Khóa luận Thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất cây keo lai trên địa bàn xã Quang Minh - huyện Bắc Quang - tỉnh Hà Giang

pdf 69 trang thiennha21 19/04/2022 3360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất cây keo lai trên địa bàn xã Quang Minh - huyện Bắc Quang - tỉnh Hà Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_thuc_trang_va_giai_phap_phat_trien_san_xuat_cay_ke.pdf

Nội dung text: Khóa luận Thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất cây keo lai trên địa bàn xã Quang Minh - huyện Bắc Quang - tỉnh Hà Giang

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  HOÀNG HIỆP SỸ Tên đề tài: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY KEO LAI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ QUANG MINH, HUYỆN BẮC QUANG, TỈNH HÀ GIANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng nghiên cứu Chuyên ngành : Phát triển nông thôn Khoa : Kinh tế và phát triển nông thôn Khóa học : 2015 - 2019 Thái Nguyên, 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  HOÀNG HIỆP SỸ Tên đề tài: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY KEO LAI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ QUANG MINH, HUYỆN BẮC QUANG, TỈNH HÀ GIANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng nghiên cứu Chuyên ngành : Phát triển nông thôn Lớp : K47 - PTNT Khoa : Kinh tế và phát triển nông thôn Khóa học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn : Th.S Lưu Thị Thùy Linh Thái Nguyên, 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Được sự đồng ý và tạo điều kiện của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa Kinh Tế và Phát Triển nông thôn và Cô giáo hướng dẫn Th.s. Lưu Thị Thùy Linh em đã tiến hành thực hiện khóa luận tốt nghiệp đề tài: “Thực trạng và giải pháp nhằm phát triển sản xuất cây keo lai trên địa bàn xã Quang Minh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang”. Để hoàn thành được khóa luận này, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình nghiên cứu và rèn luyện tại trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn Th.S Lưu Thị Thùy Linh đã tận tình, chu đáo, hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Đảng ủy – HĐND – UBND và các đoàn thể trong xã Quang Minh đã quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ để em có thể hoàn thành tốt kỳ thực tập tốt nghiệp trong thời gian em thực tập tại cơ quan. Trong suốt quá trình thực tập, mặc dù đã cố gắng để thực hiện đề tài, nhưng do kiến thức và kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế. Vì vậy, bài khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy, cô giáo và các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái nguyên, ngày tháng năm 2019 Người thực hiện Hoàng Hiệp Sỹ
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1: Diện tích và cơ cấu đất xã Quang Minh năm 2018 68 Bảng 4.2: Giá trị, cơ cấu ngành kinh tế xã Quang Minh giai đoạn 2016 - 2018 70 Bảng 4.3: Tình hình dân số và lao động xã Quang Minh năm 2018 71 Bảng 4.3:Diện tích trồng keo lai của xã Quang Minh ( 2016 – 2018) 73 Bảng 4.4: Đặc điểm cơ bản của các hộ điều tra sản xuất keo lai 75 Bảng 4.5: Chi phí kiến thiết ban đầu cho 1ha trồng keo lai 76 Bảng4.6: Chi phí chăm sóc từ 2- 5 năm 77 Bảng4.7: Chi phí trồng 1ha keo lai xã Quang Minh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang 77 Bảng 4.8: Hiệu quả kinh tế theo quy mô diện tích của các hộ điều tra trên 1 ha năm 2018 79 Bảng 4.9: Tình hình tham gia các lớp tập huấn của các hộ điều tra 81 Bảng 4.10: Kết quả đánh giá của các hộ điều tra về các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất keo lai trên địa bàn xã Quang Minh. 83
  5. iii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIÊT TẮT SL : Số lượng CC : Cơ cấu BQ : Bình quân NN : Nông nghiệp TM-DV : Thương mại dịch vụ TB : Trung bình TH : Trung học THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông ĐH-CĐ : Đại học cao đẳng DT : Diện tích NSBQ : Năng suất bình quân ĐVT : Đơn vị tính KT : Kinh tế XH : Xã hội LĐ : Lao động
  6. iv MỤC LỤC Phần 1. MỞ ĐẦU 43 1. Tính cấp thiết của đề tài 43 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 44 1.2.1. Mục tiêu chung 44 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 44 1.3 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 45 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 45 1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn 45 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 46 2.1. Cơ sở lý luận về phát triển sản xuất cây keo lai 46 2.1.1 Một số khái niệm cơ bản 46 2.1.2 Nội dung phát triển sản xuất cây keo lai 48 2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cây keo lai 52 2.2 Cơ sở thực tiễn 54 2.2.1 Tình hình phát triển sản xuất một số cây lấy gỗ trên thế giới 54 2.2.2 Tình hình phát triển sản xuất cây keo lai ở Việt Nam 56 2.3 Một số bài học kinh nghiệm 59 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 61 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 61 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 61 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 61 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 61 3.3. Nội dung nghiên cứu 61 3.4. Phương pháp nghiên cứu 62 3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu 62 3.2.2 Phương pháp xứ lý và phân tích thông tin 63
  7. v 3.2.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu 63 3.3.1 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 64 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 66 4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 66 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 66 4.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội 70 4.2 .Tình hình phát triển sản xuất trồng cây keo lai trên địa bàn xã Quang Minh, huyện Bắc Quang, Hà Giang 72 4.3 Thực trạng phát triển sản xuất trồng cây keo lai trong các hộ nông dân trên địa bàn xã Quang Minh 75 4.3.1 Đặc điểm của các hộ nông dân 75 4.3.2 Thực trạng phát triển sản xuất cây keo lai trong các hộ điều tra 76 4.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cây keo lai 83 4.4.1 Điều kiện tự nhiên 84 4.4.2 Cơ chế chính sách 84 4.4.3 Nguồn vốn 85 4.4.4 Lao động 86 4.4.5 Sâu bệnh hại 86 4.5 phân tích SWOT 87 4.5.2 Khó khăn 88 4.6 Giải pháp phát triển sản xuất cây keo lai trên địa bàn xã Quang Minh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang 89 4.6.1 Một số định hướng chủ yếu để phát triển sản xuất cây keo lai 89 4.6.2 Những giải pháp thực hiện nhằm phát triển sản xuất cây keo lai 90 PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 95 5.1 Kết luận 95 5.2 Kiến nghị 96 5.2.1 Đối với nhà nước 96
  8. vi 5.2.2 Đối với chính quyền địa phương 96 5.2.3 Đối với các hộ nông dân sản xuất cây keo lai 97 TÀI LIỆU THAM KHẢ0 99
  9. 43 Phần 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đứng trước nguy cơ suy thoái về tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp như hiện nay, việc khuyến khích trồng rừng, chế biến và sử dụng gỗ rừng trồng đang được xem là một giải pháp hữu hiệu làm giảm áp lực về lâm sản gỗ lên rừng tự nhiên phục vụ cho nhu cầu phát triển. Vì vậy, việc phát triển trồng rừng sản xuất là một yêu cầu tất yếu khách quan của sự vận động và phát triển kinh tế mang tính chất xã hội hóa cao. Xác định được tầm quan trọng của việc trồng rừng sản xuất, trong những năm qua Đảng và Nhà nước rất quan tâm tới việc trồng rừng, đồng thời có nhiều chủ trương, định hướng, chính sách khuyến khích phát triển trồng rừng sản xuất. Quang Minh là một trong những xã của huyện Bắc Quang có phong trào trồng rừng sản xuất phát triển mạnh, diện tích đất lâm nghiệp chiếm phần lớn tổng diện tích đất tự nhiên. Trong những năm qua cùng với các chính sách phát triển trồng rừng sản xuất, sự hỗ trợ của Chính phủ và các tổ chức trong và ngoài nước, xã Quang Minh đã triển khai nhiều dự án trồng rừng góp phần tăng độ che phủ rừng và cải thiện đời sống kinh tế cho người dân ở địa phương. Mấy năm gần đây, phong trào trồng keo ở địa phương phát triển khá mạnh và đưa lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần cải thiện đời sống của các hộ nông dân. Trồng và phát triển cây keo lai trên địa bàn xã Quang Minh đang được Nhà nước, chính quyền địa phương và chính người dân quan tâm và ủng hộ. Cây keo lai đang là một cây công nghiệp góp phẩn xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho người dân địa phương, cung cấp nguyên liệu gỗ cho các nhà máy chế biến gỗ và phát triển vùng kinh tế ở địa bàn xã nghèo.Tuy nhiên vấn đề phát triển rừng trồng, khai thác hiệu quả kinh tế từ rừng trong những năm qua ở địa bàn xã Quang Minh vẫn còn một số hạn chế. Diện tích
  10. 44 rừng trồng phát triển chưa đồng đều, một số diện tích rừng trồng năng suất thấp, chất lượng hiệu quả và độ bền vững của rừng chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng thế mạnh của vùng. Nguyên nhân chủ yếu là do phần lớn người dân trực tiếp trồng rừng có trình độ nhận thức chưa cao, kỹ thuật trồng và chăm sóc, cơ sở vật chất thiếu thốn, đội ngũ cán bộ khuyến lâm còn mỏng đã ảnh hưởng nhiều đến kết quả và hiệu quả trồng rừng, đặc biệt là cây keo lai. Xuất phát từ tình hình thực tế trên, để góp phần tìm ra giải pháp phát triển sản xuất cây keo lai ở xã Quang Minh, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất cây keo lai trên địa bàn xã Quang Minh – huyện Bắc Quang – tỉnh Hà Giang” 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Mục tiêu chung của đề tài là đánh giá thực trạng phát triển sản xuất cây keo lai trên địa bàn xã Quang Minh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang , trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp phát triển sản xuất cây keo lai phù hợp với điều kiện của địa phương. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa được cở sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất cây keo lai; - Đánh giá được thực trạng phát triển sản xuất cây keo lai trên địa bàn xã Quang Minh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang giai đoạn 2016 – 2018; - Đánh giá được hiệu quả kinh tế của cây keo lai trên địa bàn xã Quang Minh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang; - Phân tích được những thuận lợi và khó khăn trong phát triển sản xuất cây keo lai trên địa bàn xã Quang Minh, huyện Bắc Quang,tỉnh Hà Giang; - Đề xuất được một số giải pháp chủ yếu ảnh hưởng đến việc sản xuất cây keo lai trên địa bàn xã Quang Minh, huyện Bắc Quang,tỉnh Hà Giang.
  11. 45 1.3 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Củng cố kiến thức từ cơ sở đến chuyên ngành đã học trong trường và ứng dụng kiến thức đó trong thực tiễn. - Rèn luyện kỹ năng thu thập thông tin và xử lý số liệu, viết báo cáo. - Giúp hiểu thêm về tình hình trồng và sản xuất cây keo và tình hình kinh tế xã hội tại địa phương. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Nhận thức được những gì đã làm được và chưa làm được khi đưa ra những giải pháp nhằm phát triển sản xuất cây keo trên địa bàn huyện, để từ đó có hướng đi đúng đắn. - Là tài liệu tham khảo cho các sinh viên khóa sau có cùng hướng nghiên cứu.
  12. 46 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý luận về phát triển sản xuất cây keo lai 2.1.1. Một số khái niệm cơ bản 2.1.1.1 Khái niệm phát triển Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về phát triển. Trong lịch sử triết học, quan điểm siêu hình xem sự phát triển chỉ là sự tăng, giảm thuần túy về lượng, không có sự thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng, đồng thời nó xem sự phát triển là quá trình tiến lên liên tục, không phải trải qua những bước quanh co phức tạp. Đối lập với quan điểm siêu hình, trong phép biện chứng khái niệm phát triển dùng để chỉ quá trình vận động của sự vật, hiện tượng theo khuynh hướng đi lên, từ trình độ thấp đến trình độ cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.[1] Theo Raaman Weitz (1995): "Phát triển là một quá trình thay đổi liên tục làm tăng trưởng mức sống con người và phân phối công bằng những thành quả tăng trưởng trong xã hội''. Ngân hàng thế giới đưa ra khái niệm có ý nghĩa rộng lớn hơn, bao gồm những thuộc tính quan trọng liên quan đến hệ thống giá trị của con người, đó là: ''Sự bình đẳng hơn về cơ hội, sự tự do về chính trị và các quyền tự do công dân để củng cố niềm tin trong cuộc sống của con người trong mối quan hệ với nhà nước, với cộng đồng, ''.Trong kinh tế, phát triển là quá trình chuyển biến về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định, trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng sản phẩm, sự hoàn thiện về cơ cấu kinh tế và việc nâng cao chất lượng mọi mặt cuộc sống.[2].Phát triển là việc nâng cao phúc lợi của nhân dân, nâng cao tiêu chuẩn sống, cải thiện giáo dục, sức khỏe và đảm bảo sự bình đẳng cũng như quyền công dân [3]. Tuy có nhiều quan niệm khác nhau về sự phát triển, nhưng tựu chung lại các ý kiến cho rằng: Phát triển là một phạm trù về hệ thống giá trị của con người.
  13. 47 Ngày nay, mọi quốc gia đều phấn đấu vì mục tiêu phát triển và trải qua thời gian, khái niệm về phát triển cũng đã đi đến thống nhất: “Phát triển kinh tế được hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế xã hội. Phát triển kinh tế được xem như là quá trình biến đổi cả về lượng và về chất, nó là sự kết hợp chặt chẽ quá trình hoàn thiện của cả hai vấn đề kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia” (nguồn: loigiaihay.com/nguyen-ly-ve-su-phat-trien.html) 2.1.1.2 Khái niệm về sản xuất Sản xuất hay sản xuất của cải vật chất là hoạt động chủ yếu trong các hoạt động kinh tế của con người. Sản xuất là hoạt động của con người sử dụng các công cụ lao động để tác động vào đối tượng lao động nhằm làm ra sản phẩm để sử dụng, hay để trao đổi trong thương mại. Quyết định sản xuất dựa vào những vấn đề chính sau: sản xuất cái gì? Sản suất như thế nào? Sản xuất cho ai? [3] Có ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất là sức lao đông, đối tượng lao động và tư liệu lao động: Sức lao động: là tổng hợp thể lực và trí lực của con người được sử dụng trong quá trình lao động. Sức lao động mới chỉ là khả năng của lao động còn lao động là sự tiêu dùng sức lao động trong thực hiện. Đối tượng lao động: là bộ phận của giới tự nhiên mà lao động của con người tác động vào nhằm biến đổi nó theo mục đích của mình. Đối tượng lao động có hai loại. Loại thứ nhất có sẵn trong tự nhiên như các khoáng sản, đất, đá, thủy sản Các đối tượng lao động loại này liên quan đến các ngành công nghiệp khai thác. Loại thứ hai đã qua chế biến nghĩa là đã có sự tác động của lao động trước đó, ví dụ như thép phôi, sợi dệt, bông Loại này là đối tượng lao động của các ngành công nghiệp chế biến.
  14. 48 Tư liệu lao động: là một vật hay các vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con người lên đối tượng lao động, nhằm biến đổi đối tượng lao động thành sản phẩm đáp ứng nhu cầu của con người. Tư liệu lao động lại gồm bộ phận trực tiếp tác động vào đối tượng lao động theo mục đích của con người, tức là công cụ lao động, như các máy móc để sản xuất), và bộ phận trực tiếp hay gián tiếp cho quá trình sản xuất như nhà xưởng, kho, sân bay, đường xá, phương tiện giao thông. Trong tư liệu lao động, công cụ lao động giữ vai trò quyết định đến năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Sản xuất thường bao gồm một hay một số hoạt động như sau: - Hoạt động làm thay đổi hình thái vật chất ở các giai đoạn từ nguyên liệu thô tới sản phẩm hoàn thiện; - Hoạt động làm thay đổi trạng thái của sản phẩm thông thường đây là quá trình làm đa dạng hóa sản phẩm thông qua chế biến; - Hoạt động làm thay đổi vị thế sản phẩm qua một giai đoạn thời gian thông thường đây là quá trình lưu giữ và bảo quản sản phẩm làm tăng giá trị của sản phẩm; - Hoạt động cung cấp dịch vụ đây là hoạt động vô cùng quan trọng không thể thiếu đối với sản xuất, hoạt động này có tác dụng thúc đẩy sản xuất phát triển bằng việc thực hiện truyền thông kỹ thuật tiến bộ trong sản xuất thông qua hệ thống khuyến nông và khuyến công. 2.1.2 Nội dung phát triển sản xuất cây keo lai 2.1.2.1 Đặc điểm sinh học - kỹ thuật và vai trò của cây keo lai a) Đặc điểm sinh học của cây keo lai. Keo lai là sự kết hợp giữa hai loài: keo lá tràm (Acacia Auriculiormis) và Keo tai tượng (Acacia Mangium) và được tuyển chọn từ những cây đầu dòng có năng suất cao. Cây có nguồn gốc ở Australia, được trồng phổ biến ở Đông Nam Á, ở Việt Nam cây được trồng rộng rãi trên toàn quốc trong những năm gần đây. Cây mọc tốt ở hầu hết các dạng đất, thích nghi nhất là ở các tỉnh
  15. 49 từ Quảng Bình trở vào. Cây có thể cao đến 25 - 30 m, đường kính lên đến 60 - 80 cm. Cây ưa sáng, mọc nhanh, có khả năng cải tạo đất, chống xói mòn, chống cháy rừng. Gỗ thẳng, màu vàng trắng có vân, có giác lõi phân biệt, gỗ có tác dụng nhiều mặt: kích thước nhỏ làm nguyên liệu giấy, kích thước lớn sử dụng trong xây dựng, đóng đồ mộc mỹ nghệ, hàng hóa xuất khẩu.[5] Điều kiện gây trồng: Yêu cầu lượng mưa từ 1.500 - 2.500 mm/năm. Mọc tốt trên đất có độ pH từ 3 -7. Nhiệt độ bình quân: 22oC, tối thích từ 24 – 28oC, giới hạn 40oC. Đất đai: chủ yếu trồng trên các loại đất ferali, tầng dày tối thiểu 75 cm, tối ưu: 4 - 50 cm. Đất phù sa cổ, đất xám bạc màu, đất phèn lên luống không bị ngập nước đều có thể trồng được. [5] b) Vai trò của phát triển keo lai - Đối với hộ nông dân Hiện nay trên 70% lao động xã hội của đất nước đang sống ở khu vực nông thôn. Phát triển sản xuất cây keo lai có ý nghĩa rất quan trọng đối với các hộ nông dân. Với nền nông nghiệp truyền thống, trồng cây ngắn ngày thì thời gian nông nhàn của người nông dân tương đối dài dẫn đến dư thừa lao động. Phát triển sản xuất cây keo lai sẽ góp phần đa dạng hóa sản xuất, giúp người nông dân sử dụng thời gian nông nhàn của mình hiệu quả hơn, sử dụng lao động hiệu quả. Tạo thêm việc làm cho người lao động, thu hút lao động nhàn rỗi. Mặt khác, phát triển sản xuất cây keo lai còn tạo ra nguồn thu nhập ổn định cho người dân, thu nhập ngày càng tăng lên, xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu và từng bước cải thiện cuộc sống của chính mình. - Đối với phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Keo lai được đánh giá là một loại cây mang lại giá trị kinh tế cao. Gỗ keo làm nguyên liệu cho nhà máy sản xuất giấy, ván dăm, ván nhân tạo, làm hàng mỹ nghệ xuất khẩu và đang được thị trường ưa chuộng. Đặc biệt đối với keo lai có độ tuổi từ 14 – 15 năm sẽ cho gỗ có giá trị cao trong việc làm, mộc,
  16. 50 xẻ ván, Cây keo lai, ngoài nguồn lợi trực tiếp thu được từ sản phẩm gỗ, còn có giá trị cải thiện môi trường sinh thái, cải tạo đất – nhất là đối với những vùng đất bị nhiễm phèn, chống xói mòn, rửa trôi đất, hạn chế thiên tai, lũ lụt. Cây keo lai còn góp phần tạo thêm môi trường xanh sạch, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm không khí do ngành công nghiệp gây ra, giảm thiểu nguy cơ cháy rừng trong mùa khô. 2.1.2.2 Nội dung phát triển cây keo lai a) Mở rộng diện tích trồng cây keo lai của các hộ gia đình Việc xem xét đánh giá tình hình và hiệu quả sử dụng đất trồng cây keo lai là một trong những nội dung quan trọng. Các hộ gia đình phải chú ý tới việc sử dụng đất sản xuất hiệu quả hơn đối với phát triển cây keo lai như chuyển dịch cơ cấu kinh tế để thuận lợi cho canh tác, đồng thời mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất trồng cây có năng suất thấp sang trồng cây keo lai và các loại cây có giá trị kinh tế cao. b) Tăng đầu tư thâm canh cây keo lai - Tăng vốn đầu tư cho cây keo lai Đối với phát triển sản xuất cây trồng cũng như chăn nuôi thì hoạt động đầu tư vốn là rất quan trọng. Cây keo lai là cây trồng trong thời gian ngắn từ 5-6 năm, nên yêu cầu đầu tư cho thời gian đầu là rất lớn do vậy khâu lên kế hoạch huy động và sử dụng vốn là rất cần thiết để không làm ảnh hưởng tới quá trình sản xuất sau này. Từ phía người trồng cây keo lai cũng vậy, việc đầu tiên là họ phải huy động được nguồn vốn cần thiết cho sản xuất, đó có thể là nguồn vốn đi vay hoặc là nguồn vốn họ tự có. Để hỗ trợ việc vay vốn cho các hộ sản xuất cây keo lai các ban ngành chức năng, chính quyền địa phương cùng với công ty chế biến xuất khẩu gỗ keo trên địa phương cần có những chủ trương, chính sách, hoạt động phù hợp, đảm bảo điều kiện sản xuất cho người dân, tuyên truyền cho dân biết, dân hiểu thông tin vay vốn từ các tài
  17. 51 chính tín dụng hiện nay, công ty sẽ hỗ trợ cho người dân được vay vốn với lãi suất ưu đãi. - Tăng cường sử dụng giống cây keo lai mới Giống keo lai là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất sản lượng và chất lượng gỗ keo nên việc chọn giống là rất quan trọng. Người dân nên thường xuyên sử dụng những giống cây keo lai mới tạo ra năng suất cao hơn, ít nhiễm bệnh và có sức đề kháng gió trong mùa mưa bão và giống cây phù hợp trên nhiều loại môi trường, thích hợp cho vùng cao. - Tăng cường áp dụng kỹ thuật trong sản xuất cây keo lai Để góp phần nâng cao trình độ kỹ thuật phát triển sản xuất cây keo lai, cơ quan chức năng cùng chính quyền địa phương cần có những hoạt động cụ thể giúp người dân nâng cao tay nghề hơn. Đó là việc mở những khóa đào tạo về kỹ thuật trồng cây, chăm sóc cây, thu hoạch gỗ keo lai, hỗ trợ về kỹ thuật và thông tin để người sản xuất hiểu biết và nắm vững những yêu cầu trong kỹ thuật, đào tạo để người dân ở đây biết áp dụng các khoa học kỹ thuật công nghệ hiện đại vào sản xuất cây keo lai, khuyến khích người dân sử dụng các loại thuốc BVTV sinh học và có nguồn gốc sinh học, nghiêm cấm sử dụng các loại phân tươi, thuốc BVTV cấm, thuốc BVTV ngoài danh mục, tránh lạm dụng các loại phân đạm. c) Nâng cao kỹ thuật khai thác gỗ keo lai cho các hộ nông dân Để sản lượng gỗ keo khai thác và giá trị sản xuất trong một năm tăng lên thì người sản xuất phải biết áp dụng các kỹ thuật mới vào quá trình thu hoạch. Cần nâng cao tay nghề của người khai thác, áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật vào khai thác có hiệu quả, tránh những mất mát không đáng có Vì vậy, trong quá trình sản xuất phải luôn tìm tòi, học hỏi những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới để cải thiện năng suất chất lượng gỗ của cây keo lai. d) Xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật
  18. 52 Hệ thống thủy lợi, đường điện, đường giao thông xung quanh rừng trồng keo lai là những cơ sở hạ tầng kỹ thuật quan trọng để phát triển sản xuất cây keo lai. Các cấp chính quyền cần hỗ trợ đóng góp, tham gia với bà con trong quá trình phát triển cơ cở kỹ thuật được tốt hơn như: thiết kế đường liên xã, liên thôn phải đảm bảo mặt đường rộng. e) Tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Thị trường tiêu thụ ổn định là điều kiện cần thiết để người dân trồng keo lai phát triển và luôn giữ được bền vững. Hoạt động tiêu thụ có thể là trong nước, ngoài nước nhưng luôn phải đảm bảo tính khả thi của sản phẩm, đảm bảo uy tín và thương hiệu của sản phẩm. Muốn vậy chúng ta cần phải tạo ra nhiều mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Người dân nơi đây sẽ thu hoạch trực tiếp gỗ keo lai và bán trực tiếp cho các thương lái, công ty chế biến gỗ nguyên liệu, gỗ dăm, công ty xuất khẩu gỗ nguyên liệu để tiêu thụ ra thị trường trong nước cũng như nước ngoài. Để liên kết giữa thương lái, công ty và người dân trong việc thu mua gỗ keo lai được tốt hơn thì các chủ thương lái, công ty cần đưa ra giá cả mua gỗ hợp lí với người dân, tránh tình trạng người dân bán gỗ ra ngoài cho các tư thương thu gom gỗ lậu với giá cả cao hơn và tránh tình trạng thu hoạch ồ ạt mà giá bán gỗ lại thấp gây ảnh hưởng trực tiếp tới người trồng keo. 2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cây keo lai 2.1.3.1 Các yếu tố về tự nhiên Điều kiện tự nhiên như thời tiết, khí hậu, chất lượng đất, nguồn nước phục vụ cho quá trình sản xuất là những yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định đến chất lượng sản phẩm. Cây keo lai rất dễ phát triển và đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật không cao nên rất phù hợp cho những vùng đất cao, có khí hậu nhiệt đới ẩm. Việc phát triển sản xuất gắn liền với quy hoạch phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp của địa phương.
  19. 53 2.1.3.2 Yếu tố về thị trường Thị trường vừa là điều kiện vừa là phương tiện để thực hiện tái sản xuất và là khâu trung gian cần thiết giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Xác định thị trường cho sản phẩm có tác dụng quan trọng nhằm xác định đúng mục tiêu, kế hoạch sản xuất của mình. Vì vậy nghiên cứu thị trường, mở rộng thị trường, ổn định giá cả luôn là vấn đề quan trọng đối với các đơn vị, hộ nông dân sản xuất, các nhà nghiên cứu kinh tế. 2.1.3.3 Yếu tố về vốn, cơ sở hạ tầng Cây keo lai là cây công nghiệp trồng trong thời gian ngắn, nên vốn đầu tư ban đầu rất cần và sử dụng hiệu quả. Vốn được coi là chìa khóa bởi lẽ muốn tiến hành một hoạt động sản xuất, dự án lớn nào đó thì yếu tố cần thiết đầu tiên là vốn đầu tư. Khi thiếu vốn, sử dụng nguồn vốn không hiệu quả thì sẽ làm cản trở việc phát triển sản xuất, mở rộng diện tích, lãng phí nguồn vốn. Phát triển cơ sở hạ tầng là yếu tố rất quan trọng thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa. Cơ sở hạ tầng ngày càng phát triển và được nâng cấp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người nông dân trong việc phát triển sản xuất và mở rộng quy mô. 2.1.3.4 Yếu tố về khoa học kỹ thuật Trong điều kiện kinh tế ngày càng phát triển thì việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất thúc đầy phát triển sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Nhờ áp dụng nhiều tiến bộ khoa học công nghệ mà các nước tư bản đã tạo ra lực lượng sản xuất cao, khối lượng hàng hóa tạo ra lớn hơn, nâng cao thu nhập cũng như mức sống cho người dân. Việc phát triển sản xuất cây trồng trước hết cần chú trọng trang bị cho người dân các kiến thức thiết yếu về trồng trọt, trồng cây gì cho phù hợp với vùng sản xuất trước khi bắt tay vào các hoạt động sản xuất. Những kiến thức này có thể học ở trường lớp, trong sách vở, báo, tài liệu tham khảo, những người thân hay có thể học trong chính cuộc sống thường ngày của mình. Như
  20. 54 việc phát triển sản xuất cây keo lai người dân cần biết được các loại giống keo lai tốt, cách chọn giống phù hợp, cách trồng, quá trình chăm sóc, bón phân phù hợp và thu hoạch với hiệu quả kinh tế cao nhất. Hiểu biết để phòng tránh những khó khăn trong quá trình trồng keo lai để có những biệt pháp phù hợp để giải quyết. 2.1.3.5 Yếu tố về chủ trương và chính sách Những chủ trương chính sách của nhà nước cũng có tác động mạnh mẽ tới người dân. Chủ trương của Đảng và Nhà Nước luôn theo sát sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn, có những cơ chế chính sách kịp thời đúng đắn trong từng thời điểm để người nông dân sản xuất ngày càng gắn bó với nông nghiệp, nông thôn. Như dự án trồng rừng theo quyết định 147/2007/QĐ- TTg của thủ tướng Chính Phủ về một số chính sách phát triển trồng rừng sản xuất giai đoạn 2007 – 2015. Quyết định này quy định về những hỗ trợ đầu tư của nhà nước về trồng rừng và khuyến lâm, giúp người dân mở rộng diện tích trồng rừng.[12] Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ về các chế độ chính sách và khuyến khích trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc của Nhà nước. Quyết định này quy định về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao, cho thuê, khoán rừng và đất lâm nghiệp để bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng, nhằm tạo động lực kinh tế khuyến khích nhân dân tích cực tham gia bảo vệ và phát triển rừng; làm cho thu nhập từ rừng trở thành một nguồn thu đáng kể, góp phần bảo đảm cuộc sống của người làm nghề rừng; đồng thời, làm rõ trách nhiệm của người được giao, được thuê, nhận khoán rừng đối với việc bảo vệ và phát triển rừng.[13] 2.2 Cơ sở thực tiễn 2.2.1 Tình hình phát triển sản xuất một số cây lấy gỗ trên thế giới a) Tình hình sản xuất một số cây lấy gỗ trên thế giới
  21. 55 Nhu cầu về các mặt hàng được làm từ gỗ của người tiêu dùng trên thế giới ngày càng lớn, đòi hỏi các nước phải đẩy mạnh việc sản xuất các mặt hàng từ gỗ ngày càng nhiều. Các nước trên thế giới đang tích cực đẩy mạnh sản xuất, trồng rừng với nhiều loại cây lấy gỗ nhằm đáp ứng nhu cầu chế biến gỗ của mình. Một số loại cây được các nước trồng nhiều như : thông, bạch đàn, keo lai, sồi, , rừng hiện nay bao phủ khoảng 40 triệu km2, tức là chưa tới một phần ba bề mặt trái đất. Các nước Trung Quốc, Việt Nam, Philipines và Ấn Độ, diện tích rừng che phủ đã và đang được tăng lên. Nhưng từ năm 2000 đến 2012, toàn thế giới đã mất đi 2,3 triệu km2 rừng, lớn hơn diện tích nước Mông Cổ. Cũng trong thời gian đó đã hình thành 800.000 km2 rừng mới trồng. Brazil đã thành công trong việc bảo vệ rừng. Trong khi từ 2003 đến 2004, nước này đã phá khoảng 40.000 km2 rừng thì tới 2010 và 2011, mức độ triệt hạ rừng đã giảm một nửa. Diện tích rừng ở vùng ôn đới chỉ giảm nhẹ, ở đây cũng có nhiều diện tích trồng mới rừng. Tại Đức trong khoảng thời gian từ năm 2000-2012, theo nghiên cứu này, đã có 4.980 km2 rừng bị biến mất, trong khi diện tích trồng mới là 2585 km2.[6] b) Tình hình tiêu thụ gỗ trên thế giới. Theo EOS (tổ chức ngành công nghiệp xưởng cưa của châu Âu), sản xuất và tiêu thụ gỗ xẻ mềm giảm 1,1% và 2,2% trong năm 2013. Các thành viên của EOS dự đoán sản xuất gỗ xẻ cứng tăng 1,2 % trong năm nay mặc dù nhu cầu dự báo giảm 2% Châu Âu nhiều khu vực xưởng cưa đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, do tình hình kinh tế khó khăn, hoạt động xây dựng thấp, niềm tin tiêu dùng thấp, chi phí nguyên liệu thô lại tăng cao. Bỉ và Romania báo cáo tăng trưởng sản xuất gỗ xẻ mềm tương ứng với 1,4% và 3,4%; trong khi Đức, Áo, Thụy Điển đều dự báo giảm dao động từ 3,7%-7,9%. Sản xuất gỗ xẻ mềm tại Anh với thị phần chiếm khoảng 4,1% tổng sản lượng của EOS, trong khi đó mức tiêu thụ tại Anh đạt 12,9% tổng
  22. 56 sản lượng, đứng vị trí thứ ba sau Đức và Pháp Năm 2012, sản xuất gỗ xẻ cứng tăng 8,2%. Khối lượng gia tăng 5% tại một số thị trường như: Áo, Pháp và Ý, tăng 9% ở Bỉ và gia tăng mạnh nhất tại thị trường Romania. [7] 2.2.2 Tình hình phát triển sản xuất cây keo lai ở Việt Nam a) Tình hình sản xuất cây keo lai ở Việt Nam Cây keo lai là loại cây dễ trồng và ít tốn kém nên ngày càng được nhiều người nông dân trồng và mở rộng diện tích. Ở nước ta cây keo lai được trồng nhiều ở các tỉnh như Ninh Thuận, Cà Mau, Quảng Ngãi, Quảng Bình, Hà Tĩnh, và đặc biệt là được trồng nhiều ở các vùng sinh thái. Những năm gần đây nhiều hộ dân, doanh nghiệp trên địa bàn huyện miền núi Bác Ái – tỉnh Ninh Thuận đã đưa vào trồng cây keo lai trên vùng đất dốc và đồi núi trọc vùng cao và bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Xã Phước Thành hiện có trên 200ha cây keo lai từ 1-4 năm tuổi. Do ở đây đất đai khô cằn, thiếu nước tưới, những năm gần đây nhiều hộ nông dân bắt đầu chuyển từ cây trồng không hiệu quả sang trồng cây keo lai. Khi trồng keo lai trong mô hình, mỗi hộ nông dân được hỗ trợ 3 triệu đồng theo chương trình 30a chi phí mua giống và phân bón nên người dân có rất nhiều hộ đăng ký trồng keo lai. Việc đưa vào trồng keo lai trên địa bàn Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận có thể mở ra một hướng đi mới trong việc phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo cho người dân tại đây.[8] Vài năm gần đây, việc đưa cây keo lai trồng trên đất rừng U Minh hạ (Cà Mau) mang lại hiệu quả kinh tế cao đã mở ra hướng làm giàu chính đáng cho người dân xứ này. Trước đây, rừng trồng trên lâm phần U Minh hạ chủ yếu là cây tràm cừ bản địa. Qua các chu kỳ kinh doanh rừng thì cây tràm cho năng suất không cao, giá trị sinh lời trên một đơn vị diện tích so với một số loài cây trồng khác thấp hơn. Để bổ sung và từng bước đa dạng cây trồng, nhiều đơn vị lâm nghiệp ở tỉnh Cà Mau đưa cây keo lai vào trồng trên đất
  23. 57 rừng U Minh hạ, vừa rút ngắn chu kỳ kinh doanh, vừa cho hiệu quả kinh tế cao, cải thiện môi trường tốt. Hiện nay, tại Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp U Minh hạ (Cà Mau), diện tích đã trồng keo lai gần 1.000 ha, từ cây mới trồng cho đến 6 - 7 tuổi sắp cho thu hoạch. Công ty đã tiến hành khai thác keo lai 6 năm tuổi, với trữ lượng 300 m³/ha và giá bán cây đứng trọn gói 60 - 70 triệu đồng/ha. Nếu so với trồng cây tràm cừ bản địa trên cùng 1 ha, cây keo lai rút ngắn gần ½ thời gian từ khi trồng đến khi khai thác thu hoạch và doanh thu gấp 3 lần. Hiện, công ty này đang trồng mới khoảng 200 ha keo lai trong kế hoạch trồng rừng năm 2010. [9] Xuất phát từ những ưu điểm trên của cây keo lai mô, năm 2012, Trạm Khuyến nông huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi, đã chọn giống keo lai mô dòng BV10 để thực hiện mô hình trình diễn trồng thâm canh 05ha tại xã Nghĩa Thuận. Mô hình được thực hiện không những áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh bao gồm từ khâu chọn giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc và quản lý rừng mà còn giúp chuyển giao kỹ thuật trồng rừng và quản lý rừng một cách bền vững cho hộ gia đình tham gia dự án. Sau 02 năm triển khai, từ thực tế cho thấy, mô hình trồng thâm canh keo lai mô đang có triển vọng tốt, cây có tỷ lệ sống trên 90%, cây có khả năng sinh trưởng tốt. Mô hình cây keo lai mô dòng BV10, Trạm Khuyến nông huyện đưa vào vùng đất xã Nghĩa Thuận trồng thử nghiệm với quy mô 5ha hứa hẹn sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với các giống keo khác. [10] b) Tình hình tiêu thụ cây keo lai ở Việt Nam. Hiện nay sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam đã có mặt trên 100 thị trường nước ngoài. Những thị trường nhập khẩu lớn của Việt Nam (chiếm trên 70% tổng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ) cũng là thị trường có mức tiêu dùng lớn nhất thế giới như Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc và Nhật Bản. Năm 2013, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất ASEAN, đứng thứ hai tại châu Á và thứ 6 trên thế giới. Hiện nay sản phẩm gỗ của Việt Nam đã thâm nhập đến 120
  24. 58 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó 3 thị trường lớn và rất khó tính thì hàng của chúng ta đã có được những vị thế nhất định, trong tổng kim ngạch xuất khẩu thì Mỹ chiếm trên 20%, EU chiếm 28%, Nhật Bản chiếm 24%. Tuy nhiên, đồ gỗ Việt Nam hiện mới chiếm 0,78% tổng thị phần thế giới, trong khi nhu cầu sử dụng loại hàng này luôn tăng nhanh nên tiềm năng XK của Việt Nam là rất lớn. Theo các chuyên gia, lý do khiến đồ gỗ Việt Nam đã và đang ngày càng được lòng các thị trường lớn là do đồ gỗ Việt Nam có chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh. Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu thụ đồ gỗ, đồ thủ công mỹ nghệ gia tăng cả trong và ngoài nước những năm qua cũng là cơ hội cho ngành chế biến đồ gỗ trong nước phát triển. Theo dự báo của Bộ Công Thương, năm 2014, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ cả nước sẽ đạt khoảng 6,5 tỷ USD, đồ thủ công mỹ nghệ đạt khoảng 2 tỷ USD. Về thị trường tiêu thụ, triển vọng kinh doanh ngành gỗ trong năm 2014 hứa hẹn rất nhiều ở những thị trường mới giàu tiềm năng như Trung Đông, Úc và một số nước trong khối ASEAN như Singapore, Malaysia, Indonesia Theo ước tính của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (MARD), giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ trong tháng 10 đạt 528 triệu USD, nâng giá trị xuất khẩu 10 tháng đầu năm đạt 4,98 tỷ USD, tăng 12,8% so với cùng kỳ năm 2013. Xuất khẩu gỗ sang hầu hết các thị trường chính đều tăng, ngoại trừ thị trường Trung Quốc giảm 10,19%. Hoa Kỳ và Nhật Bản có mức tăng trưởng lần lượt là 14,35% và 22,03% so với cùng kỳ năm 2013. Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nhật Bản là 3 thị trường nhập khẩu gỗ lớn nhất của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2014 - chiếm 66,35% trong tổng giá trị xuất khẩu. Theo MARD, sản lượng gỗ khai thác trong 10 tháng qua ước đạt 4.527 nghìn m3 , tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước. Tính đến ngày 20/10 diện tích rừng trồng mới ước đạt 193,8 nghìn ha, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước.[11] Ngành chế biến gỗ ngày càng phát triển đòi hỏi nguồn nguyên liệu lớn cho ngành. Trồng rừng keo lai đã tạo ra nguồn nguyên liệu phong phú phục
  25. 59 vụ cho nhu cầu gỗ của ngành công nghiệp giấy, ván dăm và xuất khẩu ra thế giới. Cây keo lai được dùng làm nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất giấy, ván dăm, ván ép và làm hàng mỹ nghệ xuất khẩu, nên nhu cầu thị trường rất lớn. Cây keo có nhiều đặc trưng hình thái, có tỷ trọng gỗ và các tính chất vật lý cơ học trung gian giữa Keo tai tượng và Keo lá tràm, đồng thời có ưu thế lai rõ rệt vè sinh trưởng. Keo lai có thể tích gỗ và khối lượng gỗ nhiều hơn rõ rệt so với các loài bố mẹ, gỗ keo lai là một vật liệu tốt để làm gỗ ván và ván dăm. Cây keo lai có tiềm năng bột giấy và các tính chất cơ bản của giấy cao hơn các loài cây bố mẹ và các cây khác. 2.2.3 Một số bài học kinh nghiệm Qua nghiên cứu và tìm hiểu tình hình phát triển sản xuất keo lai ở trên thế giới và Việt Nam tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm cho địa bàn xã Quang Minh như sau: - Để phát triển sản xuất cây keo lai thì phải nghiên cứu các kỹ thuật công nghệ hiện đại để chọn ra các loại giống mới, tốt nhất chịu được các loại sâu bệnh, khí hậu khắc nhiệt, nghiên cứu phát triển các loại phân bón hữu cơ, phân vi sinh tốt cho cây trồng và môi trường tự nhiên. Áp dụng các công cụ cơ giới hóa nhằm tăng năng suất cây trồng, sản lượng gỗ và giảm tiêu hao sức lao động chân tay cho người nông dân. - Kinh nghiệm ở các tỉnh trồng nhiều cây keo lai cho thấy việc ban hành nhiều chính sách, dự án trồng rừng sản xuất của nhà nước rất có hiệu quả, kích thích người nông dân mở rộng sản xuất, an tâm làm ăn, phát triển kinh tế. Chính sách đầu tư tín dụng trong nông nghiệp, nông thôn ở các tỉnh phát triển mạnh mẽ nhằm đẩy mạnh người nông dân đầu tư đẩy mạnh sản xuất, mở rộng diện tích. Cần xây dựng được vùng thu mua tập trung, có hiệu quả, không ép giá đối với người nông dân. Bởi vì giá keo nguyên liệu không được quy định là như thế nào, khi thuận lợi thì các nhà máy thu mua keo nguyên liệu với giá
  26. 60 cao có lợi cho người nông dân, nhưng khi nông dân thu hoạch keo đại trà, hoặc đường tiêu thụ có sự cố là giá thu mua của các nhà máy và các thương lái thường giảm mạnh, rất bất lợi cho người nông dân.
  27. 61 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính là các hộ nông dân trồng cây keo lai trên địa bàn xã Quang Minh, huyện Bắc Quang, Tỉnh Hà Giang 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn xã Quang Minh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang - Đề tài nghiên cứu và xử dụng thông tin như sau : - Số liệu thứ cấp thu thập từ 2016 – 2018 - Số liệu sơ cấp thu thập năm 2019 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành - Địa điểm: Xã Quang Minh - huyện Bắc Quang - tỉnh Hà Giang - Thời gian nghiên cứu: Từ 20/02/2019 đến ngày 20/05/2019 3.3. Nội dung nghiên cứu - Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội trên địa bàn xã Quang Minh. - Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất keo lai trên địa bàn xã Quang Minh. - Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây keo lai trên địa bàn xã Quang Minh, huyện Bắc Quang, Hà Giang -Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến cây keo lai trên địa bàn xã Quang Minh, huyện Bắc Quang, Hà Giang - Một số thuận lợi và khó khăn trong phát triển sản xuất cây keo lai trên địa bàn xã Quang Minh. - Một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất cây keo lai trên địa bàn xã Quang Minh.
  28. 62 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu 3.4.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp Các tài liệu sẵn có được thu thập từ các báo chí và bản tin chuyên đề, các sách xuất bản nghiên cứu về cây trồng liên quan đến đề tài. Những số liệu chung thu thập ở các phòng thống kê huyện, các xã và các báo cáo về chương trình phát triển kinh tế xã. 3.4.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp Điều tra chọn mẫu : Chọn địa điểm nghiên cứu : Để lấy được mẫu nghiên cứu đạt hiệu quả cao em chọn 3 thôn bao gồm: Thôn Minh Thượng, Thôn Minh Thắng và Thôn Tân Thành. Đây là 3 thôn diện tích cây keo lớn nhất trong khu vực xã, các thôn trên tính chất đại diện cho các khu vực nghiên cứu để có được kết quả tốt nhất. Chọn mẫu nghiên cứu : Số lượng mẫu lựa chọn nghiên cứu được xác định theo công thức của Slovin (1960), N n = (1+N.e2) Trong đó: N : Tổng thể e : độ chính sác = 0,15  N = 41,12 Để ra tăng độ chính xác trong nghiên cứu lấy mẫu là 60 hộ. Sử dụng phương pháp lấy mẫu ngỗng nhiên. Mỗi thôn chọn 20 hộ để phỏng vấn. + Phương pháp thu thập thông tin: Sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu hộ nông dân để có thể thu thập thông tin một cách chính sác nhất, hiệu quả nhất.
  29. 63 - Nội dung câu hỏi điều tra: + Những thông tin cơ bản của hộ: tên chủ hộ, số nhân khẩu, số lao động + Tình hình đầu tư chi phí sản xuất, diện tích đất trồng, hiệu quả sản xuất trồng cây keo lai + Tình hình sử dụng lao động và nguồn vốn + Những thuận lợi và khó khăn trong pháp triển sản xuất cây keo lai + Các giải pháp được đề xuất để khắc phục trong phát triển sản xuất cây keo lai. * SWOT: Chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong phát triển sản xuất. 3.2.2 Phương pháp xứ lý và phân tích thông tin 3.2.2.1 Phương pháp thống kê mô tả. Vận dụng các chỉ tiêu như: số bình quân, số tuyệt đối, số tương đối để phản ánh tình hình chung qua các năm, phản ánh các yếu tố đầu tư cũng như về kết quả sản xuất kinh doanh. 3.2.2.2 Phương pháp phân tích so sánh Trong đề tài tôi tiến hành so sánh năng suất, sản lượng, số hộ trồng keo lai, diện tích đất trồng keo lai, công tác khuyến nông, mối liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm giữa các năm Trên sơ sở đó có những nhận định, đánh giá về thực trạng phát triển sản xuất cây keo lai trên địa bàn xã Quang Minh. 3.2.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu - Từ các nguồn số liệu điều tra thu thập được trên địa bàn nghiên cứu. Sau đó tiến hành tổng hợp, xử lý và phân tích số liệu trên Excel. - Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu: Sử dụng phương pháp này để tổng hợp các số liệu thu nhập được sau đó xử lý, biểu diễn số liệu trên các bảng biểu đồ, phân tích đánh giá tình hình thực tiễn.
  30. 64 3.3.1 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu a) Nhóm chỉ tiêu thể hiện điều kiện, khả năng phát triển sản xuất - Đất đai: diện tích đất nông nghiệp, diện tích đất phát triển sản xuất cây keo lai - Lao động: tổng số lao động, tổng số lao động sản xuất nông nghiệp b) Nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng phát triển sản xuất cây keo lai - Tổng diện tích và tốc độ tăng giảm diện tích cây keo lai qua các năm - Số hộ và tốc độ tăng, giảm số hộ trồng cây keo lai qua các năm - Sản lượng và tốc độ tăng giảm sản lượng cây keo lai - Tổng chi phí trồng cây keo lai, tốc độ tăng đầu tư cho phát triển sản xuất cây keo lai - Khối lượng tiêu thụ và tốc độ tăng giảm khối lượng sản phẩm tiểu thụ cây keo lai qua các năm c) Các chỉ tiêu đánh giá trong tiêu thụ sản phẩm - Các tác nhân thu mua gỗ nguyên liệu - Sản lượng và giá bán gỗ nguyên liệu - Các kênh tiêu thụ chính sản phẩm gỗ nguyên liệu d) Các chỉ tiêu về kết quả và hiệu quả - Giá trị sản xuất (GO): Cho biết trong một năm hoặc trong một chu kỳ sản xuất đơn vị sản xuất tạo ra một lượng sản phẩm có giá trị bao nhiêu. GO = Qi x Pi Trong đó Q: Là khối lượng sản phẩm thứ i P: Giá của sản phẩm năm thứ i - Giá trị trung gian (IC): Là toàn bộ chi phí vật chất được sử dụng trong quá trình tạo ra sản phẩm. Bao gồm: Cây giống, phân bón, nhiên liệu, công làm đất, nhưng không tính công lao động gia đình. Nói cách khác, IC là toàn bộ chi phí vật chất và dịch vụ mua thuê ngoài của các hộ trong hoạt động sản xuất.
  31. 65 - Tổng chi phí (TC): Toàn bộ các khoản chi phí để tạo ra khối lượng hàng hóa cuối cùng. - Giá trị gia tăng (VA): Chính là giá trị sản phẩm vật chất dịch vụ mà các ngành sản xuất tạo được trong một chu kỳ. VA = GO – IC - Lợi nhuận (LN): Là phần thu nhập ròng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh kết quả sản xuất, kinh doanh. LN = GO - TC
  32. 66 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1. Vị trí địa lý Xã Quang Minh nằm ở phía Đông Nam của huyện Bắc Quang cách trung tâm huyện 8 km, xã có ranh giới tiếp giáp như sau: Phía Đông: Giáp xã Vô Điếm và xã Kim Ngọc, huyện Bắc Quang Phía Tây: Giáp Thị trấn Việt Quang, huyện Bắc Quang Phía Nam: Giáp xã Hùng An, huyện Bắc Quang Phía Bắc: Giáp xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang Đây là điều kiện thuận lợi để lưu thông và trao đổi hàng hóa trên thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển sản xuất, giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội. 4.1.1.2. Địa hình Xã có địa hình đặc trưng cơ bản của vùng đồi núi thấp, độ dốc không lớn trung bình từ 5 - 20o, địa hình dốc từ Tây sang Đông. Tuy nhiên địa hình vẫn tương đối bằng phẳng, đồi núi dạng bát úp, mái núi có độ dốc không lớn lắm, có vài núi cao so với mực nước biển như Pù Ngọm (409m), Khâu Moi (468,4m), núi đá Lung Chúng (268m), núi đá giữa hồ Quang Minh (207m). 4.1.1.3. Khí hậu, thời tiết, thủy văn * Khí hậu, thời tiết Xã Quang Minh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm một năm chia làm bốn mùa rõ rệt. Theo sự phân vùng của trạm khí tưởng thủy văn của huyện Bắc Quang thì xã Quang Minh chịu sử ảnh hưởng chung của khí hậu trong vùng. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10 trong năm, tháng 7 có lượng mưa lớn nhất khoảng 530,2mm, mùa khô từ tháng 11 trong năm đến tháng 3 năm sau,
  33. 67 lượng mưa tháng thấp là tháng 1 chỉ có 37,5mm. Nhiệt độ trung bình của năm là 20,5oC nhiệt độ thấp nhất là tháng 12 chỉ có 14,2oC, tháng cao nhất là tháng 6 nhiệt độ (27,9oC). Độ ẩm trung bình năm là 83,0%. Lượng mưa cả năm là 2.447,4mm phân bố không đồng đều trong năm. Mưa tập trung vào khoảng tháng 6, 7, 8, lượng mưa trung bình hàng năm là 1.404,2mm, nên khí hậu Hà Giang mang sắc thái riêng là khí hậu nhiệt đới gió mùa núi cao. * Thủy văn Quang Minh có sông Lô chảy qua dài 28,9 km có giá trị vận chuyển đường thủy và có 23 con suối lớn nhỏ lưu lượng nước tương đối lớn có thể sử dụng vào trong sản xuất nông nghiệp, là tiềm năng về tài nguyên nước phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất. 4.1.1.4. Tài nguyên * Đất đai Đối với xã tập trung chủ yếu phát triển kinh tế từ nông nghiệp thì tài nguyên đất là rất quan trọng, là tư liệu sản xuất không thể thay thế cho các ngành nông nghiệp, xã Quang Minh có lợi thế về diện tích đất được thể hiện qua bảng
  34. 68 Bảng 4.1. Diện tích và cơ cấu đất xã Quang Minh năm 2018 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Diện Diện Cơ Cơ Chỉ tiêu tích Cơ cấu tích cấu Diện cấu (ha) (%) (ha) (%) tích (ha) (%) Tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã 5.041,99 100 5.041,99 100 5.041,99 100 I. Nhóm đất nông nghiệp 2.314,15 45,9 2.331,56 46,24 2.341,62 46,44 1.1. Đất trồng lúa 891 38,5 899 38,57 900 38,43 1.2. Đất trồng cây hàng năm khác 422,24 18,24 422,56 18,12 431,64 18,43 1.3. Đất trồng cây lâu năm 1.010,00 43,64 1.010,00 43,31 1.010,00 43,13 II. Nhóm đất lâm nghiệp 1.885,69 37,4 1.882,7 37,34 1.887,42 37,43 2.4. Đất rừng phòng hộ 134,24 7,11 137,45 7,33 156,51 8,29 2.5. Đất rừng sản xuất 1.751,45 92,88 1.745,25 92,66 1.741,18 92,25 III. Nhóm đất nuôi trồng thủy sản 71,67 1,42 71,35 1,41 71,67 1,42 IV. Nhóm đất phi nông nghiệp 491,05 9,73 492,55 9,76 494,48 9,80 4.1. Đất ở nông thôn 84,51 17,21 85,24 17,30 86,32 17,45 4.2. Đất chuyên dùng 160,46 32,67 161,23 32,73 162,08 32,77 4.3. Đất nghĩa trang, nghĩa địa 46 9,36 46 9,33 46 9,30 4.4. Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 200,08 40,74 200,08 40,62 200,08 40,46 V. Đất chưa sử dụng 252,43 5,0 263,83 5,23 246,8 4,89 5.1. Đất bằng 64,87 25,69 65,24 24,72 69,68 28,23 5.2. Đất đồi 189,56 75,09 198,59 75,27 177,12 71,76 (Nguồn: Báo cáo KT-XH xã Quang Minh)
  35. 69 Tổng diện tích tự nhiên của xã Quang Minh qua 3 năm (2016-2018) là 5.041,99 ha. Trong đó: Diện tích nông nghiệp trong 3 năm không có sự thay đổi giảm nhẹ qua các năm. Năm 2016 có diện tích 2.314,15 ha chiếm 45,9 % đến năm 2018 tăng lên 2.341,62 ha chiếm 46,44 % bao gồm đất trồng lúa và trồng các cây hàng năm (ngô, khoai, sắn và rau củ) đem lại năng suất thấp, chủ yếu để phục vụ gia đình. Cây lâu năm chủ yếu là cây ăn quả và cây công nghiệp. Hiện nay xã tập chung phát triển những cây trồng có thế mạnh, từng bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng để phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa như cam, chè, mía, Diện tích đất lâm nghiệp có sự tăng nhẹ qua 3 năm. Năm 2016 có diện tích 1.885,69 ha chiếm 37,4 % đến năm 2018 có sự tăng nhẹ lên 1.887,42ha chiếm 37,43 % diện tích đất của xã trong đó chủ yếu là đất rừng sản xuất phát triển chủ yếu các loại cây như keo lai, mỡ ,bồ đề Diện tích phi nông nghiệp năm 2016 có diện tích 491,05 ha chiếm 9,37% năm 2018 tăng lên là 494,48 ha chiếm 9,80% Đất chưa sử dụng năm 2016 có diện tích 252,43 ha chiếm 5,0% năm 2018 giảm xuống 246,8 ha chiếm 4,89% người dân đã khai thác đưa vào các ngành nghề sử dụng nông nghiệp, công trình dịch vụ, kinh doanh để phát triển kinh tế - xã hội ruộng đất ngày càng phân tán nhỏ lẻ và đất núi đá không có rừng cây. Diện tích đất sử dụng khá thấp do chủ yếu là núi đá không trồng được rừng cây. Vì vậy yêu cầu cần có đặt ra giải pháp, để khắc phục và sử dụng hợp lý tài nguyên đất của xã trong năm tới. * Hệ sinh thái Xã có nguồn nước khá phong phú với Hồ Quang Minh, suối Mám, ngòi Nặm Đâm phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp của nhân dân. Đã xây dựng được công trình cấp nước sinh hoạt từ khe nguồn của thôn Minh lập, Pù
  36. 70 Ngọm và thôn Nái. Nước sinh hoạt chủ yếu lấy từ các suối nhỏ và các giếng khoan, giếng đào của các hộ gia đình. 4.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội 4.1.2.1. Điều kiện kinh tế Xã Quang Minh là nơi thuận lợi cho việc giao thông hàng hóa sản phẩm nông lâm nghiệp cũng như áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển giới cơ cấu cây trồng kinh tế xã chủ yếu dựa vào ngành nông nghiệp. Cơ cấu ngành kinh tế xã được thể hiện qua bảng sau: Bảng 4.2. Giá trị, cơ cấu ngành kinh tế xã Quang Minh giai đoạn 2016 - 2018 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 SL SL SL Chỉ tiêu CC CC CC (triệu (triệu (triệu (%) (%) (%) đồng) đồng) đồng) Giá trị các ngành 110,17 100 128,60 100 166 100 kinh tế + Nông - Lâm - 53,98 49,00 63,01 49,00 80,50 48,49 Thủy sản + Công nghiệp - xây 17,08 15,50 19,29 15,00 25,20 15,18 dựng + Dịch vụ 39,11 35,50 46,30 36,00 60,30 36,33 (Nguồn: Báo cáo KT-XH xã Quang Minh) Giá trị các ngành kinh tế xã có nhiều biến động qua các năm. Trong đó có giá trị nông - lâm - thủy sản năm 2016 là 53,98 triệu đồng năm 2018 tăng lên 80,50 triệu đồng nhờ việc mở rộng diện tích sản xuất và áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật trong sản xuất, đã tạo ra nhiều sản phẩm mang giá trị kinh tế cao trong trồng trọt,chăn nuôi, thủy sản. Ngành công nghiệp - xây dựng năm 2016 là 17,08 triệu đồng năm 2018 tăng lên 25,20 triệu đồng nhằm đáp ứng nhưu cầu phát triển kinh tế của người dân để đáp ứng nhưu cầu của người dâm
  37. 71 đẩy mạnh cơ sỏ hạ tầng nâng thôn cũng phát triển. Ngành dịch vụ với giá trị năm 2016 là 39,11 triệu đồng tăng lên 60,30 triệu đồng , các ngành kinh tế có sự tăng về giá trị. Tuy nhiên ngành nông - lâm - thủy sản vẫn là thế mạnh của xã còn ngành công nghiệp - Xây dựng và dịch vụ đang được đầu tư và phát triển 4.1.2.2. Điều kiện xã hội *Dân số và lao động Xã Quang Minh có tổng dân số năm 2018 là 9.936 nhân khẩu, toàn xã có 20 thôn bản cùng 16 dân tộc anh em cùng chung sống gồm có Kinh, Tày, Nùng, Dao, Mông, La chí, Hoa, Pà Thẹn, Bố Y, Ngạn, Pù Péo, Thái với số liệu trên cho thấy tình hình dân số và lao động của xã rất rồi dào. Bảng 4.3. Tình hình dân số và lao động xã Quang Minh năm 2018 Năm 2018 Chỉ tiêu ĐVT SL CC (%) A. Tổng số nhân khẩu Người 9.936 100 Nam Người 5.380 54,15 Nữ Người 4.556 45,85 B. Tổng số hộ Hộ 2.268 100 Hộ NN Hộ 1.813 79,94 Hộ TM – DV Hộ 354 15,60 Hộ kiêm Hộ 101 4,45 C. Tổng số LĐ Người 5.921 100 LĐNN Người 4.975 84,02 LĐ phi NN Người 946 15,97 (Nguồn: Báo cáo KT-XH xã Quang Minh) Lực lao động dồi dào là một trong những điều kiện thuận lợi thúc đẩy sự phát triển kinh tế của địa phương. Tổng số lao động của xã Quang Minh năm 2018 là 5.921 người, nhưng chủ yếu là lao động phổ thông và hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông
  38. 72 nghiệp (chiếm 84,02%), lao động phi nông nghiệp (chiếm 15,97%). Với lực lượng lao động trên địa bàn đòi hỏi phải có giải pháp nâng cao trình độ, chuyên môn nhằm tăng năng suất lao động, cải thiện chất lượng nguồn nhân lực. * Y tế, chăm sóc sức khỏe Chăm sóc sức khỏe luôn là vấn đề quan trọng. Trong năm 2018 xã Quang Minh, đã tổ chức khám chữa bệnh được 8.068 lượt người (khám tại trạm 3.367 lượt người, khám tại cộng đồng 4.761 lượt người), số bệnh nhân điều trị nội trú 54 lượt người. Tổ chức truyền thông gián tiếp được 38 lần, truyền thông trực tiếp được 20 thôn, tổng số người nghe là 7.576 người. Trên địa bàn xã tuyên truyền thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, công tác tiêm chủng các loại vắc xin cho trẻ <1 tuổi đạt 99%, tỷ lệ phụ nữ đẻ được khám thai bằng và trên 3 lần chiếm 51%, 100% phụ nữ đẻ được nhân viên y tế đỡ, được chăm sóc tuần đầu, 86,3% phụ nữ đẻ được tiêm phòng UV2+. Công tác tuyên truyền thực hiện pháp lệnh Dân số được chú trọng quan tâm, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên toàn xã đạt 1,01%. * Giáo dục Duy trì, giữ vững công tác phổ cập giáo dục Năm học 2017 - 2018 trẻ từ 0 - 2 tuổi là 136/337 cháu, trẻ 3-5 tuổi là 494/519, trẻ 5 tuổi đi mẫu giáo là 168/168 cháu, trẻ từ 6-14 tuổi đến trường là 1.269/1.286, trẻ 6 tuổi đến vào lớp 1 là 185/185. Trong năm trường, trường tiểu học Minh Lập được công nhận trường chuẩn Quốc gia, đưa tổng số trường đạt chuẩn Quốc gia của toàn xã là 3/5 trường. Duy trì và giữ vững xã đạt chuẩn phổ cập cho trẻ 5 tuổi. * Văn hóa, xã hội Thường xuyên quan tâm, chăm lo đến các gia đình chính sách, người có công, thực hiện cấp phát chi trả các chế độ thường xuyên cho các đối tượng đang hưởng trợ cấp xã hội và người có công đảm bảo đúng thời gian, đúng chế độ. 4.2 .Tình hình phát triển sản xuất trồng cây keo lai trên địa bàn xã Quang Minh, huyện Bắc Quang, Hà Giang Quy mô sản xuất trồng cây keo lai của xã Quang Minh, huyện Bắc Quang
  39. 73 Bảng 4.4:Diện tích trồng keo lai của xã Quang Minh ( 2016 – 2018) Địa Phương Năm 2016 Năm 2017 Năm2018 DT (ha) CC DT (ha) CC DT(ha) CC (%) (%) (%) Toàn xã 1287,30 100 1273,20 100 1287,42 100 Thôn nái 20,00 1,55 20,03 1,57 19,46 1,51 Thôn Chúa 17,00 1,32 16,89 1,32 17,02 1,32 Hoàng.V.Thụ 32,40 2,51 30,70 2,41 31,90 2,47 Thống Nhất 47,40 3,68 35,29 2,77 46,04 3,60 Bế Chiều 12,20 0,94 12,76 1,00 12,09 0,93 Thôn Quán 84,40 6,55 84,32 6,62 80,30 6,23 Minh Tâm 12,60 0,97 12,58 0,98 13,09 1,01 Minh Tiến 65,16 5,06 61,04 4,79 63.81 4,95 Quang Tiến 96,40 7,48 96,40 7,57 92,48 7,18 Khiềm 80,40 6,24 80,01 6,28 80,17 6,22 Minh Thượng 148,9 11,56 151,02 11,86 151,3 11,75 Minh Lập 105,11 8,16 98,02 7,69 104,86 8,14 Pù Ngọm 26,74 2,07 25,13 1,97 25,18 1,95 Lung Cu 20,50 1,59 18,40 1,44 19,58 1,52 Minh Thắng 190,0 14,7 193,7 15,2 192,3 14,93 Minh Khai 79,90 6,20 80,76 6,34 82,98 6,44 Thôn Quán 84,40 6,55 82,02 6,44 83,76 6,50 Minh Tâm 12,60 0,97 17,14 1,34 16,11 1,25 Tân Thành 139,2 10,81 142,9 11,22 145,1 11,27 D. Bắc Há 25.00 1,94 14,09 1,10 13,89 1,07 (Nguồn: Báo cáo KT-XH xã Quang Minh)
  40. 74 Trồng keo lai trên địa bàn xã Quang Minh đã xuất hiện khá lâu. Nhưng từ năm 2004 phong trào trồng keo lai mới phát triển mạnh mẽ. Với điều kiện tự nhiên, diện tích đồi núi chiếm phần lớn, nhưng mấy năm gần đây do nạn khai thác và chặt phá rừng bừa bãi làm cho diện tích rừng tự nhiên trên địa bàn xã giảm mạnh, đồi núi trọc xuất hiện nhiều, thiên tai lũ lụt xảy ra thường xuyên, hưởng ứng phong trào trồng rừng của cả nước, địa bàn xã cũng đã thực hiện giao khoán đất rừng cho các hộ nông dân, phong trào trồng rừng sản xuất phát triển. Các loại cây được trồng chủ yếu là: bạch đàn, keo lai ,xoan của xã Quang Minh ba năm qua từ 2016 – 2018 không có sự biến động đáng kể. Năm 2016, toàn xã có 1.751,45 ha rừng trồng sản xuất chiếm 92,88% diện tích rừng sản xuất trong đó các loại cây trồng chủ yếu là cây keo lai, mỡ, bồ đề ,năm 2017 giảm còn1745,25 ha rừng trồng sản xuất chiếm 92,66% diện tích rừng nguyên nhân là do các loại cây trồng đã đến tuổi khai thác nên trong năm 2017 diện tích đã bị giảm, tới năm 2018 tăng lên 1741,18 ha rừng trồng sản xuất chiếm 92,25% diện tích rừng là do người dân đã trồng mới tại các diện tích đã khai thác cũng như khai hoang mở rộng thêm diên tích. Phong trào trồng keo đã và đang góp phần thay đổi diện mạo nền kinh tế của một xã , đời sống nhân dân phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp kém phát triển. Tuy việc đầu tư cho rừng trồng còn nhiều hạn chế, hiểu biết của người dân về phát triển kinh tế lâm trại còn chưa cao nên hiệu quả mang lại còn thấp. Nhưng mô hình trồng rừng keo lai mở ra một hướng đi mới, đúng đắn cho người dân địa phương toàn xã Quang Minh. Theo thống kê của UBND xã Quang Minh trong giai đoạn 2016 – 2018 thì diện tích trồng keo lai của địa bàn xã có sự thay đổi. Cụ thể là năm 2016 diện tích trồng keo của xã là 1287,30 ha thì năm 2017 là 1273,20ha giảm so với năm 2016 là 14ha nguyên nhân do có diện tích cây keo đã đến năm thứ 6,7 đã đủ tuổi cho khai thác làm cho diện tích cây keo bị giảm. Đến năm 2018 diện tích trồng keo lai của xã là 1287,42 ha tăng 14,22ha so với năm
  41. 75 2017 do người dân đã trồng và cải tạo thêm diện tích trồng mới cây keo. Tuy nhiên dựa vào số bảng 4.4 ta thấy diện tích trồng keo phân bố không đồng đều trên địa bàn xã, những xóm ở gần núi, nằm bao quanh xã thì có diện tích đất lâm nghiệp nhiều hơn, cụ thể 3 thôn Minh Thắng, Minh Thượng, Tân Thành là ba thôn có diện tích trồng keo lớn nhất của xã. Đây cũng là 3 thôn được chọn để tiến hành nghiên cứu. Thôn Minh Thắng là thôn có tỷ trọng cao nhất trong toàn xã (chiếm 14,93% trong tổng diện tích trồng keo của toàn xã năm 2018), tiếp theo là thôn Minh Thượng (chiếm 11,75 % và thôn tân thành 11,27% diện tích đất trồng keo toàn xã). 4.3 Thực trạng phát triển sản xuất trồng cây keo lai trong các hộ nông dân trên địa bàn xã Quang Minh 4.3.1 Đặc điểm của các hộ nông dân Bảng 4.5 Đặc điểm cơ bản của các hộ điều tra sản xuất keo lai Minh Minh Tân Chỉ tiêu ĐVT BQC Thượng Thắng Thành Số hộ điều tra hộ 20 20 20 60 Chủ Hộ Nam hộ 17 16 15 16 Chủ Hộ nữ hộ 3 4 5 4 Độ tuổi trung bình tuổi 45,9 48,59 49,68 48,05 Trình động văn hóa % 0 cấp I % 0 0 8 2,66 Cấp II % 9 9 8 8,66 Cấp III % 11 11 6 9,33 Khác % 0 0 0 0 Nhân khẩu khẩu/hộ 4,45 4,2 3,8 4,15 lao Lao động động/hộ 2,85 2,9 2,55 2,76 Diện tích trồng keo lai ha/hộ 1,96 1,46 2,24 1,88 (nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra tháng 4 năm 2019) Sau khi tiến hành điều tra 60 hộ nông dân cho thấy :Chủ hộ của các hộ điều tra chủ yếu là nam, độ tuổi trung bình của chủ hộ là 48,05 đây là độ tuổi đủ chín chắn về cả suy nghĩ và khả năng tự lập có thể làm chủ trong gia đình , về trình độ học vấn tại các hộ điều tra trình độ cấp 3 chiếm tỉ lệ cao hơn là 9,33 cho
  42. 76 thấy người dân ở đây đa số đã được phổ cập trung học phổ thông, đã có được một nền tảng cơ bản.Về nhân khẩu bình quân trong 60 hộ điều tra là 4,15 người /hộ . Về lao động trên các hộ điều tra là 2,76 lao động/hộ. Từ lâu, cây keo lai đã xuất hiện trên địa bàn xã Quang Minh. Tuy nhiên nó chưa được trồng rộng rãi, cho tới năm 2004 khi mà mô hình trồng keo lai xuất hiện và chính sách khuyến khích phát triển kinh tế lâm nghiệp phát triển về địa phương thì cây keo lai mới được trồng phổ biến. Bình quân mỗi hộ trồng 1,88 ha keo lai. 4.3.2 Thực trạng phát triển sản xuất cây keo lai trong các hộ điều tra 4.3.2.1 Chi phí sản xuất cây keo lai của các hộ điều tra. Bảng 4.6: Chi phí kiến thiết ban đầu cho 1ha trồng keo lai Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Cây giống Cây 1200 900 1.080.000 Làm cỏ Công 12 150.000 1.800.000 Đào hố Công 4 150.000 600.000 Phân bón Kg 100 960.000 960.000 Chăm sóc cây Công 4 150.000 600.000 Vận chuyển Công 2 150.000 300.000 chi phí khác - - - 1.000.000 Tổng - - - 6.385.000 (Nguồn: tổng hợp số liệu từ 60 hộ điều tra tháng 4 năm 2019) Qua bảng số liệu cho thấy chi phí kiến thiết ban đầu cho 1ha trồng keo có tổng số tiền là 6.385.000 nghìn đồng. Bao gồm toàn bộ giống cây,công làm cỏ, đào hố, công chăm sóc, công vận chuyển , phân bón và một số khoản chi phí khác nữa cho thấy tổng khoản chi cho chu kì kiến thiết ban đầu cũng ở mức chung bình đối với các hộ trồng keo.
  43. 77 Bảng4.7: Chi phí chăm sóc từ 2- 5 năm Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Làm cỏ Công 8 150.000 1.200.000 Chăm sóc Công 15 150.000 2.250.000 Cắt Tỉa Công 3 150.000 450.000 Chi phí khác - - - 2.000.000 Tổng - - - 5.900.000 (Nguồn: tổng hợp số liệu từ 60 hộ điều tra tháng 4 năm 2019) Bảng4.8: Chi phí trồng 1ha keo lai xã Quang Minh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang Chi phí ĐVT Số lượng Gía Thành Thành Tiền Chi phí kiến ha 1 ha 6.385.000 6.385.000 thiết ban đầu Chi phí 2 – 5 ha 1 ha 5.900.000 5.900.000 năm Tổng - - - 12.285.000 (Nguồn: Tổng hợp số liệu từ 60 hộ điều tra tháng 4 năm 2019) Thông qua điều tra chọn mẫu 60 hộ trồng keo lai trên địa bàn xã Quang Minh,huyện Bắc Quang, Tỉnh Hà Giang ta thấy, chi phí đầu tư năm đầu của các hộ giao động trong khoảng từ 6 – 12 triệu đồng, chiếm 70% tổng vốn đầu tư với chu kỳ 6 năm trồng. Cây keo lai là cây trồng lâu năm, có chu kỳ trồng trong 5-7 năm mới khai thác được nên chi phí đầu tư ban đầu chiếm rất lớn nguồn vốn đầu tư, mỗi người trồng khác nhau thì sẽ có những mức đầu tư chăm sóc khác nhau. Điều này phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên từng vùng, kinh nghiệm, điều kiện kinh tế của từng chủ hộ trồng keo lai. Theo bảng thống kê 4.8, trung bình chi phí đầu tư cho 1 ha trong 6 năm là 12.285.000đồng, chi phí chiếm nhiều nhất năm đầu tiên là chi phí cho đào hố , chi phí mua giống, đốt cỏ dại để làm đất
  44. 78 trồng rừng, còn chi phí cho công chăm sóc, làm cỏ, vận chuyển và phân bón chiếm tỷ trọng ít hơn. Chi phí khác trong 6 năm trồng rừng gồm năm đầu tiên là mua các dụng cụ tư liệu sản xuất, còn những năm tiếp theo là chi phí lãi vay vốn, công lao động gia đình . chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí trồng keo lai. Ở năm đầu tiên chi phí cho trồng keo lai lớn, đầu tư công chăm sóc, làm cỏ nhiều để cây dễ sinh trưởng và phát triển tốt hơn. Năm thứ hai người trồng keo chỉ đầu tư cho công làm cỏ và chăm sóc cây (tỉa cành, phát tán cây bụi, trồng lại cây bị chết, ). Năm thứ 3 và 4 người dân chỉ đầu tư công chăm sóc và cho tới năm thứ 5 và 6 cây đã phát triển tốt và rể đã ăn sâu nên chỉ làm công tác bảo vệ rừng keo khỏi sự phá hoại của kẻ gian, thực hiệc công tác phòng chống cháy rừng hiệu quả. Tùy vào chất lượng đất, loại đất và sinh trưởng của cây mà độ dài chu kỳ khai thác khác nhau, tuy nhiên với tính chất đất ở địa bàn xã, đất nghèo dinh dưỡng, đồi núi nên các hộ trồng keo lai thường có chu kỳ 6 năm là khai thác hiệu quả. Mật độ cây trồng giao động từ 1.200 – 1.500 cây/ha .Giá giống cây cũng ít dao động người dân mua với mức giá bình quân là 800 -1000 đồng/cây. Giá công lao động thì ít biến động, chỉ phụ thuộc vào địa hình trồng keo, nơi mà địa hình tốt thì giá thuê lao động thấp hơn chỉ là 150.000 đồng/công, còn với những nơi có địa hình phức tạp, đi lại khó khăn thì giá thuê lao động tăng lên 200.000 đồng/công. Qua các năm thì công chăm sóc cho cây keo lai giảm, để giảm thiểu chi phí đầu tư người dân chỉ đầu tư thuê lao động ở năm 1,là nhiều với 8 công lao động/ha, sang năm 5 và 6 thì không đầu tư thuê lao động chăm sóc nữa. Sau 6 năm chăm sóc thì chi phí cho 1 ha trồng keo bình quân là 2.850.000 nghìn đồng/ha. Người trồng keo chỉ mất khoảng chi phí vận chuyển cây giống từ địa điểm mua đến địa điểm trồng nên rất ít tốn kém, bình quân là 300.000 nghin đồng/ha, những nơi có địa hình phức tạp thì chi phí vận chuyển có cao hơn 100.000 – 200.000 nghìn đồng/ha. Cây keo lai phát triển rất nhanh nên người dân ít chú trọng đến phân bón cho cây, chỉ đầu tư ít phân bón cho năm trồng đầu tiên, bình quân là 960.000 nghìn đồng/ha, những năm còn lại không
  45. 79 bón thêm chỉ chú trọng việc chăm sóc cây, để cây tự sinh trưởng và phát triển theo tự nhiên. Đến khi khai thác thì người trồng keo không phải trả các khoản chi phí cho việc khai thác như tiền chặt cây, bóc vỏ, vận chuyển. Vì người thu mua bao khoán tất cả các giai đoạn từ khai thác cho đến vận chuyển tới bãi tập trung. Hình thức mua bán của các thương lái là chặt trắng, bóc vỏ tại bãi sau đó vận chuyển gỗ đã qua sơ chế tới bãi tập trung. Gỗ ở địa phương chủ yếu được vận chuyển đi các huyện trong tỉnh và tỉnh Tuyên Quang ,Phú Thọ, Vĩnh Phúc để làm nguyên liệu cho các nhà máy chế biến giấy và ván dăm. Doanh thu từ cây keo trên 1ha diện tích mang lại cho người dân bình quân là 60.000.000 triệu đồng. Khi trừ đi các khoản chi phí qua 6 năm trồng mang lại lợi nhuận cho người dân là 47.715.000 triệu đồng, đây cũng là một khoản thu giúp cho người dân có thêm nguồn thu nhập để có thể phát triển kinh tế tăng thêm thu nhập cho gia đình. 4.3.2.2 Đánh giá hiệu quả kinh tế Bảng 4.9Hiệu quả kinh tế theo quy mô diện tích của các hộ điều tra trên 1 ha năm 2018 Diện tích Stt Chỉ tiêu ĐVT 1(ha) 1 Giá trị sản xuất (GO) Đồng 60.000.000 2 Tổng chi phí (TC) Đồng 12.285.000 3 Chi phí trung gian (IC) Đồng 9.285.000 4 Giá trị gia tăng (VA) Đồng 50.715.000 5 Lợi nhuận (LN) Đồng 47.715.000 6 GO/IC Lần 6,46 7 VA/IC Lần 5,46 8 LN/IC Lần 5,13 9 LN/TC Lần 3,88 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra tháng 4 năm 2019)
  46. 80 Từ bảng 4.8 cho ta thấy hiệu quả kinh tế theo quy mô diên tích của các hộ điều tra tính trên diện tích 1ha đã cho thấy. Giá trị sản xuất của một đơn vị trong một chu kì sản xuất tạo ra được (GO) là : 60.000.000 đồng. Tổng chi phí phải bỏ ra trong một chu kì sản xuất phải bỏ ra (TC) là: 12.285.000đồng. Các khoản chi phí trung gian bao gồm tiền công, giống, phân bón , vật tư đầu vào (IC) là: 9.285.000đồng . Gía trị gia tăng trong một chu kì sản xuất tạo ra được (VA) là: 50.715.000 đồng. Lợi nhuận mà người dân thu lại được trên 1ha diện tích sau khi khai thác (LN) là : 47.715.000đồng.vì vậy ta thấy trồng keo lai đang mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho người nông dân, là động lực thúc đẩy các hộ gia đình quyết định mở rộng hay thu hẹp quy mô sản xuất. Từ bảng 4.9 ta thấy, bình quân cứ một đồng chi phí trung gian tạo ra 6,46 đồng giá trị sản xuất, 5,46 đồng giá trị gia tăng và 5,13 đồng lợi nhuận. Những con số này phản ảnh một hiệu quả kinh tế đạt được khá cao, nhất là trong nông nghiệp, khi mà hoạt động sản xuất này chịu tác động mạnh mẽ của điều kiện tự nhiên. Xét về tổng chi phí (TC) , thì bình quân một đồng chi phí bỏ ra mang lại 3,88 đồng lợi nhuận cho người nông dân. Vì vậy cây keo lai đang là cây công nghiệp thế mạnh mang lại hiệu quả kinh tế cao giúp cho người dân tăng thêm thu nhập và cũng qua đó mở rộng thêm diện tích trồng. 4.3.2.3 Tình hình áp dụng kỹ thuật vào trong sản xuất Trong phát triển sản xuất cây trồng nói chung và cây keo lai nói riêng việc áp dụng kỹ thuật vào trong sản xuất là rất quan trọng, giúp tăng năng suất, chất lượng cây trồng và cây có thể sinh trưởng và phát triển ở những nơi có điều kiện khí hậu khó khăn. Qua điều tra 60 hộ nông dân thì 100 % các hộ nông dân thuê lao động ngoài khoán từ việc trồng cây đến chăm sóc, làm cỏ vì vậy việc áp dụng những kỹ thuật mới vào canh tác rất khó. Khi thuê lao động thì đa phần người dân thuê những lao động ở trong địa phương, có kinh nghiệm trong việc trồng và chăm sóc keo lai, các lao động đã được học các lớp kỹ thuật.
  47. 81 Việc thu hoạch gỗ keo lai được các thương lái thực hiện từ khâu chặt cây, bóc vỏ, bóc lên xe, vận chuyển đến điểm tập kết. Các thương lái thuê trực tiếp những lao động đia phương có diện tích keo bán cho thương lái, những hộ gia đình trồng keo lai trên địa bàn để có kinh nghiệm trong việc khai thác. Khai thác keo lai không cần nhiều kỹ thuật tiên tiến nên nhiều thương lái chưa chú trọng lắm trong việc áp dụng những công cụ khai thác hiện đại. Bảng 4.10 Tình hình tham gia các lớp tập huấn của các hộ điều tra Nội dung tập huấn Số hộ Hộ tham gia Cơ cấu ( %) Các kĩ thuật về trồng rừng lấy gỗ 60 41 68,33% ( keo lai) Tập huấn kĩ thật trồng keo lai 60 35 58,3% nuôi cấy mô (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra tháng 4 năm 2019) Theo bảng 4.10: Thì các hộ nông dân trồng keo được tham gia các lớp tập huấn trồng, chăm sóc và khai thác gỗ keo lai. Những hộ nông dân được tham gia các lớp tập huấn đã biếp áp dụng những gì học hỏi được vào thực tiễn trong việc phát triển sản xuất cây keo của gia đình. Năng suất và chất lượng gỗ cao hơn các hộ gia đình không tham gia các lớp tập huấn. Vì vậy cần mở thêm các lớp tập huấn cho các hộ nông dân, tuyên truyền người dân tham gia và áp dụng vào thực tiễn, cử cán bộ khuyến nông đến trực tiếp nơi trồng keo lai để hướng dẫn kỹ thuật trồng keo lai. 4.3.2.4 Tăng cường liên kết trong tiêu thụ sản phẩm a) Kênh tiêu thụ gỗ keo nguyên liệu của các hộ điều tra Nhìn vào chuỗi cung ứng gỗ keo lai ta thấy keo lai có 2 kênh tiêu thụ chính: Kênh tiêu thụ Giá bán (tr/ha) Kênh 1: Chiến 10% người trồng keo xưởng cưa 80.000.000 công ty chế biến gỗ người tiêu dùng triệu đồng kênh 2: Chiếm 90%người trồng keo người thu mua 60.000.000 xưởng cưa công ty chế biến gỗ người tiêu dùng triệu đồng (nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra tháng 4 năm 2019)
  48. 82 qua thông tin điều tra từ các hộ nông dân thì hầu hết đến 90% người dân chọn kênh tiêu thụ thứ 2 vì: Tuy rằng kênh tiêu thụ này người dân bán với giá thấp hơn nhưng đa số hộ trồng keo trên địa bàn khi khai thác đều bán cây theo (ha) và khai thác với diện tích lớn cho người thu mua. Người thu mua sẽ là người trả giá và chịu hết tất cả các khoản tiền để khai thác hết diện tích keo đó mà người trồng keo không phải tốn thêm khoản chi phí nào. Còn khi người dân sử dụng kênh tiêu thụ thứ nhất tuy rằng kênh tiêu thụ này lợi nhuận thu lại được cao hơn nhưng khi khai thác họ sẽ phải chịu thêm một số khoản chi phí như: - Công khai thác, công xe chở cây,tiền thuê công lao động và một số khoản chi phí khác nữa.vì vậy người dân ít chọn kênh tiêu thụ do nhu cầu không lớn chủ yếu là các hộ có diện tích nhỏ lẻ họ mới sử dụng kênh tiêu thụ này. Vai trò của các tác nhân: Người trồng keo lai: Keo đã đến tuổi khai thác, người trồng keo lai sẽ liên hệ với một số người thu mua để những người thu mua ra giá, sau đó họ sẽ lựa chọn người thu mua ra giá cao nhất để bán. Người thu mua: Chính là các thương lái, cá nhân thu mua keo lai đã đến kỳ thu hoạch của người nông dân. Công việc từ khai thác đến vận chuyển từ nơi khai thác đến nơi tập kết đều do người thu mua chịu trách nhiệm, giảm được một phần chi phí cho người nông dân, những họ được quyền ra giá mua gỗ keo lai, bởi vì trên thị trường chưa quy định một mức giá nhất định cho gỗ keo lai. Người nông dân sẽ phải chịu thiệt hại nhiều nếu có ít người thu mua, sản lượng gỗ phải khai thác lớn, sẽ bị các thương lái ép giá, lợi nhuận thu lại thấp. Công ty chế biến gỗ dăm: Công ty này sẽ thu mua gỗ keo lai từ các chủ thu mua và sau đó sẽ đưa vào nhà máy để chế biến thành dăm xuất khẩu. Xưởng cưa xẻ: Thu mua gỗ có đường kính lớn, cưa xẻ thành nhiều loại ván rồi bán cho các công ty hay xưởng mộc. b) Hình thức tiêu thụ.
  49. 83 Người dân cho biết rằng keo lai đến thời vụ thu hoạch thì thường được thu hoạch vào mùa hè và mùa thu. Do vào mùa này thời tiết rất thuận lợi cho việc khai thác gỗ keo lai. Hình thức bán gỗ keo là bán theo tấn, người thu mua đến trực tiếp vườn keo thu hoạch và vận chuyển đến điểm tập kết. Thị trường tiêu thụ gỗ keo của địa phương không chỉ tại địa bàn tỉnh Hà Giang mà còn được tiêu thụ ở các tỉnh khác như Tuyên Quang, Việt Trì , Phú Thọ Người thu mua gỗ ở địa phương mua gom gỗ của các hộ nông dân sau đó vận chuyển đến bán cho các tư thương hoặc các nhà máy trong tỉnh. Các tư thương mua gỗ bán cho các nhà máy giấy, các công ty sản xuất chế biến gỗ hay bán lượng nhỏ tiêu thụ ở các tỉnh lân cận. Trên thị trường gỗ keo được cung ứng dưới 2 dạng: Gỗ keo làm nguyên liệu làm giấy và gỗ keo làm mộc. Giá bán của các loại gỗ này khác nhau, nhưng tại địa bàn nghiên cứu, gỗ keo thường có đường kính nhỏ, chất lượng gỗ chưa được cao nên hầu hết được sử dụng để làm nguyên liệu làm giấy. 4.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cây keo lai Bảng 4.11 Kết quả đánh giá của các hộ điều tra về các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất keo lai trên địa bàn xã Quang Minh. ( n= 60 hộ) Số hộ Chiếm tỷ tệ % trong tổng Stt Các yếu tố ảnh hưởng (hộ) số hộ (%) 1 Điều kiện tự nhiên 43 71,66 ( thiếu đất ) 2 Cơ chế chính sách 12 20 3 Nguồn vốn 31 51,6 4 Lao động 26 43,33 5 Sâu bệnh 47 78,33 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra tháng 4 năm 2019)
  50. 84 4.4.1 Điều kiện tự nhiên Theo điều tra từ 60 hộ nông dân trên địa bàn xã thì có tới 71,66% số hộ cho biết điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến phát triển sản xuất keo lai của mình. Về đất đai, là xã có diện tích rừng tự nhiên rất lớn, đất feralit rất phù hợp cho cây keo lai phát triển. Nhưng do đặc điểm đồi núi , dốc nên công tác trồng và chăm sóc keo lai rất khó khăn, mất chi phí lớn trong việc khai hoang đất, công đào hố và trồng cây. Từ nơi đưa giống đến nơi trồng thì giao thông đang là đường đất nên niệc đi lại rất khó khăn, đặc biệt vào mùa mưa gió, có thể ảnh hưởng lớn đến người dân vào mùa mưa bão. Vì vậy cần có những biện pháp xây dựng cơ sở hạ tầng đường bộ để phục vụ cho người dân thuận tiện trong việc đi lại để phát triển sản xuất Về khí hậu, thì Huyện Bắc Quang nói chung và xã Quang Minh nói riêng chị ảnh hưởng rất lớn của điệu kiện tự nhiên cực đoan. Nhiệt độ cao nhất trong năm có thể lên đến 430C, gây nắng nóng cục bộ, mà giới hạn nhiệt độ của cây keo lai là 400C, gây ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của cây, gây ra hiện tượng cháy rừng. Hàng năm trên địa bàn xã xảy ra rất nhiều cơn bão lớn, gây lũ ống, lũ quét, gây thiệt hại lớn về người và tài sản của người dân. Đặc biệt cây keo lai trồng ở vùng đồi núi, bị ảnh hưởng lớn của các cơn bão, gây gãy đổ cây, đất đồi núi bị sạt lở nghiêm trọng làm hư hỏng nặng nhiều diện tích cây keo, có những nơi mất trắng. Nguyên nhân cũng là do người dân chặt phá rừng rừng đầu nguồn, khai thác gỗ trái phép ồ ạt gây hậu quả nghiêm trọng. Từ đó cho thấy việc tuyên truyền ý thức cho người dân bảo vệ rừng đầu nguồn, vì dự báo nắm bắt tình hình thời tiết ở trong khu vực là rất quan trọng giúp người dân có thể phòng tránh được những hậu quả đáng tiếc. 4.4.2 Cơ chế chính sách Tổ chức và đưa vào sản xuất một loại cây trồng mới với quy mô lớn đòi hỏi phải có hệ thống chính sách khuyến khích phát triển đồng bộ hiệu quả.
  51. 85 Huyện Bắc Quang đã đưa ra nhiều chính sách, quyết định hỗ trợ vốn cho các cá nhân tổ chức đầu tư vào ngành lâm nghiệp nói chung và keo lai nói riêng. Hiện nay trên địa bàn huyện có khá nhiều tổ chức tín dụng hỗ trợ cho người dân trong việc huy động vốn phục vụ cho sản xuất nông nghiệp như: Ngân hàng NN&PTNT, các tổ chức tín dụng như hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, hội nông dân. Số vốn vay dao động từ 30 - 50 triệu đồng, thời hạn vay là từ 3 - 5 năm, với lãi suất là 1,1 %. Thời hạn vay như vậy chưa hợp lý với chu kỳ phát triển của keo lai, thường là 6 năm, lãi suất cao so với thu nhập hàng năm từ cây keo của các hộ nông dân. Nhưng vẫn có những chính sách và chương trình dự án hỗ trợ người dân trồng keo, những hộ nông dân trồng keo được hỗ trợ 30% lãi suất vay vốn, được hỗ trợ 5 triệu đồng/ hộ đầu tư phát triển mở rộng diện tích trồng keo lai, Nhờ vậy mà diện tích trồng keo lai trên địa bàn xã ngày càng ổn định, dù tính bình quân chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp phủ xanh đất trống đồi núi trọc ở trên địa bàn xã Quang Minh. Hiện nay trên địa bàn xã chưa có vườn ươm trồng cây giống nào, đa số người dân phải lấy giống từ huyện về trồng,vì vậy cần có chính sách giúp cho người dân có thể cung cấp nguồn giống thuận tiện hơn. 4.4.3 Nguồn vốn Vốn là yếu tố không thể thiếu, có tính chất hầu như quyết định đến khả năng đầu tư cho quá trình sản xuất từ đó ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng và thu nhập từ hoạt động sản xuất của cá nhân, doanh nghiệp. Theo điều tra đại đa số người dân cho biến nguồn vốn ảnh hưởng rất lớn đến phát triển sản xuất keo lai, vì chi phí đầu tư kiến thiết ban đầu cho việc trồng keo là rất lớn. Tất cả các hộ nông dân đều vay vốn để đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp trồng keo lai do nguồn vốn tự có của gia đình rất thấp. Nhiều hộ gia đình do thiếu vốn nên không muốn mở rộng diện tích trồng keo lai, không đầu tư mua giống mới, không đầu tư nhiều được cho cây trồng, đặc biệt là phân bón. Người dân chỉ đầu tư ít phân bón cho cây
  52. 86 trồng nên gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây keo lai. Như vậy có thể thấy vốn là yếu tố tác động rất lớn đến vấn để mở rộng diện tích phát triển sản xuất của các hộ nông dân. 4.4.4 Lao động Lao động là yếu tố hết sức quan trọng trong quát trình phát triển sản xuất, mọi hoạt động phát triển sản xuất cũng do con người tác động lên. Do đó lực lượng lao động quyết định đến kết quả và hiệu quả sản xuất của các hộ nông dân. Theo điều tra từ các hộ nông dân trong xã thì có 43,33% người dân cho biết lao động có ảnh hưởng lớn đến phát triển sản xuất keo lai. Các hộ trồng keo được tham gia các lớp tập huấn kỹ thật trồng và chăm sóc keo lai và áp dụng vào thực tiễn nâng cao năng suất cây trồng và mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn những hộ không được tham gia tập huấn. Do trình độ học vấn của người dân chưa cao nên việc áp dụng kiến thức vào thực tế còn nhiều hạn chế, và hầu hết người nông dân thuê khoán lao động từ việc khai hoang đến việc đào hố và trồng cây nên khó đảm bảo được chất lượng lao động. Nhưng người nông dân trồng keo vẫn thuê những lao động mà đã được tham gia tập huấn công tác trồng keo, hướng dẫn kỹ thuật cho lao động để mang lại kết quả cao. 4.4.5 Sâu bệnh hại Theo số liêu điều tra cho thấy có đến 78,33 % hộ dân cho biết sâu bệnh ảnh hưởng lớn đến cây keo chủ yếu là các loại như sâu ăn lá, ngọn và rễ keo gây ra ảnh hưởng lớn đến khả nâng sinh trưởng của cây keo lai
  53. 87 4.5 phân tích SWOT Điểm mạnh Điểm yếu - Là xã có diện tích trồng keo lớn nất -Người dân còn chưa áp dụng được trong khu vực huyện. nhiều tiến bộ khoa học vào sản xuất - Có điều kiện kinh tế,khí hậu thuận - Quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ chưa lợi cho phát triển cây keo lai, được mở rộng Cơ Hội Thách Thức -Được tiếp cận với các nguồn vốn vay -Thiên tai, mưa bão ảnh hưởng đến hỗ trợ trong sản xuất. khả năng sinh trưởng và phát triển của cây. - Điều kiện tự nhiên phù hợp cho cây keo lai có thể sinh trưởng, phát triển - khả năng cạnh tranh với các loại cây tốt. khác trên địa bài còn cao - Cây keo lai hiện đang là cây mang -Cơ sở hạ tầng, đường giao thông còn lại giá trị kinh tế cao, thời gian sinh thấp kém. trưởng ngắn. - Sâu bệnh hại cây còn nhiều ảnh - Được hỗ trợ từ nhà nước về giống, hưởng đến khả năng phát triển của kĩ thuật cây 4.5 Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển sản xuất cây keo lai của các hộ điều tra. 4.5.1 Thuận lợi Với diện tích đất lâm nghiệp rộng lớn, đất feralit, đồi núi phù hợp cho cây keo lai sinh trưởng và phát triển tốt. Chính quyền đã có nhiều chính sách, chủ trương giúp đỡ người dân yên tâm phát triển sản xuất. Cán bộ khuyến nông, khuyến lâm giúp đỡ nông dân trong
  54. 88 công tác trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng keo hiệu quả. Hỗ trợ tiền vốn cho những hộ nông dân mở rộng diện tích, ngân hàng NN&PTNT và các tổ chức xã hộ đã cho người dân vay vốn để đầu tư sản xuất nông nghiệp nói chung và trồng keo lai nói riêng, như vay vốn cao, được hỗ trợ một phần lãi suất vay vốn. Một số hộ nông dân đã có kinh nghiệm trồng keo lâu năm nên họ có nhiều kinh nghiệm để xứ lý khi có biến động về giá cả, kỹ thuật . từ đó có thể duy trì quy trình sản xuất và thu hoạch. Mấy năm gần đây sức mua tăng vì nhu cầu gỗ nguyên liệu ngày càng tăng, khi mà nhà nước đang có chính sách đóng cửa rừng tự nhiên, nhu cầu về gỗ rừng trồng ngày càng cao để đáp ứng nhu cầu trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Bên cạnh đó, năng suất và sản lượng gỗ khai thác ngày càng tăng sẽ làm tăng giá bán và tăng lợi nhuận cho các nông hộ. 4.5.2 Khó khăn Bà con nông dân trồng keo lai còn thiếu vốn, vốn tự có ít, do vậy gặp khó khăn trong việc đầu tư mở rộng sản xuất, đầu tư chuyên sâu cho trồng và chăm sóc. Nguồn vốn vay cho nông dân lãi suất vẫn cao, vấn đề cấp vốn cho nông dân còn chậm trễ, thời gian vay chưa phù hợp với chu trình phát triển của keo lai dẫn đến tình trạng khai thác trước kỳ thu hoạch, gây ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng gỗ keo. Mặc dù khoa học kỹ thuật của đất nước đang ngày càng phát triển tích cực nhưng việc áp dụng vào lâm nghiệp nói chung và keo lai nói riêng còn nhiều hạn chế do trình độ học vấn của người dân còn thấp, khả năng tiếp cận các kỹ thuật tiên tiến còn bị hạn chế nên năng suất gỗ còn thấp, chất lượng gỗ không cao. Điều kiện tự nhiên của địa phương còn nhiều bất lợi, thường xuyên xảy a thiên tai như lũ lụt, lũ ống, nắng hạn kéo dài, đã ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây keo lai. Mấy năm gần đây hay xảy ra hiện tượng cháy rừng ở diện tích lớn gây thiệt hại lớn cho người nông dân.
  55. 89 Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi ở một số nơi của xã đang bị xuống cấp, giao thông đi lại đến nơi trồng keo còn nhiều hạn chế nên gây khó khăn cho người nông dân. Thị trường tiêu thụ nhỏ lẻ, chưa ổn định, bị các thương lái ép giá nên lợi nhuận mang lại cho nông dân chưa cao. 4.6 Giải pháp phát triển sản xuất cây keo lai trên địa bàn xã Quang Minh, Huyện Bắc Quang, Tỉnh Hà Giang 4.6.1 Một số định hướng chủ yếu để phát triển sản xuất cây keo lai Giao và cho thuê đất rừng cho các chủ rừng phải trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch bảo vệ rừng được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tùy theo đối tượng được giao đất, loại rừng, Nhà nước cần có mức thu tiền sử dụng và đất lâm nghiệp theo quy định của pháp luận. Sử dụng những tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến và kế thừa những kinh nghiệm sản xuất lâm nghiệp của người dân địa phương. Nghiên cứu phát triển rừng theo hai hướng chính là cải tạo giống cây rừng và các biện pháp lâm sinh để không chỉ tăng năng xuất cây trồng, chất lượng rừng mà còn có chức năng bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học của rừng. Rừng trồng kinh tế phát triển chủ yếu theo hướng thâm canh, coi trọng năng suất, chất lượng và kết hợp du lịch sinh thái, các dịch vụ môi trường khác. Đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng để phục vụ cho phát triển rừng, đặc biệt chú ý đến hệ thống vườn ươm, đường lâm nghiệp, chòi canh, hệ thống phòng cháy chữa cháy và sâu bệnh hại rừng. Phát triển kinh tế rừng thành ngành kinh tế quan trọng gắn với bảo vệ môi trường. Xây dựng vùng nguyên liệu gắn với cơ sở chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Nhân rộng mô hình trồng rừng có hiệu quả cao, kinh tế trang trại để người dân yêu tâm sản xuất. Đẩy mạnh công tác giao đất, khoán rừng, thủ tục nhanh chóng và hợp lý, kết hợp với công tác định canh định cư và ổn định đời sống nhân dân ở vùng gò đồi miền núi.
  56. 90 Nhà nước cùng chính quyền địa phương cần có những chủ trương, chính sách hợp lý và kịp thời giúp dân mở rộng sản xuất, trồng rừng hiệu quả hơn. 4.6.2 Những giải pháp thực hiện nhằm phát triển sản xuất cây keo lai Do điều kiện kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng của xã ngày càng được nâng cấp và phát triển như hệ thống : điện, đường, trường học, . Đây là những điều kiện cơ bản, cần thiết để phát triển kinh tế sản xuất, từng bước nâng cao tay nghề cho các tầng lớp lao động của xã, ổn định và nâng cao cuộc sống cho người dân .chính quyền và nhân dân xã đã và đang từng bước hoàn thiện kinh tế - xã hội địa phương, từng bước nâng cao mức sống, thu nhập cho chính người dân. Sự phát triển của xã hội đòi hỏi người dân lao động cần phải được cung cấp các kiến thức cơ bản cũng như chuyên sâu, kỹ năng nghề nghiệp Tuy nhiên, phần lớn lao động của xã còn chưa qua đào tạo nghề, kỹ thuật trong sản xuất còn non kém. Xuất phát từ thực tế sản xuất của các nông hộ, từ thực trạng phát triển sản xuất keo lai của các hộ nông dân điều tra, các chính sách hỗ trợ trong sản xuất phát triển keo của nhà nước và địa phương mà chúng tôi đề xuất một số giải pháp sau: 4.6.2.1 Giải pháp về quy hoạch đất Đất đai có vị trí và vai trò quan trọng hàng đầu trong sản xuất nông, lâm nghiệp. Hoàn thành quy hoạch sử dụng đất đai, nếu quy hoạch không tốt sẽ gây lãng phí sự đầu tư và ảnh hưởng đến vùng trồng cây keo lai của xã. Từ quy hoạch tổng thể trên bản đồ của tỉnh, của huyện, xã cần có quy hoạch đất trồng rừng của từng thôn chi tiết trên thực địa với các đơn vị cơ sở, nhằm chấm dứt tình trạng đất quy hoạch phát triển trồng rừng sản xuất bị lấn chiếm sử dụng sai mục đích để đảm bảo trồng keo có hiệu quả. Tiếp tục thực hiện chủ trương giao đất, khoán rừng, cho thuê đất trồng rừng bằng cách tranh thủ nguồn lực từ các dự án quy hoạch sử dụng đất theo
  57. 91 định kỳ, giao đất lâm nghiệp cho từng hộ gia đình, cá nhân tham gia đăng ký trồng keo trên địa bàn. Tiến hành đẩy nhanh tiến độ cấp giấy CNSD đất cho các hộ gia đình, các tổ chức tham gia trồng rừng, vì đây là tư liệu sản xuất chủ yếu để người dân an tâm, có quyền lợi, trách nhiệm trên mảnh đất của mình sở hữu và là tài sản cực kỳ quan trọng đối với các hộ nghèo, là điều mà người dân hằng mong ước, là cơ sở cho người dân thế chấp ở các ngân hàng, tổ chức tín dụng vay vốn đầu tư trồng rừng keo. 4.6.2.2 Giải pháp về chính sách vốn đầu tư, tín dụng Vốn đầu tư trong quá trình phát triển sản xuất thực sự đảm bảo cho quá trình canh tác cây keo lai bền vững hơn. Nếu mức vốn đầu tư thấp thì sẽ làm giảm chất lượng rừng trồng. Vì vậy, để tăng kết quả huy động vốn, tranh thủ nguồn vốn đầu tư từ Nhà nước và bên ngoài, cần có những biện pháp kịp thời để người dân yên tâm phát triển sản xuất. Tăng cường cho nhân dân vay vốn rộng rãi với lãi suất thấp, phù hợp với thời vụ sản xuất, thu hút các dự án hỗ trợ phát triển lâm nghiệp để được đầu tư vốn trồng rừng. Tổ chức cho các hộ gia đình điển hình của xã tham quan học hỏi các mô hình trồng rừng kinh tế có hiệu quả cao để về ứng dụng vào địa phương mình. Khắc phục tình trạng cấp vốn chậm trễ, đơn giản hóa các thủ tục hành chính vay vốn để giảm bớt chi phí cho các thủ tục không cần thiết bởi đối tượng được cấp vốn đa số là các hộ gia đình có trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng trong vấn đề tiếp nhận và thực hiện các thủ tục theo quy định còn rất nhiều hạn chế. Cần xây dựng cơ chế đảm bảo cho tất cả các thành phần kinh tế tham gia sản xuất lâm nghiệp được tiếp cận và vay vốn dài hạn phù hợp với chu kỳ kinh doanh cây keo lai từ các nguồn vốn đầu tư và tín dụng một cách bình đẳng. Đồng thời đơn vị tín dụng cần phải có cán bộ chuyên sâu về lĩnh
  58. 92 vực lâm nghiệp để giám sát nguồn vốn cho vay, đảm bảo các họ gia đình và vốn sử dụng đúng mục đích vay nhằm mang lại hiệu quả từ trồng rừng. Chính quyền cần tạo điều kiện thuận lợi để kích thích phát triển vốn đầu tư của các doanh nghiệp, cho các doanh nghiệp có nhu cầu thuê đất, tự bỏ vốn thuê mướn nhân công để trồng rừng theo các nhu cầu của doanh nghiệp. Đây là nguồn vốn dồi dào đầu tư vào địa phương, vì vậy Nhà nước, chính quyền cần có những chính sách ưu đãi, khuyến khích nhằm thu hút các thành phần kinh tế khác tham gia trồng rừng. Bên cạnh nguồn vốn hỗ trợ của nhà nước, doanh nghiệp, cần tăng cường các giải pháp nhằm huy động nguồn vốn của nhân dân tham gia và các dự án trồng rừng sản xuất. 4.6.2.3 Giải pháp về kỹ thuật lâm sinh Công tác giống cây trồng: Một trong những biện pháp thâm canh có vai trò hết sức quan trọng quyết định đến năng suất và chất lượng rừng trồng là công tác giống. Do đặc điểm cây lâm nghiệp có tuổi thọ dài ngày, nên một thất bại hay thành công trong chọn giống cây rừng phải sau 5 đến 7 năm hoặc thấm chí chục năm sau mới thấy được. Vì vậy, công tác chọn giống phải đi trước công tác trồng một bước, có vai trò quyết định đến hiệu quả sản xuất, chất lượng cây trồng. Tùy vào điều kiện tự nhiên đặc biệt là đất đai, khí hậu, điều kiện kinh tế - xã hội và nhu cầu thị trường, yêu cầu đặc tính của cây trồng cần đáp ứng các tiêu chuẩn như cây mọc thẳng, năng suất cao, có khả năng chống chịu sâu bệnh, có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên khắc nhiệt của địa phương. Căn cứ vào kế hoạch trồng rừng trên địa bàn xã hiện nay và các năm tiếp theo, cần chủ động giống, hợp đồng giống ngay từ đầu không để phát sinh diện tích, bị động giống. Đơn vị cung cấp giống phải cung ứng đủ giống, giống được kiểm định chất lương và bảo hành giống.
  59. 93 Người dân trong xã còn có nhiều hộ nông dân sử dụng giống keo tự ươm ở vườn, không đảm bảo chất lượng, cũng như năng suất cây trồng, để giảm chi phí sản xuất. Cán bộ khuyến nông, khuyến lâm cần từng bước khuyến khích các hộ gia đình sử dụng các giống nhân hom thay thế cho các loại giống mà người dân tự ươm tại nhà hoặc mua giống trôi nổi trên thị trường, không đảm bảo chất lượng. Tăng cường công tác khuyến lâm, phát triển lâm nghiệp bền vững, phổ biến các kỹ thuật tiên tiến cũng như tổng kết và phổ biến các mô hình nông lâm kết hợp hiệu quả cao nhằm giúp đỡ các hộ gia đình phát triển kinh tế, cải thiện cuộc sống trên vùng đất nghèo. Về kỹ thuật trồng: Theo kết quả nghiên cứu thì nên trồng keo lai với diện tích từ 5 – 9 ha là hợp lý, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ nông dân. Không nên trồng với diện tích quá lớn sẽ gây lãng phí đất rừng, không có thời gian chăm sóc cây, bảo vệ rừng, gây ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và phát triển của cây keo lai. Thời gian trồng keo lai hợp là từ 6 -7 năm, cây trồng có thời gian sinh trưởng và phát triển tốt thì thu hoạch sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nếu với mục đích lấy gỗ lớn thì nên trồng với thời gian dài hơn từ 10 – 15 năm là hợp lý. Về công tác sử dụng phân bón: Theo điều tra từ các hộ nông dân, đa số người nông dân sử dụng ít phân bón trong trồng và chăm sóc cây keo lai, nên việc phát triển của cây keo lai chưa đồng đều, gặp hiện tượng cây keo non trồng bị chết hàng loạt, chất lượng gỗ chưa đảm bảo. Người dân còn mang nặng tư tưởng trồng cây, cây tự sinh trưởng và phát triển, hút dinh dưỡng từ đất là đủ, không cần bón thêm phân bón trong quá trình trồng và chăm sóc. Vì vậy, cần có những giải pháp hữu hiệu khắc phục tình trạng này: khuyến khích người dân sử dụng phân hữu cơ vào trồng và chăm sóc cây keo lai, vì đây là phân bón hiệu quả cao và giá
  60. 94 thành lại rẻ, tận dụng phân rác để cung cấp nguồn hữu cơ cho đất. Mở các lớp tập huấn đào tạo cho người dân về cách mua loại nào cho phù hợp và sử dụng các loại phân bón chất lượng mà mang lại hiệu quả kinh tế cao. Truyền bá kiến thức, tư tưởng cho người dân về vai trò quan trọng trong việc bón phân cho cây keo lai, để cây sinh trường và phát triển đồng đều, chất lượng gỗ keo đạt chuẩn, mang lại thu nhập cao hơn cho người dân khi bán những sản phẩm chất lượng với giá thành cao hơn. Cũng chính một phần do giá phân bón ngày càng tăng cao nên tâm lý người dân càng ít sử dụng, vì vậy chính quyền địa phương cũng như các cá nhân, tổ chức cần tạo điều kiện giúp đỡ các hộ trong việc vay phân bón để đầu tư chăm sóc cây nhằm đảm bảo đúng quy trình đã được hướng dẫn.
  61. 95 PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận Qua nghiên cứu thực trạng phát triển sản xuất cây keo lai ở xã Quang Minh,huyện Bắc Quang, Tỉnh Hà Giang, tôi xin đưa ra một số kết luận sau: Qua nghiên cứu xã Quang Minh là một xã có diện tích đất trồng keo khá lớn ,với tổng diện tích trồng keo của toàn xã là 1287,42ha Hiệu quả kinh tế tu lại được trên 1ha diện thích có lợi nhuận là 50.715.000 nghìn đồng Qua điều tra các hộ trồng keo trên địa bàn nghiên cứu cho thấy thì bình quân một đồng chi phí bỏ ra mang lại 3,83 đồng lợi nhuận cho người nông dân. Việc phát triển sản xuất keo lai đã không chỉ mang lại thêm nguồn thu nhập cho người dân, cải thiện cuộc sống gia đình mà còn tạo công ăn việc là cho các hộ nông dân trong địa bàn xã trong thời gian nhàn rỗi, tận dụng được lao động địa phương. Ngoài ra nhờ sự giúp đỡ của chính quyền nhà nước đã có những chính sách giúp đỡ người dân có thể sử dụng các nguồn vốn phục vụ cho việc sản xuất mở rộng diện tích. Với nền công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước hiện nay việc sử dụng các loại gỗ phục vụ cho việc đóng và chế tạo ra các sản phẩm cho người tiêu dùng cây keo lai đang là một loại cây được sử dụng nhiều nhất trên thị trường đó cũng là nguồn động lực giúp người dân trồng và mở rộng diện tích. Ngoài ra còn có những khó khăn đáng phải kể đến như: Điều kiện tự nhiên của địa phương còn nhiều bất lợi, thường xuyên xảy a thiên tai như lũ lụt, lũ ống, nắng hạn kéo dài, đã ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây keo lai. Mấy năm gần đây hay xảy ra hiện tượng cháy rừng ở diện tích lớn gây thiệt hại lớn cho người nông dân.
  62. 96 Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi ở một số nơi của xã đang bị xuống cấp, giao thông đi lại đến nơi trồng keo còn nhiều hạn chế nên gây khó khăn cho người nông dân. Thị trường tiêu thụ nhỏ lẻ, chưa ổn định, bị các thương lái ép giá nên lợi nhuận mang lại cho nông dân chưa cao. Từ những khó khăn trên đã đưa ra một số giải pháp giúp cho người nông dân có thể phát triển sản xuất keo một cách tốt nhất như: - Giải pháp về quy hoạch đất - Giải pháp về chính sách vốn đầu tư, tí dụng - Giải pháp về kĩ thuật lâm sinh. - Giải pháp về tập huấn kĩ thuật và tuyên truyền phổ cập - Giải pháp về thị trường và tiêu thụ sản phẩm - Giải pháp về cơ sở hạ tầng 5.2 Kiến nghị 5.2.1 Đối với nhà nước Nhà nước cần cần quan tâm chú trọng hơn nũa đến việc hỗ trợ đầu tư phát triển sản xuất keo lai như: đầu tư về vốn, khoa học kỹ thuật, thị trường tiêu thụ nông sản, cơ sở hạ tầng nông thôn như đường giao thông liên thôn, liên xã nhằm thúc đẩy sản xuất. cần nghiên cứu, điều chỉnh phương thức hỗ trợ vay vốn, lãi suất thấp cho người dân. Nghiên cứu các giống tốt, hỗ trợ khuyến nông, khuyến ngư cho bà con nông dân nâng cao kiến thức và kinh nghiệm trồng rừng. 5.2.2 Đối với chính quyền địa phương Cây keo lai trên địa bàn xã Quang Minh đã và đang khẳng định được vị thế cây lâm nghiệp quan trọng có hiệu quả kinh tế cao cho các hộ nông dân, để phát triển sản xuất cây keo lai bền vũng chính quyền địa phương cần: Đối với tỉnh Hà Giang thì trên địa bàn tỉnh thì các cơ sở chế biến mộc còn nghèo nàn, máy móc cũ, dây chuyền công nghệ lạc hậu, vì vậy cần có chính sách hỗ trợ vốn giúp các doanh nghiệp nâng cấp thiết bị, dây chuyền hiện đại làm tăng
  63. 97 khả năng cạnh tranh sản phẩm. Một số tuyến đường giao thông đang bị xuống cấp nặng ảnh hướng lớn đến quá trình vận chuyển, tăng chi phí vận chuyển nên chính quyền tỉnh cần có hành động ngay để xây dựng lại các tuyến đường chủ chốt. Chính quyền xã cần tọa điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc giao đất, giao rừng sản xuất, hạn chế các thủ tục không cần thiết, giao đất kịp thời, đúng mục đích, đúng mục tiêu để người dân yên tâm có đất đầu tư phát triển sản xuất rừng. Thông tin nhanh chóng, kịp thời cho người nông dân các chính sách hỗ trợ, các quy hoạch đất liên quan đến đất lâm nghiệp cho nông dân Tăng cường mở rộng các lớp tập huấn nâng cao kiến thức cho người nông dân về trồng, chăm sóc và khai thác keo lai, nâng cao ý thức bảo vệ rừng, phát triển rừng sản xuất và rừng tự nhiên. Cán bộ khuyến lâm cần giúp đỡ người dân trong công tác bảo vệ rừng sản xuất, rừng tự nhiên khỏi những đối tượng chặt phát rừng. xây dựng mới các tuyến đường đi lại trong vùng trồng keo lai để đi lại thuận lợi hơn, giảm các khoản chi phí không đáng có. Đối với các quỹ tín dụng nhân dân như ngân hàng NN & PTNT, hội phụ nữ, hội nông dân nên có chính sách vay vốn với lãi suất ưu đãi cho các hộ nông dân tham gia trồng rừng keo lai, giảm thiểu các thủ tục không cần thiết, cung ứng nguồn vốn kịp thời cho các hộ nông dân để họ yên tâm tham gia sản xuất và mạnh dạn đầu tư mở rộng diện tích trồng rừng. 5.2.3 Đối với các hộ nông dân sản xuất cây keo lai Để phát triển sản xuất keo lai các hộ nông dân cần phải thực hiện một số biện pháp sau: Tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật: chấp hành tốt quy trình kỹ thuật trồng cây keo lai và hướng dẫn của cán bộ khuyến nông để rừng keo lai phát triển tốt, cho năng suất và chất lượng cao. Tăng cường học hỏi kinh nghiệm, trau dồi kiến thức về trồng và chăm sóc keo lai, tìm hiểu các thông tin về thị trường, giá cả để chủ động trong việc trồng và tiêu thụ keo lai, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
  64. 98 Các hộ nông dân cần mạnh dạn vay vốn đầu tư phát triển cây keo lai vì thực tế cho thấy, keo lai đã và đang mang lại hiệu quả cao cho các nông hộ. sử dụng nguồn vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả. Tận dụng những diện tích đang bị bỏ hoang hoặc sử dụng không hiệu quả sang trồng cây keo lai để có hiệu quả cao hơn. Cần chú động đầu tư hơn nữa cho cây keo lai, mức đầu tư còn thấp, chú trọng đầu tư thêm phân bón để cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn, chú ý hơn về mật độ trồng keo lai.
  65. 99 TÀI LIỆU THAM KHẢ0 I.Tài liệu Tiếng Việt 1. Báo cáo thống kê dân số xã Quang Minh (năm 2016 đến năm 2018) 2. Nguyễn Thị Yến (2016), Giáo trình kinh tế phát triển nông thôn, NXB Đại Học Thái Nguyên 3. Quyết định số 147/2007/QĐ- TTg của thủ tướng Chính Phủ về một số chính sách phát triển trồng rừng sản xuất giai đoạn 2007 – 2015 4. UBND xã Quang Minh, Báo cáo Kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội và phương hướng phát triển năm 2016 5. UBND xã Quang Minh, Báo cáo Kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội và phương hướng phát triển năm 2017 6. UBND xã Quang Minh, Báo cáo Kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội và phương hướng phát triển năm 2018 II.Tài liệu Internet 7. 8. 9. 10. 11. 12. tapchicongsan.org.vn 13. 14.
  66. Phiếu Điều Tra Nông Hộ Phiếu số Thông tin chung. Họ tên chủ hộ : Tuổi : Giới tính: ( Nam / Nữ ). Dân tộc: Số nhân khẩu: Lao động chính : Địa chỉ: Trình độ học vấn : Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Trình độ chuyên môn : Không có Sơ cấp Trung cấp Cao Đẳng Đại học Trên ĐH Phân loại hộ theo ngành nghề : Hộ thuần nông Hộ phi NN Hộ kiêm Phân loại hộ theo thu nhập : Hộ khá Hộ trung bình Hộ nghèo Thông tin chính: Diện tích đất sản xuất nông – lâm nghiệp đang sử dụng tại hộ: Các loại đất trồng Diện tích (ha) 1.Đất trồng cây hàng năm Lúa Ngô Cây khác: ( ) 2.Đất trồng cây lâu năm
  67. Chè Cây ăn quả Cây khác: ( ) 3.Đất trồng cây lâm nghiệp Keo Mỡ Cây khác: ( ) Chăn nuôi Loại vật nuôi Số lượng (con) Giá bán (triệu đồng) Lợn Gà Trâu Con khác: Nguồn thu nhập chính từ đâu? Trồng trọt : Loại cây: Chăn nuôi : Loại vật nuôi : Phi nông nghiệp : Giống keo đang trồng của gia đình mình là giống gì? Chi phí trong sản xuất cây keo? Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Giá thành Giống Phân bón chi phí khác
  68. Các khoản chi phí cho lao động trong sản xuất keo? chỉ tiêu số lượng công/m2 thành tiền công (nghìn đồng) Làm đất Bón Phân Chăm sóc Tỉa lá,Làm cỏ Thu Hoạch Chi phí khác Gia đình bán keo cho ai? STT Nội Dung Số Lượng Gía bán ( ha) 1 Sưởng thu mua gỗ 2 Người thu mua 3 khác Doanh thu và lợi nhận trong 1ha trồng keo là bao nhiêu? Tuổi hiện tại của cây là bao nhiêu năm? Gia đình có áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất không? Có Không Gia đình có được tập huấn kỹ thuật không? Có Không - Tập huấn về vấn đề gì?
  69. Nội dung tập huấn có áp dụng được trong sản xuất của gia đình mình không? Có không Gia đình có được sử dụng các nguồn vốn hỗ trợ trong sản xuất keo không? Trong sản xuất keo thường gặp những sâu bệnh gì? Gia đình gặp những khó khăn gì trong trong sản xuất keo? Gia đình có đề xuất kiến nghị gì với chính quyền địa phương để phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và nâng cao hiệu quả cây keo ? Chủ hộ điều tra (chữ kí , ghi rõ họ tên) Xin chân thành cảm ơn!!!