Khóa luận Thực trạng công tác kế toán tiền lương, các khoản trích theo lương và thuế TNCN tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế

pdf 103 trang thiennha21 4580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Thực trạng công tác kế toán tiền lương, các khoản trích theo lương và thuế TNCN tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_thuc_trang_cong_tac_ke_toan_tien_luong_cac_khoan_t.pdf

Nội dung text: Khóa luận Thực trạng công tác kế toán tiền lương, các khoản trích theo lương và thuế TNCN tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN KIỂM TOÁN  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG, CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG VÀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN ĐÌNH QUỐC Trường Đại học Kinh tế Huế Niên khóa: 2013 - 2017
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN KIỂM TOÁN  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG, CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG VÀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ Sinh viên thực hiện: Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Đình Quốc ThS. Lê Tự Quang Hưng Lớp: K47A KTDN Niên khóa: 2013 – 2017 Trường Đại học Kinh tế Huế Huế, 05/2017
  3. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Tự Quang Hưng Lời Cám Ơn Trải qua thời gian học tập tại Trường Đại Học Kinh Tế Huế, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ của quý thầy cô giáo. Nhân dịp hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, với tất cả sự trân trọng, cho phép tác giả được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành – nhất đến: Các thầy cô giáo Trường Đại Học Kinh Tế Huế, đặc biệt là các thầy cô trong khoa Kế Toán Kiểm Toán đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt thời gian vừa qua. Đặc biệt cho tôi gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy giáo Lê Tự Quang Hưng, người đã trực tiếp tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này. Xin gửi lời cảm ơn đến các cô, các chú, các anh chị ở Công ty Cổ phần Dệt May Huế đã hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi, cung cấp tài liệu cần thiết cho tác giả trong quá trình thực tập tại Công ty. Cuối cùng, tác giả muốn bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè và người thân đã cổ vũ, động viên tinh thần cho tôi trong suốt thời gian qua. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do kiến thức và năng lực bản thân còn hạn chế, kinh nghiệm thực tiễn chưa nhiều nên không thể tránh khỏi những sai sót. Kính mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô và các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Huế, tháng 05 năm 2017 Sinh viên thực hiện Trường Đại học KinhNguy tếễn HuếĐình Quốc SVTH: Nguyễn Đình Quốc i
  4. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Tự Quang Hưng DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CM : Doanh thu TC-KT : Tài chính- kế toán BHXH : Bảo hiểm xã hội BHYT : Bảo hiểm y tế BHTN : Bảo hiểm thất nghiệp KPCĐ : Kinh phí công đoàn ĐPCĐ : Đoàn phí công đoàn TNCN : Thu nhập cá nhân TNHH : Trách nhiệm hữu hạn CNV : Công nhân viên CBCNV : Cán bộ công nhân viên CNSX : Công nhân sản xuất Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Đình Quốc ii
  5. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Tự Quang Hưng MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ii MỤC LỤC iii DANH MỤC BẢNG vii DANH MỤC SƠ ĐỒ viii PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2 3. Đối tượng nghiên cứu 2 4. Phạm vi nghiên cứu 2 5. Các phương pháp nghiên cứu 2 6.Cấu trúc chuyên đề 3 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4 CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG, CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG VÀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN 4 1.1. Khái niệm, bản chất, và chức năng của việc xây dựng cơ chế tiền lương, các khoản trích theo lương và thuế thu nhập cá nhân trong Doanh nghiệp 4 1.1.1. Khái niệm tiền lương 4 1.1.2. Bản chất của tiền lương 4 1.1.3. Chức năng của tiền lương 5 1.1.4. Các hình thức tiền lương trong doanh nghiệp 5 1.1.4.1. Hình thức trả lương theo thời gian 5 1.1.4.2.Hình thức trả lương theo sản phẩm 6 1.1.5. Các hình thức tiền lương làm thêm giờ 8 1.1.6. Các chế độ về các khoản trích theo lương do nhà nước quy định: 9 1.1.7 ThuếTrường Thu nhập cá nhân Đại học Kinh tế Huế 14 SVTH: Nguyễn Đình Quốc iii
  6. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Tự Quang Hưng 1.1.7.1. Thu nhập chịu thuế 14 1.1.7.2. Thu nhập được miễn thuế 15 1.1.7.3. Kỳ tính thuế 15 1.1.7.4. Mức thuế suất 15 1.1.7.5. Xác định thu nhập chịu thuế từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công. 16 1.1.7.6. Các khoản giảm trừ 16 1.1.7.7. Khai thuế, quyết toán thuế 17 1.1.8. Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất 17 1.2. Kê toán tiền lương và các khoản trích theo lương theo chế độ hiện hành. 18 1.2.1. Nhiệm vụ của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 18 1.2.2. Kế toán chi tiết tiền lương 18 1.2.2.1. Hoạch toán số lượng lao động 18 1.2.2.2. Hoạch toán thời gian lao động 19 1.2.2.3. Hoạch toán kết quả lao động. 19 1.2.2.4. Hoạch toán tiền lương cho người lao động. 19 1.2.3. Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương. 20 1.2.3.1. Chứng từ sử dụng. 20 1.2.3.2. Tài khoản sử dụng. 21 1.2.3.3. Phương pháp kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 24 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG, CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG VÀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ 29 2.1. Giới thiệu khái quát chung về Công ty Cổ phần Dệt May Huế 29 2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Dệt May Huế 29 2.1.2. Ngành nghề kinh doanh 30 2.1.3. Chức năng nhiệm vụ của Công ty Cổ phần Dệt May Huế 30 2.1.3.1. Chức năng 30 2.1.3.2. Nhiệm vụ 31 2.1.4. Đặc điểmTrường tổ chức quản Đạilý Công tyhọc Cổ phần Kinh Dệt May Hu tếế Huế .31 2.1.5. Đặc điểm tổ chức kế toán Công ty Cổ phần Dệt May Huế 34 SVTH: Nguyễn Đình Quốc iv
  7. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Tự Quang Hưng 2.1.5.1. Tổ chức bộ máy kế toán 34 2.1.5.2. Tổ chức vận dụng chế độ kế toán tại công ty 36 2.1.6. Tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Dệt May Huế 37 2.1.7.1. Tình hình tài sản và nguồn vốn 37 2.1.7.2. Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh 40 2.2. Thực trạng thực hiện công tác kế toán tiền lương, các khoản trích theo lương và thuế thu nhập cá nhân tại công ty Cổ phần Dệt May Huế 42 2.2.1. Đặc điểm chung về lao động, công tác quản lý lao động và đặc điểm công tác chi trả lương tại công ty Cổ phần Dệt May Huế 42 2.2.1.1. Đặc điểm và cơ cấu lao động 42 2.2.1.2. Công tác quản lý lao động 43 2.2.1.3. Công tác chi trả lương 45 2.2.1.4. Xây dựng quỹ tiền lương ở công ty 45 2.2.2. Cách tính lương, các khoản trích theo lương và thuế thu nhập cá nhân của Nhà máy May 1 thuộc Công ty Cổ phần Dệt May Huế 46 2.2.3. Cách tính lương, các khoản trích theo lương và Thuế TNCN của bộ phận văn phòng Công ty Cổ phần Dệt May Huế. 52 2.2.4.Cách tính lương thử việc 55 2.2.5. Cách tính trợ cấp BHXH, trợ cấp thôi việc 56 2.2.5.1 Tính trợ cấp BHXH 56 2.2.5.2. Tính trợ cấp thôi việc 57 2.2.6. Tính thuế Thu nhập cá nhân 58 2.2.7. Trình tự hạch toán chi tiết tiền lương, các khoản trích theo lương và thuế TNCN ở Công ty Cổ phần Dệt May Huế. 59 2.2.7.1. Quy trình luân chuyển chứng từ tiền lương 59 2.2.7.2. Phương pháp kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 61 2.2.8. Trình tự hoạch toán đóng BHXH, BHYT, BHTN và thanh toán BHXH, trợ cấp thôi việc cho CBCNV 63 2.2.8.1. KếTrường toán đóng BHXH, Đại BHYT, BHTNhọc Kinh tế Huế 63 2.2.8.2. Kế toán thanh toán BHXH, trợ cấp thôi việc cho CBCNV 64 SVTH: Nguyễn Đình Quốc v
  8. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Tự Quang Hưng 2.2.9. Thực trạng công tác thuế TNCN 65 2.2.9.1. Chứng từ sử dụng. 65 2.2.9.2. Tài khoản sử dụng 65 2.2.9.3. Sổ kế toán sử dụng 66 2.2.9.4. Phương pháp hoạch toán 66 2.2.9.5 Kê khai, quyết toán thuế 67 2.3. Đánh giá thực trạng công tác kế toán tiền lương, các khoản trích theo lương và thuế thu nhập cá nhân tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế 67 2.3.1. Kết quả đạt được 67 2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân 69 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG,CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG VÀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ 72 3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán tiền lương, các khoản trích theo lương và thuế thu nhập cá nhân tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế 72 3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương, các khoản trích theo lương và thuế thu nhập cá nhân tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế 73 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 78 1. Kết luận 78 2. Kiến nghị 79 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 80 PHỤ LỤC Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Đình Quốc vi
  9. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Tự Quang Hưng DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Biểu thuế lũy tiến từng phần 16 Bảng 2.1. Tình hình tài sản, nguồn vốn của CTCP Dệt May Huế giai đoạn 2014-2016 39 Bảng 2.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của CTCP Dệt May Huế giai đoạn 2014-2016 41 Bảng 2.3. Tình hình lao động Công ty Cổ phần Dệt May Huế giai đoạn 2014-2016 42 Bảng 2.4 Bảng lương sản phẩm tổ Cắt 2 tháng 02 năm 2017 49 Bảng 2.5 Bảng lương sản phẩm tổ Bảo trì tháng 02 năm 2017 51 Bảng 2.6 Bảng Lương cá nhân của Văn Phòng Phục vụ tháng 02 năm 2017 52 Bảng 2.7 Bảng lương Phòng Kinh doanh tháng 02/2017 54 Bảng 2.8 Bảng thanh toán tiền lương đối với lao đông trước khi truyển dụng tháng 02/2017 56 Bảng 2.9 Phiếu đề nghị chi tiền thôi việc 57 Bảng 2.10 Bảng tính thuế TNCN đối với cá nhân cư trú 58 Bảng 2.11 Bảng phân bổ lương, và các khoản trích theo lương tháng 02/2017 62 Bảng 2.12 Bảng kê chứng từ theo tài khoản 3383 64 Bảng 2.13 Bảng kê chứng từ theo tài khoản 3335 66 Bảng 3.1. Bảng kiến nghị tiền thưởng gắn bó lâu năm cho CBCNV 75 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Đình Quốc vii
  10. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Tự Quang Hưng DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1 Trình tự kế toán tiền lương 27 Sơ đồ 1.2. Trình tự kế toán các khoản trích theo lương 28 Sơ đồ 1.3. Trình tự hoạch toán thuế TNCN 28 Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy quản lý Công ty Cổ phần Dệt May Huế 33 Sơ đồ 2.2 Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Cổ phần Dệt May Huế năm 2017 35 Sơ đồ 2.3. Sơ đồ hình thức kế toán trên máy tính 36 Sơ đồ 2.4 Quy trình luân chuyển chứng từ đối với hình thức lương theo sản phẩm 60 Sơ đồ 2.5 Quy trình luân chuyển chứng từ đối với hình thức tiền lương thời gian 61 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Đình Quốc viii
  11. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Tự Quang Hưng PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế đã đặt ra trước mắt chúng ta rất nhiều cơ hội và thách thức, ở Việt Nam với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tiền lương cho người lao động luôn được quan tâm nhiều nhất, vì đây là yếu tố quan trọng tác động đến người lao động và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh và kết quả của nền kinh tế quốc dân. Về phía người lao động, tiên lương chính là phần thu nhập chính của người lao động làm công ăn lương. Tiền lương – lao động có quan hệ hỗ trợ qua lại với nhau, chất lượng lao động quyết định mức lương, còn mức lương sẽ tác động đến mức sống của người lao động. Người lao động là bộ phận quan trọng nhất, quyết định sự phát triển hay phá sản của một công ty. Chính vì vậy đáp ứng tốt được nhu cầu của người lao động tương ứng với sức lao động mà họ bỏ ra là biện pháp tốt nhất cổ vũ, động viên, khuyến khích, kích thích hay chính là nguồn tạo ra động lực cho người lao động. Nói đến tiền lương thì không thể không nhắc đến thuế TNCN. Bất kỳ một quốc gia nào có nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường đều coi thuế TNCNlà một sắc thuế có tầm quan trọng lớn trong việc huy động nguồn thu cho ngân sách và thực hiện công bằng xã hội. Thuế thu nhập cá nhân là một trong những loại thuế trực thu có tác động lớn nhất, trực tiếp nhất đến đời sống kinh tế xã hội. Nó là loại thuế thể hiện sâu sắc, rõ nét mối quan hệ trách nhiệm hai chiều giữa nhà nước và công dân trong quá trình xây dựng và duy trì sự tồn tại của xã hội công cộng. Do đó hơn bao giờ hết, đây được đánh giá là loại thuế quan trọng trong hệ thống của mỗi quốc gia, cần được chú trọng cả về mặt lập qui và mặt thực thi. Xuất phát từ ý nghĩa và tầm quan trọng của tiền lương, các khoản trích theo lương và thuế TNCN với mong muốn vận dụng những kiến thức ở nhà trường với thực tế, và đóng góp nhằm hoàn thiện côn tác kế toán tiền lương và các khoảng trích theo lương tại doanh nghiệp tác giả đã chọn đề tài: “Thực trạng công tác kế toán tiền lương, cácTrường khoản trích theo Đại lương vàhọc thuế TNCN Kinh tại Công tế ty CổHuế phần Dệt May Huế” làm đề tài tốt nghiệp cho mình. SVTH: Nguyễn Đình Quốc 1
  12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Tự Quang Hưng 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài – Tìm hiểu cơ sở lý luận về tiền lương và các khoản trích theo lương – Phản ánh được thực trạng hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Công ty Cổ phần Dệt May Huế – Từ vấn đề nghiên cứu nêu lên được các hạn chế, đề xuất một số biện pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác hoạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế. – Đánh giá được thực trạng công tác kế toán tiền lương, các khoản trích theo lương và thuế TNCN tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế. 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là “Công tác kế toán tiền lương, các khoản trích theo lương và thuế TNCN tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế” 4. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: đề tài thực tập được thực hiện tại phòng Tài chính – Kế toán và nhà máy may 1của công ty Cổ Phần Dệt May Huế. Về thời gian: đề tài thực tập nghiên cứu số liệu phân tích tình hình của doanh nghiệp trong khoảng thời gian từ năm 2014 đến năm 2016 và số liệu tiền lương cũng như các khoản trích theo lương năm 2017. 5. Các phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập dữ liệu: + Thu thập dữ liệu sơ cấp: Phương pháp phỏng vấn: được áp dụng nhằm phỏng trực tiếp nhân viên phần hành kế toán liên quan như kế toán tổng hợp, thủ quỹ và những người có liên quan. Phương pháp quan sát: quan sát hành vi, thái độ của các nhân viên kế toán để hiểu rõ hơn tình hình công tác kế toán tại công ty + Thu thập dữ liệu thứ cấp: thu thập và nghiên cứu các tài liệu liên quan đến kế toán tiền lương, các khoản trích theo lương và thuế TNCN từ các trang web, giáo trình, các bài luận văn mẫu có trong thư viện, - PhươngTrường pháp xử lý dữ Đại liệu: học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Đình Quốc 2
  13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Tự Quang Hưng +Phương pháp thống kê: thống kê, sắp xếp những thông tin, dữ liệu thu thập được để phục vụ cho việc so sánh, phân tích. +Phương pháp so sánh: dựa vào những số liệu có được để tiến hành so sánh, đối chiếu (về tương đối và tuyệt đối), thường là so sánh giữa hai năm hay giữa những lần điều chỉnh lãi suất để tìm ra sự tăng giảm, chênh lệch giá trị giúp cho quá trình phân tích kinh doanh. 6.Cấu trúc chuyên đề Đề tài gồm có 3 phần: PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Trong phần này bố cục gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán tiền lương,các khoản trích theo lương và thuế TNCN. Chương 2: Thực trạng tổ chức kế toán tiền lương, các khoản trích theo lương và thuế TNCN tại Công ty CP Dệt May Huế. Chương 3: Một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán tiền lương, các khoản trích theo lương và thuế TNCN tại Công ty CP Dệt May Huế. PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Đình Quốc 3
  14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Tự Quang Hưng PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG, CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG VÀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN 1.1. Khái niệm, bản chất, và chức năng của việc xây dựng cơ chế tiền lương, các khoản trích theo lương và thuế thu nhập cá nhân trong Doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm tiền lương Theo Bộ Luật lao động (2012) “Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận.” [2, Điều 90] Theo Phan Đình Ngân ( 2011) “Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của bộ phận sản phẩm xã hội mà người lao động được sử dụng để bù đắp hao phí lao động cảu mình trong quá trình sản xuất nhằm tái sản xuất sức lao động.’’ [9, tr.70] Theo Chương trình Phát triển Dự án Mê Kông (2001) “Tiền lương là biểu hiện bằng tiền phần sản phẩm xã hội mà người chủ sử dụng lao động phải trả cho người lao động tương ứng với thời gian lao động, chất lượng lao động và kết quả lao động. Tiền lương gắn liền với thời gian và kết quả lao động mà người lao động đã tham gia thực hiện trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.” [1, tr. 11] 1.1.2. Bản chất của tiền lương Trong tất cả mọi hình thái kinh tế xã hội, con người luôn đóng vai trò trung tâm chi phối quyết định mọi quá trình sản xuất kinh doanh. Để sản xuất ra của cải vật chất, con người phải hao phí sức lao động. Để có thể tái sản xuất và duy trì sức lao động đó, người lao động sẽ nhận được những khoản bù đắp được biểu hiện dưới dạng tiền lương. Tiền lương chính là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động mà người lao động được sử dụng để bù đắp hao phí lao động của mình trong quá trình sản xuất nhằm tái sản xuất sức lao động. Như vậy bản chất của tiền lương chính là giá cả sức lao động, được xác định dựa trên cơ sở giá trị của sức lao động đã hao phí để sản xuất ra của cải Trườngvật chất, được ng ưĐạiời lao động học và ngư Kinhời sử dụng tếlao động Huế thoả thuận với nhau. SVTH: Nguyễn Đình Quốc 4
  15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Tự Quang Hưng 1.1.3. Chức năng của tiền lương + Chức năng tái sản xuất sức lao động: Quá trình tái sản xuất sức lao động được thực hiện bởi việc trả công cho người lao động thông qua lương. Bản chất của sức lao động là sản phẩm lịch sử luôn được hoàn thiện và nâng cao nhờ thường xuyên được khôi phục và phát triển, còn bản chất của tái sản xuất sức lao động là có được một tiền lương sinh hoạt nhất định để họ có thể duy trì và phát triển sức lao động mới (nuôi dưỡng, giáo dục thế hệ sau), tích luỹ kinh nghiệm và nâng cao trình độ, hoàn thiện kỹ năng lao động. + Chức năng là công cụ quản lý của doanh nghiệp: Mục đích cuối cùng của các nhà quản trị là lợi nhuận cao nhất. Để đạt được mục tiêu đó họ phải biết kết hợp nhịp nhàng và quản lý một cách có nghệ thuật các yếu tố trong quá trình kinh doanh. Người sử dụng lao động có thể tiến hành kiểm tra giám sát, theo dõi người lao động làm việc theo kế hoạch, tổ chức của mình thông qua việc chi trả lương cho họ, phải đảm bảo chi phí mà mình bỏ ra phải đem lại kết quả và hiệu quả cao nhất. Qua đó nguời sử dụng lao động sẽ quản lý chặt chẽ về số lượng và chất lượng lao động của mình để trả công xứng đáng cho người lao động. + Chức năng kích thích lao động (đòn bẩy kinh tế): Với một mức lương thoả đáng sẽ là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển tăng năng xuất lao động. Khi được trả công xứng đáng người lao động sẽ say mê, tích cực làm việc, phát huy tinh thần làm việc sáng tạo, họ sẽ gắn bó chặt chẽ trách nhiệm của mình với lợi ích của doanh nghiệp. 1.1.4. Các hình thức tiền lương trong doanh nghiệp Theo Bộ luật Lao đông (2012) “Người sử dụng lao động có quyền lựa chọn hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán. Hình thức trả lương đã chọn phải được duy trì trong một thời gian nhất định; trường hợp thay đổi hình thức trả lương, thì người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động biết trước ít nhất 10 ngày”. [2, Điều 94] 1.1.4.1. Hình thức trả lương theo thời gian (TheoTrường khoản 1 Điều 22 NghĐạiị định họcsố 05/2015/NĐ Kinh-CP) tế Huế SVTH: Nguyễn Đình Quốc 5
  16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Tự Quang Hưng Là hình thức trả lương cho người lao động căn cứ vào thời gian làm việc, cấp bậc công việc và lương tháng cho người lao động. Hình thức trả lương này thường được áp dụng cho các lao động làm công tác văn phòng như : Hành chính, quản trị, tổ chức lao động, thống kê, kế toán, và các nhân viên thuộc các ngành không có tính chất sản xuất. Tiền lương thời gian có thể chia ra : Tiền lương tháng : Tiền lương tháng được trả cho một tháng làm việc xác định trên cơ sở hợp đồng lao động Công thức tính : Tiền lương tối thiểu x ( hệ số lương + hệ số phụ cấp) Tiền lương tháng = Số ngày làm việc theo quy định Với số ngày làm vịêc trong một tháng theo quy định của luật lao động là 26 ngày. Tiền lương tuần : Là tiền lương trả cho một tuần làm việc và được xác định bằng công thức sau : Tiền lương tháng x 12 ( tháng) Tiền lương tuần = 52 ( tuần) Tiền lương ngày : là tiền lương trả cho một ngày làm việc và được xác định bằng công thức sau : Tiền lương tháng Tiền lương ngày = Số ngày làm việc trong tháng Tiền lương giờ : Là tiền lương trả cho một giờ làm việc và được xác định bằng công thức sau : Tiền lương một ngày Tiền lương giờ = Số giờ làm việc trong ngày theo chế độ ( 8 giờ) 1.1.4.2.Hình thức trả lương theo sản phẩm (Theo Phan Đình Ngân 2011, tr.72 đến tr.76 ) Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Đình Quốc 6
  17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Tự Quang Hưng Tiền lương sản phẩm là hình thức tiền lương mà số lượng của nó nhiều hay ít là phụ thuộc vào số lượng sản phẩm được sản xuất ra hoặc số lượng công việc đã hoàn thành. Tùy theo đặc điểm tổ chức sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp mà có nhiều cách trả lương sản phẩm khác nhau. Các chế độ tiền lương sản phẩm thường là được doanh nghiệp áp dụng bao gồm:  Tiền lương sản phẩm trực tiếp Theo hình thức này tiền lương của công nhân được xác địnht theo số lượng sản phẩm sản xuất ra và đơn giá lương sản phẩm. Tiền lương sản Số lượng sản Đơn giá tiền phẩm cá nhân = phẩm hợp quy X lương một trực tiếp cách sản phẩm  Tiền lương sản phẩm gián tiếp Lương sản phẩm cá nhân gián tiếp được áp dụng đối với công nhân phụ, phục vụ và hỗ trợ cho sản xuất chính như công nhân điều chỉnh máy, sữa chữa thiết bị mà kết quả công tác của họ có ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả công tác của những người CNSX chính nhằm khuyến khích họ nâng cao chất lượng phục vụ. Công thức : Đơn giá lương Tiền lương công Sản lượng sản = X sản phẩm gián nhân phụ phẩm của CN chính tiếp  Tiền lương sản phẩm khoán Là hình thức đặc biệt của tiền lương theo sản phẩm, trong đó tổng số tiền lương trả cho công nhân hoặc một nhóm công nhân được quy định trước cho một khối lượng công việc hoặc khối lượng sản phẩm nhất định phải được hoàn thành trong thời gian quy định. Chế độ lương này chủ yếu áp dụng trong đơn vị xây dựng cơ bản hoặc một số công việc nông nghiệp. Trong công nghiệp chế độ trả lương khoán có thể áp dụng đối với các cá nhânTrường tập thể. Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Đình Quốc 7
  18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Tự Quang Hưng 1.1.5. Các hình thức tiền lương làm thêm giờ (Theo Thông tư số 23/2015/TT-BLĐTBXH)  Đối với người lao động hưởng lương theo thời gian Người lao động hưởng lương thời gian, làm việc ngoài giờ làm việc bình thường được trả lương làm thêm giờ như sau: Tiền lương Tiền lương giờ thực trả Mức ít nhất 150% hoặc Số giờ làm thêm = của ngày làm việc bình x x 200% hoặc 300% làm thêm giờ thường Trong đó: Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường được xác định trên cơ sở tiền lương thực trả theo công việc đang làm của tháng mà người lao động làm thêm giờ (trừ tiền lương làm thêm giờ, tiền lương trả thêm khi làm việc vào ban đêm) chia cho số giờ thực tế làm việc trong tháng (không kể số giờ làm thêm). Trường hợp trả lương theo ngày hoặc theo tuần, thì tiền lương giờ thực trả được xác định trên cơ sở tiền lương thực trả của ngày hoặc tuần làm việc đó (trừ tiền lương làm thêm giờ, tiền lương trả thêm khi làm việc vào ban đêm) chia cho số giờ thực tế làm việc trong ngày hoặc trong tuần (không kể số giờ làm thêm).  Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm Người lao động hưởng lương sản phẩm, được trả lương làm thêm giờ khi người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường để làm thêm số lượng, khối lượng sản phẩm, công việc ngoài số lượng, khối lượng sản phẩm, công việc theo định mức lao động đã thỏa thuận và được tính như sau: Đơn giá tiền lương sản Mức ít nhất 150% Tiền lương Số sản phẩm = phẩm của ngày làm x hoặc 200% hoặc x làm thêm giờ làm thêm việc bình thường 300% Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Đình Quốc 8
  19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Tự Quang Hưng 1.1.6. Các chế độ về các khoản trích theo lương do nhà nước quy định: * Quỹ tiền lương Theo Phan Đình Ngân (2011) “Quỹ lương là toàn bộ số tiền tính theo số công nhân viên của doanh nghiệp trược tiếp quản lý và chi trả lương”. [9, tr.71] Thành phần: Quỹ tiền lương bao gồm nhiều loại như: + Tiền lương trả cho người lao động theo thời gian ( tháng, tuần, ngày, giờ); theo số lượng sản phẩm; theo phụ cấp (khu vực, cấp bậc, chức vụ, ) + Tiền thưởng trong sản xuất + Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng làm việc vì lý do khách quan Hoạch toán: Tuy bao gồm nhiều thành phần nhưng khi hoạch toán có thể chia thành tiền lương lao động trực tiếp và tiền lương lao động gián tiếp chi tiết thành tiền lương chính và tiền lương phụ: + Tiền lương chính: Là tiền lương phải trả cho người lao động theo thời gian làm việc trên cơ sở nhiệm vụ được giao + Tiền lương phụ: Là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian nghỉ việc theo quy định của nhà nước hoặc lý do khách quan. * Quỹ BHXH Theo Luật BHXH (2014): “ Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bỉ giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hết tiểu lao động hoặc chết trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.”. [3, Điều 3] Quỹ BHXH: được hình thành do việc trích lập theo tỷ lệ quy định là trên tiền lương phải trả CNV trong kỳ. Theo chế độ hiện hành, từ năm 2015 đến nay hàng tháng DN tiến hành trích lập quỹ BHXH theo tỷ lệ 26% trên tổng số tiền lương thực tế phải trả CNV trong tháng, trong đó: người sử dụng lao động đóng 18% tiền lương đóng BHXH, được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, người lao động đóng bằng 8% tiền lương đóng BHXH trừ vào lương tháng của người lao động. Nhà Nước hỗ trợ thêm để đảm bảo vàTrường thực hiện các chế Đạiđộ BHXH học với ngư ờiKinh lao động. tế Huế SVTH: Nguyễn Đình Quốc 9
  20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Tự Quang Hưng Phương pháp tính mức hưởng BHXH khi bị ốm đau, thai sản, chế độ hưu trí: (Theo Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH Có hiệu lực từ ngày 15/2/2016) Đối với trợ cấp ốm đau: Người lao động chỉ được hưởng lương trợ cấp BHXH khi nghỉ việc do ốm đau, tai nạn có xác nhận của cơ quan y tế. Mức hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1 Điều 26 và Điều 27 của Luật bảo hiểm xã hội được tính như sau: Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã Số ngày hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc Mức hưởng x 75 x = nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau (%) chế độ ốm 24 ngày đau Trong đó: Số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Đối với trợ cấp thai sản: Thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản phải tính đến điều kiện lao động của lao động nữ. Mức hưởng chế độ thai sản được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 39 của Luật bảo hiểm xã hội và được hướng dẫn cụ thể như sau: Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề gần nhất trước khi nghỉ việc. Nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì được cộng dồn. Trợ cấp Tiền lương bình quân tháng làm số tháng nghỉ viêc khi = x căn cứ đóng BHXH sinh con sinh con Khi người lao động được nghỉ hưởng BHXH, kế toán phải lập phiếu nghỉ hưởng BHXH cho từng người và từ các phiếu nghỉ hưởng BHXH, kế toán phải lập bảng thanh toán BHXH trích được trong kỳ sau khi đã trừ đi các khoản trợ cấp cho người lao động tạiTrường doanh nghiệp, phần Đại còn lại họcphải nộp Kinhvào quỹ BHXH tế tập Huế trung. SVTH: Nguyễn Đình Quốc 10
  21. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Tự Quang Hưng Tại doanh nghiệp, hàng tháng doanh nghiệp trực tiếp chi trả BHXH cho CNV bị ốm đau, thai sản trên cơ sở các chứng từ hợp lệ. Cuối tháng, doanh nghiệp phải quyết toán với cơ quan quản lý quỹ BHXH. Đối với chế độ hưu trí: Người lao động đóng BHXH từ 20 năm trở lên thuộc một trong các nhóm đối tượng sau: – Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi. – Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và trong đó có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đủ 15 năm làm việc ở khu vực có phu cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên. – Người lao động từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm mỏ. – Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp. Mức lương hưu hàng tháng được tính như sau: Mức lương hưu Tiền lương bình quân tháng Tỷ lệ hưởng lương = x hàng tháng làm căn cứ đóng BHXH hưu Trong đó: Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu được tính như sau: Người lao động nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%. * Quỹ BHYT Theo luật BHYT (2008): ‘‘Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện và các đối tượng có trách nhiệm tham gia theo quy định của Luật này ’’. [3, Điều 2]Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Đình Quốc 11
  22. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Tự Quang Hưng Quỹ BHYT: Là quỹ dùng để đài thọ người lao động có tham gia đóng góp quỹ trong các hoạt động khám chữa bệnh. Cơ quan bảo hiểm sẽ thanh toán về chi phí khám chữa bệnh theo tỷ lệ nhất định mà Nhà nước quy định cho những người đã tham gia đóng bảo hiểm. Theo chế độ hiện hành, từ năm 2015 đến nay mức trích đóng BHYT 4,5% trên tổng số tiền lương thực tế phải trả CNV trong tháng, trong đó 3% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của các đối tượng sử dụng lao động và 1,5% trừ vào lương của người lao động. * Kinh phí công đoàn Kinh phí công đoàn là khoản tiền được trích lập theo tỷ lệ quy định trên tổng quỹ lương thực tế phải trả cho toàn bộ CNV trong doanh nghiệp nhằm chăm lo, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động đồng thời duy trì hoạt động của công đoàn tại doanh nghiệp. Theo chế độ hiện hành hàng tháng doanh nghiệp trích 2% kinh phí công đoàn trên tổng số tiền lương thực tế phải trả CNV trong tháng và tính toàn bộ vào chi phí sản xuất kinh doanh của các đối tượng sử dụng lao động. Toàn bộ số kinh phí công đoàn trích được một phần nộp lên cơ quan công đoàn cấp trên, một phần để lại doanh nghiệp để chi tiêu cho hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp. Kinh phí công đoàn được trích lập để phục vụ chi tiêu cho hoạt động của tổ chức công đoàn nhằm chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động. * Quỹ BHTN Bảo hiểm thất nghiệp là khoản tiền được trích để trợ cấp cho người lao động bị mất việc làm. Nguồn hình thành quỹ BHTN như sau: - Người lao động đóng bằng 1% tiền lương, tiền công tháng đóng BHTN. - Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng BHTN của những người lao động tham gia BHTN. - Hàng tháng, Nhà nước hỗ trợ từ ngân sách bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng BHTN của những người tham gia BHTN và mỗi năm chuyển một lần. PhươngTrường pháp tính mức Đạihưởng BHTN: học Kinh tế Huế (Theo Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH) SVTH: Nguyễn Đình Quốc 12
  23. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Tự Quang Hưng Để được hưởng BHTN thì NLĐ phải đủ các điều kiện sau: – Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc – Đã đóng BHTN từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động – Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm. – Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng BHTN Mức hưởng BHTN được tính như sau: Mức hưởng trợ cấp Mức lương bình quân của 06 tháng liền thất nghiệp hằng = kề có đóng bảo hiểm thất nghiệp trước X 60% tháng khi thất nghiệp Trong đó: Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng không quá : - 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định. - Hoặc 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động thực hiện theo chế độ tiền lương do DN quyết định. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng BHTN, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng. Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp. * Quỹ trợ cấp thôi việc: (Theo Thông tư số 82/2003/TT-BTC ngày 14/08/2003 của Bộ Tài chính) Mức trích Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm từ 1% - 3% trên quỹ tiền lương làm cơ sở đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp. Phương pháp tính trợ cấp thôi việc: (Theo Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/1/2015) Thời Trườnggian làm việc để tínhĐạitrợ cấp họcthôi vi ệcKinh, trợ cấp mất tế việc Huế làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian SVTH: Nguyễn Đình Quốc 13
  24. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Tự Quang Hưng người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc. Tiền trợ cấp Tổng thời gian làm việc tại doanh Tiền lương làm căn cứ = X X1/2 thôi việc nghiệp tính trợ cấp thôi việc tính trợ cấp thôi việc Trong đó: - Tổng thời gian làm việc tại doanh nghiệp tính trợ cấp thôi việc: Theo điểm c Khoản 3 Điều 14 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động năm 2012 quy định, “thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm của người lao động được tính theo năm (đủ 12 tháng), trường hợp có tháng lẻ thì từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng được tính bằng 1/2 năm; từ đủ 06 tháng trở lên được tính bằng 01 năm làm việc” - Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc: Khoản 3 Điều 48 Luật lao động 2012 quy định: “Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc 1.1.7 Thuế Thu nhập cá nhân 1.1.7.1. Thu nhập chịu thuế Theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân và Điều 3 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân bao gồm: Tiền lương tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền. Các khoản phụ cấp trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp trợ cấp sau: Phụ cấp, trợ cấp ưu đãi hàng tháng và trợ cấp một lần theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công. Các khoản thưởng bằng tiền hoặc không bằng tiền dưới mọi hình thức, kể cả thưởng bằng chứng khoán, trừ các khoản tiền thưởng sau đây: Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu được Nhà nước phong tặng, bao gồm tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng của pháp luật quy định về thi đua khen thưởng Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Đình Quốc 14
  25. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Tự Quang Hưng 1.1.7.2. Thu nhập được miễn thuế Căn cứ quy định tại Điều 4 của Luật Thuế thu nhập cá nhân, Điều 4 của Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, các khoản thu nhập được miễn thuế bao gồm: Thu nhập từ tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc trong giờ theo quy định của Bộ luật Lao động. Thu nhập từ bồi dưỡng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, tiền bồi thường tai nạn lao động, tiền bồi thường, hỗ trợ theo quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư, các khoản bồi thường của Nhà nước và các khoản bồi thương khác theo quy định của pháp luật về bồi thường Nhà nước. 1.1.7.3. Kỳ tính thuế Đối với cá nhân cư trú: Kỳ tính thuế theo năm: áp dụng đối với thu nhập từ kinh doanh và thu nhập từ tiền lương, tiền công. Kỳ tính thuế theo từng lần phát sinh thu nhập: áp dụng đối với thu nhập từ đầu tư vốn, thu nhập từ chuyển nhượng vốn, thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, thu nhập từ trúng thưởng, thu nhập từ bản quyền, thu nhập từ nhượng quyền thương mại, thu nhập từ thừa kế, thu nhập từ quà tặng. Kỳ tính thuế theo từng lần phát sinh hoặc theo năm áp dụng đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán. Đối với cá nhân không cư trú: Kỳ tính thuế đối với cá nhân không cư trú được tính theo từng lần phát sinh thu nhập. 1.1.7.4. Mức thuế suất Thuế suất thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương tiền công được áp dụng theo Biểu thuế lũy tiến từng phần hoặc bảng quy đổi thu nhập không bao gồm thuế ra thu nhập tính thuế được quy định theo Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Đình Quốc 15
  26. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Tự Quang Hưng Bảng 1.1. Biểu thuế lũy tiến từng phần Thu nhập tính thuế Thuế Tính số thuế phải nộp Bậc /tháng suất Cách 1 Cách 2 1 Đến 5 triệu đồng (trđ) 5% 0 trđ + 5% TNTT 5% TNTT 2 Trên 5 trđ đến 10 trđ 10% 0,25 trđ + 10% TNTT trên 5 trđ 10% TNTT - 0,25 trđ 3 Trên 10 trđ đến 18 trđ 15% 0,75 trđ + 15% TNTT trên 10 trđ 15% TNTT - 0,75 trđ 4 Trên 18 trđ đến 32 trđ 20% 1,95 trđ + 20% TNTT trên 18 trđ 20% TNTT - 1,65 trđ 5 Trên 32 trđ đến 52 trđ 25% 4,75 trđ + 25% TNTT trên 32 trđ 25% TNTT - 3,25 trđ 6 Trên 52 trđ đến 80 trđ 30% 9,75 trđ + 30% TNTT trên 52 trđ 30% TNTT - 5,85 trđ 7 Trên 80 trđ 35% 18,15 trđ + 35% TNTT trên 80 trđ 35% TNTT - 9,85 trđ 1.1.7.5. Xác định thu nhập chịu thuế từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công. Thu nhập từ tiền lương, tiền công được xác định bằng tổng tiền lương, tiền công, tiền thù lao, các khoản thu nhập khác có tính chất tiền lương, tiền công mà người nộp thuế nhận được trong kỳ tính thuếtheo hướng dẫn. Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế. Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho người nộp thuế. 1.1.7.6. Các khoản giảm trừ. Theo quy định tại Điều 19 Luật thuế TNCN; khoản 4, Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế TNCN thì việc giảm trừ gia cảnh được thực hiện như sau: Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền công của người thu nhập là cá nhân cư trú. Trường hợp cá nhân cư trú vừa có thu nhập từ kinh doanh, vừa có thu nhập từ tiền lương thì tính giảm trừ gia cảnh một lần vào tổng thu nhập Người nộp thuế có thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công từ 09 triệu đồng/ tháng trở xuống không phải khai người phụ thuộc. GiảmTrường trừ đối với các khoản Đại đóng học bảo hiểm, Kinh Quỹ hưu trítế tự nguyện.Huế Các khoản đóng bảo hiểm xã hội bao gồm: BHXH, BHYT, BHTN, bảo hiểm trách nhiệm nghề SVTH: Nguyễn Đình Quốc 16
  27. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Tự Quang Hưng nghiệp đối với một số ngành nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc. Giảm trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học. Mức giảm trừ gia cảnh: - Đối với người nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng, 108 triệu đồng/năm. - Đối với mỗi người phụ thuộc là 3.6 triệu đồng/tháng. 1.1.7.7. Khai thuế, quyết toán thuế. Tổ chức, cá nhân trả thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân và cá nhân có thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân thực hiện khai thuế và quyết toán thuế theo hướng dẫn về thủ tục, hồ sơ tại văn bản hướng dẫn về quản lý thuế. Nguyên tắc khai thuế đối với một số trường hợp cụ thể sau: Khai thuế đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập chịu thuế thu nhập các nhân. Tổ chức, cá nhân trả thu nhập khấu trừ thuế thu nhập cá nhân khai thuế theo tháng hoặc quý. Trường hợp trong tháng hoặc quý, tổ chức cá nhân trả thu nhập không phát sinh khấu trừ thuế thu nhập cá nhân thì không cần khai thuế. 1.1.8. Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất Đối với công nhân viên nghỉ phép hàng năm, theo chế độ quy định thì công nhân trong thời gian nghỉ phép đó vẫn được hưởng lương đầy đủnhư thời gian đi làm việc. Nếu doanh nghiệp bố trí cho CN nghỉ phép đều đặn trong năm thì tiền lương nghỉ phép được tính trực tiếp vào chi phí sản xuất, còn nếu có tháng nếu CN tập trung nghỉ nhiều, có tháng nghỉ ít hoặc không nghỉ thì để đảm bảo cho giá thành không bị đột biến, tiền lương nghỉ phép của CN được tính vào chi phí SX thông qua phương pháp trích trước. Cuối năm sẽ tiến hành điều chỉnh số trích trước theo kế hoạch phù hợp với số thực tế tiền lương nghỉ phép để phản ánh đúng số thực tế chi phí tiền lương và chi phí sản xuất. Trích trước tiền lương nghỉ phép chỉ thực hiện với công nhân trực tiếp sản xuất. Công thức trích được tính như sau: Số trích trước theo kế Số tiền lương Tỉ lệ trích trước theo kế hoạch tiền lương nghỉ chính phải trả = hoạch tiền lương nghỉ phép phép của CNSX trong cho CNSX trong X của CNSX thángTrường Đại thánghọc Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Đình Quốc 17
  28. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Tự Quang Hưng Trong đó: Tổng số tiền lương nghỉ phép phải trả cho CNSX Tỉ lệ trích trước theo kế theo kế hoạch trong năm hoạch tiền lương nghỉ = Tổng số tiền lương chính phải trả cho CNSX phép của CNSX theo kế hoạch trong năm 1.2. Kê toán tiền lương và các khoản trích theo lương theo chế độ hiện hành. 1.2.1. Nhiệm vụ của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương - Ghi chép phản ánh kịp thời số lượng thời gian lao động, chất lượng sản phẩm, tính chính xác tiền lương phải trả cho người lao động. Tính chính xác số tiền BHXH, BHYT, KPCĐ vào chi phí và thu từ thu nhập của người lao động. - Trả lương kịp thời cho người lao động, giám sát tình hình sử dụng quỹ lương, cung cấp tài liệu cho các phòng quản lý, chức năng, lập kế hoach quỹ lương kỳ sau. - Tính và phân bổ chính xác đối tượng, tính giá thành. - Phân tích tình hình sử dụng quỹ lương, quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ, đề xuất biện pháp tiếp kiệm quỹ lương, cung cấp số liệu cho kế toán tổng hợp và các bộ phận quản lý khác. - Lập báo cáo về lao động, tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ thuộc phạm vi trách nhiệm của kế toán. Tổ chức phân tích tình hình sử dụng lao động, quỹ tiền lương, quỹ BHXH, quỹ BHYT KPCĐ đề xuất các biện pháp khai thác có hiệu quả tiềm năng lao động, tăng năng suất lao động. 1.2.2. Kế toán chi tiết tiền lương 1.2.2.1. Hoạch toán số lượng lao động Căn cứ vào chứng từ ban đầu là bảng chấm công hàng tháng tại mỗi bộ phận, phòng ban, tổ, nhóm gửi đến phòng kế toán để tập hợp và hoạch toán số lượng lao động trong tháng đó tại doanh nghiệp và cũng từ bảng chấm công kế toán có thể nắm được từng ngày có báo nhiêu người làm việc, bao nhiêu người nghỉ với lý do gì. Hằng ngày tổ trưởng hoặc người có trách nhiệm sẽ chấm công cho từng người tham gia làm việc thực tế trong ngày tại nơi mình quản lý sau đó cuối tháng các phòng ban sẽ gửi bảngTrường chấm công về Đại phòng k ếhọc toán. Tại Kinh phòng kế toán, tế kế Huế toán tiền lương sẽ SVTH: Nguyễn Đình Quốc 18
  29. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Tự Quang Hưng gửi bảng chấm công về phòng kế toán. Tại phòng kế toán, kế toán tiền lương sẽ tập hợp và hoạch toán số lượng công nhân viên lao động trong tháng. 1.2.2.2. Hoạch toán thời gian lao động. Chứng từ để hoạch toán thời gian lao động là Bảng Chấm Công: Bảng Chấm Công là bảng tổng hợp dùng để theo dõi ngày công thực tế làm việc, nghỉ việc, nghỉ bảo hiểm xã hội của từng người cụ thể và từ đó để có căn cứ tính trả lương, bảo hiểm xã hội trả thay lương cho từng người và quản lý lao động trong doanh nghiệp. Hằng ngày tổ trưởng (phòng, ban, nhóm) hoặc người được ủy quyền căn cứ vào tình hình thực tế của bộ phận mình quản lý để chấm công cho từng người trong ngày và ghi vào các ngày tương ứng cho các cột từ 1 đến 31 theo các kí hiệu quy đinh trong bảng. Cuối tháng người chấm công và phụ trách bộ phận ký vào bảng chấm công và chuyển bảng chấm công cùng các chứng từ liên quan như phiếu nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội về bộ phân kế toán kiểm tra, đối chiếu, quy ra công để tính lương và bảo hiểm xã hội 1.2.2.3. Hoạch toán kết quả lao động. Căn cứ vào phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành. Do phiếu là chứng từ xác nhận số lượng sản phẩm hoặc công việc hoàn thành của đơn vị hoặc cá nhân người lao động nên nó làm cơ sở để kế toán lập bảng thanh toán tiền lương hoặc tiền công cho người lao động. Phiếu này được lập thành 02 liên: 1 liên lưu và 1 liên chuyến đến kế toán tiền lương để làm thủ tục thanh toán cho người lao động và phiếu phải có đủ chữ ký của người giao việc, người nhận việc, người kiểm tra chất lượng và người duyệt. 1.2.2.4. Hoạch toán tiền lương cho người lao động. Căn cứ vào bảng chấm công để biết thời gian lao động cũng như số ngày công lao động của NLĐ sau đó tại từng phòng ban, tổ nhóm lập bảng thanh toán tiền lương cho từng người lao động ngoài Bảng Chấm Công ra thì các chứng từ kèm theo là bảng tính phụ cấp, trợ cấp, phiếu xác hận thời gian lao động hoặc công việc hoàn thành. Bảng thanh toán tiền lương: Là chứng từ làm căn cứ thanh toán tiền lương phụ cấp cho ngTrườngười lao động, kiểm Đại tra việc họcthanh toán Kinh tiền lương tếcho ngưHuếời lao động làm việc trong các đơn vị SXKD đồng thời là căn cứ để thống kê về lao động tiền lương. SVTH: Nguyễn Đình Quốc 19
  30. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Tự Quang Hưng Bảng thanh toán tiền lương được lập hàng tháng theo từng bộ phận (phong, ban, tổ, nhóm) tương ứng với bảng chấm công. 1.2.3. Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương. 1.2.3.1. Chứng từ sử dụng. Chứng từ hạch toán lao động. Ở các doanh nghiệp, tổ chức hạch toán về lao động thường do bộ phận tổ chức lao động, nhân sự của doanh nghiệp thực hiện. Tuy nhiên, các chứng từ ban đầu về lao động là cơ sở để tính trả lương và các khoản phụ cấp, trợ cấp cho người lao động vận dụng ở doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp phải vận dụng lập các chứng từ ban đầu về lao động phù hợp với các yêu cầu quản lý lao động, phản ánh rõ ràng, đầy đủ số lượng, chất lượng lao động. Các chứng từ ban đầu gồm : - Mẫu số : 01 – LĐTL – Bảng chấm công. - Mẫu số : 03 – LĐTL – Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH - Mẫu số : 06 – LĐTL – Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành. - Mẫu số : 07 – LĐTL – Phiếu báo làm thêm giờ. - Mẫu số : 08 – LĐTL – Hợp đồng giao khoán - Mẫu số : 09 –LĐTL – Biên bản điều tra tai nạn lao động. Chứng từ tính lương và các khoản trích theo lương. Hiện nay, nhà nước cho phép doanh nghiệp trả lương cho người lao động theo tháng, hoặc tuần. Việc tính lương và các khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội, kế toán phải tính riêng cho từng người lao động, tổng hợp lương theo từng tổ sản xuất, từng phòng quản lý. Căn cứ các chứng từ ban đầu có liên quan đến tiền lương và trợ cấp bảo hiểm xã hội được duyệt, kế toán lập các bảng thanh toán sau : - Bảng thanh toán tiền lương ( Mẫu số : 02 – LĐTL) - Danh sách người lao động hưởng trợ cấp BHXH ( Mẫu số : 05 –LĐTL) - Bảng thanh toán tiền thưởng ( Mẫu số : 05 – LĐTL). Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Đình Quốc 20
  31. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Tự Quang Hưng 1.2.3.2. Tài khoản sử dụng. Để hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương kế toán sử dụng các loại tài khoản sau:  Tài khoản 334 – Phải trả người lao động Phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho công nhân viên của doanh nghiệp về tiền lương, tiền thưởng có tính chất lương, BHXH và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của CNV. Kết cấu tài khoản 334: Bên nợ: - Các khoản tiền lương,tiền công ,tiền thưởng ,bảo hiểm xã hội và các khoản khác đó trả, chi, ứng trước cho NLĐ . - Các khoản khấu trừ vào tiền lương ,tiền công của NLĐ . Bên có: - Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã hội và các khoản khác phải trả, phải chi cho người lao động. Dư có: Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương và các khoản khác còn phải trả cho người lao động. Dư Nợ:(Cá biệt) Phản ánh số tiền đã trả lớn hơn số phải trả về tiền lương, tiền công, tiền thưởng và các khoản khác cho người lao động. Tài khoản 334 có 2 tài khoản cấp 2 - 3341: Phải trả công nhân viên - 3348: Phải trả người lao động khác  Tài khoản 338 – Phải trả phải nộp khác Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thanh toán về các khoản khác phải trả, phải nộp cho các tổ chức xã hội về kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các khoản trích theo lương và khấu trừ vào lương của toàn doanh nghiệp và phản ánh giá trị thừa chủa rõ nguyên nhân chờ xử lý. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Đình Quốc 21
  32. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Tự Quang Hưng Kết cấu tài khoản 338: Bên nợ - Các khoản đó nộp cho cơ quan quản lý - Các khoản phải trả cho người lao động. - Các khoản đó chi về kinh phí công đoàn. - Xử lý giá trị tài sản thừa, các khoản đã trả, đã nộp khác. Bên có: - Phản ánh giá trị tài sản thừa chờ sử lý. - Trích BHXH,BHYT, KPCĐ tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, khấu trừ vào lương của người lao động. - Số đã nộp, đã trả lớn hơn số phải nộp, phải trả được cấp bù. - Các khoản phải trả khác. Dư nợ: Số trả thừa, nộp thừa, vượt chi chưa thanh toán. Dư có: Số tiền còn phải trả, phải nộp, giá trị tài sản thừa chờ xử lý Tài khoản 338 có 8 tài khoản cấp 2 + Tài khoản 3381: Tài sản thừa chờ giải quyết + Tài khoản 3382: KPCĐ + Tài khoản 3383: BHXH + Tài khoản 3384: BHYT + Tài khoản 3385: Phải trả về cổ phần hóa. + Tài khỏan 3386: Bảo hiểm thất nghiệp. + Tài khoản 3387: Doanh thu chủa thực hiện. + Tài khoản 3388: Phải trả phải nộp khác.  Tài khoản 335 – Chi phí phải trả Tài khoản này phản ánh những chi phí được tính trước vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế chủa phát sinh. Kết cấu tài khoản: Bên nTrườngợ: Các chi phí th ựcĐại tế phát họcsinh thuộc Kinh nội dung chitế phí Huế phải trả và khoản điều chỉnh vào cuối niên độ. SVTH: Nguyễn Đình Quốc 22
  33. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Tự Quang Hưng Bên có: Khoản trích trước tính vào chi phí của các đối tượng có liên quan và khoản điều chỉnh cuối niên độ. Dư có: Khoản trích trước tính vào chi phí hiện có.  Tài khoản 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang. Tài khoản này dùng để tập hợp tất cả các khoản chi phí liên quan đến bộ phận lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm, lao vụ (tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương). Kết cấu Tk 154: Bên Nợ: Tập hợp chi phí nguyên vật liệu nhân công trực tiếp và gián tiếp phát sinh. Bên Có: Kết chuyển vào giá thành. Ngoài ra kế toán còn sử dụng các tài khoản + Tài khoản 622: Chi phí nhân công trực tiếp Tài khoản này dùng để trả các khoản phải trả cho người lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ thuộc danh sách quản lý của doanh nghiệp và cho lao động thuê ngoài theo từng loại công việc, như: Tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp). + Tài khoản 627: Chi phí sản xuất chung: Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí phục vụ sản xuất, kinh doanh chung phát sinh ở phân xưởng, bộ phận, tổ phục vụ sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ, gồm: lương nhân viên quản lý phân xưởng, bộ phận, đội; khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn được tính theo tỷ lệ quy định trên tiền lương phải trả của nhân viên phân xưởng, bộ phận, tổ sản xuất. + Tài khoản 641: Chi phí bán hàng Tài khoản này phản ánh những khoản chi phí thực tế phát sinh trong quá trình bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ, bao gồm các chi phí chào hàng, giới thiệu sản phẩm, quảng cáo sản phẩm, hoa hồng bán hàng, chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hoá (trừ hoạt động xây lắp), chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển, + TàiTrường khoản 642: Chi phí Đại quản lý họcdoanh nghiệp: Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Đình Quốc 23
  34. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Tự Quang Hưng Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí quản lý chung của doanh nghiệp gồm các chi phí về lương nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp (Tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp,. . .); bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của nhân viên quản lý doanh nghiệp; chi phí vật liệu văn phòng, công cụ lao động, khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý doanh nghiệp; tiền thuê đất, thuế môn bài; khoản lập dự phòng phải thu khó đòi; dịch vụ mua ngoài (Điện, nước, điện thoại, fax, bảo hiểm tài sản, cháy nổ. . .); chi phí bằng tiền khác (Tiếp khách, hội nghị khách hàng. . .) 1.2.3.3. Phương pháp kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương Hàng tháng tính tiền lương phải trả cho công nhân viên và phân bổ cho các đối tương sử dụng. Nợ Tk 622- Chi phí CNTT Nợ Tk 627- Chi phí SXC Nợ Tk 641- Chi phí BH Nợ Tk 642- Chi phí QLDN Có Tk 334- Phải trả CNV +Số tiền thưởng phải trả cho công nhân viên từ quỹ khen thưởng, phúc lợi Nợ Tk 353- Quỹ khen thưởng phúc lợi Có Tk 334- Phải trả CNV + Hàng tháng trích BHXH, BHYT, KPCĐ (24%) Nợ Tk 622- Chi phí CNTT Nợ Tk 627- Chi phí SXC Nợ Tk 641- Chi phí BH Nợ Tk 642- Chi phí QLDN Có Tk 388- Phải trả, phải nộp khác + Khoản trích BHXH, BHYT trừ vào thu nhập của người lao động (10,5%) Nợ Tk 334- Phải trả công nhân viên Có Tk 338- Phải trả, phải nộp khác + Trường hợp chế độ chính quy toàn bộ số trích BHXH phải nộp lên cấp trên. Việc chi tiêuTrường trợ cấp BHXH Đạicho công họcnhân viên Kinh tại DN đư ợctế quyết Huế toán sau chi phí thưc tế. SVTH: Nguyễn Đình Quốc 24
  35. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Tự Quang Hưng Nợ Tk 138- Phải thu khác Có Tk 334- Phải trả công nhân viên + Các khoản khấu trừ vào thu nhập của công nhân viên. Nợ Tk 334- Phải trả công nhân viên Có Tk 141- Khấu trừ tiền tạm ứng Có Tk 138- Bồi thường thiệt hại mất tài sản + Khi xác định số thuế thu nhập cá nhân phải nộp khấu trừ tại nguồn tính trên thu nhập chịu thuế của công nhân viên và người lao động khác, ghi: Nợ TK 334 - Phải trả người lao động Có TK 3335- Thuế TNCN + Khi chi trả thu nhập cho các cá nhân bên ngoài, doanh nghiệp phải xác định số thuế thu nhập cá nhân phải nộp tính trên thu nhập không thường xuyên chịu thuế theo từng lần phát sinh thu nhập. Nợ TK 623- CP sử dụng máy thi công Nợ TK 627- CPSXC Nợ TK 641- CPBH Nợ TK 642- CPQLDN Nợ TK 635- CPTC Nợ TK 161 - Chi sự nghiệp Nợ TK 353- Quỹ khen thưởng, phúc lợi Có TK 3335- Thuế TNCN Có TK 111- Tiền mặt Có TK 112- Tiền gửi ngân hàng + Khi nộp BHXH, BHYT, KPCĐ. Nợ Tk 338 (3382, 3383, 3384)- Phải trả, phải nộp khác TrườngCó Tk 111- Nếu Đại bằng TM học Kinh tế Huế Có Tk 112- Nếu bằng TGNH SVTH: Nguyễn Đình Quốc 25
  36. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Tự Quang Hưng + Khi nộp thuế thu nhập cá nhân vào Ngân sách Nhà nước thay cho người có thu nhập. Nợ TK 3335- Thuế TNCN Có TK 111- Tiền mặt Có TK 112- Tiên gửi ngân hàng + Tính trợ cấp thôi việc phải trả cho công nhân viên Nợ Tk 3524- Dự phòng phải trả khác Có Tk 3388- Phải trả, phải nộp khác + Cuối cùng kết chuyển tiền lương cho công nhân viên vắng chưa lĩnh. Nợ Tk 334- Phải trả CNV Có Tk 3388- Phải trả, phải nộp khác + Trường hợp số đã trã đã nộp về KPCĐ, BHXH, kể cả số vượt chi lớn hơn số phải trả, phải nộp, khi được cấp bù: Nợ Tk 111, 112: Số tiền được cấp bù đã nhận Có Tk 388(3382, 3383): Số được cấp bù + Nếu trích trước tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm. Nợ Tk 622- Chi phí NCTT Có Tk 335- Chi phí phải trả + Tiền lương thực tế nghỉ phép phát sinh Nợ Tk 335- Phi phí phải trả Có Tk 334- Phải trả CNV + Đối với doanh nghiệp không tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất trực tiếp thì tính vào tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất thực tế phải trả, kế toán ghi: Nợ Tk 622- Chi phí NCTT Có Tk 334- Phải trả CNV Tùy theo hình thức sổ kế toán doanh nghiệp áp dụng mà kế toán tiền lương và các khoản tríchTrường theo lương đư Đạiợc ghi tr ênhọc sổ kế toán Kinh phù hợp. tế Huế SVTH: Nguyễn Đình Quốc 26
  37. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Tự Quang Hưng TK 241, 622, TK 333, 338, 141, 138 TK 334 623, 627, 641, 642 Các khoản khấu trừ vào lương Lương và các khoản phụ cấp và thu nhập của NLĐ phỉa trả cho NLĐ TK 111, 112 TK 335 Phải trả tiền lương nghỉ phép của Ứng và thanh toán tiền lương, CNSX (Nếu DN trích trước) các khoản khác cho NLĐ TK 353 TK 511 Khi chi trả lương, thưởng và các Tiền thưởng từ quỹ khoản khác cho NLĐ bằng SP, HH khen thưởng phúc lợi TK 3331 Thu ế GTGT đầu ra (nếu có) TK 338 (3383) TK 3335 BHXH phải trả CNV Tính thuế TNCN phải nộp Sơ đồ 1.1 Trình tự kế toán tiền lương Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Đình Quốc 27
  38. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Tự Quang Hưng TK334 TK338 TK 622 BHXH, BHYT, KPCĐ cho Phản ánh phần BHXH, BHYT, KCPĐ CNSX cấp cho người lao động TK 627 TK 111,112 Nộp BHXH, BHYT, cho cấp Chi phí QLPX trên TK 641,642 Chi tiêu KPCĐ tại đơn vị Chi phí QLDN, chi phí BH TK 334 BHXH, BHYT trừ vào lương TK 111,112 Nhận tiền KPCĐ cấp bù chi vượt mức Sơ đồ 1.2. Trình tự kế toán các khoản trích theo lương TK 111,112 TK 3335 TK 334 Nộp thuế TNCN vào NSNN Thuế TNCN phải nộp của CNV và người lao động khác TK 623, 627, 641, 642,635 Tổng số thù lao phải thanh toán cho cá nhân bên ngoài DN TK 111,112 Số tiền thực trả TK 331 Tổng số thù lao phải thanh toán cho cá nhân bên ngoài có thu nhập cao TK 111,112 Trường Đại học KinhSố tiền thực tế trả Huế Sơ đồ 1.3. Trình tự hoạch toán thuế TNCN SVTH: Nguyễn Đình Quốc 28
  39. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Tự Quang Hưng CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG, CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG VÀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ 2.1. Giới thiệu khái quát chung về Công ty Cổ phần Dệt May Huế 2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Dệt May Huế Công ty Cổ phần Dệt May Huế tiền thân là Công ty Dệt May Huế và là đơn vị thành viên của Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Ngày 29/03/1988, dây chuyền kéo sợi đầu tiên khánh thành và đưa vào hoạt động, đây là dấu mốc lịch sử của nhà máy Sợi Huế và ngày này cũng trở thành ngày truyền thống của Công ty cổ phần Dệt May Huế. Tháng 02/1994, chuyển đổi tổ chức của nhà máy Sợi Huế thành Công ty Dệt Huế theo quyết định số 140/QĐ-TCLĐ, do Nhà máy Sợi Huế tiếp nhận thêm Nhà máy Dệt Thừ Thiên Huế. Tháng 05/2000, do yêu cầu hoạt động sản xuất, công ty Dệt Huế được đổi tên thành Công ty Dệt May Huế theo quyết định số 29/QĐ-HĐQT ngày 18/08/2000 của Tổng Công ty Dệt May Việt Nam. Tháng 04/2002, công ty Dệt May Huế tiếp nhận và xác nhập công ty May xuất khẩu Thừa Thiên Huế, chuyển giao thành lập thêm một đơn vị thành viên là Nhà máy May II. Ngày 17/11/2005: Công ty Dệt May Huế chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần do nhu cầu đổi mới và phát triển doanh nghiệp, chuyển tên Công ty Dệt May Huế thành Công ty cổ phần Dệt May Huế theo Quyết định số 169/2004/QĐ- BCN. Từ năm 2009 đến nay, Công ty Cổ phần Dệt May Huế đã có nhiều bước phát triển vượt bậc, tiếp nhận lại toàn bộ mặt bằng nhà xưởng, thiết bị, lao động của Quinmax, góp vốn xây dựng Công ty Cổ phần Đầu tư Dệt may Thiên An Phát, Công ty Cổ phần Dệt may Phú Hòa An. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Đình Quốc 29
  40. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Tự Quang Hưng Một số thông tin về công ty: - Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ - Tên giao dịch quốc tế: HUE TEXTILE GARMENT JOINT STOCK COMPANY - Tên viết tắt: HUEGATEX - Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 3300100628 - Mã số thuế: 3300100628 - Vốn điều lệ: 100,000,000,000 (Một trăm tỷ đồng ). - Địa chỉ: 122 Dương Thiệu Tước – P.Thủy Dương – TX.Hương Thủy – TT Huế - Điện thoại: 0234.3864337 - 0234.3864957 Fax: 0234.864338 - Website: - Mã cổ phiếu: HDM - Đại diện: Ông Nguyễn Bá Quang – Chủ tịch HĐQT – Tổng Giám đốc - Logo: 2.1.2. Ngành nghề kinh doanh Công ty Cổ phần Dệt May Huế là đơn vị chuyên sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu các sản phẩm: - Sản phẩm sợi TC, sợi PE và sợi Cotton - Sản phẩm Diệt- Nhuộm. - Sản phẩm may: Quần áo nam nữ, quần áo trẻ em và các loại sản phẩm may mặc khác làm từ vải dệt kim và dệt. 2.1.3. Chức năng nhiệm vụ của Công ty Cổ phần Dệt May Huế 2.1.3.1. Chức năng Sản xuất kinh doanh trong nước và xuất nhập khẩu trực tiếp các mặt hàng sợi, vải, các sảnTrường phẩm may mặc các Đại loại; nguy họcên phụ Kinhliệu, các thiết tế bị ng Huếành dệt may SVTH: Nguyễn Đình Quốc 30
  41. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Tự Quang Hưng Công ty được phép huy động vốn và sử dụng vốn của các đơn vị kinh tế, các thành phần kinh tế, kể cả công nhân viên chức để phát triển sản xuất kinh doanh dưới các hình thức:  Liên doanh hợp tác đầu tư cổ phần theo đúng pháp luật  Mở cửa hàng, đại lý giới thiệu và bán sản phẩm  Đặt chi nhánh văn phòng đại diện ở các địa phương trong và ngoài nước. 2.1.3.2. Nhiệm vụ Là đơn vị sản xuất kinh doanh xuất, nhập khẩu trực tiếp, hạch toán kinh tế độc lập, có đầy đủ tư cách pháp nhân. Công ty bảo toàn và phát triển nguồn vốn được huy động từ các cổ đông và các tổ chức kinh tế phát triển. Thực hiện các nghĩa vụ, chính sách kinh tế và pháp luật của Nhà nước. Thực hiện phân phối lao động trên cơ sở sản xuất kinh doanh hiệu quả, đảm bảo việc làm, chăm lo cải thiện đời sống tinh thần cho cán bộ công nhân viên. 2.1.4. Đặc điểm tổ chức quản lý Công ty Cổ phần Dệt May Huế Công ty Cổ phần Dệt May Huế được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng, trong đó chủ tịch hội đồng quản trị là người đứng đầu và chịu trách nhiệm cao nhất. Tổng giám đốc chỉ đạo trực tiếp sản xuất và được sự tham mưu giúp đỡ của các phó tổng giám đốc và trưởng các phòng ban. - Tổng giám đốc: là người đứng đầu, chỉ huy cao nhất của công ty, chịu trách nhiệm toàn bộ về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty; trực tiếp phụ trách phòng Tài chính - Kế toán. - Giám đốc điều hành: chịu trách nhiệm điều hành các khối sản xuất, kỹ thuật và nội chính hoạt động theo đúng kế hoạch hoạt động của công ty. - Phó tổng giám đốc: là người giải quyết những công việc được Tổng giám đốc ủy quyền, chịu trách nhiệm trướcTổng giám đốc và pháp luật về những việc mình giải quyết. Phó tổng giám đốc phụ trách chỉ đạo các phòng ban và các đơn vị sản xuất trong công ty. - Phòng kinh doanh : tham mưu phương án kinh doanh tiêu thụ hàng nội địa. Tổ chức sản xuất,Trường khai thác hàng Đại may m ặchọc phát triển Kinh thị trường tế nội địaHuế theo đúng định hướng. SVTH: Nguyễn Đình Quốc 31
  42. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Tự Quang Hưng - Phòng Kỹ thuật – Đầu tư : Có chức năng xây dựng triển khai chiến lược đầu tư tổng thể và lâu dài, xây dựng kế hoạch đầu tư mua sắm, sửa chữa thiết bị phụ tùng, lắp đặt thiết bị. - Phòng quản lý chất lượng: tham mưu cho Ban Giám đốc Công ty về các giải pháp để thực hiện tốt công tác kỹ thuật trong từng công đoạn sản xuất, quản lý định mức tiêu hao nguyên phụ liệu. Xây dựng mục tiêu chiến lược chất lượng chung trong toàn Công ty. - Phòng kế hoạch XNK : khai thác thị trường, lựa chọn khách hàng; tham mưu cho Ban giám đốc về chiến lược hoạt động trong tương lai, xác định mục tiêu hoạt động SXKD để đạt hiệu quả cao nhất. Xây dựng kế hoạch sản xuất hàng tháng, quý, năm trên cơ sở năng lực hiện có. Tổ chức tiếp nhận vật tư, tổ chức sản xuất. - Phòng Tài chính - Kế toán: tổ chức bộ máy kế toán phù hợp với quy mô nhiệm vụ SXKD của công ty; tổ chức ghi chép, tính toán,phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ toàn bộ tài sản - nguồn vốn và phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. - Phòng nhân sự: Tham mưu về công tác quản lý lao động, an toàn lao động, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển của công ty. - Trạm Y tế : Chịu trách nhiệm cao nhất trong đơn vị trước Tổng Giám đốc và Giám đốc điều hành, có chức năng chăm sóc sức khỏe cán bộ, công nhân viên trong Công ty. - Ban đời sống : Chịu trách nhiệm cao nhất trong đơn vị trước Tổng Giám đốc và Giám đốc điều hành, phụ trách về công tác phục vụ bữa cơm công nghiệp cho CBCNV. - Ban bảo vệ : Giám sát nội quy ra vào Công ty, tổ chức đón tiếp khách hàng đến giao dịch tại công ty, kiểm tra giám sát ghi chép chi tiết khách hàng và hàng hóa, vật tư ra vào Công ty. Bảo vệ tài sản Công ty, kiểm tra giám sát công tác phòng cháy chữa cháy, công tác bảo vệ quân sự đáp ứng một cách nhanh nhất khi tình huống xấu xẩy ra. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Đình Quốc 32
  43. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Tự Quang Hưng TỔNG GIÁM ĐỐC ĐẠI DIỆN LÃNH ĐẠO P.TGĐ P.TGĐ P.TGĐ GĐĐH P.TGĐ Dệt Nhuộm Khối May Nội chính Kỹ thuật Đầu Phụ trách Sợi tư Giám Trưởng Trưởng Giámđốc Giámđốc Giámđốc Trưởng Cửa hàng Trưởng Trưởng Trưởng Trưởng Giám Trưởng Trưởng Giám đốc đốc phòng Kế phòng Điều Nhà máy Nhà Nhà máy phòng KD giới phòng Tài phòng Trạm Y Ban Đời Trưởng đốcXí phòngKỹ phòng Nhà máy Nhà ho hành May May thi t s g thu Kinh ạch máyMay May Quản ệu SP ChínhKế Nhân sự ế ốn Ban Bảo vệ nghiệp Cơ ật Đầu Sợi máy XNK May 1 2 3 lý toán Điện tư doanh Dệt Nhuộm chất lượng Ghi chú: Quan hệ trực tuyến (Nguồn: Phòng nhân sự) Quan hệ chức năng Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy quản lý Công ty Cổ phần Dệt May Huế SVTH: Nguyễn Đình Quốc 33 Trường Đại học Kinh tế Huế
  44. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Tự Quang Hưng 2.1.5. Đặc điểm tổ chức kế toán Công ty Cổ phần Dệt May Huế 2.1.5.1. Tổ chức bộ máy kế toán Kế toán trưởng có nhiệm vụ tổ chức công tác kế toán và điều hành mọi hoạt động của bộ máy kế toán tại đơn vị, là người có trách nhiệm kiểm soát giám sát việc thực hiện các nghiệp vụ kinh tế tài chính và phân tích tình hình tài chính của đơn vị đồng thời là người tham mưu, hỗ trợ đắc lực cho Giám đốc trong việc đưa ra các quyết định ngắn hạn và chịu trách nhiệm về số liệu kế toán trước trách nhiệm của lãnh đạo cấp trên. Trưởng phòng có nhiệm vụ phụ trách chung phòng Tài chính - Kế toán, chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc về mọi hoạt động kinh tế, có trách nhiệm kiểm tra giám sát công tác kế toán của phòng, hướng dẫn chỉ đạo các kể toán viên thực hiện theo yêu cầu quản lý cũng như những quy định, chuẩn mực kế toán ban hành. Phó phòng có nhiệm vụ phụ trách kiểm tra, giám sát và đôn đốc kế toán ngân hàng, kế toán công nợ và kế toán doanh thu tính chính xác và kịp thời. Nhiệm vụ của các chuyên viên còn lại sẽ thực hiện các công việc: – Kế toán tiền gửi ngân hàng, tiền vay – Kế toán tiền mặt – Kế toán công nợ tạm ứng – Kế toán đầu tư xây dựng cơ bản – Kế toán tài sản cố định và công cụ dụng cụ đang dùng – Kế toán công nợ phải trả người bán – Kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ – Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm – Kế toán thành phẩm, hàng hóa – Kế toán doanh thu và công nợ phải thu khách hàng – Kế toán công nợ phải thu, phải trả khác – Kế toán thuế – Thủ quỹ – KTrườngế toán tổng hợp Đại học Kinh tế Huế – Kế toán lương, BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ. SVTH: Nguyễn Đình Quốc 34
  45. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Tự Quang Hưng KẾ TOÁN TRƯỞNG TRƯỞNG PHÒNG PHÓ PHÒNG Kế toán Kế toán Kế toán Kế toán Kế toán Kế toán Kế toán Kế toán Kế Kế toán Thủ quỹ Kế toán Kế toán Kế toán Kế toán Tiền công nợ Đầu tư Tài sản Giá Tiền gửi Nguyên Thành toán Ph i thu, T Công n Doanh mặt Lương, Xây cố định, thành ả ổng Ngân ợ Tạm ứng v Ph thu, công BHXH ật phẩm dựng cơ CCDC ải trả hợp hàng, Thuế khác phải trả n ph bản tiền vay ợ ải liệu người thu người bán mua Quan hệ trực tuyến: Nguồn: (Phòng Nhân sự) Quan hệ gián tiếp: Sơ đồ 2.2 Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Cổ phần Dệt May Huế năm 2017 SVTH: Nguyễn Đình Quốc 35 Trường Đại học Kinh tế Huế
  46. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Tự Quang Hưng 2.1.5.2. Tổ chức vận dụng chế độ kế toán tại công ty  Chế độ kế toán: Kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2015, Công ty đã áp dụng Thông tư 200 thay cho Chế độ Kế toán Doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 và Thông tư số 244/2009/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Bộ Tài chính.  Hình thức kế toán áp dụng Công ty áp dụng hình thức ghi sổ kế toán: Chứng từ ghi sổ dựa trên máy tính. Phần mềm kế toán mà Công ty đang sử dụng là phần mềm Bravo 7.0: CHỨNG TỪ KẾ SỔ KẾ TOÁN TOÁN PHẦN MỀM Sổ tổng hợp KẾ TOÁN Sổ chi tiết BRAVO 7.0 BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG - Báo cáo tài chính TỪ - Báo cáo kế toán KẾ TOÁN quản trị CÙNG LOẠI MÁY VI TÍNH Ghi chú: Nhập số liệu hàng ngày In sổ, báo cáo cuối kỳ (tháng, quý, năm) Đối chiếu, kiểm tra Sơ đồ 2.3. Sơ đồ hình thức kế toán trên máy tính Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán. Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hTrườngợp và các sổ, thẻ kếĐại toán chi họctiết liên quan.Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Đình Quốc 36
  47. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Tự Quang Hưng Cuối tháng, kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy. Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định. Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định.  Các chính sách kế toán áp dụng Niên độ kế toán: từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: Việt Nam Đồng (VNĐ). Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: phương pháp kê khai thường xuyên Phương pháp tính giá xuất kho: phương pháp bình quân gia quyền cuối tháng. Phương pháp khấu hao tài sản cố định: phương pháp đường thẳng. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang: phương pháp nguyên vật liệu trực tiếp. Phương pháp tính giá thành sản phẩm: phương pháp định mức. Phương pháp tính thuế GTGT: phương pháp khấu trừ. 2.1.6. Tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Dệt May Huế 2.1.6.1. Tình hình tài sản và nguồn vốn  Về tình hình tài sản: Tổng tài sản có xu hướng tăng lên qua 3 năm, tuy nhiên tốc độ tăng là không đều. Cụ thể năm 2015 so với năm 2014 tổng tài sản của công ty tăng 17.427.338.244 đồng, tương ứng với tốc độ tăng là 2,96%. Năm 2016 tốc độ tăng của tổng tài sản công ty là khá cao, tăng 72.969.498.033 đồng so với năm 2015, tương ứng với tốc độ tăng là 12,04%. Tài sản ngắn hạn của công ty từ năm 2014 đến năm 2016 có sự biến động không đều. Cụ thể năm từ năm 2014 đến năm 2015 tài sản ngắn hạn tăng 19.212.396.880Trường đồng, với t ốcĐại độ tăng họclằ 5,08%. KinhĐến năm 2016 tế tài Huế sản ngắn hạn của SVTH: Nguyễn Đình Quốc 37
  48. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Tự Quang Hưng công ty có sự giảm nhẹ, giảm 896.912.432 đồng so với năm 2015, ưng với tốc độ giảm là 0,23 %, sự giảm nhẹ này là do khoản mục tiền và tương đương tiền năm 2016 giảm 11.877.309.091 động so với năm 2015, tương ứng với tốc độ giảm là 21,79%, trong khi đó các khoản mục khác có tốc độ tăng tương đối. Tài sản dài hạn năm 2015 so với năm 2014 giảm 11.877.309.091 đồng, với tốc độ giảm là 0,85%. Sự giảm tài sản này là so tài sản cố định năm 2015 giảm 6.103.267.441 đồng, ứng với tốc độ giảm 3,19% so với năm 2014. Năm 2016 so với năm 2015 tài sản dài hạn tăng mạnh từ 208.930.750.224.00 đồng lên thành 282.797.160.689 đồng, ứng với tốc độ tăng là 35,35%. Sự tăng nhanh này giải thích cho việc tổng tài sản năm 2016 so với năm 2015 tăng lên tới 12,04%, trong khi đó tổng tài sản năm 2015 so với năm 2014 chỉ tăng 2,96%.  Về tình hình nguồn vốn: Nguồn vốn của công ty cũng biến động tương đối ổn định. Trong cơ cấu nguồn vốn thì nợ phải trả chiếm tỷ trọng khá lớn nhưng cơ cấu lại không ổn định. Năm 2015 nợ phải trả giảm 741.638.886 đồng, ứng với tốc độ giảm là 1,61%, sự giảm này là do nợ ngắn hạn chỉ tăng 4.039.597.441 đồng nhưng nợ dài hạn lai giảm đến 11.681.236.327 đồng, điều này đã giúp công ty giảm bớt gánh nặng nợ và dần tăng tính độc lập, tự chủ trong kinh doanh. Năm 2016 so với năm 2015 nợ phải trả có xu hướng tăng lên nhưng chưa đáng kể, cụ thể năm 2016 nợ phải trả tăng 6.319.109.196 đồng so với 2015, ứng với tốc độ tăng là 1,35%. Nhìn chung nở phải trả của công ty phần lớn là nợ ngắn hạn và có xu hướng giảm cho thấy tình hình thanh toán của công ty là khá tốt. Nguồn vốn chủ sở hữu tăng qua 3 năm từ 2014 đến 2016. Năm 2015 so với năm 2014 vốn chủ sở hữu tăng 25.068.977.130 đồng, ứng với tốc độ tăng là 21,96%. Năm 2016 vốn chủ sở hữu có sự tăng mạnh từ 139.217.645.685 đồng năm 2015 lên thành 205.868.034.522 đồng năm 2016, ứng với tốc độ tăng là 47,78%, sự tăng lên này là do vào tháng 9/2016 công ty đã phát hành cô phiếu để huy động thêm nguồn vốn nhằm Trườngmở rộng quy mô sĐạiản xuất, đâyhọc cũng lKinhà lý do vì sao tế tổ ngHuế tài sản năm 2016 lại có sự tăng mạnh. SVTH: Nguyễn Đình Quốc 38
  49. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Tự Quang Hưng Bảng 2.1. Tình hình tài sản, nguồn vốn của CTCP Dệt May Huế giai đoạn 2014-2016 (Đơn vị tính: VNĐ) Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2015/2014 Năm 2016/2015 CHỈ TIÊU Gía trị % Gía trị % Gía trị % ± % ± % A.TÀI SẢN NGẮN HẠN 378,072,497,026 64.21 397,284,893,906 65.54 396,387,981,474 58.36 19,212,396,880 5.08 -896,912,432 -0.23 I.Tiền và các khoản tương đương tiền 25,603,718,838 4.35 54,068,852,240 8.92 42,191,543,149 6.21 28,465,133,402 111.18 -11,877,309,091 -21.97 II. Đầu tư tài chính ngắn hạn III.Khoản phải thu ngắn hạn 210,865,904,299 35.81 171,289,834,875 28.26 181,126,261,481 26.67 -39,576,069,424 -18.77 9,836,426,606 5.74 IV.Hàng tồn kho 134,650,038,739 22.87 162,627,216,951 26.83 163,081,311,931 24.01 27,977,178,212 20.78 454,094,980 0.28 V.Tài sản ngắn hạn khác 6,952,835,150 1.18 9,298,989,840 1.53 9,988,864,913 1.47 2,346,154,690 33.74 689,875,073 7.42 B.TÀI SẢN DÀI HẠN 210,715,808,860 35.79 208,930,750,224 34.46 282,797,160,689 41.64 -1,785,058,636 -0.85 73,866,410,465 35.35 I.Các khoản phải thu dài hạn II.Tài sản cố định 191,060,201,577 32.45 184,956,934,136 30.51 272,415,178,478 40.11 -6,103,267,441 -3.19 87,458,244,342 47.29 III.Bất động sản đầu tư IV.Tài sản dơ dang dài hạn 186,312,727 0.03 3,373,623,373 0.56 195,511,818 0.03 3,187,310,646 1710.73 -3,178,111,555 -94.20 V.Đầu tư TC dài hạn 12,653,000,000 2.15 11,763,136,069 1.94 4,451,612,438 0.66 -889,863,931 -7.03 -7,311,523,631 -62.16 VI.Tài sản dài hạn khác 6,816,294,556 1.16 8,837,056,646 1.46 5,734,857,955 0.84 2,020,762,090 29.65 -3,102,198,691 -35.10 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 588,788,305,886 100.00 606,215,644,130 100.00 679,185,142,163 100.00 17,427,338,244 2.96 72,969,498,033 12.04 C.NỢ PHẢI TRẢ 474,639,637,331 80.61 466,997,998,445 77.03 473,317,107,641 69.69 -7,641,638,886 -1.61 6,319,109,196 1.35 I.Nợ ngắn hạn 369,451,227,016 62.75 373,490,824,457 61.61 312,632,884,235 46.03 4,039,597,441 1.09 -60,857,940,222 -16.29 II.Nợ dài hạn 105,188,410,315 17.87 93,507,173,988 15.42 160,684,223,406 23.66 -11,681,236,327 -11.11 67,177,049,418 71.84 D.VỐN CHỦ SỞ HỮU 114,148,668,555 19.39 139,217,645,685 22.97 205,868,034,522 30.31 25,068,977,130 21.96 66,650,388,837 47.87 I.Nguồn vốn chủ sở hữu 114,148,668,555 19.39 139,217,645,685 22.97 205,868,034,522 30.31 25,068,977,130 21.96 66,650,388,837 47.87 II.Nguồn kinh phí và quỹ khác TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 588,788,305,886 100.00 606,215,644,130 100.00 679,185,142,163 100.00 17,427,338,244 2.96 72,969,498,033 12.04 (Nguồn: Phòng TC-KT) SVTH: Nguyễn Đình Quốc 39 Trường Đại học Kinh tế Huế
  50. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Tự Quang Hưng 2.1.6.2. Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm gần như tuyệt đối trong tổng doanh thu, là nguồn thu chủ yếu của công ty. Vì vậy đây là chỉ tiêu quyết định đến tổng doanh thu, sự tăng hay giảm của chỉ tiêu này điều sẽ gây tăng hay giảm đến tổng doanh thu. Năm 2014 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 1.379.742.772.109 đồng, sang năm 2015 mức doanh thu này tăng lên thành 1.480.821.947.310 đồng, tăng 101.079.175.201 đồng ứng với tốc độ tăng là 7,33%. Đến năm 2016 mức doanh thu này là 1.478.606.138.252 đồng, giảm 2.215.809.058 đồng so với năm 2015 nhưng nhìn chung vẫn không đáng kể. Về các khoản chi phí của công ty thì chi phí bán hàng có sự tăng lên qua 3 năm, trong khi đó chi phí quản lý doanh nghiệp lại có sự biến động lớn từ năm 2015 sang năm 2016. Cụ thể, chi phí bán hàng năm 2015 so với năm 2014 tăng 4.597.786.273 đồng, ứng với tốc độ tăng là 9,79%, năm 2016 so với năm 2015 tuy có sự tăng lên nhưng chỉ tăng 653.741.212 đồng, ứng với tốc độ tăng là 1.27%, sự biến động này hoàn toàn hợp lí với sự biến động của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ qua 3 năm. Đối với chi phí quản lý doanh nghiệp, năm 2015 so với năm 2014 chi phí quản lý doanh nghiệp có sự biến động không đáng kể, nhưng năm 2016 so với năm 2015 lại có sự biến động lớn về chi phí quản lý doanh nghiệp, giảm 26.850.777.811 đồng ứng với tốc độ giảm là 49,54%, việc chi phí quảng lý doanh nghiệp giảm mạnh này là dấu hiệu đáng mừng, cho thấy công tác quản lý của công ty đã đạt được kết quả tốt, tiết kiệm chi phi trong công tác quảng lý của công ty. Qua việc phân tích khái quát về BCKQKD của công ty, lợi nhuận sau thuế luôn đạt mức cao tuy còn có sự biến động nhưng cũng có thể thấy được công ty đang kinh doanh có hiệu quả, năm 2016 với sự mở rộng quy mô sản xuất thì việc công ty kinh doanh không hiệu quả bằng năm 2015 là điều dễ hiểu, tuy nhiên với mục tiêu dài hạn của công ty thì ta có thể thấy được công ty đang có bước phát triển mạnh trong hoạt động kinh doanh của mình. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Đình Quốc 40
  51. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Tự Quang Hưng Bảng 2.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của CTCP Dệt May Huế giai đoạn 2014-2016 (Đơn vị tính: VNĐ) Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2015/2014 Năm 2016/2015 CHỈ TIÊU Gía trị Gía trị Giá trị ± % ± % 1.Doanh thu bán hàng và CCDV 1,379,742,772,109 1,480,821,947,310 1,478,606,138,252 101,079,175,201 7.33 -2,215,809,058 -0.15 2.Các khoản giảm trừ doanh thu 292,905,059 292,905,059 100.00 3.Doanh thu thuần 1,379,742,772,109 1,480,821,947,310 1,478,313,233,193 101,079,175,201 7.33 -2,508,714,117 -0.17 4.Gía vốn hàng bán 1,221,869,204,522 1,309,806,567,507 1,341,164,869,410 87,937,362,985 7.20 31,358,301,903 2.39 5.Lợi nhuận gộp 157,873,567,587 171,015,379,803 137,148,363,783 13,141,812,216 8.32 -33,867,016,020 -19.80 6.Doanh thu hoạt động tài chính 7,149,264,985 10,101,340,067 10,405,316,289 2,952,075,082 41.29 303,976,222 3.01 7.Chi phí tài chính 21,728,574,224 20,052,056,831 19,032,991,745 -1,676,517,393 -7.72 -1,019,065,086 -5.08 8.Chi phí bán hàng 46,946,841,188 51,544,627,461 52,198,368,673 4,597,786,273 9.79 653,741,212 1.27 9.Chi phí quản lý doanh nghiệp 53,530,548,756 53,208,868,522 26,850,777,811 -321,680,234 -0.60 -26,358,090,711 -49.54 10.Lợi nhuận thuần 42,816,868,404 56,311,167,056 49,471,541,843 13,494,298,652 31.52 -6,839,625,213 -12.15 11.Thu nhập khác 1,973,331,479 3,142,579,159 5,381,432,357 1,169,247,680 59.25 2,238,853,198 71.24 12.Chi phí khác 370,985,129 2,745,037,876 2,226,688,507 2,374,052,747 639.93 -518,349,369 -18.88 13.Lợi nhuận khác 1,602,346,350 397,541,283 3,154,743,850 -1,204,805,067 -75.19 2,757,202,567 693.56 14.Lợi nhuận kế toán trước thuế 44,419,214,754 56,708,708,339 52,626,285,693 12,289,493,585 27.67 -4,082,422,646 -7.20 15.Chi phí thuế TNDN hiện hành 9,299,456,736 12,645,060,209 9,848,520,356 3,345,603,473 35.98 -2,796,539,853 -22.12 16.Chi phí thuế TNDN hoãn lại 17.Lợi nhuận sau thuế TNDN 35,119,758,018 44,063,648,130 42,777,765,337 8,943,890,112 25.47 -1,285,882,793 -2.92 18.Lãi cơ bản trên cổ phiếu 7,025 8,714 8,157 1,689 24.04 -557 -6.39 (Nguồn: Phòng TC-KT) SVTH: Nguyễn Đình Quốc 41 Trường Đại học Kinh tế Huế
  52. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Tự Quang Hưng 2.2. Thực trạng thực hiện công tác kế toán tiền lương, các khoản trích theo lương và thuế thu nhập cá nhân tại công ty Cổ phần Dệt May Huế 2.2.1. Đặc điểm chung về lao động, công tác quản lý lao động và đặc điểm công tác chi trả lương tại công ty Cổ phần Dệt May Huế 2.2.1.1. Đặc điểm và cơ cấu lao động Với đặc thù kinh doanh trong lĩnh vực may mặc cho nên lao động là yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại trong kinh doanh. Nhận thức được sự quan trọng của lao động trực tiếp trong sản xuất, Công ty Cổ phần Dệt May Huế rất chú trọng trong việc tuyển dụng, đào tạo đội ngũ lao động có tay nghề cao đáp ứng được yêu cầu sản xuất hàng hóa ngày một tăng cũng như sự cạnh tranh về chất lượng trên thị trường. Dưới đây là bảng phân tích tình hình lao động của Công ty Cổ phần Dệt May Huế từ năm 2014 đến năm 2016: Bảng 2.3. Tình hình lao động Công ty Cổ phần Dệt May Huế giai đoạn 2014-2016 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2015/2014 Năm 2016/2015 Tỷ Tỷ Tỷ Chỉ tiêu Số Số Số Số Số trọng trọng trọng +/- (%) +/- (%) lượng (%) lượng (%) lượng (%) lượng lượng T ổng số 3,782 100 3,872 100 3,971 100 90 2.38 99 2.56 lao động 1. Phân theo tính chất sản xuất - Lao động 3,290 86.99 3,358 86.73 3,461 87.16 68 2.07 103 3.07 trực tiếp - Lao động 492 13.01 514 13.27 510 12.84 22 4.47 -4 -0.78 gián tiếp 2. Phân theo trình độ - Đại học 194 5.13 220 5.68 238 5.99 26 13.4 18 8.18 - Cao đẳng, 298 7.88 294 7.59 272 6.85 -4 -1.34 -22 -7.48 trung cấp - Lao động 3,290 86.99 3,358 86.73 3,461 87.16 68 2.07 103 3.07 phổ thông 3. Phân theo giới tính - Nữ 2,542 67.21 2,636 68.08 2,687 67.67 94 3.7 51 1.93 - Nam 1,240 32.79 1,236 31.92 1,284 32.33 -4 -0.32 48 3.88 (Nguồn: Phòng Nhân sự) Qua bảng số liệu ta có thể thấy được công ty đang mở rộng quy mô sản xuất của mình, biểu hiện rõ nhất là qua 3 năm từ 2014 đến 2016 số lượng công nhân tăng lên, số lượng laoTrường động năm 2015 Đạiđã tăng 90học người soKinh với năm 2014,tế vớiHuế sự gia tăng lớn trong lao động phổ thông làm việc trực tiếp ta càng thấy rõ hơn việc công ty đang mở SVTH: Nguyễn Đình Quốc 42
  53. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Tự Quang Hưng rộng quy mô sản xuất của mình, cụ thể lao động phổ thông tăng 68 người là lao động trực tiếp sản xuất. Đồng thời trong năm 2015 này số lượng lao động cao đẳng, trung cấp giảm đến 1.34% và lao động gián tiếp tăng 4.47% cho thấy đc yêu cầu đối với công tác quản lý, điều hành của công ty đang đòi hỏi cao về trình độ cũng như khả năng làm việc, việc cắt giảm nhân viên quản lý cũng cho thấy công ty đang đề cao tính gọn nhẹ và hiệu quả của đội ngũ lao động. Lao động trực tiếp chiếm đến tỷ lệ cao, chiếm trên 85% trong tổng số lao động, cụ thể năm 2015 số lao động trực tiếp là 3,358 người, chiếm 86.73% trong tổng số lao động, con số này được tăng lên thành 3,461 người năm 2016 và chiếm 87.16%. Điều này cho thấy công ty đang có một lực lượng lao động hùng hậu đáp ứng tốt trong việc sản xuất. Lao động nữ chiếm hơn 60% trong tổng số lao động toàn công ty, tập trung chủ yếu là ở 3 nhà máy may, do đặc thù là một doanh nghiệp trong ngành dệt may, tuy công việc không nặng nhọc nhưng đòi hỏi lao động phải tỉ mỷ, cẩn thận. Cụ thể năm 2015 số lao động nữ là 2.636 người ứng với 68,08% trong tổng số lao động, tăng 94 người so với năm 2013 cho thấy quy mô sản xuất tại các nhà máy may đang tăng cao. Năm 2016 số lao động nữ tiếp tục tăng, nhưng không tăng bằng tốc độ tăng của lao động nam, cụ thể năm 2016 lao động nữ tăng 51 người ứng với tốc độ tăng là 1,93%, trong khi đó lao động nam tăng 48 người ứng với tốc độ tăng là 3,88%, nguyên nhân của sự tăng này là do trong năm 2016 công ty đã mở rộng thêm quy mô sản xuất của nhà máy sợi, nen lao động nam được tuyển nhiều hơn để đáp ứng yêu cầu công việc. 2.2.1.2. Công tác quản lý lao động Nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất diễn ra hiệu quả, công ty quản lý lao động thông qua việc theo dõi, ghi chép số lượng, thời gian và kết quả lao động của CNV, cụ thể:  Hoạch toán số lượng lao động: Tuyển dụng: theo nhu cầu của nhà máy và các đơn vị liên quan, phong nhân sự tiến hành tuyển dụng lao động để đáp ứng yêu cầu của nhà máy và các đơn vị. Thử việc: Thời gian thử việc phụ thuộc vào công việc tiếp nhận. – Đối vớiTrường công nhân trực Đạitiếp sản xuấthọc yêu c ầuKinh trình độ phổ tế thông Huế trở lên và có tay nghề và kinh nghiệm trong may mặc, có thể tuyển dụng ngay hoặc thử việc 1 tháng. SVTH: Nguyễn Đình Quốc 43
  54. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Tự Quang Hưng – Đối với lao động gián tiếp yêu cầu trình độ Cao đẳng trở lên, thời gian thử việc tối thiểu là 2 tháng. Sau thời gian thử việc, quản lý làm báo cáo thử việc gửi cho phòng nhân sự, nếu đáp ứng yêu cầu công việc sẽ được chính thức nhận vào công ty. Phòng nhân sự sau khi tiếp nhận lao động, Phòng nhân sự có trách nhiệm lưu hồ sơ NLĐ theo ngày, và làm thông báo về việc tăng lao động cho phòng TC–KT, nhà máy liên quan.  Hoạch toán thời gian lao động: Đối với nhà máy : Công ty sử dụng phầm mềm chấm công MITA Pro 2015 và bảng chấm công từng tổ để chấm công như sau: Ca 1: Từ 7h30 đến 11h30 Ca 2: Từ 12h30 đến 16h30 Tăng ca: Từ 16h30 đến 17h30 Trường hợp đột xuất như: Người lao động đến làm việc từ 7h30 đến 11h30, từ 13h00’ trở đi, nhà máy thông báo cho nghỉ việc đến 16h30 đến làm việc lại. Người lao động được giải quyết chế độ như sau: – Làm việc từ 7h30 đến 11h30 tính 0.5 công. Từ 13h00’ đến 16h30 giải quyết nghỉ ngừng việc không báo trước. – Làm việc từ 16h30 trở đi thời gian làm việc được áp dụng theo chế độ làm thêm giờ. Hằng ngày CNV sẽ chấm công 2 lần, lần 1 từ 7h đến 7h30, lần 2 từ 12h đến 12h30 bằng máy chấm công. Máy chấm công có chức năng nhận dạng thẻ công của từng CNV, do đó có thể nhận dạng chính xác CNV tránh trường hợp gian lận như chấm công thủ công. Tất cả các công nhân đến muộn sau thời gian quy định nếu không có sự xin phép trước thì được coi là nghỉ làm, không được tính chuyên cần trong tháng. Nếu có việc đột xuất phải ra ngoài thì phải báo cho tổ trưởng, và ngày công đó chỉ phép ra ngoài 1 lần và lần đó không được quá 30 phút. Một công nhân sản xuất trực tiếp 1 năm làm việc có 14 ngày nghỉ phép có lương, làm Trườngviệc 5 năm thì đư ợcĐại cộng th êmhọc1 ngày Kinh phép. Nếu côngtế nhânHuế nghỉ phép phải báo trước cho tổ trưởng phụ trách trước 2 ngày và phải có xác nhận của quản lý nhà SVTH: Nguyễn Đình Quốc 44
  55. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Tự Quang Hưng máy vào phiếu nghỉ phép. Nếu nghỉ đột xuất như đám tang, bản thân ốm, con ốm, thì phải báo cho Giám đốc Nhà máy. Lương nghỉ phép được tính theo lương cơ bản của từng CNV nhưng không quá số ngày nghỉ phép trong năm. Đối với bộ phận văn phòng: Mỗi phòng ban cử một người chấm công cho phòng ban mình. – CNV phải có mặt tài phòng ban trước 7h30, nếu có mặt sau thời gian trên sẽ bị chấm đi trễ. – Nếu có việc đột suất phải ra ngoài thỉ phải xin phép trưởng phòng nhưng không quá 30 phút. – Nếu CNV nghỉ phép phải báo trước cho trưởng phòng trước 1 ngày, ngày nghỉ có phép được tính lương theo lương cơ bản của CNV. Mỗi CNV mỗi năm có 12 ngày nghỉ phép có tính lương, cứ làm việc 5 năm thì được thêm một ngày phép.  Hoạch toán kết quả lao động: Việc hạch toán kết quả lao động được thực hiện bởi nhân viên kế toán lương từ các số liệu được tổng hợp hàng tháng dựa trên bảng chấm công, máy chấm công và phiếu xác nhận sản phẩm nhập kho hoặc công việc hoàn thành. Phiếu đánh giá hiệu quả công việc do người trưởng đơn vị lập và chuyển cho phòng nhân sự xem xét. Sau đó, bộ hồ sơ đầy đủ gồm bảng công và đánh giá hiệu quả được chuyển lên phòng kế toán tiền lương để kiểm tra, tính toán, lập bảng lương và thanh toán lương cho NLĐ. 2.2.1.3. Công tác chi trả lương Việc thanh toán lương tại công ty được chia làm 2 đợt: – Đợt 1: vào ngày 25 hằng tháng, công ty sẽ tạm ứng lương của tháng đó cho người lao động đảm bảo ước lượng đủ ngày công trong tháng – Đợt 2: vào ngày 10 của tháng tiếp theo, công ty sẽ thanh toán lương cho người lao động dựa theo số công hoặc sản phẩm người lao động đã thực hiện trong tháng. 2.2.1.4. Xây dựng quỹ tiền lương ở công ty Quỹ lTrườngương thuộc Nhà máy Đại bao g ồmhọc các khoản Kinh sau: tế Huế SVTH: Nguyễn Đình Quốc 45
  56. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Tự Quang Hưng – Tiền lương dự phòng là số tiền lương được Tổng giám đốc Công ty duyệt hàng tháng, nhà máy được phép trích không quá 10%. – Tiền lương tính theo thời gian, tiền lương tính theo sản phẩm. – Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng sản xuất do nguyên nhân khách quan, trong thời gian được điều động đi công tác làm nghĩa vụ theo chế độ quy định, thời gian nghỉ phép, thời gian đi học. – Các loại phụ cấp trách nhiệm, tăng ca, làm thêm giờ, phụ cấp lương điều động. – Tiền thưởng. 2.2.2. Cách tính lương, các khoản trích theo lương và thuế thu nhập cá nhân của Nhà máy May 1 thuộc Công ty Cổ phần Dệt May Huế. Việc tính lương cho CNV được thực hiện vào cuối tháng, kê toán tiền lương căn cứ vào bảng chấm công trong phầm mềm MITA Pro 2015, đối chiếu với bảng chấm công hằng ngày của mình đê làm cơ sở các chứng từ hạch toán về thời gian lao động và kết quả lao động. Để phản ánh tiền lương phải trả CNV kế toán sử dụng bảng lương thanh toán. Hàng ngày, khi đến nhà máy CNV sử dụng thẻ chấm công của mình để quét thẻ vào máy, máy sẽ tự động nhiện diện là ai, thuộc bộ phận nào, thời gian vào ra vào khi nào?. Đồng thời kế toán sử dụng bảng chấm công của mình để theo dõi số lượng CNV do tổ trưởng các tổ báo lên. Hàng tháng sau khi tính lương, kế toán sẽ lập và cấp cho CNV mỗi người một phiếu tính lương chi tiết, CNV kiểm tra phiếu tiền lương chi tiết của mình về các khoản tiền lương, nếu có sai sót thì phải báo lại cho tổ trưởng và kế toán lương để giải quyết. 2.2.2.1. Cách tính giờ công sản phẩm và giờ công sản phẩm quy đổi Nhà máy tính lương khoán sản phẩm theo số giờ lao động thực tế của CNV, vì vậy việc tính chính xác số giờ lao động là rất cần thiết. Nhà máy quy định số giờ lao động của một ngày công là 8 giờ, ngoài ra còn có giờ lao động tăng ca ngày thương, giờ tăng ca đêm. TrongTrường số giờ lao động Đại của một học ngày công Kinh có một số tế khoảng Huế thời gian CNV không trực tiếp sản xuất như: nghỉ 10 phút mỗi ngày, hội họp, khám sức khỏe định kỳ, SVTH: Nguyễn Đình Quốc 46
  57. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Tự Quang Hưng diễn tập PCCC định kỳ. Đây là thời gian CNV thực tế có đi làm nhưng không tham gia sản xuất, vì vậy nhà máy phải tính lương cho CNV. Giờ công sản xuất sản phẩm được tính như sau: Tsp = Ntt x 8 – Tn Trong đó: Tsp : Giờ công sản phẩm Ntt : Số công làm việc thực tế Tn : Giờ nghỉ có tính lương bao gồm: con mọn thai tháng 7 nghỉ sớm 1 giờ, nghĩ 10 phút mỗi ngày, Hội họp, khám sức khỏe định kỳ, diễn tập PCCC định kỳ Nhằm khuyến khích CNV tích cực trong làm việc cũng như đảm bảo sự công bằng cho CNV, nhà máy sử dụng số giờ lao động quy chuẩn để tính lương lương sản phẩm theo doanh thu CM và theo đơn giá khoán. Giờ công sản phẩm quy chuẩn được tính như sau: Tspc = (Tsp + Ttc) x Hhq Trong đó: Tspc : Giờ công sản phẩm chuẩn Ttc :Giờ tăng ca Hhq : Hệ số hiệu quả Ví dụ 01: sau đây xin lấy anh Đào Văn Phúc, tổ trưởng tổ Cắt 2 để tính giờ công sản phẩm và giờ công sản phẩm quy đổi. Số công làm việc trong tháng 2/2017 của anh 22 công, số giờ nghỉ có tính lương là 4.2 giờ, số giờ tăng ca 17.5 giờ, hệ số hiệu quả trong tháng là 2.0. Tsp = Ntt x 8 – Tn = 22 x 8 – 4.2 = 171.8 (Giờ). Tspc = (Tsp + Ttc) x Hhq = (171.8 + 17.5) x 2.0 = 378.6 (Giờ). 2.2.2.2. Cách tính lương và các khoản trích theo lương Đối với các bộ phận trực tiếp sản xuất bao gồm Cắt, May, Hoàn thành, các Tổ trưởng, Tổ phó, công nhân trực tiếp sản xuất được trả lương sản phẩm của tổ thực hiện trong tháng theo đơn giá khoán sản phẩm. Đối với bộ phận quản lý, phục vụ bao gồm Văn phòng, Kỹ thuật, QC, Bảo trì, Vệ sinh công nghiTrườngệp được trả l ươngĐại sản phẩmhọc quy Kinh chuẩn của nhtếà máyHuế theo doanh thu SVTH: Nguyễn Đình Quốc 47
  58. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Tự Quang Hưng CM. Mức CM chuẩn để tính lương sản phẩm theo mục tiêu chất lượng của Nhà máy năm 2017 được Tổng Giám đốc phê duyệt. Doanh thu CM: là số tiền nhà máy thực hiện được theo phiếu giao nhận nhiệm vụ hàng tháng của Tổng Giám đốc giao. Ví dụ 02: Sau đây xin lấy tổ Cắt 2 để tính lương và trích theo lương theo đơn giá khoán sản phẩm. Trong tháng 2/2017, Nhà máy May 2 sẽ sản xuất 5 đơn hàng có mã số PCKS71K1, PVKS 6510, PVLS1710, BGKS4002, DN427 với đơn giá khoán 6,500 đồng/sp. Tổ Cắt 2 đã hoàn thành và bàn giao BTP của 4 đơn hàng này là 25,380 sp. Vậy tổng lương khán sản phẩm của tổ (Lkspt) được tính như sau: Lkspt = Đơn giá khoán x Số lượng sản phẩm = 6.500 đồng x 25.380 sp = 164.970.000 đồng Lấy ví dụ anh Đặng Văn Phúc, có mã số công nhân là 1137 là tổ trưởng tổ Cắt 2 có giờ công sản phẩm là 171,8 giờ,giờ tăng cà 17,5 giờ , giờ nghỉ có tính lương là 4,2 giờ, số giờ công sản phẩm chuẩn (Tspc) 378,6 giờ, số giờ công sản phẩm chuẩn của tổ(∑Tspc) 8.766 giờ. Vậy lương sản phẩm (Lcn) của anh được tính như sau: Lcn = (Lkspt x Tspc) / ∑Tspc = 164.970.000 đồng x 378,6 giờ / 8.766 giờ = 7.125.183 đồng. *Công ty Cổ phần Dệt May Huế thuộc vùng III nên mức lương tối thiểu vùng là 2.900.000 đồng/tháng. Vùng III gồm: TX.Hương Thủy, huyện Hương Trà, Phú Lộc, Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang thuộc Thừa Thiên Huế. Anh Đặng Văn Phúc có hệ số lương cơ bản ( Hcb) là 1,84, và phục cấp trách nhiệm (PCtn) là 290.000 đồng, vậy lương cơ bản để tính lễ, phép, các khoản trích theo lương (Lccb) được tính như sau: Lcb = Lương tối thiểu vùng x Hcb = 2.900.000 đồng x 1,84 = 5.336.000 đồng. Trong tháng anh Phúc có nghỉ 2 ngày phép, ứng với số giờ phép (Tp) là 16 giờ, thời gian nghỉTrường có tính lương Đại(Tn) trong học tháng c ủaKinh anh là 4,2 tếgiờ. VậyHuế số lương khác (Lk) ngoài lương sản xuất mà anh nhận được là: SVTH: Nguyễn Đình Quốc 48
  59. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Tự Quang Hưng Lk = [(Lcb + PCtn) x (Tp + Tn)] / (26 công x 8 giờ) = [(5.336.000 đồng + 290.000 đồng)* (16 giờ + 4,2 giờ)] / (24 công x 8 giờ) = 591.902 đồng. Các khoản khấu trừ: Bao gồm BHXH, YT, TN 10,5% và ĐPCĐ 1% trong tổng số lương thực nhận. *ĐPCĐ là khoản thu của tổ chức công đoàn Nhà máy, đây là khoản phí nhằm để công đoàn chăm lo đời sống tinh thần, bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ cho người lao động trong nhà máy đoàn phí công đoàn được trừ vào lương của người lao động nhưng không quá 121.000 đồng/ tháng. + BHXH, YT, TN = (Lcb + PCtn) x 10.5% = (5.336.000 đồng + 290.000 đồng) x 10,5% = 590.730 đồng. + ĐPCĐ = (Lcn + Lk – BHXH, YT, TN) x 1% = (7.125.183 đồng + 591.902 đồng – 590.730 đồng) x 1% = 74.164 đồng. Tổng lương thực nhân của anh Đặng Văn Phúc vào ngày 10/3/2017 sau khi trừ lương ứng (Lư) và các khoản giảm trử : Thực nhân = Lcn + Lk + PCtn – Lư – BHXH, YT, TN – ĐPCĐ = 7.125.183 đồng + 591.902 đồng + 290.000 đồng – 3.000.000 đồng – 590.730 đồng – 74.164 đồng = 4,342,191 đồng. Bảng 2.4 Bảng lương sản phẩm tổ Cắt 2 tháng 02 năm 2017 TT Mã Công Hệ số Lương Trách Giờ nghĩ Giờ công Giờ Cấp bậc Giờ Lương số Họ và Tên Sản lương cơ bản nhiệm có tính sản tăng công công sản phẩm phẩm cơ bản lương phẩm ca việc quy đổi 1 1137 Đặng Văn Phúc 22 1.84 5,336,000 290,000 4.2 171.8 17.5 2 378.6 7,125,183 2 1138 Ngô Văn Tấn 22 1.84 5,336,000 4.2 171.8 18.5 2 380.6 7,162,822 3 1142 Trần Thị Đông 19 1.47 4,263,000 14.7 137.3 8 1.7 247 4,648,683 4 1154 Lương Thị Tuyết 22 1.47 4,263,000 4.2 171.8 17 1.45 273.8 5,152,113 5 1155 Nguyễn Thị Quỳnh Giang 22 1.47 4,263,000 4.2 171.8 17.5 1.5 284 5,343,887 36 9267 Hoàng Thị Minh Chiến 23 1.13 3,277,000 4.3 179.7 18 1.35 266.9 5,022,915 Cộng Trường765 46Đại765 học290,000 Kinh233 5,887 tế526 49Huế8,766 164,970,000 SVTH: Nguyễn Đình Quốc 49
  60. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Tự Quang Hưng Ví dụ 03: Sau đây xin lấy tổ Bảo trì 1 để tính lương và các khoản trích theo lương theo doanh thu CM. Doanh thu tháng 2/2017 của Nhà máy may 01 là 7.041.213.180 đồng, giám đốc Nhà máy quyết định tỉ lệ % đơn giá CM là 1,2%. Do đó tổng lương theo doanh thu CM (LCM) của tổ là: LCM = DTCM x 1,2% = 7.041.213.180 đồng x 1,2% = 84.494.558 đồng. Theo bảng dưới, số giờ công quy đổi của tổ (∑Tspc) là 4.061 giờ, lấy ví dụ anh Lê Thanh Diễn, có mã công nhân là 5367 tổ phó tổ Bảo trì , trong tháng anh có số giờ công sản phẩm chuẩn là (Tspc) là 311,8 giờ, số giờ nghỉ có tính lương (Tn) 4,1 giờ, số công nghỉ phép là 2,5 công ứng với số giờ (Tp) là 20 giờ, phụ cấp trách nhiệm (PCtn) 290,000 đồng hệ số lương cơ bản (Hcb) 1.21. Số lương sản phẩm (Lcn) của anh anh Lê Thanh Diễn được tính như sau: Lcn = (LCM x Tspc) / ∑Tspc = (84.494.558 đồng x 311,8 giờ) / 4.061 giờ = 6.487.538 đồng. Lương cơ bản : Lcb = Lương tối thiểu cùng x Hcb = 2.900.000 đồng x 1,21 = 3.509.000 đồng. Lương khác: Lk = [(Lcb + PCtn) x (Tp + Tn)] / (24 công x 8 giờ) = [(3.509.000 đồng + 290.000 đồng) x (20 giờ + 4,1 giờ)] / (24 công x 8 giờ) = 476.854 đồng. Các khoảng trích theo lương: + BHXH, YT, TN = (Lcb + PCtn) x 10.5% = (3.509.000 đồng + 290.000 đồng) x 10,5% = 398.895 đồng. + ĐPCĐ = (Lcn + Lk+ PCtn – BHXH, YT, TN) x 1% = (6.487.538 đồng + 290.000+ 476.854 đồng – 398.895 đồng) x 1% = 68.555 đồng. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Đình Quốc 50
  61. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Tự Quang Hưng Bảng 2.5 Bảng lương sản phẩm tổ Bảo trì tháng 02 năm 2017 Công Lương Giờ nghĩ Giờ Giờ Lương Hệ số Cấp bậc sản cơ bản Trách có tính Giờ tăng công khoán TT Mã số Họ và Tên lương công phẩm nhiệm lương công ca quy của tổ cơ bản việc đổi 1 5362 Ngô Tiến Luật 21 1.31 3,799,000 290,000 4.0 164.0 14.0 2.0 356 7,406,997 2 5367 Lê Thanh Diễn 21.5 1.21 3,509,000 290,000 4.1 167.9 15.5 1.7 312 6,487,538 3 7557 Hồ Phi Ngọc 21.5 1.31 3,799,000 4.1 167.9 15.5 1.7 312 6,487,538 4 1082 Trần Ngọc Sang 20 1.31 3,799,000 3.8 156.2 19.0 1.5 254 5,284,594 5 1728 Hồ Trung Thành 20 1.21 3,509,000 3.8 156.2 19.0 1.4 245 5,102,367 . 15 9354 Hoàng Nhật Sơn 21 1.13 3,277,000 4.0 164.0 14.0 1.4 240 4,999,723 Tổng 322.5 18.44 53,476,000 870,000 61.3 2,518.8 251.5 22.0 4,061 84,494,558 Ví dụ 04: Sau đây là cách tính lương và các khoản trích theo lương theo sản phẩm quy chuẩn áp dụng với Bộ phận Văn phòng phục vụ. Với tỷ lể tiền lương sản phẩm nhập kho. Công ty, áp dụng với nhà máy May 1 là 51% đơn giá gia công CM. Trong tháng, doanh thu CM thực hiện trong tháng của Nhà máy 1 là 7.041.213.180 đồng, tỷ giá tại thời điểm cuối tháng, 1 USD = 22.232 đồng. Đơn giá sản phẩm của nhân viên kế toán Nguyễn Đình Vũ là 18 đồng/sp. Ngày công làm việc thực tế là 23,5 công. 7.041.213.180 Doanh thu CM S đồng 618.479 ản phẩm quy chuẩn của = = = Nhà máy 0,51x t sp ỷ giá 0.51x22. USD/VND 232đồng Sản phẩm 618.479 sp x 23.5 công = = 605.594 sp cá nhân là 24 công Lương sản phẩm cá nhân = sản phẩm cá nhân x đơn giá = 605.594 sp x 18 đồng = 10.900.687 đồng. Anh Nguyễn Đình Vũ có hệ số lương cơ bản (Hcb) là 2,76, trong tháng 02/2017 anh đã ứngTrườnglương một đợt với Đại số tiền l à học4.000.000 Kinh đồng. tế Huế SVTH: Nguyễn Đình Quốc 51
  62. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Tự Quang Hưng Các khoản khấu trừ: + BHXH,YT,TN = 2,76 x 2.900.000 x 10,5% = 840.420 đồng. + ĐPCĐ = (Lương sản phẩm cá nhân – BHXH,YT,TN) x 1% = (10.900.687 đồng – 840.420 đồng) x 1% = 100.603 đồng. Bảng 2.6 Bảng Lương cá nhân của Văn Phòng Phục vụ tháng 02 năm 2017 S Mã Hệ số T Họ và Tên Lương Sản phẩm Đơn Ngày Sản phẩm Lương số lương T cơ bản quy chuẩn giá công cá nhân cá nhân cơ bản 1 1355 Đào Thị Hải 2.76 8,004,000 618,479 19.0 24.0 618,479 11,751,096 2 3283 Trần Xuân Việt 2.31 6,699,000 618,479 19.0 24.0 618,479 11,751,096 3 7748 Nguyễn Đình Vũ 2.76 8,004,000 618,479 18.0 23.5 605,594 10,900,687 4 9037 Lương Hoàng Nam 2.49 7,221,000 618,479 17.5 22.0 566,939 9,921,429 5 9002 Lê Hữu Chánh 2.31 6,699,000 618,479 18.0 21.0 541,169 9,741,040 24 1201 Lê Thị Thu 1.21 3,509,000 618,479 10.0 22.5 579,824 5,798,238 Cộng 41.97 121,713,000 14,843,489 343.5 530.5 13,670,957 196,334,780 2.2.3. Cách tính lương, các khoản trích theo lương và Thuế TNCN của bộ phận văn phòng Công ty Cổ phần Dệt May Huế. Hiện tại công ty áp dụng hình thức tiền lương theo thời gian ở bộ phận văn phòng của công ty như : Phòng kinh doanh, phòng kế toán tài chính, phòng nhân sự, phòng xuất nhập khẩu, Để trả lương cho cán bộ công nhân viên theo hình thức này, công ty sử dụng công thức tính sau: Tiền lương tháng = [(Lcbcv + Lhq) x Ntt] / Nch + Lp + PC (Nếu có) Trong đó: - Lcbcv: Lương cấp bậc công việc được xác định. - Lhq : Tiền lương hiệu quả = 10% (hoặc 0%) x Lcbcv. - Ntt : Ngày công làm việc thực tế. - Nch : Ngày công chuẩn trong tháng (không quá 26 ngày) = Tổng số ngày trong tháng – số ngày chủ nhật trong tháng. - Lp : Lương khác: lương nghỉ Tết, lể, phép, nghỉ việc riêng có tính lương, - PC : Phụ cấp kiêm nhiệm, giữ trẻ Ví dụ: Sau đây xin lấy ông Lê Công Ái, trưởng phòng Kinh doanh của Công ty Cổ phần DệtTrường May Huế để tính Đại lương theo học gian. Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Đình Quốc 52