Khóa luận Thực trạng kiểm toán chu trình mua hàng - nợ phải trả người bán của Công ty TNHH Kiểm Toán và Thẩm Định Giá AFA

pdf 138 trang thiennha21 25/04/2022 4181
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Thực trạng kiểm toán chu trình mua hàng - nợ phải trả người bán của Công ty TNHH Kiểm Toán và Thẩm Định Giá AFA", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_thuc_trang_kiem_toan_chu_trinh_mua_hang_no_phai_tr.pdf

Nội dung text: Khóa luận Thực trạng kiểm toán chu trình mua hàng - nợ phải trả người bán của Công ty TNHH Kiểm Toán và Thẩm Định Giá AFA

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG - NỢ PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN CỦA CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ THẨM ĐỊNH GIÁ AFA Trường Đại học Kinh tế Huế Bùi Nguyễn Tường Vi Huế, tháng 5 năm 2020
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG - NỢ PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN CỦA CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ THẨM ĐỊNH GIÁ AFA Trường Đại học Kinh tế Huế Sinh viên thực hiện: Bùi Nguyễn Giáo viên hướng dẫn: ThS. Đào Tường Vi Nguyên Phi Lớp: K50B Kiểm toán Huế, tháng 5 năm 2020
  3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các Thầy giáo, Cô giáo đã giảng dạy cung cấp cho em những kiến thức quý giá trong suốt thời gian học tập tại Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy Đào Nguyên Phi, người đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn em trong suốt quá trình hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp. Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Tổng Giám đốc và các anh chị nhân viên trong Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em được tiếp cận thực tế nghề nghiệp, cung cấp thông tin, số liệu để em hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp này. Vì còn hạn chế về kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tiễn nên bài Khóa luận tốt nghiệp của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô để giúp khóa luận của em hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Huế, ngày 09 tháng 5 năm 2020 Sinh viên thực hiện Bùi Nguyễn Tường Vi Trường Đại học Kinh tế Huế i
  4. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa tiếng việt TNHH Trách nhiệm hữu hạn BCTC Báo cáo tài chính KTV Kiểm toán viên DN Doanh nghiệp TK Tài khoản KSNB Kiểm soát nội bộ TGĐ Tổng Giám đốc GĐ Giám đốc XDCB Xây dựng cơ bản GLV Giấy làm việc HTK Hàng tồn kho TS Tài sản GVHB Giá vốn hàng bán NCC Nhà cung cấp RR Rủi ro NVL TrườngNguyên vậ tĐại liệu học Kinh tế Huế SXKDDD Sản xuất kinh doanh dở dang KD-XNK Kinh doanh – Xuất nhập khẩu HĐ Hóa đơn KH Khách hàng ii
  5. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1 - Thủ tục KSNB 12 Bảng 2 - Phân công công việc kiểm toán 47 Bảng 3 - Tỷ lệ xác định mức trọng yếu của AFA theo chỉ tiêu 50 Bảng 4 - Lưu đồ chu trình mua hàng Công ty Cổ phần ABC 55 Bảng 5 - Sơ lược thủ tục kiểm soát 59 Bảng 6 - Trích GLV IOB.OO Chứng kiến kiểm kê HTK 65 Bảng 7 - Kiểm tra nghiệp vụ chu trình mua hàng 74 Trường Đại học Kinh tế Huế iii
  6. DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA 29 Sơ đồ 2: Quy trình thực hiện kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA 32 Sơ đồ 3: Cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần ABC 36 Trường Đại học Kinh tế Huế iv
  7. MỤC LỤC PHẦN I – ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.1 Lý do chọn đề tài 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2 1.3 Đối tượng nghiên cứu 2 1.4 Phạm vi nghiên cứu 2 1.4.1 Phạm vi về không gian 2 1.4.2 Phạm vi về thời gian 2 1.4.3. Phạm vi về nội dung 2 1.5 Các phương pháp nghiên cứu 3 1.6 Cấu trúc của đề tài 3 PHẦN 2 - NỘI DUNG 5 CHƯƠNG 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG – NỢ PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN 5 1.1 Tổng quan về kiểm toán chu trình mua hàng – nợ phải trả người bán 5 1.1.1 Khái niệm chung về kiểm toán BCTC 5 1.1.2 Tổng quan về chu trình mua hàng – nợ phải trả người bán 7 1.1.2.1 Đặc điểm, nội dung của chu trình mua hàng – nợ phải trả người bán 7 1.1.2.2 Chứng từ, sổ sách và tài khoản sử dụng trong chu trình mua hàng – nợ phải trả người bán 9 1.1.2.3 Nguyên tắc kế toán khoản mục trong chu trình mua hàng – nợ phải trả người bán 9 1.1.3 Mục tiêu kiểm toán chu trình mua hàng – nợ phải trả người bán 10 1.1.4 Kiểm soát nội bộ đối với chu trình mua hàng – nợ phải trả người bán 11 1.1.4.1 Mục tiêu kiểm soát 11 1.1.4.2Trường Các thủ tục kiể mĐại soát nộ i bhọcộ cơ bản đKinhối với chu trình tế mua Huế hàng và thanh toán 12 1.2 Nội dung kiểm toán chu trình mua hàng – nợ phải trả người bán 14 1.2.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 14 1.2.2 Thực hiện kiểm toán chu trình mua hàng và nợ phải trả người bán 16 1.2.2.1 Khảo sát về kiểm soát nội bộ 16 1.2.2.2 Thực hiện các thử nghiệm cơ bản 17 v
  8. 1.2.3 Kết thúc kiểm toán chu trình mua hàng và nợ phải trả ngừơi bán 25 CHƯƠNG 2 - THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG – NỢ PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN TẠI CÔNG TY ABC CỦA CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ THẨM ĐỊNH GIÁ AFA 27 2.1 Tổng quan về Công ty Kiểm toán và Thẩm định giá AFA 27 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA 28 2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA 29 2.1.3 Tổ chức công tác kiểm toán báo cáo tài chính của Công ty 30 2.2 Thực trạng về kiểm toán chu trình mua hàng thanh toán của Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA tại khách hàng ABC 34 2.2.1 Giai đoạn lập kế hoạch 37 2.2.1.1 Đánh giá và chấp nhận khách hàng 37 2.2.1.2 Tiền kế hoạch 39 2.2.1.3 Lập kế hoạch 47 2.2.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán 51 2.2.2.1 Thử nghiệm kiểm soát 51 2.2.2.2 Thử nghiệm cơ bản 62 2.2.3 Giai đoạn kết thúc kiểm toán 84 2.2.3.1 Tổng hợp các vấn đề cần bổ sung điều chỉnh 84 2.2.3.2 Chuẩn bị hoàn thành kiểm toán 84 2.2.3.3 Thủ tục phân tích sau cùng 89 2.2.3.4 Kết luận kiểm toán 91 2.2.3.5 Hoàn thiện hồ sơ kiểm toán 93 CHƯƠNG III – GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN Trường CHU TRÌNH MUA Đại HÀNG học– NỢ KinhPHẢI TRẢ tếNGƯ HuếỜI BÁN CỦA CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ THẨM ĐỊNH GIÁ AFA 94 3.1 Đánh giá về thực trạng kiểm toán chu trình mua hàng của Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA 94 3.1.1 Ưu điểm 94 3.1.1.1 Giai đoạn lập kế hoạch 94 3.1.1.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán 95 3.1.1.3 Giai đoạn kết thúc kiểm toán 95 vi
  9. 3.1.2 Nhược điểm 96 3.1.2.1 Giai đoạn lập kế hoạch và giai đoạn thực hiện kiểm toán 96 3.1.2.2 Giai đoạn kết thúc kiểm toán 97 3.2 Giải pháp 97 3.2.1 Giai đoạn lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán 97 3.2.2 Giai đoạn kết thúc kiểm toán 99 PHẦN III - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 100 3.1 Kết luận 100 3.2 Kiến nghị 100 TÀI LIỆU THAM KHẢO 102 PHỤ LỤC 103 Trường Đại học Kinh tế Huế vii
  10. Khóa luận tốt nghiệp PHẦN I – ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Lý do chọn đề tài Trong điều kiện xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sử dụng thông tin tài chính trung thực và đáng tin cậy cũng ngày càng cao. Thông tin tài chính của doanh nghiệp không chỉ để báo cáo cho các cơ quan quản lý nhà nước để kiểm tra và xét duyệt mà nay các thông tin này được nhiều đối tượng quan tâm, khai thác sử dụng cho các quyết định kinh tế. Mặc dù ở nhiều góc độ khác nhau nhưng tất cả các đối tượng này đều có cùng nguyện vọng là có được các thông tin có độ chính xác cao, tin cậy và trung thực. Đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế theo cơ chế thị trường, hoạt động kiểm toán độc lập ra đời và trở thành bộ phận cần thiết và quan trọng không thể thiếu trong đời sống các hoạt động kinh tế. Kiểm toán độc lập cung cấp cho những người sử dụng kết quả kiểm toán sự hiểu biết về những thông tin tài chính họ được cung cấp có được lập trên cơ sở các nguyên tắc và chuẩn mực theo qui định hay không và các thông tin đó có trung thực và hợp lý hay không. Chu trình mua hàng – nợ phải trả người bán là chu trình quan trọng và tạo đầy đủ các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất kinh doanh. Chi phí cho nghiệp vụ mua hàng thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận ròng của doanh nghiệp. Còn nợ phải trả là khoản mục quan trọng và có mối liên hệ với nhiều chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp như tỷ số nợ, hệ số thanh toán tạm thời, có liên quan chặt chẽ đến chi phí sản xuất kinh doanh do đó cũng ảnh hưởng đến sự tồn tại của doanh nghiệp. Vì vậy chu trình mua hàng nợ phải trả người bán là chu trình kiểm toán quan trọng trong kiểm toán báo cáoTrường tài chính. Đại học Kinh tế Huế Qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA đã cho em cơ hội được tìm hiểu cụ thể về quy trình kiểm toán chu trình mua hàng – nợ phải trả người bán thực tế tại khách hàng của công ty, vì vậy em đã chọn đề tài “Thực trạng kiểm toán chu trình mua hàng - nợ phải trả người bán của Công ty TNHH Kiểm Toán và Thẩm Định Giá AFA” làm khóa luận tốt nghiệp. SVTH: Bùi Nguyễn Tường Vi 1
  11. Khóa luận tốt nghiệp 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Hệ thống hóa cơ sở lý luận về chu trình mua hàng – nợ phải trả người bán và quy trình kiểm toán chu trình mua hàng – nợ phải trả người bán. Tìm hiểu về các thủ tục kiểm toán chu trình mua hàng - nợ phải trả người bán trong kiểm toán báo cáo tài chính của khách hàng của Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA. Đưa ra những đánh giá và các giải pháp hoàn thiện công tác thực hiện kiểm toán chu trình mua hàng – nợ phải trả người bán của Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA. 1.3 Đối tượng nghiên cứu Công tác thực hiện kiểm toán chu trình mua hàng - nợ phải trả người bán của Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA áp dụng tại khách hàng ABC. 1.4 Phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Phạm vi về không gian Công ty ABC, khách hàng của Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA. Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA số 200, thông tin khách hàng được kiểm toán cần được bảo mật nên tên thật của công ty khách hàng cũng như một số thông tin sẽ không được nêu trong khóa luận. 1.4.2 Phạm vi về thời gian Số liệu được lấy từ hồ sơ kiểm toán của Công ty ABC cho năm tài chính kết thúc vàoTrường ngày 31/12/2019. Đại học Kinh tế Huế 1.4.3. Phạm vi về nội dung Chu trình mua hàng thường bắt đầu bằng việc lập một đơn đặt hàng từ người có đủ thẩm quyền tại bộ phận cần hàng hóa/dịch vụ và kết thúc bằng việc thanh toán cho nhà cung cấp về hàng hóa/dịch vụ mà mình nhận được. Vì giới hạn về thời gian nghiên cứu cũng như hạn chế về việc thu thập thông tin nên đề tài chỉ nghiên cứu về công tác kiểm toán cụ thể liên quan đến kiểm toán chu trình mua hàng – nợ phải trả SVTH: Bùi Nguyễn Tường Vi 2
  12. Khóa luận tốt nghiệp người bán tại khách hàng Công ty ABC của Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA, tập trung chủ yếu vào kiểm toán hai khoản mục Hàng tồn kho và Nợ phải trả người bán. 1.5 Các phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tìm hiểu và đọc tài liệu từ các nguồn như: Chuẩn mực kế toán Việt Nam, Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, Chế độ kế toán Việt Nam và các Thông tư hướng dẫn hiện hành liên quan; giấy tờ làm việc của Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA. Phương pháp thu thập dữ liệu: - Quan sát: Tiến hành quan sát thực tế quá trình làm việc của các KTV của Công ty và khi trao đổi với khách hàng để từ đó hiểu rõ hơn về thực tế việc thực hiện các thủ tục kiểm toán. - Phỏng vấn: Tiến hành phỏng vấn các KTV có kinh nghiệm của Công ty để tìm hiểu rõ hơn cách thức làm việc nhằm thu thập thông tin phục vụ cho việc nghiên cứu thực tế. - So sánh, phân tích giữa lý thuyết được học với thực tế tại Công ty trong phạm vi nội dung nghiên cứu để đúc rút những điểm giống nhau, khác nhau giữa kiến thức và thực tế. - Trực tiếp tham gia kiểm toán: Hỗ trợ các KTV hoàn thiện giấy làm việc, phân tích số liệu và kiểm tra, thu thập chứng từ về các khoản mục liên quan đến chu trình mua hàng – nợ phải trả người bán. 1.6 CấuTrường trúc của đề tài Đại học Kinh tế Huế Đề tài gồm có ba phần: Phần 1: Đặt vấn đề Phần 2: Nội dung và kết quả nghiên cứu SVTH: Bùi Nguyễn Tường Vi 3
  13. Khóa luận tốt nghiệp Chương 1 – Cơ sở lý luận về kiểm toán chu trình mua hàng – nợ phải trả người bán Chương 2 – Thực trạng kiểm toán chu trình mua hàng – nợ phải trả người bán tại Công ty ABC của Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA Chương 3 – Giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kiểm toán chu trình mua hàng - nợ phải trả người bán của Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA Phần 3: Kết luận và kiến nghị Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Bùi Nguyễn Tường Vi 4
  14. Khóa luận tốt nghiệp PHẦN 2 - NỘI DUNG CHƯƠNG 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG – NỢ PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN 1.1 Tổng quan về kiểm toán chu trình mua hàng – nợ phải trả người bán 1.1.1 Khái niệm chung về kiểm toán BCTC * Khái niệm về kiểm toán báo cáo tài chính Trên thực tế có rất nhiều định nghĩa khác nhau về kiểm toán, mỗi một người, mỗi một tổ chức lại có quan điểm khác nhau về kiểm toán. Giáo trình Kiểm toán của ThS. Trần Long chủ biên (2005) đã tổng hợp một số khái niệm về kiểm toán như sau: Hình ảnh về kiểm toán cổ điển là việc kiểm tra tài sản, phần lớn được thực hiện bằng cách người nghe ghi chép đọc to lên cho một bên độc lập nghe rồi chấp nhận. Định nghĩa quốc tế về kiểm toán: “Kiểm toán độc lập là việc các kiểm toán viên độc lập kiểm tra và trình bày ý kiến của mình về các báo caó tài chính của một đơn vị”. Định nghĩa của giáo sư tiến sĩ Aren (Mỹ): “Kiểm toán là việc kiểm toán viên kiểm tra các ghi chép kế toán bởi các kế toán viên công cộng (độc lập) được thừa nhận và ở bên ngoài tổ chức kiểm toán”. Tuy các định nghĩa về kiểm toán có khác nhau nhưng có thể khái quát chung định nghĩa về kiểm toán như sau: Kiểm toán là quá trình các chuyên gia độc lập và có thẩmTrường quyền thu thập và Đạiđánh giá họccác bằng chKinhứng về các tếthông Huế tin có thể định lượng được của một đơn vị cụ thể, nhằm mục đích xác nhận và báo cáo về mức độ phù hợp giữa các thông tin này với các chuẩn mực đã được thiết lập. Do đó Kiểm toán báo cáo tài chính là việc các kiểm toán viên cùng trợ lý kiểm toán tiến hành thu thập các thông tin bằng chứng kiểm toán để đánh giá về báo SVTH: Bùi Nguyễn Tường Vi 5
  15. Khóa luận tốt nghiệp cáo tài chính được kiểm toán nhằm mục đích đưa ra ý kiến về mức độ trung thực, hợp lý của báo cáo tài chính được kiểm toán so với các chuẩn mực đang áp dụng. * Một số khái niệm khác liên quan đến kiểm toán báo cáo tài chính Bằng chứng kiểm toán là tất cả các tài liệu, thông tin do kiểm toán viên thu thập được liên quan đến cuộc kiểm toán và dựa trên các tài liệu, thông tin này, kiểm toán viên đưa ra kết luận và từ đó hình thành ý kiến kiểm toán. Bằng chứng kiểm toán bao gồm những tài liệu, thông tin chứa đựng trong các tài liệu, sổ kế toán, kể cả báo cáo tài chính và những tài liệu, thông tin khác (VSA 200 - Mục tiêu tổng thể của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán khi thực hiện kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam). Trọng yếu: Là thuật ngữ dùng để thể hiện tầm quan trọng của một thông tin (một số liệu kế toán) trong báo cáo tài chính. Thông tin được coi là trọng yếu có nghĩa là nếu thiếu thông tin đó hoặc thiếu tính chính xác của thông tin đó sẽ ảnh hưởng đến các quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính (VSA 320 - Mức trọng yếu trong lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán). Mức trọng yếu: Là một mức giá trị do kiểm toán viên xác định tùy thuộc vào tầm quan trọng và tính chất của thông tin hay sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể. Mức trọng yếu là một ngưỡng, một điểm chia cắt chứ không phải là nội dung của thông tin cần phải có. Tính trọng yếu của thông tin phải được xem xét cả trên phương diện định lượng và định tính (VSA 320 - Mức trọng yếu trong lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán). MTrườngức trọng yếu thự c Đạihiện: Là mhọcột mức giáKinh trị hoặc các tế mứ cHuế giá trị do kiểm toán viên xác định ở mức thấp hơn mức trọng yếu đối với tổng thể báo cáo tài chính nhằm giảm khả năng sai sót tới một mức độ thấp hợp lý để tổng hợp ảnh hưởng của các sai sót không được điều chỉnh và không được phát hiện không vượt quá mức trọng yếu đối với tổng thể báo cáo tài chính. Trong một số trường hợp, “mức trọng yếu thực hiện” có thể hiểu là mức giá trị hoặc các mức giá trị do kiểm toán viên xác định thấp hơn mức hoặc các mức trọng yếu của một nhóm các giao dịch, số dư tài SVTH: Bùi Nguyễn Tường Vi 6
  16. Khóa luận tốt nghiệp khoản hoặc thông tin thuyết minh trên báo cáo tài chính (VSA 320 - Mức trọng yếu trong lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán). Cơ sở dẫn liệu: là các khẳng định của Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán một cách trực tiếp hoặc dưới dạng ngầm định về các khoản mục và thông tin trình bày trong BCTC và được KTV sử dụng để xem xét các loại sai sót có thể xảy ra (VSA 315 - Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị). Phép thử Walk-through: Chọn một vài nghiệp vụ và lần theo từng bước thực hiện xem có diễn ra phù hợp với các bảng mô tả hay không. * Mục tiêu kiểm toán Báo cáo tài chính Theo VSA 200 thì mục tiêu của một cuộc kiểm toán tài chính là đưa ra ý kiến xác nhận rằng Báo cáo tài chính có được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành hay không? Có tuân thủ pháp luật liên quan, có phản ánh trung thực, hợp lý tình hình tài chính trên các khía cạnh trọng yếu hay không? Có tuân thủ pháp luật liên quan, có phản ánh trung thực, hợp lý tình hình tài chính trên các khía cạnh trọng yếu hay không? Ngoài ra, kết quả của kiểm toán Báo cáo tài chính còn chỉ ra những hạn chế, tồn tại giúp đơn vị được kiểm tóan có biện pháp xử lý, điều chỉnh, khắc phục nhằm nâng cao chất lượng thông tin tài chính, hoàn thiện hơn trong công tác kế toán của đơn vị. 1.1.2 Tổng quan về chu trình mua hàng – nợ phải trả người bán 1.1.2.1 Đặc điểm, nội dung của chu trình mua hàng – nợ phải trả người bán Chu trình mua hàng và thanh toán bao gồm các quyết định và các quá trình cần thiếTrườngt để có hàng hóa hay Đại dịch v ụhọcđầu vào phKinhục vụ cho quátế trình Huế sản xuất kinh doanh. Mua hàng là một chu trình quan trọng đối với đa số doanh nghiệp, đặc biệt là ở các doanh nghiệp sản xuất và thương mại. Sự hữu hiệu và hiệu quả của chu trình này, ví dụ như đơn vị mua hàng kịp thời với giá hợp lý, không bị tổn thất tài sản hay chi trả nợ đúng hạn cho nhà cung cấp sẽ có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động của đơn vị và vì thế là mối quan tâm của nhiều nhà quản lý. SVTH: Bùi Nguyễn Tường Vi 7
  17. Khóa luận tốt nghiệp Chu trình này còn có ảnh hưởng quan trọng đến nhiều chu trình khác và mang những đặc điểm riêng biệt khiến đơn vị cần phải quan tâm. Cụ thể là: - Chu trình mua hàng, tồn trữ và trả tiền trải qua nhiều khâu, liên quan đến hầu hết các chu trình nghiệp vụ khác, liên quan đến nhiều tài sản nhạy cảm như hàng tồn kho, tiền nên dễ bị tham ô, chiếm dụng. Mua hàng là khởi đầu của quá trình sản xuất kinh doanh, nó cung cấp các yếu tố đầu vào chủ yếu để tiến hành các hoạt động khác. - Hàng tồn kho thường là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của đơn vị. Hàng tồn kho có thể bao gồm nhiều chủng loại phong phú với số lượng lớn, nhập xuất liên tục, được tồn trữ ở nhiều địa điểm và liên quan đến nhiều hoạt động khác như hoạt động sản xuất, bán hàng Điều này càng làm tăng rủi ro có sai phạm vì việc mua hàng nhiều và liên tục dễ tạo điều kiện để các sai phạm có thể xảy ra. Đối với các doanh nghiệp sản xuất, quá trình kinh doanh bao gồm 3 giai đoạn: cung ứng các yếu tố đầu vào, sản xuất và tiêu thụ. Đối với doanh nghiệp thương mại, quá trình kinh doanh bao gồm 2 giai đoạn: mua hàng và bán hàng. Như vậy, dù ở loại hình doanh nghiệp nào thì quá trình “mua hàng” cũng là quá trình cung cấp các yếu tố đầu vào, nó quyết định đến khả năng sản xuất và duy trì sản xuất của doanh nghiệp; bên cạnh đó, khả năng thanh toán các khoản chi phí mua hàng cũng đánh giá tình hình của doanh nghiệp là tốt hay xấu. Mặc dù ở các doanh nghiệp khác nhau, nhu cầu về hàng hóa/dịch vụ là khác nhau, nhưng chu trình mua hàng đều phải đảm bảo các bước sau: TrườngXử lý các đơn đặt muaĐại hàng hóa,học dịch vKinhụ và ký hợp đtếồng muaHuế bán Nhận hàng hóa, dịch vụ Ghi nhận các khoản phải trả người bán Xử lý và ghi sổ các khoản thanh toán cho người bán SVTH: Bùi Nguyễn Tường Vi 8
  18. Khóa luận tốt nghiệp 1.1.2.2 Chứng từ, sổ sách và tài khoản sử dụng trong chu trình mua hàng – nợ phải trả người bán Khi mua hàng và thanh toán, trong doanh nghiệp thường sử dụng các loại chứng từ, sổ sách sau: Giấy đề nghị mua hàng; Đơn đặt hàng; Phiếu giao hàng (biên bản giao nhận hàng hóa hay nghiệm thu dịch vụ); Phiếu nhận hàng; Hóa đơn bán hàng. Để ghi chép và phản ánh sự biến động của các thông tin trong chu trình này thì kế toán sử dụng hệ thống tài khoản theo Chế độ kế toán được áp dụng phù hợp với quy mô của doanh nghiệp, cụ thể như theo Thông tư 200/2014/TT-BTC thì kế toán sử dụng một số lượng lớn các tài khoản sau: Các tài khoản hàng tồn kho (TK 151, 152, 153, 156); Tài khoản phải trả người bán (TK 331); Tài khoản tiền (TK 111, 112, 113) 1.1.2.3 Nguyên tắc kế toán khoản mục trong chu trình mua hàng – nợ phải trả người bán Trích Thông tư 200/2014/TT-BTC, hướng dẫn về nguyên tắc kế toán hàng tồn kho và nợ phải trả người bán như sau: * Nguyên tắc kế toán hàng tồn kho Kế toán nhập, xuất, tồn kho hàng hóa trên tài khoản 156 được phản ánh theo nguyên tắc giá gốc quy định trong Chuẩn mực kế toán “Hàng tồn kho”. Giá gốc hàng hóa mua vào, bao gồm: Giá mua, chi phí thu mua (vận chuyển, bốc xếp, bảo quản hàng từ nơi mua về kho doanh nghiệp, chi phí bảo hiểm, ), thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường (nếu có), thuế GTGT hàng nhập khẩu (nếu khôngTrường được khấu trừ). Đại học Kinh tế Huế Để tính giá trị hàng hóa tồn kho, kế toán có thể áp dụng một trong các phương pháp sau: Phương pháp nhập trước - xuất trước; Phương pháp thực tế đích danh; Phương pháp bình quân gia quyền. Kế toán chi tiết hàng hóa phải thực hiện theo từng kho, từng loại, từng nhóm hàng hóa. SVTH: Bùi Nguyễn Tường Vi 9
  19. Khóa luận tốt nghiệp * Nguyên tắc hạch toán kế toán nợ phải trả người bán Nợ phải trả cho người bán cần được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng phải trả. Trong chi tiết từng đối tượng phải trả, tài khoản này phản ánh cả số tiền đã ứng trước cho người bán. Doanh nghiệp phải theo dõi chi tiết các khoản nợ phải trả cho người bán theo từng loại nguyên tệ. Đối với các khoản phải trả bằng ngoại tệ thì thực hiện theo nguyên tắc: - Khi phát sinh các khoản nợ phải trả cho người bán bằng ngoại tệ, kế toán phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh. - Khi thanh toán nợ phải trả cho người bán bằng ngoại tệ, kế toán phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh cho từng đối tượng chủ nợ. - Riêng trường hợp phát sinh giao dịch ứng trước tiền cho người bán thì áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ứng trước. Doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản phải trả cho người bán có gốc ngoại tệ tại tất cả các thời điểm lập Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật. Những vật tư, hàng hóa, dịch vụ đã nhận, nhập kho nhưng đến cuối tháng vẫn chưa có hóa đơn thì sử dụng giá tạm tính để ghi sổ và phải điều chỉnh về giá thực tế khi nhận được hóa đơn hoặc thông báo giá chính thức của người bán. 1.1.3 Mục tiêu kiểm toán chu trình mua hàng – nợ phải trả người bán Mục tiêu chung của kiểm toán chu trình mua hàng – nợ phải trả người bán là đánh giáTrường xem liệu số dư các Đại tài khoả n họcliên quan Kinhcó được trình tếbày trungHuế thực và phù hợp với nguyên tắc kế toán hiện hành không. Từ đó có thể cụ thể hóa thành các mục tiêu đối với chu trình mua hàng – nợ phải trả người bán như sau: - Xác định các nghiệp vụ mua hàng và thanh toán là có thực. Các khoản phải trả người bán thực sự tồn tại. SVTH: Bùi Nguyễn Tường Vi 10
  20. Khóa luận tốt nghiệp - Xác định các nghiệp vụ mua hàng và thanh toán, các khoản nợ phải trả người bán được đánh giá và tính toán đúng qui định, đúng số lượng, đúng đơn giá số tiền. - Xác minh các nghiệp vụ mua hàng và thanh toán, nợ phải trả người bán bằng ngoại tệ được qui đổi một cách đúng đắn theo đúng tỷ giá qui định. - Xác định các nghiệp vụ mua hàng và thanh toán, nợ phải trả người bán được ghi sổ một cách đầy đủ, kịp thời, đúng phương pháp, đúng sự phân loại, đúng kỳ. - Xác minh quá trình kiểm soát nội bộ chu trình mua hàng và thanh toán của doanh nghiệp là hoàn toàn chặt chẽ, hiệu quả, rủi ro kiểm soát nội bộ là thấp và kiểm toán viên hoàn toàn tin tưởng vào hệ thống kiểm soát nội bộ chu trình mua hàng, thanh toán của doanh nghiệp. - Xác minh việc trình bày và công bố về hàng mua vào và các khoản phải trả trên báo cáo tài chính là hoàn toàn đúng đắn và đúng qui định. - Các hàng hóa ghi sổ và phản ánh trên BCTC là thuộc quyền sở hữu của đơn vị. Các khoản nợ phải trả cho người bán phản ánh trong BCTC đúng nghĩa vụ của doanh nghiệp. - Các khoản công nợ phải trả cho người bán luôn có sự xác nhận đầy đủ, kịp thời của chủ nợ. 1.1.4 Kiểm soát nội bộ đối với chu trình mua hàng – nợ phải trả người bán 1.1.4.1 Mục tiêu kiểm soát DoTrường tính chất quan tr ọĐạing của chu học trình mua Kinh hàng, tồn tr ữtếvà trHuếả tiền, kiểm soát nội bộ đối với chu trình này cần được thiết kế phù hợp nhằm hạn chế tối đa những sai phạm. Một cách tổng quát, việc kiểm soát tốt chu trình này sẽ giúp đơn vị đạt được cả ba mục tiêu theo Báo cáo COSO (2013) đã đề ra, đó là: - Sự hữu hiệu và hiệu quả: Sự hữu hiệu ở đây là hoạt động mua hàng giúp đơn vị đạt được các mục tiêu về sản lượng, doanh số, thị phần hay tốc độ tăng SVTH: Bùi Nguyễn Tường Vi 11
  21. Khóa luận tốt nghiệp trưởng Để đạt được điều này, đơn bị cần mua hàng có chất lượng tốt với chi phí hợp lý nhất. - Báo cáo đáng tin cậy: Mục tiêu này trước hết được hiểu là những khoản mục bị ảnh hưởng bởi chu trình mua hàng, tồn trữ và trả tiền được trình bày trung thực và hợp lý trên báo cáo tài chính và các báo cáo kế toán khác. Việc tổ chức hệ thống sổ sách, chứng từ, báo cáo đầy đủ và hợp lý để theo dõi hàng mua và nợ phải trả, đồng thời giúp đơn vị lập báo cáo tài chính đáng tin cậy. - Tuân thủ pháp luật và các quy định: Hoạt động mua hàng luôn chịu sự chi phối của pháp luật, thí dụ như việc ký kết hợp đồng, việc quản lý hóa đơn mua hàng, chi trả tiền hàng, Ngoài ra, còn cần tuân thủ các quy định nội bộ của đơn vị đối với chu trình mua hàng và các quy định khác. 1.1.4.2 Các thủ tục kiểm soát nội bộ cơ bản đối với chu trình mua hàng và thanh toán Bảng 1 - Thủ tục KSNB Mục tiêu KSNB Nội dung, thể thức và thủ tục kiểm soát Nghiệp vụ mua hàng hóa, - Chuyến hàng mua vào phải có hợp đồng, đơn đặt mua tài sản và thanh toán ghi hàng, hóa đơn mua hàng, chứng từ vận chuyển và các biên sổ là có thật (thực tế xảy bản thanh lý hợp đồng. ra và được phê chuẩn đúng - t hàng, h ng ph và qu n lý đắn) Các đơn đặ ợp đồ ải được đánh số ả chặt chẽ. - Việc phê chuẩn phải đúng thẩm quyền, đúng kế hoạch mua, giấy đề nghị mua hàng đã được phê duyệt của doanh nghiệp - Phải có báo cáo nhận hàng, nhật ký mua hàng, biên bản kiểm nghiệm và phải có kiểm tra nội bộ về hóa đơn mua Trường hàng,Đại kiến nghhọcị mua hàng, Kinh đơn đặt hàng. tế Huế - Doanh nghiệp phải có qui chế phê chuẩn. Nghiệp vụ mua hàng hóa, - Việc phê chuẩn và tính toán, đánh giá phải đảm bảo tính tài sản và thanh toán được độc lập theo đúng trình tự. tính toán và đánh giá một - Vi c phê chu n ph i phù h i k ho ch mua, cách đúng đắn ệ ẩ ả ợp, đúng vớ ế ạ giấy đề nghị mua hàng của bộ phận sử dụng trong doanh SVTH: Bùi Nguyễn Tường Vi 12
  22. Khóa luận tốt nghiệp nghiệp Các nghiệp vụ mua hàng - Các chứng từ vận chuyển, hóa đơn mua hàng, báo cáo hóa, tài sản và thanh toán mua hàng, nhật ký mua hàng đều được kiểm soát nội bộ. được ghi sổ là đầy đủ Các biên bản kiểm nghiệm và phiếu nhập kho đều được đánh số liên tục và được kiểm soát chặt chẽ. - Các nghiệp vụ phải được ghi chép đầy đủ và kịp thời vào nhật ký mua hàng, báo cáo mua hàng, thẻ kho, sổ kế toán tổng hợp, chi tiết. Các nghiệp vụ mua hàng Nghiệp vụ mua hàng phát sinh phải được ghi sổ kịp thời và thanh toán được ghi sổ vào các sổ có liên quan như trên khi có đầy đủ các chứng kịp thời từ, hóa đơn, phiếu nhập kho đã được phê chuẩn. Các nghiệp vụ mua hàng - Doanh nghiệp qui định phải ghi sổ mua hàng kịp thòi hóa, tài sản và thanh toán hàng ngày được ghi sổ là đúng kỳ - Việc ghi sổ mua hàng hàng ngày phải được kiểm soát nội bộ (có dấu hiệu kiểm soát nội bộ) Các nghiệp vụ mua hàng - Doanh nghiệp qui định về việc mở sổ và thủ tục ghi sổ hóa, tài sản và thanh toán phải đúng sự phân loại được ghi sổ đúng sự phân - Vi c ghi s ph i có d u hi u và có quá trình ki m soát n i loại và đúng phương pháp ệ ổ ả ấ ệ ể ộ bộ chặt chẽ - Hướng dẫn đầy đủ sơ đồ kế toán cho các trường hợp Các nghiệp vụ mua hàng - Qui định tách biệt việc ghi chép, tính toán và việc kiếm hóa, tài sản và thanh toán soát nội bộ. được cộng dồn và trình - Có d u hi u ki m tra n i b v vi c c ng d n và trình bày bày một cách đúng đắn ấ ệ ể ộ ộ ề ệ ộ ồ trên báo cáo tài chính *TrườngKiểm soát nội bộ đ ốĐạii với nợ phhọcải trả cho Kinh người bán tế Huế - Quá trình kiểm soát nội bộ nợ phải trả người bán Mỗi nội dung nợ phải trả cho người bán khác nhau thì kiểm soát nội bộ cũng có sự khác nhau. Tuy nhiên, kiểm soát nợ phải trả nói chung đều phải thể hiện trên các điểm như sau: + Có các quy định chặt chẽ về từng loại công nợ khi phát sinh và xử lý. SVTH: Bùi Nguyễn Tường Vi 13
  23. Khóa luận tốt nghiệp + Có hệ thống sổ kế toán chi tiết ghi chép theo từng loại công nợ và từng đối tượng. + Có sự kiểm tra xét duyệt và phê chuẩn cho từng loại công nợ. Có báo cáo công nợ phải trả cho người bán theo từng loại nợ, từng người bán và phải được phê duyệt. + Định kỳ có sự kiểm tra, đối chiếu xác nhận công nợ với người bán có liên quan. + Sự ghi chép công nợ phải đầy đủ, kịp thời, có hệ thống và có sự phân loại rõ ràng. + Có quy định và kiểm tra chặt chẽ về việc sử dụng tỷ giá ngoại tệ đúng qui định để hạch toán nợ phải trả cho người bán, đảm bảo tính thống nhất. + Có những quy định và kiểm soát chặt chẽ về từng loại công nợ phải trả cho người bán đảm bảo đúng sự phân loại và đúng quy định. - Trình tự khảo sát kiểm soát nội bộ các khoản phải trả cho người bán cơ bản giống như mua vào và thanh toán. 1.2 Nội dung kiểm toán chu trình mua hàng – nợ phải trả người bán 1.2.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán Phạm vi kế hoạch kiểm toán thay đổi tùy theo quy mô khách hàng, tính chất phức tạp của công việc kiểm toán, kinh nghiệm và hiểu biết của kiểm toán viên về đơn vị và hoạt động của đơn vị được kiểm toán. TrưTrườngớc khi lập kế ho ạĐạich kiểm toánhọc cần quy Kinhết định việc chtếấp nhHuếận khách hàng mới hoặc tiếp tục với các khách hàng cũ, nhận diện các lý do kiểm toán của khách hàng, đạt được hợp đồng kiểm toán, và bố trí nhân sự cho cuộc kiểm toán. Các thông tin cơ sở như ngành nghề kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh, hoạt động kinh doanh, các bên liên quan là những thông tin hết sức cơ bản cho việc tiến hành kiểm toán. Những thông tin này phải được thu thập ngay khi bắt đầu lập kế SVTH: Bùi Nguyễn Tường Vi 14
  24. Khóa luận tốt nghiệp hoạch kiểm toán. Đồng thời, ở nội dung này còn phải đánh giá nhu cầu sử dụng chuyên gia bên ngoài trong những tình huống cần thiết. Các thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng cần phải được kiểm tra ngay sau khi thu thập thông tin cơ bản. Những thông tin này được thu thập thông qua việc tìm hiểu điều lệ công ty, các quy chế của công ty khách hàng; các biên bản cuộc họp ban giám đốc và hội đồng quản trị; và các hợp đồng của công ty. Sau khi đã đạt được các thông tin theo các nội dung trên cần thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ nhằm để hiểu biết về ngành nghề kinh doanh và công việc kinh doanh của khách hàng, đánh giá khả năng tiếp tục hoạt động kinh doanh, chỉ ra những sai phạm có thể và để giảm công việc kiểm tra chi tiết. Rủi ro kiểm toán có thể chấp nhận được xác định cho cuộc kiểm toán nói chung và thông thường được áp dụng giống nhau cho các chu kỳ, các khoản mục kiểm toán. Trong khi đó rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát cần phải được xác định cụ thể cho từng chu kỳ, từng khoản mục của báo cáo tài chính thậm chí cho từng cơ sở dẫn liệu. Trọng yếu được thiết lập chung cho toàn bộ báo cáo tài chính sau đó phân bổ cho các bộ phận của báo cáo tài chính nhưng không cần thiết phải xác định cho từng cơ sở dẫn liệu. Chương trình kiểm toán thực chất là một tập hợp các thủ tục kiểm toán chỉ dẫn cho việc thu thập bằng chứng kiểm toán theo các cơ sở dẫn liệu cụ thể, trong đó xác định cả quy mô mẫu, phần tử lựa chọn và thời gian thực hiện cho mỗi thủ tục kiểm toán. Chương trình kiểm toán của hầu hết các cuộc kiểm toán được thiết kế thành ba phần: các khảo sát nghiệp vụ, các thủ tục phân tích và các khảo sát chi tiết của các Trườngsố dư. Mỗi phần đư Đạiợc tiếp t ụchọc chia nh ỏKinhthành các nghi tếệp vHuếụ kinh tế và các khoản mục hay chỉ tiêu trên báo cáo tài chính. Thiết lập một chương trình kiểm toán hợp lý với một trình tự kiểm toán thích hợp sẽ giúp kiểm toán viên hoàn thành cuộc kiểm toán với chi phí và thời gian hợp lý. SVTH: Bùi Nguyễn Tường Vi 15
  25. Khóa luận tốt nghiệp 1.2.2 Thực hiện kiểm toán chu trình mua hàng và nợ phải trả người bán 1.2.2.1 Khảo sát về kiểm soát nội bộ Việc nghiên cứu, đánh giá và khảo sát về kiểm soát nội bộ chu trình mua vào và thanh toán phải được tiến hành theo trình tự các bước sau đây: Bước 1: Thiết lập hệ thống câu hỏi sẵn về kiếm soát nội bộ chu trình mua hàng hóa, tài sản và thanh toán. Việc thiết lập hệ thống câu hỏi này phải theo trình tự, đầy đủ và chặt chẽ. Để thiết lập được hệ thống câu hỏi này, yêu cầu kiểm toán viên phải có được sự hiểu biết chặt chẽ về kiểm soát nội bộ chu kỳ mua vào và thanh toán cũng như hiểu biết về sự vận hành và qui định kiểm soát đặc thù của mỗi doanh nghiệp để thiết lập hệ thống câu hỏi kiểm soát cho phù hợp. Bước 2: Trực tiếp khảo sát, thu thập, tìm hiểu vể quá trình kiếm soát nội bộ các nghiệp vụ mua hàng và thanh toán của doanh nghiệp theo các cơ sở dẫn liệu của chúng. Khi khảo sát quá trình kiểm soát nội bộ chu kỳ mua vào và thanh toán ở doanh nghiệp yêu cầu kiểm toán viên phải đặc biệt lưu ý đến các cơ sở dẫn liệu của qui chế kiểm soát nội bộ, như tính hiện hữu, tính hiệu lực và tính liên tục của qui chế kiểm soát nội bộ, ngoài ra kiểm toán viên còn phải chú ý đến việc chấp hành và thực hiện các nguyên tắc trong kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp. Đồng thời, kiểm toán viên luôn phải đặt ra câu hỏi và đánh giá quá trình kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp có hiệu lực, hiệu quả và có đảm bảo tính liên tục hay không? Qui chế kiểm soát có hợp lý và chặt chẽ hay không? Những nét đặc thù và khác biệt về kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp cần lưu ý? Trong quá trình khảo sát, kiểm toán viên phải ghi chépTrường lại tất cả những k ếĐạit quả đã khhọcảo sát làm Kinh căn cứ cho vitếệc đánh Huế giá của kiểm toán viên ở bước 3. Bước 3: Đánh giá rủi ro kiểm soát nội bộ nghiệp vụ mua vào và thanh toán. Thông qua kết quả nghiên cứu đã thu thập được ở bước 2, kiểm toán viên đánh giá rủi ro kiểm soát nghiệp vụ mua hàng hóa, tài sản và thanh toán của doanh nghiệp ở các mức độ cao, trung bình, thấp hay ở các mức độ phần trăm (5%; SVTH: Bùi Nguyễn Tường Vi 16
  26. Khóa luận tốt nghiệp 10%; ), việc đánh giá rủi ro kiểm soát của doanh nghiệp cũng có thể được minh họa bằng lưu đồ. Bước 4: Đánh giá chi phí lợi ích của việc khảo sát các quá trình. Từ kết quả của bước 3, kiểm toán viên phải tính toán dự kiến để lựa chọn tiếp các khảo sát chi tiết kiểm soát hay quay về thực hiện các khảo sát cơ bản. Việc tính toán cân nhắc luôn được kiểm toán viên đặt ra trong mối quan hệ giữa chi phí kiểm toán là thấp nhất với mức độ thỏa mãn trong kiểm toán là cao nhất và rủi ro kiểm toán là thấp nhất. Bước 5: Thiết kế các khảo sát nghiệp vụ mua hàng hóa, tài sản và thanh toán nhằm làm rõ và làm thỏa mãn các mục tiêu kiểm soát nội bộ. Xác định được qui mô, phạm vi áp dụng phương pháp kiểm toán cơ bản có liên quan. Trong bước này, kiểm toán viên phải dựa vào kết quả của các bước trên để thiết kế các kỹ thuật và thủ tục kiểm toán cụ thể khoa học với những mẫu kiểm toán thích hợp cho những khoản mục lựa chọn đúng đắn, thích hợp, có tính trọng yếu với những chi phí ít nhất nhưng rủi ro lại thấp nhất và mức thỏa mãn cao nhất. Việc kiểm soát nội bộ nghiệp vụ mua hàng hóa, tài sản và thanh toán luôn theo những mục tiêu cụ thể nhất định. Với mỗi mục tiêu cụ thể, sẽ có những thủ tục kiểm soát cụ thể. Do vậy, kiểm toán viên phải có những kỹ thuật và thủ tục khảo sát cụ thể khoa học khác nhau 1.2.2.2 Thực hiện các thử nghiệm cơ bản *Thủ tục phân tích đối với mua hàng và thanh toán TrongTrường kiểm toán chu Đại trình mua học hàng hóa, Kinh tài sản và thanhtế Huếtoán, kiểm toán viên thường sử dụng các kỹ thuật phân tích đánh giá tổng quát sau đây để xem xét tính hợp lý, logic của hàng hóa, tài sản, vật tư mua vào. Qua đó, xác định những tính chất bất bình thường, những sai lệch thông tin về tài sản, vật tư, hàng hóa mua vào, để từ đó định hướng kiểm toán. Các kỹ thuật thường được kiểm toán viên sử dụng đó là: SVTH: Bùi Nguyễn Tường Vi 17
  27. Khóa luận tốt nghiệp - So sánh hàng hóa, tài sản, vật tư mua vào của kỳ này, năm này với kỳ trước, năm trước theo từng loại riêng biệt. Đồng thời phải có sự liên hệ với điều kiện sản xuất kinh doanh thực tế của doanh nghiệp và phải được đặt trong mối quan hệ với kế hoạch mua, với sản lượng, với giá cả, với kết cấu mặt hàng mua vào, với qui mô và kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong từng giai đoạn - So sánh vật tư, tài sản, hàng hóa mua vào giữa thực tế với kế hoạch. Việc so sánh này phải được thực hiện cho từng loại tài sản, vật tư, hàng hóa mua vào cả về số lượng, số tiền thì kết quả so sánh sẽ có độ chính xác cao hơn. - So sánh các khoản phải trả thực tế kỳ này, năm này với kỳ trước, năm trước theo tổng số và theo từng khách hàng, từng người mua. - So sánh tỷ lệ vật tư, tài sản, hàng hóa mua vào trong kỳ so với tổng số vật tư, tài sản, hàng hóa mà doanh nghiệp sử dụng giữa kỳ này, năm này với kỳ trước, năm trước. - So sánh số dư các tài khoản hàng mua vào giữa kỳ này, năm này với kỳ trước, năm trước để nhằm đánh giá số hàng mua vào thực tế sử dụng giữa kỳ này, năm này với kỳ trước, năm trước có hợp lý hay không? Việc so sánh này là phức tạp và để tìm được nguyên nhân là rất khó khăn, đòi hỏi kiểm toán viên phải có sự tư duy trong mối quan hệ tổng hợp với nhiều yếu tố. Mọi chênh lệch phát hiện sẽ giúp kiểm toán viên định hướng kiểm toán và cần phải thu thập đầy đủ bằng chứng thích hợp để làm rõ. *Thủ tục phân tích đối với nợ phải trả người bán -TrườngSo sánh nợ phải tr ảĐạinăm nay họcvới năm trưKinhớc theo từ ngtế ngư Huếời bán, kể cả so sánh số phát sinh và số dư cuối năm để xác định những chênh lệch bất hợp lý, tìm kiếm nợ chưa ghi sổ hoặc ghi sổ không đúng kỳ. - So sánh tổng số nợ phải trả cho người bán năm nay với năm trước để phát hiện những khoản chênh lệch bất hợp lý. Khi có sự biến động, kiểm toán viên phải tìm được bằng chứng hợp lý chứng minh, và thường phải tập trung vào những SVTH: Bùi Nguyễn Tường Vi 18
  28. Khóa luận tốt nghiệp người bán mới xuất hiện hoặc những chứng từ, hóa đơn có số tiền lớn để xác minh - So sánh danh mục người bán và danh mục các khoản phải trả người bán năm này với năm trước để phát hiện những người bán và những khoản phải trả mới phát sinh trong năm, từ đó tìm bằng chứng chứng minh cho những người bán và những khoản nợ phải trả người bán mới phát sinh. - So sánh tỷ lệ nợ phải trả cuối kỳ với tổng giá trị mua vào trong kỳ của năm này với năm trước để tìm ra những khoản nợ biến động tăng, giảm bất thường hay những khoản nợ mua chịu tăng thêm hay những khoản mua vào được thanh toán ngay, qua đó xác định những biến động bất thường để định hướng kiểm toán. - So sánh tỷ lệ số dư nợ phải trả cuối kỳ với tổng nợ ngắn hạn của năm này với năm trước để xem xét những khả năng có những khoản nợ chưa ghi sổ hay đã ghi sổ nhưng thực tế chưa xảy ra. Biện pháp kiểm tra trường hợp này là thực hiện kiểm tra những nghiệp vụ phát sinh vào đầu kỳ kế toán sau. *Kiểm tra các nghiệp vụ mua hàng và thanh toán Để thực hiện kiểm toán chi tiết các nghiệp vụ mua hàng và thanh toán, trước hết kiểm toán viên phải xác định được tính trọng yếu cho các chỉ tiêu thuộc chu trình mua vào và thanh toán. Trong thực tế, việc xác định tính trọng yếu cho các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính thuộc chu trình mua hàng hóa và thanh toán hoàn toàn tùy thuộc vào sự xét đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên. Tuy nhiên, kiểm toán viên luôn phải quan tâm tập trung vào những nghiệp vụ có số tiền lớn, phát sinh vào đầu hoặTrườngc cuối kỳ, những chu Đạiyến hàng học có quá trìnhKinh kiểm soát tế nội bHuếộ yếu kém, liên quan đến khách hàng mới, có giá bán không bình thường, có sự nghi ngờ của kiểm toán viên - Kiểm tra về cơ sở dẫn liệu sự phát sinh của nghiệp vụ mua hàng và thanh toán SVTH: Bùi Nguyễn Tường Vi 19
  29. Khóa luận tốt nghiệp + Kiểm tra các bút toán trên sổ kế toán tổng hợp, chi tiết có đảm bảo và được chứng minh bằng các chứng từ, hóa đơn mua hàng và phiếu nhập kho hay không, chú ý đến tính hợp pháp và tính logic của chứng từ. + Tiếp theo, kiểm toán viên kiểm tra chọn mẫu điển hình một số nghiệp vụ mua hàng hóa, tài sản và thanh toán đã được phản ánh trên sổ kế toán tổng hợp, chi tiết xem xét chúng đã được phản ảnh vào nhật ký mua hàng, báo cáo mua hàng, thẻ kho, nhật ký của bảo vệ hay không? + Kiểm tra tính độc lập của các bộ phận tham gia mua hàng và trình tự thực hiện qui trình mua hàng hóa, tài sản và thanh toán có được thực hiện đúng qui định và đảm bảo quá trình kiểm soát hay không? + Kiểm tra chứng từ chứng minh cho việc thanh toán về những chuyến hàng này. Nếu có phát sinh thực tế nghiệp vụ trả tiền cho những khách hàng này hoặc có chứng từ phản ánh các khoản giảm giá mua, chiết khấu thanh toán cho chính những chuyến hàng đang kiểm tra thì tính có thật của chuyến hàng cũng được chứng minh. + Dùng công thức tính toán về mặt số lượng, số tiền cho tổng số và cho từng loại vật tư, tài sản, hàng hóa để xác định tính cân đối và tính hợp lý của hàng nhập trong kỳ theo công thức: Tồn đầu kỳ + Nhập trong kỳ = Xuất trong kỳ + Tồn cuối kỳ + Kiểm toán viên có thể trực tiếp hoặc gián tiếp nhờ khách hàng xác nhận. Kỹ thuật xác nhận được thực hiện có thể cho những hóa đơn mua hàng nghi vấn hoặc số dư tài khoản phải trả cho người bán tại những thời điểm cần xác minh. Việc xác nhậTrườngn phải tuân theo nguyên Đại tắc và học trình tự xácKinh nhận. Việ ctế gửi kHuếết quả xác nhận cũng phải được gửi về địa chỉ của kiểm toán viên, không được gửi về địa chỉ doanh nghiệp hay đơn vị đang được kiểm toán. + Kiểm tra nghiệp vụ mua hàng, có được phê chuẩn đúng đắn hay không? Mọi sự phê chuẩn không đúng qui định và trình tự khi được phát hiện đều phải tìm nguyên nhân và bằng chứng để làm rõ. SVTH: Bùi Nguyễn Tường Vi 20
  30. Khóa luận tốt nghiệp - Kiểm tra về cơ sở dẫn liệu đã tính toán và đánh giá + Chọn mẫu một số chứng từ, hóa đơn mua hàng, phiếu nhập kho để kiểm toán viên tính ra số tiền theo giá thực tế của vật tư, tài sản, hàng hóa mua vào dựa vào đơn giá và số lượng đã được kiểm soát và phê chuẩn. + Tính toán lại số tiền vận chuyển trên chứng từ vận chuyển có đúng hợp đồng, hóa đơn, biên bản kiểm nghiệm đã được phê chuẩn của người có thẩm quyền. + Tính lại giá thực tế vật tư, tài sản, hàng hóa mua vào bằng ngoại tệ. Kiểm tra, xem xét doanh nghiệp mua hàng bằng ngoại tệ có được qui đổi ra tỷ giá thực tế theo đúng qui định hay không? + So sánh số liệu trên phiếu nhập kho, hóa đơn mua hàng với số liệu trên chứng từ vận chuyển và đơn đặt mua hàng tương ứng. - Kiểm tra về cơ sở dẫn liệu phân loại và hạch toán + Kiểm tra việc ghi sổ các nghiệp vụ mua hàng, thanh toán có được ghi sổ đầy đủ hay không? + Kiểm tra các nghiệp vụ mua hàng, thanh toán có được ghi chép kịp thời hay không? + Kiểm tra các nghiệp vụ mua hàng thanh toán có được ghi chép đúng kỳ hay không? + Kiểm tra các nghiệp vụ mua hàng thanh toán có được ghi chép đúng sự phân loạTrườngi và đúng phương phápĐại hay không học? Kinh tế Huế + Kiểm tra các nghiệp vụ mua hàng hóa, tài sản và thanh toán có được ghi chép đúng phương pháp hay không? - Kiểm tra cơ sở dẫn liệu tổng hợp và công bố SVTH: Bùi Nguyễn Tường Vi 21
  31. Khóa luận tốt nghiệp + Cộng lại số liệu trên sổ chi tiết, tổng hợp vật tư, tài sản, hàng hóa mua vào, nhật ký mua hàng, bảng kê và báo cáo nhận hàng đã được kiểm toán đối chiều với số liệu của doanh nghiệp xem có khớp hay không? + Cộng lại số phát sinh lũy kế trên sổ cái tài khoản hàng mua vào, nợ phải trả cho người bán, chú ý đối chiếu số liệu trên sổ tổng hợp với số liệu báo cáo của doanh nghiệp và điều chỉnh kịp thời chênh lệch. + Kiểm tra lại phương pháp lập các chỉ tiêu mua vào và thanh toán trên Báo cáo tài chính của doanh nghiệp có đúng qui định hay không? * Kiểm toán nợ phải trả cho người bán Kiểm toán nợ phải trả cho người bán về cơ bản cũng được thực hiện giống như kiếm toán chu kỳ mua hàng và thanh toán. Bao gồm: kiểm toán chi tiết nghiệp vụ nợ phải trả cho người bán và kiểm toán số dư nợ phải trả cho người bán. Kỹ thuật kiểm toán này chỉ được thực hiện sau khi đã thực hiện thủ tục phân tích và thủ tục khảo sát kiểm soát nội bộ về các khoản nợ phải trả cho người bán để tìm ra được những phạm vi, bộ phận cần thực hiện kiểm toán. Các kỹ thuật kiểm toán cụ thể bao gồm: - Kiểm toán chi tiết nghiệp vụ nợ phải trả cho người bán + Kiểm toán cơ sở dẫn liệu “sự phát sinh” của nghiệp vụ  So sánh các khoản nợ phải trả cho người bán theo từng người bán, từng khoản nợ đã được phản ánh trên sổ chi tiết nợ phải trả người bán của doanh nghiệp với các chứng từ gốc. Đặc biệt, kiểm toán viên phải chú ý Trườngđối với những nghi Đạiệp vụ có học số tiền l ớKinhn, mới phát sinhtế ho Huếặc phát sinh vào đầu hoặc cuối kỳ, chú ý đối với những khách hàng lạ, không bình thường  Gửi thư hoặc trực tiếp yêu cầu người bán xác nhận về công nợ để có cơ sở xác minh về tính có thật của con nợ, sau đó tổng hợp các kết quả và SVTH: Bùi Nguyễn Tường Vi 22
  32. Khóa luận tốt nghiệp thư đã xác nhận và không xác nhận để có biện pháp kiểm toán bổ sung, mở rộng phạm vi kiểm toán hoặc đối chiếu qua ngân hàng.  Kiểm tra thủ tục và thẩm quyền phê chuẩn cũng như dấu hiệu của quá trình kiểm soát nội bộ được để lại trên các chứng từ chứng minh nguồn gốc nợ phải trả người bán và các chứng từ thanh toán nợ cho người bán.  Kiểm tra các nghiệp vụ phát sinh vào đầu kỳ kế toán sau để có thêm cơ sở chứng minh cho cả tính có thật và tính đầy đủ của nghiệp vụ. + Kiểm toán cơ sở dẫn liệu “tính toán và đánh giá” Để kiểm toán mục tiêu này, kiểm toán viên phải tính toán số tiền trên các chứng từ, hóa đơn cần kiểm toán, đặc biệt đối với những nghiệp vụ có số tiền lớn, không bình thường hoặc nghiệp vụ thanh toán bằng ngoại tệ phải được qui đổi theo đúng tỷ giá qui định. + Kiểm toán cơ sở dẫn liệu “phân loại và hạch toán” Kiểm toán việc ghi chép đầy đủ các nghiệp vụ nợ phải trả cho người bán (Kiểm toán cơ sở dẫn liệu đầy đủ của nghiệp vụ):  Kiểm tra tính liên tục của chứng từ, hóa đơn nợ phải trả cho người bán, đặc biệt chú ý đến các chứng từ chứng minh của các nghiệp vụ phát sinh vào đầu và cuối kỳ, nhằm kiểm tra xem các nghiệp vụ này đã được ghi đầy đủ vào sổ kế toán liên quan hay chưa. Nếu có bảng kê các chứng từ công nợ mà người bán gửi cho doanh nghiệp thì phải đối chiếu các chứng từ, hóa đơn với số liệu của bảng kê này.  Kiểm toán các nghiệp vụ thanh toán nợ phải trả cho người bán phát sinh Trườngvào đầu kỳ kế toán Đại sau. học Kinh tế Huế  Gửi thư, công văn hoặc trực tiếp nhờ người bán xác nhận về số tiền mua hàng và số dư tài khoản nợ phải trả cho người bán. Kiểm toán về sự phân loại và hạch toán đúng đắn của nghiệp vụ nợ phải trả cho người bán: SVTH: Bùi Nguyễn Tường Vi 23
  33. Khóa luận tốt nghiệp  Kiểm toán viên tổng hợp nợ phải trả cho người bán theo từng loại nợ trên sổ kế toán chi tiết, theo từng khách nợ để đối chiếu với bảng kê công nợ và báo cáo công nợ theo từng loại nợ, từng khách nợ. Những chênh lệch phát sinh có thể là những trường hợp doanh nghiệp kế toán không đúng sự phân loại.  Kiểm toán viên kiểm tra các sổ chi tiết công nợ và quá trình ghi chép đúng phương pháp bằng cách xem xét, đối chiếu, quan sát quá trình xử lý nghiệp vụ phát sinh và việc ghi sổ kế toán, lập báo cáo theo đúng qui định. Kiểm toán về việc hạch toán đúng kỳ: Cũng giống như trên, kiểm toán viên cũng phải kiểm tra các chứng từ chứng minh cho các nghiệp vụ phát sinh vào đầu kỳ kế toán sau. Ngoài ra, kiểm toán viên còn phải thực hiện kiểm tra ngày tháng trên chứng từ, hóa đơn có liên quan với ngày tháng ghi sổ và bảng kê các chứng từ hóa đơn mà người bán gửi cho doanh nghiệp. Kiểm toán về nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nợ phải trả cho người bán (trách nhiệm pháp lý): Việc xác minh về tính có thật của nghiệp vụ và sự tồn tại thực tế, đủ tư cách pháp nhân của chủ nợ sẽ chứng minh được cơ sở dẫn liệu này của nghiệp vụ. + Kiểm toán cơ sở dẫn liệu “tổng hợp và công bố” nợ phải trả cho người bán trên báo cáo tài chính Sau khi kiểm toán các cơ sở dẫn liệu như trên, kiểm toán viên có thể kết luận về sự phù hợp giữa số liệu sổ kiểm tra với thực tế của doanh nghiệp, đảm bảo độ tin cậy hợpTrường lý về các khoản nợĐạiphải trả họcngười bán. Kinh Tuy nhiên, đtếể ki ểHuếm tra việc trình bày và công khai nợ phải trả người bán trên báo cáo tài chính thì kiểm toán viên phải nắm được qui định và phương pháp lập các chỉ tiêu nợ phải trả người bán trên báo cáo tài chính theo chuẩn mực và thông lệ chung. - Kiểm toán chi tiết số dư nợ phải trả cho người bán SVTH: Bùi Nguyễn Tường Vi 24
  34. Khóa luận tốt nghiệp Đối với số dư tài khoản nợ phải trả người bán, phương pháp kiểm tra của kiểm toán viên tốt nhất là nhờ khách hàng xác nhận. Nếu không có điều kiện xác nhận thì kiểm toán viên phải thực hiện các kỹ thuật sau đây:  Kiểm tra tính có thật của khách hàng.  Dựa trên kết quả kiểm toán các nghiệp vụ bán hàng và thu tiền phát sinh, kiểm toán viên tính ra số dư và đối chiếu với số liệu của doanh nghiệp, tìm bằng chứng chứng minh cho chênh lệch nếu có.  Nhờ ngân hàng xác nhận về số tiền trên tài khoản công nợ phải trả người bán  Kiểm tra đối chiếu số liệu kế toán của doanh nghiệp với bảng kê của người bán gửi cho doanh nghiệp và bảng kê đối chiếu số liệu định kỳ giữa doanh nghiệp với ngân hàng. Kiểm tra lại độ tin cậy của những bảng kê này.  Ngoài các kỹ thuật kiểm toán như trên, tùy vào mức độ rủi ro kiểm soát và mức thỏa mãn đạt được về kiểm soát để kiểm toán viên cân nhắc lựa chọn thêm các nghiệp vụ phát sinh vào đầu kỳ, cuối kỳ hoặc có số tiền lớn, có quá trình kiểm soát nội bộ yếu kém, kiểm toán viên có nhiều nghi ngờ để thực hiện thủ tục kiểm toán như kiểm tra các nghiệp vụ mua vào thanh toán như trên. 1.2.3 Kết thúc kiểm toán chu trình mua hàng và nợ phải trả ngừơi bán Tại giai đoạn kết thúc kiểm toán, KTV trên cơ sở tổng hợp các bằng chứng thu thập được sẽ đưa ra kết luận về chu trình mua hàng – nợ phải trả người bán. Để lập ra biên bản hay báo cáo kiểm toán, bắt buộc kiểm toán viên trước tiên phải so Trườngsánh kết quả kiểm toánĐại về sai học sót thực tKinhế đã được phát tế hiệ nHuế trong quá trình kiểm toán của chu kỳ với ước lượng ban đầu về tính trọng yếu được phân bổ, để xem có chấp nhận hay không chấp nhận kết quả kiểm toán này và có cần thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung hay không? Trước khi đưa ra kết luận, một lần nữa kiểm toán viên phải thực hiện thủ tục phân tích để đánh giá về độ tin cậy của kết quả kiểm toán, về độ tin cậy của các bằng chứng kiểm toán, thủ tục lấy mẫu và các thủ tục kiểm toán đã áp dụng trong trường hợp này trước khi đưa ra quyết định có SVTH: Bùi Nguyễn Tường Vi 25
  35. Khóa luận tốt nghiệp cần áp dụng thêm các thủ tục kiểm toán bổ sung hay mở rộng phạm vi kiểm toán hay không? Để từ đó kiểm toán viên lập ra một biên bản hay báo cáo kiểm toán một cách tin cậy và đảm bảo rủi ro kiểm toán nằm trong phạm vi cho phép. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Bùi Nguyễn Tường Vi 26
  36. Khóa luận tốt nghiệp CHƯƠNG 2 - THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG – NỢ PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN TẠI CÔNG TY ABC CỦA CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ THẨM ĐỊNH GIÁ AFA 2.1 Tổng quan về Công ty Kiểm toán và Thẩm định giá AFA Tên công ty: Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA Tên viết tắt: AFA Trụ sở chính của AFA: Số 142 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng. Tell: (0236)-3633333. Fax: (0236)-3633338. Email: info@afac.com.vn. Website: afac.com.vn Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA (sau đây gọi tắt là “AFA”) là một tổ chức kiểm toán độc lập hoạt động tại Việt Nam, được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0401632052 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Đà Nẵng cấp ngày 12/11/2014, thay đổi lần gần nhất vào ngày 23/05/2019. AFA cung cấp đầy đủ các dịch vụ giá trị gia tăng như kiểm toán, kế toán, tư vấn thuế, tư vấn tài chính và đầu tư, tư vấn quản trị, đào tạo và hỗ trợ tuyển dụng cho các doanh nghiệp. Tổng số vốn điều lệ của AFA theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là 9,99 tỷ đồng. Những thế mạnh sau đây làm nên bản sắc và chất lượng dịch vụ của AFA, đó là: - HiểTrườngu biết đầy đủ và sâu Đại sắc về th ịhọctrường trong Kinh nước và qu tếốc tế ;Huế - Am hiểu về đặc điểm của nhiều ngành nghề kinh doanh; - Thường xuyên được mời tham gia các Hội thảo về chuẩn mực kế toán, kiểm toán, tài chính, thuế tại Việt Nam; - Ban lãnh đạo và nhân viên đã có nhiều năm làm việc cho các hãng kiểm toán lớn của Việt Nam. Chuyên nghiệp, tâm huyết với nghề, có trình độ, năng động và SVTH: Bùi Nguyễn Tường Vi 27
  37. Khóa luận tốt nghiệp sáng tạo trong công việc. Được đào tạo thường xuyên liên tục trong nước và các chương trình quốc tế; - Các cuộc kiểm toán tại doanh nghiệp sẽ do các nhân sự chủ chốt của AFA tham gia trực tiếp, nhằm phát huy tối đa việc tư vấn, hỗ trợ cho quý khách hàng. AFA hoạt động theo phương châm “Luôn đồng hành cùng doanh nghiệp” và luôn đề cao nguyên tắc độc lập, khách quan, trung thực và bí mật số liệu của khách hàng trong các dịch vụ mà AFA cung cấp. Mục tiêu hoạt động của AFA là giúp khách hàng và những người quan tâm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, cung cấp những thông tin thiết thực và các giải pháp tối ưu cho việc quản trị và điều hành doanh nghiệp. AFA cam kết cung cấp tới khách hàng các dịch vụ chuyên ngành với chất lượng cao nhất và tham gia vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam. 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA AFA là một công ty kiểm toán và thẩm định giá, thành lập từ cuối năm 2014. Tiền thân là Công ty TNHH Kiểm toán AFA. Những năm vừa qua, AFA đã từng bước xây dựng nền móng về đội ngũ nhân lực, cơ sở vật chất, quy trình làm việc, giá trị văn hóa và cơ sở khách hàng. Mặc dù gặp phải vô vàn khó khăn, thử thách, nhưng Công ty đã vượt qua và đạt được những thành tựu bước đầu ấn tượng. Những thành tựu mà AFA đã đạt được trong chặng đường 5 năm đầu tiên (2014 – 2019): - Sau 5 năm AFA đã trở thành Công ty Kiểm toán có doanh số lớn nhất Miền Trung, TâyTrường Nguyên và là CôngĐại ty có 2học dịch vụ kiKinhểm toán Báo tế cáo quyHuếết toán dự án hoàn thành và Thẩm định giá tài sản (chỉ tính trong các Công ty Kiểm toán có cung cấp dịch vụ Thẩm định giá) nằm trong top 10 của Việt Nam. - Nằm trong danh sách 37 công ty được Bộ Tài chính chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng năm 2020. SVTH: Bùi Nguyễn Tường Vi 28
  38. Khóa luận tốt nghiệp - Nằm trong danh sách được cung cấp dịch vụ Thẩm định giá cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCB) và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). - Cùng với vị thế đó AFA đã có một đội ngũ nhân sự hùng hậu với gần 120 nhân viên chuyên nghiệp, lành nghề; có trên 500 khách hàng thuộc nhiều ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn, quy mô khác nhau. 2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA BAN TỔNG GIÁM ĐỐC PHÒNG TƯ VẤN KHỐI KIỂM PHÒNG HÀNH KHỐI KIỂM KHỐI THẨM – ĐÀO TẠO TOÁN XDCB CHÍNH – KẾ TOÁN BCTC ĐỊNH GIÁ TOÁN BAN KIỂM BAN KIỂM SOÁT CHẤT SOÁT CHẤT LƯỢNG LƯỢNG PHÒNG PHÒNG PHÒNG PHÒNG PHÒNG PHÒNG KIỂM TOÁN KIỂM TOÁN KIỂM TOÁN KIỂM TOÁN KIỂM TOÁN KIỂM TOÁN XDCB 1 XDCB 2 XDCB 3 XDCB 5 BCTC 1 BCTC 2 Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA Chức năng và nhiệm vụ các bộ phận: + Ban Tổng Giám Đốc: Là người đại diện toàn quyền và chịu trách nhiệm trước phápTrường luật về toàn b ộĐạihoạt động học của công Kinh ty, trực tiếp tếtổ ch ứHuếc và điều hành hoạt động kinh doanh của công ty, chịu trách nhiệm ký hợp đồng cung cấp dịch vụ kiểm toán và các dịch vụ khác. + Phòng Tư vấn - Đào tạo: Thực hiện các dịch vụ tư vấn về thuế, cung cấp dịch vụ kế toán, trực tiếp tổ chức các khóa đào tạo, cập nhật các chính sách mới, các điểm thay đổi, bổ sung trong các văn bản pháp luật về kế toán, kiểm toán, thuế SVTH: Bùi Nguyễn Tường Vi 29
  39. Khóa luận tốt nghiệp cho các khách hàng của công ty và khách hàng có nhu cầu; chịu trách nhiệm tổ chức khóa đào tạo, huấn luyện cho nhân viên mới và thực tập sinh. + Phòng Kế toán - Hành chính: Thực hiện hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của công ty hằng ngày, lưu giữ hồ sơ chứng từ liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty, tổng hợp, đối chiếu số liệu cuối kỳ, lập BCTC cuối kỳ, hỗ trợ nhân viên trong công ty về các hoạt động liên quan đến phần mềm hoạt động, cung cấp con dấu của công ty, trực tiếp nhận và gửi hồ sơ của khách hàng. + Khối kiểm toán XDCB: Được phân công và chịu trách nhiệm thực hiện các hợp đồng kiểm toán XDCB theo đúng thời gian đã được phân công của Ban Giám đốc. + Khối kiểm toán BCTC: Được phân công và chịu trách nhiệm thực hiện các hợp đồng kiểm toán BCTC theo đúng thời gian phân công của Ban Giám đốc, liên lạc với công ty khách hàng nhằm chuẩn bị cho cuộc kiểm toán, thực hiện kiểm toán, lập Báo cáo kiểm toán và trình lên Ban Giám đốc để xét duyệt trước khi phát hành. + Khối thẩm định giá: Được phân công và chịu trách nhiệm thực hiện các hợp đồng liên quan đến thẩm định giá. + Ban kiểm soát chất lượng: Rà soát, kiểm tra chất lượng của các báo cáo kiểm toán BCTC và kiểm toán XDCB trước khi phát hành; đánh giá công việc hoàn thành của các nhân viên thực hiện; thống kê và lập báo cáo trình bày với Ban Giám đốc về chất lượng của cuộc kiểm toán đã hoàn thành. 2.1.3 Tổ chức công tác kiểm toán báo cáo tài chính của Công ty AFATrường thực hiện cuộ cĐại kiểm toán học theo các Kinh Chuẩn mự c tế kiểm Huế toán Việt Nam nhằm đưa ra ý kiến nhận xét về tính trung thực và hợp lý, xét trên các khía cạnh trọng yếu liệu báo cáo tài chính của Công ty được lập theo các Chuẩn mực kế toán Việt Nam, Hệ thống kế toán Việt Nam và các quy định về kế toán khác có liên quan tại Việt Nam. Cuộc kiểm toán được thực hiện dựa trên cơ sở hiểu biết sâu sắc về tình hình kinh doanh, hệ thống kiểm soát nội bộ và các rủi ro liên quan đến hoạt động kinh doanh của Công ty. Trước khi đưa ra kế hoạch kiểm toán và để giúp cho SVTH: Bùi Nguyễn Tường Vi 30
  40. Khóa luận tốt nghiệp việc đánh giá rủi ro, AFA thực hiện việc dự đoán và phân tích tổng quát. Với một số lượng lớn các công cụ dự đoán sẵn có, phương pháp tiếp cận này sẽ giúp xác định được các vấn đề tiềm tàng và tăng cường sự hiểu biết sâu sắc đạt được trong suốt quá trình kiểm toán. Phương pháp tiếp cận của AFA cũng phù hợp với các yêu cầu ngày càng nghiêm ngặt về tính hợp lý và tính minh bạch. Các đặc tính chủ yếu của phương pháp tiếp cận này là: · Tận dụng kiến thức và kinh nghiệm của các chuyên gia kế toán, kiểm toán: Các chuyên gia về kế toán và kiểm toán của AFA sẽ tham gia vào việc soát xét kế hoạch và thực hiện kiểm toán dựa trên những kiến thức và kinh nghiệm về hoạt động kinh doanh của khách hàng, công tác quản lý tài chính kế toán. · Tập trung vào các vùng được đánh giá là có rủi ro: AFA sẽ thực hiện đánh giá rủi ro đối với hoạt động kinh doanh và từng loại tài khoản và nghiệp vụ chủ yếu của khách hàng. Cách tiếp cận này cho phép AFA xây dựng kế hoạch kiểm toán hiệu quả tập trung vào các vùng, khu vực có rủi ro cao. Để có thể đánh giá rủi ro, cách tiếp cận này yêu cầu các kiểm toán viên của AFA phải có được: Sự hiểu biết chi tiết về hoạt động kinh doanh của khách hàng và lĩnh vực mà khách hàng hoạt động, hiểu biết về môi trường kiểm soát và hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng và hiểu biết về tổ chức công tác kế toán của khách hàng. · Hợp tác cùng khách hàng: AFA sẽ phối hợp chặt chẽ với khách hàng trong quá trình làm việc, tiến hành thảo luận thường xuyên và kịp thời đối với các vấn đề phát sinhTrường trong suốt quá trình Đại kiểm toán. học Kinh tế Huế · Tính độc lập và tính bảo mật: Trong quá trình kiểm toán, AFA cam kết đảm bảo tính độc lập và tính bảo mật. SVTH: Bùi Nguyễn Tường Vi 31
  41. Khóa luận tốt nghiệp Sơ đồ 2: Quy trình thực hiện kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA Phương pháp tiếp cận kiểm toán của AFA có thể chia làm 5 giai đoạn như sau: Giai đoạn Nội dung Đánh giá và chấp nhận - Thu thập thông tin tổng quan về khách hàng khách hàng - Quyết định có chấp nhận hoặc duy trì hợp đồng - Đánh giá việc tuân thủ các yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp bao gồm tính độc lập - Xem xét các điều kiện tiên quyết của cuộc kiểm toán hoặc soát xét - Liên lạc với kiểm toán viên tiền nhiệm - Thống nhất phạm vi công việc trong hợp đồng kiểm toán - Xem xét nhân sự thực hiện và cơ cấu của cuộc kiểm toán bao gồm số Trườngl ầnĐại thực hiện kihọcểm toán, và sKinhự cần thiết sử d ụtếng chuyên Huế gia - Trường hợp từ chối khách hàng Tiền kế hoạch - Hiểu biết về khách hàng - Thủ tục đánh giá rủi ro và các hoạt động có liên quan; - Xem xét hoạt động và chiến lược kinh doanh - Thủ tục phân tích tài chính ban đầu SVTH: Bùi Nguyễn Tường Vi 32
  42. Khóa luận tốt nghiệp - Hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ, bao gồm cả hệ thống kế toán - Chính sách kế toán - Xác định các chu trình kinh doanh, tìm hiểu và đánh giá các chu trình kinh doanh - Kiểm toán nội bộ - Công nghệ thông tin - Tổ chức cung cấp dịch vụ Kế hoạch - Xác định mức trọng yếu - Xác định các phần hành của báo cáo tài chính và cơ sở dẫn liệu - Đưa ra các giải pháp thực hiện đối với rủi ro đã được đánh giá - Xác định chiến lược kiểm toán, thủ tục kiểm toán - Sử dụng công việc của các chuyên gia kiểm toán - Thông báo kế hoạch kiểm toán đến Ban Giám đốc của khách hàng Các thử nghiệm – Giao dịch, - Kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ Tài khoản và Thuyết minh - Thực hiện thủ tục phân tích chính yếu - Kỹ thuật kiểm toán “Sampling and JSSD” - Kỹ thuật kiểm toán “Scoping” - Kiểm tra chi tiết - Quan sát kiểm kê - Xác nhận bên ngoài - Ước tính kế toán - Các bên liên quan - Rủi ro sai sót trọng yếu ảnh hưởng đến toàn bộ báo cáo tài chính - Số dư đầu năm và sự nhất quán của chính sách kế toán Các thử nghiTrườngệm ảnh hưởng Đại học Kinh tế Huế toàn doanh nghiệp - Hoạt động liên tục - Tuân thủ pháp luật và các qui định - Kiện tụng và bồi thường - Các sự kiện sau ngày kết thúc niên độ - Các cam kết và các khoản mục tiềm tàng Hoàn thành và Kết thúc - Đánh giá các sai sót phát hiện trong quá trình kiểm toán SVTH: Bùi Nguyễn Tường Vi 33
  43. Khóa luận tốt nghiệp - Thủ tục phân tích sau cùng - Trình bày và thuyết minh báo cáo tài chính - Xin ý kiến của chuyên gia tư vấn - Giải trình của Ban giám đốc - Hình thành ý kiến kiểm toán - Trao đổi với Ban Giám đốc và Ban quản trị - Phát hành và chuyển giao báo cáo - Thông tin khác trong báo cáo tài chính được kiểm toán 2.2 Thực trạng về kiểm toán chu trình mua hàng thanh toán của Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA tại khách hàng ABC * Sơ lược về khách hàng ABC Tiền thân Công ty ABC thành lập vào 26/02/1983. Từ ngày 01/01/2007, Công ty ABC chính thức đi vào hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần. Trải qua 37 năm xây dựng và phát triển, ABC được biết đến như một trong những đơn vị mạnh của khối doanh nghiệp chế biến, kinh doanh, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Vốn điều lệ theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là 120.000.000.000 VND. Tổng số nhân viên của Công ty tại ngày 31/12/2019 là 714 người. Lĩnh vực kinh doanh 1.TrườngChế biến - xuất kh Đạiẩu thuỷ s ảhọcn: Kinh tế Huế Sản phẩm chủ đạo của Công ty ngoài tôm thẻ chân trắng, còn có các mặt hàng thủy sản giá trị gia tăng truyền thống khác như cá Hố, cá Nhồng và mực các loại Các sản phẩm của Công ty được tiêu thụ với doanh số lớn ở nhiều thị trường trên toàn thế giới bao gồm Nhật, Châu Âu, Mỹ, Châu Á, Châu Úc 2. Sản xuất - kinh doanh thức ăn nuôi thuỷ sản: SVTH: Bùi Nguyễn Tường Vi 34
  44. Khóa luận tốt nghiệp Công ty sản xuất, kinh doanh các loại thức ăn nuôi tôm, cá trên dây chuyền thiết bị công nghệ tiên tiến, theo qui trình kiểm soát chặt chẽ, hệ số tiêu tốn thức ăn tối ưu, tổng hợp đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cho thuỷ sản nuôi. Ngoài ra còn thực hiện các dịch vụ kỹ thuật công nghệ, vật tư, thiết bị phục vụ nuôi trồng thuỷ sản. 3. Kinh doanh vật tư nhập khẩu: Kinh doanh vật tư nhập khẩu là lĩnh vực kinh doanh truyền thống, chuyên nghiệp của ABC với hơn 30 năm kinh nghiệm, đã khẳng định được thương hiệu, uy tín của một nhà cung cấp, một nhà bán buôn và bán lẻ lớn của các đối tác, khách hàng trong và ngoài nước. Công ty chuyên kinh doanh nhập khẩu các loại vật tư cho ngành công nghiệp nhựa, sắt thép, hàng tiêu dùng, thiết bị văn phòng, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất 4. Dịch vụ cho thuê kho lạnh: Công ty có hệ thống kho lạnh tại Đà Nẵng có công suất trên 4000 tấn. Với năng lực thiết bị cao, Công ty có thể cung cấp các dịch vụ cấp đông và bảo quản lạnh các loại hàng hóa như thủy sản, nông sản, súc sản và nhiều loại thực phẩm cần bảo quản lạnh của khách hàng. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Bùi Nguyễn Tường Vi 35
  45. Khóa luận tốt nghiệp ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG BAN KIỂM SOÁT HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN TỔNG GIÁM ĐỐC PHÒNG PHÒNG PHÒNG PHÒNG PHÒNG PHÒNG NHÂN TÀI PHÒNG KẾ PHÒNG QUẢN K MUA SẢN SỰ CHÍNH KINH HOẠCH Ỹ LÝ THU T HÀNG XUẤT HÀNH KẾ DOANH – THỐNG Ậ CHẤT CHÍNH TOÁN KÊ XNK LƯỢNG Sơ đồ 3: Cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần ABC Cơ cấu tổ chức Công ty có cơ cấu tổ chức quản lý các bộ phận được phân công, phân nhiệm rõ ràng và những người quản lý chủ chốt các bộ phận là người đã gắn kết với Công ty nhiều năm và đều có cổ đông của Công ty nên mọi người làm việc rất tận tình. Trong năm có một số thay đổi nhân sự chủ chốt như sau: + Miễn nhiệm thành viên Ban Kiểm soát và chức danh Trưởng Ban Kiểm soát của Ông Nguyễn A. +Trường Nghị quyết Đại H Đạiội đồng cổhọcđông thư Kinhờng niên ngày tế 30/03/2019: Huế bầu bổ sung 1 thành viên Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2017 - 2022 là ông Đỗ S, bầu bổ sung 1 thành viên Ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2017 - 2022 là bà Phạm T. + Bầu bà Phan T làm trưởng Ban Kiểm soát - nhiệm kỳ còn lại 2017-2022 tại cuộc họp Ban Kiểm soát ngày 03/04/2019. + Bổ nhiệm ông Đỗ S giữ chức Phó Tổng giám đốc từ 03/2/2019. SVTH: Bùi Nguyễn Tường Vi 36
  46. Khóa luận tốt nghiệp Chính sách kế toán - Niên độ kế toán: Từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm. - Đơn vị tiền tệ kế toán: Đồng Việt Nam (VND). - Hình thức kế toán: Nhật ký chung - Chế độ kế toán áp dụng: Thông tư 200/2014/TT-BTC - Phần mềm kế toán: FAST 2.2.1 Giai đoạn lập kế hoạch Giai đoạn lập kế hoạch gồm 3 bước chính là đánh giá và chấp nhận khách hàng, tiền kế hoạch và lập kế hoạch. 2.2.1.1 Đánh giá và chấp nhận khách hàng Vì giới hạn thời gian và phạm vi nghiên cứu của đề tài, do đó, đề tài chỉ dừng lại ở mức trình bày một số giấy làm việc chủ yếu và kết quả của quá trình tìm đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng mà không đi sâu chi tiết vào cách thực hiện như thế nào để ra được kết quả đó. a) Đánh giá rủi ro chấp nhận khách hàng Đối với khách hàng mới, KTV sẽ tự mình điền vào bảng câu hỏi được thiết kế sẵn trong GLV mẫu số 0200.MPQ Bảng câu hỏi đánh giá về việc chấp nhận khách hàng, bằng cách phỏng vấn trực tiếp, tìm hiểu các nguồn thông tin về khách hàng, quan sát hoạt động kinh doanh của khách hàng. Nội dung của bảng câu hỏi chủ yếu xoay quanh ngành nghề kinh doanh, cơ cấu tổ chức công ty khách hàng, tính chínhTrường trực của ban giám Đại đốc và banhọc quản tr ịKinh, hệ thống kế toán, tế Huế Vì Công ty ABC là khách hàng cũ nên bước làm việc trên KTV sẽ không cần thực hiện, mà sẽ tiến hành đánh giá rủi ro hợp đồng kiểm toán thông qua việc trình bày vào GLV mẫu số 0210.MPQ Bảng hỏi đánh giá rủi ro chấp nhận (Phụ lục 1). Kết luận của KTV đối với khách hàng Công ty ABC là: Tuy là Công ty đại chúng , nhưng qua thông tin tìm hiểu Công ty tuân thủ tốt các quy định pháp luật chi phối, SVTH: Bùi Nguyễn Tường Vi 37
  47. Khóa luận tốt nghiệp giao dịch không phức tạp, KTV cũng đánh giá không có nguy cơ gian lận nào đối với BTGĐ. b) Tính độc lập của kiểm toán viên Tính độc lập là nền tảng của hoạt động kiểm toán. Đây được coi là điều kiện cần thiết để DN đạt được mục tiêu trong hoạt động kiểm toán và là nguyên tắc hành nghề cơ bản của KTV. Vì vậy cần phải đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn đạo đức và đánh giá sự phù hợp của việc lựa chọn KTV hành nghề và người chịu trách nhiệm ký báo cáo kiểm toán theo hướng dẫn của Nghị định 17/2012/NĐ-CP ngày 13/3/2012 hướng dẫn một số điều của Luật Kiểm toán độc lập và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán được Ban hành theo Thông tư số 70/2015/TT- BTC ngày 08/05/2015 của Bộ tài chính. Việc đánh giá về tính độc lập được thực hiện thông qua 2 mẫu GLV là 0220.MPQ Bảng hỏi về tính độc lập và 224.MPQ Đánh giá về sự luân chuyển kiểm toán. Đối với khách hàng Công ty ABC, AFA chỉ cung cấp dịch vụ kiểm toán và không có bất kỳ đe dọa nào liên quan đến chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp. Kết luận của GLV mẫu số 0220.MPQ là: Không có các nguy cơ đe dọa đến tính độc lập của KTV và AFA. AFA đã cung cấp dịch vụ kiểm toán cho khách hàng Công ty ABC trên 3 năm liên tục. Nhưng không có Partner và/hoặc KTV nào phụ trách hợp đồng kiểm toán cho khách hàng này liên tục trên 3 năm liên tiếp. Vì vậy kết luận của GLV mẫu số 224.MPQ là: Việc phân công Partner và KTV phụ trách hợp đồng kiểm toán cho khách hàng hiện hành phù hợp với Nghị Định 17/2012/NĐ-CP ngày 13/3/2012 hướng dTrườngẫn một số điều c ủaĐại Luật ki ểhọcm toán đ ộKinhc lập và chu ẩtến m ựHuếc đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán được Ban hành theo Thông tư số 70/2015/TT-BTC ngày 08/05/2015 của Bộ tài chính. c) Tiếp tục khách hàng thường niên Vì Công ty ABC là khách hàng mà AFA đã cung cấp dịch vụ kiểm toán 3 năm liên tiếp nên cần thực hiện đánh giá việc tiếp tục phục vụ khách hàng bằng việc SVTH: Bùi Nguyễn Tường Vi 38
  48. Khóa luận tốt nghiệp xem xét bất kỳ lợi ích nào có xung đột với công việc kiểm toán thích hợp. Cụ thể như sau: Đánh giá rủi ro hợp đồng => Không có bất kỳ sự thay đổi nào làm ảnh hưởng đến việc tiếp tục thực hiện dịch vụ cho khách hàng. Xem xét về tính độc lập => Không có bất kỳ yếu tố nào liên quan đến tính độc lập của KTV ảnh hưởng đến việc tiếp tục thực hiện dịch vụ cho khách hàng. Công việc kiểm toán thích hợp => Không có khó khăn nào trong việc thực hiện công việc kiểm toán thích hợp. Đã trao đổi và BGĐ khách hàng đồng ý về trách nhiệm lập và trình bày BCTC trung thực và hợp lý. Điều kiện tiên quyết cho hợp đồng kiểm toán => Khuôn khổ báo cáo tài chính là được chấp nhận. Kết luận: Việc xem xét các rủi ro đã được xác định và các biện pháp ngăn ngừa đã được đưa ra để loại bỏ các rủi ro này hoặc làm giảm chúng xuống mức có thể chấp nhận được đã được ghi lại bằng tài liệu trong Bảng câu hỏi về tính độc lập, AFA có nguồn thông tin đầy đủ và khả năng để thực hiện cuộc kiểm toán => Chấp nhận hợp đồng. Sau khi đánh giá về rủi ro của hợp đồng kiểm toán và KTV chấp nhận kiểm toán thì sẽ tiến hành ký kết hợp đồng kiểm toán. Tiếp đến, AFA tiến hành phân công nhóm kiểm toán bao gồm những KTV và trợ lý KTV có năng lực và chuyên môn phù hợp với ngành nghề kinh doanh của khách hàng. Các KTV sẽ ký xác nhận về việc đảm bảo tính độc lập trước khi bắt đầu công việc kiểm toán. 2.2.1.2 TiTrườngền kế hoạch Đại học Kinh tế Huế Sau khi đã đánh giá về việc có chấp nhận kiểm toán cho khách hàng, thì trong giai đoạn này KTV sẽ tiến hành các bước để có thể đánh giá về rủi ro tiềm tàng trọng yếu trong BCTC của đơn vị. a) Đánh giá rủi ro SVTH: Bùi Nguyễn Tường Vi 39
  49. Khóa luận tốt nghiệp Công ty ABC là khách hàng thường niên của công ty nên đánh giá về rủi ro có gian lận thông qua việc tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ được thực hiện thông qua tài liệu kiểm toán năm trước và cập nhật, bổ sung các thông tin thay đổi mang tính trọng yếu. Tuy nhiên dưới đây vẫn sẽ trình bày lại các thủ tục thực hiện để đánh giá rủi ro. Đối với rủi ro gian lận, thông qua tam giác gian lận: Động cơ/áp lực, Cơ hội/môi trường và Thái độ. KTV xem xét mức tổng thể đánh giá Rủi ro gian lận của Công ty ABC là Thấp. Vì mặc dù BTGĐ chịu áp lực hoàn thành chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận tuy nhiên vì Công ty có lượng khách hàng và thị trường ổn định nên việc hoàn thành kế hoạch không phải quá khó khăn, việc giám sát và năng lực kế toán trưởng tốt nên hệ thống sổ sách kế toán và báo cáo tài chính được đánh giá là tốt và không có nhiều rủi ro gian lận. Đối với rủi ro gian lận có thể phát sinh từ sự vượt quyền của Ban Giám đốc, KTV kiểm tra việc ghi sổ Nhật ký chung thông qua việc phỏng vấn nhân sự nhập liệu và nhân sự kế toán của doanh nghiệp, ở đây toàn bộ bút toán phát sinh của Công ty ABC đều có chứng từ phù hợp. Kết hợp với việc chọn một số bút toán nhật ký và những điều chỉnh để kiểm tra, bao gồm Bút toán ghi sổ nhật ký tiêu chuẩn; Bút toán ghi sổ bất thường/không thường xuyên; Bút toán ghi sổ nhật ký tiêu chuẩn cuối niên độ; Bút toán ghi sổ bất thường và không thường xuyên cuối niên độ. KTV kết luận: Các nghiệp vụ ghi nhận đều được TGĐ phê duyệt và không có rủi ro nào về những gian lận có thể phát sinh từ sự vượt quyền của BGĐ. Đối với rủi ro kinh doanh, KTV tiến hành phân tích những yếu tố cơ bản của khách hàngTrường liên quan đến môiĐại trườ nghọc bên trong Kinh và bên ngoài tếvà Huếtrả lời bảng hỏi được thiết kế sẵn trong GLV mẫu số 0330.MO Đánh giá rủi ro kinh doanh (Phụ lục 2). Những yếu tố bên ngoài có thể ảnh hưởng đến khách hàng có thể bao gồm chính trị, kinh tế, xã hội, kỹ thuật, luật pháp và môi trường tự nhiện. Những yếu tố bên trong có thể bao gồm hệ thống kế toán, tổ chức, và yếu tố kiểm soát nội bộ. Những phân tích này nhằm phát hiện ra những rủi ro trọng yếu tiềm tàng. Qua bảng hỏi của SVTH: Bùi Nguyễn Tường Vi 40
  50. Khóa luận tốt nghiệp GLV 0330.MO có thể kết luận rằng không có rủi ro trọng yếu nào trong môi trường kinh doanh của Công ty khách hàng ABC. Đối với rủi ro kế toán, KTV phân tích những nội dung sau: - KTV xem xét lại chính sách kế toán của khách hàng trong thuyết minh báo cáo tài chính (xem xét liệu chính sách kế toán có phù hợp với doanh nghiệp và nhất quán với chuẩn mực về báo cáo tài chính và chính sách kế toán áp dụng trong ngành nghề liên quan). KTV kết luận: Chính sách kế toán của Công ty ABC phù hợp và nhất quán trong những năm qua. (Thông tư số 200/2014/TT-BTC ("Thông tư 200") hướng dẫn áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp). - Đánh giá kế toán và ước tính: Các ước tính kế toán của khách hàng ABC chủ yếu là khấu hao tài sản cố định/ước tính chi phí phải trả/dự phòng nợ phải thu khó đòi Đối với lĩnh vực kinh doanh của công ty là không cần đến việc sử dụng chuyên gia trong các ước tính kế toán này. Và không có sự thay đổi quan trọng nào về ước tính kế toán. - Quy trình lập báo cáo tài chính: Báo cáo tài chính của Công ty ABC được lập bởi kế toán tổng hợp, kiểm tra bởi kế toán trưởng và phê duyệt bởi Tổng Giám đốc. Các báo cáo gửi cho KTV trước khi kiểm toán thường chưa được duyệt và giám sát đầy đủ nên thường xảy ra sai sót, thường là sai sót thông thường về nghiệp vụ kế toán, không có yếu tố gian lận. - Điều chỉnh báo cáo tài chính: Các điều chỉnh được thực hiện bởi kế toán tổng hợp và được phê duyệt bởi kế toán trưởng. Các bút toán điều chỉnh chủ yếu là bút toánTrường sai sót trong quá trình Đại hạch toán,học ước tính Kinh kế toán chưa tế chính Huế xác. Các điều chỉnh được tính toán và lập phiếu kế toán kèm theo các chứng từ liên quan đến điều chỉnh đó và được ký duyệt bởi cấp có thẩm quyền (Kế toán trưởng và Tổng Giám đốc). Đối với mức độ kiểm soát của doanh nghiệp, KTV đánh giá về môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro và quy trình kiểm soát của khách hàng thông qua phỏng vấn Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng và Trưởng phòng nhân sự. Kết luận đối với SVTH: Bùi Nguyễn Tường Vi 41
  51. Khóa luận tốt nghiệp Công ty ABC là Hệ thống kiểm soát nội bộ được đánh giá là phù hợp và hiệu quả trong mô hình hoạt động của công ty và trong việc lập báo cáo tài chính. b) Thủ tục đánh giá sơ bộ Mục đích của thủ tục này là để xác định những khoản mục, thuyết minh trọng yếu và những khu vực đặc biệt nhạy cảm. Trưởng nhóm kiểm toán tiến hành phân tích các khoản mục theo phương pháp phân tích ngang. Xem xét biến động các khoản mục qua các năm và đưa ra những xét đoán ban đầu về những rủi ro có thể xảy ra. Đối với những khoản mục liên quan đến chu trình mua hàng – nợ phải trả người bán, qua thủ tục phân tích sơ bộ, trưởng nhóm kiểm toán nhận định được số dư hàng tồn kho giảm nhẹ có thể do đơn đặt hàng ít hơn. Tuy nhiên số ngày của vòng quay hàng tồn kho tăng so với năm trước, có rủi ro về việc xác định dở dang chưa phù hợp dẫn đến giá vốn kết chuyển thiếu và số dư hàng tồn kho cao hơn thực tế, đồng thời là rủi ro về số dư hàng tồn kho bị ghi nhận khống. Bên cạnh đó cũng lưu ý đến rủi ro về việc trích thiếu dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Số dư phải trả người bán tăng mạnh có thể do Công ty thực hiện tốt kéo dãn thời gian thanh toán cho nhà cung cấp nhưng cũng có thể có rủi ro tồn tại công nợ không có thật. Trích GLV 0340.MO - Thủ tục đánh giá sơ bộ như sau: Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Bùi Nguyễn Tường Vi 42
  52. Khóa luận tốt nghiệp THỦ TỤC PHÂN TÍCH BAN ĐẦU 0340.MO Ký: Ký tắt Ngày Tên KH: Công ty Cổ phần ABC Thực hiện: L.V.H 02/01/2020 Kết thúc kỳ: 31/12/2019 Soát xét: T.T.N.P 02/01/2020 OM 6.990.253.721 Năm hiện hành Năm trước (2018) Năm trước (2017) Thay đổi Thay RMM Giải thích biến động quan trọng (2019) đổi Số dư hàng tồn kho giảm nhẹ có thể do năm nay lượng đơn đặt hàng ít hơn (khá phù hợp với mức giảm doanh thu), nên lượng hải sản dở dang cuối năm cho các đơn hàng giảm. Tuy nhiên số ngày 1 vòng quay HTK tăng 4 ngày so với năm trước, đồng thời như phân tích ở mục "doanh thu - HTK 147.348.136.455 164.623.356.935 174.846.403.249 (17.275.220.480) (10,5%) Y giá vốn - lãi gộp " ở trên, có rủi ro về việc xác định dở dang chưa phù hợp dẫn đến giá vốn kết chuyển thiếu và số dư HTK cao hơn thực tế, đồng thời là rủi ro về số dư HTK bị ghi nhận khống (tương ứng là ghi khống số dư phải trả người bán). Tham chiếu RR 2 - 395.MPQ Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Bùi Nguyễn Tường Vi 43
  53. Khóa luận tốt nghiệp Mặt hàng thuỷ hải sản có thời hạn sử dụng khá ngắn tuy nhiên qua tìm hiểu, thường tồn kho là hàng đang chế biến sẵn sàng cho các đơn hàng sắp giao, đồng thời quy trình bảo quản của Công ty đạt chất lượng tốt nên rủi ro về hàng bị tồn đọng kém phẩm chất được giảm xuống, tuy Vòng quay nhiên giá trị tồn kho rất lớn và số HTK ngày 1 vòng quay t (HTK bình 71 67 4 5,8% ăng, nên vẫn có rủi ro v òng gi quân/GVHB x ề việc trích thiếu dự ph ảm giá HTK. KTV c 365 ngày) ần tham chiếu kết quả kiểm kê hàng tồn kho để xác định liệu có hàng nào bị kém phẩm chất hay không, đồng thời xem xét giá xuất bán các đơn hàng liên quan đến số dư HTK tại thời điểm cuối năm có đảm bảo cao hơn giá thành và không cần trích lập dự phòng. Chi tiết RR 2 - Sheet 395 Số dư phải trả tăng mạnh có thể do Công ty thực hiện tốt kéo dãn thời gian thanh toán cho nhà cung cấp. Tuy nhiên cũng có thể có rủi ro tồn t Nợ phải trả 48.104.284.172 10.898.799.343 8.208.735.282 37.205.484.829 341,4% Y ại công nợ không có thật (ảnh hưởng người bán đến giá trị hàng tồn kho ) KTV cần thực hiện ở mức cao thủ tục cut-off công nợ phải trả, cũng như gửi thư xác nhận với số lượng ở mức cao. Tham chiếu RR No. 5 - Sheet 395 Số ngày trả tiền bình quân 13 4 9,69 255,4% Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Bùi Nguyễn Tường Vi 44
  54. Khóa luận tốt nghiệp c) Báo cáo rủi ro Tất cả rủi ro trọng yếu phải được nêu, ghi lại, phân tích chi tiết hơn trên Báo cáo rủi ro và trình bày định hướng các thủ tục kiểm toán nhằm xác định những rủi ro này. Những phát hiện từ việc thực hiện các thủ tục như là thủ tục đánh giá rủi ro trên khía cạnh tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ nói chung và của ban giám đốc nói riêng, phân tích sơ bộ các khoản mục có rủi ro cao, các tài khoản nhạy cảm, thủ tục đánh giá rủi ro về kế toán của khách hàng, sẽ được thể hiện trên báo cáo rủi ro theo GLV mẫu số 0395.MPQ Báo cáo rủi ro. Đây có thể xem là bản thể hiện kết quả cuối cùng của việc thực hiện các thủ tục nêu trên trong giai đoạn tiền kế hoạch. Đối với khách hàng ABC, rủi ro trong kiểm toán chu trình mua hàng là sai phạm đối với cơ sở dẫn liệu hiện hữu, cụ thể như sau: Đối với rủi ro về hàng tồn kho bị ghi nhận khống, KTV đưa ra hướng tiếp cận đối với rủi ro này là tham chiếu kết quả kiểm kê hàng tồn kho để đảm bảo về số lượng, cũng như xác định có hàng tồn kho nào kém phẩm chất không, thực hiện thủ tục kiểm tra cut-off hàng tồn kho. Đối với rủi ro tồn tại công nợ phải trả người bán không có thật (có thể do có hàng tồn kho ghi nhận ảo ), thì hướng tiếp cận với rủi ro này là thực hiện ở mức cao thủ tục cut-off công nợ phải trả, gửi thư xác nhận với số lượng ở mức cao và xem xét chính sách thanh toán cho nhà cung cấp của công ty có thay đổi không. Cụ thể nội dung báo cáo rủi ro được trình bày trong bảng trích GLV mẫu số 0395.MPQ Báo cáo rủi ro dưới đây: Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Bùi Nguyễn Tường Vi 45
  55. Khóa luận tốt nghiệp Tham Ảnh RR trọng Vi phạm Tham Prob. No. Rủi ro chiếu Mô tả vấn đề rủi ro hưởng yếu? cơ sở dẫn Tổng hợp hướng tiếp cận kiểm toán chiếu (H/L) từ (H/L) (Y or N) liệu đến Rủi ro về số dư HTK bị 1/ Tham chiếu kết quả kiểm kê hàng ghi nhận khống (tương tồn kho để đảm bảo về số lượng, cũng ứng là ghi khống số dư như xác định liệu có HTK nào kém, phải trả người bán). mất phẩm chất hay không. Rủi ro về việc xác định dở 2/ Đánh giá phương pháp xác định dang chưa phù hợp dẫn chi phí dở dang và tính giá thành của R Cơ sở dẫn Công ty là có phù h ủi ro về đến giá vốn kết chuyển li (Hi ợp? 2 hàng t 340.MO thi H L N ệu ện 3/ Th c hi -off 430.MPQ ồn ếu, số dư HTK cao hơn h ự ện thủ tục kiểm tra cut kho th ữu, Đánh Hàng t ực tế. giá) ồn kho. Rủi ro có hàng bị tồn đọng 4/ Xem xét giá xuất bán các đơn hàng kém phẩm chất hoặc giá liên quan đến số dư HTK tại thời bán dự kiến thấp hơn giá điểm cuối năm có đảm bảo cao hơn thành dẫn đến cần trích lập giá thành và không cần trích lập dự dự phòng giảm giá HTK phòng? mà Công ty chưa trích. Số dư phải trả tăng mạnh 1. Thực hiện ở mức cao thủ tục cut- có thể do Công ty thực off công nợ phải trả. hiện tốt kéo dãn thời gian 2. Gửi thư xác nhận với số lượng ở thanh toán cho nhà cung mức cao. Cơ sở dẫn Rủi ro số cấp. Tuy nhiên cũng có thể 3. Kết hợp với thủ tục chứng kiến 5 340.MO H L N liệu (Hiện 430.MPQ dư phải trả có rủi ro tồn tại công nợ kiểm kê hàng tồn kho. hữu) không có thật (Có thể có 4. Chính sách thanh toán cho nhà hàng tồn kho ghi nhận cung cấp của công ty có thay đổi ảo ) không dẫn đến tồn đọng lượng công nợ lớn. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Bùi Nguyễn Tường Vi 46
  56. Khóa luận tốt nghiệp 2.2.1.3 Lập kế hoạch Sau khi thực hiện việc đánh giá rủi ro ở giai đoạn tiền kế hoạch thì công việc chính của giai đoạn này là xác định mức trọng yếu và đánh giá những khoản mục, thuyết minh trọng yếu trên BCTC. Xác định kế hoạch kiểm toán, thủ tục kiểm toán Các thành viên trong nhóm kiểm toán sẽ tổ chức một cuộc họp yêu cầu có sự chỉ đạo của Patner phụ trách hợp đồng để thảo luận về những rủi ro của hợp đồng do sai sót, gian lận, các xem xét khác của cuộc kiểm toán và chi phí thực hiện cũng như các giải trình. Kế hoạch kiểm toán cụ thể được ghi lại và trình bày trên giấy làm việc 415.MPQ (Phụ lục 3). Việc phân công chi tiết được thể hiện theo bảng dưới đây: Bảng 2 - Phân công công việc kiểm toán TT Mục T.T.N.P L.V.H P.Q.T T.N.H H.P.M FOF I. Chấp nhận khách hàng và đánh giá lại    II. Tiền kế hoạch    III. Lập kế hoạch    IV. Thực hiện (mẫu 601-690)    V. Hoàn thành và báo cáo    VI. Báo cáo    BOF 5100 Tiền  5200 Đầu tư    5300 Phải thu khách hàng  Trường Đại học Kinh tế Huế 5400 Hàng tồn kho  5500 Tài sản khác  5600 TSCĐ hữu hình  5700 TSCĐ vô hình  6100 Vay   6200 Phải trả người bán  6300 Thuế   SVTH: Bùi Nguyễn Tường Vi 47
  57. Khóa luận tốt nghiệp 6400 Lương   6500 Phải trả khác và chi phí phải trả  7100 Vốn chủ sở hữu   8100 Doanh thu   8300 Chi phí bán hàng  8400 Chi phí quản lý doanh nghiệp  8500 Doanh thu và chi phí tài chính  8600 Doanh thu và chi phí khác  9000 Bên liên quan   Làm chính  Hỗ trợ Những khoản mục, thuyết minh trọng yếu và những khu vực đặc biệt nhạy cảm sẽ được trình bày trên GLV mẫu 0430.MPQ Xác định các phần hành của báo cáo tài chính và cơ sở dẫn liệu. Đối với những khoản mục nào Trọng yếu và Rủi ro đánh giá là thấp thì sẽ thực hiện Thử nghiệm kiểm tra chi tiết, những khoản mục nào không Trọng yếu thì không cần làm Thử nghiệm kiểm soát hoặc Thử nghiệm kiểm tra chi tiết mà chỉ thực hiện đối chiếu số dư – Leadsheet only (công thức tự chạy). Đối với những khoản mục nào có Rủi ro đánh giá là cao được tham chiếu từ Báo cáo rủi ro 0395.MPQ thì KTV điền bằng tay thủ tục vào cột này. Cuối cùng, tham chiếu mỗi thủ tục với việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ và chương trình làm việc liên quan. Trích GLV 0430.MPQ Xác định các phần hành của báo cáo tài chính và cơ sở dẫn liTrườngệu như sau: Đại học Kinh tế Huế SVTH: Bùi Nguyễn Tường Vi 48
  58. Khóa luận tốt nghiệp Mức trọng yếu tổng thể VND 6.990.253.721 Trọng Kiểm SAR yếu Đánh giá RR (Cao soát (Có (Có Mức trọng Kiểm tra (Có (Y) (H) hoặc Thấp (L)) Lý do để (Y) (Y) Tham chiếu Tài khoản Số dư (VND) yếu riêng đánh giá chi tiết hoặc (*) hoặc hoặc đến biệt (VND) RR ( ) Không Không Không (N)) C A V E/O P (N)) (N)) IV. Hàng tồn kho 1. Hàng tồn kho 147.348.136.455 Y H RR 2 – N N RR 2 – Tham Tham chiếu từ chiếu 395 395 MPQ MPQ V. Tài sản ngắn hạn khác 1. Chi phí trả trước N N N Leadsheet 55.631.182 only 2. Thuế GTGT được khấu trừ N N N Leadsheet 3.790.824.388 only B. Tài sản dài hạn I. Phải thu dài hạn II. TSCĐ 1. TSCĐ hữu hình 43.818.208.086 Y N N TOD 3. TSCĐ vô hình N N Leadsheet 2.860.475.040 only Tổng Tài sản Nguồn vốn A. Nợ phải trả I. Nợ phải trả ngắn hạn 1. Phải trả người bán 48.104.284.172 Y H RR 5 – N N RR 5 – Tham Tham chiếu từ chiếu 395 Trường Đại học Kinh395 tế MPQ Huế MPQ SVTH: Bùi Nguyễn Tường Vi 49
  59. Khóa luận tốt nghiệp Xác định mức trọng yếu Mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính là để kiểm toán viên và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận xem báo cáo tài chính có được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành, có tuân thủ pháp luật, có phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không. Do đó, việc xác định mức trọng yếu của thông tin là khâu quan trọng, bởi nó sẽ ảnh hưởng đến những quyết định kinh tế của các bên sử dụng. Mức trọng yếu tổng thể cho toàn bộ BCTC (OM) được xác định tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp, thực trạng tình hình tài chính, mục đích của người sử dụng thông tin. Do vậy, Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA đã xây dựng chính sách thích hợp để quy định các chỉ tiêu và mức tỷ lệ ứng với các chỉ tiêu được chọn. Bảng 3 - Tỷ lệ xác định mức trọng yếu của AFA theo chỉ tiêu Tỷ giá: 23.500 VND/USD Tổng TS hoặc Doanh thu Tài sản ròng Lợi nhuận trước thuế Triệu USD Triệu % Triệu USD Triệu % Triệu USD Triệu % VND VND VND 25 588 2,0 10 235 5,0 5 118 10,0 50 1.175 1,5 20 470 4,0 10 235 7,5 75 1.763 1,0 30 705 3,5 15 353 6,0 100 2.350 0,75 40 940 3,25 20 470 5,5 Trường0,50 Đại học Kinh3,0 tế Huế 5,0 Căn cứ trên mức trọng yếu tổng thể (OM), KTV sẽ tính ra mức trọng yếu thực hiện (PM). Việc tính toán ra mức trọng yếu thực hiện còn phụ thuộc vào rủi ro tổng thể. Nếu rủi ro tổng thể được đánh giá là “Thấp” thì PM = 80% OM, ngược lại nếu rủi ro tổng thể được đánh giá là “Cao” thì PM = 70% OM và thực tế có thể giảm xuống nhỏ hơn mức 70% nếu KTV cảm thấy cần thiết. SVTH: Bùi Nguyễn Tường Vi 50
  60. Khóa luận tốt nghiệp Đối với khách hàng ABC, vì là Công ty cổ phần nên cần phải công bố thông tin báo cáo tài chính cho các cổ đông về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó chỉ tiêu lợi nhuận là chỉ tiêu hàng đầu mà cổ đông quan tâm. Vì chỉ tiêu lợi nhuân gộp là chỉ tiêu ít biến động, ổn định và ít bị ảnh hưởng bởi những bút toán ước tính kế toán bất thường do đó trường nhóm kiểm toán đã lựa chọn chỉ tiêu này để xác định mức trọng yếu tổng thể. Cụ thể: + Lợi nhuận gộp của Công ty trong năm là 69.902.537.209 VND, dựa trên bảng thì mức tỷ lệ ứng với lợi nhuận gộp của Công ty là 10%, do đó tính được Mức trọng yếu tổng thể (OM) = 69.902.537.209 x 10% = 6.990.253.721 VND + Rủi ro tổng thể của Công ty được đánh giá là Thấp nên Mức trọng yếu thực hiện (PM) = 6.990.253.721 x 80% = 5.592.202.977 VND + Mức sai sót có thể bỏ qua = 3% x OM = 3% x 6.990.253.721 = 209.707.612 VND Việc xác định các mức trọng yếu nêu trên sẽ là cơ sở để các thành viên nhóm kiểm toán thực hiện các công việc trên các phần hành chi tiết, PM được đưa ra để KTV sử dụng nhằm giảm khả năng sai sót tới một mức độ thấp hợp lý để tổng hợp ảnh hưởng của các sai sót không được điều chỉnh và không được phát hiện không vượt quá mức trọng yếu đối với tổng thể báo cáo tài chính. Mức sai sót có thể bỏ qua cho phép KTV bỏ qua các thủ tục kiểm toán nếu tổng hợp số liệu từng phần hành chi tiết lệch so với báo cáo của khách hàng hoặc tổng giá trị của khoản mục đó nhỏ hơn 209.707.612 VND. 2.2.2 GiaiTrường đoạn thực hiện ki ểĐạim toán học Kinh tế Huế 2.2.2.1 Thử nghiệm kiểm soát Để phân tích được chu trình mua hàng của công ty khách hàng, KTV sẽ thực hiện xuyên suốt trong cả giai đoạn lập kế hoạch và giai đoạn thực hiện kiểm toán nhằm thu thập được các thông tin liên quan đến chu trình mua hàng như: + Chính sách mua hàng + Đánh giá sự phân công phân nhiệm của chu trình mua hàng SVTH: Bùi Nguyễn Tường Vi 51
  61. Khóa luận tốt nghiệp + Mô tả chu trình mua hàng qua lưu đồ + Đánh giá sự hiệu quả của các thủ tục kiểm soát. 2.2.2.1.1 Tìm hiểu chính sách mua hàng của khách hàng Công ty Cổ phần ABC KTV sẽ tìm hiểu chính sách mua hàng của Công ty thông qua phỏng vấn kế toán trưởng và kế toán tổng hợp, thu thập tài liệu. Chính sách mua hàng của khách hàng Công ty Cổ phần ABC được mô tả cụ thể như sau: - Đề nghị mua hàng và lựa chọn nhà cung cấp Các phòng ban khi có nhu cầu mua dụng cụ, tài sản, nguyên vật liệu sẽ làm "Đề nghị mua hàng" gửi cho "Phòng KD-XNK" để tiến hành mua hàng đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, các phiếu đề nghị này do trưởng phòng phê duyệt. Khi có “Đề nghị mua hàng”, phòng KD-XNK tiếp nhận kiểm tra và Trưởng phòng KD-XNK phê duyệt đề nghị và chuyển lên TGĐ phê duyệt (hoặc làm tờ trình nếu giá trị hàng mua lớn không thường xuyên). Sau khi được phê duyệt, trưởng phòng KD-XNK tiến hành phân công cho nhân viên mua hàng. Nhân viên mua hàng sẽ căn cứ vào đề nghị cấp vật tư để tìm kiếm các Nhà cung cấp, gọi điện thoại hoặc gửi email cho các Nhà cung cấp đề nghị báo giá và theo dõi Báo giá của các nhà cung cấp để so sánh giá, điều kiện/điều khoản, thời gian giao hàng từ đó lựa chọn ra nhà NCC tốt nhất. Hoặc lấy thông tin từ các đơn hàng trước đó để yêu cầu báo giá (Đối với các NCC đã giao dịch trước đó). Đối với các nhà cung cấp đã giao dịch lâu năm cung cấp chủ yếu mặt hàng nào đó thì Công ty chỉ gọi điện hỏi báo giá và sẽ lựa chọn trực tiếp nếu thấy hợp lý. Trường Đại học Kinh tế Huế - Đơn đặt hàng/ Hợp đồng mua hàng Nhân viên thu mua thuộc Phòng KD-XNK trực tiếp lập "Hợp đồng mua hàng" hoặc gọi điện thoại hoặc email cho nhà cung cấp yêu cầu thảo sẵn hợp đồng bán hàng căn cứ trên kết quả chọn nhà cung cấp được duyệt trên bảng báo giá. Hợp SVTH: Bùi Nguyễn Tường Vi 52
  62. Khóa luận tốt nghiệp đồng mua hàng phải được phê duyệt (ký nháy) bởi trưởng phòng KD-XNK và Tổng Giám đốc Công ty. Thực hiện ký kết hợp đồng giữa hai bên. Trường hợp việc ký hợp đồng có nhiều lần thực hiện, thì sẽ lập đơn hàng cho từng lần thực hiện. Thông tin trên đơn hàng cũng tương tự các điều khoản trên hợp đồng. Chuyển “Hợp đồng" cho các bộ phận liên quan theo dõi: Kế toán căn cứ thanh toán, theo dõi công nợ, Bộ phận kho theo dõi quá trình nhập hàng về kho. Trưởng phòng KD-XNK phải có trách nhiệm giải quyết mọi vướng mắc trong quá trình thực hiện hợp đồng và báo cáo kịp thời cho Tổng Giám đốc công ty để tìm biện pháp giải quyết. - Nhận hàng Khi hàng được vận chuyển đến kho Công ty, các thông tin trên Hợp đồng, hoá đơn mua hàng, phiếu yêu cầu mua hàng sẽ làm căn cứ để bộ phận Kho/phụ trách kho kiểm tra. Phòng KD-XNK có trách nhiệm chịu trách nhiệm theo dõi toàn bộ quá trình mua hàng, chủ trì cùng các đơn vị liên quan nghiệm thu hàng hóa, dịch vụ mua vào. Các mặt hàng không đạt đúng tiêu chuẩn sẽ được thực hiện các bước trả lại Nhà cung cấp. Khi hàng nhập kho, bộ phận kho tại Công ty sẽ lập "Phiếu nhập kho" và nhập số lượng,Trường còn phòng KD- XNKĐại sẽ ki ểhọcm tra thông Kinh tin bổ sung tế thông Huế tin về giá. Sau đó Chuyển sang phòng Kế toán lưu để làm căn cứ đối chiếu hạch toán sau đó. Kế toán viên kiểm tra hồ sơ và hạch toán bút toán nháp, trình Kế toán trưởng duyệt sau đó nhập vào phần mềm, in phiếu kế toán tổng hợp chính thức. Phòng KD-XNK cập nhật vào báo cáo mua hàng – thanh toán. - Thanh toán SVTH: Bùi Nguyễn Tường Vi 53
  63. Khóa luận tốt nghiệp + Phòng KD-XNK thực hiện các công việc sau: Nhận hóa đơn từ nhà cung cấp; Kiểm tra lại và chuẩn bị hồ sơ mua hàng có liên quan (Yêu cầu mua hàng, báo giá, hợp đồng, hoá đơn ); Lập "Đề nghị thanh toán", Đề nghị thanh toán phải được phê duyệt bởi Tổng Giám đốc . > Sau đó chuyển các hồ sơ trên tới phòng kế toán. Phòng KD-XNK nhận lại bản sao chứng từ thanh toán từ Phòng kế toán sau, cập nhật vào "Bản nháp báo cáo mua hàng - thanh toán" (không có lưu trữ chính thức) + Bộ phận kế toán thực hiện các công việc sau: Kiểm tra các tài liệu do phòng KD-XNK gửi; Kế toán trưởng kí duyệt giấy đề nghị thanh toán; Chuẩn bị ủy nhiệm chi/sec trên cơ sở Đề nghị thanh toán đã được phê duyệt chi tiền thanh toán; Trình Tổng Giám đốc ký ủy nhiệm chi/sec trên cơ sở các hồ sơ đã kiểm tra; Làm việc với ngân hàng để thanh toán; Hạch toán giảm công nợ, chuyển bản sao chứng từ thanh toán cho phòng KD-XNK và lưu chứng từ. Qua tìm hiểu, KTV nhận định chính sách mua hàng của Công ty ABC được đánh giá là phù hợp và hiệu quả trong mô hình hoạt động của công ty. Có sự phân công phân nhiệm rõ ràng trong chu trình mua hàng. Mỗi cá nhân chịu trách nhiệm một chức năng riêng, tách biệt giữa xét duyệt, bảo quản tài sản, ghi sổ và hoạt động kiểm soát. Cụ thể được KTV mô tả bằng lưu đồ như sau: Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Bùi Nguyễn Tường Vi 54
  64. Khóa luận tốt nghiệp Bảng 4 - Lưu đồ chu trình mua hàng Công ty Cổ phần ABC STT Mô tả Phòng KD Bộ phận sản xuất Phòng vật tư Kho Phòng kế toán BTGĐ (Nhà máy chế biến) Không đồng ý 1 Bộ phận sản xuất (trưởng từng Phiếu yêu cầu Lựa chọn NCC, phân xưởng trong nhà máy) khi Phê duyệt lệnh mua hàng đã chuẩn bị báo giá, phát sinh nhu cầu vật tư sẽ trình mua hàng được GĐ nhà làm lệnh mua hàng cho GĐ nhà máy "Phiếu yêu cầu máy phê duy t khi ki m tra HTK mua hàng". ệ ể đến hạn mức Đồng ý 2 Phòng vật tư đảm nhận phần "Hợp đồng mua bán" Hợp đồng mua hàng với nhà cung cấp được duyệt A Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Bùi Nguyễn Tường Vi 55
  65. Khóa luận tốt nghiệp 3 Nếu hàng hóa nhập khẩu, bộ phận thu mua chuẩn bị "tờ khai A hải quan". Hàng hóa nhập khẩu kèm theo "hóa đơn", Bộ phận thu mua tính giá cuối cùng của đơn hàng nhập khẩu (giá nhập Duyệt phiếu khẩu, phí vận tải, thuế nhập Hóa đơn, phiếu Phiếu nhập kho nh p kho khẩu) => nhập giá cuối cùng vận chuyển ậ này vào hệ thống NAV. - Bộ phận kho tiến hành nhận hàng => chuẩn bị "Phiếu nhập kho" và nhập số lượng vào hệ thống NAV. Lưu trữ - Các chứng từ nhập khẩu được chứng từ lưu trữ tại bộ phận thu mua. 4 + Khi hàng hóa được vận chuyển đến, chị L hoặc chị T bộ phận mua hàng sẽ làm phiếu nhập kho chuyển cho thủ kho - anh L để kiểm đếm và kết hợp với phòng kỹ thuật để kiểm tra chất lương. Nếu đủ số lượng HTK và phòng kỹ thuật kiểm tra chất lượng đạt yêu cầu. Thủ kho, phòng kỹ thuật ký nhận để lưu kho. Thủ kho nhập số lượng hàng hóa vào hệ thống NAV. + Phiếu nhập kho được chuyển Phần mềm cho phòng kế toán, Chị A - kế Ghi sổ toán kho sẽ so sánh số lượng NAV trên phiếu nhập kho và số lượng nhập trên hệ thống NAV. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Bùi Nguyễn Tường Vi 56
  66. Khóa luận tốt nghiệp 2.2.2.1.2 Đánh giá hiệu quả của các thủ tục kiểm soát: KTV xem lại các rủi ro và nhận diện các thủ tục kiểm soát có thể làm giảm thiểu các rủi ro này. Đánh giá các rủi ro này ảnh hưởng đến cơ sở dẫn liệu nào. Nếu có thủ tục kiểm soát tương ứng với rủi ro này thì mô tả thủ tục kiểm soát đó thông qua phỏng vấn kế toán trưởng. Trong mục “Vấn đề có thể xảy ra” của GLV 0353.300.1 Ma trận rủi ro kiểm soát chu trình mua hàng, nếu thủ tục kiểm soát có thể giảm thiểu rủi ro, ghi rõ số của thủ tục kiểm soát đó vào bảng. Cụ thể như sau: Bảng 4 – Trích GLV 0353.300.1 Ma trận rủi ro kiểm soát chu trình mua hàng Có thực Cơ hiện? sở Thủ Rủi ro Mô tả thủ tục dẫn Có (Y) tục liệu hoặc Không (N) A) Làm thế nào để - Đề nghị thanh toán chỉ được lập trên cơ sở hồ sơ đảm bảo việc thanh mua hàng, bao gồm: Báo giá được duyệt/ Hợp đồng, toán chỉ thực hiện cho hóa đơn, BB giao nhận hàng, phiếu nhập kho. những hàng hóa/dịch E Y 1 - Đề nghị thanh toán được phê duyệt bởi Kế toán vụ đã nhận được? trưởng và Tổng Giám đốc. Ủy nhiệm chi/séc được chuẩn bị trên cơ sở Đề nghị thanh toán đã được phê duyệt. B) Làm thế nào để - Đề nghị thanh toán chỉ được lập trên cơ sở hồ sơ đảm bảo rằng tất cả mua hàng, bao gồm: Báo giá được duyệt/Hợp đồng, khoản thanh toán đã hóa đơn, phiếu nhập kho. được phê duyệt? E Y 1 - Đề nghị thanh toán được phê duyệt bởi Kế toán trưởng và Tổng Giám đốc . Ủy nhiệm chi/séc được chuẩn bị trên cơ sở Đề nghị thanh toán đã được phê duyệt. C) Làm thế nào để Đề nghị thanh toán phải Đính kèm Hóa đơn cùng đảm bảo không có biên bản nhận hàng, Hóa đơn đã được thanh toán việc thanhTrường toán 2 lần AE ĐạiY học2 đánh dKinhấu "Đã thanh toán" tế ho ặcHuế chữ viết "đã thanh cho cùng một lô hàng toán" của Công ty hoặc dấu "Đã cho vay" của ngân hóa nhận được? hàng D) Làm thế nào để Hàng tháng, các bên liên quan g đảm bảo rằng tất cả C Y 3 ửi dữ liệu giao dịch giao dịch với bên liên giữa các bên để đối chiếu quan được xác nhận? E) Làm thế nào để Phòng KD-XNK theo dõi việc mua hàng vào file đảm bảo rằng hàng A Y 4.1 nháp không lưu trữ chính thức (quy chế Công ty hiện hóa/dịch vụ được ghi tại chưa quy định), tuy nhiên file nháp này dễ bị mất. nhận đúng? SVTH: Bùi Nguyễn Tường Vi 57
  67. Khóa luận tốt nghiệp Kế toán viên căn cứ vào giấy đề nghị cấp vật tư và biên bản giao nhận vật tư thực tế, sau khi đối chiếu với hoá đơn mua hàng, Ghi bút toán "ghi nhận HTK 5 hoặc chi phí trực tiếp" ra trên phiếu hạch toán tạm thời (ở đây là ngay trên giấy đề nghị thanh toán) , Kế toán trưởng sẽ kiểm tra tra và phê duyệt trước khi bút toán đó được ghi nhận vào phần mềm kế toán. F) Làm thế nào để Phòng KD-XNK theo dõi việc mua hàng vào file đảm bảo đúng các AC Y 4.1 nháp không lưu trữ chính thức (quy chế Công ty hiện khoản phải trả cho tại chưa quy định), tuy nhiên file nháp này dễ bị mất. những hàng hóa đã Cuối tháng kế toán tổng hợp kiểm tra lại hồ sơ nhập nhận được nhưng chưa mua hàng, hồ sơ thanh toán với sổ kế toán mua hàng thanh toán? AC Y 4.2 (sổ 15x hoặc 6xx), số kế toán công nợ, số kế toán tiền. Đối chiếu công nợ với nhà cung cấp (qua điện thoại) trước mỗi lần thanh toán. G) Làm thế nào để àng hóa đảm bảo h A NA được ghi nhận đúng kỳ? H) Làm thế nào để đảm bảo hàng hóa/dịch vụ được vốn A N hóa một cách đúng đắn? I) Làm thế nào để Bộ phận kế toán sau khi thanh toán, ghi nhận vào sổ đảm bảo rằng tất cả cái sẽ báo cáo tình hình công nợ nhà cung cấp cho bộ khoản thanh toán đã phận KD-XNK để kiểm tra với nhà cung cấp, tuy được ghi lại? 6.1 nhiên việc báo cáo này thường được thực hiện bằng miệng, không có lưu thành chứng từ. Bên phòng KD- XNK cũng không có báo cáo mua hàng-thanh toán AC Y chính thức để đối chiếu. Cuối tháng kế toán tiền sẽ đối chiếu sổ phụ ngân hàng, sổ quỹ với sổ kế toán tiền gửi , tiền mặt để xem xét liệu rằng có bỏ sót nghiệp vụ hạch toán ghi nhận 6.2 thanh toán công nợ nào không. Sau đó KTV thực hiện thủ tục kiểm tra lại, đảm bảo các kiểm soát là hiệu quả thông qua trả lời bảng hỏi: thủ tục này có được thực hiện thường xuyên? (hàng ngày, hàng tuần, tháng, quý, năm hay không thường xuyên); thủ tục này được thực hiện thôngTrườngthường hay tự độĐạing?; có phhọcải là ho ạtKinh động kiểm soáttế ch ủHuếyếu không? và có hiệu quả không? SVTH: Bùi Nguyễn Tường Vi 58