Khóa luận Thực trạng công tác kế toán hàng hóa tại công ty xăng dầu Thừa Thiên Huế
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Thực trạng công tác kế toán hàng hóa tại công ty xăng dầu Thừa Thiên Huế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_thuc_trang_cong_tac_ke_toan_hang_hoa_tai_cong_ty_x.pdf
Nội dung text: Khóa luận Thực trạng công tác kế toán hàng hóa tại công ty xăng dầu Thừa Thiên Huế
- ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KẾ TOÁN HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY XĂNG DẦU THỪA THIÊN HUẾ SINH VIÊN: MAI THỊ MỸ ANH Niên khóa: 2015 - 2019 Trường Đại học Kinh tế Huế
- ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KẾ TOÁN HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY XĂNG DẦU THỪA THIÊN HUẾ Sinh viên : Mai Thị Mỹ Anh GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Lớp: K49A - Kiểm toán Niên khóa: 2015 - 2019 Huế, tháng 5 năm 2019 Trường Đại học Kinh tế Huế
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành tốt khóa học vừa qua cũng như khóa luận tốt nghiệp này, em đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn, chia sẻ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô trường Đại học Kinh tế Huế. Với lòng kính trọng và sự tri ân sâu sắc, trước tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô trường Đại học Kinh tế Huế, đặc biệt là những thầy cô đã tận tình dạy bảo em, trang bị cho em nhiều kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường. Em xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền, người đã luôn hướng dẫn nhiệt tình từ lúc định hướng chọn đề tài cũng như quá trình hoàn thiện nghiên cứu, tạo điều kiện thuận lợi để giúp em có thể hoàn thành luận văn này. Đồng thời, em xin cảm ơn quý anh chị kế toán viên và Ban lãnh đạo Công ty Xăng dầu Thừa Thiên Huế đã luôn quan tâm, nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn, trao đổi đề tài, cung cấp nhiều số liệu, tạo điều kiện thuận lợi cho em tìm hiểu thông tin Công ty trong suốt quá trình thực tập tại đơn vị để em có thể hoàn thành khóa luận này. Cuối cùng, em xin cảm ơn phòng Kế toán – Tài chính của Công ty về những kiến thức và kinh nghiệm trong công tác nghiên cứu, thu thập thông tin và xử lý số liệu trong quá trình hoàn thành khóa luận này. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn! Huế, tháng 5 năm 2019 Sinh viên thực hiện Mai Thị Mỹ Anh Trường Đại học Kinh tế Huế
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG, BIỂU DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.1. Lý do chọn đề tài 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 1.3.1. . Đối tượng nghiên cứu 3 1.3.2. . Phạm vi nghiên cứu 3 1.4. Phương pháp nghiên cứu 3 1.5. Cấu trúc đề tài 4 Phần II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 6 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN HÀNG HÓA TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 6 1.1. Tổng quan về hàng hóa 6 1.1.1. . Khái quát chung về hàng hóa 6 1.1.1.1. Khái niệm hàng tồn kho 6 1.1.1.2. Khái niệm hàng hóa 7 1.1.1.3. Đặc điểm của hàng hóa 7 1.1.1.4. Phân loại hàng hóa 8 1.1.1.5. Vai trò của hàng hóa 8 1.1.2. . Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ của công tác kế toán hàng hóa 9 1.1.2.1. Sự cần thiết phải quản lý và hạch toán hàng hóa 9 1.1.2.2. Yêu cầu quản lý hàng hóa 10 1.1.2.3. Nhiệm vụ của công tác kế toán hàng hóa 11 1.2. Nội dung kế toán hàng hóa theo Chuẩn mực kế toán số 02 – Hàng tồn kho 12 1.2.1. . Xác định giá trị hàng hóa 12 1.2.2. . Giá gốc hàng hóa 12 1.2.3. . PhươngTrường pháp tính giá trĐạiị hàng hóa học Kinh tế Huế 13 SVTH: Mai Thị Mỹ Anh
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền 1.2.3.1. Phương pháp thực tế đích danh 13 1.2.3.2. Phương pháp bình quân gia quyền 14 1.2.3.3. Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO) 15 1.2.4. . Giá trị thuần có thể thực hiện được và lập dự phòng giảm giá hàng hóa 15 1.2.5. . Ghi nhận chi phí 17 1.2.6. . Trình bày báo cáo tài chính 17 1.3. Công tác kế toán hàng hóa theo chế độ kế toán hiện hành 18 1.3.1. . Chứng từ kế toán 18 1.3.2. . Sổ sách kế toán 19 1.3.3. . Kế toán tổng hợp hàng hóa 19 1.3.3.1. Tài khoản vận dụng 19 1.3.3.2. Kế toán tổng hợp hàng hóa theo phương pháp kê khai thường xuyên 21 1.3.4. . Kế toán dự phòng giảm giá hàng hóa 24 1.3.4.1. Đối tượng lập dự phòng 24 1.3.4.2. Thời điểm lập dự phòng 24 1.3.4.3. Phương pháp lập dự phòng 25 1.3.4.4. Xử lý khoản dự phòng 25 1.3.4.5. Xử lý hủy bỏ đối với hàng hóa đã trích lập dự phòng 25 1.3.4.6. Phương pháp kế toán dự phòng giảm giá hàng hóa 26 1.3.5. . Kiểm soát hàng hóa 27 1.3.5.1. Kiểm kê hàng hóa phát hiện thừa 27 1.3.5.2. Kiểm kê hàng hóa phát hiện thiếu 28 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY XĂNG DẦU THỪA THIÊN HUẾ 29 2.1. Tổng quan về công ty xăng dầu Thừa Thiên Huế 29 2.1.1. . Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty 29 2.1.2. . Vai trò, chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động của công ty 30 2.1.2.1. Vai trò 30 2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ 31 2.1.2.3. Lĩnh vực hoạt động 32 2.1.3. . Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty 32 2.1.3.1. TrườngSơ đồ tổ chức bộ máy Đại quản lý học Kinh tế Huế 32 SVTH: Mai Thị Mỹ Anh
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền 2.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận 33 2.1.4. . Tổ chức công tác kế toán của công ty 35 2.1.4.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán 35 2.1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ của các thành viên 36 2.1.4.3. Tổ chức công tác kế toán 38 2.1.5. . Khái quát tình hình các nguồn lực chủ yếu của công ty giai đoạn 2015-2017 42 2.1.5.1. Tình hình lao động 42 2.1.5.2. Tình hình tài sản – nguồn vốn 45 2.1.5.3. Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh 49 2.2. Tổ chức công tác kế toán hàng hóa tại công ty xăng dầu Thừa Thiên Huế 54 2.2.1. . Đặc điểm và phân loại hàng hóa của công ty 54 2.2.2. . Kế toán nhập kho hàng hóa tại công ty 56 2.2.2.1. Phương thức mua hàng 56 2.2.2.2. Chứng từ kế toán 57 2.2.2.3. Sổ sách kế toán 58 2.2.2.4. Xác định giá trị hàng hóa nhập kho 60 2.2.2.5. Vận dụng tài khoản 60 2.2.2.6. Quy trình hạch toán kế toán 61 2.2.3. . Kế toán xuất kho hàng hóa tại công ty 66 2.2.3.1. Phương thức bán hàng 66 2.2.3.2. Chứng từ kế toán 66 2.2.3.3. Sổ sách kế toán 67 2.2.3.4. Phương pháp tính giá trị hàng hóa xuất kho 67 2.2.3.5. Vận dụng tài khoản 68 2.2.3.6. Quy trình hạch toán kế toán 69 2.2.4. . Kiểm soát hàng hóa tại công ty 77 2.2.5. . Giá trị thuần có thể thực hiện được và lập dự phòng giảm giá hàng hóa tại công ty 83 2.2.6. . Ghi nhận chi phí tại công ty 83 2.2.7. . Trình bày khoản mục hàng hóa trên báo cáo tài chính của công ty 84 CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC KẾ TOÁN HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY XĂNG DẦU THỪA THIÊN HUẾ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN 85 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Mai Thị Mỹ Anh
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền 3.1. Đánh giá thực trạng công tác kế toán hàng hóa tại công ty xăng dầu Thừa Thiên Huế 85 3.1.1. . Ưu điểm 85 3.1.2. . Nhược điểm 87 3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán hàng hóa tại công ty xăng dầu Thừa Thiên Huế 89 3.2.1. . Một số yêu cầu để hoàn thiện công tác kế toán hàng hóa tại công ty 89 3.2.2. . Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán hàng hóa tại công ty 89 Phần III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 91 3.1. Kết luận 91 3.2. Kiến nghị 92 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Mai Thị Mỹ Anh
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BCKT Báo cáo kế toán BCTC Báo cáo tài chính BTC Bộ Tài chính CCDC Công cụ dụng cụ CCDV Cung cấp dịch vụ CHXD Cửa hàng xăng dầu CMKT Chuẩn mực kế toán CP Chi phí DN Doanh nghiệp DPGG Dự phòng giảm giá DT Doanh thu GTGT Giá trị gia tăng GTTCTTHĐ Giá trị thuần có thể thực hiện được GVHB Giá vốn hàng bán HH Hàng hóa HTK Hàng tồn kho KH Khách hàng KT Kế toán KTTC Kế toán tài chính LN Lợi nhuận PXK Phiếu xuất kho Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Mai Thị Mỹ Anh
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền SL Số lượng SXKD Sản xuất kinh doanh TK Tài khoản TL Tỷ lệ TNHH Trách nhiệm hữu hạn TNDN Thu nhập doanh nghiệp TSCĐ Tài sản cố định TT Thông tư UBND Ủy ban nhân dân XDCB Xây dựng cơ bản Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Mai Thị Mỹ Anh
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền DANH MỤC BẢNG, BIỂU Trang Bảng 2.1. Tình hình lao động của công ty xăng dầu Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015 – 2017 43 Bảng 2.2. Tình hình tài sản – nguồn vốn của công ty xăng dầu Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015 - 2017 46 Bảng 2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty xăng dầu Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015 - 2017 51 Biểu 2.1. Sổ cái TK 156 – Hàng hóa 59 Biểu 2.2. Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ của công ty xăng dầu khu vực V 63 Biểu 2.3. Biên bản giao nhận xăng dầu 64 Biểu 2.4. Phiếu nhập kho 65 Biểu 2.5. Hóa đơn GTGT – Phương thức bán buôn 73 Biểu 2.6. Hóa đơn GTGT – Phương thức bán lẻ 76 Biểu 2.7. Bảng tổng hợp chứng từ xuất hàng hóa trên phần mềm máy tính 78 Biểu 2.8. Báo cáo cân đối nhập – xuất – tồn kho hàng hóa 79 Biểu 2.9. Báo cáo xuất bán hàng hóa 80 Biểu 2.10. Chọn bể, vòi bơm cho kiểm kê hàng hóa trên phần mềm máy tính 81 Biểu 2.11. Biên bản kiểm kê tồn kho xăng dầu 82 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Mai Thị Mỹ Anh
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ Trang Sơ đồ 1.1. Sơ đồ hạch toán nghiệp vụ nhập kho hàng hóa 22 Sơ đồ 1.2. Sơ đồ hạch toán nghiệp vụ xuất kho hàng hóa 23 Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công ty xăng dầu Thừa Thiên Huế 33 Sơ đồ 2.2. Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty xăng dầu Thừa Thiên Huế 36 Sơ đồ 2.3. Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán trên máy tính tại công ty 41 Sơ đồ 2.5. Sơ đồ nguồn nhập hàng của công ty 57 Sơ đồ 2.6. Quy trình lập chứng từ mua hàng nhập kho 61 Sơ đồ 2.7. Quy trình lập chứng từ bán hàng theo phương thức bán buôn 71 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Mai Thị Mỹ Anh
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Lý do chọn đề tài Đối với nhiều doanh nghiệp thì yếu tố quyết định cơ bản để đảm bảo cho quá trình kinh doanh được tiến hành liên tục chính là hàng tồn kho. Hàng tồn kho là yếu tố liên quan trực tiếp, là đầu vào của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, cung ứng hàng tồn kho kịp thời với giá cả hợp lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. Xét cả về mặt hiện vật lẫn về mặt giá trị thì hàng tồn kho là một trong những yếu tố không thể thiếu trong doanh nghiệp. Đó là một phần quan trọng trong tài sản lưu động và liên quan đến quá trình cung ứng, dự trữ, lưu thông của nhiều doanh nghiệp. Chính vì vậy, quản lý hàng tồn kho chính là quản lý vốn kinh doanh và tài sản của doanh nghiệp. Đặc biệt là với doanh nghiệp thương mại, tổ chức mua bán hàng hóa nhằm tìm kiếm lợi nhuận thì hàng hóa là một yếu tố rất quan trọng và việc quản lý hàng hóa trong doanh nghiệp là hết sức cần thiết. Việc quản lý hàng hóa không chỉ giúp cho doanh nghiệp chỉ đạo kịp thời các nghiệp vụ kinh tế diễn ra hàng ngày mà còn giúp doanh nghiệp có một lượng hàng hóa dự trữ đúng định mức, không dự trữ quá nhiều gây ứ đọng vốn, mặt khác không dự trữ quá ít để đảm bảo cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành liên tục, không bị gián đoạn. Cần quản lý hàng hóa một cách khoa học, hợp lý để góp phần tiết kiệm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Để làm được điều đó, các doanh nghiệp cần phải sử dụng các công cụ hợp lý, trong đó kế toán là công cụ giữ vai trò quan trọng nhất. Kế toán hàng hóa cung cấp những thông tin cần thiết về việc quản lý và sử dụng hàng hóa, giúp cho những người quản lý doanh nghiệp, các nhà lãnh đạo đề ra những biện pháp quản lý chi phí và hàng hóa một cách kịp thời, phù hợp với định hướng phát triển của doanh nghiệp. Ngoài ra, công tác kế toán hàng hóa có ý nghĩa vô cùng quan trọng khi lập báo cáo tài chính, vì nếu giá trị hàng hóa bị sai lệch sẽ dẫn đến các chỉ tiêu khác trên báo cáo tài chính sai lệch. Sự sai lệch của giá trị hàng hóa sẽ làm giá trị tài sản lưu động và tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp thiếu chính xác, giá vốn hàng bán ảnh hưởng đến chỉ tiêu lãi gộp, lãi ròng củaTrường doanh nghiệp. Hơn Đại nữa, sự saihọc lệch củ aKinh một kỳ sẽ chuytếể nHuế tiếp qua kỳ tiếp SVTH: Mai Thị Mỹ Anh 1
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền theo và gây ra sai lầm liên tục, gây ảnh hưởng rõ ràng đến tính hữu dụng của các báo cáo tài chính. Do đó, việc tổ chức công tác kế toán hàng hóa hoàn chỉnh mang lại hiệu quả cao là việc rất cần thiết và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, nhất là doanh nghiệp thương mại. Công ty xăng dầu Thừa Thiên Huế là một công ty thương mại, vì vậy hàng hóa là một yếu tố quan trọng của công ty. Chính vì thế mà việc nghiên cứu các nguyên tắc và phương pháp tính giá hàng hóa, phương pháp hạch toán kế toán hàng hóa trong doanh nghiệp là hết sức cần thiết, bởi vì mỗi phương pháp tính giá trị hàng hóa khác nhau thì các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính cũng thay đổi. Việc lựa chọn một phương pháp tính giá thích hợp cho doanh nghiệp là rất cần thiết. Nhận thức được tầm quan trọng của kế toán hàng hóa đối với công ty xăng dầu Thừa Thiên Huế, do đó tôi đã chọn đề tài “Thực trạng công tác kế toán hàng hóa tại công ty xăng dầu Thừa Thiên Huế” làm khóa luận tốt nghiệp với mong muốn trau dồi và củng cố kiến thức về mặt lý luận cũng như học hỏi kinh nghiệm thực tế để hoàn thiện hơn những kiến thức đã học và phục vụ cho công việc sau này. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu chung: Tìm hiểu thực tế và đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán hàng hóa tại công ty xăng dầu Thừa Thiên Huế. - Mục tiêu cụ thể: Để thực hiện được mục tiêu chung đã đề ra cần thực hiện được 3 mục tiêu cụ thể sau: + Thứ nhất, hệ thống hóa và tổng hợp những vấn đề lý luận về công tác kế toán hàng hóa trong các doanh nghiệp thương mại. + Thứ hai, tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực trạng công tác kế toán hàng hóa tại công ty xăng dầu Thừa Thiên Huế. + Thứ ba, vận dụng lý luận về kế toán hàng hóa cùng với thực tiễn tại công ty xăng dầu Thừa Thiên Huế để đưa ra nhận xét và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán hàng hóa tại công ty. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Mai Thị Mỹ Anh 2
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác kế toán hàng hóa tại công ty xăng dầu Thừa Thiên Huế, cụ thể là công tác kế toán nhập kho, xuất kho hàng hóa, quản lý hàng hóa của công ty. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Đề tài nghiên cứu này được thực hiện tại công ty xăng dầu Thừa Thiên Huế - Về thời gian: + Các số liệu kế toán được thu thập để phục vụ cho việc phân tích, đánh giá tình hình lao động, tài sản – nguồn vốn và tình hình sản xuất kinh doanh là các số liệu tổng hợp của 3 năm từ năm 2015 đến năm 2017, các số liệu về tài sản - nguồn vốn và tình hình sản xuất kinh doanh trong năm 2018 của công ty chưa được kiểm toán nên không được đưa vào phân tích trong đề tài. + Các số liệu kế toán được thu thập để phục vụ cho quá trình tính giá trị hàng hóa, các hóa đơn, chứng từ trong quá trình nhập, xuất hàng hóa là các số liệu, hóa đơn, chứng từ được thu thập trong năm 2018, 2019. - Về nội dung: Qua ba năm từ năm 2015 đến năm 2017, hàng hóa luôn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng giá trị HTK của công ty. Cụ thể, năm 2015 HH chiếm 91,08%; đến năm 2016 chiếm 94,65% và năm 2017 tỷ trọng này chiếm 93,52% tổng giá trị HTK. Bên cạnh đó, hàng hóa của công ty rất đa dạng về chủng loại. Do đó đề tài này tập trung nghiên cứu việc vận dụng những nội dung của CMKT và chế độ kế toán Việt Nam vào công tác kế toán hàng hóa tại công ty. 1.4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập dữ liệu Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Mai Thị Mỹ Anh 3
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền + Phương pháp tài liệu: Thu thập các thông tin từ sách, báo, web để xây dựng nên khung lý thuyết của khóa luận; thu thập các chứng từ giúp tìm hiểu về quy trình luân chuyển chứng từ trong công tác kế toán hàng hóa tại công ty. + Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập những số liệu về tình hình lao động, tình hình tài sản – nguồn vốn, tình hình kết quả hoạt động kinh doanh, các thông tin trên thuyết minh báo cáo tài chính và các thông tin chung về tình hình của công ty, từ đó hệ thống hóa những thông tin thu thập được một cách hợp lý, khoa học. + Phương pháp quan sát: Quan sát quá trình nhân viên kế toán ghi chép, nhập liệu, tổ chức và luân chuyển chứng từ liên quan đến hàng hóa của công ty nhằm mô tả, phân tích, đánh giá. + Phương pháp phỏng vấn: Trực tiếp phỏng vấn kế toán trưởng và nhân viên kế toán tại công ty để tìm hiểu về các hình thức kế toán, phương pháp kế toán doanh nghiệp sử dụng và trình tự luân chuyển chứng từ của doanh nghiệp. - Phương pháp phân tích + Phương pháp so sánh: So sánh, đối chiếu các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt dông kinh doanh, tình hình lao động để tìm hiểu xu hướng phát triển và mức độ biến động của các chỉ tiêu đó. + Phương pháp phân tích số liệu: Phân tích tình hình nguồn lực, tình hình kinh doanh của công ty qua các năm để thấy được sự thay đổi và tìm ra nguyên nhân của sự biến động đó cũng như phân tích thực trạng công tác kế toán hàng hóa tại công ty, từ đó có cái nhìn tổng quan về công ty và đưa ra một số biện pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại công ty. 1.5. Cấu trúc đề tài Nội dung của đề tài nghiên cứu “Thực trạng công tác kế toán hàng hóa tại công ty xăng dầu Thừa Thiên Huế” gồm có 3 phần: Phần I: Đặt vấn đề. PhTrườngần II: Nội dung và Đạikết quả nghiên học cứu. Kinh tế Huế SVTH: Mai Thị Mỹ Anh 4
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Trong đó gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán hàng hóa trong doanh nghiệp thương mại. Chương 2: Thực trạng công tác kế toán hàng hóa tại công ty xăng dầu Thừa Thiên Huế. Chương 3: Đánh giá công tác kế toán hàng hóa tại công ty xăng dầu Thừa Thiên Huế và một số giải pháp hoàn thiện. Phần III: Kết luận và kiến nghị. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Mai Thị Mỹ Anh 5
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Phần II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN HÀNG HÓA TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 1.1. Tổng quan về hàng hóa 1.1.1. Khái quát chung về hàng hóa 1.1.1.1. Khái niệm hàng tồn kho Theo đoạn 03, Chuẩn mực kế toán số 02 – Hàng tồn kho (Ban hành và công bố theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) định nghĩa: Hàng tồn kho là những tài sản: - Được giữ để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường; - Đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh dở dang; - Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ. Hàng tồn kho bao gồm: - Hàng hóa mua về để bán: Hàng hóa tồn kho, hàng mua đang đi trên đường, hàng gửi đi bán, hàng hóa gửi đi gia công chế biến; - Thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán; - Sản phẩm dở dang: Sản phẩm chưa hoàn thành và sản phẩm hoàn thành chưa làm thủ tục nhập kho thành phẩm; - Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho, gửi đi gia công chế biến và đã mua đang đi trên đường; - Chi phí dịch vụ dở dang. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Mai Thị Mỹ Anh 6
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền 1.1.1.2. Khái niệm hàng hóa Theo điểm a, khoản 1, điều 29, chương II, thông tư 200/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 22 tháng 12 năm 2014: “Hàng hóa là các loại vật tư, sản phẩm do doanh nghiệp mua về với mục đích để bán (bán buôn và bán lẻ)”. “Hàng hóa là những đối tượng được doanh nghiệp mua và bán trong hoạt động kinh doanh.” (Phan Đình Ngân & Hồ Phan Minh Đức, 2011, tr.97) “Hàng hóa trong doanh nghiệp bao gồm các loại vật tư, sản phẩm có hình thái vật chất hay không có hình thái vật chất mà doanh nghiệp mua về (hoặc hình thành từ các nguồn khác) với mục đích để bán. Hàng hóa trong doanh nghiệp được hình thành chủ yếu do mua ngoài. Ngoài ra, hàng hóa còn có thể được hình thành do nhận vốn góp, do nhận thu nhập liên doanh, do thu hồi nợ, Mục đích của hàng hóa là mua về để bán chứ không phải sử dụng để chế tạo sản phẩm hay thực hiện các dịch vụ trong doanh nghiệp.” (Nguyễn Văn Công, 2007, tr.235) 1.1.1.3. Đặc điểm của hàng hóa - Hàng hóa là sản phẩm của lao động, thông qua mua bán trên thị trường để có thể thỏa mãn nhu cầu của con người. - Hàng hóa không tham gia vào quá trình sản xuất hay tiêu dùng của doanh nghiệp. Nó được doanh nghiệp mua về nhằm mục đích bán - Hàng hóa rất đa dạng và phong phú. Sản xuất không ngừng phát triển, nhu cầu tiêu dùng luôn biến đổi và có xu hường ngày càng tăng dẫn đến hàng hóa ngày càng đa dạng, phong phú và nhiều chủng loại. - Mỗi loại hàng hóa có những đặc tính riêng có thể ảnh hưởng đến số lượng, chất lượng hàng hóa trong quá trình thu mua, vận chuyển, bảo quản và bán ra. - Hàng hóa luôn thay đổi về chất lượng, mẫu mã, phụ thuộc vào trình độ phát triển của sản xuất và nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Mai Thị Mỹ Anh 7
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền 1.1.1.4. Phân loại hàng hóa Hàng hóa trong doanh nghiệp đa dạng về chủng loại, khác nhau về nguồn gốc hình thành, đặc điểm, tính chất, điều kiện bảo quản. Để quản lý hàng hóa tốt nhất cần phân loại và sắp xếp hàng hóa một cách hợp lý theo các tiêu thức nhất định. - Phân loại theo vật tư, thiết bị, công nghệ phẩm tiêu dùng: + Hàng kim khí điện máy; + Hàng hóa chất mỏ; + Hàng xăng dầu; + Hàng dược phẩm; + Hàng dệt may, bông vải sợi; + Hàng da cao su; + Hàng gốm sứ, thủy tinh; + Hàng mây, tre đan; + Hàng rượu bia, thuốc lá; - Phân loại theo nguồn gốc sản xuất: + Ngành hàng nông sản; + Ngành hàng lâm sản; + Ngành hàng thủy sản. - Phân loại theo khâu lưu thông: + Hàng hóa ở khâu bán buôn; + Hàng hóa ở khâu bán lẻ. - Phân theo phương thức vận động: + Hàng hóa chuyển qua kho; + Hàng hóa chuyển giao bán thẳng. 1.1.1.5. Vai trò của hàng hóa Hàng hóa là một bộ phận lớn của hàng tồn kho, thuộc tài sản lưu dộng của doanh nghiệp, nó chiếm vị trí quan trọng trong toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Do vậy, việc cung ứng hàng hóa kịp thời Trườngvới giá cả hợp lý s ẽĐạitạo điều kihọcện thuận lKinhợi cho quá trìnhtếkinh Huế doanh và tiêu SVTH: Mai Thị Mỹ Anh 8
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền thụ sản phẩm trên thị trường. Xét cả về mặt hiện vật lẫn về mặt giá trị, hàng hóa là một trong những yếu tố không thể thiếu của quá trình kinh doanh thương mại, là một bộ phận quan trọng của tài sản lưu động. Quá trình vận động của hàng hóa cũng là quá trình vận động của vốn kinh doanh trong doanh nghiệp. Chính vì vậy, quản lý hàng hóa chính là quản lý vốn kinh doanh và tài sản của doanh nghiệp. 1.1.2. Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ của công tác kế toán hàng hóa 1.1.2.1. Sự cần thiết phải quản lý và hạch toán hàng hóa - Đối với giá trị sản phẩm dịch vụ: Để có thể cạnh tranh trên thị trường hiện nay thì hàng hóa không những cần phải đáp ứng được các yêu cầu về mặt chất lượng, thỏa mãn nhu cầu của thị trường mà còn cần được cung cấp ở mức giá hợp lý. Do đó, doanh nghiệp phải luôn theo dõi giá trị hàng hóa trong kho, tình hình biến động giá cả trên thị trường để biết được sự tăng giảm của giá trị hàng hóa, từ đó phản ánh đúng giá trị thực tế của hàng hóa đó. - Đối với việc kiểm soát chi phí: Bảo toàn vốn kinh doanh, nhất là vốn lưu động, cả về mặt hiện vật lẫn giá trị là mối quan tâm lớn của các doanh nghiệp. Hàng hóa là tài sản lưu động, thường chiếm tỷ trọng lớn và chủ yếu trong quá trình kinh doanh nên nó là đối tượng tất yếu trong việc kiểm soát chi phí của doanh nghiệp. Mặt khác, việc nhập xuất hàng hóa thường xuyên xảy ra và hàng hóa thường có nhiều loại khác nhau, chúng có công dụng khác nhau và có ảnh hưởng lớn đến quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, chỉ có hạch toán chính xác, hợp lý mới đảm bảo theo dõi được tình hình biến động của từng loại hàng hóa. Đó là cơ sở cho việc theo dõi và kiểm soát hàng hóa trong doanh nghiệp. - Đối với việc đáp ứng hiệu quả các yêu cầu quản lý: Quản lý hàng hóa trong doanh nghiệp là một yêu cầu tất yếu. Vì vậy kế toán giữ một vai trò hết sức quan trọng trong công tác hạch toán và quản lý hàng hóa. Kế toán hàng hóa là công cụ quan trọng và không thể thiếu của quản lý hàng hóa, nhằm đáp ứng nhuTrường cầu của xã hội, ngăn Đại ngừa hạ n họcchế đến m ứKinhc thấp nhấ t nhtếững Huếhao hụt, mất mát SVTH: Mai Thị Mỹ Anh 9
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền hàng hóa trong các khâu của quá trình kinh doanh thương mại, từ đó làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Việc tập trung quản lý một cách chặt chẽ ở tất cả các khâu từ thu mua, dự trữ đến tiêu thụ; trên tất cả các khía cạnh: số lượng, chất lượng, chủng loại, giá cả, là cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong việc tiết kiệm chi phí vận chuyển, chi phí bảo quản, xác định giá vốn hàng bán, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Hằng ngày, khi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán tiến hành tập hợp các chứng từ, kiểm tra, đối chiếu, sắp xếp chúng theo thứ tự và ghi sổ kế toán, tổng hợp số liệu về tình hình thu mua, vận chuyển, bảo quản, tình hình nhập – xuất – tồn của hàng hóa. Định kỳ, kế toán cùng các bộ phận, phòng ban chức năng thực hiện việc phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch thu mua, tình hình thanh toán với nhà cung cấp, tình hình bảo quản, xuất bán hàng hóa trong quá trình kinh doanh nhằm phát hiện ra những điểm bất hợp lý trong khâu lập kế hoạch, quản lý cũng như xuất bán. Từ đó điều chỉnh kế hoạch thu mua hợp lý hơn, đề ra các phương hướng, giải pháp hoàn thiện hơn cho việc quản lý nhằm tiết kiệm chi phí và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. 1.1.2.2. Yêu cầu quản lý hàng hóa Hàng hóa trong doanh nghiệp thương mại có một tầm quan trọng rất lớn, nó ảnh hưởng đến mục tiêu và sự tồn tại của doanh nghiệp. Chính vì thế, quản lý hàng hóa là một công việc quan trọng trong doanh nghiệp. Để hoạt động kinh doanh được tiến hành liên tục, không bị gián đoạn thì phải có một lượng hàng dự trữ nhất định. Tuy nhiên, lượng hàng hóa dự trữ này luôn bị biến động do hoạt động kinh tế tài chính diễn ra ở các khâu mua, bán hàng hóa. Do đó, để làm tốt công tác quản lý hàng hóa, doanh nghiệp cần tổ chức theo dõi chặt chẽ ở tất cả các khâu thu mua, bảo quản, dự trữ, xuất bán. Trong quá trình này, nếu quản lý không tốt sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và giá trị hàng hóa. Quản lý tốt hàng hóa sẽ hạn chế hư hỏng, mất mát, rủi ro thiệt hại xảy ra trong quá trình kinh doanh, tiết kiệm được chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Quản lý tốt hàng hóa còn là điều kiện để xác định hiệu quả kinh doanh và đánh giá tài sản của doanh nghiệp một cách đầy đủ, xác thực, đảm bảo tính trung th c, khách quan c a thông tin trình bày trên báo cáo tài chính. ự Trườngủ Đại học Kinh tế Huế SVTH: Mai Thị Mỹ Anh 10
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Với ý nghĩa đó, việc quản lý hàng hóa trong doanh nghiệp đòi hỏi phải chặt chẽ ở tất cả các khâu, từ thu mua, bảo quản đến dự trữ và xuất bán. - Ở khâu thu mua: Hàng hóa cần phải được quản lý về mặt số lượng, quy cách, chủng loại, chất lượng, giá mua và chi phí mua, thực hiện kế hoạch thu mua đúng tiến độ, thời gian, phù hợp với kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời tăng nhanh vòng quay của vốn lưu động. - Ở khâu bảo quản: Cần phải thực hiện tổ chức quản lý kho tàng, bến bãi một cách hợp lý, khoa học, thực hiện đúng chế độ bảo quản đối với từng loại hàng hóa để tránh mất mát, hư hỏng. - Ở khâu xuất bán: Trong khâu này cần phải tổ chức tốt việc ghi chép, phản ánh tình hình xuất bán của hàng hóa trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. - Ở khâu dự trữ: Doanh nghiệp phải đảm bảo xác định được định mức dự trữ tối đa, tối thiểu, đảm bảo cho quá trình lưu thông được tiến hành bình thường, không bị ngưng trệ do cung ứng không kịp thời hoặc gây ứ đọng vốn do dự trữ quá nhiều. 1.1.2.3. Nhiệm vụ của công tác kế toán hàng hóa Kế toán hàng hóa trong doanh nghiệp cần thực hiện những nhiệm vụ sau: - Thực hiện việc đánh giá và phân loại hàng hóa phù hợp với yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. - Tổ chức chứng từ, tài khoản kế toán, sổ sách kế toán phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho áp dụng trong doanh nghiệp để ghi chép, phân loại, tổng hợp số liệu về tình hình hiện có và sự biến động hàng hóa trong quá trình kinh doanh, cung cấp số liệu kịp thời để xác định giá trị của hàng hóa. - Tham gia việc phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch thu mua, tình hình thanh toán với người bán và tình hình tiêu thụ hàng hóa trong quá trình kinh doanh. - Tham gia kiểm kê đánh giá hàng hóa theo chế độ Nhà nước quy định, báo cáo về tìnhTrường hình nhập – xuất –Đạitồn hàng họchóa phục vKinhụ cho công táctế qu ảnHuế lý. SVTH: Mai Thị Mỹ Anh 11
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền 1.2. Nội dung kế toán hàng hóa theo Chuẩn mực kế toán số 02 – Hàng tồn kho 1.2.1. Xác định giá trị hàng hóa - Theo đoạn 04, Chuẩn mực kế toán số 02 – Hàng tồn kho: Hàng hóa được tính theo giá gốc. Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được. - Theo điểm c, khoản 1, điều 29, chương II, thông tư 200/2014/TT–BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 22 tháng 12 năm 2014: Kế toán nhập, xuất, tồn kho hàng hóa trên tài khoản 156 được phản ánh theo nguyên tắc giá gốc quy định trong Chuẩn mực kế toán “Hàng tồn kho”. Giá gốc hàng hóa mua vào, bao gồm: Giá mua, chi phí thu mua (vận chuyển, bốc xếp, bảo quản hàng từ nơi mua về kho doanh nghiệp, chi phí bảo hiểm, ), thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường (nếu có), thuế GTGT hàng nhập khẩu (nếu không được khấu trừ). Trường hợp doanh nghiệp mua hàng hóa về để bán lại nhưng vì lý do nào đó cần phải gia công, sơ chế, tân trang, phân loại chọn lọc để làm tăng thêm giá trị hoặc khả năng bán của hàng hóa thì trị giá hàng mua gồm giá mua theo hóa đơn cộng (+) chi phí gia công, sơ chế. 1.2.2. Giá gốc hàng hóa Theo đoạn 05, Chuẩn mực kế toán số 02 – Hàng tồn kho: Giá gốc hàng hóa bao gồm: Chi phí mua và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng hóa ở địa điểm và trạng thái hiện tại. Chi phí mua Theo đoạn 06, Chuẩn mực kế toán số 02 – Hàng tồn kho: Chi phí mua của hàng hóa bao gồm giá mua, các loại thuế không được hoàn lại, chi phí vTrườngận chuyển, bốc xếp, Đạibảo quản tronghọc quá trìnhKinh mua hàng tế và các Huế chi phí khác có SVTH: Mai Thị Mỹ Anh 12
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền liên quan trực tiếp đến việc mua hàng hóa. Các khoản chiết khấu thương mại và giảm giá hàng mua do hàng mua không đúng quy cách, phẩm chất được trừ (-) khỏi chi phí mua. Chi phí liên quan trực tiếp khác Theo đoạn 10, Chuẩn mực kế toán số 02 – Hàng tồn kho: Chi phí liên quan trực tiếp khác tính vào giá gốc hàng hóa bao gồm các khoản chi phí khác ngoài chi phí mua hàng hóa. 1.2.3. Phương pháp tính giá trị hàng hóa Theo điểm c, khoản 1, điều 29, Thông tư 200/2014/TT-BTC về hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp: Việc tính giá trị hàng hóa được áp dụng theo một trong các phương pháp sau: - Phương pháp thực tế đích danh; - Phương pháp bình quân gia quyền; - Phương pháp nhập trước, xuất trước. 1.2.3.1. Phương pháp thực tế đích danh Theo đoạn 14, Chuẩn mực kế toán số 02 – Hàng tồn kho: Phương pháp tính theo giá đích danh được áp dụng đối với doanh nghiệp có ít loại mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được. Việc áp dụng phương pháp này đòi hỏi những điều kiện khắt khe, chỉ những doanh nghiệp kinh doanh có ít loại hàng hóa và hàng háo có giá trị lớn, ổn định, có thể nhận diện được thì mới có thể áp dụng phương pháp này. + Ưu điểm: Đây là phương án tốt nhất, đơn giản và dễ tính toán, tuân thủ nguyên tắc phù hợp của kế toán, chi phí thực tế phù hợp với doanh thu thực tế. Giá trị của hàng hóa xuất kho đem bán phù hợp với doanh thu mà nó tạo ra. Giá trị hàng hóa được phản ánh đúng theo giá trị thực tế. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Mai Thị Mỹ Anh 13
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền + Nhược điểm: Không áp dụng được đối với những doanh nghiệp có nhiều loại hàng hóa. Tốn nhiều công sức và chi phí. 1.2.3.2. Phương pháp bình quân gia quyền Theo đoạn 15, Chuẩn mực kế toán số 02 – Hàng tồn kho: Theo phương pháp bình quân gia quyền, giá trị của từng loại hàng hóa được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng hóa tương tự đầu kỳ và giá trị từng loại hàng hóa được mua trong kỳ. Giá trị trung bình có thể được tính theo thời kỳ hoặc vào mỗi khi nhập một lô hàng về, phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp. Phương pháp này thường được áp dụng trong các doanh nghiệp có tính ổn định về giá cả hàng hóa khi nhập, xuất kho. Theo phương pháp này, giá trị của hàng hóa được tính theo đơn giá bình quân. Giá thực tế xuất kho = Số lượng xuất X Giá đơn vị bình quân Giá đơn vị bình quân được xác định bằng nhiều cách: - Phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ: Phương pháp này thích hợp với những doanh nghiệp có ít loại hàng hóa nhưng số lần nhập, xuất hàng hóa nhiều. Căn cứ vào giá thực tế tồn đầu kỳ để kế toán xác định giá bình quân của một đơn vị hàng hóa. Giá trị hàng tồn đầu kỳ + nhập trong kỳ Đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ = Số lượng hàng tồn đầu kỳ + nhập trong kỳ + Ưu điểm: Đơn giản, dễ làm, chỉ cần tính toán một lần vào cuối kỳ. + Nhược điểm: Độ chính xác không cao, công việc tính toán dồn vào cuối kỳ gây ảnh hưởng các phần hành khác; chưa đáp ứng yêu cầu kịp thời của thông tin kế toán ngay tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. - Phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập: Phương pháp này thích hợp với những doanh nghiệp có ít loại hàng hóa, có lưu lượng nhập xuất ít. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Mai Thị Mỹ Anh 14
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Giá th c t t n kho sau m i l n nh p Đơn giá bình quân ự ế ồ ỗ ầ ậ = sau mỗi lần nhập Số lượng thực tế tồn kho sau mỗi lần nhập + Ưu điểm: Khắc phục được những hạn chế của phương pháp bình quân cuối kỳ. + Nhược điểm: Việc tính toán phức tạp, nhiều lần, tốn nhiều công sức. 1.2.3.3. Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO) Theo đoạn 16, Chuẩn mực kế toán số 02 – Hàng tồn kho: Phương pháp nhập trước, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là hàng hóa được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước, và hàng hóa còn lại cuối kỳ là hàng hóa được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ. Theo phương pháp này thì giá trị hàng hóa xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng hóa được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho. Phương pháp này thích hợp trong trường hợp giá cả ổn định hoặc có xu hướng giảm. Giá thực tế xuất kho = Số lượng xuất kho của X Đơn giá tính theo từng từng lần nhập kho lần nhập + Ưu điểm: Có thể tính được ngay trị giá xuất kho từng lần xuất hàng hóa. Trị giá tồn kho tương đối sát với thị trường nên chỉ tiêu trên báo cáo kế toán có ý nghĩa thực tế hơn. + Nhược điểm: Làm cho doanh thu hiện tại không phù hợp với các khoản chi phí hiện tại. 1.2.4. Giá trị thuần có thể thực hiện được và lập dự phòng giảm giá hàng hóa Theo đoạn 18, 19, 20, 21, 23 của Chuẩn mực kế toán số 02 – Hàng tồn kho: Giá trị hàng hóa không thu hồi đủ khi hàng hóa bị hư hỏng, lỗi thời, giá bán bị giảm, hoặc chi phí hoàn thiện, chi phí để bán hàng tăng lên. Việc ghi giảm giá gốc hàng hóaTrườngcho bằng với giá trĐạiị thuần có học thể thực hiKinhện được là phùtế h ợHuếp với nguyên tắc SVTH: Mai Thị Mỹ Anh 15
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền tài sản không được phản ánh lớn hơn giá trị thực hiện ước tính từ việc bán hay sử dụng chúng. Cuối kỳ kế toán năm, khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng hóa nhỏ hơn giá gốc thì phải lập dự phòng giảm giá hàng hóa. Số dự phòng giảm giá hàng hóa được lập là số chênh lệch giữa giá gốc của hàng hóa lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng. Việc lập dự phòng giảm giá hàng hóa được thực hiện trên cơ sở từng loại hàng hóa. Việc ước tính giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng hóa phải dựa trên bằng chứng tin cậy thu thập được tại thời điểm ước tính. Việc ước tính này phải tính đến sự biến động của giá cả hoặc chi phí trực tiếp liên quan đến các sự kiện diễn ra sau ngày kết thúc năm tài chính, mà các sự kiện này được xác nhận với các điều kiện hiện có ở thời điểm ước tính. Khi ước tính giá trị thuần có thể thực hiện được phải tính đến mục đích của việc dự trữ hàng hóa. Ví dụ, giá trị thuần có thể thực hiện được của lượng hàng hóa dự trữ để đảm bảo cho các hợp đồng bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ không thể hủy bỏ phải dựa vào giá trị trong hợp đồng. Nếu số hàng hóa đang tồn kho lớn hơn số hàng hóa cần cho hợp đồng thì giá trị thuần có thể thực hiện được của số chênh lệch giữa hàng hóa đang tồn kho lớn hơn số hàng hóa cần cho hợp đồng được đánh giá trên cơ sở giá bán ước tính. Cuối kỳ kế toán năm tiếp theo phải thực hiện đánh giá mới về giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng hóa cuối năm đó. Trường hợp cuối kỳ kế toán năm nay, nếu khoản dự phòng giảm giá hàng hóa phải lập thấp hơn khoản dự phòng giảm giá hàng hóa đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trước thì số chênh lệch lớn hơn phải được hoàn nhập (Theo quy định ở đoạn 24) để đảm bảo cho giá trị của hàng hóa phản ánh trên báo cáo tài chính là theo giá gốc (nếu giá gốc nhỏ hơn giá trị thuần có thể thực hiện được) hoặc theo giá trị thuần có thể thực hiện được (nếu giá gốc lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được). Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Mai Thị Mỹ Anh 16
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền 1.2.5. Ghi nhận chi phí Theo đoạn 24, 25, Chuẩn mực kế toán số 02 – Hàng tồn kho: Khi bán hàng hóa, giá gốc của hàng hóa đã bán được ghi nhận là chi phí SXKD trong kỳ phù hợp với doanh thu liên quan đến chúng được ghi nhận. Tất cả các khoản chênh lệch giữa khoản dự phòng giảm giá hàng hóa phải lập ở cuối niên độ kế toán năm nay lớn hơn khoản dự phòng giảm giá hàng hóa đã lập ở cuối niên độ kế toán năm trước, các khoản hao hụt, mất mát của hàng hóa, sau khi trừ (-) phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra, được ghi nhận là chi phí SXKD trong kỳ. Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng hóa được lập ở cuối niên độ kế toán năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá hàng hóa đã lập ở cuối niên độ kế toán năm trước, thì số chênh lệch lớn hơn phải được hoàn nhập ghi giảm chi phí SXKD. Ghi nhận giá trị hàng hóa đã bán vào chi phí trong kỳ phải đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa chi phí và doanh thu. 1.2.6. Trình bày báo cáo tài chính Theo đoạn 27, 29, Chuẩn mực kế toán số 02 – Hàng tồn kho: Trong báo cáo tài chính, doanh nghiệp phải trình bày: - Các chính sách kế toán áp dụng trong việc đánh giá hàng hóa, gồm cả phương pháp tính giá trị hàng hóa; - Giá gốc của tổng số hàng hóa và giá gốc của từng loại hàng hóa được phân loại phù hợp với doanh nghiệp; - Giá trị dự phòng giảm giá hàng hóa; - Giá trị hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng hóa; - Những trường hợp hay sự kiện dẫn đến việc trích lập thêm hoặc hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng hóa; - Giá trị ghi sổ của hàng hóa (Giá gốc trừ (-) dự phòng giảm giá hàng hóa) đã dùng để thế chấp, cầm cố đảm bảo cho các khoản nợ phải trả. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Mai Thị Mỹ Anh 17
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Trình bày chi phí về hàng hóa trên báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh được phân loại chi phí theo chức năng. Phân loại chi phí theo chức năng là hàng hóa được trình bày trong khoản mục “Giá vốn hàng bán” trong báo cáo kết quả kinh doanh, gồm giá gốc của hàng hóa đã bán, khoản dự phòng giảm giá hàng hóa, các khoản hao hụt mất mát của hàng hóa sau khi trừ (-) phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra. 1.3. Công tác kế toán hàng hóa theo chế độ kế toán hiện hành 1.3.1. Chứng từ kế toán Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến việc nhập, xuất hàng hóa đều phải lập chứng từ đầy đủ, kịp thời, đúng chế độ quy định. Theo chế độ quy định, hệ thống biểu mẫu chứng từ kế toán được ban hành tại phụ lục 3 Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính, các chứng từ kế toán về hàng hóa bao gồm: - Phiếu nhập kho (Mẫu số 01-VT) - Phiếu xuất kho (Mẫu số 02-VT) - Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa (Mẫu số 03-VT) - Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ (Mẫu số 04-VT) - Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa (Mẫu số 05-VT) - Bảng kê mua hàng (Mẫu số 06-VT) Các chứng từ này phải được lập kịp thời, đầy đủ theo đúng quy định về mẫu biểu, nội dung, phương pháp lập. Người lập chứng từ phải chịu trách nhiệm về tính hợp lý, hợp lệ, hợp pháp của chứng từ về các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh. Ngoài các chứng từ bắt buộc sử dụng thống nhất theo quy định của Nhà nước, các doanh nghiệp tùy vào điều kiện hoạt động kinh doanh của đơn vị mà có thể sử dụng thêm các chứng từ hướng dẫn để thuận tiện cho việc theo dõi và hạch toán. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Mai Thị Mỹ Anh 18
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền 1.3.2. Sổ sách kế toán - Sổ kho được sử dụng để theo dõi số lượng nhập – xuất – tồn kho của từng loại hàng hóa theo từng kho. Sổ kho do phòng kế toán lập và ghi các dữ liệu: Tên, nhãn hiệu, quy cách, đơn vị tính, mã số hàng hóa, sau đó giao cho thủ kho để hạch toán nghiệp vụ ở kho. - Sổ cái tài khoản 156 và những tài khoản khác liên quan dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến nhập – xuất – tồn kho hàng hóa trong từng kỳ và theo một niên độ kế toán. - Sổ chi tiết hàng hóa được sử dụng để hạch toán tình hình nhập – xuất – tồn kho cả về mặt hiện vật lẫn về mặt giá trị của hàng hóa. - Ngoài sổ kế toán chi tiết hàng hóa còn có thể mở bảng kê nhập, bảng kê xuất, bảng kê lũy kế tổng hợp nhập – xuất – tồn kho hàng hóa để phục vụ cho việc ghi sổ được đơn giản, nhanh chóng, kịp thời. 1.3.3. Kế toán tổng hợp hàng hóa 1.3.3.1. Tài khoản vận dụng TK 156 “Hàng hóa”: Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các loại hàng hóa của doanh nghiệp bao gồm hàng hóa tại các kho hàng, quầy hàng, hàng hoá bất động sản. TK 156 – Hàng hóa được hạch toán chi tiết theo 3 nội dung: - TK 1561: Giá mua hàng hóa - TK 1562: Chi phí thu mua hàng hóa + Chi phí thu mua hàng hóa là một bộ phận chi phí quan trọng trong cơ cấu giá trị HH nhập kho nên cần phải theo dõi chặt chẽ tình hình chi phí phát sinh, kiểm tra giám sát việc thực hiện kế hoạch thu mua hàng hóa nhằm lựa chọn được các phương pháp thu mua hàng hóa tối ưu, trên cơ sở đó tiết kiệm chi phí thu mua hàng hóa. + Chi phí thu mua hàng hóa bao gồm: Chi phí vận chuyển, bốc dỡ, bảo quảTrườngn hàng hóa từ nơi muaĐại về đế n họckho doanh Kinh nghiệp; chi phítế b ảoHuế hiểm hàng hóa; SVTH: Mai Thị Mỹ Anh 19
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền tiền thuê kho, thuê bãi, các khoản hao hụt tự nhiên trong định mức ở quá trình thu mua; các chi phí khác phát sinh trong quá trình thu mua hàng hóa. + Cần phân bổ chi phí thu mua để xác định đúng đắn trị giá vốn hàng xuất bán, trên cơ sở đó tính toán chính xác kết quả bán hàng. Đồng thời phản ánh được trị giá vốn HTK trên báo cáo tài chính một cách chính xác. + Tiêu thức phân bổ chi phí thu mua thường được lựa chọn là: Trị giá mua của hàng hóa, số lượng, trọng lượng, doanh số của hàng hóa, Việc lựa chọn tiêu thức phân bổ tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp nhưng phải đảm bảo tính nhất quán trong niên độ. - TK 1567: Hàng hóa bất động sản TK 156 – Hàng hóa Bên Nợ Bên Có - Tr giá HH xu i - Trị giá mua vào của hàng hóa theo hóa ị ất kho để bán, giao đạ lý, giao c ph thu c, thuê đơn mua hàng (Bao gồm các khoản ho đơn vị ụ ộ ngoài gia công, s d ng cho SXKD. thuế không được hoàn lại). ử ụ - - Chi phí thu mua hàng hóa. Chi phí thu mua phân bổ cho hàng hóa đã bán trong kỳ. - Trị giá của hàng hóa thuê ngoài gia - Chi t kh i hàng mua, gi m công (gồm giá mua và chi phí gia ế ấu thương mạ ả công). giá hàng mua được hưởng. - Tr giá hàng hóa tr l i bán. - Trị giá HH đã bán bị người mua trả lại. ị ả ại cho ngườ - Tr giá HH phát hi n thi u khi ki m kê. - Trị giá HH phát hiện thừa khi kiểm kê. ị ệ ế ể - K t chuy n tr giá hàng hóa t n kho - Kết chuyển trị giá HH tồn kho cuối kỳ ế ể ị ồ u k m kê (theo phương pháp kiểm kê định kỳ). đầ ỳ (theo phương pháp kiể định kỳ). - Trị giá hàng hóa bất động sản đã bán hoặc chuyển thành bất động sản đầu tư, bất động sản chủ sở hữu sử dụng. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Mai Thị Mỹ Anh 20
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Số dư bên Nợ: - Trị giá thực tế của hàng hóa tồn kho cuối kỳ. - Chi phí thu mua của hàng hóa tồn kho cuối kỳ. Ngoài ra, trong quá trình hạch toán, kế toán còn sử dụng một số tài khoản liên quan khác như 131, 331, 111, 112, 151, 157, 229, 521, 632, 611, 1.3.3.2. Kế toán tổng hợp hàng hóa theo phương pháp kê khai thường xuyên Theo điều 29, chương II, thông tư 200/2014/TT-BTC, kế toán tổng hợp hàng hóa theo phương pháp kê khai thường xuyên được thể hiện qua sơ đồ sau: a) Kế toán nghiệp vụ nhập kho hàng hóa Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Mai Thị Mỹ Anh 21
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền TrườngSơ đồ 1.1. Sơ đồĐạihạch toán học nghiệp vKinhụ nhập kho tếhàng hóaHuế SVTH: Mai Thị Mỹ Anh 22
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền b) Kế toán nghiệp vụ xuất kho hàng hóa Sơ đồ 1.2. Sơ đồ hạch toán nghiệp vụ xuất kho hàng hóa Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Mai Thị Mỹ Anh 23
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Công ty Xăng dầu Thừa Thiên Huế sử dụng phương pháp tổng hợp hàng hóa theo phương pháp kê khai thường xuyên, không sử dụng phương pháp kiểm kê định kỳ nên phần cơ sở lý luận không làm rõ phương pháp này. 1.3.4. Kế toán dự phòng giảm giá hàng hóa 1.3.4.1. Đối tượng lập dự phòng Khoản 1, điều 4, phần II, thông tư 228/2009/TT-BTC về việc Hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, quy định: Đối tượng lập dự phòng bao gồm nguyên vật liệu, dụng cụ dùng cho sản xuất, vật tư, hàng hóa, thành phẩm tồn kho (gồm cả hàng tồn kho bị hư hỏng, kém mất phẩm chất, lạc hậu mốt, lạc hậu kỹ thuật, lỗi thời ứ đọng, chậm luân chuyển, ), sản phẩm dở dang, chi phí dịch vụ dở dang (sau đây gọi tắt là hàng tồn kho) mà giá gốc ghi trên sổ kế toán cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được và đảm bảo điều kiện sau: - Có hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của Bộ Tài chính hoặc các bằng chứng khác chứng minh giá vốn hàng tồn kho. - Là những vật tư hàng hóa thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp tồn kho tại thời điểm lập báo cáo tài chính. 1.3.4.2. Thời điểm lập dự phòng Khoản 2, điều 3, thông tư 228/2009/TT-BTC về việc Hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, quy định: Thời điểm lập và hoàn nhập các khoản dự phòng là thời điểm cuối kỳ kế toán năm. Trường hợp doanh nghiệp được Bộ Tài chính chấp thuận áp dụng năm tài chính khác với năm dương lịch (bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc 31/12 hàng năm) thì thời điểm lập và hoàn nhập các khoản dự phòng là ngày cuối cùng của năm tài chính. Đối với doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán phải lập BCTC giữa niên độ thì được trích lập và hoàn nhập dự phòng ở cả thời điểm lập BCTC giữa niên độ. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Mai Thị Mỹ Anh 24
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền 1.3.4.3. Phương pháp lập dự phòng Khoản 2, điều 4, phần II, thông tư 228/2009/TT-BTC về việc Hướng dẫn chế dộ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, quy định: Mức lập dự phòng tính theo công thức sau: Mức DPGG Lượng HTK thực tế tồn Giá gốc HTK GTTCTTHĐ = X - HTK kho tại thời điểm lập BCTC theo sổ kế toán của HTK Trong đó, giá trị thuần có thể thực hiện được của HTK là giá bán (ước tính) của HTK trừ (-) chi phí để hoàn thành sản phẩm và chi phí tiêu thụ (ước tính). Mức lập DPGG HTK được tính cho từng loại HTK bị giảm giá và tổng toàn bộ vào bảng kê chi tiết. Bảng kê là căn cứ để hạch toán vào giá vốn hàng bán (giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hóa tiêu thụ trong kỳ) của doanh nghiệp. Riêng dịch vụ cung cấp dở dang, việc lập DPGG HTK tính theo từng loại dịch vụ có mức giá riêng biệt. 1.3.4.4. Xử lý khoản dự phòng Khoản 3, điều 4, phần II, thông tư 228/2009/TT-BTC về việc Hướng dẫn chế dộ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, quy định: Tại thời điểm lập dự phòng nếu giá gốc của HTK cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của HTK thì phải trích lập dự phòng giảm giá HTK theo quy định. Nếu số dự phòng giảm giá phải trích lập bằng số dư khoản dự phòng giảm giá HTK, thì doanh nghiệp không phải trích lập khoản dự phòng giảm giá HTK; Nếu số dự phòng giảm giá phải trích lập cao hơn số dự phòng giảm giá HTK, thì doanh nghiệp được trích thêm chênh lệch vào giá vốn hàng bán ra trong kỳ. Nếu số dự phòng giảm giá phải trích lập thấp hơn số dự phòng giảm giá HTK, thì doanh nghiệp phải hoàn nhập phần chênh lệch và ghi giảm giá vốn hàng bán. 1.3.4.5. Xử lý hủy bỏ đối với hàng hóa đã trích lập dự phòng Khoản 4, điều 4, phần II, thông tư 228/2009/TT-BTC về việc Hướng dẫn chế dộ trích Trườnglập và sử dụng các kho Đạiản dự phòng học giảm giáKinh hàng tồn kho,tế quy Huế định: SVTH: Mai Thị Mỹ Anh 25
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền - Hàng tồn đọng do hết hạn sử dụng, mất phẩm chất, dịch bệnh, hư hỏng, do không còn giá trị sử dụng như: Dược phẩm, thực phẩm, vật tư y tế, con giống, vật nuôi, vật tư hàng hóa khác phải hủy bỏ thì xử lý như sau: Doanh nghiệp lập Hội đồng xử lý tài sản để thẩm định tài sản bị hủy bỏ. Biên bản thẩm định phải kê chi tiết tên, số lượng, giá trị hàng hóa phải hủy bỏ, nguyên nhân phải hủy bỏ, giá trị thu hồi được do bán thanh lý, giá trị thiệt hại thực tế. Mức độ tổn thất thực tế của từng loại hàng tồn đọng không thu hồi được là khoản chênh lệch giữa giá trị ghi trên sổ kế toán trừ đi giá trị thu hồi do thanh lý (do người gây thiệt hại đền bù, do bán thanh lý hàng hóa). - Thẩm quyền xử lý: Hội đồng quản trị (đối với doanh nghiệp có Hội đồng quản trị) hoặc Hội đồng thành viên (đối với doanh nghiệp có Hội đồng thành viên); Tổng giám đốc (hoặc Giám đốc) đối với doanh nghiệp không có Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên; Chủ doanh nghiệp căn cứ vào Biên bản của Hội đồng xử lý, các bằng chứng liên quan đến hàng hóa tồn đọng để quyết định xử lý hủy bỏ vật tư, hàng hóa nói trên; Quyết định xử lý trách nhiệm của những người liên quan đến số vật tư, hàng hóa đó và chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước chủ sở hữu và trước pháp luật. - Xử lý hạch toán: Giá trị tổn thất thực tế của hàng tồn đọng không thu hồi được đã có quyết định xử lý hủy bỏ, sau khi bù đắp bằng nguồn dự phòng giảm giá hàng tồn kho, phần chênh lệch thiếu được hạch toán vào giá vốn hàng bán của doanh nghiệp. 1.3.4.6. Phương pháp kế toán dự phòng giảm giá hàng hóa Theo điểm 3.4, khoản 3, điều 45, thông tư 200/2014/TT-BTC, quy định về phương pháp kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho: - Khi lập Báo cáo tài chính, nếu số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập kỳ này lớn hơn số đã trích lập từ các kỳ trước, kế toán trích lập bổ sung phần chênh lệch, ghi: NTrườngợ TK 632 – Giá vốn Đạihàng bán học Kinh tế Huế SVTH: Mai Thị Mỹ Anh 26
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Có TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2294). - Khi lập Báo cáo tài chính, nếu số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập kỳ này nhỏ hơn số đã trích lập từ các kỳ trước, kế toán hoàn nhập phần chênh lệch, ghi: Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2294) Có TK 632 – Giá vốn hàng bán. - Kế toán xử lý khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đối với vật tư, hàng hóa bị hủy bỏ do hết hạn sử dụng, mất phẩm chất, hư hỏng, không còn giá trị sử dụng, ghi: Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (số được bù đắp bằng dự phòng) Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (nếu số tổn thất cao hơn số đã lập dự phòng) Có TK 156 – Hàng hóa 1.3.5. Kiểm soát hàng hóa 1.3.5.1. Kiểm kê hàng hóa phát hiện thừa Theo điểm 3.1, khoản 3, điều 57, thông tư 200/2014/TT-BTC, quy định về phương pháp kế toán trường hợp phát hiện tài sản thừa chưa xác định rõ nguyên nhân phải chờ giải quyết: - Kế toán phản ánh giá trị tài sản thừa theo giá trị hợp lý tại thời điểm phát hiện để ghi sổ kế toán, ghi: Nợ TK 156 – Hàng hóa (Theo giá trị hợp lý) Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3381) - Khi có biên bản xử lý của cấp có thẩm quyền về số tài sản thừa, kế toán căn cứ vào quyết định xử lý ghi vào các tài khoản liên quan, ghi: Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3381) Có TK 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu; hoặc TrườngCó TK 441 – Ngu Đạiồn vốn đhọcầu tư XDCB; Kinh tế Huế SVTH: Mai Thị Mỹ Anh 27
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3388); Có TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 711 – Thu nhập khác. 1.3.5.2. Kiểm kê hàng hóa phát hiện thiếu Theo điểm 3.3, khoản 3, điều 21, thông tư 200/2014/TT-BTC, quy định về phương pháp kế toán trường hợp hàng hóa phát hiện thiếu khi kiểm kê: - Khi chưa xác định rõ nguyên nhân, chờ xử lý, ghi: Nợ TK 138 – Phải thu khác (1381) Có TK 156 – Hàng hóa - Khi có biên bản xử lý của cấp có thẩm quyền đối với tài sản thiếu, căn cứ vào quyết định xử lý, ghi: Nợ TK 111 – Tiền mặt (cá nhân, tổ chức nộp tiền bồi thường) Nợ TK 1388 – Phải thu khác (cá nhân, tổ chức phải nộp tiền bồi thường) Nợ TK 334 – Phải trả người lao động (số bồi thường trừ vào lương) Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (giá trị hao hụt mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ số thu bồi thường theo quyết định xử lý) Có TK 1381 – Tài sản thiếu chờ xử lý - Trường hợp tài sản phát hiện thiếu đã xác định được ngay nguyên nhân và người chịu trách nhiệm thì căn cứ nguyên nhân hoặc người chịu trách nhiệm bồi thường, ghi: Nợ TK 1388 – Phải thu khác (số phải bồi thường) Nợ TK 334 – Phải trả người lao động (số bồi thường trừ vào lương) Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (giá trị hao hụt mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ số thu bồi thường theo quyết định xử lý) Có TK 156 – Hàng hóa Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Mai Thị Mỹ Anh 28
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY XĂNG DẦU THỪA THIÊN HUẾ 2.1. Tổng quan về công ty xăng dầu Thừa Thiên Huế 2.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty Công ty xăng dầu Thừa Thiên Huế tiền thân là Công ty vật tư tổng hợp Bình Trị Thiên, được thành lập năm 1975. Công ty có chức năng, nhiệm vụ chủ yếu là tiếp nhận, bảo quản và cung ứng vật tư máy móc thiết bị, hóa chất, xăng dầu phục vụ nhu cầu của tỉnh Bình Trị Thiên theo kế hoạch, chỉ tiêu của nhà nước. Năm 1990, sau khi địa giới hành chính được chia làm 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế thì Công ty vật tư tổng hợp Bình Trị Thiên được chia thành 3 công ty. Từ năm 1991 đến năm 1993, công ty được giao vốn để phát triển kinh doanh. Trong thời gian này, công ty gặp nhiều khó khăn, quy mô hoạt động bị thu hẹp do đất nước chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường cùng với sự cạnh tranh gay gắt của các công ty khác trên thị trường. Lúc đó Bộ Thương Mại đã có dự kiến chuyển công ty cho địa phương quản lý nhưng do địa phương đang ở trong giai đoạn khó khăn, tổ chức quản lý còn phức tạp nên UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã có công văn đề nghị Bộ Thương Mại tiếp tục quản lý công ty. Năm 1994, công ty nhận định việc sáp nhập với Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam sẽ tạo được lợi thế mạnh trong hoạt động kinh doanh nên công ty đã kiến nghị với Bộ Thương Mại và Tổng công ty xin được chuyển về trực thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam. Theo quyết định số 403/TM-TCCB ngày 19/04/1994 của Bộ trưởng Bộ Thương Mại, Công ty vật tư tổng hợp Thừa Thiên Huế được chuyển về trực thuộc công ty xăng dầu Việt Nam và được đổi tên thành Công ty xăng dầu Thừa Thiên Huế, có trụ sở đóng tại 48 Hùng Vương - Huế. Việc trực thuộc công ty xăng dầu Việt Nam đã tạo cho công ty xăng dầu Thừa Thiên Huế nhiều điều kiện thuận lợi trong kinh doanh và phát triển. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Mai Thị Mỹ Anh 29
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Được sự quan tâm và hỗ trợ của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam cũng như các cơ quan ban ngành địa phương, cùng với đội ngũ nhân viên của mình, công ty đã không ngừng phấn đấu hoàn thành tốt chỉ tiêu, kế hoạch đề ra. Công ty đã thực hiện tốt nhiệm vụ cung ứng xăng dầu nhằm phục vụ kịp thời nhu cầu của người tiêu dùng, thực hiện việc phát triển nền kinh tế quốc dân, phục vụ quốc phòng. Trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trường, những năm gần đây công ty vẫn không ngừng vươn lên, mở rộng quy mô, đồng thời tháo gỡ những khó khăn, khẳng định chỗ đứng của mình trên thị trường. Bằng những biện pháp tích cực và hữu hiệu, công ty đã triển khai xây dựng đầy đủ cơ sở vật chất kỹ thuật kinh doanh đặc thù ngành xăng dầu, thu hút lượng lao động có kinh nghiệm, tăng cường thêm nhiều mặt hàng mới, mở rộng thị trường, Công ty đã đóng góp một khoản thu đáng kể vào ngân sách nhà nước, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên trong công ty, đồng thời từng bước phát triển thành một doanh nghiệp lớn, có uy tín và hoạt động kinh doanh có hiệu quả. 2.1.2. Vai trò, chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động của công ty 2.1.2.1. Vai trò - Công ty xăng dầu Thừa Thiên Huế được thành lập và hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu cho nền kinh tế và tiêu dùng về xăng dầu và các sản phẩm có liên quan như dầu nhớt, Diezel, Mogas, Mazut, - Công ty xăng dầu Thừa Thiên Huế trực thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam, chịu trách nhiệm báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh hàng năm về xăng dầu, các loại sản phẩm dầu và một số vật tư khác phục vụ cho nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của người dân trên địa bàn tỉnh cho Tổng công ty. - Thường xuyên giám sát, theo dõi nhu cầu, giá cả các loại xăng dầu chính, các sản phẩm hóa dầu trên địa bàn tỉnh, báo cáo những thông tin thu thập được với Tổng công ty để có biện pháp chỉ đạo kịp thời. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Mai Thị Mỹ Anh 30
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền - Nâng cấp, mở rộng mạng lưới các cửa hàng trực thuộc đơn vị để đáp ứng kịp thời nhu cầu xăng dầu của thị trường, từng bước xây dựng công ty thành đơn vị vững mạnh, hoàn thành tốt các nhiệm vụ đã đề ra. - Bảo toàn và phát triển nguồn vốn phục vụ tốt cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, góp phần vào việc tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. 2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ - Nhiệm vụ chính của công ty là kinh doanh xăng dầu và các sản phẩm hóa dầu. - Công ty được ủy quyền chủ động kế hoạch cân đối giữa cung và cầu xăng dầu cũng như các mặt hàng liên quan trên địa bàn các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. - Đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân viên để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty. - Thực hiện đúng và đầy đủ các chính sách về chế độ tiền lương, bảo hiểm xã hội cũng như chế độ an toàn và bảo hộ lao động cho cán bộ công nhân viên trong toàn công ty; đảm bảo cho đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ công nhân viên. - Đảm bảo vệ sinh môi trường, bảo vệ sản xuất. - Thực hiện nghiêm túc chế độ hạch toán kinh tế theo quy định của Nhà nước, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước. - Sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn nhân lực, tài sản, vật tư, nguồn vốn đảm bảo hiệu quả kinh doanh. - Tổ chức sản xuất kinh doanh trong toàn công ty nhằm thực hiện kế hoạch và vượt mức kế hoạch đề ra, xây dựng kế hoạch cho các đơn vị trực thuộc nhằm đảm bảo cả hệ thống hoạt động đồng bộ nhịp nhàng. - Tiếp nhận, bảo quản hàng hóa đảm bảo cung ứng kịp thời, thuận lợi, đúng chất lượng. Chủ động xây dựng giá bán xăng do Tổng công ty phân cấp kinh doanh theo mức giá thị trường, đảm bảo có lãi và cạnh tranh với hàng hóa công ty khác, củng cố vị thếTrường của mình trên thị tr ưĐạiờng. học Kinh tế Huế SVTH: Mai Thị Mỹ Anh 31
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền - Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới để hoàn thiện và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng phù hợp nhu cầu phát triển của đơn vị. 2.1.2.3. Lĩnh vực hoạt động Trước đây, Tổng công ty và công ty kinh doanh các mặt hàng chủ yếu như xăng thường Mogas 83, xăng cao cấp Mogas 95, Diezel, dầu hỏa, Mazut Hiện nay, khi nền kinh tế phát triển, thu nhập của người tiêu dùng ngày càng được nâng cao, nhu cầu sử dụng xe cộ máy móc hiện đại ngày càng nhiều thì nhu cầu tiêu thụ xăng tăng lên. Để đáp ứng nhu cầu đó, công ty đã đa dạng hóa một số mặt hàng kinh doanh như: Nhựa đường, gas hóa lỏng và một số sản phẩm hóa dầu khác. Trong xu thế phát triển đa dạng hóa các loại hình kinh doanh, phát triển doanh nghiệp mới, công ty còn hoạt động kinh doanh trên các lĩnh vực vận tải xăng dầu, thiết bị chuyên dụng xăng dầu, kinh doanh vật tư, bảo hiểm phi nhân thọ, Flexicard, Ngoài ra, công ty còn đảm nhận khảo sát, thiết kế, tư vấn và thi công xây dựng các công trình xăng dầu. Tuy nhiên, tỷ trọng kinh doanh xăng dầu vẫn chiếm phần lớn trong các mặt hàng kinh doanh của công ty. 2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty 2.1.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Bộ máy quản lý của doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Có một bộ máy quản lý phù hợp, năng động, có tính khoa học, khai thác được những ưu điểm và khắc phục được những hạn chế sẽ giúp doanh nghiệp kinh doanh một cách hiệu quả, thích nghi với sự biến động của thị trường. Công ty lựa chọn mô hình tổ chức bộ máy quản lý theo kiểu trực tuyến – chức năng được thể hiện qua sơ đồ sau: Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Mai Thị Mỹ Anh 32
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Ban giám đốc Phòng tổ chức Phòng kế Phòng quản lý Phòng Phòng kinh hành chính toán tài chính kỹ thuật kinh doanh doanh vật tư Tổng kho Các cửa hàng Các cửa hàng Kho gas xăng dầu xăng dầu vật tư Ghi chú: Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công ty xăng dầu Thừa Thiên Huế (Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính – Công ty xăng dầu Thừa Thiên Huế) 2.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận - Ban giám đốc: Gồm Giám đốc, Phó giám đốc kinh doanh, Phó giám đốc nội chính. + Giám đốc: Là người có quyền lực cao nhất trong công ty, do tổng công ty bổ nhiệm; có trách nhiệm chỉ đạo và điều hành mọi hoạt động của công ty; sắp xếp, tổ chức, vạch kế hoạch, đường lối, chính sách kinh doanh trình lên tổng công ty; quyết định những mục tiêu, phương hướng phát triển chung của công ty và chịu trách nhiệm chính về hoạt động kinh doanh của công ty. + Phó giám đốc kinh doanh: Giúp đỡ giám đốc trong công tác điều hành hoạt động kinh doanh, theo dõi các hoạt động kinh doanh của đơn vị, đề xuất các kế hoạch kinh doanh cho công ty. + Phó giám đốc nội chính: Giúp đỡ giám đốc trong công tác điều hành, quản lý công ty, được giám đốc giao quyền chỉ đạo công tác nội chính khi giám đốc vTrườngắng mặt. Đại học Kinh tế Huế SVTH: Mai Thị Mỹ Anh 33
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền - Phòng tổ chức hành chính: Quản lý cán bộ công nhân viên của công ty, chịu trách nhiệm về công tác tuyển dụng lao động, tham mưu cho giám đốc về công tác tổ chức, đào tạo cán bộ, sắp xếp nhân sự, khen thưởng, kỉ luật, các chính sách dành cho người lao động, phụ trách tính lương cho người lao động của công ty. - Phòng kế toán tài chính: Thực hiện các nghiệp vụ theo dõi hoạt động kinh doanh của công ty trong lĩnh vực tài chính như hạch toán, kiểm kê, theo dõi, ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ sách kế toán một cách đầy đủ và rõ ràng, quản lý lưu trữ các dữ liệu, chứng từ và sổ kế toán; cung cấp số liệu, thông tin kinh tế cho nhà lãnh đạo; tính toán doanh thu, chi phí, xác định kết quả kinh doanh trong năm tài chính; phản ánh tình hình huy động vốn và sử dụng vốn của công ty; cung cấp tài liệu kế toán phục vụ công tác kiểm tra của Nhà nước. - Phòng quản lý kỹ thuật: Điều hành xử lý các vấn đề máy móc thiết bị, vận chuyển và bảo quản xăng dầu; tiến hành nghiên cứu áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để kiểm tra chất lượng hàng hóa và quản lý kho tàng, bến bãi. Đồng thời giúp giám đốc nghiên cứu xây dựng các trạm, các cửa hàng cung cấp xăng dầu và hướng dẫn sử dụng các loại hàng hóa xăng dầu cùng với công tác phòng cháy chữa cháy và vệ sinh môi trường. - Phòng kinh doanh: Chịu trách nhiệm về các hoạt động mua bán, giao dịch với khách hàng, xây dựng mạng lưới kinh doanh tiêu thụ hàng hóa của công ty; xây dựng kế hoạch về giá cả và sản lượng hàng hóa xăng dầu, vật tư nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng; tham mưu cho giám đốc về việc thực hiện các chiến lược kinh doanh mang tính lâu dài. - Phòng kinh doanh vật tư: Được tách ra từ phòng kinh doanh, chịu trách nhiệm lập kế hoạch, phương án kinh doanh các sản phẩm gas, dầu mỡ nhờn - Tổng kho xăng dầu: Trước đây, công ty có 2 kho xăng dầu lớn là kho cảng Thuận An và kho xăng dầu Ngự Bình, có nhiệm vụ tiếp nhận, bảo quản, dự trữ các loại xăng dầu, Diezel phục vụ cho mục đích kinh doanh và an ninh quốc phòng. Tuy nhiên vào cuốiTrường năm 2015, công ty đĐạiã quyết địnhhọc dỡ bỏ khoKinh cảng Thuận tế An. Huế Lý do của quyết SVTH: Mai Thị Mỹ Anh 34
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền định này xuất phát từ sự sụt giảm nghiêm trọng của giá xăng dầu thế giới khiến cho việc mua xăng dầu về dự trữ để bán tại kho này không mang lại lợi nhuận cho công ty. Vì vậy từ năm 2016, trong các giao dịch mua bán, xăng dầu sẽ chỉ được chuyển trực tiếp từ Tổng kho xăng dầu khu vực V tại Đà Nẵng đến thẳng kho của khách hàng và các cửa hàng xăng dầu trực thuộc. - Các cửa hàng xăng dầu: Các cửa hàng xăng dầu trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trực thuộc công ty có nhiệm vụ bán buôn, bán lẻ mặt hàng xăng dầu và các sản phẩm hóa dầu như gas, dầu mỡ nhờn, bảo hiểm, thẻ Flexicard của công ty. Các cửa hàng có trách nhiệm tổ chức việc nhập hàng, bảo quản hàng, bán hàng và đảm bảo an toàn cho kho hàng. - Các cửa hàng vật tư: Kinh doanh các loại vật tư, các sản phẩm hóa dầu như: dầu mỡ nhờn, gas hóa lỏng, bếp gas, các loại phụ kiện Đồng thời tổ chức quảng cáo, tiếp thị để nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo kinh doanh có lãi. - Kho gas: Tiếp nhận, bảo quản, dự trữ gas phục vụ nhu cầu kinh doanh gas của các cửa hàng trực thuộc công ty. Kho gas này chịu sự điều hành, quản lý trực tiếp của phòng kinh doanh vật tư tại công ty. 2.1.4. Tổ chức công tác kế toán của công ty 2.1.4.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo phương thức trực tuyến – chức năng, vừa có tính trực tuyến vừa có tính tham mưu giữa kế toán trưởng và kế toán các phần hành, được thể hiện bằng sơ đồ sau: Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Mai Thị Mỹ Anh 35
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền KT trưởng (Trưởng phòng KTTC) KT tổng hợp (Phó phòng KTTC) KT TSCĐ, CCDC, KT KT thanh KT kho Thủ quỹ đầu tư XDCB công nợ toán KT các CHXD Ghi chú: Quan hệ trực tuyến Quan hệ tham mưu Sơ đồ 2.2. Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty xăng dầu Thừa Thiên Huế (Nguồn: Phòng Kế toán tài chính – Công ty xăng dầu Thừa Thiên Huế) 2.1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ của các thành viên - KT trưởng (trưởng phòng KTTC): Phụ trách điều hành chung, chịu trách nhiệm tổ chức hệ thống kế toán của công ty, chỉ đạo công tác kế toán của các thành viên và quản lý các hoạt động trong phòng kế toán; kiểm soát kế hoạch tài chính, đầu tư, kinh doanh, chi phí toàn công ty; thẩm định BCTC, báo cáo kiểm kê; kiểm soát đầu tư, góp vốn liên doanh liên kết với các đơn vị ngoài doanh nghiệp; chỉ đạo công tác tin học theo chức năng, nhiệm vụ của phòng. Ngoài ra kế toán trưởng còn phụ trách việc tham mưu cho giám đốc công ty trong các lĩnh vực như: quản lý sử dụng vốn, tài sản và các hoạt động tài chính, kế toán đạt hiệu quả, đúng pháp luật của nhà nước; tổ chức thực hiện đúng Luật kế toán trong toàn công ty; tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán phù hợp với yêu cầu của ngành và điều kiện hoạt động của công ty; soạn thảo các Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Mai Thị Mỹ Anh 36
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền quy chế, quy định, sửa đổi, bổ sung các văn bản quản lý thuộc lĩnh vực kế toán tài chính. - KT tổng hợp (phó phòng KTTC): Điều hành công việc chung của phòng khi kế toán trưởng vắng; phụ trách công tác kế toán tổng hợp (Lập các BCKT theo chế độ hiện hành, trực tiếp điều hành tổng hợp BCKT theo quy định của tập đoàn và nhà nước, thực hiện các nghiệp vụ KT liên quan); chuyên quản các CHXD trên địa bàn thành phố Huế; kiểm tra công tác KT, hướng dẫn hạch toán KT cho các phần hành nghiệp vụ KT; phân tích thông tin và số liệu kế toán, tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của công ty; tổng hợp quyết toán, lập báo cáo định kỳ, tham gia xây dựng các kế hoạch tài chính trong công ty. - KT TSCĐ, CCDC, đầu tư XDCB: Ghi chép, phản ánh số lượng, giá trị TSCĐ,CCDC hiện có, tình hình tăng, giảm TSCĐ; kiểm tra việc giữ gìn, bảo dưỡng, sử dụng TSCĐ và kế hoạch đầu tư, sửa chữa, đổi mới TSCĐ trong công ty; tính toán phân bổ khấu hao và chi phí theo đúng chế độ nhà nước quy định, kiểm kê đánh giá lại TSCĐ; theo dõi phản ánh tình hình hiện có và biến động của CCDC; theo dõi dự toán và quyết toán đầu tư XDCB và sửa chữa. - KT kho: Phụ trách công tác kinh doanh gas, hóa dầu và kinh doanh khác; theo dõi về số lượng và giá trị của toàn bộ quá trình nhập, xuất, tồn hàng hóa gas, hóa dầu và hàng hóa khác; tổng hợp, hạch toán và lập các biểu báo cáo; tổng hợp báo cáo kiểm kê định kỳ và đột xuất thuộc kho hàng hóa. - KT công nợ: Theo dõi tình hình phát sinh công nợ bán hàng, tổng hợp báo cáo công nợ khách hàng, lập định mức công nợ; đối chiếu công nợ với khách hàng, với người bán; phân tích và đánh giá tình hình quản lý công nợ định kỳ. - KT thanh toán: Theo dõi, kiểm tra tình hình biến động của các khoản tiền mặt; theo dõi tiền gửi ngân hàng; kiểm tra tính chính xác, hợp lý hợp lệ của các chứng từ thanh toán; theo dõi các khoản tạm ứng; kiểm soát và thực hiện công tác thanh toán chi phí khoán với các cửa hàng Gas – dầu mỡ nhờn. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Mai Thị Mỹ Anh 37
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền - Thủ quỹ: Thực hiện thu, chi theo chứng từ đã được duyệt, có đầy đủ chữ ký; đối chiếu với kế toán, kiểm quỹ tiền mặt, kịp thời báo cáo với lãnh đạo phòng khi phát hiện sai lệch giữa sổ sách và thực tế; theo dõi tình hình thu nộp tiền hàng hàng ngày của các CHXD. - KT các CHXD: Mỗi CHXD có một kế toán theo dõi tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, theo dõi tình hình tiêu thụ hàng hóa, cuối kỳ tổng hợp lên quyết toán, gửi về phòng kế toán tài chính của công ty. 2.1.4.3. Tổ chức công tác kế toán - Chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng chế độ kế toán Việt Nam, ban hành theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp; hệ thống chẩn mực kế toán Việt Nam và các quy định về sửa đổi, bổ sung có liên quan của Bộ Tài chính. - Chính sách kế toán áp dụng: + Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên. + Phương pháp tính giá xuất kho: Bình quân gia quyền liên hoàn. + Phương pháp tính thuế GTGT: Khấu trừ. + Phương pháp khấu hao TSCĐ: Đường thẳng. + Niên độ kế toán: Bắt đầu từ 1/1 và kết thúc vào 31/12 hàng năm. + Đơn vị tiền tệ sử dụng: đồng Việt Nam. + Nguyên tắc, phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác: theo tỷ giá của Ngân hàng Ngoại thương công bố theo từng thời điểm. - Hệ thống tài khoản kế toán: Hệ thống tài khoản kế toán của Tập đoàn nói chung và công ty xăng dầu Thừa Thiên Huế nói riêng được xây dựng trên cơ sở Thông tư 200/2014/TT-BTC nhưng có những thay đổi để phù hợp với đặc điểm kinh doanh của ngành. Các TK cấp 1 của công ty tuân thủ theo chế độ kế toán hiện hành. Các TK cấp 2, cấp 3 được quy định phù hợp với đặc điểm quản lý của ngành hàng và cơ chế điều hành kinh doanh của ngành. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Mai Thị Mỹ Anh 38
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền TK Nợ phải thu khách hàng được quy định chi tiết đồng thời theo đối tượng khách hàng và theo phương thức bán hàng của ngành xăng dầu như phải thu khách hàng, phải thu của cửa hàng trực thuộc. Nhóm TK Hàng tồn kho được xây dựng nhằm quản lý các mặt hàng mà công ty đang kinh doanh, vì vậy TK cấp 2 được xây dựng theo những mặt hàng chính như xăng dầu, hóa dầu, gas, bếp, phụ kiện Để phù hợp với loại hình kinh doanh gas, vỏ bình gas được giao cho khách hàng theo hình thức bán khí gas đổi vỏ và đặt cọc tiền mượn vỏ bình nên công ty mở thêm tài khoản con TK 2441000000 “Ký cược vỏ bình gas dài hạn” trong danh mục tài sản. Do đặc điểm của mặt hàng xăng dầu là một loại nhiên liệu dễ bay hơi, dễ hao hụt trong quá trình vận chuyển, bảo quản, bơm rót, nên TK về giá vốn hàng bán được xây dựng chi tiết thêm để quản lý các khoản hao hụt, mất mát hàng hóa theo loại hình kinh doanh. Tại các công ty xăng dầu, văn phòng công ty, đơn vị trực thuộc, chi nhánh và hệ thống cửa hàng bán lẻ, chi phí phát sinh tại đơn vị chủ yếu là chi phí để thực hiện nhiệm vụ bán hàng, vì thế Tập đoàn quy định các công ty xăng dầu tập hợp chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tại các đơn vị này vào TK 641 “Chi phí kinh doanh” để hạch toán các nghiệp vụ phát sinh, không sử dụng TK 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp”. - Hệ thống chứng từ và sổ sách kế toán: Theo quy định tại Thông tư 200/2014/TT-BTC, các doanh nghiệp được chủ động xây dựng, thiết kế biểu mẫu chứng từ, sổ sách kế toán phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của mình nhưng vẫn phải đáp ứng được các yêu cầu của Luật kế toán. Tại công ty xăng dầu Thừa Thiên Huế, hầu hết các chứng từ đều được thiết kế mẫu trên phần mềm kế toán áp dụng thống nhất toàn ngành. Ngoài việc lưu trữ trên máy tính, chứng từ còn được in ấn, bảo quản, lưu trữ theo quy định. Các loại sổ sách kế toán chính được sử dụng tại công ty gồm: Sổ chi tiết tùy chọn kế toán, Sổ chứng từ kế toán và Sổ cái tổng hợp. - Hệ thống báo cáo kế toán: Gồm Báo cáo tài chính (Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Mai Thị Mỹ Anh 39
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền cáo tài chính), Báo cáo quản trị, Báo cáo kiểm kê. Công ty lập báo cáo tài chính theo từng quý. Danh mục báo cáo tài chính được lập ở công ty: + Bảng cân đối kế toán theo mẫu B01-DN + Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo mẫu B02-DN + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo mẫu B03-DN + Thuyết minh báo cáo tài chính theo mẫu B09-DN - Hình thức kế toán và phần mềm kế toán áp dụng: Công ty xăng dầu Thừa Thiên Huế áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính sử dụng phần mềm SAP – ERP và tổ chức ghi sổ theo hình thức Chứng từ ghi sổ. Các sổ sách, biểu mẫu theo quy định của Bộ Tài chính ban hành kết hợp với yêu cầu quản lý của công ty. SAP – ERP là phần mềm tiên tiến trên thế giới được Tập đoàn xăng dầu Việt Nam đầu tư để triển khai và áp dụng từ năm 2013. Phần mềm SAP – ERP gồm có các phân hệ: quản lý mua hàng, bán hàng, quản lý kho bể, kế toán tài chính, kế toán quản trị, quản lý nguồn nhân lực, Phần mềm đã được triển khai từ Tập đoàn đến các công ty con và các đơn vị trực thuộc. Ngoài ra, tại các cửa hàng xăng dầu trực thuộc công ty còn được bố trí thêm phần mềm EGAS. Bên cạnh SAP – ERP, EGAS cũng là phần mềm quản lý hiện đại được Tập đoàn xăng dầu Việt Nam đầu tư để triển khai tại các cửa hàng xăng dầu trong toàn hệ thống Petrolimex với mục tiêu nâng cao tính cạnh tranh cũng như góp phần đưa Petrolimex Việt Nam tiến xa hơn trong tương lai. EGAS được thiết kế và xây dựng nhằm đáp ứng các yêu cầu kinh doanh bán lẻ tại các cửa hàng xăng dầu, gồm: tích hợp hệ thống thanh toán qua thẻ của ngân hàng PG Bank, thu nhận tín hiệu từ cột bơm, đo bể chứa xăng dầu tự động, đồng bộ hóa dữ liệu kịp thời lên hệ thống SAP – ERP tại văn phòng công ty. Trình tự ghi sổ kế toán trên máy tính tại công ty diễn ra như sau: Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Mai Thị Mỹ Anh 40
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Sổ kế toán: Sổ tổng Chứng từ kế toán hợp và sổ chi tiết (b) (c) Phần mềm SAP – ERP (a) (Enterprise Resource (d) Planning) (b) (c) Bảng tổng hợp Báo cáo tài chính, chứng từ kế toán Báo cáo quản trị Ghi chú: Nhập số liệu hàng ngày In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm Đối chiếu, kiểm tra Sơ đồ 2.3. Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán trên máy tính tại công ty (Nguồn: Phòng Kế toán tài chính – Công ty xăng dầu Thừa Thiên Huế) + Hàng ngày, kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán lập bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại để làm căn cứ ghi sổ. + Chứng từ và bảng tổng hợp chứng từ cùng loại đã được kiểm tra, nhập liệu vào máy tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm SAP – ERP. + Cuối kỳ kế toán (tháng, quý, năm) hoặc bất cứ lúc nào cần thông tin, kế toán thực hiện khóa sổ và lập báo cáo. Phần mềm sẽ tự động cập nhật lên sổ cái và sổ chi tiết. + Kế toán có thể đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với các báo cáo đã in. Cuối tháng tiến hành in sổ đóng thành quyển và lưu trữ theo quy định của pháp luật. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Mai Thị Mỹ Anh 41
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền 2.1.5. Khái quát tình hình các nguồn lực chủ yếu của công ty giai đoạn 2015-2017 2.1.5.1. Tình hình lao động Lao động là một trong những nguồn lực cần thiết và chủ yếu để giúp doanh nghiệp đạt dược các mục tiêu kinh doanh bên cạnh các yếu tố như máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, tài chính, Vì vậy, nguồn lao động là một yếu tố hết sức quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển, sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp. Chính vì thế, việc sử dụng hợp lý để phát huy tốt năng lực của mỗi lao động là vấn đề được nhiều doanh nghiệp ngày càng quan tâm. Nhận định được tầm quan trọng của vấn đề này, với quy mô hoạt động kinh doanh ngày càng mở rộng, công ty xăng dầu Thừa Thiên Huế đã không ngừng hoàn thiện công tác tổ chức, quản lý lao động cũng như nâng cao chất lượng lao động. Qua các năm, công ty đã thực hiện những chính sách đối với người lao động như ký kết hợp đồng lao động; xây dựng và thực hiện quy chế tiền lương trong toàn công ty theo đúng quy định; đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; tổ chức đào tạo kiến thức, kỹ năng, tay nghề thường xuyên cho người lao động; tổ chức khám sức khỏe định kỳ theo đúng quy định Tổng số lao động của công ty qua 3 năm 2015-2017 không ngừng tăng lên, từ 246 người vào năm 2015 tăng lên 254 người vào năm 2016 và đến năm 2017 đạt 260 người. Tổng số lao động của công ty hiện tại đang là 340 người. Sau đây là bảng thống kê số liệu lao động của công ty biến động qua 3 năm từ năm 2015 đến năm 2017: Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Mai Thị Mỹ Anh 42
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Bảng 2.1. Tình hình lao động của công ty xăng dầu Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015 – 2017 Đơn vị tính: Người Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 2016/2015 2017/2016 Chỉ tiêu Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ SL (+/-) TL (+/-) SL (+/-) TL (+/-) (người) (%) (người) (%) (người) (%) (người) (%) (người) (%) Tổng số lao động 246 100,00 254 100,00 260 100,00 8 3,25 6 2,36 1. Phân theo giới tính Nam 170 69,11 175 68,90 179 68,85 5 2,94 4 2,29 Nữ 76 30,89 79 31,10 81 31,15 3 3,95 2 2,53 2. Phân theo tính chất công việc Lao động trực tiếp 203 82,52 209 82,28 214 82,31 6 2,96 5 2,39 Lao động gián tiếp 43 17,48 45 17,72 46 17,69 2 4,65 1 2,22 3. Phân theo tính chất chuyên môn Đại học 68 27,64 76 29,92 79 30,38 8 11,76 3 3,95 Trung cấp 88 35,77 92 36,22 95 36,54 4 4,55 3 3,26 Sơ cấp và CNKT 90 36,59 86 33,86 86 33,08 -4 -4,44 0 0,00 (Nguồn: Báo cáo tình hình lao động – Phòng Tổ chức hành chính và tính toán của tác giả) SVTH: Mai Thị Mỹ Anh 43 Trường Đại học Kinh tế Huế
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền - Xét theo giới tính: Do đặc điểm kinh doanh của công ty, người lao động phải tiếp xúc nhiều với các loại xăng dầu. Loại hàng hóa này có tính chất độc hại nên nó phù hợp với lao động nam hơn lao động nữ vì lao động nam thường có sức khỏe tốt hơn, thêm vào đó lao động nữ còn có thời gian mang thai và sinh nở. Do đó, lao động nam chiếm tỷ trọng lớn hơn (khoảng gần 70%) so với lao động nữ trong tổng số lao động của công ty, phần lớn các lao động nữ đều tập trung ở bộ phận lao động gián tiếp, chịu trách nhiệm điều hành kinh doanh tại công ty. Tuy nhiên, cả lao động nam và lao động nữ đều có xu hướng tăng lên qua các năm. Cụ thể, số lao động nam trong năm 2015 là 170 người, chiếm 69,11% tổng số lao động của công ty; năm 2016, con số này là 175 người, chiếm 68,90% tổng số lao động, tăng 2,94% so với năm 2015; và đến năm 2017 là 179 người, chiếm 68,85%, tăng 2,29% so với năm 2016. Số lao động nữ trong năm 2015 là 76 người, đến năm 2016 tăng thêm 3 người và trong năm 2017 là 81 người. Số lao động nữ này chiếm khoảng hơn 30% tổng số lao động của công ty. - Xét theo tính chất công việc: Do đặc thù kinh doanh của công ty chủ yếu là mua bán xăng dầu nên số người lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao động của công ty và con số này tăng liên tục qua các năm. Cụ thể, trong năm 2015, số lao động trực tiếp là 203 người, chiếm 82,52% tổng số lao động; năm 2016, số lao động trực tiếp tăng lên 6 người so với năm 2015, tương ứng với 2,96%; và năm 2017, con số này lên tới 214 người, tăng 2,39% so với năm 2016. So với sự thay đổi của lao động trực tiếp thì số lao động gián tiếp ít có sự biến động, tuy nhiên cũng có xu hướng tăng lên qua các năm, từ 43 người vào năm 2015 đến 46 người năm 2017 và chỉ chiếm khoảng 17,5% tổng số lao động của công ty. Số lao động gián tiếp này bao gồm những cán bộ quản lý, cán bộ điều hành kinh doanh tại công ty, các cửa hàng trưởng của các cửa hàng xăng dầu và các cửa hàng chuyên doanh. Lao động trực tiếp là các nhân viên bán hàng tại các cửa hàng trực thuộc công ty. - Xét theo trình độ chuyên môn: Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Mai Thị Mỹ Anh 44
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Số lượng lao động có trình độ đại học chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng số lao động của công ty, đa số là lao động có trình độ sơ cấp và công nhân kỹ thuật. Tuy nhiên qua 2 năm 2016 và 2017, số lao động có trình độ sơ cấp và công nhân kỹ thuật có xu hướng giảm, thay vào đó là sự gia tăng của lao động có trình độ trung cấp và đại học. Số lao động có trình độ đại học trong năm 2016 so với năm 2015 tăng lên 8 người, tương ứng với 11,76%; trong năm 2017, số lao động này là 79 người, tăng 3,95% so với năm 2016. Số lao động trung cấp là 88 người từ năm 2015, tăng thêm 4 người vào năm 2016 ứng với 4,55%; và tăng 3 người ứng với 3,26% trong năm 2017. Lao động sơ cấp và công nhân kỹ thuật có chiều hướng giảm đi, từ 90 người trong năm 2015 giảm khoảng 4,5% xuống còn 86 người trong năm 2016 và con số này không có sự thay đổi trong năm 2017 do được đưa đi đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn để đáp ứng yêu cầu công việc. Nhìn chung, tổng số lao động của công ty đã tăng dần qua từng năm với một tỷ lệ tương đối ổn định và hợp lý vì quy mô của công ty ngày càng mở rộng, đòi hỏi nguồn nhân lực tăng lên để đáp ứng được nhu cầu công việc. Bên cạnh đó, cơ cấu lao động của công ty tương đối phù hợp với đặc thù kinh doanh cũng như xu thế chung. 2.1.5.2. Tình hình tài sản – nguồn vốn Để tiến hành bất kỳ hoạt động kinh doanh nào cũng cần phải có vốn, vốn là điều kiện tiên quyết và có ý nghĩa quyết định đến các bước tiếp theo của quá trình kinh doanh, có thể thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp. Cùng với nguồn lực con người thì vốn là một yếu tố cơ bản quyết định sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Vì thế doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm đến nguồn vốn và cơ cấu các loại từ đó có các giải pháp quản lý và sử dụng vốn kinh doanh tốt, đảm bảo đạt hiệu quả kinh tế cao. Đối với công ty xăng dầu Thừa Thiên Huế, hoạt động chính là kinh doanh thương mại các hàng hóa xăng dầu và các sản phẩm hóa dầu thì việc huy động và sử dụng vốn có hiệu quả là điều vô cùng quan trọng. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Mai Thị Mỹ Anh 45
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Bảng 2.2. Tình hình tài sản – nguồn vốn của công ty xăng dầu Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015 - 2017 Đơn vị tính: VND Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 2016/2015 2017/2016 CHỈ TIÊU Giá trị % Giá trị % Giá trị % +/- % +/- % A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 19.758.590.327 15,82 29.087.773.742 21,05 30.642.267.748 23,20 9.329.183.415 47,22 1.554.494.006 5,34 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 3.848.791.418 3,08 8.281.168.098 5,99 7.623.126.489 5,77 4.432.376.680 115,16 -658.041.609 -7,95 II. Đầu tư tài chính ngắn hạn - - - - - - - - - - III. Các khoản phải thu ngắn hạn 11.029.481.198 8,83 14.195.591.553 10,27 17.369.223.268 13,15 3.166.110.355 28,71 3.173.631.715 22,36 IV. Hàng tồn kho 4.880.137.711 3,91 6.537.278.190 4,73 5.636.281.627 4,27 1.657.140.479 33,96 -900.996.563 -13,78 V. Tài sản ngắn hạn khác 0 0,00 73.735.901 0,05 13.636.364 0,01 73.735.901 - -60.099.537 -81,51 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 105.132.782.664 84,18 109.071.457.994 78,95 101.450.772.798 76,80 3.938.675.330 3,75 -7.620.685.196 -6,99 I. Các khoản phải thu dài hạn 12.138.704.587 9,72 14.612.559.122 10,58 15.632.668.112 11,83 2.473.854.535 20,38 1.020.108.990 6,98 II. Tài sản cố định 76.354.032.573 61,14 70.511.464.430 51,04 76.231.020.753 57,71 -5.842.568.143 -7,65 5.719.556.323 8,11 III. Bất động sản đầu tư 0 0,00 3.857.942.225 2,79 3.376.199.768 2,56 3.857.942.225 - -481.742.457 -12,49 IV. Tài sản dở dang dài hạn 587.043.279 0,47 3.193.403.682 2,31 1.258.397.232 0,95 2.606.360.403 443,98 -1.935.006.450 -60,59 V. Đầu tư tài chính dài hạn 13.000.000.000 10,41 13.000.000.000 9,41 0 0,00 0 0,00 -13.000.000.000 -100,00 VI. Tài sản dài hạn khác 3.053.002.225 2,44 3.896.088.535 2,82 4.952.486.933 3,75 843.086.310 27,61 1.056.398.398 27,11 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 124.891.372.991 100,00 138.159.231.736 100,00 132.093.040.546 100,00 13.267.858.745 10,62 -6.066.191.190 -4,39 C. NỢ PHẢI TRẢ 77.290.066.598 61,89 78.051.288.209 56,49 58.618.948.181 44,38 761.221.611 0,98 -19.432.340.028 -24,90 I. Nợ ngắn hạn 60.493.575.919 48,44 63.522.168.209 45,98 46.632.129.091 35,30 3.028.592.290 5,01 -16.890.039.118 -26,59 II. Nợ dài hạn 16.796.490.679 13,45 14.529.120.000 10,52 11.986.819.090 9,07 -2.267.370.679 -13,50 -2.542.300.910 -17,50 D. VỐN CHỦ SỞ HỮU 47.601.306.393 38,11 60.107.943.527 43,51 73.474.092.365 55,62 12.506.637.134 26,27 13.366.148.838 22,24 I. Vốn chủ sở hữu 47.601.306.393 38,11 60.107.943.527 43,51 73.474.092.365 55,62 12.506.637.134 26,27 13.366.148.838 22,24 II. Nguồn kinh phí, quỹ khác - - - - - - - - - - TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 124.891.372.991 100,00 138.159.231.736 100,00 132.093.040.546 100,00 13.267.858.745 10,62 -6.066.191.190 -4,39 (Nguồn: Phòng kế toán tài chính - Bảng cân đối kế toán của công ty xăng dầu Thừa Thiên Huế và tính toán của tác giả) SVTH: Mai Thị Mỹ Anh 46 Trường Đại học Kinh tế Huế
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào nguồn lực tài chính của công ty. Tình hình tài sản – nguồn vốn thể hiện quy mô của doanh nghiệp cũng như khả năng phát triển hay mở rộng sản xuất của doanh nghiệp trong tương lai. Tình hình tài sản – nguồn vốn của công ty được phòng kế toán tài chính theo dõi và tổng hợp vào bảng cân đối kế toán. Dựa vào tình hình tài sản – nguồn vốn qua 3 năm từ năm 2015 đến năm 2017, có những đánh giá chung về tình hình tài chính như sau: Về tình hình tài sản, tổng tài sản của công ty biến động qua các năm. Cụ thể, năm 2016 tăng hơn 13 tỷ đồng, tương ứng tăng 10,62% so với năm 2015. Nhưng vào năm 2017, tổng tài sản ở mức hơn 132 tỷ, giảm hơn 6 tỷ đồng, tức giảm 4,39% so với năm 2016. Những biến động về tài sản đó là do sự biến động của tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn qua các năm. Trong năm 2016, tài sản ngắn hạn tăng từ gần 20 tỷ đồng (năm 2015) lên đến hơn 29 tỷ đồng, tương ứng tăng 47,22% so với năm 2015. Sự biến động này là do các yếu tố cấu thành nên tài sản ngắn hạn tác động tới. Tiền và các khoản tương đương tiền tăng mạnh, tăng gần 4,5 tỷ đồng, tương ứng tăng 115,16% ; các khoản phải thu ngắn hạn tăng hơn 3 tỷ đồng, tương ứng tăng 28,71%; hàng tồn kho tăng hơn 1,5 tỷ đồng, tương ứng tăng 33,96% và tài sản ngắn hạn khác tăng từ 0 đồng lên gần 1 tỷ đồng so với năm 2015. Đến năm 2017 thì tài sản ngắn hạn tăng nhẹ so với năm 2016. Cụ thể, năm 2017 giá trị tài sản ngắn hạn là hơn 30,5 tỷ đồng, tăng so với năm 2016 hơn 1,5 tỷ đồng, tương ứng tăng 5,34%. Trong đó, các khoản phải thu ngắn hạn tăng hơn 3 tỷ đồng, tương ứng tăng 22,36%. Ngược lại, tiền và các khoản tương đương tiền giảm hơn 0,5 tỷ đồng, tương ứng giảm 7,95%; hàng tồn kho giảm gần 1 tỷ đồng, tương ứng giảm 13,78% và tài sản ngắn hạn khác giảm hơn 60 triệu đồng, tương ứng giảm 81,51% so với năm 2016. Tài sản dài hạn của công ty qua 3 năm biến động không ngừng. Trong năm 2016, tài sản dài hạn tăng gần 4 tỷ đồng, tương ứng tăng 3,75% so với năm 2015. Sự tăng lên đó là do sự biến động của các yếu tố cấu thành nên tài sản dài hạn qua các năm tác Trườngđộng lên. Cụ thể, năm Đại 2016 tài học sản cố đị nhKinh giảm từ hơn tế 76 tỷHuếđồng xuống còn SVTH: Mai Thị Mỹ Anh 47
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền hơn 70 tỷ đồng (giảm gần 6 tỷ đồng), tương ứng giảm 7,65% so với năm 2015. Trong khi đó, các khoản phải thu dài hạn tăng gần 2,5 tỷ đồng, tương ứng tăng 20,38%; bất động sản đầu tư tăng từ 0 đồng (năm 2015) lên đến gần 4 tỷ đồng trong năm 2016; tài sản dở dang dài hạn tăng mạnh, tăng hơn 2,5 tỷ đồng (từ gần 600 triệu đồng năm 2015 lên đến hơn 3 tỷ đồng vào năm 2016), tương ứng tăng 443,98% và tài sản dài hạn khác năm 2016 tăng nhẹ gần 1 tỷ đồng so với năm 2015, tương ứng tăng 27,61%. Tuy nhiên, đến năm 2017, tài sản dài hạn lại giảm so với năm 2016. Cụ thể năm 2017, giá trị tài sản dài hạn là hơn 101 tỷ đồng, giảm hơn 7,5 tỷ đồng, tương ứng giảm 6,99% so với năm 2016. Các khoản phải thu dài hạn tăng nhẹ trong năm 2017, tăng hơn 1 tỷ đồng, tương ứng tăng 6,98% so với năm 2016; tài sản cố định tăng gần 6 tỷ đồng, tương ứng tăng 8,11%; các tài sản dài hạn khác tăng hơn 1 tỷ đồng, tương ứng tăng 27,11%. Tuy nhiên, tài sản dài hạn năm 2017 giảm so với năm 2016 chủ yếu là do khoản đầu tư tài chính dài hạn giảm từ 13 tỷ đồng (năm 2016) xuống còn 0 đồng (năm 2017). Ngoài ra còn ảnh hưởng của sự suy giảm giá trị bất động sản đầu tư và tài sản dở dang dài hạn. Cụ thể, bất động sản đầu tư năm 2017 giảm gần 0,5 tỷ đồng so với năm 2016, tương ứng giảm 12,49% và tài sản dở dang dài hạn giảm gần 2 tỷ đồng (năm 2016 là hơn 3 tỷ đồng xuống còn hơn 1 tỷ đồng trong năm 2017), tương ứng giảm 60,59% so với năm 2016. Theo mức độ đánh giá chung, mặc dù qua 3 năm (từ 2015 đến 2017) tài sản của công ty biến động nhiều tuy nhiên cơ cấu tài sản của công ty ít có sự thay đổi. Trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2017, công ty chủ yếu tập trung đầu tư vào tài sản dài hạn, đặc biệt tài sản cố định chiếm tỷ trọng khá lớn (hơn 50%) trong tổng tài sản để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty. Các khoản bán chịu cho khách hàng chiếm tỷ trọng tương đối và có xu hướng tăng dần trong 3 năm 2015-2017, điều này nhằm giúp doanh nghiệp thu hút được lượng khách hàng tiêu thụ lớn, tạo thị trường cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Về tình hình nguồn vốn, qua 3 năm nguồn vốn công ty cũng có sự biến động lớn. Năm 2016 nguồn vốn của công ty tăng hơn 13 tỷ đồng so với năm 2015, tương Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Mai Thị Mỹ Anh 48
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền ứng tăng 10,62% so với năm 2015. Năm 2017, nguồn vốn lại giảm hơn 6 tỷ đồng, tương ứng giảm 4,39% so với năm 2016. Nợ phải trả của công ty năm 2016 tăng so với năm 2015, tăng từ hơn 77 tỷ đồng trong năm 2015 lên đến hơn 78 tỷ đồng trong năm 2016 (tăng gần 1 tỷ đồng), tương ứng tăng 0,98% so với năm 2015. Sự biến động đó là do nợ ngắn hạn tăng từ gần 60,5 tỷ đồng (năm 2015) lên đến hơn 63,5 tỷ đồng (năm 2016), tăng hơn 3 tỷ đồng, tương ứng tăng 5,01% so với năm 2015. Tuy nhiên nợ dài hạn năm 2016 giảm hơn 2 tỷ đồng so với năm 2015 (giảm từ gần 17 tỷ đồng xuống còn hơn 14,5 tỷ đồng), tương ứng giảm 13,5%. Vốn chủ sở hữu tăng mạnh qua các năm, tăng từ hơn 47,5 tỷ đồng (năm 2015) lên đến hơn 60 tỷ đồng (năm 2016), tương ứng tăng hơn 12,5 tỷ đồng hay tăng 26,27% so với năm 2015. Vào năm 2017, nợ phải trả giảm mạnh trong khi vốn chủ sở hữu tăng lên so với năm 2016. Cụ, thể, nợ phải trả giảm từ hơn 78 tỷ đồng (năm 2016) xuống còn hơn 58,5 tỷ đồng (năm 2017), giảm gần 20 tỷ đồng, tương ứng giảm 24,9%. Nợ phải trả giảm là do nợ ngắn hạn giảm mạnh (giảm gần 17 tỷ đồng, tương ứng giảm 26,59%) và nợ dài hạn giảm hơn 2,5 tỷ đồng, tương ứng giảm 17,5% so với năm 2016. Ngược lại, vốn chủ sở hữu tăng từ hơn 60 tỷ đồng (năm 2016) lên gần 73,5 tỷ đồng (năm 2017), tăng hơn 13 tỷ đồng, tương ứng tăng 22,24% so với năm 2016. Có thể thấy rằng, cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp có sự thay đổi rõ rệt. Nhìn chung, qua 3 năm, nợ phải trả có xu hướng giảm và thay vào đó là sự tăng lên mạnh mẽ của vốn chủ sở hữu, chiếm tỷ trọng lớn dần trong cơ cấu nguồn vốn của công ty. Điều đó chứng tỏ công ty đang dần chủ động được nguồn vốn để kinh doanh, năng lực tự chủ về tài chính ngày càng mạnh. 2.1.5.3. Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh Kết quả hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp phản ánh trình độ, khả năng quản lý của nhà quản trị cũng như hiệu quả lao động của đội ngũ cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp đó. Kết quả hoạt động kinh doanh cũng gián tiếp phản ánh những điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội nơi doanh nghiệp đó hoạt động. Đây là Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Mai Thị Mỹ Anh 49
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền một trong những căn cứ để đánh giá uy tín của một doanh nghiệp và quyết định các mối quan hệ kinh tế trên thị trường. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Mai Thị Mỹ Anh 50
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Bảng 2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty xăng dầu Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015 - 2017 Đơn vị tính: VND Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 2016/2015 2017/2016 CHỈ TIÊU Giá trị Giá trị Giá trị +/- % +/- % 1. Doanh thu bán hàng và CCDV 1.692.451.287.447 1.385.863.676.520 1.756.410.955.600 -306.587.610.927 -18,12 370.547.279.080 26,74 2. Các khoản giảm trừ doanh thu - - - - - - - 3. Doanh thu thuần về bán hàng và CCDV 1.692.451.287.447 1.385.863.676.520 1.756.410.955.600 -306.587.610.927 -18,12 370.547.279.080 26,74 4. Giá vốn hàng bán 1.580.236.769.741 1.246.405.920.177 1.611.847.167.347 -333.830.849.564 -21,13 365.441.247.170 29,32 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và CCDV 112.214.517.706 139.457.756.343 144.563.788.253 27.243.238.637 24,28 5.106.031.910 3,66 6. Doanh thu hoạt động tài chính 2.533.581.619 1.238.721.721 890.301.471 -1.294.859.898 -51,11 -348.420.250 -28,13 7. Chi phí tài chính 1.150.966.338 622.844.446 4.466.671.202 -528.121.892 -45,89 3.843.826.756 617,14 Trong đó: chi phí lãi vay 855.866.667 622.844.446 397.288.888 -233.022.221 -27,23 -225.555.558 -36,21 8. Chi phí bán hàng 86.085.014.996 101.767.568.301 112.814.528.897 15.682.553.305 18,22 11.046.960.596 10,86 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp - - - - - - - 10. LN thuần từ hoạt động kinh doanh 27.512.117.991 38.306.065.317 28.172.889.625 10.793.947.326 39,23 -10.133.175.692 -26,45 11. Thu nhập khác 70.169.080 225.330.705 303.518.300 155.161.625 221,13 78.187.595 34,70 12. Chi phí khác 116.631.618 127.748.430 334.526.182 11.116.812 9,53 206.777.752 161,86 13. Lợi nhuận khác -46.462.538 97.582.275 -31.007.882 144.044.813 -310,02 -128.590.157 -131,78 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 27.465.655.453 38.403.647.592 28.141.881.743 10.937.992.139 39,82 -10.261.765.849 -26,72 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 5.893.940.878 7.720.818.187 5.711.381.196 1.826.877.309 31,00 -2.009.436.991 -26,03 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại - - - - - - - 17. Lợi nhuận sau thuế TNDN 21.571.714.575 30.682.829.405 22.430.500.547 9.111.114.830 42,24 -8.252.328.858 -26,90 (Nguồn: Phòng kế toán tài chính - Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty xăng dầu Thừa Thiên Huế và tính toán của tác giả) SVTH: Mai Thị Mỹ Anh 51 Trường Đại học Kinh tế Huế
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Tình hình kết quả sản xuất kinh doanh được thể hiện qua 3 tiêu chí: Doanh thu, chi phí và lợi nhuận. Tổng doanh thu của công ty bao gồm: DT bán hàng và cung cấp dịch vụ, DT hoạt động tài chính và thu nhập khác. DT bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm tỷ trọng gần như là tuyệt đối trong giai đoạn này, là nguồn thu chủ yếu của DN. Do đó, việc tăng giảm của chỉ tiêu này cũng kéo theo sự tăng giảm của tổng DT. Năm 2015, DT bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt mức cao trên 1.692 tỷ đồng, đến năm 2016 giảm đi hơn 306 tỷ đồng xuống còn gần 1.386 tỷ đồng, tương ứng giảm 18,12% so với năm 2015; năm 2017 lại tăng lên đến hơn 1.756 tỷ đồng (tăng hơn 370 tỷ đồng so với năm 2016), tương ứng tăng 26,74% so với năm 2016. Doanh thu hoạt động tài chính giảm qua các năm, năm 2016 DT hoạt động tài chính giảm mạnh, giảm hơn 1 tỷ đồng, tương ứng giảm 51,11% so với năm 2015, đến năm 2017 DT hoạt động tài chính tiếp tục giảm hơn 348 triệu đồng, tương ứng giảm 28,13% so với năm 2016. Trong khi đó, vào năm 2016 thu nhập khác lại tăng mạnh, tăng hơn 155 triệu đồng, tương ứng tăng 221,13% so với năm 2015. Đến năm 2017, thu nhập khác tiếp tục tăng thêm hơn 78 triệu đồng, tương ứng tăng 34,7% so với năm 2016. Việc DT bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng vào năm 2017 là do DN đã đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, đáp ứng ngày càng được nhiều hơn nhu cầu của khách hàng. Điều này cho thấy hoạt động tài chính của công ty tương đối phát triển, công ty đã thực hiện các chính sách bán hàng tốt hơn, quy mô mở rộng hơn và thu hút được nhiều khách hàng hơn. Xét về chỉ tiêu chi phí, tổng chi phí của công ty bao gồm các khoản CP sau: GVHB, CP bán hàng, CP tài chính và một số CP khác. GVHB là khoản mục chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu CP của DN. Tiếp đến là CP tài chính và CP bán hàng. Còn các khoản CP còn lại chiếm rất nhỏ, hầu như không đáng kể trong cơ cấu CP của DN giai đoạn 2015 – 2017. Song song với DT bán hàng và cung cấp dịch vụ, GVHB năm 2016 giảm gần 334 tỷ đồng, tương ứng giảm 21,13% so với năm 2015; đến năm 2017, GVHB lại tăng hơn 365 tỷ so với năm 2016, tương ứng tăng 29,32%. Bên cạnh đó, CP bán hàng có xu hướng tăng qua 3 năm, lần lượt tăng hơn 15,5 tỷ đồng và hơn 11 tỷ đồng, tươngTrườngứng tăng 18,22% Đại và 10,86%. học Trong Kinh khi đó, CP tếtài chính Huế lại biến động SVTH: Mai Thị Mỹ Anh 52 52
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền không ngừng qua các năm, năm 2016 CP tài chính của công ty là gần 623 triệu đồng, giảm hơn 528 triệu đồng so với năm 2015 (gần 1.151 tỷ đồng), tương ứng giảm 48,89% so với năm 2015. Năm 2017, CP tài chính lại tăng mạnh lên đến gần 4,5 tỷ đồng, tăng gần 4 tỷ đồng, tương ứng tăng 617,14% so với năm 2016. Sự tăng giảm của GVHB, CP tài chính, CP bán hàng kéo theo sự tăng giảm tương tự của tổng CP, vì các khoản CP này chiếm tỷ trọng gần như là tuyệt đối trong cơ cấu CP của công ty. Trong giai đoạn này, GVHB đi kèm với DT tiêu thụ được, nên việc tăng DT cũng làm GVHB tăng theo, phụ thuộc vào mức độ tiêu thụ hàng hóa. Việc công ty đầu tư chi phí để đẩy mạnh công tác bán hàng, để cạnh tranh trên thị trường là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, phải chú trọng mức tăng của CP để không làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. Lợi nhuận được phân tích theo các chỉ tiêu sau: LN gộp, LN thuần, LN khác, LN kế toán trước thuế, thuế TNDN và LN sau thuế. Tổng mức LN là chỉ tiêu phản ánh lên kết quả kinh doanh cuối cùng của công ty, nói lên quy mô và một phần hiệu quả hoạt động của công ty. Nguồn thu lợi chủ yếu mà công ty có được là LN thuần từ hoạt động kinh doanh, chỉ tiêu này đã tăng 39,23% trong năm 2016, tương ứng tăng gần 11 tỷ đồng. Trong năm 2016, do chi phí tài chính của công ty giảm đáng kể nên đã làm cho LN thuần năm này cao hơn năm 2015. Trong khi, năm 2017, LN thuần lại giảm so với năm 2016, chỉ tiêu này giảm 26,45%, tương ứng giảm hơn 1 tỷ đồng, bởi vì trong năm 2017, doanh nghiệp chưa quản lý tốt các khoản chi phí. Tuy nhiên, mức LN này vẫn cao hơn so với năm 2015. Bên cạnh đó, LN khác trong năm 2016 đã ở mức hơn 97,5 triệu đồng, tăng hơn 144 tỷ đồng so với năm 2015 (gần -46,5 triệu đồng). Tuy nhiên, chỉ tiêu này năm 2017 lại giảm mạnh, giảm hơn 128,5 triệu đồng so với năm 2016, tương ứng giảm 131,78%. Từ những phân tích trên ta thấy tổng lợi nhuận kế toán trước thuế có sự biến động qua các năm: Trong năm 2016 tăng gần 11 tỷ đồng, tương ứng tăng 39,82% so với năm 2015 và lại giảm xuống trong năm 2017 (giảm hơn 10 tỷ đồng, tương ứng giảm 26,72% so với năm 2016). Theo đó, trong năm 2016, LN sau thuế của công ty tăng hơn 9 tỷ đồng, tương ứng tăng 42,24% so với năm 2015 và đến năm 2017, LN sau thuế lại giảm hơn 8 tỷ đồng, tương ứng giảm 26,9% so với năm 2016. Đây là dấu hiệu cho thấy năm 2017 kết quả kinh doanh của công ty chưa đạt kết quả tốt. ĐiTrườngều này chủ yếu là doĐại lợi nhu ậhọcn khác năm Kinh 2017 giảm mtếạnh soHuế với năm 2016. SVTH: Mai Thị Mỹ Anh 53 53