Khóa luận Mối quan hệ giữa Phật giáo với tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở Đồng bằng Bắc Bộ

pdf 81 trang thiennha21 15/04/2022 3791
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Mối quan hệ giữa Phật giáo với tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở Đồng bằng Bắc Bộ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_moi_quan_he_giua_phat_giao_voi_tin_nguong_tho_mau.pdf

Nội dung text: Khóa luận Mối quan hệ giữa Phật giáo với tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở Đồng bằng Bắc Bộ

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA TRIẾT HỌC TRẦN THỊ HỒNG NHUNG MỐI QUAN HỆ GIỮA PHẬT GIÁO VỚI TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU CỦA NGƯỜI VIỆT Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH : TRIẾT HỌC KHÓA : 60 (2015 - 2019) HỆ : CHÍNH QUY GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: PGS. TS ĐẶNG THỊ LAN Hà Nội - 2019 1
  2. LỜI CẢM ƠN Đề tài “Mối quan hệ giữa Phật giáo với tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ” là nội dung nghiên cứu và làm khóa luận tốt nghiệp của tôi tại khoa Triết học - trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Để hoàn thành quá trình nghiên cứu và hoàn thiện khóa luận này, lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến cô PGS.TS Đặng Thị Lan thuộc Khoa Triết học – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Cô đã trực tiếp chỉ bảo và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để tôi hoàn thiện khóa luận này. Ngoài ra, tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô trong khoa Triết học và các Thầy, Cô trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tận tình truyền đạt kiến thức bổ ích, kinh nghiệm sống trong suốt những năm em học tập. Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất. Nhưng do hạn chế về kiến thức và quá trình nghiên cứu nên không tránh khỏi những thiếu sót nhất định mà bản thân chưa thấy được. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp của các Thầy, Cô để bài khóa luận được hoàn chỉnh hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 28 tháng 4 năm 2019 Sinh viên Trần Thị Hồng Nhung 2
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Đặng Thị Lan. Các kết quả nghiên cứu trong khóa luận này hoàn toàn trung thực, đảm bảo tính khách quan. Các tài liệu tham khảo có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Tôi xin chịu trách nhiệm về khóa luận của mình. Hà Nội, ngày 28 tháng 4 năm 2019 Sinh viên Trần Thị Hồng Nhung 3
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I. KHÁI LƯỢC VỀ PHẬT GIÁO VÀ TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU CỦA NGƯỜI VIỆT Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ 8 1.1. Qúa trình du nhập và phát triển Phật giáo ở Việt Nam 8 1.1.1. Sự ra đời và phát triển Phật giáo ở Việt Nam 8 1.1.2. Giáo lý cơ bản của Phật giáo 13 1.1.3. Đặc trưng của Phật giáo Việt Nam 15 1.1.4. Vai trò của phật giáo trong đời sống xã hội Việt Nam 18 1.2. Khái quát về tín ngưỡng thờ Mẫu ở Đồng bằng Bắc bộ 21 1.2.1. Cơ sở hình thành tín ngưỡng thờ Mẫu ở Đồng bằng Bắc Bộ 21 1.2.2. Đặc trưng của tín ngưỡng thờ Mẫu 24 1.2.3. Nghi lễ, tổ chức, nơi thờ cúng của tín ngưỡng thờ Mẫu 26 1.2.4. Vai trò của tín ngưỡng thờ Mẫu 30 CHƯƠNG II. MỘT SỐ BIỂU HIỆN CƠ BẢN CỦA MỐI QUAN HỆ GIỮA PHẬT GIÁO VỚI TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU CỦA NGƯỜI VIỆT Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ 34 2.1 Cơ sở cho mối quan hệ giữa Phật giáo với tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ 34 2.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế và cơ sở tâm lý cho mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt 34 2.1.2 Cơ sở triết lý của Phật giáo và tín ngưỡng thờ Mẫu 36 2.2 Mối quan hệ giữa Phật giáo thời kỳ du nhập với tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở đồng bằng Bắc bộ 37 2.2.1 Mối quan hệ giữa Phật giáo thời kỳ du nhập với tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ thông qua tục thờ Nữ thần 37 2.2.2 Mối quan hệ giữa Phật giáo với tín ngưỡng thờ Mẫu ở đồng bằng Bắc bộ thể hiện thông qua việc thực hành tín ngưỡng Tam phủ. 43 4
  5. 2.3 Mối quan hệ giữa tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ với quá trình phát triển của Phật giáo 49 2.3.1 Mối quan hệ giữa tín ngưỡng thờ Mẫu với quá trình phát triển của Phật giáo Việt Nam thể hiện qua không gian thờ cúng. 49 2.3.2 Mối quan hệ giữa tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ với quá trình phát triển của Phật giáo được thể hiện qua thực hành nghi lễ thờ cúng 52 2.4 Giá trị của mối quan hệ giữa Phật giáo với tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ 56 KẾT LUẬN 62 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 64 PHỤ LỤC ẢNH 5
  6. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam là quốc gia có nhiều loại hình tín ngưỡng và tôn giáo như Phật giáo, Hồi giáo, Kitô giáo Trong đó, Phật giáo là một tôn giáo lớn, có vai trò quan trọng trong công cuộc dựng nước và giữ nước suốt chiều dài lịch sử dân tộc, và là một học thuyết có tính triết học sâu sắc và giá trị nhân văn cao cả. Trước khi đạo Phật du nhập vào Việt Nam, người Việt Nam đó có tín ngưỡng dân gian truyền thống của mình, Với tinh thần “Tùy duyên nhi giáo” thì Phật giáo đã nhanh chóng kết hợp với tín ngưỡng bản địa của người Việt cổ làm cho Phật giáo hóa tín ngưỡng bản địa và bản địa hóa Phật giáo. Một trong những biểu hiện của sự hòa nhập và dung hợp của Phật giáo với các tín ngưỡng bản địa là tục thờ Mẹ hay tục thờ Nữ thần của người Việt. Mặt khác, tín ngưỡng thờ Mẫu cũng hòa quyện với Phật giáo để bổ sung cho mình những triết lý nhân sinh, nhân bản, lòng từ bi hỷ xả vượt ra ngoài biên giới quốc gia, nâng triết lý nhân sinh lên một tầm cao mới. việc nghiên cứu, tìm hiểu về mối quan hệ giữa Phật giáo với tín ngưỡng thờ Mẫu ở Đồng bằng bắc Bộ là một vấn đề tuy không còn mới nhưng hết sức cần thiết, vì giờ đây, chúng ta có điều kiện hơn để nhìn nhận lại quá trình này như một trong những con đường văn hóa Việt Nam lưu giữ bản sắc riêng, cùng với việc nhìn nhận ra sự dung hợp, mối quan hệ giữa Phật giáo đối với tín ngưỡng Thờ Mẫu. Từ đó, nghiên cứu mối quan hệ giữa Phật giáo với tín ngưỡng thờ Mẫu cuả người Việt vùng Đồng bằng Bắc Bộ là để khẳng định bản sắc riêng của Phật giáo Việt Nam, nhằm khai thác các giá trị văn hóa dân tộc, nhằm góp phần xây dựng nên nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân. Tất cả những khía cạnh trên là cơ sở để tôi lựa chọn đề tài “Mối quan hệ giữa Phật giáo với tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ” làm đề tài khóa luận của mình. 1
  7. 2. Tình hình nghiên cứu Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt và nhiều dân tộc thiểu số khác ở Việt Nam có lịch sử hình thành và phát triển từ lâu đời. Tín ngưỡng thờ Mẫu lấy việc tôn thờ người phụ nữ làm đấng sáng tạo và sinh thành ra vũ trụ, đất nước và con người. Chính vì thế thờ Mẫu là một loại hình tín ngưỡng dân gian khá tiêu biểu và mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam. Khi đạo Phật du nhập vào Việt Nam thì nó đã nhanh chóng dung hợp với tín ngưỡng bản địa của người dân Việt Nam tạo nên nét đặc sắc riêng của Phật giáo Việt Nam. Vấn đề đạo Phật với tín ngưỡng thờ Mẫu luôn được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm, mỗi công trình đều làm sáng tỏ, sâu sắc và phát hiện thêm nhiều giá trị mới. Nghiên cứu về Phật giáo với Tín ngưỡng thờ Mẫu đã có các công trình tiêu biểu sau: Nguyễn Lang với tác phẩm: “Việt Nam Phật giáo sử luận” (Nxb Văn học, Hà Nội, 1992) đã đề cập đến các giai đoạn du nhập của Phật giáo vào Việt Nam, vai trò của các thiền sư trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Ở mỗi giai đoạn, tác giả đều đi sâu vào phân tích các nội dung tư tưởng của Phật giáo và các đại diện tiêu biểu cho từng trường phái và đã khái quát đặc điểm nổi bật của Phật giáo Việt Nam gắn với các thời kỳ tương ứng. Đây là một công trình nghiên cứu rất chi tiết về Phật giáo Việt Nam từ khi mới du nhập vào nước ta cho đến thế kỉ XX. Lịch sử Phật giáo Việt Nam của Lê Mạnh Thát (Nxb. Thuận Hoá, 1999 Huế) đã phác họa một cách rõ nét diện mạo của Phật giáo Việt Nam qua những đặc điểm và các trường phái cơ bản. Nguyễn Duy Hinh và cộng sự (2011), trong tác phẩm Phật giáo trong văn hóa Việt Nam, Về hai đặc điểm Phật giáo Việt Nam in trong Về tín ngưỡng tôn giáo Việt Nam hiện nay. Hai tác phẩm này đã bàn sâu về hai đặc điểm cơ bản của phật giáo Việt Nam, đó là tính dân gian và tính thống nhất. Công trình Tư tưởng Phật giáo Việt Nam của Nguyễn Duy Hinh (Nxb. Hội Nhà văn,Hà Nội 1999) đi sâu nghiên cứu nội dung tư tưởng Phật giáo 2
  8. Việt Nam. Từ đó, tác giả lý giải những đặc điểm cơ bản của Phật giáo Việt Nam được hình thành trên cơ sở tín ngưỡng, tâm linh của cư dân bản địa có tiếp thu tôn giáo ngoại nhập. Cùng với đó còn có các tạp chí, luận văn, luận án liên quan đến Phật giáo như: Phan Đại Doãn - Lê Văn Mỹ, Phật giáo dân gian vùng Dâu (Hà Bắc), Tạp chí văn hóa dân gian, số 1- 1987. Luận án Tiến sĩ Triết học của Tạ Chí Hồng: “Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo trong đời sống đạo đức của xã hội Việt Nam hiện nay”, Hà Nội, 2004. Vấn đề tín ngưỡng thờ Mẫu đã và đang thu hút sự quan tâm của nhiều học giả như: Ngô Đức Thịnh, Nguyễn Đăng Duy, Đặng Văn Lung, Đỗ Thị Hảo, đã công bố các công trình nghiên cứu về tín ngưỡng Mẫu gắn với đời sống văn hoá, lịch sử, tôn giáo Ngô Đức Thịnh với cuốn “Đạo Mẫu ở Việt Nam” (2 tập), Nhà xuất bản Văn hóa dân gian, Hà Nội, 2002 được coi là một tác phẩm nghiên cứu một cách cơ bản và tương đối hoàn chỉnh về tín ngưỡng Mẫu ở Việt Nam và đã tiếp cận tín ngưỡng này dưới góc độ văn hóa và phần nào cũng chỉ ra được ở góc độ tín ngưỡng tôn giáo. Tục thờ đức thánh Mẫu và đức thánh Trần của Vũ Ngọc Khánh (Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội 2005) đã trình bày về sự phát triển từ nguyên lý Mẹ của văn hóa Việt Nam phát triển đến tín ngưỡng thờ Mẫu và phát triển thành tín ngưỡng thờ Tam phủ - Tứ phủ. Cuốn sách đã phân tích và chỉ ra vị trí của Đức Mẫu Liễu Hạnh trong đời sống tín ngưỡng Việt Nam nói chung, tín ngưỡng Tam phủ, Tứ phủ nói riêng thông qua các nguồn thư tịch cổ về Bà trong dân gian. Văn hóa Thánh Mẫu, của Đặng Văn Lung (Nxb Văn hóa -Thông tin, Hà Nội, 2004) cũng đã đưa ra một “Văn hóa Thánh Mẫu” của người Việt trên cơ sở phân tích sự hình thành và phát triển của các biểu tượng Thánh Mẫu. Tuy nhiên, tác phẩm này mới chỉ dừng lại ở việc tìm ra sự phát sinh, hình 3
  9. thành, truyền bá và sự sửa đổi cốt truyện, lễ hội theo lôgic - lịch sử - chính trị - văn hóa - xã hội của đất nước. Đỗ Thị Hảo, Mai Thị Ngọc Chúc với cuốn Các Nữ thần Việt Nam (Nxb Phụ nữ, Hà Nội, 1984) cũng đã cung cấp đủ rất nhiều thông tin về hệ thống các Nữ thần ở Việt Nam. Thông qua việc trình bày thần tích của các vị nữ thần ở Việt Nam, công trình đã cung cấp một nguồn tư liệu rất phong phú và bổ ích về các Nữ thần và sự phân chia nữ thần ở Việt Nam thành các Nữ thần trong thần thoại, Nữ thần của các dân tộc thiểu số, các Thánh Mẫu, các Chư thần. Để từ đó các nhà nghiên cứu có thể hiểu rõ hơn về hệ thống nữ thần ở Việt Nam. Bên cạnh đó có thể kể đến các công trình như: “Việt Nam phong tục” của Phan Kế Bính, Nxb Tp. Hồ Chí Minh, 1997; “Nữ Thần và Thánh Mẫu Việt Nam” do Vũ Ngọc Khánh chủ biên, Nxb Thanh niên, Hà Nội, 2002, “Các hình thái tôn giáo tín ngưỡng ở Việt Nam” của Nguyễn Đăng Duy , Nxb Văn hoá – Thông tin, Hà Nội, 2001; “Về tôn giáo tín ngưỡng Việt Nam hiện nay” do Đặng Nghiêm Vạn chủ biên , Nxb khoa học xã hội, Hà Nội, 1996. Về báo, tạp chí về tín ngưỡng thờ Mẫu có thể kể đến bài viết của một số tác giả như: Nguyễn Hữu Toàn với bài “Một số sinh hoạt văn hoá - tín ngưỡng ở vùng Dâu”, Tạp chí Di sản văn hoá, số 17, 2004; Nguyễn Quốc Phẩm với bài “Góp bàn về tín ngưỡng dân gian và mê tín dị đoan”, Tạp chí Văn hoá nông thôn, số 11, trang 11 – 13, 1998; Đinh Gia Khánh với bài “Tục thờ Mẫu và những truyền thống văn hoá dân gian ở Việt Nam”, Tạp chí Văn hoá, số 5, trang 7 - 13, 1992 Nhìn chung, khi nghiên cứu về tín ngưỡng thờ Mẫu, các tác giả đã tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau như tôn giáo học, văn học, nghệ thuật, lịch sử Ở các góc độ này, các công trình đã cung cấp một lượng thông tin phong phú về sự phát triển của tín ngưỡng thờ Mẫu, hệ thống thần linh cùng các thần tích của tín ngưỡng thờ Mẫu, các không gian thờ cúng, những giá trị về mặt văn học, nghệ thuật của tín ngưỡng thờ Mẫu. Từ đó, đã chỉ ra 4
  10. những tác động của nó đến văn hóa, xã hội của người Việt cả trong lịch sử cũng như ở hiện tại. Những công trình nghiên cứu về mối quan hệ của Phật giáo với tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt có các công trình như: Luận án Tiến sĩ Triết học của Đặng Minh Châu về “Mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Việt Nam (qua nghiên cứu một số ngôi chùa tiêu biểu của phật giáo Bắc tông)”(Hà Nội, 2015). Đức Thiện - Tín ngưỡng thờ tứ pháp - hiện tượng tiếp biến văn hóa Ấn Độ, số 6 - 2002. Luận văn Thạc sỹ của Phan Thị Kim: "Tìm hiểu mối quan hệ giữa phật giáo với tín ngưỡng thờ mẫu ở vùng đồng bằng bắc bộ" (Hà Nội, 2011) Luận văn Thạc sỹ của Nguyễn Huyền Trang "Sự dung thông giữa Phật giáo với tín ngưỡng dân gian Việt Nam thời kì đầu du nhập" (Hà Nội ,2013) Nguyễn Hữu Thụ với bài viết: “Đôi điều về sự tiếp xúc giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ mẫu qua truyền thuyết Phật mẫu Man Nương và Thánh mẫu Liễu Hạnh”, Tạp chí nghiên cứu Tôn giáo, số 4 – 2009 Các công trình nghiên cứu trên đều vấn đề mối quan hệ Phật giáo với tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ vẫn chưa được nghiên cứu nhiều và chưa nghiên cứu một cách hệ thống, chuyên sâu. Do đó, khóa luận này sẽ định hướng nghiên cứu làm rõ hơn về mối qua hệ giữa Phật giáo với tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích: Trên cơ sở trình bày một cách khái quát về Phật giáo và tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ, khóa luận làm rõ mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở Đồng bằng Bắc Bộ từ khi Phật giáo du nhập vào Việt Nam và rút ra một số giá trị của mối quan hệ này. - Nhiệm vụ: 5
  11. + Phân tích, khái quát những nội dung cơ bản của Phật giáo và tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở khu vực Đồng bằng Bắc Bộ. + Trình bày phân tích những biểu hiện cơ bản của mối quan hệ biện chứng giữa Phật giáo với tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở khu vực Đồng bằng Bắc Bộ. + Phân tích một số giá trị của mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở Đồng bằng Bắc Bộ. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. - Đối tượng nghiên cứu: Khóa luận tập trung nghiên cứu về mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ Mẫu ở khu vực Đồng bằng Bắc Bộ. - Phạm vi nghiên cứu: Khóa luận tìm hiểu mối quan hệ giữa Phật giáo với tín ngưỡng thờ Mẫu ở khu vực Đồng bằng Bắc Bộ qua 2 thời kỳ cơ bản là thời kỳ du nhập của Phật giáo vào Việt Nam và thời kỳ phát triển của Phật giáo ở Việt Nam. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - Cơ sở lý luận: Khóa luận dựa trên cơ sở là quan điểm của chủ nghĩa Mác Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo và tín ngưỡng. Khóa luận cũng dựa trên một số lý thuyết nghiên cứu của tôn giáo học hiện đại như lý thuyết về giao lưu, tiếp biến Đồng thời khóa luận cũng kế thừa những kết quả của những công trình nghiên cứu trước đó. - Phương pháp nghiên cứu: Khóa luận sử dụng phương pháp luận của triết học Mác Lê-nin trong nghiên cứu những vấn đề của đời sống xã hội, có kết hợp một số phương pháp nghiên cứu: logic và lịch sử, phân tích- tổng hợp, khái quát, so sánh, đối chiếu 6. Đóng góp của khóa luận - Trên cơ sở trình bày khái quát chung về Phật giáo và tín ngưỡng thờ Mẫu ở khu vực Đồng bằng Bắc Bộ khóa luận chỉ ra mối quan hệ mật thiết giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở khu vực Đồng bằng 6
  12. Bắc Bộ như: tín ngưỡng thờ Mẫu trong tâm thức người dân Đồng bằng Bắc Bộ qua thực hành nghĩ lễ ở chùa, mối quan hệ giữa tín ngưỡng thờ Mẫu với quá trình phát triển của Phật giáo Việt Nam. - Khóa luận đã phân tích mối quan hệ, sự tác động hai chiều của Phật giáo lên tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở vùng đồng bằng Bắc Bộ và ngược lại, từ đó chỉ ra những giá trị của mối liên hệ này trong văn hóa tín ngưỡng nước ta. 7. Ý nghĩa của khóa luận - Khóa luận đã góp phần sáng tỏ về mối quan hệ giữa các hình thái ý thức xã hội với nhau mà cụ thể là mối quan hệ giữa một tôn giáo ngoại nhập với một hình thái tín ngưỡng dân gian Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử khác nhau của dân tộc. - Khóa luận có thể làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu Phật giáo và tín ngưỡng thờ Mẫu, cho việc hoạch định chính sách đối với tôn giáo của Đảng và nhà nước hiện nay. 8. Kết cấu của khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và mục lục, nội dung chính của khóa luận gồm 2 chương 6 tiết. 7
  13. CHƯƠNG I KHÁI LƯỢC VỀ PHẬT GIÁO VÀ TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU CỦA NGƯỜI VIỆT Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ 1.1 . Qúa trình du nhập và phát triển Phật giáo ở Việt Nam 1.1.1 Sự ra đời và phát triển Phật giáo ở Việt Nam Ấn Độ là quê hương của Phật giáo. Xã hội Ấn Độ cổ đại xuất hiện từ rất sớm, vào khoảng thế kỉ XXV trước công nguyên. Xã hội Ấn Độ thời cổ đại được phân chia thành bốn đẳng cấp lớn là: tăng lữ, quý tộc, bình dân tự do và nô lệ cung đình. Mỗi giai cấp giữ một thế sinh hoạt riêng và có sự phân biệt sâu sắc giữa các giai cấp từ đó đã dẫn đến cuộc đấu tranh giữa các đẳng cấp trong xã hội. Trong khi những người Bà La Môn có uy tín tuyệt đối trong quần chúng và hưởng rất nhiều đặc quyền thì giai cấp tiện nô lại sống cuộc sống cơ cực lầm than, không có quyền ăn nói cũng như đóng góp ngang hàng với mọi người. Nhìn rõ được cảnh khổ của chúng sinh, Đức Phật Thích Ca vốn là Thái tử của Ấn Độ lúc bầy giờ, Ngài đã quyết xuất gia tầm đạo để giải thoát khổ đau cho con người trong xã hội. Ròng rã sáu năm tu hành khổ hạnh trong rừng sâu và 49 ngày nhập định dưới gốc cây Bồ Đề, Đức Phật đã giác ngộ được đạo quả vô – thượng, chính – đẳng, chính – giác. Phật giáo ra đời trong làn sóng phản đối sự ngự trị của đạo Bà-La-Môn và chế độ đẳng cấp. Phật giáo đã lí giải căn nguyên nỗi khổ và tìm đường giải thoát cho con người khỏi nỗi khổ triền miên đè nặng trong xã hội. Đạo Phật được lưu hành rộng rãi ở các quốc gia trong khu vực Á-Phi, gần đây được truyền tới các nước Âu -Mỹ. Trong quá trình truyền bá của mình, đạo Phật đã kết hợp với tín ngưỡng, tập tục, dân gian, văn hoá bản địa để hình thành rất nhiều tông phái và học phái, có tác động vô cùng quan trọng với đời sống xã hội và văn hoá của rất nhiều quốc gia. 8
  14. Con đường du nhập của Phật giáo vào Việt Nam Việt Nam là quốc gia có vị trí địa lý đặc biệt – đó là nằm trên trục giao thông từ Nam Á lên Bắc Á, gần như nằm giữa các nước Đông Nam Á và là cái lưng của bán đảo Ấn Trung – vị trí nằm gữa Ấn Độ và Trung hoa. Với địa thế này, Việt Nam không những chịu ảnh hưởng của kinh tế mà còn có cả văn hóa và tôn giáo của hai nền văn minh cổ xưa này, trong đó có Phật giáo. Phật giáo đã có mặt ngay tại nước ta từ những năm đầu sau công nguyên, nếu không nói là sớm hơn. Quá trình du nhập đó của Phật giáo được thực hiện thông qua hai con đường: Phật Giáo du nhập qua con đường bộ (Ấn Độ - phía bắc Việt Nam) còn gọi là con đường tơ lụa. Những người Ấn phát xuất từ Trung Ấn còn dùng tuyến đường bộ quang qua đèo Hasse Des Trois Pagodes, theo sông Kanburi xuống châu thổ sông Menam, từ đó đến sông Mêkông qua đất Lào rồi vào Thanh Hóa, Nghệ An và đến Luy Lâu của Giao Châu. Trong cuốn Lịch sử Phật Giáo Việt Nam (Hà Nội, 1988) có nói rõ: "Các thương nhân xuất phát từ Trung Ấn có thể dùng tuyến đường bộ ngang qua đèo Ba Chùa và theo sông Kanburi mà xuống Châu Thổ Mênam, bằng tuyến đường hiện nay vẫn nối liền cảng Moulmein với thành phố Raheng, nằm trên một nhánh của con sông Mênam ( ) chính tuyến đường này dẫn tới vùng Bassak ở trung lưu sông Mekong, địa bàn của vương quốc Kambijan. Vương quốc này có thể là do những di dân Ấn Độ thành lập trước công nguyên. Rất có thể các tăng sĩ Ấn Độ vào đầu công nguyên đã theo con đường này mà đến đất Lào, rồi từ đây vượt Trường Sơn sang Thanh Hóa hay Nghệ An". Phật Giáo du nhập qua con đường biển (Ấn Độ - phía nam Việt Nam): Qua những tài liệu người ta đã tìm thấy những di tích, di chỉ của quá trình truyền bá Phật giáo vào Việt Nam. Do đó, người ta đã kết luận rằng những bước đầu văn minh và tôn giáo từ Ấn Ðộ đã truyền qua Indonesia phải xảy ra trước công nguyên và hệ luận đương nhiên là nền văn minh và tôn giáo từ Ấn 9
  15. Ðộ xuôi buồm đến Giao Châu cũng cùng thời điểm và cùng đi theo đường biển lên phương Bắc. Hơn nữa, từ những thế kỷ trước công nguyên Ấn Ðộ vẫn mua được vàng ở Xibêri nhưng từ thế kỷ thứ hai trước công nguyên vì các đợt di dân lớn ở Trung Á đã làm chướng ngại con đường chuyên chở đó. Sau đó họ chuyển hướng nhập vàng từ La Mã thế nhưng chẳng bao lâu La Mã không bán vàng ra nước ngoài nữa nên Ấn Ðộ mới chuyển qua các nước phía Ðông và lên tận Giao Châu để mua những tiêu, quế, gỗ trầm hương, vàng bạc và các loại ngọc thạch. Vì địa thế của Việt Nam nằm trên trục giao thông từ Nam Á lên Bắc Á và gần như nằm giữa các nước Ðông Nam Á nên các tàu buôn Ấn Ðộ theo gió Tây Nam lên trước khi đến Trung Quốc họ phải ghé qua Giao Châu như trạm dừng chân để nghỉ ngơi cũng như học Hán văn và làm quen với phong tục của Việt Nam và Trung Hoa trước khi đi sâu vào lục địa Trung Quốc. Như vậy, Phật giáo được du nhập nước ta (thời bấy giờ là Giao Châu) trực tiếp từ Ấn Độ, và vào khoảng thế kỷ thứ II sau công nguyên, Phật giáo đã trở nên thịnh hành ở nước ta với một cơ sở mạnh mẽ thể hiện qua hệ thống những cứ liệu về số lượng Tăng sĩ, chùa chiền, thành quả của công tác dịch thuật kinh điển tại trung tâm Luy Lâu. Sự phát triển của Phật giáo Việt Nam Phật giáo đóng vai trò quan trọng trong công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, nó đã hòa quyện vào đời sống nhân dân và góp phần vào việc xây dựng nền văn hóa truyền thống của dân tộc. Phật giáo Việt Nam chia làm 4 thời kỳ khác nhau, nhưng lúc nào Phật giáo cũng tìm mọi cách thích ứng để có những đóng góp thiết thực nhất cho dân tộc. Thời kỳ thứ nhất là thời kỳ du nhập và hình thành Phật giáo Việt Nam (từ thế kỉ thứ II đến thế kỉ thứ V): Với sự nỗ lực truyền giáo của các tăng sĩ Ấn Độ, tại Luy Lâu, nơi đây đã trở thành một trung tâm Phật giáo lớn nhất trong vùng. Với sự truyền đạo của nhà sư Khâu Đà La thì đã xuất hiện hình tượng 10
  16. Thạch Quang Phật và Phật Mẫu Man Nương - là một mô hình Phật giáo Việt Nam đầu tiên. Sang thế kỉ thứ III, có thêm ba nhà sư đến truyền giáo vào nước ta tại Giao Châu là ngài Khương Tăng Hội, ngài Chi Cương Lương Tiếp và ngài Ma Ha Kỳ Vực (người Ấn Độ). Sang thế kỷ thứ V, có 2 thiền sư xuất hiện là: Đạt Ma Đề Bà người Ấn Độ đến Giao Châu vào giữa thế kỷ thứ V và thiền sư Huệ Thắng là người địa phương. Thời kỳ thứ hai, Phật giáo Việt Nam thời kỳ phát triển ( từ thế kỷ VI đến thế kỷ IX). Sang thời kỳ này, Phật tử Việt Nam lại tiếp nhận thêm những đoàn truyền giáo từ Trung Quốc và có ba tông phái chính được truyền vào nước ta đó là Thiền Tông, Tịnh Độ Tông, Mật Tông. Thiền tông có nghĩa là tập trung khả năng, trí tuệ để tìm ra chân lý và được Phật Thích Ca tại Ấn Ðộ truyền xuống cho Tôn giả Ca Diếp, lần lượt cho đến Tổ thứ 28 Ấn Ðộ là Bồ Ðề Ðạt Ma. Ðến năm 520 Tổ Bồ Ðề Ðạt Ma, là thái tử thứ ba của vua Kancipura, Nam Ấn, vâng theo lời thầy là Bát Nhã Ða La, Bồ Ðề Ðạt Ma đến Trung Hoa để truyền bá Phật pháp. Tại nơi đây, Thiền Tông đã được hình thành và nhanh chóng hưng thịnh. Tịnh Ðộ Tông: chủ trương phải dựa vào sự giúp đỡ từ bên ngoài. Chính Ðức Phật Thích Ca đã nhờ vào tự lực của mình để đến giác ngộ thì cần phải giúp đỡ họ, sự trợ lực hay tha lực này rất quan trọng. Sự giúp đỡ đó còn cho thấy bản thân của người tín đồ là phải thường xuyên đi chùa dâng hương, cúng dường, bố thí, làm những điều thiện, tránh các điều ác và thường xuyên niệm danh hiệu Ðức Phật A Di Ðà, trong lúc niệm Phật phải hình dung, quán tưởng về thế giới cực lạc để tâm mình hướng tới. Mật tông: Là một tông phái chủ trương sử dụng những hình ảnh cụ thể và những mật ngữ, mật chú để khai mở trí tuệ giác ngộ. Tương truyền Mật Tông do Phật Ðại Nhật chủ xướng và có hai bộ kinh chính là Kinh Ðại Nhật và Kinh Kim Cương. Mật tông khi truyền vào Việt Nam đã nhanh chóng hòa vào tín ngưỡng dân gian, pha trộn với các nghi lễ truyền thống như chẩn tế, cầu đồng, dùng pháp thuật, yếm bùa trị tà ma và trị bệnh. Mật tông không có 11
  17. dấu hiệu phát triển rõ ràng ở Việt Nam, chỉ tuỳ thuộc vào sự thọ trì của từng chùa và của mỗi cá nhân có cơ duyên đến với tông phái này. Ở Việt Nam, không có tông phái Phật giáo nào thuần khiết. Dòng Thiền Tì-ni-đa-lưu-chi thì pha trộn với Mật tông, nhiều thiền sư phái này nhất là những vị sống vào thời Lý như Vạn Hạnh, Từ Đạo Hạnh, Nguyễn Minh Không đều nổi tiếng là giỏi pháp thuật, có tài biến hóa thần thông. Cùng với đó, Phật giáo Việt Nam cũng tổng hợp các con đường giải thoát bằng tự lực và tha lực, phối hợp Thiền tông với Tịnh Độ tông. Thời kỳ thứ ba, thời kỳ Phật giáo Việt Nam phát triển cực thịnh (từ thế kỷ X đến thế kỷ XIII). Chính trong thời kỳ này, Phật giáo đã phát triển cực thịnh và có nhiều đống góp cho đất nước. Năm 971, vua Đinh Tiên Hoàng định giai cấp cho các tăng sĩ và chính thức tiếp nhận Phật giáo làm nguyên tắc chi đạo tâm linh cho chính sự. Các thiền sư như Pháp Thuận, Vạn Hạnh, Ngô Chân Lưu, đã được phong làm cố vấn chính sự. Chính vì thế, Phật giáo Việt Nam thời Kỳ này đã Phát triển tới mức toàn vẹn và cực thịnh. Đặc biệt có thể coi thời Trần là thời đại thống nhất của Phật giáo khi ba thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông và Thảo Đường sát nhập thành một và đưa tới sự phát triển của thiền phái Trúc Lâm là thiền phái duy nhất dưới thời Trần. Thời kỳ thứ tư, thời kỳ phục hưng của Phât giáo Việt Nam trong thế kỷ XX. Dưới thời Lý – Trần Phật giáo Việt Nam đã phát triển cực thịnh, nhưng đến thời Hậu Lê dưới sự phát triển của Nho giáo thì Phật giáo đã phải nhường bước để Nho giáo chiếm vị trí độc tôn. Đến đời vua Tự Đức dưới sự đô hộ của Pháp thì Việt Nam đã tiếp nhận thêm một tôn giáo mới ở phương Tây đó là Ky Tô giáo từ đó đã làm cho Phật giáo càng suy tàn hơn. Mặc dù tinh thần khai phóng, dung hợp của Phật giáo trong suốt mấy thế kỷ qua nhưng Phật giáo vẫn là một tôn giáo chính của dân tộc Việt Nam, đóng vai trò hòa giải giữa các thế lực tranh chấp, góp phần xây dựng tinh thần dân tộc, bảo vệ nền độc lập của quốc gia. 12
  18. Vào khoảng những năm 1920 – 1930, cùng với phong trào chấn hưng Phật giáo trên thế giới, các tăng sĩ và cư sĩ cũng đã phát động phong trào chấn hưng Phật giáo tại Việt Nam và đã đưa đến sự thành lập Tổng hội Phật giáo Việt Nam tại miền Bắc vào năm 1934 ở chùa Quán Sứ, ở miền Trung vào năm 1934 ra mắt tại chùa Từ Đàm, tại miền Nam vào năm 1920 hội nghiên cứu Phật học Nam Kỳ ra đời, đặt trụ sở tại chùa Linh Sơn, 1.1.2 . Giáo lý cơ bản của Phật giáo Nội dung giáo lý cơ bản của Phật giáo được tập chung hết trong kinh sách Phật giáo. Sinh thời đức Phật không viết sách mà tất cả các kinh sách này là do học trò của Người đã kế tục và phát triển, trải qua bốn lần kết tập kinh điển để xây dựng thành một học thuyết tôn giáo hoàn chỉnh. Kinh sách của Phật giáo được chia làm ba bộ phận gọi là Tam tạng gồm Kinh, Luật, Luận. Kinh là những sách ghi lời giảng của Phật về giáo lý, gồm năm bộ. Luật là sách ghi những giới luật do Phật chế định làm khuôn phép cho những người đệ tử, những người xuất gia tu hành. Luận là các tác phẩm luận bàn các chú giải các vấn đề Phật giáo của các học giả cao tăng về sau. Phật giáo phản ánh đối tượng về thế giới và con người, quan niệm này có hệ thống chặt chẽ và mang tính triết học sâu sắc, trên cơ sở tiếp thu nhiều yếu tố của đạo Bà la môn và các trào lưu triết học Ấn Độ cổ đại. Quan niệm về thế giới, theo Phật giáo các sự vật hiện tượng trong vũ trụ không phải do một đấng siêu nhiên nào tạo ra. Các sự vật, hiện tượng ấy không đứng in mà luôn luôn chuyển động, biến đổi không ngừng, và các sự vật, hiện tượng ấy đều do nhân duyên mà thành. Khi bàn về không gian và thời gian, Phật giáo cho rằng thời gian là vô cùng, không gian là vô tận nhưng Phật giáo cũng thừa nhận giới hạn của không gian và thời gian, tức là có khởi đầu và có kết thúc. Trong quan niệm về con người, Phật giáo cũng như các tôn giáo khác là bàn đến vấn đề sinh tử của con người, đặc biệt là bàn đến nỗi khổ và con 13
  19. đường giải thoát nỗi khổ đó. Con người bao gồm phần sinh lý, phần tâm lý và là sự kết hộ của "ngũ uẩn". Và con người mất đi chẳng qua chỉ là sự tan rã của "ngũ uẩn" theo quy luật "sinh - trụ - dị - diệt" mà thôi. Bên cạnh đó thì Phật giáo lại quan niệm con người sau khi chết đi có thể đầu thai ở một khiếp khác. Quá trình ấy như vòng luân hồi không dứt, "luân hồi nghiệp báo" đó là quy luật nhân quả của con người tồn tại trong vũ trụ. Như vậy, cuộc sống cũng như cái chết của con người luôn đi theo quy luật luân hồi, không có bất cứ sự can thiệp nào của đấng thần linh. Từ đó, Phật giáo đi tới phủ nhận linh hồn bất tử. Bản chất của con người ai cũng như ai. Phật đã từng nói: "Không có đẳng cấp trong dòng máu cùng đỏ như nhau, không có đẳng cấo trong giọi nước mắt cùng mặn. Mỗi người sinh ra không phải mang sẵn trong bào thai dây chuyền hay dấu tin - ka giữa trán"[5;115]. Phật giáo chủ trương kêu gọi con người phải biết yêu thương, đùm bọc nhau trên tinh thần "từ bi hỉ xả". Giáo lý cơ bản của đạo Phật được tập trung trong "tứ diệu đế", nghĩa là bốn chân lý tuyệt diệu. Chân lý đầu tiên là "khổ đế" gồm 8 nỗi khổ là sinh, lão, bệnh, tử, ái biệt ly, oán tăng hội, sở cầu bất đắc, thủ ngũ uẩn. Nhìn chung trong Phật giáo ngoài khổ đau thì không tồn tại điều gì khác. Chân lý thứ hai là "tập đế" là chỉ ra nguyên nhân của mọi sự khổ đau của con người. Có nhiều nguyên nhân dẫn con người tới khổ đau nhưng quy lại thì có 3 nguyên nhân cơ bản của con người đó là: "tham, sân, si". Chân lý thứ ba là "diệt đế". Phật giáo khẳng định nỗi khổ có thể tiêu diệt được đó là tiêu diệt nguyên nhân gây ra sự khổ đau ấy. Tức là thoát khỏi vô minh, thoát khòi vòng luân hồi sinh tử của con người. Chân lý thứ tư là "đạo đế" là con đường lên cõi Niết Bàn, là giải thoát khỏi vòng luân hồi. Có tám giải pháp chính để trở thành chính quả là: chính kiến, chính tư duy, chính nghiệp, chính ngữ, chính mệnh, chính tinh tiến, chính niệm và chính định. Phật giáo nêu cao tinh thần từ bi, bác ái, thiện tâm là những tiêu chuẩn đạo đức cơ bản của đời sống xã hội. Chính vì thế, Phật 14
  20. giáo đã ra đời để đáp ứng được nguyện vọng mong mỏi của quần chúng nhân dân và được lan truyền rộng rãi khắp Ấn Độ và còn lan rộng đến nhiều nước khác trên thế giới. 1.1.3 Đặc trưng của Phật giáo Việt Nam Do vị trí địa lý của Việt Nam là nằm ở tận cùng phía đông nam châu Á nên nước ta thuộc loại hình văn hóa gốc nông nghiệp, trồng trọt điển hình. Tất cả những đặc trưng của loại hình văn hóa gốc nông nghiệp, trông trọt đều được thể hiện rất rõ trong đặc trưng văn hóa Việt Nam. Vì nghề nông nhất là nghề nông nghiệp lúa nước phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố tự nhiên như: thời tiết, nước, khí hậu, từ đó dân gian đã có câu: “Trông trời, trông đất, trông mây, Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm, ”. Từ đó, bề mặt nhận thức của người Việt đã hình thành nên lối tư duy tổng hợp, nặng về kinh nghiệm chủ quan cảm tính. Người Việt đã tích lũy được một kho kinh nghiệm hết sức phong phú: Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa; Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm Hơn nữa, bản tính của người Việt là cởi mở, bao dung chứ không hẹp hòi kỳ thị, khép kín nên dù là tín ngưỡng nào, tôn giáo nào, đến từ đâu thì cộng đồng người Việt cũng sẵn sang tiếp nhận - miễn là nó không vi phạm đến lợi ích quốc gia và đi ngược lại với truyền thống văn hóa dân tộc. Khác với một số nước phương Tây, ở Việt Nam không có một tôn giáo nào giữ vai trò thống trị suốt chiều dài lịch sử dân tộc, mà vị trí, vai trò của từng tôn giáo gắn liền với sự hung thịnh, suy tàn của các triều đại phong kiến trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc. Chính vì thế khi Phật giáo du nhập vào Việt Nam với khế lý, khế cơ của mình, đã hòa nhập, thích nghi kết hợp với đời sống tâm linh, văn hóa của người dân Việt Nam nên nó có những đặc điểm riêng biệt làm cho Phật giáo Việt Nam trở nên linh hoạt và phong phú. Thứ nhất, tính dung hợp giữa Phật giáo với tín ngưỡng dân gian, dung hợp giữa Phật giáo với các tôn giáo khác 15
  21. Khi mới vào Việt Nam, Phật giáo đã tiếp xúc ngay với các tín ngưỡng truyền thống của dân tộc, và do vậy đã được tổng hợp chặt chẽ ngay với chúng. Phật giáo thờ Phật trong chùa, tín ngưỡng truyền thống Việt Nam là thờ thần trong miếu và thờ Mẫu trong phủ, bốn vị thần được thờ nhiều nhất là Tứ pháp: Mây – Mưa - Sấm - Chớp. Tuy nhiên bốn vị thần này đã được "Phật hóa". Các pho tượng này thường được gọi tượng Phật Pháp Vân, Phật Pháp Vũ, Phật Pháp Lôi và Phật Pháp Điện, trên thực tế các tượng này hoàn toàn điêu khắc theo tiêu chuẩn của một pho tượng Phật. Nghĩa là đầy đủ 32 tướng tốt cùng 80 vẻ đẹp, mà một trong những nét tiêu biểu chính là tướng nhục kế, những khế ấn, và khuôn mặt đầy lòng từ mẫn, Các hệ thống thờ phụ này tổng hợp với nhau tạo nên các ngôi chùa "tiền Phật, hậu Thần" hay "tiền Phật, hậu Mẫu". Người Việt Nam đưa các vị Thần, Thánh, Mẫu, Thành hoàng thổ địa, anh hùng dân tộc vào thờ trong chùa. Đa số các chùa còn để cả bia hậu, bát nhang cho các linh hồn đã khuất. Các chùa phía Bắc là cả một Phật điện vô cùng phong phú với hàng mấy chục pho tượng Phật, Bồ Tát, La hán của các tông phái khác nhau. Ở phía Nam, Đại thừa và Tiểu thừa kết hợp mật thiết với nhau: nhiều chùa mang hình thức tiểu thừa (thờ Phật Thích Ca, sư mặc áo vàng) nhưng lại theo giáo lý Đại thừa, bên cạnh Phật Thích Ca lớn vẫn có nhiều tượng nhỏ, bên cạnh áo vàng vẫn có đồ nâu lam. Tín ngưỡng truyền thống đã tiếp nhận Phật giáo ngay từ đầu Công nguyên. Sau đó Phật giáo cùng tín ngưỡng truyền thống tiếp nhận Đạo giáo. Rồi tất cả cùng tiếp nhận Nho giáo để làm nên "Tam giáo đồng nguyên" (cả ba tôn giáo có cùng một gốc) và "Tam giáo đồng quy" (cả ba tôn giáo có cùng một mục đích). Ba tôn giáo trợ giúp lẫn nhau: Nho giáo lo tổ chức xã hội, Đạo giáo lo thể xác con người, Phật giáo lo tâm linh, kiếp sau của con người. Trong nhiều thế kỷ, hình ảnh "Tam giáo tổ sư" với Thích Ca Mâu Ni ở giữa, Lão Tử ở bên trái, Khổng Tử ở bên phải đã in sâu vào tâm thức mọi người Việt. 16
  22. Ngoài ra Phật giáo Việt Nam còn được hòa trộn với tất cả các tôn giáo khác để hình thành Đạo Cao Đài vào thập niên 1920 với quan điểm là "Thiên nhân hợp nhất" và "Vạn giáo nhất lý". Thứ hai, Phật giáo có tính hài hòa âm dương Sau tính tổng hợp, hài hòa âm dương là một trong những đặc tính khác của lối tư duy nông nghiệp, nó ảnh hưởng rất lớn đến Phật giáo Việt Nam làm cho Phật giáo Việt Nam có phần thiên về nữ tính. Các vị Phật Ấn Độ xuất thân vốn là đàn ông, sang Việt Nam biến thành Phật Ông – Phật Bà. Bồ tát Quán Thế Âm đã được biến thành Phật Bà Quan Âm với nghìn mắt nghìn tay – vị thần hộ mệnh của cư dân khắp vùng sông nước Đông Nam Á (nên còn gọi là Quan Âm Nam Hải). Ở một số vùng, ngay cả Phật tổ Thích Ca cũng được coi là phụ nữ. Ngoài ra người Việt còn có những vị Phật riêng của mình như Man Nương Phật Mẫu (tên khác: Phật Mẫu), Quan Âm Thị Kính (tên khác: Quan Âm Tống Tử), Quan Âm Diệu Thiện (tên khác: Phật Bà Chùa Hương, Bà chúa Ba). Dưới con mắt của một số tín đồ Phật giáo thì Phật Bà Quan Âm có khi còn gần gũi, thân thiết và quan trọng hơn cả Phật Thích Ca Mâu Ni. Nhiều nơi như đền, miếu, phủ trở thành là nơi hương hoa, oản quả nhằm thờ phụng những bậc thánh thần thuộc giới nữ. Thứ ba, Phật giáo Việt Nam có tính linh hoạt Vào Việt Nam, Phật được đồng nhất với những vị thần trong tín ngưỡng truyền thống có khả năng cứu giúp mọi người thoát khỏi mọi tai họa: “Nghiêng vai ngửa vái Phật, Trời Đương cơn hoạn nạn độ người trầm luân” (Ca dao) làm nên mây mưa sấm chớp để mùa màng tốt tươi (hệ thống chùa Tứ pháp); ban cho người hiếm muộn có con (tục đi chùa cầu tự: Tay bưng quả nếp vô chùa, Thắp nhang lạy Phật xin bùa em đeo); ban lộc cho người bình dân để quanh năm làm ăn phát đạt (tục đi chùa lễ phật và hái lộc lúc giao 17
  23. thừa); cứu độ cho người chết và giúp họ siêu thoát (tục mời nhà sư tới cầu kinh và làm lễ tiễn đưa người chết). Tượng Phật Việt Nam mang dáng dấp hiền hòa với những tên gọi rất dân gian: ông Nhịn ăn mà mặc (Tuyết Sơn gầy ốm), ông Nhịn mặc mà ăn (Di- lặc to béo), ông Bụt Ốc (Thích Ca tóc quăn) Nhiều pho tượng được tạc theo lối ngồi không phải trên tòa sen mà là chân co chân duỗi rất thoải mái, giản dị. Trên đầu Phật Bà chùa Hương còn lấp ló lọn tóc đuôi gà truyền thống của phụ nữ Việt Nam. 1.1.4 Vai trò của phật giáo trong đời sống xã hội Việt Nam Phật giáo là một hệ thống triết học uyên thâm, tư tưởng rộng lớn, lý luận phong phú với bao thế hệ tu sĩ hoằng pháp, hành đạo. Có thể thấy rõ vai trò của của Phật giáo thể hiện trong xã hội qua những biểu hiện cơ bản sau: Thứ nhất, tạo cho người Việt một đời sống tâm linh sâu sắc Nhà sư và ngôi chùa có vai trò quan trọng trong đời sống dân gian cổ truyền. Ở Bắc Bộ trước đây hầu như làng nào cũng có chùa. Ngoài thờ Phật, chùa còn thêm tín ngưỡng dân gian thờ thần tiên, thờ các vị tướng có công với nước. Ngôi chùa trở thành một trung tâm văn hoá làng. Có thể nói Phật giáo đã góp phần làm phong phú thêm nền văn hoá dân tộc. Nho giáo về mặt nào đó chỉ làm cho tư tưởng văn hoá Việt Nam khô cứng thì Phật giáo lại có phần làm mềm hơn, phong phú và sinh động hơn. Hội chùa, hội làng là tiêu biểu cho sự hồ hởi của công xã, là một dịp để con người được giải phóng tình cảm, hoà cái ta của mình vào cái ta của làng xã, không bị giáo lý khuôn phép gò bó. Phật giáo Việt Nam đã trải qua một vận mệnh thịnh suy, Đạo phật có thể mất đi như mọi hiện tượng vô thường. Song cái tinh tuý của văn hoá Phật giáo đã được dân tộc hoá và dân gian hoá thì mãi mãi trường tồn. Trong mấy chục năm gần đây Phật tử Việt Nam rất chăm lo đến việc thực hiện các nghi lễ của mình. Họ hay lên chùa trong các ngày lễ, họ trân trọng thành kính trong khi thi hành lễ, họ siêng năng trong việc thiền định, giữ giới, làm việc thiện. 18
  24. Việc ăn chay hàng tháng trở thành thói quen không thể thiếu của người theo Đạo Phật. Mặt khác, nhà chùa sẵn sàng thực hiện các yêu cầu của họ như cầu siêu, giản oan, Tất cả những điều này củng cố niềm tin vào giáo lý, vừa qui định tư duy và hành động của họ, tạo cơ sở để hình thành những nhân cách riêng biệt. Thứ hai, Phật giáo luôn đồng hành cùng dân tộc Việt Nam Phật giáo du nhập vào Việt Nam trở thành một tôn giáo gắn bó mật thiết, thể hiện được tinh thần nhập thế. Phật giáo Việt Nam có truyền thống yêu nước, gắn bó với dân tộc, đồng hành cùng dân tộc, góp phần đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc. Trong Phật giáo Việt Nam đã ghi nhận hai trường hợp đặc biệt: Lý Công Uẩn – một vị sư xả pháp, xuất tu để ra đời làm bậc quân vương khai mở triều đại nhà Lý, và Trần Nhân Tông – một vị hoàng đế từ bỏ ngai vàng để vào núi ẩn tu trở thành một vị Tổ sư của Phật giáo đời Trần. Trong thời kỳ hội nhập, Phật giáo luôn chia sẻ những khó khăn, hỗ trợ những người gặp hoàn cảnh khốn khó, gặp thiên tai, địch họa để chung tay cùng đất nước góp phần ổn định xã hội, xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế xã hội. Đồng hành cùng dân tộc Việt, Phật giáo có cơ hội phát huy tư tưởng đoàn kết của mình, tạo ra một sợi dây liên kết để cả dân tộc đồng lòng trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước. Thứ ba, góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng cho kiến trúc và lễ hội ở Việt Nam Về kiến trúc : Khi Phật giáo truyền vào Việt Nam đã đem theo các kiểu kiến trúc chùa tháp, lầu chuông, gác trống theo mô hình kiến trúc của Ấn Độ, Miến Điện và Trung Hoa. Tuy nhiên, tinh thần khai phóng của Phật giáo phối hợp cùng với lối tư duy tổng hợp của dân tộc Việt đã tạo ra một mô hình kiến trúc rất riêng cho Phật giáo ở Việt Nam như: Chùa tháp ở Việt Nam mái chùa bao giờ cũng ẩn dấu sau lũy tre làng, dưới gốc cây đa hay ở một nơi có cảnh trí thiên nhiên đẹp hoặc thanh vắng. 19
  25. Về điêu khắc : Ngày nay, những cốt tượng, phù điêu của Phật giáo được trưng bày trong viện bảo tàng là một niềm tự hào của nền văn hóa dân tộc Việt và cũng là dấu vết chứng minh sự ảnh hưởng của Phật giáo có mặt trong lĩnh vực này. Tiêu biểu có các tác phẩm như tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay. Chùa Hạ (Vĩnh Phú cao 3,2m), 16 pho tượng tổ gỗ của chùa Tây Phương (Hà Tây), tượng Tuyết Sơn chùa Trăm Gian (Hà Tây), Bộ tượng Thập Bát La Hán chùa Phước Lâm (Hội An, Quảng Nam, Đà Nẵng), Bộ tượng Thập Bát ở chùa Tràng (Mỹ Tho). Thứ tư, góp phần điều chỉnh hành vi xã hội theo chuẩn mực đạo đức truyền thống Phật giáo Việt Nam đã xây dựng và giáo dục được nền đạo đức tốt đẹp, duy trì bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần giảm bớt tiêu cực và tệ nạn xã hội, hướng dẫn tín đồ tu tâm dưỡng tính, làm những việc thiện, tránh những việc ác. Biết thương yêu đùm bọc lẫn nhau, thể hiện đức tính tốt đẹp của những người con Phật. Thông qua đó, còn giúp con người tránh vô minh, chế ngự dục vọng, lòng tham lam để mang lại sự sáng suốt, an lạc, hạnh phúc và sẵn sàng làm mọi việc vì nước, vì dân, vì cộng đồng, góp phần ổn định xã hội. Đạo Phật là tôn giáo có tình thương bao la bát ngát nhất trong các tôn giáo. Bên cạnh đó, Phật giáo Việt Nam đã tích cực tham gia các phong trào như đền ơn đáp nghĩa, tri ân các thương binh liệt sĩ, gắn liền với đạo lý: “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam, tham gia các chiến dịch nhân đạo ủng hộ đồng bào bị thiên tai lũ lụt, các công tác từ thiện, nuôi dưỡng, giúp đỡ người nghèo, người già không nơi nương tựa, người khuyết tật, người bị ảnh hưởng chất độc màu da cam, nuôi dạy trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi; vận động tài chính, lương thực, đồ dùng để giúp đỡ người nghèo, tặng quà cho Bà mẹ Việt Nam anh hùng, người có công với cách mạng, 20
  26. 1.2 Khái quát về tín ngưỡng thờ Mẫu ở Đồng bằng Bắc bộ 1.2.1 Cơ sở hình thành tín ngưỡng thờ Mẫu ở Đồng bằng Bắc Bộ Tín ngưỡng thờ Mẫu là tín ngưỡng bản địa của người Việt, có từ lâu đời. Về nguồn gốc của tín ngưỡng này trước tiên nó được bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ Mẹ sau đó cùng với truyền thống đề cao vai trò, vị trí của người phụ nữ của dân gian và ảnh hưởng từ một số tôn giáo khác mà hình thành, phát triển và hoàn thiện như hiện nay. Mẫu là một danh từ gốc Hán - Việt được hiểu là mẹ, mụ, mạ, dùng để chỉ người phụ nữ đã sinh ra ai đó, là cách xưng hô của người con với người đã sinh thành ra mình. Bên cạnh đó “Mẫu” cũng có thể được hiểu theo nghĩa rộng hơn đó là sự tôn vinh một nhân vật nữ nào đó có thể có thật hoặc không như Mẫu Âu Cơ, Mẫu Liễu Hạnh, dùng để chỉ những người phụ nữ có vị trí cao (mẫu nghi thiên hạ). Tuy nhiên chúng ta cũng có thể hiểu “Mẫu” là một từ dùng để chỉ sự sinh sôi, nảy nở của vạn vật để rồi xuất hiện những danh xưng: mẹ đất, mẹ nước, Hay còn có sự đồng nhất giữa Mẹ - Mẫu với tự nhiên (bà Mây, bà Mưa, bà Sấm, bà Chớp – Vân, Vũ, Lôi, Điện), với bản thể vũ trụ (bà Kim, bà Mộc, bà Thủy, bà Hỏa, bà Thổ). Nhưng suy cho cùng trong tâm niệm của người Việt chúng ta Mẫu ở đây không phải người mang tính sáng thế mà mang tính sinh sôi, tính đùm bọc, che chở. Tín ngưỡng thờ Mẹ: Theo quan niệm của chủ nghĩa Mác về tôn giáo thì tôn giáo chỉ ra đời khi trình độ nhận thức của con người đạt đến một trình độ nhất định – trình độ tư duy lý tính, tư duy trừu tượng. Ý thức tôn giáo đầu tiên ra đời chỉ là sự mơ hồ về một thế giới vô hình đang tồn tại và chi phối họ, đó là thế giới thần linh. Niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo đầu tiên ra đời do sự tác động của nhiều yếu tố mà chủ yếu là sự bất lực của con người trong cuộc đấu tranh với tự nhiên. Ph.Angghen viết: “Trong thời đại nguyên thủy, tôn giáo sinh ra từ những biểu tượng hết sức ngu nguội, tối tăm và nguyên thủy của con người, về bản thân của chính họ và về tự nhiên bên ngoài bao quanh họ”. 21
  27. “Trên thực tế lịch sử văn hóa Việt cho thấy Việt Nam là một dân tộc nông nghiệp với những hằng số nông dân – nông thông – nông nghiệp; phương châm “dĩ nông vi bản” có thể coi là phương châm chiến lược trong ứng xử truyền thống của người nông dân Việt. Sự hiện diện của thương nghiệp nhưng bị đặt ở hàng thứ tư trong thang bậc xã hội, người làm thương nghiệp cũng hầu hết là phụ nữ, đàn ông chỉ tập trung vào đi học, đi thi và đi phu, đi lính, nếu có tham gia thì cũng chỉ hai lĩnh vực buôn trâu và buôn luồng; hình ảnh người phụ nữ thắt lưng buộc bỏ que, vắn váy quai cổng “quanh năm buôn bán ở mom song” (Tú Xương) đã trở nên rất đỗi quen thuộc”[40; tr.31]. Như vậy, có thể nói dù là làm nông nghiệp hay thương nghiệp thì người phụ nữ trong xã hội cổ truyền đều có vai trò cực kỳ quan trọng chính vì thế người dân Việt Nam thường chọn linh tượng là nữ thần chứ không phải là nam thần. Điều đó chúng ta có thể thấy rất rõ trong lịch sử dân tộc. Với người làm nông điều mà họ mong mỏi nhất đó chính là sự sinh sôi, nảy nở của cây trồng, vật nuôi. Khi mà điều kiện, khả năng canh tác còn chưa cao, năng suất còn thấp, người Việt đã hướng tới việc tôn thờ tự nhiên, mong tự nhiên che chở cho họ, cho họ được cuộc sống tốt đẹp hơn. Và với mong ước ấy, người Việt đã “nữ tính hóa” tự nhiên. Sở dĩ họ lại “nữ tính hóa” tự nhiên bởi họ cho rằng đầu tiên là đặc trưng sinh lý của người phụ nữ là có khả năng sinh sản mà người làm nông luôn mong mỏi sự sinh sôi, nảy nở của cây trồng, vật nuôi. Tiếp theo bản tính tự nhiên của người mẹ là luôn luôn che chở, bảo bọc cho con cái, hy sinh vì con cái. Chính vì thế mà người Việt xưa đã tôn thờ, “nữ tính hóa” tự nhiên. Người mẹ tự nhiên sẽ giúp cho mọi thứ sinh sôi, luôn che chở cho con người, ban phát cho con người một cuộc sống tốt đẹp hơn. Trong tín ngưỡng thờ Mẫu, người mẹ đầu tiên mang hình tượng Mẫu chính là mẹ Âu Cơ – thủy tổ của người Việt. Mẹ Âu Cơ với truyền thuyết sinh bọc trăm trứng, nuôi dưỡng năm mươi người con khôn lớn đã sớm trở thành biểu tượng cho sự sinh sôi, nảy nở để cư dân nông nghiệp tôn thờ. 22
  28. Cụ thể như đến nay vẫn còn rất nhiều di tích, đền thờ các vị Nữ thần, các vị danh nhân nữ, hay như theo quan niệm của người xưa trong số 27 vị tiên có nguồn gốc thuần Việt thì có tới 14 vị là tiên nữ, đặc biệt trong cuốn “từ điển di tích văn hóa Việt Nam” mới xuất bản của viện Hán Nôm trong số 1000 di tích văn hóa, thì đã có tới 250 di tích thờ cúng các vị thần hay danh nhân là nữ Bên cạnh đó, qua sự quan sát của mình, người Việt đã sớm cho rằng mọi hiện tượng tự nhiên hay rộng lớn hơn là sự phân chia về thế giới này có thể quy vào miền: trời, đất, núi, sông. Và đứng đầu bốn miền này là bốn người mẹ: “Trời phải có Mẹ Trời Đất phải có Mẹ Đất Núi phải có Mẹ Núi Sông phải có Mẹ Sông.” Người Việt đã sớm hình thành ra bốn cõi giữa vũ trụ này và mỗi cõi như thế đều có một mẹ để từ đó làm nên các mẹ lên làm các Mẫu: Mẫu Thiên (mẹ Trời), Mẫu Đất (mẹ Đất), Mẫu Thượng Ngàn (mẹ Rừng núi), mẫu Thoải (mẹ Nước). Tục thờ Mẫu thần và tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ có quan hệ mật thiết với tục thờ Nữ thần, tuy nhiên chúng không phải là đồng nhất. Nói cách khác Mẫu thần đều là Nữ thần nhưng không phải tất cả Nữ thần đều là Mẫu thần, mà chỉ một số các Nữ Thần được tôn vinh là Mẫu Thần. Cũng tương tự như vậy, ta có thể nói về tục thờ Mẫu thần và tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ, Tứ Phủ. Rõ ràng, tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ gắn liền với tục thờ Mẫu thần dân gian, nhưng như thế không có nghĩa là mọi Mẫu thần đều thuộc điện thần của tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ, Tứ Phủ tức Tam tòa Thánh Mẫu là một bước phát triển “nâng cao”, “lên khuôn” từ một số hành vi tôn thờ rời rạc đến một thứ tín ngưỡng, một “đạo” có tính hệ thống hơn. Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ tức là việc tôn thờ Thánh Mẫu, 23
  29. tôn thờ những người cai quản những miền khác nhau trong vũ trụ, có thể chở che và ban phát cho con người sức khỏe và tài lộc. Tuy nhiên như chúng ta biết trong điện của tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ hiện nay các vị thần linh không chỉ thuần túy là Nữ thần mà còn có cả nam thần, và ngay cả trong nghi lễ lên đồng cũng được chia thành nghi lễ của hai dòng thánh cha tức thờ Đức Thánh Trần và dòng đồng cốt là thờ Đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh . Trong quá trình phát triển của mình, để từ tôn thờ Nữ thần phát triển thành tôn thờ Mẫu thần và phát triển hoàn thiện thành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ thì những ảnh hưởng của Đạo giáo Trung Quốc có vai trò quan trọng. Từ việc tôn thờ các vị thần là nữ sau này bị ảnh hưởng khi Đạo giáo Trung Hoa du nhập vào nước ta từ thời Bắc thuộc tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ và các tín ngưỡng dân gian khác tiếp thu ảnh hưởng của nó trên nhiều phương diện. “Đó là các quan niệm về tự nhiên, đồng nhất con người với tự nhiên về quan niệm Tam phủ, Tứ phủ, một số vị Thánh của Đạo giáo bắt đầu thâm nhập vào điện thần Tứ phủ, như Ngọc Hoàng, Thái Thượng Lão quân, Nam Tào, Bắc Đẩu Đó là các truyện thần tiên huyền ảo, các phép thuật mang tính phù thủy để trừ tà ma .”[41; tr.62]. Đặc biệt trong hệ thống thờ của tín ngưỡng thờ Mẫu còn thờ vua cha Đức Thánh Trần như một đối trọng tạo nên sự hòa hợp âm dương với Thánh Mẫu Liễu Hạnh bởi quan niệm vũ trụ luận phương Đông cổ đại nói chung và Việt Nam nói riêng vẫn là âm dương tương khắc, tương sinh. Chính vì vậy, “các thần linh tứ phủ còn được phân chia thành một bên là các nữ thần và bên kia là nam thần, tuy thứ bậc chính của mỗi vị Thánh trong điện thần phụ thuộc vào việc họ thuộc hàng nào từ trên xuống dưới, như Thánh Mẫu – Vua Cha, các Quan, các Chầu, Ông Hoàng, các Cô, Cậu ”[41; tr.94]. 1.2.2 . Đặc trưng của tín ngưỡng thờ Mẫu Thứ nhất, tín ngưỡng thờ Mẫu Đồng Bằng Bắc Bộ xuất phát từ hiện tượng thờ Nữ Thần có nguồn gốc lâu đời của người Việt. 24
  30. Tín ngưỡng thờ Mẫu có lịch sử lâu đời ở Việt Nam, không hướng đến cuộc sống sau khi chết mà hướng đến cuộc sống thực tại của con người với ước vọng sức khỏe, tài lộc, may mắn, là một nhu cầu trong đời sống tâm linh của người Việt, mang lại cho họ sức mạnh, niềm tin và có sức thu hút mọi tầng lớp trong xã hội. Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Đồng Bằng Bắc Bộ mang tính tiểu nông dân dã và quần chúng, bắt nguồn từ dân cứ trồng lúa nước ở vùng nhiệt đới gió mùa cho nên từ quan niệm đến lỗi sống của người Việt trong tiềm thức người ta đều quan niệm tôn thời Thần Đất, Thần Lúa, đều đồng nhất với âm và nhân hóa thành nữ tính - Mẹ. Tín ngưỡng thờ Mẫu thu hút mọi người bằng nhiều hình thái văn hóa dân gian như nhảy múa, bài trí điện thờ rực rỡ không theo một quy luật nào. Những người đi lễ đến nơi thờ Mẫu họ đến để cầu xin làm ăn buôn bán có lãi, con cháu được bình an, tai qua nạn khỏi. Họ cho rằng Mẫu có thể cứu hộ độ trì cho muôn vàn chúng sinh không phân biệt sang hèn, giàu nghèo Đây là kết quả tất yếu của nền văn hóa nông nghiệp ở trình độ thấp. Tuy nhiên sinh hoạt tín ngưỡng thờ Mẫu vẫn là loại hình sinh hoạt động văn hóa mang đậm tính dân dã bình dân, không phải học thuộc một điều răn hay điều cấm kỵ nào, không lễ nghi cầu kỳ phức tạp, không có những giáo lý, nên nó dễ đi vào quần chúng dễ chấp nhận. Giá trị cốt lõi của tín ngưỡng thờ Mẫu là chữ Tâm, hướng con người sống thiện, có cái tâm trong sáng, biết đối nhân xử thế, thờ phụng ông bà tổ tiên và biết ơn những người có công với dân, với nước. Thứ hai, nơi thờ Mẫu ở đồng bằng Bắc Bộ có tính hỗn dung với các tính ngưỡng tôn giáo khác: Đây là tín ngưỡng thờ Đa Thần. Ở tất cả các làng xã ở Đồng bằng Bắc bộ đều có dền miếu đình chùa, giao thoa với Phật – Nho - Lão thì tín ngưỡng thờ Mẫu có mối quan hệ chặt chẽ, chúng đan xen thâm nhập vào nhau và cùng tồn tại. Trong đó các thánh Mẫu luôn được khẳng định ở một vị trí quan trọng nhất. 25
  31. Thứ ba, tín ngưỡng thờ Mẫu mang tính phổ biến. Đây là loại hình Tín ngưỡng dân gian nên có vai trò vị trí khá quan trọng, đáp ứng nhu cầu trong đời sống thường nhật của một bộ phận quần chúng nhân dân. Thờ Mẫu có mặt ở khắp mọi nơi trên khắp nước ta, từ miền xuôi xuống miền ngược. Trong cuốn sách “Các Nữ Thần Việt Nam” bước đầu đã tập hợp được 75 vị nữ thần tiêu biểu ở nước ta, trong đó có nhiều vị được phong làm mẫu, thánh mẫu. Hiện nay các Mẫu được thờ trong nhiều hình thức tôn giáo tín ngưỡng khác nhau, đó là được thờ ở trong chùa, phủ, điện, miếu, đền Thứ tư, niềm tin trong tín ngưỡng phải được vật chất hóa tức nó được gửi vào vật tin và nó là niềm tin cảm xúc nên chấp nhận những cái phi lý và đây cũng là đặc điểm của văn hóa dân gian. Thứ năm, trong tín ngưỡng thờ mẫu, các mẫu luôn có sự kết hợp đan xen giữa tư duy mang tính vũ trụ luận, tư duy huyền thoại và tư duy lịch sử. Ngoài ra, các mẫu còn được nhân dân tạo cho một lý lịch , một quyền năng đối với con người. Thông thường các Mẫu được người dân gắn cho những đặc tính siêu nhiên huyền bí như: Thánh Mẫu Liễu Hạnh bà có thể che chở, giúp đỡ, trừng phạt,,,, đối với người khi tin và đi theo tín ngưỡng Mẫu này. 1.2.3 . Nghi lễ, tổ chức, nơi thờ cúng của tín ngưỡng thờ Mẫu Trong tín ngưỡng thờ Mẫu hệ thống nghi lễ và lễ hội rất phong phú và đa dạng mang nhiều sắc thái độc đáo, có thể phân biệt với tôn giáo khác. Tuy nhiên tập trung và điển hình nhất vẫn là nghi lễ Đội bát nhang và lễ Hầu đồng. Lễ Hầu đồng được coi là một nghi lễ chính, tiêu biểu và đặc trưng nhất của tín ngưỡng thờ Mẫu, đây là nghi lễ nhập hồn của các vị thánh vào thân xác các ông Đồng, bà Đồng. Thông qua thân xác của các ông Đồng, bà Đồng mà Thánh sẽ phán truyền, chữa bệnh, ban phúc cho các tín đồ. Lên đồng là hiện tượng nhập hồn nhiều lần của các vị thần linh, trong đó thời gian mỗi lần một vị thần linh nhập hồn rồi làm việc quan, xuất hồn, được gọi là một giá đồng. Trong một buổi lễ, có thể thực hiện được nhiều giá đồng khác nhau, ứng với mỗi giá đồng là một loại đồ lễ, trang phục, đặc biệt trong nghi lễ hẫu 26
  32. đồng người ta thường sử dụng kết hợp nhiều loại hình âm nhạc với múa hát, diễn xướng. Nội dung của các bài hát, diễn xướng và âm nhạc trong nghi lễ thường nói về thần tích, sự mầu nhiệm, tính cách và ca ngợi công đức của các vị thánh đang giáng đồng. Trên nền nhạc diễn xướng, người lên đồng thường múa quạt, múa chèo đò, để thể hiện tính cách, đặc điểm của các vị thánh. Chẳng hạnm với các vị thánh hàng Quan thường có múa kiếm, long đao, xích, với các vị tánh hàng Chầu bà thường múa mồi, múa quạt theo điệu Xá thượng, Xá giây lệch, với các thánh hàng ông Hoàng thường múa cung, múa hèo theo nhịp lưu thủy, bát bộ, với các thánh hàng Cô thường múa mồi, múa quạt, múa chèo đò, múa thêu hoa, dệt gấm, hái quả, hái hoa, với các thánh hàng Cậu thường múa hèo, múa lân theo điệu lưu thủy có đệm theo nhịp chống sư tử. Khi diễn xướng bất cứ ai nếu có căn đồng (theo quan niệm) đều có thể nhập đồng và biểu diễn các giá đồng, gồm 36 giá. Mỗi giá đồng thể hiện một nhân vật cụ thể, với tên tuổi và tính cách khác nhau. Ví dụ: giá bà chúa Bắc Lệ phải khác với Mười Đồng Mô, giá các Đức Ông thì phải oai phong, lẫm liệt, múa kiếm, bắn cung; giá các Cô bé thì phải điệu đàng, duyên dáng; giá các cậu thì nhí nhảnh, nghịch ngợm Trong khi hầu đồng, người được nhập đồng múa các điệu chầu văn, lời ca mô tả nhân vật của giá đồng, tả quang cảnh nhân vật xuất hiện, kể sự tích và công đức của các Thánh. Nghi lễ hát lên đồng được chia ra các phần: Mời Thánh nhập, kể sự tích, công đức; xin Thánh phù hộ và đưa tiễn. Do đó, cuối mỗi giá đồng cung văn đều tấu câu “Xe loan Thánh giá hồi cung”. Ban nhạc chầu văn thường có các nhạc cụ: đàn nguyệt, trống ban (trống con), nhị sáo, phách, thanh la Đặc biệt giai điệu và tiếng hát chầu văn lảnh lót, mê đắm lòng người. Toàn bộ phần diễn xướng khiến người xem như lạc vào thế giới siêu nhiên của các vị Thánh. Rõ ràng, lên đồng, hát văn là phần không thể thiếu của một tín ngưỡng tâm linh, thuộc về dân tộc Việt Nam, mà chan hòa trong đó là những giá trị văn hóa, đạo đức, tinh thần đậm đà bản sắc dân tộc. 27
  33. Lễ tôn nhang: là lễ bốc và đặt bát nhang thờ những vị thần thánh là quân gia thị thần của Mẫu cho những người được coi là: “Cao căn nặng số”. Lễ được thực hiện tại điện Mẫu và người được bốc bát nhang được gọi là “Con nhang”. Đối với các tín đồ của tín ngưỡng Mẫu thì những vị thần thánh trên là những quân gia thị thần của Thánh Mẫu. Vì vậy, cần phải đến điện Mẫu để cầu khấn mong được “giải hạn”. Trong trường hợp tín đồ đã cầu khấn mà vẫn chưa tai qua, nạn khỏi, chưa thoát khỏi “hạn” thì tín đồ người có “căn số nặng”, cần phải thực hiện nghi lễ “đội bát nhang” thì mới có thể hi vọng giải hạn được. Không gian thờ Mẫu rất đa dạng và phong phú nhưng luôn tuân theo chuẩn tắc chung. Thờ Mẫu là sự phát triển của tục thờ Nữ Thần, Mẫu Thần, đến Tam Phủ-Tứ Phủ. Thờ Tam Phủ, Tứ Phủ chính là mức phát triển cao về nhiều mặt từ thờ Mẫu Thần. Ở tín ngường thờ Tam Phủ - Tứ Phủ đã có sự chắt lọc từ tín ngưỡng đa nữ thần về một số vị thần nữ cơ bản gọi là Mẹ, Mẫu. Bao gồm: Mẫu Cửu Thiên Huyền Nữ, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải, Mẫu Địa. Bốn vị Mẫu trên đại diện cho bốn không gian địa lý khác nhau. Trong đó, Mẫu Cửu Thiên Huyền Nữ cai quản vùng trời, Mẫu Thoải cai quản vùng sông nước, Mẫu Địa cai quản vùng đất. Trong đông đảo các Nữ thần không phải ai cũng được tôn xưng là Mẫu và càng ít Thánh Mẫu. Thờ cúng tín ngưỡng thờ Mẫu được tiến hành tại các phủ, điện, hay đền và chùa. Không gian thờ Mẫu rất đa dạng, tùy thuộc vào đặc điểm của từng vùng văn hóa và nhu cầu tâm linh mỗi vùng mà khác nhau. Không gian thờ Mẫu đôi khi là am, miếu nhỏ cạnh một ngôi đền hay một ngôi chùa theo kiểu tiền Phật hậu Mẫu, hoặc tiền Mẫu hậu Phật, nhưng cũng có khi được xây dựng thành những khu thờ tự riêng biệt như Phủ dầy, Phủ tây Hồ, Đền Sòng, Tuy không phổ biến thành thiết chế văn hóa như ở khắp các ngôi đình thờ thần làng, nhưng thờ Mẫu lại được phổ biến theo cách của nó. Điều này khẳng định, đặc trưng cho không gian thờ Mẫu chính là “tính nữ”. 28
  34. Các điện thờ Mẫu thường được xây dựng bên cách nguồn nước như sông, suối, hồ hoặc các cửa biển. Ví dụ: phủ Tây Hồ đặt cạnh Hồ Tây, đền Bắc Lệ (Lạng Sơn) đặt cạnh suối, nếu như địa lý các điện Mẫu không có nguồn nước thì người ta sẽ xây dựng những tụ thủy nhân tạo như hồ, ao, giếng, trước cửa điện. Bên cạnh các điểm tụ thủy thì còn có các hòn giả sơn cũng được dựng lên. Vì trong tâm thức dân gian nước mang yếu tố âm, núi mang yếu tố dương. Điện Mẫu có kết cấu ba tầng: tầng trên không, tầng ngang trên ban thờ và tầng dưới gầm ban thờ (ban hạ). Tầng trên có bày trí một đôi Mãng xà , một con màu trắng, một con màu xanh, ngang phía trước bên trên ban thờ. ở tầng giữa là ban thờ chính điện. Hệ thống các thần được thờ trong Điện Mẫu được xếp theo thứ tự: Ngọc Hoàng | Phật Bà Quan Âm | Thánh Mẫu (Tam tòa Thánh Mẫu) (Thiên, Địa, Thoải, Nhạc) | Quan (Ngũ vị quan lớn) (từ 5 – 10 vị quan) | Chầu (Tứ vị Chầu bà) (từ 4 – 6 – 12 chầu Bà) | Ông Hoàng (từ 5 – 10 ông Hoàng) | Cô 29
  35. (12 Cô) | Cậu (Cậu quận) (10 Cậu) | Ngũ Hổ | Ông Lốt (rắn) [39; tr.56]. 1.2.4 Vai trò của tín ngưỡng thờ Mẫu Tín ngưỡng thờ Mẫu xuất hiện từ rất sớm, nó đã tồn tại cùng chiều dài lịch sử của dân tộc. Vì vậy, nó có ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống xã hội: Một là, ảnh hưởng của tín ngưỡng thờ Mẫu đối với đời sống văn hóa, tâm linh của người Việt Việt Nam hiện nay tồn tại nhiều loại hình tín ngưỡng tôn giáo trong đó tín ngưỡng thờ Mẫu thu hút rất nhiều người với các sinh hoạt tín ngưỡng diễn ra công khai tới chính sách tự do tín ngưỡng và tôn giáo của nhà nước. Sinh hoạt Tín ngưỡng thờ Mẫu được một số người coi là thứ trở lực xã hội gây hao tổn thì giờ tiền bạc mà đi đến bài trừ cấm đoán tín ngưỡng dân gian này, từ đó có thể dân đến vi phạm quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân. Tín ngưỡng thờ Mẫu còn có vai trò dung nạp các tin ngưỡng, tôn giáo khác ở Việt Nam góp phần trong việc hòa đồng các tôn giáo tín ngưỡng để phù hợp lộ trình cho con người. Tín ngưỡng thờ Mẫu còn có vai trò liên kết tinh thần giữa những người có cùng một niềm tin vào các Thần trong Tín ngưỡng thờ Mẫu. Tín ngưỡng thờ Mẫu còn là nơi gửi gắm niềm tin hy vọng, là chỗ dựa tâm linh cho một bộ phận dân cư, đã giúp liên kết mọi người, thậm chí còn 30
  36. vượt qua khỏi tư tưởng định kiến tôn giáo hoặc sự cục bộ địa phương để cùng hướng về một đối tượng linh thiêng, với một lễ hội thống nhất. Hai là, vai trò của Tín ngưỡng thờ Mẫu đối với đời sống tinh thần và đạo đức truyền thống của người Việt Nam. Khi xã hội phát triển toàn diện thì đời sống của nhân dân cũng được cải thiện và nâng cao về mọi mặt từ đó tín ngưỡng cũng trở nên quan trọng đối với một bộ phận dân cư có nhu cầu về đời sống tâm linh của họ. Trong tín ngưỡng thờ Mẫu cái đẹp của lễ hội là đề cao những phẩm chất tốt đẹp của cộng đồng, các hình tượng nhân vật trong tín ngưỡng thờ Mẫu thực chất là tinh hoa và thể hiện khát vọng của cộng đồng tích tụ lại trong đó. Ba là, tín ngưỡng thờ Mẫu góp phần làm nên bản sắc văn hóa Việt Nam Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt hình thành và phát triển trên nền tảng của tín ngưỡng thờ nữ thần. Đây là một hình thức thờ cúng người mẹ hóa thân ở các miền (trời, sông nước, rừng núi), sự hỗn dung tôn giáo bản địa của người Việt và một số yếu tố của tôn giáo du nhập như Đạo giáo, Phật giáo. Từ thế kỷ 16, việc thực hành tín ngưỡng này trở thành một sinh hoạt văn hóa có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống xã hội và tâm thức người dân Việt Nam.Trong quá trình phát triển, Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt có những biến chuyển thích ứng với sự thay đổi của xã hội. Tuy nhiên, dù ở giai đoạn nào, tín ngưỡng này vẫn luôn hướng đến cuộc sống thực tại của con người với ước vọng về sức khỏe, tài lộc, may mắn - những ước muốn vĩnh hằng của con người. “Chính điều này góp phần quan trọng tạo nên màu sắc văn hóa bản địa, sự khác biệt của tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ so với những tín ngưỡng khác” giáo sư Ngô Đức Thịnh - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn Văn hóa Tín ngưỡng Việt Nam cho hay. Phân tích sâu hơn về vấn đề này, ông Ngô Đức Thịnh cho biết, tín ngưỡng thờ Mẫu (tên gọi khác của tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ theo hướng 31
  37. tiếp cận từ góc độ văn hóa) coi tự nhiên là một người Mẹ, tôn thờ với tư cách là vị thần tối cao, có quyền năng sáng tạo, cai quản, phù trợ cho con người, mang lại cho con người sức khỏe, tài lộc trong đời sống trần gian. Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt phân bố ở nhiều địa phương trong cả nước như: Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Thành phố Hồ Chí Minh; trong đó, Nam Định được coi là trung tâm với gần 400 điểm thờ cúng Thánh Mẫu. “Thông qua việc kết hợp một cách nghệ thuật các yếu tố văn hóa dân gian (trang phục, âm nhạc, hát chầu văn, múa, diễn xướng dân gian trong lên đồng và lễ hội), Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ như một “bảo tàng sống” lưu giữ lịch sử, và bản sắc văn hóa của người Việt. Qua đó, người Việt thể hiện quan niệm của mình về lịch sử, văn hóa, vai trò của giới và bản sắc tộc người. Sức mạnh và ý nghĩa của Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ chính là đáp ứng nhu cầu và khát vọng của đời sống thường nhật của con người: cầu tài, cầu lộc, cầu sức khỏe,” đại diện Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cho biết. Nhà nghiên cứu Ngô Đức Thịnh cho biết, trong điện thần Tam phủ, Thánh Mẫu Liễu Hạnh luôn đồng nhất với Mẫu Thượng Thiên, ngồi chính giữa và mặc trang phục màu đỏ, bên trái là Mẫu Thoải (trang phục màu trắng) và bên phải là Mẫu Thượng Ngàn (trang phục màu xanh). Về nguồn gốc, bà là tiên nữ giáng trần, sau đó quy y Phật giáo và được tôn vinh là “Mẫu nghi thiên hạ,” một trong bốn vị thánh bất tử của người Việt. Mẫu Liễu Hạnh và Đức Thánh Trần (Hưng Đạo Đại Vương - Trần Quốc Tuấn) đã trở thành biểu tượng của sự kết hợp giữa thần linh và đời thường, giữa nhu cầu tâm linh, khát vọng hướng về các giá trị chân - thiện - mỹ với khát với việc chữa bệnh trừ tà, giúp đỡ con người trong những hoàn cảnh khó khăn Các Thánh Mẫu có nguồn gốc không chỉ là người Kinh mà còn thuộc các dân tộc thiểu số như người Tày, Nùng, Dao Bên cạnh đó, trong khoảng 32
  38. 50 vị thần mà tín ngưỡng thờ Mẫu tôn thờ, có nhiều vị vốn là những nhân vật lịch sử, được thần linh hóa như Trần Hưng Đạo, Phạm Ngũ Lão Điều đó cho thấy di sản Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt thể hiện rất rõ truyền thống uống nước nhớ nguồn, chủ nghĩa yêu nước được tâm linh hóa, ý thức về sự giao lưu văn hóa và mối quan hệ bình đẳng, gắn bó giữa các dân tộc. Việc UNESCO ghi danh di sản Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại khẳng định những nỗ lực của các cấp, các ngành và cộng đồng trong việc bảo tồn kho tàng di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc. Tiểu kết chương I: Phật giáo ra đời cách đây trên 2000 năm , nhưng đến nay vẫn là một tôn giáo lớn thu hút được đông đảo tín đồ tin theo, Phật giáo không chỉ phát triển ở châu Á mà còn phát triển mạnh mẽ cả ở Phương Tây. Với giáo lý từ bi, hỷ xả, vô ngã, vị tha của Phật giáo đã luôn đáp ứng được nhu cầu bù đắp tinh thần của nhân loại. Phật giáo Viẹt Nam là sự phát triển giữa giáo lý sâu sắc của Phật giáo Ấn Độ và Phật giáo Trung Hoa cùng với phong tục tập quán, tín ngưỡng và tôn giáo của dân tộc từ hàng ngàn năm nay. Từ khi du nhập vào Việt Nam đầu tiên ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ Phật giáo đã thích ứng với phong tục tập quán và tín ngưỡng của người Việt nơi đây. Đặc biệt với tín ngưỡng thờ Mẫu - một loại hình tín ngưỡng độc đáo của cư dân Bắc bộ được thực hiện trên nền tảng thờ Nữ Thần và Mẫu Thần để hình thành nên Tam Phủ - Tứ Phủ. Phật giáo dung hợp với tín ngưỡng thờ Mẫu phải trải qua quá trình gắn liền với các giai đoạn phát triển từ sơ khai đến khi hoàn thiện mang tính hệ thống trong lịch sử tín ngưỡng thờ Mẫu và có những tiếp biến hòa quyện một cách hài hòa. Điều này được thể hiện ở từng thời kỳ du nhập và phát triển Phật giáo ở Việt Nam ở Đồng bằng Bắc Bộ . 33
  39. CHƯƠNG II MỘT SỐ BIỂU HIỆN CƠ BẢN CỦA MỐI QUAN HỆ GIỮA PHẬT GIÁO VỚI TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU CỦA NGƯỜI VIỆT Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ 2.1 Cơ sở cho mối quan hệ giữa Phật giáo với tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ Trên thế giới, có nhiều loại hình tiếp xúc văn hóa với những dạng thức khác nhau và đem lại những kết quả khác nhau. Trong đó có: Tiếp biến văn hóa: là sự tiếp xúc giao lưu văn hóa về chủng tộc, địa lý hoặc lịch sử và thường tồn tại nghiêng về phát triển lịch sử và không gian văn hóa. Quá trình tiếp biến sẽ diễn ra theo một dòng chảy có định hướng, được diễn ra bằng hai hình thức cưỡng bức hoặc tự nguyện. Đồng hóa văn hóa: là một hiện tượng tiếp biến văn hóa ở mức cực đoan, tiêu cực khi phải chung sống lâu dài, trong đó, thực thể văn hóa đã bị tiêu diệt bởi sức ép và sự xâm thực của nền văn hóa thống trị. Hỗn dung hay lai tạo văn hóa là sự kết hợp, pha trộn với nhau giữa yếu tố bản địa và yếu tố ngoại sinh, để từ đó tạo ra nhiều sắc thái và nguồn gốc, nhưng vẫn của riêng mình. Trong lịch sử nước ta, đã có nhiều quá trình tiếp xúc văn hóa ngoại sinh nhưng loại hình bền vững nhất vẫn là loại hình thứ ba hồn dung và lai tạo văn hóa. Quá trình hỗn dung và lai tạo văn hóa cũng chính là quá trình tiếp xúc giữa Phật giáo với tín ngưỡng thờ Mẫu để tạo ra một loại hình văn hóa mới. Quá trình này cần những cơ sở và điều kiện nhất định như: 2.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế và cơ sở tâm lý cho mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt Về điều kiện tự nhiên: Việt Nam nằm giữa ngã ba giao lưu của khu vực Đông Nam Á. Việt Nam có trên 3200 Km bờ biển, nằm trên ngã tư 34
  40. của các tuyến giao thương đường biển trong suốt thời kỳ lịch sử, vị trí rất thuận lợi cho sự giao lưu với các nước lân cận. Từ vị trí thuận lợi này, đã hình thành nên một lối sống cởi mở, không khép kín tạo điều kiện thuận lợi cho các tôn giáo khác như: Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo du nhập vào Việt Nam. Việt Nam là một nước mà người dân phải chịu khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, thường xảy ra lũ lụt, vỡ đê do vậy, tính cố kết cộng đồng, tính đồng cam cộng khổ, đoàn kết của người Việt được hình thành từ rất sớm và rất mạnh mẽ. Điều kiện kinh tế: Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa, nóng, nhiều ao hồ, đầm lầy nên rất thích hợp cho việc trồng trọt. Hoạt động kinh tế của người Việt cổ chủ yếu dựa vào nông nghiệp lúa nước nên lao động sản xuất phải phụ thuộc vào thiên nhiên, do đó, người Việt rất tôn trọng tự nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên, hòa hợp với con người. Chính với cơ sở kinh tế thuần nông đó đã thấy được vai trò quan trọng của người phụ nữ trong gia đình. Từ đó, hình thành tâm lý coi trọng Mẹ, sống thiên về Mẹ - Mẫu với lối sống tình cả, mềm dẻo, khoan dung, độ lượng. Cơ sở tâm lý xã hội: từ thời cổ đại, người Việt đã có một chuẩn hệ tư duy và nhận thức mang tính nông nghiệp. Đó là lối tư duy phồn thực, đề cao yếu tối sinh, dưỡng, dục, là những yếu tố thuộc tính Mẫu. Tính Mẫu là cơ sở tâm lý cho sự hình thành lối sống linh hoạt, du di, xuề xòa, tương đối, chính bỏ làm mười của người Việt. Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa coi trọng những giá trị tinh thần, tâm linh hơn giá trị vật chất, duy lý. Như vậy, người Việt trong xã hội truyền thống thường đa tín, dị tín đền mức mê tín, nhưng không bao giờ cuồng tín. Như vậy, tất cả các yếu tố từ điều kiện tự nhiên, kinh tế đến cơ sở tâm lý đã tạo ra một cơ sở,một mảnh đất đầy màu mở cho sự tiếp thu tư tưởng tôn giáo ngoại la, đặc biệt là Phật giáo. 35
  41. 2.1.2 Cơ sở triết lý của Phật giáo và tín ngưỡng thờ Mẫu Cơ sở triết lý của Phật giáo Trên bước đường truyền bá và hội nhập, Phật giáo luôn luôn cố gắng thực hiện hai điều đó là “khế lý”, “khế cơ” và “tùy duyên phương tiện”. Nếu thiếu đi một trong số các yếu tố này thì Phật giáo sẽ chẳng còn là Phật giáo nữa. Duy trì và phát triển các yếu tố này nên Phật giáo đã được truyền vào Việt Nam và các quốc gia khác. “Khế lý” thì dù ở thời gian, không gian nào thì giáo lý Phật đà vẫn luôn kết hợp với chân lý, tư tưởng; vẫn luôn phong phú, sâu sắc mà vẫn giữ được bản chất của mình và chỉ có một vị là vị giải thoát. “Khế cơ” thì dù trong hoàn cảnh nào và ở quốc gia nào thì sự sinh hoạt, truyền đạt cũng luôn đa dạng. Tùy theo phong tục tập quán của mỗi quốc gia mà truyền bá. Nhưng cũng không làm mất đi gốc Phật giáo nguyên thủy và phai mờ tính bản địa của các tôn giáo, tín ngưỡng. Bên cạnh đó, Phật giáo nguyên thủy có tư tưởng vô thần, có yếu tố duy vật và tư tưởng biện chứng của thế giới. Phật giáo khuyên con người suy nghĩ và làm thiện nhằm góp phần hoàn thiện đạo đức cá nhân nhân. Và những tư tưởng xã hội Phật giáo đã phản ánh đúng thực trạng xã hội đẳng cấp khắc nghiệt của xã hội Ấn Độ cổ- trung đại. Phật giáo cũng nói lên được sự tự do, bình đẳng trong xã hội. Đây chính là cơ sở triết lý cho những tư tưởng Phật giáo được phổ biến trong đời sống của đông đảo quần chúng nhân dân người Việt. Cơ sở triết lý của tín ngưỡng thờ Mẫu Triết lý ăn sâu trong đời sống của người Việt về tín ngưỡng thờ Mẫu chính là phản ánh nhu cầu, khát vọng trong đời sống thường nhật của người dân vùng nông nghiệp lúa nước. Tín ngưỡng thờ Mẫu với các nghi lễ thờ các vị Thánh và Thánh Mẫu được sinh ra từ mong muốn được mưa thuận gió hòa, cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Về nghệ thuật dân gian, đây là hình thức diễn 36
  42. xướng trong văn hóa tâm linh. Như vật, ở đây, tín ngưỡng thờ Mẫu phản ánh ý thức xã hội của người dân ở trình độ tâm lý xã hội. Như vậy những tư tưởng từ bi, hỉ xả trong giáo lý nhà Phật khá gần gũi với tinh thần vị tha đùm bọc, yêu thương lẫn nhau trong đạo lý, truyền thống của người Việt cũng như các tín ngưỡng bản địa trong đó có tín ngưỡng thờ Mẫu. Bên cạnh đó Phật giáo cùng với tín ngưỡng thờ Mẫu kết hợp với nhau đã đáp ứng một cách trọn vẹn nhu cầu của người Việt. Tín ngưỡng thờ Mẫu giúp thỏa mãn về thế giới hiện thực, Phật giáo thỏa mãn nhu cầu về cuộc sống ở thế giới bên kia. Vì vậy Phật Giáo đã nhanh chóng hòa nhập với các tín ngưỡng bản địa trong đó có tín ngưỡng thờ Mẫu mà khởi thủy là tục thờ Nữ thần, Mẫu thần để trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống của người dân Việt. 2.2 Mối quan hệ giữa Phật giáo thời kỳ du nhập với tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở đồng bằng Bắc bộ 2.2.1 Mối quan hệ giữa Phật giáo thời kỳ du nhập với tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ thông qua tục thờ Nữ thần Phật giáo được truyền vào nước ta khi người Việt đang sống cảnh nước mất nhà tan, kẻ thù đang quyết tâm bằng mọi biện pháp: Văn hóa - quân sự thuyết phục và cưỡng bức nhằm đồng hóa tiêu diệt người Việt. Khác với Nho giáo, đạo Phật vào Việt Nam với tinh thần từ bi, hỷ xả, cứu khổ cứu nạn trong giáo lý Phật giáo khá gần gũi với tinh thần vị tha, bao dung, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, Từ đó, Phật giáo đã từng bước đi vào đời sống cộng đồng của người dân Việt để cứu nhân độ thế, xây dựng xã hội thánh thiện, làm thiện tránh ác vào giàu lòng nhân ái. Đạo Phật đã rất coi trọng những yếu tố bản địa để đưa tinh thần của Phật vào đời sống của người dân bản địa. Phật giáo vào Việt Nam cũng phải hòa quyện với tín ngưỡng dân gian Việt Nam trong đó có tín ngưỡng thờ Mẫu, mối quan hệ này trong lịch sử dân tộc còn có tính chất giao thoa dung hòa, bổ sung và nâng đỡ nhau. 37
  43. Ngay từ khi hội nhập vào đất Việt, Phật giáo đã chọn con đường kế hợp, tôn trọng, hòa hợp với tín ngưỡng thờ Mẹ của người Việt Nam. Về mẹ Sông Nước trong tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam, trong kinh sách Phật giáo có nhắc đến Thủy Thiên. Theo từ điển Phật học: “Thủy Thiên là một trong 12 vị trời của Mật giáo, 1 trong 8 vị trời hộ chiếu thế gian ở tám phương là vị thần thủ hộ phía Tây, là vua của dòng họ rồng. Thủy tiên gốc là vị thần Thiên không của Bà La Môn giáo ở Ấn Độ thời cổ, đứng đầu các sông ngòi, coi về cúng tế, giữ gìn đạo đức, thưởng thiện phạt ác, ”. Từ đó, trong Phật giáo, truyền thống nữ giới không thể thành Phật bị phá vỡ. Như vậy, tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam dễ chấp nhận Phật giáo để cùng hòa quyện, chuyển hóa niềm tin dân gian đến với niềm tin Phật Đà. Sự tích Man Nương được ghi trong Cổ Châu Phật Bản Hạnh, một tác phẩm thơ Nôm được tìm thấy sớm nhất ở Đồng bằng Bắc Bộ đã phản ánh sinh động sự gặp gỡ và gắn kết mật thiết giữa Phật giáo với tục thờ Nữ thần của người Việt. Nguồn gốc của Tứ Pháp được nhiều người biết đến nhất được ghi lại trong truyện Man Nương sách “Lĩnh Nam Chích Quái” và giữa thế kỉ XVII mới được in thành sách riêng. Hiện bản “Cổ Châu Phật Bản Hạnh Ngữ Lục” khắc gỗ tại chùa Dâu được khắc vào năm thứ 13 niên hiệu Cảnh Hưng (1752) còn lưu lại chuyện Tứ Pháp: “Ở bên kia sông Đuống, thuộc bờ Bắc, trong chùa Linh Quang, xã Phật Tích, phủ Tiên Du trấn Kinh Bắc có vị sư Khâu Đà La lập am truyền đạo. Bên này sông có một gia đình tên là Tu Định có một người con gái tên là Man Nương. Thấy Khâu Đà La có nhiều môn đệ theo học, Tu Định liền cho con gái mình đến học đạo và hàng ngày nấu cơm nước, giúp việc cho nhà sư. Một lần nọ, Khâu Đà La đi giảng đạo về khuya, nàng Man Nương nấu cháo xong, chờ không được bèn ngồi tựa vào cửa và ngủ thiếp đi. Khâu Đà La về thấy Man Nương ngủ ở cửa phòng, người “vô ý” bước qua. Thế là Man Nương có thai. Hay tin, Tu Định tỏ ý trách nhà sư, nhà sư chỉ nhẫn nhục chịu đựng. Sau 14 tháng vào ngày mồng 8 tháng 4, Man Nương sinh hạ được một bé gái và mang đến trả nhà sư. Nhà sư bèn bế đứa 38
  44. bé đến một gốc cây cổ thụ ở ngã ba sông và lấy cây gậy chỉ vào thân cây làm phép, tức thì thân cây tách làm đôi, nhà sư bỏ đứa trẻ vào đó và cây ghép trở lại như cũ. Trước khi chia tay, Khâu Đà La trao cho Man Nương một chiếc gậy và rặn rằng khi nào có hạn hán thì cắm chiếc gậy xuống đất, thì sẽ có nước để cứu dân. Về sau, nhiều lần trời hạn hán, nhớ lời nhà sư, Man Nương đem cây gậy ra dùng thì đều ứng nghiệm. Vào một bữa nọ, có một trận mưa to, gió lớn, cây cổ thụ bị đổ và trôi theo dòng nước đến khúc sông ở làng bà Man Nương thì dừng lại. Trai làng túm vào kéo mà không tài nào di chuyển được, bà Man Nương ra sông chỉ kéo nhẹ mà cây đã ngoan ngoãn theo vào bờ. Thấy sự lạ, người làng cưa thân cây ra làm 4 đoạn và tạc thành 4 pho tượng Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện và đưa vào thờ trong 4 ngôi chùa. Khi đẽo tới giữa cây, người ta thấy có một phiến đá rất cứng, búa của thợ đều bị sứt hết. Ném phiến đá xuống nước thì thấy phiến đá phát ra ánh sáng. Dân làng bèn rước vào điện Phật mà thờ, đặt tên là Thành Quang Phát”. Bà Man Nương sau khi chết được tôn thờ là Phật Mẫu và được thờ ở chùa Dâu, Thuận Thành, Bắc Ninh ngày nay. Chùa Dâu gắn với sự tích phật Mẫu Man Nương và Tứ Pháp là biểu hiện sinh động về sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tín ngưỡng dân gian của người Việt với Phật giáo khi mới du nhập. Trước khi có sự du nhập của Phật giáo vào nước ta thì các Nữ thần này được thờ ở các đền miếu dân gian, được tôn vinh là các vị thần nông nghiệp trông coi về Nước - là yếu tố quan trọng bậc nhất trong sản xuất lúa nước. Vì vậy, dân gian ta có câu: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Man Nương được nhân dân tôn làm mẹ và đã là mẹ thì dễ dung thứ những lỗi lầm của con và luôn dang tay giúp đỡ con khi con cần đến mẹ. Phật Mẫu trong lòng nhân dân là như thế. Đến khi Phật giáo du nhập vào Việt Nam đã nhanh chóng dân gian hóa thu nhận tín ngưỡng thờ Tứ Pháp của người Việt cổ, dẫn đến các ngôi đến, miếu, am thờ thần cũng chuyển hóa thành chùa chiền. Cụm di tích Tứ Pháp ở Bắc Bộ có 4 ngôi chùa riêng biệt ở 4 thôn cạch nhau trong làng xã cổ truyền. Làng Dâu (nay thuộc 39
  45. huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) có 5 ngôi chùa thờ 5 mẹ con bà Man Nương: Bà Man Nương (Phật Mẫu) thờ ở chùa Mãn Xá, Bà Dâu (Pháp Vân) thờ ở chùa Dâu (Khương Tự), Bà Đậu (Pháp Vũ) thờ ở chùa Đậu (Thành Đạo), Bà Tướng (Pháp Lôi) thờ ở chùa Phi Tướng (Thanh Tương), Bà Dàn(Pháp Điện ) thờ ở chùa Phương Quan (Phương Quan). Ngoài ra, tượng Phật Tứ Pháp còn được thờ ở nhiều ngôi chùa khác vùng đồng bằng Bắc Bộ như: chùa Thanh Xá thờ Pháp Vũ (Mỹ Hào, Hưng Yên), chùa Đậu thờ Pháp Vũ (Thường Tín, Hà Nội), chùa Ôn Xá thờ Phật Tứ Pháp (Văn Lâm, Hải Dương), Nhưng cũng là chùa nhưng điện thần của các ngôi chùa thờ Tứ Pháp không giống với những ngôi chùa thờ Phật bình tường. Tọa ở vị trí trung tâm chính địa ở chùa thờ Tứ Pháp không phải các tượng Phật Thích Ca, La Hán, mà ở đây, các Bà giữ vai trò chủ điện, tượng Phật Thích Ca đáng nhẽ ra là tượng chính trong thờ cúng Phật giáo thì ở chùa Tứ Pháp, Ngài cũng không được xem trọng. Tượng các Bà Mây – Mưa – Sấm - Chớp là tượng chính, được làm to hơn cả và được đặt ở chính điện, các tượng Phật Thích Ca, La Hán, Bồ Tát có kích cỡ nhỏ hơn và chỉ được đặt ở phụ bên cạnh, phía bên ngoài và trước mặt các tượng Tứ Pháp. Từ đó cho thấy sức sống và xu hướng đề cao vai trò của Nữ thần, đề cao vai trò các Bà Mẹ - Mẫu của tín ngưỡng bản địa của cư dân lúa nước trước sự xâm nhập của đạo Phật vào đất Việt. Việc thờ phụng Phật ở đây đã mờ nhạt đi và bị đặt xuống hàng thứ yếu tuy nhiên về thực chất đây vẫn là đền thờ thần linh bản địa. Trong điện thờ của chùa Tứ Pháp còn phối thờ với nhiều tượng của các tín ngưỡng khác như ở chùa Dâu là các tượng Đức Thạch Quang Phật, Kim Đồng, Ngọc Nữ, Đức Thánh Hiền, Đức Ông Như vậy, điện thần chùa Tứ Pháp mang một sắc thái riêng độc đáo, đậm màu sắc của những ngôi đền thờ Nữ thần, là tiền thân của Tín ngưỡng thờ Mẫu. Hiện tượng Tứ Pháp đã ghi lại một mốc quan trọng đánh dấu thời điểm Phật giáo truyền từ Ấn Độ vào nước ta bắt đầu từ Luy Lâu. 40
  46. Việt Nam là quê hương của nền sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước. Theo các nhà khảo cổ học, người Việt chuyển từ nền kinh tế hái lượm sang nền kinh tế trồng trọt cách ngày nay hàng vạn năm. Gia đình người nông dân (gia đình tiểu nông) trở thành một đơn vị sản xuất. Công việc nhà nông bao gồm nhiều khâu, nhiều việc nên cần một sự hợp tác, phân công chặt chẽ giữa đàn ông, đàn bà như ca dao đã phản ánh: “Trên đồng cạn, dưới đồng sâu, chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa” (Ca dao). Đối với nền nông nghiệp lúa nước mà từng hộ gia đình chỉ có một mảnh nhỏ, nằm rải rác, manh mún thì không cần nhiều đến sức lao động của đàn ông mà cần chính là sức lao động dẻo dai, sự chăm chỉ, khéo léo của người phụ nữ. Chính vì thế mà nông nghiệp chính nằm trong sự quản lý, chăm sóc của người phụ nữ. Không chỉ làm chủ trong nông nghiệp mà người phụ nữ còn nắm giữ vai trò chủ yếu trong nền tiểu thương của Việt Nam. Bên cạnh việc chăm sóc đồng áng, người phụ nữ Việt còn chăn nuôi thêm các loại gia súc, gia cầm, nhằm tăng thêm thu nhập, phục vụ cho cuộc sống của gia đình. Nào là tằm lấy tơ để dệt quần áo, để bán, trâu bò làm sưc kéo, lợn và gà thì để bán hoặc thịt. Công việc vô cùng bận rộn “nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng”. Trong quan niệm về vũ trụ, theo quan niệm Âm - Dương thì người Việt cổ cho rằng trời là Cha – là đấng hóa sinh làm nên mọi sự xoay vần của vũ trụ như: mây, mưa, sấm, chớp và tạo nên sự chuyển động trong không gian và thời gian. Và đất là Mẹ, luôn thu nhận mọi nguồn sinh lực từ Cha làm nảy sinh vạn vật và muôn loài. Chính vì thế mà người Việt xưa đã tôn thờ, “nữ tính hóa” tự nhiên. Người mẹ tự nhiên sẽ giúp cho mọi thứ sinh sôi, luôn che chở cho con người, ban phát cho con người một cuộc sống tốt đẹp hơn. Trong tín ngưỡng thờ Mẫu, người mẹ đầu tiên mang hình tượng Mẫu chính là mẹ Âu Cơ – thủy tổ của người Việt. Mẹ Âu Cơ với truyền thuyết sinh bọc trăm trứng, nuôi dưỡng năm mươi người con khôn lớn đã sớm trở thành biểu tượng cho sự sinh sôi, nảy nở để cư dân nông nghiệp tôn thờ. Đó chính là cơ sở hình thành nên hệ thống tín ngưỡng dân gian bản địa đặc biệt là tín ngưỡng thờ 41
  47. Mẫu là nền tảng vững chắc cho sự phát triển văn hóa dân tộc sau này, khi tiếp xúc giao lưu với tín ngưỡng, tôn giáo từ bên ngoài, trong đó sớm nhất phải kể đến đạo Phật. Như vậy, có thể thấy rằng tục thờ Nữ Thần và nguyên lý Mẹ là một nét văn hóa độc đáo trong dòng chảy văn hóa xuyên suốt lịch sử văn hóa tín ngưỡng Việt Nam. Việc Phật giáo đưa Man Nương lên làm Phật Mẫu đã chứng tỏ mối tơ duyên gắn bó giữa 2 loại hình tín ngưỡng tôn giáo này. Tuy vậy, tín ngưỡng thờ Mẫu không vì thế mà bị đồng hóa bởi đạo Phật, nó vẫn tồn tại song song và phát triển. Từ những điều đó trước sự du nhập của đạo Phật, sức sống của tín ngưỡng Mẹ không những không bị mai một mà còn trở nên mãnh liệt hơn. Tục thờ sinh thực khí và tín ngưỡng phồn thực, thờ Tứ Pháp ở Bắc Bộ đã cho thấy trong thời kỳ đầu Phật giáo du nhập thì tục thờ Nữ thần, nguyên lý Mẹ ở Bắc Bộ lúc bầy giờ rất phát triển. Ở chùa Kiến Sơ, hương Phù Đổng có một ngôi miếu thờ thần Thổ Địa bên cạnh chùa. Đến đời sư Đa Bảo, sư định triệt bỏ đi ngôi miếu vì cho rằng đây là nơi thờ thần nhảm nhí thì Thần Thổ Địa ứng hiện bài thơ này: “Phật Pháp ai hay hộ Giữ đức tại Kỳ viên Nếu không ta đây giống Sớm theo xứ khác thiên ” [35, tr.28] Dịch nghĩa: “Ai có thể hộ trì được Phật Pháp, Xin hãy tới trụ trì ở Kỳ Viên, Nếu không phải là hạt giống của ta, Thì sớm rời đi nơi khác ” [37; tr.212-213]. 42
  48. Như vậy, theo bài thơ thì Thần Thổ Địa đã hiển linh đuổi Phật đi nơi khác, bởi Thần là chủ Đất này. Qua bài thơ thì Thần Thổ Địa muốn nói với nhà sư Đa Bảo rằng, ai muốn độ trì Phật Pháp thì hãy sang Ấn Độ mà thờ, còn nơi đây không phải là hạt giống của Thổ Địa thì xin mời đi nơi khác. Phải chăng đây là một nét tính cách, một phản ứng tâm lý lớn của người Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ trước sự du nhập của Phật giáo thời kỳ đầu khi mà chưa có sự kết hợp văn hóa với tín ngưỡng dân gian bản địa. Từ đó thấy được qua sự du nhập của các tín ngưỡng ngoại lai thì tục thờ Mẹ Đất, tín ngưỡng thờ Nữ thần vẫn phát triển thành tục thờ Thành hoàng làng và rất được coi trọng không chỉ trong các làng bình thường mà còn cả ở những ngôi chùa như chùa Dâu, chùa Phù Đổng, Nhìn chung trong thời kỳ đầu du nhập, ở nhưng trung tâm Phật giáo tục thờ Nữ thần, thờ nguyên lý Mẹ, các thiên thần đều không bị tan rã vì tục thờ Mẹ đã có gốc rễ sâu xa trong tâm trí người dân Bắc Bộ. Mẫu không những đã duy trì lòng tin tưởng cho nhân dân Đồng bằng Bắc Bộ mà còn chấp nhận giáo lý của Phật giáo, nho giáo để hoàn chỉnh thêm niềm tin đó. Như vậy, qua đó cho thấy, sự hội nhập của đạo Phật thời kì du nhập với tục thờ Nữ thần, Mẫu thần của người Việt ở Đồng bằng Bắc Bộ cũng là một trong những yếu tố tiên quyết góp phần hình thành và hoàn thiện hệ thống tín ngưỡng thờ Tam phủ, Tứ phủ như ngày nay. 2.2.2. Mối quan hệ giữa Phật giáo với tín ngưỡng thờ Mẫu ở đồng bằng Bắc bộ thể hiện thông qua việc thực hành tín ngưỡng Tam phủ. Trải qua suốt thời kỳ du nhập từ thế kỷ VI đến thời kỳ nhà Lý, Phật giáo đã chiếm vị trí không nhỏ trong đời sống xã hội của cư dân Đồng bằng Bắc Bộ, cùng với đó là tốc độ dân tộc hóa của Phật giáo diễn ra mạnh mẽ. Từ ảnh hưởng của nguyên lý Mẹ, tục thờ Mẫu trong Phật điện đã xuất hiện thêm nhiều vị phật Nữ nữa như: Phật Bà Ỷ Lan được thờ ở chùa Vùng Gia Lâm (Hà Nội), hoặc Nhị vị Bồ Tát, và sau này có Quan âm Thị Kính cũng được thờ ở rất nhiều ngôi chùa làng ở khắp vùng châu thổ Bắc Bộ. Như vậy, Phật 43
  49. giáo có nguồn gốc từ Ấn Độ, nhưng khi du nhập vào nước ta trải qua quá trình đồng hóa với tín ngưỡng dân gian bản địa, đặc biệt là tín ngưỡng thờ Mẫu, đạo Phật đã mang tính dân tộc Việt Nam khá rõ nét. Đức Phật (Buddha) trong tâm thức dân gian đã không còn nguyên vẹn, tính chất của đấng giác ngộ trong giáo lý Phật giáo mà trở thành Bụt - một vị thần cứu nhân độ thế, một vị thần linh có đủ sức mạnh cao siêu để cứu khổ cứu nạn cho những ai tin tưởng vào Ngài. Cùng với đó, trong tâm thức dân gian có khi còn đồng nhất ông Trời với Đức Phật nên người ta hay tụng niệm câu “lạy Trời, lạy Phật”, “A Di Đà Phật”. Do vậy, Đạo Phật đã hiểu rõ nét tâm lý, lòng mong ước và thế giới quan của cư dân nông nghiệp của Việt Nam là rất mộc mạc, chất phác, đơn giản, dung dị mà dễ hiểu. “Điều đó chứng tỏ, Phật giáo khi du nhập vào nước ta đã chủ động tự điều chỉnh và biến đổi ít nhiều so với đạo gốc mang đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam và trở thành Phật giáo dân tộc” [27; tr.71]. Tín ngưỡng thờ Mẫu được hình thành và hoàn thiện bởi sự du nhập của Đạo giáo vào nước ta. Theo các nguồn tài liệu, thì tín ngưỡng thờ Mẫu là kết quả của mối giao duyên giữa Đạo giáo với tín ngưỡng dân gian bản địa, mà Đạo giáo lại có nguồn gốc từ Trung Quốc du nhập vào đất Việt khoảng những năm đầu công nguyên. Người Việt đã tiếp nhận Đạo giáo như tiếp nhận thêm một niềm tin vào các vị thần linh mới, có uy lực siêu phàm đối với cuộc sống và vận mệnh của họ, cũng như tiếp nhận thêm một phương thức giao cảm mới với các đấng siêu nhiên đó. Như vậy, Đạo giáo khi du nhập vào Việt Nam cungc đã tự điều chỉnh và biển đổi thông qua việc phong tục hóa và dân gian hóa trở thành hai dòng tín ngưỡng mới của Đạo giáo trên mảnh đất Việt: Đạo Thần Tiên và Đạo Phù Thủy[27; tr.52]. Đến thế kỷ XVII xã hội Việt Nam khi Nho giáo chiếm vị trí độc tôn thân phận người phụ nữ bị đè nặng thì trong đời sống tâm linh của người Việt ở Đồng bằng Bắc Bộ lại xuất hiện thêm một số linh hồn bất tử nữa đó là vị Nữ thần quê ở làng Vân Các (Vụ Bản Nam Định) - là Mẫu Liễu Hạnh công 44
  50. chúa. Sự linh thiêng của Mẫu Liễu Hạnh cùng với việc ảnh hưởng của tín ngưỡng Tam phủ đã được dân gian bổ sung vào thần điện để tôn thờ thành tín ngưỡng Tứ phủ. Mẫu Liễu Hạnh được dân gian tôn vinh là thánh Mẫu là vị thần cai quản cõi nhân gian. Đạo Tứ Phủ được dân chúng gọi là tín ngưỡng thờ Mẫu và nhanh chóng ăn sâu vào tâm thức dân gian của người Việt trên đất Bắc Bộ, và hội nhập với tín ngưỡng tôn giáo khác, nhất là với Phật giáo. Việc xuất hiện thánh Mẫu Liễu Hạnh gắn liền với các truyền tích và gắn liền với những truyền tích và liên quan đến tín ngưỡng Phật giáo để rồi hoàn thiện hệ thống tín ngưỡng thờ Mẫu cho thấy phản ảnh của xã hội nông nghiệp chưa nhất quán. Chính vì vậy, từ cuối thời Trần khi mà Phật giáo đang trong giai đoạn phát triển cực thịnh, nhiều trí thức dân tộc đã muốn phục hồi Nữ thần nguyên thủy. Điều này được thể hiện qua 2 bộ sưu tập: Việt điện u linh đề cao hào khí anh linh và Lĩnh Nam chích Quái ca ngợi các Nữ thần. Theo nghiên cứu của giáo sư Ngô Đức Thịnh, tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ - Tứ phủ là sự phát triển về sau của tục thờ Nữ thần, Mẫu thần, có thêm ảnh hưởng của Đạo giáo Trung Hoa. Sau khi hình thành rồi thì tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ - Tứ Phủ lại tác động ảnh hưởng theo xu hướng Tam Phủ-Tứ Phủ hóa tín ngưỡng thờ Mẫu Thần, Nữ Thần. Sự xuất hiện của Thánh Mẫu Liễu Hạnh vào cuối nhà Lê, giai đoạn mà Phật giáo được đẩy mạnh đi vào dân gian, cũng là lúc vị trí Phật giáo tại cung đình bị giảm sút hơn so với thời kỳ trước. Chuyện kể rằng vào đầu thời Lê, Vua Trời có một cô công chúa đặt tên là Liễu Hạnh, xinh đẹp có tài năng, nhưng tính tình ương bướng, cô thường không chịu theo khuân phép hoàng gia, đến nỗi làm cho Thượng đế nổi giận đầy xuống trần gian trong thời hạn ba năm. Xuống cõi trần , Liễu Hạnh biến thành một cô gái đẹp mở quán bán hàng ở vùng Đèo Ngang. Hàng của cô rất đông người qua lại. Cô buôn bán thành thạo, niềm nở với mọi người và vẫn giữ tính tình phóng khoáng thường hay trêu trọc bọn quan khách. Thấy người đẹp có vẻ lả lơi nhiều anh chàng giở thói bờm xơm những 45
  51. kẻ đó vừa rời khỏi quán hàng thì hoặc phát điên hoặc lăn ra chết. Hoàng tử vua Lê nghe tiếng nàng, đã giấu vua và Hoàng hậu cải trang vào tìm người đẹp. Liễu Hạnh đã biết trước liền dùng phép để cho hoàng tử một bài học. Từ đó Hoàng Tử trở thành điên dại, các thầy thuốc đành chịu bó tay. Vua phải mời 8 vị đạo sĩ ( Bát Vị Kim Cương ) làm phép mới chữa khỏi bệnh cho con trai được. Thấy Liễu Hạnh lộng hành như vậy, vua sai quan quân và cả bọn pháp sư cùng mấy vị Kim Cương đến hỏi tội. Tám Vị Kim Cương đều thua dưới tay Liễu Hạnh, thì họ đi nài nỉ Phật bà mượn được một cái túi, và trở lại giao chiến. Lần này Liễu Hạnh bị thua rơi gọn vào túi Phật bà. Vua sai đưa nàng về kinh tra xét. Nàng trả lời rất đường hoàng cứng cỏi. Nàng chỉ trừng trị những kẻ nào xấu và luôn hàm ơn cho người chịu khổ chịu nạn thì làm gì nên tội? Vua đuối lý phải tha. Cũng đúng lúc này, thời hạn dưới trần của nàng đã hết. Nàng trở về trời, để lại một đứa con trai mỗi bàn tay có 6 ngón , gửi lại cho nhà sư dưới chân núi Hồng Lĩnh (Nghệ An) nuôi hộ. Ở trên Trời, nhưng lòng người chưa nguôi. Liễu Hạnh lại xin Thượng Đế cho xuống cõi nhân gian. Nàng về đến Ba Dội, vẫn hóa thành cô gái lập quán bán hàng giao du với các danh sĩ. Liễu Hạnh lại sinh đứa con thứ 2, gửi nhờ ni cô chùa Bà Đỏ nuôi. Còn mình vân du nơi này nơi khác. Nàng thường giúp kẻ khó, nên được nhiều nơi thờ phụng, xem như một bà Thánh Mẫu. Khi Bà Liễu Hạnh tung hoành ở núi sông, vua quan bị thất bại nhiều lần, phải tìm vào lăng Từ Minh (nơi thờ các Thánh Nội, Đạo Tràng) nhờ ba ông cứu viện. Mấy vị Thánh đã giúp vua Lê Chúa Trịnh lập mẹo đánh thắng bà Liễu Hạnh. Sau những ngày đại chiến kinh hoàng khủng khiếp ở Núi Sòng. Tiền quân Thánh đã bắt được Bà Liễu Hạnh. Nhưng cả Vua và Thánh Nội Đạo cũng không sử phạt được. Đức phật hiện ra giải cứu cho công chúa Liễu Hạnh con Vua Ngọc Hoàng. Bà Liễu Hạnh được phong thân tên Mã Vàng Công Chúa rồi Chế Thắng Đại Vương. Những Đền Thờ Chúa Liễu Hạnh được xây dựng lại. 46
  52. Theo Thần tích, thánh Mẫu Liễu Hạnh trong lần giáng sinh thứ ba đã quy y Tam bảo, sự kiện này được xem là điểm mốc mở đường cho sự hội nhập giữa tín ngưỡng thờ Mẫu dân gian và Phật giáo. Các điện mẫu nhờ thế đã đi vào chùa của Phật giáo và đồng thời Phật giáo cũng đã thấm sâu vào trong các đình thờ Mẫu. Sự hội dung này tạo ra một dạng phổ biến trong cách bố trí của gian thờ Tổ và thờ Mẫu Tam phủ - Tứ phủ. Trong các lễ hội thờ Mẫu Tam Phủ - Tứ Phủ nhất là lễ hội Phủ Dầy (Nam Định) bên cạnh những nghi lễ thờ phụng với mẫu Liễu còn có các cuộc rước thỉnh kinh gắn với Phật giáo như mùng 5 tháng 3 âm lịch có lễ rước Mẫu từ phủ Vân Cát sang chùa Dần, mùng 6 tháng 3 âm lịch có lễ rước từ Phủ Tiên Hương đến chùa Gôi và ngược lại. Trên thực tế tín ngưỡng thờ Mẫu mặc dù phát triển nhanh chóng, có khi mang dáng vẻ chính thống. Nhưng thật ra, nó chỉ là kết quả lựa chọn vừa phải của dân gian, dân gian tiếp thu Nho - Phật - Đạo nhưng lấy tín ngưỡng thờ Mẫu, thờ Thành hoàng làng làm gốc. Chính vì thế tín ngưỡng thờ Mẫu vừa dễ đứng vững để rồi biến đổi hoàn thiện để dần phổ biến phù hợp với tâm thức dân gian. Tín ngưỡng thờ Mẫu với nội dung cầu sinh lực vũ trụ, nảy nở và sinh sôi người an vật thịnh và đưa thêm vào đó đạo Thánh hiền chọn lấy cái trung dung của Khổng Tử để phát triển lý thuyết “giải thoát” của Phật Tổ Như Lai cứu chúng sinh ra khỏi vòng nghiệp chướng. Dạy con người phải chăm sóc, yêu thương san sẻ đùm bọc lẫn nhau, không tranh đua giành giật mà lo trị bệnh cứu người. Người dân Đồng bằng Bắc Bộ coi đó là một đạo lý mới từ đó hy vọng có thể xóa bỏ bệnh tật áp bức bất công giữa con người trong xã hội, tất cả đề cao tình yêu thương như con một mẹ, đó là chân lý của dân tộc ta: “Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”. Cùng với việc phát triển và củng cố tín ngưỡng thờ Mẫu, tín ngưỡng thờ Mẫu đã có sự hội nhập với đạo Phật để cùng nằm trong không gian thờ cúng của ngôi chùa. Truyền thống văn hóa cổ lâu đời ở Bắc Bộ đã được lưu 47
  53. truyền lại trong Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sỹ Liên, Việt Nam Thục Lục đã mô tả sự ra đời của các Hoàng đế của người Việt bắt nguồn từ mẹ Âu Cơ, mẹ Mặt Trời qua đó cho thấy trong tâm thức người Việt dòng dõi tâm linh luôn là điểm đáng tự hào. Suốt hàng ngàn năm, các Mẹ giữ vai trò là sợi dây liên kết toàn dân, làng xóm được gắn kết thắt chặt lại dưới uy lực của Thành hoàng làng. Ở dưới thời Lý - Trần, Phật giáo giữ vị trí chủ lực và phát triển thịnh vượng trong đời sống xã hội, tín ngưỡng thờ Mẫu dường như chỉ phát triển thầm lặng trong dân gian và cũng chưa trở thành hệ thống thì đến cuối thời Trần vào đầu thời Lê khi Phật giáo bắt đầu nhường chỗ cho Nho giáo thì đồng thời đó cũng là sự trỗi dậy của phong trào Tam giáo đồng nguyên. Lúc này, đến thời Trần, Mẫu có khi bị gọi là tà thần, dâm thần. Sang đến thời Lê, thì các Mẫu đã được phong thần, có nhiều Mẫu được phong Thượng đẳng thần, kèm theo đó là các danh hiệu. Có nhiều triều đại đã sắc phong Mẫu Liễu Hạnh thành Tứ Bất Tử trong đời sống tâm linh Việt Nam. Việc sắc phong này là hoàn toàn đúng, bởi các Mẫu trong tâm thức dân gian đều là tự sinh, tự dưỡng, vừa dương, vừa âm, vừa nam, vừa nữ vì các bà là Mẹ khởi thủy sinh ra muôn loài. Giáo lý Sắc - Không cũng chỉ ra rằng Sắc là danh từ chỉ sự vật hiện tượng ở trạng thái có hình tướng trong không gian mà con người nhận biết được vậy là có, Không là chỉ trạng thái sự vật ở hiện tương không có hình tướng mà con người không nhận biết được. Như vậy, trong giáo lý của nhà Phật cũng đồng nghĩa với quan điểm của tín ngưỡng thờ Mẫu trong vấn đề hài hòa âm dương vũ trụ nghĩa là trong âm có dương và ngược lại, trong cái có có cái không. Đây cũng là cơ sở cho việc hội nhập của đạo Phật trong tín ngưỡng thờ Mẫu trong đời sống tâm linh của người Việt ở Đồng bằng Bắc Bộ. Như vậy đối với cư dân nông nghiệp Bắc Bộ, Quá trình dân gian hóa đạo Phật được biểu lộ song song với quá trình hoàn thiện hóa tín ngưỡng thờ Mẫu từ tầng lớp Nữ thần lên tầng lớp Mẫu thần đó là một quá trình diễn ra 48
  54. phức tạp lâu dài cóc khi trành giành ảnh hưởng lẫn nhau nhưng xu hướng chung vẫn là sự dung hợp và hòa quyện để tồn tại lên sắc thái độc đáo cho dân tộc Việt Nam. 2.3 Mối quan hệ giữa tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ với quá trình phát triển của Phật giáo 2.3.1 Mối quan hệ giữa tín ngưỡng thờ Mẫu với quá trình phát triển của Phật giáo Việt Nam thể hiện qua không gian thờ cúng. Hàng trăm năm nay, tục thờ Mẫu đã lan nhanh sắp vùng châu thổ Bắc Bộ. Bên cạnh những đền thờ các Thánh Mẫu, Chầu Bà, Đức Ông, các Cô, Cậu vẫn song song tồn tại trong không gian ngôi chùa, cùng với Tam Tòa Tam bảo của điện thờ Phật. Như vậy ngôi chùa ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ có không gian theo kiểu “tiền Phật hậu Thánh”. Thờ Mẫu là một loại hình tín ngưỡng dân gian phản ánh rõ nét tâm hồn người Việt ở Bắc Bộ và một sức sống mãnh liệt, dẻo dai, uyển chuyển, phù hợp với hoàn cảnh lịch sử. Theo quan niệm dân gian một Mẫu đầy sức mạnh siêu nhiên quyền năng vô hạn đã hóa thân phân thân thành các vị thần linh tối thượng tỏa khắp không gian ngôi chùa như Phật Quan Âm Bồ tát với khuôn mặt của Nữ Thần. Đó là đức Phật Bà Quan Âm “Thiên Thủ Thiên Nhãn” (nghìn tay, nghìn mắt) và một số vị thần Nữ khác cũng tham gia vào việc cai quản các chùa được thờ phụng phổ biến trong nhiều ngôi chùa ở Bắc bộ như chùa Bút Tháp (Bắc Ninh), chùa Mía (Sơn Tây), chùa Nành (Hà Nội) Một trong những nét tương hợp với giữa đạo Phật và Đạo Mẫu được thể hiện qua không gian ngôi chùa là cả 2 đều là sự kết hợp giữa dân gian bản địa là cả hai cùng thờ Mẹ, thờ Nữ Thần với tục thờ Tứ Pháp để tạo ra Phật Mẫu (Phật Mẫu Man Nương), Phật Tứ Pháp hay Phật Bà Quan Âm được thờ phụng ở nhiều chùa khắp đồng bằng Bắc Bộ. Theo sách Phật thì Quan Âm là một vị Bồ Tát nam giới nhưng khi Phật giáo du nhập vào Việt Nam, Trung Quốc thì dung hợp với tín ngưỡng dân gian bản địa của cư dân nông nghiệp là luôn đề cao Mẹ Đất – Nước với các yếu tố âm nên khi Quan Âm khi vào Việt 49
  55. Nam đã chuyển thành nữ thánh Phật Bà Quan Âm. Trong không gian bài trí của các chùa ở Bắc Bộ, tay và mắt của Phật bà thường được biểu trưng bằng những con số ước lệ, có thể là 8, 10, 12, 14 hoặc 36, 38, 40, tay lớn và nhiều tay nhỏ khác mọc cân xứng ra ở hai bên sườn. Mối quan hệ giữa đạo Phật và tín ngưỡng thờ Mẫu còn được xem xét thờ Mẫu từ góc độ không gian bài trí trong việc thờ Phật và điện thờ Mẫu sắp làng quê Bắc Bộ. Ngoài không gian thờ cúng là chính điện thờ Phật thì các ngồi chùa ở Đồng bằng Bắc Bộ còn có điện thờ Mẫu và nhà thờ Tổ Trong điện thờ Phật có tòa Tam Bảo, Tam Tôn Di Lặc, thì ở điện Mẫu có Tam Tòa Thánh Mẫu, Tam Phủ - Tứ Phủ, Tam vị Đức Vua Cha, Theo quan niệm dân gian con số 3 là con số vừa để biến đổi, vừa để cân bằng thường được viện vào nhiều vấn đề cuộc sống, số 3 là số lẻ, vì lẻ thì chuyển động và biến đổi không ngừng để phát triển. Vì vậy con số 3 được dùng nhiều trong không gian bài trí, sắp đặt tượng thờ ở điện Phật và điện Mẫu. Trong suốt quá trình đạo Phật dung hợp với tín ngưỡng thờ Mẫu đã có mỗi quan hệ tương giao, dung hòa, nương tựa bổ sung cho nhau để cùng tồng tại và phát triển trở thành phổ biến rộng khắp trong đời sống tâm linh của người dân Đồng bằng Bắc Bộ. Mối quan hệ giữa tín ngưỡng thờ Mẫu với Phật giáo được thể hiện trong không gian ngôi chùa là rất đa dạng phong phú, đã có sự tích hợp lẫn nhau để hình thành nên quần thể không gian thờ cúng đa màu sắc. Là nơi lưu trữ sinh hoạt văn hóa của cả động đồng cư dân Đồng bằng Bắc Bộ. Điều này được thể hiện ở quần thể di tích đền, chùa, phủ ở Phủ Dầy (Nam Định). Trong không gian thờ cúng ở đây có thể thấy sự tồn tại của nhiều loại hình di tích tôn giáo có mối liên hệ chặt chẽ với nhau như chùa thờ Phật, đình thờ Thành Hoàng Làng, đền thờ Vua, phủ thờ Mẫu Sự song song tồn tại của các lọai hình di tích này trong không gian thờ cúng tâm linh của người Việt ở Bắc bộ phản ánh sự hỗn dung tôn giáo trong một làng quê, điều này cũng đã chứng tỏ Phủ Dầy có đặc điểm tín ngưỡng chung với phần lớn 50
  56. các làng của người Việt ở Đồng bằng Bắc Bộ và có nhưng hệ thống tín ngưỡng riêng. Hệ thống di tích thờ Mẫu trong không gian thờ cúng của Phủ Dầy (Nam Định) có chùa thờ Phật cũng như mọi làng quê Việt Nam, các làng ở xã Kim Thái đều có chùa. Trong đó, có thể kể đến 3 ngôi chùa gắn với ba làng: Chùa Báng ở làng Báng, chùa Tiên Hương ở làng Tiên Hương, chùa Long Vân ở làng Vân Cát. Chùa thờ Phật chùa nào cũng có ban thờ Tam Bảo, tượng Phật Bà Quan Âm, tượng Đức Thánh Hiền, ban thờ Tổ Trong cá ngôi chùa này thì các chùa đều có ban thờ Mẫu, ban thờ Mẫu của chùa Bạc (làng Bạc) nằm trong gian phía ngoài của chùa cùng với ban thờ Tổ và thờ Vong. Ban thờ Mẫu của chùa Tiên Hương lại nằm ở vị trí sau nhất của chùa, phía sau là tòa Tam Bảo. Ngoài ra, trong không gian thờ cúng của xã Kim Thái còn có cả đền thờ Vua Lý Nam Đế và đền thờ các vị thần tự nhiên. Trung tâm của không gian thờ cúng Phủ Dầy là những di tích thờ Mẫu Liễu Hạnh đó là phủ Tiên Hương, phủ Vân Các và Lăng Mẫu. Phủ Tiên Hương (Phủ Chính) bao gồm các cung Đệ Tứ, cung Đệ Nhị, Đệ Tam và Đệ Nhất. Các cung này tách biệt hẳn với bên ngoài bởi một hệ thống cửa ngăn với cung Đệ Nhị tạo nên không gian linh thiêng. Cung là nơi thờ Tam Tòa Thánh Mẫu và Tổ Phụ Tổ Mẫu. Năm pho tượng trong 5 án nhỏ đặt trong một phản to. Mẫu đệ nhất đặt ở giữa mặc áo đỏ đồng nhất với Mẫu Liễu Hạnh. Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn áo xanh và mẫu Đệ Tam Thờ Phủ đặt ở hai bên. Tiếp đến, Phủ Vân Cát và Lăng Mẫu Liễu Hạnh cũng là các di tích quan trong trong tâm thức dân gian người Việt ở Đồng bằng Bắc Bộ. Sự hòa lẫn giữa không gian thờ cúng của chùa với không gian thờ cúng của điện, Phủ Mẫu ở Đồng bằng Bắc Bộ là một xu thế được chấp nhận không chỉ trong tâm thức người dân Phủ Dầy mà ngay cả các phủ khác ở nhiều địa phương ở Đồng bằng Bắc Bộ cũng chấp nhận điều này. Có thể kể đến phủ Tây Hồ (Hà Nội) trong không gian thờ cúng bên cạnh các án cung thờ Mẫu, động Sơn Trang, miếu Cô, miếu Cậu, thờ tất cả 51