Khóa luận Tiếp cận nội dung “Cách mạng tư sản” từ một số tài liệu Tiếng Anh

pdf 86 trang thiennha21 16/04/2022 2901
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Tiếp cận nội dung “Cách mạng tư sản” từ một số tài liệu Tiếng Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_tiep_can_noi_dung_cach_mang_tu_san_tu_mot_so_tai_l.pdf

Nội dung text: Khóa luận Tiếp cận nội dung “Cách mạng tư sản” từ một số tài liệu Tiếng Anh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN CÔNG HẬU TIẾP CẬN NỘI DUNG “CÁCH MẠNG TƯ SẢN” TỪ MỘT SỐ TÀI LIỆU TIẾNG ANH KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Thành phố Hồ Chí Minh - 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN CÔNG HẬU TIẾP CẬN NỘI DUNG “CÁCH MẠNG TƯ SẢN” TỪ MỘT SỐ TÀI LIỆU TIẾNG ANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: ThS. HỒ THANH TÂM Thành phố Hồ Chí Minh - 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Khoá luận này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả, số liệu nêu trong Khoá luận là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ KHOÁ LUẬN
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: Quý Thầy Cô Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Trong quá trình học tập, tôi đã nhận được từ quý Thầy Cô những hướng dẫn tận tình trong nghiên cứu khoa học Lịch sử, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm Quý Thầy Cô là những hình mẫu về tinh thần nghiêm túc trong nghiên cứu khoa học và tận tâm trong giảng dạy. TS. Trần Thị Thanh Thanh, người đã trao cho tôi tình yêu khoa học và cũng như góp phần kiến lập nền tảng vững chắc về kiến thức cũng như phương pháp để tôi có thể vững bước trên con đường học tập và nghiên cứu khoa học Lịch sử. ThS. Hồ Thanh Tâm, người hướng dẫn khoa học. Trong quá trình thực hiện Khoá luận tốt nghiệp, tôi đã nhận được từ Thầy sự hướng dẫn tận tình, cẩn trọng và tinh thần nghiêm túc, trung thực trong nghiên cứu khoa học. Những phương pháp nghiên cứu khoa học mà tôi học tập từ Thầy sẽ là hành trang không thể thiếu trong suốt chặng đường nghiên cứu khoa học về sau. Cô Nguyễn Thị Thu Hà, người trao cho tôi niềm đam mê, mang đến những kiến thức ban đầu về Lịch sử. Thầy Nguyễn Thượng Toàn, người tiếp tục trao cho tôi những kiến thức Lịch sử, dìu dắt, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thi Tốt nghiệp Trung học Phổ thông và Đại học. Gia đình, những người đã động viên, giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt quãng đời sinh viên. TP. Hồ Chí Minh, Mùa thu 2018 NGUYỄN CÔNG HẬU
  5. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục MỞ ĐẦU ················································································· 1 1. Lý do chọn đề tài ····································································· 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ··························································· 2 3. Mục đích nghiên cứu ································································· 3 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ····················································· 4 5. Phương pháp nghiên cứu ···························································· 4 6. Nguồn tài liệu ········································································· 5 7. Đóng góp của đề tài ·································································· 6 8. Bố cục của đề tài ······································································ 6 Chương 1. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC TIẾP CẬN ĐA DẠNG CÁC TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU KHI TÌM HIỂU VẤN ĐỀ LỊCH SỬ ··················· 8 1.1. Lý do cần tiếp cận đa dạng các tài liệu nghiên cứu ···························· 8 1.2. Cách thức để tiếp cận nhiều nguồn tài liệu nghiên cứu ····················· 10 1.3. Sự cần thiết phải tiếp cận đa dạng các tài liệu nghiên cứu đối với nội dung “Cách mạng tư sản” ··································································· 12 Chương 2. NỘI DUNG “CÁCH MẠNG TƯ SẢN” ĐƯỢC TRÌNH BÀY TRONG GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI VÀ MỘT SỐ TÀI LIỆU TIẾNG ANH ·································································· 14 2.1. Cách mạng Anh (1640 - 1689) ················································· 14 2.1.1. Nội dung “Cách mạng Anh” trong giáo trình “Lịch sử Thế giới Cận đại” ································· 14 2.1.2. Nội dung “Cách mạng Anh” trong tài liệu “Holt World History: The Human Journey” ················ 17 2.1.3. Thảo luận ································································· 25 2.2. Cách mạng Hoa Kì (1775 - 1783) ·············································· 28 2.2.1. Nội dung “Cách mạng Hoa Kì” trong giáo trình “Lịch sử Thế giới Cận đại” ································ 28 2.2.2. Nội dung “Cách mạng Hoa Kì” trong tài liệu “A History of Western Society” và “Holt World History: The Human Journey” ································································ 29 2.2.3. Thảo luận ································································· 34 2.3. Cách mạng Pháp (1789 - 1799) ················································· 35 2.3.1. Nội dung “Cách mạng Pháp” trong giáo trình “Lịch sử Thế giới Cận đại” ································ 36
  6. 2.3.2. Nội dung “Cách mạng Pháp” trong tài liệu “A History of Western Society”, Bài giảng online của Giáo sư John Merriman “Lecture 6 - Maximilien Robespierre and the French Revolution” và “Holt World History: The Human Journey” ················································ 38 2.3.3. Thảo luận ································································· 49 Chương 3. GIÁ TRỊ CỦA VIỆC TIẾP CẬN NỘI DUNG “CÁCH MẠNG TƯ SẢN” TỪ TÀI LIỆU TIẾNG ANH (XÉT Ở GÓC NHÌN CỦA VIỆC DẠY HỌC) ············································································ 51 3.1. Mở rộng nguồn dữ liệu nhận thức về nội dung “Cách mạng tư sản” ····· 51 3.2. Đề xuất cập nhật vào đề cương học phần “Lịch sử Thế giới Cận đại” ···· 53 3.3. Vận dụng những kiến thức mới vào dạy học Lịch sử tại trường Phổ thông ··································································· 64 KẾT LUẬN ············································································ 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO ·························································· 69 PHỤ LỤC ·············································································· 71
  7. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài “Lịch sử là một khoa học luôn chỉnh sửa lại mình trên cơ sở những phát hiện mới của khảo cổ, hoặc từ những tư liệu Lịch sử bị lãng quên, bị thất lạc, bị che giấu vì những lý do xã hội nào đó, tới nay mới có điều kiện lộ sáng.” [2, tr.5] Có lẽ vì thế mà khi một ấn phẩm mới được xuất bản chứa đựng sự bổ sung, cập nhật thông tin hoặc chỉ đơn thuần giới thiệu một cách tiếp cận mới, nêu một nhận định hay gợi ra một quan điểm nhận thức mới luôn nhận được sự hân hoan đón nhận từ độc giả. “Cách mạng tư sản” là một chủ đề quan trọng trong học phần Lịch sử Thế giới Cận đại dùng để giảng dạy sinh viên chuyên ngành Lịch sử (và những chuyên ngành lân cận) và cũng là nội dung trọng yếu trong chương trình môn Lịch sử hiện đang được áp dụng tại trường Phổ thông (và trong chương trình dự kiến ban hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo). Khi tiếp cận chủ đề này, không thỏa mãn với những nội dung được trình bày, không thuyết phục với những nhận định chưa logic của Giáo trình Lịch sử Thế giới Cận đại1, chúng tôi đã mở rộng việc tìm kiếm tài liệu, và nhận thấy: có khá nhiều tài liệu được viết bằng tiếng Anh2, tài liệu dịch (chủ yếu từ tiếng Anh, Pháp) được lưu hành trên Internet hay được xuất bản thành sách dưới dạng sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu tham khảo Trong giới hạn nội dung các cuộc cách mạng tư sản mà chúng tôi quan tâm, các tài liệu này hoặc là trình bày tròn vẹn nội dung một cuộc cách mạng, hoặc là trình bày một (hay một số) vấn đề liên quan đến các cuộc cách mạng, hoặc trình bày khái quát nội dung các cuộc cách mạng dưới dạng bài giảng, tài liệu giáo khoa và điều đáng lưu ý là, các thông tin Lịch sử, và gắn với nó là các quan điểm, nhận định, cách tiếp cận , được trình bày trong các tài liệu vừa nêu, với chúng tôi, là thuyết phục và rõ ràng. Từ đây, chúng tôi nghĩ rằng cần tiến hành một công trình nghiên cứu để tổng hợp và giới thiệu các thông tin, nhận định, quan điểm mới (trong đối tượng so sánh chủ yếu là Giáo trình) để mở rộng nguồn dữ liệu thông tin Lịch sử về chủ đề “Cách mạng tư sản”, từ đó, đề xuất cập nhật những nội dung mới vào đề cương học phần Lịch sử Thế giới Cận đại dùng trong việc giảng dạy sinh viên khoa Lịch sử - Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, cung cấp nguồn tài liệu tham khảo cho các bạn sinh viên và vận dụng vào dạy học Lịch sử ở trường Phổ thông, đặc biệt là góp phần gợi ý cho các tác giả sách giáo khoa trong việc chuẩn bị biên soạn nội dung “Các cuộc cách mạng tư sản” theo chương trình dự kiến ban hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 1 Chúng tôi đề cập đến 2 cuốn Giáo trình sau: [4] và [8] Tuy nhiên, cuốn Giáo trình chính mà chúng tôi sử dụng chủ yếu làm đối tượng so sánh trong Khóa luận này là [8], từ đây, xin gọi tắt là Giáo trình. 2 Chúng tôi giới hạn việc tìm kiếm bằng tiếng Anh vì đây là ngôn ngữ mà chúng tôi có thể sử dụng được.
  8. 2 Đề tài “TIẾP CẬN NỘI DUNG “CÁCH MẠNG TƯ SẢN” TỪ MỘT SỐ TÀI LIỆU TIẾNG ANH” được thực hiện nhằm triển khai các ý tưởng, dự định nêu trên. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trong không gian học thuật hiện nay, việc tiếp cận các vấn đề Lịch sử từ các nguồn tài liệu tiếng Anh đang trở nên rất phổ biến và đạt nhiều thành tựu. Điều này được thể hiện trong thư mục tham khảo của các công trình nghiên cứu và các tài liệu được dịch để xuất bản. Tuy nhiên, do hướng nghiên cứu của đề tài thuộc về một nội dung/chủ đề trong cấu tạo chương trình của một môn học trong không gian Đại học nên không có nhiều công trình được nghiên cứu theo hướng so sánh, giới thiệu các thông tin lịch sử, quan điểm, nhận định Do vậy, để góp phần mang đến nhận thức chung về không gian các tài liệu được xuất bản bằng tiếng Việt có cùng hướng nghiên cứu với đề tài Khóa luận, chúng tôi sẽ trình bày một số ấn phẩm là bài giảng (được biên soạn dựa trên tài liệu tiếng Anh), sách (tiêu chí lựa chọn là có cách trình bày khác với Giáo trình về niên đại, phân kỳ Lịch sử ) và một vài tài liệu được dịch sang tiếng Việt. Trong tập 2 của cuốn Lịch sử Thế giới (ấn bản năm 2000 của Nhà xuất bản Văn hóa), Nguyễn Hiến Lê và Thiên Giang đã có cách phân kỳ “Cận đại” và “Hiện đại” không giống với cách phân kỳ quen thuộc của các nhà Sử học Marxist. Theo đó, Cách mạng Anh, cách mạng Hoa Kỳ được trình bày trong chương 8. Cách mạng dân chủ ở Anh. Chế độ đại nghị thành lập và chương 12. Nước Huê Kỳ thành lập (cuốn 1); còn Cách mạng Pháp được chọn làm sự kiện mở đầu thời Hiện đại với Chương 1. Cách mạng Pháp năm 1789 (cuốn 2). Như vậy, cách phân kỳ của Nguyễn Hiến Lê và Thiên Giang khác với Giáo trình và tất nhiên, quan điểm nhận thức và nội dung trình bày các sự kiện cũng không giống mà cụm từ “Cách mạng dân chủ ở Anh” có thể xem là một thí dụ dễ thấy. Chủ yếu sử dụng các tài liệu tham khảo bằng tiếng Anh và tiếng Pháp, năm 2005, trong Các bài giảng chuyên đề về Lịch sử các nước Tây Âu và Hoa Kỳ (Tập II), Lê Phụng Hoàng đã trình bày bài giảng “Nhìn lại một vài vấn đề cách mạng tư sản Anh trong thế kỷ XVII”. Chủ yếu xoay quanh hai vấn đề Ruộng đất và Chính quyền, với dung lượng hơn 100 trang sách, Lê Phụng Hoàng đã phản biện lại những luận điểm được trình bày trong Giáo trình Lịch sử Thế giới Cận đại của Vũ Dương Ninh và Nguyễn Văn Hồng với những lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. Được dịch và xuất bản bằng tiếng Việt với sự giúp đỡ về tài chính của Phòng Thông tin - Văn hóa, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội, Nhà xuất bản Thanh niên đã ấn hành cuốn Khái quát về Lịch sử nước Mỹ (Outline of U.S. History - bản quyền thuộc Bureau of International Information Programs, U.S. Department of State). Hai chương: Chương 3. Chặng đường giành độc lập và Chương 4. Xây dựng một chính phủ quốc gia đã trình bày chi tiết diễn trình của
  9. 3 cuộc Cách mạng Hoa Kỳ từ lúc khởi đầu cho đến khi Tổng thống Washington nhậm chức (1789) và một vài sự kiện sau đó. Trong suốt phần trình bày sinh động, rõ ràng đó, chúng tôi đặc biệt ấn tượng với tiểu mục “Tầm quan trọng của cuộc Cách mạng Mỹ” vì nội dung này có ý nghĩa tổng kết giá trị của Cách mạng Hoa Kỳ như là một cuộc cách mạng vì tự do chứ không phải những lối mòn quen thuộc như cách Giáo trình nhận xét. Đặng Thanh Tịnh đã xuất bản cuốn Lịch sử nước Pháp năm 2008. Tuy các tài liệu mà tác giả sử dụng để biên soạn được khai thác từ tiếng Việt và các ấn bản tiếng Hán nhưng chúng tôi vẫn xếp vào trong đề mục này vì khi khảo sát việc trình bày nội dung Cách mạng Pháp của tác giả trong Chương 3. Cuộc đại cách mạng Pháp 1789 và Đế chế Napoleon Bonaparte, chúng tôi nhận thấy có rất nhiều điểm tương đồng về thông tin Lịch sử và cả một số nhận định với tài liệu Holt World History: The Human Journey. Năm 2008, Nhà xuất bản Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh đã tái bản cuốn Lược sử nước Anh của Bùi Đức Mãn. Tuy chưa có những kết luận mang tính nhận định về bản chất, đặc điểm của cách mạng Anh (do hạn chế dung lượng của cuốn sách và phù hợp với nhan đề “Lược sử”) qua các đề mục “Charles I và cuộc nội chiến”, “Cromwell: Nhà độc tài quân phiệt”, “James II - Cuộc cách mạng 1688” thuộc 2 chương: Chương 9. Cuộc nội chiến và nên Cộng hòa và chương 10. Nền quân chủ Phục hưng, cùng nội dung trình bày, tài liệu tham khảo dùng cho việc biên soạn đã cho thấy cách tiếp cận vấn đề khác với Giáo trình và tương đồng với các tài liệu tiếng Anh mà chúng tôi có dịp tham khảo. Các ấn phẩm nêu trên đã cho thấy những nỗ lực bổ sung, cập nhật thông tin, nhận định về nội dung “Cách mạng tư sản” từ nguồn tài liệu tiếng Anh là một xu thế đang được chấp nhận, lan tỏa trong cộng đồng học thuật. Tuy chưa có cùng đối tượng và phạm vi nghiên cứu với đề tài của Khóa luận để có một công trình giới thiệu về ba cuộc cách mạng nhưng sự tồn tại của những ấn phẩm nêu trên là những gợi ý trong tư duy, góp phần cung cấp các đối tượng làm cơ sở so sánh giữa nguồn tài liệu tiếng Anh tiếp cận được và Giáo trình cũng như tạo lập niềm tin đối với người thực hiện khóa luận. 3. Mục đích nghiên cứu Khoá luận được thực hiện nhằm các mục đích sau: 1. Giới thiệu các thông tin, nhận định, quan điểm mới được chúng tôi tiếp cận được từ các tài liệu tiếng Anh. 2. So sánh thông tin, nhận định, quan điểm được trình bày trong Giáo trình và các tài liệu tiếng Anh, từ đó, thảo luận về tính cụ thể - rõ ràng của thông tin - sự kiện lịch sử, tính thỏa đáng, thuyết phục và nhận định cũng như quan điểm lịch sử. 3. Tạo lập nguồn tài liệu tham khảo cho những đối tượng quan tâm và có nhu cầu sử dụng.
  10. 4 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Theo quan điểm sử học Marxist, “Cách mạng tư sản” là khái niệm dùng để chỉ các cuộc cách mạng diễn ra trong thời kỳ Cận đại do giai cấp tư sản lãnh đạo nhằm mục tiêu cao nhất là xóa bỏ những cản trở của quan hệ sản xuất phong kiến đã lạc hậu để xác lập quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa tiến bộ hơn, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Từ quan niệm này, “Cách mạng tư sản” sẽ là các cuộc “Cách mạng Nêđéclan”, “Cách mạng tư sản Anh giữa thế kỉ XVII”, “Cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ và sự thành lập nước Mĩ”, “Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII” hay những cuộc các mạng khác tiếp tục diễn ra ở Pháp, Hoa Kỳ, các cuộc chiến tranh thống nhất Đức, Italia đều mang tính chất của cách mạng tư sản. Tuy nhiên, cụm từ “Nội dung “Cách mạng tư sản”” trong tên đề tài chỉ đề cập đến 3 cuộc cách mạng là: Cách mạng Anh (1640 - 1689), Cách mạng Hoa Kỳ (1775 - 1783), Cách mạng Pháp (1789 - 1799)3 cho phù hợp với giới hạn dung lượng của Khóa luận tốt nghiệp đại học. Chúng tôi xem đây là những trường hợp để minh họa hay gợi ý cho việc tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu ở những bậc học cao hơn hay không gian nghiên cứu khác. Một số tài liệu tiếng Anh: chúng tôi chủ yếu tiếp cận 2 nguồn tài liệu: Bài giảng online của GS. John Merriman và Joanne Freeman tại Đại học Yale và một số tài liệu lưu hành trên internet dưới dạng sách giáo khoa (được trình bày cụ thể hơn ở đề mục “Nguồn tài liệu”). Tiếp cận nội dung “Cách mạng tư sản” từ một số tài liệu tiếng Anh là sự trình bày, giới thiệu các thông tin, nhận định, quan điểm mới (trong đối tượng so sánh chủ yếu là Giáo trình) được chúng tôi tiếp cận được từ các tài liệu tiếng Anh nêu trên. 5. Phương pháp nghiên cứu Khi thực hiện Khóa luận, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp liên kết - so sánh và phương pháp nghiên cứu trường hợp (case - study). Phương pháp Lịch sử và phương pháp logic: chúng tôi sẽ trình bày các sự kiện theo trình tự thời gian (lịch đại), trên cơ sở mô tả cụ thể các sự kiện lịch sử, chúng tôi sẽ trình bày những nhận định, quan điểm nhận thức về các vấn đề chính của các cuộc cách mạng, xem xét tính thỏa đáng của nhận định, quan điểm nhận thức đó trong mối quan hệ với các sự kiện và quá trình riêng biệt cũng như trình bày những nhận thức và quan điểm riêng. Phương pháp liên kết - so sánh: chúng tôi tiếp cận nhiều tài liệu đề cập đến cùng một vấn đề, do vậy, thao tác tất yếu của tư duy là so sánh để tìm ra 3 Tùy thuộc vào các quan điểm khác nhau, các tài liệu không thống nhất về mốc thời gian của các cuộc cách mạng. Chúng tôi chọn lựa các mốc thời gian như đã trình bày vì cho rằng những sự kiện diễn ra ở thời điểm đó xứng đáng được xem là mốc mở đầu và kết thúc các cuộc cách mạng.
  11. 5 điểm giống và khác nhau, liên kết các thông tin trong tài liệu để xem xét tính thỏa đáng và thuyết phục, từ hai cơ sở này, chúng tôi đi đến việc chọn lựa tài liệu mà chúng tôi cho là có giá trị hơn hết để giới thiệu, trình bày trong khóa luận. Tất nhiên, việc tiếp cận các tài liệu tiếng Anh sẽ rất có giá trị cập nhật, bổ sung, điều chỉnh sự kiện - thông tin lịch sử, nhận định khi đặt trong mối quan hệ so sánh với Giáo trình. Phương pháp nghiên cứu trường hợp: lựa chọn ba cuộc cách mạng: Cách mạng Anh (1640 - 1689), Cách mạng Hoa Kỳ (1775 - 1783), Cách mạng Pháp (1789 - 1799), chúng tôi xem đây là những trường hợp để minh họa hay gợi ý cho việc tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu cùng hướng nội dung “Cách mạng tư sản” ở những bậc học cao hơn hay không gian nghiên cứu khác. 6. Nguồn tài liệu Để thực hiện Khóa luận, chúng tôi sử dụng các thông tin từ các bài giảng online và các tài liệu giáo khoa tiếng Anh. Bài giảng online của Giáo sư John Merriman và Joanne Freeman của Đại học Yale, gồm: 1. Merriman, J. (Fall 2008). Lecture 5 - European Civilization, 1648 - 1945. 25 - 12 - 2017. retrieved from: 2. Merriman, J. (Fall 2008). Lecture 6 - Maximilien Robespierre and the French Revolution. 25 - 12 - 2017. retrieved from: 3. Freeman, J. (Spring 2010). Lecture 2 - Being a British Colonist. 18 - 1 - 2018. retrieved from: 4. Freeman, J. (Spring 2010). Lecture 12 - Civil War. 25 - 3 - 2018. retrieved from: Cuốn “Holt World History: The Human Journey” (bản online): ấn phẩm này trình bày nội dung “Cách mạng tư sản” qua các chủ đề sau: Chapter 20. 1550 - 1789 Enlightenment and Revolution in England and America và Chapter 21. 1789 - 1815 The French Revolution and Napoléon. Cuốn “A History of Western Society” (bản in): ấn phẩm này đề cập nội dung “Cách mạng tư sản” qua các chủ đề: Chapter 16. Absolutism and Constitutionalism in Western Europe (ca 1589 - 1715) và Chapter 21. The Revolution in Politics 1775 - 1815. Cuốn “World Studies: Medieval Times to Today” với chủ đề: Chapter 7. Changes in the Western World gồm 2 đề mục The Enlightenment và Political Revolutions.
  12. 6 Cuốn “World History: Patterns of interaction” đề cập qua các chủ đề: Chapter 22. 1550 - 1789 Enlightenment and Revolution với 2 tiểu mục The Scientific Revolution, The Enlightenment và Chapter 23. 1789 - 1815 The French Revolution va Napoléon với 2 tiểu mục The French Revolution Begins, Revolution Brings Reform and Terror. Tất cả các tài liệu vừa nêu đều được tham khảo để thu nhận các thông tin về sự kiện Lịch sử, quan điểm và nhận định. Tuy nhiên, khi tiếp cận nội dung từng cuộc cách mạng, chúng tôi lựa chọn và trình bày dựa trên một hay một vài tài liệu mà chúng tôi cho rằng được trình bày kỹ lưỡng và có chất lượng cao hơn. 7. Đóng góp của đề tài 1. Giới thiệu các thông tin, nhận định, quan điểm mới được chúng tôi tiếp cận được từ các tài liệu tiếng Anh nêu trên. Chúng tôi rất quan tâm đến việc hiểu rõ (hay mức độ chi tiết, cụ thể) của sự kiện Lịch sử vì chỉ khi dựa trên sự hiểu biết này, tất nhiên kèm theo nguồn tư liệu vững chắc và đa dạng, thì những quan điểm, nhận định về các vấn đề quá khứ, trong trường hợp này là các cuộc “cách mạng tư sản”, mới đủ sức thuyết phục và nhận được nhiều sự chia sẻ từ cộng đồng học thuật, góp phần vào không gian rộng lớn, đa chiều của nhận thức lịch sử. 2. Cung cấp nguồn tài liệu tham khảo cho các tác giả chuẩn bị biên soạn sách giáo khoa cũng như cung cấp thêm dữ liệu để giảng viên phụ trách điều chỉnh, cập nhật vào đề cương học phần Lịch sử Thế giới Cận đại, nguồn tài liệu tham khảo cho hoạt động dạy và học của giáo viên Phổ thông và sinh viên chuyên ngành Lịch sử. 8. Bố cục của đề tài Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Khoá luận gồm có 3 chương: Chương 1. Sự cần thiết của việc tiếp cận đa dạng các tài liệu nghiên cứu khi tìm hiểu vấn đề Lịch sử Khoa học là một khái niệm vừa đơn giản nhưng lại vừa phức tạp, và ngược lại, vì thế, đã khiến các nhà nghiên cứu phải trăn trở và suy nghĩ về nó. Trong thời kì “thế giới phẳng” như hiện nay, nếu chúng ta cứ tiếp thu một vấn đề theo lối mòn thì có lẽ khoa học nói chung và khoa học Lịch sử nói riêng chẳng còn mấy sức “quyến rũ”. Do vậy, việc “tiếp cận” nhiều nguồn tài liệu nghiên cứu là một hoạt động cần thiết. Nội dung của chương này bao gồm 3 vấn đề: Lý do cần tiếp cận đa dạng các tài liệu nghiên cứu, Cách thức để tiếp cận nhiều nguồn tài liệu nghiên cứu, Sự cần thiết phải tiếp cận đa dạng các tài liệu nghiên cứu đối với nội dung “Cách mạng tư sản”. Chương 2. Nội dung “Cách mạng tư sản” được trình bày trong Giáo trình Lịch sử Thế giới Cận đại và một số tài liệu tiếng Anh
  13. 7 Trong chương hai chúng tôi sẽ mở rộng tiếp cận nội dung “Cách mạng tư sản” dựa trên các nguồn tài liệu sau: 1. Tài liệu giáo trình: Holt, Rinehart and Winston. (2005). Holt World History: The Human Journey. Texas: Holt, Rinehart and Winston. McKay, J.P., J.P., Hill, B.D., & Buckler, J. (1999). A History of Western Society. Boston, MA: Houghton Mifflin. Littlefield, H.W. (1965). History of Europe 1500 - 1848, New York: Barnes & Noble Inc. 2. Bài giảng online của Giáo sư John Merriman và Joanne Freeman của Đại học Yale. Qua quá trình tiếp cận, cập nhật thông tin về Cách mạng Anh, Hoa Kì, Pháp từ các tài liệu tiếng Anh, bài giảng điện tử, chúng tôi sẽ so sánh, đối chiếu, thảo luận cũng như cập nhật và đưa ra quan điểm của cá nhân đối với từng vấn đề. Nội dung của chương này bao gồm 3 vấn đề: Cách mạng Anh (1640 - 1689), Cách mạng Hoa Kì (1775 - 1783) và Cách mạng Pháp (1789 - 1799). Chương 3. Giá trị của việc tiếp cận nội dung “Cách mạng tư sản” từ tài liệu tiếng Anh (xét ở góc nhìn của việc dạy học) Trong chương này, chúng tôi sẽ trình bày tính ứng dụng của Khoá luận trong việc dạy học, thể hiện qua các đề mục: (1) Mở rộng nguồn dữ liệu nhận thức về nội dung “Cách mạng tư sản”, (2) Đề xuất cập nhật vào đề cương học phần “Lịch sử Thế giới Cận đại”, (3) Vận dụng những kiến thức mới vào dạy học Lịch sử tại trường Phổ thông.
  14. 8 Chương 1. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC TIẾP CẬN ĐA DẠNG CÁC TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU KHI TÌM HIỂU VẤN ĐỀ LỊCH SỬ Khoa học là một khái niệm vừa đơn giản nhưng lại vừa phức tạp, và ngược lại, vì thế, đã khiến các nhà nghiên cứu phải trăn trở và suy nghĩ về nó. Trong thời kì “thế giới phẳng” như hiện nay, nếu chúng ta cứ tiếp thu một vấn đề theo lối mòn thì có lẽ khoa học nói chung và khoa học Lịch sử nói riêng chẳng còn mấy sức “quyến rũ”. Do vậy, việc “tiếp cận” nhiều nguồn tài liệu nghiên cứu là một hoạt động cần thiết. 1.1. Lý do cần tiếp cận đa dạng các tài liệu nghiên cứu Nhà sử học nổi tiếng Edward Hallett Carr đã từng nói, sử học “là cuộc đối thoại không bao giờ dứt giữa hiện tại và quá khứ” [22]. Người nghiên cứu cũng như học tập Lịch sử luôn tìm cách đối thoại với quá khứ theo những hướng khác nhau. Nếu như nghiên cứu và học tập Lịch sử chỉ giới hạn, hướng mình trong những phương thức tiếp cận nhất định thì cũng chỉ là việc sưu tầm, học tập từ một số nguồn dữ liệu mà thôi. Trái lại, nếu như mạnh dạn tiếp nhận và vận dụng những phương pháp cũng như sưu tầm được nhiều nguồn sử liệu thì vấn đề sẽ càng hấp dẫn và thu hút. Khoa học Lịch sử cần và rất cần phải có sự tiếp cận cũng như cách thức tiếp cận cụ thể như đa diện (multidimension) và đa chiều (multi - perspective) để có thể hiểu rõ bản chất và lý giải những vấn đề logic hơn, thoả đáng hơn nhằm tăng tính thuyết phục. Thực tế cho thấy, sinh viên khoa Lịch sử Trường Đại học Sư phạm còn thiếu hụt kiến thức về nội dung “Cách mạng tư sản”. Đây là một vấn đề không hề đơn giản vì thế để hiểu thấu đáo đòi hỏi người học cần phải tiếp cận nhiều quan điểm, khai thác nhiều nguồn tài liệu Nếu như cứ tiếp cận theo hướng một chiều, cũng như giáo điều, thì sẽ không thể giúp người học xây dựng cơ sở, nền tảng vững chắc để có thể hiểu đúng bản chất của “Cách mạng tư sản” trong tiến trình Lịch sử Thế giới thời Cận đại. Trong thời đại bùng nổ của công nghệ thông tin, mọi người đều có thể truy cập những thông tin cần thiết về những vấn đề quan tâm. Chỉ cần gõ vào từ khoá “American Revolution” vào giao diện Google, thì rất nhanh, màn hình sẽ hiển thị trên 7 triệu kết quả có liên quan. Trong số hàng ngàn trang tài liệu đó có những chuyên khảo, báo cáo, bài giảng online, của các đại học lớn tại Hoa Kì, sách, mẩu tin ngắn Trong tình hình đó, vấn đề đặt ra đối với công tác nghiên cứu cũng như giảng dạy là không thể hạn chế hay bưng bít thông tin, mà phải ra sức nghiên cứu cũng như tìm hiểu cơ sở của các nhận định khoa học, đề xuất những phương pháp xử lý thông tin thích hợp. Khoa học sẽ không bao giờ tỏ ra lỗi thời và nhàm chán, nếu như chúng ta những người nghiên cứu luôn biết cách làm mới nó sao cho phù hợp với xu thế cũng như tư duy của thời đại. Ngoài ra, khoa học bên ngoài chúng ta là sự vận động không ngừng nhưng nếu người nghiên cứu cứ với tư tưởng “bế quan toả cảng” trong khoa học với nhiều lí do như không hợp với góc nhìn, không phù hợp với tư duy, thì có lẽ khoa học sẽ ngày càng lạc hậu và trở nên khô cằn.
  15. 9 Khoa học nói chung và khoa học Lịch sử nói riêng, việc tiếp cận là một vấn đề mang tính sống còn, bởi lẽ qua tiếp cận hàng loạt những vấn đề sẽ được thay đổi sắc màu, những hoài nghi luận được đặt ra góp phần để khoa học phải vận động và vận động không ngừng. Khoa học sẽ không bao giờ có điểm dừng và thế giới sẽ bước vào thời kì u tối nếu như không có khoa học. Chính khi bắt đầu có khoa học cũng là lúc thế giới bắt đầu bước vào thời kì ánh sáng, thời kì mà trí tuệ con người bắt đầu được nâng lên những tầm cao mới. Ở mỗi quốc gia, việc tiếp cận một vấn đề, có thể nói, hoàn toàn khác nhau và sự khác nhau đó do nhiều yếu tố tác động. Tuy nhiên, trong khoa học nói riêng và các lĩnh vực khác nói chung, khi sự tự do trong tư duy càng mở rộng thì vấn đề càng sáng tỏ; nếu như sự tự do càng nẩy nở và không có cực đại nhất định thì đó sẽ là điều kiện hết sức cần thiết để khoa học có thể nhảy múa và định hình đúng như bản chất của nó chứ không như sự định hình, mà ở đó chịu nhiều tác động định kiến, để rồi sau khi định hình thì kiến thức khoa học lại phải tiếp tục đục đẽo và sửa mình. Khoa học Lịch sử là sự phục dựng quá khứ dựa trên những sử liệu gốc và góc nhìn cũng như cách lập luận của cá nhân người nghiên cứu. Khoa học là sự kế thừa, vì thế, qua các thời kì, hàng loạt những công trình ra đời xoay quanh vấn đề thì cốt lõi vấn đề chỉ là thế nên sẽ không còn tính hấp dẫn đối với người nghiên cứu và độc giả. Vì thế, tiếp cận mang tính chất cập nhật trong khoa học là việc hết sức cần thiết mang tính sống còn của khoa học Lịch sử, đồng thời sự tiếp nhận góc nhìn của sử gia phương Tây sẽ là cơ sở để bàn luận, thay đổi, mở rộng hay bổ khuyết những thiếu sót trong nghiên cứu của cá nhân và cộng đồng khoa học. Nếu như khoa học cứ theo một đường mòn thì sự nghiên cứu về sau sẽ là vô ích. Qua đó, cho thấy việc tiếp cận là vấn đề mang tầm cao mới là sự tận dụng mọi phương tiện vào việc nghiên cứu. Xét ở góc độ xoay quanh vấn đề “Cách mạng tư sản”, nếu như cứ khu biệt xoay quanh các giáo trình nội bộ trong nước thì có lẽ tư duy về vấn đề “Cách mạng tư sản” cũng chẳng có gì mới mẻ. Khoa học phải vận động và thế hệ đi sau phải có những góc nhìn mới mang tính đột phá và kèm theo là sự thừa hưởng những thành quả đi trước để làm nền chứ không là kim chỉ nam bởi lẽ nếu như dựa vào những kết quả đi trước để viết về vấn đề đi trước thì chắc cũng chẳng có gì hấp dẫn. Khoa học Lịch sử - phải mở rộng cách tiếp cận đi thì hơn! Việc tiếp cận sẽ bổ sung cũng như cập nhật những thông tin có giá trị giúp khoa học Lịch sử thêm phong phú và hấp dẫn người nghiên cứu cũng như bắt kịp sự vận động khoa học từ bên ngoài. Ngoài ra, thông qua quá trình tiếp cận người nghiên cứu sẽ có cơ sở so sánh cũng như đánh giá được khả năng nhận thức vấn đề cũng như góc nhìn của của bản thân về một vấn đề. Chính thể của quốc gia hoặc rộng hơn là toàn cầu sẽ phủ cả màu đen nếu như tất cả những bộ óc dừng hoạt động - cảnh tượng mà chúng ta đều không dám nghĩ đến. Do vậy, thế giới này cần có những bộ óc vượt thời đại để khoa học tiến bước vào thời kì hoàng kim đến rực sáng vì tư duy rộng mở thoát ly mọi định kiến sẽ rưới những tinh hoa, tiếp tục đưa khoa học tiến bước vào những không gian mới ở tương lai.
  16. 10 Có thể nói, khoa học mang tính chất của chính thể và chính thể này được xem là remote điều khiển tư duy, cách tiếp cận vấn đề của những nhà khoa học, người nghiên cứu, Nhận thấy được vấn đề, và đặc biệt trong thời đại “thế giới phẳng” như ngày nay, việc “tung - hứng” những vấn đề khoa học trong nội bộ xét cùng đã lạc hậu, việc dựa vào thành quả đi trước để làm bệ đỡ, la bàn cho bước đi sau thật đáng trách bởi nếu như tư duy về một vấn đề cứ xoay quanh nội bộ thì mãi đến sau này vấn đề cũng chỉ được phản chiếu với một màu sắc. Thế giới đang chuyển mình bước vào thời đại mới - thời đại hội nhập, giao lưu cũng như học tập và tiếp nhận nền khoa học của nhau. Khi những cánh cửa khoa học trên thế giới sẵn sàng mở ra, với vai trò là người nghiên cứu, học tập Lịch sử, chúng ta hãy mạnh dạn bước vào “thế giới mới”, để tìm ra những điều hấp dẫn về Lịch sử. Khi bước vào “thế giới mới”, chúng ta sẽ được tiếp nhận cũng như dễ dàng tiếp cận các công trình nghiên cứu khác nhau của nhiều nước, nhiều sử gia nổi tiếng với nhiều góc nhìn, và do đó, chúng ta sẽ có nhiều cơ hội được tiếp cận vấn đề mà chúng ta quan tâm. 1.2. Cách thức để tiếp cận nhiều nguồn tài liệu nghiên cứu Trước hết, việc tiếp cận phải mang tính khách quan, mang tính phát triển, tính sáng tạo. Trong một thế giới đang thay đổi qua từng nhịp thở, những cách tiếp cận vấn đề mang tính giáo điều, cứng nhắc, duy ý chí cũng như sự chậm trễ trong chuyển đổi sẽ không thể đem lại kết quả mong muốn, thậm chí còn phản tác dụng. Vấn đề đặt ra đối với người nghiên cứu và học tập cũng như giảng dạy về vấn đề Lịch sử là cần phải dựa nền tảng lý luận của chủ nghĩa Marx - Lenin, căn cứ vào tình hình hình thực tiễn để đưa ra những phân tích phù hợp với thực tế khách quan. Tuy nhiên, cả Marx cũng như Lenin không thể gánh vác được nhiệm vụ đưa ra câu trả lời sẵn cho những vấn đề nảy sinh sau khi các ông qua đời 50 năm, 100 năm hay nhiều thế hệ nữa. Nhiệm vụ đặt ra cho các thế hệ hậu sinh là phải tìm những cách tiếp cận mới để nhận thức và lý giải các vấn đề trên cơ sở nền tảng phương pháp luận của các tác giả kinh điển của chủ nghĩa Marx - Lenin, đó là quan điểm toàn diện, lịch sử - cụ thể - hệ quả phương pháp luận của hai nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển. Bản thân các nhà kinh điển cũng không coi lý thuyết của chính mình như một cái gì đó hoàn thiện, bất biến mà luôn đòi hỏi có sự bổ sung, vận dụng và phát triển sáng tạo trong những điều kiện Lịch sử cụ thể. Bởi lẽ, “mọi lý thuyết đều màu xám, còn cây đời mãi mãi xanh tươi” (Goethe) và chính các nhà lý luận cũng không bao giờ coi học thuyết của mình là những câu trả lời vạn năng cho mọi tình huống xuất hiện trong thực tiễn nghiên cứu khoa học. Trong thời kì đổi mới tư duy khoa học cùng với bầu không khí dân chủ trong khoa học đã ngày càng thể hiện rõ, sự can thiệp của “bàn tay quản lý hành chính” vào phân xử đúng sai trong khoa học không còn thô bạo nữa “các cơ quan lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta nói chung đã không cấm đoán, trừng trị và cũng ít gây khó khăn ngăn cản sáng kiến ” [10, tr.17]. Vì thế, đã tạo mọi điều kiện để người nghiên cứu có thể thể hiện được tư duy sáng tạo cũng như mạnh dạn cập nhật góc nhìn từ các sử gia phương Tây.
  17. 11 Tiếp cận là một khái niệm khá trừu tượng mà cho phép mỗi chúng ta có thể đưa ra một vài dòng chữ miễn phù hợp và hợp lí. Theo chúng tôi, “tiếp” trong “tiếp cận” nghĩa là tiếp thu thông tin khoa học kịp thời và chuẩn xác nhất còn “cận” trong “tiếp cận” là sự giới hạn “tiệm cận” nghĩa là “cận” chính là ranh giới phân chia đặc tính khoa học của người nghiên cứu này với người nghiên cứu khác, trường phái nghiên cứu này với trường phái nghiên cứu khác, quốc gia này với quốc gia khác. Chính bản thân từ “tiếp cận” đã tạo nên muôn màu khái niệm. Nhưng từ lý thuyết đến thực tiễn lại càng khó khăn hơn nhiều lần nếu như nhà nghiên cứu hoàn toàn không có chuyên môn sâu về vấn đề tiếp cận thì đó là một điều rất nguy hiểm. Bởi lẽ, như đã nói, trong trong thời đại thông tin lan tràn như ngày nay đó là một ích lợi trong công tác nghiên cứu nhưng nếu người chập chững mới bước chân vào khoa học thì sẽ khó thở trước nhiều nguồn thông tin trên các trang mạng xã hội về một vấn đề nhất định. Trong thời đại đại bùng nổ thông tin như ngày nay việc tiếp cận một vấn đề thông qua các kênh tư liệu Âu - Mĩ là một điều không hề khó nhưng đòi hỏi người nghiên cứu phải tiếp cận có chọn lọc và trên hết là phải phù hợp với trình độ nhận thức, khả năng tiếp cận tư liệu. Thông qua quá trình cập nhật, phân tích, nghiên cứu các tư liệu, giáo trình và các bài giảng online cập nhật từ các trường Đại học như Đại học Yale, Chúng tôi, sẽ có cơ sở cũng như nền tảng để đối chiếu cũng như thảo luận một số vấn đề. Đó thực sự là một việc làm không đơn giản đòi hỏi người nghiên cứu phải hiểu rõ, thấu đáo vấn đề và quan trọng hơn là đặt vấn đề đúng vào thời điểm mà nó xuất hiện. Qua quá trình tiếp cận, chúng tôi sẽ thảo luận cũng như góp phần nêu lên nhận định bản thân về vấn đề từ đó góp thêm một góc nhìn khách quan. Ngoài ra, thông qua quá trình tiếp cận chúng tôi sẽ có cơ sở cũng như tiếp thu được nhiều quan điểm khác nhau xoay quanh một vấn đề Lịch sử. Song, trong quá trình tiếp cận chúng tôi cũng tìm hiểu một cách cẩn trọng và suy nghĩ thấu đáo về vấn đề để khi đưa ra những kết luận sẽ có giá trị và như một đóng góp nhỏ cũng như góc nhìn cá nhân đối với vấn đề. Trong quá trình tiếp cận đôi khi chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng bởi những thông tin tiếp cận được đồng thời chúng tôi cũng không vội kết luận đúng hoặc sai. Bởi chúng tôi cho rằng, trong khoa học không có kết luận nào là đúng hay sai mà chỉ có lập luận đủ sức thuyết phục hay chưa mà thôi. Và khoa học sẽ chết đi nếu tại thời điểm đó tác giả cho rằng vấn đề là đúng hoàn toàn hoặc sai hoàn toàn, vì nếu đúng hoặc sai thì xem như quá rõ ràng đâu cần người nghiên cứu phải tiếp tục. Vì khoa học ngày càng tiến bộ và những thông tin có giá trị ngày càng được cập nhật cũng như được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau qua nhiều kênh khác nhau. Và bản thân người nghiên cứu phải cập nhật cũng như tập hợp nhanh chóng và nghiên cứu một cách cẩn trọng và đưa ra những nhận định cá nhân cũng như góp thêm một góc nhìn mới, nhận định riêng của bản thân về vấn đề. Tri thức khoa học là loại tri thức có thể sai hoặc đúng và thậm chí nó có thể sai hoặc đúng trong những trường hợp nhất định. Quá trình tiếp cận cũng như nghiên cứu là quá trình vô hạn để đi đến một chân lí khách quan. Trong quá trình tiếp cận, việc diễn ra va chạm giữa đúng và sai là vấn đề tất yếu và người nghiên cứu có quyền mắc sai lầm nhưng cũng đồng thời có trách nhiệm tiếp tục nghiên cứu nhằm sửa chữa, có trách nhiệm thay thế một quan
  18. 12 điểm nhiều sai lầm này bằng một quan niệm ít sai lầm hơn và cứ thế tiến gần đến chân lý. Như vậy, việc tiếp cận các nguồn tại liệu nghiên cứu đa dạng phải diễn ra với một tư duy rộng mở để sẵn lòng đón nhận những quan điểm không giống mình; một tư duy phê phán để phán xét độ tin cậy của thông tin và tính thuyết phục của nhận định; một tư duy phát triển, sáng tạo để có thể tạo ra những cái mới mang dấu ấn cá nhân - thành tựu trong nghiên cứu. Và hơn tất cả để khoa học đạt được những thành quả nhất định đòi hỏi nó phải được nghiên cứu một cách độc lập vì mọi sự ràng buộc sẽ khiến khoa học ngày càng lạc hậu, xơ cứng, do vậy mất đi tính hấp dẫn. 1.3. Sự cần thiết phải tiếp cận đa dạng các tài liệu nghiên cứu đối với nội dung “Cách mạng tư sản” Trong chương trình Lịch sử Thế giới Cận Hiện đại ở các trường đại học, Lịch sử phát triển của chủ nghĩa tư bản từ thế kỉ XV đến thế kỉ XX chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng. Ngày nay, chúng ta không thể phủ nhận một sự thật là, chủ nghĩa tư bản hiện đại là một hệ thống ngày càng mang tính toàn cầu. Nhìn lại lịch sử có thể thấy chủ nghĩa tư bản đã mang tính thế giới kể từ sau khi các cuộc cách mạng tư sản hoàn thành và chủ nghĩa tư bản xác lập ở châu Âu và Bắc Mĩ. Qua đó, cho thấy việc tìm hiểu cũng như cập nhật tư liệu về vấn đề “Cách mạng tư sản” là một việc làm nhằm tiếp tục góp phần vào sự phục dựng lại quá trình ra đời của hệ thống tư bản chủ nghĩa trên thế giới. Có thể thấy một thực trạng khá phổ biến là cách tiếp cận đơn chiều trong công tác giảng dạy Lịch sử về vấn đề “Cách mạng tư sản”. Thực tế cho thấy, trong một thời gian dài, công tác giảng dạy Lịch sử thế giới ở các trường đại học Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề từ hệ thống học thuật của Liên Xô về cả nội dung và phương pháp giảng dạy. Việc giảng dạy vấn đề “Cách mạng tư sản” không nằm ngoài thực trạng này. Dù rằng đội ngũ các chuyên gia, các nhà nghiên cứu đã đầu tư nhiều công sức để biên soạn lại hệ thống giáo trình, sách giáo khoa về Lịch sử thế giới, tuy nhiên chúng ta vẫn còn thấy đâu đó, trong một số giáo trình, sách giáo khoa những quan điểm giáo điều, cứng nhắc, thiếu sức thuyết phục hoặc chưa đồng bộ về một số vấn đề. Đồng thời, sinh viên còn thiếu độ sâu khi nhận thức về “Cách mạng tư sản” cũng như cảm thấy khó khăn trước những thông tin tản mạn. Tình hình đó đòi hỏi chúng tôi cố sức tiếp cận thêm các tài liệu để thoả mãn nhu cầu nhận thức quá khứ và phục vụ trong cho công tác dạy học. Thêm nữa, qua việc mở rộng hướng tiếp cận sẽ cung cấp một góc nhìn mới về Lịch sử cũng như cách thức thể hiện, trình bày một vấn đề về khoa học Lịch sử từ các học giả phương Tây. Từ đó, tạo nên cơ sở để có thể so sánh cũng như đối chiếu về phương thức và phương pháp học tập cũng như nghiên cứu Lịch sử. Tiếp cận là vấn đề cấp thiết và cần thiết trong khoa học Lịch sử. Vì ở mỗi chính thể khác nhau thì vấn đề sẽ được tiếp thu và cập nhật cũng như thể hiện ở mức độ khác nhau. Suy cho cùng, việc tiếp cận cũng chỉ hướng đến góp phần để vấn đề thêm sáng tỏ cũng như tạo nên sức hấp dẫn của vấn đề. Nội dung “Cách mạng tư sản” cho đến nay vẫn còn nhiều bất đồng, bởi lẽ sự bất đồng trong khoa học cũng chỉ sinh ra từ góc nhìn khác nhau. Vì thế, việc tiếp cận những tài liệu cũng như những bài giảng
  19. 13 đáng tin cậy từ các trường Đại học lớn tại Hoa Kì như góp thêm một nguồn tài liệu, sự biện luận nhằm làm sáng rõ những vấn đề còn hoài nghi. “Cách mạng tư sản” theo các sử gia phương Tây và dưới góc nhìn của họ khi so sánh và đối chiếu với góc nhìn cũng như cách tiếp cận với các tài liệu lưu hành như Giáo trình hiện đang được sử dụng tại các trường đại học trong nước quả thật có những bất đồng cũng như cách lập luận và đi đến kết luận không đồng nhất. Vì thế, việc tiếp cận sẽ góp phần đi sâu hơn cũng như có cái nhìn mang tính toàn diện, rộng mở hơn trong đánh giá các cuộc cách mạng. Như vậy, theo chúng tôi, việc mở rộng hướng tiếp cận về nội dung “Cách mạng tư sản” là một việc làm hết sức cần thiết trong tình hình dạy học hiện nay.
  20. 14 Chương 2. NỘI DUNG “CÁCH MẠNG TƯ SẢN” ĐƯỢC TRÌNH BÀY TRONG GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI VÀ MỘT SỐ TÀI LIỆU TIẾNG ANH Trong chương hai chúng tôi sẽ mở rộng tiếp cận nội dung “Cách mạng tư sản” dựa trên các nguồn tài liệu sau: 1. Tài liệu giáo trình: Holt, Rinehart and Winston. (2005). Holt World History: The Human Journey. Texas: Holt, Rinehart and Winston. McKay, J.P., J.P., Hill, B.D., & Buckler, J. (1999). A History of Western Society. Boston, MA: Houghton Mifflin. Littlefield, H.W. (1965). History of Europe 1500 - 1848, New York: Barnes & Noble Inc. 2. Bài giảng online của Giáo sư John Merriman và Joanne Freeman của Đại học Yale. Qua quá trình tiếp cận, cập nhật thông tin về Cách mạng Anh, Hoa Kì, Pháp từ các tài liệu tiếng Anh, bài giảng điện tử, chúng tôi sẽ so sánh, đối chiếu, thảo luận cũng như cập nhật và đưa ra quan điểm của cá nhân đối với từng vấn đề. 2.1. Cách mạng Anh (1640 - 1689) Cách mạng Anh là cuộc cách mạng thứ hai trên thế gới sau cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI. Chúng tôi dựa trên: (1) Giáo trình Lịch sử Thế giới Cận đại của tác giả Vũ Dương Ninh và Nguyễn Văn Hồng, được sử dụng giảng dạy Học phần Lịch sử Thế giới Cận đại để điểm lại sơ nét về cách mạng Anh. (2) Holt World History: The Human Journey, là tài liệu chính phục vụ cho công tác tiếp cận của chúng tôi đối với cuộc cách mạng Anh. 2.1.1. Nội dung “Cách mạng Anh” trong giáo trình “Lịch sử Thế giới Cận đại” Bất kỳ một lĩnh vực khoa học nào đều có những nguyên tắc riêng của nó. Khoa học Lịch sử cũng thế, để đi đến hai từ gọi là cách mạng chắc hẳn phải có nguyên nhân, diễn biết, và kết quả. Theo giáo trình, tác giả đã giành 22 trang để trình bày về cách mạng Anh. Trong đó, 10 trang đề cập về nguyên nhân, 10 trang về tiến trình cách mạng, và 2 trang để bàn về kết quả cũng như những đánh giá của tác giả. Với 10 trang đầu bàn về nguyên nhân, tác giả đề cập đến những tiền đề về xã hội cũng như tư tưởng để dẫn đến cách mạng và sự phân bố giai cấp trong xã hội. Đại ý về nguyên nhân, tôi xin tóm tắt như sau: đến thế kỉ XVI, công thương nghiệp Anh bắt đầu khởi sắc, thời kỳ huy hoàng công thương bắt đầu với những biến đổi. “ công nghiệp chế biến len tăng lên mạnh mẽ và nước Anh trở thành nước cung cấp hoàng hoá bằng len cho các thị trường bên ngoài” [8, tr.9], nhưng “ do sự phát triển củ công nghiệp len dạ ngày càng mạnh, nên nghề nuôi cừu trở thành nghề có lợi nhất. Địa chủ không thoả mãn với địa tô thu được của nông dân nên đều tăng nguồn
  21. 15 thu nhập riêng bằng cách tước đoạt ruộng đất mà nông dân đang cày cấy biến thành đồng cỏ chăn cừu ” [8, tr.11]. Qua hai trích dẫn trên, phản ánh rằng chính thời kỳ huy hoàng công thương ở các thành thị tráng lệ đã kéo theo sự thay đổi tang thương ở các vùng nông thôn với hiện tượng được biết đến là “Nạn rào đất cướp ruộng” [11, tr.309], hiện tượng trên được xem là quá trình tích luỹ nguyên thuỷ tàn bạo ở nước Anh với hiện tượng “cừu ăn thịt người”. Nền chính trị Anh cũng chứa đựng những mâu thuẫn vì “ đến đầu thế kỉ XVII, giữa vua và nghị viện, luôn có sự xung đột gay gắt ” [8, tr.17]. Với những mâu thuẫn kinh tế, xã hội, chính trị, được tác giả phân tích khá thận trọng và khi mâu thuẫn không thể giải quyết theo chiều hướng hoà giải thì ắt nó phải được giải quyết trong một bầu không khí đầy tang thương. Trong tiến trình cách mạng Anh, tác giả trình bày theo trình tự như sau: (1) Cuộc nội chiến lần thứ nhất (1642 - 1646): Ban đầu chỉ đơn giản là cuộc tranh quyết giữa nhà vua và nghị viện, nhưng trong không khí của sự thù hận và phẫn uất các đội dân binh ở Luân Đôn cũng đứng lên cầm vũ khí. Trong giai đoạn này, một nhân vật xuất hiện với uy thế nổi bật đó là Oliver Cromwell, với những chủ trương đánh vào tinh thần người dân đã giúp ông có trong tay một đạo quân đủ mạnh để chống lại kẻ thù và đã đưa cuộc nội chiến sang một giai đoạn mới. Oliver Cromwell là một trong những lãnh tụ của phái Độc lập “Phái Độc lập vốn đại diện cho quyền lợi của tầng lớp quý tộc mới và tư sản loại nhỏ và vừa nên căn bản đối lập với yêu cầu của quần chúng.” [8, tr.21] (2) Phong trào phái San bằng: “Phái San bằng đại biểu lợi ích cho đông đảo nhân dân là nông dân, thợ thủ công và tiểu tư sản” [8, tr.21]. Phái San bằng muốn đưa cách mạng tiến xa nhưng phái Độc lập sau khi nắm được thành quả thì với họ sự nghiệp cách mạng đã chấm dứt. Vì thế, tất yếu cuộc đấu tranh diễn ra giữa phái San bằng và phái Độc lập, thực chất là cuộc tranh đấu giữa tầng lớp tư sản và quý tộc mới với quần chúng nhân dân. (3) Cuộc nội chiến lần thứ hai (1648) và bản án tử hình Charles I: Trong lúc phái Trưởng lão “chủ trương thoả hiệp với vua, coi chiến tranh là phương tiện để buộc vua phải nhượng bộ một số quyền lợi” [8, tr.19] cùng với phái Độc lập tìm cách thương lượng để buộc nhà vua phải công nhận chính quyền nhưng Charles I vẫn muốn bảo vệ nền quân chủ chuyên chế. Trước kẻ thù chung là chính quyền phong kiến đại diện Charles I, phái Trưởng lão và Độc lập đã liên kết lại với nhau. Cuộc nội chiến lần thứ hai bùng nổ và kết thúc bằng việc nhà vua bị bắt. Với sự phán xét bởi Nghị viện ngày 30 - 1 - 1649 Charles I lên ngọn đầu đài “trước sự reo hò của đông đảo quần chúng” [8, tr.22]. (4) Chế độ Cộng hoà4 và những phong trào cuối cùng của phái San bằng: Sau khi xử tử nhà vua, ngày 19 - 5 - 1649, nền cộng hoà được chính thức tuyên bố. 4 Trong bài giảng thuộc học phần Lịch sử Thế giới Cổ Trung đại, TS. Hà Bích Liên xác định các đặc điểm chung của nền cộng hoà là: + Một chính thể không vua. + Tội nặng nhất đó là chuyên quyền. + Quyền lực có được thông qua bầu cử.
  22. 16 “Tầng lớp sĩ quan trong quân đội, đứng đầu là Crômoen, nắm những chức vụ quan trọng” [8, tr.23]. “Tình hình kinh tế dưới chế độ cộng hoà không sáng sủa gì hơn mà trái lại, ngày càng trầm trọng” [8, tr.23]. Phái Độc lập không hề thực hiện bất cứ yêu sách nào trong “Bản thoả ước nhân dân” - do phái San bằng thảo ra và đến 1647 họ vẫn không quan tâm đến vua và nghị viện, cái họ cần là dân chủ và các thứ thuế đè nặng họ, nhưng “Bản thoả ước nhân dân” không hề đề cập đến vấn đề ruộng đất. Và việc phái Độc lập không thi hành “Bản thoả ước nhân dân” đã khiến người dân xem đây là “xiềng xích mới” của họ và họ phải tiếp tục đấu tranh. Nhưng dưới sự đàn áp khốc liệt của Cromwell, phái San bằng tan rã hoàn toàn. (5) Phong trào của những người “Đào đất”: Phong trào được sự ủng hộ của quần chúng vì hướng đến cái mà quần chúng nhân dân cần đó là đất đai. Phong trào diễn ra theo chiều hướng ôn hoà “Bằng tình yêu và lòng kiên nhẫn, chúng ta sẽ thắng” [8, tr.24]. Tuy nhiên, cương lĩnh của họ là mối nguy cho những người hữu sản vì họ tuyên bố “Đất đai chẳng thuộc về ai cả, hãy làm chung và ăn chung”. Vì thế giai cấp tư sản và những phe cánh của họ xem phong trào mang tính ôn hoà này sẽ là mối nguy nên họ dùng vũ lực đàn áp khiến phong trào tan rã. (6) Cuộc chiến tranh xâm lược Ireland, Scotland và sự tan vỡ của nền Cộng hoà: Cromwell tiến hành xâm lược Ireland, Scotland và đạt được những thành quả nhất định. Trên cơ sở lực lượng lớn mạnh Anh phát động chiến tranh chống lại Hà Lan kẻ thù trên mặt biển và kết thúc với sự thắng lợi. Cromwell đã dùng quân đội giải tán “Nghị viện Dài”, đó là đòn tấn công vào nền cộng hoà và triệu tập “Nghị viện Nhỏ” nhưng cũng tiến hành giải tán sau đó, thực chất là thanh toán nền cộng hoà ở Anh. (7) Chế độ bảo hộ độc tài của Cromwell (1653 - 1658): Đề ngăn cản phong trào quần chúng, giai cấp tư sản và quý tộc mới sẵn sàng thủ tiêu nền cộng hoà và Cromwell trở thành “Nhà bảo hộ” độc tài. Trong khi đó, làn sóng căm phẫn trong quần chúng nhân dân ngày càng dâng cao và cuộc chiến với Tây Ban Nha tuy thắng nhưng chiến phí bỏ ra không đấp vào đâu, cùng với hàng loạt khủng hoảng bắt đầu. Trước tình hình đó, sức mạnh của chính quyền bảo hộ không còn vững chắc, đại tư sản và quý tộc tìm cách khôi phục chế độ quân chủ. Sau khi Cromwell chết, con trai là Richard kế nghiệp nhưng không giải quyết được khó khăn vì thế đã bị tước danh hiệu Bảo hộ của Richard đồng thời cũng chấm dứt thời kỳ độc tài do Cromwell lập nên. (8) Sự phục hồi triều đại Schiua và chính sách phản động của nó: Trong thời kỳ Richard thống trị, mâu thuẫn ngày càng gay gắt. Cuối cùng, chế độ quân chủ được phục hồi và Charles II đang lưu vong trở về lên ngôi. Sau đó, James II kế nhiệm nhưng cả Charles II và James II với những chính sách của mình đã ảnh hưởng đến tài sản cũng như quyền của giai cấp tư sản và quý tộc. Vì thế một lần nữa, họ tìm cách lật đổ James II và tìm một nền quân chủ khác để đảm bảo lợi ích của họ. (9) Cuộc chính biến 1688 và những hậu quả của nó: Người thay thế James II là William of Orange, thống đốc Hà Lan nhưng ông là con rể James II nên có thể danh chính mà thay thế ngôi. Năm 1688, William of Orange cùng quân lính đổ bộ vào Anh và tiến về Luân Đôn. James II bị cô lập, trốn sang Pháp. William of Orange lên ngôi, lấy danh là William III. Để đảm bảo quyền lợi của giai cấp tư sản và quý tộc, Nghị
  23. 17 viện thông qua “đạo luật về quyền hành”. Theo đó, nhà vua không có quyền duy trì hay bãi bỏ luật, đặt thuế, khi chưa có sự đồng ý của nghị viện. Như vậy quyền của nhà vua bị thu hẹp, quyết định nhà vua có hiệu lực khi có chữ kí của thủ tướng và các bộ trưởng thi hành nghị quyết của Nghị viện cũng như chịu trách nhiệm trước Nghị viện chứ không phải trước nhà vua. Những quy định đó, nhằm ngăn chặn phục hồi chế độ quân chủ chuyên chế và chuyển sang chế độ quân chủ lập hiến. Cuối cùng, tác giả giành 2 trang và đưa ra ba kết luận, đại ý như sau: (1) Cách mạng Anh đã phá tan nền quân chủ phong kiến. Với lực lượng quần chúng, nó đã đập tan nền quân chủ phong kiến, thiết lập chế độ tư bản chủ nghĩa, mở đường cho sức sản xuất mới phát triển. (2) Cách mạng Anh tiến hành bởi sự liên minh giai cấp tư sản và quý tộc. Tuy có nguồn gốc khác nhau nhưng vì có chung kẻ thù là chế độ phong kiến nên buộc họ phải liên minh lại với nhau. “Cromwell, con người có vai trò lớn lao trong những ngày đầu cách mạng, chính là nét tượng trưng của sự liên minh đó” [8, tr.29]. Nhưng, không vì thế mà phủ định vai trò của quần chúng nhân dân, họ là những người đưa cách mạng đến thắng lợi. Tác giả, cho rằng nền cộng hoà được thiết lập chính là nhờ vào sự ủng hộ mạnh mẽ của quần chúng nhân dân. “Vấn đề đặt ra trước cách mạng tư sản là vấn đề ruộng đất” [8, tr.29]. Nhưng sau khi giành chính quyền giai cấp tư sản Anh đã đoạt luôn cả ruộng đất và về chính quyền họ cũng không dám duy trì nền cộng hoà mà phải thiết lập nền quân chủ lập hiến. Cùng với đó, tác giả cũng cho rằng cách mạng Anh diễn ra dưới hình thức tôn giáo. (3) Tác giả cho rằng vì quyền lợi giai cấp mà cách mạng phải dừng lại. Và còn cho thấy mối quan hệ giữa giai cấp tư sản và quần chúng nhân dân trong tiến trình của cuộc cách mạng. 2.1.2. Nội dung “Cách mạng Anh” trong tài liệu “Holt World History: The Human Journey” Đứng trước ngưỡng cửa của một cuộc cách mạng sắp và sẽ diễn ra đó là cả quá trình tích luỹ những nguyên nhân, hai từ chính trị là mấu chốt của cuộc cách mạng sắp và ắt sẽ diễn ra ở Anh. Bởi lẽ, khi quyền tối cao của một vị vua được xem là thần thánh thì tuyệt nhiên họ sẽ khó chịu cũng như phản cảm trước sự phản đối của bất kỳ một cá nhân hay tập thể nào nhằm hạn chế uy quyền tối thượng đó. Và chính niềm tin vào sự thần thánh đã khiến vua Anh - Charles I, khó có thể hoà cùng nhịp thở với thần dân cũng như nền chính trị nước Anh lúc bấy giờ. Nghị viên luôn ra sức phản đối quyền tối cao của đức vua, khiến mâu thuẫn ngày càng lên đến đỉnh điểm và khó có thể kết thúc bằng một cuộc thương thuyết. Có lẽ chúng ta đã linh cảm về một cuộc cách mạng, một cuộc cách mạng đang bắt đầu “chuyển dạ”. Đúng thế! Mâu thuẫn đã đưa đến xung đột và một cuộc nổi dậy ở Anh, một cuộc nổi dậy nhằm chống lại nhà cầm quyền đương thời. Nhà vua - Charles I không thể nhận được tiền từ Nghị viện. Trong tình thế đó, nhà vua cố ra sức ép mọi người cho vay tiền và bắt giam những người chống lại. Nghị viện phản đối hành vi của nhà vua đồng thời trình lên cho Charles I một văn kiện gọi là Luật khiếu nại về quyền (Petition of Right ). Văn kiện tuyên bố: (1) đức vua sẽ không được đánh thuế quốc dân nếu như chưa có sự đồng ý từ Nghị viện, tức nếu nhà
  24. 18 vua muốn đánh thuế người dân phải thông qua Nghị viện, (2) nhà vua không được tuyên bố quân luật, (3) nhà vua không được đưa lính bộ binh vào nhà tù trong thời bình và (4) nhà vua không được bắt giam người nếu như chưa có cáo buộc cụ thể. Nhà vua đã chấp thuận kí vào Luật khiếu nại về quyền (1628), một sự thoả hiệp giữa nhà vua và Nghị viện tưởng chừng sẽ được giải quyết ổn thoả. Nhưng nhà vua đã không thực hiện đúng theo những gì đã cam kết, trái lại vẫn tiến hành đánh thuế và sử dụng mọi phương pháp có thể để có được tiền. Trước hành vi của nhà vua, Hạ nghị viên phản đối quyết liệt. Nhận thấy sự tồn tại của Nghị viện là bước cản của mình, Charles I đã ra lệnh giải tán Nghị viện và trong suốt 11 năm nhà vua đã không triệu tập Nghị viện bất kì một lần nào cho đến năm 1640. Ngoài ra, Charles I cũng có sự phiền muộn về vấn đề tôn giáo. Nhà vua muốn theo nghi thức tôn giáo của nhà thờ Anh giáo. Nhà vua xoa dịu những giới hạn đối với tín đồ công giáo cũng như đưa ra những giáo điều nhất định của nhà thờ công giáo vào trong Anh giáo. Trong lúc đó, phong trào người theo Thanh giáo đang có chiều hướng tăng về sức mạnh. Nhiều người theo đạo Tin Lành tiên tiến đã rời khỏi đất nước và đến trốn tránh ở Mĩ. Tôn giáo của bang Scotland là một hình thức của đạo Tin Lành được xem là hệ thống cai quản giáo hội của giáo hội Scotland. Khi Charles I cố gắng cưỡng ép giáo hội người Scottish phải theo tập tục giáo phái Anh, điều đó dẫn đến cuộc bạo loạn chống lại nhà cầm quyền bùng nổ. Những người Scots cảm thấy những thay đổi mà Charles I muốn là quá công giáo. Năm 1638, nhiều người Scots kí một tuyên bố gọi là Khế ước quốc gia (National Covenant). Trong thoả thuận trang nghiêm đó, những người Scots thề rằng bất kì một sự thay đổi nào đến nhà thờ Scottish sẽ được xem là hành vi xâm phạm tôn giáo của họ cũng như sự tự do chính trị của họ. Đối với Scottish Presbyterians, lòng trung thành của họ đối với nhà thờ đến trước lòng trung thành đối với nhà vua. Charles I đưa quân đến Scotland nhưng không thể nào có thể chấm dứt cuộc nổi loạn. Đề tìm kiếm tiền nhiều hơn nhằm phục vụ cho quân đội của mình, nhà vua cho triệu tập Nghị viện. Tuy nhiên, những thành viên của Nghị viện khăng khăng đòi thảo luận những phàn nàn của họ trước bất cứ việc gì khác, vì thế một lần nữa Charles I giải tán Nghị viện. Sau đó người Scots đã đánh bại quân đội của Charles I. Đức vua nhận thấy sẽ không bảo vệ nước Anh nếu không có thuế mới, nhà vua một lần nữa gọi Nghị viện để cùng thảo luận vào năm 1640, nhưng sau đó Nghị viện cũng bị giải thể một lần nữa khi nó không thể cùng nhà vua đưa những khoản tiền cần thiết - trong Lịch sử gọi là Nghị viện ngắn (Short Parliament). Tuy nhiên, nhà vua ngây lập tức đã phải gọi cho một người khác để kiểm tra lực lượng Scotch. Hành động cuối này của nhà vua đã thừa nhận ông không thể nào cai trị mà thiếu đi sự giúp sức từ Nghị viện, điều đó cho thấy chế độ quân chủ mang tính thần thánh đã phá sản. Nghị viện dài (Long Parliament) (1640 - 1660), được gọi thế vì Nghị viện được triệu tập năm 1640 và tiếp tục trong 20 năm, nó trở nên biết đến như Nghị viện dài. Nhà vua muốn Nghị viện để cho ông ta thu tiền để chấm dứt cuộc nổi loạn ở Scotland. Thay thế, người theo thanh giáo sẽ điều khiển Hạ viện hay còn gọi là viện dân biểu
  25. 19 (House of Commons) chấm dứt quyền của nhà vua đối với việc giải tán Nghị viện. Ngoài ra, còn thông qua đạo luật mà Nghị viện phải họp ít nhất ba năm một lần. Nhà vua không tự thu thuế làm của riêng và cũng buộc hành hình hai cố vấn của mình vì tội phản quốc. Khi Nghị viện cũng cố gắng thay đổi trong giáo hội Anh giáo, tuy nhiên, công chúng bắt đầu thay đổi ủng hộ nhà vua. Trong khi diễn ra cuộc đấu tranh giữa Charles I với Nghị viện, một cuộc nổi loạn đã nổ ra ở Ái Nhĩ Lan (Ireland). Khi nước Anh chinh phục được một phần Ái Nhĩ Lan vào cuối những năm 1100, đất Ái Nhĩ Lan đã được trao cho những người di cư Anh. Dưới thời James I, phần lớn người định cư người Anh đã kiểm soát hầu hết sự giàu có của Ái Nhĩ Lan. Những người nông dân và thương nhân thuộc tín đồ giáo hội người Scotland sau đó đã định cư ở khu vực phía Bắc của Ulster. Người công giáo gốc Ái Nhĩ Lan đã làm việc như những người nông dân thuê nhà và người lao động. Người Anh đã đối đãi với họ tàn nhẫn, như một người bị chinh phục. Người Ái Nhĩ Lan có ít quyền hoặc sự tự do và họ sống trong sợ hãi bởi họ sẽ mất quyền sở hữu bởi những người địa chủ Anh của họ. Sự chống cự các chính sách của người Anh bắt đầu phát sinh, năm 1641, một cuộc nổi dậy đẫm máu chỉ huy bởi người công giáo Ái Nhĩ Lan bắt đầu chống lại luật lệ của Anh. Trước tình hình đó, Nghị viện cần một đội quân hùng hậu để dập tắt cuộc nổi loạn của người Ái Nhĩ Lan. Không tín nhiệm nhà vua, họ đề nghị Nghị viện được vào để chỉ huy quân đội, nhưng nhà vua đã bác bỏ lời yêu cầu đó. Nhà vua đã dẫn binh lính đến Hạ viện để bắt giữ một vài đối thủ của ông ta. Không đi đến được sự thoả hiệp, một cuộc nội chiến bắt đầu năm 1642. Các công dân của nước Anh bị chia rẽ mạnh mẽ. Những người ủng hộ nhà vua bao gồm người Anh giáo, công giáo La Mã, quý tộc, và các đối thủ của cải cách Nghị viện. Họ là những người ủng hộ chế độ quân chủ (royalists or Cavaliers). Những người ủng hộ Nghị viện bao gồm người theo đạo Tin Lành hoặc những người không phải theo Anh giáo. Họ được gọi là “Roundheads” (những người ủng hộ Nghị viện trong nội chiến Anh, người tóc ngắn). Oliver Cromwell, một lãnh đạo Thanh giáo đã đứng lên, đã tổ chức quân đội của mình thành một đội quân hùng mạnh. Quân đội mô hình mới (New Model Army) của Oliver Cromwell đã đánh bại Charles I vào năm 1645. Oxford, tổng hành dinh hoàng gia đã chịu thua vào năm sau. Nhà vua đã tẩu thoát sang Scotland, nhưng người Scots đã trao Charles I qua Nghị viện để lấy thưởng. Tháng 11 - 1647, Charles I đã trốn thoát và tập hợp những người ủng hộ để tiếp tục chiến đấu. Tuy nhiên, quân đội của Cromwell đã nghiền nát họ, và chuyển đến Nghị viện. Cromwell điều khiển Nghị viện, được biết như Nghị viện ngắn (Rump Parliament), thủ tiêu chế độ quân chủ và thượng viện Anh hay viện nguyên lão (House of Lords). Đồng thời, tuyên bố Anh là một cộng đồng - Chính phủ cộng hoà Anh thời kì Cromwell (Commonwealth), hoặc cộng hoà. Và nước Anh đã chuyển mình sang thời kỳ cộng hoà và số phận của nhà vua Charles I cũng có những thay đổi đó là nhà vua đã bị chém đầu ở Whitehall vào năm 1649. Con trai ông bỏ chạy đến Pháp, và Lịch sử nước Anh chuyển mình sang một thời kì mới - thời kì Oliver Cromwell nắm quyền kiểm soát nước Anh.
  26. 20 Oliver Cromwell (1599 - 1658), là một người thành thật và thành kính Thanh giáo. Là một diễn giả có sức hấp dẫn nhấp định, tràn đầy năng lượng và có kỹ năng lãnh đạo. Ông cũng kiên quyết với niềm tin của ông ta rằng sự quan tâm thần thánh đã mang đến quyền lực cho ông ta. Vì vậy, Cromwell thường có hành vi khắc nghiệt đối với những ai phản kháng luật lệ của ông ta. Mặc dù đối với việc lãnh đạo thì phương pháp của ông ta mang tính độc tài, tuy nhiên, Comwell khá dung thứ về quan điểm tôn giáo khác. Tuy nhiên, người theo Thanh giáo không linh động thỉnh thoảng ép buộc Cromwell phải đối phó lại sự bất đồng ý kiến cũng như không quy phục nhà thờ chính thống với hình thức vũ lực cực đoan. Oliver Cromwell thống trị Anh quốc như Bảo hộ công (Lord Protector) từ năm 1653 cho đến khi ông qua đời 1658. Giai đoạn 5 năm này của Lịch sử nước Anh thường được biết đến là thời gian nhiếp chính (Protectorate). Trong thời gian này, Cromwell gần như là một nhà độc tài quân sự, vì rằng ông ta dựa trên nguyên tắc của ông ta trên sự hỗ trợ của quân đội. Mặc dù sức mạnh to lớn của ông ta, tuy nhiên, Cromwell ý định mang về một nước cộng hoà nghị viên ở Anh. Ông muốn tạo ra một hình thức đại diện chính phủ, nhưng tiếp tục tình trạng náo động và rối loạn trong toàn thể nhân dân Anh đã ngăn cản điều đó. Tuy nhiên, Cromwell đã cố gắng hai lần để thiết lập hiến pháp (constitution) - một văn bản phác thảo luật cơ bản và những phép tắc để cai trị một quốc gia. Công cụ của Chính phủ năm 1653 là bản Hiến pháp đầu tiên của bất kỳ quốc gia châu Âu nào. Nó cung cấp cho những địa chủ có quyền bầu các thành viên của Nghị viện. Chính phủ của thời kì nhiếp chính (Protectorate) đã không được ưa chuộng ở nước Anh, và sự bất mãn ngày càng trổ nên phổ biến. Chính phủ của Cromwell có thể bị lật đổ loại ra ba nhân tố (1) Nó được nâng lên đủ số tiền từ thuế và bán đất hoàng gia để ủng hộ chính nó cũng như quân đội của nó. (2) Quân đội có kỷ luật và sức mạnh lớn. Nó làm thoái chí các nhóm khác hành động chống lại chính phủ. (3) Kẻ thù của nó không có quân đội hữu hiệu và không bao giờ có thể hành động có hiệu quả để kháng cự lại Bảo hộ công (Lord Protector). Sự kiểm soát của Cromwell qua Ái Nhĩ Lan (Irish), ví dụ, có hiệu quả tàn bạo, và những người bảo hoàng không bao giờ đề ra lời đe doạ đối với quy tắc của ông ta. Chính sách của Cromwell hướng về các nước khác ủng hộ mục đích của ông ta là khuyến khích mậu dịch và sản xuất tại nhà. Những người thương gia Hà Lan và chủ tàu lợi dụng sự rối loạn dân sự của nước Anh nhằm thiết lập nên một nghề tàu đi đại dương có lợi. Cromwell thách thức Hà Lan bằng cách thông qua Nghị viện “Đạo luật Hàng hải” năm 1651 (Navigation Act), quy định rằng Anh chỉ nhập khẩu những hàng do tàu Anh hoặc tàu của nước có hàng mang đến. Đạo luật trên đã châm ngòi cho chiến tranh giữa Anh với Hà Lan trong khoảng thời gian từ 1652 đến 1654. Mặc dù cuộc chiến kết thúc với chiến thắng không rõ ràng, hải quân Anh đã giành thêm được uy tín, và Cromwell cho rằng Anh có thể ủng hộ thương mại của nó với sức mạnh thuỷ quân. Cuộc thử nghiệm với chính phủ cộng hoà ở Anh suy cho cùng thất bại. Cromwell đã tranh chấp với Nghị viện, điều đó khiến ông không bằng lòng. Và cuối cùng là ông ta đã giải tán Nghị viện và thống trị một mình. Sau khi Cromwell qua đời
  27. 21 1658, con trai của ông ta Richard trở thành Bảo hộ công (Lord Protector). Tuy nhiên, Richard là một nhà lãnh đạo kém cỏi, và mất sự ủng hộ của quân đội. Đến năm 1660, người Anh bắt đầu có chiều hướng chống lại chính phủ cộng hoà của Cromwell. Nhiều người đã ủng hộ việc hành hình của Charles I 11 năm trước đó, nhưng họ nhận ra rằng chính phủ cộng hoà của Cromwell không có khả năng giải quyết vấn đề quốc gia hoặc vấn đề của chính nó. Vào năm 1660, sau nhiều cuộc tranh luận và với sự hỗ trợ của quân đội, Nghị viện đã mời Charles II, con trai của Charles I, trở về nước Anh. Quần chúng hoan hô chào đón Charles II khi ông ta đến London. Mọi người trong cả nước hy vọng sự khôi phục chế độ quân chủ sẽ mang hoà bình và tiến bộ đến nước Anh một lần nữa. Một số sử gia gọi giai đoạn từ 1642 đến 1660 là cách mạng Anh. Nó bao gồm các năm chiến tranh từ 1642 đến 1649, cũng như những thay đổi liên tục cho đến khi chế độ quân chủ được khôi phục lại vào năm 1660. Nền hoà bình đã trở lại nước Anh, nhưng 30 năm trôi qua trước khi vua và Nghị viện làm việc thân mật, gần gũi cùng với nhau. Chế độ quân chủ lập hiến ở Anh. Nghị viện dần dần thay thế chế độ quân chủ như là nguồn trọng đại của quyền lực chính trị ở Anh. Một chính phủ ổn định hơn xuất hiện ở nước Anh vào khoảng cuối những năm 1660. Nó được thúc đẩy bởi những ý tưởng mới về mối quan hệ giữa người cai trị và cai trị. Những ý tưởng này căn cứ vào, một phần, trên những ý tưởng của những nhà tư tưởng chính trị như John Locke, người đã viết rằng “ tất cả đều bình đẳng và độc lập, không ai nên gây hại cho người khác trong cuộc sống của anh ta, sức khoẻ, tự do, hoặc tài sản.” Triều đại của Charles II, khi chế độ quân chủ Anh được khôi phục, được gọi là quân chủ trung hưng (Restoration). Tên này không chỉ phản ánh sự trở lại của chế độ quân chủ, mà còn sự hiện thân mới của văn hoá nước Anh. Charles II yêu thích giải trí và điều thú vị. Loại bỏ những hạn chế của người Thanh giáo trong rạp hát, ông ta thực hiện giải trí và nghệ thuật vốn có nhiều hơn cho người dân Anh. Những chủ đề của ông ta gọi tên anh ta “Merry Monarchy”. Mặc dù ông ta có biệt danh, tuy nhiên, Charles II đã học từ cha của ông ta sự hành hình va từ những năm dài sống lưu vong của chính mình. Trong thực tế, bản thân Charles II đã hoài nghi và cẩn thận. Ông tránh đi những cuộc chiến với Nghị viện, khi chính sách của ông gặp đối lập, nhưng ông ta khá sẵn sàng sử dụng bí mật và phương pháp đường vòng để đạt được kết thúc của mình. Charles II tiếp tục chính sách thương mại táo bạo của Cromwell, cuối cùng nó dẫn đến một loạt xung đột khác với người Hà Lan. Trong những cuộc chiến, Anh giành quyền kiểm soát New Amsterdam của Hà Lan ở Bắc Mĩ, thay tên nó là New York. Charles II cố gắng hình thành một liên minh giữa Anh và Pháp. Sự kháng nghị lan rộng trong Nghị viện và khắp nước Anh, tuy nhiên, ép buộc ông ta phải kết thúc những nổ lực của mình. Kết quả là, Anh và Pháp bắt đầu 150 năm kình địch để giành quyền kiểm soát trên biển và lợi ích từ những thuộc địa nước ngoài và tài nguyên. Charles II, không có con. Và có vẻ em trai của Charles II là James, một người công giáo La Mã, sẽ kế tục Chales II. Hai đảng phái chính trị đang phát triển trong Nghị viện tại thời điểm này đã chống đói những ý tưởng sự kế vị hoàng gia này. Hai
  28. 22 đảng phái, Tories và Whigs, ngang nhau về sức mạnh. Tên của họ lần đầu được sử dụng như sự công kích. Trong công giáo Ireland từ Tory nghĩa là kẻ phạm tội. Ở Anh, tên này được trao cho người tin James có quyền thừa kế để cai trị. Thành viên của Đảng Bảo thủ thường ủng hộ giáo hội Anglican. Những tín đồ trong một chế độ quân chủ nối nghiệp, tuy nhiên, họ sẽ vui lòng chấp nhận một vị vua công giáo La Mã. Thuật ngữ Whig có nghĩa trước tiên là kẻ trộm ngựa. Sau đó áp dụng cho những vị trưởng lão Scottish, tên ám chỉ một nhóm nổi loạn. Đảng Whigs đòi quyền phủ nhận ngai vàng của James. Họ muốn một Nghị viện hùng mạnh và phản đối có một nhà cai trị công giáo. Khi Charles II chết vào năm 1685, em trai công giáo của ông ta lên ngôi là James II. Ông ta là một người không hài hước và kém linh hoạt hơn Charles II. Sự tin tưởng của James về quy tắc hoàng gia tuyệt đối khiến cả hai đảng Whigs và Tories phản kháng. Sự cố gắng của ông để giúp người công giáo lo sợ những người đạo Tin Lành và thúc đẩy họ chống lại quy định của ông. Sự nối ngôi lên ngai vàng vẫn là một vấn đề quan trọng trong suốt triều đại của James II. Những đứa con gái của ông, Mary và Anne, cả 2 đều được nuôi dạy như những người đạo Tin Lành và đã kết hôn với các hoàng tử đạo Tin Lành. Khi mẹ họ qua đời, James kết hôn với Mary của Modena, người công giáo. Năm 1688, bà có một người con trai, người theo luật sẽ kế vị cha của mình. Những người theo đạo Tin Lành khiếp sợ cậu con trai này sẽ bắt đầu một dòng toàn bộ các nhà lãnh đạo công giáo trên ngai vàng Anh. Cả hai đảng Whigs và Tories trong Nghị viện kêu gọi James II phải từ chức. Người lãnh đạo trong Nghị viện khi ấy đã mời con gái của James II, Mary, và chồng cô ấy người Hà Lan, William of Orange, thay thế James II trên ngai vàng. Trong lá thư gửi đến để mời William, người lãnh đạo nước Anh đã diễn tả lí do của sự chống lại của họ đó là do những quy định của James. William of Orange là một nhà quân sự có tài nổi tiếng người đã đánh bại đội quân Pháp hùng mạnh. Khi ông ta đến nước Anh lúc này đứng đầu quân đội Hà Lan vào năm 1688, James bỏ trốn sống lưu vong ở Pháp. Nghị viện đã trao vương miện của Anh cho William và Mary là những người cai trị chung, được biết đến từ thời điểm đó như Wiliam III và Mary II. Những người chống lại James II đã phối hợp mang về những gì được biết đến như là cách mạng vinh quang (Glorious Revolution) sự chuyển giao quyền lực không đổ máu của chế độ quân chủ của Anh. Cuộc nội chiến Anh và các sự kiện theo sau dẫn tới những thay đổi quan trọng trong chính phủ. Những sự kiện này cũng thay đổi những cách mà mọi người nghĩ về chính phủ. Nhà triết học Anh - Thomas Hobbes, người sống qua cuộc nội chiến, đã bị lúng túng bởi sự hỗn loạn mà nó tạo ra. Ông ta phác thảo triết lý chính trị của mình năm 1651 trong một cuốn sách gọi là Leviathan. Hobbes luận giải rằng những người đầu tiên sống trên trái đất trong tình trạng vô chính phủ, mà ông tin rằng đó là một trạng thái tự nhiên. Để tránh dẫn đến bạo lực và nguy hiểm, Hobbes nói, người ta chọn ra một người chỉ huy để thống trị họ. Họ đã làm ra một Khế ước xã hội truyền khẩu, cho người lãnh đạo quyền lực tuyệt đối. Người dân chỉ giữ lại quyền bảo vệ cuộc sống của chính họ.
  29. 23 Hobbes bị ảnh hưởng mạnh bởi sự hỗn loạn và sự phá hoại của cuộc nội chiến Anh. Những ý tưởng mà ông bày tỏ trong Leviathan phản ánh lòng tin của ông rằng mọi người hành động từ tính tư lợi và không có quan tâm đến quyền lợi hoặc phúc lợi của người khác. Theo quan điểm của Hobbes, thế giới tự nhiên là nơi mà chỉ có những người mạnh mới có thể sống sót trừ khi giai cấp phải chịu bởi quyền lớn hơn của người cai trị. Khế ước xã hội được mô tả bởi Hobbes căn cứ vào trao đổi của tự do cá nhân đối với an toàn nhóm và trật tự xã hội. John Locke, một triết gia người Anh khác, không đồng ý. Ông ta chấp nhận ý tưởng của Khế ước xã hội nhưng tin rằng người ta chỉ từ bỏ một số quyền cá nhân của họ. Họ giữ lại bao gồm quyền sống, được hưởng tự do, và sở hữu tài sản. Ông ta nói họ có thể mong chờ những người cai trị của họ để có thể bảo toàn những quyền này. Một nhà cai trị người vi phạm những quyền như thế vi phạm luật tự nhiên và đã phá vỡ Khế ước xã hội. Locke, trái với Hobbes, tin rằng Khế ước giữa người cai trị và cai trị không thể giới hạn quyền tự nhiên của cá nhân để hưởng thụ cuộc sống, sự bình đẳng chính trị, và quyền sở hữu tài sản. Trong “Two Treatises of Government”, Locke tranh luận rằng các quyền cá nhân là cao hơn các luật lệ và chính phủ. Các chính phủ tồn tại một và chỉ một mục đích đó là để bảo hộ những quyền đó. Như thế, sự cai trị tuyệt đối của nhà cầm quyền đã trái lại với trật tự tự nhiên bởi vì mọi người sẽ không và không thể tự nguyện từ bỏ những quyền tự nhiên cơ bản của họ. Một người cai trị đã phủ nhận những quyền cơ bản của mọi người đó là một bạo chúa và có thể bị lật đổ. Theo những ý tưởng của Locke, Nghị viện đã thông qua các luật cố gắng để bảo vệ chống lại sự cai trị chuyên quyền. Năm 1679 Nghị viện thông qua Đạo luật Habeas Corpus đã bảo vệ những người đã bị bắt. Họ có thể sử dụng được một lệnh, hoặc ra lệnh, yêu cầu được đưa ra trước một thẩm phán. Thẩm phán sẽ quyết định liệu tù nhân nên phóng thích hoặc buộc tội và cố gắng đối với một tội phạm. Đạo luật Habeas Corpus để bảo hộ các cá nhân phản đối việc bắt giữ và bỏ tù bất công. Một văn kiện gọi là Tuyên ngôn Nhân quyền (Declaration of Rights) đã được đọc cho William và Mary trước khi ban cho họ ngôi vị vào năm 1689. Năm đó, Nghị viện chính thức hoá văn kiện, nó được gọi là Tuyên ngôn Nhân quyền Anh (English Bill of Rights). Nó công khai Nghị viện sẽ chọn người cai trị quốc gia. Người cai trị sẽ phải tuân theo luật của Nghị viện và không thể tuyên bố cấm hoặc đình chỉ bất kỳ quy luật nào. Người cai trị không thể áp đặt thuế hoặc duy trì một đội quân trong thời kì không có chiến tranh khi không có sự cho phép của Nghị viện. Nghị viện sẽ thường xuyên gặp gỡ và người cai trị không thể cản trở việc bầu cử các thành viên của nó. Bản Tuyên ngôn Nhân quyền (Bill of Rights) bảo đảm tự do ngôn luận cho các thành viên của Nghị viện. Bản Tuyên ngôn Nhân quyền (Bill of Rights) cũng bảo vệ những công dân tư nhân. Bất kỳ công dân nào cũng có thể kiến nghị chính phủ để giảm đi sự bất công. Không một công dân nào ép buộc phải trả tiền bão lãnh cao bất công hoặc phải đối mặt với hình phạt tàn nhẫn hoặc bất thường. Năm 1689 Nghị viện thông qua Đạo luật Khoan dung (Toleration Act). Nó thừa nhận một số tự do tôn giáo đối với những người biệt giáo (Dissenters), những người theo đạo Tin Lành người không phải là thành viên của giáo phái Anh giáo. Đạo
  30. 24 luật Khoan dung không che chở người theo công giáo La Mã hay người Do Thái, tuy nhiên. Nó cũng cấm những người biệt giáo nắm giữ các văn phòng công cộng. Vào năm 1701 Nghị viện thông qua Đạo luật Hoà giải (Act of Settlement) để giữ lại những người công giáo từ ngai vàng Anh. Đạo luật tuyên bố William III chết sẽ không có người thừa kế, chị gái của Mary là Anne sẽ kế thừa ngai vàng. Nếu Anne không có con, ngai vàng sẽ đi đến nơi khác cháu gái theo đạo Tin Lành của James I. Bản Tuyên ngôn Nhân quyền (Bill of Rights) và Đạo luật Hoà giải (Act of Settlement) đánh dấu một hồi chuyển trong Lịch sử nước Anh. Một cuộc chiến đấu dài giữa vua và Nghị viện về việc ai sẽ cai trị quốc gia cuối cùng đã chấm dứt. Nghị viện xuất hiện rõ ràng tối cao đến chế độ quân chủ. Các quyền của các cá nhân, ngoài ra, những giới hạn về quyền của chính phủ cũng được xác định rõ hơn. Quá trình dài của sự phát triển chính trị ở Anh, tuy nhiên, đã không hoàn thành. Quan điểm về tự do cá nhân và quyền của cá nhân tham gia vào chính phủ đó là đại diện điển hình tiếp tục phát triển và thay đổi. Đến năm 1700 nước Anh vẫn là một nước quân chủ, nhưng Nghị viện đã nắm phần lớn quyền lực. Nghị viện không đại diện cho phần lớn người dân Anh, tuy nhiên. Thượng viện Anh hay viện nguyên lão (House of Lords) chỉ gồm có những quý tộc và giáo sĩ cao cấp. Ngay cả Hạ viện (House of Commons), nó cũng từ từ trở thành mạnh hơn của hai viện, đại diện cho một thiểu số nhỏ trong dân số. Chỉ những hạng người đàn ông có ruộng đất và những nhà buôn giàu có và những chuyên gia mới có thể bỏ phiếu đối với đại diện cho dân chúng. Trong 50 năm sau Cách mạng vinh quang (Glorious Revolution), Nghị viện tiếp tục tăng tầm quan trọng như sức mạnh thực sự trong chính phủ của Anh. Trong thời gian này, tổ chức và thể chế đặc trưng chính phủ Anh của ngày nay dần dần xuất hiện. Hai trong số các tổ chức chính phủ quan trọng phát triển từ khoảng 1690 đến khoảng năm 1740 là nội các và văn phòng thủ tướng chính phủ. Vương quốc Anh luôn gặp các cố vấn để thảo luận các vấn đề của chính phủ. Sau thời kì khôi phục chế độ quân chủ năm 1660 và cách mạng vinh quang, các nhà lãnh đạo Nghị viện có quyền lực để hoàn thành công việc cho các quốc vương. William II chọn sĩ quan của ông ta của nhà nước từ trong số lãnh đạo, người thường đứng đầu cơ quan chính phủ. Họ được biết đến như một nội các. Nội các đầu tiên bao gồm cả Whigs và Tories. Điều này đã thay đổi trong suốt triều đại của William. Quyết định chính phủ có vận hành một cách êm ả hơn nếu các bộ trưởng nội các thuộc về đảng đa số trong Nghị viện. Đôi khi, để có thể làm việc được với Nghị viện, các vị vua cũng phải chấp nhận nội các mà họ không thích. Trong và sau triều đại của William, Nghị viện tiếp tục thu được nhiều quyền lực hơn, bao gồm quyền tuyên chiến. Nhà vua cũng không cố gắng để phủ quyết các hoạt động của Nghị viện. Năm 1707, các Nghị viện của Anh và Scotland thông qua Đạo luật Liên minh (Act of Union). Luật này đã liên minh Anh và Scotland vào một vương quốc, được biết đến là Anh quốc. Nó là một dự định như một phương sách làm cho nước Anh thêm vững mạnh trong cuộc xung đột ngày càng trở nên mạnh với Pháp. Nhiều người ở Scotland phản đối liên minh. Phần nào bởi vì nó thủ tiêu Nghị viện của Scotland,
  31. 25 mặc dù bây giờ người Scots nắm một số ghế trong Thượng viện (House of Lords) và Hạ viện (House of Commons). Liên minh tỏ ra có ích, tuy nhiên. Bằng cách loại bỏ những hàng rào thương mại, nó khuyến khích thương mại và mang lại giàu có cho cả Anh và Scotland. Thị trấn Glasgow của Scotland đã phát triển từ một làng chài thành một thành phố cảng. Các trường đại học của Edinburgh và Glasgow trở thành những trung tâm chính của việc học trong suốt những năm 1700. Nữ hoàng Anne, người cai trị từ 1702 đến 1714, có 17 đứa con. Chẳng một ai sống sót. Sophia của Hannover, cháu gái của James I, sẽ được kế tiếp trong dòng chảy để lên ngai vàng. Cô ấy cũng chết. Đó là cách con trai của Sopia là George, đầu tiên của triều đại Hanoverian, trở thành vua George I của Anh quốc. Cả George I và con trai ông ta George II đều sinh ở Đức. Cũng không quen thuộc chính phủ Anh hoặc thuế nhập khẩu. George I, người cai trị cho đến năm 1727, thậm chí không nói được tiếng Anh. George II, người cai trị cho đến năm 1760, nói tiếng Anh một cách chính xác, nhưng phụ thuộc nặng vào các bộ trưởng nội các như Sir Robert Walpole để quản lý sự thi hành của chính phủ. Từ 1721 đến 1742 đảng Whigs điều khiển Hạ viện (House of Commons), điều hành bởi Walpole, bộ trưởng ưu tú của chính phủ. Dưới sự cai trị của các vị vua thuộc triều đại Hanoverian, bộ trưởng ưu tú, người thường với tư cách nắm giữ kho bạc của vua trong suốt những năm này, là người đứng đầu thực sự của chính phủ. Đến thời điểm này trong Lịch sử, quốc gia đã trở thành chế độ quân chủ lập hiến có giới hạn. Vua vẫn còn vị trí đứng đầu của nước Anh. Các quyền hoàng gia, tuy nhiên, bị hạn chế rõ ràng bởi hiến pháp Anh, nó quy định vua hoặc hoàng hậu phải tham khảo với Nghị viện và chắc chắn dành riêng những quyền chỉ cho một mình Nghị viện. Vương quốc Anh là một trong những chính phủ có bản hiến pháp lâu đời nhất. Nó là một hình mẫu để các quốc gia khác có ý muốn chấm dứt quân chủ chuyên chế. Hiến pháp Anh không phải chỉ có một văn kiện. Thay vì, nó chỉ bao gồm phần nào của những văn kiện tuyệt vời khác nhau. Trong số đó có Magna Carta, Petition of Rights, Habeas Corpus, Bill of Rights, Act of Settlement. Nó cũng bao gồm các hoạt động của Nghị viện, có thể thay đổi Nghị viện sau một thời kì. Một số nét đặc biệt của chính phủ Anh chưa bao giờ được ghi lại. Những quyền hành của thủ tướng và nội các căn cứ rộng rãi trên truyền thống. Thủ tướng hơn vua được tuyển các thủ tướng khác. Cùng thủ tướng và dự kiến nội các và thực hiện các chính sách của chính phủ. 2.1.3. Thảo luận Trong thời kì cận đại của Lịch sử thế giới, cách mạng dường như không làm đời sống người dân tốt hơn, nói cách khác dù trước hay sau cách mạng thì đời sống người dân vẫn thế, thậm chí không tốt hơn so với trước khi tiến hành cuộc cách mạng. Cách mạng diễn ra như một cơn cuồng phong quét ngang dọc nước Anh khiến người dân lao đao trong những ngày nội chiến. Trước khi cách mạng diễn ra, kinh tế tư bản đã hiện tồn và cách mạng chẳng qua chỉ là cơn gió thổi qua giúp cánh cửa mở rộng thêm cho nó dễ dàng phát triển mà thôi. Trong 10 năm từ 1640 đến 1649, chế độ quân chủ chuyên chế đã khiến nước Anh dường như quá mệt mỏi. Vì thế, cách mạng đã xoá bỏ nền quân chủ chuyên chế và tiến đến nền cộng hoà lý tưởng ngỡ rằng với sự lột xác này sẽ khiến nước Anh trở
  32. 26 lại những ngày bình yên. Nhưng mọi vấn đề đều có quy luật riêng của nó ví như đỉnh cao của một ngọn sóng cũng là lúc ngọn sóng đi xuống. Đúng thế! Nền cộng hoà được xem là đỉnh cao và nó tồn vong trong vòng 11 năm, theo quy luật nó cũng phải bắt đầu đi xuống. Sao vậy? Khó ai có thể hiểu nổi nước Anh đang làm gì, đổ biết bao sức lực để nắm bắt được hai từ “cộng hoà” để rồi sau đó 11 năm cái mà trước đó 11 năm người ta hằng mơ ước giờ đây (1660) họ lại muốn quay về cái thuở hàn vi ban đầu. Nền cộng hoà được dọn dẹp sạch không tì vết để rồi Charles II lên ngôi xác lập lại bước đi ban đầu. Theo giáo trình Lịch sử Thế giới Cận đại, chính sự ủng hộ nhiệt tình cách mạng của quần chúng nhân dân mà Charles I vị vua chuyên chế phải lên đoạn đầu đài. Trong cổ kim Lịch sử, có lẽ chúng ta khó có thể bắt gặp một tình huống nào từ hấp dẫn đến ngạc nhiên như thế. Bởi quần chúng nhân dân đã ban cái chết cho Charles I - đức vua của họ. Và Nghị viện đã thông qua bản án Charles I, nhưng Nghị viện lúc này chỉ là con cờ cho một bàn tay lạnh từ phía sau điều khiển đó là Cromwell. Sau cái chết Charles I, nước Anh dường như bắt đầu rơi vào một khoảng không vô định, không ai cầm quyền. Có phải chăng, trong ngày đó - ngày mà vị vua chứng kiến thần dân của mình ra để chứng kiến cái chết của mình, để rồi ngày mai nước Anh bước vào cái mà sử sách gọi là đỉnh cao cách mạng. Nhưng quần chúng nhân dân ra chứng kiến cái chết có phải chăng là sự chào mừng cho ngày mai tươi sáng hay là hối hận bắt đầu hình thành “Trên đường vua bị dẫn qua trong giữa đám đông có người cầu nguyện: “Xin Chúa hãy cứu lấy mạng nhà vua này”.” [21] Nền cộng hoà, nếu theo đúng bản chất là một xã hội lý tưởng. Nhưng Lịch sử đã khác đi, nền cộng hoà ở Anh lúc này mang nặng màu sắc quân đội. Và sự hiện diện của Nghị viện lúc này cũng chỉ là “hữu danh vô thực”, nếu trước đây quân đội ủng hộ Nghị viện thì giờ đây quân đội lại quay sang ủng hộ Cromwell. Cromwell, theo giáo trình Lịch sử thế giới cận đại là “ lãnh tụ xuất sắc ”, “ có nếp sống giản dị được nhân dân yêu mến ”, nhưng qua tiếp cận tác giả lại thấy Cromwell là một nhà độc tài, khát máu bởi tài liệu tiếp cận cho thấy “Ông cũng kiên quyết với niềm tin của ông ta rằng sự quan tâm thần thánh đã mang đến quyền lực cho ông ta. Vì vậy, Cromwell thường có hành vi khắc nghiệt đối với những ai phản kháng luật lệ của ông ta.”5 [13, tr.481]. Lẽ ra nền cộng hoà sẽ là một luồng gió mới thổi vào chính trường Anh nhưng với sự độc tài, nhằm nắm lấy quyền lực tuyệt đối Cromwell đã khiến quần chúng nhân dân hoảng sợ. Qua các tài liệu tiếng Anh, khiến chúng tôi nhận ra cần có cái nhìn tổng thể về một nhân vật Lịch sử và đánh giá đúng vai trò cũng như trách nhiệm của Cromwell “Cromwell bị coi là phải chịu trách nhiệm về cái chết của 22 ngàn người Thiên chúa giáo ở Ireland, 50.700 người theo chủ nghĩa bảo hoàng và 34.100 người theo phe Nghị viện ở Anh.” [23] Qua trích dẫn trên nhận thấy rằng, việc cập nhật cũng như đánh giá đúng vai trò, trách nhiệm của Cromwell là việc làm hết sức cần thiết đồng thời là tư liệu nền tảng để có thể hiểu rõ bản chất của thời kỳ từ cộng hoà đến độc tài và cuối cùng là khiếp sợ để rồi một sự chờ mong cũng như khao khát quay lại như thuở ban đầu. 5 Nguyên văn: “He was also unbending in his belief that divine providence had brought him to power. Thus, Cromwell often acted harshly to suppress resistance to his rule.”
  33. 27 Ngoài ra, khi bàn về căn nguyên của cách mạng tài liệu tiếp cận được đặt ngay vấn đề chính của cách mạng là do “Phản đối của Nghị viện đối với khái niệm uy quyền tối cao hoàng gia đã dẫn đến xung đột và nổi dậy ở Anh.”6 [13, tr.478] Đoạn văn vừa trích dẫn cho thấy chính mâu thuẫn chính trị cụ thể hơn là về vấn đề tài chính là nguyên nhân đưa đến cách mạng, và xuyên suốt quá trình tiếp cận chúng tôi không bắt gặp tài liệu đề cập đến mâu thuẫn kinh tế, tư tưởng, Trái lại, nếu theo Giáo trình thì nguyên nhân đã được chúng tôi tóm tắt với những đại ý thì tác giả lại chú trọng vào sự bất ổn kinh tế, tư tưởng và đây được xem là hàng loạt nguyên nhân sâu xa và có thể xem mâu thuẫn về chính trị là nguyên nhân trực tiếp châm ngòi cho cuộc cách mạng. Qua quá trình mở rộng tiếp cận tài liệu, chúng tôi nhận thấy rằng khi bàn về kết quả của cách mạng Anh cả Giáo trình, Sách giáo khoa Lịch sử 10 hiện hành đều đề cập đến vấn đề không triệt để. Không triệt để, bởi lẽ ruộng đất vẫn chưa đến tay người nông dân, trái lại tiếp cận ở tài liệu nghiên cứu thì chúng tôi không hề thấy tác giả đề cập đến vấn đề ruộng đất ngay từ đầu cho đến khi cách mạng đến hồi kết thúc. Cần phải hiểu, tiến hành cách mạng không phải nhằm chia lại của cải, không phải do ai nắm quyền lực mà quan trọng ở đây là sau khi cách mạng dừng lại thì người nắm quyền có đưa đất nước phát triển hay không mà thôi. Khi người nắm quyền tốt thì mọi vấn đề kinh tế, chính trị sẽ được giải quyết ổn thoả, đâu sẽ vào đó. Do giáo trình tiếp cận theo kiểu đặt vấn đề - giải quyết vấn đề nghĩa là vấn đề cách mạng đặt ra là giải quyết ruộng đất cho người nông dân nhưng cuối cùng người dân vẫn chưa có ruộng đất vì thế quy vào cách mạng không triệt để, tức không đáp ứng được nguyện vọng người dân. Trong khi đó, theo góc nhìn của tài liệu mà chúng tôi tiếp cận được sẽ thấy cách mạng là sự đánh đổ cái không phù hợp và người ta tiến hành cách mạng cũng chỉ muốn tìm thế lực cai trị thích hợp với nó mà thôi. Ngược lại, nếu xem xét cách mạng Anh là triệt để nghĩa là vấn đề ruộng đất được giải quyết cho quần chúng nhân dân khi cách mạng kết thúc. Vậy, phải chăng sự manh mún ruộng đất trong tương lai sẽ là bước cản cho của sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa cũng như việc áp dụng phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa là vấn đề “không tưởng”. Ngoài ra, nếu cách mạng Anh là một cuộc cách mạng “triệt để” thì có lẽ cuộc cách mạng công nghiệp chỉ còn là ảo tưởng đối với nước Anh, và ánh sáng công nghiệp chỉ còn là hư ảo mãi bị che khuất bởi bóng đêm triệt để của cách mạng. Qua quá trình tiếp cận tài liệu, chúng tôi nhận thấy cách mạng Anh có ảnh hưởng rất lớn đến thế giới, đó là nó đã khai sinh ra chế độ dân chủ - Tam quyền phân lập, đây là gợi ý thực tế cho Montesquie nhà tư tưởng Pháp thế kỉ XVIII nêu ra học thuyết Tam quyền phân lập. Có thể xem thể chế nhà nước quân chủ lập hiến ở Anh là một thể chế chính trị phù hợp với tương quan lực lượng tham chiến và thực tiễn chính trị của nước Anh thời điểm thể chế này ra đời, và như Lịch sử sau này sẽ thấy, thể chế này đã lan toả và vững vàng tồn tại ở nhiều quốc gia như Nhật Bản, Thái Lan, Ngoài ra, cách mạng Anh còn là một trong những tiền đề quan trọng của cuộc cách mạng 6 Nguyên văn: “Parliament’s opposition to the concept of royal supremacy led to conflict and rebellion in England.”
  34. 28 công nghiệp, mà cuộc cách mạng công nghiệp đã ảnh hưởng toàn thế giới, thúc đẩy phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời ở các nước trên thế giới. 2.2. Cách mạng Hoa Kì (1775 - 1783) Cách mạng Hoa Kì là cuộc cách mạng nhằm tìm kiếm sự tự do và kết quả khai sinh ra nước Mĩ - một đất nước lý tưởng bởi sự tự do lan tràn không gì có thể ngăn chặn. Với cuộc cách mạng Hoa Kì, chúng tôi cũng điểm lại sơ nét về nội dung tiến trình cách mạng Hoa Kì cũng như cố phục dựng lại góc tiếp cận vấn đề từ Giáo trình và tài liệu tiếp cận. (1) Giáo trình Lịch sử Thế giới Cận đại của tác giả Vũ Dương Ninh và Nguyễn Văn Hồng, được sử dụng giảng dạy Học phần Lịch sử Thế giới Cận đại, được chúng tôi sự dụng nhằm điểm lại sơ nét về cách mạng Hoa Kì. (2) Chúng tôi sử dụng tài liệu phục vụ cho công tác tiếp cận gồm: Holt, Rinehart and Winston. (2005). Holt World History: The Human Journey. Texas: Holt, Rinehart and Winston. McKay, J.P., J.P., Hill, B.D., & Buckler, J. (1999). A History of Western Society. Boston, MA: Houghton Mifflin. 2.2.1. Nội dung “Cách mạng Hoa Kì” trong giáo trình “Lịch sử Thế giới Cận đại” Giáo trình đã giành 20 trang nhằm phục dựng lại cách mạng Hoa Kì một cách khá đầy đủ. (1) Tình hình 13 bang thuộc địa trước chiến tranh cách mạng: Trong phần này, tác giả khái quát lại quá trình xâm thực của các nước thực dân đối với vùng đất Bắc Mĩ. Trong số đó, công cuộc xâm thực của Anh là có hiệu quả và đến nửa đầu thế kỉ XVIII người Anh đã lập được 13 bang thuộc địa dọc bờ Đại Tây Dương ở Bắc Mĩ. Tiếp đến, tác giả trình bày mầm móng tư bản chủ nghĩa bắt đầu “thai nghén” tại Bắc Mĩ, đồng thời là chính sách cai trị của chính quốc Anh với với 13 bang, những chính sách đó đã ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế cũng như lợi ích của 13 bang. Sau năm 1763, với sự cai trị “không tự do” đã làm không khí ngột ngạt tại 13 bang ngày càng lên đến đỉnh cao và chỉ cần một giọt nước sẽ tràn ly, tức một cuộc cách mạng sẽ diễn ra nhằm xoá bỏ sự ngăn cản sức phát triển kinh tế ở Bắc Mĩ. (2) Quá trình chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ và sự ra đời của nước Mĩ: Trong tiến trình cách mạng Hoa Kì, tác giả chia thành 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 của cuộc cách mạng với hàng loạt sự kiện và vấn đề được tác giả trình bày như sau: mở đầu đó là sự kiện chè Boston, ngọn lửa châm ngòi thổi bùng chiến tranh. Với sự kiện này đã khiến chính phủ Anh tiến hành hàng loạt quyết sách nhằm trừng trị 13 bang thuộc địa. Tiếp theo là, Đại hội lục địa lần thứ nhất và thứ hai được tiến hành với những mục tiêu cụ thể. Và đã đến lúc nhân dân 13 bang cần thấy phải khẩn thiết khẳng định nền độc lập và họ đã tiến hành thông qua Tuyên ngôn độc lập. Trong giai đoạn ban đầu, quân thuộc địa đã lao đao bởi quân của chính quốc Anh nhưng sau đó với những chính sách khôn khéo của mình George Washington đã khiến tình thế thay đổi tạo nên bước ngoặt qua chiến thắng Saratoga. Giai đoạn 2 của cuộc chiến và cách mạng đi đến thắng lợi: với chiến thắng Yorktown khiến toàn lực lượng quân Anh phải đầu hàng và đi đến thắng lợi hoàn toàn
  35. 29 thông qua hoà ước được kí kết ở Versailles (Pháp). Theo hoà ước Anh công nhận chính thức độc lập của 13 bang thuộc địa, một quốc gia mới ở Bắc Mĩ ra đời, đó là Hợp chúng quốc Mĩ (United States America). (3) Nước Mĩ sau khi độc lập: Tác giả trình bày những khó khăn mà nước Mĩ gặp phải sau khi nền cộng hoà non trẻ ra đời như nạn lạm phát, các cuộc nổi dậy Nhưng những chính sách tiến bộ kịp thời ban hành đã khắc phục những khó khăn đấy. Nhưng vì quyền lợi của giai cấp chủ nô nên chế độ nô lệ vẫn không được thủ tiêu. Ngoài ra, sự quản lý thống nhất chưa đảm bảo, để khắc phục Hội nghị liên bang khai mạc vào tháng 5 năm 1787, các đại biểu đã thoả thuận biến nước Mĩ từ một liên bang nhiều quốc gia thành một quốc gia liên bang. Và đề ra những nguyên tắc cũng như cách thức kiểm soát lẫn nhau để vững bền một nước Mĩ mang màu sắc của sự tự do. (4) Tính chất và ý nghĩa của cuộc chiến tranh cách mạng Bắc Mĩ: Trước hết tác giả khẳng định “Cách mạng tư sản Mĩ được tiến hành dưới hình thức một cuộc chiến tranh giành độc lập cho nhân dân Bắc Mĩ.” [8, tr.58] Lực lượng tham gia có vai trò quyết định là quần chúng nhân dân, nhưng cách mạng do giai cấp tư sản lãnh đạo vì thế trước hết quyền lợi của họ phải được đảm bảo vì thế quần chúng nhân dân với lòng nhiệt tình cách mạng nhưng đến cùng họ vẫn không có lợi ích gì từ cuộc cách mạng. Ngoài ra, bản Tuyên ngôn độc lập đã trở thành ngọn cờ tự do với những nguyên tắc lý tưởng và sức ảnh hưởng đến các nước khác trên thế giới. 2.2.2. Nội dung “Cách mạng Hoa Kì” trong tài liệu “A History of Western Society” và “Holt World History: The Human Journey” Sau khi đánh bại hạm đội Tây Ban Nha, người Anh bắt đầu thiết lập một đế chế thuộc địa cơ bản dựa trên thương mại. Sự thất bại của hạm đội Tây Ban Nha năm 1588 đã khuyến khích người Anh đua tranh với những thế lực châu Âu trong việc kiểm soát các nguyên liệu và thị trường. Trong những năm 1600, các nhà thám hiểm Anh bắt đầu đòi hỏi và chinh phục những vùng đất ở nước ngoài. Các thương gia Anh, những người đã từng kinh doanh ở Nga và Baltic, bây giờ họ chuyển sang di chuyển đến châu Mỹ và châu Á. Đồng thời, hải quân Anh đã trở thành lực lượng chủ yếu. Thương thuyền Anh thay thế Hà Lan như một người lãnh đạo thương mại quốc tế. Vào những năm 1760 đế chế thuộc địa của Anh quốc là lớn nhất thế giới. Anh đã chậm trong việc thành lập các thuộc địa ở Bắc Mĩ. Đầu tiên, người Anh thăm dò trong lục địa hy vọng tìm thấy lối đi Tây Bắc. Sẽ có được lộ trình đường thuỷ phía Bắc đến thông qua châu Á hoặc gần Bắc Mĩ. Tây Ban Nha đã kiểm soát lộ trình phía Nam vòng quanh Cape Horn ở Nam Mĩ. Không may, không thể tìm thấy đường thông qua Tây Bắc. Henry Hudson là người đầu tiên tìm ra lộ trình thông qua Tây Bắc. Năm 1609 ông ta nhổ neo nhân danh Hà Lan. Ông ta đã vẻ nhiều hải đồ bờ biển của phía Đông Bắc Mĩ và khám phá dòng sông mà hiện nay mang tên của ông. Ông khám phá vịnh ở miền Bắc Canada cũng đặt theo tên ông. Khi họ tìm thấy con đường thông qua Tây Bắc, người Anh bắt đầu định cư dọc theo phía đông bờ biển của Bắc Mĩ. Đầu tiên những công ty cá nhân hoặc những cá nhân thành lập những khu định cư thuộc địa này. Năm 1607 họ thành lập Jamestown,
  36. 30 bây giờ đó là Virginia. Jamestown là khu đầu tiên mà Anh chiếm làm thuộc địa ở Bắc Mĩ. Năm 1620 những người khai hoang thành lập Plymouth, bây giờ là Massachusetts. Những người thành lập hy vọng những khu định cư này sẽ đem lại lợi nhuận cho quốc gia. Chỉ vài nhà người đầu tư, tuy nhiên, thực hiện kiếm được lợi nhuận từ các thuộc địa. Bản thân những người đi khai hoang đã định cư ở Bắc Mĩ vì nhiều lý do khác. Một số người tìm thấy sự tự do chính trị và tôn giáo lớn hơn. Những người khác đơn giản chỉ muốn cuộc sống của gia đình họ tốt hơn. Nhiều di dân đã không đến theo tinh thần tự nguyện. Cũng giống như những đế chế thuộc địa khác, Anh cũng mang những nô lệ đến những thuộc địa của họ. Phần lớn những thuộc ở châu Âu đều được cai trị từ chính quốc. Bản thân chính phủ có khuynh hướng tách rời đế chế của Anh. Phần lớn những thuộc địa của Anh có một vài hình thức đại diện kết cấu. Chính quyền kiểm soát, tuy nhiên, vẫn vững chắc với nước Anh. Vào cuối những năm 1700, Hoa Kì đã tách ra từ Anh để tạo nên một loại hình chính phủ mới. Trong những thuộc địa ở Mĩ, tư duy khai sáng đầy cảm hứng mới dựa trên những lý tưởng về chủ quyền phổ biến. Ngày càng có nhiều người dân ở thuộc địa Bắc Mĩ của Anh cho rằng họ nên được cai trị như tiêu chuẩn của luật và tự do như cai trị người dân ở Anh. Những ý tưởng về chính phủ không chỉ dừng lại ở châu Âu vào những năm 1770. Ở xa Bắc Mĩ, các thuộc địa Anh phát triển một cách mới của cuộc sống. Họ đã tạo ra những mối quan hệ với quốc gia. Quan tâm đầu tiên của họ là luật thương mại Anh, nhưng họ cũng không thích dọc theo những đường biên giới của họ. Các thuộc địa của Anh được họp lại dọc bờ Đại Tây Dương của Bắc Mĩ. Những thuộc địa của Pháp ở phía Bắc và phía Tây, được gọi là New France. Trong những năm 1700, những người di dân người Mĩ gốc Anh di chuyển về hướng Tây ngang qua dãy núi Appalachian. Sự va chạm với người Pháp dường như không thể tránh. Pháp và Anh đã chiến đấu ở châu Âu trong nhiều thập kỉ. Cuộc xung đột tràn sang Bắc Mĩ và kết quả năm 1754 là cuộc chiến tranh Pháp và Ấn. Ở châu Âu gọi là Chiến tranh 7 năm (Seven Year’s War) từ 1756 đến 1763. Chiến thắng của Anh trong cuộc xung đột đã được xác nhận qua Hiệp ước Pari năm 1763 (Treaty of Paris). Anh giành được quyền kiểm soát phần lớn Bắc Mĩ. Họ cai trị từ Đại Tây Dương đến sông Mississippi và từ vịnh Mexico đến Bắc Băng Dương. Quyền kiểm soát cũng như thế lực của Anh đã lên đến tầm cao mới. Chiến tranh với Pháp trái lại Anh phải nợ một món nợ khổng lồ. Những nhà chính trị Anh đã bảo vệ các thuộc địa. Bây giờ họ kỳ vọng các thuộc địa đáp lại sự cố gắng đó. Chính sách của Anh hướng về các thuộc địa vào những năm 1760 là không thuận lợi. Năm 1763 sau một cuộc nổi loạn của người Mĩ gốc Ấn, chính phủ Anh ngăn cấm các thuộc địa di dân đến phía Tây của Appalachians. Chính phủ cũng bắt đầu thi hành luật thương mại đối với người buôn bán của nó. Đạo luật Đường năm 1764 (Sugar Act), ví dụ, đánh thuế vào đường và những hàng nhập khác từ các thuộc địa không phải của Anh. Những người thực dân xem những điều đó như đe doạ đến quyền tự do của họ.
  37. 31 Năm 1765 Nghị viện thông qua Đạo luật Tem (Stamp Act). Đây là luật đánh một thuế, trong hình thức của một con tem đặc biệt, trên tất cả những loại tài liệu, bao gồm những di chúc, những hợp đồng, những văn tự cầm cố, những báo chí, và những tờ rơi. “Một con tem dán vào mỗi bài báo cho biết thuế đã được trả.”7 [15, tr.693]. Những người thực dân phản đối thuế. Khi họ tẩy chay hàng hoá Anh, Nghị viện chùn lại và bãi bỏ Đạo luật Tem. Với mỗi thuế mới được ban hành ra, sự kháng cự của các thuộc địa chống lại chính quốc ngày càng tăng. Trước tình hình đó, một số luật phải được bãi bỏ, nhưng vẫn giữ lại một số đạo luật. Không có người đại diện trong Nghị viện Anh, những người thực dân tranh luận phản đối “sự đánh thuế mà không có đại diện” (taxation without representation). Họ gọi là sự bạo ngược. Sự tồi tệ trong mối quan hệ giữa Anh và các thuộc địa ngày càng tăng. Triều đại từ năm 1760 đến 1820, vua George III ông thuộc dòng Hanoverian được sinh ra ở Anh. Ông ta cho rằng Nghị viện cũng có quá nhiều quyền lực. Ông muốn chọn các bộ trưởng của ông ta. Sáu bộ trưởng tiêu biểu chỉ nắm quyền trong 8 năm. Đó là khoảng thời gian làm đảo lộn sự phá vỡ cuối cùng với các thuộc địa Mĩ xuất hiện. Những người thực dân vô tình kháng cự chính sách Anh, George III kiên quyết bắt buộc họ tuân theo. Năm 1770, ông ta tìm được một bộ trưởng ưu tú, Lord North, người sẵn sàng tiến hành các chính sách của ông ta. Nhiều người thực dân Anh ở Bắc Mĩ tỉnh ngộ tách ra từ khỏi sự cai trị của chính quốc Anh là cần thiết để đàm bảo những quyền của họ. Những người thực dân Anh ở Bắc Mĩ vẫn chưa liên minh để giành độc lập, tuy nhiên. Khoảng một phần ba, gọi là những người yêu nước, muốn độc lập. Một phần ba khác, gọi là những người trung thành, hoặc Tories, phản đối độc lập. Những người thực dân còn lại không đứng về phía nào. Năm 1773, chính quyền của Lord North đã trao cho Công ty Đông Ấn Anh (British East India Company) một độc quyền là vận chuyển trà đến thẳng các thuộc địa. Những người thực dân tức giận ném lô hàng chè vào cảng Boston (Boston Harbor), một sự kiện trở nên được biết như Bữa tiệc chè Boston (Boston Tea Party). Nghị viện đối phó lại bằng cách cho đóng cửa cảng Boston. Những người thực dân xem hành động đó là chiến thắng và đạo luật khác được thông qua vào năm 1774 là những đạo luật không khoan nhượng (Intolerable Acts). Những người yêu nước muốn độc lập đã hành động. Vào mùa thu năm 1774, những người đại diện từ 12 của 13 bang đã họp ở Philadelphia tiến hành Đại hội lục đại lần thứ nhất (First Continental Congress). Họ yêu cầu những người thực dân cũng phải được công nhận đầy đủ các quyền như công dân ở chính quốc Anh. Đến tháng 4 năm 1775, quân đội Anh ở Boston bắt đầu cảm thấy bị đe doạ bởi sự kháng cự ngày càng quyết liệt của những người thực dân. Để đối phó người Anh cố gắng tịch thu những khẩu súng thuộc địa và thuốc súng được lưu trữ gần đó. “ tháng 4 – 1775 trận 7 Nguyên văn: “A stamp glued to each article indicated the tax had been paid.”
  38. 32 chiến bắt đầu tại Lexington và Concord”8 [15, tr.694] và “Cách mạng Hoa Kì bắt đầu”9 [13, tr.498]. Cuộc chiến lan rộng ra, và những người thực dân chiến đấu một cách chậm chạp nhưng chắc hẳn hướng đến công khai cuộc nổi loạn và tuyên bố độc lập. Thái độ kiên quyết của chính phủ Anh và sử dụng lính đánh thuê Đức đi một chặng đường dài hướng đến giải thể lòng trung thành lâu đời đối với quê hương và sự cạnh tranh trong số các thuộc địa tách ra. Common Sense (1775), một cuộc tấn công nổi bật đến Anh gần đây quyết liệt Thomas Paine (1737 -1809), cũng động viên dư luận quần chúng ủng hộ độc lập. Một cái đĩa bán chạy nhất với số lượng 120,000 bản trong vài tháng, ý tưởng giễu cợt của Paine nếu một đảo nhỏ cai trị một đại lục lớn vĩ đại. Trong cuộc gọi tự do của ông và chính phủ cộng hoà, Paine đã thể hiện sự trưởng thành của Hoa Kì về sự tách biệt và ưu việt về đạo đức. Ngày 4 - 7 - 1776, Đại hội lục địa lần thứ hai (Second Continental Congress) thông qua Tuyên ngôn Độc lập (Declaration of Independence). Được thảo ra bởi Thomas Jefferson, Tuyên ngôn Độc lập táo bạo kê khai những hành động hung tàn tận tâm của George III và tự tin tuyên bố các quyền tự nhiên của nhân loại và chủ quyền của chính quyền Mĩ. Đôi khi gọi là bài xã luận chính trị lớn nhất của thế giới, ảnh hưởng Tuyên ngôn Độc lập nó phổ biến các quyền truyền thống của người Anh và làm cho các quyền của họ trở thành quyền của tất cả nhân loại. Nó bắt đầu rằng “mọi người đàn ông sinh ra đều bình đẳng Họ được tạo hoá ban cho những quyền Trong số đó là sống, tự do, và theo đuổi hạnh phúc” (“all the men10 are created equal They are endowed by their Creator with certain unalienable rights .Among these are life, liberty, and the pursuit of happiness.”) Không một văn kiện chính trị nào khác ở Mĩ mà có động cơ kích động như vậy, trong nước hoặc ở cả bên ngoài. Nhiều những gia đình Mĩ vẫn giữ lòng trung thành với Anh, còn nhiều phân biệt khác còn chua chát. Sau Tuyên ngôn Độc lập, xung đột thường xuyên dưới hình thức một cuộc nội chiến do nhà ái quốc (patriot) gây ra để chống lại người trung thành với chính quốc (loyalist). Người trung thành với chính quốc (loyalist) có khuynh hướng giàu có và không quá khích về chính trị. Nhiều những nhà yêu nước (patrots) cũng giàu có - đặc biệt có John Hancock và George Washington - nhưng bản thân sẵn lòng liên minh với những người nông dân và thợ thủ công trong một liên minh rộng. Liên minh này (coalition) quấy rối những người trung thành với chính quốc (loyalist) và tịch thu tài sản của họ để giúp trả đối với sự cố gắng chiến tranh Mĩ. Nền tảng xã hội rộng của những nhà cách mạng hướng đến tiến hành tự do cách mạng dân chủ. Chính quyền quốc gia đã mở rộng quyền quyền bầu cử đến nhiều người11 hơn trong suốt tiến trình chiến tranh và thiết lập bản thân họ lại như những người cộng hoà. Trên trường quốc tế, Pháp đồng cảm với những người thực dân Anh ở Bắc Mĩ ngay từ khi cuộc chiến bắt đầu. Pháp muốn phục thù đối với những thất bại nhục nhã từ cuộc chiến tranh bảy năm (Seven Years’s War). Là nước trung lập chính thức cho đến 8 Nguyên văn: “ in April 1775 fighting began at Lexington and Concord.” 9 Nguyên văn: “The American Revolution had begun.” 10 Từ “ all the men ” chỉ thừa nhận quyền bình đẳng của những người đàn ông da trắng, đến năm 1870 đàn ông da đen mới có quyền bầu cử và đến năm 1920 phụ nữ Mĩ mới có quyền đi bầu cử. 11 “ (but not to any women) ” [15, tr.694]