Luận văn Các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành sản xuất - Chế biến thực phẩm niêm yết trên sàn chứng khoán TP HCM

pdf 79 trang tranphuong11 27/01/2022 4900
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành sản xuất - Chế biến thực phẩm niêm yết trên sàn chứng khoán TP HCM", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfluan_van_cac_yeu_to_tai_chinh_tac_dong_den_hieu_qua_hoat_don.pdf

Nội dung text: Luận văn Các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành sản xuất - Chế biến thực phẩm niêm yết trên sàn chứng khoán TP HCM

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM LÊ THỊ THÙY LINH CÁC YẾU TỐ TÀI CHÍNH TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP NGÀNH SẢN XUẤT – CHẾ BIẾN THỰC PHẨM NIÊM YẾT TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN TP. HCM CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ: 60.34.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HDKH: PGS. TS. NGUYỄN QUANG THU TP. Hồ Chí Minh - Năm 2012
  2. LỜI CAM ĐOAN Đề tài “Các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành sản xuất – chế biến thực phẩm niêm yết trên sàn chứng khoán TP. HCM” là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện với sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS Nguyễn Quang Thu. Các nội dung và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Luận văn này không sao chép bất cứ công trình nghiên cứu nào. Tôi xin cam đoan những lời nêu trên là hoàn toàn đúng sự thật. TP. Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2012. Lê Thị Thùy Linh
  3. LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lòng tri ân đến Ban giám hiệu trường Đại học Kinh tế TP. HCM vì đã tổ chức và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được tham gia khóa học Cao học Quản trị kinh doanh tại nhà trường. Tôi cũng xin cảm ơn các thầy cô khoa Quản trị kinh doanh đã rất tận tình truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt khóa học. Tôi vô cùng cảm ơn cô Nguyễn Quang Thu, giảng viên hướng dẫn khoa học của tôi. Cô đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo cho em trong suốt quá trình em thực hiện luận văn. Em vô cùng khâm phục sự thẳng thắn và nhiệt tình của cô. Nếu sau này có cơ duyên được đi theo nghề dạy học, cô sẽ là tấm gương sáng mà em muốn được noi theo. Cám ơn các anh chị cùng lớp Ngày 1 – K19 đã cùng tôi trải qua những ngày học vất vả nhưng thú vị. Những buổi cùng học chung, chia sẻ kiến thức trước mỗi kỳ thi là những kỷ niệm quý giá mà tôi luôn trân trọng. Cuối cùng, con xin cảm ơn ba mẹ vì tất cả tình yêu thương ba mẹ đã dành cho con. Tình thương của ba mẹ là lời động viên, cổ vũ lớn nhất giúp con qua mọi chông gai trong cuộc đời. TP. Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2012. Lê Thị Thùy Linh
  4. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU – CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do nghiên cứu 1 2. Mục tiêu của đề tài: 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu 3 5. Kết cấu của đề tài: 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP 4 1.1. Khái niệm về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. 4 1.2. Một số nghiên cứu trên thế giới về các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. 6 1.2.1. Nghiên cứu của Skandalis và Liargovas 6 1.2.2. Nghiên cứu của Weixu. 9 1.2.3. Nghiên cứu của Safarova 10 1.2.4. Nghiên cứu của Prasetyantoko và Parmono 11 1.2.5. Nghiên cứu của Onaolapo & Kajola 13
  5. 1.3. Các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả hoạt động 17 1.3.1. Cơ cấu vốn 17 1.3.2. Tính thanh khoản 19 1.3.3. Tỷ lệ tài sản cố định 19 1.3.4. Quy mô của doanh nghiệp 20 1.3.5. Tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp 20 1.3.6. Vòng quay tổng tài sản 23 CHƯƠNG 2: DỮ LIỆU, PHƯƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU. 24 2.1. Mô tả dữ liệu. 24 2.2. Phương pháp nghiên cứu 24 2.3. Các giả thiết và mô hình nghiên cứu 25 2.3.1. Biến nghiên cứu 25 2.3.2. Mô hình nghiên cứu 28 2.3.3. Các giả thiết 29 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 33 3.1. Thống kê mô tả các biến. 33 3.2. Phân tích tương quan 35 3.3. Phân tích hồi quy 38 3.3.1. Kết quả hồi quy mô hình ROA 38 3.3.3. Kết quả hồi quy mô hình ROS 42 3.3.4. Kết luận về mô hình và các giả thiết. 44 CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GỢI Ý NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH SẢN XUẤT – CHẾ BIẾN THỰC PHẨM. 48
  6. 4.1. Xây dựng cơ cấu vốn phù hợp với tình hình của công ty và diễn biến nền kinh tế 48 4.2. Duy trì tính thanh khoản hợp lý. 50 4.2.1. Quản trị vốn lưu động 50 4.2.2. Nợ ngắn hạn 51 4.3. Điều chỉnh tỷ lệ tài sản cố định trong tổng tài sản 52 4.4. Tăng tốc độ tăng trưởng và vòng quay tổng tài sản 53 KẾT LUẬN 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1: DANH SÁCH CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH SẢN XUẤT – CHẾ BIẾN THỰC PHẨM THEO PHÂN NGÀNH CỦA SỞ GDCK TP. HCM 2010. PHỤ LỤC 2: SỐ LIỆU CHI TIẾT CÁC BIẾN TRONG NGHIÊN CỨU. PHỤ LỤC 3: BIỂU ĐỒ THỐNG KÊ MÔ TẢ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH SẢN XUẤT – CHẾ BIẾN THỰC PHẨM. PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ HỒI QUY ROA. PHỤ LỤC 5: KẾT QUẢ HỒI QUY ROE. PHỤ LỤC 6: KẾT QUẢ HỒI QUY ROS.
  7. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU - CHỮ VIẾT TẮT ROA: tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản. ROE: tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. ROS: tỷ số lợi nhuận trên doanh thu. LEV: cơ cấu vốn. LIQ: tính thanh khoản. TANG: tỷ lệ tài sản cố định. SIZE: quy mô của doanh nghiệp. GROW: tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp. TURN: vòng quay tổng tài sản. DT: doanh thu. Sở GDCK: sở giao dịch chứng khoán.
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Tóm tắt các công trình nghiên cứu đã khảo sát. Bảng 2.1: Tóm tắt các biến nghiên cứu. Bảng 2.2: Tóm tắt các giả thiết. Bảng 3.1: Thống kê mô tả các biến. Bảng 3.2: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến. Bảng 3.3: Các chỉ số đánh giá độ phù hợp của mô hình ROA. Bảng 3.4: Các chỉ số kiểm định mô hình ROA. Bảng 3.5: Các thông số thống kê của từng biến trong mô hình ROA. Bảng 3.6: Các chỉ số đánh giá độ phù hợp của mô hình ROE. Bảng 3.7: Các chỉ số kiểm định mô hình ROE. Bảng 3.8: Các thông số thống kê của từng biến trong mô hình ROE. Bảng 3.9: Các chỉ số đánh giá độ phù hợp của mô hình ROS. Bảng 3.10: Các chỉ số kiểm định mô hình ROS. Bảng 3.11: Các thông số thống kê của từng biến trong mô hình ROS. Bảng 3.12: Chiều hướng tác động của các biến độc lập đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp.
  9. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Tóm tắt các định nghĩa về hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Hình 1.2: Mối quan hệ giữa các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động. Hình 1.3: Mối quan hệ giữa các yếu tố tài chính và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp.
  10. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do nghiên cứu Trong kỷ nguyên toàn cầu hóa, cạnh tranh trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết. Việt Nam đã gia nhập WTO, đó là sân chơi lớn để khẳng định mình nhưng sự cạnh tranh cũng vô cùng gay gắt. Để hòa nhập sân chơi toàn cầu, đòi hỏi nền kinh tế Việt Nam phải hoạt động có hiệu quả. Hiệu quả của nền kinh tế được đo bằng hiệu quả hoạt động của mọi doanh nghiệp. Nền kinh tế được xem là có hiệu quả khi các doanh nghiệp nằm trong đó sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là mối quan tâm của tất cả mọi người, mọi doanh nghiệp. Đó cũng là vấn đề bao trùm và xuyên suốt, thể hiện trong công tác quản lý, bởi suy cho cùng quản lý kinh tế là để đảm bảo tạo ra kết quả và hiệu quả cao nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tất cả những cải tiến, những đổi mới về nội dung, phương pháp, biện pháp áp dụng trong quản lý chỉ thực sự đem lại ý nghĩa khi chúng làm tăng được hiệu quả kinh doanh, không những là thước đo về chất lượng, phản ánh tổ chức, quản lý kinh doanh, mà còn là vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn tồn tại và vươn lên thì trước hết đòi hỏi kinh doanh phải có hiệu quả. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng thực hiện được điều này. Làm thế nào để biết một doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không? Làm thế nào để đo lường được hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, để từ đó đề ra chiến lược nâng cao hiệu quả hoạt động. Vấn đề này luôn khiến các nhà quản trị phải nghiên cứu. Hơn nữa, đối với các nhà đầu tư, điều này lại càng quan trọng hơn. Làm sao để nhận ra một doanh nghiệp làm ăn hiệu quả trong số vài trăm doanh nghiệp đang được niêm yết trên sàn chứng khoán, khi mà số liệu công bố là hạn chế? Vì vậy, việc đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp dựa trên các dữ
  11. 2 liệu được các công ty niêm yết trên sàn công bố là vô cùng cấp thiết. Tuy vậy các nghiên cứu này còn rất ít được quan tâm tại Việt Nam. Để đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, cần xác định các yếu tố đại diện cho hiệu quả hoạt động doanh nghiệp và các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động ấy. Đó là lý do học viên chọn đề tài luận văn là “Các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành sản xuất – chế biến thực phẩm được niêm yết trên sàn chứng khoán TP. HCM”. Trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ, học viên chỉ nghiên cứu các công ty thuộc ngành sản xuất – chế biến thực phẩm được niêm yết trên sàn chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. 2. Mục tiêu của đề tài: - Xác định các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. - Xác định chiều hướng tác động giữa các yếu tố tài chính trên với hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. - Đề xuất một số gợi ý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành sản xuất – chế biến thực phẩm. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả hoạt động (đo bằng ROA, ROE, ROS) của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán TP. HCM. - Phạm vi nghiên cứu: hiệu quả hoạt động của 30 công ty sản xuất - chế biến thực phẩm được niêm yết trên sàn chứng khoán TP. HCM (phân loại là ngành C, mã ngành 10) trong 3 năm, từ 2009 – 2011.
  12. 3 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp định tính: dùng phương pháp nghiên cứu lịch sử - khảo sát các nghiên cứu khoa học đã có trước đó nhằm trả lời cho ba câu hỏi: Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là gì? Các yếu tố nào tác động đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp? Làm thế nào để xác định mối tương quan giữa các yếu tố tài chính và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp? Trong quá trình này, phương pháp suy luận logic cũng được áp dụng. - Phương pháp định lượng: Dùng mô hình kinh tế lượng, cụ thể là kiểm tra mức độ tương quan và phương trình hồi quy tuyến tính để xác định mối quan hệ giữa các yếu tố tài chính và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Phần mềm sử dụng là SPSS 16. 5. Kết cấu của đề tài: Phần mở đầu. Chương 1: Tổng quan về hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Chương 2: Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu. Chương 3: Phân tích kết quả. Chương 4: Một số gợi ý nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Kết luận.
  13. 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP 1.1. Khái niệm về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Hiệu quả hoạt động doanh nghiệp xuất phát từ khái niệm hiệu quả kinh doanh, phản ánh quan điểm của quản lý chiến lược, là một tập hợp con của hiệu quả tổ chức (Venkatraman và Ramanujam, 1986). Như vậy, các nghiên cứu về hiệu quả hoạt động đến từ lý thuyết tổ chức và quản trị chiến lược (Murphy, 1996). Theo lý thuyết tổ chức và quản trị doanh nghiệp, khái niệm hiệu quả hoạt động được tiếp cận theo hai hướng: theo mục tiêu và theo hệ thống. Thứ nhất là tiếp cận theo mục tiêu. Tùy vào mục tiêu của tổ chức mà hiệu quả hoạt động được hiểu là hiệu quả tài chính hay hiệu quả phi tài chính. Đối với các doanh nghiệp có mục tiêu là tối đa hóa lợi nhuận thì hiệu quả hoạt động doanh nghiệp được đo lường bằng các chỉ số tài chính, hay hiệu quả hoạt động doanh nghiệp cũng là hiệu quả tài chính. Hiệu quả tài chính được đo lường bằng hai cách. Cách truyền thống là đo bằng các chỉ tiêu kế toán về lợi nhuận như: lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), lợi nhuận trên doanh thu (ROS), (Skandalis, 2005). Ngoài ra, ở các nước có thị trường chứng khoán phát triển mạnh thì hiệu quả tài chính được đo bằng các chỉ số thị trường như: chỉ số giá mỗi cổ phần trên thu nhập mỗi cổ phần (P/E), tỷ số giá thị trường của vốn chủ sở hữu trên giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu (MBVR), và chỉ số Tobin’s Q (Zeitun & Tian, 2007). Đối với các doanh nghiệp không đặt mục tiêu lợi nhuận lên trên hết thì hiệu quả hoạt động doanh nghiệp được đo bằng các yếu tố phi tài chính như hiệu quả quản lý, hiệu quả xã hội (trường hợp các công ty phi chính phủ, phi lợi nhuận, ).
  14. 5 Thứ hai là cách tiếp cận theo hệ thống. Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là hiệu quả của toàn bộ hệ thống, được đo lường bằng hiệu quả của tất cả các bộ phận trong doanh nghiệp gộp lại, bao gồm: bộ phận marketing, sale, chăm sóc khách hàng, bộ phận quản lý, Theo cách tiếp cận này, có nhiều mô hình đã được đề xuất nhằm nhằm đo lường hiệu quả hoạt động doanh nghiệp như: bảng điểm cân bằng của Kaplan và Norton, lăng kính hiệu suất của Kennerly và Neely, ma trận đo lường hiệu suất của Keegan và cộng sự, kim tự tháp SMART của Lynch và Cross, (Neely, 2008). Tóm lại, hiệu quả hoạt động doanh nghiệp là một khái niệm rộng, ta có thể tóm tắt như sau: Hiệu quả tài chính theo chỉ số kế toán Hiệu quả tài chính Hiệu quả tài chính Hiệu quả theo mục tiêu theo chỉ số thị trường Hiệu quả phi tài chính Hiệu quả hoạt động doanh nghiệp Hiệu quả theo hệ thống Hình 1.1. Tóm tắt các định nghĩa về hiệu quả hoạt động doanh nghiệp Trong luận văn này, với mục tiêu xác định các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán TP. HCM, học viên chọn cách đo lường hiệu quả hoạt động doanh nghiệp cũng là đo lường
  15. 6 hiệu quả tài chính, vì đối với các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán, đạt được hiệu quả về tài chính, hay đạt được lợi nhuận tối ưu là mục tiêu lớn nhất. Do thị trường chứng khoán Việt Nam còn trong giai đoạn thử nghiệm, nên việc đo lường hiệu quả tài chính theo các chỉ số thị trường không cho kết quả tốt. Vì vậy, học viên chọn phương pháp đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp theo các chỉ số kế toán về lợi nhuận như: ROA, ROE, ROS. ROA chứng minh khả năng sử dụng tài sản của một công ty, ROE thể hiện nhà đầu tư kiếm được gì từ khoản đầu tư của mình, ROS cho thấy một công ty có được bao nhiêu lợi nhuận từ doanh số bán được. Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả khi tối ưu hóa các chỉ số này. 1.2. Mộ t số nghiên cứu trên thế giới về các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. 1.2.1. Nghiên cứu của Skandalis và Liargovas Skandalis và Liargovas thực hiện nghiên cứu “Các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp: trường hợp của Hy Lạp” vào năm 2005. Trong nghiên cứu này, hai ông đã khảo sát 102 công ty thuộc 15 ngành công nghiệp trên sàn chứng khoán Athens. Hiệu quả hoạt động doanh nghiệp được đo bằng ROA, ROE, ROS. Các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp được chia làm hai loại: các yếu tố tài chính và các yếu tố phi tài chính. Các yếu tố tài chính gồm: - Cơ cấu vốn (Leverage): được đo bằng tỉ lệ tổng nợ trên tổng tài sản. Cơ cấu vốn tác động dương hoặc âm đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. - Tính thanh khoản (Liquidity): được đo bằng tỉ lệ tài sản lưu động trên nợ ngắn hạn. Tính thanh khoản tác động âm hoặc dương đến hiệu quả hoạt động.
  16. 7 - Tỉ lệ vốn (Capitalization): được đo bằng tỉ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản. Tỉ lệ vốn tác động âm đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp - Đầu tư ròng (Net_investment): được đo bằng tỉ lệ đầu tư ròng trên tổng tài sản. Đầu tư ròng được tính bằng cách lấy đầu tư cho tài sản cố định mới trừ cho tài sản đã thanh lý. Đầu tư ròng tác động dương đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Các yếu tố phi tài chính gồm: - Quy mô của doanh nghiệp (Size): được đo bằng số lượng nhân viên trong công ty. Quy mô có tác động âm hoặc dương đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. - Tuổi của doanh nghiệp (Age): được đo bằng số năm thành lập công ty. Tuổi doanh nghiệp có tác động âm hoặc dương đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. - Vị trí của công ty (Location): là biến giả, nếu doanh nghiệp nằm ở 2 thành phố lớn của Hy Lạp là Athens và Thessalonica thì có giá trị là 1, nếu nằm ngoài thì có giá trị là 0. - Tình hình xuất khẩu (Export): là biến giả, nếu công ty có xuất khẩu thì giá trị là 1, nếu không xuất khẩu thì giá trị là 0. Ngoài ra, còn một yếu tố gắn kết giữa yếu tố tài chính và phi tài chính là yếu tố quản trị, được đo bằng chỉ số năng lực quản lý (management competence index), với: Lợi nhuận Mc index = Số chuyên gia
  17. 8 Mối quan hệ của các yếu tố với hiệu quả hoạt động cụ thể như sau: HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP ROA ROE ROS YẾU TỐ TÀI CHÍNH YẾU TỐ PHI TÀI CHÍNH Cơ cấu Tính thanh Tỷ lệ tài Đầu tư Tuổi DN Quy mô Xuất khẩu Vị trí vốn khoản sản cố định ròng Năng lực quản lý Hình 1.2: Mối quan hệ của các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động. Mô hình của Skandalis và Liargovas: Kết quả nghiên cứu cho thấy, cơ cấu vốn, hoạt động xuất khẩu, vị trí, kích thước, đầu tư ròng và chỉ số năng lực quản lý có mối tương quan với hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Điều này cho thấy các công ty hoạt động hiệu quả của Hy Lạp là các công ty lớn, trẻ, có hoạt động xuất khẩu, có năng lực quản lý cạnh tranh, có tỉ lệ nợ trên vốn tối ưu và đầu tư hợp lý.
  18. 9 Cách tiếp cận của ông có thể được sử dụng như một công cụ hữu ích để tìm hiểu thực tế phát sinh khi nhà quản trị xem xét các chiến lược để cải thiện hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. 1.2.2. Nghiên cứu của Weixu. Weixu thực hiện nghiên cứu “Mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp” vào năm 2005. Nghiên cứu được thực hiện trên các công ty được niêm yết ở sàn chứng khoán Thượng Hải năm 2001. Biến phụ thuộc, đại diện cho hiệu quả hoạt động doanh nghiệp là ROE. Biến độc lập là cơ cấu vốn (D) Biến kiểm soát là tốc độ tăng trưởng (Growth) và quy mô của doanh nghiệp (Size). Ông xây dựng 3 mô hình : - Mô hình 1 : thể hiện quan hệ tuyến tính giữa hiệu quả hoạt động doanh nghiệp và các yếu tố tác động. - Mô hình 2 : thể hiện quan hệ phi tuyến bậc 2 giữa hiệu quả hoạt động doanh nghiệp và cơ cấu vốn. - Mô hình 3 : thể hiện quan hệ phi tuyến bậc 3 giữa hiệu quả hoạt động doanh nghiệp và cơ cấu vốn. Kết quả nghiên cứu cho thấy :
  19. 10 - Biến cơ cấu vốn tác động dương đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp khi tỷ lệ nợ thấp và tác động âm đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp khi tỷ lệ nợ cao. - Biến quy mô doanh nghiệp tác động dương đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp ở mô hình tuyến tính. - Biến tốc độ tăng trưởng không có tác động đến hiệu quả hoạt độ ng doanh nghiệp. 1.2.3. Nghiên cứu của Safarova Safarova thực hiện nghiên cứu “Các yếu tố xác định hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán New Zealand” vào năm 2008. Nghiên cứu này được thực hiện trên 76 công ty niêm yết trên sàn chứng khoán New Zealand. Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp được đo bằng hiệu quả mở (Operating performance) gồm : lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), lợi nhuận kinh tế (EP) và chỉ số Tobin’s Q (Q). Trong đó, chỉ số EP được đo bằng lợi nhuận giữ lại, chỉ số Q được đo bằng giá trị thị trường chia cho giá trị sổ sách của doanh nghiệp. Có 8 yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, cụ thể là : - Tốc độ tăng trưởng (G) : được đo bằng logarith của doanh thu. - Chi phí quảng cáo, marketing, R&D (E) : được đo bằng tài sản cố định vô hình. - Cơ cấu nợ (L) : đo bằng tỉ lệ nợ trên tổng tài sản. - Rủi ro của doanh nghiệp (R) : được đo bằng chỉ số . - Quy mô doanh nghiệp (S) : được đo bằng khối lượng vốn hóa thị trường.
  20. 11 - Năng lực quản trị doanh nghiệp (CG) : được đo bằng số lượng thành viên độc lập trong hội đồng quản trị, với định nghĩa về thành viên hội đồng quản trị độc lập là : “người không phải là nhân viên của tổ chức, không đại diện cho những cổ đông lớn và không có mối quan hệ mà có thể gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc phán đoán và ra quyết định của ban giám đốc” (Theo Ủy ban chứng khoán New Zealand). - Tỷ lệ tài sản cố định (T) : được đo bằng tỉ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản. - Tiền mặt (C) : được tính bằng tiền mặt và các chứng khoán có khả năng thanh khoản ngắn hạn. Mô hình của Safarova như sau : Kết quả cho thấy yếu tố quy mô công ty có tác động lớn nhất đến EP và Q ở mức ý nghĩa 1%. Các yếu tố : tiền mặt, tỷ lệ tài sản cố định, năng lực quản trị có tác động đến Q ở mức ý nghĩa 5%. Ngoài ra tác giả còn cho rằng, mức độ tác động của các yếu tố trên đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp còn tùy thuộc vào tình trạng của nền kinh tế. 1.2.4. Nghiên cứu của Prasetyantoko và Parmono. A. Prasetyantoko và Rachmadi Parmono thực hiện nghiên cứu : “ Các yếu tố quyết định hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết Indonesia” vào năm 2008. Nghiên cứu được thực hiện trên 238 công ty được niêm yết trên sàn chứng khoán Jarkata từ năm 1994 đến 2004.
  21. 12 Hiệu quả hoạt động doanh nghiệp được đo bằng tỉ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) và sự tăng trưởng vốn thị trường. Đây cũng là 2 biến phụ thuộc của nghiên cứu. Biến độc lập là quy mô công ty (firm size), được đo bằng logarith của tổng tài sản với đồng Rupi ở tỉ giá không đổi. Các biến kiểm soát là : - Cơ cấu nợ (Leverage) : được tính bằng tỉ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu. - Tính thanh khoản (Liquidity) : được đo bằng nợ ngắn hạn trên tổng nợ. - Khả năng thanh toán (Solvency) :được đo bằng nợ dài hạn trên tổng nợ. - Lãi suất. - Lạm phát. - Sự phát triển của thị trường vốn. Mô hình của Prasetyantoko và Parmono như sau : Trong đó : Xfirm là các yếu tố thuộc cấp độ doanh nghiệp như quy mô công ty, cơ cấu nợ, tính thanh khoản, khả năng thanh toán. Xmacro là các yếu tố thuộc cấp độ vĩ mô như lãi suất, lạm phát, sự phát triển của thị trường vốn. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố thuộc cấp độ vĩ mô là có tác động đến hiệu quả hoạt động của công ty. Do bản chất, giá trị thị trường của công ty (được đo bằng sự tăng trưởng vốn thị trường) biến động mạnh hơn so với giá trị cơ bản của công ty (được đo bằng ROA). Thị trường vốn ở Indonesia, giống như thị
  22. 13 trường vốn ở các nước mới nổi, là tương đối bất ổn và do đó có thể gây nên những nhầm lẫn trong đánh giá hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Trong nghiên cứu này, quy mô công ty tác động nhiều hơn đến giá trị cơ bản của doanh nghiệp so với giá trị thị trường. Ngược lại, cơ cấu nợ các tác động âm đến giá trị cơ bản của doanh nghiệp, nhưng lại có tác động dương đến giá trị thị trường. Điều này chứng tỏ các nhà đầu tư không quan tâm đến quy mô doanh nghiệp và mặc dù cơ cấu nợ lớn tác động không tốt đến doanh nghiệp về lâu dài, nó vẫn làm tăng giá trị thị trường của doanh nghiệp. Kết quả này không phù hợp với các lý thuyết đã có, nên có thể nghiên cứu thêm về tài chính hành vi để hiểu rõ. 1.2.5. Nghiên cứu của Onaolapo & Kajola Onaolapo & Kajola thực hiện nghiên cứu : “Cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp: bằng chứng từ Nigeria” vào năm 2010. Nghiên cứu được thực hiện trên 30 công ty phi tài chính niêm yết trên sàn chứng khoán Nigeria từ năm 2001-2007. Hiệu quả hoạt động doanh nghiệp được thể hiện qua ROA và ROE. Các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động : - Tỉ lệ nợ (DR) : tỉ lệ tổng nợ trên tổng tài sản. - Vòng quay tổng tài sản (TURN) : tỉ lệ doanh thu trên tổng tài sản. - Quy mô doanh nghiệp (SIZE): logarith của tổng tài sản. - Tuổi của doanh nghiệp (AGE) : số năm hoạt động của công ty tính từ năm thành lập. - Sự tăng trưởng của doanh nghiệp : sự thay đổi trong logarith của tổng tài sản. - Ngành công nghiệp (INT) : là biến giả.
  23. 14 Mô hình của Onaolapo & Kajola được thể hiện như sau : Mô hình 1 : Onaolapo & Kajola cho rằng ngành công nghiệp của doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động nên ông đã thêm biến INT vào mô hình 1, hình thành nên mô hình 2. Mô hình 2 : Kết quả cho thấy DR tác động âm đến ROA và ROE. TURN và AGE tác động dương đến ROE. SIZE tác động dương đến ROA, TANG tác động âm đến ROA. Yếu tố ngành công nghiệp có tác động đến hiệu quả hoạt động. Cụ thể là các ngành rượu bia, thực phẩm/đồ uống & thuốc lá, ngành hóa học và sơn, ngành in ấn và xuất bản, ngành dầu khí/tiếp thị có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Còn ngành máy tính & thiết bị văn phòng thì lại có tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động. Nhiều nhà khoa học trên thế giới đã nghiên cứu về hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Trên đây là một số nghiên cứu tiêu biểu và có nội dung gần nhất với đề tài của học viên. Tổng kết các nghiên cứu trên được thể hiện qua bảng sau :
  24. 15 Bảng 1.1: Tóm tắt các công trình nghiên cứu đã khảo sát. Tên tác giả Năm Công trình nghiên cứu HQHĐ Các yếu tố tác động đến HQHĐ - Cơ cấu vốn - Tính thanh khoản. - Tỷ lệ tài sản cố định. Các yếu tố tác động đến ROA Skandalis hiệu quả hoạt động doanh - Đầu tư ròng 2005 ROE Liargovas nghiệp: trường hợp của - Quy mô ROS Hy Lạp. - Tuổi công ty. - Vị trí - Xuất khẩu - Cơ cấu vốn Wei Xu Mối quan hệ giữa cơ cấu 2005 vốn và hiệu quả hoạt ROE - Tốc độ tăng trưởng Xiangzhen Xu động doanh nghiệp. - Quy mô - Tốc độ tăng trưởng - Tài sản vô hình. Các yếu tố xác định hiệu - Cơ cấu vốn ROA quả hoạt động của các - Quy mô Safarova 2008 công ty niêm yết trên sàn EP - Tỷ lệ tài sản cố định chứng khoán New Tobin’s Q Zealand - Tiền mặt - Rủi ro doanh nghiệp - Năng lực quản trị - Cơ cấu nợ - Tính thanh khoản Các yếu tố quyết định ROA Prasetyantoko hiệu quả hoạt động của - Khả năng thanh toán 2008 Vốn thị Parmono các doanh nghiệp niêm - Lãi suất. trường yết Indonesia - Lạm phát. - Sự phát triển của thị trường vốn. - Quy mô - Tỷ lệ tài sản cố định Onaolapo Cấu trúc vốn và hiệu quả ROA - Tốc độ tăng trưởng 2010 hoạt động doanh nghiệp: Kaijola bằng chứng từ Nigeria ROE - Vòng quay tổng tài sản - Tuổi doanh nghiệp - Ngành công nghiệp
  25. 16 Qua các nghiên cứu trên, ta có thể tổng kết các nhân tố tài chính tác động đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp là: cơ cấu vốn (leverage), tính thanh khoản (liquidity), tỷ lệ tài sản cố định (tangibility), đầu tư ròng (net_investment), tốc độ tăng trưởng (Growth), quy mô doanh nghiệp (Size), tiền mặt (Cash on hand), vòng quay tổng tài sản (Turn asset), tài sản vô hình (intangibility) Do tỷ lệ tài sản cố định và đầu tư ròng có ý nghĩa giống nhau, thể hiện mức độ đầu tư tài sản cố định của doanh nghiệp, học viên chỉ chọn yếu tố tỷ lệ tài sản cố định để đưa vào mô hình nghiên cứu. Tiền mặt là một phần của tài sản lưu động, được thể hiện trong công thức tính tính thanh khoản của doanh nghiệp. Qua tính thanh khoản, ta có thể suy đoán mức độ dự trữ tiền mặt của doanh nghiệp cao hay thấp. Vì vậy, giữa tính thanh khoản và tiền mặt, học viên chỉ chọn yếu tố tính thanh khoản để đưa vào mô hình nghiên cứu. Tài sản vô hình đại diện cho chi phí R&D, marketing, quảng cáo. Do tài sản vô hình ở Việt Nam chưa được xác định rõ, nên học viên không đưa yếu tố tài sản vô hình vào mô hình nghiên cứu. Từ các nghiên cứu đã khảo sát, học viên chọn 3 yếu tố đo lường hiệu quả hoạt động doanh nghiệp là ROA, ROE, ROS và 6 yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp (cơ cấu vốn, tính thanh khoản, tỷ lệ tài sản cố định, quy mô doanh nghiệp, vòng quay tổng tài sản, tốc độ tăng trưởng) vào mô hình nghiên cứu.
  26. 17 Mối quan hệ giữa các yếu tố tài chính và hiệu quả hoạt động thể hiện qua hình sau. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP ROA ROE ROS YẾU TỐ TÀI CHÍNH Cơ cấu Tính Tỷ lệ Vòng quay Tốc độ Quy mô vốn thank khoản TSCĐ tổng TS tăng trưởng Hình 1.3: Mối quan hệ giữa các yếu tố tài chính và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. 1.3. Các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả hoạt động 1.3.1. Cơ cấu vốn Cơ cấu vốn được đo bằng tỉ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E). Nó cho thấy việc kinh doanh của công ty đang phải vay tiền nhiều hay ít. Nợ không phải lúc nào cũng xấu, nó có thể làm tăng lợi nhuận cho cổ đông nhờ sử dụng lợi ích của lá chắn thuế.
  27. 18 Lý thuyết Modigliani & Miller (1963) cho rằng, trong trường hợp có thuế thu nhập doanh nghiệp, cơ cấu vốn liên quan đến giá trị của doanh nghiệp. Ưu điểm của việc sử dụng nợ là có thể tiết kiệm được thuế bởi vì chi phí nợ là chi phí được khấu trừ khỏi phần lợi nhuận trước thuế. Trong khi đó, chi phí vốn chủ sở hữu không có được ưu điểm này vì cổ tức là yếu tố chi phí sau thuế. Chính vì vậy, giá trị doanh nghiệp được tăng lên khi sử dụng nợ vay nhờ lợi ích của tấm chắn thuế. Tuy vậy, không phải vì lợi ích này mà gia tăng tỉ lệ nợ trong cơ cấu vốn. Khi một doanh nghiệp bắt đầu vay nợ, doanh nghiệp có lợi thế về thuế. Chi phí nợ thấp kết hợp với lợi thế về thuế sẽ làm cho chi phí vốn bình quân giả m khi nợ tăng. Tuy nhiên, khi tỷ lệ giữa nợ và vốn chủ sở hữu tăng, chi phí nợ cũng tăng bởi khả năng doanh nghiệp không trả được nợ là cao hơn. Công ty có tỉ lệ nợ cao có nguy cơ phá sản nếu không thể trả nợ, công ty cũng không thể tìm được nguồn vốn mới trong tương lai. Đó là nhược điểm của việc sử dụng nợ vay Đặc biệt, trong thời kỳ suy thoái, khi mà lãi suất tăng cao còn việc kinh doanh khó khăn, việc vay nợ là vô cùng nguy hiểm. Các công ty có tỉ lệ nợ cao dễ bị tổn thương và gặp nguy hiểm (Safarova, 2008). Chi phí gia tăng trong khi việc kinh doanh không tăng vọt, gánh nặng lãi vay sẽ làm lợi nhuận của doanh nghiệp giảm. Các nhà đầu tư sẽ ít mặn mà với các doanh nghiệp đang gặp khủng hoảng. Giá cổ phiếu giảm, khó tìm nguồn tài trợ mới, không thể duy trì và mở rộng sản xuất, làm cho lợi nhuận giảm thêm, dẫn đến giá cổ phiếu càng giảm. Đây là vòng tuần hoàn ác tính mà các doanh nghiệp có tỉ lệ nợ trên trung bình phải đối mặt khi nền kinh tế gặp khó khăn. Như vậy, nên vay nợ như thế nào cho hợp lý, để tận dụng được ưu điểm của nợ mà vẫn tránh được khủng hoảng nếu nền kinh tế thay đổi. Lý thuyết đ ánh đổi cho rằng mỗi một công ty có một tỉ lệ nợ tối ưu cụ thể, xác định bởi sự cân bằng giữa giá trị lợi nhuận biên của nợ (ví dụ: tiết kiệm thuế và trả lãi vay, cái nào tốn kém hơn). Theo lý thuyết này, mỗi công ty nên vay ở mức tiến dần đến cơ cấu vốn tối ưu (tối đa hóa lợi nhuận nhờ nợ vay và tấm chắn thuế).
  28. 19 Tóm lại, nợ có thể tác động âm hoặc dương đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Điều này còn tùy thuộc vào cơ cấu vốn của doanh nghiệp có tỉ lệ nợ cao hay thấp, ngành kinh doanh có chiếm dụng vốn nhiều không và đặc biệt tùy thuộc vào sự tình trạng của nền kinh tế thể hiện qua lãi suất. 1.3.2. Tính thanh khoản. Tính thanh khoản thể hiện khả năng trả nợ bằng tiền hoặc các tài sản có thể chuyển đổi thành tiền trong vòng 12 tháng của doanh nghiệp. Nó được đo bằng khả năng thanh toán hiện hành (tài sản lưu động trên nợ ngắn hạn). Tính thanh khoản cho thấy khả năng chuyển đổi thành tiền mặt một cách nhanh chóng và khả năng quản lý vốn lưu động của công ty. Trong kinh tế tài chính, duy trì tính thanh khoản cao có 2 mục đích: đầu cơ và phòng ngừa. Về đầu cơ, công ty có thể sử dụng tài sản lưu động để đầu tư cho hoạt động tài chính khi các nguồn lực bên ngoài không có hoặc quá mắc. Mặt khác, tính thanh khoản cao sẽ cho phép công ty đối phó với các tình huống bất ngờ và duy trì hoạt động của mình trong thời gian doanh thu thấp. Ngược lại, cũng có ý kiến cho rằng một lượng vừa phải tài sản lưu động có thể thúc đẩy hiệu quả kinh doanh, nhưng một lượng lớn tài sản lưu động có thể có hại nhiều hơn, vì nó cho thấy dòng tiền của công ty không đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh do doanh nghiệp bị ứ đọng vốn (Skandalis & Liargovas, 2005). Tuy vậy, hiếm có doanh nghiệp nào giữ nhiều vốn lưu động trừ trường hợp đặc biệt. Vì vậy, tính thanh khoản có tác động dương đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. 1.3.3. Tỷ lệ tài sản cố định. Tỷ lệ tài sản cố định được đo bằng tỉ số tài sản cố định trên tổng tài sản, đo lường phạm vi tài sản cố định được tài trợ bởi vốn.
  29. 20 Một doanh nghiệp có nhiều tài sản cố định hữu hình thì có khả năng vay nợ nhiều hơn do các ngân hàng thường đòi hỏi tài sản thế chấp. Tỷ lệ tài sản cố định cao có nghĩa là doanh nghiệp có khả năng sử dụng đòn bẩy nợ cao, điều này có thể giúp doanh nghiệp có nhiều lợi nhuận khi nền kinh tế trong đà phát triển. Hơn nữa, tài sản cố định cũng bảo vệ quyền lợi cho các cổ đông và chủ nợ tránh khỏi rủi ro khi công ty gặp nguy cơ phá sản. (Onaolapo & Kajola, 2010) Tuy nhiên, một tỉ lệ tỷ lệ tài sản cố định cao cho thấy vốn lưu động thấp, các khoản phải thu thấp, tồn kho thấp và tiền mặt duy trì cũng thấp. Điều này làm hạn chế khả năng của công ty trong việc đáp ứng nhu cầu tăng về sản phẩm và dịch vụ. Việc giảm tài sản hiện tại (tài sản cố định cao) sẽ làm giảm doanh số bán hàng, do giảm các nguyên vật liệu, chi phí bán hàng, dẫn đến làm giảm hiệu quả tổng thể (Skandalis & Liargovas, 2005). Hơn nữa, trong thời kỳ khủng hoảng, việc giữ nhiều tài sản cố định khiến doanh nghiệp bị thiếu vốn, khó linh hoạt thay đổi quy mô và cơ cấu để cải thiện hiệu quả hoạt động. Vì vậy, tỉ lệ tài sản cố định có mối quan hệ âm với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. 1.3.4. Quy mô của doanh nghiệp. Quy mô của doanh nghiệp được đo lường bằng quy mô của tổng tài sản, quy mô của doanh thu hoặc số lượng nhân viên trong doanh nghiệp (Skandalis & Liargovas, 2005). Mô hình lý thuyết lợi thế kinh tế theo quy mô (hay còn gọi là lợi nhuận tăng dần theo quy mô) cho thấy chi phí bình quân trên một sản phẩm sản xuất ra sẽ giảm dần theo mức tăng của sản lượng sản phẩm. Lợi thế kinh tế theo quy mô có được bởi các lý do sau: - Giảm thiểu chi phí cố định: chi phí cố định là các chi phí máy móc thiết bị và một số yếu tố đầu vào để duy trì hoạt động của doanh nghiệp. Chi phí cố định phụ thuộc vào việc doanh nghiệp có sản xuất hay không. Chi phí cố định không
  30. 21 thay đổi theo mức sản lượng, nó bắt đầu từ những mức sản lượng thấp và không tăng cùng với mức tăng của sản lượng. Vì vậy, khi sản lượng tăng, doanh nghiệp sẽ đạt được tính kinh tế theo quy mô. Vì chi phí cố định này có thể chia cho một số lượng nhiều hơn các đơn vị sản phẩm và như vậy nó làm giảm chi phí bình quân trên một đơn vị sản phẩm. - Hiệu quả của tính chuyên môn hóa: khi quy mô sản xuất của doanh nghiệp tăng thì doanh nghiệp sẽ tăng thêm lao động và máy móc chuyên dụng. Mỗi công nhân có thể tập trung vào một công việc cụ thể và giải quyết công việc đó hiệu quả hơn. Đồng thời, do chuyên môn hóa nên việc đào tạo người lao động cũng tiết kiệm thời gian và chi phí đào tạo hơn. Tất cả những điều này góp phần làm giảm chi phí bình quân trên một đơn vị sản phẩm. - Hiệu quả của việc mua nguyên vật liệu và phụ tùng với số lượng lớn: khi quy mô doanh nghiệp tăng lên, doanh nghiệp sản xuất nhiều hơn nên sẽ mua nguyên nhiên vật liệu với số lượng lớn nên được chiết khấu, nhờ đó giảm chi phí. Ngoài ra, quy mô công ty còn có thể tác động đến hiệu quả hoạt động theo nhiều cách. Các doanh nghiệp có quy mô lớn sẽ có điều kiện thuận lợi về uy tín, thương hiệu, thị phần, sức mạnh tài chính. Họ có thể tiếp cận với nguồn vốn tốt hơn (dễ dàng huy động hơn, mức vay cao hơn, lãi suất thấp hơn). Nhờ sức mạnh thương hiệu, uy tín, doanh nghiệp có thể định giá sản phẩm cao hơn, có nhiều phân khúc thị trường hơn, Tuy nhiên, các doanh nghiệp lớn cũng có nhược điểm, đó là với quy mô lớn, cơ cấu của doanh nghiệp sẽ cồng kềnh hơn, quan liêu hơn, ít linh hoạt hơn. Điều này gây bất lợi cho doanh nghiệp khi môi trường kinh tế thay đổi, nó ngăn cản doanh nghiệp thích ứng nhanh với thị trường mới, từ đó làm giảm hiệu quả doanh nghiệp.
  31. 22 Vì vậy, quy mô của doanh nghiệp tác động dương hay âm đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là còn tùy thuộc vào ngành kinh doanh, môi trường kinh tế mà doanh nghiệp đang hoạt động. Theo Onaolapo và Kajola, biến quy mô của doanh nghiệp được đo bằng logarith tự nhiên của tổng tài sản (2010). 1.3.5. Tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp. Tốc độ tăng trưởng của công ty là tốc độ tăng doanh thu, được đo bằng doanh thu năm t trừ cho doanh thu năm t-1, tất cả chia cho doanh thu năm t-1. Tốc độ tăng trưởng = DTt - DTt-1 DTt-1 Các công ty có tốc độ tăng trưởng cao thì hiệu quả hoạt động cũng cao, vì các công ty tăng trưởng có thể tạo ra lợi nhuận từ các khoản đầu tư của mình. Giải thích điều này là do tốc độ tăng trưởng cao của doanh nghiệp là một chỉ số tốt để dự đoán tương lai thành công. Do đó, cổ phiếu của các công ty này được nhà đầu tư đánh giá cao và hoạt động trong các năm tới của công ty cũng được các ngân hàng cho rằng lạc quan. Vì vậy, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn hơn. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng cao cũng giúp công ty mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, đạt được hiệu quả theo quy mô, nên các khoản đầu tư này có lợi nhuận cao hơn. Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng tăng dần đều ngày càng tăng được lợi nhuận trong khi các công ty có tốc độ tăng trưởng giảm dần dễ làm thiệt hại hợp đồng và cuối cùng thoát khỏi thị trường (Safarova, 2008). Như vậy, tốc độ tăng trưởng của công ty tác động dương đến hiệu quả hoạt động.
  32. 23 1.3.6. Vòng quay tổng tài sản. Hiệu quả quản lý tài sản của một công ty có thể được đo bằng vòng quay tổng tài sản, được tính bằng tỉ lệ doanh thu trên tổng tài sản. Nó thể hiện tài sản của doanh nghiệp đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp ở mức độ nào. Vòng quay tổng tài sản cao có nghĩa là một đồng tài sản đem lại nhiều doanh thu hơn. Điều này có nghĩa là lợi nhuậ n thu được nhiều hơn, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Do vậy, vòng quay tổng tài sản tác động dương đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. TÓM TẮT CHƯƠNG 1 Trong chương 1, học viên đã khảo sát nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới để đưa ra cái nhìn tổng quan về hiệu quả hoạt động doanh nghiệp và các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động. Sau đó, học viên chọn ROA (tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản), ROE (tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu), ROS (tỷ số lợi nhuận trên doanh thu) là các yếu tố đo lường hiệu quả hoạt động doanh nghiệp, đồng thời, chọn ra 6 yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp để đưa vào mô hình nghiên cứu, đó là cơ cấu vốn, tính thanh khoản, tỷ lệ tài sản cố định, tốc độ tăng trưởng, quy mô doanh nghiệp và vòng quay tổng tài sản.
  33. 24 CHƯƠNG 2: DỮ LIỆU, PHƯƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU. 2.1. Mô tả dữ liệu. Dữ liệu chính thức được thu thập từ các báo cáo tài chính năm và báo cáo tài chính quý của các doanh nghiệp được niêm yết trên sàn chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE). Các báo cáo này được tập hợp từ trang web của Sở giao dịch chứng khoán TP. HCM. Thông tin được thu thập trên hai bảng: bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Số liệu được thu thập là: tài sản lưu động, tài sản cố định, tổng tài sản, tổng nợ, nợ ngắn hạn, vốn chủ sở hữu, doanh thu, lợi nhuận ròng. Từ các số liệu này, các chỉ số liên quan đến bài nghiên cứu sẽ được học viên tính toán lại (phụ lục 2). Theo Onaolapo và Kajola, yếu tố ngành có tác động đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Để tránh đi các sai số lớn do các doanh nghiệp thuộc các ngành khác nhau gây ra, nghiên cứu chỉ chọn các doanh nghiệp cùng một ngành để tiến hành khảo sát. Ngành được chọn là ngành sản xuất, chế biến thực phẩm (thuộc ngành C, mã ngành 10) do có nhiều công ty nhất trong bảng phân loại ngành của sở giao dịch chứng khoán TP. HCM năm 2010 (phụ lục 1). Số lượng mẫu nghiên cứu gồm 30 công ty thuộc ngành sản xuất – chế biến thực phẩm niêm yết trên HOSE. Dữ liệu được lấy trong 3 năm, từ 2009 – 2011. 2.2. Phương pháp nghiên cứu. Nghiên cứu định tính: Dùng nghiên cứu khám phá, cụ thể là thông qua các tài liệu thứ cấp bao gồm các lý thuyết nền, các nghiên cứu khoa học đã có trước đó để trả lời cho 3 câu hỏi: - Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là gì? - Các yếu tố nào tác động đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp?
  34. 25 - Làm thế nào để xác định mối tương quan giữa các yếu tố tài chính và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp? Phần trả lời cho câu hỏi 1 và câu hỏi 2 nằm ở tổng quan nghiên cứu (khái niệm hiệu quả hoạt động doanh nghiệp và các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả hoạt động). Để trả lời cho câu hỏi 3, học viên tiến hành nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định lượng: Trong nghiên cứu này, học viên dùng dùng mô hình kinh tế lượng, cụ thể là tương quan và hồi quy để xác định mối quan hệ giữa các yếu tố tài chính và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Phần mềm sử dụng là SPSS 16. Chi tiết các bước như sau: - Dựa trên các nghiên cứu đã có và tương tự với đề tài nghiên cứu này của các nhà khoa học trên thế giới, đề xuất một mô hình thể hiện mối liên hệ giữa các yếu tố tài chính và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. - Dựa trên tổng quan lý thuyết để xác định các giả thiết nghiên cứu, cụ thể là yếu tố tài chính có mối quan hệ âm hay dương đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. - Dùng tương quan và hồi quy để kiểm định mô hình đã đề xuất. Sau đó, so sánh với mô hình ban đầu, rút ra mô hình cụ thể. - Theo kết quả thu được, đề nghị một số gợi ý nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động doanh nghiệp ngành sản xuất, chế biến thực phẩm. 2.3. Các giả thiết và mô hình nghiên cứu 2.3.1. Biến nghiên cứu Biến phụ thuộc là hiệu quả hoạt động doanh nghiệp, được thể hiện qua 3 chỉ số ROA, ROE, ROS.
  35. 26 Biến độc lập là các yếu tố tài chính, gồm: cơ cấu vốn, tính thanh khoản, tỷ lệ tài sản cố định, quy mô, tốc độ tăng trưởng, vòng quay tổng tài sản. Các biến nghiên cứu được mô tả chi tiết trong bảng sau:
  36. 27 Bảng 2.1: Tóm tắt các biến nghiên cứu. Loại biến Tên biến Ký hiệu Cách tính Lợi nhuận trên tổng tài Lợi nhuận sau thuế ROA sản Tổng tài sản Lợi nhuận trên vốn chủ Lợi nhuận sau thuế Biến phụ thuộc ROE sở hữu Vốn chủ sở hữu Lợi nhuận trên doanh thu Lợi nhuận sau thuế ROS Tổng doanh thu Tổng nợ Cơ cấu vốn LEV Tổng vốn Tài sản lưu động Tính thanh khoản LIQ Nợ ngắn hạn Tài sản cố định Tỷ lệ tài sản cố định TANG Biến độc lập Tổng tài sản Quy mô SIZE Ln (tổng tài sản) DTt - DTt- Tốc độ tăng trưởng GROW DTt-1 Tổng doanh thu Vòng quay tổng tài sản TURN Tổng tài sản
  37. 28 2.3.2. Mô hình nghiên cứu Các nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới về các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp đa số đều sử dụng mô hình nghiên cứu là phương trình tuyến tính bậc 1 với biến y là hiệu quả hoạt động doanh nghiệp và biến x là các yếu tố tác động. Các mô hình này chỉ khác nhau ở chỗ chọn biến nào đại diện cho hiệu quả hoạt động và các biến nào là yếu tố tác động. Một số mô hình tiêu biểu như: (Skandalis & Liargovas, 2005) Hoặc: (Safarova, 2008) Nghiên cứu “Các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp: trường hợp của Hy Lạp” năm 2005 của Skandalis & Liargovas (trang 6) và nghiên cứu “Các yếu tố xác định hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán New Zealand” của Safarova năm 2008 (trang 10) là hai nghiên cứu có nội dung gần nhất với nghiên cứu của học viên. Skandalis & Liargovas đã đưa ra mô hình gồm 9 yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Safarova đưa ra mô hình gồm 8 yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Hai mô hình này đều là mô hình tuyến tính, thích hợp để kiểm tra chiều hướng của mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc. Trong nghiên cứu này, mục đích của học viên cũng là xét chiều hướng của các mối quan hệ giữa ROA, ROE, ROS và các yếu tố tài chính. Do vậy, dựa vào hai mô hình trên, học viên đề xuất mô hình nghiên cứu cho đề tài này là:
  38. 29 Hiệu quả hoạt động = b0 + b1(LEV) + b2(LIQ) + b3(TANG) + b4(SIZE) + b5(GROW) + b6(TURN) + e. Với : hiệu quả hoạt động là ROA, ROE. ROS. LEV : cơ cấu vốn LIQ : tính thanh khoản. TANG : tỷ lệ tài sản cố định. SIZE : quy mô của doanh nghiệp GROW: tốc độ tăng trưởng. TURN: vòng quay tổng tài sản. Đây là mô hình hồi quy tuyến tính bội thể hiện mối quan hệ tuyến tính giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc. Với đủ kiểu quan hệ đa dạng và phong phú trong thực tế khi xét đến hàng trăm công ty với hàng ngàn dữ liệu, đưa ra một mô hình có thể tóm gọn các quy luật về sự liên hệ giữa các yếu tố và hiệu quả hoạt động là điều rất khó khăn. Trong những nghiên cứu trước đó, mặc dù số lượng mẫu là khá lớn (từ vài trăm công ty), các nhà khoa học trên thế giới vẫn chưa phát hiện ra một mô hình đặc thù với các chỉ số rõ ràng về mối quan hệ giữa các yếu tố tác động và hiệu quả hoạt hoạt động (như mô hình Z-score). Do đó, trong nghiên cứu này, khi mà mẫu dữ liệu chỉ gồm 30 công ty, mục tiêu của nghiên cứu là xác định chiều hướng tác động của các yếu tố tài chính quan tâm đến hiệu quả hoạt động. Như vậy, mô hình hồi quy tuyến tính bội là phù hợp với mục đích và mức độ mà nghiên cứu này đề ra. 2.3.3. Các giả thiết Theo lý thuyết tổng quan, cơ cấu vốn có thể tác động âm hoặc dương đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Điều này còn tùy thuộc vào cơ cấu vốn của doanh
  39. 30 nghiệp có tỉ lệ nợ cao hay thấp, ngành kinh doanh có chiếm dụng vốn nhiều không và đặc biệt tùy thuộc vào sự tình trạng của nền kinh tế thể hiện qua lãi suất. Skandalis và Liargovas (2005) khi nghiên cứu các công ty Hy Lạp cho rằng cơ cấu vốn tác động động âm đến hiệu quả doanh nghiệp. Onaolapo và Kajola (2010) nghiên cứu các công ty Nigeria cũng cho ràng cơ cấu vốn tác động âm đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Lý thuyết đánh đổi (lý thuyết trade – off) cho rằng tại tỉ lệ nợ thấp, cơ cấu vốn có thể tác động dương đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp, còn nếu tỉ lệ nợ cao, cơ cấu vốn có tác động ngược lại. Nhưng làm sao để xác định tỉ lệ nợ cao hay thấp, đây là một vấn đề thực nghiệm tùy thuộc vào mỗi quốc gia, mỗi châu lục. Các nghiên cứu cho thấy cơ cấu vốn tác động âm đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp thường thuộc các quốc gia đã và đang phát triển. Trong các năm 2009, 2010, 2011, tình hình kinh tế Việt Nam rất phức tạp, rất nhiều doanh nghiệp phải ngừng hoạt động. Các doanh nghiệp có tỉ lệ nợ cao gặp rất nhiều bất lợi bởi lãi suất ngày một cao. Do vậy, học viên đề ra giả thuyết H1: H1: Cơ cấ u vốn tác động âm đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Tính thanh khoản cao có thể giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động trong các tình huống khó khăn. Mọi hoạt động của doanh nghiệp sẽ bị đình trệ nếu lượng tiền mặt trong tay không đủ để trả lương công nhân và các chi phí cố định khác. Vì vậy, tính thanh khoản của doanh nghiệp là rất quan trọng. H2: Tính thanh khoản tác động dương đến hiệu quả hoạt độ ng doanh nghiệp. Đầu tư tài sản cố định để tăng năng suất là điều đương nhiên mà mỗi doanh nghiệp đều tiến hành khi mở rộng quy mô sản xuất. Tuy nhiên, Skandalis và Liargovas (2005) cho rằng, tỷ lệ tài sản cố định cao sẽ khiến doanh nghiệp bị ứ đọng vốn, giảm nguồn lực để phát triển.
  40. 31 H3: Tỷ lệ tài sản cố định tác động âm đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Wei Xu cho rằng quy mô doanh nghiệp tác động dương đến hiệu quả hoạt động khi nghiên cứu các công ty ở Trung Quốc. Khi doanh nghiệp có quy mô lớn, doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí nhờ lợi ích kinh tế theo quy mô. Hơn nữa, công ty quy mô lớn còn có lợi thế về thương hiệu, thị phần, sức mạnh tài chính, có thể làm tăng hiệu quả hoạt động của công ty. Parasetyantoco và Parnomo (2008) cũng cho rằng quy mô của doanh nghiệp tác động nhiều đến giá trị cơ bản của doanh ngiệp H4: Quy mô doanh nghiệp tác động dương đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Safarova (2008) cho rằng tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp có tác động đến hiệu quả hoạt động. Tốc độ tăng trưởng cao cho thấy công ty bán được nhiều hàng hóa, thu được nhiều lợi nhuận và có triển vọng phát triển cao hơn nữa trong tương lai. H5: Tốc độ tăng trưởng tác động dương đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Vòng quay tổng tài sản cho thấy hiệu quả quản lý tài sản của doanh nghiệp. Vòng quay tổng tài sản càng cao cho thấy doanh nghiệp làm ăn càng hiệu quả. Onaolapo và Kajola (2010) cho rằng, vòng quay tổng tài sản tác động dương đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. H6: Vòng quay tổng tài sản tác động dương đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp.
  41. 32 Bảng 2.2: Tóm tắt các giả thiết Biến độc lập Chiều hướng tác động đến biến phụ thuộc LEV - LIQ + TANG _ SIZE + GROW + TURN + TÓM TẮT CHƯƠNG 2: Trong chương này, học viên đã mô tả dữ liệu nghiên cứu và trình bày cụ thể phương pháp nghiên cứu. Dựa vào lý thuyết tổng quan ở chương 1, học viên cũng đã đưa ra các giả thiết và đề xuất mô hình nghiên cứu. Mô hình nghiên cứu được đề xuất dựa trên các mô hình đã có trước đó của các nhà khoa học trên thế giới. Mô hình gồm 3 biến phụ thuộc và 6 biến độc lập đã được trình bày chi tiết. Trong chương tiếp theo, học viên sẽ trình bày kết quả nghiên cứu, phân tích mô hình hồi quy đã thực hiện, so sánh với các nghiên cứu đã có trước đó, từ đó rút ra kết luận về mô hình.
  42. 33 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Thống kê mô tả các biến. Phụ lục 3 thể hiện biểu đồ thống kê về hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành sản xuất – chế biến thực phẩm được niêm yết trên sàn chứng khoán TP. HCM. Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp có sự chênh lệch với nhau rất lớn, chứng tỏ các doanh nghiệp có hiệu quả hoạt động trái ngược nhau. Có doanh nghiệp lời nhiều, có doanh nghiệp lỗ nặng. Ta có thể thấy giá trị ROA cao nhất là 30,5%, giá trị thấp nhất là -88,5%. Lợi nhuận trên tổng tài sản trung bình của các doanh nghiệp ngành sản xuất, chế biến thực phẩm là 6,9%. Đây là một tỉ lệ lợi nhuận khá thấp. Giá trị ROE cao nhất là 185,1%, giá trị thấp nhất là -86,9%. Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu trung bình là 16,5%. Mức chênh lệch của ROE cao hơn ROA, nhưng giá trị trung bình cũng cao hơn. Sự chênh lệch của ROS cũng thể hiện rõ. Giá trị cao nhất là 34,2%. Giá trị thấp nhất là -113,2%, cho thấy công ty bị lỗ nặng, mức lỗ vượt quá cả doanh thu. Lợi nhuận trên doanh thu trung bình đạt được là 4,6%.
  43. 34 Các biến sử dụng trong nghiên cứu được mô tả như sau : Bảng 3.1: Thống kê mô tả các biến Cao Độ lệch Biến N Thấp nhất nhất Trung bình chuẩn ROA 90 -.885 .305 .06912 .133635 ROE 90 -.869 1.851 .16543 .267434 ROS 90 -1.132 .342 .04552 .191774 LEV 90 .085 1.478 .52289 .227675 LIQ 90 .241 15.342 1.96331 2.101546 TANG 90 .068 .833 .28911 .155866 SIZE 90 25.656 29.476 2.73952E1 .902160 GROW 90 -.754 1.503 .19742 .381701 TURN 90 .138 4.299 1.38188 .855112 Nguồn: tính toán của tác giả từ chương trình SPSS 16. Cơ cấu vốn của các doanh nghiệp biến thiên từ 8,5% đến 147,8%, mức trung bình là 52,2%. Điều này chứng tỏ trong ngành có tỉ lệ vay nợ khá cao, trên 50% tổng vốn. Công ty có tỉ lệ vốn vay cao nhất là CAD, với tỉ lệ nợ chiếm 147,8% tổng vốn. Đây cũng là công ty làm ăn thua lỗ nặng nề, lợi nhuận trong 3 năm liên tiếp đều đạt mức âm. Điều này cho thấy cơ cấu vốn quá cao tác động không tốt đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Tính thanh khoản của các doanh nghiệp trong ngành biến thiên từ 24,1% đến 153,4%. Mức thanh khoản trung bình của ngành là 196,3%. Điều này cho thấy tính thanh khoản của đa số các doanh nghiệp trong ngành là khá cao. Cao nhất là công ty VCF với mức thanh khoản là 153,4%. Công ty cũng có tỉ lệ nợ vay trong tổng vốn
  44. 35 rất thấp. Hiệu quả hoạt động công ty khá tốt, có lợi nhuận đều và ổn định liên tục qua các năm. Điều này chứng tỏ, tính thanh khoản tác động tốt đến hiệu quả hoạt động. Tỉ lệ tài sản cố định biến thiên từ 6,8% đến 83,3%. Tỉ lệ tài sản cố định trung bình là 28,9%, là tỉ lệ không cao lắm. Điều này cũng dễ hiểu khi mà các doanh nghiệp trong ngành có tính thanh khoả n cao, như vậy, vốn đầu tư vào tài sản cố định sẽ không nhiều. Trong ngắn hạn, điều này có thể giúp doanh nghiệp có lợi nhuận khả quan, tuy nhiên trong dài hạn, sự phát triển của doanh nghiệp có thể bị hạn chế. Quy mô của các doanh nghiệp trong ngành khá đồng đều, nhưng hiệu quả hoạt động lại chênh lệch quá lớn. Điều này cho thấy quy mô không ảnh hưởng nhiều lắm đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp trong ngành có sự đối lập rõ nét, biến thiên từ -75,4% đến 150,3%. Tốc độ tăng trưởng trung bình là 19,7%. Tốc độ này có thể nói là không cao, trong khi sản xuất-chế biến thực phẩm là một ngành trọng yếu. Điều này cho thấy tiềm lực phát triển của ngành còn rất lớn. Vòng quay tổng tài sản từ 0,1 đến 4,3 lần. Mức trung bình là 1,38. Tỷ số này cho thấy mức doanh thu mà công ty tạo ra từ tài sản của mình, hay là hiệu quả sử dụng tài sản của công ty. Tỷ số này càng cao nghĩa là doanh nghiệp sử dụng tài sản càng hiệu quả. Mức trung bình 1,38 cách chỉ số cao nhất là 4,3 khá xa, chứng tỏ đa số các doanh nghiệp trong ngành chưa tận dụng được hết khả năng quản lý và sử dụng tài sản của mình để tạo ra mức doanh thu cao. 3.2. Phân tích tương quan. Ma trận hệ số tương quan cho thấy mối quan hệ tuyến tính giữa các biến định lượng trong nghiên cứu.
  45. 36 Bảng 3.2: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến. ROA ROE ROS LEV LIQ TANG SIZE GROW TURN ROA Hệ số Pearson 1 -.131 .790 -.656 .416 -.145 .114 .452 .159 Mức ý nghĩa 2 đuôi .218 .000 .000 .000 .172 .286 .000 .135 N 90 90 90 90 90 90 90 90 ROE Hệ số Pearson 1 -.058 .248 .284 -.277 .004 .169 .108 Mức ý nghĩa 2 đuôi .589 .018 .433 .008 .969 .112 .311 N 90 90 90 90 90 90 90 ROS Hệ số Pearson 1-.499 .066 -.259 .287 .453 .039 Mức ý nghĩa 2 đuôi .000 .011 .014 .006 .000 .717 N 90 90 90 90 90 90 LEV Hệ số Pearson 1 -.647 -.018 -.013 -.126 .083 Mức ý nghĩa 2 đuôi .000 .867 .901 .235 .437 N 90 90 90 90 90 LIQ Hệ số Pearson 1 -.265 -.069 .060 .078 Mức ý nghĩa 2 đuôi .012 .519 .577 .465 N 90 90 90 90 TANG Hệ số Pearson 1 -.304 -.066 -.326 Mức ý nghĩa 2 đuôi .004 .537 .002 N 90 90 90 SIZE Hệ số Pearson 1 .410 -.060 Mức ý nghĩa 2 đuôi .000 .574 N 90 90 GROW Hệ số Pearson 1 .100 Mức ý nghĩa 2 đuôi .347 N 90 TURN Hệ số Pearson 1 Mức ý nghĩa 2 đuôi N Nguồn: tính toán của tác giả từ chương trình SPSS 16.
  46. 37 Hệ số tương quan Pearson (r) được sử dụng để lượng hóa mức độ chặt chẽ của 2 biến có liên hệ tuyến tính. Giá trị tuyệt đối của hệ số r càng tiến gần đến 1 thì mức độ tương quan tuyến tính giữa 2 biến càng chặt chẽ. Ma trận hệ số tương quan cho thấy ROA có mối liên hệ chặt chẽ với LEV, LIQ và GROW, có mối quan hệ tương đối yếu vớ i TANG, SIZE và TURN. ROE có mối tương quan với biến LEV, LIQ, TANG và GROW. ROS tương quan tuyến tính với các biến LEV, TANG, SIZE và GROW. Tuy rằng các mối quan hệ trên không phải là rất chặt chẽ, nhưng vẫn cho thấy có sự tương quan tuyến tính tương đối giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập. Ma trận hệ số tương quan giúp ta nhận ra biến độc lập nào có quan hệ tuyến tính với biến phụ thuộc. Tuy nhiên, một biến độc lập có chỉ số r tiến gần đến 0 không có nghĩa là nó không tác động gì đến biến phụ thuộc mà có thể là mối liên hệ giữa chúng không phải là tuyến tính. Vì trong nghiên cứu này, ta chỉ xét mối quan hệ tuyến tính giữa các nhân tố tác động và hiệu quả hoạt động, nên các biến có hệ số r tiến gần đến 0 sẽ không được chọn để đưa vào mô hình hồi quy. Như vậy, sau khi xét ma trận hệ số tương quan, ta chọn các biến LEV, LIQ, TANG, SIZE, GROW và TURN để đưa vào mô hình hồi quy của ROA. Các biến LEV, LIQ, TANG và GROW được chọn để đưa vào mô hình ROE. Các biến LEV, TANG, SIZE và GROW được chọn để đưa vào mô hình hồi quy của ROS. Hai biến có mối quan hệ tương quan chưa chắc là đã có quan hệ nhân quả, tức là biến độc lập này tác động một chiều đến biến phụ thuộc kia. Do đó, đây chỉ là bước chọn biến sơ bộ để đưa vào mô hình hồi quy. Sau khi hồi quy xong, ta mới xác định được yếu tố nào tác động đến hiệu quả hoạt động. Nhằm mục đích tránh bỏ
  47. 38 sót biến khi chạy mô hình hồi quy, các biến độc lập chỉ cần có hệ số r > 0,1 đều được chọn. 3.3. Phân tích hồi quy. 3.3.1. Kết quả hồi quy mô hình ROA. Phụ lục 4 cho thấy kết quả hồi quy mô hình ROA, dùng phương pháp Stepwise. Chỉ có 3 biến LEV, GROW, TURN là thích hợp với mô hình hồi quy. Cũng có nghĩa là chỉ có 3 yếu tố LEV, GROW, TURN tác động tuyến tính đến ROA. Độ phù hợp của mô hình được thể hiện qua bảng sau: Bảng 3.3: Các chỉ số đánh giá độ phù hợp của mô hình ROA Thống kê sự thay Hệ số R2 Hệ số Hệ số Sai số đổi 2 điều R R chuẩn Thay đổi Thay Mức ý chỉnh df1 df2 R2 đổi F nghĩa F .774c .599 .585 .086077 .030 6.447 1 86 .013 Yếu tố dự đoán: Hằng số, LEV, GROW, TURN Nguồn: tính toán của tác giả từ chương trình SPSS 16 Hệ số R là 0,774 nằm ở mức 0,7<R<0,9 nên mối tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc là chặt chẽ. Hệ số R2 (R Square) là 0,559 cho thấy 3 biến LEV, GROW và TURN giải thích được 59,9% biến ROA. Hệ số R2 điều chỉnh (Adjust R Square) là 0,585 với mức sig là 0,013 < 0,05 cho thấy mức độ phù hợp của mô hình là 58,5%, 3 biến độc lập LEV, GROW, TURN được đưa vào mô hình là phù hợp và có ý nghĩa về mặt thống kê với độ tin cậy 95%. Sau khi xây dựng mô hình hồi quy, điều quan trọng là kiểm định mô hình đã xây dựng có đáng tin cậy hay không. Ta tiến hành phép kiểm định F, được kết quả như sau:
  48. 39 Bảng 3.4: Các chỉ số kiểm định mô hình ROA Tổng bình Trung bình phương df bình phương F Mức ý nghĩa Hồi quy .952 3 .317 42.838 .000c Phần dư .637 86 .007 Tổng 1.589 89 Nguồn: tính toán của tác giả từ chương trình SPSS 16 Giả thuyết là mô hình xây dựng không phù hợp với tổng thể, biến phụ thuộc không có liên hệ tuyến tính với biến độc lập. Với mức ý nghĩa rất nhỏ, gần bằng 0, ta bác bỏ giả thuyết trên. Điều này cũng có nghĩa là mô hình ta xây dựng phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được. Các thành phần của mô hình ROA được thể hiện qua bảng sau: Bảng 3.5: Các thông số thống kê của từng biến trong mô hình ROA Hệ số Thống kê đa cộng Hệ số chưa chuẩn Các biến chuẩn hóa Mức ý tuyến trong mô hóa t T nghĩa hình Hệ số B Sai số Beta Hệ số tải phóng đại Hằng số .199 .027 7.370 .000 LEV -.367 .041 -.626 -9.050 .000 .975 1.026 GROW .124 .024 .355 5.130 000 .972 1.029 TURN .027 .011 .175 2.539 .013 .981 1.020 Nguồn: tính toán của tác giả từ chương trình SPSS 16 Giả thuyết là các biến LEV, GROW, TURN không có mối quan hệ nhân quả với biến phụ thuộc là ROA. Mức ý nghĩa của cả 3 biến đều < 0,05, chứng tỏ giả thuyết bị bác bỏ. Các biến LEV, GROW, TURN có mối quan hệ nhân quả với ROA. Mối quan hệ đó thể hiện qua phương trình hồi quy:
  49. 40 ROA = - 0,626 LEV + 0,355 GROW + 0,175 TURN Hệ số phóng đại của cả 3 biến đều < 2 nên không có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến. 3.3.2. Kết quả hồi quy mô hình ROE. Ở phần phân tích tương quan, ta đã xác định 4 yếu tố tương quan với ROE là LEV, LIQ, TANG, GROW. Đưa 4 yếu tố này vào phương trình hồi quy ROE với phương pháp Stepwise, ta được kết quả ở phụ lục 5. Chỉ có 3 biến LEV, LIQ, GROW là thích hợp với mô hình hồi quy. Cũng có nghĩa là chỉ có 3 yếu tố LEV, LIQ, GROW tác động tuyến tính đến ROE. Độ phù hợp của mô hình được thể hiện qua bảng sau: Bảng 3.6. Các chỉ số đánh giá độ phù hợp của mô hình ROE Hệ số R Hệ số R2 Hệ số R2 điều chỉnh Sai số chuẩn .458e .209 .182 .241914 Nguồn: tính toán của tác giả từ chương trình SPSS 16 Hệ số R là 0,458 nằm ở mức 0,3 < R < 0,5 nên mối tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc là ở mức trung bình. Hệ số R2 (R Square) là 0,209 cho thấy 3 biến LEV, LIQ, GROW chỉ giải thích được 20,9% biến ROE. Như vậy, 79,1% còn lại của ROE là do các yếu tố khác tác động. Sau khi xây dựng mô hình hồi quy, ta tiến hành phép kiểm định F với mô hình gồm 3 biến độc lập LEV, LIQ, GROW để chắc chắn rằng mô hình đã xây dựng phù hợp về tổng thể. Kết quả thể hiện như sau:
  50. 41 Bảng 3.7: Các chỉ số kiểm định mô hình ROE Tổng bình Trung bình phương df bình phương F Mức ý nghĩa Hồi quy 1.332 3 .444 7.589 .000e Phần dư 5.033 86 .059 Tổng 6.365 89 Nguồn: tính toán của tác giả từ chương trình SPSS 16 Giả thuyết là mô hình xây dựng không phù hợp với tổng thể, biến phụ thuộc không có liên hệ tuyến tính với biến độc lập. Với mức ý nghĩa rất nhỏ, gần bằng 0, ta bác bỏ giả thuyết trên. Điều này cũng có nghĩa là mô hình ta xây dựng phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được. Các thành phần của mô hình ROE được thể hiện qua bảng sau: Bảng 3.8: Các thông số thống kê của từng biến trong mô hình ROE Hệ số chưa chuẩn Hệ số chuẩn Thống kê đa cộng tuyến Các biến hóa hóa t Mức ý trong mô T Hệ số nghĩa Hệ số tải hình B Sai số Beta phóng đại (Tolerance) (VIF) Hằng số -.311 .106 -2.927 .004 LEV .650 .149 .553 4.367 .000 .573 1.745 LIQ .055 .016 .429 3.410 .001 .580 1.723 GROW .149 .068 .213 2.206 .030 .983 1.017 Nguồn: tính toán của tác giả từ chương trình SPSS 16 Giả thuyết là các biến LEV, LIQ, GROW không có mối quan hệ nhân quả với biến phụ thuộc là ROE. Mức ý nghĩa của cả 3 biến đều < 0,05, chứng tỏ giả thuyết bị bác bỏ. Các biến LEV, LIQ, GROW có mối quan hệ nhân quả với ROE. Mối quan hệ đó thể hiện qua phương trình hồi quy:
  51. 42 ROE = 0,553 LEV + 0,429 LIQ + 0,213 GROW Hệ số phóng đại của cả 3 biến đều < 2 nên không có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến. 3.3.3. Kết quả hồi quy mô hình ROS Ở phần phân tích tương quan, ta đã xác định 4 yếu tố tương quan với ROS là LEV, TANG, SIZE và GROW. Đưa 4 yếu tố này vào phương trình hồi quy ROS với phương pháp Stepwise, ta được kết quả ở phụ lục 6. Chỉ có 3 biến LEV, GROW, TANG là thích hợp với mô hình hồi quy. Cũng có nghĩa là chỉ có 3 yếu tố LEV, GROW, TANG tác động tuyến tính đến ROS. Độ phù hợp của mô hình được thể hiện qua bảng sau: Bảng 3.9: Các chỉ số đánh giá độ phù hợp của mô hình ROS Hệ số R Hệ số R2 Hệ số R2 điều chỉnh Sai số chuẩn .679c .462 .443 .143149 Nguồn: tính toán của tác giả từ chương trình SPSS 16 Hệ số R là 0,679 nằm ở mức 0,5 < R < 0,7 nên mối tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc là khá chặt chẽ. Hệ số R2 (R Square) là 0,462 cho thấy 3 biến LEV, GROW, TANG giải thích được 46,2% biến ROS. Sau khi xây dựng mô hình hồi quy, ta tiến hành phép kiểm định F với mô hình gồm 3 biến độc lập LEV, GROW, TANG để chắc chắn rằng mô hình đã xây dựng phù hợp về tổng thể. Kết quả thể hiện như sau:
  52. 43 Bảng 3.10: Các chỉ số kiểm định mô hình ROS Tổng bình Trung bình phương df bình phương F Mức ý nghĩa Hồi quy 1.511 3 .504 24.577 .000c Phần dư 1.762 86 .020 Tổng 3.273 89 Nguồn: tính toán của tác giả từ chương trình SPSS 16 Giả thuyết là mô hình xây dựng không phù hợp với tổng thể, biến phụ thuộc không có liên hệ tuyến tính với biến độc lập. Với mức ý nghĩa rất nhỏ, gần bằng 0, ta bác bỏ giả thuyết trên. Điều này cũng có nghĩa là mô hình ta xây dựng phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được. Các thành phần của mô hình ROS được thể hiện qua bảng sau: Bảng 3.11: Các thông số thống kê của từng biến trong mô hình ROS Thống kê đa cộng Hệ số chưa chuẩn Hệ số chuẩn Các biến hóa hóa t Mức ý tuyến trong mô T nghĩa Hệ số hình B Sai số Beta Hệ số tải phóng đại Hằng số .295 .050 5.923 .000 LEV -.384 .067 -.456 -5.709 .000 .983 1.017 GROW .190 .040 .379 4.739 .000 .979 1.021 TANG -.298 .098 -.242 -3.055 .003 .995 1.005 Nguồn: tính toán của tác giả từ chương trình SPSS 16 Giả thuyết là các biến LEV, TANG, GROW không có mối quan hệ nhân quả với biến phụ thuộc là ROS. Mức ý nghĩa của cả 3 biến đều < 0,05, chứng tỏ giả thuyết bị bác bỏ. Các biến LEV, TANG, GROW có mối quan hệ nhân quả với ROS. Mối quan hệ đó thể hiện qua phương trình hồi quy: ROS = – 0,456 LEV + 0,379 GROW - 0,242 TANG
  53. 44 Hệ số phóng đại của cả 3 biến đều < 2 nên không có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến. 3.3.4. Kết luận về mô hình và các giả thiết. Sau khi hồi quy, ta có được 3 mô hình: ROA = - 0,626 LEV + 0,355 GROW + 0,175 TURN ROE = 0,553 LEV + 0,429 LIQ + 0,213 GROW ROS = - 0,456 LEV + 0,379 GROW - 0,242 TANG Biến cơ cấu vốn (LEV) tác động âm đến ROA và ROS nhưng lại tác động dương đến ROE. Vì vậy, ta chưa kết luận được LEV tác động âm hoặc dương đến hiệu quả hoạt động. Việc cơ cấu vốn tác động âm đến ROA và ROS cũng dễ hiểu vì trong các năm 2009 – 2011, lãi suất vay ở Việt Nam liên tục được đẩy lên cao, trong khi đó tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp lại không mấy thuận lợi. Thêm vào đó, các doanh nghiệp ngành sản xuất chế biến thực phẩm đa số có tỉ lệ nợ cao (mức trung bình là 55,2%), phần lợi nhuận tạo ra nhờ lá chắn thuế ít hơn so với việc phải trả lãi vay, vì vậy, doanh nghiệp nào có tỉ lệ nợ trong cơ cấu vốn càng cao thì lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) và lợi nhuận trên doanh thu (ROS) càng thấp. Kết quả nghiên cứu hoàn toàn phù hợp với tình hình kinh tế Việt Nam từ năm 2009 – 2011. Biến tính thanh khoản (LIQ) tác động dương đến ROE, không có quan hệ tuyến tính với ROA và ROS. Giả thiết H2 là LIQ tác động dương đến hiệu quả hoạt động. Với kết quả hồi quy, ta chấp nhận giả thiết H2. Việc tính thanh khoản tác động dương đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp đi ngược lại với một số nghiên cứu khoa học đã có, điều này có thể do 2 nguyên nhân: - Nguyên nhân thứ nhất là do trong 3 năm 2009 -2011, lãi suất vay tăng mạnh và lãi suất tiết kiệm cũng tăng theo, trong khi đó tình hình kinh doanh lại
  54. 45 không khả quan, do đó thay vì dùng vốn để mở rộng sản xuất, các doanh nghiệp lại lưu trữ vốn để gửi tiết kiệm với lãi suất cao. Từ đó dẫn đến tính thanh khoản tăng mạnh mà lợi nhuận cũng tăng nhờ tiền lãi tiết kiệm. Do đó, tính thanh khoản cao đem lại hiệu quả hoạt động doanh nghiệp cao. - Nguyên nhân thứ hai là do số lượng mẫu của nghiên cứu này quá thấp (chỉ có 30 công ty với 90 mẫu thống kê), vì thế xảy ra hiện tượng sai lệch kết quả. Để khắc phục điều này, cần có các nghiên cứu tiếp theo với cỡ mẫu lớn hơn. Biến tỷ lệ tài sản cố định (TANG) tác động âm đến ROS, không có quan hệ tuyến tính với ROA và ROE. Giả thiết H3 là TANG tác động âm đến hiệu quả hoạt động. Với kết quả hồi quy, ta chấp nhận giả thiết H3. Kết quả này phù hợp với thống kê mô tả khi mà tỷ lệ tài sản cố định chiếm tỷ lệ không cao trong tổng tài sản. Việc các doanh nghiệp sản xuất chế biến thực phẩm ở Việt Nam lưu trữ lượng tiền mặt lớn thay vì đầu tư vào tài sản cố định để mở rộng và cải tiến sản xuất không chỉ làm giảm hiệu quả hoạt động trước mắt mà còn làm cho doanh nghiệp bị thiệt hại về lâu về dài. Biến quy mô doanh nghiệp (SIZE) không có mối quan hệ tuyến tính với cả ROA, ROE, ROS. Giả thiết H4 là SIZE tác động dương đến hiệu quả hoạt động. Với kết quả như trên, ta bác bỏ giả thiết H4. Kết quả này ta có thể dự đoán được ngay từ đầu khi mà kết quả thống kê cho thấy hiệu quả hoạt động doanh nghiệp có sự chênh lệch với nhau rất lớn trong khi quy mô của các doanh nghiệp lại khá đồng đều. Kết quả này cũng trái ngược với kết quả nghiên cứu ở các nước khác, đa số đều là biến SIZE tác động dương đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Điều này cho thấy ở Việt Nam, các doanh nghiệp ngành sản xuất chế biến thực phẩm chưa tận dụng được lợi thế kinh tế theo quy mô, đây là một sự lãng phí rất lớn. Biến tốc độ tăng trưởng (GROW) tác động dương đến ROA, ROE, ROS. Giả thiết H5 là GROW tác động dương đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Với kết quả hồi quy, ta chấp nhận giả thiết H5. Thực tế cho thấy doanh nghiệp nào có tốc độ
  55. 46 tăng trưởng doanh thu càng lớn thì hoạt động ngày càng có hiệu quả, còn các doanh nghiệp không tăng trưởng được doanh thu thì thị phần ngày càng thu hẹp, hoạt động không có hiệu quả và có thể dẫn đến phá sản. Biến vòng quay tổng tài sản (TURN) tác động dương đến ROA, không có mối quan hệ tuyến tính với ROE và ROS. Giả thiết H6 là TURN tác động dương đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Với kết quả hồi quy, ta chấp nhận giả thiết H6. Sau khi tổng kết 6 giả thiết, chiều hướng tác động của các yếu tố tài chính đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp được thể hiện qua bảng sau: Bảng 3.12: Chiều hướng tác động của các biến độc lập đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Biến độc lập Chiều hướng tác động đến hiệu quả hoạt động LEV Chưa rõ LIQ + TANG _ SIZE Không tác động GROW + TURN + Sau khi dùng tương quan và hồi quy để đánh giá các nhân tố tài chính tác động đến hiệu quả hoạt động, ta đã biết được 5 yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp được đo lường theo phương pháp kế toán là cơ cấu vốn, tính thanh khoản, tỷ lệ tài sản cố định, tốc độ tăng trưởng và vòng quay tổng tài sản. Chiều hướng tác động của các yếu tố tài chính trên với hiệu quả hoạt động cũng đã được xác định (ngoại trừ biến cơ cấu vốn có chiều tác động đến hiệu quả hoạt động chưa rõ ràng). Như vậy 2 trong số 3 mục tiêu của đề tài nghiên cứu đã đạt
  56. 47 được. Mục tiêu cuối cùng là đưa ra một số gợi ý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp sẽ tiếp tục được nghiên cứu trong chương 4. TÓM TẮT CHƯƠNG 3: Chương 3 đã trình bày kết quả nghiên cứu gồm: kết quả thống kê mô tả các biến nghiên cứu, kết quả phân tích tương quan và kết quả xây dựng, kiểm định 3 mô hình ROA, ROE, ROS với phương pháp hồi quy bội. Nhờ các kết quả này, họ c viên xác định được 5 yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp là cơ cấu vốn, tính thanh khoản, tỷ lệ tài sản cố định, tốc độ tăng trưởng, vòng quay tổng tài sản và chiều hướng tác động của chúng đến hiệu quả hoạt động. Trong chương tiếp theo, ta sẽ xem xét một vài gợi ý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp thuộ c ngành sản xuất – chế biến thực phẩm.
  57. 48 CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GỢI Ý NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH SẢN XUẤT – CHẾ BIẾN THỰC PHẨM. Dựa vào kết quả nghiên cứu, ta đã xác định được 5 yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp là cơ cấu vốn, tính thanh khoản, tỷ lệ tài sản cố định, tốc độ tăng trưởng và vòng quay tổng tài sản. Dựa trên kết quả nghiên cứu đã đạt được, một vài gợi ý được đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. 4.1. Xây dựng cơ cấu vốn phù hợp với tình hình của công ty và diễn biến nền kinh tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy cơ cấu vốn tác động dương đến ROE, tác động âm đến ROA. Theo phương trình Dupont, ta có mối quan hệ giữa ROA và ROE như sau: ROE = ROA x tổng tài sản/ vốn chủ sở hữu hay ROE = ROA x (1+D/E) (Bringham & Houston) Trong đó: ROE: tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. ROA: tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản. D/E: tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu. Theo phương trình trên, ta có thể gia tăng ROE bằng cách: tăng ROA hoặc tăng mức độ sử dụng nợ. Trong đó việc gia tăng ROA luôn là giải pháp tốt và có lợi cho cả nhà đầu tư, người cho vay và chủ doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp gia tăng ROE bằng cách chỉ gia tăng mức sử dụng nợ, doanh nghiệp sẽ đối diện với rủi ro mất thanh khoản, tệ hơn là tình trạng phá sản. Kết quả thống kê cho thấy ngành sản xuất chế biến thực phẩm có tỷ lệ nợ trong cơ cấu vốn khá cao, trung bình trên 50%. Các doanh nghiệp có cơ cấu vốn
  58. 49 quá cao đều có tỷ số ROA và ROS thấp. Điều này cho thấy, xây dựng một mức cơ cấu vốn tối ưu là điều bức thiết đối với các doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất chế biến thực phẩm. Cơ cấu vốn tối ưu là phải phù hợp với tình hình hoạt động của công ty và diễn biến của nền kinh tế. Để xây dựng được mức cơ cấu vốn tối ưu, nên căn cứ vào các điều kiện sau: - Căn cứ vào mức rủi ro kinh doanh của công ty: các công ty có hệ số rủi ro  càng cao nên duy trì tỉ lệ nợ càng thấp và ngược lại. - Căn cứ vào thuế suất thu nhập công ty: thuế suất bị áp dụng càng cao thì công ty nên duy trì tỉ lệ nợ càng cao. - Căn cứ vào vị thế tài chính của công ty: các công ty niêm yết có sức mạnh tài chính, thương hiệu vững vàng, dễ dàng huy động vốn trong trường hợp khẩn cấp thì có thể duy trì tỷ lệ nợ cao và ngược lại. - Căn cứ vào tình trạng của nền kinh tế: nền kinh tế gặp khó khăn hay đang trong tình trạng tăng trưởng mạnh ảnh hưởng rất lớn đến việc vay vốn của công ty. Trong thời kỳ kinh tế suy giảm, các thông tin như chính sách thắt chặt tiền tệ của nhà nước, các ngành hàng hạn chế cho vay, thị trường xuất khẩu ra nước ngoài (Nhật Bản, Châu Âu hay Hoa Kỳ, ) bị thu hẹp, tỷ giá ngoại tệ và giá dầu thế giới biến động cần được công ty xem xét để có kế hoạch đối phó, đặc biệt các công ty chế biến thực phẩm xuất khẩu. Các công ty thâm dụng vốn sẽ gặp nhiều khó khăn và khó tìm được nguồn tài trợ mới. Trong trường hợp này, việc cần làm của các công ty này là lựa chọn chiến lược huy động vốn thích hợp như: tăng tỷ lệ lợi nhuận giữ lại, tìm nguồn tài trợ thông qua hình thức tìm đối tác đầu tư ở dạng liên doanh liên kết, như vậy có thể tận dụng nguồn vốn, bí quyết công nghệ, kinh nghiệm quản lý và điều hành.
  59. 50 4.2. Duy trì tính thanh khoản hợp lý. Tính thanh khoản luôn là một trong những yếu tố sống còn của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp mất khả năng thanh khoản cũng đồng nghĩa với không còn khả năng hoạt động, doanh nghiệp sẽ rơi vào đình trệ và phá sản. Theo kết quả nghiên cứu, tính thanh khoản tác động dương đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp, nên muốn nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp, cần phải duy trì tính thanh khoản ở mức hợp lý và ổn định. 4.2.1. Quản trị vốn lưu động. Để đảm bảo tính thanh khoản tốt, điều đầu tiên là phải quản trị vốn lưu động tốt. Quản trị vốn lưu động đồng nghĩa với việc nhà quản trị phải luôn chú ý đến những thay đổi trong vốn luân chuyển, nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi và ảnh hưởng của sự thay đổi đó đối với tình hình hoạt động của công ty. Các bộ phận cấu thành nguồn vốn lưu động trong công ty nên được xem xét và quản lý như sau: - Tiền mặt và các khoản tương đương tiền (các loại chứng khoán, tiền gửi ngắn hạn): các công ty nên duy trì một lượng tiền mặt ở mức lớn hơn so với mức tiền mặt ở điều kiện kinh tế sản xuất ổn định để đảm bảo năng lực thanh toán cho hoạt động sản xuất. - Các khoản phải thu: hạn chế số dư nợ, khoản phải thu cao, tăng cường thu hồi nợ, thực hiện chính sách chiết khấu thương mại, thực hiện bao thanh toán khi cần thiết để thanh toán các khoản nợ vay đến hạn, đánh giá phân loại khách hàng để sớm có chính sách đối phó. - Tồn kho: khoản tồn kho thường chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản ngắn hạn của công ty. Rút ngắn thời gian hàng lưu kho, kiểm soát tồn kho cẩn thận và chấp nhận bán hòa vốn hàng tồn khi quá mùa vụ là các biện pháp giảm hàng tồn kho, tăng lượng tiền mặt.
  60. 51 Nếu gặp thời kỳ khó khăn, một khi công ty nhận ra mình không có đủ tiền để thanh toán các hóa đơn đến hạn, nhiệm vụ đầu tiên là giảm tỷ lệ xói mòn tiền mặt ngay lập tức bằng những cách sau: - Cắt giảm các chi phí không cần thiết như thuê mướn, quảng cáo, lao động gián tiếp hay chi phí văn phòng, - Thanh lý những tài sản không còn sử dụng được cho các mục đích sinh lời, phục vụ hoạt động kinh doanh nói chung. Chỉ đầu tư trang bị cho những tài sản như nhà cửa, thiết bị và dụng cụ, phục vụ cho mục đích sinh lời. - Đẩy nhanh tiến độ thanh toán hợp đồng đang thực hiện, có chính sách ưu đãi cho khách hàng thanh toán sớm và đều đặn để đảm bảo dòng tiền mặt cho công ty. - Đàm phán để có những điều khoản kéo dài thời hạn thanh toán với nhà cung cấp. - Giám sát, quản lý chặt chẽ các khoản tiền bị rút ra khỏi công ty cho những mục đích không liên quan đến kinh doanh. - Định kỳ xem xét lại các yếu tố lợi nhuận đối với các sản phẩm và dịch vụ khác nhau của mình. Đánh giá xem nơi nào có thể tăng giá trị sản phẩm hoặc dịch vụ nhằm duy trì hoặc nâng cao doanh số và lợi nhuận. Bên cạnh đó, công ty cần đảm bảo duy trì hoạt động thường xuyên, phải có kế hoạ ch thu hồi vốn nhanh, ưu tiên chi tiêu cho các dự án ngắn hạn an toàn, hiệu quả và thu hồi tiền nhanh. 4.2.2. Nợ ngắn hạn. Một bộ phận cấu thành của tính thanh khoản là nợ ngắn hạn. Doanh nghiệp nên chuyển đổi các khoản nợ không thường xuyên thành các khoản nợ thường
  61. 52 xuyên bằng cách ký hợp đồng dài hạn với nhà cung cấp. đây là khoản rất cần thiết vì công ty sử dụng mà không cần trả phí. Mặt khác để giảm tỷ trọng nợ ngắn hạn hiện tại, công ty phải tích cực thu hồi các khoản phải thu và dự trữ hàng tồn kho thích hợp. lúc đó công ty mới có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tạo được nguồn vốn lưu động cần thiết để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. Lựa chọn hình thức vay vốn ngắn hạn theo định mức tín dụng, chứ không phải chọn hình thức vay theo từng hợp đồng cụ thể. 4.3. Điều chỉnh tỷ lệ tài sản cố định trong tổng tài sản Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tài sản cố định tác động âm đến ROS. Quả thật đa số các công ty trong ngành sản xuất chế biến thực phẩm cần luôn đầu tư mới các dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị để tăng năng suất. Đây là đầu tư dài hạn, mà trong những năm đầu có thể khiến lợi nhuận của công ty bị giảm, dẫn đến kết quả như trên. Các công ty có tiềm lực kinh tế dồi dào có thể chịu đựng được tình trạng này trong vài năm. Tuy nhiên, những công ty yếu về tài chính sẽ không chịu nổi. Trong trường hợp này, công ty có thể chọn biện pháp thuê tài chính để đầu tư vào những dây chuyền công nghệ hiện đại thay thế máy móc cũ, lạc hậu mà không tốn một số vốn ban đầu quá lớn. Việc thuê mua tài chính có thuận lợi hơn so với việc đi vay ngân hàng để mua sắm tài sản cố định vì khi đi vay, công ty phải có những tài sản thế chấp, mà trong tình hình hiện nay, công tác thẩm định giá thường định giá những tài sản này thấp hơn giá trị thực tế của tài sản rất nhiều, dẫn đến nguồn vốn chấp nhận cho vay cũng thấp đi tương ứng. Các công ty có thể cho thuê tài chính ở trong nước hoặc nước ngoài. Tuy nhiên việc thuê tài chính trong nước thì dễ dàng và nhanh chóng
  62. 53 hơn so với thuê ở nước ngoài. Bù lại, quy mô cho thuê ở trong nước chủ yếu là vừa và nhỏ, đây cũng là hạn chế của các công ty cho thuê tài chính trong nước. 4.4. Tăng tốc độ tăng trưởng và vòng quay tổng tài sản. Ngành thực phẩm có tốc độ tăng trưởng không đồng đều. Biến tốc độ tăng trưởng tác động dương đến hiệu quả hoạt động. Do đó, để tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, cần tăng cường tốc độ tăng trưởng. Để thực hiện điều này, doanh nghiệp nên tập trung một số chiến lược sau: - Nghiên cứu mở rộng thị phần tại các thị trường hiện tại và thị trường mới, nhất là thị trường trong khu vực và trên thế giới, nhằm tăng cường tốc độ quảng bá thương hiệu và tăng tốc độ tăng trưởng. - Phát triển nguồn nhân lực, nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm ngành thực phẩm. - Tiếp tục đầu tư và phát triển hệ thống phân phối nội địa cũng như trong khu vực và trên thế giới. Xây dựng và phát triển chuỗi cung ứng nhằ m nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng lực cạnh tranh trong giai đoạn hội nhập sâu vào nền kinh tế thương mại của thế giới. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy vòng quay tổng tài sản tác động dương đến ROA. Do đó, để tăng hiệu quả hoạt động doanh nghiệp, cần sắp xếp, điều chỉnh và sử dụng hợp lý các tài sản để đem lại nguồn doanh thu cao nhất có thể. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp tận dụng tốt nhất các nguồn lực của mình để tạo nên doanh thu và lợi nhuận. Trên đây là một số gợi ý chung dựa vào kết quả nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành sản xuất – chế biến thực phẩm. Để thể đưa ra biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho từng doanh nghiệp, cần có những nghiên cứu sâu hơn và chi tiết hơn về hoạt động của mỗi
  63. 54 doanh nghiệp đó, đồng thời xem xét tình hình nền kinh tế trong từng giai đoạn cụ thể. Đây là một mục tiêu cao hơn cho các nghiên cứu tiếp theo. TÓM TẮT CHƯƠNG 4: Trong chương 4, học viên đã đề ra một số gợi ý để nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất, chế biến thực phẩm. Các gợi ý này gồm: xây dựng cơ cấu vốn phù hợp tình hình của doanh nghiệp và diễn biến của nền kinh tế, duy trì tính thanh khoản thích hợp, điều chỉnh tỷ lệ tài sản cố định trong tổng tài sản, tăng tốc độ tăng trưởng và vòng quay tổng tài sản.
  64. 55 KẾT LUẬN Nghiên cứu này đã đạt được 3 mục tiêu đặt ra từ đầu. Nghiên cứu đã xác định được 5 yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là: cơ cấu vốn, tính thanh khoản, tỷ lệ tài sản cố định, tốc độ tăng trưởng và vòng quay tổng tài sản. Nghiên cứu cũng thông qua phương pháp tương quan và hồi quy bội để xác định được chiều hướng tác động của các nhân tố trên với hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Từ các kết quả đã đạt được, học viên đã đưa ra một số gợi ý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất, chế biến thực phẩm. Nghiên cứu cũng còn có một số hạn chế. Nghiên cứu chỉ khảo sát các doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất chế biến thực phẩm nên khả năng tổng quát hóa của nghiên cứu chưa cao. Nên có những nghiên cứu lặp lại cho các doanh nghiệp thuộc các ngành khác hoặc cho toàn bộ các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam và bổ sung thêm các yếu tố khác tác động đến hiệu quả hoạt động, từ đó có thể so sánh đối chiếu và xây dựng mô hình hiệu quả hoạt động cho toàn thị trường và cho mỗi ngành. Từ đó, áp dụng mô hình cho mỗi công ty để rút ra các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho các doanh nghiệp đó. Đây là phương hướng nghiên cứu tiếp theo.
  65. 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Brigham, Eugene F. and Houston, Joel F., Essentials of Financial Management (Vietnamese version), 140-239. 2. Murphy, Gregory B., Traler, Jeff W., Hill, Robert C. (1996), “Measuaring performance in entrepreneurship research”, Journal of Business Research, 36: 15- 23. 3. Neely, Andy and Kennerley, Mike (2002), “A framework of the factors affecting the evolution of performance measurement systems”, International Journal of Operations & Production Management, Vol. 22 No. 11, 1222-1245. 4. Onaolapo, Adekunle A., and Kajola, Sunday O., (2010), “Capital structure and firm performance: evidence from Nigeria”, European Journal of Economics, Finance and Administrative Sciences, 25: 71-82. 5. Prasetyantoko, A. and Parmono, Rachmadi (2008), “Determinants of corporate performance of listed companies in Indonesia”, Economic paper vol. 10, no. 3, 13- 25. 6. Safarova, Yana (2010), Factors that determine firm performance of New Zeland Listed Companies, Auckland University of Technology, The dissertation of Master of Business. 7. Skandalis, Konstantinos S. and Liargovas, Panagiotis G. (2010), “Factors affecting firms’ performance: The case of Greece”, Global Business and Management research: An International Journal Vol. 2, No. 2&3, 184-197. 8. Venkatraman, Venkat N. and Ramanujam, Vasudevan (1986), “Measurement of business performance in strategy research: Acomparison of approaches”, Academy of Management Review, 11(4): 801-814
  66. 57 9. Wei Xu and Xiangzhen Xu (2005), “An empirical study on relationship between corporation performance and capital structure”, China-USA Business Review Vol. 4, No. 4, 49-53. 10. Zeitun, R.and Tian, G.G (2007), “Capital structure and corporate performance: evidence from Jordan”, Autralasian Accounting Business and Finance Journal Vol. 1, No. 4, 41-61.
  67. 58 PHỤ LỤC 1: DANH SÁCH CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH SẢN XUẤT - CHẾ BIẾN THỰC PHẨM ĐƯỢC NIÊM YẾT THEO PHÂN NGÀNH CỦA SỞ GDCK TP. HCM - 2010 Mã ngành C: CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN, CHẾ TẠO (91 công ty) Mã ngành 10: Sản xuất chế biến thực phẩm STT Mã CK Tên tổ chức niêm yết 1 AAM CTCP THUỶ SẢN MEKONG 2 ABT CTCP XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN BẾN TRE 3 AGD CTCP GÒ ĐÀNG 4 AGF CTCP XUẤT NHẬP KHẨU THUỶ SẢN AN GIANG 5 ANV CTCP NAM VIỆT 6 ATA CTCP NTACO 7 AVF CTCP VIỆT AN 8 BAS CTCP BASA 9 BBC CTCP BIBICA 10 BHS CTCP ĐƯỜNG BIÊN HÒA 11 CAD CTCP CHẾ BIẾN VÀ XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN CADOVIMEX 12 CMX CTCP CHẾ BIẾN THỦY SẢN VÀ XUẤT NHẬP KHẨU CÀ MAU 13 FBT CTCP XUẤT NHẬP KHẨU LÂM THỦY SẢN BẾN TRE 14 FMC CTCP THỰC PHẨM SAO TA 15 HVG CTCP HÙNG VƯƠNG 16 ICF CTCP ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI THỦY SẢN 17 IDI CTCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ĐA QUỐC GIA 18 KDC CTCP KINH ĐÔ 19 LAF CTCP CHẾ BIẾN HÀNG XUẤT KHẨU LONG AN 20 MPC CTCP TẬP ĐOÀN THỦY SẢN MINH PHÚ 21 NHS CTCP ĐƯỜNG NINH HÒA 22 SBT CTCP BOURBON TÂY NINH 23 SEC CTCP MÍA ĐƯỜNG NHIỆT ĐIỆN GIA LAI 24 TAC CTCP DẦU THỰC VẬT TƯỜNG AN 25 TS4 CTCP THUỶ SẢN SỐ 4 26 VCF CTCP VINACAFÉ BIÊN HÒA. 27 VHC CTCP VĨNH HOÀN 28 VLF CTCP LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM VĨNH LONG 29 VNH CTCP THỦY HẢI SẢN VIỆT NHẬT 30 VTF CTCP THỨC ĂN CHĂN NUÔI VIỆT THẮNG
  68. 59 PHỤ LỤC 2: SỐ LIỆU CHI TIẾT CÁC BIẾN TRONG NGHIÊN CỨU Công ty Năm ROA ROE ROS LEV LIQ TANG SIZE GROW TURN AAM 2009 0.144 0.167 0.110 0.137 6.876 0.201 26.620 0.186 1.307 2010 0.138 0.157 0.089 0.120 7.680 0.227 26.526 0.078 1.547 2011 0.194 0.223 0.100 0.130 6.965 0.222 26.522 0.250 1.941 ABT 2009 0.169 0.206 0.167 0.180 3.888 0.098 27.009 0.149 1.013 2010 0.156 0.211 0.137 0.262 2.646 0.084 27.123 0.260 1.139 2011 0.209 0.254 0.151 0.179 4.239 0.098 26.893 -0.033 1.386 AGD 2009 0.073 0.174 0.044 0.580 1.204 0.347 26.443 -0.109 1.674 2010 0.093 0.253 0.071 0.633 1.029 0.359 26.852 0.171 1.303 2011 0.194 0.462 0.156 0.579 1.235 0.275 27.235 0.404 1.247 AGF 2009 0.012 0.023 0.011 0.482 1.155 0.330 27.822 -0.323 1.113 2010 0.031 0.068 0.025 0.540 1.063 0.363 27.935 0.272 1.264 2011 0.036 0.094 0.023 0.618 1.152 0.253 28.172 0.561 1.557 ANV 2009 -0.058 -0.869 -0.068 0.330 1.894 0.277 28.420 -0.435 0.857 2010 0.034 0.046 0.045 0.215 2.676 0.344 28.290 -0.235 0.746 2011 0.022 0.032 0.026 0.302 1.932 0.303 28.398 0.227 0.822 ATA 2009 0.073 0.283 0.082 0.742 1.056 0.243 26.933 0.139 0.888 2010 0.063 0.302 0.066 0.792 1.069 0.219 27.326 0.602 0.960 2011 0.030 0.130 0.032 0.772 1.051 0.232 27.261 -0.100 0.922 AVF 2009 0.069 0.420 0.061 0.836 0.918 0.169 27.716 0.369 1.129 2010 0.053 0.227 0.051 0.755 1.003 0.288 28.050 0.297 1.049 2011 0.044 0.207 0.046 0.783 1.103 0.136 28.279 0.168 0.975 BAS 2009 -0.019 -0.040 -0.043 0.536 0.810 0.603 26.019 -0.647 0.431 2010 -0.089 -0.179 -0.280 0.501 0.472 0.769 25.786 -0.415 0.319 2011 -0.156 -0.395 -1.132 0.604 0.241 0.833 25.685 -0.609 0.138 BBC 2009 0.078 0.109 0.091 0.290 2.172 0.498 27.326 0.152 0.851 2010 0.055 0.077 0.053 0.282 1.815 0.529 27.355 0.257 1.038 2011 0.059 0.081 0.046 0.270 2.015 0.438 27.390 0.270 1.272 BHS 2009 0.136 0.280 0.101 0.516 1.605 0.298 27.509 0.505 1.344 2010 0.144 0.294 0.073 0.511 1.532 0.273 27.646 0.685 1.975 2011 0.115 0.268 0.057 0.572 1.199 0.317 27.879 0.279 2.001 CAD 2009 -0.005 -0.034 -0.006 0.821 0.886 0.242 27.809 0.101 0.914 2010 -0.026 -0.205 -0.024 0.841 0.866 0.252 27.790 0.128 1.051 2011 -0.885 1.851 -1.011 1.478 0.342 0.153 26.568 -0.754 0.876 CMX 2009 0.039 0.213 0.023 0.819 1.030 0.168 27.359 0.009 1.687 2010 0.040 0.247 0.029 0.840 1.070 0.118 27.678 0.131 1.386 2011 0.009 0.044 0.007 0.801 1.047 0.203 27.530 -0.193 1.297 FBT 2009 -0.149 -0.371 -0.108 0.599 1.162 0.286 27.095 0.003 1.378 2010 -0.192 -0.590 -0.123 0.674 0.631 0.531 26.304 -0.486 1.562 2011 0.049 0.121 0.059 0.592 0.623 0.547 26.207 -0.511 0.841
  69. 60 FMC 2009 0.022 0.092 0.015 0.756 1.074 0.138 27.158 -0.076 1.508 2010 0.053 0.161 0.018 0.669 1.133 0.187 26.942 0.564 2.928 2011 0.036 0.165 0.015 0.779 1.076 0.139 27.380 0.292 2.441 HVG 2009 0.095 0.207 0.118 0.520 1.573 0.155 28.966 0.034 0.812 2010 0.047 0.138 0.057 0.588 1.272 0.205 29.315 0.437 0.822 2011 0.077 0.232 0.062 0.601 1.307 0.161 29.471 0.759 1.238 ICF 2009 0.079 0.151 0.065 0.479 1.177 0.218 26.629 -0.030 1.207 2010 0.054 0.113 0.066 0.525 1.113 0.184 26.656 -0.310 0.811 2011 0.028 0.065 0.033 0.569 1.092 0.150 26.708 0.115 0.859 IDI 2009 0.038 0.123 0.047 0.689 0.850 0.447 27.487 1.503 0.813 2010 0.071 0.180 0.097 0.609 1.203 0.300 27.893 0.345 0.728 2011 0.027 0.073 0.036 0.627 1.075 0.295 28.012 0.159 0.750 KDC 2009 0.123 0.216 0.342 0.416 1.537 0.154 29.077 0.051 0.360 2010 0.115 0.155 0.299 0.235 2.253 0.186 29.248 0.264 0.384 2011 0.048 0.073 0.066 0.337 1.435 0.246 29.391 1.196 0.731 LAF 2009 0.100 0.203 0.041 0.510 1.418 0.137 26.096 -0.064 2.454 2010 0.237 0.336 0.092 0.295 2.710 0.090 26.594 0.727 2.576 2011 0.014 0.044 0.011 0.679 1.293 0.088 27.308 -0.007 1.253 MPC 2009 0.109 0.223 0.079 0.490 1.654 0.192 28.430 0.075 1.392 2010 0.081 0.235 0.062 0.639 1.504 0.249 28.991 0.651 1.311 2011 0.045 0.184 0.040 0.744 1.198 0.261 29.476 0.378 1.113 NHS 2009 0.305 0.404 0.227 0.247 2.313 0.397 26.074 0.062 1.342 2010 0.210 0.376 0.203 0.442 1.937 0.441 26.769 0.545 1.035 2011 0.135 0.295 0.103 0.544 0.935 0.472 27.116 0.790 1.310 SBT 2009 0.114 0.127 0.273 0.106 3.428 0.406 28.244 0.369 0.417 2010 0.176 0.193 0.313 0.085 5.953 0.348 28.302 0.433 0.564 2011 0.238 0.308 0.270 0.228 2.000 0.281 28.474 0.857 0.883 SEC 2009 0.149 0.248 0.204 0.398 2.712 0.355 26.299 0.045 0.734 2010 0.144 0.305 0.203 0.530 1.341 0.635 26.759 0.529 0.708 2011 0.161 0.457 0.179 0.648 1.242 0.549 27.143 0.866 0.901 TAC 2009 0.043 0.093 0.011 0.543 1.376 0.414 27.203 -0.113 4.028 2010 0.093 0.237 0.027 0.608 1.306 0.277 27.574 0.240 3.450 2011 0.024 0.072 0.006 0.658 1.189 0.253 27.662 0.361 4.299 TS4 2009 0.073 0.156 0.093 0.530 2.692 0.618 26.628 0.607 0.791 2010 0.049 0.110 0.070 0.559 0.857 0.524 27.032 0.310 0.692 2011 0.036 0.104 0.039 0.657 0.928 0.434 27.285 0.708 0.918 VCF 2009 0.276 0.304 0.133 0.091 15.342 0.102 26.922 0.183 2.075 2010 0.222 0.279 0.124 0.206 5.373 0.072 27.315 0.275 1.785 2011 0.258 0.291 0.133 0.114 8.481 0.068 27.430 0.218 1.938 VHC 2009 0.137 0.319 0.075 0.548 1.476 0.375 28.047 0.135 1.828 2010 0.125 0.244 0.076 0.459 1.582 0.323 28.231 0.086 1.651 2011 0.161 0.316 0.093 0.466 1.648 0.241 28.497 0.371 1.735
  70. 61 VLF 2009 0.073 0.199 0.019 0.636 1.173 0.202 26.803 0.099 3.887 2010 0.063 0.199 0.023 0.686 1.169 0.154 27.028 -0.133 2.693 2011 0.059 0.198 0.018 0.700 1.094 0.184 27.092 0.309 3.306 VNH 2009 0.070 0.115 0.131 0.396 1.624 0.170 25.656 -0.491 0.530 2010 0.009 0.019 0.020 0.519 1.612 0.340 25.888 0.074 0.452 2011 0.010 0.022 0.021 0.545 1.227 0.431 25.933 0.114 0.481 VTF 2009 0.063 0.137 0.025 0.537 1.514 0.226 27.187 0.412 2.580 2010 0.061 0.162 0.026 0.624 1.296 0.189 27.504 0.241 2.331 2011 0.203 0.390 0.061 0.480 1.579 0.231 27.482 0.400 3.334
  71. 62 PHỤ LỤC 3: BIỂU ĐỒ THỐNG KÊ MÔ TẢ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH SẢN XUẤT – CHẾ BIẾN THỰC PHẨM. Đồ thị cột thể hiện thống kê ROA 0.400 0.200 0.000 A -0.200 RO ị -0.400 Giá tr Giá -0.600 -0.800 -1.000 Đồ thị cột thể hiện thống kê ROE 2.000 1.500 1.000 ROE ị 0.500 Giá tr Giá 0.000 -0.500 -1.000
  72. 63 Đồ thị cột thể hiện thống kê ROS 0.400 0.200 0.000 -0.200 ROS ị -0.400 -0.600 Giá tr Giá -0.800 -1.000 -1.200
  73. 64 PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ HỒI QUY MÔ HÌNH ROA ROA = b0 + b1(LEV) + b2(LIQ) + b3(TANG) + b4(SIZE) + b5(GROW) + b6(TURN) + e. Variables Entered/Removeda Variables Variables Model Entered Removed Method 1 Stepwise (Criteria: Probability-of-F-to-enter = .100). 2 Stepwise (Criteria: Probability-of-F-to-enter = .100). 3 Stepwise (Criteria: Probability-of-F-to-enter = .100). a. Dependent Variable: ROA Model Summary Std. Error Change Statistics Mode R Adjusted R of the R Square F Sig. F l R Square Square Estimate Change Change df1 df2 Change 1 .656a .431 .424 .101406 .431 66.562 1 88 .000 2 .754b .569 .559 .088731 .138 27.938 1 87 .000 3 .774c .599 .585 .086077 .030 6.447 1 86 .013 a. Predictors: (Constant), LEV b. Predictors: (Constant), LEV, GROW c. Predictors: (Constant), LEV, GROW, TURN
  74. 65 ANOVAd Sum of Model Squares df Mean Square F Sig. 1 Regression .684 1 .684 66.562 .000a Residual .905 88 .010 Total 1.589 89 2 Regression .904 2 .452 57.437 .000b Residual .685 87 .008 Total 1.589 89 3 Regression .952 3 .317 42.838 .000c Residual .637 86 .007 Total 1.589 89 a. Predictors: (Constant), LEV b. Predictors: (Constant), LEV, GROW c. Predictors: (Constant), LEV, GROW, TURN d. Dependent Variable: ROA Coefficientsa Unstandardized Standardized Coefficients Coefficients Collinearity Statistics Model B Std. Error Beta t Sig. Tolerance VIF 1 (Constant) .271 .027 10.056 .000 LEV -.385 .047 -.656 -8.159 .000 1.000 1.000 2 (Constant) .230 .025 9.294 .000 LEV -.357 .042 -.609 -8.581 .000 .984 1.016 GROW .131 .025 .375 5.286 .000 .984 1.016 3 (Constant) .199 .027 7.370 .000 LEV -.367 .041 -.626 -9.050 .000 .975 1.026 GROW .124 .024 .355 5.130 .000 .972 1.029 TURN .027 .011 .175 2.539 .013 .981 1.020 a. Dependent Variable: ROA
  75. 66 PHỤ LỤC 5: KẾT QUẢ HỒI QUY MÔ HÌNH ROE ROE = b0 + b1(LEV) + b2(LIQ) + b3(TANG) + b4(SIZE) + b5(GROW) + b6(TURN) + e. Variables Entered/Removeda Variables Model Entered Variables Removed Method 1 TANG . Stepwise 2 LEV . Stepwise 3 LIQ . Stepwise 4 GROW . Stepwise 5 . TANG Stepwise a. Dependent Variable: ROE Model Summary Change Statistics R Adjusted R Std. Error of the R Square Sig. F Model R Square Square Estimate Change F Change df1 df2 Change 1 .277a .077 .066 .258408 .077 7.327 1 88 .008 2 .369b .136 .116 .251409 .059 5.967 1 87 .017 3 .439c .193 .165 .244434 .057 6.037 1 86 .016 4 .482d .232 .196 .239831 .039 4.333 1 85 .040 5 .458e .209 .182 .241914 -.023 2.501 1 85 .118 a. Predictors: (Constant), TANG b. Predictors: (Constant), TANG, LEV c. Predictors: (Constant), TANG, LEV, LIQ d. Predictors: (Constant), TANG, LEV, LIQ, GROW e. Predictors: (Constant), LEV, LIQ, GROW
  76. 67 ANOVAf Sum of Model Squares df Mean Square F Sig. 1 Regression .489 1 .489 7.327 .008a Residual 5.876 88 .067 Total 6.365 89 2 Regression .866 2 .433 6.854 .002b Residual 5.499 87 .063 Total 6.365 89 3 Regression 1.227 3 .409 6.846 .000c Residual 5.138 86 .060 Total 6.365 89 4 Regression 1.476 4 .369 6.417 .000d Residual 4.889 85 .058 Total 6.365 89 5 Regression 1.332 3 .444 7.589 .000e Residual 5.033 86 .059 Total 6.365 89 a. Predictors: (Constant), TANG b. Predictors: (Constant), TANG, LEV c. Predictors: (Constant), TANG, LEV, LIQ d. Predictors: (Constant), TANG, LEV, LIQ, GROW e. Predictors: (Constant), LEV, LIQ, GROW f. Dependent Variable: ROE
  77. 68 Coefficientsa Standardized Unstandardized Coefficients Coefficients Collinearity Statistics Model B Std. Error Beta t Sig. Tolerance VIF 1 (Constant) .303 .058 5.255 .000 TANG -.476 .176 -.277 -2.707 .008 1.000 1.000 2 (Constant) .151 .084 1.808 .074 TANG -.468 .171 -.273 -2.738 .007 1.000 1.000 LEV .286 .117 .243 2.443 .017 1.000 1.000 3 (Constant) -.113 .135 -.837 .405 TANG -.309 .178 -.180 -1.732 .087 .868 1.152 LEV .543 .155 .462 3.512 .001 .542 1.845 LIQ .043 .017 .335 2.457 .016 .504 1.983 4 (Constant) -.176 .136 -1.296 .198 TANG -.278 .176 -.162 -1.581 .118 .862 1.161 LEV .585 .153 .498 3.826 .000 .532 1.878 LIQ .045 .017 .352 2.622 .010 .503 1.990 GROW .140 .067 .200 2.082 .040 .976 1.025 5 (Constant) -.311 .106 -2.927 .004 LEV .650 .149 .553 4.367 .000 .573 1.745 LIQ .055 .016 .429 3.410 .001 .580 1.723 GROW .149 .068 .213 2.206 .030 .983 1.017 a. Dependent Variable: ROE
  78. 69 PHỤ LỤC 6: KẾT QUẢ HỒI QUY MÔ HÌNH ROS ROS = b0 + b1(LEV) + b2(LIQ) + b3(TANG) + b4(SIZE) + b5(GROW) + b6(TURN) + e. Variables Entered/Removeda Mod Variables el Variables Entered Removed Method 1 Stepwise (Criteria: Probability-of-F-to-enter = .100). 2 Stepwise (Criteria: Probability-of-F-to-enter = .100). 3 Stepwise (Criteria: Probability-of-F-to-enter = .100). a. Dependent Variable: ROS Model Summary Change Statistics Std. Error F Mod R Adjusted R of the Chang Sig. F el R Square Square Estimate R Square Change e df1 df2 Change 1 .499a .249 .241 .167126 .249 29.187 1 88 .000 2 .635b .403 .389 .149847 .154 22.465 1 87 .000 3 .679c .462 .443 .143149 .058 9.331 1 86 .003 a. Predictors: (Constant), LEV b. Predictors: (Constant), LEV, GROW c. Predictors: (Constant), LEV, GROW, TANG
  79. 70 ANOVAd Sum of Model Squares df Mean Square F Sig. 1 Regression .815 1 .815 29.187 .000a Residual 2.458 88 .028 Total 3.273 89 2 Regression 1.320 2 .660 29.386 .000b Residual 1.953 87 .022 Total 3.273 89 3 Regression 1.511 3 .504 24.577 .000c Residual 1.762 86 .020 Total 3.273 89 a. Predictors: (Constant), LEV b. Predictors: (Constant), LEV, GROW c. Predictors: (Constant), LEV, GROW, TANG d. Dependent Variable: ROS Coefficientsa Standardized Unstandardized Coefficients Coefficients Collinearity Statistics Model B Std. Error Beta t Sig. Tolerance VIF 1 (Constant) .265 .044 5.984 .000 LEV -.420 .078 -.499 -5.403 .000 1.000 1.000 2 (Constant) .204 .042 4.881 .000 LEV -.378 .070 -.449 -5.378 .000 .984 1.016 GROW .199 .042 .396 4.740 .000 .984 1.016 3 (Constant) .295 .050 5.923 .000 LEV -.384 .067 -.456 -5.709 .000 .983 1.017 GROW .190 .040 .379 4.739 .000 .979 1.021 TANG -.298 .098 -.242 -3.055 .003 .995 1.005 a. Dependent Variable: ROS