Khóa luận Thực trạng và giải pháp quản lí hàng tồn kho của Công ty Cổ phần Dược phẩm Vạn Ngân Đà Nẵng

pdf 107 trang thiennha21 22/04/2022 5670
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Thực trạng và giải pháp quản lí hàng tồn kho của Công ty Cổ phần Dược phẩm Vạn Ngân Đà Nẵng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_thuc_trang_va_giai_phap_quan_li_hang_ton_kho_cua_c.pdf

Nội dung text: Khóa luận Thực trạng và giải pháp quản lí hàng tồn kho của Công ty Cổ phần Dược phẩm Vạn Ngân Đà Nẵng

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÍ HÀNG TỒN KHO CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM VẠN NGÂN ĐÀ NẴNG SINH VIÊN THỰC HIỆN: PHẠM THỊ THANH THẢO TrườngNIÊN Đại KHÓA: học 2015 Kinh-2019 tế Huế
  2. Trường Đại học Kinh tế Huế
  3. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÍ HÀNG TỒN KHO CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM VẠN NGÂN ĐÀ NẴNG Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn: Phạm Thị Thanh Thảo Th.S Phan Thị Thanh Thủy K49B-KDTM Niên khóa: 2015-2019 Huế, tháng 5 năm 2019 Trường Đại học Kinh tế Huế
  4. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Thanh Thủy L i C ờ ảm Ơn S thành công nào c i qua s c g ng n ự ũng trả ự ố ắ ổ l c c a b n thân, s c a m i và c ng ự ủ ả ự giúp đỡ ủ ọi ngườ ộ thêm m t s các nhân t may m hoàn thành ộ ố ố ắn. Để c bài khóa lu n t t nghi p em xin chân thành đượ ậ ố ệ c t c m ã giúp em trong su t ảm ơn tấ ả ọi người đ đỡ ố th i gian em th c hi n bài khóa lu n c a mình. ờ ự ệ ậ ủ c h t em xin chân thành c n Quý Trướ ế ảm ơn đế th i h c Kinh T Hu ã truy t ầy cô trường Đạ ọ ế ế đ ền đạ h t ki n th c kinh nghi m quý báu cho em trong ế ế ứ ệ su t th i gian ng i trên gh ng. ố ờ ồ ế nhà trườ Em xin c c ph m V ảm ơn công ty Dượ ẩ ạn Ngân Đà N c và các anh ch ã ẵng, Ban Giám đố ị trong công ty đ h tr t n tình, h ng d n em các công vi c th c ổ ợ ậ ướ ẫ ệ ự t và cho em h c h i c các kinh nghi m ki n ế ọ ỏ đượ ệ ế th ng. ức ngoài nhà trườ Em xin c ình, b ã luôn quan ảm ơn Gia đ ạn bè, đ tâm ng h c v v t ch t l n tinh th n cho em ủ ộ ả ề ậ ấ ẫ ầ trong su t kì th c t p và hoàn thành bài khóa ố ự ậ lu n. ậ c bi t em xin g i l i c n cô Đặ ệ ử ờ ảm ơn sâu sắc đế Phan Th Thanh Th ã tr c ti ng d n, ch ị ủy đ ự ếp hướ ẫ ỉ b o và s a ch a nh ng sai sót trong su t quá trình ả ử ữ ữ ố th c hi n bài khóa lu n. ự ệ ậ Vì th i gian th c t p có gi i h n và kinh ờ ự ậ ớ ạ nghi m làm bài không nhi u nên không th tránh ệ ề ể kh i nh ng thi u sót kính mong Quý th ỏ ữ ế ầy cô đóng em hoàn thi c bài khóa lu n t góp để ện đượ ậ ốt hơn. Cu i cùng em xin chúc Quý th i h c Kinh ố ầy cô Đạ ọ T Hu cùng toàn th các anh ch t c ế ế ể ị ại công ty Dượ ph m V n Ngân d i dào s c kh e, nhi u ni m vui và ẩ ạ ồ ứ ỏ ề ề thành công trong cu c s ng. ộ ố Em xin chân thành c ảm ơn! Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Phạm Thị Thanh Thảo
  5. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Thanh Thủy Hu 2019 ế, tháng 5 năm Sinh viên Ph m Th Thanh Th o ạ ị ả Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Phạm Thị Thanh Thảo
  6. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Thanh Thủy LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bài khóa luận này do tự bản thân thực hiện dưới sự hướng dẫn, kiểm soát của cô Phan Thị Thanh Thủy và không sao chép dưới bất kì hình thức nào của người khác, các dữ liệu được sử dụng trong bài là rõ ràng và có nguồn gốc trích dẫn đàng hoàng. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này! Sinh viên Phạm Thị Thanh Thảo Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Phạm Thị Thanh Thảo
  7. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Thanh Thủy MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu 2 4.1 Thu thập dữ liệu 2 4.2 Kĩ thuật xử lí và phân tích số liệu 3 5. Kết cấu đề tài 3 PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÍ HÀNG TỒN KHO TRONG DOANH NGHIỆP 4 1.1 Cơ sở lí luận về quản lí hàng tồn kho 4 1.1.1 Tổng quan về hàng tồn kho trong doanh nghiệp 4 1.1.1.1 Khái niệm hàng tồn kho 4 1.1.1.2 Đặc điểm hàng tồn kho của doanh nghiệp 4 1.1.1.3 Vai trò của hàng tồn kho đối với doanh nghiệp 5 1.1.1.4 Phân loại hàng tồn kho của doanh nghiệp 6 1.1.2 Quản lí hàng tồn kho của doanh nghiệp 8 1.1.2.1 Khái niệm và vai trò của công tác quản lí hàng tồn kho trong doanh nghiệp 8 1.1.2.3 Các mô hình trong quản lí hàng tồn kho 10 1.1.2.4 Các chỉ tiêu đánh giá công tác hoàn thiện quản lí hàng tồn kho của doanh nghiệp 14 1.1.2.5 Phương pháp hạch toán quản lí hàng tồn kho của doanh nghiệp 16 1.1.2.6 Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kì 17 1.1.2.7 Nguyên tắc sắp xếp hàng trong kho 18 1.1.2.8 Hệ thống tồn kho kịp thời ( Just In Time) 19 1.2 Cơ sở thực tiễn 20 1.2.1 Thực trạng thị trường dược phẩm và mỹ phẩm hiện nay 20 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Phạm Thị Thanh Thảo
  8. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Thanh Thủy 1.2.1.1 Tổng quan về thị trường dược phẩm và mỹ phẩm trên toàn cầu 20 1.2.1.2 Thực trạng về thị trường dược phẩm và mỹ phẩm tại thị trường Việt Nam 20 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HÀNG TỒN KHO CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM VẠN NGÂN 23 2.1 Giới thiệu chung về công ty Cổ phần dược phẩm Vạn Ngân 23 2.1.1 Khái quát về công ty 23 2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 23 2.1.1.2 Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lỗi 24 2.1.1.4 Cơ cấu tổ chức công ty 26 2.1.1.5 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận 27 2.1.1.6 Phân tích mối quan hệ giữa các bộ phận trong hệ thống quản lí doanh nghiệp 28 2.1.1.8 Quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần dược phẩm Vạn Ngân 31 2.1.2 Nguồn lực của công ty 31 2.1.2.1 Tình hình lao động của công ty 31 2.1.2.2 Tình hình tài sản, nguồn vốn 33 2.1.2.3 Tình hình hoạt động kinh doanh 35 2.1.3 Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hàng tồn và hoạt động quản lí hàng tồn của công ty 36 2.1.3.1 Môi trường vĩ mô 36 2.1.3.2 Môi trường vi mô 39 2.2 Thực trạng quản lí hàng tồn kho tại công ty Cổ phần dược phẩm Vạn Ngân 40 2.2.1 Nghiên cứu các qui trình và vấn đề liên quan đến quản trị hàng tồn kho tại công ty Cổ phần dược phẩm Vạn Ngân 40 2.2.1.1 Phương pháp hoạch toán hàng tồn kho và phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kì tại công ty Cổ phần dược phẩm Vạn Ngân 40 2.2.1.2 Phân loại hàng tồn kho của công ty Cổ phần dược phẩm Vạn Ngân 41 2.2.1.3 Đặc điểm hàng tồn kho của công ty Cổ phần dược phẩm Vạn Ngân 43 2.2.1.4 Quy trình quản lí hàng tồn kho tại công ty Cổ phần dược phẩm Vạn Ngân 43 2.2.1.5 NTrườngội dung quy định qu Đạiản lí hàng họctồn kho Kinh tế Huế 45 SVTH: Phạm Thị Thanh Thảo
  9. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Thanh Thủy 2.2.1.6 Một số thông tin về kho hàng của công ty Cổ phần dược phẩm Vạn Ngân 48 2.2.1.7 Số liệu tồn kho của công ty Cổ phần dược phẩm Vạn Ngân 53 2.2.2 Đánh giá mức độ hoàn thiện quản lí hàng tồn kho tại công ty Cổ phần dược phẩm Vạn Ngân 56 2.2.2.1 Mức độ hoàn thiện công tác hoạch định chính sách hàng tồn kho 56 2.2.2.2 Mức độ hoàn thiện quản lí hàng tồn kho về mặt hiện vật 56 3.2.1 Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên 62 3.2.2 Tăng cường rà soát sổ sách tồn kho 63 3.2.3 Kế hoạch và mua hàng 64 3.2.4 Tài chính cơ sở vật chất 64 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 65 1. Kết luận 65 1.1 Tóm tắt nội dung nghiên cứu 65 1.2 Những đóng góp và hạn chế của đề tài 66 2. Kiến nghị 67 2.1 Đối với chính quyền Đà Nẵng 67 2.2 Đối với công ty Cổ phần dược phẩm Vạn Ngân 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO 69 PHỤ LỤC 71 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Phạm Thị Thanh Thảo
  10. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Thanh Thủy DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Ký Hiệu Nghĩa TNHH : Công ty trách nhiệm hữu hạn Cdh : Chi phí đặt hàng Cmh : Chi phí mua hàng Ctt : Chi phí tồn trữ KKTX : Phương pháp kê khai thường xuyên KKĐK : Phương pháp kê khai định kỳ PGS : Phó giáo sư TS : Tiến sĩ ThS : Thạc sĩ TSLĐ : Tài sản lưu động Đvt : Đơn vị tính Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Phạm Thị Thanh Thảo
  11. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Thanh Thủy DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Trang Bảng 2.1. Danh sách các sản phẩm đang kinh doanh của công ty 29 Bảng 2.2. Tình hình lao động của công ty qua các giai đoạn 2016-2018 31 Bảng 2.3. Tình hình tài sản nguồn vốn giai đoạn 2016 – 2018 33 Bảng 2.4. Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2016 – 2018 35 Bảng 2.5. Số liệu tồn kho giai đoạn 2016 – 2018 54 Bảng 2.6. Chỉ tiêu đáp ứng nhu cầu khách hàng 57 Bảng 2.7. Chỉ tiêu đánh giá mức độ đầu tư cho hàng tồn kho 58 Bảng 2.8. Chỉ tiêu đánh giá mức độ chính xác của các báo cáo tồn kho 59 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Phạm Thị Thanh Thảo
  12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Thanh Thủy DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Trang HÌNH Hình 1.1. Xác định điểm đặt hàng lại ROP 12 SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của công ty Cổ phần dược phẩm Vạn Ngân 26 Sơ đồ 2.2. Quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần dược phẩm Vạn Ngân 31 Sơ đồ 2.3. Phân loại hàng tồn kho của công ty Cổ phần dược phẩm Vạn Ngân 42 Sơ đồ 2.4. Quy trình nhập kho nguyên vật liệu của công ty 44 Sơ đồ 2.5. Quy trình xuất kho sản phẩm của công ty 44 Sơ đồ 2.6. Sơ đồ tổng quan về cách sắp xếp của nhà kho công ty 47 BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Tốc độ tăng trưởng GRDP của Thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2012 - 2016 38 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Phạm Thị Thanh Thảo
  13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Thanh Thủy PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Với xu thế tất yếu của quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, vấn đề cạnh tranh được đặt ra cực kỳ quan trọng đối với hầu hết các lĩnh vực trong nền kinh tế nước ta, bên cạnh đó lĩnh vực dược phẩm và mỹ phẩm những năm gần đây rất phát triển, tốc độ bùng nổ Internet ngày càng cao khiến cho việc kinh doanh cũng dần thay đổi từ truyền thống sang kinh doanh hiện đại và kinh doanh online. Do đó các doanh nghiệp không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường bằng cách hoàn thiện, nâng cao các chính sách về sản phẩm, giá, Bên cạnh đó, còn chú trọng đến công tác quản lí hàng tồn kho. Căn cứ theo chuẩn mực kế toán số 02 Hàng tồn kho ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Hàng tồn kho là những tài sản sau: - Được giữ để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường. - Đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh dở dang. - Nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ. Hàng tồn kho là tài sản trong khâu dự trữ của quá trình sản xuất kinh doanh, là loại tài sản ngắn hạn và chiếm giá trị lớn trong tổng tài sản lưu động của doanh nghiệp. Hàng tồn kho đóng vai trò như tấm đệm phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận sản xuất - lưu trữ - phân phối sản phẩm của doanh nghiệp. Do đó, việc quản lí hàng tồn kho sao cho để không thất thoát hay ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp là một vấn đề quan trọng và khó khăn cho mỗi doanh nghiệp kể cả doanh nghiệp lớn và nhỏ. Công ty Cổ phần dược phẩm Vạn Ngân hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và phân phối dược, mỹ phẩm. Với sự phát triển ngày càng lớn mạnh của thị trường Đà Nẵng và các tỉnh phía trong miền Nam thì những sản phẩm của công ty đang ngày một được sản xuất ra nhiều hơn để đáp ứng được những nhu cầu của khách hàng trên khắp cả nước.Trường Chính vì sự phát tri ểĐạin đó mà cônghọc tác qu Kinhản lí hàng t ồntế kho cHuếủa công ty đang SVTH: Phạm Thị Thanh Thảo 1
  14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Thanh Thủy gặp nhiều khó khăn, trong quá trình thực tập tại công ty cổ phần Dược phẩm Vạn Ngân Đà Nẵng, em nhận thấy việc quản lí hàng tồn kho là cực kì quan trọng tuy nhiên vẫn chưa được công ty coi trọng đúng mức vì vậy em chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp quản lí hàng tồn kho của công ty Dược phẩm Vạn Ngân” để làm rõ được sự quan trọng của hàng tồn kho cũng như các thiếu sót trong công tác quản lí hàng tồn kho của công ty. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Tổng hợp cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lí hàng tồn kho trong doanh nghiệp. - Phân tích thực trạng quản lý hàng tồn kho của công cổ phần Dược phẩm Vạn Ngân. - Đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lí hàng tồn kho tại Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Vạn Ngân. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động quản lí hàng tồn kho của công ty Dược phẩm Vạn Ngân Đà Nẵng. - Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi không gian: Được thực hiện tại công ty cổ phần Dược phẩm Vạn Ngân Đà Nẵng. + Phạm vi nội dung: Thực trạng và giải pháp quản lí hàng tồn kho của công ty Dược phẩm Vạn Ngân. + Phạm vi thời gian: 2016, 2017, 2018 4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện được tốt được bài khóa luận cần sử dụng phương pháp phân tích định tính để tiến hành nghiên cứu, điều tra, thu thập số liệu bằng một số phương pháp sau: 4.1 Thu thập dữ liệu Nguồn dữ liệu thứ cấp được lấy từ hai nguồn chính, một là từ nội bộ của công ty Vạn NgânTrường được cung cấp bở iĐại kế toán, haihọc là thông Kinh tin lấy từ bên tế ngoài Huế thông qua sách, SVTH: Phạm Thị Thanh Thảo 2
  15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Thanh Thủy vở, Internet và các nghiên cứu từ các công trình khóa luận của các khóa trên liên quan đến các vấn đề tồn kho. Nguồn dữ liệu sơ cấp được tiến hành nghiên cứu sơ bộ nhằm khảo sát, tìm kiếm các thông tin liên quan cần thiết tạo tiền đề cho việc định hướng được các câu hỏi khảo sát các chuyên viên về mảng quản trị tồn kho. 4.2 Kĩ thuật xử lí và phân tích số liệu Vì tính chất của đề tài nên bài báo cáo sẽ được làm theo phương pháp nghiên cứu bằng câu hỏi điều tra định tính bằng cách phỏng vấn trực tiếp các chuyên viên chịu trách nhiệm về bộ phận quản lí kho thông qua các phương tiện ghi âm hoặc chép lại các câu trả lời thu thập được. Trực tiếp đến kho của công ty quan sát, tìm hiểu tình hình thực tế từ đó chỉ ra các con số cụ thể về thực trạng hàng tồn kho của công ty. 5. Kết cấu đề tài Đề tài được thực hiện theo kết cấu ba phần Phần I – Đặt vấn đề Phần II – Nội dung và kết quả nghiên cứu Chương 1 – Cơ sở lí luận về quản lí hàng tồn kho trong doanh nghiệp. Chương 2 – Thực trạng quản lí hàng tồn kho tại công ty cổ phần Dược phẩm Vạn Ngân Đà Nẵng. Chương 3 – Giải pháp nâng cao công tác hoàn thiện quản lí hàng tồn kho tại công ty cổ phần Dược phẩm Vạn Ngân Đà Nẵng. Phần III – Kết luận và kiến nghị Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Phạm Thị Thanh Thảo 3
  16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Thanh Thủy PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÍ HÀNG TỒN KHO TRONG DOANH NGHIỆP 1.1 Cơ sở lí luận về quản lí hàng tồn kho 1.1.1 Tổng quan về hàng tồn kho trong doanh nghiệp 1.1.1.1 Khái niệm hàng tồn kho Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02 ban hành kèm theo Quyết định số 149/2001/QĐ– BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định hàng tồn kho là tài sản: - Được giữ để bán trong kỳ sản xuất, kỳ kinh doanh bình thường. - Đang trong quá trình sản xuất kinh doanh dở dang. - Nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ. Hàng tồn kho là một bộ phận của tài sản ngắn hạn và chiếm tỉ trọng lớn có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Như vậy hàng tồn kho trong doanh nghiệp là một bộ phận của tài sản ngắn hạn dự trữ cho sản xuất. 1.1.1.2 Đặc điểm hàng tồn kho của doanh nghiệp Hàng tồn kho của doanh nghiệp nhìn chung có những đặc điểm sau: - Hàng tồn kho là một bộ phận của tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp và chiếm một vị trí quan trọng trong tài sản lưu động của hầu hết các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh. - Hàng tồn kho được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, chi phí cấu thành từ nhiều nguồn khác nhau nên giá gốc hàng tồn kho khác nhau. - Hàng tồn kho tham gia toàn bộ vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, trong đó các nghiệp vụ xảy ra thường xuyên với tần suất lớn qua đó hàng tồn kho luôn Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Phạm Thị Thanh Thảo 4
  17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Thanh Thủy biến đổi về mặt hình thái hiện vật và chuyển hóa thành những tài sản ngắn hạn khác ( tiền tệ, sản phẩm dỡ dang, thành phẩm, ). - Việc xác định chất lượng, tình trạng và giá trị hàng tồn kho luôn luôn khó khăn, phức tạp. Có nhiều loại tồn kho khó phân loại và xác định giá trị như các tác phẩm nghệ thuật, linh kiện điện tử, đồ cổ, 1.1.1.3 Vai trò của hàng tồn kho đối với doanh nghiệp Hàng tồn kho thường chiếm tỉ trọng lớn trong tổng số tài sản lưu động của doanh nghiệp và rất dễ bị xảy ra các sai sót hoặc gian lận trong hoạt động quản lí. Mỗi một doanh nghiệp tùy theo điều kiện và tình hình hoạt động của mình sẽ lựa chọn các phương pháp khách nhau để định giá hàng tồn kho cũng như các mô hình dự trữ phù hợp. Giá trị hàng tồn kho ảnh hưởng trực tiếp tới giá vốn hàng bán và do vậy có ảnh hưởng trọng yếu tới lợi nhuận thuần trong năm tài chính. Việc duy trì một lượng vốn về hàng tồn kho thích hợp sẽ mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích. Hàng tồn kho là loại tài sản lưu động kết chuyển hết giá trị vào một chu kì sản xuất kinh doanh nên việc quản lí hàng tồn kho càng trở nên phức tạp và quan trọng. - Cải thiện mức độ phục vụ Trong quá trình sản xuất kinh doanh, đôi khi doanh nghiệp bị trả lại hàng đã bán do hàng hóa kém chất lượng, có sai sót kĩ thuật, Doanh nghiệp có thể lấy hàng tồn kho để xuất bù lại hoặc cho khách hàng trực tiếp chọn hàng theo nhu cầu giúp nâng cao mức độ phục vụ và giữ được hiệu quả làm ăn lâu dài với khách hàng. - Đáp ứng nhanh các đơn hàng đột xuất + Hàng hóa công ty sản xuất đáp ứng đủ cho các đơn hàng của các đại lí, chi nhánh, nếu số lượng hàng nhỏ hoặc đã được đặt trước. Tuy nhiên doanh nghiệp đôi khi sẽ tiếp nhận những đơn hàng đột xuất nằm ngoài dự tính số lượng mua lớn đòi hỏi doanh nghiệp không thể sản xuất trong thời gian ngắn. + Hàng tồn kho sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết được những vấn đề trên, giữ được mối quan hệ với khách hàng gầy dựng được uy tín tuyệt đối. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Phạm Thị Thanh Thảo 5
  18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Thanh Thủy - Bán các mặt hàng có tính mùa vụ Hầu hết các sản phẩm đều có tính mùa vụ, mặt hàng có tính mùa vụ là những mặt hàng có thời gian sử dụng ngắn. Lưu trữ hàng hóa thành phẩm sẽ giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong việc cung ứng sản phẩm khi sản phẩm đang thiếu hụt trong thời gian mùa vụ của mình. - Giải quyết thiếu hụt trong hệ thống Trong một công ty thường trích một phần hàng hóa dành cho việc biếu tặng cán bộ công nhân viên khách hàng nên hàng tồn kho sẽ đảm bảo được sự lưu thông của hệ thống sản xuất, bán hàng của doanh nghiệp. 1.1.1.4 Phân loại hàng tồn kho của doanh nghiệp Hàng tồn kho trong doanh nghiệp bao gồm nhiều loại, đa dạng về chủng loại, điều kiện bảo quản, nguồn hình thành có vai trò công dụng khác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh. Để quản lí tốt hàng tồn kho doanh nghiệp cần phải phân loại rõ ràng mỗi loại hàng tồn kho để đưa ra các biện pháp quản lí tốt nhất.  Phân loại hàng tồn kho theo mục đích sử dụng và công dụng Những hàng tồn kho có cùng mục đích công dụng sẽ được xếp vào cùng một nhóm, không phân biệt chúng từ nguồn gốc hình thành nào, quy cách ra sao, theo đó hàng tồn kho được phân chia thành: - Hàng tồn kho dự trữ cho sản xuất: Là toàn bộ hàng tồn kho được dự trữ để phục vụ trực tiếp hoặc gián tiếp cho hoạt động sản xuất như nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, - Hàng tồn kho dự trữ tiêu thụ: Là loại hàng tồn kho phục vụ cho mục đích bán ra của doanh nghiệp như thành phẩm, hàng hóa,  Phân loại theo nguồn hình thành Theo cách phân loại này những hàng tồn kho có cùng nguồn gốc hình thành sẽ được xếp vào cùng một nhóm: Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Phạm Thị Thanh Thảo 6
  19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Thanh Thủy - Hàng mua từ bên ngoài: là toàn bộ hàng được doanh nghiệp mua từ các nhà cung cấp ngoài hệ thống tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp. - Hàng mua nội bộ: là toàn bộ hàng được doanh nghiệp mua từ các nhà cung cấp thuộc hệ thống tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp như mua hàng giữa các đơn vị trực thuộc trong cùng 1 Công ty, Tổng Công ty - Hàng tồn kho tự gia công: là toàn bộ hàng tồn kho được doanh nghiệp sản xuất, gia công tạo thành. - Hàng tồn kho được nhập từ các nguồn khác.  Phân loại hàng tồn kho theo yêu cầu sử dụng - Hàng sử dụng cho sản xuất kinh doanh: phản ánh giá trị hàng tồn kho được dự trữ hợp lí đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành bình thường. - Hàng tồn kho chưa cần sử dụng: phản ánh giá trị hàng tồn kho được dự trữ cao hơn mức dự trữ hợp lí. - Hàng tồn kho không cần sử dụng: phản ánh giá trị hàng tồn kho kém hoặc mất phẩm chất không được doanh nghiệp sử dụng cho mục đích sản xuất.  Phân loại tồn kho theo địa điểm bảo quản - Hàng tồn kho trong doanh nghiệp: phản ánh toàn bộ hàng tồn kho được bảo quản tại doanh nghiệp như hàng trong kho, trong quầy, công cụ dụng cụ, nguyên vật liệu trong kho, - Hàng tồn kho ngoài doanh nghiệp: phản ánh toàn bộ hàng tồn kho đang được bảo quản tại các đơn vị, tổ chức, cá nhân ngoài doanh nghiệp như hàng gửi bán đi, hàng đi đường,  Theo chuẩn mực 02 – hàng tồn kho được phân thành - Hàng hóa mua để bán: Hàng hóa tồn kho, hàng hóa mua đang đi đường, hàng gửi đi bán, hàng gửi đi gia công chế biến, - Thành Trườngphẩm tồn kho và thành Đại phẩm gửhọci đi bán. Kinh tế Huế SVTH: Phạm Thị Thanh Thảo 7
  20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Thanh Thủy - Sản phẩm dở dang và chi phí dịch vụ chưa hoàn thành: Là những sản phẩm chưa hoàn thành và những sản phẩm đã hoàn thành nhưng chưa làm thủ tục nhập kho thành phẩm. - Nguyên liệu, vật liệu công cụ dụng cụ: Gồm tồn kho và gửi đi gia công chế biến đã mua đang đi trên đường.  Phân loại theo giá trị của sản phẩm hàng hóa hay theo phương pháp phân tích ABC hàng tồn kho được chia làm 3 loại: - Loại A: Hàng có giá trị cao - Loại B: Hàng có giá trị không cao - Loại C: Hàng có giá trị thấp Kết luận Có đa dạng cách phân loại hàng tồn kho, mỗi cách đều có một đặc điểm nổi bật riêng và phù hợp với từng mục đích quản trị của doanh nghiệp. Do đó tùy vào nhu cầu quản lí của từng nhà quản trị mà kế toán thực hiện tổ chức thu nhập, xử lí thông tin, cung cấp thông tin hàng tồn kho theo yêu cầu của nhà quản lí. 1.1.2 Quản lí hàng tồn kho của doanh nghiệp 1.1.2.1 Khái niệm và vai trò của công tác quản lí hàng tồn kho trong doanh nghiệp Quản lí hàng tồn kho là việc tổ chức quản lí tất cả các công việc, các dữ liệu liên quan đến hàng tồn kho nhằm duy trì cung cấp thông tin và đảm bảo được hàng tồn kho không bị thâm hụt và giảm được chi phí lưu kho. Mục đích của quản trị hàng tồn kho: Có 2 mục đích chính - Làm đủ lượng hàng tồn kho sẵn có: Đảm bảo hàng tồn kho luôn đủ đáp ứng trong mọi thời điểm và mọi trường hợp khẩn cấp nào xảy ra vì sự thiếu hụt và dư thừa sẽ tạo ra mọi yếu kém của doanh nghiệp trong tổ chức điều hành. Kết quả làm kinh doanh giảm sút doanh thu giảm dẫn đến lợi nhuận giảm. Mặt khác dư thừa hay thiếu hụt sẽ làm kéo dài thời gianTrường sản xuất hoặc sản xu ấĐạit bị gián đohọcạn đều ả nhKinh hưởng xấu đtếến công Huế ty. SVTH: Phạm Thị Thanh Thảo 8
  21. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Thanh Thủy - Giảm thiểu chi phí và đầu tư cho hàng tồn kho: Điều này có lợi cho tổ chức theo hai cách. Một là khoản tiền không bị chặn khi hàng tồn kho chưa được sử dụng tới và có thể được sử dụng để đầu tư vào những nơi khác để kiếm lời. Hai là nó sẽ làm giảm các chi phi thực hiện, đồng thời sẽ làm tăng lợi nhuận. 1.1.2.2 Các chi phí phát sinh trong công tác quản lí hàng tồn kho  Chi phí đặt hàng (Cdh) Cdh = S × S – Chi phí cho một lần đặt hàng D – Nhu cầu vật tư trong một năm Q – Số lượng cho một lần đặt hàng - Chi phí lập, gửi, nhận đơn đặt hàng. - Chi phí nhận hàng: vận chuyển, bốc dỡ, - Chi phí giao nhận, kiểm tra chất lượng hàng hóa. - Chi phí thanh quyết toán lô hàng. - Những chi phí này thường được tính chung theo từng lô hàng. - Tỉ lệ thuận với số lượng đặt hàng, tỉ lệ nghịch với số lượng sản phẩm trong một đơn hàng. Chi phí đặt hàng cho mỗi lần đặt hàng thường rất ổn định, không phụ thuộc vào số lượng hàng được mua. Trong nhiều trường hợp, chi phí đặt hàng thường tỷ lệ thuận với số lần đặt hàng trong năm. Khi số lượng hàng của mỗi lần đặt hàng nhỏ thì số lần đặt hàng tăng và chi phí đặt hàng cao. Khi khối lượng mỗi lần đặt hàng lớn, số lần đặt hàng giảm và chi phí đặt hàng cũng thấp hơn.  Chi phí mua hàng (Cmh) Chi phí mua hàng là những chi phí liên quan trực tiếp đến quá trình mua hàng. Bao gồm các chi phí sau: Chi phí bảo hiểm hàng hóa, tiền thuê kho, thuê bến bãi; chi phí vận Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Phạm Thị Thanh Thảo 9
  22. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Thanh Thủy chuyển, bốc xếp, bảo quản đưa hàng hóa từ nơi mua về đến kho doanh nghiệp, các khoản hao hụt tự nhiên trong định mức phát sinh trong quá trình thu mua hàng hóa Cmh = Số lượng × Đơn giá  Chi phí tồn trữ (Ctt) Là chi phí liên quan đến việc giữ và bảo quản hàng hóa trong kho trong một khoảng thời gian xác định. Ctt = H × H – Chi phí tồn trữ cho một đơn vị sản phẩm trong một năm - Chi phí thuê kho, bãi - Chi phí dịch vụ lưu kho, chi phí bảo quản hàng hóa - Chi phí phát sinh trong quá trình bảo quản - Chi phí liên quan đến hàng hóa: Bảo hiểm, thuế, khấu hao - Chi phí cơ hội do vốn lưu đọng trong hàng tồn kho. - Chi phí này tỉ lệ thuận với số lượng hàng hóa tồn kho.  Chi phí tồn kho - Chi phí phát sinh do không đủ nguồn hàng tồn kho. - Là chi phí xuất hiện trong trường hợp cầu vượt cung. - Chi phí loại này khó đánh giá và mang tính chủ quan. 1.1.2.3 Các mô hình trong quản lí hàng tồn kho  Mô hình tồn kho theo số lượng đặt hàng kinh tế EOQ ( Economic Ordering Quantity) Mô hình EOQ nhằm xác định mức đặt hàng hiệu quả trên cơ sở cân nhắc giữa chi phí tTrườngồn kho và chi phí đặ t Đạihàng. học Kinh tế Huế SVTH: Phạm Thị Thanh Thảo 10
  23. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Thanh Thủy Điều kiện để sử dụng mô hình EOQ - Nhu cầu phải được xác định và đều trong năm. - Giá đơn vị không đổi theo quy mô đặt hàng. - Chi phí đặt một đơn hàng là bằng nhau bất kể qui mô lô hàng. - Chi phí tồn kho tuyến tính theo số lượng hàng tồn kho. - Cạn dự trữ có thể được bỏ qua do cung cấp hàng đúng lúc. - Doanh nghiệp không thực hiện chiết khấu thương mại. Mục tiêu của mô hình EOQ là tối thiêu hóa chi phí đặt hàng và chi phí bảo quản, nhằm tối thiểu hóa chi phí phải trả. Công thức xác định mức đặt hàng hiệu quả: D S Q TC a H min Q 2 D S Chi phí đặt hàng : a Q Q Chi phí tồn kho : S 2 TC: Tổng chi phí tồn kho Da: Tổng nhu cầu trong năm S: Chi phí một lần đặt hàng H: Chi phí tồn kho đơn vị trong năm Q: Quy mô đặt hàng EOQ: Mức đặt hàng hiệu quả 2 D S Mức đặt hàng hiệu quả: EOQ a là mức đặt hàng mà tại đó chi phí đặt H hàng bằng chi phí tồn kho. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Phạm Thị Thanh Thảo 11
  24. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Thanh Thủy C hi T C H S Lượng tồn kho E O D Số lượng đơn đặt hàng trong năm: N a EOQ d Thời gian giữa 2 đơn hàng: T d: số ngày hoạt động N Theo giả định của mô hình EOQ, khi số lượng hàng trong kho giảm xuống 0 thì doanh nghiệp mới tiến hành đặt hàng lại. Tuy nhiên, trong thực tế doanh nghiệp cần xác định được một thời điểm đặt hàng phù hợp sao cho hàng tồn kho vừa hết thì đã có hàng mới mua về. (ROP: Điểm đặt hàng được xác định lại) ROP = × L L: Thời gian chờ bằng ngày Khối lượng Q* A ROP 0 Thời gian t ROP L Hình 1.1. Xác định điểm đặt hàng lại ROP Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Phạm Thị Thanh Thảo 12
  25. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Thanh Thủy Mở rộng mô hình EOQ Nhiều công ty đưa ra chương trình chiết khấu theo khối lượng đặt hàng, các khách hàng sẽ có cơ hội lựa chọn qui mô đặt hàng khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu và chi phí tồn kho. Chiết khấu theo khối lượng cính là sự giảm giá khi mua số lượng lớn. Mô hình khắc phục được hạn chế của mô hình EOQ, bởi thực tế đặt hàng với qui mô lớn có thể được hưởng một chiết khấu giảm giá và đặc biệt khi chi phí tồn kho được tính bằng tỉ lệ % với giá đơn vị. Kết quả có thể ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động mua sắm và tồn kho, đòi hỏi người quản trị phải xác định qui mô đặt hàng sao cho tổng chi phí là thấp nhất.  Mô hình đặt hàng để lại BOQ ( Back Order Quality model) Trong thực tế có nhiều trường hợp trong đó doanh nghiệp có ý định trước về sự thiếu hụt vì nếu duy trì thêm một đơn vị dự trữ thì chi phí thiệt hại còn lớn hơn giá trị thu được. Cách tốt nhất trong trường hợp này là doanh nghiệp không nên dự trữ thêm hàng theo quan điểm hiệu quả. Mô hình BOQ được xây dựng trên cơ sở giả định rằng doanh nghiệp chủ định dự trữ thiếu hụt và xác định được chi phí thiếu hụt do việc để lại một đơn vị dự trữ tại nơi cung ứng hàng năm. Ngoài ra, giống với các mô hình trước đây, duy trì thêm một yếu tố bổ sung là chi phí cho một đơn vị hàng để lại nơi cung ứng hàng năm. Nếu gọi: B – Chi phí tồn trữ cho một đơn vị sản phẩm đối với hàng dự trữ ( để lại nơi cung ứng) hàng năm Q*1 – Lượng đặt hàng để sử dụng Q*2 – Lượng đặt hàng để dự trữ Ta có: Q* = Q*1 +Q*2 Q* = √ Q*1 = Q* × ×  MôTrường hình khấu trừ theo Đại số lượng học Kinh tế Huế SVTH: Phạm Thị Thanh Thảo 13
  26. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Thanh Thủy Để khuyến khích mua hàng cũng như tăng được doanh số bán hàng nhiều doanh nghiệp áp dụng chính sách giảm giá theo số lượng mua hàng, chính sách bán hàng như vậy được gọi là khấu trừ theo số lượng mua. Nếu khách hàng mua hàng mua với số lượng lớn sẽ được hưởng giá thấp, do đó lượng dự trữ tăng lên chi phí lưu kho cao. Tuy nhiên, lượng đặt hàng tăng đồng nghĩa lượng chi phí đặt hàng giảm đi. Mục tiêu đặt ra là chọn mức đặt hàng sao cho tổng chi phí cho tồn kho là nhỏ nhất. Tổng chi phí dự trữ trong trường hợp này được tính như sau: TC = Cdh + Cmh + Ctt Để xác định lượng đặt hàng tối ưu trong một đơn hàng, ta tiến hành bước sau: Bước 1: Tính Q*1 = Với I là tỉ lệ chi phí tồn trữ 1 đơn vị sản phẩm, Pi là đơn giá đã chiết khấu Bước 2: Điều chỉnh Qi* Nếu Qi* nằm trong mức khấu trừ Giữ nguyên Nếu Qi* nằm cao hơn mức khấu trừ Loại bỏ Nếu Qi* nằm thấp hơn mức khấu trừ Điều chỉnh lên bằng mức thấp nhất của mức khấu trừ tương ứng. Bước 3: Tính TCi TCi = + + DPi ∗ × × ∗ Chọn TCmin Kết luận: Lượng đặt hàng tối ưu ở mức chi phí tương ứng TCmin 1.1.2.4 Các chỉ tiêu đánh giá công tác hoàn thiện quản lí hàng tồn kho của doanh nghiệp Theo Chương Mũi Lý (2007) đây là những chỉ tiêu giúp nhà quản trị xác định được mức độ mà doanh nghiệp đầu tư cho hàng tồn kho là cao hay thấp có phù hợp với ngành nghề kinh doanh không. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Phạm Thị Thanh Thảo 14
  27. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Thanh Thủy  Chỉ tiêu đáp ứng nhu cầu khách hàng Tỉ lệ các đơn = 100 - × 100% hàng khả thi ố đơ à ô à à Tỉ lệ các đơn hàng khả thi càngổ caoố á thì đơ càng à ch ứng tỏ rằng khả năng đáp ứng hàng của công ty là càng nhanh và cần thiết cho khách hàng, giúp doanh nghiệp tối ưu được uy tín trên thị trường cũng như hạn chế khả năng đánh mất cơ hội kinh doanh.  Chỉ tiêu đánh giá mức độ đầu tư cho hàng tồn kho Tỉ lệ giá trị tài sản tồn kho = × 100% á ị à ồ Chỉ tiêu này giúp nhà quản ổtrị xác á địnhị à t ỉ ảtrọ ng của giá trị hàng tồn kho trong tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp, từ đó biết được mức độ doanh nghiệp đầu tư vào hàng tồn kho. Doanh nghiệp cũng cần so sánh chỉ tiêu này giữa các kì kinh doanh để theo dõi, đánh giá sự biến động của mức độ đầu tư vào hàng tồn kho. Từ chỉ tiêu này, doanh nghiệp có thể lập và so sánh tỉ trọng của từng khoản mục hàng tồn kho giữa các kì để tìm hiểu sự biến động của từng khoản mục chi tiết này sau khi đã loại trừ ảnh hưởng từ giá. Tỉ trọng giá trị hàng tồn kho trong TSLĐ = × 100% á ị à ồ  Chỉ tiêu đánh giá mức độ chính xác của các ổbáo cáoá tồị n khoĐ Trong các chỉ tiêu TSLĐ thì hàng tồn kho là chỉ tiêu có khả năng thanh khoản thấp nhất. Nếu chỉ tiêu này quá lớn, doanh nghiệp khó có thể thu hồi vốn nhanh. Ngược lại, nếu chỉ tiêu này quá nhỏ, lượng hàng tồn kho có khả năng không đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng. Mức độ chính xác của các báo cáo tồn kho = 100 - × 100% ố á á ô í á Chỉ tiêu này được sử dụng trong các doanhổ nghi ố ệáp có á lậ pá báo cáo liênă quan đến tồn kho nhằm đánh giá khả năng của người chịu trách nhiệm lập, đồng thời đánh giá mức độ cung cấp thôngTrường tin trong doanh nghi Đạiệp để lập báohọc cáo. N ếKinhu thông tin đưtếợc cung Huế cấp không đầy SVTH: Phạm Thị Thanh Thảo 15
  28. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Thanh Thủy đủ hoặc độ chính xác thấp, chất lượng của báo cáo được lập ra sẽ kém dẫn đến nhà quản trị khó có thể đưa ra quyết định phù hợp nhất cho hoạt động của doanh nghiệp. 1.1.2.5 Phương pháp hạch toán quản lí hàng tồn kho của doanh nghiệp Trong quá trình quản lí hàng tồn kho doanh nghiệp lựa chọn và áp dụng 1 trong 2 phương pháp hoạch toán hàng tồn kho ( theo nguyên tắc năm tài chính): Phương pháp kê khai thường xuyên và phương pháp kê khai định kỳ. Việc lựa chọn phương pháp nào cũng phải phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh và nhất quán trong năm tài chính đó. Hai phương pháp hoạch toán hàng tồn kho của doanh nghiệp: - Phương pháp kê khai thường xuyên (KKTX): Mức độ kiểm kho thường xuyên có thể là hàng ngày, vài ngày, hàng tuần hoặc sau mỗi đợt xuất, nhập hàng. Sử dụng các phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, biên bản kiêm kê vật tư, hàng hóa để hoạch toán sự biến động của hàng tồn kho. Phương pháp này được thực hiện như sau: + Theo dõi thường xuyên, liên tục có hệ thống + Phản ánh tình hình xuất, nhập tồn đầu kì và cuối kì của hàng hóa + Công thức tính tổng hàng tồn kho cuối kì: Tồn kho Tồn kho Nhập Xuất kho = - cuối kì đầu kì + kho trong kì trong kì + Ưu điểm: Có thể xác định được chính xác, liên tục lượng hàng tồn kho vào bất kì thời điểm nào, hạn chế tối đa các vấn đề thất thoát, sai lệch. Chủ doanh nghiệp sẽ nắm bắt được tình hình hàng hóa sớm để có kế hoạch kinh doanh, xả hàng. + Nhược điểm: Kiểm kho thường xuyên sẽ tốn nhân sự lẫn thời gian, khối lượng công việc của kế toán cũng nhiều hơn. - Phương pháp kiểm kê định kỳ (KKĐK): Thời gian kiểm hàng tồn kho được lên kế hoạch cụ thể, ví dụ như hàng tháng, hàng quý, hàng năm hay theo quy ước của mỗi doanh nghiệp. Sử dụng các chứng từ như phương pháp kiểm tra thường xuyên. Cuối kì kế toán nhTrườngận chứng từ xuất nhĐạiập hàng họchóa từ thủ Kinhkho, kiểm tra tế và phân Huế loại chứng từ SVTH: Phạm Thị Thanh Thảo 16
  29. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Thanh Thủy theo từng chủng loại, từng nhóm hàng hóa, ghi giá hoạch toán và tính tiền cho từng chứng từ. Phương pháp này được thực hiện như sau: + Không theo dõi phản ánh thường xuyên liên tục như phương pháp kê khai thường xuyên. + Chỉ phản ánh hàng tồn đầu kì và cuối kì, không phản ánh nhập, xuất trong kỳ. + Công thức tính hàng xuất kho trong kỳ: Hàng Hàng Xuất kho Hàng tồn = + nh p kho - tồn kho trong k kho đầu kỳ ậ ỳ cu i k trong kỳ ố ỳ + Ưu điểm: Công việc tập trung vào một thời điểm, không mất nhiều thời gian như hình thức kiểm kê thường xuyên. Có thể áp lực trong vài ngày nhưng xét về lâu ngày thì kế toán dễ làm việc hơn. + Nhược điểm: Là thời gian giãn cách giữa các lần kiểm kho khá xa, nên chủ doanh nghiệp khó nắm bắt chính xác tình hình nếu có vấn đề sai sót khó điều tra phát hiện hơn. Cuối kì kiểm kê, doanh nghiệp xác định lượng hàng tồn kho, từ đó xác định giá trị hàng xuất trong kỳ. 1.1.2.6 Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kì Ba phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ của doanh nghiệp: - Phương pháp tính theo giá đích danh: Phương pháp tính theo giá đích danh được áp dụng dựa trên giá trị thực tế của từng thứ hàng hóa mua vào, từng thứ sản phẩm sản xuất ra nên chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp có ít mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được. - Phương pháp bình quân gia quyền: Theo phương pháp bình quân gia quyền, giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc được sản xuất trong kỳ. Giá trị trung bình có thể được tính theo từng kỳ hoặc sau từng lô hàng nhập về, phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của mỗi doanh nghiệp. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Phạm Thị Thanh Thảo 17
  30. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Thanh Thủy - Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO): Phương pháp nhập trước, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là giá trị hàng tồn được mua hoặc được sản xuất trước thì được xuất trước, và giá trị hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là giá trị hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho. 1.1.2.7 Nguyên tắc sắp xếp hàng trong kho 5 nguyên tắc sắp xếp hàng tồn kho hiệu quả khoa học - Nguyên tắc FIFO: Theo nguyên tắc này cho phép bạn quản lí gần như tốt nhất với các mặt hàng có ô ngày. Vì hàng hóa càng để lâu càng giảm giá trị càng giảm biến chất. Do vậy những hàng về trước cần được xuất trước những hàng về sau được sắp xếp vào khu trong. - Theo nhu cầu kinh doanh sản xuất: Mặt hàng xuất đi thường xuyên, liên tục sẽ được ưu tiên xếp ngoài với vị trí dễ lấy. Mặt hàng vật tư ít khi xuất sẽ được xếp vào trong và theo thứ tự ưu tiên. - Theo diện tích kho hàng: Tùy theo diện tích kho hàng rộng rãi hay chật hẹp mà có những cách bố trí kho phù hợp. Phân lô, vị trí từng kệ giúp ta quản lí chặt chẽ hàng tồn kho. - Theo nguồn gốc xuất xứ: Trong quản lí kho có những mặt hàng có nhiều xuất xứ khác nhau như hàng nội địa, hàng nhập khẩu, hàng trong khâu chế xuất. Do đó sẽ yêu cầu xếp riêng, phân loại thành từng cột tránh nhầm lẫn. - Theo kích thước, yêu cầu bảo quản ghi trên tem hàng hóa: một số hàng hóa đặc thù có ghi cách bảo quản trên tên hàng hóa, thủ kho nên tuân thủ như là: tránh ánh sáng trực tiếp; tránh mưa; không xếp chồng; hàng dễ vở, Là những mặt hàng sẽ được ưu tiên sắp xếp theo đúng quy định. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Phạm Thị Thanh Thảo 18
  31. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Thanh Thủy 1.1.2.8 Hệ thống tồn kho kịp thời ( Just In Time) Một doanh nghiệp tiến hành thực hiện hệ thống tồn kho JIT chỉ phải mua mỗi ngày một lượng hàng đủ dùng trong ngày. Mọi hàng hóa mua trong ngày sẽ được giao lập tức cho khách hàng, do vậy sẽ không có gì cần phải để trong kho hàng hóa. Vậy “ kịp thời” có nghĩa nguyên vật liệu được nhận đúng lúc để sử dụng cho sản xuất và được giao bán đúng lúc cho khách hàng. Để tránh tồn đọng hàng mà vẫn đảm bảo sự vận chuyển nhẹ nhàng của hàng hóa trong doanh nghiệp sản xuất khi áp dụng hệ thống JIT thì bộ phận bán sẽ đưa ra tín hiệu để xá định hàng hóa cần bán trong thời gian tới, tín hiệu sẽ được truyền đến bộ phận phụ trách việc cung ứng hàng để đáp ứng yêu cầu. Và như vậy các bộ phận sẽ đáp ứng được “ sự kéo” của bộ phận bán - bộ phận cuối cùng của hoạt động thương mại. Có 3 yếu tố chủ yếu để thực hiện thành công hệ thống JIT: - Doanh nghiệp phải biết gắn liền với nhà cung cấp có quan hệ doanh nghiệp với doanh nghiệp bằng các hợp đồng dài hạn. Bởi lẽ có 1 hệ thống JIT, một doanh nghiệp sẽ bị tổn hại nặng nề nếu sự cung cấp dừng đột ngột. Các nhà cung cấp thiếu trách nhiệm sẽ cũng bị loại trừ. - Những nhà cung cấp được chọn phải sẵn sàng thực hiện việc cung cấp thường xuyên nhu cầu của doanh nghiệp dù là lượng hàng lớn hoặc nhỏ. Người cung cấp phải sẵn sàng thực hiện việc cung cấp nhiều lần trong một ngày với số lượng chính xác như yêu cầu của người mua thay cho việc cung cấp hàng tuần hàng tháng. - Doanh nghiệp phải triển khai hệ thống kiểm tra chất lượng hàng hóa. Do hàng hóa được tiêu thụ ngay nên chất lượng phải được đảm bảo ngay từ khâu mua. Bên cạnh việc cung cấp nguyên liệu kịp thời, chính xác thì chất lượng nguyên liệu cũng phải đáp ứng yêu cầu. Bản chất của hệ thống JIT là một dòng sản phẩm đi qua hệ thống với lượng tồn kho nhỏ nhất và có xu hướng tiến sát mức đơn vị, tối ưu nhất là lượng hàng tồn kho bằng 0. Do đó nhược điểm của phương pháp JIT là doanh nghiệp có lịch tiếp nhận nguyên vật liệu Trườngvà phân phối thành Đạiphẩm rấ t họcphức tạp, hKinhệ thống kiêm tế soát, Huế điều hành hoạt SVTH: Phạm Thị Thanh Thảo 19
  32. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Thanh Thủy động rất khó khăn và đòi hỏi rất cao với nhiều điều kiện. Mặc dù đòi hỏi của hệ thống JIT có vẻ quá mức nghiêm ngoặt nhưng việc áp dụng đã đem lại một số lợi ích cho các doanh nghiệp như: - Tồn kho của nhiều loại nguyên vật liệu và thành phẩm giảm đáng kể, tiết kiệm chi phí do không phải ứ đọng vốn, số tiền đầu tư hàng tồn kho cũng giảm do đó có thể được sử dụng cho mục địch khác của doanh nghiệp. - Giảm như cầu về mặt bằng, kho bãi dùng để chưa hàng tồn nay có thể dùng vào việc khác. - Có tính linh động cao trong phối hợp mua bán. - Tạo áp lực để xây dựng mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp. 1.2 Cơ sở thực tiễn 1.2.1 Thực trạng thị trường dược phẩm và mỹ phẩm hiện nay 1.2.1.1 Tổng quan về thị trường dược phẩm và mỹ phẩm trên toàn cầu Hiện nay ngành dược và mỹ phẩm đang là vấn đề được nhiều người quan tâm trên thị trường. Trên thế giới thị trường dược, mỹ phẩm đang biến động thay đổi theo từng ngày. Sản phẩm chăm sóc sắc đẹp cũng là danh mục với sự đa dạng và biến đổi về sản phẩm, tuy nhiên, các sản phẩm được bán trên kênh bán lẻ lại không đáp ứng đủ nhu cầu. Nếu nhìn vào số lượng người trang điểm, tỉ lệ này gia tăng nhẹ so với năm ngoái. Đối tượng trang điểm thường xuyên gia tăng từ 35% trong năm 2017 lên đến 40% trong năm 2018. Hiện chi tiêu trung bình 260.000VND mỗi tháng vào sản phẩm trang điểm. Con số này không quá cao và cũng là lý do mà thị trường mỹ phẩm Việt Nam tương đối nhỏ hơn so với các nước Đông Nam Á khác như Thái Lan hay Phillipines. 1.2.1.2 Thực trạng về thị trường dược phẩm và mỹ phẩm tại thị trường Việt Nam Kinh tế phát triển, thu nhập của người dân ngày một được cải thiện, nhu cầu chăm sóc bản thân cũng như làm đẹp ngày một được nâng cao. Mối quan tâm của con người về ngoại hình ngày càng lớn do đó mỹ phẩm dần dần trở thành ngành hàng không thTrườngể thiếu trong cuộc sốĐạing con ngư họcời. Việt NamKinh là một thtếị trư ờngHuế đầy tiềm năng SVTH: Phạm Thị Thanh Thảo 20
  33. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Thanh Thủy với tốc độ phát triển cao, với quy mô dân số hơn 90 triệu người, Việt Nam trở thành thị trường béo bở cho các thương hiệu mỹ phẩm và là một trong ba thị trường mỹ phẩm đáng chú ý nhất trên thế giới ( Việt Nam, Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ). Thị trường mỹ phẩm Việt Nam đang ngày một trở nên sôi động, đặc biệt là khi Việt Nam tham gia hàng loạt các hiệp định thương mại tự do, đưa thuế nhập khẩu loại hàng hóa này được về mức 0-5%. Theo báo cáo của hãng nghiên cứu thị trường Euromonitor năm 2016, thị trường mỹ phẩm Việt có quy mô 26.000 tỷ đồng vào 2015. Tăng trưởng hàng năm luôn đạt mức 2 con số trong nhiều năm trở lại. Đây là con số trước đây Hiệp hội Mỹ phẩm, Hương liệu và Tinh dầu VN dự đoán phải tới 2020 mới đạt được. Thị trường mỹ phẩm Việt được coi là còn nhiều tiềm năng khi chi tiêu cho mỹ phẩm bình quân đầu người mới chỉ ở mức 4 USD/người/năm. Con số này thấp hơn nhiều mức bình quân 20 USD/người/năm của Thái Lan. Dự báo cho đến năm 2020, tầng lớp trung lưu, là những người chi tiêu mạnh cho mỹ phẩm sẽ gia tăng nhanh chóng lên con số 33 triệu người. Đánh giá này được nhìn thấy nhờ nền kinh tế phát triển cao với GDP trên 6% và đặc biệt người trẻ dưới 35 tuổi chiếm trên 60% dân số. Tiềm năng là vậy nhưng do các doanh nghiệp nội địa còn nhiều hạn chế về công nghệ, cũng như tiềm lực tài chính. Hiện Việt Nam chưa sở hữu một doanh nghiệp mỹ phẩm lớn nào và hầu hết các công ty đều ở dạng vừa và nhỏ. Đó là lý do thị trường mỹ phẩm Việt Nam bị chi phối bởi những thương hiệu mỹ phẩm nước ngoài. Theo các thống kê khác, hiện nay 90% thị phần thuộc các thương hiệu nước ngoài. Chỉ có 10% thị phần là dành cho doanh nghiệp trong nước, chủ yếu ở phân khúc thấp hay bình dân. Trong đó, 30% thị phần thuộc về những ông lớn tới từ Hàn Quốc, EU chiếm 23%, Nhật Bản là 17% và Thái Lan là 13%. Năm 2014, theo ước tính của Viện nghiên cứu Yano Nhật Bản, quy mô thị trường mỹ phẩm trang điểm của Việt Nam đạt 600 triệu USD, chỉ bằng 1/6 Thái Lan Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Phạm Thị Thanh Thảo 21
  34. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Thanh Thủy và 1/5 Indonesia. Tuy vậy, Việt Nam là một trong những thị trường mỹ phẩm tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á. Mức tăng trưởng cao của thị trường mỹ phẩm trang điểm Việt Nam được phản ánh trong sự gia tăng số lượng người trang điểm cũng như số tiền họ chi trả cho những sản phẩm mỹ phẩm. Công ty Asia Plus đã tiến hành khảo sát việc sử dụng mỹ phẩm trang điểm của gần 500 phụ nữ trong độ tuổi 16-39 trên toàn quốc. Kết quả cho thấy trong vòng 3 năm gần đây, số lượng phụ nữ có trang điểm tăng từ 76% lên 86%, đồng thời, số người trang điểm thường xuyên (ít nhất 4 lần/tuần) cũng tăng từ 35% lên 39%. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Phạm Thị Thanh Thảo 22
  35. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Thanh Thủy CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HÀNG TỒN KHO CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM VẠN NGÂN 2.1 Giới thiệu chung về công ty Cổ phần dược phẩm Vạn Ngân 2.1.1 Khái quát về công ty 2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Giới thiệu lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH Tư vấn đầu tư và xây dựng AFTA: Công ty TNHH Tư vấn đầu tư và xây dựng AFTA được thành lập vào ngày 9/ 07/ 2015 đã đi vào hoạt động được 4 năm. 17/07/2018 mở công ty con mang tên công ty Cổ phần dược phẩm Vạn Ngân Lĩnh vực kinh doanh: Buôn bán và phân phối dược, mỹ phẩm. Năm 2015 Vạn Ngân hoạt động dưới quyền kiểm soát của công ty TNHH tư vấn đầu tư và xây dựng AFTA đến năm 2018 Vạn Ngân mới được tách ra làm một công ty con mang tên công ty Cổ phần dược phẩm Vạn Ngân. Khi công ty được cấp giấy phép kinh doanh và đưa vào quá trình hoạt động cũng là lúc giữa bối cảnh thị trường dược và mỹ phẩm tại thị trường Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ và sôi nổi nhất. Sự cạnh tranh khốc liệt không chỉ riêng những hãng dược, mỹ phẩm trong nước và còn cạnh tranh trực tiếp với nhiều hãng dược, mỹ phẩm nước ngoài. Việc tách ra thành lập một công ty riêng là lúc bắt đầu bước vào giai đoạn khó khăn nhất, trong bối cảnh đó Vạn Ngân gặp không ít những thách thức khó khăn trong kinh doanh. Mặc dù mới bắt đầu thành lập công ty được hơn 8 tháng nhưng nhờ đã có sẵn đội ngũ nhân viên làm việc ở công ty mẹ và uy tín cũng như thương hiệu của công ty đã có mặt trên thị trường nên công ty đã ổn định hơn và ngày càng phát triển với nhiều nhà phân phối độc quyền cũng như nhiều nhà đại lí bán lẻ hơn. Đồng thời số lượng nhân viên của công ty cũng ngày một tăng lên thêm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Với đội ngũ lãnh đạo cần mẫn đầy kinh nghiệm cũng với các cán bộ, công nhân viên Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Phạm Thị Thanh Thảo 23
  36. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Thanh Thủy có năng lực tận tâm, tận lực công ty đã luôn cố gắng hết mình nhằm phục vụ khách hàng tốt nhất vì quyền lợi và lợi ích của khách hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh. Một số thông tin chính của công ty: Tên công ty: Công ty Cổ phần dược phẩm Vạn Ngân Đà Nẵng. Trụ sở chính: Lô 25-26 đường An Thượng 32, Phường Mỹ An, Quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng. Điện thoại: 0961553293 Mã số thuế : 0401913046 Ngày đăng kí kinh doanh: 17/07/2018 Đại diện pháp luật: Nguyễn Thị Hoài Trâm Ngành nghề sản xuất kinh doanh Công ty Cổ phần dược phẩm Vạn Ngân hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dược phẩm và mỹ phẩm. Dược phẩm và mỹ phẩm đều là những bộ phận hoạt động chính của công ty, tất cả nhân sự đều được đào tạo bài bản trong các trường đại học lớn trên địa bàn, đóng vai trò chủ lực trong chiến lược phát triển kinh doanh của công ty. Phương thức thanh toán Công ty áp dụng nhiều phương thức thanh toán trong hoạt động mua bán hàng hóa như thanh toán bằng tiền mặt, chuyển khoản thanh toán, mua hàng chịu hoặc theo nhu cầu của khách hàng với chế độ chiết khấu ưu đãi cho từng phương thức thanh toán. 2.1.1.2 Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lỗi Tầm nhìn - Hoạt động sâu hơn vào lĩnh vực dược và mỹ phẩm. - Sản phẩm của công ty sẽ mang lại cho khách hàng những giá trị lớn nhất. - Đảm bảo được chính sách đãi ngộ dành cho nhân viên tốt nhất. - Trở thànhTrường một trong những Đạicông ty uy học tín chất lư Kinhợng nhất về dưtếợc vàHuế mỹ phẩm SVTH: Phạm Thị Thanh Thảo 24
  37. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Thanh Thủy Sứ mệnh - Mang đến cho khách hàng những sản phẩm ưu việt, chất lượng nhất. - Nâng niu chăm sóc sức khỏe của con người Việt. - Vạn Ngân luôn mong muốn hoàn thiện hơn nữa để đáp ứng nhiều hơn mong muốn của khách hàng nhằm mang đến cho khách hàng những trải nghiệm về dịch vụ và sản phẩm tốt hơn. Giá trị cốt lõi - Đạo đức: Tất cả sản phẩm của công ty đều mang lại sự an toàn tuyệt đối cho khách hàng. - Kĩ luật: Tất cả nhân viên của công ty đều phải chịu trách nhiệm cho công việc của mình. - Chuyên nghiệp: Cung cấp cho khách hàng những thông tin rõ ràng và cụ thể nhất. - An toàn: Toàn bộ sản phẩm của công ty cam kết độ an toàn tuyệt đối của sản phẩm cũng như chất lượng tối ưu của sản phẩm. 2.1.1.3 Chức năng và nhiệm vụ Chức năng Công ty Cổ phần dược phẩm Vạn Ngân có chức năng chủ yếu là nghiên cứu sản xuất ra các loại thực phẩm chức năng tốt cho sức khỏe đồng thời tạo ra các dòng mỹ phẩm thiên nhiên để đáp ứng nhu cầu làm đẹp của khách hàng. Công ty phải đảm bảo lượng hàng cung ứng kịp thời, đúng lúc và quan trọng là phải có chất lượng tốt, giá thành hợp lý mang lại hiệu quả kinh tế cao. Vào những mùa cao điểm thì công ty phải đảm bảo công tác dự trữ hàng hóa tại kho hàng được thực hiện tốt, luôn sẵn sàng phục vụ cho các nhà bán lẻ khi có nhu cầu, tránh tình trạng trì truệ, thiếu hụt hàng hóa; đồng thời phải đảm bảo hàng hóa không bị dư thừa vào những mùa mưa lũ, gây khó khăn trong việc bảo quản và cất giữ. Nhiệm vụ Tổ chức tìm kiếm các nguồn nguyên liệu chất lượng, uy tín để mua sau đó về sản xuất lại Trườngthành những sản ph ẩĐạim độc quy họcền của công Kinh ty tiếp t ụctế phân Huế phối về cho các SVTH: Phạm Thị Thanh Thảo 25
  38. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Thanh Thủy nhà phân phối và các nhà bán lẻ sản phẩm của công ty. Tổ chức bán buôn các mặt hàng theo đúng chức năng của công ty, nghiên cứu nâng cao sự hài lòng của nhà bán lẻ đối với sản phẩm của công ty và nâng cao hiệu quả kênh phân phối nhằm tăng khả năng cạnh tranh trong môi trường hiện nay. Thực hiện tốt các chính sách, các quyết định về tổ chức quản lý cán bộ, an toàn lao động, bảo vệ môi trường, an ninh chính trị tốt, chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về pháp luật liên quan đến hoạt động bán buôn. Chăm lo cải thiện và nâng cao đời sống tinh thần cán bộ công nhân viên để họ yên tâm làm việc. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng lao động, không ngừng mở rộng thị trường tiêu thụ. Sử dụng hiệu quả nguồn vốn, nguồn nhân lực của công ty. Tiết kiệm chi phí trong quản lý và phân phối hàng hóa để nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động kinh doanh. Hằng năm, thực hiện tốt nhiệm vụ nộp thuế vào ngân sách nhà nước. 2.1.1.4 Cơ cấu tổ chức công ty Giám Đốc Phòng kế Phòng tổ Phòng kế Phòng Phân hoạch, thị chức hành toán thiết kế xưởng trường chính sản xuất Bộ phận marketing Bộ phận kho và vận chuyển (Nguồn: Phòng kinh doanh) SơTrường đồ 2.1. Cơ cấu tổ chĐạiức của cônghọc ty C ổKinhphần dược phtếẩm VHuếạn Ngân SVTH: Phạm Thị Thanh Thảo 26
  39. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Thanh Thủy Sơ đồ trên cho ta thấy được cơ cấu tổ chức của công ty Dược Phẩm Vạn Ngân khá đơn giản. Trong cơ cấu tổ chức thì Giám đốc là người có quyền hành cao nhất, mọi quyết định đều do Giám đốc chỉ định và nhân viên chỉ tuân theo hoặc đôi khi tham gia thảo luận nhằm thấy được nhiều góc nhìn khác nhau của vấn đề. Dưới Giám đốc là các bộ phận kinh doanh và bộ phận kế toán có chức năng nhiệm vụ riêng. Vạn Ngân sử dụng cơ cấu này vì đây là công ty nhỏ, quy mô công ty không rộng rãi bao trùm nhiều khu vực, Công ty tự sản xuất sản phẩm của mình với chất lượng tốt, đảm bảo an toàn 100% cho người sử dụng. 2.1.1.5 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận Giám đốc Quản lý và điều hành chung mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, chỉ đạo cấp dưới thực hiện tốt các chức năng của từng bộ phận. Ra quyết định mang tính chiến lược kinh doanh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Phòng kế hoạch thị trường Điều hành về phân phối hàng hóa, tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm. Tổng hợp thông tin, nghiên cứu đề xuất một số chính sách phù hợp, cung cấp số liệu cho lãnh đạo công ty, nắm bắt nhu cầu thị trường để tham mưu để cho giám đốc có hướng chỉ đạo. Phòng tổ chức hành chính Tổ chức quản lý lao động, công tác tổng hợp và tuyển chọn nhân sự, công tác tài chính kế toán, tiêu thụ sản phẩm và các quyết định trong phạm vi sản xuất kinh doanh. Phòng kế toán - Thực hiện các hoạt động và nghiệp vụ kế toán tài chính của công ty, có chức năng giúp giám đốc tài chính quản lý sử dụng vốn, xác định kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính hằng năm, quản lý quỹ tiền mặt. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Phạm Thị Thanh Thảo 27
  40. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Thanh Thủy - Với việc cập nhật số liệu thực tế hằng ngày, kế toán có trách nhiệm phản ánh thông tin cho Ban quản lý để kịp thời xử lí nhằm mục đích chung là đạt được hiệu quả kinh doanh. Phòng thiết kế: Chịu trách nhiệm thiết kế các trang web, trang thương mại điện tử, các hình ảnh đẹp mắt thu hút khách hàng, chỉnh sửa kích thước phù hợp. Phân xưởng sản xuất: Bao gồm các nhân viên của đội R&D tức phòng bào chế có trách nhiệm nghiên cứu sản xuất ra các mẫu sản phẩm mới và cải tiến các sản phẩm cũ để bắt đầu lại một chu kì đời sống sản phẩm. Bộ phận kho, vận chuyển: - Thủ kho có trách nhiệm quản lý và bảo quản hàng hóa, thực hiện xuất, nhập hàng hóa theo đúng quy trình của công ty. - Kế toán có trách nhiệm quản lí xuất, nhập hàng tồn kho cùng với Thủ kho. - Nhân viên giao nhận có nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa theo đúng số lượng và chủng loại của đơn hàng. 2.1.1.6 Phân tích mối quan hệ giữa các bộ phận trong hệ thống quản lí doanh nghiệp Các bộ phận quản lí của công ty cổ phần dược phẩm có sự hoạt động tương đối độc lập, phân biệt rõ nhiệm vụ hoạt động của mỗi bộ phận. Bên cạnh đó các bộ phận cũng liên kết chặt chẽ với nhau, giúp đỡ nhau về mọi mặt thúc đẩy hiệu quả của doanh nghiệp cao hơn. Giám đốc có trách nhiệm chỉ đạo chung ngoài ra còn lắng nghe nắm bắt tình hình các cấp dưới. Các phòng ngoài việc thực hiện tốt công việc của mình thì vẫn tham mưu giúp việc cho giám đốc về công tác quản lí. 2.1.1.7 Khái quát về ngành nghề kinh doanh của công ty Cổ phần dược phẩm Vạn Ngân Từ khi thành lập công ty Cổ phần dược phẩm Vạn Ngân buôn bán, phân phối sản phẩm theoTrường 2 hình thức: Đại học Kinh tế Huế SVTH: Phạm Thị Thanh Thảo 28
  41. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Thanh Thủy - Bán theo số lượng lớn cho các nhà phân phối, các đại lí. - Bán lẻ cho các khách hàng cá nhân đặt mua sản phẩm tại công ty. Công ty phân phối sản phẩm theo 2 loại được thể hiện dưới bảng sau: Bảng 2.1. Danh sách các sản phẩm đang kinh doanh của công ty STT TÊN SẢN PHẨM THÀNH PHẦN CÔNG DỤNG DƯỢC PHẨM Bảo vệ tim mạch, ổn định huyết áp, giảm Cholesterol, ngăn ngừa lão hóa, hỗ trợ tiêu 1 RƯỢU TỎI ĐEN hóa, hỗ trợ giảm cân, làm đẹp da, tăng cường sinh lực, giữ nét thanh xuân. Tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa loãng xương, tóc khỏe và cứng móng. Ngăn ngừa và hỗ trợ bệnh ung thư, hạn chế tăng 2 TỎI ĐEN men gan. Làm giảm các triệu chứng do bệnh tiểu đường, tăng trí nhớ, cải thiện chức năng não. Cao đặc tỏi đen(65%), Hỗ trợ tiêu hóa ở người già và trẻ 3 SIRO TỎI ĐEN đường đen Hàn Quốc em hiệu quả, bảo vệ tim mạch, (30%), phụ liệu(5%) hỗ trợ giảm cân, làm đẹp da Làm mờ vết thâm, nám và làm Tinh chất tỏi đen lên trắng da, chống nắng, làm dịu TỎI ĐEN HOÀN men 60 ngày, sâm mật 4 mát da. Duy trì độ ẩm cần thiết NHAN ông, nghệ đen, bạch cho da, chống lão hóa và xóa truật mờ vết thâm Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Phạm Thị Thanh Thảo 29
  42. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Thanh Thủy STT TÊN SẢN PHẨM THÀNH PHẦN CÔNG DỤNG MỸ PHẨM Nước cất, kẽm oxic, titan dioxit, dầu dừa, Bảo vệ da trách khỏi tia UV, KEM CHỐNG bơ hạt mỡ, chiết xuất kháng khuẩn và kháng viêm, 5 NẮNG lô hộ, glycerin, bệnh ngoài da, giữ ẩm và tái Vitamin E, chiết xuất tạo gia. tỏi đen. Nước cất, chiết xuất lô Làm trắng da, giữ cho da luôn hội, Niacinamide KEM DƯỠNG DA khỏe mạnh và ngăn ngừa tình 6 Vitamin 33, tintan TRẮNG DA BODY trạng mất độ ẩm. Giúp da lấy dioxit, dầu dừa, tỏi lại sự mịn màng, mềm mại. đen. Chống oxi hóa, giúp ngăn chặn Nước cất, Glycerin, sự hủy họai của da khi lão hóa. 7 SỮA RỬA MẶT chiết xuất nha đam, bột Trị nám da, duy trì sự tươi cám gạo, xác tỏi đen. mới, giảm nép nhăn Ngăn ngừa được vi khuẩn, giúp loại bỏ sự hình thành của Bột trà xanh, Vitamin mụn, chống lão hóa, bảo vệ da TẨY TẾ BÀO 8 B3, Salicylic acid, khỏi tia UV, xóa mờ nép ngăn, CHẾT Glycerin, café. kích thích hình thành collagen giúp trắng da một cách tự nhiên. Nước cất, Propylene Loại bỏ các tạp chất, chất gây ô Glycol, Glycerin, nhiễm, giữ độ ẩm và giảm độ PEG-40 hydrogenated NƯỚC TẨY nhớt trong mỹ phẩm, giúp cho 9 castor oil, chiết xuất lô TRANG tế bào enzyme luôn khỏe mạnh hội, Decyl Glucoside, và giúp cho hoạt động chuyển cocamidopropyl hóa diễn ra tốt hơn. betaine, hương liệu. Trường Đại học Kinh(Ngu tếồn: Phòng Huếkinh doanh) SVTH: Phạm Thị Thanh Thảo 30
  43. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Thanh Thủy 2.1.1.8 Quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần dược phẩm Vạn Ngân Ngành nghề chính của công ty là sản xuất và phân phối dược phẩm và mỹ phẩm. Quy trình các bước hoạt động từ tìm kiếm đại lí, nhà phân phối sỉ, lẻ bao gồm những bước sau: Tìm kiếm Đại lí, Hợp tác, chiết khấu nhà phân phối lợi nhuận Nhận tiền thanh Giao hàng toán (Nguồn: Phòng kinh doanh) Sơ đồ 2.2. Quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần dược phẩm Vạn Ngân 2.1.2 Nguồn lực của công ty 2.1.2.1 Tình hình lao động của công ty Bảng 2.2. Tình hình lao động của công ty qua các giai đoạn 2016-2018 2016 2017 2018 Chỉ tiêu 2017/2016 2018/2017 Nhân Cơ cấu Nhân Cơ cấu Nhân Cơ cấu (%) (%) viên (%) viên (%) viên (%) Tổng số lao động 7 100 10 100 15 100 - - Nam 5 71,43 6 60 8 53,33 -11,43 -6,67 Giới tính Nữ 2 28,57 4 40 7 46,67 11,43 6,67 Đại học 4 57,14 7 70 13 86,66 12,86 16,66 Trình độ Cao đẳng 3 42,86 3 30 2 13,34 -12,86 -16,66 20-35 7 100 10 100 15 100 0 0 Độ tuổi 35-45 0 0 0 0 0 0 0 0 Trường Đại học Kinh(Ngu ồtến: Phòng Huế kế toán) SVTH: Phạm Thị Thanh Thảo 31
  44. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Thanh Thủy Lực lượng lao động là yếu tố không thể thiếu trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Điều đó có thể thấy qua bảng 2.2, khi số lượng các thành viên trong kênh tăng lên thì cũng đồng nghĩa với việc công ty phải tăng thêm số lượng nhân viên để kịp thời đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và các nhà phân phối đại lí. Theo bảng ta thấy được tình hình lao động của công ty, số lượng lao động năm 2018 là 15 lao động với nam chiếm tỉ lệ 53,33% và nữ chiếm tỉ lệ 46,67%. Qua bảng số liệu trên, ta nhận thấy: Việc tăng liên tục số lao động qua các năm là do Công ty mở rộng chi nhánh phân phối, mở rộng sản phẩm hàng hóa và liên tục mở rộng thị trường nên việc tuyển thêm lao động là cần thiết. Theo giới tính: Vì sản phẩm là các dược, mỹ phẩm nên số lượng lao động nữ tăng lên nhiều hơn theo từng năm để thuận tiện trong quá trình nghiên cứu mỹ phẩm cũng như tìm kiếm các nhà phân phối và đại lí. Hiện tại số lượng lao động vẫn còn ít nhưng vẫn đang phù hợp với tình hình kinh doanh hiện tại của công ty với quy mô công ty đang còn nhỏ, tuy nhiên hiện nay công ty đang có các chính sách tuyển dụng thêm nhân sự nhằm mở rộng quy mô hoạt động của doanh nghiệp và tạo sự ổn định nguồn nhân lực. Theo trình độ văn hoá: Trong 3 năm 2016-2018, ta thấy được Công ty đã có sự chú trọng trong việc tuyển lao động có trình độ cao đã qua đào tạo, thể hiện qua tỷ trọng, số lượng lao động đại học và trên đại học luôn chiếm trên một nửa số lao động của Công ty và có xu hướng tăng dần qua các năm. Vì khi tuyển nhân viên công ty không những quan tâm về số lượng mà còn chú ý đến chất lượng. Tùy vào đặc trưng của mỗi ngành mà đề cao hiệu quả, tỉ mỉ, nhanh nhẹn, an toàn. Đối với ngành Dược Phẩm phần lớn là những việc yêu cầu kĩ năng cao, có kinh nghiệm vì thế mà qua bảng 2.2 thì số lượng lao động có trình độ Đại Học chiếm ưu thế hơn cao đẳng. Với quan điểm “Con người của công ty chính là thương hiệu của công ty, thương hiệu của công ty chính là văn hóa của công ty”. Đối với Dược Phẩm Vạn Ngân thì Vạn Ngân đã không ngừng xây dựng và hoàn thiện để trở thành một công ty có môi trường làm việc thân thiện, chuyên nghiệp. Ở đó, mọi thành viên trong công ty luôn nhiệt tình trong công việc và sẵn sàng giúp đỡ nhau cùng phát triển. Công ty luôn luôn tạo điều kiện cho các thành viên phát huy hết năng lực của mình, luôn tạo cho nhân viên sự bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Phạm Thị Thanh Thảo 32
  45. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Thanh Thủy và nhiều cơ hội thăng tiến. Chính vì vậy mà văn hóa của công ty Vạn Ngân trở thành niềm tự hào, thành động lực phấn đầu của mỗi thành viên trong công ty. 2.1.2.2 Tình hình tài sản, nguồn vốn Bảng 2.3. Tình hình tài sản nguồn vốn giai đoạn 2016 – 2018 Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam Năm So sánh Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 Giá trị % Giá trị % Giá trị % +/- % +/- % A. TÀI SẢN 880.062.466 100 900.064.960 100 989.872.400 100 20.002.494 2,27 89.807.440 9,97 I. Tài sản ngắn hạn 535.836.453 60,88 471.304.294 52,36 673.223.605 68,01 -6.4532.159 -12,05 201.919.311 42,84 1. Tiền và tương đương 58.602.000 6,65 76.759.762 8,52 5.995.663 0,60 18.157.762 30,98 -70.764.099 -92,19 tiền 2. Các khoản phải thu 187.365.362 21,29 179.915.804 19,98 241.655.155 24,41 -7.449.558 -3,98 61.739.351 34,31 ngắn hạn khác 3. Hàng tồn kho 259.034.332 29,43 159.959.210 17,77 354.747.102 35,83 -99.075.122 -38,25 194.787.892 2,21 4. Tài sản ngắn hạn khác 30.834.759 3,50 54.669.518 6,07 70.825.685 7,15 23.834.759 77,29 16.156.167 29,55 II. Tài sản dài hạn 344.226.013 39,11 428.760.666 47,63 316.648.795 31,98 84.538.653 24,55 -112.111.871 -26,15 1. Tài sản cố định 243.703.661 27,69 284.349.440 31,59 261.823.109 26,45 40.645.779 16,67 -22.526.331 -99,08 2. Tài sản dài hạn khác 100.522.352 11,42 144.411.226 16,04 54.825.686 5,53 43.888.874 43,66 -89.585.540 -62,04 B. NGUỒN VỐN 880.062.466 100 900.064.960 100 989.872.400 100 20.002.494 2,27 89.807.440 9,97 I. Nợ phải trả 446.100.805 50,68 467.435.224 51,93 556.625.025 56,23 21.334.419 4,78 89.189.801 19,08 1. Nợ ngắn hạn 237.150.805 26,94 198.345.224 22,03 407.413.573 41,15 -38.805.581 -16,37 209.068.349 -94,6 2. Nợ dài hạn 208.950.000 23,74 269.090.000 29,89 149.211.452 15,07 60.140.000 28,78 -119.878.548 -44,55 II. Vốn chủ sở hữu 433.961.661 49,31 422.431.976 46,93 61.688.825 6,23 -11.529.685 -2,66 -360.743.151 -85,4 1.Vốn chủ sở hữu 433.961.661 49,31 422.431.976 46,93 61.688.825 6,23 -11.529.685 -2,66 -360.743.151 -85,4 (Nguồn: Phòng kế toán) Vì tính chất đặc biệt của công ty, vào năm 2015, 2016 và đầu tháng 7 năm 2018 công ty vẫn là một phòng trực thuộc của công ty TNHH Tư vấn đầu tư và xây dựng AFTA nên toàn bộ hoạt động tài chính của công ty đều thực hiện tại phòng kế toán của công ty mẹ, số liệu xin được là số liệu phòng kế toán lưu lại tại công ty AFTA. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Phạm Thị Thanh Thảo 33
  46. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Thanh Thủy Vốn là yếu tố đầu vào quan trọng, là điều kiện tiên quyết để hình thành hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kì doanh nghiệp nào. Đối với công ty cổ phần Dược Phẩm Vạn Ngân thì việc huy động vốn và sử dụng vốn hiệu quả là một điều kiện hết sức quan trọng. Chính vì vậy, trong những năm qua công ty luôn cố gắng duy trì vốn của mình. Tài sản luôn là yếu tố đầu vào quan trọng tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Quy mô tài sản thể hiện khả năng tiềm lực kinh tế của công ty. Chỉ tiêu tài sản phản ánh tổng tài sản hiện có của công ty. Qua bảng trên về tình hình tài sản của Công ty Dược Phẩm Vạn Ngân ta có thể thấy rằng: Tình hình tài sản qua 3 năm: Về cơ cấu tài sản thì tài sản ngắn hạn luôn chiếm tỉ lệ cao trong tổng tài sản. Trong tài sản ngắn hạn thì chiếm đa số là hàng tồn kho, còn đối với tài sản dài hạn thì chiếm đa số là tài sản cố định. Năm 2017 so với năm 2016, tài sản ngắn hạn giảm 6.4532.159 đồng, tương đương 2,27% do tiền và các khoản tương đương và hàng tồn kho tăng, giảm bất thường. Trong đó, tiền và các khoản tương đương tăng 18.157.762 đồng, khi đó hàng tồn kho giảm 99.075.122 đồng. Còn tài sản dài hạn tăng 84.538.653 đồng, tương đương 24,55% do tài sản cố định tăng 40.645.779 đồng và tài sản dài hạn khác tăng 43.888.874 đồng. Bước sang năm 2018, tài sản của công ty tăng, với mức tăng 448.807.440 đồng, tương đương 14,54%. Trong đó, so với năm 2016, năm 2017 tài sản ngắn hạn tăng 201.919.311 đồng, tương đương 9,97% do tiền tương đương giảm 70.764.099 đồng và hàng tồn kho tăng tương ứng 194.787.892 đồng; còn tài sản dài hạn giảm 112.111.871 đồng, tương đương -26,15% do tài sản dài hạn khác giảm, cụ thể là do công ty bán đi xe vận chuyển. Tình hình nguồn vốn qua 3 năm: Tổng nguồn vốn của Công ty Dược Phẩm Vạn Ngân cũng biến động theo sự biến của tổng tài sản. Tổng nguồn vốn Công ty năm 2017 là 900.064.960 đồng tăng 20.002.494 đồng so với năm 2016 tức là 2,27%, đến năm 2018 tổng nguồn vốn của Công ty Dược Phẩm Vạn Ngân đạt được 989.872.400 đồng tăng 89.807.440 đồng tức là tăng 9,97% so với năm 2017. Nợ phải trả của Công ty tăng qua các năm, cụ thể là năm 2017 tăng 4,78% so với năm 2016 và năm 2018 lại tăng 19,08% so với năm 2017. Nguồn vốn chủ sở hữu thể hiện khả năng tự chủ về tài chính của Công ty. Vốn chủ sở hữu năm 2018 đạt được 61.688.825 đồng giảm 360.743.151Trường đồng so với năm Đại 2017 tương học đương tăngKinh-85,4%. tế Huế SVTH: Phạm Thị Thanh Thảo 34
  47. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Thanh Thủy 2.1.2.3 Tình hình hoạt động kinh doanh Bảng 2.4. Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2016 – 2018 Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam 2017/2016 2018/2017 Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 +/- % +/- % 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 767.264.620 773.035.336 792.261.484 5.770.716 0,75 19.226.148 2,48 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 499.670.767 490.254.211 500.349.200 (9.416.556) 98,11 10.094.989 2,05 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 267.593.853 282.781.125 291.912.284 15.187.272 5,67 9.131.159 3,22 (10=01-02) 4. Giá vốn hàng bán 249.248.413 258.867.320 265.980.432 9.618.907 3,85 7.113.112 2,47 5. Lợi nhuận gộp bán hàng và cung cấp dịch vụ (20=10-11) 18.345.440 23.913.805 25.931.852 5.568.365 30,05 2.018.047 8,43 6. Doanh thu hoạt động tài chính 3.580.830 4.569.000 3.674.930 988.1 70 27,59 (894.070) 80,43 7. Chi phí tài chính 279.338.768 176.991.667 95.220.583 (102.347.101) 63,36 (81.771.084) 53,79 Trong đó: Lãi vay phải trả 279.338.768 176.991.667 95.220.583 (102.347.101) 63,36 (81.771.084) 53,79 8. Chi phí bán hàng 106.521.825 159.492.447 200.722.095 52.970.622 49,72 41.229.648 25,85 8. Chi phí quản lý doanh nghiệp 482.130.509 492.879.645 562.592.321 10.749.136 2,22 69.712.676 14,14 9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 331.239.836 503.863.230 697.700.615 172.623.394 52,11 193.837.385 38,47 30=20+(21-22)-(24+25)] 10. Thu nhập khác 82.058.206 87.169.952 69.021.493 25.111.746 6,22 (18.148.459) 79,18 11. Chi phí khác 4.374.865 8.765.129 10.700.370 4.390.264 0,35 1.935.241 22,07 12. Lợi nhuận khác (40=31-32) 77.683.341 78.404.823 58.321.123 721.482 0,92 (20.083.700) 74,38 13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50=30+40) 408.923.177 582.268.053 756.021.738 173.344.867 42,61 173.753.685 12,98 14. Chi phí thuế TNDN hiện hành 5.560.644 5.963.481 6.167.687 402.837.000 7,24 204.206.000 3,42 15. Lợi nhuận sau thuế TNDN 403.362.533 576.304.572 749.854.051 172.942.039 42,87 173.549.479 30,11 (Nguồn: Phòng kế toán) SVTH: Phạm Thị Thanh Thảo 35 Trường Đại học Kinh tế Huế
  48. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Thanh Thủy Kết quả hoạt động kinh doanh là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá hoạt động của một doanh nghiệp. Nó cho biết doanh nghiệp đang ở trong tình trạng nào, thông qua các chỉ tiêu về doanh thu hay lợi nhuận kinh doanh. Năm 2017 so với 2016 doanh thu thuần tăng từ 267.593.853 đồng lên đến 282.781.125 đồng tức là tăng lên 15.187.272 đồng tương đương tăng 5,67 % là do Công ty Dược Phẩm Vạn Ngân đã đưa ra các chính sách thu hút chú trọng vào việc bán hàng và mở rộng đội ngũ kinh doanh. Năm 2017 các khoản giảm trừ doanh thu giảm nhẹ so với năm 2016 tương ứng giảm 9.416.556 đồng hay tăng 98,11% đây là một dấu hiệu tốt vì số lượng hàng trả lại ít hơn so với năm 2016 và đồng thời vì công ty có nhiều chiết khấu hàng hóa hơn. Lợi nhuận gộp bán hàng năm 2017 tăng 23.913.805 đồng tương đương với mức tăng 30,05%. Bên cạnh đó thì chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong năm 2017 lại lớn hơn 2016. Như vậy nhận thấy trong chính sách của doanh nghiệp đã có sự quan tâm đầu tư chi phí nhiều hơn cho công tác quản lý doanh nghiệp và đồng thời vậy doanh nghiệp cũng quản lý chi phí một cách có hiệu quả hơn. Lợi nhuận sau thuế là chỉ tiêu quan trọng phản ánh kết quả kinh doanh của công ty. Qua 3 năm lợi nhuận sau thuế của công ty có nhiều biến động so với năm trước, cụ thể lợi nhuận tăng dần qua 3 năm. Năm 2017 lợi nhuận sau thuế của công ty là 403.362.533 đồng,. Năm 2018 đạt 749.854.051 đồng, tăng 108.816.822 đồng so với năm 2016. Như vậy trong năm 2018 công ty đạt mức tăng lợi nhuận cao hơn năm 2017, tuy nhiên mức lợi nhuận vẫn tăng ít và đều đặn, chưa có sự bứt phá. Với mức cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt hơn thì công ty cần phải tiếp tục duy trì và phát triển tốt hơn để có thể đứng vững được trên thị trường. 2.1.3 Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hàng tồn và hoạt động quản lí hàng tồn của công ty 2.1.3.1 Môi trường vĩ mô 2.1.3.1.1 Môi trường tự nhiên Vị trí địa lí Từ năm 2012, việc thu hút đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng cùng với sự phát triển của nền kinh tế đã đưa Đà Nẵng trở thành một thị trường màu mỡ, khá tiềm năng cho những ai muốn đầu tư kinh doanh và hoạt động trên thị trường này, trong đó có kinh doanh dưTrườngợc và mỹ phẩm. Đại học Kinh tế Huế SVTH: Phạm Thị Thanh Thảo 36
  49. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Thanh Thủy Điều này giúp công ty thuận lợi trong việc tìm kiếm, lựa chọn các nhà cung ứng vì có rất nhiều các nhà sản xuất và cung ứng nguyên vật liệu liên quan đến chế biến ngành dược, mỹ phẩm tại Đà Nẵng, vận chuyển hàng hóa từ nhà cung ứng dễ dàng, nhanh chóng và khá thuận tiện khi nhập kho. Tuy nhiên vẫn còn một số nguyên vật liệu chưa được sản xuất ở Đà Nẵng nên phải nhập từ xa về đặc biệt là thường nhập từ Thành phố Hồ Chí Minh nên khá tốn kém thời gian và chi phí. Khí hậu Khí hậu là yếu tố có thể là thuận lợi hoặc khó khăn đối với mỗi doanh nghiệp còn tùy vào vùng nơi họ kinh doanh và hoạt động. May mắn Đà Nẵng là thành phố có khí hậu dễ chịu, Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động, điều đó thuận tiện cho việc bảo vệ các nguyên vật liệu tồn trữ trong kho. Tuy nhiên vẫn có những bất tiện nhất định khi vào mùa mưa hoặc mùa lũ. 2.1.3.1.2 Môi trường văn hóa xã hội Mỹ phẩm là một sản phẩm làm đẹp, do vậy chịu sự tác động của cả hai yếu tố cả về văn hóa lẫn thị hiếu. Cùng sử dụng mỹ phẩm như nhau nhưng ở mỗi vùng khác nhau lại có những quan điểm tiêu dùng khác nhau. Ví dụ như ở Châu Á thường dùng mỹ phẩm trang điểm nhẹ nhàng, tuy nhiên ở phương Tây thì lại có thói quen trang điểm đậm. Ở Việt Nam, phụ nữ nghiêng về sử dụng các sản phẩm trang điểm chứ không hay dùng các sản phẩm dưỡng và chăm sóc da và phong cách trang điểm thường nhẹ nhàng, tự nhiên. Ngược lại, ở Hàn Quốc hay Nhật Bản thì phụ nữ thích sử dụng các sản phẩm trang điểm đậm, màu sắc sản phẩm thường là màu tối. Họ rất chú trọng đến các sản phẩm dưỡng và chăm sóc da và trang điểm mỗi khi ra ngoài để thể hiện sự tôn trọng người khác. Chính vì những yếu tố ảnh hưởng đến tiêu dùng sản phẩm nên công ty dễ dàng phân loại và đảm bảo được các nguyên liệu để dự trữ cho sản xuất. 2.1.3.1.3 Khoa học – công nghệ Việc vận dụng công nghệ mới khi kinh doanh cũng như trong việc bảo quản các nguyên vật liệu hay thành phẩm trong kho đem lại rất nhiều lợi thế cho doanh nghiệp trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh, làm giảm đi chi phí quản lý tồn kho, vận chuyển, Trườngnâng cao năng suất laoĐại động và học tiết kiệm đưKinhợc thời gian, tế Huế SVTH: Phạm Thị Thanh Thảo 37
  50. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Thanh Thủy 2.1.3.1.4 Môi trường kinh tế Tốc độ tăng trưởng (GRDP) của thành phố Đà Nẵng Biểu đồ 2.1. Tốc độ tăng trưởng GRDP của Thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2012 - 2016 10.00% 9.50% 9.00% 8.50% 8.00% 7.50% 7.00% năm 2012 năm 2013 năm 2014 năm 2015 năm 2016 năm 2017 (Nguồn: Số liệu thống kê kinh tế - xã hội của Cục Thống Kê Đà Nẵng) Số liệu thống kê giai đoạn 2012 – 2016 cho thấy, tốc độ tăng trưởng GRDP Đà Nẵng đều từ 8 – 9 %. Tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người của thành phố cũng tăng cao qua từng giai đoạn và luôn cao hơn bình quân chung của cả nước. Đà Nẵng nằm trong top những địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất cả nước. 2.1.3.1.5 Môi trường chính trị pháp luật Bất cứ thị trường sản phẩm nào cũng đều chịu tác động của môi trường chính trị và luật pháp. Khi một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong môi trường an ninh, trật tự, pháp luật chặt chẽ thì phần nào đó sẽ giúp công ty thành công, hoạt động hiệu quả và phát triển. Quan trọng là bảo vệ các doanh nghiệp trước những hành động cạnh tranh bất hợp pháp, đem lại sự công bằng cho mỗi doanh nghiệp. Với hệ thống các văn bản, chính sách rõ ràng sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động trong môi trường an toàn và công bằng, bảo đảm quyền lợi của mỗi doanh nghiệp. Do đó mà điều quan trọng của một doanh nghiệp là trước khi kinh doanh phải tìm hiểuTrường kỹ môi trường pháp Đạiluật nơi m họcình muốn hoKinhạt động và tếkhi đ ã Huếhoạt động rồi thì SVTH: Phạm Thị Thanh Thảo 38
  51. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Thanh Thủy không ngừng cập nhật các văn bản pháp luật liên quan để nắm bắt tình hình và có chính sách phù hợp, đồng thời đảm bảo doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, thực hiện đúng pháp luật tránh tình trạng vi phạm. 2.1.3.2 Môi trường vi mô 2.1.3.2.1 Khách hàng Hiện nay các khách hàng mua sản phẩm của công ty Vạn Ngân bao gồm: - Khách hàng là những người bán lẻ, những đại lí, nhà phân phối, các shop mỹ phẩm mua lại để bán ra cho người tiêu dùng cuối cùng. Họ có đặc điểm là thường mua với khối lượng lớn, mua thường xuyên và mua trực tiếp tại công ty. Họ hợp tác lâu dài với công ty, là một thành viên quan trọng trong kênh phân phối của công ty. Thường thì họ là cầu nối giữa công ty và người tiêu dùng cuối cùng, doanh thu của công ty một phần phụ thuộc vào khả năng bán chạy hàng của các nhà bán lẻ. Do đó mà công ty thường có ưu đãi và các chính sách khuyến khích riêng cho nhóm khách hàng này. - Khách hàng dân dụng: Là những khách hàng cá nhân đến mua trực tiếp tại nơi sản xuất của công ty để về sử dụng và không thông qua kênh bán lẻ nào. Nhóm khách hàng này có đặc điểm là thường mua hàng với số lượng nhỏ lẻ, mua bộc phát khi có nhu cầu sử dụng , không thường xuyên, không theo kì hạn và không lặp lại nhưng công ty vẫn bán cho họ để có được thêm hiệu ứng lan tỏa về chất lượng sản phẩm. 2.1.3.2.2 Nhà cung cấp Nhà cung cấp giữ vai trò thiết yếu vì họ đảm bảo công ty có thể hoạt động ổn định, hàng được cung cấp đầy đủ và thường xuyên. Một khi nhà cung cấp không đảm bảo cung ứng đủ số lượng hàng khi cần thiết có thể gây ra khó khăn, bất lợi đối với tất cả các thành viên trong kênh. Khi đó, công ty không thể có hàng hóa để dự trữ sản xuất rồi không có sản phẩm để phân phối hàng cho các nhà bán lẻ, người tiêu dùng không thể mua hàng của công ty từ các nhà bán lẻ. Khách hàng thì không hài lòng, nhà bán lẻ lại phàn nàn dẫn đến nguy cơ làm giảm uy tín thương hiệu công ty, mất đi sự trung thành của cả khách hàng và nhà bán lẻ nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Phạm Thị Thanh Thảo 39
  52. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Thanh Thủy Để tránh trường hợp khi có mâu thuẫn hay nhà cung cấp gặp sự cố sẽ ảnh hưởng đến nguồn cung ứng nên công ty Vạn Ngân đã lấy hàng từ nhiều nhà cung ứng khác nhau, có thể thông qua đó để lựa chọn nhà cung ứng nào vừa đảm bảo nguồn cung, giá cả lại phù hợp để tiến hành hợp tác lâu dài. Hiện nay thì công ty lấy hàng từ hai nhà cung ứng chính là công ty Cổ phần hóa chất mỹ phẩm 3C và công ty Cổ phần quốc tế ORGANIC. 2.1.3.2.3 Đối thủ cạnh tranh Bất kì một doanh nghiệp nào khi kinh doanh bất kì một loại sản phẩm nào trên thị trường đều phải chịu đựng áp lực về đối thủ cạnh tranh, bao gồm hiện tại và cả những đối thủ tiềm ẩn. Hiện trên thị trường dược và mỹ phẩm đang cạnh tranh rất mạnh mẽ, các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Vạn Ngân tính tới hiện tại là các dòng mỹ phẩm của Linh Hương, Mizu, Hải Tâm, Huyền Cò đây là những doanh nghiệp lâu năm, có bề dày kinh nghiệm Trong khi đó, Vạn Ngân là một công ty khá nhỏ, chỉ mới hoạt động được gần 1 năm chính thức, còn gặp nhiều khó khăn khi cạnh tranh. Chính vì vậy mà công ty phải không ngừng cải tiến và nâng cao, phải chú ý khi đưa ra các quyết định trong chiến lược kinh doanh cũng như tìm ra nhiều phương pháp quản lí hàng tồn để không bị thấm thoát hay thiếu hụt cho sản xuất. 2.2 Thực trạng quản lí hàng tồn kho tại công ty Cổ phần dược phẩm Vạn Ngân 2.2.1 Nghiên cứu các qui trình và vấn đề liên quan đến quản trị hàng tồn kho tại công ty Cổ phần dược phẩm Vạn Ngân 2.2.1.1 Phương pháp hoạch toán hàng tồn kho và phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kì tại công ty Cổ phần dược phẩm Vạn Ngân Công ty dược phẩm Vạn Ngân hoạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên, tức mỗi ngày bộ phận quản lí kho đều kiểm kê hàng hóa, sử dụng các phiếu nhập kho, xuất kho, biên bản kiểm kê vật tư, hàng hóa để hoạch toán sự biến động của hàng tồn kho. Về phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ công ty áp dụng theo phương pháp nhập trước – xuất trước. Hàng hóa nào nhập trước thì xuất trước, xuất hết số nhập trước rồi mới đến số nhập sau theo giá thực tế của từng lần nhập. Do vậy hàng hóa hàng tồn kho cuối kỳ sẽ là giá thực tế của một số vật liệu mua vào trong kỳ. Phương pháp thích hợp trong trường hợp giá cả ổn định và có xu hướng giảm. Thường các doanhTrường nghiệp kinh doanh Đại về thuốc, họcmỹ phẩm, Kinh sẽ áp dụng tếphương Huế pháp này. SVTH: Phạm Thị Thanh Thảo 40
  53. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Thanh Thủy - Ưu điểm: Có thể tính được ngay giá trị giá vốn hàng xuất kho từng lần xuất hàng, do vậy đảm bảo cung cấp số liệu kịp thời cho kế toán ghi chép các khâu tiếp theo cũng như cho quản lí. Trị giá vốn của hàng tồn kho sẽ tương đối sát với giá thị trường của mặt hàng đó. - Nhược điểm: Làm cho doanh nghiệp hiện tại không phù hợp với những khoản chi phí hiện tại. Theo phương pháp này doanh thu hiện tại được tạo ra bởi giá trị sản phẩm, vật tư, hàng hóa đã có được từ cách đó rất lâu. Đồng thời nếu số lượng, chủng loại mặt hàng nhiều, phát sinh nhập xuất liên tục dẫn đến những chi phí cho việc hoạch toán cũng như khối lượng công việc sẽ tăng lên rất nhiều. - Ví dụ cho tình hình nhập xuất trong tháng 4 của công ty Cổ phần dược phẩm Vạn Ngân như sau: Tồn kho đầu kỳ: Nguyên vật liệu CYCLOMETHICONE 200 ml, đơn giá 195.000 đồng/ml + Ngày 05/4/2018: Nhập 50 ml CYCLOMETHICONE, đơn giá 197.000 đồng/ml + Ngày 10/4/2018: Xuất 220 ml CYCLOMETHICONE + Ngày 15/4/2018: Nhập 150ml CYCLOMETHICONE, đơn giá 199.000 đồng/ml + Ngày 25/4/2018: Xuất 180ml CYCLOMETHICONE Đơn giá xuất được tính như sau: + Ngày 10/4/2018 xuất 220 ml CYCLOMETHICONE Đơn giá xuất: 200 ml x 195.000 và 20 ml x 197.000 Vậy trị giá hàng xuất kho = 200 x 195.000 + 20 x 197.000 = 42.940.000 đồng + Ngày 25/4/2018 xuất 180 ml CYCLOMETHICONE Đơn giá xuất: 30 ml x 197.000 và 150 ml x 199.000 Vậy trị giá hàng xuất kho = 30 x 197.000 + 150 x 199.000 = 35.760.000 đồng 2.2.1.2 Phân loại hàng tồn kho của công ty Cổ phần dược phẩm Vạn Ngân Hàng tồn kho của công ty Cổ phần dược phẩm Vạn Ngân được phân loại theo tiêu chí mục đích sử dụng và công dụng của sản phẩm. Theo đó công ty chia hàng tồn kho thành 2 nhóm chính là hàng tồn kho dự trữ cho sản xuất và hàng tồn kho dự trữ cho tiêu thụ được thể hiện qua sơ đồ sau: Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Phạm Thị Thanh Thảo 41
  54. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Thanh Thủy Hàng tồn kho Hàng tồn kho dự Hàng tồn kho dự trữ cho sản xuất trữ cho tiêu thụ Nguyên v t Bao bì s n ậ ả Dược phẩm Mỹ phẩm liệu trực tiếp phẩm Rượu tỏi Kem chống đen nắng Tỏi đen Kem Body Siro tỏi đen Sữa rửa mặt Tỏi đen Tẩy tế bào Hoàn Nhan chết Nước tẩy trang (Nguồn: Phòng kinh doanh) Sơ đồ 2.3. Phân loại hàng tồn kho của công ty Cổ phần dược phẩm Vạn Ngân Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Phạm Thị Thanh Thảo 42
  55. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Thanh Thủy 2.2.1.3 Đặc điểm hàng tồn kho của công ty Cổ phần dược phẩm Vạn Ngân Hàng tồn kho của công ty dược phẩm Vạn Ngân là dược phẩm và mỹ phẩm, đặc điểm chung của loại hàng này là: - Bảo quản trong môi trường thoáng mát, khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp. - Thời gian sử dụng từ 6 tháng đến 2 năm tùy loại sản phẩm. - Sản phẩm có thể giảm chất lượng, bị biến đổi tính chất nếu bao bì bị rách, hở trong quá trình vận chuyển, bốc dỡ, - Công ty có thể phải chịu trách nhiệm pháp lí nếu người sử dụng sản phẩm của công ty gặp vấn đề về sức khỏe có liên quan đến phản ứng của thuốc. - Nếu sản phẩm bị phát hiện có một bộ phận bị hỏng, giảm chất lượng thì toàn bộ đơn vị sản phẩm đó sẽ phải bị loại bỏ. 2.2.1.4 Quy trình quản lí hàng tồn kho tại công ty Cổ phần dược phẩm Vạn Ngân Quy trình quản lý hàng tồn kho bắt đầu từ thời điểm nhà cung cấp giao hàng là các vật tư, nguyên vật liệu được giao đến kho của công ty cho đến thời điểm sản phẩm được sản xuất ra để xuất bán. Quy trình quản lí nhập và xuất hàng tồn kho tại công ty Cổ phần dược phẩm Vạn Ngân được thể hiện qua 2 bảng sau: Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Phạm Thị Thanh Thảo 43
  56. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Thanh Thủy Sơ đồ 2.4. Quy trình nhập kho nguyên vật liệu c a công ty ủ Khi hoàn thành sản xuất thành phẩm, báo số lượng cho kế toán, thủ kho để Kế toán ghi nhận thành quản lí số lượng Vật tư, hàng Kho, bào chế tiếp nhận. phẩm hoàn thành tiến hàng hóa tồn kho hóa, nguyên vật Nguyên vật liệu, vật tư hành ghi phiếu nhập liệu mua vào kho thành phẩm Kế toán (Nguồn: Phòng kế toán) Sơ đồ 2.5. Quy trình xuất kho sản phẩm của công ty Kế toán tiếp nhận Chuyển Bộ phận đóng hàng đơn hàng, ghi phiếu Chuyển Thủ kho tiếp giao hàng tiến hành đóng gói Chuyển xuất kho phi u xu t nh n phi u ế ấ ậ ế hóa cho bộ và giao hàng ( Sau giao đơn kho t i b xu t kho, ( Kế toán đồng thời ớ ộ ấ phận đóng khi hoàn thành, Tiếp nhận đơn hàng đến ph n kho ti n hành ậ ế gói, chuyển chuy n giao nh ng k toán theo dõi đơn hàng, ể ữ hàng của ế xuất hàng tình hình công nợ hàng chứng từ liên quan khách hóa đi bán khách hàng) để quản lí chi phí) SVTH: Phạm Thị Thanh Thảo 44 Trường Đại học Kinh tế Huế
  57. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Thanh Thủy 2.2.1.5 Nội dung quy định quản lí hàng tồn kho  Quy định nhập hàng - Tiếp nhận và kiểm tra các giấy tờ nhập kho, chứng từ theo quy định của pháp luật. - Ghi phiếu nhập kho cho cửa hàng và cho đối tác cung cấp. - Kiểm tra chất lượng hàng hóa trước khi nhập kho. - Ghi chép số lượng hàng hóa vật tư trước và sau khi nhập kho.  Quy định xuất hàng - Tiếp nhận và kiểm tra các chứng từ, yêu cầu xuất kho theo quy định của pháp luật. - Ghi phiếu xuất kho đầy đủ thông tin về thời gian và địa điểm người xuất kho và thông tin đơn hàng. - Sau khi xuất hàng cần sắp xếp lại không gian dành cho việc nhập hàng làm sau. - Ghi chép lượng hàng xuất kho một cách rõ ràng chi tiết.  Quy định quản lí hàng hóa - Hàng tồn kho phải được theo dõi ở từng khâu thu mua, từng khâu bảo quản, từng nơi sử dụng, từng người phụ trách ( thủ kho, nhân viên bán hàng, ) - Trong kho thu mua một mặt phải theo dõi nắm bắt thông tin về tình hình thị trường, khả năng cung ứng của nhà cung cấp, các chính sách cạnh tranh tiếp thị được các nhà cung cấp áp dụng, tính ổn định của nguồn hàng Mặt khác, phải quản lí chặc chẽ về số lượng, chất lượng, quy cách phẩm chất, chủng loại giá mua, chi phí mua và tiến độ thu mua, cung ứng phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Trong kho bảo quản dự trữ phải tổ chức tốt kho, bến bãi, thực hiện đúng chế độ bảo quản, xác định được định mức dự trữ tối thiểu, tối đa cho từng loại hàng tồn kho đảm bảo an toàn, cung ứng kịp thời cho sản xuất, tiêu thụ với chi phí tồn trữ thấp nhất. Đồng thời, cần phải có những cảnh báo kịp thời khi hàng tồn kho vượt qua định mức tối đa, tối thiểu để có những điều chỉnh hợp lí để góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh củTrườnga doanh nghiệp. Đại học Kinh tế Huế SVTH: Phạm Thị Thanh Thảo 45
  58. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Thanh Thủy - Trong khâu sử dụng phải theo dõi nắm bắt được hình thành sản xuất sản phẩm, tiến độ thực hiện. Đồng thời phải tuân thủ việc sử dụng hợp lí tiết kiệm cơ sở định mức tiêu hao, dự toán chi phí, tiến độ sản xuất nhằm giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp - Thường xuyên theo dõi, kiểm tra sự biến động tăng giảm và đối chiếu sự phù hợp của giá trị và hiện vật của từng thứ, từng loại hàng tồn kho, giữa các số liệu chi tiết với số liệu tổng hợp về hàng tồn kho, giữa số liệu ghi trong sổ kế toán với số liệu thực tế tồn kho. - Tính giá và hoạch toán chính xác giá trị và hiện vật của hàng tồn kho theo đúng quy định của pháp luật và quy định của doanh nghiệp. Xử lý dứt điểm kịp thời các sai sót trong quá trình hình thành, bảo quản, sử dụng hàng tồn kho (nếu có). - Sắp xếp hàng hóa một cách khoa học ngăn nắp: + Địa điểm: Kho, tủ thành phẩm phải ở nơi cao ráo, an toàn, chống mói mọt ẩm mốc. Có hệ thống trang bị phòng cháy, chữa cháy. Trần nhà, mái nhà kho phải thông thoáng, vững bền chống lại các ảnh hưởng của thời tiết như nắng, mưa, bão lụt. Nền kho phải đủ cao, phẳng, đủ cứng chắc chống ẩm chống thấm. + Điều kiện bảo quản: Về nguyên tắc các điều kiện bảo quản phải là điều kiện ghi trên nhãn hiệu nguyên vật liệu mua vào. Theo quy định của Tổ chức Y tế thế giới điều kiện bảo quản thường là bảo quản trong điều kiện khô, thoáng và nhiệt độ phòng từ 15 – 25oC hoặc tùy thuộc vào điều kiện khí hậu nhiệt độ có thể lên đến 30oC. Phải tránh ánh sáng trực tiếp gây gắt, mùi từ bên ngoài vào và các dấu hiệu ô nhiễm khác. - Hàng tồn kho lâu phải bố trí ở khu vực riêng không lẫn lộn với hàng mới: 3 dễ: Dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm tra. 5 chống: + Chống ẩm, nóng, ánh sáng, mối mọt, chuột, nấm mốc, côn trùng. + Chống nhầm lẫn. + Chống cháy nổ. + ChốngTrườngquá hạn dùng. Đại học Kinh tế Huế SVTH: Phạm Thị Thanh Thảo 46
  59. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Thanh Thủy + Chống đổ vỡ, hư hao. - Sơ đồ kho thể hiện vị trí xếp đặt các hàng hóa. Hiện nay công ty có 2 tổng kho là tổng kho cấp phát chẵn và tổng kho cấp phát lẻ trong đó mỗi tổng kho có vị trí và quy mô phù hợp với chức năng sử dụng của nó. Tổng kho cấp phát chẵn dùng để tập kết các nguyên vật liệu hàng hóa cho công ty. Vị trí kho cách nhà sản xuất 200m với diện tích 60m2 bao gồm 1 kho chứa nguyên vật liệu ở nhiệt độ thường, một kho lạnh và một kho đông lạnh. Tổng kho cấp phát lẻ dùng để dự trữ các thành phẩm đã sản xuất xong và đang trong quá trình chờ xuất bán. Tại hai kho, các khu vực chứa hàng được quản lí chi tiết theo từng dãy, từng kệ. (Nguồn: Thủ kho) Sơ đồ2.6. Sơ đồ tổng quan về cách sắp xếp của nhà kho công ty - Đối với những hàng hóa dễ hư hỏng cần tuân theo quy tắc nhập trước xuất trước: Dược phẩm và mỹ phẩm cần được luân chuyển để cho những lô nhận trước hoặc có hạn dùng trước sẽ đem sử dụng trước. Nguyên tắc nhập trước – xuất trước (FIFO- First In /First Out) hoặc hết hạn trước – xuất trước (FEFO- First Expired/ First Out) cần phải được thực hiện. Phải có hệ thống sổ sách, các qui trình thao tác chuẩn đảm bảo cho công tác bảo quản, kiểm soát, theo dõi việc xuất, nhập và chất lượng thuTrườngốc. Đại học Kinh tế Huế SVTH: Phạm Thị Thanh Thảo 47
  60. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Thanh Thủy 2.2.1.6 Một số thông tin về kho hàng của công ty Cổ phần dược phẩm Vạn Ngân Kho nằm ở địa chỉ: Mân Quang 11, Ngô Quyền, Đà Nẵng. Diện tích 100m2 (5x20), mặt bằng thuê 150 triệu/ năm. Một số hình ảnh về kho hàng của công ty Cổ phần dược phẩm Vạn Ngân tại Đà Nẵng Khu vực thí nghiệm của bộ phận R&D Kho bảo quản nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Phạm Thị Thanh Thảo 48
  61. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Thanh Thủy Một số nguyên vật liệu được bảo quản ở kho lạnh Kho bảo quản thành phẩm Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Phạm Thị Thanh Thảo 49
  62. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Thanh Thủy Kho nguyên vật liệu của công ty Vạn Ngân Đà Nẵng  Tiêu chuẩn của kho hàng tại công ty Cổ phần dược phẩm Vạn Ngân - Thiết kế Theo quy định của Tổ chức Y tế Thế giới, điều kiện bảo quản bình thường là bảo quản trong điều kiện khô, thoáng và nhiệt độ từ 15 – 25 độ C hoặc tùy thuộc vào điều kiện khí hậu, nhiệt độ có thể lên đến 30 độ C. Phải tránh ánh sáng trực tiếp gây gắt, mùi từ bên ngoài vào và các dấu hiệu nhiễm khác. Kho lạnh: Nhiệt độ không vượt quá 8 độ C. Kho đông lạnh: Nhiệt độ không vượt quá – 10 độ C. Kho nhiệt độ phòng: Nhiệt độ trong khoảng 15-25 độ C, trong từng khoảng thời gian nhiệt độ có thể lên đến 30 độ C. - Trang thiết bị, dụng cụ Trang bị các phương tiện, thiết bị phù hợp để đảm bảo các điều kiện bảo quản: quạt thông gió, hệ thống điều hòa không khí, xe chở hàng, xe nâng, nhiệt kế, ẩm kế Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Phạm Thị Thanh Thảo 50
  63. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Thanh Thủy Kho bảo quản dược phẩm và mỹ phẩm có yêu cầu bảo quản đặc biệt: Các biện pháp đặc biệt cần được thực hiện đối với việc bảo quản các chất độc, chất nhạy cảm với ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm , chất có hoạt tính cao, và chất nguy hiểm như: các chất lỏng, chất rắn cháy nổ, các khí nén, các chất gây nghiện và các chất tương tự, các chất có độc tính cao, các vật liệu phóng xạ. Các thuốc, hoá chất có mùi như tinh dầu các loại, amoniac, cồn thuốc cần được bảo quản trong bao bì kín, tại khu vực riêng kín, tránh để mùi hấp thụ vào các thuốc khác. Đối với thuốc đòi hỏi điều kiện bảo quản có kiểm soát về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng thì những điều kiện này phải được theo dõi, duy trì liên tục và được điều chỉnh thích hợp khi cần thiết.  Nội quy chung của kho Đối với nhân viên kho - Về tác phong + Nhân viên kho mặc trang phục gọn gàng, mang thẻ kho đúng quy định. + Tuân thủ đúng thời gian quy định về giờ làm việc của công ty và lấy dấu vân tay đầy đủ. + Không tổ chức nhậu nhẹt, đánh bạc, gây xao nhãn trong công việc. - Về quy trình xuất nhập hàng + Tiến hành kiểm đếm hàng hóa của khách hàng kỹ lưỡng trước khi cho xuất hoặc nhập kho. Nếu phát hiện hàng bị lỗi, trầy xước, bể vỡ, cần lập biên bản ngay và báo cáo cho bộ phận phụ trách hoặc ban quản lí. + Mọi loại giấy giao nhận, phiếu xuất nhập hàng đều phải có đầy đủ thông tin và chữ kí xác nhận của các bên chịu trách nhiệm, bộ phận kho giữ lại một liên. - Về an toàn kho và hàng hóa trong kho Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Phạm Thị Thanh Thảo 51
  64. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Thanh Thủy + Mọi đồ đạt cá nhân đều phải bỏ đúng nói quy định, không được mang vào khu vực kho chứa hàng. + Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về vệ sinh an toàn lao động và phòng cháy chữa cháy. + Không tự ý thay đổi vị trí, mang hàng hóa ra ngoài khi chưa có sự cho phép của Thủ kho hoặc người có trách nhiệm liên quan. - Về sử dụng, bảo quản tài sản tồn kho + Mỗi nhân viên phải có ý thức bảo vệ tài sản công ty. Khi phát hiện các nguy cơ có khả năng gây hại hàng hóa hoặc tài sản kho hàng cần báo lại ngay cho ban lãnh đạo. + Tuân thủ các quy định về an toàn, tiết kiệm điện. - Về vệ sinh kho + Kho thường xuyên được quét dọn và luôn gọn gàng sạch sẽ. + Giữ gìn vệ sinh khuôn viên kho gọn gàng, không vứt rác bừa bãi. Đối với người ngoài công ty - Người không có phận sự không được phép vào kho. - Đối với khách hàng không tự ý đi vào kho khi chưa có sự cho phép của nhân viên kho. - Khách hàng muốn đến tham quan kho phải tuân theo sự hướng dẫn của Thủ kho hoặc người giám sát. - Khách hàng phải tuân thủ các quy định về phòng cháy và chữa cháy, vệ sinh an toàn lao động cũng như các nội quy kho hàng của công ty. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Phạm Thị Thanh Thảo 52
  65. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Thanh Thủy 2.2.1.7 Số liệu tồn kho của công ty Cổ phần dược phẩm Vạn Ngân Để đặt hàng dự trữ, đảm bảo thông suốt cho hoạt động sản xuất của mình, công ty sẽ tính toán khối lượng đặt hàng dựa trên các tiêu chí sau: - TrườngSản lượng hàng trong Đại kho: theo học báo cáo tồKinhn kho tế Huế SVTH: Phạm Thị Thanh Thảo 53
  66. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Thanh Thủy - Mức tiêu thụ: theo dự toán tiêu thụ - Chi phí đặt hàng: tùy theo hình thức đặt hàng và nhà cung cấp. - Chi phí dự trữ: căn cứ vào số lượng và nhu cầu dự trữ bảo hiểm Hiện tại công ty áp dụng mô hình lượng đặt hàng kinh tế cơ bản ( xin tham khảo mục lục 3). Tuy nhiên, do đặc điểm của nguyên liệu phục vụ công nghiệp dược và mỹ phẩm nên việc xác định lượng đặt hàng tối ưu lại phụ thuộc nhiều vào yếu tố như là phương thức đóng gói của nhà sản xuất, chu kì đặt hàng thay đổi, số lượng đặt hàng tối thiểu quy định bởi nhà sản xuất cho nên số lượng đặt hàng tối ưu thường căn cứ vào đặc điểm này và theo kinh nghiệm của nhân viên phòng R&D. Bảng 2.5. Số liệu tồn kho giai đoạn 2016 – 2018 Đơn vị tính: Đồng Việt Nam 2016 2017 2018 Thành phẩm 232.553.390 139.381.095 326.292.558 Nguyên vật liệu 20.651.761 16.764.098 24.975.093 Bao bì 5.829.171 3.814.017 3.479.451 (Nguồn: Phòng kế toán) Bảng trên thể hiện chung lượng hàng tồn kho của công ty còn các mặt hàng tồn chi tiết xin tham khảo ở mục phụ lục 4. Qua bảng trên ta thấy lượng hàng tồn kho của công ty còn lại sau khi sản xuất và phân phối là khá nhỏ, cụ thể đối với mặt hàng dược phẩm là những sản phẩm thuộc về sức khỏe nên hạn sử dụng tương đối ngắn chính vì điều đó mà công ty thúc đẩy việc tiêu thụ cho những mặt hàng này nhằm không phải hủy hàng hết hạn sử dụng dụng để không gây tổn thất cho công ty. Còn các mặt hàng mỹ phẩm cũng tồn lại ít chứng tỏ công ty đã áp dụng thành công mô hình JIT - mọi hàng hóa mua trong ngày sẽ được giao lập tức cho khách hàng, do vậy sẽ không có gì cần phải để trong kho hàng hóa và nguyên vật liệu được nhận đúng lúc để sử dụng cho sản xuấtTrường và được giao bán đúng Đại lúc cho học khách hàng. Kinh Để tránh tế tồn đ ọHuếng hàng mà vẫn SVTH: Phạm Thị Thanh Thảo 54
  67. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Thanh Thủy đảm bảo sự vận chuyển nhẹ nhàng của hàng hóa trong doanh nghiệp sản xuất khi áp dụng hệ thống JIT. Có một điều đặc biệt là giai đoạn 2016 đến 2017 lượng hàng tồn còn lại của công ty là giảm mạnh và tăng lại sau giai đoạn 2017 đến 2018 điều này được chứng minh năm 2017 doanh thu của công ty tăng tức có nghĩa công ty đẩy nhanh được lượng hàng bán tránh để tồn đọng hàng vào năm 2017 nhưng đến năm 2018 lúc này do việc tách ra thành một công ty con còn gặp nhiều khó khăn nên lượng hàng tồn kho lại tăng trở lại. Việc lưu trữ hàng hóa tại các kho như trên đảm bảo cho việc cung cấp nguyên liệu vật liệu một cách tốt nhất cho sản xuất, tránh hư hỏng, mất mát, thất thoát, hàng hóa cần được bảo vệ chống trộm, chống thời tiết xấu, ẩm mốc, chống làm biến dạng hàng hóa bằng những phương tiện, kĩ thuật phù hợp. Đối với nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm của ngành được yêu cầu phải được lưu trữ trong điều kiện nhiệt độ từ 20 – 40oC, độ ẩm cũng phải theo yêu cầu. Tất cả mặt hàng nguyên liệu được sử dụng tại công ty đều có hạn dùng, thông thường là 3 năm kể từ ngày sản xuất xưởng, cá biệt có các mặt hàng thương hiệu thì hạn dùng là 1 năm kể từ ngày xuất xưởng. Ví dụ như đối với một số nguyên liệu gần đến hạn dùng, Thủ kho thông bao đến phòng sản xuất có thể ưu tiên tiến hành sản xuất các mặt hàng sử dụng loại nguyên liệu này để tận dụng hết lượng nguyên liệu này. Đối với bao bì, công ty ghi chú trên thẻ kho của từng loại bao bì để nhân viên đặt hàng chú ý điều tiết lượng hàng về sử dụng hết trước ngày này, sai sót sẽ dẫn đến hủy, thanh lí bao bì. Việc xây dựng định mức tồn kho nguyên vật liệu ở công ty xuất phát từ mức tiêu thụ thành phẩm, mức tiêu thụ thành phẩm càng cao thì mức yêu cầu tồn kho nguyên vật liệu càng nhiều. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Phạm Thị Thanh Thảo 55
  68. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Thanh Thủy 2.2.2 Đánh giá mức độ hoàn thiện quản lí hàng tồn kho tại công ty Cổ phần dược phẩm Vạn Ngân 2.2.2.1 Mức độ hoàn thiện công tác hoạch định chính sách hàng tồn kho Về cơ bản, công tác hoạch định chính sách hàng tồn kho tại công ty Cổ phần dược phẩm Vạn Ngân được đánh giá là tương đối hoàn thiện bởi Vạn Ngân đã xác định được rõ mục tiêu cũng như xác lập được những quan điểm rõ ràng chi phối công tác quản lí hàng tồn kho. 2.2.2.2 Mức độ hoàn thiện quản lí hàng tồn kho về mặt hiện vật Trong công tác thiết kế và xây dựng kho bãi ở công ty Vạn Ngân đã đảm bảo được cả 4 yêu cầu về tính thích dụng, tính vững chắc, tính mỹ quan và tính tiết kiệm. Theo nguyên tắc xây dựng, trong công tác thiết kế và xây dựng hệ thống kho hàng được coi là hoàn thiện khi đáp ứng được những yêu cầu sau: - Thích dụng: Kho bãi được xây dựng thích hợp với các nhu cầu dự trữ, bảo quản hàng hóa, thuận tiện cho việc xuất nhập kho. - Vững chắc: Kho bãi được xây dựng đảm bảo các yếu tố thời gian sử dụng, chịu đựng trọng tải cho phép. Kho bãi có khả năng chống chịu được những ảnh hưởng tiêu cực của môi trường. - Mỹ quan: Đảm bảo yêu cầu về tính thẩm mỹ, kết cấu khoa học. - Tiết kiệm: Kho được xây dựng với chi phí thấp trong điều kiện đảm bảo đáp ứng đủ các tiêu chuẩn kĩ thuật tiết kiệm chi phí trong thực hiện nghiệp vụ kho. Tuy nhiên, kho bãi tại công ty Vạn Ngân vẫn còn một thiếu sót về hệ thống an ninh vẫn chưa được đảm bảo, hệ thống camera chưa được bao phủ toàn diện kho. 2.2.2.3 Mức độ hoàn thiện quản lí hàng tồn kho về mặt kế toán Công tác tính toán giá thành hàng tồn kho là tương đối hoàn thiện khi theo bảng báo cáo tài chính đã được kiểm toán độc lập của công ty Cổ phần dược phẩm Vạn Ngân các năm 2016 – 2018, công tác hàng tồn kho đảm bảo được các nguyên tắc cơ bản của Trườngkế toán, đặc biệt là nguyênĐại tắc thhọcận trọng. Kinh tế Huế SVTH: Phạm Thị Thanh Thảo 56
  69. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Thanh Thủy 2.2.2.4 Mức độ hoàn thiện quản lí hàng tồn kho về mặt kinh tế Để đánh giá mức độ hoàn thiện tồn kho về mặt kinh tế ta xem xét các chỉ tiêu sau: - Chỉ tiêu đáp ứng nhu cầu khách hàng: Công ty Cổ phần dược phẩm Vạn Ngân bán cho các đại lí, chi nhánh và nhà phân phối theo các đơn hàng có số lượng lớn và bán lẻ cho khách hàng đến mua hàng trực tiếp tại cửa hàng của công ty. Số lượng đơn dưới đây là số đơn đặt hàng lớn của đại lí, chi nhánh và nhà phân phối với công ty. Bảng 2.6. Chỉ tiêu đáp ứng nhu cầu khách hàng Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Số đơn hàng không 50 45 35 hoàn thành Tổng số đơn hàng 700 1000 950 Tỉ lệ đơn hàng khả thi 92,85% 95,5% 96,31% (Nguồn: Phòng kế toán) Trong 3 năm 2016 đến 2018 ta thấy tỉ lệ đơn hàng khả thi hay còn gọi tỉ lệ đơn hàng đáp ứng được nhu cầu khách hàng trung bình trên 94,88 % đây là tỉ lệ khá cao về việc đáp ứng được nhu cầu sản phẩm cho khách hàng điều này chứng tỏ công ty đã dự báo được nhu cầu tiêu dùng sản phẩm của khách hàng gần như tương đối đúng để dự trữ cũng như sản xuất thành phẩm đáp ứng kịp nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn trung bình 5,12 % đơn hàng không hoàn thành tức không đáp ứng kịp nhu cầu của khách hàng. Sau khi phỏng vấn Thủ kho để tìm hiểu nguyên nhân có 5,12% đơn hàng không hoàn thành được biết những đơn hàng không hoàn thành này có hai nguyên nhân một là do từ phía bộ phận nhận đơn đặt hàng của khách ghi nhầm địa chỉ nên công tác vận chuyển đã xảy ra sai sót làm đơn hàng không hoàn thành, nguyên nhân thứ hai một điều không thể thiếu trong kinh doanh là rủi ro từ việc boom hàng của khách, sau khi hàng được gửi đến đại chỉ người nhận thì bị trả lại hoặc không gọi được cho khách nhận hàng khiến cho những đơn hàng này phải quay về lại với công ty Trườngvà trở thành những đơnĐại hàng khônghọc hoàn Kinh thành. Hỏi vtếề các Huếmặt hàng thường SVTH: Phạm Thị Thanh Thảo 57