Khóa luận Nghiên cứu về Quyền tác giả trong hệ thống Luật Sở hữu trí tuệ

pdf 64 trang thiennha21 15/04/2022 6370
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu về Quyền tác giả trong hệ thống Luật Sở hữu trí tuệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_ve_quyen_tac_gia_trong_he_thong_luat_so.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu về Quyền tác giả trong hệ thống Luật Sở hữu trí tuệ

  1. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang MỤC LỤC Lời nói đầu 1 Nội dung 3 Chƣơng 1: Giới thiệu về Sở hữu trí tuệ 3 1.1. Khái niệm về Sở hữu trí tuệ 3 1.2. Phân loại Sở hữu trí tuệ 4 1.2.1. Quyền tác giả 5 1.2.2. Quyền Sở hữu Công nghiệp 5 1.2.3. Quyền đối với giống cây trồng 6 1.3. Quá trình hình thành và phát triển Luật Sở hữu trí tuệ trên thế giới và tại Việt Nam 6 1.3.1. Quá trình hình thành và phát triển Luật Sở hữu trí tuệ trên thế giới 6 1.3.2. Quá trình hình thành và phát triển Luật Sở hữu trí tuệ tại Việt Nam 8 Chƣơng 2: Quyền tác giả 15 2.1. Khái niệm và đặc điểm quyền tác giả 15 2.1.1. Khái niệm 15 2.1.2. Đặc điểm quyền tác giả 15 2.2. Đối tượng, chủ thể, nội dung quyền tác giả 16 2.2.1. Đối tượng quyền tác giả 16 2.2.2. Chủ thể quyền tác giả 19 Lớp K51 TT-TV 1 Trường ĐH KHXH&NV
  2. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang 2.2.3. Nội dung quyền tác giả 21 2.2.4. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả 24 2.2.5. Thừa kế quyền tác giả 25 2.3. Hành vi xâm phạm quyền tác giả và ngoại lệ 25 2.3.1. Hành vi xâm phạm 25 2.3.2. Các hành vi sử dụng không được coi là xâm phạm 28 2.4. Quyền liên quan 30 2.5. Quyền tác giả trong môi trường Internet 31 Chƣơng 3: Quyền tác giả trong hoạt động thông tin thƣ viện 36 3.1. Tác phẩm thuộc phạm vi sử dụng công cộng 38 3.2. Tác phẩm thuộc phạm vi sử dụng bình đẳng 39 3.3. Thư viện và một số đặc quyền của Quyền tác giả 43 3.4. Quyền tác giả với việc thiết kế trang web Thư viện 48 Chƣơng 4: Việc thực thi Quyền tác giả hiện nay và một số nhận xét, đánh giá 50 Kết luận 60 Tài liệu tham khảo LỜI NÓI ĐẦU Lý do chọn đề tài: Ngày nay, với sự bùng nổ thông tin và các phương tiện lưu trữ cũng như truyền tải, con người ngày càng có điều kiện thuận lợi để tiếp cận đến thông tin một cách nhanh chóng và dễ dàng. Đây là tiền đề quan trọng thúc đẩy sự phát Lớp K51 TT-TV 2 Trường ĐH KHXH&NV
  3. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang triển kinh tế - văn hóa – xã hội của mỗi quốc gia. Nhưng sự phát triển này cũng làm nảy sinh một số tranh chấp về sở hữu trí tuệ mà các quốc gia cũng đang hết sức quan tâm. Sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả nói riêng đang trở thành vấn đề gắn với rất nhiều hoạt động của xã hội, trong đó có hoạt động thông tin – thư viện. Đặc biệt trong kỷ nguyên số và sự phát triển của các hình thức thư viện hiện đại, vấn đề sở hữu trí tuệ lại càng cần được quan tâm hơn bao giờ hết. Nhận thấy đây là một đề tài còn tương đối mới mẻ và chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ nên em đã chọn đề tài: “Nghiên cứu về Quyền tác giả trong hệ thống Luật Sở hữu trí tuệ” làm đề tài Khóa luận tốt nghiệp của mình. Mục đích nghiên cứu: Với đề tài này, em mong muốn tìm hiểu một cách khái quát nhất về hệ thống Luật SHTT và đặc biệt là khía cạnh về Quyền tác giả; đưa ra một số vấn đề liên quan của Quyền tác giả đến các thông tin trên Internet ngày nay. Bên cạnh đó, Khóa luận đã tìm hiểu về mối quan hệ của Quyền tác giả trong hoạt động Thông tin – Thư viện. Trong chương trình học tập tại trường, em đã có cơ hội được tìm hiểu một khía cạnh của SHTT, đó là Sở hữu Công nghiệp. Đề tài này đã giúp em có được những kiến thức mới về quyền tác giả, bổ sung hiểu biết về Luật SHTT trên thế giới và tại Việt Nam hiện nay. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Khóa luận tập trung tìm hiểu về các khía cạnh cơ bản của Quyền tác giả theo một số hệ thống luật trên thế giới và tại Việt Nam như: đối tượng, chủ thể, nội dung và các hành vi xâm phạm Quyền tác giả; bám sát vào các quy định tại Luật SHTT của Việt Nam năm 2005, có sửa đổi bổ sung. Phương pháp nghiên cứu: Lớp K51 TT-TV 3 Trường ĐH KHXH&NV
  4. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang Trong quá trình thực hiện Khóa luận này, em đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như sau: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu. - Phương pháp phân tích, tổng hợp thông tin. Bố cục của Khóa luận: Ngoài phần Lời nói đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Khóa luận gồm các chương như sau: Chƣơng 1: Giới thiệu về Sở hữu trí tuệ. Chƣơng 2: Quyền tác giả. Chƣơng 3: Quyền tác giả trong hoạt động Thông tin – Thƣ viện. Chƣơng 4: Việc thực thi Quyền tác giả hiện nay và một số nhận xét, đánh giá. PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ 1.1. Khái niệm về Sở hữu trí tuệ: Lớp K51 TT-TV 4 Trường ĐH KHXH&NV
  5. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang Xét về góc độ lịch sử, SHTT không phải là khái niệm mới và tĩnh. Mặc dù không có định nghĩa chính thống và trực tiếp về SHTT, ta có thể định nghĩa quyền sở hữu trí tuệ là tập hợp các quyền đối với tài sản vô hình là thành quả lao động sáng tạo hay uy tín kinh doanh của các chủ thể, được pháp luật quy định bảo hộ. Quyền SHTT so với quyền sở hữu đối với các tài sản hữu hình khác có những yếu tố khác biệt cơ bản: Thứ nhất, sự khác biệt về chủ thể. Chủ thể quyền sở hữu tài sản là các cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, Nhà nước và các chủ thể khác có quyền sở hữu tài sản mà phần lớn không phụ thuộc vào việc tài sản đó có đăng ký quyền sở hữu hay không. Chủ thể của quyền SHTT là những người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm, công trình và được thừa nhận là tác giả, đối với chủ sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp là người được cấp văn bằng bảo hộ. Như vậy, chủ sở hữu các đối tượng thuộc quyền SHTT không thể là bất kì ai mà phải là người thỏa mãn các quy định của hệ thống pháp luật về SHTT. Thứ hai, sự khác biệt về khách thể. Khách thể của quyền sở hữu tài sản là vật chất hữu hình và các quyền tài sản luôn luôn xác định được bằng số lượng vật chất cụ thể. Nhưng khách thể của quyền SHTT là những sản phẩm vô hình, chúng chỉ được vật chất hóa khi con người áp dụng vào sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ. Tuy nhiên, sản phẩm trí tuệ cũng là một dạng của tài sản và cũng thuộc phạm vi quy định tại Điều 172 Bộ Luật Dân sự. Theo tính chất và đặc điểm của các sản phẩm trí tuệ thì các sản phẩm trí tuệ được pháp luật bảo hộ thuộc về tài sản vì chúng thuộc về các quyền tài sản của chủ văn bằng bảo hộ. Thứ ba, sự khác biệt về thời hạn. Đối với quyền sở hữu tài sản ngoài các đối tượng SHTT, pháp luật bảo hộ vô thời hạn và chỉ khi có các căn cứ làm chấm dứt quyền sở hữu tài sản thì quyền sở hữu của một chủ thể đối với tài sản mới Lớp K51 TT-TV 5 Trường ĐH KHXH&NV
  6. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang chấm dứt. Trong các giao dịch chuyển giao vật và quyền sở hữu đối với vật thì quyền sở hữu tài sản lại được xác lập ở một chủ thể được chuyển giao, trừ trường hợp tài sản là vật bị tiêu hủy. Đối với quyền SHTT, pháp luật chỉ bảo hộ trong một thời hạn nhất định mà không bảo hộ quyền đó vĩnh viễn. Thứ tư, nội dung quyền SHTT và quyền sở hữu các tài sản khác cũng bao gồm ba quyền năng gồm: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt. Tuy nhiên, chủ sở hữu tài sản là vật chất thì khi thực hiện các quyền năng trên không giống như chủ văn bằng bảo hộ thực hiện các quyền năng của mình đối với các sản phẩm trí tuệ. Các căn cứ xác lập quyền sở hữu tài sản không thuộc đối tượng SHTT cũng có sự khác biệt so với căn cứ xác lập quyền sở hữu đối với các sản phẩm thuộc quyền SHTT. Ngoài ra, một yếu tố khác biệt rất đặc thù giữa quyền sở hữu tài sản và quyền SHTT là tài sản thuộc SHTT là tài sản vô hình. Do vậy, nguy cơ bị xâm phạm là rất lớn và việc xác định thiệt hại cũng rất phức tạp. Quyền SHTT luôn bị đe dọa xâm phạm, có nguy cơ bị xâm phạm rất lớn và thường tập trung vào mặt hàng thương mại của các sản phẩm SHTT. Những hành vi xâm phạm đến quyền SHTT thường diễn ra, đặc biệt đối với nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp, các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học. 1.2. Phân loại Sở hữu trí tuệ: Ở các nước, khái niệm bản quyền (copyright) hay sáng chế (patent) xuất hiện từ thế kỷ 17 và thế kỷ 18. Danh từ “Sở hữu trí tuệ” xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1952 bởi giáo sư A. Bogsch, Giám đốc Văn phòng Quốc tế về Quản lý Sáng chế (BIRPI) đưa ra. Luật Việt Nam cũng như luật của các nước khác trên thế giới không có định nghĩa trực tiếp về SHTT, mà chỉ có định nghĩa gián tiếp thông qua phân loại SHTT thành Quyền tác giả, Quyền Sở hữu Công nghiệp và Quyền đối với giống cây trồng. Lớp K51 TT-TV 6 Trường ĐH KHXH&NV
  7. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang 1.2.1. Quyền tác giả: Quyền tác giả bảo hộ quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học, khoa học, nghệ thuật. Quyền tác giả còn được gọi là tác quyền hay bản quyền. Đối với quyền tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả được độc quyền sử dụng và khai thác tác phẩm. Mọi hành vi sao chép, trích dịch, công bố phổ biến nhằm mục đích kinh doanh mà không có sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả đều bị coi là xâm phạm quyền tác giả. Sao băng đĩa lậu, sao chép phần mềm vi tính, in lậu sách giáo khoa bán ra thị trường, v.v. cũng là hành vi xâm phạm quyền tác giả. Trong một số trường hợp, pháp luật cho phép chúng ta sao chép, trích đoạn một phần của tác phẩm. Những trường hợp này được gọi là sử dụng hạn chế. 1.2.2. Quyền Sở hữu Công nghiệp: Quyền Sở hữu Công nghiệp bao gồm quyền đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý (bao gồm cả tên gọi xuất xứ hàng hóa), tên thương mại, bí mật kinh doanh, quyền chống hành vi cạnh tranh không lành mạnh và các quyền Sở hữu Công nghiệp khác do pháp luật quy định. Quyền Sở hữu Công nghiệp bảo hộ quyền sử dụng độc quyền vì mục đích kinh tế và quyền định đoạt của các chủ sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp. Luật về Sở hữu công nghiệp bảo hộ nội dung ý tưởng sáng tạo và uy tín kinh doanh. Sở hữu Công nghiệp không phải là một loại sở hữu có liên quan đến tài sản hữu hình dùng trong công nghiệp mà là sở hữu đối với tài sản vô hình. Điều mà pháp luật hướng tới bảo vệ (khách thể) trong quan hệ pháp luật dân sự về sở hữu công nghiệp không phải là kiểu dáng một chiếc xe hay một dấu hiệu gắn trên hàng hóa, mà là những đối tượng vô hình đứng đằng sau kiểu dáng hay Lớp K51 TT-TV 7 Trường ĐH KHXH&NV
  8. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang nhãn hiệu, là thành quả lao động sáng tạo hay uy tín kinh doanh của chủ sở hữu đối tượng đó. 1.2.3. Quyền đối với giống cây trồng Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo, phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu. Điều mà pháp luật hướng tới bảo vệ đối với giống cây trồng chính là tính mới, tính ổn định, đồng nhất và khả năng phân biệt với các giống cây trồng khác. Quyền đối với giống cây trồng được xác lập trên cơ sở quyết định của Bằng bảo hộ giống cây trồng của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật SHTT. Trên đây là 3 thành phần của SHTT. Nội dung của Khóa luận này sẽ tập trung nghiên cứu về Quyền tác giả. Những tìm hiểu chi tiết hơn về nội dung này sẽ được đề cập ở những phần sau của Khóa luận. 1.3. Quá trình hình thành và phát triển Luật Sở hữu trí tuệ trên thế giới và tại Việt Nam 1.3.1. Quá trình hình thành và phát triển Luật Sở hữu trí tuệ trên thế giới. Hệ thống pháp luật về SHTT của các nước trên thế giới được hình thành vào các thời điểm khác nhau. Ở một số nước, pháp luật về SHTT được hình thành rất sớm. Ở một số nước khác, nó lại được hình thành muộn hơn nhưng nhìn chung pháp luật về quyền SHTT dù của nước này hay nước khác thì đều phải thường xuyên được bổ sung để ngày một hoàn thiện hơn. Hiệu lực pháp luật của các văn bản pháp luật thuộc lĩnh vực SHTT từng bước được nâng cao nhằm thỏa mãn yêu cầu xây dựng và phát triển của mỗi quốc gia trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Bên cạnh pháp luật riêng biệt của mỗi quốc gia quy Lớp K51 TT-TV 8 Trường ĐH KHXH&NV
  9. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang định về quyền SHTT còn có hệ thống các điều ước quốc tế về lĩnh vực SHTT được hình thành. Đó là những quy định ngoại lệ đối với những quyền được công nhận lẫn nhau trong các hiệp định giữa các nước về quyền SHTT. Vai trò của Nhà nước trong việc bảo hộ Quyền tác giả nói riêng, và Quyền SHTT nói chung là rất quan trọng. Thông qua việc bảo hộ quyền SHTT, Nhà nước khuyến khích mọi người không ngừng lao động sáng tạo, và tạo điều kiện để họ được hưởng thành quả lao động sáng tạo của mình. Nhờ có sự phong phú đa dạng về tác phẩm hay các sáng chế, kiểu dáng công nghiệp mà nền văn hóa, khoa học, nghệ thuật của một quốc gia mới phát triển. Các quốc gia bảo vệ quyền SHTT mạnh mẽ nhất (Hoa Kỳ, Nhật Bản, Tây Âu) là các quốc gia có nền văn hóa, khoa học, nghệ thuật phát triển mạnh nhất. Quyền tác giả trên thế giới phát sinh cùng với sự phát triển của công nghệ in ấn. Trước khi công nghệ in ấn ra đời, các quyển sách thường được chép tay. Vì thế, khả năng người khác sao chép tác phẩm gốc không nhiều. Khi công nghệ in ấn ra đời, một quyển sách có thể được nhân thành nhiều bản. Tác giả không thể kiểm soát, quản lý được bao nhiêu người đang đọc quyển sách của mình, và trong số đó bao nhiêu người đã bỏ tiền ra mua sách do mình in, còn lại bao nhiêu người đã mua sách từ những nhà in lậu. Chính vì vậy mà các tác giả và các nhà in đã kiến nghị Nhà nước của mình bảo hộ quyền được in ấn và quản lý việc xuất bản, in ấn. Nước đầu tiên ban hành luật về Quyền tác giả là Anh, nơi khởi đầu cuộc cách mạng công nghiệp (theo luật của Nữ Hoàng Anne năm 1709). Sau đó đến Hoa Kỳ (1790), Pháp (1791), v.v. Như vậy, quyền tác giả phát sinh tại những nước theo hệ thống luật Anh-Mỹ trước, rồi mới đến các nước theo hệ thống luật lục địa. Mối quan tâm ban đầu của quyền tác giả là việc nhân bản, sao chép các tác phẩm. Chính vì thế mà ở các nước theo luật Anh-Mỹ, luật về quyền tác giả Lớp K51 TT-TV 9 Trường ĐH KHXH&NV
  10. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang được gọi là luật về sao chép (copyright, hay bản quyền). Tại các nước theo luật lục địa, luật về quyền tác giả từ khi hình thành đã nhắm đến các giá trị nhân thân của tác giả, chính vì thế mà ở các nước này đã sử dụng danh từ “quyền tác giả” (theo tiếng Pháp là droit d’auteur). Kể từ khi luật về quyền tác giả ra đời, các loại hình tác phẩm được bảo hộ dưới dạng quyền tác giả ngày một tăng, cùng với sự phát triển của các phương tiện lưu trữ, truyền thông. Ban đầu là các tác phẩm viết, tác phẩm sân khấu, rồi đến tác phẩm điện ảnh, video, chương trình máy tính và gần đây là các phương tiện truyền thông đa phương diện (multimedia) và Internet. Điều đó có nghĩa là các loại hình tác phẩm được bảo hộ dưới dạng quyền tác giả sẽ còn tiếp tục được gia tăng trong tương lai. Luật về Sở hữu Công nghiệp lần đầu tiên xuất hiện trên thế giới năm 1640 tại Anh (Đạo luật Elizabeth I về sáng chế). Nhãn hiệu hàng hóa đầu tiên trên thế giới cũng được cấp tại Anh. Các luật này chủ yếu nhằm vào việc bảo hộ việc khai thác các lợi ích kinh tế của thành quả sáng tạo mang lại. Các công ty nắm bằng độc quyền sáng chế mau chóng trở thành các đại công ty, là cơ hội phát triển mau chóng của những người đi tiên phong và luôn năng động, sáng tạo. 1.3.2. Quá trình hình thành và phát triển Luật Sở hữu trí tuệ tại Việt Nam Có thể nói, quá trình phát triển các quy định về quyền SHTT tại Việt Nam được chia thành 3 giai đoạn: Giai đoạn trước khi ra đời Bộ Luật Dân sự 1995: Xuất phát điểm của Việt Nam là một nước nghèo và chậm phát triển do trải qua nhiều cuộc chiến tranh. Vì vậy, luật về SHTT của chúng ta ra đời muộn hơn ở những nước khác. Mãi đến năm 1957, miền Nam mới ban hành Luật Thương hiệu và năm 1958, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới ban hành “Thể lệ về thương phẩm Lớp K51 TT-TV 10 Trường ĐH KHXH&NV
  11. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang và thương hiệu”. Tuy nhiên, giá trị thực tiễn của các văn bản này chưa cao. Năm 1976, Việt Nam đã tham gia Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO). Ngày 14 tháng 12 năm 1982, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định 197/HĐBT ban hành “Điều lệ về Nhãn hiệu hàng hóa”. Đây là văn bản đầu tiên chính thức nhắc đến vấn đề bảo hộ độc quyền trong sở hữu công nghiệp. Tuy vậy, luật về SHTT chỉ thực sự phát huy tác dụng kể từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI. Phương hướng của Đại hội Đảng đề ra đã được thể chế hóa tại Điều 60 của Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992: “Công dân có quyền nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, phát minh, sáng chế, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật và tham gia các hoạt động văn hóa khác. Nhà nước bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp”. Ngày 28/10/1995, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa IX đã thông qua Bộ Luật Dân sự nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, chính thức thiết lập chế độ pháp lý cao nhất cho việc xác lập, bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam. Luật về quyền tác giả Việt Nam được xây dựng từ những năm 1970 và kết quả đầu tiên là Nghị định 84/CP về quyền tác giả, ra đời năm 1989. Sau đó, với sự giúp đỡ của WIPO, chúng ta đã soạn thảo và ban hành Pháp lệnh bảo hộ quyền tác giả năm 1994, trong đó các điều luật đã được điều chỉnh sao cho phù hợp với các tiêu chuẩn của Công ước Berne, mặc dù Việt Nam vẫn chưa phải là thành viên của Công ước (cho đến tháng 10 năm 2004). Những điểm giống nhau giữa luật Việt Nam về quyền tác giả và nội dung của Công ước Berne bao gồm: khái niệm tác giả, nội dung quyền tác giả (quyền nhân thân và quyền tài sản), thời hạn bảo hộ quyền tác giả, tiêu chuẩn bảo hộ một tác phẩm dưới dạng quyền tác giả. Lớp K51 TT-TV 11 Trường ĐH KHXH&NV
  12. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang Giai đoạn từ khi Bộ Luật Dân sự 1995 ra đời đến khi ban hành Bộ Luật Dân sự 2005: Tuy ra đời sau các nước khác trong lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, pháp luật Việt Nam đã có những bước đi đáng khâm phục, nổi bật nhất là việc ban hành Bộ Luật Dân sự 1995 và Nghị định 12/1999/NĐ-CP ngày 8/3/1999 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp. Tháng 5 năm 2005, Bộ Luật Dân sự 1995 được sửa đổi bổ sung cơ bản (gọi tắt là Bộ Luật Dân sự 2005). Và Bộ Luật Dân sự 2005 chính thức thay thế Bộ Luật Dân sự 1995 từ ngày 01/01/2006, vì thế các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ Luật Dân sự 1995 chỉ còn phát huy tác dụng tạm thời trước khi được các văn bản hướng dẫn Luật SHTT 2005 thay thế. Trong Bộ Luật Dân sự 2005, các quy định về SHTT đã được đơn giản và thu hẹp nhiều. Chúng chỉ còn đóng vai trò hướng dẫn chung, cho thấy quyền SHTT về bản chất là một quyền dân sự, có những phương pháp điều chỉnh như phương pháp điều chỉnh của luật dân sự, song cũng có những tính chất riêng. Giai đoạn từ khi ra đời Luật SHTT năm 2005: Tại kỳ họp Quốc hội Khóa X, Kỳ họp thứ 10, vào ngày 29/11/2005, Luật Sở hữu trí tuệ (Luật SHTT – Luật số 50/2005/QH10) đã được Quốc hội ban hành với số phiếu gần như tuyệt đối (368/370), có hiệu lực từ ngày 01/07/2006. Như vậy, Luật SHTT đã trở thành một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật của Việt Nam. Luật SHTT đã tiếp thu được các giá trị của nhiều quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam về quyền SHTT, đã được thẩm định trong thực tiễn. Lợi ích của các chủ thể sáng tạo, khai thác sử dụng và công chúng hưởng thụ đã được điều chỉnh khá hài hòa. Các quy phạm pháp luật đã tương thích với hầu hết các điều ước quốc tế có liên quan, các hiệp định song phương đảm bảo thuận lợi cho việc hội nhập vào cộng đồng quốc tế. Lợi ích quốc gia thể hiện tại các điều luật đã được Ban soạn thảo, các cơ quan của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội quan tâm trong Lớp K51 TT-TV 12 Trường ĐH KHXH&NV
  13. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang suốt quá trình chuẩn bị, soạn thảo, và thông qua Luật SHTT. Như vậy, đây là lần đầu tiên Việt Nam có một đạo luật riêng về SHTT được ban hành ở cấp cao nhất. Trên đây là quá trình hình thành và phát triển Luật SHTT trên thế giới và tại Việt Nam. Song song với sự phát triển luật pháp tại mỗi quốc gia là các điều ước quốc tế. Một số các điều ước quốc tế phổ biến như: - Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật. - Công ước Quyền tác giả toàn cầu. - Công ước Geneve về bảo hộ nhà sản xuất bản ghi âm chống việc sao chép không được phép bản ghi âm của họ. - Công ước Brussels liên quan đến việc phân phối các tín hiệu mang chương trình truyền qua vệ tinh. - Công ước Rome về bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, tổ chức phát sóng. - Hiệp định TRIPS về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền SHTT. - Hiệp ước WCT của WIPO về bản quyền. - Hiệp ước WPPT của WIPO về trình diễn và ghi âm. Sau đây là ví dụ về một số quốc gia trên thế giới tham gia các điều ước quốc tế: Công ƣớc Công Công Công Thỏa Khu vực / Quyền ƣớc bảo ƣớc ƣớc thuận WCT WPPT Quốc gia tác giả hộ bản Berne Rome WTO toàn cầu ghi âm Lớp K51 TT-TV 13 Trường ĐH KHXH&NV
  14. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang Châu Á và Châu Đại Dƣơng Ấn Độ X X X X Australia X X X X X Hàn Quốc X X X X X Nhật Bản X X X X X X X Thái Lan X X Trung Quốc X X X X Châu Âu Anh X X X X X Đức X X X X X Hà Lan X X X X X Italia X X X X X Nga X X X X Pháp X X X X X Châu Mỹ Achentina X X X X X X X Lớp K51 TT-TV 14 Trường ĐH KHXH&NV
  15. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang Canada X X X X Cuba X X X Hoa Kỳ X X X X X X Paraguay X X X X X X X Venezuela X X X X X Châu Phi Ai Cập X X X Angiêri X X Côngô X X X Gana X X X Libi X Nam Phi X X Bảng thống kê năm 2004 về một số quốc gia tham gia điều ước quốc tế Chú thích: dấu X thể hiện quốc gia có tham gia điều ước. Bên cạnh các văn bản luật, dưới luật điều chỉnh các quan hệ liên quan đến quyền tác giả và quyền liên quan như Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Xuất bản , cùng với quá trình mở cửa và hội nhập, Việt Nam đã tham gia một số điều ước liên quan đến bảo hộ quyền tác giả như: Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học, nghệ thuật; Hiệp định TRIPs về những khía cạnh liên quan tới quyền sở hữu trí tuệ; Hiệp ước WIPO về quyền tác giả và về biểu diễn, Lớp K51 TT-TV 15 Trường ĐH KHXH&NV
  16. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang ghi âm Việt Nam cũng đã ký một số hiệp định song phương với một số quốc gia về bản quyền và các vấn đề liên quan tới quyền tác giả như: Hiệp định Việt Nam - Hoa Kỳ về thiết lập quan hệ quyền tác giả; Hiệp định Việt Nam - Thụy Sĩ về bảo hộ sở hữu trí tuệ và hợp tác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. CHƢƠNG 2: QUYỀN TÁC GIẢ 2.1. Khái niệm và đặc điểm quyền tác giả 2.1.1. Khái niệm Lớp K51 TT-TV 16 Trường ĐH KHXH&NV
  17. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang Hiểu một cách đơn giản, quyền tác giả cho phép tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả được độc quyền khai thác tác phẩm, chống lại việc sao chép bất hợp pháp. Quyền tác giả còn được gọi là tác quyền hay bản quyền. Về khái niệm pháp lý, quyền tác giả là tổng hợp các quy phạm quy định và bảo vệ quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học. Từ khái niệm quyền tác giả, các yếu tố cấu thành của quan hệ pháp luật dân sự quyền tác giả được thể hiện rõ. Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự này là tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả. Khách thể hay đối tượng của quan hệ pháp luật dân sự này là các tác phẩm văn học, khoa học, nghệ thuật. Nội dung của quan hệ pháp luật dân sự về quyền tác giả là các quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Quyền tác giả đã khuyến khích nhiều nhà văn, nghệ sỹ, nhà khoa học sáng tạo. Nói như vậy không có nghĩa là phải là một nhà văn danh tiếng, một nhạc sỹ nổi tiếng hay một đạo diễn chuyên nghiệp mới có quyền tác giả. Quyền tác giả xuất hiện không phụ thuộc vào nội dung hay chất lượng tác phẩm. 2.1.2. Đặc điểm quyền tác giả Quyền tác giả có hai đặc điểm sau đây: Thứ nhất, quyền tác giả chỉ bảo hộ hình thức sáng tạo, không bảo hộ nội dung sáng tạo. Mặt khác, nếu hình thức thể hiện của một ý tưởng trùng với nội dung của ý tưởng đó thì hình thức cũng không được bảo hộ. Quyền tác giả bảo hộ tác phẩm, còn tác phẩm là sự hình thành một ý tưởng dưới một hình thức nhất định. Quyền tác giả được phát sinh kể từ khi tác phẩm được thể hiện dưới một hình thức nhất định. Nói cách khác, căn cứ phát sinh quan hệ pháp luật dân sự về quyền tác giả là các hành vi pháp lý. Điều này có nghĩa là cơ quan nhà nước sẽ Lớp K51 TT-TV 17 Trường ĐH KHXH&NV
  18. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang không xem xét nội dung tác phẩm, và việc đăng ký bảo hộ quyền tác giả chỉ có giá trị chứng cứ mà không có giá trị pháp lý như đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Thứ hai, tác phẩm được bảo hộ phải có tính nguyên gốc, tức là không sao chép, bắt chước tác phẩm khác. Điều đó không có nghĩa là ý tưởng của tác phẩm phải mới, mà có nghĩa là hình thức thể hiện của ý tưởng phải do chính tác giả sáng tạo ra. Như vậy, một tác phẩm muốn được bảo hộ phải do chính sức lao động trí óc của tác giả tạo ra. 2.2. Đối tƣợng, chủ thể và nội dung quyền tác giả 2.2.1. Đối tƣợng quyền tác giả 2.2.1.1. Tác phẩm trong nƣớc hay do ngƣời Việt Nam sáng tạo Quyền tác giả là quyền SHTT có đối tượng điều chỉnh rộng lớn nhất. Điều 14 Luật SHTT liệt kê các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả như sau: - Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác. - Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác. Lớp K51 TT-TV 18 Trường ĐH KHXH&NV
  19. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang - Tác phẩm báo chí. - Tác phẩm âm nhạc. - Tác phẩm sân khấu. - Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự. - Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng - Tác phẩm nhiếp ảnh. - Tác phẩm kiến trúc. - Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học. - Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian. - Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu. - Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ theo quy định nếu không gây tổn hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh. - Những tác phẩm được bảo hộ này phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác. Trong các hình thức thể hiện tác phẩm được nhắc đến ở Điều 14 Luật SHTT, có một khái niệm dễ hình dung nhưng khó định nghĩa và khó xác định phạm vi bảo hộ, đó là chương trình máy tính. Tuy không có định nghĩa trực tiếp nhưng khái niệm này đã được nhắc đến ở Điều 6 Pháp lệnh bảo hộ quyền tác giả. Theo đó, chương trình máy tính là một hoặc một nhóm chương trình được biểu hiện dưới dạng chuỗi lệnh viết theo một ngôn ngữ lập trình nào đó và các tệp dữ Lớp K51 TT-TV 19 Trường ĐH KHXH&NV
  20. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang liệu có liên quan, chỉ dẫn cho máy tính hoặc hệ thống tin học biết phải làm gì để thực hiện nhiệm vụ được đề ra; có thể được cài đặt bên trong máy tính hoặc dưới hình thức văn bản, đĩa mềm, CD-ROM. Danh sách các tác phẩm được nêu trong Điều 14 Luật SHTT không cố định, và số loại hình tác phẩm sẽ ngày một tăng với sự ra đời của các phương tiện lưu trữ và truyền tải thông tin hiện đại, ví dụ như cơ sở dữ liệu (database), truyền thông đa phương tiện (multimedia), hay xa lộ thông tin (internet). Các loại hình này được tập trung thành ba nhóm: các tác phẩm văn học, khoa học, nghệ thuật. Tuy vậy, cũng có trường hợp một tác phẩm vừa là một tác phẩm khoa học, vừa là một tác phẩm nghệ thuật. Cách phân loại này tương tự với cách phân loại tác phẩm ở các nước theo hệ thống luật lục địa (continental law). Ở các nước theo hệ thống luật Anh – Mỹ, người ta phân chia tác phẩm thành 3 loại sau: các tác phẩm viết (written works), tác phẩm âm thanh (sound recordings) và tác phẩm hình ảnh (motion pictures). Cách phân loại nói trên không làm ảnh hưởng đến tiêu chuẩn bảo hộ của tác phẩm. Các tác phẩm được bảo hộ không phân biệt hình thức, ngôn ngữ thể hiện và chất lượng tác phẩm. Tuy nhiên, không phải bất cứ hình thức thể hiện nào cũng được bảo hộ dưới dạng quyền tác giả. Để được bảo hộ, một tác phẩm phải được chấp nhận về mặt nội dung, được thể hiện dưới một hình thức nhất định và có tính nguyên gốc. Sự sáng tạo của một tác giả không nhất thiết phải độc lập với sự sáng tạo của tác giả khác. Các tác phẩm dẫn xuất từ những tác phẩm khác cũng được bảo hộ dưới dạng quyền tác giả, ví dụ như tác phẩm dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể, tuyển tập, biên soạn, sưu tầm. Theo Bộ Luật Dân sự 1995, một số tác phẩm được bảo hộ theo quy chế riêng, đó là: tin tức thời sự thuần túy đưa tin, tác phẩm văn học nghệ thuật dân Lớp K51 TT-TV 20 Trường ĐH KHXH&NV
  21. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang gian, văn bản pháp luật và bản dịch của những văn bản đó. Theo Luật SHTT, trong các tác phẩm trên, chỉ có tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian là được bảo hộ theo quy chế riêng (Điều 23 Luật SHTT). Các tin tức thời sự thuần túy đưa tin hoặc văn bản pháp luật đều không được bảo hộ (Điều 15 Luật SHTT). 2.2.1.2. Tác phẩm do ngƣời nƣớc ngoài sáng tạo Hiện tại, Việt Nam đã gia nhập Công ước Berne nên các tác phẩm nước nước ngoài (là thành viên của Công ước Berne) sẽ được bảo hộ tại Việt Nam theo quy định của Nghị định số 60/CP ngày 06/06/1997 của Chính phủ hướng dẫn thi hành các quy định của Bộ Luật Dân sự về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Ngoài ra, theo Điều 12 của Nghị định 60, Nhà nước CHXHCN Việt Nam còn bảo hộ các tác phẩm của người nước ngoài lần đầu tiên được hình thành, công bố, phổ biến tại Việt Nam, với điều kiện là chúng phải thỏa mãn các điều kiện về nội dung (không phải là tác phẩm phản động, văn hóa đồi trụy, ). Đối với các tác phẩm được hình thành tại một nước có Hiệp định tương trợ về bảo hộ bản quyền (như Hoa Kỳ), hay do công dân các nước đó sáng tạo, thì tác phẩm này cũng được bảo hộ tại Việt Nam như các tác phẩm Việt Nam. 2.2.2. Chủ thể của quyền tác giả Các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự về quyền tác giả bao gồm tác giả (đồng tác giả) và chủ sở hữu quyền tác giả. 2.2.2.1. Tác giả Tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra toàn bộ hay một phần tác phẩm (Khoản 1 Điều 13 Luật SHTT). “Sáng tạo” trong quan hệ pháp luật dân sự về quyền tác giả được coi là việc “sử dụng sức lao động và khả năng suy xét” để tạo ra tác phẩm. Lớp K51 TT-TV 21 Trường ĐH KHXH&NV
  22. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang Điểm mấu chốt để xác định quyền tác giả là tác phẩm phải mang tính nguyên gốc. Các khái niệm “nguyên gốc” và “trực tiếp sáng tạo” có liên quan đến nhau. Khi tác giả sáng tạo một tác phẩm thì đương nhiên tác phẩm được sáng tạo đó phải mang tính nguyên gốc, trừ khi tác giả sao chép từ một tác phẩm khác. Bên cạnh đó, luật Việt Nam cũng công nhận người dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể, sưu tầm, tuyển chọn từ những tác phẩm khác cũng là tác giả. Như vậy, một người chỉ được bảo hộ quyền tác giả trong phạm vi mà người đó trực tiếp sáng tạo. Để đánh giá một tác phẩm có phải là nguyên gốc hay không cần phải xem có phần nào của tác phẩm đã được sáng tạo. Trong tác phẩm dịch, việc thể hiện, cách đặt câu của dịch giả là một sự sáng tạo mang tính nguyên gốc. Trong tác phẩm tuyển chọn, cách sắp xếp các tác phẩm khác nhau vào một tổng thể mang tính logic là một sáng tạo mang tính nguyên gốc. Bên cạnh khái niệm tác giả còn có khái niệm đồng tác giả. Đó là những người cùng trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm. Có 2 loại đồng tác giả. Loại thứ nhất là những người cùng sáng tạo ra một tác phẩm thống nhất mà phần sáng tác của mỗi người không thể tách ra để sử dụng riêng. Trong trường hợp này, vị trí của các đồng tác giả gần giống như vị trí của những chủ sở hữu chung hợp nhất. Loại thứ hai là những người cùng sáng tác ra một tác phẩm thống nhất mà phần sáng tác của mỗi người có thể tách ra để sử dụng riêng. Vị trí của các đồng tác giả lúc này sẽ giống như vị trí của những sở hữu chung theo phần. 2.2.2.2. Chủ sở hữu quyền tác giả Chủ sở hữu quyền tác giả là người độc quyền sử dụng, định đoạt tác phẩm. Trong đa số các trường hợp, tác giả sẽ đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả. Tuy nhiên, nếu tác phẩm được hình thành do có các tổ chức, cá nhân thuê, giao nhiệm vụ cho tác giả thì các tổ chức, cá nhân này sẽ là chủ sở hữu quyền tác giả. Lớp K51 TT-TV 22 Trường ĐH KHXH&NV
  23. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang Ngoài ra, người được chuyển giao quyền tác giả, hay người thừa kế của tác giả đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả cũng là chủ sở hữu quyền tác giả. Tóm lại, nhiều trường hợp tác giả không đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả và ngược lại. Việc phân biệt giữa tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả là quan trọng. Vì chủ sở hữu quyền tác giả mới chính là người có quyền sử dụng, định đoạt tác phẩm. Xét về khía cạnh kinh tế thì chủ sở hữu quyền tác giả đóng vai trò quan trọng hơn tác giả. Vì khi sử dụng hay trình diễn tác phẩm, các chủ thể khác phải xin phép hay trả thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả. 2.2.3. Nội dung quyền tác giả Nội dung quyền tác giả bao gồm các quyền của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật dân sự này, cụ thể là của tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả. Đó cũng là trọng tâm của sự ra đời luật bảo hộ quyền tác giả. Như vậy, quyền tác giả không chỉ đơn thuần là quyền của tác giả mà còn là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả. Hiện nay, quyền tác giả được tập trung lại thành hai mảng lớn: quyền nhân thân (Điều 19 Luật SHTT) và quyền tài sản (Điều 20 Luật SHTT). 2.2.3.1. Quyền nhân thân Quyền nhân thân bao gồm quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản. Các quyền nhân thân không gắn với tài sản là những quyền gắn liền với các giá trị nhân thân của tác giả và không thể chuyển giao, bao gồm ba quyền: quyền được đặt tên tác phẩm, đứng tên tác phẩm và bảo vệ sự toàn vẹn của nội dung tác phẩm. Vì là quyền nhân thân không được chuyển giao nên nó chỉ được dành cho tác giả (cho dù đồng thời hay không đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả). Các quyền này ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín và danh dự của tác giả, tồn tại một cách độc lập đối với quyền tài sản, gắn liền với tác giả kể cả khi quyền sử Lớp K51 TT-TV 23 Trường ĐH KHXH&NV
  24. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang dụng, định đoạt tác phẩm đã được chuyển giao. Các quyền nhân thân không gắn với tài sản được bảo hộ vô thời hạn, khác với các quyền khác được bảo hộ có thời hạn. Mặc dù quyền nhân thân không gắn với tài sản cũng là quyền quan trọng, nhưng quyền quan trọng nhất trong tất cả các nội dung của quyền tác giả là các quyền nhân thân gắn với tài sản. Đó là quyền cho hay không cho người khác sử dụng tác phẩm. Chính từ này làm phát sinh bản chất độc quyền của tác giả. Quyền này là quyền nhân thân có thể chuyển giao, gắn với các quyền tài sản trong chế định quyền tác giả. Vì thế, nó chỉ dành cho chủ sở hữu quyền tác giả và tác giả nếu như tác giả cũng đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả. Việc quy định bảo hộ quyền nhân thân không gắn với tài sản trong luật về quyền tác giả chỉ có ở các nước theo hệ thống luật lục địa, không có ở các nước theo hệ thống luật chung, một phần vì họ coi các quyền này là điều hiển nhiên. Đối với quyền nhân thân gắn với tài sản, khái niệm này cũng chỉ tồn tại ở các nước theo hệ thống luật xã hội chủ nghĩa trước đây (Nga, Ba Lan, ), không tồn tại ở các nước theo hệ thống luật lục địa khác như Pháp, Đức. Tại các nước này, các quyền cho hay không cho người khác sử dụng tác phẩm được coi là một quyền tài sản (quyền định đoạt với tác phẩm của mình). 2.2.3.2. Quyền tài sản Theo luật Việt Nam, quyền tài sản bao gồm quyền sử dụng và quyền được hưởng thù lao giải thưởng. Thông thường, chủ sở hữu quyền tác giả được hưởng quyền sử dụng, còn tác giả được hưởng thù lao, giải thưởng. Quyền sử dụng bao gồm quyền công bố, phổ biến, trình diễn, sao chép, cải biên, chuyển thể, ghi âm, ghi hình, phát thanh truyền hình, cho thuê tác phẩm. Quyền sử dụng này gắn liền với quyền nhân thân gắn với tài sản (cho/không cho sử dụng tác phẩm). Vì thế, mọi hành vi sử dụng tác phẩm (sao chép, dịch, Lớp K51 TT-TV 24 Trường ĐH KHXH&NV
  25. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang chuyển thể, ) mà không xin phép chủ sở hữu quyền tác giả là xâm phạm quyền tác giả, trừ những trường hợp pháp luật có quy định khác. Các hành vi sử dụng tác phẩm quan trọng nhất bao gồm: - Sao chép và phân phối, bán tác phẩm: hành vi sao chép có thể bao gồm sao chép toàn bộ tác phẩm, hay một phần quan trọng của tác phẩm. Sao chép khác với trích dẫn. Trích dẫn là việc sử dụng một phần tác phẩm (không đáng kể) của người khác để nêu bật ý của tác giả. Việc trích dẫn phải không đơn thuần vì mục đích kinh doanh, không làm ảnh hưởng đến việc sử dụng bình thường tác phẩm và phải nêu nguồn gốc tác phẩm. Các hành vi sử dụng không phải là trích dẫn đều có thể bị coi là sao chép và phải được sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả. - Công bố, phổ biến, phát thanh, truyền hình: quyền này còn được gọi là quyền “truyền thông đến công chúng” (communication to the public) bao gồm các hành vi trình diễn, phân phối tác phẩm đến một số lượng đáng kể người sử dụng. Việc đưa một tác phẩm lên Internet ngày nay cũng được coi là truyền thông đến công chúng. - Dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể, tuyển tập, chú giải (còn gọi là làm tác phẩm phái sinh). Khi một người muốn dịch, cải biên, chuyển thể một tác phẩm, họ phải xin phép chủ sở hữu quyền tác giả gốc. Ngoài ra, khi một nhà xuất bản muốn phát hành một tác phẩm viết, nhà xuất bản cũng phải xin chấp thuận của chủ sở hữu quyền tác giả. Mọi hành vi sử dụng tác phẩm mà không được sự đồng ý từ trước của chủ sở hữu quyền tác giả đều bị coi là xâm phạm quyền tác giả (trừ các trường hợp sử dụng hạn chế do pháp Lớp K51 TT-TV 25 Trường ĐH KHXH&NV
  26. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang luật quy định). Tác phẩm dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể được coi là những tác phẩm riêng, khác với tác phẩm gốc. 2.2.4. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả Quyền tác giả phát sinh từ khi tác phẩm được hình thành cho đến hết 50 năm kể từ khi tác giả qua đời, trừ trường hợp pháp luật quy định khác. Trong thời hạn bảo hộ, chủ sở hữu quyền tác giả có quyền cấm các chủ thể khác sử dụng tác phẩm của mình vào mục đích kinh doanh, đồng thời yêu cầu người sử dụng trả thù lao quyền tác giả. Hết thời hạn này, tác phẩm trở thành tài sản công cộng và bất kì ai cũng có thể sử dụng tác phẩm đó để kinh doanh mà không cần phải xin phép chủ sở hữu quyền tác giả. Các trường hợp pháp luật quy định khác như đã nói ở trên bao gồm: - Các quyền nhân thân không gắn với tài sản của tác giả được bảo hộ vô thời hạn. - Đối với đồng tác giả, tác phẩm được bảo hộ cho đến hết 50 năm kể từ khi đồng tác giả sau cùng qua đời. Nếu tác phẩm không rõ tác giả hay khuyết danh thì Nhà nước được hưởng quyền tác giả. Nếu trong vòng 50 năm kể từ ngày được công bố đầu tiên mà phát hiện được tác giả thì tác giả được hưởng quyền từ khi được phát hiện cho đến hết thời hạn hưởng quyền theo quy định của pháp luật. - Hiện nay, thời hạn bảo hộ đã được sửa đổi thành 75 năm đối với loại hình tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, sân khấu, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh; bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, để cân bằng lợi ích giữa các loại hình, phù hợp với xu Lớp K51 TT-TV 26 Trường ĐH KHXH&NV
  27. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang thế chung trên thế giới, vì tuổi thọ bình quân của con người đã được nâng lên (người Việt Nam có tuổi thọ bình quân là 73 tuổi). 2.2.5. Thừa kế quyền tác giả Vấn đề thừa kế được quy định ở Điều 40 Luật SHTT. Trên nguyên tắc, mọi thứ chuyển giao được đều có thể được thừa kế. Mọi quyền tài sản cũng đều được thừa kế vì chúng nằm trong khái niệm di sản. Thừa kế quyền tác giả về bản chất và nội dung cũng không khác gì so với các quyền thừa kế thông thường. Ngoài ra, có hai vấn đề cần lưu ý là: việc thừa kế quyền tác giả không kéo dài mãi mãi mà chỉ kéo dài trong thời hạn bảo hộ. Thứ hai là nếu không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận di sản hay không được quyền hưởng di sản thì quyền tác giả thuộc về Nhà nước. 2.3. Hành vi xâm phạm quyền tác giả và ngoại lệ 2.3.1. Hành vi xâm phạm Xâm phạm là các hành vi sử dụng tác phẩm hay cuộc biểu diễn nhằm mục đích kinh doanh mà không có sự đồng ý của chủ thể quyền tác giả, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Các hành vi này còn gọi là hành vi ăn cắp bản quyền hay sao chép lậu (piracy). Các hành vi xâm phạm theo Điều 28 Luật SHTT được liệt kê như sau: - Xâm phạm quyền nhân thân không gắn với tài sản: chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, mạo danh tác giả, sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự hay uy tín của tác giả. Lớp K51 TT-TV 27 Trường ĐH KHXH&NV
  28. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang - Xâm phạm quyền nhân thân gắn với tài sản: công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả; công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó. - Xâm phạm quyền tài sản: trừ trường hợp pháp luật cho phép, hành vi xâm phạm là hành vi sao chép tác phẩm, làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả tác phẩm gốc; xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả; làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo; sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả; xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả; không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật; cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả. Như vậy, không những hành vi sao chép, bán tác phẩm sao chép lậu bị coi là xâm phạm, mà hành vi mua những sản phẩm đó, dù để sử dụng hay để bán, tặng, cho cũng bị coi là xâm phạm quyền tác giả. Thông thường, muốn chứng minh một hành vi sử dụng một tác phẩm là hành vi xâm phạm quyền tác giả, nguyên đơn phải chứng minh ít nhất được ba vấn đề: - Quyền sở hữu đối với tác phẩm của mình – thời điểm hình thành và hình thức thể hiện. - Tác phẩm của bị đơn ra đời sau tác phẩm của nguyên đơn, song lại giống toàn bộ hoặc phần lớn các yếu tố cơ bản trong tác phẩm của nguyên đơn. Lớp K51 TT-TV 28 Trường ĐH KHXH&NV
  29. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang - Bị đơn biết cụ thể về tác phẩm của nguyên đơn, kể cả hình thức thể hiện và nội dung. Sau khi chứng minh được ba vấn đề trên, nghĩa vụ chứng minh rằng hành vi của mình không xâm phạm quyền tác giả của chủ thể khác được chuyển sang cho bị đơn. Bị đơn có thể tự bảo vệ bằng những luận điểm sau đây: - Có sự khác biệt cơ bản giữa hai tác phẩm. - Hành vi sao chép của mình chỉ tập trung vào nội dung chứ không phải là hình thức của tác phẩm của nguyên đơn. - Hành vi sao chép của mình thuộc vào trường hợp không phải xin phép nguyên đơn. Trong các hành vi xâm phạm quyền tài sản, Luật SHTT đã bổ sung những hành vi xâm phạm trong môi trường kỹ thuật số, bao gồm: - Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả. - Cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu hóa các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả; cố ý xóa, thay đổi thông tin quản lý quyền (digital rights management – ví dụ các mã số để máy đọc có thể đọc đĩa quang học) dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm. - Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình. Lớp K51 TT-TV 29 Trường ĐH KHXH&NV
  30. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang Trong số các hành vi xâm phạm, sao chép lậu là hành vi phổ biến và nghiêm trọng nhất. Quyền quan trọng nhất trong các quyền tác giả hay quyền liên quan là quyền cho hay không cho người khác sử dụng tác phẩm, cuộc biểu diễn của mình. Nó thể hiện bản chất độc quyền của quyền tác giả và quyền liên quan. Các hành vi xâm phạm phổ biến nhất bao gồm: sao chép giản đơn , làm giả (nhái) và làm lậu (chuyển thể mà không xin phép). Ngoài ra, sự phát triển hết sức nhanh chóng của các mạng truyền thông, đặc biệt là Internet, đã làm cho việc sao chép tác phẩm qua mạng trở nên hết sức dễ dàng. Các công cụ sao chép ngày càng nhiều, tốc độ ngày càng nhanh và giá thành ngày càng giảm làm vấn đề xâm phạm quyền tác giả ngày càng trầm trọng. Xét về khía cạnh nhân thân, những người sao chép, ăn cắp thành quả lao động sáng tạo của người khác đã xúc phạm đến uy tín của cá nhân và cả của tổ chức. Xét về khía cạnh kinh tế, những người sao chép tác phẩm của người khác để kinh doanh không phải nộp thuế và trả thù lao cũng như phí license hay quảng cáo. Vì vậy, họ đã được lợi bất chính từ thành quả lao động của người khác. Các hành vi này xâm hại lợi ích của chủ thể quyền, những người trung gian (phát hành tác phẩm), người tiêu dùng (vì mua phải sản phẩm kém chất lượng) và Nhà nước (vị bị thất thu thuế). 2.3.2. Các hành vi sử dụng không bị coi là xâm phạm Hành vi sử dụng với sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả không bị coi là xâm phạm quyền tác giả. Ngoài ra, việc sử dụng tác phẩm nước ngoài mà nước đó không có thỏa thuận, trực tiếp hay gián tiếp, về bảo hộ quyền tác giả với Việt Nam cũng không bị coi là hành vi xâm phạm quyền tác giả, vì Việt Nam chưa tham gia Công ước Berne (cho tới tháng 10 năm 2004). Trên nguyên tắc, chủ sở hữu quyền tác giả được bảo hộ theo pháp luật Việt Nam chống lại hành vi xâm phạm tại Việt Nam. Đối với hành vi xâm phạm tại nước khác thì được xử Lớp K51 TT-TV 30 Trường ĐH KHXH&NV
  31. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang theo luật của nước khác, trừ trường hợp giữa hai nước có thỏa thuận khác. Người nước ngoài được bảo hộ tại Việt Nam đối với tác phẩm lần đầu tiên được công bố, phổ biến hoặc được sáng tạo và thể hiện dưới một hình thức nhất định tại một nước là thành viên của Công ước Berne. Điều này không khó khăn vì hiện nay, tất cả các nước thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đều là thành viên Công ước Berne. Một giới hạn quan trọng của quyền tác giả là các hành vi sử dụng hạn chế (fair use) – trước đây được quy định tại Điều 760 và 761 Bộ Luật dân sự 1995 (không áp dụng cho tác phẩm tạo hình và phần mềm máy tính). Theo quy định của Điều 760 Bộ Luật Dân sự 1995, mọi người đều được sử dụng một tác phẩm mà không phải xin phép chủ sở hữu quyền tác giả nếu: - Tác phẩm đó đã được công bố, phổ biến và không bị cấm sao chép. - Việc sử dụng không nhằm mục đích kinh doanh. - Việc sử dụng không ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường của chủ sở hữu quyền tác giả. - Người sử dụng nhắc đến tên tác giả và nguồn gốc tác phẩm. Các quy định này thực chất là tuân thủ theo các quy định tại Điều 13 Thỏa ước TRIPS và Điều 9 Khoản 2 Công ước Berne. Hiện nay, mọi hành vi sử dụng tác phẩm kiến trúc, tác phẩm tạo hình hay phần mềm máy tính mà không xin phép đều bị coi là hành vi xâm phạm. Điều đáng nói là tình trạng xâm phạm quyền tác giả đối với phần mềm lại là nghiêm trọng nhất (trên 90% phần mềm sử dụng không trả tiền bản quyền). Ngoài ra, các quyền của tổ chức phát sóng được sử dụng cuộc biểu diễn đã được công bố, phổ biến mà không phải xin phép song phải trả thù lao cho chủ Lớp K51 TT-TV 31 Trường ĐH KHXH&NV
  32. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang thể quyền liên quan (trong trường hợp sử dụng nhằm mục đích kinh doanh) cũng được coi là giới hạn của quyền tác giả. 2.4. Quyền liên quan Theo Khoản 3 Điều 4 Luật SHTT, quyền liên quan đến quyền tác giả (quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa. Quyền liên quan là một quyền liên quan mật thiết đến quyền tác giả. Theo Điều 19 và 20 Luật SHTT, tác giả là chủ sở hữu quyền tác giả có quyền trình diễn tác phẩm. Song, phần lớn nhiệm vụ này được giao cho các nghệ sỹ biểu diễn. Nếu tác phẩm chỉ được truyền đạt đến công chúng thông qua trình diễn, thì hiệu quả của nó sẽ bị hạn chế. Vì thế, vai trò của các nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình cũng không kém phần quan trọng. Như vậy, người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát thanh truyền hình (gọi chung là các chủ thể kế cận), tuy là những người sử dụng tác phẩm của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, nhưng họ là những người sử dụng đặc biệt. Họ đã đóng vai trò rất lớn giúp cho tác giả truyền đạt được tác phẩm của mình đến công chúng. Các sản phẩm của họ cũng có thể bị sao chép và làm lậu. Tình hình đó yêu cầu phải có quy định về quyền liên quan. Các quyền này ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội khi xuất hiện các hình thức lưu giữ và truyền tải thông tin. Nếu không, những người lao động trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật sẽ không thể kiểm soát được quyền khai thác thành quả lao động của mình, họ là chủ thể của quyền liên quan. 2.5. Quyền tác giả trong môi trƣờng Internet: Lớp K51 TT-TV 32 Trường ĐH KHXH&NV
  33. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang Internet được coi như một mối đe dọa lớn đối với Quyền tác giả. Internet tràn ngập thông tin, và những thông tin đó có sự bảo vệ của Quyền tác giả ở những mức độ khác nhau. Nếu như Internet được tạo ra để con người có thể dễ dàng sử dụng và chia sẻ thông tin, thì Quyền tác giả lại hạn chế những hành vi này. Có một số ý kiến cho rằng liệu Quyền tác giả có “giết chết” Internet? Nhưng tất cả những vấn đề này còn đang trong giai đoạn tranh cãi. Trong môi trường Internet, cụm từ “quyền tác giả” vốn thường được dùng đối với hệ thông luật lục địa sẽ ít được gặp hơn, thay thế vào đó là cụm từ “bản quyền”. Hai khái niệm này gần như tương đồng nhưng có một số những điểm khác biệt. Như đã nói ở những phần trên của Khóa luận, cụm từ “quyền tác giả” hướng sự quan tâm trực tiếp tới chủ thể quyền tác giả, còn cụm từ “bản quyền” hướng sự quan tâm đến hành vi sao chép tác phẩm gốc. Hành vi sao chép này rất phổ biến và rất nghiêm trọng trong môi trường Internet hiện nay. Chính vì vậy, nó thường được sử dụng khi nhắc đến những vấn đề liên quan đến Internet. Sau đây, em xin được dùng thuật ngữ “bản quyền” để sử dụng trong phần này của Khóa luận. Theo khuynh hướng “bản quyền” (copyright), các tài liệu có bản quyền trên Internet bao gồm: những câu chuyện mới, phần mềm, tiểu thuyết, kịch, đồ họa, hình ảnh, các tin nhắn trên Internet và thậm chí cả thư điện tử, Cụ thể những nội dung được bảo vệ đối với World Wide Web là: - Các liên kết. - Văn bản gốc. - Đồ họa. - Âm thanh. - Video. Lớp K51 TT-TV 33 Trường ĐH KHXH&NV
  34. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang - HTML, VRML, và các ngôn ngữ đánh dấu văn bản khác. - Danh sách của những trang Web được biên soạn bởi một cá nhân hay tổ chức. - Và tất cả những yếu tố độc đáo khác tạo nên bản chất gốc của tài liệu. Những thông tin đưa lên một trang Web phải thỏa mãn một số những yêu cầu về bản quyền. Vì vậy, tồn tại một số những nội dung có thể đưa lên Web và một số khác là không được phép. Các hành vi không xâm phạm bản quyền trên Internet là: - Liên kết tới những trang Web khác. Tuy nhiên, một số cá nhân và tổ chức có yêu cầu khi một ai đó muốn liên kết đến tài liệu Web của họ. Vì vậy, nếu muốn liên kết thì phải tìm hiểu thật rõ về trang Web của các cá nhân, tổ chức đó. Và tốt nhất là sự liên kết đó nên được sự đồng ý của chủ thể nguồn tài liệu. - Sử dụng các đồ họa miến phí trên trang Web của mình. Nếu không phải là đồ họa được quảng cáo là miễn phí và tự do thì không nên sử dụng. Các hành vi xâm phạm bản quyền trên Internet là: - Đưa các nội dung của người khác hoặc trang Web của các tổ chức lên trang Web của bạn mà không được sự đồng ý. - Sao chép và dán những thông tin từ nhiều nguồn khác nhau trên Internet vào tài liệu cá nhân. - Kết hợp tài liệu điện tử của người khác, chẳng hạn như e-mail, vào tài liệu của mình mà không được phép. Lớp K51 TT-TV 34 Trường ĐH KHXH&NV
  35. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang - Chuyển tiếp e-mail của ai đó cho người khác mà không được phép. - Thay đổi nội dung của các thông tin trên Internet mà sự thay đổi này làm thay đổi ý nghĩa của thông tin. - Sao chép và dán danh sách nguồn tài nguyên thông tin của người khác vào trang Web của mình. - Sao chép và dán những logo, biểu tượng, đồ họa từ trang Web khác vào trang Web của mình mà những logo, biểu tượng, đồ họa đó không phải là miễn phí. Bên cạnh những ý kiến cho rằng bản quyền là cần thiết và có tác dụng tích cực đối với xã hội, một số khác đã đề cập đến vấn đề cần phải xem xét lại bản quyền trên Internet ngày nay, đặc biệt là đối với các tổ chức kinh doanh. Bản quyền vẫn được coi là một công cụ hữu hiệu để bảo vệ lợi nhuận cho mô hình kinh doanh các sản phẩm có khả năng sao chép. Nhưng trong thời đại của Internet, liệu bản quyền có phải là một rào cản? Tại Hội nghị về chính sách phân phối video trên Internet, được tổ chức tại Washington vào ngày 20/3/2008, Giáo sư Faulhaber, Đại học Pennsylvania đã mạnh mẽ tuyên bố: bản quyền là một khái niệm đã chết. Trong hội nghị này, nhiều nhà kinh tế cũng đã thống nhất quan điểm cho rằng, với việc kinh doanh nội dung số trên Internet, các chủ sở hữu nội dung đang phải đối mặt với những thách thức mà họ chưa bao giờ biết đến. Một số ví dụ về việc đối lập giữa Internet với những vấn đề về bản quyền, một loạt các hoạt động trên Internet sử dụng từ mã nguồn mở đến nội dung mở đã tạo ra những lợi ích kinh tế quan trọng. Trong khi những lời than phiền về vị trí độc quyền của Microsoft ngày càng nhiều thì hệ điều hành mã nguồn mở Lớp K51 TT-TV 35 Trường ĐH KHXH&NV
  36. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang Linux đã thay đổi hẳn suy nghĩ của giới phần mềm hiện nay. Theo thecounter.com – dịch vụ phân tích website của công ty Jupitermedia, hiện có khoảng ½ số máy trên thế giới và 18% các trình duyệt đang sử dụng phần mềm mã nguồn mở. Các hãng cung cấp dịch vụ Internet hàng đầu như Google, Yahoo phát triển toàn bộ hạ tầng của họ dựa trên các nền tảng mã nguồn mở như LAMP (LINUX, Apache, MySQL, PHP), Haadoop. 90% các công ty Internet mới thành lập sử dụng LAMP vì các nền tảng này vượt trội hơn các phần mềm bản quyền trên phương diện chi phí, linh hoạt, và tự do đổi mới sáng tạo. 80% trong số các Website hàng đầu đang chạy trên các nền tảng mã nguồn mở. Bởi vì phần mềm mã nguồn mở là miễn phí, một lập trình viên có thể bắt đầu phát triển một Website của mình chỉ với 2000 USD thay vì việc phải trả vài trăm ngàn USD để mua phần mềm bản quyền. Phong trào sử dụng nguồn tư liệu giáo dục mở bắt đầu từ những năm 1990, có một phần tác động từ phong trào “mã nguồn mở”. Năm 2001, Viện Công nghệ Massachussetts (MIT) đã trở thành nơi tiên phong cung cấp tài liệu miễn phí về khoa học trên Internet. Dự án chương trình học liệu mở (Open Course Ware) của trường hiện nay đang cung cấp các bài giảng, bài thi và nhiều tài liệu khác từ trên 1800 khóa học trong chương trình giảng dạy của trường. Kho tri thức bách khoa toàn thư Wikipedia cũng được xây dựng trên nguyên tắc nội dung mở, cho phép người sử dụng tự do sao chép, sửa đổi, trích dẫn, đóng góp vào nội dung với mục đích thương mại hoặc phi thương mại. Đi ngược lại với nguyên tắc bản quyền nội dung truyền thống với việc mỗi khi ai đó muốn bổ sung, sao chép, trích dẫn đều phải xin phép chủ sở hữu quyền tác giả. Nội dung mở đã tạo điều kiện cho hàng trăm ngàn chuyên gia cùng đóng góp, hàng triệu người cùng xem xét và sửa đổi kho tri thức này. Cho tới nay, Wikipedia với nguyên tắc nội dung mở đã làm được điều mà đế chế tri thức Lớp K51 TT-TV 36 Trường ĐH KHXH&NV
  37. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang Britanica không làm được, đế chế tài chính Microsoft không làm được: hơn 10 triệu bài viết được bổ sung, cập nhật, chỉnh sửa, đi sâu vào các lĩnh vực xã hội, kinh tế, văn hóa, công nghệ, Điều mà bản quyền, chuyên gia và tiền bạc của Microsoft không làm được thì Wikipedia cùng với cộng đồng và triết lý nội dung mở đã làm được. Như vậy, rõ ràng những ví dụ trên đã cho thấy quan điểm: trên Internet, nội dung mở là động lực, bản quyền là rào cản. Một điều thú vị là triết lý nội dung mở tương đồng một cách kỳ lạ với triết lý về một xã hội mơ ước: “Đóng góp nội dung theo năng lực, tiêu dùng nội dung theo nhu cầu”. Hiện nay, những trường phái và quan điểm đi ngược lại với luật bản quyền (copyright) còn được gọi là copyleft. Hai quan điểm này vẫn tồn tại song song và gây ra nhiều tranh cãi. Đặc biệt trong thời đại mà Internet đang ở trong đỉnh cao của sự phát triển, và khối lượng thông tin cũng như vật lưu giữ, truyền tải ngày càng đa dạng, tranh cãi này càng xảy ra gay gắt. Một hướng đi đúng đắn cho một xã hội công bằng và phát triển phải là sự hài hòa lợi ích giữa các chủ thể, không kìm hãm sự phát triển của nhau và cùng nhau phát triển. Khi đó, dù với luật bản quyền hay một đạo luật khác, con người cũng sẽ giải quyết được những vướng mắc của các quan hệ xã hội có liên quan. CHƢƠNG 3: QUYỀN TÁC GIẢ TRONG HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN – THƢ VIỆN Lớp K51 TT-TV 37 Trường ĐH KHXH&NV
  38. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang Thư viện là kho tri thức của nhân loại, phản ánh những tinh hoa văn hóa của thế giới, là nơi lưu giữ và phổ biến tri thức không thể thiếu của con người. Lịch sử của Thư viện đã trải qua hơn 25 thế kỷ và có rất nhiều sự thay đổi. Ngày nay, chúng ta đang đứng trước ngưỡng cửa của thư viện số. Cuộc cách mạng thông tin không những cung cấp năng lực công nghệ hướng đến thư viện số, mà còn đáp ứng một nhu cầu chưa từng có về lưu trữ, tổ chức, và truy cập thông tin. Nếu thông tin là tiền tệ trong nền kinh tế tri thức, thư viện số sẽ là ngân hàng, nơi được đầu tư. Bên cạnh những thuận lợi và thời cơ mà các thư viện hiện nay đang có được, một số những khó khăn và thách thức mà thư viện đang phải đối mặt cũng khá phức tạp, trong đó có những vấn đề về Quyền tác giả. Trong thư viện truyền thống, quyền sở hữu tài liệu là quan trọng. Nhưng trong lĩnh vực lưu hành tài nguyên điện tử, quyền SHTT mà cụ thể là Quyền tác giả hay bản quyền là quan trọng hơn. Sưu tầm thông tin và làm cho thông tin đó trở nên phổ biến hơn đối với những người khác là một điều liên quan đến vấn đề xã hội, và những người xây dựng thư viện số phải am hiểu Quyền SHTT nói chung và Quyền tác giả nói riêng để hành động một cách có trách nhiệm và đúng luật xung quanh những ứng dụng cụ thể của thư viện. Sở hữu một tài liệu chắc chắn không phải là xác lập được quyền sở hữu đối với tài liệu đó theo nghĩa Quyền tác giả. Mặc dù có nhiều bản của tài liệu nhưng chỉ có một Quyền tác giả. Điều này không chỉ áp dụng cho bản in mà cho cả bản điện tử, dù được số hóa từ bản in hay được tạo nên dưới dạng điện tử từ đầu. Quyền tác giả tác động hầu hết đến mọi hoạt động của Thư viện. Nó ảnh hưởng đến các dịch vụ mà thư viện có thể cung cấp cho người dùng, ảnh hưởng đến các điều kiện mà qua đó thư viện có thể cung cấp quyền truy cập vào nguồn tài nguyên có quyền tác giả. Lớp K51 TT-TV 38 Trường ĐH KHXH&NV
  39. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang Xét về khía cạnh các đối tượng tài liệu, trong thời đại kỹ thuật số, bên cạnh các loại tài liệu truyền thống, Thư viện còn sở hữu các loại tài liệu dạng số cũng là đối tượng của Quyền tác giả: - Các tác phẩm văn xuôi, văn vần: sách, thơ, bài báo – tạp chí, thư từ, lời bài hát và bảng biểu dạng in ấn hoặc điện tử, thư điện tử, CSDL và chương trình máy tính. - Tác phẩm kịch nghệ: kịch bản, vở ba-lê, đoạn phim hoặc chương trình truyền hình. - Tác phẩm âm nhạc: bao gồm tất cả các sáng tác âm nhạc lưu trữ dạng điện tử. - Tranh vẽ, điêu khắc, chạm trổ, ảnh chụp, bản in, mô hình, bản vẽ kiến trúc và dạng số hóa của các loại tác phẩm trên. - Băng ghi âm, đĩa ghi âm (tuyển tập hay đĩa đơn) và tập tin dạng số như mp3. - Băng/đĩa ghi hình – tiếng trong phim, băng video, đĩa quang (DVD), phim truyện, phim truyền hình nhiều tập , phim quảng cáo, chương trình truyền hình, chương trình trò chơi trên máy tính. - Chương trình phát thanh truyền hình. - Xuất bản phẩm khác như bản đồ, tranh, ảnh, áp-phích, v.v. Khi phục vụ yêu cầu của người dùng tin, Thư viện phải xem xét tác phẩm thuộc phạm vi công cộng (public domain), phạm vi sử dụng bình đẳng (fair use), hay phạm vi Quyền tác giả quy định. Nếu tác phẩm thuộc phạm vi của Quyền tác giả thì Thư viện buộc phải xin phép tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả trước khi tiến hành sao chép. Lớp K51 TT-TV 39 Trường ĐH KHXH&NV
  40. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang 3.1. Tác phẩm thuộc phạm vi sử dụng công cộng: Là những tác phẩm không thuộc phạm vi bảo hộ của Quyền tác giả. Trong trường hợp này, Thư viện có toàn quyền sử dụng tác phẩm mà không bị giới hạn về số lần sử dụng và số lượng bản sao chụp. Tác phẩm được quy định không thuộc sự bảo hộ của Luật về quyền tác giả là khi: bản quyền của tác phẩm đã hết thời hạn quy định, tác giả không tuân thủ một cách nghiêm ngặt các điều khoản của Luật về Quyền tác giả, tác phẩm thuộc quyền sở hữu của Nhà Nước. Với vấn đề này, các Thư viện cũng cần lưu ý rằng: tác phẩm thuộc phạm vi sử dụng công cộng tại một đất nước hay vùng lãnh thổ cũng có thể là một tác phẩm có sự bảo hộ của Quyền tác giả tại một quốc gia hay châu lục khác. Trường hợp này xảy ra do điều luật quy định thời hạn hiệu lực của Quyền tác giả được thông qua tại mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ, hay châu lục tại những thời điểm khác nhau. Dưới đây là một ví dụ về phạm vi sử dụng công cộng. Trong ví dụ này, tác giả, đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả đã đồng ý chuyển giao tác phẩm vào phạm vi sử dụng công cộng. Như vậy, Thư viện có thể toàn quyền sử dụng đối với tác phẩm: Tôi là tác giả của tác phẩm này đồng ý chuyển giao tác phẩm vào phạm vi công cộng. Điều này có giá trị trên toàn thế giới. Tôi trao cho tất cả mọi người quyền sử dụng tác phẩm này với bất kỳ mục đích nào một cách vô điều kiện, trừ phi pháp luật bắt buộc phải tuân theo một điều luật nào đó. Nếu tác phẩm nằm ngoài phạm vi sử dụng công cộng, Thư viện phải cân nhắc xem tác phẩm có thuộc phạm vi sử dụng bình đẳng (fair use) hay không. 3.2. Tác phẩm thuộc phạm vi sử dụng bình đẳng: Lớp K51 TT-TV 40 Trường ĐH KHXH&NV
  41. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang Là một khái niệm được sử dụng lần đầu tiên trong Luật pháp của Hoa Kỳ cho phép sử dụng có giới hạn một tác phẩm thuộc phạm vi bảo hộ của Quyền tác giả mà không cần xin phép tác giả hay chủ sở hữu quyền tác giả. Phạm vi sử dụng này chỉ áp dụng với mục đích sử dụng là học tập, nghiên cứu, phê bình, bình luận, giảng dạy (sử dụng nhiều bản trong lớp học), tài liệu tham khảo cho bài viết báo hay tạp chí, bản tin thời sự, v.v. Nếu một tác phẩm không nằm trong phạm vi bảo hộ của Quyền tác giả thì đương nhiên tác phẩm đó thuộc phạm vi sử dụng bình đẳng. Vì vậy, việc sao chép tác phẩm này là hợp pháp. 4 yếu tố để xem xét một tác phẩm có thuộc phạm vi sử dụng bình đẳng bao gồm: mục đích và tính chất của việc sử dụng vì mục đích thương mại hoặc vì mục đích giáo dục phi lợi nhuận, bản chất của tác phẩm, số lượng của phần tác phẩm khi sao chép, hiệu quả sử dụng trên thị trường tiềm năng và trên thị trường phát hành của tác phẩm. Mục đích và tính chất sử dụng: Thông thường, các Thư viện công cộng, Thư viện trực thuộc các Viện nghiên cứu hay cơ quan và Thư viện các trường Đại học đều sao chụp tác phẩm với mục đích phi lợi nhuận và mục đích giáo dục. Tuy nhiên, khi một người dùng tin của Thư viện sử dụng tài liệu sao chụp này vì mục đích thương mại thì việc sao chụp này là vi phạm phạm vi sử dụng bình đẳng. Đối với băng ghi âm, phát lại hoặc đưa vào khai thác sử dụng các bản sao chép tác phẩm ngay cả khi không thu phí cũng đã vi phạm Quyền tác giả. Bởi vì việc làm này được xem như đã gây thiệt hại đến sự phát hành tác phẩm trên thị trường. Bản chất của tác phẩm: Yếu tố này đề cập đến bản chất của tác phẩm khi dùng để sao chụp. Tác phẩm chưa xuất bản nhận được quyền bảo hộ nghiêm ngặt hơn tác phẩm đã xuất Lớp K51 TT-TV 41 Trường ĐH KHXH&NV
  42. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang bản. Bởi vì tác giả của tác phẩm này có thể bị thiệt hại về lợi nhuận nhiều hơn tác phẩm đã xuất bản. Số lượng của phần tác phẩm khi sao chụp: Một số điều luật quy định nếu sao chụp trên 5 – 10% nội dung chính văn và ngay cả khi Thư viện chỉ sao chụp một phần rất nhỏ của một tác phẩm, nhưng phần sao chụp này lại bao gồm nội dung chính của tác phẩm thì xem như Thư viện đã vi phạm Quyền tác giả. Ảnh hưởng lên thị trường: Việc ảnh hưởng lên thị trường không chỉ xét đến thị trường phát hành tác phẩm, mà còn xem xét đến những lợi nhuận phát sinh từ tác phẩm mới tạo nên từ sự sao chụp. Ví dụ như lợi nhuận từ việc phát hành giáo trình cho sinh viên khi giáo trình này sử dụng nhiều chương của một quyển sách khác, những bài trích từ báo hoặc tạp chí, các hình ảnh minh họa, v.v. mà không xin phép tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả. Một số trường hợp cụ thể: Trường hợp 1: Thư viện có thể sao chép hình ảnh để tạo chỉ mục những hình nhỏ (thumbnail-image index) cho một bộ sưu tập? Mục đích: Nếu vì mục đích giáo dục phi lợi nhuận thì Thư viện có thể sao chép và tạo những mô hình nhỏ. Bản chất: Một chỉ mục bằng hình nhỏ của Thư viện tạo từ các bức vẽ hay hình ảnh thì được xem như đã sao chép một tác phẩm nghệ thuật. Vì vậy, hành vi này vi phạm phạm vi sử dụng bình đẳng. Số lượng: Mặc dù toàn bộ hình ảnh nguyên tác được sao chép lại nhưng chính vì sự thay đổi rất lớn về kích thước và độ phân giải lại làm giảm đi mức độ vi phạm phạm vi sử dụng bình đẳng. Lớp K51 TT-TV 42 Trường ĐH KHXH&NV
  43. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang Ảnh hưởng: Nếu chỉ mục hình ảnh nhỏ này giúp người dùng tin hay Thư viện thu được lợi nhuận thì hành vi này vi phạm phạm vi sử dụng bình đẳng. Tuy nhiên nếu chất lượng của các hình ảnh nhỏ kém và không tạo nên lợi nhuận thì mức độ vi phạm là không đáng kể. Như vậy, sau khi xem xét tất cả những yếu tố trên, Thư viện có thể sao chép hình ảnh để tạo một chỉ mục hình nhỏ cho bộ sưu tập của mình. Trường hợp 2: Có thể sao chép một bài báo điện tử từ một CSDL mà Thư viện đã đăng ký thuê bao? Ngày nay, Thư viện chuyển đổi từ việc bổ sung nhiều bản in của một tờ báo hay tạp chí sang sở hữu quyền truy cập bài báo, tạp chí ở dạng điện tử. Khi đăng ký thuê bao với nhà cung cấp CSDL, Thư viện, cơ quan chủ quản của Thư viện, hay liên hiệp Thư viện có quyền được tải, in và thực hiện việc mượn liên thư viện bài báo điện tử này. Tuy nhiên, trước khi ký hợp đồng, Thư viện, cơ quan chủ quản, liên hiệp thư viện phải nghiên cứu kỹ các điều khoản về nội dung, số lượng, thời hạn, v.v. khi sử dụng CSDL sao cho phù hợp với đối tượng người dùng tin, mục tiêu và nhiệm vụ của Thư viện. Trường hợp 3: Một số vi phạm phổ biến khi sao chụp tác phẩm thuộc kho tài liệu Thư viện nhưng vẫn được phát hành trên thị trường. Ví dụ như: Thư viện sao chụp hay in ấn một thành nhiều bản nhằm tiết kiệm ngân sách bổ sung; sao chụp hay in ấn thành các bản sao lưu dự phòng dành cho việc lưu trữ; sao chụp hay in ấn để thay thế cho bản chính bị mất mát hay hư hỏng; sao chụp hay in ấn nhiều phiên bản lưu trữ trong hồ sơ thư viện, hay phục vụ cho mượn liên thư viện. Bên cạnh đó, Thư viện có thể sao chụp các bài báo, tạp chí tạo nên bộ sưu tập tham khảo dành riêng (cho môn học) dưới dạng bản in hoặc bản điện tử. Lớp K51 TT-TV 43 Trường ĐH KHXH&NV
  44. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang Trường hợp 4: Trách nhiệm của Thư viện hay cơ quan lưu trữ đối với việc cung cấp dịch vụ tự phục vụ sao chụp như máy photocopy, máy quét, máy in, máy nghe băng cát-xét, v.v. được quy định như thế nào? Không truy cứu trách nhiệm của Thư viện và cơ quan lưu trữ trong trường hợp người dùng tin vi phạm Quyền tác giả thông qua việc sử dụng dịch vụ tự in ấn, sao chụp trong Thư viện hoặc cơ quan lưu trữ. Tuy nhiên, Thư viện và cơ quan lưu trữ phải niêm yết những cảnh báo về Quyền tác giả trên tất cả các thiết bị in ấn và sao chụp. Trường hợp 5: Phần mềm của máy tính có thể được xem như một loại tài liệu thư viện và áp dụng các quy định mượn trả đối với sách trong thư viện hoạt động phi lợi nhuận và chỉ khi mục đích sử dụng là học tập và nghiên cứu. Cũng như đối với các thiết bị in ấn, Thư viện phải dán những niêm yết về Quyền tác giả và Quyền SHTT trên vỏ bìa phần mềm. Ngay cả khi tác phẩm đó thuộc phạm vi sử dụng bình đẳng, mỗi người sử dụng nên tự nâng cao nhận thức tôn trọng quyền tác giả. Việc trích dẫn đầy đủ tên tác giả, tác phẩm chính là hành động thể hiện việc chống lại sự “đạo văn”. Lớp K51 TT-TV 44 Trường ĐH KHXH&NV
  45. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang Mặc dù, “đạo văn” là một phạm trù đạo đức, không phải phạm trù của Luật về Quyền tác giả. Quyền tác giả chỉ bảo vệ tác phẩm không bị viết lại một cách chính xác từng câu từng chữ, hoặc sao chép toàn bộ hình ảnh, băng hình, băng ghi âm, v.v. Quyền tác giả không chống lại việc diễn giải các ý trưởng từ một tác phẩm hoặc trích dẫn một phần tác phẩm. Như vậy, với vấn đề về việc “đạo văn”, tất cả đều phụ thuộc vào ý thức của con người. 3.3. Thƣ viện và một số đặc quyền của Quyền tác giả: Như Chương 2 của Khóa Luận đã đề cập đến, nội dung của Quyền tác giả gồm hai phần là: quyền nhân thân và quyền tài sản. Hai quyền này có những đặc điểm quan trọng mà mọi hành vi đi ngược lại đều được coi là sự xâm phạm Quyền tác giả. Từ hai quyền này, ta có thể cụ thể thành một số đặc quyền chủ yếu của Quyền tác giả như sau: - Quyền tái bản Lớp K51 TT-TV 45 Trường ĐH KHXH&NV
  46. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang - Quyền phóng tác - Quyền phát hành - Quyền trình diễn, trình chiếu hay biểu diễn tác phẩm nghệ thuật - Quyền phát thanh băng ghi âm bằng phương tiện truyền thanh kỹ thuật số. Cũng giống như tất cả các đối tượng chấp hành Quyền tác giả, Thư viện không thể xâm phạm những đặc quyền này trừ khi mục đích sử dụng tác quyền không rơi vào những quy định của các quyền nói trên. Để tránh những việc xâm phạm Quyền tác giả không đáng có xảy ra, Thư viện cần tìm hiểu rõ ràng về những đặc quyền này. Quyền tái bản: là quyền quản lý tái bản tác phẩm của tác giả. Khi nhắc đến vấn đề tái bản, chúng ta thường liên tưởng đến các nhà xuất bản vì đa phần họ chính là chủ sở hữu quyền tác giả. Các nhà xuất bản cùng với tác giả của tác phẩm sẽ chính là những người có đặc quyền tái bản đối với tác phẩm. Nhưng hiểu theo một khía cạnh hẹp và đơn giản hơn, tái bản một tác phẩm cũng có nghĩa là hành động sao chép, nhân bản đối với một tác phẩm nào đó. Đây chính là vấn đề liên quan mật thiết đến công tác phục vụ người dùng tin của Thư viện. Thư viện thường xuyên nhận được những yêu cầu của người dùng tin đề nghị được cung cấp bản sao của tài liệu dưới dạng photocopy một số trang của tác phẩm viết tay, một chương của cuốn sách, từng phần của bản đồ, bản vẽ, đồ hình, v.v. hoặc ở dạng điện tử (scan) và chuyển đến người dùng tin qua thư điện tử, hay sao lưu trong đĩa mềm hoặc đĩa CD-ROM, hoặc dạng bản in giấy. Vì vậy, trước khi phục vụ người dùng tin, Thư viện phải xem xét tài liệu thuộc phạm vi sử dụng công cộng, phạm vi sử dụng bình đẳng hay thuộc sự bảo hộ của Lớp K51 TT-TV 46 Trường ĐH KHXH&NV
  47. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang Quyền tác giả. Từ đó, Thư viện sẽ đưa ra những quyết định phù hợp với pháp luật. Quyền phóng tác: là một quyền lợi “phóng khoáng” nhất dành cho người sử dụng. Theo quy định của Quyền tác giả, tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả có quyền quản lý (hoặc từ chối) các tài liệu tóm tắt, chú giải, phiên bản các tác phẩm nghệ thuật, sách rút gọn, chuyển thể kịch bản, tác phẩm được biên tập lại, phóng tác, truyện hay tiểu thuyết viết lại dựa trên một tác phẩm điện ảnh, các bản nhạc soạn lại dựa trên các đoạn nhạc của một hay một vài tác phẩm khác và các bản dịch. Một kịch bản phóng tác từ một tác phẩm thuộc bộ sưu tập của Thư viện trường học, kịch bản này sau đó được sử dụng để dựng thành một vở kịch trình chiếu trước công chúng thì nhiệm vụ của cán bộ thư viện trước tiên là phải xin phép tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả trước khi cung cấp tài liệu cho người dùng tin. Chỉ khi tác phẩm thuộc phạm vi sử dụng công cộng hay phạm vi sử dụng bình đẳng thì cán bộ thư viện không cần phải thực hiện thủ tục xin phép. Quyền phát hành: là một trong những điều luật đặc biệt cho phép sự phân phối hay phát hành nhiều bản của một tác phẩm cho công chúng theo các phương thức sau: - Phát hành trên thị trường (có thu phí) - Chuyển nhượng quyền sở hữu tác phẩm - Cho thuê phát hành theo mức phí quy định, hoặc cho thuê theo hợp đồng thỏa thuận thời hạn và mức phí. - Cho mượn quyền phát hành. Lớp K51 TT-TV 47 Trường ĐH KHXH&NV
  48. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang Điều luật này cũng quy định “công chúng” bao gồm: một gia đình, một nhóm người có mối quan hệ hay quen biết lẫn nhau, một nhóm bao gồm nhiều người. Phương thức thứ tư của quyền phát hành là cho mượn quyền phát hành cùng với quy định thứ ba về “công chúng” là một nhóm bao gồm nhiều người đã cho thấy đây là điều luật quan trọng nhất, có liên quan trực tiếp đến thư viện. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là thư viện có thể sao chụp hay in ấn một tác phẩm nằm trong phạm vi bảo hộ của Quyền tác giả thành nhiều bản để bổ sung vào bộ sưu tập của mình. Bởi vì, khi bất kỳ một tài liệu thư viện dưới dạng bản in hoặc bản điện tử đưa ra phục vụ người dùng tin đều được xem như sự phát hành của một tác phẩm được bảo hộ. Quyền trình diễn, trình chiếu hay biểu diễn: Thư viện có quyền sở hữu tác phẩm điện ảnh, kịch nghệ hay âm nhạc; nhưng thư viện không được phép trình diễn, trình chiếu, biểu diễn các tác phẩm này trước công chúng. Không giống như những quyền nêu trên, đối tượng áp dụng quyền trình diễn, trình chiếu hay biểu diễn bao gồm các tác phẩm văn học, âm nhạc, kịch nói, ba-lê, kịch câm, hoạt hình và những tác phẩm hình ảnh hoặc âm thanh khác. Quyền trình diễn, trình chiếu hay biểu diễn không áp dụng cho các đối tượng như tranh ảnh, đồ họa, điêu khắc hoặc băng ghi âm không thuộc dạng kỹ thuật số. Phạm vi áp dụng quyền trình diễn, trình chiếu hay biểu diễn là một địa điểm dành cho công chúng và cũng bao gồm phạm vi phục vụ của thư viện. Như vậy, một nhóm người có quan hệ hay quen biết lẫn nhau (giảng viên và sinh viên một lớp), một sinh viên đang nghiên cứu đề tài hoặc một nhóm gồm thành viên của một gia đình đều có thể cùng xem một video của thư viện. Lớp K51 TT-TV 48 Trường ĐH KHXH&NV
  49. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang Tuy nhiên, nếu một tác phẩm là đối tượng áp dụng của quyền trình diễn, trình chiếu hay biểu diễn được chuyển tải đến một địa điểm dành cho công chúng nhưng bằng nhiều phương tiện hay hình thức truyền thông khác nhau trong cùng một thời điểm thì thư viện đã vi phạm luật về Quyền tác giả. Băng đĩa hình thuộc bộ sưu tập của Thư viện có thể cho giáo viên mượn và sử dụng trong các giờ lên lớp, nhưng Thư viện không thể tổ chức chiếu băng đĩa hình này cho người dùng tin và xem như đây là một phần của dịch vụ thư viện. Mặc dù vậy, để phục vụ việc giảng dạy, giảng viên và sinh viên của cùng một lớp học có thể sử dụng phòng chiếu (nếu có) của Thư viện để cùng xem băng đĩa hình này. Phòng họp, phòng học nhóm của Thư viện không được trang bị các thiết bị chuyên dùng để xem, nghe băng đĩa ghi hình, ghi tiếng không thể xem là một phòng chiếu. Quyền phát thanh băng ghi âm qua phương tiện truyền thanh kỹ thuật số Quyền cho phép phát thanh trước công chúng những băng ghi âm bao gồm bản tập hợp nhiều tác phẩm âm nhạc, băng ghi âm bài nói chuyện và những âm thanh khác thông qua các phương tiện truyền thanh kỹ thuật số. Các băng ghi âm này không bao gồm các âm thanh của các phim hoạt hình hay từ các tác phẩm âm thanh hình ảnh khác. Các băng ghi âm này có thể được lưu trữ dưới dạng đĩa từ hoặc băng từ. 3.4. Trang Web Thƣ viện và các nguồn thông tin số: Hiện nay, sử dụng thông tin trên Internet khi thiết kế trang Web, Thư viện thường gặp phải một số vấn đề về Quyền tác giả khi công bố thông tin, tạo kết Lớp K51 TT-TV 49 Trường ĐH KHXH&NV
  50. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang nối đến các trang web, đăng lại hình ảnh của những trang web khác, v.v. Do đó, khi thiết kế trang web thư viện, chúng ta nên: - Đọc kỹ phần đề cập đến những quy định về Quyền tác giả của trang web liên kết. - Sử dụng tên của trang web liên kết thay vì dùng logo hay thiết kế đặc trưng. - Không tạo kết nối trực tiếp đến các trang web thương mại khi chưa xin phép cơ quan chủ quản của trang web này. Kết nối trực tiếp là khi tạo liên kết đến trang web mang nội dung mà Thư viện hay người dùng tin của Thư viện quan tâm mà bỏ qua trang chủ. Như vậy là đã bỏ qua trang đề cập đến bản quyền hay trang quảng cáo của đơn vị chủ quản. - Khi bố cục lại hình ảnh, Thư viện không được sao chép hay làm thay đổi hình ảnh gốc. - Niêm yết mục đích sử dụng các liên kết tại trang web thư viện nhằm cung cấp thông tin đến người dùng tin. Nguồn thông tin khổng lồ của World Wide Web cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin dường như “khuyến khích” người dùng sao chép và tái sử dụng bài viết, hình ảnh, đoạn nhạc, đoạn phim, v.v. Khi một tài liệu đang tải trên Internet, ngay lập tức tài liệu này có thể bị sao chép tại hàng ngàn hoặc triệu máy tính trên khắp thế giới. Đôi khi, một số tài liệu trên mạng không có niêm yết khuyến cáo về Quyền tác giả. Vì vậy, người dùng đã thản nhiên vi phạm Quyền tác giả. Tuy nhiên, ngay cả khi tài liệu đó cho phép sao chép và lưu trữ thì cũng không có Lớp K51 TT-TV 50 Trường ĐH KHXH&NV
  51. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang nghĩa là tài liệu này đương nhiên thuộc phạm vi sử dụng bình đẳng và cho phép người dùng tái bản hoặc phát hành. Phạm vi sử dụng công công và phạm vi sử dụng bình đẳng tỏ ra rất rộng rãi đối với các tài liệu dạng điện tử (sách, báo, tạp chí, bài luận, bảng biểu, đoạn nhạc, phim, đoạn băng nghe-nhìn truyền thanh-truyền hình, hình ảnh hay hình vẽ từ sách điện tử hay báo – tạp chí, v.v.) trong các CSDL, đĩa, CD-ROM, hoặc đăng tải tại bản tin điện tử, các trang web trên Internet, v.v. Tuy nhiên, người dùng tin sử dụng tài liệu của Thư viện (bao gồm cả nhân viên Thư viện trong quá trình làm việc) nên tránh: - Sao chép, in quá 1 chương của một quyển sách (dạng in hoặc dạng điện tử); nhiều hơn 2.500 từ, hoặc 10% chính văn của tác phẩm văn xuôi, hơn 10% hay 3 phút của một tài liệu nghe-nhìn và quá 30 giây của một tác phẩm âm nhạc; hơn 5 hình ảnh của một tác giả hoặc nhiều hơn 10% hay 15 hình ảnh của một bộ sưu tập. - Sao chép, in toàn bộ một tài liệu. - Sao chép, in nhiều bản từ nhiều tài liệu. - Sử dụng các bản này trong nhiều hoạt động liên tiếp. - Liên tục sử dụng các bản sao chép cho nhiều môn học khác nhau tại cùng một trường hay khoa hoặc tại các trường, khoa khác. Thư viện cần tìm hiểu rõ ràng trước khi sử dụng nguồn tài nguyên số nào đó. Bên cạnh việc sử dụng đúng luật, việc niêm yết khuyến cáo về Quyền tác giả cho người dùng tin cũng là một trong những hành động không thể bỏ qua. CHƢƠNG 4: VIỆC THỰC THI QUYỀN TÁC GIẢ HIỆN NAY VÀ MỘT SỐ NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ Lớp K51 TT-TV 51 Trường ĐH KHXH&NV
  52. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang Từ khi hình thành và phát triển đến bây giờ, Luật SHTT nói chung và Quyền tác giả nói riêng đã đạt được rất nhiều thành tựu cũng như có tầm ảnh hưởng rộng lớn trên toàn thế giới. Mọi vấn đề liên quan đến thông tin và những hoạt động sử dụng, trao đổi thông tin đều có thể liên quan đến Quyền tác giả. Như vậy, Quyền tác giả không chỉ là một phạm trù đứng riêng rẽ trong xã hội mà nó có ảnh hưởng sâu sắc đến những khía cạnh khác của các quan hệ xã hội. Tại các nước có nền kinh tế phát triển, pháp luật và ý thức cao của nhiều công dân đã khiến cho Quyền tác giả có tầm ảnh hưởng rất sâu sắc và thực tế đến đời sống của họ. Bên cạnh những sự tuân thủ luật pháp, vẫn tồn tại những hành vi vi phạm. Nhưng nhìn chung, Quyền tác giả ở những nước phát triển, đặc biệt như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Châu Âu đã phát triển đến một mốc nhất định và dần đi vào ổn định. Một số tác phẩm hướng dẫn về Quyền tác giả trở nên rất phổ biến và là mối quan tâm của nhiều nước trên thế giới. Đây là một ví dụ một cuốn sách của Pháp hướng dẫn về Quyền tác giả: Lớp K51 TT-TV 52 Trường ĐH KHXH&NV
  53. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang Bên cạnh những nỗ lực nhằm tuyên truyền và áp dụng nghiêm chỉnh Quyền tác giả, trên thế giới vẫn xuất hiện những hành vi vi phạm bản quyền dẫn đến những vụ kiện tụng tranh chấp. Một ví dụ điển hình cho vấn đề này là việc Nokia đã đệ đơn lên Tòa án quận Western Wisconsin, Hoa Kỳ để kiện Apple vi phạm bản quyền dữ liệu, lời nói, bản quyền thiết kế các ứng dụng sử dụng dữ liệu định vị và 3 bản quyền về kiểu dáng ăng-ten trong máy tính bảng iPad 3G. Ngày nay, Quyền tác giả được xét nhiều hơn đến khía cạnh áp dụng một cách hài hòa nhưng vẫn đảm bảo sự uy nghiêm của pháp luật. Nếu lạm dụng luật SHTT nói chung và Quyền tác giả nói riêng với một mức độ thái quá, xã hội sẽ bị kìm hãm phát triển. Nếu tài nguyên thông tin phong phú của nhân loại bị bao bọc quá kỹ lưỡng, khiến cho con người khó có khả năng tiếp cận đến những tinh hoa văn hóa của nhân loại thì cũng là một sự trở ngại lớn cho sự phát triển xã hội. Nhưng để cân bằng lợi ích của các bên liên quan cũng không phải là một điều dễ dàng. Hiện nay, vấn đề này vẫn còn đang gặp phải nhiều tranh cãi. Ví dụ về những hoạt động scan sách tai tiếng của công cụ tìm kiếm Google và chính công ty này đã gặp những rắc rối khi họ bị một số nhà xuất bản kiện vì đã vi phạm Quyền tác giả. Lớp K51 TT-TV 53 Trường ĐH KHXH&NV
  54. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang Google có 2 chương trình scan sách. Chương trình thứ nhất với tên gọi Google Print, là kế hoạch liên kết với các nhà xuất bản để được phép đưa những cuốn sách của họ lên Internet. Mặc dù người xem chỉ có thể đọc được vài trích đoạn nhưng không ít nhà xuất bản cho rằng điều đó cũng đủ khép Google vào tội vi phạm Quyền tác giả. Chương trình thứ hai với tên gọi Google Library là một chương trình với tham vọng lớn hơn. Google dự định scan tất cả sách trong 5 Thư viện lớn ở Anh và Hoa Kỳ. Tất nhiên là người xem cũng chỉ được đọc vài dòng trích đoạn và chủ yếu dùng Google Library như một cuốn catalogue khổng lồ về sách. Google cho rằng nỗ lực trên là một nỗ lực nhân văn của họ nhằm giúp khôi phục lại danh tiếng cho những nhà văn hay tác phẩm đã là quá khứ, tạo nên một công cụ giá trị cho độc giả và các nhà nghiên cứu văn học trên khắp thế giới. Dĩ nhiên, Google vẫn tính chuyện kinh doanh và độc giả nào mua trực tiếp sách qua mạng Internet cũng được Google đáp ứng, một phần lợi nhuận sẽ được chuyển giao cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả. Thế nhưng, các nhà xuất bản và tác giả không muốn một công ty như Google lại sở hữu một kho tàng kỹ thuật số tất cả những cuốn sách trên thế giới như vậy. Họ lo ngại Google sẽ tạo nên tiền lệ về việc vi phạm Quyền tác giả. Một số ý kiến khác lo ngại rằng nhân cơ hội này, Google có thể vươn lên nắm quyền độc bá về văn hóa thế giới. Và cuối cùng, Google cũng phải dừng chương trình scan sách của mình. Jim Gerber, Giám đốc hợp tác nội dung của Google đã tuyên bố rằng: “Đó hoàn toàn là một sự nhầm lẫn. Đây là công cụ tìm kiếm sách chứ không phải là công cụ đọc sách miễn phí. Khoảng 92% sách trên thế giới không đem lại lợi nhuận cho tác giả cũng như không tiếp cận được độc giả. Tại sao chúng ta không mở rộng cơ hội cho cả hai phía?”. Trong hoạt động này, Google không đơn độc. Công ty dịch vụ Internet hàng đầu khác là Yahoo cũng đang phát động kế hoạch tương tự. Tuy nhiên, rút kinh nghiệm từ việc Google bị kiện, Yahoo chỉ scan những cuốn sách đã được thông qua về Quyền tác giả. Lớp K51 TT-TV 54 Trường ĐH KHXH&NV
  55. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang Như vậy, ta có thể thấy, vấn đề Quyền tác giả trên thế giới hiện nay diễn ra rất phức tạp và có nhiều ý kiến khác nhau, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến nội dung số. Đối với hoạt động Thông tin – Thư viện tại các nước phát triển trên thế giới, luật pháp nghiêm ngặt, ý thức cao của con người cùng những phương tiện kỹ thuật hiện đại đã giúp cho việc thực thi Quyền tác giả trở nên hiệu quả hơn. Khi mà hệ thống pháp luật có những chế tài xử phạt nghiêm khắc đối với các hành vi vi phạm Quyền tác giả, mọi hành động của con người sẽ được kiểm soát một cách chặt chẽ hơn. Bên cạnh đó, một hệ thống kiểm soát việc sao chép, in ấn tài liệu hiện đại trong thư viện đã tạo nên một sự bảo vệ tốt cho tài liệu dưới Quyền tác giả. Hầu hết hoạt động trong các trung tâm Thông tin – Thư viện tại các nước phát triển đều đã được tự động hóa với một trình độ rất cao. Thẻ tài khoản dùng để sao chép, in ấn của người dùng tin có thể kiểm soát thông tin về những hành vi sao chép của họ. Vì vậy, việc vi phạm Quyền tác giả có thể hạn chế một cách tối đa. Đây chính là một trong những tiến bộ đáng học tập của Thư viện các nước phát triển. Tóm lại, tình hình thực tiễn áp dụng Quyền tác giả tại một số nước phát triển đã đạt được những bước đi đáng khen ngợi và học tập. Tuy còn có những tranh cãi xung quanh vấn đề này nhưng nhìn chung, các nước phát triển đã có ý thức thực thi Quyền tác giả một cách nghiêm túc. Tại Việt Nam, cũng như hầu hết các nước đang phát triển khác, quá trình thực thi quyền SHTT nói chung cũng như Quyền tác giả nói riêng có những thuận lợi và khó khăn nhất định. Thuận lợi là: Lớp K51 TT-TV 55 Trường ĐH KHXH&NV
  56. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang - Việt Nam đã tham gia một số điều ước quốc tế và hiệp định song phương về Quyền tác giả. Đây chính là cơ hội bảo hộ các tác phẩm của Việt Nam trên phạm vi thế giới. Hơn nữa, chính những điều ước và hiệp định song phương này đã đảm bảo cho sự thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào một môi trường an toàn hơn. - Hệ thống pháp luật về SHTT của Việt Nam về vấn đề Quyền tác giả khá hoàn thiện. Mà cụ thể là Bộ Luật Dân sự 2005 cùng với Luật SHTT 2005 có sửa đổi, bổ sung một số điều. Đây chính là những hành lang pháp lý vững chắc cho việc thực thi Quyền tác giả tại Việt Nam. Khó khăn là: - Trách nhiệm bảo hộ Quyền tác giả sẽ đè nặng hơn khi chúng ta tham gia những điều ước quốc tế và hiệp định song phương về Quyền tác giả. Việt Nam không chỉ có trách nhiệm bảo hộ những tác phẩm của quốc gia mà còn phải bảo hộ những tác phẩm có yếu tố nước ngoài theo luật định. Điều này là một thách thức không nhỏ. - Tuy đã có một hệ thống Luật tương đối hoàn chỉnh về SHTT cũng như Quyền tác giả, nhưng những chế tài xử phạt của Việt Nam chưa cao, chưa có mức độ răn đe một cách đáng kể. Vì vậy, việc thực thi Quyền tác giả tại Việt Nam mới chỉ đang ở mức phát triển ban đầu và chưa đạt được hiệu quả cao. - Ý thức chấp hành Quyền SHTT nói chung cũng như Quyền tác giả chưa cao. Rất nhiều cá nhân, tổ chức rất thờ ơ với vấn đề này. Họ có thể không quan tâm đến việc chấp hành hoặc có quan tâm nhưng vẫn vi phạm. Lớp K51 TT-TV 56 Trường ĐH KHXH&NV
  57. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang Một số ví dụ về việc vi phạm Quyền tác giả tại Việt Nam hiện nay: Do sự răn đe của pháp luật còn hạn chế cũng như ý thức kém của người dùng tin, việc vi phạm Quyền tác giả tại Việt Nam đang diễn ra khá phức tạp, đặc biệt là trong môi trường Internet. Và dường như, cho đến nay, hoạt động khắc phục những vi phạm này chưa thực sự hiệu quả. Một trong những sự kiện ấn tượng của năm 2005 là việc ra mắt tập 6 tác phẩm Harry Potter. Khi tác phẩm này vừa xuất hiện, một nhóm các bạn đọc hâm mộ đã tự ý dịch ra Tiếng Việt và phát tán trên Internet. Hành động này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của nhà xuất bản Trẻ, đơn vị đã phải vất vả và tốn kém trong việc mua bản quyền ấn phẩm này cùng hàng loạt các hoạt động phát hành sách. Có thể nói, hầu như tất cả các tác phẩm của các nhà văn nổi tiếng trong nước đều có mặt trên mạng và không có tác phẩm nào được đảm bảo về mặt Quyền tác giả. Một số nhà văn dù rất quan tâm đến việc vi phạm Quyền tác giả trong xuất bản nhưng lại khá thờ ơ với việc vi phạm trên mạng. Bởi vì, theo quan điểm của họ, đó là một hành vi khó có thể kiểm soát trong thời điểm này. Năm 2004, nhà xuất bản Văn hóa Thông tin đã gặp rắc rối với việc vi phạm bản quyền do xuất bản không có bản quyền bộ giáo trình tiếng Anh “Let’s go” của nhà xuất bản trường Đại học Oxford. Lớp K51 TT-TV 57 Trường ĐH KHXH&NV
  58. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang Hình ảnh sách lậu (bên trái) và sách thật (bên phải) rất giống nhau. Với sự vi phạm này, nhà xuất bản trường Đại học Oxford đã đòi bồi thường 100.000 USD. Đây là một bài học đáng giá cho các nhà xuất bản Việt Nam trước cánh cửa hội nhập quốc tế. Không chỉ có các tác phẩm văn học, một loạt các trang web nghe nhạc trực tuyến cho phép download vô điều kiện các tác phẩm âm nhạc mà không hề quan tâm đến điều đó có vi phạm Quyền tác giả hay không. Theo báo cáo của BSA-IDC về thực trạng vi phạm bản quyền phần mềm toàn cầu, Việt Nam vẫn giữ mức 85% trong 3 năm liên tiếp. Theo BSA, cuộc chiến chống vi phạm bản quyền phần mềm là một vấn đề quan trọng tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương và là khu vực rò rỉ tiền bản quyền lớn nhất trên thế giới do sử dụng phần mềm không có giấy phép. Trong khi tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm hay cài đặt phần mềm không có giấy phép trên máy tính cá nhân ở Châu Á Thái Bình Dương giảm 61% trong năm 2008 xuống 59% trong năm 2009, giá trị thương mại của phần mềm bất hợp pháp lại tăng lên hơn 16,5 triệu USD. 10 trong số top 20 nền kinh tế với giá trị thương mại của phần mềm lậu cao nhất trong năm 2009 thuộc về khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Lớp K51 TT-TV 58 Trường ĐH KHXH&NV
  59. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang Sau đây là bảng thống kê của BSA về các quốc gia có tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm cao nhất và thấp nhất trong năm 2009: Tỷ lệ vi phạm cao nhất Tỷ lệ vi phạm thấp nhất Georgia 95% United States 20% Zimbabwe 92% Japan 21% Bangladesh 91% Luxembourg 21% Moldova 91% New Zealand 22% Armenia 90% Australia 25% Yemen 90% Austria 25% Sri Lanka 89% Belgium 25% Azerbaijan 88% Finland 25% Libya 88% Sweden 25% Belarus 87% Switzerland 25% Venezuena 87% Denmark 26% Indonesia 86% United Kingdom 27% Vietnam 85% Germany 28% Như vậy, tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương, các quốc gia có tỷ lệ vi phạm bản quyền cao nhất là Sri Lanka (89%), Indonesia (86%), Việt Nam Lớp K51 TT-TV 59 Trường ĐH KHXH&NV
  60. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang (85%). Qua thống kê này, có thể thấy tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm tại Việt Nam đang nghiêm trọng ở mức độ nào. Đây là cách thống kê mà BSA-IDC chỉ xét tới máy tính cá nhân (PC và notebook) mà không tính tới hệ thống khác như máy chủ, di động. Hơn nữa, họ coi phần mềm nguồn mở có giá trị 0 USD và không tính tới các phần mềm được tài trợ hoặc được cài đặt sẵn khi mua máy tính. Nếu như xét đến toàn bộ các khía cạnh này, tình hình vi phạm bản quyền phần mềm trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng còn có thể cao hơn nữa. Với những hành vi vi phạm Quyền tác giả ngày càng nghiêm trọng, Chính phủ đã có những biện pháp răn đe và đưa ra chế tài xử phạt mới. Tại Nghị định số 56/2006/NĐ-CP trước đây, mức phạt tối đa với các hành vi vi phạm hành chính về Quyền tác giả, quyền liên quan chỉ là 70 triệu đồng. Nhưng với Nghị định số 47/2009/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 13/5/2009, mức phạt này có thể lên đến 500 triệu đồng. Không chỉ mức phạt tăng cao, theo Nghị định này, ngoài các hình thức xử phạt chính và bổ sung, các cá nhân và tổ chức vi phạm còn có thể bị buộc áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả. Các biện pháp đó có thể là: buộc khôi phục lại quyền đứng tên, đặt tên, bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, buộc tiêu hủy hàng hóa vi phạm, dỡ bỏ bản sao tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm ghi hình, chương trình phát sóng và truyền đạt trái phép trên mạng với hình thức điện tử. Như vậy là Chính phủ Việt Nam đã có những sự quan tâm nhiều hơn đến vấn đề Quyền tác giả nói riêng và Quyền SHTT nói chung. Những chế tài xử phạt này sẽ là những công cụ pháp luật hữu ích giúp cải thiện tình hình vi phạm Quyền tác giả tại Việt Nam hiện nay. Trong lĩnh vực Thông tin – Thư viện, Quyền tác giả đã có những ảnh hưởng nhất định đến việc số hóa tài liệu trong thư viện. Hiện nay, các Thư viện Lớp K51 TT-TV 60 Trường ĐH KHXH&NV
  61. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang tại Việt Nam đang phát triển theo hướng hiện đại với các hình thức thư viện mới như Thư viện số, Thư viện điện tử. Nhưng các vấn đề về Quyền tác giả đang là một thách thức không nhỏ trong quá trình số hóa tài liệu. Trong khi chi phí cho các hoạt động của thư viện còn hẹn hẹp, Thư viện không thể gánh vác được những khoản chi cho quyền tác giả nếu như phải số hóa tài liệu đó. Điều này sẽ càng khó khăn hơn với một số lượng lớn các tài liệu phải tiến hành số hóa. Vì thế, hiện nay, các thư viện mới chỉ số hóa cầm chừng các tài liệu đã rõ ràng về Quyền tác giả. Đối với hoạt động số hóa tài liệu là như vậy, còn việc phục vụ tài liệu cho người dùng tin trong thư viện thì không thể kiểm soát được. Trong bối cảnh hiện nay, mặc dù ý thức rất rõ về Quyền tác giả nhưng các Thư viện cũng không thể có được những hành động tích cực để ngăn chặn các vi phạm này. Vấn đề sao chép và in ấn tài liệu (cả bản in và bản điện tử) diễn ra một cách công khai và nghiêm trọng. Tất nhiên, đa số mục đích sử dụng của những vi phạm trong thư viện mang tính phi lợi nhuận nhưng mức độ vi phạm về số lượng, bản chất thì rất đáng lo ngại. Như vậy, thực tế thực thi Quyền tác giả tại Việt Nam nói chung cũng như trong hoạt động Thông tin – Thư viện nói riêng còn nhiều hạn chế. Chỉ khi chúng ta có được những chế tài thích đáng hơn và ý thức của người sử dụng được nâng cao hơn, Quyền tác giả mới thực sự phát huy tác dụng đích thực của nó. Lớp K51 TT-TV 61 Trường ĐH KHXH&NV
  62. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang KẾT LUẬN Sở hữu trí tuệ nói chung và Quyền tác giả nói riêng đã tạo ra một hành lang pháp lý quan trọng cho các hoạt động xã hội có liên quan, trong đó có lĩnh vực thông tin – thư viện. Việc nghiên cứu và phát triển Luật SHTT để áp dụng vào thực tế đang dần đạt được một số bước tiến đầu tiên tại Việt Nam. Nhưng nhìn chung trên thực tế thì những điều Luật này chưa thực sự phát huy hiệu quả và còn một số tranh cãi. Để áp dụng hiệu quả và linh hoạt Luật SHTT, trong đó có Luật về Quyền tác giả, Nhà nước cùng các tổ chức, cá nhân trong xã hội cần nâng cao hơn nữa sự quan tâm đến lĩnh vực này. Khi hành lang pháp lý và ý thức con người cùng được phát triển thì xã hội sẽ đạt được những thành quả tốt nhất từ những điều Luật này. Và tất nhiên, trong một môi tường pháp luật được đảm bảo, các chủ thể sáng tạo sẽ có điều kiện tốt để phát huy năng lực của mình. Đối với hoạt động thông tin – thư viện tại Việt Nam hiện nay, tuy vấn đề quyền tác giả đang gây sức ép kinh tế khá lớn cho quá trình số hóa tài liệu nhưng nếu được đảm bảo đầy đủ quyền tác giả thì những tài liệu số này sẽ trở thành những nguồn lực quý giá và bền vững. Hy vọng trong tương lai, cùng với sự quan tâm hơn nữa của Nhà nước cùng các cơ quan, tổ chức, ngành Thông tin – Thư viện sẽ đạt được những bước tiến nổi bật trong việc áp dụng quyền tác giả cũng như số hóa các nguồn tài liệu trong hoạt động của mình. Lớp K51 TT-TV 62 Trường ĐH KHXH&NV
  63. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cục bản quyền tác giả (2002), Các quy định pháp luật Việt Nam liên quan đến quyền tác giả, Hà Nội 2. Cục bản quyền tác giả Văn học nghệ thuật (2004), Các điều ước quốc tế về quyền tác giả và quyền liên quan trong lộ trình Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế, Hà Nội 3. Lê Nết (2005), Quyền sở hữu trí tuệ, Nxb. ĐHQG, Tp. HCM 4. Phùng Trung Tập (2004), Các yếu tố của quyền sở hữu trí tuệ, Tư pháp, Hà Nội 5. Tamotsu Hozumi (2005), Cẩm nang quyền tác giả khu vực Châu Á, Nxb. Kim Đồng, Hà Nội 6. Website của Cục bản quyền tác giả: 7. Website của Thư viện Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh: 8. Website Phần mềm điện thoại: 9. Website Tin mới 10. Website Thư viện pháp luật: Lớp K51 TT-TV 63 Trường ĐH KHXH&NV
  64. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang 11. Website của Đại học George Mason: 12. Website của IFLA 13. Website của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới WIPO: 14. Website của Thư viện các Trường Đại học phía Tây của Anh Quốc Lớp K51 TT-TV 64 Trường ĐH KHXH&NV