Luận án Khác biệt giới trong ứng phó với thiên tai của nông dân Nam Trung Bộ (Nghiên cứu trường hợp xã Phước Nam, huyện Thuận Nam tỉnh Ninh Thuận)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Khác biệt giới trong ứng phó với thiên tai của nông dân Nam Trung Bộ (Nghiên cứu trường hợp xã Phước Nam, huyện Thuận Nam tỉnh Ninh Thuận)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
luan_an_khac_biet_gioi_trong_ung_pho_voi_thien_tai_cua_nong.pdf
4. Trich yeu_DangThanhNhan.docx
QD_DangThanhNhan.pdf
TT DangThanhNhan.pdf
TT Eng DangThanhNhan.pdf
Nội dung text: Luận án Khác biệt giới trong ứng phó với thiên tai của nông dân Nam Trung Bộ (Nghiên cứu trường hợp xã Phước Nam, huyện Thuận Nam tỉnh Ninh Thuận)
- 1 11 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI _______________________ ĐẶNG THANH NHÀN Tên đề tài luận án KHÁC BIỆT GIỚI TRONG ỨNG PHÓ VỚI THIÊN TAI CỦA NÔNG DÂN NAM TRUNG BỘ (Nghiên cứu trường hợp xã Phước Nam, huyện Thuận Nam tỉnh Ninh Thuận) Chuyên ngành: Xã hội học Mã số: 9 31 03 01 Người hướng dẫn khoa học 1: PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi Người hướng dẫn khoa học 2: PGS.TS. Trần Thị Minh Thi HÀ NỘI - 2024
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đây. Nghiên cứu sinh Đặng Thanh Nhàn
- LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn trân thành và sâu sắc đến PGS.TS Vũ Mạnh Lợi và PGS.TS Trần Thị Minh Thi là người đã hướng dẫn, chỉ bảo và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Tiếp đến, tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Xã hôi học, Học viện Khoa học xã hội cùng Lãnh đạo Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới và các anh chị em đồng nghiệp đã luôn hỗ trợ, giúp đỡ tôi, và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian học tập, nghiên cứiu cũng như đã hỗ trợ về các thủ tục hành chính để tôi có thể hoàn thành luận án này. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình và người thân, những người luôn tạo điều kiện về thời gian và là chỗ dựa về tinh thần vững chắc cho việc học tập và nghiên cứu của tôi. Tôi cũng xin cảm ơn những người bạn đã luôn giúp đỡ, khích lệ, cổ vũ tôi để tôi có động lực hoàn thành được luận án cho đến ngày hôm nay. Một lần nữa tôi xin được bày tỏ sự trân trọng và lòng biết ơn chân thành đến tất cả những tình cảm, sự giúp đỡ, động viên, khích lệ mà tôi đã nhận được trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện luận án này. Tác giả luận án Đặng Thanh Nhàn
- MỤC LỤC Contents MỞ ĐẦU ........................................................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................................ 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................................... 2 3. Đối tượng, phạm vi, câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu ...................................................... 3 3.1 Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3 3.2 Khách thể nghiên cứu ......................................................................................... 3 3.3 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3 3.4. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 4 3.5. Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................................ 4 4. Đóng góp của luận án ........................................................................................................... 4 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án .......................................................................... 5 5.1. Ý nghĩa khoa học ............................................................................................... 5 5.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................ 5 6. Kết cấu của luận án ............................................................................................................... 6 7. Hạn chế của luận án .............................................................................................................. 6 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ................................................. 7 1.1. Chiều cạnh giới trong tác động của thiên tai đến sản xuất nông nghiệp ........................ 7 1.2. Giới trong ứng phó với thiên tai ...................................................................................... 10 1.2.1. Các biện pháp thích nghi tại chỗ................................................................... 11 1.2.2. Di cư để ứng phó với thiên tai ...................................................................... 15 1.3. Các yếu tố tác động đến khác biệt giới trong ứng phó với thiên tai ............................. 22 1.4. Giới trong các chính sách liên quan đến ứng phó với thiên tai ..................................... 31 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN, ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................................................................... 38 2.1. Khái niệm cơ bản ............................................................................................................. 38 2.1.1. Khái niệm Giới ............................................................................................. 38 2.1.2. Khái niệm khác biệt giới ............................................................................... 40 2.1.3. Khái niệm thiên tai ........................................................................................ 41 2.1.4. Khái niệm ứng phó với thiên tai ................................................................... 41 2.1.5. Khái niệm nông dân ...................................................................................... 43
- 2.1.6. Khái niệm nông nghiệp ................................................................................. 43 2.2. Một số cách tiếp cận lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu ........................................... 44 2.2.1. Cách tiếp cận giới ......................................................................................... 44 2.2.2. Cách tiếp cận theo lý thuyết nguồn lực ........................................................ 50 2.2.3. Cách tiếp cận văn hóa ................................................................................... 53 2.2.4. Khung phân tích ............................................................................................ 55 2.2.5. Hệ biến số ..................................................................................................... 55 2.3. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu ................................................................................... 56 2.4. Phương pháp nghiên cứu của luận án ............................................................................. 61 2.6. Kỹ thuật xử lý và phân tích thông tin ............................................................................. 66 Tiểu kết Chương 2 ................................................................................................................... 66 CHƯƠNG 3. TÁC ĐỘNG CỦA THIÊN TAI VÀ KHÁC BIỆT GIỚI TRONG ỨNG PHÓ VỚI THIÊN TAI CỦA NÔNG DÂN XÃ PHƯỚC NAM ..................................... 68 3.1. Tác động của thiên tai đến hoạt động sản xuất nông nghiệp ở xã Phước Nam 68 3.1.1. Tác động của thiên tai đến trồng trọt ............................................................ 68 3.1.2. Tác động của thiên tai đến chăn nuôi ........................................................... 78 3.2. Thực trạng ứng phó và khác biệt giới trong ứng phó với thiên tai trong sản xuất nông nghiệp của nông dân xã Phước Nam ..................................................................................... 85 3.2.1. Ứng phó trước thiên tai ................................................................................. 85 3.2.2. Ứng phó trong giai đoạn xảy ra thiên tai ...................................................... 92 3.2.3. Phục hồi sau thiên tai .................................................................................. 118 Tiểu kết chương 3 .................................................................................................................. 124 CHƯƠNG 4. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHÁC BIỆT GIỚI TRONG ỨNG PHÓ VỚI THIÊN TAI CỦA NÔNG DÂN XÃ PHƯỚC NAM .................................................. 127 4.1. Một số yếu tố tác động đến khác biệt giới trong ứng phó Ở GIAI ĐOẠN TRƯỚC KHI XẢY RA THIÊN TAI trong sản xuất nông nghiệp của nông dân xã Phước Nam........... 127 4.1.1. Đối với hoạt động trồng trọt ....................................................................... 127 4.1.2. Đối với hoạt động chăn nuôi ....................................................................... 136 4.2. Một số yếu tố tác động đến khác biệt giới trong ứng phó Ở GIAI ĐOẠN XẢY RA THIÊN TAI trong sản xuất nông nghiệp của nông dân xã Phước Nam ................... 139 4.2.1. Đối với hoạt động trồng trọt ....................................................................... 139 4.2.2. Đối với hoạt động chăn nuôi ....................................................................... 144
- 4.3. Một số yếu tố tác động đến khác biệt giới trong ứng phó Ở GIAI ĐOẠN PHỤC HỒI SAU THIÊN TAI trong sản xuất nông nghiệp của nông dân xã Phước Nam .................. 149 Tiểu kết chương 4 .................................................................................................................. 156 KẾT LUẬN ............................................................................................................................... 158 KHUYẾN NGHỊ ...................................................................................................................... 160 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 162 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ..................................... 179
- DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT BĐKH Biến đổi khí hậu GN RRTT Giảm nhẹ rủi ro thiên tai NTL Người trả lời PVS Phỏng vấn sâu PCTT và TKCN Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn SXNN Sản xuất nông nghiệp TLN Thảo luận nhóm UBND Ủy ban nhân dân
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thiên tai và BĐKH đang diễn ra ngày càng phức tạp và luôn được xem là những vấn đề phức tạp, vừa mang tính cấp bách trước mắt, vừa mang tính lâu dài, tác động tới tất cả các vùng, miền, các lĩnh vực, từ tự nhiên đến kinh tế xã hội trên phạm vi toàn cầu và tới tiến trình phát triển bền vững của các quốc gia1. Theo Báo cáo tình hình thiệt hại do thiên tai của Tổ chức Khí tượng Thế giới, mức độ thiệt hại do thiên tai gây ra trên thế giới trung bình trong 50 năm qua khoảng 202 triệu đô la/ngày, làm 115 người chết và mất tích/ngày [190]. Đối với nhiệt độ toàn cầu, từ năm 2015-2022 là tám năm nóng nhất đã được ghi nhận và tan chảy của các sông băng và mực nước biển dâng - một lần nữa đạt mức kỷ lục vào năm 2022 khiến dân số trên toàn thế giới trong đó có Việt Nam tiếp tục bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và thiên tai [125, 195]. Việt Nam là một trong số những quốc gia rất dễ bị tổn thương nhất bởi thiên tai với xếp hạng 127/182 theo Sáng kiến Thích ứng Toàn cầu Notre Dame (ND-GAIN) và đứng thứ 13/180 quốc gia theo xếp loại Chỉ số Rủi ro Khí hậu Toàn cầu của tổ chức Germanwatch trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2019 [192, 2]. Dân số Việt Nam với hơn 100 triệu người nằm trong nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất trên thế giới trước sự tàn phá của thiên tai, cụ thể là đối mặt với những hiểm họa đặc biệt do mực nước biển dâng cao, bão và lũ lụt, hạn hán...Thiên tai tác động đến mọi mặt của đời sống con người như sức khỏe; môi trường sống; hoạt động sản xuất, trong đó, nhóm người nghèo, dân tộc thiểu số, những người có thu nhập thấp, phụ thuộc vào khí hậu, người già, phụ nữ, trẻ em, người bị bệnh tật chịu sự ảnh hưởng cao nhất do thiên tai. Thiên tai đặt ra thách thức ngày càng nghiêm trọng đối với ngành nông, lâm, ngư nghiệp bởi khi nhiệt độ, tính biến động và dị thường của thời tiết và khí hậu tăng, gây ra ngập lụt và hạn hán kéo dài, làm thu hẹp diện tích, giảm chất lượng đất, nước canh tác nông nghiệp và làm gia tăng dịch bệnh ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, vật nuôi và đe dọa nghiêm trọng đến đời sống của nông dân [2, 192, 83]. Một số các nghiên cứu đã cho thấy, những tác động của thiên tai đối với nông dân có sự khác biệt theo giới trong đó nữ nông dân là đối tượng chịu tác động nhiều hơn bởi thiên tai do vai trò giới và những định kiến giới vẫn còn tồn tại trong xã hội [154, 1, 78, 20, 11]. Vì vậy, nghiên cứu giới trong ứng phó với thiên tai cần luôn song hành bởi giới luôn hiện hữu trong những tác động của thiên tai và ảnh hưởng đến 1 Bộ Tài nguyên và Môi trường (2018). Thông báo quốc gia lần thứ 3 của Việt Nam cho công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu. 1
- hiệu quả của các biện pháp phòng chống và giảm nhẹ rủi ro thiên tai. Ứng phó với thiên tai chỉ có thể đạt hiệu quả, bền vững nếu có tính đến yếu tố giới [78, 1]. Ninh Thuận là một tỉnh thuộc khu vực Nam Trung Bộ với nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp và phụ thuộc chủ yếu vào tài nguyên đất, nước, khí hậu. Trong những năm gần đây tình hình thiên tai trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận xảy ra hết sức khốc liệt, nắng nóng, hạn hạn, bão, lũ ngày càng gia tăng về cường độ cũng như về số lượng [83]. Ninh Thuận được biết đến là miền đất khô hạn bậc nhất của cả nước và từng được mệnh danh là chảo lửa bởi luôn “thiếu mưa và thừa nắng”. Hạn hán và ngập lụt là hai hoại hình thiên tai gây thiệt hại nhiều nhất cho sản xuất nông nghiệp ở Ninh Thuận. Mùa khô nơi đây có thể kéo dài đến 8-9 tháng/năm. Kéo theo sau mỗi đợt nắng hạn gay gắt, dài ngày là những trận mưa lớn với lượng mưa dồn dập trong khoảng thời gian ngắn khiến cho hệ thống kênh mương, sông ngòi ao hồ không thể điều tiết kịp, gây ngập lụt cục bộ tạo thành thảm họa kép (cả hạn hán và ngập lụt) và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt và sinh kế của người dân, đặc biệt là sinh kế nông nghiệp. Trong cuộc mưu sinh trên miền đất khô cằn được mệnh danh là “vùng đất điển hình về sự biến đổi của khí hậu”2, nam nữ nông dân Ninh Thuận với bản tính cần cù, chăm chỉ đã từng bước thích nghi với thiên nhiên khắc nghiệt để tồn tại và phát triển một cách kiên cường, bền bỉ. Các nghiên cứu về thiên tai và BĐKH được tiến hành ở khu vực này phần lớn mới được xem xét dưới góc độ của khoa học tự nhiên, khoa học công nghệ, các kịch bản PCTT và thích ứng với BĐKH, trong khi đó các nghiên cứu được đề cập ở chiều cạnh giới trong ứng phó với thiên tai của nông dân vẫn hầu như còn vắng bóng. Trong bối cảnh này, luận án hướng đến tìm hiểu về khác biệt giới trong ứng phó với thiên tai của nông dân xã Phước Nam, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận (một trong những xã chịu thiệt hại nặng nề bởi thiên tai trong khoảng 5 năm gần đây), nhằm nhận diện một cách khách quan, khoa học về cách thức nam và nữ nông dân ứng phó với hạn hán và ngập lụt cũng như những nguồn lực ảnh hưởng đến khác biệt giới trong cách thức ứng phó của họ. Qua đó, luận án cung cấp những luận cứ khoa học làm cơ sở để thúc đẩy hơn nữa việc lồng ghép giới trong công tác ứng phó với thiên tai để đảm bảo bình đẳng thực chất cho cả nam và nữ trong tham gia, đóng góp và hưởng thụ công bằng. Kết quả nghiên cứu cũng góp phần làm cơ sở khoa học để đề xuất những chính sách nhằm nâng cao nhận thức, vai trò và hiệu quả ứng phó của cả hai giới trong công tác phòng chống thiên tai nói riêng và phát triển xã hội bền vững nói chung trong bối cảnh hiện nay. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Luận án nghiên cứu thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến khác biệt giới trong ứng phó với thiên tai của nông dân xã Phước Nam, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận. 2 Victoria Kwakwa-Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) Phụ trách khu vực Đông Á- Thái Bình Dương 2
- Trên cơ sở đó đề xuất một số khuyến nghị nhằm phát huy năng lực ứng phó của nam và nữ nông dân trong công tác giảm thiểu tác động tiêu cực của thiên tai. Trên cơ sở nguồn số liệu và thông tin thu thập được từ các cuộc điều tra, khảo sát, nhiệm vụ của luận án là: (1). Xác định cơ sở lý luận nghiên cứu về khác biệt giới trong ứng phó với thiên tai (2). Tìm hiểu về tình hình thiên tai và những tác động của thiên tai đối với sản xuất nông nghiệp ở xã Phước Nam, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận. (3). Tìm hiểu thực trạng ứng phó với thiên tai của nam và nữ nông dân ở xã Phước Nam trong hoạt động sản xuất nông nghiệp (4). Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến khác biệt giới trong ứng phó với thiên tai của nông dân ở xã Phước Nam trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. (5). Đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó với thiên tai của nam và nữ nông dân trong lĩnh vực nông nghiệp một cách hiệu quả, bền vững. 3. Đối tượng, phạm vi, câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Khác biệt giới và các yếu tố ảnh hưởng đến khác biệt giới trong ứng phó với thiên tai của nông dân. 3.2 Khách thể nghiên cứu Khách thể nghiên cứu của đề tài là: Nam, nữ nông dân ở xã Phước Nam, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận. Khách thể tham gia khảo sát bảng hỏi là chủ hộ hoặc vợ/chồng của chủ hộ gia đình, trực tiếp tham gia sản xuất hoặc đảm nhiệm chính trong đời sống và hoạt động sản xuất nông nghiệp của hộ gia đình, cụ thể là hoạt động trồng trọt và chăn nuôi. Khách thể tham gia phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm là chủ hộ hoặc vợ/chồng của chủ hộ gia đình, trực tiếp tham gia sản xuất hoặc đảm nhiệm chính trong hoạt động sản xuất nông nghiệp của hộ gia đình, cụ thể là hoạt động trồng trọt và chăn nuôi và các cán bộ đại diện chính quyền địa phương, đại diện Ban Phòng chống thiên tai và TKCN; cán bộ Hội nông dân, cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ của xã 3.3 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về nội dung Luận án tìm hiểu khác biệt giới trong ứng phó với thiên tai của nông dân trong sản xuất nông nghiệp ở xã Phước Nam (cụ thể là ứng phó của nông dân trong lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi đối với hai loại hình thiên tai chủ yếu ở địa phương là hạn hán và ngập lụt). 3
- Phạm vi về không gian Nghiên cứu này thu thập thông tin tại một xã vùng Nam Trung Bộ - xã Phước Nam, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận. Đây là một xã thuần nông (đời sống người dân chủ yếu dựa vào trồng trọt và chăn nuôi). Trong khoảng 10 năm tính đến thời điểm khảo sát, Phước Nam là một trong những xã chịu ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai mà đặc biệt là hạn hán và ngập lụt. Các nhận định, kết luận trong nghiên cứu này là cho trường hợp của địa bàn thực hiện khảo sát, không hàm ý mang tính đại diện cho địa bàn khác. Phạm vi về thời gian Nghiên cứu được tiến hành trong thời gian từ năm 2017 đến năm 2019 3.4. Câu hỏi nghiên cứu Thiên tai có tác động như thế nào đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của nông dân xã Phước Nam? Thực trạng ứng phó với thiên tai và khác biệt giới trong ứng phó với thiên tai của nông dân xã Phước Nam như thế nào? Những yếu tố nào tác động đến sự khác biệt giới trong ứng phó với thiên tai của nông dân xã Phước Nam? 3.5. Giả thuyết nghiên cứu Luận án được thực hiện nhằm kiểm chứng các giả thuyết đặt ra là: Thiên tai, cụ thể là hạn hán và ngập lụt có tác động tiêu cực đến hoạt động sinh kế trong nông nghiệp của nông dân, làm giảm năng suất, sản lượng nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi) và làm tăng gánh nặng công việc cho cả nam và nữ. Nam và nữ nông dân tham gia nhiều hoạt động ứng phó với thiên tai trong đó nữ tham gia nhiều hoạt động cũng như dành nhiều thời gian hơn trong các hoạt động ứng phó với thiên tai trong đời sống và sản xuất nông nghiệp. Có nhiều yếu tố tác động đến khác biệt giới trong ứng phó với thiên tai của nông dân xã Phước Nam, trong đó một số yếu tố có tác động đáng kể như sau: các yếu tố liên quan đến đặc điểm nhân khẩu-xã hội của cá nhân (độ tuổi, học vấn); các yếu tố liên quan đến đặc điểm hộ gia đình (chủ hộ; số thế hệ; số năm kết hôn; mức sống và các yếu tố cộng đồng: dân tộc; khuôn mẫu giới, chính sách và truyền thông về ứng phó với thiên tai và bình đẳng giới ở địa phương. 4. Đóng góp của luận án Nghiên cức về ứng phó với thiên tai và thích ứng với BĐKH là một chủ đề thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu đến từ các lĩnh vực khác nhau như xã hội học, môi trường, phát triển bền vững....Tuy nhiên, nghiên cứu khác biệt giới trong 4
- ứng phó với thiên tai lại là một chiều cạnh nghiên cứu chuyên sâu còn thiếu vắng các dữ liệu thực nghiệm. Mặc dù luận án vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định và các phân tích vẫn còn mang tính mô tả nhưng về cơ bản, luận án đã cung cấp những tri thức khoa học đáng tin cậy về chủ đề giới trong ứng phó với thiên tai. Thứ nhất, luận án áp dụng cách tiếp cận giới để tìm hiểu, phân tích thực trạng ứng phó của nông dân với thiên tai thông qua các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Thứ hai, từ việc tiếp cận giới, tiếp cận nguồn lực và văn hóa, luận án chỉ ra một số yếu tố tác động đến khác biệt giới trong ứng phó với thiên tai của nông dân. Thứ ba, luận án cung cấp các luận cứ khoa học để đưa ra một số khuyến nghị, gợi ý về mặt chính sách nhằm giảm thiểu bất bình đẳng giới và nâng cao năng lực ứng phó với thiên tai của nam, nữ nông dân. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án 5.1. Ý nghĩa khoa học Nghiên cứu vận dụng các quan điểm tiếp cận giới, tiếp cận nguồn lực và văn hóa trong việc luận giải những khác biệt giới trong ứng phó với thiên tai ở lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần kiểm chứng sự phù hợp của các lý thuyết nghiên cứu khi vận dụng phân tích các yếu tố về nguồn lực, cụ thể là các yếu tố liên quan đến đặc điểm nhân khẩu xã hội của cá nhân, đặc điểm gia đình và khuôn mẫu giới, chính sách của địa phương có ảnh hưởng đến khác biệt giữa nam và nữ nông dân trong ứng phó với thiên tai. Qua đó, luận án làm phong phú và hoàn thiện thêm tri thức khoa học trong nghiên cứu giới và ứng phó với thiên tai. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo về cùng chủ đề. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận án đóng góp tri thức về thực trạng và những yếu tố tác động đến khác biệt giới trong ứng phó với thiên tai của nông dân xã Phước Nam, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận trong lĩnh vực nông nghiệp. Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp những luận chứng, luận cứ khoa học về khác biệt giới trong ứng phó với thiên tai, qua đó giúp đưa ra những gợi ý chính sách nhằm giảm thiểu bất bình đẳng giới, nâng cao hiệu quả ứng phó với thiên tai và phát triển bền vững. Nghiên cứu được thực hiện ở địa bàn xã Phước Nam, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận, vì vậy kết quả nghiên cứu có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo đối với các cơ quan, ban ngành của địa phương. Ngoài ra, luận án cũng có thể được dùng làm tài liệu phục vụ cho quá trình tham khảo, nghiên cứu, giảng dạy và học tập trong bộ môn xã hội học về giới, xã hội học môi trường, quản lý rủi ro thiên tai. 5
- 6. Kết cấu của luận án Kết cấu của luận án bao gồm 4 chương (ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục) - Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu - Chương 2: Cơ sở lý luận, địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu - Chương 3: Tác động của thiên tai và khác biệt giới trong ứng phó với thiên tai của nông dân xã Phước Nam - Chương 4: Các yếu tố tác động đến khác biệt giới trong ứng phó với thiên tai của nông dân xã Phước Nam 7. Hạn chế của luận án Về phương pháp thu thập dữ liệu: Mặc dù đã rất cố gắng điều tra bổ sung để tăng mẫu nghiên cứu định lượng, tuy nhiên tác giả nhận thấy, số lượng mẫu như vậy vẫn còn khá khiêm tốn. Nghiên cứu này mới chỉ thu thập được ý kiến trả lời của chủ hộ hoặc vợ/chồng chủ hộ gia đình mà chưa thu thập được ý kiến của cả vợ và chồng hoặc các thành viên nam, nữ khác trong gia đình cùng tham gia các hoạt động sản xuất nông nghiệp: bởi trên thực tế, thiên tai không phải là vấn đề của riêng ai mà nó tác động đến toàn bộ các thành viên trong hộ gia đình. Hơn nữa, mức độ ảnh hưởng đến từng cá nhân trong hộ gia đình không hoàn toàn giống nhau và mỗi người có những ứng phó khác nhau dựa trên nguồn lực vật chất và phi vật chất sẵn có của họ. Việc chỉ phỏng vấn một người đại diện trong hộ gia đình chưa thực sự phản ánh đầy đủ thực trạng khi muốn đánh giá khác biệt giới trong ứng phó với thiên tai của nông dân. Có thể nói, không phải tất cả người dân trong địa bàn nghiên cứu hay các thành viên trong mỗi hộ gia đình đều có mức độ chịu tổn thương như nhau dưới tác động của thiên tai và không phải tất cả họ đều có chiến lược ứng phó giống nhau. Mỗi giới, mỗi con người cụ thể lại có cách thức ứng ứng phó khác nhau phù hợp với khả năng của mình. Bảng hỏi chưa thực sự khai thác được một cách toàn diện các thông tin khác biệt giới giữa các thành viên nam/nữ trong cùng một gia đình về ứng phó với thiên tai mà mới chỉ thu thập thông tin thông qua ý kiến chủ quan của người trả lời. Luận án thực hiện khảo sát ở một xã và chủ yếu tìm hiểu về khác biệt giới trong ứng phó của nông dân với hai loại hình thiên tai phổ biến, gây thiệt hại nhiều cho hoạt động trồng trọt và chăn nuôi ở địa phương là hạn hán và ngập lụt. Chính vì vậy, kết quả nghiên cứu của luận án không mang tính đại diện cho các vùng, miền khác mà chỉ nhằm nhận diện và phát hiện vấn đề ở một địa bàn nghiên cứu cụ thể được lựa chọn. 6
- CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Chiều cạnh giới trong tác động của thiên tai đến sản xuất nông nghiệp Tác động của thiên tai đến sản xuất nông nghiệp Thiên tai trên thế giới ngày càng diễn biến phức tạp, bất thường, là thách thức lớn nhất của thiên nhiên mà nhân loại đang phải đối phó. Trong khi cộng đồng quốc tế còn đang tranh luận về các biện pháp và lộ trình can thiệp nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của thiên tai, những người dân đã và đang phải trực tiếp đương đầu với các ảnh hưởng này ở các mức độ khác nhau. Việt Nam được xếp vào nhóm 5 quốc gia có khả năng bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi thiên tai và BĐKH trong đó những nạn nhân nhạy cảm nhất, bao gồm các tầng lớp dân chúng nghèo nhất, sẽ phải hứng chịu sớm nhất và nặng nề nhất những tác động của thiên tai [96, 193]. Theo kịch bản của Ủy ban liên minh Chính phủ về BĐKH (IPCC), đến năm 2100, nếu mực nước biển dâng cao 1m sẽ ảnh hưởng đến 5% đất đai của Việt Nam, 10% dân số, tác động đến 7% sản xuất nông nghiệp, làm giảm 10% GDP [20]. Còn nếu mực nước biển dâng cao từ 3-5m sẽ là thảm họa khôn lường đối với phần lớn người dân và toàn bộ nền kinh tế Việt Nam. Trên thực tế, trong khoảng vài thập kỷ trở lại đây, thời tiết, khí hậu đã trở nên bất thường, khắc nghiệt và khó dự đoán hơn; bão có xu hướng gia tăng về cường độ và ngày càng khó dự đoán về thời gian và hướng dịch chuyển; thời tiết mùa đông ấm dần lên, mùa hè nóng hơn; xuất hiện bão, lũ và khô hạn với tần xuất nhiều hơn trước (Lưu Ngọc Trịnh. 2015: tr. 21; Trần Thị Tuyết, 2019). Thiên tai ảnh hưởng ngày càng nghiêm trọng đối với ngành nông, lâm, ngư nghiệp của Việt Nam và mọi mặt của đời sống, đặt ra những thách thức lớn đối với nền kinh tế và xã hội [38, 192]. Việt Nam là đất nước chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai với hơn 70% dân số đối mặt với các rủi ro từ nhiều loại hình thiên tai khác nhau. Trong hai thập kỷ qua, ước tính mỗi năm Việt Nam đã thiệt hại từ 1% đến 1,5% GDP do thiên tai và con số thiệt hại có thể lên đến 3,5% vào năm 2050 [193]. Thiên tai và BĐKH đã và đang làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhất là tài nguyên nước, biểu hiện rõ nét nhất là hạn hán và xâm nhập mặn ở các tỉnh Nam Trung Bộ trong những năm gần đây đã gây thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng mỗi năm. Hiện nay, Việt Nam được xếp vào nhóm các quốc gia bị đe dọa bởi an ninh nguồn nước với tổng bình quân đầu người cả nước mặt và nước ngầm trên phạm vi lãnh thổ thấp hơn đáng kể so với mức bình quân của thế giới (là 4400m3/người/năm so với bình quân thế giới là 400m3/người/năm [2]. Bên cạnh hạn hán và xâm nhập mặn thì tần suất và mức độ của các trận bão, lụt...ở Việt Nam đang ngày càng trở nên nghiêm trọng. Những con số thống kê về 7
- thiệt hại trong thời gian qua do thiên tai gây ra chỉ mang tính chất tương đối. Thông thường, mức độ thiệt hại trên thực tế còn lớn hơn rất nhiều so với con số ước tính bởi rất khó có thể đo lường được hết những thiệt hại phi kinh tế như thiệt hại về người, di sản văn hóa phi vật thể, hệ sinh thái [19, 83]. Nông nghiệp – ngành trọng tâm của nền kinh tế Việt Nam với đóng góp hơn 18% GDP, sử dụng đến gần một nửa lực lượng lao động của cả nước và mô hình phổ biến là sản xuất hộ gia đình quy mô nhỏ, phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên. Tính biến động và dị thường của thời tiết, khí hậu khiến mùa khô kéo dài hơn với lượng mưa giảm rõ rệt, tình trạng thiếu nước, hạn hán và sa mạc hóa diễn ra trên diện rộng đã tác động trực tiếp đến mùa vụ, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, gia tăng dịch bệnh và làm suy giảm năng suất và sản lượng nông nghiệp [7, 47, 52, 8]. Một số nghiên cứu về tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp ở các vùng miền khác nhau trong những năm gần đây như nghiên cứu của Mai Thanh Sơn và cộng sự (2011)3 ở các tỉnh miền núi phía Bắc, nghiên cứu tại tỉnh Bến Tre và đồng bằng Sông Cửu Long (2013), nghiên cứu ảnh hưởng của hạn hán đến sản xuất nông nghiệp ở Nam Trung Bộ (2015); nghiên cứu của ở Quảng Nam của một số tác giả [47, 52, 12, 9, 43, 41] cũng cho thấy, thiên tai đang ngày càng gia tăng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp của người dân theo hướng làm sụt giảm diện tích đất canh tác nông nghiệp, sụt giảm năng suất lúa, cây hoa màu, cây ăn quả và vật nuôi . Khu vực Nam Trung Bộ, đặc biệt là tỉnh Ninh Thuận với đặc điểm mùa khô, nắng nóng kéo dài, lượng mưa thấp nên hạn hán xảy ra thường xuyên và khốc liệt hơn, gây nhiều khó khăn cho phát triển kinh tế và sản xuất nông nghiệp [83, 65]. Giới trong tác động của thiên tai Thiên tai là một thách thức rất lớn đối với mục tiêu phát triển bền vững và bình đẳng giới. Mối liên hệ giữa bình đẳng giới với thiên tai ngày càng được thừa nhận ở các nước đang phát triển trong những năm gần đây. Thiên tai cũng được chứng minh là có những tác động khác nhau đến mỗi giới [23, 108, 118, 1, 176]. Thiên tai là một trong những nguyên nhân làm gia tăng thêm gánh nặng mưu sinh và chăm sóc gia đình cho phụ nữ [176, 44, 78]. Phụ nữ thường đảm nhiệm các vai trò khác nhau trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, quản lý tài nguyên thiên nhiên và đảm bảo dinh dưỡng cho các thành viên trong hộ gia đình. Họ là người thực hiện chính các 3 Mai Thanh Sơn, Lê Đình Phùng, Lê Đức Thịnh. 2011. Biến đổi khí hậu: Tác động khả năng ứng phó và một số vấn đề về chính sách – Nghiên cứu trường hợp đồng bào các dân tộc thiểu số vùng núi phía Bắc. Hà Nội tháng 10 năm 2011. 8
- công việc liên quan đến trồng trọt, quản lý và mua bán thực phẩm; thu lượm nước và chất đốt để sử dụng trong gia đình trong khi nam giới chịu trách nhiệm chính với những công việc sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi với quy mô lớn hơn. Sự phụ thuộc lớn vào đất đai, nguồn tài nguyên thiên nhiên để đảm bảo sinh kế chính là nguyên nhân khiến cho phụ nữ dễ bị tổn thương hơn trước thiên tai so với nam giới [72, 43]. Về mặt sức khỏe, phụ nữ và trẻ em là đối tượng dễ bị mắc các bệnh liên quan đến nguồn nước như tiêu chảy, bệnh tả, bệnh nhiễm trùng hơn khi xảy ra thiên tai [50, 158, 159]. Nghiên cứu ở cộng đồng cư dân ven biển phía nam Bangladesh cho thấy, việc thiếu nước sạch cho sinh hoạt do thiên tai đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt, cũng như tiềm ẩn những nguy cơ về sự đảm bảo an toàn cho họ khi phải đi lấy nước và đi tắm ở cách xa nhà [167]. Thiên tai làm gia tăng khối lượng công việc của cả nam và nữ song bên cạnh các công việc sẵn sàng ứng phó như nam giới thì phụ nữ thường vẫn phải đảm nhiệm chính trong các hoạt động chăm sóc và phục hồi. Bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái cũng có xu hướng gia tăng sau thiên tai và phụ nữ có thể phải chịu thêm những áp lực về tâm lý nhiều hơn do vai trò giới truyền thống của họ trong gia đình [157, 158]. Nghiên cứu của Cuevas, Peterson, Morrison, & Robinson (2016) cho thấy, những tác động của thiên tai và BĐKH không trung lập về giới, nó có thể củng cố thêm tình trạng bất bình đẳng giới hiện có và làm nảy sinh thêm những bất bình đẳng giới ở các chiều cạnh khác vì nó sẽ làm tăng nguy cơ tổn thương nhất đối với những nhóm yếu thế trong xã hội và ảnh hưởng toàn diện trên nhiều chiều cạnh như xã hội, kinh tế, chính trị, sinh thái và môi trường. Thiên tai là nguyên nhân làm trầm trọng hơn những bất bình đẳng giới trong xã hội theo hướng đặt thêm gánh nặng lên vai những người phụ nữ có sinh kế lệ thuộc vào các nguồn lực tự nhiên [181, 1, 64]. Nghiên cứu của FAO (2005)4 cho rằng, sự phụ thuộc lớn vào đất đai, nguồn tài nguyên thiên nhiên để đảm bảo sinh kế chính là nguyên nhân làm cho phụ nữ dễ bị tổn thương hơn nam giới. Tuy nhiên, nghiên cứu của Phan Thị Hoàn (2023) đối với cộng đồng người Kinh và Khơ me tại tỉnh Trà Vinh cũng cho thấy nam giới và phụ nữ chịu tổn thương theo các chiều cạnh khác nhau trước thiên tai và hạn hán và xâm nhập mặn. Nam giới với vai trò chính trong sản xuất nông nghiệp sẽ bị ảnh hưởng đáng kể về sinh kế và gặp khó khăn trong tìm kiếm việc làm để bù đắp thu nhập. Phụ nữ lại chịu căng thẳng khi nguồn nước sạch sinh hoạt bị hạn chế và phải xoay sở tài chính đề đảm bảo nhu cầu cuộc sống của gia đình tại các thời điểm thu nhập từ nông nghiệp bị suy giảm. Thiên tai không chỉ làm gia tăng gánh nặng về sản xuất và 4 FAO. 2005. International Code of Conduct on the Distribution and Use of Pesticides. Rome: Food and Agriculture Organization of the United Nations. 9
- việc nhà cho phụ nữ mà còn gây áp lực khác nhau lên mỗi giới, gắn với vai trò, trách nhiệm của họ đảm nhiệm trong hộ gia đình [53]. Phần lớn các nghiên cứu thường chỉ ra các tác động của thiên tai đến đời sống và sinh kế của người dân nói chung hoặc nhấn mạnh về tình trạng tổn thương của phụ nữ trong khi trên thực tế nam giới cũng là đối tượng bị ảnh hưởng bởi thiên tai. Vì vậy, giới là một yếu tố xuyên suốt cần được chú ý, nghiên cứu giới trong ứng phó với thiên tai không chỉ đề cập đến phụ nữ mà cần xem xét trong mối tương quan giữa hai giới để đảm bảo hiệu quả trong ứng phó với thiên tai và phát triển bền vững. 1.2. Giới trong ứng phó với thiên tai Về mặt lịch sử, ứng phó với thiên tai chủ yếu tập trung vào ứng phó khẩn cấp, nhưng đến cuối thế kỷ XX, ngày càng nhiều người nhận ra rằng thiên tai không phải chỉ có nguyên nhân từ tự nhiên và chỉ bằng cách ứng phó khẩn cấp là chưa đủ mà còn cần giảm nhẹ và quản lý các điều kiện về hiểm họa và tính dễ bị tổn thương của đối tượng hứng chịu5. Con người không thể ngăn chặn thiên tai nhưng có thể phòng ngừa, giảm nhẹ tác động của thiên tai thông qua các biện pháp ứng phó. Quá trình quản lý rủi ro thiên tai trong lĩnh vực nông nghiệp có thể được tiếp cận theo các phương thức ứng phó khác nhau như: ứng phó tại chỗ (các phương thức thay đổi, cải tạo lại điều kiện sản xuất và các nguồn thu nhập hiện tại); di chuyển/ di cư lao động; hoặc chia theo các giai đoạn ứng phó như: (i) Phòng ngừa: gồm các hoạt động chuẩn bị được tiến hành trước khi thiên tai xảy ra; (ii) Chống chịu: Những hoạt động tiến hành trong khi thiên tai xảy ra bao gồm cả công tác cứu trợ. (iii) Phục hồi: các hoạt động tiến hành sau khi thiên tai xảy ra để khắc phục hậu quả của thiên tai. Khắc phục hậu quả thiên tai cũng được chia làm hai loại: khắc phục về cuộc sống (khắc phục ngắn hạn) và khắc phục tái thiết (khắc phục về mặt dài hạn) trong đó, ưu tiên hàng đầu là khắc phục về cuộc sống [77: tr 74]. Các nghiên cứu về giới trong ứng phó với thiên tai ở các cộng đồng dân cư khác nhau đã cho thấy, có sự khác biệt về giới trong trải nghiệm và ứng phó với thiên tai [178, 131, 168]. Có nhiều biện pháp ứng phó với thiên tai và tựu trung lại với hai hình thức ứng phó cơ bản là thích nghi tại chỗ và di chuyển (di cư). Trong nông nghiệp, nếu lựa chọn thích nghi tại chỗ, hình thức thường được áp dụng là tiếp tục đầu tư sản xuất nông nghiệp và đa dạng hóa sinh kế. Nếu di chuyển thì có nhiều dạng thức di cư khác nhau như di cư khoảng cách gần (nội tỉnh/thành phố), di cư đến tỉnh/thành phố khác, di cư thời gian ngắn (di cư con lắc) và di cư dài hạn... Trong ứng phó với thiên tai, các nghiên cứu đã cho thấy, phụ nữ không phải là đối tượng thụ động, là nạn nhân mà là thành phần chủ động, tích cực trong hầu hết các 5 UNISDR ANNUAL REPORT, 2015. Biennium Work Programme Final Report. 10
- giai đoạn ứng phó. Nghiên cứu tổng quan của Pearse (2017) trên 700 tài liệu về chủ đề ứng phó với thiên tai cho thấy, quan hệ giới là đặc tính được tích hợp trong biến đổi xã hội ở bối cảnh thiên tai. Để đánh giá bình đẳng giới trong ứng phó với thiên tai một cách khách quan, cần đặt nó trong bối cảnh xã hội, thể chế, kinh tế, văn hóa cụ thể để thấy rõ ảnh hưởng đan xen của các yếu tố này [161]. Vấn đề giới trong ứng phó với thiên tai cần được đặt trong tổng thể để giải thích từng phương diện như: đối tượng nào chịu tác động nhiều hơn? ứng phó của mỗi giới như thế nào? Yếu tố nào tạo nên sự khác biệt trong cách ứng phó.... Nghiên cứu khác biệt giới trong ứng phó với thiên tai nhằm cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc lồng ghép giới trong công tác ứng phó để đảm bảo cơ hội bình đẳng cho cả hai giới được đóng góp và thụ hưởng công bằng. Tạo điều kiện cho cả phụ nữ và nam giới khẳng định được vai trò, vị trí và phát huy tối đa tiềm năng của mình trong công tác ứng phó với thiên tai nói riêng và cho sự phát triển bền vững của cộng đồng, của xã hội nói chung [111, 101]. Giới trong ứng phó với thiên tai cần được nhìn nhận và đánh giá một cách sâu sắc trong khoa học xã hội nhân văn bên cạnh các khoa học tự nhiên bởi phân tích giới giúp nhìn nhận và lý giải được các khía cạnh quan trọng liên quan đến đời sống xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả của ứng phó với thiên tai [161]. 1.2.1. Các biện pháp thích nghi tại chỗ Thay đổi, đa dạng hóa giống cây trồng, vật nuôi Nghiên cứu của Chen Li và cộng sự (2010)6 ở Trung Quốc cho rằng để ứng phó với những tác động tiêu cực của thiên tai, người nông dân đã phải đầu tư nhiều công sức hơn cho việc cải tạo mùa màng. Việc cải tạo mùa màng có thể chia làm ba giai đoạn: trước, trong và sau khi các rủi ro về thời tiết xảy ra. Người dân có thể linh hoạt lựa chọn các biện pháp đa dạng để thích ứng trong từng thời kỳ và sự chia tách theo từng giai đoạn ứng phó chỉ mang tính chất tương đối bởi ứng phó với thiên tai là cả một chu trình, có biện pháp thuộc về giai đoạn phục hồi của đợt thiên tai này nhưng có thể lại là giai đoạn chuẩn ứng phó của đợt thiên tai kế tiếp. Nghiên cứu tại Sri Lanka cho thấy thay đổi giống cây trồng là biện pháp thích ứng phổ biến nhất được phần lớn nông dân lựa chọn [122]. Các biện pháp phổ biến để người dân Ethiopia và Nam Phi ứng phó với thiên tai và thích ứng với BĐKH là thay đổi loại cây trồng, đa dạng hóa cây trồng, bảo vệ đất, thay đổi lịch thời vụ và làm thủy lợi [114]. Việc thay đổi giống cây trồng, vật nuôi cho phù hợp với tình hình thời tiết, khí hậu và môi trường tại địa phương là một cách ứng phó phổ biến và mang tính chất dài hạn của các cộng đồng chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai. Để ứng phó với tình trạng 6 Chen Li, Zou Ting & Rabina Rasaily. 2010. "Farmer's adaptation to climate risk in the context of China". Agriculture and Agricultural Science Procedia, 1, 116-125. 11
- hạn hán gia tăng, nông dân ở hạ lưu sông Limpopo (Nam Phi) đã sử dụng nhiều biện pháp khác nhau như: chuyển đổi loại cây trồng, thay đổi đa dạng các loại cây trồng, rút ngắn mùa vụ, đầu tư giống cây lai đắt tiền hơn. Bên cạnh đó, họ cũng sử dụng nhiều loại cây trồng mới và xây dựng kế hoạch tưới tiêu – thu hoạch phù hợp để cải tạo nguồn thu nhập [90]. Nông dân ở Zimbawei đã chuyển sang trồng cây thuốc lá thay vì tiếp tục trồng ngô vì hạn hán làm giảm chất lượng và năng suất loại cây truyền thống này [160]. Nghiên cứu của Gordon, Y. Y. và cộng sự tại Châu Phi (2019: 110) cho thấy, có sự khác biệt về giới trong việc áp dụng các biện pháp ứng phó với thiên tai, cụ thể, tỷ lệ áp dụng các giống cây mới có khả năng chịu hạn cao thay thế các giống cây trồng bản địa ở nữ giới thấp hơn đáng kể so với nam giới trong mẫu nghiên cứu [119]. Nghiên cứu dựa trên bằng chứng về dữ liệu cây trồng tại Uganda trong thời gian từ năm 2009-2014 về ứng phó với hạn hán cho thấy, so với nam giới, phụ nữ có xu hướng tăng thời gian lao động trong nông nghiệp và thường chuyển đổi đất sang cây trồng công nghiệp lâu năm. Trong khi nam giới có nhiều cơ hội hơn trong việc chuyển đổi sang các công việc phi nông nghiệp [95]. Việc trồng xen canh nhiều loại cây trồng cùng một thời điểm trên cùng một mảnh đất canh tác cũng được người dân nhiều nơi ở Châu Phi áp dụng như một cách phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro. Ví dụ trồng lẫn ngô, các loại cây họ đậu, kê, lúa...trên cùng một mảnh ruộng. Các loại cây này tuy trồng cùng thời điểm, nhưng các giai đoạn sinh trưởng lại khác nhau, vì thế, phương pháp này giúp người nông dân hạn chế được thiệt hại khi hạn hán xảy ra [119: tr. 109]. Ngoài ra, người dân còn lựa chọn trồng các giống cây trưởng thành sớm, những loại giống cây đã được thử nghiệm và thích nghi để có đủ sức chống chọi trước thời tiết khắc nghiệt. Nghiên cứu tại Tanzania (Châu Phi) cho thấy, người dân đã ứng phó với thiên tai bằng cách lựa chọn những giống cây trồng ngắn ngày hoặc các giống cây trồng chịu hạn để thay thế cho những giống cây trồng truyền thống trước đây ở địa phương ([105 tr.11]. Trong bối cảnh thiên tai và BĐKH, nghiên cứu của Constable (2015) ở vùng Sherwood Content (Jamaica-Nam Mỹ) cho thấy, phụ nữ có khả năng tốt hơn trong việc tìm các cơ hội gia tăng các nguồn thu nhập tại chỗ trong sản xuất nông nghiệp thông qua đa dạng hóa nguồn thu nhập và giảm chi phí đầu vào. Họ lựa chọn trồng nhiều vụ ngắn hạn như bắp cải, rau xà lách, tiêu thay vì trồng trồng khoai - một loại nông sản phổ biến ở địa phương để giúp tăng doanh thu bởi đây là các loại cây trồng đòi hỏi ít công chăm sóc cho tới tận khi thu hoạch và người trồng cũng tiết kiệm được tiền thuê nhân công chăm sóc. Ngoài ra, những loại cây trồng này có thể trồng gần nhà, tiết kiệm thời gian và sức lực. Thực tế ở trường hợp Jamaica cho thấy nam giới và phụ nữ đều có vai trò quan trọng trong hoạt động nông nghiệp, nhưng lại hoạt động độc lập với nhau. Trong 12
- khi phụ nữ có xu hướng đa dạng hóa sinh kế trong các hoạt động trồng trọt quy mô nhỏ, thì nam giới có xu hướng thay đổi phương pháp canh tác [104] Dưới góc độ đảm bảo an ninh lương thực cho hộ gia đình, một nghiên cứu khác ở Uganda cho thấy, phụ nữ thường có xu hướng tăng sản xuất cây trồng tự cung tự cấp đảm bảo nguồn lương thực trong thời gian ngắn hạn trước ảnh hưởng của thiên tai hạn hán tuy nhiên điều này lại có nguy cơ đẩy gia đình vào vòng xoáy đói nghèo dài hạn [95]. Nghiên cứu về ứng phó với hạn hán của cộng đồng nông dân ở Ethiopia và Somali cho thấy, giảm khẩu phần ăn, giảm tiêu dùng lương thực hoặc bán bớt các sản phẩm từ chăn nuôi như bơ, sữa và gia súc nhỏ (dê) là cách mà phụ nữ nơi đây tạm đối phó với tình trạng mất mùa và chăn nuôi thất bại, trong khi đó, nam giới đảm nhiệm việc di cư đàn gia súc còn lại đi nơi khác tìm nguồn nước và thức ăn [157]. Ở Việt Nam, đối với các cộng đồng chịu ảnh hưởng bởi thiên tai thì đa dạng hóa giống cây trồng là một trong những biện pháp được nông dân áp dụng phổ biến. Nghiên cứu của Oxfam (2016) tại Ninh Thuận cho thấy, nữ nông dân địa phương hiểu rất rõ nhu cầu và ưu tiên của mình trong việc lựa chọn các hình thức cây giống, cây trồng và chu kỳ mùa vụ để thích ứng với thời tiết, khí hậu, giảm thiểu tác động tiêu cực của thiên tai. Việc hỗ trợ phương tiện, kiến thức để đa dạng hóa nguồn thu nhập được coi là lựa chọn tốt hơn những hỗ trợ tài chính trực tiếp trong bối cảnh miền núi ít cơ hội tạo nguồn thu nhập thay thế [49]. Tuy nhiên, nghiên cứu này không đưa ra bằng chứng về khác biệt giới trong loại hình hỗ trợ ưa thích để ứng phó với thiên tai của người dân địa phương. Nghiên cứu của Nguyễn Tuấn Anh (2012) ở xã Cồn Thoi, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình cho thấy, người dân có thể xen canh hoặc luân phiên nhiều loại cây trồng khác nhau. Để chống chọi với những hiện tượng úng ngập, hạn hán, nông dân đã chuyển sang cấy những loại giống lúa chống chịu, thích nghi được với thời tiết bất thường. Ngoài ra, biện pháp thay đổi tỷ lệ diện tích gieo trồng (chia diện tích gieo trồng vừa cấy lúa chất lượng cao vừa cấy giống năng suất cao) để vừa có gạo chất lượng cao để ăn, vừa tránh được suy giảm năng suất hay thiệt hại cũng được người dân áp dụng. Đối với những loại giống cho năng suất cao, chống chọi tốt hơn với thời tiết bất thường, nhưng chất lượng gạo không được ngon thì có thể dùng để chăn nuôi gia súc, gia cầm để giảm thiểu thiệt hại do thiên tai mang lại [43]. Những nười dân ở một số tỉnh ven biển miền Trung như Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế; Bình Định ứng phó với thiên tai bằng cách lựa chọn thay thế các giống cây chịu đựng kém với biến đổi môi trường bằng những giống có khả năng chịu đựng tốt hơn hoặc chuyển hẳn một số diện tích trồng lúa sang trồng các loại cây chịu hạn như lạc và khoai tây [4, 62, 67]. Một số các nghiên cứu khác về ứng phó với thiên tai và thích ứng với BĐKH trong sản xuất nông nghiệp cũng cho thấy, thay đổi giống cây trồng là lựa chọn phổ biến 13