Khóa luận Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tại Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Thăng Long - T.D.K chi nhánh Đà Nẵng

pdf 93 trang thiennha21 3770
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tại Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Thăng Long - T.D.K chi nhánh Đà Nẵng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_thuc_trang_quy_trinh_kiem_toan_khoan_muc_doanh_thu.pdf

Nội dung text: Khóa luận Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tại Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Thăng Long - T.D.K chi nhánh Đà Nẵng

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN  KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ THĂNG LONG – T.D.K – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG TRƯƠNG THỊ BÍCH VIỆT Trường ĐạiNiên khóa: học 2015 –Kinh2019 tế Huế
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN  KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ THĂNG LONG – T.D.K – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG Sinh viên thực hiện: Giảng viên hướng dẫn: Trương Thị Bích Việt Ths. Nguyễn Trà Ngân Lớp K49B Kiểm toán Niên khoá: 2015 – 2019 Huế, tháng 5 năm 2019 Trường Đại học Kinh tế Huế
  3. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân Lời Cám Ơn Từ tận đáy lòng, tôi xin được bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến tất cả các đơn vị, các cá nhân đã tạo điều kiện thuận lợi, tận tình quan tâm giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài, để tôi có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Đầu tiên, tôi xin trân trọng cám ơn quý thầy cô đã giảng dạy tôi, cho tôi nhiều kiến thức quý báu trong suốt bốn năm học vừa qua tại trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến cô giáo Ths. Nguyễn Trà Ngân đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này. Tôi xin được gửi lời cám ơn đến Ông Đào Ngọc Hoàng – Giám đốc Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Thăng Long T.D.K tại Đà Nẵng, cùng các anh chị kiểm toán viên trong công ty đã tạo điều kiện thuận lợi, nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập. Một lần nữa, tôi xin chân thành cám ơn! Huế, tháng 5 năm 2019 Sinh viên Trương Thị Bích Việt Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trương Thị Bích Việt
  4. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2 3. Đối tượng nghiên cứu 2 4. Phạm vi nghiên cứu 2 5. Phương pháp nghiên cứu 3 6. Kết cấu đề tài 3 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 4 1.1.Khái quát về khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong Báo cáo tài chính 4 1.1.1. Khái niệm doanh thu 4 1.1.2. Phân loại doanh thu 4 1.1.3. Đặc điểm Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 6 1.1.4. Hệ thống chứng từ sổ sách sử dụng trong hạch toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 6 1.1.5. Nguyên tắc ghi nhận 7 1.1.6. Nguyên tắc hạch toán 9 1.2. Khái quát về kiểm toán Báo cáo tài chính 11 1.2.1. Khái niệm Kiểm toán Báo cáo tài chính 11 1.2.2. Mục tiêu Kiểm toán BCTC 11 1.2.3. Quy trình Kiểm toán BCTC 11 1.2.3.1 Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán 12 1.2.3.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán 12 1.2.3.3 Giai đoạn hoàn thành kiểm toán 13 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trương Thị Bích Việt
  5. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân 1.3. Mục tiêu kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán Báo cáo tài chính 14 1.4. Quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 16 1.4.1. Lập kế hoạch kiểm toán 16 1.4.1.1. Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán 17 1.4.1.2. Tìm hiểu về khách hàng 18 1.4.1.3. Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm toán đối với khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 19 1.4.1.4. Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán của khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 22 1.4.1.5. Xây dựng kế hoạch kiểm toán và chương trình kiểm toán 26 1.4.2. Thực hiện kiểm toán 27 1.4.2.1 Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát đối với nghiệp vụ bán hàng và cung cấp dịch vụ 28 1.4.2.2. Thử nghiệm cơ bản 28 1.4.3. Kết thúc kiểm toán 33 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ THĂNG LONG – T.D.K CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 36 2.1. Tổng quan về công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Thăng Long –T.D.K chi nhánh Đà Nẵng 36 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 36 2.1.2. Nguyên tắc hoạt động 37 2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty 39 2.1.4. Các loại hình dịch vụ chủ yếu của công ty 41 2.1.5. Sơ lược cuộc kiểm toán báo cáo tài chính chung do công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Thăng Long- T.D.K chi nhánh Đà Nẵng thực hiện 41 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trương Thị Bích Việt
  6. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân 2.2 Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ cho Công ty CP ABC do công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Thăng Long - T.D.K chi nhánh Đà Nẵng thực hiện 42 2.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán cho Công ty CP ABC 42 2.2.1.1 Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán 43 2.2.1.2. Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động 44 2.2.1.3. Tìm hiểu về chu trình bán hàng của khách hàng 44 2.2.1.4. Đánh giá HTKSNB đối với chu trình BH&CCDV 45 2.2.1.5. Xác định mức trọng yếu và xác định rủi ro kiểm toán 48 2.2.1.6. Xây dựng chương trình kiểm toán 52 2.2.2. Thực hiện kiểm toán đối với khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 52 2.2.2.1. Thực hiện thử nghiệm kiểm soát đối với chu trình bán hàng 52 2.2.2.2. Thực hiện các thử nghiệm cơ bản đối với khoản mục doanh thu BH&CCDV56 2.2.3. Kết thúc kiểm toán 69 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ THĂNG LONG – T.D.K CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 71 3.1 Nhận xét về quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Thăng Long – T.D.K, chi nhánh Đà Nẵng 71 3.1.1. Ưu điểm 71 3.1.2. Hạn chế 72 3.2. Một số giải pháp góp phần hoàn thiện kiểm toán khoản mục doanh thu BH&CCDV tại CN Công ty Kiểm toán và Định giá Thăng Long T.D.K, Đà Nẵng 74 3.2.1. Chú trọng hơn nữa vào việc áp dụng các thủ tục về chấp nhận, duy trì quan hệ khách hàng và hợp đồng kiểm toán 74 3.2.2. Tuyển dụng thêm các nhân lực có chất lượng 77 3.2.3 BổTrườngsung thủ tục phân tích Đại học Kinh tế Huế 77 SVTH: Trương Thị Bích Việt
  7. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân 3.2.4. Bổ sung bước công việc:Xây dựng chương trình kiểm toán 78 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 81 3.1. Kết luận 81 3.2. Kiến nghị và hướng phát triển đề tài 82 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 83 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trương Thị Bích Việt
  8. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Công ty T.D.K : Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Thăng Long Công ty ABC : Công ty cổ phần ABC HTKSNB : Hệ thống kiểm soát nội bộ BCTC : Báo cáo tài chính BCKQHĐKD : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh BCĐKT : Bảng Cân đối kế toán BCĐSPS : Bảng cân đối số phát sinh GLV : Giấy làm việc KTV : Kiểm toán viên TK : Tài khoản CSDL : Cơ sở dẫn liệu BGĐ : Ban Giám đốc BH&CCDV : Bán hàng và cung cấp dịch vụ DN : Doanh nghiệp BQT : Ban quản trị CN : Chi nhánh Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trương Thị Bích Việt
  9. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Quy trình xác định mức trọng yếu trong quy trình kiểm toán BCTC tại CN công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Thăng Long – T.D.K 48 Bảng 2.2: Bảng ước lượng ban đầu về mức trọng yếu cho tổng thể BCTC 49 Bảng 2.3: Tỉ lệ ước tính mức trọng yếu đối với chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế 50 Bảng 2.4: Ước lượng ban đầu về tính trọng yếu tổng thể theo chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế 51 Bảng 2.5: Bảng tổng hợp câu trả lời của khách hàng về thử nghiệm kiểm soát đối với khách hàng CÔNG TY CP ABC ( Trích GLV G143) 54 Bảng 2.6: Mô tả thực hiện thử nghiệm kiểm soát đối với khoản mục doanh thu BH&CCDV 55 Bảng 2.7 So sánh tỉ lệ giá vốn/doanh thu năm này và năm trước: 57 Bảng 2.8 Cơ cấu các loại doanh thu trong kỳ, tỷ trọng các loại doanh thu trên tổng doanh thu. 57 Bảng 2.9 Phân tích biến động doanh thu qua các tháng trong năm 2018: 60 Bảng 2.10 Tổng hợp doanh thu theo quý: 61 Bảng 3.1 Mô tả chu trình bán hàng 80 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trương Thị Bích Việt
  10. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 16 Sơ đồ: 2.1. Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Thăng Long – T.D.K 40 Sơ đồ 2.2. Sơ đồ bộ máy quản lý chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán và định giá Thăng long – T.D.K tại Đà Nẵng 40 BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2. 1: Biến động Doanh thu theo tháng năm 2018 60 Biểu đồ 2.2: Tình hình biến động của Doanh thu theo Quý năm 2018 61 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trương Thị Bích Việt
  11. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.Lý do chọn đề tài Những năm gần đây hoạt động kiểm toán nói chung và kiểm toán độc lập nói riêng đã không ngừng lớn mạnh và ngày càng phổ biến hơn trong đời sống kinh tế. Đó là một xu hướng tất yếu trước sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, trước làn sóng đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam và sự ra đời ngày càng nhiều của các công ty cổ phần. Kiểm toán báo cáo tài chính là một phần quan trọng trong kiểm toán độc lập. Trong kiểm toán báo cáo tài chính các kiểm toán viên sẽ kiểm tra và đưa ra ý kiến nhận xét về sự trình bày trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính xét trên các khía cạnh trọng yếu của một đơn vị. Kết quả của một cuộc kiểm toán báo cáo tài chính phục vụ cho nhiều đối tượng khác nhau như đơn vị được kiểm toán, nhà nước, cổ đông, nhà đầu tư, tổ chức tín dụng, Trong các khoản mục trên BCTC, khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là khoản mục được KTV đặc biệt quan tâm. Bởi vì trong BCTC của doanh nghiệp, doanh thu là khoản mục mang tính trọng yếu, ảnh hưởng trực tiếp đến các chỉ tiêu và các khoản mục khác trên BCTC. Đây cũng là chỉ tiêu cơ bản mà những người quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp dùng để phân tích khả năng thanh toán, hiệu năng kinh doanh, triển vọng phát triển cũng như rủi ro tiểm tàng trong tương lai. Do đó, khoản mục này chứa đựng nhiều khả năng sai sót, gian lận để đáp ứng mục tiêu riêng của từng doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Thăng Long – T.D.K chi nhánh Đà Nẵng, tôi nhận thấy có một số vấn đề còn tồn tại trong quy trình kiểm toán khoản mục này của công ty như: Bước lập kế hoạch kiểm toán còn sơ sài, chưa kĩ lưỡng, bỏ qua nhiều bước quan trọng, chẳng hạn bước đánh giá chấp nhận, duy trì khách hàng và quản trị rủi ro hợp đồng; Bước thực hiện kiểm toán còn bỏ qua một số thủ tục hữu ích và quan trọng. Vì vậy, với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về quy trình kiểm toán khoản mục này, Trường Đại học Kinh tế Huế 1 SVTH: Trương Thị Bích Việt
  12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân cùng với sự giúp đỡ hướng dẫn nhiệt tình của các anh chị Kiểm toán viên, trợ lý Kiểm toán viên trong công ty, kết hợp với các kiến thức đã học ở trường nên tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tại Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Thăng Long – T.D.K chi nhánh Đà Nẵng” để làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp. 2.Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Đề tài có 3 mục tiêu chính:  Tổng hợp và hệ thống hóa các lý luận về kiểm toán BCTC nói chung và kiểm toán khoản mục doanh thu BH&CCDV nói riêng tại công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Thăng Long – T.D.K.  Tìm hiểu thực trạng kiểm toán khoản mục doanh thu BH&CCDV trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Thăng Long – T.D.K thực hiện và thực tế áp dụng quy trình kiểm toán này tại một công ty khách hàng cụ thể.  Từ các kiến thức đã học so sánh với thực tế tại công ty để đưa ra những nhận xét, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục Doanh thu BH&CCDV tại công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Thăng Long – T.D.K . 3.Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ do công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Thăng Long – T.D.K thực hiện cho khách hàng ABC (Vì vấn đề bảo mật thông tin nên cho phép tôi được giấu tên công ty khách hàng). 4.Phạm vi nghiên cứu  Không gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu về quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tại Công ty CP ABC của công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Thăng Long – T.D.K chi nhánh Đà Nẵng.  Số liệu được sử dụng cho đề tài: là các giấy tờ làm việc của năm tài chính bắt đầu từ ngày 1/1/2018 đến ngày 31/12/2018 của công ty ABC. Trường Đại học Kinh tế Huế 2 SVTH: Trương Thị Bích Việt
  13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân 5.Phương pháp nghiên cứu Đề tài nghiên cứu chủ yếu sử dụng phương pháp định tính. Phương pháp này bao gồm các phương pháp chính sau đây:  Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu các văn bản pháp luật; Hệ thống chuẩn mực kế toán và kiểm toán Việt Nam; Chương trình kiểm toán mẫu của Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA); Các giấy làm việc liên quan đến khoản mục đang nghiên cứu. Nghiên cứu các hồ sơ kiểm toán năm trước tại công ty. Tham khảo các giáo trình về Kiểm toán BCTC và các bài viết có liên quan để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài. Tìm hiểu thông tin chung của công ty như đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ và bộ máy quản lý của công ty qua trang web:  Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn các kiểm toán viên của công ty để tìm hiểu cách thức làm việc và các thông tin phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.  Phương pháp quan sát: Quan sát thực tế quá trình các KTV thực hiện kiểm toán khoản mục Doanh thu BH&CCDV.  Phương pháp thu thập, tổng hợp, phân tích và so sánh số liệu: xem xét tính hợp lý của các biến động thay đổi, so sánh và đối chiếu thực tế với những cơ sở lý thuyết để phát hiện những bất cập. 6.Kết cấu đề tài Đề tài gồm có 3 phần như sau:  Phần I: Đặt vấn đề.  Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu, gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về Kiểm toán khoản mục Doanh thu BH&CCDV trong kiểm toán Báo cáo tài chính. Chương 2: Thực trạng công tác kiểm toán khoản mục Doanh thu BH&CCDV trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Thăng Long – T.D.K . Chương 3: Nhận xét và một số giải pháp góp phần hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục Doanh thu BH&CCDV trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Thăng Long – T.D.K chi nhánh Đà Nẵng.  Phần III: Kết luận và kiến nghị. Trường Đại học Kinh tế Huế 3 SVTH: Trương Thị Bích Việt
  14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.1. Khái quát về khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong Báo cáo tài chính 1.1.1. Khái niệm doanh thu Theo Đoạn 03, chuẩn mực kế toán số 14 - Doanh thu và thu nhập khác, trong hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam: “Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu ”. Cũng theo chuẩn mực này, đoạn 04 có đề cập: “Doanh thu chỉ bao gồm tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được. Các khoản thu hộ bên thứ ba không phải là nguồn lợi ích kinh tế, không làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ không được coi là doanh thu (VD: Đại lý thu hộ tiền bán hàng cho đơn vị gửi đại lý, thì doanh thu của người nhận đại lý chỉ là tiền hoa hồng đại lý được hưởng). Các khoản góp vốn của cổ đông hoặc chủ sở hữu làm tăng VCSH của doanh nghiệp nhưng không là doanh thu”. 1.1.2. Phân loại doanh thu Cũng theo Chuẩn mực kế toán số 14, Doanh thu của các doanh nghiệp bao gồm: - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: là toàn bộ số tiền thu được hoặc sẽ thu được từ các giao dịch và các nghiệp vụ phát sinh doanh thu như bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp các dịch vụ cho khách hàng bao gồm cả các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài (nếu có). NếuTrường doanh nghiệp áp dụng Đại việc tính học thuế GTGT Kinh phải nộp theotế ph Huếương pháp khấu 4 SVTH: Trương Thị Bích Việt
  15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân trừ thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là doanh thu chưa có thuế, đồng thời doanh nghiệp sử dụng “Hóa đơn GTGT”. Nếu doanh nghiệp áp dụng việc tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là doanh thu có tính thuế, đồng thời doanh nghiệp sử dụng “Hóa đơn bán hàng”. Đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt hay thuế xuất nhập khẩu thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là tổng giá thanh toán. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ mà doanh nghiệp thực hiện trong kỳ kế toán có thể thấp hơn doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ghi nhận ban đầu bởi các khoản giảm trừ doanh thu. Các khoản giảm trừ doanh thu, bao gồm: + Chiết khấu thương mại: Là khoản dịch vụ bán hạ giá niêm yết cho khách hàng mua với số lượng lớn. + Giảm giá hàng bán: Là khoản giảm trừ cho người mua do những hàng hoá kém phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc thị hiếu. + Hàng bán bị trả lại: Là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu thụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán. - Doanh thu nội bộ là số tiền thu được do bán hàng hoá, sản phẩm cung cấp dịch vụ tiêu thụ nội bộ giữa các đơn vị trực thuộc trong cùng một công ty hay tổng công ty tính theo giá bán nội bộ. - Doanh thu hoạt động tài chính là các khoản thu, bao gồm: + Tiền lãi: Là số tiền thu được phát sinh từ việc cho người khác sử dụng tiền, các khoản tương đương tiền hoặc các khoản còn nợ doanh nghiệp, như: lãi cho vay; lãi tiền gửi; lãi bán hàng trả chậm; trả góp; lãi đầu tư trái phiếu + Tiền bản quyền: Thu nhập từ cho thuê tài sản, cho người khác sử dụng tài sản (bằng sáng chế, nhãn mác thương mại ) + CổTrường tức, lợi nhuận được Đại chia: Là shọcố tiền lợi Kinhnhuận được chiatế từ Huế việc nắm giữ cổ 5 SVTH: Trương Thị Bích Việt
  16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân phiếu hoặc góp vốn. + Thu nhập về hoạt động + Thu nhập chuyển nhượng, cho thuê cơ sở hạ tầng. + Thu nhập về các hoạt động đầu tư khác. + Chênh lệch lãi do bán ngoại tệ. + Chênh lệch lãi chuyển nhượng, vốn. - Doanh thu từ các hoạt động bất thường (Thu nhập khác): là các khoản thu từ các hoạt động xảy ra không thường xuyên ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu, như: thu về thanh lý TSCĐ, nhượng bán TSCĐ; thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng; thu từ việc bán vật tư hàng hóa, công cụ dụng cụ đã phân bổ hết, các khoản phải trả nhưng không cần trả, nợ khó đòi đã xoá nay thu hồi được, hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho 1.1.3. Đặc điểm Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ được trình bày trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, gồm doanh thu bán hàng – cung cấp dịch vụ, các khoản giảm trừ doanh thu và doanh thu thuần. Doanh thu bán hàng - cung cấp dịch vụ là khoản mục trọng yếu trên báo cáo tài chính, có quan hệ mật thiết đến kết quả lãi lỗ, là cơ sở để người sử dụng đánh giá về tình hình hoạt động và quy mô kinh doanh của doanh nghiệp. 1.1.4. Hệ thống chứng từ sổ sách sử dụng trong hạch toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ - Chứng từ phản ảnh biến động của Doanh thu trong doanh nghiệp và là căn cứ để ghi sổ kế toán, chủ yếu gồm: + Bảng cân đối số phát sinh, báo cáo tài chính, báo cáo bán hàng. + Đơn đặt hàng của khách hàng; hợp đồng mua bán, cung cấp dịch vụ đã được ký kết. + HoáTrường đơn bán hàng, hoá Đại đơn GTGT, học chứng từKinh vận chuyển. tế Huế 6 SVTH: Trương Thị Bích Việt
  17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân + Biên bản quyết toán, thanh lý hợp đồng. + Chứng từ thanh toán: Phiếu thu, giấy báo có kèm theo bản sao kê của ngân hàng. + Bảng kê doanh thu theo mặt hàng, theo loại dịch vụ, theo tháng, theo từng bộ phận. - Sổ sách kế toán + Sổ cái các tài khoản cần thiết: 511, 111, 112, 131 + Sổ nhật ký bán hàng, nhật ký thu tiền. + Sổ chi tiết doanh thu, các khoản giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, chiết khấu thương mại. 1.1.5. Nguyên tắc ghi nhận Theo chuẩn mực kế toán số 14 – Doanh thu và thu nhập khác, ta có: Doanh thu bán hàng: doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn các điều kiện sau: - Doanh thu chuyển giao phần lớn các rủi ro và lợi ích gắn với quyền sở hữu sản phẩm, hàng hóa: Để ghi nhận doanh thu, doanh nghiệp phải xác định thời điểm chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu hàng hóa cho người mua trong từng trường hợp cụ thể, thông thường thì thời điểm này trùng với thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hay quyền kiểm soát. Những trường hợp được coi là doanh nghiệp còn phải chịu rủi ro gắn liền với quyền sở hữu hàng hóa dưới nhiều hình thức khác nhau, như: + Doanh nghiệp còn phải chịu trách nhiệm để đảm bảo cho tài sản được hoạt động bình thường mà việc này không nằm trong các điều khoản bảo hành thông thường. + Khi việc thanh toán tiền bán hàng còn chưa chắc chắn vì phụ thuộc vào người mua hàng hóa đó. + Khi hàng hóa được giao còn chờ lắp đặt và việc lắp đặt đó là một phần quan trọng của hợp đồng mà doanh nghiệp chưa hoàn thành. + KhiTrườngngười mua có quyền Đại hủy bỏ học việc mua Kinhhàng vì một tếlý do Huếnào đó được nêu 7 SVTH: Trương Thị Bích Việt
  18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân trong hợp đồng mua bán và doanh nghiệp chưa chắc chắn về khả năng hàng bán có bị trả lại hay không. - Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý như người sở hữu sản phẩm hàng hóa hoặc quyền kiểm soát sản phẩm hàng hóa (Lúc đó hàng hóa không còn là tài sản của đơn vị, giá trị của nó được chuyển vào chi phí và doanh thu được ghi nhận). - Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn: Doanh thu bán hàng được đo lường trên số lượng sản phẩm, hàng hóa bán ra và giá bán trên hóa đơn bán hàng. Khi hợp đồng quy định người mua được quyền trả lại sản phẩm, hàng hóa đã mua theo những điều kiện cụ thể, doanh nghiệp chỉ được ghi nhận doanh thu khi những điều kiện cụ thể đó không còn tồn tại và người mua không được quyền trả lại sản phẩm (trừ trường hợp khách hàng được quyền trả lại hàng hóa dưới hình thức đổi lại để lấy hàng hóa dịch vụ khác) - Doanh nghiệp đã thu, sẽ thu được lợi ích kinh tế từ việc bán hàng. Đối với những giao dịch mà chưa chắc chắn thu được lợi ích thì doanh thu được ghi nhận khi đã xử lý xong các yếu tố không chắc chắn. - Xác định được chi phí liên quan đến việc bán hàng. Theo nguyên tắc phù hợp, doanh thu và chi phí liên quan tới cùng một giao dịch phải được ghi nhận đồng thời. Doanh thu cung cấp dịch vụ: Doanh thu của giao dịch về cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi kết quả của giao dịch đó được xác đinh một cách đáng tin cậy. Trường hợp cung cấp dịch vụ liên quan đến nhiều kỳ kế toán thì doanh thu được ghi nhận trong kỳ theo phần công việc đã hoàn thành tại ngày lập Bảng cân đối kế toán của kỳ kế toán đó. Kết quả của giao dịch cung cấp dịch vụ được xác định một cách đáng tin cậy, tức là nó thoả mãn 4 điều kiện sau: - Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn. Trường hợp giao dịch liên quan đến nhiều kỳ thì doanh thu được ghi nhận tương ứng với phần công việc đã hoàn thành trong kỳ. - Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ các giao dịch. Trường Đại học Kinh tế Huế 8 SVTH: Trương Thị Bích Việt
  19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân - Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập báo cáo kế toán. Điều này là cơ sở để doanh thu được xác định chắc chắn. - Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí hoàn thành giao dịch đó. 1.1.6. Nguyên tắc hạch toán Theo thông tư TT89/2002/TT-BTC của Bộ tài chính ban hành hướng dẫn Chuẩn mực kế toán số 14 – Doanh thu và thu nhập khác, như sau: - Đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là giá bán chưa có thuế GTGT. - Đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế GTGT, hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là tổng giá thanh toán. - Đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, hoặc thuế xuất khẩu thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là tổng giá thanh toán (bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt, hoặc thuế xuất khẩu). - Nếu doanh nghiệp nhận gia công vật tư, hàng hóa thì doanh thu là số tiền gia công thực tế được hưởng; không bao gồm giá trị vật tư, hàng hóa nhận gia công. - Đối với hàng hoá nhận bán đại lý, ký gửi theo phương thức bán đúng giá hưởng hoa hồng thì hạch toán vào doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ phần hoa hồng bán hàng mà doanh nghiệp được hưởng. - Trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp thì doanh nghiệp ghi nhận doanh thu bán hàng theo giá bán trả ngay và ghi nhận vào doanh thu hoạt động tài chính về phần lãi tính trên khoản phải trả nhưng trả chậm phù hợp với thời điểm ghi nhận doanh thu được xác nhận. - Những sản phẩm được xác định là tiêu thụ nhưng vì lý do về chất lượng, về quy cách kỹ thuật người mua trả lại và từ chối thanh toán thì tùy trường hợp mà hạch toán vàoTrường các khoản giảm trừ Đạidoanh thu học (Được phân Kinh loại theo thôngtế tưHuế 200, TK 5211: 9 SVTH: Trương Thị Bích Việt
  20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân Chiết khấu thương mại, TK 5212: Hàng bán bị trả lại, TK 5213: Giảm giá hàng bán). - Trường hợp trong kỳ doanh nghiệp đã viết hoá đơn bán hàng và đã thu tiền bán hàng nhưng đến cuối kỳ vẫn chưa giao hàng cho người mua hàng, thì trị giá số hàng này không được coi là tiêu thụ và không được ghi vào TK511 "Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ" mà chỉ hạch toán vào bên Có TK131 "Phải thu của khách hàng" về khoản tiền đã thu của khách hàng. Khi thực giao hàng cho người mua sẽ hạch toán vào TK511 "Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ" về trị giá hàng đã giao, đã thu trước tiền bán hàng, phù hợp với các điều kiện ghi nhận doanh thu. - Đối với trường hợp cho thuê tài sản, có nhận trước tiền cho thuê của nhiều năm thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ghi nhận của năm tài chính là số tiền cho thuê được xác định trên cơ sở lấy toàn bộ tổng số tiền thu được chia cho số năm cho thuê tài sản. - Đối với doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ cung cấp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ theo yêu cầu của Nhà nước, được Nhà nước trợ cấp, trợ giá theo qui định thì doanh thu trợ cấp, trợ giá là số tiền được Nhà nước chính thức thông báo, hoặc thực tế trợ cấp, trợ giá. Doanh thu trợ cấp, trợ giá được phản ánh trên TK 5114 - Doanh thu trợ cấp trợ giá. Cũng theo thông tư, doanh nghiệp không hạch toán vào doanh thu trong các trường hợp sau: - Trị giá sản phẩm, bán thành phẩm, dịch vụ cung cấp giữa các đơn vị thành viên trong một công ty, Tổng công ty hạch toán toàn ngành (sản phẩm, bán thành phẩm, dịch vụ tiêu thụ nội bộ). - Số tiền thu được về nhượng bán, thanh lý tài sản cố định. - Trị giá sản phẩm, hàng hoá đang gửi bán; dịch vụ hoàn thành đã cung cấp cho khách hàng nhưng chưa được người mua chấp thuận thanh toán. - Trị giá hàng gửi bán theo phương thức gửi bán đại lý, ký gửi (chưa được xác định là tiêu thụ). - Các khoản thu nhập khác không được coi là doanh thu bán hàng và cung cấp Trường Đại học Kinh tế Huế 10 SVTH: Trương Thị Bích Việt
  21. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân dịch vụ. Với hàng hóa nhận đại lý, ký gửi thì doanh thu là phần hoa hồng bán hàng mà doanh nghiệp được hưởng. Nếu bán hàng theo phương pháp trả chậm, trả góp thì doanh thu ghi nhận theo giá bán trả tiền ngay. 1.2. Khái quát về kiểm toán Báo cáo tài chính 1.2.1. Khái niệm Kiểm toán Báo cáo tài chính Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa về Kiểm toán BCTC nhưng trong phạm vi đề tài chỉ xin đưa ra khái niệm theo Bộ Môn Kiểm toán-trường ĐH Kinh tế TP.HCM, Kiểm toán tập 1 : “Kiểm toán BCTC là cuộc kiểm tra để đưa ra ý kiến nhận xét về sự trình bày trung thực và hợp lý của BCTC của một đơn vị.” Kết quả kiểm toán BCTC có thể phục vụ cho đơn vị, Nhà nước và các bên thứ ba (nhà đầu tư, ngân hàng, khách hàng ) 1.2.2. Mục tiêu Kiểm toán BCTC Theo đoạn 11, chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200 (Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam 2013) – Mục tiêu và nguyên tắc chi phối kiểm toán BCTC nêu rõ: Mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính là giúp cho kiểm toán viên và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằng báo cáo tài chính có được trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận), có tuân thủ pháp luật liên quan và có phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không? Thông qua mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính, đơn vị được kiểm toán sẽ thấy rõ được những tồn tại, sai sót để khắc phục nhằm nâng cao chất lượng thông tin tài chính của mình. 1.2.3. Quy trình Kiểm toán BCTC Thông thường, quy trình Kiểm toán BCTC được thực hiện qua ba giai đoạn, cụ thể: - n chu n b ki m toán GiaiTrường đoạn 1: Giai đoạ Đạiẩ ị họcể Kinh tế Huế 11 SVTH: Trương Thị Bích Việt
  22. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân - Giai đoạn 2: Giai đoạn thực hiện kiểm toán - Giai đoạn 3: Giai đoạn hoàn thành kiểm toán 1.2.3.1Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán Mục tiêu của việc lập kế hoạch kiểm toán là giúp KTV xác định những vùng có rủi ro cao, thông qua đó để thiết kế các thủ tục kiểm toán thích hợp và hiệu quả. Việc lập kế hoạch được một KTV giàu kinh nghiệm thực hiện tùy theo quy mô của công ty khách hàng và phân công nhân sự của Giám đốc công ty. Lập kế hoạch là giai đoạn đầu tiên trong quy trình kiểm toán BCTC. Việc lập kế hoạch kiểm toán giúp cho KTV lên lịch trình kiểm toán, xác định phạm vi cho cuộc kiểm toán và các phương pháp kiểm toán phù hợp để thu thập được các bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp, từ đó làm cơ sở để KTV có thể đưa ra ý kiến xác đáng trên báo cáo kiểm toán của mình. Để thực hiện tốt giai đoạn này, đầu tiên KTV tiếp cận khách hàng để thu thập những thông tin cần thiết giúp KTV hiểu về nhu cầu của khách hàng, đồng thời đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu đó, Từ đó, dựa trên những thông tin cụ thể đã thu thập, hai bên sẽ kí hợp đồng kiểm toán hoặc thư hẹn kiểm toán. Sau đó, KTV tiến hành thu thập thông tin về đặc điểm hoạt động kinh doanh, hệ thống KSNB, xác lập mức trọng yếu, đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trên BCTC của khách hàng trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán để lập chiến lược và đưa ra kế hoạch kiểm toán cụ thể. 1.2.3.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán Theo giáo trình “Kiểm toán”, trường Đại học Kinh tế TP HCM: Giai đoạn thực hiện kiểm toán là thực hiện kế hoạch kiểm toán để thu thập những bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp nhằm làm cơ sở cho ý kiến nhận xét của KTV. KTV sẽ thực hiện thủ tục đánh giá rủi ro và các thủ tục kiểm toán tiếp theo bao gồm: ThửTrường nghiệm kiểm soát: thuĐạithập bằnghọc chứng Kinh về tính hiện tế hữu, Huếhữu hiệu của hệ 12 SVTH: Trương Thị Bích Việt
  23. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân thống KSNB của công ty khách hàng. Từ kết quả của thử nghiệm, KTV điều chỉnh những thử nghiệm cơ bản. Thử nghiệm cơ bản: thu thập bằng chứng nhằm phát hiện các sai sót trọng yếu trong BCTC. Có hai loại TNCB là thủ tục phân tích cơ bản và thử nghiệm chi tiết. + Trong thủ tục phân tích cơ bản: KTV so sánh các thông tin và nghiên cứu các xu hướng để phát hiện các biến động bất thường + Thử nghiệm chi tiết: KTV đi sâu vào việc kiểm tra số dư hoặc nghiệp vụ bằng các phương pháp thích hợp như chứng kiến kiểm kê, kiểm tra tài tiệu, gửi thư xác nhận, 1.2.3.3 Giai đoạn hoàn thành kiểm toán Sau khi đã hoàn thiện các giai đoạn trên, ở giai đoạn này KTV tổng hợp và rà soát lại những bằng chứng đã thu thập được để hình thành nên ý kiến kiểm toán. KTV sẽ phát hành loại báo cáo kiểm toán tương ứng tùy thuộc vào đánh giá về mức độ trung thực hợp lý của BCTC. Theo Đoạn 16, 17 chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 700: “Hình thành ý kiến kiểm toán và báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính” (Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt nam 2013, kèm theo Thông tư số 214/2012/TT-BTC ngày 06 tháng 12 năm 2012 của Bộ Tài chính): “Dạng ý kiến kiểm toán: 16. Kiểm toán viên phải đứa ra ý kiến kiểm toán dạng chấp nhận toàn phần khi kiểm toán viên kết luận răng báo cáo tài chính được lập, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng. 17. Kiểm toán viên phải đưa ra ý kiến kiểm tóan không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần trong báo cáo kiểm toán theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 705 dựa trên các trường hợp: (a) Dựa trên bằng chứng kiểm toán thu thập được, kiểm tóan viên kết luận rằng báo cáo tài chính, xét trên phương diện tổng thể, vẫn còn sai sót trọng yếu; hoặc (b) TrườngKiểm toán viên không Đại thể thu thhọcấp đầy đ ủKinhbằng chứng tếkiểm toánHuế thích hợp để 13 SVTH: Trương Thị Bích Việt
  24. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân đưa ra kết luận rằng báo cáo tài chính, xét trên phương diện tổng thể, không còn sai sót trọng yếu.” Ý kiến không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần: Theo Đoạn 2, Chuẩn mực kiểm toán số 705: Ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần (Hệ thống chuẩn mực Việt Nam 2013, ban hành kèm theo Thông tư số 214/2012/TT-BTC ngày 06 tháng 12 năm 2012 của Bộ Tài chính): “ 02. Chuẩn mực kiểm toán này quy định và hướng dẫn ba dạng ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần, được gọi là “ý kiến kiểm toán ngoại trừ”, “ý kiến kiểm toán trái ngược” và “từ chối đưa ra ý kiến”.” 1.3. Mục tiêu kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán Báo cáo tài chính Theo Đoạn 11 (Chuẩn mực kiểm toán số 200, Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam 2013) quy định “Mục tiêu tổng thể của KTV và doanh nghiệp kiểm toán khi thực hiện một cuộc kiểm toán BCTC là: - Đạt được sự đảm bảo hợp lý rằng báo cáo tài chính, xét trên phương diện tổng thể, có còn sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn hay không, từ đó giúp kiểm toán viên đưa ra ý kiến về việc liệu báo cáo tài chính có được lập phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng, trên các khía cạnh trọng yếu hay không; - Lập báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính và trao đổi thông tin theo quy định của chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, phù hợp với các phát hiện của kiểm toán viên.” Trên cơ sở mục tiêu cụ thể KTV tiến tiến hành xây dựng hệ thống mục tiêu đặc thù, từ đó tiến hành các thủ tục để khẳng định các mục tiêu kiểm toán đó có được doanh nghiệp tuân thủ hay không từ đó tìm ra sai phạm. Đối với khoản mục doanh thu trên BCTC, mục tiêu kiểm toán thường được thể hiện như sau: Trường Đại học Kinh tế Huế 14 SVTH: Trương Thị Bích Việt
  25. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân Bảng 1.1. Mục tiêu kiểm toán khoản mục Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Mục tiêu kiểm toán Nội dung Hiện hữu Doanh thu được ghi nhận là thực sự đã phát sinh và đã hoàn thành tương ứng với số tiền mà khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. Hàng hóa được chấp nhận vận chuyển bán cho khách hàng là có thật, không tồn tại các khoản doanh thu ghi nhận mà khách hàng không tồn tại hoặc có tồn tại nhưng chưa chấp nhận mua hàng. Đầy đủ Mọi nghiệp vụ bán hàng và ghi nhận doanh thu đều đã được ghi sổ, doanh nghiệp không bỏ ngoài sổ bất kỳ một khoản doanh thu nào khi nó đã thỏa mãn các tiêu chuẩn để ghi nhận doanh thu. Quyền và nghĩa vụ Hàng hóa đã bán thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp không phải là hàng hóa ký gửi đại lý, tài sản nhận hộ, giữ hộ. Đồng thời doanh thu ghi nhận cũng phải thuộc sở hữu của doanh nghiệp tương ứng với trách nhiệm vật chất mà doanh nghiệp phải thực hiện với khách hàng. Chính xác Các nghiệp ghi vào sổ tổng hợp, chi tiết thích hợp và khớp đúng số tổng hợp. Doanh thu, giảm giá, chiết khấu thương mại, hàng bán bị trả lại đều được tính toán chính xác dựa trên số lượng và đơn giá cụ thể của từng nghiệp vụ bán hàng. Trình bày và công bố Các nghiệp vụ bán hàng được phân loại thích hợp, sử dụng các TK chi tiết để hạch toán doanh thu, phân loại đúng doanh thu tiêu thụ ra bên ngoài và doanh thu nội bộ, giữa giảm giá và chiết khấu thương mại và những thông tin cần công bố được thuyết minh thích hợp, đầy đủ theo qui định. Trường Đại học Kinh tế Huế 15 SVTH: Trương Thị Bích Việt
  26. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân 1.4. Quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ được thực hiện theo quy trình kiểm chuẩn của VACPA, bao gồm 3 giai đoạn: Lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán. 1.4.1. Lập kế hoạch kiểm toán Trong kiểm toán BCTC, khi kiểm toán bất cứ một phần hành cụ thể nào thì việc lập kế hoạch kiểm toán là việc quan trọng trong các cuộc kiểm toán. Thực hiện tốt giai đoạn này sẽ giúp KTV tập trung vào các phần hành quan trọng trong cuộc kiểm toán để thu thập được bằng chứng kiểm toán đầy đủ và có giá trị; giúp KTV xác định và giải quyết các vấn đề có thể xảy ra để đưa ra những thủ tục kiểm toán phù hợp; giúp KTV tổ chức và quản lý cuộc kiểm toán một cách thích hợp nhằm đảm bảo cuộc kiểm toán tiến hành hiệu quả cao nhất. Giao đoạn lập kế hoạch gồm các công việc sau: Chuẩn bị kiểm toán Tìm hiểu khách hàng Xác định mức trọng yếu và rủi ro trong kiểm toán Tìm hiểu hệ thống KSNB và đánh giá rủi ro kiểm toán Xây dựng kế hoạch kiểm toán và chương trình kiểm toán Sơ đồ 1.1: Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán KTV có thể tiến hành lập kế hoạch kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ theo các bước sau: Trường Đại học Kinh tế Huế 16 SVTH: Trương Thị Bích Việt
  27. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân 1.4.1.1. Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán  Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán Để đưa ra quyết định chấp nhận hay duy trì một khách hàng, KTV cần xem xét các vấn đề sau: Tính độc lập của công ty kiểm toán; khả năng phục vụ tốt khách hàng; tính minh bạch của Ban quản trị đơn vị được kiểm toán; hệ thống kế toán của khách hàng phải cung cấp đầy đủ bằng chứng chứng minh nghiệp vụ kinh tế phát sinh; thỏa thuận phí kiểm toán với khách hàng. Đối với khách hàng mới: trước khi chấp nhận hợp đồng kiểm toán, KTV phải tìm hiểu lý do mời kiểm toán của khách hàng, tìm hiểu các thông tin của khách hàng như lĩnh vực kinh doanh, tình hình tài chính, thông qua các kênh thông tin như BCTC, sách báo, tạp chí chuyên ngành; hay từ các đơn vị, các nhân có liên quan đến đơn vị như ngân hàng, luật sư của khách hàng, tư vấn pháp lý, các KTV khác hoặc các doanh nghiệp có liên hệ với khách hàng. Đồng thời còn có thể tìm hiểu thông qua KTV tiền nhiệm nếu khách hàng đó đã được kiểm toán trước đó qua việc trao đổi trực tiếp. KTV cũng cần đảm bảo tính độc lập và năng lực phục vụ khách hàng. Đối với khách hàng cũ: Đây là những khách hàng đã được chính công ty kiểm toán vào những năm trước. KTV sẽ dựa vào hồ sơ kiểm toán, kinh nghiệm của các kỳ trước để cập nhật những thông tin về sự thay đổi của công ty diễn ra trong năm kiểm toán này như cơ cấu tổ chức, chính sách kế toán áp dụng, điều lệ công ty, để xem xét có nên tiếp tục kiểm toán hay không? Có nên thay đổi nội dung của hợp đồng kiểm toán hay không?  Tìm hiểu lý do mời kiểm toán của khách hàng Đây là cơ sở để thiết kế phương pháp kiểm toán và lựa chọn đội ngũ KTV thích hợp. các lý do kiểm toán BCTC có thể là: Đáp ứng yêu cầu công khai tài chính hàng năm. Phục vụ cho nhà quản lý doanh nghiệp. Kiểm toán để vay vốn ngân hàng hoặc đấu thầu. Kiểm toán trước khi cổ phần hóa. Kiểm toán khi giai thể, phá sản hoặc sát nhập. Trường Đại học Kinh tế Huế 17 SVTH: Trương Thị Bích Việt
  28. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân Kiểm toán theo yêu cầu của cấp trên hay pháp luật.  Lựa chọn đội ngũ kiểm toán viên Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200 “Công việc kiểm toán phải được giao cho những cán bộ, nhân viện chuyên nghiệp được đào tạo và có đầy đủ năng lực chuyên môn đáp ứng được yêu cầu thực tế”. Lưu ý đối với những khách hàng cũ, không nên thay đổi thường xuyên KTV vì họ đã nắm vững những nét đặc thù trong kinh doanh của từng đơn vị, có mối quan hệ với đơn vị được kiểm toán. Tuy nhiên, để đảm bảo tính độc lập và tính khách quan thì phải thay đổi luân chuyển KTV đối với những khách hàng đã lâu năm và quen thuộc.  Ký kết hợp đồng kiểm toán Sau khi thỏa thuận sơ bộ với khách hàng thì công ty kiểm toán và khách hàng sẽ tiến hành ký kết hợp đồng kiểm toán. Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 210 – Hợp đồng kiểm toán, đoạn 4 “Hợp đồng kiểm toán là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa các bên tham gia ký kết (công ty kiểm toán) về các điều khoản và điều kiện thực hiện kiểm toán của khách hàng và công ty kiểm toán, trong đó xác định mục tiêu, phạm vi kiểm toán, thời gian thực hiện và các điều khoản về phí, về xử lý khi tranh chấp hợp đồng”. Hợp đồng kiểm toán phải được lập và ký chính thức trước khi tiền hành công việc kiểm toán nhằm bảo vệ quyền lợi của khách hàng và của công ty kiểm toán. Trong trường hợp đặc biệt, có thể sử dụng văn bản cam kết thay cho hợp đồng kiểm toán. 1.4.1.2. Tìm hiểu về khách hàng Theo chuẩn mực kiểm toán số 315 – Xác định đánh giá rủi ro, “ KTV phải tìm hiểu các thông tin sau: (a) Ngành nghề kinh doanh, các quy định pháp lý và các yếu tố bên ngoài khác, bao gồm cả khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng; (b) Đặc điểm của đơn vị, bao gồm: (i) Lĩnh vực hoạt động; (ii) Loại hình sở hữu và bộ máy quản lý; Trường Đại học Kinh tế Huế 18 SVTH: Trương Thị Bích Việt
  29. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân (iii) Các hình thức đầu tư mà đơn vị đang và sẽ tham gia, kể cả đầu tư vào các đơn vị có mục đích đặc biệt; (iv) Cơ cấu tổ chức, sản xuất kinh doanh và quản lý và cơ cấu nguồn vốn của đơn vị. Các thông tin này giúp KTV hiểu được các nhóm giao dịch, số dư tài khoản và thông tin thuyết minh cần được trình bày trên báo cáo tài chính của đơn vị. (c) Các chính sách kế toán mà đơn vị lựa chọn áp dụng và lý do thay đổi (nếu có). KTV phải đánh giá các chính sách kế toán mà đơn vị đang áp dụng có phù hợp với lĩnh vực hoạt động kinh doanh của đơn vị, có nhất quán với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC và các chính sách kế toán mà các đơn vị trong cùng lĩnh vực hoạt động đang áo dụng hay không. (d) Mục tiêu, chiến lược của đơn vị và những rủi ro kinh doanh có liên quan mà có thể dẫn đến rủi ro có sai sót trọng yếu. (e) Việc đo lường và đánh giá kết quả hoạt động của đơn vị.” 1.4.1.3. Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm toán đối với khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Đây là việc cần thực hiện đối với những khách hàng kiểm toán năm đầu tiên. Tuy nhiên đối với các khách hàng cũ đã có hồ sơ lưu về hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ của họ từ những năm trước rồi nên chỉ cần cập nhật nếu có sự thay đổi trong hệ thống.  Tìm hiểu hệ thống KSNB đối với khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ KTV phải có một sự hiểu biết đầy đủ về các bộ phận hợp thành hệ thống KSNB để phục vụ cho việc lập kế hoạch kiểm toán và xác định bản chất, thời hạn và phạm vi các cuộc khảo sát phải thực hiện. Đánh giá kiểm soát nôi bộ là thủ tục đầu tiên và rất quan trọng làm nền móng cho KTV áp dụng các thủ tục kiểm toán phù hợp trong quá trình kiểm toán. Trong quá trình soát xét HTKSNB các KTV phải đặc biệt chú ý đến: Trường Đại học Kinh tế Huế 19 SVTH: Trương Thị Bích Việt
  30. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân Việc soát xét các quy định, việc hướng dẫn chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện các quy định Các thủ tục kiểm soát nội bộ đối với các nghiệp vụ bán hàng, cung cấp dịch vụ từ khâu nghiên cứu yêu cầu của khách hàng; khả năng cung cấp dịch vụ của đơn vị; nội dung hợp đồng mua bán, cung ứng dịch vụ; phương thức giao hàng, cung ưng dịch vụ; hạch toán bán hàng, cung ứng dịch vụ; quy định theo dõi công nợ; thanh toán tiền hàng, tiền công dịch vụ; Thực hiện kiểm tra mẫu (có thể chọn mẫu ngẫu nhiên) để đánh giá đúng thực trạng tình hình tuân thủ các thủ tục kiểm soát nội bộ đối với nghiêp vụ bán hàng. KTV thực hiện kiểm tra mẫu (có thể chọn mẫu ngẫu nhiên) một số nghiệp vụ phát sinh theo dõi từ lúc đặt hàng đến lúc thanh toán (toàn bộ chu trình) nhằm đánh giá đúng thực trạng tình hình tuân thủ các thủ tục kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ phát sinh doanh thu. KTV thực hiện kiểm tra đối với các thủ tục kiểm soát các nghiệp vụ phát sinh doanh thu như sau:  Kiểm tra tính liên tục của hóa đơn, đơn đặt hàng (trong một số tháng hoặc trong cả năm).  Kiểm tra việc ký duyệt đối với: Việc chấp nhận đơn đặt hàng (kể cả việc xét duyệt bán chịu) Lệnh giao hàng Hóa đơn GTGT Quy định giá, thay đổi giá và chiết khấu Hóa đơn hủy do hàng bị trả lại và hóa đơn giảm giá  Kiểm tra sự chính xác trong tính toán các lệnh giao hàng, hóa đơn,  Đối chiếu lệnh giao hàng với hóa đơn, đơn đặt hàng; hoặc credit notes (nếu có) với phiếu nhập hàng trả lại  Đối chiếu số liệu doanh thu với số liệu của phòng kinh doanh hoặc phòng kế hoạch.  Kiểm tra xem nghiệp vụ bất kỳ có được ghi sổ không? Có bị ghi trùng hay không?  Định kỳ có đối chiếu giữa tổng hợp với chi tiết không? Có gửi thư đối chiếu công nợTrườnghay không? Đại học Kinh tế Huế 20 SVTH: Trương Thị Bích Việt
  31. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân  Các khoản nợ có được phân tích thường xuyên? Khách hàng chậm thanh toán có được đòi nợ thường xuyên? Các khách hàng nợ khó đòi có được lập dự phòng không?  Đảm bảo sự phân chia nghiệp vụ giữa kế toán, thủ quỹ, thủ kho và phòng kinh doanh. Đồng thời, để tìm hiểu HTKSNB của khách hàng, KTV thường dùng bảng câu hỏi, được thiết kế dưới dạng câu trả lời “có” hay “không”. Ngoài ra, KTV có thể thực hiện thêm phép thử “Walk through” (thủ tục để kiểm tra chu trình nghiệp vụ của doanh nghiệp), cụ thể KTV sẽ chọn một vài nghiệp vụ và làm theo từng bước thực hiện xem có diễn ra phù hợp với bảng câu hỏi hay không.  Đánh giá rủi ro kiểm soát đối với khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400 “Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ”: Dựa trên sự hiểu biết về hệ thống kế toán và HTKSNB, KTV và công ty kiểm toán phải đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát đối với cơ sở dẫn liệu cho từng số dư tài khoản hoặc các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu. Rủi ro kiểm soát của khoản mục doanh thu chính là khả năng xảy ra sai phạm trọng yếu về doanh thu mà HTKSNB của khách hàng không ngăn chặn được. Đánh giá ban đầu của KTV về rủi ro kiểm soát sẽ ở mức tối đa nếu hoạt động của kiểm soát nội bộ không hiệu quả. Khi đó, KTV sẽ tiến hành thực hiện các thử nghiệm cơ bản (kiểm tra chi tiết với số dư và nghiệp vụ bán hàng). Ngược lại, nếu KTV đánh giá rủi ro kiểm soát với mức thấp hoặc trung bình thì KTV sẽ xác định các thử nghiệm kiểm soát cần thiết để thu thập những bằng chứng về sự hiện hữu tương ứng của HTKSNB. Kết quả của thử nghiệm kiểm soát là cở sở để KTV xác định quy mô, phạm vi của thử nghiệm cơ bản. Một số công việc thường được thực hiện khi tiến hành đánh giá rủi ro kiểm soát: Xác định lại sai sót và quan hệ có thể xảy ra; Đánh giá khả năng của HTKSNB trong việc ngăn chặn, phát hiện các gian lận, sai sót trong nghiệp vụ bán hàng ( tính hiện hữu của HTKSNB). Trường Tùy thuộc mức đ ộĐạirủi ro để tihọcến hành các Kinh thử nghiệ mtế tuân thHuếủ cần thiết. 21 SVTH: Trương Thị Bích Việt
  32. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân Tiếp theo là đánh giá xem liệu có thể hạ thấp mức đô rủi ro kiểm soát bằng các thử nghiệm tuân thủ không để thu được những bằng chứng nhằm có sự hiểu biết kỹ hơn về HTKSNB. KTV thường sử dụng một số kỹ thuật kiểm toán khi thực hiện thử nghiệm tuân thủ: Phỏng vấn nhân viên của khách hàng, đặc biệt là những người có trách nhiệm và liên quan trực tiếp đến khâu bán hàng như nghiệp vụ bán hàng, kế toán doanh thu, Kiểm tra chứng từ, sổ kế toán, báo cáo về khoản mục doanh thu. 1.4.1.4. Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán của khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ  Đánh giá tính trọng yếu đối với khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 320 định nghĩa: “Trọng yếu là thuật ngữ dùng để thể hiện tầm quan trọng của một thông tin (một số kiệu kế toán) trong báo cáo tài chính. Thông tin được coi là trọng yếu có nghĩa là nếu thiếu thông tin đó hoặc thiếu tính chính xác của thông tin đó sẽ ảnh hưởng đến các quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính”. Trong kiểm toán BCTC, việc vận dụng khái niệm trọng yếu được quy định bởi chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 320 – Mức trọng yếu trong lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán, đó là: “Kiểm toán viên phải áp dụng khái niệm mức trọng yếu cả khi lập kế hoạch kiểm toán và thực hiện kiểm toán, khi đánh giá ảnh hưởng của các sai sót đã phát hiện trong quá trình kiểm toán, kể cả ảnh hưởng của những sai sót chưa được điều chỉnh (nếu có) đối với báo cáo tài chính và khi hình thành ý kiến kiểm toán”. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 320 cũng nhấn mạnh mức trọng yếu “ được xác định tùy thuộc vào tầm quan trọng và tính chất của thông tin hay sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể”. Chuẩn mực này cũng yêu cầu mức trọng yếu được xác lập gồm mức trọng yếu tổng thể của BCTC và mức trọng yếu thực hiện. Ngoài ra, theo chuTrườngẩn mực kiểm toán Vi Đạiệt Nam s ốhọc450 – Đánh Kinh giá các sai tếsót phát Huế hiện trong quá 22 SVTH: Trương Thị Bích Việt
  33. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân trình kiểm toán, KTV cũng cần xác định ngưỡng sai sót không đáng kể. Sau đây là khái niệm và cách thức xác định từng chỉ tiêu trên:  Mức trọng yếu tổng thể của BCTC là mức trọng yếu mà KTV xác định ở mức độ toàn bộ BCTC, có thể ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng BCTC. Mức trọng yếu này là cơ sở để KTV kết luận rằng BCTC có trình bày trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không. Nó thường được xác định bằng một tỷ lệ phần trăm dựa trên một số tiêu chí nhất định, đó là: Các chỉ tiêu được sử dụng thường là các yếu tố hoặc các khoản mục của BCTC như tổng tài sản, doanh thu, lợi nhuận trước thuế, vốn chủ sở hữu. Việc lựa chọn tiêu chí tùy thuộc vào nhiều vấn đề như sự quan tâm của người sử dụng BCTC, đặc điểm của đơn vị được kiểm toán và tính chất ổn định của khoản mục được chọn. Đối với khoản mục doanh thu thì mức ước lượng thông thường là vào khoảng 0.5% – 3% tổng doanh thu thùy theo từng loại hình doanh nghiệp. Tỷ lệ phần trăm được xác định trên sự xét đoán của KTV và nó phụ thuộc vào đặc điểm của tiêu chí được chọn. Ví dụ, mức trọng yếu được xác định trên cơ sở lợi nhuận sẽ dùng tỷ lệ phần trăm cao hơn sơ với mức trọng yếu tính trên doanh thu.  Mức trọng yếu thực hiện là một mức giá trị hoặc các mức giá trị do KTV xác định thấp hơn mức trọng yếu tổng thể BCTC, được sử dụng trong việc lập kế hoạch hay đánh giá kết quả kiểm toán trong cá thử nghiệm cụ thể. Việc xác lập mức trọng yếu thấp hơn này nhằm ngăn chặn những sai sót nhỏ khác khi tổng hợp lại có thể làm cho tổng thể bị sai sót trọng yếu. Việc thiết lập mức trọng yếu thực hiện dựa trên xét đoán cụ thể của KTV. Họ sẽ dựa trên hiểu biết của mình về đơn vị được kiểm toán, có cập nhật những thay đổi trong quá trình thực hiện các thủ tục đánh giá rủi ro, và bản chất, phạm vi của những sai sót trong kỳ hiện tại, thường có tỷ lệ 50% – 70% mức trọng yếu tổng thể.  Ngưỡng sai sót không đáng kể: Đây không phải là mức trọng yếu nhưng việc xác định ngưỡng này giúp KTV loại bỏ những sai sót quá nhỏ mà ngay cả khi tổng hợp lại cũng không đủ gây ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC. Các sai sót dưới ngưỡng sai sót không đáng kể không cần tổng hợp lại khi trao đổi với đơn vị và quyết định ý kiển kiểmTrường toán. Ngưỡng sai sótĐại không họcđáng kể ch Kinhủ yếu được stếử dụ ngHuế trong giai đoạn 23 SVTH: Trương Thị Bích Việt
  34. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân thực hiện kiểm toán, tuy nhiên nó cũng được xác định cùng lúc với xác định mức trọng yếu. Thường ngưỡng này bằng một tỷ lệ phần trăm khá nhỏ của mức trọng yếu thực hiện. Ví dụ thường là 10%. Việc thiết lập mức trọng yếu được tiến hành trong giai đoạn lập kế hoạch nhằm giúp KTV: xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục đánh giá rủi ro; nhận biết và đánh giá các rủi ro có sai sót trọng yếu; xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán tiếp theo.  Đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400: Rủi ro kiểm toán – AR : Là rủi ro do KTV và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến nhận xét không thích hợp khi BCTC đã được kiểm toán còn có những sai sót trọng yếu. Rủi ro kiểm toán bao gồm ba bộ phận: rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát, rủi ro phát hiện. Đánh giá rủi ro kiểm toán: Là việc KTV và công ty kiểm toán xác định mức độ rủi ro kiểm toán có thể xảy ra là cao hay thấp, bao gồm đánh giá rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện. Rủi ro kiểm toán được xác định trước khi lập kế hoạch và trước khi thực hiện kiểm toán. Rủi ro tiềm tàng – IR: Là rủi ro tiềm ẩn, vốn có do khả năng từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong BCTC chựa đựng sai sót trọng yếu khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp, mặc dù có hay không có HTKSNB. Rủi ro kiểm soát – CR: Là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong BCTC khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp mà hệ thống kế toán và HTKSNB không ngăn ngừa hết hoặc không phát hiện và sửa chữa kịp thời. Rủi ro phát hiện – DR: Là rủi ro xảy ra sái sót trọng yếu trong từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong BCTC khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp mà trong quá trình kiểm toán KTV và công ty kiểm toán không phát hiện được. Xây dựng mô hình tính rủi ro kiểm toán cho khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ dựa trên công thức: Trường Đại học Kinh tế Huế 24 SVTH: Trương Thị Bích Việt
  35. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân AR = IR x CR x DR Hay DR = AR / (CRxIR) Trong đó: IR (Inherent Rick): Rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục doanh thu là sai sót trọng yếu trong khoản mục doanh thu mà chưa tính đến bất kỳ hoạt động kiểm toán và kiểm soát nội bộ đối với khoản mục doanh thu. Tùy vào đặc thù của ngành nghề kinh doanh và quy mô hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp thì sẽ có những rủi ro khác nhau. CR (Control Rick): Rủi ro kiểm soát đối với khoản mục doanh thu là sai sót trọng yếu còn tồn tại trong khoản mục này mà hệ thống kiểm soát khách hàng không phát hiện và ngăn chặn kịp thời. Chẳng hạn như những sai sót trong khâu bán hàng, sai phạm trong ghi nhận doanh thu (bỏ sót không ghi nhận những khoản doanh thu phát sinh trong kỳ, ghi nhận doanh thu sai niên độ kế toán, ). DR (Detection Rick): Rủi ro phát hiện đối với khoản mục doanh thu là sai sót trọng yếu mà KTV không xác định được khi kiểm khoản mục này. AR (Audit Rick): Rủi ro kiểm toán đối với khoản mục doanh thu là rủi ro mà KTV có thể mắc phải khi đưa ra nhận xét không xác đáng về các thông tin tài chính. Khi những sai sót trọng yếu đối với doanh thu còn tồn tại trên BCTC mà KTV không phát hiện ra sẽ dẫn đến những kết luận mà KTV đưa ra không chính xác. Bảng 1.2. Ma trận rủi ro phát hiện Đánh giá của KTV về rủi ro kiểm soát Cao Trung bình Thấp Đánh giá của Cao Tối thiểu Thấp Trung bình KTV v r i ro ề ủ Trung bình Thấp Trung bình Cao tiềm tàng Thấp Trung bình Cao Tối đa (Trích nguồn: VSA 400 – Đánh giá rủi ro kiểm soát nội bộ) Trường Đại học Kinh tế Huế 25 SVTH: Trương Thị Bích Việt
  36. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân 1.4.1.5. Xây dựng kế hoạch kiểm toán và chương trình kiểm toán Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300 – Lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính, đoạn 07: “KTV phải xây dựng kế hoạch kiểm toán tổng thể giúp xác định phạm vi, lịch trình, định hướng của cuộc kiểm toán và để làm cơ sở lập kế hoạch kiểm toán”. Kế hoạch kiểm toán tổng quát thường có những nội dung sau: Tình hình kinh doanh của khách hàng Những rủi ro kinh doanh khách hàng thường gặp Những mục tiêu kiểm toán trọng tâm Những vấn đề kiểm toán rút ra từ những hợp đồng trước đó Đánh giá sơ bộ hệ thống kiểm soát nội bộ Chính sách kế toán của khách hàng Những thay đổi về luật định ảnh hưởng đến báo cáo tài chính Khả năng hoạt động liên tục của khách hàng Nhân viên kiểm toán và chuyên gia Theo đoạn 06 của VSA 300 – Lập kế hoạch kiểm toán: “Chương trình kiểm toán là toàn bộ những chỉ dẫn cho KTV và trợ lý kiểm toán tham gia vào công việc kiểm toán và là những phương tiện ghi chép theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện kiểm toán. Chương trình kiểm toán chỉ dẫn mục tiêu kiểm toán từng phần hành, nội dung, lịch trình và phạm vị các thủ tục kiểm toán cụ thể và thời gian ước tính cần thiết cho từng phần hành”. Xây dựng một chương trình kiểm toán phù hợp sẽ giúp KTV có thể thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán với chi phí và thời gian kiểm toán hợp lý. Chương trình kiểm toán được thiết kế thành ba phần:  Thử nghiệm kiểm soát: được thiết kế nhằm đánh giá tính hữu hiệu của hoạt động kiểm soát trong việc ngăn ngừa, hoặc phát hiện, sửa chữa các sai sót trọng yếu ở cấp độ cơ sở dẫn liệu và thường được áp dụng khi rủi ro kiểm soát được đánh giá thấp hoặc trung bình. Các thử nghiệm thường được sử dụng là: Phỏng vấn: KTV đặt câu hỏi cho nhân viên của đơn vị được kiểm toán liên quan đến các thủ tục kiểm soát. Trường Đại học Kinh tế Huế 26 SVTH: Trương Thị Bích Việt
  37. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân Quan sát: KTV quan sát nhân viên của đơn vị thực hiện các nhiệm vụ thường lệ của mình để xem họ có tuân thủ các kiểm soát được thiết kế không. Kiểm tra tài liệu: KTV kiểm tra chứng từ để xem xét các dấu vết kiểm soát còn lưu trên chứng từ đó có phù hợp với thủ tục đã thiết kế không. Thực hiện lại: KTV thực hiện lại một cách độc lập các thủ tục kiểm soát đã được đơn vị thực hiện trước đó.  Thủ tục phân tích: được thực hiện để đánh giá thông tin tài chính qua việc phân tích các mối quan hệ hợp lý giữa dữ liệu tài chính với nhau và giữa dữ liệu tài chính và dữ liệu phi tài chính. Thủ tục này gồm việc điều tra các biếng động hoặc các mối quan hệ không nhất quán với các thông tin liên quan khác hoặc có sự chênh lệch đáng kể so với các giá trị dự tính.  Thử nghiệm chi tiết: đây là việc kiểm tra trực tiếp đối với các nhóm giao dịch, số dư tài khoản và thông tin thuyết minh, và thường được thực hiện qua các cách: Kiểm tra nghiệp vụ: KTV tiến hành kiểm tra chi tiết một số hay toàn bộ nghiệp vụ phát sinh để xem xét về mức độ trung thực của khoản mục. Kiểm tra số dư: kiểm tra để đánh giá về mức độ trung thực của số dư các tài khoản có nhiều nghiệp vụ phát sinh. Kiểm tra thuyết minh: KTV cần phải kiểm tra tính đầy đủ và đúng đắn của các thuyết minh trên BCTC theo yêu cầu của các chuẩn mực và chế độ kế toán). KTV thường thực hiện phối hợp giữa thử nghiệm cơ bản và thủ tục phân tích để công việc kiểm toán đạt được hiểu quả hơn. 1.4.2. Thực hiện kiểm toán Các kiểm toán viên sẽ sử dụng các phương pháp, kỹ thuật thích hợp với từng đối tượng cụ thể để thu thập bằng chứng kiểm toán. Thực chất của quá trình này là việc triển khai các kế hoạch, chương trình kiểm toán nhằm đưa ra ý kiến xác thực về tính trung thực và hợp lý của các thông tin trên BCTC dựa vào các bằng chứng kiểm toán đầy đủ, có giá trị. Đây là giai đoạn các KTV thực hiện các thủ tục kiểm soát, thủ tục phân tích và thủ tục kiểm kiểm tra chi tiết. Trường Đại học Kinh tế Huế 27 SVTH: Trương Thị Bích Việt
  38. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân Mục tiêu của giai đoạn này là đảm bảo các khoản doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ là có thực; được ghi nhận chính xác, đầy đủ, đúng kỳ và được phân loại và trình bày phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng. 1.4.2.1 Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát đối với nghiệp vụ bán hàng và cung cấp dịch vụ KTV có thể thực hiện một số thử nghiệm kiểm soát sau:  Chọn mẫu từ các hóa đơn phát hành trong kỳ để: Đối chiếu với đơn đặt hàng, lệnh bán hàng, chứng từ chuyển hàng về chủng loại, quy cách, số lượng, giá cả, chữ ký, nhằm thu thập bằng chứng rằng hóa đơn được lập trên cơ sở các nghiệp vụ bán hàng thực sự xảy ra và quy trình thực hiện nghiệp vụ đã tuân thủ đúng các quy định nội của đơn vị. Kiểm tra chữ ký xét duyệt bán chịu và cơ sở xét duyệt để xem việc bán chịu có được phê duyệt không. Xem xét số tổng cộng của từng loại hàng, tổng cộng từng loại hóa đơn, so sánh giá trên hóa đơn với bảng giá được duyệt tại mỗi thời điểm. KTV cần tìm hiểu chính sách bán hàng hưởng chiết khấu của đơn vị và kiểm tra xem đơn vị có thực hiện đúng như chính sách đã đặt ra hay không  Xem xét sự xét duyệt và ghi chép về hàng bán bị trả lại, hay bị hư hỏng. Để kiểm tra sự hiện hữu cũng như sự hữu hiệu của thủ tục kiểm soát trên, KTV có thể chọn mẫu chứng từ liên quan (chứng từ nhận hàng bị trả lại) để kiểm tra chữ ký xét duyệt của người có thẩm quyền với đối chiếu quy trình thực tế với quy định của đơn vị.  Kiểm tra số thứ tự của các đơn đặt hàng, chứng từ chuyển hàng và hóa đơn bán hàng, tiến hành đối chiếu với các sổ sách liên quan. Thử nghiệm này nhằm đảm bảo các nghiệp vụ bán hàng đều được ghi chép đầy đủ vào sổ sách. 1.4.2.2. Thử nghiệm cơ bản  Thủ tục chung Kiểm tra chính sách kế toán áp dụng nhất quán với năm trước và phù hợp với khuônTrường khổ về lập và trình Đại bày BCTC họcđược áp dKinhụng. tế Huế 28 SVTH: Trương Thị Bích Việt
  39. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân Lập Bảng số liệu tổng hợp có so sánh với số năm trước. Đối chiếu các số liệu trên Bảng số liệu tổng hợp với Bảng CĐPS, Số cái, sổ chi tiết và giấy tờ làm việc của kiểm toán năm trước (nếu có).  Thủ tục phân tích Để kiểm tra tính hợp lý chung của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, KTV có thể sử dụng một số thủ tục phân tích sau đây: Lập bảng phân tích doanh thu theo từng tháng, từng đơn vị trực thuộc, và xem xét các trường hợp tăng hay giảm bất thường. So sánh doanh thu của kỳ này với kỳ trước theo từng tháng. Các biến động bất thường cần được giải thích nguyên nhân. Tính tỷ lệ lãi gộp của những mặt hàng, loại hình dịch vụ chủ yếu và so sánh với năm trước. Phát hiện và giải thích mọi thay đổi quan trọng. Bảng 1.3. Mục tiêu kiểm toán và thủ tục kiểm toán Thử nghiệm Thủ tục kiểm toán Mục tiêu kiểm kiểm toán toán Thủ tục phân- Lập bảng phân tích doanh thu theo từng tháng, từng Phát sinh, Đầy tích cơ bản đơn vị trực thuộc. đủ - So sánh doanh thu của kỳ này với kỳ trước theo từng tháng. - Tính tỷ lệ lãi gộp của những mặt hàng, loại hình dịch vụ chủ yếu và so sánh với năm trước. Kiểm tra chi - Kiểm tra chứng từ gốc của các khoản doanh thu bán Phát sinh tiết hàng và cung cấp dịch vụ đã được ghi chép. - Kiểm tra việc khóa sổ nghiệp vụ bán hàng và cung Phát sinh, Đầy cấp dịch vụ. đủ - Kiểm tra việc tổng hợp, chuyển sổ doanh thu bán Ghi chép hàng và cung cấp dịch vụ. chính xác - Kiểm tra việc tính giá, phân bổ và ghi nhận các Đánh giá và khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Phân bổ - Kiểm tra sự phân loại doanh thu và việc công bố các Trình bày và thuyết mình cần thiết. Thuyết minh Trường Đại học Kinh tế Huế 29 SVTH: Trương Thị Bích Việt
  40. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân  Kiểm tra chứng từ gốc của các khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đã được ghi chép Mục tiêu thử nghiệm này là để phát hiện các nghiệp vụ bán hàng và cung cấp dịch vụ không xảy ra nhưng lại được ghi trên sổ nhật ký bán hàng. KTV có thể đạt được mục tiêu này bằng các thủ tục sau:  Đối chiếu các khoản doanh thu bán hàng được ghi chép trên nhật ký bán hàng với các chứng từ gốc liên quan, như đơn đặt hàng, hợp đồng kinh tế, lệnh bán hàng hoặc phiếu xuất kho, vận đơn, hóa đơn, Còn đối với doanh thu cung cấp dịch vụ, các chứng từ gốc chứng minh cho nghiệp vụ phát sinh rất đa dạng vì phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của từng đơn vị. Trong trường hợp này, KTV căn cứ vào hiểu biết của mình về HTKSNB để lựa chọn thủ tục kiểm toán phù hợp.  Lấy mẫu các nghiệp vụ bán hàng và xem xét quá trình thu tiền, đối với các khoản đã được thanh toán, đó là bằng chứng cho biết nghiệp vụ bán hàng đã thực sự xảy ra.  Kiểm tra việc khóa sổ đối với nghiệp vụ bán hàng và cung cấp dịch vụ  Việc ghi chép các nghiệp vụ bán hàng và cung cấp dịch vụ không đúng niên độ sẽ dẫn đến những sai sót trong doanh thu và lợi nhuận. Vì thế cần thử nghiệm này để phát hiện các nghiệp vụ phát sinh của niên độ này lại bị ghi sang niên độ sau và ngược lại các nghiệp vụ phát sinh của niên độ này lại ghi vào niên độ trước.  KTV sẽ lựa chọn một số nghiệp vụ xảy ra trước và sau thời điểm khóa sổ để kiểm tra chứng từ gốc, so sánh giữa ngày ghi trên vận đơn với ngày ghi trên hóa đơn, Nhật ký bán hàng và các sổ chi tiết.  Ngoài ra, KTV cần thực hiện các thủ tục kiểm toán nhằm phát hiện các nghiệp vụ bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ không được ghi trên sổ kế toán. Chẳng hạn, KTV sẽ xuất phát từ những chứng từ gốc để kiểm tra việc ghi chép các nghiệp vụ trên nhật ký bán hàng. Tuy nhiên, việc lựa chọn loại chứng từ gốc nào thì cần dựa trên đặc điểm kiểm soát nội bộ của đơn vị trong nghiệp vụ bán hàng; thông thường nên chọn loại chứng từ được lập ra cho mọi nghiệp vụ bán hàng. Ví dụ các vận đơn. Trong trường Trường Đại học Kinh tế Huế 30 SVTH: Trương Thị Bích Việt
  41. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân hợp, công ty không sử dụng vận đơn, KTV có thể tìm kiếm các tài liệu khác như thẻ kho, sổ theo dõi xuất hàng ở bộ phận bảo vệ, và dựa vào đó để xác định.  Kiểm tra việc tổng hợp, chuyển sổ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Trong doanh nghiệp có thể phát sinh nhiều khoản và nhiều loại doanh thu khác nhau nên KTV cần kiểm tra xem đơn vị đã tổng hợp và chuyển sổ có chính xác về mặt số học hay không bằng cách yêu cầu đơn vị cung cấp bảng kê chi tiết doanh thu và đối chiếu với số phát sinh trên sổ cái tài khoản doanh thu cũng như giữa sổ cái và số liệu trên báo cáo kết quả kinh doanh.  Kiểm tra việc tính giá phân bổ và ghi nhận các khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam 14 quy định: “Doanh thu được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu hay sẽ thu được”. Đối với những hoạt động bán hàng hoặc cung cấp bình thường, doanh thu được ghi nhận theo số trên hóa đơn. Ngoài ra, có một số hoạt động kinh doanh, doanh thu cần được xác định dựa trên những quy định khác của chuẩn mực và chế độ kế toán. Đối với các hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ thông thường, mục đích của thử nghiệm nhằm bảo đảm các nghiệp vụ này được tính giá đúng. Thông thường, KTV cần kiểm tra những nội dung sau đây của hóa đơn:  So sánh với vận đơn, đơn đặt hàng, lệnh bán hàng, để xác định về chủng loại và số lượng hàng hóa tiêu thụ.  Đối chiếu với bảng giá, các bảng xét duyệt giá, hợp đồng, để xác định đơn giá của hàng hóa tiêu thụ. Rà soát lại các khoản chiết khấu, giảm giá để xem có phù hợp với chính sách bán hàng của đơn vị hay không.  Kiểm tra việc tính toán trên hóa đơn.  Đối với các trường hợp bán hàng bằng ngoại tệ, KTV cần kiểm tra việc quy đổi về tiền Việt Nam.  Ngoài ra, KTV cần tìm hiểu việc ghi nhận và phân bổ doanh thu xem có phù hợp với các điều kiện đã được quy định trong chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành hay không.Trường Đại học Kinh tế Huế 31 SVTH: Trương Thị Bích Việt
  42. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân Chẳng hạn, đối với doanh thu bán hàng, KTV cần xem xét phần lớn lợi ích, rủi ro gắn với quyền sở hữu đã được chuyển giao cho bên mua hay chưa; bên bán đã chuyển giao quyền quản lý hay chưa ; số tiền doanh thu đã được xác định tương đối chắc chắn và đơn vị đã hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế trong tương lai hay không; đơn vị có xác định được những chi phí có liên quan đến giao dịch bán hàng hay chưa. Bên cạnh đó, có một số hoạt động kinh doanh, doanh thu được ghi nhận theo quy định riêng của chuẩn mực và chế độ kế toán. Vì thế, KTV phải xem xét giá trị doanh thu được ghi nhận có phù hợp với các quy định này hay không. Dưới đây là một số ví dụ minh hóa:  Trong hoạt động bán hàng trả chậm, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chỉ bao gồm giá trị hiện tại của các khoản tiền sẽ thu. Phần chênh lệch sẽ được ghi nhận là doanh thu hoạt động tài chính.  Trong hoạt động trao đổi tài sản không tương tự, doanh thu được xác định theo giá trị hợp lý của tài sản nhận về sau khi điều chỉnh các khoản tiền (hoặc tương đương tiền) trả thêm hoặc nhận thêm. Nếu không xác định được giá trị hợp lý của tài sản nhận về, đơn vị có thể dùng giá trị hợp lý của tài sản mang đi trao đổi để điều chỉnh khoản tiền (hoặc tương đương tiền) trả thêm hoặc nhận bù.  Đối với hoạt động cung cấp dịch vụ có liên quan đến nhiều niên độ, doanh thu được ghi nhận theo phương pháp tỷ lệ hoàn thành. Theo đó, doanh thu được ghi nhận vào kỳ kế toán theo tỷ lệ phần trăm công việc hoàn thành. Trong những trường hợp trên, KTV bắt đầu bằng việc phỏng vấn đơn vị về phương pháp kế toán sử dụng, xem xét sự phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành và tính nhất quán.  Kiểm tra việc phân loại doanh thu và việc công bố các thuyết minh cần thiết Thử nghiệm này nhằm tránh những trường hợp không phân loại đúng nên dẫn đến việc ghi chép, hay trình bày sai về doanh thu trên thuyết minh. Cụ thể, KTV sẽ xem xét về sự phân biệt giữa: Trường Đại học Kinh tế Huế 32 SVTH: Trương Thị Bích Việt
  43. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân  Doanh thu bán chịu và doanh thu thu tiền ngay.  Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ và các khoản doanh thu hoạt động tài chính như các khoản lãi phát sinh do bán trả góp,  Các loại doanh thu là đối tượng của các loại thuế khác nhau (thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, ), có thuế suất khác nhau, hoặc khác nhau về cơ sở xác định doanh thu chịu thuế. Loại sai phạm này sẽ dẫn đến việc tính thuế không đúng, ví dụ như:  Giữa hàng do đơn vị sản xuất và hàng do đơn vị mua về để bán.  Giữa hàng của đơn vị sản xuất và hàng do đơn vị nhận để gia công.  Giữa hàng đơn vị mua về để bán và hàng do đơn vị làm đại lý tiêu thụ. Từ đó, KTV kiểm tra việc công bố trên thuyết minh doanh thu bán hàng có thật, thuộc về đơn vị, đầy đủ, chính xác về số tiền, diễn đạt dể hiểu và phân loại đúng hay không. 1.4.3. Kết thúc kiểm toán Để hoàn thành cuộc kiểm toán, KTV cần phải xem xét một số vấn đề sau:  Xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ Các cuộc kiểm toán được tiến hành sau ngày kết thúc niên độ kế toán. Do đó trong khoảng thời gian từ ngày kết thúc niên độ kế toán đến khi hoàn thành Báo cáo kiểm toán có thể xảy ra các sự kiện có ảnh hưởng đến BCTC của doanh nghiệp, KTV cần phải có trách nhiệm xem xét, thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp về việc liệu các sự kiện phát sinh từ sau ngày kết thúc kỳ kế toán đến ngày lập báo cáo kiểm toán cần được điều chỉnh hoặc thuyết minh trong BCTC, đã được phản ánh phù hợp trong BCTC theo khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng hay chưa. Ngoài ra, KTV cần đưa ra các biện pháp xử lý một cách thích hợp đối với những sự việc mà KTV biết được sau ngày lập báo cáo kiểm toán, mà nếu các sự việc này được biết đến tại ngày lập báo cáo kiểm toán thì có thể làm cho KTV phải thay đổi ý kiến.  Đánh giá và tổng hợp kết quả kiểm toán Dựa vào những công việc, thủ tục kiểm toán đã thực hiện KTV tiến hành tổng hợp, xemTrường xét và đưa ra ý kiế nĐại cuối cùng, học trong trư ờKinhng hợp cần thitếết KTV Huế cần tham 33 SVTH: Trương Thị Bích Việt
  44. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân khảo ý kiến của trưởng đoàn và nhóm kiểm toán để đưa ra ý kiến phù hợp. Giấy làm việc được chuyển đến cho trưởng đoàn kiểm toán xét duyệt và đưa ra ý kiến cuối cùng trước khi đưa lên báo cáo kiểm toán. Ý kiến của KTV phải nêu lên được các mục tiêu kiểm toán của khoản mục doanh thu có thỏa mãn hay không, doanh thu trên BCTC có được trình bày một cách trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không. KTV cũng nêu ra các giới hạn phạm vi kiểm toán và các yếu tố có tính chất tùy thuộc có thể ảnh hưởng đến kết quả kiểm toán khoản mục doanh thu và ảnh hưởng tới kết quả kiểm toán BCTC (Khi doanh thu là khoản mục trọng yếu). Các yếu tố giới hạn phạm vi kiểm toán khoản mục doanh thu có thể là do KTV không thực hiện kiểm toán toàn bộ khoản mục doanh thu, nhưng đã thưc hiện các thủ tục để đảm bảo cho kết quả kiểm toán. Hoặc cũng có thể là do khách hàng không thể hoặc cố ý không cung cấp đầy đủ chứng từ, sổ sách và tài liệu có liên quan đến doanh thu. Các yếu tố tùy thuộc với khoản mục doanh thu là yếu tố liên quan đến giá bán của hàng hóa tiêu thụ, đó là khi giá bán có sự biến động mạnh trong năm tài chính tiếp theo. Biến động này nằm ngoài khả năng kiểm soát của đơn vị và KTV (do thị trường biến động, do chính sách kinh tế, ) làm ảnh hưởng đến doanh thu của đơn vị trong năm tài chính tiếp theo. Nói chung, mức độ ảnh hưởng của kết quả kiểm toán khoản mục doanh thu đến kết quả kiểm toán BCTC là khác nhau ở mỗi cuộc kiểm toán. Nhưng khi doanh thu có ảnh hưởng trọng yếu lên BCTC thì ý kiến của KTV tùy thuộc vào kết quả kiểm toán của khoản mục này sẽ là ý kiến chấp nhận toàn phần, chấp nhận từng phần, trái ngược hay từ chối đưa ra ý kiến. Ý kiến chấp nhận toàn phần: được trình bày trong trường hợp KTV và công ty kiểm toán cho rằng BCTC đã phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu về tình hình tài chính của đơn vị, kết quả kinh doanh và các luồng lưu chuyển tiền tệ của đơn vị được kiểm toán, phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. Ý kiển chấp nhận toàn phần không có nghĩa là BCTC được kiểm toán hoàn toàn đúng, mà vẫn có thể có sai phạm nhưng sai phạm đó không trọng yếu. TrườngÝ kiến không phải là Đạiý kiến ch ấhọcp nhận toàn Kinh phần. tế Huế 34 SVTH: Trương Thị Bích Việt
  45. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 705 – Ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần có 3 dạng: 1. Ý kiến kiểm toán ngoại trừ: Là ý kiến được đưa ra khi: Dựa trên các bằng chứng kiểm toán đầy đủ, thích hợp đã thu thập được, KTV kết luận là các sai sót, xét riêng lẻ hay tổng hợp lại, có ảnh hưởng trọng yếu nhưng không lan toản đối với BCTC; hoặc KTV không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán, nhưng KTV kết luận rằng những ảnh hưởng có thể có các sai sót chưa được phát hiện (nếu có) có thể là trọng yếu nhưng không lan tỏa đối với BCTC. 2. Ý kiến kiểm toán trái ngược: KTV phải trình bày “ý kiến kiểm toán trái ngược” khi dựa trên các bằng chứng kiểm toán đầy đủ, thích hợp đã thu thập được, KTV kết luận là các sai sót, xét riêng lẻ hay tổng hợp lại, có ảnh hưởng trọng yếu và lan tỏa đối với BCTC. 3. Từ chối đưa ra ý kiến: KTV phải từ chối đưa ra ý kiến khi KTV không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán và KTV kết luận rằng những ảnh hưởng có thể có của các sai sót chưa được phát hiện (nếu có) có thể là trọng yếu và lan tỏa đối với váo BCTC. Khi ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần, trong báo cáo kiểm toán cần trình bày rõ các nguyên nhân, cơ sở dẫn đến việc đưa ra ý kiến không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần. Trong trường hơp, báo cáo kiểm toán cũng có thể đưa ra các kiến nghị để khắc phục sai sot và các tồn tại của HTKSNB bằng cách phát hành thư quản lý. Trường Đại học Kinh tế Huế 35 SVTH: Trương Thị Bích Việt
  46. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ THĂNG LONG – T.D.K CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 2.1. Tổng quan về công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Thăng Long –T.D.K chi nhánh Đà Nẵng 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty a, Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Thăng Long- T.D.K. Tên giao dịch: Thăng Long- T.D.K có trụ sở chính tại Hà Nội. Địa chỉ: Sàn KT-TM và DV khu nhà ở CBCS CSTT-CA.HN, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội. Do Bà: Từ Quỳnh Hạnh làm Tổng giám đốc. Công ty có 05 chi nhánh: Chi nhánh Đà Nẵng, Lạng Sơn, Đồng Nai, Miền Nam, Quận 1- TP Hồ Chí Minh. Và 20 văn phòng đại diện hoạt động trên cả nước: Sơn La, Bắc Cạn, Quảng Nam, Quảng Bình, Cao Bằng, Lai Châu, Hải Dương, Lào Cai, Ninh Bình, Yên Bái, Hà Giang, Hưng Yên, Sơn Tây Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Thăng Long- T.D.K trước đây là công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Thăng Long- T.D.K (được hợp nhất từ công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Thăng Long thành lập năm 2003 và công ty Kiểm toán và dịch vụ phần mềm T.D.K thành lập năm 2002); là công ty kiểm toán chuyên nghiệp, hợp pháp hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán và tư vấn về tài chính, kế toán tại Việt Nam. Công ty được Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp giấy phép đăng ký kinh doanh hợp nhất và đăng ký thuế số: 0104779158 ngày 29/06/2010, đăng ký thay đổi lần 6 ngày 03/01/2014. Trường Đại học Kinh tế Huế 36 SVTH: Trương Thị Bích Việt
  47. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân Với trên 14 năm kinh nghiệm hoạt động, công ty đạt Top 100 doanh nghiệp tiêu biểu trong 11 ngành dịch vụ thuộc Giải thưởng “Thương mại dịch vụ Việt Nam- Top trade services awards” năm 2008, 2010 và 2013. Liên tiếp 05 năm 2012, 2013, 2014, 2015, 2016 công ty được xếp thứ 3, thứ 6, thứ 7 thuộc Top 10 các doanh nghiệp kiểm toán lớn nhất Việt Nam về số lượng khách hàng. Năm 2016, công ty vươn lên xếp thứ nhất thuộc Top 10 doanh nghiệp kiểm toán lớn có doanh thu kiểm toán Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành cao nhất, xếp thứ 9 thuộc Top 10 doanh nghiệp kiểm toán có số nhân viên lớn nhất theo tổng hợp của Bộ Tài chính. b, Chi nhánh công ty TNHH Thăng Long- T.D.K tại Đà Nẵng Tên công ty: Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Thăng Long- T.D.K chi nhánh Đà Nẵng. Tên giao dịch bằng tiếng Anh: Thang Long- T.D.K Auditing and Valuation Company Limited- Branch Office (in Da Nang). Địa chỉ: 42 Trần Tống, phường Thạc Gián, quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng. Điện thoại: 0236 365 1818- Fax: 0236 365 1868 Di động: 0903 590 999. Email: kiemtoantdkdanang@gmail.com. Chi nhánh công ty TNHH Thăng Long- T.D.K tại Đà Nẵng do ông Đào Ngọc Hoàng làm giám đốc. Chi nhánh hạch toán độc lập, Giám đốc chi nhánh toàn quyền quyết định cũng như chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của chi nhánh. Công ty đăng ký hoạt động kinh doanh số 3212005519 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Đà Nẵng cấp ngày 24/11/2008. Số vốn kinh doanh theo điều lệ (thỏa thuận riêng với công ty mẹ) là: 200.000.000 đồng Việt Nam. 2.1.2. Nguyên tắc hoạt động T.D.K hoạt động theo nguyên tắc: Độc lập, khách quan và bí mật số liệu cho khách hàng với phương châm “Chất lượng tạo nên sự khác biệt” và mục tiêu không chỉ dừng lại ở việc xác Trườngnhận tính trung thực vĐạià hợp lý củahọc các báo Kinhcáo tài chính, tế báo cáoHuế quyết toán vốn 37 SVTH: Trương Thị Bích Việt
  48. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân đầu tư hoàn thành mà còn tư vấn cho khách hàng trong công tác quản lý, hoàn thiện hệ thống KSNB, hệ thống kế toán nhằm đem lại lợi ích tối ưu cho doanh nghiệp. Đối với Kiểm toán BCTC, các hoạt động kiểm toán được dựa trên nền tảng của hệ thống chuẩn mực Việt Nam: Chuẩn mực kiểm toán, chuẩn mực kế toán, quy chế kiểm toán độc lập hiện hành tại Việt Nam và các văn bản pháp luật về kế toán, thuế liên quan. Hoạt động kiểm toán chỉ kiểm toán trên cơ sở chọn mẫu không tiến hành kiểm tra trên toàn bộ chứng từ, sổ sách. Trong quá trình kiểm toán, KTV sẽ tiến hành trao đổi tư vấn cho khách hàng về việc hoàn thiện, lưu trữ chứng từ kế toán, ghi sổ kế toán và lập BCTC theo chế độ kế toán hiện hành. Đồng thời tư vấn cho khách hàng các vướng mắc gặp phải của khách hàng nhằm giúp các doanh nghiệp khách hàng kiện toàn bộ máy kế toán. Trường Đại học Kinh tế Huế 38 SVTH: Trương Thị Bích Việt
  49. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân 2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty Đối với công ty Trường Đại học Kinh tế Huế 39 SVTH: Trương Thị Bích Việt
  50. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân Sơ đồ: 2.1. Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Thăng Long – T.D.K Đối với chi nhánh Đà Nẵng Sơ đồ 2.2. Sơ đồ bộ máy quản lý chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán và định giá Thăng long – T.D.K tại Đà Nẵng Giám đốc: Đào Ngọc Hoàng Trưởng phòng kế toán: Vũ Thị Ngọc Trưởng phòng kiểm toán dự án: Vũ Ngọc Toàn Trưởng phòng kiểm toán báo cáo tài chính: Phạm Thị Minh Hà Mỗi phòng ban trong công ty đều có trưởng phòng, trưởng nhóm, các kiểm toán viên, các trợ lý kiểm toán. Các phòng ban thực hiện chức năng theo đúng tên gọi của mình. Tuy nhiên, việc phân chia các phòng chủ yếu nhằm thuận tiện cho công tác quản lý, vì khi ký kết một hợp đồng kinh tế, giám đốc thường lựa chọn những cán bộ phù hợp với yêu cầu của công việc trong từng hợp đồng cụ thể để giao nhiệm vụ. - Giám đốc CN: Là người đại diện toàn quyền của CN, chịu trách trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của CN. Giám đốc chịu trách nhiệm đánh giá rủi ro của một cuộc kiểm toán và quyết định kí kết hợp đồng kiểm toán; chịu trách nhiệm trực tiếp về chất lượng các cuộc kiểm toán và cũng là người chịu trách nhiệm phát hành báo cáo kiểm toán và thư quản lý. - Phòng kiểm toán BCTC: Thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính của công ty khách hàng. Trường Đại học Kinh tế Huế 40 SVTH: Trương Thị Bích Việt
  51. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân - Phòng kiểm toán dự án: Thực hiện kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản của các công ty xây dựng. - Kiểm toán viên chính: Là những người được cấp giấy phép hành nghề hoặc giấy chứng nhận có giá trị tương đương. Kiểm toán viên chính có trách nhiệm giám sát công việc của các trợ lý, nhân viên; thực hiện các hợp đồng kiểm toán lớn hoặc các vụ việc đặc biệt khác; sau đó báo cáo trực tiếp cho người quản lý phụ trách cuộc kiểm toán. Ngoài ra, kiểm toán viên chính còn có nhiệm vụ hỗ trợ cho ban quản lý trong việc xem xét các giấy tờ làm việc sơ bộ, hỗ trợ đào tạo nhân viên, bố trí nhân sự cho hoạt động kiểm toán, được quyền ký vào các báo cáo kiểm toán theo sự phân công của trưởng phòng. - Trợ lý kiểm toán viên: Là những người tham gia thực hiện công tác kiểm toán, chưa có chứng chỉ kiểm toán viên độc lập. 2.1.4. Các loại hình dịch vụ chủ yếu của công ty Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Thăng Long- T.D.K cung cấp các dịch vụ sau (Nguồn từ website Dịch vụ kiểm toán Dịch vụ soát xét báo cáo tài chính Dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp- Tư vấn cố phần hóa Dịch vụ thẩm định giá tài sản Dịch vụ quản lý và thanh lý tài sản Dịch vụ tư vấn tài chính Dịch vụ tư vấn thuế Dịch vụ kế toán Dịch vụ đào tạo Các dịch vụ hỗ trợ trong quá trình kiểm toán Các dịch vụ tư vấn khác 2.1.5. Sơ lược cuộc kiểm toán báo cáo tài chính chung do công ty TNHH Kiểm toán và ĐTrườngịnh giá Thăng Long Đại- T.D.K chi học nhánh Đà Kinh Nẵng thực hitếện Huế 41 SVTH: Trương Thị Bích Việt
  52. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân Hiện tại thì chi nhánh đang áp dụng chương trình kiểm toán mẫu do VACPA gợi ý. Chương trình kiểm toán mẫu được các chuyên gia về kiểm toán hàng đầu Việt Nam và cả các chuyên gia quốc tế hợp tác xây dựng với mục đích góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ của các công ty kiểm toán, tăng cường sự tuân thủ các yêu cầu của Chuẩn mực kiểm toán, đồng thời làm cơ sở cho việc đào tạo, cập nhật và kiểm tra chất lượng dịch vụ hằng năm của hội viên VACPA. Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính của Thăng Long- TDK chi nhánh Đà Nẵng gồm 3 giai đoạn: Lập kế hoạch kiểm toán; Thực hiện kiểm toán và Kết thúc kiểm toán 2.2 Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ cho Công ty CP ABC do công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Thăng Long - T.D.K chi nhánh Đà Nẵng thực hiện Tại công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Thăng Long - T.D.K chi nhánh Đà Nẵng, quy trình kiểm toán khoản mục Doanh thu BH&CCDV được tiến hành theo 3 bước: Lập kế hoạch kiểm toán, Thực hiện kiểm toán, Kết thúc kiểm toán. Tuy nhiên, các bước công việc phải thực hiện trong mỗi giai đoạn của quy trình kiểm toán BCTC nói chung và quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại mỗi khách hàng nói riêng cũng khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm của từng khách hàng: là khách hàng mới hay khách hàng cũ, tùy thuộc vào hệ thống kế toán có được tổ chức chặt chẽ và khoa học, hệ thống kiểm soát nội bộ có hoạt động hữu hiệu và hiệu quả hay không. 2.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán cho Công ty CP ABC Thông thường, quy trình lập kế hoạch kiểm toán ở công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Thăng Long - T.D.K bao gồm: 1. Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán 2. Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động 3. Tìm hiểu chu trình bán hàng của khách hàng 4. Đánh giá HTKSNB đối với chu trình BH&CCDV 5. XácTrường định mức trọng yếu Đại và xác địnhhọc rủi ro kiểmKinh toán tế Huế 42 SVTH: Trương Thị Bích Việt
  53. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân 6. Xây dựng chương trình kiểm toán Tuy nhiên, vì công ty ABC là khách hàng lâu năm nên T.D.K chỉ thực hiện 3 bước: chuẩn bị kế hoạch kiểm toán, thực hiện đánh giá sơ bộ HTKSNB cũng như xác định mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán cho công việc kiểm toán khoản mục doanh thu BH&CCDV của khách hàng ABC. 2.2.1.1 Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán a. Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán Công ty ABC là khách hàng cũ nên T.D.K chấp nhận kiểm toán cho công ty. Trợ lý KTV sẽ liệt kê các nội dung: thời điểm bắt đầu kiểm toán, thời gian kiểm toán, các yêu cầu của khách hàng, giá phí kiểm toán , viết hợp đồng kiểm toán trình lên giám đốc duyệt và gửi đến công ty khách hàng tiến hành ký kết hợp đồng kiểm toán. b. Kí kết hợp đồng kiểm toán Sau khi quyết định cung cấp dịch vụ kiểm toán, giám đốc Công ty Thăng Long T.D.K và Công ty CP ABC sẽ tiến hành kí kết hợp đồng kiểm toán (Phụ lục – Hợp đồng kiểm toán) và đi đến thống nhất các điều khoản về: Nội dung dịch vụ, luật định và chuẩn mực, trách nhiệm của cả hai bên, báo cáo kiểm toán. Sau khi cả hai bên kí kết và hoàn tất các thủ tục pháp lý, Công ty Thăng Long T.D.K sẽ chính thức trở thành công ty kiểm toán chính thức của Công ty CP ABC. c. Lựa chọn thành viên cho đoàn kiểm toán Việc lựa chọn đội ngũ KTV phụ thuộc vào qui mô, tính chất công việc. Thông thường một cuộc kiểm toán ở Công ty Thăng Long T.D.K do thực hiện gồm hai đến năm thành viên, tuỳ theo quy mô và khối lượng công việc cũng như số lượng chứng từ của Công ty khách hàng, trong đó phải là một người có kinh nghiệm trong loại hình kinh doanh của doanh nghiệp và có năng lực chuyên môn để đáp ứng được yêu cầu công việc. Trường Đại học Kinh tế Huế 43 SVTH: Trương Thị Bích Việt
  54. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân Đối với Công ty khách hàng cũ, thường thì nhóm kiểm toán sẽ có tối thiểu là một thành viên đã thực hiện kiểm toán cho khách hàng này vào năm trước để việc kiểm toán được diễn ra nhanh chóng và thuận lợi hơn, điều này có thể dễ dẫn đến việc kiểm tra theo lối mòn và làm mất đi tính khách quan, độc lập. Hiện nay, nguồn nhân lực của T.D.K tại chi nhánh Đà Nẵng khá ít ỏi, chỉ có 3 KTV trong phòng kiểm toán BCTC, nên không có nhiều sự lựa chọn cho đội ngũ kiểm toán. Với những khách hàng có quy mô lớn, T.D.K phải điều động thêm các KTV từ phòng Kiểm toán dự án. Qua đánh giá, Chi nhánh Công ty Thăng Long T.D.K đã lựa chọn nhóm KTV trong đó có 3 thành viên đã kiểm toán cho ABC vào năm ngoái, bao gồm: - Phạm Thị Minh Hà: Chủ nhiệm kiểm toán kiêm Trưởng đoàn kiểm toán - Trần Văn Long: KTV - Huỳnh Thị Uyên Phương: KTV - Trương Thị Bích Việt: Sinh viên thực tập – Trợ lý KTV (mới được bổ sung trong năm nay) 2.2.1.2. Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động Vì công ty ABC là khách hàng cũ nên T.D.K đã bỏ qua bước này. 2.2.1.3. Tìm hiểu về chu trình bán hàng của khách hàng Mục tiêu: giúp KTV xác định và đánh giá chính sách kế toán áp dụng cho các giao dịch của chu trình kinh doanh quan trọng; đánh giá việc thiết kế và thực hiện các thủ tục kiểm soát của các chu trình kinh doanh quan trọng này; cuối cùng là xem xét có nên áp dụng các thử nghiệm kiểm soát cho các chu trình này hay không? Mỗi khách hàng khác nhau hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau, cách tổ chức bán hàng, cung cấp dịch vụ khác nhau. Do đó, để có thể thực hiện kiểm toán khoản mục doanh thu BH&CCDV một cách hiệu quả tại mỗi khách hàng cụ thể, KTV được phân công đảm nhiệm kiểm toán khoản mục doanh thu BH&CCDV cần hiểu rõ về chu Trường Đại học Kinh tế Huế 44 SVTH: Trương Thị Bích Việt
  55. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân trình bán hàng của khách hàng đó hay nói cách khác KTV đó có trách nhiệm phải thu thập những thông tin liên quan đến đặc điểm về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà khách hàng cung cấp; Chu trình bán hàng, phải thu, thu tiền của khách hàng; Các biện pháp kiểm soát nội bộ trong chu trình bán hàng mà khách hàng áp dụng Các thông tin mà KTV đã thu thập được như sau:  Nhận diện doanh thu của công ty ABC - Sản phẩm và dịch vụ kinh doanh chính của khách hàng Công ty CP ABC: sản phẩm là các mặt hàng vật liệu xây dựng, cụ thể là gạch. - Cơ cấu các loại doanh thu trên tổng doanh thu của doanh nghiệp: doanh thu của Công ty CP ABC gồm 2 bộ phận: doanh thu bán thành phẩm và doanh thu cho thuê sân bóng. Trong đó, doanh thu bán thành phẩm chiếm phần lớn tỷ trọng trong cơ cấu doanh thu. - Phương thức bán hàng chủ yếu của doanh nghiệp: Bán chịu. - Mức độ cạnh cạnh tranh cao do có nhiều công ty sản xuất & kinh doanh gạch. - Chính sách giá bán hàng hoặc dịch vụ, chiết khấu, khuyến mãi: giá bán được phê duyệt bởi Giám đốc 2.2.1.4. Đánh giá HTKSNB đối với chu trình BH&CCDV Mục tiêu: KTV tiến hành đánh giá chung để xem HTKSNB có kiểm soát hiệu quả và xử lý thông tin tài chính tin cậy hay không và xác định các rủi ro gian lận. Thông qua tìm hiểu về chu trình bán hàng của khách hàng, KTV sẽ dựa vào bảng câu hỏi theo mẫu có sẵn trong chương trình kiểm toán (GLV G120), đánh dấu các thủ tục kiểm soát mà khách hàng đã áp dụng đối với chu trình bán hàng, từ đó đánh giá về HTKSNB và rủi ro đối với khoản mục doanh thu BH&CCDV của khách hàng. Ở T.D.K, KTV thường phỏng vấn nhà quản lý, nhân viên kế toán và các nhân viên phòng kinh doanh để thu thập thông tin về các thủ tục kiểm soát của khách hàng, phỏng vấn khách hàng về quy chế KSNB do đơn vị ban hành, quan sát việc thực hiện Trường Đại học Kinh tế Huế 45 SVTH: Trương Thị Bích Việt
  56. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân quy chế trong thực tế. Công việc hỏi xin các tài liệu nội bộ thường được thực hiện bằng các cách như gửi email; gọi điện thoại; hoặc trao đổi trực tiếp bất cứ khi nào gặp các nhân viên của công ty khách hàng. Tại những đơn vị mà công ty kiểm toán T.D.K đã từng thực hiện kiểm toán thì trong hồ sơ kiểm toán sẽ có nhiều thông tin cần thiết cho cuộc kiểm toán năm hiện hành như là kết luận về điểm mạnh hay điểm yếu của HTKSNB năm trước, KTV thực hiện phỏng vấn về những thay đổi trong năm kiểm toán hiện hành, xem xét thông tin về những loại sai sót đã được phát hiện trong năm trước, năm nay KTV sẽ theo dõi xem chúng có được sửa chữa chưa và xem thử có còn tồn tại nguyên nhân dẫn đến những sai sót như các năm trước hay không. Sau giai đoạn tìm hiểu HTKSNB, trên cơ sở những hiểu biết của KTV về KSNB đối với chu trình bán hàng của khách hàng, KTV sẽ đánh giá các thủ tục kiểm soát của khách hàng có được thiết kế phù hợp với mục tiêu kiểm soát và có được thực hiện trong thực tế hay không? Sau đó đưa ra đánh giá sơ bộ về rủi ro kiểm soát, nếu rủi ro kiểm soát ở mức thấp hơn mức tối đa, KTV sẽ thiết kế các thử nghiệm cơ bản trên số dư và nghiệp vụ, đồng thời thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát để đánh giá lại rủi ro kiểm soát. Nếu rủi ro kiểm soát giống với dự kiến thì thực hiện các thử nghiệm cơ bản trên số dư và nghiệp vụ như đã thiết kế sau khi đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát. Còn nếu rủi ro kiểm soát không giống với dự kiến thì phải thiết kế lại thử nghiệm cơ bản sau đó thực hiện nó. Ngược lại, những khách hàng không xây dựng và vận hành HTKSNB hữu hiệu và hiệu quả, khách hàng gần như không sử dụng các thủ tục được nêu trong mẫu G120 hoặc do một số lý do nhất định mà KTV không có thông tin cụ thể về KSNB của khách hàng. Lúc này, KTV sẽ đánh giá rủi ro kiểm soát ở mức tối đa và đi ngay vào thực hiện các thử nghiệm cơ bản trên số dư và nghiệp vụ chứ không thực hiện các thử nghiệm kiểm soát nữa. Trường Đại học Kinh tế Huế 46 SVTH: Trương Thị Bích Việt
  57. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân G120 Công ty CP ABC Người lập: Việt Ngày tháng:30/01/201930/01/2019 Ngày khóa sổ: 31/12/2018 Người soát xét: Long Ngày tháng: 30/01/2019 Nội dung: Tìm hiểu và đánh giá Hệ thống KSNB doanh thu Người soát xét: Công việc thực hiện: Phỏng vấn khách hàng 1. Tìm hiểu về các khoản doanh thu của khách hàng 2. Hạch toán Doanh thu và việc tuân thủ các qui định Trình tự kế toán: Xác định tiền bán hàng phi thu, Doanh thu và thuế VAT đầu ra: Nợ TK 131 Có TK 333 Có TK 511 Thanh toán tiền: Nợ TK 111, 112 Có TK 131 Ghi nhận Doanh thu phải thu Phát hành hoá đơn: Phòng kinh doanh phát hành hoá đơn Phát hành hoá đơn ghi tăng doanh thu, thu nhập và tăng phải thu. Cơ sở ghi nhận doanh thu: Phát hành hoá đơn được khách hàng chấp nhận thanh toán bất kể đã thu được tiền hay chưa. Phương pháp hạch toán kế toán Khi phát hành hoá đơn: Hạch toán tăng doanh thu, tăng phải thu hoặc tăng tiền. Khi thu được tiền: Hạch toán tăng tiền, giảm khoản phải thu. Ghi chú: Vốn chủ sở hữu không thay đổi Câu hỏi - Doanh thu bán hàng ghi nhận thế nào? - Doanh thu cung cấp dịch vụ ghi nhận thế nào? - Giá bán cho khách hàng được xây dựng từ đâu? Ai xây dựng? Ai phê duyệt? Giá bán cho từng loại khách hàng được tính như thế nào? - Giá bán năm nay so với n ăm trước có thay đổi không? Có thì tại sao? Thay đổi giá bán mấy lần? Của loại sản phẩm nào? - Mặt hàng nào bán chạy, mặt hàng nào bị cạnh tranh. Năm nay, năm trước, xu thế? - Có đối chiếu hàng tháng về số lượ ng bán hàng với hàng xuất kho không? Có thì xin bằng chứng. Nếu không thì hỏi làm sao ghi nhận được doanh thu, làm sao ghi nhận được giá vốn?. - Khi lãi giảm, có biên pháp tăng giá bán hoặc giảm chi phí hoặc mở rộng thị trường không? Xin bằng chứng - Có nhiều khách hàng mới không? Hay vẫn là khách hàng cũ - Doanh thu năm nay tăng hay giảm so với năm trước là do tăng/ giảm giá hay tăng/ giảm khách hang hay tăng/ giảm số lượng bán? - Hỏi xem khách hàng có ngân sách cho việc bán hàng năm nay không? Nếu có khách hàng đã làm so sánh thực tế với kế hoạch chưa? các nguyên nhân dẫn tới doanh thu thực tế không bằng kế hoạch - Hỏi xem khách hàng có theo dõi được doanh thu theo sản phẩm, doanh thu theo khách hàng và doanh thu theo thị trường không? Lấy bằng chứng Trường Đại học Kinh tế Huế 47 SVTH: Trương Thị Bích Việt
  58. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân Các biện pháp kiểm soát đối với chu trình bán hàng, phải thu, thu tiền của khách hàng ABC được các KTV đánh giá phù hợp với các mục tiêu kiểm soát. Theo quan sát, KTV nhận thấy các biện pháp này thực tế có được triển khai thực hiện. KTV đánh giá rủi ro kiểm soát ở mức thấp, lựa chọn tin tưởng vào HTKSNB của khách hàng ABC và tiến hành thực hiện các thử nghiệm kiểm soát. Nhận xét: Đánh giá hệ thống KSNB theo từng chu trình được thực hiện đúng yêu cầu và quy định của chuẩn mực VACPA. Tuy nhiên, vì đã kiểm toán tại công ty CP ABC nhiều năm và rất tin tưởng vào chất lượng của HTKSNB nên KTV thường bỏ qua công việc đánh giá HTKSNB cũng như thực hiện các thử nghiệm kiểm soát cho khoản mục doanh thu. Đây là một tồn tại trong quy trình kiểm toán của T.D.K cần được cải thiện để hạn chế các thử nghiệm cơ bản phải thực hiện đối với các khách hàng có HTKSNB tốt và để đảm bảo việc duy trì thái độ hoài nghi nghề nghiệp trong suốt quá trình thực hiện kiểm toán. 2.2.1.5. Xác định mức trọng yếu và xác định rủi ro kiểm toán a. Đánh giá mức trọng yếu Bước 1: Ước lượng ban đầu về mức trọng yếu cho tổng thể BCTC Mục tiêu: ước tính mức độ sai sót có thể chấp nhận của BCTC. Số liệu ở phần này sẽ chi phối khối lượng công việc kiểm tra chi tiết được thực hiện ở các bước sau. Xác định mức trọng yếu áp dụng cho cuộc kiểm toán làm cơ sở cho việc thiết lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán. Bảng 2.1: Quy trình xác định mức trọng yếu trong quy trình kiểm toán BCTC tại CN công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Thăng Long – T.D.K Bước 1 Mức trọng yếu tổng thể (PM) = Tiêu chí x Tỷ lệ xác định MTY Bước 2 Mức trọng yếu thực hiện = PM x Hệ số A (MP) (A: 50%, 60%, 70%, 75%) Bước 3 Ngưỡng sai sót có thể bỏ qua = MP x Hệ số B (B: 1%, 2%, 3%, 4%) Trường Đại học Kinh tế Huế 48 SVTH: Trương Thị Bích Việt
  59. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân Có 3 tiêu chí được sử dụng để xác định mức trọng yếu, tùy thuộc vào đặc điểm hoạt động của khách hàng, thông tin tài chính mà các bên liên quan quan tâm, KTV sẽ lựa chọn tiêu chí được sử dụng để xác định mức trọng yếu phù hợp. Thông thường, các KTV lựa chọn tiêu chí mang tính tương đối ổn định qua các năm. Bảng 2.2: Bảng ước lượng ban đầu về mức trọng yếu cho tổng thể BCTC Tiêu chí Tỷ lệ xác định MTY Lý do lựa chọn tiêu chí Khách hàng là loại hình công ty TNHH, thuộc loại hình sản xuất Doanh thu 0,5% - 3% kinh doanh thương mại, không phải là công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán. Khách hàng thuộc loại hình công ty cổ phần niêm yết trên thị trường Lợi nhuận trước thuế 5% - 10% chứng khoán hoặc các khách hàng có lợi nhuận ổn định qua các năm. Khách hàng có giá trị tổng tài sản Tổng tài sản 0,5% - 1% lớn hơn rất nhiều so với doanh thu. (Nguồn: Phòng BCTC – Công ty Thăng Long TDK) Sau khi xác định mức trọng yếu tổng thể, KTV sẽ xác định mức trọng yếu thực hiện và ngưỡng sai sót có thể chấp nhận như minh họa ở sơ đồ trên. Việc lựa chọn hệ số A, B tùy thuộc vào thời gian, chi phí cuộc kiểm toán và xét đoán nghề nghiệp của KTV. Ở đây, công ty không phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục. Đối với các thử nghiệm chi tiết, nếu có sai sót lớn hơn ngưỡng sai sót có thể bỏ qua thì KTV yêu cầu điều chỉnh, ngược lại thì có thể bỏ qua. Sau đó KTV tổng hợp sai sót dự kiến của tất cả các khoản mục của BCTC, nếu tổng sai sót dự kiến nhỏ hơn mức trọng yếu thực hiện (MP) thì KTV có thể kết luận BCTC không có sai sót trọng yếu. Ngược lại, KTV phải yêu cầu khách hàng điều chỉnh. Trường Đại học Kinh tế Huế 49 SVTH: Trương Thị Bích Việt
  60. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân Trên thực tế, KTV vẫn yêu cầu khách hàng điều chỉnh cả các sai phạm nhỏ hơn ngưỡng sai sót có thể bỏ qua vì các KTV cố gắng hướng đến một BCTC trung thực nhất cho người sử dụng, tất cả các sai phạm tồn tại trên BCTC sau kiểm toán sẽ ở mức thấp nhất có thể. KTV lựa chọn chỉ tiêu Lợi nhuận trước thuế là chỉ tiêu để xác định mức trọng yếu do lợi nhuận trước thuế của công ty ABC khá ổn định trong những năm vừa qua, công ty ABC thuộc loại hình công ty cổ phần, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thương mại. Bảng 2.3: Tỉ lệ ước tính mức trọng yếu đối với chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế Chỉ tiêu 2018 2017 Lợi nhuận Lợi nhuân Tiêu chí được sử dụng để ước tính mức trọng yếu trước thuế trước thuế Tỷ lệ tiêu chí để xác định mức trọng yếu (5% - 10%) 10% 10% Tỷ lệ sử dụng để ước tính mức trọng yếu thực hiện 50% 50% (50% - 75%) Tỷ lệ sử dụng để xác định ngưỡng sai sót không đáng kể 3% 3% (0% - 4%) (Nguồn: Hồ sơ kiểm toán công ty CP ABC) Tỷ lệ lợi nhuận trước thuế để xác định mức trọng yếu, tỷ lệ sử dụng để điều chỉnh mức trọng yếu tổng thể về mức trọng yếu thực hiện và tỷ lệ xác định ngưỡng sai sót được KTV lựa chọn khi kiểm toán khách hàng Công ty CP ABC ở mức trung bình. Lý do lựa chọn giá trị các tỷ số trên như vậy vì KTV muốn hạn chế những rủi ro do tác động của các sai sót mà KTV không phát hiện ra được nên KTV sẽ không lựa chọn mức tỷ lệ tối đa theo quy định xác định mức trọng yếu. Đồng thời, hồ sơ kiểm toán các năm trước Công ty CP ABC cho thấy các khoản mục không tồn tại sai phạm trọng yếu nên các KTV sử dụng các tỷ số trên ở mức trung bình, đảm bảo các thủ tục kiểm toán Trường Đại học Kinh tế Huế 50 SVTH: Trương Thị Bích Việt