Luận án Nghiên cứu bài tập phát triển thể lực chuyên môn nội dung súng trường cho nam vận động viên đội tuyển trẻ Quốc gia

pdf 193 trang Bích Hải 08/04/2025 140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu bài tập phát triển thể lực chuyên môn nội dung súng trường cho nam vận động viên đội tuyển trẻ Quốc gia", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_bai_tap_phat_trien_the_luc_chuyen_mon_noi.pdf
  • pdfQuyet dinh HD cap Truong NCS Dao Van Thang.pdf
  • pdfTOM TAT LUAN AN NCS DAO VAN THANG.pdf
  • pdfTRANG THONG TIN LUAN AN NCS DAO VAN THANG.pdf

Nội dung text: Luận án Nghiên cứu bài tập phát triển thể lực chuyên môn nội dung súng trường cho nam vận động viên đội tuyển trẻ Quốc gia

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH ĐÀO VĂN THĂNG NGHIÊN CỨU BÀI TẬP PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CHUYÊN MÔN NỘI DUNG SÚNG TRƯỜNG CHO NAM VẬN ĐỘNG VIÊN ĐỘI TUYỂN TRẺ QUỐC GIA LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC BẮC NINH – 2024
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH ĐÀO VĂN THĂNG NGHIÊN CỨU BÀI TẬP PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CHUYÊN MÔN NỘI DUNG SÚNG TRƯỜNG CHO NAM VẬN ĐỘNG VIÊN ĐỘI TUYỂN TRẺ QUỐC GIA Ngành: Giáo dục học Mã số: 9140101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Đỗ Hữu Trường 2. TS. Đặng Hoài An BẮC NINH – 2024
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong đề tài là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào. Tác giả Đào Văn Thăng
  4. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU % : Phần trăm đ : Điểm kg : Kilogam mi : Số lần lặp lại m : Mét cm : Centimet p : Phút s : Giây v : Viên
  5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT HLV : Huấn luyện viên KT-TĐ : Kiểm tra – Thi đấu LVĐ : Lượng vận động NXB : Nhà xuất bản PGS.TS : Phó giáo sư tiến sĩ TDTT : Thể dục thể thao ThS : Thạc sĩ TLCM : Thể lực chuyên môn TS : Tiến sĩ VĐV : Vận động viên
  6. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 Mục đích nghiên cứu ........................................................................................ 3 Nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................................... 4 Giả thuyết khoa học ......................................................................................... 4 Ý nghĩa khoa học của luận án .......................................................................... 5 Ý nghĩa thực tiễn của luận án .......................................................................... 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU......................... 6 1.1. Đặc điểm của môn súng trường thể thao.................................................. 6 1.1.1. Tư thế quỳ bắn súng trường thể thao ...................................................... 6 1.1.2. Tư thế nằm bắn súng trường thể thao ..................................................... 8 1.1.3. Tư thế đứng bắn súng trường thể thao ................................................... 9 1.2. Đặc điểm quá trình huấn luyện nhiều năm trong quá trình đào tạo vận động viên trẻ ................................................................................................... 10 1.3. Đặc điểm huấn luyện thể lực cho vận động viên bắn súng trẻ giai đoạn chuyên môn hóa sâu ....................................................................................... 13 1.3.1. Đặc điểm huấn luyện thể lực chung cho vận động viên bắn súng trẻ giai đoạn chuyên môn hóa sâu ............................................................................... 14 1.3.2. Đặc điểm huấn luyện thể lực chuyên môn cho vận động viên bắn súng trẻ giai đoạn chuyên môn hóa sâu .................................................................. 16 1.4. Quan điểm về huấn luyện thể lực trong huấn luyện thể thao ............... 20 1.5. Phương pháp huấn luyện thể lực chuyên môn bắn súng ....................... 22 1.5.1. Phương pháp điều khiển ....................................................................... 22 1.5.2. Phương pháp huấn luyện thông thường ............................................... 23
  7. 1.6. Phương tiện huấn luyện thể lực chuyên môn bắn súng ......................... 25 1.6.1. Bài tập thể dục thể thao (còn gọi là bài tập thể chất) ............................ 25 1.6.2. Yếu tố môi trường tự nhiên ................................................................... 28 1.6.3. Yếu tố vệ sinh ......................................................................................... 29 1.7. Lượng vận động và quãng nghỉ trong huấn luyện thể thao .................. 29 1.7.1. Lượng vận động ..................................................................................... 29 1.7.2. Quãng nghỉ ............................................................................................ 30 1.7.3. Điều chỉnh lượng vận động và quãng nghỉ trong huấn luyện thể thao 31 1.8. Đặc điểm tâm, sinh lý vận động viên lứa tuổi 17-18 .............................. 33 1.8.1. Đặc điểm tâm lý vận động viên lứa tuổi 17-18 ...................................... 33 1.8.2. Đặc điểm sinh lý của vận động viên lứa tuổi 17-18 .............................. 36 1.9. Các công trình nghiên cứu có liên quan ................................................. 38 1.9.1. Các công trình nghiên cứu trong nước ................................................. 38 1.9.2. Các công trình nghiên cứu nước ngoài................................................. 41 Kết luận chương 1 .......................................................................................... 48 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU ................. 50 2.1. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 50 2.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu ......................................... 50 2.1.2. Phương pháp phỏng vấn, tọa đàm ........................................................ 51 2.1.3. Phương pháp quan sát sư phạm ............................................................ 52 2.1.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm ............................................................ 53 2.1.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ..................................................... 57 2.1.6. Phương pháp toán học thống kê ........................................................... 58 2.2. Tổ chức nghiên cứu ................................................................................. 60 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN .......................... 63 3.1. Đánh giá thực trạng công tác huấn luyện thể lực chuyên môn nội dung súng trường cho nam vận động viên Đội tuyển trẻ Quốc gia ....................... 63 3.1.1. Thực trạng phân phối nội dung huấn luyện cho nam vận động viên nội dung súng trường Đội tuyển trẻ Quốc gia ...................................................... 63
  8. 3.1.2. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ huấn luyện nội dung súng trường cho nam vận động viên Đội tuyển trẻ Quốc gia .............................................. 68 3.1.3. Thực trạng đội ngũ huấn luyện viên huấn luyện nội dung súng trường cho nam vận động viên Đội tuyển trẻ Quốc gia .............................................. 70 3.1.4. Thực trạng sử dụng phương pháp huấn luyện thể lực chuyên môn nội dung súng trường cho nam vận động viên Đội tuyển trẻ Quốc gia ................ 71 3.1.5. Thực trạng sử dụng phương tiện huấn luyện thể lực chuyên môn nội dung súng trường cho nam vận động viên Đội tuyển trẻ Quốc gia ................ 72 3.1.6. Thực trạng trình độ thể lực chuyên môn nội dung súng trường của nam vận động viên Đội tuyển trẻ Quốc gia ............................................................. 76 3.1.7. Bàn luận kết quả nghiên cứu nhiệm vụ 1 ............................................. 87 3.2. Lựa chọn, ứng dụng và đánh giá hiệu quả bài tập phát triển thể lực chuyên môn nội dung súng trường cho nam vận động viên Đội tuyển trẻ Quốc gia .......................................................................................................... 91 3.2.1. Lựa chọn bài tập phát triển thể lực chuyên môn nội dung súng trường cho nam vận động viên Đội tuyển trẻ Quốc gia .............................................. 91 3.2.2. Xây dựng kế hoạch huấn luyện thể lực chuyên môn nội dung súng trường cho nam vận động viên Đội tuyển trẻ Quốc gia .................................. 98 3.2.3. Ứng dụng và đánh giá hiệu quả bài tập phát triển thể lực chuyên môn nội dung súng trường cho nam vận động viên Đội tuyển trẻ Quốc gia ........ 114 3.2.4. Bàn luận kết quả nghiên cứu nhiệm vụ 2 ........................................... 120 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 124 A. Kết luận .................................................................................................... 124 B. Kiến nghị .................................................................................................. 125 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ Thể Số TT Nội dung Trang loại Thực trạng phân phối các thời kỳ huấn luyện trong kế hoạch huấn luyện năm nội dung súng 3.1 64 trường cho nam vận động viên Đội tuyển trẻ Quốc gia Phân phối nội dung huấn luyện cho nam vận động viên Đội tuyển trẻ Quốc gia nội dung súng 3.2 65 trường qua các thời kỳ trong kế hoạch huấn luyện năm Thống kê tổng hợp phân phối thời gian các nội 3.3 dung huấn luyện súng trường cho nam vận động 66 viên Đội tuyển trẻ Quốc gia Thực trạng tỉ lệ phân phối nội dung huấn luyện 3.4 Bảng thể lực chuyên môn cho nam vận động viên Đội 67 tuyển trẻ Quốc gia Diễn biến lượng vận động trong chu kỳ ngắn 3.5 67 (tuần) Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ huấn luyện 3.6 nội dung súng trường cho nam vận động viên 69 Đội tuyển trẻ Quốc gia Thực trạng đội ngũ huấn luyện viên, vận động 3.7 70 viên Đội tuyển trẻ Quốc gia Thực trạng sử dụng các phương pháp huấn luyện thể lực chuyên môn nội dung súng trường 3.8 72 cho nam vận động viên Đội tuyển trẻ Quốc gia (n = 8)
  10. Thực trạng sử dụng các phương tiện huấn luyện thể lực chuyên môn môn nội dung súng trường 3.9 73 cho nam vận động viên Đội tuyển trẻ Quốc gia (n = 8) Thực trạng sử dụng các bài tập phát triển thể lực Sau 3.10 chuyên môn nội dung súng trường cho nam vận trang động viên Đội tuyển trẻ Quốc gia (n = 8) 74 Kết quả phỏng vấn lựa chọn test đánh giá thể Sau 3.11 lực chuyên môn nội dung súng trường cho nam trang vận động viên Đội tuyển trẻ Quốc gia (n = 30) 77 Xác định tính thông báo của các test đánh giá trình độ thể lực chuyên môn nội dung súng 3.12 79 trường cho nam vận động viên Đội tuyển trẻ Quốc gia (n = 8) Mối tương quan giữa hai lần lập test của các test đánh giá thể lực chuyên môn nội dung súng 3.13 80 trường cho nam vận động viên Đội tuyển trẻ Quốc gia (n = 8) Kết quả kiểm tra hệ số biến sai đánh giá thể lực 3.14 chuyên môn nội dung súng trường cho nam vận 82 động viên Đội tuyển trẻ Quốc gia Bảng tiêu chuẩn phân loại đánh giá trình độ thể Sau 3.15 lực chuyên môn nội dung súng trường cho nam trang vận động viên Đội tuyển trẻ Quốc gia 82 Bảng điểm đánh giá trình độ thể lực chuyên Sau 3.16 môn nội dung súng trường cho nam vận động trang viên Đội tuyển trẻ Quốc gia 83 Bảng điểm tổng hợp đánh giá thể lực chuyên 3.17 85 môn nội dung súng trường cho nam vận động
  11. viên Đội tuyển trẻ Quốc gia Đánh giá thực trạng trình độ thể lực chuyên môn 3.18 nội dung súng trường cho nam vận động viên 86 Đội tuyển trẻ Quốc gia Kết quả phỏng vấn xác định nguyên tắc lựa chọn bài tập phát triển thể lực chuyên môn nội 3.19 93 dung súng trường cho nam vận động viên Đội tuyển trẻ Quốc gia (n = 30) Kết quả phỏng vấn lựa chọn bài tập phát triển thể lực chuyên môn nội dung súng trường cho Sau 3.20 trang nam vận động viên Đội tuyển trẻ Quốc gia (n = 96 30) 3.21 Phân chia tỷ lệ huấn luyện thời kỳ chuẩn bị 1 102 Diễn biến lượng vận động thể lực thời kỳ chuẩn 3.22 102 bị 1 Phân chia tỷ lệ huấn luyện thời kỳ chuyên môn 1 3.23 103 Diễn biến lượng vận động thời kỳ chuyên môn 1 3.24 103 3.25 Phân chia tỷ lệ huấn luyện thời kỳ thi đấu 1 104 3.26 Diễn biến lượng vận động thời kỳ thi đấu 1 104 3.27 Phân chia tỷ lệ huấn luyện thời kỳ quá độ 1 105 3.28 Diễn biến lượng vận động thời kỳ quá độ 1 105 3.29 Phân chia tỷ lệ huấn luyện thời kỳ chuẩn bị 2 106 3.30 Diễn biến lượng vận động thời kỳ chuẩn bị 2 106 3.31 Phân chia tỷ lệ huấn luyện thời kỳ chuyên môn 2 107 Diễn biến lượng vận động thời kỳ chuẩn bị 3.32 107 chuyên môn 2
  12. 3.33 Phân chia tỷ lệ huấn luyện thời kỳ thi đấu 2 108 3.34 Diễn biến lượng vận động thời kỳ thi đấu 2 108 3.35 Phân chia tỷ lệ huấn luyện thời kỳ quá độ 2 109 3.36 Diễn biến lượng vận động thời kỳ quá độ 2 109 3.37 Phân chia tỷ lệ huấn luyện thời kỳ chuẩn bị 3 110 3.38 Diễn biến lượng vận động thời kỳ chuẩn bị 3 110 3.39 Phân chia tỷ lệ huấn luyện thời kỳ chuyên môn 3 111 3.40 Diễn biến lượng vận động thời kỳ chuyên môn 3 111 3.41 Phân chia tỷ lệ huấn luyện thời kỳ thi đấu 3 112 3.42 Diễn biến lượng vận động thời kỳ thi đấu 3 112 3.43 Phân chia tỷ lệ huấn luyện thời kỳ quá độ 3 113 3.44 Diễn biến lượng vận động thời kỳ quá độ 3 113 Kết quả kiểm tra thể lực chuyên môn của nam Sau 3.45 vận động viên Đội tuyển trẻ Quốc gia thời điểm trang trước thực nghiệm với thời kỳ chuẩn bị 1 (n = 8) 116 So sánh tỷ lệ phân loại thể lực chuyên môn của 3.46 nam vận động viên thời điểm trước thực nghiệm 117 với thời kỳ chuẩn bị 1 (n = 8) Kết quả kiểm tra thể lực chuyên môn nội dung súng trường cho nam vận động viên Đội tuyển Sau 3.47 trang trẻ Quốc gia thời kỳ chuẩn bị 1 và thời kỳ chuyên 117 môn 1 (n = 8) Kết quả kiểm tra thể lực chuyên môn nội dung súng trường cho nam vận động viên Đội tuyển Sau 3.48 trang trẻ Quốc gia thời kỳ chuyên môn 1 và thời kỳ 117 chuyên môn 2 (n = 8) Kết quả kiểm tra thể lực chuyên môn nội dung Sau 3.49 súng trường cho nam vận động viên Đội tuyển trang trẻ Quốc gia thời kỳ chuyên môn 2 và thời kỳ 117
  13. chuyên môn 3 (n = 8) So sánh kết quả kiểm tra thể lực chuyên môn cho 3.50 nam vận động viên Đội tuyển trẻ Quốc gia thời 118 điểm trước và sau thực nghiệm (n = 8) So sánh tỷ lệ phân loại thể lực chuyên môn của 3.51 nam vận động viên thời điểm trước và sau thực 119 nghiệm Diễn biến lượng vận động thời kỳ chuyên môn 1 3.1 68 (chu kỳ tuần) 3.2 Diễn biến lượng vận động thời kỳ chuẩn bị 1 102 3.3 Diễn biến lượng vận động thời kỳ chuyên môn 1 103 3.4 Diễn biến lượng vận động thời kỳ thi đấu 1 104 3.5 Diễn biến lượng vận động thời kỳ quá độ 1 105 3.6 Diễn biến lượng vận động thời kỳ chuẩn bị 2 106 Biểu Diễn biến lượng vận động thời kỳ chuẩn bị 3.7 107 đồ chuyên môn 2 3.8 Diễn biến lượng vận động thời kỳ thi đấu 2 108 3.9 Diễn biến lượng vận động thời kỳ quá độ 2 109 3.10 Diễn biến lượng vận động thời kỳ chuẩn bị 3 110 Diễn biến lượng vận động thời kỳ chuẩn bị 3.11 111 chuyên môn 3 3.12 Diễn biến lượng vận động thời kỳ thi đấu 3 112 3.13 Diễn biến lượng vận động thời kỳ quá độ 3 113
  14. 1 PHẦN MỞ ĐẦU Trong giai đoạn hiện nay phong trào thể dục thể thao (TDTT) nói chung, đặc biệt là môn Bắn súng đang ngày càng phát triển rộng trong phạm vi cả nước, bởi môn Bắn súng có vị trí và ý nghĩa hết sức quan trọng. Đây là một trong những môn thể thao được lãnh đạo ngành TDTT xác định là môn thể thao trọng điểm, được đầu tư phát triển ở nước ta trong nhiều năm qua, là môn thể thao phù hợp với thể trạng và khí chất người Việt Nam. Những năm gần đây có nhiều xạ thủ đã đứng trong tốp giành huy chương ở các giải quốc tế như: Hoàng Xuân Vinh, Trần Quốc Cường, Nguyễn Thu Vân, Nguyễn Thị Phương, Đặng Hồng Hà, Trần Hoàng Vũ, Nguyễn Duy Hoàng, Hà Minh Thành. Đặc biệt là 01 Huy chương vàng và 01 Huy chương bạc Olympic của Hoàng Xuân Vinh ở Rio năm 2016 tại Asiad 2023 ở Hàng Châu Trung Quốc. Phạm Quang Huy giành 01 Huy chương vàng, Ngô Hữu Vượng Huy chương bạc Asiad, Trịnh Thu Vinh, Nguyễn Thu Trang Huy chương đồng Châu Á 2023. Tại Đại hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 Sea Games 31 Bắn súng Việt Nam giành 17 huy chương, trong đó có 7 Huy chương vàng, 6 Huy chương bạc và 4 Huy chương đồng, xếp thứ 2 toàn đoàn. Đây là những thành tích đáng khích lệ ở các kỳ đại hội và các giải quốc tế cũng như đấu trường Olympic và Asiad. Xu hướng chung hiện nay trong huấn luyện đào tạo vận động viên (VĐV) bắn súng trẻ là ngoài việc tập trung phát triển các kỹ, chiến thuật, tâm lý cho VĐV thì việc nâng cao trình độ thể lực chuyên môn cũng chiếm vị trí vô cùng quan trọng. VĐV bắn súng cần phải được phát triển toàn diện các tố chất thể lực chuyên môn ở trình độ tương ứng, nhằm tạo tiền đề quan trọng để đáp ứng được nhu cầu huấn luyện hiện đại với lượng vận động (LVĐ) lớn, đó là cơ sở để đạt được thành tích cao trong thi đấu. Công tác huấn luyện trong môn Bắn súng là một quá trình phức tạp gồm nhiều giai đoạn mang tính kế thừa lẫn nhau. Nội dung của công tác huấn luyện cũng đa dạng, bao gồm nhiều mặt: Thể lực, kỹ thuật, chiến thuật và tâm lý thi đấu mặt nào của công tác huấn luyện bắn súng cũng đều quan trọng. Song ở các
  15. 2 giai đoạn, các thời kỳ khác nhau, thì vị trí vai trò lại không giống nhau, luôn có sự biến đổi. Môn Bắn súng thể thao đòi hỏi VĐV không những có thần kinh vững vàng, sự khéo léo, tinh tế khi thực hiện phối hợp kỹ thuật động tác mà còn phải có thể lực tốt, thể hiện sức mạnh của các cơ vùng vai, lưng, và cánh tay cũng như toàn bộ thân người, để có thể giữ súng ở tư thế tĩnh khi ngắm bắn, đặc biệt với những nội dung thi đấu kéo dài trong nhiều giờ đồng hồ sức mạnh của các nhóm cơ vùng thân và chi trên sẽ giúp VĐV có thể duy trì độ chính xác cao trong suốt thời gian thi đấu. Như vậy có thể thấy, thể lực chuyên môn là một trong những yếu tố quan trọng không thể thiếu trong hoạt động tập luyện và thi đấu của VĐV bắn súng được thể hiện ở khả năng giữ chắc khẩu súng, với độ ổn định cao nhất có thể trong suốt quá trình thực hiện bài bắn nhiều giờ. Một nền tảng thể lực chuyên môn tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho VĐV thực hiện tốt các kỹ thuật động tác, từ đó nâng cao thành tích bắn. Thực tế cho thấy các VĐV bắn súng trẻ Việt Nam nói chung, các VĐV bắn súng trẻ của Trung tâm Đào tạo VĐV Trường Đại học TDTT Bắc Ninh nói riêng còn hạn chế về trình độ thể lực, đặc biệt là thể lực chuyên môn. Vì vậy, vấn đề nghiên cứu lựa chọn được các phương pháp và phương tiện huấn luyện phù hợp để nâng cao hiệu quả công tác huấn luyện thể lực chuyên môn cho VĐV bắn súng trẻ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển thể lực chuyên môn. Qua quan sát các buổi tập luyện và thi đấu của nam VĐV Đội tuyển trẻ Quốc gia nội dung súng trường trong những năm gần đây, chúng tôi nhận thấy trình độ phát triển thể lực chuyên môn không đồng đều. Điều này thể hiện rõ ở các loạt bắn về sau, sức bền của VĐV giảm đi rõ rệt nhất trong các loạt bắn cuối. Thực trạng này có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu được xác định là chưa có được những bài tập phát triển thể lực chuyên môn phù hợp, và chính điều này làm ảnh hưởng thành tích của các VĐV. Những năm gần đây ở nước ta có rất nhiều công trình nghiên cứu về thể lực nói chung và thể lực chuyên môn nói riêng cho VĐV có giá trị khoa học ứng
  16. 3 dụng tốt. Trước hết, phải kể đến các công trình khoa học nghiên cứu về tố chất thể lực chuyên môn của VĐV đã có một số tác giả quan tâm nghiên cứu như: Tác giả Phạm Thị Hiên (2018), Nguyễn Văn Hoàng (2018), Triệu Thị Hoa Hồng (2019), Đinh Thị Tố Loan (2018), Nguyễn Ngọc Nam (2019), Cù Thị Thanh Tú (2020), Đỗ Hữu Trường (2021) Các tác giả trên đã quan tâm rất nhiều tới vấn đề tuyển chọn và đánh giá trình độ tập luyện cũng như phát triển thể lực chuyên môn, quan tâm phát triển thành tích cho VĐV ở các câu lạc bộ bắn súng khác nhau trên cả nước. Đây là những công trình nghiên cứu có ý nghĩa trong việc phát triển môn Bắn súng. Tuy nhiên, chưa có luận án, đề tài, tài liệu, công trình nào đi sâu nghiên cứu đề cập đến việc phát triển thể lực chuyên môn cho nam VĐV Bắn súng Đội tuyển trẻ Quốc gia [16], [23], [25], [28], [31], [50], [54]. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên cho thấy, việc lựa chọn các bài tập phát triển thể lực chuyên môn nội dung súng trường cho nam VĐV Đội tuyển trẻ Quốc gia là vấn đề mang tính cấp thiết. Nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác huấn luyện cho nam VĐV bắn súng tác giả nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu bài tập phát triển thể lực chuyên môn nội dung súng trường cho nam vận động viên Đội tuyển trẻ Quốc gia”. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng nhằm xác định: Các thành phần thể lực quan trọng liên quan đến nội dung súng trường; các phương pháp và bài tập rèn luyện thể lực áp dụng cho VĐV bắn súng trường. Từ đó, thiết kế và đề xuất các bài tập chuyên môn nhắm vào các thành phần thể chất đã được xác định, nhu cầu và chuyển động cụ thể nhằm nâng cao thể lực chuyên môn nội dung súng trường cho nam VĐV Đội tuyển trẻ Quốc gia; và đánh giá tính hiệu quả, khả thi của các bài tập đề xuất thông qua thực nghiệm và phản hồi từ các vận động viên, huấn luyện viên bắn súng trường giàu kinh nghiệm. Đồng thời góp phần tối ưu hóa các chương trình rèn luyện thể lực chuyên môn cho nam VĐV nội dung súng trường, cuối cùng là cải thiện thành tích thi đấu và phát triển thể thao tổng thể của VĐV Đội tuyển bắn súng trẻ Quốc gia.
  17. 4 Nhiệm vụ nghiên cứu Để giải quyết mục đích nghiên cứu, đề tài xác định 2 nhiệm vụ cụ thể sau: Nhiệm vụ 1: Đánh giá thực trạng công tác huấn luyện thể lực chuyên môn nội dung súng trường cho nam vận động viên Đội tuyển trẻ Quốc gia. Thực trạng phân phối nội dung huấn luyện thể lực chuyên môn nội dung súng trường cho nam VĐV Đội tuyển trẻ Quốc gia. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ huấn luyện thể lực chuyên môn nội dung súng trường cho nam VĐV Đội tuyển trẻ Quốc gia. Thực trạng đội ngũ huấn luyện viên huấn thể lực chuyên môn nội dung súng trường cho nam VĐV Đội tuyển trẻ Quốc gia. Thực trạng sử dụng phương pháp huấn luyện thể lực chuyên môn nội dung súng trường cho nam VĐV Đội tuyển trẻ Quốc gia. Thực trạng sử dụng phương tiện huấn luyện thể lực chuyên môn nội dung súng trường cho nam VĐV Đội tuyển trẻ Quốc gia. Thực trạng trình độ thể lực chuyên môn nội dung súng trường cho nam VĐV Đội tuyển trẻ Quốc gia. Nhiệm vụ 2: Lựa chọn, ứng dụng và đánh giá hiệu quả bài tập phát triển thể lực chuyên môn nội dung súng trường cho nam vận động viên Đội tuyển trẻ Quốc gia. Lựa chọn bài tập phát triển thể lực chuyên môn nội dung súng trường cho nam vận động viên Đội tuyển trẻ Quốc gia. Xây dựng kế hoạch huấn luyện thể lực chuyên môn nội dung súng trường cho nam vận động viên Đội tuyển trẻ Quốc gia. Ứng dụng và đánh giá hiệu quả bài tập phát triển thể lực chuyên môn nội dung súng trường cho nam vận động viên Đội tuyển trẻ Quốc gia. Giả thuyết khoa học Qua khảo sát thực trạng công tác huấn luyện cho thấy, thể lực chuyên môn nội dung súng trường của nam VĐV bắn súng Đội tuyển trẻ Quốc gia còn hạn chế, bất cập do nhiều nguyên nhân khác nhau, song nguyên nhân cơ bản dẫn đến thực trạng này xuất phát từ việc các bài tập phát triển thể lực chuyên môn
  18. 5 hiện đang sử dụng trong huấn luyện chưa phù hợp và kém hiệu quả. Nếu lựa chọn được các bài tập phát triển thể lực chuyên môn đảm bảo tính khoa học và phù hợp với điều kiện thực tiễn, sẽ nâng cao được thể lực chuyên môn nội dung súng trường của nam VĐV bắn súng Đội tuyển trẻ Quốc gia. Ý nghĩa khoa học của luận án Kết quả nghiên cứu của đề tài đã hệ thống hóa và bổ sung những kiến thức lý luận về phát triển thể lực nói chung, việc phát triển thể lực chuyên môn nói riêng cũng như việc sử dụng bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nam VĐV bắn súng Đội tuyển trẻ Quốc gia, góp phần hoàn thiện hệ thống lý luận về phát triển thể lực chuyên môn cho VĐV bắn súng. Ý nghĩa thực tiễn của luận án Trên cơ sở kết quả đánh giá thực trạng công tác huấn luyện trình độ thể lực chuyên môn nội dung súng trường của nam VĐV bắn súng Đội tuyển trẻ Quốc gia, đề tài đã xác định được 9 test đánh giá, lựa chọn và ứng dụng 28 bài tập, xây dựng được kế hoạch huấn luyện đảm bảo tính khoa học, khả thi trong việc phát triển thể lực chuyên môn cho nam VĐV bắn súng Đội tuyển trẻ Quốc gia. Ứng dụng vào thực tiễn bước đầu cho thấy các bài tập này đã phát huy tác dụng, làm rõ được tính hiệu quả trong việc phát triển thể lực chuyên môn nội dung súng trường cho nam VĐV bắn súng Đội tuyển trẻ Quốc gia.
  19. 6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Đặc điểm của môn súng trường thể thao Bắn súng là một môn thể thao mang tính chất trí tuệ, hoạt động tĩnh lực, hoạt động thần kinh nhiều hơn hoạt động cơ bắp. Môn Bắn súng thể thao đòi hỏi người tập phải có thần kinh vững vàng, tính khéo léo thực hiện kỹ thuật động tác mà còn phải có thể lực tốt thể hiện ở sức mạnh của các cơ tham gia giữ im súng cùng với thể lực chung và thể lực chuyên môn khi bắn trong nhiều giờ liền mà mức độ chính xác không bị giảm sút. Đặc điểm môn súng trường thể thao nam (3x40): Là môn bắn tương đối khó nhưng có độ hấp dẫn rất cao. Bài bắn của môn súng trường thể thao nam (3x40) bao gồm 3 tư thế: Quỳ bắn, nằm bắn, đứng bắn [34], [51]. Súng trường thể thao bao gồm rất nhiều loại súng. Nhưng hiện nay được sử dụng rộng rãi để tập luyện và thi đấu đó là loại súng trường tự chọn Anschutz–Moden 1913 do Đức chế tạo là một loại súng tốt có độ chính xác cao, chuyên dùng để bắn tập và bắn thi đấu ở cự ly 50m. 1.1.1. Tư thế quỳ bắn súng trường thể thao Hình 1. Tư thế quỳ bắn súng trường thể thao
  20. 7 Đặc điểm kỹ thuật: Quỳ bắn tương đối khó hơn nằm bắn vì quỳ bắn, trọng tâm của hệ thống “người - súng” ở một vị trí tương đối cao. Tư thế này dựa trên 4 điểm tựa là bàn chân trái, đầu gối phải, mũi chân phải, bao cát và một điểm chống đỡ không gian - khuỷu tay trái chống lên thông qua dây đeo súng và vai tỳ để hình thành tư thế quỳ ngắm bắn [34], [51]. Tư thế động tác quỳ bắn: Nửa mặt của VĐV xoay sang phải, đầu gối bên phải quỳ trên đất, mông tỳ lên gót chân phải. Có thể lót bao cát dưới lòng bàn chân phải để bao cát chống đỡ phần lớn trọng lượng của cơ thể. Thân trên hơi ưỡn ra trước tự nhiên nhưng không được ưỡn quá xa. Cơ bắp thả lỏng, thân hơi xoay sang trái, má kề vào báng súng. Cánh tay trái đeo dây đeo súng để giảm sự dao động - nòng súng, khuỷu tay trái tỳ lên đầu gối trái, tay trái đặt dưới phần tay ốp bằng gỗ của súng. Tay phải cầm súng thật chắc chắn, khuỷu tay phải không tỳ vào đâu, cánh tay phải buông tự nhiên [34], [51]. Bàn chân phải của VĐV đặt lên chính giữa của bao cát, mông đặt lên gót chân phải, chân phải để vuông góc với mặt đất hoặc xoay 10-20o về bên phải. Chân trái đưa ra và hợp thành hình tam giác cùng mũi chân phải và đầu gối phải, cẳng chân phải hợp với hướng bắn tạo thành góc 60°-65°. Cột sống hơi cong xuống để trọng lượng thân trên dồn xuống bao cát. Cẳng chân trái để thẳng đứng hoặc hơi nghiêng về phía sau hoặc trước, bàn chân xoay vào trong, tạo thành góc 30°-45° so với hướng bắn [34], [51]. Sau khi chỉnh song dây đeo súng, cánh tay và cẳng tay trái hợp thành góc 95-110°. Khuỷu tay chống lên đầu gối. Sau khi cầm súng, cánh tay phải thả lỏng tự nhiên, hợp thành góc khoảng 35° so với cơ thể. Báng súng tỳ vào sát bên trong hõm vai (ở giữa phần cơ delta và cơ ngực). Tay phải nắm chắc súng, duy trì sự ổn định cân bằng giữa “cơ thể và súng”. Đầu hơi nghiêng về phía má kề báng súng, cố gắng duy trì thả lỏng cơ ở phần cổ [34], [51].