Khóa luận Ứng dụng công nghệ tin học và phương pháp GNSS thực hiện công tác đo vẽ, chỉnh lý bản đồ địa chính tờ số 108 tỷ lệ 1:1000 xã Lục Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang năm 2018

pdf 59 trang thiennha21 19/04/2022 2980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Ứng dụng công nghệ tin học và phương pháp GNSS thực hiện công tác đo vẽ, chỉnh lý bản đồ địa chính tờ số 108 tỷ lệ 1:1000 xã Lục Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang năm 2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_ung_dung_cong_nghe_tin_hoc_va_phuong_phap_gnss_thu.pdf

Nội dung text: Khóa luận Ứng dụng công nghệ tin học và phương pháp GNSS thực hiện công tác đo vẽ, chỉnh lý bản đồ địa chính tờ số 108 tỷ lệ 1:1000 xã Lục Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang năm 2018

  1. i ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRẦN HỒNG ANH Tên đề tài: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TIN HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP GNSS THỰC HIỆN CÔNG TÁC ĐO VẼ, CHỈNH LÝ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH TỜ SỐ 108 TỶ LỆ 1:1000 XÃ LỤC SƠN, HUYỆN LỤC NAM, TỈNH BẮC GIANG NĂM 2018 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Quản Lý Đất Đai Khoa: Quản Lý Tài Nguyên Khóa học: 2015 – 2019 Thái Nguyên - năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRẦN HỒNG ANH Tên đề tài: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TIN HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP GNSS THỰC HIỆN CÔNG TÁC ĐO VẼ, CHỈNH LÝ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH TỜ SỐ 108 TỶ LỆ 1:1000 XÃ LỤC SƠN, HUYỆN LỤC NAM, TỈNH BẮC GIANG NĂM 2018 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Quản Lý Đất Đai Lớp: K47- QLĐĐ N02 Khoa: Quản Lý Tài Nguyên Khóa học: 2015 – 2019 Giảng viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Qúy Ly Thái Nguyên - năm 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là một khâu rất quan trọng trong quá trình học tập của mỗi sinh viên nhằm hệ thống lại toàn bộ lượng kiến thức đã học, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn. Qua đó sinh viên ra trường sẽ hoàn thiện hơn về kiến thức lý luận, phương pháp làm việc, năng lực công tác nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn của công việc sau này. Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy, cô trong khoa Quản lý Tài nguyên, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã giảng dạy và hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường, trong thời gian vừa qua các thầy, cô khoa Quản lý Tài nguyên đã tạo điều kiện cho em được trải nghiệm thực tế về công việc và ngành nghề mà mình đang học tại Công ty TNHH Viet Map em đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ứng dụng công nghệ tin học và phương pháp GNSS thực hiện công tác đo vẽ, chỉnh lý bản đồ địa chính tờ số 108 tỷ lệ 1:1000 xã Lục Sơn, huyện Lục Nam, Tỉnh Bắc Giang năm 2018”. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy giáo Th.S. Nguyễn Qúy Ly đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Em xin cảm ơn Ban giám đốc, cán bộ và kỹ thuật viên công ty TNHH VietMap đã giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này. Do thời gian có hạn và kinh nghiệm thực tế chưa nhiều mặc dù đã rất cố gắng nhưng khóa luận tốt nghiệp của em không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô, các bạn sinh viên để đề tài của em hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng 04 năm 2019 Sinh viên Trần Hồng Anh
  4. MỤC LỤC PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục đích nghiên cứu 3 1.2.1. Mục tiêu tổng quát 3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 3 1.3. Ý nghĩa của đề tài 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5 2.1. Cơ sở khoa học 5 2.1.1. Tổng quan về bản đồ địa chính 5 2.1.2. Tính chất, vai trò của bản đồ địa chính 6 2.1.3. Các loại bản đồ địa chính 7 2.1.4. Các yếu tố cơ bản và nội dung bản đồ địa chính 8 2.1.5. Nội dung và phương pháp chia mảnh bản đồ địa chính 12 2.1.6. Cơ sở thực tiễn 14 2.2. Các phương pháp thành lập bản đồ địa chính hiện nay 14 2.2.1. Các phương pháp đo vẽ chi tiết thành lập bản đồ địa chính 14 2.2.2. Thành lập lưới khống chế trắc địa 16 2.2.3. Đo vẽ chi tiết, thành lập bản đồ 18 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 20 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 20 3.3. Nội dung nghiên cứu 20 3.3.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của xã Lục Sơn. 20 3.3.2. Thành lập lưới khống chế đo vẽ cho mảnh bản đồ số 108 xã Lục Sơn . 21
  5. iii 3.3.3. Thành lập mảnh bản đồ địa chính số 108 xã từ số liệu đo chi tiết bằng phần mềm Microstation V8i và GcadasCE. 21 3.4. Phương pháp nghiên cứu 21 3.4.1. Phương pháp khảo sát, thu thập số liệu 21 3.4.2. Phương pháp đo đạc 21 3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu 22 3.4.4. Phương pháp bản đồ 22 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 23 4.1. Kết quả đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, xã Lục Sơn 23 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 23 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 25 4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 27 4.2. Thành lập lưới khống chế đo vẽ cho tờ bản đồ số 108 xã Lục Sơn 28 4.2.1. Những tài liệu phục vụ cho công tác xây dựng bản đồ địa chính 28 4.2.2. Công tác ngoại nghiệp 29 4.3. Ứng dụng phần mềm MicrostationV8i và GcadasCE thành lập bản đồ địa chính số 108 33 4.3.1. Kiểm tra kết quả đo 45 4.3.2. In bản đồ 45 4.4. Thuận lợi và khó khăn khi xây dựng lưới GNSS tại xã Lục Sơn 46 4.4.1. Thuận lợi 46 4.4.2. Khó khăn 47 4.4.3. Giải pháp khắc phục 47 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 48 5.1. Kết luận 48 5.2. Đề nghị 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO 50
  6. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Tóm tắt một vài thông số phân mảnh bản đồ. 14 Bảng 2.2: Các chỉ tiêu kỹ thuật của đường chuyền kinh vĩ 17 Bảng 4.1: Những yêu cầu kỹ thuật cơ bản của lưới đường chuyền địa chính 31 Bảng 4.2: Kết quả thống kê diện tích đất (mảnh bản đồ số 108) 46
  7. v DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Lưới chiếu Gauss-Kruger 10 Hình 2.2: Phép chiếu UTM 11 Hình 4.1: Cấu trúc file dữ liệu từ máy đo điện tử 33 Hình 4.2: File số liệu sau copy sang 34 Hình 4.3: Phần mềm đổi định dạng file số liệu 34 Hình: 4.4: File số liệu sau khi đổi 35 Hình 4.5: Khởi động khóa GcadasCE và kết lối có sở dữ liệu 35 Hình 4.6 Tạo tệp dữ kiệu thuộc tính cho đồ họa tương ứng 36 Hình 4.7: Thiết lập đơn vị hành chính khu đo 36 Hình 4.8: Đặt tỷ lệ bản đồ 37 Hình 4.9: Trút điểm lên bản vẽ 37 Hình 4.10: Tìm đường dẫn để lấy số liệu 38 Hình 4.11: Triển điểm chi tiết lên bản vẽ 38 Hình 4.12: Một góc tờ bản đồ chỉnh lý không khép kín 39 Hình 4.13: Tạo topology cho bản đồ 40 Hình 4.14: Chọn lớp tham gia tính diện tích 40 Hình 4.15: Tính diện tích 41 Hình 4.16: Chọn lớp tính diện tích 41 Hình 4.17: Vẽ nhãn thửa quy chủ 42 Hình 4.18: Chọn hàng và cột theo tương ứng 42 Hình 4.19: Gán nhãn cho tờ bản đồ 43 Hình 4.20: Gán thông tin từ nhãn 43 Hính 4.21: Vẽ nhã thửa tự động 44 Hính 4.22: Sau khi vẽ nhãn thửa 45 Hình 4.23: Tờ bản đồ hoàn chỉnh 45
  8. DANH MỤC VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa BĐĐC Bản đồ địa chính CP Chính Phủ CSDL Cơ sở dữ liệu QĐ Quyết định QL Quốc lộ TCĐC Tổng cục Địa chính TNMT Tài nguyên & Môi trường TT Thông tư UTM Lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc VN-2000 Hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia VN-2000 GNSS Global navigation satellite system
  9. 1 PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm tất cả các cấu thành của môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đó bao gồm: Khí hậu bề mặt, thổ nhưỡng, dạng địa hình, mặt nước (hồ, sông, suối, đầm lầy ), các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn thực động vật, trạng thái định cư của con người, những kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại (sau nền, hồ chứa nước hay hệ thống tiêu thoát nước, đường xá, nhà cửa ). Như vậy, đất đai là một khoảng không gian có giới hạn, theo chiều thẳng đứng (gồm khí hậu của bầu khí quyển, lớp đất phủ bề mặt, thảm thực vật, động vật, diện tích mặt nước, tài nguyên nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất), theo chiều ngang - trên mặt đất (là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng, địa hình, thủy văn, thảm thực vật cùng với các thành phần khác) giữa vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất cũng như cuộc sống của xã hội loài người. Luật đất đai năm 1993 cũng đã khẳng định đất đai: - Là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá; - Là tư liệu sản xuất đặc biệt; - Là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống; - Là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng. Đất đai giữ vị trí và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là điều kiện đầu tiên, là cơ sở thiên nhiên của mọi quá trình sản xuất, là nơi tìm được công cụ lao động, nguyên liệu lao động và nơi sinh tồn của xã hội loài người Ngoài ra hiện tượng xói mòn đất, thoái hoá đất và sa mạc hoá ngày càng diễn ra
  10. nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng. Đất đai còn là thành quả cách mạng của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta. Cho nên vì thế thế hệ hôm nay và cả các thế hệ mai sau chúng ta phải đoàn kết để sử dụng hợp lý và hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai cũng như bảo vệ chúng khỏi nguy cơ thoái hoá đang ngày một rõ rệt như hiện nay. Công tác đo đạc bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính, đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là những công việc chính của công tác quản lý Nhà nước về đất đai đã được quy định trong Luật Đất đai năm 2013. Đây là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, là một trong các nhu cầu cấp bách của ngành Địa chính trong cả nước nói chung và của tỉnh Bắc Giang nói riêng. Để quản lý đất đai một cách chặt chẽ theo một hệ thống tư liệu mang tính khoa học và kỹ thuật cao, cần thiết phải có bộ bản đồ địa chính chính quy và hồ sơ địa chính hoàn chỉnh theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Hiện nay dưới những hoạt động của con người và những thay đổi của tự nhiên làm cho đất đai có những biến đổi không ngừng. Do đó để bảo vệ quỹ đất đai cũng như để phục vụ tốt hơn cho công tác quản lý đất đai thì bản đồ địa chính là một trong những tài liệu hết sức cần thiết, vì nó là nguồn tài liệu cơ sở cung cấp thông tin cho người quản lý, sử dụng đất đai, đồng thời là tài liệu cơ bản nhất của bộ hồ sơ địa chính mang tính pháp lý cao. Với tính chất hết sức quan trọng của hệ thống bản đồ địa chính. Để phục vụ mục đích trên, được sự đồng ý của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang, Phòng quản lý các dự án đo đạc và bản đồ công ty TNHH VietMap đã tổ chức khảo sát, thu thập tài liệu lập Thiết kế kỹ thuật - Dự toán: Đo đạc bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất xã Lục Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, đã tiến hành xây dựng hệ thống bản đồ địa chính cho các xã, phường trên địa bàn tỉnh trong đó có xã Lục Sơn,
  11. 3 huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. Với tính cấp thiết của việc phải xây dựng hệ thống bản đồ địa chính cho toàn khu vực xã Lục Sơn với sự phân công, giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Quản lý Tài nguyên, công ty TNHH VietMap với sự hướng dẫn của thầy giáo Th.S. Nguyễn Qúy Ly em tiến hành nghiên cứu đề tài “Ứng dụng công nghệ tin học và phương pháp GNSS thực hiện công tác đo vẽ, chỉnh lý bản đồ địa chính tờ số 108 tỷ lệ 1:1000 xã Lục Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang năm 2018”. 1.2. Mục đích nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu tổng quát - Ứng dụng công nghệ tin học và máy GNSS vào thành lập lưới khống chế đo vẽ, đo vẽ chi tiết và biên tập tờ bản đồ địa chính số 108 tỉ lệ 1:1000 tại xã Lục Sơn. - Nghiên cứu khả năng ứng dụng của công nghệ tin học bao gồm hệ thống phần mềm Trắc địa, máy GNSS trong công tác thành lập bản đồ địa chính và quản lý cơ sở dữ liệu tài nguyên đất xã Lục Sơn . 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của xã Lục Sơn. - Thành lập lưới không chế đo vẽ cho tờ bản đồ địa chính số 108 xã Lục Sơn. - Thành lập mảnh bản đồ địa chính số 108 từ số liệu đo vẽ chi tiết cho xã Lục Sơn. - Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và đề xuất giải pháp, khắc phục và phát huy tiền năng của xã. 1.3. Ý nghĩa của đề tài - Trong học tập và nghiên cứu khoa học. + Thực tập tốt nghiệp là cơ hội tốt để hệ thống và củng cố lại kiến thức
  12. đã được học trong nhà trường và áp dụng vào thực tiễn công việc. - Trong thực tiễn. + Qua nghiên cứu, tìm hiểu và ứng dụng máy toàn đạc điện tử trong công tác đo đạc thành lập bản đồ địa chính giúp cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai được nhanh hơn đầy đủ hơn và chính xác hơn. + Phục vụ tốt cho việc đo vẽ chi tiết thành lập bản đồ địa chính theo công nghệ số, hiện đại hóa hệ thống hồ sơ địa chính theo quy định của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường.
  13. 5 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học 2.1.1. Tổng quan về bản đồ địa chính Theo mục 13 điều 4 Luật Đất đai 2003: Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện các thửa đất và các yếu tố liên quan, lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Bản đồ địa chính là tài liệu cơ bản nhất của bộ hồ sơ địa chính, vì vậy bản đồ địa chính thể hiện tính chất chung của bản đồ là tính địa lý: Xác định vị trí địa vật, địa hình khu vực; Tính kinh tế: ở vị trí và mục đích sử dụng của thửa đất. Đặc biệt, bản đồ địa chính còn mang tính pháp lý cao phục vụ quản lý chặt chẽ đất đai đến từng thửa, từng chủ sử dụng đất. Tính pháp lý của bản đồ địa chính còn được thể hiện trong hồ sơ địa chính. Công tác địa chính bao gồm cả 3 mặt: Tự nhiên, kinh tế, pháp lý. Ba mặt này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, nếu thiếu một trong ba yếu tố thì chưa đủ điều kiện để gọi là địa chính. Vai trò của bản đồ địa chính được dùng làm cơ sở để thực hiện một số nhiệm vụ trong công tác quản lý nhà nước về đất đai như: - Làm cơ sở để thực hiện đăng ký quyền sử dụng đất (hay gọi tắt là đăng ký đất đai), giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, đề bù, giải phóng mặt bằng, cấp mới, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo quy định của pháp luật. - Xác nhận hiện trạng về địa giới hành chính xã, phường, thị trấn, quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là huyện), tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là tỉnh). - Xác nhận hiện trạng, thể hiện biến động và phục vụ cho chỉnh lý biến
  14. động của từng thửa đất trong từng đơn vị hành chính xã. - Làm cơ sở để lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng các khu dân cư, đường giao thông, cấp thoát nước, thiết kế các công trình dân dụng và làm cơ sở để đo vẽ các công trình ngầm. - Làm cơ sở để thanh tra tình hình sử dụng đất và giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai. - Làm cơ sở thống kê, kiểm kê đất đai. - Làm cơ sở để xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai các cấp. Với điều kiện khoa học và công nghệ như hiện nay, bản đồ địa chính được thành lập ở hai dạng cơ bản là bản đồ giấy và bản đồ số địa chính Bản đồ giấy địa chính là loại bản đồ truyền thống, các thông tin được thể hiện toàn bộ trên giấy nhờ hệ thống ký hiệu và ghi chú. Bản đồ giấy cho ta thông tin rõ ràng, trực quan, dễ sử dụng. Bản đồ số địa chính có nội dung thông tin tương tự như bản đồ giấy, song các thông tin này được lưu trữ dưới dạng số trong máy tính, sử dụng một hệ thống ký hiệu đã số hoá. Các thông tin không gian lưu trữ dưới dạng toạ độ, còn thông tin thuộc tính sẽ được mã hoá. Khi thành lập bản đồ địa chính cần phải quan tâm đầy đủ đến các yêu cầu cơ bản sau: - Chọn tỷ lệ bản đồ địa chính phù hợp với vùng đất và loại đất. - Bản đồ địa chính phải có hệ thống tọa độ thống nhất, có phép chiếu phù hợp để các yếu tố trên bản đồ biến dạng nhỏ nhất. - Thể hiện đầy đủ và chính xác các yếu tố không gian như vị trí các điểm, các đường đặc trưng diện tích các thửa đất - Các yếu tố pháp lý phải được điều tra, thể hiện chuẩn xác và chặt chẽ. 2.1.2. Tính chất, vai trò của bản đồ địa chính Bản đồ địa chính là tài liệu cơ bản của hồ sơ địa chính, mang tính pháp
  15. 7 lý cao phục vụ chặt chẽ quản lý đất đai đến từng thửa đất, là cơ sở để thực hiện một số nhiệm vụ trong công tác quản lý nhà nước về đất đai như: - Làm cơ sở thực hiện đăng kí đất đai, giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cấp mới hoặc cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Làm cơ sở để Thống kê, kiểm kê đất đai, lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Xác định hiện trạng và theo dõi biến động, phục vụ chỉnh lý biến động từng thửa đất. Đồng thời phục vụ công tác thanh tra tình hình sử dụng đất và giải quyết khiếu nại, tố cáo tranh chấp đất đai. 2.1.3. Các loại bản đồ địa chính - Bản đồ địa chính được lưu ở hai dạng là bản đồ giấy và bản đồ số địa chính. Bản đồ giấy địa chính là loại bản đồ truyền thống, các thông tin được thể hiện toàn bộ trên giấy nhờ hệ thống ký hiệu và ghi chú. Bản đồ giấy cho ta thông tin rõ ràng, trực quan, dễ sử dụng. Bản đồ số địa chính có nội dung thông tin tương tự như bản đồ giấy, song các thông tin này được lưu trữ dưới dạng số trong máy tính, sử dụng một hệ thống ký hiệu đã số hóa. Các thông tin không gian lưu trữ dưới dạng toạ độ, còn thông tin thuộc tính sẽ được mã hoá. - Cơ bản bản đồ địa chính có 2 loại: + Bản đồ địa chính gốc: Là bản đồ thể hiện hiện trạng sử dụng đất và thể hiện trọn và không chọn các thửa đất, các đối tượng chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất, các yếu tố quy hoạch đã được duyệt, các yếu tố địa lý có liên quan; Lập theo khu vực trong phạm một hoặc một số đơn vị hành chính cấp xã, trong một phần hay cả đơn vị hành chính cấp huyện hoặc một số huyện trong phạm vi một tỉnh hoặc một thành phố trực thuộc Trung ương, được cơ quan thực hiện và cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh xác nhận. Bản đồ địa chính gốc là cơ sở để thành lập bản đồ địa chính theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn.
  16. +Bản đồ địa chính: là bản đồ thể hiện trọn các thửa đất và các đối tượng chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất, các yếu tố quy hoạch đã được duyệt, các yếu tố địa lý có liên quan; lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, được cơ quan thực hiện, Uỷ ban nhân dân cấp xã và các cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh xác nhận. 2.1.4. Các yếu tố cơ bản và nội dung bản đồ địa chính Bản đồ địa chính được sử dụng trong quản lý đất đai là bộ bản đồ biên tập riêng cho từng đơn vị hành chính cơ sở xã, phường, mỗi bộ bản đồ có thể gồm nhiều tờ bản đồ ghép lại. Để đảm bảo tính thống nhất, tránh nhầm lẫn và dễ dàng vận dụng trong quá trình thành lập, sử dụng bản đồ và quản lý đất đai, ta cần hiểu rõ bản chất một số yếu tố cơ bản của bản đồ địa chính và các yếu tố tham chiếu phụ trợ của chúng. Yếu tố điểm: Điểm là một vị trí được đánh dấu ở thực địa bằng dấu mốc đặc biệt. Trong thực tế đó là các điểm trắc địa, các điểm đặc trưng trên đường biên thửa đất, các điểm đặc trưng của địa vật, địa hình. Trong địa chính cần quản lý dấu mốc thể hiện điểm ở thực địa và toạ độ của chúng. Yếu tố đường: Đó là các đoạn thẳng, đường thẳng, đường cong nối qua các điểm thực địa. Đối với đoạn thẳng cần xác định và quản lý toạ độ hai điểm đầu và cuối, từ toạ độ có thể tính ra chiều dài và phương vị của đoạn thẳng. Đối với đường gấp khúc cần quản lý toạ độ các điểm đặc trưng của nó. Các đường cong có dạng hình học cơ bản có thể quản lý các yếu tố đặc trưng. Tuy nhiên trong đo đạc địa chính xác định đường cong bằng cách chia nhỏ cung cong tới mức các đoạn của nó có thể coi là đoạn thẳng, khi đó đường cong được xác định và quản lý như một đường gấp khúc. Thửa đất: Là yếu tố đơn vị cơ bản của đất đai. Thửa đất là một mảnh tồn tại ở thực địa có diện tích xác định, được giới hạn bởi một đường bao khép kín, thuộc một chủ sở hữu hoặc chủ sử dụng nhất định. Trong mỗi thửa đất có
  17. 9 thể có một hoặc một số loại đất. Đường ranh giới thửa đất ở thực địa có thể là con đường, bờ ruộng, tường xây, hàng rào hoặc đánh dấu bằng các dấu mốc theo quy ước của các chủ sử dụng đất. Các yếu tố đặc trưng của thửa đất là các điểm góc thửa, chiều dài các cạnh thửa và diện tích của nó. Thửa đất phụ: Trên mỗi thửa đất có thể tồn tại các thửa nhỏ có đường ranh giới phân chia ổn định có các phần được sử dụng vào các mục đích khác nhau, trồng cây khác nhau, mức tính thuế khác nhau, thậm chí thường xuyên thay đổi chủ sử dụng đất. Loại thửa nhỏ này được gọi là thửa đất phụ hay đơn vị phụ tính thuế. Lô đất: Là vùng đất có thể gồm một hoặc nhiều loại đất. Thông thường lô đất được giới hạn bằng các con đường kênh mương, sông ngòi Đất đai được chia lô theo điều kiện địa lý như có cùng độ cao, độ dốc, theo điều kiện giao thông thuỷ lợi, theo mục đích sử dụng hay cùng loại cây trồng. Khu đất, xứ đồng: Đó là vùng đất gồm nhiều thửa đất, nhiều lô đất. Khu đất và xứ đồng thường có tên gọi riêng được đặt từ lâu đời. Thôn, bản, xóm, ấp: Đó là các cụm dân cư tạo thành một cộng đồng người cùng sống và lao động sản xuất trên một vùng đất. Các cụm dân cư thường có sự cấu kết mạnh mẽ về các yếu tố dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp Xã, phường: Là đơn vị hành chính cơ sở gồm nhiều thôn, bản hoặc đường phố. Đó là đơn vị hành chính có đầy đủ các tổ chức quyền lực để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước một cách toàn diện đối với các hoạt động về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội trong phạm vi lãnh thổ của mình. 2.1.4.1. Cơ sở toán học của bản đồ địa chính Để đáp ứng yêu cầu quản lý đất đai, đặc biệt là khi sử dụng hệ thống thông tin đất đai, bản đồ địa chính trên toàn lãnh thổ phải là một hệ thống thống nhất về cơ sở toán học và độ chính xác. Muốn vậy phải xây dựng lưới toạ độ thống nhất và chọn một hệ quy chiếu tối ưu và hợp lý để thể hiện bản
  18. đồ. Trong khi lựa chọn hệ quy chiếu cần đặc biệt ưu tiên giảm nhỏ đến mức có thể ảnh hưởng của biến dạng phép chiếu đến kết quả thể hiện yếu tố bản đồ. Thực tế hiện nay có hai lưới chiếu đẳng góc có khả năng sử dụng cho bản đồ địa chính Việt Nam đó là lưới chiếu Gauss và UTM. Sơ đồ múi chiếu và đặc điểm biến dạng của hai phép chiếu Gauss và UTM được thể hiện trên hình sau: 2.1.4.2. Lưới chiếu Gauss – Kruger Hình 2.1: Lưới chiếu Gauss-Kruger Lưới này được thiết lập theo các điều kiện sau: * Thể elipxoid quả đất Kraxovski (1946) với: - Bán trục lớn a=6378245m - Bán trục nhỏ b=6356863.01877m - Độ dẹt =1/298.3 * Hằng số lưới chiếu k=1.000 tức là tỷ số chiều dài trên kinh tuyến giữa không thay đổi (m=1) * Bề mặt của elipxoid quả đất được chia ra các múi có kinh độ bằng nhau: 60 múi mỗi múi 60 (hoặc 120 múi mỗi múi 30). Mỗi múi được ký hiệu bằng chữ số Ả rập đến 60. Biến dạng lớn nhất ở vùng gần kinh tuyến biên của hai múi chiếu và gần xích đạo. (Lê Văn Thơ, năm 2009)
  19. 11 2.1.4.3. Phép chiếu UTM Hình 2.2: Phép chiếu UTM Lợi thế cơ bản của lưới chiếu UTM là biến dạng qua phép chiếu nhỏ và 0 tương đối đồng nhất. Tỷ lệ độ dài trên kinh tuyến trục múi 6 là m0 = 0,9996, trên hai kinh tuyến đối xứng nhau cách nhau khoảng 1,50 so với kinh tuyến m=1, trên kinh tuyến biên của múi chiếu m>1. Ngày nay nhiều nước phương Tây và trong vùng Đông Nam Á dùng múi chiếu UTM và Elipxoid WGS84. Ngoài ưu điểm cơ bản là biến dạng nhỏ, nếu dùng múi chiếu UTM sẽ thuận lợi hơn trong công việc sử dụng một số công nghệ của phương Tây và tiện liên hệ toạ độ Nhà nước Việt Nam với hệ toạ độ quốc tế. Bản đồ địa chính của Việt Nam được thành lập trước năm 2000 đều sử dụng phép chiếu Gauss. Tháng 7 năm 2000 Tổng cục Địa chính đã công bố và đưa vào sử dụng hệ quy chiếu và hệ toạ độ nhà nước VN-2000. Tham số chính của hệ VN-2000 gồm có: - Bán trục lớn a=6378137,0m - Độ dẹt =1/298,25723563 - Tốc độ quay quanh trục w=7292115,0x10-11rad/s - Hằng số trọng trường trái đất GM=3986005.108m3s. Điểm gốc toạ độ quốc gia N00 đặt tại Viện Công Nghệ Địa chính, đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội.
  20. Để đảm bảo chắc chắn cho khu vực đo vẽ bản đồ địa chính cấp tỉnh hoặc thành phố không cách xa kinh tuyến trục của múi chiếu quá 80km, trong quy phạm quy định cụ thể kinh tuyến trục cho từng tỉnh riêng biệt. Hiện nay cả nước có 63 tỉnh và thành phố, có nhiều tỉnh nằm trên cùng một kinh tuyến, vì vậy mỗi tỉnh được chỉ định chọn một trong 10 kinh tuyến trục từ 1030 đến 1090. (Vũ Thị Thanh Thủy, 2009) 2.1.5. Nội dung và phương pháp chia mảnh bản đồ địa chính - Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000 Dựa vào lưới kilômet (km) của hệ tọa độ mặt phẳng theo kinh tuyến trục cho từng tỉnh và xích đạo, chia thành các ô vuông. Mỗi ô vuông có kích thước thực tế là 6 x 6 kilômet (km) tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:10000. Kích thước hữu ích của bản đồ là 60 x 60 cm tương ứng với diện tích là 3600 héc ta (ha). Số hiệu của mảnh bản đồ tỷ lệ 1:10000 gồm 08 chữ số: 2 số đầu là 10, tiếp sau là dấu gạch nối (-), 3 số tiếp là số chẵn kilômet (km) của tọa độ X, 3 chữ số sau là 3 số chẵn kilômet (km) của tọa độY của điểm góc trái trên của mảnh bản đồ. Trục tọa độ X tính từ xích đạo có giá trị X = 0 km, trục tọa độ có giá trị Y = 500 km trùng với kinh tuyến trục của tỉnh. - Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000 Chia mảnh bản đồ tỷ lệ 1:10000 thành 4 ô vuông. Mỗi ô vuông có kích thước thực tế là 3 x 3 km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5000. Kích thước hữu ích của bản đồ là 60 x 60 cm tương ứng với diện tích là 900 ha. Số hiệu của mảnh bản đồ đánh theo nguyên tắc tương tự như đánh số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:10000 nhưng không ghi số 10. - Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 Chia mảnh bản đồ 1:5000 thành 9 ô vuông. Mỗi ô vuông có kích thước thực tế 1 x 1 km tương ứng với một mảnh bản tỷ lệ 1:2000. Kích thước hữu
  21. 13 ích của bản đồ là 50 x 50 cm tương ứng với diện tích 100 ha. Các ô vuông được đánh số thứ tự bằng chữ số Ả Rập từ 1 đến 9 theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu của mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000 bao gồm số hiệu mảnh 1:5000, gạch nối (-) và số thứ tự ô vuông. - Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000 Chia mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000 thành 4 ô vuông. Mỗi ô vuông có kích thước thực tế 0,5 x 0,5 km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1000. Kích thước hữu ích của bản đồ là 50 x 50 cm tương ứng với diện tích 25 ha. Các ô vuông được đánh thứ tự bằng các chữ cái a, b, c, d theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1000 bao gồm mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000, gạch nối (-) và số thứ tự ô vuông. - Bản đồ tỷ lệ 1:500 Chia mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000 thành 16 ô vuông. Mỗi ô vuông có kích thước thực tế 0,25 x 0,25 km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500. Kích thước hữu ích của bản đồ là 50 x 50 cm, tương ứng với diện tích 6,25 ha. Các ô vuông được đánh số thứ tự từ 1 đến 16 theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000, gạch nối (-) và số thứ tự ô vuông trong ngoặc đơn. - Bản đồ tỷ lệ 1:200 Chia mảnh bản đồ 1:2000 thành 100 ô vuông. Mỗi ô vuông có kích thước thực tế 0,10 x 0,10 km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:200. Kích thước hữu ích của bản đồ là 50 x 50 cm, tương ứng với diện tích 1,00 ha. Các ô vuông được đánh số thứ tự từ 1 đến 100 theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:200 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000, gạch nối (-) và số thứ tự ô vuông. (Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về bản đồ địa chính).
  22. Bảng 2.1. Tóm tắt một vài thông số phân mảnh bản đồ. Cơ sở Diên Tỷ lệ Kích thước Kích thước Ký hiệu để chia tích đo Ví dụ bản đồ bản vẽ (cm) thực tế (m) thêm vào mảnh vẽ (ha) 1:10000 Khu đo 60*60 6000*6000 3600 10-728 494 1:5000 1:10000 60*60 3000*3000 900 725 497 1:2000 1:5000 50*50 100*100 100 1:9 725 500-9 1:1000 1:2000 50*50 500*500 25 a,b,c,d 725 500-9-d 1:500 1:2000 50*50 250*250 6,25 (1), (16) 725 500-9-(16) 1:200 1:2000 50*50 100*100 1.0 1:100 725 500-9-100 ( Nguồn:Bộ Tài Nguyên và Môi Trường năm 2013) 2.1.6. Cơ sở thực tiễn Hiện nay hầu hết tất cả các tỉnh thành trên nước ta đã thành lập bản đồ địa chính bằng phương pháp đo vẽ bằng GNSS và máy toàn đạc điện tử. công ty TNHH VietMap đã xây dựng bản đồ ở rất nhiều tỉnh trên nước ta như: Bắc Giang, Lào Cai, Cao Bằng Đây là phương pháp cho kết quả và độ chính xác cao nên đây là phương pháp chủ yếu để thành lập bản đồ hiện nay. Vì vậy, khi đi thực tập ở công ty TNHH VietMap em tiếp tục nghiên cứu ứng dụng công nghệ tin học và máy GNSS đo vẽ chi tiết để chỉnh lý bản đồ địa chính cho xã Lục Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. 2.2. Các phương pháp thành lập bản đồ địa chính hiện nay 2.2.1. Các phương pháp đo vẽ chi tiết thành lập bản đồ địa chính Hiện nay khi đo vẽ và thành lập bản đồ địa chính ta có thể chọn một trong các phương pháp sau: - Đo vẽ bản đồ địa chính trực tiếp trên thực địa bằng các loại máy toàn đạc điện tử và máy kinh vĩ thông thường. - Đo vẽ bản đồ địa chính trên cơ sở ảnh chụp máy bay (ảnh hàng không) kết hợp với đo vẽ trực tiếp trên thực địa (phương pháp đo vẽ ảnh phối hợp với
  23. 15 bình đồ ảnh, ảnh đơn). - Phương pháp biên tập, biên vẽ và đo vẽ bổ sung chi tiết trên bản đồ địa chính cùng tỷ lệ. Trong ba phương pháp thành lập bản đồ địa chính trên, quá trình thành lập bản đồ địa chính thường được thực hiện qua hai bước. Bước 1: Đo vẽ, thành lập bản đồ gốc (bản đồ địa chính cơ sở). Bước 2: Biên tập, đo vẽ bổ sung, thành lập bản vẽ gốc theo đơn vị hành chính cấp xã (gọi tắt là bản đồ địa chính). 2.2.1.1. Đo vẽ bản đồ địa chính bằng phương pháp GNSS Lưới GNSS được thiết kế dưới dạng lưới tam giác hoặc lưới đường chuyền. Lưới GNSS dễ chọn điểm, không cần thông hướng các điểm chỉ cần một cặp cạnh thông hướng là được, không phụ thuộc vào thời tiết, công tác đo ngắm hoàn toàn tự động, cho độ chính xác cao, xác định vị trí tương hỗ giữa hai điểm cỡ vài milimet đến vài chục milimet. Nhưng công nghệ GNSS cũng có những hạn chế nhất định, phương tiện máy móc có hạn, không phải đơn vị nào cũng có, giá thành cao, chi phí tốn kém. Công nghệ GNSS đã được ứng dụng vào xây dựng lưới trắc địa cơ sở xác định hình dạng, kích thước của elipxoid trái đất và trường trọng lực trái đất. Ở nước ta đã sử dụng công nghệ GNSS để thành lập hệ thống điểm toạ độ cơ sở nhà nước, phủ trùm toàn bộ đất nước bao gồm cả lãnh hải và cả một số vùng lãnh thổ trước đây bỏ trống. Công nghệ mới này cũng đã được áp dụng để thành lập lưới địa chính cơ sở, phục vụ công tác đo vẽ bản đồ địa chính, bản đồ địa hình trong cả nước.
  24. 2.2.2. Thành lập lưới khống chế trắc địa 2.2.2.1. Khái quát về lưới tọa độ địa chính Lưới khống chế địa chính là lưới khống chế mặt bằng được thành lập trên các vùng lãnh thổ khác nhau nhằm mục đích chủ yếu để đo vẽ bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000; 1:2000; 1:1000 ở các vùng nông thôn và tỷ lệ 1:500; 1:200 ở các vùng đô thị. Lưới khống chế địa chính được tính toán trong hệ tọa độ nhà nước, dùng các điểm tọa độ nhà nước hạng cao làm điểm khởi tính. Khi xây dựng lưới tọa độ địa chính cần đo nối với các điểm khống chế nhà nước. Hiện nay, lưới tọa độ địa chính hạng I, hạng II phủ trùm toàn bộ lãnh thổ quốc gia, được đo đạc với độ chính xác cao, đã được xử lý tổng hợp với các số liệu khác nên đảm bảo tính thống nhất và hệ thống trên phạm vi cả nước. Lưới tọa độ hạng III và hạng IV đã được xây dựng ở một số vùng, đảm bảo độ chính xác và mật độ điểm để đo vẽ bản đồ địa chính ở khu vực nông thôn và đất lâm nghiệp. Tuy nhiên vai trò thực tế của lưới tọa độ này bị hạn chế vì mất mát và hư hỏng nhiều. Lưới tọa độ địa chính được xác định nhờ 3 cấp trung gian dựa vào lưới hạng I và lưới hạng II nhà nước đó là: Địa chính cơ sở, địa chính cấp 1, địa chính cấp 2 sau đó phát triển bằng lưới đo vẽ 1 hoặc 2 cấp. Hiện nay lưới địa chính cơ sở được xây dựng bằng công nghệ GNSS còn lưới địa chính cấp thấp hơn dùng phương pháp đường truyền đo cạnh bằng máy toàn đạc điện tử. 2.2.2.2. Những yêu cầu kĩ thuật cơ bản của lưới đường chuyền kinh vĩ Lưới kinh vĩ được thiết kế phải tuân theo các chỉ tiêu kỹ thuật của quy phạm hiện hành chiều dài tuyến, sai số khép góc, sai số khép tương đối đường chuyền tuân theo bảng sau:
  25. 17 Bảng 2.2: Các chỉ tiêu kỹ thuật của đường chuyền kinh vĩ ST Chỉ tiêu Tiêu chí đánh giá chất lượng lưới địa chính T kỹ thuật 1 Trị tuyệt đối của sai số trung phương vị trí điểm sau bình sai ≤ 5 cm 2 Sai số trung phương tương đối cạnh sau bình sai ≤ 1:50000 Trị tuyệt đối sai số trung phương tuyệt đối cạnh dưới 400 m 3 ≤ 1,2 cm sau bình sai Trị tuyệt đối sai số trung phương phương vị cạnh sau bình sai: 4 - Đối với cạnh lớn hơn hoặc bằng 400 m ≤ 5 giây - Đối với cạnh nhỏ hơn 400 m ≤ 10 giây Trị tuyệt đối sai số trung phương độ cao sau bình sai: 5 - Vùng đồng bằng ≤ 10 cm - Vùng núi ≤ 12 cm (Nguồn:TT25-2014 ngày 19.05.2014 quy định về thành lập bản đồ địa chính của Bộ Tài Nguyên Và Môi Trường) Với lưới đường chuyền, chiều dài lớn nhất từ điểm gốc đến điểm nút, giữa các điểm nút giữa các điểm nút phải nhỏ hơn 2/3 chiều dài đường chuyền đã quy định ở bảng trên. Chiều dài cạnh đường chuyền không quá 400m và không ngắn 20m. Chiều dài cạnh liền kề nhau của đường chuyền không chênh nhau quá 2,5 lần, số cạnh trong đường chuyền không quá 15 cạnh cho tỷ lệ từ 1/500 đến 1/5000. Sai số trung phương đo cạnh đường chuyền sau bình sai không lớn hơn 0,05m. Sai số khép góc trong đường chuyền không quá đại lượng: f = 2m√n Trong đó : - m là sai số trung phương đo góc; - n là số góc đường chuyền.
  26. 2.2.2.3. Thành lập đường chuyền kinh vĩ Lưới khống chế đo vẽ được xây dựng dựa vào các điểm cơ sở, điểm địa chính của khu đo. Lưới khống chế đo vẽ được thành lập để phục vụ trực tiếp cho việc đo vẽ chi tiết, thành lập bản đồ địa chính. Lưới được đo dẫn đồng thời cả toạ độ và độ cao, có hai cấp hạng lưới và lưới kinh vĩ cấp 1 và lưới kinh vĩ cấp 2. Lưới kinh vĩ cấp 1 được phát triển từ các điểm có toạ độ chính xác từ điểm địa chính trở lên. Lưới kinh vĩ cấp 2 được phát triển từ các điểm có toạ độ, độ cao có độ chính xác từ điểm kinh vĩ cấp 1 trở lên. 2.2.3. Đo vẽ chi tiết, thành lập bản đồ 2.2.3.1. Đo chi tiết và xử lý số liệu Để đo vẽ chi tiết các đối tượng dạng điểm, tuyến, khối. Làm cơ sở số liệu thành lập bản đồ địa chính chính quy, hiện nay có rất nhiều phương pháp đo như. Phương pháp GPS động, phương pháp giao hội cạnh, phương pháp giao hội góc, phương pháp toạ độ cực, vv Nhưng với khối lượng điểm chi tiết nhiều và đòi hỏi độ chính xác cao và thường được áp dụng nhiều nhất đó là phương pháp toạ độ cực tốc độ nhanh và hiệu quả nhất. 2.2.3.2. Phương pháp đo toạ độ cực các điểm chi tiết Trên thực tế có 2 điểm khống chế đã có toạ độ, độ cao phục vụ cho việc đo chi tiết (điểm A01, A02), ta đặt máy tại điểm khống chế A01, cân bằng máy đưa tâm máy trùng với tâm điểm A01. Tại điểm A02 ta dựng tiêu được định tâm bằng tâm quang học, máy ở điểm A01 quay ống kính ngắm vào tâm tiêu A02 và đưa bàn độ bằng về 000 00’ 00’’ ta đo kiểm tra lại chiều dài từ đểm A01 đến điểm A02. Quay máy về điểm chi tiết cần đo ta đo ra được góc ngang, góc đứng chiều dài.Tất cả các số liệu đo được ghi vào bộ nhớ riêng của máy toàn đạc điện tử.
  27. 19 2.2.3.3. Phương pháp tính toạ độ điểm chi tiết Toạ độ các điểm chi tiết được tính theo công thức sau: XP = XA1 + DXA1-P YP = YA1 + DYA1-P Trong đó DXA1-P = Cos aA1 - P * S DYA1-P = Sin aA1 - P * S 2.2.3.4. Phương pháp đo vẽ bản đồ địa chính bằng máy GNSS 2.2.3.4.1. Đặc điểm và chức năng của máy GNSS trong đo vẽ chi tiết Máy GNSS (Global Navigation Satellite System) cho phép ta giải quyết nhiều bài toán trắc địa, địa chính, địa hình và công trình, ở đây trong đề tài tốt nghiệp em chỉ trình bày những vấn đề liên quan đến việc đo vẽ bản đồ địa chính. Cấu tạo hệ thống máy GNSS nói chung gồm 3 phần: Phần không gian (Space). Phần kiểm soát và điều khiển (Control). Phần sử dụng (User). Dựa trên nguyên lý định vị điểm để xác định vị trí trên trái đất
  28. PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu sử dụng máy GNSS và các phần mềm Microstation V8i, Gcadas vào đo vẽ chi tiết và chỉnh lý bản đồ địa chính. - Phạm vi nghiên cứu: Đo vẽ chi tiết, sử dụng phần mềm tin học chỉnh lý bản đồ địa chính tờ số 108 tỷ lệ 1/1000 trên địa xã Lục Sơn, Huyện Lục Nam, Tỉnh Bắc Giang. 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành - Địa điểm: công ty TNHH VietMap thực hiện trên địa bàn xã Lục Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang . - Thời gian tiến hành: Từ 28/05/2018 đến ngày 15/09/2018. 3.3. Nội dung nghiên cứu 3.3.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của xã Lục Sơn. 3.3.1.1. Điều kiện tự nhiên - Vị trí địa lý - Địa hình tự nhiên - Khí hậu - Tài nguyên rừng - Tài nguyên đất - Tài nguyên nước 3.3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội - Tăng trưởng kinh tế - Xã hội - Y tế - Giáo dục
  29. 21 3.3.2. Thành lập lưới khống chế đo vẽ cho mảnh bản đồ số 108 xã Lục Sơn 3.3.2.1. Công tác ngoại nghiệp * Công tác chuẩn bị - Thu thập tài liệu liên quan phục vụ cho công tác đo vẽ bản đồ. - Khảo sát thực địa khu đo. - Thiết kế sơ bộ lưới trên bản đồ nền. * Chôn mốc thông hướng * Đo các yếu tố cơ bản của lưới - Đo cạnh. - Đo góc. 3.3.2.2. Công tác nội nghiệp * Nhập số liệu đo ngoài thực địa vào máy tính. * Bình sai và vẽ lưới. 3.3.3. Thành lập mảnh bản đồ địa chính số 108 xã từ số liệu đo chi tiết bằng phần mềm Microstation V8i và GcadasCE. - Thành lập và biên tập bản đồ bằng phần mềm MicroStation V8i và phần mềm Gcadas. - In và lưu trữ bản đồ. 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp khảo sát, thu thập số liệu Thu thập số liệu từ các cơ quan chức năng như Ủy ban nhân dân xã Lục Sơn, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lục Sơn về các điểm độ cao, địa chính hiện có, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu phục vụ cho đề tài, đồng thời tiến hành khảo sát thực địa để biết điều kiện địa hình thực tế của khu vực đo vẽ để có phương án bố trí đo vẽ thích hợp. 3.4.2. Phương pháp đo đạc Đề tài sử dụng máy GNSS Shout S82 lưới khống chế đo vẽ, lưới khống
  30. chế mặt bằng sẽ được đo theo phương pháp GNSS với 3 lần, sau đó lấy giá trị trung bình của kết quả đo. Sau khi đo đạc và tính toán hoàn chỉnh lưới khống chế mặt bằng, tiến hành đo đạc chi tiết các yếu tố ngoài thực địa. 3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu Số liệu đo đạc lưới khống chế mặt bằng ngoài thực địa sẽ được xử lý sơ bộ và định dạng, sau đó sử dụng các phần mềm Pronet để tính toán, bình sai các dạng đường chuyền, kết quả sau mỗi bước tính toán sẽ được xem xét, đánh giá về độ chính xác, nếu đảm bảo tiêu chuẩn theo yêu cầu sẽ được tiến hành các bước tiếp theo và cho ra kết quả về tọa độ chính xác của các điểm khống chế lưới. 3.4.4. Phương pháp bản đồ Đề tài sử dụng phần mềm Microstation V8i kết hợp với phần mềm Gcadas, đây là những phần mềm chuẩn dùng trong ngành địa chính để biên tập bản đồ địa chính, tiến hành trút số liệu đo vào phần mềm theo đúng quy chuẩn, sau đó dùng các lệnh để biên tập bản đồ địa chính cho khu vực nghiên cứu. Đề tài được thực hiện theo quy trình: - Thu thập tài liệu, số liệu, khảo sát thực địa và thành lập lưới khống chế mặt bằng; - Sau khi thành lập hoàn thiện lưới khống chế đo vẽ ta có tọa độ các điểm khống chế, tiến hành đo đạc chi tiết các yếu tố ngoài thực địa (ranh giới thửa đất, địa vật, giao thông, thủy hệ ); - Kết quả đo đạc chi tiết được trút vào máy tính và sử dụng phần mềm chuyên ngành MicroStation V8i và GcadasCE để biên tập bản đồ địa chính; - Tiến hành kiểm tra, đối soát thực địa và in bản đồ. Đi kèm với những mảnh bản đồ của khu vực nghiên cứu còn có các bảng thống kê về diện tích đất theo từng chủ sử dụng.
  31. 23 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Kết quả đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, xã Lục Sơn 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1. Vị trí địa lý Xã Lục Sơn là xã miền núi nằm ở phía đông huyện Lục Nam và đông nam tỉnh Bắc Giang cách trung tâm huyện khoảng 40 km. Về địa giới hành chính của xã được xác định như sau: + Phía Đông giáp huyện Sơn Động; + Phía Tây giáp xã Trường Sơn, huyện Lục Nam. + Phía Nam giáp huyện Đồng Triều, tỉnh Quảng Ninh; + Phía Bắc giáp xã Bình Sơn, huyện Lục Nam; + Xã có tuyến đường 293 chạy qua, đây là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa với các địa phương trong và ngoài tỉnh.
  32. 4.1.1.2. Địa hình tự nhiên - Về địa hình: Địa hình của xã nằm trên vùng núi, nhiều dốc và bị chia cắt bởi nhiều khe suối, song mặt bằng sản xuất nông nghiệp có diện tích nhỏ và địa hình dạng bán sơn địa có hướng dốc chính theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, cụ thể: + Phía Tây và phía Nam của xã có địa hình tương đối bằng phẳng, có độ dốc trung bình <0,007% phù hợp với việc cấy lúa và các cây công nghiệp ngắn ngày. + Phía Đông và phía Bắc là vùng gò đồi có độ dốc biến thiên trong khoảng từ 04-10% phù hợp cho trồng cây lâu năm, các loại cây ăn quả và cây lâm nghiệp. 4.1.1.3. Khí hậu - Về khí hậu, xã nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 4 mùa rõ rệt, nhiệt độ cao nhất khoảng 36 - 38oC (tháng 7 - 8), nhiệt độ thấp nhất khoảng 5 - 8oC (tháng 02 - 03). Lượng mưa phấn bố không đồng đều giữa các tháng trong năm. Tháng 6,7 tổng lượng mưa trung bình là 335 mm, có những năm là 550 mm, tháng 1,2 thường dưới 40 mm. Lượng mưa trên địa bàn khá phong phú, mùa mưa, mùa khô trùng với mùa nóng và lạnh. Lượng mưa trung bình hàng năm 1.600 - 1.800 mm. Khí hậu đã tạo điều kiện thuận lợi để xã Lục Sơn có thể phát triển kinh tế nông - lâm - công nghiệp toàn diện. 4.1.1.4. Tài nguyên đất Diện tích đất tự nhiên của xã: 9.912,27 ha trong đó: + Diện tích đất nông nghiệp: 9.426,44 ha, gồm: Đất sản xuất nông nghiệp 1.253ha; Đất lâm nghiệp 8.171,87 ha; Đất nuôi trồng thủy sản 1,46 ha. + Đất phi nông nghiệp 387,91 ha, gồm:
  33. 25 Đất ở 84,184 ha; Đất chuyên dùng 211,16 ha; + Đất chưa sử dụng 97,92 ha. 4.1.1.5. Tài nguyên rừng - Diện tích rừng phân theo loại rừng là: 7.792,38 ha trong đó: Rừng tự nhiên sản xuất 6.077,95 ha; Rừng trồng 1.714,43 ha. - Diện tích rừng phân theo chủ quản lý ha, trong đó: Tổ chức kinh tế (Công ty lâm nghiệp) 1.980 ha; Bảo tồn Tây Tử 2351 ha. Hộ gia đình cá nhân quản lý 3.461,38 ha. 4.1.1.6. Tài nguyên nước - Tài nguyên nước: Nguồn nước ngầm tuy chưa được tính toán cụ thể nhưng qua thăm dò và qua thực tế xử dụng của nhân dân cho thấy mực nước ngầm có độ sâu từ 5m- 20m, chất lượng nước tốt, mặt khác hệ thống ao hồ, đập dâng nằm rải rác và hệ thống khe suối trong xã đảm bảo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp của nhân dân. - Ao hồ và mặt nước có thể nuôi trồng thủy sản gồm 3 hồ đập trên địa bàn toàn xã có thể nuôi trồng thuỷ sản, sản lượng khoảng 2 tấn cá /năm. 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế Trong những năm gần đây kinh tế xã Lục Sơn khá phát triển, đời sống nhân dân ngày một nâng cao, cơ cấu kinh tế có xu hướng chuyển dịch đúng hướng, chính sách kinh tế cụ thể của xã đã thúc đẩy các thành phần kinh tế phát triển, đặc biệt là kinh tế hộ gia đình. Trong những năm gần đây, ngành nghề kinh doanh dịch vụ trên địa bàn xã khá phát triển, đã giải quyết việc làm cho một lượng lớn lao động mang lại thu nhập cho người dân.Với tiềm năng về các nguồn tài nguyên hiện có của xã như về đất nông nghiệp, lâm nghiệp, khoáng sản, tiềm năng về lao động và thuận tiện về lưu thông hàng hóa. Xã
  34. xác định mục tiêu phát triển kinh tế từ nghề rừng như: Thu hoạch từ hạt Dẻ, Trám, trồng rừng lấy gỗ, phát triển cây ăn quả như vải thiều, nhãn ) và phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa (như chăn nuôi, rau quả, ngô, lạc ) là nguồn lực chính thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới. Ngoài ra còn khuyến khích nhân dân mở rộng mô hình làng nghề dệt Thổ cẩm, gây dựng lại nghề Giấy Dó, xây dựng thêm một số điểm sản xuất nghề phụ tăng thu nhập cho người dân địa phương (nghề mộc, chế biến hàng lâm sản). 4.1.2.2. Xã hội - Dân số, lao động: Số hộ có sản xuất nghề phụ: Làm mộc, làm nghề rừng 135 hộ. Xã có 17 thôn trong đó có 2.171 hộ, dân số toàn xã là: 8.326 người, lao động trong độ tuổi 5.270 người, trong đó: Lao động nam là 2.515 người chiếm 47,7%; lao động nữ 2.755 người chiếm 52,3%; lao động trong lĩnh vực nông lâm nghiệp là 4.640 chiếm 88,0%; lao động công nghiệp là 370 người chiếm 7,0%; lao động làm dịch vụ 155 chiếm 2,9%, lao động khác 105 lao động, chiếm 2,1%. Trên địa bàn xã có các dân tộc Kinh, Nùng, Dao và Tày, các dân tộc trong xã luôn đoàn kết gắn bó với nhau. - Y tế Trạm Y tế xã đạt chuẩn quốc gia năm 2016. Trạm có diện tích 2.031 m2 nhà được đầu tư xây dựng kiên cố 08 phòng; có 06 cán bộ y tế, trong đó có 01 bác sỹ đa khoa, 01 y sĩ đa khoa, 01 y sĩ sản nhi, 01 y sĩ y học cổ truyền, 01 trung cấp điều dưỡng, 01 y sĩ dược trung cấp. Xã triển khai thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân. Vận động nhân dân đưa trẻ và phụ nữ có thai đi tiêm chủng mở rộng đạt 100% kế hoạch, vận động nhân dân chủ động phòng chống dịch bệnh. Trong năm 2016
  35. 27 trên địa bàn xã cơ bản không có ổ dịch bệnh nào xảy ra, xã tổ chức khám bệnh và điều trị nội trú cho trên 6000 lượt người. Đồng thời thường xuyên xuống các thôn bản để tiêm chủng mở rộng theo lịch quy định, đội ngũ y tá thôn bản được củng cố. Thực hiện phòng chống dịch bệnh thường xuyên được kiểm tra giám sát tại cộng đồng thôn bản về vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm tra các tiêu chí thực hiện chuẩn quốc gia y tế. Xã tổ chức triển khai thực hiện tốt công tác dân số kế hoạch hóa gia đình theo kế hoạch, vận động chị em trong tuổi sinh đẻ thực hiện các biện pháp tránh thai phấn đấu hạ tỷ lệ sinh, năm 2016 tỷ lệ sinh đã giảm. - Giáo dục Công tác giáo dục có nhiều cố gắng trong công tác duy trì phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập trung học cơ sở. Chất lượng dạy và học được nâng lên. Kết thúc năm học 2015 - 2017 tỷ lệ chuyển lớp của cả 2 cấp đạt 99%. Cơ sở hạ tầng: Xã có cơ sở hạ tầng tương đối đầy đủ như: điện, đường, trường, trạm, - Thủy lợi Nguồn nước chính phục vụ cho sản xuất nông nghiệp trong xã được cung cấp từ sông Thương. Mỗi thôn bản có 1 con suối phục vụ tốt cho việc tưới tiêu cây trồng. Hệ thống kênh mương nội đồng cơ bản hoàn chỉnh, các cánh đồng trong xã đều đã được xây dựng kênh mương cứng hóa, đảm bảo dẫn nước đủ tưới tiêu cho toàn bộ diện tích trồng lúa. Ngoài ra xã còn được đầu tư xây dựng dự án cấp nước sạch phục vụ cho sinh hoạt người dân. 4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 4.1.3.1. Thuận lợi - Xã có nguồn lao động dồi dào, đây là nguồn lực lớn cho quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương. - Đất sản xuất Nông - Lâm nghiệp trên địa bàn xã trong thời gian qua đã
  36. được sử dụng hợp lý và hiệu quả. - Điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho sản xuất Nông- Lâm nghiệp. - Với chế độ mưa, nhiệt và ánh sáng thuận lợi để trồng lúa nước, tạo điều kiện để nâng cao năng suất, sản lượng lương thực tiến tới sản xuất hàng hóa. - Cơ sở hạ tầng của xã ngày càng được đầu tư hoàn chỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho xã phát triển mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội. 4.1.3.2. Những hạn chế - Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, đặc biệt là ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chưa phát triển mạnh. - Cơ cấu ngành thương mại, dịch vụ còn chiếm tỷ lệ nhỏ so với tiềm năng, sản xuất mang nặng tính chất nông nghiệp, tự cung tự cấp. - Sức cạnh tranh trong nền kinh tế yếu, hàng hóa dịch vụ phát triển với qui mô nhỏ lẻ, chưa thu hút thị trường. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi còn chậm, năng suất thấp. - Lực lượng lao động dồi dào nhưng chủ yếu là lao động phổ thông chưa được đào tạo chuyên sâu, không được định hướng nghề trước khi bước vào tuổi lao động, chỉ có kiến thức sản xuất theo kinh nghiệm truyền thống chính vì vậy vấn đề chuyển dịch cơ cấu lao động trong ngành nông, lâm nghiệp sang ngành nghề khác là rất khó khăn. - Giao thông liên xã còn có các tuyến đường chưa được bê tông hóa có ảnh hưởng đến việc đi lại và giao lưu hàng hóa giữa các địa phương. 4.2. Thành lập lưới khống chế đo vẽ cho tờ bản đồ số 108 xã Lục Sơn 4.2.1. Những tài liệu phục vụ cho công tác xây dựng bản đồ địa chính + Bản đồ địa chính: 18 tờ tỷ lệ 1/2000, đo vẽ năm 2004 được số hóa, chỉnh lý năm 2004. + Bản đồ Địa giới hành chính xã Lục Sơn.
  37. 29 - 17 Thôn được đo đạc thành lập bản đồ địa chính năm 2004 – 2005 bằng công nghệ số, trên hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục 106030’, múi chiếu 30. - Bản đồ địa chính đo vẽ mới được thành lập trên mặt phẳng chiếu hình, ở múi chiếu 30, kinh tuyến trục theo từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, hệ tọa độ quốc gia VN – 2000 và hệ tọa độ quốc gia hiện hành. - Kinh tuyến trục theo từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định tại phụ lục số 2 của Thông tư số 25/2014/TT – BTNMT Quy định về thành lập bản đồ địa chính. - Thành lập bản đồ địa chính được Quy định theo Thông tư số 25/2014/TT – BTNMT và Thông tư 30/2013/TT – BTNMT Thông tư Quy định thực hiện lồng ghép việc đo đạc lập hoặc chỉnh lý bản đồ địa chính và đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất, xây dựng hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu địa chính. 4.2.2. Công tác ngoại nghiệp 4.2.2.1. Công tác chuẩn bị Thu thập tài liệu - Thu thập tài liệu - Bản đồ giấy và bản đồ số - Khảo sát khu đo (đối soát bản đồ) Sau khi thu thập được các tài liệu cần thiết cho công tác đo đạc và thành lập bản đồ địa chính, tiến hành khảo sát thực địa để xác định ranh giới khu đo. Đồng thời tiến hành chọn điểm, chôn mốc địa chính. Thiết kế sơ bộ lưới khống chế. Khảo sát khu đo Sau khi thu thập được các tài liệu cần thiết cho công tác đo đạc và thành lập bản đồ địa chính, tiến hành khảo sát thực địa để xác định ranh giới khu đo.
  38. Đồng thời tiến hành chọn điểm, chôn mốc địa chính. Thiết kế sơ bộ lưới kinh vĩ Lưới địa chính được thành lập bằng công nghệ GNSS do vậy việc thiết kế lưới địa chính đo vẽ trên khu vực thành một mạng lưới tam giác dày đặc. Đảm bảo mật độ điểm, độ chính xác của lưới theo quy trình quy phạm hiện hành. Đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính và xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính xã Lục Sơn. Từ các điểm địa chính trong địa bàn, lưới kinh vĩ được thống nhất thiết kế như sau: Lấy 3 điểm mốc địa chính trong khu vực đo vẽ làm điểm khởi tính. Các điểm lưới kinh vĩ phải được bố trí đều nhau trong khu vực đo vẽ sao cho một trạm máy có thể đo được nhiều điểm chi tiết nhất. Sau khi thiết kế trên bản đồ và khảo sát ngoài thực địa, đã tổ chức lại và đánh dấu sơ bộ vị trí điểm đã thiết kế ra ngoài thực địa. Qua đó xem xét thực trạng vị trí các điểm ở toàn bộ khu đo. Toàn bộ lưới địa chính đo vẽ tổng số là 4 điểm địa chính và 20 điểm GNSS và được đánh số hiệu điểm liên tục theo nguyên tắc từ trên xuống dưới, từ trái qua phải, từ thấp đến cao.
  39. 31 Bảng 4.1: Những yêu cầu kỹ thuật cơ bản của lưới đường chuyền địa chính ST Chỉ tiêu kỹ Các yếu tố của lưới đường chuyền T thuật 1 Góc ngoặt của đường chuyền ≥ 300 (30 độ) 2 Số cạnh trong đường chuyền ≤ 15 Chiều dài đường chuyền: - Nối 2 điểm cấp cao ≤ 8 km 3 - Từ điểm khởi tính đến điểm nút hoặc giữa hai ≤ 5 km điểm nút ≤ 20 km - Chu vi vòng khép Chiều dài cạnh đường chuyền - Cạnh dài nhất ≤ 1.400 m 4 - Cạnh ngắn nhất ≥ 200 m - Chiều dài trung bình một cạnh 500 - 700 m 5 Trị tuyệt đối sai số trung phương đo góc ≤ 5 giây Trị tuyệt đối sai số giới hạn khép góc đường chuyền 6 hoặc vòng khép (n: là số góc trong đường chuyền giây hoặc vòng khép) 7 Sai số khép giới hạn tương đối fs/[s] ≤ 1:25000 (Nguồn:TT25-2014 ngày 19.05.2014 quy định về thành lập bản đồ địa chính của Bộ Tài Nguyên Và Môi Trường). Lưới kinh vĩ xã Lục Sơn được đo bằng công nghệ RTK GNNS đo động. Bộ máy GNSS gồm 01 máy tĩnh BASE đặt tại điểm gốc (điểm mốc địa chính nhà nước hoặc đường chuyền hạng IV trong công trình), được cài đặt tọa độ điểm gốc (VN- 2000) và các tham số tính chuyền từ hệ tọa độ quốc tế
  40. WGS-84 về hệ tọa độ VN-2000, có thể một hay nhiều máy động ROVER đặt tại điểm cần xác định tọa độ. Cả hai máy đồng thời thu tín hiệu từ vệ tinh, riêng máy tĩnh có hệ thống Radio link liên tục phát ra tín hiệu cải chính giữa hệ tọa độ WGS-84 và hệ tọa độ VN-2000, các ROVER sẽ thu nhận tín hiệu cải chính này để cải chính tọa độ điểm cần xác định trên hệ VN-2000. Đây là phương pháp đo động xử lý tức thời trên nguyên tắc sử dụng một trạm cơ sở BASE thông qua việc thu định vị vệ tinh nhân tạo tính toán ra một số nguyên đa trị N (có thể hiểu đơn giản là số gia cải chính). Số gia cải chính sẽ được phát ra và mang tới vị trí đặt các máy di động ROVER nhằm mục đích hiểu chỉnh vị trí các máy di động để đạt được độ chính xác cao. Bộ phận phát mang số cải chính đi làm tín hiệu dạng sóng vô tuyến UHF (radio) công xuất 25W với 9 kênh tương ướng với các tần số khác nhau. Phạm vi hoạt động của máy ROVER so với máy BASE lên tới 12km trong điều kiện thuận lợi. Sai số của phương pháp đo này có thể đạt được là: + Sai số vị trí điểm: 10mm + 1ppm Rms + Sai số cao độ: 20mm + 1ppm Rms Dữ liệu đo đạc của phương pháp này là tọa độ và độ cao của điểm đo trong hệ thống tọa độ quốc gia VN-2000 hoàn toàn không phải xử lý gì thêm. Trên màn hình của số điện tử của ROVER liên tục thông báo kết quả độ chính xác, khi đạt được độ chính xác theo yêu cầu bầm OK để lưu kết quả. 4.2.2.2. Công tác nội nghiệp Sau khi đã hoàn thành công tác ngoại nghiệp, tiến hành hoàn chỉnh sổ đo vẽ chi tiết và vẽ sơ họa. Bước tiếp theo là nhập số liệu vào máy tính và sử dụng phần mềm Microstation V8i và Gcadas để thành lập bản đồ địa chính. Quá trình được tiến hành như sau. I. Quá trình trút số liệu từ máy GNSS South S82 vào máy tính:
  41. 33 II. Máy GNSS được kết nối với máy tính thông qua cổng trút USB, tìm đến file job, tìm ngày đo và copy. III. Chọn kiểu trút “Recevied and convert FC5 data to ASC format” Nhập tên file (tên file là ngày đo); Nhập tốc độ trút (2400-4800-9600 ); Nhập độ dài ký tự (8), rồi tiến hành xử lý số liệu. IV. Xử lý số liệu. 4.3. Ứng dụng phần mềm MicrostationV8i và GcadasCE thành lập bản đồ địa chính số 108 - Cấu trúc File dữ liệu từ máy GNSS Trong quá trình đo vẽ chi tiết đã sử dụng máy GNSS South S82. Sau đây là cấu trúc của file dữ liệu. Cấu trúc của file có dạng như sau: Hình 4.1: Cấu trúc file dữ liệu từ máy đo điện tử - Xử lý số liệu Sau khi số liệu được trút từ máy RTK sang máy vi tính ta lưu vào file “số liệu đo” tên (07062018.dat) như ví dụ trên là file số liệu có tên là 07062018 (có nghĩa là số liệu đo vào ngày 07 tháng 06 năm 2018). Sau khi đã lưu vào file “số liệu đo”, ta copy file dữ liệu có đuôi “.dat” vào file “số liệu xử lý”.
  42. Hình 4.2: File số liệu sau copy sang Sau khi đã có file “.dat” thì ta phải tiếp tục đổi đuôi định dạng về “.txt” qua phần mềm Excel. Hình 4.3: Phần mềm đổi định dạng file số liệu Sau khi đi đo về ta sử lý số liệu ra bảng “.txt”
  43. 35 Hình: 4.4: File số liệu sau khi đổi - Sau khi sử lý xong số liệu ta trút điểm đo nên bản vẽ bằng phần mềm gcadas và Microstation V8i - Khởi động khóa GcadasCE →hệ thống→kết nối cơ sở dữ liệu→tạo mới tệp dữ liệu thuộc tính cho đồ họa tương ứng→save→thiết lập Hình 4.5: Khởi động khóa GcadasCE và kết lối có sở dữ liệu
  44. - Tạo tệp dữ liệu thuộc tính cho đồ họa tương ứng: Hình 4.6 Tạo tệp dữ kiệu thuộc tính cho đồ họa tương ứng Trên thanh công cụ GcadasCE ta chọn: Hệ thống → Thiết lập đơn vị hành chính → Chọn Tỉnh/ Thành phố: Bắc Giang; Quận/Huyện: huyện Lục Nam; Phường/Xã/Thị trấn: Lục Sơn → Thiết lập. Hình 4.7: Thiết lập đơn vị hành chính khu đo - Sau khi thiệt lập đơn vị hành chính ta tiến hành đặt tỷ lệ cho bản đồ:
  45. 37 Hình 4.8: Đặt tỷ lệ bản đồ - Nhập số liệu đo đạc: Tạo mới tệp DGN theo hệ quy chiếu VN2000, Nhập số liệu đo đạc từ Văn bản. Hình 4.9: Trút điểm lên bản vẽ Trút điểm lên bản vẽ xong ta tìm đường đến để lấy số liệu:
  46. Hình 4.10: Tìm đường dẫn để lấy số liệu Sau khi tìm đường dẫn để lấy số liệu ta tiến hành triển điểm chi tiết lên bản vẽ: Hình 4.11: Triển điểm chi tiết lên bản vẽ
  47. 39 - Một góc tờ bản đồ chỉnh lý không khép kín. Hình 4.12: Một góc tờ bản đồ chỉnh lý không khép kín - Sau khi đo đạc về nối ranh thửa xong để tạo topology và diện tích, tâm thửa chạy sửa lỗi bản đồ. - Topology là mô hình lưu trữ dữ liệu bản đồ (không gian) đã được chuẩn hóa. Nó không chỉ lưu trữ các thông tin địa lý, mô tả vị trí, kích thước, hình dạng của từng đối tượng bản đồ riêng rẽ mà còn còn mô tả quan hệ không gian giữa chúng với nhau như nối nhau, kề nhau. - Chức năng này rất quan trọng trong công việc xây dựng bản đồ. Sau khi đóng vùng sửa lỗi, topology là mô hình đảm bảo việc tự động tính diện tích, là đầu vào của các chức năng tạo bản đồ địa chính, tạo hồ sơ thửa đất, tạo bản đồ chủ đề, vẽ nhãn thửa.
  48. Hình 4.13: Tạo topology cho bản đồ - Chọn lớp tham gia tính diện tích để sửa lỗi xem khi nối điểm đã bắt chính xác chưa, bắt điểm chưa tới, hay bắt điểm quá Hình 4.14: Chọn lớp tham gia tính diện tích - Sau khi chọn lớp tính diện tích ta tiến hành tính diện tích:
  49. 41 Hình 4.15: Tính diện tích - Chọn lớp tính diện tích -> chấp nhận Hình 4.16: Chọn lớp tính diện tích - Sau khi tạo topology xong thì ta tiến hành vẽ nhãn quy chủ từ excel:
  50. Hình 4.17: Vẽ nhãn thửa quy chủ - Ra bảng chọn hàng và cột theo tương ứng: Hình 4.18: Chọn hàng và cột theo tương ứng - Sau khi vẽ nhãn quy chủ xong ta tiến hành gán nhãn cho tờ bản đồ:
  51. 43 Hình 4.19: Gán nhãn cho tờ bản đồ Mỗi thửa đất gồm các dữ liệu: loại đất, tên chủ sử dụng đất, số hiệu thửa đất, địa chỉ, diện tích ta tiến hành như sau: Hồ sơ → Nhập thông tin từ nhãn → Gán thông tin từ nhãn: Mục đích sử dụng, Đối tượng sử dụng, Số hiệu thửa đất, Diện tích. Hình 4.20: Gán thông tin từ nhãn - Sau khi gán thông tin từ nhãn => Vẽ nhãn thửa ( tự động )
  52. Hính 4.21: Vẽ nhãn thửa tự động - Sau khi vẽ nhãn thửa xong:
  53. 45 Hình 4.22: Sau khi vẽ nhãn thửa Tờ bản đồ hoàn chỉnh: Hình 4.23: Tờ bản đồ hoàn chỉnh 4.3.1. Kiểm tra kết quả đo Sau khi biên tập hoàn chỉnh, bản đồ này đã được in thử, tiến hành rà soát, kiểm tra, so sánh, mức độ chính xác của bản đồ so với thực địa. Lựa chọn những thửa khả nghi là có sai số lớn, tiến hành đo khoảng cách trên bản đồ. Sau đó chuyển khoảng cách đó ra thực địa đồng thời dùng thước dây đo khoảng cách ngoài thực địa và so sánh kết quả giữa chúng với nhau. Những sai số đều nằm trong giới hạn cho phép. Như vậy, độ chính xác của bản đồ sau khi biên tập đạt yêu cầu kỹ thuật. 4.3.2. In bản đồ Khi bản đồ đã được kiểm tra hoàn chỉnh và độ chính xác đạt yêu cầu kỹ thuật, lúc này tiến hành in chính thức được mảnh bản đồ số 108 4.3.2.1. Giao nộp sản phẩm
  54. 1 đĩa CD 01 bản đồ đã đo vẽ chỉnh lý (Mảnh bản đồ số 108) Bảng 4.2: Kết quả thống kê diện tích đất (mảnh bản đồ số 108) Diện tích STT Loại đất Ký hiệu Số thửa (m2) 1 Đất ở tại nông thôn ONT 2 504,3 2 Đất chuyên trồng lúa nước LUC 24 2.603,2 3 Đất trồng lúa nước còn lại LUK 2 257,1 4 Đất trồng cây lâu năm CLN 1 104,4 5 Đất giao thông DGT 1 346,1 6 Đất thủy lợi DTL 3 1.293,8 7 Đất bằng trồng cây hàng BHK 1 93,4 năm khác 8 Đất bằng chưa sử dụng BCS 3 146,3 Tổng 37 5.348,6 Qua bảng 4.2 cho thấy mảnh bản đồ số 108 đã được hoàn thành với 37 thửa với tổng diện tích là 5.348,6m2 4.4. Thuận lợi và khó khăn khi xây dựng lưới GNSS tại xã Lục Sơn 4.4.1. Thuận lợi - Thời gian đo có thời tiết rất thuận lợi cho việc đo GNSS. - Nguồn nhân lực, trang thiết bị đầy đủ: số lượng 04 người có trình độ chuyên môn trong đo đạc, có 1 trạm base và 2 rover, máy vi tính 04 máy, máy in Canon LBP 2900 2 máy, và các thiết bị phần mềm kỹ thuật khác. - Trong quá trình thi công được sự đồng tình và giúp đỡ của chính quyền và đa số người dân địa phương. - Nền địa hình tương đối ổn định cho việc chôn mốc tránh mốc bị mất, sai lệch.
  55. 47 4.4.2. Khó khăn - Địa hình của xã tương đối phức tạp: Có đồng ruộng trũng, đồi núi xen kẽ cánh đồng gây khó khăn cho việc thiết kế lưới. - Thời gian di chuyển đến các điểm mốc kéo dài làm tăng sai số khi đo. - Yêu cầu trình độ chuyên môn nghiệp vụ trong đo đạc và sử dụng thành thạo phần mềm bình sai. - Tín hiệu vệ tinh yếu. - Yêu cầu lớn về trang thiết bị: máy đo GNSS, máy tính, máy in 4.4.3. Giải pháp khắc phục - Cung cấp đầy đủ nguồn nhân lực và trang thiết bị trong quá trình đo vẽ. - Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn trong công tác đo đạc sử dụng phần mềm bình sai. - Tránh các sai số trong quá trình đo như: giảm thời gian di chuyển giữa các điểm mốc, vị trí mốc thông thoáng, thời tiết thoáng mát. - Đề nghị Trung tâm công nghệ Thông tin phối hợp với UBND xã Lục Sơn tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đo vẽ và thành lập bản đồ địa chính tại địa phương.
  56. PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận Bản đồ địa chính của xã Lục Sơn được trung tâm đo đạc bản đồ đo vẽ đã quá cũ và có nhiều thay đổi không đáp ứng được nhu cầu quản lý đất đai của huyện nên Công ty TNHH VietMap được sự phê duyệt của cấp trên tiến hành đo vẽ thành lập bản đồ địa chính cho toàn xã Lục Sơn. Sau khi tiến hành đo vẽ và chỉnh lý lại toàn bộ diện tích của xã Lục Sơn, sau khi đo vẽ và chỉnh lý thu được kết quả như sau: - Thành lập lưới đo vẽ bao gồm: 04 điểm địa chính và 20 điểm GNSS có độ chính xác cao. - Tổng số tờ bản đồ địa chính của toàn xã: 158 tờ tỷ lệ 1: 1000. - Đã thành lập được một mảnh bản đồ địa chính thuộc xã Lục Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, tờ bản đồ này đã được đo đạc, xử lý, biên tập theo phần mềm MicroStation V8i, GcadasCE đã đạt kết quả tốt. Bên cạnh đó điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội cũng có một số ảnh hưởng tới công tác thành lập bản đồ địa chính. 5.2. Đề nghị Phát triển nguồn nhân lực cho ngành địa chính, đào tạo những kỹ thuật viên sử dụng thành thạo phần mềm MicroStation V8i, GcadasCE và các modul, phần mềm khác có liên quan đến thành lập, biên tập bản đồ và không ngừng phổ biến, ứng dụng khoa học công nghệ mới. - Đổi mới, hiện đại hoá công nghệ về đo đạc và bản đồ. Các bản đồ nên xử lý, biên tập trên GcadasCE để có một hệ thống dữ liệu thống nhất, đảm bảo cho việc lưu trữ, quản lý và khai thác. - Nhà nước cần tập trung kinh phí đầu tư xây dựng quy trình công nghệ tiên tiến, thống nhất các văn bản pháp lý, đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển
  57. 49 của ngành. - Nhà nước cần quan tâm bồi dưỡng đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho tất cả đội ngũ làm công tác quản lý đất đai các cấp, tạo điều kiện phát triển ngành Quản lý đất đai để bắt kịp tiến độ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
  58. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Tài Nguyên và Môi trường (2005), Quy trình đo vẽ thành lập bản đồ địa chính, Hà Nội. 2. Công ty cổ phần TNHH VietMap, kế hoạch thi công,công tác: đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính xã Lục Sơn Huyện Lục Nam Tỉnh Bắc Giang. 3. Thông tư 55/2013/TT-BTNMT Quy định về chia mảnh, đánh số mảnh bản đồ địa chính. 4. Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 Nghị định Chính phủ về thi hành Luật Đất đai. 5. Quyết định 08/2008/QĐ- BTNMT ngày 10/11/2008 Quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200; 1:500; 1:1000; 1:2000; 1:5000; 1:10000. 6. Vũ Thị Thanh Thủy, Lê Văn Thơ, Phan Đình Binh, Nguyễn Ngọc Anh, (2008), Giáo trình trắc địa cơ sở, NXB Nông Nghiệp – HN. 7. Tổng cục Địa chính (1999), Ký hiệu bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500; 1:1000; 1:2000; 1:5000. 8. Viện nghiên cứu Địa chính (2002), Hướng dẫn sử dụng phần mềm MicroStation & Mappingoffice để thành lập bản đồ địa chính, Hà Nội. 9. Lê Văn Thơ (2009), Bài giảng môn trắc địa I – Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. 10. Vũ Thị Thanh Thủy (2009) Bài giảng trắc địa II – Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. 11. TT25-2014 ngày 19/05/2014, Quy định về thành lập BĐĐC, Bộ TN&MT. 12. TT 05/2009/TT-BTNMT ngµy 1/6/2009, Hướng dẫn kiểm tra, thẩm định 13. Luật đất đai 2013 ngày 29/11/2013. 14. Luật đất đai 2013, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
  59. 51 15. Tổng cục địa chính, Hướng dẫn sử dụng máy RTK GNSS. 16. Tổng cục địa chính, Hướng dẫn sử dụng phần mềm gCadas. 17. Nguyễn Thị Kim Hiệp (Chủ biên), Vũ Thanh Thủy, cùng các cộng sự, Giáo trình bản đồ địa chính. (2006) NXB Nông nghiệp Hà Nội.