Khóa luận Tìm hiểu và phân tích mối quan hệ/tương quan giữa hiện trạng môi trường vùng ĐBSCL và sự kiện đại hạn - mặn xảy ra vào năm 2016

pdf 130 trang thiennha21 21/04/2022 1980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Tìm hiểu và phân tích mối quan hệ/tương quan giữa hiện trạng môi trường vùng ĐBSCL và sự kiện đại hạn - mặn xảy ra vào năm 2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_tim_hieu_va_phan_tich_moi_quan_hetuong_quan_giua_h.pdf

Nội dung text: Khóa luận Tìm hiểu và phân tích mối quan hệ/tương quan giữa hiện trạng môi trường vùng ĐBSCL và sự kiện đại hạn - mặn xảy ra vào năm 2016

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU VÀ PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ/TƯƠNG QUAN GIỮA HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÙNG ĐBSCL VÀ SỰ KIỆN ĐẠI HẠN – MẶN XẢY RA VÀO NĂM 2016 Ngành: Kỹ thuật môi trường Chuyên ngành: Quản lý môi trường Giảng viên hướng dẫn : TS. Trinh Hoàng Ngạn Sinh viên thực hiện : Phạm Nguyễn Hoàng Dung MSSV : 1411090206 Lớp : 14DMT02 TP. Hồ Chí Minh, 2018
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đồ án tốt nghiệp “Tìm hiểu và phân tích mối quan hệ/tƣơng quan giữa hiện trạng môi trƣờng vùng ĐBSCL và sự kiện đại hạn – mặn xảy ra vào năm 2016” là công trình nghiên cứu của bản thân. Những phần sử dụng tài liệu tham khảo trong đồ án đã đƣợc nêu rõ trong phần tài liệu tham khảo. Các số liệu, kết quả trình bày trong đồ án là hoàn toàn trung thực, nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm và chịu mọi kỷ luật của bộ môn và nhà trƣờng đề ra. TP.HCM, tháng 7, năm 2018 Sinh viên Phạm Nguyễn Hoàng Dung i
  3. LỜI CÁM ƠN Để hoàn thành đồ án tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực, cố gắng, quyết tâm của bản thân, em còn nhận đƣợc sự giúp đỡ hữu ích đến từ Quý thầy cô, bạn bè. Em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến Thầy TS. Trịnh Hoàng Ngạn – ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo em trong suốt quá trình thực hiện đồ án. Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong trƣờng Đại học Công Nghệ Tp.HCM nói chung, các thầy cô trong Viện Khoa học Ứng dụng Hutech nói riêng đã dạy dỗ cho em kiến thức về các môn đại cƣơng cũng nhƣ các môn chuyên ngành, giúp em có đƣợc cơ sở lý thuyết vững vàng và tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập. Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè, đã luôn tạo điều kiện, quan tâm, giúp đỡ, động viên em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khoá luận tốt nghiệp. ii
  4. MỤC LỤC CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN NƢỚC VÀ MÔI TRƢỜNG 9 1.1. TÀI NGUYÊN NƢỚC 9 1.1.1. Khái niệm về tài nguyên nƣớc 9 1.1.2. Phân loại tài nguyên nƣớc 10 1.1.3. Quy luật biến động tài nguyên nƣớc theo thời gian 14 1.2 MÔI TRƢỜNG NƢỚC VÀ Ô NHIỄM NGUỒN NƢỚC 16 1.2.1 Khái niệm môi trƣờng nƣớc và ô nhiễm môi trƣờng nƣớc 16 1.2.2 Nguồn gốc gây ô nhiễm môi trƣờng nƣớc 17 1.2.3 Tác nhân gây ô nhiễm môi trƣờng nƣớc 18 1.2.4 Tiêu chuẩn, chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng nƣớc/mức độ ô nhiễm nƣớcError! Bookmark not defined. 1.2.5 Các nguồn gây ô nhiễm tại thủy vực 18 1.3 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN NƢỚC VÀ MÔI TRƢỜNG 19 1.3.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nƣớc 19 1.3.2 Tình hình nghiên cứu trong nƣớc 21 1.3.3 Tình hình nghiên cứu tài nguyên nƣớc và môi trƣờng ở ĐBSCL 22 CHƢƠNG 2: HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG VÀ CHẤT LƢỢNG NƢỚC VÙNG ĐBSCL 29 2.1 TÓM TẮT VỀ LƢU VỰC SÔNG MEKONG VÀ HIỆP ĐỊNH MEKONG 1995 29 2.1.1 Lƣu vực sông Mekong 29 2.1.2 Hiệp định Mekong 1995 32 2.2 CÁC ĐẶC TRƢNG CƠ BẢN CỦA MÔI TRƢỜNG VÙNG ĐBSCL 46 2.2.1 Môi trƣờng tự nhiên vùng ĐBSCL 46 2.2.2 Môi trƣờng KTXH vùng ĐBSCL 611 2.2.3 Diễn biến sạt lở bờ sông 613 CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG VÀ SỰ KIỆN ĐẠI HẠN - MẶN 2016 Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 68 3.1 SỰ KIỆN ĐẠI HẠN - MẶN NĂM 2016 68 iii
  5. 3.1.1 Diễn biến chính 68 3.1.2 Diến Biến độ Mặn Theo Thời Gian Trên Sông và Chiều dài xâm nhập mặn 73 3.2 TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN GÂY RA SỰ KIỆN ĐẠI HẠN – MẶN NĂM 2016 77 3.2.1 Nguyên nhân chủ quan 77 3.2.2. Nguyên nhân khách quan 77 3.2.3 Nguyên nhân kết hợp 80 3.3. PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG VÀ SỰ KIỆN ĐẠI HẠN –MĂN NĂM 2016 Ở ĐBSCL 80 3.3.1 Chế độ xâm nhập mặn trên dòng chính vào vùng cửa sông 80 3.3.2 Các yếu tố tác động tới sự kiện đại hạn – mặn 2016 82 3.3.3 Diễn biến xâm nhập mặn 10 năm vùng ven biển ĐBSCL 86 3.3.4 So sánh các chỉ tiêu về xâm nhập mặn 2016 và trung bình nhiều năm: 88 3.3.5 Phân tích tác động của sự kiện đại hạn – mặn 2016 90 CHƢƠNG 4: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG VÀ CHẤT LƢỢNG NƢỚC CHO ĐBSCL TRONG TƢƠNG LAI 94 4.1 CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG 94 4.2 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG VÀ CHẤT LƢỢNG NƢỚC 98 4.2.1 Xây dựng hệ thống trữ ngƣớc ngọt 98 4.2.2 Công cụ quản lý bảo vệ môi trƣờng và chất lƣợng nƣớc 101 4.2.3 Áp dụng mô hình hóa quản lý chất lƣợng nƣớc trong vùng 103 4.2.4 Các biện pháp quản lý hành chính 103 4.2.5 Các biện pháp công nghệ: công trình và phi công trình 103 4.2.6 Nâng cao nhận thức xem nƣớc mặn là tài nguyên 107 4.2.7 Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng tại nguồn 109 4.2.8 Bảo vệ bờ sông và bờ biển: 109 4.4 XÂY DỰNG MẠNG LƢỚI QUAN TRẮC MÔI TRƢỜNG VÀ CHẤT LƢỢNG NƢỚC 112 4.5 CẢNH BÁO RỦI RO MÔI TRƢỜNG VÀ CHẤT LƢỢNG NƢỚC CHO ĐBSCL 113 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 115 iv
  6. 1. KẾT LUẬN 115 2. KIẾN NGHỊ: 117 TÀI LIỆU THAM KHẢO 119 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BĐCM: Bán đảo Cà Mau BĐKH: Biến đổi khí hậu CLN: Chất lƣợng nƣớc ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long ĐTM: Đồng Tháp Mƣời HLSMK: Hạ lƣu sông Mekong KHĐT: Khoa học điện tử KTXH: Kinh tế xã hội LVS: Lƣu vực sông LVSMK: Lƣu vực sông Mekong MRC: Ủy hội Quốc tế sông Mekong NBD: Nƣớc biển dâng NN&PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn TBNN: Trung bình nhiều năm TGHT: Tứ giác Hà Tiên TGLX: Tứ giác Long Xuyên v
  7. TLSMK: Thƣợng lƣu sông Mekong TNMT: Tài nguyên môi trƣờng TNN: Tài nguyên nƣớc TSH: Tiền sông Hậu QLPH: Quản lộ Phụng Hiệp RBO: Ban quản lý lƣu vực sông VKHTLMN: Viện khoa học thủy lợi miền Nam WB: Ngân hàng Thế giới vi
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Thành phần của nƣớc biển trên Trái Đất theo các nguyên tố 14 Bảng 2.1: Phân bố diện tích lƣu vực sông Mekong theo từng nƣớc 29 Bảng 2.2: Thông số cơ bản về các mùa của LVSMK 31 Bảng 2.3. Điều kiện thổ nhƣỡng vùng ngập lũ ĐBSCL. 35 Bảng 2.4: Lƣu lƣợng bình quân tháng, theo các tần suất tại Phnom Penh (m3/s) 39 Bảng 2.5: Lƣu lƣợng đỉnh lũ thực đo của một số năm tại Tân Châu và Châu Đốc 41 Bảng 2.6: Kết quả một số đợt đo lƣu lƣợng lũ qua biên giời vào TGLX và ĐTM 41 Bảng 2.7: Mực nƣớc lũ lớn nhất tại một số trạm trong vùng (Đ/v: m) 41 Bảng 2.8: Lƣu lƣợng lũ thoát ra khỏi vùng TGLX và ĐTM (m3/s) 42 Bảng 2.9: Chất lƣợng nƣớc các giếng đào (160 giếng). Đơn vị: % 44 Bảng 2.10: Chất lƣợng nƣớc các giếng khoan (28 giếng). Đơn vị: % 44 Bảng 2.11: Việc sử dụng thuốc trừ sâu tại Philippines và Việt Nam theo tác giả Heong, K.L, M.M.Escalada và Võ Mai. 56 Bảng 2.12: Phân loại trạng thái dinh dƣỡng trong nƣớc 59 Bảng 2.13: Xói lở bờ biển 66 Bảng 3.1: Ranh giới xâm nhập mặn tại các cửa sông vùng ĐBSCL mùa khô năm 2016 89 vii
  9. DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH Hình 1.1: Nƣớc trên trái đất và phân loại nƣớc 9 Hình 1.2: Phân loại tài nguyên nƣớc 10 Hình 1.3: Sơ đồ chu trình tuần hoàn của nƣớc trên trái đất 10 Hình 1.4: Thời biểu tƣơng đối của nƣớc ngầm vận động 13 Hình 1.5: Độ mặn trung bình năm của nƣớc biển bề mặt đối với các đại dƣơng. 13 Hình 1.6: Kịch bản ứng phó với BĐKH và NBD 27 Hình 1.7: Mục tiêu của dự án 28 Hình 2.1: Bản đồ lƣu vực sông Mekong và các nƣớc ven sông 31 Hình 2.2: Bản đồ phân vùng quy hoạch ở ĐBSCL 34 Hình 2.3: Phân bố cao độ trong vùng ngập lũ ở ĐBSCL 35 Hình 2.4 Bản đồ các nhóm đất chính vùng ĐBSCL 37 Hình 2.5: Diễn biến xâm nhập mặn ở ĐBSCL 49 Hình 2.6: Ranh giới xâm nhập mặn 4% ở ĐBSCL 53 Hình 2.7: Xói lở trên toàn tuyến sông, kênh vùng ĐBSCL 62 Hình 2.8: Bờ biển bị xói lở tại Gò Công, Tiền Giang 67 Hình 3.1: Hình ảnh mô tả diễn biến sự kiện đại hạn – mặn vùng ĐBSCL năm 2016 69 Hình 3.2: Nhiều diện tích sản xuất lúa ở ĐBSCL bị chết do ảnh hƣởng của xâm nhập mặn 70 Hình 3.3: Hạn hán nhiều nơi ở ĐBSCL năm 2016 70 Hình 3.4: Ông Jan Eliasson - Phó tổng thƣ ký Liên Hợp Quốc cùng Bộ trƣởng Bộ 71 Hình 3.5: Ông Trƣơng Văn Quý (Vĩnh Thuận, Kiên Giang) trên ruộng lúa rộng 0,5ha lép hạt do hạn - mặn xảy ra vụ Đông Xuân, năm 2016 72 Hình 3.6: Lòng kênh trơ đáy do lƣợng nƣớc trên sông Hậu xuống thấp kỷ lục 72 Hình 3.7: Biểu đồ mô tả độ mặn lớn nhất đầu tháng 2/2016 so với cùng kỳ năm 2015 74 Hình 3.8: Phân vùng chất lƣợng nƣớc ĐBSCL 81 Hình 3.9: Ranh giới xâm nhập mặn cao nhất (4 g/l) trung bình nhiều năm ở ĐBSCL . 88 Hình 3.10: Ranh giới xâm nhập mặn ĐBSCL tháng 4/1998 90 viii
  10. Hình 3.11: Diện tích lúa bị thiệt hại trong mùa khô 2016 92 Hình 4.2: Sạt lở bờ sông Tiền tại Chợ Mới, huyện Tân Châu, tỉnh An Giang 111 Hình 4.3: Sạt lở bờ sông Tiền tại Tân Châu, An Giang 112 ix
  11. LỜI MỞ ĐẦU ĐBSCL là phần cuối cùng của hạ lƣu vực sông Mekong trƣớc khi chảy ra biển, một phần của đồng bằng châu thổ sông Mekong, là một tam giác, có đỉnh là Phnom Penh, Campuchia, đáy là biển Đông và vịnh Thái Lan. Đây là vùng đất thấp, bằng phẳng và đƣợc xem là vùng đất ngập nƣớc lớn nhất Việt Nam. Về mặt thủy văn, hạ lƣu sông Mekong là một thực thể thống nhất. Bất kỳ một tác động nào đối với chế độ thủy văn, thủy lực của con sông này cũng đều ảnh hƣởng đến toàn lƣu vực. ĐBSCL là một trong những đồng bằng châu thổ rộng lớn và phì nhiêu ở Đông Nam Á (ĐNA) và Thế Giới; là vùng đất phù hợp cho sản xuất lúa gạo (an ninh lƣơng thực), nuôi trồng thủy sản và vƣờn trái cây nhiệt đới lớn nhất cả nƣớc. Đây cũng là một vùng có hệ sinh thái phong phú nhất lƣu vực, giàu tiềm năng phát triển đa dạng, là một trong những vùng kinh tế trọng điểm, quan trọng bậc nhất của cả nƣớc. Tuy nhiên ĐBSCL cũng là nơi chứa đựng nhiều rủi ro, hạn chế cho phát triển bền vững, nhƣ: lũ, lụt, thiếu nƣớc ngọt, chua phèn, xâm nhập mặn, sụt, lún đất, ô nhiễm và suy thoái môi trƣờng v.v. Trong đó ô nhiễm và suy thoái môi trƣờng, sinh thái và chất lƣợng nƣớc là một trong các hạn chế, thách thức chính đã, đang và sẽ tác động đến sự phát triển KTXH bền vững của vùng, ảnh hƣởng tới điều kiện sống, sản xuất, cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế, y tế, giáo dục và đặc biệt là sức khỏe và sinh kế của cộng đồng dân cƣ. Chính vì sự quan trọng ấy và tầm ảnh hƣởng lớn đến nhiều đến điều kiện tự nhiên củng nhƣ KTXH và phát triển bền vững của khu vực ĐBSCL nói riêng và cà cả các vùng lân cận cũng nhƣ cả nƣớc nói chung. Nên đòi hỏi phải có những nghiên cứu nghiêm túc về các vấn đề môi trƣờng của khu vực để từ đó có các giải pháp và đƣa ra đƣợc định hƣớng phát triển hợp lý nhất cho khu vực. ngoài các vấn đề hiện trạng môi trƣờng thì hiện tại xăm nhập mặn cũng là vấn đề nan giải của khu vực và cả nƣớc. Hiểu đƣợc sự cấp thiết đó nên cần có các đề tài nghiên cứu về nó và đề tài 1
  12. nghiên cứu về “Tìm hiểu và phân tích mối quan hệ/tƣơng quan giữa hiện trạng môi trƣờng vùng ĐBSCL và sự kiện đại hạn – mặn xảy ra vào năm 2016”, sẽ giúp chúng ta có thêm cái nhìn bao quát hơn về hiện trạng môi trƣờng, con ngƣời, trong khu vực các rủi ro hiểm họa từ thiên nhiên, . Từ đó chúng ta có các giải pháp và các định hƣớng phát triển cho khu vực. 2
  13. PHẦN MỞ ĐẦU 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ĐBSCL là phần cuối cùng của hạ lƣu vực sông Mekong trƣớc khi chảy ra biển, một phần của đồng bằng châu thổ sông Mekong, là một tam giác, có đỉnh là Phnom Penh, Campuchia, đáy là biển Đông và vịnh Thái Lan. Đây là vùng đất thấp, đƣợc xem là vùng đất ngập nƣớc lớn nhất Việt Nam. Về mặt thủy văn, hạ lƣu vực sông Mekong là một thực thể thống nhất. Bất kỳ một tác động nào đối với chế độ thủy văn, thủy lực của con sông này cũng đều ảnh hƣởng đến toàn lƣu vực. ĐBSCL là một trong những đồng bằng châu thổ rộng lớn và phì nhiêu ở Đông Nam Á (ĐNA) và Thế Giới; là vùng đất phù hợp cho sản xuất lúa gạo, nuôi trồng thủy sản và vƣờn trái cây nhiệt đới lớn nhất cả nƣớc. Đây cũng là một vùng có hệ sinh thái phong phú nhất lƣu vực, giàu tiềm năng phát triển đa dạng, là một trong những vùng kinh tế trọng điểm, quan trọng bậc nhất của cả nƣớc. Tuy nhiên do định vị ở vùng đới ven biển với 3 mặt giáp biển (Đông và Tây), địa hình trũng và bằng phẳng (thấp hơn mặt nƣớc biển), ĐBSCL cũng là nơi nhận toàn bộ lƣợng nƣớc từ LVSMK. Do vậy đây là nơi chứa đựng nhiều rủi ro, hạn chế cho phát triển, nhƣ: lũ, lụt, hạn hán, chua phèn, xâm nhập mặn, sụt, lún đất, ô nhiễm và suy thoái môi trƣờng v.v. Trong đó ô nhiễm và suy thoái môi trƣờng và chất lƣợng nƣớc là một trong các hạn chế, thách thức chính đã, đang và sẽ tác động đến sự phát triển KTXH bền vững của vùng, ảnh hƣởng tới điều kiện sống, sản xuất, cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế, y tế, giáo dục và đặc biệt là sức khỏe và sinh kế của cộng đồng dân cƣ. Sự kiện đại hạn - mặn xảy ra năm 2016 cho thấy hiện trạng môi trƣờng đang bị tác động bởi sự can thiệp của con ngƣời từ các nƣớc thƣợng lƣu cũng nhƣ sự phát triển nội tại vùng ĐBSCL. Hơn nữa trƣớc bối cảnh biến đổi khí hậu (BĐKH) và nƣớc biển dâng (NBD) thì môi trƣờng và chất lƣợng nƣớc của vùng này sẽ bị tác động mãnh liệt hơn trong tƣơng lai. Do đó nghiên cứu ô nhiễm, suy thoái môi trƣờng và chất lƣợng nƣớc đƣợc nhiều nhà khoa học trong và ngoài nƣớc quan tâm. Trong đó có các Thầy, Cô và sinh viên của Viện Khoa học Ứng dụng (HUTECH), 3
  14. trƣờng Đại học Công nghệ TP.HCM. Đề tài tốt nghiệp đại học mang tên: “Tìm hiểu và phân tích mối quan hệ/tương quan giữa hiện trạng môi trường vùng ĐBSCL và sự kiện đại hạn – mặn xảy ra vào năm 2016” là sự đóng góp thiết thực, cụ thể, nhằm tìm hiểu các nguyên nhân của sự kiện đại hạn-mặn và đề xuất giải pháp phòng, tránh giảm thiểu tác động tiêu cực của hiệu ứng xâm nhập mặn và các tác động môi trƣờng khác. 2. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ĐBSCL là vựa lúa của cả nƣớc, năm 2015, nơi đây sản xuất 25 triệu tấn lúa, chiếm 50% tổng sản lƣợng lƣơng thực cả nƣớc, 90% gạo xuất khẩu từ vùng này, đƣa Việt Nam trở thành nƣớc xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên Thế giới. Ngoài ra ĐBSCL góp phần đáng kể trong lĩnh vực thủy sản chế biến, cây ăn trái v.v. đóng góp 27% tổng sản phẩm trong nƣớc (GDP). Tổng diện tích của 13 tỉnh ĐBSCL, không kể hải đảo vào khoảng 3,9 triệu ha. Trong đó có 2,9 triệu ha đƣợc sử dụng để phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản, 0,3 triệu ha để phát triển lâm nghiệp. Diện tích còn lại bao gồm đất thổ cƣ (0,2 triệu ha), đất chƣa canh tác (0,2 triệu ha), sông rạch (0,2 triệu ha) và đất chuyên dụng hoặc chƣa phân loại (0.2 triệu ha). Trong 3,9 triệu ha của ĐBSCL, 0,75 triệu ha là đất bị nhiễm mặn trong mùa khô, bao gồm các loại đất mặn thƣờng xuyên (0,15 triệu ha) đƣợc hình thành theo dải đất hẹp ven biển và các loại đất mặn từng thời kỳ (0,6 triệu ha) nằm sâu hơn trong nội đồng dọc theo ven biển Đông. ĐBSCL cần phải có đủ lƣu lƣợng chảy ra biển để ngăn mặn khỏi xâm nhập vào sâu trong nội đồng. Nƣớc sông và kênh, rạch tại nhiều khu vực vùng ven biển quá mặn không thể dùng để tƣới. Vào đầu thời kỳ tƣới, vùng bị ảnh hƣởng mặn còn tƣơng đối nhỏ, nhƣng các cửa lấy nƣớc lần lƣợt bị ảnh hƣởng khi dòng nƣớc chảy vào ĐBSCL giảm xuống và mặn ngày càng xâm nhập sâu trong nội địa. Nguy cơ xâm nhập mặn gia tăng là hậu quả của việc gia tăng lấy nƣớc trong mùa kiệt dẫn tới làm giảm lƣu lƣợng dòng ra. Những năm gần đây, tình hình xâm nhập mặn ở ĐBSCL diễn biến phức tạp, bất thƣờng, năm sớm, năm muộn so với cùng kỳ nhiều năm. Năm 1998 cũng đánh 4
  15. dấu của cột mốc hạn - mặn kỷ lục khi ranh giới mặn 4% vào sâu nội địa tới 50km từ cửa biển, sâu hơn 10km so với ranh giới mặn trung bình hàng năm. Năm 2011, xâm nhập mặn sớm hơn, từ giữa tháng 2, nhiều địa phƣơng vùng ĐBSCL đã phải đối phó với hạn hán và tình trạng nƣớc mặn xâm nhập. Tại một số tỉnh ven biển ĐBSCL, nƣớc biển xâm nhập sâu vào các sông, rạch khiến các dòng sông bị nhiễm mặn sớm, gây ảnh hƣởng nghiêm trọng đến đời sống ngƣời dân và sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt, những tháng đầu năm 2016, diễn biến xâm nhập mặn tại ĐBSCL đƣợc đánh giá nặng nề nhất trong 100 năm qua và dự báo còn diễn biến xấu hơn nữa trong những năm tiếp theo. Thiệt hại do trận đại hạn - mặn 2016 là rất lớn với hàng trăm ngàn ha lúa bị mất trắng, sản lƣợng lƣơng thực nói chung và xuất khẩu gạo bị sụt giảm nghiêm trọng. Theo Quyết định số 1397/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về Quy hoạch phát triển thủy lợi ĐBSCL giai đoạn 2012 - 2020 và định hƣớng đến 2050 trong điều kiện biến đổi khí hậu, nƣớc biển dâng đã đặt mục tiêu đến năm 2050 cần đảm bảo an toàn dân sinh, sản xuất, cơ sở hạ tầng cho khoảng 32 triệu dân và chủ động ứng phó với các tác động của BĐKH và NBD. Trong đó việc kiểm soát xâm nhập mặn trở thành mối quan tâm hàng đầu của các cấp quản lý từ Trung ƣơng tới địa phƣơng liên quan tới chiến lƣợc an ninh lƣơng thực Quốc gia. Do đó việc nghiên cứu “Tìm hiểu và phân tích mối quan hệ/tương quan giữa hiện trạng môi trường vùng ĐBSCL và sự kiện đại hạn – mặn xảy ra vào năm 2016” là rất cần thiết và cấp bách nhằm cảnh báo rủi ro và hiểm họa môi trƣờng, sinh thái cho vùng ĐBSCL. Đồng thời đề xuất giải pháp thích ứng với sự BĐKH và giảm nhẹ thiệt hại cho tình trạng hạn - mặn gây ra cho sản xuất và đời sống. 3. MỤC TIÊU, PHƢƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3.1 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chính của đề tài là tìm hiểu các đặc trƣng môi trƣờng thiên nhiên và con ngƣời của vùng ĐBSCL. Qua đó nhận diện rủi ro và hiểm hoạ do thiên nhiên và con ngƣời tác động tới môi trƣờng tự nhiên của vùng. Đặc biệt là tìm hiểu nguyên nhân của sự kiện đại hạn - mặn đã xảy ra đầu năm 2016. Từ đó nhận diện và phân 5
  16. tích mối quan hệ giữa thảm họa đại hạn - mặn năm 2016 và hiện trạng môi trƣờng của vùng ĐBSCL. 3.2 Phƣơng pháp nghiên cứu Thu thập số liệu thông tin cần thiết liên quan tới đề tài Phƣơng pháp thống kê và tổng hợp số liệu Liệt kê các yếu tố môi trƣờng tự nhiên vùng ĐBSCL Tìm hiểu những sự kiện liên quan tới môi trƣờng và chất lƣợng nƣớc của vùng Tìm hiểu diễn biến môi trƣờng tự nhiên và sự can thiệp của con ngƣời trong vùng Phƣơng pháp đánh giá tác động môi trƣờng (ĐTM) Phƣơng pháp chẩn đoán môi trƣờng, sinh thái lƣu vực sông Phƣơng pháp tƣơng quan thuỷ văn So sánh quá khứ và hiện tại Phƣơng pháp phân tích rủi ro và cảnh báo nguy cơ, hiểm hoạ trong bối cảnh BĐKH & NBD Thừa kế có chọn lọc các kết quả nghiên cứu trƣớc đây Tham vấn, trao đổi với giáo viên hƣớng dẫn và các chuyên gia khác 3.3 Nội dung và nhiệm vụ nghiên cứu Thu thập số liệu, thông tin cơ bản: Xác định loại và nguồn số liệu, thông tin: tìm kiếm trên mạng internet, báo chí và các nguồn tƣ liệu khác trong và ngoài nƣớc. Thu thập số liệu cơ bản liên quan tới điều kiện tự nhiên: vị trí địa lý, khí hậu, địa hình, địa chất, thuỷ văn, chất lƣợng nƣớc và vệ sinh môi trƣờng vùng ĐBSCL Thu thập các loại bản đồ, biểu đồ liên quan tới hạ tầng cơ sở giao thông, thủy lợi, xây dựng, cấp nƣớc, xâm nhập mặn, lũ, lụt, phát triển nông-lâm-thủy sản v.v 6
  17. Thu thập số liệu liên quan tới kinh tế, xã hội, môi trƣờng và sinh thái khu vực ĐBSCL và lƣu vực sông Mekong. Các dự án, quy hoạch phát triển nông nghiệp, rừng, thủy sản, thủy lợi, giao thông, kiểm soát xâm nhập mặn, lũ, lụt ở ĐBSCL, Việt Nam và trên Thế giới. V.v. Sàng lọc và phân tích số liệu đã thu thập. Liệt kê, sàng lọc các số liệu và thông tin đã thu thập Xác định các tài liệu còn thiếu Lập kế hoạch thu thập bổ sung Nghiên cứu và phân loại tài liệu và chọn lọc sử dụng cho báo cáo. Điều tra, khảo sát thực tế các đơn vị chuyên ngành Thăm và làm việc với Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam v.v. Thăm và trao đổi với Văn phòng Đại diện Ủy ban sông Mekong Việt Nam ở TP.HCM. Biên hội các nội dung và cấu trúc của báo cáo ĐATN: Giới thiệu tóm tắt vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên ĐBSCL và lƣu vực sông Mekong. Liệt kê các đặc trƣng về môi trƣờng tự nhiên và KTXH vùng ĐBSCL Các hệ sinh thái vùng ĐBSCL Diễn biến môi trƣờng tự nhiên và xã hội vùng ĐBSCL Tìm hiểu nguyên nhân và diễn biến sự kiện đại hạn - mặn xảy ra năm 2016 Phân tích và nhận xét về quan hệ giữa môi trƣờng tự nhiên và sự kiện đại hạn - mặn xảy ra năm 2016 Bài học rút ra từ sự kiện đại hạn - mặn xảy ra năm 2016 Đề xuất theo dõi và quan trắc môi trƣờng Cảnh báo rủi ro hiểm họa môi trƣờng trƣớc tác động của thiên nhiên và con ngƣời. 7
  18. 4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tƣợng nghiên cứu là hiện trạng môi trƣờng, sinh thái tự nhiên vùng ĐBSCL thông qua các chỉ số môi trƣờng và chất lƣợng nƣớc; Diễn biến xâm nhập mặn thông qua chế độ thủy văn thủy lực dòng chảy sông Bassac (Hậu giang) và Mekong (Tiền Giang) và hệ thống kênh, rạch. Đặc biệt là tập trung vào sự kiện đại hạn - mặn năm 2016 và tác động của nó đối với các hoạt động sản xuất và đời sống của cộng đồng cƣ dân trong vùng ĐBSCL. Phạm vi nghiên cứu tập trung chủ yếu vùng ven biển của ĐBSCL. 5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 5.1 Ý nghĩa khoa học: Về mặt khoa học, việc nghiên cứu và sử dụng các phƣơng pháp khác nhau nhằm mục đích xác định những tác động tích cực và tiêu cực làm cơ sở ban đầu cho những nghiên cứu sâu hơn về hiện trạng và các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trƣờng trong các công trình thủy lợi tại đồng bằng sông Cửu Long. Áp dụng phƣơng pháp “Quản lý tài nguyên nước tổng hợp” và “quản lý rủi ro thiên tai tổng hợp” là cách tiếp cận khoa học đƣợc áp dụng phổ biến trên Thế giới. 5.2 Ý nghĩa thực tiễn: Việc thực hiện đề tài sẽ góp phần thiết thực vào công tác phòng tránh và giảm thiểu các tác động tiêu cực của tình trạng xâm nhập mặn đến môi trƣờng vùng ĐBSCL Kết quả nghiên cứu của Đề tài có ý nghĩa lớn trong công tác quy hoạch khai thác, quản lý và phát triển tài nguyên nƣớc tổng hợp và bền vững sinh thái môi trƣờng của ĐBSCL. Cảnh báo đại hạn - mặn tái diễn trong tƣơng lai cho vùng ĐBSCL sẽ giúp các nhà quản lý xây dựng tầm nhìn và chiến lƣợc lâu dài ứng phó với thảm họa trong tƣơng lai trƣớc bối cảnh BĐKH và NBD 8
  19. CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN NƢỚC VÀ MÔI TRƢỜNG 1.1. TÀI NGUYÊN NƢỚC 1.1.1. Khái niệm về tài nguyên nước Hình 1.1: Nƣớc trên trái đất và phân loại nƣớc Nguồn: GS.TS Hoàng Hưng, Thủy văn đại cương Nƣớc là yếu tố chủ yếu của hệ sinh thái, là nhu cầu cơ bản của mọi sự sống trên Trái Đất và cần thiết cho mọi hoạt động kinh tế xã hội của con ngƣời. Nƣớc là tài nguyên tái tạo đƣợc, là một trong các nhân tố quyết định chất lƣợng môi trƣờng sống của con ngƣời. Tài nguyên nƣớc là lƣợng nƣớc trong các sông, ao hồ, đầm lầy, biển, đại dƣơng, khí quyển Theo luật Tài nguyên nƣớc của nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quy định: “Tài nguyên nƣớc, bao gồm các nguồn nƣớc mặt, nƣớc mƣa, nƣớc dƣới đất, nƣớc biển thuộc lãnh thổ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. 9
  20. 1.1.2. Phân loại tài nguyên nước Hình 1.2 mô tả phân loại tài nguyên nƣớc trên trái đất và Hình 1.3 mô tả chu trình tuần hoàn của nƣớc trên trái đất. TÀI NGUYÊN NƢỚC Nƣớc Mặt Nƣớc Mƣa Nƣớc Ngầm Nƣớc Biển Hình 1.2: Phân loại tài nguyên nƣớc 1.1.2.1 Nước mặt (surface water) Hình 1.3: Sơ đồ chu trình tuần hoàn của nƣớc trên trái đất Nguồn: Tư liệu trên internet - Nƣớc mặt có trên các sông, suối, hồ ao, kênh rạch Nƣớc sông, suối, hồ ao đƣợc sử dụng trong nhiều đối tƣợng khác nhau nhƣ phục vụ sinh hoạt (nấu cơm, tắm rửa, giặt), phục vụ sản xuất nông nghiệp (tƣới cây, nuôi cá, chăn nuôi), phục vụ kỹ nghệ 10
  21. (các công nghệ chế biến, sản xuất giấy, thuộc da, phân bón ). Nƣớc cứng (hard water) là nƣớc chứa nhiều ion Calci và Magie. Khi đun nƣớc loại này thƣờng bị đóng ván vôi, tức là một kết tủa Calci cacbonat. Nƣớc “mềm” là nƣớc không có nhiều chất Calci và Magie. 1.1.2.2 Nước mưa - Khái niệm: Mƣa là một dạng ngƣng tụ của hơi nƣớc khi gặp điều kiện lạnh, mƣa có các dạng nhƣ: mƣa phùn, mƣa rào, mƣa đá, các dạng khác nhƣ tuyết, mƣa tuyết, sƣơng. - Phân loại: Trong dân gian, mƣa đƣợc phân thành mƣa rào, mƣa phùn, mƣa ngâu Trung tâm khí tƣợng thủy văn VN phân mƣa theo mức độ lƣợng mƣa: + Mƣa vừa: Lƣợng mƣa đo đƣợc từ 16 – 50 mm/24h + Mƣa to: Lƣợng mƣa đo đƣợc từ 51 – 100 mm/24h + Mƣa rất to: Lƣợng mƣa đo đƣợc >100 mm/24h Ngoài ra còn có các dạng khác nhƣ: + Tuyết: tuyết rơi hay mƣa tuyết là 1 hiện tƣợng thiên nhiên, giống nhƣ mƣa nhƣng là mƣa của những tính thể đá nhỏ. Tuyết thƣờng xuất hiện ở các vùng ôn đới. Tinh thể tuyết hình sao Tinh thể tuyết hình lăng trụ Tinh thể tuyết dạng hỗn hợp + Sƣơng: đây là 1 dạng của sự ngƣng tụ. Sƣơng đƣợc tạo ra từ hơi ẩm của khí quyển bị ngƣng tụ lại sau một ngày nắng ẩm và xuất hiện trong đêm trên bề mặt bị làm lạnh nhƣ những giọt nhỏ. Các bề mặt lạnh sẽ làm lạnh không khí ở gần đó, làm giảm độ ẩm mà không khí gần đó có thể giữ đƣợc. Lƣợng hơi nƣớc dôi ra sẽ bị ngƣng tụ. Khi nhiệt độ hạ đủ thấp, sƣơng sẽ tạo thành trong dạng các hạt nƣớc đá nhỏ. 11
  22. Sƣơng sớm trên cỏ Sƣơng sớm trên mạng nhện 1.1.2.3 Nước ngầm - Khái niệm: "Nƣớc ngầm là một dạng nƣớc dƣới đất, tích trữ trong các lớp đất đá trầm tích bở rời nhƣ cặn, sạn, cát bột kết, trong các khe nứt, hang caxtơ dƣới bề mặt trái đất, có thể khai thác cho các hoạt động sống của con ngƣời". - Phân loại: Phần lớn nƣớc dƣới đất hình thành theo một nhánh trong vòng tuần hoàn nƣớc cùng với các yếu tố thủy văn khác. Có bốn con đƣờng hình thành nƣớc dƣới đất: nguồn gốc khí quyển, nguồn gốc trầm tích, nguồn gốc magma, nguồn gốc biến chất. 12
  23. Hình 1.4: Thời biểu tƣơng đối của nƣớc ngầm vận động Nguồn: Tư liệu trên internet 1.1.2.4 Nước biển - Khái niệm: Nƣớc biển là nƣớc từ các biển hay đại dƣơng. Về trung bình, nƣớc biển của các đại dƣơng trên thế giới có độ mặn khoảng 3,5%. Điều này có nghĩa là cứ mỗi lít (1.000 ml) nƣớc biển chứa khoảng 35 gam muối, phần lớn (nhƣng không phải toàn bộ) là natri clorua (NaCl) hòa tan trong đó dƣới dạng các ion Na+ và Cl-. Nó có thể đƣợc biểu diễn nhƣ là 0,6 M NaCl. Nƣớc với mức độ thẩm thấu nhƣ thế tất nhiên không thể uống đƣợc. - Độ mặn và các tính chất khác của nƣớc biển: Hình 1.5: Độ mặn trung bình năm của nƣớc biển bề mặt đối với các đại dƣơng. Nguồn: Dữ liệu tham khảo tư liệu 2001 World Ocean Atlas. 13
  24. Bảng 1.1: Thành phần của nƣớc biển trên Trái Đất theo các nguyên tố Nguyên tố Phần trăm Nguyên tố Phần trăm Oxy 85,84 Hydro 10,82 Clo 1,94 Natri 1,08 Magie 0,1292 Lƣu huỳnh 0,091 Canxi 0,04 Kali 0,04 Brôm 0,0067 Cacbon 0,0028 1.1.3. Quy luật biến động tài nguyên nước theo thời gian 1.1.3.1. Tính chu kỳ Theo thời gian tài nguyên nƣớc phân phối không đồng đều. Hai chu kỳ biến động rõ nét nhất của tài nguyên nƣớc theo thời gian là chu kỳ mùa và chu kỳ nhiều năm. - Chu kỳ mùa: Chế độ nƣớc trong các thuỷ vực tăng cao trong một số tháng liên tục (mùa lũ) và hạ thấp trong một số tháng liên tục còn lại (mùa kiệt) một cách có quy luật rõ ràng. Cách phân mùa dòng chảy sông ngòi đơn giản nhất là theo chỉ tiêu vƣợt trung bình: Mùa lũ là thời kỳ không dƣới hai tháng liên tiếp có lƣu lƣợng trung bình tháng bằng hoặc vƣợt lƣu lƣợng trung bình năm, với xác suất vƣợt trung bình không dƣới 50%. Theo chỉ tiêu này có thể xác định đƣợc mùa lũ và kiệt cho bất kỳ năm nào, không quan tâm tới mức độ ác liệt của dòng chảy các mùa. Chu kỳ mùa của dòng chảy sông dao động tƣơng đối đồng pha với chu kỳ mƣa. Chu kỳ mùa của nƣớc dƣới đất giảm dần về phƣơng diện phân hoá và chậm dần về thời gian bắt đầu, kết thúc tuỳ theo sự tăng độ sâu phân bố và mức độ đƣợc cấp do ngấm từ mƣa. - Chu kỳ nhiều năm: Là sự dao động chế độ dòng chảy theo chu kỳ dài, mỗi chu kỳ có một số năm ít nƣớc liên tiếp (pha ít nƣớc) và một số năm nhiều nƣớc liên tiếp (pha nhiều nƣớc), giữa chúng có thể có một số năm chuyển tiếp với những giá trị nƣớc trung bình. Nghiên cứu chế độ dòng chảy sông ngòi thế giới đã phát hiện thấy 14
  25. chu kỳ nhiều năm dòng chảy thƣờng có giá trị gần với 11 hoặc bội của 11 năm. Ví dụ: Trên sông Hồng, tại Hà Nội, đã quan sát đƣợc ba năm nƣớc đặc biệt lớn là 1945, 1971, 1996, là mốc giới rõ rệt giữa các chu kỳ nƣớc 25 - 26 năm. Do có chu kỳ nhiều năm, nên trung bình nhiều năm biến động lƣợng nƣớc khu vực (cả nƣớc mặt và nƣớc ngầm) đều bằng không. Tính chu kỳ của tài nguyên nƣớc là hệ quả của việc một số yếu tố hình thành chúng biến động có tính chu kỳ. Chu kỳ mùa có nguyên nhân từ những quá trình của tự thân Trái Đất, còn chu kỳ nhiều năm hiện đƣợc coi nhƣ có nguyên nhân từ các quá trình diễn ra trong vũ trụ, trong đó ngƣời ta đặc biệt nhấn mạnh tới chu kỳ 11 năm hoạt động của Mặt Trời. Tính chu kỳ nhiều năm của tài nguyên nƣớc chƣa đƣợc các đối tƣợng sử dụng nƣớc hiểu biết đầy đủ nhƣ tính chu kỳ năm, nhất là trong giai đoạn hiện nay. Đôi khi những biểu hiện cực biên của chế độ khí hậu, thuỷ văn mang tính chu kỳ cũng gây nên những hiện tƣợng, thời tiết, thuỷ văn cực đoan, nhƣng chúng đều có thể dự báo và ứng phó đƣợc. Sẽ là sai lầm nghiêm trọng nếu chúng ta đánh đồng các hiện tƣợng này với những biến đổi khí hậu toàn cầu, là hiện tƣợng có liên quan với các tác động tới môi trƣờng không khí ở tầm vĩ mô. Tính chu kỳ của tài nguyên nƣớc là cơ sở cho việc lập bài toán quy hoạch, ra quyết định phát triển, cũng nhƣ thiết kế, vận hành các công trình điều tiết dòng chảy. Để thích ứng đƣợc với nhịp điệu thời gian của chế độ dòng chảy, con ngƣời sẽ phải hoặc là điều tiết nhịp điệu sản xuất và dùng nƣớc, hoặc là xây dựng hồ chứa để điều tiết dòng chảy. Những cố gắng mở rộng sản xuất không tính tới tính chu kỳ của tài nguyên nƣớc có thể sẽ làm nảy sinh mâu thuẫn giữa nhu cầu dùng nƣớc, với khả năng cấp hạn chế trong các mùa và pha nƣớc ít, gây khủng hoảng tài nguyên, sinh thái, môi trƣờng và phát triển. Tính biến động có chu kỳ của tài nguyên nƣớc là cơ sở cho việc hình thành những tập quán truyền thống trong khai thác nƣớc nói riêng và phát triển sản xuất, kinh tế, xã hội nói chung trong những vùng địa lý khác nhau. 1.1.3.2. Tính ngẫu nhiên Dòng chảy là sản phẩm tác động của nhiều yếu tố ngẫu nhiên. Khi các yếu tố ngẫu nhiên đều có tác động đáng kể tới dòng chảy thì nó sẽ mang tính ngẫu nhiên 15
  26. rõ rệt. Những hiện tƣợng thuỷ văn, nhƣ lũ lụt, hạn hán, xảy ra theo chu kỳ, nhƣng các đặc trƣng định lƣợng của chúng, nhƣ độ lớn, thời điểm xuất hiện , lại có tính ngẫu nhiên và tuân theo một số quy luật ngẫu nhiên nhất định. Phân phối dòng chảy sông thiên nhiên trung bình năm và cực đại rất gần với phân phối loga chuẩn, Kriski - Men Ken, Pirson III. Các tham số ngẫu nhiên đƣợc dùng nhiều nhất là mô men bậc I, II, III, chúng cho biết giá trị trung bình, mức biến đổi và đối xứng của chuỗi. Đó là cơ sở cho phép ứng dụng các lí thuyết xác suất thống kê vào nghiên cứu dòng chảy, xác định xác suất xuất hiện một giá trị nào đó trong khoảng biến động có thể của chuỗi, cho dù hiện tƣợng đã từng xảy ra hay chƣa, hoặc tính đƣợc gần đúng giá trị của đại lƣợng cần nghiên cứu ứng với xác suất định trƣớc, bao gồm cả các giá trị có xác suất hiện nhỏ và rất nhỏ. Các công trình xây dựng bền vững trên, trong, hoặc liền kề các dòng sông đều phải thiết kế ứng với một tần xuất dòng chảy rất hiếm nào đó, ví dụ 1%, 0,1% , để đảm bảo độ bền vững và an toàn. Các công trình khai thác nƣớc, phục vụ giao thông thuỷ thƣờng phải thiết kế ứng với những tần suất thƣờng gặp nào đó, ví dụ 75%, 90%, 99% Tuy nhiên giữa tần suất xuất hiện và chu kỳ lặp của hiện tƣợng không đồng pha nhau, một giá trị ứng với tần suất 1% không có nghĩa là phải sau đúng 100 năm mới xảy ra, nhất là khi hiện tƣợng thuỷ văn còn có tính chu kỳ. Hơn nữa, tính toán thống kê không trả lời đƣợc câu hỏi khi nào thì hiện tƣợng đó xuất hiện, đồng thời chuỗi số liệu càng ngắn thì sai số tính toán càng cao. Vì thế việc sử dụng lí thuyết xác suất thống kê để tính toán dòng chảy chỉ có thể đƣợc sử dụng trong những điều kiện nhất định. 1.2 MÔI TRƢỜNG NƢỚC VÀ Ô NHIỄM NGUỒN NƢỚC 1.2.1 Khái niệm môi trường nước và ô nhiễm môi trường nước - Khái niệm ô nhiễm môi trƣờng nƣớc: Ô nhiễm nƣớc là hiện tƣợng các vùng nƣớc nhƣ sông, hồ, biển, nƣớc ngầm bị các hoạt động của con ngƣời làm nhiễm các chất độc hại nhƣ chất có trong thuốc bảo vệ thực vật, chất thải công nghiệp chƣa đƣợc xử lý, tất cả có thể gây hại cho con ngƣời và cuộc sống các sinh vật trong tự nhiên. 16
  27. -Tổng quan: Ô nhiễm nƣớc là sự thay đổi thành phần và chất lƣợng nƣớc không đáp ứng đƣợc cho các mục đích sử dụng khác nhau, vƣợt quá tiêu chuẩn cho phép và có ảnh hƣởng xấu đến đời sống con ngƣời và sinh vật. Ô nhiễm nƣớc có nguồn gốc tự nhiên Ô nhiễm nƣớc có nguồn gốc nhân tạo Ô nhiễm nƣớc mặn, ô nhiễm nƣớc ngầm và biển. Ô nhiễm nƣớc là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý – hoá học – sinh học của nƣớc, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nƣớc trở nên độc hại với con ngƣời và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nƣớc. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hƣởng thì ô nhiễm nƣớc là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất. 1.2.2 Nguồn gốc gây ô nhiễm môi trường nước Nƣớc bị ô nhiễm là do sự phủ dƣỡng xảy ra chủ yếu ở các khu vực nƣớc ngọt và các vùng ven biển, vùng biển khép kín. Do lƣợng muối khoáng và hàm lƣợng các chất hữu cơ quá dƣ thừa làm cho các quần thể sinh vật trong nƣớc không thể đồng hoá đƣợc. Kết quả làm cho hàm lƣợng ôxy trong nƣớc giảm đột ngột, các khí độc tăng lên, tăng độ đục của nƣớc, gây suy thoái thủy vực. 1. Ô nhiễm tự nhiên: Là do mƣa,tuyết tan, lũ lụt, gió bão hoặc do các sản phẩm hoạt động sống của sinh vật, kể cả xác chết của chúng. Cây cối, sinh vật chết đi, chúng bị vi sinh vật phân hủy thành chất hữu cơ. Một phần sẽ ngấm vào lòng đất, sau đó ăn sâu vào nƣớc ngầm, gây ô nhiễm hoặc theo dòng nƣớc ngầm hòa vào dòng lớn. Lụt lội có thể làm nƣớc mất sự trong sạch, khuấy động những chất dơ trong hệ thống cống rãnh, mang theo nhiều chất thải độc hại từ nơi đổ rác và cuốn theo các loại hoá chất trƣớc đây đã đƣợc cất giữ. Nƣớc lụt có thể bị ô nhiễm do hoá chất dùng trong nông nghiệp, kỹ nghệ hoặc do các tác nhân độc hại ở các khu phế thải. Công nhân thu dọn lân cận các công trƣờng kỹ nghệ bị lụt có thể bị tác hại bởi nƣớc ô nhiễm hoá chất. Ô nhiễm nƣớc do các yếu tố tự nhiên (núi lửa, xói mòn, bão, lụt, ) có thể rất 17
  28. nghiêm trọng, nhƣng không thƣờng xuyên, và không phải là nguyên nhân chính gây suy thoái chất lƣợng nƣớc toàn cầu. 2. Ô nhiễm nhân tạo: Từ sinh hoạt Nƣớc thải sinh hoạt (domestic wastewater): là nƣớc thải phát sinh từ các hộ gia đình, bệnh viện, khách sạn, cơ quan trƣờng học, chứa các chất thải trong quá trình sinh hoạt, vệ sinh của con ngƣời. Thành phần cơ bản của nƣớc thải sinh hoạt là các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học (cacbohydrat, protein, dầu mỡ), chất dinh dƣỡng (photpho, nitơ), chất rắn và vi trùng. Từ các chất thải công nghiệp Nƣớc thải công nghiệp (industrial wastewater): là nƣớc thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải. Ví dụ: nƣớc thải của các xí nghiệp chế biến thực phẩm thƣờng chứa lƣợng lớn các chất hữu cơ; nƣớc thải của các xí nghiệp thuộc da ngoài các chất hữu cơ còn có các kim loại nặng, sulfua, 1.2.3 Tác nhân gây ô nhiễm môi trường nước - Các ion hòa tan: Các chất dinh dƣỡng (N,P), Sulfat (SO42-), Clorua (Cl-), các kim loại nặng, - Các chất hữu cơ: Các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học, dầu mỡ, các vi sinh vật gây bệnh. 1.2.4 Tiêu chuẩn, chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước/mức độ ô nhiễm nước Mùi vị, Chỉ thị màu, Độ chua phèn ph, Độ đục, Độ kiềm, Độ cứng, Tổng chất rắn hòa tan (TDS), Độ oxy hóa (chất hữu cơ), Nhôm, Sắt, Mangan, Asen, Cadimi, Crom, Đồng, Chì, Kẽm, Niken, Thủy ngân, Clorua, Molybden, Amoni – Nitrit - Nitrat, Sulfat, Florua, Xyanua, Coliform. 1.2.5 Các nguồn gây ô nhiễm tại thủy vực Nguyên nhân của tình trạng ô nhiễm là do các thuỷ vực phải tiếp nhận trực tiếp các loại nguồn thải chƣa qua xử lý nhƣ: chất thải chăn nuôi, nƣớc thải khu vực làng nghề và các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ nằm xen kẽ trong khu dân cƣ, nƣớc thải các trung tâm y tế, bệnh viện, đặc biệt là nƣớc thải công nghiệp Ngoài ra, các thuỷ vực còn 18
  29. phải tiếp nhận các loại chất thải rắn nhƣ rác thải sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp và chất thải rắn xây dựng Đây cũng là nguyên nhân chính đang tác động mạnh đến môi trƣờng nƣớc mặt, làm cho nồng độ các chất ô nhiễm ngày càng tăng cao và chất lƣợng nƣớc ngày càng bị suy giảm. Các thuỷ vực là nơi lƣu giữ nƣớc tạm thời khi trời mƣa, là nơi chứa đựng và giảm nhẹ tác hại của nƣớc thải và có vai trò rất quan trọng trong việc điều hoà không khí. 1.3 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN NƢỚC VÀ MÔI TRƢỜNG 1.3.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước Môi trƣờng và các vấn đề về môi trƣờng là đề tài đƣợc hầu hết các nƣớc trên thế giới quan tâm bởi vì môi trƣờng và con ngƣời có mối quan hệ tác động qua lại với nhau. Môi trƣờng ảnh hƣởng và chi phối một cách trực tiếp đến đời sống con ngƣời và ngƣợc lại con ngƣời cũng tác động không nhỏ đến môi trƣờng. Trong những năm gần đây, vấn đề môi trƣờng lại càng đƣợc quan tâm sâu sắc bởi những ảnh hƣởng của nó đến cộng đồng cƣ dân, đang chuyển biến theo chiều hƣớng xấu đi mà một trong những nguyên nhân chính là do các hoạt động của con ngƣời. Đặc biệt là việc khai thác tài nguyên nƣớc mặt và nƣớc ngầm quá mức trên các lƣu vực sông. Tài nguyên nƣớc là thành phần chủ yếu của môi trƣờng sống, quyết định sự thành công trong các chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia. Hiện nay nguồn tài nguyên thiên nhiên quý hiếm và quan trọng này đang phải đối mặt với nguy cơ ô nhiễm và cạn kiệt. Nhu cầu phát triển kinh tế nhanh với mục tiêu lợi nhuận cao, con ngƣời đã cố tình bỏ qua các tác động đến môi trƣờng một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Nguy cơ thiếu nƣớc, đặc biệt là nƣớc ngọt và nƣớc sạch là một hiểm họa lớn đối với sự tồn vong của con ngƣời cũng nhƣ toàn bộ sự sống trên trái đất. Do đó con ngƣời cần phải nhanh chóng có các biện pháp bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nƣớc. Nhiều lƣu vực sông lớn trên thế giới đã bị ô nhiễm trầm trọng, nhƣ: các lƣu vực sông Hằng ở Ấn Độ, sông Nile ở châu Phi, sông Hoàng Hà ở Trung Quốc, Tình trạng ô nhiễm môi trƣờng lƣu vực sông này là hậu quả do quá trình phát triển kinh 19
  30. tế - xã hội gây nên. Vì vậy các nƣớc đã và đang nỗ lực nghiên cứu giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trƣờng, sinh thái theo điều kiện thực tế của từng vùng, từng lƣu vực của các nƣớc khác nhau. Hội nghị Stockhom về nƣớc đƣợc tổ chức vào năm 1964 là khởi đầu cho tiến trình quản lý tài nguyên nƣớc tổng hợp và bảo vệ môi trƣờng, sinh thái đƣợc đƣợc ƣu tiên và thừa nhận. Trong đó các nhà khoa học quốc tế hƣớng đến cách tiếp cận phát triển bền vững (thỏa mãn nhƣ cầu phát triển nhƣng vẫn giữ cân bằng sinh thái và môi trƣờng). Từ đây các nghiên cứu, quy hoạch phát triển phải kết nối giữa thiên nhiên với con ngƣời, gắn chặt giữa khai thác tài nguyên thiên nhiên với bảo vệ môi trƣờng. Rất nhiều giải pháp quản lý tài nguyên nƣớc tổng hợp đƣợc nghiên cứu, áp dụng kết hợp quản lý luôn gắn với giải pháp kỹ thuật và công nghệ thích hợp, cụ thể nhƣ: áp dụng công nghệ xử lý nƣớc thải tiên tiến để đạt nồng độ giới hạn cho phép trƣớc khi xả vào nguồn tiếp nhận nhằm bảo vệ môi trƣờng. Nhiều hội thảo Quốc tế liên quan tới nguồn nƣớc và môi trƣờng nƣớc, với chủ đề phát triển bền vững các đồng bằng và vùng ven biển ven biển đƣợc tổ chức gần đây, nhƣ: Second World Forum on Delta & Coastal Developmment – Aquaterra Amsterdam, the Netherlads (Diễn đàn Quốc tế lần 2 về phát triển đồng bằng và vùng ven biển), diễn ra tại thủ đô Amsterdam của Hà Lan, 10-12 tháng 2 năm 2009; Delta in times of climate change II, International Conference (Hội thảo Quốc tế về biến đổi khí hậu), tổ chức ngày 24-26 tháng 9 năm 2014 tại Rosterdam, Hà Lan; 3rd European Climate Change Adaptation Conference – ECCA 2017 (Hội thảo Thích ứng với biến đổi khí hậu của Châu Âu lần thứ 3), tổ chức ngày 5 tháng 7 năm 2017 tại Glasgow, UK v.v. Trƣớc tình hình ô nhiễm và suy thoái môi trƣờng ngày càng nghiêm trọng, ảnh hƣởng lâu dài tới khả năng phát triển bền vững của loài ngƣời, các nƣớc phát triển (DC) và Liên Hợp Quốc (UN) nói chung, đã áp dụng các chính sách thực thi mục tiêu thiên niên kỷ (MDGs). Trong đó, lĩnh vực kiểm soát ô nhiễm các nguồn nƣớc (nƣớc mặt, nƣớc ngầm) đƣợc ƣu tiên hàng đầu, vì nó có liên quan chặt chẽ tới việc bảo vệ môi trƣờng và chất lƣợng nƣớc mặt, nƣớc ngầm của các lƣu vực sông, 20
  31. kiểm soát chất lƣợng nƣớc thải, giảm nhẹ hậu quả do BĐKH toàn cầu, thiên tai và hiểm họa trên quy mô lớn, tập trung trƣớc hết cho việc kiểm soát thu gom nguồn nƣớc thải công nghiệp và đô thị gây ô nhiễm cũng nhƣ chú trọng đặc biệt cho công tác quản lý và xử lý nƣớc thải trƣớc khi đổ ra mạng lƣới sông, rạch. Nghiên cứu về môi trường ở các nước phát triển đã đạt đƣợc nhiều thành tựu quan trọng cả về cơ sở khoa học, công nghệ quản lý, tính toán và đặc biệt là áp dung vào thực tiễn bằng công cụ mô hình toán. Những kết quả nghiên cứu mới nhất về kiểm soát ô nhiễm và lan truyền chất thải, chua phèn bằng các phần mềm mô phỏng diễn biến xâm nhập mặn, sự lan truyền nƣớc phèn cũng nhƣ tác động ảnh hƣởng cuả dao động thủy triều v.v. 1.3.2 Tình hình nghiên cứu trong nước Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế thế giới, nền kinh tế của Việt Nam cũng đang có những bƣớc chuyển mình mạnh mẽ. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra một cách nhanh chóng thì môi trƣờng và phát triển bền vững đang là mối quan tâm hàng đầu. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, Việt Nam cũng nhƣ nhiều quốc gia trên thế giới đang đứng trƣớc nguy cơ khủng hoảng về nƣớc do nhu cầu sử dụng nƣớc ngày càng tăng, đặc biệt là trong một số ngành nhƣ năng lƣợng, sản xuất lƣơng thực, thực phẩm, phát triển cơ sở hạ tầng v.v. Quy mô khủng hoảng theo dự đoán có thể mang tính toàn cầu. Do vậy, các tổ chức liên Quốc gia, các tổ chức liên tỉnh đƣợc hình thành, cụ thể nhƣ: Ủy hội Quốc tế sông Mekong (MRC), Ủy ban bảo vệ môi trƣờng lƣu vực các hệ thống sông Hồng, Đồng Nai nhằm giải quyết các vấn đề về khai thác, sử dụng và chia sẻ nguồn tài nguyên nƣớc, vấn đề ô nhiễm môi trƣờng đối với các hệ thống lƣu vực sông chảy qua nhiều quốc gia hoặc liên tỉnh. Liên quan tới tài nguyên nƣớc và môi trƣờng, chúng ta đã có 2 luật quan trọng đƣợc Quốc hội thông qua. Đó là Luật về Tài nguyên nƣớc số No.17/2012- QH13, có hiệu lực ngày 21/6/2012 và Luật bảo vệ Môi trƣờng số No.55/2014- QH13, có hiệu lực ngày 23/6/2014. 21
  32. Việc hình thành Bộ Tài nguyên và môi trƣờng (TNMT) đánh dấu bƣớc ngoặt lớn trong nhận thức và hành động đối với việc khai thác và bảo vệ tài nguyên môi trƣờng thiên nhiên. Ngày 04 tháng 04 năm 2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 36/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (thay thế Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013). Theo Nghị định, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về các lĩnh vực đất đai, tài nguyên nƣớc, tài nguyên khoáng sản, địa chất, môi trƣờng, khí tƣợng thủy văn, biến đổi khí hậu, đo đạc và bản đồ, quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng biển và hải đảo, viễn thám, quản lý nhà nƣớc các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ. Nghị định đã bổ sung thêm chức năng quản lý nhà nƣớc về viễn thám và chỉnh lý cụm từ "tài nguyên và bảo vệ môi trường" đối với chức năng quản lý nhà nƣớc về biển và hải đảo để phù hợp với Luật Tài nguyên, môi trƣờng biển và hải đảo. Đặc biệt là việc phân định chức năng quản lý và sử dụng tài nguyên. Trong đó có tài nguyên nƣớc (TNN) đƣợc giao cho Cục Quản lý TNN. Trong khi về mặt môi trƣờng, việc hình thành Tổng cục Môi trƣờng là tổ chức trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, thực hiện chức năng tham mƣu, giúp Bộ trƣởng Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng quản lý nhà nƣớc và tổ chức thực thi pháp luật về bảo vệ môi trƣờng và đa dạng sinh học trong phạm vi cả nƣớc; quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý nhà nƣớc của Tổng cục theo quy định của pháp luật. 1.3.3 Tình hình nghiên cứu tài nguyên nước và môi trường ở ĐBSCL Có nhiều dự án, chƣơng trình nghiên cứu về tài nguyên nƣớc và môi trƣờng ở Việt Nam nói chung và vùng ĐBSCL nói riêng đã có từ lâu, nhƣng phải đến cuối thập kỷ 90 của thế kỷ 20 mới đi sâu và nhanh chóng hội nhập Quốc tế. Có thể liệt kê một số dự án, chƣơng trình nghiên cứu điển hình, nhƣ: Mekong Delta Master Plan 1993 (Quy hoạch tổng thể ĐBSCL 1993) do Liên danh Tƣ vấn NEDECO của Hà Lan soạn thảo với sự tài trợ của ngân hàng Thế giới (WB) và Ủy hội Mekong (MRC) ; các quy hoạch Thủy lợi của Bộ NN&PTNT 2005, Quy hoạch Thủy lợi 22
  33. ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu đƣợc Chính phủ duyệt vào năm 2012 và gần đây là Mekong Delta Plan 2013 (Kế hoạch ĐBSCL 2013) do Chính phủ hai nƣớc Hà Lan và Việt Nam cùng nghiên cứu với tầm nhìn tới 2100 v.v. Các dự án nghiên cứu về quản lý tài nguyên nƣớc và môi trƣờng lƣu vực sông Mekong và ĐBSCL đƣợc Ủy hội Mekong Quốc tế MRC tiến hành trong nhiều năm qua đã là cơ sở dữ liệu quý cho các nhà khoa học Việt Nam tham khảo và áp dụng cho các nghiên cứu trong nƣớc. Trong đó phải kể đến Chƣơng trình Môi trƣờng (Long Term Envieronment Program, MRC) bao gồm kế hoạch thực hiện nhiều hợp phần quy mô lƣu vực kết nối giữa con ngƣời và hệ sinh thái vùng, lƣu vực. Các chƣơng trình và dự án cụ thể nhƣ: Flood and salt water intrusion in the Mekong Delta (Lũ và Xâm nhập mặn ở ĐBSCL) do 2 Chính phủ Úc (AuSaid) kết hợp với Đức (GIZ) tài trợ trong 2 năm 2011-2012. Trƣớc đó dự án kiểm soát xâm nhập mặn ở ĐBSCL đƣợc Chính phủ Úc tài trợ thông qua MRC đƣợc khởi động từ năm 1986 bằng việc lập mạng lƣới quan trắc ranh giới mặn trên 2 sông chính (sông Hậu và sông Tiền). Dự án đƣợc tiếp tục tài trợ vào năm 1991 đƣợc mở rộng thêm một số sông nhánh khác nối biểng Đông và biển Tây (Hàm Luông, Cái Lớn, Bảy Hap v.v). Ngoài ra mạng lƣới giám sát chất lƣợng nƣớc cũng đƣợc thực hiện bằng vốn trong nƣớc của hai Bộ NN&PTNT, TNMT và một số tỉnh (Bến Tre, Tiền Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng v.v.). Nhiều hội thảo Quốc tế và trong nƣớc liên quan tới chủ đề quản lý tài nguyên nƣớc tổng hợp và môi trƣờng vùng ĐBSCL đƣợc tổ chức vào những năm gần đây, nhƣ: World Delta 2013 Dialogues, tổ chức tại TP.HCM, do Mỹ tài trợ; MEKONG ENVIRONMENT SYMPOSIUM 2013 (Diễn đàn môi trƣờng Mekong 2013) do Chính phủ Đức tài trợ qua Chƣơng trình WISDOM (Water-related Information System for the sustainable development of the Mekong Delta) v.v. Các nghiên cứu của Viện Khoa học Thủy Lợi miền Nam về xâm nhập mặn và dự báo xâm nhập mặn cũng nhƣ xói lở bờ sông, ven biển đƣợc thực hiện trong nhiều năm qua. Đặc biệt là sự kiện đại hạn - mặn xảy ra năm 2016 đƣợc Chính phủ 23
  34. Việt Nam đặc biệt quan tâm v.v. Ngoài ra các cơ sở nghiên cứu ngoài ngành, nhƣ trƣờng Đại học Cần Thơ, An Giang v.v. cũng nhƣ các Sở chuyên ngành của Bộ TNMT và NN&PTNT cũng tham gia vào mạng lƣới nghiên cứu, giám sát TNN, môi trƣờng và chất lƣợng nƣớc. Năm 2017, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ TNMT đã tổ chức nhiều hội thảo về phát triển bền vững cho vùng ĐBSCL chống chịu với BĐKH theo các dự án do WB tài trợ, như: Dự án chống chịu BĐKH tổng hợp và sinh kế Bền vững ĐBSCL (MD ICRSL) Dự án Chống chịu BĐKH và sinh kế bền vững ĐBSCL (MD ICRSL) đƣợc dự kiến là giai đoạn đầu tiên trong cam kết lâu dài của Ngân hàng Thế giới (WB) ở khu vực ĐBSCL nhằm tăng cƣờng quản lý và phát triển thích ứng phó với biến đổi khí hậu, qua nhiều lĩnh vực và các cấp thể chế khác nhau. Cụ thể hơn, nó sẽ hỗ trợ các hệ thống thông tin, sắp xếp thể chế, và lộ trình xây dựng năng lực lập kế hoạch cấp vùng và cấp tỉnh cho sự phát triển bền vững của đồng bằng. Song song với việc đó, dự án này cũng sẽ tìm kiếm các cơ hội cho các khoản đầu tƣ 'ít hối tiếc' và xác định quy mô cho các phƣơng án phát triển dài hạn cần đƣợc tài trợ trong các giai đoạn trong tƣơng lai. Dự án bao gồm các hợp phần sau: Hợp phần 1: Tăng cường theo dõi, phân tích và các hệ thống thông tin. Hợp phần này nhằm cung cấp một thông tin tổng hợp và khuôn khổ thể chế để quy hoạch và quản lý đa ngành có hiệu quả ở ĐBSCL nhằm: (i) Tăng khả năng chống chịu với rủi ro do biến đổi khí hậu và sự phát triển, tăng cƣờng sự phối hợp giữa các bên liên quan ở các tỉnh đồng bằng, (ii) Cải thiện việc sử dụng có hiệu quả các công cụ giám sát hiện đại và công nghệ thông tin để phân tích kế hoạch và các kịch bản hoạt động, và đƣa ra các quyết định đầu tƣ có tính dò hỏi, và (iii) Xây dựng năng lực cho các cách tiếp cận đa ngành. Tiểu hợp phần 1.1: Các Hệ thống Quan trắc để Nâng cao Cơ sở Hiểu biết ĐBSCL. Tiểu hợp phần này sẽ nâng cấp và mở rộng các hệ thống quan trắc nƣớc mặt và nƣớc ngầm, đồng thời nâng cao năng lực viễn thám của Bộ TNMT (MoNRE). Bộ TNMT cũng sẽ thực hiện các nghiên cứu chuyên đề, kể cả các nghiên cứu về hình 24
  35. thái sông và ven biển, và quản lý nƣớc ngầm. Bộ NN&PTNT sẽ thực hiện một nghiên cứu điều tra các hệ thống đê biển và các đai rừng ngập mặn dọc theo 700km đƣờng bờ biển ĐBSCL. Tiểu hợp phần 1.2: Các Hệ thống Thông tin và Hạ tầng Cơ sở nhằm Hỗ trợ ra Quyết định. Tiểu hợp phần này sẽ thành lập một Trung tâm ĐBSCL, mà nó sẽ đƣợc sử dụng là một trung tâm thông tin cho toàn Đồng bằng. Nền tảng của Trung tâm Cơ sở dữ liệu này sẽ là “nền tảng quản lý kiến thức” (KMP) đƣợc xây dựng dựa trên hệ thống GIS, cho phép Bộ TNMT và các cơ quan có liên quan nâng cao năng lực tích hợp các cơ sở dữ liệu và các mô hình để hỗ trợ nghiên cứu các tác động KTXH của biến đổi khí hậu và phát triển lƣu vực. Một nghiên cứu Đánh giá Thích ứng BĐKH ĐBSCL cũng sẽ đƣợc thực hiện, cung cấp các kiến nghị để giúp lập quy hoạch cấp vùng, tỉnh và các ngành Tiểu hợp phần 1.3: Tích hợp thích ứng BĐKH trong các tiến trình lập quy hoạch. Tiểu hợp phần này sẽ cho phép kết nối giữa các hệ thống thông tin và dữ liệu với các quy trình lập quy hoạch của Việt Nam ở ĐBSCL. Bộ KHĐT (Khoa Học Điện Tử) chịu trách nhiệm thực hiện tiểu hợp phần này, sẽ phối hợp với các bộ có liên quan (trƣớc hết là 2 Bộ NN&PTNT và Bộ TNMT), các ngành và các tỉnh để soạn thảo các quy định về thí điểm điều phối vùng đối với các vấn đề về thích ứng BĐKH và các giải pháp thích ứng khí hậu ở ĐBSCL. Tiểu hợp phần này cũng sẽ tài trợ các báo cáo về quy hoạch sử dụng đất, phát triển lãnh thổ và không gian, và xác định các dự án đầu tƣ ƣu tiên “ít hối tiếc” và thích ứng khí hậu Hợp phần 2: Quản lý lũ lụt ở vùng thượng lưu đồng bằng. Mục tiêu chính của hợp phần này là bảo vệ và / hoặc đánh giá lại các hiệu ích của các biện pháp kiểm soát lũ (trữ lũ) trong khi tăng thu nhập nông thôn và bảo vệ các tài sản có giá trị cao tại các tỉnh An Giang và Đồng Tháp. Hợp phần 3: Thích nghi với sự chuyển đổi mặn ở khu vực cửa sông của Đồng bằng. Hợp phần này nhằm giải quyết những thách thức liên quan đến xâm nhập mặn, xói mòn bờ biển, nuôi trồng thủy sản bền vững và cải thiện sinh kế cho các cộng đồng sống ở các vùng ven biển của Bến Tre, Trà Vinh và Sóc Trăng. 25
  36. Hợp phần 4: Bảo vệ các vùng ven biển ở bán đảo đồng bằng. Hợp phần này nhằm giải quyết những thách thức liên quan đến xói lở bờ biển, quản lý nƣớc ngầm, nuôi trồng thủy sản bền vững và cải thiện sinh kế cho các cộng đồng sống ven biển và cửa sông tại tỉnh Cà Mau và Kiên Giang. Tiểu dự án 6 của Bộ KH&ĐT: Trong thời gian qua, các chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch, chƣơng trình và dự án đã và đang đƣợc thực hiện nhằm hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật của vùng ĐBSCL vƣợt qua thách thức của BĐKH. Tuy nhiên, các chƣơng trình, dự án này đều hƣớng tập trung vào việc ứng phó BĐKH và phát triển sinh kế của ngƣời dân theo góc nhìn từ ngành, lĩnh vực riêng rẽ. Sự kết nối giữa các ngành và các cấp chƣa đƣợc chặt chẽ dẫn đến sự thiếu đồng bộ trong quá trình nghiên cứu và triển khai. Do đó, để giải quyết hiệu quả các vấn đề của ĐBSCL cần phải xuất phát từ quan điểm tiếp cận đa ngành, đa lĩnh vực trên cơ sở xử lý đồng bộ bài toán tổng thể với một tầm nhìn dài hạn trong sự phối hợp tham gia của tất cả các ngành kỹ thuật, kinh tế và xã hội bằng những công cụ xác đáng, mang tính kết nối cao. Trong khuôn khổ nỗ lực tham gia giải quyết các vấn đề BĐKH vùng ĐBSCL, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của Việt Nam và Ngân hàng thế giới đã đề xuất chƣơng trình ứng phó với BĐKH cho vùng ĐBSCL theo định hƣớng tiếp cận tổng hợp, liên vùng và đa mục tiêu thông qua Dự án “Chống chịu khí hậu tổng hợp và Sinh kế bền vững Đồng bằng sông Cửu Long” bằng nguồn vốn vay của Ngân hàng thế giới. Trên cơ sở đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ đề xuất tiểu dự án 6:“Đề án phát triển tổng thể kết cấu hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL” trong Hợp phần 1- Tăng cƣờng công tác giám sát, phân tích và hệ thống cơ sở dữ liệu của Dự án “Chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững Vùng Đồng bằng sông Cửu Long” bằng vốn vay của WB đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 736/QĐ-TTg ngày 29/4/2016. Tiểu dự án 6:“Đề án phát triển tổng thể kết cấu hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL” có ý nghĩa vô cùng quan 26
  37. trọng nhằm tạo ra một khung chiến lƣợc toàn diện cho cả vùng, làm cơ sở để triển khai các chƣơng trình, dự án đầu tƣ phát triển đồng bộ, tổng thể kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, hạ tầng sản xuất cũng nhƣ việc khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn lực trên cơ sở phát huy những tiềm năng, lợi thế của vùng trong điều kiện thích ứng với BĐKH, xâm nhập mặn để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững. Tiểu dự án sau khi đƣợc triển khai thực hiện, ngoài việc giải quyết hiệu quả, đồng bộ các vấn đề của ĐBSCL nhƣ đã nêu, còn là một trong những nội dung cấp bách mà Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ đang đƣợc giao nhiệm vụ triển khai, hoàn thiện dự án Luật quy hoạch, trình Quốc hội ban hành theo chỉ đạo của Chính phủ. Hình 1.6 là kịch bản ứng phó với BĐKH và NBD khi mực nƣớc biển dâng 100cm vào cuối thế kỷ 21 và Hình 1.7 mô tả mục tiêu của dự án. Hình 1.6: Kịch bản ứng phó với BĐKH và NBD Nguồn: Bộ TNMT,2016 27
  38. Hình 1.7: Mục tiêu của dự án Nguồn: Bộ Kế hoạch và đầu tư,2016 28
  39. CHƢƠNG 2: HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG VÀ CHẤT LƢỢNG NƢỚC VÙNG ĐBSCL 2.1 TÓM TẮT VỀ LƢU VỰC SÔNG MEKONG VÀ HIỆP ĐỊNH MEKONG 1995 2.1.1 Lưu vực sông Mekong 2.1.1.1. Thông tin cơ bản về lưu vực: Với chiều dài 4.880km, Mekong là con sông lớn thứ 12 trên thế giới về diện tích, thứ sáu về lƣợng nƣớc (500 tỷ m3), bắt nguồn từ vùng núi Tây Tạng ở độ cao 5.000m so với mực nƣớc biển trung bình (MSL), chảy qua địa phận 6 nƣớc: Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam. Bảng 2.1 mô tả phân bố diện tích và tỷ lệ đóng góp dòng chảy vào lƣu vực sông Mekong (LVSMCK). Bảng 2.1: Phân bố diện tích lƣu vực sông Mekong theo từng nƣớc STT Tên nƣớc Diện tích Tỷ lệ diện Tỷ lệ đóng góp tổng (km2) tích lƣợng dòng chảy (%), (%) lƣu lƣợng trung bình (m3/giây) 1 Việt Nam 72.000 9 11 /1.660 2 Campuchia 155.000 20 18 /2.860 3 Lào 213.000 26 35 /5.270 4 Thái Lan 184.000 23 18 /2.560 5 Myanmar 24.000 3 2 /300 6 Trung Quốc 147.000 19 16 /2.410 Tổng cộng 795.000 100 100 /15.060 Nguồn: Ủy hội Quốc tế sông Mekong (MRC),1995 LVSMK rộng 795.000 km2, chia thành hai phần: thƣợng lƣu sông Mekong (TLSMK) bao gồm diện tích lƣu vực nằm trong lãnh thổ của Trung Quốc và Myanmar (171.000 km2) và hạ lƣu sông Mekong (HLSMK) là diện tích lƣu vực (624.000 km2) của bốn nƣớc Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam. Phần 29
  40. HLSMK bắt đầu từ vùng Tam giác vàng thuộc biên giới 3 nƣớc Thái Lan, Myanmar và Lào, ở độ cao 500m mực nƣớc biển, chiếm khoảng 77% tổng diện tích toàn LVSMK (Hình 2.1). TLSMK có chiều dài 2.680km là vùng núi cao hiểm trở, lòng sông lắm thác ghềnh, thuộc cao nguyên Tây Tạng (tỉnh Vân Nam, Trung Quốc) tuyết phủ quanh năm, vào mùa khô, tuyết tan duy trì dòng chảy xuống hạ lƣu. TLSMK chịu ảnh hƣởng của khí hậu ôn đới, một phần nhỏ chịu ảnh hƣởng cận nhiệt đới gió mùa, lƣợng mƣa trung bình năm chỉ đạt 1000-1700mm. HLSMK có chiều dài 2.200km gồm phần trung lƣu từ Chiang Saen tới Kratie (Campuchia) chiếm khoảng 57% tổng diện tích lƣu vực, là vùng sinh lũ chủ yếu của lƣu vực. Qua khỏi Kratie, sông Mekong tiếp tục chảy vào vùng châu thổ sông Mekong (CTSMK) bao gồm diện tích đồng bằng của Việt Nam gọi là ĐBSCL, còn lại là diện tích phần châu thổ thuộc Campuchia. HLSMK khí hậu chịu ảnh hƣởng của chế độ nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa riêng biệt. Mùa mƣa từ tháng 6 đến tháng 10 và mùa khô dài hơn, trong những tháng còn lại. Lƣợng mƣa phân phối không đều trên lƣu vực, lớn nhất tới 3.000 - 4.000 mm ở vùng núi dọc theo dãy Trƣờng Sơn thuộc Lào, Campuchia và Tây Nguyên của Việt Nam, trong khi vùng cao nguyên Korat của Thái Lan và lƣu vực Biển Hồ lƣợng mƣa chỉ có 1.000 – 1.600 mm. LVSMK đƣợc chia thành 6 vùng địa lý tự nhiên nhƣ sau: Vùng núi cao phía Bắc (IV), vùng núi cao phía Đông (II), Cao nguyên Korat (III), vùng núi cao phía Nam (V), vùng đồng bằng (I) và lƣu vực sông Lang Cang của Trung Quốc (VI). 30
  41. Hình 2.1: Bản đồ lƣu vực sông Mekong và các nƣớc ven sông Nguồn: Ảnh tư liệu trên inernet LVSMK chủ yếu chịu ảnh hƣởng của gió mùa Tây Nam, đƣợc phân thành 2 mùa rõ rệt với khoảng thời gian tƣơng đối bằng nhau, mùa mƣa khoảng từ giữa tháng 5 đến cuối tháng 9 đầu tháng 10. Cuối mùa mƣa, các trận bão và áp thấp nhiệt đới khác ảnh hƣởng lớn đến lƣu vực vào các tháng 6, 9 và tháng 10 của ĐBSCL có lƣợng mƣa nhiều nhất. Bảng 2.2 mô tả các thông số cơ bản về khí hậu trong LVSMC. Bảng 2.2: Thông số cơ bản về các mùa của LVSMK Mát lạnh Nóng khô Mát mƣa Lạnh 1 2,3,4 5,6,7,8 9,10,11,12 Đặc trƣng cho khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới của LVSMK là sự biến đổi nhiệt độ trung bình ở các vùng đồng bằng và thung lũng sông của lƣu vực tƣơng đối nhỏ. Tuy nhiên, cũng có thay đổi đáng kể theo mùa và theo ngày ở các vùng cao có khí hậu ôn đới phía Bắc. Nhiệt độ trung bình ở TLVSMK biến đổi tƣơng đối lớn, từ nhiệt độ trung bình thấp đến trung bình cao là 15oC. Sự khác biệt này cho thấy khí 31
  42. hậu lƣu vực từ vùng ôn đới sang nhiệt đới gió mùa và biến đổi mạnh mẽ theo cao độ địa hình. Trong khoảng 2000km chiều dài sông cao độ đã giảm hơn 4000m. Đặc trƣng khác biệt của vùng này là biến thiên nhiệt độ trong năm lớn, trung bình các tháng lạnh nhất và nóng nhất khoảng gần 20oC, càng về hạ lƣu thì biến đổi nhiệt độ theo mùa càng giảm. 2.1.1.2 Các lưu vực sông nhánh của hạ lưu vực sông Mekong HLVSMK có 128 sông nhánh lớn, nhỏ đổ vào dòng chính Mekong. Trong đó một số nhánh sông lớn tập trung ở Đông Bắc Thái Lan (Kok Ingnan, Nam Mun, Nam Chi), ở Lào (Nam Theum, Nam Ou, Xebang Phai, Xebang Hieng), phía Tây Bắc Campuchia có sông Tonle Sap, một nhánh của sông Mekong, vùng Đông Bắc Campuchia và Tây Nguyên của Việt Nam cùng chung hệ thống các sông nhánh (Se Kông, Se San và Srepok). Dòng chảy sông Mekong do tuyết tan và mƣa sinh ra, nhƣng phân bố không đều trên lƣu vực. Tổng lƣợng nƣớc trung bình năm tại của sông khoảng 475 tỷ m3. Trong đó tổng lƣợng nƣớc trung bình năm tại Chiang Sean là 76,5 tỷ m3. Lƣu lƣợng trung bình nhiều năm khoảng 15.000 m3/s (hiện nay chỉ còn 14.500 m3/s). Lƣu lƣợng đo đƣợc tại trạm Kratie, lớn nhất tới 75.700 m3/s (1939) và nhỏ nhất chỉ có 1.230 m3 (tháng 4 năm 1960). Các nhánh sông phía Tây Trƣờng Sơn đóng góp 70% tổng lƣợng. Biển Hồ và Tonle Sap là hồ điều tiết tự nhiên cắt 20% đỉnh lũ và bổ sung 16% nƣớc cho vùng hạ lƣu trong mùa kiệt. 2.1.2 Hiệp định Mekong 1995 Ngày 5/4-/995, tại Chiềng Rai, Thái Lan, Ủy hội sông Mekong quốc tế (MRC) ra đời với việc bốn quốc gia thành viên MRC là Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam ký Hiệp định hợp tác phát triển bền vững lƣu vực sông Mekong (Hiệp định Mekong). Hiệp định gồm sáu chƣơng, 42 điều. Trong đó, Chƣơng I: Mở đầu; Chƣơng II: Định nghĩa và các thuật ngữ; Chƣơng III: Mục tiêu và các nguyên tắc hợp tác, gồm mƣời điều quy định lĩnh vực, đối tƣợng, phạm vi và các nguyên tắc hợp tác; Chƣơng IV: Khuôn khổ về thể chế, gồm 23 điều quy định cơ cấu tổ chức, cách thức hoạt động của tổ chức hợp tác (MRC); Chƣơng V: Giải quyết khác biệt và 32
  43. bất đồng, gồm hai điều hƣớng dẫn về cơ chế giải quyết bất đồng nảy sinh giữa các nƣớc khi thực hiện và Chƣơng VI: Điều khoản cuối cùng. Theo Hiệp định, nguyên tắc cơ bản trong hợp tác giữa các quốc gia thành viên MRC là đồng thuận, bình đẳng và tôn trọng chủ quyền lãnh thổ. Các vấn đề liên quan hợp tác Mekong luôn đƣợc xem xét và giải quyết bằng các quá trình tƣ vấn rộng rãi ở nhiều cấp. Nguyên tắc sử dụng nƣớc công bằng và hợp lý của quốc tế cũng đƣợc áp dụng. Hiệp định Mekong 1995 và sự ra đời của MRC đã ghi nhận những nhận thức mới của cả bốn quốc gia thành viên trƣớc những biến đổi về chính trị, kinh tế và xã hội trong khu vực. Trong khuôn khổ hợp tác mới, MRC đã đƣa các quốc gia ven sông nói chung và Việt Nam nói riêng vào một trang mới trong hợp tác khai thác, phát triển, quản lý và bảo vệ nguồn nƣớc và các tài nguyên liên quan khác trong khu vực sông Mekong. Hiệp định là căn cứ pháp lý quan trọng, quy định các nguyên tắc cơ bản và khung hợp tác chung cho các quốc gia thành viên trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ nguồn nƣớc và các tài nguyên liên quan khác trong vùng hạ lƣu sông Mekong, nhằm đạt đƣợc phát triển bền vững, góp phần thực hiện các chiến lƣợc phát triển kinh tế và các chƣơng trình trọng điểm các quốc gia thành viên trong vùng hạ lƣu sông Mekong, đồng thời góp phần thực hiện các mục tiêu Thiên niên kỷ của LHQ và thực hiện các Công ƣớc quốc tế khác liên quan quản lý, khai thác, phát triển tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng. Trong các khuôn khổ hợp tác vùng hiện nay trong lƣu vực sông Mekong, MRC là tổ chức có lịch sử hợp tác lâu dài nhất, có mạng lƣới giám sát, hỗ trợ kỹ thuật ổn định, bảo vệ tài nguyên nƣớc và các tài nguyên liên quan, đồng thời là tổ chức có chức năng xây dựng các khung pháp lý vùng, bao gồm những quy chế có tính ràng buộc cao đối với các quốc gia thành viên về chia sẻ công bằng, hợp lý tài nguyên nƣớc và cùng nhau bảo vệ môi trƣờng sinh thái lƣu vực sông bên cạnh chức năng thúc đẩy các dự án phát triển chung. Đối với Việt Nam, Hiệp định Mekong 1995 là cơ sở pháp lý quan trọng để bảo vệ quyền lợi của Việt Nam đối với vùng ĐBSCL và Tây Nguyên. Việt Nam luôn gƣơng mẫu, thực hiện nghiêm túc Hiệp định Mekong, tích cực tham gia giải quyết 33
  44. các mâu thuẫn trong Ủy hội, đóng góp tích cực nhất cho các chƣơng trình hoạt động của Ủy hội cả về kinh phí, chuyên gia và thông tin số liệu. Hiệp định Mekong 1995 còn có ý nghĩa quan trọng trong tăng cƣờng quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia trong lƣu vực sông Mekong và các quốc gia khác trong khu vực. 2.2 CÁC ĐẶC TRƢNG CƠ BẢN CỦA MÔI TRƢỜNG VÙNG ĐBSCL 2.2.1 Môi trường tự nhiên vùng ĐBSCL Hình 2.2: Bản đồ phân vùng quy hoạch ở ĐBSCL Nguồn: NEDECO, Mekong Delta Master Plan, 1993 2.2.1.1 Vị trí địa lý, địa hình và địa mạo ĐBSCL là phần cuối cùng của vùng châu thổ sông Mekong, có diện tích tự nhiên vào khoảng 3,9 triệu ha đƣợc phân thành 3 vùng: Vùng ngập lũ, vùng giữa và vùng ven biển. Vùng ngập lũ nằm về phía Bắc của ĐBSCL, với diện tích vào khoảng 1,9 triệu ha, thuộc các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, An Giang và Kiên Giang. Ngoại trừ một số khu vực đồi núi nằm về phía Tây Bắc, nhìn chung vùng ngập lũ có địa hình khá bằng phẳng, với cao độ bình quân vào khoảng +0,5 – +3,0m. Dọc các sông Tiền, Hậu, Vàm Cỏ do đƣợc phù sa bồi đắp nên có địa hình cao hơn và đã tạo ra các vùng kín 34
  45. nhƣ ĐTM, giữa hai sông vì vậy trong khi vùng TGLX có dạng đồng ngập lũ hở, tiêu thoát dễ, thì vùng ngập lũ ĐTM có dạng đồng ngập lũ kín, tiêu thoát khó. Hƣớng dốc chính của vùng là từ phía bắc xuống Nam và từ phía Đông sang Tây. Quá trình phát triển đã tạo nên trong vùng ngập lũ một hệ thống chằng chịt các kênh mƣơng, đê bao, bờ bao, đƣờng giao thông bộ Hệ thống các công trình hạ tầng cơ sở này đã chia cắt vùng ngập lũ thành nhiều ô nhỏ, làm thay đổi đáng kể tình trạng dòng chảy lũ của vùng. Tỷ lệ diện tích theo cao độ 8 1 3 3 8 11 22 46 vùng núi cao >3m 2-3m 1.5-2.0 1.0-1.5 0.5-1.0 <0.5 sông,kênh Hình 2.3: Phân bố cao độ trong vùng ngập lũ ở ĐBSCL Nguồn: NEDCO, Mekong Delta Master Plan 1993 (Quy hoạch tổng thể ĐBSCL) 2.2.1.2 Thổ nhưỡng Lớp mặt vùng ngập lũ ĐBSCL chủ yêu là trầm tích bở rời Holoxen, đƣợc thành tạo bởi trầm tích sông, biển, bao gồm các loại đất sau (Bảng 2.3): Bảng 2.3. Điều kiện thổ nhƣỡng vùng ngập lũ ĐBSCL. TT Loại đất D.T T.L(%) Phân bố 1 Đất phèn 640000 34 ĐTM, TGLX (chủ yếu), TSH 2 Phù sa 837000 45 Ven sông Tiền, sông Hậu 3 Đất xám 171875 9.0 Vùng Bắc ĐTM 35
  46. 4 Đắt mặn ít 125500 0.7 Ven biển Tây, ven các sông Vàm Cỏ 5 Đất than bùn 6250 0.3 Tứ giác Hà Tiên phèn 6 Đất giồng cát 8128 0.4 Các cù lao 7 Đất xói mòn 7500 0.4 Vùng Bảy Núi trơ đá 8 Đất đỏ vàng 3125 0.2 Vùng đồi núi và các khu cao phía Bắc 9 Đất khác 14850 7.8 Tổng 1914640 Trong các loại đất trên, hai loại đất phù sa và phèn chiếm tỷ lệ cao nhất. Điều này đã phần nào chỉ rõ những khó khăn và thuận lợi của vùng ngập lũ. Phần diện tích các loại đất khác (ngoài đất phèn nặng, hoạt động nông) đã đƣợc triệt để với mức độ thâm canh khá cao, trong đó: lúa ba vụ, rau màu, cây ăn trái phát triển trên nền đất phù sa, lúa hai vụ phát triển trên nền đất phèn nhẹ, mặn ít. Phần diện tích đáng quan tâm nhất hiện nay là phần diện tích đất phèn hoạt động nông. Tập trung nhiều ở vùng trung tâm ĐTM, khu vực Bo bo, Trà sƣ và TGHT. Những khu vực này thƣờng nằm khá xa dòng sông chính, điều kiện lấy phù sa bồi đắp không thuận tiện, tiêu thoát kém, lớp sét bùn tích lũy Pyrite lộ ra gần mặt đất, điều kiện cải tạo hết sức khó khăn. Khoảng 200.000 ha còn bỏ hoang trong vùng ngập lũ thuộc diện này và đây là một trong những mục tiêu cần phải giải quyết của quy hoạch lũ. Hình 2.4 mô tả bản đồ đất vùng ĐBSCL. 36
  47. Hình 2.4 Bản đồ các nhóm đất chính vùng ĐBSCL Nguồn: Bộ NN&PTNT, Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp,1989 37
  48. 2.2.1.3 Thủy văn và chất lượng nước 1. Chế độ thủy văn dòng chảy Bắt đầu từ Phnom Penh, sông Mekong chia thành hai nhánh theo dòng chảy từ Bắc xuống Nam: bên phải (hữu ngạn) là sông Bassac (sông Hậu) và bên trái (tả ngạn) là Mekong (sông Tiền), cả hai đều chảy vào khu vực đồng bằng châu thổ rộng lớn ở Nam Bộ , dài chừng 220–250 km mỗi sông. Sông Mekong còn có tên gọi là sông Cửu Long (chín con rồng - 9 cửa sông). Lƣu lƣợng hai sông này rất lớn, khoảng 6.000 m³/s về mùa khô, lên đến 12.000 m³/s vào mùa mƣa, và vận chuyển nhiều phù sa bồi đắp cho đồng bằng Nam Bộ. Sông Tiền và sông Hậu chảy qua địa phận các tỉnh, thành: Đồng Tháp, Tiền Giang, Bến Tre, An Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng. Các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre và phần lớn tỉnh Đồng Tháp ở phía bên tả sông Tiền. Các tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh, một phần lớn tỉnh Đồng Tháp và An Giang nằm giữa sông Tiền và sông Hậu. Phía hữu sông Hậu là vùng Tứ giác Long Xuyên và vùng bán đảo Cà Mau (ở phía Nam kênh Cái Sắn và hữu ngạn sông Hậu). Sông Cửu Long hiện nay chảy ra biển Đông tại các cửa: Tiểu, Đại, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên, Cung Hầu, Bát Xắc, Định An và Trần Đề. Tuy nhiên cửa Bát Xắc đã bị bồi lấp, trong khi cửa Ba Lai đã đƣợc ngăn mặn bằng cống Ba Lai vào năm 2002. Dòng chảy vùng ngập lũ ĐBSCL chịu ảnh hƣởng của dòng chảy sông Mekong, thủy triều và chế độ mƣa trong vùng. Các yếu tố này tùy thuộc vào thời gian, không gian, vị trí có tác động khác nhau đến dòng chảy và chất lƣợng nƣớc trong nội đồng. a. Chế độ thủy văn dòng chảy mùa kiệt: Nguồn nƣớc sông Mekong (mùa kiệt) từ Campuchia vào ĐBSCL theo hai hƣớng sông Tiền và sông Hậu. Lƣu lƣợng bình quân trên cả hai nhánh vào khoảng 6000 m3/s. Tổng lƣợng chiếm khoảng 10% tổng lƣợng cả năm. Tỷ lệ phân phối theo hai nhánh là 84 - 86% cho sông Tiền và 14 - 16% cho sông Hậu. Tuy nhiên, sau khi đi qua Vàm Nao tỷ lệ này là cân bằng cho hai bên 50% cho sông Tiền và sông Hậu tại Cần Thơ và Mỹ Thuận. Các tháng có lƣu lƣợng nhỏ nhất là IV và V, lƣu lƣợng 38
  49. bình quân dƣới 3000 m3/s. Lƣu lƣợng bình quan các tháng kiệt theo tần suất tại trạm Phnom Penh nhƣ sau: Bảng 2.4: Lƣu lƣợng bình quân tháng, theo các tần suất tại Phnom Penh (m3/s) Tháng Qbq 10% 20% 50% 75% 80% 85% 90% 95% 1 7597 8995 8470 7544 6805 6693 6460 6275 5956 2 4410 5279 4957 4375 3915 3846 3700 3590 3391 3 2972 3438 3266 2957 2700 2669 2595 2596 2416 4 2456 2972 2775 2431 2175 2112 2055 1989 1891 5 3696 5137 4509 3540 2850 2783 2600 2458 2240 6 10043 1419 12524 9722 7775 7391 6775 6317 5554 Mực nƣớc mùa kiệt, trên phần lớn diện tích của vùng ngập lũ, đều thấp hơn mặt đất tự nhiên, chỉ một phần diện tích rất nhỏ thuộc khu vực Cần Thơ, Vĩnh Long, Bến Tre và Tiền Giang, trong thời gian đỉnh triều của thời kỳ triều Xuân có mực nƣớc cao hơn mặt đất tự nhiên. Lƣu lƣợng nhỏ, mực nƣớc thấp vào mùa kiệt là một hạn chế lớn trong việc cấp nƣớc mùa khô, cũng nhƣ sự gia tăng hoạt động của đất phèn trong vùng ngập lũ, đặc biết là đối với các vùng sâu, vùng xa sông chính nhƣ trung tâm ĐTM, TGLX và TSH. Mặt khác, do lƣu lƣợng thƣợng nguồn nhỏ, nên đã tạo điều kiện cho thủy triều biển Đông, biển Tây theo sông Tiền, sông Hậu, sông Vàm Cỏ, sông Cái Lớn, Cái Bé và hệ thống kênh rạch ăn thông ra biển xâm nhập sâu vào phía Nam và Tây của vùng ngập lũ. Sự xâm nhập mạnh mẽ của thủy triều cũng đã tạo nên chế dộ mức nƣớc thay đổi theo chu kỳ ngày, tháng và năm đồng thời làm cho chế độ dòng chảy trong khu vực nội đồng trở nên rất phức tạp. b. Chế độ thủy văn dòng chảy mùa lũ Mùa lũ ở ĐBSCL thực sự bắt đầu vào tháng VII và kết thúc vào tháng XI, XII. Trong thời gian lũ, lƣu lƣợng bình quân tháng vào khoảng 25.400 m3/s, tổng lƣợng chiếm đến khoảng 90%. Đỉnh lũ tại Tân Châu, Châu Đốc xuất hiện vào khoảng cuối 39
  50. thấng IX, đầu tháng X, ở hạ lƣu đỉnh lũ xuất hiện chậm hơn 15-20 ngày. Theo thời gian, độ ngập, có thể chia lũ ở ĐBSCL ra 3 thời kỳ: Thời kỳ đầu, từ tháng VII đến tháng VIII, nƣớc lũ trên sông chính lên nhanh, lũ vào đồng theo các sông rạch nối với sông chính chảy đầy các ô ruộng. Nƣớc lũ thời kỳ này chứa nhiều phù sa, không gây nên thiệt hại về ngƣời và của. Thời kỳ thứ hai, đỉnh vào cuối tháng IX hoặc đầu tháng X là thời kỳ lũ lên cao (Tân Châu vƣợt quá 4.0 m, Châu Đốc vƣợt quá 3.8 m). Lũ vào theo 2 hƣớng là từ sông chính vào (khoàng 20-25% tổng lƣợng) và từ biên giời Việt Nam – Campuchia tràn xuống (khoảng 75-80% tổng lƣu lƣợng). Lũ tràn từ Campuchia vào TGLX qua 7 cầu với lƣu lƣợng ở thời kỳ lớn nhất khoảng 1600 – 2500 m3/s và từ biên giới Campuchia vào ĐTM qua tuyến Sở Hạ - Cái Cỏ - Long Khốt khoảng 5000 – 9000 m3/s (tùy từng năm). Vào thời gian này khoảng 840.000ha (chiếm tỷ lệ khoàng 45% diện tích vùng ngập) thuộc vùng phía Bắc kênh Cái Sắn – Cái Tàu Thƣơng – kênh Nguyễn Văn Tiếp, bị ngâp từ 1.0 3.5m. Vùng phía Nam với diện tích khoảng 100.000ha ngập từ 0.5 1.5m. Thời gian ngập lũ của các vùng từ 3 5 tháng, tùy từng nơi. Đây là thời kỳ lũ gây thiệt hại lớn nhất về ngƣời, về của cho vùng ngập, gây trở ngại lớn cho sản xuất nông nghiệp, cũng nhƣ các hoạt động phát triển khác và cuộc sống của nhân dân. Thời kỳ thứ 3 là thời kỳ lũ rút (thƣờng bắt đầu từ hạ tuần tháng X khi dòng tràn từ Campuchia giảm xuống), mực nƣớc lũ ĐBCSL xuống dần cho đến tháng XII thì đại bộ phận diện tích hết ngập lụt. Các khu vực ven biển, gần các sông lớn, có địa hình cao lũ rút sớm (vào khoảng cuối tháng XI), các vùng sâu, vùng xa nƣớc rút chậm hơn, thông thƣờng vào khoảng cuối tháng XII, thậm chí có nơi đến tháng I. Nƣớc lũ rút chậm là một trong những hạn chế làm ảnh hƣởng đến việc bắt đầu vụ Đông Xuân và vì vậy làm chậm vụ Hè Thu, giảm khả năng an toàn của vụ này. Một số kết quả về lƣu lƣợng, mực nƣớc lũ trong vùng nhƣ sau: 40
  51. Bảng 2.5: Lƣu lƣợng đỉnh lũ thực đo của một số năm tại Tân Châu và Châu Đốc Năm Vào TGLX Vào ĐTM Từ Tỷ lệ Từ Tỷ lệ Từ Tỷ lệ Từ Tỷ lệ biên giới (%) sông Hậu (%) biên giới (%) sông Tiền (%) 1798 1780 77,7 509 24,9 6000 95,8 263 4,2 1991 2140 79,3 557 20,7 7890 88,7 989 11,3 1994 1520 75,8 486 24,2 5550 93,8 369 6,2 1996 2530 76,2 790 23,8 8500 98,5 130 1,5 Bảng 2.6: Kết quả một số đợt đo lƣu lƣợng lũ qua biên giời vào TGLX và ĐTM Năm Tổng (m3/s) Tân Châu Tỷ lệ (%) Châu Đốc Tỷ lệ (m3/s) (%) 1961 36710 28870 78,6 7840 21,4 1978 33040 25900 78,4 7160 21,6 1991 25200 1994 31210 23920 76,6 7290 23,4 1996 31880 23700 74,3 8180 25,7 Bảng 2.7: Mực nƣớc lũ lớn nhất tại một số trạm trong vùng (Đ/v: m) Tân Châu Cầu Tràm Hƣng Mỹ Mộc Vọng Tân Mỹ Mỹ Cần Châu Đốc Sắt Chim Thạnh An Hóa Thê Hiệp Thuận Tho Thơ 5,27 4,94 3,38 3,91 2,94 2,54 3,02 2,63 2,28 2,03 1,83 2,07 Xu thế dòng chảy mùa lũ theo ba hƣớng chính: từ thƣợng lƣu về hạ lƣu theo sông Tiền, sông Hậu, từ sông Hậu ra biển Tây và từ sông Tiền sang sông Vàm Cỏ Tây. Theo xu thế đó lũ thoát ra khỏi vùng ĐTM theo hƣớng sông Tiền, sông Vàm 41
  52. Cỏ Tây và thoát ra khỏi vùng TGLX theo hƣớng ra biển Tây, sông Hậu và xuống Tây sông Hậu ra sông Cái Lớn, Cái Bé. Lƣu lƣợng lũ thoát ra hia vùng này nhƣ sau: Bảng 2.8: Lƣu lƣợng lũ thoát ra khỏi vùng TGLX và ĐTM (m3/s) Năm Vùng TGLX Vùng ĐTM Ra Ra Qua Qua Ra Xuống Ra S.Hậu B.Tây C.Sắt Q.Lộ I S.Tiền VCT VCT 1978 413 800 1796 599 2040 1991 337 712 1994 540 1260 60 2300 650 700 1996 680 2000 780 4270 1470 2700 Mƣa nội đồng, thủy triều có tác dụng khá lớn trong việc làm tăng thêm chế độ ngập trong nội đồng. Những năm gặp tổ hợp bắt lợi lũ thƣợng nguồn, mƣa nội đồng lớn, thủy triều cao là những năm lũ gây tác hại lớn nhất. 2. Chất lượng nước: Nguồn nƣớc sử dụng ở ĐBSCL hiện nay gồm có: nƣớc mƣa, nƣớc ngầm và nƣớc mặt từ các sông Mekong. Việc đánh giá chất lƣợng nƣớc (CLN) đƣợc căn cứ vào mục đích sử dụng và các tiêu chuẩn về CLN đã đƣợc quy định bởi bộ Khoa Học, Công Nghệ và Môi Trƣờng (1995). Tuy nhiên, do tình hình tài liệu trong vùng có hạn (thời gian, các yếu tố đo đạc), nên việc đánh giá về CLN chỉ có thể đạt đến một mức độ nhất định và cho hai đối tƣợng chính là nƣớc sinh hoạt và nƣớc cho sản xuất nông nghiệp. Chất lƣợng các nguồn nƣớc nhƣ sau: a) Chất lƣợng nƣớc nƣớc mƣa Nƣớc mƣa là nguồn nƣớc quan trọng cho sinh hoạt và sản xuất ở ĐBSCL. Hàng năm vùng ngập lũ ĐBSCL có tổng lƣợng mƣa khoảng 1500mm – 2000mm. Trong đó vùng ven biển Tây có lƣợng mƣa lớn nhất (trên 2000mm), vùng Bảy Núi, Châu Đốc có lƣợng mƣa thấp nhất (nhỏ hơn 1500mm). Nhìn chung lƣợng mƣa có xu thể giảm dần từ Tây sang Đông và từ Nam lên Bắc. Hơn 90% tổng lƣợng mƣa 42
  53. tập trung vào các tháng mùa mƣa (tháng V đến tháng XI), các tháng mùa khô có lƣợng mua không đáng kể. Nƣớc mƣa là nguồn nƣớc chính đƣợc nhân dân trong vùng ngập lũ sử dụng trong sản xuất, ăn uống và sinh hoạt. Tuy nhiên, các kết qua nghiên cứu của Trung tâm Chất lƣợng nƣớc và Môi trƣờng trong các năm 1996,1997 và viện Vệ sinh, sức khỏe, năm 1993 đã cho thấy, tình hình ô nhiễm vi sinh, ô nhiễm hóa học (mƣa acid) trong nƣớc mƣa khá là nghiêm trọng. Kết uqar nghiên cứu từ 50 bể chứa nƣớc mƣa ở T.P Hồ Chí Minh thàng VIII/1993 đã chỉ ra hầu hết các mẫu nƣớc mƣa đều chứa các yếu tố nguy hiểm cao, vƣợt xa tiêu chuẩn cho phép đối với nƣớc sinh hoạt. Trong đó số mẫu vƣợt tiêu chuẩn Coliform là 80%, chất hữu cơ 36%, NO2 48%, NO3 4%. Kết quả nghiên cứu về mƣa acid cũng cho thấy, trong vùng ngập, vào một số thời gian, tại một số vị trí, nƣớc mƣa có trị số pH xuống đến 4 (xem bản đồ trang sau). Cũng theo kết quả nghiên cứu, khi đƣợc lƣu trữ lại các yếu tố nguy hiểm nhƣ Coloform, các chất hữu cơ trong nƣớc mƣa là nguồn nƣớc tốt, nhƣng nếu sử dụng cho ăn uống trực tiếp là rất nguy hiểm. b) Chất lƣợng nƣớc nƣớc ngầm Nƣớc ngầm, trong nghiên cứu quy hoạch tổng thể đã kết luận “ mặc dù vùng ĐBSCL chứa một khối lƣợng lớn dƣới đất, nhƣng nguồn cung cấp tự nhiên của các tầng chứa nƣớc rất hạn chế, vì vậy không nên phát triển ở quy mô lớn để tƣới cho nông nghiệp”. Trong thực tế, hiện nay ở ĐBSCL nói chung và vùng ngập lũ nói riêng nƣớc ngầm chủ yêu đƣợc sử dụng cho sinh hoạt, chỉ một lƣợng rất ít đƣợc dùng để tƣới, sản xuất công nghiệp. Ở ĐBSCL có năm đơn vị địa chất thủy văn: Holoxen, Plétocene trên và dƣới, Pliocene và Miocene: - Trầm tích Holocene lộ trên mặt suốt Đồng bằng, có độ dày thay đổi từ 0- 76m, vùng sâu nhất nằm ở trung tâm của tam giác châu thổ sông Hậu. Tằng chứa nƣớc này có chất lƣợng nƣớc không tốt, phần lớn bị nhiễm bẩn. - Tầng Plétocene trên chứa nguồn ngầm vô cùng quan trong trong ĐBSCL. Nguồn nƣớc ngầm này đƣợc cung cấp từ việc thấm trực tiếp qua đáy sông ở phía Bắc của Đồng bằng. Chiều sâu gặp tầng chứa nƣớc này trung bình 43
  54. khoảng 20-40m, độ dày trung bình của tầng vào khoảng 80m, độ sâu đáy tầng khoảng 120m. Phần lớn các giếng nhỏ cấp nƣớc nông thôn hiện nay đều khai thác từ tầng nƣớc này. Chất lƣợng nƣớc ngầm hiện khai thác nhìn chung tốt, có thể đảm bảo cho các mục đích sinh hoạt, sản xuất. Tuy nhiên, nên sử dụng hình thức giếng khoan sẽ cho chất lƣợng đảm bảo hơn, các giếng đào có chất lƣợng kém. Kết quả nghiên cứu một số giếng đang sử dụng tại các tỉnh Đồng Tháp (28 giếng khoan), Bến Tre (160 giếng đào) thuộc vùng lũ có kết qủa nhƣ Bảng 2.9 và bảng 2.10 nhƣ sau: Bảng 2.9: Chất lƣợng nƣớc các giếng đào (160 giếng). Đơn vị: % Coliform/100ml Chất Hữu cơ NO2 NO3 (mg/l) (mg/l) (-) 1-10 >10 0-4 4-6 >6 0-0.5 >0.5 0-6 6-10 >10 33,7 2,3 64 45 24 36 35 65 68,8 1,3 18,2 Bảng 2.10: Chất lƣợng nƣớc các giếng khoan (28 giếng). Đơn vị: % Coliform/100ml Chất Hữu cơ NO2 NO3 (mg/l) (mg/l) (-) 1-10 >10 0-4 4-6 >6 0-0.5 >0.5 0-6 6-10 >10 75 17,8 7,2 39,3 1,7 50 64 36 89 11 0 Cũng cần lƣu ý rằng: từ kết quả nghiên cứu 200 mẫu nƣớc giếng đào (160 ở Bến Tre, 40 ở An Giang) và 118 giếng khoan (90 ở Bạc Liêu, Cà Mau và 28 tại Đồng Tháp) nghiên cứu về chất lƣợng nƣớc trong dự án chất lƣợng nguồn nƣớc sáu tỉnh phía Nam của UNICEF và bộ Y Tế, đƣợc thực hiện bởi Viện Vệ sinh và sức khỏe cộng đồng TP Hò Chí Minh, tháng VIII/1993 đã kết luận: Tất cả các nguồn nƣớc cung cấp bằng các tiện nghi đơn giản đều chứa các yếu tố rủi ro từ thấp đến trung bình, cao đến rất cao, trong đó cao và rất cao chiếm khoảng 29,5%, thấp và trung bình 70%. Vì vậy, tốt nhất không nên sử dụng nƣớc chƣa đƣợc đun nấu, xử lý khi ăn uống. 44
  55. c) Chất lƣợng nƣớc nƣớc mặt Nƣớc mặt ở vùng ngập lũ ĐBSCL không những chỉ đƣợc sử dụng cho yêu cầu phát triển các ngành kinh tế (chủ yếu là nông nghiệp), mà còn đƣợc nhân dân trong vùng sử dụng cho sinh hoạt nhƣ một nguồn nƣớc chính (gần 80% nhân dân vùng ngập lũ hiện còn phải sử dụng nƣớc mặt trong sinh hoạt). Chất lƣợng nƣớc mặt ĐBSCL nói chung và vùng ngập lũ nói riêng chịu sự ảnh hƣởng chính của chất lƣợng nƣớc dòng chảy thƣợng nguồn, điều kiện thổ nhƣỡng, tập quán canh tác, sinh hoạt của nhân dân trong vùng và nƣớc mặn từ biển theo thủy triều xâm nhập vào. Vì vậy chất lƣợng nƣớc thay đổi theo không gian và thời gian. (i) Chất lượng nước trên dòng sông chính: Sông Mekong là sông có thành phần hóa học đƣợc quyết định bởi qua trình ăn mòn đá và thành phần này phụ thuộc vào tính chất địa hình, khí hậu và các thành phần vật chất chính của lƣu vực. Các chỉ tiêu cơ lý chính của nƣớc trên dòng chính: Na, K, Ca, Mg, HCO3, SO4, Cl biến thiên theo mùa một cách rõ rệt. Chúng thƣờng đạt cực đại vào cuối mùa khô (tháng 4 hoặc tháng 5) và cực tiểu vào thời gian đỉnh lũ (tháng 9 hoặc tháng 10) do bị pha loãng. Thành phần này hoàn toàn phụ thuộc vào thành phần nƣớc ở thƣợng lƣu. Sự biến thiên trên tƣơng đối ổn định qua các năm quan sát. Nồng độ các thành phần có xu hƣớng giảm dần về phía hạ lƣu (ngoại trừ khu vực cửa sông gần biển bị tác động mạnh của thành phần nƣớc biển), đặc biệt trong mùa khô, còn trong mùa lũ không thấy rõ xu hƣớng này. Trong mùa khô, sự xâm nhập mặn là yếu tô chính tác động lên chất lƣợng nƣớc của sông chính. Trong những năm gần đây do yêu cầu sử dụng nƣớc ở thƣợng nguồn và cả ở hạ lƣu Tân Châu và Châu Đốc cũng tăng lên bởi vậy khả năng xâm nhập mặn có xu thế tăng lên. Các thành phần dinh dƣỡng nhƣ NO2-N, NO3-N, NH4-N, PO4-P, T-N, T- P thƣờng hơi cao vào mùa mƣa. T-N (tổng Nitrgen) cực đại vào khoảng 1mg/l, T-P (tổng Photpho) cực đại vào khoảng 0,2mg/l. Nguyên nhân do trong mùa lũ có 45
  56. sự rửa trôi đất bề mặt, không những làm gia tăng hàm lƣợng của chất lơ lửng mà còn làm tăng hàm lƣợng của các thành phần Nitơ và Photpho. Hàm lƣợng các chất rắn lơ lửng (TSS) ở sông Mekong trong mùa kiệt vào khoảng 0,05 g/l và trong mùa lũ giá trị cao nhất tới 0,5 g/l. Đây là nguồn phù sa quan trọng làm cho châu thổ màu mỡ. Kết quả đo đạc trong ba tháng mùa lũ (VIII, IX, X) của các năm 1980, 1981, 1982 cho thấy: Tại Tân Châu hàm lƣợng phù sa trung bình trong mùa lũ vào khoảng 800- 900 g/m3. Hàm lƣợng phù sa trong mùa lũ có độ biến động lớn, mặc dầu mực nƣớc và lƣu lƣợng ít biến động. Hàm lƣợng phù sa nhỏ nhất trong các tháng mùa lũ có thể xuống đến 200 g/m3. Trong khi đó hàm lƣợng phù sa trong mùa cạn chỉ có thể dao động ở mức 50-100 g/m3. Hàm lƣợng phù sa trên sông Hậu nhỏ hơn trên sông Tiền rất nhiều. Hàm lƣợng phù sa trung bính mùa lũ tại Châu Đốc chỉ đạt khoảng 772 g/m3. Hàm lƣợng phù sa thấp nhất trong mùa lũ chỉ đạt 10 g/m3 (ngày 15/10/1980). Nhìn chung, nƣớc sông Mekong có tính kiềm nhẹ, hàm lƣợng phù sa vào loại trung bính so với các sông khác trên thế giơi. Hiện nay chƣa thấy có dấu hiệu nào của sự nhiễm bẩn hóa học. Tuy nhiên, về ô nhiễm vi sinh, nƣớc sông Mekong không đạt tiêu chuẩn (tại Đồng Tháp, trên sông chính lƣợng Coliform vào mùa khô khoảng 1004-4000 con/100ml, mùa mƣa 5553-239935 con/100ml). Vì vậy, cho các yêu cầu về sản xuất, nƣớc sông đảm bảo chất lƣợng, song sử dụng trong ăn uống cần phải đƣợc xử lý. (ii) Chất lượng nước nước tràn qua biên giới: Vào giai đoạn khoảng từ cuối tháng 8 đến cuối tháng 10 của mùa lũ, tại biên giới phía Bắc của các vùng TGLX và ĐTM có một lƣợng nƣớc từ Campuchia tràn vào khá lớn (chiếm khoảng 80% lƣợng nƣớc lũ vào TGLX và ĐTM). Lƣợng nƣớc này là từ các cánh đồng ngập lũ phía Campuchia tràn về. Có ít tài liệu đo đạc chất lƣợng nƣớc của nguồn nƣớc tràn từ Campuchia sang biên giới. Theo số liệu từ các mẫu quan trắc các thang VIII, IX và X năm 1996 thấy rằng: 46
  57. + Tràn tuyến TGLX (qua 7 cầu, Xuân Tô): Đây là nguồn nƣớc từ đồng ngập lũ Tàkeo chảy vào, có hàm lƣợng phù sa nhỏ, nƣớc có màu nâu đen. Hàm lƣợng phù sa trung bình toàn tuyên tháng VIII khoảng 66 g/m3, tháng IX khoảng 42 g/m3, tháng X khoảng 10 g/m3, tuy nhiên một vài mẫu có pH = 3,8 – 4,3. Các yếu tố khác không có gì đặc biệt. + Tràn tuyến vào ĐTM (Sở Hạ - Long Khối) ở tuyến này có hàm lƣợng phù sa lớn hơn, trung bình toàn tuyến vào tháng VIII khoảng 82 g/m3, tháng IX khoảng 47 g/m3, tháng X khoảng 10 g/m3. Nhìn chung nƣớc ở đây không chua, độ pH trung bình khoảng 6-7, nhỏ nhất cũng trên 5,0. Các yếu tố khác không có gì đặc biệt. (iii) Chất lượng nước nước nội vùng: Chất lƣợng nƣớc nội vùng bị chi phối bởi chắt lƣợng nƣớc trên dòng chính, điều kiện thổ nhƣỡng, hoạt động nông nghiệp, các loại chất thải sinh hoạt. Nhìn chung chất lƣợng nƣớc nội vùng không đảm bảo các tiêu chuẩn sinh hoạt trên góc độ ô nhiễm vi sinh, ở một vài khu vực nhƣ ven biển Tây, dọc sông Vàm Cỏ không đảm bảo cả về độ nhiễm mặn và độ pH. Nƣớc phèn (pH): Nƣớc phèn là một trong những đặc trƣng chủ yếu của vùng ngập lũ, đặc biệt là ở hai vùng TGLX và ĐTM. Cơ chế hình thành nƣớc phèn nhƣ sau: trong mùa khô, phần lớn đất đai trong vùng đều bị khô hạn, bị nứt nẻ, do mao dẫn, oxy của không khí sẽ thâm nhập xuống các kẽ nứt của đất phản ứng với tầng đất phèn pyrite tạo thành acid Sunphuaric. Các phản ứng của quá trình sinh phèn chính nhƣ sau: +2 -2 + FeS2 (s) + O2 + H2O = Fe + 2SO3 + 2H +2 + +3 Fe + O2 + H = Fe + H2O +3 + Fe + 3H2O = Fe(OH) 3 + 3H Các sản phẩm tách ra sẽ phản ứng với các khoáng alumosilicate tạo ra các sản phẩm tan nhƣ nhôm sulphate, và các khoáng thức cấp khác. Những sản phầm này sẽ đƣợc các cơn mƣa đầu mùa rửa trôi xuống kênh làm cho nƣớc kênh có giá trị +3 +2 +3 -2 pH thấp, và hàm lƣợng cao của Al , Fe , Fe , So4 Một đặc trƣng khác của 47
  58. nƣớc phèn là có hàm lƣợng PO4-P thấp vì chúng tạo phức với nhôm và sắt. Chính thành phần dƣỡng chất rất cần thiết này cho sự phát triển của thực vật thƣờng bị thiếu trong nƣớc phèn. Thời gian bị chua thƣờng từ tháng V đến tháng VII, một số nới đến tháng VII, IX. Ngoài thời kỳ chua vào đầu mùa mƣa ở vùng TGLX và ĐTM còn bị chua vào thời kỳ cuối mùa lũ, thƣờng vào tháng XII, I. Diễn biến tình hình chua phèn trong vùng ngập lũ nhƣ sau: Trƣớc đây vào thời kỳ tháng V, VI diện tích bị chua gần nhƣ trải rộng khắp vùng ngập lũ ĐBSCL. Ở vùng TGLX ranh giới chua pH = 5 ra gần sát sông Hậu; ở vùng GSTSH các dải đất trung tâm nhƣ TGTH, trung tâm TGLX, ĐTM có độ pH 5, nhƣng đến tháng XII ở vùng TGHT lại có pH<5. Ở vùng ĐTM, diện tích chua đã bị thu hẹp rất nhiều so với trƣớc đây nhƣng diễn biến khá phức tạp và thay đổi hàng năm. Các tài liệu quan trắc của Viện QHTL miên Nam, Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam và các tỉnh Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp cho thấy ở trên các kênh tạo nguồn vào đầu thập niên 90 chỉ còn bị chua ở khu vực Bắc Đông, Bo Bo và một số nơi cục bộ ở trung tâm ĐTM nhƣng đến năm 1995, 1996 đẳng trị pH=4 lại lan rộng kéo dài từ ngã tƣ Cái Cái – Phƣớc Xuyến sang Tràm Chim đến vùng Bốn Tân Thạnh. Tuy nhiên nƣớc chua chỉ lan rộng trong thời gian ngắn (chủ yếu là tháng VI), sang tháng VII diện tích chua đƣợc thu hẹp và đến tháng VIII đƣờng pH=4 lùi về phía Đông kênh 12. Ở vùng TSH hiện nay chỉ còn khu vực nhỏ hẹp ở trung tâm bị chua trong thời gian ngắn vào tháng VI, ở vùng này bị ảnh hƣởng của nƣớc chua không đáng kể. Thời gian bị chua thƣờng từ tháng V đến VII, một số nơi đến tháng VII, IX. 48
  59. Ngoài thời kỳ chua vào đầu mùa mƣa ở vùng TGLX và ĐTM còn bị chua vào thời kỳ cuối mùa lũ, thƣờng vào tháng XII, I. 3. Mặn và xâm nhập mặn: Hình 2.5: Diễn biến xâm nhập mặn ở ĐBSCL Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Đề án phát triển tổng thể kết cấu hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu phục vụ cho phát triển kinh tế-xã hội vùng ĐBSCL, 2017 a. Diễn biến xâm nhập mặn vùng ngập lũ ĐBSCL: Diện tích bị ảnh hƣởng mặn không lớn, gồm dải đất ven biển Rạch Giá – Hà Tiên và vùng trung lƣu sông Vàm Cỏ. Nhờ có dòng chảy từ sông Hậu vào đẩy mặn, 49
  60. nên sự xâm nhập mặn ở vùng TGLX yếu hơn, khoảng cách ngắn hơn, mặn đến chậm hơn các vùng ven biển Đông. Nhìn chung sự xâm nhập mặn ở vùng TGLX trong các năm gần đây không có sự thay đổi đáng kể. Tuy nhiên ở ĐTM trong những năm gần đây đặc biệt là các năm mƣa ít trên sông Vàm Cỏ Tây xâm nhập mặn lên cao hơn, thời gian duy trì dài hơn. Năm 1993 mặn cao nhất tại Mộc Hóa là 4,3 g/l, đầu kênh 504 (gần thị trấn Vĩnh Hƣng) là 1,0 g/l. Tại Tuyên Nhơn 5/1993 có độ mặn lớn nhất là 7,5 g/l, mức mặn 2 g/l kéo dài 68 ngày, 4 g/l kéo dài 107 ngày. Trên sông Vàm Cỏ Đông nhờ có nguồn ngọt bổ sung từ Hồ Dầu Tiếng về nên sự xâm nhập mặn giảm. Tại Xuân Khánh độ mặn lớn nhất chỉ còn khoảng 1,5 – 3 g/l, độ mặn 2 g/l chỉ duy trì từ 3-4 ngày. Tại Bến Lức độ mặn lớn nhất khoảng 12 g/l, độ mặn 4 g/l kéo dài 100 ngày, 2 g/l khoảng 110 ngày. (Tình hình mặn cụ thể trên các khu vực khác xem hình trang sau và các biểu trong phụ lục). Tình hình xâm nhập mặn diễn biến rất phức tạp, hàng năm phụ thuộc vào lũ năm trƣớc, khả năng cấp nƣớc ngọt của thƣợng nguồn, tình hình sản xuất lúa Hè thu, thời tiết đầu mùa mƣa. Nhìn chung các năm mƣa muộn, lƣợng mƣa đầu mùa ít dẫn đến sự lấy nƣớc tƣới cho lúa Hè thu nhiều, nƣớc chảy về hạ lƣu ít thì mặn xâm nhập sâu nhƣ năm 1993, 1997. Ở các khu vực ven biển Tây, Bo-Bo, Bắc Đông là các vùng vừa bị chua lại bị mặn xâm nhập làm cho thời gian nƣớc có chất lƣợng xấu kéo dài, hạn chế lớn đến việc phát triển sản xuất và sinh hoạt. b. Diễn biến xâm nhập mặn vùng Bán Đảo Cà Mau (BĐCM): Nhìn chung mặn trên sông chính và các kênh thông ra biển trong các năm qua có xu hƣớng tăng nhƣng không nhiều. Trong nội đồng mặn có xu thế giảm nhờ các công trình thuỷ lợi. Cụ thể: Dự án ngọt hoá QLPH bắt đầu xây dựng từ năm 1994, hệ thống cống ngăn mặn biển Đông đƣợc thực hiện từ Sóc Trăng xuống Cà Mau. Diện tích hƣởng lợi từ nguồn nƣớc ngọt của sông Hậu tăng dần theo tiến độ xây dựng và hoạt động các cống ngăn mặn. Sau đây là diễn biến xâm nhập mặn vùng BĐCM. Giai đoạn 1994-2000. 50
  61. - Năm 1994, cống Mỹ Phƣớc hoàn thành và đƣa vào sử dụng, đã có tác dụng ngăn mặn cho khu vực Mỹ Phƣớc. Mặn 4,0 g/l bị đẩy lùi xuống khu vực Mỹ Tú. - Năm 1995, hai cống Cái Trầu và Thạnh Trị đƣợc hoàn thành, ngăn nguồn mặn xâm nhập từ sông Mỹ Thanh. Mặn 4,0 g/l bị đẩy lùi xuống dƣới Ngã Năm-Phú Lộc. Toàn bộ trục kênh Ngã Năm-Phú Lộc đã đƣợc ngọt hoá. - Năm 1996, cống Cầu Sập hoàn thành, đã ngăn mặn biển Đông truyền vào thông qua kênh Bạc Liêu – Cà Mau. Mặn 4,0 g/l lùi về phía Ninh Qƣới. - Năm 1997, cống Vĩnh Mỹ, Chủ Chí và Mỹ Tú hoàn thành, trong đó chỉ có 2 cống: Vĩnh Mỹ và Mỹ Tú có tác dụng, còn cống Chủ Chí chƣa phát huy tác dụng do kênh Phó Sinh – Giá Rai vẫn còn thông với kênh Bạch Liêu – Cà Mau. - Năm 1998, cống Phó Sinh và Láng Trâm hoàn thành. Mặn 4,0 g/l bị đẩy lùi xuống Phƣớc Long. Nguồn mặn xâm nhập vào kênh BĐCM từ hƣớng Cà Mau và Bạch Ngƣu, nên độ mặn 4,0 g/l kéo dài trong suốt mùa khô ở khu vực từ Phó Sinh – Cạnh Đền đến cà Mau. - Năm 1999, hai cống Tắc Vân và Cà Mau hoàn thành, nguồn mặn biển Đông xâm nhập vào vùng BĐCM đã đƣợc ngăn chặn trừ cửa Gành Hào. - Tháng IV/2000 trên kênh Quản Lộ-Phụng Hiệp, độ mặn max tại Ngã Năm là 0,2 g/l, Ninh Qƣới là 0,4g/l, Phƣớc Long là 1,0g/l. Nhu vậy cho thấy rõ xu hƣớng mặn đã đƣợc cải thiện đáng kể sau khi có hệ thống công trình kiểm soát mặn. - Trong mùa mƣa nhờ có lƣu lƣợng ngọt do mƣa tạo ra và lũ từ sông Hậu dồn về nên mặn bị đẩy lùi, vào tháng IX÷X ranh giới mặn 4g/l ra đến gần biển. Giai đoạn từ năm 2001 đến nay Mùa khô năm 2001, một số nơi trong vùng BĐCM đƣợc chuyển đổi từ trồng lúa sang nuôi tôm, nên mặn đã xâm nhập sâu vào vùng dự án. Độ mặn cao nhất đo đƣợc trong tháng IV/2002 tại Phƣớc Long là 26,4 g/l, tại Ninh Qƣới là 7,4 g/l, tại Hồng Dân là 10,2 g/l. Từ năm 2002 đến nay tình hình xâm nhập mặn diễn ra khá phức tạp trên địa bàn vùng BĐCM. Nhƣ vậy, trong khi chƣa có đầy đủ các công trình thuỷ lợi nội đồng và các giải pháp cũng nhƣ quy trình vận hành thích hợp, việc lấy nƣớc mặn phục vụ cho yêu cầu nuôi tôm của tỉnh Bạc Liêu thời gian qua không những đã ảnh 51
  62. hƣởng đáng kể đến các vùng trồng lúa ổn định phía đông của tỉnh Bạc Liêu mà còn ảnh hƣởng đến vùng đã đƣợc ngọt hoá thuộc tỉnh Sóc Trăng. Khi vận hành cống lấy nƣớc mặn vào nuôi tôm, xâm nhập mặn trong vùng BĐCM diễn biến hết sức phức tạp. Mâu thuẫn giữa hai đối tƣợng sử dụng nƣớc mặn và nƣớc ngọt ngày trở nên gay gắt hơn. Vấn đề đặt ra là cần phải có quy hoạch hợp lý sử dụng hai dạng tài nguyên nƣớc này, đặc biệt phải có sự kiểm soát chặt chẽ việc lấy nƣớc mặn vào vùng đã đƣợc ngọt hóa. Hình 2.5 mô tả ranh giới xâm nhập mặn 45%o trung bình nhiều năm (tháng 4 hàng năm) của các phƣơng án lấy nƣớc ở ĐBSCL. 52
  63. Hình 2.6: Ranh giới xâm nhập mặn 4% ở ĐBSCL Nguồn: NEDECO, Mekong Delta Master Plan, 1993 c. Diễn biến chua phèn vùng Bán Đảo Cà Mau Diễn biến chua phèn và sự lan truyền nƣớc chua vào đầu mùa mƣa nƣớc trên kênh rạch ở một số khu vực bị nhiễm nƣớc chua với các mức độ khác nhau. Nƣớc chua phèn trong vùng là nƣớc chua phèn nội địa nằm rải rác ở các khu vực đất phèn 53
  64. địa hình thấp trũng, điều kiện tiêu thoát nƣớc kém. Qua số liệu quan trắc của Viện QHTL miền Nam, viện lúa IRRI từ năm 1982 đến 2005 cho thấy: - Ở khu vực Tây Sông Hậu có khoảng 178.000 ha nằm rải rác ở các khu vực thuộc các huyện Thốt Nốt, Ô Môn, Châu Thành, Phụng Hiệp, Vị Thanh, Long Mỹ; Giồng Riềng, Gò Quao, Tân Hiệp, Châu Thành. Nƣớc phèn thƣờng xuất hiện các tháng đầu mùa mƣa, tháng V, VI, VII với độ pH từ 4-5. - Khu vực U Minh Thƣợng, U Minh hạ, tài liệu đo năm 1993-2005 cho thấy nƣớc bị chua vào các tháng V- VII với độ Ph = 4- 5. - Vùng Quản Lộ Phụng Hiệp, diện chua tập trung ở khu vực phía Tây từ Ninh Qƣới đến Cà Mau, trung tâm chua là khu vực dọc theo kênh Chắc Băng, thời gian chua thƣờng kéo dài 3-4 tháng (V-VII). Diện chua tăng dần từ tháng V, đạt giá trị lớn nhất vào tháng VI, sau đó giảm dần theo sự gia tăng của mƣa. Qua kết quả khảo sát chua phèn cho thấy các khu vực bị nƣớc chua hầu hết đều xảy ra trên khu vực đất phèn hoạt động, cao độ thấp và có biên độ triều dao động thấp (60 – 80cm). Diện tích bị ảnh hƣởng nƣớc chua chƣa giảm nhiều, nhƣng nồng độ chua, thời gian chua đã giảm khá rõ nét. Điều này cho thấy, hệ thống công trình thuỷ lợi phát triển trong thời gian qua đã có tác dụng trong việc cải tạo đất. Trong khu vực bị chua phèn, hầu hết diện tích đã đƣợc sử dụng cho sản xuất, trồng rừng hoặc nuôi trồng thuỷ sản. d. Diễn biến chất lƣợng nƣớc vùng BĐCM: Chất lƣợng nƣớc mặt: Trên sông Mekong biến thiên theo mùa rõ rệt. Mùa kiệt hàm lƣợng các chất hoà tan trong nƣớc khá cao, mùa lũ có hàm lƣợng thấp hơn, hàm lƣợng phù sa cao trong mùa lũ và thấp trong mùa kiệt. Chất lƣợng nƣớc sông Hậu tƣơng đối tốt, độ pH = 6,5-8,5. Nguồn nƣớc mặt vùng BĐCM chịu ảnh hƣởng rất lớn do các hoạt động của con ngƣời. Các cơ sở sản xuất sử dụng các công nghệ, thiết bị thô sơ, thải trực tiếp nƣớc thải ra ngoài không qua xử lý nên thƣờng gây ô nhiễm cho môi trƣờng nƣớc tiếp nhận chúng. Vì thế, đã có các dấu hiệu nhiễm bẩn hữu cơ tuy nhiên vẫn ở mức độ nhẹ. Đặc biệt trong mùa khô có dòng chảy nhỏ, hệ thống cống hoạt động không hiệu quả dễ dàng dẫn đến ô nhiễm nguồn nƣớc. Ngoài ra, một trong các nguồn gây 54
  65. ô nhiễm tiềm tàng cho nƣớc mặt kênh mƣơng vùng BĐCM là sự thải bỏ các sản phẩm sau thu hoạch (rơm, bã thân cành, lá ) hoặc chất thải chăn nuôi. Do có hệ thống ngăn mặn, ngọt hoá vùng QL-PH, sản xuất nông nghiệp trong vùng đã phát triển. Đồng thời với sự gia tăng diện tích canh tác, lƣợng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật đƣợc sử dụng cũng gia tăng để nâng cao năng suất. Chất lƣợng nƣớc mƣa: Nằm trong vùng có lƣợng mƣa dồi dào với lƣợng mƣa hàng năm vào loại lớn nhất ĐBSCL khoảng từ 1.600-2.400mm. Không có hiện tƣợng nhiễm bẩn nƣớc mƣa do ô nhiễm không khí vì công nghiệp cũng nhƣ các đô thị trong vùng chƣa phát triển. Với lƣợng mƣa lớn nhƣng tập trung hầu hết trong mùa mƣa nên để sử dụng hiệu quả cần phải có các biện pháp lƣu giữ mƣa trong mùa mƣa để sử dụng trong mùa khô, đặc biệt cho mục đích sinh hoạt. Chất lƣợng nƣớc ngầm: Nƣớc ngầm có giá trị pH tƣơng đối thấp, dao động trong khoảng 4.04–7.98 (tháng V÷VI/2003), trong đó hầu hết các giếng ở Vị Thanh, Gò Quao, Giồng Riềng, Minh Lƣơng, Xẻo Rô, Cái Sắn, Thốt Nốt, ô Môn bị nhiễm chua. Độ mặn dao động khoảng từ 1- 3 g/l. Vì vậy việc khai thác nƣớc ngầm vùng này cũng tƣơng đối khó khăn. Các kết quả phân tích Arsen trong mẫu nƣớc ngầm trong năm 2003 tại vùng nghiên cứu cho thấy hàm lƣợng Arsen (As) biến thiên từ 0,000 đến 0,050 mg/L với giá trị cao nhất là tại giếng Thới Bình, Chủ Chí, Vị Thanh, Trà Nóc (0.43- 0.50mg/l). Tại các vị trí này hàm lƣợng As đang ở mức mà chúng ta cần phải quan tâm, vì so với tiêu chuẩn của giới hạn cho phép nguồn nƣớc ngầm thì giá trị 0.5mg/l chính là giá trị giới hạn theo TCVN 5942-1995. 2.2.1.4 Hiện trạng sử dụng và ô nhiễm các hóa chất nông nghiệp 1. Thuốc trừ sâu. Nhìn chung nhân dân ĐBSCL bắt đầu sử dụng thuốc trừ sâu cách đây khoảng 20 năm và cho đến nay khoảng 200 loại thuốc trừ sâu, 80 loại thuốc trừ nấm, 52 loại thuốc diệt cỏ, 8 loại thuốc diệt chuột và 9 loại thuốc tăng trƣởng đã đƣợc sử dụng. 55
  66. Ở ĐBSCL trên 96% nông dân sử dụng thuốc trừ sâu để kiểm soát dịch bệnh. Chi phí cho việc sử dụng thuốc trừ sâu ở ĐBSCL cao hơn so với Đồng bằng Bắc bộ và các nƣớc khác trong khu vực. Hiện nay mỗi vụ ngƣời dân sử dụng thuốc trừ sâu 3,3 lần và khoảng 80% số ngƣời cho rằng việc sử dụng nhƣ hiện nay là vừa phải. Tất cả các loại hóa chất nông nghiệp đều đƣợc sử dụng, bao gồm các loại Lân hữu cơ, Clo hữu cơ, nhóm Cúc (Pyrethloids) và Cabamates. Rất nhiều loại trong số này đƣợc coi là rất (hoặc trung bình) độc hại, theo phân loại của WHO. Bảng 2.11: Việc sử dụng thuốc trừ sâu tại Philippines và Việt Nam theo tác giả Heong, K.L, M.M.Escalada và Võ Mai. Phân loại của WHO Philippines Việt Nam Nhóm IA 21,7 17,3 Nhóm IB 16,8 20 Nhóm II 60,6 59 Nhóm III 0,9 - Nhóm V - 0,8 Không đƣợc phân loại - 2,9 Tình trạng không quản lý chặt chẽ việc tiêu thụ các loại thuốc trừ sâu cũng nhƣ việc sử dụng sai các hƣớng dẫn thƣờng đƣa đến khả năng nhiễm bẩn nguồn nƣớc rất cao. Sự tích lũy của một số loại thuốc trừ sâu trong một số loại cá có thể gây phƣơng hại cho ngƣời tiêu thụ chúng. Khi phân tích thuốc trừ sâu (năm 1992) trong 5 loại cá là cá tra, cá lóc, cá mè vinh, cá trê và cá rô các kết quả cho thấy Heptachlor đƣợc tìm thấy trong hầu hết các mẫu cá phân tích với nồng độ từ 0.0011 – 0.0086 mg/kg. Tổng hàm lƣợng DDT biến thiên từ 0.0054 – 0.187 mg/kg. Trong đó hàm lƣợng DDT cao nhất tìm thấy ở trong cá tra là 0.187 mg/kg. Khả năng tích tụ trong loài cá khác nhau là do tập quán ăn mồi, điều kiện và môi trƣờng sống của chúng, mặc khác cá lại là một trong các nguồn protein rất quan trọng cho dân cƣ vùng ĐBSCL, vì vậy khả năng gây hại của thuốc trừ sâu rất lớn. 56
  67. Các loại sinh vật thủy sinh cũng rất nhạy cảm với thuốc trừ sâu. Các loại thuốc trừ sâu truyền thống nhƣ DDT, lindane, basudin, parathion methyl rất độc với các loại cá. Những loại thuốc trừ sâu mới nhƣ pyrethroids và trepon tuy có độc hại thấp hơn (qua giá trị LC50: nồng độ gây chết 50% số vật thử nghiệm) nhƣng vẫn còn rất cao. Các loại động vật phù du (zooplankton) có nồng độ giới hạn cho phép thấp hơn hàng trăm lần so với cá, vì vậy chỉ với một lƣợng nhỏ của thuốc trừ sâu dễ dàng gây chết cho loại sinh vậy này, và chúng lại là nguồn thức ăn cho cá. Thuốc trừ sâu ảnh hƣởng tới cả chuỗi thức ăn (food-chains) trong một thủy vực. Kết quả một số nghiên cứu của Tiến sĩ Đỗ Thị Lộc, GS.TS. Bùi Cách Tuyến cũng nhƣ kết quả phân tích, thí nghiệm của Trung tâm Chất lƣợng nƣớc và Môi trƣờng, Viện QHTL miền Nam đã chỉ ra rằng: Hơn 75% nông dân cho rằng việc sử dụng thuốc trừ sâu trong thời gian dài sẽ ảnh hƣởng tới sức khỏe của họ và cho cả thế hệ sau. Tuy nhiên, chỉ có dƣới 30% sử dụng các thiết bị bảo hộ khi cầm, nắm, phun thuốc trừ sâu. Hơn 90% ngƣời dân chắc chắn rằng họ bị ảnh hƣởng của thuốc trừ sâu. Tuy nhiên chỉ có khoảng 20% là bị ảnh hƣởng trực tiếp tới thu nhập do phải nghỉ việc. Ở tỉnh Tiền Giang 36% các loại thuốc trừ sâu bị hạn chế sử dụng đã đƣợc dùng. Thị trƣờng tự do càng mở rộng, càng có xu thế sử dụng các loại hóa chất rẻ tiền. khi sử dụng các loại chỉ có 65% nông dân đọc bảng chỉ dẫn sử dụng và chỉ khoảng 39% họ hiểu và làm theo chỉ dẫn. 100% mẫu trái nho, táo thu thập trên thị trƣờng TP.HCM và tại các vƣờn sản xuất đều có dƣ lƣợng Monocrotophos (Azodrin 50 DD) vƣợt mức cho phép. Trong đó 2/3 số mẫu vƣợt giới hạn cho phép hơn 60 lần, phần còn lại đều vƣợt 20-40 lần. mẫu có giá trị dƣ lƣợng cao nhất là 30,09 mg/kg, vƣợt 150 lần. Tác động của thuốc trừ sâu lên sức khỏe của con ngƣời là khá rõ. Trong lúc đó tác động lên chất lƣợng đất, nƣớc qua kết quả thí nghiệm của trung tâm chất lƣợng nƣớc và môi trƣờng Phân Viện KSQHTL chƣa cho thấy tác động 57
  68. đáng kể nào. Tuy nhiên, về lâu dài, với tốc độ phát triển việc sử dụng thuốc trừ sâu nhƣ hiện nay ảnh hƣởng sẽ là đáng kể. Trung bình ngƣời dân sẵn sàng chi trả khoảng 6,5$ USD cho một vụ lúa để tránh các bệnh gây ra do sử dụng thuốc trừ sâu. Có khoảng 2,4 triệu gia đinh nông dân ở ĐBSCL, ƣớc tính mỗi gia đình có một ngƣời sử dụng thuốc trừ sâu, nhƣ vậy hiểu quả cải tạo môi trƣờng (trong lĩnh vực thuốc trừ sâu) ƣớc khoảng 15,6 triệu $ cho mỗi mùa. 2. Phân hóa học: Phân vô cơ đƣợc sử dụng với khối lƣợng rất lớn ở Việt Nam. Hàng năm khoảng 3 triệu tấn (trong đó nhập khẩu 2 triệu tân) đã đƣợc sử dụng. Trong các loại phân vô cơ thì đạm là loại đƣợc sử dụng nhiều nhất so với phosphorous và potassium (do ngƣời dân có thể thấy hiệu quả tức thì sau khi bón). Dễ dàng nhận ra rằng việc sử dụng không hợp lý tỷ lệ NPK đã dẫn tới việc gia tăng tập đoàn sâu bệnh, làm thái hóa đất và hậu quả là phải gia tăng lƣợng sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón. Phân bón hiện nay đƣợc sử dụng rộng rãi là các loại NPK, Urea Khi sử dụng các loại này sẽ có một lƣợng đáng kể Nitrogen (N), phosphorous (P) thải vào các nguồn nƣớc, đặc biệt các nguồn nƣớc mặt, khi có mƣa sẽ rửa trôi trên mặt ruộng đƣa xuống dƣới kênh. Sự gia tăng đáng kể các thành phần trên trong nƣớc sẽ gây ra hiện tƣợng làm giàu chất dinh dƣỡng đẩy mạnh sự phát triển các thực vật phù du (các loại tảo), và khi các loại này bị phân hủy sẽ kéo theo hủy hoại chất lƣợng nƣớc do tiêu thụ một lƣợng oxy hòa tan lớn cho sự phân hủy đó, đây là hiện tƣợng phú dƣỡng hóa, bảng sau trinh bày giới hạn nồng độ của N và P gây ra hiện tƣợng phú dƣỡng hóa trong nƣớc (trong bảng này trạng thái dinh dƣỡng cao ứng trang thái phú dƣỡng hóa). Sự phân loại các trang thái dinh dƣỡng trong nƣớc theo thành phần Tổng –N và Tổng –P nhƣ sau: 58