 USD) NĂM 2008 NĂM 2009 NĂM 2010 SO SÁNH (%) CHỈ Stt 2009/ 2010/ TIÊU Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng 2008 2009 TỔNG NGUỒN VỐN 277,922 100.00% 331,998 100.00% 484,887 100.00% 119.46% 146.05% Tiền gửi của các TCTD 1 khác 15,714 5.65% 732 0.22% 128,729 26.55% 4.66% 17585.93% Tiền gửi của khách 2 hàng 178,989 64.40% 226,029 68.08% 249,102 51.37% 126.28% 110.21% Các khoản 3 nợ khác 2,547 0.92% 14,218 4.28% 5,460 1.13% 558.23% 38.40% Vốn chủ 4 sở hữu 80,672 29.03% 91,019 27.42% 101,596 20.95% 112.83% 111.62% (Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2008, 2009 và 2010 của SVB) 2.1.4.2 Tình hình sử dụng vốn của SVB Số liệu của Bảng 2.2 cho thấy cuối năm 2008, tổng tài sản của SVB là 277,9 triệu đô la Mỹ. Trong đó tiền mặt tại quỹ, tiền gửi tại NHNN và các TCTD khác chiếm 24,03% tổng tài sản; cho vay chiếm 74,9% tổng tài sản; các tài sản khác chiếm tỷ lệ không đáng kể. Cuối năm 2009, tổng tài sản tăng 19,46% so với cuối năm 2008; tiền mặt tại quỹ, tiền gửi tại NHNN và các TCTD khác chiếm 31,97% tổng tài sản, cho vay chiếm 64,17% tổng tài sản. Trong tổng dư nợ cho vay, cho vay ngắn hạn chiếm 47%, cho vay trung và dài hạn chiếm 53%. Cuối năm 2010, tổng tài sản tăng 46,05% so với cuối năm 2009; tiền mặt tại quỹ, tiền gửi tại NHNN và các TCTD khác chiếm 45,93% tổng tài sản, cho vay chiếm 53,3% tổng tài sản. Trong tổng dư nợ cho vay, cho vay ngắn hạn chiếm 48,7%, cho vay trung và dài hạn chiếm 51,23%. Qua số liệu của các năm 2008, 2009 và 2010, ta thấy tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản đang giảm dần, hoạt
  29. động đầu tư của SVB chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng tài sản, đây chủ yếu là các khoản đầu t ư vào trái phiếu Chính phủ. Bảng số 2.2: Tình hình sử dụng vốn của SVB từ năm 2008 đến năm 2010 (Đơn vị: 1,000 USD) NĂM 2008 NĂM 2009 NĂM 2010 SO SÁNH (%) Stt CHỈ TIÊU 2009/ 2010/ Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng 2008 2009 TỔNG TÀI SẢN 277,922 100.00% 331,998 100.00% 484,887 100.00% 119.46% 146.05% Tiền mặt tại 1 quỹ 3,528 1.27% 2,693 0.81% 2,591 0.53% 76.33% 96.21% Tiền gửi tại 2 NHNN 29,266 10.53% 19,985 6.02% 9,591 1.98% 68.29% 47.99% Tiền gửi tại và cho vay các 3 TCTD khác 33,982 12.23% 83,481 25.15% 210,541 43.42% 245.66% 252.20% Cho vay và tạm ứng cho khách 4 hàng 208,254 74.93% 213,045 64.17% 258,607 53.33% 102.30% 121.39% Chứng khoán đầu 5 tư 236 0.08% 262 0.08% 264 0.05% 111.02% 100.76% Tài sản cố 5 định 1,815 0.65% 1,942 0.58% 1,521 0.31% 107.00% 78.32% Tài sản có 7 khác 841 0.30% 10,590 3.19% 1,772 0.37% 1259.22% 16.73% (Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2008, 2009 và 2010 của SVB) 2.1.4.3 Tình hình thực hiện các hoạt động và dịch vụ khác của SVB Hoạt động thanh toán quốc tế: Tận dụng lợi thế của một NHLD giữa hai ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam và Hàn Quốc cùng với hệ thống ngân hàng đại lý rộng khắp trên thế giới, SVB đã và đang cung cấp các sản phẩm và d ịch vụ thanh toán quốc tế theo tiêu chuẩn quốc tế. Các giao dịch thanh toán quốc tế như thanh toán bằng tín dụng chứng từ (L/C), thanh toán nhờ thu (D/A, D/P), thanh toán chuyển tiền (T/T) từ Việt Nam ra nước ngoài và từ nước ngoài về Việt Nam được ngân hàng tiến hành nhanh chóng, chính xác, an toàn và với chi phí hợp lý. Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu qua các năm của SVB đã không ngừng tăng lên, đóng góp một phần không nhỏ vào thu nhập ngoài lãi của Ngân hàng.
  30. Biểu số 2.1: Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu của SVB từ năm 2008 đến năm 2010 (Đơn vị: 1,000 USD) (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2008, 2009 và 2010 của SVB ) Hoạt động thanh toán trong nước: Các chi nhánh của SVB đã được nối mạng trực tiếp bằng hệ thống on-line. Thông qua hệ thống này, khách hàng có tài khoản tại một chi nhánh của SVB, có thể gửi tiền, rút tiền, chuyển tiền tại các chi nhánh khác. Hệ thống này đã được SVB đưa vào sử dụng từ năm 1996 và thường xuyên được nâng cấp. Nếu người chuyển tiền và người nhận tiền cùng có tài khoản tại SVB, lệnh thanh toán của khách hàng sẽ được thực hiện nhanh chóng trong vòng vài phút, miễn phí hoàn toàn. Còn nếu khách hàng nhận tiền không có tài khoản tại SVB, các lệnh thanh toán trong nước sẽ được thực hiện thông qua Citad -hệ thống thanh toán bù trừ của NHNN hoặc qua Ebank-hệ thống thanh toán liên ngân hàng của Vietcombank. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ: Đây là hoạt động mua bán các loại ngoại tệ chủ yếu là các loại ngoại tệ mạnh như USD, EUR, JPY, GBP từ khách hàng hay từ các TCTD khác.Việt Nam là một quốc gia mà cán cân thương mại luôn bị thâm hụt, cầu về ngoại tệ nhất là USD luôn cao hơn nhiều cung về ngoại tệ; tình trạng khan hiếm USD diễn ra thường xuyên, nhất là vào thời
  31. điểm cuối các năm. Tuy vậy, hoạt động kinh doanh ngoại tệ của SVB cũng đạt được những kết quả khá khả quan: thu từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ so với tổng thu của các năm 2008, 2009 và 2010 lần lượt chiếm 23,07%, 18,25% và 10,39%. Có được kết quả như vậy là do SVB có nhiều khách hàng với thế mạnh xuất khẩu và Phòng kinh doanh ngoại tệ của SVB đã hoạt động có hiệu quả. Phát hành bảo lãnh ngân hàng: các loại bảo lãnh mà ngân hàng phát hành gồm bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh tiền tạm ứng, bảo lãnh bảo hành; đối tượng yêu cầu phát hành bảo lãnh là các tổ chức và cá nhân; bảo lãnh mà SVB phá t hành có thể là bảo lãnh trong nước hay bảo lãnh quốc tế. Thu nhập từ phí phát hành bảo lãnh của SVB là không nhỏ. Ngoài ra, SVB có thể quảng cáo và nâng cao uy tín của ngân hàng thông qua dịch vụ này. 2.1.4.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của SVB Trong ba năm gần đây, nền kinh tế thế giới cũng như nền kinh tế Việt Nam có nhiều biến động lớn. Những biến động này tác động không nhỏ đến mọi mặt hoạt động của các NHTM nói chung và của SVB nói riêng: hoạt động huy động vốn, hoạt động tín dụng, hoạt động cung cấp các dịch vụ thanh toán Trong bối cảnh đó, nhìn chung SVB vẫn duy trì tốt hoạt động kinh doanh của mình. Kết quả hoạt động kinh doanh của SVB được thể hiện ở Bảng số 2.3 và biểu số 2.2. Qua Bảng này ta thấy, năm 2008, tổng thu của SVB đạt 29,5 triệu Đô la Mỹ. Trong đó, thu từ lãi chiếm 63,75%, thu từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ chiếm 23,07%, thu phí dịch vụ và thu khác chiếm 13,23%. Năm 2009, tổng thu giảm 14,17% so với năm 2008. Trong đó, thu từ lãi chiếm 64,04%, thu từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ chiếm 18,25%, thu phí dịch vụ và thu khác chiếm 17,71% tổng thu. Năm 2010, tổng thu tăng 29,12% so với năm 2009. Trong đó, thu từ lãi chiếm 67,47%, thu từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ chiếm 10,39%, thu phí dịch vụ và thu khác chiếm 22,14% tổng thu. Về chi phí, qua các năm 2008, 2009 và 2010, chi phí trả lãi chiếm khoảng trên dưới 30%, chi phí hành chính chiếm tỷ lệ khoảng 20%, các khoản chi khác chiếm tỷ lệ nhỏ. Lợi nhuận sau thuế năm 2008 của SVB là 8,9 triệu Đ ô la Mỹ; lợi nhuận sau thuế năm 2009 tăng 21,88% so với năm 2008; lợi nhuận năm 2010 thấp hơn lợi nhuận năm 2009 một chút.
  32. Bảng số 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của SVB từ năm 2008 đến năm 2010 (Đơn vị: 1,000 USD) Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh (%) Stt CHỈ TIÊU 2009/ 2010/ Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng 2008 2009 I TỔNG THU 100.00% 100.00% 100.00% 85.83% 129.12% 29,551 25,363 32,749 1 Thu từ lãi 63.75% 64.04% 67.47% 86.22% 136.04% 18,840 16,243 22,097 2 Thu phí dịch vụ 9.45% 17.62% 22.10% 159.99% 161.88% 2,794 4,470 7,236 Thu từ HĐ kinh 3 23.07% 18.25% 10.39% 67.89% 73.49% doanh ngoại tệ 6,818 4,629 3,402 4 Thu khác 3.72% 0.08% 0.04% 1.91% 66.67% 1,099 21 14 II TỔNG CHI 59.34% 47.98% 56.38% 69.39% 151.74% 17,537 12,169 18,465 1 Chi trả lãi 29.54% 21.62% 30.32% 62.81% 181.12% 8,730 5,483 9,931 Chi phí hoạt 2 1.14% 1.10% 0.99% 82.74% 116.91% động dịch vụ 336 278 325 Chi phí quản 3 19.21% 23.52% 19.90% 105.07% 109.22% lý hành chính 5,678 5,966 6,516 Chi phí dự 4 9.45% 1.74% 5.17% 15.83% 383.03% phòng rủi ro 2,793 442 1,693 LỢI NHUẬN III 109.82% 108.26% TRƯỚC THUẾ 12,014 13,194 14,284 IV Thuế thu nhập 74.42% 160.70% 3,053 2,272 3,651 LỢI NHUẬN V 121.88% 97.35% SAU THUẾ 8,961 10,922 10,633 (Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2008, 2009 và 2010 của SVB) Biểu số 2.2: Các chỉ số ROA, ROE của SVB từ năm 2008 đến năm 2010 (Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2008, năm 2009 và năm 2010 của SVB)
  33. 2.2. Thực trạng hoạt động huy động vốn của SVB 2.2.1 Giới thiệu về dịch vụ huy động vốn của SVB Cũng như các NHTM khác, SVB huy động vốn chủ yếu thông qua các tài khoản tiền gửi mà Ngân hàng mở cho khách hàng. Các loại tài khoản tiền gửi bao gồm tiền gửi thanh toán (hay tiền gửi không kỳ hạn), tiền gửi có kỳ hạn, tài khoản tiền gửi tích lũy định kỳ, tài khoản vốn chuyên dùng, tài khoản ký quỹ. SVB chưa được NHNN cho phép huy động vốn từ dân cư thông qua tài khoản tiết kiệm. Tài khoản tiền gửi không kỳ hạn được mở cho các khách hàng là cá nhân hay tổ chức. Tài khoản này có thể được mở bằng nội tệ và một số ngoại tệ chủ chốt như EUR, USD, JPY, GBP ; Tài khoản tiền gửi có kỳ hạn cũng được mở cho các khách hàng là cá nhân hay tổ chức. Tài khoản tiền gửi có kỳ hạn chỉ được mở bằng VND, USD và EUR. Các loại kỳ hạn của tiền gửi có kỳ hạn gồm một tuần, hai tuần, ba tuần, một tháng, hai tháng, ba tháng, sáu tháng, chín tháng, 12 tháng, 18 tháng, 24 tháng và 36 tháng. Về các điều kiện liên quan khác, SVB áp dụng mức số dư tối thiểu đối với tài khoản không kỳ hạn bằng nội tệ là 500.000 VND, với tài khoản bằng ngoại tệ là 50 USD hoặc ngoại tệ khác tương đương. Số tiền tối thiểu để gửi có kỳ hạn là 5.000.000 VND hoặc 500 USD hoặc 500 EUR. Lãi tiền gửi không kỳ hạn được trả một lần vào cuối tháng. Lãi tiền gửi có kỳ hạn được trả một lần vào ngày đến hạn hoặc vào ngày khách hàng phá ra trước hạn. SVB không áp dụng hình thức trả lãi trước cả kỳ và trả lãi định kỳ (hàng tháng, hàng quý, sáu tháng một lần ) cho các tài khoản tiền gửi có kỳ hạn. Tài khoản tích lũy định kỳ là loại tài khoản tiền gửi có kỳ hạn, dành riêng cho cá nhân. Theo định kỳ, thường là hàng tháng, khách hàng sẽ gửi thêm một số tiền nhất định vào tài khoản này. Gốc và lãi sẽ được ngân hàng trả cho khách hàng vào ngày đáo hạn. Loại tài khoản này thích hợp với những cá nhân có thu nhập ổn định, hàng tháng trích một phần thu nhập để tiết kiệm. Tài khoản vốn chuyên dùng là loại tài khoản không kỳ hạn bằng ngoại tệ, dành riêng cho khách hàng là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Theo quy định của pháp luật, mỗi doanh nghiệp, tại một thời điểm nhất định, chỉ được phép mở một tài khoản vốn chuyên dùng
  34. tại một NHTM. Tài khoản vốn chuyên dùng được sử dụng cho các giao dịch sau: chuyển vốn đầu tư vào và ra khỏi Việt Nam; nhận tiền gốc, trả tiền gốc, tiền lãi và phí của các khoản vay nước ngoài vào và ra khỏi Việt Nam; chuyển lợi nhuận của doanh nghiệp ra khỏi Việt Nam. Hầu hết các khách hàng có vốn đầu tư nước ngoài nếu mở tài khoản giao dịch tại SVB thì cũng mở tài khoản vốn chuyên dùng tại đây. Thông qua loại tài khoản này, SVB có thể huy động vốn bằng ngoại tệ từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tài khoản ký quỹ được mở khi khách hàng có nghĩa vụ dùng tiền trong tài khoản của mình để đảm bảo cho một nghĩa vụ tài chính nào đó với ngân hàng như ký quỹ để mở thư tín dụng, ký quỹ để phát hành bảo lãnh, ký quỹ để phát hành thẻ tín dụng, ký quỹ để vay vốn, ký quỹ để chiết khấu chứng từ. Tiền ký quỹ có thể là nội tệ hay ngoại tệ, có thể được gửi không kỳ hạn hoặc có kỳ hạn. Về khách hàng mục tiêu, ngay từ khi mới thành lập vào năm 1993, SVB đã xác định thị trường khách hàng mục tiêu của mình là các tổ chức và cá nhân Hàn Quốc đang hoạt động và làm việc tại Việt Nam. Vì thế, SVB huy động vốn chủ yếu từ nhóm các khách này thông qua các tài khoản của họ mở tại Ngân hàng. Như thế, hoạt động huy động vốn của SVB có những lợi thế nhất định như các khách hàng Hàn Quốc thích giao dịch với các ngân hàng có yếu tố Hàn Quốc (NHLD với Hàn Quốc, chi nhánh của NHTM Hàn Quốc tại Việt Nam); số tiền mà các doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam chuyển qua các tài khoản của họ mở tại SVB thường là số tiền lớn, hàng triệu Đô la Mỹ; khách hàng thường gửi tiền trong tài khoản tiền gửi không kỳ hạn, chủ yếu để phục vụ nhu cầu thanh toán; tiền chuyển từ nước ngoài về Việt Nam bằng ngoại tệ nên SVB có thể mua ngoại tệ của khách hàng phục vụ cho hoạt động kinh doanh ngoại hối. Những năm sau đó, sự có mặt của các ngân hàng Hàn Quốc khác tại Việt Nam như chi nhánh Ngân hàng Woori và chi nhánh Ngân hàng Ngoại hối (KEB) có tác động rất lớn đến hoạt động của SVB nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng. Cụ thể, mảng khách hàng Hàn Quốc và các giao dịch với ngân hàng của họ bị chia sẻ giữa các ngân hàng này . Tuy vậy, số lượng các nhà đầu tư của Hàn Quốc cùng với số vốn đầu tư của họ vào Việt Nam không ngừng tăng lên. Nhờ đó, hoạt động huy động vốn của SVB vẫn rất khả quan. Cho đến những năm gần đây, cùng với sự phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam,
  35. nhiều NHTM mới được thành lập, nhiều ngân hàng nước ngoài mở chi nhánh tại Việt Nam , số lượng các NHTM tại Việt Nam đã tăng lên rất nha nh. Kết quả là, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng vốn đã gay gắt nay còn gay gắt hơn nữa. Biết rằng khách hàng có vốn đầu tư của Hàn Quốc là một mảng khách hàng tiềm năng nên nhiều NHTMNN, NHTMCP và ngân hàng 100% vốn nước ngoài cùng tấn công vào mảng khách hàng này. Vì thế, hoạt động huy động vốn của SVB ngày càng khó khăn hơn. 2.2.2 Quy mô vốn huy động của SVB Bảng số 2.4: Quy mô vốn huy động của SVB từ năm 2008 đến năm 2010 (Đơn vị: 1,000 USD) Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh (%) Chỉ tiêu Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ 2009/2008 2010/2009 Tổng sự nguồn vốn 277,922 100.00% 331,998 100.00% 484,887 100.00% 119.46% 146.05% Vốn huy động 194,702 70.06% 226,761 68.30% 377,831 77.92% 116.47% 166.62% (Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2008, 2009 và 2010 của SVB) Đến cuối năm 2008, vốn huy động của SVB đạt 194,7 triệu đô la Mỹ, chiếm 70,06% tổng nguồn vốn. Cuối năm 2009, vốn huy động tăng 16,47% so với cuối năm 2008; vốn huy động chiếm 68,3% tổng nguồn vốn. Cuối năm 2010, vốn huy động tăng 66,62% so với cuối năm 2009; vốn huy động chiếm 77,92% tổng nguồn vốn của SVB. Vốn huy động tăng 66% là do tiền gửi của các tổ chức tín dụng tăng đột biến, tiền gửi từ khách hàng chỉ tăng 10,21%. Tại thời điểm cuối năm 2010, thị trường tiền tệ có những biến động bất thường và vốn huy động từ khách hàng của SVB tăng chậm, Ngân hàng phải thực hiện một số giao dịch hoán đổi tiền tệ với một số NHTM khác. Do đó, số liệu về quy mô và tốc độ tăng trưởng vốn theo số dư tại thời điểm cuối năm 2010 là không chính xác. Để so sánh quy mô vốn huy động của SVB với vốn huy động của các NHTM khác, tác giả đã lựa ch ọn ba NHTM thuộc ba nhóm ngân hàng khác nhau là Indovina Bank, Vietcombank và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB): Ngân hàng Indovina là NHLD như SVB, Vietcombank là NHTMNN (dù đã cổ phần hóa) và ACB là NHTMCP . Thời điểm để so sánh là
  36. cuối năm tài chính 2009 và 2010. Quy mô vốn huy động và quy mô tổng nguồn vốn của SVB là rất nhỏ so với Indovina Bank, Vietcombank và ACB. Cụ thể đến cuối năm 2010, tổng nguồn vốn của SVB chỉ bằng 43,93% so với Indovina Bank, bằng 3,08% so với Vietcombank và bằng 4,61% so với ACB; vốn huy động chỉ bằng 47,48% so với Indovina Bank, bằng 2,69% so với Vietcombank và bằng 5,1% so với ACB. Khó có thể so sánh quy mô vốn huy động của SVB với quy mô vốn huy động củaVietcombank bởi vì Vietcombank là một trong những NHTMNN lớn đã hoạt động được nhiều năm; tuy nhiên, Indovina Bank và ACB là hai ngân hàng có thời gian hoạt động tương tự như SVB: Indovina Bank được hành lập năm 1990, ACB được thành lập năm 1993. Bảng số 2.5: So sánh quy mô vốn huy động của một số NHTM (Đơn vị: 1,000 USD) SVB INDOVINA VIETCOMBANK ACB Chỉ tiêu 2009 2010 2009 2010 2009 2010 2009 2010 Vốn huy động 226,760 377,831 482,490 795,793 12,472,833 14,070,180 5,824,231 7,411,193 Tổng nguồn vốn 331,996 484,887 634,237 1,103,828 13,820,368 15,762,875 9,084,964 10,518,100 (Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2009 và năm 2010 của SVB, Indovina Bank, Vietcombank và ACB) Như đã đề cập đến ở trên, số liệu về vốn huy động tại thời điểm cuối năm 2010 không phản ánh chính xác quy mô vốn trong năm của Ngân hàng. Vì thế để đánh giá chính xác về quy mô và tốc độ tăng trưởng vốn huy động của SVB qua các năm 2007 đến 2010, tác giả đã thu thập số liệu về mức huy động vốn bình quân của SVB qua các năm, số liệu cụ thể ở Bảng số 2.6 (Đây là số liệu mà tác giả đã sử dụng trong Bản nhận định vấn đề và Bản đề cươ ng chi tiết). Theo đó, tỷ lệ tăng trưởng vốn huy động bình quân năm sau so với năm trước từ 2007 đến 2010 lần lượt là 6%, 17% và 16%. Trong khi đó, theo số liệu được công bố bởi NHNN, tăng trưởng vốn huy động bình quân của ngành ngân hàng qua các năm 2008, 2009 và 2010 tương ứng là 23,33%, 28,6% và 27,2% (Nguồn: website NHNNVN Như vậy, quy mô vốn huy động của SVB là rất nhỏ so với một số NHTM khác như Indovina Bank, Vietcombank và ACB, tỷ lệ tăng trưởng vốn huy động của SVB là thấp hơn nhiều tỷ lệ tăng
  37. trưởng bình quân của ngành ngân hàng. Bảng số 2.6: Số dư tiền gửi bình quân của SVB từ năm 2007 đến năm 2010 (Đơn vị: 1,000 USD) Năm Năm So sánh Năm So sánh Năm So sánh CHỈ TIÊU 2007 2008 2008/2007 2009 2009/2008 2010 2010/2009 Tiền gửi không kỳ hạn 78,123 94,073 120% 90,767 96% 101,242 112% Tiền gửi có kỳ hạn 94,458 88,859 94% 123,223 139% 147,028 119% TỔNG CỘNG 172,581 182,932 106% 213,990 117% 248,270 116% (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2007, 2008, 2009 và 2010 của SVB) 2.2.3 Cơ cấu vốn huy động của SVB Trước hết, tác giả phân tích cơ cấu vốn huy động của SVB theo kỳ hạn để biết được tỷ trọng của các khoản tiền gửi có kỳ hạn và các khoản tiền gửi không kỳ hạn so với tổng số vốn huy động được của Ngân hàng qua số liệu của ba năm gần nhất. Bảng số 2.7: Phân loại vốn huy động theo kỳ hạn của SVB từ năm 2008 đến năm 2010 (Đơn vị: 1,000 USD) 2008 2009 2010 So sánh % Phân loại 2009/ 2010/ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ 2008 2009 Tổng vốn huy động 194,702 100.00% 226,761 100.00% 377,831 100.00% 116.47% 166.62% Không kỳ hạn 88,373 45.39% 108,705 47.94% 143,422 37.96% 123.01% 131.94% Có kỳ hạn 106,329 54.61% 118,056 52.06% 234,409 62.04% 111.03% 198.56% (Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2008, 2009 và 2010 của SVB) So với tổng số vốn huy động, tiền gửi có kỳ hạn chiếm 54,61% vào cuối năm 2008, chiếm 52,06% vào cuối năm 2009 và tăng lên 62,04% vào cuối năm 2010. Trong khi đó, tiền gửi
  38. không kỳ hạn chiếm 45,39% vào cuối năm 2008, 47,69% vào cuối năm 2009 và 39,02% vào cuối năm 2010. Trong hai năm 2008 và 2009, tỷ lệ của nguồn vốn huy động không kỳ hạn và có kỳ hạn là ngang nhau. Tuy nhiên sang năm 2010, tỷ lệ nguồn vốn huy động có kỳ hạn tăng lên cao hơn. Các khoản tiền gửi có kỳ hạn có chi phí vốn cao nhưng lại có độ ổn định cao hơn các khoản tiền gửi không kỳ hạn. Nhờ đó, SVB có thể chủ động sử dụng nguồn vốn này cho các hoạt động cho vay, đầu tư. Sau đây, tác giả sẽ tiến hành phân tích cơ cấu vốn huy động theo loại tiền tệ để biết rõ hơn tỷ lệ của vốn huy động bằng nội tệ và ngoại tệ so với tổng số vốn huy động của SVB. Biểu số 2.3: Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền tệ của SVB từ năm 2008 đến năm 2010 (Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2008, 2009 và 2010 của SVB) Nhìn chung, qua ba năm gần đây, tổng vốn huy động của SVB không ngừng tăng lên; vốn huy động bằng nội tệ và ngoại tệ đều có xu hướng tăng lên. Tuy nhiên, tỷ lệ tiền gửi bằng ngoại tệ (chủ yếu bằng Đô la Mỹ và một số ngoại tệ khác như EUR, JPY, SGD, GBP ) trong tổng số
  39. tiền gửi đang có xu hướng giảm nhẹ. Cụ thể, tỷ lệ này chiếm 77,71% vào c uối năm 2008, chiếm 65,23% vào cuối năm 2009 và chiếm 66,40% cuối năm 2010 của tổng số vốn huy động. Ngược lại, tỷ lệ tiền gửi bằng VND trong tổng số vốn huy động đang có xu hướng tăng dần lên: từ 22,29% vào cuối năm 2008 lên khoảng 34% vào cuối các năm 20 09 và 2010. SVB huy động vốn chủ yếu từ các tổ chức và cá nhân Hàn Quốc đang hoạt động và công tác tại Việt Nam như Đại sứ quán Hàn Quốc, Cơ quan Hợp tác và Phát triển Hàn Qu ốc, các doanh nghiệp của Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam như Samsung, LG, Orion, Daew oo Do đó, dòng tiền vốn đầu tư nước ngoài từ Hàn Quốc ch uyển vào Việt Nam chủ yếu bằng Đ ô la Mỹ và thường là số tiền lớn, hàng triệu đ ô la Mỹ. Đó là lý do vì sao trong cơ cấu vốn huy động theo loại tiền tệ, vốn huy động bằng Đô la Mỹ chiếm phần lớn trong tổng nguồn vốn huy động. Sau cùng, tác giả sẽ tiến hành phân tích cơ cấu vốn huy động theo số dư tiền gửi của khách hàng để hiểu rõ hơn về cấu trúc khách hàng của SVB, mức độ phụ thuộc của SVB vào nhóm các khách hàng lớn. Bảng số 2.8: Cơ cấu vốn huy động theo số dư tiền gửi của các khách hàng lớn (Đơn vị: 1,000 USD) Tổng số tiền gửi của Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 25 khách hàng lớn nhất 84,210 108,478 120,584 50 khách hàng lớn nhất 107,754 147,568 162,921 100 khách hàng lớn nhất 133,268 167,735 202,520 Tổng vốn huy động 194,702 226,761 377,832 (Nguồn: Báo cáo 100 khách hàng lớn nhất năm 2008, 2009 và 2010 của SVB) Bảng này cho thấy SVB có nhiều khách hàng doanh nghiệp lớn. Nhờ đó, SVB có thể huy động vốn với chi phí hợp lý. Bởi vì, khách hàng doanh nghiệp thường gửi tiền với những khoản lớn; lãi tiền gửi trả cho khách hàng doanh nghiệp thường thấp hơn trả cho khách hàng cá nhân; ngoài ra, huy động vốn từ khách hàng doanh nghiệp cho phép ngân hàng tiết kiệm được các chi phí ngoài lãi do quy mô khoản tiền gửi lớn. Tuy nhiên, bảng này cũng cho thấy nguồn vốn huy động của SVB phụ thuộc quá nhiều vào một số khách hàng. Cụ thể 25 khách hàng lớn nhất đã
  40. chiếm 43,25% tổng vốn huy động vào cuối năm 2008, chiếm 47,83% tổng vốn huy động vào cuối năm 2009 và chiếm 31,91% vào cuối năm 2010. Số dư tiền gửi của 100 khách hàng tiền gửi lớn nhất vào cuối các năm 2008, 2009 và 2010 lần lượt là 68,44%, 73,96% và 53,60% tổng vốn huy động của Ngân hàng. Chi tiết xem phụ lục C: Danh sách 100 khách hàng tiền gửi lớn nhất. Các doanh nghiệp này thường thực hiện những giao dịch có giá trị lớn, khi họ nhận tiền về vốn huy động của Ngân hàng tăng mạnh nhưng khi họ chuyển tiền đi, vốn huy động giảm đột ngột. Như vậy, nguồn vốn huy động của SVB là rất thiếu tính ổn định. 2.2.4 Cơ cấu khách hàng của SVB Trong phần trên, tác giả đã chỉ rõ nguồn vốn huy động của SVB rất thiếu tính ổn định do bị phụ thuộc nhiều vào vốn huy động của một số khách hàng lớn. Phần này, tác giả sẽ phân tích cơ cấu vốn huy động theo khách hàng hay cơ cấu khách hàng trong hoạt động huy động vốn của SVB. Bảng số 2.9: Cơ cấu vốn huy động theo đối tượng khách hàng (Đơn vị: 1,000 USD) Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh (%) CHỈ TIÊU 2009/ 2010/ Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng 2008 2009 Tổng Vốn Huy Động 194,702 93.27% 226,760 100.00% 377,831 100.00% 116.47% 166.62% DN có vốn đầu tư NN 143,120 73.51% 172,149 75.92% 194,331 51.43% 120.28% 112.89% DN nhà nước 5,728 2.94% 8,602 3.79% 11,787 3.12% 150.17% 137.03% DN tư nhân và DN khác 241 0.12% 254 0.11% 338 0.09% 105.39% 133.07% TCTD 13,098 732 0.32% 128,729 34.07% 5.59% 17585.93% Cá nhân 32,515 16.70% 45,023 19.85% 42,646 11.29% 138.47% 94.72% (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008, 2009 và 2010 của SVB) Tác giả phân chia các khách hàng của SVB ra thành các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp khác, TCTD và cá nhân. Theo đó, huy động vốn từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm phần lớn tổng
  41. nguồn vốn huy động của SVB: 73,51% năm 2008, 75,92% năm 2009 và 51,43% năm 2010. Huy động vốn chủ yếu từ vốn đầu tư của các doanh nghiệp Hàn Quốc chuyển vào Việt Nam qua tài khoản của họ mở tại Ngân hàng bằng đồng Đô la Mỹ. Có những tập đoàn kinh tế lớn của Hàn Quốc đầu tư vào Việ t Nam với số vốn đầu tư lên đến hàng chục triệu Đô La Mỹ như GS, Samsung, Daewoo, LG, Hyundai, Posco, Doosan, LS đều là những khách hàng lớn của Ngân hàng. So với tổng nguồn vốn huy động, vốn huy động từ các doanh nghiệp Nhà nước và các doanh nghiệp khác chiếm 9,79% năm 2008, 4,22% năm 2009 và 37,28% năm 2010. SVB cũng thu hút được một số doanh nghiệp Việt Nam gồm các doanh nghiệp nhà nước, các công ty cổ phần, các công ty trách nhiệm hữu hạn, các công ty tư nhân về mở tài khoản giao dịch. Đây là các công ty có quan hệ giao dịch với các công ty Hàn Quốc nhưng số dư tiền gửi của các công ty này thường rất nhỏ. Bên cạnh những khách hàng doanh nghiệp lớn, SVB cũng có nhiều khách hàng cá nhân, chủ yếu là các doanh nhân người Hàn Quốc làm việc cho các công ty của họ tại Việt Nam, có số dư tiền gửi lớn. Trong số 100 khách hàng lớn nhất của SVB, có 19 khách hàng cá nhân vào năm 2008, có 23 khách hàng cá nhân vào năm 2009 và có 14 khách hàng cá nhân vào năm 2010. Đối với các NHTM, số dư tiền gửi của cá nhân thườn g chiếm một tỷ lệ tương đối trong tổng vốn huy động. Vốn huy động từ các cá nhân, dù có chi phí huy động vốn cao hơn chi phí huy động vốn từ các khách hàng doanh nghiệp lại có tính ổn định rất cao. Huy động vốn từ khách hàng cá nhân so với tổng vốn huy động của SVB chiếm 16,7% năm 2008, 19,85% năm 2009 và 11,29% năm 2010. Sau khi phân tích, tác giả nhận thấy vốn huy động của SVB chủ yếu là tiền gửi của các tổ chức: chiếm 83,3% năm 2008, 80,15% năm 2009 và 88,71% năm 2010, trong đó phần lớn là tiền gửi của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Riêng năm 2010, tiền gửi của các TCTD tăng rất mạnh. Tiền gửi từ các cá nhân chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động. Ngân hàng cần phải tăng cường vốn huy động từ các doanh nghiệp Việt Nam và mảng khách hàng cá nhân để tạo sự cân đối giữa huy động vốn từ tổ chức và cá nhân, đảm bảo tính ổn định của nguồn vốn huy động. 2.2.5 Tình hình phát triển dịch vụ hỗ chợ cho hoạt động huy động vốn
  42. Để hỗ trợ cho hoạt động huy động vốn, SVB đã cung cấp một số dịch vụ hỗ trợ như sau: Dịch vụ nhận tiền kiều hối của người Việt Nam đang công tác, làm việc tại nước ngoài, đặc biệt là tại Hàn Quốc chuyển tiền về. Theo thỏa thuận giữa Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Việt Nam và Bộ Việc làm và Lao động, Hàn quốc, từ năm 2004 đến 09/2011, đã có khoảng 63.000 người Việt Nam đi làm việc tại Hàn Quốc. Thu nhập trung bình của người lao động ở đây là khoảng 1.000 USD một tháng. Ngoài ra, có khoảng 35.000 cô dâu Việt Nam lấy chồng Hàn Quốc. Như vậy, số lượng ngoại tệ chuyển từ Hàn Qu ốc về Việt Nam mỗi năm lên tới hàng trăm triệu Đô la Mỹ. Tận dụng cơ hội này, SVB đã ký thỏa thuận với Ngân hàng Shinhan, Hàn Quốc về việc thực hiện dịch vụ chuyển tiền và nhận tiền nhanh cho mảng khách hàng này. Qua đó, SVB có thể tăng cường nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ. Dịch vụ thu tiền, chi tiền mặt tận nơi theo yêu cầu của khách hàng. Đây là loại hình dịch vụ mà SVB cung cấp cho các khách hàng có nhu cầu rút t iền, gửi tiền với số tiền từ 50.000 USD và/hoặc 1.000.000.000 VND trở lên. Khách hàng chỉ c ần báo trước cho ngân hàng, ngân hàng sẽ đến tận nơi để thực hiện dịch vụ. Dịch vụ trả lương cho khách hành doanh nghiệp là thỏa thuận của SVB với khách hàng về việc hàng tháng SVB sẽ trả lương cho nhân viên của khách hàng theo bảng lương mà khách hàng gửi cho ngân hàng. Thực hiện dịch vụ này, SVB có cơ hội để tăng số lượng tài khoản cá nhân và huy động vốn qua các tài khoản này. Dịch vụ bảo lãnh phát hành thẻ tín dụng là việc SVB đứng ra thẩm định hồ sơ khách hàng rồi phát hành bảo lãnh thanh toán cho ngân hàng phát hành để phát hành thẻ tín dụng. Đến nay, SVB vẫn chưa trực tiếp phát hành thẻ tín dụng cho khách hàng trong khi đó nhu cầu sử dụng thẻ tín dụng ở Việt Nam là không hề nhỏ. Dịch vụ này được cung cấp chủ yếu cho cán bộ quản lý của các doanh nghiệp là khách hàng của SVB như tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc, trưởng và phó phòng các bộ phận. 2.2.6 Đánh giá của khách hàng về chất lượng hoạt động huy động vốn Để đánh giá về hoạt động huy động vốn của SVB ngoài việc phân tích các kết quả hoạt động đã đạt được qua các năm, tác giả cũng đã thực hiện điều tra thăm dò ý kiến của khách hàng ngẫu nhiên đang giao dịch tại SVB. Các nội dung cơ bản được tiến hành điều tra thăm dò
  43. gồm thời gian thực hiện giao dịch, thái độ phục vụ của nhân viên giao dịch, trình độ chuyên môn của nhân viên giao dịch, đánh giá của khách hàng về mạng lưới, chi nhánh và phòng giao dịch, thủ tục thực hiện giao dịch, sự đa dạng của các loại sản phẩm tiền gửi, tính cạnh tranh của lãi suất tiền gửi, chất lượng của cá c chương trình khuyến mãi và mức độ hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ của Ngân hàng. Mẫu Phiếu thăm dò ý kiến khách hàng như Phụ lục D. 84% khách hàng được hỏi cho rằng thời gian thực hiện giao dịch của SVB là nhanh và rất nhanh; không khách hàng nào cho rằng thời gian thực hiện giao dịch là chậm. Về thái độ phục vụ của nhân viên giao dịch, 85% khách hàng cho rằng nhân viên giao dịch có thái độ nhiệt tình và rất nhiệt tình; tuy nhiên, vẫn cò n 15% khách hàng cho rằng nhân viên giao dịch không nh iệt tình. Liên quan đến trình độ chuyên môn của nhân viên giao dịch, có 10% ý kiến của khách hàng cho rằng trình độ chuyên môn của nhân viên giao dịch ở mức trung bình và yếu . Trong đánh giá của khách hàng về mạng lưới, chi nhánh và phòng giao dịch, chỉ có 7% khách hàng được hỏi cho rằng thuận tiện và rất thuận tiện; số ý kiến cho rằng bất tiện lên tới 53% . Đánh giá về thủ tục thực hiện giao dịch, hầu hết các khách hàng cho rằng thủ tục thực hiện giao dịch của SVB là đơn giản và rất đơn giản. Trong các ý kiến của khách hàng về sự đa dạng của các loại sản phẩm tiền gửi, 52% khách hàng cho rằng các sản phẩm kém đa dạng, chỉ có 11% cho rằng các sản phẩm đa dạng và rất đa dạng.Về tính cạnh tranh của lãi suất tiền gửi, 70% khách hàng được hỏi cho rằng lãi suất ké m cạnh tranh. Liên quan đến sự hấp dẫn của các chương trình khuyến mãi, 60% ý kiến khách hàng cho rằng các chương trình khuyến mãi của SVB kém hấp dẫn. Đánh giá về mức độ hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ của Ngân hàng , 81% khách hàng hài lòng và rất hài lòng trong khi đó, vẫn còn 5% khách hàng chưa hài lòng. Chi tiết về kết quả thăm dò ý kiến khách hàng xem Phụ lục E. 2.3 Đánh giá về hoạt động huy động vốn của SVB Phân tích ở trên cho thấy tốc độ tăng trưởng vốn huy động của SVB qua các nă m là thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng vốn huy động của ngành ngân hàng; cơ cấu vốn huy độ ng còn chưa cân đối; vốn huy động lại phụ thuộc rất nhiều vào số dư tiền gửi của một số khách hàng lớn, khách hàng doanh nghiệp. Để tìm ra các nguyên nhân, ta sẽ lần lượt đánh giá hoạt động huy động vốn qua các nội dung sau:
  44. 2.3.1 Các loại sản phẩm Theo quy định trong giấy phép hoạt động, SVB chưa được phép cung cấp tài khoản tiết kiệm cho khách hàng. SVB chủ yếu cung cấp các sản phẩm huy động vốn truyền thống như tài khoản tiền gửi không kỳ hạn, tài khoản tiền gửi có kỳ hạn, tài khoản tiền gửi tích lũy định kỳ , tài khoản vốn chuyên dùng, tài khoản ký quỹ, tài khoản tiền gửi cho cá nhân và cho các tổ chức. Loại tiền gửi có kỳ hạn được thực hiện bằng USD, EUR và VND. Các loại kỳ hạn gửi tiền gồm một tuần, hai tuần, ba tuần, một tháng, hai tháng, ba tháng, sáu tháng, chín tháng, 12 tháng, 18 tháng, 24 tháng và 36 tháng. Trong khi đó, các sản phẩm tiền gửi mà các NHTM khác cung cấp rất đa dạng và phong phú. Chẳng hạn, Teccombank cung cấp tiết kiệm thường, tiết kiệm bội thu, tiết kiệm phát lộc, tiết kiệm tích lỹ tài tâm, tiết kiệm tích lũy tài hiền, tiết kiệm trả lãi trước tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn; Vietcombank có các loại sản phẩm như tiết kiệm thường, tiết kiệm trả lãi định kỳ, tiết kiệm trả lãi tự động, tiết kiệm trả lãi trước , tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn; ACB cung cấp tiết kiệm không kỳ hạn, tiết kiệm có kỳ hạn, tiết kiệm bằng vàng, tiết ki ệm lãi suất thả nổi, tiết kiệm bảo hiểm, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi lãi suất thả nổi, tiền gửi thanh toán linh hoạt (Nguồn: tham khảo trang web của các ngân hàng Techcombank, Vietcombank, ACB). Như vậy, dù các sản phẩm tiền gửi xoay quanh các sản phẩm truyền thống như có kỳ hạn, không kỳ hạn cho cá nhân hay cho các tổ chức, các NHTM đã nghiên cứu và đưa rất nhiều loại sản phẩm tiền gửi làm phong phú về tên gọi và cách thức thực hiện cho phù hợp với thị hiếu của khách hàng. Điểm hạn chế của SVB trong hoạt động huy động vốn là SVB chưa được NHNN cho phép huy động tiết kiệm; bản thân các sản phẩm tiền gửi của SVB còn rất đơn điệu về chủng loại, loại tiền được gửi có kỳ hạn chỉ có USD, EUR và VND, lãi chỉ được nhận cuối kỳ hoặc khi phá ra trước hạn. Theo kết quả thăm dò ý kiến khách hàng v ề sự đa dạng của các sản phẩm tiền gửi của SVB, 52% ý kiến cho rằng sản phẩm tiền gửi của SVB kém đa dạng. Đây chính là một trong những nguyên nhân làm cho tỷ lệ vốn huy động từ cá nhân trong tổng số vốn huy động là rất thấp. 2.3.2 Lãi suất huy động vốn Trước đây, khi NHNN thực hiện chính sách tự do hóa lãi suất, lãi suất huy động đối với
  45. tiền gửi có kỳ hạn bằng VND hay ngoại tệ khác của SVB thường thấp hơn lãi suất huy động của khối các NHTMNN và NHTMCP. Gần đây, khi nền kinh tế thế giới suy thoái, khủng hoảng xảy ra ở các cường quốc kinh tế như Mỹ, các nước khối EU, lạm phát trong nước tăng cao, vốn huy động của các ngân hàng bị giảm sút. C ác NHTM gặp khó khăn về huy động vốn đã phải đẩy lãi suất tiền gửi lên cao để giữ chân khách hàng, duy trì thanh khoản. Hiệp hội các Ngân hàng Việt Nam (VNBA) đã nhiều lần triệu tập cuộc họp bàn về trần lãi suất huy động. Mặc dù các thành viên của Hiệp hội sau khi nhất trí với trần lãi suất vẫn ngầm tăng lãi suất huy động thông qua các hoạt động tặng quà, khuyến mãi, tặng lãi suất thưởng Như vậy, lãi suất mà một số NHTM (nhất là các NHTMCP quy mô nhỏ) huy động thực tế cao hơn lãi suất mà Hiệp hội ngân hàng đã thỏa thuận rất nhiều. Trong bối cảnh đó, NHNN đã áp dụng trần lãi suất huy động. Các văn bản pháp lý quy định về trần lãi suất huy động đối với tiền gửi bằng Đồng Việt Nam và Đô la Mỹ đã được NHNNVN ban hành; các văn bản đang có hiệu lực là Thông tư số 14/2011/TT-NHNN ngày 01 tháng 06 năm 2011, quy định mức lãi suất huy động vốn tối đa bằng Đô la Mỹ của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng và Thông tư số 30/2011/TT-NHNN ngày 28 tháng 9 năm 2011, quy định lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng Đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Theo Điều 1 của Thông tư số 14/2011/ TT-NHNN: “Lãi suất huy động vốn tối đa bằng Đô la Mỹ áp dụng đối với tổ chức là người cư trú, tổ chức là người không cư trú (trừ tổ chức tín dụng) là 0,5% năm. Lãi suất huy động vốn tối đa bằng Đô la Mỹ áp dụng đối với cá nhân là người cư trú, cá nhân là người không cư trú là 2% năm”. Mục tiêu khống chế trần lãi suất huy động bằng Đô la Mỹ của NHNNVN là để kéo lãi suất trong nước giảm xuống mức lãi suất Libor, Sibor, dần xóa bỏ nạn đầu cơ Đô la Mỹ của các cá nhân và doanh nghiệp và tình trạng đô la hóa tại Việt Nam. Theo Điều 1 của Thông tư số 30/2011/TT -NHNN: “Tổ chức tín dụng ấn định lãi suất tiền gửi bằng Đồng Việt Nam của các tổ chức (trừ tổ chức tín dụng) và cá nhân bao gồm cả khoản chi khuyến mại dưới mọi hình thức như sau: 1. Lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng là 6% năm. 2. Lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng trở lên là 14% năm; riêng
  46. Quỹ Tín dụng Nhân dân cơ sở ấn định mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi kỳ hạn từ 1 tháng trở lên là 14,5%”. Qua việc ban hành các thông tư này, NHNN quyết tâm khống chế lãi suất huy động để dần hạ lãi suất cho vay xuống. Các văn bản pháp lý này sẽ tác động rất lớn đến nguồn vốn huy động của các NHTM, nhất là những ngân hàng có quy mô nhỏ. Bởi lẽ khi lãi suất huy động bằng nhau, khách hàng sẽ chọn NHTM nào an toàn hơn, uy tín hơn. Tuy nhiên, khi lãi suất huy động trên thị trường được kiểm soát, lãi suất huy động của các NHLD trở nên ngang bằng với lãi suất huy động của các NHTM khác. Vì thế, các NHLD sẽ có nhiều cơ hội hơn để giữ chân khách hàng hiện tại và thu hút thêm khách hàng mới. Như vậy, theo Phụ lục F: Lãi suất tiền gửi và theo kết quả thăm dò ý kiến khách hàng về tính cạnh tranh của lãi suất tiền gửi, lãi suất tiền gửi của SVB là rất kém cạnh tranh so với lãi suất của các NHTM khác đặc biệt là khi NHNN chưa quy định trần lãi suất huy động. 2.3.3 Mạng lưới ngân hàng Như đã giới thiệu ở phần trên, SVB là một trong những NHLD đầu tiên được thành lập tại Việt Nam. Với thời gian hoạt động là 19 n ăm tại Việt Nam, SVB mới chỉ có Hội sở chính và ba chi nhánh. SVB cũng chưa thành lập sở giao dịch và không có một phòng giao dịch nào. Hơn thế nữa, toàn bộ hệ thống của SVB mới chỉ có 20 máy ATM để phục vụ ch o việc rút tiền của khách hàng và vẫn chưa lắp một POS nào. Bảng số 2.10: Hệ thống mạng lưới giao dịch của một số NHTM NGÂN HÀNG SỐ CHI NHÁNH SỐ PHÒNG GIAO DỊCH SỐ MÁY ATM SVB 3 0 20 VIDPUBLIC BANK 8 0 6 INDOVINA BANK 10 17 36 VIETNAM RUSSIA BANK 6 10 12 VINASIAM BANK 9 1 0 VIETCOMBANK 77 303 1551 BIDV 112 349 1081 VIETINBANK 151 721 1261 ACB 76 241 204 TECHCOMBANK 176 106 823 (Nguồn: Website của các NHTM trên, tính đến 30/09/2011)
  47. Trong bảng này, tác giả đã chọn chín NHTM khác thuộc ba nhóm ngân hàng khác nhau là NHLD, NHTMNN, NHTMCP để làm cơ sở so sánh, thời điểm so sánh là ngày 30 /09/2011. Các NHTMCP gồm có ACB và Techcombank; các NHTMNN gồm có Vietcombank, Vietinbank và BIDV (mặc dù Vietcombank và BIDV là hai ngân hàng đã được cổ phần hóa nhưng Nhà nước vẫn sở hữu hầu hết số cổ phần); tất cả năm NHLD được chọn hết. Qua số liệu tổng hợp được, m ạng lưới của SVB là quá ít so với bốn NHLD khác, cụ thể số lượng chi nhánh chỉ bằng non nửa so với Vidpublic Bank, Indovina Bank, Vinasiam Bank; số lượng chi nhánh của SVB thậm chí ít hơn của Vietnam Rusia Bank hai chi nhánh dù Vietnam Rusia Bank là ngân hàng mới được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 11 năm 2006. Trong khi SVB không có phòng giao dịch nào thì Indovina Bank và Vietnam Rusia Bank lại có 17 và 10 phòng giao dịch tương ứng. Riêng số lượng máy ATM của SVB là tương đối khá so với các NHLD khác. Các NHTMNN với bề dày kinh nghiệm, tiềm lực về vốn và với chiến lược phát triển mở rộng thị trường, đã có mạng lưới ngân hàng ở hầu hết các tỉnh, thành phố; số luợng các chi nhánh và phòng giao dịch lên tới hàng trăm; số lượng máy ATM của mỗi ngân hàng lên tới hàng nghìn. Các NHTMCP dù có số năm hoạt động tương đương với SVB nhưng họ đã phát triển rất tốt mạng luới ngân hàng của họ. Số lượng chi nhánh, phòng giao dịch, số lượng máy ATM của ACB và Techcombank đã lên tới hàng trăm, gấp nhiều lần so với SVB. Như vậy, qua sự phân tích và so sánh ở trên cùng với kết quả thăm dò ý kiến khách hàng, có thể thấy mạng lưới của SVB là quá mỏng, tốc đ ộ phát triển mạng lưới quá chậm; mạng lưới, chi nhánh, phòng giao dịch lại rất bất tiện. Đây là một điểm yếu lớn hạn chế hoạt động huy động vốn của SVB. 2.3.4 Các hoạt động truyền thông Hầu như SVB không quảng cáo về Ngân hàng, về các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng trên các phương tiện thông tin đại chúng như Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, các tờ báo viết hay báo điện tử. SVB chỉ đưa thông tin khi có yêu cầu theo quy định của pháp luật như đổi tên ngân hàng, thay đổi trụ sở ngân hàng, thay đổi vốn điều lệ
  48. Các hoạt động truyền thông của SVB được thực hiện rất khác so với các NHTM khác tại Việt Nam: việc quảng bá hình ảnh SVB chỉ được thực hiện qua các cơ quan, tổ chức có liên quan đến Hàn Quốc như Đại sứ quán Hàn Quốc, Cơ quan Hợp tác Quốc tế của Hàn Quốc, Tổ chức Xúc tiến Thương mạ i Hàn Quốc, Hiệp hội các Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam. Qua đó, hình ảnh của SVB và các sản phẩm dịch vụ của SVB được giới thiệu đến các khách mục tiêu thông qua hội thảo, phát tờ rớt. Ngoài ra, Ngân hàng Shinhan, Hàn Quốc - ngân hàng đối tác của SVB là một trong ba NHTM lớn nhất Hàn Quốc. Nhờ vậy, các khách hàng Hàn Quốc biết rất rõ về sự có mặt của SVB tại Việt Nam và các sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng này cung cấp. Bên cạnh đó, hoạt động marketing trực tiếp giữa cán bộ của SVB với khách hàng nhất là mảng khách hàng Hàn Quốc cũng được thực hiện khá thường xuyên. Nhìn chung, với các thức tiến hành các hoạt động marketing như vậy, Ngân hàng có thể thu hút được nhiều khách hàng Hàn Quốc. Tuy vậy, các hoạt động truyền thông của SVB chưa nhắm tới mảng khác h hàng là các cá nhân và doanh nghiệp Việt Nam và các nước khác. Chính vì thế hình ảnh của SVB là rất mờ nhạt đối với nhóm các khách hàng này. Trong năm 2009 và năm 2010, SVB đã thực hiện một số đợt huy động vốn có khuyến mại quà tặng với mục tiêu chủ yếu là số lượng khách hàng Việt Nam và tăng số dư tiền gửi bằng Đồng Việt Nam của nhóm khách hàng này. Tuy nhiên, kết quả đạt được thấp hơn nhiều so với kế hoạch đặt ra. Nguyên nhân là do các hoạt động truyền thông chưa được SVB thực hiện thường xuyên và cũng chưa định hướng vào nhóm khách hàng phi Hàn Quốc. Đây là lý do tại sao vốn huy động của SVB chủ yếu bằng Đô la Mỹ; huy động vốn từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Hàn Quốc chiếm phần lớn tổng số vốn huy động; tỷ lệ huy động vốn từ cá nhân là rất thấp trong tổng số vốn huy động (chỉ chiếm 11,29% vào cuối năm 2010). 2.4.5 Phân tích SWOT về hoạt động huy động vốn của SVB 2.4.5.1 Điểm mạnh Thứ nhất, SVB là NHLD giữa Vietcombank và Ngân hàng Shinhan, hai NHTM hàng đầu của Việt Nam và Hàn Quốc. Nhờ vậy, SVB có thể sử dụng thương hiệu, uy tín của hai ngân hàng này để xây dựng và phát triển thương hiệu riêng phục vụ cho hoạt động huy động vốn. Cho đến nay, thương hiệu SVB đã được khẳng định trong nhóm khách hàng Hàn Quốc.
  49. Thứ hai, sau hơn 18 năm hoạt động tại Việt Nam, SVB đã xây dựng được một cơ sở khách hàng ổn định, đặc biệt có nhiều khách hàng doanh nghiệp lớn có vốn đầu tư của Hàn Quốc như Samsung, LG, LS, Hyundai, Daewoo, Amco, Posco (tham khảo thêm tại danh sách 100 khách hàng lớn nhất của SVB). Thứ ba, SVB có được hệ thống công nghệ ngân hàng tiên tiến được Ngân hàng Shinhan, Hàn Quốc chuyển giao cho; hệ thống này lại thường xuyên được nâng cấp hàng năm. Vì vậy, SVB có thể sử dụng nền tảng công nghệ này để đáp ứng nhu cầu đổi mới, phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đạ i. Thứ tư, lãi suất cho vay cạnh tranh và nguồn ngoại tệ, nhất là Đô la Mỹ dồi dào là những thế mạnh mà SVB có thể sử dụng để duy trì khách hàng hiện tại và thu hút thêm các khách hàng mới, nhất là các khách hàng doanh nghiệp. 2.4.5.2 Điểm yếu Thứ nhất, sản phẩm tiền gửi chỉ có các sản phẩm truyền thống, đơn điệu. Việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới hầu như không được tiến hành. Hơn nữa, các dịch vụ và tiện ích để hỗ trợ hoạt động huy động vốn như mạng lưới ATM, mobile banking, in ternet banking chưa được chú trọng phát triển hoặc tốc độ phát triển không theo kịp tốc độ phát triển của hệ thống ngân hàng. Thứ hai, trong thời kỳ lãi suất được N HNN thả nổi, lãi suất huy động tiền gửi của SVB là rất thấp so với lãi suất của nhiều NHTM khác. Ngoài ra, các quyết định về điều chỉnh lãi suất tiền gửi của SVB được đưa ra khá muộn so với nhiều NHTM nên nhiều khi không phản ánh đúng bản chất của thị trường. Thứ ba, mạng lưới giao dịch của SVB là quá khiêm tốn, mới chỉ có mặt tại các tỉnh thành như thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương và tỉnh Đồng Nai. Hệ thống mạng lưới này không cho phép Ngân hàng cung cấp sản phẩm dịch vụ đến gần khách hàng. SVB khó có thể thu hút các khách hàng ở xa địa điểm giao dịch của Ngân hàng và như vậy khó đẩy mạnh công tác huy động vốn. Thứ tư , các hoạt động truyền thông, quảng cáo để giới thiệu về ngân hàng, về sản phẩm dịch vụ ngân hàng, về các chiến dịch huy động vốn c hưa được tiến hành thường xuyên qua các
  50. phương tiện thông tin đại chúng. Chính vì thế hình ảnh SVB là khá mờ nhạt trong nhóm khách hàng là các tổ chức và cá nhân Việt Nam. Thứ năm, trình độ và kỹ năng của đội ngũ nhân viên giao dịch chưa đồng đều . Nguyên nhân là do chính sách nhân sự của SVB chưa hợp lý dẫn đến nhiều nhân viên xin nghỉ việc, chuyển sang các NHTM khác, Ngân hàng phải liên tục tuyển dụng nhân viên mới để thay thế. Thêm vào đó, chính sách đào tạo và tái đào tạo vẫn chưa được thực hiện hiệu quả. 2.4.5.3 Cơ hội Thứ nhất, Hàn Quốc là một trong những quốc gia có vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất vào Việt Nam.Vốn đầu tư của Hàn Quốc không ngừng tăng lên trong n hững năm gần đây. Thêm vào đó, tinh thần dân tộc của các doanh nghiệp Hàn Quốc và người Hàn Quốc là rất cao. Do vậy, mảng khách hàng Hàn Quốc vẫn là một thị trường đầy tiềm năng, chưa được khai thác triệt để. Đây chính là cơ hội để SVB mở rộng hoạt động huy động vốn từ nhóm khách hàng này. Thứ hai, hiện nay, Việt Nam có 63 tỉnh thành trong khi đó các hoạt động đầu tư củ a Hàn Quốc được tiến hành tại 47 tỉnh thành và SVB mới chỉ có mặt tại bốn tỉnh thành. Như vậy, SVB còn nhiều cơ hội để phát triển hệ thố ng mạng lưới ngân hàng. Thứ ba, Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, với mức tăng trưởng kinh tế khá , khoảng gần 6% cho năm 2011 và dự tính khoảng 7% cho năm 2012 (Nguồn: theo dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam của Ngân hàng HSBC). Dân số của Việt Nam là gần 87 triệu người (Nguồn: theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến 11/2011). Có 23 tập đoàn và tổng công ty nhà nước, có hàng nghìn doanh nghiệp lớn nhỏ đang hoạt động kinh doanh trong nhiều lĩnh vực. Do đó, Việt Nam được đánh giá là một thị trường đ ầy tiềm năng cho hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng. 2.4.5.4 Nguy cơ và thách thức Thứ nhất, khủng hoảng kinh tế toàn cầu, khủng hoảng nợ công của một số quốc gia như Mỹ và các quốc gia thuộc khối EU, sự sụp đổ của rất nhiều ngân hàng của Mỹ, Anh trong ba năm gần đây ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của các NHTM, tác động xấu đến hoạt động huy động vốn của các ngân hàng này.
  51. Thứ hai, tỷ lệ lạm phát cao của Việt Nam sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Năm 2010, tỷ lệ lạm phát là 11,75% (nguồn: theo số liệu của Tổng Cục Thống kê) và tỷ lệ lạm phát dự tính năm 2011 là khoảng 19% (nguồn: theo Báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố vào tháng 09/2011). Trong khi đó, để thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính Phủ về các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, NHNN đã thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, hiện đang khống chế lãi suất tiền gửi ở mức 14% năm đối với tiền gửi có kỳ hạn bằng Đồng Việt Nam từ một tháng trở lên. Thứ ba, thị phần huy động vốn của SVB từ mảng khách hàng Hàn Quốc có nguy cơ bị thu hẹp dần. Nguyên nhân là do tốc độ phát triển nhanh của các NHTM khác về tài sản, vốn, mạng lưới, trình độ công nghệ, trình độ của đội ngũ nhân viên, trình độ quản lý, về chính sách nhân sự, chính sách huy động vốn; các ngân hàng này cũng đang tìm cách thu hút tiền gửi của các khách hàng Hàn Quốc. Đây là một thách thức lớn đối với hoạt động huy động vốn của SVB. Thứ tư, sự hấp dẫn của các kênh đầu tư khác như đầu tư vào chứng khoán, đầu tư vào bất động sản, đầu tư vào vàng, đầu tư vào ngoại hối, tự kinh doanh làm phân tán nguồn vốn của nền kinh tế, giảm quy mô vốn huy động của các NHTM. Thứ năm, sự khan hiếm về nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực có chất lượng cao trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng làm cho nhân sự của Ngân hàng luôn bị biến động. Đây là một thách thức cho hoạt động của các NHTM. KẾT LUẬN CHƯƠNG II Trong Chương II này, trước hết, tác giả đã giới thiệu k hái quát về lịch sử hình thành và phát triển, về cơ cấu tổ chức, về tình hình nguồn vốn, tình hình sử dụng vốn, tình hình cung cấp các dịch vụ khác và kết quả hoạt động kinh doanh của SVB trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2010. Đối với hoạt động huy động vốn, tác giả đã tiến hành phân tích quy mô vốn huy động và tốc độ tăng trưởng vốn huy động, phân tích cơ cấu vốn huy động, phân tích cơ cấu khách hàng của SVB. Qua đó, tác giả nhận thấy quy mô vốn huy động của SVB là rất nhỏ so với nhiều NHTM khác; tốc độ tăng trưởng vốn huy động của SVB thấp hơn tốc độ tăng trưởng bình quân của các NHTM; vốn huy động của SVB chủ yếu bằng USD và chủ yếu huy động được từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư Hàn Quốc; vốn huy động của SVB phụ thuộc quá
  52. nhiều vào một số khách hàng lớn nên rất thiếu tính ổn định. Sau đó, tác giả tiến hành đánh giá tình hình phát triển các dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động huy động vốn. Tác giả cũng tiến hành phân tích các đánh giá của khách hàng về dịch vụ huy động vốn của SVB dựa trên kết quả thăm dò ý kiến khách hàng về dịch vụ tiền gửi. Cuối cùng, tác giả tiến hành đánh giá về các hoạt động huy động vốn của SVB trên các phương diện sản phẩm, lãi suất huy động, mạng lưới ngân hàng và các hoạt động truyền thông. Tác giả cũng đã sử dụng mô hình SWOT để đánh giá về hoạt động huy động vốn của SVB. Như vậy, dựa trên việc phân tích đánh giá thực trạng hoạt động huy động vốn của SVB, dựa trên kết quả phân tích theo mô hình SWOT đối với hoạt động huy động vốn của SVB và dựa trên các đánh giá về kết quả thăm dò ý kiến khách hàng, tác giả sẽ đưa ra một số giải pháp và kiến nghị thiết thực nhằm đẩy mạnh hoạt động huy động vốn tại SVB. Đây là những nội dung cơ bản sẽ được đề cập đến trong Chương III.