Luận án Kiến thức, thực hành về làm mẹ an toàn của phụ nữ có con dưới 2 tuổi và hiệu quả can thiệp truyền thông tại tỉnh Bo Lị Khăm Xay , năm 2010-11

pdf 180 trang yendo 5630
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Kiến thức, thực hành về làm mẹ an toàn của phụ nữ có con dưới 2 tuổi và hiệu quả can thiệp truyền thông tại tỉnh Bo Lị Khăm Xay , năm 2010-11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfluan_an_kien_thuc_thuc_hanh_ve_lam_me_an_toan_cua_phu_nu_co.pdf

Nội dung text: Luận án Kiến thức, thực hành về làm mẹ an toàn của phụ nữ có con dưới 2 tuổi và hiệu quả can thiệp truyền thông tại tỉnh Bo Lị Khăm Xay , năm 2010-11

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ TRƢỜN ĐẠ ỌC TẾ C N CỘN KHAMPHANH PRABOUASONE KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VỀ LÀM MẸ AN TOÀN CỦA PHỤ NỮ CÓ CON DƢỚI 2 TUỔI VÀ HIỆU QUẢ CAN THIỆP TRUYỀN THÔNG TẠI TỈNH BO LỊ K ĂM XA , NĂM 2010-11 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TẾ CÔNG CỘNG CHUYÊN NGÀNH: YTCC MÃ SỐ: 62.72.03.01 À NỘ - 2013
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ TRƢỜN ĐẠ ỌC TẾ C N CỘN KHAMPHANH PRABOUASONE KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VỀ LÀM MẸ AN TOÀN CỦA PHỤ NỮ CÓ CON DƢỚI 2 TUỔI VÀ HIỆU QUẢ CAN THIỆP TRUYỀN THÔNG TẠI TỈNH BO LỊ K ĂM XA , NĂM 2010-11 LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG MÃ SỐ: 62.72.03.01 ƣớng dẫn khoa học: P S.TS. N VĂN TOÀN P S.TS LÊ AN TUẤN À NỘ -2013
  3. i LỜ CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của tôi và nhóm nghiên cứu. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận án là trung thực và chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác trƣớc đây. Hà Nội, ngày tháng năm 2013 Nghiên cứu sinh Khamphanh PRABOUASONE
  4. Lịch hoạt động can thiệp ở 2 trạm y tế xã (H. Khăm Kợt) từ tháng 1-12/2011 Số Ngày/tháng/năm Hoạt động Nơi làm Nhân viên nghiên cứu Nghiên cứu Bộ công cụ 1 20/12/2010 Pre- test TTYX Phôn Tan Thăm ma xát Khăm phănh Phiếu đánh giá Pre- test TTYX Phôn Tan Bua van Âm thành, loa On sy Bút bì Ome chay 21/12/2010 Pre- test TTYX Thà Bắc Thăm ma xát Khăm phănh Phiếu đánh giá Pre- test TTYX Thà Bắc Kham sy Âm thành, loa On sy Bút bì Ome chay 22/12/2010 Pre- test TTYX Nóng Ó Thăm ma xát Khăm phănh Phiếu đánh giá Pre- test TTYX Nóng Ó Sy Tha Âm thành, loa TT giao dục sức khỏe về LMAT On sy Bút bì (CSTS cho nhóm mục tiêu) Ome chay Tài liệu hướng dẫn 23/12/2010 Pre- test TTYX Phôn Thong Thăm ma xát Khăm phănh Phiếu đánh giá Pre- test TTYX Phôn Thong Sy mon Âm thành, loa TT giao dục sức khỏe về LMAT On sy Bút bì (CSTS cho nhóm mục tiêu) Ome chay Tài liệu hướng dẫn 2 22/1/2011 TT giao dục sức khỏe về LMAT TTYX Nóng Ó Thăm ma xát Khăm phănh Âm thành, loa (CSS cho nhóm mục tiêu) TTYX Nóng Ó Sy Tha Tài liệu hướng dẫn On sy Bút bì Ome chay Vở ghi 163
  5. 23/1/2011 TT giao dục sức khỏe về LMAT TTYX Phôn Thong Thăm ma xát Khăm phănh Âm thành, loa (CSS cho nhóm mục tiêu) TTYX Phôn Thong Sy mon Tài liệu hướng dẫn On sy Bút bì Ome chay Vở ghi 3 22/2/2011 TT giao dục sức khỏe về LMAT TTYX Nóng Ó Thăm ma xát Khăm phănh Âm thành, loa (CSSS cho nhóm mục tiêu) TTYX Nóng Ó Sy Tha Tài liệu hướng dẫn On sy Bút bì Ome chay Vở ghi 23/2/2011 TT giao dục sức khỏe về LMAT TTYX Phôn Thong Thăm ma xát Khăm phănh Âm thành, loa (CSSS cho nhóm mục tiêu) TTYX Phôn Thong Sy mon Tài liệu hướng dẫn On sy Bút bì Ome chay Vở ghi 4 22/3/2011 TT giao dục sức khỏe về LMAT TTYX Nóng Ó Thăm ma xát Khăm phănh Âm thành, loa (CSTS cho nhóm mục tiêu) TTYX Nóng Ó Sy Tha Tài liệu hướng dẫn On sy Bút bì Ome chay Vở ghi 23/3/2011 TT giao dục sức khỏe về LMAT TTYX Phôn Thong Thăm ma xát Khăm phănh Âm thành, loa (CSTS cho nhóm mục tiêu) TTYX Phôn Thong Sy mon Tài liệu hướng dẫn On sy Bút bì Ome chay Vở ghi 5 22/4/2011 TT giao dục sức khỏe về LMAT TTYX Nóng Ó Thăm ma xát Khăm phănh Âm thành, loa (CSS cho nhóm mục tiêu) TTYX Nóng Ó Sy Tha Tài liệu hướng dẫn On sy Bút bì Ome chay Vở ghi 23/4/2011 TT giao dục sức khỏe về LMAT TTYX Phôn Thong Thăm ma xát Khăm phănh Âm thành, loa (CSS cho nhóm mục tiêu) TTYX Phôn Thong Sy mon Tài liệu hướng dẫn 164
  6. On sy Bút bì Ome chay Vở ghi 6 22/5/2011 TT giao dục sức khỏe về LMAT TTYX Nóng Ó Thăm ma xát Khăm phănh Âm thành, loa (CSSS cho nhóm mục tiêu) TTYX Nóng Ó Sy Tha Tài liệu hướng dẫn On sy Bút bì Ome chay Vở ghi 23/5/2011 TT giao dục sức khỏe về LMAT TTYX Phôn Thong Thăm ma xát Khăm phănh Âm thành, loa (CSSS cho nhóm mục tiêu) TTYX Phôn Thong Sy mon Tài liệu hướng dẫn On sy Bút bì Ome chay Vở ghi 7 22/6/2011 TT giao dục sức khỏe về LMAT TTYX Nóng Ó Thăm ma xát Khăm phănh Âm thành, loa (CSTS cho nhóm mục tiêu) TTYX Nóng Ó Sy Tha Tài liệu hướng dẫn On sy Bút bì Ome chay Vở ghi 23/6/2011 TT giao dục sức khỏe về LMAT TTYX Phôn Thong Thăm ma xát Khăm phănh Âm thành, loa (CSTS cho nhóm mục tiêu) TTYX Phôn Thong Sy mon Tài liệu hướng dẫn On sy Bút bì Ome chay Vở ghi 8 22/7/2011 TT giao dục sức khỏe về LMAT TTYX Nóng Ó Thăm ma xát Khăm phănh Âm thành, loa (CSS cho nhóm mục tiêu) TTYX Nóng Ó Sy Tha Tài liệu hướng dẫn On sy Bút bì Ome chay Vở ghi 23/7/2011 TT giao dục sức khỏe về LMAT TTYX Phôn Thong Thăm ma xát Khăm phănh Âm thành, loa (CSS cho nhóm mục tiêu) TTYX Phôn Thong Sy mon Tài liệu hướng dẫn On sy Bút bì Ome chay Vở ghi 165
  7. 9 22/8/2011 TT giao dục sức khỏe về LMAT TTYX Nóng Ó Thăm ma xát Khăm phănh Âm thành, loa (CSSS cho nhóm mục tiêu) TTYX Nóng Ó Sy Tha Tài liệu hướng dẫn On sy Bút bì Ome chay Vở ghi 23/8/2011 TT giao dục sức khỏe về LMAT TTYX Phôn Thong Thăm ma xát Khăm phănh Âm thành, loa (CSSS cho nhóm mục tiêu) TTYX Phôn Thong Sy mon Tài liệu hướng dẫn On sy Bút bì Ome chay Vở ghi 10 22/9/2011 TT giao dục sức khỏe về LMAT TTYX Nóng Ó Thăm ma xát Khăm phănh Âm thành, loa (CSTS cho nhóm mục tiêu) TTYX Nóng Ó Sy Tha Tài liệu hướng dẫn On sy Bút bì Ome chay Vở ghi 23/9/2011 TT giao dục sức khỏe về LMAT TTYX Phôn Thong Thăm ma xát Khăm phănh Âm thành, loa (CSTS cho nhóm mục tiêu) TTYX Phôn Thong Sy mon Tài liệu hướng dẫn On sy Bút bì Ome chay Vở ghi 11 22/10/2011 TT giao dục sức khỏe về LMAT TTYX Nóng Ó Thăm ma xát Khăm phănh Âm thành, loa (CSS cho nhóm mục tiêu) TTYX Nóng Ó Sy Tha Tài liệu hướng dẫn On sy Bút bì Ome chay Vở ghi 23/10/2011 TT giao dục sức khỏe về LMAT TTYX Phôn Thong Thăm ma xát Khăm phănh Âm thành, loa (CSS cho nhóm mục tiêu) TTYX Phôn Thong Sy mon Tài liệu hướng dẫn On sy Bút bì Ome chay Vở ghi 12 20/11/2011 TT giao dục sức khỏe về LMAT TTYX Nóng Ó Thăm ma xát Khăm phănh Âm thành, loa (CSTS,S,SS cho nhóm mục tiêu) TTYX Nóng Ó Sy Tha Tài liệu hướng dẫn 166
  8. On sy Bút bì Ome chay Vở ghi 21/11/2011 TT giao dục sức khỏe về LMAT TTYX Phôn Thong Thăm ma xát Khăm phănh Âm thành, loa (CSTS,S,SS cho nhóm mục tiêu) TTYX Phôn Thong Sy mon Tài liệu hướng dẫn On sy Bút bì Ome chay Vở ghi 13 20/12/2011 TTYX Nóng Ó Thăm ma xát Khăm phănh Âm thành, loa TTYX Nóng Ó Sy Tha Bút bì Post- test On sy Phiếu đánh giá Post- test Ome chay 21/12/2011 TTYX Phôn Thong Thăm ma xát Khăm phănh Âm thành, loa TTYX Phôn Thong Sy mon Bút bì Post- test On sy Phiếu đánh giá Post- test Ome chay 22/12/2011 Post- test TTYX Phôn Tan Thăm ma xát Khăm phănh Phiếu đánh giá Post- test TTYX Phôn Tan Bua van Âm thành, loa On sy Bút bì 23/12/2011 Post- test TTYX Thà Bắc Thăm ma xát Khăm phănh Phiếu đánh giá Post- test TTYX Thà Bắc Kham sy Âm thành, loa On sy Bút bì Ome chay 167
  9. ii LỜ CẢM ƠN Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã tạo điều kiện và cung cấp học bổng cho tôi trong suốt quá trình học tập tại Việt Nam. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau Đại học Trường Đại học Y tế Công cộng đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến lãnh đạo Bộ Y tế, Trường Đại học Y khoa Sức khỏe Lào, Sở Y tế, Hội đồng Khoa học Ngành Y tế tỉnh Bo Li Kham xay, huyện Pak Xan và huyện Kham Kerth tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được học tập và nghiên cứu tại Lào cũng như tại Việt Nam. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy, cô của Trường Đại học Y tế Công cộng đã luôn quan tâm, truyền đạt cho tôi kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt bốn năm học vừa qua. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Ngô Văn Toàn, Trường Đại học Y Hà Nội, người thầy đã cho tôi ý tưởng và đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận án này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ân sâu sắc tới PGS.TS. Lê Anh Tuấn, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, người thầy lúc sinh thời đã quan tâm, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu. Tôi lấy làm nuối tiếc vì thầy sớm mất đi khi chưa kịp chứng kiến thành quả của người học trò này. Tôi xin chân thành cảm ơn Trung tâm Y tế huyện Pak Xan và Kham Kerth, các trạm Y tế xã, cũng các nhân viên Y tế, người lương dân trong quá trình thực địa và các bà mẹ Lào đã phối hợp hỗ trợ việc triển khai điều tra, giám sát việc thu thập số liệu và hoạt động can thiệp của đề tài một cách tận tình và có hiểu quả. Cuối cùng, tôi bày tỏ lòng biết ơn sự chia sẻ, động viên tận tình của cha mẹ, vợ, hai con gái, dòng họ, bạn bè, đồng nghiệp và các bạn cùng khóa, luôn đã giúp tôi có thêm nghị lực học tập và hoàn thành luận án này. Hà Nội, Năm 2013 Khamphanh PRABOUASONE
  10. iii MỤC LỤC Nội dung Trang LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC iii DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT x ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chƣơng 1 4 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 1.1. ĐẠI CƢƠNG 4 1.2. KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ LÀM MẸ AN TOÀN 7 1.2.1. Chăm sóc trƣớc sinh (CSTS) 7 1.2.2. Chăm sóc trong khi sinh 17 1.2.3. Chăm sóc sau sinh 21 1.3. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG DỊCH VỤ CHĂM SÓC TRƢỚC, TRONG VÀ SAU KHI SINH 24 1.3.1. Ảnh hƣởng nhóm yếu tố về đặc trƣng cá nhân và yếu tố về tiến sử sản khoa 25 1.3.2. Tiếp cận về địa lý 25 1.3.3. Tiếp cận về kinh tế 26 1.3.4. Tiếp cận về văn hóa 26 1.4. CÁC GIẢI PHÁP VÀ HIỆU QUẢ CAN THIỆP NHẰM NÂNG CAO KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ LÀM MẸ AN TOÀN 29 1.4.1. Các giải pháp 29 1.4.2. Kết quả các nghiên cứu can thiệp 32 Chƣơng 2 34 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
  11. iv 2.1. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 34 2.2. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU 34 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tƣợng nghiên cứu mô tả 34 2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tƣợng nghiên cứu can thiêp 34 2.3. ĐỊA BÀN VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 34 2.3.1. Địa bàn nghiên cứu 34 2.3.1. Thời gian nghiên cứu 36 2.4. CỠ MẪU VÀ PHƢƠNG PHÁP CHỌN MẪU 36 2.4.1. Cỡ mẫu và chọn mẫu cho nghiên cứu mô tả cắt ngang 36 2.4.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu cho nghiên cứu can thiệp 38 2.5. CHỈ SỐ VÀ BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU 39 2.5.1. Chỉ số và biến số nghiên cứu mô tả cắt ngang 39 2.5.2. Chỉ số và biến số nghiên cứu can thiệp 42 2.6. QUI TRÌNH, NỘI DUNG CAN THIỆP 43 2.6.1. Mô hình can thiệp 43 2.6.2. Điều tra trƣớc can thiệp 44 2.6.3. Điều tra đánh giá sau can thiệp 45 2.7. CÔNG CỤ VÀ KỸ THUẬT THU THẬP THÔNG TIN 45 2.7.1. Công cụ và kỹ thuật thu thập thông tin nghiên cứu mô tả cắt ngang 45 2.7.2. Công cụ và kỹ thuật thu thập thông tin nghiên cứu can thiệp 46 2.8. XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU 47 2.9. SAI SỐ VÀ CÁCH HẠN CHẾ 47 2.4. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU 48 Chƣơng 3 49 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 49 3.1. MỘT SỐ ĐẶC TRƢNG CÁ NHÂN CỦA BÀ MẸ 49 3.1.1. Một số đặc trƣng cá nhân của bà mẹ 49 3.1.2. Một số đặc trƣng về lịch sử sinh sản của các bà mẹ 52 3.2. KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH CỦA CÁC BÀ MẸ VỀ CHĂM SÓC TRƢỚC, TRONG VÀ SAU SINH 53
  12. v 3.2.1. KIẾN THỨC CHĂM SÓC TRƢỚC, TRONG VÀ SAU SINH 53 3.2.1.1. Kiến thức chăm sóc trƣớc sinh (CSTS) của các bà mẹ 53 3.2.1.2. Kiến thức chăm sóc trong sinh của các bà mẹ 57 3.2.1.3. Kiến thức chăm sóc sau sinh của các bà mẹ 60 3.2.2. THỰC HÀNH CHĂM SÓC TRƢỚC, TRONG VÀ SAU SINH 62 3.2.2.1. Thực hành chăm sóc trƣớc sinh của các bà mẹ 62 3.2.2.2. Thực hành chăm sóc trong sinh của các bà mẹ 66 3.2.2.3. Thực hành chăm sóc sau sinh của các bà mẹ 69 3.2.2.4. Tình hình giáo dục sức khỏe về làm mẹ an toàn cho các bà mẹ 71 3.2.3. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH CỦA CÁC BÀ MẸ 73 3.3. KẾT QUẢ CAN THIỆP TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE VỀ KIẾN THỨC LMAT CỦA PHỤ NỮ 81 3.3.1. Một số đặc trƣng cá nhân của ngƣời tham gia nghiên cứu 81 3.3.2. Hiệu quả can thiệp truyền thông kiến thức về LMAT cho các phụ nữ 83 3.3.2.1. Hiệu quả can thiệp truyền thông kiến thức về chăm sóc trƣớc sinh 83 3.3.2.2. Hiệu quả can thiệp truyền thông kiến thức về chăm sóc trong sinh 86 3.3.2.3. Hiệu quả can thiệp truyền thông kiến thức về chăm sóc sau sinh 89 Chƣơng 4 90 BÀN LUẬN 90 4.1. KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH CHĂM SÓC TRƢỚC SINH 90 4.1.1. Kiến thức và thực hành khám thai 90 4.1.2. Kiến thức và thực hành tiêm phòng uốn ván 92 4.1.3. Kiến thức và thực hành uống viên sắt 94 4.2. KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH CHĂM SÓC TRONG SINH 96 4.3. KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH CHĂM SÓC SAU SINH 101 4.4. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ LMAT CỦA CÁC BÀ MẸ 104 4.4.1. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành CSTS 104 4.4.2. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức thực hành chăm sóc trong sinh 107
  13. vi 4.5. HIỆU QUẢ CAN THIỆP KIẾN THỨC VỀ LMAT CỦA PHỤ NỮ 113 4.5.1. Hiệu quả can thiệp kiến thức TT/GDSK về chăm sóc trƣớc sinh 113 4.5.2. Hiệu quả can thiệp kiến thức TT/GDSK về chăm sóc trong sinh 116 4.5.3. Hiệu quả can thiệp truyền thông kiến thức về chăm sóc sau sinh 119 4.6. BÀN LUẬN VỀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 120 4.7. ĐIỂM MỚI TRONG NGHIÊN CỨU 121 KẾT LUẬN 122 KIẾN NGHỊ 124 DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ 125 TÀI LIỆU THAM KHẢO 126 Phụ lục 1. PHIẾU ĐIỀU TRA ĐÃ HOÀN THIỆN 137 Phụ lục 2. PHIẾU ĐÁNH GIÁ ĐÃ HOÀN THIỆN 149 Phụ lục 3. TÀI LIỆU HƢỚNG DẪN CHO PHỤ NỮ ĐỘ TUỔI SINH ĐẺ TỪ 15 - 49 TUỔI 152 Phụ lục 4. Kế hoạch nghiên cứu thu thập thông tin 155 Phụ lục 5. Dự trù kinh phí, nhân lực, công cụ, trang thiết bị 155 Phụ lục 6. PHIẾU ĐIỀU TRA NGHIÊN CỨU CHĂM SÓC SỨC KHOẺ CÁC BÀ MẸ 156 Phụ lục 7. BẢN ĐỒNG Ý TỰ NGUYỆN THAM GIA NC 157 Phụ lục 8. BẢN ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU 158
  14. vii DANH MỤC CÁC BẢN Số bảng Trang Bảng 1.1. Số lần khám thai và chất lƣợng bảo vệ thai 10 Bảng 1.2. Nội dung thăm khám sau sinh 23 Bảng 1.3. Nội dung cần giáo dục và tƣ vấn 31 Bảng 3.1. Một số đặc trƣng cá nhân của bà mẹ có con nhỏ dƣới 2 tuổi 49 Bảng 3.1. Một số đặc trƣng cá nhân của bà mẹ có con ≤ 2 tuổi 50 Bảng 3.2. Tỷ lệ biết dấu hiệu nguy hiểm khi mang thai của bà mẹ 53 Bảng 3.3. Mực độ biết số dấu hiệu nguy hiểm xảy ra khi mang thai 54 Bảng 3.4. Tỷ lệ biết xử trí nếu xuất hiện các dấu hiệu nguy hiểm khi mang thai của bà mẹ 54 Bảng 3.5. Kiến thức về khám thai tại cơ sở y tế, tiêm phòng uốn ván, uống viên sắt, ăn và nghỉ lao động của bà mẹ 56 Bảng 3.6. Tỷ lệ biết dấu hiệu nguy hiểm khi chuyển dạ của bà mẹ 57 Bảng 3.7. Tỷ lệ biết nuôi con bằng sữa mẹ của bà mẹ có con ≤ 2 tuổi 59 Bảng 3.8. Tỷ lệ biết dấu hiệu nguy hiểm sau khi sinh của bà mẹ 60 Bảng 3.9. Thực hành tiêm phòng uốn ván và uống viên sắt của bà mẹ 64 Bảng 3.10. Tình hình nghỉ lao động trƣớc sinh và chế độ ăn uống của bà mẹ trong quá trình mang thai 65 Bảng 3.11. Thực hành về chọn nơi sinh cho các bà mẹ 66 Bảng 3.12. Ngƣời đỡ đẻ và sự giúp đỡ của gia đình đối với bà mẹ 67 Bảng 3.13. Một số vấn đề gặp phải trong lần sinh vừa qua của bà mẹ 68 Bảng 3.14. Thực hành chăm sóc sau sinh của các bà mẹ 69 Bảng 3.15. Chế độ chăm sóc, ăn uống và nghỉ ngơi của bà mẹ sau sinh 70 Bảng 3.16. Tiếp cận thông tin giáo dục sức khỏe về làm mẹ an toàn 71 Bảng 3.17. Tình hình trao đổi thông tin về làm mẹ an toàn của các bà mẹ 72 Bảng 3.18. Kiến thức và thực hành chăm sóc trƣớc sinh của bà mẹ có con ≤2 tuổi 73
  15. viii Bảng 3.19. Mối liên quan giữa một số đặc trƣng cá nhân và số lần khám thai 74 Bảng 3.20. Mối liên quan giữa 1 số đặc trƣng cá nhân của bà mẹ và việc bà mẹ mang thai đƣợc tiêm phòng uốn ván đủ 2 mũi 75 Bảng 3.21. Mối liên quan giữa 1 số đặc trƣng cá nhân của bà mẹ và việc bà mẹ mang thai đƣợc uống viên sắt 76 Bảng 3.23. Mối liên quan giữa một số đặc trƣng cá nhân của bà mẹ và sinh con có cán bộ chuyên môn đỡ 78 Bảng 3.24. Mối liên quan giữa một số đặc trƣng cá nhân của bà mẹ và khám lại ít nhất 1 lần trong vòng 42 ngày sau sinh 79 Bảng 3.25. Một số đặc trƣng cá nhân của ngƣời tham gia nghiên cứu 81 Bảng 3.26. Hiệu quả nâng cao kiến thức của phụ nữ về CSTS 83 Bảng 3.27. Hiệu quả nâng cao kiến thức về các dấu hiệu nguy hiểm xảy ra trƣớc sinh đối với phụ nữ 85 Bảng 3.28. Hiệu quả nâng cao kiến thức của các phụ nữ về chăm sóc trong sinh 86 Bảng 3.29. Hiệu quả nâng cao kiến thức về các dấu hiệu nguy hiểm xảy ra trong sinh đối với phụ nữ 87 Bảng 3.30. Hiệu quả nâng cao kiến thức của phụ nữ về chăm sóc sau sinh 89
  16. ix DANH MỤC CÁC B ỂU ĐỒ Biểu đồ Trang Biểu đồ 1.1. Tỷ lệ khám thai ở một số quốc gia 8 Biểu đồ 3.1. Số lần có thai của các bà mẹ 52 Biểu đồ 3.2. Tổng số con 52 Biểu đồ 3.3. Số tuổi con nhỏ nhất 53 Biểu đồ 3.4. Kiến thức của bà mẹ về sự cần thiết phải khám thai 55 Biểu đồ 3.5. Kiến thức về số lần khám thai của các bà mẹ 55 Biểu đồ 3.6. Mực độ biết về dấu hiệu nguy hiểm khi chuyển dạ 58 Biểu đồ 3.7. Kiến thức về sự chuẩn bị cần thiết khi sinh con của bà mẹ 59 Biểu đồ 3.8. Phân bố kiến thức về số dấu hiệu nguy hiểm xảy ra sau khi sinh 61 Biểu đồ 3.9. Thực hành CSTS và số lần khám thai của bà mẹ 62 Biểu đồ 3.10. Những lý do đã không đi khám thai của bà mẹ 62 Biểu đồ 3.11. Thời điểm đi khám thai của các bà mẹ 63 Biểu đồ 3.11. Lần đi khám đầu tiên 63 Biểu đồ 3.12. Nơi khám thai của các bà mẹ 64 Biểu đồ 3.13. Thực hành cho trẻ bú lần đầu tiên của các bà mẹ 68
  17. x DAN MỤC CÁC C Ữ V ẾT TẮT ASEAN Hiệp hội các Nƣớc Đông Nam Á BVBMTE Bảo vệ bà mẹ trẻ em BYT Bộ Y tế BPTT Biện pháp tránh thai CTV Cộng tác viên CSBMTE Chăm sóc bà mẹ trẻ em CBYT Cán bộ Y tế CBTTYT Cán bộ Trung tâm y tế CHDCND Cộng hòa Dân chủ Nhân dân CQG Chuẩn Quốc gia CQGVTTYT Chuẩn Quốc gia về trung tâm Y tế CSSK Chăm sóc sức khỏe CSSKSS Chăm sóc sức khỏe sinh sản CSTS Chăm sóc trƣớc sinh CSSS Chăm sóc sau sinh ĐTNC Điều tra nghiên cứu KHHGĐ Kế hoạch hóa gia đình LMAT Làm mẹ an toàn NVYT Nhân viên y tế NXBYH Nhà xuất bản Y học PVS Phỏng vấn sâu QĐ Quyết định SKSS Sức khỏe sinh sản TBSK Tai biến sản khoa TCYTTG Tổ chức Y tế Thế giới TPUV Tiêm phòng uốn ván TT/GDSK Truyền thông giáo dục sức khỏe
  18. xi TTYT Trung tâm Y tế UBDS/KHHGĐ Ủy ban Dân số/Kế hoạch hóa Gia đình UBND Ủy ban nhân dân UBQGDS/KHHGĐ Ủy ban Quốc gia dân số/Kế hoạch hóa Gia đình UNICEF Quỹ Nhi đồng Liên hiệp Quốc WHO Word health organization YTCC Y tế Công cộng
  19. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Mang thai và sinh đẻ là một quá trình sinh lý bình thƣờng nhƣng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe, sự sống còn của cả mẹ và thai nhi, và có thể ảnh hƣởng đến hạnh phúc gia đình. Việc chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh không đƣợc triển khai tốt sẽ ảnh hƣởng đến nguồn nhân lực tƣơng lai của đất nƣớc. Nếu trong giai đoạn này ngƣời phụ nữ và trẻ sơ sinh không đƣợc chăm sóc, theo dõi, phát hiện những biểu hiện bất thƣờng và không đƣợc điều trị kịp thời sẽ ảnh hƣởng đến sức khỏe của họ thậm chí có thể gây tử vong. Chính vì vậy một trong những ƣu tiên của Đảng và Nhà nƣớc Cộng hòa Dân chủ Nhân dân (CHDCND) Lào là các chính sách và chiến lƣợc phát triển con ngƣời, đặc biệt coi trọng các quyền của phụ nữ và trẻ em. Trong những quyền ấy có quyền đƣợc chăm sóc thai sản khi mang thai và sinh con. Chăm sóc trƣớc, trong và sau sinh là các yếu tố quan trọng nhằm đảm bảo cho sức khoẻ bà mẹ cũng nhƣ trẻ đƣợc sinh ra hoàn toàn bình thƣờng. Các bằng chứng trên thế giới chỉ ra rằng: đầu tƣ về phát triển sức khỏe phụ nữ là rất quan trọng trong việc cải thiện phúc lợi của xã hội, và phát triển kinh tế cũng chính là bình đẳng trong chăm sóc sức khỏe sinh sản (SKSS) và xóa đói giảm nghèo của mỗi quốc gia. “Hội nghị quốc tế về dân số và phát triển” tại Cairo tháng 9/1994 đã đề cập đến nhiều vấn đề liên quan đến SKSS, trong đó “Làm mẹ an toàn” là nội dung hàng đầu của SKSS [32], [35], [40]. Báo cáo của hội nghị này có đề cập đến thông tin cơ bản sức khỏe phụ nữ các nƣớc đang phát triển. Ở Lào phụ nữ có một vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội của đất nƣớc, và đặc biệt, ảnh hƣởng tới các chính sách chăm sóc sức khỏe cơ bản của ngành y tế Lào [57]. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG), ƣớc tính mỗi năm khoảng 585.000 phụ nữ tử vong do những nguyên nhân có liên quan đến thai nghén và sinh đẻ, 99% số đó là ở các nƣớc đang phát triển [108]. Nhƣ vậy hàng ngày trung bình cứ một phút qua đi lại có một bà mẹ chết do hậu quả hoặc những biến chứng do thai nghén hoặc do sinh đẻ. Có ít nhất 7 triệu phụ nữ sống sót sau sinh phải đối mặt với những vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng, và hơn 50 triệu phụ nữ phải gánh chịu những hậu quả có hại cho sức khoẻ sau khi sinh. Bệnh tật và tử vong của ngƣời mẹ là nguy cơ của bệnh và tử vong ở trẻ. Khoảng 8 triệu trẻ em chết trong năm đầu, thì trong đó có
  20. 2 khoảng 4,3 triệu trẻ sơ sinh chết trong hai mƣơi tám ngày đầu sau sinh đẻ [14], [33], [78], [102], [114], [115]. Tại các nƣớc đang phát triển, mang thai và sinh đẻ là nguyên nhân chính dẫn đến tử vong, bệnh tật và tàn phế cho phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, chiếm ít nhất 18% gánh nặng bệnh tật ở nhóm tuổi này, nhiều hơn bất kỳ một vấn đề sức khoẻ nào khác [98]. Tử vong sơ sinh chủ yếu xảy ở các nƣớc đang phát triển, chiếm 96% trẻ sơ sinh chết hàng năm trên thế giới [58]. Tình xuất tử vong mẹ ở Lào năm 1995 là 656/100.000 trẻ đẻ sống, năm 2000 tỷ lệ tử vong mẹ là 530/100.000, và năm 2005 là 405/100.000 trẻ đẻ sống. Tỷ lệ này thực tế còn cao hơn vì theo WHO thì tử vong mẹ theo nguyên nhân gián tiếp sẽ bị bỏ sót rất nhiều [67]. Từ bản báo cáo của trung tâm bà mẹ trẻ em quốc gia Lào năm 2007 đã cho thấy tỷ lệ tử vong của trẻ em dƣới một tuổi là 72/1000 trẻ đẻ sống, tỷ lệ tử vong mẹ là 405/100.000, tỷ lệ này còn cao hơn nhiều so với các nƣớc trong khu vực Đông Nam Á và trên thể giới. Mặt khác nhu cầu sử dụng dịch vụ y tế sinh sản là rất khác nhau ở các nhóm đối tƣợng; đặc biệt các bà mẹ mang thai, sinh con và có con nhỏ thì nhu cầu này là rất cao, bởi lẽ sự thay đổi về tâm sinh lý và những thách thức mà họ phải đối mặt sau khi vƣợt cạn: chăm sóc bé sơ sinh nhƣ thế nào? Chế độ dinh dƣỡng, sinh hoạt, nghỉ ngơi, vệ sinh cá nhân và quan hệ tình dục sau sinh ra sao để đảm bảo cho mẹ khỏe, con khỏe và gia đình hạnh phúc. Mối quan tâm này không chỉ gặp ở phụ nữ miền xuôi mà còn cả miền ngƣợc. Vì rất nhiều lý do nên việc đáp ứng nhu cầu cho các bà mẹ có con nhỏ dƣới 2 tuổi vẫn chƣa đƣợc cải thiện nhƣ mong muốn. Phụ nữ trong độ tuổi 15-49 mang thai gặp nhiều nguy cơ cho sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh. Từ ban đầu mang thai là thời điểm cần thiết trong bảo vệ sinh giữ sức khỏe của bà mẹ, từ đó làm ảnh hƣởng đến tỷ lệ tử vong của mẹ, đây là vấn đề quan trọng nên quan tâm và lƣu ý đối với ngành y tế của nhân dân Lào. Phụ nữ Lào trong độ tuổi sinh đẻ (15-49 tuổi) sống tập trung tại nông thôn, vùng sâu vùng xa (81,2%); Hơn 73,6% đã thành lập gia đình, trong đó chỉ có 35% trong thời kỳ mang thai có đi khám thai tại trung tâm phục vụ phụ sản, bệnh viện phụ sản; Thống kê toàn quốc chỉ có 21,4% phụ nữ đƣợc cấp cứu sản, trong đó miền trung chỉ có 28,8% [66], [67].
  21. 3 Huyện Khăm Kợt là một huyện ở tỉnh Bo Lị Khăm Xay, Lào. Có 68 thôn, dân số trên 59.427 ngƣời mà phụ nữ chiếm khoảng 46,7% tổng số dân, phụ nữ độ tuổi sinh đẻ 15-49 khoảng 43,3% tổng số, tỷ lệ tử vong của mẹ 85/100000 và 32,3/1000 là mức chết của trẻ em <1 tuổi. Huyện Păk Xăn cũng là một huyện ở tỉnh Bo Lị Khăm Xay. Có 59 thôn, dân số trên 42.811 ngƣời mà phụ nữ chiếm khoảng 50,4% tổng số dân, phụ nữ độ tuổi sinh đẻ 15-49 khoảng 52% tổng số, tỷ lệ tử vong của mẹ 126,2/100000 và 12,2/1000 là mức chết của trẻ em <1 tuổi. Tỷ lệ trên là khá cao và vì sao lại nhƣ thế? Cho đến nay tại Lào các nghiên cứu dành cho bà mẹ có con nhỏ dƣới 2 tuổi còn rất hạn chế, mặt khác cũng chƣa có nghiên cứu nào tập trung sâu về thực trạng kiến thức, thực hành và tìm hiểu các yếu tố ảnh hƣởng đến chăm sóc trƣớc, trong và sau sinh của các bà mẹ trên. Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi tiến hành đề tài: “Kiến thức, thực hành về làm mẹ an toàn của phụ nữ có con dưới 2 tuổi và hiệu quả can thiệp truyền thông tại tỉnh Bo Lị Khăm Xay, năm 2010-2011” với các mục tiêu sau: 1. Mô tả kiến thức và thực hành của các bà mẹ có con dƣới 2 tuổi về làm mẹ an toàn (LMAT) tại huyện Pặk Xăn và Khăm Kợt, năm 2010. 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành về LMAT của các bà mẹ nêu trên. 3. Đánh giá hiệu quả thử nghiệm can thiệp truyền thông giáo dục sức khỏe nhằm nâng cao kiến thức về LMAT cho phụ nữ 15-49 tuổi tại huyện Khăm Kợt, năm 2011.
  22. 4 Chƣơng 1 TỔN QUAN TÀ L ỆU 1.1. ĐẠ CƢƠN Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới, “Sức khoẻ sinh sản là sự thoải mái hoàn toàn về thể chất, tinh thần và xã hội, không chỉ đơn thuần là không có bệnh tật hoặc tàn phế của hệ thống sinh sản. Điều này cũng hàm ý là mọi ngƣời, kể cả nam và nữ, đều có quyền đƣợc nhận thông tin và tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, các biện pháp kế hoạch hoá gia đình an toàn, có hiệu quả và chấp nhận đƣợc theo sự lựa chọn của mình, bảo đảm cho ngƣời phụ nữ trải qua quá trình thai nghén và sinh đẻ an toàn, tạo cho các cặp vợ chồng cơ may tốt nhất để sinh đƣợc đứa con lành mạnh” [3]. Theo TCYTTG, mỗi năm có khoảng 530.000 phụ nữ bị tử vong trong lúc mang thai hoặc khi sinh, hơn 3 triệu trẻ sơ sinh bị tử vong chu sinh, hơn 4 triệu trẻ sơ sinh tử vong trong tháng đầu tiên sau sinh, 640 triệu phụ nữ ốm yếu do liên quan đến thai nghén, 64 triệu phụ nữ phải chịu đựng những biến chứng khi sinh [6], [118], [111]. Trên thế giới, khoảng 60-80% các ca tử vong bà mẹ do xuất huyết, nhiễm trùng, chuyển dạ đình trệ, tăng huyết áp trong thời kỳ mang thai (bao gồm cả tiền sản giật) và những biến chứng của nạo phá thai không an toàn. Những biến chứng này là không thể đoán trƣớc đƣợc và hầu hết xảy ra trong vòng vài giờ hoặc vài ngày sau sinh [86]. Trên thế giới, đặc biệt tại các nƣớc đang phát triển, tỷ lệ những biến chứng thai nghén và sinh đẻ là những nguyên nhân hàng đầu gây nên tử vong cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Lý do của tử vong mẹ thƣờng đƣợc qui kết cho ba chậm trễ nhƣ chậm trễ thứ nhất là chậm trễ trong việc quyết định tìm cơ sở chăm sóc và xử lý các tai biến sản khoa. Điều này có thể do một vài nguyên nhân, bao gồm chậm phát hiện vấn đề, sợ đi đến bệnh viện hoặc phải chi phí cho bệnh viện, hoặc không có ngƣời quyết định. Chậm trễ thứ hai xảy ra sau khi quyết định tìm cơ sở chăm sóc xử lý tai biến sản khoa. Điều này xảy ra là do chậm chễ trong việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc y tế. Nguyên nhân của sự chậm chễ này thƣờng là khó khăn trong việc tìm hoặc chi trả cho phƣơng tiện đi lại. Nhiều nơi có rất ít phƣơng tiện giao thông và hệ thống giao thống rất kém. Một số cộng đồng đã nghĩ những cách sáng tạo để giải
  23. 5 quyết vấn đề này, bao gồm phối hợp trả trƣớc, quỹ xây dựng hệ thống giao thông cho cộng đồng, và tăng cƣờng liên kết những ngƣời hành nghề y trong cộng đồng và hệ thống y tế chính quy. Chậm trễ thứ ba là chậm trễ nhận đƣợc sự chăm sóc y tế ngay tại cơ sở y tế. Đây là một trong những vấn đề không may nhất trong tử vong mẹ. Thƣờng là những ngƣời phụ nữ phải đợi trong vài giờ đồng hồ tại cơ sở y tế do thiếu cán bộ y tế, cần phải chi trả trƣớc, và gặp những khó khăn trong truyền máu, dụng cụ y tế và phòng mổ. Nhiều ngƣời lập kế hoạch cảm thấy sự chậm chễ thứ ba này là dễ khắc phục nhất. Khi ngƣời phụ nữ tiếp cận đƣợc dịch vụ chăm sóc sản khoa thiết yếu thì các rào cản về văn hoá xã hội, kinh tế đã đƣợc vƣợt qua. Tập trung vào việc nâng cao dịch vụ tại các cơ sở y tế là một cấu phần quan trọng trong việc tăng cƣờng tiếp cận chăm sóc sản khoa thiết yếu. Các chƣơng trình đƣợc thiết kế đề cập đến 2 sự chậm chễ đầu tiên. Nhƣng những chƣơng trình này sẽ không có ý nghĩa gì nếu những điều kiện về cơ sở y tế không đƣợc đáp ứng đầy đủ [100]. Tỷ lệ tử vong bà mẹ khi sinh là một chỉ số sức khỏe chỉ ra sự khác biệt lớn nhất giữa các quốc gia đang phát triển và các nƣớc công nghiệp. Trong cuộc sống, nguy cơ xảy ra tử vong với phụ nữ khi mang thai hay sinh nở đƣợc ƣớc tính là 1/23 đối với phụ nữ Châu Phi, khi so với tỷ lệ này là xấp xỉ 1/10.000 của phụ nữ Bắc Âu [83]. Hàng năm có khoảng 36.000 ca tử vong bà mẹ tại 12 quốc gia vùng Đông và Nam Châu Á. Bốn nƣớc (Campuchia, Lào, Myanmar và Đông Timo) có tỷ lệ tử vong mẹ cao, vào khoảng 300 ca trên 100.000 ca đẻ [86]. Theo TCYTTG hiện nay tỷ lệ tử vong mẹ (chết trong khi mang thai, trong vòng 42 ngày cuối là do nhiều nguyên nhân liên quan đến sức khoẻ của thời kỳ mang thai) nhƣ mắc một số bệnh truyền nhiễm, nghèo đói thể trạng suy kịêt làm ảnh hƣởng không nhỏ tới sức khoẻ của tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ của các quốc gia. Nhƣng những phụ nữ ở những nƣớc đang phát triển bị ảnh hƣởng đáng kể. Trong khi tỷ lệ chết khi mang thai là 27/100.000 trẻ sinh ra ở các nƣớc phát triển, những nƣớc đang phát triển tỷ lệ tử vong chung bà mẹ 480/100.000 trẻ sinh ra [113]. Tại các quốc gia phát triển, nơi có đến 80% phụ nữ trên thế giới sinh sống, thời kỳ mang thai và sinh nở đôi khi vẫn khá nguy hiểm [106]. Các chƣơng trình đƣợc
  24. 6 khuyến cáo của chăm sóc trƣớc sinh tại hầu hết các quốc gia đang phát triển thƣờng tƣơng tự với các quốc gia phát triển. Tuy nhiên, sự khởi đầu của các chƣơng trình thì hầu nhƣ luôn luôn theo thói quen, thƣờng là kết quả của sự khan hiếm nguồn lực hay sự thiếu quan tâm của chính những phụ nữ đó. Ngoài tỷ lệ chết khi mang thai, mỗi năm hơn 50 triệu phụ nữ bị biến chứng khi mang thai, nhiều trƣờng hợp trong số đó dẫn tới ốm yếu kéo dài hoặc mất khả năng sinh con [99]. Chức năng làm mẹ an toàn cũng là vấn đề quan trọng với sự sống của trẻ. Mỗi năm, có gần 8 triệu trẻ sơ sinh chết (khi sinh và chết trong tuần đầu tiên) [110]. Đây chính là kết quả của nhiều yếu tố gây ra cái chết và mất khả năng của những bà mẹ nhƣ thiếu sự chăm sóc cho trẻ sơ sinh [109]. Chỉ có một nghiên cứu của học viện y tế công cộng về sức khoẻ của nhân dân quốc gia Lào năm 2000 tỷ lệ tử vong của trẻ em dƣới 5 năm bằng 106 trên 1000 ngƣời trong đó ở miền Trung chỉ có 75,7 trên 1000 ngƣời (thấp hơn miền Bắc và miền Nam), còn tỷ lệ tử vong của trẻ em dƣới 1 năm 82 trên 1000 ngƣời [66]. Thai nghén và sinh đẻ là quá trình sinh lý tự nhiên, đồng thời có nhiều thay đổi về giải phẫu, tâm sinh lý của ngƣời mẹ. Những thay đổi này có thể xảy ra rất sớm và diễn ra liên tục trong suốt thời kỳ thai nghén để đáp ứng với nhu cầu sinh lý của ngƣời mẹ và sự phát triển của thai nhi. Trong mỗi lần mang thai và sinh nở, ngƣời phụ nữ phải đối mặt với nhiều nguy cơ liên quan tới những tai biến đột ngột và khó lƣờng trƣớc. Những tai biến này có thể dẫn tới thƣơng tật thậm chí tử vong cho bà mẹ và thai nhi. LMAT là tất cả các phụ nữ đều đƣợc nhận sự chăm sóc cần thiết để đƣợc hoàn toàn khoẻ mạnh trong suốt thời gian “mang thai, sinh đẻ và sau đẻ”, bao gồm cả điều trị cấp cứu sản khoa khi có tai biến xảy ra [41]. Điều này có thể đƣợc hiểu là các bà mẹ cần nhận đƣợc các dịch vụ chăm sóc trƣớc sinh nhƣ đƣợc khám thai, tiêm phòng uốn ván, sử dụng viên sắt, tƣ vấn chăm sóc sức khoẻ cả cho mẹ và thai nhi. Khi sinh con các bà mẹ cần đƣợc các cán bộ y tế đỡ đẻ, tƣ vấn nuôi con bằng sữa mẹ, và trong vòng 42 ngày sau khi sinh đƣợc khám lại cả cho mẹ và con [77]. LMAT cũng là một lĩnh vực ƣu tiên trong chăm sóc sức khoẻ của các nƣớc trên thế giới, đặc biệt là các nƣớc đang phát triển trong đó cũng có nƣớc CHDCDN Lào.
  25. 7 Tại Lào, mặc dù mặt bằng chung sức khỏe của nhân dân có xu hƣớng tốt (năm 2000 tuổi thọ trung bình của Lào tăng lên đến 59 tuổi: nữ 61 và nam 57), nhƣng tử vong của bà mẹ và trẻ em vẫn cao so với các nƣớc khác trong khu vực. Với tỷ lệ sinh ở Lào là 5,6/1000, tử vong trẻ em dƣới 1 tuổi và tử vong bà mẹ tuy có giảm nhƣng không đáng kể và vẫn cao hơn nhiều so với các nƣớc trong khu vực (tử vong của trẻ em dƣới 1 tuổi: 2005 là 82/1000, 2007 là 72/1000; Tử vong mẹ là: 2005 là 530/100.000 trẻ đẻ sống và 2007 là 405/100.000), phần lớn các trƣờng hợp tử vong có sự liên quan đến thời điểm mang thai hoặc sau 6 tuần sinh đẻ. Điều chắc chắn rằng thực tế sẽ cao hơn vì theo TCYTTG (WHO) thì tử vong mẹ theo nguyên nhân gây tử vong gián tiếp sẽ bỏ sót rất nhiều [67]. 1.2. KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ LÀM MẸ AN TOÀN Theo Tổ chức Y tế thế giới, làm mẹ an toàn là tất cả các phụ nữ đều đƣợc nhận sự chăm sóc cần thiết để đƣợc hoàn toàn khoẻ mạnh trong suốt thời gian “mang thai, sinh đẻ và sau đẻ”, bao gồm cả điều trị cấp cứu sản khoa khi có tai biến xảy ra [41], [59]. Chƣơng trình làm mẹ an toàn tuyên bố rằng tất cả các phụ nữ mang thai phải đƣợc nhận chăm sóc cơ bản và chăm sóc chuyên biệt trƣớc khi sinh [77]. Làm mẹ an toàn là một lĩnh vực ƣu tiên trong chăm sóc sức khoẻ của các nƣớc trên thế giới, đặc biệt là các nƣớc đang phát triển. 1.2.1. Chăm sóc trƣớc sinh (CSTS) Kiến thức về CSTS là chăm sóc những sản khoa cho ngƣời phụ nữ tính từ thời điểm có thai cho đến trƣớc khi đẻ nhằm đảm bảo cho quá trình mang thai đƣợc an toàn, sinh con khỏe mạnh và đƣợc chuẩn bị nuôi dƣỡng tốt. Nội dung bao gồm: giáo dục, điều trị những tình trạng bệnh lý hoặc biến chứng xảy ra trong thời kỳ có thai, sàng lọc những nguy cơ, hƣớng dẫn và xác định nơi sinh, giải thích những biến chứng có thể xảy ra, địa điểm khám và xử trí để đảm bảo an toàn [68]. 1.2.1.1. Khái niệm Chăm sóc bà mẹ khi trong thời kỳ mang thai còn đƣợc gọi là CSTS. CSTS là những chăm sóc sản khoa cho ngƣời phụ nữ tính từ thời điểm có thai cho đến trƣớc khi đẻ nhằm đảm bảo cho quá trình mang thai đƣợc an toàn và sinh con khỏe mạnh.
  26. 8 Chăm sóc bà mẹ khi có thai có tầm quan trọng to lớn, vì nếu khám thai đầy đủ sẽ giảm đƣợc tử vong và bệnh tật cho cả mẹ lẫn con [33]. CSTS vẫn là một trong những chiến lƣợc đƣợc sử dụng rộng rãi nhất để cải thiện sức khỏe bà mẹ đặc biệt trong thời kỳ mang thai tại các quốc gia đang phát triển. Mục đích của CSTS là một bà mẹ và một em bé khỏe mạnh sau thời kỳ mang thai do đã biết ngăn ngừa và điều trị những biến chứng thai nghén và phát hiện những phụ nữ có nguy cơ biến chứng sinh cao. WHO đã chứng minh đƣợc CSTS hiệu quả nhƣ thế nào trong việc có thể cải thiện sức khỏe bà mẹ nếu chƣơng trình này đƣợc sử dụng để ngăn ngừa và điều trị nhiễm trùng, thiếu máu; phát hiện và điều trị bệnh cao huyết áp do quá trình thai nghén [73]. Chǎm sóc tốt trong thời kỳ mang thai là đǎng ký quản lý thai và theo dõi thai từ khi mang thai cho đến khi chuyển dạ và phải khám thai ít nhất là 3 lần (một lần/1thai kỳ) để xác định những nguy cơ, biến chứng của thai nghén; giáo dục vệ sinh và nâng cao hiểu biết về quá trình thai nghén [33]. Diễn biến sức khỏe của ngƣời phụ nữ trong giai đoạn mang thai có ảnh hƣởng sâu sắc đến sự phát triển của thai nhi, của em bé trong giai đoạn sơ sinh. Ví dụ: tình trạng thiếu máu nặng ở mẹ sẽ dẫn đến trẻ có thể bị ngạt, bị chết lƣu hoặc nhẹ cân; hay điều kiện thiếu vệ sinh khi đẻ rất có thể dẫn đến việc trẻ sơ sinh bị uốn ván, bị nhiễm khuẩn v.v Tỷ lệ phần trăm khám thai của một số nƣớc đã và đang phát triển [119]. 4+ lần 2-3 lần 1 lần Mỹ Latinh/Caribe Trung Đông/Bắc Phi Châu Phi cận Sahara Châu Á Nƣớc đang phát triển 0 % 20% 40% 60% 80% 100% Tỷ lệ % phụ nữ khám thai của 1 số nƣớc đã và đang phát triển Biểu đồ 1.1. Sơ đồ số CSTS về tỷ lệ khám thai ở một số quốc gia
  27. 9 1.2.1.2. Một số nội dung trong chăm sóc trƣớc sinh Nội dung CSTS bao gồm: giáo dục, điều trị những tình trạng bệnh lý hoặc biến chứng xảy ra trong thời kỳ có thai, sàng lọc những nguy cơ, hƣớng dẫn và xác định nơi thai phụ sinh để đảm bảo an toàn. Hiểu biết những biến chứng có thể xảy ra và sẽ thƣờng xảy ra khi nào và nếu xảy ra thì nên đến khám và xử trí ở đâu để đảm bảo độ an toàn, sinh đẻ phải đƣợc thực hiện một cách toàn diện và có hệ thống [33]. CSTS còn bao gồm chế độ ăn, chế độ làm việc, khám thai, tiêm phòng uốn ván, uống viên sắt/folic, phòng chống thiếu máu và tƣ vấn nuối con bằng sữa mẹ. CSTS là một trong những nội dung quan trọng của công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu, đây cũng là một việc chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em. Trong công tác này, CSTS là công việc rất cơ bản, việc mang thai và sinh đẻ là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra tử vong, bệnh tật và tàn phế đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ ở hầu hết các nƣớc đang phát triển, chiếm ít nhất 18% gánh nặng bệnh tật toàn cầu ở nhóm tuổi này, nhiều hơn bất kỳ một vấn đề sức khoẻ nào [19]. Sơ đồ 1.1. Các hoạt động chăm sóc trƣớc sinh [4], [11].
  28. 10 CSTS là chăm sóc bà mẹ khi có thai có tầm quan trọng to lớn, vì nếu khám thai đầy đủ sẽ giảm đƣợc tử vong và bệnh tật cho cả mẹ lẫn con. Chǎm sóc chu đáo trong thời kỳ mang thai là đǎng ký quản lý thai và theo dõi thai từ khi mang thai cho đến khi chuyển dạ và phải khám thai ít nhất là 3 lần ở 3 quý của thai kỳ để xác định những nguy cơ, biến chứng của thai nghén; giáo dục vệ sinh và hiểu biết về thai nghén [68].  Khám thai Thai nghén là giai đoạn nhiều nguy cơ tiềm ẩn, có thể dẫn dến những vấn đề sức khoẻ trầm trọng nhƣ bệnh tật và tử vong mà bất cứ một phụ nữ nào cũng có thể mắc phải trong thời kỳ mang thai. Để hạn chế những vấn đề sức khỏe đó, khám thai là một biện pháp hết sức quan trọng. Ở Lào, theo qui định của Bộ Y tế, trong một lần mang thai ngƣời phụ nữ cần đƣợc khám thai định kỳ ít nhất 3 lần. Cũng nhƣ tại Việt Nam, theo qui định của Bộ Y tế, trong một kỳ thai nghén ngƣời phụ nữ cần đƣợc khám thai định kỳ ít nhất 3 lần ở 3 quý của thai kỳ [68], [3]. Bảng 1.1. Số lần khám thai và chất lƣợng bảo vệ thai [2] Số lần Quí 1 Quí 2 Quí 3 khám Nhận xét T 2 T 3 T 4 T 5 T 6 T 7 T 8 T 9 thai 0 lần Thai hoàn toàn không bảo vệ 1 lần Tác dụng bảo vệ rất kém 2 lần x x Tác dụng bảo vệ kém 3 lần x x x Thích hợp với thai thƣờng 5 lần x x x x x Chất lƣợng bảo vệ thai tăng 10 lần x x x x x x xxxx dần theo số lần khám thai 12-13 xx x x x xx xx xxxx Ngƣời bà mẹ đi khám thai sớm và đầy đủ cho đến khi sinh là yếu tố quan trọng để tránh rủi ro cho bà mẹ và thai nhi. Khám thai mỗi tháng một lần cho đến khi đƣợc 28 tuần tuổi, sau đó cứ hai tuần một lần cho đến khi đƣợc 36 tuần, sau đó
  29. 11 nên khám thai hàng tuần cho đến tuần thứ 40. Chất lƣợng bảo vệ thai tăng lên theo số lần khám thai [4], [11].  Tiêm phòng uốn ván Bệnh uốn ván là một trong năm tai biến sản khoa thƣờng gặp, đây là một bệnh nặng, tỷ lệ tử vong cao cho mẹ và trẻ sơ sinh [4], [11]. Để dự phòng tai biến này, khi có thai các thai phụ cần đi khám thai sớm và khám thai định kỳ đủ 3 lần, qua khám thai cán bộ y tế sẽ giúp thai phụ tiêm phòng uốn ván, đồng thời kiểm tra xem việc tiêm phòng uốn ván có đƣợc thực hiện đầy đủ không. Uốn ván sơ sinh là một trong 5 tai biến sản khoa mà chúng ta có thể phòng chống đƣợc nếu trong thời gian mang thai ngƣời phụ nữ đƣợc tiêm đủ 2 mũi uốn ván (Nếu ngƣời phụ nữ đã đƣợc tiêm phòng uốn ván trong lần mang thai trƣớc, thì lần mang thai này chỉ cần tiêm một mũi thêm).  Chế độ ăn uống của bà mẹ khi mang thai Chế độ ăn uống của bà mẹ có vai trò quan trọng quyết định đối với sự phát triển của thai nhi. Nếu bà mẹ đƣợc ăn uống tốt, đầy đủ các chất dinh dƣỡng thì bà mẹ sẽ lên cân tốt. Trong suốt thời kỳ có thai, bà mẹ cần tăng đƣợc từ 10-12 kg (trong đó 3 tháng đầu tăng 1 kg, 3 tháng giữa tăng 4-5kg, 3 tháng cuối tăng 5-6 kg). Tăng cân tốt, bà mẹ sẽ tích luỹ mỡ là nguồn dự trữ để tạo sữa sau khi sinh. Những trƣờng hợp bà mẹ bị thiếu ăn hoặc ăn uống kiêng khem không hợp lý chính là nguyên nhân của suy dinh dƣỡng bào thai, trẻ đẻ ra có cân nặng thấp dƣới 2500g. Ăn uống hợp lý là biện pháp phòng chống bệnh thiếu máu tốt nhất, các thức ăn có nhiều chất sắt là các loại đậu đỗ, các loại rau xanh (rau ngót, rau dền, rau khoai, rau bí ), các loại phủ tạng nhƣ tim, gan, thận Bổ sung viên sắt là hết sức cần thiết. Ngay từ khi bắt đầu có thai, tất cả các bà mẹ nên uống viên sắt. Với loại viên có hàm lƣợng là 60mg sắt nguyên tố, ngày uống một viên trƣớc khi ngủ. Uống liên tục trong suốt thời kỳ có thai đến một tháng sau khi sinh. Để tăng quá trình chuyển hoá và hấp thu sắt, cần tăng cƣờng vitamin C, do đó cần ăn đủ rau xanh và quả chín.
  30. 12 Tƣ vấn thiếu dinh dƣỡng cho bà mẹ trong thời kỳ có thai, ngƣời phụ nữ phải ăn để đảm bảo dinh dƣỡng cho chính bản thân họ và đứa trẻ. Bà mẹ đƣợc dinh dƣỡng tốt, cân nặng của bà mẹ tăng 9-12 kg vào tháng cuối trƣớc khi sinh sẽ đảm bảo không những bản thân họ khỏe mạnh, ít khi phải can thiệp khi đẻ, hồi phục nhanh sau đẻ, đủ sữa cho con bú, mà đứa con sinh ra thƣờng đủ tháng, khỏe mạnh và phát triển tốt. Ngƣợc lại nếu dinh dƣỡng kém, bà mẹ thƣờng có xu hƣớng dễ mắc bệnh, đứa trẻ thƣờng chậm phát triển về thể lực và trí tuệ [4]. Thiếu máu là bệnh dinh dƣỡng hay gặp ở phụ nữ có thai, đặc biệt là ở những ngƣời đẻ dày và ăn uống thiếu thốn. Bệnh thiếu máu có ảnh hƣởng nghiêm trọng tới sức khoẻ cả mẹ lẫn con. Đối với mẹ: Ngƣời mẹ thiếu máu thƣờng mệt mỏi, chóng mặt, khó thở khi gắng sức, khi đẻ có nhiều rủi ro.  Tƣ vấn nuôi con bằng sữa mẹ Hoạt động tƣ vấn nuôi con bằng sữa mẹ nêu lên lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ; hƣớng dẫn bà mẹ đầy đủ về kỹ thuật nuôi con bằng sữa mẹ và giải thích lợi ích của bú mẹ; cách giữ gìn nguồn sữa mẹ; hỏi kinh nghiệm nuôi con của bà mẹ; giải thích tầm quan trọng của việc chăm sóc vú và xin phép khám, núm vú và tạo niềm tin là tất cả bà mẹ đều có thể nuôi con bằng sữa mẹ.  Tƣ vấn thiếu máu cho bà mẹ mang thai [4], [1] Để phòng chống thiếu máu, bên cạnh việc đảm bảo chế độ dinh dƣỡng, chế độ làm việc hợp lý, tất cả phụ nữ có thai cần uống thêm viên sắt/folic. Nguyên tắc sử dụng là càng sớm càng tốt, ngày uống 1 viên trong suốt thời gian có thai đến hết 1 tháng sau đẻ. Tối thiểu uống trƣớc đẻ 90 ngày và kéo dài sau đẻ 42 ngày. Nếu thai phụ có biểu hiện thiếu máu rõ rệt có thể tăng từ liều dự phòng lên liều điều trị 2-3 viên/ngày. Việc tuân thủ theo chế độ trên là rất quan trọng để dự phòng và điều trị thiếu máu. Tỷ lệ tử vong khi đẻ ở những ngƣời mẹ thiếu máu cao hơn hẳn ở bà mẹ bình thƣờng. Do đó ngƣời ta đã coi thiếu máu là một yếu tố nguy cơ trong sản khoa. Đối với con, thiếu máu thƣờng gây tình trạng đẻ non và tử vong sơ sinh cao. Thiếu máu dinh dƣỡng ở trẻ sơ sinh thƣờng là do mẹ bị thiếu sắt nên lƣợng sắt dự trữ của cơ thể trẻ thấp.
  31. 13 1.2.1.3. Tình hình chăm sóc trƣớc sinh trên thế giới CSTS là một trong bốn mục tiêu quan trọng của chƣơng trình làm mẹ an toàn kết hợp với kế hoạch hoá gia đình, sinh đẻ an toàn và chăm sóc sản khoa thiết yếu. Chƣơng trình “Làm mẹ an toàn” tuyên bố rằng tất cả các phụ nữ mang thai phải đƣợc nhận chăm sóc cơ bản và chăm sóc chuyên biệt trƣớc khi sinh. CSTS ngoài những điều trị về thể chất nhƣ: khám sức khoẻ, tiêm vac xin và kê thuốc còn bao gồm những tƣ vấn về chế độ ăn và các lời khuyên về việc làm mẹ an toàn [77]. Ngày 19/9/2008 Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) công bố tỷ lệ chăm sóc trƣớc sinh ở các nƣớc đang phát triển tăng 15% trong thập kỷ qua, 75% bà mẹ mang thai đƣợc chăm sóc trƣớc sinh [38]. Báo cáo gần đây nhất của UNICEF tháng 1 năm 2009 tỷ lệ phụ nữ độ tuổi 15-49 có thai đƣợc khám thai ít nhất 1 lần bởi cán bộ y tế có chuyên môn trên toàn thế giới là 77%, thấp nhất là khu vực Nam Á 68%, cao nhất là khu vực Mỹ La tinh và Caribe 94%, các nƣớc đang phát triển là 77% và các nƣớc kém phát triển là 64%. Ở cấp độ quốc gia việc sử dụng dịch vụ này còn thấp hơn nhiều nhƣ ở Afghanistan 16%. Dịch vụ CSTS ở các nƣớc cũng khác nhau, tại Somalia là 26%, Ethiopi là 28%, Lào là 35%, Nê pan là 44%, Ấn-độ là 74%, Miên-ma là 76%, Malaysia là 79%, Philippin là 88%, Thái Lan là 98%, Úc là 100% và Việt Nam là 91% [101]. Tỷ lệ phụ nữ có thai khám thai ít nhất 1 lần trên toàn thế giới là 68%, thấp nhất là ở Châu Phi 63%, Châu Á 65%, châu Mỹ La Tinh 73%, cao nhất là Bắc Mỹ và Châu Âu 97%. Ở một số quốc gia việc sử dụng dịch vụ này còn thấp nhƣ ở Nepal 15%, Pakistan 26%. Trong khi đó một số nƣớc có tỷ lệ khám thai khá cao nhƣ Srilanka là 97%, Mexico 91%, [61]. Một cuộc điều tra ở Ấn Độ cho thấy khoảng 60% phụ nữ cảm thấy chăm sóc thai nghén là không cần thiết [98]. Ndyomugyenyi và cộng sự (1998) thấy rằng rất nhiều phụ nữ trong nghiên cứu của họ tại vùng nông thôn Uganda không biết rằng chăm sóc thai nghén là để theo dõi sự phát triển của thai nhi và tình trạng sức khoẻ của bà mẹ. Tại Việt Nam, theo báo cáo tổng kết của Vụ Sức khỏe sinh sản năm 2008 có 86,7% thai phụ khám thai từ 3 lần trở lên, trong đó cao nhất là vùng đồng bằng Sông Hồng (96,28%), thấp nhất là vùng Tây Bắc (74,57%) [19]. Theo báo cáo tổng kết của Vụ
  32. 14 Sức khỏe sinh sản năm 2003 có 88,45% thai phụ tiêm phòng uốn ván đủ 2 mũi. Một số nghiên cứu trong những năm gần đây tại các địa phƣơng cho kết quả nhƣ sau: tại Hƣơng Long, Huế 83,3% (2002) [33]. Tại Chí Linh, Hải Dƣơng 85,4% (2002), tại Tiên Du, Bắc Ninh 90,5% (2003) [62]. Theo WHO, khoảng 550.000 trẻ sơ sinh chết vì uốn ván rốn mỗi năm, trong đó có 220.000 trƣờng hợp ở khu vực Đông Nam Á, chiếm 37% uốn ván rốn trên thế giới. Theo Caro Bellamy, giám đốc điều hành UNICEF, một trong những nguyên nhân làm cho phụ nữ mang thai ít nhận đƣợc các dịch vụ chăm sóc trƣớc sinh là do những ƣu điểm của nó chƣa đƣợc nhấn mạnh và chịu ảnh hƣởng của trình độ văn hoá cũng nhƣ điều kiện kinh tế của bà mẹ [81]. Ngoài số lƣợng chết khi mang thai, mỗi năm hơn 50 triệu phụ nữ bị biến chứng khi mang thai, nhiều trƣờng hợp trong số đó dẫn tới ốm yếu kéo dài hoặc mất khả năng sinh con [99]. Nghiên cứu tại tỉnh Anhui Trung Quốc hơn một nửa số ngƣời phụ nữ khám thai lần đầu tiên vào tuần thứ 13 của thai kỳ, 36% khám thai ít hơn 5 lần và khoảng 9% không khám thai lần nào và lý do chính của việc không khám thai là do ngƣời phụ nữ cho rằng việc khám thai là không cần thiết [120]. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới tại các nƣớc đang phát triển, tỷ lệ phụ nữ khám thai đủ 3 lần khoảng từ 10% đến hơn 90%; đặc biệt phụ nữ nghèo ở các vùng nông thôn không khám thai đủ theo quy định [111]. Tình hình CSTS ở Việt Nam, bên cạnh việc đi khám thai sớm, khám thai định kỳ đủ 3 lần là hết sức cần thiết. Theo báo cáo tổng kết của Vụ Sức khỏe sinh sản năm 2003 có 83,79% thai phụ khám thai từ 3 lần trở lên, trong đó cao nhất là vùng đồng bằng Sông Hồng (96,28%), thấp nhất là vùng Tây Bắc (74,57%) [30]. Theo báo cáo tổng kết của Vụ Sức khỏe sính sản năm 2003 có 88,45% thai phụ tiêm phòng uốn ván đủ 2 mũi. Báo cáo tổng quan các nghiên cứu về SKSS ở các nƣớc đang phát triển từ năm 1990-2006 cho thấy các yếu tố ảnh hƣởng đến sử dụng dịch vụ chăm sóc trƣớc sinh của các bà mẹ bao gồm: trình độ học vấn của bà mẹ và ngƣời chồng, tình trạng hôn nhân, tính sẵn có của dịch vụ, chi phí y tế, thu nhập hộ gia đình, nghề nghiệp của bà mẹ, khả năng tiếp cận các phƣơng tiện truyền thông và lịch sử sinh sản phức
  33. 15 tạp của bà mẹ. Ngoài ra yếu tố tín ngƣỡng, văn hóa và phong tục tập quán, tuổi tác và tôn giáo cũng có ảnh hƣởng đến sử dụng dịch vụ chăm sóc trƣớc sinh của các bà mẹ [91]. Rất nhiều chỉ số quan trọng trong kế hoạch hoá gia đình và chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em đƣợc cải thiện, bao gồm thực hiện kế hoạch hóa gia đình và sự tham gia vào các hoạt động trong chăm sóc trƣớc sinh. Tƣơng tự, tỷ lệ phụ nữ mang thai lần đầu ở độ tuổi trên 20 đang tăng dần. Khoảng 75% phụ nữ cho con bú bằng sữa mẹ. Sự cải thiện về tình trạng dinh dƣỡng bao gồm các vi chất sắt, iod cũng đƣợc quan tâm, tuy nhiên tình trạng dinh dƣỡng chung của phụ nữ không thay đổi, ngoại trừ một tỷ lệ tƣơng đối cao phụ nữ mang bầu thừa dƣỡng chất [85]. 1.2.1.4. Tình hình chăm sóc trƣớc sinh ở Lào Chăm sóc trƣớc sinh là những chăm sóc sản khoa cho ngƣời phụ nữ tính từ thời điểm có thai cho đến trƣớc khi đẻ nhằm đảm bảo cho quá trình mang thai đƣợc an toàn, sinh con khỏe mạnh. Bao gồm chế độ ăn, chế độ làm việc, khám thai, tiêm phòng uốn ván và uống viên sắt/folic. Khám thai đủ 3 lần: là khám thai 3 lần, mỗi lần vào 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ. Tiêm đủ 2 mũi uốn ván: là tiêm 2 mũi vaccin uốn ván cho phụ nữ có thai đúng lịch (mũi 1: tiêm càng sớm càng tốt khi biết có thai, mũi 2: cách mũi 1 ít nhất 30 ngày và trƣớc đẻ ít nhất 1tháng) hoặc chỉ tiêm 1 mũi tăng cƣờng nếu trƣớc đó họ đã đƣợc tiêm 2 mũi và mũi tiêm này cách mũi 2 ít nhất 6 tháng. Uống viên sắt ≥ 3tháng: trong thời kỳ giữa (bắt đầu từ tháng thứ ba đến tháng thứ sáu) và thời kỳ cuối (từ tháng thứ 6 đến khi sinh), nhu cầu sắt tăng lên rõ rệt. hãy uống liên tục trong suốt thời kỳ có thai cho đến 1 tháng sau khi sinh. phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ cần 400mcg Folate mỗi ngày. Khi mang thai, nhu cầu Folate tăng lên nhanh chóng để đáp ứng cho sự tăng trƣởng của thai nhi và thay đổi của thai phụ, chính vì vậy, phụ nữ có thai cần đƣợc cung cấp 600mcg Folate mỗi ngày.
  34. 16  Khám thai Theo nghiên cứu của Học viện y tế công cộng về khám thai và chất lƣợng bảo vệ thai nghén ở Lào năm 2000 thì có trên 65,4% phụ nữ không đến khám thai trong đó nhiều nhất là miền Bắc (73,6%), miền Nam 65,8% và miền Trung 59,1%. Trong tổng số 28,7% các bà mẹ đƣợc khám và chăm sóc thai thì có 17,7% là do bác sỹ còn 8,8% do y tá và 6,6% do nữ hộ sinh [66]. Tại Lào có 81,2% phụ nữ tuổi 15-49 sống ở vùng nông thôn và 18,8 % ở vùng thành thị. Tỷ lệ phụ nữ ở miền Trung nhiều hơn so với các vùng khác (38,0%), miền Bắc (31,6%) và miền Nam (30,4%). 76,6% số phụ nữ từng lập gia đình và 26,4% độc thân, 2,9% góa bụa hoặc ly dị. 37% phụ nữ đã từng tới trƣờng; phần lớn là tiểu học (39,3%), và một tỷ lệ nhỏ hơn ở cấp 2 và cấp 3 (15,6% và 7,6%) ở vùng thành thị, 12,9% trƣờng đến trƣờng, ở vùng nông thôn là 48,3% [67]. Tỷ lệ phụ nữ chƣa bao giờ đến trƣờng ở miền Bắc là 49,2%, cao hơn ở miền Nam (34,5%) và miền Trung (29%). Tỷ lệ phụ nữ mang thai toàn quốc khi sinh mong muốn đƣợc sự giúp đỡ của bác sỹ, y tá, hoặc bà đỡ là 19,3%, 17,9% và 15,4%. Thai phụ ở miền Trung sử dụng dịch vụ chăm sóc trƣớc sinh nhiều hơn ở các vùng khác 37,1%, 32,5% và 24,6% một cách tƣơng ứng với miền nam và bắc Lào. Tỷ lệ phụ nữ ở thành thị đƣợc chăm sóc trong thời kỳ tiền sinh nhiều gấp 4 lần so với phụ nữ ở vùng nông thôn (78,4% so với 19,4%) [67]. Ở tuyến tỉnh, tỷ lệ các ca sinh đẻ nhận đƣợc chăm sóc trƣớc sinh ba hoặc sáu tháng mang thai khác nhau rất nhiều giữa các địa phƣơng. Có 12 trong số 18 tỉnh có tỷ lệ chăm sóc trƣớc sinh trƣớc tháng thứ sáu thấp. Chỉ có 6 trong số 18 tỉnh có tỷ lệ chăm sóc trƣớc sinh trƣớc sáu tháng cao hơn mức trung bình quốc gia (17,6%). Các tỉnh đó là: khu vực miền Bắc Bokeo (19%) và Xayaboury (23%); khu vực trung tâm thành phố Viêng Chăn (70%), Viêng Chăn (32%) và Borikhamxay (19%) và khu vực phía Nam Champasack (21%). Cần lƣu ý rằng đa số sinh (70%) trong thành phố Viêng Chăn đƣợc thăm khám, chăm sóc trƣớc sinh sớm hơn (ít hơn 6 tháng), so với 17 tỉnh còn lại chỉ với 3-32 % có chăm sóc trƣớc sinh [47], [84].
  35. 17 Khám thai ít nhất 1 lần tại huyện Khăm tỉnh Xiêng Khoảng là 46,1% [121], tại huyện Viêng Phu Kha tỉnh Luông Nam Tha là 23,4% [76], tƣại tỉnh Khăm Muồn và Chăm Pa Sắc là 51% [64], ở thủ đô Vieng Chăn là 91% [46]. Tỷ lệ các bà mẹ khám thai đủ 3 lần đều đi khám thai tập trung vào quý thứ 2 của thai kỳ là khi thai đƣợc 4 tháng hoặc 5 tháng hoặc 6 tháng nhiều hơn thời kỳ 1 và 3 cũng nhƣ kết quả nghiên cứu tại tỉnh Xiêng Khoảng, tại tỉnh Khăm Muồn và Chăm Pa Sắc tỷ lệ khám thái trong thời kỳ 2 cao hơn thời kỳ khác, đi khám thai tại cơ sở y tế nhà nƣớc cao hơn phòng khám tƣ nhân trong đó khám thai tại trạm y tế xã và bệnh viện huyện cao hơn nơi khác [121], [64]. Tại tỉnh Khăm Muồn và Chăm Pa Sắc thấy là 49,0% bà mẹ không cần thiết khám thai, 14,0% không co thời gian đi khám thai, 21,0% vì xấu hổ đi khám thai, 48,0% đƣờng xa cho nên bá me không đi khám thai, 16,0% không biết lý do gì về khám thai, và 1,0% có lý do khác [64], tại tỉnh Xiêng Khoảng cho thấy là 83,8% bà mẹ không cần thiết khám thai, 93,4% không co thời gian đi khám thai, 74,3% vì xấu hổ đi khám thai, và 71,3% đƣờng xa cho nên không đi khám thai [121].  Tiêm phòng uốn ván Uốn ván sơ sinh là một trong 5 tai biến sản khoa mà chúng ta có thể phòng chống đƣợc nếu trong thời gian mang thai ngƣời phụ nữ đƣợc tiêm đủ 2 mũi uốn ván (nếu ngƣời phụ nữ đã đƣợc tiêm phòng uốn ván trong lần mang thai trƣớc, thì lần mang thai này chỉ cần tiêm một mũi). Đây là một bƣớc quan trọng của việc chăm sóc thai sản. 1.2.2. Chăm sóc trong khi sinh Chuyển dạ là quá trình quan trọng nhất, dễ xảy ra tai biến nhất cho cả mẹ và sơ sinh vì vậy sản phụ cần phải chuẩn bị tâm lý tốt và đƣợc ngƣời có chuyên môn giúp đỡ trong suốt quá trình này. Các bà mẹ có rất nhiều lựa chọn về địa điểm sinh con mà thống nhất là đẻ ở tại cơ sở y tế, do cán bộ y tế đỡ đẻ. Một số điểm cần lƣu ý đến chăm sóc khi đẻ nhƣ sau: các điếu kiện và phƣơng tiện đỡ đẻ sạch, đỡ đẻ kịp thời phòng tránh và xử trí kịp thời, con đẻ ra luôn đƣợc ở cạnh mẹ, đƣợc hỗ trợ tình thần và thể lực trong lúc sinh con, bà mẹ cho trẻ con bú sớm sau đẻ trong vòng 30 phút đến 1 giờ.
  36. 18 1.2.2.1. Tƣ vấn cho sản phụ Nguyên tắc chung về tƣ vấn trong chuyển dạ là động viên để sản phụ bớt lo âu, lắng nghe những điều khiến bản thân gia đình và sản phụ lo lắng, thông cảm và tôn trọng những truyền thống văn hoá và tôn giáo của sản phụ. Nói cho sản phụ và gia đình họ biết những điều có thể xảy ra và làm cho sản phụ hiểu về tình trạng của họ và cách xử trí để làm giảm sự lo âu và giúp họ chuẩn bị trƣớc cho những tình huống có thể xảy ra. Thông báo cho sản phụ và gia đình về những tai biến thƣờng gặp khi chuyển dạ. 1.2.2.2. Các nguyên tắc theo dõi khi chuyến dạ thƣờng Tốt nhất bà mẹ phải đƣợc theo dõi chuyển dạ tại cơ sở y tế. Ngƣời nữ hộ sinh phải giải thích những lợi ích của việc đẻ tại cơ sở y tế để sản phụ đƣợc chăm sóc chu đáo. Trong trƣờng hợp không thể đến đƣợc cơ sở y tế, nên mời cán bộ y tế có chuyên môn đỡ. Phải theo dõi chuyển dạ bằng biểu đồ chuyển dạ một cách toàn diện, có hệ thống, phải thành thạo các thao tác chuyên môn, phải biết ghi và phân tích đƣợc một biểu đồ chuyển dạ để phát hiện các yếu tố bất thƣờng trong theo dõi chuyển dạ, kịp thời gửi đi bệnh viện tuyến trên để đảm bảo sự an toàn cho mẹ và con. Nếu sản phụ đƣợc quyết định đẻ tại cơ sở y tế, ngƣời nữ hộ sinh cần chuẩn bị những dụng cụ tối thiểu, cần thiết và đảm bảo vô khuẩn cùng với những dụng cụ để chăm sóc sơ sinh ngay sau đẻ. Nếu sản phụ đẻ tại nhà, phải sử dụng gói đẻ sạch. Khi đỡ đẻ, đỡ rau, kiểm tra rau, làm rốn sơ sinh phải thao tác đúng quy trình. Một số trƣờng hợp phải bóc rau nhân tạo, kiểm soát tử cung, khâu tầng sinh môn cũng phải thao tác đúng quy trình và đảm bảo vô khuẩn mới hy vọng góp phần hạ bớt tỷ lệ 5 tai biến sản khoa. Tận tình, kiên nhẫn và tỷ mỷ là những đức tính cần thiết của ngƣời chăm sóc chuyển dạ. Trong quá trình theo dõi chuyển dạ cán bộ y tế cần động viên, hỗ trợ về tinh thần để giúp cho sản phụ giảm bớt sự lo âu. 1.2.2.3. Theo dõi chăm sóc bà mẹ trong hai giờ đầu sau đẻ Sản phụ vẫn nằm ở phòng đẻ.
  37. 19 Theo dõi mẹ: theo dõi thể trạng, mạch, huyết áp, co hồi tử cung, ra máu âm đạo tại các thời điểm 15 phút, 30 phút, 45 phút, 60 phút, 90 phút và 120 phút. 1.2.2.4. Tƣ vấn nuôi con bằng sữa mẹ ngay sau đẻ  Tƣ vấn về con nằm chung với mẹ Mẹ sẽ chăm sóc con kịp thời hơn. Trẻ ít khóc hơn. Thời gian bú mẹ sẽ đƣợc lâu hơn.  Tƣ vấn về bú sớm Lợi ích của sữa non. Không vắt bỏ sữa non, cần cho bú cả sữa non. Sữa về sớm hơn. Trẻ tăng cân tốt hơn. Ít bị cƣơng vú tắc sữa.  Cách cho con bú Cho con bú ngay sau đẻ, càng sớm càng tốt. Cho trẻ nằm thoải mải trên ngực ngƣời mẹ, da áp da. Cho trẻ bắt vú (dấu hiệu trẻ sẵn sàng là mở miệng, quay về phía vú, nhìn quanh).  Tƣ thế bú đúng Giữ cho đầu và thân bé thẳng. Mặt bé hƣớng về phía vú, mũi ứng với núm vú. Áp thân bé vào thân ngƣời mẹ. Nâng toàn bộ thân bé, không chỉ nâng cổ và vai. Bà mẹ cho núm vú chạm vào môi bé. Ðợi khi miệng bé mở rộng chuyển nhanh núm vú vào miệng bé, giúp bé ngậm sâu tới tận quầng vú. Mút vú có hiệu quả là mút chậm, sâu, có nghỉ. Hỗ trợ tại nhà nếu cần thiết. Hƣớng dẫn sản phụ các tƣ thế cho trẻ bú: ngồi, nằm nghiêng.
  38. 20 1.2.2.5. Tình hinh chăm sóc trong sinh trên Thế giới Trên thế giới, hầu hết các ca tử vong mẹ đều chủ yếu do 5 nguyên nhân chính: băng huyết, nhiễm trùng, tai biến do phá thai không an toàn, sản giật và vỡ tử cung. Rất nhiều những bà mẹ dù đã qua đƣợc “cơn vƣợt cạn” lại phải chịu các tai biến sau sinh. Tại Việt Nam, huyện Lƣơng Sơn năm 2003 tỷ lệ sinh con tại nhà khá cao (31,5%) và chỉ có 36,1% bà mẹ tự quyết định nơi sinh cho mình. Lý do chính của sinh con tại nhà là do quan niệm rằng lần trƣớc bà mẹ đó sinh con tại nhà không có tai biến nên lần này tiếp tục sinh tại nhà. Trong số 108 bà mẹ đƣợc phỏng vấn chỉ có 72% đẻ có cán bộ y tế hỗ trợ, 28% sinh con do ngƣời không có chuyên môn đỡ [15]. 1.2.2.6. Tình hình chăm sóc trong sinh tại Lào Đảm bảo cho cuộc đẻ an toàn có liên quan trực tiếp nhất đến vấn đề tử vong mẹ. Ở Lào cũng có hai lựa chọn của ngƣời phụ nữ khi sinh: sinh ngoài cơ sở y tế (sinh tại nhà và sinh ở nhà các bà mụ vƣờn) và sinh tại cơ sở y tế (TTYT và các cơ sở y tế tuyến cao hơn). Sinh con tại cơ sở y tế đang trở nên là một lựa chọn phổ biến, đặc biệt ở những nơi đô thị và có điều kiện kinh tế. Sinh con tại nhà cũng còn gặp ở nhiều cộng đồng với mức độ phổ biến khác nhau, từ những cuộc đẻ không có sự trợ giúp nào cho tới những cuộc đẻ đƣợc trợ giúp bởi những ngƣời đƣợc đào tạo. Kỹ năng thực hành của những ngƣời trợ giúp các cuộc đẻ tại nhà còn gây nhiều nguy cơ và hầu nhƣ không bao gồm chăm sóc trẻ sơ sinh và theo dõi sau sinh. Sinh con tại cơ sở y tế nhà nƣớc tại tỉnh Khăm Muồn và Chăm Pa Sắc chiếm tỷ lệ 17,2% [64], tại tỉnh ở miền Bắc của Lào chiếm tỷ lệ 8,4% [76], và của một số trong nƣớc tại Thủ đô Viêng Chăn chiếm tỷ lệ 72% [46]. Tại tỉnh Louang Nam Tha chọn nơi sinh do tự quyết định chiếm tỷ lệ 55,4%, do chồng lựa chọn là 17,8% và do bố mẹ lựa chọn chiếm 3,5% [76]. Sinh con tại nhà tại tỉnh Khăm Muồn và Chăm Pa Sắc chiếm 68,1% [64], và tại tỉnh Louang Nam Tha chiếm tỷ lệ 90% [76]. Ở cấp tỉnh, chỉ 5 trong số 18 tỉnh có tỷ lệ sinh sản đƣợc hỗ trợ bởi các nhân viên y tế cao hơn mức quốc gia (17%). Đó là các địa phƣơng: thủ đô Viêng Chăn
  39. 21 (70%), tỉnh Viêng Chăn (26%) và Khammuane (18%) trong khu vực trung tâm; ở phía Bắc khu vực Bokeo (26%), và khu vực phía Nam Champasack (24%). Phần lớn (hơn hai phần ba) những đứa trẻ đƣợc sinh ra từ 13 tỉnh còn lại chỉ đƣợc hỗ trợ bởi ngƣời thân/bạn bè hoặc những ngƣời giúp đỡ khác (bà mụ/ngƣời đƣợc huấn luyện). Những tỷ lệ sinh cao từ sự giúp đỡ của bạn bè/ngƣời thân và bà mụ, những ngƣời có ít hoặc không đƣợc đào tạo, sẽ có xu hƣớng đƣa đến nguy cơ cao cho các bà mẹ mang thai ngoài ý muốn [47], [84]. 1.2.3. Chăm sóc sau sinh Chăm sóc cho sản phụ mới đẻ trong 6 giờ đầu đẻ, phát hiện ra những biến chứng đặc biệt là chảy máu, trong giai đoạn chăm sóc sau đẻ này phải chú ý đến công tác thong tin giáo dục các kiến thức cơ bản về vệ sinh sau đẻ (tắm > 24 giờ), nuôi con bằng sữa mẹ, uống viên sắt cho đến một tháng sau khi sinh, bà mẹ và con đi khám lại 2 lần trong vòng 42 ngày sau đẻ, chăm sóc rốn sơ sinh, và phát hiện sớm dấu hiệu nhiễm trùng rốn. 1.2.3.1. Khái niệm Chăm sóc sau sinh là những chăm sóc cho bà mẹ bao gồm chăm sóc giai đoạn sau sinh, kế hoạch hóa gia đình, phòng chống nhiễm trùng, vệ sinh, dinh dƣỡng và cho con bú. Về mặt lý thuyết, phụ nữ sau sinh cần phải đƣợc thăm khám 2 lần: một lần trong ngày đầu tiên và một lần trong vòng 42 ngày sau sinh. 1.2.3.2. Theo dõi chăm sóc bà mẹ từ giờ thứ ba đến hết ngày đầu Sau khi theo dõi tích cực 2 giờ đầu, nếu bình thƣờng tiếp tục theo dõi từ giờ thứ 3 đến giờ thứ 6 theo hƣớng dẫn sau: Ðƣa bà mẹ và bé về phòng, theo dõi 1 giờ một lần. Ðặt bé nằm cạnh mẹ. Ủ ấm cho bé. Ngƣời mẹ có băng vệ sinh sạch, đủ thấm. Giúp ngƣời mẹ ăn uống, ngủ yên. Vận động nhẹ sau 6 giờ.
  40. 22 Giúp và khuyến khích cho con bú sớm. Hƣớng dẫn ngƣời mẹ cách chăm sóc con, theo dõi chảy máu rốn. Yêu cầu bà mẹ và ngƣời nhà gọi ngay nhân viên y tế khi bé không bú, không thở, tím tái, chảy máu rốn. Yêu cầu gọi ngay nhân viên y tế khi sản phụ chảy máu nhiều, đau bụng tăng, nhức đầu chóng mặt hoặc có bất cứ vấn đề gì khác. Theo dõi từ giờ thứ 7. Theo dõi mẹ thể trạng, co hồi tử cung (rắn-tròn), băng vệ sinh (lƣợng máu mất). Theo dõi con: thở (nếu khó thở, đếm nhịp thở), da (nếu lạnh, đo thân nhiệt, rốn (có chảy máu không), bú mẹ (đã bú mẹ chƣa). 1.2.3.3. Chế độ ăn uống và sử dụng thuốc Uống nhiều nƣớc. Ăn đủ chất và tăng bữa. Giải thích về những thức ăn và những yếu tố có ảnh hƣởng đến số lƣợng và chất lƣợng sữa (kể cả các thuốc) Sử dụng bất kỳ thuốc gì phải có ý kiến của thầy thuốc. 1.2.3.4. Cho con bú trong những ngày đầu Giải thích những thay đổi về vú trong những ngày đầu. Không hạn chế số lần bú. Bú theo nhu cầu. Bú hết sữa một bên vú mới chuyển sang bên kia. Không dứt vú khi bé chƣa muốn thôi bú. Giải thích cho bà mẹ hiểu tại sao không cho uống thêm nƣớc hoặc thức ăn khác. Không dùng núm vú giả. Nếu đầu vú cƣơng đau hoặc trẻ khó bắt vú giai đoạn đầu thì phải giải thích, động viên mẹ cho bú.
  41. 23 1.2.3.5. Chăm sóc bà mẹ tuần thứ 6 sau đẻ Bảng 1.2. Nội dung thăm khám sau sinh ỏi Khám Phát hiện Xử trí Hỏi tổng thể. Mạch. Có thiếu Ðiều trị thiếu Nghỉ, ngủ. Thân nhiệt. máu máu. Ăn uống. Huyết áp. Có nhiễm Ðiều trị Sốt. Cân năng. khuẩn. nhiễm khuẩn. Ðại tiểu tiện. Kiểm tra vú (các Chuyển Ðau bụng dƣới. vấn đề về cho bú). Có bệnh lý tuyến. Dịch âm đạo. Bụng (tử cung đã khác. Thảo luận và Sữa (có đủ cho con bú). co hồi hoàn toàn?) hƣớng dẫn Ðã uống. Tầng sinh môn. Nếu bình thực hiện một + Viên sắt. Dịch âm đạo. thƣờng. biện pháp + Vitamin A. Ðặt mỏ vịt kiểm KHHGÐ. Có kinh lại chƣa? tra (nếu nghi có Ghi phiếu Ðã giao hợp lại chƣa? viêm sinh dục). theo dõi. Các nhu cầu về KHHGÐ. 1.2.3.6. Tình hinh chăm sóc sau sinh trên Thế giới Ở nhiều nơi trên thế giới, nhiều phụ nữ thích sinh con ở nhà với sự giúp đỡ của các bà mụ vƣờn hoặc ngƣời thân. Một trong những nguyên nhân đó là yếu tố văn hoá. Bên cạnh đó, còn có một vài lý do khác nhƣ môi trƣờng chăm sóc y tế không thân thiện hoặc sự thiếu cảm thông của nhân viên y tế. Ở một vài nơi khác sự có mặt của các nam nhân viên y tế là điều không thể chấp nhận đƣợc đối với nền văn hoá của một số dân tộc (Sundari,1992) [98]. Báo cáo rà soát các nghiên cứu về chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam giai đoạn 2000-2005 do Bùi Thị Thu Hà thực hiện với sự hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật của Quỹ Dân số Liên hiệp quốc thì có khoảng 3/4 phụ nữ biết về thời điểm chính xác cho bú sữa hoặc cai sữa [62], [63]. Nhiều phụ nữ dân tộc thiểu số (54%) không biết cách sử dụng sữa non cho con bú [104]. Trong giai đoạn sau sinh, phụ nữ không
  42. 24 biết thời điểm chính xác để có quan hệ tình dục trở lại, chế độ dinh dƣỡng cần thiết và các BPTT phù hợp [82]. Tỷ lệ phụ nữ khám sau sinh thấp hơn nhiều khi so sánh với tỷ lệ khám thai, dao động từ 1/4 (23,8%) cho đến 2/3 (70%) phụ thuộc từng tỉnh. Chất lƣợng của chăm sóc sau sinh cũng không đáp ứng nhu cầu của bà mẹ. Chỉ 1/3 (31,0%) đƣợc khuyến khích đi khám thƣờng xuyên trong vòng 42 ngày sau đẻ [117]. Tỷ lệ cho con bú sữa mẹ cũng khác nhau giữa các nghiên cứu. Nói chung, tỷ lệ này vào khoảng từ một nửa đến 2/3 ở các vùng sâu, xa và miền núi [104], [117], [63]. Tuy thế, nhiều bà mẹ dân tộc thiểu số không sử dụng sữa non cho con bú và khoảng một nửa số trẻ đƣợc nuôi bằng các nguồn thực phẩm khác (nhƣ gạo) trong tháng đầu sau đẻ [104]. Trái ngƣợc với tình trạng này, tỷ lệ cho con bú trong phụ nữ dân tộc Kinh cao hơn, đạt tới 2/3 số các bà mẹ [95], [117]. 1.2.3.7. Tình hình chăm sóc sau sinh tại Lào Theo báo cáo thống kê năm 2008 của Viện Bà mẹ và trẻ em Trung ƣơng Lào cho thấy số thai phụ đƣợc khám thai là 222.198 ca trong khi đó số bà mẹ đƣợc thăm khám và theo dõi sau sinh chỉ có 30.016 ca. Riêng ở tỉnh Bo Lị Khăm Xay số phụ nữ có thai đƣợc khám là 9.515 và thăm khám và theo dõi sau sinh là 2.014 bà mẹ [69]. Theo báo cáo của Trung tâm y tế (TTYT) Huyện Pak Xăn trong số 210 thai phụ khám thai tại TTYT chỉ có 22,8% bà mẹ đẻ tại TTYT, Huyện Bo Lị Khăn có 259 bà mẹ khám thai tại TTYT chỉ có 45,5% bà mẹ sinh tai TTYT và Huyện Pak Ka Đinh có 531 bà mẹ khám thai tại TTYT chỉ có 45,7% sinh tại TTYT huyện [69]. Một số lƣợng lớn phụ nữ sinh con tại nhà, với sự hỗ trợ của các cá nhân không đƣợc đào tạo. Trong thời kỳ mang thai và sau khi sinh, phụ nữ thấy rằng họ thƣờng bị phù cẳng chân và bàn chân, sốt cao và xuất huyết [92]. 1.3. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢN ƢỞN ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG DỊCH VỤ C ĂM SÓC TRƢỚC, TRONG VÀ SAU KHI SINH Dịch vụ chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trƣớc, trong và sau sinh là dịch vụ chăm sóc đảm bảo nhu cầu cần thiết cho phụ nữ khi có thai. Họ có thể dễ dàng tiếp cận và không có sự cản trở nào trong việc tiếp cận và sử dụng dịch làm mẹ an toàn (World Health Day 1998).
  43. 25 Kinh nghiệm triển khai các chƣơng trình dịch vụ y tế cho thấy, thiếu tiếp cận với các dịch vụ y tế nói chung sẽ làm gánh nặng bệnh tật tăng lên và trong một số trƣờng hợp thậm chí còn dẫn đến tử vong. Theo mô hình sử dụng dịch vụ y tế của Anderson 1968 và đƣợc Friedler sửa đổi năm 1981, mô hình này hiện nay vẫn đƣợc coi là mô hình thích hợp cho việc sử dụng dịch vụ y tế. Mô hình này chỉ ra 3 nhóm yếu tố ảnh hƣởng đến việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế: Nhóm các yếu tố về đặc trƣng cá nhân và các yếu tố về lịch sử sinh sản. Nhóm các yếu tố khả năng kinh tế, khả năng tiếp cận. Nhóm các yếu tố về dịch vụ y tế. 1.3.1. Ảnh hƣởng nhóm yếu tố về đặc trƣng cá nhân và yếu tố về tiến sử sản khoa Thực tế cho thấy phụ nữ tuổi càng cao thì càng ít tiếp cận với dịch vụ y tế; những ngƣời dân tộc thiểu số thì khả năng tiếp cận kém hơn so với ngƣời kinh (Lào Lùm); những phụ nữ sinh nhiều con, đẻ dày, nạo hút thai nhiều lần thì càng ít có cơ hội tiếp cận và sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản. 1.3.2. Tiếp cận về địa lý Tiếp cận địa lý không chỉ bao gồm khoảng cách từ nhà đến cơ sở y tế mà còn là chất lƣợng của đƣờng xá, sự sẵn có của các loại phƣơng tiện giao thông. Sự khan hiếm của các phƣơng tiện đi lại, đặc biệt ở những vùng sâu vùng xa và điều kiện đƣờng xá không đảm bảo đã ảnh hƣởng đến việc tiếp cận cơ sở y tế của phụ nữ. Ở nhiều nơi khó khăn, phụ nữ đi bộ đến cơ sở y tế là việc thƣờng gặp. Nhìn chung, khoảng cách đến cơ sở y tế thƣờng đƣợc đo lƣờng bằng thời gian đến cơ sở y tế bằng các phƣơng tiện thông thƣờng. Theo Campell và cộng sự, các yếu tố ảnh hƣởng đến việc tìm kiếm dịch vụ CSTS là địa điểm của cơ sở y tế và sự sẵn có của phƣơng tiện đi lại. Nếu thời gian đến cơ sở y tế trên 30 phút bằng các phƣơng tiện thông thƣờng tại địa phƣơng thì nhìn chung các bà mẹ sẽ ít đến cơ sở y tế mặc dù họ ốm nặng. Điều này đƣợc giải thích bởi vấn đề tài chính và chi phí cơ hội quá cao. Thêm vào đó ngƣời phụ nữ phải bỏ thời gian để đi một quãng đƣờng quá dài mà có thể cán bộ y tế lại không có mặt tại cơ sở y tế. Yếu tố
  44. 26 địa lý có ảnh hƣởng trực tiếp tới tiếp cận dịch vụ; tại Bình Định có những địa bàn từ thôn đi tới trạm y tế phải mất 4 tiếng đi bộ; các xã càng xa trung tâm, tỷ lệ bà con tiếp cận tới cơ sở y tế, đặc biệt là dịch vụ đẻ tại trạm càng thấp vì không thể vận chuyển sản phụ đến trạm vì điều kiện đƣờng xá đi lại khó khăn [61]. 1.3.3. Tiếp cận về kinh tế Đo lƣờng bằng khả năng chi trả các loại chi phí trực tiếp (bằng tiền túi của mình) để đƣợc chăm sóc y tế (gồm các loại chi phí chính thức và không chính thức, phí vận chuyển, ăn ở, chi phí cho ngƣời chăm nuôi ). Nghiên cứu ở Code D’Voire và Peru cho thấy chi phí là một yếu tố cản trở hầu hết phụ nữ ở đây sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và những ngƣời nghèo hơn thì thƣờng tìm đến những cơ sở kém chất lƣợng hơn. Điều đó cũng có nghĩa là những ngƣời có thu nhập cao thì đến những cơ sở y tế có chất lƣợng chăm sóc tốt cho dù khoảng cách có xa hơn [55]. Những ngƣời phụ nữ nghèo thƣờng ở nhà và tự điều trị bằng những thuốc cổ truyền hoặc đến các bác sĩ tƣ gần nhà. Ở nhiều vùng của châu Phi, điều kiện kinh tế là yếu tố ảnh hƣởng quan trọng tới việc tiếp cận dịch vụ y tế [55]. Bên cạnh đó, mùa màng và vụ thu hoạch cũng phần nào ảnh hƣởng tới việc sử dụng dịch vụ y tế. Ở Công Gô, trong số 20 trƣờng hợp tử vong mẹ thì 13 trƣờng hợp xảy ra vào vụ mùa thu hoạch, đó là thời gian mà phụ nữ phải làm việc vất vả trên đồng ruộng không có thời gian đến cơ sở y tế (Navvaro, 1998) [55]. 1.3.4. Tiếp cận về văn hóa Tỷ lệ tử vong mẹ thƣờng bị tác động bởi hủ tục truyền thống và văn hóa mà thƣờng cản trở phụ nữ có đƣợc sự chăm sóc sức khỏe trƣớc trong và sau sinh [70]. Khả năng tiếp cận dịch vụ y tế về văn hóa thƣờng bị ảnh hƣởng là do các yếu tố về văn hóa và phong tục tập quán, khả năng giao tiếp với các nhóm thiểu số không nói đƣợc ngôn ngữ phổ thông. Niềm tin văn hoá, cấu trúc xã hôi và đặc tính của mỗi cá nhân cũng rất quan trọng. Nhiều phụ nữ cho rằng không cần thiết phải đi khám thai. Một cuộc điều tra ở Ấn Độ cho thấy khoảng 60% phụ nữ cảm thấy chăm sóc thai nghén là không cần thiết. Ở một số nơi, mang
  45. 27 thai đƣợc xem nhƣ vấn đề sức khoẻ bình thƣờng không cần phải chăm sóc y tế, hoặc sự chăm sóc chỉ cần thiết khi ngƣời phụ nữ mang thai cảm thấy có vấn đề. Ndyomugyenyi và cộng sự (1998) thấy rằng rất nhiều phụ nữ trong nghiên cứu của họ tại vùng nông thôn Uganda không biết rằng chăm sóc thai nghén là để theo dõi sự phát triển của thai nhi và tình trạng sức khoẻ của bà mẹ. Sự thiếu hiểu biết của phụ nữ về thai sản là một vấn đề chính. Sự mang thai ngoài ý muốn cũng là lý do làm cho các bà mẹ không đi khám thai. 60% số ngƣời không nhận đƣợc chăm sóc thai nghén là mang thai ngoài ý muốn [98]. Yếu tố bình đẳng về giới cũng là một vấn đề quan trọng ở nhiều vùng trên thế giới. Việc quyết định sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cho bà mẹ nhiều khi đƣợc quyết định bởi mẹ chồng, chồng hoặc các thành viên khác trong gia đình, còn tiếng nói của bản thân ngƣời phụ nữ lại rất ít trọng lƣợng. Ở nhiều nơi trên thế giới, nhiều phụ nữ thích sinh con ở nhà với sự giúp đỡ của các bà mụ vƣờn hoặc ngƣời thân. Một trong những nguyên nhân đó là yếu tố văn hoá. Bên cạnh đó, còn có một vài lý do khác nhƣ môi trƣờng chăm sóc y tế không thân thiện hoặc sự thiếu cảm thông của nhân viên y tế. Ở một vài nơi khác sự có mặt của các nam nhân viên y tế là điều không thể chấp nhận đƣợc đối với nền văn hoá của một số dân tộc (Sundari,1992) [98]. Báo cáo rà soát các nghiên cứu về chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam giai đoạn 2000-2005 của Bùi Thị Thu Hà cho thấy: Một số yếu tố kinh tế-xã hội đƣợc kể đến nhƣ học vấn thấp, tuổi trẻ, tín ngƣỡng (thiên chúa giáo), dân tộc thiểu số và thu nhập thấp của bà mẹ có tác động rõ rệt đến các thực hành sau sinh [74], [82], [97], [104]. Một số yếu tố khác có thể cản trở phụ nữ tiếp cận chăm sóc trƣớc sinh và sau sinh nhƣ hiểu biết kém, khoảng cách mỗi lần sinh, xấu hổ khi tiếp cận với dịch vụ và yếu tố về di cƣ [112]. Chất lƣợng dịch vụ thấp cũng là rào cản đối với tiếp cận của thai phụ [74]. Trong giai đoạn sau khi sinh, phụ nữ có chăm sóc trƣớc sinh tốt sẽ có thực hành tốt hơn khi sinh, và phụ nữ có chăm sóc trƣớc sinh và khi sinh tốt có hành vi chăm sóc sau sinh tốt hơn [2]. Với các tập quán chăm sóc sau sinh truyền thống, các thực hành này đƣợc tạo ra do văn hóa và các yếu tố xã hội. Niềm tin tại địa phƣơng,
  46. 28 tập quán, phụ nữ có quan hệ thân thuộc có những ảnh hƣởng quyết định về việc các bà mẹ tuân thủ những hành vi này [74], [68], [95], [112]. Các yếu tố ảnh hƣởng bao gồm cả việc thiếu nhân lực, do khoảng cách xa, đƣờng xá khó đi hay thiếu các phƣơng tiện vận chuyển (đặc biệt ở vùng sâu và xa), và thói quen, phong tục của ngƣời dân địa phƣơng trong việc chăm sóc bà mẹ tại nhà. Thêm vào đó, văn hóa, truyền thống, gia đình và các yếu tố kinh tế cũng là yếu tố thuận lợi cản trở sự tiếp cận của phụ nữ đến dịch vụ chăm sóc SKSS [48]. Quyết định về địa điểm sinh bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau nhƣ truyền thống đẻ tại nhà, đƣờng đến các cơ sở y tế xa, thiếu ngƣời trông coi gia đình khi phụ nữ sinh tại cơ sở y tế, chi phí và quan niệm về dịch vụ y tế còn kém tại trạm y tế xã [50]. Sau khi sinh tại các cơ sở y tế, các bà mẹ trở về nhà và phải tuân theo rất nhiều các phong tục truyền thống theo thiết chế gia đình và cộng đồng. Nhiều nghiên cứu định tính và định lƣợng về các tập quán truyền thống chăm sóc sau sinh đã đƣợc thực hiện. Tập quán này bao gồm rất nhiều các thực hành nhƣ chế độ ăn, vệ sinh và các hành vi chăm sóc sau sinh. Nhiều các tập quán này đƣợc thực hiện với niềm tin nhƣ “tránh gió”, ngồi hơ lửa, tránh ra khỏi nhà, không tắm sau sinh. Thời gian cho mỗi tập quán theo mô tả có thể từ 7 đến 100 ngày. Các thực hành sau khi sinh này là khác biệt giữa các dân tộc [68], [74], [82], [112]. Một số thực hành đƣợc xếp là có lợi, tuy thế, rất nhiều các tập quán khác là trung tính và/hoặc có hại [82]. Tại Lào, tỷ lệ phụ nữ chƣa bao giờ đến trƣờng cao nhất tại miền Bắc (49,2%) và thấp nhất ở miền Trung (29%). Phụ nữ mang thai toàn quốc muốn gặp bác sỹ, y tá, hoặc bà đỡ là (19,3%, 17,9% và 15,4%) một cách tƣơng ứng. Phụ nữ ở miền Trung sử dụng dịch vụ chăm sóc thời kỳ tiền sản là 37,1%, nhiều hơn ở các vùng Miền Bắc và Miền Nam một cách tƣơng ứng 32,5% và 24,6%. Phụ nữ ở thành thị đƣợc chăm sóc trong thời kỳ tiền sinh gấp 4 lần so với phụ nữ ở vùng nông thôn 78,4% và 19,4% tƣơng ứng [67]. Kết quả nghiên cứu “Đánh giá hành vi tìm kiếm và sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản của phụ nữ dân tộc thiểu số” của cho thấy kiến thức, hiểu biết của phụ nữ dân tộc thiểu số ở vùng núi và đồng bằng về chăm sóc sức khoẻ trƣớc,
  47. 29 trong và sau sinh còn rất hạn chế, mơ hồ thậm chí còn hiểu sai. Mô hình hành vi tìm kiếm dịch vụ chăm sóc sức khoẻ còn mang tính bị động. Ở đây còn tồn tại nhiều phong tục tập quán, thói quen có ảnh hƣởng xấu đến hành vi chăm sóc sức khoẻ, coi việc sinh nở là chuyện kín đáo, cúng bái, tin vào các bà đỡ. Bên cạnh đó thì khoảng cách địa lý, điều kiện kinh tế xã hội của địa phƣơng, năng lực kinh tế của gia đình, trình độ học vấn, ngôn ngữ cũng ảnh hƣởng rất lớn đến nhận thức, thái độ và hành vi tìm kiếm dịch vụ chăm sóc sức khoẻ bà mẹ của phụ nữ dân tộc thiểu số. Ngoài ra, sự tham gia của cộng đồng nhƣ chồng, ngƣời thân đối với hoạt động chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, chƣa khuyến khích đƣợc phụ nữ tiếp cận nhiều hơn với các dịch vụ y tế [71]. 1.4. CÁC GIẢI PHÁP VÀ HIỆU QUẢ CAN THIỆP NHẰM NÂNG CAO KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ LÀM MẸ AN TOÀN Thực hiện can thiệp tăng tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ từ 15-49 tuổi có kiến thức và thực hành đúng về làm mẹ an toàn trong thời gian 1 năm. Đây là đối tƣợng có sự can thiệp của chƣơng trình nghiên cứu, mục tiêu là nhằm để nâng cao và cải thiện những vấn đề còn gặp phải trong kiến thức và thực hành về làm mẹ an toàn trƣớc và sau can thiệp. Đối với thực hành của ngƣời phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ từ 15-49 và đánh giá hiệu quả can thiệp truyền thông giáo dục sức khỏe nhằm nâng cao kiến thức về LMAT, cũng có nhiều chỉ số bao gồm các biến số: số lần khám, thời gian, nơi khám và khám với ai; số lần tiêm phòng uốn ván, uống viên sắt, dinh dƣỡng, lao động, nghỉ ngơi, dấu hiệu bà mẹ mang thai đã gặp nguy hiểm là gì, xử trí thế nào nếu xuất hiện các dấu hiệu nguy hiểm khi mang thai, ngƣời đỡ đẻ, nơi sinh con, dấu hiệu của bà mẹ chuyển dạ đã gặp nguy hiểm khi và sau sinh, số lần khám lại trong vòng ngày sau sinh 1.4.1. Các giải pháp 1.4.1.1. Tình hình sức khỏe bà mẹ trẻ em-kiến thức thực hành về LMAT [11] - Tiền sử sản khoa. - Tỷ lệ hiện đang mang thai. - Tỷ lệ kết thúc thai nghén của đối tƣợng nghiên cứu. - Tình hình khám thai của lần mang thai gần nhất.
  48. 30 - Cách thức chăm sóc thai nghén, sinh nở và nuôi con của phụ nữ, chồng và gia đình. - Vai trò của gia đình, cộng đồng trong chăm sóc thai nghén và hỗ trợ sinh đẻ. - Những hỗ trợ của cán bộ y tế cho lần mang thai và sinh nở gần nhất. - Các chi phí phải trả cho lần mang thai và kết thúc thai nghén gần đây nhất và khả năng chi trả của ngƣời dân. - Kiến thức nhận biết những dấu hiệu nguy hiểm khi mang thai, khi chuyển dạ và sau khi sinh. - Kiến thức nhận biết những dấu hiệu nguy hiểm của trẻ sơ sinh. - Tỷ lệ uống viên sắt và tiêm phòng uốn ván. - Tỷ lệ xét nghiệm HIV tự nguyện khi có thai. - Kiến thức về phòng tránh HIV. - Những khó khăn gặp phải trong qúa trình mang thai và sinh đẻ. - Hình thức kết thúc thai nghén của lần mang thai này. - Tỷ lệ các tai biến sản khoa (bao gồm cả phá thai). - Tình hình phá thai và một số kiến thức về phá thai trong các đối tƣợng bà mẹ. - Tình hình sức khỏe của cháu bé sau sinh. Bú mẹ hoàn toàn. - Tỷ lệ phụ nữ đẻ tại nhà và vai trò của cán bộ y tế và bà đỡ trong việc hỗ trợ sinh đẻ tại nhà. Thực hiện KHHGĐ của các bà mẹ. 1.4.1.2. Thực hiện 10 nội dung về chăm sóc SKSS [11] Thông tin, giáo dục truyền thông về SKSS. Thực hiện tốt KHHGĐ. Làm mẹ an toàn. Giảm nạo phá thai và nạo hút thai an toàn. Phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn đƣờng sinh sản. Phòng chống các bệnh LTQĐTD. Giáo dục sức khỏe sinh sản VTN. Phòng chống nguyên nhân vô sinh. Phòng chống ung thƣ vú và ung thƣ sinh dục. Giáo dục về tính dục, sức khoẻ ngƣời cao tuổi, bình đẳng giới.
  49. 31 1.4.1.3. Nội dung cần thiết giáo dục sức khỏe và tƣ vấn cho bà mẹ [11] Bảng 1.3. Nội dung cần giáo dục và tƣ vấn Giai đoạn đầu Giai đoạn cuối Thông tin chung của thời kỳ mang thai của thời kỳ mang thai Chăm sóc khi có thai: Dinh dƣỡng: Chuẩn bị cho chuyển - Khám thai ít nhất 3 lần ngoài - Dinh dƣỡng tốt là cần dạ: những lần có dấu hiệu bất thƣờng. thiết đẻ chống lại bệnh - Những đồ dùng cần - Chăm sóc khi có thai rất quan tật. thiết khi đi đẻ. trọng đẻ: - Tránh thiếu máu. - Chọn cơ sở y tế sẽ + Biết thai bình thƣờng hay không. - Cần tránh con suy dinh đến đẻ. + Biết những gì có thể xảy ra. dƣỡng và có vấn đề về - Thu xếp sẵn tiền + Xác định các yếu tố nguy cơ. phát triển tinh thần ở nong và phƣơng tiện + Chọn cơ sở y tế an toàn để đẻ. con. đi lại. + Những điều cần làm và cần tránh - Tăng khẩu phần ăn lên khi mang thai. 25% so với lúc chƣa có + Giảm các biến chứng sản khoa. thai. - Nhắc sản phụ lần khám thai - Hƣớng dẫn cụ thể tiếp theo. cách ăn uống khi có thai. Tiêm chủng và bổ sung vi chất ƣớng dẫn về ƣớng dẫn cụ thể Tiêm phòng uốn ván. Lao đọng. nuôi con bằng sữa Bổ sung sắt. Nghỉ ngơi. mẹ Cho thai phụ biết các dấu hiệu ƣớng dẫn cụ thể về ƣớng dẫn về các của tai biến hay có nguy cơ. vệ sinh cá nhân và các biện pháp kế hoạch hoạt động hàng ngày. hóa gia đình sau đẻ.
  50. 32 1.4.1.4. Truyền thông giáo dục sức khỏe Theo nghiên cứu của chƣơng trình giảm thiểu tử vong mẹ và tử vong sơ sinh tại Việt Nam trong phụ nữ đƣợc phỏng vấn 61% đã từng nhận đƣợc thông tin về chăm sóc phụ nữ sau sinh và trẻ sơ sinh. Biển đồ trên đây miêu tả chủ đề về chăm sóc phụ nữ sau sinh và trẻ sơ sinh mà phụ nữ nhận đƣợc [31]. Theo nghiên cứu của chúng tôi truyền thông giáo dục sức khỏe nhằm nâng cao kiến thức và thực hành về LMAT chúng tôi đã chọn các tờ rơi có sẵn và bản hƣớng dẫn điều tra viên và giám sát viên có sẵn của Viện Bảo vệ Sức khỏe Bà mẹ Trẻ em, Viện thông tin và Giáo dục Sức khỏe và các thông điệp truyền thông khác trong và ngoài nƣớc có liên quan để xây dựng chƣơng trình can thiệp cho các bà mẹ về làm mẹ an toàn. Thông tin về làm mẹ an toàn tại tỉnh Xieng Khouang các bà mẹ nhận đƣợc thong tin từ nhân viên y tế cả bà mụ vƣờn trong làng là 76,6%, từ cán bộ y tế là 48,6%, từ bạn bè 42,9%, từ ngƣời cộng đồng lãnh đạo là 36,0%, từ đài và ti vi là 33,7%, từ mẹ là 10,3% và từ chồng 7,3% [121]. 1.4.2. Kết quả các nghiên cứu can thiệp Theo TCYTTG, có 6 dấu hiệu nguy hiểm trong quá trình mang thai có thể gây nguy hiểm cho thai phụ và thai nhi. Những dấu hiệu này cần đƣợc bản thân ngƣời phụ nữ và/hoặc chồng của họ phát hiện sớm để đƣợc cấp cứu kịp thời. Theo báo cáo cuối kỳ sau can thiệp của UNFPA, ở cuối kỳ, số phụ nữ biết ít nhất 3 dấu hiệu nguy hiểm trong thời kỳ mang thai tăng mạnh (8,1%-31,2%, p<0,001). Hai dấu hiệu đƣợc nhiều phụ nữ đề cập đến nhất có sự cải thiện mạnh nhất là “đau bụng” (tăng từ 37,2% lên 56,6%) và “sốt cao kéo dài” (từ 19,7% lên 29,2%) [37]. Kết quả nghiên cứu tại Việt Nam, Chính phủ Việt Nam đã thực hiện một số chƣơng trình LMAT ở một số tỉnh/thành phố trong khuôn khổ hợp tác với Quỹ Dân số Liên hiệp quốc (Chƣơng trình quốc gia 7) giai đoạn 2006-2010 tại 7 tỉnh trong cả nƣớc, đó là Hà Giang, Hòa Bình, Phú Thọ, Kon Tum, Ninh Thuận, Bến Tre và Tiền Giang [37]. Điều này cho thấy có một tỷ lệ không nhỏ phụ nữ tuy có kiến thức nhƣng chƣa coi trọng vấn đề khám thai đủ số lần theo quy định. Phú Thọ, Hòa
  51. 33 Bình, Tiền Giang, Bến Tre và Ninh Thuận là 5 tỉnh có tỷ lệ khám thai đủ 3 lần rất cao ở cuối kỳ (dao động từ 88,6% đến 99 [37]. Kết quả nghiên cứu của chƣơng trình LMAT tại Việt Nam. Tỷ lệ phụ nữ không biết dấu hiệu nguy hiểm nào trong giai đoạn này đã giảm 8% (từ 33,7% xuống 25,8%, p 0,05) Kết quả nghiên cứu can thiệp về LMAT của Tổ chức Cứu trợ trẻ em quốc tế (SC) cũng cho thấy có sự cải thiện rất tốt về khám thai ở 3 tỉnh Thái Nguyên, Thừa thiên-Huế và Vĩnh Long. Tỷ lệ bà mẹ đi khám thai đủ 3 lần sau can thiệp là 91,1%, cao hơn trƣớc can thiệp là 84,3% [20].
  52. 34 Chƣơng 2 ĐỐ TƢỢN VÀ P ƢƠN P ÁP N ÊN CỨU 2.1. T ẾT KẾ N ÊN CỨU Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích nhằm mô tả kiến thức và thực hành về làm mẹ an toàn và các yếu tố liên quan đến. Ngiên cứu can thiệp thử nghiệm can thiệp cộng đồng có đối chứng trƣớc và sau can thiệp bằng các biện pháp TT/GDSK và đánh giá hiệu quả sau can thiêp. 2.2. ĐỐ TƢỢN N ÊN CỨU 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tƣợng nghiên cứu mô tả Các phụ nữ đã sinh con hoặc có con nhỏ dƣới 2 tuổi tính đến thời điểm nghiên cứu. Hiện đang sống tại địa bàn nghiên cứu tại huyện Păk xăn và Khăm Kợt, tỉnh Bo Lị Khăm Xay. Tự nguyện vào tham gia nghiên cứu. Tiêu chuẩn loại trừ: Không tự nguyện tham gia nghiên cứu. 2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tƣợng nghiên cứu can thiêp Phụ nữ tuổi 15-49 trong thời gian nghiên cứu. Hiện đang sống tại địa bàn nghiên cứu tại huyện Khăm Kợt, tỉnh Bo Lị Khăm Xay. Tự nguyện vào tham gia nghiên cứu. 2.3. ĐỊA BÀN VÀ T Ờ AN N ÊN CỨU 2.3.1. Địa bàn nghiên cứu Bo Lị Khăm Xay là một tỉnh miền núi ở trung Lào, cũng là một tỉnh thuộc vùng duyên hải Bắc Nam bộ Lào, có quốc lộ 13 phía nam chạy qua, cách thủ đô Viêng Chăn khoảng 180 km về phía Nam, nằm trên một dải đất hẹp, có tổng diện tích tự nhiên 15,977 km2. Phía Bắc của tỉnh này giáp với tỉnh Xiêng Khoang, Thủ đô Viêng Chăn và tỉnh Viêng Chăn, có đƣờng biên phía Đông dài 160 km giáp với hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh của Việt Nam, phía Nam giáp tỉnh Khăm Muồn và có chung biên giới với huyện Bƣng Kan tỉnh Nong Khai (Thái Lan) dài gần 200 km ở phía Tây, với sông Mê Công là danh giới tự nhiên.
  53. 35 Tỉnh Bo Lị Khăm Xay có 6 đơn vị hành chính gồm 6 huyện, dân số có 256,372 ngƣời, có 39 xã, 360 làng, trong đó 24 xã thuộc vùng sâu và miền núi 64% diện tích của tỉnh là địa hình đồi núi, 34% là địa hình đất phẳng; có 3 huyện miền núi là huyện Bo Lị Khăn, Viêng Thong và huyện Khăm Kợt và 3 huyện đồng bằng là huyện Pặk Xăn, Pặk Ka Đình, và huyện Thà Phạ Bạt. Huyện Pặk Xăn có 5 xã 59 thôn và huyện Khăm Kợt có 13 xã 68 thôn. 18 xã này đƣợc tiến hành nghiên cứu định lƣợng kiến thức và thực hành về làm mẹ an toàn của phụ nữ có con dƣới 2 tuổi. Trong đó 2 xã Phôn Thong, Nóng Ó là những xã mà nhóm nghiên cứu đã triển khai nghiên cứu can thiệp truyền thông về đánh giá thử nghiệm can thiệp TT/GDSK nhằm nâng cao kiến thức về làm mẹ an toàn. 2 xã Phôn Tan và Thà Bắc là những xã mà nhóm nghiên cứu chọn làm nhóm đối chứng. Huyện nghiên cứu (Pặk Xăn và Khăm Kợt ) Ban đồ tỉnh Bo Lị Khăm Xay
  54. 36 Địa bàn nghiên cứu mô tả cắt ngang tại 2 huyện (Păk Xăn và Khăm Kợt) tỉnh Bo Li Khăm Xay, Láo. Lý do chọn huyện Khăm Kợt là địa bàn can thiệp vì theo chính sách của nƣớc CHDCND Lào là tập trung cho các tỉnh và huyện vùng sâu vùng xa, miền núi khó khăn, nhiều đồng bào dân tộc. Mặt khác, huyện Khăm Kợt là địa bàn thực địa và giảng dạy cho sinh viên Đại học Y Lào, chọn huyện này can thiệp sẽ có tính khả thi hơn. Chính quyền huyện cũng nhƣ các xã có cam kết cao trong việc thực hiện các hoạt động can thiệp. Nguyên tắc chọn 2 xã can thiệp và 2 xã chứng ở huyện này là các xã can thiệp và đối chứng tƣơng đối đồng nhất về dân số, kinh tế xã hội để hạn chế sự khác biệt của đầu vào, từ đó so sánh kết quả can thiệp ít bị nhiễu và chính xác hơn. Các xã can thiệp và đối chứng cần cách xa nhau để các hoạt động can thiệp không bị nhiễu vào các xã đối chứng (với khoảng cách khoảng 40 km). Nghiên cứu can thiệp chọn 2 xã nhóm can hiệp (tại TTYT xã Phôn Thong và Nóng Ó) 2 xã nhóm đối chứng (tại TTYT xã Phôn Tan và Thà Bắc), huyện Khăm Kợt. Cách chọn địa điểm: chọn 2 xã trong tổng số 4 xã của nghiên cứu mô tả đã nêu trên để can thiệp và 2 xã còn lại là những xã đối chứng. 2.3.1. Thời gian nghiên cứu Nghiên cứu mô tả trong thời gian 1 năm từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2010 Nghiên cứu can thiệp 1 năm từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2011. 2.4. CỠ MẪU VÀ P ƢƠN P ÁP C ỌN MẪU 2.4.1. Cỡ mẫu và chọn mẫu cho nghiên cứu mô tả cắt ngang Công thức tính cỡ mẫu: 2 p(1 p) n = x DE Z (1 / 2) 2 d Trong đó: n = Cỡ mẫu tối thiểu. Z(1-α/2) = Hệ số tin cậy (Với độ tin cậy 95% thì Z=1,96). p = Tỷ lệ bà mẹ đƣợc khám lại sau sinh 7 ngày = 28,9%. d = Độ chính xác mong muốn (chọn d = 4,3%). DE= Hệ số thiết kế (cho mẫu nhiều bậc =2)
  55. 37 Cỡ mẫu tối thiểu tính đƣợc là 854 bà mẹ có con nhỏ bằng hoặc dƣới 2 tuổi. Trên thực tế chúng tôi đã nghiên cứu đƣợc 869 bà mẹ. Kỹ thuật chọn mẫu: Áp dụng kỹ thuật chọn mẫu nhiều giai đoạn (Multi-stage sampling technique). - Bƣớc 1: Lựa chọn 2 huyện (Khăm Kợt là huyện miền núi và Pặc Xăn là huyện đồng bằng) làm mẫu nghiên cứu trong 6 huyện của tỉnh Bo Lị Khăm Xay. - Bƣớc 2: Lấy toàn bộ 13 xã của huyện Khăm Kợt và 5 xã của huyện Pặk Xăn làm mẫu. - Bƣớc 3: Bốc thăm ngẫu nhiên lấy 3 thôn trong một xã, tổng cộng là 54 thôn. - Bƣớc 4: Lập danh sách bà mẹ có con ≤ 2 tuổi trong 54 thôn mẫu, sau đó bốc thăm ngẫu nhiên chọn 869 bà mẹ trên tổng số 2,530 ngƣời (1,109 bà mẹ ở huyện Pặk Xăn và 1,421 bà mẹ Khăm Kợt). Lập bảng mẫu nghiên cứu Huyện Số bà mẹ đƣợc nghiên cứu Pặk Xăn Xã Phôn xay 80 Xã Phôn ngam 80 Xẫ Na khao lôm 80 Xã Nong bua 97 Xã Sen ou dom 98 Khăm Kợt Xã Ban xot 34 Xã Keng đeng 34 Xã Tha bắc 34 Xã Phôn tan 34 Xã Sộp khôm 34 Xã Thà chẹng 34 Xã Khăm moàn 34
  56. 38 Xã Văng ko 34 Xã Nóng ó 34 Xã Phôn thong 34 Xã Nóng xong 34 Xã Na hay 30 Xã Pha mƣơng 30 869 bà mẹ 2.4.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu cho nghiên cứu can thiệp Công thức tính cỡ mẫu 2 [Z(1 / 2) 2p(1 p) Z1  [ p1(1 p1) p2 (1 p2 )] n1 n2 2 ( p1 p2 ) Trong đó: n1 = Cỡ mẫu ở nhóm can thiệp. n2 = Cỡ mẫu ở nhóm đối chứng. Z(1 / 2) = Hệ số tin cậy (ở mức sác xuất 95% =1,96). Z(1  ) = Lực mẫu (80%). P1 = Tỷ lệ bà mẹ dự kiến có kiến thức LMAT sau can thiệp nhóm đối chứng chọn 65%. P2 = Tỷ lệ bà mẹ dự kiến có kiến thức LMAT sau can thiệp nhóm can thiệp chọn 50%. P = P1 + P2 /2 RR = 1,3 Cơ mẫu tính đƣợc là n1 = n2 = 182 đối tƣợng nghiên cứu, cỡ mẫu đƣợc lấy tròn cho mỗi nhóm là 200 phụ nữ. Vậy cỡ mẫu cần cho toàn bộ nghiên cứu can thiệp là 400 phụ nữ. Phƣơng pháp chọn mẫu Tại huyện Khăm Kợt chọn 2 xã Phôn Thong và Nóng Ó làm xã can thiệp, 2 xã Thà Bắc và Phôn Tan làm xã đối chứng.
  57. 39 - Tại từng xã can thiệp: 100 phụ nữ tuổi từ 15 đến 49 đƣợc chọn tham gia tình nguyện học chƣơng trình hoạt động thông tin giáo dục truyền thông/GDSK về LMAT trong thời gian 1 năm. Chúng tôi gọi đây là nhóm can thiệp, tổng cộng 200 thành viên. - Tại từng xã không can thiệp: 100 phụ nữ tuổi từ 15 đến 49 đƣợc chọn tham gia tình nguyện chƣơng trình đánh giá trƣớc và sau một năm trong thời gian nghiên cứu. Chúng tôi gọi đây là nhóm đối chứng, tổng cộng 200 thành viên. 2.5. C Ỉ SỐ VÀ B ẾN SỐ N ÊN CỨU 2.5.1. Chỉ số và biến số nghiên cứu mô tả cắt ngang Nhóm biến số nghiên cứu về một số đặc trƣng cá nhân của bà mẹ ngƣời tham gia nghiên cứu có nhốm biến số về đặc trƣng cá nhân và tiến sử sản khoa. Theo các biến số nhƣ tuổi, dân tộc, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi ở theo vùng, có ti vi vầ đài, số con, số lần có thai, số lần sinh con, tình trạng hút thuốc và uống rƣợu bia. Các chỉ số tỷ lệ phần trăm (%) theo nhóm tuổi, dân tộc, trình độ học vấn (không biêt chữ, tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông, cao đẳng-đại học trở lên), nghề nghiệp và vân vân theo các biến số nêu trên. Theo mục tiêu một của nghiên cứu là mô tả kiến thức và thực hành của các bà mẹ về LMAT, trong đó các biến số và chỉ số về kiến thức của các bà mẹ về chăm sóc trƣớc, trong và sau sinh nhƣ: Nhóm biến số kiến thức về chăm sóc trƣớc sinh (nhóm biến số phụ thuộc). Các biến số về sự cần thiết phải khám thai (số lần, thời gian, lý do, thời điểm, nơi, ngƣời khám), tiêm phòng uốn ván, uống viên sắt, dinh dƣỡng, lao động, nghỉ ngơi, các dấu hiệu nguy hiểm thƣờng gặp, và bà mẹ thƣờng sẽ xử trí nếu xuất hiện các dấu hiệu nguy hiểm. Các chỉ số về tỷ lệ phần trăm cho dủ các biến số nêu trên trong đó tỷ lệ phần trăm theo tổng số dấu hiệu bà mẹ kể đƣợc (sốt, phù, chảy máu âm đạo, tăng huyết áp ), và theo cách xử trí của bà mẹ (để tự khỏi, tự điều trị, đến phòng khám tƣ, cúng, thầy lang ). Nhóm biến số kiến thức về chăm sóc trong sinh (nhóm biến số phụ thuộc). Các biến số về sự lựa chọn ngƣời đỡ đẻ tốt nhất, nơi sinh con tốt nhất, các dấu hiệu
  58. 40 nguy hiểm tron quá trình chuyển dạ, cho trẻ bú ngay sau sinh, và tiếp tục nuôi con bằng sữa mẹ. Các chỉ số tỷ lệ phần trăm về ngƣời đỡ đẻ ( NVYT, mụ vƣờn, chồng, không cần ai, ), nơi sinh con, tổng số dấu hiệu bà mẹ kể đƣợc (đau bụng dữ dội, chảy máu nhiều, sốt, co giật, vỡ ối sớm ), cho trẻ bú ngay sau sinh, và nuôi con bằng sữa mẹ. Nhóm biến số kiến thức về chăm sóc sau sinh (nhóm biến số phụ thuộc). Các biến số về các dấu hiệu nguy hiểm bà mẹ khi sau sinh thƣờng gặp, xử trí của các bà mẹ khi xuất hiện các dấu hiệu nguy hiểm, sự cần thiết khám lại sau sinh, ủ ấm trẻ sơ sinh, các biến chứng sau đẻ cho mẹ sơ sinh và 5 TBSK, (chảy máu, nhiễm trùng, vỡ tử cung, ). Chỉ số tỷ lệ phần trăm về tổng số dấu hiệu bà mẹ kể đƣợc (ra máu nhiều, sốt kéo dài, co giật, đau bụng kéo dài và tăng lên), cách xử trí (để tự khỏi, tự điều trị, đến phòng khám tƣ, cúng, thầy lang ), và cho đủ các biến số nêu trên. Nhóm biến số về thực hành chăm sóc trƣớc sinh (nhóm biến số phụ thuộc). Các biến số đã khám thai, số lần khám thai, các lý do nếu không khám thai, nơi khám thai, số lần tiêm phòng uốn ván, số tháng uống viên sắt, thực trạng ăn uống, lao động và nghỉ ngơi, các dấu hiệu nguy hiểm đã gặp, các xử trí đã xuất hiện các dấu hiệu nguy hiểm. Chỉ số tỷ lệ phần trăm về số lần khám thai (0 lần, < 3 lần và ≥ 3 lần), giai đoạn đi khám (3 tháng đầu, 3 tháng giữa và cuối), lý do nếu không khám thai (đƣờng xa, không có thời gian, không biết nơi kham thai ), nơi khám thai (TTYT, bệnh viện, nhà NVYT xã, cơ sở tƣ, nhà mụ vƣờn ), số lần tiêm phòng uốn ván, số lần uống viên sắt, tổng số về ăn uống đủ thức ăn, không nên ăn quá mặn, rƣợu bia và hút thuốc lá , lao động nặng, bình thƣờng, nghỉ ngơi, tổng số dấu hiệu bà mẹ hiểu biết và kể đƣợc (sốt, phù, chảy máu âm đạo, tăng huyết áp, đau đầu ), cách xử trí của bà mẹ (để tự khỏi, tự điều trị, đến phòng khám tƣ, cúng, thầy lang ). Nhóm biến số về thực hành chăm sóc trong sinh (nhóm biến số phụ thuộc). Các biến số về các dấu hiệu nguy hiểm bà mẹ chuyển dạ đã gặp, nơi các bà mẹ đã sinh con, ngƣời đã đỡ đẻ cho bà mẹ, đẻ bình thƣờng hay giặp khó khăn, khoảng thời gian đẻ mất bao nhiêu lâu, sử dụng gói đẻ sạch, đƣợc tƣ vấn sau sinh, cho trẻ bú trong vòng 1 giờ, và tiếp tục nuôi con bằng sữa mẹ. Chỉ số tỷ lệ phần trăm về tổng số dấu hiệu bà mẹ hiểu biết và kể đƣợc (đau bụng dữ dội, chảy máu nhiều, sốt, co
  59. 41 giật, vỡ ối sớm ), nơi sinh của các bà mẹ (tại cơ sở y tế nhà nƣớc, tại tƣ nhân và tại nhà), ngƣời đỡ đẻ cho bà mẹ (nhân viên y tế, mụ vƣờn, chồng, không cần ai ), sự dụng gói đẻ sạch, số lƣợng nội dung đƣợc tƣ vấn sau sinh (nuôi con sữa mẹ, tiêm chủng cho bé, BPTT, dặn nhƣng không nhớ ), cho trẻ bú trong vòng 30 phút -1 giờ sau sin, và nuôi con bằng sữa mẹ, không nuôi con bằng sữa mẹ. Nhóm biến số về thực hành chăm sóc sau sinh (nhóm biến số phụ thuộc). Các biến số về các dấu hiệu nguy hiểm bà mẹ đã gặp khi sau sinh vừa qua, xử trí của bà mẹ khi xuất hiện dấu hiệu nguy hiểm, khám trong vòng 42 ngày sau sinh của bà mẹ, ủ ấm trẻ sơ sinh (không đƣợc tắm trong vòng 24 giờ đầu sau đẻ), các biến chứng sau đẻ cho mẹ và sơ sinh và 5 TBSK (chảy máu, nhiễm trùng, vỡ tử cung, ). Chỉ số tỷ lệ phần trăm về tổng số dấu hiệu bà mẹ kể đƣợc (ra máu nhiều và tăng lên, sốt kéo dài, co giật, đau bụng kéo dài và tăng lên ), cách xử trí (để tự khỏi, tự điều trị, đến phòng khám tƣ, cúng, thầy lang ), bà mẹ đƣợc khám lại trong vòng 42 ngày sau sinh. (ngày đầu sau đẻ, 7 ngày và 42 ngày sau đẻ), khám lại, lý do không khám lại (khó khăn, đƣờng xa, không có vấn đề gì, không biết ), ủ ấm sơ sinh, và có biến chứng sau sinh. Theo mục tiêu hai của nghiên cứu là phân tích một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành của các bà mẹ về nhóm biến số mối liên quan giữa đặc trƣng cá nhân, tiến sử sản khoa và CSTS, trong sinh và sau sinh. Nhóm biến số mối liên quan giữa đặc trƣng cá nhân, tiến sử sản khoa và CSTS. Các biến số về sự liên quan giữa tuổi, dân tộc, nơi ở, trình độ học vấn, nói tiếng Lào, số con, số lần có thai. Chỉ số tỷ lệ phần trăm, phân tích đa biến và đơn biến với biến phụ thuộc là có khám thai ≥ 3 lần và biến độc lập là các yếu tố đặc trƣng cá nhân và lịch sử sinh sản (có/không), có tiêm phòng uốn ván ≥ 2 lần và biến độc lập là các yếu tố đặc trƣng cá nhân và lịch sử sinh sản (có/không), có uống viên sắt ≥ 3 tháng và biến độc lập là các yếu tố đặc trƣng cá nhân và lịch sử sinh sản (có/không), số lần đi khám thai tại CSYT (đủ/không đủ), giai đoạn đi khám thai tại CSYT(3 tháng đầu, giữa và cuối). Nhóm biến số mối liên quan giữa đặc trƣng cá nhân, tiến sử sản khoa và chăm sóc trong sinh. Các biến số về sự liên quan giữa tuổi, dân tộc, nơi ở, trình độ
  60. 42 học vấn, nói tiếng Lào, số con, số lần có thai. Chỉ số tỷ lệ phần trăm, phân tích đa biến và đơn biến với biến phụ thuộc là nơi sinh tại nhà và biến độc lập là các yếu tố đặc trƣng cá nhân và tiến sử sản khoa (có/không), ngƣời đỡ đẻ có chuyên môn và biến độc lập là các yếu tố đặc trƣng cá nhân và tiến sử sản khoa (có/không). Nhóm biến số mối liên quan giữa đặc trƣng cá nhân, tiến sử sản khoa và chăm sóc sau sinh. Các biến số về sự liên quan giữa tuổi, dân tộc, nơi ở, trình độ học vấn, nói tiếng Lào, số con, số lần có thai. Chỉ số tỷ lệ phần trăm, phân tích đa biến và đơn biến với biến phụ thuộc là có khám thai lại sau sinh ≥ 1 lần và biến độc lập là các yếu tố đặc trƣng cá nhân và tiến sử sản khoa (có/không), có xử trí của bà mẹ khi xuất hiện các dấu hiệu nguy hiểm (có/không). 2.5.2. Chỉ số và biến số nghiên cứu can thiệp Theo mục tiêu 3 của nghiên cứu can thiệp là đánh giá hiệu quả can thiệp truyền thông giáo dục sức khỏe nhằm nâng cao kiến thức về LMAT nhƣ sau: - Nhóm biến số hiệu quả truyền thông giáo dục sức khỏe nhằm nâng cao kiến thức chăm sóc trƣớc, trong và sau sinh (Tuyên truyền cho bà mẹ (tờ rơi); động viên CBYT đi tuyên truyền cho bà mẹ”, đề xuất một số giải pháp nâng cao kiến thức LMAT, thực hiện can thiệp thí điểm, đánh gia hiệu quả can thiệp. - Biến số có những sự cần thiết, thời điểm và lý do cần khám thai. Tiêm phòng uốn ván, uống viên sắt, dinh dƣỡng, lao động và nghỉ ngơi, các dấu hiệu nguy hiểm bà mẹ mang thai thƣờng gặp và bà mẹ thƣờng sẽ xử trí nếu xuất hiện các dấu hiệu nguy hiểm. Sự lựa chọn gƣời đỡ đẻ và nơi sinh tốt nhất, các dấu hiệu nguy hiểm bà mẹ khi sinh con và chuyển dạ thƣờng gặp, sự xử trí của bà mẹ khi xuất hiện các dấu hiệu nguy hiểm và sự cần thiết cho trẻ bú ngay sau đẻ và tiếp tục nuôi con bằng sữa mẹ. Các dấu hiệu nguy hiểm bà mẹ và sự xử trí của bà mẹ sau sinh khi xuất hiện dấu hiệu nguy hiểm, sự cần thiết khám lại sau sinh, ủ ấm trẻ sơ sinh, và kiến thức về các biến chứng sau đẻ. - Chỉ số những các tỷ lệ phần trăm (%) về biết cần khám thai, số lần khám thai, giai đoạn và thời gian đi khám thai, khám tại CSYT, tiêm phòng uốn ván đủ mũi, uống viên sắt, tình trạng dinh dƣỡng, tình trạng lao động và nghỉ ngơi, biết các dấu hiệu bà mẹ mang thai đang gặp nguy hiểm (sốt cao, khó thở, đau đầu, chảy máu,
  61. 43 phù, đau bụng), cách xử trí của bà mẹ (để tự khỏi, tự điều trị, đến phòng khám tƣ, cúng, thầy lang ), giữa 2 nhóm. Tiếp theo các tỷ lệ phần trăm về biết ngƣời đỡ đẻ và nơi sinh con tốt nhất, biết dấu hiệu của bà mẹ chuyển dạ đang gặp nguy hiểm khi sinh con (khó đẻ, đau bụng dữ dội, chảy máu nhiều, sốt, co giật, vỡ ối sớm), cách xử trí của bà mẹ (để tự khỏi, tự điều trị, đến phòng khám tƣ, cúng, thầy lang ), biết cho trẻ bú sau sinh, và nuôi con bằng sữa mẹ giữa 2 nhóm. Chỉ số cuối cùng là các tỷ lệ phần trăm về hiểu biết theo tổng số dấu hiệu bà mẹ kể đƣợc (ra máu nhiều và tăng lên, sốt kéo dài, co giật, đau bụng kéo dài ), khám lại trong vòng 42 ngày sau sinh, biết ủ ấm sơ sinh, và biết có biến chứng sau đẻ cho mẹ và sơ sinh và 5 TBSK (chảy máu ) giữa 2 nhóm can thiệp và đối chứng. 2.6. QU TRÌN , NỘ DUN CAN T ỆP Theo mục tiêu ba của nghiên cứu đánh giá thử nghiệm can thiệp TT/GDSK nhằm nâng cao kiến thức về làm mẹ an toàn. 2.6.1. Mô hình can thiệp So sánh trƣớc-sau Không can thiệp Xã Thà Bắc và Xã Thà Bắc và Phôn Tan (2 xã) Phôn Tan (2 xã) 2 nhóm So sánh Có can thiệp Xã Phông Thong Xã Phông Thong và Nóng ó (2 xã) và Nóng ó (2 xã) Hoạt động TT/GDSK nâng cao kiến thức về LMAT So sánh trƣớc-sau Trƣớc can thiệp Sau can thiệp Sơ đồ 2.1. Sơ đồ thiết kế nghiên cứu can thiệp
  62. 44 2.6.2. Điều tra trƣớc can thiệp Điều tra phỏng vấn các đối tƣợng trong nhóm phụ nữ 15-49 tuổi bằng bộ câu hỏi (phiếu đánh giá trƣớc can thiệp) đƣợc thiết kế sẵn. Nhằm thu thập các số liệu đầu vào về kiến thức khám thai, tiêm phòng uốn ván, uống viên sắt, sinh đẻ và khám lại sau đẻ tại CSYT, trong các nhóm nghiên cứu trƣớc khi can thiệp, ƣớc lƣợng độ bao phủ và tiếp cận chƣơng trình dự phòng trƣớc can thiệp. Triển khai chƣơng trình can thiệp cộng đồng: tổ chức các hoạt động can thiệp cộng đồng tại điểm đƣợc chọn dự kiến mô hình can thiệp: tăng cƣờng hoạt động thông tin giáo dục truyền thông, đẩy mạnh hoạt động giáo dục đồng đẳng về làm mẹ an toàn nhƣ cụ thể gồm sau: - Tổ chức các lớp tập huấn cho những ngƣời tham gia thực hiện hoạt động can thiệp, đặc biệt nâng cao kiến thức và kỹ năng, hỗ trợ cho mạng lƣới giáo dục đồng đẳng. Tổng số ngƣời tham gia là 200 ngƣời chia làm 2 nhóm giống nhau, mỗi nhóm 100 ngƣời. Nhóm 100 ngƣời lại chia làm 3 nhóm nhỏ: nhóm nhỏ thứ nhất và nhóm nhỏ thứ hai có 35 ngƣời, nhóm nhỏ thứ 3 có 30 ngƣời. - Xây dựng các vật liệu tuyên truyền giáo dục dễ hiểu phù hợp với nhu cầu của đối tƣợng tác động, và tiến hành đẩy mạnh hoạt động thông tin giáo dục truyền thông bằng các công cụ nhƣ sau: Sử dụng tờ rơi đã có sẵn của Viện Bảo Vệ Sức Khỏe Bà Mẹ Trẻ Em, Viện Thông Tin và Giáo Dục Sức Khỏe. Bao gồm 3 loại: loại 1 hƣớng dẫn về chăm sóc trƣớc sinh, loại 2 hƣớng dẫn về chăm sóc trong lúc sinh, và loại 3 hƣớng dẫn về chăm sóc sau sinh. Tất cả mọi ngƣời tham gia đều đƣợc phát đủ các loại trên. Bản hƣớng dẫn các điều tra viên và giám sát viên về làm mẹ an toàn cũng chia làm 3 loại nhƣ trên. Phiếu giám sát ngƣời tham gia dự án. - Thông qua hoạt động của nhóm giáo dục viên đồng đẳng, hỗ trợ kiến thức về chăm sóc trƣớc, trong và sau sinh của các phụ nữ. Quá trình tiến hành nhƣ sau: tổ chức lớp; điểm danh ngƣời tham gia; tập huấn hoặc giảng dạy theo nhóm;