Khóa luận Thực trạng và giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên đất ruộng trên địa bàn xã Mậu Duệ, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang

pdf 66 trang thiennha21 19/04/2022 1970
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Thực trạng và giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên đất ruộng trên địa bàn xã Mậu Duệ, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_thuc_trang_va_giai_phap_nham_chuyen_dich_co_cau_ca.pdf

Nội dung text: Khóa luận Thực trạng và giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên đất ruộng trên địa bàn xã Mậu Duệ, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG THỊ THÊU Tên đề tài: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÂY TRỒNG TRÊN ĐẤT RUỘNG TẠI XÃ MẬU DUỆ, HUYỆN YÊN MINH, TỈNH HÀ GIANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng nghiên cứu Chuyên ngành : Phát triển nông thôn Khoa : Kinh tế & PTNT Khóa học : 2015 - 2019 Thái Nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG THỊ THÊU Tên đề tài: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÂY TRỒNG TRÊN ĐẤT RUỘNG TẠI XÃ MẬU DUỆ, HUYỆN YÊN MINH, TỈNH HÀ GIANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng nghiên cứu Chuyên ngành : Phát triển nông thôn Khoa : Kinh tế & PTNT Khóa học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn : ThS. Lưu Thị Thùy Linh Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực tập tốt nghiệp vừa qua, để hoàn thành được khóa luận tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ của các tập thể, các cá nhân trong và ngoài trường. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy giáo, cô giáo Khoa KT & PTNT – Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới cô giáo ThS. Lưu Thị Thùy Linh đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp. Qua đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các đồng chí cán bộ UBND xã Mậu Duệ, cùng nhân dân trong xã đã giúp đỡ tôi nhiệt tình trong thời gian tôi thực tập tại địa phương. Trong quá trình thực tập mặc dù bản thân đã hết sức cố gắng nhưng do thời gian có hạn, trình độ bản thân còn hạn chế và bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu nên bản khóa luận này không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự quan tâm đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và bạn bè để bản khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 3 năm 2019 Sinh viên Hoàng Thị Thêu
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1. Tình hình sử dụng đất đai của xã Mậu Duệ qua 3 năm 2015-2017 25 Bảng 4.2. Tình hình chăn nuôi của xã Mậu Duệ từ năm 2015-2016 26 Bảng 4.3. Tình hình dân số và lao động của xã Mậu Duệ qua 3 năm 2015 – 2017 27 Bảng 4.4. Cơ cấu diện tích các loại cây trồng chủ yếu trên địa bàn xã Mậu Duệ qua 3 năm 2015 – 2017 31 Bảng 4.5. Cơ cấu diện tích các loại cây trồng trên đất ruộng chủ yếu trên địa bàn xã Mậu Duệ qua 3 năm 2015 – 2017 33 Bảng 4.6. Năng suất một số cây trồng chủ yếu tại địa phương qua 3 năm 2015- 2017 34 Bảng 4.7. Cơ cấu giá trị sản xuất một số cây trồng chủ yếu trên địa bàn xã Mậu Duệ qua 3 năm 2015 – 2017 36 Bảng 4.8. Cơ cấu diện tích gieo trồng trên đất ruộng theo mùa vụ trên địa bàn xã Mậu Duệ qua 3 năm 2015 - 2017 38 Bảng 4.9. Cơ cấu giống lúa trên đất ruộng tại địa bàn xã Mậu Duệ năm 2017 40 Bảng 4.10. Cơ cấu giống của một số cây trồng hàng năm trên địa bàn xã Mậu Duệ năm 2017 41 Bảng 4.11. Một số công thức luân canh trên đất lúa của địa phương qua 3 năm 2015 - 2017 43 Bảng 4.12. Hiệu quả kinh tế của một số công thức luân canh của hộ điều tra 45
  5. iii DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT STT CHỮ VIẾT TẮT NGHĨA 1 CNH-HĐH Công nghiệp hóa - hiện đại hóa 2 HTX Hợp tác xã 3 CN-TTCN-XD Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp - Xây dựng 4 HĐND Hội đồng nhân dân 5 KT&PTNT Kinh tế và phát triển nông thôn 6 KHKT Khoa học kỹ thuật 7 AN- QP An ninh- quốc phòng 8 TTCN Tiểu thủ công nghiệp 9 UBND Ủy ban nhân dân 10 CLB Câu lạc bộ 11 TDTT Thể dục thể thao 12 GĐVH Gia đình văn hóa 13 THCS Trung học cơ sở 14 THPT Trung học phổ thông
  6. iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CÁC BẢNG ii DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT iii MỤC LỤC iv Phần 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2 1.2.1. Mục tiêu chung 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài 2 1.3.1. Ý nghĩa học tập 2 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3 Phần 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 4 2.1. Cơ sở lý luận về đề tài 4 2.1.1. Các khái niệm cơ bản 4 2.1.2. Các quan điểm về chuyển dịch cơ cấu cây trồng 6 2.1.3. Ý nghĩa của việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng 9 2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài 10 2.2.1. Quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên thế giới 10 2.2.2. Quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng tại Việt Nam 11 2.2.3. Quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng của tỉnh Hà Giang 16 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 19 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 19
  7. v 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 19 3.2. Địa điểm, thời gian và nội dung nghiên cứu 19 3.3. Nội dung nghiên cứu 19 3.4. Phương pháp nghiên cứu 19 3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu 19 3.4.2. Phương pháp điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên 21 3.4.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 21 3.4.4. các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất 22 Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 24 4.1. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu 24 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 24 4.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 26 4.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu cây trồng của địa phương qua 3 năm 2015 – 2017 31 4.2.1. Cơ cấu diện tích các cây trồng trên đất ruộng tại địa phương qua 3 năm 2015 - 2017 33 4.2.2. Năng suất một số cây trồng chủ yếu tại địa phương qua 3 năm 2015 – 2017 34 4.2.3. Giá trị sản xuất của một số cây trồng trên đất ruộng địa bàn xã Mậu Duệ qua 3 năm 2015 - 2017 36 4.2.4. Cơ cấu diện tích gieo trồng theo mùa vụ tại địa phương 37 4.2.5. Cơ cấu giống một số cây trồng chính của địa phương năm 2017 39 4.2.6. Một số công thức luân canh trên đất lúa 42 4.2.7. So sánh hiệu quả kinh tế của 1 số công thức luân canh 45 4.3. Những thuận lợi và khó khăn của xã Mậu Duệ trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng 46 4.4. Một số giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng 48 4.4.1. Giải pháp về khoa học kỹ thuật 48
  8. vi 4.4.2. Giải pháp về đất đai 48 4.4.3. Giải pháp về vốn 49 4.4.4. Giải pháp về thị trường 49 4.5. Quy hoạch vùng sản xuất 50 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 51 5.1. Kết luận 51 5.2. Kiến nghị 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO 53 PHỤ LỤC
  9. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề 1.1.1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là một nước nông nghiệp với điểm xuất phát thấp, hiện nay vẫn còn trên 70% dân số sống ở nông thôn và 70% lao động xã hội làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp (năm 2015), năng suất khai thác ruộng đất và năng suất lao động còn thấp, sản xuất còn manh mún nhỏ lẻ, chưa khai thác hết tiềm năng sẵn có của đất nước. Nông nghiệp chưa đáp ứng nhu cầu cải thiện đời sống nhân dân, chưa cung cấp đủ nguyên liệu cho công nghiệp hàng hoá và xuất khẩu, chưa tạo được động lực thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Để giải quyết những vấn đề này thì thực hiện chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nói chung và cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp nói riêng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với nước ta trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng nhằm phát huy mọi tiềm năng sản xuất của mỗi vùng hướng tới sản xuất chuyên môn hóa phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá lớn, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện mức sống cho người nông dân. Do đó, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp trên phạm vi cả nước cũng như với từng địa phương là rất cần thiết. Huyện Yên Minh đã đưa ra một số mô hình chuyển đổi đem lại hiệu quả kinh tế cao. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên toàn huyện đã đạt được nhiều thành tựu và chuyển biến tích cực. Mậu Duệ là một trong những xã của huyện Yên Minh có nhiều tiềm năng thuận lợi cho quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên cơ cấu sản xuất nông nghiệp còn chuyển đổi chậm trong khi nhiều tiềm năng của vùng chưa được khai thác hết.
  10. 2 Từ thực tiễn của xã Mậu Duệ trong thời gian thực tập tại địa phương tôi đã chọn nghiên cứu đề tài "Thực trạng và giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên đất ruộng trên địa bàn xã Mậu Duệ, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu chung Đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên đất ruộng tại địa bàn xã, phân tích những thuận lợi và khó khăn của vùng từ đó đưa ra phương hướng và giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên đất ruộng tại địa bàn xã Mậu Duệ. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội liên quan đến sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên đất ruộng tại địa bàn xã Mậu Duệ, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang. - Đánh giá thực trạng cơ cấu cây trồng trên đất ruộng và sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên đất ruộng tại địa bàn xã Mậu Duệ, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang. - Đưa ra những giải pháp chủ yếu mang tính khả thi nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên đất ruộng của toàn xã. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa học tập - Nghiên cứu đề tài giúp cho sinh viên tổng hợp và củng cố những kiến thức đã được học. - Có được tư duy một cách logic và biết cách vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn, đồng thời học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong thực tế và cũng là cơ hội gặp gỡ, học tập trao đổi kiến thức với những người có kinh nghiệm và người dân địa phương.
  11. 3 - Quá trình thực hiện đề tài thực tập sẽ nâng cao năng lực cũng như rèn luyện kỹ năng, phương pháp nghiên cứu khoa học cho bản thân mỗi sinh viên. - Đề tài cũng được coi là một tài liệu tham khảo cho Trường, Khoa, các cơ quan trong ngành và sinh viên các khóa tiếp theo. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả của đề tài là cơ sở để các nhà quản lý, các cấp lãnh đạo địa phương đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm chuyển dịch cơ cấu cây trồng hợp lý, hiệu quả để nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống của người dân tại xã Mậu Duệ nói riêng và người dân nông thôn nói chung.
  12. 4 Phần 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý luận về đề tài 2.1.1. Các khái niệm cơ bản 2.1.1.1. Khái niệm về cơ cấu cây trồng Cơ cấu cây trồng là thành phần các giống và các loại cây được bố trí theo không gian và thời gian trước một hệ sinh thái nông nghiệp nhằm tận dụng hợp lý nhất các nguồn lực về tự nhiên kinh tế xã hội sẵn có của vùng. Cơ cấu cây trồng là một biện pháp kinh tế và kỹ thuật tổng hợp nhằm đẩy mạnh sự phát triển của sản xuất nông nghiệp, thể hiện cụ thể của phương hướng sản xuất về mặt trồng trọt. Cơ cấu cây trồng cũng quyết định sự phát triển của ngành chăn nuôi và các ngành phụ khác của nông nghiệp. Sự chuyên môn hoá, tập trung sản xuất phải được phản ánh cụ thể trong cơ cấu cây trồng. Cơ cấu cây trồng cũng là kết quả của quy hoạch sử dụng ruộng đất và quan trọng nhất là sử dụng ruộng đất nào để trồng cây gì thì có hiệu quả kinh tế cao nhất. Ngoài ra cơ cấu cây trồng còn có quan hệ chặt chẽ với việc đầu tư vốn và sử dụng lao động, tuỳ cơ cấu cây trồng mà mức độ đầu tư vốn và lao động vào ruộng đất sẽ thay đổi. Cũng như cơ cấu cây trồng có quyết định độ màu mỡ của đất đai, bảo vệ môi trường sinh thái có khả năng làm giảm sự phát triển của sâu bệnh hại cây trồng. Đặc biệt cơ cấu cây trồng làm giảm tính thời vụ trong sản xuất nông nghiệp, tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích gieo trồng.[7] 2.1.1.2. Khái niệm về cơ cấu cây trồng hợp lý Cơ cấu cây trồng hợp lý là cơ cấu cây trồng phù hợp với phương thức sản xuất của từng vùng hay đơn vị sản xuất nông nghiệp. Đáp ứng được yêu cầu của đơn vị sản xuất của người lao động, khai thác hết tiềm năng về tự nhiên kinh tế xã hội và lợi thế sẵn có của vùng. Để nâng cao năng suất lao động, năng
  13. 5 suất cây trồng, tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích. Nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai cho thu nhập lớn, góp phần nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần của người dân. Cơ cấu cây trồng hợp lý còn là sự thể hiện tính hiệu quả của mỗi quan hệ giữa các cây trồng được bố trí trên đồng ruộng. Thể hiện mỗi quan hệ tương hỗ trợ nhau cùng nhau phát triển, sinh trưởng bằng cách tạo ra môi trường thuận lợi về sinh dưỡng ánh sáng cho nhau. Làm cơ sở cho nông nghiệp phát triển một cách mạnh mẽ toàn diện vững chắc theo hướng thâm canh không ngừng nâng cao hiệu suất lao động và bảo vệ môi trường sinh thái.[8] 2.1.1.3. Khái niệm về chuyển dịch cơ cấu cây trồng Chuyển dịch cơ cấu cây trồng là sự thay đổi về tỷ lệ phần trăm diện tích gieo trồng, giá trị sản lượng của nhóm cây trồng trong tổng thể ngành trồng trọt về từng loại cây trồng trong nhóm cây trồng chịu sự thay đổi của các yếu tố tự nhiên, kinh tế xã hội và thị trường. Nó là một quá trình thực hiện bước chuyển dịch từ hiện trạng của một cơ cấu cây trồng cũ sang một cơ cấu cây trồng mới, nhằm đáp ứng những yêu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn.[3] Chuyển dịch cơ cấu cây trồng là sự thay đổi tỷ lệ từng loại cây trồng trên một đơn vị diện tích đất canh tác. Là việc đưa vào ngành sản xuất trồng trọt những loại cây có năng suất, chất lượng, giá trị cao để thay thế cho những cây trồng, giống cây trồng cũ có năng suất, chất lượng, giá trị thấp hơn để đạt được hiệu quả kinh tế cao hơn trong sản suất nông nghiệp, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng phù hợp với nhu cầu thị trường.[7] Chuyển dịch cơ cấu cây trồng thực chất là phá thế độc canh trong nông thôn để hình thành một cơ cấu cây trồng mới phù hợp với điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội, khí hậu, sinh thái của vùng đồng thời đạt hiệu quả kinh tế cao dựa vào những đặc tính sinh học của từng loại cây trồng. Đây chính là quá trình
  14. 6 tổng hợp lại các công thức luân canh các thành phần giống cây trồng và các cây trồng, đảm bảo các thành phần trong cơ cấu có mỗi quan hệ tương tác với nhau, thúc đẩy lẫn nhau nhằm khai thác tốt nhất các nguồn lực sẵn có về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của địa phương để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp bảo vệ môi trường sinh thái.[8] 2.1.2. Các quan điểm về chuyển dịch cơ cấu cây trồng 2.1.2.1. Quan điểm phát triển sản xuất hàng hóa Sản xuất nông sản hàng hoá là một yếu tố khách quan của nền kinh tế thị trường. Nó là sự thể hiện của lực lượng sản xuất tiến bộ. Sản xuất hàng hoá phát sinh là do lực lượng sản xuất phát triển và có liên quan đến sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Sản xuất hàng hoá gắn liền với thị trường và có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước, vì thị trường là nơi tiêu thụ của hàng hoá, trao đổi và giao lưu hàng hoá chỉ có thị trường mới phản ánh được giá trị hàng hoá. Nhà nước sẽ điều chỉnh cung cầu của thị trường thông qua các chính sách thuế khoán, tài chính, tiền tệ. Trong quá trình tái sản xuất bao gồm bốn khâu: Sản xuất, phân phối, lưu thông, tiêu thụ (theo Paul A. Samelson, kinh tế học 1989, dịch ra tiếng việt). Mọi nền sản xuất đều sản xuất đều giải quyết ba vấn đề cơ bản là: Sản xuất cái gì với tổng lượng bao nhiêu? Sản xuất như thế nào bằng những công nghệ và tài nguyên nào? Hàng hoá được sản xuất cho ai? Tất cả đều phải gắn chặt với thị trường. Nông nghiệp nói chung và cơ cấu cây trồng nói riêng cũng là ngành sản xuất vật chất và nó cũng không thể dừng lại ở một khâu nào trong bốn khâu trên, mà nó là một chuỗi liên tục chi phối trong mỗi quan hệ tương tác lẫn nhau theo hướng hoàn thiện trong từng hoàn cảnh cụ thể, theo sự thay đổi của thị trường. Quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng từ tự cung tự cấp theo hướng sản xuất hàng hoá cũng là một yếu tố khách quan đối với sự phát triển của nền kinh tế nông nghiệp hiện đại. Trong điều kiện nước ta hiện nay thì thị trường có tác động mạnh mẽ vào sản xuất nông nghiệp. Đòi hỏi sản xuất
  15. 7 nông nghiệp phải đa dạng hoá sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm đáp ứng được nhu cầu thị trường ở mọi lúc, mọi nơi. Do vậy, vấn đề hiệu quả kinh tế của cơ cấu cây trồng phải gắn liền với việc nghiên cứu thị trường và chỉ có thông qua thị trường mới đánh giá được hiệu quả của nó. Vì vậy cần phải nhận thức đầy đủ về quan hệ cung cầu để hành động phù hợp với các quy luật của nó.[5] 2.1.2.2. Quan điểm phát triển hàng hóa xuất khẩu Muốn phát triển nền kinh tế toàn diện và vững chắc thì cần phải có sự giao lưu trao đổi hàng hoá trên thị trường trong và ngoài nước. Bởi vì việc giao lưu mở rộng mối quan hệ với các nước trên thế giới là rất cần thiết và quan trọng trong việc tăng cường vốn, khoa học kỹ thuật trang thiết bị máy móc hiện đại vào sản xuất để khai thác những tiềm năng của mỗi vùng mỗi quốc gia. Mỗi vùng mỗi quốc gia chuyên môn hoá cần chú trọng tăng cường một hay một số hàng hoá nông sản có giá trị kinh tế cao phù hợp với điều kiện tự nhiên khí hậu, đất đai của vùng. Thực tế trong những năm vừa qua, cùng với quá trình công nghiệp hoá đô thị hoá, thị trường hoá, sản xuất trong các ngành ở các nước đều có sự phát triển, thoả mãn ngày càng đầy đủ hơn nhu cầu của con người. Song mục đích cuối cùng của mọi hoạt động sản xuất đều là tối đa hoá lợi nhuận. Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp thì vấn đề chuyển dịch cơ cấu cây trồng cũng không nằm ngoài mục đích đó. Do chạy theo lợi nhuận trước mắt mà các hộ nông dân, các chủ thể sử dụng đất nông nghiệp có những hoạt động sản xuất đã vắt kiệt sức sản xuất của đất đai, khai thác cạn kiệt các nguồn tài nguyên đất nước. Tối thiểu chi phí và tối đa hoá lợi nhuận dẫn đến hiện tượng thoái hoá đất, bạc màu đất, tính chất vật lý, hoá học của đất cũng thay đổi. Vấn đề đặt ra ở đây là chuyển dịch cơ cấu cây trồng muốn đạt được hiểu quả kinh tế cao và bề vững thì đòi hỏi các hộ nông dân, các nhà sản suất phải nắm được các đặc tính sinh
  16. 8 học, khả năng chống chịu với điệu kiện ngoại cảnh của cây trồng. Để có những biện pháp tác động đúng và thích hợp nhằm cải tạo đất và làm sạch môi trường sinh thái.[3] 2.1.2.3. Quan điểm chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng nông nghiệp bền vững Như chúng ta đã biết nông nghiệp có vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta và có ý nghĩa quyết định ở giai đoạn đầu của sự phát triển kinh tế. Một nền nông nghiệp phát triển mới tạo tiền đề vững chắc cho sự nghiệp CNH- HĐH đất nước. Do vậy để chương trình xoá đói giảm nghèo có hiệu quả thì cần phải quan tâm tới sản xuất nông nghiệp nhất là vẫn đề an toàn lương thực, không chỉ đơn thuần là về mặt số lượng mà nó còn bao gồm cả chất lượng. Chính điều này đã thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn được chú ý và phát triển, tạo cho nông nghiệp phát triển bền vững.[11] 2.1.2.4. Quan điểm bảo vệ môi trường sinh thái Thực tế trong những năm vừa qua, cùng với quá trình công nghiệp hoá đô thị hoá, thị trường hoá, sản xuất trong các ngành ở các nước đều có sự phát triển, thoả mãn ngày càng đầy đủ hơn nhu cầu của con người. Song mục đích cuối cùng của mọi hoạt động sản xuất đều là tối đa hoá lợi nhuận. Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp thì vấn đề chuyển dịch cơ cấu cây trồng cũng không nằm ngoài mục đích đó. Do chạy theo lợi nhuận trước mắt mà các hộ nông dân, các chủ thể sử dụng đất nông nghiệp có những hoạt động sản xuất đã vắt kiệt sức sản xuất của đất đai, khai thác cạn kiệt các nguồn tài nguyên đất nước. Tối thiểu chi phí và tối đa hoá lợi nhuận dẫn đến hiện tượng thoái hoá đất, bạc màu đất, tính chất vật lý, hoá học của đất cũng thay đổi. Vấn đề đặt ra ở đây là chuyển dịch cơ cấu cây trồng muốn đạt được hiểu quả kinh tế cao và bền vững thì đòi hỏi các hộ nông dân, các nhà sản suất phải nắm được các đặc tính sinh
  17. 9 học, khả năng chống chịu với điệu kiện ngoại cảnh của cây trồng. Để có những biện pháp tác động đúng và thích hợp nhằm cải tạo đất và làm sạch môi trường sinh thái.[11] 2.1.3. Ý nghĩa của việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng Ở bất cứ nước nào dù giàu hay nghèo, nông nghiệp đều chiếm vị trí quan trọng. Nông nghiệp là ngành sản xuất chủ yếu của nền kinh tế cung cấp những sản phẩm cần thiết phục vụ cho đời sống con người tồn tại và phát triển. Trong sản xuất nông nghiệp nước ta trồng trọt là ngành sản xuất chủ yếu, sản xuất ra lương thực, thực phẩm. Sản xuất lương thực tăng nhanh bình quân mỗi năm tăng lên trên 1,3 triệu tấn. Nó không những cung cấp lương thực, thực phẩm phục vụ cho đời sống con người, làm thức ăn cho gia súc, cung cấp nhiên liệu cho sản xuất công nghiệp, giữ gìn và bảo vệ môi trường sinh thái, mà còn là nguồn hàng xuất khẩu đem lại hiệu quả kinh tế cao tạo ra nguồn thu nhập ngoại tệ lớn cho đất nước thông qua xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp tạo tiền đề vững chắc cho công cuộc CNH-HĐH đất nước. Cơ cấu cây trồng hợp lý có ý nghĩa quan trọng trong việc chuyển nền sản xuất nông nghiệp từ chỗ độc canh cây lương thực sang nền nông nghiệp đa dạng hoá cây trồng. Tạo ra các loại cây trồng, những nông sản phẩm có chất lượng giá trị cao, có hiệu quản kinh tế cao phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu, phương hướng sản xuất của vùng, cũng như đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước, nhu cầu của con người và xã hội. Cơ cấu cây trồng hợp lý dẫn đến việc sử dụng các yếu tố đầu vào đầy đủ và hợp lý hơn. Nó còn là căn cứ để xây dựng kế hoạch đầu tư vốn, sử dụng lao động, đất đai, các tư liệu sản xuất và các yếu tố đầu vào khác trong sản xuất nông nghiệp một cách có hiệu quả, giảm bớt tính thời vụ trong sản xuất nông nghiệp và hạn chế được lao động nông nghiệp có tính chất thời vụ trong sản xuất nông nghiệp.
  18. 10 Cơ cấu cây trồng còn có vai trò quan trọng trong việc cải tạo và bồi dưỡng đất, hạn chế sự phát triển của sâu bệnh, tăng năng suất cây trồng và tăng giá trị hàng hoá. Đặc biệt cơ cấu cây trồng còn thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp trên một đơn vị diện tích. Từ đó làm tăng thu nhập cho người nông dân làm cho đời sống của họ được nâng cao. Cơ cấu cây trồng hợp lý còn là cơ sở làm cho nông nghiệp phát triển một cách mạnh mẽ, toàn diện vững chắc. Lợi dụng một cách tốt nhất các điều kiện tự nhiên khí hậu, đất đai, nguồn nước với đặc tính sinh học của cây trồng để có năng suất, sản lượng cao nhất trên một đơn vị diện tích. Tránh được tác hại của sâu bệnh, bồi dưỡng và cải tạo đất tốt. 2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài 2.2.1. Quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên thế giới 2.2.1.1. Nhóm các nước phát triển Đặc điểm nổi bật của các nước này là chuyên môn hoá, tập trung cao độ hình thành các vùng chuyên canh lớn, các trang trại lớn.Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp ở mức tiên tiến. Sản phẩm sản xuất theo nhu cầu của thị trường với khối lượng lớn, chất lượng giá trị cao, sản phẩm làm ra được ngành công nghiệp chế biến tiêu thụ và phục vụ xuất khẩu. Cơ cấu cây trồng không đơn thuần vì mục đích thu sản phẩm mà còn vì mục đích cải tạo môi trường sinh thái, để phát triển nền nông nghiệp bền vững. Tuy nhiên cơ cấu cây trồng thường bị biến đổi, lệ thuộc vào nền kinh tế thị trường mang tính chất sản xuất hàng hoá cao độ.[7] 2.2.1.2. Nhóm các nước đang phát triển Đặc điểm của những nước này là mới đi vào chuyên môn hoá và tập trung. Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp còn nhiều hạn chế, trình độ quản lý chưa cao, thiếu vốn trong sản xuất, năng suất cây trồng vẫn thấp. Sản xuất mang tính truyền thống tự nhiên chưa mang tính sản
  19. 11 xuất hàng hoá, thị trường. Một phần các nước này còn gặp khó khăn về giải quyết lương thực, cơ cấu cây trồng chưa vì mục đích bảo vệ môi trường.[3] 2.2.1.3. Nhóm các nước nghèo Phần lớn các nước này nằm ở Châu Phi và một số nước ở Châu Á. Đặc điểm nổi bật đáng chú ý ở các nước này là sản xuất nông nghiệp mang nặng tính tự nhiên, tự cung tự cấp, kỹ thuật canh tác thủ công lạc hậu. Chủ yếu là quảng canh, phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, bóc lột đất đai và môi trường một cách vô thức. Ở các vùng này đời sống nhân dân nói chung, đặc biệt các hộ nông dân còn gặp nhiều khó khăn. Tình trạng đói nghèo vẫn tồn tại nhiều, thiếu vốn, khoa học kỹ thuật. Áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp còn rất hạn chế.[8] 2.2.2. Quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng tại Việt Nam 2.2.2.1. Giai đoạn trước đổi mới (trước năm 1986) Ở nước ta các nhà khoa học cũng đi từ những nghiên cứu riêng rẽ từng cây, tách rời môi trường tự nhiên, môi trường xã hội đến nghiên cứu hệ thống cây trồng trong một môi trường cụ thể. Truyền thống xây dựng đê điều, thuỷ lợi, kỹ thuật làm đất bằng trâu, bò, tập quán đầu tư nhiều lao động sống, tận dụng phân chuồng, phân xanh đi liền với việc thâm canh đã làm nên nền văn minh lúa nước của dân tộc Việt Nam. Ngay từ những năm 1960 viện sĩ Đào Thế Tuấn đã cùng các nhà nghiên cứu khoa học của viên khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam nghiên cứu đưa cây lúa vụ xuân với các giống lúa gắn ngày có tiềm năng năng suất cao và tập đoàn cây vụ đông vào chân đất hai vụ lúa, đưa cây màu vụ xuân vào chân đất một vụ mùa, đã tạo nên bước chuyển biến rõ nét về sản lượng lương thực, thực phẩm trong vùng đồng bằng sông Hồng. Năm 1970 nhờ chuyển vụ mạnh, năng suất lúa chiêm xuân toàn miền Bắc được nâng lên 19,73 tạ/ ha so với năng suất lúa chiêm xuân từ 1960 - 1969 đến 18,94 tạ/ ha. Năm 1974 sản lượng lúa miền Bắc chỉ đạt 5,48 triệu tấn, năng
  20. 12 suất lúa đạt 34,2 tạ/ ha, lương thực đầu người chỉ đạt 276 kg, lương thực nhập khẩu lên tới 1,5 triệu tấn. Từ 1975 đến năm 1980 lương thực cả nước dậm chân tại chỗ (năm 1975 là 13,4 triệu tấn, năm 1980 là 14,4 triệu tấn). Lương thực bình quân đầu người giảm dần từ 274 kg năm 1975 xuống 257 kg năm 1980, đặc biệt năng suất lúa bình quân cả nước rất thấp lại còn giảm năm 1975 là 22,3 tạ/ ha, năm 1980 là 21,1 tạ/ ha. Năm 1985 năng suất chung miền Bắc đạt 31,9 tạ/ ha. Điển hình các tỉnh Thái Bình bình quân tăng năng suất 42 tạ / ha, Hải Hưng 38 tạ/ha. Có những xã đạt năng suất cao như: HTX Vũ Thắng 70 tạ/ ha,Trực Đông - Hải Hậu 72 tạ/ ha.[13] Sản xuất nông nghiệp nước ta nói chung và trồng trọt nói riêng, giai đoạn này rất còn lạc hậu, mang tính tự nhiên, tự cung tự cấp. Cây trồng chủ yếu là cây lúa nước nên năng suất và giá trị kinh tế thấp, lúa thường xuyên bị sâu bệnh và thiên nhiên tàn phá, nhiều nơi còn bị mất trắng. Ngoài cây lúa, một số cây trồng khác như: Ngô, khoai, sắn cũng được gieo trồng nhưng chỉ là sản xuất nhỏ, manh mún và không có sự đầu tư, chỉ đạo đúng đắn. Cơ cấu cây trồng ở thời kỳ này đơn giản, chủ yếu vẫn là độc canh cây lương thực. Hơn nữa, sản xuất lại chịu ảnh hưởng của cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp, trình độ dân trí thấp, thiếu hiểu biết về khoa học kỹ thuật dẫn đến không hình thành vùng chuyên canh. Sản lượng thấp không phát huy được tiềm năng sẵn có, lợi thế so sách của mỗi địa phương. Đời sống của nhân dân nhất là nông dân còn gặp nhiều khó khăn, diện đói nghèo tăng. Nhà nước phải nhập khẩu mỗi năm trên dưới một triệu tấn lương thực, nhập khẩu 5,6 tấn lương thực trong những năm 1976 - 1980. Qua đó ta có thể nói những năm cuối thập kỷ 70 tình hình kinh tế nước ta gặp nhiều khó khăn và lâm vào tình trạng thiếu lương thực, thực phẩm một cách trầm trọng.[5]
  21. 13 2.2.2.2. Giai đoạn sau đổi mới đến nay (sau năm 1986) Cùng với sự đổi mới kinh tế nói chung, nền nông nghiệp nước ta đang trong quá trình chuyển đổi sang nền nông nghiệp theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nền nông nghiệp nước ta được hình thành và phát triển từ lâu đời nhưng chuyển biến sâu sắc và mạnh mẽ nhất từ khi Việt Nam thực hiện thành công cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội. Từ những năm cuối thập kỷ 80, dưới ánh sáng của chính sách đổi mới của Đảng và Chính phủ nền nông nghiệp Việt Nam đã có nhiều biến đổi sâu sắc. Đẩy mạnh đầu tư, ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm gắn liền nông nghiệp với thị trường. Điển hình là hàng loạt các chính sách về nông nghiệp nông thôn đã được ban hành như: Chỉ thị 100 của ban Bí thư Trung ương Đảng tháng 01 năm 1981, Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị tháng 4 năm 1988. Chính sách giao quyền sử dụng đất lâu dài cho hộ nông dân theo điều 20 luật đất đai năm 1993. Chính sách thuế nông nghiệp, khuyến nông, trợ giá nông sản. Xây dựng các công trình phòng chống thiên tai, đê điều, hệ thống kênh máng tưới tiêu, đường giao thông Việc nghiên cứu cơ cấu cây trồng nhằm từng bước phá chế độ độc canh cây lúa đã được triển khai bằng việc cải thiện hệ thống cây trồng theo hướng đa dạng hoá phát triển theo một số hướng sau: Nhập nội và đưa vào sản xuất những loại cây trồng mới có năng suất chất lượng cao không phải là cây bản địa như khoai tây, cà chua, hành tây ngô đã mang lại những hiệu quả kinh tế cao hơn. Đặc biệt ta đã tạo chọn và nhập nội nhiều giống cây trồng tốt đưa vào sản xuất đại trà khá nhanh, có tác dụng hiệu quả cao hơn. Trước hết phải kể đến việc lai tạo và nhập giống lúa thuần và lúa lai từ Trung Quốc vào miền Bắc. Ngoài lúa ta cũng nhập khá nhiều giống cây lương thực có nhiều ưu thế và chất lượng cho năng suất cao, thay thế các giống đã dùng lâu trong sản xuất như: Ngô lai Bioseed, khoai tây KT03,
  22. 14 dưa thái trong nước giữa các vùng đã có sự chuyển dịch thâm canh cây trồng từ vùng này sang vùng khác đã thu được nhiều thắng lợi. Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) Nguyễn Xuân Cường, năm 2016, sản xuất nông, lâm và thủy sản phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, ngành NN&PTNT đã luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát và hỗ trợ kịp thời của Đảng, Nhà nước; sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ban, ngành và địa phương; sự chung sức, đồng hành và sáng tạo của cộng đồng doanh nghiệp và bà con nông dân trên cả nước và thông tin, tuyên truyền kịp thời của các cơ quan truyền thông. Đồng thời, ngành đã nỗ lực bám sát thực tiễn, chỉ đạo quyết liệt, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu gắn với xây dựng nông thôn mới. Báo cáo của ngành NN&PTNT cũng chỉ rõ, năm 2016, ngành nông nghiệp đã góp phần ổn định đời sống, đảm bảo an sinh xã hội cho nhân dân và phát triển đất nước. Cơ cấu sản xuất tiếp tục được điều chỉnh phù hợp với định hướng tái cơ cấu và thích ứng với biến đổi khí hậu; sản xuất được duy trì trong điều kiện thiên tai khắc nghiệt; xuất khẩu tăng cao, tăng trưởng ngành được phục hồi. GDP toàn ngành đã tăng 1,2% so với năm 2015; giá trị sản xuất (theo giá so sánh 2010) tăng 1,44%, trong đó: Trồng trọt giảm 0,9%, chăn nuôi tăng 5,4%; lâm nghiệp tăng 6,17%; thuỷ sản tăng 2,91%. Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt khoảng 32,1 tỷ USD, tăng 5,4% so với năm 2015; tiếp tục duy trì được 10 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu từ 1 tỷ USD trở lên. Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tiếp tục được triển khai rộng khắp, đạt mục tiêu đề ra; các nhiệm vụ xóa đói, giảm nghèo được quan tâm thực hiện. Đến cuối năm 2016, cả nước có 2.235 xã đạt chuẩn nông thôn mới (hoàn thành mục tiêu có 25% số xã đạt chuẩn năm 2016).[14] Tạo được những giống cây trồng mới có năng suất chất lượng cao phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng. Vụ đông ở miền Bắc thích hợp với cây
  23. 15 trồng có nguồn gốc á nhiệt đới như: Bắp cải, xu hào, cà chua, khoai lang, đậu tương mở rộng diện tích cây vụ đông miền Bắc đã đưa vào sản xuất nhiều giống cây trồng mới có năng suất cao, các giống lúa vụ xuân, vụ mùa ngắn ngày, giải phóng đất vào tháng 9 để đưa thêm một vụ cây trồng cạn vụ đông vào chân đất vẫn chủ động nước, đã làm tăng vụ, tăng hệ số quay vòng của đất và tăng sản lượng lương thực đáng kể. Đây là con đường đúng đắn nhất trong chiến lược sử dụng, bảo vệ và bồi dưỡng đất đai, nó không chỉ có ý nghĩa to lớn đối với các vùng có điều kiện canh tác thuận lợi, nông dân có trình độ khá về đầu tư thâm canh mà ngay cả đối với vùng có điều kiện canh tác khó khăn, kỹ thuật sản xuất lạc hậu. Theo hướng miền Bắc đã có nhiều tỉnh ở đồng bằng Sông Hồng thực hiện thành công và đạt năng suất cao. Cơ cấu một vụ đã chuyển dịch theo hướng tăng diện tích lúa đông xuân và lúa hè thu có năng suất cao, ổn định. Các loại giống lúa mới đã được sử dụng trên 87% diện tích gieo trồng. Sản lượng lương thực có hạn tăng hàng năm trên 1,6 triệu tấn lương thực, bình quân lương thực đầu người đã tăng từ 360 kg năm 1995 lên 532 kg năm 2010. Giá trị sản xuất nông nghiệp trên 1 đơn vị sản xuất nông nghiệp tăng từ 13,5 triệu đồng/ ha năm 1995 lên 55,5 triệu đồng/ha năm 2010[12]. Sau 30 năm đổi mới, Việt Nam đạt những thành tựu quan trọng trong công cuộc CNH, HĐH đất nước. Từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu với 90% dân số làm nông nghiệp, Việt Nam đã xây dựng được cơ sở vật chất - kỹ thuật, hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước đáp ứng sự nghiệp CNH, HĐH, tạo ra môi trường thu hút nguồn lực xã hội cho phát triển. Diện mạo đất nước có nhiều thay đổi, kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng khá, tiềm lực và quy mô nền kinh tế tăng lên (đạt ngưỡng thu nhập trung bình); đời sống nhân dân từng bước được cải thiện; đồng thời tạo ra nhu cầu và động lực phát triển cho tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân thật sự trở thành lực lượng quan trọng để thực hiện đường lối CNH, HĐH đất nước.[15]
  24. 16 2.2.3. Quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng của tỉnh Hà Giang Đô thị phát triển, quỹ đất nông nghiệp ở thành phố Hà Giang ngày càng thu hẹp. Theo thống kê trung bình mỗi năm diện tích đất nông nghiệp của thành phố thường bị thu hẹp khoảng 1 ha sang mục đích sử dụng khác. Do vậy để sản xuất nông nghiệp của thành phố phát triển cần phải chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Thực hiện chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố, trong những năm qua, các cấp Hội Nông dân, Phòng Kinh tế, Trạm Khuyến nông, Trung tâm Giống cây trồng thành phố thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn nhằm giới thiệu các loại giống cây trồng cho năng suất chất lượng cao. Đồng thời, tư vấn cho các hộ có nhu cầu mở rộng kinh doanh, sản xuất, mạnh dạn đưa cây trồng mới vào sản xuất. Bên cạnh đó, thành phố còn đẩy mạnh công tác hỗ trợ vốn để nông dân đầu tư phát triển những loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, hợp tác với nông dân thông qua các hợp đồng bao tiêu nông sản, chuyển giao kỹ thuật Đầu tư, ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất luôn được ngành nông nghiệp thành phố quan tâm, chỉ đạo thực hiện theo hướng nông nghiệp đô thị. Thuộc nhóm cây trồng mũi nhọn, sản xuất đậu tương hàng hóa của tỉnh tập trung ở 7 huyện gồm Hoàng Su Phì, Xín Mần, Yên Minh, Đồng Văn, Quản Bạ, Bắc Mê, Mèo Vạc, chiếm trên 95% diện tích và sản lượng của tỉnh. Năm 2014, diện tích đậu tương toàn tỉnh gieo trồng đạt gần 24 nghìn ha, năng suất bình quân 13 tạ/ha, hiệu quả kinh tế mang lại gần 400 tỷ đồng. Thời gian tới, tỉnh tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn sản xuất hàng hóa, phấn đấu đến năm 2015, tổng diện tích đậu tương đạt 25 nghìn ha, sản lượng đạt trên 40 nghìn tấn, đảm bảo 85% diện tích tương đương 23.134 ha thâm canh, trong đó 85% giống mới. Tại huyện Hoàng Su Phì, nhằm phát triển đậu tương hàng hóa gắn với thâm canh giai đoạn 2011-2015, nhằm nâng cao giá trị/ha đất canh tác, huyện
  25. 17 đã chủ động sản xuất giống đậu tương DT84 tại chỗ để hỗ trợ những hộ, vùng chưa chủ động giống. Năm 2014, diện tích gieo trồng đậu tương của huyện đạt trên 5,4 nghìn ha, sản lượng đạt trên 8 nghìn tấn. Thời gian tới, huyện phấn đấu duy trì diện tích hàng năm trên 5,5 nghìn ha, sản lượng đạt trên 8,2 nghìn tấn, trong đó diện tích sản xuất hàng hóa tập trung đạt khoảng 2 nghìn ha tại các xã Chiến Phố, Sán Sả Hồ, Pờ Ly Ngài, Nàng Đôn, Pố Lồ, Ngằm Đăng Vài, Tụ Nhân duy trì và phát triển vùng sản xuất giống đậu tương tại chỗ hàng năm đạt 50 ha tại xã Chiến Phố. Tại huyện Mèo Vạc, bà con đã dần hình thành thói quen sản xuất thâm canh tăng vụ, chuyển đổi giống cơ cấu cây trồng, vật nuôi để tăng năng suất, sản lượng. Năm 2015, tổng sản lượng lương thực (có hạt) toàn huyện ước đạt 34.516,8 tấn, tăng 8.516 tấn so với năm 2010; bình quân lương thực đầu người ước đạt 442 kg/người/năm, tăng 19,46% so với năm 2010. Giá trị sản xuất/ha canh tác cây hàng năm ước đạt 31,84 triệu đồng/ha, tăng 10,73 triệu đồng/ha so với năm 2010. Hướng tới mục tiêu giảm nghèo bền vững, huyện xác định tiếp tục mở rộng diện tích gieo trồng, tập trung thâm canh tăng năng suất, sản lượng các loại cây trồng; tích cực chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, chú trọng phát triển cây vụ Đông, tăng hệ số sử dụng đất; chuyển đổi các loại giống mới có năng suất, chất lượng cao phù hợp với điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng, thực hiện cải tạo và phát triển các loại cây ăn quả; tăng cường đầu tư thâm canh, đa dạng hóa sản phẩm. Phấn đấu đến năm 2020, giá trị sản xuất ngành trồng trọt đạt 301,18 tỷ đồng, chiếm 39,86% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Tại huyện Quang Bình, trên cơ sở phương án sản xuất lúa, ngô hàng hóa của tỉnh, huyện đã chỉ đạo xây dựng các phương án, đề án cụ thể phù hợp với điều kiện của địa phương. Đồng thời, tăng cường ứng dụng các tiến bộ KHKT mới vào sản xuất, đẩy mạnh thâm canh, đưa một số giống mới vào gieo trồng
  26. 18 trên diện rộng, xây dựng mô hình cánh đồng thâm canh, cánh đồng mẫu lớn, quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa tập trung tại các xã có điều kiện thuận lợi. Thực hiện việc trồng cây vụ 3, cây vụ Đông, trong đó trọng tâm vào trồng ngô hàng hóa, huyện đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực thực hiện các chương trình, mô hình như: Mô hình lúa năng suất cao, cánh đồng thâm canh, ủ phân xanh hữu cơ, nông dân sản xuất giỏi Năm 2014, tổng sản lượng lương thực có hạt đạt trên 38.000 tấn, tăng trên 1.300 tấn so với năm trước, thu nhập lương thực bình quân đầu người đạt 615 kg/người/năm Thông qua thực hiện việc sản xuất lúa, ngô hàng hóa đã hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, bước đầu khắc phục được tình trạng sản xuất manh mún, mang tính tự cung tự cấp, năng suất cây trồng, chất lượng sản phẩm được nâng lên, góp phần tăng thêm thu nhập cho người dân. Năm 2015, huyện phấn đấu diện tích gieo trồng lúa đạt 5.619 ha, ngô 2.500 ha, áp dụng các biện pháp thâm canh tăng vụ, chú trọng các loại giống cao sản, giống chất lượng cao; sản lượng lương thực có hạt đạt trên 40.000 tấn, lương thực bình quân đầu người đạt 650 kg/người/năm Nhằm tạo động lực cho người dân phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, những năm gần đây huyện Quản Bạ đã có nhiều chính sách hỗ trợ cho người dân và các nhóm sở thích, tổ hợp tác, hợp tác xã (HTX) nhằm đẩy mạnh phát triển theo quy mô lớn, hình thành những mô hình, vùng sản xuất hàng hóa riêng biệt theo điều kiện từng địa phương.
  27. 19 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu Cơ cấu cây trồng trên đất ruộng và chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên đất ruộng tại địa bàn xã Mậu Duệ, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang. 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu trên địa bàn xã Mậu Duệ, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang. 3.2. Địa điểm, thời gian và nội dung nghiên cứu - UBND xã Mậu Duệ, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang. - Thời gian: Từ ngày 13 tháng 8 năm 2018 đến ngày 23 tháng 12 năm 2018. 3.3. Nội dung nghiên cứu - Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu: Sơ lược về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương nghiên cứu. - Thực trạng cơ cấu cây trồng và quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng của xã Mậu Duệ, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang. - Những thuận lợi và khó khăn trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên địa bàn xã Mậu Duệ, huyện huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang. - Định hướng và giải pháp nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn xã Mậu Duệ, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang. 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu 3.4.1.1. Thu thập thông tin số liệu thứ cấp - Thu thập thông tin từ các công trình khoa học, các báo cáo tổng kết, các bài viết liên quan đến chuyển dịch cơ cấu cây trồng.
  28. 20 - Là những thông tin được thu thập thông qua các tài liệu có sẵn như: Các báo cáo thông kê, các thông tin trên internet, các thông tin trên sách, báo, tạp chí, nghiên cứu khoa học - Đối với các thông tin liên quan với địa bàn nghiên cứu: Lấy thông tin tại UBND xã Mậu Duệ. - Đối với các thông tin về cơ sở lý luận, thực tiễn nghiên cứu ở Việt Nam và trên thế giới được thu thập chủ yếu qua ấn phẩm và sách báo, trên internet sau đó tiến hành tổng hợp, chọn lọc các vấn đề liên quan đến đề tài. 3.4.1.2. Thu thập thông tin số liệu sơ cấp - Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp phương pháp thu thập thông tin chưa được công bố ở bất cứ một tài liệu nào. - Phương pháp quan sát: phương pháp quan sát trực tiếp hay gián tiếp bằng các dụng cụ qua đó nắm được tổng quan về địa hình, địa vật trên địa bàn nghiên cứu. - Chọn mẫu điều tra: Áp dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng. - Cách chọn thôn: trong xã gồm có 8 thôn trồng cây trên đất ruộng trên địa bàn xã Mậu Duệ, với 8 thôn như vậy thì tôi sẽ chọn ra 4 thôn theo khu vực địa lý, trong đó có hai thôn nằm ở vị trí trung tâm, hai thôn cách xa trung tâm, bốn thôn này sẽ đại diện cho toàn xã. - Cách chọn hộ: phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên chọn ra 40 hộ dân trong 4 thôn điều tra, mỗi thôn tôi lựa chọn ngẫu nhiên 10 hộ. Đặc điểm của mỗi thôn như sau: thôn Nà Bưa, thôn Pác Luy nằm ở trung tâm xã giao thông thuận tiện. Và thôn Nà Sài, thôn Cốc Cai ở xa trung tâm xã nhất, giao dịch đi lại khó khăn. - Tìm hiểu quy mô, mức sống của người dân địa phương, xác định tiềm năng cơ hội, những thuận lợi và khó khăn của người dân đang tồn tại. Phỏng vấn dựa trên bảng câu hỏi đã được xây dựng sẵn, nhằm tìm hiểu thu thập mức sống của người dân tại địa bàn.
  29. 21 - Nội dung của phiếu điều tra bao gồm các thông tin chung chủ hộ và các thông tin được đề cập trong chỉ tiêu nghiên cứu được trình bày ở mục tiếp theo. Phiếu điều tra có đầy đủ thông tin, có cả câu hỏi đóng và câu hỏi mở, từ đó thống nhất số liệu đã thu thập được. 3.4.2. Phương pháp điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên - Điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên là không tiến hành điều tra hết toàn bộ các đơn vị của tổng thể, mà chỉ điều tra trên một số đơn vị để nhằm tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí. Từ những đặc điểm và tính chất của mẫu ta có thể suy ra được đặc điểm và tính chất của cả tổng thể đó. 3.4.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu - Giá trị sản xuất (GO: Gross Output): là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một thời kỳ (thường là một năm). Trong sản xuất của nông hộ, giá trị sản xuất các loại cây trồng chính mà họ sản xuất ra trong 1 vụ hay 1 năm. Công thức tính GO như sau: Trong đó: GO là giá trị sản xuất: Qi là khối lượng sản phẩm loại i Pi Giá cả sản phẩm i - Thu nhập là phần thu nhập của người sản xuất bao gồm công lao động của hộ và lợi nhuận sau khi sản xuất trên một đơn vị diện tích trong một vụ hay một năm. TN = GO – TC - TC là tổng chi phí sản xuất bao gồm chi phí cố định và chi phí biến đổi. TC = FC – VC - Chi phí trung gian: IC (Intermediational Cost) là toàn bộ những chi phí phục vụ quá trình sản xuất của hộ (không bao gồm trong đó giá trị lao động, thuế, chi phí tài chính, khấu hao).
  30. 22 n IC = ∑Ci.Pj i∑l Trong đó: Cj: Các khoản chi phí thứ j trong một chu kỳ sản xuất. Pj: đơn vị đầu vào thứ j - Giá trị gia tăng VA( Value Added): Là phần giá trị tăng thêm của người sản xuất khi sản xuất trên một đơn vị diện tích trong một chu kì sản xuất. VA=GO – IC - Thu nhập hỗn hợp MI (Mix Income): là phần thu nhập thuần tuý của người sản xuất, bao gồm phần trả công lao động và phần lợi nhuận mà họ có thể nhận được trong một chu kỳ sản xuất. Thu nhập hỗn hợp được tính theo công thức sau: MI = VA - [A+W (nếu có)] Trong đó: A: Phần giá trị khấu hao tài sản cố định và chi phí phân bổ W: Tiền thuê công lao động ngoài (nếu có) - Lợi nhuận (Pr): Là phần thu đƣợc sau khi trừ đi toàn bộ chi phí (TC), bao gồm chi phí vật chất, các dịch vụ cho sản xuất, công lao động và khấu hao tài sản cố định. Công thức tính: Pr = GO – TC Trong đó: GO : Là tổng giá trị sản xuất TC : Là tổng chi phí - Trong nền kinh tế thị trường, người sản xuất rất quan tâm đến giá trị gia tăng. Nó thể hiện kết quả của quá trình đầu tư chi phí vật chất và lao động sống vào quá trình sản xuất. 3.4.4. các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất Tổng chi phí gồm: Chi phí trung gian, khấu hao và thuế - Chỉ tiêu hiệu quả vốn:
  31. 23 GO/IC: Tổng giá trị sản phẩm trên một đồng chi phí trung gian VA/IC: giá trị gia tăng trên một đồng chi phí trung gian MI/IC: Thu nhập hỗn hợp trên một đồng chi phí Pr/IC: lợi nhuận trên một đồng chi phí trung gian - Chỉ tiêu hiệu quả lao động: GO/CLĐ: tổng giá trị sản xuất trên một ngày công lao động VA/CLĐ: giá trị gia tăng trên một ngày công lao động MI/CLĐ: thu nhập hỗn hợp trên một ngày công lao động Pr/CLĐ: lợi nhuận trên 1 ngày công lao động
  32. 24 Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1. Vị trí địa lý và địa hình * Vị trí địa lý Xã Mậu Duệ là xã vùng II của huyện Yên Minh, nằm ở phía nam cách trung tâm huyện 15km. Có vị trí tiếp giáp như sau: + Phía Đông giáp xã Ngọc Long, xã Mậu long của huyện Yên Minh. + Phía Tây giáp xã Đông Minh. + Phía Nam giáp xã Ngam La. + Phía Bắc giáp xã Sủng Chái của huyện Đồng Văn. * Địa hình Địa hình của xã Mậu Duệ phần lớn là đồi núi, địa hình không bằng phẳng, xen các dãy núi với nhau. Độ cao tự nhiên tại khu vực này là 600- 800m. Hướng dốc từ Bắc xuống Nam và từ Đông Bắc sang Tây Nam. Nhìn chung địa hình có ảnh hưởng nhiều đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng và khu dân cư. 4.1.1.2. Điều kiện khí hậu và thủy văn * Khí hậu Xã Mậu Duệ, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang là vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, khí hậu ẩm và mưa nhiều; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3, gió mùa Đông Bắc chiếm ưu thế, lượng mưa ít, thời tiết hanh khô. Đặc trưng khí nhiệt đới nóng ẩm thể hiện rõ qua các chỉ số: + Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 22-23˚C. + Mưa: Tổng lượng mưa bình quân trong năm là 1.700 – 2.200ml ( chiếm 85% lượng mưa cả năm). + Nắng: Số giờ nắng trong năm là 1.600- 1.700 giờ. + Độ ẩm: Trung bình năm đạt khoảng 82%.
  33. 25 + Gió: Hướng gió thịnh hành chủ yếu là gió mùa Đông Nam gió mùa Đông Bắc, nên xã ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió. * Thủy văn Do anh hưởng của vị trí địa lý, đặc biệt là các dãy núi bao bọc xã Mậu Duệ, huyện Yên Minh, có lượng mưa lớn, trung bình lượng mưa hàng năm từ 1800mm – 2000mm rất thuận tiện cho phát triển sản xuất nông – lâm – nghiệp của xã Mậu Duệ, huyện Yên Minh. * Điều kiện đất đai Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia nó không chỉ là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng cơ sở hạ tầng mà còn là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế được đối với sản xuất nông nghiệp. Bảng 4.1. Tình hình sử dụng đất đai của xã Mậu Duệ qua 3 năm 2015 - 2017 2015 2016 2017 Tốc độ phát triển (%) Chỉ tiêu DT CC DT CC DT CC 2016/ 2017 BQ (ha) (%) (ha) (%) (ha) (%) 2015 /2016 Tổng diện tích đất tự 4.114,74 100 4.114,74 100 4.114,74 100 100 100 100 nhiên 1. Đất nông nghiệp 2.436,20 59,21 2.756,27 66,98 2.819,5 68,52 113,12 102,29 107,58 1.1.Đất sản xuất nông 1.324,32 54,36 1.324,39 48,05 1343,56 47,65 88,39 101,45 100,72 nghiệp 1.1.1.Đất trồng cây 1.023,29 77,27 1.023,29 77,26 1027,93 76,51 99,99 100,45 100,22 hàng năm 1.1.2.Đất trồng cây lâu 301,03 22,73 301,1 22,74 315,63 23,49 100,04 104,83 102,40 năm 1.2.Đất lâm nghiệp 1.107,50 45,46 1.427,5 51,79 1.471,65 52,20 113,92 103,09 115,27 1.3. Đất nuôi trồng thủy 2,81 0,11 2,81 0,10 2,81 0,10 90,9 100,00 100 sản 1.4.Đất nông nghiệp 1,57 0,07 1,57 0,06 1,48 0,05 87,71 94,27 97,09 khác 2. Đất phi nông nghiệp 187,89 4,57 187,82 4,56 191,5 4,65 99,78 101,96 100,95
  34. 26 3 . Đất chưa sử dụng 1.490,65 36,22 1.170,65 28,46 1103,74 26,82 78,57 94,28 86,04 (Nguồn: Báo cáo UBND xã Mậu Duệ năm 2018) Qua bảng 4.1 cho thấy diện tích đất tự nhiên của xã Mậu Duệ không thay đổi qua ba năm. Diện tích đất nông nghiệp từ năm 2015 đến 2016 có xu hướng tăng nhẹ, cụ thể như sau: năm 2015 diện tích là 2.436,20ha đến năm 2016 diện tích là 2.756,27ha, bình quân tăng 7,58%, diện tích đất nông nghiệp từ năm 2016 đến 2017 diện tích tăng 2.819,5 chiếm 68,52% Trong đó, diện tích đất từ năm 2015- 2016 đất sản xuất nông nghiệp bình quân không thay đổi,đất lâm nghiệp, đất nông nghiệp khác và đất nuôi trồng thủy sản không thay đổi. Trong đó đất nông nghiệp khác có xu hướng giảm từ năm 2015 diện tích là 1,57 ha đến năm 2017 diện tích là 1,48ha, bình quân giảm 7,09%. Diện tích đất phi nông nghiệp từ năm 2015 đến năm 2017 có xu hướng tăng nhẹ năm 2015 là 187,89 ha đến năm 2017 là 191,5ha, bình quân tăng 0,95%. Diện tích đất chưa sử dụng giảm qua ba năm năm 2015 diện 1.490,65ha chiếm 36,22% đến năm 2017 diện tích 1.103,74ha, bình quân 6,04%. 4.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 4.2.2.1. Điều kiện kinh tế - Giai đoạn 2015 – 2017, kinh tế của xã đã có những chuyển biến tích cực. Giá trị sản xuất kinh doanh các ngành, giá trị sản xuất trên khẩu hay trên hộ nhìn chung đều tăng một cách đáng kể, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. - Kinh tế trên địa bàn xã vẫn thiên về nông nghiệp là chủ yếu. Nhưng qua các năm thì xã đã có xu hướng tăng tỉ trọng của TTCN, thương mại, dịch vụ và giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp. * Chăn nuôi: Bảng 4.2. Tình hình chăn nuôi của xã Mậu Duệ từ năm 2015-2016 ĐVT: con Năm STT Tên vật nuôi 2015 2016 2017
  35. 27 1 Trâu 963 1.270 1.014 2 Bò 1005 1.005 1.027 3 Lợn 3.540 3.380 2.803 4 Gia cầm 25.237 24.325 23.389 (Nguồn: Báo cáo UBND xã Mậu Duệ năm 2018) Cơ cấu đàn trâu, bò chưa hợp lý tăng trưởng nhưng chưa có tính bền vững, chăn nuôi còn mang tính tự phát mang hình thức quảng canh, ít đầu tư vốn chưa biết áp dụng khoa học kĩ thuật vào chăn nuôi công tác giống chưa được quan tâm đúng mức, tỷ lệ đồng huyết, cận huyết cao thoái hóa giống dẫn đến năng suất thấp. Công tác phòng chống dịch bệnh còn nhiều bất cập, còn xẩy ra dịch bệnh làm chết đàn gia súc, gia cầm một phần do rét đậm rét hại kéo dài đã làm giảm tổng đàn trâu, gây thiệt hại về kinh tế và ảnh hưởng đến tâm lý đầu tư của nhân dân. Công tác tuyên truyền còn ít được quan tâm, nhận thức của người dân còn hạn chế, đồng cỏ chăn nuôi không được quy hoạch nay đã bị thu hẹp dần, việc đầu tư giống trong chăn nuôi trong những năm qua chưa được quan tâm đúng mức, một số dự án lai, bình tuyển trâu, bò đực giống mang lại hiệu quả chưa rõ rệt chưa phù hợp với điều kiện thời tiết khí hậu cũng như tập quán chăn nuôi của địa phương. 4.2.2.2. Điều kiện văn hóa - xã hội * Tình hình dân số và lao động Bảng 4.3. Tình hình dân số và lao động của xã Mậu Duệ qua 3 năm 2015 – 2017 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 so sánh (%) Chỉ tiêu ĐVT CC CC CC SL SL SL 16/15 17/16 BQ (%) (%) (%) 1. Tổng nhân khẩu Khẩu 6.205 100 6.310 100 6.462 100 101,69 102.41 102,05 2.Tổng số hộ Hộ 1.220 100 1.245 100 1.268 100 102,05 101,85 101,95 3.Tổng số lao động LĐ 5.523 100 5.672 100 5.721 100 102,69 100,83 101,76
  36. 28 4. Một số chỉ tiêu BQ BQ NK/ hộ Khẩu/hộ 5,08 - 5,06 - 5,09 - 99,65 100,55 100,09 BQLĐ/ hộ LĐ/hộ 4,52 - 4,5 - 3,24 - 100,63 98,99 99,81 (Nguồn: Báo cáo UBND xã Mậu Duệ năm 2018) Qua bảng 4.6 cho thấy, trong 3 năm từ năm 2015-2017 tình hình nhân khẩu của xã có sự thay đổi bình quân khẩu tăng 2,05%. Từ năm 2016 đến năm 2017 tốc độ tăng dân số bình quân là 2,41%. Tổng số hộ năm 2016 tăng 2,05% so với năm 2015, bình quân tăng 1,95%. Lao động trong xã bình quân tăng 1,76%. Nhìn chung do mấy năm gần đây thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình nên tình hình dân số không tăng nhiều. Năm 2017, bình quân nhân khẩu/hộ là 5,09 người/hộ, bình quân lao động là 3,24 lao động/hộ. Lực lượng lao động tăng lên về số lượng và chất lượng, góp phần thúc đẩy kinh tế của xã phát triển. * Tình hình cơ sở hạ tầng Góp phần cho sự tăng trưởng, phát triển kinh tế xã hội của xã phải nói đến yếu tố quan trọng không thể thiếu đó là cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng. nó là một trong những yếu tố quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của từng hộ nông dân nói riêng và toàn xã nói chung. Trong đó thời gian gần dây, được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp trên và sự tham gia đóng góp của người dân nên điều kiện về cơ sở hạ tầng của xã ngày càng thay đổi. + Giao thông: Tiếp tục thực hiện kế hoạch mở mới, tu sửa các con đường liên thôn, liên nhóm hộ đảm bảo cho nhân dân các thôn đi lại thuận tiện. UBND xã đã tiếp tục chỉ đạo các thôn làm tốt công tác phát dọn, tu sửa các tuyến đường liên thôn, đường nhóm hộ để đảm bảo không bị ách tắc giao thông và lầy lội trong mùa mưa lũ. + Thủy lợi: Hệ thống thủy lợi phục vụ nước tưới tiêu đồng ruộng còn chưa đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu, nguồn nước chủ yếu vẫn khắc phục bằng phai, đập một số cánh đồng chưa có kênh mương, do vậy chưa đáp ứng được
  37. 29 nhu cầu tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp. + Y tế , dân số- KHHGĐ: Công tác y tế vẫn duy trì thường xuyên tạo điều kiện thuận tiện cho nhân dân đến khám tại cơ sở y tế. Công tác KHHGĐ được tiến hành thường xuyên và sâu rộng. Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm thường xuyên được quan tâm đã phối hợp với tổ liên kiểm tra liên ngành của huyện kiểm tra công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn xã nên trong 9 tháng đầu năm không có trường hợp nào ngộ độc xẩy ra trên địa bàn toàn xã.chi trả chế độ đầy đủ đến khám cho các bệnh nhân đến khám chữa bệnh tại cơ sở y tế, tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ Y tế thôn bản duy trì tốt chế độ giao ban tháng. Đầu tháng 6/2018, đoàn công tác Sở y tế Hà Giang đã tổ chức chấm phúc tra xã đạt chuẩn quốc gia về y tế giai đoạn 2015-2018 tại xã, kết quả đạt 88/100 điểm – đạt điều kiện duy trì xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. + Giáo dục: Tiếp tục đẩy mạnh phong trào xã hội hóa giáo dục, nâng cao trách nhiệm của các cấp ủy chính quyền, đoàn thể, gia đình, xã hội đối với công tác giáo dục, tăng cường cơ sở vật chất nâng cao chất lượng dậy và học. Ngay từ đầu năm học UBND xã đã chỉ đạo các trường tiến hành kiểm tra rà soát cơ sở vật chất, trên cơ sở đã xây dựng kế hoạch sửa chữa, nâng cấp, đả, bảo cho nhu cầu dậy và học. Tỷ lệ huy động học sinh từ 02-14 tuổi đến trường trước ngày khai giảng đạt trên 98%. trong đó: Mầm non tổng số 29 lớp = 597 học sinh PTDTBT Tiểu học Mậu Duệ A tổng số 18 lớp = 417 học sinh PTDTBT Tiểu học Mậu Duệ B tổng số 26 lớp = 486 học sinh THCS Mậu Duệ tổng số 11 lớp = 367 học sinh THPT Mậu Duệ tổng số 11 lớp = 358 học sinh
  38. 30 + Văn hóa: Tiếp tục phát huy tinh thần giao lưu văn hóa, văn nghệ, luyện tập thể dục, thể thao trong nhân dân tại trung tâm xã và các thôn bản. Đầu năm 2018m xã đã tổ chức các trương trình giao lưu văn nghệ, thể thao mừng Đảng, mừng xuân Mậu tuất 2018, có 6 đội bóng truyền, 8 đội kéo co, 8 đội văn nghệ về giao lưu, tạo không khí vui tươi phấp khởi đầu năm. Thành lập 01 đội bóng chuyền nam tham gia giải bóng chuyền nhân dịp 30/4 và 01/05 đạt giải nhì toàn huyện. Thực hiện theo văn bản chỉ đạo của huyện về trưng bày sản phẩm văn hóa của địa phương, trưng bầy tại xã Lao và Chải, phục vụ tái đánh giá công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn. Phối hợp với các ban tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng pháp luật nhà nước. Tuyên truyền vận động nhân dân duy trì và phát huy các tiêu chí nông thôn mới. Phối hợp với đoàn thanh niên xã, cụm công đoàn xã Mậu Duệ tổ chức thành công các hoạt động thể dục thể thao chào mừng quốc khánh 02/09, thu hút 12 đội bóng truyền nam, nữ tham gia. * Công tác AN-QP - Công tác AN-QP An ninh trật tự được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Tổ chức nghiêm túc và thường xuyên tuần tra. - Hàng năm Đảng ủy xã có Nghị quyết về công tác an ninh, trật tự xã hội, UBND xã có kế hoạch về công tác đảm bảo an ninh trật tự. Tổ chức thực hiện có hiệu quả các chủ trương, biện pháp bảo vệ an ninh, trật tự và “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc”, không để xảy ra hoạt động phá hoại các mục tiêu, công trình kinh tế, văn hóa, an ninh, quốc phòng không để xảy ra các hoạt động chống đối Đảng, chống chính quyền, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân không để xảy ra các hoạt động tuyên truyền, phát triển đạo trái pháp luật, gây rối an ninh trật tự.
  39. 31 4.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu cây trồng của địa phương qua 3 năm 2015 – 2017 Chuyển dịch cơ cấu cây trồng đã và đang được Đảng và Nhà nước quan tâm nhằm phát triển nông nghiệp nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá, đa dạng hoá các loại cây trồng sản phẩm nông nghiệp phù hợp với nhu cầu và điều kiện sinh thái của từng vùng. Sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sử dụng cây trồng có năng xuất giá trị cao, tăng vụ trên một năm tăng thêm thu nhập trên một đơn vị diện tích, đang diễn ra một cách khá mạnh mẽ Bảng 4.4. Cơ cấu diện tích các loại cây trồng chủ yếu trên địa bàn xã Mậu Duệ qua 3 năm 2015 – 2017 Tốc độ phát triển 2015 2016 2017 (%) Chỉ tiêu Cơ Diện Cơ Diện Cơ Diện tích 2016/ 2017/ cấu tích cấu tích cấu BQC (ha) 2015 2016 (%) (ha) (%) (ha) (%) Tổng cộng 3470,11 100 3795,68 100,00 3883,64 100 109,38 102,32 109,80 I. Cây lương thực 1.324,32 38,16 1.324,39 34,89 1.343,56 34,60 100,01 101,45 100,72 1.1.Cây lúa 852,12 64,34 852,19 64,35 867,52 64,57 100,01 101,80 100,90 1.2.Cây ngô 468,7 35,39 468,7 35,39 470,94 35,05 100,00 100,48 100,23 1.3.Cây khoai lang 2,5 0,19 2,5 0,19 3,50 0,26 100,00 140,00 118,32 1.4.Cây sắn 1 0,08 1 0,08 1,60 0,12 100,00 160,00 126,49 II. Cây thực, phẩm 15 1,13 20,5 0,54 40,50 1,04 136,67 197,56 164,31 III. Cây công nghiệp 1.023,29 29,49 1.023,29 26,96 1.027,93 26,47 100,00 100,45 100,22 3.1.Lạc 230,5 22,53 242,57 23,70 254,54 24,76 105,24 104,93 105,08 3.2.Cây đậu tương 792,79 77,47 780,72 76,30 773,39 75,24 98,48 99,06 98,76 IV. Cây lâm 1.107,5 31,92 1.427,5 37,61 1.471,65 37,89 128,89 103,09 115,27 nghiệp (Nguồn: UBND xã Mậu Duệ, năm 2018)
  40. 32 Qua bảng 4.4 cho ta thấy tổng diện tích gieo trồng của xã tăng 9,80% bình quân năm. Trong đó diện tích cây lương thực tăng trung bình là 0,72%. Là xã thuộc khu vực miền núi nên lúa là cây trồng chiếm tỷ lệ lớn trong diện tích cây lương thực chiếm trên 52,12% tồng diện tích trồng cây lương thực. Trên địa bàn xã thì cây lúa vẫn đóng vai trò chủ đạo về diện tích không có sự biến động lớn. Bình quân mỗi năm tăng 0,90 %. Diện tích trồng khoai lang tăng dần qua ba năm cụ thể là năm 2015 diện tích khoai lang là 1,5ha chiếm 0,19% diện tích cây lương thực. Năm 2016 diện tích là 2,5ha tăng 1ha tương đương 10% so với năm 2015. Sang năm 2017 diện tích trồng khoai lang tiếp tục tăng là 3,50 chiếm 0,26%. Nguyên nhân là do ba năm trở lại đây giá khoai lang trên thị trường tăng mặt khác chi phi trồng khoai lang thấp hơn trồng lúa và ngô. Vì vậy một số hộ đã chuyển từ trồng lúa và ngô sang trồng khoai lang cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn. Diện tích trồng ngô có xu hướng tăng nhẹ qua ba năm cụ thể năm 2015 diện tích ngô là 468,7ha đến năm 2016 diện tích giữa nguyên là 468,7ha, năm 2017 diện tích giảm là 470,94ha chiếm 35,05% . Cây sắn có xu hướng tăng qua ba năm cụ thể năm 2015 diện tích trồng sắn là 1ha đến năm 2016 diện tích giữa nguyên, nhưng sang năm 2017 vẫn giữ diện tích tăng 1,6ha chiếm 0,12%. Diện tích của cây lâm nghiệp có xu hướng tăng qua ba năm, cụ thể năm 2015 diện tích là 1.107,5ha, đến năm 2016 diện tích tăng 1.427,5ha, chiếm 37,61% sang năm 2017 diện tích tăng lên 1.471,65ha, chiếm 37,89% năm. Nguyên nhân chủ yếu là do một số hộ chuyển sang trồng cây keo tăng lên, là cây phát triển có thu nhập cao. Diện tích nhóm cây công nghiệp trên địa bàn xã có xu hướng tăng nhẹ năm 2015 diện tích là 1.023,29ha sang năm 2017 diện tích 1.027,93 ha, bình quân mỗi năm tăng 0,22%.
  41. 33 Thông qua bảng cơ cấu diện tích gieo trồng các cây trồng chính của xã trong giai đoạn 2015-2017 ta nhận thấy: Tình hình chuyển dịch cơ cấu cây trồng của xã đang diễn ra sôi động và mạnh mẽ, chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng tích cực, giảm diện tích gieo trồng có giá trị kinh tế thất để tăng diện tích gieo trồng có năng suất cao và ổn định. 4.2.1. Cơ cấu diện tích các cây trồng trên đất ruộng tại địa phương qua 3 năm 2015 - 2017 Bảng 4.5. Cơ cấu diện tích các loại cây trồng trên đất ruộng chủ yếu trên địa bàn xã Mậu Duệ qua 3 năm 2015 – 2017 Bình quân 2015 2016 2017 (%) Chỉ tiêu DT CC DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) BQC (ha) (%) Lúa 635 52,44 650 52,24 683 51,36 103,71 Ngô 378 31,21 382 30,70 395 29,71 102,22 Khoai lang 2,5 0,21 2,5 0,20 3,50 0,26 118,32 Rau 10 0,83 15,3 1,23 20,70 1,56 143,87 Lạc 185,5 15,32 194,5 15,63 227,5 17,11 110,74 Tổng 1211 100 1244,3 100 1329,7 100 - (Nguồn: UBND xã Mậu Duệ năm 2018) Qua bảng 4.5 cho ta thấy cơ cấu diện tích các loại cây trồng trên đất ruộng của xã tăng. Trong đó cây lúa là cây trồng chiếm tỷ lệ lớn. Cụ thể năm 2015 diện tích là 635ha sang năm 2016 diện tích tăng lên 650ha tăng lên 0,2% so với năm 2015. Năm 2017 diện tích là 683ha, chiếm 51,36%. Nguyên nhân là do vẫn đóng vai trò chủ đạo về diện tích không có sự biến động lớn. Diện tích ngô có xu hướng tăng qua ba năm, cụ thể năm 2015 diện tích trồng ngô là 378ha đến năm 2016 tăng 4ha diện tích là 382ha, năm 2017 diện tích ngô tăng là 395ha. Bình quân mỗi năm tăng 2,22%
  42. 34 Diện tích khoai lang tăng cụ thể năm 2015 diện tích là 2,5ha chiếm 0,21%. Sang năm 2017 diện tích khoai lang tiếp tục tăng 1ha. Diện tích rau có xu hướng tăng lên qua ba năm, cụ thể năm 2015 diện tích rau tăng là 10ha đến năm 2016 tăng 5,3ha diện tích là 15,3ha, năm 2017 diện tích rau tăng là 20,70ha. Bình quân mỗi năm tăng 3,87%. Diện tích trồng lạc tăng dần qua ba năm cụ thể năm 2015 diện tích lạc là 185,5ha sang năm 2016 tăng lên 194,5ha tăng 4,85% so với năm 2015. Năm 2017 diện tích là 227,5 ha tăng lên 6,97% so với năm 2016. 4.2.2. Năng suất một số cây trồng chủ yếu tại địa phương qua 3 năm 2015 – 2017 Trong những năm gần đây nhờ có áp dụng những tiến bộ KHKT vào sản xuất nên năng suất cây trồng của địa phương đã có nhiều chuyển biến rõ rệt qua bảng số liệu sau. Bảng 4.6. Năng suất một số cây trồng chủ yếu tại địa phương qua 3 năm 2015- 2017 (ĐVT: Tạ/ha) Tốc độ phát triển (%) Năm Năm Năm Chỉ tiêu 2016/ 2107/ 2015 2016 2017 BQC 2015 2016 I. Cây lương thực, 106,2 108,6 112,2 102,25 103,31 102,78 thực phẩm 1.1.Cây lúa 52,6 53,5 59 101,71 110,2 105,90 1.2.Cây ngô 40,8 41,5 39,2 101,72 94,45 98,01 1.3.Cây khoai lang 12,8 13,6 14,00 106,25 102,94 104,58 II. Rau màu 40,5 41,3 42,5 101,98 102,91 102,43 III.Cây công nghiệp 25,06 28,9 30,5 115,32 105,53 110,32 3.1.Lạc 15,56 16,5 20 106,04 121,21 113,37 3.2.Cây đậu đương 9,5 12,4 10,5 130,53 84,67 105,13 (Nguồn: UBND xã Mậu Duệ, năm 2018)
  43. 35 Qua bảng 4.6 ta thấy nhìn chung năng suất của một số cây trồng của xã qua 3 năm là: Nhóm cây lương thực đều tăng qua ba năm. Cây ngô có diện tích giảm qua ba năm. Năng suất ngô qua ba năm có xu hướng giảm. Cụ thể năm 2015 năng suất là 40,8 tạ/ha sang năm 2016 năng suất tăng lên 41,5 tạ/ha tăng 1,72% so với năm 2015. Năm 2017 năng suất giảm là 39,2 tạ/ha giảm 4,45% so với năm 2016. Nhìn chung năng suất cây ngô của xã vẫn còn thấp và chưa có sự tăng nhanh về năng suất do việc áp dụng một số giống ngô mới vào trong sản xuất vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Người dân vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận với các giống ngô mới. Vì vậy xã cần có những biện pháp, kế hoạch về giống cây trồng nhằm tăng năng suất ngô để đảm về sự giảm diện tích đất trồng ngô nhưng vẫn tăng về giá trị sản lượng ngô trên địa bàn xã. Lúa là cây trồng có năng suất tăng khá cao trong ba năm qua. Cụ thể năm 2015 năng suất đạt 52,6 tạ/ha sang năm 2016 năng suất tăng lên 53,5 tạ/ha tăng 1,7% so với năm 2015. Năm 2017 năng suất là 59 ta/ha. Nguyên nhân là do người dân được áp dụng những giống lúa có năng suất cao vì vậy mà diện tích lúa đã tăng lên cả về diện tích cũng như năng suất trong ba năm. Khoai lang cũng là cây trồng có năng suất tăng dần cụ thể là năm 2015 năng suất khoai lang là 12,8 tạ/ha sang năm 2016 năng suất tăng nhẹ lên 13,6 tạ/ha. Năm 2017 năng xuất khoai lang tiếp tục tăng 14,00 tạ/ha. Nguyên nhân là do hiệu quả kinh tế cao. Trong nhóm cây công nghiệp thì lạc là cây có năng suất ổn định trong ba năm, năng suất mỗi năm tăng lên 3,62%. Do người dân nắm vững được kỹ thuật chăm sóc lạc. Cây đậu tương là cây trồng có sự giảm nhanh về năng suất cụ thể là năm 2016 năng suất cây đậu tương là 12,4 tạ/ha sang năm 2017 năng suất giảm 10,5 tạ/ha. Do một số diện tích chuyển đổi sang trồng cỏ làm thức ăn cho gia súc.
  44. 36 Thông qua bảng cho ta thấy năng suất của một số cây trồng của xã trong giai đoạn 2015-2017 ta nhận thấy: tình hình chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng tích cực, giảm diện tích gieo trồng có giá trị kinh tế thấp để tăng diện tích gieo trồng có năng suất cao và ổn định. 4.2.3. Giá trị sản xuất của một số cây trồng trên đất ruộng địa bàn xã Mậu Duệ qua 3 năm 2015 - 2017 Trong mọi ngành sản xuất kinh doanh nói chung cũng như ngành trồng trọt nói riêng, thì giá trị sản xuất (giá trị sản lượng) là một trong những chỉ tiêu quan trọng biểu hiện kết quả sản xuất của ngành. Để thấy được giá trị sản lượng ngành trồng trọt của toàn xã qua bảng số liệu sau. Bảng 4.7. Cơ cấu giá trị sản xuất một số cây trồng chủ yếu trên địa bàn xã Mậu Duệ qua 3 năm 2015 – 2017 ĐVT: Triệu/đồng Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tốc độ phát triển (%) Cơ Chỉ tiêu Gía trị Cơ cấu Giá trị Cơ cấu Gía trị 2016/ 2017/ cấu BQC sản xuất (%) sản xuất (%) sản xuất 2015 2016 (%) Tổng giá trị sx 6.026,67 100 6.427,48 100 7.886,27 100 106,65 122,70 114,39 (GO) 1. Cây lúa 3.340,10 55,42 3.477,50 53,07 4.029,70 51,09 104,11 115,87 109,83 2. Cây ngô 771,120 12,80 792,650 12,33 774,200 9,81 102,80 97.67 100,19 3.Cây khoai 1280 21,23 1360 21,15 1960 24,85 106,25 144,11 123,74 lang 4. Rau 202,50 3,36 315,945 4,92 439,875 5,58 156,02 139,22 147,38 5. Lạc 432,957 7,18 481,387 7,50 682,500 8,65 111,18 141,77 125,55 (Nguồn: UBND xã Mậu Duệ, năm 2018) Qua bảng 4.7 ta thấy, giá trị sản xuất của ngành trồng trọt tăng đều qua ba năm với tốc độ bình quân là 4,39% năm đạt 7.886,27 triệu đồng năm 2017.
  45. 37 Trong đó giá trị sản xuất của lúa tăng cụ thể năm 2015 đạt 3.340,10 triệu đồng đến năm 2017 giá trị sản xuất tiếp tục tăng là 4.029,70 triệu đồng với tốc độ bình quân là 9,83%. Gía trị sản xuất của cây ngô không ổn định qua ba năm cụ thể năm 2015 đạt 771,120 triệu đồng đến năm 2016 giá trị sản xuất tăng là 792,650 triệu đồng, sang đến năm 2017 giá trị sản xuất lại giảm là 774,200 triệu đồng chiếm 9,81%, năm. Nguyên nhân do chịu ảnh hưởn của điều kiện thời tiết. Cây khoai lang có giá trị sản xuất tăng qua ba năm qua cụ thể năm 2015 đạt 1280 triệu đồng đến năm 2017 giá trị sản xuất tăng là 1960 triệu đồng với tốc độ bình quân 3,74%. Trong đó giá trị sản xuất của rau có xu hướng qua ba năm cụ thể năm 2015 đạt 202,50 triệu đồng đến năm 2017 giá trị sản xuất tiếp tục tăng là 439,875 triệu đồng với tốc độ bình quân là 7,38%. Cây lạc có xu hướng tăng khá cao cụ thể năm 2015 đạt 432,957 triệu đồng đến năm 2017 giá trị sản xuất tiếp tục tăng là 682,500 triệu đồng với tốc độ bình quân 5,55%. Nhìn chung giá trị sản xuất của ngành trồng trọt qua ba năm đều tăng đã đóng góp tỷ lệ không nhỏ vào giá trị sản xuất cuả ngành nông nghiệp của xã Mậu Duệ. 4.2.4. Cơ cấu diện tích gieo trồng theo mùa vụ tại địa phương Trong mọi ngành sản xuất kinh doanh nói chung cũng như ngành trồng trọt nói riêng, cơ cấu diện tích gieo trồng là một trong những chỉ tiêu quan trọng biểu hiện kết quả sản xuất của ngành. Để thấy được giá trị sản lượng ngành trồng trọt của toàn xã qua bảng số liệu sau.
  46. 38 Bảng 4.8. Cơ cấu diện tích gieo trồng trên đất ruộng theo mùa vụ trên địa bàn xã Mậu Duệ qua 3 năm 2015 - 2017 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tốc độ phát triển (%) Chỉ tiêu DT CC DT CC DT CC 2016/ 2017/ BQC (ha) (%) (ha) (%) (ha) (%) 2015 2016 Tổng DT 1211 100 1.244,3 100 1.329,7 100 102,75 106,86 104,78 gieo trồng 1.Vụ xuân 436 36,00 459,3 36,91 521 39,18 105,34 113,43 109,31 Lúa 216 49,54 259 56,39 260 49,90 119,91 100,39 109,71 Ngô 90 20,64 93,3 20,31 110 21,11 103,67 117,90 110,55 Lạc 95 21,79 80 17,42 65 12,48 84,21 81,25 82,71 Rau các 35 8,03 27 5,88 86 16,51 77,14 318,51 156,75 loại 2. Vụ mùa 517 42,69 548 42,66 573,7 43,78 105,60 104,69 105,34 Lúa 200 16,52 212 38,69 237 41,31 106,00 11,79 108,85 Ngô 150 12,39 147 26,82 140 24,40 98,00 95,24 96,60 Lạc 27 5,22 28 5,11 31 5,40 103,70 110,71 107,15 Rau các 140 27,1 161 29,38 165,7 28,88 115,00 102,92 108,79 loại 3.Vụ đông 258 21,30 237 19,05 235 17,67 91,86 99,16 95,43 Ngô 158 61,24 127 53,59 135 57,45 80,38 106,30 92,43 Khoai lang 40 15,50 45 18,99 50 21,28 112,50 111,11 111,80 Rau các loại 60 23,26 65 27,43 50 21,28 108,33 76,92 91,28 (Nguồn: UBND xã Mậu Duệ, năm 2018) Qua bảng 4.8 ta thấy tổng diện tích gieo trồng qua ba năm đều tăng cụ thể là năm 2015 diện tích là 1211ha, năm 2016 diện tích tăng 33,3ha lên 1.244,3 ha, sang năm 2017 diện tích tăng 85,4ha lên 1.329,7ha. Tốc độ tăng trung binh là 4,78% năm. Trong tổng diện tích gieo trồng theo mùa vụ của xã thì diện tích gieo trồng mùa mùa lớn nhất, sau đó là diện tích cây trồng vụ xuân và vụ đông.
  47. 39 Diện tích gieo trồng của vụ xuân có xu hướng tăng từ năm 2016, cụ thể năm 2016 diện tích là 459,3ha đến năm 2017 tăng 61,7ha lên 521ha. Tốc độ tăng bình quân là 9,31% năm. Trong đó diện tích trồng lúa, ngô, rau tăng, diện tích trồng lạc giảm. Tốc độ giảm trung bình là 2,71% năm. Diện tích cây trồng trong vụ mùa chiếm tỷ lệ lớn qua ba năm trong tổng diện tích gieo trồng của xã và đang có xu hướng tăng qua ba năm với tốc độ tăng bình quân là 5,34% năm. Trong vụ mùa thì cây trồng có diện tích tăng lên gồm có rau các loại, lạc, lúa với tốc độ bình quân năm lần lượt là 8,79%, 7,15%, 8,85%. Trong khi đó diện tích trồng ngô lại giảm qua ba năm nguyên nhân giảm là do một phần diện tích trồng các loại cây này đã chuyển sang trồng lạc. Nhóm cây trồng vụ đông có diện tích nhỏ nhất chỉ chiếm 1,86% diện tích gieo trồng của toàn xã năm 2017. Tốc độ bình quân là 5,34% Như vậy cơ cấu cây trồng theo mùa vụ của xã Mậu Duệ có tỷ lệ tương đối cân bằng, cây trồng đa dạng phong phú. Tuy nhiên tỷ lệ cơ cấu các loại cây trồng theo mùa vụ không đều. Sự chuyển dịch và tăng diện tích cây trồng có giá trị kinh tế cao chưa được đầy đủ hợp lý. Qua bảng 4.5 ta thấy diện tích lúa ở xã Mậu Duệ vẫn chiếm một diện tích rất lớn, là cây trồng chủ đạo của xã và một thực tế là tình trang độc canh cây lúa vẫn còn. Vì vậy khi nghiên cứu về cây trồng trên địa bàn xã Mậu Duệ cần phải tính đến giá trị sản xuất của các cây trồng để có hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa cho phù hợp. 4.2.5. Cơ cấu giống một số cây trồng chính của địa phương năm 2017 4.2.5.1. Cơ cấu giống lúa của địa phương năm 2017 Giống là yếu tố quan trọng quyết định trược tiếp đến năng suất của cây trồng và hiệu quả sản xuất của cả hệ thống cây trồng. Thời gian sinh trưởng và đặc điểm sinh vật học của từng giống có liên quan chặt chẽ với việc bố trí công
  48. 40 thức luân canh và chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Vì vậy để xem xét kỹ hơn về chuyển dịch cơ cấu cây trồng của địa phương ta cũng cần xem xét đến sự thay đổi về giống của một số cây trồng chính trên địa phương. Bảng 4.9. Cơ cấu giống lúa trên đất ruộng tại địa bàn xã Mậu Duệ năm 2017 Vụ xuân Vụ mùa Tổng cả năm Diện Giống lúa Diện tích Cơ cấu Cơ cấu Diện tích Cơ cấu tích (ha) (%) (%) (ha) (%) (ha) DS 1 10,5 21,65 35 26,52 45,5 25,21 Khang dân 18 3,7 7,63 22 16,66 25,7 14,24 Bao thai 7,2 14,85 30 22,73 37,2 20,6 Việt lai 20 8,1 16,7 20 15,15 28,1 15,57 Kim thạch 12,5 25,77 14 10,61 26,5 14,68 PC 6 6,5 13,4 11 8,33 17,5 9,7 Tổng 48,5 100 132 100 - - (Nguồn: UBND xã Mậu Duệ, năm 2018) Qua bảng 4.9 Cơ cấu giống lúa tại xã Mậu Duệ rất phong phú và đa dạng. Người dân lựa chọn ra những giống cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương. Cơ cấu giống lúa của xã Mậu Duệ năm 2017 diện tích trồng giống lúa cũ (Việt lai 20, kim thạch, PC 6), vẫn chiếm diện tích khá lớn trên 50% diện tích trồng lúa. Tuy nhiên giống lúa của xã đang có sự chuyển dịch khi diện tích lúa cũ đang có sự giảm xuống và chuyển sang trồng giống lúa lai ba dòng mới cụ thể là diện tích trồng giống lúa DS1, Khang dân và Bao thai có sự tăng lên trong vụ mùa năm 2017 với tỷ lệ là 82,3%, 77% và 81,6% diện tích đất trồng lúa của xã. Nguyên nhân của việc chuyển đổi này là do các giống mới có năng suất cao và chất lượng gạo ngon hơn, nhưng mặt khác thì các giống lúa
  49. 41 thuần đang dần bị thoái hóa, năng suất giảm nên việc chuyển đổi giống lúa là rất cần thiết và hợp lý vì vậy cần tăng diện tích gieo trồng những giống lúa có chất lượng và năng suất cao nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và thu nhập cho người dân. 4.2.5.2. Cơ cấu giống của một số cây trồng hàng năm của địa phương năm 2017 Hiện nay, hệ thống canh tác trên đất lúa, chủ yếu là đất lúa 2 vụ qua bảng 4.10 cho thấy thực trạng sử dụng, bố trí cây trồng trên đất lúa như sau: Bảng 4.10. Cơ cấu giống của một số cây trồng hàng năm trên địa bàn xã Mậu Duệ năm 2017 Cây trồng Cơ cấu giống cây trồng Ngô ĐK 888, NK 4300, LV10, ĐK 999, Bioseed 9698 Rau các loại Bắp cải, xu hào, cải ngọt, cải bẹ, cà chua, hành lá Lạc Lạc đỏ, lạc trắng Khoai lang Khoai lang tím (Nguồn: UBND xã Mậu Duệ 2018) Qua bảng 4.10 ta thấy: - Cây ngô: Giống ngô hiện nay được trồng phổ biến trên địa bàn xã Mậu Duệ là giống ngô NK 4300, DK 999, VL10 Đây là bộ giống trong những năm qua cho năng suất cao chất lượng khá, có khả năng chống đổ tốt và kháng được nhiều loại sâu bệnh. Bên cạnh đó, lĩnh vực chăn nuôi của xã đã và đang dần phát triển mạnh nên nhu cầu nguồn nguyên liệu như ngô, lúa làm thức ăn cho vật nuôi cũng ngày càng gia tăng. Giống ngô Bioseed 9698, được đưa vào sản xuất nhiều năm nên đã có biểu hiện thoái hoá như: Khả năng chống chịu thích ứng kém, năng suất và chất lượng giảm nhiều, do đó việc chuyển đổi sang các giống khác có năng suất cao, phẩm chất cao hơn là điều hết sức cần thiết. - Cây rau chủ yếu trồng các loại cây như: Cà chua, hành, dưa chuột, cải ngọt Rau là cây thực phẩm có diện tích gieo trồng khá lớn và nhu cầu thị
  50. 42 trường về rau ngày càng nhiều nên việc đưa các giống rau mới có năng suất, sản lượng và phù hợp với yêu cầu thị trường là hết sức quan trọng và thiết yếu. - Cây lạc chủ yếu trồng các giống như: Lạc đỏ, lạc trắng. Năng suất của hai loại giống này khá cao do người dân nắm vững được kỹ thuật chăm sóc lạc. 4.2.6. Một số công thức luân canh trên đất lúa Công thức luân canh là tổng hợp không gian và thời gian của các loại cây trồng trên một mảnh đất canh tác. Mỗi một vùng hay một địa phương đều có hình thức luôn canh hợp lý. Diện tích đất SXNN của xã chủ yếu là đất trồng lúa. Tuỳ thuộc vào yêu cầu thực tế, hiệu quả sản xuất mà có thể trồng các loại cây trồng khác như: Ngô, lạc, khoai lang, rau. Các công thức luân canh tăng vụ ở địa phương là rất phong phú và đa dạng được thể hiện cụ thể ở bảng sau:
  51. 43 Bảng 4.11. Một số công thức luân canh trên đất lúa của địa phương qua 3 năm 2015 - 2017 2015 2016 2017 Tốc độ tăng (%) Công thức luân canh DT CC DT CC DT CC 2016/2015 2017/2016 BQ (ha) (%) (ha) (%) (ha) (%) Tổng diện tích đất canh tác 3056 100 3402,3 100 3831 100 111,33 112,60 111,96 I.Đất lúa 2 vụ 1922 62,89 2121 62,34 2480 64,74 110,35 116,93 113,60 1.Đất lúa 2 vụ và cây trồng vụ đông 1506 78,36 1650 77,79 1983 79,96 109,56 120,18 114,74 1.1.Lúa xuân+lúa mùa+ngô đông 574 38,11 598 36,24 632 31,87 104,18 105,69 104,93 1.2.Lúa xuân+lúa mùa+rau vụ đông 476 31,61 536 32,48 547 27,58 112,61 102,05 107,19 1.3.Lúa xuân+lúa mùa+khoai lang đông 456 30,28 516 31,27 547 27,58 113,16 106,01 109,52 2. Đất lúa 2 vụ + bỏ hoang 416 21,64 471 22,21 497 20,04 113,22 105,52 109,30 II.Đất lúa 1 vụ 1134 37,11 1281,3 37,66 1351 35,26 112,99 105,44 109,14 1 vụ lúa + 1 vụ ngô + 1 vụ lạc 401 35,36 432,3 33,74 435 32,20 107,81 100,62 104,15 1 vụ lúa + 1 vụ rau 251 22,13 286 22,32 346 25,61 113,94 120,98 117,40 1 vụ lúa + 1 vụ khoai lang 256 22,57 304 23,73 310 22,95 118,75 101,97 110,04 1 vụ lúa + bỏ hoang 226 19,93 259 20,21 260 19,25 114,60 100,39 107,25 (Nguồn: UBND xã Mậu Duệ, năm 2018)
  52. 44 Qua bảng 4.11 cho thấy: Với công thức luân canh trên đất 2 lúa + 1 màu: Đặc điểm của hệ thống cây trồng trên đất này là khai thác tối đa tiềm năng của vùng nhiệt đới bằng cách bố trí 3 vụ liên tục và luân canh hệ thống cây trồng trong suốt các tháng có nhiệt độ cao, lượng mưa nhiều. Việc bố trí 2 vụ cho phép hạn chế tối đa mức độ ảnh hưởng của nền khí hậu nhiệt đới gió mùa. Khi tận dụng trồng cây vụ đông sớm sẽ khai thác tối đa hiệu quả nguồn năng lượng cao trong tháng 9, 10, 11 và tạo ra một hệ thống cây trồng hoàn chỉnh trong tháng 12. Hiệu quả kinh tế của hệ thống cây trồng trên đất 2 lúa + 1 màu phụ thuộc rất nhiều vào cây trồng vụ đông vì giá trị kinh tế của các cây trồng trong vụ này tương đối cao. Qua ba năm ta thấy việc sử dụng đất lúa hai vụ kết hợp cây trồng vụ đông của xã với những công thức rất phong phú, đa dạng và đang có xu hướng tăng với tốc độ tăng bình quân 3,60% năm. Cụ thể là công thức hai vụ lúa kết hợp với trồng ngô đông có tốc độ tăng bình quân về diện tích là 4,19% năm, hai vụ lúa kết hợp với rau có tốc độ tăng bình quân là 4,93% năm, hai vụ lúa kết hợp trồng khoai lang vụ đông tăng 9,52% năm. Diện tích đất lúa một vụ tương đối cao, hệ thống các công thức luân canh bố trí trên đất lúa một vụ cũng rất phong phú, đa dạng với bốn công thức chính. Cụ thể diện tích đất trồng lúa một vụ kết hợp trồng một vụ ngô,một vụ lạc có sự gia tăng qua ba năm với tốc độ tăng bình quân đạt 4,15% năm, lúa một vụ kết hợp trồng khoai lang tăng với tốc độ 0,4% năm, diện tích đất trồng lúa một vụ kết hợp một vụ rau tăng bình quân là 7,40% năm, diện tích đất lúa một vụ sau đó bỏ hoang với tốc độ tăng bình quân là 7,25% năm do người dân đã kết hợp đất lúa một vụ với trồng các cây màu qua đó nâng cao hiệu quả sử dụng đất cũng như kinh tế.
  53. 45 4.2.7. So sánh hiệu quả kinh tế của 1 số công thức luân canh Hiệu quả kinh tế là kết quả của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và trong nông nghiệp cũng vậy hiệu quả từ những giống cây trồng mới hay những công thúc luân canh là vấn đề người nông dân luôn quan tâm. Để tìm hiểu được hiệu quả kinh tế của một số công thức luân canh của địa phương ta xem xét bảng số liệu sau. Bảng 4.12. Hiệu quả kinh tế của một số công thức luân canh của hộ điều tra (ĐVT: 1000đ/hộ) Năm 2015 Năm 2017 Đất lúa 2 Lúa xuân Lúa xuân + STT Chỉ tiêu Lúa xuân + vụ + bỏ + lúa mùa Lúa mùa + Lúa mùa hoang + ngô đông rau đông 1 Chi phí sản xuất 1.866,25 2.092,50 2.136,25 2.395,75 2 Giá trị sản xuất 2.983,76 3.239,03 3.954,56 4.328,08 3 Lợi nhuận 1.117,51 1.146,53 1.818,31 1.932,33 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, năm 2018) Qua bảng số liệu 4.12 cho thấy: Hiệu quả kinh tế của hai công thức luân canh trên đất lúa phổ biến trong năm 2015 thấp hơn rất nhiều so với hai công thức luân canh trên đất lúa được sử dụng phổ biến trong năm 2017. Nguyên nhân là do năm 2015 người dân sử dụng chủ yếu là các loại giống lúa cũ như: Việt lai 20, kim thạch, PC6 và đã sử dụng làm giống qua nhiều năm nên hiệu quả năng suất thấp. Đến năm 2017 thì một số giống lúa mới cho năng suất cao và chất lượng như: DS1, Khang dân, Bao thai đã được đưa vào trong đất lúa vì vậy đã góp phần tăng giá trị sản xuất cho người dân đồng thời với trình độ nhận thức được nâng cao nên việc sử dụng đất lúa cũng
  54. 46 hiệu quả hơn được minh chứng bằng việc đưa những cây trồng vụ đông có giá trị và đáp ứng nhu cầu thị trường vào canh tác trên đất lúa. Qua đó ta có thể thấy được sự chuyển đổi công thức luân canh của xã đang đi theo hướng tương đối hợp lý với sự gia tăng của diện tích trồng ngô và rau đông trên đất lúa hai vụ đã góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân lên đáng kể đồng thời cũng thể hiện việc sử dụng đất lúa cao của xã Mậu Duệ. Chính vì vậy trong những năm tới cần tiếp tục phát triển những công thức luân canh trên đất lúa hiệu quả hơn, nâng cao thu nhập cho người nông dân trên địa bàn xã. 4.3. Những thuận lợi và khó khăn của xã Mậu Duệ trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng * Thuận lợi - Xã Mậu Duệ có vị trí gần trung tâm huyện Yên Minh có đường liên tỉnh chạy qua điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, văn hóa – xã hội với các xã khác trong huyện, thuận lợi phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa tiếp cận với khoa học – công nghệ. - Thông qua chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xây dựng cánh đồng có thu nhập cao đã làm chuyển đổi mạnh mẽ nhận thức của cán bộ cũng như nông dân xã Mậu Duệ về bố trí cơ cấu cây trồng có hiệu quả kinh tế cao. Từng bước chuyển từ sản xuất những gì mình đang có sang sản xuất những gì thị trường cần và biết quan tâm hơn đến chất lượng mẫu mã của sản phẩm. - Các giống mới đã và đang triển khai tới người nông dân đang đem lại hiệu quả kinh tế cao. Đồng thời với sự kết hợp giữa cán bộ khuyến nông với người nông dân nên người nông dân đã được tập huấn qua các lớp về kỹ thuật trồng các cây giống mới có năng suất cao và đặc biệt những giống này đã được trồng thử nghiệm trên địa bàn xã trước khi đem ra nhân rộng trồng đại trà. Sự hỗ trợ của xã về giống và các kỹ thuật đã khuyến khích người nông dân mạnh
  55. 47 dạn áp dụng các giống mới có năng suất và cho giá trị kinh tế nhằm nâng cao đời sống cho họ. - Sản xuất nông nghiệp được chú trọng quan tâm của Đảng, chính quyền với mục tiêu tăng năng suất, chất lượng hiệu quả sản phẩm, giảm chi phí đầu vào sản xuất, đưa nông nghiệp từ manh mún nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hoá. * Khó khăn - Việc áp dụng tiến bộ KHKT mới vào sản suất còn chậm, năng suất chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh thị trường còn hạn chế. - Công tác chỉ đạo điều hành của chính quyền một số xã chưa ngang tầm với nhiệm vụ, lúng túng trong công tác chỉ đạo, biện pháp chưa cụ thể, kết quả công việc không được đánh giá kịp thời để tìm ra nguyên nhân và rút ra bài học kinh nghiệm. - Địa bàn rộng lớn gắn với mức độ và trình độ thâm canh, tập quán sản xuất có sự khác biệt nhau trên cùng một địa bàn, việc áp dụng các tiến bộ khoa học mới vào sản xuất còn khó khăn, không tập trung đồng bộ giữa các vùng các khu vực các bản, trong trong địa bàn xã. - Đất sản xuất nông nghiệp vẫn còn manh mún nhỏ lẻ chưa tập trung nên ảnh hưởng rất lớn trong quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng của xã, mặt khác vấn đề thủy lợi và các dịch vụ nông nghiệp vẫn chưa được quan tâm đúng mức. - Việc thực hiện sản xuất chuyển dịch cơ cây trồng tập trung hóa lớn đối với các cây trồng chuyên canh như: lúa, ngô, lạc, khoai các loại, đa phần diện tích canh tác cây trồng trong xã vẫn còn ở quy mô nhỏ lẻ, các khâu tổ chức liên kết sản xuất và tiêu thụ chưa chặt chẽ, thiếu tính bền vững. - Thị trường tiêu thụ nông sản còn trôi nổi, chưa gắn kết giữa sản xuất với chế biến, chưa tạo ra các vùng nông sản để các sản phẩm của người dân làm ra dễ tham gia vào thị trường và tiêu thụ sản phẩm, người nông dân chưa thật sự chú trọng vào thị trường.
  56. 48 4.4. Một số giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng 4.4.1. Giải pháp về khoa học kỹ thuật Trong điều kiện sản xuất phát triển theo hướng hàng hóa, áp dụng tiến bộ khoa học ngày càng có vai trò quan trọng và là động lực thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển. Khoa học phát triển là chìa khóa thúc đẩy nông nghiệp phát triển. Ngày nay, ứng dụng KHKT được thừa nhận là một trong những biện pháp kinh tế nhất trong sản xuất nông nghiệp. Người nông dân tiến hành sản xuất kinh doanh áp dụng tiến bộ KHKT thì mới tăng nhanh được năng suất, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Thay đổi chế độ canh tác còn lạc hậu, sử dụng giống cây trồng, vật nuôi có năng xuất cao. Thay đổi giống đi đôi với hệ thống canh tác, công nghệ sau thu hoạch. Đẩy mạnh hoạt động khuyến nông trong vùng đặc biệt là khuyến nông tự nguyện. - Về giống: Tiếp tục đầu tư nâng cấp trung tâm sản xuất giống cây con, đưa nhanh giống mới có chất lượng cao vào sản xuất, đặc biệt là các giống lai, ứng dụng công nghệ cấy ghép, công nghệ lai tạo, công nghệ sinh học, nhập một số giống siêu nguyên chủng, giống gốc, giống bố mẹ để nhân diện rộng. Bảo tồn gen giống cây trồng của địa phương. - Về tưới tiêu: Hoàn thành phát triển thuỷ lợi phục vụ tưới tiêu, áp dụng rộng rãi công nghệ tưới tiêu tiết kiệm như: Tưới phun, tưới nhỏ giọt, hạt giữ ẩm. 4.4.2. Giải pháp về đất đai Trong việc hoạt động sản xuất nông nghiệp đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu. Việc sử dụng đất có hiệu quả có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với người nông dân. Hiện nay đất canh tác còn manh mún, nhỏ lẻ. Vì vậy, cần vận động người dân tiến hành dồn điền đổi thửa để có diện tích đất canh tác tập trung tạo điều kiện đầu tư cho thâm canh, chăm sóc thu hoạch.
  57. 49 Hoàn thiện việc quy hoạch sử dụng đất đai và cơ sở hạ tầng thiết yếu trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế xã hội và môi trường mới, quy hoạch phát triển khu dân cư trung tâm xã và chỉnh trang các khu dân cư hiện có đảm bảo theo hướng văn minh, bảo tồn nét đẹp văn hóa. Quản lý chặt chẽ các nguồn quỹ đất, tránh tình trạng lấn chiếm và sử dụng sai mục đích và sử dụng đất đai, tiến hành rà soát các loại đất trên địa bàn. 4.4.3. Giải pháp về vốn Vốn là điều kiện đảm bảo cho người dân về tư liệu sản xuất, vật tư. Để tiến hành sản xuất hàng hóa nông nghiệp rất cần có vốn, để dịch chuyển cơ cấu cây trồng tăng cường các hoạt động phi nông nghiệp càng cần có vốn vì vậy giải pháp về vốn là rất cần thiết đối với quá trình phát triển kinh tế của hộ. Tạo điều kiện để các hộ nông dân sản xuất nông nghiệp có điều kiện để tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi. Giảm các thủ tục không cần thiết để các hộ nông dân dễ tiếp cận các nguồn vốn giảm lãi suất cao, cho vay và tăng thời gian cho vay. Có các biện pháp chặt chẽ, giám sát các chính sách trợ cước, trợ giá cho nông dân về giống, phân bón, các dịch vụ khác phục vụ cho phát triển cây trồng. Kiểm soát việc sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả, đặc biệt có chính sách ưu đãi đối với hộ nghèo. Bên cạnh đó các hộ nông dân phải biết cách huy động vốn tự có của bản thân, vốn vay từ bạn bè và đặc biệt quan trọng là cần phải xác định được kế hoạch cần sử dụng vốn và phân bố nguồn vốn cho từng khâu sản xuất sao cho phù hợp, đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. 4.4.4. Giải pháp về thị trường Với một cơ chế phát triển như hiện nay cần gắn cơ chế sản xuất với chế biến, tạo thị trường tiêu thụ sản phẩm, ổn định tại chỗ, xây dựng mối liên kết bốn nhà: nhà nước, nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà nghiên cứu khoa học.
  58. 50 Khuyến kích, tạo điều kiện cho kinh tế hộ gia đình tham gia vào chế biến, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Đối với thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra, nhà nước cũng như chính quyền cơ sở cần khuyến khích các doanh nghiệp kí kết các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm cho các hộ nông dân, trên cơ sở đó hình thành các kênh lưu thông hàng hóa lớn phục vụ cho việc tiêu thụ nông sản trong vùng. Bên cạnh đó cần khuyến khích phát triển các loại hình doanh nghiệp cung ứng các dịch vụ bảo hiểm rủi ro về giá nông sản cho các hộ nông dân trên địa bàn theo nguyên tắc thỏa thuận tự nguyện đôi bên cùng có lợi. Nhà nước cũng như chính quyền cơ sở cần có các chính sách hợp lý để tránh tình trạng tư thương ép giá nông sản. 4.5. Quy hoạch vùng sản xuất Sử dụng các công thức luân canh tăng vụ để đạt hiệu quả kinh tế cao, của xã căn cứ vào điều kiện tự nhiên - kinh tế, điều kiện đất đai, thuỷ lợi, kinh nghiệm sản xuất thâm canh của nhân dân để lựa chọn các công thức luân canh cho phù hợp. Tập trung chỉ đạo các xã xây dựng các công thức sau: + Luân canh lúa xuân + lúa mùa sớm + Lạc. + Luân canh lúa xuân + lúa mùa sớm + khoai lang đông. + Luân canh lúa xuân + lúa mùa sớm + ngô đông + Luân canh lúa xuân + lúa mùa + rau đông
  59. 51 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Sau khi nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên đất ruộng tại địa bàn xã Mậu Duệ, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang ” tôi đưa ra kết luận như sau: Xã Mậu Duệ có vị trí gần trung tâm huyện Yên Minh có đường liên tỉnh chạy qua điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, văn hóa – xã hội với các xã khác trong huyện, thuận lợi phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa tiếp cận với khoa học – công nghệ. Đề tài đề xuất được 4 giải pháp nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng là: giải pháp về khoa học kỹ thuật, giải pháp về đất đai, giải pháp về vốn, giải pháp về thị trường. Về chuyển dịch cơ cấu cây trồng: Cơ cấu cây trồng của xã trong những năm gần đây (2015- 2017) tương đối phong phú đa dạng đang dần được bố trí hợp lý hơn. Cơ cấu cây trồng có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Các cây trồng có năng xuất chất lượng cao đã đưa vào để thay thế các giống cây trồng cũ và thoái hoá. Hệ thống cây trồng của xã đang có xu hướng chuyển sang các loại cây có giá trị và hiệu quả kinh tế cao. Cây lúa vẫn là cây chủ đạo và chiếm phần lớn diện tích gieo trồng. Bên cạnh đó người dân đã biết bố trí các công thức luân canh, xen canh làm cho hệ số sử dụng đất được tăng lên, tăng thu nhập,đời sống nhân dân được cải thiện hơn. Song thực trạng luân canh cây trồng của xã vẫn còn hạn chế. Hệ thống cây trồng chưa đa dạng, chưa thoát khỏi độc canh cây lúa. Việc áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất chưa cao. Đất đai còn manh mún, chưa tập trung nên chưa hình thành được vùng sản xuất chuyên
  60. 52 canh. Các hộ nông dân còn bị ảnh hưởng bởi hình thức sản xuất tự cung tự cấp, chưa mạnh dạn đầu tư đổi mới trong sản xuất đưa các công thức luân canh vào sản xuất. Chính những điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên địa bàn xã Mậu Duệ. 5.2. Kiến nghị Để đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá trên địa bàn xã tôi xin đưa ra một số kiến nghị như sau: - Cần có những dự án, chính sách cụ thể để trợ giúp cho người dân trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên đất ruộng. - Cần có các biện pháp thích hợp để sử dụng và phát huy những nguồn lợi tự nhiên, kinh tế xã hội sẵn có ở xã. - Vận dụng các phương pháp sản xuất mang lại hiệu quả cao trong sản xuất. - Ứng dụng trên phạm vi rộng cho các mô hình chuyển đổi đã được xây dựng nhằm nâng cao thu nhập cho người dân lao động và góp phần phát triển nông nghiệp của xã.
  61. 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt 1. Chi cục Thống kê xã Mậu Duệ, Niên giám thống kê xã Mậu Duệ giai đoạn 2015 – 2017. 2. Lầu Y Ca, Khóa luận tốt nghiệp năm 2016, Đánh giá tình hình chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên địa bàn thành phố Thái Nguyên - Tỉnh Thái Nguyên. 3. Ngô Đình Giao, Chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá nền kinh tế quốc dân, NXB Chính trị quốc gia 1994. 4. Nguyễn Văn Luật, Đang dạng hoá cây trồng thực trạng và xu thế. Tạp trí nông nghiệp và PTNT số 1/2001. 5. NXB Chính trị Quốc gia( 1998), Phát triển nông nông thôn và nông thôn theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá. 6. Phòng Lao động thương binh và xã hôi xã Mậu Duệ, số liệu dân số và lao động qua các năm 2015-2017. 7. Lê Đình Thắng ( 1998), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn - những vẫn đề lý luận và thực tiễn, NXB nông nghiệp Hà Nội. 8. Đào Thế Tuấn, Bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý ở HTX sản xuất nông nghiệp, NXB Nông nghiệp 1969. 9. UBND xã Mậu Duệ, báo cáo tổng kết cuối năm 2015-2017. 10. UBND xã Mậu Duệ, kế hoạch sản xuất nông nghiệp năm 2015-2017. 11. Nguyễn Vy, Chiến lược sử dụng bảo vệ môi trường đất đai và bảo vệ môi trường, Tập san khoa học số 2. NXB nông nghiệp 1994. II. Tài liệu Internet 12. 13. lan-thu-xviii-vao-cuoc-song/cay-che-giam-ngheo-lam-giau-108044-19
  62. 54 14. UBND-chuyen-dich-co-cau-cay-trong-phat-trien-nong-nghiep-ben-vung- An-Giang-2016-314596.aspx 15.
  63. PHIẾU ĐIỀU TRA CÁC HỘ GIA ĐÌNH Phiếu điều tra số Địa bàn điều tra Người điều tra I. Các thông tin về hộ 1. Họ tên chủ hộ: 2. Địa chỉ: Thôn (Xóm) Xã Tỉnh: Hà Giang 3.Trình độ học vẫn: 4.Tổng số nhân khẩu: Số lao động chính Số lao động phụ 5. Dân tộc: 6.Tuổi: 7.Giới tính: II. Các thông tin chung về tình hình sản xuất nông- lâm nghiệp Câu 1.Gia đình mình có chuyển đổi cơ cấu cây trồng không? a. Có b. Không Câu 2. Nếu có thì chuyển đổi cơ cấu cây trồng gì? a. Cây lúa b. Cây ngô c. Cây rau d.Cây khác Câu 3. Lý do tại sao lại chuyển đổi sang cây trồng đó? a. Cho hiệu quả kinh tế cao, tăng thu nhập, dễ trồng, thị trường tiêu thụ thuận lợi, phù hợp với người tiêu dùng. b. Do cán bộ địa phương phát động. c.Ý kiến khác
  64. Câu 4. Trước khi chuyển đổi thì gia đình mình trồng cây gì? a. Cây lúa b. Cây ngô c. Cây rau d.Cây khác Câu 5. Diện tích và năng suất cây trồng qua các năm như thế nào? Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Diện Năng Diện Năng Diện Năng STT Loại cây trồng tích suất tích suất tích suất (ha) (tạ/ha) (ha) (tạ/ha) (ha) (tạ/ha) 1 Lúa 2 Ngô 3 Khoai 4 Đậu tương 5 Lạc 6 Rau Tổng Câu 6. Trong quá trình chuyển dịch gia đình có gặp những khó khăn gì không? a. Có b. Không Câu7. Nếu có thì là những khó khăn gì? a. Về giống b. Về kỹ thuật c. Về vốn d. Về công lao động e. Khác
  65. Câu 8. Nguồn thông tin trong quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng gia đình thường lấy ở đâu? a. Từ cán bộ khuyến nông b. Từ cán bộ địa phương c. Từ các tổ chức cá nhân d. Hay tự gia đình tìm hiểu e. Hay từ các nguồn khác Câu 9. Cán bộ có trợ giúp gia đình về vẫn đề tiêu thụ sản phẩm không? a. Có Không Câu 10. Trong tiêu thụ sản phẩm gia đình có gặp khó khăn không? a. Có Không Câu 11. Nếu có thì gặp những khó khăn gì? a. Nơi tiêu thụ b. Giá cả c. Chất lượng hàng hoá d. Thông tin e. Vận chuyển Câu 12. Công thức luân canh trên đất lúa chủ yếu được gia đình sử dụng trong năm 2015 và năm 2017 là gì? Năm 2015 Năm 2017 Doanh Chi Doanh STT Công thức Chi phí/sào thu/sào phí/sào thu/sào (đồng) (đồng) (đồng) (đồng) 1 Đất lúa 2 vụ + bỏ hoang 2 Lúa xuân + lúa mùa + khoai lang đông
  66. 3 Lúa xuân + lúa mùa + ngô đông 4 Lúa xuân + lúa mùa + rau đông Câu 13. Những giống cây lương thực gia đình sử dụng trong năm 2017 là gì? Loại cây lương thực Giống cây Ngô Khoai lang Lúa Đậu tương Câu 14. Gia đình có nhân xét gì về quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng? Xin chân thành cảm ơn!