Khóa luận Tìm hiểu quy trình kiểm toán các khoản vay trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty TNHH Kiểm toán & Tư vấn RSM Việt Nam- Chi nhánh Miền Trung thực hiện

pdf 123 trang thiennha21 4640
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Tìm hiểu quy trình kiểm toán các khoản vay trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty TNHH Kiểm toán & Tư vấn RSM Việt Nam- Chi nhánh Miền Trung thực hiện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_tim_hieu_quy_trinh_kiem_toan_cac_khoan_vay_trong_k.pdf

Nội dung text: Khóa luận Tìm hiểu quy trình kiểm toán các khoản vay trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty TNHH Kiểm toán & Tư vấn RSM Việt Nam- Chi nhánh Miền Trung thực hiện

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN VAY TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN & TƯ VẤN RSM VIỆT NAM – CHI NHÁNH MIỀN TRUNG THỰC HIỆN Trường NGUYĐạiỄ họcN THỊ TKinhỐ NGA tế Huế NIÊN KHÓA: 2016 - 2020
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN VAY TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN & TƯ VẤN RSM VIỆT NAM – CHI NHÁNH MIỀN TRUNG THỰC HIỆN Sinh viên thực hiện: Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Tố Nga TS. Hồ Thị Thúy Nga K50ATrường Kiểm toán Đại học Kinh tế Huế MSV: 16K4131051 NIÊN KHÓA: 2016 - 2020
  3. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga LỜI CÁM ƠN Khóa luận tốt nghiệp là kết quả của quá trình sau bốn năm học tập và nghiên cứu dưới sự giảng dạy tận tình của quý thầy cô của Trường Đại Học Kinh Tế Huế nói chung và quý thầy cô trong khoa Kế toán Tài chính nói riêng. Bằng sự tâm huyết của mình, Quý thầy cô đã truyền cho tôi những vốn kiến thức và kinh nghiệm học tập vô cùng quý báu. Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi đến quý thầy cô lời cảm ơn chân thành nhất. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn, sự tri ân sâu sắc đến giảng viên TS. Hồ Thị Thúy Nga đã hết lòng giúp đỡ, hướng dẫn để tôi có thể hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này. Bên cạnh đó, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành của mình đến Ban lãnh đạo và toàn thể các anh chị kiểm toán viên của Công ty TNHH Kiểm toán & Tư vấn RSM Việt Nam – Chi nhánh Miền Trung đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để tôi có cơ hội tiếp cận trực tiếp công việc của kiểm toán viên và thu thập số liệu để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Tôi xin kính chúc ban lãnh đạo, các anh chị trong công ty dồi dào sức khỏe, may mắn và gặt hái được nhiều thành công trong công việc. Kính chúc công ty ngày càng phát triển hơn. Mặc dù đã cố gắng nỗ lực thực hiện, nhưng do những hạn chế về thời gian, khả năng và kiến thức nên bài khóa luận không thể tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô để bài khóa luận được hoànTrường thiện hơn. Đại học Kinh tế Huế Tôi xin chân thành cám ơn! Huế, tháng 4 năm 2020 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Tố Nga SVTH: Nguyễn Thị Tố Nga i
  4. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga MỤC LỤC MỤC LỤC ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT v DANH MỤC BẢNG BIỂU vi DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ vii PHẦN I- ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài: 1 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài: 2 3. Đối tượng nghiên cứu: 2 4. Phạm vi nghiên cứu: 2 5. Phương pháp nghiên cứu: 2 6. Kết cấu đề tài: 3 PHẦN II- NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN VAY TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 4 1.1. Tổng quan về kiểm toán BCTC: 4 1.1.1 Khái niệm về kiểm toán BCTC: 4 1.1.2 Mục tiêu của kiểm toán BCTC: 4 1.1.3 Đối tượng của kiểm toán BCTC: 5 1.1.4 Cơ sở pháp lí và phương pháp kiểm toán BCTC: 5 1.2 Khái quát chung về các khoản vay: 6 1.2.1 Khái niệm về các khoản vay: 6 1.2.2 Phân loại các khoản vay: 8 1.2.3 ĐặcTrường điểm hạch toán c ủĐạia các kho họcản vay: Kinh tế Huế 8 1.3 Kiểm toán các khoản vay trong BCTC: 12 1.3.1 Khái niệm về kiểm toán các khoản vay: 12 1.3.2 Mục tiêu của kiểm toán các khoản vay: 12 1.4 Quy trình kiểm toán các khoản vay: 14 1.4.1 Giai đoạn lập kế hoạch: 15 SVTH: Nguyễn Thị Tố Nga ii
  5. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga 1.4.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán các khoản vay: 25 1.4.3 Giai đoạn hoàn thành kiểm toán: 29 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN VAY TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN & TƯ VẤN RSM VIỆT NAM – CHI NHÁNH MIỀN TRUNG 31 2.1 Khái quát về công ty TNHH Kiểm toán & Tư vấn RSM Việt Nam – Chi nhánh Miền Trung: 31 2.1.1 Giới thiệu khái quát công ty TNHH Kiểm toán & Tư vấn RSM Việt Nam: 31 2.1.2 Giới thiệu khái quát về công ty TNHH Kiểm toán & Tư vấn RSM Việt Nam – Chi nhánh Miền Trung: 32 2.1.3 Định hướng, nhiệm vụ chiến lược và giá trị cốt lõi: 32 2.1.4 Cơ cấu tổ chức: 34 2.1.5 Các dịch vụ do công ty cung cấp: 35 2.1.6 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Kiểm toán & Tư vấn RSM Việt Nam giai đoạn 2017-2018: 37 2.2 Quy trình kiểm toán các khoản vay trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH Kiểm toán & Tư vấn RSM Việt Nam – Chi nhánh Miền Trung thực hiện: 38 2.2.1 Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán: 40 2.2.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán: 60 2.2.3 Giai đoạn kết thúc kiểm toán: 81 CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN VAY DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN & TƯ VẤN RSM VIỆT NAM – CHI NHÁNH MIỀN TRUNG THỰC HIỆN 86 3.1 Đánh giá quy trình kiểm toán các khoản vay do công ty TNHH Kiểm toán & Tư vấn RSM Việt Nam – Chi nhánh Miền Trung thực hiện: 86 3.1.1 Ưu Trườngđiểm: Đại học Kinh tế Huế 86 3.1.2 Hạn chế: 88 3.2 Một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện quy trình kiểm toán các khoản vay: 89 3.2.1 Giai đoạn lập kế hoạch: 89 3.2.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán: 90 3.2.3 Giai đoạn kết thúc kiểm toán: 91 SVTH: Nguyễn Thị Tố Nga iii
  6. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga PHẦN III: KẾT LUẬN 92 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 94 PHỤ LỤC Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Tố Nga iv
  7. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BCTC Báo cáo tài chính BGĐ Ban Giám Đốc GLV Giấy làm việc HĐQT Hội đồng quản trị HĐTD Hợp đồng tín dụng KSNB Kiểm soát nội bộ KTV Kiểm toán viên TNHH Trách nhiệm hữu hạn TSCĐ Tài sản cố định Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Tố Nga v
  8. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Mối quan hệ giữa rủi ro kiểm toán và số lượng kiểm toán. 23 Bảng 2.1: Thông tin tài chính của RSM VietNam giai đoạn 2017-2018 38 Bảng 2.2: Mẫu giấy làm việc 225 – Cam kết về tính độc lập của kiểm toán viên 43 Bảng 2.3: Bảng đánh giá rủi ro gian lận 46 Bảng 2.4: Phân tích sơ bộ báo cáo kết quả kinh doanh của công ty ABC 50 Bảng 2.5 : Phân tích sơ bộ bảng cân đối kế toán của công ty ABC 51 Bảng 2.6 : Bảng tập hợp rủi ro 58 Bảng 2.7 : Bảng xây dựng mức trọng yếu tổng thể theo doanh thu 59 Bảng 2.8: Giấy làm việc mẫu 6110 - Lead 61 Bảng 2.9: Bảng tổng hợp chi tiết các khoản vay của công ty ABC 62 Bảng 2.10 : Bảng so sánh số dư ngắn hạn 63 Bảng 2.11 : Bảng so sánh số dư dài hạn 63 Bảng 2.12 : Bảng so sánh tỷ lệ nợ vay so với tổng vốn chủ sở hữu 64 Bảng 2.13 : Mẫu giấy làm việc số 6171 - Confirmation 67 Bảng 2.14 : Mẫu giấy làm việc 6160 – Short term 68 Bảng 2.15 : Mẫu giấy làm việc 6161 – Long term 69 Bảng 2.16 : Mẫu giấy làm việc – Vốn hóa 70 Bảng 2.17: Ước tính lãi vay ngắn hạn Ngân hàng Ngoại thương ngắn hạn 72 Bảng 2.18: Ước tính lãi vay ngắn hạn Ngân hàng Đầu tư và phát triển 74 Bảng 2.19: Ước tính lãi vay dài hạn Ngân hàng Ngoại thương 74 Bảng 2.20: Ước tính lãi vay trung hạn Ngân hàng Ngoại thương 75 Bảng 2.21: Ước tính lãi vay dài hạn Ngân hàng đầu tư và phát triển 75 Bảng 2.22Trường : Mẫu giấy làm vi ệĐạic 6190 – Interesthọc Kinh tế Huế 76 Bảng 2.23 : Bảng ước tính lãi dự trả của công ty ABC 78 SVTH: Nguyễn Thị Tố Nga vi
  9. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán tài khoản 341 (ở trang sau) 11 Sơ đồ 1.2: Sơ đồ quy trình kiểm toán 14 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty TNHH Kiểm toán & Tư vấn RSM Việt Nam – Chi nhánh Miền Trung 34 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Tố Nga vii
  10. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga PHẦN I- ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài: Nền kinh tế thị trường của Việt Nam hiện nay ngày càng có xu hướng hội nhập và phát triển với nền kinh tế thế giới, nhiều công ty mới được thành lập với nhiều loại hình khác nhau. Chính vì thế thông tin tài chính của các doanh nghiệp không chỉ được báo cáo cho các cơ quan Nhà nước, mà còn thu hút sự quan tâm của công chúng và nhiều đối tượng kinh tế khác. Tuy ở nhiều góc độ khác nhau nhưng tất cả các đối tượng này đều có cùng nguyện vọng là có được các thông tin có độ chính xác, tin cậy và trung thực cao. Đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế, hoạt động kiểm toán nói chung và hoạt động kiểm toán độc lập nói riêng ra đời đã trở thành bộ phận cần thiết, không thể thiếu trong đời sống các hoạt động kinh tế để đảm bảo cho các thông tin kinh tế trong các báo cáo tài chính do kế toán cung cấp. Trong quy trình kiểm toán các khoản mục trên BCTC, kiểm toán các khoản vay luôn được chú trọng thực hiện và nhận được nhiều sự quan tâm của các đối tượng có liên quan và các chủ thể sử dụng BCTC. Bởi lẽ, đây là khoản mục chứa đựng nhiều rủi ro tiềm tàng, phản ánh khả năng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp cao cũng như cho thấy các nghĩa vụ phải trả hiện tại và tương lai của doanh nghiệp. Chính vì lẽ đó, kiểm toán khoản mục này đòi hỏi Kiểm toán viên (KTV) cần có sự chuẩn bị công phu và sự thực hiện chu đáo, hết sức cẩn thận, đồng thời KTV phải thiết kế nhiều thủ tục kiểm toán sao cho rủi ro phát hiện là ở mức tối thiểu. Trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH Kiểm toán & Tư vấn RSM Việt Nam- Chi nhánh Miền Trung, tôi đã tiếp xúc với quy trình kiểm toán của nhiều khoản mục như khoản mụTrườngc tiền, doanh thu tàiĐại chính, chihọc phí tài chính,Kinh phải thu tế khác Huế trong đó tôi đặc biệt ấn tượng với quy trình kiểm toán các khoản vay do công ty thực hiện. Nhằm hệ thống lại kiến thức đã được học tập ở trường về quy trình kiểm toán các khoản vay với thực tế tại đơn vị thực tập, tôi đã lựa chọn đề tài: “ Tìm hiểu quy trình kiểm toán các khoản vay trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH Kiểm toán & Tư vấn RSM SVTH: Nguyễn Thị Tố Nga 1
  11. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Việt Nam- Chi nhánh Miền Trung thực hiện” để trở thành khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài: - Hệ thống hóa lại cơ sở lý luận về quy trình kiểm toán các khoản vay trong kiểm toán BCTC. - Tìm hiểu thực trạng quy trình kiểm toán các khoản vay trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH Kiểm toán & Tư vấn RSM Việt Nam- chi nhánh Miền Trung thực hiện. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán các khoản vay tại công ty TNHH Kiểm toán & Tư vấn RSM Việt Nam- chi nhánh Miền Trung. 3. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quy trình kiểm toán các khoản vay tại công ty ABC do công ty TNHH Kiểm toán & Tư vấn RSM Việt Nam- chi nhánh Miền Trung thực hiện. 4. Phạm vi nghiên cứu: - Không gian: Đề tài đươc thực hiện tại công ty TNHH Kiểm toán & Tư vấn RSM Việt Nam- chi nhánh Miền Trung, tầng 3 phòng Kiểm toán BCTC. - Thời gian: Thu thập số liệu của số liệu của cuộc kiểm toán BCTC công ty ABC năm 2018. - Nội dung: Tập trung nghiên cứu quy trình kiểm toán các khoản vay tại công ty TNHH Kiểm toán & Tư vấn RSM Việt Nam- chi nhánh Miền Trung tại một đơn vị được kiểm toán ABC. 5. Phương pháp nghiên cứu: - PhươngTrường pháp nghiên cĐạiứu tài liệ u:học Kinh tế Huế Nghiên cứu các giáo trình kiểm toán BCTC, các văn bản pháp luật hợp nhất, các thông tư, nghị định và hướng dẫn có liên quan, chế độ kế toán doanh nghiệp, chương trình kiểm toán mẫu của Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA), các chuẩn mực kiểm toán để hiểu rõ bản chất và quy trình kiểm toán các khoản vay. Tìm hiểu quy trình SVTH: Nguyễn Thị Tố Nga 2
  12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga kiểm toán mẫu, tài liệu và hồ sơ liên quan đến quy trình kiểm toán các khoản vay và trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Kiểm toán & Tư vấn RSM Việt Nam- chi nhánh Miền Trung và các tài liệu do Công ty thực hiện tại đơn vị được kiểm toán ABC. - Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp các anh chị kiểm toán viên chính, các trợ lý kiểm toán viên nhằm tìm hiểu về nội dung thực hiện các bước trong quy trình kiểm toán liên quan đến đề tài. - Phương pháp quan sát: Quan sát thực tế, trực tiếp tham gia kiểm toán các khoản vay với vai trò trợ lí kiểm toán viên, thực hiện các công việc trên giấy làm việc. - Tham gia kiểm toán trực tiếp: Trực tiếp tham gia kiểm toán tại một số công ty như: Hai chi nhánh Công ty đầu tư xây dựng và du lịch Hội An, Trung tâm giống Đà Điểu Khatoco, Công ty Daeryang Việt Nam, Công ty Secoin Đà Nẵng, Công ty Max PlanningVina, để tìm hiểu quy trình kiểm toán của Công ty. - Phương pháp xử lí số liệu: + Sử dụng Microsoft Excel để tính toán, xử lí và phân tích số liệu của BCTC khách hàng sau khi thu thập được. + Dùng phương pháp đối chiếu so sánh để tìm ra những điểm khác nhau giữa quy trình kiểm toán các khoản vay tại công ty TNHH Kiểm toán & Tư vấn RSM Việt Nam- chi nhánh Miền Trung với lý thuyết được học tại trường. 6. Kết cấu đề tài: Nội dung đề tài gồm 3 phần chính như sau: Phần I: Đặt vấn đề Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu Chương 1: Cơ sở lý thuyết về kiểm toán các khoản vay trong kiểm toán BCTC. ChươngTrường 2: Quy trình kiĐạiểm toán khohọcản mục Kinhvay và nợ thuê tế tài chínhHuế trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Kiểm toán & Tư vấn RSM Việt Nam- chi nhánh Miền Trung. Chương 3: Hoàn thiện quy trình kiểm toán các khoản vay do công ty TNHH Kiểm toán & Tư vấn RSM Việt Nam- chi nhánh Miền Trung thực hiện. Phần III: Kết luận SVTH: Nguyễn Thị Tố Nga 3
  13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga PHẦN II- NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN VAY TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.1. Tổng quan về kiểm toán BCTC: Kiểm toán khi mới xuất hiện được hiểu một cách khái quát đó là sự kiểm tra tính tuân thủ của kế toán và sự trung thực, hợp lí của BCTC. Tuy nhiên, cùng với quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường thì có nhiều định nghĩa khác nhau về kiểm toán, và hiện nay định nghĩa được sử dụng rộng rãi là: “Kiểm toán là quá trình thu thập và đánh giá bằng chứng về những thông tin được kiểm tra nhằm xác định và báo cáo về mức độ phù hợp giữa thông tin đó với các chuẩn mực đã được thiết lập. Quá trình kiểm toán phải được thực hiện bởi các kiểm toán viên đủ năng lực và độc lâp.” (Theo PGS.TS Trần Thị Giang Tân, 2014) 1.1.1 Khái niệm về kiểm toán BCTC: Có thể hiểu là: “Kiểm toán BCTC là cuộc kiểm tra để đưa ra ý kiến nhận xét về sự trình bày trung thực và hợp lí của báo cáo tài chính của một đơn vị, có phù hợp với các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán hiện hành không. Thước đo để nhận xét BCTC là hệ thống chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán hiện hành.” (Theo PGS.TS Trần Thị Giang Tân, 2014) Kết quả kiểm toán BCTC có thể phục vụ cho đơn vị, Nhà nước và các bên thứ ba, nhưng chủ yếu là phục vụ cho những bên thứ ba như cổ đông, nhà đầu tư, ngân hàng đề họ đưa ra những quyết định kinh tế. 1.1.2 MụTrườngc tiêu của kiểm toán Đại BCTC : học Kinh tế Huế Theo chuẩn mưc Kiểm toán Việt Nam số 200 có chỉ ra rằng: “Mục tiêu Kiểm toán báo cáo tài chính là giúp cho kiểm toán viên và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằng báo cáo tài chính có được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận), có tuân thủ pháp luật liên quan và có phản ánh trung thực và hợp SVTH: Nguyễn Thị Tố Nga 4
  14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga lí trên các khía cạnh trọng yếu hay không?” Cụ thể, mục tiêu của kiểm toán BCTC được thể hiện trên ba khía cạnh: Thứ nhất là tính trung thực: Là thông tin tài chính và tài liệu kế toán phản ánh đúng sự thật nội dung, bản chất và giá trị của nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Thứ hai là tính hợp lí: Là thông tin tài chính và tài liệu kế toán phản ánh trung thực, cần thiết và phù hợp về không gian, thời gian và sự kiện được nhiều người thừa nhận. Thứ ba là tính hợp pháp: Là thông tin tài chính và tài liệu kế toán phản ánh đúng pháp luật, đúng chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. Bên cạnh đó, kiểm toán BCTC còn là công cụ để giúp đơn vị được kiểm toán nhận ra những tồn tại, những sai sót của hệ thống KSNB, những yếu kém của bộ máy kế toán để có biện pháp khắc phục nhằm nâng cao chất lượng của thông tin tài chính của đơn vị. 1.1.3 Đối tượng của kiểm toán BCTC: Kiểm toán tài chính có đối tượng trực tiếp là các Báo cáo tài chính (bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Bản thuyết minh BCTC) và các bảng khai thác theo luật định. Cụ thể trong kiểm toán Báo cáo tài chính có hai cách cơ bản để phân chia việc kiểm toán BCTC thành các phần hành kiểm toán: - Phân theo khoản mục: Là cách chia BCTC để kiểm toán theo từng khoản mục trên BCTC hoặc tập hợp các khoản mục thành từng nhóm riêng theo tính chất của nhóm khoản mục đó. Thường là: Kiểm toán tiền, kiểm toán nợ phải thu, kiểm toán nợ phải trả, kiểm toán doanh thu, kiểm toán chi phí, - Phân theo chu trình: Là cách chia BCTC để kiểm toán theo các chu trình chung của hoạt đTrườngộng tài chính trong Đại doanh nghi họcệp, nhữ ngKinh chu trình nàytế có Huếsự cấu thành và mối liên hệ chặt chẽ lẫn nhau giữa các khoản mục. Chẳng hạn như: Kiểm toán chu trình bán hàng- phải thu, kiểm toán chu trình mua hàng- phải trả, 1.1.4 Cơ sở pháp lí và phương pháp kiểm toán BCTC: Cơ sở pháp lí: Cơ sở pháp lí để thực hiện hoạt động kiểm toán là các chuẩn mực kiểm toán. Tuy nhiên, để đánh giá đúng, sai về đối tượng kiểm toán thì cơ sở pháp lí SVTH: Nguyễn Thị Tố Nga 5
  15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga không phải là chuẩn mực kiểm toán mà là các chuẩn mực, chế độ kế toán và các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động được kiểm toán. Phương pháp kiểm toán: Là các biện pháp, cách thức và thủ pháp được vận động trong công tác kiểm toán nhằm đạt mục đích đề ra. Kiểm toán tài chính là hoạt động đặc trưng và nằm trong hệ thống kiểm toán nói chung. Cũng như mọi loại hình kiểm toán khác để thực hiện chức năng xác minh và bày tỏ ý kiến, kiểm toán tài chính cũng sử dụng các phương pháp kiểm toán trên, bao gồm kiểm toán chứng từ, kiểm toán ngoài chứng từ. ( Theo GS.TS Nguyễn Quang Quynh – PGS.TS Ngô Trí Tuệ, 2015) Trong quá trình thực hiện kiểm toán, người ta chia các phương pháp kiểm toán thành hai loại: - Thử nghiệm cơ bản: Là thủ tục kiểm toán được thiết kế nhằm phát hiện các sai sót trọng yếu ở cấp độ cở dẫn liệu. Các thử nghiệm cơ bản bao gồm: + Kiểm tra chi tiết ( các giao dịch, số dư tài khoản và thông tin thuyết minh). + Thủ tục phân tích. - Thử nghiệm kiểm soát: Là thủ tục kiểm toán được thiết kế nhằm đánh giá tính hữu hiệu của hoạt động kiểm soát trong việc ngăn ngừa, hoặc phát hiện và sửa chữa các sai sót trọng yếu ở cấp độ cơ sở dẫn liệu. 1.2 Khái quát chung về các khoản vay: 1.2.1 Khái niệm về các khoản vay: Các khoản vay tương tự như trái phiếu là phần bổ sung vốn chủ sở hữu để đảm bảo cho doanh nghiệp có điều kiện hoạt động bình thường. Tuy vậy, khác với trái phiếu là phần huy động của các doanh nghiệp được phép phát hành thì khoản vay là một hình thức huy độngTrường vốn và chiếm dụng Đại vốn cho họchoạt động Kinh sản xuất kinh tế doanh Huế khi doanh nghiệp thiếu vốn tự có. Các hình thức chiếm dụng vốn cho các khoản vay phát sinh trong những trường hợp khác nhau, trong những mối quan hệ khác nhau. Các khoản vay có thể phát sinh trong quan hệ bình đẳng với ngân hàng, các nhà tín dụng hoặc với nội bộ, cá thể kèm theo điều kiện thế chấp tài sản và sử dụng đúng mục đích vay. Mặt khác, các khoản vay có nhiều loại với điều kiện vay và lãi suất khác nhau tùy theo mục đích vay. Vì SVTH: Nguyễn Thị Tố Nga 6
  16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga vậy, ngoài những mục tiêu tài chính, kiểm toán các khoản vay cần hướng đến cả việc tuân thủ các quy định chung về vay và sử dụng vốn. Ở nước ta hiện nay, các khoản vay chủ đạo của các doanh nghiệp là vay ngân hàng, để tiến hành vay vốn doanh nghiệp phải thực hiện nghiệp vụ thế chấp hoặc tín chấp. - Nghiệp vụ thế chấp thường xảy ra trong quan hệ tín dụng, khi người cho vay không tín nhiệm khả năng thanh toán của người vay, vì vậy họ có quyền bên vay phải thế chấp tài sản để đảm bảo sự an toàn cho khoản tín dụng mà họ cung cấp. Doanh nghiệp có thể thế chấp bằng bất động sản hoặc động sản của mình. - Tín chấp là hình thức vay mà người vay lấy uy tín của mình để đảm bảo cho việc thanh toán các khoản vay đó. Hình thức vay này thường được áp dụng trong các doanh nghiệp nhà nước, các khách hàng quen thuộc có uy tín đối với ngân hàng. Các khoản vay thông thường đều có sự giám sát của ngân hàng cho vay trước khi vay và trong quá trình sử dụng tiền vay theo một quy trình chặt chẽ. Tuy nhiên, trách nhiệm cuối cùng về khoản tiền vay vẫn thuộc về doanh nghiệp kể cả tiền vay gốc, lãi vay, hoàn trả cả gốc và lãi tiền vay cũng như việc sử dụng vốn vay theo đúng mục đích đã cam kết. Chính những yếu tố này làm cho việc hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị cũng cần phải được quan tâm thường xuyên. Kiểm soát nội bộ của đơn vị cần được tổ chức chặt chẽ từ khâu phê chuẩn của người có trách nhiệm đến quá trình kí kết hợp đồng vay, theo dõi và sử dụng vốn vay để đảm bảo hoàn thành trả vốn gốc và lãi vay theo đúng thời hạn vay: ngắn hạn hay dài hạn. Đối với các khoản vay ngắn hạn, thường gắn với các hoạt động mua hàng và thanh toán tiền hàng cho từng khách hàng. Do đó, kiểm toán vốn vay ngắn hạn thường phải gắn liền với cácTrường nghiệp vụ mua Đại hàng và học thanh toán Kinh tiền hàng. Thôngtế Huế thường, các doanh nghiệp thường mở sổ phụ chi tiết cho từng khách hàng để theo dõi công nợ phải trả. Doanh nghiệp chỉ phải thanh toán tiền khi nhập đủ hàng hóa hoặc theo yêu cầu của hợp đồng. Do vậy, doanh nghiệp phải lập bảng theo dõi các biên bản giao nhận hàng, các phiếu nhập kho trên cơ sở hóa đơn và đơn đặt hàng. Để nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ các loại nghiệp vụ: đặt hàng, nhận hàng, lập và theo dõi các hồ sơ SVTH: Nguyễn Thị Tố Nga 7
  17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga thanh toán và việc giải ngân .phải được phân cách rõ ràng. Việc thanh toán phải được thực hiện trên cơ sở hóa đơn của người bán, không căn cứ vào bảng sao kê để tránh khả năng thanh toán trùng. Doanh nghiệp cần thanh toán đúng hạn trong quan hệ trực tiếp đến các khoản chiết khấu lớn hơn lãi suất vay ngân hàng. Đối với các khoản vay dài hạn thì lại thường liên quan đến việc đầu tư phát triển, xây dựng các tài sản cố định, có quy mô lớn và hướng thanh toán nhiều lần. Do vậy, kiểm soát nội bộ cần quan tâm đến việc tự phê chuẩn và các biện pháp khác đến kiểm tra định kì để đánh giá sự cần thiết và hiệu quả vốn vay, sử dụng vốn vay và thanh toán. Việc huy động nhiều khoản vay với thời hạn vay và lãi suất khác nhau là điều không thể tránh khỏi, nên trước khi kiểm toán nên yêu cầu doanh nghiệp lập “Bảng kê vốn vay và lãi tính dồn”. Vốn vay là một yếu tố cấu thành nguồn vốn của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp sẽ hoạt động có hiệu quả hơn khi doanh nghiệp đó biết sử dụng nguồn vốn vay một cách có hiệu quả và biết cân đối cơ cấu vốn vay trong tổng vốn, biết tận dụng được các nguồn cho vay để cắt giảm chi phí lãi vay thấp nhất, có lợi nhất cho doanh nghiệp. 1.2.2 Phân loại các khoản vay: Có nhiều cách phân loại và quản lí nguồn vốn vay, tuy nhiên có hai cách phân loại phổ biến nhất đối với các khoản vay là: vay ngắn hạn và vay dài hạn. Căn cứ vào thời hạn cho vay mà đơn vị cho vay hay đi vay phân loại: - Vay ngắn hạn là khoản vay có thời gian đáo hạn hay thời gian thanh toán cả gốc và lãi trong một năm hay một chu kì kinh doanh. - Vay dài hạn là khoản vay có thời hạn trả gốc và lãi trên một năm hay ngoài một chu kì kinh doanh mà doanh nghiệp phải hoàn trả. HìnhTrường thức trả lãi tiền vay Đại có thể làhọc trả từng Kinhtháng, trả đầ utế kì hay Huế trả cuối kì vay tùy theo thảo thuận giữa hai bên trong hợp đồng vay. 1.2.3 Đặc điểm hạch toán của các khoản vay: 1.2.3.1 Nguyên tắc kế toán: - Tài khoản 341 dùng để phản ánh các khoản tiền vay, tình hình thanh toán các SVTH: Nguyễn Thị Tố Nga 8
  18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga khoản tiền vay. Không phản ánh vào tài khoản này các khoản vay dưới hình thức phát hành trái phiếu hoặc phát hành cổ phiếu ưu đãi có điều khoản bắt buộc bên phát hành phải mua lại tại một thời điểm nhất định trong tương lai. - Doanh nghiệp phải theo dõi chi tiết kỳ hạn phải trả của các khoản vay. Các khoản có thời gian trả nợ hơn 12 tháng kể từ thời điểm lập Báo cáo tài chính, kế toán phải trình bày là vay và nợ thuê tài chính dài hạn. Các khoản đến hạn trả trong vòng 12 tháng tiếp theo kể từ thời điểm lập Báo cáo tài chính, kế toán trình bày là vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn để có kế hoạch chi trả. - Các chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến khoản vay (ngoài lãi vay phải trả) như chi phí thẩm định, kiểm toán, lập hồ sơ vay vốn, được hạch toán vào chi phí tài chính. Trường hợp các chi phí này phát sinh từ khoản vay riêng cho mục đích đầu tư, xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang thì được vốn hóa. - Doanh nghiệp phải hạch toán chi tiết và theo dõi từng đối tượng cho vay, từng khế ước vay và từng loại tài sản vay. Trường hợp vay bằng ngoại tệ thì kế toán phải theo dõi chi tiết nguyên tệ và thực hiện theo nguyên tắc: + Các khoản vay bằng ngoại tệ phải quy đổi ra đơn vị tiền tệ kế toán theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh. + Khi trả nợ vay bằng ngoại tệ, bên Nợ tài khoản 341 được quy đổi theo tỷ giá ghi sổ kế toán thực tế đích danh cho từng đối tượng. + Khi lập Báo cáo tài chính, số dư các khoản vay bằng ngoại tệ phải được đánh giá lại theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm lập báo cáo tài chính. + Các khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh từ việc thanh toán và đánh giá lại cuối kì khoản vayTrường bằng ngoại tệ đượ cĐại hạch toán học vào doanh Kinh thu hoặc chi tế phí hoHuếạt động tài chính. (Khoản 1, Điều 58, Chương II, Thông tư 200/2014/TT-BTC) 1.2.3.2 Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 341: Bên Nợ: - Số tiền đã trả nợ của khoản vay. - Số tiền vay được giảm do được bên vay, chủ nợ chấp thuận. SVTH: Nguyễn Thị Tố Nga 9
  19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga - Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư vay bằng ngoại tệ cuối kì (trường hợp tỷ giá ngoại tệ giảm so với Đồng Việt Nam). Bên Có: - Số tiền vay phát sinh trong kì. - Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư vay bằng ngoại tệ cuối kì (trường hợp tỷ giá ngoại tệ tăng so với Đồng Việt Nam). ( Khoản 1, Điều 58, Chương II, Thông tư 200/2014/TT-BTC) 1.2.3.3 Sơ đồ hạch toán của tài khoản 341: Sơ đồ hạch toán của tài khoản 341 được thể hiện trang sau: Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Tố Nga 10
  20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga 111,112 341 111,112 Trả nợ vay bằng Vnd(Gốc+lãi) Vay bằng tiền mặt, TGNH Trả nợ vay bằng gốc ngoại tệ 152,153,156 Vay mua vật tư, công cụ, dụng cụ 515 635 133 211,213,217 Thuế GTGT Lãi tỷ giá Lỗ tỷ giá Vay mua TSCĐ,BĐS đầu tư 241 Vay mua thanh toán XDCB Thuế GTGT 133 131 331,641,642,811 Trừ khoản phải thu vào nợ vay ngân hàng Vay để thanh toán, ứng vốn cho người bán, người nhận thầu về XDCB Vay để góp vốn đầu tư vào công ty 221,222,228 con,công ty liên kết,đầu tư khác 111,112 Vay bằng tiền(tỷ giá thực tế) 133 211,221,221 Vay bằng ngoại 413 tệ(tỷ giá Vay mua TSCĐ,đầu tư thực tế) công ty con, liên kết Trường Đại học Kinh tế Huế Đánh giá lại số dư nợ vay ngoại tệ 331 tại thời điểm báo cáo(lãi) Vay để thanh toán (tỷ giá ghi sổ) Đánh giá lại số dư nợ vay ngoại tệ tại thời điểm báo cáo(lỗ) 515 635 Lãi tỷ giá Lỗ tỷ giá Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán tài khoản 341 (ở trang sau) SVTH: Nguyễn Thị Tố Nga 11
  21. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga 1.2.3.4 Chứng từ và sổ sách sử dụng: - Phiếu thu, phiếu chi, séc, giấy rút tiền, giấy gửi tiền. - Ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, phiếu chuyển khoản. - Sổ chi tiết tài khoản 341. - Bảng tổng hợp tình hình tăng, giảm các khoản vay trong năm (có chi tiết ngoại tệ). - Bộ hồ sơ, chứng từ gốc của các khoản vay bao gồm: Phương án vay, thẩm quyền phê duyệt, hợp đồng tín dụng, kế hoạch hoàn trả, hồ sơ thế chấp và đảm bảo của các khoản vay, - Bảng tính lãi vay trong kì, lãi vay dự trả cuối kì. - Bảng xác định chênh lệch tỷ giá trong kì/ cuối kì. 1.3 Kiểm toán các khoản vay trong BCTC: 1.3.1 Khái niệm về kiểm toán các khoản vay: Kiểm toán khoản mục vay là việc xác minh và bày tỏ ý kiến về thực trạng hoạt động của các khoản vay bằng hệ thống phương pháp kĩ thuật do các kiểm toán viên có trình độ nghiệp vụ thực hiện trên cơ sở hệ thống pháp lí có hiệu lực, nhằm thu thập đầy đủ chứng cứ xác đáng về một hay nhiều cơ sở dẫn liệu của các khoản vay thông qua các thủ tục kiểm toán. (Theo TS Nguyễn Viết Lợi – Th.S Đậu Ngọc Châu, 2014) 1.3.2 Mục tiêu của kiểm toán các khoản vay: Mục đích của kiểm toán báo cáo tài chính là xác minh và bày tỏ ý kiến về độ tin cậy của các thông tin về tính tuân thủ nguyên tắc. Đối với mỗi khoản mục, mỗi chu trình đều có mục tiêu chung và mục tiêu riêng. Còn đối với các khoản vay, mục đích chính là đánh giá sự thayTrường đổi của số dư tài khoĐạiản liên họcquan, sự trungKinh thực và phùtế h ợHuếp với các nguyên tắc kế toán được thừa nhận. Từ mục đích chính có thể phát triển thành mục tiêu chung và mục tiêu đặc thù. 1.3.2.1 Mục tiêu kiểm toán chung: SVTH: Nguyễn Thị Tố Nga 12
  22. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Mục tiêu kiểm toán chung đối với các khoản vay là đánh giá hệ thống KSNB đối với khoản vay, cùng với đó là mức độ trung thực và hợp lý của các nghiệp vụ về khoản vay có cùng mức độ phù hợp của việc trình bày các thông tin tài chính trọng yếu có liên quan tới các khoản vay. 1.3.2.2 Mục tiêu kiểm toán đặc thù: - Mục tiêu hiện hữu: Các khoản vay và nghiệp vụ ghi chép sổ sách liên quan là thực sự xảy ra, số dư các tài khoản vay là thực sự tồn tại. Thực tế tại một số doanh nghiệp, vẫn có tình trạng khai khống các khoản vay và chi phí lãi vay để tăng chi phí của doanh nghiệp. - Mục tiêu đầy đủ: Tất cả các khoản vay, các nghiệp vụ liên quan đến khoản vay phải được ghi chép đầy đủ trong sổ sách, báo cáo kế toán. Không có một khoản vay nào đã xảy ra mà không được ghi vào sổ sách kế toán. Nếu trong trường hợp một doanh nghiệp vô tình hoặc cố ý không ghi chép một hợp đồng vay bao gồm cả tiền gốc, lãi vay, thời hạn trả lãi, trả nợ gốc khoản mục đó thì đã vi phạm mục tiêu này. - Mục tiêu tính giá và đo lường: Các khoản vay bằng ngoại tệ được chuyển đổi thành đồng Việt Nam theo đúng tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh. Khi trả nợ vay bằng ngoại tệ phải hạch toán theo tỷ giá ghi sổ kế toán thực tế đích danh cho từng đối tượng. Cuối kì, số dư các khoản vay bằng ngoại tệ được đánh giá lại theo tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày 31/12. - Mục tiêu quyền và nghĩa vụ: Đơn vị có quyền đối với tài sản và nghĩa vụ phải thanh toán mọi khoản vay được ghi nhận trên bảng cân đối kế toán theo đúng chế độ tài chính kế toán hiện hành. Mục tiêu này nhằm xác định xem những khoản vay này thực sự là nghĩa vTrườngụ của doanh nghiệ pĐại hay không? học Đồng thKinhời xem xét cáctế kho Huếản vay đó là quyền của ai? - Mục tiêu trình bày và công bố: Các khoản vay có được phân loại cho từng đối tượng cho vay hay không? Việc ghi chép sổ sách kế toán đối với các khoản vay có đúng với các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành không? SVTH: Nguyễn Thị Tố Nga 13
  23. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga - Mục tiêu chính xác: Tất cả các khoản vay và nợ tương tự bao gồm cả tiền lãi phải trả được hạch toán và tính toán một cách chính xác về mặt cơ học, đảm bảo số dư cuối kì các khoản vay được ghi chép chính xác, hợp lí và đầy đủ. 1.4 Quy trình kiểm toán các khoản vay: Để đảm bảo tính hiệu quả, tính kinh tế và tính hữu hiệu của từng cuộc kiểm toán cũng như để thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ và có giá trị làm căn cứ cho từng kết luận của kiểm toán viên về tính trung thực và hợp lí của số liệu trên BCTC. Một cuộc kiểm toán thường được tiến hành theo quy trình gồm 3 bước và thường được áp dụng cho tất cả các khoản mục bao gồm các khoản vay trong kiểm toán BCTC. Chuẩn bị cho kế hoạch kiểm toán Thu thập thông tin cơ sở Giai đoạn lập Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ kế hoạch Đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán Nghiên cứu KSNB và đánh giá rủi ro kiểm soát Thiết kế chương trình kiểm toán Giai đoạn thực Thực hiện thử nghiệm kiểm soát hiện kiểm toán Trường Đại học KinhThực hiện th tếử nghi Huếệm cơ bản Giai đoạn hoàn thành Sơ đồ 1.2: Sơ đồ quy trình kiểm toán SVTH: Nguyễn Thị Tố Nga 14
  24. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga 1.4.1 Giai đoạn lập kế hoạch: Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên mà các kiểm toán viên cần thực hiện trong mỗi cuộc kiểm toán nhằm tạo ra các điều kiện pháp lý cũng như các điều kiện cần thiết khác cho cuộc kiểm toán. Việc lập kế hoạch kiểm toán đã được quy định rõ trong các chuẩn mực hiện hành. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300 quy định “ Kế hoạch kiểm toán phải độc lập một cách thích hợp nhằm đảm bảo bao quát hết các khía cạnh trọng yếu của cuộc kiểm toán, đảm bảo phát hiện những vấn đề tiềm ẩn và cuộc kiểm toán được hoàn thành đúng hạn”. Đối với kiểm toán các khoản vay cũng lập kế hoạch kiểm toán là để tìm ra những sai sót trọng yếu của khách hàng trong lĩnh vực này. Lập kế hoạch kiểm toán bao gồm các công việc sau: - Chuẩn bị cho kế hoạch kiểm toán. - Thu thập thông tin cơ sở. - Thực hiện thủ tục phân tích các khoản vay. - Đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán. - Nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát. - Thiết kế chương trình kiểm toán. 1.4.1.1 Chuẩn bị cho kế hoạch kiểm toán: Quy trình kiểm toán được bắt đầu khi kiểm toán viên và công ty kiểm toán thu nhận một khách hàng. Trên cơ sở xác định đối tượng khách hàng, công ty kiểm toán sẽ tiến hành các công việc cần thiết để lập kế hoạch kiểm toán bao gồm: đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán, nhận diện lý do kiểm toán của khách hàng, lựa chọn đội ngũ nhân viên thực hiện kiểm toán và lập hợp đồng kiểm toán. - ĐánhTrường giá khả năng ch ấĐạip nhận ki họcểm toán: Kinh tế Huế Kiểm toán viên phải đánh giá xem việc chấp nhận một khách hàng mới hay tiếp tục kiểm toán cho một khách hàng cũ có làm tăng rủi ro cho hoạt động của kiểm toán viên hay làm hại đến uy tín của công ty kiểm toán hay không? Quá trình này bao gồm các công việc sau: SVTH: Nguyễn Thị Tố Nga 15
  25. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga + Xem xét hệ thống kiểm soát chất lượng: Kiểm toán viên thường dựa trên các yếu tố khả năng phục vụ tốt khách hàng của công ty kiểm toán và tính độc lập của KTV khi xem xét. + Tính liêm chính của Ban Giám Đốc: Kiểm toán viên cần dựa vào phán đoán chủ quan của mình để đánh giá tính liêm chính của Ban giám đốc. Nếu BGĐ thiếu liêm chính, KTV không nên dựa vào bất kỳ bản giải trình nào của BGĐ hoặc các tài liệu do doanh nghiệp cung cấp. Nếu những lo ngại về tính liêm chính của BGĐ quá nghiêm trọng, KTV có thể kết luận: không chấp nhận khách hàng kiểm toán. + Liên lạc với kiểm toán viên tiền nhiệm: Đối với khách hàng truyền thống: KTV phải cập nhật các thông tin từ KTV tiền nhiệm về khách hàng và lưu ý tới những rủi ro kiểm toán và nếu rủi ro ở mức cao thì KTV nên đưa ra kết luận không tiến hành kiểm toán. Đối với khách hàng trước kia chưa từng được kiểm toán: KTV cần thu thập các thông tin thông qua việc nghiên cứu tài liệu của ngành liên quan hoạt động của công ty; liên hệ với các bên liên quan như ngân hàng, chủ nợ, nhà đầu tư; liên hệ với cố vấn pháp luật của đơn vị khách hàng, Đối với khách hàng trước đây đã kiểm toán bởi công ty khác: KTV cần tìm hiểu những thông tin về lý do thay đổi KTV, thông tin về tính liêm chính của BGĐ. + Thu thập từ nguồn thông tin khác: những thông tin từ việc nghiên cứu sách báo, tạp chí chuyên ngành, thẩm tra các bên liên quan như ngân hàng, cố vấn pháp lý, - Nhận diện lý do kiểm toán của khách hàng: Thực chất việc nhận diện lý do kiểm toán của công ty khách hàng là việc xác định người sử Trườngdụng các thông tin đưĐạiợc kiểm họctoán và m Kinhục đích của họtế. Hai Huế yếu tố này quy định số lượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập và mức độ chính xác của các ý kiến mà KTV đưa ra trong Báo cáo kiểm toán. Cụ thể nếu các thông tin trên BCTC được sử dụng rộng rãi thì mức độ trung thực, hợp lí của các thông tin trên BCTC được đòi hỏi cao, số lượng bằng chứng cần thu thập cũng như quy mô và mức độ phức tạp của cuộc kiểm toán tăng lên và ngược lại. SVTH: Nguyễn Thị Tố Nga 16
  26. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga - Lựa chọn đội ngũ nhân viên thực hiện kiểm toán: Lựa chọn đội ngũ nhân viên thích hợp cho cuộc kiểm toán không chỉ ảnh hưởng tới kết quả của cuộc kiểm toán mà còn tuân thủ chuẩn mực kiểm toán chung được thừa nhận(GAAS). Chuẩn mực kiểm toán chung đầu tiên nêu rõ “Quá trình kiểm toán phải được thực hiện bởi một hoặc nhiều người đã được đào tạo và đầy đủ thành thạo như một KTV. Việc lựa chọn này được tiến hành trên yêu cầu về số người, trình độ, khả năng yêu cầu chuyên môn kỹ thuật và thường được BGĐ công ty kiểm toán trực tiếp chỉ đạo.” Thông thường trong nhóm kiểm toán phải có người có khả năng giám sát các nhân viên mới. Các công ty kiểm toán nên tránh thay đổi KTV trong các cuộc kiểm toán cho khách hàng trong nhiều năm. Lựa chọn KTV có kiến thức và kinh nghiệm về ngành nghề kinh doanh của khách hàng. - Lập hợp đồng kiểm toán: Khi đã chấp nhận kiểm toán cho khách hàng và xem xét các vấn đề nêu trên, bước cuối cùng cho giai đoạn chuẩn bị cho kế hoạch kiểm toán mà công ty kiểm toán phải thực hiện là ký hợp đồng kiểm toán. Hợp đồng kiểm toán là sự thỏa thuận chính thức giữa công ty kiểm toán và khách hàng về việc thực hiện dịch vụ kiểm toán và các dịch vụ khác có liên quan. Nội dung chính của hợp đồng kiểm toán: + Mô tả được mục tiêu và phạm vi kiểm toán. + Trách nhiệm của các bên có liên quan (Ban giám đốc và KTV). + Hình thức thông báo kết quả kiểm toán: Báo cáo kiểm toán và Thư quản lý. + Thời gian tiến hành kiểm toán. + CănTrường cứ tính giá phí choĐại cuộc ki ểhọcm toán và Kinh hình thức thanh tế toán. Huế 1.4.1.2 Thu thập thông tin cơ sở: Các thông tin về các khoản vay có thể thu thập từ nhiều nguồn khác nhau. Tuy nhiên đối với từng nguồn tin thu thập cần có sự đánh giá về mức độ tin cậy của chúng. - Thông tin xác nhận từ bên ngoài: SVTH: Nguyễn Thị Tố Nga 17
  27. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Xác nhận từ bên ngoài được sử dụng để thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp cho khoản mục vay nhằm hỗ trợ cho cơ sở dẫn liệu của báo cáo kiểm toán khoản mục này. Để quyết định có sử dụng việc xác nhận từ bên ngoài hay không cần xem xét mức trọng yếu, mức độ của rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và khả năng có thể làm giảm rủi ro kiểm toán khoản mục xuống mức có thể chấp nhận được từ những bằng chứng kiểm toán này. Sự tin cậy của bằng chứng kiểm toán được xác nhận từ bên ngoài bị ảnh hưởng do nhiều yếu tố khác nhau. KTV cần gửi thư yêu cầu xác nhận trực tiếp tới cá nhân, tổ chức cho vay và cần lưu ý khi xác lập nội dung các yêu cầu xác nhận về khoản cho vay. Kiểm soát thủ tục lựa chọn đối tượng gửi yêu cầu xác nhận và tùy theo từng đối tượng cho vay mà xác định hình thức gửi thư xác nhận là đóng hay mở. Khi không có sự phản hồi về các yêu cầu xác nhận từ các cá nhân, tổ chức cho vay thì KTV cần thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung như gọi điện, đề nghị gửi bản gốc, fax, email, - Sử dụng tư liệu của KTV khác: Khi một doanh nghiệp lớn có nhiều đơn vị thành viên, chi nhánh thì KTV cho công ty mẹ là KTV chính, còn các KTV kiểm toán ở công ty con gọi là KTV khác. Khi sử dụng tư liệu của các KTV khác, KTV chính cần thực hiện các việc: + Thu thập thông tin về tên tuổi, bằng cấp, kinh nghiệm nghiệp vụ của KTV. + Thông báo cho KTV khác về việc sẽ sử dụng tư liệu của họ vào công việc của mình và những vấn đề khác như: những điểm cần lưu ý, thời gian hoàn thành công việc, + Yêu cầu các KTV khác thông báo thời gian, chiến lược kiểm toán các khoản vay, những rủiTrường ro, gian lận hay sai Đại phạm có thhọcể xảy ra ởKinh các khoản vaytế tạ i côngHuế ty con. Các KTV chính phải thực hiện các biện pháp để đảm bảo các tư liệu về khoản vay do KTV khác cung cấp là phù hợp với mục đích sử dụng của mình. Phải dẫn chứng bằng tài liệu trong ghi chép của mình nếu kiểm toán các khoản vay có sử dụng tư liệu của KTV khác. - Sử dụng tư liệu của kiểm toán nội bộ: SVTH: Nguyễn Thị Tố Nga 18
  28. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga KTV là người có chuyên môn về kế toán và kiểm toán, được giám đốc doanh nghiệp giao nhiệm vụ soát xét mọi hoạt động vay vốn của doanh nghiệp nói riêng cũng như các nghiệp vụ kế toán nói chung. KTV nội bộ có trách nhiệm phải báo cáo với cấp lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp và không chịu sự ràng buộc của các bộ phận khác. Các tư liệu của KTV nội bộ cung cấp cho KTV độc lập thường hạn chế vì lợi ích của KTV nội bộ thường gắn liền với doanh nghiệp. KTV độc lập chỉ sử dụng tư liệu của KTV nội bộ cung cấp sau khi đã xác minh, đánh giá là có đủ độ tin cậy cần thiết. Do đó, nếu hệ thống KSNB hoạt động hiệu quả và hữu hiệu thì sẽ giúp ích cho công việc của KTV độc lâp. - Sử dụng tư liệu của chuyên gia: Trong những trường hợp cần có hiểu biết về chuyên môn đặc biệt, KTV cần phải có ý kiến xác định của chuyên gia về chuyên môn đó để có căn cứ chắc chắn cho nhận xét và đánh giá của mình đối với BCTC của khách hàng. KTV yêu cầu bằng chứng kiểm toán về các ý kiến của chuyên gia sau khi chuyên gia hoàn tất công việc của mình. Tài liệu này chuyên gia đã thực hiện hoàn tất và doanh nghiệp xác nhận, KTV phải khẳng định rằng nội dung ý kiến của chuyên gia là thích hợp và được bao gồm trong ý kiến mà KTV truyền đạt cho chuyên gia. KTV không có nghiệp vụ như chuyên gia nên không can thiệp quá sâu vào các quan niệm và phương pháp của chuyên gia. Tuy nhiên, KTV phải hiểu được các quan niệm và phương pháp đó là hợp lý, nhất quán với hiểu biết của KTV về đặc thù doanh nghiệp cũng như kết quả của các thủ tục kiểm toán mà KTV đã thực hiện. (Nguồn: PGS.TS Trần Thị Giang Tân, 2014) 1.4.1.3Trường Thực hiện thủ tụĐạic phân tíchhọc sơ bộ: Kinh tế Huế Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 520: “Kiểm toán viên phải thực hiện quy trình phân tích khi lập kế hoạch kiểm toán và giai đoạn soát xét tổng thể về cuộc kiểm toán”. Thủ tục phân tích được hiểu là việc đánh giá các thông tin tài chính qua việc phân tích mối quan hệ hợp lí giữa dữ liệu tài chính và phi tài chính. Thủ tục phân tích cũng bao SVTH: Nguyễn Thị Tố Nga 19
  29. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga gồm cả việc điều tra về các biến động hoặc các mối quan hệ được xác định là không nhất quán với các thông tin liên quan khác, hoặc có sự chênh lệch đáng kể với giá trị dự kiến. Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ ở giai đoạn lập kế hoạch nhằm mục tiêu: - Thu thập hiểu biết về nội dung các Báo cáo tài chính và những biến đổi quan trọng về kế toán và hoạt động kinh doanh của khách hàng vừa mới diễn ra kể từ lần kiểm toán trước. - Tăng cường sự hiểu biết của kiểm toán về hoạt động kinh doanh của khách hàng và giúp kiểm toán viên xác định các vấn đề nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục của công ty khách hàng. - Đánh giá sự hiện diện các sai số có thể có trên Báo cáo tài chính của doanh nghiệp. (Nguồn: PGS.TS Trần Thị Giang Tân, 2014) 1.4.1.4 Đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán: Trong chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200, tính trọng yếu được định nghĩa như sau: “Thông tin được coi là trọng yếu có nghĩa là nếu thiếu thông tin đó hay thiếu chính xác của thông tin đó sẽ ảnh hưởng đến các quyết định của người sử dụng Báo cáo tài chính. Mức độ trọng yếu tùy thuộc vào tầm quan trọng của thông tin hay của sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể. Tính trọng yếu của thông tin phải xem xét cả trên tiêu chuẩn định lượng và định tính”. Đánh giá tính trọng yếu là bước cơ bản và quan trọng, KTV cần ước tính mức độ sai sót của BCTC có thể chấp nhận được, xác định phạm vi của cuộc kiểm toán và đánh giá ảnh hưởng của các sai sót trên BCTC để từ đó xác định bản chất, thời gian và phạm vi các khảo sát kiểm toán. Từ việc ước lượng mức trọng yếu của BCTC, KTV tiến hành phân bổ mức trọngTrường yếu cho khoản m ụĐạic. Việc ư ớhọcc lượng banKinh đầu về tính tế trọ ngHuế yếu giúp cho KTV lập kế hoạch thu thập bằng chứng kiểm toán thích hợp. Các bước công việc được thực hiện như sau: - Xác định tiêu chí được sử dụng để ước tính mức trọng yếu. - Xác định giá trị tiêu chí được lựa chọn. - Lựa chọn tỷ lệ tương ứng để xác định mức trọng yếu tổng thể. SVTH: Nguyễn Thị Tố Nga 20
  30. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga - Xác định mức trọng tổng thể = Giá trị tiêu chí x Tỷ lệ % - Xác định mức trọng yếu thực hiện. - Xác định ngưỡng sai sót không đáng kể/ sai sót có thể bỏ qua. - Lựa chọn mức trọng yếu áp dụng đối với cuộc kiểm toán. - Đánh giá lại mức trọng yếu. Đổng thời KTV cũng đưa ra lý do lựa chọn các tiêu chí và nguyên nhân có sự thay đổi so với năm trước. Tiêu chí được sử dụng để tính mức trọng yếu có thể là: doanh thu, lợi nhuận trước thuế, vốn chủ sở hữu, tổng tài sản. Tương ứng với mỗi tiêu chí sẽ có khung tỷ lệ tương ứng. Thông thường, lợi nhuận sau thuế là chỉ tiêu được lựa chọn với mức tỷ lệ tương ứng 10%. Mức trọng yếu thực hiện thường chiếm 50%- 70% mức trọng yếu tổng thể, ngưỡng sai sót có thể bỏ qua chiếm 4% mức trọng yếu thực hiện. Việc lựa chọn tỷ lệ nào chịu tác động bởi sự xét đoán của KTV và đánh giá về hệ thống KSNB. Thực hiện đánh giá trọng yếu và rủi ro của khách hàng dựa trên cơ sở mức ước lượng ban đầu về tính trọng yếu. Tuy nhiên KTV dựa trên các đặc điểm cơ bản của tính trọng yếu như yếu tố định lượng, yếu tố định tính, yếu tố chất lượng, các gian lận hay sai sót để đưa ra các ước tính của mình. Có nhiều tiêu chí để đưa ra ước tính, việc xác định tiêu chí phụ thuộc vào nhu cầu thông tin của đại bộ phận đối tượng sử dụng thông tin tài chính (nhà đầu tư, ngân hàng, công chúng, cơ quan nhà nước, ). Ngoài ra, việc xác định tiêu chí còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố sau: - Các yếu tố của BCTC và thước đo hoạt động theo các quy định chung về lập và trình bày TrườngBCTC. Đại học Kinh tế Huế - Các khoản mục trên BCTC mà người sử dụng có xu hướng quan tâm. - Đặc điểm hoạt động kinh doanh, đặc điểm ngành nghề của đơn vị được kiểm toán. - Cơ cấu vốn chủ sở hữu của đơn vị được kiểm toán và cách thức đơn vị huy động vốn. - Khả năng thay đổi tương đối của tiêu chí được xác định, thông thường KTV nên lựa chọn những tiêu chí mang tính tương đối ổn định qua các năm. SVTH: Nguyễn Thị Tố Nga 21
  31. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Đối với khoản mục vay, KTV cần xác định giá trị của khoản mục này chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng giá trị tài sản: - Nếu dưới 10% giá trị tài sản: không được coi là trọng yếu. - Từ 10% đến 15% giá trị tài sản: có thể trọng yếu. - Trên 15% giá trị tài sản: chắc chắn trọng yếu. Đánh giá rủi ro là việc dựa trên cơ sở mức trọng yếu được xác định cho toàn bộ BCTC và phân bổ cho từng khoản mục. Công việc mà KTV đánh giá khả năng xảy ra sai sót trọng yếu ở mức độ toàn bộ BCTC cũng như đối với từng khoản mục để phục vụ cho việc thiết kế các thủ tục kiểm toán và xây dựng chương trình cho từng khoản mục được gọi là đánh giá rủi ro. Mức độ rủi ro được xác định theo mô hình: AR = IR x CR x DR DR = AR/(CR x IR) Trong đó: AR: rủi ro kiểm toán. IR: rủi ro tiềm tàng. CR: rủi ro kiểm soát. DR: rủi ro phát hiện. Công việc khởi đầu cho việc đánh giá mức độ rủi ro kiểm toán các khoản vay là đánh giá rủi ro kiểm toán. Mức rủi ro kiểm toán mong muốn được xác định cho khoản mục vay ngay trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán. Rủi ro kiểm toán phụ thuộc vào hai yếu tố: - Một là, mức độ người sử dụng bên ngoài tin tưởng vào BCTC cũng như tin tưởng số liệu. - Hai là, khả năng khách hàng gặp khó khăn về tài chính sau khi báo cáo kiểm toán được công bố, nhất là tiêu chí này ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Nếu số dưTrường các khoản vay cao, Đại các y ếuhọc tố khác Kinhkhông đổi thì tế khả năngHuế thanh toán của doanh nghiệp được đánh giá tốt và ngược lại. Sau khi đánh giá rủi ro kiểm toán, KTV tiến hành đánh giá rủi ro tiềm tàng. Rủi ro tiềm tàng là rủi ro tiềm ẩn, vốn có khả năng từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong BCTC chứa đựng những sai sót khi tính riêng lẻ hay tính gộp, mặc dù có hay không có hệ thống SVTH: Nguyễn Thị Tố Nga 22
  32. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga KSNB. Rủi ro này liên quan đến hoạt động và ngành nghề hoạt động kinh doanh của khách hàng. Việc đánh giá rủi ro tiềm tàng phụ thuộc vào: - Một là, bản chất kinh doanh của khách hàng. Rủi ro tiềm tàng có thể tăng lên tùy thuộc đặc thù của ngành nghề kinh doanh mà nó có thể tạo nên những khó khăn cho kiểm toán các khoản vay. - Hai là, tính trung thực của Ban Giám Đốc. BGĐ không thể xem là hoàn toàn trung thực trong mọi trường hợp. Khi BGĐ bị kiểm soát bởi một số các nhân thiếu trung thực thì khả năng BCTC bị báo cáo sai nghiêm trọng sẽ tăng lên rất cao. - Ba là, kết quả các lần kiểm toán trước. Đối với tài khoản được phát hiện có sai phạm trong lần kiểm toán của năm trước, rủi ro tiềm tàng được xác định ở mức cao. - Bốn là, hợp đồng kiểm toán lần đầu và hợp đồng kiểm toán dài hạn. Trong các hợp đồng kiểm toán lần đầu, KTV thường thiếu hiểu biết và kinh nghiệm về các sai sót của đơn vị khách hàng nên họ thường đánh giá rủi ro tiềm tàng cao hơn so với hợp đồng kiểm toán gia hạn. - Năm là, các nghiệp vụ kinh tế không thường xuyên. Các nghiệp vụ này có khả năng bị vào sổ sai nhiều hơn các nghiệp vụ diễn ra hàng ngày do khách hàng thiếu kinh nghiệm trong hạch toán các nghiệp vụ đó. - Sáu là, các ước tính kế toán. Rủi ro tiềm tàng của các khoản vay phản ánh các ước tính kế toán thường được đánh giá cao hơn. Bằng chứng kiểm toán cần thu thập được xác định dựa trên kết quả của việc đánh giá rủi ro kiểm toán. Mối quan hệ giữa số lượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập và rủi ro kiểm toán được thể hiện qua bảng 1.1. Bảng 1.1: Mối quan hệ giữa rủi ro kiểm toán và số lượng kiểm toán. Trường TrườngRủi ro kiểm Rủ i Đạiro tiềm Rhọcủi ro kiể mKinh Rủi ro phát tế S ốHuế lượng bằng chứng hợp toán tàng soát hiện cần thu thập 1 Cao Thấp Thấp Cao Thấp 2 Thấp Thấp Thấp Trung bình Trung bình 3 Thấp Cao Cao Thấp Cao SVTH: Nguyễn Thị Tố Nga 23
  33. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga 4 Trung bình Trung bình Trung bình Trung bình Trung bình 5 Cao Thấp Trung bình Trung bình Trung bình (TS Nguyễn Viết Lợi- Th.S Đậu Ngọc Châu, 2014) 1.4.1.5 Nghiên cứu hệ thống KSNB và đánh giá rủi ro kiểm soát: Theo chuẩn mục kiểm toán Việt Nam số 315 – Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị: “Thu thập những hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị, trong đó có kiểm soát nội bộ là một quy trình liên tục và linh hoạt trong việc thu thập, cập nhật và cung cấp thông tin trong suốt quá trình kiểm toán. Hiểu biết về đơn vị cung cấp cho KTV cơ sở để lập kế hoạch kiểm toán và thực hiện các xét đoán chuyên môn trong suốt quá trình kiểm toán ” - Nghiên cứu hệ thống KSNB: KTV sẽ sử dụng bảng câu hỏi để tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ đối với các khoản vay. Bên cạnh đó, KTV có thể mô tả quy trình vay vốn để đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống KSNB. Ngoài ra, KTV có thể quan sát, phỏng vấn các nhân sự của công ty, kiểm tra các chứng từ sổ sách và quan sát các hoạt động vay vốn của doanh nghiệp. Phép thử walk-through: + Mục đích: đây là thủ tục kiểm toán từ đầu đến cuối chu trình vay vốn để xác định xem các kiểm soát chính có hoạt động đúng như thiết kế và như KTV đã tìm hiểu hay không. + Phương pháp: KTV chọn một vài nghiệp vụ và lần theo từng bước thực hiện xem có diễn ra phù hợp với bảng mô tả hay không. - Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát: KTVTrường đưa ra đánh giá sơĐại bộ về r ủhọci ro kiểm soátKinh cho từng tếcơ s ởHuế dẫn liệu của BCTC dựa trên những bằng chứng thu thập được qua tìm hiểu hệ thống KSNB và phép thử Walk-through. Cần lưu ý rằng khi đánh giá rủi ro kiểm soát thấp hơn mức tối đa, KTV phải chứng minh đánh giá này bằng các thử nghiệm kiểm soát. (Nguồn: PGS.TS Trần Thị Giang Tân, 2014) 1.4.1.6 Thiết kế chương trình kiểm toán: SVTH: Nguyễn Thị Tố Nga 24
  34. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Chương trình kiểm toán là những dự kiến chi tiết về các công việc kiểm toán cần thực hiện, thời gian hoàn thành và sự phân công lao động giữa các KTV cũng như dự kiến về những tư liệu, thông tin liên quan cần sử dụng và thu thập. Chương trình kiểm toán được thiết kế phù hợp sẽ mang lại nhiều lợi ích đó là: sắp xếp một cách có kế hoạch các công việc và nhân lực, đảm bảo sự phối hợp giữa KTV cũng như hướng dẫn cho các KTV chưa có kinh nghiệm. Cùng với đó, chương trình kiểm toán là phương tiện để chủ nhiệm kiểm toán quản lí, giám sát cuộc kiểm toán thông qua việc xác định các bước công việc còn phải thực hiện. Cuối cùng, chương trình kiểm toán là bằng chứng để chứng minh các thủ tục kiểm toán đã thực hiện. (Nguồn: PGS.TS Trần Thị Giang Tân, 2014) 1.4.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán các khoản vay: Thực hiện kiểm toán là quá trình thu thập bằng chứng kiểm toán khoản mục vay để làm cơ sở cho việc đưa ta ý kiến kiểm toán khoản mục này. Giai đoạn này chủ yếu bao gồm việc tìm hiểu, đánh giá hệ thống KSNB, thực hiện các thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản đối với công tác vay nợ hoặc khoản mục vốn vay trên báo cáo tài chính. Đó là quá trình triển khai một cách chủ động và tích cực các kế hoạch, chương trình kiểm toán nhằm đưa ra ý kiến xác thực về mức độ trung thực và hợp lí của báo cáo tài chính trên cơ sở những bằng chứng kiểm toán đầy đủ và tin cậy. Thực hiện kiểm toán các khoản vay được tiến hành theo các bước công việc đã định sẵn trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, thường được tiến hành theo 2 bước: - Thực hiện thử nghiệm kiểm soát. - Thực hiện thử nghiệm cơ bản. 1.4.2.1Trường Thực hiện thử nghiĐạiệm ki ểhọcm soát đ ốiKinh với quy trình tế kiể mHuế toán khoản mục vay: KTV phải có sự hiểu biết đầy đủ về hệ thống KSNB để lập kế hoạch kiểm toán và để xác định bản chất, thời gian và phạm vi của các cuộc kiểm toán. Nếu khách hàng có hệ thống KSNB tốt thì bằng chứng kiểm toán mà KTV phải thu thập ít hơn do rủi ro kiểm soát đối với khách hàng đó thấp và ngược lại. SVTH: Nguyễn Thị Tố Nga 25
  35. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Việc thực hiện các thử nghiệm kiểm soát được thiết kế cho toàn bộ tổng thể BCTC không chỉ để xác minh tính hữu hiệu của hệ thống KSNB mà còn làm cơ sở cho việc xác định phạm vi thực hiện các thử nghiệm cơ bản trên số dư và nghiệp vụ của đơn vị. Việc đánh giá hệ thống KSNB đối với các khoản vay cũng được thực hiện theo 4 bước: Thứ nhất, thu thập hiểu biết về hệ thống KSNB đối với các khoản vay và mô tả chi tiết hệ thống KSNB trên giấy tờ làm việc. Thu thập hiểu biết về hệ thống KSNB đối với các khoản vay dựa trên 4 yếu tố: môi trường trong kiểm soát, hệ thống thông tin các khoản vay, các thủ tục kiểm soát và hệ thống kiểm soát nội bộ. Thứ hai, đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát các khoản vay. Rủi ro kiểm soát được đánh giá thông qua những hiểu biết về hệ thống KSNB đã được tiến hành ở trên. Nếu hệ thống KSNB đối với các khoản vay được thiết kế và vận hành hữu hiệu thì rủi ro kiểm soát được đánh giá thấp và ngược lại. Thứ ba, thực hiện thử nghiệm kiểm soát. Mục đích của thử nghiệm này là thu thập bằng chứng về sự hiện hữu của các quy chế và thủ tục kiểm soát để giảm bớt các thử nghiệm cơ bản trên số dư và nghiệp vụ các khoản vay. Đối với các bằng chứng để lại “dấu vết” thường sử dụng phương pháp kiểm tra lại các tài liệu liên quan hoặc thực hiện lại thủ tục kiểm soát; còn đối với các bằng chứng không để lại “dấu vết” thường tiến hành quan sát hoặc phỏng vấn các thủ tục liên quan đến vay nợ. Thứ tư, lập bảng đánh giá hệ thống KSNB. Mục tiêu kiểm toán đối với vay nợ; thông tin mô tả thực trạng vay; bản chất và tính hệ trọng các rủi ro tương ứng; nguyên tắc thiết kế và vận hành các thủ tục kiểm soát; đánh giá hệ thống KSNB đối với khoản mục này. Trường Đại học Kinh tế Huế (Nguồn: PGS.TS Trần Thị Giang Tân, 2014) 1.4.2.2 Thực hiện thử nghiệm cơ bản đối với quy trình kiểm toán khoản mục vay: Thử nghiệm cơ bản là thủ tục kiểm toán quan trọng của cuộc kiểm toán được thiết kế nhằm phát hiện các sai sót trọng yếu ở giai đoạn cơ sở dẫn liệu. Thử nghiệm cơ bản gồm hai thủ tục chính là: Thủ tục phân tích và thủ tục kiểm tra chi tiết. SVTH: Nguyễn Thị Tố Nga 26
  36. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga - Thủ tục phân tích đối với các khoản vay: được thực hiện cho từng khoản mục theo chương trình kiểm toán đã thiết kế trước. Tùy chương trình kiểm toán của từng công ty khác nhau mà thủ tục phân tích cũng khác nhau nhưng nhìn chung vẫn sử dụng phương pháp phân tích ngang và phân tích dọc. Các thủ tục phân tích ở giai đoạn này bao gồm việc so sánh các thông tin về các khoản vay theo kỳ kinh doanh, từng đối tượng cho vay; so sánh giữa các khoản chi phí lãi vay phải trả thực tế với kế hoạch, dự tính; so sánh cac khoản vay ngắn hạn, dài hạn với nhau. Các thủ tục phân tích được áp dụng với khoản mục vay thường là: + So sánh số dư tài khoản vay năm nay so với năm trước. So sánh các khoản vay chưa trả năm nay so với năm trước. + So sánh các tỷ lệ (các khoản vay / tổng nguồn vốn) của năm nay so với năm trước để thấy được sự biến động, đồng thời so sánh với chỉ tiêu ngành để thấy được tính hợp lí của cơ cấu nguồn vốn. + Tính toán lại số dư khoản mục vay và so sánh với số liệu do công ty ghi chép. So sánh tổng số dư các khoản vay, lãi vay và phải trả cá nhân năm nay với năm trước. + Tính toán lại chi phí lãi vay trên cơ sở lãi suất ngân hàng theo quy định và khoản phải trả hàng tháng. Khi có sự thay đổi đột biến, có sự chênh lệch hoặc nghiệp vụ bất thường, KTV xem xét lại cách hạch toán của mình, cách ghi chép số liệu của mình xem có sai sót gì không? Nếu không có thì có thể phỏng vấn nhân viên phụ trách phần hành đó về sự đột biến đó. - Thủ tục kiểm tra chi tiết đối với khoản vay: là việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật cụ thể của trắc nghiệm tin cậy thuộc trắc nghiệm công việc và trắc nghiệm trực tiếp số dư để kiểm Trường toán từng khoản m ụĐạic hoặc nghihọcệp vụ tKinhạo nên số dư tế trên Huế khoản mục hay loại nghiệp vụ. Đối với từng khoản mục cụ thể thì tùy vào mục tiêu kiểm toán mà KTV thiết kế thủ tục kiểm tra chi tiết cho phù hợp. Dưới đây là các thủ tục kiểm tra chi tiết được thiết kế cho khoản mục vay: SVTH: Nguyễn Thị Tố Nga 27
  37. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga + Yêu cầu đơn vị cung cấp số dư chi tiết các khoản vay để đối chiếu với sổ chi tiết, kiểm tra tổng số và đối chiếu với sổ cái. + Gửi thư đề nghị xác nhận đến các chủ nợ. Đối với các khoản vay ngân hàng: việc xác nhận được tiến hành đồng thời với xác nhận về tiền gửi ngân hàng. Phải gửi thư xác nhận cho tất cả ngân hàng có giao dịch trong kì. Đối với các chủ nợ khác: kiểm toán viên đề nghị xác nhận về ngày vay, thời hạn trả, số dư cuối kì, lãi suất, ngày trả lãi, Đối với khoản vay có thế chấp: kiểm toán viên đề nghị chủ nợ xác nhận, sau đó đối chiếu với sổ sách của đơn vị. Có thể đề nghị chủ nợ cho biết ý kiến về sự chấp hành của đơn vị đối với hợp đồng thế chấp. Đối với các trái phiếu do đơn vị phát hành: kiểm toán viên đề nghị người ủy thác xác nhận về các thông tin liên quan đến trái phiếu như ngày đáo hạn, lãi suất, giá trị trái phiếu đang lưu hành tại thời điểm khóa sổ, + Kiểm tra chứng từ các nghiệp vụ vay và thanh toán: thu thập các chứng từ nhận tiền như phiếu thu, giấy báo có ngân hàng, và những chứng từ thanh toán như phiếu chi, giấy báo nợ ngân hàng, sau đó đối chiếu với các tài liệu liên quan như hợp đồng, biên bản đối chiếu công nợ, hoặc bảng sao kê của ngân hàng. + Kiểm tra việc tính toán và phân bổ chi phí lãi vay: Kiểm toán viên kiểm tra việc tính toán chi phí lãi vay có chính xác không bằng cách kiểm tra các chứng từ thanh toán lãi vay và xem xét tình hình trả lãi vay trên thư xác nhận. Lưu ý khi kiểm tra chi phí lãi vay do phát hành trái phiếu có chiết khấu hoặc có phụ trội là việc phân bổ chi phí lãi vay vào chi phí tài chính. TrườTrườngng hợp lãi vay phát Đại sinh từ tráihọc phiếu do Kinh đơn vị phát hànhtế vàHuế giao cho người ủy thác thực hiện, kiểm toán viên chỉ cần xin xác nhận trực tiếp từ người ủy thác. + Xem xét việc tuân thủ các cam kết trong hợp đồng tín dụng: kiểm toán viên phải tìm hiểu về giới hạn còn hiệu lực với đơn vị, để xem chúng có được tuân thủ hay không, SVTH: Nguyễn Thị Tố Nga 28
  38. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga và đơn vị có nhứng hành động thích hợp khi có bằng chứng là cam kết bị vi phạm hay không. + Xem xét tính hợp pháp của việc phát hành trái phiếu: kiểm toán viên cần nghiên cứu biên bản họp Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng cổ đông, đối chiếu điều lệ lại với điều lệ công ty và pháp luật hiện hành về thẩm quyền phát hành trái phiếu cũng như xem xét sự tuân thủ đối với điều kiện và thể thức phát hành trái phiếu. + Kiểm tra việc trình bày và thuyết minh đối với các khoản vay: Khi trình bày các khoản vay trên BCTC cần tách biệt giữa nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Vì vậy KTV cần kiểm tra các khoản nợ dài hạn cuối kì, nếu khoản nào đến hạn trong năm sau thì phải trình bày trong Nợ ngắn hạn hoặc được thuyết minh là Nợ dài hạn đến hạn trả. Các khoản vay từ bên liên quan cần được công bố trên thuyết minh BCTC. Các khoản vay có thể chấp cần được thuyết minh. Các giới hạn bắt buộc trong hợp đồng vay dài hạn cần thuyết minh. + Kiểm tra việc đánh giá lại các khoản vay bằng ngoại tệ có số dư cuối kì Kiểm toán viên cần tiến hành đánh giá lại các khoản vay bằng ngoại tệ có số dư cuối kì theo tỷ giá bán thực tế của ngân hàng thường xuyên giao dịch, sau đó đối chiếu với việc đánh giá của khách hàng để phát hiện sai lệch và điều chỉnh nếu có. (Nguồn: PGS.TS Trần Thị Giang Tân, 2014) 1.4.3 Giai đoạn hoàn thành kiểm toán: Kết thúc kiểm toán, KTV phát hành báo cáo kiểm toán để đưa ra ý kiến của mình về báo cáo tài chính. Nhưng trước khi phát hành báo cáo kiểm toán, KTV cần tổng hợp các kết quả thuTrường được và thực hi ệĐạin một số nghihọcệp vụ bKinhổ sung có tính tế ch ấHuết tổng quát như xem xét các khoản công nợ ngoài dự kiến, xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày khóa sổ, giả định hoạt động liên tục và đánh giá tổng quát kết quả. Căn cứ vào kết quả kiểm toán sau khi kết thúc chương trình kiểm toán các khoản vay, KTV đưa ra một trong các loại ý kiến với khoản mục này như sau: SVTH: Nguyễn Thị Tố Nga 29
  39. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga - Ý kiến chấp nhận toàn phần: được đưa ra khi KTV kết luận rằng BCTC đã được lập trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng. KTV đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần không có nghĩa là tất cả các khoản vay trên BCTC được kiểm toán là hoàn toàn đúng mà có thể khoản mục đó có sai sót nhưng không trọng yếu. - Ý kiến ngoại trừ: KTV đưa ra ý kiến ngoại trừ khi dựa trên các bằng chứng kiểm toán đầy đủ, thích hợp đã thu thập, KTV kết luận là các sai sót xét riêng lẻ hoặc tổng hợp lại có ảnh hưởng trọng yếu nhưng không lan tỏa đối với BCTC; hoặc KTV không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán, nhưng những ảnh hưởng đó có thể có các sai sót chưa được phát hiện là trọng yếu nhưng không lan tỏa đối với BCTC. - Ý kiến từ chối: KTV phải từ chối đưa ra ý kiến khi KTV không thể thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán và KTV kết luận rằng những ảnh hưởng có thể của sai sót chưa phát hiện được có thể là trọng yếu và lan tỏa đối với BCTC. - Ý kiến trái ngược: KTV phải đưa ra ý kiến trái ngược khi dựa trên các bằng chứng kiểm toán đầy đủ, thích hợp đã thu thập được, KTV kết luận là các sai sót, xét riêng lẻ hay tổng hợp lại có ảnh hưởng trọng yếu và lan tỏa đối với BCTC. (Nguồn: PGS.TS Trần Thị Giang Tân, 2014) Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Tố Nga 30
  40. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN VAY TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN & TƯ VẤN RSM VIỆT NAM – CHI NHÁNH MIỀN TRUNG 2.1 Khái quát về công ty TNHH Kiểm toán & Tư vấn RSM Việt Nam – Chi nhánh Miền Trung: 2.1.1 Giới thiệu khái quát công ty TNHH Kiểm toán & Tư vấn RSM Việt Nam: RSM là mạng lưới quốc tế gồm các công ty thành viên độc lập, cung cấp các dịch vụ kiểm toán, thuế và tư vấn cho các tổ chức đang phát triển mạnh mẽ và đầy tham vọng trên toàn cầu. Xếp hạng thứ 7 toàn cầu các hãng cung cấp dịch vụ kiểm toán, thuế và tư vấn. Giữ vị trí thứ 6 toàn cầu trong các dịch vụ về kế toán, kiểm toán chuyên ngành. RSM Quốc tế có 121 thành viên tại 112 Quốc gia trên toàn cầu. Công ty TNHH Kiểm toán & Tư vấn RSM Việt Nam là một trong bảy tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế hàng đầu tại Việt Nam hiện nay, và là thành viên chính thức của hệ thống RSM Quốc tế. RSM Vietnam được thành lập năm 2001 bởi các kiểm toán viên và chuyên viên tư vấn chuyên nghiệp đã và đang hoạt động trong ngành kiểm toán và tư vấn ngay từ những ngày đầu khi những dịch vụ này mới được hình thành tại Việt Nam. Những lợi thế này cho phép RSM VietNam tập hợp được nguồn nhân lực hùng hậu có thể cung cấp các dịch vụ vừa phù hợp với đặc điểm của Việt Nam vừa theo các tiêu chuẩn chất lượng hàng đầu trên thế giới. Hiện tại, RSM VietNam có 3 văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Hà Nội, với trên 250 nhân viên chuyên nghiệp, với trên 30 người có bằng Kiểm toán viên (CPA) doTrường Bộ Tài Chính cấ p.Đại RSM VietNam học cung Kinh cấp dịch v ụtế kiể mHuế toán và tư vấn cho trên 700 khách hàng trong và ngoài nước hàng năm ở mọi loại hình như: tổng công ty Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các tập đoàn kinh tế tư nhân, các công ty cổ phần, công ty niêm yết và các dự án quốc tế được tài trợ bởi Ngân hàng Phát Triển châu Á, Chương trình phát triển Liên hợp quốc SVTH: Nguyễn Thị Tố Nga 31
  41. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga (Nguồn: Hồ sơ năng lực, RSM Việt Nam- Chi nhánh Miền Trung) 2.1.2 Giới thiệu khái quát về công ty TNHH Kiểm toán & Tư vấn RSM Việt Nam – Chi nhánh Miền Trung: Tên công ty: Công ty TNHH Kiểm toán & Tư vấn RSM Việt Nam – Chi nhánh Miền Trung. Tên Tiếng Anh: RSM VietNam Auditing & Consulting Company LTD – Central Branch. Tên viết tắt: RSM VIETNAM – CENTRAL BRANCH. Địa chỉ: Tầng 3, số 142 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường Hòa Cường Nam, Quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng. Mã số chi nhánh: 0302361789-002. Tel: +84 23 6363 3333. Fax: +84 23 6363 3333. 2.1.3 Định hướng, nhiệm vụ chiến lược và giá trị cốt lõi: 2.1.3.1 Định hướng chiến lược: Công ty RSM Việt Nam nói chung và Chi nhánh miền Trung nói riêng đều có định hướng chiến lược là: “Trở thành một trong những nhà cung cấp dịch vụ kiểm toán chuyên nghiệp hàngTrường đầu tại Việt Nam Đại thông qua học uy tín, chuyên Kinh môn và tếvị th ếHuế trên thị trường.” (Nguồn: Hồ sơ năng lực, RSM Việt Nam- Chi nhánh Miền Trung) 2.1.3.2 Nhiệm vụ chiến lược: - Nỗ lực hỗ trợ khách hàng gặt hái thành công trong mọi môi trường kinh doanh. - Cam kết cung cấp cho khách hàng các dịch vụ với chất lượng cao theo phong cách chuyên nghiệp. SVTH: Nguyễn Thị Tố Nga 32
  42. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga - Tôn trọng các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp. - Đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn và năng lực giỏi để phục vụ khách hàng trong tiến trình phát triển và hội nhập toàn cầu; tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp và thân thiện. - Tạo sự khác biệt trong các dịch vụ bằng việc đem thêm giá trị gia tăng và xây dựng quan hệ ấn tượng với khách hàng. - Ứng dụng công nghiệp tiên tiến trong mọi hoạt động kinh doanh. - Phấn đấu đem lại lợi ích cao nhất cho khách hàng, nhân viên, cổ đông và xã hội. 2.1.3.3 Giá trị cốt lõi: Thương hiệu của RSM được xây dựng trên năm giá trị cốt lõi không thể tách rời khi tương tác giữa các thành viên và với khách hàng: Tôn trọng, Liêm chính, Cộng tác, Vượt trội và Trách nhiệm. - Tôn trọng: “Đối xử với người khác như cách chúng ta muốn được đối xử”. RSM thể hiện sự tôn trọng trong từng tương tác với khách hàng, nhân viên và đối tác. - Liêm chính: “Hành động đúng đắn”. RSM luôn trung thành với chuẩn mực nghề nghiệp của mình trong việc ra quyết định, đàm phán và truyền thông. - Cộng tác: “Hợp tác hiệu quả”. RSM trau dồi sự hợp chân thành trong làm việc nhóm, giữa các thành viên, qua các bộ phận và giữa các nhà lãnh đạo. - Vượt trội: “Xuất sắc nhất trong mọi dịch vụ thực hiện”. RSM đạt được sự khác biệt thông qua các tiêu chuẩn của RSM, sự vận hành và kết quả công việc RSM chuyển giao. - Quản lí trách nhiệm: “Phát triển con người, công ty thành viên và mạng lưới toàn cầu”. XâyTrường dựng RSM ngày mĐạiột tốt hơn họcbằng cách: Kinh phát huy ti ềmtế năng Huế của nhân viên, xây dựng thương hiệu của RSM và hỗ trợ tích cực đến cộng đồng. (Nguồn: SVTH: Nguyễn Thị Tố Nga 33
  43. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga 2.1.4 Cơ cấu tổ chức: Giám đốc Chi Nhánh Miền Trung Phòng Tư vấn- Phó GĐ- Trưởng phòng Phòng Kế toán- Đào tạo Kiểm toán BCTC Hành chính Khối Kiểm toán BCTC Ban Soát Xét Phòng Kiểm toán BCTC Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty TNHH Kiểm toán & Tư vấn RSM Việt Nam – Chi nhánh Miền Trung Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận: - Giám đốc chi nhánh: Là người đại diện toàn quyền và chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của công ty. Trực tiếp tổ chức và điều hành hoạt động kinh doanh củaTrường công ty, chịu trách Đại nhiệm ký học hợp đồ ngKinh và cung cấ ptế dịch Huếvụ kiểm toán và các dịch vụ khác. - Phó Giám đốc – Trưởng khối Kiểm toán BCTC: Được ủy quyền xem xét chấp nhận khách hàng, ký báo cáo kiểm toán, quản lí, sắp xếp lịch công tác cho nhân viên. Là người đại diện công ty tham gia các cuộc trao đổi với khách hàng sau khi kết thúc cuộc kiểm toán hoặc ủy quyền cho trưởng đoàn kiểm toán. SVTH: Nguyễn Thị Tố Nga 34
  44. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga - Phòng Tư vấn – Đào tạo: Thực hiện các dịch vụ tư vấn về thuế, cung cấp dịch vụ kế toán, trực tiếp tổ chức các khóa đạo tạo, cập nhật các chính sách mới, các điểm thay đổi, bổ sung trong các văn bản pháp luật về kế toán, kiểm toán, thuế, cho các khách hàng của công ty và khách hàng có nhu cầu. Chịu trách nhiệm tổ chức khóa đào tạo, huấn luyện cho nhân viên mới và thực tập sinh. - Phòng Kế toán – Hành chính: Thực hiện hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của công ty hằng ngày. Lưu trữ hồ sơ chứng từ liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty. Tổng hợp đối chiếu số liệu cuối kỳ, lập BCTC cuối kì. Hỗ trợ nhân viên trong công ty về các hoạt động liên quan đến phần mềm hoạt động, cung cấp con dấu công ty, trực tiếp nhận và gửi hồ sơ của khách hàng. - Khối kiểm toán BCTC: Được phân công và chịu trách nhiệm thực hiện các hợp đồng kiểm toán BCTC theo đúng thời gian phân công của Giám đốc. Liên lạc với công ty khách hàng nhằm chuẩn bị cho cuộc kiểm toán. Thực hiện kiểm toán, lập Báo cáo tài chính và trình lên Giám đốc xét duyệt trước khi phát hành. - Ban Soát xét: Rà soát, kiểm tra chất lượng của các báo cáo kiểm toán trước khi phát hành. Đánh giá công việc hoàn thành của các nhân viên thực hiện. Thống kê và lập báo cáo trình bày với Giám đốc về chất lượng của cuộc kiểm toán đã hoàn thành. 2.1.5 Các dịch vụ do công ty cung cấp: 2.1.5.1 Dịch vụ kiểm toán và soát xét BCTC: Công ty sẽ cung cấp các dịch vụ sau: - Kiểm toán BCTC thường niên. - Kiểm toán BCTC giữa niên độ. - KiTrườngểm toán BCTC vì mĐạiục địch thuhọcế. Kinh tế Huế - Kiểm toán tuân thủ. - Kiểm toán hoạt động. - Soát xét BCTC. - Soát xét thông tin tài chính dựa theo các thủ tục thỏa thuận trước. SVTH: Nguyễn Thị Tố Nga 35
  45. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga 2.1.5.2 Dịch vụ hỗ trợ tư vấn hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết: Dựa trên các quy tắc xác định giá giao dịch và tham khảo từ những thông lệ quốc tế tối ưu, công ty sẽ tiến hành soát xét việc xác định giá giao dịch theo một quy trình bao gồm nhiều giai đoạn với những điều chỉnh phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao. Ngoài ra, công ty có thể tư vấn cho khách hàng các vấn đề liên quan đến tuân thủ quy định xác định giá giao dịch tiếp theo và quản lí các thông tin kê khai. 2.1.5.3 Dịch vụ soát xét Thuế: Công ty sẽ hỗ trợ khách hàng trong việc phát hiện các khoản lỗi không cố ý có thể xảy ra về việc không tuân thủ quy định về Thuế, bao gồm các loại Thuế sau: - Thuế Thu nhập doanh nghiệp. - Thuế Thu nhập cá nhân. - Thuế Giá trị gia tăng. - Thuế Nhà thầu nước ngoài. 2.1.5.4 Dịch vụ cấp phép: Công ty sẽ hỗ trợ đối với việc thành lập công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài, bao gồm: - Hỗ trợ Nhà đầu tư làm việc với Phòng đầu tư nước ngoài, Sở Kế hoạch đầu tư để đăng kí Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư. - Hỗ trợ Nhà đầu tư làm việc với Phòng đăng kí kinh doanh của Sở Kế hoạch đầu tư để đăng kí Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp. 2.1.5.5 Dịch vụ sau giấy phép: - Thông báo thời gian hoạt động cho cơ quan cấp giấy phép. - HTrườngỗ trợ soạn thảo Biên Đại bản họp đhọcầu tiên đ ểKinh bổ nhiệm qu tếản lí, Huếphụ trách kế toán và theo dõi các thủ tục cấp giấy phép. - Thông báo tiến độ góp vốn cho cơ quan cấp giấy phép. - Hỗ trợ làm việc ban đầu với cơ quan thuế. SVTH: Nguyễn Thị Tố Nga 36
  46. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga - Hỗ trợ chuẩn bị và nộp các tài liệu liên quan đến việc đăng kí ban đầu cho cơ quan thuế. 2.1.5.6 Tư vấn tuân thủ lao động: - Dịch vụ tư vấn tuân thủ lao động đối với nhân viên nước ngoài. - Dịch vụ tư vấn tuân thủ lao động đối với nhân viên Việt Nam. - Dịch vụ tư vấn tuân thủ lao động khác. 2.1.5.7 Dịch vụ tư vấn hỗ trợ tính lương: - Thiết lập ban đầu hệ thống báo cáo lương. - Duy trì và cập nhật hệ thống báo cáo lương. - Dịch vụ hỗ trợ tính lương hàng tháng. 2.1.5.8 Dịch vụ hỗ trợ kế toán: - Dịch vụ hỗ trợ kế toán cho mục đích tuân thủ quy định. - Dịch vụ kế toán trưởng. - Dịch vụ kế toán khác. - Hỗ trợ cho việc soát xét của kiểm toán bên ngoài (nếu được yêu cầu) 2.1.5.9 Dịch vụ tư vấn thường xuyên: Là dịch vụ hỗ trợ tổng quan về các quy định chung, các vấn đề về thuế và các quy định bắt buộc khác có ảnh hưởng đến hoạt động của khách hàng. 2.1.6 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Kiểm toán & Tư vấn RSM Việt Nam giai đoạn 2017-2018: Từ khi thành lập, Công ty Kiểm toán & Tư vấn RSM Việt Nam không ngừng phát triển lớn mạnh, doanh thu năm sau luôn cao hơn các năm trước. Năm 2018, với doanh thu 125 tỷ VND,Trường Công ty Kiểm Đạitoán RSM học Việt Nam Kinh ở trong Top tế08 Công Huế ty Kiểm toán có doanh thu lớn nhất Việt Nam. SVTH: Nguyễn Thị Tố Nga 37
  47. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Bảng 2.1: Thông tin tài chính của RSM VietNam giai đoạn 2017-2018 Đơn vị tính: Đồng TT Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Chênh lệch Tỷ lệ % 1 Tổng tài sản 42.115.422.677 46.838.883.715 4.723.461.038 11,22 % 2 Tổng nợ phải trả 31.924.966.138 35.336.431.303 3.411.465.165 10,69 % 3 Tài sản ngắn hạn 38.444.825.243 42.548.972.018 4.104.146.775 10,68 % 4 Tổng nợ ngắn hạn 29.811.604.486 33.204.314.145 3.392.709.659 11,38 % 5 Doanh thu 100.089.307.295 125.950.109.242 25.860.801.947 25,84 % Lợi nhuận trước 6 4.365.646.180 4.839.975.927 474.329.747 10,87 % thuế 7 Lợi nhuận sau thuế 3.435.270.470 3.791.595.876 356.325.406 10,37 % (Nguồn: Hồ sơ năng lực, RSM Việt Nam- Chi nhánh Miền Trung) Dựa vào bảng thông tin tài chính năm 2017-2018 ta có thể thấy rằng, các khoản mục tài chính năm 2018 đều trên 10% so với năm 2017, đặc biệt là tăng nhiều nhất là doanh thu tăng và tăng ít nhất là lợi nhuận sau thuế. Cụ thể là, năm 2018 doanh thu đạt mức 125,950,109,242 đồng, tương ứng tăng 25,860,801,947 đồng, tăng đến 25.84 %; lợi nhuận sau thuế là 3,791,595,876 đồng, tương ứng tăng 356,325,406 đồng, tăng 10.37%. 2.2 Quy trình kiểm toán các khoản vay trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH Kiểm toán & Tư vấn RSM Việt Nam – Chi nhánh Miền Trung thực hiện: Một số nội dung tổng quan về Công ty Cổ phần ABC: Công ty Cổ phần ABC được thành lập dựa theo Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số Trường4100xxxxxx của S ởĐại kế hoạch học và Đầu tưKinh tỉnh Bình Đtếịnh cấHuếp ngày 12 tháng 02 năm 1999, Luật Doanh nghiệp, Điều lệ công ty và các quy định pháp lí hiện hành có liên quan. Từ khi thành lập đến nay, Công ty có 5 lần điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp và lần điều chỉnh gần nhất vào ngày 01 tháng 12 năm 2011. Vốn điều lệ theo Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp là 18.000.000.000 VND, được chi tiết như sau: SVTH: Nguyễn Thị Tố Nga 38
  48. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Quốc gia/ Nhà đầu tư Tại ngày 31/12/2018 Tại ngày 01/01/2018 Quốc tịch Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ (VND) (%) (VND) (%) Nguyễn Thị Thanh Mai Việt Nam 505.000.000 2,81 505.000.000 2,81 Nguyễn Thị Ngọc Trâm Việt Nam 428.000.000 2,38 428.000.000 2,38 Phạm Thị Thanh Hương Việt Nam 409.500.000 2,28 409.500.000 2,28 Nguyễn Thị Bông Việt Nam 400.000.000 2,22 400.000.000 2,22 Các cổ đông khác 16.257.500.000 90,31 16.257.500.000 90,31 Cộng 18.000.000.000 100 18.000.000.000 100 Trụ sở chính đăng kí hoạt động kinh doanh của công ty được đặt tại số 20 Nguyễn Văn Trỗi, Phường Ngô Mây, Thành phố Quy Nhơn, Tỉnh Bình Định. Lĩnh vực kinh doanh: sản xuất. Tổng số nhân viên của công ty tại ngày 31 tháng 12 năm 2018 là 180 (31/12/2017 là 190). Ngành nghề kinh doanh: Theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, ngành nghề chính của Công ty là: - Sản xuất bao bì bằng giấy, bìa (Chi tiết: Sản xuất các loại bao bì giấy, bao bì carton.); - In ấn (Chi tiết: In báo, tạp chí, xuất bản phẩm, hóa đơn tài chính, giấy tờ quản lí kinh tế - Trườngxã hội; in nhãn, hộ pĐại thuốc, nhãn học bao bì, Kinhcác tờ truyề ntế thông, Huế tập san, nhãn mác, biểu mẫu, catalogue giới thiệu sản phẩm và các sản phẩm khác theo quy định hiện hành); - Vận tải hàng hóa bằng đường bộ; - Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu (Chi tiết: Kinh doanh nguyên liệu, phụ liệu phục vụ cho ngành bao bì, giấy, in); SVTH: Nguyễn Thị Tố Nga 39
  49. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga - Sản xuất sản phẩm khác từ gỗ, sản xuất sản phẩm từ tre, nứa, rơm, rạ và vật liệu tết bện (Chi tiết: Chế biến hàng lâm sản xuất khẩu và tiêu thụ nội địa); - Sản xuất bột giấy, giấy và bìa (Chi tiết: Sản xuất giấy các loại); - Kho bãi và lưu giữ hàng hóa (Chi tiết: Dịch vụ cho thuê kho bãi); - Sản xuất khác chưa được phân vào đâu (Chi tiết: Sản xuất các loại bao bì nhựa, vải, nhựa tráng nilon, nhôm, sắt tây, gỗ, phít) Cơ sở lập Báo cáo tài chính và các chính sách kế toán: - Báo cáo tài chính kèm theo được trình bày bằng Đồng Việt Nam, theo nguyên tắc giá gốc và phù hợp với Chuẩn mực kế toán Việt Nam và chế độ kế toán Việt Nam. - Hình thức sổ sách: Nhật kí chung. - Kỳ kế toán năm bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc ngày 31 tháng 12. - Phương pháp giá trị hàng tồn kho: Theo phương pháp bình quân gia quyền. - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Theo phương pháp kê khai thường xuyên. - Phương pháp khấu hao tài sản cố định: Theo phương pháp đường thẳng. Quy trình kiểm toán BCTC do công ty TNHH Kiểm toán & Tư vấn RSM Việt Nam – Chi nhánh Miền Trung thực hiện được chia làm ba giai đoạn chính: Chuẩn bị kiểm toán, thực hiện kiểm toán và hoàn thành kiểm toán. Trong đó, giai đoạn chuẩn bị kiểm toán và giai đoạn hoàn thành kiểm toán được thể hiện rõ ở giấy làm việc FOF (Front Of File) còn giai đoạn thực hiện kiểm toán thì sẽ được ghi chép cụ thể, rõ ràng ở giấy làm việc BOF (Back Of File) theo từng khoản mục kiểm toán khác nhau. 2.2.1 Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán: Công ty Kiểm toán & Tư vấn RSM Việt Nam nói chung và chi nhánh Miền trung nói riêng đều rất chú trọng đến giai đoạn chuẩn bị kiểm toán, có thể nói rằng giai đoạn này chiếmTrường phần lớn thời gian Đại của cuộc họckiểm toán Kinhvì mức độ quan tế tr ọHuếng của nó (một cuộc kiểm toán có giai đoạn chuẩn bị kiểm toán tốt thì cuộc kiểm toán sẽ diễn ra thuận lợi, tiết kiệm được chi phí và hạn chế được những rủi ro kiểm toán). Thế nên, giai đoạn chuẩn bị kiểm toán của công ty Kiểm toán & Tư vấn RSM Việt Nam sẽ được chia làm ba giai đoạn: đánh giá và chấp nhận khách hàng, giai đoạn tiền kế hoạch và giai đoạn lập kế hoạch. SVTH: Nguyễn Thị Tố Nga 40
  50. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga 2.2.1.1 Đánh giá và chấp nhận khách hàng: Hàng năm, công ty TNHH Kiểm toán & Tư vấn RSM Việt Nam – Chi nhánh Miền Trung sẽ gửi thư chào dịch vụ đến khách hàng. Nếu khách hàng lựa chọn công ty làm đơn vị kiểm toán, công ty sẽ tiến hành nghiên cứu, xem xét và đánh giá khách hàng; đồng thời xem xét năng lực chuyên môn và khả năng chấp nhận khách hàng theo mẫu giấy làm việc có sẵn của công ty. Công ty TNHH ABC là khách hàng cũ của công ty nên KTV tiến hành đánh giá khả năng tiếp tục khách hàng qua các thủ tục sau: a) Nhận định rủi ro của khách hàng: * Cách thực hiện: KTV tiến hành thu thập thông tin của công ty ABC qua phỏng vấn Ban giám đốc. * Kết quả: - Quyền sở hữu, quản lí và những người quản trị: + Công ty ABC là công ty cổ phần đại chúng chưa niêm yết nên chỉ báo cáo tài chính hàng năm ra công chúng, đang ở giai đoạn phát triển ổn định và không bị chỉ trích công khai bởi cơ quan pháp luật về khía cạnh hoạt động hoặc tiêu chuẩn kế toán. + Ngành nghề kinh doanh của Công ty ABC theo Giấy phép là sản xuất bìa carton và hoạt động in, đây là ngành ổn định và không có rủi ro ngừng hoạt động. Thị phần của Công ty hiện tại khá ổn định và được phân phối chủ yếu tại thị trường khu vực Miền Trung và không có yếu tố nước ngoài. + BGĐ và HĐQT theo sát và điều hành mọi hoạt động của công ty trên tinh thần tuân thủ pháp luật, có nhiều kinh nghiệm trong quản lí, không có dấu hiệu bị chi phối bởi một cá nhânTrường nào đó và không Đại tham gia vàohọc các nghi Kinhệp vụ phức tếtạp và Huế giao dịch lạ. - Hoạt động kinh doanh của Khách hàng: + Tài sản của công ty chủ yếu là máy móc thiết bị trong ngành sản xuất giấy bìa và in, những tài sản này ít nhạy cảm với điều kiện thị trường. + Khách hàng của công ty có số lượng khá lớn và đa dạng nên không bị lệ thuộc vào một khách hàng cụ thể. SVTH: Nguyễn Thị Tố Nga 41
  51. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga + Công ty có một số nhà cung cấp chủ yếu nhưng mặt hàng mà công ty lại có khá nhiều nhà cung cấp trên thị trường nên mức độ lệ thuộc là thấp. + Sản phẩm chính của công ty là bìa carton và sản phẩm in, không nằm trong danh mục bị kiểm tra của cơ quan pháp luật cũng như không phải đối tượng của 1 vụ kiện tụng. + Bộ phận kế toán được tuyển dụng và đào tạo tốt nên hệ thống kế toán và ghi chép không yếu kém. - Tình hình tài chính và khả năng thanh toán của khách hàng. + Tình hình tài chính của công ty đang trong giai đoạn ổn định. + Công ty chưa có ý định sát nhập, mua lại hay thanh lí công ty. + Công ty không có sự phát triển và dự kiến phát triển nào vượt quá nguồn lực tài chính của Công ty. - Những vấn đề đặc biệt có liên quan đến việc hoàn thành cuộc kiểm toán: + Lịch kiểm toán được đưa ra phù hợp để KTV có thể hoàn thành công việc. + Không có dấu hiệu về sự thay đổi về quyền sở hữu, về nhân sự trong Ban lãnh đạo, về hoài nghi về tính chính trực của BGĐ. + BGĐ công ty đồng ý xác nhận thư giải trình. + Lĩnh vực hoạt động của Công ty không quá phức tạp và không có yếu tố đặc thù nên không cần phải dựa vào chuyên gia bên ngoài. * Kết luận: KTV nhận định và đánh giá về bộ máy lãnh đạo, cách thức vận hành của các bộ phận, các quy định, quy chế được ban hành và tình hình tài chính của công ty ABC , KTV nhận định rủi ro của công ty là thấp. b) Đánh giá tính độc lập của công ty kiểm toán với khách hàng: Dựa vào bảng câu hỏi ở giấy làmTrường việc 220 – Bảng câuĐại hỏi về họctính độc lậKinhp của công ty tế kiểm Huế toán, KTV xác định được rằng công ty kiểm toán chỉ cung cấp duy nhất dịch vụ kiểm toán ABC và không có bất cứ mối đe dọa hay mối quan hệ nào liên quan đến tính độc lập của công ty kiểm toán, hoàn toàn phù hợp với chuẩn mực về tính độc lập và chính sách mối quan hệ đạo đức nghề nghiệp. (Phụ lục 01: Giấy làm việc 220 – Bảng câu hỏi về tính độc lập của công ty kiểm toán) SVTH: Nguyễn Thị Tố Nga 42
  52. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga c) Cam kết về tính độc lập của kiểm toán viên: sau khi hoàn thành bảng câu hỏi về tính độc lập của công ty kiểm toán với khách hàng thì công ty sẽ phân công KTV thực hiện cuộc kiểm toán. Các KTV được phân công sẽ xác nhận về tính độc lập với công ty khách hàng để phù hợp với chuẩn mực kiểm toán và đạo đức nghề nghiệp tại giấy làm việc 225 – Cam kết về tính độc lập của kiểm toán viên. Bảng 2.2: Mẫu giấy làm việc 225 – Cam kết về tính độc lập của kiểm toán viên CAM KẾT VỀ TÍNH ĐỘC LẬP CỦA KIỂM TOÁN VIÊN 0225.MPQ Thành phần Tên viết tắt Ngày thực hiện Khách hàng Công ty Cổ phần ABC Trợ lí KT HQC 11/12/2018 KTV chính TTNP 11/12/2018 Partner: TDN Kì kế toán 31/12/2018 EQCR: Mẫu này được lập hằng năm bởi nhóm kiểm toán nhằm ký xác nhận tính độc lập Mỗi người phải ký biên bản này trước khi họ bắt đầu công việc kiểm toán Tôi xác nhận rằng i) Tôi và vợ/chồng của tôi và bất kỳ người con nào của tôi đều không có bất kỳ khoản lợi ích về tài chính nào từ khách hàng này (cũng không đóng vai trò công ty mẹ, con hay là công ty liên kết với khách hàng) ii) Tính độc lập của tôi đối với khách hàng này không bị suy giảm bởi bất kỳ mối quan hệ cá nhân hay xung đột về lợi ích nào Stt Thành viên cam kết Ngày sinh Ký tên 1 Trần Dương Nghĩa 01/00/1900 2 Trần Thị Như Phương 01/00/1900 3 Hồ Quốc Cường 01/00/1900 4 Nguyễn Thị Thu Thủy 01/00/1900 Guidance Ngày xác nhận nên được đánh trước khi bắt đầu thực hiện cuộc kiểm toán. Nhóm thực hiện cũng nên đánh giá lại tính độc lập của họ vào ngày hoàn thành kiểm toán Trường Đại(Trích GLVhọc 225 – CamKinh kết về tính tế độc lậHuếp của kiểm toán viên) d) Thỏa thuận sơ bộ với khách hàng về những xung đột trong công việc kiểm toán: * Cách thực hiện: Sau khi cam kết về tính độc lập của kiểm toán viên, thì công ty kiểm toán tiến hành thỏa thuận sơ bộ với giám đốc công ty ABC. * Kết quả: - Đánh giá rủi ro của hợp đồng: SVTH: Nguyễn Thị Tố Nga 43
  53. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga + Không có bất kì sự thay đổi nào làm ảnh hưởng đến việc tiếp tục thực hiện dịch vụ cho khách hàng. + Không có sự phát sinh vấn đề gì dẫn tới việc xem xét rút khỏi hợp đồng kiểm toán. - Xem xét về tính độc lập: Không có bất kì yếu tố nào liên quan đến tính độc lập của KTV ảnh hưởng đến việc tiếp tục thực hiện dịch vụ cho khách hàng. - Công việc kiểm toán thích hợp: + Không có khó khăn nào trong việc bố trí nhân sự phù hợp cho cuộc kiểm toán. + Không có giới hạn nào về phạm vi công việc bị áp đặt và khách hàng luôn sẵn sàng trả phí như thỏa thuận. - Điều kiện tiên quyết cho hợp đồng kiểm toán: + BGĐ luôn hiểu rõ và chấp thuận về việc trình bày thuyết minh bổ sung để tránh sự hiểu sai về thông tin trên BCTC. + Không có sự thay đổi quan trọng về quyền lợi đa số trong cơ cấu vốn của khách hàng, về thành phần BGĐ. + Không có dấu hiệu nào cho thấy sự không hài lòng của ban quản lí và không có bằng chứng nào về vấn đề cố ý hiểu sai hoặc che giấu các sự kiên có liên quan. + BGĐ đồng ý lập và trình bày BCTC trung thực và hợp lí và kí thư giải trình. * Kết luận: Sau khi thỏa thuận được với khách hàng về những điều kiện trong hợp đồng về thời gian, chi phí và điều kiện thực hiện thì công ty TNHH Kiểm toán & Tư vấn RSM Việt Nam – Chi Nhánh Miền Trung sẽ chấp nhận khách hàng và ký hợp đồng kiểm toán với công ty Cổ phần ABC. 2.2.1.2Trường Giai đoạn tiền kĐạiế hoạch: học Kinh tế Huế a) Tìm hiểu về thông tin tổng quát và môi trường kinh doanh: * Mục tiêu: KTV cần có những hiểu biết tổng quát và môi trường kinh doanh để từ đó có những định hướng, thiết kế chương trình kiểm toán sao cho phù hợp nhất. * Cách thực hiện: Nhóm kiểm toán tiến hành thu thập thông tin về công ty ABC theo mẫu giấy làm việc 304 – Hiểu biết về môi trường kinh doanh. SVTH: Nguyễn Thị Tố Nga 44
  54. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga * Kết quả: - Người liên lạc chính của công ty: + Giám đốc: Nguyễn Nhượng. + Phó Giám đốc: Trần Ngọc Khánh. + Kế toán trưởng: Hồ Thị Bình. - Các yêu cầu báo cáo cơ bản: Báo cáo kiểm toán riêng. - Bản chất và loại hình doanh nghiệp: + Bản chất của doanh thu: sản xuất. Thị trường chính: trong nước. + Lĩnh vực chủ yếu của công ty là: sản xuất bìa carton và các sản phẩm in. + Trụ sở chính được đặt tại: 20 Nguyễn Văn Trỗi, TP Quy Nhơn, Tỉnh Bình Định. - Loại hình công ty: Công ty cổ phần. - Các bên liên quan: HĐQT và Ban Tổng Giám đốc là nhân sự quản lí chủ chốt có quan hệ về thù lao và tiền lương. - Đối thủ cạnh tranh chính của Công ty là: Công ty Cổ phần Vinapack; Công ty TNHH Đức Thành và Công ty TNHH Hoàng Tâm. - Khách hàng chủ yếu của Công ty là: Công ty Cổ phần Dược – Trang thiết bị tỉnh Bình Định(chiếm 25,4% doanh thu); Công ty cổ phần Fresenius Kabi Bidiphar(chiếm 24,7% doanh thu) và Công ty Cổ phần thủy sản Bình Định(chiếm 13,8% doanh thu). - Nhà cung cấp chủ yếu của Công ty là Công ty Cổ phần Đông Hải Bến Tre(cung cấp giấy nguyên liệu. - Tổ chức bộ máy Công nghệ Thông tin: Hồ Thị Bình (Kế toán trưởng: Kiểm tra hồ sơ kế toán); Nguyễn Thị Anh Đào (Kế toán tổng hợp: Tổng hợp và lập BCTC). (PhụTrường lục 02 : GLV 304 –Đại Hiểu bi ếthọc về môi trư Kinhờng kinh doanh) tế Huế b) Đánh giá rủi ro gian lận: * Cách thực hiện: Sau khi có những hiểu biết về môi trường kinh doanh, nhóm KTV thực hiện các thủ tục để xác định rủi ro sai sót trọng yếu của BCTC do gian lận trong việc phát hành BCTC và ghi thành tài liệu những đánh giá, xử lí của khách hàng đối với rủi ro gian lận. SVTH: Nguyễn Thị Tố Nga 45
  55. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga * Kết quả: Thực tế tại Công ty ABC, nhóm kiểm toán đã ghi nhận được những thông tin sau: Bảng 2.3: Bảng đánh giá rủi ro gian lận Là công ty Cổ phần vì áp lực nên KQKD tốt là rất cao. Tuy Động cơ/ nhiên, hoạt động của công ty đang có lợi nhuận tốt và ổn định Áp lực trong những năm gần đây nên động cơ dẫn đến việc gian lận trong BCTC là thấp. Cơ hội/ Không tìm thấy bất kì yếu tố nào có thể cho biết quản lí có cơ Gian lận Môi hội để tham gia vào việc gian lận các BCTC. ở cấp độ trường Báo cáo tài chính BGĐ điều hành hoạt động của công ty trên cơ sở tuân thủ pháp luật, luôn tạo điều kiện cho KTV thực hiện các quyền của mình như quy định trong hợp đồng kiểm toán -> KTV không thấy Thái độ nhân tố nào phản ánh thái độ Ban Giám đốc, hoặc những nhân viên mà những nhân tố này cho phép họ tham gia hoặc lập BCTC gian lận. BGĐ đều là những người lãnh đạo có chuyên môn tốt được lựa Động cơ/ chọn kỹ lưỡng. Đồng thời, các chế độ chính sách đãi ngộ của Áp lực công ty khá tốt vì vậy không nhận thấy động cơ hay áp lực nào dẫn đến BGĐ biển thủ tài sản. Tài sản của công ty chủ yếu là máy móc, thiết bị sản xuất và Biển thủ Cơ hội/ hàng tồn kho được bảo vệ cẩn thận. Các giao dịch với số tiền tài sản Môi trên 20 triệu đồng được thực hiện qua ngân hàng, và việc chi tiền trường đều phải qua 3 cấp xét duyệt -> cơ hội biển thủ thấp. Không thấy có dấu hiệu nào về việc này. BGĐ quan tâm đến rủi Thái độ ro tài sản bị biển thủ nên đã thiết lập hệ thống kiểm soát nhằm hạn chế rủi ro. TrườngDựa vàoĐại những đánhhọc giá trên,Kinh KTV tin rtếằng đánhHuế giá rủi ro gian Kết luận lận là thấp. * Kết luận: Dựa vào những đánh giá trên, KTV tin rằng đánh giá rủi ro gian lận là thấp. c) Sự kiểm soát của Ban quản lí doanh nghiệp và nhân viên kế toán: * Cách thực hiện: Sau khi đánh giá rủi ro gian lận có thể xảy ở doanh nghiệp thì nhóm kiểm toán tiến hành phỏng vấn ban giám đốc và hội đồng quản trị về hệ thống kiểm SVTH: Nguyễn Thị Tố Nga 46
  56. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga soát để hạn chế rủi ro có gian lận theo mẫu giấy làm việc 321 – Sự kiểm soát của Ban quản lí. Đồng thời, phỏng vấn nhân viên kế toán về việc ghi chép, hạch toán và lưu trữ tài liệu theo mẫu giấy làm việc 322 – Sự kiểm soát của kế toán. * Kết quả thu được sau khi phỏng vấn Ban quản lí tại công ty ABC như sau: - Đối với phỏng vấn Giám đốc công ty ABC: + BGĐ nhận thấy không có môi trường dễ dẫn tới gian lận. + BGĐ chưa phát hiện có gian lận hoặc rủi ro xảy ra gian lận tại công ty. + Công ty đã có các quy chế quản trị để giám sát hoạt động của Ban Giám Đốc và Ban kiểm soát, trong đó quy định rõ quyền hạn và trách nhiệm. Các số liệu, giao dịch đều được kiểm soát của nhiều bên theo một quy trình thống nhất, mọi giao dịch đều phải được thông qua bởi các cấp có thẩm quyền. + Công ty vẫn có sai sót trong các nghiệp vụ kế toán. Tuy nhiên các sai sót thường không lớn, bình thường không có gian lận hoặc cố tình vi phạm. Cụ thể các sai phạm chủ yếu do ghi nhầm số hoặc bỏ sót chứ không liên quan đến gian lận. + Việc kiểm tra và phê duyệt luôn được thực hiện trong các nghiệp vụ kế toán nhằm đảm bảo sai sót được hạn chế, các bút toán được ghi thành tài liệu và xem xét lại bởi cấp có thẩm quyền trước khi nhập vào phần mềm kế toán. Cụ thể, kế toán tổng hợp chịu trách nhiệm kiểm tra và ghi nhận. Kế toán trưởng có trách nhiệm kiểm tra và phê duyệt. Giám đốc có trách nhiệm phê duyệt sau sự kiểm tra của kế toán trưởng. Điều này được quy định tại quy chế tài chính của công ty. + Đạo đức và phong cách kinh doanh của công ty được thể hiện ở bảng biểu và các khẩu hiệu tại công ty. + CácTrường địa điểm kinh doanhĐại đều cóhọc bộ phậ n Kinhgiám sát riêng tế chị uHuế trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của địa điểm đó. + Hội đồng quản trị dựa trên các báo cáo của ban giám đốc về tình hình hoạt động kinh doanh để giám sát cách thức BGĐ thực thi trách nhiệm. - Đối với phỏng vấn Chủ tịch HĐQT công ty ABC: SVTH: Nguyễn Thị Tố Nga 47
  57. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga + Hội đồng quản trị hiểu rõ những rủi ro xảy ra gian lận trong doanh nghiệp nên đã thực hiện chỉ đạo ban kiểm soát thực hiện các biện pháp cần thiết để có thể ngăn ngừa. + Hội đồng quản trị thông qua ban kiểm soát để tiến hành rà soát lại toàn bộ quy trình luân chuyển chứng từ, quy trình hạch toán, quy trình lập và trình bày BCTC để nhanh chóng phát hiện những điểm bất thường, yếu kém để tiến hành xử lí sớm nhất có thể. (Phụ lục 03: GLV 321 – Sự kiểm soát của Ban quản lí) * Kết quả phỏng vấn nhân viên kế toán như sau: - Phỏng vấn kế toán trưởng: Việc nhập liệu kế toán vào phần mềm sẽ do kế toán phụ trách từng phần hành thực hiện, các bút toán tổng hợp hoặc điều chỉnh sẽ do kế toán tổng hợp phụ trách. Tuy nhiên các bút toán điều chỉnh hay bất thường phải có sự phê duyệt của kế toán trưởng mới được ghi nhận vào phần mềm kế toán; các bút toán này đều có chứng từ kèm theo để ghi lại nội dung và sự phê duyệt. - Các nghiệp vụ ghi nhận đều được kế toán trưởng, Giám đốc phê duyệt và không có rủi ro về việc bỏ qua hệ thống KSNB. (Phụ lục 04 : GLV 322 – Sự kiểm soát của kế toán) d) Tìm hiểu rủi ro tiềm tàng: * Cách thực hiện: Nhóm kiểm toán viên thực hiện phân tích những yếu tố cơ bản của công ty ABC liên quan đến môi trường bên trong và bên ngoài. Những yếu tố bên ngoài có thể ảnh hưởng đến khách hàng có thể bao gồm chính trị, kinh tế, xã hội, kỹ thuật, pháp luật và môi trường tự nhiên. Những yếu tố bên trong có thể bao gồm hệ thống kế toán, tổ chức và yếu tố kiểm soát nội bộ. Những phân tích này nhằm phát hiện ra những rủi ro trọngTrường yếu tiềm tàng. Đại học Kinh tế Huế * Kết quả: - Điều kiện ngành: + Hoạt động kinh doanh chính của công ty là sản xuất bao bì carton và các sản phẩm in, đang ở giai đoạn phát triển ổn định, không bị ảnh hưởng bởi tính chu kì hay mùa vụ. SVTH: Nguyễn Thị Tố Nga 48
  58. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga + Sản phẩm và phương pháp sản xuất của công ty ít chịu ảnh hưởng của thay đổi công nghệ. - Môi trường pháp lí: + Hoạt động của công ty không mang tính chất đặc thù nên không chịu ảnh hưởng bởi pháp luật, thông lệ, nguyên tắc. Đặc điểm ngành nghề của công ty là sản xuất bìa carton không có tác động nhiều đến môi trường. + Công ty đang áp dụng các luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Giá trị giá tăng và Thu nhập cá nhân. - Hoạt động kinh doanh: + Bản chất kinh doanh của đơn vị là doanh nghiệp hoạt động theo định hướng lợi nhuận, nguồn doanh thu chính từ sản xuất. + Công ty có cấu trúc đơn giản, không có công ty con. - Sản phẩm, dịch vụ và thị trường: + Công ty có lượng khách hàng khá lớn và hầu như ít phụ thuộc vào khách hàng cụ thể. + Điều kiện thanh toán được thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng/ theo quy định của công ty. + Sản phẩm chính của công ty lãi, cạnh tranh với các doanh nghiệp trong khu vực và mức độ cạnh tranh không cao. + Đơn vị có xây dựng chính sách giá bán đối với khách hàng lẻ, đại lý và các công ty khách hàng thân thuộc. Chính sách bảo hành được xây dựng chặt chẽ dựa trên kinh nghiệm của các kỹ thuật viên chuyên nghiệp và qua nhiều kinh nghiệm. + CôngTrường ty tự sản xuất, Đạibán hàng vàhọc trực tiế pKinh phân phối ra tếthị trư Huếờng. - Nhà xưởng, máy móc thiết bị đang trong điều kiện hoạt động bình thường. - Tình hình tài chính: + Không có thay đổi lớn về cấu trúc nợ. Có các khoản vay ngân hàng để mua vật tư, hàng hóa. Tuy nhiên số dư các khoản vay nhỏ hơn vốn đầu tư của chủ sở hữu và được đảm bảo bằng tài sản hiện có. SVTH: Nguyễn Thị Tố Nga 49
  59. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga + Công ty không thuê tài sản, nhà xưởng, máy móc thiết bị sử dụng cho hoạt động kinh doanh. - Mục tiêu và chiến lược phát triển của HĐQT và BGĐ là sử dụng tiềm lực sẵn có để phát triển ổn định và giữ vững thị trường tiêu thụ, hoàn thành kế hoạch đặt ra. e) Phân tích sơ bộ: * Cách thực hiện: Kiểm toán viên tiến hành phân tích sơ bộ ở giai đoạn tiền kế hoạch để xác định những khoản mục, thuyết minh trọng yếu và những khu vực đặc biệt nhạy cảm. Xác định những khu vực trên BCTC bằng cách tạo các bảng tính tùy chọn theo như mong muốn. Tiếp theo, ghi nhận quá trình kinh doanh và thủ tục hỗ trợ như: khởi tạo, ghi nhận, xử lí và phê duyệt các giao dịch, nghiệp vụ có liên quan đến số dư tài khoản. Cuối cùng, tham chiếu mỗi thủ tục với việc đánh giá hệ thống KSNB và chương trình làm việc liên quan. Bảng 2.4: Phân tích sơ bộ báo cáo kết quả kinh doanh của công ty ABC Chênh lệch Chênh Khoản mục Năm 2018 Năm 2017 (VND) lệch (%) Doanh thu 116.889.308.153 113.601.057.421 3.288.250.732 2,9 % Giá vốn hàng bán 96.498.552.163 93.302.489.756 3.196.062.407 3,4 % Doanh thu tài chính 5.795.765 6.635.859 (840.094) -12,7 % Chi phí tài chính 1.344.921.704 1.134.267.195 210.654.509 18,6 % Chi phí bán hàng 6.713.496.533 6.607.116.584 106.379.949 1,6 % Chi phí quản lí 3.810.222.977 4.313.015.807 (502.792.830) -11,7 % Doanh thu khác 13.636.364 20.097.000 (6.460.636) -32,1 % Chi phí khác 10.000.000 171.318.351 (161.318.351) -94,2 % Lợi nhuận trước thuế 8.531.546.905 8.441.231.685 90.315.220 1,1 % Thuế ThuTrường nhập hiện 1.708.309.381Đại học 1.689.270.337 Kinh tế19.039.044 Huế 1,1 % hành Lợi nhuận sau thuế 6.823.237.524 6.751.961.348 71.276.176 1,1 % Nhận xét: Qua phân tích sơ bộ báo cáo kết quả kinh doanh của công ty ABC thì các kiểm toán viên nhận thấy hoạt động kinh doanh năm nay vẫn ổn định, doanh thu không biến động lớn. Giá vốn tăng theo sự biến động của doanh. SVTH: Nguyễn Thị Tố Nga 50
  60. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Bảng 2.5 : Phân tích sơ bộ bảng cân đối kế toán của công ty ABC Chênh lệch Chênh Khoản mục Năm 2018 Năm 2017 (VND) lệch (%) Tài sản ngắn hạn 50.432.240.229 43.128.492.021 Tiền 4.051.873.723 2.935.558.890 1.116.314.833 38,0 % Phải thu khách hàng 19.540.417.405 20.803.990.292 (1.263.572.887) -6,1 % Trả trước cho nhà cung cấp 5.653.611.800 1.663.558.707 3.990.053.093 239,9 % ngắn hạn Phải thu ngắn hạn khác 1.071.907.017 626.671.182 445.235.835 71,0 % Dự phòng phải thu ngắn hạn (103.766.562) (159.539.411) 55.772.849 -35,0 % Hàng tồn kho 20.143.196.846 17.201.585.694 2.941.611.152 17,1 % Chi phí trả trước ngắn hạn 75.000.000 56.666.667 18.333.333 32,4 % Tài sản dài hạn 21.318.977.148 19.958.373.825 Tài sản cố định hữu hình 75.004.362.735 66.200.402.702 8.803.960.033 13,3 % Khấu hao lũy kế (54.910.173.616) (48.821.202.918) (6.088.970.698) 12,5 % Tài sản cố định vô hình 221.216.000 221.216.000 0 0 Khấu hao lũy kế (70.051.731) (25.808.531) (44.243.200) 171,4 % Xây dựng cơ bản 655.342.095 639.269.785 16.072.310 2,5 % Đầu tư vào đơn vị khác 2.000.000.000 2.000.000.000 0 0 Dự phòng phải thu dài hạn (2.000.000.000) (2.000.000.000) 0 0 Chi phí trả trước dài hạn 418.281.665 1.744.496.787 (1.326.215.122) -76,0 % Nợ phải trả ngắn hạn 29.207.979.503 25.933.341.743 Phải trả nhà cung cấp ngắn 17.296.557.418 14.968.390.531 2.328.166.887 15,6 % hạn Khách hàng ứng trước 3.880.000 0 3.880.000 Thuế và các khoản phải nộp 1.322.515.614 1.574.396.204 (251.880.590) -16,0 % nhà nước Phải trả người lao động 2.000.000.000 2.400.000.000 (400.000.000) -16,7 % Chi phí trả trước 14.537.845 11.743.112 2.794.733 23,8 % Phải trả khác 64.061.697 78.409.098 (14.347.401) -18,3 % Vay và nợ thuê tài chính ngắn 7.865.177.992 6.316.851.614 1.548.326.378 24,5 % hạn Quỹ khen thưởng 641.248.937 583.551.184 57.697.753 9,9 % Nợ phải trTrườngả dài hạn Đại6.104.000.000 học 3.159.000.000Kinh tế Huế Vay và nợ thuê tài chính dài 6.104.000.000 3.159.000.000 2.945.000.000 93,2 % hạn Vốn chủ sở hữu 36.439.237.874 33.994.524.103 Vốn chủ sở hữu 18.000.000.000 18.000.000.000 0 0 Quỹ đầu tư & phát triển 9.733.658.089 8.709.872.460 1.023.785.629 11,8 % Lợi nhuận giữ lại 8.705.579.785 7.284.651.643 1.420.928.142 19,5 % SVTH: Nguyễn Thị Tố Nga 51