Khóa luận Tiếp tục nghiên cứu chiết xuất phân lập một số hợp chất từ phân đoạn ethyl acetat của lá cây xăng sê (Sanchezia nobilis Hook.f)

pdf 63 trang thiennha21 3940
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Tiếp tục nghiên cứu chiết xuất phân lập một số hợp chất từ phân đoạn ethyl acetat của lá cây xăng sê (Sanchezia nobilis Hook.f)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_tiep_tuc_nghien_cuu_chiet_xuat_phan_lap_mot_so_hop.pdf

Nội dung text: Khóa luận Tiếp tục nghiên cứu chiết xuất phân lập một số hợp chất từ phân đoạn ethyl acetat của lá cây xăng sê (Sanchezia nobilis Hook.f)

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA Y DƯỢC ––––––––––– ––––––––––– LÊ HỒNG DƯƠNG TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU CHIẾT XUẤT PHÂN LẬP MỘT SỐ HỢP CHẤT TỪ PHÂN ĐOẠN ETHYL ACETAT CỦA LÁ CÂY XĂNG SÊ (Sanchezia nobilis Hook.f) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đ ẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC Hà Nội – 2020
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA Y DƯỢC ––––––––––– ––––––––––– LÊ HỒNG DƯƠNG TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU CHIẾT XUẤT PHÂN LẬP MỘT SỐ HỢP CHẤT TỪ PHÂN ĐOẠN ETHYL ACETAT CỦA LÁ CÂY XĂNG SÊ (Sanchezia nobilis Hook.f) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đ ẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC KHÓA: QH.2015.Y NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. VŨ ĐỨC LỢI ThS. BÙI THỊ XUÂN Hà Nội – 2020
  3. LỜI CẢM ƠN Em là Lê Hồng Dương – sinh viên lớp K4 Dược học, Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội. Đây là đề tài em đã chọn để nghiên cứu và làm khóa luận tốt nghiệp sau 5 năm theo học chuyên ngành Dược học tại Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội. Lời đầu tiên, em xin cảm ơn TS. Vũ Đức Lợi – Chủ nhiệm Bộ môn Dược liệu – Dược cổ truyền, Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội. Thầy đã trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn và tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thiện khóa luận. Không những vậy, thầy còn truyền cho em những kiến thức, kĩ năng mềm rất hữu ích, giúp em tự tin hơn khi bước sang ngưỡng cửa mới của cuộc sống. Em cũng xin cảm ơn Ths. Bùi Thị Xuân – Giảng viên Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội đã trực tiếp hướng dẫn, truyền đạt nhiều kinh nghiệm, kĩ năng, giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình thực tập. Em xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội, các cán bộ, các giảng viên Khoa Y Dược và các thầy cô giáo tại các cơ sở Khoa Y Dược liên kết giảng dạy đã dạy dỗ, tạo điều kiện cho em trong suốt 5 năm học tập và nghiên cứu chuyên ngành Dược học. Vì còn thiếu kinh nghiệm, nên báo cáo của em không thể tránh được những sai sót. Kính mong sự đóng góp ý kiến, chỉ bảo của các thầy cô để khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 18 tháng 05 năm 2020 Sinh viên Lê Hồng Dương
  4. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, VIẾT TẮT STT Ký hiệu Ý nghĩa 1 d Doublet 2 dd Doublet of doublet Phổ DEPT (Detortionless enhancement by polarization 3 DEPT transfer) Phổ khối ion hóa phun điện tử (Electrospray ionization - 4 ESI-MS mass spectrometry) Quang phổ chuyển đổi hồng ngoại Fourier (Fourier- 5 FT-IR transform infrared spectroscopy) 6 HMBC Phổ HMBC (Heteronuclear Multiple Bond Correlation) Phổ HMQC (Heteronuclear Multiple Quantum 7 HMQC Coherence) 8 HSQC Phổ HSQC (Heteronuclear Single Quantum Coherence) 9 IC50 Nồng độ ức chế 50% (50% inhibitory concentration) 10 IR Tia hồng ngoại (Infrared) 11 LC50 Nồng độ gây chết 50% (50% lethal concentration) Sắc kí lỏng đầu dò khối phổ (Liquid chromatograph/mass 12 LC/MSD selective detector) 13 m/z Khối lượng/điện tích (Mass to charge ratio) Phổ cộng hưởng từ hạt nhân (Nuclear magnetic 14 NMR resonance) 15 ppm 10-6 (Parts per million) 16 s Singlet 17 UV Tia tử ngoại (Ultra violet)
  5. DANH MỤC HÌNH ẢNH, HÌNH VẼ Hình ảnh, hình vẽ Tên hình vẽ Trang Hình thái vĩ mô của thân, lá, hoa (A); Lát Hình 1 5 cắt dọc của hoa (B) Hình 2 Vi học bột thân 6 Hình 3 Vi học bột lá và cuống lá 8 Hình ảnh cây Xăng sê – Sanchezia nobilis Hình 4 14 Hook.f. Sơ đồ chiết xuất từ phân đoạn ethyl acetat Hình 5 17 của lá cây Xăng sê Sơ đồ phân lập các chất từ phân đoạn ethyl Hình 6 18 acetat của lá cây Xăng sê Hình 7 Cấu trúc của hợp chất XS3 (Apigenin) 19 Hình 8 Cấu trúc của hợp chất XS5 (Kaempferol) 20
  6. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng biểu Tên bảng biểu Trang Dữ liệu phổ DEPT, 1H- và 13C-NMR của XS3 Bảng 1 19 và chất tham khảo Dữ liệu phổ DEPT, 1H- và 13C-NMR của XS5 Bảng 2 21 và chất tham khảo
  7. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN 3 1.1. Tổng quan về chi Sanchezia 3 1.1.1. Vị trí phân loại chi Sanchezia 3 1.1.2. Đặc điểm thực vật và phân bố loài của chi Sanchezia 3 1.2. Tổng quan về cây Xăng sê (Sanchezia nobilis) 4 1.2.1. Phân bố của cây Xăng sê 4 1.2.2. Đặc điểm thực vật cây Xăng sê 4 1.2.3. Đặc điểm vi học bột dược liệu cây Xăng sê 5 1.2.4. Thành phần hóa học trong cây Xăng sê 7 1.2.5. Tác dụng dược lí của cây Xăng sê 9 1.2.6. Công dụng theo Y học cổ truyền của cây Xăng sê 12 CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13 2.1. Đối tượng nghiên cứu 13 2.1.1. Nguyên liệu 13 2.1.2. Hóa chất, thiết bị 13 2.2. Phương pháp nghiên cứu 14 2.2.1. Phương pháp chiết xuất và phân lập hợp chất 14 2.2.2. Phương pháp xác định cấu trúc của hợp chất 15 CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 16 3.1. Kết quả chiết xuất và phân lập hợp chất 16 3.2. Kết quả xác định cấu trúc các hợp chất phân lập được 18 3.2.1. Hợp chất XS3: Apigenin 18
  8. 3.2.2. Hợp chất XS5: Kaempferol 20 3.3. Bàn luận 22 3.3.1. Apigenin 22 3.3.2. Kaempferol 23 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 26
  9. MỞ ĐẦU Từ xa xưa, tài nguyên cây thuốc đóng vai trò quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe, đặc biệt ở các nước có truyền thống sử dụng dược liệu. Chính vì vậy, việc nghiên cứu, phát triển các chất mang hoạt tính sinh học trong các loài cây có giá trị thiết thực trong đời sống hiện nay. Việt Nam là một nước có nguồn thực vật phong phú với khoảng 12.000 loài, trong đó đã điều tra được 3.850 loài được sử dụng làm thuốc thuộc 309 họ. [6] Đa phần các cây mọc tự nhiên và chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống về mặt khoa học cũng như hoạt tính sinh học. Viêm loét dạ dày là bệnh phổ biến hàng đầu trong các bệnh đường tiêu hóa, xuất hiện ở nhiều quốc gia và ở mọi lứa tuổi. Theo Hội Khoa học Tiêu hóa Việt Nam, 70% người Việt có nguy cơ bị đau dạ dày và có chiều hướng ngày càng gia tăng. Vì vậy, dân gian ta đã truyền nhau sử dụng cây Xăng sê như một vị thuốc quý. Lá cây có tác dụng kháng viêm, làm liền vết loét để chữa bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng. [5] Trên thế giới, một số công trình nghiên cứu dược lí hiện đại đã khẳng định phần nào tác dụng của cây Xăng sê như: chống oxi hóa, chống ung thư, kháng khuẩn, kháng nấm, diệt côn trùng, [37, 40, 41] Tuy nhiên cho đến nay, việc nghiên cứu về thành phần hóa học, đánh giá về tác dụng sinh học của cây Xăng sê còn rất hạn chế. Ở nước ta, hiện đã có một số nghiên cứu về cây Xăng sê, ví dụ như nghiên cứu của TS. Vũ Đức Lợi cùng cộng sự công bố thành phần hóa học và tác dụng chống viêm, chống loét của dịch chiết từ lá cây Xăng sê. [15, 16] Ngoài ra còn một số nghiên cứu như TS. Vũ Đức Lợi, PGS. TS. Bùi Thanh Tùng cùng cộng sự nghiên cứu về tác dụng chống oxi hóa [50], ThS. Bùi Thị Xuân nghiên cứu về tác dụng giảm đau của cây Xăng sê [8] Để đưa cây Xăng sê có nhiều ứng dụng thực tiễn trong cuộc sống, góp phần chăm sóc sức khỏe cho người dân, chúng tôi đã lựa chọn và tiến hành thực hiện đề tài: “Tiếp tục nghiên cứu chiết xuất phân lập một số hợp chất từ phân đoạn ethyl acetat của lá cây Xăng sê (Sanchezia nobilis Hook.f)” với những mục tiêu sau: 1
  10. Chiết xuất phân lập được một số hợp chất từ phân đoạn ethyl acetat của lá cây Xăng sê. Xác định cấu trúc các hợp chất đã phân lập. 2
  11. CHƯƠNG I: TỔNG QUAN 1.1. Tổng quan về chi Sanchezia 1.1.1. Vị trí phân loại chi Sanchezia Dựa theo hệ thống phân loại APG IV (Hệ thống phân loại thực vật hạt kín - Angiosperm Phylogeny Group) [22] và hệ thống phân loại thực vật có hoa của Armen Takhtajan [47], chi Sanchezia thuộc: Giới (Kingdom): Thực vật (Plantae) Ngành (Division): Ngọc lan (Magnoliophyta) Lớp (Class): Ngọc lan (Magnoliopsida) Phân lớp (Subclass): Hoa môi (Lamiidae) Bộ (Order): Hoa môi (Lamiales) Họ (Family): Ô rô (Acanthaceae) Chi (Genus): Sanchezia 1.1.2. Đặc điểm thực vật và phân bố loài của chi Sanchezia Trên thế giới, chi Sanchezia (họ Acanthaceae) bao gồm 20 loài, phân bố ở khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. Cây thuộc chi này chủ yếu ở các vùng Địa Trung Hải, châu Phi, một số nước như Mỹ, Úc, Sri Lanka, Ấn Độ, Malaysia, Hầu hết chúng là cây lâu năm từ rừng mưa nhiệt đới ở Trung và Nam Mỹ (Ecuador). [19] Cuối thế kỉ XVIII, Ruiz và Pavón mô tả chi Sanchezia chỉ có hai loài. Sau đó, năm 1964, chi này được bổ sung bởi Leonard và Smith, xác nhận có 58 loài, trong đó hơn một nửa được mô tả mới. Tuy nhiên, vào năm 2015, Tripp và Koenemann đã thống kê lại lịch sử phát triển và lập danh mục 55 loài thuộc chi. [49] Các loài thực vật trong chi Sanchezia là một nhóm các loài cây cỏ và cây bụi. Rễ chùm, thường không có lông. Thân chính có đầu nhọn và có gai ở nách cành. Lá bắc, có màu xanh lục, gân vàng hoặc trắng, mọc đối xứng trên thân theo hình chữ thập. Hoa đơn hoặc mọc thành chùm, hình ống, màu sắc 3
  12. sặc sỡ (vàng, cam, đỏ, tím). Quả nang, chứa nhiều hạt. Hạt hình cầu hoặc ovan. [10, 30, 49] Ở Việt Nam, chi Sanchezia chỉ có 1 loài có tên khoa học là Sanchezia nobilis hay Sanchezia speciosa. Nguyễn Tiên Bân đã mô tả và liệt kê cây trong Danh lục các loài thực vật Việt Nam. [1] 1.2. Tổng quan về cây Xăng sê (Sanchezia nobilis) Tên khoa học: Sanchezia nobilis Hook.f. synonyms: Sanchezia speciosa Leonard [23] Tên thường gọi: Xăng sê, Khôi đốm, Ngũ sắc [1] 1.2.1. Phân bố của cây Xăng sê S. nobilis được giới thiệu lần đầu vào năm 1866 (Lavergne, 1982), và có xu hướng mọc tự phát vào những năm 1940. Cây thường được trồng làm cảnh, làm hàng rào, xung quanh vườn và được tìm thấy ở những khu vực râm mát, ẩm ướt ở nhiều hòn đảo Thái Bình Dương như Hawaii, Fiji, New Caledonia, Rarotonga, [35] 1.2.2. Đặc điểm thực vật cây Xăng sê Xăng sê là một cây bụi nhỏ, mọc thẳng đứng, phân nhánh thấp, cao khoảng 0,5-1,5 mét. Thân thảo, màu trắng, không có lông. Thân đứng, tròn ở phần trên và hình tứ giác ở phần dưới, có thể đạt chiều dài khoảng 0,5-1 mét, đường kính 0,5-2 cm. Lá có phiến thon, to, hình trứng hoặc hình ngọn giáo, dài 7-9 cm và rộng 4-6 cm. Các lá có màu xanh đậm ở phía trên và xanh nhạt ở phia dưới, đầu nhọn, cạnh nguyên hoặc có răng, gân trắng. Sự sắp xếp của lá trên thân đối xứng theo hình chữ thập. Cuống lá hình trụ, dài 1,5-2 cm, đường kính 2-3 mm. 4
  13. Hình 1: Hình thái vĩ mô của thân, lá, hoa (A). Lát cắt dọc của hoa (B) [10] Chú thích: 1. Thân; 2. Lá; 3. Cuống lá; 4. Cụm hoa hoàn chỉnh; 5. Bẹ hoa; 6. Đài hoa; 7. Tràng hoa; 8. Nhị hoa; 9. Nhuỵ hoa. Hoa lưỡng tính, mọc ở cuối nhánh, nở từ cụm hoa có gai, cao 4-5 cm. Hoa có mùi đặc trưng, vị đắng nhẹ, dài khoảng 2,5-3,5 cm. Bẹ hoa và đài hoa thuôn dài, có màu xanh lục. Tràng hoa màu đỏ hoặc cam, hình ống tròn, có lông bên ngoài. Hoa gồm bốn nhị, nhị thuôn dài, bao phấn có lông, tai đều, tiểu nhụy thò dài, thụ 2, lép 2. Nang 8 hột. [4, 10, 19, 35] 1.2.3. Đặc điểm vi học bột dược liệu cây Xăng sê 1.2.4.1. Bột thân Bột thân có màu xanh vàng, vị đắng, mùi đặc trưng. Quan sát dưới kính hiển vi ta thấy có những bộ phận sau: (1) mạch gỗ; (2) nhu mô bần; (3) mảnh tinh bột; (4) tinh thể canxi oxalat hình kim; (5) mô bần; (6) biểu bì; (7) quản 5
  14. bào; (8) xơ trụ bì; (9) xơ bần; (10) xơ rây; (11) tinh thể canxi cacbonat hình khối; (12) ống quản bào; (13) lông che chở. [10] Hình 2: Vi học bột thân [10] 1.2.4.2. Bột lá Bột lá có màu xanh nhạt, mùi khét, vị hơi đắng. Quan sát dưới kính hiển vi ta thấy có những bộ phận sau: (1) xơ trụ bì; (2) xơ mạch rây; (3) biểu bì trên; (4) biểu bì dưới; (5) mạch gỗ; (6) quản bào; (7) mảnh tinh bột; (8) nhu mô bần; (9) mô xốp; (10) tinh thể canxi oxalat hình kim; (11) nhu mô mỏng; (12) mô giậu; (13) biểu bì cuống lá, (14) tinh thể canxi cacbonat hình khối; (15) lông che chở; (16) lông tiết. [10] 6
  15. Hình 3: Vi học bột lá và cuống lá [10] 1.2.4. Thành phần hóa học trong cây Xăng sê Kết quả nghiên cứu của Md. Abu Shuaib Rafshanjani và cộng sự (2015) cho thấy trong chiết xuất lá của S. speciosa có chưa các hợp chất thuộc nhóm glycosid, alcaloid, saponin, carbohydrat, flavonoid, tanin, steroid, triterpenoid và phenolic [41]. Cũng vào năm 2015, phân tích định tính của Seline Omondi và J. C. Omondi lại đưa ra kết quả là trong lá cây S. speciosa chỉ chứa nhóm anthraquinon và saponin, không chứa nhóm terpenoid, steroid, alcaloid và flavonoid [43]. Nghiên cứu các bộ phận khác nhau của cây Xăng sê, tính đến nay đã có 30 hợp chất được phân lập và xác định cấu trúc hóa học. Năm 2013, Ahmed E. Abd Ellah cùng cộng sự [17] đã phân lập được 5 rượu matsutake từ các bộ phận trên mặt đất của S. nobilis, bao gồm: (1) 1-octen-3-ol 7
  16. (2) 3-O-β-glucopyranosyl-1-octen-3-ol (3) 3-O-β-glucopyranosyl-(1→6)-β-glucopyranosyl-1-octen-3-ol (4) 3-O-β-arabinopyranosyl-(1→6)-β-glucopyranosyl-1-octen-3-ol (5) 3-O-β-arabinopyranosyl-(1→6)-β-glucopyranosyl-(1→6)-β- glucopyranosyl-1-octen-3-ol Năm 2014, Ahmed E. Abd Ellah cùng cộng sự [18] tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về hoạt chất có trong S. nobilis, thu được 9 hợp chất (3 rượu cinnamyl glycosid, 1 neolignan glycosid, 2 rượu benzyl glycosid và 3 flavonoid glycosid), lần lượt là: (6) 9-O-β-glucopyranosyl trans-cinnamyl alcohol (7) 9-O-β-xylopyranosyl-(1→6)-O-β-glucopyranosyl-(1→6)-O-β- glucopyranosyl trans-cinnamyl alcohol (8) Syringin (9) 4-O-β-glucopyranosyl dehydrodiconiferyl alcohol (10) 7-O-β-glucopyranosyl benzyl alcohol (11) 7-O-β-apiofuranosyl-(1→6)-O-β-glucopyranosyl benzyl alcohol (12) Apigenin-7-O-β-glucopyranosid (13) Apigenin-7-O-gentiobiosid (14) Apigenin-7-O-β-glucuronopyranosid Năm 2016, từ dịch chiết ethanol của lá cây S. speciosa, TS. Vũ Đức Lợi cùng cộng sự [15, 50] đã phân lập được 4 hợp chất: (15) Quercetin 3-O-α-L-rhamnopyranosid (Quercitrin) (16) Quercetin 3-O-β-D-galactopyranosid (Hyperosid) (17) Sitosterol-3-O-β-D-glucopyranosid (Daucosterol) (18) 3-methyl-1H-benz[f]indole-4,9-dion Năm 2018, ThS. Bùi Thị Xuân cùng cộng sự [7] đã phân lập được 3 hợp chất mới từ phân đoạn dịch chiết ethyl acetat của lá cây S. nobilis: 8
  17. (19) 9-methoxycanthin-6-on (20) 9-hydroxyheterogorgiolid (21) O-methyl furodysinin lacton Năm 2019, TS. Vũ Đức Lợi cùng cộng sự [16] phân lập được thêm 5 hợp chất mới từ dịch chiết của lá cây S. nobilis: (22) Quercetin (23) Scopoletin (24) Kaempferol-3-O-α-L-rhamnopyranosyl-(1→6)-β-D- glucopyranosid (25) Quercetin-3-O-α -L-rhamnosyl-(1→6)-β-D-glucopyranosyl- (1→3)-β-D-glucopyranosid (26) Axit 3’-O-methyl-3,4-methylenedioxy ellagic Trong cùng năm đó, nhóm nghiên cứu của Phạm Thị Hà, Nguyễn Thị Hiền [2, 3] đã phân lập được 4 hợp chất từ lá của cây S. nobilis bằng phương pháp sắc kí: (27) Stigmasterol (28) 4',5,7-trihydroxy-3',5'-dimethoxyflavon (29) Kaempferol-3-O- -L-arabinofuranosid (30) Kaempferol-3-O-β-D-glucopyranosid 1.2.5. Tác dụng dược lí của cây Xăng sê 1.2.6.1. Tác dụng gây độc tế bào Nghiên cứu của Mohammadjavad Paydar và các cộng sự (2013) đã sử dụng xét nghiệm MTT để kiểm tra tác dụng gây độc tế bào của chiết xuất methanol của lá cây S. speciosa trên nhưng bệnh nhân ung thư. Kết quả cho thấy tác dụng gây độc tốt nhất trên bệnh nhân ung thư vú MCF-7 và tác dụng tương đối trên bệnh nhân ung thư hắc tố ác tính SK-MEL-5. Ngược lại, chiết xuất đã chứng minh tác dụng ức chế tế bào tăng trưởng thấp nhất trên các tế bào HUVEC, khả năng chọn lọc tốt hơn doxorubicin. [37] 9
  18. Trong nghiên cứu của Nusrat Shaheen cùng các cộng sự (2017), họ cũng đánh giá khả năng gây độc tế bào trong ống nghiệm từ chiết xuất dichloromethan và chiết xuất methanol của cây S. speciosa. Đánh giá sơ bộ, dịch chiết dichloromethan thể hiện tác dụng gây độc tế bào đáng kể trong xét nghiệm tôm ngâm nước muối (IC50 2,528 ± 0,31 µg/mL) và trong xét nghiệm ức chế tăng sinh tế bào MTT trên dòng tế bào HeLa (IC50 26,7 ± 0,72 µg/mL). [44] 1.2.6.2. Tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, diệt côn trùng Năm 2014, nhóm nghiên cứu của Md. Abu Shuaib Rafshanjani và các cộng sự đã đánh giá tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm (phương pháp khuếch tán đĩa) và tác dụng diệt côn trùng (phương pháp thử hoạt tính bề mặt) của cây S. speciosa. Kết quả cho thấy chloroform là phân đoạn cho tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm tốt nhất so với hai phân đoạn ethyl acetat và ether dầu hỏa. Phạm vi của vùng ức chế là 8 ± 0,01 đến 23 ± 0,02 mm sử dụng 500 µg/đĩa. Thí nghiệm diệt côn trùng cũng chỉ ra tỷ lệ tử vong của Tribolium castaneum lần lượt là 60%, 40% và 20% ở liều 50 mg/mL trong 48 giờ đối với phân đoạn chloroform, ethyl acetat và ether dầu hỏa. [40] 1.2.6.3. Tác dụng chống ung thư Md. Abu Shuaib Rafshanjani và các cộng sự (2015) tiếp tục nghiên cứu về cây S. speciosa và đưa ra kết luận sơ bộ rằng dịch chiết lá của cây có tiềm năng trong việc kiểm soát chất gây ung thư trong lĩnh vực dược lý. Dịch chiết n-hexan và ethyl acetat cho tác dụng gây độc tế bào đáng kể với nồng độ gây chết trung bình (LC50) là 19,95 µg/mL và 12,88 µg/mL, trong khi đối với vincristin sulphat LC50 là 10,96 µg/mL. [41] 1.2.6.4. Tác dụng chống viêm Năm 2016, PGS.TS. Bùi Thanh Tùng cùng cộng sự đã phân lập được 4 hợp chất từ dịch chiết ethanol của lá S. speciosa, kí hiệu lần lượt là: Quercetin 3-O-α-L-rhamnopyranosid (Quercitrin) (1), Quercetin 3-O-β-D- galactopyranosid (Hyperosid) (2), Sitosterol-3-O-β-D-glucopyranosid (Daucosterol) (3) và 3-methyl-1H-benz[f]indole-4,9-dion (4). Khi nghiên cứu tác dụng chống viêm, kết quả là hợp chất 4 > hợp chất 3 > hợp chất 2 > hợp 10
  19. chất 1. Hợp chất 4 cho thấy tác dụng ức chế mạnh nhất, với giá trị IC50 là 193,70 ± 5,24 μg/mL. [50] Từ 4 hợp chất phân lập trên, TS. Vũ Đức Lợi và cộng sự tập trung nghiên cứu tác dụng chống viêm của cây S. speciosa. Họ sử dụng 0,05 mL muối natri arrageenan 1% để gây phù chân ở những con chuột và chứng minh được rằng chiết xuất lá S. speciosa với liều 1,5 g/kg cân nặng có tác dụng mạnh trong việc ức chế phù chân do carrageenan gây ra ở chuột. [15] 1.2.6.5. Tác dụng chống oxy hóa Cũng trong nghiên cứu của Mohammadjavad Paydar và các cộng sự (2013) đã nêu ở mục 1.2.6.1, dịch chiết lá cây S. speciosa thể hiện tác dụng chống oxy hóa gần như tương tự quercetin, tương lai cây sẽ là một nguồn chống oxy hóa tự nhiên tiềm năng. [37] Trong nghiên cứu của PGS.TS. Bùi Thanh Tùng cùng cộng sự (2016) đã nêu ở mục 1.2.6.4, bốn hợp chất được phân lập đều cho tác dụng chống oxi hóa mạnh, cụ thể như sau: hợp chất 2 > hợp chất 1 > hợp chất 4 > hợp chất 3. Giá trị IC50 của các gốc DPPH (2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl) thu được ở hợp chất 2 là 20,83 ± 1,29 μg/mL. [50] 1.2.6.6. Tác dụng giảm đau trung ương Năm 2018, nhóm nghiên cứu của ThS. Bùi Thị Xuân cùng cộng sự đã đánh giá tác dụng giảm đau trung ương trên chuột nhắt trắng đối với 2 phân đoạn n-hexan và ethyl acetat của lá cây S. nobilis. Nhóm sử dụng phương pháp mâm nóng và phương pháp rê kim, cho chuột uống cao 7 ngày liên tục, với liều 64 mg/kg/ngày và 192 mg/kg/ngày (n-hexan), liều 16 mg/kg/ngày và 48 mg/kg/ngày (ethyl acetat). Kết quả cho thấy phân đoạn ethyl acetat cho tác dụng giảm đau trung ương rõ rệt so với phân đoạn n-hexan. [8] 1.2.6.7. Tác dụng chống loét dạ dày – tá tràng Năm 2019, TS. Vũ Đức Lợi và cộng sự đã đánh giá hiệu quả chống loét dạ dày - tá tràng từ dịch chiết ethyl acetat của lá cây S. nobilis trên mô hình loét do cyteamin gây ra. Kết quả thu được chứng minh dịch chiết có tác dụng cải thiện mức độ điều trị tổn thương loét (54,17%), giảm số lượng vết loét 11
  20. (1,85 ± 0,80) và giảm chỉ số loét (5,61 ± 2,69); tuy nhiên không làm thay đổi diện tích của vết loét. [16] 1.2.6. Công dụng theo Y học cổ truyền của cây Xăng sê Ở Việt Nam, dân gian ta đã truyền nhau sử dụng cây Xăng sê như một vị thuốc quý. Lá cây có tác dụng kháng viêm, làm liền vết loét để chữa bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng. Chỉ cần lấy vài lá tươi rửa sạch, ăn với chút muối để cắt cơn đau, dùng kiên trì một thời gian sẽ khỏi, hoặc có thể sắc lá khô uống hằng ngày. [5] 12
  21. CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu 2.1.1. Nguyên liệu Lá cây Xăng sê được lựa chọn và thu hái tại Thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định ngày 15/01/2018. Sau khi thu hái tiến hành xử lý mẫu, phơi sấy, bảo quản trong túi nilon kín và được đem đi giám định tên khoa học tại Khoa Tài nguyên Dược liệu, Viện Dược liệu. Kết luận: S. nobilis Hook.f. họ Acanthaceae (họ Ô rô) với tên Việt Nam là cây Xăng sê hoặc Khôi đốm (số hiệu: DL-150118). Một mẫu được lưu lại tại Phòng Tiêu bản của Khoa Tài nguyên Dược liệu, Viện Dược liệu. Hình 4: Hình ảnh cây Xăng sê – Sanchezia nobilis Hook.f. 2.1.2. Hóa chất, thiết bị 2.1.2.1. Hóa chất Các dung môi dùng để chiết xuất và phân lập: Ethanol (EtOH) 80%, n- hexan, ethyl acetat (EtOAc), axit tartaric 2%, dichlomethan (CH2Cl2), chloroform (CHCl3), NaHCO3, methanol (MeOH), aceton (Ac), amoniac (NH3) 28%, nước (H2O) đạt tiêu chuẩn tinh khiết. 13
  22. Các hóa chất để định tính: NaOH, H2SO4, HCl, FeCl3, phenolphtalein, Fehling, Các vết được hình dung bằng cách sử dụng tia UV (254 nm, 365 nm) và bằng cách phun 10% H2SO4, sau đó hơ nóng bằng súng nhiệt. 2.1.2.2. Thiết bị Bản mỏng: tráng sẵn Kieselgel 60 F254 (Merck, silicagel, 0,25 mm) và bản mỏng pha đảo RP-18 F254 (Merck, 0,25 mm) Sắc ký cột: thực hiện trên silica gel (70–230 và 230–400 mesh, Merck). Nhiệt độ nóng chảy: đo trên máy Mikroskopheiztisch PHMK-50 (VEB Waegetechnik Rapido, Đức). Phổ NMR [1H (500 MHz), 13C (125 MHz) và DEPT-90 và 135 MHz)]: được ghi trên máy AVANCE AV 500 (Brucker, Đức) tại Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST). Phổ khối ESI-MS: đo trên máy Varian Agilent 1100 LC/MSD. Dụng cụ thí nghiệm: Pipet, ống nghiệm, bình nón, bình chiết, cốc có mỏ, bình gạn, bình cầu Các thiết bị khác: tủ sấy, tủ hút, cân phân tích, 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp chiết xuất và phân lập hợp chất Mẫu lá cây Xăng sê (3,0 kg) sau khi đã rửa sạch, phơi khô, thái nhỏ được ngâm chiết bằng dung môi ethanol 80% ở nhiệt độ phòng trong 3 ngày (3 lần, lần lượt sử dụng 12L, 10L, 10L). Lọc các dịch chiết ethanol thu được qua giấy lọc, gộp dịch lọc và cất loại dung môi dưới áp suất giảm, thu được cao chiết tổng ethanol. Phân tán cao chiết ethanol này trong nước cất và chiết phân bố bằng n- hexan và ethyl acetat (mỗi dung môi 3 lần, mỗi lần 900 ml trong 30 phút). Các phân đoạn n-hexan, ethyl acetat được cất loại dung môi dưới áp suất giảm để thu được phân đoạn tương ứng n-hexan ký hiệu là H và ethyl acetat ký hiệu là E. 14
  23. Tiến hành xử lý và phân lập hợp chất từ phân đoạn ethyl acetat chủ yếu sử dụng phương pháp sắc ký cột. Các phân đoạn trong quá trình phân lập được theo dõi bằng sắc ký lớp mỏng. Sắc ký cột: thực hiện với chất hấp phụ là silicagel pha thường và pha đảo, lựa chọn hệ dung môi có độ phân cực tăng dần. Silicagel pha thường cỡ hạt là 0,063 - 0,200 mm (Merck) và cỡ hạt 0,040 - 0,063 mm (Merck) với các loại cột sắc ký có kích cỡ khác nhau. Sắc ký lớp mỏng: thực hiện trên bản mỏng nhôm tráng sẵn silicagel 60G F254 (Merck), độ dày 0,2 mm và RP-18 F254, độ dày 0,25 mm (Merck). Sau khi triển khai sắc ký, bản mỏng được kiểm tra bằng đèn tử ngoại ở bước sóng 254 nm và 365 nm, sau đó được phun thuốc thử là dung dịch H2SO4 10% trong ethanol và đốt nóng trên bếp điện từ. 2.2.2. Phương pháp xác định cấu trúc của hợp chất Xác định cấu trúc các hợp chất phân lập qua 2 bước chính: - Bước 1: Thực hiện đo nhiệt độ nóng chảy, phổ khối (ESI-MS), phổ cộng hưởng từ hạt nhân (1H-NMR, 13C-NMR, DEPT), thiết lập bộ dữ liệu của chất phân lập được. - Bước 2: So sánh dữ liệu các chất thiết lập đó với dữ liệu các chất đã công bố. 15
  24. CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1. Kết quả chiết xuất và phân lập hợp chất Lá S. nobilis được rửa sạch, phơi khô, cắt nhỏ. Cân 3,0 kg lá cây đã cắt nhỏ và ngâm chiết bằng 12 L dung môi ethanol 80 % ở nhiệt độ phòng trong 3 ngày, rút lấy dịch chiết lần một. Bổ sung thêm dung môi cho ngập dược liệu 2-3 cm (10 L/lần) và tiếp tục chiết thêm hai lần, thu được dịch chiết lần hai và lần ba. Gộp dịch chiết 3 lần, lọc các dịch chiết ethanol thu được qua giấy lọc đem cất thu hồi ethanol dưới áp suất giảm thu được khoảng 251,2 g cao chiết tổng ethanol. Lấy 150 g cao chiết phân tán trong nước cất và chiết phân bố bằng n- hexan và ethyl acetat (mỗi dung môi 3 lần, mỗi lần 900 ml trong 30 phút). Các phân đoạn n-hexan, ethyl acetat được cất loại dung môi dưới áp suất giảm để thu được phân đoạn tương ứng n-hexan ký hiệu là H (28,6 g) và ethyl acetat ký hiệu là E (56,8 g). Phần dịch chiết nước còn lại cô cạn thu được phân đoạn ký hiệu N (45,6 g). Cắn ethyl acetat (20 g) được phân tán trong dung dịch axit tartaric 2% (300 ml) và lọc tách bỏ cặn rắn, thu dịch lọc. Dịch lọc này được kiềm hóa đến pH 9 bằng NaHCO3, sau đó chiết bằng dung môi dichlomethan (CH2Cl2) (4 lần x 600 ml/lần). Gộp dịch chiết và cất thu hồi dung môi dưới áp suất giảm thu được cắn ký hiệu E1 (5 g). Phân đoạn E1 được tiến hành triển khai phân tách trên cột sắc ký silicagel với hệ dung môi rửa giải có độ phân cực tăng dần (CH2Cl2:MeOH, 30:1 → 10:1) thu được 3 phân đoạn nhỏ ký hiệu E1.1, E1.2, E1.3. Phân đoạn E1.1 được phân tách trên cột sắc ký pha đảo YMC C- 18 sử dụng hệ dung môi rửa giải acetone:methanol:dung dịch amoniac 28% (4:6:1, v/v) thu được hợp chất sạch ký hiệu là hợp chất XS1 (15 mg). Phân đoạn E1.2 được phân tách trên cột sắc ký pha đảo YMC C-18 sử dụng hệ dung môi rửa giải acetone:methanol:dung dịch amoniac 28% (3:3:1, v/v) thu được hợp chất sạch ký hiệu là hợp chất XS2 (12 mg). 16
  25. Lá S. nobilis (3,0 kg) lá 32 L EtOH 80% EtOH thu hồi Lọc Dịch chiết tổng EtOH (251,2 g) Cao chiết tổng EtOH (150 g) Nước cất Cao pha loãng 0.9 L × 3 lần n−hexan Dịch chiết Dịch chiết n-hexan n-hexan nước 0.9 L × 3 lần thu hồi ethyl acetat Cắn n−hexan (H) Dịch chiết Cắn nước (N) (28,6 g) ethyl acetat (45,6 g) Ethyl acetat Cắn ethyl acetat (E) thu hồi (56,8 g) Hình 5: Sơ đồ chiết xuất từ phân đoạn ethyl acetat của lá cây Xăng sê Tiến hành phân tích cắn ethyl acetat (20,0 g) trên cột sắc ký silicagel với hệ dung môi có độ phân cực tăng dần bao gồm n-hexan:ethyl acetat (5:1→1:1, v/v, mỗi phân đoạn 600 mL) và tiếp sau là ethyl acetat:methanol (5:1→ 1:1, v/v, mỗi phân đoạn 500 mL) thu được 4 phân đoạn ký hiệu là E2~E5. Phân đoạn E2.1 (0,5 g) được phân tách trên cột sắc ký silica gel, hệ dung môi rửa giải acetone:methanol (1:3; v/v) thu được chất rắn màu vàng, ký hiệu XS3 (18 mg). Từ phân đoạn E3 (5,4 g), chạy sắc ký cột silicagel (Φ45 mm × 350 mm) với hệ pha động chloroform:methanol (2:1, v/v) thu được 3 phân đoạn nhỏ hơn là E3.1~ E3.3. Tinh chế phân đoạn nhỏ E3.1 (1,1 g) bằng sắc ký cột 17
  26. pha đảo YMC C-18 sử dụng hệ dung môi rửa giải methanol:nước (2:1, v/v) thu được hợp chất sạch ký hiệu là hợp chất XS5 (19 mg). Cắn ethyl acetat n-hexan:ethyl acetat (20 g) (5:1→1:1, v/v); lá ethyl acetat:methanol (5:1→ 1:1, v/v) E2 (4,1 g) E3 (5,4 g) E4 E5 cloroform:methanol cloroform:methanol (30:1; 20:1; 10:1; 5:1, v/v) (2:1, v/v) E2.1 (0,5 g) E2.2 E2.3 E2.4 E3.1 (1,1 g) E3.2 E3.3 aceton:methanol methanol:nước (1:3, v/v) (2:1, v/v) XS3 (18mg) XS5 (19mg) Hình 6: Sơ đồ phân lập các chất từ phân đoạn ethyl acetat của lá cây Xăng sê 3.2. Kết quả xác định cấu trúc các hợp chất phân lập được 3.2.1. Hợp chất XS3: Apigenin o Chất bột màu vàng nhạt, tnc = 347,5 C. + Phổ ESI-MS: m/z 270,9 [M+H] . Công thức phân tử: C15H10O5 (M=270). Dữ liệu phổ 1H-NMR, 13C-NMR, DEPT của chất XS3 và chất tham khảo [9] được trình bày ở bảng 1. 18
  27. Hình 7: Cấu trúc của hợp chất XS3 (Apigenin) Bảng 1: Dữ liệu phổ DEPT, 1H- và 13C-NMR của XS3 và chất tham khảo XS3 Ja,b XS3 Ja,c Vị trí δC δC δH (ppm) δH (ppm) DEPT C ppm ppm (Mult, J=Hz) (Mult, J=Hz) 2 C 163,7 165,3 3 CH 102,8 102,7 6,77 (s) 6,68 (s) 4 C 181,7 181,9 5 C 157,3 156,5 6 CH 98,8 98,8 6,19 (d; J=2,0) 6,16 (d; J=2,0) 7 C 164,1 163,2 8 CH 93,9 93,9 6,48 (d; J=2,0) 6,45 (d; J=2,0) 9 C 161,1 161,4 10 C 103,7 104,6 1’ C 121,1 120,6 2’ CH 128,4 128,1 7,92 (d; J=7,5) 7,88 (d; J=8,6) 3’ CH 115,9 115,9 6,93 (d; J=8,5) 6,93 (d; J=8,6) 4’ C 161,4 120,0 5’ CH 115,9 115,9 6,93 (d; J=8,5) 6,93 (d; J=8,6) 6’ CH 128,4 129,4 7,92 (d; J=7,5) 7,88 (d; J=8,6) a )đo trong DMSO, b )125 MHz, c )500 MHz, J) của chất tham khảo Apigenin 19
  28. Ở phổ 1H-NMR của XS3, tín hiệu proton vòng thơm của 2 doublet ghép đôi ở δH 6,92 và 6,48 (J=2,0 Hz) cho thấy tương quan HSQC với cộng hưởng carbon tương ứng ở δC 102,8 (d) và 98,8 (d), được gán cho H-6 và H-8 của vòng A. Hai doublet ghép trực tiếp ở δH 7,92 và 6,92 (2H, J=8,5 Hz) cho thấy 13 các liên kết xa với tín hiệu C-NMR ở δC 161,4 (C-4’). Do đó, được gán tương ứng H-2’/6’ và H-3’/5’ của vòng B. Ngoài ra, 1 singlet ở δH 6,77 được gán cho H-3. Việc gán H-3 được xác nhận bởi các mối tương quan xa với C-2 13 (δC 161,1) và C-1’ (δC 121,1). C-NMR ở δC 164,1 cho thấy mối tương quan của HMBC với H-6 và H-8, được gán cho C-7. Trên phổ 13C-NMR và DEPT cho thấy có tín hiệu của 8 carbon bậc 4 và 7 nhóm CH. Dựa trên dữ liệu đã phân tích ở trên và so sánh với phổ 1H-NMR, 13C-NMR trong tài liệu tham khảo [9] cấu trúc của hợp chất XS3 được xác định là Apigenin. 3.2.2. Hợp chất XS5: Kaempferol o Chất bột vô định hình màu vàng, tnc = 170-172 C. Phổ ESI-MS: m/z 286,8 [M+H]+, m/z 284,8 [M-H]-. Công thức phân tử: C15H10O6 (M=286). Dữ liệu phổ 1H-NMR, 13C-NMR, DEPT của chất XS5 và chất tham khảo [42] được trình bày ở bảng 2. Hình 8: Cấu trúc của hợp chất XS5 (Kaempferol) 20
  29. Bảng 2: Dữ liệu phổ DEPT, 1H- và 13C-NMR của XS5 và chất tham khảo XS5 La,b XS5 La,c Vị trí δC δC δH (ppm) δH (ppm) DEPT C ppm ppm (Mult, J=Hz) (Mult, J=Hz) 2 C 146,8 146,8 3 C 135,6 136,6 4 C 175,9 176,6 5 C 160,8 162,3 6 CH 98,2 99,2 6,19 (d; J=2,0) 6,28 (d; J=2,0) 7 C 163,8 164,9 8 CH 93,4 94,4 6,43 (d; J=2,0) 6,52 (d; J=2,0) 9 C 156,1 157,7 10 C 103,0 104,1 1’ C 121,6 123,3 2’ CH 129,4 125,9 8,04 (dd; J=8,5; 2,0) 8,04 (dd; J=11,5; 2,8) 3’ CH 115,4 116,3 6,92 (dd; J=9,0; 2,0) 6,95 (dd; J=9,8; 2,7) 4’ C 159,1 160,1 5’ CH 115,4 116,3 6,92 (dd; J=9,0; 2,0) 6,95 (dd; J=9,8; 2,7) 6’ CH 129,4 125,9 8,04 (dd; J=8,5; 2,0) 8,04 (dd; J=11,5; 2,8) a )đo trong DMSO, b )125 MHz, c )500 MHz, L) của chất tham khảo Kaempferol Hợp chất XS5 thu được dưới dạng bột vô định hình màu vàng. Phổ ESI-MS của hợp chất XS5 cho pic ion phân tử ở m/z 284,8 [M-H]- và m/z 286,8 [M+H]+ tương ứng với khối lượng phân tử M=286. Công thức phân tử của nó phù hợp với công thức phân tử là C15H10O6. Phổ 1H-NMR, ta thấy sự có mặt của các cặp proton nằm ở vị trí meta trên vòng thơm ở δH 6,19 (1H, d, J=2,0 Hz) và 6,43 (1H, d, J=2,0 Hz) tương ứng với H-6 và H-8. Phổ 1H-NMR cũng cho thấy sự có mặt của 2 tín hiệu doublet ở δH 8,04 (2H, d, J=2,8, 11,5 Hz, H-2’ và H-6’) và 6,92 (2H, d, J=2,8, 9,7 Hz, H-3’ và H-5’) tương ứng với 4 proton thơm ở vòng B, đặc trưng cho 21
  30. flavon thế 1’, 4’. Có tất cả 15 tín hiệu C được quan sát trong phổ 13C-NMR. Chúng được chỉ ra bởi phổ DEPT và HMQC là 14 nguyên tử carbon sp2 và 1 tín hiệu carbonyl ở δC 175,9. Độ bất bão hòa chiếm 8/11 là liên kết đôi và 3 độ bất bão hòa còn lại phù hợp với cấu trúc flavonol. So sánh dữ liệu NMR của XS5 với Kaempferol [42] cho thấy cấu trúc của hai hợp chất rất giống nhau, do đó, hợp chất XS5 được xác định là Kaempferol. 3.3. Bàn luận Đề tài đã phân lập được hai hợp chất từ phân đoạn ethyl acetat bằng phương pháp ngâm chiết với dung môi EtOH, đó là Apigenin và Kaempferol. Sau đó, em đem xác định cấu trúc thông qua kết quả đo nhiệt độ nóng chảy, phổ khối và phổ cộng hưởng từ hạt nhân, so với dữ liệu phổ công bố của các chất liên quan. Đây là hai chất lần đầu tiên phần lập được từ lá cây Xăng sê (Sanchezia nobilis Hook.f). 3.3.1. Apigenin Apigenin là một flavonoid có độc tính thấp và nhiều tác dụng sinh học có lợi. Trong tự nhiên, apigenin thường được tìm thấy ở dạng glycosyl hóa, với cấu trúc ba vòng liên kết với một loại đường thông qua các nhóm hydroxyl (O-glycosid) hoặc trực tiếp với carbon (C-glycosid). [33] Các glycosid apigenin phổ biến là apiin, apigenin-7-O-glucosid, apigenin-8-C- glucosid (vitexin), apigenin-6-C-glucosid (isovitexin), apigenin-7-O- neohesperidosid (rhoifolin), apigenin-6-C-glucosid 8-C-arabinosid (schafosid) [29, 45, 48]. Apigenin phân bố rất rộng trong giới thực vật, tìm thấy trong nhiều loại rau, thảo mộc và trái cây [12]. Ví dụ như: rau mùi tây, rau bina, hạt cần tây, trái cần tây xanh, oregano khô, là những thực phẩm có hàm lượng apigenin cao [12, 34]. Trà hoa cúc, rất giàu apigenin, được sử dụng như một loại thuốc dân gian để làm giảm chứng khó tiêu hoặc viêm dạ dày. Chúng cũng được sử dụng trong nước súc miệng, các sản phẩm chăm sóc da và thuốc hít để giảm nhiễm trùng. [36] Thực vật chứa apigenin, cùng với các flavonoid khác, đã được sử dụng để chữa bệnh trong nhiều nền văn hóa. Apigenin đã được xác định có trong 22
  31. Scutellaria barbata D. Don (Lamiaceae), Castanea sativa Mill. (Fagaceae), Portulaca oleracea L., Marrubium continosum ssp. (Libanoticum), Combretum erythrophyllum (Combretaceae), Aquilegia oxysepala và keo ong, trong đó phần lớn là thảo dược truyền thống hoặc thuốc thay thế. [33] Apigenin đã được chứng minh là có các hoạt động kháng khuẩn, kháng vi-rút, chống nấm và chống kí sinh trùng [33]. Gần đây, apigenin còn được phát hiện có độc tính nội tại thấp [48, 52], có tác dụng khác nhau đối với sự phát triển của tế bào ung thư, sự sống sót, sự chết ở một số loại tế bào khác nhau [29, 36]. Các chức năng sinh học được báo cáo của apigenin bao gồm chống oxy hóa, chống đột biến, chống ung thư, chống viêm, chống tăng sinh và chống tiến triển [36]. Các đặc tính chống đái tháo đường của apigenin do khả năng ức chế hoạt động của α-glucosidase, tăng tiết insulin [21], tương tác và trung hòa các loại oxy phản ứng (ROS) trong tế bào [26], góp phần vào phòng ngừa biến chứng tiểu đường [38]. Apigenin cũng cho thấy khả năng cung cấp oxit nitric (NO) vừa phải cho các tế bào nội mô, do đó hạn chế nguy cơ tổn thương tế bào nội mô và rối loạn chức năng do tăng đường huyết [38]. Apigenin chứa một số hoạt tính sinh học tự nhiên để cải thiện khả năng ghi nhớ, các liệu pháp miễn dịch chủ động và thụ động chống amyloid-β và tau, sử dụng peptid tổng hợp hoặc kháng thể đơn dòng (mAb), Tất cả các liệu pháp trên đã được báo cáo là ứng cử viên đầy triển vọng để điều trị thêm cho bệnh nhân mắc Alzheimer [13, 20]. Mất ngủ và trầm cảm đều là các bệnh liên quan đến hệ thần kinh trung ương (CNS). Hiệu quả của các hoạt tính sinh học phụ thuộc vào sự xâm nhập của chúng qua hàng rào máu não (BBB). Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng flavonoid có thể dễ dàng xâm nhập qua BBB [27], do đó, apigenin có thể có tác dụng trực tiếp, tích cực đối với các bệnh như trầm cảm và mất ngủ. [11] 3.3.2. Kaempferol Kaempferol là một aglycon flavonoid chính được tìm thấy trong nhiều sản phẩm tự nhiên, ví dụ như đậu, phấn ong, bắp cải, súp lơ, bông cải xanh, 23
  32. hạt chia, hẹ, thì là, lá moringa, tỏi. Nghiên cứu về tác dụng dược lí, kaempferol đã được chứng minh có tính kháng khuẩn, chống viêm, chống oxy hóa, chống ung thư, chống đái tháo đường, bảo vệ tim mạch, bảo vệ thần kinh. [31] Kaempferol mở ra cho sự phát triển của các loại thuốc chống màng sinh học mới, làm giảm nguy cơ kháng thuốc của vi khuẩn. Khả năng hình thành màng sinh học trên các bề mặt làm cho Staphylococcus aureus trở thành yếu tố gây bệnh chính trong bệnh viện, cũng như nhiễm trùng thiết bị y tế cấy ghép. Vì vậy, Di Ming và các cộng sự đã nghiên cứu một chất ức chế màng sinh học khác với các loại kháng sinh được sử dụng để ngăn ngừa nhiễm trùng do S. aureus biofilms. Sử dụng kính hiển vi nhuộm màu (CV) pha lê và huỳnh quang cho thấy 64 μg/ml kaempferol ức chế sự hình thành màng sinh học của S. aureus 80%. Trong khi đó, nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) và kết quả đường cong tăng trưởng (AUC) chỉ ra rằng kaempferol không có hoạt tính kháng khuẩn chống lại chủng vi khuẩn được thử nghiệm. Kaempferol ức chế giai đoạn gắn kết chính của sự hình thành màng, được xác định bằng xét nghiệm gắn với fibrinogen. Hơn nữa, xét nghiệm truyền năng lượng cộng hưởng huỳnh quang (FRET) và phản ứng sao chép chuỗi polymerase ngược thời gian thực định lượng (qRT-PCR) cho thấy kaempferol làm giảm hoạt động của S. aureus sortaseA (SrtA) và biểu hiện các gen liên quan đến độ bám dính. [14] Nghiên cứu tác dụng chống viêm của Kaempferol do Helicobacter pylori gây ra, thấy rằng kaempferol làm giảm sự biểu hiện của các cytokin tiền viêm (TNF-α, IL-1β và IL-8) và sản xuất IL-8 trong các tế bào tuyến không điển hình (AGS). Ngoài ra, kaempferol đã ngăn chặn sự chuyển vị của gen liên quan đến cytotoxin A (CagA) và cytotoxin không bào A (VacA) của H. pylori sang tế bào AGS. Vì vậy, kaempferol đã cho thấy tác dụng chống viêm bằng cách ngăn chặn sự dịch chuyển của protein CagA và VacA và dẫn đến sự điều hòa các cytokin tiền viêm. [24] Kaempferol, glycosid của nó, và các loài thực vật chứa kaempferol, tiềm năng chống oxy hóa trong in vitro và in vivo, và có thể làm giảm sản xuất các gốc tự do và các sản phẩm khác (oxy phản ứng - ROS) [39]. Ở nồng 24
  33. độ dưới da, kaempferol không chỉ là chất tẩy mạnh của superoxid anion, gốc hydroxyl và peroxynitrit [28], nó còn ức chế các enzym pro-oxy hóa như xanthin oxyase [32]. Thậm chí, kaempferol kích hoạt các enzym chống oxy hóa như superoxid effutase, catalase và heme oxyase-1 [46] và ngăn chặn sự tạo ra gốc hydroxyl bằng cách chelat hóa đồng hoặc sắt [25]. Ngoài ra, do chứa các nhóm hydroxyl ở C3, C4, C5; một nhóm ceton ở C4 và liên kết đôi ở C2-C3 [32], ta có thể thấy tiềm năng chống oxy hóa của kaempferol. Ngoài ra, thực phẩm giàu kaempferol có liên quan đến việc giảm nguy cơ phát triển một số loại ung thư: da, gan và ruột kết. Các cơ chế hoạt động bao gồm apoptosis, ngăn chặn chu kỳ tế bào ở pha G2/M, điều hòa giảm các biểu hiện biểu mô-trung mô (EMT) và các đường dẫn tín hiệu phosphoinositid 3-kinase / protein kinase B. [31] Ở một nghiên cứu khác, kaempferol thúc đẩy quá trình tự thực và chết tế bào, và tăng chuyển đổi LC3- I thành LC3-II và điều chỉnh p62 trong ung thư dạ dày (GC). Hơn nữa, các phát hiện của chúng tôi chỉ ra rằng kaempferol kích hoạt tín hiệu IRE1-JNK- CHOP từ cytosol đến nhân và ức chế G9a kích hoạt sự chết tế bào tự phát trong các tế bào GC. [51] Nhằm cung cấp những kiến thức về nguyên liệu lá cây Xăng sê góp phần ứng dụng trong chăm sóc sức khỏe, đề tài nghiên cứu đã phân lập được 2 hợp chất trên. Đây là những chất lần đầu tiên phân lập từ lá cây Xăng sê. Cùng với những đề tài nghiên cứu trước, ta thấy đây là nguồn dược liệu rất hữu ích, vì vậy cần nghiên cứu, phát triển hơn nữa để cây Xăng sê có thể được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng. 25
  34. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ  Kết luận Sau quá trình nghiên cứu thực nghiệm, đề tài khóa luận đã thu được một số kết quả như sau: Đã chiết xuất, phân lập: Sử dụng phương pháp ngâm chiết với dung môi EtOH 80% và bằng phương pháp sắc ký cột để chiết xuất phân lập được 4 hợp chất từ phân đoạn ethyl acetat của lá cây Xăng sê. Đã xác định cấu trúc 2 hợp chất phân lập được: Thông qua kết quả đo nhiệt độ nóng chảy, phổ khối, phổ cộng hưởng hạt nhân và so sánh với các dữ liệu công bố của các hợp chất liên quan, 2 hợp chất được xác định là Apigenin (XS3) và Kaempferol (XS5). Đây là lần đầu tiên 2 hợp chất này được phân lập từ lá cây Xăng sê.  Kiến nghị Định lượng các hợp chất đã phân lập được từ phân đoạn ethyl acetat của lá cây Xăng sê để xây dựng tiêu chuẩn cho dược liệu. Tiếp tục triển khai nghiên cứu, phân lập các hợp chất khác để có thể xác định thêm các thành phần trong loài Sanchezia nobilis Hook.f. Dựa trên các chất hóa học đã phân lập, cần nghiên cứu đánh giá thêm những tác dụng sinh học mới. Đồng thời nghiên cứu sâu các tác dụng đã được chứng minh để phát triển được những sản phẩm thuốc, thực phẩm chức năng từ loài Sanchezia nobilis Hook.f. 26
  35. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Nguyễn Tiên Bân và V. P. Serov (2005), Danh lục các loài thực vật Việt Nam, Vol. III, Nhà xuất bản Nông nghiệp, 272-273. 2. Phạm Thị Hà (2019), "Nghiên cứu chiết xuất phân lập một số hợp chất từ phân đoạn n-hexan của lá cây Khôi đốm (Sanchezia nobilis Hook.f)", Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ Đại học, Khoa Y Dược, ĐHQGHN. 3. Nguyễn Thị Hiền (2019), "Nghiên cứu chiết xuất phân lập một số hợp chất từ phân đoạn dịch chiết nước của lá cây Khôi đốm (Sanchezia nobilis Hook.f)", Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ Đại học, Khoa Y Dược, ĐHQGHN. 4. Phạm Hoàng Hộ (2003), Cây cỏ Việt Nam, Vol. III, Nhà xuất bản Trẻ, 39. 5. Nguyễn Trung Hòa (2012), Đông y toàn tập, Nhà xuất bản Thuận Hóa, 1234-1235. 6. Vũ Đức Lợi, Nguyễn Tiến Vững và Lê Thị Thu Hường (2016), Tài nguyên cây thuốc, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 71-74. 7. Bùi Thị Xuân, Vũ Đức Lợi, Vũ Thị Mây và các cộng sự. (2018), "Một số hợp chất phân lập từ lá cây Khôi đốm (Sanchezia nobilis Hook.f.)", Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, 34(1), tr. 42-47. 8. Bùi Thị Xuân, Vũ Đức Lợi, Trần Minh Ngọc và các cộng sự. (2018), "Nghiên cứu tác dụng giảm đau của phân đoạn dịch chiết từ lá cây Khôi Đốm (Sanchezia nobilis. Hook. f.)", Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, 34(2), tr. 26-30. Tiếng Anh 9. Alwahsh M. A. A., Khairuddean M. và Chong W. K. (2015), "Chemical constituents and antioxidant activity of Teucrium barbeyanum Aschers", Records of Natural Products, 9(1), tr. 159-63.
  36. 10. Ahmed E Abd-Ellah, Khaled M Mohamed, Enaam Y Backheet và các cộng sự. (2006), "Macro-and micromorphology of Sanchezia nobilis Hook. cultivated in Egypt: Leaf, stem and flower", Bulletin of Pharmaceutical Sciences. Assiut, 29(2), tr. 300-327. 11. Salehi B., Venditti A., Sharifi-Rad M. và các cộng sự. (2019), "The therapeutic potential of apigenin", International journal of molecular sciences, 20(6), tr. 1305. 12. S. Bhagwat, D. B. Haytowitz và J. M. Holden (2011), "USDA Database for the Flavonoid Content of Selected Foods", U.S. Department of Argiculture, tr. 1–156. 13. Millington C., Sonego S., Karunaweera N. và các cộng sự. (2014), "Chronic neuroinflammation in Alzheimer’s disease: new perspectives on animal models and promising candidate drugs", BioMed research international. 14. Ming D, Wang D, Cao F và các cộng sự. (2017), "Kaempferol inhibits the primary attachment phase of biofilm formation in Staphylococcus aureus", Frontiers in microbiology, 8(1), tr. 2263. 15. Loi Vu Duc, Tung Bui Thanh, Ha Vu Hoang và các cộng sự. (2016), "Phytochemical and anti-inflammatory effect from the leaf of Sanchezia speciosa Leonard growing in Vietnam", Journal of Chemical Pharmaceutical Research, 8(7), tr. 309-315. 16. Loi Vu Duc, Xuan Bui Thi và Ngoc Tran Minh (2019), "Chemical Constituents and Anti-Ulcer Activity of Ethylacetate Extract of the Leaves of Sanchezia nobilis Hook. F", Pharmacognosy Journal, 11(6), tr. 1172-1180. 17. Ahmed E Abd Ellah, Khaled M Mohamed, Enaam Y Backheet và các cộng sự. (2013), "Matsutake alcohol glycosides from Sanchezia nobilis", Chemistry of natural compounds, 48(6), tr. 930-933. 18. Ahmed E Abd Ellah, Khaled M Mohamed, Enaam Y Backheet và các cộng sự. (2014), "Cinnamyl alcohol, benzyl alcohol, and flavonoid
  37. glycosides from Sanchezia nobilis", Chemistry of natural compounds, 50(5), tr. 823-826. 19. G. E. Trease and W. C. Evans (2009), Pharmacognosy 16th Edition, Baillere and Tindall Press, 35. 20. Nabavi S. F., Khan H., D'onofrio G. và các cộng sự. (2018), "Apigenin as neuroprotective agent: Of mice and men", Pharmacological research, 128, tr. 359-365. 21. Pamunuwa G., Karunaratne D.N và V. Y Waisundara (2016), "Antidiabetic Properties, bioactive constituents, and other therapeutic effects of scoparia dulcis", Evidence-Based Complementary and Alternative Medicine. 22. The Angiosperm Phylogeny Group (2016), "An update of the Angiosperm Phylogeny Group classification for the orders and families of flowering plants: APG IV", Botanical Journal of the Linnean Society. 23. William F. Hunt, Bill Lord, Benjamin Loh và các cộng sự. (2014), Plant Selection for Bioretention Systems and Stormwater Treatment Practices, SpringerBriefs in Water Science and Technology, 19. 24. Yeon M. J, Lee M. H, Kim D. H và các cộng sự. (2019), "Anti- inflammatory effects of Kaempferol on Helicobacter pylori-induced inflammation", Bioscience, biotechnology, and biochemistry, 83(1), tr. 166-173. 25. Ren J., Meng S., Lekka C. E. và các cộng sự. (2008), "Complexation of flavonoids with iron: structure and optical signatures", The Journal of Physical Chemistry B, 112(6), tr. 1845-1850. 26. Shay J., Elbaz H. A., Lee I. và các cộng sự. (2015), "Molecular mechanisms and therapeutic effects of (−)-epicatechin and other polyphenols in cancer, inflammation, diabetes, and neurodegeneration", Oxidative medicine and cellular longevity.
  38. 27. Végh K., Riethmüller E., Hosszú L. và các cộng sự. (2018), "Three newly identified lipophilic flavonoids in Tanacetum parthenium supercritical fluid extract penetrating the Blood-Brain Barrier", Journal of pharmaceutical and biomedical analysis, 149, tr. 488-493. 28. Wang L., Tu Y. C., Lian T. W. và các cộng sự. (2006), "Distinctive antioxidant and antiinflammatory effects of flavonols", Journal of Agricultural and Food Chemistry, 54(26), tr. 9798-9804. 29. E. C. Lefort và J. Blay (2013), "Apigenin and its impact on gastrointestinal cancers", Molecular Nutrition & Food Research, 57(1), tr. 126-144. 30. Emery C Leonard và Lyman B Smith (1964), "Sanchezia and related American Acanthaceae", Rhodora, 66(768), tr. 313-343. 31. Imran M., Salehi B., Sharifi-Rad J. và các cộng sự. (2019), "Kaempferol: A key emphasis to its anticancer potential", Molecules, 24(12), tr. 2277. 32. Özyürek M., Bektaşoğlu B., Güçlü K. và các cộng sự. (2009), "Measurement of xanthine oxidase inhibition activity of phenolics and flavonoids with a modified cupric reducing antioxidant capacity (CUPRAC) method", Analytica chimica acta, 636(1), tr. 42-50. 33. Wang M., Firrman J., Liu L. và các cộng sự. (2019), "A review on flavonoid apigenin: Dietary intake, ADME, antimicrobial effects, and interactions with human gut microbiota", BioMed research international. 34. D. L. McKay và J. B. Blumberg (2006), "A review of the bioactivity and potential health benefits of chamomile tea (Matricaria recutita L.)", Phytotherapy Research, 20(7), tr. 519-530. 35. Jean‐Yves Meyer và Christophe Lavergne (2004), "Beautés fatales: Acanthaceae species as invasive alien plants on tropical Indo‐Pacific Islands", Diversity Distributions, 10(5‐6), tr. 333-347.
  39. 36. D. Patel, S. Shukla và S. Gupta (2007), "Apigenin and cancer chemoprevention: Progress, potential and promise (Review)", International Journal of Oncology, 30(1), tr. 233-245. 37. Mohammadjavad Paydar, Yi Li Wong, Bushra Abdulkarim Moharam và các cộng sự. (2013), "In vitro anti-oxidant and anti-cancer activity of methanolic extract from Sanchezia speciosa leaves", Pak J Biol Sci, 16(20), tr. 1212-5. 38. Wang Q. Q., Cheng N., Yi W. B. và các cộng sự. (2014), "Synthesis, nitric oxide release, and α-glucosidase inhibition of nitric oxide donating apigenin and chrysin derivatives", Bioorganic & medicinal chemistry, 22(5), tr. 1515-1521. 39. Verma A. R., Vijayakumar M., Mathela C. S. và các cộng sự. (2009), "In vitro and in vivo antioxidant properties of different fractions of Moringa oleifera leaves", Food and Chemical Toxicology, 47(9), tr. 2196-2201. 40. MA Rafshanjani, Shumaia Parvin, Md Abdul Kader và các cộng sự. (2014), "In vitro antibacterial, antifungal and insecticidal activities of ethanolic extract and its fractionates of Sanchezia speciosa Hook. f", Int Res J Pharm, 5(9), tr. 717-720. 41. Md Abu Shuaib Rafshanjani, Shumaia Parvin, Md Abdul Kader và các cộng sự. (2015), "Preliminary phytochemical screening and cytotoxic potentials from leaves of Sanchezia speciosa Hook. F", International Journal of Advances in Scientific Research, 1(3), tr. 145-150. 42. Aisyah L. S., Yun Y. F., Herlina T. và các cộng sự. (2017), "Flavonoid compounds from the leaves of Kalanchoe prolifera and their cytotoxic activity against P-388 murine leukimia cells", Natural Product Sciences, 23(2), tr. 139-145. 43. Omondi Seline và Omondi J. C. (2015), "Phytochemical analysis of fifty (50) selected plants found in the University Botanic Garden, Maseno, Kenya for their chemotaxonomic values", Journal of Medicinal Herbs Ethnomedicine, tr. 130-135.
  40. 44. Nusrat Shaheen, Muhammad Uzair, Bashir CH Ahmad và các cộng sự. (2017), "In vitro cytotoxicity of Sanchezia speciosa extracts on human epithelial cervical cancer (HeLa) cell line", Acta Poloniae Pharmaceutica - Drug Research, 74(5), tr. 1389-1394. 45. M. J. Simirgiotis, G. Schmeda-Hirschmann, J. Borquez và các cộng sự. (2013), "The Passifora tripartita (banana passion) fruit: a source of bioactive flavonoid C-glycosides isolated by HSCCC and characterized by HPLC-DAD-ESI/MS/MS", Molecules, 18(2), tr. 1672–1692. 46. Hong J. T., Yen J. H., Wang L. và các cộng sự. (2009), "Regulation of heme oxygenase-1 expression and MAPK pathways in response to kaempferol and rhamnocitrin in PC12 cells", Toxicology and applied pharmacology, 237(1), tr. 59-68. 47. Armen Takhtajan (1997), Diversity and classification of flowering plants, Columbia University Press. 48. D. Tang, K. Chen, L. Huang và các cộng sự. (2017), "Pharmacokinetic properties and drug interactions of apigenin, a natural flavone", Expert Opinion on Drug Metabolism & Toxicology, 13(3), tr. 323–330. 49. Erin A Tripp và Daniel M Koenemann (2015), "Nomenclatural Synopsis of Sanchezia (Acanthaceae), Fifty Years Since Last Treated", Novon: A Journal for Botanical Nomenclature, 24(2), tr. 213-221. 50. Bui Thanh Tung, Vu Duc Loi, Nguyen Thanh Hai và các cộng sự. (2016), "In vitro antioxidant and anti-inflammatory activities of isolated compounds of ethanol extract from Sanchezia speciosa Leonard’s leaves", Journal of basic clinical physiology pharmacology, 28(1), tr. 79-84. 51. Kim T. W., Lee S. Y., Kim M. và các cộng sự. (2018), "Kaempferol induces autophagic cell death via IRE1-JNK-CHOP pathway and inhibition of G9a in gastric cancer cells", Cell death & disease, 9(9), tr. 1-14.
  41. 52. T. D. Way, M. C. Kao và J. K. Lin (2004), "Apigenin induces apoptosis through proteasomal degradation of HER2/neu in HER2/neu- overexpressing breast cancer cells via the phosphatidylinositol 3- kinase/Akt-dependent pathway", The Journal of Biological Chemistry, 279(6), tr. 4479–4489.
  42. PHỤ LỤC 1. PHIẾU KẾT QUẢ GIÁM ĐỊNH TÊN KHOA HỌC 2. PHỔ MS, 1H-NMR, 13C-NMR, DEPT, HSBC CỦA HỢP CHẤT XS3 (APIGENIN) 3. PHỔ MS, 1H-NMR, 13C-NMR, DEPT CỦA HỢP CHẤT XS5 (KAEMPFEROL)
  43. Display Report - Selected Window Selected Analysis Analysis Name: XS3.d Instrument: LC-MSD-Trap-SL Print Date: 11/7/2019 1:53:53 PM Method: Cot150x3mm.m Operator: 2195410AE0000514 Acq. Date: 11/7/2019 1:52:14 PM Sample Name: XS3 Analysis Info: Column Eclipse XDB-C18, 4.6 x150mm MSD Trap Report v 4 (A4-Opt2) Page 1 of 1
  44. XS3-DMSO-1H Current Data Parameters 6.920 6.916 6.768 6.481 6.477 6.193 6.189 3.319 2.507 2.504 2.500 2.497 2.493 12.949 10.804 10.326 7.928 7.925 7.915 7.911 6.933 6.929 NAME LOI_XS3 EXPNO 10 PROCNO 1 F2 - Acquisition Parameters Date_ 20191105 Time 16.00 INSTRUM spect PROBHD 5 mm PABBO BB/ PULPROG zg30 TD 65536 SOLVENT DMSO NS 16 DS 2 SWH 10000.000 Hz FIDRES 0.152588 Hz AQ 3.2767999 sec RG 142.98 DW 50.000 usec DE 6.50 usec TE 304.3 K D1 1.00000000 sec TD0 1 === CHANNEL f1 === SFO1 500.1920889 MHz NUC1 1H P1 10.20 usec PLW1 22.00000000 W F2 - Processing parameters SI 65536 SF 500.1890048 MHz WDW EM SSB 0 LB 0.30 Hz GB 0 PC 1.00 15 14 13 12 11 10 9 8 7 6 5 4 3 2 1 0 ppm 1.00 1.03 1.03 2.09 2.07 1.02 1.04 1.03
  45. 13.0 1.00 12.949 12.5 12.0 11.5 11.0 1.03 10.804 XS3-DMSO-1H 10.5 1.03 10.326 10.0 9.5 9.0 8.5 8.0 7.928 7.925 2.09 7.915 7.911 7.5 7.0 6.933 6.929 2.07 6.920 1.02 6.916 6.768 6.5 6.481 1.04 6.477 6.193 ppm 1.03 6.189
  46. XS3-DMSO-1H 6.933 6.929 6.920 6.916 6.768 6.481 6.477 6.193 6.189 7.928 7.925 7.915 7.911 8.0 7.9 7.8 7.7 7.6 7.5 7.4 7.3 7.2 7.1 7.0 6.9 6.8 6.7 6.6 6.5 6.4 6.3 6.2 ppm 2.09 2.07 1.02 1.04 1.03
  47. XS3-DMSO-C13CPD Current Data Parameters NAME LOI_XS3 161.11 157.27 128.42 121.14 115.91 103.66 102.80 98.79 93.91 40.00 39.83 39.66 39.50 39.33 39.16 39.00 181.69 164.08 163.71 161.41 EXPNO 2 PROCNO 1 F2 - Acquisition Parameters Date_ 20191105 Time 23.31 INSTRUM spect PROBHD 5 mm PABBO BB/ PULPROG zgpg30 TD 65536 SOLVENT DMSO NS 512 DS 4 SWH 31250.000 Hz FIDRES 0.476837 Hz AQ 1.0485760 sec RG 198.57 DW 16.000 usec DE 6.50 usec TE 304.6 K D1 2.00000000 sec D11 0.03000000 sec TD0 1 === CHANNEL f1 === SFO1 125.7864591 MHz NUC1 13C P1 10.00 usec PLW1 88.00000000 W === CHANNEL f2 === SFO2 500.1910008 MHz NUC2 1H CPDPRG[2 waltz16 PCPD2 80.00 usec PLW2 22.00000000 W PLW12 0.35764000 W PLW13 0.17989001 W F2 - Processing parameters SI 32768 SF 125.7726905 MHz WDW EM SSB 0 LB 1.00 Hz GB 0 PC 1.40 220 200 180 160 140 120 100 80 60 40 20 0 ppm
  48. XS3-DMSO-C13CPD 181.69 164.08 163.71 161.41 161.11 157.27 128.42 121.14 115.91 103.66 102.80 98.79 93.91 185 180 175 170 165 160 155 150 145 140 135 130 125 120 115 110 105 100 95 ppm
  49. XS3-DMSO-C13CPD &DEPT DEPT90 210 200 190 180 170 160 150 140 130 120 110 100 90 80 70 60 50 40 30 20 10 ppm DEPT135 CH&CH3 CH2 210 200 190 180 170 160 150 140 130 120 110 100 90 80 70 60 50 40 30 20 10 ppm C13CPD 210 200 190 180 170 160 150 140 130 120 110 100 90 80 70 60 50 40 30 20 10 ppm
  50. XS3-DMSO-C13CPD &DEPT DEPT90 125 120 115 110 105 100 95 ppm DEPT135 CH&CH3 CH2 125 120 115 110 105 100 95 ppm C13CPD 125 120 115 110 105 100 95 ppm
  51. XS3-DMSO-HSQC ppm 35 40 45 50 55 60 65 70 75 80 85 90 95 100 105 110 115 120 125 130 135 140 8 7 6 5 4 3 ppm
  52. XS3-DMSO-HSQC ppm 95 100 105 110 115 120 125 130 8.0 7.8 7.6 7.4 7.2 7.0 6.8 6.6 6.4 6.2 ppm
  53. Display Report - Selected Window Selected Analysis Analysis Name: XS5.d Instrument: LC-MSD-Trap-SL Print Date: 11/7/2019 1:47:55 PM Method: Cot150x3mm.m Operator: 2195410AE0000514 Acq. Date: 11/7/2019 1:46:02 PM Sample Name: XS5 Analysis Info: Column Eclipse XDB-C18, 4.6 x150mm MSD Trap Report v 4 (A4-Opt2) Page 1 of 1
  54. Display Report - Selected Window Selected Analysis Analysis Name: XS5.d Instrument: LC-MSD-Trap-SL Print Date: 11/7/2019 1:48:10 PM Method: Cot150x3mm.m Operator: 2195410AE0000514 Acq. Date: 11/7/2019 1:46:02 PM Sample Name: XS5 Analysis Info: Column Eclipse XDB-C18, 4.6 x150mm MSD Trap Report v 4 (A4-Opt2) Page 1 of 1
  55. XS5-DMSO-1H Current Data Parameters 6.190 6.186 3.324 2.507 2.503 2.500 2.496 2.493 12.466 10.754 10.079 9.342 8.047 8.043 8.034 8.030 6.933 6.929 6.919 6.915 6.436 6.432 NAME LOI_XS5 EXPNO 10 PROCNO 1 F2 - Acquisition Parameters Date_ 20191105 Time 16.07 INSTRUM spect PROBHD 5 mm PABBO BB/ PULPROG zg30 TD 65536 SOLVENT DMSO NS 16 DS 2 SWH 10000.000 Hz FIDRES 0.152588 Hz AQ 3.2767999 sec RG 127.68 DW 50.000 usec DE 6.50 usec TE 304.3 K D1 1.00000000 sec TD0 1 === CHANNEL f1 === SFO1 500.1920889 MHz NUC1 1H P1 10.20 usec PLW1 22.00000000 W F2 - Processing parameters SI 65536 SF 500.1890053 MHz WDW EM SSB 0 LB 0.30 Hz GB 0 PC 1.00 14 13 12 11 10 9 8 7 6 5 4 3 2 1 0 -1 ppm 1.03 0.76 0.95 0.80 2.06 2.11 1.01 1.00
  56. XS5-DMSO-1H 6.190 6.186 6.933 6.929 6.919 6.915 6.436 6.432 8.047 8.043 8.034 8.030 8.2 8.1 8.0 7.9 7.8 7.7 7.6 7.5 7.4 7.3 7.2 7.1 7.0 6.9 6.8 6.7 6.6 6.5 6.4 6.3 6.2 ppm 2.06 2.11 1.01 1.00
  57. XS5-DMSO-C13CPD Current Data Parameters NAME LOI_XS5 159.14 156.14 146.79 135.60 129.44 121.62 115.39 103.00 98.16 93.43 40.00 39.83 39.66 39.50 39.33 39.16 39.00 175.86 163.84 160.67 EXPNO 2 PROCNO 1 F2 - Acquisition Parameters Date_ 20191106 Time 5.08 INSTRUM spect PROBHD 5 mm PABBO BB/ PULPROG zgpg30 TD 65536 SOLVENT DMSO NS 640 DS 4 SWH 31250.000 Hz FIDRES 0.476837 Hz AQ 1.0485760 sec RG 198.57 DW 16.000 usec DE 6.50 usec TE 304.5 K D1 2.00000000 sec D11 0.03000000 sec TD0 1 === CHANNEL f1 === SFO1 125.7864591 MHz NUC1 13C P1 10.00 usec PLW1 88.00000000 W === CHANNEL f2 === SFO2 500.1910008 MHz NUC2 1H CPDPRG[2 waltz16 PCPD2 80.00 usec PLW2 22.00000000 W PLW12 0.35764000 W PLW13 0.17989001 W F2 - Processing parameters SI 32768 SF 125.7726904 MHz WDW EM SSB 0 LB 1.00 Hz GB 0 PC 1.40 220 200 180 160 140 120 100 80 60 40 20 0 ppm
  58. XS5-DMSO-C13CPD 175.86 163.84 160.67 159.14 156.14 146.79 135.60 129.44 121.62 115.39 103.00 98.16 93.43 175 170 165 160 155 150 145 140 135 130 125 120 115 110 105 100 95 ppm
  59. XS5-DMSO-C13CPD &DEPT DEPT90 210 200 190 180 170 160 150 140 130 120 110 100 90 80 70 60 50 40 30 20 10 ppm DEPT135 CH&CH3 CH2 210 200 190 180 170 160 150 140 130 120 110 100 90 80 70 60 50 40 30 20 10 ppm C13CPD 210 200 190 180 170 160 150 140 130 120 110 100 90 80 70 60 50 40 30 20 10 ppm
  60. XS5-DMSO-C13CPD &DEPT DEPT90 130 125 120 115 110 105 100 95 ppm DEPT135 CH&CH3 CH2 130 125 120 115 110 105 100 95 ppm C13CPD 130 125 120 115 110 105 100 95 ppm