Khóa luận Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ do công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC thực hiện

pdf 114 trang thiennha21 3590
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ do công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC thực hiện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_tim_hieu_quy_trinh_kiem_toan_khoan_muc_tscd_do_con.pdf

Nội dung text: Khóa luận Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ do công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC thực hiện

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC TÌM HIỂU QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC THỰC HIỆN Trường Đại học Kinh tế Huế NGUYỄN THỊ LAM KHÓA HỌC: 2016 – 2020
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC TÌM HIỂU QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC THỰC HIỆN Sinh viênTrường thực hiện: Nguy Đạiễn Th ịhọcLam Kinh Giáotế viênHuế hướng dẫn: Lớp: K50A Kiểm toán Th.S Nguyễn Trà Ngân Niên khóa: 2016 – 2020 Huế, tháng 04 năm 2020
  3. Lời cảm ơn Khóa luận tốt nghiệp là thành quả cuối cùng của quá trình thực tập, tiếp cận thực tế, vận dụng những kiến thức được học vào đối tượng nghiên cứu. Chính vì vậy, để có một báo cáo tốt nghiệp hoàn chỉnh đòi hỏi phải dành nhiều thời gian và tâm huyết. Bên cạnh sự nỗ lực của bản thân để hoàn thành khóa luận này, tôi còn nhận được sự hỗ trợ, động viên rất lớn từ phía Thầy Cô giáo, đơn vị thực tập, gia đình và bạn bè. Lời đầu tiên cho phép tôi gửi lời biết ơn sâu sắc đến Quý thầy cô giáo khoa Kế toán – Tài chính trường Đại học Kinh tế Huế đã tận tình giảng dạy và truyền đạt cho tôi những kiến thức quý giá trong suốt thời gian ngồi trên ghế nhà trường. Đặc biệt là cô giáo Thạc sĩ Nguyễn Trà Ngân, người trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình giúp tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC, cùng các anh chị trong đơn vị , đặc biệt là các anh chị trong phòng Báo cáo tài chính 4 đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi có cơ hội tiếp cận với thực tế công việc kiểm toán và nhiệt tình giúp đỡ chỉ bảo tôi trong thời gian thực tập tại công ty. Trong thời gian thực tập dù bản thân đã có nhiều cố gắng song do kinh nghiệm, thời gian nghiên cứu, khảo sát thực tế còn hạn chế nên khóa luận tốt nghiệp này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự đóng góp ý kiến từ Quý Thầy Cô giáo để khóa luận được hoàn thiện, phong phú và có giá trị trong thực tiễn. Trường Đại học Kinh tế Huế Sinh viên Nguyễn Thị Lam
  4. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1 DANH MỤC SƠ ĐỒ 3 DANH MỤC BẢNG BIỂU 4 1. Lý do chọn đề tài 5 2. Mục tiêu nghiên cứu 6 3. Đối tượng nghiên cứu đề tài 6 5. Phương pháp nghiên cứu 7 6. Kết cấu đề tài 7 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 9 1.1 Các vấn đề chung liên quan đến TSCĐ 9 1.1.1 Khái niệm và đặc điểm TSCĐ 9 1.1.1.1 Khái niệm 9 1.1.1.2. Đặc điểm TSCĐ 9 1.1.2 Phân loại TSCĐ 9 1.1.3. Xác định nguyên giá TSCĐ 10 1.1.3.1 Nguyên giá TSCĐ hữu hình 10 1.1.3.2. Nguyên giá TSCĐ vô hình 12 1.1.3.3. Nguyên giá TSCĐ cho thuê tài chính 16 1.1.4 Khấu hao TSCĐ 16 1.1.4.1 Khái niệm 16 1.1.4.2 Nguyên tắc trích khấu hao 17 1.1.4.3 Phương pháp trích khấu hao 17 1.1.5 Chứng từ kế toán và sổ sách kế toán 18 1.1.6TrườngHệ thống tài kho ảĐạin học Kinh tế Huế 18 1.2 Cơ sở lí luận về kiểm toán BCTC 19 1.2.1. Khái niệm kiểm toán BCTC 19 1.2.2. Mục tiêu kiểm toán BCTC 19 1.2.3. Quy trình kiểm toán BCTC 19 1.2.3.1. Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán 19 1.2.3.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán 20 1.2.3.3. Giai đoạn hoàn thành kiểm toán 21
  5. 1.3. Cơ sở lí luận về kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán BCTC 22 1.3.1. Mục tiêu kiểm toán 22 1.3.2. Những gian lận, nhầm lẫn thường gặp khi kiểm toán khoản mục TSCĐ 23 1.3.3. Quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC 25 1.3.3.1. Thủ tục đánh giá rủi ro 25 1.3.3.2. Thử nghiệm kiểm soát 26 1.3.3.3. Thử nghiệm cơ bản 28 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TSCĐ DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC THỰC HIỆN 36 2.1. Giới thiệu khái quát về công ty TNHH Kiểm toán và kế toán AAC 36 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 36 2.1.1.1. Giới thiệu chung 36 2.1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển 37 2.1.2. Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động 37 2.1.3. Các dịch vụ cung cấp 37 2.1.4.Đặc điểm tổ chức quản lí của công ty 39 2.1.4.1. Sơ đồ bộ máy quản lý 39 2.1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận, phòng ban 40 2.2. Quy trình kiểm toán BCTC do công ty TNHH Kiểm toán và kế toán AAC thực hiện 43 2.2.1. Lập kế hoạch kiểm toán 43 2.2.1.1. Giai đoạn tiền kế hoạch 43 2.1.1.2. Lập kế hoạch kiểm toán 49 2.2.2. Thực hiện kiểm toán khoản mục TSCĐ 62 2.2.3. Kết thúc kiểm toán 92 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TSCĐ TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC THỰC HIÊN 93 3.1.Trường Nhận xét chung về Đạiquy trình kihọcểm toán BCTCKinh do công tế ty TNHH Huế Kiểm toán và kế toán AAC thực hiện 93 3.2. Nhận xét về công tác kiểm toán khoản mục TSCĐ do công ty TNHH Kiểm toán và kế toán AAC thực hiện 94 3.2.1. Ưu điểm 94 3.2.2. Hạn chế 95 3.3. Giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH Kiểm toán và kế toán AAC thực hiện 96
  6. 1. Kết luận 103 2. Kiến nghị 103 DANH MỤC LIỆU THAM KHẢO 105 PHỤ LỤC 107 Trường Đại học Kinh tế Huế
  7. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Trà Ngân DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCTC Báo cáo tài chính BCĐKT Bảng cân đối kế toán BCĐPS Bảng cân đối phát sinh BĐS Bất động sản BGĐ Ban Giám đốc BTGĐ Ban Tổng Giám đốc CP Cổ phần GLV Giấy làm việc DN Doanh nghiệp DT Doanh thu DTT Doanh thu thuần GVHB Giá vốn hàng bán HM Hao mòn HTK Hàng tồn kho KH Khách hàng KTT Kế toán trưởng TrườngKTV Đại họcKiể mKinh toán viên tế Huế KSNB Kiểm soát nội bộ LNTT Lợi nhuận trước thuế NCC Nhà cung cấp NĐ - CP Nghị Định – Chính phủ NNH Nợ ngắn hạn SVTH: Nguyễn Thị Lam 1
  8. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Trà Ngân QĐ - BTC Quyết định – Bộ Tài chính QĐ - BTC Quyết định – Bộ Tài chính SXKD Sản xuất kinh doanh TK Tài khoản TNHH Trách nhiệm hữu hạn TT-BTC Thông tư – Bộ Tài chính TS Tài sản TSCĐ Tài sản cố định TSNH Tài sản ngắn hạn VCSH Vốn chủ sở hữu XDCB Xây dựng cơ bản Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Lam 2
  9. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Trà Ngân DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC 38 Sơ đồ 2.2: Bộ máy tổ chức công ty Cổ phần ABC 48 Sơ đồ 3.1: Lưu đồ 99 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Lam 3
  10. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Trà Ngân DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Mục tiêu kiểm toán TSCĐ 26 Bảng 1.2: Đánh giá tính hoạt động hữu hiệu của các thủ tục KSNB của chu trình TSCĐ và XDCB 31 Bảng 1.3: Thủ tục kiểm toán và mục tiêu kiểm toán tương ứng 33 Bảng 1.4: Bảng phân tích tổng quát các thay đổi nguyên giá TSCĐ 35 Bảng 1.5: Bảng phân tích tổng quát về khách hàng và giá trị hao mòn TSCĐ 38 Bảng 2.1: Soát xét các yếu tố ảnh hưởng đến tính độc lập và đạo đức nghề nghiệp của KTV 49 Bảng 2.2: Biến động TSCĐ công ty Cổ phần ABC 57 Bảng 2.3: Các hệ số tài chính 58 Bảng 2.4: Bảng câu hỏi phỏng vấn BGĐ về gian lận 60 Bảng 2.5: Xác định mức trọng yếu 62 Bảng 2.6: Mức trọng yếu áp dụng khi thực hiện kiểm toán 64 Bảng 2.7: Bảng câu hỏi về KSNB đối với TSCĐ 67 Bảng 2.8: Kiểm tra khung khấu hao được Công ty CP ABC sử dụng 75 Bảng 2.9: So sánh khấu hao trong kỳ do KTV thực hiện theo loại TS 88 Bảng 2.10: So sánh khấu hao trong kỳ do KTV thực hiện theo khoản mục chi phí 89 Bảng 3.1:Trường Các ký hiệu của lưuĐại đồ học Kinh tế Huế 96 Bảng 3.2: Bảng đối tượng và các hoạt động liên quan 97 Bảng 3.3: Phân tích tỷ trọng từng loại TSCĐ 101 SVTH: Nguyễn Thị Lam 4
  11. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Trà Ngân PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Nền kinh tế ngày càng phát triển và xu hướng toàn cầu hóa như hiện nay mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Cùng với đó thì nhu cầu sử dụng thông tin tài chính cũng tăng lên. Việc thông tin tài chính có độ tin cậy cao sẽ giúp cho người có nhu cầu sử dụng thông tin ra được quyết định đúng đắn với rủi ro thấp hơn. Tuy nhiên, không phải thông tin tài chính nào cũng đáng tin cậy nên người sử dụng thông tin cần phải sàng lọc kĩ thông tin trước khi ra quyết định kinh tế. Để đáp ứng nhu cầu kiểm tra thông tin của người sử dụng thông tin tài chính thì dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính được ra đời. Để doanh nghiệp có thể hoạt động được thì cần phải có tài sản cố định (TSCĐ) như văn phòng làm việc, nhà xưởng,ô tô, xe chở hàng, . Như vậy ta có thể thấy TSCĐ rất quan trọng đối với doanh nghiệp và TSCĐ thường chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng tài sản của doanh nghiệp. Cũng chính vì thế mà TSCĐ là một trong những khoản mục chứa đựng nhiều rủi ro trong báo cáo tài chính. Hơn nữa việc ghi nhận TSCĐ có liên quan mật thiết với các khoản mục khác như khấu hao lũy kế TSCĐ, các khoản doanh thu và chi phí khác. Chính vì thế quản lý TSCĐ là công việc rất dễ bị gian lận, sai sót. Là một trong những công ty hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán ra đời sớm nhất tại Việt Nam, Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC đang thuộc top đầu các công ty kiểm toán của cả nước nói chung và địa bàn miền Trung và Tây Nguyên nói riêng. Công ty TNHH Kiểm toán và kế toán AAC (gọi tắt là AAC) không ngừng lớn mạnh và khẳng định tên tuổi của mình trên thị trường đặc biệt về mảng kiểm toán báo cáo tài chínhTrường (BCTC). Đại học Kinh tế Huế Hiện nay, AAC đang vận dụng chương trình kiểm toán mẫu của Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) đối với mảng kiểm toán BCTC. Chương trình kiểm toán được thiết kế dựa trên nền tảng cơ sở lí thuyết xuất phát từ phương pháp tiếp cận kiểm toán dựa vào rủi ro. Theo phương pháp tiếp cận này, đòi hỏi kiểm toán viên (KTV) phải có đủ hiểu biết về đơn vị được kiểm toán cũng như môi trường kinh doanh SVTH: Nguyễn Thị Lam 5
  12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Trà Ngân của đơn vị, đặc biệt là hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB) để đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu, đưa ra các phương pháp tiếp cận tổng quát đối với cuộc kiểm toán. Trong quy trình Kiểm toán khoản mụcTSCĐ của công ty AAC đối với khách hàng vẫn còn tồn tại một số vấn đề như: Thực tế đa số KTV không trực tiếp tham gia kiểm kê TSCĐ vào cuối năm mà chấp nhận biên bản kiểm kê do đơn vị khách hàng cung cấp; Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả kiểm toán trong trường hợp số liệu đơn vị khách hàng cung cấp là không chính xác. Đối với các TSCĐ mang tính chất đặc thù trong ngành nghề, việc đánh giá giá trị của TSCĐ đòi hỏi người đánh giá phải có kinh nghiệm và am hiểu về TS đó; Thực tế, KTV rất ít khi mời chuyên gia về đánh giá TSCĐ mà thay vào đó khi có thắc mắc về tên, chủng loại, hay công dụng của TSCĐ thì KTV thường hỏi trực tiếp kế toán của đơn vị . Xuất phát từ những tồn tại trên, em quyết định chọn đề tài “Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ do công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC thực hiện”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài bao gồm: - Hệ thống lại cơ sở lý luận về Kiểm toán BCTC nói chung và kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC nói riêng. - Tìm hiểu thực trạng quy trình kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC thực hiện. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC thực hiện. 3. Đối tưTrườngợng nghiên cứ uĐại đề tài học Kinh tế Huế Đối tượng nghiên cứu: Quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC. 4. Phạm vi nghiên cứu SVTH: Nguyễn Thị Lam 6
  13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Trà Ngân Phạm vi không gian: đề tài được nghiên cứu tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế Toán AAC thông qua khách hàng (KH) cụ thể là công ty ABC (Vì lí do bảo mật thông tin nên công ty khách hàng được sử dụng là ABC thay vì tên thật của công ty) Phạm vi thời gian: báo cáo tài chính của công ty ABC niên độ 2018 và Giấy làm việc (GLV) của công ty AAC đối với Khách hàng ABC năm 2018. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập số liệu: Quan sát cách thức làm việc của các kiểm toán viên trong quá trình thực hiện kiểm toán khoản mục TSCĐ; cách đọc tài liệu, cách thu thập bằng chứng, cách trao đổi với kế toán của đơn vị về các vấn đề có liên quan, từ đó có được cái nhìn tổng quát, sơ bộ về quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ. Tiến hành thu thập các giấy làm việc có liên quan đến TSCĐ của khách hàng như hóa đơn giá trị gia tăng, giấy báo nợ, ủy nhiệm chi, sổ chi tiết, Từ đó, có được số liệu sơ cấp phục vụ cho công tác tính toán, phân tích số liệu. Phương pháp xử lý số liệu: Dựa trên các số liệu đã thu thập được, tiến hành phân tích, kiểm tra tính đúng đắn, hợp lí của các số liệu được trình bày trên sổ sách và BCTC của công ty khách hàng. Từ đó, tìm ra được các sai sót trong quá trình hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ. Sau đó, tiến hành trao đổi với khách hàng về vấn đề sai sót liên quan, điều chỉnh (nếu có). 6. Kết cấu đề tài Kết cấu của đề tài bao gồm: Phần I: Đặt vấn đề Phần II:TrườngNội dung và kết qu Đạiả nghiên chọcứu Kinh tế Huế - Chương 1: cơ sở lí luận về kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC. - Chương 2: quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC thực hiện. SVTH: Nguyễn Thị Lam 7
  14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Trà Ngân - Chương 3: Nhận xét và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC thực hiện. Phần III: Kết luận và kiến nghị. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Lam 8
  15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Trà Ngân PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.1 Các vấn đề chung liên quan đến TSCĐ 1.1.1 Khái niệm và đặc điểm TSCĐ 1.1.1.1 Khái niệm Theo Ngô Thế Chi và Trương Thị Thủy, 2010: TSCĐ trong doanh nghiệp là những tư liệu lao động chủ yếu và các TS khác có giá trị lớn, tham gia vào nhiều chu kì SXKD và giá trị của nó được chuyển dịch dần dần, từng phần vào giá trị sản phẩm, dịch vụ được sản xuất ra trong các chu kì sản xuất. 1.1.1.2. Đặc điểm TSCĐ TSCĐ những tài sản có giá trị lớn và có thời gian sử dụng lâu dài, tham gia vào nhiều chu kì sản xuất kinh doanh. Trong quá trình sử dụng TSCĐ vào hoạt động SXKD, TSCĐ bị hao mòn dần, giá trị của chúng sẽ được chuyển dần vào giá trị của sản phẩm. 1.1.2 Phân loại TSCĐ TSCĐ của DN rất đa dạng, khác nhau về hình thái vật chất, về công dụng, về nguồn hình thành Để hiểu rõ về TSCĐ sử dụng trong doanh nghiệp, thuận tiện cho công tác quản lí và kế toán, TSCĐ thường được chia làm hai loại:  TSCĐ hữu hình Theo khoTrườngản 5, chuẩn mực kĐạiế toán Vi ệhọct Nam số 3Kinh- TSCĐ hữu tếhình : HuếTSCĐ Hữu hình là những TS có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định hữu hình Ví dụ: Nhà xưởng, máy móc, thiết bị,  TSCĐ vô hình SVTH: Nguyễn Thị Lam 9
  16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Trà Ngân Theo khoản 6, chuẩn mực kế toán Việt Nam số 04 – TSCĐ vô hình: “TSCĐ vô hình là TS không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình”. Ví dụ: Quyền sử dụng đất, bằng sáng chế, 1.1.3. Xác định nguyên giá TSCĐ 1.1.3.1 Nguyên giá TSCĐ hữu hình  Tài sản cố định hữu hình mua sắm Theo điểm a, khoản 1, điều 4, thông tư 45/2013/ TT-BTC: Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm (kể cả mua mới và cũ): là giá mua thực tế phải trả cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: lãi tiền vay phát sinh trong quá trình đầu tư mua sắm tài sản cố định; chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ và các chi phí liên quan trực tiếp khác.  Tài sản cố định hữu hình mua theo hình thức trao đổi : Theo điểm b, khoản 1, điều 4, thông tư 45/2013/ TT-BTC: Nguyên giá TSCĐ mua theo hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình không tương tự hoặc tài sản khác là giá trị hợp lý của TSCĐ hữu hình nhận về, hoặc giá trị hợp lý của TSCĐ đem trao đổi (sau khi cộng thêm các khoản phải trả thêm hoặc trừ đi các khoản phải thu về) cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại),Trường các chi phí liên quan Đại trực tiếp học phải chi Kinh ra đến thời điểmtế đ ưaHuế TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng, như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ (nếu có). Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua theo hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình tương tự, hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở hữu một tài sản tương tự là giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình đem trao đổi SVTH: Nguyễn Thị Lam 10
  17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Trà Ngân  TSCĐ hữu hình tự xây dựng hoặc tự sản xuất Theo điểm c, khoản 1, điều 4, thông tư 45/2013/ TT-BTC: Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng là giá trị quyết toán công trình khi đưa vào sử dụng. Trường hợp TSCĐ đã đưa vào sử dụng nhưng chưa thực hiện quyết toán thì doanh nghiệp hạch toán nguyên giá theo giá tạm tính và điều chỉnh sau khi quyết toán công trình hoàn thành. Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự sản xuất là giá thành thực tế của TSCĐ hữu hình cộng (+) các chi phí lắp đặt chạy thử, các chi phí khác trực tiếp liên quan tính đến thời điểm đưa TSCĐ hữu hình vào trạng thái sẵn sàng sử dụng (trừ các khoản lãi nội bộ, giá trị sản phẩm thu hồi được trong quá trình chạy thử, sản xuất thử, các chi phí không hợp lý như vật liệu lãng phí, lao động hoặc các khoản chi phí khác vượt quá định mức quy định trong xây dựng hoặc sản xuất).  TSCĐ hữu hình do đầu tư xây dựng Theo điểm d, khoản 1, điều 4, thông tư 45/2013/ TT-BTCNguyên giá TSCĐ do đầu tư xây dựng cơ bản hình thành theo phương thức giao thầu là giá quyết toán công trình xây dựng theo quy định tại Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành cộng (+) lệ phí trước bạ, các chi phí liên quan trực tiếp khác. Trường hợp TSCĐ do đầu tư xây dựng đã đưa vào sử dụng nhưng chưa thực hiện quyết toán thì doanh nghiệp hạch toán nguyên giá theo giá tạm tính và điều chỉnh sau khi quyết toán công trình hoàn thành.  TSCĐ hữu hình được tài trợ, được biếu , được tặng, do phát hiện thừa Theo điểm đ, khoản 1, điều 4, thông tư 45/2013/ TT-BTC: NguyênTrường giá tài sản cố định Đại hữu hình họcđược tài trKinhợ, được biếu, tế được Huế tặng, do phát hiện thừa là giá trị theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận hoặc tổ chức định giá chuyên nghiệp  Tài sản cố định hữu hình được cấp; được điều chuyển đến Theo điểm e, khoản 1, điều 4, thông tư 45/2013/ TT-BTC: SVTH: Nguyễn Thị Lam 11
  18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Trà Ngân Nguyên giá TSCĐ hữu hình được cấp, được điều chuyển đến bao gồm giá trị còn lại của TSCĐ trên số kế toán ở đơn vị cấp, đơn vị điều chuyển hoặc giá trị theo đánh giá thực tế của tổ chức định giá chuyên nghiệp theo quy định của pháp luật, cộng (+) các chi phí liên quan trực tiếp mà bên nhận tài sản phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như chi phí thuê tổ chức định giá; chi phí nâng cấp, lắp đặt, chạy thử  Tài sản cố định hữu hình nhận góp vốn, nhận lại vốn góp Theo điểm g, khoản 1, điều 4, thông tư 45/2013/ TT-BTC: TSCĐ nhận góp vốn, nhận lại vốn góp là giá trị do các thành viên, cổ đông sáng lập định giá nhất trí; hoặc doanh nghiệp và người góp vốn thoả thuận; hoặc do tổ chức chuyên nghiệp định giá theo quy định của pháp luật và được các thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận. 1.1.3.2. Nguyên giá TSCĐ vô hình  Tài sản cố định vô hình mua sắm Theo điểm a, khoản 2, điều 4, thông tư 45/2013/ TT-BTC: Nguyên giá TSCĐ vô hình mua sắm là giá mua thực tế phải trả cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản vào sử dụng. Trường hợp TSCĐ vô hình mua sắm theo hình thức trả chậm, trả góp, nguyên giá TSCĐ là giá mua tài sản theo phương thức trả tiền ngay tại thời điểm mua (không bao gồm lãi trả chậm).  TàiTrường sản cố định vô hình Đại mua theo học hình th ứKinhc trao đổi tế Huế Theo điểm b, khoản 2, điều 4, thông tư 45/2013/ TT-BTC: Nguyên giá TSCĐ vô hình mua theo hình thức trao đổi với một TSCĐ vô hình không tương tự hoặc tài sản khác là giá trị hợp lý của TSCĐ vô hình nhận về, hoặc giá trị hợp lý của tài sản đem trao đổi (sau khi cộng thêm các khoản phải trả thêm hoặc trừ đi các khoản phải thu về) cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được SVTH: Nguyễn Thị Lam 12
  19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Trà Ngân hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản vào sử dụng theo dự tính. Nguyên giá TSCĐ vô hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ vô hình tương tự, hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở hữu một tài sản tương tự là giá trị còn lại của TSCĐ vô hình đem trao đổi.  Tài sản cố định vô hình được cấp, được biếu, được tặng, được điều chuyển đến Theo điểm c, khoản 2, điều 4, thông tư 45/2013/ TT-BTC: Nguyên giá TSCĐ vô hình được cấp, được biếu, được tặng là giá trị hợp lý ban đầu cộng (+) các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến việc đưa tài sản vào sử dụng. Nguyên giá TSCĐ được điều chuyển đến là nguyên giá ghi trên sổ sách kế toán của doanh nghiệp có tài sản điều chuyển. Doanh nghiệp tiếp nhận tài sản điều chuyển có trách nhiệm hạch toán nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại của tài sản theo quy định.  Tài sản cố định vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp Theo điểm c, khoản 2, điều 4, thông tư 45/2013/ TT-BTC: Nguyên giá TSCĐ vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp là các chi phí liên quan trực tiếp đến khâu xây dựng, sản xuất thử nghiệm phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ đó vào sử dụng theo dự tính. Riêng các chi phí phát sinh trong nội bộ để doanh nghiệp có nhãn hiệu hàng hoá, quyền phát hành, danh sách khách hàng, chi phí phát sinh trong giai đoạn nghiên cứu và các khoTrườngản mục tương tựĐại không đáphọc ứng đ ưKinhợc tiêu chuẩn tế và nhHuếận biết TSCĐ vô hình được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ.  Tài sản cố định vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp Theo điểm d, khoản 2, điều 4, thông tư 45/2013/TT-BTC: SVTH: Nguyễn Thị Lam 13
  20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Trà Ngân Nguyên giá TSCĐ vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp là các chi phí liên quan trực tiếp đến khâu xây dựng, sản xuất thử nghiệm phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ đó vào sử dụng theo dự tính. Riêng các chi phí phát sinh trong nội bộ để doanh nghiệp có nhãn hiệu hàng hoá, quyền pháthành, danh sách khách hàng, chi phí phát sinh trong giai đoạn nghiên cứu và các khoản mục tương tự không đáp ứng được tiêu chuẩn và nhận biết TSCĐ vô hình được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ.  TSCĐ là quyền sử dụng đất Theo điểm đ, khoản 2, điều 4, thông tư 45/2013/ TT-BTC: TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất bao gồm: + Quyền sử dụng đất được nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp (bao gồm quyền sử dụng đất có thời hạn, quyền sử dụng đất không thời hạn). + Quyền sử dụng đất thuê trước ngày có hiệu lực của Luật Đất đai năm 2003 mà đã trả tiền thuê đất cho cả thời gian thuê hoặc đã trả trước tiền thuê đất cho nhiều năm mà thời hạn thuê đất đã được trả tiền còn lại ít nhất là năm năm và được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nguyên giá TSCĐ là quyền sử dụng đất được xác định là toàn bộ khoản tiền chi ra để có quyền sử dụng đất hợp pháp cộng (+) các chi phí cho đền bù giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng, lệ phí trước bạ (không bao gồm các chi phí chi ra để xây dựng các công trình trên đất); hoặc là giá trị quyền sử dụng đất nhận góp vốn. - QuyềnTrường sử dụng đất không Đạighi nhận làhọc TSCĐ vô Kinhhình gồm: tế Huế + Quyền sử dụng đất được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất. + Thuê đất trả tiền thuê một lần cho cả thời gian thuê (thời gian thuê đất sau ngày có hiệu lực thi hành của Luật đất đai năm 2003, không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) thì tiền thuê đất được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh theo số năm thuê đất. SVTH: Nguyễn Thị Lam 14
  21. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Trà Ngân + Thuê đất trả tiền thuê hàng năm thì tiền thuê đất được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ tương ứng số tiền thuê đất trả hàng năm. Theo Thông tư 28/2017/TT-BTC: sửa đổi bổ sung thông tư 45/2013/TT-BTC: Điều 2. Sửa đổi, bổ sung gạch đầu dòng thứ 3 Điểm đ Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25 tháng 4 năm 2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định như sau: “- Đối với các tài sản là nhà hỗn hợp vừa dùng phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vừa dùng để bán hoặc cho thuê theo quy định của pháp luật thì doanh nghiệp phải xác định và hạch toán riêng phần giá trị của nhà hỗn hợp theo từng mục đích sử dụng, cụ thể như sau: Đối với phần giá trị tài sản (diện tích) tòa nhà hỗn hợp dùng để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và dùng để cho thuê (trừ trường hợp cho thuê tài chính): doanh nghiệp thực hiện ghi nhận giá trị của phần tài sản (diện tích) là tài sản cố định, quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định theo quy định. Đối với phần giá trị tài sản (diện tích) trong tòa nhà hỗn hợp dùng để bán thì doanh nghiệp không được hạch toán là tài sản cố định và không được trích khấu hao và theo dõi như một tài sản để bán. Tiêu thức để xác định giá trị từng loại tài sản và phân bổ khấu hao tài sản đối với từng mục đích sử dụng được căn cứ vào tỷ trọng giá trị của từng phần diện tích theo từng mục đích sử dụng trên giá trị quyết toán công trình; hoặc căn cứ vào diện tích thực tế sử dụng theo từng mục đích sử dụng để hạch toán. Đối với Trườngcác doanh nghiệp cóĐại nhà hỗn họchợp mà không Kinh xác định tếtách riHuếêng được phần giá trị tài sản (diện tích) phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vừa để bán, để cho thuê thì doanh nghiệp không hạch toán toàn bộ phần giá trị tài sản (diện tích) này là tài sản cố định và không được trích khấu hao theo quy định. Đối với các tài sản được dùng chung liên quan đến công trình nhà hỗn hợp như sân chơi, đường đi, nhà để xe việc xác định giá trị của từng loại tài sản và giá trị khấu hao SVTH: Nguyễn Thị Lam 15
  22. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Trà Ngân các tài sản dùng chung cũng được phân bổ theo tiêu thức để xác định giá trị từng loại tài sản và phân bổ khấu hao nhà hỗn hợp”.  Nguyên giá của TSCĐ vô hình là quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ Theo điểm e, khoản 2, điều 4, thông tư 45/2013/ TT-BTC: Nguyên giá của TSCĐ vô hình là quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ: là toàn bộ các chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra để có được quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.  Nguyên giá TSCĐ là các chương trình phần mềm Theo điểm g, khoản 2, điều 4, thông tư 45/2013/ TT-BTC: Nguyên giá TSCĐ của các chương trình phần mềm được xác định là toàn bộ các chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã bỏ ra để có các chương trình phần mềm trong trường hợp chương trình phần mềm là một bộ phận có thể tách rời với phần cứng có liên quan, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. 1.1.3.3. Nguyên giá TSCĐ cho thuê tài chính Theo khoản 3, điều 4, thông tư 45/2013/ TT-BTC: Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính phản ánh ở đơn vị thuê là giá trị của tài sản thuê tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản cộng (+) với các chi phí trực tiếp phát sinh ban đầu liên quan đếTrườngn hoạt động thuê tài Đại chính. học Kinh tế Huế 1.1.4 Khấu hao TSCĐ 1.1.4.1 Khái niệm Khấu hao là việc định giá, tính toán, phân bổ một cách có hệ thống giá trị của tài sản do sự hao mòn tài sản sau một khoảng thời gian sử dụng. SVTH: Nguyễn Thị Lam 16
  23. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Trà Ngân Khấu hao TSCĐ được tính vaò chi phí sản xuất kinh doanh trong suốt thời gian sử dụng TSCĐ. KHTSCĐ liên quan đến việc HMTSCĐ, đó là sự giảm dần về giá trị và giá trị sử dụng do tham gia vào quá trình sxkd. 1.1.4.2 Nguyên tắc trích khấu hao Theo điều 9, thông tư 45/2013/TT-BTC: Nguyên tắc trích khấu hao TSCĐ Tất cả TSCĐ hiện có của doanh nghiệp đều phải trích khấu hao, trừ những TSCĐ như: TSCĐ đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn đang sử dụng vào hoạt động SXKD; TSCĐ khấu hao chưa hết bị mất; TSCĐ khác do doanh nghiệp quản lý mà không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp (trừ TSCĐ thuê tài chính); TSCĐ không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của DN; . Các khoản chi phí khấu hao TSCĐ được tính vào chi phí hợp lí khi tính thuế TNDN thực hiện theo quy định tại các văn bản pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp. Doanh nghiệp cho thuê TSCĐ hoạt động phải trích khấu hao đối với TSCĐ cho thuê. Doanh nghiệp cho thuê TSCĐ theo hình thức thuê tài chính (gọi tắt là TSCĐ thuê tài chính) phải trích khấu hao TSCĐ đi thuê như TSCĐ thuộc sở hữu của doanh nghiệp theo quy định hiện hành. Việc trích hoặc thôi trích khấu hao TSCĐ được thực hiện bắt đầu từ ngày mà TSCĐ tăng hoặc giảm. 1.1.4.3 Phương pháp trích khấu hao Các phương pháp trích khấu hao: a) PhươngTrường pháp khấu hao đưĐạiờng thẳng. học Kinh tế Huế b) Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh. c) Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm. Căn cứ khả năng đáp ứng các điều kiện áp dụng quy định cho từng phương pháp trích khấu hao tài sản cố định, doanh nghiệp được lựa chọn các phương pháp trích khấu hao phù hợp với từng loại tài sản cố định của doanh nghiệp. SVTH: Nguyễn Thị Lam 17
  24. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Trà Ngân (Theo điều 13, thông tư 45/2013/TT-BTC) 1.1.5 Chứng từ kế toán và sổ sách kế toán Chứng từ kế toán Hóa đơn giá trị gia tăng Biên bản giao nhận TSCĐ (mẫu số 01-TSCĐ) Biên bản thanh lí TSCĐ (mẫu số 02-TSCĐ) Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn đã hoàn thành (mẫu số 04-TSCĐ) Biên bản đánh giá lại TSCĐ (mẫu số 05-TSCĐ) Bảng tính và phân bổ TSCĐ Sổ sách kế toán Sổ chi tiết TSCĐ Sổ cái tài khoản 211, 213, 217, 214, 212 1.1.6 Hệ thống tài khoản Hệ thống tài khoản TK 211: TSCĐ hữu hình TK 212: TSCĐ thuê tài chính TK 213: TSCĐ vô hình TK 217:Trường Bất động sản đầu tưĐại học Kinh tế Huế TK 214: hao mòn tài sản cố định Kêt cấu chung của tài sản Theo thông tư 200/2014/ TT-BTC: Bên nợ: Nguyên giá của TSCĐ tăng do tăng tài sản và điều chin hr tăng nguyên giá Bên có: Nguyên giá TSCĐ giảm và điều chỉnh giảm nguyên giá SVTH: Nguyễn Thị Lam 18
  25. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Trà Ngân Dư nợ: Nguyên giá TSCĐ cuối kì Kết cấu tài khoản 214- Hao mòn tài sản cố định Theo thông tư 200/2014/ TT-BTC: Bên nợ: giá trị hao mòn TSCĐ, BĐS đầu tư giảm do TSCĐ, BĐS đầu tư nhượng bán, thanh lí, điều chuyển ra khỏi đơn vị, đem đi đầu tư, góp vốn vào công ty con, công ty liên doanh, liên kết. Bên có: giá trị hao mòn TSCĐ, BĐS đầu tư tăng do trích KH TSCĐ, BĐS đầu tư Dư có: giá trị hao mòn lũy kế của TSCĐ, BĐS đầu tư hiện có tại đơn vị 1.2 Cơ sở lí luận về kiểm toán BCTC 1.2.1. Khái niệm kiểm toán BCTC Theo Giáo trình Kiểm toán tập 1 (2014) của Trường Đại họcKinh tế TP. Hồ Chí Minh: Kiểm toán báo cáo tài chính là cuộc kiểm tra để đưa ra ý kiến nhận xét về sự trình bày trung thực và hợp lí của BCTC của một đơn vị Kết quả của kiểm toán tài chính có thể phục vụ cho đơn vị, các bên thứ ba (Ngân hàng, Nhà đầu tư, ), các cơ quan nhà nước (Cơ quan thuế, .) 1.2.2. Mục tiêu kiểm toán BCTC Theo Giáo trình Kiểm toán tập 1 năm 2014 của Trường Đại họcKinh tế TP. Hồ Chí Minh: Để có thể đưa ra ý kiến trên BCKT, kiểm toán viên cần thực hiện các thủ tục kiểm toán để đảm bảo một cách hợp lí rằng BCTC không còn chứa đựng những sai sót trọng yếu do Trườnggian lận hoặc nhầm Đại lẫn gây ra,học đây chính Kinh là mục tiêu tế đầu tiênHuế của Kiểm toán BCTC. Ngoài ra, KTV phải cung cấp thông tin về các phát hiện của mình cho BGĐ, ban quản trị của đơn vị được kiểm toán. 1.2.3. Quy trình kiểm toán BCTC 1.2.3.1. Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán SVTH: Nguyễn Thị Lam 19
  26. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Trà Ngân Theo Giáo trình Kiểm toán tập 1 năm 2014 của Trường Đại họcKinh tế TP. Hồ Chí Minh: Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán bao gồm: Tiền kế hoạch là quá trình kiểm toán viên tiếp cận KH để thu thập những thông tin cần thiết nhằm giúp cho họ hiểu về các nhu cầu của KH, đánh giá khả năng phục vụ KH, Trên cơ sở đó, hai bên sẽ kí hợp đồng kiểm toán hoặc thư hẹn kiểm toán. Lập kế hoạch kiểm toán bao gồm việc thu thập thông tin về đặc điểm hoạt động kinh doanh, tìm hiểu về hệ thống KSNB, xác lập mức trọng yếu, đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trên báo cáo tài chính để lập chiến lược và kế hoạch kiểm toán, nhờ đó sẽ nâng cao tính hữu hiệu và hiệu quả của cuộc kiểm toán. 1.2.3.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán Theo Giáo trình Kiểm toán tập 1 năm 2014 của Trường Đại họcKinh tế TP. Hồ Chí Minh: Giai đoạn thực hiện kiểm toán là thực hiện kế hoạch kiểm toán để thu thập những bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp nhằm làm cơ soử cho ý kiến nhận xét của KTV. Trong giai đoạn này, KTV sẽ thực hiện thủ tục đánh giá rủi ro và các thủ tục kiểm toán tiếp theo (thủ tục bổ sung). Thủ tục kiểm toán tiếp theo bao gồm: Thử nghiệm kiểm soát (kiểm tra hệ thống KSNB) là loại thử nghiệm để thu thập bằng chứng về tính hữu hiệu của hệ thống KSNB. Thí dụ, kiểm toán viên có thể chọn mẫu các hóa đơn bán hàng để kiểm tra sự xét duyệt của người có thẩm quyền. kết quả của thử nghiệm là bằng chứng để KTV điều chỉnh những thử nghiệm cơ bản. Thử nghiTrườngệm cơ bản bao g ồĐạim các th ủhọctục để thu Kinh thập bằng ch tếứng nhHuếằm phát hiện các sai sót trọng yếu trong BCTC. Có hai loại thử nghiệm cơ bản là thủ tục phân tích cơ bản và thử nghiệm chi tiết. Trong thủ tục phân tích cơ bản, KTV so sánh các thông tin và nghiên cứu các xu hướng để phát hiện các biến động bất thường, ví dụ việc so sánh số dư cuối kì và đầu SVTH: Nguyễn Thị Lam 20
  27. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Trà Ngân kì của các khoản phải thu, hoặc tính vòng quay nợ phải thu có thể tiết lộ cho KTV biết về khả năng có sai sót trọng yếu trong số dư nợ phải thu cuối kì. Còn khi thực hiện thử nghiệm chi tiết (kiểm tra chi tiết), KTV đi sâu vào việc kiểm tra các số dư hoặc nghiệp vụ bằng các phương pháp thích hợp, chẳng hạn gửi thư xác nhận các khoản nợ phải trả nhà cung cấp, chứng kiến kiểm kê hàng tồn kho, 1.2.3.3. Giai đoạn hoàn thành kiểm toán Theo Giáo trình Kiểm toán tập 1 năm 2014 của Trường Đại họcKinh tế TP. Hồ Chí Minh: Hoàn thành kiểm toán là giai đoạn tổng hợp và rà soát lại về những bằng chứng đã thu thập được để KTV hình thành ý kiến nhận xét trên báo cáo kiểm toán. Tùy theo sự đánh giá về mức độ trung thực và hợp lý của BCTC mà KTV sẽ phát hành loại báo cáo kiểm toán tương ứng. - Ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần: Ý kiến này được đưa ra khi kiểm toán viên và công ty kiểm toán cho rằng, báo cáo tài chính phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của Doanh nghiệp, hàm ý là tất cả các nguyên tắc kế toán và tác động đã được xem xét, đánh giá một cách đầy đủ. - Ý kiến kiểm toán ngoại trừ: Ý kiến này được đưa ra dựa trên các bằng chứng kiểm toán đầy đủ, thích hợp đã thu thập được, kiểm toán viên kết luận là các sai sót, xét riêng lẻ hay tổng hợp lại, có ảnh hưởng trọng yếu nhưng không lan tỏa đối với báo cáo tài chính; hoặc kiểm toán viên không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán, nhưng kiTrườngểm toán viên kết luĐạiận rằng nhhọcững ảnh Kinhhưởng có th ểtếcó củHuếa các sai sót chưa được phát hiện (nếu có) có thể là trọng yếu nhưng không lan tỏa đối với báo cáo tài chính. - Ý kiến kiểm toán trái ngược: Kiểm toán viên phải trình bày “ý kiến kiểm toán trái ngược” khi dựa trên các bằng chứng kiểm toán đầy đủ, thích hợp đã thu thập được, kiểm toán viên kết luận là các sai sót, xét riêng lẻ hay tổng hợp lại, có ảnh hưởng trọng yếu và lan tỏa đối với báo cáo tài chính. SVTH: Nguyễn Thị Lam 21
  28. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Trà Ngân - Ý kiến từ chối: Ý kiến từ chối được đưa ra trong trường hợp có giới hạn quan trọng tới phạm vi kiểm toán hoặc là thiếu thông tin liên quan đến một số lượng lớn các khoản mục; tới mức mà kiểm toán viên không thể thu thập đầy đủ và thích hợp các bằng chứng kiểm toán để có thể cho ý kiến về báo cáo tài chính. 1.3. Cơ sở lí luận về kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán BCTC 1.3.1. Mục tiêu kiểm toán  Đối với TSCĐ Bảng 1.1: Mục tiêu kiểm toán TSCĐ Cơ sở dẫn liệu Mục tiêu Hiện hữu TSCĐ thể hiện trên BCTC là có thật Quyền và nghĩa vụ TSCĐ thể hiện trên BCTC thuộc quyền sở hữu và kiểm soát cúa đơn vị Đánh giá và phân TSCĐ thể hiện trên BCTC và những điều chỉnh liên quan đến bổ đánh giá và phân bổ được ghi nhận phù hợp với chuẩn mực kế toán hiện hành Chính xác Số liệu chi tiết của tài khoản TSCĐ khớp đúng với số dư trên sổ cái, các phép tính liên quan đến tài khoản TSCĐ đều chính xác về mặt số học Trình bàyTrường và khai TSCĐ Đại được trình học bày và khai Kinh báo là có thtếật, thu Huếộc về đơn vị, đầy báo đủ, diễn đạt dễ hiểu và phân loại đúng (Nguồn giáo trình kiểm toán tập 2(2014) - Trường Đại học Kinh tế Hồ Chí Minh)  Đối với chi phí khấu hao và hao mòn TSCĐ Đối với chi phí khấu hao, mục tiêu của kiểm toán chủ yếu là xem xét sự đúng đắn trong việc xác định mức khấu hao và phân bổ cho các đối tượng có liên quan, điều này SVTH: Nguyễn Thị Lam 22
  29. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Trà Ngân phụ thuộc vào phương pháp khấu hao, cũng như các dữ liệu làm cơ sở cho việc tính toán và tiêu thức phân bổ chi phí khấu hao. Đối với giá trị hao mòn lũy kế, mục tiêu của kiểm toán là xem xét việc ghi nhận đầy đủ và đúng đắn giá trị hao mòn lũy kế tăng lên do khấu hao, giá trị hao mòn lũy kế giảm đi do thanh lý, nhượng bán TSCĐ cũng như việc phản ánh chính xác vào từng đối tượng TSCĐ cụ thể. 1.3.2. Những gian lận, nhầm lẫn thường gặp khi kiểm toán khoản mục TSCĐ Theo giáo trình kiểm toán tập 1(2014) - Trường Đại học Kinh tế Hồ Chí Minh:  Gian lận Gian lận: là hành vi có chủ ý lừa dối, có liên quan đến việc tham ô tài sản hoặc xuyên tạc các thông tin và che giấu nghiệp vụ nhằm mục đích tư lợi. Những gian lận có thể xảy ra là: - Lập hóa đơn giả, ghi tăng giá mua của TSCĐ so với thực tế, sửa chứng từ, làm gỉa chứng từ liên quan tới chi phí mua làm tăng nguyên giá TSCĐ để biễn thủ công quỹ. Kế toán ghi chi phí sửa chữa TSCĐ cao hơn thực tế để khi hạch toán vaò chi phí kinh doanh sẽ làm tăng chi phí, đồng thời chiếm đoạt phần chênh lệch so với thực tế. - Khi thanh lý nhượng bán TSCĐ, kế toán TSCĐ cố tình không ghi sổ tiền thu được do thanh lý TSCĐ đã khấu hao hết để chiếm đoạt phần thu này - Cố tình ghi chép các nghiệp vụ không có thật liên quan đến chi phí mua sắm TSCĐ để biển thủ công quỹ. Đặc biệt DN có thể dễ dàng ghi chép các nghiệp vTrườngụ không có thật liên Đại quan đên học TSCĐ vô Kinh hình - một đ ốtếi tượ ngHuế rất khó kiểm tra và đánh giá. - Đơn vị cố tinh áp dụng sai các quy định và văn bản hiện hành của nhà nước với mục đích tư lợi. - DN cố tình điều chỉnh chi phí hoạt đôngj kinh doanh, điều chỉnh chi tiêu lãi và thuế phải nộp cho Ngân sách, cố tình tiếp tục trích khấu hao khi TSCĐ đã hết khấu hao. SVTH: Nguyễn Thị Lam 23
  30. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Trà Ngân  Nhầm lẫn Nhầm lẫn: là những lỗi không cố ý, thường được hiểu là sự nhầm lẫn, bỏ sót hoặc do yếu kém về năng lực gây nên các sai phạm. Trong quá trình kiểm toán, thì KTV dễ dàng phát hiện ra những sai sót hơn vì nó là lỗi vô ý chỉ do yếu kém hay do nhầm lẫn, áp lực về thời gian gây ra. Những sai sót có thể xảy ra đối với các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ là: - Nhầm lẫn do quên không kết chuyển nguồn vốn khi dùng nguồn vốn chủ sở hữu không phải là nguồn vốn kinh doanh để tài trợ cho TSCĐ. Chẳng hạn DN mua một TSCĐ bằng quỹ phát triển kinh doanh hay nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kế toán chỉ ghi tăng TSCĐ như trường hợp mua bằng nguồn vốn kinh doanh mà không ghi nghiệp vụ kết chuyển nguồn vốn. - Định khoản sai đối với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Chẳng hạn như DN tiến hành sửa chữa thường xuyên TSCĐ, chi phí sửa chữa lẽ ra phải hạch toán vào chi phí SXKD trong kỳ ghi nợ tài khoản 627,641,642, thì kế toán lại ghi vào bên Nợ tài khoản 211 làm tăng giá trị khoản mục TSCĐ trên bảng CĐKT. - Áp dụng sai chế độ kế toán và các văn bản pháp luật khác của Nhà nước. chẳng hạn một công ty nhận một TSCĐ của một DN khác cũng hạch toán phụ thuộc vào tổng công ty. Chi phí liên quan đến việc điều chuyển TSCĐ theo chế độ lẽ ra phải hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ thì DN lại hạch toán tăng nguyên giá TSCĐ. TSCĐ mua về đợi lắp đặt đưa vào sử dụng nhưng DN đã ghi nhận tăng nguyên giá TSCĐ. - Nhầm lẫn trong quá trình ghi sổ và chuyển sổ. đây là dạng sai sót khá phổ biến cTrườngủa kế toán mà kiể mĐại toán TSCĐ học phải quan Kinh tâm. Trong tế việ cHuế ghi số, kế toán có thể sơ ý ghi sai lệch, lộn số so với số tiền ghi trong chứng từ. kế toán cũng có thể nhầm lẫn trong khi chuyển số liệu từ sổ Nhật kí sang sổ Cái. - Sai sót do trùng lắp: sai sót này có thể xảy ra do ghi nhiều lần một nghiệp vụ phát sinh do tổ chức sổ chưa tốt nên đã ghi một nghiệp vụ phát sinh vào các sổ khác nhau. Chẳng hạn doanh nghiệp sử dụng hình thức kế toán Nhật kí chung để hạch toán các nghiệp vụ sản xuất kinh doanh trong kỳ. khi có nghiêpj vụ SVTH: Nguyễn Thị Lam 24
  31. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Trà Ngân thanh lý TSCĐ phát sinh, kế toán vừa ghi sổ Nhật ký thu tiền, vừa ghi sổ nhật ký chung số tiền ghi được trong quá trình thanh lý. - Sai sót do trình độ yếu kém của nhân viên kế toán dẫn tới ghi sai các nghiệp vụ phát sinh vào sổ hoặc khi có chế độ mới ban hành thì kế toán chưa nắm đươc hết nội dung hoặc chưa hiểu hết nghiệp vụ nên dễ dẫn đến những sai sót trong quá trình hạch toán. 1.3.3. Quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC 1.3.3.1. Thủ tục đánh giá rủi ro TSCĐ thường là một khoản mục có giá trị lớn, chiếm tỉ trọng đáng kể so với Tổng TS trên bảng CĐKT. Chi phí khấu hao cũng chiếm tỉ trọng đáng kể trong chi phí của các DN SXKD. Do vậy thường có rủi ro Ban giám đốc sẽ sử dụng các các cách thức gian lận nhằm điều chỉnh giá trị TSCĐ và chi phí khấu hao để tăng hay giảm lợi nhuận như: Thay đổi thời gian hữu dụng ước tính của TS; Vốn hóa chi phí không hợp lệ; Ghi nhận sai nguyên giá TS do mua sắm hay xây dựng; Bên cạnh đó, còn có các rủi ro liên quan đến TSCĐ và chi phí khấu hao như: - Không ghi nhận đầy đủ các TS đã thanh lý hay nhượng bán - Đánh giá không đúng các TS mua lại, trao đổi - Tiếp tục trích khâu hao đối với các TS đã khấu hao hết - Mức khấu hao ước tính không hợp lý do áp dụng phương pháp tính KH và ước tính thời gian hữu dụng TS không phù hợp. Để đánh giá rủi ro liên quan đến TSCĐ, KTV cần có hiểu biết về đơn vị kiểm toán và môi trường của đơn vị, trong đó có KSNB. Để hiểu biết, KTV thường tiến hành phỏng vấn BanTrường giám đốc và các cáĐạinhân khác học trong đơn Kinh vị, thực hi ệntế thủ tHuếục phân tích, quan sát, điều tra. KTV thường thu thập các thông tin về môi trường của đơn vị như: đặc điểm hoạt động SXKD, sự phát triển kĩ thuật, khoa học công nghệ liên quan đến TSCĐ dùng vào hoạt động SXKD, tiến bộ khoa học kĩ thuật; kế hoạch mua sắm, nhượng bán TSCĐ; các hợp đồng chính liên quan đến đầu tư hay hợp tác kinh doanh; SVTH: Nguyễn Thị Lam 25
  32. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Trà Ngân Ngoài ra KTV cần tìm hiểu KSNB về TSCĐ, trong đó cần tìm hiểu về thành phần của KSNB, trong đó chú trọng đến các quy định về kế toán. KTV cần sử dụng xét đoán chuyên môn để kiểm tra thủ tục kiểm soát nào, riêng lẻ hay kết hợp với thủ tục kiểm soát khác, có liên quan tới TSCĐ hay chi phí khấu hao. Sau khi đã mô tả về hệ thống KSNB của đơn vị, KTV nên thực hiện kỹ thuật Walk- through nhằm đảm bảo sự mô tả của mình đúng với hiện trạng cuả hệ thống. Trên cơ sở các hiểu biết về đơn vị được kiểm toán, môi trường kinh doanh và KSNB, KTV đánh giá rủi ro kiểm soát và rủi ro có sai sót ở cấp độ cơ sở dẫn liệu cho TSCĐ và chi phí khấu hao. Dựa trên đánh giá này. KTV có thể thiết kế nội dung, lịch trình và phạm vi thủ tục kiểm toán tiếp theo phù hợp. 1.3.3.2. Thử nghiệm kiểm soát KTV sẽ thực hiện thử nghiệm kiểm soát để đánh giá tính hữu hiệu của hoạt động kiểm soát trong các tình huống sau: (chọn một trong các tình huống phù hợp với chu trình) - Khi KTV kì vọng rằng các kiểm soát về TSCĐ và XDCB hoạt động có hiệu quả - Chỉ thực hiện các thử nghiệm cơ bản không cung cấp đầy đủ bằng chứng về chu trình TSCĐ và XDCB - Việc thực hiện thử nghiệm kiểm soát có hiệu quả hơn việc thực hiện thử nghiệm cơ bản. KTV cần liên hệ những rủi ro đã xác định với các sai sót có thể xảy ra ở cấp độ CSDL và cân nhắc xem cần kiểm tra những thủ tục kiểm soát nào. Bảng 1.2: Đánh giá tính hoạt động hữu hiệu của các thủ tục KSNB của chu trình TSCĐ vàTrường XDCB Đại học Kinh tế Huế Mục tiêu Kiểm soát chính Thủ tục kiểm tra KSNB kiểm soát Tính có thật: Việc mua sắm, đầu tư TSCĐ phải 1.Với các giao dịch mua TSCĐ TSCĐ được căn cứ vào đề nghị và kế hoạch trong kỳ: Đối chiếu với kế hoạch phản ánh trên mua của bộ phận có nhu cầu sử năm và đề nghị mua sắm (từng SVTH: Nguyễn Thị Lam 26
  33. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Trà Ngân BCTC là có dụng và đã được cấp có thẩm lần) có được phê duyệt trước khi thật, được sử quyền phê duyệt thực hiện hay không dụng trong Bộ phận mua sắm TSCĐ phải độc 2.Phỏng vấn để thu thập thông quá trình lập với bộ phận sử dụng, bộ phận tin/ văn bản phân công của đơn vị SXKD hoặc kế toán phục vụ công tác quản lý Phải lập biên bản giao nhận có sự 3.Căn cứ vào giao dịch đã chọn ở tham gia của NCC và các bên liên bước (1), kiểm tra biên bản giao quan nhạn có đủ chữ kí của các bên hay không (NCC, bộ phận mua hàng, bộ phận sử dụng) Bộ phận chịu trách nhiệm phải lập 4.Căn cứ vào giao dịch đã chọn ở bộ hồ sơ TSCĐ với đầy đủ các bước (1). Mượn bộ hồ sơ TSCĐ. chứng từ liên quan và cập nhật khi Xem xét tính đầy đủ, thích hợp có thay đổi của bộ hồ sơ này Định kì tham gia kiểm kê TSCĐ 5.Mượn các tài liệu tổng hợp kết với sự tham gia cả bộ phận độc quả kiểm kê của đơn vị, phỏng lập với bộ phận quản lý, sử dụng vấn những nguời tham gia quá trình này. Xem xét xử lý kết quả kiểm kê. 6.Tham gia chứng kiến kiểm kê Trường Đại học Kinhtại ngày ktếết thúc Huế kỳ kế toán Tính đầy đủ: Phân công bộ phận chịu trách 7.Phỏng vấn để thu thập thông Mọi TSCĐ nhiệm tập hợp các chi phí liên tin/ văn bản phân công của đơn vị của DN (kể quan đến TSCĐ cả TSCĐ do Hồ sơ, chứng từ liên quan đến 8.Căn cứ vào các giao dịch ở DN sở hữu tăng/ giảm TSCĐ phải được bước (1). Xem ngày ghi sổ kế SVTH: Nguyễn Thị Lam 27
  34. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Trà Ngân và TSCĐ chuyển về bộ phận kế toán để cập toán, đối chiếu với ngày trên thuê tài nhật kịp thời vào sổ kế toán chứng từ gốc. chính) đều Các TSCĐ di chuyển khỏi bộ 9.Chọn nghiệp vụ điều chuyển được phản phận quản lý, sử dụng phải có TSCĐ trong kỳ để kiểm tra Phiếu ánh đầy đủ Phiếu điều chuyển có phê duyệt điều chuyển TSCĐ có sự phê trên BCTC của cấp có thẩm quyền. duyệt đầy đủ hay không Tính chính Kế toán phải đối chiêus số liệu 10.Căn cứ các nghiệp vụ ở bước xác: Nguyên trên bảng báo giá, hóa đơn, hợp (1), kiểm tra, đối chiếu số liệu giá và giá trị đồng để đảm bảo tính chính xác trên báo gía, hóa đơn, hợp đồng, còn lại của của nguyên giá trên sổ kế toán với nguyên giá ghi nhận trên sổ TSCĐ được kế toán. phản ánh Các TSCĐ phải được trích khấu 11.Căn cứ các giao dịch ở bước chính xác hao phù hợp vơi quy định của DN (1). Xác định thời gian khấu hao trên BCTC về thời gian sử dụng hữu ích đối đối với các TSCĐ naỳ và đối với mỗi loại TSCĐ chiếu với quy định của đơn vị Kế toán phải kiểm tra để đảm bảo 12.Căn cứ các giao dịch ở bước thời điểm bắt đầu/ ngừng trích (1). Xác định thời điểm bắt đầu khấu hao là thời điểm bắt đầu/ khấu hao đối với các TSCĐ này dừng sử dụng TSCĐ có kịp thời hay không. (Nguồn Chương trình KIểm toán mẫu VACPA) 1.3.3.3.TrườngThử nghiệm cơ b ảnĐại học Kinh tế Huế  Kiểm toán TSCĐ Bảng 1.3: Thủ tục kiểm toán và mục tiêu kiểm toán tương ứng Loại Thủ tục kiểm toán Mục tiêu kiểm toán Thủ tục phân Tỉ trọng của từng loại TSCĐ so với tổng số Hiện hữu, đầy đủ SVTH: Nguyễn Thị Lam 28
  35. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Trà Ngân tích cơ bản Tỉ số giữa DT với tổng giá trị TSCĐ Tỉ số giữa tổng giá trị TSCĐ với VCSH Tỉ số hoàn vốn của TSCĐ Kiểm tra chi Thu thập hay tự lập bảng phân tích tổng quát Ghi chép chính xác tiết về các thay đổi của TSCĐ và đối chiếu với sổ cái Chứng kiến kiểm kê TSCĐ tăng trong kì Hiện hữu Kiểm tra quyền sở hữu/ kiểm soát dối với Quyền TSCĐ Kiểm tra giá trị TSCDD được ghi nhận Hiện hữu, đầy đủ, Kiểm tra việc ghi tăng, ghi giảm TSCĐ trong đánh giá và phân bổ kì Xem xét việc phân loại và thuyết minh trên Trình bày và thuyết BCTC minh (Nguồn Giáo trình kiểm toán tập 2 (2014) – Trường ĐH Kinh tế TP.HCM) Thủ tục phân tích cơ bản Tùy theo đơn vị, KTV có thể dùng nhiều tỉ số khác nhau đối với TSCĐ, thông thường là các tỉ số nêu trong Bảng 1.3. Qua việc phân tích các chỉ số naỳ, KTV có thể thấy được kếTrườngt cấu của các loại TSĐại trong tổhọcng TSCĐ; Kinh khả năng t ạotế ra DT Huế của TSCĐ; mức độ đầu tư vào TSCĐ so với VCSH hay khả năng thu hồi của vốn đầu tư vào TSCĐ Ngoài ra, KTV có thể thực hiện một số thủ tục phân tích khác như: So sánh giữa chi phí sửa chữa, bảo trì với doanh thu thuần; so sánh chi phí sửa chữa, bảo trì của từng tháng so với cùng kỳ năm trước; So sánh giá trị của các TSCĐ mua/ thanh lý/ nhượng bán trong năm so với năm trước; SVTH: Nguyễn Thị Lam 29
  36. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Trà Ngân Nếu các tỉ số tính toán và kết quả so sánh nằm trong định mức hợp lý, chúng sẽ cung cấp bằng chứng để thỏa mãn các mục tiêu hiện hữu, đầy đủ, đánh giá và phân bổ, chính xác. Ngược lại, các biến động và quan hệ bất thường sẽ chir dẫn cho việc điều tra sâu hơn. Kiểm tra chi tiết Thu thập hay tự lập bảng phân tích tổng quát về các thay đổi của TSCĐ và đối chiếu với sổ cái. Trong cuộc kiểm toán năm đầu tiên, KTV cần thu thập bằng chứng về quyền và tính có thật về số dư đầu kì của các TSCĐ đang sử dụng. Thông tin về tài sản đầu kì trong lần kiểm toán năm đầu tiên sẽ được lưu trong hồ sơ kiểm toán chung. Nhờ thế trong các lần kiểm toán sau, KTV chỉ cần tập trung kiểm tra đối với số phát sinh. Trước khi kiểm tra chi tiết về số tăng/ giảm trong năm, KTV cần đảm bảo rằng số liệu trên các sổ chi tiết khớp với số liệu phản ánh trên tài khoản tổng hợp. Muốn vậy, cần phải đối chiếu giữa số tổng cộng từ các sổ chi tiết với số liệu sổ cái. Sau đó, cần thu thập hay tự lập bảng phân tích, trong đó có liệt kê số dư đầu kì và chi tiết số phát sin h tăng giảm trong năm, từ đó tính ra số dư cuối kì. Dư đầu kì được kiểm tra thông qua hồ sơ kiểm toán năm trước. TSCĐ tăng giảm trong năm sẽ được thu thập thêm bằng chứng trong quá trình kiểm toán. Kiểm tra chứng từ gốc của các nghiệp vụ ghi tăng TSCĐ. Đây là một trong những thử nghiệm cơ bản quan trọng nhất về TSCĐ. Phạm vi kiểm tra tùy thuộc vào sự đánh giá về rủi ro có sai sót trọng yếu của KTV. Trong quá trình kiểm tra,Trường KTV sử dụng bả ngĐại phân tích học tổng quát Kinh các thay đổ i ctếủa nguyên Huế giá TSCĐ để lần đến các bút toán trên nhật kí và đến các chứng từ gốc có liên quan như hợp đồng, đơn đặt hàng, hợp đồng xây dựng, séc chi trả, giấy báo nợ ngân hàng và chứng từ thể hiện sự xét duyệt của Ban giám đốc. SVTH: Nguyễn Thị Lam 30
  37. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Trà Ngân Bảng 1.4. Bảng phân tích tổng quát các thay đổi Nguyên giá TSCĐ Hồ sơ Tài Chủng Nguyên giá TSCĐ khoản loại Đầu kì Tăng Giảm Điều Cuối kì chỉnh (Nguồn Giáo trình kiểm toán tập 2 (2014) – Trường ĐH Kinh tế TP.HCM) Chứng kiến kiểm kê TSCĐ tăng trong kì Thông thường, KTV chỉ chứng kiến kiểm kê TSCĐ mua trong năm chứ không chứng kiến kiểm kê toàn bộ TSCĐ. Công việc này giúp KTV hiểu được đặc điểm kinh doanh của đơn vị và bổ sung cho các thủ tục kiểm tra các nghiệp vụ ghi tăng TSCĐ trong kì. Việc chứng kiến kiểm kê càng cần thiết đối với các đơn vị có hệ thống KSNB yếu kém. KTV có thể lựa chọn một trong hai hướng để kiểm kê: Đi từ số liệu trên sổ chi tiết để quan sát sự hiện hữu của TSCĐ trên thực tế (thỏa mãn mục tiêu hiện hữu) hoặc bắt đầu kiểm tra từ một số TSCĐ được chọn trong thực tế và lần lượt xem xét việc ghi nhận trên sổ chi tiết ( thỏa mãn mục tiêu đầy đủ). Việc chứng kiến kiểm kê TSCĐ có thể chỉ giới hạn đối với các tài sản được mua trong năm, hoặc có thể mở rộng đến các tài sản được mua trong các năm trước. trong một số ít trườngTrường hợp. Đặc biệt là Đạikhi hệ th ốhọcng KSNB Kinh yếu kém, KT tếV có Huế thể yêu cầu được chứng kiến kiểm kê toàn bộ TSCĐ. Kiểm tra quyền sở hữu đối với TSCĐ Để kiểm tra, KTV cần thu thập các bằng chứng có liên quan như văn bản pháp lý về quyền sở hữu tài sản cố định, các hóa đơn đóng bảo hiểm, hóa đơn nộp thuế, biên bản ghi nhận chi trả tiền cho các TSCĐ đã thế chấp, SVTH: Nguyễn Thị Lam 31
  38. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Trà Ngân Việc kiểm tra về quyền đối với TSCĐ cần dựa trên sự hiểu biết về các quy định về pháp lí ở từng thời kì. Trong một số trường hợp, KTV có thể cần phải sử dụng ý kiến của chuyên gia. Kiểm tra giá trị TSCĐ được ghi nhận Theo chuẩn mực kế toán số 03, các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu chỉ được ghi tăng nguyên giá khi chúng làm cải thiện tình trạng hiện tại so với tình trạng tiêu chuẩn ban đầu. ngược lại, các chi phí chỉ nhămf khôi phục hoặc duy trì tình trạng tiêu chuẩn ban đầu sẽ phải ghi nhận vào chi phí SXKD trong kỳ. Việc kiểm tra chứng từ gốc các nghiệp vụ ghi tăng TSCĐ chỉ giúp KTV thỏa mãn rằng các chi phí đã được đơn vị vốn hóa là đủ tiêu chuẩn theo quy định. Ngược lại việc kiểm tra chi phí sửa chữa, bảo trì sẽ phát hiện các chi phí phát sinh sau khi nhận tuy đủ điều kiện ghi tăng nguyên giá nhưng lại được đơn vị đưa vào chi phí SXKD trong kỳ. Các thủ tục có thể thực hiện là: Lập bảng phân tích chi phí sữa chữa, baỏ dưỡng phát sinh hàng tháng, rồi đối chiếu với năm trước để phát hiện biến động bất thường; kiểm tra chi tiết các khoản chi phí sửa chữa lớn đã được phân bổ từng phần và chi phí thông qua tài khoản chi phí trả trước hay chi phí phải trả. Đối với các khoản chi phí sửa chữa được chọn để kiểm tra, KTV phải xem xét bản chất của chi phí cũng như khả năng tăng thêm lợi ích trong tương lai. Từ đó phát hiện ra các khoản chi cần phải ghi tăng nguyên giá TSCĐ thay vì đưa vào chi phí tron g kì. Kiểm tra các nghiệp vụ ghi tăng/ giảm TSCĐ trong kỳ KTV sẽ chọn một số nghiệp vụ ghi tăng TSCĐ trong kì và kiểm tra đến bộ chứng từ liên quanTrường như: biên bản bàn Đại giao TSCĐ, học hợp đ ồKinhng mua TSCĐ, tế hóa Huếđơn nhà cung cấp, giấy báo nợ, việc kiểm tra này nhằm kiểm tra tính có thật của nghiệp vụ (mục tiêu hiện hữu, phát sinh), giá trị TS được ghi nhận đúng hay không (mục tiêu chính xác) và quyển của đơn vị đối với tài sản ( mục tiêu quyền và nghĩa vụ). Ngoài ra, các TSCĐ tăng trong kì sẽ được KTV chưngs kiến kiểm kê nhằm đảm bảo chúng hiện hữu trên thực tế. SVTH: Nguyễn Thị Lam 32
  39. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Trà Ngân Mục tiêu kiểm tra các nghiệp vụ giảm TSCĐ là để xem liệu có TSCĐ nào bị thanh lý, nhượng bán trong kì mà không được phản ánh vào sổ sách kế toán hay không. Thông thường, KTV sẽ thực hiện các công việc như: phân tích tài khoản thu nhâp khác để xác định xem có khoản thu nhập nào phát sinh từ việc bán TSCĐ không? Phỏng vấn các nhân viên và quản đốc phân xưởng xem có TSCĐ nào được thanh lý trong năm hay không? Đối chiếu giữa số liệu sổ sách và số liệu kiểm kê xem có bị mất mát, thiếu hụt TSCĐ hay không?, Xem xét việc phân loại và thuyết minh trên BCTC Theo quy định hiện hành, trên bảng cân đối kế toán, số dư của TSCĐ và giá trị hao mòn lũy kế được trình bày riêng theo từng loại là TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, TSCĐ thuê tài chính và bất động sản đầu tư. Ngoài ra, đơn vị phải trình bày trong thuyết minh BCTC về: Chính sách kế toán đối với TSCĐ bao gồm: nguyên tắc xác định nguyên giá, phương pháp khấu hao, thời gian sử dụng hữu ích, tỉ lệ khấu hao. Tình hình tăng giảm TSCĐ theo từng loại và từng nhóm TSCĐ về nguyên giá, hao mòn lũy kế, giá trị còn lại.  Kiểm toán chi phí khấu hao Thủ tục phân tích cơ bản KTV thường tính tỷ lệ khấu hao bình quân bằng tỉ số giữa chi phí khấu hao với tổng nguyên giá TSCĐ. Một sự thay đổi đột ngột trong tỷ số này sẽ giúp KTV lưu ý đến những thay đổi trong chính sách khấu hao của đơn vị, trong cơ cấu TSCĐ hoặc khả năng cóTrường sai sót trong việc tínhĐại toán khhọcấu hao. TKinhỉ lệ này cần tínhtế cho Huế từng loại TSCĐ (nhà xưởng, máy móc, ) vì sẽ giúp giảm được ảnh hưởng của cơ cấu TSCĐ. Ngoài ra, KTV cần so sánh chi phí khấu hao kì này với kì trước, chi phí khấu hao với giá thành sản phẩm Những biến động bất thường đều cần được tìm hiểu và giải thích nguyên nhân. Kiểm tra chi tiết SVTH: Nguyễn Thị Lam 33
  40. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Trà Ngân Thu thập/ tự soạn bảng phân tích tổng quát về chi phí khấu hao và hao mòn lũy kế Bảng 1.5: Bảng phân tích tổng quát về khấu hao và giá trị hao mòn lũy kế Hồ sơ Tài Chủng Giá trị hao mòn lũy kế khoản loại Đầu kì Tăng Giảm Điều Cuối kì chỉnh (Nguồn Giáo trình kiểm toán tập 2 (2014) – Trường ĐH Kinh tế TP.HCM) Trên cơ sở đó, KTV sẽ tiến hành so sánh giữa: số dư đầu kì với số liêụ kiểm toán năm trước; tôngr số khấu hao tăng, giảm ở số liệu chi tiết với tổng số ghi trên sổ cái; tổng số dư cuối kì trên các sổ chi tiết với số dư cuối kì trên sổ cái. Xem xét lại các chính sách khấu hao của đơn vị KTV cần xem xét những vấn đề sau: - Phương pháp khấu hao sử dụng có phù hợp với quy định chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành hay không? Tùy theo đặc điểm hoạt động, đơn vị được lựa chọn một trong ba phương pháp khấu hao để áp dụng cho từng loại TSCĐ. - Phương pháp khấu hao sử dụng có phù hợp với lợi ích kinh tế mà TSCĐ mang lại cho đơn vị không? - Thời gian sử dụng hữu ích có được ước tính phù hợp hay không? Căn cứ Trườngvào kết quả xác minh Đại các nộ i họcdung trên, Kinh nếu xét thấ y tếcần thiHuếết, KTV cần thảo luận với người quản lý về việc thay đổi chính sách khấu hao, gồm ước tính thời gian sử dụng hữu ích hoặc cách thức sử dụng TS làm cơ sở tính khấu hao. Đối với trường hợp đơn vị tự thay đổi chính sách khấu hao, KTV cần xem xét sự thay đổi có phù hợp và đúng với quy định hay không? Kiểm tra mức trích khấu hao SVTH: Nguyễn Thị Lam 34
  41. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Trà Ngân - So sánh tỉ lệ khấu hao năm nay với năm trước. Điều tra các chênh lệch (nếu có) - Tính toán lại mức khấu hao cho một số TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn còn tiếp tục tính khấu hao. - So sánh số phát sinh có trên tài khoản hao mòn TSCĐ với chi phí khấu hao ghi trên tài khoản chi phí. Kiểm tra các khoản ghi giảm giá trị hao mòn lũy kế do thanh lý, nhượng bán. - Đối chiếu các khoản ghi giảm này với hồ sơ kiểm toán phân tích các tài sản thanh lý, nhượng bán trong năm. - Kiểm tra tính chính xác của việc tính toán, ghi chép giá trị hao mòn lũy kế đến ngày thanh lý, nhượng bán. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Lam 35
  42. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Trà Ngân CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TSCĐ DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC THỰC HIỆN 2.1. Giới thiệu khái quát về công ty TNHH Kiểm toán và kế toán AAC 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 2.1.1.1. Giới thiệu chung Tên công ty: Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC Trụ sở chính Địa chỉ: 78 – 80 Đường 30/4, Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng Điện thoại: (84). 236.3655886 Fax: (84). 236.3655887 Email: aac@dng.vnn.vn Website: Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh Địa chỉ: 47 – 49 Hoàng sa (tầng 4, Tòa nhà Hoàng Đan), Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh Điện thoại: (84). 28.39102235 Fax: (84).28.39102349 Email: aac.hcm@aac.com.vnTrường Đại học Kinh tế Huế Chi nhánh tại Hà Nội Địa chỉ: Tầng 6, Tòa nhà Việt Á, Số 9 phố Duy Tân, Hà Nội, Việt Nam Điện thoại: (84).24.32242403 Fax: (84).24.32242402 Email: aac.hn@aac.com.vn SVTH: Nguyễn Thị Lam 36
  43. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Trà Ngân Logo: 2.1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC, trước đây là Công ty Kiểm toán và Kế toán trực thuộc Bộ Tài chính, thành lập từ năm 1993 và tái cơ cấu vào năm 1995, là một trong số rất ít các công ty kiểm toán đầu tiên ra đời và hoạt động tại Việt Nam. AAC là thành viên tổ chức kiểm toán quốc tế PrimeGlobal có trụ sở chính tại Hoa Kỳ và hơn 300 thành viên hoạt động tại 90 quốc gia trên toàn thế giới. AAC cung cấp đầy đủ các dịch vụ giá trị gia tăng như kiểm toán, kế toán, tư vấn thuế, tư vấn tài chính - đầu tư, đào tạo và hỗ trợ tuyển dụng AAC đã được Bộ Công Thương bình chọn là một trong năm công ty kiểm toán tốt nhất Việt Nam và được trao cup “Top Trade Services”. AAC được Đài Tiếng nói Việt Nam, Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, bình chọn và trao cúp vàng “Doanh nghiệp Việt Nam tiêu biểu”; được Hiệp hội Kinh doanh Chứng khoán Việt Nam (VASB), Tạp chí Chứng khoán Việt Nam (Ủy ban Chứng khoán Nhà nước), Trung tâm Thông tin Tín dụng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (CIC) trao tặng danh hiệu “Tổ chức kiểm toán niêm yết uy tín” 2.1.2. Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động AAC hoạt động theo phương châm “Chất lượng trong từ ề cao nguyên tắc độc lập, khách quan, trung thực và bí mật số liệu của khách hàng trong các giao kếtTrường dịch vụ. Mục tiêu Đạihoạt động học của AAC Kinh là giúp khách tế hà ngHuế và những người quan tâm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình; cung cấp những thông tin thiết thực và các giải pháp tối ưu cho việc quản trị và điều hành doanh nghiệp 2.1.3. Các dịch vụ cung cấp Dịch vụ Kiểm toán: Kiểm toán báo cáo tài chính SVTH: Nguyễn Thị Lam 37
  44. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Trà Ngân Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành Kiểm toán báo cáo tài chính vì mục đích thuế Kiểm toán hoạt động Kiểm toán tuân thủ Kiểm toán nội bộ Kiểm tra thông tin tài chính trên cơ sở thủ tục thỏa thuận trước Các dịch vụ khác về kiểm toán Dịch vụ tư vấn thuế: Tư vấn thuế trọn gói Soát xét và đánh giá việc tuân thủ nghĩa vụ thuế Tư vấn kê khai và quyết toán thuế Tư vấn thực hiện các quy định về tránh đánh thuế hai lần Lập kế hoạch và cấu trúc thuế Tư vấn về các ảnh hưởng về thuế đối với các hợp đồng tương lai, các quyết định tài chính Hỗ trợ cập nhật các thay đổi về chính sách thuế; Các dịch vụ tư vấn khác về thuế. Dịch vụ kế toán: Ghi chépTrường và giữ sổ kế toán; Đại học Kinh tế Huế Hướng dẫn nghiệp vụ kế toán; Tư vấn lập Báo cáo tài chính; Tư vấn chuyển đổi Báo cáo tài chính theo IAS, IFRS; Tư vấn lựa chọn phương pháp kế toán và hoàn thiện hệ thống kế toán; Các dịch vụ khác về kế toán. SVTH: Nguyễn Thị Lam 38
  45. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Trà Ngân Dịch vụ tư vấn đầu tư: Tư vấn thành lập và quản lý doanh nghiệp; Tư vấn thiết lập cơ chế tài chính nội bộ; Dịch vụ định giá tài sản, xác định giá trị doanh nghiệp; Soát xét các báo cáo tài chính cho mục đích mua bán – sáp nhập; Thẩm định tình hình tài chính và giá trị tài sản trong tranh chấp, tài phán; Tư vấn thủ tục mua bán, giải thể doanh nghiệp; Các dịch vụ tư vấn tài chính và đầu tư khác. Dịch vụ đào tạo và tuyển dụng Đào tạo, bồi dưỡng kế toán trưởng; Đào tạo kiểm toán viên nội bộ; Cập nhật kiến thức tài chính, kế toán, kiểm toán; Đào tạo kỹ năng thực hành kế toán; Các khóa học về thuế; Hỗ trợ tuyển dụng, tổ chức thi tuyển kế toán viên, kiểm toán viên nội bộ; Dịch vụ đăng ký giấy phép lao động và tiền lương; Các dịch vụ đào tạo khác theo yêu cầu. 2.1.4.Đặc điểm tổ chức quản lí của công ty 2.1.4.1. TrườngSơ đồ bộ máy quản lýĐại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Lam 39
  46. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Trà Ngân Tổng giám đốc Phó TGĐ khối Phó TGĐ Khối KIểm Kiểm toán BCTC toán XDCB CN Phòng Khối Khối Phòng CN Hồ kế toán Kiểm Kiểm Thư kí tư vấn Hà Chí hành toán toán đào Nội BCTC tạo Minh chính XDCB Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng 1 2 3 4 5 1 2 3 Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC 2.1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận, phòng ban Tổng Giám đốc Là người đại diện toàn quyền của công ty Chịu tráchTrường nhiệm Pháp luậ t Đạivề toàn b ộhọchoạt động Kinh của công ty tế Huế Đánh giá rủi ro về hợp đồng kiểm toán liên quan đến hoạt động công ty Duy trì các mối quan hệ vơi các cán bộ cấp cao của công ty. Phó Tổng Giám đốc SVTH: Nguyễn Thị Lam 40
  47. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Trà Ngân Giải quyết, chịu trách nhiệm những công việc cụ thế được tổng giám đốc phân công ủy quyền về các vấn đề liên quan đến nhân lực, hành chính, khách hàng và các lĩnh vưc nghiệp vụ Soát xét quá trình của nhóm kiểm toán, đánh giá các công việc kiểm toán đã được thực hiện Chịu trách nhiệm ký Báo cáo kiểm toán và thư quản lý Kế toán trưởng: tổ chức thực hiện công tác kế toán thống kê tài chính và kiểm toán nội bộ. Phòng tư vấn đào tạo: Cập nhật thông tư nghị định mới cho toàn công ty Tư vấn khách hàng, chăm sóc khách hàng, giảng dạy các lớp đào tạo liên quan Đào tạo các nhân viên mới Phòng hành chính: Lưu trữ hồ sơ khách hàng đã được kiểm toán qua các năm, xác định tình hình hoạt động kinh doanh trong kỳ tại công ty Phòng Kiểm toán BCTC Tại AAC có 05 phòng kiểm toán BCTC, mỗi phòng bao gồm: trưởng phòng, các kiểm toán viên và các trợ lý kiểm toán viên Trưởng phòng: là chủ nhiệm một cuộc kiểm toán Phân công, soát xét lại công việc của các nhóm kiểm toán và chịu trách nhiệm trước Tổng giámTrường đốc. Đại học Kinh tế Huế Giữ vai trò lãnh đạo trong ban quản lý của phòng và có chức năng như cầu nối giữa ban giám đốc, ban quản lý và các nhóm nhân viên; có chức năng quan trong đối với hoạt đông của công ty trong việ tao ra môi trường làm việc đầy tính chuyên môn để có thể phát triển tối đa nguồn lưc làm việc tại công ty. SVTH: Nguyễn Thị Lam 41
  48. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Trà Ngân Phó phòng: là người tham mưu trực tiếp cho trưởng phòng, thay mặt Trưởng phòng điều hành toàn bộ công việc trong thời gian Trưởng phòng đi vắng và thực hiện các công việc do Trưởng phòng ủy quyền. Kiểm toán viên chính Trưởng đoàn khi đi kiểm toán khách hàng. Giám sát công việc của các trợ lý. Báo cáo trực tiếp với người quản lý phụ trách một vụ việc kiểm toán. Xem xét giấy tờ làm việc sơ bộ, hỗ trợ đào tạo nhân viên. Được ký vào các báo cáo kiểm toán theo sự phân công của trưởng phòng. Trợ lý kiểm toán viên: là những người tham gia thực hiện công tác kiểm toán nhưng chưa được Nhà nước công nhận trúng tuyển kỳ thi KTV cấp Quốc gia. Tùy vào năng lực và thâm niên công tác mà trợ lý KTV được chia làm ba cấp: Trợ lý KTV cấp 1: Là người vừa được tuyển vào công ty như một trợ lý mới vào nghề, làm việc trong khoảng thời gian một năm sau khi vào công ty. Trợ lý KTV cấp 2: Là người làm việc ở công ty kiểm toán được hai năm chịu trách nhiệm về các công việc mà nhóm trưởng giao phó. Trợ lý KTV cấp 3: Là người làm việc ở công ty kiểm toán được 3 năm, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán và có thể làm trưởng đoàn kiểm toán. Phòng tư vấn đào tạo Chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc giảng dạy, đào tạo các lớp học thực hành kế toán, kiểm toán,Trường thuế và lớp kế toán Đại trưởng họcdo công tyKinh tổ chức. tế Huế Đào tạo, giảng dạy cho sinh viên thực tập tại công ty. Chịu trách nhiệm cập nhật và cung cấp những thông tin mới về chính sách, chuẩn mực, pháp luật liên liên quan đến công việc kế toán và kiểm toán cho nhân viên trong công ty. SVTH: Nguyễn Thị Lam 42
  49. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Trà Ngân 2.2. Quy trình kiểm toán BCTC do công ty TNHH Kiểm toán và kế toán AAC thực hiện Hiện tại AAC đang áp dụng chương trình kiểm toán mẫu của Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA). Quy trình kiểm toán BCTC do công ty AAC thực hiện qua ba giai đoạn sau: Lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán. 2.2.1. Lập kế hoạch kiểm toán 2.2.1.1. Giai đoạn tiền kế hoạch  Xem xét, chấp nhận khách hàng và đánh giá rủi ro hợp đồng Đối với khách hàng mới, chưa có nhiều thông tin về khách hàng, KTV sử dụng mẫu giấy làm việc A110 (Chấp nhận khách hàng mới và đánh giá rủi ro hợp đồng) để xem xét, đánh giá, từ đó đưa ra quyết định chấp nhận khách hàng. Trong GLV này, KTV sẽ kiểm tra các thông tin cơ bản về khách hàng gồm: - Tên, địa chỉ, loại hình DN, người đại diện của DN; - Nghành nghề kinh doanh của DN và hàng hóa, dịch vụ cung cấp, bao gồm cả các hoạt động độc lập hoặc liên kết; - Chuẩn mực và Chế độ kế toán mà DN áp dụng trong việc trình bày BCTC; - Thông tin tài chnhs chủ yếu của DN áp dụng trong 02 năm liền kề; - Giá trị vốn hóa thị trường của doanh nghiệp (đối với công ty niêm yết); - Các thông tin khác. Đối với khách hàng cũ, khi có yêu cầu tiếp tục kiểm toán, KTV sẽ dựa vào hồ sơ làm việc của các năm trước, bản đánh giá khách hàng để xem xét các sự kiện đặc biệt xảy ra trong và sau cuộc kiểm toán năm trước, xem xét việc có chấp nhận kiểm toán hay không. TTrườngừ đó hoàn thành mĐạiẫu giấy làmhọc việc A120 Kinh (chấp nh ậtến duy Huế trì khách hàng cũ và đánh giá rủi ro hợp đồng). Sau khi thu thập, xem xét các thông tin về khách hàng và thực hiện các công việc cần thiết, KTV đánh giá rủi ro hợp đồng ở các mức độ: cao, trung bình, thấp. Từ đó đưa ra kết luận có chấp nhận khách hàng không. Minh họa tại Công ty CP ABC: SVTH: Nguyễn Thị Lam 43
  50. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Trà Ngân Chấp nhận, duy trì khách hàng cũ và đánh giá rủi ro hợp đồng (Mẫu A120 – phụ lục 01) Do công ty cổ phần ABC là khách hàng cũ của công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC nên việc xem xét chấp nhận khách hàng và đánh giá rủi ro hợp đồng được thực hiện đơn giản hơn so với những khách hàng mới kiểm toán năm đầu tiên. Công ty không tiến hành khảo sát đơn vị như đối với khách hàng mới mà phân công nhóm kiểm toán viên đã thực hiện kiểm toán năm trước tiếp tục theo dõi, cập nhật những thông tin mới nhất về khách hàng. Các vấn đề cần xem xét được đánh giá trên tiêu chí được trình bày trên A120 gồm: các sự kiện của năm hiện tại, mức phí, quan hệ với khách hàng, mâu thuẫn lợi ích, cung cấp các dịch vụ ngoài kiểm toán, các yếu tố khác. Từ đó KTV đánh giá mức độ rủi ro hợp đồng là trung bình và chấp nhận duy trì khách hàng.  Hợp đồng kiểm toán Sau khi quyết định đồng ý kiểm toán cho công ty cổ phần ABC, công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC và Công ty Cổ phần ABC chính thức đi đến ký kết hợp đồng kiểm toán. Cùng với đó, thư hẹn kiểm toán và thư gửi khách hàng về kế hoạch kiểm toán cũng được AAC gửi đến cho công ty Cổ phần ABC. Hợp đồng được kí kết với các nội dung cơ bản về quyền và nghĩa vụ của hai bên, phí dịch vụ và phương thức thanh toán, số lượng báo cáo phát hành, cam kết thực hiện và thời gian hoàn thành, hiệu lực, ngôn ngữ và thời hạn hợp đồng. Giữa hai bên đã đạt được thỏa thuận sơ bộ như sau: - Đối tượng kiểm toán: Báo cáo tài chính của Công ty CP ABC cho năm tài chính kTrườngết thúc ngày 31/12/2018 Đại. học Kinh tế Huế - Phạm vi kiểm toán: Công ty CP ABC cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2018 phù hợp với chế độ kế toán Việt Nam, các chuẩn mực kế toán Việt Nam và các quy định hiện hành. - Thời gian kiểm toán tại công ty khách hàng: 3 ngày từ ngày 20/02/2019 đến ngày 22/02/2019 SVTH: Nguyễn Thị Lam 44
  51. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Trà Ngân Danh mục tài liệu khách hàng cần cung cấp (Mẫu A240 – phụ lục 02) Trước khi đến thực hiện kiểm toán tại công ty CP ABC, KTV liên lạc với bộ phận kế toán của công ty CP ABC đề nghị chuẩn bị các tài liệu phục vụ cho quá trình kiểm toán: - Báo cáo kiểm toán năm 2017; - Sổ sách, chứng từ để phục vụ cho cuộc kiểm toán; - Đối với khoản mục TSCĐ thì sổ sách, chứng từ liên quan đến TSCĐ mà KTV yêu cầu công ty CP ABC cung cấp như sau: - Chính sách kế toán về thời gian/tỷ lệ khấu hao TSCĐ; - Danh mục TSCĐ gồm nguyên giá, khấu hao lũy kế đến ngày 31/12/2018, giá trị còn lại tại ngày 31/12/2018; - Biên bản kiểm kê TSCĐ tại ngày 31/12/2018; - Bảng chi tiết tình hình biến động tăng, giảm từng loại TSCĐ và BĐS trong năm; - Danh mục TSCĐ và BĐS mua vào, thanh lý, nhượng bán trong năm và các chứng từ liên quan đến nghiệp vụ phát sinh. Phân công nhiệm vụ nhóm kiểm toán (Mẫu A250 – phụ lục 03) Khi hồ sơ kiểm toán được lập đồng thời lập bảng phân công nhiệm vụ nhóm kiểm toán dựa trên kế hoạch tổng thể đã được lập trước đó. Các thành viên thuộc nhóm kiểm toán phải kí vào bản cam kết về tính độc lập liên quan đến cuộc kiểm toán tại công ty CP ABC (Mẫu A260 – Cam kết tính độc lập của nhóm kiểm toán, Phụ lục 04), bao gồm: đảm bảo tuân thủ các quy định về tính độc lập theo Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kTrườngế toán, kiểm toán ViĐạiệt Nam vàhọc các chu Kinhẩn mực kiểm tếtoán ViHuếệt Nam; cam kết không có bất kỳ lợi ích tài chính trọng yếu trực tiếp hoặc gián tiếp, hoặc nghĩa vụ nợ, quan hệ mật thiết nào gắn với đơn vị hoặc Ban lãnh đạo đơn vị được kiểm toán;không có bất cứ sự thỏa thuận kinh tế, dịch vụ chuyên môn cũng như sự liên kết nào trong quá khứ và hiện tại giữa nhóm kiểm toán và đơn vị được kiểm toán có ảnh hưởng đến tính độc lập của KTV. SVTH: Nguyễn Thị Lam 45
  52. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Trà Ngân Bên cạnh đó AAC còn tiến hành soát xét các yếu tố ảnh hưởng đến tính độc lập và đạo đức nghề nghiệp của KTV nhằm đảm bảo không tồn tại các yếu tố trọng yếu có thể ảnh hưởng đến tính độc lập và đạo đức nghề nghiệp của KTV tham gia nhóm kiểm toán. ( Mẫu A270 – Soát xét các yếu tố ảnh hưởng đến tính độc lập của KTV, Phụ lục 05) Bảng 2.1: Soát xét các yếu tố ảnh hưởng đến tính độc lập và đạo đức nghề nghiệp của KTV Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Lam 46
  53. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Trà Ngân Ghi chú/Mô tả Có Không N/A (1) 1/ Quan hệ giữa DNKiT/thành viên nhóm kiểm toán với KH: a) Có lợi ích tài chính b) Có khoản nợ, khoản bảo lãnh hoặc quà tặng nhận từ KH c) Có phụ thuộc vào phí dịch vụ của KH kiểm toán d) Có lo lắng về khả năng mất hợp đồng e) Có quan hệ mật thiết với KH f) Có khả năng trở thành nhân viên của KH trong tương lai g) Có phát sinh phí dịch vụ bất thường liên quan đến hợp đồng kiểm toán 2/ DNKiT/thành viên nhóm kiểm toán có khả năng rơi vào trường hợp tự kiểm tra: a) Thành viên nhóm kiểm toán gần đây đã/đang là Giám đốc hoặc nhân viên có ảnh hưởng đáng kể của KH. b) Thành viên nhóm kiểm toán gần đây đã/đang là nhân viên của KH sử dụng dịch vụ đảm bảo, có chức vụ có ảnh hưởng đáng kể và trực tiếp đối với vấn đề trọng yếu của hợp đồng. c) Có thực hiện ghi sổ kế toán hoặc lập BCTC cho KH. 3/ DNKiT/thànhTrường viên nhóm ki Đạiểm toán có họckhả năng bKinhị phụ thuộc tế Huế vào KH trong việc đưa ra ý kiến: a) Thành viên nhóm kiểm toán là người trung gian giao dịch hoặc xúc tiến bán các loại cổ phiếu, chứng khoán của KH. b) Thành viên nhóm kiểm toán đóng vai trò là người bào chữa đại diện cho KH sử dụng dịch vụ đảm bảo trong vụ kiện hoặc khi giải SVTH: Nguyễn Thị Lam 47
  54. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Trà Ngân quyết các tranh chấp với bên thứ ba. 4/ DNKiT/thành viên nhóm kiểm toán có quan hệ thân thiết với KH: a) Thành viên nhóm kiểm toán có quan hệ ruột thịt/quan hệ thân thiết với nhân viên giữ chức vụ có ảnh hưởng đáng kể và trực tiếp đối với vấn đề trọng yếu của hợp đồng. b) Có trên 3 năm làm trưởng nhóm kiểm toán cho cùng một KH. c) Có nhận quà tặng, dự chiêu đãi hoặc nhận sự ưu đãi lớn từ KH. 5/ Vấn đề khác: (Nguồn Hồ sơ kiểm toán năm 2019 công ty AAC_ KH công ty CP ABC) Theo chương 290. Phần B. chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán và kiểm toán : Thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán và kiểm toán viên hành nghề ký báo cáo kiểm toán không được phép ký báo cáo kiểm toán quá 3 năm liên tục cho một khách hàng kiểm toán. Do đó để đảm bảo tính độc lập với khách hàng theo yêu cầu của Chuẩn mực, tại AAC luôn tiến hành theo dõi và luân chuyển kịp thời các thành viên chủ chốt của nhóm kiểm toán và người soát xét kiểm soát chất lượng. (Mẫu A271 – Theo dõi luân chuyển KTV và thành viên Ban giám đốc phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán – phụ lục 06) Trước cuTrườngộc kiểm toán cho côngĐại ty CP học ABC, đ ạKinhi diện đoàn kitếểm toánHuế sẽ trao đổi trực tiếp với Ban giám đốc đơn vị kế hoạch kiểm toán nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện và quản lý cuộc kiểm toán.Theo trao đổi, nhiệm vụ chính của nhóm kiểm toán vẫn là tiến hành kiểm toán BCTC năn 2018 phù hợp với chế độ kế toán Việt Nam, các chuẩn mưc kế toán Việt Nam và các quy định hiện hành; thời gian kiểm toán từ ngày 20/02/2019 đến ngày 22/02/2019 SVTH: Nguyễn Thị Lam 48
  55. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Trà Ngân 2.1.1.2. Lập kế hoạch kiểm toán  Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động Mẫu A310- Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động (phụ lục 07) Đối với những khách hàng mà năm trước AAC đã tiến hành kiểm toán thì công ty đã có những thông tin cần thiết trong hồ sơ thường trực nên khi thu thập chỉ cần tìm hiểu những thay đổi của khách hàng trong năm. Đối với những khách hàng mới thì công ty thực hiện đầy đủ các bước thu thập thông tin qua việc trao đổi với khách hàng và các phương tiện thông tin khác. Việc tìm hiểu này giúp cho KTV có cái nhìn tổng quát về tình hình kinh doanh của DN. Từ đó, KTV có những hiểu biết cơ bản về cơ cấu tổ chức quản lý, về thị trường, sản phẩm, nhà cung cấp của họ, các quy định về quản lý hoạt động kinh doanh, các chính sách về tài chính, kế toán, thuế và các vấn đề liên quan đến các khoản mục quan trọng (hàng tồn kho, công nợ, TSCĐ, doanh thu); qua đó đánh giá rủi ro liên quan. Minh họa tại Công ty CP ABC: Công ty CP ABC là khách hàng cũ vì thế thông tin về công ty chủ yếu được lấy ra từ hồ sơ kiểm toán năm trước và cập nhật thêm những điểm mới trong năm. Ngành nghề kinh doanh chính Sản xuất kinh doanh , xuất nhập khẩu và dịch vụ các mặt hàng hóa chất phục vụ công nghiệp, nông nghiệp, tiêu dung, các loại phân bón, thuốc trừ sâu, chất tẩy rửa, hạt nhựa, sản phẩm nhựa, các loại hóa chất cơ bản, bao bì, sản phẩm trang trí nội thất; Sản xuất, kinh doanh, chế tạo gia công các sản phẩm cơ khí công nghiệp và dân dụng, các loại máy móc thiết bị. Bộ máy Trườngtổ chức: Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Lam 49
  56. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Trà Ngân Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị Ban kiểm soát Đảng ủy công đoàn Ban Tổng Giám Đốc Phòng tổ Phòng Xí nghiệp Phòng chức Phòng tài phân bón kinh hành sản xuất chính- và hóa doanh chính quản trị chất Kim Liên Sơ đồ 2.2. Bộ máy tổ chức công ty CP ABC (Nguồn Hồ sơ kiểm toán công ty CP ABC) Tìm hiểu về chính sách kế toán và chu kì kinh doanh Kỳ kế toán và đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán - Kỳ kế toán năm của công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc ngày 31 tháng 12 dương lịch hằng năm. - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong niên độ kế toán: Báo cáo tài chính được lập bằng Đồng Việt Nam, theo nguyên tắc giá gốc, phù hợp với các nguyên tắc kế toán đưTrườngợc chấp nhận chung Đại tại Việ t họcNam Kinh tế Huế Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng - Công ty áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam được hướng dẫn tại thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 và Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành. Chính sách kế toán áp dụng đối với TSCĐ Tài sản cố định hữu hình SVTH: Nguyễn Thị Lam 50
  57. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Trà Ngân Nguyên giá Tài sản cố định hữu hình được phản ánh theo nguyên giá hoặc giá trị đánh giá lại theo quyết định của các cơ quan có thẩm quyền và khấu hao lũy kế. Khấu hao Khấu hao tài sản cố định hữu hình được tính theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian sử dụng ước tính phù hợp với Thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013 của Bộ Tài chính. Tài sản cố định vô hình Nguyên giá Tài sản cố định vô hình được phản ánh theo nguyên giá trừ đi khấu hao lũy kế. Khấu hao Tài sản cố định vô hình là quyền sử dụng đất không có thời hạn thì không thực hiện khấu hao. Đối với quyền sử dụng đất có thời hạn thì thời gian trích khấu hao là thời gian được phép sử dụng đất của Công ty. TSCĐ vô hình khác được tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian sử dụng ước tính phù hợp với thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013 của Bộ Tài chính. Bất động sản đầu tư BĐS đầu tư cho thuê hoạt động được phản ánh theo nguyên giá trừ đi khấu hao lũy kế. Riêng các BĐS đầu tư chờ tăng giá để bán được phản ánh theo giá ghi sổ sau khi trừ đi phần tổn thất do giảm giá trị. Chính sách khấu hao BĐS đầu tư cho thuê hoạt động thực hiện nhất quán với chính sách khấTrườngu hao TSCĐ cùng loĐạiại của Công học ty. Theo Kinh đó, BĐS đầtếu tư choHuế thuê hoạt động được KH theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ước tính của tài sản. Thời gian khấu hao phù hợp với Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013 của Bộ Tài chính. BĐS đầu tư là quyền sử dụng đất không có thời hạn thì không thực hiện KH.  Phân tích sơ bộ BCTC (Mẫu A510) SVTH: Nguyễn Thị Lam 51
  58. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Trà Ngân Giai đoạn này AAC sẽ tiến hành phân tích sơ bộ BCTC để xác định những rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu đối với từng khoản mục cụ thể, việc phân tích được thực hiện dựa trên phương pháp so sánh ngang và so sánh dọc. So sánh ngang KTV tiến hành so sánh trực tiếp số liệu trước kiểm toán và số liệu đã được kiểm toán năm trước để tìm hiểu sự biến động, đối với các biến động có tỷ lệ lớn, hoặc biến động không tương ứng giữa các chỉ tiêu liên quan thì KTV sẽ thực hiện tìm hiểu nguyên nhân để giải thích cho các biến động đó. Từ đó khoanh vùng các mục tiêu cần xem xét kỹ trong giai đoạn kiểm toán. Công việc này được thực hiện đối với tất cả các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán và báo cáo KQKD. Minh họa tại Công ty CP ABC: Cụ thể với phần hành TSCĐ tại công ty ABC, KTV đã tiến hành so sánh giải thích biến động như sau: Bảng 2.2: Biến động TSCĐ công ty CP ABC Đơn vị: đồng Chỉ tiêu 31/12/2018 trước 31/12/2017 sau Chênh lệch Chênh kiểm toán kiểm toán Giá trị lệch % 4.229.437.732 6.457.748.963 (2.228.311.231) (34,5) 1/ TSCĐ hữu hình Nguyên giá 94.509.357.418 102.263.363.202 (7.754.005.784) (7,6) (90.279.919.686) (95.805.614.239) 5.525.694.553 (5,8) Hao mòn lũy kế - - - - 2/ TSCĐTrường vô hình Đại học Kinh tế Huế Nguyên giá 30.000.000 30.000.000 - - (30.000.000) (30.000.000) - - Hao mòn lũy kế 15.198.497.208 25.322.573.572 (10.124.076.364) (40) 3/ BĐS đầu tư Nguyên giá 17.818.439.208 27.942.515.572 (10.124.076.3640 (40) SVTH: Nguyễn Thị Lam 52
  59. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Trà Ngân (2.619.942.000) (2.619.942.000) - - Hao mòn lũy kế (Nguồn Hồ sơ kiểm toán Công ty AAC_ KH công ty CP ABC_ GLV D710) Qua bảng phân tích và tìm hiểu, KTV nhận thấy TSCĐ hữu hình giảm 2.228.311.231 đồng, tương ứng với 34,5%. Nguyên nhân của biến động trên là do: - Trong năm TSCĐ hữu hình không có mua sắm thêm nhưng lại thanh lý 7.754.005.784 đồng. Điều này làm cho TSCĐ giảm từ 102.263.363.202 đồng xuống còn 94.509.357.418 đồng. Đồng nghĩa với việc nguyên giá TSCĐ giảm 7,6%. - Hao mòn lũy kế của năm nay tăng 2.228.311.231 đồng nhưng do thanh lý hết 7.754.005.784 đồng. Điều này dẫn đên cuối năm tổng hao mòn lũy kế là 90.279.919.686 đồng. Làm cho hao mòn lũy kế giảm đi so với năm trước là 5.525.694.553 đồng (tương đương 5,8%). - Bất động sản đầu tư giảm 10.124.076.364 đồng do trong năm công ty bán ra. Làm cho nguyên giá BĐS giảm đi 40%. Việc nguyên giá BĐS đầu tư giảm nhưng không làm cho hao mòn lũy kế trong năm nay giảm là do trong năm công ty bán quyền sử dụng đất. So sánh dọc KTV sẽ tiến hành tính toán các hệ số tài chính và sau đó đánh giá biến động của các tỷ số, từ đó tìm ra nguyên nhân giải thích và nhận định rủi ro có thể xảy ra. Bảng 2.3: Các hệ số tài chính Các hệ Trườngsố sử dụng ĐạiCông họcthức áp dKinhụng tế Huế2018 2017 Hệ số thanh toán Hệ số thanh toán hiện hành TSNH/Nợ NH 1,100 2,799 Hệ số thanh toán nhanh (TSNH-HTK)/ Nợ NH 0,408 1,052 Hệ số thanh toán bằng tiền Tiền/ Nợ NH 0,023 0,386 SVTH: Nguyễn Thị Lam 53
  60. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Trà Ngân Hệ số khả năng sinh lời Tỷ suất lợi nhuận gộp Lãi gộp/ DTT 0,110 0,101 Tỷ suất lợi nhuận thuần LNST/ DTT 0,022 0,035 Doanh thu trên tổng TS DTT/ Tổng TS 1,447 1,114 Tỷ suất sinh lời trên TS (LNTT+chi phí lãi vay)/TS 0,048 0,058 (Nguồn Hồ sơ kiểm toán công ty AAC_ KH công ty CP ABC) Nhìn chung, các tỷ số về hệ số thanh toán của công ty CP ABC có xu hướng giảm do nợ ngắn hạn tăng mạnh. Tỷ suất lợi nhuận gộp tăng do tốc độ tăng của doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí. Tỷ suất lợi nhuận thuần giảm do doanh thu thuần tăng mạnh nhưng lợi nhuận khác giảm mạnh dẫn đến lợi nhuận sau thuế giảm. Dẫn tới tỷ suất sinh lợi nhuận thuần giảm. Doanh thu trên tổng TS tăng do doanh thu trong năm tăng mạnh. Kết luận: phân tích sơ bộ BCTC năm 2018 của Công ty ABC cho thấy không có biến động bất thường so với năm 2017. Nhận xét: Công việc này thường được trưởng đoàn thực hiện để phân tích đánh giá khoanh vùng rủi ro.  ĐánhTrường giá hệ thống KSNB Đại và rủi rohọc gian lận Kinh tế Huế KTV sẽ tiến hành tìm hiểu về hệ thống KSNB của KH ở hai phạm vi, đánh giá hệ thống KSNB trên cấp độ doanh nghiệp và đánh giá hệ thống KSNB trên cấp độ từng chu trình cụ thể Đánh giá hệ thống KSNB ở cấp độ doanh nghiệp (Mẫu A610 – phụ lục 08) SVTH: Nguyễn Thị Lam 54
  61. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Trà Ngân Mục tiêu: Đánh giá hệ thống KSNB ở cấp độ DN giúp KTV xác định sơ bộ nhân tố rủi ro có sai sót trọng yếu (đặc biệt là rủi ro do gian lận); từ đó, lập kế hoạch kiểm toán và xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán tiếp theo. Nội dung chính: Hệ thống KSNB ở cấp độ doanh nghiệp có ảnh hưởng rộng khắp tới các mặt hoạt động của DN. Do đó, hệ thống KSNB ở cấp độ DN đặt ra tiêu chuẩn cho các cấu phần khác của hệ thống KSNB. Hiểu biết tốt về hệ thống KSNB ở cấp độ DN sẽ cung cấp một cơ sở quan trọng cho việc đánh giá hệ thống KSNB đối với các chu trình kinh doanh quan trọng. KTV sử dụng các xét đoán chuyên môn của mình để đánh giá hệ thống KSNB ở cấp độ doanh nghiệp bằng cách phỏng vấn, quan sát hoặc kiểm tra tài liệu. Việc đánh giá này chỉ giới hạn trong 03 thành phần của hệ thống KSNB: Môi trường kiểm soát, quy trình đánh giá rủi ro và giám sát các hoạt động kiểm soát. - Môi trường kiểm soát bao gồm các nội dung: truyền đạt thông tin và yêu cầu thực thi tính chính trực và các giá trị đạo đức trong DN; cam kết đối với năng lực và trình độ của nhân viên; sự tham gia của BQT; phong cách điều hành và triết lý của BGĐ; cơ cấu tổ chức; phân công quyền hạn và trách nhiệm; các chính sách và thông lệ về nhân sự. - Quy trình đánh giá rủi ro bao gồm nội dung: rủi ro kinh doanh liên quan tới BCTC. - Giám sát các kiểm soát bao gồm các nội dung: giám sát thường xuyên và định kỳ; báo cáo các thiếu sót của KSNB. Kiểm toán viên mô tả các rủi ro có thể xảy ra đối vơi chu trình và đưa ra kết luận hệ thống KSNBTrường đối với chu trình Đại TSCĐ họcvà XDCB Kinhcó được thiế t tếkế phù Huế hợp với mục tiêu kiểm soát và đã được thực hiện hay không. Đó là cơ sở để KTV đi đến một kết luận khác đó là có thực hiện thử nghiệm kiểm soát (Kiểm tra tính hữu hiệu của hoạt động kiểm soát) đối với chu trình này không, nếu không thực hiện thì KTV phải nêu rõ lý do. Minh họa tại Công ty CP ABC: SVTH: Nguyễn Thị Lam 55
  62. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Trà Ngân Qua phỏng vấn, quan sát và kiểm tra tài liệu, KTV nhận thấy rằng: Tại công ty CP ABC tuy không có kiểm toán nội bộ nhưng Ban giám đốc công ty rất chú trọng đến hệ thống KSNB. Môi trường kiểm soát với các chính sách, quy định rõ ràng và chưa có phát hiện ra sai phạm; nhân viên có trình độ được đào tạo thường xuyên; có sự phân công quyền hạn và trách nhiệm; Ban Giám đốc không phát hiện rủi ro kinh doanh. KSNB được xem xét, đánh giá định kì bằng việc kiểm tra giám sát của Ban kiểm soát và các bộ phận giám sát theo cấp bậc tổ chức. Do đó, KTV xác định không có yếu tố gây ra rủi ro có sai sót trọng yếu ở cấp độ toàn DN. Phỏng vấn ban giám đốc về gian lận (mẫu A620) Trước cuộc kiểm toán, KTV sẽ phải trao đổi/ phỏng vấn Ban Tổng Giám đốc và các đối tượng khác trong đơn vị được kiểm toán để thu thập thông tin nhằm xác định rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận. Minh họa tại Công ty CP ABC: Bảng 2.4: Bảng câu hỏi phỏng vấn Ban Giám đốc về gian lận Nội dung câu hỏi Mô tả/ ghi chú Tham chiếu Ban Tổng giám đốc Đánh giá của BTGĐ về rủi ro có thể BTGĐ tin tưởng không có gian lận có sai sót do hian lận trong BCTC. trong BCTC. BTGĐ đề cao việc Nội dung, phạm vi và tần suất giám sát và xây dựng hệ thống quản BTGĐ thTrườngực hiện các đánh giáĐại đó? họclý gián tiKinhếp đảm bả o tế các giámHuế sát được hiệu quả Quy trình BTGĐ sử dụng để xác KTT thực hiện soát xét số liệu chi định và xử lý rủi ro có gian lận trong tiết và lập BCTC hàng quý phục vụ đơn vị (ví dụ: các chính sách, thủ tục công bố thông tin. BCTC khi được và các KSNB để phòng chống gian KTT lập sẽ được kiểm tra lại bởi SVTH: Nguyễn Thị Lam 56
  63. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Trà Ngân lận). trưởng ban kiểm soát. BTGĐ có thường xuyên trao đổi với Hàng quý BTGĐ tổ chức các cuộc các nhận viên về quan điểm của họp từng bộ phận để phổ biến về tình BTGĐ về các hoạt động kinh doanh hình hoạt động kết hợp phổ biến về và hành vi đạo đứckhông? Tần suất giá trị đạo đức cho các nhân viên. và cách thức trao đổi? BTGĐ có biết về bất kỳ gian lận nào Không có trong thực tế, nghi ngờ có gian lận hoặc cáo buộc gian lận nào ảnh hưởng đến đơn vị hay không? [ .] Hội đồng quản trị Cách thức BQT thực hiện chức năng HĐQT họp khi có triệu tập nhưng tối giám sát đối với: (1) quy trình thiểu 1 quý 1 lần để thông qua các BTGĐ xác định và xử lý rủi ro có vấn đề quan trọng không thuộc gian lận trong đơn vị và (2) đối với quyền quyết định của Đại hội đồng kiểm soát nội bộ mà BTGĐ thiết lập cổ đông. Luôn đề cao việc giám sát để giảm thiểu rủi ro gian lận? của các vị trí gián tiếp để ngăn chạn rủi ro gian lận. BQT có biết về bất kì gian lận nào Không có trong thTrườngực tế, nghi ngờ có Đại gian lận học Kinh tế Huế hoặc cáo buộc gian lận nào của BGĐ hoặc nhân viên mà có ảnh hưởng đến đơn vị hay không? [ .] SVTH: Nguyễn Thị Lam 57
  64. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Trà Ngân (Nguồn Hồ sơ kiểm toán Công ty AAC_ KH công ty CP ABC) Thực tế KTV chỉ trao đổi với BGĐ về các gian lận có thể xảy ra vào năm kiểm toán 2017 còn năm 2018 không thực hiện việc phỏng vấn mà đánh giá dựa vào kết quả của năm 2017. Qua kết quả trao đổi năm 2017, KTV nhận định rằng Công ty CP ABC là Công ty niêm yết có lợi ích công chúng cao nên luôn đề cao về tính chính trực, công khai minh bạch thông tin tài chính. BQT và BGĐ luôn đề cao hệ thống quản lý giám sát để phòng ngừa và phát hiện các gian lận. KTV không xác định được rủi ro trọng yếu do gian lận. Rà soát yếu tố rủi ro có gian lận (Mẫu A640) Rà soát yếu tố rủi ro có gian lận nhằm xác định và đánh giá các rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận ở cấp độ BCTC và ở cấp độ CSDL của các giao dịch, số dư tài khoản và thuyết minh BCTC. Minh họa tại Công ty CP ABC: Quá trình phỏng vấn, quan sát và tìm hiểu tài liệu đã cho thấy rằng: Công ty CP ABC là công ty niêm yết nên số liệu được đảm bảo công khai minh bạch và trung thực; Không có áp lực từ kỳ vọng quá lớn, cổ phiếu của đơn vị không có mức quan tâm cao; Duy trì Ban kiểm soát và các biện pháp can thiệp từ cổ đông hoặc HĐQT; BQT luôn theo sát và có sự kiểm tra định kì của Ban kiểm soát; Do đó không có áp lực/ động cơ hay cơ hội dẫn đến rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận trong lập BCTC. Bên cạnh đó, TS được tập trung trong khuôn viên Công ty; có quy trình kiểm soát chặt chẽ và được kiểm kê 6 tháng 1 lần; Bộ phận trực tiếp sản xuất quản lý và có sự quản lý chung cTrườngủa bộ phận bảo vệ; Đại nhằm gi ảhọcm thiểu rủKinhi ro biển thủ tếtài sả n.Huế Qua đó, KTV xác định rằng không có yếu tố dẫn tới rủi ro có gian lận.  Xác định mức trọng yếu (Mẫu A710 – Phụ lục 09) Xác định mức trọng yếu là một trong những công việc quan trọng nhất trong quá trình lập kế hoạch. Việc tính toán mức trọng yếu do trưởng nhóm kiểm toán trực tiếp thực hiện. Dựa trên kết quả tìm hiểu về Công ty khách hàng và kinh nghiệm kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán đưa ra các tỷ lệ ước tính và tính toán mức trọng yếu. SVTH: Nguyễn Thị Lam 58
  65. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Trà Ngân Minh họa tại Công ty CP ABC: Đối với công ty CP ABC, tiêu chí được KTV sử dụng để ước tính mức trọng yếu là lợi nhuận trước thuế. Nguyên nhân là do Công ty CP ABC là một đơn vị niêm yết, lợi nhuận là tiêu chí được Giám đốc đơn vị quan tâm để đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty. Tỷ lệ sử dụng để ước tính mức trọng yếu là 6%. Do KTV đánh giá hệ thống KSNB của DN ở mức trung bình. Bảng 2.5: Xác định mức trọng yếu Đơn vị tính: Đồng Chỉ tiêu Kế hoạch Thực tế lựa chọn Tiêu chí được sử dụng để ước tính mức trọng LN trước thuế LN trước thuế yếu (LNTT/DT/VCSH/Tổng TS) Nguồn số liệu để xác định mức trọng yếu BCTC trước KT BCTC sau KT (BCTC trước kiểm toán/BCTC năm trước/Kế hoạch SXKD/Ước tính/BCTC sau kiểm toán) Lý do lựa chọn tiêu chí này - Là chỉ tiêu được các cổ đông quan tâm để đánh giá hiệu quả hoạt động của cty Giá trị tiêu chí được lựa chọn (a) 7,625,143,979 7,612,486,445 Điều chỉnhTrườngảnh hưởng của các Đại biến động học bất (b) Kinh tế Huế thường Giá trị tiêu chí được lựa chọn sau điều chỉnh (c) =(a)-(b) 7,625,143,979 7,612,486,445 Tỷ lệ sử dụng để ước tính mức trọng yếu (d) 6% 6% - LNTT: 5%-10% - DT: 0,5%-3% - VCSH: 1%-5% SVTH: Nguyễn Thị Lam 59
  66. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Trà Ngân - Tổng TS: 1%-2% Lý do lựa chọn tỷ lệ này KTV đánh giá hệ thống KSNB của DN ở mức độ Trung bình Mức trọng yếu tổng thể (PM) (e) =(c)*(d) 457,508,639 456,749,187 Tỷ lệ sử dụng để ước tính mức trọng yếu (f) 60% 60% thực hiện (50%-75%) Mức trọng yếu thực hiện (MP) (g) =(e)*(f) 274,505,183 274,049,512 Tỷ lệ sử dụng để ngưỡng sai sót không đáng (h) 4% 4% kể (0%-4%) Ngưỡng sai sót không đáng kể/sai sót có thể (i) =(g)*(h) 10,980,207 10,961,980 bỏ qua (Nguồn Hồ sơ kiểm toán công ty AAC_ KH công ty CP ABC) Bảng 2.6: Mức trọng yếu áp dụng khi thực hiện kiểm toán Chỉ tiêu lựa chọn Năm nay Năm trước Mức trọng yếu tổng thể 457.508.639 597.738.136 Mức trọng yếu thực hiện 274.505.183 358.642.881 NgưỡngTrường sai sót có thể bỏ qua Đại học10.980.207 Kinh tế14.345.715 Huế (Nguồn Hồ sơ kiểm toán công ty AAC_ KH công ty CP ABC) Có thể thấy rằng mức trọng yếu năm nay nhỏ hơn mức trọng yếu năm trước. Điều này đồng nghĩa với việc lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2018 thấp hơn lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2017.  Xác định phương pháp chọn mẫu (Mẫu A810 – Phụ lục 10) SVTH: Nguyễn Thị Lam 60
  67. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Trà Ngân KTV xem xét hoạt động kinh doanh của KH để đưa ra kết luận sơ bộ về mức độ rủi ro các vùng kiểm toán, từ đó xác định phương pháp chọn mẫu và khoảng cách mẫu cho các vùng kiểm toán chính. Có 02 phương pháp chọn mẫu được áp dụng: phương pháp thống kê và phương pháp phi thống kê. - Phương pháp thống kê: KTV tiến hành chọn mẫu kiểm toán theo CMA – phương pháp chọn mẫu theo giá trị tiền tệ lũy kế. Công ty thiết kế bảng tính excel vận dụng phương pháp này để thực hiện chọn mẫu. - Phương pháp phi thống kê: đây là phương pháp chọn mẫu dựa vào xét đoán nghề nghiệp của KTV. Minh họa tại Công ty CP ABC: Tại công ty CP ABC, KTV tiến hành chọn mẫu theo cả 02 phương pháp thống kê và phi thống kê. Khoản mục TSCĐ được đánh giá là trọng yếu và rủi ro ở mức trung bình. Hơn thế, các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ trong kì không nhiều. Vì vậy khi đi vào thực hiện kiểm toán, KTV sẽ tiến hành kiểm tra 100% chứng từ sổ sách liên quan đến TSCĐ.  Tổng hợp kế hoạch kiểm toán (Mẫu A910) KTV sẽ tổng hợp các nội dung chính của các công việc đã thực hiện trước đó. Từ hợp đồng kiểm toán đến việc tìm hiểu KH và môi trường hoạt động; tìm hiểu chính sách kế toán và chu trình kinh doanh quan trọng, phân tích sơ bộ BCTC, đánh giá chung về hệ thống KSNB, trao đổi với BGĐ và các cá nhân có liên quan, xác định mức trọng yếu trong giaiTrường đoạn lập kế hoạ chĐại kiểm toán. học Đồng Kinhthời, tóm tắt cáctế v ấHuến đề từ cuộc kiểm toán năm trước mang sang. Rà soát lại một lần nữa để thống nhất kế hoạch kiểm toán. Minh họa tại Công ty CP ABC: Qua xem xét, KTV nhận thấy không có sự thay đổi kế hoạch kiểm toán. Các thành viên thảo luận và nắm vững các nội dung của kế hoạch kiểm toán. - Phạm vi kiểm toán: BCTC năm 2018 SVTH: Nguyễn Thị Lam 61
  68. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Trà Ngân - Chứng kiến kiểm kê HTK, TSCĐ, tiền mặt tại ngày: 31/12/2018 - Kiểm toán tại khách hàng: từ ngày 20/02/2019 đến ngày 22/02/2019 - Thời hạn hoàn thành việc soát xét hồ sơ kiểm toán trước ngày: 28/03/2019. - Thời gian phát hành báo cáo kiểm toán/ Thư quản lý: trước ngày 30/03/2019 2.2.2. Thực hiện kiểm toán khoản mục TSCĐ Các thành viên đoàn kiểm toán phải ghi chép đầy đủ tất cả các công việc đã làm trên giấy làm việc để làm cơ sở đưa ra ý kiến kết luận cho các mục tiêu của phần hành mà mình đảm nhận, các ý kiến sẽ được ghi lại ở phần kết luận của GLV chi tiết. Kết luận đưa ra phải có căn cứ, dẫn chứng cụ thể và sẽ được tổng hợp lại ở phần kết luận của chương trình kiểm toán của phần hành/ khoản mục kèm teo tham chiếu đến giấy tờ làm việc chi tiết đó. Trong giai đoạn này thì đoàn kiểm toán phải lưu trữ lại những bằng chứng quan trọng chứng minh cho việc đưa ra ý kiến của mình và lưu trữ trong hồ sơ kiểm toán. Công việc được tiến hành ở giai đoạn này bao gồm việc thực hiện thử nghiệm kiểm soát và thực hiện các thử nghiệm cơ bản. - Thử nghiệm kiểm soát được tiến hành nhằm thu thập bằng chứng về: thiết kế các thủ tục kiểm soát của KH là thích hợp để ngăn ngừa, phát hiện các sai phạm trọng yếu trên BCTC; hoạt động kiểm soát được triển khai trong thực tế đúng với yêu cầu của thiết kế thủ tục kiểm soát. Chu trình nào được thực hiện thử nghiệm kiểm soát được quyết định ở nội dung đánh giá hệ thống KSNB theo từng chu trình trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán. - Thử nghiệm cơ bản được thực hiện nhằm đạt được bằng chứng kiểm toán có hiTrườngệu lực về một hay Đại nhiều cơ học sở dẫn liệKinhu BCTC. Cơ tế sở dHuếẫn liệu BCTC bao gồm: hiện hữu, phát sinh, quyền và nghĩa vụ, đầy đủ, chính xác, trình bày và khai báo.  Thử nghiệm kiểm soát đối với TSCĐ Sau khi đã có những đánh giá sơ bộ về hệ thống KSNB, nếu đánh giá đó là tốt thì KTV sẽ tiến hành thử nghiệm kiểm soát ngược lại thì tiến hành thử nghiệm cơ bản. Thực tế SVTH: Nguyễn Thị Lam 62
  69. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Trà Ngân các KTV thực hiện chủ yếu dựa vào kinh nghiệm kết hợp với phỏng vấn, ít được thực hiện trên hồ sơ làm việc của KTV. Minh họa tại Công ty CP ABC: Bảng 2.7. Bảng câu hỏi về KSNB đối với TSCĐ Câu hỏi Trả lời Mô tả/ ghi chú N/A Có Không Yếu kém Quan Thứ trọng yếu Người chuẩn y mua sắm, thanh x x lý TSCĐ có khác người ghi sổ không? DN có lập kế hoạch và dự toán x x ngân sách cho việc mua sắm không? DN có thường xuyên đối chiếu x x sổ chi tiết với sổ cái không? Chênh lệch giữa giá dự toán với x giá thực tế có được xét duyệt và phê chuTrườngẩn không? Đại học Kinh tế Huế Khi nhượng bán, thanh lý TSCĐ x x có thành lập hội đồng theo quy định không? Có chính sách phân biệt giữa x x các chi phí để tăng nguyên giá SVTH: Nguyễn Thị Lam 63