Khóa luận Ứng dụng Hệ thống thông tin địa lý (GIS) vào công tác quản lý, thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại phường Đồng Quang, thành phố Thái Nguyên

pdf 77 trang thiennha21 9161
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Ứng dụng Hệ thống thông tin địa lý (GIS) vào công tác quản lý, thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại phường Đồng Quang, thành phố Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_ung_dung_he_thong_thong_tin_dia_ly_gis_vao_cong_ta.pdf

Nội dung text: Khóa luận Ứng dụng Hệ thống thông tin địa lý (GIS) vào công tác quản lý, thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại phường Đồng Quang, thành phố Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÊ LƯƠNG THẢO ỨNG DỤNG GIS VÀO CÔNG TÁC QUẢN LÝ, THU GOM, VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI PHƯỜNG ĐỒNG QUANG THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Địa Chính Môi Trường Lớp : ĐCMT – K48 Khoa : Quản Lý Tài Nguyên Khóa học : 2016 - 2020 Giảng viên hướng dẫn : TS. NGUYỄN VĂN HIỂU Thái Nguyên, năm 2020
  2. i LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại Học Nông Lâm - Thái Nguyên, em đã nhận được sự dạy bảo và giúp đỡ ân cần của các thầy cô giáo khoa Quản Lý Tài Nguyên, cũng như các thầy cô giáo trong trường đã trang bị cho em những kiến thức cơ bản, tạo cho em được lòng tin vững bước trong cuộc sống và công tác sau này. Em xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, BCN khoa và các thầy, cô giáo, cán bộ công nhân viên khoa Quản Lý Tài Nguyên trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên đã dạy bảo tận tình chúng em trong toàn khóa học. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo TS. Nguyễn Văn Hiểu đã trực tiếp hướng dẫn, tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn Trung Tâm Nghiên Cứu Địa Tin Học – trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên cùng toàn thể các Anh Chị nhân viên đã tạo điều kiện thuận lợi để em thực hiện đề tài tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn người thân trong gia đình và toàn thể bạn bè đã luôn tận tình giúp đỡ động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2020 Sinh viên Lê Lương Thảo
  3. ii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Thành phần CTR sinh hoạt đặc trưng 8 Bảng 2.2. Phân loại CTR theo công nghệ quản lý, xử lý 10 Bảng 2.3. So sánh sự khác nhau giữa giữa dữ liệu vector và raster 22 Bảng 4.1. Dân số trung bình Phường Đồng Quang giai đoạn 2016 – 2019 35 Bảng 4.2. Dân số trung bình của 12 tổ dân phố năm 2019 tại Phường Đồng Quang 35 Bảng 4.3. Nguồn phát sinh CTR sinh hoạt tại Phường Đồng Quang năm 2019 37 Bảng 4.4. Tổng lượng rác thải phát sinh theo khu vực của Phường Đồng Quang năm 2019 38 Bảng 4.5. Tổng khối lượng CTR sinh hoạt theo ngày và theo năm tại 12 Tổ của Phường Đồng Quang năm 2019 38 Bảng 4.6. Lượng rác thải được thu gom và xử lý qua các năm từ 2016 – 2019 tại Phường Đồng Quang 39 Bảng 4.7. Tỉ lệ thành phần CTR sinh hoạt tại Phường Đồng Quang năm 2019 39 Bảng 4.8: Phương tiện và số lượng thu gom CTR sinh hoạt tại Phường Đồng Quang năm 2019 42 Bảng 4.9: Số lượng các điểm tập kết trên địa bàn Phường Đồng Quang 42 Bảng 4.10. Dự báo gia tăng dân số trên địa bàn phường Đồng Quang 61 Bảng 4.11. Khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh trên địa bàn phường Đồng Quang 62 Bảng 4.12. Diễn biến khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh từ các khu dân cư giai đoạn 2016 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2025 63
  4. iii DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Nguồn phát sinh CTR sinh hoạt 7 Hình 2.2: GIS và các hệ thống liên quan 14 Hình 2.4. Thành phần chính của GIS 16 Hình 2.5. Xuất dữ liệu và trình bày dữ liệu 18 Hình 2.6. Mối liên quan giữa dữ liệu không gian với phi không gian 19 Hình 2.7. Biểu diễn các đối tượng cấu trúc dữ liệu vector 20 Hình 2.8. Sự khác biệt giữa cấu trúc dữ liệu vector (a) và raster (b) trong việc thể hiện đối tượng đường 21 Hình 4.1. Vị trí địa lý Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên 31 Hình 4.2. Vị trí địa lý phường Đồng Quang, TP. Thái Nguyên, 33 Tỉnh Thái Nguyên 33 Hình 4.5. Điểm 1 thu gom rác tại Khu dân cư Tư san nền 43 Hình 4.4. Điểm 2 thu gom rác tại Cổng Bệnh Viện Đa khoa Trung Ương 43 Hình 4.3. Điểm 2 thu gom rác tại Đảo cọ Đồng Quang 44 Hình 4.6. Sơ đồ thu gom CTR sinh hoạt hiện nay ở Phường Đồng Quang 44 Hình 4.7. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty môi trường và Công trình đô thị TP. Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên 46 Hình 4.8. Khảo sát thực địa tại BCL Đá Mài, xã Tân Cương, TP. Thái Nguyên 49 Hình 4.9. Ranh giới Phường Đồng Quang trên bản đồ google my map 54 Hình 4.10. Dữ liệu điểm 1 thu gom rác trên google my map 55 Hình 4.11. Dữ liệu điểm 2 thu gom rác trên google my map 55 Hình 4.12. Dữ liệu điểm 3 thu gom rác trên google my map 56 Hình 4.13. Chuyển đổi dữ liệu bản đồ sang định dạng shapefile của phần mềm ArcGIS 56 Hình 4.14. Ảnh vệ tinh landsat Phường Đồng Quang 57
  5. iv Hình 4.15. Định tuyến thu gom CTR theo ảnh vệ tinh 57 Hình 4.16. Ảnh vệ tinh google map phường Đồng Quang 58 Hình 4.17. Bản đồ tuyến thu gom rác thải tại Phường Đồng Quang, 59 Thành phố Thái Nguyên 59
  6. v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BVMT Bảo vệ môi trường BCL Bãi chôn lấp CNH – HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa CTR Chất thải rắn CSDL Cơ sở dữ liệu GIS Hệ thống thông tin địa lý GPS Hệ thống định vị toàn cầu TP Thành phố TN&MT Tài ngyễn và môi trường UBND Ủy ban nhân dân UK Nước Anh ESRI Viện nghiên cứu hệ thống môi trường
  7. vi MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG i DANH MỤC HÌNH iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v MỤC LỤC vi LỜI CẢM ƠN i PHẦN 1 1 MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Cơ sở khoa học 4 2.1.1. Một số khái niệm về chất thải rắn sinh hoạt 4 2.1.2. Nguồn gốc và thành phần chất thải rắn sinh hoạt 6 2.1.3. Phân loại chất thải rắn sinh hoạt 8 2.1.4. Quản lý, thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt 11 2.2. Giới thiệu về Hệ thống thông tin địa lý (GIS) 13 2.2.1. Định nghĩa GIS 13 2.2.2. Phạm vi ứng dụng của GIS 14 2.2.3. Hợp phần của GIS 15 2.2.4. Chức năng của GIS 16 2.2.5. Mô hình dữ liệu cho GIS 18 2.2.6. Tình hình ứng dụng của GIS trong nghiên cứu môi trường 22 2.3. Cơ sở pháp lý của đề tài 25 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 27 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 27
  8. vii 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 27 3.2. Thời gian nghiên cứu 27 3.3. Nội dung nghiên cứu 27 3.4. Phương pháp nghiên cứu 28 3.4.1. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu 28 3.4.2. Phương pháp kế thừa 28 3.4.3. Phương pháp khảo sát thực địa 28 3.4.4. Phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu 29 3.4.5. Phương pháp dự báo dân số và khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh trong tương lai 29 3.4.6. Phương pháp xây dựng bản đồ 30 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 31 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Phường Đồng Quang, Thành phố Thía Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên. 31 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 32 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 34 4.2. Hiện trạng hệ thống thu gom, vận chuyển và quản lý CTR sinh hoạt tại phường Đồng Quang, TP. Thái Nguyên. 35 4.2.1. Nguồn phát sinh CTR sinh hoạt. 35 4.2.2. Khối lượng, thành phần. 37 4.2.3. Thành phần rác thải 39 4.2.4. Hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển và quản lý CTR sinh hoạt tại Phường Đồng Quang, TP. Thái Nguyên 40 4.2.5. Điểm tập kết rác. 42 4.2.6. Quy trình thu gom, vận chuyển. 44 4.2.7. Hiện trạng quản lý thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt tại phường Đồng Quang, TP. Thái Nguyên 45 4.2.8. Hiện trạng xử lý thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt tại phường Đồng Quang, TP. Thái Nguyên. 47
  9. viii 4.2.9. Đánh giá công tác thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt tại phường Đồng Quang, TP. Thái Nguyên. 49 4.2.10. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết về chất thải rắn sinh hoạt tại phường Đồng Quang, TP. Thái Nguyên. 51 4.3. Ứng dụng GIS vào công tác quản lý thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt tại phường Đồng Quang, TP. Thái Nguyên. 53 4.3.1. Thu thập, xử lý dữ liệu 54 4.3.2. Ứng dụng GIS xây dựng tuyến thu gom, quản lý CTR sinh hoạt tại phường Đồng Quang, TP. Thái Nguyên 57 4.3.3. Xây dựng bản đồ lộ trình thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt tại phường Đồng Quang, TP. Thái Nguyên 58 4.4. Dự báo khối lượng dân số và rác phát sinh cho việc thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt của phường Đồng Quang, TP. Thái Nguyên từ năm 2020 đến năm 2025 60 4.4.1. Cơ sở dự báo số dân và tỷ lên tăng dân số của Phường Đồng Quang, TP. Thái Nguyên 60 4.4.2. Dự báo khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh cho việc thu gom, vận chuyển của phường Đồng Quang, thành phố Thái Nguyên 61 4.4.3. Diễn biến khối lượng chất thải sinh hoạt phát sinh từ các khu dân cư tại Phường Đồng Quang, Thành phố Thái Nguyên từ năm 2016 – 2025 62 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 65 5.1. Kết luận 65 5.2. Đề nghị 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO 67
  10. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Ô nhiễm môi trường là vấn đề nan giải của nhiều quốc gia trên thế giới, Việt Nam cũng không ngoại lệ. Trong những năm gần đây, tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên trầm trọng và phổ biến dẫn tới suy thoái môi trường đất, nước, không khí, đặc biệt là tại các đô thị lớn lượng chất thải rắn (CTR) ngày càng gia tăng cùng với tốc độ gia tăng dân số và đô thị hóa. Ngày nay, cùng với quá trình phát triển của thế giới, nền kinh tế Việt Nam đang có những bước chuyển biến mạnh mẽ, quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH – HĐH) đang diễn ra với nhịp độ cao. Quá trình phát triển mang lại những lợi ích kinh tế xã hội to lớn, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, nhưng đồng thời kéo theo nó là các vấn đề môi trường ngày càng nghiêm trọng hơn. Một trong các vấn đề môi trường đáng quan tâm đó là chất thải rắn sinh hoạt đô thị. Trong những năm qua, tốc độ đô thị hóa diễn ra rất nhanh đã tạo ra sức ép về nhiều mặt, dẫn đến suy giảm môi trường và phát triển bền vững. Lượng chất thải rắn phát sinh tại các đô thị và khu công nghiệp ngày càng nhiều với thành phần phức tạp. Do tính phức tạp của việc quản lý chất thải rắn nên hầu hết tại các đô thị của Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn, vấn đề chồng chéo trong quản lý là việc không thể tránh khỏi. Đó chính là vấn đề đáng lo ngại cho các nhà quản lý chất thải rắn tại các đô thị. Thành phố (TP) Thái Nguyên là đô thị loại I, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Thái Nguyên và là đầu mối giao thông của các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc. Đồng hành với sự phát triển về sản xuất
  11. 2 công nghiệp và dịch vụ của thành phố là những áp lực về môi trường do nhiều loại chất thải, trong đó chủ yếu là chất thải rắn sinh hoạt gây ra. Trong đó, Phường Đồng Quang cũng là một phường nằm tại khu vực trung tâm của thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Với diện tích là 1,50km² với 2.594 hộ dân và trên 10,369 người, được chia thành 12 tổ dân phố. Dựa trên các điều kiện về nhân lực, kĩ thuật, các yếu tố kinh tế - xã hội của phường Đồng Quang, thành phố Thái Nguyên thì việc nâng cao hệ thống quản lý chất thải rắn là rất cần thiết. Để thực hiện tốt công việc này thì hệ thống thông tin địa lý (GIS) là công cụ đắc lực giúp cho các nhà quản lý trong quá trình quản lý và ra quyết định. Công tác quản lý và thu gom xử lý rác thải sinh hoạt là trách nhiệm chung của toàn xã hội, trong đó Nhà nước đóng vai trò chủ yếu, đẩy mạnh công tác xã hội hóa về bảo vệ môi trường (BVMT) và thu gom xử lý rác thải sinh hoạt, huy động tối đa mọi nguồn lực, tăng cường đầu tư cho công tác thu gom xử lý rác thải sinh hoạt. Đảm bảo tính tổng thể, đồng bộ và thống nhất nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững Với các lí do trên, đề tài: “Ứng dụng Hệ thống thông tin địa lý (GIS) vào công tác quản lý, thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại phường Đồng Quang, thành phố Thái Nguyên” được thực hiện, nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý rác thải sinh hoạt và nhằm đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin địa lý vào công tác quản lý môi trường. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá được hiện trạng hệ thống thu gom, vận chuyển và quản lý CTR sinh hoạt tại địa bàn phường Đồng Quang, thành phố Thái Nguyên. - Ứng dụng GIS vào công tác quản lý thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt tại phường Đồng Quang, thành phố Thái Nguyên.
  12. 3 - Dự báo khối lượng dân số và rác thải phát sinh cho việc thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt của phường Đồng Quang, thành phố Thái Nguyên từ năm 2020 đến năm 2025. Từ đó có thể dự báo được dân số và khối lượng cần thiết để phục vụ việc thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt tại địa bàn phường. 1.3. Ý nghĩa của đề tài * Ý nghĩa khoa học: - Đề tài ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) để xây dựng cơ sở dữ liệu môi trường quản lý CTR sinh hoạt đồng thời dự báo lượng rác thải phát sinh cho phường Đồng Quang, TP. Thái Nguyên đến năm 2025. - Cung cấp cơ sở khoa học phục vụ công tác xây dựng kế hoạch quản lý CTR của phường Đồng Quang TP. Thái Nguyên một cách hiệu quả trong giai đoạn mới, nhằm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững kinh tế - xã hội và môi trường trong thành phố nói chung và địa bàn phường nói riêng. * Ý nghĩa thực tiễn - Đánh giá được lượng CTR sinh hoạt phát sinh, tình hình thu gom, vận chuyển và xử lý CTR sinh hoạt trên địa bàn phường Đồng Quang, TP. Thái Nguyên. - Xây dựng được bộ cơ sở dữ liệu thuộc tính và dữ liệu không gian phục vụ công tác thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt của phường Đồng Quang, TP. Thái Nguyên.
  13. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học 2.1.1. Một số khái niệm về chất thải rắn sinh hoạt - Theo (Điều 3, Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007) của Chính phủ về Quản lý CTR sinh hoạt thì CTR sinh hoạt được định nghĩa như sau: “Chất thải rắn sinh hoạt là chất thải rắn phát thải trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng” - Trước tiên để hiểu được khái niệm CTR sinh hoạt, chúng ta phải biết được khái niệm đó, theo (Nguyễn Đình Hương, 2003) ta có: “Chất thải rắn là các loại vật chất ở thể rắn như các vật liệu, đồ vật bị thải ra từ một quá trình cụ thể của hoạt động sản xuất, dịch vụ, sinh hoạt. Chất thải rắn bao gồm các chất hữu cơ như thức ăn thừa, giấy, các tông, nhựa, vải, cao su, da, lá rụng sân vườn, gỗ và các chất vô cơ như thủy tinh, lon, thiếc, nhôm, kim loại khác, đất cát ” - Theo luật BVMT Việt Nam “Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ sinh hoạt hoặc hoạt động khác” (Luật bảo vệ môi trường 2014). - CTR là bất kì loại vật liệu nào ở dạng rắn mà con người và động vật loại bỏ mà không được tiếp tục sử dụng như ban đầu tạo ra. Những “sản phẩm” này thường ít được sử dụng do đó nó là “sản phẩm” ngoài ý muốn của con người. Rác thải có thể ở dạng thành phẩm, được tạo ra trong hầu hết các giai đoạn sản xuất và trong tiêu dùng. Dựa vào thành phần rác thải được chia thành 2 loại: rác thải hữu cơ và rác thải vô cơ. + Rác thải hữu cơ tự nhiên: như lá cây, rau cỏ, vỏ hoa quả, thức ăn dư thừa, xác động vật chúng là những chất dễ phân huỷ gây ô nhiễm môi trường. Khi bị phân huỷ chúng bốc mùi khó chịu, phát sinh nhiều vi trùng gây
  14. 5 bệnh, thu hút côn trùng, ruồi nhặng, chuột bọ tạo điều kiện cho chúng phát triển, gây ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm nguồn nước và lây truyền sang người, gia súc, mất vẻ đẹp cảnh quan. + Rác thải vô cơ: như chai lọ thuỷ tinh, nhựa các loại (polyetylen, polypropylene, túi nilon ), các loại vô cơ khó phân huỷ, phải sau rất nhiều năm mới phân huỷ, một số loại sau khi phân huỷ tạo thành nhiều chất độc hại làm ô nhiễm đất đai, nguồn nước và không khí. - CTR sinh hoạt ảnh hưởng đến sức khỏe con người, bất kỳ sinh vật sống nào đều trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường bên ngoài. Con người cũng vậy, nhưng khi các môi trường sống như đất, nước, không khí đều bị làm xấu đi thì ắt hẳn sức khỏe của cộng đồng sẽ bị tác động theo chiều hướng không tốt. Môi trường đất: Rác thải sinh hoạt nằm rải rác khắp nơi không được thu gom đều được lưu giữ lại trong đất một số loại chất thải khó phân hủy như túi nilon, vỏ lon, hydrocarbon nằm lại trong đất làm ảnh hưởng tới môi trường đất; thay đổi cơ cấu đất, đất trở nên khô cằn, các vi sinh vật trong đất có thể bị chết. Nhiều loại chất thải như xi than, vôi vữa đổ xuống đất làm cho đất bị đông cứng, khả năng thấm nước, hút nước kém, đất bị thoái hóa. Môi trường nước: Rác thải không thu gom hết ứ đọng trong các ao, hồ là nguyên nhân gây mất vệ sinh và ô nhiễm các thủy vực. Khi các thủy vực bị ô nhiễm hoặc chứa nhiều rác thì có nguy cơ ảnh hưởng đến các loài thủy sinh vật, do hàm lượng oxy hòa tan trong nước giảm, khả năng nhận ánh sang của các tầng nước cùng giảm, dẫn đến ảnh hưởng tới khả năng quang hợp của thực vật thủy sinh và làm giảm sinh khối của các thủy vực. Môi trường không khí: Tại các trạm, bãi trung chuyển rác xen kẽ khu vực dân cư là nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí do mùi hôi từ rác, bụi cuốn lên khi xúc rác, bụi khói, tiếng ồn và các khí thải độc hại từ các xe thu
  15. 6 gom, vận chuyển rác. Tại các bãi chôn lấp CTR vấn đề ảnh hưởng đến môi trường khi là mùi hôi thối, mùi khí metan, các khí độc hại từ các chất thải nguy hại. - CTR sinh hoạt là chất thải có liên quan đến các hoạt động của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các trung tâm dịch vụ, thương mại có thành phần bao gồm kim loại, sành sứ, thủy tinh, gạch ngói vỡ, đất, đá, cao su, chất dẻo, thực phẩm dư thừa hoặc quá hạn sử dụng, xương động vật, tre, gỗ, lông gà, lông vịt, vải, giấy, xác động vật, vỏ rau quả v.v Vì vậy, rác thải sinh hoạt cần được phân loại và có biện pháp tái sử dụng, tái chế, xử lí hợp lí để thu hồi năng lượng và BVMT. 2.1.2. Nguồn gốc và thành phần chất thải rắn sinh hoạt 2.1.2.1. Nguồn gốc của CTR sinh hoạt Khối lượng CTR sinh hoạt ngày càng gia tăng do tác động của sự gia tăng dân số, sự phát triển kinh tế - xã hội, sự thay đổi tính chất tiêu dùng trong các đô thị và các vùng nông thôn. Trong đó, các nguồn chủ yếu phát sinh chất thải bao gồm: - Phát sinh từ hộ gia đình: đây là nguồn phát sinh thường xuyên và lớn nhất, ít có biến động lớn về khối lượng phát sinh, nguồn này được thu thường xuyên hàng ngày với thành phần chủ yếu là chất hữu cơ; - Phát sinh từ nơi sinh hoạt công cộng: chợ, nhà hàng, khách sạn, trung tâm thương mại, công trình công cộng ; - Rác từ cơ quan, trường học, bệnh viện, doanh nghiệp ; - Rác đường phố: do hoạt động của con người tạo ra như đi lại, vận chuyển, hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, các hoạt động xây dựng nguồn này cũng tương đối ổn định và cũng được thu gom thường xuyên bởi xí nghiệp môi trường đô thị.
  16. 7 Hình 2.1. Nguồn phát sinh CTR sinh hoạt 2.1.2.2. Thành phần CTR sinh hoạt CTR sinh hoạt bao gồm hai thành phần chính đó là thành phần hữu cơ và thành phần vô cơ. Tùy theo điều kiện cụ thể từng vùng như mức sống, thu nhập mà mỗi nơi có thành phần CTR sinh hoạt khác nhau. Thành phần CTR biểu hiện sự đóng góp và phân phối của các phần riêng biệt mà từ đó tạo nên dòng chất thải, thông thường được tính bằng phần trăm khối lượng. Thông tin về thành phần CTR đóng vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá và lựa chọn những thiết bị thích hợp để xử lý, các quá trình xử lý cũng như việc hoạch định các hệ thống, chương trình và kế hoạch quản lý CTR. Thông thường trong rác thải đô thị, rác thải từ các khu dân cư và thương mại chiếm tỷ lệ cao nhất từ 50 - 75%. Phần trăm đóng góp của mỗi thành phần CTR giá trị phân bố sẽ thay đổi tuỳ thuộc vào sự mở rộng các hoạt động xây dựng, sửa chữa, sự mở rộng của các dịch vụ đô thị cũng như công nghệ sử dụng trong xử lý nước. Thành phần riêng biệt của CTR thay đổi theo vị trí
  17. 8 địa lý, thời gian, mùa trong năm, điều kiện kinh tế và tùy thuộc vào thu nhập của từng địa phương. Rác thải sinh hoạt chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng lượng CTR của các đô thị khoảng 80%, có thành phần rất phức tạp. Thành phần lý học, hóa học của chất thải khác nhau tùy thuộc vào từng địa phương, vào các mùa khí hậu, điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố khác. Thành phần rác thải sinh hoạt đô thị ngày càng có xu hướng biến đổi tăng các chất khó phân hủy, độc hại. Thành phần rác thải sinh hoạt tại các đô thị Việt Nam được thể hiện ở Bảng 2.1 như sau: Bảng 2.1. Thành phần CTR sinh hoạt đặc trưng Thành phần chất thải % Khối lượng Rau, Thực phẩm thừa, chất hữu cơ dễ phân hủy 64,7 Cây gỗ 6,6 Giấy, bao bì giấy 2,1 Plastic khó tái chế 9,1 Cao su, giày dép bỏ 6,3 Vải sợi, vật liệu sợi 4,2 Đất đá, bê tông 1,6 Thành phần khác 5,4 (Nguồn: Cục Bảo vệ môi trường, 2008) 2.1.3. Phân loại chất thải rắn sinh hoạt Có hai cách phân loại CTR sinh hoạt: theo quan điểm thông thường và theo công nghệ quản lý, xử lý: Theo quan điểm thông thường CTR sinh hoạt bao gồm: - Rác thực phẩm: bao gồm phần thừa thãi, không ăn được sinh ra trong khâu chuẩn bị, dự trữ, nấu ăn - Rác bỏ đi: bao gồm các chất thải cháy và không cháy sinh ra từ các hộ gia đình, công sở, hoạt động thương mại
  18. 9 - Tro, xỉ: vật chất còn lại trong quá trình đốt than, củi, rơm rạ, lá ở các gia đình, nhà hàng, công sở, nhà máy, xí nghiệp - Chất thải xây dựng: rác từ các nhà đổ vỡ, hư hỏng gọi là rác đổ vỡ, còn rác từ các công trình xây dựng, sửa chữa nhà cửa là rác xây dựng. - Chất thải đặc biệt: liệt vào loại rác này có rác quét phố, rác từ các thùng rác công cộng, xác động vật, vôi gạch đổ nát - Chất thải từ các nhà máy xử lý ô nhiễm: có rác từ hệ thống xử lý nước, nước thải, nhà máy xử lý chất thải công nghiệp. - Chất thải nông nghiệp: vật chất loại bỏ từ các hoạt động nông nghiệp như gốc rơm rạ, cây trồng, chăn nuôi - Chất thải nguy hiểm: chất thải hoá chất, sinh học, dễ cháy, dễ nổ hoặc mang tính phóng xạ theo thời gian có ảnh hưởng đến đời sống con người, động thực vật. Trong nhiều trường hợp thống kê người ta phân chia thành 3 loại: CTR từ sinh hoạt gia đình gọi là rác sinh hoạt, chất thải y tế và chất thải công nghiệp. Theo công nghệ quản lý, xử lý Ngày nay, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật trong từng lĩnh vực thực tế đã góp phần giảm thiểu chi phí cho các công đoạn thừa trong các quá trình xử lý. Việc phân chia CTR theo công nghệ quản lý, xử lý là một bước tiến quan trọng, giúp hiệu quả của quy trình xử lý tăng lên, giảm thiểu lượng ô nhiễm.
  19. 10 Bảng 2.2. Phân loại CTR theo công nghệ quản lý, xử lý Thành phần Định nghĩa Ví dụ 1. Các chất cháy được: + Các vật liệu làm từ giấy + Các túi giấy, các mảnh + Giấy bìa, giấy vệ sinh + Hàng dệt + Có nguồn gốc từ các sợi + Vải, len, bì tải, bì + Rác thải + Các chất thải ra từ đồ ăn nilon thực phẩm + Các cọng rau, vỏ quả, + Cỏ, gỗ, củi, rơm + Các vật liệu và sản phẩm thân cây, lõi ngô rạ được chế tạo từ gỗ, tre và + Đồ dùng bằng gỗ như rơm bàn, ghế, thang, giường, + Chất dẻo + Các vật liệu và sản phẩm đồ chơi, vỏ dừa được chế tạo từ chất dẻo + Phim cuộn, túi chất dẻo, chai, lọ chất dẻo, các đầu + Da và cao su + Các vật liệu và sản phẩm vòi bằng chất dẻo, dây được chế tạo từ da và cao bện, bì nilon su + Bóng, giầy, ví, băng cao su 2. Các chất không + Các loại vật liệu và sản + Vỏ hộp, dây điện, hàng cháy được phẩm được chế tạo từ sắt rào, dao, nắp lọ + Các kim loại sắt mà dễ bị nam châm hút + Các vật liệu không bị +Vỏ hộp nhôm, giấy bao nam châm hút gói, đồ đựng + Các kim loại Các vật liệu và sản phẩm + Chai lọ, đồ đựng bằng không phải là sắt chế tạo từ thuỷ tinh thủy tinh, bóng đèn + Thủy tinh + Các loại vật liệu không + Vỏ trai lọ, xương, gạch, cháy ngoài kim loại và thủy đá gốm + Đá và sành sứ tinh 3. Các chất hỗn hợp Tất cả các loại vật liệu khác Đá cuội, cát, đất, tóc không phân loại ở phần 1 và 2 đều thuộc loại này. Loại này có thể được phân chia thành 2 phần: kích thước lớn hơn 5 mm và nhỏ hơn 5 mm (Nguồn: Lưu Đức Hải - Cơ sở khoa học môi trường, 2005)
  20. 11 2.1.4. Quản lý, thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt Quản lý CTR sinh hoạt là một trong những ưu tiên của công tác bảo vệ môi trường, góp phần kiểm soát ô nhiễm, tạo cơ sở để địa phương hướng tới môi trường cuộc sống ngày càng xanh – sạch – đẹp. Quản lý rác thải được thực hiện khắp trên địa bàn các phường, thành phố đảm bảo sự tối ưu về kinh tế, kỹ thuật, đảm bảo tính an toàn và phát triển bền vững về bảo vệ môi trường gắn liền với công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững. Theo (Điều 3, Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007) về quản lý CTR: - Vận chuyển CTR: là quá trình chuyên trở CTR từ nơi phát sinh, thu gom, lưu trữ, trung chuyển đến nơi xử lí, tái chế, tái sử dụng hoặc bãi chôn lấp cuối cùng. - Hoạt động quản lý CTR bao gồm: Các hoạt động quy hoạch, quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở quản lí CTR, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý CTR nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trường và sức khỏe con người. 2.1.4.1. Hoạt động quản lý CTR sinh hoạt Hoạt động quản lý CTR bao gồm các hoạt động quy hoạch quản lý, đầu tư, xây dựng cơ sở quản lý CTR, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý CTR nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trường và con người. Quản lý rác thải là hoạt động quy hoạch quản lý, đầu tư, xây dựng cơ sở quản lý rác thải, phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý rác thải để giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Các hoạt động chính trong quản lý CTR sinh hoạt gồm: - Phân loại chất thải rắn Nhằm tách lọc ra những thành phần khác nhau phục vụ cho công tác tái sinh, tái chế. Phân loại rác quyết định chất lượng các sản phẩm chế tạo từ các
  21. 12 vật liệu tái sinh. Nếu phân loại rác không tốt, phân bón hữu cơ chế tạo từ rác sẽ có chứa những chất vô cơ, nhựa làm ảnh hưởng đến độ màu, chất lượng phân bón dẫn đến giảm năng suất, hiệu quả kinh tế trong nông nghiệp. Phân loại rác ngay tại nguồn phát sinh là một giải pháp hữu hiệu làm tăng hiệu quả kinh tế của phân loại rác. - Thu gom chất thải rắn Hoạt động thu gom CTR: là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và tạm thời lưu trữ CTR tại nhiều điểm thu gom tới thời điểm hoặc cơ sở được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp nhận lưu trữ rác thải ngay tại nguồn trước khi rác được thu gom là khâu quan trọng trong quản lý CTR. - Xử lý chất thải rắn Mục tiêu của xử lý CTR là giảm hoặc loại bỏ các thành phần không mong muốn trong chất thải như các chất độc hại, không hợp vệ sinh, tận dụng vật liệu và năng lượng trong chất thải. Để đảm bảo vệ sinh môi trường cần có các phương thức xử lý phù hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao 2.1.4.2. Quy hoạch quản lý chất thải rắn * Có rất nhiều định nghĩa về quy hoạch môi trường khác nhau: - Theo (FAO) quy hoạch môi trường là “tất cả các hoạt động quy hoạch với mục tiêu bảo vệ và củng cố các giá trị môi trường hoặc tài nguyên”. - Theo (PGS.TS. Nguyễn Thế Thôn, Đại học khoa học tự nhiên - ĐHQG Hà Nội): “Quy hoạch môi trường là xác định chức năng môi trường cho các phạm vi lãnh thổ khác nhau, hài hòa với sự phát triển kinh tế, nhằm làm cho môi trường không bị suy thoái, ô nhiễm và ngày càng cải thiện hơn theo đời sống kinh tế - xã hội”. Quy hoạch quản lý CTR là một dạng của quy hoạch môi trường. Nó bao gồm nhiều hợp phần khác nhau như quy hoạch tuyến thu gom, quy hoạch trạm trung chuyển, quy hoạch khu xử lý Như vậy có thể hiểu một cách khái quát,
  22. 13 quy hoạch quản lý CTR sinh hoạt là hoạt động là việc sắp xếp, phân bổ các hoạt động, các nguồn lực quản lý theo không gian lãnh thổ để quản lý tốt, đảm bảo sự phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. 2.2. Giới thiệu về Hệ thống thông tin địa lý (GIS) 2.2.1. Định nghĩa GIS GIS là từ viết tắt của từ Geographic Information Sytems (Hệ thống thông tin địa lý), là một hệ thống kết hợp giữa con người và hệ thống máy tính được nhận thức như là một hệ thống sử dụng cùng các thiết bị ngoại vi để tạo lập, lưu trữ, xử lý, phân tích, và quản lý dữ liệu không gian và các thuộc tính liên quan để hiển thị các thông tin địa lý để phục vụ một mục đích nghiên cứu và quản lý nhất định. GIS là công cụ cho phép người sử dụng tạo truy vấn tương tác (người sử dụng tạo truy vấn), phân tích thông tin không gian và biên tập dữ liệu. Đã có nhiều những định nghĩa khác nhau về GIS, xong có thể phân chia các định nghĩa dưới các dạng sau: 2.2.1.1. Chức năng của GIS “GIS là tập hợp một bộ các công cụ mạnh trợ giúp cho việc thu thập, lưu trữ, truy cập, biến đổi và hiển thị các thông tin không gian từ thế giới thực cho tập hợp mục đích nào đó”. 2.2.1.2. Cấu trúc của GIS “GIS là tổ hợp của ba hợp phần có quan hệ thống nhất, liên quan chặt chẽ với nhau là phần cứng (máy tính, thiết bị liên quan), phần mềm và tổ chức quản lý của con người được hoạt động đồng bộ nhằm thu thập, lưu trữ, quản lý, thao tác, phân tích mô hình hoá và hiển thị các dữ liệu không gian có định vị theo toạ độ dùng cho trái đất và các dữ liệu thuộc tính nhằm thoả mãn các yêu cầu thức tế”.
  23. 14 GIS gồm ba cấu phần: Công nghệ (phần mềm), thông tin (dữ liệu địa lý và dữ liệu liên hệ) và cấu trúc hạ tầng (con người, cơ sở và dịch vụ hỗ trợ). GIS có sự liên quan chăt chẽ với các thông tin khác như: hệ thiết kế với sự trợ giúp của máy tính CAD (Compurter- Aided Design), hệ vẽ bản đồ bằng máy tính, DMS- Hệ quản trị CSDL và ngành Viễn Thám (Remote Sensing- RS), mối quan hệ này được thể hiện trong hình vẽ sau: Hình 2.2: GIS và các hệ thống liên quan 2.2.2. Phạm vi ứng dụng của GIS Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của khoa học, công nghệ và với những ưu điểm nổi bật về việc quản lý dữ liệu không gian, thuộc tính. GIS đã mở ra kỷ nguyên phát triển vượt bậc về việc ứng dụng rộng rãi và có hiệu quả cao trong nhiều lĩnh vực khác nhau như một số lĩnh vực sau: Quy hoạch đô thị: Quy hoạch phân bố giao thông, chọn địa điểm, thiết kế các hệ thống như cấp nước, thoát nước và vị trí của các đối tượng Quản lý tài nguyên thiên nhiên: Rất hiệu quả trong quản lý hiện trạng tài nguyên, động lực làm biến đổi tài nguyên, những phản hồi của con người nhằm khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên. Nghiên cứu tai biến: là công cụ hỗ trợ đắc lực trong nghiên cứu các loại hình tai biến cả về hiện trạng và tiềm năng tai biến, giúp giảm thiểu
  24. 15 những thiệt hại do tai biến gây ra. Phân tích các tác động môi trường: phân tích tác động của các dự án sản xuất, định vị vùng ô nhiễm, vùng nguy hiểm Quản lý ruộng đất như: định vị, lập bản đồ và quản lý hồ sơ quyền sở hữu và sử dụng đất đai, thẩm định và quy hoạch sử dụng đất công. Quản lý công trình xây dựng như: định vị các công trình xây dựng, phân tích các phương án xây dựng, các công trình cung cấp năng lượng, cấp thoát nước, các kế hoạch bảo dưỡng. 2.2.3. Hợp phần của GIS Một GIS bao gồm ba thành phần chính: máy tính, dữ liệu địa lý và người sử dụng trong hình 2.3 bên dưới: Máy tính cho GIS gồm có hệ thống phần cứng và phần mềm - Hệ thống phần cứng được chia làm bốn nhóm: + Đơn xử lý trung tâm + Thiết bị đầu vào + Thiết bị lưu trữ + Thiết bị đầu ra Hình 2.3. Các hợp phần cứng chính - Phần mềm của GIS gồm 5 modul cơ bản sau: nhập dữ liệu, lưu trữ và quản lý dữ liệu, biến đổi dữ liệu, phân tích, xuất dữ liệu. Tất cả các phần mềm GIS đều có đủ 5 modul trên, nhưng tuỳ thuộc vào mục đích chính của phần
  25. 16 mềm mà có modul phát triển mạnh hơn để thuận lợi cho người sử dụng. Ví dụ: phần mềm Arcview hay Mapinfor hỗ trợ rất mạnh cho việc xuất dữ liệu cụ thể là trình bày và in bản đồ. Dữ liệu địa lý có thể nhận được từ các nguồn sau: bản đồ (trên giấy hoặc đã được số hoá), ảnh vệ tinh, ảnh máy bay, bảng biểu hay các dữ liệu liên quan khác Dữ liệu địa lý luôn gồm hai phần, phần thứ nhất là đối tượng (graphic data) và phần thứ hai là thuộc tính của dữ liệu (attribute). Thành phần thứ ba của GIS là người sử dụng: Người sử dụng có vai trò thiết lập những quy chuẩn về dữ liệu cũng như cấu trúc của nó, cân đối giữa chi phí và lợi ích mà sản phẩm của GIS mang lại, phân tích các dữ liệu để có được những thông tin cần thiết. Đặc biệt là hợp phần để vận hành hệ GIS một cách hữu hiệu. Hình 2.4. Thành phần chính của GIS Ngoài ra, trong nghiên cứu khoa học ứng dụng này cũng được áp dụng rất nhiều trong nghiên cứu môi trường và biến đổi toàn cầu hay sự lan truyền dịch bệnh, địa lí dân số, sinh thái cảnh quan và địa lý sinh học.v.v. 2.2.4. Chức năng của GIS Các chức năng cơ bản của phần mềm GIS có thể phân loại như sau: 1- Nhập dữ liệu và kiển tra dữ liệu
  26. 17 2- Lưu trữ dữ liệu và quản lý cơ sở dữ liệu 3- Xuất dữ liệu và trình bày dữ liệu 4- Biến đổi dữ liệu 5- Tương tác với người sử dụng 1. Nhập dữ liệu và kiểm tra dữ liệu: Trước khi dữ liệu địa lý có thể được dùng cho GIS, dữ liệu này phải chuyển sang dạng số thích hợp. Quá trình chuyển dữ liệu từ bản đồ giấy sang các file dữ liệu dạng số được gọi là quá trình số hoá. Nhập dữ liệu và kiểm tra dữ liệu là công việc đầu tiên và rất cần thiết cho việc xây dựng CSDL hệ thống thông tin địa lý. 2. Lưu trữ dữ liệu và quản lý cơ sở dữ liệu: Lưu trữ và quản lý dữ liệu là cách tổ chức dữ liệu theo một trật tự có hệ thống và quy luật để có thể truy cập, khai thác, tìm kiếm và đòi hỏi, liên kết dữ liệu trên cả hai phương diện không gian và thuộc tính. 3. Xuất dữ liệu và trình bày dữ liệu: Xuất dữ liệu và trình bày dữ liệu đề cập đến những phương thức thể hiện kết quả các dữ liệu theo những mục đích nhất định cho người sử dụng. Dữ liệu đầu ra được thể hiện ở hai dạng chính: - Dữ liệu cứng: thường là sản phẩm cuối cùng dùng để thể hiện trên màn hình, có thể cập nhật, sửa đổi dễ dàng. Dữ liệu cứng được in ra bằng máy in, máy plotte trên giấy hay fim. - Dữ liệu mềm: là các bản đồ, bảng biểu mà chúng có thể thể hiện ở nhiều tỷ lệ, xem ở mức đơn giản hay chi tiết. Xong đòi hỏi người sử dụng biết cách sử dụng. Chúng có thể lưu trữ ở các phương tiện khác nhau: trên đĩa từ, đĩa CD
  27. 18 Hình 2.5. Xuất dữ liệu và trình bày dữ liệu 4. Biến đổi dữ liệu: Biến đổi dữ liệu là thống nhất dữ liệu không gian, tiến hành phân tích không gian và phân tích thuộc tính theo những bài toán mà người dùng đặt ra nhằm thực hiện một mục đích nào đó. 5. Tương tác với người sử dụng: Đây là chức năng cho phép người sử dụng tương tác với cở sở dữ liệu GIS thông qua phần mềm GIS. Tuỳ theo mục đích sử dụng, phần mêm “trả lời” các câu hỏi theo yêu cầu của người dùng như toạ độ của một điểm, kích thước của đối tượng, tìm đường đi ngắn nhất giữa hai vị trí. 2.2.5. Mô hình dữ liệu cho GIS Mô hình dữ liệu như là một bộ các quy tắc để biểu diễn sự tổ chức logic của dữ liệu trong CSDL bao gồm những mô tả số của các hình ảnh bản đồ, mối quan hệ giữa các hình ảnh đó, những số liệu thể hiện các đặc tính của hình ảnh và các thông tin về các hiện tượng xảy ra tại các vị trí địa lý xác định. Một CSDL của GIS có thể chia ra làm hai loại số liệu cơ bản: Số liệu không gian và phi không gian (số liệu thuộc tính).
  28. 19 Hình 2.6. Mối liên quan giữa dữ liệu không gian với phi không gian 2.2.5.1. Dữ liệu phi không gian Dữ liệu phi không gian hay còn gọi là dữ liệu thuộc tính (non-spatial data) là những mô tả về đặc tính, đặc điểm và các hiện tượng xảy ra tại các vị trí địa lý xác định hay chính là sự mô tả thông tin của các hình ảnh bản đồ. 2.2.5.2. Dữ liệu không gian Dữ liệu không gian hay còn gọi là dữ liệu bản đồ được dùng để diễn tả hình ảnh của thông tin bản đồ trong một khuôn dạng hiểu được của máy tính. Các dữ liệu này là những thông tin mô tả về đăc tính hình học của các đối tượng địa lý như hình dạng, kích thước, vị trí tồn tại trong thế giới thực của chúng. Vì tính đa dạng và phức tạp về đặc tính hình học của các đối tượng địa lý trên thực tế cho nên người ta phải thực hiện trừu tượng hoá các đối tượng đó và quy chúng về các loại đối tượng hình học cơ bản để lưu trữ và thể hiện trên bản đồ cũng như trong CSDL. Các đối tượng hình học cơ bản đó là: điểm, đường, vùng.
  29. 20 Hình 2.7. Biểu diễn các đối tượng cấu trúc dữ liệu vector Cấu trúc dữ liệu vector Xét về mặt toán học, vector là đoạn thẳng có hướng và độ dài xác định. Theo đó điểm là được xác định là một vector nhưng có độ dài bằng 0. Trong kiểu cấu trúc dữ liệu vector, vị trí của đối tượng không gian được ghi nhận chính xác bằng các toạ độ (x,y) trong một hệ toạ độ tham chiếu với một hệ toạ độ dùng cho Trái đất. + Đối tượng điểm được biểu diễn bằng một cặp toạ độ (x,y); điểm là một vector vô hướng và không có độ dài. + Đối tượng đường: đường đơn giản nhất là đoạn thẳng nối hai điểm bất kỳ có toạ độ (x;,yi) và (xj,yj). Các đoạn được nối với nhau tại các điểm trung gian (vertex) và toạ độ của chúng cũng được xác định trong CSDL GIS. Điểm xuất phát và kết thúc của đường gọi là nút (node). + Đối tượng vùng: vùng được thể hiện là một đa giác (polygon) khép kín bởi nhiều đường có các toạ độ các điểm (node hoặc vertex) Cấu trúc dữ liệu lưới điểm hay dữ liệu raster
  30. 21 Cấu trúc dữ liệu lưới điểm rất đơn giản nó được tạo nên bởi một ma trận, trong đó mỗi phần tử được xác định bởi một toạ độ hàng, cột và giá trị của phần tử. Các đối tượng trong thế giới thực được biểu diễn theo kiểu cấu trúc raster dưới dạng ma trận không gian của các điểm ảnh gọi là pixel. Các pixel có kích thước đồng nhất, chúng là các ô lưới nhỏ của một ma trận không gian và được sắp xếp theo quy luật hàng và cột. Ba đối tượng chính là điểm, đường, vùng được thể hiện dưới dạng cấu trúc raster khác hẳn cấu trúc vector. + Một điểm trong thế giới thực có thể là một hoặc một vài pixel có cùng giá trị số (mã). + Một đường trong thế giới thực thể hiện trên cấu trúc raster là tổ hợp một dãy pixel (có cùng giá trị số) liên tiếp nhau. Giá trị của pixel chính là mã được gán cho đối tượng đường và nó đôi khi được thể hiện bằng một màu nhất định. + Đối tượng vùng về bản chất cũng là một nhóm các pixel liên tiếp nhau, tuy nhiên nó được phân biệt với đường do bản chất đối tượng mà người sử dụng quan tâm hoặc do mục đích của người dùng. Hình 2.8. Sự khác biệt giữa cấu trúc dữ liệu vector (a) và raster (b) trong việc thể hiện đối tượng đường
  31. 22 Tuỳ thuộc vào mục đích, yêu cầu cụ thể người sử dụng có thể lựa chọn một trong hai mô hình dữ liệu trên (hoặc cả hai mô hình dữ liệu) cho nghiên cứu của mình bởi vì chúng đề có những ưu điểm và hạn chế riêng. Trong những trường hợp cụ thể, hai dạng dữ liệu này có thể chuyển đổi cho nhau. Bảng 2.3. So sánh sự khác nhau giữa giữa dữ liệu vector và raster Chức năng Vector Raster Xử lý đồ họa Tốt Khó Độ chính xác Cao Thấp Cấu trúc dữ liệu Chặt chẽ Đơn giản Dung lượng dữ liệu Nhỏ Lớn Phân tích không gian Kém Tốt Công nghệ xử lý phần cứng, phần mềm Phức tạp Rẻ (Nguồn: Nguyễn Trọng Đài, 2004) 2.2.6. Tình hình ứng dụng của GIS trong nghiên cứu môi trường Cách đây không lâu, đa phần GIS chỉ được dùng cho các nghiên cứu ở địa phương hoặc cho một khu vực dự án có giới hạn. Ngày nay, các ứng dụng của GIS được liên tục phát triển trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ môi trường. Công nghệ GIS đã cung cấp các phương tiện để quản lý và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới môi trường ngày càng hữu hiệu hơn. Xu hướng hiện nay trong nghiên cứu môi trường là sử dụng khả năng tối đa của GIS. Sự phát triển phần cứng làm cho máy tính có nhiều khả năng hơn, mạnh hơn, các ứng dụng của GIS cũng trở nên thân thiện hơn với người sử dụng bởi khả năng hiển thị dữ liệu ba chiều, các công cụ phân tích không gian và giao diện tuỳ biến. 2.2.6.1. Trên thế giới Theo trang tin tức (diadu.vn 2017) Ngày này, công tác quản lý CTR bằng công nghệ GIS được thực hiện ở nhiều nước trên thế giới: Tại nước Anh
  32. 23 (UK), hơn 90% rác thải đô thị được xử lý bằng chôn lấp. Điều đó cho thấy, việc xử lý CTR là một vấn đề hết sức quan trọng. Pháp luật do UK ban hành cùng với nhiều môi trường liên quan đã tạo áp lực lên các nhà đầu tư để xây dựng những bãi chôn lấp lớn nhất nhưng giá thành lại rẻ nhất và hạn chế các tác động môi trường. Bãi chôn lấp và các hoạt động chôn lấp trong thực tế có thể được cải tiến với khả năng điều khiển chính xác bằng việc ứng dụng GIS. Sự phân tích thành phần, độ chặt chẽ, tỷ trọng của rác thải với sự thay đổi thể tích trong suốt thời kì chôn lấp đảm bảo rằng hiệu quả của phương pháp lựa chọn sẽ đạt được và dung tích chứa là lớn nhất. GIS cũng có thể đóng vai trò quan trọng trong quá trình quan trắc môi trường trong các bãi chôn lấp đã đóng cửa. Theo (Damian C.Green) chuyên viên môi trường thuộc Đại học Sunderland trong báo cáo “GIS và ứng dụng trong quản lý chất thải rắn tại nước Anh” đã trình bày kinh nghiệm của UK trong thiết kế , xây dựng các bãi chôn lấp chất thải. (Senthil Shanmugan), một trong những chuyên gia Ấn Độ nghiên cứu vấn đề này đã đưa ra quan điểm ứng dụng GIS, hệ thống thông tin quản lý (MIS) và hệ thống định vị toàn cầu (GPS) trong quản lí CTR trong bài báo được đăng tải trên Internet. Từ đó, các chuyên gia thành phố Bangalore (Ấn Độ) đã xây dựng dự án ứng dụng GIS trong công tác quản lý CTR sinh hoạt cho thành phố Bangalore. Ngày càng có nhiều các công trình được nghiên cứu ứng dụng công nghệ GIS với cường độ ngày một tăng lên. Trong vòng 15 năm tới (không kể những vệ tinh đã phóng lên) con người sẽ phóng khoảng hơn 100 vệ tinh và tàu vũ trụ mang 200 loại thiết bị đo đặc khác nhau nhằm thu thập những thông tin cơ bản về môi trường Trái đất. Đây là nguồn GIS hết sức hữu hiệu phục vụ nghiên cứu thuộc lĩnh vực như: Ứng dụng GIS trong quản lý CTR trong sinh hoạt. Ngày nay công tác quản lý CTR bằng công nghệ GIS được thức hiện ở nhiều nước trên thế giới.
  33. 24 2.2.6.2. Ở Việt Nam Tương tự như các nước trên thế giới. Ngày nay cùng với quá trình CNH – HĐH. Việc quản lý CTR ở các đô thị tại Việt Nam đã bùng nổ. Nguồn phát sinh chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn, nơi dân số tập trung cao. GIS mới bắt đầu ứng dụng thử nghiệm từ những năm 80 và đã đem lại những kết quả to lớn, khẳng định tính ưu việt của công nghệ này về nhiều mặt. Nhiều dự án nghiên cứu, môi trường đã được áp dụng GIS như: Sử dụng phần mềm cẩm nang môi trường và GIS phục vụ lập quy hoạch môi trường, Ứng dụng GIS phục vụ cho công tác điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 của (Nguyễn Minh Tùng); Ứng dụng GIS vào công tác quản lý đô thị thành phố Phan Thiết của (TS. Nguyễn Văn Nhân và cs) Trong báo cáo khoa học có tiêu đề “Phần mềm hỗ trợ quy hoạch bãi chộn lấp rác” được trình bày tại Hội nghị khoa học và công nghệ Nam Trung Bộ và Tây Nguyên tổ chức tại Quy Nhơn ngày (21-22/12/2003) của (TSKH. Bùi Văn Ga cùng cs) đưa ra một phần mềm hỗ trợ quy hoạch BCL rác thải cho TP. Đà Nẵng. Kể từ đó, rất nhiều phần mềm được phát minh nhằm hỗ trợ cho công tác quản lý CTR dựa trên cộng nghệ GIS được thực hiện như: Phần mềm WASTE phiên bản 1.0; phiên bản 2.0; phiên bản 3.0 do (TSKH. Bùi Tá Long làm chủ trì cùng cs). Bên cạnh đó, trong thời gian qua có rất nhiều nghiên cứu ứng dụng GIS trong bài toán quản lý CTR sinh hoạt đã được chú ý trong các đề tài nghiên cứu, Luận văn tốt nghiệp, Luận văn thác sỹ. Thông tin về thế giới thực được GIS lưu trữ, quản lý dưới dạng tập hợp của nhiều lớp chuyên đề riêng biệt. Tuy nhiên, các lớp này có thể liên kết với nhau nhờ có mối quan hệ về mặt địa lý với nhau. Đặc điểm này tuy đơn giản nhưng nó có ý nghĩa rất quan trọng và trở thành công cụ đa năng để GIS thực hiện chức năng hỗ trợ việc ra quyết
  34. 25 định trong việc giải quyết một số vấn đề thực tế đặt ra như: tích hợp nhiều lớp thông tin để quyết định thành lập các tuyến thu gom, xây dựng bản đồ hiện trạng quan lý CTR. Chức năng chồng ghép là thao tác không gian trong đó những lớp chuyên đề được chồng lên nhau để tạo ra một lớp chuyên đề mới chứa đựng những thông tin mới. Để rút ra những thông tin này, thao tác số học hoặc thao tác logic được vận dụng trên những lớp dữ liệu khác nhau được nhập vào. Chồng ghép những lớp dữ liệu khác nhau là một quá trình bậc thang. Hai lớp dữ liệu nhập vào được tổ hợp vào một lớp trung gian, nó lại được tổ hợp với lớp thứ ba để tạo ra lớp trung gian khác. Điều này được thực hiện cho tới khi tất cả các lớp dữ liệu nhập vào đều được chồng lên nhau. Chính chức năng này làm cho GIS có khả năng phân tích không gian rất lớn, mang tính tổng quát hóa cao mà ngoài thực tế phải mất rất nhiều thời gian mới có thể phân tích được, từ đó nó tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý và ra quyết định đối với các vấn đề thực tế đã đặt ra. Việc chồng lớp bản đồ nền (gồm lớp đường giao thông, lớp hành chính ) lên lớp điểm hẹn nhằm thể hiện các điểm hẹn thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên bản đồ và do những điểm hẹn này là điểm bắt buộc xe chuyên dụng phải đi qua để thu gom CTR theo quy trình thu gom để từ đó đưa ra quy trình thu gom mà cụ thể là tuyến thu gom đề xuất. 2.3. Cơ sở pháp lý của đề tài Trong quá trình quản lý, các văn bản quy định về quản lý môi trường nói chung và quản lý CTR sinh hoạt nói riêng có vai trò rất quan trọng. Đây là căn cứ để cơ quan nhà nước thực hiện chức năng của mình, đồng thời đây cũng là cơ sở để các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thực hiện quyền nghĩa vụ của mình đối với công tác quản lý môi trường và công tác quản lý
  35. 26 CTR sinh hoạt. Hiện nay, công tác quản lý rác thải của Việt Nam đã và đang được thực hiện bởi các văn bản pháp luật sau: - Kế hoạch số 47- KH/HU ngày 20/3/2017 của Ban Thường vụ Huyện ủy thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TU ngày 23/11/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. - Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014; - Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; - Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoặc bảo vệ môi trường; - Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu; - Nghị quyết số 26-NQ/ĐH Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015 - 2020; - Nghị quyết số 23-NQ/TU ngày 23/11/2016 của Ban thường vụ Tỉnh ủy Phú Thọ về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. - Quyết định số 382/QĐ-UBND ngày 14/02/2015; Quyết định số 1936/QĐ-UBND ngày 18/8/2015 của UBND tỉnh Phú Thọ về điều chỉnh Quy hoạch hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; - Quyết định số 2620/QĐ-UBND ngày 17 tháng 10 năm 2016 về việc ban hành đề án thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020 - QCVN 07:2010/BXD - Hạ tầng kỹ thuật đô thị, chương 9 SWM.
  36. 27 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu - Công tác quản lý, thu gom, vận chuyển, CTR sinh hoạt trên địa bàn phường Đồng Quang, TP. Thái Nguyên - Ứng dụng thông tin địa lý (GIS) trong quản lý, thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt tại phường Đồng Quang, TP. Thái Nguyên. 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu - Địa điểm nghiên cứu: Phường Đồng Quang, TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. 3.2. Thời gian nghiên cứu Đề tài được tiến hành trong thời gian từ ngày 07/06/2019 đến 10/10/2019. Tại Trung tâm Nghiên Cứu Địa Tin Học, Trường Đại Học Nông Lâm, TP. Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên. 3.3. Nội dung nghiên cứu - Khảo sát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của phường Đồng Quang, TP. Thái Nguyên. - Đánh giá hiện trạng hệ thống thu gom, vận chuyển và quản lý CTR trên địa bàn phường Đồng Quang, TP. Thái Nguyên. - Ứng dụng GIS vào công tác quản lý thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt tại phường Đồng Quang, TP. Thái Nguyên. - Dự báo khối lượng dân số và rác thải phát sinh cho việc thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt của phường Đồng Quang, TP. Thái Nguyên từ năm 2020 đến năm 2025, từ đó có thể dự báo được số dân và khối lượng cần thiết
  37. 28 để phục vụ việc thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt cho phường Đồng Quang, TP. Thái Nguyên. 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu Phương pháp này kế thừa kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước cũng như các số liệu thu thập được từ Sở Tài nguyên và Môi trường, Công ty Môi trường và Công trình đô thị Thái Nguyên, UBND phường Đồng Quang, TP. Thái Nguyên các số liệu thu thập được từ các đề tài, dự án, báo cáo về môi trường để làm CSDL cho đề tài. Các số liệu thu thập gồm: - Số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của phường Đồng Quang, TP. Thái Nguyên; - Các thông tin, số liệu, hình ảnh về công tác quản lý CTR sinh hoạt tại phường Đồng Quang, TP. Thái Nguyên: lượng rác phát sinh, tình hình thu gom, khối lượng thu gom, thời gian thu gom, lực lượng, phương tiện thu gom, vận chuyển, lộ trình thu gom, vận chuyển, bãi chôn lấp - Thu thập bản đồ: Bản đồ ranh giới hành chính, bản đồ giao thông, bản đồ quy hoạch trên địa bàn phường Đồng Quang, TP. Thái Nguyên. 3.4.2. Phương pháp kế thừa Nghiên cứu và kế thừa tài liệu trong và ngoài nước liên quan tới công tác quản lý CTR sinh hoạt, hệ thống thông tin địa lý và ứng dụng của hệ thống thông tin địa lý trong quản lý thu gom, vận chuyển CTR. 3.4.3. Phương pháp khảo sát thực địa Trên cơ sở nghiên cứu về mặt lí thuyết và các số liệu thu thập được, tiến hành khảo sát thực tế: - Quan sát hiện trạng CTR sinh hoạt hàng ngày trên địa bàn phường Đồng Quang, TP. Thái Nguyên.
  38. 29 - Khảo sát khối lượng thu gom tại các điểm hẹn, quy trình thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt xem có đúng với quy trình trên văn bản không. 3.4.4. Phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu - Trên cơ sở số liệu thu thập được, cùng với các số liệu khảo sát thực tế tiến hành phân tích, tổng hợp, xử lý nguồn số liệu, sau đó chọn lọc các số liệu cần thiết để làm CSDL cho đề tài. - Phân tích và đánh giá hiện trạng về kinh tế, xã hội và công tác thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt tại phường Đồng Quang, TP. Thái Nguyên. - Biến dự báo về khối lượng rác thải phát sinh tại phường Đồng Quang, TP. Thái Nguyên. 3.4.5. Phương pháp dự báo dân số và khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh trong tương lai Dự báo khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh trong tương lai là vấn đề cần thiết và quan trọng để có kế hoạch đầu tư cho việc thu gom, vận chuyển rác một cách hiệu quả và hợp lý. Khối lượng chất thải phát sinh trong tương lai của phường Đồng Quang, TP. Thái Nguyên được dự báo dựa trên 2 căn cứ sau: - Số dân và tỷ lệ tăng dân số; - Khối lượng chất thải phát sinh bình quân đầu người. Theo cách này, căn cứ theo dân số của phường Đồng Quang kết hợp với mô hình toán học để dự báo dân số trong những năm tiếp theo. Từ đó có thể tính được tổng lượng rác thải phát sinh hiện tại cũng như trong tương lai của khu vực. Công thức toán được dùng để dự báo dân số là công thức Euler cải tiến, được biểu diễn như sau: Ni+1 = Ni + r.Ni.Δt (1) Với: Ni : Số dân ban đầu (người) Ni+1 : Số dân sau 1 năm (người) r : Tốc độ tăng trưởng (%)
  39. 30 Δt : Thời gian (năm) Từ đó, tổng khối lượng chất thải phát sinh được tính toán theo công thức sau: M = I x N (2) Trong đó: M: Khối lượng rác thải (kg/ngày/đêm) I : Bình quân lượng rác thải phát sinh (kg/người/ngày,đêm) N: Dân số trong năm (người) 3.4.6. Phương pháp xây dựng bản đồ Xây dựng bản đồ trên phần mềm ArcGIS. Sử dụng công cụ chấm điểm bản đồ trên ArcGIS để các định tọa độ các điểm thu gom CTR sinh hoạt, xác định được đường gioa thông, khu dân cư. Từ đó xây dựng tuyến thu gom rác thải của phường Đồng Quang. Sử dụng công cụ biên tập bản đồ tuyến thu gom rác thải, xây dựng tiêu đề, khung bản đồ, lưới tọa độ và hiển thị các thành phần của bản đồ theo tỷ lệ 1/5000.
  40. 31 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Phường Đồng Quang, Thành phố Thía Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên. TP. Thái Nguyên có tọa độ địa lý từ 21027’ đến 21037’ Vĩ độ Bắc và 105041’ đến 105055’ Kinh độ Đông. Có các vị trí tiếp giáp như sau: Phía Đông giáp huyện Phú Bình, Phía Tây giáp huyện Đại Từ, Phía Nam giáp huyện Phổ Yên và thị xã Sông Công, Phía Bắc giáp huyện Phú Lương và huyện Đồng Hỷ. TP. Thái Nguyên có 28 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 19 phường. Diện tích tự nhiên của toàn thành phố là 18.630,56 ha và dân số là 290.565 người. TP. Thái Nguyên có 6 dân tộc chính: Kinh (90,7%), Tày (4,5%), Nùng (2,2%), Dao (2,2%), Sán Dìu (1,5%) và các dân tộc khác (0,6%). Hình 4.1. Vị trí địa lý Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên
  41. 32 Thành phố Thái Nguyên là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Thái Nguyên (trước kia thuộc tỉnh Bắc Thái), trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học - kỹ thuật, y tế, du lịch, dịch vụ của tỉnh Thái Nguyên và vùng trung du miền núi phía Bắc; trung tâm vùng trung du, miền núi Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội 80 km. Phía bắc giáp huyện Đồng Hỷ và huyện Phú Lương, phía đông giáp thị xã Sông Công, phía tây giáp huyện Đại Từ, phía Nam giáp huyện Phổ Yên và huyện Phú Bình. 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1. Vị trí địa lý Phường Đồng Quang, TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên có tọa độ vị trí địa lý từ 21°34′59″ Vĩ độ Bắc đến 105°49′40″ Vĩ độ Đông. Có các vị trí tiếp giáp như: + 330° Phía Tây Bắc giáp với phường Quang Trung qua hai tuyến đường Hoàng Văn Thụ và Quang Trung + 60° Phía Đông Bắc giáp với phường Phan Đình Phùng qua tuyến đường Lương Ngọc Quyến + 210° Phía Tây Nam giáp với phường Gia Sàng và Tân Lập qua tuyến đường Thống Nhất Đồng Quang là một phường thuộc TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam. Phường nằm tại khu vực trung tâm của Thành phố. Có diện tích 1,50km², 2.594 hộ dân, với trên 10,369 người và được chia thành 12 tổ dân phố. Trên địa bàn Phường Đồng Quang hiện có trụ sở của một số cơ quan như Bộ Chỉ Huy Quân Sự Tỉnh Thái Nguyên, Trường Tiểu Học và Trung học cơ sở Đồng Quang, Trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật Việt Bắc, Bệnh Viện Đa Khoa Trung Ương Thái Nguyên và một số bệnh viện khác xung quanh, Chi nhánh Ngân hàng Đông Á tại Thái Nguyên cùng nhiều doanh nghiệp
  42. 33 khác Từ năm 2008 đến nay có trên địa bàn phường có 60 công ty, doanh nghiệp, 359 hộ kinh doanh. Hình 4.2. Vị trí địa lý phường Đồng Quang, TP. Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên 4.1.1.2. Giao thông Phường Đồng Quang nằm cách Trung tâm thành phố 2km về phía Tây Nam. Đây là một trong 28 phường ở TP. Thái Nguyên. Phường Đồng Quang đóng vai trò là giao điểm của các tuyến giao thông trọng yếu và được bao quanh bởi các con đường: Ngã tư Đồng Quang, Hoàng Văn Thụ, Quang Trung, Lương Ngọc Quyến, Thống Nhất; 2 tuyến lớn trong khu dân cư là Phan Đình Phùng, Việt Bắc; cũng như những phường khác, hệ thống đường nội bộ khu dân cư của phường Đồng Quang khá phức tạp, nhiều ngõ hẻm dài hàng ki lô mét mới ra đến trục đường chính, trong những năm sắp tới, hệ thống giao thông của phường sẽ được quy hoạch lại cho phù hợp hơn. Thành phố Thái Nguyên có tổng diện tích đất dành để xây dựng đường giao thông trên địa bàn là 1.305ha, chiếm 22% tổng diện tích đất tự nhiên của thành phố.
  43. 34 Nhìn chung, hạ tầng giao thông đô thị của thành phố được đầu tư xây dựng khá đồng bộ. Tuy nhiên trong những năm gần đây, dân số TP. Thái Nguyên không ngừng tăng nhanh, thêm vào đó là mỗi năm thành phố phải đón nhận một lượng lớn người nhập cư là sinh viên theo học các trường Đại học, cao đẳng trên địa bàn nên đã xảy ra tình trạng tắc đường cục bộ tại một số điểm vào những giờ cao điểm như: Ngã tư Đồng Quang, đường Hoàng Văn Thụ, đường Chu Văn An (do đường quá hẹp, mật độ phương tiện vào giờ cao điểm dày đặc), trục đường Lương Ngọc Quyến là nơi có các trụ sở cơ quan chính như Bệnh Viện Trung Ương Thái Nguyên, Bệnh viện Quốc tế, và là nơi cắm quân của Bộ Chỉ Huy Quân Sự Tỉnh Thái Nguyên nên tình trạng ùn tắc giao thông rất dễ xảy ra. 4.1.1.3. Khí hậu Nằm trong vùng núi và trung du phía Bắc nên nhìn chung khí hậu TP. Thái Nguyên nói chung và Phường Đồng Quang nói riêng được chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6: 28,90C) với tháng lạnh nhất (tháng 1: 15,20C) là 13,70C. Nhiệt độ trung bình năm là 23,60C. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1300 - 1750 giờ, phân bố tương đối đồng đều cho các tháng trong năm. Độ ẩm trung bình năm là 82%, hướng gió thịnh hành chủ yếu vào mùa mưa là Đông Nam, mùa khô là Đông Bắc. 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 4.1.2.1. Dân cư Tính đến năm 2019 dân số toàn Phường Đồng Quang là 10,369 người, với mật độ dân số trung bình của phường là 6,912 người/km², phân bố cho 12 tổ dân phố. Tốc độ gia tăng dân số chủ yếu là gia tăng dân số cơ học. Ta có các bảng sau:
  44. 35 Bảng 4.1. Dân số trung bình Phường Đồng Quang giai đoạn 2016 – 2019 Mật độ dân số STT Năm Dân số ( người ) ( người/km²) 1 2016 10,120 6,746 2 2017 10,208 6,805 3 2018 10,289 6,859 4 2019 10,369 6,912 (Nguồn: UBND Phường Đồng Quang, Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên) Bảng 4.2. Dân số trung bình của 12 tổ dân phố năm 2019 tại Phường Đồng Quang STT Tổ dân phố Số Hộ dân Số Khẩu 1 Tổ 1 296 1.300 2 Tổ 2 179 518 3 Tổ 3 203 830 4 Tổ 4 228 767 5 Tổ 5 201 697 6 Tổ 6 206 804 7 Tổ 7 265 901 8 Tổ 8 205 778 9 Tổ 9 131 473 10 Tổ 10 173 577 11 Tổ 11 310 1229 12 Tổ 12 197 716 Tổng 2.594 9.590 (Nguồn: UBND Phường Đồng Quang, Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên) 4.2. Hiện trạng hệ thống thu gom, vận chuyển và quản lý CTR sinh hoạt tại phường Đồng Quang, TP. Thái Nguyên. 4.2.1. Nguồn phát sinh CTR sinh hoạt. Nguồn gốc CTR sinh hoạt của phường Đồng Quang chủ yếu từ: các hộ gia đình, các chợ, vỉa hè và đường phố, cơ quan công sở. Cụ thể như sau:
  45. 36 - Từ hộ dân: Phường Đồng Quang có 2.594 hộ dân. CTR sinh hoạt được phát sinh từ các hộ gia đình, khu tập thể. Thành phần rác thải này bao gồm: thực phẩm, giấy, catton, plastic, gỗ, thủy tinh, kim loại các loại, đồ điện tử gia dụng, rác vườn. Ngoài ra, rác từ hộ gia đình còn chứa một phần chất thải nguy hại. - Rác quét đường: Phát sinh từ hoạt động vệ sinh đường phố, khu vui chơi giải trí. Nguồn rác này là do người đi đường và các hộ dân sống dọc hai bên đường xả ra bừa bãi. Thành phần này bao gồm: cành cây và lá cây, giấy vụn, bao nilon, xác động vật chết. - Rác cơ quan, công sở: Phường Đồng Quang có hơn 60 công ty, doanh nghiệp và 359 hộ kinh doanh, hiện nay có trụ sở của một số cơ quan như Bộ Chỉ Huy Quân Sự Tỉnh Thái Nguyên, Trường Tiểu Học và Trung học cơ sở Đồng Quang, Trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật Việt Bắc. Rác thải được phát sinh từ các cơ quan, xí nghiệp, trường học, văn phòng làm việc. Các loại rác từ cơ quan, công sở bao gồm: giấy, catton, plastic, gỗ, thực phẩm, thủy tinh, kim loại, đồ điện gia dụng - Rác chợ: Trên địa bàn Phường có 3 địa điểm: Chợ Tỉnh đội; Chợ Đồng Quang và Chợ Ga. Rác thải được phát sinh từ các hoạt động mua bán ở các chợ. Thành phần chủ yếu là rác hữu cơ bao gồm: rau, củ, quả thừa và hư hỏng. - Rác bệnh viện: Hiện tại Phường có một số trụ sở chính như Bệnh Viện Đa Khoa Trung Ương Thái Nguyên, Bệnh Viện Quốc Tế và một số bệnh viện khác xung quanh, bao gồm có các nhà thuốc. Rác thải và rác y tế phát sinh từ các hoạt động khám bệnh, điều trị bệnh và nuôi bệnh nhân trong các bệnh viện và cơ sở y tế. Rác y tế có thành phần phức tạp gồm các loại bệnh phẩm, kim tiêm, trai lọ chứa thuốc, bông băng. Có khẳ năng lây nhiễm và độc hại đối với sức khỏe cộng đồng.
  46. 37 Bảng 4.3. Nguồn phát sinh CTR sinh hoạt tại Phường Đồng Quang năm 2019 STT Nguồn Toàn Phường 1 Hộ gia đình 64,57% 2 Rác Chợ 16,39% 3 Cơ quan, công sở 6,5% 4 Đường phố 11,64% Tổng 100 (Nguồn: Công ty Môi trường và Đô thị thành phố Thái Nguyên) * Nhận xét: Dựa vào bảng 4.3 nguồn phát sinh rác trên cho thấy lượng rác sinh hoạt trên địa bàn Phường Đồng Quang, TP. Thái Nguyên chủ yếu là từ Hộ gia đình chiếm 64,57% cao nhất trong các nguồn khác. Tiếp theo là nguồn rác phát sinh từ nguồn Chợ chiếm 16,39% và đến nguồn rác Đường phố chiếm 11,64%. Sau cùng là rác phát sinh từ nguồn Cơ quan chiếm 6,5%. 4.2.2. Khối lượng, thành phần. Chất thải rắn từ các hộ gia đình và rác đường phố được Công ty Môi trường và Công trình đô thị TP. Thái Nguyên thuê bao thu gom. Với dân số điều tra được tại Phường Đồng Quang năm 2019 là 10,369 người, bình quân lượng CTR mỗi người thải ra trong một ngày là 0,861kg. Ước tính lượng CTR sinh ra trong một ngày tại Phường Đồng Quang khoảng 8,928 tấn/ngày, được thể hiện dưới các bảng sau đây:
  47. 38 Bảng 4.4. Tổng lượng rác thải phát sinh theo khu vực của Phường Đồng Quang năm 2019 STT Phường Đồng Quang Số liệu thông tin 1 Dân số (người) 9,653 2 Dân số phát sinh khác (người) 716 3 Tổng KL dân số 10.369 4 Lượng rác bình quân (kg/người/ngày) 0,861 5 Từ các hộ dân (tấn/ngày) 8,928 6 Từ các nguồn khác (tấn/ngày) 3,618 7 Tổng KLR phát sinh (tấn/ngày) 12,043 8 Tổng KLR phát sinh (tấn/năm) 4.395,7 (Nguồn: Công ty Môi trường và Công trình đô thị TP. Thái Nguyên) Bảng 4.5. Tổng khối lượng CTR sinh hoạt theo ngày và theo năm tại 12 Tổ của Phường Đồng Quang năm 2019 Tổ Dân số Tổng KL rác thải Tổng KLR rác thải ( người ) sinh hoạt sinh hoạt ( tấn/năm) (tấn/ngày) 1 1.300 1,119 408,544 2 581 0,500 182,587 3 830 0,714 260,839 4 767 0,660 241,041 5 697 0,600 219,042 6 804 0,692 252,669 7 901 0,775 283,152 8 778 0,669 244,498 9 473 0,407 148,647 10 577 0,496 181,330 11 1.229 1,058 386,231 12 716 0,616 225,013 Tổng: 10.369 8,306 3.006,593 (Nguồn: Công ty Môi trường và Công trình đô thị TP. Thái Nguyên)
  48. 39 Lượng rác thải được thu gom và xử lý tại Phường Đồng Quang qua các năm từ 2016 đến 2019 được thể hiện qua bảng 4.6: Bảng 4.6. Lượng rác thải được thu gom và xử lý qua các năm từ 2016 – 2019 tại Phường Đồng Quang STT Năm Lượng rác từ hộ dân Lượng rác được thu gom (tấn/ngày) và xử lý (tấn/năm) 1 2016 6,428 2.346,42 2 2017 6,785 2.476,78 3 2018 7,142 2.607,14 4 2019 8,928 3.258,72 (Nguồn: Công ty Môi trường và Công trình đô thị TP. Thái Nguyên) 4.2.3. Thành phần rác thải Thành phần rác ở Phường Đồng Quang có tỉ lệ ở bảng 4.7 như sau: Bảng 4.7. Tỉ lệ thành phần CTR sinh hoạt tại Phường Đồng Quang năm 2019 STT Thành phần rác thải Tỉ lệ % 1 Rác hữu cơ 56.68 2 Cao su, nhựa, nilon 7,91 3 Giấy các loại 5.93 4 Vải sợi, da 4,41 5 Thủy tinh, gốm, sứ 1,97 6 Kim loại 4,32 7 Rác khác 18,78 Tổng cộng: 100 (Nguồn: Công ty Môi trường và Công trình đô thị TP. Thái Nguyên)
  49. 40 Dựa vào bảng thành phần rác trên cho thấy lượng rác sinh hoạt trên địa bàn Phường Đồng Quang, TP. Thái Nguyên chủ yếu là chất hữu cơ (rau quả, thưc ăn thừa ) chiếm 56,68% cao nhất trong các thành phần khác vì rác hữu cơ chủ yếu phát ra từ các hộ gia đình. Số dân cư tăng thì thành phần rác hữu cơ cũng sẽ tăng lên nhanh chóng. Giấy, nhựa, kim loại chiếm tỉ lệ tương đối từ 4,32% - 7,91% ít hơn với rác hữu cơ vì người dân có thể tái sử dụng nếu đồ dùng đó còn có giá trị. Thành phần rác khác chiếm 18,78% vẫn ít hơn rác hữu cơ nhưng cũng khá cao sao với những thành phần rác khác bởi vì có thể lượng rác này được phát thải ra từ những thùng rác công cộng hoặc từ khách vãng lai tới. Các thành phần khác như thuỷ tinh, gốm, sứ có tỉ lệ không đáng kể. 4.2.4. Hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển và quản lý CTR sinh hoạt tại Phường Đồng Quang, TP. Thái Nguyên Công tác thu gom, vận chuyển rác sinh hoạt của Phường Đồng Quang, TP. Thái Nguyên được thực hiện bởi Công ty Môi Trường và Công trình đô thị Thái Nguyên theo cơ chế thuê bao. Còn đối với CTR từ các cơ quan, công sở, trường học, nhà máy được thu gom bằng cơ chế dịch vụ. Với mức phí thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt ở địa phương là 5.000 – 10.000 đồng/người. Ta có thể thấy rằng, cộng đồng dân cư trên địa bàn phường đã có mức hiểu biết và sẵn sàng đóng phí để thu gom và vận chuyển rác thải. Cụ thể được tóm tắt như sau: - Đối với rác thải sinh hoạt từ hộ gia đình, dân cư: Được thu bằng xe đẩy tay, rác sinh hoạt có thể được bà con cho vào túi nilon hoặc thùng rác của gia đình. Tần suất và thời gian đi thu gom được thông báo trước cho người dân (14 lần/tuần). Thời gian công nhân đi thu gom từ 5h sáng – 7h sáng và 17h chiều – 19h tối hàng ngày. Người dân có thể để thùng rác hoặc bao rác của gia đình trước cửa nhà hay mang rác đi đổ khi có kẻng của công nhân thu
  50. 41 gom. Bằng cách này rác sinh hoạt của hộ gia đình sẽ được thu gom, vận chuyển đến bãi chôn lấp (BCL). - Đối với rác thải của cơ quan, trường học, cơ sở sản xuất kinh doanh: Sẽ được chứa vào thùng rác công cộng, khi thùng đầy sẽ được vận chuyển đến BCL. - Đối với rác chợ, rác đường phố: Phần CTR này được công nhân vệ sinh quét dọn và thu gom tại nơi phát sinh. Sau đó, được vận chuyển bằng xe đẩy tay đến các điểm hẹn để các xe chuyên dùng chở đến BCL. - Rác bệnh viện: Phần rác này được thu gom riêng trong các thùng 660l, sau đó vận chuyển xuống Công ty Môi Trường Việt Xuân Mới ở Phổ yên – Thái Nguyên. Phương tiện sử dụng cho công tác thu gom gồm 2 loại phương tiện sau: * Xe đẩy tay: Phường Đồng Quang có 12 tổ dân phố và có 32 xe rác đẩy tay được chia ra mỗi tổ có 2 đến 3 xe sử dụng để thu gom CTR sinh hoạt từ các hộ gia đình trong các ngõ nhỏ, đường ngang, chợ và trên các tuyến đường. Các xe đẩy tay này sau khi thu gom đầy chất thải thì đến điểm hẹn để chuyển rác sang xe chuyên dùng. * Xe ép rác chuyên dùng: chỉ chay theo tuyến đã vạch sẵn để tiến hành thu gom rác từ các hộ ven đường và chuyển ép rác từ các xe đẩy tay tại điểm hẹn để đưa đến bãi chôn lấp. Hiện tại, hệ thống hiện hành không sử dụng các phương tiện như: thùng công ten nơ, xe chở công ten nơ, bãi rác trung chuyển.; phương tiện phục vu cho công tác thu gom CTR sinh hoạt của công ty có thể được tóm tắt qua bảng 4.8 sau:
  51. 42 Bảng 4.8: Phương tiện và số lượng thu gom CTR sinh hoạt tại Phường Đồng Quang năm 2019 STT Loại xe Trọng tải Số Tình trạng lượng sử dụng 1 Xe ép rác chuyên dụng 22 m3 01 Mới sử dụng 9,5 m3 01 Sử dụng trên 10 năm 6 m3 01 Sử dụng trên 10 năm 2 Xe đẩy tay 1 m3 32 (Nguồn: Công ty Môi trường và Công trình đô thị TP. Thái Nguyên) 4.2.5. Điểm tập kết rác. Các xe đẩy tay sau khi thu gom trong các ngõ hoặc từ các chợ sẽ tập trung tại những điểm hẹn. Tại đây rác được chuyển sang các xe ép rác chuyên dùng và được chuyển đến BCL Đá Mài. Có 3 điểm hẹn trong khu vực Phường Đồng Quang, TP. Thái Nguyên được thể hiện qua bảng 4.9: Bảng 4.9: Số lượng các điểm tập kết trên địa bàn Phường Đồng Quang STT Vị trí điểm hẹn Tọa độ 1 Khu dân cư Tư San Nền 21°57’924’’ - 105°83’44’’ 2 Cổng bệnh viện khoa u bướu 21°58’647’’ - 105°83’146’’ 3 Đảo cọ Đồng Quang 21°58’57’’ - 105°82’496’’ (Nguồn: Công ty Môi trường và Công trình đô thị TP. Thái Nguyên) Dưới đây là một số hình ảnh khảo sát thực địa những điểm thu gom rác thải sinh hoạt tại Phường Đồng Quang:
  52. 43 Hình 4.3. Điểm 1 thu gom rác tại Khu dân cư Tư san nền Hình 4.4. Điểm 2 thu gom rác tại Cổng Bệnh Viện Đa khoa Trung Ương
  53. 44 Hình 4.5. Điểm 2 thu gom rác tại Đảo cọ Đồng Quang 4.2.6. Quy trình thu gom, vận chuyển. Có thể tóm tắt như sau: Hình 4.6. Sơ đồ thu gom CTR sinh hoạt hiện nay ở Phường Đồng Quang
  54. 45 Các xe đẩy tay được phân chia tỏa ra theo các hướng tiến hành thu gom CTR tại các hộ gia đình trong các ngõ nhỏ và trên các con đường. Sau khi rác được thu gom đầy các xe đẩy tay sẽ được đưa về điểm hẹn theo kế hoạch. Tại điểm hẹn, rác từ các xe đẩy tay được công nhân trong tổ xúc của mỗi xe chuyển qua xe chuyên dụng. Sau đó, các xe đẩy tay tiến hành thu gom cho các khu vực khác. Một xe đẩy tay tiến hành quay vòng xe 4 lần là hoàn tất một kíp làm việc. Thời gian làm việc cho một ca là từ 6h sáng đến 18h. Các xe chuyên dùng bắt đầu làm việc từ 5h30 sáng. Từ điểm tập trung của đội xe tại Ngã Ba Bắc Nam, các xe này chạy thẳng đến các điểm hẹn đã quy định để thu gom rác từ các xe đẩy tay. 4.2.7. Hiện trạng quản lý thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt tại phường Đồng Quang, TP. Thái Nguyên 3.3.7.1. Các cấp chính quyền và cơ quan quản lý về CTR sinh hoạt và Dân số tại Phường Đồng Quang 1, Cơ quan chịu trách nhiệm quản lý và xử lý rác thải tại TP. Thái Nguyên nói chung và Phường Đồng Quang nói riêng là Công ty Môi trường và Công trình đô thị Thái Nguyên. Địa chỉ trụ sở công ty đặt tại Số 302, đường Cách Mạng Tháng 8, tổ 31, Phường Phan Đình Phùng, Thành phố Thái Nguyên, Thái Nguyên. Tuy nhiên do thiếu về nhân lực và phương tiện mà công ty chỉ thu gom, vận chuyển và xử lí được rác thải sinh hoạt, rác thải y tế và một phần rác thải công nghiệp. Công ty Môi trường và Công trình đô thị Thái Nguyên Công ty gồm 02 phòng nghiệp vụ và 12 đội sản xuất trực thuộc, trong đó có 07 đội vệ sinh môi trường, 01 đội xe, 1 đội công nhân giao thông, 1 đội điện, 1 đội quản lý và duy tu công viên và cây xanh đô thị, 1 đội bảo vệ.
  55. 46 Sơ đồ cơ cấu tổ chức: Hình 4.7. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty môi trường và Công trình đô thị TP. Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên Chức năng: Công ty Môi trường và Công trình đô thị Thái Nguyên là một đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND TP. Thái Nguyên. Là một công ty hoạt động công ích được UBND tỉnh Thái Nguyên ra quyết định thành lập. Công ty hoạt động dưới sự điều hành của UBND tỉnh Thái nguyên, UBND TP. Thái Nguyên. Công ty có các chức năng sau: - Làm vệ sinh công cộng ở TP. Thái Nguyên bao gồm: Quét dọn, thu gom, vận chuyển và xử lí rác trên các tuyến đường lớn. - Thu gom bùn, cặn bẩn, bảo dưỡng hệ thống thoát nước trong lòng TP. Thái Nguyên. - Cung cấp dịch vụ vận chuyển cho các đám ma và quản lí nghĩa trang thành phố. - Thu gom và vận chuyển rác tại các chợ lớn, nhỏ trên địa bàn thành phố. - Quản lí, chăm sóc vườn hoa thành phố và công viên, cây xanh đường phố.
  56. 47 - Quản lí hệ thống chiếu sáng công cộng, sủa chữa đèn đường đô thị thành phố. - Vận chuyển rác từ các khu dân cư trên địa bàn thành phố tới BCL rác thải của thành phố. - Bảo dưỡng và nâng cấp đường phố Thái Nguyên. Những thuận lợi và khó khan trong quản lý: * Thuận lợi: Được sự quan tâm của UBND thành phố, phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp với UBND phường đã tổ chức các cuộc vận động tuyên truyền nhân dân về ý thức bảo vệ môi trường. Do đó, người dân ngày càng có ý thức vệ sinh môi trường trên địa bàn sinh sống. * Khó khăn: Giá thu gom từ các hộ dân còn thấp, ý thức tự giác nộp phí vệ sinh của các hộ dân còn chưa cao. Ngoài ra, còn xuất hiện tình trạng người dân mang rác từ nơi không đăng ký tham gia thu gom tới nơi tập kết rác để vứt. Điều này gây ra nhiều khó khăn trong công tác quản lý. 2, Cơ quan chịu trách nhiệm và quản lý dân số, điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội tại Phường Đồng Quang là UBND Phường Đồng Quang, TP. Thái Nguyên, gồm 12 Tổ dân phố. Địa chỉ trụ sở được đặt tại Số 115, Đường Hoàng Văn Thụ, TP Thái Nguyên. UBND phường Đồng Quang là cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, Luật, các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND nhằm đảm bảo thực hiện các chủ trương, biện pháp phát triển Kinh tế - Xã hội, củng cố Quốc phòng, An ninh và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn. 4.2.8. Hiện trạng xử lý thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt tại phường Đồng Quang, TP. Thái Nguyên. Tất cả CTR sinh hoạt của Phường Đồng Quang đều được thu gom, vận chuyển về BCL Đá Mài trên khu đất rộng 25ha thuộc xã Tân Cương của TP.
  57. 48 Thái Nguyên, cách thành phố 12km về phía Tây Nam. Bãi rác được đưa vào sử dụng từ năm 2001 và có thời gian sử dụng khoảng từ 18 đến 22 năm. Chất thải rắn sinh hoạt sau khi được thu gom bởi các xe chuyện dụng chở về BCL Đá Mài để được xử lý đốt và chôn lấp hợp vệ sinh. Tại bãi, xe chuyên dụng được cân để xác định khối lượng rác và ghi chép vào nhật ký CTR với các công việc như: ngày giờ, nguồn rác, khối lượng Chất thải được vận chuyển đến ô chôn lấp đã được đào ủi, san phẳng và được phun thuốc diệt côn trùng, rắc vôi bột, phun chế phẩm EM thứ cấp, cuối cùng được san ủi và đầm nén thành lớp dày không quá 60cm, giữa các lớp được ngăn cách với nhau bằng lớp đất phủ (hoặc vật liệu tương tự). Rác được phủ kín sau 24h vận hành bởi lớp đất phủ có chiều dày từ 10 - 15 cm và sau đó tiếp tục đổ lớp rác khác lên. Dưới đây sẽ là một số hình ảnh khảo sát thực địa tại BCL Đá Mài, xã Tân Cương, TP. Thái Nguyên:
  58. 49 Hình 4.8. Khảo sát thực địa tại BCL Đá Mài, xã Tân Cương, TP. Thái Nguyên 4.2.9. Đánh giá công tác thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt tại phường Đồng Quang, TP. Thái Nguyên. 4.2.9.1. Đánh giá về trang thiết bị. * Hầu hết các loại xe vận chuyển hiện nay của Công ty là xe đã xử dụng trên 10 năm. Tình trạng hoạt động của các xe vẫn tốt. Thêm vào đó, hầu hết các xe đều không thể giữ được nước rác khi ép gây nên tình trạng xe đứng ép rác và đang chạy nước rác rơi vãi trên đường. * Các thùng rác - xe đẩy: Hầu hết trên các con đường trong khu vực trung tâm không có thùng rác công cộng, nếu có thì cũng bị đổ hoặc hỏng nắp và không được để đúng vị trí như ban đầu. Số lượng xe đẩy tay cũng đã cũ nên tình trạng đẩy xe rác bị rò rỉ nước trên đường.
  59. 50 4.2.9.2. Đường xá phục vụ vận chuyển - Hầu hết các tuyến đường phục vụ vận chuyển đã được dải nhựa, không còn khó khăn vận chuyển như ngày xưa bằng đường đất, đường đá nữa. 4.2.9.3. Công tác thu gom, vận chuyển. - Hầu hết các tuyến đường không có thùng đựng rác dẫn đến rác vẫn được người dân đổ bừa bãi hai bên đường gây mất mỹ quan và gây mùi hôi thối. - Sau khi xe thu gom đến lấy rác tại điểm hẹn thì công tác vệ sinh chưa được thực hiện triệt để, nước rỉ rác và rác còn sót gây mùi hôi thối, ruồi nhặng. - Do không có hệ thống trạm trung chuyển đúng nghĩa nên có nhiều vị trí gần nhà dân cũng là điểm tập kết rác, điều nay làm người dân rất bất bình. - Tình trạng xe quá tải và bỏ điểm vẫn tồn tại. 4.2.9.3. Công tác vận chuyển - Do thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị nên đến bây giờ nước rỉ rác vẫn chưa có hướng giải quyết. Tình trạng nước rỉ rác chảy trên đường khi xe ép đi qua và tại các điểm tập kết gây mùi khó chịu, mất cảnh quan và khó chịu cho người dân. - Tuy nhiên, hệ thống thu gom bằng xe đẩy tay đã phần lớn thu gom trực tiếp được lượng rác thải từ các hộ gia đình, tránh được tình trạng người dân để rác bên đường gây mất mỹ quan, mùi hôi, ruồi muỗi và góp phần nâng cao một bộ mặt mới của thành phố. 4.2.9.4. Đánh giá công tác xử lý bãi rác - Bãi chôn lấp được thiết kế theo tiêu chuẩn BCL hợp vệ sinh, nhưng khi thi công xây dựng đã sai khác so với bản thiết kế. Lượng nước rỉ rác trong mùa mưa đã không được thu gom xử lý hết, cũng chưa được thu gom được triệt để. - Lượng rác thải hữu cơ không được tận dụng làm phân hữu cơ mà chôn chung với túi nilon làm nhanh tăng đầy bãi rác, lãng phí tiền của.
  60. 51 4.2.10. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết về chất thải rắn sinh hoạt tại phường Đồng Quang, TP. Thái Nguyên. Từ những đánh giá nêu trên, có thể nảy sinh những vấn đề khác nhau về tự nhiên kinh tế - xã hội, môi trường và đưa ra một số vấn đề trong công tác thu gom - vận chuyển CTR sinh hoạt như sau: - Rác thải sinh hoạt còn tồn đọng ở các khu vực là nguyên nhân dẫn đến phát sinh của các ổ dịch bệnh, là nguy cơ đe dọa đến sức khỏe con người. Các đối tượng có khả năng nhiễm bệnh cao từ các khu vực tồn đọng là dân cư sống trong các đường, ngõ hẻm nhỏ, xe thu gom rác không vào được và những người đi nhặt rác bán phế liệu. Thu gom không hết, vận chuyển vãi dọc đường, tồn tại các bãi rác nhỏ lộ thiên chờ vận chuyển đều là những hình ảnh gây mất vệ sinh môi trường và làm ảnh hưởng đến mỹ quan đường phố, thôn xóm. Khi rác rơi vãi hoặc số lượng chỗ đổ rác, vụn rác tăng sẽ làm tăng mức độ xảy ra tai nạn giao thông trên đường phố, cản trở hoặc ách tắc giao thông. Công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác nếu không đồng bộ, thống nhất cũng có khả năng lamfmaats trật tự an ninh, xã hội. Tại các bãi rác, nếu không áp dụng các kỹ thuật chôn lấp và xử lý thích hợp, cứ đổ dồn rồi san ủi, chôn lấp thông thường không có lớp lót, lớp phủ, thì bãi rác sẽ trở thành nơi phát sinh ruồi, muỗi, là mầm mống lan truyền dịch bệnh, chưa kể đến các chất thải độc hại tại các bãi rác có nguy cơ gây ra các bệnh hiểm nghèo đối với cơ thể người tiếp xúc, đe dọa đến sức khỏe cộng đồng xung quanh. Nếu công tác quản lý thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt không hợp lý sẽ gây trì trệ khả năng phát triển kinh tế xã hội. - Ảnh hưởng đến môi trường đất: Rác thải sinh hoạt nằm rải rác khắp nơi không được thu gom đều được lưu giữ lại trong đất một số loại chất thải khó phân hủy như túi nilon, vỏ lon, hydrocarbon nằm lại trong đất làm ảnh hưởng tới môi trường đất; thay đổi cơ cấu đất, đất trở nên khô cằn, các vi sinh
  61. 52 vật trong đât có thể bị chết. Nhiều loại chất thải như xi than, vôi vữa đổ xuống đất làm cho đất bị đông cứng, khả năng thấm nước, hút nước kém, đất bị thoái hóa. - Ảnh hưởng đến môi trường nước: Lượng rác thải rơi vãi nhiều, ứ đọng lâu ngày, khi gặp mưa rá rơi vãi sẽ theo dòng nước chảy, các chất độc hại hòa tan trong nước, qua cống rãnh, ra ao hồ, sông ngòi, gây ô nhiễm nguồn nước mặt tiếp nhận. Rác thải không thu gom hết ứ đọng trong các ao, hồ là nguyên nhân gây mất vệ sinh và ô nhiễm các thủy vực. Khi các thủy vực bị ô nhiễm hoặc chứa nhiều rác thì có nguy cơ ảnh hưởng đến các loài thủy sinh vật, do hàm lượng oxy hòa tan trong nước giảm, khả năng nhận ánh sang của các tầng nước cùng giảm, dẫn đến ảnh hưởng tới khả năng quang hợp của thực vật thủy sinh và làm giảm sinh khối của các thủy vực. Ở các bãi chôn lấp rác chất ô nhiễm trong nước rác là tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước ngầm trong khu vực và các nguồn nước ao hồ, sông suối lân cận. Tại các bãi rác, nếu không tạo được lớp phủ bảo đảm hạn chế tối đa nước mưa thấm qua thì cũng có thể gây ô nhiễm nguồn nước mặt. - Ảnh hưởng đến môi trường không khí: Tại các trạm, bãi trung chuyển rác xen kẽ khu vực dân cư là nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí do mùi hôi từ rác, bụi cuốn lên khi xúc rác, bụi khói, tiếng ồn và các khí thải độc hại từ các xe thu gom, vận chuyển rác. Tại các bãi chôn lấp chất thải rắn vấn đề ảnh hưởng đến môi trường khi là mùi hôi thối, mùi khí metan, các khí độc hại từ các chất thải nguy hại. - Rác thải ảnh hưởng đến sức khỏe con người: Bất kỳ sinh vật sống nào đều trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường bên ngoài. Con người cũng vậy, nhưng khi các môi trường sống như đất, nước, không khí đều bị làm xấu đi thì ắt hẳn sức khỏe của cộng đồng sẽ bị tác động theo chiều hướng không tốt.
  62. 53 - CTR sinh hoạt hiện chưa được phân loại tại nguồn mà được thu gom lẫn lộn rồi vận chuyển đến BCL. Tình trạng này làm cho thành phần nước rỉ rác của thành phố càng phức tạp thêm và khó xử lý. Cần sớm thực hiện phân loại rác tại nguồn để giảm lượng rác phát sinh, tái thu gom, sử dụng phế liệu và xử lý hiệu quả rác thải sinh hoạt cũng như nước rỉ rác. - Đối với các phương tiện thu gom lỗi thời cần được thay thế bằng những phương tiện mới nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường và sức khỏe cho người công nhân lao động và cho cả người dân, đồng thời góp phần xây dựng thành phố văn minh sạch đẹp. - Đối với các điểm hẹn rác tự phát gây ô nhiễm môi trường sống của người dân khu vực lân cận cần có biện pháp giải quyết hoặc phải xóa bỏ chọn nơi khác hợp lý hơn. - Các lộ trình thu gom - vận chuyển hiện nay vẫn chỉ được vạch dựa trên kinh nghiệm và thực hiện trên bản đồ giấy, do đó khó xét đến các yếu tố như: đường một chiều, chiều rộng đường, tình trạng dân cư để tìm được phương án tối ưu. Ngoài ra, phương pháp vạch tuyến thủ công chỉ thực hiện dựa theo kinh nghiệm và ước lượng chứ không có sự tính toán dẫn đến tình trạng hao phí nhiên liệu và năng xuất lao động không cao cũng như gây mất vẻ mỹ quan của thành phố. Do vậy, cần thiết phải áp dụng công nghệ thông tin vào việc vạch tuyến để xem xét tất cả các đặc tính của con đường cũng như việc chọn đường đi ngắn nhất nhằm đảm bảo chất lượng vệ sinh môi trường mà vẫn đạt hiệu quả thu gom - vận chuyển trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và từng bước áp dụng công nghệ thông tin địa lý vào công tác quản lý này. 4.3. Ứng dụng GIS vào công tác quản lý thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt tại phường Đồng Quang, TP. Thái Nguyên. Hiện nay, với mức độ gia tăng dân số hàng năm tại phường Đồng Quang và mục tiêu của Công ty Môi trường và Công trình đô thị Thái Nguyên là nâng cao hiệu quả thu gom CTR sinh hoạt của TP. Thái Nguyên nói chung
  63. 54 phường Đồng Quang nói riêng lên 100%. Việc ứng dụng GIS vào công tác quản lý thu gom - vận chuyển CTR sinh hoạt là rất cần thiết. Với tính năng đặc biệt, GIS cho phép người sử dụng có thể quản lý các dữ liệu thuộc tính lẫn không gian phù hợp với nhiệm vụ của hệ thống thu gom - vận chuyển CTR sinh hoạt. 4.3.1. Thu thập, xử lý dữ liệu - Nghiên cứu sử dụng ảnh vệ tinh landsat, ảnh google map, hệ thống bản đồ online google my map và dữ liệu hành chính phường Đồng Quang để xây dựng bản đồ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt. Các bước tiến hành thu thập dữ liệu các điểm thu gom rác như sau: - Xác định ranh giới phường Đồng Quang trên bản đồ google my map. Sử dụng dữ liệu hành chính Phường Đồng Quang, tiến hành chuyển đổi và upload dữ liệu lên hệ thống bản đồ google my map để xác định ranh giới phường Đồng Quang. Hình 4.9. Ranh giới Phường Đồng Quang trên bản đồ google my map Xác định điểm thu gom chất thải, bấm tạo độ điểm thu gom rác trên hệ thống GPS của google my map.
  64. 55 Hình 4.10. Dữ liệu điểm 1 thu gom rác trên google my map Hình 4.11. Dữ liệu điểm 2 thu gom rác trên google my map
  65. 56 Hình 4.12. Dữ liệu điểm 3 thu gom rác trên google my map Sau khi hoàn thành xong việc xác định tọa độ các điểm thu gom, download lớp dữ liệu các điểm này từ google my map (Định dạng file KML) - Tiến hành chuyển đổi dữ liệu thu thập được vào phần mềm ArcGIS (từ file KML của google sang shapefile của ArcGIS), đồng thời điều chỉnh thuộc tính của các điểm để định tuyến và biên tập bản đồ. Hình 4.13. Chuyển đổi dữ liệu bản đồ sang định dạng shapefile của phần mềm ArcGIS
  66. 57 4.3.2. Ứng dụng GIS xây dựng tuyến thu gom, quản lý CTR sinh hoạt tại phường Đồng Quang, TP. Thái Nguyên Để xây dựng tuyến thu gom rác thải, CTR sinh hoạt, cần sử dụng ảnh vệ tinh landsat và lớp dữ liệu các điểm thu gom rác thải trên địa bàn Phường Đồng Quang, tiến hành định tuyến theo ranh giới đường giao thông. Hình 4.14. Ảnh vệ tinh landsat Phường Đồng Quang Sau đó tạo lớp dữ liệu tuyến thu gom trên phần mềm ArcGIS và tiến hành vẽ tuyến theo đường giao thông trên phường Đồng Quang. Hình 4.15. Định tuyến thu gom CTR theo ảnh vệ tinh
  67. 58 Để có kết quả chính xác nhất, có thể tiến hành đối chiếu với lớp bản đồ google map để chỉnh sửa. Hình 4.16. Ảnh vệ tinh google map phường Đồng Quang 4.3.3. Xây dựng bản đồ lộ trình thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt tại phường Đồng Quang, TP. Thái Nguyên Sau khi xác định được điểm thu gom và hoàn tất việc định tuyến thu gom CTR, sử dụng bộ công cụ biên tập bản đồ trên phần mềm ArcGIS, tiến hành xây dựng bản đồ tuyến thu gom, vận chuyển rác thải, CTR sinh hoạt tại phường Đồng Quang được giới thiệu ở Hình 4.11 dưới đây:
  68. 59 Hình 4.17. Bản đồ tuyến thu gom rác thải tại Phường Đồng Quang, Thành phố Thái Nguyên * Nhận xét: Lộ trình thu gom rác thải tại phường Đồng Quang, thành phố Thái Nguyên như sau: Lộ trình 1: Xuất phát từ đường Việt Bắc dừng ở điểm tập kết tại khu dân cư Tư san nền. Điểm này sẽ thu gom rác của các tổ: 7, 8, 9, 10, 11, 12. Lộ trình 2: Khi cẩu hết rác từ các xe rác đẩy tay tại điểm tập kết khu dân cư tư san nền, xe ép rác chuyên dụng tiếp tục di chuyển về phía đường
  69. 60 Lương Ngọc Quyến và dừng ở điểm tập kết tại Cổng Bệnh viện Đa khoa trung ương để thu gom rác từ các tổ: 3, 4, 5. Lộ trình 2: Thu gom hết rác của điểm số 2, xe ép rác chuyên dụng sẽ di chuyển đi qua đường tròn Đồng Quang lên đường Quang Trung và dừng ở điểm cuối tại Đảo cọ để thu gom rác từ các tổ: 1, 2, 6 Sau khi đã thu gom hết số CTR tại địa bàn phường, xe sẽ di chuyển thẳng vào đường Đán đi về hướng xã Tân Cương tới BCL Đá Mài để xử lý rác thải. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn chỉ ra rằng GIS và GPS đã hổ trợ đắc lực công tác quản lý hệ thống thu gom và trung chuyển CTR, nó tạo điều kiện thuận tiện cho người quản lý dễ dàng truy cập thông tin một cách nhanh chóng, hiệu quả, chính xác và tiến hành thiết kế lịch trung chuyển thật chuẩn để công nhân không đợi lâu, điều chỉnh quy hoạch mạng lưới thu gom CTR hợp lý hơn, nhân rộng mô hình các trạm trung chuyển cố định, và lựa chọn xe kéo tay (thể tích hoặc thiết kế) cho phù hợp với từng khu vực thu gom. 4.4. Dự báo khối lượng dân số và rác phát sinh cho việc thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt của phường Đồng Quang, TP. Thái Nguyên từ năm 2020 đến năm 2025 4.4.1. Cơ sở dự báo số dân và tỷ lên tăng dân số của Phường Đồng Quang, TP. Thái Nguyên Dự báo khối lượng chất thải sinh hoạt phát sinh trong tương lai là vấn đề cần thiết và quan trọng để có kế hoạch đầu tư cho việc thu gom, vận chuyển rác một cách hiệu quả và hợp lý. Khối lượng chất thải phát sinh trong tương lai của Phường Đồng Quang được dự báo dựa trên 2 căn cứ sau: - Số dân và tỷ lệ tăng dân số; - Khối lượng chất thải phát sinh bình quân đầu người.
  70. 61 Theo cách này, căn cứ theo dân số của phường Đồng Quang kết hợp với mô hình toán học để dự báo dân số trong những năm tiếp theo. Từ đó có thể tính được tổng lượng rác thải phát sinh hiện tại cũng như trong tương lai của khu vực. Theo báo cáo của UBND phường Đồng Quang thì dự báo mức gia tăng dân số giai đoạn từ năm 2019 đến năm 2025 là 0,8% Dựa vào (Phương pháp dự báo) dự báo số dân của phường Đồng Quang từ năm 2020 đến năm 2025 được dự báo như bảng 4.10 sau: Bảng 4.10. Dự báo gia tăng dân số trên địa bàn phường Đồng Quang STT Năm Dân số ( năm/người) 1 2020 10.451 2 2021 10.535 3 2022 10.620 4 2023 10.710 5 2024 10.790 6 2025 10.900 Tổng 64.006 4.4.2. Dự báo khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh cho việc thu gom, vận chuyển của phường Đồng Quang, thành phố Thái Nguyên Tiến hành nghiên cứu và thu thâp số liệu tại UBND Phường Đồng Quang, để xác định lượng rác thải sinh hoạt phát sinh bình quân trên đầu người, dựa theo cơ sở đó tính lượng rác thải phát sinh trên 12 Tổ dân phố. Với bảng số liệu dự báo tăng dân số trên, ta sẽ có được số lượng rác thải phát sinh giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2025 được dự báo như bảng 4.11 sau:
  71. 62 Bảng 4.11. Khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh trên địa bàn phường Đồng Quang STT Năm Dân số Tỷ lên phát Khối lượng Khối lượng (người) sinh rác thải rác dự đoán rác dự đoán (kg/người/ngày) (tấn/ngày) (tấn/năm) 1 2020 10.451 1,0 10,714 3.910,61 2 2021 10.535 1,1 12,5 4.562,5 3 2022 10.620 1,3 14,285 5.214,025 4 2023 10.710 1,5 16,071 5.865,915 5 2024 10.790 1,6 17,857 6.517,805 6 2025 10.900 1,8 19,642 7.162,76 Tổng: 64.006 - 91,069 33.233,615 4.4.3. Diễn biến khối lượng chất thải sinh hoạt phát sinh từ các khu dân cư tại Phường Đồng Quang, Thành phố Thái Nguyên từ năm 2016 – 2025 Dựa vào sự gia tăng dân số từ năm 2020 – 2025 đã tính ở Bảng 4.10 và cơ sở dự báo ở mức độ phát thải ở Bảng 4.11 ta có bảng diễn biến khối lượng chất thải sinh hoạt phát sinh từ các khu dân cư trên địa bàn Phường Đồng Quang, giai đoạn từ 2016 – 2020 và dự báo đến năm 2025 ở Bảng 4.12 dưới đây:
  72. 63 Bảng 4.12. Diễn biến khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh từ các khu dân cư giai đoạn 2016 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2025 Lượng thải TB Dân số (người) Khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh (kg/ngày) (kg/người/ngày) T T Giai đoạn Giai đoạn T Ổ 2016 2017 2018 2019 2020 2025 2016 2017 2018 2019 2020 2025 2016-2019 2020-2025 1 1 1.246 1.257 1.286 1.300 1.310 1.367 0,7 1,0 667,4 710,7 765,3 967,2 1.169,6 2.237,5 2 2 557 562 567 581 685 715 0,7 1,0 298,3 317,7 271,3 432,2 611,5 1.170,3 3 3 809 816 823 830 836 871 0,7 1,0 433,3 461,38 495,1 617,5 746,4 1.425,6 4 4 746 753 760 767 773 807 0,7 1,0 399,6 425,7 452,3 570,6 690,1 1.320,9 5 5 679 685 691 697 702 732 0,7 1,0 363,7 387,3 411,2 518,5 626,7 1.198,1 6 6 783 790 797 804 810 845 0,7 1,0 419,4 446,6 473,1 598,1 723,1 1.383,1 7 7 877 885 893 901 908 948 0,7 1,0 469,7 500,3 531,4 670,3 810,6 1.551,7 8 8 757 764 771 778 784 717 0,7 1,0 405,4 431,9 458,8 578,8 699,9 1.173,6 9 9 461 465 469 473 476 496 0,7 1,0 246,9 257,8 279,1 351,9 424,9 811,8 10 10 561 566 572 577 581 606 0,7 1,0 300,5 320,02 340,4 515,1 518,7 991,921 11 11 1.199 1.209 1.219 1.229 1.238 1.293 0,7 1,0 642,2 683,5 725,5 914,3 1.105,3 2.116,4 12 12 698 704 710 716 721 751 0,7 1,0 373,8 398,05 422,5 532,7 643,7 1.229,2 Tổng 10.120 10.208 10.289 10.369 10.451 10.900 - - 6,428 6,785 7,142 8.928 10,714 19,642 (Nguồn: Kết quả điều tra thực tế)
  73. 64 Nhận xét: Qua Bảng 4.12 cho thấy diễn biến khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh ở trong giai đoạn từ 2016 đến 2025 là rất lớn và tăng nhanh theo thời gian, cụ thể: Giai đoạn 2016 – 2019, Dân số tăng dần từ 10.120 người (năm 2016) lên 10.369 người (năm 2019) thì Lượng rác thải cũng sẽ tăng dần từ 6,428 tấn/ngày (năm 2016) lên 8,928 tấn/ngày (năm 2019). Đặc biệt giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2025, Dân số tăng từ 10.451 người (năm 2020) lên 10.900 người (năm 2025) và Lượng rác thải sinh hoạt tăng nhanh từ 10,714 tấn/ngày (năm 2020) lên tới 19,642 tấn/ngày (năm 2025). Do vậy, nếu không có phương thức quản lý công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt phù hợp sẽ kéo theo rất nhiều vấn đề môi trường khác như ùn tắc, dồn ứ rác tại các bãi tập kết rác, tình trạng vứt rác bừa bãi gia tăng sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống mỹ quan và sự phát triển kinh tế tại địa phương.
  74. 65 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận Hệ thống quản lý CTR tại phường Đồng Quang, thành phố Thái Nguyên đã thực hiện khá tốt công tác quét dọn, thu gom, vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn của toàn Phường. Lượng rác thải sinh hoạt hàng ngày của người dân nơi đây hầu hết đã được thu gom và vận chuyển hết trong ngày. Lượng rác sau khi thu gom sẽ được vận chuyển đến BCL rác thải hợp vệ sinh của thành phố trong ngày. Đồng thời với sự quan tâm của chính quyền địa phương thường xuyên tổ chức công tác tuyên truyền, vận động và nâng cao ý thức của người dân về công tác vệ sinh môi trường nói chung và CTR nói riêng. Tuy nhiên, công tác quản lý CTR trên địa bàn cũng không tránh khỏi những mặt tiêu cực. Trước tiên là người dân: ý thức của người dân chưa cao, chưa nhận thức được trách nhiệm của bản thân về công tác xử lý CTR mà xem đó là trách nhiệm của cơ quan nhà nước. Nguyên nhân chính là do các kiến thức về môi trường của người dân còn nhiều hạn chế. Hầu hết người dân trên địa bàn phường đều cho rằng việc BVMT là trách nhiệm chính của các tổ chức, chính quyền còn bản thân người dân chỉ tuân thủ, thụ hưởng các kết quả của công trình bảo vệ môi trường công cộng. Khối lượng rác phát sinh ngày càng nhiều tuy nhiên số lượng thùng rác địa phương phân bổ vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu. Các lộ trình thu gom - vận chuyển hiện nay vẫn chỉ được vạch dựa trên kinh nghiệm và thực hiện trên bản đồ giấy, do đó khó xét đến các yếu tố như: đường một chiều, chiều rộng đường, tình trạng dân cư để tìm được phương án tối ưu. Ngoài ra, phương pháp vạch tuyến thủ công chỉ thực hiện dựa theo kinh nghiệm và ước lượng chứ không có sự tính toán dẫn đến tình trạng hao phí nhiên liệu và năng xuất lao động không cao cũng như gây mất vẻ mỹ quan của thành phố. Do vậy, cần thiết phải áp dụng công nghệ thông tin vào việc
  75. 66 vạch tuyến để xem xét tất cả các đặc tính của con đường cũng như việc chọn đường đi ngắn nhất nhằm đảm bảo chất lượng vệ sinh môi trường mà vẫn đạt hiệu quả thu gom - vận chuyển trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và từng bước áp dụng công nghệ thông tin địa lý vào công tác quản lý này. 5.2. Đề nghị - Tăng cường tuyên truyền thường xuyên để nhận thức của người dân về tầm quan trọng của việc thu gom, xử lý rác thải còn e ngại trong việc thực hiện phân các loại rác thải. - Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác thu gom, vận chuyển rác thải cho địa bàn và tiến hành thay thế các trang thiết bị đã cũ, hết hạn sử dụng để tránh tình trạng rò rỉ trong quá trình vận chuyển, gây mùi hôi thối - Bổ sung cán bộ phụ trách môi trường tại địa bàn phường và thành lập các tổ chức tự quản về môi trường. - Ban hành cơ chế hoạt động của mạng lưới thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt của toàn Phường. - Đối với công tác quản lý để có thể đưa một phương pháp quản lý mới vào thực hiện, điều này đòi hỏi cần phổ biến và hỗ trợ cho việc sử dụng công nghệ GIS trong quản lý và quy hoạch những vấn đề có liên quan đến tài nguyên và môi trường nói chung và quản lý CTR nói riêng.
  76. 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo chính trị thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, 2008. 2. Báo cáo hiện trạng môi trường thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, 2010. 3. Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2005 - 2010. 4. Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009: Kết quả toàn bộ, Hà Nội tháng 6/2010, biểu 2, tr 11. 5. Công ty Môi trường và Công trình đô thị Thái Nguyên (2012), Báo cáo tổng kết kế hoạch thu gom rác thải tại thành phố Thái Nguyên năm 2012. 6. Công ty Môi trường và Công trình đô thị Thái Nguyên (2012), Hồ sơ dự toán dịch vụ vệ sinh công cộng năm 2020. 7. Công ty Môi trường và Công trình đô thị Thái Nguyên (2012), Báo cáo tổng hợp lượng rác được thu gom và xử lý của TP. Thái Nguyên giai đoạn 2002 - 2012. 8. Công ty Môi trường và Công trình đô thị Thái Nguyên (2012), Danh sách các điểm đón rác trên địa bàn thành phố Thái Nguyên. 9. Cục Bảo vệ môi trường (2008), Dự án “Xây dựng mô hình và triển khai thí điểm việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt cho các khu đô thị”. 10. Cục thống kê Thái Nguyên, Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2012. 11. Hệ thống thông tin địa lý (GIS) vào công tác quản lý thu gom chất thải rắn. (26/12/2017) 12. Nguyễn Trọng Đài (2004), Giáo trình Các bài tập GIS ứng dụng, Trường Đại học KHTN - ĐHQG Hà Nội. 13. Lưu Đức Hải (2005), Giáo trình Cơ sở khoa học môi trường, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
  77. 68 14. Nguyễn Thị Mai (2008), “Đánh giá tình hình thực hiện giao đất, thu hồi đất trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2005-2008”, Luận văn tốt nghiệp Khoa học Môi trường - Trường Đại học Nông Lâm, Thái Nguyên. 15. Nguyễn Ngọc Nông (2012), “Hiện trạng và giải pháp quản lý, tái sử dụng rác thải sinh hoạt khu vực đô thị thành phố Thái Nguyên”, Báo cáo kết quả đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ - Trường Đại học Nông Lâm, Thái Nguyên 16. Trần Hiếu Nhuệ và Virginia Marlaren (2004), Quản lý chất thải tổng hợp tại Lào, Campuchia, Việt Nam, NXB Truyền thông. 17. Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn. 18. Quyết định số 1645/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 01/9/2010 về việc công nhận thành phố Thái Nguyên là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Thái Nguyên. 19. Ủy ban nhân dân thành phố Thái Nguyên (2013), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2012. 20. Ủy ban nhân dân thành phố Thái Nguyên (2012), Phòng thống kê thành phố Thái Nguyên. 21. Nguyễn Thị Cẩm Vân (2011), Hiện trạng và giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt tại thành phố Thái Nguyên, Luận văn thạc sỹ Khoa học Môi trường - Trường Đại học Nông Lâm, Thái Nguyên.