Khóa luận Lễ phục sinh của Công giáo Việt Nam ý nghĩa và giá trị

pdf 76 trang thiennha21 15/04/2022 3810
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Lễ phục sinh của Công giáo Việt Nam ý nghĩa và giá trị", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_le_phuc_sinh_cua_cong_giao_viet_nam_y_nghia_va_gia.pdf

Nội dung text: Khóa luận Lễ phục sinh của Công giáo Việt Nam ý nghĩa và giá trị

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN HOÀNG THÁI PHƯƠNG LỄ PHỤC SINH CỦA CÔNG GIÁO VIỆT NAM Ý NGHĨA VÀ GIÁ TRỊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH TRIẾT HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2015-X Hà Nội - 2019
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN HOÀNG THÁI PHƯƠNG LỄ PHỤC SINH CỦA CÔNG GIÁO VIỆT NAM Ý NGHĨA VÀ GIÁ TRỊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH TRIẾT HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2015-X NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. VŨ VĂN CHUNG Hà Nội - 2019
  3. Lời cảm ơn Trong suốt quá trình làm khoá luận, đã có rất nhiều cá nhân cùng cộng đồng đã giúp đỡ, hộ trợ em. Trước tiên với tình cảm sâu sắc và chân thành nhất, cho phép em được bày tỏ lòng biết ơn đến tất cả các cá nhân và tổ chức đã tạo điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài này. Để hoàn thành khóa luận này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Vũ Văn Chung, đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình viết Khoá luận tốt nghiệp. Em chân thành cảm ơn quý thầy, cô trong khoa Triết học cùng Bộ môn Tôn giáo học, Trường Đại học KHXH và NV đã tận tình truyền đạt kiến thức trong những năm em học tập. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quí báu để em bước vào đời một cách vững chắc và tự tin. Do kinh nghiệm thực tế còn non yếu, nên chắc chắn em còn nhiều thiếu sót nên rất mong các thầy cô bỏ qua. Đồng thời mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp từ các thầy cô để giúp em tích lũy thêm kinh nghiệm để hoàn thiện bài báo cáo tốt nghiệp sắp tới đạt kết quả tốt hơn. Em xin kính chúc quý thầy, cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp cao quý. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 29 tháng 4 năm 2019 Phương Hoàng Thái Phương
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 NỘI DUNG 6 Chương 1: LỄ PHỤC SINH CỦA NGƯỜI CÔNG GIÁO TRONG TRUYỀN THỐNG KITÔ 6 1.1. Lịch sử và vị trí lễ Phục sinh trong truyền thống Kitô 6 1.1.1. Lịch sử hình thành 6 1.1.2. Vị trí của ngày lễ Phục Sinh trong năm Phụng Vụ của các tín đồ Kitô giáo. 10 1.2. Ý nghĩa và phong tục ngày lễ Phục Sinh trong truyền thống Kitô. 12 1.2.1. Ý nghĩa Phục sinh trong truyền thống Kitô. 12 1.2.2. Một số phong tục trong ngày lễ phục sinh. 15 1.3. Lễ Phục sinh của người Công giáo. 20 1.3.1. Những quan niệm về Phục sinh của người Công giáo. 20 1.3.2. Cách tính ngày lễ Phục sinh theo truyền thống của Giáo hội. 24 1.3.3. Quy định của Giáo hội về tổ chức ngày lễ Phục sinh. 27 Tiểu kết chương 1 30 Chương 2: MỘT SỐ BIỂU HIỆN Ý NGHĨA VÀ GIÁ TRỊ NHÂN SINH TRONG LỄ PHỤC SINH CỦA NGƯỜI CÔNG GIÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 31 2.1. Khái quát chung về Công giáo ở Việt Nam. 31 2.1.1. Quá trình du nhập và phát triển. 31 2.1.2. Đặc điểm của Công giáo ở Việt Nam. 39 2.2. Lễ Phục sinh trong đời sống đạo của người Công giáo Việt Nam. 41 2.2.1. Quá trình chuẩn bị và những qui định trước và trong mùa lễ Phục sinh. 41 2.2.2. Không gian, thời gian và đặc điểm lễ Phục sinh của người Công giáo Việt Nam hiện nay. 46
  5. 2.2.3. Vị trí của lễ Phục Sinh trong đời sống đạo của các tín đồ Công giáo ở Việt Nam. 48 2.3. Giá trị của thánh lễ Phục sinh đối với giáo dân Công giáo Việt Nam. 49 2.3.1. Giá trị thần học của lễ Phục sinh trong đời sống đạo của người Công giáo Việt Nam. 50 2.3.2. Giá trị nhân sinh của thánh lễ Phục sinh đối với người Công giáo Việt Nam. 53 2.3.3. Sự đóng góp của thánh lễ Phục sinh đối với không gian văn hoá Việt Nam. 57 Tiểu kết chương 2 59 KẾT LUẬN 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO 62 PHỤ LỤC 67
  6. MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Theo đúng tinh thần của Nghị quyết số 24 NQ-TW ngày 16/10/1990 của Bộ Chính trị khóa VI về “Tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới” đã chỉ rõ: “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân và tôn giáo có những giá trị văn hóa đạo đức phù hợp với chế độ mới” [30]. Tín ngưỡng, tôn giáo đã, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đồng bào các tôn giáo chính là là bộ phận của khối đại đoàn kết dân tộc. Công giáo đã du nhập vào Việt Nam được hơn 4 thế kỷ. Sự du nhập này đã mang theo các loại hình văn hóa mới ở Việt Nam trên nhiều lĩnh vực, từ kiến trúc, nghề in, báo chí, văn học, đến sân khấu, kịch, điêu khắc, nghệ thuật đã xuất hiện nhiều nét mới lạ. Cùng với thời gian dần dần Công giáo đã trở thành mạch sống bên trong bản sắc dân tộc, trở thành một trong những tôn giáo lớn của đất nước. So với các tôn giáo khác tại Việt Nam, Công giáo du nhập vào chưa lâu và gặp nhiều khó khăn, nhưng trong quá trình truyền bá nhưng đã và đang có ảnh hưởng sâu sắc đối với đời sống tinh thần trong xã hội Việt Nam. Đặc biệt, trong công cuộc giao lưu và tiếp biến với văn hóa Việt Nam. Vị thế của Công giáo trong đời sống kinh tế, văn hóa xã hội nước ta không ngừng gia tăng. Cho tới nay số tín đồ Công giáo tại Việt Nam đã chiếm tới xấp xỉ 10% dân số nước ta, đứng thứ 2 sau Phật giáo [6, tr.1]. Cùng với sự gia tăng về số lượng tín đồ, quá trình nhập thế của văn hóa Công giáo đối với văn hóa bản địa Việt Nam vẫn không ngừng diễn ra. Văn hóa Công giáo in dấu trong văn hóa Việt Nam và ngược lại. Công giáo cũng đem đến những giá trị mới cho văn hoá Việt như tiếng chuông nhà thờ mỗi giờ lễ, những lời kinh phụng vụ được Việt hoá theo thơ ca, vần điệu Việt Nam, những bài thánh ca, bài giảng mang đầy giá trị giáo dục. Đặc biệt, Công giáo còn đem tới Việt Nam những ngày lễ hội phương Tây đa dạng và có tính nhân văn sâu sắc. 1
  7. Nhắc tới ngày lễ của Công giáo, hầu hết tất cả mọi người đều nhớ tới lễ Giáng Sinh đầu tiên – một ngày lễ trọng không chỉ đối với người Công giáo mà còn đối với các Kitô hữu trên khắp thế giới. Ngày lễ Giáng Sinh ở Việt Nam được ăn mừng to không kém gì các nước phương Tây. Khắp các cửa hàng đều trang trí và bán đồ lưu niệm cho lễ Giáng Sinh. Không chỉ những người theo đạo mà kể cả những người không theo Công giáo cũng đều chung vui ăn mừng đêm Chúa Jesus ra đời. Có thể nói, đối với những người không theo đạo, lễ Giáng Sinh là ngày lễ lớn nhất trong Công giáo. Tuy nhiên, trên thực tế đối với người Công giáo, ngày lễ Phục sinh mới là ngày lễ lớn nhất. Ở các nước phương Tây, lễ Phục sinh được ăn mừng và tổ chức lớn không kém so với lễ Giáng Sinh. Còn tại Việt Nam, khi nhắc tới lễ Phục sinh, đa phần những người không theo đạo lại không biết hoặc cho rằng đây là ngày lễ kém quan trọng hơn so với ngày Giáng Sinh. Đối với một số bộ phận giáo dân theo đạo cũng chưa hiểu biết kỹ về ngày lễ này mà chỉ cho rằng đây là một ngày lễ buộc phải tham dự chứ không hiểu rõ ý nghĩa của ngày lễ Phục sinh. Điều này có thể gây ảnh hưởng tới niềm tin tôn giáo của một bộ phận tín đồ Công giáo. Như vậy, lễ Phục sinh của Công giáo tại Việt Nam không được nhiều người biết tới trong khi đây là một ngày lễ long trọng mang trong đó toàn bộ giá trị và ý nghĩa đức tin của người Công giáo, sự kiện Phục sinh trong Kinh Thánh còn đánh dấu sự ra đời của Giáo hội Công giáo. Không chỉ vậy, việc tổ chức lễ Phục sinh tại các giáo xứ kết hợp với những tục lệ dân gian của Việt Nam đã góp phần tạo ra nét riêng của Công giáo Việt Nam đồng thời cũng làm đa dạng hoá văn hoá Việt. Để làm rõ những đặc điểm, giá trị của lễ Phục sinh cũng như Công giáo Việt Nam, tôi chọn đề tài Lễ Phục sinh của Công giáo ở Việt Nam – ý nghĩa và giá trị làm đề tài khoá luận tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài. Đông Nam Á là khu vực tồn tại những bản sắc văn hoá riêng nổi bật. Bởi vậy khi Công giáo du nhập và có sự giao thoa với văn hoá Việt Nam đã có rất 2
  8. nhiều công trình nghiên cứu của các học giả về Công giáo Việt Nam, về đời sống tinh thần cũng như sinh hoạt tôn giáo của các tín đồ Công giáo. Một số công trình nổi bật như Tôn giáo trong mối quan hệ văn hoá và phát triển ở Việt Nam (2004), Nghi lễ và lối sống công giáo trong văn hoá Việt Nam (2001), Nếp sống đạo của người Công giáo Việt Nam (2010) của tác giả Nguyễn Hồng Dương. Trong các công trình này, tác giả đã đề cập đến tác động qua lại của văn hóa tôn giáo được xem là một thành tố quan trọng của văn hóa Việt Nam. Đồng thời, có giành riêng một phần nói về sự hội nhập của văn hóa Công giáo đối với văn hóa Việt Nam trên nhiều lĩnh vực như Hội họa, kiến trúc, điêu khắc, văn học, nghệ thuật diễn xướng, thơ ca, lễ hội, âm nhạc Tuy nhiên trong khuôn khổ của một cuốn sách có giới hạn số trang nhất định, tác giả mới chỉ nêu vấn đề mà chưa có sự phân tích một cách hệ thống và sâu sắc đến từng vấn đề cụ thể. Trong luận án Ảnh hưởng qua lại giữa đạo Công giáo và văn hoá Việt Nam (2008) của Phạm Huy Thông, tác giả đã trình bày có hệ thống những tác động qua lại giữa Công giáo và văn hoá Việt Nam, đồng thời phác thảo quá trình biến đổi và phát triển của Công giáo trong mối quan hệ với văn hoá dân tộc cũng như phân tích một số đặc điểm của Công giáo Việt Nam thông qua một số ngày lễ Công giáo. Luận án Triết lý nhân sinh trong Phúc Âm và ý nghĩa của nó đối với lối sống của tín đồ Công Giáo Việt Nam hiện nay (2017), TS. Đỗ Xuân Hiển đã phân tích và hệ thống hoá các nội dung cơ bản của triết lý nhân sinh trong các sách Phúc Âm, trong đó sự kiện Phục Sinh, đồng thời làm rõ ý nghĩa của triết lý nhân sinh trong Phúc âm đối với lối sống của tín đồ Công giáo Việt Nam. Ngoài ra còn có nhiều nghiên cứu, luận văn, luận án bài báo trên các tạp chí, Internet cũng đề cập đến Lễ Phục sinh. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đều đã phân tích, làm rõ các đặc điểm cũng như sự du nhập của Công giáo vào Việt Nam, bên cạnh đó cũng làm rõ đời sống sinh hoạt của giáo dân trong năm Phụng Vụ cũng như trong các dịp 3
  9. lễ đặc biệt là lễ trọng như Lễ Phục sinh, tuy nhiên, các công trình trên vẫn chưa đề cập chi tiết cũng như làm rõ các đặc điểm, ý nghĩa của Lễ Phục sinh của Công giáo ở Việt Nam cũng như ảnh hưởng của ngày lễ này đối với các tín đồ Công giáo một cách có hệ thống. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. - Mục đích nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu của khoá luận là phân tích, làm rõ những nội dung, đặc điểm của thánh lễ Phục sinh ở Việt Nam, từ đó đưa ra ý nghĩa của lễ Phục sinh nói chung và ý nghĩa đối với các tín đồ Công giáo nói riêng. - Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích như đã nêu ở trên, khóa luận có những nhiệm vụ cụ thể như sau: Thứ nhất là trình bày khái quát được về Lễ Phục Sinh của Công giáo ở Việt Nam: lịch sử hình thành và phát triển, biểu hiện, nội dung hành lễ, ý nghĩa của ngày lễ và một số biểu tượng trong ngày lễ. Trên cơ sở đó chỉ ra giá trị nhân sinh và vai trò của nó đối với đời sống văn hóa tinh thần của giáo dân. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. - Đối tượng nghiên cứu của khoá luận là nội dung và ý nghĩa cũng như giá trị của lễ Phục sinh của Công giáo Việt Nam hiện nay. - Phạm vi nghiên cứu của khoá luận là ý nghĩa và giá trị nhân sinh, giá trị thần học của lễ Phục sinh trong đời sống đạo của người giáo dân Công giáo Việt Nam. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu. - Cơ sở lý luận: Khoá luận được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cũng như quan điểm của Đảng và Nhà nước về vấn đề tôn giáo. - Phương pháp nghiên cứu: Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Phương pháp chủ yếu là phân tích - tổng 4
  10. hợp, thống nhất lịch sử - logic, khái quát hoá, trừu tượng hoá, so sánh, đồng thời kế thừa có chọn lọc một số kết quả điều tra, nghiên cứu của các công trình nghiên cứu đi trước. Các phương pháp được sử dụng đan xen để làm rõ mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 6. Đóng góp của luận văn. Luận văn đã làm rõ nội dung và đặc điểm của lễ Phục sinh của Kitô giáo nói chung và Công giáo Việt Nam nói riêng. Đồng thời chỉ ra ý nghĩa và giá trị của thánh lễ này đối với người Công giáo cũng như đóng góp của thánh lễ với văn hoá Việt Nam. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn. - Ý nghĩa lý luận: Khóa luận đã góp phần làm rõ vai trò của lễ Phục sinh trong đời sống tinh thần của người Công giáo Việt Nam. - Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của khóa luận có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu, giảng dạy, học tập. 8. Kết cấu của đề tài. Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung chính của đề tài gồm 2 chương, 6 tiết. 5
  11. NỘI DUNG Chương 1: LỄ PHỤC SINH CỦA NGƯỜI CÔNG GIÁO TRONG TRUYỀN THỐNG KITÔ 1.1. Lịch sử và vị trí lễ Phục sinh trong truyền thống Kitô 1.1.1. Lịch sử hình thành Kitô giáo là một tôn giáo lớn có lịch sử lâu đời do Đức Jesus Christ (theo như trong Kinh Thánh là con của Chúa Sáng Thế) sáng lập ra vào khoảng những năm đầu của thế kỉ I tại vùng Trung Đông, thuộc Đế chế Roma. Trải qua các lần phân chia, Kitô giáo đã phân chia, hình thành các hệ phái khác nhau như: Công giáo Roma, Chính Thống giáo Đông phương, Tin Lành, Anh giáo với nhiều sự khác biệt trong tổ chức giáo hội, giáo lý, giáo luật cũng như quan điểm về thần học. Tuy nhiên, đối với các Kitô hữu, luôn có những ngày lễ trọng đại phải được cử hành, đặc biệt là lễ Phục sinh – là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm và có lịch sử lâu đời nhất, chỉ sau lễ Sabbath. Lễ Phục Sinh là ngày lễ kỷ niệm sự phục sinh của Chúa Jesus. Ngài đã bị chính quyền La Mã bắt và hành hình. Ngày thứ Sáu sau khi bị các quan chức Đế Quốc La Mã bắt và tuyên án tử hình, Chúa đã chết đi và sau đó hồi sinh. Sự kiện này được ghi chép lại trong Phúc Âm rằng Đức Giêsu đã biết trước sự chết để đền tội cho loài người và sự phục sinh của mình [Luca 9:22]. Sau 3 ngày chôn táng, tức vào ngày Chủ Nhật, Ngài sống lại. Phúc Âm trong Tân Ước đều ghi chép lại sự kiện này và đề cập đến việc Jesus gặp lại các môn đệ của mình cũng như làm phép và giảng dạy trong quá trình truyền giáo ở các địa điểm khác nhau trong suốt 40 ngày kể từ ngày phục sinh, rồi ngài lên trời [Luca 24:44 – 49]. Sau đó 10 ngày, tức ngày thứ 50, Chúa Thánh Thần hiện xuống với các tông đồ và loan báo tin mừng. Theo Tân Ước, đây được xem là ngày khai sinh ra Giáo hội, Giáo hội được coi là thân mình và là hiền thê của Chúa Jesus Christ. Vì vậy mà Lễ Phục Sinh được diễn ra nhằm tưởng niệm sự chết và phục sinh của Ngài. Đây là một sự kiện đóng dấu mốc đặc biệt quan trọng trong lịch sử hình thành Kitô 6
  12. giáo. Do đó, trong năm phụng vụ Công giáo có mùa Phục Sinh đóng vai trò quan trọng được kéo dài 50 ngày (ngũ tuần) tính từ Chúa Nhật Phục Sinh cho tới Chúa Nhật Hiện Xuống. Ngoài ra, có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, lễ Phục sinh (Easter), thực chất có liên hệ nhiều với Lễ Vượt Qua (Passover) của Do Thái giáo – là ngày lễ diễn ra vào ngày 14-15 tháng Nisan (tháng thứ nhất của năm tính theo niên lịch Do Thái, thường là tháng ba hoặc tháng tư theo lịch Tây phương). Đây là lễ kỉ niệm đêm trước ngày thiên sứ Moses lãnh đạo người Do Thái thoát khỏi sự nô dịch của Ai Cập. Trong sự kiện đó, máu cừu non (hay còn gọi là chiên) được sử dụng để bảo vệ các gia đình người Israel. Để ăn mừng ngày lễ này, người ta thường chọn một cừu non thuần khiết làm vật hiến tế cho lễ Vượt Qua. Trong Kitô giáo, Chúa Jesus đã trải qua bữa tối cuối cùng với các môn đệ của mình vào đêm trước lễ Vượt Qua. Ngài chấp nhận bị đóng đinh để chịu tội thay cho loài người vào ngày hôm sau, đó là ngày thứ nhất của lễ Vượt Qua. Đồng thời, Kinh Thánh Tân Ước cũng mô tả Jesus giống như một con chiên – vật tế của Chúa Trời “Kìa, Chiên Con của Đức Chúa Trời, là đấng cất tội lỗi của thế gian!” [Gioan 1:29] hay so sánh Chúa Jesus với cừu con lành lặn không tỳ vết được hiến tế vào lễ Vượt Qua: “Nhưng ấy là bởi huyết báu của Đấng Kitô, giống như huyết của chiên con lành lặn, không tỳ vết.” [1 Peter 1:19]. Như vậy, sự kiện Đức Jesus hy sinh thân mình để chuộc lỗi cho toàn bộ loài người được Tân Ước mô tả trong tương quan với sự kiện Moses giải phóng và dùng máu cừu để bảo vệ người Do Thái trong sách Xuất Hành. Dựa vào các dữ kiện như vậy, có thể thấy, mặc dù lễ Phục sinh có phần nào nguồn gốc từ lễ Vượt qua trong Do Thái giáo, nhưng lễ Vượt Qua cùng với lễ Phục sinh của Kitô giáo lại mang bộ mặt khác. Cụ thể, thay vì là kỉ niệm ngày Moses giải phóng người Do Thái, thì lễ Phục sinh là để kỉ niệm đức hy sinh, bao dung cùng sự màu nhiệm của Chúa, đồng thời kỉ niệm sự khởi đầu của Kitô giáo. Một nguồn gốc khác của lễ Phục Sinh được cho là bắt nguồn từ ngày hội Xuân thời cổ đại. Thực tế, sự phục sinh của Chúa trong Kinh Thánh được nhắc 7
  13. tới là sự “Sự Hồi sinh” – “The Resurrection”, còn lễ Phục Sinh – “Easter” theo Từ điển Bách Khoa Công giáo mới (NCE - 1967), tập 5, cụm từ này xuất phát từ cái tên “Ostera” trong thần thoại của Babylon. Hay trong nghiên cứu của Thánh Bede, một tu sĩ người Anh ở tu viện Thánh Peter Monkwearmouth và tu viện Thánh Paul Jarrow, Anh; đồng thời là một nhà sử học nổi tiếng vào thế kỷ VII, ông viết rằng từ “Easter” thực chất đến từ cái tên của nữ thần cổ Eostre (một số nơi gọi là Ostara) là nữ thần màu mỡ và nữ thần hoàng hôn – có nguồn gốc từ Scandinavia. Cái tên này có khá nhiều phiên bản tuỳ thuộc vào nhiều ngôn ngữ khác nhau, tuy nhiên nhìn chung các nhà sử học thế giới đều đưa ra nghiên cứu rằng “Eostre”, “Ostera” hay “Ishtar”, là nữ thần mùa xuân của Tây Âu, là biểu tượng của tháng 4 – vào thời cổ đại được gọi là “Eosturmonath” – ngày nay là “April”. Ngày lễ Eostre được tổ chức vào thời điểm xuân phân, khi mà thời gian của ban đêm và ban ngày ngang bằng nhau. Những biểu tượng của lễ Phục sinh như trứng và thỏ cũng bắt nguồn từ ngày lễ này. Cụm “Easter” là phiên bản tiếng anh của cái tên này, mặc dù các nhà sử học thế giới vẫn chưa tìm được khoảng thời gian chính xác mà nó bắt đầu được sử dụng, các nhà nghiên cứu tôn giáo cho rằng thuật ngữ này là một trong những từ tiếng Anh cổ xưa nhất đã tồn tại hơn một thiên nhiên kỉ. Lễ hội này có sự trùng khớp về mặt thời gian với lễ mừng Chúa phục sinh. Chính điều này khiến cho ngày lễ lớn của Kitô giáo có sự hoà nhập với truyền thống văn hoá cổ xưa, đặc biệt là truyền thống văn hoá Tây Âu của tộc người Slav cổ. Vì lẽ đó, cụm từ này được sử dụng phổ biến. Ban đầu các tín đồ Kitô muốn tôn giáo của mình dễ dàng hoà nhập và tiếp cận với nhiều người hơn cho nên đã cố gắng hội nhập các lễ nghi tôn giáo với các lễ nghi truyền thống và đôi khi đồng nhất chúng làm một. Do vậy, những biểu tượng như Trứng Phục Sinh và Thỏ Phục Sinh vốn là biểu tượng của mùa xuân đã gắn liền với mùa Phục Sinh của Kitô giáo như một yếu tố quan trọng không thể thiếu. Các từ điển giải nghĩa thuật ngữ của Công giáo đều nhắc tới “Easter” là thuật ngữ chỉ Lễ Phục sinh – “một ngày lễ quan 8
  14. trọng nhất của Thiên Chúa giáo được cử hành nhằm tưởng nhớ tới ngày phục sinh mầu nhiệm của Chúa Jesus sau khi bị hành hình như đã kể lại trong những sách Phúc Âm” [24, tr. 256 - 257]; hay là “một trong các lễ trọng của Công giáo, nhưng không cố định vào ngày nào trong lịch” [10, tr. 519 – 520]. Trong các tôn giáo có nguồn gốc từ Kitô như Công giáo, Chính thống giáo, Tin lành và Anh giáo, ngày diễn ra lễ Phục sinh thường rơi vào Chủ Nhật giữa ngày 22 tháng 3 đến ngày 25 tháng 4. Ngày tiếp theo, thứ Hai được công nhận là ngày nghỉ lễ chính thức của hầu hết các quốc gia có truyền thống Kitô giáo. Lễ Phục sinh và các ngày nghỉ trong mùa Phục sinh thường không cố định bởi nó được tính theo nhiều loại lịch khác nhau tuỳ theo quy định của các Giáo hội. Mặc dù đều được tổ chức vào Chủ Nhật, nhưng ngày chính xác của lễ Phục sinh hay ngày Chúa sống lại vẫn luôn là đề tài gây tranh luận giữa các giáo hội Chính thống giáo phương Đông và Công giáo phương Tây kể từ thế kỷ thứ II. Để giải quyết vấn đề này, Công đồng Nicaea thứ nhất năm 325 đã được tổ chức bởi Constantine Đại Đế. Constantine muốn Kitô giáo tách biệt hoàn toàn với Do Thái giáo và không muốn lễ Phục sinh được cử hành trong Lễ Vượt qua của người Do Thái. Hội đồng Nicaea theo đó yêu cầu lễ phục sinh phải được cử hành vào Chủ nhật và không bao giờ trong Lễ Vượt qua của người Do Thái. Vì vậy, Công đồng Nicaea đã quyết định rằng lễ Phục sinh sẽ được tổ chức vào Chủ Nhật sau ngày trăng tròn đầu tiên sau kì xuân phân [24, tr. 257]. Tuy nhiên mùa xuân phân cũng không cố định mà thay đổi theo từng năm. Vấn đề này vẫn còn gây tranh cãi, vì vậy việc tính ngày cuối cùng dựa nhiều vào Giáo hội ở Alexandria (Ai Cập), bởi họ được biết đến với sự thông thái trong thiên văn học. Ngày xuân phân được xác định là ngày 21 tháng 3 âm lịch, và lễ Phục sinh sẽ diễn ra theo cách tính bên trên. Đối với Giáo hội Công giáo mỗi nơi lại sử dụng các cách tính lịch khác nhau như Giáo hội Tây phương sử dụng lịch Gregorian để tính ngày, Giáo hội phương Đông dùng lịch Julian, ngoài ra một số giáo hội như Chính Thống giáo Đông phương vẫn tính ngày diễn ra lễ Phục sinh dựa trên 9
  15. ngày tổ chức lễ Vượt Qua. Vì vậy, ngày tổ chức lễ Phục Sinh ở các nơi thường không trùng nhau. Ngày nay lễ Phục Sinh không chỉ phổ biến trong phạm vi những tín đồ Thiên Chúa giáo mà còn lan rộng trở thành ngày lễ chung của nhiều người và được tổ chức với quy mô lớn, đặc biệt là ở các nước mà Công giáo phát triển như phương Tây. Tại Việt Nam, lễ Phục sinh không được biết đến nhiều và được ăn mừng, tổ chức lớn như lễ Giáng Sinh. Nhưng đối với người Công giáo đây vẫn là một ngày lễ quan trọng được tổ chức hằng năm với những nghi thức được hội nhập với phong tục và văn hoá Việt. 1.1.2. Vị trí của ngày lễ Phục Sinh trong năm Phụng Vụ của các tín đồ Kitô giáo. Trong Kitô giáo, năm Phụng vụ là thời gian một năm bắt đầu từ Chúa nhật mùa Vọng, trong đó Hội Thánh mừng các biến cố trọng đại cuộc đời Chúa Jesus, Đức Mẹ Mary và các thánh, hay cũng có thể coi là là chu kỳ các mùa Phụng Vụ trong một năm. Các mùa Phụng Vụ được ra đời nhằm mục đích cử hành những khía cạnh khác nhau của màu nhiệm Vượt Qua của Đức Christ. Năm Phụng Vụ có 52 tuần, khởi đầu với Chúa nhật thứ nhất Mùa Vọng và kết thúc với lễ Chúa Christ Vua Vũ trụ. Trong 52 tuần này các mùa Phụng Vụ được chia thành 5 mùa theo thứ tự là Mùa Vọng - gồm 4 Chúa nhật trước lễ Giáng sinh: chuẩn bị tâm hồn người tín hữu mừng mầu nhiệm Chúa xuống thế làm người; Mùa Giáng Sinh – từ lễ Giáng Sinh (25 – 12) đến hết lễ Chúa Jesus chịu Phép Rửa: mừng sự kiện Chúa Jesus giáng trần trong hình hài con người; Mùa Chay – từ thứ Tư Lễ Tro đến lễ Vọng Phục sinh: chuẩn bị tâm hồn tín hữu đón mừng mầu nhiệm Tử nạn Phục sinh của Chúa Jesus; Mùa Phục Sinh - từ lễ vọng Phục sinh đến lễ Hiện xuống: mừng việc Chúa Christ toàn thắng tội lỗi và tử thần; và cuối cùng là Mùa Thường Niên – kéo dài khoảng 34 tuần lễ, gồm 2 thời kỳ: Từ sau mùa Giáng sinh đến đầu mùa chay và từ sau lễ Hiện xuống đến hết tuần lễ Chúa Christ Vua. Lễ Phục Sinh nằm trong mùa Phục Sinh, tuy nhiên vị trí của ngày lễ Phục Sinh 10
  16. trong năm phục vụ của Giáo hội Tây phương và Chính thống giáo Đông phương cũng có nhiều sự khác nhau. Đối với Giáo hội Tây phương, lễ Phục Sinh đánh dấu việc kết thúc Mùa Chay – 40 ngày chay tịnh – giai đoạn ăn kiêng và sám hối để chuẩn bị cho lễ Phục Sinh. Giai đoạn này bắt đầu từ ngày thứ Tư Lễ Tro và kéo dài trong khoảng sáu tuần trước khi lễ Phục Sinh diễn ra. Tuần trước ngày Phục Sinh, trong truyền thống Kitô giáo là một tuần lễ đặc biệt gọi là Tuần Thánh. Tuần Thánh, đối với người theo Công Giáo hay Tin Lành, thường bắt đầu từ thứ Năm cho tới Chủ Nhật. Thứ Năm Tuần Thánh là ngày kỷ niệm Bữa tối cuối cùng của Chúa Jesus với các môn đệ của mình, và thứ Sáu Tuần Thánh để tưởng nhớ sự kiện Chúa bị đóng đinh trên thập giá. Ba ngày thứ Sáu, thứ Bảy Tuần Thánh cùng với Chúa Nhật Phục Sinh được gọi là Tam Nhật Phục Sinh (hay một số nơi cũng gọi là Tam Nhật Vượt Qua hoặc Tam Nhật Thánh). Ở một số nước, có thêm ngày thứ hai gọi là "Thứ hai Phục sinh" bởi Lễ Phục Sinh được kéo dài thêm 1 ngày. Đôi lúc cũng có nhiều Giáo hội bắt đầu lễ Phục sinh vào cuối buổi tối ngày Thứ bảy Tuần Thánh bằng một số lễ như lễ Vọng Phục Sinh hay Canh thức Vượt Qua. Không giống với Công giáo hay Tin Lành bắt đầu Mùa Chay vào Thứ Tư Lễ Tro, thì đối với Giáo hội Chính thống giáo phương Đông, Mùa Chay lại bắt đầu vào đêm Chủ Nhật – sáng thứ Hai và kết thúc vào Thứ Bảy lễ Thánh Lazarus. Tuy nhiên các tín đồ Chính Thống giáo vẫn sẽ tiếp tục ăn chay cho tới lễ Phục Sinh. Tuần Thánh sẽ bắt đầu sau Chúa Nhật Lá, và Lễ Phục Sinh - hay trong Chính thống giáo còn gọi là Pascha, bắt đầu vào cuối ngày thứ Bảy, vào buổi tối, dựa theo quan niệm của người Do Thái rằng buổi tối đó là bắt đầu của ngày Phục Vụ, đồng thời cũng để đảm bảo rằng không có lễ Phục Vụ Thánh nào khác vào buổi sáng, khiến lễ này trở thành “Lễ của mọi lễ” trong năm phục vụ1. 1 Theo mục sư Moses Hibbard tại nhà thờ Chính Thống giáo Nicholas, Billings, Mỹ trong bài báo của Susan Olp, Celebrating Easter looks differents for Eastern Orthodox, Catholic and Protestant churches, 2017. 11
  17. Mùa phụng vụ từ Lễ Phục sinh đến Chủ nhật của các Thánh (Chủ nhật sau Lễ Ngũ tuần) được gọi là Lễ Ngũ tuần ("năm mươi ngày"). Tuần bắt đầu vào Chủ nhật Phục sinh được gọi là Tuần Sáng, trong đó người theo đạo sẽ không phải ăn chay nữa, ngay cả vào Thứ Tư và Thứ Sáu. Giai đoạn hậu Lễ Phục sinh kéo dài 39 ngày, với ngày Apodosis (nghỉ phép) vào ngày trước Lễ Thăng Thiên của Chúa Jesus. Chủ nhật trong ngày lễ Ngũ tuần là ngày thứ năm mươi tính từ lễ Phục sinh. 1.2. Ý nghĩa và phong tục ngày lễ Phục Sinh trong truyền thống Kitô. Như trên đã trình bày, sự kiện Chúa Phục Sinh đóng vai trò trọng tâm trong niềm tin của tín đồ đạo Kitô. Người theo Kitô giáo tin rằng Chúa Jesus chết trên thập tự giá nhưng sau đó 3 ngày, từ cõi chết, Ngài đã sống lại, gặp lại các môn đệ của mình rồi sau đó trở về trời. Có thể nói, đây là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong quá trình phát triển của Kitô giáo. 1.2.1. Ý nghĩa Phục sinh trong truyền thống Kitô. Người theo Kitô giáo tin rằng Đức Chúa Trời đã mang Chúa Jesus sống lại từ cõi chết sau khi bị hành hình. Sự phục sinh này giải thích theo ý nghĩa thần học đó là sự mặc khải2 của Thiên Chúa về mục đích của Người, đó là sự cứu chuộc thế giới. Sự màu nhiệm và ý nghĩa của sự phục sinh của Chúa Jesus được Lesslie Newbigin nhắc tới trong cuốn The Gospel in Pluralist Society (Tạm dịch: Kinh Phúc Âm trong một xã hội đa nguyên) như sau: The end is the day when Jesus shall come again, when his hidden rule will become manifest and all things will be seen as they truly are. That is why we repeat at each celebration of the Supper the words which encapsulate the whole mystery of faith: “Christ has died. Christ is risen: Christ shall come again.” (Tạm dịch: Sự kết thúc là cái ngày khi mà Chúa Jesus sẽ trở lại, khi quyền lực còn ẩn giấu của ngài trở nên rõ ràng và mọi thứ được nhận biết với 2 Sự tác động trong tĩnh lặng của Thiên Chúa làm bộc lộ ra những điều thiêng liêng mầu nhiệm mà lý trí con người không giải thích được. 12
  18. đúng bản chất của chúng. Đó là lý do tại sao chúng ta thường hay lặp lại những lời mà gói gọn trong đó toàn bộ mầu nhiệm của đức tin trong mỗi lễ kỷ niệm Bữa Tối Cuối Cùng “Chúa Christ đã chết. Chúa Christ phục sinh: Chúa Christ sẽ trở lại”.) Có rất nhiều lý do khiến cho lễ Phục sinh là một trong hai lễ trọng trong năm phục vụ của các Kitô hữu bên cạnh lễ Giáng sinh – ngày Chúa Jesus hạ thế. Sự Phục Sinh của Chúa trước hết là sự chuộc tội cho loài người. Đối với đức tin của người Kitô giáo, việc Đức Jesus hy sinh thân mình là để trả giá cho những tội lỗi của con người. Thiên Chúa đã đặt hình phạt đáng ra loài người phải chịu cho Jesus để loài người có thể được biện minh trước Ngài thể hiện tình yêu thương và bao dung của Ngài đối với con người. Vì vậy sự kiện Chúa Jesus phục sinh là một sự xác nhận rằng Thiên Chúa đã chấp nhận sự trả giá của Đấng Christ và tha thứ cho loài người, đem lại sự trong sạch cho loài người. Ý nghĩa này cũng được nhắc tới trong Phúc Âm Thánh Romans 4:25: “Chúa Jesus đã bị nộp để chịu chết vì những tội lỗi của chúng ta, ngài được phục sinh để chúng ta được tuyên bố là công chính.” Vì vậy lễ Phục sinh là ngày mà các giáo dân thể hiện lòng biết ơn và kính yêu đến Chúa Jesus cũng như Thiên Chúa. Sự sống lại của Đức Jesus cũng cho thấy sự chiến thắng màu nhiệm của Chúa đối với cái chết. “Cái chết là kẻ thù của nhân loại và là hình phạt cho những người mang tội lỗi, còn món quà Đức Chúa Trời ban là sự sống vĩnh cửu qua Đấng Jesus Christ, Chúa của chúng ta” [Romans 6:23]. Chúa Jesus đã sống lại từ cõi chết vì cái chết không còn giữ được Ngài nữa, “sự chết không còn làm chủ trên Ngài” [Romans 6:9], và vì vậy chúng ta không còn phải sợ chết vì Chúa Jesus đã chiến thắng nó. Cái chết không còn là kẻ thù vì trong Chúa Jesus, chúng ta không còn phải sợ hình phạt xảy ra sau cái chết nữa. Bên cạnh đó, sự phục sinh của Đức Christ còn có nghĩa rằng các tín đồ đã được hợp nhất với Người. “Chúng tôi biết rằng Đấng đã làm Chúa Jesus sống lại và cũng sẽ làm chúng tôi sống lại giống như Chúa Jesus, và sẽ đưa chúng tôi cùng anh em đến trình diện trước Chúa Jesus.” [2 Corinthians 4:14]. Đối với các 13
  19. tín đồ, khi họ tin vào Chúa, có nghĩa là họ đã hợp nhất với Chúa trong đức tin. Sự hợp nhất với Chúa Christ cho thấy rằng khi Thiên Chúa nhìn vào loài người, Ngài không nhìn vào sự bất chính của chúng ta, mà nhìn vào sự công bình của Chúa Jesus, tội lỗi của loài người đã chết theo Đấng Christ. Sự hợp nhất cũng được nhắc đến trong Tân Ước: “Nếu đã chết với Đấng Christ, chúng ta tin rằng mình cũng sẽ sống với Ngài” [Romans 6:8]. Do vậy lễ Phục sinh mang ý nghĩa nhắc nhở các tín đồ rằng giờ đây họ có thể sống thoải mái trong cuộc sống với một cái tôi mới của bản thân mình bởi vì họ được ràng buộc với Đức Christ bởi Đức Chúa Trời. Lễ Phục Sinh cũng là ngày lễ mà trong đó các tín đồ Kitô giáo tìm thấy niềm hy vọng vào cuộc sống. Những tín hữu được Thiên Chúa ban cho một niềm hy vọng to lớn khi được tha thứ cho mọi tội lỗi và được công chính trước Ngài. Đối với họ, khoảnh khắc Chúa Jesus phục sinh là khoảnh khắc vị thế của họ được thay đổi từ những kẻ tội đồ trở thành những đứa con được Chúa bao dung và được thừa kế một gia tài vĩnh cửu ở trên thiên đàng. Điều này được ghi chép lại trong Tân Ước rằng: Chúc tụng Đức Chúa Trời, Cha của Chúa Giêsu Kitô chúng ta, vì theo lòng thương xót lớn lao của ngài, ngài làm cho chúng ta được sinh ra lần nữa để nhận niềm hy vọng sống qua sự phục sinh của Chúa Giêsu Kitô, để nhận phần thừa kế không mục nát, không ô uế và không suy tàn. Phần thừa kế ấy dành sẵn trên trời cho anh em [1 Peter 1:3 – 4] Sự phục sinh của Chúa Jesus trong ngày Phục sinh đồng thời đã xác nhận tính mầu nhiệm của Đức Chúa Trời. Đức Christ sống lại đúng như lời tiên báo trong thời gian rao giảng tin mừng của Thiên Chúa [Isaiah 53:2 – 12]. Điều này là một minh chứng với các tín đồ, cho họ thấy rằng mọi lời Chúa đều là chân thật và không thể sai lầm. Cuối cùng, lễ Phục Sinh là ngày khẳng định sự công minh của Thiên Chúa. Bởi sự sống lại của Chúa Jesus có nghĩa rằng Ngài sẽ phán xét thế giới trong sự công bình. Điều này được ghi lại trong sách Công Vụ 17:30-31: “ Chúa đã bỏ 14
  20. qua những thời người ta thiếu hiểu biết, nhưng nay ngài tuyên bố mọi người khắp nơi đều phải sám hối. Vì ngài đã định một ngày để phán xét thế gian một cách công chính bởi người mà ngài đã chỉ định; và ngài đảm bảo điều này với mọi người qua việc làm cho người ấy sống lại”. Đối với các tín đồ, đức tin là những gì kết nối họ với Chúa và cho phép họ được cứu rỗi khỏi những tội lỗi của bản thân mình. Họ tin rằng sự sống lại của Đức Jesus là bằng chứng to lớn hùng hồn chứng thực sự vĩ đại của Thiên Chúa, và rằng những người tin vào sự hiện diện của Chúa sẽ được ngài ban thưởng. “Vả lại, không có đức tin thì chẳng thế nào làm vui lòng Đức Chúa Trời, vì người nào đến gần Đức Chúa Trời phải tin rằng có Đức Chúa Trời và ngài là đấng ban thưởng cho những ai sốt sắng tìm kiếm ngài.” [Hebrews 11:6]. Tóm lại, đối với người Kitô giáo, Lễ Phục Sinh là ngày lễ trọng trong niên lịch Phụng Vụ Kitô Giáo, nói lên sự hiệp nhất và tuyên xưng đức tin của Giáo Hội. Theo Công Đồng Vaticanô II, “Từ ngày Hiện Xuống, ngày Giáo Hội xuất hiện nơi trần gian với các giáo hữu kiên tâm theo lời giáo huấn của các Sứ Đồ, cùng nhau qui tụ để cử hành mầu nhiệm phục sinh, loan truyền sứ điệp cứu rỗi để mọi người nhận biết một Thiên Chúa duy nhất và chân thật, cùng Đấng Ngài sai là Chúa Giêsu Kitô” [Kinh Phụng Vụ, 6 - 9]. Lễ Phục sinh là ngày các tín đồ chịu ban phước, ăn năn và được Chúa tha tội, là ngày để họ bày tỏ sự biết ơn và niềm tin lớn lao vào tình yêu thương, tính màu nhiệm của Chúa và cũng là ngày đem lại hy vọng cho những người theo đạo. Ngoài ra Lễ Phục Sinh còn là biểu tượng của mùa xuân, vì vậy dù là cộng đồng người Kitô giáo hay những người ngoại đạo cũng thường tổ chức ngày lễ này để đón mừng mùa xuân với hy vọng cho vạn vật sinh sôi nảy nở. 1.2.2. Một số phong tục trong ngày lễ phục sinh. Mặc dù lễ Phục Sinh đều mang ý nghĩa mừng Chúa Jesus sống lại đối với tất cả các tín đồ Kitô giáo, một số phong tục để kỷ niệm ngày lễ này có sự khác nhau tuỳ vào văn hoá và truyền thống các nước khác nhau và các nhánh khác nhau của Kitô giáo. Đa phần khi nhắc đến lễ Phục sinh ta thấy các nước thường 15
  21. kỉ niệm bằng những quả trứng phục sinh đầy màu sắc, hoặc biểu tượng chú thỏ phục sinh mang theo quả trứng tới từng nhà. Tuy nhiên bên cạnh đó, các nước có những cách độc đáo để biến tấu những hình tượng này sao cho phù hợp với văn hoá của họ. Để chuẩn bị cho lễ Phục sinh không thể thiếu Mùa Chay. Trong mùa Chay, các tín đồ sẽ ăn chay kiêng thịt, kiêng đồ ăn vặt, kiêng thoả mãn những nhu cầu cá nhân không cần thiết, đặc biệt là trong ngày Lễ Tro và thứ Sáu Tuần Thánh trước lễ Phục sinh hai ngày. Mọi nguồn lực dư ra thường được đem tặng cho người nghèo hoặc đóng góp cho nhà thờ. Lễ Phục Sinh là ngày Chúa Jesus sống lại từ cõi chết, ngày mà các con chiên của Chúa được xoá bỏ tội lỗi mà sinh ra lần nữa, cũng là ngày đánh dấu sự bắt đầu của mùa xuân. Vì vậy những biểu tượng, phong tục trong lễ Phục sinh thường mang ý nghĩa mong cho vạn vật sinh sôi nảy nở, xua đi sự lạnh lẽo của mùa đông. Thế nên biểu tượng trứng phục sinh và lửa phục sinh là không thể thiếu. Ở Đức nổi tiếng với phong tục đốt lửa phục sinh ở các nhóm dân cư, hàng xóm, bạn bè. Họ thường tụ tập lại và đốt lửa vào ngày thứ Bảy trước lễ Phục Sinh, hoặc một số vùng vào ngày Chủ Nhật hoặc thứ Hai. Ngoài ra ở vùng Lügde thuộc bang Nordrhein-Westfalen những bánh xe bằng gỗ cháy rừng rực lăn từ núi Phục sinh xuống, kéo theo sau một vệt lửa dài hàng trăm mét hay ở Florence, Ý, có một truyền thống là người dân sẽ diễu hành một chiếc xe ngựa bốn bánh được bao quanh bởi pháo hoa được qua các con phố bởi những người mặc trang phục thế kỷ XV đầy màu sắc và cuối cùng dừng lại tại nhà thờ lớn (Duomo). Sau đó trong thánh lễ Phục Sinh, Tổng giám mục của Tổng giáo phận Florence sẽ châm ngòi nổ khiến chiếc xe phát sáng rực rỡ [41]. Bắt nguồn từ những tập tục trước công nguyên, lửa phục sinh mang ý nghĩa đem theo hơi ấm và ánh sáng xua đi mùa đông, lửa cũng khiến cho đất đai trở nên màu mỡ và là niềm hy vọng cho một vụ mùa bội thu, hình ảnh bánh xe lửa theo truyền thống cũng được xem như biểu tượng của mặt trời – nguồn sống của con người và theo 16
  22. truyền thống Kitô giáo thì lửa phục sinh tượng trưng cho ánh sáng mới mà Chúa đã mang đến cho muôn loài sau khi sống lại. Một biểu tượng quen thuộc khác bên cạnh lửa là Trứng Phục sinh. Vào ngày lễ này, mọi người thường sử dụng những quả trứng rỗng ruột hoặc đã được luộc chín và vẽ lên nhiều màu sắc để trang trí trong và ngoài nhà. Trứng theo quan niệm của người phương Tây là biểu tượng của thiên nhiên, của sự tái tạo và sống lại. Bên cạnh đó, ý nghĩa quan trọng nhất của trứng là biểu tượng cho sự khởi nguyên của sự sống. Đối với các tín đồ Kitô, họ quan niệm rằng hình ảnh con gà con tự mổ vỏ trứng chui ra cũng giống như hình ảnh Chúa Jesus trải qua những giai đoạn khổ cực của quãng đường vác thánh giá và bị đóng đinh, chết và an táng trong mộ rồi sau đó đập vỡ cửa mồ và sống lại. Cùng với đó, trong các sách Phúc âm cũng ghi lại rằng Đức Mẹ Mary – người sinh ra Chúa Jesus đã đứng cạnh cây thập giá của ngài rất lâu vào buổi chiều ngày thứ Sáu Tuần Thánh. Ở Đông Âu, người ta cho rằng bà đã mang theo một giỏ trứng đặt cạnh cây thập tự giá. Những quả trứng bị nhuộm đỏ bởi máu từ vết thương của Chúa rơi xuống. Bởi vậy, trứng quả trứng được sơn màu đỏ theo Kitô giáo để ghi nhớ sự đóng đinh của Chúa. Một truyền thuyết khác kể lại rằng, Mary – một trong hai người phụ nữ đến ngôi mộ vào sáng sớm ngày đầu tiên của tuần khi lễ Sabbath kết thúc – đã mang theo một giỏ trứng. Khi bà đến nơi, bà trở thành người đầu tiên chứng kiến sự phục sinh của Chúa, và khi đó những quả trứng trắng chuyển màu phản chiếu phép màu trước mắt bà. Sau đó, bà tới toà án của Hoàng đế Tiberus Caesar, cầm theo trong tay một quả trứng và tuyên bố câu nói nổi tiếng: “ Chúa Kitô đã phục sinh” [44]. Những phong tục, nghi lễ với trứng phục sinh cũng rất đa dạng. Tại Đức, thường có những hoạt động truyền thống như “tìm trứng thỏ” cho trẻ em. Trong hoạt động này, những qua trứng phục sinh sẽ được giấu đi trong các khu vườn và sau đó trẻ em sẽ được mời vào để tham gia cuộc thi tìm trứng, hoặc những cuộc thi trang trí trứng thường được tổ chức cho trẻ em tham gia. 17
  23. Luôn đi kèm với Trứng Phục sinh đó là Thỏ Phục sinh. Có nguồn gốc từ những tín đồ thuộc giáo hội ở Đức, Thỏ Phục Sinh ban đầu đóng vai trò một người phân xử, đánh giá xem liệu những đứa trẻ đã cư xử ngoan ngoãn hay là không vâng lời vào lúc bắt đầu mùa Phục sinh, bên cạnh đó, thỏ cũng là một con vật mang biểu tương sinh sôi nảy nở, màu mỡ phồn thịnh, biểu tượng của mùa xuân. Theo truyền thuyết, thỏ Phục Sinh mang những quả trứng có màu trong giỏ của mình, kẹo và đôi khi cả đồ chơi đến nhà của trẻ nhỏ. Bởi vậy mà hình ảnh thỏ mang theo giỏ trứng phục sinh dường như gắn liền với truyền thống lễ Phục Sinh ở mọi nơi. Tuy nhiên tại Australia, thỏ lại thường được coi là loài vật nuôi gây hại cho mùa màng và đất đai. Bởi vậy vào năm 1991, tổ chức Rabbit- free Australia đã phát động một chiến dịch thay thế hình ảnh thỏ phục sinh bằng hình ảnh chú chuột đất – một loài chuột có hình dáng lai giữa thỏ và chuột túi đang trên đà tuyệt chủng. Bởi vậy ngày nay ở Australia vào lễ phục sinh, thay vì bày bán những sản phẩm có hình thỏ thì nhiều nơi đã sản xuất những sản phẩm bánh kẹo hay đồ lưu niệm trang trí mang hình chuột đất cho mùa phục sinh để góp phần kêu gọi bảo về loài động vật này [41]. Một yếu tố nữa không thể thiếu trong ngày Phục sinh đó là nến phục sinh. Năm 384, lần đầu tiên ở Piacenca thánh Hieronymus (347- 419) đã viết trong thư Tông đồ về ý nghĩa biểu tượng của nến phục sinh đó là sự sống. Năm 417, Giáo Hoàng Zosimus cũng đã công nhận nến phục sinh là hiện thân cho sự chết và sống lại của Chúa Jesus. Từ thế kỷ thứ VII, Thánh địa La Mã đã công nhận và sử dụng nến Phục sinh. Tới thế kỷ thứ X, nến Phục sinh chính thức được các quốc gia theo Thiên chúa sử dụng trong nhà thờ và các buổi Thánh lễ, và điều đó vẫn được duy trì cho đến tận ngày nay [41]. Trong đêm Phục sinh, theo phong tục lâu đời, nến Phục sinh sẽ được đốt lên từ đống lửa trước nhà thờ. Sau đó, nến đã được đốt sáng được rước vào nhà thờ, mỗi tín đồ thường cầm theo một cây nến riêng, và các tín đồ sẽ thắp sáng nến của mình từ cây nến Phục sinh. Cả nhà thờ theo đó rực sáng bởi ánh nến. Đó là dấu hiệu của sự sống, là sự chiến thắng trước tội lỗi và cái chết, mọi người reo 18
  24. mừng “Christus ist das Licht - Gott sei ewig Dank”. Trong ngày lễ Phục sinh, cây nến có ghi hình Thánh giá hoặc khắc tia ánh sáng mặt trời hay dòng nước. Trên nến có cắm 5 dấu đinh, phía trên ghi mẫu tự Alpha và bên dưới là mẫu tự Omega với ý nghĩa đầu tiên và cuối cùng của tiếng Hy Lạp, tượng trưng cho chúa Jesus, nghĩa là khởi đầu và cũng là kết thúc. Xung quanh cây nến ghi năm để nói lên “Chúa Jesus là Đấng cứu độ từ khởi đầu, hôm nay và mãi mãi”. Trong các lễ rửa tội hay lễ an táng, nến phục sinh luôn được thắp sáng. Trong nhà thờ Chính Thống giáo ở Billings, Mỹ, vào đêm thứ Bảy trước lễ Phục sinh, một ngọn nến sẽ được thắp lên trên bàn thờ. Đó được coi là ánh sáng của Chúa Christ phát ra từ ngôi mộ vào khoảnh khắc ngài sống lại. Những con chiên tham dự lễ sẽ thắp sáng cây nến của mình từ lửa của cây nến trên ban thờ, sau đó tất cả những người có mặt sẽ diễu hành xung quanh bên ngoài nhà thờ ba lần, tượng trưng cho ba ngày Chúa nằm trong lăng mộ. Cuối cùng khi họ hoàn thành buổi diễu hành và gõ cửa nhà thờ, toàn bộ nhà thờ sẽ thắp sáng đèn và thay cho ngôi mộ được đặt ở trong sẽ là những đoá hoa. Điều này tượng trưng cho việc Chúa đã sống lại.3 Ngoài những phong tục truyền thống không thể thiếu trong ngày lễ Phục sinh, các nước cũng có những phong tục riêng để mừng ngày lễ này, đa số đều là những hoạt động mang ý nghĩa tường thuật hoặc diễn lại sự kiện Chúa Jesus bị đóng đinh rồi sau đó sống lại. Tại Vatican, Italy, vào thứ Sáu Tuần Thánh, đám đông các tín đồ sẽ tập trung tại quảng trường St. Peter xem chương trình biểu diễn kiểu Trung cổ tái hiện các hoạt cảnh trong kinh thánh, bao gồm việc Chúa bị đóng đinh lên thánh giá [41]. Thánh Lễ được cử hành vào tối Thứ bảy Tuần thánh và vào Chủ nhật Phục sinh với sự tham dự hàng ngàn người tại Quảng trường Thánh Petros để chờ đợi được ban phước. Chiều thứ Sáu Tuần Thánh năm 2019, theo báo Vatican News đưa tin, Đức Giáo hoàng Francisco đã chủ sự nghi thức tưởng niệm cuộc khổ nạn của Chúa Christ tại Đền thờ Thánh Petros. Đức Thánh Cha 3 Theo mục sư Moses Hibbard tại nhà thờ Chính Thống giáo Nicholas, Billings, Mỹ trong bài báo của Susan Olp, Celebrating Easter looks differents for Eastern Orthodox, Catholic and Protestant churches, 2017. 19
  25. Francisco đã nằm phủ phục trước tiền đình nhà thờ với sự hiện diện của gần 9.000 tín hữu, hơn 40 Hồng y và 50 Giám mục trong giáo triều Roma. Hay tại Indonesia, từ thế kỉ XVI, lễ phục sinh được tổ chức để tái hiện cảnh Chúa bị đóng đinh lên thập tự. Các nam thanh niên sẽ buộc mình vào thánh giá, sau đó diễu hành cùng với tượng Chúa và Đức mẹ Maria khắp các đường phố. Việc được đóng vai Chúa được coi là vinh dự to lớn và được rất nhiều người mơ ước. Tại thị trấn Verges ở Tây Ban Nha, người dân thường hoá trang thành những bộ xương, đeo mặt nạ theo đúng văn hoá truyền thống của Tây Ban Nha, nhảy nhót và diễu hành qua những con phố vào thứ Năm Tuần Thánh. Màn diễu hành và biểu diễn truyền thống được bắt đầu vào lúc nửa đêm, kéo dài 3 tiếng đồng hồ cho tới mờ sáng và kết thúc bằng hình ảnh những người hoá trang bộ xương mang theo hộp tro tàn nhằm tái hiện lại cuộc khổ nạn của Chúa Jesus Christ [41]. Tại Jerusalem, Israel - quê hương của Kitô giáo, các Kitô hữu ăn mừng Thứ sáu Tuần thánh bằng cách đi theo con đường mà Chúa Jêsus đã từng đi trong ngày Người bị đóng đinh trên cây thập tự. Để tưởng nhớ tới sự đau đớn của Chúa Jêsus, một số người còn mang trên mình cây thập tự giá. Vào Chủ nhật Phục sinh, nhiều người hành hương sẽ tham dự một buổi lễ tại nhà thờ trong Khu vườn mộ (Garden Tomb), nơi được tin rằng là nơi người ta đã chôn cất Chúa Jesus trong 3 ngày trước khi Ngài sống lại [41]. 1.3. Lễ Phục sinh của người Công giáo. Đa số mọi người cho rằng Giáng sinh là là ngày lễ lớn nhất trong Công giáo. Tuy nhiên cũng như cộng đồng Kitô giáo, ngày lễ Phục sinh vẫn luôn là trọng điểm trong niềm tin của các tín đồ Công giáo. Như Thánh Paul ghi lại trong Tân Ước : “ Nếu Đấng Ki tô không được sống lại, công việc rao giảng của chúng ta thật vô ích, cả đức tin của anh em cũng vô ích.” [1 Corinthians 15:14]. 1.3.1. Những quan niệm về Phục sinh của người Công giáo. Đối với các tín đồ Công giáo, Chúa Nhật Phục Sinh tượng trưng cho sự hoàn thiện đức tin của các tín đồ. Giống như lời của Thánh Paul, chỉ khi Chúa 20
  26. phục sinh, niềm tin của các con chiên mới có ý nghĩa. Bằng sự hy sinh của mình, Đấng Christ đã cứu rỗi loài người khỏi sự trói buộc với tội lỗi, và Ngài đã giải thoát loài người khỏi sự chết. Sự phục sinh của Chúa đã đem đến cho loài người một cuộc sống mới. Người Công giáo tin rằng niềm tin vào Chúa sẽ cứu rỗi họ khỏi sự tuyệt vọng, trước sự kiện Phục sinh, một phần các tín đồ vẫn còn nghi ngờ về điều này, đồng thời nghi ngờ sự hiện diện của Chúa Jesus với tư cách là con của Thiên Chúa. Và việc Chúa Jesus phục sinh một cách kỳ diệu không chỉ đưa ra câu trả lời cho những người nghi ngờ mà còn chứng minh rằng niềm tin của họ là đúng đắn. Trong đời sống đạo của người Công giáo, lễ Phục sinh như một lời nhắc nhở việc giữ đạo của các tín đồ với mùa Chay trước đó cùng với việc tham gia các Bí tích Sám hối và Bí tích Hoà giải để thanh tẩy bản thân mình. Việc thực hiện mùa Chay chuẩn bị cho ngày lễ Phục sinh cũng là cách để nhắc nhở người Công giáo nhớ đến và chia sẻ đối với những người có hoàn cảnh khó khăn trong xã hội dưới nhiều hình thức thăm hỏi, tặng quà, động viên Quan điểm của Công giáo còn cho rằng sự phục sinh của Jesus thể hiện rằng loài người không thực sự bắt buộc phải trả giá cho tất cả tội lỗi của bản thân mình. Đức Christ chính là biểu hiện cho sự yêu thương và tha thứ. Nhờ cuộc khổ nạn của Chúa Jesus, chính ngài đã trả giá cho tội lỗi của loài người thay cho chính họ. Nhờ vào đó, các tín đồ trở nên ngày càng nên trọn lành, vẹn toàn hơn, và không phải bằng bất cứ phương tiện nào khác; chỉ duy nhất bằng sự trung tín của họ, bằng niềm tin vô điều kiện vào Chúa để họ có thể được trở thành những người được cứu rỗi nhờ ân sủng của Thiên Chúa. Công giáo còn quan niệm rằng, thân xác của mỗi người là độc nhất. Nó không phảI là bộ y phục mà người ta có thể đổi lấy một cái khác. Nó vừa là đối tượng lòng yêu thương của Thiên Chúa, vừa là cá nhân tinh thần của hữu thể loài người, cái mà chúng ta gọi chung là linh hồn. Tình yêu của Thiên Chúa quan tâm đến loài người một cách toàn diện: cả thân xác và linh hồn. Bằng chứng là, sự phục sinh không phải là một sự làm cho hồi tỉnh hoặc một sự trở về 21
  27. của linh hồn ở bên trong một thân xác khác; Chúa Jesus sống lại trong chính thân thể của Ngài, đem theo cả những con chiên sống lại với sự trong sạch được xoá bỏ tội lỗi. Có thể coi quá trình chuẩn bị cho lễ Phục sinh – một mùa Chay kéo dài 40 ngày là quá trình làm mới bản thân mình. Mùa chay với con số 40 nhắc nhở tín đồ nhớ lại 40 ngày Chúa Giêsu sống trong nơi hoang địa và 40 năm dân Do Thái đi trong sa mạc trên đường đi về đất hứa. Trong những ngày này Giáo hội khuyên mọi người sống trong chay tịnh để cùng tham dự vào sự thương khó của Chúa Giêsu. Đây là khoảng thời gian để người ta tĩnh tâm, thanh tẩy con người xấu đầy tội lỗi của mình để sửa đổi, chuẩn bị cho bản thân trở thành một con người mới thánh thiện hơn để đón mừng ngày Phục Sinh, để sẵn sàng bước sang một trang mới cuộc đời. Bởi vậy sự sống lại của Chúa Jesus đối với Kitô hữu nói chung và người Công giáo nói riêng không chỉ là xoá bỏ tội lỗi mà sinh ra con người mới bên trong các tín đồ, mà còn là tạo ra một cuộc sống mới. “Sống lại” đối với người Công giáo không chỉ là chết rồi sau đó sống lại như cũ. “Sống lại” có nghĩa là sống một cuộc sống mới mà trước đó chưa từng sống, một cuộc sống hoàn hảo, trọn vẹn, tươi đẹp và phong phú nhất. Đó là cuộc sống không còn tội lỗi, chết chóc hay đau khổ, cuộc sống mà họ được toàn quyền thụ hưởng nhờ vào sự chết và phục sinh của Đức Christ. Như vậy, theo quan niệm của Công giáo, phục sinh, đó là bước vào trong một cuộc sống mới cùng với tất cả những gì chúng ta đang là, bao gồm cả thân xác, linh hồn, để không bao giờ còn chết nữa. Bởi vì sự phục sinh của Chúa Jesus là trọng tâm của niềm tin trong Công giáo, vì vậy lễ phục sinh đối với các tín đồ Công giáo là ngày để họ ăn mừng. Ở phương Tây, vào ngày Chúa Nhật Phục Sinh, những người theo đạo thường chào đón nhau bằng câu khẳng định “Chúa đã sống lại.” – “Thật vậy, Chúa đã sống lại!”. Cũng bởi tầm quan trọng của lễ Phục Sinh đối với đức tin của các tín đồ Kitô, Giáo hội Công giáo đã đặt ra yêu cầu rằng tất cả những người Công giáo 22
  28. đã tiếp nhận lễ Ban Thánh Thể lần đầu đều phải nhận Bí tích Thánh Thể một vài lần trong suốt mùa Phục Sinh, kéo dài tới lễ Ngũ Tuần, 50 ngày sau Chúa Nhật Phục Sinh. Bên cạnh đó, Giáo hội cũng khuyến khích mọi người thực hiện Bí tích Giải Tội trước khi nhận lễ Ban Thánh Thể trong lễ Phục Sinh. Sự tiếp nhận Bí tích Thánh Thể này là một dấu hiệu hữu hình để thể hiện sự tham dự và đức tin của các tín đồ đối với Thiên Đàng – vương quốc của Chúa. Quan niệm về Phục Sinh còn thể hiện thế giới quan của người Công giáo về sự chết. Trong Huấn thị: Cùng sống lại với Chúa Kitô – Ad resurgendum cum Christo có viết: Bởi vì Chúa Kitô, cái chết Kitô giáo có một ý nghĩa tích cực. Cái nhìn Kitô giáo về sự chết nhận được những ân huệ được diễn tả trong phụng vụ của Giáo Hội: “Lạy Chúa, đối với các tín hữu Chúa, sự sống thay đổi chứ không mất đi, và khi nới nương náu ở trần gian bị huỷ diệt, thì một chỗ ở vĩnh cửu được dọn sẵn sàng cho họ ở trên trời”. Bởi sự chết, linh hồn được tách ra khỏi thân xác, nhưng trong sự phục sinh, Thiên Chúa sẽ nối kết sự sống liêm khiết trong con người chúng ta, được biến đổi bởi sự kết hợp với linh hồ chúng ta. Cũng vậy, trong ngày của chúng ta, Giáo Hội được kêu mời để loan báo niềm tin của mình vào sự sống lại: “Niềm tin của các Kitô hữu là sự sống lại của kẻ chết; chúng tôi tin vào điều chúng tôi đang sống”. [ ] Để tưởng nhớ sự chết, sự mai táng và sự sống lại của Chúa, đó là mầu nhiệm soi sáng ý nghĩa sự trên trong Kitô giáo, việc chôn cất trên hến là các cách phù hợp nhất để diễn tả đức tin và niềm hy vọng vào sự phục sinh của thân xác. [28] Bởi vậy, nghĩa trang – đối với những người theo đạo – còn được gọi là Đất Thánh. Nghĩa trang của các giáo xứ, giáo họ thường được đặt ở những vùng đất trang trọng với khung cảnh thiên nhiên sáng sủa, tươi đẹp. Những người Công giáo thậm chí còn chăm sóc và tô điểm cho nơi này bằng cách trồng hoa và cây cối, khiến cho nơi an nghỉ của họ sống động và tươi tắn hơn, trái ngược với những gì mà ta thường nghĩ về những nghĩa trang bình thường. Đối với các cộng 23
  29. đoàn giáo hữu, việc xây dựng nghĩa trang mang một sắc thái riêng. Bởi đối với họ, chết đi chỉ là một khoảng thời gian ngắn khi linh hồn rời khỏi xác, và sau đó họ sẽ về với Thiên Đàng để được hội tụ cùng Thiên Chúa. Nghĩa trang chỉ là nơi họ tạm nghỉ trong suốt cả quá trình ấy. Hành động này tương quan với chuỗi sự kiện Chúa Jesus chết đi – được chôn cất trong mộ - sống lại trên nhân gian và sau đó quay về trời biểu hiện tư tưởng được hoà làm một với Chúa sau khi Đức Jesus phục sinh của các tín đồ Công giáo: Vậy, chúng ta đã được chôn với ngài qua phép báp-têm trong sự chết của ngài, để rồi như ngài đã được sống lại nhờ quyền năng vinh hiển của Đức Chúa Trời thế nào, thì chúng ta cũng được sống một đời sống mới thế ấy. Nếu chúng ta hợp nhất với ngài trong cái chết giống như ngài, thì chắc chắn chúng ta sẽ hợp nhất với ngài trong sự sống lại giống như ngài [Romans 6: 4 – 5]. Tóm lại, đối với người Công giáo, Phục sinh không chỉ sự sống lại, mà còn là ngày đánh dấu việc kết thúc 40 ngày chay tịnh tưởng nhớ cuộc khổ nạn của Chúa, là ngày để các tín đồ cùng hội tụ lại với gia đình và tôn vinh sự tận tâm cống hiến của mình. Lễ phục sinh cũng là ngày họ vui mừng chào đón Chúa trở lại, đồng thời là ngày ăn mừng sự bảo chứng cho đức tin của họ, khẳng định đức tin của học. Đây cũng là ngày để cho những người Công giáo có cơ hội sám hối tội lỗi, quên đi con người cũ còn nhiều thiếu sót và sai lầm, làm mới bản thân mình thành một con người tốt hơn, hoàn thiện hơn. 1.3.2. Cách tính ngày lễ Phục sinh theo truyền thống của Giáo hội. Trước Công đồng Nicaea thứ nhất năm 325, việc xác định ngày lễ Phục sinh vẫn còn tạo nên nhiều cuộc tranh luận giữa phương Đông và phương Tây. Giáo hội Đông phương, chủ yếu ở miền Tiểu Á như Ephesus, Smyrne vẫn theo truyền thống Do Thái giáo và sử dụng lịch từ thời hoàng đế Julien (là lịch mà người ta tính dựa theo sự vận hành của mặt trời và mùa). Tuy nhiên, Hoàng đế La Mã César đã ra lệnh cho nhà thiên văn Sosigene thành Alexandria cải cách lịch La Mã vào năm 46 trước Công Nguyên. Ông đã đặt lại mốc đầu 24
  30. tiên là năm 46, có 445 ngày. Sau đó, cứ ba năm liền có 365 ngày và năm thứ tư cộng thêm một ngày nhuận – tức là có 366 ngày. Cuộc cải cách này tạo niên lịch mang tên hoàng đế Cesar là lịch theo Julian. Niên lịch được áp dụng trong toàn cõi đế quốc La Mã và được Giáo hội Kitô dùng cho tới thế kỷ thứ XVI [46]. Theo niên lịch Julian, người ta khám phá ra cứ bốn thế kỷ, ta sẽ bị mất 3 ngày đối với các mùa. Trong khi các lễ tôn giáo lại được tính theo mùa như Lễ Phục sinh với mùa xuân, lễ Giáng sinh với mùa đông. Theo đó giáo hội Đông phương mừng Lễ Phục sinh vào ngày 14 tháng Nisan, cho dù ngày này rơi vào một ngày trong tuần chứ không bắt buộc phải là ngày chủ nhật. Đối với giáo hội Tây phương, họ quan niệm rằng Chúa Jesus sống lại vào ngày chủ nhật, vì vậy lễ Phục sinh bắt buộc phải diễn ra vào Chủ Nhật. Ngày chủ nhật này có thể rơi vào ngày 14 Nisan theo lịch của Do Thái giáo, hoặc cũng có thể là chủ nhật kế tiếp nếu như ngày 14 Nisan không phải là ngày chủ nhật [46]. Cách tính này được diễn đạt ngắn gọn là Lễ Phục Sinh diễn ra vào Chủ nhật đầu tiên sau ngày trăng tròn đầu tiên vào đúng hoặc sau ngày xuân phân. Tới Công đồng Nicaea năm 325, Giáo hội đã tách biệt lễ Vượt qua của Do Thái giáo và lễ Phục sinh của Kitô giáo, đồng thời đưa ra quyết định rằng lễ Phục sinh được tổ chức vào cùng một ngày Chủ nhật trong toàn giáo hội [48, tr. 368]. Tuy nhiên, việc chưa có phương pháp tính cụ thể khiến cho sự chính xác và thống nhất của ngày diễn ra lễ Phục sinh vẫn còn mơ hồ. Vào thế kỷ 16, thì ngày Phân xuân để định lễ Phục sinh rơi vào ngày 11 tháng 3, nhưng nếu tính theo mùa theo quyết định từ Công đồng Nicaea năm 325 thì ngày Phân xuân được định là 21 tháng 3. Bấy giờ, Công đồng Trente trao cho Giáo hoàng Gregorius XIII, vị giáo hoàng thứ 226 của Giáo hội Công giáo Roman, giải quyết sự khác biệt giữa giáo hội Đông phương và giáo hội Tây phương và làm cuộc cải cách năm 1582 với niên lịch mới mang tên Giáo hoàng là niên lịch Gregorian [46]. Phương pháp tính ngày được tham khảo từ giáo hội ở Alexandria, sau này phương pháp tính lễ Phục sinh được áp dụng gọi là phương pháp Alexandria. 25
  31. Theo đó, các nhà Thiên văn do Giáo hoàng Gregorius đề bạt đã tính lại. Họ quyết định chỉ giữ lại những năm nhuận với bội số của 400 như 1600, 2000, 2400, 2800 ; còn những năm cuối thế kỷ khác như 1700, 1800, 1900, 2100, 2200 và 2300 không còn là năm nhuận nữa. Mục đích của việc này là để sửa lại cho chính xác tổng số ngày trong năm, được ước chừng là khoảng 364 ngày. Với phương pháp tính này, cứ 11,000 năm sẽ làm lệch đi hết 7.5 năm và cho đến năm 2600 phương pháp này đã trừ đi hết 8 ngày. Ngoài ra, các nhà cải cách đưa các mùa cho phù hợp theo chu kỳ mặt trời theo như bối cảnh mà các nghị phụ công đồng Nicaea đã đặt định những qui tắc tính về các lễ tôn giáo. Vì thế, từ năm 325 đến năm 1582, chênh lệch niên lịch với mặt trời là 9,427 ngày và các nhà thiên văn đã phải bỏ đi hết 10 ngày [38]. Như vậy, muốn tính được ngày lễ Phục sinh, phải xác định được ngày xuân phân 21/03, sau đó phải xác định ngày trăng tròn đầu tiên của mùa xuân, rồi lấy ngày Chúa nhật tiếp theo đó. Với ba yếu tố đó, giáo hội có được ngày chính xác của lễ Phục sinh, tức là ngày chúa nhật đầu tiên của tuần trăng tròn đầu mùa xuân. Với cách tính như thế, nên ngày lễ Phục sinh thay đổi tùy theo năm. Ví dụ, nếu như năm nào ngày trăng tròn mùa xuân rơi vào ngày 22/03 và ngày 23/03 là ngày Chủ nhật, thì lễ Phục sinh sẽ là ngày 23/03 (ngày Chúa nhật). Ngược lại, nếu như trăng tròn đầu xuân rơi vào 29 ngày sau ngày Phân xuân tức là khoảng ngày 19/04 và lại là ngày thứ hai, thì lễ Phục sinh chỉ được cử hành sáu ngày sau là ngày 25/04 (ngày Chúa nhật). Vì thế, lễ Phục sinh được mừng sớm nhất là Chúa nhật 23/03, hoặc trể nhất là 25/04 với 1 tháng cách biệt nhau [38]. Tuy nhiên, mặc dù đều thống nhất rằng lễ Phục sinh sẽ được tổ chức vào Chủ Nhật đầu tiên sau trăng tròn đầu tiên sau xuân phân, và không được trùng ngày với lễ Vượt Qua của người Do Thái, giáo hội Chính thống giáo phương Đông lại sử dụng lịch Julian, chênh lệch với lịch Gregorian khoảng 13 ngày. Trong khoảng năm 1753 – 2400, Lễ Phục sinh của Chính thống giáo rơi vào Chủ Nhật từ 22 đến 25 tháng 4. Trong đó theo lịch Gregorian, khoảng thời gian này tương ứng với ngày 03 tháng 4 đến ngày 10 tháng 5. Vì vậy, dù có những 26
  32. lúc lễ Phục sinh của hai nơi trùng nhau ( Theo lịch Phụng Vụ Công giáo, năm 2017, lễ Phục sinh rơi vào cùng một ngày - ngày 16 tháng 4 - trong cả hai lịch; năm 2010 và 2011 cùng rơi vào ngày mùng 4 và 24 tháng 4). Tuy nhiên về cơ bản, lễ Phục sinh vẫn không rơi vào cùng một ngày cố định giữa các giáo hội. Đã có khá nhều cải cách được đề xuất cho ngày lễ Phục sinh. Tại hội nghị thượng đỉnh ở Aleppo, Syria năm 1997, Hội đồng các giáo hội thế giới đề nghị cải cách phương pháp tính ngày lễ Phục Sinh dựa trên các tính toán theo quan sát thiên văn trực tiếp; điều này giúp loại bỏ khác biệt giữa các giáo hội Tây phương và Đông phương. Cải cách này được đề nghị áp dụng từ năm 2001, nhưng cuối cùng nó không được áp dụng. Một cải cách khác được đề xuất xảy ra ở Vương quốc Anh, nơi Đạo luật Phục sinh 1928 được thành lập để cho phép ngày Phục sinh được ấn định là Chủ nhật đầu tiên sau ngày thứ Bảy thứ hai của tháng Tư. Tuy nhiên, luật này đã không được thực thi, mặc dù nó vẫn nằm trong Cơ sở dữ liệu Luật lệ của Vương quốc Anh. Năm 2019, giáo hội Công giáo đã ấn định ngày lễ Phục sinh rơi vào Chủ Nhật ngày 21 tháng 4, tuy nhiên đối với giáo hội Chính thống giáo, lễ Phục sinh lại rơi vào ngày 28 tháng 4 năm 2019. Cho tới ngày nay, các Giáo hội vẫn không mừng lễ Phục sinh cùng ngày. 1.3.3. Quy định của Giáo hội về tổ chức ngày lễ Phục sinh. Bởi lễ Phục sinh là một lễ trọng trong năm Phụng vụ, vì vậy Giáo hội có những quy định chặt chẽ trong việc cử hành thánh lễ, đặc biệt là trong thánh lễ Tạ Ơn vào buổi tối bữa Tiệc ly. Trong các nghi lễ, cần phải đơn giản hoá trong khi vẫn bảo toàn trọn vẹn bản chất của nó. Đồng thời, để mở rộng phong phú bàn tiệc Lời Chúa, cần phải mở rộng kho tàng Thánh Kinh sao cho trong một số năm nhất định, các giáo dân được nghe giảng phần nội dung tiêu biểu nhất trong Thánh Kinh. Đối với các bài giảng, phải dựa vào Thánh Kinh để trình bày và phải được coi là một thành phần của Phụng Vụ, đồng thời trong các thánh lễ Chúa Nhật và lễ buộc (lễ trọng), không được phép bỏ giảng, trừ khi có lý do hệ trọng. 27
  33. “Lời nguyện chung” hay “Lời nguyện tín hữu” phải được tái lập sau bài đọc Tin Mừng, để giáo dân cùng hợp chung lời cầu nguyện cho Hội Thánh, cho những người gặp khó khăn và cho tất cả mọi người. Trong các bài đọc và “lời nguyện chung”, tuỳ theo hoàn cảnh địa phương mà có thể dùng tiếng bản địa khi cử hành thánh lễ. Theo Sách Giáo Lý Kinh Thánh giữa gia đình và Hội Thánh, Phụng vụ Lời Chúa và Phụng vụ Thánh Thể là hai phần vô cùng quan trọng trong thánh lễ. Vì vậy, Thánh Công Đồng kêu gọi các linh mục, giám mục khi giảng giáo lý nên khuyên nhủ các tín hữu tham gia đầy đủ trọn vẹn thánh lễ. Việc đồng tế là cái biểu hiện tính duy nhất của chức linh mục, được duy trì trong cả Giáo hội Đông phương lẫn Tây phương. Vì vậy, Thánh Công Đồng mở rộng quyền đồng tế trong lễ làm phép Dầu và lễ ban chiều của Thứ Năm Tuần Thánh, cùng với một số thánh lễ lớn khác [31]. Để chuẩn bị cho lễ Phục sinh, vào Mùa Chay, Giáo hội còn quy định các tín hữu cần phải chuẩn bị tâm hồn lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy qua hành vi thống hối. Việc thống hối không chỉ ở trong lòng và mang tính cá nhân, mà còn phải biểu lộ ra bên ngoài và mang tính cộng đoàn. Vì vậy, các phương thức thống hối cần phải phát huy và thực hiện phù hợp với thời đại, vùng miền và hoàn cảnh của các tín hữu. Theo truyền thuyết, 40 ngày sau khi sống lại, Chúa Jesus đã lên trời, sau đó 10 ngày thì Thiên Chúa hiện xuống loan báo tin mừng cho các con chiên. Vì vậy, giáo hội quyết đinh cứ 40 ngày sau Lễ Phục sinh sẽ làm Lễ Đức Chúa Jesus lên trời, và tiếp sau đó 10 ngày lại làm lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống. Do vậy, khác với các ngày lễ trọng khác như lễ Giáng sinh (25 – 12 hằng năm), lễ Đức Mẹ lên trời ngày 15 – 8, thì ba ngày lễ này là ba ngày lễ không có ngày cố định trong lịch hằng năm. [10, tr. 520] Đặc biệt, vào thánh lễ Vượt Qua, tức ngày thứ Sáu tưởng niệm cuộc khổ nạn và chịu chết của Chúa trước khi phục sinh, việc giữ chay phải được thực 28
  34. hiện nghiêm ngặt và nên kéo dài tới thứ Bảy Tuần Thánh, để người tín hữu giữ tâm hồn nâng cao và rộng mở được hưởng trọn vẹn niềm vui lễ Phục sinh. Một phần không thể thiếu trong thánh lễ Phục sinh là Thánh nhạc, đây là một kho tàng vô giá và trở thành một phong cách nghệ thuật riêng biệt của Công giáo. Theo Giáo hội, thánh nhạc trong thánh lễ nên được gắt kết chặt chẽ với hoạt động phụng vụ. Nội dung của lời ca phải đồng điệu với nội dung của thánh lễ. Một số bài thánh ca được hát trong khi tổ chức lễ Phục sinh tại Việt Nam có thể kể đến: Hy lễ Phục Sinh, Chúa đã sống lại, Mừng Chúa lên trời 29
  35. Tiểu kết chương 1 Phục sinh là trọng tâm của niềm tin trong Kitô giáo. Nhờ có mầu nhiệm Phục sinh mà các tín đồ có sự tin tưởng vào Chúa, khẳng định mầu nhiệm của Chúa mà họ đang theo đuổi. Ngày diễn ra lễ Phục sinh tuy khác nhau theo từng năm nhưng dựa vào cách tính ngày của Giáo hội quy định, cộng đồng người Công giáo vẫn luôn được đón mừng lễ Phục Sinh cùng nhau vào một Chủ Nhật của tháng 4. Lễ Phục sinh tuy có những nguồn gốc khác không chỉ bắt nguồn từ Kinh Thánh nhưng ngày nay khi ăn mừng lễ Phục sinh, mọi người đều ăn mừng chào đón sự sinh sôi, nảy nở của mùa Xuân cũng như sự sống lại của Chúa. Tất cả đều mang ý nghĩa của một sự sống mới, một niềm hy vọng mới. 30
  36. Chương 2: MỘT SỐ BIỂU HIỆN Ý NGHĨA VÀ GIÁ TRỊ NHÂN SINH TRONG LỄ PHỤC SINH CỦA NGƯỜI CÔNG GIÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1. Khái quát chung về Công giáo ở Việt Nam. Công giáo Việt Nam, cũng như các cộng đồng Công giáo một số nước khác, là một bộ phận của Giáo hội Công giáo Roma, chịu sự ảnh hưởng lãnh đạo tinh thần của Giáo hoàng và Giáo triều Roma. Kể từ khi giáo hội Công giáo Việt Nam xuất hiện và trải qua nhiều biến động thăng trầm lịch sử cho tới nay, theo thống kê của Hội đồng Giám mục Việt Nam trong Nhật ký Ad Limina 5.3.2018: tại Việt Nam có khoản 7 triệu tín đồ Công giáo, trong đó có 4.000 linh mục, với 4.500 giáo xứ, 22.000 tu sĩ với hơn 240 dòng tu và hơn 2.400 đại chủng sinh [42]. Trong quá trình phát triển, Công giáo từng được gọi với nhiều tên gọi khác nhau như: Đạo Thiên Chúa, Kitô giáo, Cơ Đốc giáo, đạo Gia tô đa phần các tên gọi này có nguồn gốc từ cách đọc theo phiên âm Hán – Việt ví dụ như Jesus theo âm Hán – Việt là Gia Tô; Christ là Cơ Lợi Tư Đốc, gọi tắt là Cơ Đốc. Tuy nhiên các cách gọi trên đều chỉ chung các tín đồ Kitô trong khi ngày nay đạo Ki tô đã tách ra thành nhiều nhánh như Tin Lành, Chính thống giáo, Anh giáo, Công giáo, Vì vậy các cách gọi trên tuy đúng nhưng chưa đầy đủ và rõ nghĩa. Tới thế kỷ XX, thuật ngữ Công giáo – được dịch thuật chính xác từ tên gọi Catholica – được đưa vào sử dụng và dần trở nên phổ biến bởi nó thể hiện đúng ý nghĩa của cộng đồng những người theo tôn giáo của Đức Jesus Christ đó là duy nhất, thánh thiện, là đạo chung cho mọi người. Hiện nay, thuật ngữ Công giáo được sử dụng thống nhất trong các văn bản chính thức của nhà nước và Giáo hội Công giáo Việt Nam. 2.1.1. Quá trình du nhập và phát triển. Công giáo lần đầu xuất hiện ở Việt Nam vào năm 1533, sự kiện này được Quốc sử quán triều Nguyễn ghi lại trong sách Khâm định Việt sử thông giám 31
  37. cương mục (quyển XXXIII): “ Đạo Gia-tô, theo bút ký của tư nhân, tháng Ba năm Nguyên Hoà thứ nhất (1533), đời vua Lê Trang Tông, người Tây Dương tên là Ynêxu lén lút đến xã Ninh Cường, xã Quần Anh huyện Nam Chân và xã Trà Lũ huyện Giao Thuỷ truyền giáo về Tả đạo Gia Tô” [34, tr. 205]. Thời kỳ này ở Tây Âu, nền kinh tế phong kiến đang suy yếu và nền kinh tế tư bản đang manh nha phát triển, dẫn đến nhu cầu tìm đến lợi nhuận từ những vùng đất mới giàu tài nguyên; đồng thời các nước có kinh tế phát triển như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha đã có bước tiến dài về kỹ thuật hàng hải, vì vậy xuất hiện những công cuộc phát kiến địa lý lớn vào thế kỷ XV – XVI như phát kiến của Vasco de Gama (1498) đã đến quần đảo Đông Nam Á và biển Đông; Christophe Colomb (1492) phát hiện ra Châu Mỹ hay hành trình vòng quanh thế giới của Magellan (1519) đi qua Thái Bình Dương tới quần đảo Phillippines. Đồng thời tình hình giáo hội phía toà thánh Roma khá phức tạp: mâu thuẫn với chủ nghĩa tư bản đang manh nha phát triển, quyền lực chính trị và kinh tế của giáo hội đang dần bị triệt tiêu, quyền lực tinh thần vẫn tồn tại dù bị hạn chế. Vì vậy Giáo hội để thực hiện cuộc cải cách toàn diện cũng như mở rộng vị thế của mình đã đưa các linh mục tham gia các cuộc phát kiến địa lý để truyền giáo tới các vùng đất mới. Cùng với đó, giai cấp tư sản phương Tây muốn sử dụng Công giáo như một công cụ hỗ trợ tinh thần để duy trì sự quy phục ở các nước thuộc địa cũng như chính quốc, vì vậy mà công cuộc truyền giáo của Giáo hội được ủng hộ và tài trợ, đồng thời cũng bị khống chế trong tay giai cấp tư sản. Cũng bởi vậy mà quá trình truyền giáo của Công giáo luôn gắn liền với các cuộc thám hiểm, xâm lược thuộc địa của các nước phương Tây. Cũng trong giai đoạn này, tình hình kinh tế, chính trị tại Việt Nam lâm vào giai đoạn khủng hoảng với các cuộc nội chiến kéo dài giữa các nhà Trịnh – Mạc, Trịnh – Nguyễn, đất nước bị chia cắt thành Đàng Trong, Đàng Ngoài, đời sống nhân dân khó khăn, các vua, chúa Việt Nam sẵn sàng mở cửa cho các thuyền buôn phương Tây chủ yếu vì mục đích trao đổi mua bán hương liệu quý và vũ khí để phục vụ cuộc chiến tranh trong nước. 32
  38. Mặc dù đã có một số ghi chép về sự xuất hiện của Công giáo vào những năm 1500, công cuộc truyền giáo vào Việt Nam chỉ được coi là chính thức vào năm 1615. Đây là thời điểm tại Nhật Bản đang xảy ra cuộc cấm đạo gắt gao, Hải Phố là một nơi buôn bán sầm uất của Đàng Trong với nước ngoài có rất nhiều giáo dân Nhật bản đến cư trú, vì vậy có những giáo sĩ thừa sai được cử sang để giúp họ duy trì đời sống đạo. Hai giáo sĩ của Bồ Đào Nha là Francois Bujomi và Diego Carvalho thuộc Dòng Tên được cử sang Hải Phố, thuộc tỉnh Quảng Nam truyền giáo và hoạt động tại Đàng Trong ban đầu để đáp ứng nhu cầu này, đồng thời khai thác các cơ hội để truyền giáo tại đây. Sau một năm, hai giáo sĩ đã cải giáo được 300 người Việt ở các vùng xung quanh. Số giáo dân ngày càng tăng. Trước tình hình truyền giáo tích cực, ngày càng nhiều giáo sĩ được cử đến Việt Nam, tuy nhiên họ vẫn còn gặp trở ngại do ngôn ngữ khác biệt. Năm 1624, 6 giáo sĩ do Grabriel de Mattos dẫn đầu, trong đó có Alexandre de Rhodes người Pháp, quốc tịch Vatican, tên Việt gọi là cha Đắc Lộ, tới Việt Nam truyền giáo. Trong khoảng thời gian ngắn hoạt động ở Đàng Trong, linh mục A. de Rhodes đã nghe hiểu và giảng đạo bằng tiếng bản xứ, đồng thời trong khoảng thời gian truyền giáo tại Việt Nam, A. de Rhodes đã xuất bản cuốn từ điển Việt – Bồ Đào Nha – Latinh (1651) cùng với đó cũng góp phần không nhỏ vào sự ra đời của chữ Quốc ngữ. Ngày 19 – 3 – 1627, linh mục A. de Rhodes cùng Pedro Marquez (người Bồ Đào Nha) từ Đàng Trong theo đường biển tới bến Cửa Bạng (Thanh Hoá) dâng lễ vật quý cho chúa Trịnh sau đó theo sông Hồng ngược ra Thăng Long và được phép giảng đạo tại đây. Song song với việc giảng dạy, A. de Rhodes cũng chú trọng vào việc đào tạo các lớp thầy giảng để hỗ trợ việc truyền đạo cũng như duy trì đời sống đạo của các giáo dân khi thừa sai hoặc linh mục không có tại đó. Có thể nói, linh mục A. de Rhodes có vai trò rất lớn trong việc truyền bá và hình thành giáo hội tại Việt Nam. Trong 3 năm, những cộng đoàn tín hữu tại Thăng Long đã lên tới 5.600 người và đã có 4 nhà thờ được xây dựng đó là Cầu Dền, Vũ Xá, Quảng Bá và Ô Đống Mác, các tín hữu đa phần là người nghèo, những dân cư ven sông, ven biển là những nơi dễ 33
  39. tiếp cận, bên cạnh đó cũng có một số quan chức, sư sãi đi theo Công giáo và góp phần phát triển tôn giáo này. Tuy nhiên vì tình hình chính trị tại Việt Nam khi ấy không ổn định, có sự nghi ngờ về sự dính líu của các thừa sai với Chúa Nguyễn ở Đàng Trong, đồng thời xuất hiện sự mâu thuẫn của Công giáo với tín ngưỡng, phong tục bản địa. Vì vậy, Chúa Trịnh đã vài lần ngăn cấm việc truyền giáo. Tháng 6 – 1929, A. de Rhodes bị trục xuất về Ma Cao. Trong vòng 20 năm, ông bị trục xuất 6 lần nhưng luôn tìm cách trở lại Việt Nam khi có cơ hội. Cho tới khi bị trục xuất vĩnh viễn vào năm 1645, ông cùng các thừa sai khác đã xây dựng được nền móng đầu tiên cho giáo hội Công giáo ở Việt Nam [34, tr. 207 – 209]. Ngay cả khi trở lại châu Âu, Alexandre de Rhodes đã vận dụng mọi khả năng hiểu biết về công cuộc truyền đạo tại Châu Á, đã xin Toà Thánh gửi các Giám mục truyền giáo đi, để các ngài có thể truyền chức linh mục cho các thầy giảng bản xứ. Với sự vận động tích cực của ông, Ngày 9 – 9 – 1659, Giáo hoàng Alexandre VII đã ký đoản sắc Super Cathedram Principis để thiết lập hai giáo phận Đàng Trong và Đàng Ngoài với hai giám mục đầu tiên tại Việt Nam là Lambert de la Motte (1624 – 1679) và Francois Pallu (1626 – 1684) làm đại diện tông toà. Trước đó việc truyền giáo ở Việt Nam được Toà Thành Vatican giao cho Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha đảm nhiệm, sau đó là Bộ truyền bá Tin mừng. Khi vị thế của Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha dần suy giảm, năm 1663, Chính phủ Pháp đã chấp nhận “Chủng viện Truyền giáo hải ngoại” và Hội Thừa Sai Hải ngoại Paris (MEP) chính thức được giao nhiệm vụ truyền giáo tại Đông Á khi Dòng Tên bị giải thể (1773). Năm 1664, Pallu cùng với Lambert đã tham dự hội nghị ở Juthia, Thái Lan và định ra phương hướng hành động cho các giáo sĩ thừa sai Pháp tại Việt Nam, lập các chủng viện để đào tạo linh mục bản xứ, chủ yếu là cho Việt Nam đồng thời phân công người coi sóc và điều hành việc đạo ở Việt Nam. Vào năm 1679, Giáo hoàng Innocentius XI tiếp tục chia giáo phận Đàng Ngoài thành hai giáo 34
  40. phận: Tây Đàng Ngoài (từ sông Hồng tới ranh giới Ai Lao) trao cho Hội Thừa Sai Paris dưới quyền quản lý của Giám mục Bouges, và Đông Đàng Ngoài (từ tả ngạn sông Hồng ra biển) do giám mục Deydier của Hội Thừa Sai Paris đảm nhiệm, sau khi Deydier qua đời vào năm 1693, giám Mục De Bouges xin Toà Thánh trao giáo phận này cho các thừa sai dòng Đa Minh Tây Ban Nha phụ trách. Từ đầu năm 1696, giám mục Bouges đã lập một trường đào tạo tu sĩ ở Kẻ Sở để huấn luyện những thanh niên có thể trở thành linh mục. Hội Thừa Sai hải ngoại Paris đã có vai trò to lớn trong việc xây dựng giáo hội Việt Nam. Vào ngày 14 – 2 – 1670 tại Phố Hiến, Công đồng đầu tiên được tổ chức do Lambert làm chủ toạ và đề ra quy định, thể chế của giáo hội. Cũng trong năm này, Giám mục Lambert đã truyền chức linh mục cho 7 thầy giảng ở Đàng Ngoài và thành lập dòng Mến Thánh giá. Sau đó, Đại chủng viện Penang được giáo hội xây dựng vào năm 1870 để đào tạo các linh mục bản xứ trong đó có Việt Nam. Ngày 2 – 2 – 1702, Linh mục Raimondo Lezzoli được thụ phong giám mục tiên khởi của dòng Đa Minh tại Việt Nam. Điều này tạo nền móng vững chắc cho dòng Đa Minh được phát triển tại Việt Nam cũng như là một trong những hạt giống thành lập dòng Anh Em Thuyết Giáo đã gieo sâu vào dân tộc bản xứ. Vào đầu thế kỷ XVIII, sau khi chúa Trịnh Căn mất (1709) sự thay thế người kế vị diễn ra liên tục làm nổi lên phe chống đối trong triều đình, người Công giáo cũng bị nghi ngờ liên quan tới việc bạo loạn khiến cho sắc chỉ cấm đạo được ban hành vào ngày 27 – 4 – 1712. Giám mục Bouges cùng hai thừa sai khác là Belot và Guisain được triệu về Kinh thành và bị trục xuất. Bouges phải về Thái Lan và mất tại đây năm 1714. Thay thế đảm nhiệm giáo phận lần lượt là Phó giám mục Belot rồi đến Guisain cũng lần lượt mất vào năm 1717 và 1723. Tiếp đến là thừa sai Neéz làm Cố chính trông coi địa phận đến năm 1739 được phong giám mục. Ông hoạt động rất tích cực và thành lập được đại chủng viện ở Vĩnh Trị (Nam Định). Việc cấm đạo khiến cho các linh mục, thừa sai phải sống lén lút, việc hành đạo gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên tính đến năm 1800, công cuộc truyền giáo tại Đàng Ngoài vẫn đạt được kết quả khá khả quan. 35
  41. Cuối thế kỷ XVIII, Giám mục Pigneau de Béhaine, quen gọi là Bá Đa Lộc, Đại diện Tông tòa Đàng Trong (1771-1799), đã hết lòng giúp đỡ Nguyễn Phúc Ánh, khi ông đang bị khốn đốn bởi cuộc vây hãm của quân Tây Sơn. Ông đã giúp Nguyễn Ánh lên ngôi lấy niên hiệu là Gia Long, lập ra triều nhà Nguyễn (1802 – 1945). Vì vậy, tuy không có thiện cảm với Công giáo do sự mâu thuẫn của tôn giáo này với tín ngưỡng dân gian Việt Nam, Nguyễn Ánh cũng không ban sắc chỉ cấm đạo nào. Nhờ vậy công cuộc truyền giáo có phần thuận lợi hơn. Tới thời Minh Mạng (1820 – 1840), lực lượng truyền giáo được tăng cường, tuy nhiên đây cũng là thời kì xảy ra nhiều đợt cấm đạo gay gắt. Từ năm 1825 đến năm 1838, vua Minh Mạng liên tiếp ra 4 sắc chỉ cấm đạo trong các năm 1825, 1833, 1836, 1838. Các sắc dụ đã gây thiệt hại lớn cho giáo hội Công giáo ở Việt Nam, khiến cho hàng trăm giáo dân, 20 linh mục bản xứ, 9 linh mục ngoại quốc và 4 giám mục tử đạo. Thời vua Thiệu Trị (1841-1847) vẫn duy trì việc cấm đạo nhưng không thúc giục việc bắt đạo, lúc này Công giáo tại Việt Nam bước vào giai đoạn bình ổn hơn. Từ năm 1842 - 1846, Toà Thánh Vantican tiếp tục chia giáo phận Tây Đàng Ngoài thành hai giáo phận là Nam Đàng Ngoài bao gồm vùng Bố Chính và Nghệ An do Giám mục Gauthier phụ trách và Tây Đàng Ngoài bao gồm Hà Nội, Hưng Hoá, Sơn Tây, Ninh Bình, Nam Định và Tuyên Quang do Giám mục Retord phụ trách; còn giáo phận Đàng Trong thành hai giáo phận mới: Tây Đàng Trong (trung tâm là Sài Gòn) gồm 6 tỉnh Nam Kỳ và Cao Miên do Giám mục dòng Đa Minh (Dominique) Lefèbvre Ngãi cai quản, và Đông Đàng Trong ( với trung tâm là Quy Nhơn) do Giám mục E.T. Cuénot Thể cai quản. Thời kỳ này các thừa sai cùng các linh mục bản xứ hoạt động khá tự do trong địa phận. Tuy nhiên tới những năm 1848 – 1883 dưới thời Tự Đức, đã có khá nhiều biến cố xảy ra. Đặc biệt là việc quân đội Pháp, Tây Ban Nha, lấy cớ bảo vệ giáo sĩ và đòi quyền tự do truyền giáo đã nổ súng tấn công Đà Nẵng năm 1858 rồi lần lượt tấn công Gia Định (1859) chiếm dần ba tỉnh miền đông Nam Kỳ khiến cho căng thẳng với Công giáo ngày càng gia tăng. Phong trào Văn Thân với khẩu 36
  42. hiệu “Bình Tây, sát Tả” đã nổi dậy đánh Pháp vả đẩy lùi Công giáo. Vua Tự Đức cũng ban hành nhiều sắc dụ cấm đạo yêu cầu truy bắt giáo sĩ ngoại quốc, linh mục bản xứ, yêu cầu giáo dân phải bỏ đạo Công giáo Việt Nam thời kỳ này chịu tổn thất nghiêm trọng: 115 linh mục bản địa bị giết, 50 nữ tu viện bị phá huỷ, 10.000 chức sắc trong các họ đạo bị bắt giam, 2.000 xứ đạo bị triệt hạ [14, tr.72 – 87]. Vào năm 1883, Tòa Thánh lại tách giáo phận Đông Đàng Ngoài thành Đông Đàng Ngoài (Hải Phòng) và Bắc Đàng Ngoài (Bắc Ninh) do Giám mục Colomer Lễ cai quản. Như vậy, các giáo phận lúc này gồm có ở Đàng Trong là Tây Đàng Trong (Sài Gòn), Đông Đàng Trong (Quy Nhơn), Bắc Đàng Trong (Huế), Cao Miên (Cần Thơ). Ở Đàng Ngoài là Tây Đàng Ngoài (Hà Nội), Nam Đàng Ngoài (Vinh), Đông Đàng Ngoài (Hải Phòng), Trung Đàng Ngoài (Bùi Chu) và Bắc Đàng Ngoài (Bắc Ninh). Tới năm 1884, hoà ước Giáp Thân triều đình Huế ký với Pháp tạo điều kiện cho Công giáo được tự do công khai hoạt động, việc truyền giáo được thực hiện dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ truyền giáo Vatican. Toà giám mục, chủng viện, nhà thờ, các dòng tu được xây dựng ở khắp nơi. Đây là khoảng thời gian đánh dấu nhiều sự kiện quan trọng đối với Giáo hội Công giáo Việt Nam. Năm 1924, Toà Thánh Vantican đổi tên các giáo phận Tông Toà tại Việt Nam theo địa hạt hành chính; năm 1925, Tòa Thánh lập Tòa khâm sứ ở Đông Dương, đặt tại Phủ Cam (Huế); ngày 10 tháng 01 năm 1933, Toà thánh ra sắc lệnh bổ nhiệm linh mục Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng làm Giám mục hiệu tòa Sozopoli, giữ chức Giám mục phó với quyền kế vị giáo phận Phát Diệm, ông cũng là Giám mục người Việt đầu tiên của Giáo hội Công giáo ở Việt Nam; năm 1934 Công đồng Đông Dương đã họp tại Hà Nội với 19 Giám mục, 5 Bề trên dòng tu và 21 linh mục cố vấn, bàn về việc thiết lập hàng giáo phẩm và đào tạo giáo sĩ ở Việt Nam, nhờ đó Giáo hội Việt Nam đã có định hướng rõ rệt và phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên tới năm 1954, chiến thắng Điện Biên Phủ của nhân dân ta buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp định Genève và rút quân khỏi Việt Nam, miền Bắc 37
  43. được giải phóng, dẫn đến một cuộc di cư lớn, điều này khiến cho Công giáo có sự xáo trộn ở cả Miền Nam và Bắc. Sau năm 1954, các con số thống kê số giáo sĩ và tín đồ ở miền Nam và Bắc đã đảo ngược, số đông giáo sĩ, tu sĩ nam nữ và hơn 650.000 giáo hữu di cư vào miền nam; Giáo Hội miền Bắc còn lại trong 10 giáo phận có : 7 giám mục, 374 linh mục và số ít tu sĩ phục vụ 750.000 tín hữu [1]. dẫn đến việc đời sống đạo ở miền Nam tăng nhanh, một số giáo phận mới được thành lập như Cần Thơ (tách ra từ giáo phận Nam Vang năm 1955), hay Nha Trang (tách ra từ giáo phận Quy Nhơn năm 1957). Sự kiện quan trọng nhất trong giai đoạn này đó là ngày 24 – 11 – 1960, Giáo hoàng Gioan XXIII ban hành sắc chỉ Venerabilium Nostrorum thiết lập hàng giám phẩm cho Giáo hội Công giáo Việt Nam, chính thức thành lập các giáo phận chính tòa, thuộc 3 giáo tỉnh là Hà Nội, Huế và Sài Gòn. Các giáo phận khác tiếp tục được thiết lập như Long Xuyên, Đà Lạt, Mỹ Tho. Tính đến năm 1960, Giáo hội Công giáo Việt Nam có 20 giáo phận với 23 Giám mục, 1.914 linh mục, 5.789 tu sĩ, 1.530 chủng sinh. [34, phần Lược sử Giáo Hội Việt Nam] Sau 30 – 4 – 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, Giáo hội Công giáo hai miền cũng thống nhất hoạt động trong hoà bình và cùng nhân dân xây dựng đất nước sau chiến tranh. Giáo hội Công giáo Việt Nam đã tổ chức Đại hội toàn thể Giám mục ở Việt Nam từ ngày 24 – 4 đến 1 – 5 – 1980 tại Hà Nội và thành lập Hội đồng Giám mục Việt Nam. Tại đây Giáo hội đã ra Thư chung với đường hướng “ Sống phúc âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc của đồng bào”. Giáo hội đã chủ trương xây dựng một Hội thánh Chúa Jesus Christ tại Việt Nam gắn bó với dân tộc và đất nước, cùng đồng bào xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Cho tới nay, Công giáo đã phát triển và trở thành một trong số những tôn giáo lớn ở Việt Nam có tổ chức chặt chẽ và số tín đồ đông đảo: gần 7 triệu tín đồ [39]. Quá trình du nhập và phát triển của Công giáo đồng thời cũng có những đóng góp không nhỏ tới nhiều lĩnh vực văn hoá, kinh tế, giáo dục của Việt Nam mà điển hình là sự hình thành chữ Quốc ngữ, việc các thừa sai, linh mục mở các 38
  44. chủng viện, trường học để đào tạo thầy giảng bản xứ cũng góp phần giúp giáo dục phát triển; bên cạnh đó, số nhà thờ được xây dựng kiên cố trong nửa cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỉ XX ở ba miền Bắc, Trung, Nam đã đóng góp nhiều nét mới trong nghệ thuật kiến trúc tại Việt Nam. 2.1.2. Đặc điểm của Công giáo ở Việt Nam. Sự du nhập của Công giáo vào Việt Nam với tư cách là một tôn giáo phương Tây phần nào đã làm thay đổi diện mạo của văn hoá Việt Nam cũng như một phần đặc điểm vốn có của Công giáo. Trên thực tế, Công giáo Việt Nam trước hết mang tính ngoại lai, thể hiện ở nhiều yếu tố như sự chỉ đạo, việc truyền giáo, các dòng tu Ở giai đoạn đầu Công giáo Việt Nam thực chất chỉ là cái danh mà thực tế nằm dưới sự chỉ đạo từ bên ngoài. Ngày 4 – 2 – 1557, Giáo hoàng Paul IV ký sắc chỉ “Pro Exellenti Praeminentia” thiết lập giáo phận Malacca, bao gồm các nước Indonesia, Malaysia, Xiêm, Campuchia, Champa, Đại Việt, Trung Hoa và Nhật Bản. Đến ngày 23 – 1 – 1576, Giáo hoàng Gregorius XIII ban sắc chỉ “Super Specula Militantis Ecclesiae” thành lập giáo phận Macao tách ra từ Malacca, bao gồm lãnh thổ Trung Quốc, Đại Việt và Nhật Bản. Cuối cùng kết quả truyền giáo tại Việt Nam được đánh dấu bằng sự kiện năm 1659 Giáo hoàng Alexander VII với tự sắc “Super Cathedram Principis” thiết lập ở Việt Nam hai giáo phận đầu tiện và giao cho hai thừa sai thuộc Hội truyền giáo Paris làm đại diện Tông Toà. Như vậy, giai đoạn này thể hiện rõ rằng việc truyền giáo tại Việt Nam được chỉ đạo từ bên ngoài, còn Công giáo Việt Nam thực chất chỉ là cái danh mà Toà thánh áp vào cho Việt Nam. Bên cạnh đó, quá trình truyền giáo vào Việt Nam, các linh mục có đóng góp to lớn tới Công giáo Việt Nam qua các thời kỳ như Francesco Buzomi, Diego Carvalho (1615), Alexandre de Rhodes, Pedro Marquez (1627); linh mục Gaspar da Cruz, thuộc Tỉnh Dòng Thánh Giá Đông Ấn; linh mục Lopez và Acevedo (1558); hai linh mục Luis de Fonseca (Bồ Đào Nha) và Gregoire de la Motte (Pháp) từ Malacca tới, truyền giáo trong thơi Chúa Nguyễn Hoàng (1580 – 1586) Tất cả đội ngũ giáo sĩ truyền giáo đều là người nước ngoài. 39
  45. Các dòng tu như: Dòng Tên, Dòng Don Bosco, Dòng Francisco, Dòng Francisco Capuchino, Dòng Francisco Viện Tu, Dòng Thánh Thể, Dòng Cát Minh đều là các dòng tu nước ngoài khi được truyền vào Việt Nam thì mới tách ra trở thành một dòng tu độc lập. Ngoài ra, khi Công giáo được truyền vào Việt Nam, tôn giáo này cũng gặp nhiều khó khăn và trở ngại khi có những mâu thuẫn với tín ngưỡng bản địa. Ban đầu, một số giáo lý, giáo luật không phù hợp, đôi khi xung đột với tín ngưỡng dân gian Việt Nam như: cấm xem bói toán, xem ngày giờ đặc biệt là sự xung đột với tục thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam. Trong Công giáo, các tín đồ chỉ được thờ ông bà tổ tiên, không được cúng bái; đồng thời các tín ngưỡng như thờ cúng các vị thần thiên nhiên, thờ Mẫu vốn mang ý nghĩa sâu sắc đối với người Việt thì Công giáo lại là một tôn giáo độc thần, chỉ cho phép thờ Chúa mà không được thờ thần nào khác. Điều này dẫn đến sự xung đột của Công giáo thời kỳ đầu với người bản xứ. Cũng chính vì vậy mà ngày 20 – 10 – 1964, Toà thánh Vatican đã chấp thuận đề nghị của các Giám mục Việt Nam về việc cho phép giáo dân Việt Nam được thờ cúng tổ tiên và các anh hùng liệt sĩ của dân tộc. Điều đó đã tạo sự thuận lợi cho việc hội nhập của Công giáo vào văn hoá dân tộc, đồng thời cũng tạo nên tính không thống nhất của Công giáo Việt Nam đối với tín ngưỡng dân tộc và đối với Công giáo nói chung. Sự không thống nhất của Công giáo Việt Nam còn được thể hiện trong các vùng. Một số nơi quan niệm rằng Chúa là đấng cao nhất, thiêng liêng nhất, vì vậy không được ăn lễ hay thậm chí không được gọi tên Chúa. Một số làng sùng đạo cũng cấm người trong đạo lấy người ngoại đạo, tuy nhiên việc này cũng có sự khác nhau giữa các giáo phận, khu vực. Công giáo Việt Nam còn mang sự không thống nhất trong tổ chức điều hành. Việc nằm dưới sự chỉ đạo của Toà thánh Vatican khiến cho Công giáo khó xâm nhập sâu vào đời sống của các tín hữu và cấu trúc điều hành từ trung ương đến địa phương khiến cho việc kiểm soát khó có thể làm sát sao. Các dòng tu ở 40
  46. Việt Nam cũng vô cùng đa dạng, bao gồm cả dòng tu nước ngoài và dòng tu Việt Nam. Tóm lại, cùng với các tôn giáo khác, Công giáo đang có sự hội nhập mạnh mẽ vào văn hoá Việt Nam, tạo ra những đặc trưng riêng, đồng thời Công giáo Việt Nam cũng đang dần thích nghi và hội nhập với Công giáo thế giới. 2.2. Lễ Phục sinh trong đời sống đạo của người Công giáo Việt Nam. Nhắc tới Công giáo Việt Nam, đa phần những người ngoại đạo chỉ biết tới một ngày lễ lớn của Công giáo đó là lễ Giáng sinh, tuy nhiên đối với các tín hữu Công giáo Việt Nam nói riêng và Công giáo thế giới nói chung, ngày lễ lớn nhất trong năm phục vụ của họ lại là lễ Phục sinh – ngày mừng Chúa Jesus sống lại. Trong Công giáo, mùa Phục sinh được cử hành trong niềm hân hoan của các tín đồ với tư cách là ngày đại lễ duy nhất. 2.2.1. Quá trình chuẩn bị và những qui định trước và trong mùa lễ Phục sinh. Để chuẩn bị cho một mùa đại lễ quan trọng, trong Công giáo dành riêng ra hẳn 40 ngày để các tín hữu chuẩn bị về mặt tinh thần để chào mừng lễ Phục sinh. 40 ngày này gọi là Mùa Chay. Số 40 tượng trưng cho 40 năm người Do Thái đi trong hoang địa để vào miền Đất Hứa, là 40 ngày Moses ở trên núi Sinai để ký Giao ước Sinai và nhận 10 điều răn, là 40 ngày David phải đối đầu với Goliath, 40 ngày tiên tri Elijah chạy trốn trên núi Horeb, cũng là 40 ngày tiên tri Jonah rao giảng sám hối ở Nineveh và là 40 ngày Chúa Jesus ăn chay và cầu nguyện trong hoang địa. Mùa Chay bắt đầu từ thứ Tư Lễ Tro đến thứ Năm Tuần Thánh. Theo truyền thống trong đạo Kitô, trong 40 ngày của Mùa Chay các tín hữu thường ăn kiêng, làm từ thiện và hạn chế những thú vui. Ba việc thực hành truyền thống được coi trọng là cầu nguyện (công lý về phía Thiên Chúa), ăn kiêng (công lý về phía bản thân), và làm từ thiện (công lý về phía tha nhân). Trước đây, theo quy định của Công giáo Roma, đề cao tinh thần của việc ăn chay thì ngày thứ Tư Lễ Tro, ngày thứ Sáu Tuần Thánh cùng tất cả các ngày thứ 41
  47. Sáu trong tuần, ngoại trừ trẻ em và người cao tuổi, bắt buộc tất cả các tín đồ từ 14 đến 60 tuổi phải giữ chay và kiêng thịt. Tuy nhiên ngày nay, luật này đã được nới lỏng và chỉ bắt buộc việc giữ chay - kiêng thịt vào Thứ tư Lễ Tro và Thứ sáu Tuần Thánh, với những ngày khác thì các tín hữu được khuyến khích nên hạn chế ăn thịt (kiêng ăn) hoặc đôi khi, ăn uống đạm bạc hơn bình thường cũng được cho là một hình thức ăn chay, ăn kiêng. Mùa Chay là để các tín đồ sám hối, trở về với Chúa để sửa soạn tâm hồn đón mừng lễ Phục Sinh. Bên cạnh đó, Hội Thánh cũng đưa ra quy định về màu phẩm phục mà linh mục mặc. Theo đó, trong mùa Chay, khi cử hành lễ các linh mục thường phải mặc màu tím tượng trưng cho sự sám hối và mong đợi. Đồng thời khi cử hành thánh lễ trong Mùa Chay, cần phải tuân theo các quy định: Không đọc kinh Vinh Danh, không đệm đàn khi không có tiếng hát, không đọc hoặc hát Hallelujah và không bày hoa trên bàn thờ. Trong Mùa Chay, Giáo Hội hướng về Đại Lễ Phục Sinh bằng việc chuẩn bị các dự tòng lãnh nhận các bí tích khai tâm Kitô giáo: rửa tội, thêm sức và thánh thể trong đêm Vọng Phục Sinh; đồng thời dọn lòng con cái cho Đại Lễ này với các việc đọc Lời Chúa, tham dự phụng vụ, cầu nguyện, ăn chay hãm mình, canh tân trở lại, sống bác ái và làm việc bố thí. Sau Mùa Chay là trung tâm của Năm Phục Vụ - Tuần Thánh và Tam Nhật Thánh hay còn gọi là Tam Nhật Vượt Qua. Tuần Thánh bắt đầu từ Chúa Nhật Lễ Lá, hay Chúa Nhật thương khó, ngày thứ Hai, thứ Ba, thứ Tư sau đó, và sáng thứ Năm. Bốn ngày này là những ngày cuối cùng của Mùa Chay Thánh. Còn Tam Nhật Thánh, bắt đầu từ Thánh Lễ Tiệc Ly vào chiều thứ Năm Tuần Thánh, tiếp theo là thứ Sáu Tuần Thánh, thứ Bảy Tuần Thánh và Chúa Nhật Phục Sinh. Nội dung hành lễ trong Tuần Thánh và Tam Nhật Vượt Qua đó là những biến cố vượt qua của Chúa Jesus: việc Chúa chịu đau khổ, chết trên thập giá và sống lại. Mầu nhiệm vượt qua là trung tâm điểm của các việc cử hành trong Năm Phụng Vụ, của Tuần Thánh và Tam Nhật Thánh. Theo đó, trong Tuần Thánh và Tam Nhật Vượt Qua thường phải có những lễ nghi đặc biệt và long 42
  48. trọng, nghiêm túc hơn ngày thường. Bước vào Tuần Thánh, giáo dân cũng như các linh mục cần phải tuân thủ nghiêm ngặt thời gian cử hành cũng như phải chuẩn bị trước đầy đủ mọi thứ cần thiết cho thánh lễ. Giáo dân cần phải hiểu hoặc được giải thích rõ ý nghĩa của các lễ nghi trong thánh lễ. Trong đó, tính cộng đoàn cần phải được phát huy tới mức cao nhất. Đối với các lễ nghi trong Tuần Thánh và Tam Nhật Thánh, tất cả đều phải được tổ chức cho toàn giáo xứ chứ không cử hành riêng một nhóm nhỏ nào. Cùng với đó, tại các nhà thờ chính toà, tất cả các nghi thức phải được cử hành do giám mục giáo phận chủ sự. Đối với giáo dân, trước mỗi buổi cử hành đều cần có sự chuẩn bị về tâm hồn như hồi tâm, cầu nguyện. Đặc biệt, Giáo Hội khuyến khích các giáo dân tham gia Bí tích Sám hối và Bí tích Giải Tội để thanh tẩy tâm hồn mình. Để Chuẩn bị cho Tam Nhật Vượt Qua, các giáo xứ thường phải cử hành thánh lễ chuyền dầu, là một biểu hiện của Dầu Thánh trong các Bí tích rửa tội, truyền chức thánh và xức dầu bệnh nhân. Các giáo dân cũng như linh mục, giám mục cần phải tham gia đầy đủ. Vì vậy tuỳ vào từng giáo xứ, giáo phận mà Thánh lễ dầu có thể được cử hành vào sáng thứ Năm hay bất cứ ngày nào gần nhất trước thứ Năm Tuần Thánh, hoặc sau Chúa Nhật Phục Sinh. Nghi lễ này nhằm kỷ niệm Chúa Jesus cử hành Bí tích Thánh Thể. Vào thánh lễ Tiệc Ly của thứ Năm Tuần Thánh, Giáo hội Công giáo thế giới và Việt Nam nói riêng đều cử hành nghi thức rửa chân, đây thánh lễ tưởng niệm việc Chúa Christ lập phép Thánh Thể và chức linh mục, cũng như ban bố giới luật mới tức là giới luật yêu thương. Thứ Năm Tuần Thánh 18 – 4 – 2019, báo VaticanNews đã đưa tin Đức Giáo hoàng Francisco đã viếng thăm nhà tù ở thành Velletri, tại đây, ngài đã cử hành nghi thức rửa chân cho 12 tù nhân với nhiều quốc tịch khác nhau. Tại các giáo xứ ở Việt Nam, nghi thức này cũng được cử hành với linh mục làm chủ tế cùng 12 người trong ban phục vụ được chọn, đại diện cho 12 tông đồ của Chúa, Chủ tế sau đó sẽ rửa chân cho từng người và hôn lên chân họ, sau đó trao cho mỗi người một tấm bánh trắng. Tới thứ Sáu Tuần Thánh, đây là ngày Chúa Jesus phải chịu khổ hình trên thánh giá và qua đời, vì vậy người Công giáo sẽ tưởng niệm bằng việc ăn chay 43
  49. kiêng thịt để chia sẻ cuộc thương khó với Chúa cũng như mở rộng tâm hồn đón nhận ơn cứu rỗi của ngài. Nghi lễ tưởng niệm cuộc thương khó của Chúa Jesus thường được cử hành vào 3 giờ chiều hoặc vào giờ khác tuỳ vào từng địa phương, tuy nhiên không được cử hành sau 9 giờ tối. Nghi lễ này bao gồm Phụng Vụ Lời Chúa mà cao điểm là việc công bố Bài Thương Khó theo thánh Gioan; sau đó là Lời Nguyện chung đại thể, rồi việc tôn kính Thánh Giá cách trọng thể, và sau cùng là việc rước lễ với Mình Thánh đã được truyền phép hôm trước. Thứ Bảy Tuần Thánh và Chúa Nhật Phục sinh là trung tâm quan trọng nhất của lễ Phục sinh. Trong các nhà thờ Công giáo tại Việt Nam, thời gian này các tín hữu sẽ kính viếng ảnh Chúa chịu nạn, ảnh Chúa bị chôn trong mộ, kính viếng Đức Mẹ Maria Đồng thời trong ngày này, nhà thờ cũng như các giáo dân không được cử hành lễ cưới và các bí tích khác trừ Bí tích Giải Tội và xức dầu bệnh nhân, tất cả đều tập trung vào niềm hy vọng và tin tưởng, chuẩn bị tâm hồn để bước vào Đêm Canh Thức Phục Sinh – mừng Chúa Jesus Phục sinh. Đêm Canh Thức Phục sinh được coi là đêm quan trọng nhất và được tổ chức long trọng nhất của lễ Phục sinh với sự tham gia của đông đảo các tín đồ. Thánh lễ này bắt buộc cử hành vào buổi tối và kết thúc trước hừng đông ngày Chúa Nhật Phục Sinh, không được cử hành vào buổi chiều. Đêm Canh Thức Phục Sinh thường được cử hành với 4 phần: Công bố Phục sinh, Phụng vụ Lời Chúa, Phụng vụ các Bí tích khai tâm Kitô giáo và Phụng vụ Thánh Thể. Trong thánh lễ, mỗi nhà thờ đều phải bày nến phục sinh, đặc biệt đó phải là một cây nến mới được dùng cho mỗi năm, đây cũng là cây nến to và lớn hơn mọi cây nến khác trong nhà thờ, trên nến có hình thập giá, một số được khắc thêm tia ánh sáng mặt trời hay dòng nước Trên và năm dấu đinh tượng trưng cho 5 vị trí Chúa Jesus bị đóng đinh, phía trên hình thập giá là mẫu tự Alpha và bên dưới là mẫu tự Omega, theo tiếng Hy Lạp nghĩa là đầu tiên và cuối cùng – ý chỉ Chúa là Đấng cứu độ từ lúc khởi đầu cho tới kết thúc của loài người. Phần Công bố phục sinh diễn ra với nghi thức thắp Nến Phục Sinh. Lúc này toàn nhà thờ sẽ tắt hết đèn điện. Sau khi làm phép lửa, chủ tế sẽ thắp sáng nến Phục sinh trong nhà thờ đại diện cho ánh sáng của Chúa. Sau khi bày tỏ lòng tạ ơn Chúa, các giáo dân sẽ 44
  50. thắp sáng cây nến đã chuẩn bị trước của mình từ lửa ở nến Phục sinh, bắt buộc không được dùng lửa từ chỗ khác. Điều này tượng trưng cho việc ánh sáng của Chúa là cột lửa chiếu sáng dẫn đầu đoàn chiên Hội Thánh Chúa băng qua vùng thung lũng tối tăm tội lỗi. Sau đó chủ tế sẽ Công bố Tin Mừng Phục sinh và cùng các giáo dân hân hoan đón mừng mầu nhiệm của Chúa. Tại một số giáo xứ, trước thánh lễ nhà thờ thường treo ảnh hoặc tượng, thánh giá có hình Chúa Jesus ở chính giữa ban thờ nhưng bị che lại bởi một mảnh vải hoặc một tấm rèm. Sau khi đọc kinh Vinh Danh, thánh giá hoặc ảnh Chúa Jesus bị che mất sẽ được hiện ra dưới sự vui mừng của các tín đồ. Phụng vụ lời Chúa và Phụng vụ Thánh Thể là hai phần không thể thiếu trong thánh lễ. Phần chính yếu của Phụng vụ lời Chúa là các bài đọc trích từ Kinh Thánh. Trong Mùa Phục Sinh và Mùa Chay, bài đọc Tin Mừng theo thánh Gioan được đọc hằng năm. Phần phục vụ Thánh Thể bao gồm dâng lễ - chuẩn bị lễ vật mà trong giây lát sẽ hoá thành Máu và Thịt của Chúa Jesus – thường là rượu nho và bánh trắng; sau đó là đọc Kinh Tạ Ơn (hay còn gọi là Kinh nguyện Thánh Thể) – kinh nguyện quan trọng nhất trong thánh lễ, khởi đầu bằng lời mời cộng đoàn hưởng tâm hồn lên để cầu nguyện và tạ ơn Thiên Chúa. Trong nghi lễ cử hành các bí tích khai tâm Kitô giáo, thường là phép rửa tội linh mục chủ tế sẽ làm phép nước để Rửa Tội và để rảy trên chúng ta, nhắc chúng ta - là những người đã chết cho tội lỗi, sống lại nên con Chúa - phải luôn sống xứng đáng với ơn Chúa. Trước khi làm phép rửa tội, linh mục làm phép nước để dùng rửa tội và rảy trên giáo hữu trong đêm vọng này và trong cả Mùa Phục Sinh. Nếu không có nghi lễ rửa tội, thì cũng có thể làm phép nước, rồi rảy nước thánh cho tín hữu cùng với việc tuyên lại lời hứa rửa tội. Cuối cùng để kết thúc Đêm Vọng Phục Sinh, đa số nhà thờ cử hành nghi thức rước lễ. Tuy nhiên, nghi thức này chỉ dành cho những người theo đạo đã nhận bí tích Thánh Thể và đã được rửa tội. Tới Chúa Nhật Phục Sinh, các giáo hữu phải nghỉ việc cả ngày và bắt buộc phải tham gia thánh lễ, đồng thời không được cử hành lễ nào kể cả lễ an táng. Một số nhà thờ cử hành thánh lễ giống như các lễ Chúa Nhật bình thường, một 45
  51. số nơi lại cử hành long trọng hơn như tổ chức rước kiệu xuống giếng nước rửa tội, hát Kinh Chiều nhớ bí tích rửa tội. Đồng thời, nến Phục Sinh được thắp sáng trước đó sẽ tiếp tục được thắp sáng 8 ngày sau đấy cho đến hết tuần Bát Nhật Phục Sinh. Ngoài hai dịp này, không được đốt nến phục sinh vào các buổi lễ khác và không để ở gian cung thánh hay trong phòng thánh, để cho thấy ý nghĩa riêng biệt của biểu tượng này trong Mùa Phục Sinh. Trong suốt 50 ngày mùa Phục sinh, ngược lại với Mùa Chay, khi cử hành thánh lễ đều phải đọc Kinh Vinh Danh, được phép đệm đàn khi không có tiếng hát, được đọc hoặc hát Hallelujah, được trưng bày hoa trên bàn thờ và chủ tế thay vì mặc áo tím, sẽ phải mặc áo trắng. Điều này diễn tả sự tinh sạch, đồng thời biểu lộ vinh quang của Chúa và chiếu sáng tất cả những gì liên hệ tới Thiên Chúa, đó cũng là màu của sự Phục Sinh. 2.2.2. Không gian, thời gian và đặc điểm lễ Phục sinh của người Công giáo Việt Nam hiện nay. Công giáo Việt Nam hiện nay sử dụng lịch Tây phương và cách tính lễ phục sinh theo quy định của Giáo Hội. Vì vậy dù lễ Phục sinh không được cố định hằng năm nhưng Công giáo Việt Nam vẫn ăn mừng ngày lễ Phục Sinh cùng một Chủ Nhật với Công giáo thế giới theo quy định trong lịch Phụng Vụ Công giáo hàng năm [Phụ lục 2]. Năm nay – 2019, lễ Phục Sinh của Công giáo diễn ra vào Chúa Nhật ngày 21 – 4 – 2019. Theo truyền thống, ngày Chúa Nhật, Ngày Phục sinh mừng Chúa Giêsu sống lại được nhiều giáo xứ cử hành rất long trọng. Các nghi thức đón rước tượng Chúa cùng tượng Đức Mẹ Maria và các Thánh được chia thành nhiều đoàn rước đi theo các xứ đạo, họ đạo và đúng thời điểm 24 giờ ngày Chúa Nhật Phục sinh chính lễ các đoàn rước kiệu sẽ tụ gặp tại chính giữa sân nhà thờ xứ và tổ chức tiệc mừng chúa sống lại bằng các ca khúc thánh ca bi tráng, hào hùng. Trong ngày này, giáo xứ ở khắp nơi từ nông thôn đến thành thị người người, nhà nhà, các con chiên chuẩn bị trang phục truyền thống áo dài, cờ, hoa, trống đi theo kiệu rước. Kiệu rước một số giáo xứ thường được sơn son thếp vàng và có 46
  52. thể rất phong phú, cũng có nơi vẫn giữ được kiệu Bát Cống – một loại kiệu truyền thống thường được dùng để rước thánh, thần trong các nghi lễ ở làng xã Việt Nam với bành kiệu được làm từ một chiếc ghế đặc biệt đặt lên trên các đòn kiệu, ghế có lưng tựa và tay vịn, được trang trí hình đầu rồng giống như chiếc long ỷ (ghế rồng) nhưng thấp. Phần bành sau của kiệu cao hơn thân bành, thường được chạm khắc nổi hình “lưỡng long chầu nguyệt” – tức hình hai con rồng chầu mặt trăng hoặc hình “lý ngư hóa long” – cá chép hóa rồng cùng các cành lá rong rêu thủy sinh. Việc cử hành lễ Phục sinh yêu cầu tất cả các tín đồ Công giáo đều bắt buộc phải tham dự. Bởi vậy, thời gian cử hành có thể có sự khác nhau tuỳ vào từng giáo xứ, giáo phận. Nhìn chung, các giáo xứ thường sẽ tham khảo ý kiến giáo dân rồi mới chọn giờ cử hành sao cho tất cả mọi người đều có thể tham dự thánh lễ. Lễ phục sinh thường được tổ chức ở khu vực trong và ngoài nhà thờ của các giáo xứ. Sau hơn 400 năm du nhập vào Việt Nam, Công giáo đã có một số điểm hội nhập với văn hoá Việt Nam, điển hình là một số cách thực hành lễ nghi trong thánh lễ Công giáo. Trong các nghi thức cử hành lễ Phục Sinh, đa số các giáo xứ sẽ tổ chức rước kiệu xuống giếng nước rửa tội vào chiều Chúa Nhật Phục Sinh. Cuộc rước kiệu được diễn ra hai vòng chung quanh khuôn viên nhà thờ, trong bầu khí hân hoan vui mừng vì Chúa đã Phục Sinh, sự trang nghiêm sốt sắng được nhân đôi bởi tiếng kèn, tiếng trống xen lẫn những bài Thánh Ca Mừng Chúa Phục Sinh. Đây là một nét rất riêng trong lễ Phục sinh của Công giáo Việt Nam. Các loại kiệu được sử dụng trong thánh lễ thường là những cỗ kiệu cổ sơn vàng với các chi tiết trạm trổ hình rồng, đa số các giáo xứ thường sử dụng kiệu Bát Cống. Trên cùng bành kiệu thường được đặt tượng Đức Mẹ Mary hoặc tượng Chúa Jesus, vài nơi chuẩn bị 2 kiệu riêng một cho Đức Mẹ, một cho Chúa Jesus. Một số giáo xứ thường sử dụng loại kiệu này như giáo xứ Trung Thành (giáo phận Bùi Chu), giáo xứ Tân Phú (thuộc tổng giáo phận Sài Gòn), giáo xứ Ngạn Sơn 47
  53. Sự hội nhập của lễ Phục sinh ở Việt Nam còn được thể hiện qua trang phục của các giáo dân. Khi dự thánh lễ Phục sinh, tất cả các tín đồ đều phải mặc quần áo trang trọng, chỉnh tề. Tại Việt Nam, các tín đồ, đặc biệt là phụ nữ, thường mặc áo dài – trang phục truyền thống – thể hiện sự kính trọng và nghiêm túc của họ đối với thánh lễ. Trong buổi rước kiệu, một số giáo xứ thường quy định trang phục của những người tham gia lễ là đàn ông mặc áo sơ mi trắng, phụ nữ mặc áo dài để thống nhất về trang phục, bên cạnh đó còn quy định màu áo cho từng nhóm rước kiệu. Màu áo dài trong buổi lễ lại được quy định theo giáo lý của Hội thánh Công giáo, chỉ một số màu mang ý nghĩa nhất định theo quy định của giáo hội mới được mặc như: màu tím – diễn tả sự sám hối và mong đợi Chúa, màu xanh – màu của niềm hy vọng và của sự sống, màu trắng – diễn tả sự tinh sạch, màu của sự Phục sinh, màu hồng – diễn tả niềm vui vì Chúa sắp đến, màu đỏ - gợi lên máu và lửa, hay màu vàng dùng trong các đại lễ thay cho màu trắng. Ngoài ra, các bài thánh ca hát trong lễ Phục sinh cũng được Việt hoá, mang màu sắc âm nhạc Việt Nam. Nếu như lễ Phục sinh ở phương Tây phần nào hoà lẫn với ngày lễ mùa xuân, gắn liền với các trò chơi về trứng phục sinh và thỏ dành cho trẻ em, thì tại Việt Nam, những biểu tượng này lại chưa phổ biến lắm, một số nhà thờ thường đặt một giỏ trứng màu sắc dưới hoặc cạnh ban thờ trong mùa Phục sinh, một số cũng bày biện và bán những quả trứng phục sinh được tô màu cho trẻ em và giáo dân như giáo xứ Phùng Khoang, một số giáo xứ khác lại không quá chú trọng tới biểu tượng này. Như vậy, giống như Công giáo nói chung, lễ Phục Sinh cũng mang những nét hội nhập với văn hoá Việt Nam đồng thời cũng mang những đặc điểm của lễ Phục sinh phương Tây theo những quy định truyền thống trong việc tổ chức lễ Phục sinh. 2.2.3. Vị trí của lễ Phục Sinh trong đời sống đạo của các tín đồ Công giáo ở Việt Nam. Đối với tín đồ Kitô nói chung và tín đồ Công giáo nói riêng, lễ Phục sinh đóng vai trò vô cùng quan trọng, không chỉ là một ngày lễ trọng lớn nhất trong năm Phụng Vụ mà còn là một ngày lễ đánh dấu đức tin của họ vào tôn giáo này. 48
  54. Sống đạo là thể hiện đức tin qua hành động trong cuộc sống mỗi ngày, tức là sống đúng theo ý Chúa đã được bày tỏ qua Lời Chúa truyền lại và được ghi chép trong Kinh Thánh. Nếp sống đạo của người Công giáo Việt Nam đã được hình thành từ thời kì đầu truyền giáo. Lễ phục sinh là một lễ trọng bắt buộc các giáo dân phải tham dự. Bởi vậy, tham dự lễ trọng một cách đầy đủ và sốt sắng đã trở thành nếp sống đạo của người giáo dân Việt Nam. Ngày nay, việc tham dự lễ trọng vẫn được giáo dân duy trì, tuân thủ nghiêm ngặt. Thậm chí dù không phải lễ trọng, vào thánh lễ ngày Chủ Nhật cũng vẫn có nhiều giáo dân tham dự lễ đông đủ bởi ngày Chủ Nhật được xem như là ngày của Chúa, là ngày thứ nhất trong tuần, tưởng niệm Chúa Jesus sống lại. Chiếm vị trí quan trọng trong Kitô giáo, Mầu Nhiệm Phục Sinh trở thành mầu nhiệm trung tâm của niềm hy vọng vĩnh cửu mà loài người mong đợi. Bởi vậy nên thời gian cử hành mầu nhiệm Phục sinh là thời gian cao điểm của cả năm phụng vụ. Vì là mầu nhiệm cao cả, lễ Phục Sinh trở thành Đại lễ mà không lễ nào có thể vượt qua. Phục sinh của người Công giáo tuỳ thuộc chặt chẽ vào phục sinh của Đức Christ và theo thánh Paul trong sách Phúc Âm, nó đã được khởi sự từ khi các tín hữu chịu phép Rửa. Đời sống mới của người Kitô hữu thực là tham gia sự sống của Chúa Jesus phục sinh. Trong đời sống đạo của các tín đồ Công giáo, lễ Phục sinh là một đại lễ bắt buộc, không thể không chấp hành, không thể không tham dự. Điều này giúp cho các tín đồ có cơ hội xem xét lại nếp sống đạo của mình và sửa đổi bản thân cũng như hiểu rõ ý nghĩa của đời sống đạo của mình và với tôn giáo của mình. Phục sinh là một đại lễ không thể thay thế hay bỏ qua việc tổ chức trong Công giáo. 2.3. Giá trị của thánh lễ Phục sinh đối với giáo dân Công giáo Việt Nam. Triết lý nhân sinh trong các sách Phúc âm có giá trị to lớn trong việc góp phần vào việc xây dựng nên cung cách ứng xử của con người trong cuộc sống. Mang trong đó sứ mệnh hướng con người vượt qua cái thấp hèn của bản thân để đến với cái thiêng liêng thông qua việc xác lập các chuẩn mực trong ứng xử với Thiên 49