Luận án Các đảng bộ trường Công an nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo công tác xây dựng Đảng từ năm 2003 đến năm 2020

pdf 198 trang Bích Hải 08/04/2025 80
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Các đảng bộ trường Công an nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo công tác xây dựng Đảng từ năm 2003 đến năm 2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfluan_an_cac_dang_bo_truong_cong_an_nhan_dan_o_thanh_pho_ho_c.pdf
  • pdf1. Trang thông tin Luận án Viet-Eng ĐHT 2024.pdf
  • pdf2. Tóm tắt Luận án Tiếng Việt ĐHT 2024.pdf
  • pdf3. Tóm tắt Luận án Tiếng Anh ĐHT 2024.pdf
  • pdfCV đăng tải LATS Đỗ Hoàng Tuấn.pdf

Nội dung text: Luận án Các đảng bộ trường Công an nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo công tác xây dựng Đảng từ năm 2003 đến năm 2020

  1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH ĐỖ HOÀNG TUẤN CÁC ĐẢNG BỘ TRƯỜNG CÔNG AN NHÂN DÂN Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG TỪ NĂM 2003 ĐẾN NĂM 2020 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM HÀ NỘI - 2024
  2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH ĐỖ HOÀNG TUẤN CÁC ĐẢNG BỘ TRƯỜNG CÔNG AN NHÂN DÂN Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG TỪ NĂM 2003 ĐẾN NĂM 2020 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Mã số: 9229015 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. GS.TS MẠCH QUANG THẮNG 2. TS NGUYỄN ĐÌNH THỐNG HÀ NỘI - 2024
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Nghiên cứu sinh Đỗ Hoàng Tuấn
  4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 8 ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 8 1.2. Kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học có liên quan 24 và những nội dung luận án cần tập trung nghiên cứu CHƯƠNG 2: CÁC ĐẢNG BỘ TRƯỜNG CÔNG AN NHÂN DÂN Ở 28 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG TỪ NĂM 2003 ĐẾN NĂM 2011 2.1. Yếu tố tác động đến quá trình lãnh đạo công tác xây dựng 28 Đảng của các đảng bộ trường Công an nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2003 đến năm 2011 2.2. Chủ trương và quá trình chỉ đạo thực hiện công tác xây dựng 42 Đảng của các đảng bộ trường Công an nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2003 đến năm 2011 CHƯƠNG 3: CÁC ĐẢNG BỘ TRƯỜNG CÔNG AN NHÂN DÂN Ở 73 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG TỪ NĂM 2011 ĐẾN NĂM 2020 3.1. Yếu tố tác động đến quá trình lãnh đạo công tác xây dựng 73 Đảng của các đảng bộ trường Công an nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2011 đến năm 2020 3.2. Chủ trương và quá trình chỉ đạo thực hiện công tác xây dựng 81 Đảng của các đảng bộ trường Công an nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2011 đến năm 2020 CHƯƠNG 4: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM 115 4.1. Nhận xét 115 4.2. Một số kinh nghiệm 135 KẾT LUẬN 148 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN 151 ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 PHỤ LỤC
  5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN ANND : An ninh nhân dân CSND : Cảnh sát nhân dân CAND : Công an nhân dân TPHCM : Thành phố Hồ Chí Minh
  6. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam (năm 2021) khẳng định: “Đảng có trách nhiệm lịch sử to lớn đối với Tổ quốc, đồng bào và dân tộc ta” [94, tr.9], “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phát huy bản chất giai cấp công nhân của Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng ( ) là những nhân tố có ý nghĩa quyết định thành công sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc” [94, tr.111]. Công an nhân dân Việt Nam là lực lượng vũ trang nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Đảng lãnh đạo lực lượng CAND tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt, do đó, công tác xây dựng Đảng trong lực lượng CAND là một nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên, là nhân tố và điều kiện quyết định để lực lượng CAND hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao. Lịch sử xây dựng Đảng trong lực lượng CAND là một bộ phận quan trọng trong lịch sử xây dựng Đảng, chứa đựng nhiều sáng tạo và nét đặc thù của tổ chức đảng trong lực lượng vũ trang, rất cần được nghiên cứu, tổng kết. Các trường CAND vừa là những cơ sở đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, vừa là các đơn vị dự bị chiến đấu trực thuộc Bộ Công an, nơi đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ, xây dựng lực lượng của CAND. Công tác xây dựng Đảng trong các trường CAND không chỉ có vai trò quyết định đối với công tác của các nhà trường, mà còn có ý nghĩa rất quan trọng đối với xây dựng lực lượng CAND Việt Nam về mọi mặt, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, phục vụ đắc lực công cuộc đổi mới. Nghiên cứu công tác xây dựng Đảng trong các trường CAND, do đó, có ý nghĩa góp phần làm sáng rõ lịch sử công tác xây dựng Đảng trong CAND Việt Nam; đồng thời, có thể đúc kết các kinh
  7. 2 nghiệm hay có thể vận dụng vào công tác xây dựng Đảng nói chung và xây dựng Đảng trong lực lượng CAND nói riêng, trong hiện tại và tương lai. Đến nay, đã có một số nghiên cứu về công tác xây dựng Đảng trong các trường CAND, song về phương diện khoa học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, chưa có nghiên cứu nào tiếp cận công tác xây dựng Đảng trong các trường CAND như một nghiên cứu độc lập, có tính hệ thống. Trong 11 cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp CAND tại Việt Nam, Trường Đại học ANND, Trường Đại học CSND, Trường Cao đẳng CSND II là 03 đơn vị có trụ sở chính ở TPHCM, được Bộ Công an phân vùng tuyển sinh từ Quảng Nam, Đà Nẵng trở vào Nam. Các đảng bộ trường CAND ở TPHCM đặt dưới sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của Đảng ủy Công an Trung ương, giữ vai trò lãnh đạo trực tiếp về mọi mặt và là một nhân tố quyết định những thành công trong công tác giáo dục, đào tạo của các nhà trường. Đáp ứng yêu cầu về chức năng, nhiệm vụ ngày càng cao của các trường CAND, dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy Công an Trung ương, các đảng bộ trường CAND ở TPHCM không ngừng lớn mạnh và trưởng thành, phát triển từ tổ chức cơ sở đảng đến đảng bộ cấp trên cơ sở, với những thay đổi rất căn bản về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và quy mô. Những thành công về tổ chức và hoạt động lãnh đạo của các đảng bộ trường CAND ở TPHCM gắn liền với quá trình xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ, không chỉ đối với đội ngũ cán bộ, giảng viên cơ hữu của các nhà trường mà còn ở số lượng lớn đảng viên là sinh viên được kết nạp trong quá trình học tập, rèn luyện tại các trường. Nghiên cứu các đảng bộ trường CAND ở TPHCM lãnh đạo công tác xây dựng Đảng thời gian qua, làm sáng rõ quá trình các đảng bộ trường vừa tuân thủ và vận dụng chủ trương của Đảng, sự chỉ đạo của Đảng ủy Công an Trung ương vào thực tiễn xây dựng Đảng, vừa phát huy vai trò chủ động, phù hợp với đặc thù của các đơn vị hoạt động trên địa bàn phía Nam; đồng thời, đúc
  8. 3 rút những kinh nghiệm có thể vận dụng vào thực tiễn xây dựng Đảng hiện nay, trước hết là cho các trường CAND phía Nam, là cần thiết. Xuất phát từ lý do trên, tác giả chọn đề tài “Các đảng bộ trường Công an nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo công tác xây dựng Đảng từ năm 2003 đến năm 2020” làm luận án tiến sĩ, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu quá trình các đảng bộ trường CAND ở TPHCM lãnh đạo công tác xây dựng Đảng từ năm 2003 đến năm 2020, từ đó đúc rút một số kinh nghiệm góp phần tăng cường công tác xây dựng Đảng tại các trường CAND trong giai đoạn tiếp theo. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án. - Làm rõ những yếu tố tác động đến quá trình các đảng bộ trường CAND ở TPHCM lãnh đạo công tác xây dựng Đảng. Phục dựng quá trình các đảng bộ trường CAND ở TPHCM lãnh đạo công tác xây dựng Đảng từ năm 2003 đến năm 2020, qua hai giai đoạn được lựa chọn phân kỳ (từ năm 2003 đến năm 2011, từ năm 2011 đến năm 2020). - Nhận xét kết quả, với những ưu điểm và hạn chế nhất định của quá trình các đảng bộ trường CAND ở TPHCM lãnh đạo công tác xây dựng Đảng. - Đúc rút một số kinh nghiệm có giá trị tham khảo góp phần tăng cường công tác xây dựng Đảng tại các trường CAND trong giai đoạn tiếp theo. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Quá trình các đảng bộ trường CAND ở TPHCM lãnh đạo công tác xây dựng Đảng từ năm 2003 đến năm 2020. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Công tác xây dựng Đảng bao gồm nhiều lĩnh vực có liên hệ chặt chẽ với
  9. 4 nhau, trên các mặt xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức, cán bộ, về phương thức lãnh đạo... Trong mỗi lĩnh vực lại bao gồm nhiều nội dung mà một luận án khó có thể khảo cứu sâu. Vì vậy, luận án tập trung nghiên cứu quá trình các đảng bộ trường CAND ở TPHCM lãnh đạo công tác xây dựng Đảng qua việc xây dựng chủ trương và hoạt động chỉ đạo, tổ chức thực hiện chủ trương của các đảng bộ trường trên các mặt xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ. Khung thời gian và không gian mà luận án tìm hiểu như sau: - Về thời gian: Từ năm 2003 đến năm 2020, qua hai giai đoạn được lựa chọn phân kỳ (từ năm 2003 đến năm 2011, và từ năm 2011 đến năm 2020). Từ năm 2003, khi Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 152/2003/QĐ- TTg ngày 28/7/2003 “Về việc thành lập Trường Đại học Cảnh sát nhân dân” [173] và Quyết định số 154/2003/QĐ-TTg ngày 30/7/2003 “Về việc thành lập Trường Đại học An ninh nhân dân” [174]. Các đảng bộ cơ sở trường CAND ở TPHCM trở thành tổ chức đảng lãnh đạo cơ sở giáo dục đại học độc lập. Năm 2011, khi Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương ban hành Quyết định số 24-QĐ/ĐUCA(X13) và Quyết định số 25-QĐ/ĐUCA(X13), ngày 13/4/2011, “Về việc giao quyền cấp trên cơ sở” [99; 100] cho Đảng ủy Trường Đại học ANND và Đảng ủy Trường Đại học CSND. Các đảng bộ trường CAND ở TPHCM bước vào giai đoạn thí điểm xây dựng đảng bộ cấp trên cơ sở. Đến năm 2020, khi Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương ban hành Quyết định số 670-QĐ/ĐUCA ngày 24/02/2020 [111], Quyết định số 794- QĐ/ĐUCA ngày 24/4/2020 [112], kiện toàn tổ chức đảng, lập đảng bộ cấp trên cơ sở tại các trường CAND ở TPHCM. Các đảng bộ trường CAND ở TPHCM kết thúc giai đoạn thí điểm, chính thức được công nhận là đảng bộ cấp trên cơ sở. - Về không gian: Các trường CAND có trụ sở chính ở TPHCM, bao gồm 03 cơ sở giáo dục đại học và nghề nghiệp trực thuộc Bộ Công an, thứ tự liệt kê theo danh mục số hiệu các học viện, trường CAND, ban hành kèm theo
  10. 5 Quyết định số 2211/QĐ-BCA ngày 30/3/2020 của Bộ trưởng Bộ Công an [44]: Trường Đại học An ninh nhân dân (T04), Trường Đại học Cảnh sát nhân dân (T05), Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II (T10). 4. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án dựa trên lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đảng cộng sản, đảng cộng sản cầm quyền, công tác xây dựng Đảng trong lực lượng vũ trang. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic; đồng thời kết hợp sử dụng các phương pháp thống kê, đối chiếu, so sánh, phân tích, tổng hợp, khảo sát thực tế, phương pháp chuyên gia: Phương pháp lịch sử được sử dụng để phục dựng quá trình các đảng bộ trường CAND ở TPHCM lãnh đạo công tác xây dựng Đảng từ năm 2003 đến năm 2020. Đây là phương pháp chủ đạo sử dụng tại chương 2 và chương 3 của luận án. Với hai giai đoạn được lựa chọn phân kỳ (chương 2 phục dựng giai đoạn 2003 - 2011, chương 3 phục dựng giai đoạn 2011 - 2020), phương pháp lịch sử tái hiện các yếu tố tác động đến quá trình lãnh đạo (tại các nội dung 2.1 và 3.1) và phục dựng quá trình các đảng bộ trường lãnh đạo công tác xây dựng Đảng qua việc xây dựng chủ trương cùng hoạt động chỉ đạo, tổ chức thực hiện chủ trương của các đảng bộ trường trên các mặt của công tác xây dựng Đảng (tại các nội dung 2.2 và 3.2), theo trình tự thời gian. Phương pháp logic được sử dụng nhằm vạch ra bản chất, quy luật, khuynh hướng của quá trình các đảng bộ trường CAND ở TPHCM lãnh đạo công tác xây dựng Đảng, từ đảng bộ cấp cơ sở đến đảng bộ cấp trên cơ sở, qua đó đúc rút các nhận xét về ưu điểm, hạn chế và kinh nghiệm. Phương pháp logic được sử dụng xuyên suốt luận án, là phương pháp cơ bản của chương 4, đồng thời cũng là phương pháp tiểu kết, kết luận của luận án.
  11. 6 Các phương pháp khác như thống kê, đối chiếu, so sánh, phân tích, tổng hợp, khảo sát thực tế, phương pháp chuyên gia nhằm làm sáng tỏ, góp phần thực hiện các nhiệm vụ, vấn đề luận án đặt ra. Trong đó, phương pháp thống kê, đối chiếu, so sánh được sử dụng để lượng hóa, làm rõ sự phát triển trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị, sự thay đổi về cơ cấu tổ chức bộ máy, kết quả phát triển đảng viên... của các đảng bộ trường CAND ở TPHCM qua hai giai đoạn được lựa chọn phân kỳ (từ năm 2003 đến năm 2011, và từ năm 2011 đến năm 2020); đồng thời dùng để đánh giá quy mô, cơ cấu tổ chức của các đảng bộ trường CAND ở TPHCM so với các đảng bộ học viện, trường CAND khác (thể hiện chủ yếu tại các nội dung 2.1.2; 2.2; 3.2 của luận án); là cơ sở để sơ đồ hóa, xây dựng bảng biểu, biểu đồ (thể hiện tại phụ lục luận án). Kết quả của phương pháp khảo sát thực tế, phương pháp chuyên gia được thể hiện chủ yếu tại các nội dung nhận xét về kết quả quá trình các đảng bộ trường CAND ở TPHCM lãnh đạo công tác xây dựng Đảng, là cơ sở đúc rút kinh nghiệm góp phần tăng cường công tác xây dựng Đảng tại các trường CAND trong giai đoạn tiếp theo. 4.3. Nguồn tài liệu Văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam thể hiện đường lối, chủ trương về an ninh quốc gia và xây dựng lực lượng nòng cốt bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; về công tác xây dựng Đảng trong CAND. Các chương trình, kế hoạch, đề án, báo cáo của lực lượng CAND liên quan đến nội dung đề tài; các báo cáo tổng kết giai đoạn, tổng kết năm học của các trường CAND. Văn bản của cơ quan chính trị trong CAND hướng dẫn, tổ chức thực hiện công tác xây dựng Đảng. Văn kiện đại hội, hội nghị, nghị quyết chuyên đề, nghị quyết lãnh đạo xây dựng và thực hiện chương trình công tác; báo cáo công tác Đảng, công tác kiểm tra, giám sát của Đảng bộ Công an Trung ương, các đảng bộ trường CAND.
  12. 7 Nguồn tài liệu sơ cấp mà luận án sử dụng được lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ và Thư viện của Trường Đại học ANND, Trường Đại học CSND và Trường Cao đẳng CSND II. Nguồn tài liệu thứ cấp được khai thác từ các xuất bản phẩm và luận văn, luận án, đề tài đã công bố có liên quan đến luận án. 5. Đóng góp mới của đề tài Trên cơ sở nghiên cứu quá trình các đảng bộ trường CAND ở TPHCM lãnh đạo công tác xây dựng Đảng từ năm 2003 đến năm 2020, luận án góp phần làm rõ thêm cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác xây dựng Đảng trong CAND Việt Nam. Luận án cung cấp luận cứ khoa học phục vụ hoạt động lãnh đạo, tham mưu của cấp ủy, đơn vị chức năng trong đề xuất chủ trương, biện pháp nâng cao hiệu quả công tác xây dựng Đảng tại các trường CAND trong tình hình mới. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu Kết quả của luận án góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho lĩnh vực nghiên cứu về lịch sử công tác xây dựng Đảng trong CAND, giúp các đơn vị chức năng trong CAND tham khảo, phục vụ tham mưu các chủ trương, chính sách, kế hoạch, chương trình, biện pháp tiếp tục hoàn thiện tổ chức đảng, tổ chức bộ máy các trường CAND trong tình hình mới. Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo, bổ trợ cho hoạt động nghiên cứu, giảng dạy môn học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam tại các học viện, trường CAND. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận án gồm 4 chương.
  13. 8 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1.1. Những công trình nghiên cứu có liên quan đến lịch sử công tác xây dựng Đảng - Các nghiên cứu liên quan đến quá tRình xây dựng Đảng về chính tRị, tư tưởng, đạo đức: Các tác giả Đặng Xuân Kỳ, Mạch Quang Thắng và Nguyễn Văn Hòa (đồng chủ biên), trong cuốn sách “Một số vấn đề về xây dựng Đảng hiện nay” [144], xuất bản năm 2005, có trình bày về quá trình áp dụng nguyên tắc tập trung dân chủ trong lịch sử xây dựng Đảng; phần thứ ba của sách đề cập đến quá trình đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng qua các thời kỳ cách mạng. Cuốn sách “Đảng Cộng sản Việt Nam những vấn đề cơ bản về xây dựng Đảng” [169], xuất bản năm 2007, đã hệ thống các chuyên khảo của tác giả Mạch Quang Thắng về lịch sử Đảng; vai trò của Đảng trong hệ thống chính trị, trong xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa; về tăng cường công tác đối ngoại. Phần thứ ba của sách đề cập đến vai trò của nhân dân đối với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Cuốn sách “Nội dung và phương thức cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam trong điều kiện mới” [167] của các tác giả Nguyễn Trung Thanh, Ngô Huy Tiếp, Dương Trung Ý, xuất bản năm 2018, trình bày khái lược lịch sử xác lập, thực hiện nội dung, phương thức cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam. Chương 1 khẳng định Đảng nắm vững quốc phòng, an ninh và lực lượng vũ trang theo nguyên tắc đặc biệt, khác với những lĩnh vực khác. Cuốn sách “Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và sự vận dụng trong xây dựng Đảng về đạo đức hiện nay” [152] do Lê Khả Phiêu
  14. 9 làm chủ biên, xuất bản năm 2019, đưa ra nhận định về thực trạng đạo đức trong Đảng trong một số giai đoạn lịch sử, từ đó đề ra các yêu cầu vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Chương 3 của sách nêu một số giải pháp vận dụng trên cơ sở đúc rút kinh nghiệm lịch sử, trong đó nhấn mạnh vai trò của phương thức nêu gương, tự phê bình và phê bình. Cuốn sách “Một số vấn đề về xây dựng Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh” [170] của tác giả Mạch Quang Thắng, xuất bản năm 2020, phân tích sâu sắc sự vận dụng sáng tạo, bổ sung, phát triển lý luận Mác - Lênin của Hồ Chí Minh trong xây dựng Đảng cầm quyền và nhà nước pháp quyền; chương V của sách đề cập đến vấn đề dân chủ trong công tác xây dựng Đảng, phân tích chế độ một Đảng cầm quyền ở Việt Nam trên góc nhìn lịch sử và quan điểm của Đảng về xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Đề tài khoa học cấp Bộ “Tư tưởng, phong cách Hồ Chí Minh về nêu gương và sự vận dụng vào xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay” [138] do Lê Thị Thu Hồng làm Chủ nhiệm, nghiệm thu năm 2021, đã hệ thống hóa tư tưởng, đặc điểm phong cách Hồ Chí Minh về nêu gương; phân tích thực trạng nêu gương trong thực tiễn hiện nay và đề xuất một số giải pháp, kiến nghị về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nhấn mạnh việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Đề tài khoa học cấp Bộ “Xây dựng Đảng về tư tưởng ở Việt Nam hiện nay: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” [154] do Vũ Thị Kiều Phương làm Chủ nhiệm, nghiệm thu năm 2021, đã hệ thống hóa khái niệm, nguyên tắc, chủ thể, những nhân tố ảnh hưởng và thực trạng xây dựng Đảng về tư tưởng ở Việt Nam, có liên hệ kinh nghiệm xây dựng Đảng về tư tưởng của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Đề tài đưa ra một số giải pháp, trong đó chú trọng công tác tư tưởng, lý luận, về vai trò của đội ngũ cấp ủy, người đứng đầu các cấp.
  15. 10 Xây dựng chính đảng cách mạng của giai cấp công nhân về chính trị, tư tưởng, đạo đức cũng được đề cập qua một số công trình khoa học của các tác giả nước ngoài. Trong Luận án tiến sĩ Chính trị học “Giáo dục tư tưởng đạo đức người Cộng sản Trung Quốc đương đại” [142], của Xue Jianming, bảo vệ năm 2003, cho rằng rèn luyện đạo đức, cốt cách người cán bộ là yếu tố đặc biệt quan trọng trong quá trình xây dựng Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tác giả phân tích cơ sở, nguồn gốc của tư tưởng đạo đức người Cộng sản Trung Quốc, sự hình thành nguyên tắc “sáu điều tuân thủ” về chủ nghĩa tập thể trong xây dựng đạo đức, từ đó đúc rút một số kinh nghiệm nhằm thúc đẩy sự phát triển hệ thống đạo đức của chủ nghĩa xã hội đương đại. Luận án tiến sĩ chuyên ngành Xây dựng Đảng “Nâng cao đạo đức cách mạng của cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay” của Bun Ma Kế Kê Son [160], bảo vệ năm 2003, đã nhấn mạnh đạo đức cách mạng là một trong những yếu tố quyết định công tác quy hoạch, tuyển chọn, bổ nhiệm đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào; đồng thời đưa ra một số giải pháp, kiến nghị đẩy mạnh xây dựng Đảng Nhân dân Cách mạng Lào về đạo đức. Cuốn sách “Nghiên cứu vấn đề cải cách và hoàn thiện phương thức lãnh đạo, phương thức cầm quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc” [126] của Lý Lương Đồng, xuất bản năm 2020) có chương I đề cập đến lịch sử công tác xây dựng đảng cộng sản ở các nước xã hội chủ nghĩa, dưới góc nhìn đánh giá của các học giả Trung Quốc. Chương II và chương III trình bày khái lược lịch sử xây dựng Đảng Cộng sản Trung Quốc, trong đó tập trung vào quá trình phát triển và thay đổi phương thức cầm quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc. - Các nghiên cứu liên quan đến quá trình xây dựng Đảng về tổ chức và cán bộ: Tác giả Lưu Văn Sùng, trong cuốn sách “Đảng Cộng sản - Những vấn đề
  16. 11 lý luận và mô hình tổ chức bộ máy” [162], xuất bản năm 2011, trình bày lịch sử xây dựng mô hình tổ chức và bộ máy của các đảng cộng sản, chủ yếu ở Liên Xô và ở Việt Nam. Phần thứ hai của sách đề cập đến những bài học kinh nghiệm đúc rút từ sự thất bại trong quá trình xây dựng tổ chức bộ máy của Đảng Cộng sản Liên Xô, chỉ ra các phương hướng và giải pháp trong xây dựng mô hình đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nghiên cứu chính trị học hiện đại để đưa ra định hướng vận dụng trong công tác xây dựng Đảng, các tác giả Nguyễn Văn Giang và Phạm Tất Thắng đã hệ thống hóa lịch sử phát triển các lý thuyết tổ chức trong cuốn sách “Các lý thuyết tổ chức hiện đại và việc vận dụng vào công tác tổ chức xây dựng Đảng hiện nay” [127], xuất bản năm 2012. Chương IV của sách đưa ra các quan điểm vận dụng lý thuyết tổ chức vào quá trình xây dựng, thực hiện các nguyên tắc tổ chức, trong xây dựng bộ máy của Đảng và hệ thống chính trị. Cuốn sách “Đổi mới bộ máy của Đảng, bộ máy của Nhà nước trong điều kiện mới” [168] của các tác giả Nguyễn Đăng Thành, Vũ Hoàng Công, Nguyễn An Ninh, xuất bản năm 2017, đã trình bày quá trình phát triển, đổi mới hệ thống tổ chức bộ máy của Đảng và tổ chức bộ máy Nhà nước trong các thời kỳ lịch sử. Trên cơ sở đó phần thứ hai của sách đưa ra các quan điểm đổi mới tư duy về mối quan hệ giữa cơ quan Đảng và cơ quan Nhà nước. Đề tài khoa học cấp Bộ “Nghiên cứu thuật ngữ khoa học xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam” [204], do Nguyễn Minh Tuấn làm Chủ nhiệm, nghiệm thu năm 2017, đã thống kê và hệ thống hóa các thuật ngữ liên quan đến lý luận và thực tiễn công tác xây dựng Đảng dưới dạng từ điển. Đề tài có ý nghĩa quan trọng trong việc thống nhất nhận thức, cách hiểu, cách sử dụng các khái niệm, thuật ngữ trong khoa học lịch sử Đảng, xây dựng Đảng. Luận án tiến sĩ Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam “Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo xây dựng đội ngũ đảng viên từ năm 2001 đến năm 2010” [151] của Đỗ Văn Nghĩa, bảo vệ năm 2020, làm rõ các yếu tố tác động, quá trình
  17. 12 xây dựng chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình về xây dựng đội ngũ đảng viên từ năm 2001 đến năm 2010. Trên cơ sở làm rõ các ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân, luận án đúc kết bốn kinh nghiệm gắn với công tác quản lý, giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện, phát triển đảng viên. Luận án tiến sĩ Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam “Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2015” [164] của Nguyễn Thế Thái, bảo vệ năm 2021, làm rõ những yếu tố tác động, phục dựng và phân tích chủ trương, quá trình Đảng bộ tỉnh Nghệ An chỉ đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở xã, phường, thị trấn. Luận án đúc rút bốn kinh nghiệm về nhận thức, về công tác quán triệt, về tính gắn kết giữa xây dựng tổ chức cơ sở đảng với các tổ chức trong hệ thống chính trị, về nâng cao chất lượng đội ngũ cấp ủy viên, người đứng đầu. Công tác xây dựng đảng cầm quyền về tổ chức và cán bộ cũng là chủ đề nghiên cứu tại các nước có hệ thống chính trị tương đồng với Việt Nam. Các luận án tiến sĩ chuyên ngành Xây dựng Đảng “Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh khu vực phía Bắc của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong giai đoạn cách mạng hiện nay” [125] của Bun Lư Sổm Sắc Đi, bảo vệ năm 2004; “Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở các tỉnh phía Nam nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay” của Bun-Xợt Tham-Ma-Vông [165], bảo vệ năm 2004, đã tập trung phân tích thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với công tác cán bộ cấp tỉnh, cấp huyện của Đảng, Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Các luận án trình bày nhiều giải pháp góp phần nâng cao chất lượng cán bộ, đội ngũ kế thừa, nhấn mạnh vai trò của công tác tư tưởng chính trị, nâng cao chất lượng công tác lý luận trong nội bộ. Luận án tham khảo kết quả nghiên cứu của các công trình nói trên về cách lý giải khái niệm các mặt công tác xây dựng Đảng để đi sâu làm rõ quá trình các đảng bộ trường CAND ở TPHCM xây dựng chủ trương và hoạt động chỉ đạo thực hiện chủ trương trên các mặt của công tác xây dựng Đảng.
  18. 13 1.1.2. Những công trình nghiên cứu có liên quan đến quá trình Đảng lãnh đạo Công an nhân dân và công tác xây dựng Đảng trong Công an nhân dân Công an nhân dân Việt Nam là đối tượng lãnh đạo đặc biệt của Đảng, là lực lượng vũ trang cách mạng trọng yếu, nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. Quá trình Đảng lãnh đạo CAND và công tác xây dựng Đảng trong CAND là đối tượng nghiên cứu được nhiều nhà khoa học, người nghiên cứu quan tâm. - Các nghiên cứu liên quan đến quá tRình Đảng lãnh đạo Công an nhân dân làm nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ an ninh, tRật tự: Tác giả Nguyễn Bình Ban, trong cuốn sách “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị trong thời kỳ đổi mới - một số vấn đề lý luận và thực tiễn” [1], xuất bản năm 2007, đã trình bày lịch sử phát triển, hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự từ cơ chế lãnh đạo đảm bảo đến lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt. Công tác bảo vệ an ninh chính trị, với CAND là lực lượng nòng cốt, được tác giả nhấn mạnh trong mối liên hệ với công tác bảo vệ chính trị nội bộ Đảng. Nghiên cứu, đánh giá kết quả Đảng lãnh đạo CAND thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự trên địa bàn TPHCM, tác giả Lê Thị Hiền Lương, trong Luận án tiến sĩ Lịch sử Việt Nam “Công cuộc bảo vệ an ninh quốc gia tại Thành phố Hồ Chí Minh (1975 - 2008)” [149], bảo vệ năm 2014, đề cập đến đặc điểm công tác bảo vệ an ninh quốc gia tại TPHCM; phục dựng quá trình tổ chức thực hiện bảo vệ an ninh quốc gia tại TPHCM từ năm 1975 đến năm 2008. Luận án có phân tích quan điểm về đào tạo nguồn nhân lực cho lực lượng CAND TPHCM đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ giai đoạn đầu thế kỷ XXI. Góp phần làm rõ hệ thống quan điểm của Hồ Chí Minh về CAND, tác giả Tô Lâm, trong cuốn sách “Tư tưởng Hồ Chí Minh về Công an nhân dân - Giá trị lý luận và thực tiễn” [145], xuất bản năm 2016, đã trình bày cơ sở, quá
  19. 14 trình hình thành, phát triển và nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về CAND, nhấn mạnh bản chất cách mạng, tính giai cấp của lực lượng CAND, đề cao yêu cầu tăng cường giáo dục đạo đức cách mạng trong CAND Việt Nam. Ở tác phẩm “Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ Công an nhân dân” [146], xuất bản năm 2017, tác giả Tô Lâm phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về công tác cán bộ nói chung, công tác cán bộ trong CAND nói riêng; chương IV của sách đề cập đến thực trạng cán bộ và công tác cán bộ CAND, đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ CAND, trong đó nhấn mạnh giải pháp hàng đầu là tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với CAND, đặc biệt là trong công tác cán bộ. Trong cuốn sách “Xây dựng lực lượng Công an nhân dân thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh” [147], xuất bản năm 2022, tác giả Tô Lâm khẳng định quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng lực lượng CAND là một trong những yêu cầu cơ bản góp phần thực hiện thắng lợi chủ trương của Đảng về xây dựng lực lượng CAND. Phần thứ hai của sách nhấn mạnh nhiệm vụ xây dựng đội ngũ cán bộ Công an có bản lĩnh chính trị vững vàng, yêu nước, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân, kiên định với mục tiêu, lý tưởng cách mạng của Đảng. Cuốn sách “Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu xây dựng lực lượng Công an nhân dân thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại” [148] của tác giả Tô Lâm, xuất bản năm 2024, đã hệ thống các khái niệm cơ bản về nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với CAND Việt Nam, đánh giá, nhận xét thành tựu, hạn chế, đúc rút một số bài học kinh nghiệm và phân tích quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với CAND. Tác giả có đề cập một số nội dung về lịch sử công tác xây dựng Đảng trong CAND tại Phần thứ nhất và Phần thứ hai của sách, tuy nhiên chủ
  20. 15 yếu tập trung phân tích các yếu tố tác động, nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với CAND trong giai đoạn hiện nay. - Các nghiên cứu liên quan đến quá tRình xây dựng Đảng trong Công an nhân dân: Cuốn sách “Công tác tổ chức xây dựng Đảng trong Công an nhân dân thời kỳ đổi mới” [133] của Đinh Ngọc Hoa, xuất bản năm 2015, trình bày quá trình xây dựng, kiện toàn tổ chức đảng trong lực lượng CAND. Trên cơ sở khái quát hoạt động lãnh đạo của Đảng và đánh giá thực trạng công tác xây dựng Đảng trong CAND, tác giả có đúc rút một số kinh nghiệm về kiên định sự lãnh đạo của Đảng, tăng cường xây dựng các cấp ủy, tổ chức đảng trong CAND thật sự trong sạch, vững mạnh, lấy tăng cường tính Đảng, tính nhân dân làm nền tảng để nâng cao sức mạnh của lực lượng CAND. Luận án tiến sĩ Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước “Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác Đảng trong Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giai đoạn hiện nay” [129] của Lê Văn Hạnh, bảo vệ năm 2017, đề cập đến nội dung đào tạo cán bộ đảm nhiệm công tác Đảng, công tác chính trị và công tác quần chúng trong cơ quan chính trị thuộc các đảng bộ Công an cấp tỉnh. Là đề tài chuyên ngành Xây dựng Đảng, luận án tập trung phân tích thực trạng cán bộ hiện nay và giải pháp, có đề cập đến quá trình lãnh đạo của đảng bộ Công an cấp tỉnh. Cuốn sách “Lịch sử Đảng bộ Công an Trung ương (1945 - 2015)” [70] xuất bản năm 2019, đã phục dựng quá trình hình thành, phát triển của Đảng bộ Công an Trung ương từ năm 1945 đến năm 2015. Bố cục 5 chương của sách phản ánh phương pháp phân kỳ lịch sử theo quá trình phát triển về tổ chức bộ máy và nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ Công an Trung ương. Luận án tham khảo các công bố tư liệu của sách về quan điểm, chủ trương của Trung ương Đảng, Đảng ủy Công an Trung ương về xây dựng Đảng trong lực lượng CAND nói chung, trong cơ quan Bộ Công an và tại các đảng bộ trường