Khóa luận Tìm hiểu cơ chế hợp tác giữa Công ty Cổ phần CP Việt Nam và trang trại nuôi lợn của ông Dương Công Tuấn xã Cát Nê, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

pdf 81 trang thiennha21 19/04/2022 3650
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Tìm hiểu cơ chế hợp tác giữa Công ty Cổ phần CP Việt Nam và trang trại nuôi lợn của ông Dương Công Tuấn xã Cát Nê, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftim_hieu_co_che_hop_tac_giua_cong_ty_co_phan_cp_viet_nam_va.pdf

Nội dung text: Khóa luận Tìm hiểu cơ chế hợp tác giữa Công ty Cổ phần CP Việt Nam và trang trại nuôi lợn của ông Dương Công Tuấn xã Cát Nê, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ––––––––––––––––––––– LÒ VĂN PHÁI TÌM HIỂU CƠ CHẾ HỢP TÁC GIỮA CÔNG TY CỔ PHẦN CP VIỆT NAM VÀ TRANG TRẠI NUÔI LỢN CỦA ÔNG DƯƠNG CÔNG TUẤN – XÃ CÁT NÊ – HUYỆN ĐẠI TỪ - TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng ứng dụng Chuyên ngành : PTNT Khoa : Kinh tế và PTNT Khóa học : 2015 - 2019 Thái Nguyên - năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ––––––––––––––––––––– LÒ VĂN PHÁI TÌM HIỂU CƠ CHẾ HỢP TÁC GIỮA CÔNG TY CỔ PHẦN CP VIỆT NAM VÀ TRANG TRẠI NUÔI LỢN CỦA ÔNG DƯƠNG CÔNG TUẤN – XÃ CÁT NÊ – HUYỆN ĐẠI TỪ - TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng ứng dụng Chuyên ngành : PTNT Khoa : Kinh tế và PTNT Khóa học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Hiền Thương Cán bộ cơ sở hướng dẫn: Dương Công Hoàng Thái Nguyên - năm 2019
  3. ii LỜI CẢM ƠN Được sự đồng ý và tạo điều kiện của Ban Giám Hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Kinh Tế & PTNT tôi đã tiến hành thực hiện khóa luận tốt nghiệp: “Tìm hiểu cơ chế hợp tác giữa Công ty Cổ phần CP Việt Nam và trang trại nuôi lợn của ông Dương Công Tuấn xã Cát Nê, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên”. Để hoàn thành khóa luận này, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo ThS. Nguyễn Thị Hiền Thương và cán bộ hướng dẫn tại cơ sở: Dương Công Hoàng đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình thực hiện khóa luận. Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban Giám Hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa cùng quý Thầy, Cô trong khoa Kinh Tế & PTNT. Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình truyền đạt kiến thức trong 4 năm học tập. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến chủ trang trại và các anh chị cô chú tại trang trại ông Dương Công Tuấn đã giúp đỡ, tạo điều kiện trong quá trình thực tập tại trang trại. Trong thời gian thực tập tốt nghiệp, bản thân tôi đã cố gắng khắc phục mọi khó khăn để hoàn thiện khóa luận. Tuy nhiên, với thời gian ngắn và hạn chế, kiến thức còn hạn hẹp nên trong quá trình thực hiện đề tài tôi còn gặp không ít những khó khăn, do vậy mà đề tài không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy giáo, cô giáo và các bạn sinh viên để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 04 tháng 06 năm 2019 Sinh viên Lò Văn Phái
  4. iii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Chi phí trả công lao động của trang trại trong 1 năm 40 Bảng 3.2: Lịch làm vaccine đối với đàn lợn 43 Bảng 3.3: Bảng nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của lợn 44 Bảng 3.4: Quy định về đánh dấu 46 Bảng 3.5: Các loại cám trang trại dùng trong chăn nuôi 47 Bảng 3.6: Tỷ lệ trộn cám 47 Bảng 3.7: Chi phí đầu tư xây dựng ban đầu của trang trại Dương Công Tuấn 52 Bảng 3.8: Chi phí đầu tư trang thiết bị ban đầu của trang trại 53 Bảng 3.9: Tình hình nguồn vốn của trang trại Dương công Tuấn 53
  5. iv DANH MỤC HÌNH Hình 3.1: Sơ đồ cơ chế tổ chức sản xuất của trang trại 39 Hình 3.2: Sơ đồ trang trại 41 Hình 3.3: Sơ đồ nguyên lý xử lý chất thải của trang trại 49 Hình 3.4: Quy trình chăn nuôi gia công của trang trại 49 Hình 3.5: Chuỗi giá trị của các sản phẩm chăn nuôi lợn gia công tại trang trại Dương Công Tuấn 50
  6. v DANH MỤC BẢNG CÁC TỪ VIẾT TẮT BNNPTNT : Bộ Nông Nghiệp – Phát Triển Nông Thôn CNH – HĐH : Công nghiệp hóa – hiện đại hóa CS : Cơ sở đ : đồng ĐBSCL : Đồng bằng Sông Cửu Long ĐVT : Đơn vị tính GO : (Gross Output) Giá trị sản xuất HQKT : Hiệu quả kinh tế IC : (Intermediate Cost) Chi phí trung gian KTTT : Kinh tế trang trại NĐ-CP : Nghị định – Chính phủ NN – PTNT : Nông nghiệp – Phát triển nông thôn NQ-CP : Nghị quyết – Chính phủ QĐ-TTg : Quyết định – Thủ tướng STT : Số thứ tự TĂCN : Thức ăn chăn nuôi THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TSCĐ : Tài sản cố định TT : Trang trại UBND : Ủy ban nhân dân VA : (Value Added) Giá trị gia tăng
  7. vi MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ii DANH MỤC CÁC BẢNG iii DANH MỤC HÌNH iv DANH MỤC BẢNG CÁC TỪ VIẾT TẮT v MỤC LỤC vi Phần 1: MỞ ĐẦU 1 1.1. Sự cần thiết thực hiện nội dung thực tập 1 1.2. Yêu cầu 2 1.2.1. Về chuyên môn 2 1.2.2. Về thái độ và ý thức trách nhiệm 2 1.2.3. Về kỹ năng sống, kỹ năng làm việc 3 1.3. Nội dung và phương pháp thực hiện 3 1.3.1. Nội dung thực tập 3 1.3.2. Phương pháp thực hiện 4 1.3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin 4 1.3.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin 5 1.4. Nhiệm vụ của sinh viên tại cơ sở thực tập 5 1.5. Thời gian và địa điểm thực tập 6 Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 7 2.1. Về cơ sở lý luận 7 2.1.1. Các khái niệm có liên quan 7 2.1.1.1 Khái niệm trang trại và kinh tế trang trại 7 2.1.1.2. Khái niệm kinh tế trang trại chăn nuôi 7 2.1.1.3. Bản chất của kinh tế trang trại nói chung và kinh tế trang trại chăn nuôi nói riêng 8 2.1.1.4. Vai trò, đặc trưng của kinh tế trang trại 9 2.1.1.5. Tiêu chí định lượng để xác định kinh tế trang trại 12 2.1.2. Liên kết, hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ nông sản 12
  8. vii 2.2. Cơ sở thực tiễn 15 2.2.1. Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam 15 2.2.2. Các chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho phát triển kinh tế trang trại 18 2.2.3. Kinh nghiệm sản xuất theo cơ chế hợp tác ở một số nước 19 2.2.3.1. Kinh nghiệm ở Thái Lan 19 2.2.3.2. Kinh nghiệm ở Trung Quốc 21 2.2.3.3. Kinh nghiệm Hoa Kỳ 23 2.2.4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 24 Phần 3: KẾT QUẢ THỰC TẬP 27 3.1. Khái quát về trang trại chăn nuôi lợn thịt gia công Dương Công Tuấn 27 3.1.1. Sự hình thành và phát triển của trang trại Dương Công Tuấn 27 3.1.2. Những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất tại trang trại chăn nuôi lợn thịt gia công Dương Công Tuấn 28 3.1.2.1. Thuận lợi 28 3.1.2.2. Khó khăn 29 3.2. Kết quả hoạt động thực tập 29 3.2.1.Nội dung và những công việc cụ thể tại trang trại 29 3.2.1.1. Tìm hiểu thông tin về Công ty TNHH Đầu tư phát triển chăn nuôi lợn C.P và cơ chế hợp tác tổ chức của trang trại Dương Công Tuấn 29 3.2.1.2. Tìm hiểu quy trình phòng dịch và thức ăn cho lợn của trang trại 29 3.2.1.3. Tìm hiểu hệ thống xử lý môi trường của trang trại 30 3.2.1.4. Tìm hiểu quy trình chăn nuôi gia công, hệ thống đầu vào của trang trại 30 3.2.1.5. Tìm hiểu hệ thống đầu ra của trang trại 30 3.2.1.6. Tìm hiểu chi phí xây dựng chuồng trại, chi phí trang thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại 30 3.2.1.7. Tìm hiểu nguồn vốn của trang trại 30 3.3. Tóm tắt kết quả thực tập 30 3.3.1. Tìm hiểu thông tin về Công ty TNHH Đầu tư phát triển chăn nuôi lợn C.P và cơ chế hợp tác tổ chức của trang trại Dương Công Tuấn 30
  9. viii 3.3.1.1. Khái quát về Công ty chăn nuôi C.P Việt Nam 30 3.3.2.1. Tìm hiểu cơ chế hợp tác giữa Công ty Cổ phần CP Việt Nam và trang trại nuôi lợn của ông Dương Công Tuấn. 33 3.3.2.2. Những điều kiện của trang trại chăn nuôi lợn thịt gia công 33 3.3.2.3. Những điều khoản chính trong Hợp đồng 35 3.3.2.4. Những vấn đề tồn tại phát sinh trong cơ chế hợp tác sản xuất 37 3.3.2.5 Bộ máy cơ chế tổ chức sản xuất của trang trại 39 3.3.2.6. Quy trình phòng dịch của trang trại 41 3.3.2.7. Quy trình xử lý chất thải bảo vệ môi trường của trang trại 48 3.3.2.8. Quy trình chăn nuôi gia công 49 3.3.2.9. Hệ thống đầu ra của trang trại 50 3.3.3.1. Chi phí xây dựng chuồng trại và mua trang thiết bị máy móc ban đầu của trang trại 52 3.3.3.3. Phân tích SWOT 54 3.4. Những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế 55 3.4.1. Những điều kiện cần có để có thể phát triển trang trại 56 3.4.2. Yêu cầu cần có của một chủ trang trại 57 3.4.3. Kỹ thuật cần chú ý nắm vững khi phát triển trang trại 57 3.4.4. Quản lý tài chính, lao động 58 3.5. Một số giải pháp đề xuất cho phát triển trang trại 59 3.5.1. Giải pháp chung 59 3.5.2. Giải pháp đối với Công ty và trang trại 60 3.5.3 Giải pháp về liên kết hợp tác giữa trang trại và công ty CP. 61 Phần 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 62 4.1. Kết luận 62 4.2. Kiến nghị 63 4.2.1.Kiến nghị đối với Công ty 63 4.2.2. Kiến nghị đối với chủ trang trại chăn nuôi 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO 65
  10. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Sự cần thiết thực hiện nội dung thực tập Trong giai đoạn hiện nay, liên kết kinh tế được xem là một trong những hình thức hợp tác ở trình độ cao của con người trong quá trình sản xuất kinh doanh. Có thể nói rằng, đối với mỗi thành viên tham gia trong nền kinh tế thị trường, liên kết kinh tế là một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu tạo ra sự thành công. Thực tế hiện nay, nhiều mô hình liên kết hợp tác trong sản xuất nông nghiệp nói chung và của ngành chăn nuôi nói riêng đã được hình thành, một số công ty đã có liên kết hợp tác hiệu quả với các trang trại, các hộ nông dân. Tuy nhiên, trong thời gian qua, việc thực hiện liên kết trong sản xuất kinh doanh thông qua hợp đồng bao tiêu nông sản cho nông dân còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Hiện tượng phá vỡ hợp đồng hay lạm dụng hợp đồng vẫn xảy ra. Một số doanh nghiệp đổ lỗi cho nông dân khi nông dân không thực hiện hợp đồng và ngược lại. Chính vì vậy, cả nông dân và doanh nghiệp không mặn mà lắm đối với phương thức ký hợp đồng tiêu thụ nông sản. Nhiều hội nghị, hội thảo cũng đã bàn đến nhiều nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của phương thức ký hợp đồng bao tiêu nông sản. Việc sản xuất và tiêu thụ nông sản qua hợp đồng là xu hướng tất yếu và là định hướng đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta, nhưng việc tổ chức thực hiện phương thức này có phần chủ quan và duy ý chí. Chúng ta đang chạy theo số lượng hợp đồng được ký kết hơn là đi vào chất lượng của việc thực hiện hợp đồng, chúng ta cần hiểu rõ các khái niệm liên quan đến tổ chức thị trường tiêu thụ nông sản mà sản xuất và tiêu thụ nông sản theo hợp đồng. Thực tế cho thấy, sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất ngành chăn nuôi nói riêng tại Việt Nam nếu có hợp tác liên kết tốt giữa doanh nghiệp và các trang trại, hộ gia đình sẽ hạn chế những rủi ro. Những câu chuyện “được mùa mất giá”, những cuộc “giải cứu” nông sản, hay những cảnh báo của nông dân “làm lớn thua đau” không còn diễn ra. Việc nghiên cứu tìm hiểu thực tế sản xuất của các trang trại có hợp tác liên kết với doanh nghiệp hiệu quả, thông qua đó người học được cùng trải nghiệm với
  11. 2 nông dân, được tiếp xúc và học hỏi cán bộ của các công ty, hiểu rõ về cơ chế hợp tác giữa các bên là rất quan trọng và cấp thiết. Nghiên cứu thực tiễn để củng cố kiến thức đã học, học hỏi những kinh nghiệm làm kinh tế. Ngoài ra, trao đổi và trải nghiệm qua thực tập tại trang trại còn giúp sinh viên có được nghị lực, quyết tâm và sự tự tin trong phát triển nghề nghiệp sau này. Cùng với chủ trang trại tìm ra những yếu điểm hạn chế và đưa ra những hướng khắc phục cho phát triển bền vững trang trại là vô cùng cần thiết. Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn trên tôi chọn đề tài: “Tìm hiểu cơ chế hợp tác giữa Công ty Cổ phần CP Việt Nam và trang trại nuôi lợn của ông Dương Công Tuấn xã Cát Nê, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên”. 1.2. Yêu cầu 1.2.1. Về chuyên môn - Nắm rõ được các thông tin về quá trình hình thành và tổ chức sản xuất kinh doanh trang trại chăn nuôi của ông Dương Công Tuấn – Xã Cát Nê – Huyện Đại Từ. - Phân tích đánh giá được thực trạng về các nguồn lực sản xuất cho việc tổ chức thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại. - Học tập được các kiến thức, kỹ năng về kỹ thuật chăn nuôi và phòng chữa bệnh trên lợn trong chăn nuôi lợn thịt tại trang trại. - Phân tích đánh giá được cơ chế hợp tác liên kết trong sản xuất kinh doanh của trang trại nuôi lợn gia công với công ty. - Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường cơ chế hợp tác và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trang trại chăn nuôi lợn gia công của ông Dương Công Tuấn những năm tới. 1.2.2. Về thái độ và ý thức trách nhiệm - Về thái độ + Tạo mối quan hệ thân thiện, hòa nhã với mọi người trong trang trại. + Tôn trọng người trên kính trọng người dưới, giao lưu trò chuyện và lắng nghe ý kiến của nhau. - Về trách nhiệm - Có trách nhiệm và nghĩa vụ hoàn thành tốt mọi công việc được giao.
  12. 3 - Chủ động trong các công việc, sẵn sàng trợ giúp, hỗ trợ mọi người trong trang trại để hoàn thành tốt các công việc chung bên cạnh đó cũng tự khẳng định được năng lực của mình là một sinh viên đại học. 1.2.3. Về kỹ năng sống, kỹ năng làm việc - Kỹ năng sống + Sống vui vẻ, hòa nhã với mọi người xung quanh tại trang trại, tại địa phương nơi mình tham gia thực tập. + Xây dựng mối quan hệ tình cảm tốt đẹp với chủ trang trại, người lao động và những người trong gia đình chủ trang trại nơi thực tập. + Biết lắng nghe và học hỏi từ những lời phê bình của người khác + Giao tiếp ứng xử trung thực, lịch sự nhã nhặn, luôn giữ thái độ khiêm nhường và cầu thị. - Kỹ năng làm việc + Biết cách tổ chức, thực hiện các công việc tại trang trại theo kế hoạch, khoa học và chuyên nghiệp. Tuân thủ giờ giấc hoạt động của trang trại. + Có được khả năng quan sát, theo dõi những vấn đề phát sinh để cùng với chủ trang trại có biện pháp can thiệp kịp thời hạn chế thiệt hại. + Thông qua hoạt động thực tế tại trang trại tạo cho sinh viên tác phong nhanh nhẹn, tự chịu trách nhiệm và chịu được áp lực cao trong công việc. + Học hỏi và thực hành tỉ mỉ các công việc kỹ thuật đã được giao, sinh viên nắm bắt được những kiến thức và kỹ năng cơ bản về các kỹ thuật chăn nuôi, chăm sóc và phòng trừ dịch bệnh đối với lợn thịt nuôi tại trang trại. + Có khả năng quản lý công việc và làm việc nhóm hiệu quả. 1.3. Nội dung và phương pháp thực hiện 1.3.1. Nội dung thực tập - Tìm hiểu quá trình hình thành, xây dựng và phát triển của trang trại. - Tìm hiểu cơ chế hợp tác giữa Công ty Cổ phần CP Việt Nam và trang trại nuôi lợn của ông Dương Công Tuấn
  13. 4 - Phân tích những khó khăn, thuận lợi và các yếu tố ảnh hưởng tới tổ chức sản xuất kinh doanh của trang trại. - Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường cơ chế hợp tác và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trang trại chăn nuôi lợn gia công của ông Tuấn. 1.3.2. Phương pháp thực hiện 1.3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin * Thu thập số liệu thứ cấp Thu thập những số liệu, thông tin liên quan trực tiếp và gián tiếp đến vấn đề nghiên cứu của đề tài đã được công bố chính thức của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, như lấy số liệu từ các ban ngành của huyện, xã, các báo cáo tổng kết liên quan đến trang trại, thu thập số liệu qua sách báo, tạp chí, nghị định, quyết định * Thu thập số liệu sơ cấp - Số liệu sơ cấp được thu thập trực tiếp từ trang trại Long Thơm trên địa bàn nghiên cứu thông qua phiếu điều tra, phỏng vấn trang trại chăn nuôi. Phương pháp PRA: PRA là một loạt các biện pháp tiếp cận và phương pháp khuyến khích lôi cuốn người dân tham gia cùng chia sẻ thảo luận, phân tích kiến thức của họ về đời sống, điều kiện nông thôn để họ lập kế hoạch thảo luận cũng như thực hiện và giám sát, đánh giá. Đề tài này tôi sử dụng các công cụ PRA sau: + Phương pháp điều phỏng vấn trực tiếp chủ trang trại: Phiếu điều tra có đủ thông tin về trang trại, những thông tin về tình hình cơ bản của chủ trang trại như: họ tên, tuổi, dân tộc, giới tính, số điện thoại, trình độ văn hóa, loại hình trang trại, số khẩu, số lao động, diện tích đất đai, vốn sản xuất. Những thông tin về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại như: tình hình các khoản chi phí, các khoản thu cả hiện vật và giá trị. Những thông tin về ý kiến, nguyện vọng, nhu cầu, thuận lợi, khó khăn của trang trại. Các yếu tố sản xuất như: vốn, kỹ thuật, giá cả thị trường. + Phương pháp phỏng vấn trực tiếp cán bộ Công ty CP: Phiếu điều tra có đủ những thông tin cơ bản như: họ tên, tuổi, dân tộc, giới tính, số điện thoại liên hệ, trình độ văn hóa, thời gian công tác tại Công ty. Những
  14. 5 thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty CP như: yếu tố đầu vào, đầu ra Công ty cung cấp, hỗ trợ cho trang trại. + Phương pháp quan sát trực tiếp: Tiến hành quan sát trực tiếp khi tham gia các hoạt động sản xuất chăn cho lợn, phòng dịch của trang trại, điều tra trang trại, nhằm có cái nhìn tổng quát về trang trại, đồng thời cũng là những tư liệu để đánh giá độ chính xác các thông tin mà chủ trang trại cung cấp. + Phương pháp thảo luận: Cùng với chủ trang trại, cán bộ kỹ thuật thảo luận về những vấn đề khó khăn, tồn tại trang trại đang gặp phải như: vốn, lao động, thị trường, chính sách của nhà nước từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển tổ chức sản xuất của trang trại trong những năm tới. 1.3.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin * Phương pháp xử lý thông tin: Những thông tin, số liệu thu thập được tổng hợp, đồng thời được xử lý thông qua chương trình Excel. Việc xử lý thông tin là cơ sở cho việc phân tích. * Phương pháp phân tích thông tin: Toàn bộ số liệu thu thập được tổng hợp, tính toán từ đó phân tích hiệu quả, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của trang trại (vốn, đất đai, lao động, trình độ quản lý). Hạch toán các khoản chi, các khoản thu của trang trại làm cơ sở cho định hướng đưa ra các giải pháp cho sự phát triển của kinh tế trang trại. 1.4. Nhiệm vụ của sinh viên tại cơ sở thực tập - Tham gia trực tiếp vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, đối với trang trại có thể đứng 1 chuồng theo ý kiến của chủ trang trại giao, tham gia trực tiếp vào các quá trình phòng dịch như: tiêm lợn bằng xi lanh, tự điều chỉnh quạt thông gió, cho lợn ăn cám, - Làm đúng giờ, đúng những quy định của trang trại, không tự ý làm sai trái quy định của trang trại.
  15. 6 1.5. Thời gian và địa điểm thực tập - Thời gian: Từ ngày 01/01/2019 đến ngày 30/05/2019. - Địa điểm: Trang trại lợn thịt gia công Dương Công Tuấn - xã Cát Nê – huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên.
  16. 7 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Về cơ sở lý luận 2.1.1. Các khái niệm có liên quan 2.1.1.1 Khái niệm trang trại và kinh tế trang trại * Khái niệm trang trại Trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong nông nghiệp (bao gồm cả nông, lâm, ngư nghiệp) mà tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của một người chủ độc lập. Sản xuất được tiến hành với quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất tập trung đủ lớn cùng phương thức tổ chức quản lý sản xuất tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao, hoạt động tự chủ để sản xuất ra các loại sản phẩm hàng hoá phù hợp với yêu cầu đặt ra của cơ chế thị trường . * Khái niệm kinh tế trang trại Theo Nghị quyết số 03/2000/NQ - CP ngày 02/02/2000 về kinh tế trang trại của Chính phủ, “Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thuỷ sản ”. Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thuỷ sản . 2.1.1.2. Khái niệm kinh tế trang trại chăn nuôi Kinh tế trang trại chăn nuôi là một nền sản xuất kinh tế trong nông nghiệp với nông sản hàng hoá là sản phẩm của chăn nuôi đại gia súc, gia cầm Đó là tổng thể các mối quan hệ kinh tế của các tổ chức sản xuất hoạt động kinh doanh nông nghiệp, xét ở phạm vi chăn nuôi. Bao gồm các hoạt động trước và sau sản xuất nông sản hàng hoá xung quanh các trục trung tâm là hệ thống các trang trại chăn nuôi ở các vùng kinh tế khác nhau.
  17. 8 Kinh tế trang trại chăn nuôi cũng là sản phẩm của thời kỳ công nghiệp hoá, quá trình hình thành và phát triển các trang trại gắn liền với quá trình công nghiệp hoá từ thấp đến cao, tỷ trọng hàng hoá từ thấp đến cao cũng như trình độ sản xuất, quy mô và năng lực sản xuất đáp ứng được nhu cầu sản phẩm hàng hoá như thịt, trứng, sữa trên thị trường, phù hợp với sự phát triển kinh tế thị trường hiện nay. Kinh tế trang trại chăn nuôi là một nền tảng lớn của một hệ thống kinh tế trang trại nói chung, là một bộ phận của nền sản xuất trong nông nghiệp, khác với các ngành sản xuất khác: lâm nghiệp hay thuỷ sản phụ thuộc nhiều vào điều kiện đất đai, khí tượng và thời tiết nhưng đối với chăn nuôi đó chỉ là những ảnh hưởng tác động đến vật nuôi, nó phụ thuộc chính vào điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng của trang trại. Sản phẩm của chăn nuôi phục vụ trực tiếp nhu cầu tiêu dùng của đại đa số người dân trong cả nước. 2.1.1.3. Bản chất của kinh tế trang trại nói chung và kinh tế trang trại chăn nuôi nói riêng * Bản chất của trang trại nói chung Kinh tế trang trại là một đơn vị sản xuất kinh doanh cơ sở trực tiếp sản xuất trồng trọt trên đồng ruộng và chăn nuôi trong chuồng trại với quy mô lớn, trình độ sản xuất và quản lý tiến bộ Là hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong nông, lâm nghiệp và thuỷ sản với mục đích chính là sản xuất ra hàng hoá để cung ứng ra thị trường. KTTT Là hình thức sản xuất nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm: Nông - Lâm - Thủy sản có mục đích chính là sản xuất hàng hóa, tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hay sử dụng của một chủ trang trại sản xuất được tiến hành trên quy mô ruộng đất với các yếu tố sản xuất chung đủ lớn, trình độ kỹ thuật cao hơn, phương thức tổ chức sản xuất tiến bộ gắn với thị trường có hạch toán kinh tế theo kiểu doanh nghiệp. * Bản chất của kinh tế trang trại chăn nuôi nói riêng Kinh tế trang trại chăn nuôi là một đơn vị kinh doanh cơ sở trực tiếp sản xuất về chăn nuôi trong chuồng trại với quy mô lớn, trình độ sản xuất và quản lý tiến bộ, là hình thức sản xuất với mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hoá là các sản phẩm chăn nuôi để
  18. 9 cung ứng ra thị trường, tỷ trọng hàng hoá chiếm từ 70 đến 80% trở lên, đáp ứng được sản phẩm hàng hoá ra thị trường trong và ngoài nước. 2.1.1.4. Vai trò, đặc trưng của kinh tế trang trại * Vai trò và vị trí của kinh tế trang trại Ở các nước phát triển, trang trại gia đình là loại hình tổ chức sản xuất trang trại chủ yếu, có vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống kinh tế nông nghiệp, có vai trò to lớn và quyết định trong sản xuất nông nghiệp, là lực lượng sản xuất ra phần lớn sản phẩm nông nghiệp trong xã hội, tiêu thụ sản phẩm cho các ngành công nghiệp, cung cấp nguyên liệu cho chế biến và thương nghiệp. Trong điều kiện nước ta, vai trò và hiệu quả phát triển kinh tế của trang trại được đánh giá, nhìn nhận trên cả ba mặt đó là: hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường. Sự hình thành và phát triển kinh tế trang trại có vai trò cực kỳ to lớn được biểu hiện: - Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất lấy việc khai thác tiềm năng và lợi thế so sánh phục vụ nhu cầu xã hội làm phương thức sản xuất chủ yếu. Vì vậy, nó cho phép huy động khai thác, đất đai sức lao động và nguồn lực khác một cách đầy đủ, hợp lý và có hiệu quả. Nhờ vậy nó góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế trong nông nghiệp nông thôn nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung. - Trang trại với kết quả và hiệu quả sản xuất cao, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các loại cây trồng vật nuôi có giá trị hàng hoá cao, khắc phục dần tình trạng manh mún tạo vùng chuyên môn hoá cao, đẩy nhanh nông nghiệp sang sản xuất hàng hoá. - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trang trại tạo ra nhiều nông sản, nhất là các nông sản làm nguyên liệu cho công nghiệp. Vì vậy trang trại góp phần thúc đẩy công nghiệp nhất là công nghiệp chế biến và dịch vụ sản xuất ở nông thôn phát triển. - Kinh tế trang trại là đơn vị sản xuất có quy mô lớn hơn kinh tế hộ, vì vậy có khả năng áp dụng hiệu quả các thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực.
  19. 10 - Với cách thức tổ chức sản xuất và quản lý kinh doanh tiên tiến, trang trại là nơi tiếp nhận và truyền tải các tiến bộ khoa học công nghệ đến hộ nông dân thông qua chính hoạt động sản xuất của mình. - Về mặt kinh tế: Kinh tế trang trại đã tạo ra bước chuyển biến về giá trị sản phẩm hàng hóa và thu nhập của trang trại vượt trội hẳn so với kinh tế hộ, khắc phục tình trạng sản xuất phân tán, manh mún tạo nên những vùng chuyên môn hóa, tập trung hàng hóa và thâm canh cao. Mặt khác qua thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trang trại góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến và dịch vụ sản xuất ở nông thôn, góp phần tích cực thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp và kinh tế nông thôn. - Về mặt xã hội: Phát triển kinh tế trang trại làm tăng hộ giàu ở nông thôn, tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho người lao động và dân cư ở nông thôn, góp phần thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn là tấm gương cho các hộ nông dân về cách thức tổ chức sản xuất kinh doanh tiên tiến và có hiệu quả. Tất cả những vấn đề đó góp phần quan trọng giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội ở nông thôn. - Về mặt môi trường: Phát triển kinh tế trang trại góp phần cải tạo và bảo vệ môi trường sinh thái. Thực hiện phát triển kinh tế trang trại nước ta đã đem lại nhiều kết quả về kinh tế xã hội và môi trường. Nhưng phát triển kinh tế trang trại ở nước ta phải phù hợp với điều kiện tự nhiên kinh tế từng vùng và từng địa phương. Nhất là những vùng địa phư- ơng có điều kiện đất đai và điều kiện sản xuất hàng hoá. * Đặc trưng của kinh tế trang trại nói chung và kinh tế trang trại chăn nuôi nói riêng - Đặc trưng của kinh tế trang trại nói chung Trong điều kiện kinh tế thị trường, trang trại là một đơn vị kinh tế tự chủ với đặc trưng chủ yếu sau: + Tư liệu sản xuất mà trước hết là ruộng đất và vốn được tập chung theo yêu cầu của sản xuất hàng hóa. + Người chủ trang trại có ý chí, có hiểu biết chuyên môn kỹ thuật và có khả năng nhất định về tổ chức quản lí sản xuất kinh doanh nông nghiệp.
  20. 11 + Các trang trại đều có thể thuê mướn lao động. Có 2 hình thức thuê mướn lao động trong các trang trại đó là lao động thường xuyên và lao động thời vụ. Trong hình thức thuê lao động thường xuyên, trang trại thuê người lao động ổn định quanh năm, còn hình thức thuê lao động thời vụ, trang trại chỉ thuê người lao động làm việc theo thời vụ sản xuất. - Đặc trưng của kinh tế trang trại chăn nuôi: + Kinh tế trang trại chăn nuôi có đặc trưng là sản xuất sản phẩm hàng hóa, mà sản phẩm của nó là các loại thịt, trứng, sữa, đáp ứng nhu cầu của thị trường, như vậy để đáp ứng được nhu cầu thị trường thì quy mô trang trại chăn nuôi phải ở mức độ tương đối lớn, khác biệt với hộ gia đình. + Kinh tế trang trại chăn nuôi sản xuất các sản phẩm thịt, trứng, sữa trong điều kiện kinh tế thị trường thời kỳ công nghiệp hoá nên mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều xuất phát từ nhu cầu thị trường. Chính vì vậy tất cả các yếu tố đầu vào như vốn, lao động, giống, khoa học công nghệ cũng như các yếu tố đầu ra như sản phẩm thịt, trứng, sữa đều là sản phẩm hàng hoá. + Do đặc trưng sản xuất hàng hoá ngành chăn nuôi chi phối mà phải đòi hỏi tạo ra ưu thế cạnh tranh trong sản xuất và kinh doanh, để thực hiện yêu cầu tái sản xuất mở rộng, hoạt động kinh tế trang trại chăn nuôi theo xu thế tích tụ, tập trung sản xuất kinh tế ngày càng cao, tạo ra tỷ xuất hàng hoá cao, khối lượng hàng hoá ngày càng nhiều, chất lượng tốt. Đi đôi với việc tập trung, nâng cao năng lực sản xuất của từng trang trại còn diễn ra xu thế tập trung các trang trại thành các vùng chuyên môn hoá về từng loại như vùng chuyên canh nuôi đại gia súc như: trâu, bò vùng thì chuyên môn hoá nuôi lợn nái sinh sản, lợn thịt, với mục đích tạo ra khối lượng hàng hoá lớn. + Kinh tế trang trại chăn nuôi cũng có nhiều loại hình khác nhau trong đó trang trại gia đình vẫn là phổ biến, có đặc trưng rất linh hoạt trong từng hoạt động, vì có thể dung nạp các trình độ sản xuất khác nhau về xã hội hoá, chuyên môn hoá. Dung nạp các quy mô sản xuất trang trại chăn nuôi khác nhau như các trang trại chăn nuôi nhỏ, vừa và lớn và thậm chí đến cực lớn. Dung nạp các cấp độ công nghệ
  21. 12 sản xuất khác nhau từ thô sơ đến hiện đại, riêng biệt hoặc đan xen. Liên kết các loại hình kinh tế khác nhau cá thể, tư nhân, hợp tác quốc doanh Với các hình thức hợp tác sản xuất kinh doanh đa dạng. Chính vì vậy mà kinh tế trang trại chăn nuôi có khả năng thích ứng với các nước đang phát triển và ở các nước công nghiệp phát triển. + Kinh tế trang trại chăn nuôi có đặc trưng là tạo ra năng lực sản xuất cao về nông sản hàng hoá mà chủ yếu là sản phẩm thịt, trứng, sữa do đặc điểm về tính chất quản lý sản xuất kinh doanh của trang trại quyết định. Chủ trang trại lŕ ngýời có ý chí, có năng lực tổ chức quản lý, có kiến thức và có kinh nghiệm trong sản xuất chăn nuôi, cũng như kinh doanh trong cơ chế thị trường. 2.1.1.5. Tiêu chí định lượng để xác định kinh tế trang trại Theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 27/2011/TT - BNNPTNT ngày 13/04/2011 của Bộ NN - PTNT quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại. Cá nhân, hộ gia đình sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản đạt tiêu chuẩn kinh tế trang trại thỏa mãn điều kiện sau: * Đối với cơ sở trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, sản xuất tổng hợp - Có diện tích trên mức hạn điền, tối thiểu: + 3,1 ha đối với vùng Đông Nam Bộ và ĐBSCL. + 2,1 ha đối với các tỉnh còn lại. - Giá trị sản lượng hàng hóa đạt 700 triệu đồng/năm. * Đối với cơ sở chăn nuôi Giá trị sản lượng hàng hóa từ 1.000 triệu đồng/năm trở lên. * Đối với cơ sở sản xuất lâm nghiệp Diện tích tối thiểu 31 ha và giá trị sản lượng hàng hóa bình quân đạt 500 triệu đồng/năm trở lên. 2.1.2. Liên kết, hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ nông sản Trong sản xuất nông nghiệp, người nông dân có thể ký kết một số hợp đồng với người cung cấp để mua các yếu tố đầu vào sản xuất nông nghiệp như phân bón, thuốc trừ sâu hay nước tưới v.v Bên cạnh đó, để tiêu thụ nông sản hàng hóa,
  22. 13 người nông dân có thể ký kết hợp đồng với người mua. Người mua có thể là nhà bán buôn, bán lẻ, nhà chế biến. Tuy nhiên, những hợp đồng mua và bán này không phải tất cả đều có nghĩa là “Sản xuất theo hợp đồng” hay còn gọi là hợp đồng sản xuất. Để tiêu thụ nông sản hàng hóa, giữa người nông dân và người mua có 4 phương thức giao dịch như sau: + Thị trường giao ngay: Thị trường giao ngay là phương thức giao dịch hàng hóa truyền thống. Nông dân có thể bán nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng với người mua hoặc bán trực tiếp đến người mua tại chợ hoặc sàn đấu giá. Việc mua bán này được thực hiện ngay tại thời điểm diễn ra giao dịch, theo giá cả của thị trường hiện tại. Nông dân kiểm soát và quyết định toàn bộ quá trình sản xuất như sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu như thế nào, cũng như họ phải tự bỏ vốn đầu tư cho hoạt động của mình. Sau khi thu hoạch thì người nông dân phải tự tìm kiếm thị trường và thương lượng với người mua để bán nông sản mình sản xuất ra. Trong trường hợp này nếu giá cả thị trường tại thời điểm giao dịch cao hơn chi phí mà người nông dân bỏ ra để sản xuất thì nông dân có lời và ngược lại thì nông dân thua lỗ. Phương thức này tương đối đơn giản vì người mua và người bán nắm được thông tin về giá cả và chất lượng sản phẩm tại thời điểm giao dịch. + Hợp đồng sản xuất “Sản xuất theo hợp đồng” hoặc hợp đồng sản xuất là hợp đồng giữa nông dân và người mua theo những thoả thuận triển hạn. Đây là phương thức giao dịch của thị trường giao sau khác với thị trường giao ngay. Hợp đồng sản xuất được ký kết trước khi người nông dân tiến hành sản xuất. Hợp đồng này quy định chi tiết về trách nhiệm của nông dân và người ký kết hợp đồng. Trong loại hợp đồng này, người nông dân ít có quyền quyết định vấn đề sản xuất mặc dù họ là vẫn là người trực tiếp sản xuất. Người ký kết hợp đồng với nông dân sẽ quy định cụ thể về các yếu tố đầu vào cần sử dụng và phương thức canh tác, kể cả người ký hợp đồng chịu trách nhiệm công tác hướng dẫn kỹ thuật canh tác và thường xuyên kiểm tra thực tế trên đồng ruộng. Hợp đồng sản xuất thường xuất hiện dưới hai hình thức. Thứ nhất, hợp đồng gia công, điều này có nghĩa người mua đầu tư toàn bộ từ cơ sở vật chất đến các yếu tố đầu vào và nhận lại toàn bộ sản phẩm.
  23. 14 Trong trường hợp này người nông dân được trả công chăm sóc và một số chi phí khác được thoả thuận trong hợp đồng. Hình thức hợp đồng này đang được Công ty CP Việt Nam áp dụng. Thứ hai, người mua đầu tư ứng trước vốn, vật tư, hướng dẫn kỹ thuật và cũng thu lại toàn bộ sản phẩm theo giá đã được thoả thuận tại thời điểm ký kết hợp đồng. Hình thức hợp đồng này đang được áp dụng tại Công ty Bông Việt Nam. Trong hợp đồng sản xuất, thì nông sản do người sản xuất ra thuộc quyền sở hữu của người đầu tư, là người ký kết hợp đồng với nông dân. + Hợp đồng tiêu thụ: Đây cũng là hình thức hợp đồng triển hạn. Người sản xuất và người mua đồng ý ký kết hợp đồng mua một số lượng hàng hóa nhất định với giá cả được quy định trước trong thời gian trước khi nông sản được thu hoạch. Người sản xuất hoàn toàn kiểm soát vấn đế sản xuất nông sản của mình và phải đảm bảo việc giao hàng đúng số lượng, chất lượng và giá cả theo hợp đồng. Trong trường hợp đến khi thu hoạch, do rủi ro về thới tiết hay các yếu tố khác người sản xuất không đủ hàng giao cho người mua thì họ có trách nhiệm đi thương lượng với nông trại khác để đảm bảo cung cấp đủ hàng cho người mua. Việc giao dịch này giúp cho người sản xuất định hướng được thị trường, nắm bắt được giá cả và triển vọng tiêu thụ nông sản. Tuy nhiên, trách nhiệm cam kết chưa cao, việc chế tài giữa các bên gặp rất nhiều khó khăn. Chính vì vậy, ở các nước người ta nâng cấp thành hợp đồng kỳ hạn (Future contract) và được giao dịch thông qua Sở giao dịch hàng hóa, như Sở giao dịch hàng hóa Luân Đôn hoặc NewYork. Về sau người ta gọi thị trường tiêu thụ nông sản qua sở giao dịch hàng hóa là thị trường kỳ hạn. Thị trường kỳ hạn đã giải quyết được vấn để tiêu thụ hàng hóa trước khi thu hoạch một cách ổn định và vững chắc. Tuy nhiên, thị trường nông sản đầy biến động, rủi ro lớn, nên với các hợp đồng kỳ hạn, giá hàng hóa vẫn còn bấp bênh, chênh lệch lớn với giá thực tế. Vì vậy xuất hiện một nghiệp vụ thị trường mới là hợp đồng quyền chọn. Hợp đồng quyền chọn trong đó người mua mua của người bán một cái quyền được mua hay quyền được bán nông sản trong thời gian nhất định với mức giá thỏa thuận. Người mua phải trả cho người bán một số tiền gọi là phí hay tiền cược là giá quyền chọn. Có hai loại quyền là quyền tự chọn mua và quyền tự chọn bán. Quyền này có thời hạn, nếu hết thời hạn hợp đồng người mua không tiến hành mua hoặc
  24. 15 bán thì quyền tự chọn không còn hiệu lực. Trong thực tế, các nhà chế biến lo sợ giá cả nguyên liệu tăng nên thường mua quyền chọn mua để bảo hiểm giá nguyên liệu. Người sản xuất lo sợ giá sản phẩm sẽ giảm mạnh nên mua quyền tự chọn bán để bảo hiểm cho việc tiêu thụ nông sản. Các hợp đồng quyền chọn, việc mua bán quyền chọn đều diễn ra tại sàn giao dịch của Sở giao dịch hàng hóa. + Hội nhập dọc: Hội nhập dọc là hình thức liên kết giữa nông trại và người sử dụng. Người sử dụng ở đây thường là các nhà máy chế biến. Đối với hình thức này, các nhà máy chế biến tự đầu tư nguồn cung cấp nguyên liệu cho nhà máy mình thông qua việc mua đất hoặc thuê đất để tự sản xuất. Người nông dân chỉ là người làm thuê cho nhà máy chế biến. Một cách khác người chế biến và nông dân cùng tham gia góp vốn dưới dạng cổ đông để hình thành mối liên kết giữa sản xuất và chế biến. Nông dân có thể góp vốn vào nhà máy chế biến bằng quyền sử dụng đất của mình và nhà máy chế biến có thể tham gia góp vốn với nông dân trong đầu tư vùng nguyên liệu. Người nông dân và người chế biến cùng chia sẻ rủi ro trong sản xuất nguyên liệu và tiêu thụ nông sản đã qua chế biến. Ngoài ra, trong hội nhập dọc còn có một hình thức khá phổ biến ở Việt Nam là “Sự tái lập trang trại gia đình trong lòng doanh nghiệp nông nghiệp nhà nước”. Hình thức này có hai chủ thể kinh doanh, người mua nông sản là chủ thể kinh doanh thứ nhất đồng thời là chủ thể pháp lý; người sản xuất là chủ thể kinh doanh thứ hai, nông dân nhận khoán đất để tự tổ chức sản xuất và bán lại nông sản cho chủ thể kinh doanh thứ nhất theo hợp đồng ký kết. Điển hình ở Việt Nam cho phương thức giao dịch này là “Nông Trường Sông Hậu”. Tóm lại, sản xuất theo hợp đồng là phương thức sản xuất tiến tiến nhưng để phương thức này vận hành được tốt chúng ta cần nghiên cứu tổng kết lý luận và thực tiễn để từ đó có những bước đi phù hợp trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay. 2.2. Cơ sở thực tiễn 2.2.1. Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam Khu vực nông nghiệp ở nước ta hiện nay có gần 11 triệu hộ nông dân, chủ yếu sản xuất ở quy mô nhỏ lẻ, phân tán, giá trị sản xuất thấp và có nhiều rủi ro. Tuy nhiên trong số đó có một số hộ nông dân tổ chức phát triển sản xuất với quy mô lớn
  25. 16 hơn theo hướng sản xuất tập trung, áp dụng khoa học công nghệ và mang lại giá trị kinh tế cao, ít rủi ro hơn. Đây chính là các hộ gia đình, cá nhân phát triển theo hướng kinh tế trang trại. Trong thực tiễn sản xuất, các mô hình kinh tế trang trại làm ăn có hiệu quả, đã đóng góp quan trọng cho sự phát triển nền kinh tế nông nghiệp của đất nước. Do đó Đảng và Nhà nước có chủ trương khuyến khích, thúc đẩy phát triển mạnh kinh tế trang trại trong trong thời gian tới. Theo báo cáo của các địa phương, trên địa bàn cả nước hiện có khoảng 29.500 trang trại. Trong đó, có 8.800 trang trại trồng trọt (chiếm 29,83%), 10.974 trang trại chăn nuôi (chiếm 37,20%), 430 trang trại lâm nghiệp (chiếm 1,46%), 5.268 trang trại thủy sản (chiếm 17,86%) và 4.028 trang trại tổng hợp (chiếm 13,66%). Số lượng trang trại đã tăng 9.433 trang trại so với năm 2011. Tuy nhiên các địa phương mới chỉ cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại cho 6.247 trang trại. Các trang trại phân bố nhiều ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long (6.911 trang trại, chiếm 30%) chủ yếu sản xuất thủy sản và trái cây, Đông Nam Bộ (6.115 trang trại, chiếm 21%) chủ yếu là chăn nuôi, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung (5.693 trang trại, chiếm 20%) chủ yếu kinh doanh tổng hợp, Đồng bằng Sông Hồng (5.775 trang trại, chiếm 19,5%) chủ yếu là chăn nuôi, Trung du và miền núi phía Bắc (2.063 trang trại, chiếm 7%) chủ yếu là chăn nuôi và lâm nghiệp. Quy mô diện tích đất bình quân của các trang trại hiện nay về trồng trọt là 12 ha/trang trại, chăn nuôi là 2 ha/trang trại, tổng hợp là 8 ha/trang trại, lâm nghiệp là 33 ha/trang trại, thủy sản là 6 ha/trang trại. Trong quá trình tổ chức sản xuất cho thấy một số trang trại thực hiện tích tụ ruộng đất nên quy mô diện tích lớn, đặc biệt có trang trại có tới trên 100 ha. Nhiều trang trại đã áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất như sản xuất an toàn, sản xuất sạch, công nghệ cao, nên tạo ra năng suất và chất lượng cao và hiệu quả kinh tế. Theo báo cáo của các địa phương, thu nhập bình quân của trang trại đạt 02 tỷ đồng/năm, đã tạo thêm công ăn việc làm cho lao động ở địa phương, mỗi trang trại bình quân giải quyết được khoảng 8 lao động, có nhiều trang trại thu hút được hàng trăm lao động. Có thể khẳng định kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất tiên tiến của kinh tế hộ, mang lại hiệu quả cao cho sản xuất nông nghiệp do đó cần có chính sách phát triển.
  26. 17 Tuy nhiên kinh tế trang trại ở nước ta vẫn còn một số tồn tại và hạn chế cần được giải quyết sau: - Về quy mô và số lượng: Số lượng trang trại hiện nay tăng chậm và phân bố không đều giữa các vùng trong cả nước. Khu vực Trung du miền núi phía Bắc là nơi có diện tích đất đai rộng nhưng số lượng trang trại ít, trong khi đó khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, Đông Nam Bộ lại tập trung nhiều trang trại thì quy mô diện tích lại thấp, việc phân bố này cũng không đồng đều ở các vùng và các lĩnh vực. - Về giá trị sản xuất: Mặc dù giá trị sản xuất hàng hóa bình quân một trang trại tương đối lớn (trung bình 02 tỷ đồng/trang trại) nhưng số có thu nhập cao chỉ tập trung ở một số loại hình trang trại chăn nuôi, thủy sản còn các loại hình trang trại trồng trọt, lâm nghiệp, kinh doanh tổng hợp giá trị sản xuất thấp, do chất lượng sản phẩm chưa cao, sản phẩm bán ra chủ yếu dưới dạng thô hoặc tươi sống, chưa qua chế biến nên giá bán thấp, sức cạnh tranh yếu, nhiều chủ trang trại chưa nắm bắt được nhu cầu thị trường nên sản xuất thụ động. - Về khoa học công nghệ: Số lượng trang trại ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, chế biến bảo quản còn hạn chế mới chỉ tập trung ở một số lĩnh vực và khu vực nhất định. - Sản xuất của các trang trại chưa thật sự bền vững: phần lớn chất lượng sản phẩm chưa được quản lý chặt chẽ. Ô nhiễm môi trường do nước thải, chất thải không được xử lý. Quy mô sản xuất càng lớn nguy cơ ô nhiễm càng tăng, nhất là đối với các trang trại chăn nuôi và thủy sản. - Trình độ quản lý và sản xuất của các chủ trang trại: Chủ trang trại chủ yếu là nông dân, không được đào tạo chuyên môn về quản lý, kỹ thuật nên khả năng quản lý sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, liên kết tiêu thụ nông sản còn nhiều hạn chế, chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm thực tế. Lực lượng lao động của các trang trại cơ bản chưa được đào tạo nghề, tập huấn nghiệp vụ chuyên môn. - Việc cơ giới hóa trong nông nghiệp: Chưa được chú trọng do trang trại chủ yếu quy mô nhỏ, dẫn đến sử dụng nhiều lao động, hiệu quả thấp.
  27. 18 2.2.2. Các chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho phát triển kinh tế trang trại Trong quá trình phát triển, các trang trại đã nhận được nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển, như các chính sách về đất đai, chính sách giao rừng, cho thuê rừng trồng là rừng sản xuất, chính sách về thuế, chính sách khuyến nông, tín dụng, lao động - đào tạo, thị trường, vệ sinh môi trường Từ khi có cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển kinh tế, các trang trại đã chủ động tiếp cận được các chính sách để củng cố, phát triển kinh tế trang trại. Trong năm 2015, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã soạn thảo Quyết định về chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại trình Thủ tướng Chính phủ ban hành: Tại dự thảo Quyết định về chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề xuất nhiều chính sách hỗ trợ trang trại như: Hỗ trợ thành lập khu trang trại, hỗ trợ về đất đai, hỗ trợ xây dựng hạ tầng. Cụ thể, đối với việc hỗ trợ thành lập khu trang trại, tùy theo điều kiện của địa phương, UBND xã quy hoạch khu phát triển kinh tế trang trại và cho thuê đất làm kinh tế trang trại theo quy định hiện hành. Ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư xây dựng đường, hệ thống cấp thoát nước tới khu trang trại. Dự thảo nêu rõ, UBND cấp xã lập dự án, báo cáo dự án lên UBND cấp huyện phê duyệt và hỗ trợ từ nguồn ngân sách địa phương. Về đất đai, theo dự thảo, chủ trang trại được cấp có thẩm quyền cho thuê đất ổn định lâu dài từ quỹ đất của địa phương hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành. Bên cạnh đó, ngân sách nhà nước hỗ trợ một lần theo dự án 50% chi phí làm đường, xây dựng hệ thống điện đến chân hàng rào trang trại. Mức hỗ trợ tối đa không quá 2 tỷ đồng/trang trại. Chủ trang trại cũng được ngân sách nhà nước hỗ trợ một lần theo hợp đồng 50% tiền thuê cán bộ hướng dẫn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và kỹ thuật sản xuất tiên tiến, tư vấn xây dựng dự án/phương án kinh doanh. Mức hỗ trợ không quá 100 triệu đồng/trang trại/2 năm đầu.
  28. 19 Ngân sách nhà nước hỗ trợ một lần, 100% chi phí cấp giấy chứng nhận và chi phí áp dụng quy trình thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) hoặc quy trình thực hành nông nghiệp tốt khác đối với từng trang trại hoặc hợp tác xã của các chủ trang trại. Theo dự thảo, Nhà nước khuyến khích trang trại xây dựng thương hiệu riêng hoặc tham gia xây dựng thương hiệu của hợp tác xã của các chủ trang trại. Ngân sách nhà nước hỗ trợ 50% chi phí tham gia hội trợ, triển lãm giới thiệu sản phẩm nông nghiệp đối với các trang trại hoặc hợp tác xã trang trại. Ngoài ra, theo dự thảo, trang trại trồng rừng sản xuất được Ngân sách nhà nước hỗ trợ một lần chi phí cấp giấy chứng chỉ rừng bền vững, với mức 200.000 đồng/ha nếu trồng rừng nguyên liệu gỗ lớn. Trang trại nuôi trồng thủy sản được ngân sách nhà nước hỗ trợ một lần đến 30% kinh phí xây dựng các hạng mục công trình xử lý nước thải, ao lắng. Mức hỗ trợ không quá 300 triệu đồng/trang trại; hỗ trợ 50% chi phí lồng bè của trang trại nuôi thủy sản trên biển. Dự thảo nêu rõ, UBND cấp tỉnh căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương ban hành chính sách hỗ trợ bổ sung cho trang trại trên địa bàn. Nhà nước khuyến khích thành lập các hiệp hội, hợp tác xã của các chủ trang trại. Hai trong số nhiều chính sách quan trọng đã ban hành có tác động ảnh hưởng lớn đến kinh tế trang trại cần đặc biệt quan tâm: + Thông tư số 27/2011/TT-BNN&PTNT: Thông tư số 27/2011/TT- BNN&PTNT ngày 13/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại. Thông tư có hiệu lực từ ngày 28/05/2011 + Nghị định số 55/2015/NĐ-CP: Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nghị định có hiệu lực từ ngày 25/7/2015. 2.2.3. Kinh nghiệm sản xuất theo cơ chế hợp tác ở một số nước 2.2.3.1. Kinh nghiệm ở Thái Lan Mô hình sản xuất theo hợp đồng đầu tiên ở Thái Lan do Tập đoàn CP (Charoen Pokphand) thực hiện. CP bắt đầu ký hợp đồng với nông dân để chăn nuôi
  29. 20 gà gia công vào đầu thập niên 1970. Đây là mô hình thành công và được nhân rộng khắp Thái Lan. Đến cuối thập niên 1990, gần 100% hộ chăn nuôi gà ở Thái Lan đều sản xuất gia công cho các doanh nghiệp chế biến. Ngoài ra, CP cũng triển khai nhiều mô hình khác nhưng đều thất bại như giữa thập niên 1980, được sự hỗ trợ của Ngân hàng nông nghiệp và hợp tác xã nông nghiệp, CP ký hợp đồng nuôi tôm và sản xuất lúa nhưng đều thất bại do nông dân không chấp nhận giá cố định do CP đưa ra. Ngoài ra, các tổ chức của chính phủ, các ngân hàng, các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài hỗ trợ tích cực việc thực hiện sản xuất theo hợp đồng, nên mô hình sản xuất theo hợp đồng đã lan tỏa sang nhiều sản phẩm khác như đường, rau quả. Hiện nay, sản xuất rau an toàn theo quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) để xuất khẩu sang Hà Lan và Nhật Bản đều dưới hình thức sản xuất theo hợp đồng . Việc sản xuất theo hợp đồng ở Thái Lan phần lớn xuất phát từ nhu cầu của doanh nghiệp chế biến. Cấu trúc sản xuất theo hợp đồng của Thái Lan chủ yếu theo mô hình tập trung, giữa một bên là doanh nghiệp chế biến và một bên là các trang trại. Trong mô hình này người nông dân chủ yếu sản xuất gia công cho doanh nghiệp chế biến. Các doanh nghiệp chế biến đầu tư giống cây trồng, vật nuôi, cung cấp đầu vào, hướng dẫn kỹ thuật và kiểm soát chất lượng. Mô hình này được Công ty CP áp dụng đầu tiên ở Thái Lan. Năm 1985 Công ty Frito-lay International Co, Ltd. (một công ty con của Pepsi Cola) mở rộng thị trường khoai tây chiên (Potato chips) ở Thái Lan nên họ cũng đẩy mạnh việc sản xuất khoai tây theo hợp đồng. Công ty Frito-lay cũng cung cấp giống, kỹ thuật, đầu vào và nhận lại sản phẩm từ nông dân. Hiện nay 4 nhà chế biến khoai tây chiên lớn ở Thái Lan (Frito-lay, Testo, Kob và Pringle) đều thực hiện sản xuất theo hợp đồng với nông dân. Năm 1995, Frito-Lay mua lại Công ty TNHH Trang trại NS (NS Farm Co., Ltd) của Tập đoàn United Foods ở San Sai. Họ tiếp nhận các nhóm nông dân của NS Farm và thành lập thêm nhóm nông dân khác để thực hiện sản xuất theo hợp đồng dưới mô hình trang trại hạt nhân [8]. Mô hình trang trại hạt nhân cũng phổ biến ở các doanh nghiệp kinh doanh trang trại ở Thái Lan như Công ty CP trong sản xuất giống lúa và bắp; Euro Asian Seeds Co. Ltd., Saha Farm Co. Ltd
  30. 21 Hợp đồng miệng giữa nông dân và người mua gom, hợp tác xã (HTX) và doanh nghiệp ở địa phương cũng khá phổ biến ở Thái Lan. Nông dân trồng rau, hoa ở Đông Bắc Thái Lan chủ yếu dựa trên thỏa thuận miệng với người mua để thực hiện sản xuất. Đối với mô hình trung gian, hai công ty chế biến rau quả ở Miền Bắc Thái Lan ký hợp đồng trực tiếp với người mua gom và mỗi người mua gom chịu trách nhiệm giám sát 200-250 nông dân và được hưởng hoa hồng. Để phát triển hình thức sản xuất theo hợp đồng, nhiều tổ chức của nhà nước đã tham gia vào xúc tiến việc sản xuất theo hợp đồng như Ủy ban Đầu tư (BOI - Board of Investment), Ủy ban Phát triển Kinh tế và Xã hội Quốc gia (NESDB – National Economic and Social Development Board), Tuy nhiên, có hai tổ chức hỗ trợ phát triển mạnh sản xuất theo hợp đồng là Cục khuyến nông (DOAE – Department of Agricultural Extension) thuộc Bộ Nông nghiệp và HTX và BAAC thuộc Bộ Tài chính. Hai cơ quan này xúc tiến phát triển mô hình lồng ghép giữa mô hình đa chủ thể, mô hình trung gian và mô hình phi chính thức. Để đảm bảo công bằng cho các bên, năm 1999, Cục Nội thương đã ban hành quy định về các điều khoản trong thỏa thuận sản xuất theo hợp đồng. Theo kinh nghiệm của Thái Lan, sản xuất theo hợp đồng – mô hình tập trung chỉ thực hiện đối với sản phẩm có yêu cầu về chất lượng cao và sản phẩm có tính độc quyền của người mua. Mô hình trang trại hạt nhân cũng giống như mô hình tập trung. Mô hình phi chính thức, mô hình đa chủ thể và mô hình trung gian là những mô hình phù hợp với nền sản xuất nông nghiệp phân tán, lạc hậu; việc kinh doanh những sản phẩm này không có tính chuyên biệt hóa. Đối với mô hình đa thành phần, nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy, phối hợp, tín dụng và khuyến nông. 2.2.3.2. Kinh nghiệm ở Trung Quốc Sản xuất theo hợp đồng là hình thức hợp đồng tiêu thụ nông sản khá mới ở Trung Quốc. Trong chương trình hiện đại hóa nông nghiệp, Chính phủ Trung Quốc đã xây dựng chính sách hỗ trợ và khuyến khích sản xuất theo hợp đồng nhằm mục
  31. 22 đích giúp cho ngành sản xuất nông nghiệp thu được nhiều lợi nhuận và có sức cạnh tranh. Sản xuất theo hợp đồng được xem là hình thức hiệu quả để liên kết nông dân sản xuất nhỏ với các doanh nghiệp chế biến lớn. Chính quyền địa phương cũng nhận thấy tiềm năng của sản xuất theo hợp đồng trong chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và nâng cao thu nhập cho trang trại. Do đó, chính quyền địa phương thực hiện nhiều chính sách khuyến khích như hỗ trợ tín dụng, giảm thuế nếu thực hiện sản xuất theo hợp đồng. Theo Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, diện tích trồng trọt thực hiện sản xuất theo hợp đồng năm 2001 là 18,6 triệu ha, tăng 40% so với năm 2000. Sản xuất theo hợp đồng ở Trung Quốc theo các hình thức: hợp đồng trực tiếp giữa nông dân và "doanh nghiệp đầu rồng" (Dragon-head-firms), giữa nông dân và người mua gom; giữa nông dân và chính quyền địa phương và một số hình thức khác. Để thúc đẩy sản xuất theo hợp đồng, Chính phủ Trung Quốc đã lựa chọn và chỉ định các doanh nghiệp trung ương hoặc địa phương có tiềm lực kinh tế, quy mô lớn, có kỹ thuật và công nghệ ký kết hợp đồng trực tiếp với nông dân. Ủy ban phối hợp phát triển công nghiệp hóa nông nghiệp quốc gia (The National Agricultural Industrialisation Development Joint Committee) đưa ra tiêu chuẩn và giám sát việc thực hiện của các doanh nghiệp này. Nhờ đó việc sản xuất theo hợp đồng giữa nông dân và doanh nghiệp chiếm tỷ lệ khá cao. Tuy nhiên, hình thức hợp đồng giữa nông dân và người mua gom trung gian cũng chiếm tỷ lệ tương đối lớn. Các hình thức khác là tổ chức hợp tác của nông dân (Village cooperative organization) và HTX. Sản xuất theo hợp đồng giữa nông dân với người mua gom trung gian, chính quyền địa phương, tổ chức hợp tác và HTX chủ yếu là hợp đồng miệng. Giá cả thỏa thuận có 3 hình thức: giá cố định, giá sàn và giá theo thị trường. Các ngành hàng thực hiện sản xuất theo hợp đồng là chế biến rau, chế biến thịt, nuôi trồng thủy sản, chế biến dầu ăn, tơ tằm, bông vải, nấm và sữa. Tuy nhiên tỷ lệ ký hợp đồng nhiều nhất là ngành chế biến thịt, nuôi trồng thủy sản và chế biến sữa. Nhìn chung, sản xuất theo hợp đồng ở Trung Quốc thực hiện nhờ vào chính sách công nghiệp hóa nông nghiệp. Nông dân và doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng sản xuất theo hợp đồng nên ngày càng có nhiều doanh nghiệp và nông
  32. 23 dân tham gia sản xuất theo hợp đồng. Sản xuất theo hợp đồng thành công còn tùy thuộc vào loại sản phẩm. Các sản phẩm đòi hỏi chế biến ngay và yêu cầu vệ sinh thực phẩm dễ dàng thực hiện sản xuất theo hợp đồng hơn những sản phẩm khác. 2.2.3.3. Kinh nghiệm Hoa Kỳ Sản xuất theo hợp đồng xuất hiện ở Hoa Kỳ từ rất sớm và đây cũng là nền tảng phát triển giao dịch giao sau. Trước khi hình thành Sở giao dịch hàng hóa Chicago thì những nông dân ở Chicago đã áp dụng sản xuất theo hợp đồng đối với mặt hàng lúa mỳ và bắp. Sản xuất theo hợp đồng (contract farming/production contract) ngày càng phổ biến ở Hoa Kỳ. Năm 1969, sản xuất theo hợp đồng chỉ chiếm 11% tổng giá trị sản xuất; năm 1991, 28%; năm 2001, 36% và đến năm 2003 tăng lên 39% . Sản xuất theo hợp đồng chủ yếu là hợp đồng trực tiếp giữa trang trại và nhà chế biến (processor). Ở Hoa Kỳ cũng có mô hình hợp đồng giữa trang trại và HTX, nhưng HTX của Hoa Kỳ thực hiện chức năng chế biến và tiêu thụ trực tiếp, không phải là chủ thể trung gian giữa doanh nghiệp và nông dân. HTX đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu thụ nông sản. Năm 1998, HTX tiêu thụ 86% giá trị sản xuất của trang trại đối với sản phẩm sữa; 41% bông vải; 40% ngũ cốc và hạt có dầu và 20% rau quả . Đối với trang trại lớn sản xuất hàng hóa thì tỷ trọng trang trại ký hợp đồng trên tổng số trang trại năm 2001 chiếm 41,7% và năm 2003 chiếm 46,7%. Đối với trang trại có quy mô doanh số hơn 1 triệu USD, tỷ trọng trang trại ký hợp đồng là 64,2% (2003) và giá trị sản xuất 53,4% (2003). Tỷ trọng giá trị sản xuất theo loại hợp đồng và loại hàng hóa có khác nhau. Ví dụ, ngành chăn nuôi gia cầm và trứng, giá trị sản phẩm được sản xuất theo hợp đồng chiếm 87,2% (2003) trong tổng giá trị sản xuất của ngành, nhưng ngành rau củ thấp nhất chỉ chiếm 1,1% (2003). Khác với nhiều quốc gia đang phát triển, việc sản xuất theo hợp đồng đều do người mua và người bán quyết định theo cơ chế thị trường. Nhà nước không có chính sách hỗ trợ để người mua và người bán ký kết hợp đồng. Mặc dù thị trường nông sản dựa trên giao dịch giao ngay còn chiếm tỷ lệ đáng kể khoảng 50% giá trị sản xuất nông nghiệp nhưng xu hướng sản xuất theo hợp đồng ở Hoa Kỳ đang tăng lên. Kết cấu hạ tầng giao thông đã quyết định sự thay
  33. 24 đổi của hệ thống phân phối thúc đẩy chuyển giao dịch giao ngay sang sản xuất theo hợp đồng và tiêu thụ sản phẩm. Các tập đoàn bán lẻ xây dựng các "siêu trung tâm" (supercenter) cũng thúc đẩy việc sản xuất theo hợp đồng. Ngoài ra, quy mô trang trại và nhà máy chế biến lớn nên các nhà sản xuất và chế biến phải thực hiện sản xuất theo hợp đồng để đảm bảo nông sản sản xuất ra tiêu thụ được và đảm bảo nguồn nguyên liệu cho chế biến. 2.2.4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Bài học thứ nhất, doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ đóng vai trò hạt nhân quyết định sự thành công của hình thức sản xuất theo hợp đồng. Do đặc điểm sản xuất nông nghiệp nên dù trang trại lớn như Hoa Kỳ thì nông sản cũng do rất nhiều chủ thể sản xuất để cung ứng cho một chủ thể chế biến, tiêu thụ. Kinh nghiệm các nước cho chúng ta thấy sản xuất theo hợp đồng chỉ có thể thành công khi các doanh nghiệp đủ khả năng tiêu thụ hết nông sản cho nông dân. Họ đóng vai trò hạt nhân trong mối quan hệ với nhà nước, các tổ chức tín dụng, nhà khoa học và nhà sản xuất. Doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong tiêu thụ nông sản nên họ định hướng cho người sản xuất quyết định sản xuất nông sản nào, chất lượng ra sao và sản xuất như thế nào để có hiệu quả. Bài học thứ hai, Nhà nước đóng vai trò hỗ trợ và thúc đẩy trong nền sản xuất nông nghiệp phân tán, lạc hậu. Ở các nước đang phát triển vai trò nhà nước quan trọng hơn các nước phát triển. Ở Hoa Kỳ, pháp luật về hợp đồng hoàn toàn dựa trên nguyên tắc tôn trọng quyền tự do, tự nguyện của các bên tham gia hợp đồng. Nhà nước không có bất kỳ chính sách nào khuyến khích hoặc hỗ trợ để trang trại hoặc doanh nghiệp thực hiện sản xuất theo hợp đồng. Đạo luật nông nghiệp năm 2002 của Hoa Kỳ chỉ quy định hợp đồng với chính phủ nhằm bảo hộ cho người sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, hình thức sản xuất theo hợp đồng cũng được phát triển ở Hoa Kỳ và việc sản xuất theo hợp đồng là hoàn toàn tự nguyện giữa nông dân và doanh nghiệp. Sở dĩ như vậy là vì các trang trại sản xuất hàng hóa lớn cần phải có người tiêu thụ ổn định và doanh nghiệp chế biến cần có nguồn nguyên liệu ổn định. Do đó vì lợi ích hai bên
  34. 25 mà sản xuất theo hợp đồng phát triển. Tuy nhiên, đối với Trung Quốc và Thái Lan, vai trò nhà nước rất quan trọng trong việc sản xuất theo hợp đồng. Ở Thái Lan nhà nước hỗ trợ cho nông dân về tín dụng và khuyến nông và hỗ trợ thúc đẩy cho doanh nghiệp ký hợp đồng với nông dân. Nguyên nhân là do sản xuất nông nghiệp còn kém phát triển, nông dân sản xuất hàng hóa chưa nhiều nên họ dễ dàng bán trên thị trường, còn doanh nghiệp nếu ký kết từng hộ nông dân sản xuất nhỏ thì sẽ làm chi phí giao dịch gia tăng nên không hấp dẫn họ thực hiện sản xuất theo hợp đồng. Trường hợp ở Trung Quốc, chính mô hình "Dragon-head firms" do chính phủ khởi xướng đã thúc đẩy mô hình sản xuất theo hợp đồng. Ở Việt Nam, nền sản xuất nông nghiệp phân tán lạc hậu hơn cả Thái Lan và Trung Quốc thì đây là bài học mà chúng ta cần vận dụng để thực hiện sản xuất theo hợp đồng. Bài học thứ ba, sự thành công của các mô hình sản xuất theo hợp đồng tùy thuộc vào những điều kiện vật chất nhất định và đặc điểm của chủng loại hàng hóa. Không có mô hình sản xuất theo hợp đồng nào phù hợp cho tất cả. Kinh nghiệm sản xuất theo hợp đồng của Tập đoàn CP là một bài học có giá trị. CP rất thành công trong mô hình chăn nuôi gia công, nhưng thất bại khi áp dụng cho lúa và tôm. Nguyên nhân ở đây là do CP có đủ tiềm lực trong việc cung cấp con giống, thức ăn, chế biến và xuất khẩu gia cầm nhưng không đủ tiềm lực để cho lúa và tôm. Đối với các ngành chăn nuôi gia cầm và chăn nuôi heo thường mức độ sản xuất theo hợp đồng thành công hơn. Ví dụ, ở Hoa Kỳ trừ những trang trại có cơ sở giết mổ, chế biến còn lại gần như 100% các trang trại chăn nuôi heo đều sản xuất theo hợp đồng. Điều này cũng dễ hiểu là vì đầu tư cho trang trại chăn nuôi heo đòi hỏi vốn lớn cho nên để đảm bảo sản phẩm sản xuất ra tiêu thụ được, các trang trại ở Hoa Kỳ phải tìm kiếm các doanh nghiệp chế biến để thỏa thuận hợp đồng trước. Các mô hình tập trung của hình thức sản xuất theo hợp đồng vừa nêu chỉ thành công khi quan hệ hợp đồng có liên quan đến "tính đặc thù về tài sản". Sản xuất theo hợp đồng – mô hình trung gian, kết hợp quan hệ hợp đồng chính thức và phi chính thức như ở Thái Lan và Trung Quốc là mô hình phù hợp trong điều kiện sản xuất nông nghiệp phân tán, lạc hậu. Những người trung gian
  35. 26 như HTX, người mua gom, ngay cả doanh nghiệp thương mại ở địa phương chính là lực lượng quan trọng làm cầu nối trung gian giữa nông dân và doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu. Mối quan hệ hợp đồng giữa người trung gian và nông dân chỉ là hợp đồng miệng vì trình độ của nông dân thấp và sản xuất ở quy mô nhỏ. Người trung gian làm đại lý cho doanh nghiệp trong việc mua gom nông sản từ nông dân và hưởng hoa hồng cho công việc do doanh nghiệp ủy thác. Trong điều kiện sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay thì mô hình này là bài học kinh nghiệm để vận dụng.
  36. 27 Phần 3 KẾT QUẢ THỰC TẬP 3.1. Khái quát về trang trại chăn nuôi lợn thịt gia công Dương Công Tuấn 3.1.1. Sự hình thành và phát triển của trang trại Dương Công Tuấn Trang trại chăn nuôi của ông Dương Công Tuấn bắt đầu hoạt động từ năm 2015 với quy mô ban đầu 600 con/lứa.Trang trại được xây dựng trên diện tích đất gần 3ha với điều kiện phù hợp thuộc xóm Tân Lập, xã Cát Nê, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Vị trí này tiện đường giao thông đi lại cách xa khu dân cư, xunh quanh trang trại dân cư thưa thớt, tiếp giáp phía Bắc trang trại có một hệ thống suối tự nhiên thuận lợi cho thoát nước và thải nước, địa hình đất đồi phù hợp cho việc thi công xây dựng. Trong giai đoạn thi công xây dựng từ năm 2015, hộ ông Dương Công Tuấn đã san gạt mặt bằng, trồng các loại cây lâm nghiệp lâu năm. Vì vậy rất thuận tiện cho việc mở rộng quy mô chăn nuôi trang trại. Nhận thức được các vấn đề về môi trường trong quá trình chăn nuôi, hộ kinh doanh ông Dương Công Tuấn đã thực hiện lập báo cáo kế hoạch bảo vệ môi trường và được xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường qua thông báo số 16/UBND-TNMT ngày 21/7/2015 của UBND huyện Đại Từ. Trại lợn kinh doanh ông Dương Công Tuấn hoạt động theo hình thức nuôi gia công cho Công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam (công ty). Toàn bộ con giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, vaccine và cán bộ kỹ thuật trực tiếp được phía Công ty cung cấp và hỗ trợ. Vai trò của ông Dương Công Tuấn là xây dựng các hạng mục công trình theo đúng quy hoạch, đúng quy định bên Công ty đã phê duyệt. Thường xuyên kiểm tra vệ sinh chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi, dụng cụ thú y. Theo hợp đồng đã ký số 0204/HB/SWB/CPVN-2015 ký ngày 02/4/2015 giữa hộ kinh doanh ông Dương Công Tuấn và Công ty C.P Việt Nam, sau quá trình hoạt động ổn định với quy mô ban đầu 600 con lợn thịt sẽ thực hiện nâng cấp dần lên theo điều kiện thực tế giữa hai bên. Đến nay do tình hình nhu cầu về thị trường, nhận định xu hướng phát triển của ngành chăn nuôi và đánh giá các lợi thế và khả năng đáp ứng của trang trại. Hộ
  37. 28 kinh doanh ông Dương Công Tuấn đã mạnh dạn đầu tư nâng quy mô từ 600 con/lứa nuôi lợn lên 3000 con/lứa nuôi. Dự kiến trong năm tới, trang trại sẽ đầu tư mở rộng quy mô lên 6000 con/lứa nuôi. Khi nâng công suất sẽ giữ nguyên các công trình đã có, thực hiện xây thêm chuồng trại để đáp ứng khả năng chăn nuôi với quy mô 6000 con lợn thương phẩm. Dự án được thiết kế có tổng diện tích gần 3ha tại xóm Tân Lập, xã Cát Nê, huyện Đại Từ, tổng vốn đầu tư hiện tại là 12.000.000.000 đồng, dự kiến trong tương lai là 20.108.000.000 đồng, nâng quy mô 6000 con lợn thương phẩm. 3.1.2. Những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất tại trang trại chăn nuôi lợn thịt gia công Dương Công Tuấn 3.1.2.1. Thuận lợi - Khi tham gia vào hợp đồng chăn nuôi gia công với Công ty TNHH Đầu tư phát triển chăn nuôi lợn C.P Việt Nam cung cấp con giống đầu vào, thức ăn, vaccine và cả hỗ trợ về mặt kỹ thuật. Những hộ tham gia mô hình đều được doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm sau khi đạt cân nặng hoặc thời gian dự kiến. Việc này giúp người chăn nuôi an tâm hơn trong quá trình chăn nuôi, sản phẩm chất lượng hơn, đầu ra dễ dàng và ít rủi ro hơn. - Trang trại được công ty hỗ trợ nhân viên kỹ thuật riêng, thức ăn, thuốc thú y nên dịch bệnh cũng được chữa trị kịp thời và các rủi do về dịch bệnh cũng ít hơn. - Nguồn giống của trang trại là giống lợn nai siêu nạc do Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam cung cấp luôn mang lại hiệu quả kinh tế cao và không phải lo lắng về chất lượng giống. - Kĩ sư có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, có kinh nghiệm nhiều năm công tác và có trách nhiệm với công việc. - Công nhân trong trang trại cần cù, chịu khó và đoàn kết với nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. - Được tạo điều kiện vay vốn ưu đãi nên cơ sở vật chất của trang trại cũng được trang bị đầy đủ. - Hệ thống giao thông ở địa phương phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển thức ăn của trang trại.
  38. 29 3.1.2.2. Khó khăn - Nguồn vốn ban đầu của trang trại còn hạn chế nên còn gặp nhiều khó khăn trong việc đầu tư xây dựng. - Điều kiện thời tiết và khí hậu nhiều lúc còn chưa ổn định nên hay có dịch bệnh xảy ra. - Giá gia công còn thấp nên hiệu quả kinh tế thu được so với vốn đầu tư ban đầu của trang trại là chưa cao. - Do nguồn vốn còn hạn hẹp nên trang trại vẫn còn gặp khó khăn về xử lý môi trường. - Lao động của trang trại phần lớn chưa qua đào tạo nên quá trình chăm sóc còn gặp nhiều khó khăn. - Giá chăn nuôi gia công còn thấp nên thu nhập của trang trại còn chưa cao. 3.2. Kết quả hoạt động thực tập 3.2.1.Nội dung và những công việc cụ thể tại trang trại 3.2.1.1. Tìm hiểu thông tin về Công ty TNHH Đầu tư phát triển chăn nuôi lợn C.P và cơ chế hợp tác tổ chức của trang trại Dương Công Tuấn - Tìm hiểu sự hình thành và phát triển của công ty chăn nuôi CP Việt Nam. - Tìm hiểu cơ chế hợp tác giữa công ty và trang trại: . + Những điều kiện của trang trại chăn nuôi lợn thịt gia công + Những điều khoản chính trong Hợp đồng + Những vấn đề tồn tại phát sinh trong cơ chế hợp tác sản xuất - Cơ chế tổ chức sản xuất của trang trại + Bộ máy cơ chế tổ chức sản xuất của trang trại + Nguồn lao động của trang trại + Sơ đồ trang trại Dương Công Tuấn 3.2.1.2. Tìm hiểu quy trình phòng dịch và thức ăn cho lợn của trang trại - Tìm hiểu hệ thống phòng dịch bằng hệ thống sát trùng, bằng vaccine của trang trại - Tìm hiểu, học tập và tham gia vào quá trình vệ sinh chuồng trại, chăm sóc lợn tại trang trại - Các loại cám ăn từ khi nhập chuồng đến giai đoạn xuất chuồng
  39. 30 3.2.1.3. Tìm hiểu hệ thống xử lý môi trường của trang trại + Tìm hiểu công tác xử lý nước, chất thải trước khi đưa ra môi trường + Tìm hiểu các loại hóa chất đưa vào xử lý chất thải chăn nuôi 3.2.1.4. Tìm hiểu quy trình chăn nuôi gia công, hệ thống đầu vào của trang trại + Tìm hiểu quy trình chăn nuôi gia công của trang trại + Điều tra chủ trang trại và kỹ sư Công ty CP Việt Nam về hệ thống đầu vào của trang trại 3.2.1.5. Tìm hiểu hệ thống đầu ra của trang trại + Điều tra chủ trang trại và kỹ sư Công ty về đầu ra của trang trại + Tìm hiểu về chuỗi giá trị của các sản phẩm chăn nuôi lợn theo hình thức chăn nuôi gia công tại trang trại + Trao đổi, thảo luận với chủ trang trại về các kênh tiêu thụ của trang trại + Phân tích các kênh tiêu thụ của trang trại 3.2.1.6. Tìm hiểu chi phí xây dựng chuồng trại, chi phí trang thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại + Liệt kê các hạng mục công trình tại trang trại + Liệt kê các trang thiết bị có trong trang trại và chuồng nuôi + Tìm hiểu chi phí xây dựng, trang thiết bị ban đầu của trang trại 3.2.1.7. Tìm hiểu nguồn vốn của trang trại + Điều tra chủ trang trại về tình hình vốn cho SXKD của trang trại. + Xác định được tổng số vốn trang trại đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại + Xác định được nguồn gốc vốn vay, lãi suất và thời hạn cho vay 3.2.1.8. Phân tích SWOT Phân tích được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của trang trại khi tham gia hợp đồng với công ty CP Việt Nam. 3.3. Tóm tắt kết quả thực tập 3.3.1. Tìm hiểu thông tin về Công ty TNHH Đầu tư phát triển chăn nuôi lợn C.P và cơ chế hợp tác tổ chức của trang trại Dương Công Tuấn 3.3.1.1. Khái quát về Công ty chăn nuôi C.P Việt Nam
  40. 31 Công ty C.P (Charoen Pokphand) là một tập đoàn sản xuất kinh doanh đa ngành nghề và là một trong những tập đoàn mạnh nhất của Thái Lan trong lĩnh vực Công - Nông nghiệp, điển hình là lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi, hoạt động chăn nuôi, sản xuất lương thực, thực phẩm chất lượng cao và an toàn đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Tập đoàn C.P (Thái Lan) đầu tư vào Việt Nam từ năm 1988, sau khi Việt Nam mở cửa năm 1986 theo chủ trương đổi mới, với hình thức mở văn phòng kinh doanh tại TP. Hồ Chí Minh. Đến năm 1993 thành lập Công ty TNHH Chăn nuôi C.P Việt Nam, tên tiếng Anh là C.P Việt Nam Livestock Co.,Ltd. và xây nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi tại tỉnh Đồng Nai, miền Nam Việt Nam, đồng thời là trụ sở chính của Công ty cho tới ngày nay. Năm 2009 Công ty TNHH Chăn Nuôi C.P Việt Nam hợp nhất với Công ty TNHH Charoen Pokphand Việt Nam trở thành Công ty C.P Vietnam Livestock Corporation và sau đó vào năm 2011 đổi tên thành C.P Vietnam Corporation (Công ty Cổ Phần Chăn Nuôi C.P Việt Nam ). Công ty C.P Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực Nông - Công nghiệp, ngành thực phẩm khép kín: chăn nuôi, chế biến gia súc, gia cầm và thủy sản. Từ đó cho đến nay, C.P Việt Nam không ngừng mở rộng sản xuất và hoạt động trong 3 lĩnh vực chính như: thức ăn chăn nuôi (feed), trang trại (farm) và thực phẩm (Food), được thể hiện sau đây: - Ngành Feed: hiện nay, C.P Việt Nam có 8 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi kèm với các hoạt động tiếp theo, trong đó được chia thành 4 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi gia súc gia cầm, 3 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi thủy sản và 1 nhà máy sấy ngô. Thức ăn chăn nuôi do Công ty sản xuất được cung cấp cho mọi miền đất nước. Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi gia súc gia cầm C.P tỉnh Bình Dương là nhà máy mới nhất, được xây dựng và bắt đầu hoạt động từ năm 2009 và được đánh giá là nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi hiện đại nhất châu Á. - Ngành Farm: hiện nay, C.P Việt Nam tiến hành chăn nuôi theo hệ thống chăn nuôi hiện đại, thân thiện với môi trường: bắt đầu từ con giống có chất lượng cho đến hệ thống chăn nuôi hiện đại được trang bị những dụng cụ, thiết bị chăn nuôi tiên tiến, chăn nuôi các loại lợn, gà thịt, gà đẻ, tôm và cá với diện tích trang trại phù
  41. 32 hợp nhằm phục vụ đa dạng cho khách hàng trên phạm vi cả nước. Sản xuất tôm thịt và cá thịt ở các trại là nhằm cung cấp nguyên liệu cho nhà máy sản xuất thủy sản đông lạnh phục vụ xuất khẩu của Công ty. - Ngành Food, được chia làm 2 phần chính như sau: + Sản xuất tôm và cá xuất khẩu, trong đó nguyên liệu tôm và cá được nhập từ các trại của Công ty. Hiện nay, Công ty có 1 nhà máy chế biến thủy sản ở Đồng Nai. + Sản xuất các loại thực phẩm phục vụ người tiêu dùng trong nước bằng máy móc và thiết bị hiện đại nhằm cung cấp thực phẩm có hương vị tốt, vệ sinh và an toàn, không chứa chất tồn dư. Hiện nay, Công ty có 2 nhà máy, một nhà máy ở Đồng Nai và một nhà máy ở thủ đô Hà Nội. Nhà máy ở Hà Nội mới đi vào sản xuất từ giữa năm 2012, đây là một nhà máy hiện đại, sử dụng các tiêu chuẩn đáp ứng cho xuất khẩu để làm nền tảng xây dựng nhà máy. Ngoài ra C.P Việt Nam còn xây dựng các hệ thống kinh doanh hàng hóa thành phẩm của Công ty như: gà nướng 5 sao, C.P Freshmart, C.P Shop hoặc Tủ lạnh công cộng để phục vụ người tiêu dùng Việt Nam. + Một hoạt động quan trọng nữa mà Công ty khuyến khích và ủng hộ mọi cán bộ công nhân viên tham gia đóng góp xây dựng thành hệ thống, đó là hoạt động đền ơn đáp nghĩa xã hội hay đền ơn đáp nghĩa đất nước (CSR). Trước đây hoạt động này được thực hiện một cách phân tán theo vùng mà Công ty có chi nhánh hoặc đang tiến hành hoạt động kinh tế, nay đã được thay đổi thông qua việc thành lập Quỹ hỗ trợ từ thiện C.P Việt Nam (CPV’S Donation Fund). Ý tưởng thực hiện là nhằm làm cho nhân viên có phần đóng góp và hiểu biết thực sự về hoạt động CSR. CSR gồm các hoạt động chính như: hiến máu nhân đạo, y tế tình nguyện, các hoạt động giúp đỡ cộng đồng, trường học bao gồm cả việc hỗ trợ cho người tàn tật và những người kém may mắn trong xã hội. Hoạt động CSR đã được C.P Việt Nam thực hiện liên tục kể từ khi thành lập đến nay. Những hoạt động này đã nhận được sự khen ngợi rất nhiều từ các cơ quan nhà nước và nhân dân Việt Nam. Điều đó được thể hiện qua sự hợp tác thực hiện những hoạt động này ngày càng nhiều hơn, đặc biệt là cán bộ nhân viên Công ty và sự hợp tác của cơ quan nhà nước, khách hàng Công ty và các tầng lớp nhân dân.
  42. 33 Các hoạt động kinh doanh và hoạt động xã hội luôn tuân theo chủ trương 3 lợi ích của ngài Dhanin Chearavanont Chủ tịch Hội đồng quản trị và Chủ tịch ban điều hành Tập đoàn Charoen Pokphand (Chủ trương 3 lợi ích là: lợi ích quốc gia, nhân dân và công ty) làm cho hoạt động kinh doanh của C.P Việt Nam tại Việt Nam không ngừng lớn mạnh và bền vững trong sự ủng hộ của anh chị em người Việt Nam. Điều vô cùng đặc biệt là Công ty có cơ hội đóng góp cho sự phát triển của ngành nông nghiệp Việt Nam bằng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, điều đó phát sinh sự bền vững lâu dài cho sự nghiệp đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. 3.3.2.1. Tìm hiểu cơ chế hợp tác giữa Công ty Cổ phần CP Việt Nam và trang trại nuôi lợn của ông Dương Công Tuấn. 3.3.2.2. Những điều kiện của trang trại chăn nuôi lợn thịt gia công - Điều kiện chung giữa công ty và trang trại Theo như cam kết giữa trang trại Dương Công Tuấn và phía Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam, chủ trang trại chăn nuôi sẽ đầu tư xây dựng về mặt chuồng trại theo như mẫu thiết kế của phía công ty đưa ra. Phía công ty sẽ đảm bảo cung cấp các yếu tố đầu vào như con giống, thức ăn, thuốc thú y, chuyển giao kỹ thuật chăm sóc và bao tiêu đầu ra. Khi lợn đến thời điểm xuất chuồng, phần lợi nhuận sẽ được chia cho người chăn nuôi giao động từ 3.500 - 4.000 đồng/kg thịt hơi. Với mức thỏa thuận này, thu nhập của trang trại tăng qua mỗi năm từ việc nuôi gia công 2 lứa lợn/năm. Chăn nuôi hợp tác là hình thức tất yếu của quá trình phát triển chăn nuôi. Nuôi hợp tác sẽ tận dụng thời gian nhàn rỗi, sức lao động, chuồng trại của nông dân để phát triển. Mô hình góp phần đảm bảo trách nhiệm, lợi ích giữa các bên, tránh rủi ro; đồng thời còn giúp người tiêu dùng truy xuất được nguồn gốc sản phẩm và cân đối cung cầu các sản phẩm chăn nuôi. - Những điều kiện cụ thể của trang trại: + Trang trại ông Dương Công Tuấn không được tổ chức sản xuất chăn nuôi với các đơn vị khác hoặc tự tổ chức chăn nuôi trên khu đất theo hồ sơ đã đăng ký với công ty. Chủ trang trại chịu trách nhiệm về mọi thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động của trại, bảo vệ môi trường theo quy định của nhà nước.
  43. 34 + Có sự phát triển nhất định của kết cấu hạ tầng mà trước hết là giao thông, thuỷ lợi. Để vận chuyển thức ăn thuận lợi, kịp cung ứng cám cho heo và vận chuyển heo vào xuất ra thuận tiện. Trước khi mua thiết bị lắp đặt chủ trang trại phải báo cho công ty đến để kiểm tra chất lượng, chất lượng dụng cụ chăn nuôi phải được sự chấp thuận của công ty thì mới được lắp đặt. Khi xây dựng chuồng xong phải báo cho công ty đến nghiệm thu, nếu không thực hiện đúng thì công ty CP có quyền chưa giao heo vào nuôi cho đến khi chủ trang trại thực hiện đầy đủ điều kiện về xây dựng chuồng trại và lắp thiết bị chăn nuôi. + Nếu thiếu hoặc thừa heo có trọng lượng ≥ 25kg/con thì trang trại chịu phạt tiền mỗi con 3.000.000 đồng. Heo chết là tài sản của công ty, trang trại không được nhận là tài sản của trang trại và phải chuẩn bị chỗ để tiêu hủy. Số heo chết này không được tính vào chất lượng chăn nuôi. Trang trại phải cho heo nhịn ăn 02-04 giờ trước khi cân xuất heo cho bên công ty. + Thức ăn thiếu hay thừa phạt tiền tính theo số cám chênh lệch nhau với 05 lần giá cám cùng loại theo thông báo giá tại thời điểm phát hiện. Nếu thiếu hoặc thừa cám,thuốc, vaccine, heo (bất kể giống heo gì ở trong chuồng) ngoài việc bị phạt tiền như quy định trên công ty sẽ điều chỉnh số lượng heo cho đúng với thực tế có trong trang trại. Ghi chép nhật ký về chăn nuôi, việc sử dụng tài sản ( cám, thuốc thú y, vaccine) do bên công ty chuyển giao cho trang trại theo mẫu của công ty cung cấp; để nhật ký tại trại cho cán bộ kỹ thuật công ty kiểm tra và định kỳ nộp lại cho công ty. + Trang trại phải trả lại tất cả vỏ chai, vỏ thuốc thú y, vaccine bao bì đựng thức ăn gia súc đã sử dụng, kể cả chai, gói chưa sử dụng hoặc quá hạn sử dụng theo từng đợt của công ty. Nếu không trả đầy đủ theo quy định của công ty, việc thiếu vỏ thuốc, vaccine công ty sẽ phạt như việc thiếu hoặc thừa thuốc, vaccine và bị chịu phạt gấp 05 lần giá trị thực tế theo giá thị trường bán lẻ của nhà cung cấp tại thời điểm phát hiện. + Chỉ được sử dụng thức ăn gia súc, thuốc thú y, vaccine do công ty cung cấp. Không được đem thức ăn gia súc khác vào trộn hoặc dùng thức ăn gia súc, thuốc thú y khác để chăn nuôi. Tổ chức phòng dịch chặt chẽ theo sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật công ty, tất cả các xe ra vào trại phải xịt sát trùng; công nhân, người làm việc trong trại phải tắm sát trùng và thay đồng phục khi vào khu trại làm việc. Định kỳ làm vệ sinh, khử
  44. 35 trùng bên trong chuồng và xung quanh chuồng, chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ chăn nuôi cho từng đợt theo sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật của công ty. + Không nuôi gia súc, gia cầm khác trong chuồng và trong khu trại nuôi heo gia công, không cho súc vật khác xâm phạm khuôn viên trong khu trại chăn nuôi heo gia công. Không được cho bất cứ người lạ nào vào khu trại chăn nuôi gia công mà không có sự đồng ý nào của kỹ sư công ty. Tạo điều kiện làm việc thuận lợi và hợp tác chặt chẽ với cán bộ kỹ thuật của công ty khi vào kiểm tra, hướng dẫn chăn nuôi. Trang trại cung cấp lao động đầy đủ phối hợp với công ty để giao nhận sản phẩm, kiểm tra số lượng tồn dư heo trong trại sau mỗi đợt xuất heo và có ký xác nhận của hai bên. 3.3.2.3. Những điều khoản chính trong Hợp đồng Điều 1: Nội dung hợp đồng Bên A giao heo con giống 18-30 ngày tuổi tới trại của bên B, trọng lượng 1 con không thấp hơn 4 kg, giao theo từng đợt nuôi. Quy mô xây dựng chuồng trại 495 con/01 chuồng, tổng số chuồng 02, tổng số 990 con heo hậu bị. Bên A cung cấp heo giống hậu bị vào nuôi với số lượng tăng hoặc giảm 30% so với quy mô chuồng nuôi,cung cấp thức ăn gia súc ,thuốc thú y, vaccine. Bên B nhận nuôi gia công con heo giống để sản xuất thành heo giống hậu bị có trọng lượng từ 90-120kg/con (sau đây được gọi là sản phẩm),thời gian nuôi trung bình là 04-06 tháng cho một đợt nuôi,giao lại cho bên A. Khi kết thúc đợt nuôi cần phải để trống chuồng 2-3 tuần (để bên B làm vệ sinh sạch sẽ,sát trùng chuồng cho mỗi đợt nuôi). Điều 2: Trách nhiệm và quyền hạn của hai bên - Trách nhiệm và quyền lợi của bên A Chuyển và giao số heo con giống nói tại điều I tới trại của bên B, giao thức ăn gia súc, thuốc thú y, vaccine và các dụng cụ khác theo yêu cầu của bên A nhưng không phải là dụng cụ thú y đến trại của bên b kịp thời và đầy đủ cho nhu cầu chăn nuôi. Cử cán bộ kỹ thuật trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, phương pháp phòng chữa bệnh cho heo và kiểm tra, giám sát, đôn đốc bên B thực hiện các hướng dẫn trên. - Trách nhiệm và quyền lợi của bên B Bên B xây dựng các hạng mục theo đúng quy hoạch, các chi tiết chuồng trại, các chi tiết chuồng trại theo đúng sự hướng dẫn của kỹ thuật bên A.
  45. 36 Trong trường hợp thay đổi hoặc tranh chấp đất đai, gây thiệt hại cho sản xuất thì bên B chịu trách nhiệm hoàn toàn về tài sản của bên A theo giá trị bồi thường trong hợp đồng. Bên B không được tổ chức sản xuất chăn nuôi với các đơn vị khác hoặc tự tổ chức chăn nuôi trên khu đất theo hồ sơ đã đăng ký với công ty. Bên B chịu trách nhiệm về mọi thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động của trại, bảo vệ môi trường theo quy định của nhà nước. Thức ăn thiếu hay thừa phạt tiền tính theo số cám chênh lệch nhau với 05 lần giá cám cùng loại theo thông báo giá tại thời điểm phát hiện. Phải trả lại tất cả vỏ chai, vỏ thuốc thú y, vaccine bao bì đựng thức ăn gia súc đã sử dụng, kể cả chai, gói chưa sử dụng hoặc quá hạn sử dụng theo từng đợt của công ty. Nếu không trả đầy đủ theo quy định của công ty, việc thiếu vỏ thuốc, vaccine công ty sẽ phạt như việc thiếu hoặc thừa thuốc, vaccine và bị chịu phạt gấp 05 lần giá trị thực tế theo giá thị trường bán lẻ của nhà cung cấp tại thời điểm phát hiện. Chỉ được sử dụng thức ăn gia súc, thuốc thú y, vaccine do bên A cung cấp. Không được đem thức ăn gia súc khác vào trộn hoặc dùng thức ăn gia súc, thuốc thú y khác để chăn nuôi. Điều 3: Thanh toán tiền nuôi gia công - Bên A thanh toán tiền nuôi gia công cho bên B sau khi kết thúc từng đợt nuôi căn cứ vào: + Số lượng sản phẩm giao nhận sau khi kết thúc đợt nuôi căn cứ vào phiếu giao nhận sản phẩm. + Hiệu quả chăn nuôi thực tế theo bản điều lệ trả tiền nuôi gia công heo giống hậu bị đính kèm hợp đồng. + Thời điểm hoàn thành dịch vụ chăn nuôi gia công cho từng lứa nuôi là ngày bên A ký duyệt bảng tính thu nhập ngành chăn nuôi tương ứng cho lứa nuôi đó. - Hình thức thanh toán bằng chuyển khoản, bên B tự chịu trách nhiệm về thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật. Điều 4: Các trường hợp bất khả kháng. Nếu xảy ra các trường hợp bất khả kháng như chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh, cháy nổ, ảnh hưởng đến chăn nuôi heo, dẫn đến thiệt hại vật chất của cả hai bên hoặc làm cho hai bên không thực hiện được hợp đồng đã ký kết, thì không được
  46. 37 xem đây là việc làm sai hợp đồng của cả hai bên và không bên nào được quyền đòi hỏi bất kỳ sự đền bù nào cả. Điều 5: Thời hạn hợp đồng, ký lại hợp đồng tiếp theo. - Trước khi kết thúc hợp đồng 6 tháng, hai bên sẽ thương thảo để quyết định có ký hợp đồng nữa hay không bằng biên bản làm việc. - Đến khi kết thúc thời hạn hợp đồng, nếu không có gì tranh chấp và hai bên không có nhi cầu tiếp tục nuôi gia công thì coi như bản hợp đồng này được thanh lý. Điều 6: Chấm dứt hợp đồng trước thời hạn. - Trong trường hợp không có tranh chấp hoặc vi phạm hợp đồng, nếu bên nào muốn kết thúc hợp đồng trước thời hạn phải có sự thương thảo giữa hai bên và báo cho bên kia biết trước ít nhất 6 tháng. Trong thời hạn chờ thanh lý hợp đồng hai bên phải tạo điều kiện thuận lợi cho công việc của nhau. Bên nào đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn mà không có sự thỏa thuận của bên kia dẫn đến thiệt hại thì phải bồi thường cho bên bị thiệt hại. Điều 7: Tranh chấp và thủ tục giải quyết. - Hai bên cần chủ động thông báo cho nhau biết tiến độ và kết quả thực hiện hợp đồng. Nếu có tranh chấp phát sinh các bên phải kịp thời thông báo cho nhau biết và tích cực bàn bạc giải quyết trên cơ sở thương lượng, đảm bảo các bên cùng có lợi (có lập biên bản lưu). - Trường hợp có tranh chấp hai bên không tự giải quyết được thì tùy theo mức độ vi phạm nội vụ sẽ đưa ra tòa án dân sự hoặc hình sự Việt Nam để giải quyết theo pháp luật hiện hành. Mọi chi phí về kiểm tra, xác minh và án phí do bên có lỗi chịu. 3.3.2.4. Những vấn đề tồn tại phát sinh trong cơ chế hợp tác sản xuất * Những kết quả tốt - Thông qua cơ chế hợp tác này có ưu điểm giúp người chăn nuôi nâng cao trình độ quản lý, nắm bắt kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến, khả năng nắm bắt thị trường. - Trong chăn nuôi hợp tác, người chăn nuôi bỏ vốn, được công ty C.P. Việt Nam cung cấp con giống đầu vào, thức ăn, vaccine và cả hỗ trợ về mặt kỹ thuật, được công ty bao tiêu sản phẩm sau khi đạt cân nặng hoặc thời gian dự kiến. Việc này giúp người chăn nuôi an tâm hơn trong quá trình chăn nuôi, sản phẩm chất lượng hơn, đầu ra dễ dàng và ít rủi ro hơn.
  47. 38 - Trang trại hoạt động sản xuất kinh doanh theo mô hình chăn nuôi gia công khép kín và kí hợp đồng với công ty CP thức ăn, đầu vào đầu ra đều do công ty cung cấp nên mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với các hộ sản xuất nhỏ lẻ ở cùng điều kiện. Mỗi năm thu nhập của trang trại lên tới hàng trăm triệu đồng. - Trang trại đã thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, tăng nhanh khối lượng sản phẩm hàng hóa, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động tại địa phương và đưa ngành chăn nuôi ngày càng phát triển theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa. * Những tồn tại - Chủ trang trại cũng gặp khó khăn trong việc đầu tư xây dựng chuồng trại khép kín, có hệ thống làm mát cũng như xử lý chất thải chăn nuôi góp phần đảm bảo yếu tố môi trường. - Quy mô vốn đầu tư của trang trại chăn nuôi còn chưa cao, chủ yếu là vốn tự có của chủ trang trại, thiếu các nguồn vốn vay dài hạn với số lượng vốn lớn để trang trại chăn nuôi đầu tư phát triển mở rộng quy mô sản xuất. - Giá chăn nuôi gia công của trang trại còn chưa cao. - Cơ sở vật chất của trang trại chăn nuôi còn thô sơ. Việc quan tâm đầu tư mua sắm máy móc thiết bị và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ trong chăn nuôi còn hạn chế. * Hướng khắc phục - Công ty cần có chính sách hỗ trợ vốn đầu tư ban đầu xây dựng trang trại và các trang thiết bị cho trang trại. - Cần tăng giá gia công trong những thời điểm mà giá thị trường gia tăng. - Công ty Cần hỗ trợ trang trại trong vấn đề xử lý chất thải chăn nuôi, để không gây ảnh hưởng nhiều đến môi trường xung quanh. - Cần quan tâm đầu tư cở sở vật chất mua sắm máy móc trang thiết bị và ứng dụng kỹ thuật để nâng cao hiệu quả kinh tế. - Cần thực hiện tốt công tác đảm bảo vệ sinh trong chăn nuôi, làm tốt công tác xử lý chất thải chăn nuôi, giảm nguy cơ gây ô nhiễm tới môi trường xung quanh bằng cách xây dựng hệ thống trang trại hợp vệ sinh, xây hầm biogas và sử dụng chế phẩm sinh học E.M (effectivemicroorganisms) trong xử lý chất thải chăn nuôi.
  48. 39 3.3.2.5 Bộ máy cơ chế tổ chức sản xuất của trang trại Về cơ chế tổ chức sản xuất của trang trại ông Dương Công Tuấn được mô tả cụ thể qua sơ đồ sau: * Sơ đồ cơ chế tổ chức sản xuất của trang trại Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam Chủ trang trại Kỹ sư Quản lý Công nhân Công nhân Công nhân Công nhân Công nhân Công nhân chuồng 6 chuồng 5 chuồng 4 chuồng 3 chuồng 2 chuồng 1 Hình 3.1: Sơ đồ cơ chế tổ chức sản xuất của trang trại (Nguồn: Số liệu khảo sát điều tra năm 2019) * Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận - Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam: Là bộ phận có quyền lực cao nhất, cung cấp con giống, thức ăn, thuốc thú y, vaccine phòng dịch và một kỹ sư chăn nuôi thú y cho trang trại.Công ty cũng chịu trách nhiệm về đầu ra của trang trại. - Chủ trại: Chịu sự tác động của công ty, có nhiệm vụ quản lý, điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại. Hỗ trợ với kỹ sư giải quyết các công việc trong trang trại. - Kỹ sư : + Được Công ty cử xuống giám sát việc sử dụng tài sản của công ty khi chuyển xuống trại chăn nuôi.
  49. 40 + Chuyển giao công nghệ chăn nuôi cho chủ trang trại và công nhân. + Phát hiện bệnh và điều trị. + Đảm bảo chắc chắn tài sản của công ty được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả cao nhất. + Tạo uy tín tốt cho công ty để có nhiều chủ đầu tư hợp tác với công ty. - Quản lý: Được chủ trại thuê và được sự ủy quyền của chủ trại và kỹ sư hướng dẫn công nhân thực hiện các công việc của mình cho tốt. Hỗ trợ cùng kỹ sư trong quá trình tiêm vaccine và trong công tác phòng chống dịch bệnh. Giúp đỡ công nhân trong công việc chở cám. - Công nhân: Trực tiếp tham gia vào quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng lợn dưới sự hướng dẫn của chủ trại, kỹ sư và quản lý. Theo dõi tình trạng ăn uống của heo và xử lý kịp thời khi heo bị bệnh, những trường hợp không nằm trong khả năng mà mình có thể giải quyết được thì báo cáo cho kỹ sư và quản lý để họ tìm cách giải quyết. Tất cả các bộ phận đều có mối quan hệ mật thiết và gắn bó liên kết chặt chẽ với nhau. Bảng 3.1: Chi phí trả công lao động của trang trại trong 1 năm STT Nội dung Số ĐVT Công lao Chi phí trả công lượng động/năm (1000 đ) 1 Quản lý 1 Người 360 96.000 2 Công nhân 6 Người 2.160 360.000 Tổng 2.520 456.000 (Nguồn: số liệu điều tra năm 2019) Qua bảng 3.1 cho ta thấy số lao động hàng năm của trang trại gồm có 1 quản lý, 6 công nhân và với tổng công lao động 2.520, chi phí mà trang trại phải trả cho công nhân mỗi năm là 456.000.000 đồng. Trong đó lương công nhân là 5 triệu/tháng, lương quản lý là 8 triệu/tháng.
  50. 41 *Sơ đồ trang trại Dương Công Tuấn Bể lắng Bể lắng Biogas Sàng lọc Máy phát phân điện Chuồng 6 Chuồng 5 Chuồng 4 Chuồng 3 Chuồng 2 Chuồng 1 Kho thuốc Kho Cám Nhà sát trùng Khu nhà ở P. công P.kỹ P.điều P. P. công P. công nhân sư hành công nhân nhân nhân Kho cơ khí máy sát Nhà trùng UV ng vào ổ Bể nước C Hình 3.2: Sơ đồ trang trại 3.3.2.6. Quy trình phòng dịch của trang trại * Quy trình phòng dịch bằng hệ thống sát trùng - Cổng trại có biển báo (dừng lại sát trùng) và hố sát trùng. Sát trùng tất cả các phương tiện, dụng cụ mang vào và người ra vào trại. Phương tiện vào trại phải phun sát trùng kỹ trên dưới bánh xe, trước và sau xe. Các phương tiện phải dừng lại phun sát trùng ít nhất 30 phút sau đó mới được vào trại. Hố sát trùng thay nước hoặc thay vôi một tuần hai lần, đường đi ở cổng trại rắc vôi bột định kỳ một tuần hai lần, máy sát trùng ở
  51. 42 cổng trại phải hoạt động tốt pep phun tơi đều, bể nước pha sát trùng có chỉ dẫn pha rõ ràng theo nồng độ 1/400. - Nhà sát trùng trước khi vào khu vực chăn nuôi có biển báo chỉ dẫn phun sát trùng, có quy định phun sát trùng, thùng sát trùng nước sát trùng có chỉ dẫn pha thuốc sát trùng với nồng độ 1/3.200. Khoang thay quần áo phải có móc treo quần áo, có cửa tự động vận hành máy bơm sát trùng khi vào khoang sát trùng. Khoang sát trùng có đường hình ziczac pep phun tơi đều áp lực mạnh, trong khoang có tối thiểu 42 pep phun. Công suất máy phun ở khoang sát trùng yêu cầu phải đủ 750w. Nhà sát trùng được vệ sinh hàng ngày, đảm bảo sạch sẽ đáp ứng được nhu cầu sử dụng. - Kho cám luôn được vệ sinh sạch sẽ và phun sát trùng định kỳ, khi nhập cám vào kho yêu cầu phải có ván kê, nền kho yêu cầu sạch sẽ, khô, thông thoáng tránh ẩm mốc cho cám. - Kho thuốc được vệ sinh sạch sẽ, thuốc sau khi nhập về được sắp xếp gọn gàng theo từng loại và bảo quản ở nhiệt độ thích hợp, thuốc sau khi sử dụng phải giữ lại vỏ để trả về công ty. - Bể nước uống cho lợn yêu cầu phải có mái che tránh bụi bẩn, ánh sáng trực tiếp và một số côn trùng khác làm ảnh hưởng đến chất lượng nước. Bể nước uống phải đảm bảo độ cao từ 3 - 5m đảm bảo áp xuất đến từng núm uống trong chuồng nuôi. Bể nước giàn mát luôn được làm sạch định kì khử chlorin, pha thuốc sát trùng với nồng độ 1/3.200. - Trước cửa chuồng nuôi có chậu nhúng chân pha thuốc sát trùng với tỷ lệ 1/400. Hành lang đầu, giữa, cuối chuồng nuôi được quét vôi nước định kì tuần một lần. Tất cả hệ thống từ cổng trại, nhà ở công nhân, nhà ở kỹ sư, kho cám, kho thuốc, nhà sát trùng, hệ thống giàn mát, hệ thống hành lang đuổi lợn và cầu cân được phun sát trùng định kỳ một tuần ba lần. Tổ chức diệt chuột, diệt côn trùng, dọn rác, dọn cỏ định kỳ trong khu nhà ở, nhà kho và trong và ngoài khu vực chuồng nuôi. Không nuôi nhốt gia súc, gia cầm trong khu vực chăn nuôi đặc biệt là nuôi lợn khác trong trại. Thực phẩm mang vào trại phải có nguồn gốc rõ ràng, không được đem thịt lợn bên ngoài mang vào trại. * Quy trình phòng dịch chủ động bằng vaccine
  52. 43 Lợn được trang trại nhập từ công ty về nuôi dưỡng và chăm sóc 100% hoàn toàn là lợn thịt, lợn con giống đều đã được bấm nanh và cắt đuôi trước khi nhập về trại. Là vì là lợn giống của công ty tự sản xuất, lai tạo nên sức khỏe của lợn là ổn định và cho năng suất cao, trung bình khi nhập chuồng 6kg/con và đạt trọng lượng trung bình khoảng 120kg/con khi đến giai đoạn xuất chuồng. Công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn lợn được chú trọng đặc biệt, đảm bảo đàn lợn được giữ ấm trong mùa đông và thoáng mát về mùa hè, đàn lợn được theo dõi sức khỏe thường xuyên hàng ngày, nếu phát hiện lợn bị bệnh lập tức cách ly và tiêm thuốc đúng yêu cầu kỹ thuật. Đảm bảo đàn lợn được tiêm phòng đầy đủ đúng thời hạn, đúng liều lượng. Một năm hai lần trước mùa mưa đối với các loại vaccine dịch tả, lở mồm long móng. Vaccine được bảo quản duy trì nhiệt độ 2 - 800C, tủ chuyên dụng dùng bảo quản vaccine có hai nhiệt kế theo dõi nhiệt độ và sắp xếp gọn gàng theo từng loại cùng một lô, lô nào về trước dùng trước lô nào về sau dùng sau. Với vaccine có nước pha trước khi pha phải để nước pha vào tủ lạnh để đồng nhất với nhiệt độ của vaccine, có xilanh chuyên dụng hoặc súng tiêm và có đủ kim nhiều số dùng cho các tuần tuổi của lợn. Sau khi nhập lợn kỹ sư lên lịch dự kiến làm vaccine và chủ động về công ty lấy vaccine sau đó tiêm ngay. Bảng 3.2: Lịch làm vaccine đối với đàn lợn Tuần tuổi 5 6 7 9 11 Liều (ml/con) 2 2 2 2 2 Lở mồm Lở mồm long Phòng dịch Dịch tả Giả dại Dịch tả long móng móng (Nguồn: Số liệu điều tra, khảo sát năm 2019) Theo bảng 3.2 khi lợn được 5 tuần kỹ sư cùng với sự trợ giúp từ quản lý và công nhân tiến hành làm vaccine phòng dịch tả, sau đó một tuần tiến hành làm vaccine phòng dịch giả dại, khi lợn được 7 tuần tuổi tiến hành làm vaccine phòng dịch lở mồm long móng, sang tuần thứ 9 tiếp tục làm vaccine phòng dịch tả lần hai, cuối cùng là làm vaccine phòng dịch lở mồm long móng lần hai khi lợn được 11 tuần tuổi. Sau khi làm vaccine cách đó 21 ngày kỹ sư tiến hành lấy mẫu máu ngẫu nhiên các chuồng, mỗi chuồng 5 mẫu gửi về Công ty để xét nghiệm chất lượng làm vaccine tại trang trại, nếu như tỷ lệ dưới 60% thì yêu cầu kỹ sư tiến hành làm lại vaccine đối với đàn lợn.
  53. 44 * Quy trình phòng dịch bằng vệ sinh chăm sóc, nuôi dưỡng - Hệ thống chuồng nuôi: Chuồng nuôi của trang trại được thiết kế theo kiểu chuồng kín nên công việc vệ sinh đòi hỏi phải theo đúng trình tự và được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày. Khi được giao nhiệm vụ chăm sóc và vệ sinh chuồng nuôi thì việc đầu tiên khi vào chuồng nuôi là kiểm tra nhiệt kế, điều chỉnh quạt hút gió để đảm bảo nhiệt độ chuồng phù hợp với số tuần tuổi của lợn, sau đó đi một vòng quan sát tình hình lợn nếu phát hiện con lợn nào có vấn đề phải tiến hành tách khỏi ô đó và chuyển xuống ô cuối cùng rồi báo lại với kỹ sư để có biện pháp xử lý kịp thời. Khi đã kiểm tra qua tình hình sức khỏe lợn thì tiến hành dọn dẹp chuồng trại, đảm bảo nền chuồng được quét sạch sẽ, khô ráo không còn bụi cám, không bị ẩm ướt, sau đó rút cống xả máng nước tắm, dùng dụng cụ đẩy máng đẩy sạch nước bẩn để thay nước sạch vào, lượng nước xả máng phụ thuộc vào số tuần tuổi của lợn, nếu lợn mới nhập thì có thể 2 - 3 ngày thay nước máng 1 lần, lợn có tuần tuổi lớn thì một ngày thay nước máng 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều. Sau khi vệ sinh, dọn dẹp xong chuồng trại tiến hành cho lợn ăn, lấy cám từ kho cám chở vào chuồng bằng xe đẩy cám và đổ vào máng ăn tự động đối với lợn đã biết ăn, đối với lợn mới nhập chưa biết ăn phải tiến hành pha cám với nước ấm bón và tập cho lợn ăn. Khi tất cả công việc vệ sinh, chăm sóc, cho ăn đã hoàn thành, công nhân đi kiểm tra nước uống, hệ thống giàn mát, quạt hút gió điều chỉnh hợp lý sau đó phun khử mùi bằng men vi sinh (Bio-Ems), khi phun khử mùi phải phun từ cuối chuồng lên, phun kỹ và đều hai dãy chuồng. Trước khi ra khỏi chuồng phải nhớ tắt hệ thống điện chiếu sáng vào ban ngày và bật điện vào buổi tối. Dưới đây là bảng nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của lợn. Bảng 3.3: Bảng nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của lợn Tuần tuổi Nhiệt độ thích hợp 4 320C – 330C 5 310C – 320C 6 300C – 310C 7 290C – 300C 8 – 16 280C – 290C 19 – xuất chuồng 270C – 280C (Nguồn: Số liệu điều tra, khảo sát năm 2019)
  54. 45 Tất cả các chuồng có lợn phải bật quạt lưu thông không khí ít nhất 20% số quạt có trong chuồng kể cả khi thời tiết lạnh. Khi đã bật đến 60% số quạt trong chuồng mà nhiệt độ vẫn vượt tiêu chuẩn, tiến hành bật giàn mát cho nhiệt độ hạ thấp. Nếu nhiệt độ vẫn vượt tiêu chuẩn ta tiếp tục tăng các quạt còn lại trong chuồng. Khi nhiệt độ trong chuồng lạnh ta tiến hành tắt tuần tự từng cái quạt, sau đó tắt giàn mát nhưng vẫn để 20% số quạt có trong chuồng. Chăm sóc lợn úm luôn đảm bảo nhiệt độ tiêu chuẩn, độ thông thoáng, vệ sinh lồng úm định kỳ ba ngày một lần. Thường xuyên tiêm Fe và bón lợn chưa biết ăn, thời gian úm có thể từ 4 - 6 tuần tùy thuộc vào điều kiện thời tiết, độ tuổi của lợn nhập và sức khỏe của lợn. Thường xuyên theo dõi sức khỏe của lợn, tách ghép đồng đều và điều trị lợn bệnh kịp thời, chăm sóc đặc biệt đối với lợn bệnh, đối với lợn chưa biết ăn và lợn mới tập ăn. Lợn con sau khi được nhập chuồng sẽ cho ăn thức ăn tốt nhất, thường một con lợn ăn 2,4 đến 3 kg thức ăn hỗn hợp/1 ngày đêm. Thông thường một lứa lợn thịt từ lúc nhập về đến khi xuất chuồng mất khoảng bốn tháng. Khi xuất lợn đạt trọng lượng khoảng trên 100kg. * Cách nhận biết heo bệnh Lấy máu của con heo kiểm tra qua kính hiển vi. Phát hiện heo bệnh quan sát bằng mắt thường: - Khi vào chuồng trước khi đi quét dọn các ô trong chuồng và cho lợn ăn, ta đi quan sát một vòng nếu có heo bệnh thì những con heo đó thường hay ngủ sát tường và thường hay ngủ sấp( trừ lợn khỏe). Những con heo ngủ sấp mà bị bệnh thì rất yếu, nhìn đôi mắt buồn, chảy nước mũi hoặc bị ho thì ta khẳng định con heo đó bị viêm phổi bệnh vi vô trùng khác, còn những con heo nằm thở gấp thì heo đó đang bị sốt cao. - Sau khi về sinh chuồng và cho ăn xong ta lại đi quan sát 1 vòng nữa để phát hiện heo bệnh, heo bệnh ăn rất ít hoặc không ăn, lông xù. => từ đó ta dùng cây đánh dấu con heo đó theo từng loại bệnh rồi dùng thuốc tiêm cho phù hợp.
  55. 46 * Các dụng cụ đánh dấu lợn - Dụng cụ chuẩn bị: + Cây đánh dấu + Mực đánh dấu(xanhtylenl) + Các dụng cụ đánh dấu khác: nếu xanhtylen hết chưa kịp chuẩn bị, ta có thể đi mua sơn xịt ở ngoài để đánh dấu lợn. Để đánh dấu những con lợn đã được tiêm. Quy định về dấu được thể hiện như sau: Bảng 3.4: Quy định về đánh dấu Điều trị Viêm phổi, ho Đau chân Tiêu chảy Vị trí đánh dấu Đầu Lưng Đuôi (Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát năm 2019) Nhìn vào bảng 3.10 trên cho ta biết: + Khi tiêm bệnh viêm phổi và ho thì ta đánh dấu vào đầu + Khi lợn bị đau chân thì tiêm xong ta đánh dấu vào lưng + Khi lợn bị tiêu chảy thì tiêm xong ta đánh dấu ở đuôi  Khi ta đánh dấu ở những điểm khác nhau như vậy thì lúc tiêm bệnh khác ta có thể biết là con lợn đó đã được tiêm thuốc gì rồi để tránh các tác hại không mong muốn xảy ra. Lưu ý: mỗi con lợn đã đánh dấu thì có 4 dấu: dấu đầu tiên là dấu phát hiện còn 3 dấu còn lại là dấu đã tiêm, 1 tuần tiêm 3 mũi nếu khỏi, còn không khỏi thì sang tuần tiếp theo tiêm tiếp 3 mũi lúc nào lợn khỏi thì dừng tiêm. - Nguồn thức ăn: Nguồn thức ăn của lợn được nhập theo chương trình hợp tác với Công ty CP Việt Nam, là công ty đầu ngành có nhiều năm kinh nghiệm chăn nuôi và chuyên sản xuất cung cấp thức ăn chăn nuôi, chất lượng được đăng ký bảo hộ độc quyền tiêu chuẩn Việt Nam. Các loại cám mà trang trại dùng trong chăn nuôi được thể hiện ở bảng dưới đây.
  56. 47 Bảng 3.5: Các loại cám trang trại dùng trong chăn nuôi STT Loại cám Độ tuổi và thể trọng cho ăn 1 550SF 4-6 2 551F 7-10 3 552SF 11-14 4 552F 15-18 5 553F 19-23 xuất chuồng (Nguồn: Số liệu điều tra, khảo sát năm 2019) Qua bảng 3.5 cho thấy khi nhập lợn từ bên trại nái về trại hậu bị thì ở tuần tuổi thứ 4 ta bắt đầu cho ăn cám 550 SF đến tuần tuổi thứ 7 thì ta chuyển sang cám 551F, đến tuần 11 ta chuyển sang cám 552 SF, tuần thứ 15 cho ăn cám 552 F, tuần thứ 19 cho ăn cám 553 F cho tới lúc xuất. Như vậy với quy định khắt khe về thức ăn của công ty thì đòi hỏi trang trại phải tính toán làm sao cho lợn ăn đúng bữa, đúng tiêu chuẩn, tránh tình trạng cho ăn quá nhiều nhưng hiệu quả về năng suất chưa cao. - Tỷ lệ trộn cám Thường trộn kết hợp với thuốc khi heo bị tiêu chảy, ho nhiều và khi bắt đầu chuyển sang giai đoạn cám mới. Dưới đây là quy trình trộn cám khi bắt đầu chuyển sang giai đoạn cám mới: Khi chuyển giai đoạn cám thì giữa cám mới và cám cũ phải được trộn đều trước khi ăn phòng rối loạn tiêu hóa. Bắt buộc trộn trong vòng 6 ngày sang ngày thứ 7 cho ăn 100% cám mới. Bên cạnh việc trộn cám cũng phải bám sát lượng cám ăn thực tế và sức khỏe của lợn trước khi trộn để tránh tiêu chuẩn ăn trong chuồng bị thừa hoặc thiếu, lợn to trộn trước, lợn nhỏ trộn sau dành phần cám tốt cho lợn còi yếu và lợn ốm Bảng 3.6: Tỷ lệ trộn cám Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3 Ngày 4 Ngày 5 Ngày 6 Ngày 7 Cho ăn Trộn 25% cám mới Trộn 50% cám mới Trộn 75% cám mới + 100% cám + 75% cám cũ + 50% cám cũ 25% cám cũ mới (Nguồn: Số liệu điều tra, khảo sát năm 2019)
  57. 48 Qua bảng 3.6 cho thấy khi chuyển giai đoạn cám thì giữa cám mới và cám cũ phải được trộn đều trước khi ăn phòng rối loạn tiêu hóa. Bắt buộc trộn trong vòng 6 ngày sang ngày thứ 7 cho ăn 100% cám mới và tuân theo tỉ lệ trộn như bảng trên. * Quản lý cám: Cám phải được bảo quản và sắp xếp gọn gàng: có ván kê bên dưới để tránh ẩm từ nền nhà, xếp riêng từng loại cám, khi xuất cám phải xuất chồng nào hết chồng lấy, cám nhập về trước thì phải sử dụng trước, cám nhập sau phải sử dụng sau, cám phải xếp thẳng hàng, mỗi cột 10 bao. Kho cám phải thật kín để chuột không vào được trong kho cám cắn rách bao cám. Kiểm tra cám hàng ngày: cuối ngày kiểm tra xem số lượng cám xuất trong ngày có khớp với số lượng cám tồn trong kho hay không để tránh tình trạng gặp những rủi ro mà công ty quy định. * Quản lý thuốc: Tủ thuốc phải được sắp xếp gọn gàng, mỗi ngăn xếp thành từng loại thuốc riêng để khi xuất tránh lấy nhầm. Thuốc mới và thuốc cũ không được để lẫn vào nhau, thuốc cũ thì dùng trước và không nên để thuốc tồn kho quá 2 tuần. 3.3.2.7. Quy trình xử lý chất thải bảo vệ môi trường của trang trại Hạn chế ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi là vấn đề rất quan trọng, phân và nước thải từ cơ sở chăn nuôi gia súc thải ra là một nguồn chất thải ô nhiễm môi trường. Môi trường chăn nuôi không được đảm bảo và ô nhiễm sẽ làm giảm năng suất và sức khỏe cũng như chất lượng vật nuôi, bên cạnh đó còn làm ảnh hưởng đến môi trường của địa phương cũng như môi trường tự nhiên. Vì vậy việc xây dựng hệ thống xử lý chất thải là vấn đề quan trọng. Hệ thống xử lý môi trường phải đúng kỹ thuật và sắp xếp hợp lý, sử dụng các hóa chất hấp thụ mùi, bổ sung các hợp chất sinh học vào thức ăn nhằm giảm thiểu việc thải Nitơ và hạn chế mùi hôi thối ở phân. Chất thải được xử lý bằng công nghệ sinh học Biogas, lấy khí ga để làm chất đốt phục vụ sản xuất, sinh hoạt, chất thải có thể sử dụng làm nguồn thức ăn chăn nuôi cá và chăm sóc cây trồng mang lại nhiều lợi ích góp phần hạn chế đáng kể ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi cũng như môi trường tự nhiên.