Khóa luận Tìm hiểu sản phẩm và dịch vụ thông tin - Thư viện tại thư viện bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn

pdf 114 trang thiennha21 15/04/2022 3000
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Tìm hiểu sản phẩm và dịch vụ thông tin - Thư viện tại thư viện bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_tim_hieu_san_pham_va_dich_vu_thong_tin_thu_vien_ta.pdf

Nội dung text: Khóa luận Tìm hiểu sản phẩm và dịch vụ thông tin - Thư viện tại thư viện bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN - ĐHQGHN KHOA THÔNG TIN – THƢ VIỆN NGUYỄN THỊ PHƢƠNG THẢO TÌM HIỂU SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ THÔNG TIN - THƢ VIỆN TẠI THƢ VIỆN BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH THÔNG TIN – THƢ VIỆN HỆ ĐÀO TẠO: CHÍNH QUY KHOÁ HỌC: QH – 2005 – 2009 HÀ NỘI, 2009
  2. TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN - ĐHQGHN KHOA THÔNG TIN – THƢ VIỆN NGUYỄN THỊ PHƢƠNG THẢO TÌM HIỂU SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ THÔNG TIN – THƢ VIỆN TẠI THƢ VIỆN BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH THÔNG TIN – THƢ VIỆN HỆ ĐÀO TẠO: CHÍNH QUY KHOÁ HỌC: QH – 2005 – 2009 NGƢỜI HƢỚNG DẪN: THS. TRẦN THỊ THANH VÂN HÀ NỘI, 2009
  3. LỜI CẢM ƠN Trƣớc hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ths. Trần Thị Thanh Vân, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành khoá luận. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến đến các thầy cô giáo khoa Thông tin – Thƣ viện trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn- Đại học Quốc gia Hà Nội, những ngƣời đã tận tình dạy dỗ tôi trong suốt 04 năm học tập dƣới mái trƣờng. Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ công tác tại Thƣ viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đặc biệt là chị Vũ Thuý Hậu đã tạo điều kiện, nhiệt tình giúp đỡ và hỗ trợ tôi trong quá trình thực hiện khoá luận này. Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2009 Sinh viên Nguyễn Thị Phƣơng Thảo
  4. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT AGRIS Agricultural Information System (Hệ thống thông tin quốc tế cho nông nghiệp) AGORA Access to Global Online Research in Agriculture (Điểm truy cập nghiên cứu trực tuyến toàn cầu trong Nông nghiệp) AGRICOLA Agricultural OnLine Access (Điểm truy cập trực tuyến Nông nghiệp). BBK Khung phân loại thƣ viện thƣ mục CSDL Cơ sở dữ liệu DDC Dewey Decimal Classification (Khung Phân loại thập phân Dewey) DV Dịch vụ FAO Food and Agriculture Organization (Tổ chức Lƣơng thực à Nông nghiệp) FAOSTAS The Food and Agriculture Organization Statistical Database (Cơ sở dữ liệu thống kê của Tổ chức Lƣơng thực và Nông nghiệp) KHCN Khoa học công nghệ NAL National Agricultural Library (Thƣ viện Nông nghiệp Quốc gia) NDT Ngƣời dùng tin OPAC Mục lục tra cứu trực tuyến TT Thông tin WTO World Trade Organization (Tổ chức thƣơng mại thế giới)
  5. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ Hình 1: Sơ đồ số đầu ấn phẩm của Thƣ viện 12 Hình 2: Sơ đồ số bản ấn phẩm của Thƣ viện 12 Hình 3: Giao diện tra cứu Mục lục trực tuyến 20 Hình 4: Giao diện Thƣ mục thông báo sách mới của Thƣ viện 24 Hình 5: Giao diện chi tiết của Thƣ mục thông báo sách mới 24 Hình 6: Giao diện Cơ sở dữ liệu trực tuyến 26 Hình 7: Giao diện Báo cáo đề tài 28 Hình 8: Giao diện Sách điện tử 30 Hình 9: Giao diện Tạp chí điện tử 31 Hình 10: Giao diện Bản tin của Thƣ viện 32 Hình 11: Giao diện trang chủ 32 Hình 12: Giao diện Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 42 Hình 13: Giao diện của Trung tâm tin học Thuỷ sản 43 Hình 14: Giao diện Đăng ký tài khoản khai thác ấn phẩm điện tử 44 Hình 15: Sơ đồ quá trình tìm tin và đáp ứng thông tin theo yêu cầu “ Hỏi đáp” 46 Hình 16: Giao diện tìm cơ sở dữ liệu theo chuyên đề 47 Hình 17: Biểu đồ đánh giá chất lƣợng sản phẩm thông tin tai thƣ viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của ngƣời dùng tin 52
  6. Hình 18: Biểu đồ đánh giá chất lƣợng dịch vụ thông thƣ viện tại Thƣ viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của ngƣời dùng tin 53
  7. DANH MỤC BẢNG THỐNG KÊ SỐ LIỆU Bảng 1: Thống kê nguồn lực thông tin của Thƣ viện 11 Bảng 2: Kết quả đánh giá chất lƣợng sản phẩm thông tin thƣ viện của ngƣời dùng tin 52 Bảng 3: Kết quả đánh giá chất lƣợng dịch vụ của ngƣời dùng tin 53
  8. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2 3. Tình hình nghiên cứu theo hƣớng đề tài 3 4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3 5. Cơ sở lý luận và phƣong pháp nghiên cứu 4 6. Đóng góp về lý luận và thực tiễn của đề tài: 4 7. Bố cục khoá luận 5 NỘI DUNG CHƢƠNG1: KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THƢ VIỆN BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 6 1.1. Khái quát về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 6 1.1.1. Lịch sử ra đời và phát triển của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 6 1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 7 1.1.3. Cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 7 1.2. Quá trình hình thành và phát triển Thƣ viện Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. 8 1.2.1. Khái quát lịch sử ra đời và phát triển của Thƣ viện. 8 1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của Thƣ viện 9 1.2.3. Cơ cấu tổ chức của Thƣ viện 10
  9. 1.2.4. Nguồn lực thông tin của Thƣ viện 11 1.3. Đặc điểm ngƣời dùng tin và nhu cầu tin tại Thƣ viện 13 1.3.1. Đặc điểm ngƣời dùng tin của Thƣ viện 13 1.3.2. Đặc điểm nhu cầu tin của ngƣời dùng tin tại Thƣ viện 13 1.4. Vai trò sản phẩm và dịch vụ thông tin thƣ viện đối với Thƣ viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 15 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ THÔNG TIN THƢ VIỆN TẠI THƢ VIỆN BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 18 2.1. Thực trạng các loại sản phẩm thông tin - thƣ viện tại Thƣ viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 18 2.1.1. Hệ thống mục lục 18 2.1.2. Thƣ mục 23 2.1.3. Cơ sở dữ liệu 25 2.1.4. CD ROM 34 2.1.6. Trang chủ 36 2.2. Các loại dịch vụ thông tin - thƣ viện của Thƣ viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 38 2.2.1. Dịch vụ cung cấp tài liệu gốc 38 2.2.2. Dịch vụ khai thác nguồn tin trên Internet 41 2.2.3.Dịch vụ hỏi đáp theo yêu cầu 44 2.2.4. Dịch vụ cung cấp thông tin theo chuyên đề 46
  10. 2.2.5. Dịch vụ sao chụp tài liệu 48 CHƢƠNG3: CÁC NHẬN XÉT VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ THÔNG TIN - THƢ VIỆN TẠI THƢ VIỆN BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 49 3.1. Những thuận lợi và khó khăn ảnh hƣởng đến sản phẩm và dịch vụ thông tin - thƣ viện của Thƣ viện 49 3.1.1. Thuận lợi 49 3.1.2. Khó khăn 50 3.2. Nhận xét về các sản phẩm và dịch vụ thông tin - thƣ viện ở Thƣ viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 51 3.2.1. Ƣu điểm 51 3.2.2. Nhƣợc điểm 55 3.3.3. Nguyên nhân 56 3.3. Các giải pháp phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin - thƣ viện tại Thƣ viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 57 3.3.1. Nâng cao chất lƣợng xử lý tài liệu 57 3.3.2. Phát triển nguồn lực thông tin 57 3.3.3. Đa dạng hoá các sản phẩm và dịch vụ thông tin - thƣ viện 58 3.3.4. Nâng cao trình độ cán bộ thƣ viện 58 3.3.5. Nâng cao chất lƣợng đào tạo ngƣời dùng tin 60 3.3.6. Nâng cao cơ sở vật chất của Thƣ viện 61 3.3.7. Tăng cƣờng chiến lƣợc Marketing các sản phẩm và dịch vụ thông tin thƣ viện của Thƣ viện 61
  11. 3.3.8 Tăng cƣờng quan hệ hợp tác với các thƣ viện khác trong nƣớc và ngoài nƣớc 62 KẾT LUẬN 63 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  12. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thời đại ngày nay là thời đại của thông tin tri thức. Để chuyển tải thông tin một cách có hiệu quả thì thƣ viện đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội. Thƣ viện là cầu nối giữa nguồn tin với ngƣời dùng tin, giữa ngƣời dùng tin với cán bộ thƣ viện và giữa ngƣời dùng tin với ngƣời dùng tin. Cùng với những tiến bộ nhanh chóng của khoa học kỹ thuật trong những thập niên gần đây, công nghệ thông tin đã thực sự thâm nhập vào đời sống xã hội của con ngƣời. Những thành tựu của công nghệ thông tin và truyền thông đã và đang tác động sâu sắc đến hoạt động thông tin thƣ viện trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Hoạt động thông tin thƣ viện góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội, nâng cao dân trí và văn hoá cho con ngƣời. Trong bất kỳ một giai đoạn phát triển nào thì thƣ viện cũng luôn đóng vai trò nòng cốt để nâng cao tri thức thông tin cho mọi thế hệ. Trong hoạt động thông tin thƣ viện, hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin - thƣ viện (gọi tắt là sản phẩm và dịch vụ) đóng vai trò quyết định. Sản phẩm và dịch vụ thông tin – thƣ viện là kết quả của một quy trình xử lý, bao gói thông tin, là cầu nối giữa giá trị nguồn lực thông tin và ngƣời dùng tin. Thông qua hệ thống sản phẩm dịch vụ thông tin - thƣ viện, các cơ quan thông tin, thƣ viện có thể khẳng định đƣợc vai trò cũng nhƣ vị trí của mình trong xã hội.
  13. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Trong đó, Thƣ viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (gọi tắt là Thƣ viện) là bộ phận không thể tách rời với mục đích cung cấp những nguồn thông tin và tài liệu phục vụ cho nhu cầu tin ngày càng cao của ngƣời dùng tin. Để đáp ứng tốt nhu cầu tin của ngƣời dùng tin thì vấn đề đa dạng hoá các sản phẩm và dịch vụ thông tin - thƣ viện là một điều thiết yếu. Đây chính là một trong những thƣớc đo hiệu quả hoạt động của thƣ viện, là công cụ, là phƣơng tiện hoạt động để ngƣời dùng tin có thể truy nhập, khai thác, là cầu nối giữa ngƣời dùng tin và hệ thống thông tin. Điều này là thách thức và đòi hỏi đối với hệ thống thông tin - thƣ viện nói chung và Thƣ viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nói riêng. Với ý nghĩa vô cùng quan trọng của hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin - thƣ viện, tôi đã lựa chọn vấn đề “Tìm hiểu sản phẩm và dịch vụ thông tin - thƣ viện tại Thƣ viện Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn” làm đề tài khoá luận của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Khoá luận đƣợc nghiên cứu và hoàn thành với mục đích: Tìm hiểu thực trạng hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin - thƣ viện tại Thƣ viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trên cơ sở đó, đánh giá những mặt mạnh, mặt yếu để đề xuất những giải pháp nhằm phát triển và nâng cao chất lƣợng hệ thống sản phẩm và dịch vụ nhằm đáp ứng yêu cầu của ngƣời dùng tin. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
  14. Để thực hiện mục tiêu trên, đề tài tập trung vào các nhiệm vụ sau: + Tìm hiểu quá trình hình thành, chức năng và nhiệm vụ của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn. + Tìm hiểu quá trình hình thành, chức năng và nhiệm vụ của Thƣ viện Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn. + Nghiên cứu đặc điểm ngƣời dùng tin và nhu cầu tin của Thƣ viện Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn. + Tìm hiểu thực trạng sản phẩm và dịch vụ thông tin - thƣ viện ở Thƣ viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. + Nghiên cứu những ƣu điểm, nhƣợc điểm của hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin - thƣ viện của Thƣ viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. + Đề xuất các giải pháp hoàn thiện và phát triển chất lƣợng sản phẩm và dịch vụ thông tin - thƣ viện ở Thƣ viện Thƣ viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 3. Tình hình nghiên cứu theo hƣớng đề tài Về đề tài nghiên cứu sản phẩm và dịch vụ thông tin - thƣ viện đã đƣợc nhiều ngƣời đề cập đến nhƣ Khoá luận của Hà Thuý Quỳnh với đề tài “Tìm hiểu sản phẩm - dịch vụ thông tin tại Thƣ viện Đại học Sƣ Phạm Hà Nội” (2006), hoặc Khoá luận của Chu Lan Phƣơng với đề tài “Sản phẩm dịch vụ thông tin – thƣ viện tại Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia”(2005) Những đề tài trên đều nghiên cứu sản phẩm và dịch vụ thông tin - thƣ viện ở một địa bàn cụ thể, với những đặc điểm riêng biệt. Tuy nhiên, các vấn
  15. đề liên quan đến Thƣ viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đặc biệt hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin – thƣ viện của Thƣ viện chƣa có đề tài nào đề cập đến. Nhƣ vậy, đề tài “Tìm hiểu sản phẩm và dịch vụ thông tin – thƣ viện tại Thƣ viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn” của tôi là đề tài hoàn toàn mới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Khóa luận tập trung vào tìm hiểu hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin – thƣ viện tại Thƣ viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin – thƣ viện tại Thƣ viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong giai đoạn hiện nay. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về công tác sách báo và Thƣ viện cũng nhƣ các tài liệu chỉ đạo của Đảng và Nhà nƣớc về hoạt động Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghiên cứu tổng hợp các tài liệu về sản phẩm và dịch vụ thông tin - thƣ viện.
  16. 5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành, Khoá luận đã sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau: + Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp tài liệu, số liệu từ nhiều nguồn. + Phƣơng pháp phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với các chuyên gia và cán bộ thƣ viện của Thƣ viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. + Phƣơng pháp quan sát trực tiếp và gián tiếp hoạt động tạo lập và triển khai các sản phẩm và dịch vụ thông tin - thƣ viện tại Thƣ viện. 6. Đóng góp về lý luận và thực tiễn của đề tài: 6.1. Về lý luận Đề tài khẳng định tầm quan trọng của việc phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin – thƣ viện tại Thƣ viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, góp phần đắc lực cho các hoạt động phục vụ ngƣời dùng tin. 6.2. Về thực tiễn Đƣa ra một số giải pháp phù hợp nhằm ứng dụng vào việc phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin - thƣ viện tại Thƣ viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 7. Bố cục khoá luận Bố cục khoá luận ngoài lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, khoá luận gồm 03 chƣơng:
  17. CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THƢ VIỆN BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN. CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ THÔNG TIN - THƢ VIỆN TẠI THƢ VIỆN BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN. CHƢƠNG 3: CÁC NHẬN XÉT VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ THÔNG TIN - THƢ VIỆN TẠI THƢ VIỆN BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN. CHƢƠNG 1 KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THƢ VIỆN BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 1.1. Khái quát về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  18. 1.1.1. Lịch sử ra đời và phát triển của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan của Chính phủ Việt Nam, thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ sản, thủy lợi và phát triển nông thôn trong phạm vi cả nƣớc; quản lý nhà nƣớc các dịch vụ công và thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nƣớc tại doanh nghiệp có vốn nhà nƣớc thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật. Sơ khai ban đầu là Bộ Canh nông đƣợc thành lập ngày 14/11/1945, đến tháng 2/1955 thành lập Bộ Nông lâm. Cuối năm 1960 tách Bộ Nông lâm thành 4 tổ chức: Bộ Nông nghiệp, Bộ Nông trƣờng; Tổng cục thuỷ sản và Tổng Cục Lâm nghiệp. Từ ngày 3/10 - 28/10/1995, tại kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khoá 9 thông qua Nghị định về việc thành lập Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên cơ sở hợp nhất 3 Bộ: Bộ Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm và Bộ Thuỷ lợi. Ngày 31 tháng 7 năm 2007, Quốc hội Việt Nam ra Nghị quyết nhập Bộ Thủy sản vào Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Nhiệm vụ chính trị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đƣợc đặt ra không chỉ là nhiệm vụ của các ngành trƣớc đây về sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ lợi, thuỷ sản một cách riêng rẽ mà còn là sự đòi hỏi cao hơn về việc phát triển ngành nông nghiệp và nông thôn một cách bền vững, bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên đất - nƣớc rừng- thuỷ sản, gắn chặt hơn nữa sự phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp,
  19. thuỷ sản và thuỷ lợi với việc phát triển nông thôn với đối tƣợng phục vụ chủ yếu hơn 60 triệu dân sống ở nông thôn, chiếm gần 78% dân số cả nƣớc. 1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc các ngành, lĩnh vực: nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, diêm nghiệp, thuỷ lợi và phát triển nông thôn trong phạm vi cả nƣớc; quản lý nhà nƣớc các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ. (Phụ lục 2). 1.1.3. Cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gồm: 1. Các tổ chức giúp Bộ trƣởng thực hiện chức năng quản lý Nhà nƣớc: Vụ Kế hoạch; Vụ Tài chính; Vụ Khoa học công nghệ; Vụ Hợp tác quốc tế; Vụ Pháp chế; Vụ Tổ chức cán bộ; Cục Trồng trọt; Cục Chăn nuôi; Cục Bảo vệ thực vật; Cục Thú y; Cục Chế biến nông lâm sản và nghề muối; Cục Lâm nghiệp; Cục kiểm lâm; Cục thuỷ lợi; Cục Quản lý đê điều và phòng, chống, lụt bão; Cục quản lý xây dựng công trình; Cục hợp tác xã và phát triển nông thôn, Thanh tra văn phòng. 2. Các tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ: Trung tâm Tin học nay là Trung tâm Tin học và Thống kê; Trung tâm khuyến nông quốc gia; Trung tâm Nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng nông thôn; Báo Nông nghiệp Việt Nam;
  20. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 1.2. Quá trình hình thành và phát triển Thƣ viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 1.2.1. Khái quát lịch sử ra đời và phát triển của Thƣ viện. Thƣ viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là một bộ phận thuộc sự quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có trách nhiệm phục vụ các yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu cho các đối tƣợng ngƣời dùng tin của ngành. Thƣ viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đƣợc thành lập năm 1958. Thực hiện quyết định số 178/CP của Hội đồng Chính phủ về công tác thƣ viện, các cơ quan và các cơ sở trong ngành nông nghiệp đã quan tâm củng cố và đẩy mạnh công tác thƣ viện khoa học kỹ thuật, các viện nghiên cứu và các trƣờng đại học trong ngành. Thực hiện Nghị quyết 89/CP ngày 4/5/1972 của Hội đồng Chính phủ về việc tăng cƣờng công tác thông tin khoa học kỹ thuật, các cơ quan, các cơ sở trong ngành nông nghiệp đã triển khai công tác thông tin khoa học kỹ thuật trong toàn ngành. Dựa trên cơ sở củng cố và phát triển công tác thƣ viện, các tổ chức thông tin khoa học lần lƣợt ra đời phục vụ kịp thời những nhu cầu thông tin phục vụ lãnh đạo, quản lý, nghiên cứu khoa học và ứng dụng kỹ thuật. Tiếp theo đó là Nghị quyết 37 của Bộ Chính trị về chính sách khoa học kỹ thuật, trong nghị quyết nhấn mạnh “phải đặc biệt quan tâm phát triển công tác thông tin khoa học và kỹ thuật, thông tin là một yếu tố quan trọng của tiềm lực khoa học kỹ thuật. Nhiệm vụ cụ thể của công tác thông tin là góp phần tích cực rút ngắn quá trình tự nghiên cứu đến sản xuất, nâng cao chất lƣợng quản lý và lãnh đạo”.
  21. Để thực hiện đƣợc nhiệm vụ cụ thể trên một cách hiệu quả và chất lƣợng thì ngày 9/5/1997 theo Quyết định số 817-TCC/QĐ của Bộ trƣởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã sát nhập 03 thƣ viện của Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, Bộ Lâm nghiệp và Bộ Thủy lợi thành Thƣ viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày nay. Sau khi có quyết định sát nhập, Thƣ viện đã đƣợc tổ chức và bố trí sắp xếp để có thể nhanh chóng đi vào hoạt động phục vụ ngƣời dùng tin. Thƣ viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là kho tƣ liệu đầu ngành về các lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy lợi và phát triển nông thôn, do Trung tâm Tin học và Thống kê quản lý. Để đáp ứng đƣợc nhu cầu tin ngày càng cao của các đối tƣợng ngƣời dùng tin, hiện nay Thƣ viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chuyển từ thƣ viện truyền thống sang thƣ viện hiện đại, với phong cách phục vụ mới, tạo điều kiện cho ngƣời dùng tin tiếp cận thông tin một cách đầy đủ, dễ dàng và nhanh chóng. 1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của Thƣ viện Với tƣ cách là một cơ quan đầu ngành, Thƣ viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có những chức năng và nhiệm vụ cụ thể sau: - Xây dựng và tổ chức các chƣơng trình, dự án, kế hoạch về các hoạt động thông tin, phổ biến kiến thức về khoa học công nghệ, quản lý phục vụ cho sự phát triển của các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi. - Điều tra nghiên cứu, xác định các nhu cầu cần thiết để cung cấp kịp thời những thông tin mới cho lãnh đạo, cán bộ quản lý, cán bộ khoa học trong các lĩnh vực chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
  22. - Cung cấp các ấn phẩm thông tin: tài liệu, phim ảnh, băng từ, đĩa từ, đĩa quang, ghi hình ảnh, âm thanh và các loại khác về khoa học công nghệ và quản lý cho các cơ quan trong ngành, làm dịch vụ thông tin cho các đơn vị trong và ngoài ngành. - Thu thập, xử lý, khai thác các tƣ liệu và cơ sở dữ liệu có liên quan đến ngành, củng cố và tăng cƣờng tiềm lực thông tin. - Áp dụng công nghệ thông tin mới vào việc tra cứu tƣ liệu và quản lý thƣ viện. - Tham gia các hoạt động tuyên truyền, hội chợ, triển lãm liên quan đến ngành theo kế hoạch, chƣơng trình đã đƣợc phê duyệt. - Tham gia nghiên cứu và xây dựng mạng lƣới thông tin trong ngành theo phân cấp của Bộ và Ngành có liên quan. Thƣ viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hiện nay đang từng bƣớc nâng cao chất lƣợng và hiệu quả phục vụ ngƣời dùng tin, đồng thời mở rộng các dịch vụ thông tin - thƣ viện để đáp ứng nhu cầu tin ngày càng cao của ngƣời dùng tin. 1.2.3. Cơ cấu tổ chức của Thƣ viện Thƣ viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là một thƣ viện chuyên ngành nên về phần cơ cấu tổ chức có phần khác với các thƣ viện công cộng khác. Thƣ viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bao gồm 01 phòng tổng hợp trong đó bao hàm cả phòng đọc, phòng mƣợn và phòng tra cứu tài liệu. Bên cạnh đó, Thƣ viện có một kho sách thƣ viện đƣợc tổ chức thành kho mở nhằm nâng cao hiệu quả phục vụ bạn đọc. Về cơ cấu cán bộ của Thƣ viện gồm có 04 ngƣời. Trong đó, Trƣởng phòng Thƣ viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là Vũ Thúy Hậu.
  23. Đội ngũ cán bộ thƣ viện là những ngƣời trẻ trung, năng động, nhiệt tình, yêu nghề Họ có khả năng đáp ứng tốt yêu cầu của một Thƣ viện hiện đại. 1.2.4. Nguồn lực thông tin của Thƣ viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Nguồn lực thông tin của Thƣ viện khá đa dạng bao gồm các loại nhƣ: sách, ấn phẩm định kỳ, luận án, luận văn, CD-ROM Thƣ viện hiện tại có 42371 đầu ấn phẩm với 25519 bản. Số lƣợng các loại tài liệu đƣợc thể hiện chi tiết ở bảng sau : Loại hình Đầu mục Số bản Bài trích (BB) 22068 Sách (SH) 18121 24361 Đề tài (DT) 1788 857 Luận án (LA) 222 249 Đĩa CD (CD) 7 Sách điện tử (EB) 31 6 Báo cáo (BC) 2 3 Bảng 1: Thống kê nguồn lực thông tin của Thƣ viện
  24. Hình 1: Sơ đồ số đầu ấn phẩm của Thƣ viện
  25. Hình 2: Sơ đồ số bản ấn phẩm của Thƣ viện 1.3. Đặc điểm ngƣời dùng tin và nhu cầu tin tại Thƣ viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 1.3.1. Đặc điểm ngƣời dùng tin của Thƣ viện Đối tƣợng ngƣời dùng tin của Thƣ viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rất đa dạng từ cán bộ lãnh đạo quản lý (cấp Bộ trƣởng) đến các nông dân, từ cán bộ nghiên cứu đến những ngƣời trực tiếp tham gia sản xuất, từ các cá nhân đến các đối tƣợng là cơ quan, tổ chức, viện nghiên cứu, các trƣờng đại học Dựa vào chức năng hoạt động trong xã hội thì ngƣời dùng tin của Thƣ viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gồm 04 nhóm: - Các nhà lãnh đạo, nhà quản lý, ngƣời lập kế hoạch. - Các nhà nghiên cứu, giáo sƣ, sinh viên trong các trƣờng thuộc chuyên ngành nông nghiệp. - Các cán bộ chuyên môn, các nhà kỹ thuật và thực hành trong lĩnh vực hoạt động nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. - Các nhà sản xuất kinh doanh, những ngƣời nông dân trực tiếp sản xuất nông nghiệp. 1.3.2. Đặc điểm nhu cầu tin của ngƣời dùng tin tại Thƣ viện Nhu cầu tin là những đòi hỏi khách quan về thông tin của cá nhân hay tập thể nhằm duy trì các hoạt động của con ngƣời. Nghiên cứu nhu cầu tin là nhận dạng về nhu cầu thông tin và tài liệu của ngƣời dùng tin, trên cơ sở đó tìm ra biện pháp cụ thể và phù hợp để cung cấp thông tin hoặc tài liệu cho họ. Với mỗi nhóm ngƣời dùng tin khác nhau thì có nhu cầu thông tin khác
  26. nhau. . Nhóm 1: Người dùng tin là các nhà lãnh đạo, các nhà quản lý, người lập kế hoạch. Nhiệm vụ của các nhà lãnh đạo, các nhà quản lý, những ngƣời lập kế hoạch là quản lý điều hành hoạt động của một tổ chức, do đó vấn đề mà họ quan tâm rất đa dạng và phong phú, thƣờng ở tầm vĩ mô, mang tính chiến lƣợc đối với một tổ chức nhƣ Cục Kiểm lâm, Cục Chế biến nông lâm sản Nhiệm vụ cụ thể của họ là xây dựng các chính sách, lập kế hoạch, đề ra các chiến lƣợc phát triển cho nông nghiệp Việt Nam. Vì thế, những thông tin họ cần là những thông tin chính xác, đầy đủ, những bảng phân tích tổng hợp, những thông tin định hƣớng trong nghiên cứu triển khai, những thông tin mới để dự báo và đề ra chiến lƣợc phát triển, tìm thị trƣờng xuất khẩu cho các mặt hàng nông lâm sản. Do đó, nhu cầu tin của nhóm ngƣời dùng tin này là những thông tin mang tính tổng hợp, định hƣớng và chiến lƣợc. . Nhóm 2: Người dùng tin là các nhà nghiên cứu, các giáo sư, chuyên gia và sinh viên của các trường thuộc chuyên ngành nông nghiệp. Phạm vi vấn đề mà họ quan tâm thƣờng hẹp hơn, chuyên sâu hơn về một lĩnh vực cụ thể. Do đó, nhu cầu tin của họ đòi hỏi những thông tin có chiều sâu, có tính chọn lọc. Họ cần những thông tin về các công trình nghiên cứu mới, tiến bộ kỹ thuật, các công nghệ đặc biệt là những thành tựu khoa học kỹ thuật mới trong và ngoài nƣớc và những tài liệu phục vụ cho quá trình nghiên cứu, giảng dạy và học tập của mình. Đối với nhóm ngƣời dùng tin này, Thƣ viện phải cung cấp cho họ những tài liệu đƣợc viết bằng nhiều
  27. thứ tiếng khác nhau, vì họ là những ngƣời có trình độ ngoại ngữ cao. Hình thức phục vụ cho đối tƣợng này là các tổng quan, tổng luận, các công trình nghiên cứu, bản tin chọn lọc . Nhóm 3: Người dùng tin là các cán bộ chuyên môn, các nhà kỹ thuật và thực hành trong lĩnh vực hoạt động nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Đây chủ yếu là những kỹ sƣ cán bộ kỹ thuật hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau của ngành nông nghiệp. Do họ trực tiếp hoạt động sản xuất nên trình độ chuyên môn chƣa cao, thời gian hạn chế song họ là những ngƣời có kinh nghiệm thực tế sâu sắc. Chính vì vậy, thông tin họ cần mang tính chất ứng dụng, những thông tin mới mẻ về khoa học kỹ thuật. Cho nên, sản phẩm thông tin – thƣ viện mà họ cần là những sản phẩm mang tính tóm tắt về một lĩnh vực chuyên sâu nào đó của ngành nông nghiệp. . Nhóm 4: Người dùng tin là các nhà sản xuất kinh doanh, những người nông dân trực tiếp sản xuất nông nghiệp. Nhu cầu tin của nhóm ngƣời dùng tin này là các thông tin ứng dụng kỹ thuật phù hợp với điều kiện sản xuất địa phƣơng và quy mô hộ gia đình. Do đó, thông tin họ cần phải chính xác, kịp thời. Các sản phẩm mà họ cần là các tờ rơi, những bài báo, tạp chí về nông nghiệp và các vấn đề liên quan đến nông nghiệp. Ngoài các đối tƣợng ngƣời dùng tin trong ngành nông nghiệp, thƣ viện còn có một bộ phận ngƣời dùng tin ngoài ngành có quan tâm đến nông nghiệp hoặc có đề tài nghiên cứu về các lĩnh vực của ngành nông nghiệp. Tuy nhiên đối tƣợng này rất hạn chế và Thƣ viện cũng đã cố gắng đáp ứng nhu cầu tin của họ.
  28. 1.4. Vai trò của sản phẩm và dịch vụ thông tin - thƣ viện đối với Thƣ viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hoạt động thông tin thƣ viện là quá trình thu thập, xử lý, bảo quản và phổ biến thông tin, tài liệu phù hợp với nhu cầu của ngƣời dùng tin. “ Sản phẩm thông tin - thư viện có thể coi là kết quả của quá trình xử lý thông tin, do một cá nhân hoặc tập thể nào đó thực hiện nhằm thoả mãn nhu cầu của người dùng tin” [12, tr.21]. Quá trình lao động để tạo ra sản phẩm chính là quá trình xử lý thông tin, mà ngƣời thực hiện quá trình xử lý thông tin đó chính là các chuyên gia thông tin, các nhà khoa học, các cán bộ nghiên cứu Sản phẩm đƣợc hình thành là nhằm thoả mãn những nhu cầu thông tin. Do đó, sản phẩm phụ thuộc chặt chẽ vào nhu cầu cũng nhƣ sự biến đổi của nhu cầu. Chính vì vậy, các cơ quan thƣ viện trong quá trình tồn tại và phát triển của mình, cần không ngừng hoàn thiện sản phẩm của để thích ứng với nhu cầu mà nó hƣớng tới. “Dịch vụ thông tin thư viện bao gồm những hoạt động nhằm thoả mãn nhu cầu thông tin và trao đổi thông tin của người sử dụng các cơ quan thông tin - thư viện nói chung” [12, tr. 24] Không giống với các hoạt động kinh doanh, dịch vụ thông tin - thƣ viện không đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu, mà nó hƣớng tới mục tiêu nâng cao khả năng khai thác nguồn lực thông tin, đáp ứng nhu cầu ngƣời dùng tin một cách có hiệu quả cao nhất. Hệ thống các sản phẩm và dịch vụ thông tin - thƣ viện có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động thông tin thƣ viện, là nhân tố quyết định trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của các cơ quan thông tin – thƣ viện.
  29. Xét ở góc độ ngƣời dùng tin, sản phẩm và dịch vụ thoả mãn nhu cầu tìm kiếm và truy nhập của họ tới các nguồn tin của cơ quan thông tin – thƣ viện. Đối với Thƣ viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có đối tƣợng ngƣời dùng tin phong phú, đa dạng thì việc tạo lập và triển khai sản phẩm, dịch vụ thông tin - thƣ viện càng có ý nghĩa quyết định tới hoạt động của Thƣ viện. Sản phẩm và dịch vụ thông tin - thƣ viện là một phức thể bao hàm nhiều yếu tố cấu thành, đóng vai trò công cụ để thực hiện các mục tiêu của các cơ quan thông tin - thƣ viện. Sản phẩm và dịch vụ thích hợp giúp cho con ngƣời ở mọi nơi, mọi lúc đều có thể truy nhập và khai thác nguồn di sản trí tuệ của con ngƣời, giúp mọi cá nhân và tổ chức có thể tìm đến với nhau và trao đổi thông tin một cách thuận tiện, nhanh chóng. Bên cạnh đó, sản phẩm và dịch vụ thông tin – thƣ viện là một trong những thƣớc đo đánh giá sự phát triển của cơ quan thông tin thƣ viện, là yếu tố cụ thể hoá chức năng, nhiệm vụ của thƣ viện. Sản phẩm và dịch vụ thông tin – thƣ viện còn giúp cho việc trao đổi và chia sẻ nguồn lực giữa các thƣ viện với nhau, phản ánh năng lực và vai trò của từng thƣ viện. Không những thế, mỗi một sản phẩm và dịch vụ thể hiện trình độ, khả năng xử lý của cán bộ thƣ viện. Ngƣời cán bộ có trình độ cao, có kinh nghiệm thì sẽ tạo ra sản phẩm và dịch vụ thông tin- thƣ viện có chất lƣợng tốt và hiệu quả cao, thoả mãn nhu cầu của ngƣời dùng tin một cách tối đa hơn.
  30. Sản phẩm và dịch vụ đều do quá trình lao động tạo ra. Đó là kết quả của quá trình xử lý thông tin, đều nhằm thỏa mãn nhu cầu của ngƣời dùng tin và giúp con ngƣời trao đổi thông tin với nhau. Mỗi sản phẩm thông tin - thƣ viện thông thƣờng đều có gắn tƣơng ứng với một hoặc một số dịch vụ nhằm tạo cho hiệu quả sử dụng của nó đƣợc nâng lên mức cao nhất có thể. Nhƣ vậy, sản phẩm và dịch vụ thông tin – thƣ viện là một yếu tố cơ bản, chủ chốt của bất kỳ một cơ quan thông tin thƣ viện nào. Do đó, các cơ quan, trung tâm thông tin thƣ viện nói chung và Thƣ viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nói riêng cần phải có chính sách phát triển hợp lý để hoàn thiện hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin - thƣ viện nhằm đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của ngƣời dùng tin. CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ THÔNG TIN – THƢ VIỆN TẠI THƢ VIỆN BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 2.1. Thực trạng các loại hình sản phẩm thông tin - thƣ viện tại Thƣ viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Sản phẩm thông tin - thƣ viện là một yếu tố đóng vai trò quan trong trong hoạt động thông tin - thƣ viện ở Thƣ viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Mỗi sản phẩm là một công cụ tra cứu hữu hiệu và tiện ích đối với ngƣời dùng tin. Sản phẩm thông tin – thƣ viện của Thƣ viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gồm có các loại hình nhƣ : Hệ thống mục lục, Thƣ mục, Cơ sở dữ liệu, CD ROM và trang chủ.
  31. 2.1.1. Hệ thống mục lục “Hệ thống mục lục là tập hợp đơn vị/ phiếu mục lục được sắp xếp theo một trình tự nhất định, phản ánh nguồn tin của một/ một nhóm cơ quan thông tin thư viện” [12, tr.37]. Một trong những chức năng chủ yếu của Mục lục là giúp ngƣời dùng tin xác định đƣợc vị trí lƣu trữ tài liệu trong kho. “Mục lục là một tập hợp có thứ tự các điểm truy cập, cùng với các mô tả thư mục tới nguồn tài liệu của một/ một nhóm cơ quan thông tin thư viện cụ thể” [12, tr.37]. Đánh giá về vai trò, vị trí của Mục lục đối với các cơ quan thông tin, thƣ viện, M. Bloomberg và G. E. Evans đã chỉ rõ: “ Mục lục - sản phẩm chủ yếu của quá trình biên mục – là công cụ tra cứu quan trọng vào bậc nhất trong thư viện. Khó có thể hình dung rằng có thể sử dụng được một cơ quan thông tin, thư viện dù chỉ có trữ lượng tài liệu ở mức trung bình, mà lại thiếu hệ thống mục lục”[12, tr.38]. Hệ thống mục lục của Thƣ viện cho phép ngƣời dùng tin xác định vị trí lƣu trữ tài liệu trong kho nếu ngƣời dùng tin biết một số thông tin bất kỳ về tài liệu nhƣ tên tác giả, tên tài liệu, chủ đề nội dung của tài liệu Bên cạnh đó, hệ thống mục lục còn phản ánh trữ lƣợng, thành phần của kho tài liệu. Hệ thống mục lục của Thƣ viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gồm có hệ thống mục lục phiếu và Mục lục truy nhập công cộng trực tuyến (Online Public Access Cataloging - OPAC). - Mục lục dạng phiếu
  32. Mục lục phiếu là một công cụ tra cứu chủ yếu và quan trọng đối với ngƣời dùng tin ở Thƣ viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trƣớc năm 2003. Mục lục dạng phiếu là hệ thống phiếu đƣợc sắp xếp trong các ngăn tủ mục lục. Đối với Thƣ viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hệ thống mục lục phiếu đƣợc tổ chức một cách hợp lý tạo điều kiện cho ngƣời dùng tin dễ dàng sử dụng. Các tài liệu đƣợc mô tả theo quy tắc ISBD. Mục lục dạng phiếu gồm có Mục lục chữ cái và Mục lục phân loại. Mục lục chữ cái là hệ thống mục lục mà các phiếu đƣợc sắp xếp theo tên tác giả hoặc tên tài liệu của tài liệu đƣợc phản ánh. Còn Mục lục phân loại là loại mục lục trong đó các phiếu mục lục đƣợc sắp xếp theo các lớp trong trật tự logic của một khung phân loại nhất định. Tuy nhiên, hệ thống mục lục phiếu của Thƣ viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hiện giờ không đƣợc mang ra sử dụng nữa. Từ năm 2003, khi Thƣ viện bắt đầu triển khai xây dựng thƣ viện điện tử thì đã tập trung xây dựng hệ thống Mục lục truy cập công cộng trực tuyến để giúp cho ngƣời dùng tin tra cứu tài liệu đƣợc một cách thuận tiện và dễ dàng hơn, dù bất kỳ ở đâu và bất kỳ lúc nào. - Mục lục truy nhập công cộng trực tuyến (OPAC) Mục lục truy nhập công cộng trực tuyến cung cấp cho ngƣời dùng tin khả năng tìm kiếm các thông tin về tài liệu một cách nhanh chóng, đơn giản, cập nhật và kịp thời. Ngƣời dùng tin có thể tra tìm tài liệu mọi lúc mọi nơi, nghĩa là hệ thống không bị hạn chế về mặt không gian và thời gian. Đây là giao diện Mục lục truy nhập công cộng trực tuyến của Thƣ viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
  33. Hình 3: Giao diện tra cứu Mục lục trực tuyến Thƣ viện sử dụng phần mềm Libol 5.0 với nhiều tính năng ƣu việt nên tạo điều kiện cho cán bộ cũng nhƣ ngƣời dùng tin sử dụng một cách thuận tiện và dễ dàng. Ngƣời dùng tin có thể tra cứu tài liệu theo 03 cách tìm: tìm đơn giản, tìm chi tiết và tìm nâng cao. Tìm đơn giản: Khi ngƣời dùng tin nhấn vào đƣờng liên kết “Tìm đơn giản” trong chức năng Tra cứu chung thì họ sẽ tìm đƣợc các thông tin về tài liệu nhƣ nhan đề, tác giả, nhà xuất bản, chỉ số phân loại DDC (Dewey Decimal Clasfication), ngôn ngữ, từ khoá một cách dễ dàng và đơn giản. Bên cạnh đó, OPAC còn hỗ trợ từ điển giúp cho ngƣời dùng tin tiện lợi khi sử dụng. Ý nghĩa các ô trong giao diện là:
  34. - Ô "Nhan đề chính": Tìm kiếm ấn phẩm theo nhan đề chính của ấn phẩm. Để tìm kiếm theo nhan đề chính, ngƣời dùng tin có thể nhập một từ hoặc một ngữ nào đó có trong nhan đề chính của ấn phẩm mà không cần phải nhớ chính xác nhan đề của ấn phẩm đó. Nếu tìm theo từ, ngƣời dùng tin chọn thông tin "Danh sách từ" trong ô bên phải và nhập từ cần tìm trong ô bên trái. Tƣơng tự nhƣ vậy, nếu muốn tìm theo ngữ họ có thể chọn thông tin "Ngữ" trong ô bên phải và nhập ngữ cần tìm trong ô bên trái. - Ô "Tác giả": Tìm theo tên tác giả. Nếu ngƣời dùng tin không nhớ tên đầy đủ của tác giả ngƣời dùng tin có thể nhập vào một cụm từ về tên của tác giả nhấn vào đƣờng liên kết “Từ điển” bên cạnh và chọn tên tác giả mà họ thấy là chính xác. - Ô "Chỉ số DDC": Tìm theo chỉ số DDC. Trong trƣờng hợp ngƣời dùng tin không nhớ chỉ số DDC của ấn phẩm thì ngƣời dùng tin cũng có thể nhấn vào đƣờng liên kết “ Từ điển” bên cạnh và chọn chỉ số DDC cần tìm. - Ô "Từ khoá": Tìm kiếm theo từ khoá. Nếu ngƣời dùng tin không nhớ tên đầy đủ của từ khoá cần tìm, ngƣời dùng tin có thể nhập vào một cụm từ về tên của từ khoá và nhấn vào đƣờng liên kết “Từ điển” bên cạnh, chọn từ khoá cần tìm. Phần mềm Libol 5.0 cho phép sự hỗ trợ của từ điển giúp ngƣời dùng tin có thể tìm đƣợc kết quả nhanh chóng và chính xác. Cách tìm kiếm sử dụng toán tử chặt cụt trong khi tra cứu: + % “từ hoặc một ngữ”: Kết quả tìm trong từ điển là những từ hoặc ngữ kết thúc bằng cụm từ hoặc ngữ đƣa vào để tìm kiếm.
  35. + “từ hoặc một ngữ”%: Kết quả tìm trong từ điển là những từ hoặc ngữ bắt đầu bằng cụm từ hoặc ngữ đƣa vào để tìm kiếm. + %“từ hoặc một ngữ”%: Kết quả tìm trong từ điển là những từ hoặc ngữ có cụm từ hoặc ngữ đƣa vào để tìm kiếm nằm ở giữa. Tìm chi tiết: Cũng tƣơng tự nhƣ “Tìm đơn giản”, nhƣng có bổ sung thêm các trƣờng đặc thù tuỳ thuộc vào dạng ấn phẩm cụ thể nhƣ "Nhà xuất bản", "Ngôn ngữ" Tìm nâng cao: Ngƣời dùng có thể tuỳ chọn điều kiện tìm kiếm và kết hợp các điều kiện chặt chẽ với nhau thông qua các toán tử logic (AND, OR, NOT) nhằm tìm ra kết quả một cách chính xác. Kết quả tra cứu là một danh sách các ấn phẩm tìm thấy trong Thƣ viện. Tra cứu qua Z39.50: Z39.50 là một chuẩn tìm kiếm và khai thác thông tin giữa các cơ quan thông tin - thƣ viện. Ban đầu Z39.50 là một chuẩn quốc gia của Mỹ về khai thác thông tin. Tuy nhiên hiện nay, Z39.50 đƣợc cả thế giới công nhận nhƣ là một chuẩn chung về khai thác thông tin. Đối với Thƣ viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Z39.50 đã đƣợc hình thành, tuy nhiên giao thức này vẫn chƣa kết nối đƣờng link đến các thƣ viện khác. Hịên nay, Thƣ viện đang trong quá trình triển khai và thực hiện dịch vụ mƣợn liên thƣ viện qua chuẩn tra cứu liên thƣ viện Z39.50. 2.1.2. Thƣ mục
  36. “Thư mục là một sản phẩm thông tin, thư viện mà phần chính là tập hợp các biểu ghi thư mục (có/ không có tóm tắt/ chú giải) được sắp xếp theo một trật tự xác định phản ánh các tài liệu có chung một/ một số dấu hiệu về nội dung và/ hoặc hình thức”[12, tr. 49]. Ở Thƣ viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thƣ mục đƣợc chia thành các loại sau: . Thư mục thông báo sách mới Đây là loại thƣ mục đƣợc tổ chức biên soạn khi có tài liệu mới chuyển về. Tài liệu sau khi đƣợc xử lý nghiệp vụ thì nhập vào cơ sở dữ liệu, từ đó, cán bộ thƣ viện sẽ xây dựng thành những bản thƣ mục thông sách mới cho ngƣời dùng tin biết. Thƣ mục thông báo sách mới đƣợc ra định kỳ hàng tháng, và đƣợc xây dựng thành cơ sở dữ liệu lƣu trữ ở trên trang web của Thƣ viện (www. agroviet.gov.vn). Nội dung của Thƣ mục giới thiệu sách mới ở Thƣ viện phản ánh tài liệu mới về các vấn đề nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi, thuỷ sản
  37. Hình 4: Giao diện Thƣ mục thông báo sách mới của Thƣ viện
  38. Hình 5: Giao diện chi tiết của Thƣ mục thông báo sách mới Các tài liệu trong Thƣ mục thông báo sách mới đƣợc mô tả theo ISBD gồm các yếu tố nhƣ nhan đề tài liệu, tác giả, các thông tin xuất bản, số trang, khổ cỡ, ký hiệu kho. Nhờ có Thƣ mục thông báo sách mới mà ngƣời dùng tin biết đƣợc các tài liệu mới đƣợc bổ sung vào Thƣ viện, giúp họ kịp thời phát hiện ra những tài liệu cần thiết đáp ứng đƣợc nhu cầu nghiên cứu của mình. Với sự hỗ trợ của máy tính và Mạng Internet, ngƣời dùng tin có thể truy cập các tài liệu mới nhanh hơn, dễ dàng và thuận tiện hơn. . Thư mục chuyên đề Thƣ mục chuyên đề của Thƣ viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gồm các tài liệu có nội dung liên quan đến các lĩnh vực của nông nghiệp và phát triển nông thôn nhƣ: Thƣ mục chuyên đề về nuôi cá Ba Sa,
  39. Thƣ mục chuyên đề về tôm Sú Thƣ mục chuyên đề của Thƣ viện ra không định kỳ và đƣợc in thành quyển khi ngƣời dùng tin có yêu cầu. Mỗi chuyên đề tập hợp nhiều tài liệu của các tác giả khác nhau nên ngƣời dùng tin có thể tìm hiểu, nghiên cứu một cách đầy đủ và sâu rộng về khía cạnh mà mình quan tâm. Tài liệu trong Thƣ mục chuyên đề đƣợc mô tả theo ISBD. 2.1.3. Cơ sở dữ liệu “Cơ sở dữ liệu (CSDL) là một tập hợp các biểu ghi hoặc tệp có quan hệ logic với nhau và được lưu trữ trên bộ nhớ máy tính” [12, tr.82]. Việc tổ chức, hoàn thiện và cập nhật cũng nhƣ khai thác một CSDL đƣợc thực hiện bởi một hệ thống chƣơng trình đặc biệt gọi là hệ quản trị CSDL. CSDL là một tập hợp các dữ liệu đƣợc tổ chức để phục vụ cho nhiều ứng dụng khác nhau một cách hiệu quả bằng cách tập trung hoá dữ liệu và giảm thiểu hoá các dữ liệu dƣ thừa. Thông tin trong CSDL đƣợc cập nhật thƣờng xuyên, khả năng cập nhật thông tin không lệ thuộc vào khoảng cách địa lý. Khác với các công cụ tra cứu truyền thống, việc tra cứu tài liệu bằng các cơ sở dữ liệu đã giúp cho ngƣời dùng tra cứu nhanh hơn, tiết kiệm thời gian, công sức và hiệu quả đạt cao hơn, việc lƣu trữ, bảo quản và truyền tải dữ liệu sang nơi khác đƣợc thực hiện thuận tiện và dễ dàng hơn. Xét theo tính chất phản ánh thông tin về đối tƣợng, CSDL của Thƣ viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bao gồm: - CSDL thƣ mục: là CSDL chứa các thông tin bậc 2, không có thông tin gốc đầy đủ của đối tƣợng đƣợc phản ánh, là công cụ để tra cứu tài liệu gốc.
  40. - CSDL toàn văn: là CSDL chứa các thông tin gốc của tài liệu, toàn bộ văn bản của tài liệu cùng với các thông tin thƣ mục và thông tin bổ sung khác giúp cho việc tra cứu và truy nhập tới các bản thông tin đƣợc phản ánh. Cơ sở dữ liệu của Thƣ viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đƣợc trình bày ở giao diện sau: Hình 6: Giao diện Cơ sở dữ liệu trực tuyến Cơ sở dữ liệu của Thƣ viện gồm có CSDL do Thƣ viện xây dựng và CSDL đƣợc mua từ nƣớc ngoài. - CSDL do Thƣ viện xây dựng (CSDL nội sinh) gồm có CSDL Sách, CSDL Luận án, CSDL Ấn phẩm định kỳ, CSDL Khoa học công nghệ, CSDL Báo cáo đề tài, CSDL Sách điện tử, CSDL Tạp chí điện tử Những CSDL này đƣợc Thƣ viện xây dựng từ năm 2003 và đƣợc cập nhật, sửa đổi thƣờng xuyên.
  41. . CSDL Sách là CSDL thƣ mục có tóm tắt các tƣ liệu có trong thƣ viện nhƣ sách, qui trình qui phạm, báo cáo kết quả nghiên cứu CSDL sách có 18121 biểu ghi và đƣợc cập nhật thƣờng xuyên. . CSDL Luận án là CSDL thƣ mục có tóm tắt đề tài của các luận án thạc sĩ, tiến sĩ trong ngành. Hiện nay Thƣ viện có khoảng 222 biểu ghi. . CSDL Ấn phẩm định kỳ: Loại này có hơn 200 tên ấn phẩm định kỳ gồm có cơ sở dữ liệu thƣ mục tạp chí, bản tin. . CSDL Khoa học công nghệ (KHCN) đƣợc Thƣ viện xây dựng bằng tiếng Việt. Đây là CSDL thƣ mục có tóm tắt hoặc toàn văn các kết quả nghiên cứu, tiến bộ kỹ thuật, báo cáo khoa học của các Viện, các Trung tâm Nghiên cứu và các trƣờng đại học trong ngành và một số ngành có liên quan về khoa học công nghệ, kinh tế, trồng trọt, chăn nuôi, thú y, bảo vệ thực vật, lâm nghiệp, thuỷ lợi, phát triển nông thôn Hiện CSDL khoa học công nghệ có trên 14 nghìn biểu ghi và đƣợc cập nhật thƣờng xuyên. . CSDL KHCN nƣớc ngoài đƣợc Thƣ viện xây dựng bằng tiếng Anh Đây là CSDL thƣ mục có tóm tắt các công trình nghiên cứu trên thế giới về mọi khía cạnh quan trọng trong nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi và ngƣ nghiệp. Chủ đề chính bao gồm quản lý vật nuôi, cây trồng, di truyền, nhân giống, bảo vệ thực vật, thú y, kinh tế, công nghệ sau thu hoạch Đây là bộ sƣu tập từ nhiều nguồn CSDL CD-ROM của nƣớc ngoài, hiện có trên 2 triệu biểu ghi và đƣợc cập nhật hàng quý. . CSDL Báo cáo đề tài: CSDL toàn văn về báo cáo kết quả nghiên cứu của các đề tài trong và ngoài ngành liên quan đến nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi, phát triển nông thôn. Hiện có trên 1000 báo cáo và đƣợc cập nhật thƣờng xuyên.
  42. Giao diện Báo cáo đề tài của Thƣ viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đƣợc thể hiện nhƣ sau: Hình 7: Giao diện Báo cáo đề tài Khi truy cập vào cơ sở dữ liệu này, ngƣời dùng tin có thể tìm thấy các thông tin nhƣ nhan đề của các báo cáo, tác giả, nơi xuất bản, năm xuất bản, bản tóm tắt báo cáo và đƣờng link dẫn đến việc tìm kiếm bản toàn văn của báo cáo. Ví dụ: Nhan đề: Đánh giá công nghệ chế biến thuỷ sản: Báo cáo tổng kết khoa học kỹ thuật. Tác giả: Nguyễn Xuân Thi Xuất bản: Hải Phòng: Viện nghiên cứu hải sản, 2008.
  43. Tóm tắt: Tổng quan hình thành thuỷ sản Việt Nam, một số đặc trưng và những kết quả đánh giá về trình độ công nghệ của chế biến thuỷ sản đông lạnh, đồ hộp thuỷ sản, chế biến bột cá, kho lạnh thương mại (yếu tố vật chất, chất lượng sản phẩm, tổ chức, và quản lý sản xuất, kiến nghị); sự phát triển doanh nghiệp chế biến. . CSDL Sách điện tử: bao gồm các sách có liên quan đến ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn ở trong nƣớc cũng nhƣ ngoài nƣớc. Với cơ sở dữ liệu này, giúp cho ngƣời dùng tin có thể truy nhập tài liệu một cách đầy đủ và chính xác, thoả mãn đƣợc nhu cầu của mình. Sách điện tử có 31 biểu ghi. Giao diện sách điện tử của Thƣ viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đƣợc trình bày nhƣ sau:
  44. Hình 8: Giao diện Sách điện tử Cơ sở dữ liệu này cung cấp cho ngƣời dùng tin về các thông tin nhƣ nhan đề sách, tác giả, thông tin về nơi xuất bản, nhà xuất bản, năm xuất bản, bản tóm tắt và bản đầy đủ. . CSDL Tạp chí điện tử: Thƣ viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tập hợp tất cả các tạp chí trong nƣớc và nƣớc ngoài về lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Đối với cơ sở dữ liệu tạp chí điện tử, ngƣời dùng tin có thể truy cập đƣợc thông tin nhan đề, thông tin xuất bản và danh sách các số trong năm. Điều này giúp ngƣời dùng tin có thể tập hợp đƣợc các tài liệu một cách đầy đủ và hệ thống mà họ có nhu cầu.
  45. Giao diện về Tạp chí sách điện tử đƣợc trình bày nhƣ sau: Hình 9: Giao diện Tạp chí điện tử . Bản tin: Thƣ viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có một số bản tin đã đƣợc phát hành trên mạng.
  46. Giao diện Bản tin của Thƣ viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là: Hình 10: Giao diện Bản tin của Thƣ viện Bản tin của Thƣ viện cũng đƣợc mô tả theo ISBD. Các cơ sở dữ liệu của Thƣ viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đều đƣợc sắp xếp theo vần chữ cái từ A-Z, tạo điều kiện tìm kiếm cho ngƣời dùng tin đƣợc dễ dàng hơn. - CSDL đƣợc Thƣ viện mua từ nƣớc ngoài (CSDL ngoại nhập) EBSCO host là hệ thống tra cứu trực tuyến cung cấp các CSDL toàn văn của những nhà xuất bản hàng đầu thế giới, bao trùm nhiều lĩnh vực từ các bộ sƣu tập chung đến các bộ sƣu tập chuyên ngành (khoa học - công
  47. nghệ, khoa học xã hội và nhân văn, kinh tế, giáo dục, y học ) phục vụ cho nhiều đối tƣợng: cán bộ nghiên cứu, giảng viên, sinh viên v.v Cơ sở dữ liệu này có hơn 7.373 tạp chí ở dạng biểu ghi thƣ mục và tóm tắt, trong đó có 3.970 tạp chí toàn văn thuộc các lĩnh vực Khoa học Tự nhiên, Khoa học Kỹ thuật, Khoa học Xã hội và các lĩnh vực liên quan tất cả các địa phƣơng của Hoa Kỳ. AGORA (Access to Global Online Research in Agriculture) là cơ sở dữ liệu truy cập để nghiên cứu trực tuyến toàn cầu trong Nông nghiệp. CSDL này cung cấp truy cập trên 500 tạp chí từ các nhà xuất bản khoa học hàng đầu trong các lĩnh vực về thực phẩm, nông nghiệp, khoa học môi trƣờng và các khoa học xã hội liên quan. Agora các chƣơng trình, thiết lập của Tổ chức Lƣơng thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc (Food and Agriculture Organization - FAO) cùng với các nhà xuất bản, cho phép các nƣớc đang phát triển để đạt đƣợc quyền truy cập vào một thƣ viện kỹ thuật số bộ sƣu tập xuất sắc trong các lĩnh vực thực phẩm, nông nghiệp, khoa học môi trƣờng và xã hội liên quan đến khoa học. CSDL chuyên ngành AGORA gồm các bài trích toàn văn từ 918 tạp chí khoa học của 107 nƣớc với 4 ngôn ngữ: Anh, Pháp, Ả Rập, Tây Ban Nha . Các lĩnh vực mà CSDL này đề cập đến là: + Nông nghiệp + Công nghệ sinh học + Các ngành liên quan đến sinh vật + Môi trƣờng và xã hội học
  48. AGRICOLA (Agricultural OnLine Access): Điểm truy cập trực tuyến Nông nghiệp. AGRICOLA là một cơ sở dữ liệu thƣ mục liên quan đến các vấn đề nông nghiệp đƣợc xây dựng bởi Thƣ viện Nông nghiệp Quốc gia (National Agricultural Library - NAL) và các tổ chức khác. Cơ sở dữ liệu này gồm các vấn đề về động vật và thú y khoa học, cây trồng khoa học, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và thủy sản, nuôi trồng và hệ thống canh tác, nông nghiệp, kinh tế, mở rộng và giáo dục, thực phẩm và dinh dƣỡng của con ngƣời, trái đất và môi trƣờng khoa học. AGRIS (Agricultural Information System): Một cơ sở dữ liệu thƣ mục cho tất cả các tài liệu liên quan đến sản xuất nông nghiệp về thủy sản, lâm nghiệp và dinh dƣỡng. AGRIS là hệ thống thông tin quốc tế cho nông nghiệp, khoa học và công nghệ. Nó đã đƣợc tạo bởi các Tổ chức Lƣơng thực và Nông nghiệp của Liên Hiệp Quốc (FAO) trong năm 1974 để cùng nhau đối phó với tất cả các lĩnh vực nông nghiệp và tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi thông tin. FAOSTAT (The Food and Agriculture Organization Statistical Database): là cơ sở dữ liệu thống kê của Tổ chức Lƣơng thực và Nông nghiệp của Liên Hiệp Quốc bao gồm các lĩnh vực nhƣ sản xuất nông nghiệp, thƣơng mại, thức ăn cân bằng giấy, phân bón, thuốc trừ sâu, sử dụng đất và công trình thủy lợi, các sản phẩm thủy sản, dân số, và vận chuyển viện trợ lƣơng thực. 2.1.4. CD- ROM CD ROM là một thiết bị lƣu trữ thông tin dƣới dạng số và đƣợc sử dụng để lƣu trữ các dữ liệu dạng văn bản, âm thanh, đồ hoạ, hình ảnh động hoặc bất kỳ một tổ hợp các loại kể trên.
  49. Thƣ viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có nguồn tài liệu điện tử rất phong phú. Ngoài nguồn cơ sở dữ liệu còn có một số nguồn CD – ROM do Thƣ viện cập nhật hàng năm hoặc đƣợc các tổ chức quốc tế biếu tặng. Nguồn CD- ROM hiện có trong Thƣ viện bao gồm: - Bộ đĩa thƣ viện điện tử nông nghiệp (The Essential Electronic Agricultural Library - TEEAL) là bộ đĩa tiếng Anh, bộ đĩa này sƣu tập các bài viết từ hầu hết các tạp chí quan trọng trong lĩnh vực nông nghiệp trên thế giới, chủ yếu chọn lọc cho các nhà nghiên cứu ở các nƣớc đang phát triển. Gồm 140 tạp chí do 600 nhà khoa học trên thế giới chọn lọc. TEEAL cung cấp nguồn tin tham khảo, thông tin tóm tắt và thông tin toàn văn kèm hình ảnh về tất cả mọi khía cạnh quan trọng trong nông nghiệp, lâm nghiệp từ 1993 trở lại đây, thông tin đƣợc cập nhật hàng năm (khoảng 220.000 trang/năm). Là nguồn tài liệu thiết yếu cho nghiên cứu và giáo dục trong các lĩnh vực: Phát triển nông thôn; Nông nghiệp bền vững; Tài nguyên thiên nhiên; Môi trƣờng; Chế biến lƣơng thực thực phẩm; Thuốc thú y; Quản lý; Công nghệ nông nghiệp; Phát triển cây trồng; Chăn nuôi; Kinh tế phòng trừ sâu hại; Khoa học đất; Dinh dƣỡng; Lâm nghiệp - Bộ đĩa CAB ABSTRACTS đƣợc sƣu tập bằng tiếng Anh. Đây là bộ sƣu tập tài liệu chuyên môn lớn nhất của ngành, phản ánh tất cả các vấn đề nông nghiệp, lâm nghiệp và tất cả các bộ môn khoa học sinh học và các ngành liên quan trên toàn thế giới. Bộ đĩa này chứa đựng trên 4 triệu bản ghi đƣợc khai thác từ 11.000 tạp chí, sách báo, biên bản hội nghị, báo cáo khoa học và một số tài liệu khác xuất bản trên thế giới. Chủ đề chính bao gồm vật nuôi, cây trồng, di truyền, nhân giống, bảo vệ thực vật, thú y, lâm nghiệp, kinh tế, dinh dƣỡng đối với con ngƣời, phát triển nông thôn Phạm vi
  50. thông tin đƣợc sƣu tập từ năm 1984 đến nay với các bản tóm tắt bằng tiếng Anh và đƣợc cập nhật hàng quý. - Bộ đĩa AGRIS có thể đọc bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, là bộ đĩa CSDL thƣ mục bao quát toàn bộ các tài liệu khoa học và công nghệ về nông nghiệp hiện có trên thế giới. Đó là những thông tin về rất nhiều lĩnh vực nhƣ nông nghiệp, lâm nghiệp, khoa học thuỷ sản và ngƣ nghiệp, lƣơng thực thực phẩm và dinh dƣỡng từ 135 nƣớc thành viên. Tài liệu tham khảo còn bao gồm một số nguồn tƣ liệu có giá trị nhƣ các bản báo cáo khoa học chuyên môn chƣa xuất bản, luận văn, báo, các bài thuyết trình tại các hội nghị, ấn phẩm của Chính phủ Bộ đĩa AGRIS có xấp xỉ khoảng 130,000 bản ghi và đƣợc bổ sung hàng năm. Các đĩa lƣu trữ thông tin hồi cố từ năm 1975 cho đến nay. - Ngân hàng dữ liệu “Cẩm nang hội nhập 2006” do Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam xuất bản là một hệ thống thông tin, kiến thức bao quát trên các lĩnh vực liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế. Với khối lƣợng hơn 40 ngàn trang văn bản từ những khái niệm cơ bản nhất đến những kiến thức, bài phân tích chuyên sâu. Ngân hàng dữ liệu "Cẩm nang hội nhập" đã trở thành công cụ đắc lực cho mỗi doanh nghiệp trên con đƣờng hội nhập và phát triển. - CD-ROM và VCD khác về khuyến nông, dự án xoá đói giảm nghèo, nƣớc sạch nông thôn, thuỷ sản 2.1.5. Trang chủ Trang chủ là một cẩm nang bách khoa giới thiệu các thông tin và cách thức truy nhập tới thông tin về một thực thể nào đó (cơ quan, cá nhân, đơn vị hành chính ) trên mạng máy tính.
  51. Để tạo lập một địa chỉ quen thuộc đối với ngƣời dùng tin và một điểm truy cập thông tin hữu hiệu thì Thƣ viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng hệ thống trang chủ với nhiều ý nghĩa và mục đích quan trọng. Trang chủ của Thƣ viện có chức năng chủ yếu sau:  Thông tin về cơ cấu tổ chức của Thƣ viện.  Giới thiệu các nguồn thông tin trên các cơ sở dữ liệu của Thƣ viện và cách thức để ngƣời dùng tin có thể truy nhập đƣợc tới thông tin trong mỗi cơ sở dữ liệu.  Là phƣơng tiện thông tin quan trọng để thực hiện nhiều hoạt động tác nghiệp và nghiệp vụ của bộ máy lãnh đạo và bộ máy hành chính của Thƣ viện. Trang chủ của Thƣ viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chứa đựng nguồn tài nguyên thông tin lớn và cho phép ngƣời dùng tin khai thác, truy nhập thông tin một cách nhanh chóng, chính xác. Nội dung trang chủ của Thƣ viện gồm Bộ sƣu tập, Sách mới, Sách điện tử, Thƣ mục trực tuyến, Cơ sở dữ liệu trực tuyến, Tạp chí điện tử. Ngƣời dùng tin có thể truy cập trang chủ của Thƣ viện bằng hai thứ tiếng là tiếng Việt và tiếng Anh. Điều đó giúp cho ngƣời dùng tin ở trong nƣớc cũng nhƣ ở nƣớc ngoài có thể khai thác thông tin mà không bị hạn chế về mặt thời gian, không gian và những rào cản do ngôn ngữ tạo nên. Bên cạnh đó, các thông tin ở trang chủ luôn đƣợc cập nhật thƣờng xuyên tạo điều kiện cho ngƣời dùng có thể tìm kiếm và sử dụng thông tin một cách kịp thời, thuận tiện
  52. Giao diện trang chủ của Thƣ viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đƣợc trình bày nhƣ sau: Hình 11: Giao diện trang chủ Giao diện thân thiện, dễ sử dụng và đƣợc hỗ trợ nhiều tiện ích giúp cho ngƣời dùng tin có thể nhanh chóng và dễ dàng truy cập đƣợc tài liệu mà họ mong muốn. 2.2. Thực trạng các loại dịch vụ thông tin - thƣ viện của Thƣ viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Dịch vụ thông tin - thƣ viện đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của các cơ quan thông tin thƣ viện. Đối với Thƣ viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dịch vụ thông tin - thƣ viện gồm có dịch vụ đọc tài liệu tại chỗ, dịch vụ mƣợn tài
  53. liệu, dịch vụ khai thác nguồn tin trên Internet, dịch vụ cung cấp thông tin chuyên đề, dịch vụ hỏi đáp theo yêu cầu, dịch vụ sao chụp tài liệu. 2.2.1. Dịch vụ cung cấp tài liệu gốc Cung cấp tài liệu là một dịch vụ cơ bản của Thƣ viện. Thƣ viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có những dịch vụ cấp tài liệu sau: . Dịch vụ đọc tài liệu tại chỗ Là dịch vụ phục vụ tài liệu gốc cho ngƣời dùng tin sử dụng ngay tại cơ quan thông tin-thƣ viện. Phục vụ đọc tại chỗ là hình thức truyền thống đƣợc thực hiện từ khi thành lập thƣ viện, cho đến nay đây vẫn là loại hình phục vụ quan trọng và chủ yếu của Thƣ viện. Dịch vụ này nhằm đáp ứng nhu cầu tra cứu tài liệu, tìm các thông tin ngắn gọn nhƣ dữ kiện, số liệu hoặc tra cứu thuật ngữ mà tài liệu đó chỉ có ở phòng đọc tại chỗ do số lƣợng bản ít hoặc là tài liệu quý hiếm chỉ có một bản duy nhất. Ở Thƣ viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mỗi lần ngƣời dùng tin chỉ đƣợc mƣợn tối đa 03 cuốn. Kho tài liệu của Thƣ viện đƣợc tổ chức theo kho mở nên ngƣời dùng tin có thể trực tiếp lựa chọn tài liệu trên giá phù hợp với nhu cầu của mình mà không phải thông qua cán bộ thƣ viện, bên cạnh đó, ngƣời dùng tin còn có thể tự khai thác trên máy tính và tiếp cận với các CSDL do Thƣ viện xây dựng hoặc khai thác tài liệu trên mạng Internet. Các tài liệu của Thƣ viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trƣớc năm 2003 thì đƣợc phân loại theo Khung Phân loại Thƣ viện thƣ mục (BBK), nhƣng hiện nay Thƣ viện đã chuyển đổi sang Khung Phân loại thập phân Dewey - Dewey Decimal Classification (DDC), tuy nhiên Thƣ viện vẫn còn một số tài liệu đang sử dụng ký hiệu phân loại BBK.
  54. Khung phân loại thập phân Dewey Decimal Classification (DDC) là một trong các Khung phân loại đƣợc sử dụng phổ biến nhất hiện nay do nhà cách tân thƣ viện nổi tiếng ngƣời Mỹ Melvil Dewey (1851-1931) xây dựng từ những năm 1870. Khung phân loại này dùng 10 chữ số Ả rập để sắp xếp toàn bộ sƣu tập tƣ liệu cho thƣ viện. Khung phân loại này ra đời năm 1876 gồm 10 lớp chính, với 1000 đề mục. Khung phân loại DDC đã đƣợc dịch ra hơn 30 tiếng khác nhau trên thế giới. Một trong những thế mạnh của DDC là luôn luôn đƣợc cập nhật, sửa chữa bổ sung và xuất bản. Tóm tắt cấu trúc Bảng chính của Khung phân loại DDC nhƣ sau: 000 Tổng hợp 100 Triết học và các khoa học liên quan 200 Tôn giáo 300 Các khoa học xã hội 400 Ngôn ngữ học 500 Các khoa học chính xác 600 Các khoa học ứng dụng 700 Nghệ thuật 800 Văn học 900 Địa lý, lịch sử Với khung phân loại DDC, Thƣ viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ yếu sử dụng lớp 600 (Các khoa học xã hội nói chung) để phân loại tài liệu trong thƣ viện. Trong Khung phân loại DDC, lớp 600 có cấu trúc nhƣ sau: 600: Công nghệ (Khoa học ứng dụng)
  55. 610 Y học – Y khoa 620 Công nghệ & hoạt động liên hệ 630 Nông nghiệp & kỹ thuật liên hệ 640 Gia chánh & đời sống gia đình 650 Quản lý & dịch vụ phụ thuộc 660 Kỹ thuật hoá học 670 Công nghiệp chế tạo 680 Sản phẩm chuyên dụng 690 Xây dựng Trong lớp 600 này, tài liệu của Thƣ viện chủ yếu tập trung vào Phân lớp 630 về Nông nghiệp và kỹ thuật liên hệ. Ví dụ: 630 Nông nghiệp và kỹ thuật liên hệ 636 Chăn nuôi súc vật 636.7 Chó 636.8 Mèo Với Khung phân loại này, các tài liệu trong Thƣ viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đƣợc phân loại một cách hệ thống, logic và theo một trật tự nhất định. . Dịch vụ mƣợn tài liệu
  56. Dịch vụ này cho phép ngƣời dùng tin mang tài liệu về nhà sử dụng trong một khoảng thời gian quy định. Là một thƣ viện chuyên ngành nên vốn tài liệu của Thƣ viện cũng hạn chế, do đó Thƣ viện không có nhiều bản tài liệu nên những tài liệu nào ít bản thì chỉ ƣu tiên cho cán bộ của Trung tâm nếu có nhu cầu. Mỗi lần ngƣời dùng tin đƣợc mƣợn tối đa là 03 bản sách hoặc tạp chí với thời hạn 10 ngày. Quá thời hạn đó, nếu có nhu cầu sử dụng tiếp tục thì ngƣời dùng tin phải đến gia hạn, mỗi lần đƣợc gia hạn thêm 07 ngày và không quá 02 lần. 2.2.2. Dịch vụ khai thác nguồn tin trên Internet Ngƣời dùng tin có thể truy cập địa chỉ website: www.agroviet.gov.vn là Cổng thông tin điện tử Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tìm kiếm thông tin. Giao diện của website này đƣợc trình bày nhƣ sau:
  57. Hình 12: Giao diện Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Ngƣời dùng tin có thể truy cập vào mục thƣ viện điện tử : http :// thuvien.mard .gov.vn nhƣ đã trình bày ở Hình 11. Bên cạnh đó ngƣời dùng tin có thể truy nhập vào website của Trung tâm Tin học Thuỷ sản để tìm kiếm thông tin.
  58. Website đƣợc trình bày nhƣ sau: Hình 13: Giao diện của Trung tâm tin học Thuỷ sản Ngƣời dùng tin có thể truy nhập vào Mục lục truy nhập công cộng trực truyến (OPAC) để tra cứu thông tin mà họ cần. Các cơ sở dữ liệu của Thƣ viện đƣợc cập nhật một cách kịp thời và thƣờng xuyên. Ngoài các thông tin tóm tắt mà ngƣời dùng tin có thể truy cập đƣợc thì Thƣ viện còn cung cấp cả bản đầy đủ (Fulltext) nếu nhƣ ngƣời dùng tin cần những thông tin chuyên sâu và đầy đủ hơn. Bên cạnh các CSDL mà Thƣ viện cung cấp, ngƣời dùng tin có thể khai thác nguồn tin phong phú và đa dạng hơn trên mạng toàn cầu Internet. Với những ấn phẩm điện tử ngƣời dùng tin muốn khai thác thông tin thì họ phải đăng ký một tài khoản sử dụng.
  59. Giao diện đăng ký tài khoản để khai thác ấn phẩm điện tử của Thƣ viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đƣợc trình bày nhƣ sau: Hình 14: Giao diện Đăng ký tài khoản khai thác ấn phẩm điện tử Tài khoản của ngƣời dùng tin gồm có tên chủ tài khoản, email, điện thoại, Fax, địa chỉ, quốc gia, mã tài khoản và mật khẩu của tài khoản mà Thƣ viện cấp cho. Dịch vụ này đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời dùng tin trong nƣớc cũng nhƣ ở ngoài nƣớc đăng ký sử dụng. 2.2.3. Dịch vụ hỏi đáp theo yêu cầu Đây là dịch vụ mà cán bộ thƣ viện có trách nhiệm phải trả lời các câu hỏi của bạn đọc liên quan đến việc sử dụng tài liệu trong thƣ viện và cũng
  60. nhƣ các nhu cầu về tài liệu cho việc nghiên cứu và học tập của ngƣời dùng tin. Mục đích của dịch vụ hỏi đáp theo yêu cầu là: - Tạo điều kiện cho các cơ quan/ cá nhân có yêu cầu có thể đặt yêu cầu tìm tin chuyên đề theo chủ đề riêng. - Giải đáp các yêu cầu thông tin đột xuất về lĩnh vực nông nghiệp và các vấn đề liên quan đến nông nghiệp. - Giúp ngƣời dùng tin trực tiếp kết nối và khai thác các nguồn thông tin trong nƣớc và ngoài nƣớc. Ngƣời dùng tin đến Thƣ viện để tìm tài liệu hoặc khai thác cơ sở dữ liệu của Thƣ viện hoặc trên Internet và trực tiếp trao đổi với cán bộ thông tin thƣ viện để giải đáp các yêu cầu. Khi ngƣời dùng tin có yêu cầu thì cán bộ thƣ viện có trách nhiệm xử lý yêu cầu của họ. Kết quả ban đầu sẽ đƣợc cán bộ thƣ viện hệ thống theo lĩnh vực yêu cầu dƣới dạng thƣ mục, sau đó sẽ cung cấp toàn văn chi tiết đúng theo nhu cầu của ngƣời dùng tin. Đối với các đối tƣợng không có điều kiện trực tiếp đến Thƣ viện thì họ có thể gọi điện thoại hoặc gửi Email, Fax cho Thƣ viện nêu câu hỏi của mình. Các yêu cầu tin sẽ đƣợc thực hiện nhanh chóng bằng các CSDL đã tin học hóa trên mạng.
  61. Quá trình tìm tin và đáp ứng yêu cầu tin của cán bộ thƣ viện đối với ngƣời dùng tin đƣợc cụ thể hoá qua sơ đồ sau: Lệnh tìm Các Chuyển yêu cầu tin CSDL Ngƣời Cán bộ, chuyên gia của hệ dùng tin thông tin - thƣ viện thống Trả lời yêu cầu trực tiếp Kết quả cho ngƣời dùng tin Kết quả cho chuyên gia Hình 15: Sơ đồ quá trình tìm tin và đáp ứng thông tin theo yêu cầu “ Hỏi đáp” 2.2.4. Dịch vụ cung cấp thông tin theo chuyên đề Dịch vụ cung cấp thông tin theo chuyên đề là một dịch vụ quen thuộc với ngƣời dùng tin của Thƣ viện. Dịch vụ này giúp ngƣời dùng tin có thể nắm bắt đƣợc nhanh chóng, đầy đủ và toàn diện thông tin về lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Đặc thù của Thƣ viện Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn là một thƣ viện chuyên ngành về nông nghiệp và phát triển nông thôn nên các cơ sở dữ liệu theo chuyên đề ở đây luôn đƣợc quan tâm và chú trọng. Mặt khác, cơ sở dữ liệu chuyên đề là một sản phẩm có nhu cầu sử dụng tƣơng đối lớn của ngƣời dùng tin. Do đó, Thƣ viện phải có chính sách phát triển dịch vụ này
  62. một cách hợp lý để đáp ứng hiệu quả nhu cầu của ngƣời dùng tin. Ngƣời dùng tin của Thƣ viện luôn cần những thông tin mang tính đầy đủ và chuyên sâu về một vấn đề cụ thể. Khi ngƣời dùng tin có yêu cầu tin, cán bộ thƣ viện phải tìm kiếm, chọn lọc, tập hợp thông tin dƣới nhiều hình thức khác nhau nhƣ sách, báo, tạp chí, hoặc các báo cáo để cung cấp thông tin cho ngƣời dùng tin một cách chính xác và hiệu quả nhất. Các cơ sở dữ liệu chuyên đề ở đây chủ yếu tập trung trong các vấn đề nhƣ công nghệ sinh học, chế biến và bảo quản, giống cây trồng, giống vật nuôi, kinh tế và quản lý, môi trƣờng, nông nghiệp, nông thôn, nông dân Giao diện cơ sở dữ liệu theo chuyên đề của Thƣ viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Hình 16: Giao diện tìm cơ sở dữ liệu theo chuyên đề
  63. Thông tin chuyên đề đáp ứng nhu cầu thông tin nhanh, đầy đủ và toàn diện nhất cho cán bộ nghiên cứu, các nhà quản lý, cán bộ giảng dạy và sinh viên Dịch vụ này đƣợc triển khai định kỳ tới ngƣời dùng tin hoặc theo yêu cầu đột xuất. Hiệu quả của dịch vụ này là rất cao. 2.2.5. Dịch vụ sao chụp tài liệu Là dịch vụ cung cấp bản sao tài liệu gốc cho ngƣời dùng tin trong trƣờng hợp họ muốn có tài liệu hoặc một số thông tin để sử dụng lâu dài mà những tài liệu đó không đƣợc phép mang về nhà. Thƣ viện phục vụ cho những ngƣời dùng tin trực tiếp đến thƣ viện và những ngƣời ở xa. Với đối tƣợng ngƣời dùng tin ở xa thì Thƣ viện đáp ứng yêu cầu của họ bằng cách gửi tài liệu sao chụp qua bƣu điện. Dịch vụ này giúp cho ngƣời dùng tin, đặc biệt là những ngƣời ở xa có điều kiện khai thác và sử dụng lâu dài nguồn thông tin về Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Mặt khác, tạo điều kiện chia sẻ nguồn tin giữa các cơ quan với nhau. Đối với Thƣ viện, đây là một dịch vụ khá phát triển. Vì hầu hết ngƣời dùng tin của Thƣ viện ít có thời gian trực tiếp đến thƣ viện để sử dụng tài liệu, hơn nữa, mỗi tên tài liệu có số lƣợng bản hạn chế nên không đủ đáp ứng nhu cầu đọc tại chỗ của ngƣời dùng tin. Khác với các dịch vụ khác, dịch vụ sao chụp tài liệu là dịch vụ có thu phí. Phí dịch vụ đƣợc tính theo số lƣợng các tài liệu mà ngƣời dùng tin có nhu cầu sao chụp.
  64. CHƢƠNG 3 CÁC NHẬN XÉT VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ THÔNG TIN - THƢ VIỆN TẠI THƢ VIỆN BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 3.1. Những thuận lợi và khó khăn ảnh hƣởng đến sản phẩm và dịch vụ của Thƣ viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 3.1.1. Thuận lợi Thƣ viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là kho tƣ liệu đầu ngành về các lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thuỷ lợi và thuỷ sản, do Trung tâm Tin học và Thống kê quản lý, chuyên cung cấp tƣ liệu cho các nhà hoạch định chính sách, nhà nghiên cứu, chuyên gia, giảng viên và sinh viên trong hoạt động quản lý, nghiên cứu, triển khai và phân tích phục vụ toàn ngành. Vì thế, Thƣ viện luôn nhận đƣợc sự quan tâm trực tiếp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Ngƣời dùng tin của Thƣ viện chủ yếu là những chuyên gia thông tin, nhà nghiên cứu, những ngƣời lãnh đạo quản lý và chính họ cũng là ngƣời tạo ra sản phẩm thông tin để cung cấp cho Thƣ viện. Cho nên, sản phẩm
  65. thông tin ở đây đa dạng và phong phú giúp cho Thƣ viện thu hút ngày càng đông đảo ngƣời dùng tin đến thƣ viện. Mặt khác, Thƣ viện đang sử dụng Phần mềm Libol, đây là một phần mềm có nhiều tính năng tiện dụng giúp cho ngƣời dùng tin dễ dàng truy cập để tìm kiếm thông tin. Thƣ viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là một trong những thƣ viện ứng dụng phần mềm này hiệu quả nhất trong cả nƣớc. Việc kết nối mạng toàn cầu Internet đã giúp cho các sản phẩm và dịch vụ của Thƣ viện đến ngƣời dùng tin một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn. Công nghệ thông tin đang ngày càng phát triển mạnh mẽ giúp cho Thƣ viện có thể ứng dụng nhiều tiện ích hiệu quả vào hoạt động của Thƣ viện. Cán bộ thƣ viện là những ngƣời năng động, nhiệt tình, có trình độ, có khả năng đáp ứng nhu cầu tin cho ngƣời dùng tin một cách cao nhất có thể. Với những điều kiện nhƣ vậy, Thƣ viện có điều kiện để tổ chức và phát triển hoàn thiện các sản phẩm và dịch vụ thông tin - thƣ viện một cách tốt hơn. 3.1.2. Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi thì Thƣ viện đang còn gặp nhiều khó khăn. Là một thƣ viện chuyên ngành thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nên diện tích mà Thƣ viện sử dụng đang còn hạn chế, không gian chật hẹp nên rất khó khăn trong việc sử dụng kho tài liệu cũng nhƣ không gian phục vụ ngƣời dùng tin. Đây là một vấn đề cần đƣợc quan tâm nhiều hơn nữa để Thƣ viện có điều kiện phát triển hơn. Tuy là một thƣ viện điện tử nhƣng cơ sở vật chất còn thiếu thốn. Hệ thống máy tính phục vụ cho ngƣời dùng tin còn đang hạn chế, các trang thiết
  66. bị khác cũng chƣa đƣợc đầu tƣ một cách đồng bộ làm giảm hiệu quả hoạt động của Thƣ viện. Bên cạnh đó, cán bộ của Thƣ viện là những ngƣời có năng động và nhiệt tình nhƣng số lƣợng cán bộ thƣ viện còn thiếu, khả năng về chuyên môn còn hạn chế nên chƣa đủ đáp ứng tốt nhu cầu của ngƣời dùng tin. Do đó, Thƣ viện cần có những chính sách khắc phục những khó khăn trên để nâng cao chất lƣợng sản phẩm và dịch vụ thông tin thƣ viện của Thƣ viện, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của ngƣời dùng tin. 3.2. Nhận xét về các sản phẩm và dịch vụ thông tin - thƣ viện ở Thƣ viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 3.2.1. Ƣu điểm . Đối với các sản phẩm thông tin- thư viện Phần đa hệ thống sản phẩm thông tin - thƣ viện của Thƣ viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phần nào đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngƣời dùng tin. Vì là thƣ viện chuyên ngành về nông nghiệp nên các sản phẩm thông tin - thƣ viện ở đây mang tính chất chuyên sâu và cụ thể về các vấn đề liên quan đến nông nghiệp. Hầu hết các sản phẩm phản ánh thông tin một cách khái quát và đầy đủ nên tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu và học tập của cán bộ nghiên cứu, các nhà lãnh đạo quản lý, giảng dạy và sinh viên Các sản phẩm thông tin thƣ viện mà Thƣ viện tạo ra đã bao quát khá đầy đủ nguồn tin mà sản phẩm ấy phản ánh. Khả năng tìm kiếm thông tin
  67. trong các sản phẩm cũng phần nào đáp ứng tốt nhu cầu của ngƣời dùng tin. Hiện nay, ngƣời dùng tin chủ yếu sử dụng hình thức tra cứu trên hệ thống máy tính do tính thuận tiện và linh hoạt của hệ thống này. Việc tìm kiếm trên Mục lục truy nhập công cộng trực tuyến (OPAC) của Thƣ viện có sự hỗ trợ Từ điển trong các trƣờng tìm kiếm nên ngƣời dùng tin có thể tìm kiếm kết quả nhanh chóng và chính xác hơn. Mức độ cập nhật các CSDL trên máy tính lên tục, thƣờng xuyên giúp cho ngƣời dùng tin tìm kiếm thông tin nhanh chóng và thuận tiện. Thông tin ở trang chủ cũng đƣợc cập nhật thƣờng xuyên, giúp cho ngƣời dùng tin có thể truy cập thông tin một cách kịp thời. Qua quá trình điều tra, khảo sát thu đƣợc kết quả đánh giá chất lƣợng sản phẩm thông tin - thƣ viện ở Thƣ viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của ngƣời dùng tin nhƣ sau: Đánh giá Sản phẩm Tốt Trung bình Chƣa tốt thông tin - thƣ SL(phiếu) % SL % SL % viện Thƣ mục 70 60.9 35 30.3 10 8.8 Cơ sở dữ liệu 78 67.8 29 25.2 8 7.0 CD - ROM 64 55.7 40 34.9 11 9.4 Trang chủ 90 78.3 12 10.4 13 11.3
  68. Bảng 2: Kết quả đánh giá chất lƣợng sản phẩm thông tin thƣ viện của ngƣời dùng tin. 90 78.3 80 70 67.8 60.9 60 55.7 50 Tốt Trung bình 40 34.9 Chưa tốt 30.3 30 25.2 20 11.3 8.8 9.4 10.4 10 7 0 Thư mục CSDL CD-ROM Trang chủ Hình 17: Biểu đồ đánh giá chất lƣợng sản phẩm thông tin tai thƣ viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của ngƣời dùng tin (%) Kết quả trên cho thấy, nhìn chung hầu hết chất lƣợng sản phẩm thông tin thƣ viện đã đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngƣời dùng tin. Trong đó, trang chủ đáp ứng yêu cầu tới 78.3%, cơ sở dữ liệu 67.8 %. Những sản phẩm này có số lƣợng ngƣời truy cập nhiều vì chúng cung cấp cho ngƣời dùng tin các điểm tra cứu thuận tiện, nhanh chóng và dễ dàng. Bên cạnh đó, nội dung thông tin phản ánh khá đầy đủ và bao quát, một số cơ sở dữ liệu còn giúp cho ngƣời dùng tin có đƣợc các bản đầy đủ của tài liệu mà không phải đến thƣ viện. Với tinh thần phục vụ của cán bộ nhiệt tình, luôn hƣớng dẫn tận tình những gì ngƣời dùng tin yêu cầu nên mức độ đáp ứng nhu cầu của ngƣời dùng tin ngày càng tốt hơn và hiệu quả hơn
  69. . Đối với các dịch vụ thông tin- thư viện Theo điều tra khảo sát thu đƣợc kết quả về chất lƣợng dịch vụ (DV) nhƣ sau: Đánh giá Dịch vụ thông tin Tốt Trung Chƣa tốt bình SL % SL % Sl % DV đọc tại chỗ 50 43.5 25 21.7 40 34.8 DV mƣợn về nhà 75 65.2 26 22.6 14 12.2 DV tra cứu TT trên 86 74.8 17 14.8 12 10.4 Internet DV cung cấp TT theo 68 59.1 27 23.5 20 17.4 chuyên đề DV hỏi đáp theo yêu 58 50.4 35 30.5 22 19.1 cầu DV sao chụp tài liệu tài 72 62.6 35 30.5 8 6.9 liệu Bảng 3: Kết quả đánh giá chất lƣợng dịch vụ của ngƣời dùng tin
  70. 80 74.8 70 65.2 62.6 59.1 60 50.4 50 43.5 Tốt Trung bình 40 34.8 30.5 30.5 Chưa tốt 30 21.7 22.6 23.5 17.4 19.1 20 14.8 12.2 10.4 10 6.9 0 DV đọc DV DV tra DV DV hỏi DV sao tại chỗ mượn cứu TT cung đáp chụp tài về nhà trên cấp TT theo liệu tài Internet theo yêu cầu liệu chuyên đề Hình 18: Biểu đồ đánh giá chất lƣợng dịch vụ thông thƣ viện tại Thƣ viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của ngƣời dùng tin (%) Phần lớn, các dịch vụ của Thƣ viện đã đáp ứng đƣợc phần nào nhu cầu tra cứu thông tin của ngƣời dùng tin. Đặc biệt là dịch vụ tra cứu thông tin trên Internet, đây là dịch vụ mà ngƣời dùng tin sử dụng phổ biến nhất trong tất cả các loại hình dịch vụ. Vì với dịch vụ này, ngƣời dùng tin có thể tra cứu tài liệu bất kỳ thời gian nào và bất kỳ ở đâu. Sản phẩm và dịch vụ tại Thƣ viện chƣa phải là phong phú và đa dạng nhƣng cũng đã hỗ trợ rất nhiều cho ngƣời dùng tin trong việc tìm kiếm thông tin của Thƣ viện cũng nhƣ hƣớng tới các nguồn tin từ xa ở bên ngoài thƣ viện.
  71. Đối với Thƣ viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc cập nhật thông tin đƣợc tiến hành thƣờng xuyên nên tạo điều kiện cho ngƣời dùng tin có thể tra cứu thông tin một cách kịp thời và nhanh chóng. 3.2.2. Nhƣợc điểm Bên cạnh những ƣu điểm trên thì sản phẩm và dịch vụ thông tin - thƣ viện của Thƣ viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vẫn đang còn bộc lộ một số hạn chế. Bộ máy tra cứu hiện đại còn bị hạn chế. Số lƣợng máy tính phục vụ còn ít và đƣờng mạng thƣờng xuyên không ổn định, gây tình trạng ngƣời dùng tin phải chờ đợi để tra tìm tin. Các tài liệu đang trong giai đoạn hồi cố dẫn đến tình trạng ngƣời dùng tin không tìm thấy tài liệu chính xác và phù hợp. Cơ sở dữ liệu chƣa có tính chính xác cao, nhiều biểu ghi còn trùng nhau gây khó khăn trong việc tìm tin của ngƣời dùng tin. Thƣ viện chƣa đáp ứng đầy đủ nhu cầu tin của ngƣời dùng tin vì nguồn tài liệu của Thƣ viện còn hạn chế nên nhiều ngƣời chƣa thoã mãn đƣợc nhu cầu của mình. Dịch vụ đọc tại chỗ với hình thức kho mở chƣa đƣợc đầy đủ trang thiết bị an ninh nên gây khó khăn cho việc bảo quản tài liệu. Mặt khác, không gian ở đây chật hẹp, chƣa đáp ứng tốt nhu cầu của ngƣời dùng tin. Theo điều tra khảo sát dịch vụ này chƣa đáp ứng tốt (chiếm 34.8 %). Dịch vụ hỏi đáp thông tin theo yêu cầu cũng chiếm đến 19.1% là chƣa tốt, 30.5% là trung bình. Đây là thƣ viện chuyên ngành về nông nghiệp nên dịch vụ này đóng vai trò rất quan trọng trong việc thoả mãn nhu cầu của
  72. ngƣời dùng tin nên Thƣ viện cần có biện pháp tối ƣu để hoàn thiện tốt hơn dịch vụ này. 3.3.3. Nguyên nhân - Chất lƣợng xử lý tài liệu chƣa cao Việc xử lý tài liệu của cán bộ chƣa cao nên dẫn đến các cơ sở dữ liệu chƣa có tính chính xác cao, nhiều biểu ghi còn trùng nhau gây khó khăn cho ngƣời dùng tin trong quá trình tìm tin. Việc định từ khóa và phân loại tài liệu là vấn đề còn gặp nhiều hạn chế và bất cập. - Nguồn lực thông tin chƣa đƣợc đầy đủ Là một thƣ viện chuyên ngành nhƣng nguồn lực thông tin của Thƣ viện chƣa thực sự đáp ứng một cách đầy đủ cho ngƣời dùng tin. Bên cạnh đó, vốn tài liệu trong kho có nhiều sách, tạp chí quá cũ nát, kiến thức lỗi thời nên khó khăn cho ngƣời dùng tin sử dụng thƣ viện tại chỗ. - Cơ sở vật chất còn yếu kém Cơ sở vật chất của Thƣ viện còn nghèo nàn, nguồn kinh phí chƣa đƣợc bổ sung đầy đủ nên Thƣ viện còn gặp nhiều hạn chế trong công tác phục vụ ngƣời dùng tin. Các phòng đọc chƣa đƣợc tách biệt hoàn toàn, các trang thiết bị an ninh nhƣ cổng từ, hệ thống theo dõi nhƣ camera còn thiếu nên việc gây khó khăn cho ngƣời dùng tin đến sử dụng thƣ viện. - Các loại hình sản phẩm thông tin - thƣ viện chƣa thực sự phổ biến đối với ngƣời dùng tin. Nhiều ngƣời dùng tin chƣa nắm rõ các sản phẩm cũng nhƣ các dịch vụ mà Thƣ viện có. Nghĩa là hoạt động Marketing quảng bá sản phẩm và dịch
  73. vụ thông tin - thƣ viện chƣa đƣợc triển khai thực hiện tốt. Đây cũng là một yếu tố đáng đƣợc Thƣ viện quan tâm để từ đó, Thƣ viện có những chính sách, chiến lƣợc phù hợp đối với việc phát triển hoàn thiện hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin - thƣ viện. 3.3. Các giải pháp phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin - thƣ viện tại Thƣ viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 3.3.1. Nâng cao chất lƣợng xử lý tài liệu Trong công tác xử lý tài liệu Thƣ viện cần phải chú trọng và quan tâm hơn. Việc định từ khoá và phân loại tài liệu cần phải có sự thống nhất và khoa học. Cán bộ thƣ viện phải sử dụng bộ từ khoá chuẩn để tránh những bất cập trong quá trình tìm tin của ngƣời dùng tin. Thƣ viện cần tiến hành thƣờng xuyên hiệu đính các biểu ghi, loại bỏ biểu ghi trùng, tránh nhiễu tin khi tra cứu, định lại ký hiệu phân loại theo Bảng phân loại DDC cho các biểu ghi đã thực hiện từ trƣớc khi áp dụng. 3.3.2. Phát triển nguồn lực thông tin Để cho việc vận hành, khai thác thƣ viện điện tử có hiệu quả thì việc xây dựng chính sách phát triển nguồn lực thông tin là việc làm cần thiết. Để phát triển nguồn lực thông tin thì Thƣ viện cần: - Thƣ viện cần phải tập trung mua bổ sung các loại tài liệu điện tử. - Thƣ viện nên có chế độ thu thập tài liệu từ nhiều cá nhân, tổ chức trong và ngoài nƣớc liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp. - Thƣ viện cần củng cố và tăng cƣờng quan hệ với các đối tác trong và ngoài nƣớc để thƣờng xuyên có nguồn sách biếu tặng cho thƣ viện.
  74. - Thƣ viện cũng cần có kế hoạch cụ thể trong việc trao đổi và chia sẻ nguồn lực thông tin với các cơ quan thông tin, thƣ viện lớn để thu thập ngày càng nhiều hơn nguồn tài liệu về lĩnh vực nông nghiệp phục vụ tốt hơn cho nhu cầu ngày càng cao của ngƣời dùng tin. 3.3.3. Đa dạng hoá các sản phẩm và dịch vụ thông tin thƣ viện . Đối với các sản phẩm thông tin - thư viện Nhƣ đã biết, nhu cầu về sản phẩm thông tin luôn thay đổi. Nó tƣơng ứng và phù hợp với sự phát triển các nguồn thông tin cũng nhƣ nhu cầu nhận thức của con ngƣời. Do vậy, đa dạng hoá sản phẩm là xu hƣớng phát triển có tính lâu bền đối với Thƣ viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhằm không ngừng nâng cao khả năng thoả mãn nhu cầu của ngƣời dùng tin. Để làm đƣợc điều này, Thƣ viện cần phải xây dựng thêm nhiều sản phẩm thông tin mới. Hiện nay, nhu cầu sử dụng tài liệu điện tử ngày càng cao, vì thế việc xây dựng những cơ sở dữ liệu số hoá, các học liệu điện tử đa phƣơng tiện góp phần làm đa dạng hoá loại hình tài liệu, bổ sung nguồn cung cấp tài liệu mới dƣới hình thức các tƣ liệu trực tuyến đa phƣơng tiện. . Đối với dịch vụ thông tin - thư viện Thƣ viện cần phát triển các dịch vụ có trị giá gia tăng nhƣ phổ biến thông tin chọn lọc hiện tại, phổ biến thông tin có chọn lọc, các loại dịch vụ “trọn gói” nhằm thoả mãn tới mục đích cuối cùng của ngƣời dùng tin. Đặc biệt phát triển dịch vụ mƣợn liên thƣ viện vì đây là hình thức chia sẻ nguồn
  75. lực thông tin tích cực nhất giữa các thƣ viện để phục vụ đối tƣợng ngƣời dùng tin đa dạng. Bên cạnh đó, Thƣ viện cần phát triển hơn nữa dịch vụ dịch thuật tài liệu. Hàng năm Thƣ viện đƣợc bổ sung một khối lƣợng lớn sách ngoại văn. Số lƣợng ngƣời dùng tin có nhu cầu sử dụng loại tài liệu này cũng khá phổ biến nên Thƣ viện phải phát triển dịch vụ dịch tài liệu để hạn chế những trở ngại do hang rào ngôn ngữ gây nên của ngƣời dùng tin. 3.3.4. Nâng cao trình độ cán bộ thƣ viện Cán bộ thƣ viện là cầu nối giữa nguồn lực thông tin và ngƣời dùng tin. Do vậy, để các hoạt động của Thƣ viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có chất lƣợng tốt thì ngƣời cán bộ trong thƣ viện phải đáp ứng đƣợc các yêu cầu sau: . Có trình độ chuyên môn về nghiệp vụ thƣ viện và công nghệ thông tin. . Có kiến thức và khả năng xử lý thông tin thuộc các lĩnh vực nông nghiệp . Biết sử dụng và khai thác các phần mềm chuyên dụng phục vụ cho công tác chuyên môn nghiệp vụ. . Có khả năng phân tích đánh giá nhu cầu tin khác nhau của ngƣời dùng tin. . Có kỹ năng sàng lọc phân tích và bao gói thông tin để đáp ứng các yêu cầu đa dạng của ngƣời dùng tin. . Có khả năng sử dụng thạo một ngoại ngữ. . Cán bộ phải luôn năng động, nhiệt tình và cởi mở với ngƣời dùng
  76. tin. Tuy nhiên để thực hiện đƣợc các yêu cầu trên thì Thƣ viện phải có kế hoạch bồi dƣỡng và nâng cao trình độ cho cán bộ thƣ viện. Vấn đề đào tạo cán bộ phải đƣợc hoạch định trong kế hoạch chiến lƣợc phát triển thƣ viện. Đào tạo cán bộ thƣ viện sử dụng thành thạo máy tính điện tử, mạng, cơ sở dữ liệu, ngân hàng dữ liệu, chuyển giao, kết nối, tìm kiếm thông tin và vận hành những công nghệ hiện đại không phải chỉ cho bản thân họ mà để phục vụ nhu cầu thông tin của ngƣời dùng tin và sự phát triển của Thƣ viện. Bên cạnh đó, Thƣ viện cần tuyển thêm cán bộ thƣ viện để đáp ứng tốt yêu cầu của ngƣời dùng tin. 3.3.5. Nâng cao chất lƣợng đào tạo ngƣời dùng tin Ngƣời dùng tin là một trong những yếu tố cấu thành nên các hoạt động của cơ quan thông tin thƣ viện. Thƣ viện nên tổ chức các lớp hƣớng dẫn, đào tạo ngƣời dùng tin để cung cấp cho họ những hiểu biết chung nhất về thƣ viện và về cách thức sử dụng, khai thác các sản phẩm và dịch vụ thông tin- thƣ viện. Ngoài việc mở các lớp đào tạo ngƣời dùng tin thƣờng xuyên, Thƣ viện cũng cần phải biên soạn các bảng hƣớng dẫn có nội dung chi tiết đặt tại các vị trí thuận tiện cho ngƣời dùng tin sử dụng ở các phòng đọc, phòng mƣợn hoặc bên cạnh các máy tính dùng cho tra cứu. Cùng với sự hỗ trợ của các phƣơng tiện hiện đại, Thƣ viện cũng nên in các tờ bƣớm, tờ rơi giới thiệu về thƣ viện và phát miễn phí cho ngƣời dùng tin. Chƣơng trình hƣớng dẫn nên đƣợc soạn thảo trên Powerpoint và cần thiết quay thành video cùng các hình ảnh sinh động về hoạt động của thƣ
  77. viện để ở phòng tra cứu để khi có các đoàn tham quan hoặc ngƣời dùng tin không chính thức của thƣ viện cũng có thể tự tìm hiểu và biết đƣợc các hoạt động của thƣ viện. Việc hƣớng dẫn và đào tạo ngƣời dùng tin Thƣ viện nên tổ chức theo từng nhóm cụ thể. Cán bộ thƣ viện có thể soạn bài giảng cho phù hợp với từng đối tƣợng ngƣời dùng tin. Thƣ viện nên thƣờng xuyên tổ chức các buổi toạ đàm, trao đổi giữa cán bộ thƣ viện và ngƣời dùng tin nhằm tìm hiểu nhu cầu của ngƣời dùng tin và đó cũng cách để cán bộ thƣ viện phải tìm hiểu sâu hơn kiến thức công nghệ thông tin, kiến thức chuyên ngành và cách thức làm việc trong môi trƣờng điện tử để tự tìm hiểu, học hỏi và nâng cao trình độ, kiến thức cho bản thân mới đáp ứng đƣợc nhu cầu ngày càng cao ngƣời dùng tin. 3.3.6. Nâng cao cơ sở vật chất của Thƣ viện Với thực trạng hiện nay, Thƣ viện muốn phát triển thƣ viện điện tử một cách hoàn thiện thì cần phải có chính sách đầu tƣ cơ sở vật chất kỹ thuật, các trang thiết bị, thiết lập các thiết bị an ninh nhƣ cổng từ, hệ thống camera Bên cạnh đó, Thƣ viện cần mở rộng diện tích phòng để tạo điều kiện cho ngƣời dùng tin cũng nhƣ cán bộ thƣ viện nghiên cứu, học tập và làm việc. Phát triển ứng dụng công nghệ thông tin và các công nghệ tiên tiến khác vào các quá trình thông tin nói chung, trong đó đặc biệt là các quá trình tạo lập và phát triển hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin thƣ viện.
  78. Đổi mới trang thiết bị phục vụ cho việc triển khai thực hiện các dịch vụ thông tin thƣ viện. 3.3.7. Tăng cƣờng chiến lƣợc Marketing các sản phẩm và dịch vụ thông tin thƣ viện của Thƣ viện. Thƣ viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có khá đầy đủ các nguồn lực cũng nhƣ khả năng đáp ứng nhu cầu tin bằng nhiều hình thức, nhƣng trong thực tế, nhiều ngƣời dùng tin chƣa biết hết tiềm lực đó, vì thế, đã hạn chế hiệu quả phục vụ mà lẽ ra còn cao hơn nhiều. Thƣ viện phải xem Marketing là một giải pháp hợp lý đƣợc thực hiện thƣờng xuyên nhằm đƣa ra các sản phẩm và dịch vụ tới ngƣời sử dụng một cách nhanh chóng, đầy đủ và kịp thời. Mục đích của việc Marketing sản phẩm và dịch vụ thông tin - thƣ viện mà Thƣ viện hƣớng tới nhằm: - Kiểm soát một cách tích cực nhu cầu tin. - Phát triển hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin - thƣ viện để đáp ứng nhu cầu tin. - Trên cơ sở xác định mức độ đáp ứng nhu cầu thì Thƣ viện đƣa ra các giải pháp để hoàn thiện sản phẩm và dịch vụ thông tin - thƣ viện. 3.3.8. Tăng cƣờng quan hệ hợp tác với các thƣ viện khác trong nƣớc và ngoài nƣớc. Muốn có một hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin - thƣ viện đáp ứng tối đa nhu cầu của ngƣời dùng tin thì Thƣ viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần phải vạch ra chiến lƣợc cụ thể hơn trong việc tạo lập, phát triển và hoàn thiện sản phẩm và dịch vụ thông tin - thƣ viện cũng nhƣ
  79. việc tăng cƣờng quan hệ hợp tác với các thƣ viện khác ở trong và ngoài nƣớc. Vì đây là nguồn cung cấp và chia sẻ tài liệu cơ bản để phát triển dịch vụ mƣợn liên thƣ viện. KẾT LUẬN
  80. Hoạt động thông tin thƣ viện là một hoạt động đóng vai trò quan trọng trong xã hội. Do đó, việc đáp ứng nhu cầu thông tin cho ngƣời dùng tin là công tác chủ yếu của bất kỳ một thƣ viện nào. Đối với Thƣ viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, là một thƣ viện điện tử nên đây là vấn đề cần đƣợc quan tâm và chú trọng phát triển mạnh hơn nữa. Hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin - thƣ viện của Thƣ viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đƣợc hình thành trên cơ sở nhiều yếu tố phức tạp nhƣ nhu cầu tin của ngƣời dùng tin, chức năng nhiệm vụ của Thƣ viện Các yếu tố này luôn luôn thay đổi nên kéo theo sự thay đổi không ngừng của hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin thƣ viện của Thƣ viện. Để hội nhập vào môi trƣờng thông tin sôi động và đầy thách thức trên thế giới, các cơ quan thông tin, thƣ viện nói chung và Thƣ viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nói riêng cần phải tạo lập và phát triển đƣợc hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin thƣ viện đa dạng về loại hình và có giá trị nội dung cao. Làm tốt điều này đòi hỏi Thƣ viện có một chiến lƣợc phát triển các sản phẩm và dịch vụ thông tin - thƣ viện cụ thể nhƣ: - Xác định một cách đầy đủ ngƣời dùng tin và đặc điểm nhu cầu tin của họ là cơ sở quan trọng nhất để phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin - thƣ viện của Thƣ viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. - Tạo lập và phát triển các sản phẩm và dịch vụ thông tin thƣ viện phù hợp với nhu cầu của ngƣời dùng tin. Thƣ viện phải thật sự chú trọng phát triển các sản phẩm và dịch vụ thông tin có giá trị gia tăng cao, có khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của ngƣời dùng tin.
  81. - Tăng cƣờng các hoạt động Marketing sản phẩm và dịch vụ thông tin -thƣ viện của Thƣ viện tới ngƣời dùng tin. Đào tạo những kỹ năng cơ bản về khai thác, sử dụng các nguồn hệ thống thông tin cho ngƣời dùng tin trực tiếp. Để phát triển các sản phẩm dịch vụ đòi hỏi Thƣ viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần phải thực hiện những giải pháp đồng bộ nhằm phát huy hết tiềm năng và sức mạnh của thông tin, phục vụ có hiệu quả nhu cầu của ngƣời dùng tin. Muốn làm tốt những giải pháp trên cần phải có sự ủng hộ tích cực của Bộ ngành cũng nhƣ sự quan tâm nhiệt tình của cán bộ thƣ viện để tạo nên một Thƣ viện điện tử phát triển, có vai trò và vị thế cao trong xã hội. Xét một cách toàn diện, hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin - thƣ viện nói chung đã thực sự tác động đến toàn bộ xã hội. Tạo lập hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin - thƣ viện có giá trị và tổ chức khai thác tốt sẽ mang lại hiệu quả vô cùng to lớn trên mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội. Đó cũng chính là trách nhiệm của các cơ quan thông tin – thƣ viện nói chung và Thƣ viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nói riêng.
  82. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đào Linh Chi (2007), Nghiên cứu phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin - thƣ viện Đại học Bách khoa Hà Nội, Luận văn thạc sĩ khoa học thƣ viện, Trƣờng Đại học Văn hoá Hà Nội, Hà Nội. 2. Nguyễn Huy Chƣơng, Tập bài giảng Thƣ mục học đại cƣơng 3. Nguyễn Minh Hiệp (2001), Tổng quan khoa học thông tin và thư viện, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh. 4. Nguyễn Hữu Hùng (1995), Vấn đề phát triển nguồn lực thông tin trong bối cảnh công nghệ thông tin mới, Tạp chí thông tin & tư liệu, (số 2), tr.11-14. 5. Nguyễn Hữu Hùng(2005), Thông tin: từ lý luận đến thực tiễn, Văn hoá thông tin, Hà nội. 6. Trần Thị Minh Nguyệt , tập bài giảng Hoạt động thông tin - thƣ viện và Ngƣời dùng tin. 7. Chu Lan Phƣơng (2005), Tìm hiểu sản phẩm và dịch vụ thông tin thƣ viện của trung tâm thông tin khoa học và công nghệ Quốc gia, Khoá luận tốt nghiệp, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn- Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 8. Phan Huy Quế (1998), “ Đào tạo huấn luyện ngƣời dùng tin trong bối cảnh hoạt động thông tin hiện nay”, Tạp chí thông tin & tư liệu,(3), tr. 10-12. 9. Trần Thị Quý, Đỗ Văn Hùng (2007), Tự động hoá trong hoạt đông thông tin - thƣ viện, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
  83. 10. Sổ tay quản lý thông tin-thư viện(2002), Tp. Hồ Chí Minh, ĐHQG Tp. Hồ Chí Minh. 11. Đoàn Phan Tân(2001), Thông tin học, Đại học Quốc gia Hà nội 12. Trần Mạnh Tuấn (1998), Sản phẩm và dịch vụ thông tin - thƣ viện, Trung tâm Thông tin Tƣ liệu Khoa học và Công nghệ Quốc gia, Hà Nội. 13. Trần Mạnh Tuấn (2003), “Dịch vụ cung cấp thông tin theo chuyên đề: Nội dung và một số kiến nghị”, Tạp chí Thông tin và Tư liệu, 1, tr. 9- 14 14. Lê Văn Viết (2000), “Một số vấn đề nghiệp vụ của ngành Thƣ viện Việt Nam”, Tạp chí Thông tin và Tư liệu, 2, tr.11-17. 15. Phan Văn (2000), Thông tin học, ĐHQG, Hà nội. 16. Lê Văn Viết (2000), Cẩm nang nghề thƣ viện, Văn hoá thông tin, Hà Nội. 17. 18. www.agroviet.gov.vn 19. 20. www.google.com.vn
  84. PHỤ LỤC 1 Phiếu điều tra việc khai thác, tìm tin của ngƣời dùng tin (Tại Thƣ viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) Nhằm phục vụ tốt nhu cầu tìm kiếm và sử dụng thông tin của ngƣời dùng tin Thƣ viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, chúng tôi tiến hành điều tra nhu cầu tin và các phƣơng thức tìm kiếm thông tin của ngƣời dùng tin tại Thƣ viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Kết quả tra cứu sẽ cung cấp cho chúng tôi những thông tin cần thiết để có thể có những giải pháp tích cực hơn trong cải thiện và nâng cao chất lƣợng các sản phẩm và dịch vụ thông tin thƣ viện, từ đây, nâng cao chất lƣợng phục vụ ngƣời dùng tin của Thƣ viện. Tôi rất mong quý thầy, cô, các bạn trả lời các câu hỏi dƣới đây của bảng điều tra. Quý thầy, cô và các bạn hãy đánh dấu (x) vào các thông tin phù hợp. Xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác của quý thầy, cô và các bạn. 1. Thông tin cá nhân Giới tính:  Nam  Nữ  Sinh viên năm thứ Học viên cao học  Cán bộ nghiên cứu  Cán bộ lãnh đạo
  85.  Nhà sản xuất, kinh doanh  Đối tƣợng khác 2. Anh/ chị có sử dụng thƣ viện thƣờng xuyên không?  Không Thỉnh thoảng Thƣờng xuyên 3. Mục đích của anh/ chị khi đến thƣ viện?  Học tập  Nghiên cứu khoa học  Giải trí  Phục vụ cho công tác quản lý  Mục đích khác: 4. Anh/ chị dành bao nhiêu thời gian đến thƣ viện?  Giờ/1 ngày Giờ/1 tuần 5. Anh/ chị thƣờng sử dụng tài liệu viết bằng ngôn ngữ nào?  Tiếng Việt Tiếng Anh  Tiếng Nga Tiếng Pháp  Ngôn ngữ khác
  86. 6. Loại hình tài liệu nào anh/ chị thƣờng sử dụng?  Sách  Bản tin điện tử  Báo, tạp chí  Tài liệu theo chuyên đề  Báo cáo khoa học  Luận văn, luận án  Cơ sở dữ liệu  CD-ROM  Loại hình tài liệu khác: 7. Anh/ chị thƣờng tìm tin qua công cụ tra cứu nào?  Cơ sở dữ liệu thƣ mục  Bản tin điện tử Website thƣ viện Tài liệu tra cứu Các hình thức khác: 8. Bạn có thƣờng xuyên sử dụng website của thƣ viện không?  Không bao giờ  Thỉnh thoảng Thƣờng xuyên 9. Bạn vào website của thƣ viện để làm gì?
  87.  Xem tin tức  Tìm tài liệu Ý kiến khác: 10. Bạn thấy việc tìm tài liệu qua cơ sở dữ liệu máy tính có dễ dàng không? Rất dễ  Bình thƣờng Tƣơng đối khó  Rất khó 11. Anh/chị thƣờng tìm tài liệu trong cơ sở dữ liệu trên máy tính bằng cách nào?  Tìm kiếm cơ bản  Tìm kiếm biểu thức Tìm kiếm nâng cao Ý kiến khác: 12. Anh/chị có khai thác tài liệu toàn văn qua máy tính không? Thƣờng xuyên khai thác Thỉnh thoảng Không bao giờ 13. Ý kiến đánh giá của anh/chị về sản phẩm TT – TV? Công cụ tra Mức độ đáp ứng thông tin Ý kiến đánh giá cứu Không Tƣơng đối Đầy đủ Tru Kh Tốt đáp ứng đầy đủ ng á bình Thƣ mục Cơ sở dữ
  88. liệu CD- ROM Trang chủ 14. Anh/ chị đã sử dụng dịch vụ thông tin thƣ viện nào? (Xin hãy cho biết mức độ sử dụng) Các dịch vụ thông tin thƣ viện Thƣờng xuyên Không thƣờng xuyên Đọc tài liệu tại chỗ Mƣợn về nhà Khai thác trên CSDL Sao chụp tài liệu Dịch vụ hỏi đáp thông tin theo yêu cầu Dịch vụ cung cấp thông tin theo chuyên đề Các dịch vụ khác (xin nêu ra) 15. Khi sử dụng dịch vụ đọc tại chỗ, việc lấy tài liệu anh/chị cần có dễ dàng không?
  89. Rất dễ dàng  Bình thƣờng Khó khăn 16. Khi sử dụng các dịch vụ trên, anh/ chị đánh giá nhƣ thế nào? Các loại dịch vụ Mức độ đáp ứng Ý kiến đánh giá thông tin Không Tƣơng Đầ Chƣa Trung K T đáp ứng đối đầy đủ y đủ đạt yêu bình há ốt cầu Các dịch vụ thông tin thƣ viện Đọc tài liệu tại chỗ Mƣợn tài liệu về
  90. nhà Khai thác trên CSDL Sao chụp tài liệu Dịch vụ hỏi đáp thông tin theo yêu cầu Dịch vụ cung cấp thông tin theo chuyên đề 17. Anh chị biết đến các sản phẩm dịch vụ thông tin thƣ viện của Trung tâm qua:  Bản tin của Trung tâm  Lớp hƣớng dẫn sử dụng thƣ viện  Website của Trung tâm  Bạn bè  Cán bộ của Trung tâm
  91. PHỤ LỤC 2 CHÍNH PHỦ Số: 01/2008/NĐ-CP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ___ ___ Hà Nội, ngày 3 tháng 1 năm 2008 NGHỊ ĐỊNH Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ___ CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ; Xét đề nghị của Bộ trƣởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ trƣởng Bộ Nội vụ, NGHỊ ĐỊNH : Điều 1. Vị trí và chức năng
  92. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc các ngành, lĩnh vực: nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi và phát triển nông thôn trong phạm vi cả nƣớc; quản lý nhà nƣớc các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ. Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây: 1. Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghịquyết của Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội; dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ theo chƣơng trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Bộ đã đƣợc phê duyệt và các dự án,đề án theo sự phân công của Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ. 2. Trình Thủ tƣớng Chính phủ chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, năm năm,hàng năm của toàn ngành; các chiến lƣợc, quy hoạch vùng trọng điểm, liên vùng, liên tỉnh và các dự án, công trình quan trọng quốc gia thuộc các ngành, lĩnh vực: nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, diêm nghiệp, thuỷ lợi và phát triển nông thôn trong phạm vi cả nƣớc; các dự thảo quyết định, chỉ thị thuộc thẩm quyền ban hành của Thủ tƣớng Chính phủ. 3. Ban hành quyết định, chỉ thị, thông tƣ, tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế - kỹ thuật về quản lý ngành, lĩnh vực
  93. thuộc phạm vi quản lý nhà nƣớc của Bộ theo quy định của pháp luật; hƣớng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản đó. 4. Chỉ đạo, hƣớng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch đã đƣợc phê duyệt thuộc phạm vi quản lý nhà nƣớc của Bộ; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nƣớc của Bộ. 5. Về nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi): a) Chỉ đạo, hƣớng dẫn thực hiện các cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp sau khi đƣợc cấp có thẩm quyền quyết định; b) Chỉ đạo, hƣớng dẫn thực hiện sử dụng ngân sách cho các chƣơng trình phòng, chống, khắc phục hậu quả dịch bệnh trên động vật, thực vật; thành lập Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh động vật và công bố dịch khi có dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm của động vật có khả năng lây sang ngƣời; chế độ, tiêu chuẩn kiểm dịch động vật, thực vật; chứng chỉ hành nghề và điều kiện xử lý vật thể, kinh doanh, tiêu huỷ hoặc trả về nơi xuất xứ thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y sau khi đƣợc cấp có thẩm quyền quyết định; c) Công khai và tổ chức chỉ đạo, hƣớng dẫn, kiểm tra, đánh giá, tổng hợp báo cáo thực hiện chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp đƣợc phê duyệt trong phạm vi cả nƣớc; d) Chỉ đạo cơ cấu cây trồng, vật nuôi; kỹ thuật gieo trồng, chăn nuôi, thu hoạch, bảo quản và tổng kết, đánh giá thực hiện kế hoạch sản xuất trồng trọt, chăn nuôi hàng năm; đ) Chỉ đạo xây dựng, kiểm tra thực hiện quy hoạch phát triển vùng cây trồng, vùng chăn nuôi tập trung, sản xuất nông sản thực phẩm an toàn;
  94. kế hoạch sử dụng, bảo vệ và cải tạo nâng cao độ phì đất nông nghiệp; chống xói mòn, sa mạc hoá và sạt lở đất; e) Công bố danh mục, cấp phép khai thác, sử dụng nguồn gen cây trồng, nguồn gen vật nuôi và trao đổi nguồn gen cây trồng, nguồn gen vật nuôi quý hiếm; ban hành danh mục cây trồng chính, danh mục giống cây trồng, danh mục giống vật nuôi đƣợc phép sản xuất, kinh doanh; danh mục nguồn gen cây trồng, vật nuôi quý hiếm cần bảo tồn; danh mục cây trồng, vật nuôi cấm xuất khẩu, cho phép trao đổi với nƣớc ngoài; cho phép nhập khẩu giống cây trồng, vật nuôi chƣa có trong danh mục giống cây trồng, vật nuôi đƣợc phép sản xuất, kinh doanh; ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các cấp hạt giống, quy trình nhân giống và quy trình phục tráng hạt giống siêu thuần chủng; quy trình sản xuất giống cây công nghiệp, cây ăn quả ngắn ngày, cây cảnh và cây trồng khác; g) Ban hành quy phạm, quy trình khảo nghiệm, chọn, tạo giống cây trồng mới, giống vật nuôi mới; quyết định công nhận, cấp hoặc huỷ bỏ văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới, giống vật nuôi mới; quy trình sản xuất giống cây trồng, giống vật nuôi phải áp dụng, phải đƣợc chứng nhận chất lƣợng phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; h) Quy định quản lý, sản xuất, kinh doanh và sử dụng phân bón; quy định khảo nghiệm, công nhận phân bón mới; danh mục phân bón phải công bố tiêu chuẩn chất lƣợng; ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân bón; i) Quy định quản lý, sản xuất, kinh doanh và sử dụng thức ăn chăn nuôi; quy định khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi; danh mục thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu có nguồn gốc từ động vật dùng để sản xuất thức ăn chăn nuôi;
  95. k) Hƣớng dẫn việc xuất, nhập khẩu giống cây trồng, giống vật nuôi, phân bón và thức ăn chăn nuôi; l) Về công tác bảo vệ thực vật đối với cây trồng: Dự báo tình hình sinh vật gây hại; quyết định công bố dịch sinh vật gây hại từ hai tỉnh trở lên và báo cáo Thủ tƣớng Chính phủ; hƣớng dẫn, chỉ đạo, quyết định biện pháp để dập dịch và bãi bỏ quyết định công bố dịch; Công bố danh mục đối tƣợng kiểm dịch thực vật, danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật; Hƣớng dẫn, kiểm tra thực hiện các quy định đƣợc phê duyệt về chế độ, tiêu chuẩn kiểm dịch thực vật đối với vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, quá cảnh, mƣợn đƣờng; về chứng chỉ hành nghề và điều kiện xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật; về chứng chỉ hành nghề, điều kiện kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật; quyết định thuốc bảo vệ thực vật phải tiêu huỷ hoặc trả về nơi xuất xứ; Quy định việc khảo nghiệm, đăng ký lƣu hành thuốc bảo vệ thực vật mới, cấp phép khảo nghiệm, Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật; công bố danh mục thuốc bảo vệ thực vật đƣợc phép sử dụng, hạn chế và cấm sử dụng ở Việt Nam. Cấp phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật chƣa có trong danh mục đƣợc phép sử dụng; Quy định trang phục, thẻ kiểm dịch viên và mẫu hồ sơ kiểm dịch thực vật; Hƣớng dẫn việc xuất khẩu, nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật và sinh vật sống trong lĩnh vực bảo vệ thực vật; hàng hoá nhập khẩu thuộc diện kiểm dịch thực vật. m) Về công tác thú y đối với vật nuôi (bao gồm cả thủy sản):