Khóa luận Văn hóa hà nội qua góc nhìn của Thạch Lam và Martín Rama (Khảo sát qua Hà Nội băm mươi sáu phố phường và Hà Nội, một chốn rong chơi)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Văn hóa hà nội qua góc nhìn của Thạch Lam và Martín Rama (Khảo sát qua Hà Nội băm mươi sáu phố phường và Hà Nội, một chốn rong chơi)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_van_hoa_ha_noi_qua_goc_nhin_cua_thach_lam_va_marti.pdf
Nội dung text: Khóa luận Văn hóa hà nội qua góc nhìn của Thạch Lam và Martín Rama (Khảo sát qua Hà Nội băm mươi sáu phố phường và Hà Nội, một chốn rong chơi)
- Văn hóa Hà Nội qua góc nhìn của Thạch Lam và Martín Rama TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN NGHIÊM THU HẰNG VĂN HÓA HÀ NỘI QUA GÓC NHÌN CỦA THẠCH LAM VÀ MARTÍN RAMA (Khảo sát qua Hà Nội băm mươi sáu phố phường và Hà Nội, một chốn rong chơi) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam HÀ NỘI - 2018
- Văn hóa Hà Nội qua góc nhìn của Thạch Lam và Martín Rama TRƢỜNG Đ ẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN NGHIÊM THU HẰNG VĂN HÓA HÀ NỘI QUA GÓC NHÌN CỦA THẠCH LAM VÀ MARTÍN RAMA (Khảo sát qua Hà Nội băm mươi sáu phố phường và Hà Nội, một chốn rong chơi) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Ngƣời hƣớng dẫn khoa học ThS. NGUYỄN PHƢƠNG HÀ HÀ NỘI - 2018
- Văn hóa Hà Nội qua góc nhìn của Thạch Lam và Martín Rama LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện khóa luận, tôi đã nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình của giảng viên, ThS. Nguyễn Phương Hà, Tổ văn học Việt Nam cùng sự nhận xét, góp ý của toàn thể các thầy cô khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và gửi lời cảm ơn tới quý thầy cô, đặc biệt là giảng viên, ThS. Nguyễn Phương Hà đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận này. Hà Nội, ngày 30 tháng 4 năm 2018 Tác giả khóa luận Nghiêm Thu Hằng
- Văn hóa Hà Nội qua góc nhìn của Thạch Lam và Martín Rama LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của giảng viên, ThS. Nguyễn Phương Hà. Đề tài không trùng với kết quả có sẵn của bất kì tác giả nào khác. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày 30 tháng 4 năm 2018 Tác giả khóa luận Nghiêm Thu Hằng
- Văn hóa Hà Nội qua góc nhìn của Thạch Lam và Martín Rama MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 2 3. Mục đích nghiên cứu 5 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 6 5. Phương pháp nghiên cứu 6 6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7 7. Bố cục của khóa luận 7 CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 8 1.1. Tác giả Thạch Lam 8 1.1.1. Cuộc đời và sự nghiệp văn học 8 1.1.2. Tập bút kí Hà Nội băm mươi sáu phố phường 10 1.2. Tác giả Martín Rama 11 1.2.1. Cuộc đời 11 1.2.2. Tác phẩm Hà Nội, một chốn rong chơi 13 1.3. Cảm hứng văn hóa Hà Nội qua góc nhìn của Thạch Lam và Martín Rama 14 CHƢƠNG 2: MỘT SỐ PHƢƠNG DIỆN NỘI DUNG THỂ HIỆN GÓC NHÌN VĂN HÓA HÀ NỘI CỦA THẠCH LAM VÀ MARTÍN RAMA . 18 2.1. Kiến trúc cảnh quan Hà Nội 18 2.2. Nét đẹp trong văn hóa ẩm thực người Hà Nội 24 2.3. Nhịp sống người Hà Nội 35 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ PHƢƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN GÓC NHÌN VĂN HÓA HÀ NỘI CỦA THẠCH LAM VÀ MARTÍN RAMA 42 3.1. Không gian nghệ thuật 42
- Văn hóa Hà Nội qua góc nhìn của Thạch Lam và Martín Rama 3.2. Ngôn ngữ 44 3.3. Giọng điệu 49 KẾT LUẬN 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Văn hóa Hà Nội qua góc nhìn của Thạch Lam và Martín Rama MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Trong bối cảnh hiện nay, văn học Việt Nam ngày càng có những bước phát triển mạnh mẽ, tích cực. Bên cạnh việc phát triển từ nội tại, sự giao lưu giữa với các nền văn học nước ngoài cũng khiến văn học đa dạng, phong phú hơn. Đặc biệt với sự xuất hiện nhiều cây bút mới là người nước ngoài, bắt đầu khai thác những đề tài vốn quen thuộc trong văn học Việt Nam đã đem lại luồng gió mới cho văn học. 1.2. Hà Nội vốn là mảnh đất địa linh nhân kiệt, có bề dày truyền thống văn hóa. Hà Nội đi vào trái tim người nghệ sĩ, làm rung lên những cung bậc cảm xúc diệu kì để họ cho ra đời nhiều kiệt tác. Bạn đọc đã từng quen thuộc với sáng tác viết về Hà Nội của các tác giả như: Nguyễn Tuân, Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Khải, Nguyễn Đình Thi, Băng Sơn, Vũ Bằng, Nguyễn Ngọc Tiến Nhà văn Thạch Lam cũng là một trong những tác giả gắn bó với văn học, văn hóa Hà Nội qua tập bút kí Hà Nội băm mươi sáu phố phường. Ấn tượng và xúc cảm mà Hà Nội đem đến không chỉ chạm tới trái tim của những người con sinh sống trên dải đất hình chữ S mà nó còn lôi cuốn một chuyên gia kinh tế người Uruguay. Sự xuất hiện của Martín Rama với cuốn sách có nhan đề Hà Nội, một chốn rong chơi đã thu hút nhiều độc giả. Mặc dù sinh ra và lớn lên ở hai nền văn hóa khác nhau song đều xuất phát từ tình yêu thủ đô, Thạch Lam và Martín Rama đã đem đến cho người đọc những tác phẩm có giá trị. Với Hà Nội băm mươi sáu phố phường và Hà Nội, một chốn rong chơi, người đọc cảm nhận rõ hơn về Hà Nội - thủ đô nghìn năm văn hiến ở nhiều góc nhìn khác nhau. Hai tác giả với những nhãn quan riêng đã khắc họa hình ảnh Hà Nội qua thời gian với những góc quay chân thực và sống động. Hà Nội đẹp, nguyên sơ và cổ kính qua sự trân trọng, ngợi ca của Thạch Lam. 1
- Văn hóa Hà Nội qua góc nhìn của Thạch Lam và Martín Rama Còn dưới góc nhìn của Rama thành phố không chỉ quyến rũ mà còn đang từng bước chuyển mình đổi thay. Nghiên cứu về đề tài Văn hóa Hà Nội qua góc nhìn của Thạch Lam và Martín Rama nhằm thấy được sự vận động của diện mạo văn hóa Hà Nội xưa và nay, cũ và mới, truyền thống và hiện đại qua ngòi bút của một nhà văn Việt Nam và một người ngoại quốc. Đồng thời, đây chính là cơ sở giúp mở rộng kiến thức văn học cho học sinh nhằm đáp ứng yêu cầu dạy học tích hợp trong nhà trường hiện nay. 2. Lịch sử vấn đề Giữa bộn bề của buổi chợ phiên văn chương, giữa sự náo nhiệt, đông đúc của các gian hàng lãng mạn, Thạch Lam giống như một lữ khách đặc biệt. Người con của Tự lực văn đoàn đã không đưa bạn đọc đến những chân trời phiêu du, bay bổng của tình yêu mơ mộng, của sự thoát li đầy lãng mạn mà dắt chúng ta đi vào giữa cõi đời rất thực. Cái cốt cách dịu dàng, nhân ái ấy đã nguyện gắn ngòi bút của mình với những kiếp người đau khổ, trân trọng cuộc sống nơi trần gian. Nhà văn Nguyễn Tuân từng nhận xét: “Xúc cảm của nhà văn Thạch Lam thường bắt nguồn và nảy nở lên từ những chân cảm đối với những con người ở tầng lớp dân nghèo. Thạch Lam là một nhà văn quý mến cuộc sống trang trọng trước sự sống của mọi người xung quanh. Ngày nay đọc lại Thạch Lam vẫn thấy đầy đủ cái dư vị và cái nhã thú của những tác phẩm có cốt cách và tác phẩm văn học” [7,375]. Từ năm 1939 - 1942, các nhà nghiên cứu như Trương Chính, Vũ Ngọc Phan đã đánh giá về các tác phẩm của Thạch Lam. Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan khẳng định: “Từ Gió đầu mùa đến Sợi tóc, Thạch Lam đã tiến một bước khá dài trên đường nghệ thuật”. 2
- Văn hóa Hà Nội qua góc nhìn của Thạch Lam và Martín Rama Sau Cách mạng tháng Tám, có nhiều nghiên cứu về Thạch Lam. Tiêu biểu phải kể đến đóng góp của tác giả Lê Thị Đức Hạnh trong cuốn Mấy ý kiến đánh giá Thạch Lam (Tạp chí văn học số 4, năm 1965), Hà Minh Đức trong cuốn sách Nhà văn và tác phẩm, (Nxb Văn học Hà Nội, 1971). Các nhà nghiên cứu này khẳng định Thạch Lam là nhà văn lãng mạn có thái độ trân trọng người nghèo khổ. Năm 1988, GS. Phong Lê xuất bản Tuyển tập Thạch Lam. Tháng 8 năm 2000, công trình nghiên cứu với nhan đề Thạch Lam của cái đẹp được biên soạn bởi Hoàng Trần Vũ gồm những bài viết xoay quanh cuộc đời và tác phẩm Thạch Lam của các nhà phê bình, nhà văn nổi tiếng như: Vũ Ngọc Phan, Phong Lê, Lại Nguyên Ân, Vương Trí Nhàn, Thế Lữ, Nguyễn Tuân, Ngoài các tuyển tập các bài viết nhỏ, nhiều công trình nghiên cứu về Thạch Lam. Có thể kể đến luận án PTS của tác giả Phạm Thị Thu Hương với nhan đề Ba phong cách truyện ngắn trữ tình trong Văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945: Thạch Lam, Thanh Tịnh, Hồ DZếnh; luận án tiến sĩ của Lê Minh Truyên có tên gọi Thạch Lam với Tự lực văn đoàn; cuốn sách Đặc trưng truyện ngắn Thạch Lam cuả nhà nghiên cứu Nguyễn Thành Thi; luận văn thạc sĩ Đặc sắc của ký Thạch Lam của tác giả Lê Thị Xuân là những đóng góp không nhỏ về phương diện nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm của Thạch Lam. Qua đó, khẳng định vị trí của ông trong nền văn học nước nhà. Nghiên cứu về Thạch Lam, các nhà phê bình không chỉ xoay quanh các tiểu thuyết, truyện ngắn mà thể loại kí trong sáng tác của ông cũng nhận được nhiều sự quan tâm. Trong đó phải kể đến tập bút kí Hà Nội băm sáu phố phường. Đây là một tác phẩm thành công, đáng ghi nhận trên nhiều phương diện cả về nội dung và hình thức. Lời tựa cuốn sách, tác giả Khái Hưng khẳng định: “Thạch Lam là người chép sử đặc biệt cho Thăng Long văn vật Đó là 3
- Văn hóa Hà Nội qua góc nhìn của Thạch Lam và Martín Rama lịch sử cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của dân thành thị với tất cả những phong tục, tập quán, với tất cả những cái vui, buồn, cái tức, cái giận nho nhỏ trong xó tối, không tên, không tuổi, không tiếng tăm lưu lại đời sau” [6,3]. Trong bài viết Thạch Lam người đi tìm cái đẹp trong cuộc sống đời thường và trong văn chương, TS. Lê Dục Tú cho rằng: “Hà Nội băm mươi sáu phố phường đã đến với Thạch Lam bằng con mắt trông nhìn và thưởng thức của một tâm thức Việt Nam: “muốn giao lưu hòa nhập với văn minh nhân loại luôn nâng niu và bảo tồn truyền thống””. Tâm hồn và tài năng Thạch Lam hòa quyện với nhau khắc họa nên những giá trị đẹp của văn hóa Hà Nội. PGS. TS. Nguyễn Đăng Điệp trong cuốn Tuyển tập kí - tản văn Thăng Long Hà Nội cũng đánh giá cao và dành những lời ca ngợi, trân trọng cho tập kí: “Kí Hà Nội của Thạch Lam như đã thâu tóm hết cái hồn cốt của đất kinh kì - Kẻ Chợ. Nó âm âm trong lối phố, tao nhã, thanh lịch trong các thú chơi, các thức quà, hòa quyện, luyến quyện trong từng thời khắc giao mùa, trong nét cười thiếu nữ”. Nhà nghiên cứu Nguyễn Thành Thi đã từng nhận xét: “Thạch Lam cũng đi tìm cái đẹp, nhưng với ông, trong đời sống cái đẹp vốn tiềm tàng, khuất lấp và trong văn chương cái đẹp là sự sống được cảm thấy”. Từ hiện thực đời sống, Thạch Lam đã tái hiện vẻ đẹp truyền thống văn hóa chốn kinh thành Thăng Long đọng lại qua những trang văn. Khác với tập bút kí của Thạch Lam, Hà Nội, một chốn rong chơi của Martín Rama là một ấn phẩm mới. Cho đến thời điểm hiện tại, chưa có nhiều công trình nghiên cứu trọn vẹn nào về cuốn sách này. Báo chí hay các trang mạng xã hội mới chỉ xuất hiện những bài viết sơ lược về tác phẩm này. Trong bài viết Lang thang đất Hà thành với Hà Nội, một chốn rong chơi của Bùi Ngọc Hà trên trang báo mạng baotritre.vn (24/3/2014), tác giả nhận định: 4
- Văn hóa Hà Nội qua góc nhìn của Thạch Lam và Martín Rama “Thông qua “Hà Nội một chốn rong chơi , Martin Rama gửi gắm một thông điệp về sự bảo tồn và gìn giữ những nét đặc trưng của mảnh đất kinh k ”. Nhà báo Thiên Thanh cũng từng nhận xét về tác phẩm này: “Hà Nội, một chốn rong chơi chính là bức tranh Hà Nội trong con mắt một người ngoại quốc đã có nhiều năm tháng sống trên mảnh đất rồng thiêng và gắn bó với nó như máu thịt. Những độc giả người Việt Nam khi đọc trang sách viết về Hà Nội quen thuộc có thể thấy những bất ngờ, thú vị mà chỉ những người ngoại quốc như Martín Rama mới nhìn thấy được. Có lẽ cũng là lí do khiến cuốn sách này nhận được nhiều yêu mến đến vậy” [12]. Qua việc khảo sát và nghiên cứu về đề tài Hà Nội, chúng tôi nhận thấy có nhiều công trình nghiên cứu về tác phẩm Hà Nội băm mươi sáu phố phường của Thạch Lam song còm mang tính chất khái quát hoặc gợi mở. Với Hà Nội, một chốn rong chơi của M. Rama, đây được coi là một tác phẩm mới mẻ với bạn đọc, chưa có nhiều công trình nghiên cứu nào đi sâu tìm hiểu một cách trọn vẹn mà bước đầu chỉ dừng lại ở tiếp cận tác phẩm. Vì vậy, thực hiện đề tài Hà Nội qua góc nhìn của Thạch Lam và Martín Rama (Khảo sát qua Hà Nội băm mươi sáu phố phường và Hà Nội, một chốn rong chơi), chúng tôi mong muốn tái hiện lại bức tranh văn hóa Hà Nội xưa và nay qua cái nhìn độc đáo, khác lạ của một người gắn bó máu thịt với Hà Nội và một người ngoại quốc yêu mến thủ đô. 3. Mục đích nghiên cứu Thực hiện khóa luận này, chúng tôi hướng đến những mục đích sau: - Xác định vị trí của tác phẩm Hà Nội băm mươi sáu phố phường trong sáng tác của Thạch Lam, Hà Nội, một chốn rong chơi của Martín Rama và tài năng của các nhà văn trong việc khám phá, miêu tả, khắc họa vẻ đẹp văn hóa. 5
- Văn hóa Hà Nội qua góc nhìn của Thạch Lam và Martín Rama - Chỉ ra những nét tương đồng và khác biệt trong cảm hứng văn hóa Hà Nội của hai tác giả. - Khẳng định sự ảnh hưởng của giá trị văn hóa thủ đô cũng như nhìn nhận mối quan hệ giữa văn học và các loại hình nghệ thuật khác như kiến trúc, nhiếp ảnh, hội họa, ẩm thực, 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Thực hiện khóa luận này, chúng tôi hướng đến những nhiệm vụ sau: Một là, tìm hiểu một số phương diện nội dung thể hiện văn hóa Hà Nội dưới con mắt của Thạch Lam và Martín Rama (kiến trúc, nét đẹp trong văn hóa ẩm thực và nhịp sống người Hà Nội). Hai là, tìm hiểu một số phương diện nghệ thuật thể hiện văn hóa Hà Nội dưới con mắt của Thạch Lam và Martín Rama (không gian và thời gian nghệ thuật, ngôn ngữ, giọng điệu). Ba là, khẳng định giá trị truyền thống văn hóa Hà Nội, sự hòa quyện, đan xen giữa cái mới - cái cũ, Hà Nội xưa - nay. Qua đó khẳng định tài năng, tình yêu Hà Nội của hai tác giả Thạch Lam và Martín Rama. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp thống kê, phân loại - Phương pháp so sánh, đối chiếu - Phương pháp nghiên cứu liên ngành - Phương pháp phân tích, bình giảng 6
- Văn hóa Hà Nội qua góc nhìn của Thạch Lam và Martín Rama 6. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Như tên gọi của đề tài, đối tượng mà chúng tôi hướng đến là Văn hóa Hà Nội qua góc nhìn của Thạch Lam và Martín Rama. - Đề tài nghiên cứu tập trung qua hai tác phẩm Hà Nội băm mươi sáu phố phường, Thạch Lam (Nxb Văn học, 2016) và Hà Nội, một chốn rong chơi, Martín Rama (Nxb Thế Giới, 2015). 7. Bố cục của khóa luận Ngoài Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Nội dung khóa luận chia làm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề chung Chương 2: Một số phương diện nội dung thể hiện văn hóa Hà Nội dưới con mắt của Thạch Lam và Martín Rama Chương 3: Một số phương diện nghệ thuật thể hiện văn hóa Hà Nội dưới con mắt của Thạch Lam và Martín Rama 7
- Văn hóa Hà Nội qua góc nhìn của Thạch Lam và Martín Rama NỘI DUNG CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Tác giả Thạch Lam 1.1.1. Cuộc đời và sự nghiệp văn học Thạch Lam là viên ngọc quí của nhóm Tự lực văn đoàn nói riêng và nền văn học Việt Nam nói chung. Ông sinh ngày 7 tháng 7 năm 1910 tại Hà Nội, trong một gia đình công chức gốc quan lại đã đến kì sa sút. Cha ông là Nguyễn Tường Nhu, dòng dõi gia đình văn võ kiêm toàn. Ông thông thạo chữ Hán và chữ Pháp, làm Thông Phán Tòa sứ nên thường được gọi là Thông Nhu hay Phán Nhu. Mẹ Thạch Lam là bà Lê Thị Sâm, con gái cả ông Lê Quang Thuật (tục gọi Quản Thuật), người gốc Huế đã ba đời ra Bắc. Ông bà Nhu có tất cả bảy người con: Tường Thụy, Tường Cẩm, Tường Tam, Tường Long, Thị Thế, Tường Vinh và Tường Bách. Trừ Tường Thụy, làm công chức, các người con còn lại đều đã ít nhiều dự vào nghiệp văn chương. Trong số đó, nổi bật là Tường Tam (Nhất Linh), Tường Long (Hoàng Đạo) và Tường Vinh (Thạch Lam). Tháng 7/1917, ông Nhu đi làm thông ngôn ở Sầm Nứa - Lào, ít lâu sau ốm và qua đời. Kể từ đó, mẹ Thạch Lam phải đưa các con về quê, tần tảo buôn bán nuôi con. Ở Cẩm Giàng, Thạch Lam học tại trường Nam (tiểu học Hải Dương, nay là trường tiểu học Tô Hiệu). Đến khi người anh cả là Nguyễn Tường Thụy ra trường dạy học ở Tân Đệ (Thái Bình), gia đình ông chuyển theo, lúc ở Hà Nội khi lại về Cẩm Giàng sinh sống. Là người con có hiếu, muốn sớm đỡ đần cho mẹ, Thạch Lam đã đổi tên và khai tăng tuổi để học thành chung. Ông thi đỗ vào Cao đẳng Canh Nông ở 8
- Văn hóa Hà Nội qua góc nhìn của Thạch Lam và Martín Rama Hà Nội. Một thời gian sau vào trường Trung học Albert Sarraut để học thi Tú tài. Đỗ Tú tài phần thứ nhất, Thạch Lam thôi học để làm báo với hai anh. Buổi đầu, ông tham gia nhóm Tự lực văn đoàn do anh là Nguyễn Tường Tam sáng lập, rồi được phân công lo việc biên tập tuần báo Phong hóa và tờ Ngày nay của nhóm này. Đến tháng 2 năm 1935, Thạch Lam được giao làm Chủ bút tờ Ngày nay. Năm 1935, Thạch Lam lấy vợ và được người chị Thế nhường lại căn nhà nhỏ tại đầu làng Yên Phụ, ven Hồ Tây (Hà Nội). Ngày 27 tháng 6 năm 1942, Thạch Lam qua đời do căn bệnh lao phổi, khi ông mới 32 tuổi với nhiều dự định dang dở. Thạch Lam mất sớm, khi tài năng đang ở độ chín. Sự nghiệp sáng tác của ông không xếp vào hàng đồ sộ song lại trải rộng ở các thể loại khác nhau. Hầu hết sáng tác của Thạch Lam được đăng báo trước khi in thành sách, có thể kể đến một số tác phẩm chính như: - Gió đầu mùa (tập truyện ngắn, Nxb Đời nay, 1937) - Nắng trong vƣờn (tập truyện ngắn, Nxb Đời nay, 1938) - Ngày mới (truyện dài, Nxb Đời nay, 1939) - Quyển sách Hạt ngọc (truyện thiếu nhi, Nxb Đời nay, 1940) - Theo giòng (tiểu luận, Nxb Đời nay, 1941) - Sợi tóc (tập truyện ngắn, Nxb Đời nay, 1942) - Hà Nội băm sáu phố phƣờng (tập bút kí, Nxb Đời nay, 1943) Tác phẩm của Thạch Lam không nhiều nhưng có giá trị. Văn Thạch Lam đẹp, tinh tế, con người Thạch Lam hồn hậu, rất mực tài hoa. Đó là lý do vì sao ông luôn chiếm được cảm tình đặc biệt của người đọc nhiều thế hệ. Đúng như lời khẳng định của nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan: “Ngay trong tác phẩm đầu tay, người ta đã thấy Thạch Lam đứng vào một phái riêng. Ông có một ngòi bút lặng lẽ, điềm tĩnh, ngòi bút chuyên tả tỉ mỉ những cái rất nhỏ và rất đẹp. Phải là người giàu tình cảm lắm mới viết được như vậy” [7,4]. 9
- Văn hóa Hà Nội qua góc nhìn của Thạch Lam và Martín Rama 1.1.2. Tập bút kí Hà Nội băm mươi sáu phố phường Sau khi Thạch Lam qua đời khoảng một năm, nhà xuất bản Đời nay in cuốn bút kí với nhan đề Hà Nội băm mươi sáu phố phường (1943). Đây là cuốn sách cuối cùng được in trong đời viết văn của Thạch Lam nhưng lại mang theo những giá trị tốt đẹp còn đọng mãi với thế hệ sau. Năm 1943, trong Lời tựa cho bút kí Hà Nội băm mươi sáu phố phường, Khái Hưng đã viết: “Hà Nội - Thăng Long - chốn cố đô yêu dấu của chúng ta đã gần hai nghìn năm soi bóng trên dòng sông Nhị. Nó sẽ mãi mãi soi bóng trong lòng người Việt Nam, khi mà mỗi thời còn có những trang phong lưu mặc khách đem ghi chép trong văn, thơ, để truyền lại hậu thế cái đời sống của nó, cái lịch sử của nó. Lịch sử Thăng Long đâu phải chỉ là những lớp sóng phế hung dồn dập từ đời vua này sang đời vua khác, kế tiếp nhau mà xây dựng cung điện nguy nga ven hồ Trúc Bạch, bên hồ Hoàn Kiếm? Nó còn là cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của dân thành thị, với tất cả những phong tục, tập quán, với tất cả những nhân vật k khôi, với tất cả cái vui, cái buồn, cái tức, cái giận nho nhỏ và thoáng qua của những tâm hồn nho nhỏ trong xó tối, không tên, không tuổi, không tiếng tăm lưu lại đời sau” [6,3]. Hà Nội băm mươi sáu phố phường là tập hợp của những bài kí nhỏ, được Thạch Lam viết theo cảm nghĩ, cảm nhận cá nhân. Giống như tên gọi của tác phẩm, tập tùy bút chủ yếu nói về chuyện phố, chuyện phường, đời sống thường ngày của cư dân Hà thành và cả những thức quà riêng mà chỉ mảnh đất này mới có. Ấy là những mái nhà cổ kính khoác lên mình lối kiến trúc độc đáo, những biển hàng, con phố quen thuộc đang chuyển mình, là nét văn hoá ẩm thực tinh tế giữa không gian lúc êm ả, thanh bình, khi rộn rã. Hai mươi mốt câu chuyện nhỏ là hai mươi mốt bức tranh chan chứa hoài niệm, khắc họa hình bóng Hà Nội xưa. Người đọc bắt gặp nhiều cảnh đời qua những mẩu chuyện ngắn xúc động. Họ là những người phụ nữ tần tảo, sống vất vả 10
- Văn hóa Hà Nội qua góc nhìn của Thạch Lam và Martín Rama với gánh nặng cơm áo gạo tiền. Bên cạnh đó, thấp thoáng giữa các số phận éo le, ẩn hiện tình yêu đôi lứa trong sáng và thuần khiết. Tất cả đều là những câu chuyện về con người Hà Nội, nép mình dưới những khu phố khác nhau, với những mảnh ghép cuộc đời khác nhau, hiện lên đơn sơ dưới ngòi bút chân thực của tác giả. Văn hóa Hà Nội đi vào từng trang một cách tự nhiên, mềm mại, uyển chuyển không khuôn mẫu, gò bó. Có thể nói đó là những trang tùy bút vượt thời gian, có sức sống lâu bền trong trái tim độc giả. Đã hơn bảy mươi năm trôi qua, ngày hôm nay đọc lại tác phẩm Hà Nội băm mươi sáu phố phường, chúng ta vẫn cảm nhận được sự thân thuộc, lôi cuốn trên từng câu chữ. Kể cả khi bạn chưa từng đặt chân tới Hà Nội cũng có thể hình dung ra và yêu thủ đô qua những trang văn của ông như chính tác giả đã từng nói: “Hà Nội có một sức quyến rũ với người ở nơi khác”. Còn những ai đã đặt chân lên mảnh đất này chắc hẳn càng da diết hơn, nồng nàn, đắm say tình yêu dành cho Hà Nội. Khẳng định về tác phẩm này, nhà văn Nguyễn Tuân cho rằng: “Hà Nội băm mươi sáu phố phường có giá trị của một tác phẩm văn học giúp ta nhận thức thêm về những khía cạnh nhiều màu, nhiều vẻ của Tổ quốc ta tươi đẹp” [3,6]. Tập kí đã khắc họa những điều bình dị, chân thực nhất của Hà Nội trong những năm đầu thế kỉ XX. Thạch Lam đã tìm ra, trân trọng, nâng niu những vẻ đẹp khuất lấp, ẩn giấu bên trong cái giản dị, mộc mạc, đời thường, điều mà không phải nhà văn nào cũng khám phá được. 1.2. Tác giả Martín Rama 1.2.1. Cuộc đời Martín Rama là Chuyên gia kinh tế trưởng của khu vực Nam Á thuộc Ngân hàng Thế giới, có trụ sở tại Delhi, Ấn Độ. Công việc chính của ông là 11
- Văn hóa Hà Nội qua góc nhìn của Thạch Lam và Martín Rama thúc đẩy các vấn đề chính sách khó khăn trong khu vực và giám sát chất lượng chung của công việc phân tích của Ngân hàng trong khu vực. Để thực hiện các nhiệm vụ này, ông và nhóm của ông tích cực tham gia với các đối tác trong chính phủ, học viện, xã hội dân sự và cộng đồng doanh nghiệp. Rama nhận bằng tiến sĩ về Kinh tế vĩ mô ở Pháp năm 1985. Trở lại quê nhà, Uruguay, ông làm việc tại CINVE, tổ chuyên trách lớn nhất của nước này, và trở thành giám đốc. Cùng công việc ở Ngân hàng Thế giới, ông là giáo sư thỉnh giảng về kinh tế học phát triển tại Đại học Paris cho đến năm 2005. Năm 2012, Rama là Giám đốc Báo cáo Phát triển Thế giới. Trước khi chuyển sang hoạt động của Ngân hàng Thế giới, Rama đã dành mười năm làm việc cho bộ phận nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, chủ yếu ở Washington DC, đồng thời hỗ trợ một số lượng lớn các nước đang phát triển. Trọng tâm chính của công việc của ông là về các vấn đề lao động. Ông đồng quản lý một chương trình nghiên cứu lớn về tác động của chính sách và thể chế thị trường lao động đối với hiệu quả kinh tế. Ông cũng chịu trách nhiệm cho một sáng kiến nghiên cứu về thu hẹp của khu vực công. Các hoạt động nghiên cứu của ông đã dẫn đến nhiều ấn phẩm trong các tạp chí khoa học. Từ 2002 đến 2010, Rama đến Việt Nam và cơ quan của ông có trụ sở đặt tại Hà Nội. Với tư cách này, ông giám sát chương trình Ngân hàng Thế giới trong nước về các lĩnh vực liên quan đến chính sách kinh tế và xóa đói giảm nghèo. Ông cũng là người đầu mối trong đối thoại chính sách với chính phủ liên quan đến cải cách kinh tế và dẫn đầu một loạt các hoạt động cho vay chính sách hàng năm cùng với sự tài trợ của một tá nhà tài trợ. Tuy là một chuyên gia kinh tế tại World Bank (Ngân hàng Thế giới) nhưng Rama cũng là người dành cho Hà Nội một tình yêu sâu sắc. Ông nói rằng bản thân biết Hà Nội từ năm 1998 và từng sống ở đây suốt tám năm, trong thời gian từ năm 2002 đến năm 2010. Ông đã từng viết cuốn 12
- Văn hóa Hà Nội qua góc nhìn của Thạch Lam và Martín Rama sách Những quyết sách khó khăn dựa trên nhiều cuộc trò chuyện với cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Trong nhiều năm, ông là tác giả của Báo cáo Phát triển Việt Nam. Đồng thời, ông cũng đưa ra những giải pháp nhằm đóng góp vào sự phát triển không ngừng của thủ đô ở cả lĩnh vực kinh tế và văn hóa. Song song với công việc chính, ông còn được biết đến với tư cách là một nhà nhiếp ảnh, nhà hoạt động nghệ thuật nghiệp dư. Tháng 12/2017, Martín Rama nhận quyết định bổ nhiệm làm Giám đốc dự án tại Trung tâm Phát triển Đô thị bền vững (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam). Ông là giám đốc danh dự, không nhận lương, thậm chí còn tự bỏ tiền túi của mình cho dự án. Tuy là một người ngoại quốc nhưng M. Rama luôn cống hiến hết mình trong công cuộc giữ gìn và phát huy những bản sắc văn hóa độc đáo của thủ đô với tình yêu nồng nàn, tha thiết. 1.2.2. Tác phẩm Hà Nội, một chốn rong chơi Hà Nội, một chốn rong chơi ra đời năm 2014. Cuốn sách được viết dưới con mắt của một chuyên gia kinh tế sau gần mười năm sinh sống tại Hà Nội. Tác phẩm là món quà từ một tình yêu nồng nàn. Với hai mươi chương, cuốn sách này được sắp xếp một cách khá tỉ mỉ cùng nhiều hình ảnh lý thú, lôi cuốn. Chân thực khi viết về mặt trái của đô thị hóa, nhưng đối với Martín Rama, Hà Nội vẫn là một nơi đáng sống và vô cùng hấp dẫn. Ông giới thiệu vẻ đặc sắc từ lối kiến trúc Art Déco, sự đa dạng của những ban công, những khung cửa rồi đến các biệt thự, khu tập thể và cả những danh thắng, vườn hoa, công viên, công trình công cộng Thông qua những bức ảnh chân thực, tác giả đã đưa người đọc từ với nhịp buôn bán đến đời sống tâm linh. Một điểm nhấn trong cuốn sách này là nét đẹp ẩm thực nổi tiếng của Hà thành được tái hiện bằng cái nhìn độc đáo, khác lạ, hấp dẫn thú vị. 13
- Văn hóa Hà Nội qua góc nhìn của Thạch Lam và Martín Rama Hà Nội, một chốn rong chơi của Martín Rama là một cuốn sách mới mẻ. Tác phẩm đã được trao Giải thưởng Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội năm 2014. 1.3. Cảm hứng văn hóa Hà Nội qua góc nhìn của Thạch Lam và Martín Rama Nhà văn Hoàng Quốc Hải đã từng chia sẻ: “Hà Nội trong tôi là một biểu tượng văn hóa vô cùng đẹp. Giá trị của Hà Nội là biểu tượng văn hóa của cả dân tộc mà được hun đúc qua nhiều đời mới thành danh tiếng như thế này. Hà Nội có bề dày lịch sử mà hiếm có Thủ đô nào trên thế giới có được”. Hà Nội đã chinh phục trái tim bao người đã sống, đang sống và cả những ai chưa từng đến nơi đây. Sức quyến rũ của văn hóa Hà thành là ngọn nguồn cảm hứng của nhiều nghệ sĩ, trong đó có Thạch Lam và Martín Rama. Vốn là một con người hiền lành, giản dị, khiêm nhường, Thạch Lam luôn quan tâm đến số phận của những mảnh đời, thân phận nhỏ bé hay những điều bình dị, đơn sơ của cuộc sống. Bởi vậy, văn ông đầy chất thơ, luôn phảng phất tấm lòng đẹp của một tâm hồn nhân ái. Điều đó đi theo nhà văn khắp Hà Nội, thấm đẫm trong từng trang viết say đắm lòng người. Thạch Lam gắn bó với thủ đô, với căn nhà cây liễu ven Hồ Tây suốt một thời gian dài đến tận lúc cuối đời. Từng phố phường, ngõ ngách Hà thành đều để lại trong ông những dấn ấn đặc biệt. Ông thâm nhập vào đời sống thường ngày của người dân thông qua những nét văn hóa của những biển hàng, những thức quà Hà Nội, những giá trị tinh thần thuần khiết và cả những đổi thay của thủ đô khi chuyển mình theo chế độ, nhịp sống mới. Thạch Lam bộc lộ tình yêu và niềm tự hào về mảnh đất này. Ông muốn ghi lại tất cả những gì mình trân trọng nhất theo một cách rất riêng. Mở đầu tập kí, Thạch Lam viết: “Người Pháp có Paris, người Anh có London, người Tàu có Thượng Hải, Chúng ta cũng có Hà 14
- Văn hóa Hà Nội qua góc nhìn của Thạch Lam và Martín Rama Nội, một thành phố có nhiều vẻ đẹp, vì Hà Nội đẹp thật (Chúng ta chỉ còn tìm những vẻ đẹp ấy ra), và cũng vì chúng ta yêu mến. Yêu mến Hà Nội với tâm hồn người Hà Nội, cũng như người Parisien chính hiệu yêu mến Paris ” [6,6]. Chẳng hề cầu kì, nhà văn miêu tả những món ăn rất đời, tìm đâu cũng thấy và muốn lưu giữ, bảo tồn giá trị văn hóa cổ truyền sống mãi với thời gian. Ông đúc kết trong tác phẩm của mình “quà cũng là người”, qua món ăn hiểu rõ hơn về con người. Cảm hứng văn hóa Hà Nội xuất phát từ cuộc sống, con người nơi đây. Nó đong đầy, ngập tràn, ùa vào những trang văn của Thạch Lam rất đỗi tự nhiên. Cảm hứng của tác giả bắt nguồn từ nhiều yếu tố. Đó là tình yêu Hà Nội, sự kế thừa, gìn giữ những giá trị truyền thống tốt đẹp hòa quyện với tài năng, cảm xúc tinh tế của người nghệ sĩ. Tất cả những điều này đã làm nên giá trị riêng của tập bút kí - một giá trị rất đời thường nhưng không phải ai cũng nắm bắt được. Với Martín Rama vốn không phải là nhà văn, ông là một nhà kinh tế. Ông biết đến thủ đô ngàn năm văn hiến trên dải đất hình chữ S từ năm 1998, nơi đây là để lại một dấu ấn sâu đậm trong lòng vị chuyên gia kinh tế này. Ông kết duyên cùng Hà Nội khi nhận nhiệm vụ công tác ở đây năm 2002. Trong khoảng thời gian 2002 - 2010, Martín Rama đã tìm hiểu rất kĩ về thành phố này và cho ra đời đứa con tinh thần Hà Nội, một chốn rong chơi. Xúc cảm trước những vẻ đẹp, giá trị văn hóa, tinh thần của thủ đô. Rama thường dạo chơi khắp các ngõ ngách của Hà thành mỗi dịp cuối tuần. Với chiếc máy ảnh trong tay, ông ghi lại mọi khoảnh khắc thú vị nhất mà mình bắt gặp. Không chỉ chụp ảnh, ông còn mày mò tự tìm hiểu về lịch sử, kiến trúc, văn hóa và con người “Chỉ sau khi tôi chọn lọc, phân loại các bức ảnh, tôi mới nhận ra rằng chúng có cùng chủ đề, đủ tư liệu để làm một cuốn sách thú vị. Đó là khoảng năm 2009, tức là 7 năm sau khi tôi đến sống ở Hà Nội” [13]. 15
- Văn hóa Hà Nội qua góc nhìn của Thạch Lam và Martín Rama Trải qua hai cuộc kháng chiến với bao thăng trầm lịch sử, Hà Nội từng bước chuyển mình. Sự phát triển đô thị làm bộ mặt thành phố thay đổi, từ kinh tế, khu công nghiệp, các toàn nhà cao tầng, giao thông hiện đại đến những thói quen, nhịp sống mới. Sự phát triển ấy cũng kéo theo nhiều hệ lụy, ảnh hưởng từ văn hóa phương Tây. Trong khi nhiều người Việt Nam đang vô tình lãng quên những giá trị văn hóa truyền thống đáng quý thì trong mắt bạn bè quốc tế, Hà Nội vẫn luôn là một thành phố đáng sống, đáng yêu. Đại sứ người Pháp Franz Jessen sau bốn năm gắn bó với thủ đô, khi kết thúc nhiệm kì, ông đã bày tỏ: “Mỗi sáng, chúng tôi được đánh thức bởi tiếng gà gáy bên nhà hàng xóm và tiếng loa phường. Vào buổi tối, chúng tôi lại cảm thấy quen với tiếng rao của người bán hàng rong hoa quả và trà chanh, những tiếng rao phát ra từ cái loa chạy bằng pin của họ. Cho dù là một thành phố rộng lớn, nhưng Hà Nội lại có một sự hấp dẫn riêng mà chỉ những thành phố nhỏ mới có” [14]. Đối với Rama, ngay ở phần Lời mở đầu của cuốn sách, tác giả đã viết “Cuốn sách này là sản phẩm của tình yêu.Tôi đã yêu Hà Nội từ lần đầu gặp gỡ, vào tháng Mười năm 1998, và đến giờ, tình yêu đó chưa hề phai nhạt”. Tác giả khẳng định “trong khi nhiều thành phố ở Đông Nam Á đang trở nên xấu xí hoặc buồn tẻ thì Hà Nội vẫn là thành phố đáng sống, hơn thế nữa, nó còn là thành phố rất đáng yêu”. Có thể thấy rằng để có được những cảm xúc, động lực hoàn thành cuốn sách, Martín Rama đã dành cho Hà Nội một vị trí thật đặc biệt. Đúng vậy, dù là Thạch Lam hay Rama tuy có góc nhìn, cách cảm nhận khác nhau nhưng Hà Nội vẫn hiện lên thật đẹp trong mắt họ. Chúng ta bắt gặp sự đồng điệu trong cảm hứng về văn hóa Hà Nội của Thạch Lam và Rama trước hết xuất phát từ tình yêu thủ đô. Những xúc cảm nảy nở khi hai tác giả sinh sống ở nơi đây. Họ hòa mình cùng nhịp sống Hà thành để quan sát, cảm nhận và suy ngẫm về vẻ đẹp văn hóa và lối sống của con người trên nhiều 16
- Văn hóa Hà Nội qua góc nhìn của Thạch Lam và Martín Rama phương diện, khía cạnh của đời sống thường ngày. Tuy sống và cảm nhận về Hà Nội ở những thời điểm khác nhau nhưng cả hai tác giả đều quan tâm đến những giá trị văn hóa lâu đời cùng những đổi thay nhanh chóng của thủ đô trong giai đoạn chuyển mình. Rama và Thạch Lam đều quan tâm từ lối kiến trúc xây dựng độc đáo, cảnh quan đa dạng đến đời sống văn hóa tinh thần người Hà Nội. Song song với cảm hứng tự hào, ngợi ca, các tác giả còn thể hiện quan điểm cá nhân về những góc khuất của thành phố trong những thời khắc đổi thay của chế độ xã hội. Tập bút kí Hà Nội băm mươi sáu phố phường và cuốn sách Hà Nội, một chốn rong chơi không chỉ thể hiện tình yêu thủ đô của Thạch Lam và Martín Rama mà còn cho thấy những hiểu biết tinh tường của các tác giả này. 17
- Văn hóa Hà Nội qua góc nhìn của Thạch Lam và Martín Rama CHƢƠNG 2 MỘT SỐ PHƢƠNG DIỆN NỘI DUNG THỂ HIỆN GÓC NHÌN VĂN HÓA HÀ NỘI CỦA THẠCH LAM VÀ MARTÍN RAMA 2.1. Kiến trúc cảnh quan Hà Nội Kiến trúc là nghệ thuật, cũng là khoa học về tạo dựng những không gian thích hợp cho hoạt động sống của con người. Có thể nói kiến trúc là một dạng tổ hợp đặc biệt của văn hóa. Giai đoạn từ năm 1920 đến năm 1945, người Pháp thực hiện chủ trương đẩy mạnh đầu tư và khai thác thuộc địa nhầm khôi phục nền kinh tế và củng cố địa vị của Pháp trên thế giới sau khi kết thúc chiến tranh thế giới lần thứ nhất vào cuối năm 1918. Hà Nội, một thành phố thuộc địa giữ vai trò chiến lược quan trọng ở Đông Dương đã trở thành mục tiêu số một cho chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của người Pháp. Hoạt động kinh tế và xây dựng thành phố với tốc độ và quy mô gấp nhiều lần so với thời kỳ trước đã thúc đẩy quá trình đô thị hóa ở Hà Nội. Tuân theo quy luật đô thị hóa chung, vùng không gian trống, làng xóm đô thị và vùng ngoại vi đã bắt đầu chịu sức ép về dân cư và đối mặt với các vấn đề xã hội, hạ tầng kĩ thuật. Từ những năm 1920, trong khu vực phố cổ, người ta bắt đầu tiến hành cải tạo hoặc xây dựng mới trên nền nhà cũ. Ngôi nhà mới, cao hai ba tầng, mang phong cách kiến trúc ít nhiều chịu ảnh hưởng của Pháp. Có thể nói, sự xâm lược của Pháp và ảnh hưởng văn hóa phương Tây đã tạo nên sự thay đổi lớn trong diện mạo đô thị Hà Nội. Nhà văn Vũ Bằng trong cuốn Miếng ngon Hà Nội đã tái hiện lại bức tranh Hà thành thời đó: “Sau một cuộc biến thiên, đất nước đổi thay nhiều. Ai hồi cư năm 1948 - 1949 có nhớ rằng suốt từ Bạch Mai về đến chợ Hôm có hàng dãy phố bị phá không? Hàng Thiếc, Hàng Đồng 18
- Văn hóa Hà Nội qua góc nhìn của Thạch Lam và Martín Rama chỉ còn trơ lại cái nhà lỏng lẻo, mất cả trần, cả cửa. Có phố cỏ mọc ra cả đường đi Bây giờ Hà Nội lại có vẻ mặt mới Nay đã có những căn nhà rộng, cửa sổ bịt hoa sắt đứng lên thay thế. Người ta thấy nhà cửa tăm tắp như vẽ bản đồ. Ấy là vì nhu cầu của văn minh đó” [2,13]. Sự đổi thay trong kiến trúc Hà Nội cũng được Thạch Lam tái hiện lại: “Hà Nội đã đổi thay nhiều lắm. Những phố cũ, hẹp và khuất khúc với những nhà thò ra thụt vào, những mái tường đi xuống từng bực như cầu thang, những cửa sổ gác nhỏ bé và kín đáo, đã nhường chỗ cho những phố gạch thẳng và rộng rãi, với từng dãy nhà giống nhau đứng xếp hàng. Thẳng và đứng hàng, đó là biểu hiện của văn minh” [6,13]. Bộ mặt kiến trúc xưa vốn thuần nhất, nay đã bắt đầu có những đổi thay, phong cách hòa trộn tây, ta khiến nhà văn thốt lên “không còn gì của Hà Nội ngoài năm sáu mươi năm trở về trước”. Dưới góc nhìn của Thạch Lam: “Khi ông cầm lái chiếc ô tô thì ông lấy làm dễ chịu vì đường rộng, vì phố thẳng lắm. Nhưng đối với người tản bộ đi chơi, lòng thư thả và mải tìm cái đẹp, thì phố xá mới không có thú vị gì” [6,14]. Hà Nội mất dần đi những vẻ cổ kính của mảnh đất kinh kì thời vua Lê, chúa Trịnh. Những nét cổ kính, xưa cũ của Thăng Long xưa đang dần bị mai một. Tác giả bùi ngùi, xúc động, tiếc thương cho quá khứ một thời. Trước khi người Pháp đặt chân tới Việt Nam, Hà Nội là một đô thị phong kiến. Đô thị Hà Nội có cấu trúc điển hình của các thành phố nông nghiệp truyền thống Đông Nam Á: sự hòa trộn giữa làng xã trong không gian đô thị, tính gắn kết cộng đồng trong đời sống sinh hoạt và hoạt động kinh tế nông nghiệp - tiểu khu công nghiệp. “Ngày ấy, đường hẹp chắc hàng xóm láng giềng ăn ở với nhau thân mật hơn. Người cùng hàng phố tự coi như có một liên lạc cùng nhau. Bên này một cửa hàng tạp hóa có đầy quả sơn đen, có chồng giấy bản và ống bút Nho, có cô hàng thùy mị mà hàng phố vẫn khen là gái đảm đang. Bên kia nhà ông cụ Tú, có tiếng trẻ học vang, có cậu học trò 19
- Văn hóa Hà Nội qua góc nhìn của Thạch Lam và Martín Rama xinh trai đứng hầu chè thầy bên tràng kỷ” [6,14]. Giai đoạn đó Hà Nội không cầu kì, xa hoa với nhà cửa vài ba tầng san sát nhau nhưng lại thật gần gũi, ấm áp với tình người. Giữa cái cổ kính của phố phường, trong cái vòng vèo của những con ngõ nhỏ, người ta có cơ hội gần nhau, hiểu nhau. Sự thay đổi kiến trúc khiến Thạch Lam lo sợ cho những dự cảm của việc người ta định dựng nhóm tượng điêu khắc, biểu tượng cho sông Nhị Hà và Mê Kông thay tháp Rùa mà ông ví “trông xa như mâm xôi, phía dưới có tượng đài hai người đàn bà nằm choài ra như đang bơi”. Tác giả bất bình khi người ta dựng cái cột điện sơn màu hắc ín “như một thứ cây già mọi rợ, vụng về” bên cổng đền Ngọc Sơn, cái bóp ở Quán Thánh mái cong cong hình giống chùa chiền và “bên trong có cảnh sát thay nhà sư”. Giọng điệu nhẹ nhàng mà thấm thía, sâu sắc. Thạch Lam mang trong mình sự hoài cổ, ông còn luyến tiếc lắm, vấn vương lắm cái kiến trúc cổ xưa, cũ kĩ nhưng thân mật, ấm cúng nghĩa tình người Hà Nội. Đọc Hà Nội, một chốn rong chơi, Martín Rama đưa người đọc đến những công trình ở Hà Nội theo lối kiến trúc Pháp, đồ sộ và uy nghiêm: “Hà Nội có một bộ sưu tập các phong cách kiến trúc đặc sắc. Nó kết hợp cả một loạt các phong cách kiến trúc, từ các ngôi chùa truyền thống và nhà tập thể đến các công sở và biệt thự Pháp cổ tới kiến trúc kiểu Xô Viết”. Bằng tình yêu và khát khao khám phá thủ đô cùng sự quan sát tinh tế, vốn hiểu biết về kiến trúc, Rama đã phát hiện những công trình được thiết kế, xây dựng theo lối kiến trúc kiểu Pháp. Trong cuốn sách của mình, ông đã đưa vào những hình ảnh chân thực về kiến trúc của thành phố trong suốt khoảng thời gian ông ở Hà Nội, đi từng ngõ ngách ghi lại những bức ảnh chân thực nhất. Rama không chỉ là một người nghệ sĩ yêu cái đẹp, say mê với sự quyến rũ của “nàng thơ” Hà Nội mà ông còn là một kiến trúc sư thực thụ khi khám phá mảnh đất này. Ông tìm hiểu một cách bài bản về sự ra đời, nguồn gốc các 20
- Văn hóa Hà Nội qua góc nhìn của Thạch Lam và Martín Rama kiểu công trình kiến trúc có mặt ở thủ đô. Đó là những công trình Art Déco hay nói cách khác là những công trình kiến trúc chịu ảnh hưởng của nghệ thuật trang trí. Một trong những công trình lớn mang phong cách này Nhà Băng Đông Dương (nay là trụ sở Ngân hàng Nhà nước), bệnh viện Bạch Mai hay những ngôi nhà ở khu vực hồ Bảy Mẫu và hồ Thiền Quang. “Hà Nội về phía Nam từ những năm 1930 - 1940, với những khu dân cư mới thu hút nhóm người Việt trung lưu làm việc cho chính quyền thực dân Pháp, hoặc cho các nhà tư sản hiện đại. Khi đó, Art Déco nở rộ” [10,10]. Có thể nhận thấy phong cách kiến trúc này hoàn toàn khác với những đặc trưng kiến trúc thời phong kiến. Nó du nhập vào thành phố thông qua quá trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. Tuy nhiên, góc nhìn của Martín Rama lại có những chiều hướng tích cực với sự du nhập văn hóa phương Tây. Ông coi đây là những thành tựu về kiến trúc của thành phố và nó dù được du nhập từ bên ngoài song vẫn mang đường nét hài hòa với kiểu kiến trúc truyền thống của ta. Ông đã nhận xét về một công trình bệnh viện: “Có lẽ ít người chú ý đến hình hai chữ H, viết tắt của Hôpital de Hanoi, được đắp dính vào nhau, gợi liên tưởng đến hình ảnh Khuê Văn Các trong Văn Miếu” [10,11]. Việc có mặt của phong cách Art Déco trên các bức tường, tòa nhà ở Hà Nội là minh chứng cho sự đa dạng về kiến trúc nghệ thuật ở thành phố này. Bên cạnh đó, Martín Rama còn tìm hiểu về những ban công với các phong cách thiết kế, trang trí khác nhau. Chúng xuất hiện trước hiên nhà với những màu sắc đặc trưng, sự cầu kì làm bằng sắt hay sự thanh lịch thể hiện ở mặt tiền đều là những yếu tố gây ấn tượng cho công trình đó. Hà Nội cũng là nơi hội tụ hàng nghìn ngôi nhà được thiết kế theo phong cách Beaux Arts vào những năm đầu thế kỉ XX: “Vữa trát tường vốn được dùng để tạo các cột trụ kiểu giả Hy Lạp và những chi tiết sắp đặt hoa lá, giờ đã vỡ ra từng mảng. Cỏ dại, đôi khi là hẳn một cái cây nhỏ, hiền lành mọc trên những khe tường nứt của mái đua và ban công. Rêu đen, 21
- Văn hóa Hà Nội qua góc nhìn của Thạch Lam và Martín Rama và những đám ẩm mốc đã chiếm lĩnh toàn bộ mặt tiền của các ngôi nhà từng một thời nom rất tươm tất. Nhưng mặc cho những rêu phong đó (hay chính bởi những rêu phong này), mà các tòa nhà theo phong cách Beaux Arts đã góp phần tạo nên sự duyên dáng của thành phố” [10,22]. Tuy có sự xuất hiện của nhiều trường phái kiến trúc song Rama vẫn khẳng định Hà Nội vẫn luôn giữ được những vẻ đẹp truyền thống vốn có. “Ở phía Tây của hồ Hoàn Kiếm là một tòa nhà lộng lẫy, Lối kiến trúc kiểu Pháp của tòa nhà không thể nhầm lẫn và lối trang trí kiểu Á châu của nó cũng rất dễ nhận biết, ngôi nhà này chứa đựng sự pha trộn về văn hóa truyền thống, thứ làm nên cái độc đáo của Hà Nội” [10,37]. Đi hết con phố Pháp, Rama mang đến cho người đọc hình dung về công trình theo lối kiến trúc Xô Viết được xây dựng đơn giản về kiến trúc. Tác giả đã viết lời bình cho những bức ảnh: “Thật thú vị là mặc dù đất nước khi đó đang trong thời kì chiến tranh, nhưng rất nhiều công trình xây dựng theo phong cách Xô Viết lại có chủ chủ đề xã hội và văn hóa. Rạp xiếc, Nhà Văn hóa Công nhân, Nhà hát Múa rối, các trung tâm thể thao, sân vận động, chợ. Những lựa chọn đó cho thấy ưu tiên của Việt Nam trong một thời k khó khăn” [10,95]. Nhiều công trình mang ý nghĩa tập thể, ngợi ca những người anh hùng dân tộc, cổ vũ tinh thần chiến đấu, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Các khu tập thể được xây dựng theo lối kiến trúc Xô Viết, nhằm đáp ứng nhu cầu chỗ ở khu dân số của thủ đô tăng lên cũng mang những nét đặc trưng riêng. Dạo bước trên phố phường, người ta không khó để bắt gặp những khu tập thể với nhiều nét ấn tượng. Các dãy nhà này theo thời gian bị thay đổi về công năng sử dụng cũng như hình thức bề ngoài bởi cư dân sáng tạo tự do trong không gian sống của mình. Rama đã miêu tả rất kĩ về đời sống ở những khu tập thể. “Khắp nơi ở Hà Nội, người ta dễ dàng bắt gặp những ngôi nhà cao vài ba tầng, trông hom hem và buồn bã, tất cả đều được sơn màu vàng, mang 22
- Văn hóa Hà Nội qua góc nhìn của Thạch Lam và Martín Rama những cái biển tên giống nhau có số và chữ màu trắng trên nền màu xanh” [10,53]. Ban đầu các khu tập thể (KTT) được xây dựng để phục vụ “mô hình “gia đình tiên tiến”, ca ngợi những giá trị vô sản và nhu cầu chung của giai cấp. Lý tưởng về tập thể ngụ ý rằng những khu vực quan trọng, bao gồm cả bếp và nhà tắm, phải là của chung của một số hộ gia đình” nhưng “khi mà đời sống xã hội được tự do hơn, thì cư dân của những KTT này cũng bắt đầu chiếm lĩnh không gian của riêng họ” [10,54]. Cùng trong không gian là khu tập thể nhưng từng giai đoạn khác nhau, khi chế độ xã hội khác đi thì lối sống của người dân cũng có nhiều đổi thay. Họ tận dụng từng khoảng không gian, cơi nới để làm diện tích nơi ở tăng lên hoặc sử dụng cho mục đích kinh doanh. Điều này khiến cho cảnh quan của các khu tập thể có phần trở nên lộn xộn nhưng đây lại là một nét riêng trong lối sống của người Hà Nội nay. Những phát hiện của M. Rama đã đem đến cái nhìn mới khi khám phá về kiến trúc của thủ đô. Quá trình bị đô hộ cũng kéo theo nhiều luồng văn hóa tác động vào nhiều mặt của xã hội, trong đó có cả các công trình kiến trúc. Song Rama đã khẳng định Hà Nội có sự pha trộn những nét truyền thống với khả năng tinh lọc văn hóa vẫn cho thấy sức bền của văn hóa bản địa. Kiến trúc Hà Nội mang nhiều màu sắc khác nhau, từ những ngôi nhà ống thiết kế kiểu Pháp, đến những khu hành chính chuyên biệt đều có điểm nhấn riêng. Sự hòa trộn của nhiều loại hình kiến trúc đã tạo nên những cảnh quan độc đáo trên khắp ba mươi sáu phố phường. Đó là sự tổng hòa các loại hình kiến trúc truyền thống với kiến trúc kiểu Pháp và kiểu Xô Viết tạo nên những công trình công cộng đồ sộ, những danh thắng nổi tiếng đến những góc phố giản dị với dấu ấn riêng biệt. Trong không gian sống đa dạng đó, nhiều nét văn hóa người Hà thành được bộc lộ. Điển hình là việc họ thích ứng và hòa nhập nhanh với sự thay đổi của xã hội. 23
- Văn hóa Hà Nội qua góc nhìn của Thạch Lam và Martín Rama Có thể thấy, kiến trúc phố cổ Hà Nội mang nét cổ kính trầm mặc của ba mươi sáu phố phường dưới con mắt của Thạch Lam. Nhà văn đã bày tỏ sự hoài niệm về hình ảnh phố xưa với: “giữa nhà, mảnh sân vuông lộ thiên, bể non bộ và cá vàng, có dãy lan, bể đựng nước và trên tường có câu đối chữ Nho”, tất cả đã lùi vào dĩ vãng. Với M. Rama, ông lại miêu tả cụ thể một ngôi nhà kiến trúc phố cổ gắn với sinh hoạt buôn bán, cuộc sống nhộn nhịp trong giai đoạn chuyển mình, đổi thay của đất nước. Kiến trúc cảnh quan Hà Nội phản ánh tổng hợp cuộc sống của người dân địa phương và khu vực sống của họ, những điều tạo lên bản sắc của thành phố. Không gian sống, cư dân và tính cách của họ đã hình thành nên nét đặc trưng văn hóa của một khu vực mà không nơi nào khác có được. Nếu Thạch Lam luyến tiếc, hoài niệm quá khứ, trân trọng những giá trị văn hóa cổ kính, xưa cũ thì Rama lại đón nhận một Hà Nội hiện đại, đa dạng, đang trên đà phát triển. Điểm gặp gỡ của hai tác giả này chính là tình yêu thủ đô nồng nàn, tha thiết. Kiến trúc và cảnh quan văn hóa Hà Nội là vấn đề còn khá mới mẻ trong văn chương. Tuy nhiên, góc nhìn của Thạch Lam và Rama, người đọc lại có cái nhìn rất gần gũi, cụ thể về mối liên hệ giữa không gian, môi trường sống với những giá trị văn hóa bản địa. 2.2. Nét đẹp trong văn hóa ẩm thực ngƣời Hà Nội Hà Nội nghìn năm văn hiến, từng là kinh đô của nhiều triều đại, nếp sống của người Tràng An. Do đó, Hà Nội có vẻ đẹp, cốt cách riêng. Một trong những nét đẹp văn hóa Hà thành phải kể đến văn hóa ẩm thực. Hà Nội là nơi hội tụ và kết tinh, giao lưu và lan tỏa văn hóa ẩm thực vùng miền. Ẩm thực Hà Nội là mảng đề tài thu hút khá nhiều sự quan tâm của các nhà nghiêm cứu, các nhà văn. Thạch Lam đã ưu ái dành nhiều số trang trong 24
- Văn hóa Hà Nội qua góc nhìn của Thạch Lam và Martín Rama tập kí để viết về những thức quà Hà Nội. Với tâm hồn đồng điệu cùng vẻ đẹp cổ kính, nhã nhặn, thanh tao, Thạch Lam đã khắc họa một bức tranh Hà Nội “đẹp” và “thơm” đến nao lòng. Trong Miếng ngon Hà Nội, Vũ Bằng đã từng thốt lên: “Hà Nội ngon quá xá! Hà Nội ngon không phải chỉ ngon về những miếng ngon đặc biệt, nhưng ngon từ cách ăn uống ngon đi, ngon từ cách rao hàng quà ngon xuống, ngon từ cách trình bày ngon tới, ngon từ cách thái miếng thịt, chia miếng bánh ngon lui” [2,197]. Bàn về vấn đề này, TS. Lê Dục Tú đã nhận xét: “không chỉ đơn thuần là một miếng ăn thuần túy mà sâu hơn là những giá trị tinh thần, là những nét đẹp văn hóa, không chỉ cho hiện tại mà còn lưu giữ đến muôn đời sau”. “Các thức quà Hà Nội, dưới ngòi bút Thạch Lam, sở dĩ đạt đến sự độc đáo một cách hoàn hảo, đạt đến tầm cao của văn hóa ẩm thực bởi sự phối hợp từ hai phía: phía người làm ra nó và phía người thưởng thức” [1,39]. Bằng khả năng quan sát tinh tế, nhạy cảm với cách thức độc đáo, Thạch Lam chắt lọc đưa vào sáng tác của mình, những thức quà có mặt trên mọi nẻo đường, góc phố. Không phải ngẫu nhiên mà ngòi bút của ông miêu tả thật kỹ lưỡng cách mà người Hà Nội làm và thưởng thức chúng. Bởi “quà Hà Nội, xưa nay vẫn nổi tiếng là ngon lành và lịch sự, thêm nữa, quà còn tức là người”. Có lẽ, đây là những trang viết đặc sắc nhất, vì “bao nhiêu ý tốt, tình hay gửi vào trong một chút quà nơi đô hội”. “Quà Hà Nội” mà Thạch Lam đề cập đến trong tác phẩm của mình là những thức quà dân dã, bình dị. Ấy là “quà hàng rong” với những món ăn thân thuộc được vang lên bởi những tiếng rao vọng khắp phố phường, len lỏi cả trong những hẻm ngõ. Quà Hà Nội trước hết bắt mắt bởi hình thức, được hiện lên qua cái nhìn của thi nhân thưởng thức cái đẹp. Những thức quà mà Thạch Lam gọi là “quà chính tông” phải kể đến là: bánh cuốn nhưng phải đúng loại “bánh cuốn Thanh Trì mỏng như tờ giấy và trong như lụa.”. Ông 25
- Văn hóa Hà Nội qua góc nhìn của Thạch Lam và Martín Rama mô tả món xôi theo mùa thật hấp dẫn:“mùa nực thì hàng xôi cháo: cháo hoa quánh mùi gạo thơm, xôi nồng mùi gạo nếp. Xôi đậu, xôi lạc, xôi vừng mỡ và dừa. Ờ, cái xôi vừng mỡ, nắm từng nắm con, ăn vừa ngậy vừa bùi Mùa rét thì xôi nóng, hãy cò hơi bốc lên như sương mù, ăn vừa nóng người vừa chắc dạ” [6,21]. Còn biết bao những thức quà đường phố khác đầy quyến rũ. Đó là bát ngô nếp bung non thơm vị hành mỡ, là “một mâm đầy những bát tiết đỏ ối, ngòng ngoèo sợi dừa trắng, điểm xanh mấy lá húng tươi”, là những gánh phở, gánh cháo đỗ xanh, chè đỗ đen, Nhà văn cũng rất tinh tế trong việc phân loại thức ăn đường phố. Đồ ăn mặn hay đồ ăn ngọt đều được ông miêu tả rất kĩ, rất chân thực. Các thứ quà mặn rất đa dạng và phong phú “nào bún riêu, bún chả, thang cuốn, nem chua, nào miến lươn và bún ốc. Mỗi thứ, tất nhiên có một vị ngon riêng, và cả đến mỗi hàng, lại cũng có cái ngon riêng nữa”. Bún chả thì sợi mảnh, chả phải là loại ba chỉ ngon được nướng bằng cặp tre tươi, ăn kèm với rau húng Láng mới chuẩn vị. Bún bung thì cầu kì, phải có đủ mùng chẻ nhỏ, phải xó chút nghệ để “nhuộm cái thức ăn ấy một màu vàng của ráng chiều những ngày mùa hạ , thêm dăm quả cà chua đỏ, vài miếng đu đủ xắt vuông”. Bún sườn - món ăn mà Thạch Lam nhận xét rằng: “hiền lành thôi, về sắc sảo chẳng có gì. Cứ quý hồ nước cho ngọt, bún cho dẻo là được rồi” khiến người ta thích mà không mê, chẳng ghét nhưng cũng không tha thiết quá. Một loại khác theo như tác giả hương vị có phần hấp dẫn hơn là canh bún. Đó là sự hòa quyện của rau cần, các rô ron mà ngon nhất là khi “nóng vừa đổ miệng, ăn phải xuýt xoa” [6,33]. Hiếm có nơi nào mà các loại bún, miến lại đa dạng và ngon như ở Hà Nội. Còn bánh cuốn lại hấp dẫn thực khách bởi “vị bánh thơm, bột mịn và dẻo. Bánh chay thì thanh đạm. Bánh mặn thì đậm vì chút mỡ hành”, còn có cả loại nhân được làm bằng chút thịt vai nửa nạc nửa mỡ trộn với nấm hương, mọc nhĩ, tôm tươi Hồ Tây thái miếng. Món quà sạch sẽ và tinh khiết 26
- Văn hóa Hà Nội qua góc nhìn của Thạch Lam và Martín Rama như “cơm nắm từng nắm dài, to nhỏ có, nằm trên chiếc mẹt phủ tấm vải màu trắng tinh” lại được các cô, các bà đi chợ ưa thích vì vừa rẻ lại vừa no lâu. Thạch Lam khi thì giống như một nhà phê bình ẩm thực, lúc lại hóa thân thành một đầu bếp tài ba thực thụ. Người đọc bị cuốn hút bởi cách tác giả trình bày thực đơn độc đáo của ba mươi sáu phố phường. Đó là những gánh phở với “nước dùng trong và ngọt, bánh dẻo mà không nát, thịt mỡ gàu giòn chứ không dai, chanh, ớt, với hành tây đủ cả”, bát mằn thắn “có đủ cả rau thơm, sà síu, đôi khi mấy miếng dồi, và một phần chia tám quả trứng vịt”, là những thức quà hàng rong quen thuộc. Lang thang góc phố Hà Nội, người ta cũng dễ bị lôi cuốn bởi cái khói chả thơm “lượn như sương mờ ở sườn núi, giọt mỡ chả xèo trên than hồng như một tiếng thở dài, và tiếng quạt khẽ đập như cành cây rung động, quà bún chả có nhiều cái quyến rũ đáng gọi là mê hồn nếu không là mê bụng”. Thạch Lam đã viết “những thứ rất là tầm thường, rất là giản dị mà đi gần nhau sao lại sinh ra được mùi vị riêng như thế?” [6,30]. Đúng là không chỉ đẹp về hình thức mà “quà Hà Nội” còn hấp dẫn thực khách bởi hương vị rất riêng. Không chỉ nổi tiếng với những thứ quà mặn như phở mà phố phường Hà Nội còn níu chân bao người với bởi các thứ quà ngọt. Đó là cái vị thanh thanh của chè sen, chè đậu đen, chè đậu xanh nấu cả vỏ, chè khoai “Phán sì thoòng”. Một thức quà khác đã chinh phục bao thực khách. Ấy là cốm - một thứ quà của lúa non. Thạch Lam đã dành cho thức quà đặc biệt này sự nâng niu và trân trọng. Ông coi nó là “thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ Việt Nam”. Ngon nhất có lẽ vẫn là cốm làng Vòng “tiếng cốm Vòng đã lan khắp tất cả ba k , và đến mùa cốm, các người của Hà Nội 36 phố phường vẫn thường ngóng trông cô hàng cốm xinh xinh, áo quần gọn ghẽ, với cái dấu hiệu đặc biệt là cái đòn gánh hai đầu cong vút lên như chiếc thuyền rồng ” [6,49]. Cốm còn là nguyên liệu để chế 27
- Văn hóa Hà Nội qua góc nhìn của Thạch Lam và Martín Rama biến nhiều món ăn ngon mà người Hà Nội thường lựa chọn làm quà. Ta có thể kể đến bánh cốm Hàng Than“một thứ bánh ngon mà không đắt, một thứ bánh gợi cho ta kỉ niệm rất nhiều màu”. Bánh cốm cũng là một phần không thể thiếu trong những đám cưới hỏi. Nó “vuông vắn như quyển sách vàng, bọc lá chuối xanh, buộc lạt đỏ; cái dây lạt đỏ như sợi dây tơ hồng buộc chặt lấy những ái ân Nhân đậu xanh giã nhuyễn, vương mấy sợi dừa, và đường thì ngọt đậm” [6,43]. Đi đôi với loại bánh này là bánh xu xê, được làm từ thứ bột vàng trong như hổ phách, dẻo và quánh. Hai thứ quà này nổi tiếng khắp Bắc Kì, níu chân bao thực khách sành ăn. Bên cạnh đó, phố phường Hà Nội đa dạng với nhiều loại bánh khác như: bánh đậu - “một thứ bánh ướt, thứ bánh đậu có mỡ rất ăn với vị đắng của nước chè”, bánh khảo và những thứ kẹo lạc, kẹp vừng, đều là những thức quà bình dị, dân dã, thân thuộc của Hà thành. Những thứ quà rong của phố phường Hà Nội hiện diện trong trang văn Thạch Lam tạo nên một thực đơn đặc biệt mà bất cứ du khách nào cũng ao ước được thưởng thức hết thảy để cảm nhận cái hương vị phong phú, độc đáo của thủ đô. Nhắc đến ẩm thực thủ đô, nếu trót quên đi phở Hà Nội thì quả là thiếu sót lớn. Nhà văn Thạch Lam ưu ái gọi đây là “cái quà đặc biệt” mà “ăn xong bát thứ nhất, lại muốn ăn luôn bát thứ hai”. Thứ quà này đặc biệt không phải vì chỉ có ở thủ đô nhưng muốn thưởng thức đúng phở ngon thì nhất định phải là phở Hà Nội. Một món ăn mà kẻ giàu sang, phú quý hay những thợ người lao động bình dân đều có thể thưởng thức “từ cô bán hàng trong một cửa hiệu buôn cho đến một ông công chức, từ một bà mệnh phụ, nhà có cửa võng sơn son thiếp vàng, đến một người thợ vắt mũi không đủ nuôi miệng, ai cũng ăn bát phở” [2,21]. Đây cũng là món ăn mà người ta sẵn lòng đón nhận dù là khi trời sáng, trưa hay tối muộn. Phở gánh và phở hiệu cũng mang những đặc trưng riêng đối với người thưởng thức. Nhưng theo như nhà văn thì có một 28
- Văn hóa Hà Nội qua góc nhìn của Thạch Lam và Martín Rama nơi phở rất ngon“ấy là gánh phở trong nhà thương”với “bát phở đầy đặn và tươm tất, Nước thì trong mà lúc nào cũng nóng bỏng, khói lên nghi ngút. Rau thơm tươi, hồ tiêu bắc, giọt chanh cốm gắt, lại điểm thêm một chút cà cuống, thoảng nhẹ như một nghi ngờ ai muốn ăn mỡ gầu, có, muốn ăn nạc, có, muốn ăn nửa mỡ, nửa nạc, cũng có sẵn sàng” [6,24]. Phở là món ăn chinh phục được rất nhiều thực khách. Tú Mỡ đã từng ca ngợi món ăn này bằng những vần thơ: “Trong các món ăn quân tử vị Phở là quà đáng quý nhất trên đời Khói nghi ngút đưa lên điếc mũi Như xúc động tới ruột gan, bàn phổi Như dục khơi cái đói của con tì ” Nhà văn Vũ Bằng cũng từng bàn về chuyện ăn phở “người đi ăn phở - nói cho thật đúng nghĩa chữ ăn phở - không k quản lắm đến sự bài trí của chỗ ăn, cũng như người ăn thuốc phiện, nghiện tiệm, không cứ là phải nằm hút ở một chỗ sang trọng có dọc đẹp, đèn pha lê và tiêm móc làm bằng bạc người ăn phở sành, hầu hết chỉ chú tâm đến cái điểm chính là phở thôi, chỉ không quan tâm đến ngoại cảnh làm gì” [4,25]. Bên cạnh việc miêu tả tỉ mỉ từng món ăn, Thạch Lam còn đề cao sự thưởng thức của con người. Thực khách ở đây rất đa dạng, họ xuất phát từ nhiều tầng lớp, có hoàn cảnh, địa vị xã hội khác nhau nhưng đều gặp gỡ nhau ở tình yêu ẩm thực Hà Nội. Tác giả nhận xét rất chân thực về phong cách thưởng thức bún ốc của người dân thủ đô: “Người ta xúm lại ăn quà bún ốc một cách mới ngon lành làm sao!”. Ông miêu tả các cô nhà, các chị em thanh lâu ăn “một cách chăm chú và tha thiết nước ốc chua làm nhăn nét mặt tàn 29
- Văn hóa Hà Nội qua góc nhìn của Thạch Lam và Martín Rama phấn và mệt lả, miệng ớt cay làm xoa xuýt những cặp môi héo hắt, ” [6,28]. Món ăn ngon không chỉ lấp đầy cái dạ dày mà còn phải khiến thực khách “nhớ rõ cái vị trên đầu lưỡi, tê tê như một lượt rùng mình nhẹ”. Khi thưởng thức, có người ăn ngon lành, một lúc vài ba bát, có người “vừa nhai nhè nhẹ, vừa thong thả hỏi han thân mật cô hàng” [6,22]. Với mỗi món ăn, người ta lại có những cách thưởng thức riêng, họ vó thể húp xì xụp bán bún, tô phở rồi thở phào khoan khoái nhưng với cốm lại khác. Như Thạch Lam đã viết: “Cốm không phải thức quà của người ăn vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ.” [6,50]. Cái thứ quà của lúa non này khiến sự thưởng thức trở nên trang nhã và đẹp đẽ hơn. Còn thứ bánh tôm nóng đặc biệt lại khiến những cô cậu học sinh chẳng kịp so đũa, vội vàng ăn đến “bỏng cả miệng, cả môi, cả lưỡi - chảy nước mắt vì ớt xông vào cổ họng, xuýt xoa cho vị bánh đượm được lâu” [6,54]. Muốn biết các loại xôi của bà cụ ở phố Hàng Khoai ngon đến chừng nào thì “phải trông các bác xe, các người phu ngồi ăn nhắp một vài chén rượu, thong thả gặm một mảnh vó bò may còn dính nhiều thịt, vo tròn nắm xôi trong tay trước khi đưa lên miệng, họ có cái sung sướng của nhà nghệ sĩ thưởng thức áng văn hay” [6,63]. Nhà văn rất tinh tường khi miêu tả cách những người nghiện đi ăn quà. Họ “đưa miếng giò lợn lên ngắm nghía một cách âu yếm và thiết tha, khà hớp rượu một cách ngon lành, đưa móng tay véo miếng xôi một cách chắt chiu thế kia; họ tính từng xu, thêm bớt từng tí mỡ, và mặc cả từng khoanh giò”. Họ coi món ăn như thứ đồ quý giá. Thạch Lam còn viết rất hay về những bà hàng, cô hàng khi họ thưởng thức các thứ quà “vắng khách, bà cũng rót một chén rượu to để cạnh, và thong thả tự nhắm những thức ăn chính mình làm ra tự cảm thấy bằng lòng: vì mắt bà lâu dần mờ say đi, tay bà dính thêm nhiều mỡ, và bên thúng thêm một đống xương con ” [6,64]. Tác giả cũng khẳng định ở ba sáu phố phường Hà Nội, người bán và người mua là tri kỉ, họ không chỉ ăn mà còn am hiểu về 30
- Văn hóa Hà Nội qua góc nhìn của Thạch Lam và Martín Rama những thức quà, trân trọng và nâng niu chúng. Sang đến hàng nước cô Dần, một cửa hàng đặc biệt không có ghế ngồi nên “kẻ đứng, người ngồi xúm vòng quanh Những bác phu xe đặt nón, lần một điếu thuốc lào, vài thầy đội xếp uống chè từng ngụm nhỏ trên xe đạp gác ở vỉa hè, với vài khách hàng áo ngắn, còn trẻ tuổi, hay thêm vào vị nước một vài câu bông đùa nhè nhẹ đối với cô hàng” [6,66]. Người ta thì thầm với cô chủ về món nợ cũ, “hoặc nằn nì xin chịu nữa” nhưng người bán dễ tính, sau cũng bằng lòng. Tác phẩm Hà Nội băm mươi sáu phố phường được viết vào thời điểm mà văn hóa phương Tây đã du nhập vào nước ta qua con đường khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, văn hóa ẩm thực ít nhiều cũng có sự ảnh hưởng, pha tạp. Nhà văn Thạch Lam - một con người hoài cổ và yêu thủ đô tha thiết luôn thể hiện sự trân trọng, nâng niu những thức quà mộc mạc, bình dị mà thấm đẫm tâm hồn, cốt cách người Hà Nội. Từ cái cách mà nhà văn kể ra hàng loạt các thức quà mặn, ngọt, đó không dừng lại ở việc liệt kê, ghi chép lại mà còn bộc lộ một sự cảm thụ tinh tế của ông với cái hấp dẫn, thú vị của ẩm thực Hà Nội. Với Thạch Lam, quà Hà Nội không chỉ hấp dẫn con mắt nhìn mà còn quyến rũ bởi nó kích thích mọi giác quan khác của người thưởng thức. Hẳn phải đi sâu vào từng ngõ ngách, ngồi thưởng quà ở nhiều chỗ, ông mới tái hiện một cách chân thực, sống động từng thức quà của Hà Nội. Từng trang văn như hiện lên sinh động cả khuôn mặt, cảm xúc của người thưởng thức. Thạch Lam cũng khẳng định: “Ăn quà là một nghệ thuật”. Quả thực chính nghệ thuật “ăn quà” ấy làm nên nét đẹp trong văn hóa ẩm thực người Hà thành. Một người sành ăn thì phải biết “ăn đúng cái giờ ấy và chọn người bán ấy”. Món ăn còn được nâng lên thành “một nghệ thuật đáng kính”. Tác giả đã biến thú ăn ấy trở thành một nghệ thuật của sự thưởng thức. Bàn về thưởng thức ẩm thực, nhà thơ Tản Đà đã từng cho rằng ăn ngon gồm bốn yếu tố: món 31
- Văn hóa Hà Nội qua góc nhìn của Thạch Lam và Martín Rama ăn ngon, chỗ ngồi, người cùng ăn và giờ ăn. Ông cũng khẳng định: “Ăn là một nghệ thuật. Mà nghệ thuật ăn khó hơn nghệ thuật viết văn”. Có thể nói nét đẹp ẩm thực là yếu tố góp phần làm nên cái tinh tế của văn hóa và con người Hà Nội. Qua những cảm nhận về quà Hà Nội, Thạch Lam đã lột tả được nét đẹp văn hóa của người Hà thành. Gánh hàng rong trong trang văn Thạch Lam hiện lên trong hình ảnh của những người buôn gánh bán bưng như: bà đội thúng ngô, cô hàng cơm nắm, bà bán phở gánh trong nhà thương, cô hàng bún ốc, người bán hàng lục tàu xá, người bán chè sen, cô hàng cốm, bà cụ bán xôi Họ là nhữngngười lao động bình dân chăm chỉ, chịu thương chịu khó đem các thức quà ngon của Hà thành đến với mọi người. Ở họ đôi khi toát lên khí chất đặc biệt, vừa thanh tao vừa nhanh nhẹn, lúc hiền hòa lúc lại rất sắc sảo. Len lỏi trong khắp ngõ hẻm, phố phường là những tiếng rao độc đáo của bà đôi thúng ngô “tựa như không phải tiếng người, một tiếng rao đặc biệt và k lạ: “Eée éc”, “Eé eéc ””, hay câu rao bằng tiếng Tàu: “Lầu sường, lầu hạ, dầu sực mìn pác mẩu?” (Gác trên gác dưới có ai ăn bánh tây không?)”, rồi tiếng rao khe khẽ của bác hàng quà “đi nhẹ như chân ma”: “Giầy giò giầy giò ”. Những âm thanh ấy đôi khi chỉ người sành ăn, quen ăn mới rõ. Tiếng rao của những gánh hàng rong với đủ loại âm điệu khác nhau đã làm nên một dấu ấn đặc biệt cho thành phố này. Giữa chốn thị thành đông đúc, đường xá tấp nập, ồn ào, nhưng đâu đó vẫn còn đó âm vang thân thuộc của gánh hàng rong trong những góc ngõ nhỏ sáng đèn. Đó vừa giống như tiếng vang của cuộc sống vọng lại vừa như tiếng thở dài của một đời mưu sinh vất vả, lam lũ. Nếu như Nguyễn Tuân chỉ chú ý đến những món ăn “quốc hồn quốc túy”, Vũ Bằng quan tâm hết thảy các món ăn từ Bắc vào Nam thì Thạch Lam lại đắm đuối, tha thiết với những thức quà bình dị, đơn sơ nhưng chuyên chở cả tâm hồn người Hà Nội. Hà Nội Nội băm sáu phố phường hội tụ tất cả những tinh hoa, vẻ đẹp, những thứ đang trôi qua, những gì đang dần mai một được nhà văn trân trọng, chắt lọc, lưu giữ lại. 32
- Văn hóa Hà Nội qua góc nhìn của Thạch Lam và Martín Rama Đối với Rama, một người ngoại quốc khi tìm hiểu về văn hóa ẩm thực Hà Nội không đi sâu vào nhiều món ăn nhưng lại đặc biệt chú ý đến món phở. Với ông, phở đại diện cho văn hóa Hà Nội. Trong Hà Nội, một chốn rong chơi, Rama đã đưa người đọc trở lại với nguồn gốc tên gọi của món ăn đặc biệt này: “Chữ “phở” đầu tiên có thể tìm thấy trong cuốn từ điển tiếng Việt mà Hội Khai Trí Tiến Đức của người An Nam (AFIMA) xuất bản những năm cuối thập niên 1920. Từ khi đó, người ta cho rằng từ “phở” bắt nguồn từ chữ pot au feu, một từ tiếng Pháp rất thông dụng để chỉ món thịt hầm Có thể tìm lại nguồn gốc của món ăn này ở những hàng ăn quanh bến cảng sông Hồng vào năm 1908. Về khía cạnh ẩm thực, phở bắt nguồn từ một món ăn rất phổ biến có tên gọi “xáo trâu”, một thứ canh làm từ thịt trâu, hành hoa và mì” [10,109]. Khác với góc nhìn của Thạch Lam, Martín Rama cho người đọc thấy mình cái nhìn lịch đại về món ăn được nhiều người ưa thích khi đến Hà Nội. Ngược dòng thời gian, ông khai thác về sự xuất hiện, phát triển và thịnh hành của món ăn này ở thủ đô. Với ông, một món ăn được coi là “quốc hồn quốc túy” thì thực khách cũng cần hiểu về xuất xứ, nguồn gốc của nó. Tác giả đã mang đến một thực đơn phở rất đa dạng. Hai món phở nổi tiếng ở Hà Nội là phở bò và phở gà. Ra đời trước, món “phở chín (dùng thịt bò để nấu chín), phở tái (dùng thịt bò sống)” sau này mới là món ăn thịnh hành hơn. Phở gà ra đời khi người ta ban bố lệnh cấm thịt bò vào ngày thứ Hai và ngày thứ Sáu. Ra đời muộn hơn là món phở xào và phở sốt vang. Tác giả đã viết: “Cũng giống như nhiều ngành thương mại khác ở Hà Nội, kinh doanh phở có nguồn gốc nông nghiệp. Người ta cho rằng đầu bếp đều đến từ làng Vân Cù, thuộc đồng bằng sông Hồng, nơi mà tất cả những người bán phở đều mang họ Cồ” [10,109]. Có lẽ, đây là một lí giải thỏa đáng cho tên gọi của những hàng phở ngon ở Hà Nội: phở Cồ. Nếu Nguyễn Tuân tiếp cận món ăn từ khâu chuẩn bị nguyên liệu, chế biến, trình bày đến cách thưởng thức, Vũ Bằng chú ý vào sự 33
- Văn hóa Hà Nội qua góc nhìn của Thạch Lam và Martín Rama khoái khẩu của người thưởng thức, Thạch Lam quan tâm tới hương vị, cách trình bày và cả hình ảnh của những người bán hàng, thì Martín Rama lại đem đến cho độc giả một cái nhìn mới mẻ về nguồn gốc của món ăn được ví như là linh hồn của ẩm thực Hà Nội. Rama đưa vào cuốn sách bảng nguyên liệu làm nên món phở. Đều là những thứ rất đỗi thân quen trong đời sống nhưng có lẽ ít thực khách ăn phở nhớ hết hai mươi tư nguyên liệu làm nên “món ăn tinh tế của Hà Nội”. Tuy nhiên, Hà Nội, một chốn rong chơi không đi sâu khai thác ẩm thực Hà Nội nhưng từ món ngon Hà Nội đã tạo nên nguồn cảm hứng để Martín Rama nghiên cứu văn hóa thủ đô thông qua việc sắp xếp các chương sách như việc đưa các nguyên liệu vào món phở. Tác giả liệt kê hai mươi tư nguyên liệu làm phở tương đương với hai mươi tư chương sách tạo nên vẻ đẹp văn hóa Hà Nội trong con mắt một người ngoại quốc. Ông coi “Hà Nội giống như một món ăn được chế biến bằng những nguyên liệu tươi ngon với liều lượng lý tưởng”. Hành trình tìm hiểu nét văn hóa đặc sắc của người Hà Nội truyền tải qua tác phẩm với kết cấu như một cuốn sách dạy nấu ăn và lấy cảm hứng từ món phở. Bên cạnh đó, tác giả cũng đề cập tới một không gian thưởng thức món ăn khác lạ của người Hà Nội. Đó là nơi hè phố mịt mù khói bụi, giữa những ồn ào, náo nhiệt của các phương tiện giao thông, người ta chế biến, ăn uống rất vô tư, vui vẻ. Đây cũng là một trong những nét độc đáo của văn hóa vỉa hè Hà Nội. Mỗi tác giả lại đem đến cho người đọc một cách nhìn về văn hóa người Tràng An thông qua những nét đẹp ẩm thực. Thạch Lam bộc lộ niềm tự hào, thái độ trân trọng, gìn giữ những thức quà Hà Nội xưa, thấu hiểu, cảm thông với những gánh hàng rong trên khắp phố phường Hà Nội. Còn Rama, ông yêu mến văn hóa Hà Nội qua món ăn tinh túy, qua những vẻ đẹp văn hóa còn lưu giữ lại cho đến ngày nay. Tuy góc nhìn khác nhau song cả Thạch Lam và 34
- Văn hóa Hà Nội qua góc nhìn của Thạch Lam và Martín Rama Martín thông qua những trang văn đều gửi gắm đến người đọc tình yêu, sự trân trọng những giá trị văn hóa lâu bền của người Hà Nội. 2.3. Nhịp sống ngƣời Hà Nội Bức tranh thủ đô sẽ không trở nên sống động và trọn vẹn hơn nếu thiếu nét vẽ về nhịp sống người Hà Nội. Song dưới góc nhìn của hai tác giả, ở hai thời điểm khác nhau, nhịp sống Hà thành hiện lên với những vẻ đẹp riêng, một bên là dòng chảy chậm rãi, một bên là cuộc sống náo nhiệt, sôi động, có phần xô bồ. Nhà văn Thạch Lam - một người yêu Hà Nội tha thiết đã khắc họa chân thực đời sống thủ đô những năm tháng đổi thay từ xã hội phong kiến sang chế độ thực dân nửa phong kiến. Trong tập bút ký Hà Nội băm mươi sáu phố phường, Thạch Lam đã rất thành công khi tái hiện cuộc sống Hà Nội về đêm. Dưới con mắt của ông, Hà Nội không chỉ đẹp ban ngày mà ngay từ hai, ba giờ sáng, khi mọi người còn đang chìm vào giấc ngủ thì nhiều hoạt động đã diễn ra ở khắp các con phố. “Những gánh hàng nặng trĩu và kẽo kẹt trên vai, theo cái đưa đẩy có nhịp của bước đi, những người ấy vội vàng và yên lặng, không nói một lời nào”. Họ đến từ các vùng cách Hà Nội bốn, năm cây số nên muốn đến kịp phiên chợ họ phải rảo bước, “cái thân người uốn cong dưới gánh nặng”. Những nhà khá hơn thì sắm được “những chiếc xe tay bánh gỗ ngày xưa, cũ kĩ và tơi tả, lộc cộc lạch cạch theo bước chân của một anh nhỏ kéo, gầy gò và áo rách vai” [6,60]. Nhà văn đã khắc họa cảnh làm việc nhọc nhằn, vất vả của những người cần lao và chịu khó. Cuộc sống mưu sinh của họ bắt đầu khi tất cả chìm vào bóng tối và lặng im. Những gánh hàng được bày ra trước chợ để người ta mua buôn, “dưới ánh đèn điện, và trong luồng gió thoảng đêm khuya, đấy là một phiên chợ của cái mát mẻ, non tươi, “phiên 35
- Văn hóa Hà Nội qua góc nhìn của Thạch Lam và Martín Rama chợ xanh” của cả Hà Nội họp mà người Hà Nội không biết” [6,61]. Quang cảnh của chợ xanh đêm khuya cũng thêm phần tấp nập với sự xuất hiện của một số hàng quà. Ấy là hàng phở nóng nghi ngút khói trước chợ Đồng Xuân, hàng xôi, hàng bánh cuốn, hàng bánh tây chả, Những cuộc mưu sinh, lao động không ngừng nghỉ vẫn diễn ra khiến khu vực chờ Đồng Xuân “không bao giờ lâm vào cảnh vắng lặng và tĩnh mịch”. Đó còn là hình ảnh của những người đi tuần, người đi bán vé, các bác kéo xe hay những người thích đi chơi khuya, rồi cả người đi ra từ các cao lâu, tiệm thuốc phiện, Họ xóa tan bầu không khí yên ắng của màn đêm và từng góc phố vẫn nhộn nhịp, tấp nập tiếng bước chân đi. Quà Hà Nội lôi cuốn người ta cả ngày lẫn đêm. Hàng xôi được bày bán từ mười giờ tối đến sáng nườm nượp khách vây quanh bà cụ bán hàng hay cô hàng nước nhũn nhặn trong chiếc áo nâu cũ lúc nào cũng tất bật bởi đông khách. Tất cả tụ họp, kẻ buôn, người bán, người mua đông vui, tấp nập. Những khu chợ, phiên chợ là không gian phản ánh chân thực cuộc sống buôn bán của người Hà thành. Trong đêm khuya, Thạch Lam đã phát hiện ra một Hà Nội với “phong vị bình dân và mộc mạc”, thật giản dị, thanh bình. Bên cạnh đó, nhịp sống người Hà Nội ngày nay mang những màu sắc rất khác biệt qua góc nhìn của M. Rama. Cuộc sống thường nhật của người dân thủ đô ngày nay cũng gắn với nhiều hoạt động buôn bán. Như tác giả đã nhận xét: “Từ thế kỉ 17 trở đi, Hà Nội biết đến với cái tên kẻ chợ, có nghĩa là cái chợ lớn”. Sự hội nhập và phát triển tạo động lực cho các hoạt động buôn bán khởi sắc. Từ đó, vị thế của những thương nhân được củng cố và nâng cao. Thương nhân ở Hà Nội bao gồm cả người người Việt và người nước ngoài. Đó là một số nhà buôn Hà Lan, Ăng lê, nhưng đông nhất vẫn là người Hoa. Khu chợ lớn nhất được xây dựng năm 1889 là chợ Đồng Xuân. M. Rama đã khẳng định:“Chợ Đồng Xuân đánh dấu một giai đoạn mới của tiêu dùng Hà Nội” [10,92]. 36
- Văn hóa Hà Nội qua góc nhìn của Thạch Lam và Martín Rama Thành phố phát triển, các trung tâm thương mại mọc lên như nấm thay thế cho những chốn ăn chơi xưa. Hình ảnh đầu tiên về Hà Nội để lại dấu ấn sâu đậm cho những người ngoại quốc, trong đó có Rama là “cực kì hỗn loạn”. Nhà văn đã khắc họa rất chân thực cảnh tượng giao thông với “hàng nghìn xe máy lấp kín những con phố”, những hàng dây điện chằng chịt, giăng mắc quanh biển hiệu, nhà cửa, khắp các phố phường. “Hè phố trông cũng không có vẻ gì an toàn hơn” khi nó được tận dụng làm mọi việc khác với chức năng vốn có. Nơi đây diễn ra các hoạt động sinh hoạt mà lẽ ra nó chỉ nên thực hiện trong nhà như: nấu nướng, ăn uống, cọ rửa, dọn dẹp. “Những công trình xây dựng hai bên hè phố trông cũng hỗn độn không khác gì giao thông dưới lòng đường”. Tất cả những điều này xuất phát từ “những sức mạnh không thể cưỡng nổi của thị trường” [10,26]. Đằng sau các hình ảnh chân thực về nhịp sống của người dân thủ đô, tác giả bày tỏ sự lo lắng khi Hà Nội dường như đã mất đi sự thanh bình, nhưng khi bình tĩnh lại, ông lại cảm nhận thành phố còn ẩn chứ rất nhiều vẻ đáng yêu, thu hút: “người ta nhận ra rằng đồ ăn đường phố cũng tinh tế không kém đồ ăn trong nhà hàng, nếu không muốn nói là còn tinh tế hơn chỗ ngồi ăn là nơi bạn có thể nhìn cuộc sống được gần nhất” [10,28]. Những câu chuyện tình cũng trở nên lôi cuốn qua con mắt của M. Rama. Qua góc nhìn của ông, “người Hà Nội lúc nào cũng tất bật với chiếc xe gắn máy chạy vè vè ngoài đường”, đó là phương tiện được người dân ưa chuộng “đối với người Hà Nội thì người ta có thể làm tất cả những gì cần làm trên chiếc xe máy kia, kể cả một giấc ngủ” [10,65]. Không những thế nó còn là nơi người ta thể hiện tình cảm với nhau “những đôi tình nhân trẻ có thể tranh thủ âu yếm trên yên xe”. Nhà văn còn tinh tế khi phát hiện “chỉ cần nhìn cái cách nàng ngồi phía sau người ta cũng có thể đoán được mối quan hệ của họ đã tiến triển đến đâu” [10,66]. Tuy là một người ngoại quốc song 37
- Văn hóa Hà Nội qua góc nhìn của Thạch Lam và Martín Rama M. Rama lại có những góc nhìn rất tinh, rất nhạy về đời sống tình cảm của người dân thủ đô. Không chỉ bày tỏ quan điểm về những đổi thay theo xu hướng hiện đại hóa, ông còn thể hiện thái độ trân trọng những nét đẹp xưa trong đời sống tinh thần của người Hà Nội “nếu nàng là một cô gái thực sự lãng mạn, nàng sẽ muốn được chàng chở đi dạo phố trên một chiếc xe đạp cà tàng”. Những nét đẹp trong truyền thống văn hóa của người Việt nói chung, người Hà Nội nói riêng không chỉ bộc lộ trong đời sống sinh hoạt thường ngày mà còn thể hiện qua các dịp lễ, Tết. Thạch Lam đã tái hiện rất chân thực Tết cổ truyền của người Hà Nội xưa với những lễ nghi, phong tục được chuẩn bị đầy đủ, bài bản. Người ta thường quan niệm Tết đến, xuân về, nhà cửa phải sạch sẽ để mọi đen đủi, bụi bẩn của năm cũ không còn. Thạch Lam đã miêu tả không khí náo nức, chuẩn bị Tết: “Không có gì vui bằng trước ngày Tết dọn dẹp để đón Tết. Nhà cửa tự nhiên có một vẻ khác hẳn, trông ngăn nắp, sạch sẽ, sáng sủa”. Ngoài tục treo chữ, người Hà Nội còn hay “bỏ tiền ra rước hai ông Tiến tài, Tiến lộc về dán vào cánh cửa, may ra hai ông có phù hộ cho mình sang năm có thêm tài, thêm lộc” hay sắm vài bức tranh con vật ngộ nghĩnh cho trẻ nhỏ. Một trong những phong tục truyền thống của ngày Tết xưa là tục trồng nêu. Đây được coi là cách đuổi ma quỷ bằng “một cành tre thật cao đầu buộc một cái chổi phất trần treo một bộ nhạc và khánh đất nung, mỗi khi có gió bấc thổi, cái nọ chạm cái kia leng keng cũng vui tai” [6,82]. Bởi thế mà dân gian ta vẫn hay truyền nhau câu đối ngày Tết “Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ - Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh”. Sự hiện diện của nồi bánh chưng gợi lên khung cảnh ấm áp của tình thân, sum vầy trong Tết đoàn viên. Khung cảnh gia đình vào thời khắc giao thừa dưới ngòi bút của Thạch Lam hiện lên ấm ấp: “Trên bàn thờ đèn nến sáng choang khói trầm hương lên nghi ngút, hoa đào hoa cúc lúc bấy giờ càng thơm càng đẹp hơn lên. Cả nhà rộn rịp sửa soạn cỗ bàn để cúng tổ tiên ”. Tết xưa rộn ràng với 38
- Văn hóa Hà Nội qua góc nhìn của Thạch Lam và Martín Rama những tràng pháo trong đêm giao thừa “tiếng pháo kêu vang, xác pháo bên trong tóe ra khỏi tỏa đầy nhà, mà lạ hễ có xác pháo đỏ mùi pháo thơm thơm là ra vẻ Tết ngay lập tức. Năm mới rồi đây!” [6,85]. Một điều quan trọng trong những ngày Tết mà gia chủ nào cũng lưu tâm đó là người xông nhà, xông đất. Họ cho rằng đó sẽ là người hoặc đem lại những điều may mắn hoặc mang theo những vận xui cho đại gia đình. Dăm bảy ngày Tết người ta quanh quẩn với chuyện đi chúc tụng họ hàng, làng xóm, rồi “rượu, cỗ bàn rồi quây quần vào đánh bài: hết tam cúc lại bất, hết bất lại tam cúc ”. Hết Tết, khoảng mùng bảy tháng Giêng, người ta hạ cây nêu và “quần áo mới lại xếp vào hòm để dành đến Tết sang năm mới giở ra. Trong nhà lại lặng lẽ dần, rượu hết, cỗ bàn hết Cái vui của ngày Tết đã theo với xác pháo người ta quét mà đi, không trở lại cái Tết nữa” [6,89]. Không khí đông vui, tấp nập của ngày Tết dần lắng xuống nhường chỗ cho các hoạt động thường ngày. Martín Rama lại có những góc nhìn khác so với Thạch Lam. Nếu như Thạch Lam hoài niệm về những giá trị văn hóa cổ truyền của những cái Tết xưa thì với Rama Tết của người Hà Nội ngày nay đã thay đổi rất nhiều. Đã xa rồi cái Tết “đi thăm viếng lần lượt từng nhà họ hàng, được tặng những món tiền lì xì nhỏ và một ít bánh kẹo, từ nhà này qua nhà khác, giống như một cuộc hội hè miên man vậy”. Giờ đây, Tết của người Hà thành “có thể khiến người lớn kiệt sức. Cố làm cho hết những công việc của năm cũ, dọn dẹp nhà cửa để đón khách, chuẩn bị đồ ăn và quà tặng cho vô số những chuyến thăm xã giao quá đủ để người ta thấy mình ngập lụt vì công việc trong mấy tuần liền” [10,85]. Họ có đủ mối lo trong mấy ngày Tết, đặc biệt là người phụ nữ, từ các mối quan hệ xã hội đến gia đình. Bởi thế mà “không ngạc nhiên khi mà rất nhiều người Hà Nội cảm thấy nhẹ người (và lại cần một kì nghỉ mới) ngay khi những ngày nghỉ Tết vừa qua đi” [10,86]. Cảm xúc “vui vì xác pháo để rải rác trước thềm nhà, vì rượu mùi, vì hoa cúc hay vì gió lạnh làm cho người 39
- Văn hóa Hà Nội qua góc nhìn của Thạch Lam và Martín Rama ta gần gũi bên ngọn lửa mà kể chuyện Tết năm ngoái, năm xưa” [6,80] đã không còn, thay vào đó là “những mệt mỏi về mặt tinh thần”. Không chỉ nhắc đến Tết nguyên đán, M. Rama còn liệt kê hàng loạt những ngày nghỉ trong năm. Nhịp sống của người Hà Nội được tái hiện theo mùa, gắn với các dịp lễ. Đó là ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 khi bỗng nhiên “cả thành phố tràn ngập hoa tươi và những lời chúc ngọt nào, có những tấm bưu thiếp được kí tên và có cả những câu chúc được gửi đến từ một người bí mật. Không phải chỉ dành cho bạn gái hay cho những người vợ yêu dấu, ngày nay được dành cho tất cả những người phụ nữ ở quanh mình Vào ngày đó, niềm vui trở lại, sắc đẹp được ngợi ca và khi đó mùa đông thực sự đã qua” [10,86]. Ngày Thống nhất hay còn gọi là ngày Giải phóng miền Nam 30/4, Tết Trung Thu, ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11) đều là những dịp khiến phố phường thêm đông đúc, nhộn nhịp. Những dịp lễ này trước kia không được tổ chức long trọng, tưng bừng thì nay lại nhận được sự quan tâm lớn của xã hội. Nếu Thạch Lam tái hiện một cuộc sống đậm chất xưa trong từng căn nhà nhỏ thì M. Rama lại diễn tả cảnh đông đúc, tấp nập của các hàng quán vỉa hè chật cứng, thành phố “lại bắt đầu thở” [10,87]. Nhịp sống người Hà Nội quanh năm rộn ràng nhưng có lẽ ấn tượng nhất là vào mùa cưới. “Khắp nơi trong thành phố, từng cặp cô dâu chú rể váy áo lộng lẫy đưa nhau đi chụp ảnh cưới, để ghi lại tình yêu và hạnh phúc của họ”. Dưới góc nhìn của Rama “mùa cưới của Hà Nội cũng lại báo hiệu một mùa đông đã đến. Điều này đồng nghĩa với việc mùa đông sẽ tới” và “một cái Tết nữa lại đang đến gần”. Qua các mùa với những ngày lễ, con người sống trong những guồng quay hối hả, tất bật. Tác giả đưa ra những cảm nhận về lối sống gấp của người Hà Nội hiện đại “chính là sự vội vã phải hoàn thành những việc còn dở dang sẽ làm người ta không có thời gian suy nghĩ quá nhiều về vòng quay của cuộc sống” [10,88]. Phải chăng, sự vội vã ấy 40
- Văn hóa Hà Nội qua góc nhìn của Thạch Lam và Martín Rama đang vô tình cuốn con người ta vào công cuộc lo toan, mưu sinh mà lãng quên những giá trị văn hóa tốt đẹp, bỏ qua những vẻ đẹp những đáng trân trọng của cuộc sống. Có thể nói, nhiều thế hệ sinh sống đã góp phần làm nên phẩm chất người Hà thành. Bên cạnh đó, mảnh đất “địa linh nhân kiệt” này đã tiếp nhận, sàng lọc các phẩm chất tốt đẹp đó. Cái hay, cái tốt được tạo điều kiện phát huy, cái xấu dần bị gạt bỏ, kiềm chế. Có thể thấy một trong những phẩm chất điển hình nhất của người Thăng Long - Hà Nội là chất trí tuệ, sự nhạy bén với thời cuộc. Nét đẹp văn hóa trong nhịp sống của người Hà Nội thể hiện qua cách ứng xử với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Đó còn là phẩm chất thanh lịch của người Tràng An, một vẻ đẹp làm nên bản sắc văn hóa Thăng Long - Hà Nội. Điều này được thể hiện trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Nhịp sống đô thị Hà Nội chính là lối sống được hình thành từ sự giao thoa, lan tỏa tinh hoa của cả nước. Cách sống ấy không bất biến mà luôn chuyển mình để phù hợp với thời cuộc, bổ sung, làm giàu thêm văn hóa truyền thống. 41
- Văn hóa Hà Nội qua góc nhìn của Thạch Lam và Martín Rama CHƢƠNG 3 MỘT SỐ PHƢƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN GÓC NHÌN VĂN HÓA HÀ NỘI CỦA THẠCH LAM VÀ MARTÍN RAMA 3.1. Không gian nghệ thuật Không gian nghệ thuật là một yếu tố quan trọng. Nó mang những đặc điểm chi phối điểm nhìn của nhà văn trong quan trình sáng tác. GS. Trần Đình Sử trong giáo trình Một số vấn đề Thi pháp học hiện đại cho rằng: “Nếu thế giới nghệ thuật là thế giới của cái nhìn và mang ý nghĩa thì không gian nghệ thuật là trường nhìn mở ra từ trường nhìn, cách nhìn” [11,42]. Không gian nghệ thuật là mô hình thế giới của tác giả cụ thể, được biểu hiện bằng ngôn ngữ của các biểu tượng không gian. Với tài năng và sự tinh tế trong lối viết, Thạch Lam đã đưa người đọc đến một không gian nghệ thuật đặc sắc, qua đó thể hiện rõ góc nhìn văn hóa Hà Nội. Hà Nội băm mươi sáu phố phường giống như lời tâm tình, tự sự của nhà văn về những giá trị văn hóa của Hà Nội xưa. Đồng thời, từng trang văn cũng tràn ngập những cung bậc cảm xúc của người viết. Ngược dòng thời gian, tái hiện lại khung cảnh phố phường Hà Nội những năm tháng trước đây, nhà văn không chỉ cho người đọc trở về với những giá trị văn hóa cổ xưa mà còn cảm nhận được một tình yêu Hà Nội nồng nàn, thiết tha. Không gian nghệ thuật được Thạch Lam xây dựng trong tác phẩm này chủ yếu là không gian sinh hoạt đời thường, bao gồm cả không gian rộng và không gian hẹp. Trước hết là không gian của phố phường Hà Nội với “những phố gạch thẳng và rộng rãi”, chốn ăn chơi như chợ Đồng Xuân, nơi buôn bán độc đáo của “chợ mát ban đêm”. Trong những không gian này, nhịp sống của 42
- Văn hóa Hà Nội qua góc nhìn của Thạch Lam và Martín Rama người Hà Nội hiện lên hối hả, tấp nập. Rama cũng có những góc nhìn tương đồng với Thạch Lam khi tái hiện phố phường Hà Nội. Ông đi sâu vào khám phá ở rất nhiều con phố của thủ đô để tái hiện lại những nét kiến trúc đặc sắc, đồng thời bày tỏ quan điểm, cảm nhận về lối sống của người dân Hà thành. Rama tìm nguồn cảm hứng từ các dãy phố buôn bán (Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Bạc, ) đến các công trình kiến trúc công cộng lớn là những bệnh viện lớn (Việt Đức, Bạch Mai, ), các trường học (Đại học Dược, Đại học Quốc Gia, Đại học Tổng Hợp, ), vườn Bách thảo, công viên, Bảo tàng và nhiều cơ quan hành chính khác. Ông có cái nhìn bao quát về kiến trúc thủ đô, nó thể hiện sự am hiểu về không gian sống của một đô thị đang trên đà phát triển. Trong Hà Nội, một chốn rong chơi, M. Rama cũng tập trung khắc họa thành phố qua những đổi thay trong cuộc sống hiện đại đương thời. Ông đưa ra những hình ảnh chân thực về đời sống thường ngày của người dân thành thị. Không gian phố thị hiện lên có phần “hỗn loạn” bởi sự đông đúc, nhộn nhịp. “Như một dòng sông cuộn chảy, hàng nghìn xe máy lấp kín những con phố (đôi khi tràn lên cả vỉa hè) và dường như chẳng thèm quan tâm đến đèn tín hiệu hay quy tắc an toàn giao thông Những công trình xây dựng hai bên hè phố cũng hỗn độn không khác gì giao thông dưới lòng đường” [10,26]. Để tái hiện lại không gian đời sống hiện thực mang tính toàn diện như vậy, chắc hẳn M. Rama đã phải dành nhiều thời gian di chuyển và quan sát thành phố. Từ đó, ông đưa ra những nhận xét, đánh giá rất chân thực về lối sống trong không gian đô thị của người Hà thành. Bên cạnh những không gian bối cảnh lớn, cả hai tác giả Thạch Lam và Martín Rama đều khám phá văn hóa Hà Nội từ những góc độ nhỏ và hẹp. Điều này thể hiện qua sự xuất hiện của các không gian như “vài ngõ con ngõ Phất Lộc, ngõ Trung Yên ”, một cửa hàng nước trước chợ Đồng Xuân, gánh hàng của cô bán ốc, bà bán xôi, trong Hà Nội, một chốn rong chơi hay những phòng ở khu tập thể hơn chục mét vuông, các khu thềm, ban công, 43
- Văn hóa Hà Nội qua góc nhìn của Thạch Lam và Martín Rama khung cửa, dưới con mắt nhìn của M. Rama. Không gian đời sống xã hội được thu hẹp lại thành không gian gia đình, không gian hàng quán vỉa hè, thậm chí là không gian đời tư, không gian cá nhân “sự riêng tư trên xe máy người ta có thể làm tất cả những gì cần làm trên xe máy kia, kể cả một giấc ngủ” [10,65]. Trong những không gian nhỏ, hẹp, tác giả đem đến cho người cái nhìn cụ thể, tường tận hơn về những nét văn hóa trong cuộc sống thường nhật của người dân thành thị. Từ cách ăn, cách mặc, cách nói năng, đi đứng đến những thói quen thường ngày đều được miêu tả chân thực, sống động. Người đọc có thể cảm nhận được niềm vui, nỗi buồn, sự hào hứng, lo âu, tiếc nuối của con người nơi đây. Nếu M. Rama gây ấn tượng qua không gian nhỏ hẹp thì Thạch Lam lại tái hiện một không gian vô cùng đặc biệt. Dưới ngòi bút của Thạch Lam, mỗi món lại tỏa ra một không gian văn hóa riêng, quây quanh người bán, người ăn, người chế biến, khung cảnh và cả thời gian người ta thưởng thức những quà hàng rong. Tác giả đã rất thành công khi tạo dựng không khí giao giữa người làm, người bán với người mua, người thưởng thức. Từ đó, nhà văn khắc họa một Hà Nội với vẻ đẹp rất riêng, rất đỗi bình yên, gần gũi, quen thuộc. Không gian văn hóa ngấm trong hương vị các món ăn, những thức quà của người Hà Nội xưa. Có thể thấy, những không gian nhỏ được đặt xen kẽ trong không gian lớn thể hiện sự quan sát vừa mang tính khái quát, vừa cụ thể, chi tiết, tinh tế. Cách lựa chọn không gian nghệ thuật độc đáo phần nào thể hiện con mắt tinh tường cũng như tài năng của Thạch Lam và M. Rama. Cuộc sống người Hà Nội giống như một bức tranh khổ lớn mà mỗi tác giả đã dành trọn vẹn tâm huyết, tình cảm của mình để sáng tạo nên những mảng thật đẹp, thật ấn tượng. 3.2. Ngôn ngữ Trong văn chương, ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng, góp phần vào sự thành công của tác phẩm. Ngôn ngữ vừa là phương tiện, vừa là chất liệu thể 44
- Văn hóa Hà Nội qua góc nhìn của Thạch Lam và Martín Rama hiện tính đặc trưng của văn học. Đồng thời nó là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện cá tính sáng tạo, phong cách, tài năng của nhà văn. Cả hai tác giả Thạch Lam và Martín Rama đều lấy chất liệu từ hiện thực đời sống con người Hà Nội để phản ánh những nét văn hóa trong đời sống ấy. Bởi vậy, ngôn ngữ được sử dụng trong tác phẩm rất giản dị, đời thường, gần gũi, dễ hiểu. Nhà văn Thạch Lam được biết đến với văn phong nhẹ nhàng, lôi cuốn. Mỗi tác phẩm giống như một bài thơ mà mọi hình ảnh, sự vật, sự việc thường được thi vị hóa nhưng vẫn giữ được vẻ giản dị, mộc mạc. Tác giả vốn được biết đến là một con người tinh tế và nhạy cảm. Ông đã bộc lộ những xúc cảm qua vốn ngôn ngữ phong phú mà trong sáng, giản dị, đời thường như chính con người mình. Đọc Hà Nội băm mươi sáu phố phường của Thạch Lam, chúng ta như bị cuốn hút vào thứ ngôn ngữ tả tình, tả cảnh đặc sắc. Dưới ngòi bút của ông, những thứ nhỏ nhặt, vô tri cũng có tâm hồn riêng, đời sống riêng nhưng lại rất gần gũi với đời sống thường ngày. Khi miêu tả, ông sử dụng đa phần là từ thuần Việt, đơn giản, dễ hiểu. Từ “những phố gạch thẳng, rộng rãi, với từng dãy nhà giống nhau đứng xếp hàng” [6,13], “cho đến cả ba chữ “Ngọc Sơn Tự” bằng sắt, dán trên một tấm lưới cũng sắt, và có hoa lá cũng sắt nốt”. Hay những bóp cảnh sát được tác giả ví “như là một cái hòm vuông bốn góc thẳng cạnh, có cửa vào (tất nhiên) và cửa sổ” [6,18]. Viết về kiến trúc cảnh quan nhưng Thạch Lam lại mô tả qua những ngôn từ rất đời thường, những người không am hiểu về lĩnh vực này cũng có thể dễ dàng hình dung ra. Đặc biệt hơn khi tái hiện những thức quà Hà Nội, Thạch Lam đã cho thấy sự khéo léo trong việc sử dụng ngôn từ, bình dị mà tao nhã. Khi nhận xét về món ăn, ông thường đưa vào những câu nói rất đời thường như: “ngon mà đậm thế”, “Ờ, cái xôi vừng mỡ Mà có đắt gì đâu!”, “Chả còn gì ngon hơn bát phở 45
- Văn hóa Hà Nội qua góc nhìn của Thạch Lam và Martín Rama như thế nữa”, “Tưởng đắt hàng là phải”, Những người bán hàng hiện lên trong trang văn của Thạch Lam với tất cả những nét giản dị, tác giả gọi tên họ gắn với mặt hàng họ buôn bán hoặc tên phố họ sinh sống, làm ăn hay dấu hiệu nhận biết đặc trưng về họ. Đó là bà già trên Yên Phụ, bà đội thúng ngô, cô hàng cơm nắm, anh phở Trọc, anh phở Bêrê, anh phở Mũ dạ, anh phở Cao, cô hàng bún ốc, người bán hàng lục tàu xá, người bán chè sen, cô gái Vòng, Khắc họa cuộc sống buôn bán nhưng Thạch Lam không sử dụng ngôn ngữ chát chúa, gay gắt, xô bồ mà rất giản dị, đời thường. Ông lựa chọn những ngôn từ giản dị, trong sáng nhưng sâu lắng, đằm thắm, thấm đượm tình người khi ngợi ca những giá trị văn hóa truyền thống của người Hà Nội xưa. Ngôn ngữ trong tác phẩm của Thạch Lam rất gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày của người Hà Nội xưa. Trong tác phẩm xuất hiện nhiều từ mang tính khẩu ngữ nhưng có tính biểu cảm cao như: gớm, úi chà, đấy tôi lạ gì, hẳn vậy, tất nhiên, chết thật, Ngôn ngữ thân thuộc, giản dị khiến người đọc cảm nhận những vẻ đẹp văn hóa Hà Nội xưa rất chân thực. Với Hà Nội, một chốn rong chơi, M. Rama cho rằng: “Đây không phải một cuốn sách mang tính học thuật, cũng không hẳn là một cuốn cẩm nang, mà là những ghi chép của cá nhân tôi. Tác phẩm được xây dựng bởi tình yêu của tôi dành cho Hà Nội. Bản dịch ra tiếng Việt cũng chính là bản dịch đầu tiên của tác phẩm, mà tôi dành tặng cho chính những người Hà Nội”. Tác giả yêu Hà Nội, yêu Việt Nam và ông muốn đem món quà được làm từ tất cả tình yêu, lòng nhiệt thành gửi tặng đến những người trên dải đất hình chữ S này. Ông gọi Hà Nội là “nàng” một cách đặc biệt và trìu mến. Với nhà văn, Hà Nội giống như một người con gái đẹp mà người ta dễ dàng bị quyến rũ bởi sự duyên dáng, không lí giải được. Tuy ngôn từ Rama sử dụng trong tác phẩm Hà Nội, một chốn rong chơi ít nhiều thiên về ngôn ngữ chuyên ngành hơn nhưng người đọc vẫn cảm nhận được sự dung dị trong 46
- Văn hóa Hà Nội qua góc nhìn của Thạch Lam và Martín Rama ngôn từ khi ông tái hiện lại lối sống của người Hà thành hiện đại. Ông am hiểu văn hóa người Hà Nội, sử dụng khá linh hoạt và hợp lý những từ ngữ khắc họa nhịp sống sinh hoạt thường ngày của người Hà Nội. Ông miêu tả rất sinh động cuộc sống thường nhật của người dân thủ đô: “giao thông ở đây là một mớ hỗn độn. Nhưng nó giống như một dòng sông, nhẹ nhàng chảy và luồn lách qua các chướng ngại vật. Người đi bộ muốn băng qua đường, chỉ cần hòa mình vào cái dòng chảy ấy, và bước đi, chậm mà dứt khoát”, “những công trường xây dựng hai bên hè phố cũng hỗn độn không khác gì giao thông dưới lòng đường”, “hè phố ngoài việc là một bãi đỗ xe ngẫu hứng còn là nơi diễn ra vô số những sinh hoạt mà ở nơi khác người ta chỉ thực hiện trong nhà. Nấu nướng, và trên hết là ăn uống” [10,26], Nhịp sống gấp gáp, vội vã của những con người hiện đại được thể hiện sinh động dưới ngòi bút của tác giả. M. Rama gây ấn tượng khi tái hiện lại khoảnh khắc yêu đương của người Hà Nội: “trên cuốc xe lãng mạn, nếu nàng cầm lái sẽ hợp lí hơn chàng có thể ôm trọn nàng từ phía sau, tay đặt hờ lên hông nàng, mân mê sợi dây gợn lên từ đồ lót của nàng và mơ màng đến những giây phút gần gũi hơn nữa.” [10,65]. Dưới con mắt của tác giả, đôi lứa thể hiện tình yêu muôn màu muôn vẻ ở bất cứ đâu, “chỉ một chiếc xe cà tàng” mà chàng chở nàng đi khắp phố. Không thể phủ nhận tài năng quan sát và sử dụng ngôn ngữ khiến tác phẩm của Rama hiện ra trước mắt người đọc thật sinh động. Ông miêu tả cuộc sống sinh hoạt thông qua những từ ngữ gần gũi, quen thuộc của người dân địa phương: khu ổ chuột, gia đình tiên tiến, tăng gia, hay cách miêu tả đầy chất tạo hình: buồn bã và hom hem, tất bật trên chiếc xe máy, mù mịt khói xe và bụi đường, chồng lên nhau bất tận trông chẳng khác bãi rác chiều thẳng đứng, Tác giả thông thạo cách sử dụng ngôn ngữ của người Việt, tạo nên các hình ảnh thân thuộc với cuộc sống thường nhật. 47
- Văn hóa Hà Nội qua góc nhìn của Thạch Lam và Martín Rama Không chỉ sử dụng ngôn ngữ đời thường, giản dị, Thạch Lam và M. Rama cũng thể hiện sự chọn lọc và trau chuốt ngôn từ trong tác phẩm của mình. Nhà phê bình Văn Giá đã từng nhận xét: “Trước miếng ăn, Thạch Lam như một thi nhân” [14,68]. Nhà văn như rong ruổi khắp nẻo đường, con phố Hà Nội, quan sát, ngắm nghía, nếm thử rồi ngẫm nghĩ về những thức quà kì diệu. Nói như Khái Hưng, ông là “một nghệ sĩ về khoa thẩm vị”. Ông đặc tả một cách kĩ lưỡng, tinh tế và gợi cảm từng món ăn từ hình thức đến hương vị của nó. Với tác giả, những cái tầm thường, nhỏ nhặt được “khoác lên bộ áo nghệ thuật”. Ẩm thực không chỉ là thức ăn mà còn là thứ để chiêm ngưỡng, ngắm nhìn và ngợi ca bởi nó chứa đựng bao tinh hoa văn hóa. Cách miêu tả khéo léo nhưng sắc sảo của Thạch Lam khiến người dù chưa có cơ hội nếm thử món ngon Hà Nội cũng như đang được thưởng thức và say đắm với hương vị của nó thông qua những từ ngữ mang tính gợi hình. M. Rama không đi sâu vào ẩm thực Hà Nội nhưng lại viết rất hay về kiến trúc cảnh quan đường phố Hà Nội với ngôn ngữ sắc bén, chuẩn xác. Đọc những trang văn của ông, ta như đi vào một công trình nghiên cứu khoa học thực thụ. Rama đề cập đến nhiều vấn đề của đời sống xã hội nhưng không xô bồ mà được sắp đặt, lí giải hệ thống bằng kiến thức khoa học. Tác giả am hiểu tường tận về những phong cách kiến trúc, từ nguồn gốc, sự hình thành, phát triển ở Việt Nam và các trào lưu, ảnh hưởng tới cảnh quan Hà Nội. Ở những chương đầu tiên, ông sử dụng các từ ngữ chuyên ngành kiến trúc cảnh quan như Art Déco để nói về nghệ thuật trang trí; phong cách Beauxt Arts khi thể hiện sự ảnh hưởng của mĩ thuật tới kiến trúc đường phố, nhà ở; phong cách Neo - regional khi bàn luận về những căn biệt thự phố cổ; Thông qua sự xuất hiện dày đặc những từ ngữ như: ý tưởng, họa tiết, thiết kế, phong cách kiến trúc, mĩ thuật ứng dụng, trước mắt người đọc, tác giả như một chuyên gia về kiến trúc cảnh quan. Với cách sử dụng ngôn ngữ sắc bén, chuẩn xác, 48
- Văn hóa Hà Nội qua góc nhìn của Thạch Lam và Martín Rama Rama đưa người độc giả đến sự hình dung rõ nét hơn về các công trình ghi dấu thời đại, lịch sử, văn hóa. Sự sáng tạo không ngừng và sức ảnh hưởng của chữ Quốc ngữ thể hiện qua những trang văn của Hà Nội băm mươi sáu phố phường. Đây chính là chất liệu để Thạch Lam tạo nên một kiệt tác. Qua đó, ông đưa tiếng Việt lên một tầm cao mới với nhiều biểu hiện phong phú và đa dạng. Thạch Lam dường như tách biệt hoàn toàn với ngôn ngữ văn chương vay mượn, mang tính quy phạm, ước lệ tượng trưng, vượt qua rào cản của sự giao thoa ngôn ngữ trong giai đoạn giao thời, góp phần vào công cuộc hiện đại hóa văn học nước nhà. Với Martín Rama, bằng cái nhìn rộng mở và tình yêu Hà Nội đã giúp ông rất thành công trong việc diễn đạt ngôn từ chuẩn xác, tinh tế. 3.3. Giọng điệu Giọng điệu là yếu tố quan trọng tạo nên tính hấp dẫn cho tác phẩm và góp phần hình thành phong cách nhà văn. Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Giọng điệu là thái độ, tình cảm, lập trường tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ gần xa, thân, sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm” [5,80]. Đọc Hà Nội băm mươi sáu phố phường và Hà Nội, một chốn rong chơi ta bắt gặp nhiều giọng điệu khác nhau, khi thì nhẹ nhàng, thủ thỉ, tâm tình, lúc lại hóm hỉnh, hài hước, ngợi ca, tự hào. Trước hết là giọng điệu thủ thỉ, tâm tình. Văn phong của Thạch Lam giống như những ý thơ đẹp, nhẹ nhàng đi vào lòng người. Ông miêu tả mỗi món ăn giống như một bài thơ trữ tình bằng văn xuôi mà hòa quyện, lắng đọng trong từng câu chữ. Đó là khi ông miêu tả về Cốm: “cái mùi thơm phức 49
- Văn hóa Hà Nội qua góc nhìn của Thạch Lam và Martín Rama của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng, thanh đạm của loài thảo mộc. Thêm vào đó cái mùi hơi ngát của lá sen già ” [6,50]. Những đoạn văn nói về chợ mát ban đêm: “những gánh hàng nặng trĩu và kẽo kẹt trên vai, theo cái đưa đẩy có nhịp của bước đi những thức hàng mong manh ấy không thể đợi được ánh sáng gay gắt của ban ngày để mà héo úa ”. Giọng văn của Thạch Lam nhỏ nhẹ như một lời thủ thỉ của thiếu nữ đang tâm tình với người thương khi miêu tả những người lao động bình dân “cứ trông cái thân người uốn cong dưới gánh nặng, chúng ta biết ngay là những người cần lao và chịu khó, quen đi với những công việc nhọc nhằn, và nhẫn nại, ít nói trên mẩu đất” [6,61]. Đó là hình ảnh của bà đội thúng ngô, “tay thủ vào cái áo bông”, cô hàng ốc “tóc vấn gọn, áo nâu mới, quần sồi thâm”, bà phở gánh trong nhà thương tốt bụng, Nhà văn thông qua cách nói thủ thỉ, tâm tình bộc lộ sự trân trọng, yêu mến những vẻ đẹp bình dị, mộc mạc. Trong Hà Nội một chốn rong chơi M. Rama thể hiện giọng điệu tự hào, chân thành: “Theo một cách nào đó, thời tiết Hà Nội giống như tính cách một cô gái, xinh đẹp nhưng khó tính”, “mùa thu cũng là mùa cưới ở Hà Nội” khi mà khắp những phố phường là hình ảnh của các cô dâu, chú rể “váy áo lộng lẫy để ghi lại tình yêu và hạnh phúc”, “ban ngày cuộc sống phơi bày trên hè phố, còn ban đêm thì tình yêu lại thăng hoa trên yên xe”, Giữa cái xô bồ, náo nhiệt của kẻ bán, người mua, tác giả nhẹ nhàng khẳng định: “chắc chắn là chợ truyền thống luôn có sức sống bền bỉ và mãnh liệt, vì đó là nơi người ta gặp nhau và trò chuyện”. Ông viết về Hà Nội như giống như đang tâm sự với một người con gái Hà thành đẹp, duyên dáng. Bởi thế, ông gọi thành phố một cách thân mật, trìu mến là “nàng”. Chính tình yêu và sự gắn bó với Hà Nội là dòng chảy xuyên suốt để tác giả viết nên những lời văn tràn đầy cảm xúc tâm tình. 50
- Văn hóa Hà Nội qua góc nhìn của Thạch Lam và Martín Rama Ngay từ đầu tác phẩm, Rama đã khẳng định: “Cuốn sách này là sản phẩm của tình yêu”. Dưới con mắt của ông, thủ đô hiện lên theo chiều dài của lịch sử, qua những không gian, kiến trúc độc đáo được ghi lại bằng sự tự hào. Từ những hình ảnh giản dị như hè phố, vườn hoa, công viên, những con đường rợp bóng mát đều được ông trân trọng: “Hà Nội xanh hơn rất nhiều thành phố khác ở Đông Á”. Cũng giống như nhà văn Nguyễn Tuân, ông đánh giá phở là món ăn tinh tế, “quốc hồn quốc túy”. Những hình ảnh đời thường của thành phố đều khiến tác giả trân quý và tự hào. Đó là các kiểu kiến trúc pha trộn từ nhiều phong cách khác nhau nhưng vẫn in dấu nhiều giá trị truyền thống, là những xe hoa của người bán hàng rong vẫn miệt mài tô điểm cho thành phố thêm rực rỡ, thơ mộng. Với giọng điệu chân thành, chan chứa tình cảm, ta thấy Rama như là một người con gắn bó thân thiết với Hà Nội. Nếu M. Rama bày tỏ niềm tự hào qua kiến trúc, không gian văn hóa hiện đại xen lẫn cổ xưa của phố phường Hà Nội thì Thạch Lam lại thể hiện sự tự hào lắng đọng, đúc kết ở các thức quà. Nhà văn say sưa kể, miêu tả tỉ mỉ hình thức, hương vị của từng thức quà. Ông yêu quà và yêu cả những người làm quà, người bán quà. Cùng với Rama, Thạch Lam cũng tự hào, dành nhiều lời ca tụng cho phở - món ăn được coi là “quốc hồn quốc túy”. Trong những trang văn của ông, ẩm thực Hà Nội hiện lên đa dạng, phong phú, mỗi món ăn là một câu chuyện riêng, hương vị riêng, ý nghĩa riêng. Viết về Cốm, Thạch Lam cho rằng đây là “thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ Việt Nam” [6,49]. Từ hàng bún ốc, bún chả, bánh cuốn, hàng xôi, hàng nước đến những thức quà giản dị như cơm nắm, giầy giò, bánh dẻo Cự Hương, bánh bột lọc, bánh khảo, kẹo lạc, tất cả đều hiện lên qua giọng điệu trân trọng, yêu mến, ngợi ca. Thạch Lam đang 51
- Văn hóa Hà Nội qua góc nhìn của Thạch Lam và Martín Rama mang tình yêu Hà Nội đến cho người đọc bằng tấm lòng chân thành, giọng điệu tự hào cùng lối dẫn dắt hấp dẫn, tài tình. Đọc Hà Nội băm mươi sáu phố phường, ta thấy thấy giọng điệu thủ thỉ, tâm tình, niềm tự hào, ngợi ca mà còn nhận ra giọng điệu hài hước, hóm hỉnh, tươi vui khi tác giả kể về nhừng thức quà. Cũng nói về Cốm, Thạch Lam có đoạn viết: “Hỡi các bà mua hàng! Chớ có thọc tay hay mân mê thức quà thần tiên ấy ” [6,50]. Hay khi miêu tả “miến lươn là thức quà bổ âm, nhiều người bảo thế. Đàn ông thì không hay tin, nhưng đàn bà thì dễ tin lắm nhiều ông chồng không thích ăn lươn, mà vẫn bị các bà vợ ép cho ăn”. Nhà văn còn hóm hỉnh khi cho rằng: “Tình nghĩa đằm thắm của vợ chồng, đôi khi có thể lấy ít nhiều miến lươn mà đo được” [6,29]. Người đọc cũng bắt gặp những trang văn mang giọng điệu hài hước, hóm hỉnh trong Hà Nội, một chốn rong chơi của M. Rama. Dưới con mắt của ông, Hà Nội đông đúc, chật kín như mắc cửi, giao thông hỗn loạn, những chiếc xe chuyển được ví “như một dòng sông, nhẹ nhàng chảy và luồn lách qua các chướng ngại vật”. Người lái xe tham gia giao thông “làm chủ động tác như trong các động tác ba lê của các kỵ sĩ thành Vienna” [6,27]. Cuộc sống đời thường của người dân Hà Nội được khắc họa qua những nét vẽ hài hước “thích được ăn uống trên hè phố hơn là trong những căn phòng chật chội của họ ở phố cổ”, trong khi những người bán hàng rong vẫn làm công việc của mình thì “những bà mẹ vẫn đang cho con bú, những người đàn ông vẫn ngồi đánh cờ tướng, những cụ già vẫn đi dạo trong bộ quần áo ngủ” [6,28]. Khi tìm hiểu lịch sử, nguồn gốc các loại hình kiến trúc hay lúc nói về các công trình kiến trúc như văn miếu, nhà hát lớn, Rama thể hiện thái độ trang trọng, nghiêm túc, khách quan còn khi phác họa hình ảnh của những khu tập thể, ông lại miêu tả chúng “trông hom hem và buồn bã” nhưng “vẫn khác biệt và rất Việt Nam”. Ông còn có những phát hiện rất thú vị khi nói quy định đội mũ bảo hiểm đã “can 52
- Văn hóa Hà Nội qua góc nhìn của Thạch Lam và Martín Rama thiệp vào câu chuyện tình yêu lãng mạn”. Những “đôi tình nhân vội vã trao nhau nụ hôn trong góc khuất với mũ bảo hiểm vẫn đội trên đầu!” [10,66]. Những mảnh ghép cuộc sống thường nhật của người dân thử đô hiện lên qua giọng điệu hài hước nhưng bao dung, yêu mến của một tác giả người nước ngoài. Chúng ta cảm nhận được sự hài hước qua giọng điệu, trong từng câu văn nhưng nó không phải là tiếng cười trào phúng, phê phán, ngược lại nó góp phần xua tan đi những mệt mỏi, lo toan của cuộc sống, khiến ta yêu mến hơn thành phố của mình. Cả hai tác giả Thạch Lam và M. Rama qua những trang văn đều bộc lộ một tình yêu Hà Nội nồng nàn, tha thiết. Họ cảm nhận những phương diện của đời sống bằng cả trái tim chân thành, chan chứa tình cảm dành cho thủ đô ngàn năm văn hiến. Sự kết hợp đa dạng các loại giọng điệu là một trong những yếu tố góp phần làm nên thành công của hai tác phẩm Hà Nội băm mươi sáu phố phường và Hà Nội, một chốn rong chơi. Qua đó, chúng ta thấy được tài năng, sự khéo léo, tinh tế của hai tác giả khi tái hiện một cách chân thực, gần gũi những không gian văn hóa đậm chất Hà Nội. 53