Luận án Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2001 đến năm 2010

doc 189 trang yendo 4110
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2001 đến năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docluan_an_dang_bo_tinh_thai_binh_lanh_dao_phat_trien_kinh_te_n.doc

Nội dung text: Luận án Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2001 đến năm 2010

  1. bé quèc phßng häc viÖn chÝnh trÞ L£ THÞ HåNG §¶NG Bé TØNH TH¸I B×NH L·NH §¹O PH¸T TRIÓN KINH TÕ N¤NG NGHIÖP Tõ N¡M 2001 §ÕN N¡M 2010 LuËn ¸n tiÕn sÜ lÞch sö hµ néi - 2015
  2. bé quèc phßng häc viÖn chÝnh trÞ L£ THÞ HåNG §¶NG Bé TØNH TH¸I B×NH L·NH §¹O PH¸T TRIÓN KINH TÕ N¤NG NGHIÖP Tõ N¡M 2001 §ÕN N¡M 2010 Chuyªn ngµnh : LÞCH Sö §¶NG ®¶ng céng s¶n viÖt nam M· sè : 62 22 03 15 LuËn ¸n tiÕn sÜ lÞch sö Ng­êi h­íng dÉn khoa häc: 1. PGS, TS Đoàn Ngọc Hải 2. GS, TS Nguyễn Ngọc Cơ hµ néi - 2015
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết luận trình bày trong luận án là trung thực, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN ÁN
  4. MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU 5 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 10 Chương 1 CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI BÌNH VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2005 26 1.1. Yêu cầu khách quan Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp 26 1.2. Chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ tỉnh Thái Bình 41 1.3. Đảng bộ tỉnh Thái Bình chỉ đạo phát triển kinh tế nông nghiệp 49 Chương 2 ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI BÌNH LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2010 71 2.1. Những nhân tố mới tác động đến đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thái Bình 71 2.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Thái Bình đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp 78 2.3. Quá trình chỉ đạo đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ tỉnh Thái Bình 84 Chương 3 NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM 118 3.1. Một số nhận xét 118 3.2. Kinh nghiệm chủ yếu 131 KẾT LUẬN 147 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 149 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 150 PHỤ LỤC 167
  5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Số TT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt 01 Chủ nghĩa xã hội CNXH 02 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH, HĐH 03 Hợp tác xã HTX 04 Kinh tế nông nghiệp KTNN 05 Kinh tế - xã hội KT - XH 06 Nhà xuất bản Nxb 07 Trang Tr 08 Ủy ban nhân dân UBND 09 Xã hội chủ nghĩa XHCN
  6. 5 MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu khái quát về luận án Đề tài “Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2001 đến năm 2010” được nghiên cứu sinh lựa chọn làm luận án Tiến sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Luận án tập trung nghiên cứu quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo phát triển KTNN từ năm 2001 đến năm 2010. Đây là giai đoạn tỉnh Thái Bình vừa vượt qua những năm cuối thập niên 90 của thế kỷ XX, xảy ra khiếu kiện đông người trên diện rộng, làm mất ổn định ở khu vực nông thôn, gây hậu quả nặng nề về nhiều mặt. Mặc dù đã được khắc phục, nhưng hậu quả còn phải tiếp tục giải quyết trong những năm 2001 - 2010. Được sự giúp đỡ của Trung ương và các cơ quan bộ, ban, ngành, với bản lĩnh, tư duy lãnh đạo năng động, sáng tạo và có trách nhiệm với dân, Đảng bộ tỉnh Thái Bình nhanh chóng vượt qua khó khăn, lãnh đạo nhân dân trong tỉnh đạt được nhiều kết quả trong phát triển KT - XH, trong đó quan trọng nhất là vấn đề phát triển KTNN. Đề tài luận án làm rõ những nhân tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình về phát triển KTNN; hệ thống hóa chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh về phát triển KTNN; nhận xét ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân của những ưu điểm, hạn chế đó; đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn quá trình lãnh đạo phát triển KTNN của Đảng bộ tỉnh Thái Bình (2001 - 2010), để vận dụng vào hiện thực. Những vấn đề được trình bày trong luận án là sự vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển KTNN và kế thừa có chọn lọc từ các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài đã được công bố. Luận án là một công trình khoa học mới, độc lập, không trùng lặp với các công trình khoa học đã được công bố. 2. Lý do lựa chọn đề tài luận án Nông nghiệp, nông dân và nông thôn là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đã và đang là nền tảng, là động lực cho sự phát triển kinh tế của nhiều
  7. 6 quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, trong suốt mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước, nông nghiệp, nông dân và nông thôn luôn là cơ sở vững chắc cho sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội. Kế thừa truyền thống đó, trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn xác định, phát triển KTNN, nông thôn là nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển KT - XH của đất nước, góp phần đưa kinh tế Việt Nam giành nhiều thắng lợi có ý nghĩa lịch sử. Thái Bình là một tỉnh có truyền thống thâm canh lúa nước rất lâu đời, là tỉnh đầu tiên trong cả nước đạt sản lượng 5 tấn thóc/ha trong những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, từ năm 2001 đến năm 2010, tỉnh Thái Bình đã đạt được nhiều thành tựu về KT - XH mà điểm nổi bật nhất là phát triển KTNN. Năm 2010, Thái Bình duy trì tổng diện tích gieo cấy trên 160.000ha, với tổng sản lượng trung bình ổn định trên 1,1 triệu tấn/năm, cao nhất cả nước, góp phần đảm bảo an ninh lương thực trong cả nước và của Tỉnh; đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng cao; bộ mặt nông thôn tỉnh Thái Bình có nhiều thay đổi. Có được kết quả đó là do Đảng bộ tỉnh đã quan tâm lãnh đạo phát triển KTNN trong sự phát triển chung về KT - XH của Tỉnh. Tuy vậy, đến năm 2010, nông nghiệp tỉnh Thái Bình đã chuyển sang sản xuất hàng hóa, nhưng chưa mạnh, hiệu quả còn thấp; chưa tạo được các vùng sản xuất hàng hóa lớn, tập trung; nhiều nơi chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hình thành trang trại, gia trại tự phát, thiếu quy hoạch, hiệu quả thấp; nuôi thủy sản thâm canh, bán thâm canh tăng chậm. Hoạt động của các HTX dịch vụ nông nghiệp chậm đổi mới [135, tr.35]. Nhiều vấn đề lý luận, thực tiễn về lãnh đạo, phát triển KTNN của Đảng bộ tỉnh Thái Bình đang đặt ra đòi hỏi Đảng bộ tỉnh phải giải quyết, phấn đấu đến năm 2020 “Thái Bình trở thành tỉnh nông thôn mới, có nền nông nghiệp và công nghiệp theo hướng hiện đại” [135, tr.40].
  8. 7 Nghiên cứu quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo phát triển KTNN trong những năm 2001 - 2010, nhằm khẳng định sự đúng đắn, sáng tạo trong chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình về phát triển KTNN từ năm 2001 đến năm 2010; nhận xét ưu điểm, hạn chế của quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo phát triển KTNN (2001 - 2010); trên cơ sở đó rút ra những kinh nghiệm lịch sử để vận dụng vào lãnh đạo phát triển KTNN của Đảng bộ tỉnh Thái Bình trong thời kỳ mới đạt hiệu quả cao hơn. Với ý nghĩa đó, tôi chọn đề tài: “Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2001 đến năm 2010” làm luận án tiến sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Làm sáng tỏ quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo phát triển KTNN từ năm 2001 đến năm 2010; đúc rút một số kinh nghiệm để vận dụng vào hiện thực, góp phần làm cho KTNN của tỉnh Thái Bình trong thời gian tới phát triển mạnh mẽ, hiệu quả hơn. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Làm rõ yêu cầu khách quan Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo phát triển KTNN từ năm 2001 đến năm 2010. Phân tích, luận giải làm rõ chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình về phát triển KTNN từ năm 2001 đến năm 2010. Nhận xét và đúc rút kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo phát triển KTNN trong những năm 2001 - 2010 để vận dụng vào thực tiễn. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ tỉnhThái Bình về phát triển KTNN từ năm 2001 đến năm 2010.
  9. 8 4.2. Phạm vi nghiên cứu * Về nội dung Nghiên cứu chủ trương và sự chỉ đạo phát triển KTNN của Đảng bộ tỉnh Thái Bình. KTNN theo nghĩa rộng bao gồm: nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, theo nghĩa hẹp gồm hai ngành chính là trồng trọt và chăn nuôi, thể hiện mối quan hệ giữa con người với con người, con người với đối tượng lao động trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Trong phạm vi luận án, nghiên cứu sinh tập trung nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình đối với các ngành KTNN: trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến thủy sản và các yếu tố phục vụ cho các ngành đó phát triển. * Về thời gian Tập trung nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình về phát triển KTNN từ năm 2001 đến năm 2010. Tuy nhiên, để bảo đảm tính hệ thống và đạt được mục đích nghiên cứu, luận án có đề cập đến một số vấn đề liên quan trong thời gian trước năm 2001 và sau năm 2010. * Về không gian Trên địa bàn tỉnh Thái Bình. 5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận Luận án dựa trên cơ sở lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển kinh tế, trong đó có KTNN. * Cơ sở thực tiễn Luận án được thực hiện trên cơ sở thực tiễn hoạt động lãnh đạo phát triển KTNN của Đảng bộ tỉnh Thái Bình từ năm 2001 đến năm 2010. Đồng thời dựa trên kết quả nghiên cứu, khảo sát thực tế của nghiên cứu sinh và kế thừa một số kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học có liên quan đã được công bố.
  10. 9 * Phương pháp nghiên cứu Luận án chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp lôgic và kết hợp hai phương pháp đó; đồng thời còn sử dụng các phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, phương pháp so sánh, đối chiếu, phương pháp khảo sát thực tế và phương pháp chuyên gia. 6. Những đóng góp mới của luận án Hệ thống hóa chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng, Đảng bộ tỉnh Thái Bình về phát triển KTNN. Tạo dựng bức tranh sinh động, khách quan, trung thực về KTNN tỉnh Thái Bình trong những năm 2001 - 2010, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh. Qua đó, khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình trong phát triển kinh tế nói chung, KTNN nói riêng và vai trò KTNN trong chiến lược phát triển KT - XH của Tỉnh; nêu lên những đánh giá, nhận xét và đúc kết kinh nghiệm để vận dụng vào phát triển KTNN trong thời gian tới ở tỉnh Thái Bình. 7. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án Góp phần tổng kết sự lãnh đạo của Đảng và Đảng bộ tỉnh Thái Bình về phát triển kinh tế, trong đó có KTNN, một lĩnh vực chủ yếu của nền kinh tế Việt Nam, của Tỉnh trong những năm đổi mới. Cung cấp một số dữ liệu quan trọng để Đảng bộ tỉnh Thái Bình tiếp tục hoạch định chủ trương và chỉ đạo phát triển KTNN trong thời kỳ mới đạt hiệu quả cao hơn. Luận án là tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy Lịch sử Đảng ở địa phương và ở các học viện, nhà trường, trong và ngoài quân đội. 8. Kết cấu của luận án Gồm phần mở đầu, tổng quan về vấn đề nghiên cứu, 3 chương, 8 tiết, kết luận, danh mục các công trình khoa học của tác giả đã công bố có liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
  11. 10 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI BÌNH LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010 1. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Nông nghiệp là lĩnh vực quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Phát triển KTNN luôn được Đảng xác định là mặt trận hàng đầu trong sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Do vậy, nghiên cứu KTNN là một trong những vấn đề được nhiều nhà khoa học, các cơ quan quan tâm nghiên cứu. Nhiều công trình nghiên cứu về KTNN đã được công bố, có thể khái quát và phân thành các nhóm công trình khoa học sau: 1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về kinh tế nông nghiệp, nông dân và nông thôn trong cả nước Tập thể tác giả các nhà khoa học thuộc Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong cuốn sách Con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn Việt Nam [13], đã đề cập đến vai trò của ngành KTNN và những vấn đề đặt ra trong quá trình CNH, HĐH; tập trung nêu rõ hệ thống quan điểm cơ bản trong phát triển nông nghiệp, nông thôn của Đảng từ Đại hội III đến Đại hội IX. Các tác giả đưa ra một số mô hình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn của các nước như Đài Loan, Hàn Quốc có giá trị tham khảo đối với Việt Nam. Tác giả Nguyễn Sinh Cúc với cuốn sách Nông nghiệp, nông thôn thời kỳ đổi mới 1986 - 2002 [42], đã nhìn nhận một cách khá toàn diện lịch sử phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, khắc họa toàn cảnh bức tranh về nông nghiệp, nông thôn Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Từ phân tích thực trạng, tác giả đưa ra những định hướng và kiến nghị, giải pháp nhằm đưa nông nghiệp, nông thôn phát triển. Trong cuốn sách Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam và các nước trong khu vực của Phạm Khiêm Ích và Nguyễn Đình Phan [73], đã
  12. 11 tổng hợp, phân tích vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong quá trình CNH, HĐH ở một số nước trên thế giới và liên hệ vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, trong đó có những vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn sâu sắc như vai trò của nông nghiệp trong công nghiệp hóa, vấn đề chuyển đổi cơ cấu sản xuất, giải quyết đất đai, lao động, môi trường Đây là những vấn đề mà Việt Nam còn lúng túng trong quá trình tổ chức chuyển dịch KTNN theo hướng CNH, HĐH và chuyển dịch cơ cấu lao động trong xu hướng hội nhập quốc tế Hội đồng Lý luận Trung ương và Nxb Chính trị quốc gia phối hợp thực hiện cuốn sách Vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn - Kinh nghiệm Việt Nam, kinh nghiệm Trung Quốc [68]. Cuốn sách gồm các bài tham luận của các nhà khoa học nghiên cứu lý luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc. Cuốn sách đã cung cấp thêm tài liệu nghiên cứu, tham khảo cho các nhà nghiên cứu, những người tham gia hoạch định chính sách, những hoạt động thực tiễn liên quan đến vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Tác giả Nguyễn Từ với cuốn sách Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với phát triển nông nghiệp Việt Nam [140], đã khái quát một số vấn đề về hội nhập kinh tế quốc tế; các hiệp định thương mại khu vực và toàn cầu liên quan đến nông nghiệp nói chung và đến ngành Nông nghiệp Việt Nam nói riêng, những ảnh hưởng của hội nhập kinh tế quốc tế đến phát triển KTNN Việt Nam trong thời gian qua. Đồng thời, nêu quan điểm và những giải pháp chủ yếu phát triển nền nông nghiệp Việt Nam trong thời gian tới. Ngoài ra còn một số công trình khoa học đề cập đến vấn đề nông nghiệp, KTNN của các nước, tác động đến Việt Nam như: tác giả Đặng Kim Sơn với cuốn sách Kinh nghiệm quốc tế về nông nghiệp, nông thôn,
  13. 12 nông dân trong quá trình công nghiệp hoá [104]. Tác giả Lê Hữu Tòng với cuốn sách Nghiên cứu so sánh đổi mới kinh tế ở Việt Nam và cải cách kinh tế ở Trung Quốc [137]. Tác giả Nguyễn Đình Liêm với cuốn sách Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn ở Đài Loan [81] Các cuốn sách đã tổng hợp, phân tích vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong quá trình công nghiệp hóa ở một số nước trong khu vực và tác động của nó tới Việt Nam, trong đó có những vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn sâu sắc như vai trò của nông nghiệp trong công nghiệp hóa; vấn đề chuyển đổi cơ cấu sản xuất; giải quyết những vấn đề về đất đai, lao động, môi trường Tác giả Vũ Oanh trong cuốn sách Nông nghiệp và nông thôn trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hợp tác hóa, dân chủ hóa [95], đã đề cập những vấn đề có tính lý luận được thể hiện trong đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển nông nghiệp, nông thôn; vai trò của các thành phần kinh tế trong nông nghiệp, khai thác tiềm năng nguồn vốn to lớn của nông dân để thúc đẩy sản xuất phát triển; yêu cầu cấp bách đưa nền KTNN Việt Nam theo con đường CNH, HĐH. Đồng thời, tác giả đã tổng kết những kinh nghiệm qua việc chỉ đạo thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, nhất là từ khi thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị về tiến hành đổi mới cơ chế quản lý KTNN. Nghiên cứu về những vấn đề mang tính chiến lược đối với nông nghiệp, nông thôn, tác giả Nguyễn Xuân Thảo trong cuốn sách Góp phần phát triển bền vững nông thôn Việt Nam [114], đã đề cập đến những vấn đề như: vấn đề sử dụng đất đai, an ninh lương thực, quy hoạch các vùng kinh tế, vấn đề việc làm ở nông thôn, lợi ích người lao động. Tác giả Lưu Văn Sùng trong cuốn sách Một số kinh nghiệm điển hình về phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
  14. 13 hóa [107], đã phân tích thực trạng nền nông nghiệp, nông thôn Việt Nam và chỉ rõ đa số dân cư sống bằng nghề nông còn gặp nhiều khó khăn cả vật chất, tinh thần. Do vậy, vấn đề CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn phải được đặt lên hàng đầu trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước nói chung. Tác giả Đặng Kim Sơn với cuốn sách Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam 20 năm đổi mới và phát triển [103], đã tái hiện lại bức tranh nông nghiệp, nông thôn Việt Nam sau 20 năm đổi mới. Tác giả dành phần quan trọng nêu bật sự chuyển dịch cơ cấu và phát triển nông nghiệp, nông thôn, khẳng định trong suốt quá trình 20 năm đổi mới, cơ cấu công - nông nghiệp và dịch vụ cả nước chuyển đổi theo đúng quy luật, nông nghiệp luôn giữ vai trò làm cơ sở cho công nghiệp và dịch vụ phát triển. Trong cuốn sách Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam sau hai mươi năm đổi mới - Quá khứ và hiện tại của Nguyễn Văn Bích [16], tác giả đã tổng kết toàn diện sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn và nông dân Việt Nam trong thế kỷ XX, nhất là trong 20 năm đổi mới. Đồng thời, làm sáng tỏ nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn; về quan hệ sản xuất, cơ chế quản lý trong quá trình chuyển dịch cơ cấu KTNN hướng tới sản xuất hàng hóa, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường định hướng XHCN. Tác giả Lê Quang Phi với cuốn sách Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trong thời kỳ mới [96], làm rõ yêu cầu khách quan, chủ trương của Đảng về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN; trình bày sự lãnh đạo của Đảng về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Nội dung cuốn sách làm rõ những thành tựu, yếu kém và nguyên nhân của những thành tựu, yếu kém đó trong quá trình thực hiện chủ trương CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn từ năm 1991 đến năm 2000. Từ đó, rút ra một số bài học kinh nghiệm của Đảng lãnh đạo sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn từ năm 1991 đến năm 2000.
  15. 14 Bàn về thực trạng các vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân, tác giả Đặng Kim Sơn với cuốn sách Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam - hôm nay và mai sau [105], đã làm rõ quá trình phát triển tư duy của Đảng về phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH, sự lãnh đạo, chỉ đạo và những thành tựu đạt được cũng như những khó khăn, vướng mắc còn tồn tại. Tác giả đã đề xuất những định hướng và kiến nghị một số chính sách nhằm đưa nông nghiệp, nông thôn ngày càng phát triển hơn. Tác giả Phạm Ngọc Dũng trong cuốn sách Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn - từ lý luận đến thực tiễn ở Việt Nam hiện nay [49], đã trình bày cơ sở lý luận CNH, HĐH nông thôn trong phát triển bền vững, đánh giá đúng thực trạng một số vấn đề kinh tế, xã hội bức xúc nảy sinh trong thực hiện công nghiệp hóa ở nông thôn Việt Nam như: Tình trạng mất đất, thiếu việc làm ở nông thôn ngày càng nghiêm trọng, hiện tượng ly nông ra các đô thị kiếm sống rất lớn. Bàn về phát triển KTNN trong những năm 1986 - 2011, tác giả Nguyễn Ngọc Hà có cuốn sách Đường lối phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới (1986 - 2011) [62]. Tác giả làm rõ quá trình hình thành những quan điểm, chủ trương phát triển KTNN của Đảng trong thời kỳ đổi mới; nghiên cứu một cách toàn diện về KTNN; quá trình triển khai thực hiện đường lối, chính sách phát triển KTNN và những thành tựu đạt được. Trong đó, đã tập trung vào nội dung trung tâm là vấn đề Đảng lãnh đạo thực hiện đổi mới cơ chế quản lý trong nông nghiệp, giải phóng sức lao động, phát huy sự năng động, sáng tạo của người nông dân. Cũng về KTNN, nhưng đi sâu về quá trình lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu ngành, có luận án tiến sĩ Sử học của Đặng Kim Oanh về Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ năm 1996 đến năm 2006 [94]. Tác giả Luận án trình bày có hệ thống quan điểm, chủ trương,
  16. 15 đường lối của Đảng về chuyển dịch cơ cấu KTNN theo hướng CNH, HĐH từ năm 1996 đến năm 2006; phân tích góp phần làm rõ sự phát triển nhận thức của Đảng về chuyển dịch cơ cấu KTNN tác động đến sự phát triển KT - XH trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. Từ đó, tác giả đánh giá những ưu điểm, hạn chế của Đảng; đồng thời đúc rút một số kinh nghiệm trong quá trình Đảng lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu KTNN thời kỳ 1996 - 2006. Ngoài những công trình có tính hệ thống, chuyên sâu như trên, còn có một số bài viết tiêu biểu như: “Để nông nghiệp, nông thôn phát triển bền vững, nông dân giàu hơn”, của Nguyễn Tấn Dũng [50]; "Tìm hiểu chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông thôn trong thời kỳ đổi mới", của tác giả Phạm Văn Búa [19] Các tác giả đã nêu lên tính cấp thiết đổi mới chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn và đề cập đến một số chủ trương, chính sách đổi mới KTNN, những kết quả đạt được, yếu kém, tồn tại trong sản xuất nông nghiệp và xác định phương hướng phát triển KTNN thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. 1.2. Nhóm các công trình nghiên cứu về kinh tế nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở các vùng, các tỉnh Nghiên cứu giới thiệu những thành tựu về các mặt: sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, quan hệ sản xuất mới, nông thôn mới ở Nam Bộ, tác giả Lâm Quang Huyên có cuốn sách Nông nghiệp, nông thôn Nam Bộ hướng tới thế kỷ XXI [72]. Tác giả còn phân tích những thuận lợi và khó khăn những xu hướng chung và riêng trong nông nghiệp khi bước vào thế kỷ XXI, làm rõ vai trò và nhiệm vụ của nông nghiệp, nông thôn Nam Bộ trong quá trình CNH, HĐH đất nước. Tác giả Phạm Hùng với cuốn sách Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở miền Đông Nam Bộ hiện nay [71], đã làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển nông
  17. 16 thôn theo hướng CNH, HĐH; khái quát thực trạng phát triển kinh tế nông thôn Việt Nam, nông thôn miền Đông Nam Bộ. Đồng thời, đã trình bày những đặc điểm tự nhiên, KT - XH có ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông thôn miền Đông Nam Bộ từ sau đổi mới; những khó khăn trở ngại có ảnh hưởng đến kinh tế nông thôn miền Đông Nam Bộ cần nghiên cứu, giải quyết như thị trường, giá cả vật tư, nông sản thường xuyên không ổn định, thiếu vốn để sản xuất kinh doanh. Từ thực trạng trên, tác giả đưa ra phương hướng và những giải pháp cơ bản để phát triển kinh tế nông thôn miền Đông Nam Bộ theo hướng CNH, HĐH. Trong cuốn sách Chuyển dịch cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng - thực trạng và triển vọng của Đặng Văn Thắng và Phạm Ngọc Dũng [113], các tác giả đã nghiên cứu những mặt cụ thể trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở vùng đồng bằng sông Hồng và phân tích, đánh giá những thuận lợi, khó khăn cũng như những thành tựu, hạn chế trong chuyển dịch cơ cấu KTNN, cơ cấu lao động, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng. Tác giả Mai Thị Thanh Xuân với cuốn sách Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Bắc Trung Bộ (qua khảo sát các tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh) [173]. Trong đó, đã nêu lên những thuận lợi và khó khăn, những thành tựu và hạn chế trong quá trình tiến hành CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn; đồng thời đúc rút kinh nghiệm và đưa ra những gợi mở về các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển KTNN ở vùng đất có tầm quan trọng chiến lược này trong thời kỳ CNH, HĐH. Thông qua nguồn tài liệu, số liệu thực tế rất phong phú và tin cậy của Thanh Hoá, Nghệ An và Hà Tĩnh trong cuốn sách, giúp nghiên cứu sinh có thêm tư liệu của các tỉnh để so sánh với kết quả phát triển KTNN ở tỉnh Thái Bình trong thời kỳ đổi mới. Nhằm làm rõ đường lối phát triển nông nghiệp của Đảng trong những năm đổi mới và quá trình vận dụng của Đảng bộ và nhân dân các tỉnh Nam
  18. 17 Trung Bộ, tác giả Trương Minh Dục có cuốn sách Nông nghiệp các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ trong những năm đổi mới [46]. Tác giả nêu bật quá trình vận dụng của Đảng bộ và nhân dân các tỉnh Nam Trung Bộ trên một số lĩnh vực như chính sách đất đai, xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất mới trong nông nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ , từ đó, đúc rút một số kinh nghiệm trong việc vận dụng đường lối của Đảng để phát triển KTNN ở các tỉnh Nam Trung Bộ trong thời kỳ đổi mới. Luận án tiến sĩ Kinh tế của Lê Anh Vũ về Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Tây Bắc trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa [172]. Tác giả hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn và vận dụng để nghiên cứu một vùng cụ thể; phân tích đánh giá khách quan tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Tây Bắc; từ đó làm rõ những thành công, hạn chế và các khuynh hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn vùng Tây Bắc; đề xuất một số quan điểm mang tính chỉ đạo, định hướng cơ bản và giải pháp nhằm tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn vùng Tây Bắc. Luận án tiến sĩ Kinh tế của Nguyễn Đăng Bằng về Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Bắc Trung Bộ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa [15]. Tác giả hệ thống hóa lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH, HĐH; những nhân tố ảnh hưởng và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Luận án đi sâu phân tích thực trạng quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Bắc Trung Bộ giai đoạn 1986 - 2000 và đưa ra những giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Bắc Trung Bộ theo hướng CNH, HĐH. Trong luận án tiến sĩ Kinh tế của Phạm Ngọc Dũng về Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành công - nông nghiệp ở vùng đồng bằng sông Hồng - thực
  19. 18 trạng và giải pháp [48], tác giả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành công - nông nghiệp ở vùng đồng bằng sông Hồng; phân tích làm sáng tỏ thực trạng chuyển dịch cơ cấu KTNN vùng đồng bằng sông Hồng. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra những quan điểm, phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu KTNN vùng đồng bằng sông Hồng có hiệu quả. Luận án tiến sĩ Lịch sử của Nguyễn Văn Vinh về Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ năm 1986 đến năm 2005 [171]. Tác giả đã làm rõ sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa trong quá trình thực hiện chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng về chuyển dịch cơ cấu KTNN từ năm 1986 đến năm 2005; khắc họa các bước phát triển trong chuyển dịch cơ cấu KTNN của tỉnh Thanh Hóa qua hai giai đoạn: giai đoạn 10 năm đầu đổi mới (1986 - 1995) và giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước (1996 - 2005). Qua đó, tác giả đúc kết một số kinh nghiệm lịch sử và gợi mở những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu và tổng kết thực tiễn; đưa ra những giải pháp lãnh đạo phát triển KTNN có hiệu quả hơn ở các giai đoạn tiếp theo. Luận án tiến sĩ Lịch sử của Vũ Quang Ánh về Thực hiện đường lối của Đảng về phát triển kinh tế nông nghiệp ở một số tỉnh, thành đồng bằng sông Hồng từ năm 1997 đến năm 2010 [5]. Tác giả làm rõ quá trình đảng bộ và nhân dân một số địa phương đồng bằng sông Hồng (các tỉnh, thành Bắc Ninh, Hải Dương, Thái Bình, Hải Phòng) thực hiện đường lối của Đảng về phát triển KTNN từ năm 1997 đến năm 2010. Luận án cũng đưa ra những hạn chế, thiếu sót cần khắc phục và bước đầu rút ra một số kinh nghiệm lãnh đạo của các đảng bộ về phát triển KTNN trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước. Luận án tiến sĩ Lịch sử của Trần Thị Thái về Đảng bộ tỉnh Nam Định lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ năm 1997 đến năm 2005 [115]. Tác giả trình bày có hệ thống quan
  20. 19 điểm, chủ trương, các biện pháp chỉ đạo thực hiện của Đảng bộ tỉnh Nam Định về chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH từ năm 1997 đến năm 2005. Từ đó, tác giả đánh giá những ưu điểm, hạn chế của Đảng bộ tỉnh Nam Định; bước đầu đúc rút một số kinh nghiệm trong quá trình Đảng bộ tỉnh Nam Định lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở đó, luận án cung cấp thêm cơ sở khoa học cho việc giải quyết những vấn đề về nhận thức lý luận và chỉ đạo hoạt động thực tiễn đối với sự phát triển kinh tế của Tỉnh hiện nay. Ngoài các công trình nghiên cứu trên, còn có các công trình nghiên cứu về những vấn đề nảy sinh cần giải quyết từ quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn hiện nay. Đáng chú ý là các công trình: Biến đổi cơ cấu ruộng đất và kinh tế nông nghiệp ở vùng châu thổ sông Hồng trong thời kỳ đổi mới của Nguyễn Văn Khánh [74]; Định hướng phát triển làng - xã đồng bằng sông Hồng ngày nay, của Tô Duy Hợp [69]; Việc làm của nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2020, của Trần Thị Minh Ngọc [92] Những công trình khoa học nói trên đóng góp vào làm thành bức tranh khá toàn diện về phát triển KTNN, nông thôn của Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng; thể hiện rõ quá trình sáng tạo của Đảng bộ các địa phương trong lãnh đạo phát triển KTNN, nông thôn. Trong đó, có nhiều công trình đã đề cập đến vai trò lãnh đạo của Đảng về phát triển KTNN, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khai thác tiềm năng, nguồn lực từng địa phương thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn Việt Nam phát triển 1.2.3. Nhóm các công trình nghiên cứu về phát triển kinh tế nông nghiệp, nông dân và nông thôn tỉnh Thái Bình Dưới góc độ địa phương, nhiều tác giả đề cập đến vấn đề phát triển KT - XH trong thời kỳ đổi mới của tỉnh Thái Bình nói chung, phát triển KTNN nói riêng như:
  21. 20 Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng tỉnh Thái Bình với cuốn Người nông dân Thái Bình trong lịch sử [7]. Đây là công trình gồm nhiều bài viết của các tác giả đề cập đến người nông dân tỉnh Thái Bình. Họ không những có truyền thống cách mạng kiên cường mà còn có truyền thống thâm canh lúa nước từ lâu đời. Các bài viết cho thấy: Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, với khẩu hiệu “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, tỉnh Thái Bình đã dồn lực huy động sức người, sức của ra tiền tuyến tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu trên các chiến trường miền Nam, Lào, Campuchia. Ở hậu phương, trong muôn vàn khó khăn, gian khổ, thiếu vật tư, phân bón, thuốc trừ sâu, cơ sở hạ tầng sản xuất yếu kém; các tiến bộ kỹ thuật về giống, phương thức canh tác khoa học lạc hậu song nhân dân tỉnh Thái Bình đã xây dựng thành công những cánh đồng “Quảng Trị kiên cường”, “Cánh đồng 5 tấn”, ghi dấu ấn về trình độ thâm canh lúa nước của nông dân tỉnh Thái Bình. Tác giả Nguyễn Dương An trong cuốn sách Từ quê lúa Thái Bình [1], đề cập đến điều kiện tự nhiên, văn hóa xã hội, con người Thái Bình có nhiều nét đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ rất thuận lợi cho việc phát triển nền KTNN toàn diện, đặc biệt là đẩy mạnh thâm canh cây lúa nước. Quá trình hình thành, khai phá vùng đất Thái Bình gắn liền với xu hướng hội tụ của các luồng dân cư về khai phá, chinh phục và cải tạo vùng đất Thái Bình, biến nơi đây thành vùng đất nông nghiệp điển hình. Tác giả Nguyễn Dương An trong cuốn sách Dân giàu xã mạnh - kinh nghiệm quản lý tài chính nông thôn ở tỉnh Thái Bình [2], đã giới thiệu một số nét về thành tựu KT - XH tỉnh Thái Bình, một vùng đất giàu truyền thống anh hùng, yêu nước, cách mạng, trong đó có truyền thống lao động cần cù, sáng tạo làm KTNN, những tấm gương tiêu biểu làm kinh tế giỏi, những nhân tố mới điển hình ở tỉnh Thái Bình trong thời kỳ đổi mới. Bên cạnh đó, tác giả đưa ra một số kinh nghiệm trong quản lý tài chính ở nông thôn tỉnh Thái Bình.
  22. 21 Trong cuốn sách Đổi mới và phát triển vùng kinh tế ven biển Thái Bình của Lê Cao Đoàn [61], với những tài liệu phong phú về địa lý, lịch sử, KT - XH, tác giả đã làm nổi bật những nét cơ bản về kinh tế vùng ven biển tỉnh Thái Bình. Tuy nhiên, cuốn sách mới chỉ cung cấp cho người đọc về đặc điểm tự nhiên, cũng như trình bày những kinh nghiệm thành công của các cuộc khai hoang trong lịch sử của Thái Bình. Còn quá trình phát triển kinh tế biển ở tỉnh Thái Bình trong thời kỳ đổi mới chưa được tác giả đề cập đến. Hai cuốn sách Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Bình (1954 - 1975) [10] và Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Bình (1975 - 2000) [11], trình bày khá công phu những chặng đường lịch sử của Đảng bộ tỉnh. Trong đó, đã làm rõ thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Thái Bình (1954 - 2000). Đặc biệt cuốn sách Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Bình (1975 - 2000), đã đề cập tới sự lãnh đạo phát triển kinh tế của Đảng bộ tỉnh Thái Bình trong thời kỳ đổi mới, nhất là sự lãnh đạo phát triển KTNN của Đảng bộ tỉnh, tạo tiền đề vững chắc để Thái Bình cùng cả nước bước vào đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Trong cuốn sách Nông nghiệp, nông thôn Thái Bình - thực trạng và giải pháp của Bùi Sĩ Trùy [138], thể hiện cái nhìn tương đối toàn diện bức tranh toàn cảnh thiên nhiên, con người Thái Bình, cơ sở hạ tầng và điều kiện phát triển KT - XH. Để từ đó các tác giả đi sâu nghiên cứu về tiềm năng và thực trạng phát triển KT - XH tỉnh Thái Bình, đồng thời nêu bật những vấn đề đặt ra đối với sự phát triển và tăng trưởng kinh tế tỉnh Thái Bình trong những năm đổi mới. Qua đó, người đọc có thể nhận biết tỉnh Thái Bình là cái nôi của vùng lúa nước thuộc đồng bằng sông Hồng và sự phát triển nông nghiệp trong những năm đổi mới. Song, nếu chỉ phát triển kinh tế “thuần nông” thì nhân dân tỉnh Thái Bình không thể giàu lên được. Con đường làm giàu của nông thôn trong tỉnh không thể nào khác là phải đẩy nhanh tiến trình CNH, HĐH nông thôn. Đó là quá trình chuyển mạnh sản xuất thuần nông sang sản xuất
  23. 22 hàng hóa phù hợp với nền kinh tế thị trường; ưu tiên phát triển mạnh mẽ toàn diện kinh tế biển; phát triển nghề và làng nghề truyền thống; triển khai xây dựng các khu công nghiệp Nghiên cứu một số nét về thành tựu KT - XH của tỉnh Thái Bình, tác giả Nguyễn Dương An có cuốn sách Thái Bình thời đổi mới [3]. Trong đó, không chỉ giới thiệu thành tựu của KT - XH tỉnh Thái Bình mà còn nêu bật thành tựu trên lĩnh vực phát triển KTNN. Với những kết quả đạt được, nông nghiệp tỉnh Thái Bình đã góp phần quyết định vào việc ổn định tình hình KT - XH trên địa bàn tỉnh, đưa nền kinh tế của Tỉnh đi lên, tạo ra tiền đề vững chắc cho sự phát triển mạnh trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Người dân tỉnh Thái Bình thực sự tin tưởng, phấn khởi, yên tâm đối với chủ trương của Đảng nói chung và chủ trương của Đảng bộ tỉnh nói riêng. Đặc biệt, sự phát triển của nông nghiệp tỉnh Thái Bình trong thời kỳ đổi mới đã mở ra khả năng mới cho người nông dân và nông nghiệp tỉnh Thái Bình là có thể làm giàu trên chính mảnh đất của mình. Luận án tiến sĩ Kinh tế của Lê Quốc Dung về Thực trạng các chính sách kinh tế - xã hội trong nông nghiệp, nông thôn Thái Bình từ đổi mới đến nay và những vấn đề đang đặt ra [47]. Tác giả nêu rõ thực trạng nông nghiệp, nông thôn tỉnh Thái Bình trong 20 năm đổi mới (1986 - 2006). Trong đó, bên cạnh nêu bật những thành tựu đạt được, tác giả đã chỉ ra những hạn chế trong chính sách KT - XH trong nông nghiệp, nông thôn tỉnh Thái Bình và đưa ra những giải pháp để đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh. Nguyễn Hồng Diên với bài viết Thái Bình phát triển kinh tế biển gắn với giải quyết an sinh xã hội và bảo vệ chủ quyền biển, đảo [44]. Tác giả nêu bật quan điểm, chủ trương của Đảng bộ tỉnh Thái Bình về phát triển kinh tế biển trong 20 năm đổi mới. Cùng với chủ trương phát triển kinh tế biển, Thái Bình là tỉnh giải quyết tốt vấn đề an sinh xã hội và bảo vệ chủ quyền biển, đảo.
  24. 23 Luận văn thạc sĩ khoa học Lịch sử của Phan Thị Nhung về Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 1961 đến năm 1975 [93]. Tác giả làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn để Đảng bộ tỉnh Thái Bình vận dụng linh hoạt, đúng đắn chủ trương, đường lối phát triển KTNN của Đảng vào địa phương (1961 - 1975). Đảng bộ tỉnh Thái Bình đã xác định rõ vị trí, trách nhiệm của Tỉnh trong công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc, lãnh đạo nhân dân trong tỉnh đẩy mạnh phát triển kinh tế toàn diện, lấy KTNN là trọng tâm và đạt được những kết quả nhất định, góp phần xứng đáng vào thắng lợi chung của đất nước trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Bên cạnh những thành tựu, hạn chế, tác giả đã đưa ra một số kinh nghiệm để đẩy mạnh phát triển KTNN của Tỉnh trong những năm tiếp theo. Luận văn thạc sĩ khoa học Lịch sử của Lê Thị Thu Hằng về Chuyển biến kinh tế ở vùng ven biển tỉnh Thái Bình thời kỳ đổi mới những năm 1986 - 2010 [64]. Tác giả tập trung làm rõ những chuyển biến chủ yếu về kinh tế vùng ven biển tỉnh Thái Bình trên các lĩnh vực: đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thuỷ hải sản từ năm 1986 đến năm 2010. Trên cơ sở đó, tác giả rút ra một số đặc điểm trong quá trình phát triển kinh tế ven biển tỉnh Thái Bình qua hơn 20 năm đổi mới. Bên cạnh những công trình nêu trên, còn có một số công trình khoa học những năm gần đây cũng đề cập tới vấn đề phát triển KTNN tỉnh Thái Bình như: Trần Thị Bích Hằng với bài “Quản lý việc khai thác tiềm năng kinh tế biển Thái Bình” [63]; Phạm Ngọc Quân với công trình Những giải pháp kinh tế tổng hợp nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả vừng đất bãi bồi, nước mặn hoang hóa ven biển tỉnh Thái Bình [100] Các tác giả làm sáng tỏ nhiều vấn đề chủ yếu trong phát triển KTNN tỉnh Thái Bình ở các cấp độ khác nhau, theo những mục đích và nhiệm vụ khác nhau Thông qua đó, các tác giả đã đề xuất những giải pháp nhằm tiếp tục đẩy mạnh phát triển KTNN thực hiện thắng lợi mục tiêu đưa tỉnh Thái Bình trở thành tỉnh có nền nông nghiệp và công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.
  25. 24 2. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố và những vấn đề luận án tập trung giải quyết 2.1. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố Từ tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, có một số điểm nổi bật sau: Một là, các công trình khoa học nghiên cứu về những vấn đề liên quan đến phát triển KTNN rất phong phú và đa dạng, với nhiều cách tiếp cận khác nhau từ góc độ lịch sử, kinh tế, chính trị trên phạm vi cả nước, ở các vùng, miền khác nhau nhưng đều thống nhất khẳng định rõ vị trí, vai trò, tầm quan trọng của KTNN đối với sự phát triển KT - XH của đất nước, của các vùng, miền và của từng tỉnh riêng biệt. Ở Việt Nam, phát triển KTNN luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm lãnh đạo nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp, góp phần đẩy mạnh phát triển KT - XH, ổn định đời sống nhân dân, nhờ đó cách mạng Việt Nam giành nhiều thắng lợi, vững bước đi lên trên con đường phát triển đất nước. Hai là, những công trình khoa học nói trên đã bước đầu hệ thống hóa đường lối, chủ trương của Đảng, của một số Đảng bộ về phát triển KTNN trong thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH. Các công trình đã dựng lại bức tranh khá toàn diện về tình hình phát triển KTNN Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng trong thời kỳ đổi mới. Ba là, một số công trình đã nghiên cứu tổng kết, đánh giá kết quả, đúc rút kinh nghiệm, đề xuất được các chủ trương, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phát triển KTNN trên phạm vi cả nước, ở một số vùng và một số địa phương trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế. Bốn là, các công trình nghiên cứu về KTNN ở tỉnh Thái Bình đã đề cập đến một số vấn đề liên quan đến luận án, làm rõ những lợi thế của Tỉnh
  26. 25 về phát triển KTNN; quá trình phát triển KTNN của tỉnh Thái Bình qua các giai đoạn lịch sử; làm rõ vai trò KTNN trong tiến trình phát triển KT - XH của Tỉnh, nâng cao đời sống nhân dân trong Tỉnh Tuy nhiên, qua nghiên cứu, tìm hiểu các công trình khoa học trình bày trong tổng quan thì chưa có công trình khoa học nào đi sâu nghiên cứu quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo phát triển KTNN từ năm 2001 đến năm 2010. Do đó, đây vẫn là một trong những “khoảng trống” chưa được nghiên cứu đầy đủ, đặt ra cho tác giả luận án cần đi sâu nghiên cứu và làm sáng rõ. Việc hệ thống, tập hợp các công trình trên là những tài liệu tham khảo quan trọng, cung cấp những luận cứ khoa học để tác giả tiếp tục nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện luận án. 2.2. Những vấn đề luận án tập trung giải quyết Trên cơ sở tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2001 đến năm 2010, luận án tập trung nghiên cứu những nội dung chủ yếu sau: Một là, luận án làm rõ những nhân tố tác động đến quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo phát triển KTNN (2001 - 2010). Hai là, hệ thống, phân tích, luận giải làm rõ sự đúng đắn, sáng tạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình vận dụng chủ trương của Đảng về phát triển KTNN vào thực tiễn địa phương từ năm 2001 đến năm 2010, đề ra chủ trương, sự chỉ đạo phát triển KTNN phù hợp. Ba là, luận án đưa ra nhận xét về quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo phát triển KTNN (2001 - 2010); đúc rút một số kinh nghiệm để vận dụng vào thực tiễn, góp phần thúc đẩy KTNN tỉnh Thái Bình phát triển mạnh mẽ hơn, hiệu quả hơn trong thời gian tới.
  27. 26 Chương1 CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI BÌNH VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2005 1.1. Yêu cầu khách quan Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp 1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình tác động đến phát triển kinh tế nông nghiệp Điều kiện tự nhiên Về vị trí địa lý: Thái Bình, là một tỉnh đồng bằng ven biển, thuộc đồng bằng sông Hồng, có tọa độ địa lý: 20 o17 đến 20o44 vĩ độ Bắc và l06 o06 đến l06039 kinh độ Đông; Phía Đông giáp vịnh Bắc Bộ, phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh Nam Định, tỉnh Hà Nam, phía Bắc giáp tỉnh Hưng Yên, Hải Dương và thành phố Hải Phòng. Thái Bình là một trong số rất ít tỉnh ở Việt Nam có hệ thống giao thông thủy bộ tương đối hoàn chỉnh được hình thành và phát triển qua nhiều thập niên. Trên địa bàn tỉnh có 10 tuyến đường chính, trong đó có tuyến đường giao thông quốc gia quan trọng chạy qua là Quốc lộ 10 từ tỉnh Ninh Bình đi các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh, là con đường huyết mạch của vùng phía Nam đồng bằng sông Hồng, thuận lợi cho việc giao lưu, trao đổi với bên ngoài. Thái Bình nằm trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; cách thủ đô Hà Nội 110 km về phía Đông Bắc, cách thành phố Hải Phòng 70km về phía Đông, là hai thị trường lớn, hai trung tâm kinh tế ở miền Bắc để giao lưu, tiêu thụ hàng hóa, trao đổi kỹ thuật, công nghệ thông tin và kinh nghiệm quản lý cho tỉnh Thái Bình. Cùng với việc hoàn thành cầu Tân Đệ và nâng cấp Quốc lộ 10, những yếu tố mới xuất hiện, tạo thêm nhiều điều kiện thuận lợi cho tỉnh Thái Bình phát triển sản xuất hàng hoá, mở rộng giao lưu kinh tế - xã hội với
  28. 27 các địa phương, trước hết là với các tỉnh thuộc vùng châu thổ sông Hồng cũng như các tỉnh trong cả nước và quốc tế. Tỉnh Thái Bình nằm trong vị trí chiến lược phát triển KT - XH của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, nơi có nền KTNN phát triển. Mặc dù có vị trí địa lý thuận lợi, nhưng Thái Bình vẫn chưa khai thác được hết lợi thế để phát triển. Vai trò của Thái Bình trong phát triển kinh tế của vùng vẫn còn hạn chế. Do đó, vấn đề cấp bách là cần khai thác hết tiềm năng và thế mạnh để phát triển nông nghiệp theo hướng toàn diện và liên kết, nhanh chóng hội nhập với xu hướng chung, để không bị tụt hậu so với các tỉnh trong vùng và cả nước. Về địa hình, khí hậu, thủy văn: Thái Bình là một tỉnh đồng bằng ven biển, không có rừng núi, địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc thấp hơn 1%, độ cao phổ biến từ 1m - 2m so với mặt nước biển và thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Nhìn chung, toàn tỉnh có xu hướng thoải dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Song ở từng khu vực có nơi thấp, trũng hay gò cao hơn so với địa hình chung. Khí hậu tỉnh Thái Bình mang những đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, bức xạ mặt trời lớn, tạo nên nhiệt độ cao, chịu ảnh hưởng của biển, do vậy mùa Hè nóng nực, mưa nhiều; mùa Đông giá lạnh, khô hanh, có sương mù, nhiệt độ trung bình hằng năm từ 23 0C - 240C. Hiện tượng thời tiết ảnh hưởng khá lớn đến tỉnh Thái Bình là bão. Lượng mưa trung bình trong năm từ 1540mm - 1900mm. Độ ẩm trung bình từ 85% - 90%” [138, tr.26 - 27]. Điều kiện khí hậu của tỉnh thuận lợi cho sự phát triển hệ sinh thái động, thực vật cũng như các hoạt động sản xuất, dịch vụ. Đặc biệt, vụ đông thích hợp các loại cây rau, màu thực phẩm. Tỉnh Thái Bình được bao bọc bởi hệ thống sông, biển khép kín, có 4 sông lớn chảy qua (sông Hoá, sông Luộc, sông Hồng, sông Trà Lý). Có 5 cửa sông lớn đổ ra biển là: Ba Lạt, Diêm Điền, Trà Lý, Lân, Văn Úc. Các sông ở
  29. 28 tỉnh Thái Bình đều chịu ảnh hưởng của thủy triều lên, xuống theo từng mùa. Lượng mưa giữa các mùa trong năm chênh lệch nhau khá lớn: mùa Hè mực nước dâng nhanh, lưu lượng lớn, hàm lượng phù sa cao; mùa Đông lưu lượng giảm, nước mặn từ các cửa sông lớn có thể đi sâu vào đất liền thành những vùng nước lợ, thuận tiện cho việc đánh bắt, nuôi trồng thuỷ, hải sản. Bên cạnh những thuận lợi căn bản, việc phát triển KTNN của Tỉnh cũng có những khó khăn trong cải tạo đất nhiễm mặn, cũng như xây dựng, cải tạo cơ sở hạ tầng (đê, kè, mương máng) phục vụ tưới tiêu và phòng chống thiên tai, nhất là sự phân hoá lượng nước theo mùa đã gây những khó khăn nhất định cho sản xuất và đời sống của nhân dân. Mạng lưới sông ngòi ở tỉnh Thái Bình đã tạo nên hệ thống giao thông thủy, bộ có lợi thế về nhiều mặt trong giao lưu phát triển KT - XH trên địa bàn, cũng như với các tỉnh khác và với nước ngoài. Bên cạnh đó, còn có giá trị rất lớn trong việc tưới, tiêu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp phát triển. Nhìn chung “điều kiện khí hậu và thuỷ văn Thái Bình nhờ có thiên nhiên ưu đãi nên rất thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, đặc biệt đối với sản xuất cây lúa nước. Đồng thời mở rộng giao lưu kinh tế - xã hội với các địa phương trong cả nước và quốc tế cũng như phát triển các cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh” [138, tr. 26 – 27] Tài nguyên thiên nhiên Tài nguyên đất: Thái Bình là một tỉnh đồng bằng không có rừng núi. “Đất đai Thái Bình được hình thành chủ yếu do sự bồi tụ phù sa của hai con sông lớn là sông Hồng và sông Thái Bình, cùng với công cuộc quai đê khẩn hoang, lấn biển của nhiều thế hệ cư dân” [8, tr.16 - 17]. Đất đai của tỉnh Thái Bình phì nhiêu màu mỡ “bờ xôi, ruộng mật” rất thuận lợi cho việc phát triển một nền nông nghiệp toàn diện. Tại thời điểm năm 2010, toàn tỉnh có 83.000 ha diện tích đất cấy lúa và trên 13.000 ha diện tích nuôi trồng thủy sản [39]. Hầu hết đất đai đã được cải
  30. 29 tạo hằng năm có thể cấy trồng được 3 - 4 vụ. Ngoài diện tích cấy lúa, đất đai tỉnh Thái Bình rất thích hợp cho các loại cây thực phẩm (khoai tây, dưa chuột, hành tỏi, lạc, đậu tương ); cây công nghiệp ngắn ngày (cây đay, dâu, cói ); cây ăn quả nhiệt đới (cam, táo, ổi bo ); hoa, cây cảnh. Ở tỉnh Thái Bình, đất lâm nghiệp chủ yếu là đất rừng ngập mặn phòng hộ ven biển, tập trung vào 2 huyện ven biển là Tiền Hải, Thái Thụy, chiếm 1,66% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh, nếu có sự đầu tư, khai thác sử dụng thích hợp quỹ đất này có thể phát huy hiệu quả KTNN trong nuôi trồng thủy hải sản. Tài nguyên nước: Tỉnh Thái Bình có nguồn nước tương đối dồi dào với ba thuỷ vực khác nhau là nước ngọt, nước lợ, nước mặn. Vùng nước ngọt với tổng diện tích 9.256ha, có khả năng nuôi trồng thuỷ sản. Vùng nước lợ khoảng 20.705ha chủ yếu ở các khu vực cửa sông Hồng, sông Thái Bình và sông Trà Lý, có các nguồn phù du sinh vật, các loại tảo thực vật, thuỷ sinh phong phú là nguồn thức ăn tự nhiên cho nuôi trồng thuỷ sản. Nước mặn chủ yếu dành cho hoạt động khai thác hải sản, sản xuất muối ở huyện Tiền Hải và huyện Thái Thụy. Thái Bình có trên 50 km bờ biển (có 2 huyện và 17 xã giáp biển) và hệ thống sông, ngòi dày đặc “vô cùng thuận lợi cho sự phát triển KT - XH của Tỉnh, nhất là phát triển sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp” [138, tr.111]. Tài nguyên khoáng sản: Thái Bình là một trong những tỉnh không giàu tài nguyên khoáng sản. Tỉnh có mỏ khí đốt ở huyện Tiền Hải được khai thác từ năm 1986 với sản lượng khai thác hàng năm vài chục triệu m 3. Cũng tại huyện Tiền Hải có mỏ nước khoáng ở độ sâu 450m, có trữ lượng khoảng 12 triệu m3, khai thác từ năm 1992. Gần đây, tại vùng đất xã Duyên Hải huyện Hưng Hà đã thăm dò và phát hiện mỏ nước nóng 57 0C ở độ sâu 50m và nước nóng 720C ở độ sâu 178m đang được đầu tư khai thác phục vụ phát triển du lịch và chữa bệnh cho nhân dân. Trong lòng đất tỉnh Thái Bình còn có than nâu tại xã Mỹ Lộc, huyện Thái Thụy có trữ lượng rất lớn (khoảng 200 tỷ tấn), ở độ sâu 600 - 1000m. Đây là nguồn tài nguyên quan trọng để tỉnh Thái Bình khai thác trong những năm tới.
  31. 30 Có thể nói Thái Bình là tỉnh có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên khá điển hình với nhiều nét đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ, thuận lợi cho việc phát triển các ngành kinh tế, nhất là KTNN. Thái Bình “một tỉnh tài nguyên, khoáng sản không có là bao, công nghiệp nhỏ bé thì gần 80 vạn lao động và trên 100 ngàn ha đất nông nghiệp, là tài sản quý báu, là cơ sở để Thái Bình đi lên ” [1, tr.1]. Đây là những điều kiện lợi thế để tỉnh phát triển một nền nông nghiệp toàn diện. Do đó, Đảng bộ và các cấp lãnh đạo tỉnh Thái Bình cần phải nhận thức đúng, kịp thời đề ra chủ trương, chính sách và chỉ đạo phù hợp để KTNN của Tỉnh phát triển nhanh, bền vững. Đặc điểm kinh tế - xã hội Trải qua quá trình lịch sử hàng ngàn năm, Thái Bình luôn tự hào là tỉnh trọng điểm lúa của đồng bằng Bắc Bộ. Tỉnh Thái Bình luôn xác định nông dân, nông thôn, nông nghiệp là vấn đề có vị trí chiến lược lâu dài. Công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, tỉnh Thái Bình đã chọn nông nghiệp làm nền tảng, là khâu trung tâm đột phá. Trong những năm 1996 - 2000, tỉnh Thái Bình có mức tăng trưởng kinh tế khá và dần đi vào ổn định. Tổng sản phẩm của Tỉnh tăng 24% so với năm 1995. Giá trị GDP của ngành nông nghiệp liên tục tăng bình quân 2,7%/năm. Trong cơ cấu kinh tế của Tỉnh, giá trị nông nghiệp đã giảm dần từ 61,7% (1995) xuống 56% (2000). Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tiếp tục phát triển; giao thông vận tải đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển KT - XH. Hệ thống cơ sở hạ tầng được tập trung cải tạo, nâng cấp tạo tiền đề quan trọng để phát triển KTNN [118, tr.13]. Tỉnh Thái Bình có quy mô dân số xếp hàng thứ 10 toàn quốc. Đến năm 2010, dân số của tỉnh Thái Bình là 1.786.000 người (trong đó dân số và lao động ở nông thôn là 1.607.400 người, chiếm tỷ lệ lớn với 90% lao động sống ở khu vực nông thôn) [40, tr.16]. Mật độ dân số của Tỉnh cao so với các tỉnh
  32. 31 trong cả nước, khoảng1200 người/km2, mật độ đó cao hơn so với một số tỉnh nông nghiệp trong cả nước như Thanh Hoá, Nam Định, An Giang, Cần Thơ Dân cư tỉnh Thái Bình bao gồm 24 dân tộc, dân tộc Kinh chiếm đại bộ phận; về tôn giáo có đạo Phật, Hòa Hảo và có khoảng 10% dân số theo Thiên chúa giáo. Nhân dân các dân tộc, tôn giáo trong tỉnh đều đoàn kết cùng nhau tham gia xây dựng quê hương. Tỉnh Thái Bình có lực lượng lao động dồi dào, nhưng phần lớn là lao động phổ thông. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 42%, trong đó đào tạo nghề 29%, tỷ trọng lao động nông nghiệp là 62,3 % [135, tr.21]. Số lao động làm việc tại các ngành công nghiệp, dịch vụ chiếm tỷ lệ thấp, trong khi số lao động khu vực nông - lâm - thủy sản chiếm tỷ trọng lớn. Chất lượng lao động nhìn chung chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Trong nông nghiệp, có thể chuyển dịch cơ cấu lao động sang các ngành sản xuất khác như công nghiệp - dịch vụ, đòi hỏi đội ngũ lao động phải được đào tạo cơ bản để có tay nghề cao, đáp ứng nhu cầu phát triển trong giai đoạn mới. 1.1.2. Thực trạng kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thái Bình trước năm 2001 Thái Bình là một tỉnh có nền kinh tế “thuần nông”. KTNN của tỉnh Thái Bình với bề dày lịch sử mấy ngàn năm, phát triển theo những bước thăng trầm của lịch sử quê hương đất nước. Phát huy truyền thống quê hương “ 5 tấn’’ trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ X (tháng 4/1977) tiếp tục quán triệt và thực hiện phương châm hành động “từ đất và sức lao động đi ra, từ lúa và lợn đi lên” để xây dựng Thái Bình thành tỉnh có “cơ cấu nông nghiệp phát triển, có nền văn hoá và đời sống tốt đẹp, có con người mới xã hội chủ nghĩa” [11, tr.56]. Từ năm 1981, cùng với cả nước, tỉnh Thái Bình thực hiện Chỉ thị 100 của Ban Bí thư (13/1/1981) về cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp. Chỉ thị 100
  33. 32 đã có tác động to lớn đến nông nghiệp, nông dân cả nước nói chung, nông nghiệp, nông dân tỉnh Thái Bình nói riêng. Tính trong 5 năm khoán sản phẩm (1981 - 1985), bình quân năng suất tăng lên 10 tạ/ha/năm “trong điều kiện vật tư kỹ thuật còn nhiều hạn chế mức tăng năng suất và sản lượng như vậy là đáng kể khoán sản phẩm đã tạo một động lực mới đối với người lao động” [8]. Quán triệt Nghị quyết số 10 NQ/TW, ngày 5/4/1988 về “Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp” của Bộ Chính trị, Tỉnh uỷ Thái Bình đã nhanh chóng triển khai nghiên cứu và tổ chức thực hiện tới các cấp, các ngành, đoàn thể và người lao động trong toàn tỉnh; tạo ra những bước chuyển biến mới về chất trong nông nghiệp, nông thôn tỉnh Thái Bình. Ngay trong những năm đầu tiên thực hiện “Khoán 10”, nông nghiệp, nông thôn tỉnh Thái Bình đã đạt những kết quả bước đầu hết sức quan trọng. Năm 1989, về giao khoán ruộng đất cho xã viên, toàn tỉnh có 313 hợp tác xã thì đã có 304 hợp tác xã hoàn thành cơ bản việc giao ruộng đất cho xã viên. Năm 1989, toàn tỉnh đã gieo cấy 226.600 ha, tăng 2,9% so với năm 1988 và tăng 10,2% so với bình quân 5 năm (1981- 1985), trong đó cây lương thực tăng 3,3%, lúa tăng 1,9%, màu lương thực tăng 10,1% [21]. Sau 5 năm thực hiện đường lối đổi mới, quán triệt Nghị quyết Đại hội lần thứ VII của Đảng, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XIV (8/1991) đề ra phương châm “phát huy thành tựu đã đạt được, khắc phục khuyết điểm thiếu sót vượt qua khó khăn thử thách, giữ vững ổn định chính trị, ổn định và phát triển KT - XH. Tập trung sức phát triển nhanh nền kinh tế hàng hóa, trọng tâm là sản xuất nông nghiệp; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân ” [116, tr.16]. Năm 1991, năm đầu tiên thực hiện kế hoạch 5 năm (1991 - 1995) và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, Tỉnh ủy đã khẩn trương chỉ đạo triển khai các biện pháp nhằm thúc đẩy nhanh sản xuất nông nghiệp, đặc biệt
  34. 33 là trồng lúa. Năm 1991, sản lượng lúa toàn tỉnh đạt 622,9 nghìn tấn, vượt trội so với các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng [138, tr.136]. Đến năm 1995, sau 10 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và 8 năm thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị, nông nghiệp tỉnh Thái Bình đã có những bước phát triển toàn diện, khắc phục được tình trạng suy thoái của giai đoạn trước. Năm 1995, bình quân lương thực đầu người đạt 536,2 kg/người/ năm; năm 2000 bình quân lương thực đầu người đạt cao nhất so với trước đó (544,5 kg/ người/ năm) [138, tr.138]. Có thể nói: “sản xuất lúa của Thái Bình phát triển liên tục qua nhiều năm một cách vững chắc, ổn định và nổi trội so với các tỉnh trong khu vực và cả nước” [138, tr.140]. Chăn nuôi gia súc, gia cầm cũng được giữ vững về tốc độ tăng trưởng, các con vật nuôi phục vụ xuất khẩu có hiệu quả kinh tế cao ngày càng được chú trọng, giá trị thu nhập từ chăn nuôi ngày càng tăng, tạo ra tiền đề vững chắc cho sự phát triển mạnh trong giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn. Cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp cũng dần thay đổi, giữa trồng trọt, chăn nuôi - cây trồng, vật nuôi, mùa vụ. Nông dân thực sự tin tưởng, phấn khởi, yên tâm sản xuất kinh doanh. Sự phát triển của nông nghiệp trong thời gian này, đặc biệt là những năm đầu thập kỷ 90 đã mở ra khả năng mới cho người nông dân và nông nghiệp tỉnh Thái Bình là có thể làm giàu trên chính mảnh đất của mình. Nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của giai đoạn 1996 - 2000, giai đoạn có tính bản lề trong sự phát triển của tỉnh Thái Bình trước thềm thế kỷ XXI, với nhiều thuận lợi, thời cơ đan xen khó khăn, nguy cơ, căn cứ vào tình hình thực tiễn của địa phương, Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XV (l/1996) đã đề ra quan điểm, xác định phương hướng, nhiệm vụ phát triển KT - XH cho 5 năm 1996 - 2000 theo hướng CNH, HĐH. Thực hiện chủ trương của Đảng bộ tỉnh lần thứ XV trong những năm 1996 - 2000, kinh tế Thái Bình, đặc biệt là KTNN đã đạt được những kết quả quan trọng.
  35. 34 Đến năm 2000, sản xuất nông nghiệp của Tỉnh đã giành thắng lợi tương đối toàn diện cả trồng trọt, chăn nuôi và kinh tế biển. Cơ cấu giống lúa chuyển dịch theo hướng tăng tỷ lệ các giống lúa thuần, lúa lai Trung Quốc có năng suất cao. Năm 2000 đạt 121,5 tạ/ha, tăng 9,5%; bình quân lương thực đầu người 611 kg, tăng 7,5% so với năm 1995; 5 năm liền (1996 - 2000) sản lượng lương thực trên 1 triệu tấn/năm, đạt mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV đề ra. Chăn nuôi phát triển cả về số lượng và chất lượng. Cơ cấu KTNN có tiến bộ. Năm 2000, giá trị sản xuất trên 1 ha canh tác đạt 30 triệu đồng; giá trị nông sản hàng hoá đạt 800 tỷ đồng, chiếm 20% giá trị sản xuất nông nghiệp. Tỷ trọng ngành trồng trọt trong giá trị sản xuất nông nghiệp từ 79,6% (1995) giảm xuống 76% (2000), ngành chăn nuôi từ 18% tăng lên 21% [118, tr. 12]. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, nông nghiệp tỉnh Thái Bình trong những năm 1996 - 2000 vẫn còn nhiều bất cập cần được tiếp tục quan tâm giải quyết tháo gỡ, như: Nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ yếu của Thái Bình, nhưng một khó khăn lớn là đất chật, người đông, khả năng tích lũy thấp. Bình quân ruộng đất theo đầu người ngày càng giảm; quỹ đất dành cho nông nghiệp không nhiều trong khi tốc độ tăng dân số nhanh (bình quân 600m2/ người và đang có xu hướng giảm dần). Về mặt kỹ thuật: ruộng đất hộ nông dân hiện đang sử dụng rất manh mún. Điều này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến việc thâm canh tăng năng suất và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật , gây khó khăn cho việc đưa nông nghiệp đi lên sản xuất lớn XHCN. Quá trình chuyển dịch cơ cấu KTNN nông thôn trong tỉnh còn chậm, chưa khai thác hết tiềm năng của nông nghiệp, nông thôn trong tỉnh (đất đai, diện tích mặt nước, nhân công ). Đến năm 2000, sản xuất nông nghiệp chủ yếu là độc canh cây lúa, còn mang tính tự cấp, tự túc; chưa tạo ra được khối lượng sản phẩm lớn và tập trung; phương thức chăn nuôi gia súc, gia cầm còn lạc hậu; chưa đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ mới trong nông nghiệp và
  36. 35 chưa phát huy thế mạnh của địa phương để phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp [118, tr.28]. Đặc biệt, trong những năm 1996 - 1998, do sai lầm khuyết điểm trong lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng kết cấu hạ tầng, buông lỏng quản lý tài chính, ngân sách xã hội, HTX, đất đai, xây dựng cơ bản và quản lý rèn luyện đảng viên, nhất là ở cơ sở; một bộ phận cán bộ, đảng viên quan liêu, thiếu dân chủ, không lắng nghe và giải quyết kịp thời những thắc mắc của quần chúng nhân dân nên đã để tình trạng khiếu tố đông người diễn ra trên diện rộng. Một số cơ sở có những hành động cực đoan, lợi dụng dân chủ coi thường kỷ cương, pháp luật, gây hậu quả nghiêm trọng (bắt đầu từ tháng 5/1997 và kéo dài đến năm 1998). Được sự giúp đỡ của Trung ương, các cơ quan chức năng, Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh đã kịp thời khắc phục khuyết điểm, sai lầm, dần dần ổn định tình hình, từng bước đưa tỉnh Thái Bình phát triển trong những năm tiếp theo, đặc biệt là phát triển KTNN, nông thôn. 1.1.3. Chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng (2001 - 2005) Thực tiễn các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, đặc biệt trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước theo định hướng XHCN đều khẳng định tầm vóc, ý nghĩa chiến lược của vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Ðảng Cộng sản Việt Nam luôn đặt nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở vị trí quan trọng, coi đó là cơ sở và lực lượng để phát triển KTNN bền vững, ổn định chính trị, bảo đảm an ninh, quốc phòng, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái. Trên thế giới, cùng với xu thế toàn cầu hóa, khoa học và công nghệ phát triển mạnh đã tác động về mọi mặt KT - XH của tất cả các quốc gia, đặc biệt tác động phát triển KTNN. Có nhiều vấn đề về KT - XH đòi hỏi phải có sự hợp tác quốc tế mới giải quyết được như lương thực, đói nghèo, bệnh dịch
  37. 36 Trong nước, kết quả của công cuộc đổi mới đã nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế, nâng cao lòng tin của quần chúng với Đảng Kinh tế Việt Nam phát triển toàn diện cả công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ, tạo ra cơ cấu kinh tế hợp lý trên cả nước. Đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp được Đảng Cộng sản Việt Nam xác định là mặt trận hàng đầu, tập trung sức phát triển nông nghiệp, từng bước đưa nông nghiệp lên sản xuất hàng hóa lớn XHCN. Trong lãnh đạo phát triển nông nghiệp, Đảng, Nhà nước Việt Nam không ngừng đổi mới tư duy lý luận và chỉ đạo thực tiễn, nhờ đó nông nghiệp không ngừng phát triển làm động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, góp phần nâng cao đời sống nhân dân. Tình hình trên tác động đến chủ trương của Đảng trong quá trình lãnh đạo phát triển KTNN từ năm 2001 đến năm 2005. Để tiếp tục lãnh đạo cả nước đi lên CNXH trong thế kỷ mới, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (04/2001) đã nhấn mạnh “đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn theo hướng hình thành nền nông nghiệp hàng hóa lớn phù hợp với nhu cầu thị trường và điều kiện sinh thái của từng vùng; chuyển dịch cơ cấu ngành, nghề, cơ cấu lao động, tạo việc làm thu hút nhiều lao động ở nông thôn” [54, tr.168]. Đại hội đề ra phương hướng phát triển nông nghiệp và KTNN thời gian tiếp theo là: đưa nông nghiệp lên một trình độ mới bằng ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ sinh học; đẩy mạnh thủy lợi hóa, cơ giới hóa; quy hoạch sử dụng đất hợp lý; đổi mới cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng giá trị thu được trên đơn vị diện tích; giải quyết tốt vấn đề tiêu thụ nông sản hàng hóa. Đầu tư nhiều hơn cho phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn “Hình thành sự liên kết nông - công nghiệp - dịch vụ ngay trên địa bàn nông thôn” [54, tr.276]. Nhiệm vụ, giải pháp: Chuyển đổi nhanh chóng cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn; Tích cực khai hoang mở rộng diện tích canh tác
  38. 37 ở những nơi còn đất hoang hóa chưa sử dụng; Phát triển mạnh ngành, nghề và kết cấu hạ tầng ở nông thôn, nâng cao đời sống của cư dân nông thôn; Tiếp tục đẩy mạnh sản xuất lương thực theo hướng thâm canh, tăng năng suất; Tập trung phát triển các cây công nghiệp chủ lực như cao su, cà phê, chè ; Phát triển chăn nuôi quy mô lớn, phát triển khai thác hải sản xa bờ và điều chỉnh nghề cá ven bờ hợp lý. Để rút ngắn thời gian tiến hành CNH, HĐH, Đại hội IX xác định rõ con đường CNH, HĐH của đất nước là con đường đi tắt, đón đầu, rút ngắn thời gian so với các nước đi trước, do đó phải gắn CNH với HĐH trong từng bước đi, gắn CNH, HĐH với xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, vừa tập trung phát triển mạnh công nghiệp, vừa đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Chú trọng điện khí hóa nông thôn, phát triển mạnh công nghiệp chế biến gắn với vùng nguyên liệu, cơ khí phục vụ nông nghiệp, công nghiệp gia công và dịch vụ. Cụ thể hóa đường lối CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn của Đại hội IX, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX (03/2002) đã ban hành 3 nghị quyết, cụ thể là: Nghị quyết số 13 - NQ/TW ngày 18/03/2002 về: “Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể”. Nghị quyết xác định: “Phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông thôn phải trên cơ sở bảo đảm quyền tự chủ của kinh tế hộ, trang trại, hỗ trợ đắc lực cho kinh tế hộ, trang trại phát triển”[55, tr.30-31]. Đây là chủ trương thể hiện sự đổi mới trong nhận thức của Đảng về kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông thôn. Nghị quyết đã sửa đổi, bổ sung một số cơ chế, chính sách như: tăng cường cán bộ quản lý, khoa học kỹ thuật về hợp tác xã (có sự hỗ trợ của ngân sách nhà nước); giao đất cho hợp tác xã nông nghiệp xây dựng trụ sở, làm cơ sở sản xuất, kinh doanh; hỗ trợ tài chính - tín dụng; hỗ trợ khoa học - công nghệ; hỗ trợ tiếp thị và mở rộng thị trường; hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng.
  39. 38 Nghị quyết số 14 - NQ/TW ngày 18/03/2002 về “Tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân”. Nghị quyết khẳng định: “Phát triển kinh tế tư nhân là vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nâng cao nội lực đất nước trong hội nhập kinh tế quốc tế” [55, tr. 57 - 58]. Nghị quyết số 15 - NQ/TW ngày 18/03/2002 về: “Đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 - 2010”, đã khẳng định đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của CNH, HĐH đất nước. Nghị quyết xác định nội dung tổng quát của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, gắn công nghiệp chế biến và thị trường; thực hiện cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa, ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ trước hết là công nghệ sinh học, đưa thiết bị kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào các khâu sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa trên thị trường [56, tr.96]. Đồng thời Nghị quyết chỉ rõ cụ thể hơn công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng: Tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ; Giảm dần tỷ trọng sản phẩm và lao động nông nghiệp; Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển nông thôn, bảo vệ môi trường sinh thái; Tổ chức lại sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp; Xây dựng nông thôn dân chủ, công bằng, văn minh, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân ở nông thôn [56, tr.93].
  40. 39 Từ thực tiễn thực hiện đường lối đổi mới phát triển kinh tế, trong đó có KTNN và kinh nghiệm các nước, Nghị quyết về “Đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn những năm 2001 - 2010” đã xác định 5 quan điểm chỉ đạo là: Một là, khẳng định tầm quan trọng hàng đầu và ý nghĩa của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Phát triển công nghiệp, dịch vụ phải gắn bó, hỗ trợ đắc lực và phục vụ có hiệu quả cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Hai là, phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững, chú trọng phát huy nguồn lực con người, ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ, phát huy lợi thế của từng vùng gắn với thị trường để sản xuất hàng hóa quy mô lớn. Ba là, phát triển kinh tế nông thôn dựa vào nội lực là chính, tranh thủ tối đa ngoại lực, phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế, kinh tế hộ, các loại hình doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nông thôn. Bốn là, kết hợp chặt chẽ vấn đề kinh tế và xã hội trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn nhằm giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn; giữ gìn, phát huy văn hóa truyền thống. Năm là, phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng tiềm lực, thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân [56, tr.94 - 95]. Những quan điểm của Đảng về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn được khẳng định trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương (khóa IX) là sự kế thừa, phát triển những quan điểm đã được xác định trong nghị quyết của các đại hội, các hội nghị Trung ương và của Bộ Chính trị trước đó. CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn đã được phản ánh toàn diện, tập trung trên cả ba mặt chủ yếu: lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kết cấu hạ tầng KT - XH. Những quan điểm chỉ đạo nói trên không chỉ đảm
  41. 40 bảo phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững, mà còn góp phần quan trọng cho sự phát triển hài hòa giữa công nghiệp và nông nghiệp, thành thị và nông thôn, đồng bằng và miền núi, kinh tế - xã hội và an ninh - quốc phòng. Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương (khóa IX), đã khẳng định CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là yêu cầu khách quan, là nhiệm vụ có ý nghĩa quyết định đến thắng lợi của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Nghị quyết đã góp phần giải quyết những vướng mắc của không ít cấp ủy Đảng, cán bộ, đảng viên ở cơ sở trong quá trình triển khai thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển nông nghiệp, nông thôn, tạo bước chuyển mạnh mẽ ở cơ sở; Khẳng định đường lối phát triển KTNN của Đảng là phù hợp với quy luật khách quan, đi từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn; Góp phần quan trọng đưa nông nghiệp lên sản xuất lớn; phát huy được thế mạnh của KTNN, nông thôn. Củng cố khối liên minh công - nông - trí thức vững chắc, tạo nền tảng cho sự phát triển KT-XH, đẩy mạnh CNH, HĐH. Ngày 12 - 03 - 2003, Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương (khóa IX) ra Nghị quyết số 26-NQ/TW về “Tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Nghị quyết nêu rõ tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trên các vấn đề cơ bản như: chế độ sử dụng đất đai, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý đất đai của Nhà nước; quyền hạn, nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình và cá nhân được giao quyền sử dụng đất; về xây dựng, quản lý thị trường bất động sản và chính sách tài chính về đất đai. Ngày 03 - 02 - 2004, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khoá IX, bổ sung một số biện pháp cụ thể: Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng tạo ra các vùng sản xuất hàng hoá tập trung chuyên canh, thâm canh, có năng suất, chất lượng cao, áp dụng tiến bộ và công nghệ mới, nhất là công nghệ
  42. 41 sinh học, gắn với chế biến. Tạo điều kiện cho những người sản xuất giỏi ở nông thôn mở rộng quy mô sản xuất, mở mang ngành nghề để thu hút nhiều lao động [57, tr.90]. Nhằm triển khai việc đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, bên cạnh các nghị quyết của Trung ương, Chính phủ còn ban hành một số quyết định, nghị định như: Quyết định số 80/QĐ-TTg, ngày 24 - 06 - 2002 về “Điều chỉnh chính sách tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng, thực hiện các chính sách khuyến khích về đất đai, đầu tư, tín dụng, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ, về thị trường, xúc tiến thương mại”; Nghị định số 134/2004/NĐ-CP, ngày 09/06/2004 về “Khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn, thực hiện hỗ trợ, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển công nghiệp nông thôn”. Tiếp đến, ngày 18/04/2005, Chính phủ ban hành Quyết định số 81/2005/QĐ-TTg về “Chính sách hỗ trợ dạy nghề cho lao động nông thôn, ưu tiên cho lao động bị mất đất sản xuất do Nhà nước thu hồi, lao động thuộc diện chính sách, dân tộc thiểu số, lao động nữ và lao động chưa có việc làm”. Chủ trương đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn của Đảng đã thể hiện nhất quán quan điểm, mục tiêu đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước phù hợp với thực tiễn nông nghiệp, nông thôn Việt Nam. Đường lối, chủ trương của Đảng về phát triển KTNN là cơ sở quan trọng để các Đảng bộ địa phương trong cả nước nói chung, Đảng bộ tỉnh Thái Bình nói riêng vận dụng đề ra chủ trương phát triển KTNN sát hợp với thực tiễn của các địa phương. 1.2. Chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ tỉnh Thái Bình Trong công cuộc đổi mới, Đảng bộ tỉnh Thái Bình luôn chủ động, linh hoạt vận dụng chủ trương của Đảng về phát triển nông nghiệp vào điều kiện cụ thể của địa phương, từng bước hình thành chủ trương phát triển KTNN của Tỉnh trong những năm 2001 - 2005.
  43. 42 Quán triệt chủ trương của Đảng về phát triển KTNN theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX và Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương (khóa IX), Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XVI (01/2001) đề ra chủ trương “Phát triển toàn diện kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chuyển mạnh sang sản xuất hàng hoá và phục vụ xuất khẩu. Đưa kinh tế biển nhanh chóng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn” [118, tr.44]. Quan điểm nhất quán của Đảng bộ tỉnh Thái Bình là: Tích cực chuyển dịch cơ cấu KTNN, nông thôn. Phát huy lợi thế của Tỉnh và truyền thống thâm canh, tiếp tục đầu tư chiều sâu để chuyển nhanh sản xuất nông nghiệp sang sản xuất hàng hoá, ưu tiên phục vụ xuất khẩu. Chuyển đổi cơ cấu lao động trong nông nghiệp, nông thôn. Xây dựng kết cấu hạ tầng, hình thành các cơ sở công nghiệp cơ khí, công nghiệp chế biến trong nông thôn; thương mại, dịch vụ ở các thị trấn, thị tứ. Gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp chế biến, sản xuất với thị trường, hình thành sự liên kết chặt chẽ nông - công nghiệp - dịch vụ - thị trường [118, tr.44]. Mục tiêu phát triển KTNN trong những năm 2001 - 2005 được Đảng bộ xác định: “Đảm bảo chiến lược an toàn lương thực quốc gia, giữ vững sản lượng lương thực 1 triệu tấn/năm. Có khoảng 30 vạn tấn lương thực hàng hóa xuất khẩu. Bình quân lương thực đầu người 600 kg/năm. Giá trị sản xuất nông nghiệp đến năm 2005 đạt 4.659 tỷ đồng (giá so sánh năm 1994), nhịp độ tăng bình quân 3,5%/năm trở lên” [118, tr.45]. Để đạt được những mục tiêu trên, Đại hội đã đề ra nhiệm vụ và các giải pháp triển KTNN của tỉnh Thái Bình (2001 - 2005). Cụ thể là: Về trồng trọt, lấy hiệu quả kinh tế cao trên 1 đơn vị diện tích để bố trí cây trồng; chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu giống lúa, bảo đảm vừa đạt mục tiêu sản lượng, vừa có lúa chất lượng cao làm hàng hoá. Sản xuất giống lúa chất lượng cao cung cấp cho nông dân trong tỉnh và các tỉnh đồng bằng sông Hồng.
  44. 43 Chuyển 10 - 15% diện tích cấy lúa hiệu quả thấp sang nuôi trồng các cây, con khác có giá trị kinh tế cao hơn; phấn đấu đưa diện tích vụ đông lên 40 - 45% diện tích canh tác, chú trọng các loại cây có giá trị thương phẩm cao. Phát triển mạnh mẽ kinh tế vườn - ao - chuồng; phục hồi một số diện tích trồng đay, cói, dâu để phát triển nghề thủ công truyền thống [118, tr.45 - 46]. Về chăn nuôi, đổi mới cơ cấu, cải tạo giống, chú trọng các con có thị trường tiêu thụ và giá trị kinh tế cao; tăng nhanh đàn lợn hướng nạc, đàn bò lai Sind, gà công nghiệp, ngan Pháp, vịt siêu trứng và các con đặc sản khác. Đến năm 2005, đàn lợn có 770 nghìn con, tăng 22%, tỷ lệ lợn nạc chiếm 15 - 20%; đàn bò 80 nghìn con (80% bò lai Sind). Đưa tỷ trọng ngành chăn nuôi từ 21% (năm 2000) lên 30% (năm 2005) và 35% (năm 2010). Chuyển mạnh phương thức chăn nuôi sang bán công nghiệp và công nghiệp. Từng bước hình thành các vùng chăn nuôi tập trung để tạo nguyên liệu cho chế biến, trước mắt là các vùng chăn nuôi lợn hướng nạc theo quy mô gia trại và trang trại [118, tr.46]. Về thủy, hải sản, đẩy mạnh khai thác kinh tế biển, nhanh chóng phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển kinh tế biển, bao gồm cả nuôi trồng, đánh bắt, chế biến, dịch vụ, vận tải và du lịch. Đến năm 2005, sản lượng thủy, hải sản đạt 50 nghìn tấn, tăng 62% so với năm 2000, trong đó sản phẩm ở vùng nước mặn, nước lợ là 40.000 (có 3.000 tấn tôm). Đến năm 2010, sản lượng đạt 60 - 62.000 tấn, trong đó sản phẩm vùng nước mặn, nước lợ khoảng 50.000 tấn (có 10.000 tấn tôm) [118, tr.47]. Từng bước thực hiện quy hoạch, xây dựng vùng đầm nước mặn, lợ ven biển để nuôi tôm, cua, cá, rong câu Chủ động tập huấn kỹ thuật, thuê chuyên gia, sản xuất giống, thức ăn, chuyển hình thức nuôi tôm sú quảng canh sang bán thâm canh và thâm canh, mở thêm vụ nuôi tôm rảo ở các vùng đầm. Chú ý bảo vệ môi trường sinh thái; khai thác triệt để hệ thống ao, hồ, đầm
  45. 44 nước ngọt, chuyển mạnh sang nuôi thâm canh tôm càng xanh, cá và các con đặc sản có giá trị xuất khẩu; mở rộng diện tích nuôi cá theo phương thức lúa - cá ở ruộng trũng; điều chỉnh nghề cá ven bờ một cách hợp lý; tiếp tục đầu tư đồng bộ: phương tiện, thiết bị, đào tạo, nghề, dịch vụ hậu cần để khai thác hải sản xa bờ cả 3 vụ trong năm. “Gắn khai thác thủy, hải sản với bảo vệ an ninh, quốc phòng vùng biển. Đẩy mạnh việc trồng rừng phòng hộ ven biển, phấn đấu đến năm 2005 đạt 10 nghìn ha” [118, tr.48]. Nhằm đưa kinh tế biển nhanh chóng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Tỉnh, ngày 6/8/2001, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 02 về Phát triển kinh tế biển. Nghị quyết khẳng định: tập trung phát triển kinh tế biển nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu KTNN, nông thôn. Nghị quyết nêu rõ chủ trương: Phấn đấu đến năm 2010, diện tích nuôi, trồng đạt 7.000 ha trở lên, chủ yếu là diện tích nuôi công nghiệp (thâm canh, bán thâm canh và không còn diện tích nuôi quảng canh) để có sản lượng 27.850 tấn trở lên, kim ngạch xuất khẩu: 25 triệu USD trở lên [120]. Nghị quyết đưa ra các giải pháp cơ bản, cụ thể: Thứ nhất, đẩy mạnh nuôi trồng thuỷ hải sản theo hướng sản xuất hàng hoá. Tiến hành quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết vùng nuôi trồng thuỷ, hải sản. Ngoài việc củng cố trên 3.000 ha đầm hiện có, xây dựng mới 1.000 ha đầm và chuyển đổi trên 2.000 ha ở vùng đất bị nhiễm mặn, vùng ven đê biển đang làm muối và cấy lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ, hải sản. Quy hoạch lại vùng đầm hiện có; vùng đầm dự kiến chuyển đổi phải có quy hoạch cụ thể trước khi tiến hành chuyển sang nuôi trồng hải sản. Từng bước đầu tư xây dựng các cơ sở thuần hoá giống và vươn lên cho sinh sản tại chỗ các giống tôm (tôm sú, tôm càng xanh, tôm rảo), giống cá (cá chim trắng, rô phi đơn tính, cá trê, cá vược) và cua để cung cấp cho các tập thể, tư nhân nuôi trồng thuỷ, hải sản. Áp dụng các tiến bộ sinh học và tiến bộ khoa học kỹ
  46. 45 thuật vào nuôi, trồng thuỷ, hải sản. Giảm dần diện tích nuôi quảng canh, tăng nhanh diện tích nuôi bán thâm canh và thâm canh. Trước mắt nhập đủ thức ăn công nghiệp, tiến tới chủ động sản xuất thức ăn tại chỗ cho nuôi, trồng thuỷ, hải sản. Làm tốt công tác kiểm dịch, phòng trừ dịch bệnh cho các con vật nuôi thuỷ, hải sản. Thứ hai, khuyến khích mở rộng ngư trường ngoài khơi. Phát triển thêm các đội tàu khai thác xa bờ; đầu tư đồng bộ phương tiện, thiết bị hiện đại, đào tạo nhân lực, bảo đảm các dịch vụ hậu cần, cải tiến quản lý và hình thức tổ chức phục vụ cho khai thác hải sản xa bờ cả 3 vụ trong năm. Gắn khai thác hải sản xa bờ với bảo vệ an ninh, quốc phòng vùng biển. Thứ ba, mở rộng khả năng chế biến thuỷ hải sản. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư chế biến thuỷ, hải sản phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Đa dạng và nâng cao chất lượng sản phẩm để tạo sức cạnh tranh trên thị trường. Tập trung đầu tư xây dựng nhà máy chế biến thuỷ, hải sản xuất khẩu tại Thái Thụy và Tiền Hải có năng lực sản xuất trên 3.000 tấn/năm với các thiết bị hiện đại đủ khả năng chế biến sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, từng bước hạn chế và đi đến chấm dứt tình trạng xuất khẩu nguyên liệu thô. Giữ vững thị trường xuất khẩu đã có, mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước Tây Âu, Bắc Mỹ. Thứ tư, quy hoạch diện tích làm muối, xác định cụ thể diện tích chuyển đổi, diện tích còn lại tiếp tục làm muối để đầu tư cải tạo, nâng cấp, bảo đảm hiệu quả KT - XH. Trong 5 năm tới, phấn đấu giữ sản lượng muối từ 10.000 - 12.000 tấn, đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh. Trước thực trạng sản xuất nông nghiệp của Tỉnh còn nhiều bất cập, cơ cấu KTNN chuyển dịch chậm, chủ yếu độc canh cây lúa, trong khi tiềm năng về đất đai, tiềm năng phát triển nông nghiệp toàn diện chưa được khai thác, sử dụng có hiệu quả, ngày 10/9/2001, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ra Nghị quyết số 04/NQ-TU về Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trong nông nghiệp.
  47. 46 Nghị quyết chỉ rõ: “Chuyển mạnh sản xuất nông nghiệp sang sản xuất hàng hoá, phát triển nông nghiệp toàn diện đáp ứng ngày càng cao nhu cầu nông sản thực phẩm cho tiêu dùng và xuất khẩu” [121]. Về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi từ năm 2001 đến năm 2005: Phát triển nông nghiệp với công nghiệp chế biến, ngành nghề, gắn sản xuất với thị trường, hình thành các cơ sở nông - công nghiệp và dịch vụ ngay trên địa bàn nông thôn, tạo ra sự phân công lao động mới, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng nông thôn mới. Nâng cao trình độ sản xuất nông nghiệp, có khả năng thích ứng với yêu cầu thị trường, tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, tăng sức cạnh trạnh của sản phẩm nông nghiệp trên thị trường trong nước và quốc tế. Nghị quyết nhấn mạnh: “Phát triển chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp; đẩy mạnh khai thác nuôi trồng thủy, hải sản; phát triển công nghiệp chế biến, cơ khí hóa nông nghiệp” [121]. Một số giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu KTNN: Tập trung tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục làm chuyển biến sâu sắc nhận thức của các cấp, các ngành và người sản xuất thấy rõ yêu cầu cấp bách phải chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu cây trồng, vật nuôi để đẩy nhanh sự phát triển bền vững của sản xuất nông nghiệp, nâng cao thu nhập và đời sống nhân dân; tích cực tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản thực phẩm; tiến hành công tác quy hoạch, quy vùng chuyển đổi các loại cây trồng, vật nuôi, bảo đảm tính đồng bộ giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ; nhanh chóng ứng dụng rộng rãi những thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến, nhất là công nghệ sinh học nhằm tăng năng suất, chất lượng, giảm giá thành, tăng khả năng cạnh tranh; củng cố, hoàn thiện quan hệ sản xuất trong nông nghiệp và nông thôn [121]. Để khai thác lợi thế về phát triển chăn nuôi, đưa chăn nuôi thành ngành sản xuất chính, ngành kinh tế mũi nhọn của Tỉnh, ngày 02/8/2004, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ra Nghị quyết số 12/NQ-TU về đẩy mạnh phát triển chăn nuôi giai đoạn 2004 - 2010.
  48. 47 Nghị quyết nêu rõ quan điểm chỉ đạo đẩy mạnh phát triển chăn nuôi giai đoạn 2004 đến 2010 là: Phát triển chăn nuôi toàn diện, theo hướng sản xuất hàng hoá với tốc độ cao và bền vững, trọng tâm là chăn nuôi lợn, gia cầm; làm cơ sở cung cấp nguyên liệu ổn định phát triển công nghiệp chế biến phục vụ xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng nội địa, tăng thu nhập, nâng cao đời sống nhân dân. Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi trang trại, gia trại; nhanh chóng hình thành, phát triển các vùng chuyên chăn nuôi tập trung, sản xuất hàng hoá với khối lượng lớn, có chất lượng và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, phù hợp nhu cầu thị trường; đồng thời phát triển chăn nuôi kết hợp (mô hình ao, chuồng) và các hình thức chăn nuôi khác nhằm khai thác tối đa tiềm năng của địa phương. Quy hoạch vùng chuyên chăn nuôi tập trung, giải quyết đồng bộ vấn đề giao thông, điện, cấp thoát nước, xử lý chất thải, trồng cây xanh tạo môi trường, cảnh quan xanh, sạch đẹp [125]. Nghị quyết đưa ra mục tiêu: “Giá trị sản xuất chăn nuôi tăng bình quân hàng năm 13% trở lên; tỷ trọng giá trị sản xuất chăn nuôi trong nông nghiệp đạt 34% trở lên” [125]. Quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá IX) “Về đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 - 2010”, ngày 24/05/2002, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã thảo luận, thông qua Đề án số 31/NQ-TU về “Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2002 - 2010” và chủ trương: “công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu” [124], Tỉnh ủy nhấn mạnh: Phải tạo ra một nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá tập trung, đa dạng, chất lượng sản phẩm ngày càng cao, giá thành hạ, có khả năng cạnh tranh mạnh trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, chú trọng phát huy nguồn lực con người, ứng dụng rộng rãi thành tựu khoa học, công nghệ để nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu KTNN, nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng giá trị công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, giảm nhanh tỷ trọng nông nghiệp [124].
  49. 48 Nhằm đưa KTNN của Tỉnh phát triển, Đảng bộ tỉnh đề ra một số giải pháp: Thực hiện xây dựng hoặc điều chỉnh quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa, vùng chuyển đổi và các quy hoạch khác của sản xuất nông nghiệp; Huy động các nguồn lực, vốn đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng vùng chuyển đổi (khu chăn nuôi tập trung xa khu dân cư, vùng úng trũng sang nuôi thủy sản ) trên cơ sở ngân sách Nhà nước hỗ trợ xây dựng một số công trình hạ tầng chính vùng chuyển đổi như: đường, điện, thủy lợi đầu mối, phần còn lại là sự tham gia của các doanh nghiệp và hộ đầu tư; Xây dựng và điều chỉnh các chính sách, quy chế (chính sách đất đai, chính sách đầu tư vùng chuyển đổi, quỹ khuyến nông, khuyến ngư ) cho phù hợp chủ trương của Tỉnh và tình hình mới; Đẩy mạnh quảng bá, khuyến khích chuyển giao tiến bộ kỹ thuật công nghệ mới trong nông nghiệp, phát triển thủy sản, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất (trong đó phát triển một số mô hình công nghệ kỹ thuật cao về sản xuất giống, sản phẩm xuất khẩu ), nâng cao dân trí, trang bị kiến thức cho nông dân, ngư dân; Phát triển đa dạng các hình tức sản xuất, chuyển đổi mới hoạt động của các HTX theo đúng luật, thành lập các HTX chuyên cây, con, chuyên ngành nghề không phân biệt địa giới hành chính. Từ năm 2001 đến năm 2005, quán triệt thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, các nghị quyết của Hội nghị Ban hấp hành Trung ương Đảng khóa IX về phát triển kinh tế nói chung, KTNN nói riêng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XVI đã đề ra quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển KTNN, nông thôn tỉnh Thái Bình; Trong đó, đặc biệt, đã khẳng định vị trí, vai trò của nông nghiệp, nông thôn và KTNN, nông thôn, coi đây là nhiệm vụ quan trọng cần phải tập trung lãnh đạo nhằm thúc đẩy KT - XH trong tỉnh phát triển, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho các tầng lớp nhân dân; xây dựng nông thôn mới.
  50. 49 1.3. Đảng bộ tỉnh Thái Bình chỉ đạo phát triển kinh tế nông nghiệp 1.3.1. Chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI (nhiệm kỳ 2001 - 2005), Đảng bộ tỉnh Thái Bình đã chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu KTNN, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ, thông qua các Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh Chỉ đạo trồng trọt: Để cụ thể hoá 5 trọng tâm tạo bước đột phá tăng trưởng kinh tế, nhằm chuyển mạnh sản xuất nông nghiệp sang sản xuất hàng hoá, phát triển nông nghiệp toàn diện và bền vững, ngày 10/09/2001, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 04/NQ-TU Về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong nông nghiệp. Mục tiêu của Nghị quyết nêu rõ: Giá trị sản xuất nông nghiệp đến năm 2005 đạt 4.659 tỷ đồng (giá so sánh năm 1994), nhịp độ tăng bình quân 3,5%/năm trở lên. Tỷ trọng giá trị sản xuất các ngành trong cơ cấu nông nghiệp đến năm 2005: Trồng trọt: 64,5%; Chăn nuôi: 30,7%; Dịch vụ : 4,8%; Giữ vững sản lượng lương thực 1 triệu tấn/năm, có khoảng 30 vạn tấn lúa hàng hoá, xuất khẩu. Chuyển 10 - 15% diện tích cấy lúa, làm muối hiệu quả thấp sang nuôi trồng cây, con khác có giá trị kinh tế cao hơn. Đổi mới cơ cấu giống bằng cách mở rộng diện tích lúa lai, lúa thuần Trung Quốc lên 75 - 80% để thâm canh đạt năng suất cao. Bảo đảm năng suất lúa cả năm 13-14 tấn/ha [121]. Chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu cây trồng, bố trí công thức luân canh 3 - 4 vụ/năm. Trong đó mở rộng diện tích vụ đông lên 38 nghìn ha, 10 nghìn ha đất chuyển màu xây dựng thành vùng tập trung sản xuất rau quả xuất khẩu bao gồm khoai tây, dưa các loại, cà chua, ớt, hành, tỏi phấn đấu đạt sản lượng 580 nghìn tấn vào năm 2005. Diện tích ngô xuân và thu đông được mở rộng trên đất chuyên màu, khôi phục và phát triển diện tích ngô đông bằng các
  51. 50 giống ngô lai thích hợp. Phấn đấu diện tích gieo trồng ngô đạt 10.000 ha, sản lượng đạt 45.000 - 50.000 tấn. Diện tích lạc, đậu tương tiếp tục phát triển nhanh với quy mô lớn để có đủ nguyên liệu xây dựng nhà máy dầu thực vật, nhà máy chế biến thức ăn gia súc [121] Trồng mới 2.800 ha dâu trên chân đất cao, đất bãi, đưa tổng diện tích dâu lên 3.500 ha, sản lượng kén tằm đạt 7.000 tấn. Chuyển 1.300 ha vùng đất mặn ven biển, đất trũng nội đồng năng suất lúa thấp sang trồng cói để có 1.500 ha cói, với sản lượng 25.000 tấn cói chẻ. Ổn định diện tích trồng đay. Cải tạo, thâm canh 7.000 ha cây ăn quả hiện có, trồng mới 1.000 ha nhãn, vải, và các cây đặc sản khác. Trồng thêm khoảng 1.000 ha cây hòe và dược liệu trên đất tận dụng, đất cát cao, cấy lúa kém hiệu quả. Chuyển đổi 3.000 ha từ cấy lúa sang chuyên trồng rau màu xuất khẩu như ớt, hành, tỏi, ngô, rau, cà chua, khoai tây, củ cải, dưa chuột, dưa gang Đưa diện tích vụ đông lên 35.000 - 38.000 ha [121]. Nhanh chóng ứng dụng rộng rãi những thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến, nhất là công nghệ sinh học nhằm tăng năng suất, chất lượng, giảm giá thành, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Ưu tiên đầu tư cho chọn tạo, khảo nghiệm và sản xuất các giống cây trồng có năng suất chất lượng cao và ưu thế trên thị trường. Xây dựng vùng sản xuất giống lúa lai tập trung có quy mô lớn. Quản lý chặt chẽ hệ thống giống bảo đảm cung cấp đủ cho nông dân giống có chất lượng tốt. Nhờ sự chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, trong những năm 2001- 2005, diện tích gieo trồng cây hàng năm đều đạt 224.000 ha, giảm 2.293 ha; trong đó, lúa 167.000 ha, giảm 1.169 ha so với năm 2000 do chuyển diện tích cấy lúa hiệu quả thấp sang nuôi thuỷ sản 868 ha, trồng hoa, cây cảnh 142 ha và các loại cây khác có giá trị và hiệu quả kinh tế cao hơn. Năm 2005, năng suất lúa xuân đạt 71,06 tạ/ha, tăng 1,24% so với vụ xuân 2004, là vụ xuân đạt năng suất cao nhất
  52. 51 so với trước; tuy năng suất lúa mùa giảm 18,66%, nhưng tổng sản lượng lương thực cả năm vẫn đạt trên 1 triệu tấn. Năng suất một số cây trồng ngắn ngày tăng khá: ngô tăng 4,88%, khoai tây tăng 15,79%, đậu tăng 5%, rau các loại tăng 4,83% so với năm trước. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng cánh đồng đạt giá trị sản xuất 50 triệu đồng trở lên/ha/năm được các địa phương tiếp tục đẩy mạnh; đến năm 2005, có 251 xã, thị trấn xây dựng 1.138 cánh đồng đạt giá trị sản xuất 50 triệu đồng trở lên/ha/năm với diện tích 11.268 ha, chiếm 12,3% tổng diện tích đất canh tác [156]. Chỉ đạo phát triển chăn nuôi: Chuyển mạnh phương thức chăn nuôi sang bán công nghiệp và công nghiệp, từng bước hình thành các vùng chăn nuôi tập trung để tạo nguyên liệu cho chế biến, trước mắt là chăn nuôi gia trại, trang trại. Tập trung phát triển mạnh đàn lợn ngoại, bò lai Sind để cơ bản cải tạo giống của đàn lợn, sind hóa đàn bò và gia cầm siêu thịt, siêu trứng. Tiếp tục thực hiện tốt chương trình “nạc hóa đàn lợn”, “sind hoá đàn bò”. Đưa mạnh các giống gia cầm chất lượng tốt vào sản xuất; phấn đấu đến năm 2005 tổng đàn lợn đạt 770 nghìn con, trong đó đàn lợn thịt giống ngoại chiếm 15 - 20%, đàn bò 80 nghìn con, trong đó bò lai Sind đạt 80%; đàn gia cầm 10 triệu con; sản lượng thịt xuất khẩu đạt 10 - 15 nghìn tấn; giá trị xuất khẩu đạt 10 - 15 triệu USD [121]. Thực hiện đồng bộ các biện pháp kỹ thuật: giống, thức ăn, chuồng trại, chăm sóc, thú y, chế biến để chuyển mạnh phương thức chăn nuôi sang chăn nuôi công nghiệp, gia trại, trang trại, hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm, đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Phấn đấu đến năm 2010, đàn trâu bò đạt 100 nghìn con; đàn lợn 1 triệu con, trong đó có 50 nghìn con lợn nái ngoại để có tỷ lệ lợn ngoại đạt 30%, lợn ¾ máu ngoại đạt 25%; đàn gia cầm 10 triệu con; sản lượng thịt đạt 125 nghìn tấn. Mở rộng chăn nuôi công nghiệp với 500 trang trại, gia trại vào năm 2005 và 1.000 trang trại, gia trại vào năm 2010.
  53. 52 Chỉ đạo điểm nuôi bò sữa ở Hưng Hà, tiến tới phát triển đàn bò sữa, hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung, an toàn dịch bệnh. Sản xuất đủ thức ăn công nghiệp cho chăn nuôi, nâng cấp các cơ sở chế biến sản phẩm chăn nuôi có trang thiết bị hiện đại, đạt yêu cầu chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm phục vụ xuất khẩu [124]. Tập trung phát triển kinh tế biển nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu KTNN, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. “Phấn đấu đến năm 2010, diện tích nuôi, trồng đạt 7 nghìn ha trở lên, chủ yếu là diện tích nuôi công nghiệp (thâm canh, bán thâm canh và không còn diện tích nuôi quảng canh) để có sản lượng 27.850 tấn” [121]. Trang bị đồng bộ thiết bị khai thác, củng cố tổ chức đánh bắt xa bờ, phấn đấu sản lượng khai thác đạt 36.400 tấn trở lên. Đẩy mạnh cải tạo ao, hồ hiện có, chuyển một số vùng úng, trũng cấy lúa hai vụ kém hiệu quả sang mô hình cá, lúa. Tích cực tuyên truyền, phổ biến kỹ thuật, đầu tư cho nông dân chuyển mạnh sang nuôi thâm canh tôm, cá nước ngọt. Các cấp uỷ Đảng, chính quyền tiêu biểu là các huyện Thái Thụy, Tiền Hải trực tiếp chỉ đạo, đầu tư nguồn lực cần thiết cho phát triển kinh tế biển, coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm về phát triển KT - XH trong những năm 2001 - 2005 và những năm tiếp theo. Kinh tế biển toàn tỉnh từ năm 2001 đến năm 2005 có sự phát triển. Năm 2005, tuy chịu ảnh hưởng trực tiếp, thiệt hại do các cơn bão gây ra, song chăn nuôi, thuỷ sản vẫn đạt kết quả khá. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản đạt 4.821 tỷ đồng (giá cố định năm 1994), tăng 2,49%; trong đó, giá trị sản xuất chăn nuôi đạt 1.220 tỷ đồng, tăng 17,53%. Nuôi trồng thủy sản vẫn tiếp tục phát triển khá về diện tích và sản lượng; đối tượng và hình thức nuôi được đa dạng hóa; phương thức nuôi từng bước có
  54. 53 chuyển biến theo hướng bán thâm canh. Năm 2005, đã có nhiều mô hình nuôi thuỷ sản đạt hiệu quả kinh tế cao. Giá trị sản xuất thuỷ sản đạt 455 tỷ đồng, tăng 11,8%; sản lượng nuôi 32.509 tấn, tăng 11,28% (riêng nuôi nước ngọt tăng 23,33%), sản lượng khai thác 28.230 tấn, tăng 9,9% (khai thác thuỷ sản nước mặn tăng 10,9%); diện tích nuôi đạt 12.376 ha, tăng 10% so với năm 2004. Nuôi tôm sú tiếp tục phát triển, năm 2005, diện tích đầm nuôi đạt 3.546ha, tăng 2,5% (86 ha), số hộ nuôi tăng 5% (270 hộ) so với năm 2004; sản lượng thủy sản đạt 2.134 tấn [158]. Trong những năm 2001 - 2005, ở tỉnh Thái Bình đã xuất hiện một số mô hình nuôi tôm sú đạt năng suất cao (6,5 tấn/ha) và tích cực đưa vào nuôi một số giống mới có giá trị kinh tế cao như tôm rảo, tôm càng xanh, cua xanh, cá rô phi đơn tính, rô phi hồng, cá tra, cá chép lai 3 màu, ba ba. Nuôi ngao ở vùng nước mặn đã trở thành một nghề sản xuất cho thu nhập cao ổn định về thị trường tiêu thụ với sản lượng đạt trên 8.000 tấn/năm. Bước đầu phát triển các cơ sở sản xuất giống thủy sản với nhiều loại hình kinh tế. Năm 2005, các huyện triển khai thực hiện một số mô hình dự án chuyển đổi sang nuôi thủy sản tập trung với diện tích từ 40ha trở lên, tạo ra sản lượng hàng hóa lớn và bền vững. Khai thác thủy hải sản phát triển theo hướng tích cực. Số lượng phương tiện hàng năm tăng trưởng khá, khối tầu khai thác xa bờ đánh bắt ngày càng có hiệu quả kết hợp tham gia bảo vệ an ninh trên biển. Toàn tỉnh có 795 tầu thuyền đánh cá cơ giới (tăng 126 chiếc so với năm 2000), trong đó có 40 tàu đánh cá xa bờ. Chế biến thủy sản có bước phát triển, cơ sở hậu cần, dịch vụ nghề cá được đầu tư nâng cấp và phát triển phục vụ cho khai thác và nuôi trồng. Để lãnh đạo phát triển sản xuất nông nghiệp, Đảng bộ tỉnh Thái Bình còn xây dựng cơ chế, chính sách thông thoáng, có ưu tiên nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế trong, ngoài tỉnh và nước ngoài đầu tư vật tư, tiền vốn,
  55. 54 trang thiết bị, kỹ thuật cho phát triển kinh tế biển (chính sách về giao, thuê đất đai; chính sách thuế; chính sách khuyến nông, lâm, ngư; chính sách đào tạo, nâng cao tay nghề; chính sách về chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật). Đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ chuyển đổi; nghiên cứu, khảo nghiệm đưa vào sản xuất các giống cây, con có năng suất, chất lượng sản phẩm cao, phù hợp với nhu cầu thị trường, điều kiện tự nhiên của địa phương. 1.3.2. Chỉ đạo cải tạo, xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH của Tỉnh, Đảng bộ tỉnh Thái Bình chỉ đạo các ngành, các huyện, thành phố rà soát, bổ sung, xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH của huyện, thành phố và xã, thị trấn; quy hoạch phát triển của từng ngành trong những năm 2001 - 2005 và đến năm 2010, bảo đảm yêu cầu phát triển KT - XH, xây dựng đô thị, nông thôn bền vững và bảo vệ môi trường. Tỉnh Thái Bình tập trung mọi nguồn lực, nguồn vốn đầu tư cho cho xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển KT - XH. Về cải tạo, xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển nông nghiệp, Đảng bộ tỉnh Thái Bình chỉ đạo tập trung đầu tư phát triển và hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi phục vụ thâm canh, tăng vụ, khai thác tiềm năng đất đai. Đẩy nhanh chương trình kiên cố hoá kênh mương. “Tiếp tục đầu tư xây dựng, cải tạo các công trình đầu mối vùng nuôi, trồng thủy, hải sản. Từng bước hiện đại hoá và tự động hoá các cống đầu mối tưới, tiêu nước. Kiên cố toàn bộ mặt đê để phục vụ nhiệm vụ phòng, chống lũ, bão và thuận lợi cho giao thông nông thôn” [118, tr.51]. Trong trồng trọt: nhằm phát huy lợi thế của Tỉnh về truyền thống thâm canh, để tăng năng suất và chất lượng lúa gạo vừa bảo đảm chiến lược an ninh lương thực và ưu tiên phục vụ xuất khẩu, Đảng bộ tỉnh chỉ đạo tiến hành công
  56. 55 tác quy hoạch, quy vùng chuyển đổi các loại cây trồng, bảo đảm tính đồng bộ giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ; tạo được vùng sản xuất hàng hoá tập trung bao gồm: vùng trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, cây dược liệu, vùng chuyên màu, vùng lúa giống, lúa chất lượng cao, Việc bố trí quy hoạch các loại cây trên các vùng phải bảo đảm phù hợp với yêu cầu phát triển tự nhiên của từng loại cây, phù hợp với kinh nghiệm và khả năng tiếp thu ứng dụng của người sản xuất và bảo vệ môi trường sinh thái. Trong chăn nuôi: chỉ đạo xây dựng, thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển chăn nuôi trên phạm vi toàn tỉnh, từng địa phương; coi trọng quy hoạch khu chuyên chăn nuôi tập trung ở thôn, xã, thị trấn. Huy động mọi nguồn lực đầu tư tu bổ, nâng cấp và xây dựng hoàn chỉnh hệ thống giao thông nông thôn gồm các đường liên xã, liên thôn, đường thôn, xóm, đường giao thông trên đồng ruộng theo các tiêu chuẩn phù hợp lâu dài với phát triển vận chuyển cơ giới và cảnh quan nông thôn. Đến năm 2005, kiên cố đường giao thông nông thôn đạt 80%. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để sớm hoàn thành các tuyến đường liên tỉnh và liên huyện được Nhà nước đầu tư như: quốc lộ 10, 39, đường 39b, 223 và các cầu Trà Lý, Hồng Quỳnh Công tác quy hoạch, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh Thái Bình từ năm 2001 đến năm 2005 có chuyển biến. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống điện, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, thông tin liên lạc, trường học, trung tâm y tế, văn hoá, trụ sở làm việc của đảng uỷ, chính quyền, đoàn thể ở cơ sở. Hướng dẫn nông dân xây dựng nhà ở theo quy hoạch, có thiết kế kiểu dáng đẹp, phù hợp với cảnh quan nông thôn và bền vững. Tăng cường công tác quản lý đầu tư và xây dựng; thực hiện phân cấp đi đôi với nâng cao trách nhiệm của cơ quan được phân cấp, đơn vị chủ đầu tư và nhà thầu, bảo đảm đẩy nhanh tiến độ lập, thẩm định, phê duyệt và thực hiện dự án, công tác kiểm soát, giải ngân, thanh quyết toán. Nâng cao trình
  57. 56 độ, năng lực và trách nhiệm, phẩm chất đạo đức của cán bộ làm công tác thẩm định, kiểm soát thanh toán. Từ năm 2001 đến năm 2005, hệ thống kết cấu hạ tầng KT - XH nông thôn tỉnh Thái Bình được đầu tư xây dựng tương đối đồng bộ, đáp ứng yêu cầu cơ bản của sản xuất nông nghiệp và cải thiện điều kiện sinh hoạt của người dân ở khu vực nông thôn, bộ mặt nông thôn tỉnh Thái Bình ngày càng khởi sắc. Hệ thống thuỷ lợi bảo đảm tưới tiêu chủ động theo yêu cầu thâm canh hiện tại. Hệ thống đê sông, biển thường xuyên được củng cố, an toàn phòng chống bão cấp 10 và lũ báo động số 3. Cơ sở vật chất kỹ thuật nông nghiệp như: trại giống, trạm, trại thú y, bảo vệ thực vật, chế biến thịt lợn, chế biến lúa gạo, chế biến hạt giống đã được xây dựng, một số cơ sở đạt các tiêu chuẩn công nghệ cao, góp phần phát triển nền nông nghiệp hàng hóa, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao đời sống nông dân trong tỉnh. Từng bước hiện đại hoá và tự động hoá các cống đầu mối tưới, tiêu nước. Nâng cấp và duy tu bảo dưỡng hệ thống đê, kè, cống. Kiên cố toàn bộ mặt đê để phục vụ nhiệm vụ phòng, chống lũ, bão và thuận lợi cho giao thông nông thôn. Tổng vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh trong 5 năm 2001 - 2005 đạt 11.416 tỷ đồng, gấp 2,61 lần giai đoạn 1996 - 2000. Tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư phát triển bình quân là 11,2%/năm [150]. Từ năm 2001 đến năm 2005, một số công trình hạ tầng then chốt của tỉnh Thái Bình đã được đầu tư xây dựng như: nâng cấp Đường 10, trong đó có cầu Tân Đệ. Xây dựng các cầu: Diêm Điền, Hồng Quỳnh, Tịnh Xuyên, hoàn thành, nâng cấp đường Đồng Châu, đường 217, đường 223, đường đi chùa Keo, một số tuyến đường trục quan trọng của huyện và một số đường làng nghề, đường du lịch, hạ tầng giao thông thành phố, các thị trấn và nông thôn Xây dựng cơ bản hạ tầng khu công nghiệp Phúc Khánh, Nguyễn Đức Cảnh;