Khóa luận Thực trạng công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Mỹ Hoàng
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Thực trạng công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Mỹ Hoàng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_thuc_trang_cong_tac_ke_toan_doanh_thu_va_xac_dinh.pdf
Nội dung text: Khóa luận Thực trạng công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Mỹ Hoàng
- ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA KẾ TOÁN- KIỂM TOÁN - - - - - - KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CÔNG TÁC KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH MỸ HOÀNG Trường Đại học Kinh tế Huế NGUYỄN THỊ THU ĐÔNG Niên khóa: 2014- 2018
- ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA KẾ TOÁN- KIỂM TOÁN - - - - - - KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CÔNG TÁC KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH MỸ HOÀNG Họ và tên sinh viên: Giáo viên hướng dẫn: NguyTrườngễn Thị Thu Đông Đại học KinhTh.S Hoàng tế Th Huếị Kim Thoa Lớp: K48C-Kiểm toán MSV: 14K4131031 Huế, tháng 05/2018
- Lời cảm ơn ‘Để có thể hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp cũng như hoàn thành chương trình bốn năm học đại học, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ từ quý thầy, cô của Trường Đại học Kinh tế Huế nói chung và quý thầy cô Khoa Kế toán – Kiểm toán nói riêng. Với lời biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi cảm ơn chân thành tới các thầy cô đã tận tâm hướng dẫn em qua những lần học tập khi ngồi dưới ghế nhà trường, trao đổi về lĩnh vực Kế toán – kiểm toán, giúp em mở mang, trau dồi kiến thức để có thể làm bài khóa luận, mở rộng tầm hiểu biết, hiểu sâu hơn về lĩnh vực chuyên môn để làm hành trang cho chúng em khi bước vào đời. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn đến Ths. Hoàng Thị Kim Thoa đã tận tâm, chu đáo hướng dẫn, giúp đỡ em thực hiện khóa luận một cách hoàn thiện nhất. Nếu không có sự hướng dẫn, dạy bảo, sự giúp đỡ của cô thì em nghĩ bài khóa luận này khó có thể hoàn thiện được. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn cô! Qua đây em cũng xin cảm ơn Ban Giám Đốc công ty TNHH Mỹ Hoàng đã tạo điều kiện cho em được thực tập tại Công ty. Đồng thời em xin cảm ơn các anh, chị làm việc trong phòng kế toán, đặc biệt là chị Võ Thị Thùy Anh – là người hướng dẫn trực tiếp của em trong thời gian em đến thực tập tại Công ty. Chị là người luôn theo sát, giúp đỡ, hướng dẫn và cung cấp những thông tin cần thiết để giúp em hoàn thành khóa luận. Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện khóa luận một cách hoàn chỉnh nhất, song do mới buổi đầu được thực tế tại Công ty, lần đầu được tiếp xúc, làm việc với các chứng tTrườngừ, sổ sách, cũng nh Đạiư hạn ch ếhọcvề mặt kiKinhến thức, kinh tế nghi Huếệm nên không thể tránh khỏi nhiều thiếu sót nhất định. Em rất mong nhận được sự đóng góp từ quý thầy cô để khóa luận của em được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Huế, tháng 04 năm 2018 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Thu Đông
- MỤC LỤC PHẦN I – ĐẶT VẤN ĐỀ 11 1. Lý do chọn đề tài 11 2. Mục tiêu của đề tài 11 3. Đối tượng nghiên cứu 12 4. Phạm vi nghiên cứu 12 5. Các phương pháp nghiên cứu 12 6. Cấu trúc của khóa luận 13 PHẦN II – NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 15 CHƯƠNG 1 – CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH 15 1.1. Đánh giá các công trình nghiên cứu cùng lĩnh vực Error! Bookmark not defined. 1.2. Những vấn đề chung về kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh 15 1.2.1. Một số khái niệm cơ bản 15 1.2.2. Ý nghĩa của kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh 24 1.2.3. Yêu cầu, nhiệm vụ của kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh 25 1.3. Nội dung tổ chức công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp 25 1.3.1. Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 25 1.3.2. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 26 1.3.3. Kế toán giá vốn hàng bán 27 1.3.4.TrườngKế toán doanh thuĐại hoạt đ ộhọcng tài chính Kinh tế Huế 28 1.3.5. Kế toán chi phí tài chính 29 1.3.6. Chi phí bán hàng 30 1.3.7. Chi phí quản lý doanh nghiệp 31 1.3.8. Kế toán thu nhập khác 32 1.3.9. Chi phí khác 32 1.3.10. Kế toán xác định kết quả kinh doanh 33 1.3.11. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 34
- CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH MỸ HOÀNG 36 2.1. Khái quát chung về Công ty TNHH Mỹ Hoàng 36 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 36 2.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp 37 2.1.3. Chức năng và lĩnh vực hoạt động của Công ty TNHH Mỹ Hoàng 38 2.1.4. Nguồn lực của Công ty TNHH Mỹ Hoàng qua 3 năm ( 2015 – 2017) 38 2.2. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty 47 2.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán. 47 2.2.2. Chế độ kế toán và hình thức kế toán tại Công ty 49 2.2.3. Các chính sách kế toán áp dụng: 50 2.3. Thực trạng công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tiêu thụ tại Công ty TNHH Mỹ Hoàng 50 2.3.1. Khái quát về quá trình tiêu thụ sản phẩm tại Công ty 50 2.3.2. Kế toán doanh thu tại Công ty TNHH Mỹ Hoàng. 52 2.3.3. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 68 2.3.4. Kế toán giá vốn hàng bán 68 2.3.5. Doanh thu hoạt động tài chính 72 2.3.7. Kế toán chi phí bán hàng tại Công ty TNHH Mỹ Hoàng 78 2.3.8. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp tại công ty TNHH Mỹ Hoàng. 81 2.3.9. Kế toán thu nhập khác 84 2.3.10. Kế toán chi phí khác 87 2.3.11. Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp 90 2.3.12.Trường Kế toán xác đ ịĐạinh kết qu ảhọckinh doanh Kinh tế Huế 92 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH MỸ HOÀNG 96 3.1. Nhận xét, đánh giá thực trạng kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Mỹ Hoàng 96 3.1.1. Ưu điểm 96 3.1.2. Hạn chế 97
- 3.2. Một số ý kiến góp phần hoàn thiện công tác kế toán bán hàng tại Công ty TNHH Mỹ Hoàng 98 3.2.1. Hoàn thiện công tác sổ sách, tài khoản kế toán 98 3.2.2. Một số biện pháp góp phần làm tăng doanh thu, tiết kiệm chi phí 100 PHẦN III – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 102 3.1. Kết luận 102 3.2. Đề xuất hướng tiếp tục đề tài 102 TÀI LIỆU THAM KHẢO 103 Trường Đại học Kinh tế Huế
- DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Tình hình lao động của DNTN Mỹ Hoàng qua 3 năm (2015-2017) 39 Bảng 2.2 : Bảng tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty TNHH Mỹ Hoàng qua 3 năm (2015-2017) 41 Bảng 2.3. Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua 3 năm (2015 – 2017) 45 Bảng 2.4. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2017 95 Trường Đại học Kinh tế Huế
- DANH MỤC CÁC BIỂU Biểu 2.1. Phiếu xuất kho số 0001215 56 Biểu 2.2. Hóa đơn GTGT số 0001215 58 Biểu 2.3. Chứng từ ghi sổ - Hóa đơn bán hàng nội địa 59 Biểu 2.4. Sổ chi tiết doanh thu bán hàng nội địa 60 Biểu 2.5. Hóa đơn GTGT xuất khẩu 63 Biểu 2.6. Hóa đơn xuất khẩu số 2017087 64 Biểu 2.7. Danh sách hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát Hải quan 65 Biểu 2.8. Chứng từ ghi sổ - Hóa đơn bán hàng xuất khẩu 65 Biểu 2.9. Sổ chi tiết doanh thu bán hàng xuất khẩu 67 Biểu 2.10. Sổ chi tiết giá vốn hàng bán 71 Biểu 2.11. Giấy báo lãi tiền gửi của NH No Trường An – Chi nhánh Huế 73 Biểu 2.12. Sổ chi tiết doanh thu hoạt động tài chính 74 Biểu 2.13. Giấy báo Nợ của NH No Trường An – Chi nhánh Huế 76 Biểu 2.14. Sổ chi tiết chi phí tài chính 77 Biểu 2.15. Phiếu chi thanh toán mua áo mưa 79 Biểu 2.16. Sổ chi tiết chi phí bán hàng 80 Biểu 2.17. Phiếu chi mua văn phòng phẩm 06/12/2017 82 Biểu 2.18. Sổ chi tiết chi phí quản lý doanh nghiệp 83 Biểu 2.19. Biên bản kiểm kê hàng hóa năm 2017 85 Biểu 2.20. Sổ chi tiết thu nhập khác 86 Biểu 2.21. Biên bản kiểm kê hàng hóa năm 2017 88 Biểu 2.22. Sổ chi tiết chi phí khác 89 Biểu 2.23.Trường Quyết toán thuế TNDĐạiN 2017 học Kinh tế Huế 91 Biểu 2.24. Sổ chi tiết tài khoản 821 92 Biểu 2.25. Sổ chi tiết tài khoản 911 94
- DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Mỹ Hoàng 37 Sơ đồ 2.2: Sơ đồ bộ máy kế toán tại Công ty TNHH Mỹ Hoàng 48 Sơ đồ 2.2: Trình tự luân chuyển trên phần mềm kế toán 49 DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH Hình 2.1. Giao diện phần mềm kế toán Pro Acounting 54 Hình 2.2. Giao diện phần mềm kế toán Pro Acounting – Phiếu xuất kho 55 Hình 2.3. Giao diện phần mềm kế toán Pro Acounting – Hóa đơn bán hàng 57 Hình 2.4. Giao diện phần mềm Pro Acounting – Bảng tính giá hàng tồn kho 69 Hình 2.5. Giao diện PMKT Pro Acounting – Sau khi tính giá hàng tồn kho 70 Trường Đại học Kinh tế Huế
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TNHH Trách nhiệm hữu hạn DNTM Doanh nghiệp thương mại SXKD Sản xuất kinh doanh GTGT Giá trị gia tăng TP Thành phẩm HH Hàng hóa HTK Hàng tồn kho SCT Sổ chi tiết PP Phương pháp TK Tài khoản TSCĐ Tài sản cố định TSDH Tài sản dài hạn TSNH Tài sản ngắn hạn TTĐB Tiêu thụ đặc biệt NV Nguồn vốn Trường Đại học Kinh tế Huế
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa PHẦN I – ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế là một xu hướng phát triển đang diễn ra mạnh mẽ ở nhiều quốc gia và khu vực. Trước xu thế phát triển của nền kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam cũng đã có những bước phát triển vượt bậc. Hội nghị APEC vừa mới diễn ra thành công tại Đà Nẵng vừa rồi và trong thời gian diễn ra Tuần lễ cấp cao APEC, Việt Nam cũng đã có 4 chuyến thăm cấp nhà nước của Trung Quốc, Mỹ, Chile và Canada, cùng 50 cuộc trao đổi lãnh đạo cấp cao với các nước. Điều này khẳng định vai trò vị thế của Việt Nam cũng như tăng cường quan hệ với các đối tác lớn. Việc ký 121 thỏa thuận với giá trị hơn 20 tỷ USD cũng là cơ hội lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy vậy nền kinh tế Việt Nam muốn phát triển hơn nữa thì không chỉ cần sự nỗ lực của một vài thành viên trong nền kinh tế mà phải là sự đóng góp của tất cả các thành viên đó có các doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam. Bất cứ doanh nghiệp nào cũng lấy lợi nhuận làm mục tiêu cao nhất, là điều kiện tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Làm thế nào để tối đa hóa lợi nhuận? Đó là mối quan tâm hàng đầu của tất cả các doanh nghiệp. Muốn biết được doanh nghiệp có lợi nhuận hay không thì cần phải thực hiện yêu cầu về thông tin và kiểm soát khâu đầu vào và đầu ra hết sức chặt chẽ. Để có được điều này không cách nào khác hơn, doanh nghiệp đó phải thực hiện công tác kế toán một cách khoa học, đặc biệt chú trọng tới phần hành kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh. Với tầm quan trọng của công tác kế toán doanh thu và báo cáo kết quả kinh doanh cùngTrường với sự mong m Đạiỏi học hỏ ihọc của bản thân;Kinh trong th ờtếi gian Huế thực tập, tìm hiểu công tác kế toán tại Công ty kết hợp giữa lý luận và thực tiễn em đã chọn đề tài “Thực trạng công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Mỹ Hoàng”. 2. Mục tiêu của đề tài Đề tài nghiên cứu nhằm ba mục tiêu sau: SVTH: Nguyễn Thị Thu Đông Page 11
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa Thứ nhất: Tổng hợp, hệ thống những vấn đề lý luận căn bản về kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp thương mại dịch vụ. Thứ hai: Tìm hiểu thực trạng tổ chức công tác kế toán, đặc biệt là công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Mỹ Hoàng. Thứ ba: Từ kiến thức đã học và xem xét thực tế tại Công ty để đưa ra đánh giá, nhận xét. Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Mỹ Hoàng . 3. Đối tượng nghiên cứu Đề tài đi sâu vào nghiên cứu nội dung, phương pháp và quy trình kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Mỹ Hoàng. 4. Phạm vi nghiên cứu - Không gian: Phòng kế toán của Công ty TNHH Mỹ Hoàng. - Thời gian: Đề tài đi sâu tìm hiểu công tác kế toán doanh thu của Công ty TNHH Mỹ Hoàng trong năm 2017, chủ yếu trong tháng 12 năm 2017 và phân tích, đánh giá công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty của năm 2017. Xem xét, đánh giá tình hình tài sản, nguồn vốn và phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Mỹ Hoàng qua ba năm 2015 – 2017. 5. Các phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp nghiên cứu, tham khảo tài liệu: Đọc, tham khảo, tìm hiểu các giáo trình do các giảng viên biên soạn để giảng dạy như: Giáo trình “Nguyên lý kế toán” của giảng viên Phan Thị Minh Lý chủ biên để tham khảo những khái niệm cơ bản về kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh; giáo trình “Lý thuyết kế toán tài chính” của giảng viên Phan Đình Ngân và THS Hồ Phan Minh Đức trường Đại học Kinh tếTrườngHuế để tham khảo cácĐại phương học pháp h ạchKinh toán của các tế tài khoHuếản liên quan tới kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh; tài liệu tham khảo “Chuẩn mực kế toán” mà chủ yếu là Chuẩn mực kế toán số 14 – Doanh thu và thu nhập khác để tham khảo những quy định về kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh. Đồng thời tham khảo các Báo cáo tốt nghiệp, các tài liệu khác liên quan, tài liệu kế toán để hiểu rõ quá trình luân chuyển chứng từ, việc ghi sổ chi tiết, sổ tổng hợp và lập báo cáo tài chính thuộc phần hành kế doanh thu và xác định kết quả kinh doanh. SVTH: Nguyễn Thị Thu Đông Page 12
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa - Phương pháp so sánh: Được dùng để nghiên cứu trong phân tích tình hình lao động, phân tích bảng cân đối kế toán và phân tích báo cáo kết quả kinh doanh. - Phương pháp thu thập và xử lý số liệu: Được áp dụng để thu thập số thiệu thô của Công ty sau đó được chọn lọc và xử lý để đưa vào khóa luận một cách chính xác, khoa học để đưa đến cho người đọc những thông tin chính xác và dễ hiểu nhất. - Phương pháp phỏng vấn: Được sử dụng trong suốt quá trình thực tập. Em đã phỏng vấn giám đốc của Công ty là cô Nguyễn Thị Thanh Tâm để bước đầu nắm được tình hình chung cũng như cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty; phỏng vấn chị kế toán bán hàng là chị Võ Thị Thùy Anh để biết được cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của Công ty, đồng thời cũng biết được công việc hằng ngày của một kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh.Phương pháp phỏng vấn giúp em giải đáp những thắc mắc của mình và hiểu rõ hơn công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty, qua đó cũng giúp em tích lũy được kinh nghiệm thực tế cho bản thân. 6. Cấu trúc của khóa luận Nội dung nghiên cứu bao gồm: Phần I - ĐẶT VẤN ĐỀ Phần II - NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chương 1. Cơ sở lý luận về kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh trong DNTM. Chương 2. Thực trạng công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Mỹ Hoàng. Chương 3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Mỹ Hoàng. Phần III - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 7. TínhTrường mới của đề tài Đại học Kinh tế Huế Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh là khâu cuối cùng kết thúc quá trình kinh doanh của doanh nghiệp nên đóng vai trò rất quan trọng. Vì vậy, việc thực hiện hệ thống kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh là một việc rất cần thiết, bắt buộc và đóng vai trò rất lớn trong việc xác định hiệu quả kinh doanh, giúp cho nhà quản lý trong việc điều hành sản xuất kinh doanh. Vì lẽ đó mà đề tài về kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh được nhiều sinh viên lựa chọn để làm SVTH: Nguyễn Thị Thu Đông Page 13
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa đề tài khóa luận. Về đề tài kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại trường Đại học Kinh tế Huế, tôi có tham khảo một số khóa luận của các khóa trước, cụ thể là: - Khóa luận “ Thực trạng công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Doanh nghiệp tư nhân thương mại Thủy Lương” của sinh viên Lê Thị Hà, lớp K47A- KTDN, niên khóa 2013-2017. - Khóa luận “ Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH MTV kiến trúc nhiệt đới” của sinh viên Phạm Thị Anh Phương, lớp K46B – KTDN, niên khóa 2012 – 2016. Nhìn chung các khóa luận ở trên đã giải quyết được các vấn đề sau: Thứ nhất, các khóa luận đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận về công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp. Thứ hai, khái quát được thực trạng công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại cơ sở thực tập. Thứ ba, các khóa luận đã đưa ra được một số nhận xét đánh giá về tổ chức công tác kế toán đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại đơn vị thực tập. Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề mà các khóa luận nêu trên chưa đề cập đến, cụ thể là: các biện pháp, ưu điểm và nhược điểm còn mang tính chung chung, chưa triệt để, các phương pháp nghiên cứu đề tài còn hạn chế. Hơn nữa trong số các bài khóa luận nêu trên không có bài nào nhắc đến việc doanh nghiệp mình thực tập sử dụng kế toán thủ công hay dùng phần mềm kế toán cho nên đây cũng là điểm mới của đề tài “ Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Mỹ Hoàng”. Bởi lẽ, tại Công ty áp dụng hình thức kế toán trên máy tính với phần mềm Pro Accounting, do đó em muốn tìm hiểu thêm về hình thức kế toán trên máy tính sẽ cải thiện được những hạn chế gì của hình thức kế toán bằng tay trên sổ sách đối với công tác hạch toán kếTrường toán doanh thu bán Đại hàng và học xác định Kinh kết quả kinh tế doanh Huế. Ngoài ra, trong những khóa luận trên thực tập tại đơn vị chỉ bán hàng nội địa nên đa số đều chỉ đề cập đến doanh thu bán hàng trong nước mà chưa có sinh viên nào làm về doanh thu xuất khẩu. Chính vì vậy, trong nội dung nghiên cứu của mình, em sẽ trình bày kế toán doanh thu trong nước, doanh thu xuất khẩu ra nước ngoài và kế toán xác định kết quả kinh doanh của công ty. Đó chính là những tính mới mà em muốn thể hiện trong đề tài nghiên cứu của mình. SVTH: Nguyễn Thị Thu Đông Page 14
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa PHẦN II – NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1 – CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH 1.1. Những vấn đề chung về kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1.1. Doanh thu, thu nhập và các khoản giảm trừ doanh thu - Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu. [Theo chuẩn mực kế toán số 14 “ Doanh thu và thu nhập khác” ban hành theo quyết định 149/2001/QĐ- BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng BTC] a) Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là toàn bộ số tiền thu được từ việc bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp. Theo chuẩn mực kế toán số 14 “ Doanh thu và thu nhập khác” ban hành theo quyết định 149/2001/QĐ- BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng BTC thì doanh thu bán hàng được ghi nhận khi thỏa mãn 5 điều kiện: - Doanh nghiệp đã chuyển phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa chi người mua. - Doanh nghiệp không còn quyền nắm giữ hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa. - TrườngDoanh thu được xác Đại định tương học đối chắ cKinh chắn. tế Huế - Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng. - Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng. Thời điểm ghi nhận doanh thu theo các phương thức bán hàng: - Phương thức bán hàng trực tiếp cho khách hàng: Theo phương thức này, căn cứ vào hợp đồng mua bán đã được ký kết, bên mua cử cán bộ đến nhận hàng tại kho của doanh nghiệp. Khi nhận hàng xong, người nhận SVTH: Nguyễn Thị Thu Đông Page 15
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa hàng ký xác nhận vào hóa đơn bán hàng và số hàng đó được xác định là tiêu thụ, người bán hàng có thể ghi nhận doanh thu. - Phương thức gửi hàng cho khách: Là phương thức bên bán gửi hàng đi cho khách theo các điều kiện của hợp đồng kinh tế đã ký kết. Số hàng gửi đi vẫn thuộc quyền kiểm soát của bên bán, khi khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán thì lợi ích và rủi ro được chuyển toàn bộ cho người mua, giá trị hàng hóa đã được thực hiện và là thời điểm bên bán được ghi nhận doanh thu bán hàng. - Phương thức gửi đại lý, ký gửi: Theo phương thức này, doanh nghiệp xuất kho thành phẩm hàng hóa gửi đi bán cho khách hàng theo hợp đồng ký kết giữa hai bên. Khi hàng xuất kho gửi đi bán thì hàng chưa xác định là tiêu thụ. Hàng gửi bán chỉ hạch toán là doanh thu khi doanh nghiệp đã nhận được tiền bán hàng do khách hàng trả, khách hàng đã nhận được hàng và chấp nhận thanh toán, khách hàng đã ứng trước tiền mua hàng về số hàng gửi đi bán. - Phương thức bán hàng trả chậm, trả góp: Theo phương thức này, khi bán hàng doanh nghiệp ghi nhận doanh thu bán hàng theo giá bán hàng trả ngay, khách hàng được trả chậm tiền hàng và phải chịu phần lãi trả chậm theo tỷ lệ trong hợp đồng mua bán. Phần lãi trả chậm được ghi nhận vào doanh thu hoạt động tài chính. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là giá trả một lần ngay từ đầu không bao gồm tiền lãi về trả chậm, trả góp. - Phương thức hàng đổi hàng: Theo phương pháp này, doanh nghiệp lấy sản phẩm của mình quy ra giá cả trên thị trường rồi dùng số tiền quy đổi đó mua sản phẩm của đơn vị khác. Trong trường hợp này, doanh thuTrường được tính theo giá Đại sản phẩm họccùng loại màKinh doanh nghi ệtếp bán Huế thu tiền. b) Doanh thu xuất khẩu - Doanh thu xuất khẩu là khoản thu nhập nhờ vào việc bán hàng hóa với nước ngoài trên cơ sở hợp đồng kinh tế, hiệp định hoặc nghị định thư ký với nước ngoài. - Thời điểm bán hàng, ghi nhận doanh thu: Khi đã giao hàng và khách hàng đã chấp nhận thanh toán. Thời điểm giao hàng (Theo ĐK FOB ). SVTH: Nguyễn Thị Thu Đông Page 16
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa + Đường biển: Ngày ký vận đơn và Hải quan cảng biển xác nhận hoàn thành thủ tục hải quan. +Đường sắt, đường bộ: Ngày hàng rời biên giới theo xác nhận của Hải quan cửa khẩu. + Đường không: Ngày cơ quan hàng không ký chứng từ vận chuyển và Hải quan xác nhận hoàn thành thủ tục hải quan. + Hàng triển lãm, hội chợ: Khi hoàn thành thủ tục mua bán. + Các dịch vụ: Khi hoàn thành các dịch vụ, xuất hóa đơn cho người mua. - Các phương thức xuất khẩu hàng hóa: + Phương thức xuất khẩu trực tiếp: Là hình thức xuất khẩu do một doanh nghiệp trong nước trực tiếp xuất khẩu hàng hóa cho một doanh nghiệp nước ngoài thông qua các tổ chức của chính minh. + Phương thức xuất khẩu gián tiếp: Là hình thức xuất khẩu phải thông qua người thứ ba, người này là trung gian. + Phương thức xuất khẩu gia công ủy thác: Là hình thức xuất khẩu trong đó đơn vị ngoại thương đứng ra nhập nguyên vật liệu hoặc bán thành phẩm cho các xí nghiệp gia công, sau đó thu hồi thành phẩm để bán cho bên nước ngoài, đơn vị được nhận phí ủy thác theo thỏa thuận với các xí nghiệp ủy thác. + Phương thức xuất khẩu ủy thác: Là hình thức xuất khẩu trong đó doanh nghiệp xuất khẩu đóng vai trò trung gian, đại diện cho nhà sản xuất, kí kết hợp đồng xuất khẩu và làm thủ tục xuất khẩu, sau đó doanh nghiệp được hưởng % theo lợi nhuận hoặc một số tiền nhất định, theo thương vụ hay theo kỳ hạn. + Phương thức mua bán đối lưu: Là một phương thức giao dịch trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người mua đồng thời là người bán, lượng hàng trao đổiTrường với nhau có giá tr ịĐại tương đương, học ngư ờiKinh ta còn gọi phtếương Huế thức này là xuất khẩu liên kết hoặc phương thức hàng đổi hàng. c) Các khoản giảm trừ doanh thu Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT nộp theo phương pháp trực tiếp được tính giảm trừ vào doanh trong kỳ kế toán. SVTH: Nguyễn Thị Thu Đông Page 17
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa - Chiết khấu thương mại: Là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn. Khoản giảm giá có thể phát sinh trên khối lượng của từng lô hàng mà khách hàng đã mua, cũng có thể phát sinh trên tổng khối lượng hàng lũy kế mà khách hàng đã mua trong một khoảng thời gian nhất định tùy thuộc vào chính sách chiết khấu của bên bán. [Theo chuẩn mực kế toán số 14 “ Doanh thu và thu nhập khác” ban hành theo quyết định 149/2001/QĐ- BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng BTC] - Giảm giá hàng bán: Là khoản giảm trừ cho người mua do toàn bộ hoặc một phần hàng hóa kém phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu. [Theo chuẩn mực kế toán số 14 “ Doanh thu và thu nhập khác” ban hành theo quyết định 149/2001/QĐ- BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng BTC] - Hàng bán bị trả lại: Là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu thụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán vì các nguyên nhân như: vi phạm cam kết, vi phạm hợp đồng kinh tế, hàng bị mất, kém phẩm chất, không đúng chủng loại quy cách. Khi doanh nghiệp ghi nhận giá trị hàng bán bị trả lại đồng thời ghi nhận giảm tương ứng giá vốn hàng bán trong kỳ. [Theo chuẩn mực kế toán số 14 “ Doanh thu và thu nhập khác” ban hành theo quyết định 149/2001/QĐ- BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng BTC] - Các loại thuế phải nộp nhà nước: + Thuế tiêu thụ đặc biệt: Được coi là một khoản giảm trừ doanh thu phát sinh khi doanh nghiệp cung cấp các loại sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ( hoặc các loại dịch vụ) thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt cho khách hàng. + Thuế xuất khẩu: Được coi là một trong các khoản giảm trừ doanh thu khi doanh nghiTrườngệp có hàng hóa Đạiđược phép học xuất kh ẩKinhu qua cửa kh tếẩu hay Huế biên giới. Doanh nghiệp phải có nghĩa vụ nộp thuế xuất khẩu. Trong doanh thu của hàng xuất khẩu đã bao gồm số thuế xuất khẩu phải nộp vào ngân sách nhà nước. + Thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp là tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất tới tiêu dùng. Số thuế GTGT phải nộp tương ứng với số doanh thu đã được xác định trong kỳ báo cáo. SVTH: Nguyễn Thị Thu Đông Page 18
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa d) Doanh thu thuần Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ là số chênh lệch giữa doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ với khoản giảm trừ doanh thu. e) Doanh thu hoạt động tài chính Doanh thu hoạt động tài chính bao gồm: lãi cho vay; lãi tiền gửi; lãi bán hàng trả chậm, trả góp; chiết khấu thanh toán được hưởng do mua hàng hóa dịch vụ; lãi cho thuê tài chính, cho thuê tài sản; cổ tức, lợi nhuận được chia; thu nhập về hoạt động đầu tư mua, bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn; thu nhập chuyển nhượng; các hoạt động đầu tư khác; chênh lệch lãi do bán ngoại tệ; [Theo thông tư 89/2002/TT – BTC về hướng dẫn kế toán thực hiện bốn (04) chuẩn mực kế toán ban hành theo Quyết định số 149/2001/QĐ – BTC, ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính] Theo chuẩn mực kế toán số 14 “ Doanh thu và thu nhập khác”, doanh thu phát sinh từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia của doanh nghiệp được ghi nhận khi thỏa mãn đồng thời 2 điều kiện sau: - Có khả năng thu được lợi ích từ giao dịch đó. - Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn. Theo chuẩn mực kế toán số 14 “ Doanh thu và thu nhập khác”, doanh thu từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia được ghi nhận trên cơ sở: - Tiền lãi được ghi nhận trên cơ sở thời gian và lãi xuất thực tế từng kỳ. - Tiền bản quyền được ghi nhận trên cơ sở dồn tích phù hợp với hợp đồng. - Cổ tức và lợi nhuận được chia ghi nhận khi cổ đông được quyền nhận cổ tức hoặc các bên tham gia góp vốn được quyền nhận lợi nhuận từ việc góp vốn. f) Thu nhập khác ThuTrườngnhập khác là kho Đạiản thu góp học phần làm Kinh tăng nguồ n tếvốn chHuếủ sở hữu từ hoạt động ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu. [Điều 30 chuẩn mực kế toán số 14 “Doanh thu và thu nhập khác”] Thu nhập khác quy định trong chuẩn mực số 14 “ Doanh thu và thu nhập khác” bao gồm các khoản thu từ hoạt động xảy ra không thường xuyên, ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu gồm: Thu về thanh lý TSCĐ, nhượng bán TSCĐ; thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng; thu tiền bảo hiểm được bồi thường;thu được các khoản nợ SVTH: Nguyễn Thị Thu Đông Page 19
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa phải thu đã xóa sổ tính vào chi phí kỳ trước; khoản nợ phải trả nay đã mất chủ được ghi tăng thu nhập; thu các khoản thuế được giảm, được hoàn lại; các khoản thu khác. Khoản thu về thanh lý TSCĐ, nhượng bán TSCĐ là tổng số tiền đã thu và sẽ thu được của người mua từ hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ. Các chi phí này được ghi nhận là chi phí để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ. 1.1.1.2. Chi phí Chi phí bao gồm các chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, như: giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí lãi tiền vay, Những chi phí này phát sinh dưới dạng tiền hoặc tương đương tiền, hàng tồn kho, khấu hao máy móc, thiết bị. [Theo điều 36, 37 chuẩn mực số 01 “Chuẩn mực chung” ban hành và công bố theo quyết định số 165/2002/QĐ – BTC ngày 31/12/2002 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính] a. Giá vốn hàng bán Giá vốn hàng bán là trị giá vốn của hàng hóa đã tiêu thụ trong kỳ. Trị giá vốn hàng bán bao gồm trị giá vốn của thành phẩm, hàng hóa, dịch vụ, bất động sản đầu tư bán ra trong kỳ; các chi phí liên quan đến các hoạt động kinh doanh, đầu tư bất động sản như: chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, chi phí nghiệp vụ cho thuê bất động sản đầu tư theo phương thức cho thuê hoạt động (trường hợp phát sinh không lớn); chi phí nhượng bán, thanh lý bất động sản đầu tư. [Theo thông tư 89/2002/TT – BTC về hướng dẫn kế toán thực hiện bốn (04) chuẩn mực kế toán ban hành theo Quyết định số 149/2001/QĐ – BTC, ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính] Các phương pháp hạch toán hàng tồn kho - Phương pháp kê khai thường xuyên: Là phương pháp theo dõi và phản ánh một cáchTrường thường xuyên, liên Đại tục tình họchình nhập, Kinh xuất, tồn kho tế và giáHuế trị hàng hóa trên sổ kế toán sau mỗi nghiệp vụ nhập hoặc xuất hàng tồn kho. [Phan Thị Minh Lý (2008), giáo trình Nguyên lý kế toán, nhà xuất bản Đại học Huế, trang 117] Hạch toán hàng hóa theo phương pháp KKTX có độ chính xác cao và cung cấp thông tin về hàng hóa thu mua một cách kịp thời, cập nhật. Theo phương pháp này, tại bất kỳ thời điểm nào, kế toán cũng có thể xác định được lượng hàng hóa thu mua, nhập, xuất và tồn kho theo công thức dưới đây: SVTH: Nguyễn Thị Thu Đông Page 20
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa Trị giá HTK tồn Trị giá HTK Trị giá HTK Trị giá HTK = + - cuối kỳ tồn đầu kỳ nhập trong kỳ xuất trong kỳ - Phương pháp kiểm kê định kỳ: Là phương pháp không theo dõi một cách thường xuyên, liên tục tình hình biến động của vật tư, hàng hóa trong kỳ mà chỉ phản ánh giá trị hàng tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ, mỗi nghiệp vụ phát sinh được ghi rõ vào tài khoản mua hàng. [Phan Thị Minh Lý (2008), giáo trình Nguyên lý kế toán, nhà xuất bản Đại học Huế, trang 117] Phương pháp này xác định trị giá vốn hàng hóa vào cuối kỳ trên cơ sở kiểm kê đánh giá hàng tồn kho cuối kỳ, từ đó tính giá trị của vật tư, hàng hóa đã xuất trong kỳ theo công thức: Trị giá HTK Trị giá HTK Trị giá HTK Trị giá HTK = + - xuất trong kỳ tồn đầu kỳ nhập trong kỳ tồn cuối kỳ Như vậy, theo phương pháp KKĐK, khi nhập hàng bắt buộc phải ghi chi tiết, kịp thời; còn khi xuất ra để bán, sử dụng thì không cần ghi theo thời điểm xuất nhưng đến cuối tháng bắt buộc phải kiểm kê thực tế hàng tồn kho để tính giá trị hàng xuất. Phương pháp tính giá vốn hàng hóa xuất bán Theo Chẩn mực 02 – Hàng tồn kho, có 4 phương pháp tính giá hàng hóa xuất kho, nhưng theo Thông tư 200 về hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp thì chỉ còn ba phương pháp tính giá hàng xuất kho sau đây: - Phương pháp thực tế đích danh: Theo phương pháp này, hàng hóa nhập kho theo giá nào thì xuất theo giá đó. Vì vậy, khi dùng phương pháp này cần thiết phải biết rõ giá trị hàng hóa vật tư khi nhập kho để khi tính giá hàng hóa xuất kho cũng được sử dụng theo giá đó. - PhươngTrường pháp bình Đại quân giá họcquyền: Theo Kinh phương pháptế này,Huế giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua trong kỳ. Giá trị trung bình có thể được tính theo từng kỳ hoặc sau từng lô hàng nhập về, phụ thuộc vào điều kiện của từng doanh nghiệp cụ thể. + Theo giá bình quân gia quyền cuối kỳ (tháng) SVTH: Nguyễn Thị Thu Đông Page 21
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa Theo phương pháp này, đến cuối kỳ mới tính trị giá vốn của hàng xuất kho trong kỳ. Tuỳ theo kỳ dự trữ của doanh nghiệp áp dụng mà kế toán hàng tồn kho căn cứ vào giá nhập, lượng hàng tồn kho đầu kỳ và nhập trong kỳ để tính giá đơn vị bình quân: Giá trị hàng tồn đầu kỳ + Giá trị hàng nhập trong kỳ Đơn giá xuất kho bình quân = của một loại sản phẩm Số lượng hàng tồn đầu kỳ + Số lượng hàng nhập trong kỳ +Theo giá bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập (bình quân thời điểm) Sau mỗi lần nhập sản phẩm, vật tư, hàng hoá, kế toán phải xác định lại giá trị thực của hàng tồn kho và giá đơn vị bình quân. Giá đơn vị bình quân được tính theo công thức sau: Đơn giá = Trị giá HTK đầu kỳ + Trị giá HTK nhập trước lần xuất thứ i xuất kho lần Số lượng HTK đầu kỳ + Số lượng HTK nhập trước lần xuất thứ i thứ i - Phương pháp nhập trước xuất trước: Theo phương pháp này, hàng tồn kho xuất ra được tính theo giá của lô hàng nhập trước nhất, nếu không đủ về mặt số lượng thì lấy tiếp giá của lô hàng nhập vào tiếp theo theo thứ tự từ trước đến sau. - Phương pháp giá bán lẻ: Đây là phương pháp mới bổ sung theo Thông tư 200/2014/TT – BTC. Phương pháp này thường được dùng trong ngành bán lẻ để tính giá trị của hàng tồn kho với số lượng lớn các mặt hàng thay đổi nhanh chóng và có lợi nhuận biên tương tự mà không thể sử dụng các phương pháp tính giá gốc khác. Giá gốc hàng tồn kho được xác định bằng cách lấy giá bán của hàng tồn kho trừ đi lợi nhuận biên theo tỷ lệ phần trăm hợp lý. Tỷ lệ được sử dụng có tính đến các mặt hàng đó bị hạ giá xuống thấp hơn giá bán ban đầu của nó. Thông thường mỗi bộ phận bán lẻ sẽTrường sử dụng một tỷ lệĐại phần trăm học bình quân Kinh riêng. Chi tế phí muaHuế hàng trong kỳ được tính cho hàng tiêu thụ trong kỳ và hàng tồn kho cuối kỳ. Việc lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí mua hàng tùy thuộc tình hình cụ thể của từng doanh nghiệp nhưng phải thực hiện theo nguyên tắc nhất quán SVTH: Nguyễn Thị Thu Đông Page 22
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa b. Chi phí quản lý doanh nghiệp Chi phí quản lý doanh nghiệp là những khoản có liên quan chung đến toàn bộ hoạt động của cả doanh nghiệp mà không tách riêng được cho bất kỳ hoạt động nào. Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm: chi phí nhân viên quản lý, chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác. c. Chi phí hoạt động tài chính Chi phí hoạt động tài chính bao gồm: các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến hoạt động đầu tư tài chính, chi phí cho vay, đi vay vốn, chi phí góp vốn liên doanh, lỗ chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn, chi phí giao dịch chứng khoán, các khoản lập và hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán, đầu tư khác, khoản lỗ chênh lệch tỷ giá ngoại tệ và bán ngoại tệ, [Theo thông tư 89/2002/TT – BTC về hướng dẫn kế toán thực hiện bốn (04) chuẩn mực kế toán ban hành theo Quyết định số 149/2001/QĐ – BTC, ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính] d. Chi phí khác Chi phí khác phản ánh các khoản chi phí của các hoạt động ngoài các hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra doanh thu của doanh nghiệp. Chi phí khác bao gồm các khoản chi phí ( hoặc khoản lỗ) phát sinh từ các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của doanh nghiệp và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp, cũng có thể là những khoản chi phí bị bỏ sót từ những năm trước như: chi phí tiếp khách, hội nghị khách hàng, chi phí quảng cáo, giới thiệu sản phẩm hàng hóa, e. Thuế thu nhập doanh nghiệp Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu, thu trên kết quả hoạt động sản xuất, kinhTrường doanh cuối cùng Đạicủa doanh họcnghiệp. Kinh tế Huế Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp là thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp. Thu nhập chịu thuế trong kỳ bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ và thu nhập khác. Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập chịu thuế * Thuế suất thuế TNDN SVTH: Nguyễn Thị Thu Đông Page 23
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa 1.1.1.3. Xác định kết quả kinh doanh Kết quả hoạt động kinh doanh là biểu hiện số tiền lãi, lỗ từ các loại hoạt động của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ: là số chênh lệch giữa doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ với các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại. Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ phản ánh số tiền thực tế mà doanh nghiệp thu được từ việc bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Doanh thu thuần = Tổng doanh thu – Các khoản giảm trừ doanh thu Trong đó: Các khoản giảm trừ = Chiết khấu thương mại + Giảm giá hàng bán + Hàng bán bị trả lại + Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán Lợi nhuận thuần từ HĐKD = Lãi gộp + Doanh thu hoạt động tài chính – Chi phí tài chính – Chi phí bán hàng – Chi phí quản lý doanh nghiệp. Lợi nhuận kế toán trước thuế = Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh + Lợi nhuận khác Lợi nhuận sau thuế = Tổng Lợi nhuận kế toán trước thuế - Chi phí thuế TNDN phải nộp 1.1.2. Ý nghĩa của kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh Doanh thu và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp là kết quả cuối cùng để đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Vì vậy, kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh là một bộ phận vô cùng quan trọng trong cấu thành kế toán doanh nghiệp. Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh cho chúng ta cái nhìn tổng hợp và chi tiTrườngết về hoạt động kinh Đại doanh chọcủa doanh Kinhnghiệp, phục tếvục đHuếắc lực cho các nhà quản trị trong quá trình quản lý và phát triển doanh nghiệp. Việc xác định đúng kết quả hoạt động kinh doanh sẽ giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp thấy được ưu và nhược điểm, những vấn đề còn tồn tại, từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục, đề ra các phương án chiến lược kinh doanh đúng đắn và phù hợp hơn cho các kỳ tiếp theo. SVTH: Nguyễn Thị Thu Đông Page 24
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa Số liệu kế toán càng chi tiết, chính xác, nhanh chóng và kịp thời sẽ hỗ trợ các nhà quản trị tốt hơn trong việc cân nhắc để đưa ra những quyết định phù hợp nhất với tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Việc xác định tính hợp lý, trung thực, chính xác và khách quan của các thông tin về kết quả kinh doanh trên các Báo cáo tài chính là sự quan tâm đầu tiên của các đối tượng sử dụng thông tin tài chính đặc biệt như các nhà đầu tư. 1.1.3. Yêu cầu, nhiệm vụ của kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh Việc ghi chép và phản ánh đúng các khoản doanh thu và xác định kết quả kinh doanh là hết sức quan trọng đối với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp do đó kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh có yêu cầu và nhiệm vụ: - Phản ánh và ghi chép đầy đủ, kịp thời, chính xác tình hình hiện có và sự biến động của từng loại thành phẩm, hàng hóa, dịch vụ theo chỉ tiêu số lượng, chất lượng, chủng loại và giá trị. - Tham mưu các giải pháp thúc đẩy bán hàng, tăng vòng quay của vốn. - Cung cấp các thông tin cần thiết về tình hình bán hàng cho chủ doanh nghiệp kịp thời có số liệu, tình hình chỉ đạo hoạt động mua – bán kinh doanh của doanh nghiệp. - Cung cấp các thông tin kế toán phục vụ cho việc lập Báo cáo tài chính và định kỳ phân tích hoạt động kinh tế liên quan đến quá trình bán hàng, xác định và phân phối kết quả. - Phản ánh và tính toán chính xác kết quả của từng hoạt động, giám sát tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước để họ có căn cứ đánh giá sức mua, đánh giá tình hình tiêu dùng, đề xuất các chính sách ở tầm vĩ mô. 1.2. NộiTrường dung tổ chức công Đại tác kế họctoán doanh Kinh thu, chi phítế và Huếxác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp 1.2.1. Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ a. Chứng từ sử dụng - Hóa đơn bán hàng, Hóa đơn GTGT - Bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi SVTH: Nguyễn Thị Thu Đông Page 25
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa - Các chứng từ thanh toán: Phiếu thu, Séc chuyển khoản, Séc thanh toán, Uỷ nhiệm thu, Giấy báo có của ngân hàng, - Các chứng từ khác có liên quan: Phiếu xuất kho bán hàng, Hoá đơn vận chuyển, bốc dỡ, b. Tài khoản sử dụng TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu bán hàng thực tế của doanh nghiệp - Kết cấu cơ bản của TK 511 Bên Nợ + Doanh thu bán hàng bị trả lại kết chuyển cuối kỳ + Khoản giảm giá hàng bán kết chuyển cuối kỳ + Khoản chiết khấu thương mại kết chuyển cuối kỳ + Số thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu phải nộp tính trên doanh thu bán thực tế của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng + Số thuế giá trị gia tăng phải nộp của doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp. + Kết chuyển doanh thu thuần vào TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh. Bên Có + Doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp thực hiện trong kỳ kế toán. TK 511 không có số dư đầu kỳ và cuối kỳ. TK 511 có 4 tiểu khoản cấp 2 : +TK 5111 : Doanh thu bán hàng hoá +TKTrường 5112 : Doanh thu Đại bán các thànhhọc phẩm Kinh tế Huế +TK 5113 : Doanh thu cung cấp dịch vụ +TK 5118 : Doanh thu khác c. Phương pháp hạch toán (Phụ lục 1) 1.2.2. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu a. Chứng từ sử dụng - Hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng SVTH: Nguyễn Thị Thu Đông Page 26
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa - Phiếu giao hàng, văn bản đề nghị giảm giá hàng bán - Đối với hàng bán bị trả lại phải có văn bản đề nghị của người mua ghi rõ lý do trả lại hàng, số lượng hàng bị trả lại, đính kèm hóa đơn hoặc bản sao hóa đơn, và đính kèm chứng từ nhập lại kho của doanh nghiệp số hàng bị trả lại, . b. Tài khoản sử dụng TK 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu Kết cấu cơ bản của TK 521 Bên nợ +Số chiết khấu thương mại đã chấp nhận thanh toán cho khách hàng +Số giảm giá hàng bán đã chấp thuận cho người mua hàng +Doanh thu của hàng bán bị trả lại, đã trả lại tiền cho người mua hoặc tính trừ vào khoản phải thu khách hàng về số sản phẩm, hàng hóa đã bán Bên có +Kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, doanh thu của hàng bán bị trả lại sang tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” để xác định doanh thu thuần của kỳ báo cáo. TK 521 không có số dư đầu kỳ và cuối kỳ TK 521 có 3 tài khoản cấp 2: +TK 5211 – Chiết khấu thương mại +TK 5212 – Hàng bán bị trả lại +TK 5213 – Giảm giá hàng bán c. Phương pháp hạch toán (Phụ lục 2) 1.2.3. Kế toán giá vốn hàng bán a. TrườngChứng từ và sổ sách Đại kế toán shọcử dụng Kinh tế Huế Chứng từ sử dụng - Hóa đơn giá trị gia tăng - Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, phiếu xuất kho hàng gửi đại lý - Bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn; bảng phân bổ giá vốn Sổ sách kế toán sử dụng - Sổ chi tiết TK 632, bảng tổng hợp chi tiết TK 632 SVTH: Nguyễn Thị Thu Đông Page 27
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa - Sổ nhật ký chung, sổ cái TK 632 b. Tài khoản sử dụng - Tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán: giá vốn hàng bán là trị giá thực tế của hàng mua vào. - Kết cấu cơ bản của tài khoản 632 Bên Nợ + Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã bán trong kỳ. +Chi phí NVL, chi phí nhân công vượt trên mức bình thường và chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ được tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ. +Các khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra. +Chi phí xây dựng, tự chế TSCĐ vượt trên mức bình thường không được tính vào nguyên giá TDCĐ hữu hình tự xây dựng, tự chế hoàn thành. +Số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Bên Có + Kết chuyển giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã bán trong kỳ sang TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh. + Khoản hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm tài chính. + Trị giá hàng bán bị trả lại nhập kho. Tài khoản 632 không có số dư đầu kỳ và cuối kỳ. c. Phương pháp hạch toán (Phụ lục 3) 1.2.4. Kế toán doanh thu hoạt động tài chính a. Chứng từ sử dụng - HóaTrường đơn GTGT Đại học Kinh tế Huế - Phiếu thu - Giấy báo có của ngân hàng b. Tài khoản sử dụng - TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính - Kết cấu cơ bản của TK 515 Bên Nợ SVTH: Nguyễn Thị Thu Đông Page 28
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa +Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính thuần sang TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh. Bên Có +Tiền lãi, cổ tức và lợi nhuận được chia +Lãi do nhượng bán các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh, công ty liên kết. +Chiết khấu thanh toán được hưởng. +Lãi tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ của hoạt động kinh doanh. +Lãi tỷ giá hối đoái khi bán ngoại tệ. +Lãi tỷ giá hối đoái do đánh giá lại cuối năm tài chính các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ của hoạt động kinh doanh. +Kết chuyển hoặc phân bổ lãi tỷ giá hối đoái cảu hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản (Giai đoạn trước hoạt động) đã hoàn thành đầu tư vào hoạt động doanh thu tài chính. +Doanh thu hoạt động tài chính khác phát sinh trong kỳ. Tài khoản 515 không có số dư đầu kỳ và cuối kỳ c. Phương pháp hạch toán (Phụ lục 4) 1.2.5. Kế toán chi phí tài chính a. Chứng từ kế toán sử dụng - Phiếu chi, giấy báo nợ của ngân hàng - Bảng tính khấu hao TSCĐ cho thuê - Phiếu tính lãi cho vay b. Tài khoản sử dụng TKTrường 635 – Chi phí tài Đạichính. Tài học khoản n àyKinh dùng để phản tế ánh Huế những khoản chi phí hoạt động tài chính - Kết cấu cơ bản của TK 635 Bên Nợ + Chi phí lãi tiền vay, lãi mua hàng trả chậm, lãi thuê tài sản thuê tài chính +Lỗ bán ngoại tệ +Chiết khấu thanh toán cho người mua SVTH: Nguyễn Thị Thu Đông Page 29
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa +Lỗ tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ của hoạt động kinh doanh. +Lỗ tỷ giá hối đoái do đánh giá lại cuối năm tài chính các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ của hoạt động kinh doanh. +Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán. +Các khoản chi phí của hoạt động đầu tư tài chính khác. Bên Có +Hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán. +Cuối kỳ kế toán, kết chuyển toàn bộ chi phí tài chính phát sinh trong kỳ để xác định kết quả hoạt động kinh doanh. Tài khoản 635 không có số dư đầu kỳ và cuối kỳ. c. Phương pháp hạch toán (Phụ lục 5) 1.2.6. Chi phí bán hàng a. Chứng từ kế toán sử dụng +Bảng thanh toán lương +Bảng tính trích khấu hao TSCĐ +Hóa đơn GTGT +Phiếu xuất kho, phiếu chi, giấy báo Nợ của ngân hàng, b. Tài khoản sử dụng Tài khoản 641 – Chi phí bán hàng Kết cấu cơ bản của tài khoản chi phí bán hàng Bên Nợ +Các chi phí phát sinh liên quan đến quá trình bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ phát sinh trong kỳ. BênTrường Có Đại học Kinh tế Huế +Khoản được ghi giảm chi phí bán hàng trong kỳ; +Kết chuyển chi phí bán hàng vào tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh” để tính kết quả kinh doanh trong kỳ. Tài khoản 641 có 7 tài khoản cấp 2: +TK 6411 – Chi phí nhân viên bán hàng +TK 6412 – Chi phí nguyên vật liệu, bao bì SVTH: Nguyễn Thị Thu Đông Page 30
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa +TK 6413 – Chi phí dụng cụ, đồ dùng +TK 6414 – Chi phí khấu hao TSCĐ +TK 6415 – Chi phí bảo hành +TK 6417 – Chi phí dịch vụ mua ngoài +TK 6418 – Chi phí bằng tiền khác c. Phương pháp hạch toán (Phụ lục 6) 1.2.7. Chi phí quản lý doanh nghiệp a. Chứng từ kế toán sử dụng +Bảng thanh toán tiền lương, Bảng thanh toán BHXH +Phiếu xuất kho, Bảng phân bổ CCDC +Bảng tính trích khấu hao TSCĐ +Phiếu chi, Giấy báo Nợ của ngân hàng b. Tài khoản sử dụng Tài khoản 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp Kết cấu cơ bản của TK 642 Bên Nợ +Tập hợp chi phí quản lý thực tế phát sinh trong kỳ Bên Có +Các khoản ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp +Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp vào tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh” để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ, tài khoản 142 (1422 – Chí phí chờ kết chuyển) hoặc tài khoản 242 “Chi phí trả trước dài hạn” để chuyển sang kỳ sau. Tài khoản 642 có 8 tài khoản cấp 2 - TK 6421 – Chi phí nhân viên quản lý - TKTrường 6422 – Chi phí vĐạiật liệu quản học lý Kinh tế Huế - TK 6423 – Chi phí đồ dùng văn phòng - TK 6424 – Chi phí khấu hao TSCĐ - TK 6425 – Thuế, phí và lệ phí - TK 6426 – Chi phí dự phòng - TK 6427 – Chi phí dịch vụ mua ngoài - TK 6428 – Chi phí bằng tiền khác SVTH: Nguyễn Thị Thu Đông Page 31
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa c. Phương pháp hạch toán (Phụ lục 7) 1.2.8. Kế toán thu nhập khác a. Chứng từ sử dụng - Hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng thông thường - Biên bản vi phạm hợp đồng - Biên bản thanh lý hợp đồng - Quyết định thanh lý, nhượng bán TSCĐ b. Tài khoản sử dụng TK 711 – Thu nhập khác Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản thu nhập khác ngoài hoạt động tạo ra doanh thu của doanh nghiệp. Bên Nợ - Số thuế GTGT phải nộp (nếu có) tính theo phương pháp trực tiếp đối với các khoản thu nhập khác ở doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp. - Cuối kỳ kế toán, kết chuyển các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ sang TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh. Bên Có - Các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ. Tài khoản 711 không có số dư cuối kỳ. c. Phương pháp hạch toán (Phụ lục 8) 1.2.9. Chi phí khác a. Chứng từ kế toán sử dụng - Hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng thông thường - BiênTrường bản vi phạm hợp Đại đồng học Kinh tế Huế - Biên lai nộp thuế, nộp phạt - Phiếu chi b. Tài khoản sử dụng Tài khoản 811 – chi phí khác Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi phí của các hoạt động ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra doanh thu của doanh nghiệp. SVTH: Nguyễn Thị Thu Đông Page 32
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa Bên Nợ - Các khoản chi phí khác phát sinh Bên Có - Cuối kỳ kết chuyển toàn bộ các chi phí khác phát sinh trong kỳ vào tài khoản 911 – Xác định kết quả kinh doanh Tài khoản 811 không có số dư cuối kỳ c. Phương pháp hạch toán (Phụ lục 9) 1.2.10. Kế toán xác định kết quả kinh doanh a. Chứng từ sử dụng - Phiếu kế toán b. Tài khoản sử dụng TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh Tài khoản này dùng để xác định và phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán năm. Kết cấu cơ bản của TK 911 Bên Nợ - Kết chuyển trị giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tư và dịch vụ đã bán. - Kết chuyển chi phí hoạt động tài chính, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp và chi phí khác. - Kết chuyển chi phí quản ký kinh doanh (gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp). - Kết chuyển lãi. BênTrường Có Đại học Kinh tế Huế - Kết chuyển doanh thu thuần về số sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tư và dịch vụ đã bán trong kỳ. - Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính, các khoản thu nhập khác và khoản ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp. - Kết chuyển lỗ. Tài khoản 911 không có số dư đầu kỳ và cuối kỳ SVTH: Nguyễn Thị Thu Đông Page 33
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa c. Phương pháp hạch toán (Phụ lục 10) 1.2.11. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp a. Chứng từ kế toán sử dụng - Tờ khai thuế TNDN tạm tính - Tờ khai điều chỉnh thuế TNDN - Tờ khai quyết toán thuế - Giấy nộp tiền vào Ngân sách Nhà nước - Các chứng từ liên quan khác b. Tài khoản sử dụng TK 821 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp Kết cấu cơ bản của TK 821 Bên Nợ - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành phát sinh trong năm. - Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của các năm trước phải nộp bổ sung do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi tăng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của năm hiện tại. Bên Có - Số thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành thực tế phải nộp trong năm nhỏ hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành tạm phải nộp được giảm trừ vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành đã ghi nhận trong năm. - Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được ghi giảm do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành trong năm hiện tại. - KTrườngết chuyển số chênh Đại lệch giữa học chi phí thuếKinh thu nhập tếdoanh Huế nghiệp hiện hành phát sinh trong năm lớn hơn khoản được ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành trong năm vào TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh. Tài khoản 821 không có số dư đầu kỳ và cuối kỳ. Tài khoản 821 có 2 tài khoản cấp 2: - TK 8211 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành - TK 8212 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại SVTH: Nguyễn Thị Thu Đông Page 34
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa c. Phương pháp hạch toán (Phụ lục 11) Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Thu Đông Page 35
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH MỸ HOÀNG 2.1. Khái quát chung về Công ty TNHH Mỹ Hoàng 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Công ty TNHH Mỹ Hoàng là một doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Được thành lập vào ngày 05 tháng 11 năm 2004, theo quyết định số 3101000934 của sở kế hoạch và đầu tư Tỉnh Thừa Thiên Huế sau thay đổi lần thứ 6 ngày 12 tháng 7 năm 2011 với vốn đầu tư là 5 tỷ đồng. Công ty TNHH Mỹ Hoàng là doanh nghiệp ngoài quốc doanh,hoạt động tìm kiếm lợi nhuận, thực hiện mục tiêu kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người lao động, thực hiện nghĩa vụ ngân sách đối với nhà nước. - Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH Mỹ Hoàng - Giám đốc: Nguyễn Thị Thanh Tâm - Trụ sở chính: 87 Nguyễn Sinh Cung, Phường Vĩ Dạ, Thành phố Huế, - Địa điểm kinh doanh: + Nhà máy cán tôn- Thôn La Sơn, Huyện Phú Lộc, Tỉnh TT-Huế + Xưởng gia công chế biến thép - Khu công nghiệp Phú Bài, Phường Phú Bài, Thị xã Hương Thủy,Tỉnh TT- Huế - Điện thoại: 0234.382.5209 - Fax: 0234.382.5209 - Email:Trường Đại học Kinh tế Huế - Mã số thuế: 3300367759 - DNTN Mỹ Hoàng được thành lập trong bối cảnh vừa thuận lợi cũng vừa có nhiều thách thức. Nhưng với tinh thần vượt khó vươn lên, toàn thể cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp đã cùng với ban lãnh đạo tìm tòi, khắc phục những khó khăn, tạo cho mình một hướng đi đúng đắn đưa donh nghiệp từng bước đi vào ổn định và hoạt động ngày càng hiệu quả. SVTH: Nguyễn Thị Thu Đông Page 36
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa 2.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp. a. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp Bộ máy quản lý của doanh nghiệp được tổ chức theo hình thức trực tuyến chức năng. Đây là sự điều hành có kế hoạch các mối quan hệ giữa các chủ thể quản lý nhằm phát huy sức mạnh của doanh nghiệp, xử lý kịp thời các nguồn thông tin nảy sinh trong quá trình kinh doanh. Giám đốc Phòng kế hoạch Phòng Tài kinh doanh chính –Kế toán Nhà máy cán tôn Xưởng gia công chế biến thép Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Mỹ Hoàng Ghi chú: Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng b. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận: Giám đốc: Là người đại diện cho doanh nghiệp, có nhiệm vụ quản lý và điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; từ đó có những nhận xét tổng hợpTrường để nhanh chóng đĐạiưa ra các họcquyết định Kinh kịp thời giúp tế cho hoạtHuế động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình đạt được hiệu quả cao. Đồng thời, giám đốc còn là người chịu trách nhiệm trước cơ quan pháp luật và các tổ chức có thẩm quyền về tài sản , vật tư, tiền vốn thực hiện các quy định của doanh nghiệp. Phòng kế hoạch kinh doanh: Tham mưu cho giám đốc về thị trường tiêu thụ và các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, tiếp nhận đơn hàng, điều hành công tác thu mua và bán hàng; cuối ngày có nhiệm vụ thống kê, tổng hợp tình SVTH: Nguyễn Thị Thu Đông Page 37
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa hình thực hiện kế hoạch kinh doanh để báo cáo Giám đốc kịp thời và cố vấn những thông tin cần thiết trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Phòng kế toán – tài chính: Xem xét quản lý và sử dụng một cách có hiệu quả đồng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, phản ánh chính xác,kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh; tổ chức hạch toán thống nhất toàn doanh nghiệp; theo dõi thường xuyên các khoản nợ, quản lý vốn kịp thời báo cáo lên Giám đốc, tổ chức thực hiện tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước, định kỳ lập báo cáo gửi lên cho Giám đốc; căn cứ vào tình hình thực hiện trong năm,xây dựng kế hoạch tài chính của doanh nghiệp năm tới, tổ chức báo cáo theo quy định của nhà nước và các cơ quản quản lý cấp trên Nhà máy cán tôn: Tổ chức sản xuất tôn các loại, thực hiện bảo quản hàng hóa. Xưởng gia công chế biến thép: Tổ chức gia công chế biến thép các loại, thực hiện bảo quản hàng hóa 2.1.3. Chức năng và lĩnh vực hoạt động của Công ty TNHH Mỹ Hoàng a. Chức năng hoạt động của Công ty DNTN Mỹ Hoàng là doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực VLXD, nhiệm vụ chính của doanh nghiệp là mua bán VLXD cho các nhà máy, công ty, doanh nghiệp từ trung ương đến địa phương có nhu cầu, bên cạnh đó còn tạo công ăn việc làm cho người lao động. - Xây dựng tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh một cách có hiệu quả - Tạo uy tín, chất lượng cao, cung cấp kịp thời và đầy đủ cho khách hàng - Thực hiện đúng theo đơn đặt hàng. b. Lĩnh vực hoạt động của Công ty - Kinh doanh vật liệu xây dựng - MuaTrường bán cửa nhôm kínhĐại học Kinh tế Huế - Mua bán hàng trang trí nội thất - Rèn dập ép và cán kim loại, sản xuất các sản phẩm bằng kim loại (tôn các loại) 2.1.4. Nguồn lực của Công ty TNHH Mỹ Hoàng qua 3 năm ( 2015 – 2017) a. Tình hình lao động của Công ty TNHH Mỹ Hoàng qua 3 năm (2015 – 2017) Lao động là một nguồn lực có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp, là yếu tố then chốt trong hoạt động SXKD. Doanh nghiệp khó có thể phát triển tốt nếu đội ngũ lao SVTH: Nguyễn Thị Thu Đông Page 38
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa động có trình độ thấp kém, thiếu năng lực nhất là đối với những doanh nghiệp vừa SX, vừa kinh doanh thương mại như Công ty TNHH Mỹ Hoàng. Do đó, Công ty TNHH Mỹ Hoàng luôn xem trọng vấn đề tuyển dụng và đào tạo đội ngũ nhân sự có đủ trình độ, năng lực, phẩm chất để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về nhân lực trên thị trường. Tình hình lao động của Công ty TNHH Mỹ Hoàng qua 3 năm (2015-2017) được thể hiện như sau: Bảng 2.1: Tình hình lao động của DNTN Mỹ Hoàng qua 3 năm (2015-2017) Đơn vị tính: người So sánh Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Chỉ tiêu 2016/2015 2017/2016 SL % SL % SL % SL % SL % 1.Phân theo trình độ -ĐH, CĐ 5 13,89 8 13,79 9 15,25 3 8,33 1 1,72 -Trung cấp 6 16,67 10 17,24 10 16,95 4 11,11 0 0,00 -Phổ thông 25 69,44 40 68,97 40 67,80 15 41,67 0 0,00 2.Phân theo giới -Nam 20 55,56 38 65,52 38 64,40 18 50,00 0 0,00 -Nữ 16 44,44 20 34,48 21 35,60 4 11,11 1 1,72 3.Phân theo độ tuổi -Dưới 35 tuổi 24 66,67 40 68,97 40 67,80 16 44,44 0 0,00 -Trên 35 tuổi 12 33,33 18 31,03 19 32,20 6 16,67 1 1,72 Tổng lao động 36 100,00 58 100,00 59 100,00 22 61,11 1 1,72 (Nguồn: Sinh viên thu thập và tính toán ) Nhận xét: Qua bảng số liệu 2.1 ta thấy tình hình lao động của Công ty qua 3 năm đều tăng về mặt số lượng và chất lượng. Năm 2015, tổng số lao động của Công ty là 36 người, sang năm 2016 tăng lên 58 người, tương ứng tốc độ tăng 61,11% so với năm 2015 và năm 2017 tăng lên 59 người, tương ứng tăng 1.72% so với năm 2016. Lao động tăng là do Công ty mở thêm các xưởng chế biến tôn, thép; các đại lý và các cửa hàng để tăng cường khTrườngả năng cung ứng, chiĐạiếm lĩnh họcthị phần. CKinhụ thể: tế Huế - Xét theo trình độ: ĐH và CĐ tăng ổn định, năm 2016/2015 tăng 3 người, tương ứng tăng 8,33% .Năm 2017/2016 tăng 1,72 %. Có sự biến động này là do Công ty với ngành nghề hoạt động chính đó là gia công, chế biến và kinh doanh vật liệu xây dựng với quy mô của Công ty là vừa và nhỏ nên đội ngũ nhân viên văn phòng chủ yếu chỉ là bộ phận kế toán tài chính. Trung cấp tăng khá mạnh với 11,11%,riêng lao động phổ thông có mức tăng mạnh nhất với mức tăng 41,67% (2016/2015) và duy trì ổn định trong suốt năm SVTH: Nguyễn Thị Thu Đông Page 39
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa 2017. Sở dĩ lao động với trình độ trung cấp và phổ thông chiếm tỉ trọng cao và tăng nhanh trong 3 năm là vì tính chất công việc tại Công ty chủ yếu là vận hành máy móc, bán hàng, bóc vác,vận chuyển, không đòi hỏi trình độ cao. Với ngành nghề kinh doanh chủ yếu và tính chất công việc tại Công ty, Công ty đã tuyển dụng và bố trí lao động một cách hợp lý nhất để đảm bảo tính hiệu quả, hiệu năng của công việc. - Xét theo giới: Cơ cấu nam nữ chênh lệch nhau khá nhiều. Cụ thể là: năm 2015 lao động nam chiếm tỷ lệ là 55,56% và lao động nữ chiếm tỷ lệ 44,44% ; đến năm 2016 lao động có sự biến động rõ rệt, lao động nam tăng 18 người, tương ứng với tỷ lệ 50%, lao động nữ chỉ tăng 4 người, tương ứng với tỷ lệ 11,11%. Điều này lý giải là do đặc thù của ngành vừa sản xuất tôn thép, vừa kinh doanh VLXD; do đó cần sức khỏe của nam trong các công việc bán hàng, vận hành máy móc, bóc vác, vận chuyển hàng hóa; hơn thế nữa mặt hàng kinh doanh của Công ty chủ yếu là vật liệu xây dựng nên nam giới có sự hiểu biết về mặt hàng này rõ hơn phái nữ, phục vụ tốt trong công tác tư vấn cho khách hàng khi họ cần. Lao động nữ chiếm tỷ trọng thấp hơn lao động nam và ít tăng về số lượng là do tại công ty lao động nữ chủ yếu là phòng kế toán tài chính, mà Bộ phận kế toán tại Công ty vận hành theo hình thức tập trung. - Xét theo độ tuổi: Lao động có độ tuổi dưới 35 tuổi năm 2016 tăng 16 người so với năm 2015, tương ứng với tốc độ tăng 44,44% và giữ mức ổn định trong năm 2017. Lao động trên 35 tuổi ổn định từ năm 2015-2017 là: 33,33%; 31,03%; 32,2%. Qua 3 năm, lao động dưới 35 tuổi luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn. Chứng tỏ ưu thế về nguồn lực lao động với sự năng động, sáng tạo trong công việc. Tóm lại: Chất lượng của Công ty TNHH Mỹ Hoàng ngày càng được cải thiện. Đó là sự cố gắng của cả một tập thể nhằm tăng về số lượng và nâng cao về chất lượng cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp. b. Tình hình Tài sản và Nguồn vốn của Công ty TNHH Mỹ Hoàng qua 3 năm (2015-2017Trường). Đại học Kinh tế Huế Việc khai thác và sử dụng nguồn vốn như thế nào cho hợp lý, như thế nào mới phát huy tối đa hiệu quả của nó luôn là bài toán khó mà mỗi doanh nghiệp tìm câu trả lời. Trong những năm qua, Công ty TNHH Mỹ Hoàng đã tìm cách tạo một chính sách sử dụng vốn linh hoạt, một tổ chức cơ cấu vốn hợp lý, nhằm đảm bảo cho HĐKD được thông suốt. Dựa theo bảng tình hình tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp qua 3 năm (2015 – 2017), ta thấy có nhiều biến động về tình hình tài sản và nguồn vốn: SVTH: Nguyễn Thị Thu Đông Page 40
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa Bảng 2.2 : Bảng tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty TNHH Mỹ Hoàng qua 3 năm (2015-2017) Đơn vị tính: Đồng CHÊNH LỆCH CHÊNH LỆCH TÀI SẢN 2015 % 2016 % 2017 % 2016/2015 2017/2016 +/- % +/- % A TÀI SẢN NGẮN HẠN 18.701.973.645 81,35 20.927.785.468 77,73 26.884.877.409 82,97 2.225.811.823 11,90 5.957.091.941 28,46 I Tiền và các khoản tương đương tiền 163.532.674 0,71 264.266.973 0,98 149.043.878 0,46 100.734.299 61,60 -115.223.095 -43,60 III Các khoản phải thu ngắn hạn 8.532.532.641 37,12 8.248.455.792 30,64 8.175.970.143 25,23 -284.076.849 -3,33 -72.485.649 -0,88 1 Phải thu khách hàng 8.200.659.742 35,67 8.191.779.322 30,43 6.520.311.401 20,12 -8.880.420 -0,11 -1.671.467.921 -20.40 2 Trả trước cho người bán 331.872.899 1,44 56.676.470 0,21 1.655.658.742 5,11 -275.196.429 -82,92 1.598.982.272 2821,25 IV Hàng tồn kho 9.562.732.623 41,60 10.654.793.613 39,57 15.060.240.954 46,48 1.092.060.990 11,42 4.405.447.341 41,35 1 Hàng tồn kho 9.562.732.623 41,60 10.654.793.613 39,57 15.060.240.954 46,48 1.092.060.990 11,42 4.405.447.341 41,35 V Tài sản ngắn hạn khác 443.175.707 1,93 1.760.269.090 6,54 3.499.622.434 10,80 1.317.093.383 297,19 1.739.353.344 98,81 B TÀI SẢN DÀI HẠN 4.286.975.385 18,65 5.996.615.632 22,27 5.518.074.243 17,03 1.709.640.247 39,88 -478.541.389 -7,98 I Tài sản cố định 3.758.138.723 16,35 5.461.435.206 20,28 4.430.842.602 13,67 1.703.296.483 45,32 -1.030.592.604 -18,87 IV Tài sản dài hạn khác 126.835.902 0,55 133.179.666 0,49 153.042.323 0,47 6.343.764 5,00 19.862.657 14,91 TỔNG TÀI SẢN 22.988.949.030 100,00 26.924.401.100 100,00 32.402.951.652 100,00 3.935.452.070 17,12 5.478.550.552 20,35 C NỢ PHẢI TRẢ 16.992.211.655 73,91 20.911.612.654 77,67 26.255.376.958 81,03 3.919.400.999 23,07 5.343.764.304 25,55 I Nợ ngắn hạn 16.992.211.655 73,91 20.911.612.654 77,67 26.255.376.958 81,03 3.919.400.999 23,07 5.343.764.304 25,55 1 Phải trả người bán ngắn hạn 1.862.593.462 8,10 2.029.354.599 7,54 3.462.583.344 10,69 166.761.137 8,95 1.433.228.745 70,62 2 Người mua trả tiền trước 5.620.000 0,02 7.920.000 0,03 0 0,00 2.300.000 40,93 -7.920.000 -100,00 9 Phải trả ngắn hạn khác 8.560.000.000 37,24 8.000.000.000 29,71 7.620.000.000 23,52 -560.000.000 0,00 -380.000.000 -4,75 10 Vay và nợ thuê TC ngắn hạn 6.563.998.193 28,55 10.874.388.055 40,39 15.167.580.000 46,81 4.310.389.862 65,67 4.293.191.945 39,48 D VỐN CHỦ SỞ HỮU 5.996.737.375 26,09 6.012.788.446 22,33 6.147.574.694 18,97 16.051.071 0,27 134.786.248 2,24 I Vốn chủ sở hữu 5.996.737.375 26,09 6.012.788.446 22,33 6.147.574.694 18,97 16.051.071 0,27 134.786.248 2,24 1 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 5.000.000.000 21,75 5.000.000.000 18,57 5.000.000.000 15,43 0 0,00 0 0,00 7 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 996.737.375 4,34 1.012.788.446 3,76 1.147.574.694 3,54 16.051.071 1,61 134.786.248 13,31 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 22.988.949.030 100,00 26.924.401.100 100,00 32.402.951.652 100,00 3.935.452.070 17,12 5.478.550.552 20,35 Trường Đại học( Ngu ồKinhn: Sinh viên thutế th ậHuếp tại phòng kế toán tài chính và tính toán) SVTH: Nguyễn Thị Thu Đông Page 41
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa Về tài sản: Tổng TS của doanh nghiệp năm 2016/2015 tăng 3.935.452.070 đồng, tương đương tăng 17,12%. Năm 2017/2016 tăng 5.478.550552 đồng, tương ứng tăng 20,35%. Mức tăng này phần lớn là do tăng TSNH, TSDH cũng tăng nhưng với mức tăng không đáng kể. Cụ thể như sau: - Tài sản ngắn hạn: Tăng dần qua 3 năm, cụ thể là năm 2016/2015 tăng 2.225.811.823 đồng tương ứng tốc độ 11,90%, năm 2017/2016 tăng 5.957.091.941 tương ứng với tốc độ tăng 28,46%. Mặc dù TSNH tăng lên qua ba năm 2015 – 2017, nhưng cơ cấu của TSNH trong tổng tài sản lại có xu hướng giảm đi. Trong khi đó khoản tài sản ngắn hạn khác lại có sự tăng lên trong cơ cấu. nguyên nhân của sự biến động đó là do tốc độ tăng lên của TSNH (Tăng 11,90% - năm 2016/2015 và 28,46% - Năm 2017/2016) thấp hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của khoản tài sản ngắn hạn khác (Tăng 297,19% - 2016/2015 và tăng 98,81% - 2017/2016). - Tiền và các khoản tương đương tiền năm 2016/2015 có sự tăng lên (Tăng 100.734.299 đ, tương ứng tốc độ tăng 61,60%), lý do là do trong năm 2015 Công ty có mua một lô vật tư từ Công ty TNHH Bảo Khánh để phục vụ cho Xưởng chế biến thép và đã trả trước một khoản tiền cho Công ty TNHH Bảo Khánh, và cũng chính vì vậy mà năm 2015 khoản trả trước cho người bán cao hơn năm 2016 (Năm 2016/2015 giảm 275.196.429 đ, tương ứng tốc độ giảm 82,92%). Năm 2017 khoản trả trước cho người bán có sự tăng đột biến so với năm 2016 (Tăng 1.598.982.272 đ, tương ứng tăng 2821,25%), điều này cũng là một trong những lý do làm cho khoản tiền và tương đương tiền năm 2017 giảm mạnh (Giảm 115.223.095 đ, tương ứng tốc độ giảm 43,60%). - Các khoản phải thu ngắn hạn: Tỷ trọng của các khoản phải thu ngắn hạn cao thứ 2 trong tổng TSNH, tuy nhiên lại giảm dần từ năm 2015 đến năm 2017 (Từ 37,12%Trường giảm còn 25,23%). Đại Các kho ảnhọc phải thu Kinhngắn hạn giảm tế dần Huế qua 3 năm 2015 – 2017 nhưng với mức giảm không đáng kế, năm 2016/2015 giảm (284.076.849) đồng tương ứng giảm (3,33%), năm 2017/2016 giảm (72.485.649) đồng tương ứng giảm (0.89%). Điều này cho thấy mức độ bị chiếm dụng vốn của Công ty có giảm nhưng vẫn ở mức trung bình. - Lượng hàng tồn kho của Công ty năm 2016/2015 tăng 1.092.060.990 đồng tương ứng tăng 11,42%, năm 2017/2016 tăng 4.405.447.341 đồng tương ứng tăng SVTH: Nguyễn Thị Thu Đông Page 42
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa 41,35% . Nguyên nhân của sự tăng nhanh lượng hàng tồn kho là do trên thị trường hiện nay xuất hiện rất nhiều đối thủ cạnh tranh với Công ty trong lĩnh vực kinh doanh vật liệu xây dựng với những chính sách chiết khấu thương mại, ưu đãi hơn làm cho lượng khách hàng của Công ty bị giảm sút. Lượng hàng tồn kho quá lâu bị rỉ rét, hư hỏng, làm cho việc kinh doanh của Công ty gặp khó khăn; muốn tiêu thụ được lượng hàng tồn kho đó đòi hỏi Công ty phải nhập hàng hóa mới, phẩm chất tốt để lôi kéo khách hàng.Lượng hàng tồn kho tăng lên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tình hình của công ty. Số lượng hàng tồn kho quá cao thì ngoài việc hàng hóa dự trữ lâu sẽ hư hỏng, hao hụt chất lượng gây khó khăn trong cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường thì một số các chi phí khác sẽ phát sinh như: chi phí lưu kho, chi phí quản lý, Cho nên, Công ty nên có kế hoạch sản xuất và quản lý hàng tồn kho một cách hiệu quả để tránh các chi phí phát sinh tạo thêm gánh nặng cho Công ty. - Về mặt tài sản dài hạn cũng có xu hướng tăng nhanh trong năm 2016 tăng 1.709.640.247 đồng so với năm 2015.Vì công ty đang có xu hướng mở rộng kinh doanh nên đầu tư nhiều vào Tài Sản dài hạn như nhà xưởng, máy móc, thiết bị đưa vào sản xuất sắt ở Xưởng gia công chế biến thép và Nhà máy tôn Thanh Tâm. Giảm nhẹ vào năm 2017/2016 với mức giảm (478.541.389) tương ứng giảm (7,98%). Về nguồn vốn - Nợ phải trả: Các khoản nợ phải trả của Công ty không ngừng tăng lên qua 3 năm, năm 2016/2015 tăng 3.919.400.999 đồng tương ứng tăng 23,07%, năm 2017/2016 tăng 5.478.550.552 đồng tương ứng tăng 25,55%. Sự biến động này cho thấy vấn đề rủi ro tài chính của Công ty cũng như áp lực trả nợ tăng. Công ty nên cân nhắc xem xét lại việc sử dụng vốn vay để đầu tu hiệu quả, tránh đưa Công ty rơi vào tình trạngTrường khủng hoảng. Nợ Đại phải trả củahọc Công ty Kinh tăng toàn bộ tếlà do cácHuế khoản Nợ ngắn hạn, đặc biệt là khoản Phải trả người bán ngắn hạn và các khoản Vay và nợ thuê TC ngắn hạn. Cụ thể: + Phải trả người bán ngắn hạn: năm 2016/2015 tăng 166.761.137 đồng tương ứng tăng 8.95%, năm 2017/2016 tăng 1.433.228.745 đồng tương ứng tăng 70,62%. Sự biến động không đều này cho thấy trong năm 2016 Công ty đang bắt đầu sự chiếm dụng vốn của các nhà cung cấp, và tiếp tục đẩy mạnh vào năm 2017. SVTH: Nguyễn Thị Thu Đông Page 43
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa + Vay và nợ thuê TC ngắn hạn: Đều tăng qua 3 năm với tỷ lệ cao, năm 2016/2015 tăng 65,67%, năm 2017/2016 tăng 39,48% và cũng chiếm tỷ trọng khá cáo trong tổng Nợ phải trả. Có sự biến động tăng này là do Công ty đang mở rộng quy mô hoạt động sản xuất, mở rộng thị phần nên cần thêm vốn. - Vốn chủ sở hữu: Tuy chiếm tỷ trọng không cao trong tổng Nguồn vốn, nhưng khoản mục này cũng rất quan trọng đối với Công ty. Nhìn chung Vốn chủ sở hữu của công ty đều tăng nhẹ qua 3 năm , năm 2015 vốn chủ sở hữu là 5.996.737.375 đồng, đến năm 2016 tăng lên 6.012.788.446 đồng và lại tăng lên 6.147.574.694 đồng, sự tăng lên này là do Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của công ty tăng lên. Tuy sự tăng lên này không đáng kể nhưng đây cũng là một dấu hiệu tốt của Công ty, cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty đang ngày càng phát triển. c. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Mỹ Hoàng qua 3 năm (2015-2017). Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Thu Đông Page 44
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa Bảng 2.3. Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua 3 năm (2015 – 2017) Đơn vị tính: Đồng CHÊNH LỆCH CHÊNH LỆCH 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 +/- % +/- % 1.Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 76.664.638.200 70.475.801.588 66.699.113.223 -6.188.836.612 -8,07 -3.776.688.365 -5,36 2.Các khoản giảm trừ doanh thu 449.276.908 0 0 -449.276.908 -100,00 0 3.Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 76.215.361.292 70.475.801.588 66.699.113.223 -5.739.559.704 -7,53 -3.776.688.365 -5,36 4.Gía vốn hàng bán 73.036.702.937 67.223.620.587 63.885.992.774 -5.813.082.350 -7,96 -3.337.627.813 -4,96 5.Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 3.178.658.355 3.252.181.001 2.813.120.449 73.522.646 2,31 -439.060.552 -13,50 6.Doanh thu hoạt động tài chính 272.538.385 184.189.750 230.605.447 -88.348.635 -32,42 46.415.697 25,20 7.Chi phí tài chính 1.016.248.129 671.636.494 562.865.689 -344.611.635 -33,91 -108.770.805 -16,19 Trong đó: Chi phí lãi vay 361.826.460 377.102.555 368.326.612 15.276.095 4,22 -8.775.943 -2,33 Chi phí bán hàng 1.135.412.801 1.224.460.447 870.536.560 89.047.646 7,84 -353.923.887 -28,90 Chi phí quản lý doanh nghiệp 997.613.429 1.233.461.143 1.311.795.524 235.847.714 23,64 78.334.381 6,35 10.Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 301.922.381 306.812.667 298.528.123 4.890.286 1,62 -8.284.544 -2,70 11.Thu nhập khác 0 64.711.178 31.525.796 64.711.178 -33.185.382 -51,28 12.Chi phí khác 106.652.781 148.860.490 135.269.599 42.207.709 39,57 -13.590.891 -9,13 13.Lợi nhuận khác -106.652.781 -84.149.312 -103.743.803 22.503.469 -21,10 -19.594.491 23,29 14.Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 195.269.600 222.663.355 194.784.320 27.393.755 14,03 -27.879.035 -12,52 15.Chi phí thuế TNDN hiện hành Trường Đại66.422.924 học62.485 .793Kinh59.998. 072tế Huế-3.937.131 -5,93 -2.487.721 -3,98 17.Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 128.846.676 160.177.562 134.786.248 31.330.886 24,32 -25.391.314 -15,85 SVTH: Nguyễn Thị Thu Đông Page 45
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa Qua bảng 2.3 ta thấy, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ có xu hướng giảm xuống qua các năm. Năm 2015, doanh thu đạt 76.664.638.200 đồng, năm 2016 tiếp tục giảm (6.188.836.612) đồng, tương ứng giảm (8,07%) so với năm 2015, năm 2017 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 66.699.113.223 đồng, giảm (3.776.688.365) đồng tương ứng giảm (5,36%). Doanh thu mỗi năm đều giảm cho thấy sự cạnh tranh thị trường ngày càng khốc liệt, doanh nghiệp chưa đưa ra được những chính sách đúng đắn trong khâu bán hàng và doanh nghiệp chưa tìm kiếm thêm đối tác mới, khách hàng mới. tuy nhiên tốc độ giảm chậm dần từ năm 2016/2015 giảm 8,07% đến năm 2017/2016 tỷ lệ giảm chỉ là 5,36%, tuy không lớn nhưng đây cũng là một dấu hiệu tốt của Công ty. Trong năm 2015 giá vốn chiếm 73.036.702.937 đồng; năm 2016 giảm xuống (5.813.082.350) đồng, tương ứng với (7,96%) so với năm 2015. Do thời gian qua, giá cả thị trường có nhiều biến động, giá hàng hóa đầu vào giảm mạnh, chi phí mua hàng cũng giảm do nhiều yếu tố khách quan. Đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến chiều hướng biến động lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ. Năm 2015, LN gộp đạt 3.178.658.355 đồng; năm 2016 tăng 73.522.646 đồng tương ứng tăng 2,31% so với năm 2015. Năm 2017 lợi nhuận gộp lại có xu hướng giảm xuống với mức giảm (439.060.552) đồng tương ứng giảm (13,50%). Doanh thu tài chính và chi phí tài chính tuy không chiếm tỷ trọng lớn trong kết quả hoạt động kinh doanh nhưng lại có sự biến động lớn qua 3 năm. Doanh thu hoạt động tài chính có sự thay đổi không đều, năm 2016/2015 giảm (88.348.635) đồng, nhưng lại tăng lên trong năm 2017 đạt 230.605.447 đồng với mức tăng 46.415.697 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 25,20%. Chi phí tài chính có sự biến động đều hơn doanh thu tài chính, đều giảm qua 3 năm. Sự biến động của hai khoản mục này chứng tỏ sự chênh lệch tỷ giá ngoại tệ trong 3 năm 2015 – 2017 có sự biến động rõ rệt, bởi lẽ doanh thu hoạt động tài chính và chi phí tài chính của Công ty phát sinh chủ yếu là do các khoTrườngản lãi hoặc lỗ chênh Đại lệch tỷ giá học ngoại tệ. Kinh tế Huế CPQLDN năm 2015 là 997.613.429 đồng. Năm 2016, khoản chi phí này tăng thêm 235.847.714 đồng, tăng 23,64% so với năm 2015.năm 2017 CPQLDN là 1.311.795.524 đồng, tăng không đáng kể so với năm 2016 (tăng 3,35%). CPBH năm 2016/2015 tăng 89.047.646 đồng (7,84%), nhưng lại giảm mạnh trong năm 2017 với mức giảm là (353.923.887) tương ứng giảm (28,90%). Sự biến động này cho thấy doanh nghiệp đang rất cân nhắc đến các khoản chi phí của Công ty. SVTH: Nguyễn Thị Thu Đông Page 46
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của Công ty có những biến động không hề tốt, có sự tăng không đáng kể trong năm 2016/2015 rồi lại giảm trong năm 2017, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2015 – 2017 tương ứng là: 301.922.381 đồng, 306.812.667 đồng, 298.528.123 đồng. Nguyên nhân của sự thay đổi này là do các khoản doanh thu ( Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính) thì không ngừng giảm xuống, trong khi các khoản chi phí lại không ngừng tăng lên. Sự thay đổi này cho thấy nguồn thu nhập chính của Công ty đang có những dấu hiệu tiêu cức cần phải khác phục ngay. LN kế toán trước thuế năm 2016/2015 tăng 24.635.207 đồng, tương ứng tăng 12,62%. LN sau thuế năm 2016/2015 tăng 29.124.048 đồng, tương ứng tăng 22,6%. Điều này cho thấy kết quả kinh doanh của Công ty đạt hiệu quả cao nên DN cần phát huy hơn nữa những thế mạnh của mình, để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, năm 2017 lợi nhuận sau thuế của công ty lại bắt đầu giảm với (25.391.314) đồng tương ứng giảm (15,85%). Đây là một dấu hiệu vô cùng xấu đối với công ty, lợi nhuận giảm làm cho gánh nặng của Công ty lại tăng cao, điều này đòi hỏi sự cần thiết của các chính sách, biện pháp thích đáng hơn để tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty ngày càng phát triển và phát triển một cách ổn định nhất. 2.2. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty. 2.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán. * Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Xuất phát từ đặc điểm họat động sản xuất kinh doanh của Công ty là vừa sản xuất, vừa thương mại. Công ty có các địa điểm kinh doanh trên cùng địa bàn tỉnh TT- Huế nên đã tổ chúc bộ máy kế toán theo hình thức “ tập trung”. Doanh nghiệp có 2 phòng dànhTrường cho kế toán nh ưĐại sau: một họclà phòng kKinhế toán trưởng tế- đây Huếlà nơi làm việc của kế toán trưởng, phòng kế bên là phòng kế toán – phòng dành cho các kế toán viên. SVTH: Nguyễn Thị Thu Đông Page 47
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa Kế toán trưởng Kế toán Kế toán công Kế toán thanh toán Thủ quỹ hàng hóa nợ và vốn bằng tiền Quan hệ chức năng Ghi chú: Quan hệ trực tuyến Sơ đồ 2.2: Sơ đồ bộ máy kế toán tại Công ty TNHH Mỹ Hoàng * Chức năng, nhiệm vụ của từng thành phần: Kế toán trưởng: Có trách nhiệm trước Giám đốc về mọi hoạt động kế toán, tài chính; tham mưu cho Giám đốc công tác xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh lên quan đến kế toán tài chính; tổ chức bộ máy kế toán, trực tiếp điều hành bộ máy kế toán của doanh nghiệp; lập báo cáo tài chính cuối năm. Kế toán hàng hóa: Theo dõi toàn bộ những nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hàng hóa như: nhập, xuất, tồn hàng hóa, sản phẩm, chi tiết cho từng loại sản phẩm, hàng hóa. Đồng thời, kế toán hàng hóa có trách nhiệm xuất Hóa đơn GTGT khi có nghiệp vụ bán hàng; hạch toán nghiệp vụ bán hàng; kết chuyển doanh thu tháng, quý, năm để làm căn cứ xác định kết quả kinh doanh. Kế toán hàng hóa cũng là người theo dõi các khoản thuế, lương và các khoản trích theo lương. Kế toán công nợ: Cập nhật, theo dõi các khoản công nợ của công ty như: nợ phải thuTrường khác hàng, nợ phải Đại trả cho nghọcười bán, cácKinh khoản phải tế trả, Huếphải nộp khác, các khoản tiền lương phải thanh toán,các khoản thuế đối với nhà nước Lập các chứng từ liên quan đến công nợ; đôn đốc, kiểm tra việc thanh toán các khoản công nợ. Kế toán thanh toán và vốn bằng tiền: Theo dõi các khoản thu, chi, tồn quỹ tiền mặt hằng ngày theo quy định; cập nhật,theo dõi tình thình thanh toán các khoản thanh toán với người mua,thanh toán với người bán,thanh toán tiền lương, tình hình thanh toán các khoản công nợ khác. SVTH: Nguyễn Thị Thu Đông Page 48
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa Thủ quỹ: Thực hiện thu, chi tiền theo các chứng từ gốc liên quan như phiếu thu, phiếu chi xác thực theo quy định. 2.2.2. Chế độ kế toán và hình thức kế toán tại Công ty Chế độ kế toán tại Công ty. Công ty TNHH Mỹ Hoàng áp dụng luật kế toán, chuẩn mực kế toán Việt Nam, chế độ kế toán Việt Nam theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC của Bộ tài chính ban hành ngày 22 tháng 12 năm 2014 và các thông tư hướng dẫn sửa đổi bổ sung theo chế độ kế toán của Bộ tài chính. Tài khoản: Sử dụng hệ thống tài khoản theo Thông tư 200/2014/TT – BTC của Bộ tài chính ban hành ngày 22 tháng 12 năm 2014. Hình thức sổ kế toán áp dụng tại Công ty Công ty TNHH Mỹ Hoàng áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ. Các chứng từ có tính pháp lý của Công ty đều được lập bằng thủ công, tuy nhiên để giảm áp lực công việc cho các kế toán viên và tăng tính hiệu quả của công việc, Công ty TNHH Mỹ Hoàng đã sử dụng phần mềm kế toán Pro Accounting ( phần mềm kế toán Hữu Nghĩa ) trong công tác kế toán. Sổ kế toán Chứng từ Phần mềm kế toán -Sổ tổng hợp kế toán -Sổ chi tiết Bảng tổng -Báo cáo kế toán tài hợp chứng chính từ cùng MÁY VI TÍNH -Báo cáo kế toán loại quản trị Trường ĐĐạiối chiếu, họckiểm tra Kinh tế Huế Nhập số liệu hàng ngày (định kỳ) Ghi chú: In báo cáo cuối tháng (hoặc định kỳ) Sơ đồ 2.2: Trình tự luân chuyển trên phần mềm kế toán Hàng ngày kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ, hợp pháp được dùng làm căn cứ ghi sổ. Nhân viên kế toán từng phần hành cụ thể sẽ xác định tài khoản ghi Nợ, tài SVTH: Nguyễn Thị Thu Đông Page 49
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa khoản ghi Có, để nhập dữ liệu và đưa đầy đủ thông tin vào máy vi tính theo bảng biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán để lưu trữ và xử lý. Các chứng từ gốc phát sinh như phiếu nhập, phiếu xuất, hoá đơn Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào các sổ chi tiết và sổ cái. Cuối kỳ ( hoặc bất kỳ thời điểm nào) kế toán thực hiện thao tác khoá sổ (cộng số) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác đã được nhập trong kỳ. Kế toán kiểm tra đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy. Cuối năm sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định. Báo cáo tài chính: Gồm có Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh báo cáo tài chính. 2.2.3. Các chính sách kế toán áp dụng: Niên độ kế toán : Bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Báo cáo tài chính và các nghiệp vụ kế toán được lập và ghi sổ bằng Đồng Việt Nam (VND). Phương pháp kế toán hàng tồn kho :Phương pháp kê khai thường xuyên. Phương pháp xác định hàng hóa tồn kho cuối kỳ: Kiểm kê thực tế. Phương pháp tính giá xuất kho: Phương pháp bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập. Phương pháp khấu hao TSCĐ: Tỷ lệ khấu hao đường thẳng. Nguyên tắc chi nhân doanh thu: Doanh thu được ghi nhận trên cơ sở đã lập hóa đơn GTGT. 2.3. Thực trạng công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tiêu thụ tại CôngTrường ty TNHH Mỹ Ho Đạiàng. học Kinh tế Huế 2.3.1. Khái quát về quá trình tiêu thụ sản phẩm tại Công ty. Tại Công ty TNHH Mỹ Hoàng có các phương pháp bán hàng chủ yếu sau đây: - Bán buôn: Đặc trưng của bán buôn là bán với số lượng lớn, nhưng hàng hoá được bán buôn vẫn nằm trong lĩnh vực lưu thông. Nghiệp vụ bán buôn phát sinh ở doanh nghiệp chủ yếu là bán xuất khẩu. Khi nghiệp vụ bán buôn phát sinh tức là khi hợp đồng kinh tế đã được ký kết, dựa vào Hợp đồng kinh tế kế toán hàng hóa tiến hành SVTH: Nguyễn Thị Thu Đông Page 50
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa lập Phiếu xuất kho, Hóa đơn GTGT và in Tờ khai hàng hóa xuất khẩu (Thông quan) kèm theo Danh sách hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát Hải quan. Phiếu xuất kho gồm 2 liên: Liên 1 lưu tại cuốn, liên 2 giao cho nhân viên bán hàng (Đã có chữ ký của Kế toán trưởng và kế toán hàng hóa). Hóa đơn GTGT gồm 3 liên: Liên 1 lưu tại cuốn, liên 2 và liên 3 giao cho nhân viên bán hàng (Đã có chữ ký của Kế toán trưởng và Giám đốc). Nhân viên bán hàng mang 2 chứng từ đó đến tổng kho của Công ty nhận hàng và vận chuyển giao cho khách hàng. Phiếu xuất kho sẽ lưu tại kho; Kế toán hàng hóa sẽ nhận lại liên 2 Hóa đơn GTGT và Danh sách hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát Hải quan, liên 3 Hóa đơn GTGT giao cho khách hàng. Vì đây là bán buôn, hơn nữa là xuất khẩu nên hình thức thanh toán thường là qua chuyển khoản. Khi khách hàng chuyển khoản, kế toán thanh toán nhận giấy báo Nợ của Ngân hàng và đối chiếu với thông tin khách hàng trên phần mềm kế toán Pro Acounting. * Trong phương thức bán buôn, công ty sử dụng hình thức bán buôn qua kho: Theo hình thức này, doanh nghiệp xuất hàng trực tiếp từ kho giao cho nhân viên bán hàng. Nhân viên bán hàng cầm hoá đơn giá trị gia tăng và phiếu xuất kho do phòng kế toán lập đến kho để nhận đủ hàng và mang hàng giao cho người mua. Hàng hoá được coi là tiêu thụ khi người mua đã nhận và ký xác nhận trên hoá đơn. - Bán lẻ lớn: Phương thức bán lẻ lớn thì cũng tương tự giống như phương thức bán buôn tuy nhiên bán với số lượng ít hơn bán buôn, khách hàng không thường xuyên như bán buôn và thường là nghiệp vụ bán hàng trong nước. Quá trình lập và luân chuyển chứng từ cũng tương tự như hình thức bán buôn. Tuy nhiên, do đây là nghiệp vụ bán hàng trong nước nên sẽ không có Tờ khai Danh sách hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan. Đồng thời việc nhận hàng có thể là do khách hàng trực tiếp đến kho nhận hàng.Trường Hình thức thanh Đại toán ở cáchọc nghiệp Kinhvụ bán lẻ lớn tế cũng Huế thường là chuyển khoản, tuy nhiên cũng có một số trường hợp thanh toán bằng tiền mặt. Phương thức bán lẻ lớn, công ty áp dụng hình thức bán qua tổng kho. - Bán lẻ nhỏ: Hình thức bán lẻ nhỏ được áp dụng tại kho của doanh nghiệp, khách hàng đến trực tiếp kho của doanh nghiệp để mua hàng. Khi khách hàng có nhu cầu mua hàng, nhân viên bán hàng tư vấn và thống nhất với khách hàng các mặt hàng cần mua. Nhân viên bán hàng sẽ cập nhật lên phần mềm, từ đó nhân viên Kế toán bán SVTH: Nguyễn Thị Thu Đông Page 51
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa hàng sẽ kiểm tra và lập Phiếu xuất kho và Hóa đơn GTGT. Phiếu xuất kho được lập 2 liên: Liên 1 lưu tại cuốn, liên 2 giao cho nhân viên bán hàng để xuất hàng giao cho khách hàng; Hóa đơn GTGT được lập 2 liên: Liên 1 lưu tại cuốn, liên 2 giao cho khách hàng làm căn cứ thanh toán. Khách hàng sau khi kiểm đủ số lượng hàng hóa và tiến hành thanh toán (Thường thanh toán bằng tiền mặt), thủ quỹ sau khi nhận đủ tiền hàng sẽ lập Phiếu thu gồm 2 liên: Liên 1 lưu tại cuốn, liên 2 giao cho khách hàng. 2.3.2. Kế toán doanh thu tại Công ty TNHH Mỹ Hoàng. a. Chứng từ kế toán sử dụng Doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ nên doanh nghiệp sử dụng hoá đơn GTGT do Bộ Tài Chính phát hành. - Hoá đơn GTGT - Hoá đơn bán hàng thông thường - Phiếu thu, giấy báo Có của ngân hàng - Phiếu nhập kho - Bảng kê bán lẻ. b. Tài khoản sử dụng Tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Công ty đã mở hai tài khoản cấp 2: - Tài khoản 51111 – Doanh thu nội địa - Tài khoản 51112 – Doanh thu xuất khẩu c. Thủ tục tiến hành. Bán hàng nội địa Khi khách hàng có nhu cầu mua hàng, nhân viên bán hàng tư vấn và thống nhất với kháchTrường hàng các mặt hàng Đại cần mua. học Nhân vi ênKinh bán hàng s ẽtế cập nhậtHuế lên phần mềm, từ đó nhân viên Kế toán hàng hóa sẽ kiểm tra và lập Phiếu xuất kho và Hóa đơn GTGT. Phiếu xuất kho được lập 2 liên: Liên 1 lưu tại cuốn, liên 2 giao cho nhân viên bán hàng để xuất hàng giao cho khách hàng; Hóa đơn GTGT được lập 2 liên: Liên 1 lưu tại cuốn, liên 2 giao cho khách hàng làm căn cứ thanh toán. Khách hàng sau khi kiểm đủ số lượng hàng hóa và tiến hành thanh toán (Thường thanh toán bằng tiền mặt), thủ quỹ sau khi nhận đủ tiền hàng sẽ lập Phiếu thu gồm 2 liên: Liên 1 lưu tại SVTH: Nguyễn Thị Thu Đông Page 52
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa cuốn, liên 2 giao cho khách hàng. Cuối mỗi ngày, căn cứ vào Hóa đơn GTGT kế toán hàng hóa tiến hành phản ánh nghiệp vụ vào sổ chi tiết tài khoản 51111 – Doanh thu nội địa. Các chứng từ phát sinh trong ngày như: Hóa đơn GTGT, phiếu xuất kho, phiếu thu, sẽ được từng bộ phận liên quan cập nhật vào Chứng từ ghi sổ. Cuối mỗi tháng, kế toán hàng hóa dựa vào các sổ chi tiết và chứng từ ghi sổ để tiến hành cập nhật vào sổ cái TK 511. Cuối năm, kế toán hàng hóa tiến hành kết chuyển doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh Ví dụ 1 : Ngày 25/12/2017 công ty TNHH Mỹ Hoàng xuất hàng hóa bán cho công ty TNHH Hoàng Khăm một lô thép hộp chữ nhật với tổng giá trị là 19.300.000 VNĐ. Sau khi tư vấn cho khách hàng, nhân viên bán hàng nhập thông tin hàng hóa cần cung ứng lên phần mềm kế toán và thông báo cho bộ phận kế toán. Khi nhận được thông tin từ Bộ phận kinh doanh, kế toán hàng hóa cập nhật vào phần mềm kế toán Pro Accounting, chọn phân hệ “Cập nhật/ sửa số liệu”, sau đó chọn “Kho hàng/ nguyên vật liệu sản xuất”, rồi chọn “Phiếu xuất kho”. Khi đó, phần mềm kế toán sẽ cho ra một mẫu Phiếu xuất kho, kế toán hàng hóa nhập vào tên và số lượng hàng hóa cần cung ứng. Phần mềm sẽ tự động kiểm tra nguồn hàng trong kho có đủ để đáp ứng không, nếu đủ hàng thì kế toán tiếp tục nhập giá bán cho mỗi loại hàng hóa và tiến hành lưu và xuất Phiếu xuất kho. Phiếu xuất kho gồm 2 liên, liên 1 lưu tại bộ phận kế toán, liên 2 giao cho nhân viên bán hàng (Đã có chữ ký của Giám đốc) để nhận hàng và giao cho khách hàng. Kế toán bán hàng tiếp tục vào phần mềm kế toán của Công ty, truy cập vào phân hệ “Cập nhât /sửa số liệu”, chọn “Bán hàng và công nợ phải thu” và chọn mục “Hóa đơn bánTrường hàng”. Khi đó ph ầnĐại mềm sẽ họchiện ra mẫu Kinh Hóa đơn bántế hàng Huế, kế toán sẽ điền một số thông tin chung (Mã chứng từ, số chứng từ, ngày chứng từ, tài khoản Nợ, mã khách hàng, địa chỉ khách hàng, ); sau đó điền tên hàng hóa hoặc mã hàng hóa vào bảng phía dưới, phần mềm sẽ tự động nhảy ra các thông tin: mã kho xuất, tồn tức thời, giá vốn, tiền vốn, đồng thời phần mềm cũng tự động định khoản nghiệp vụ phát sinh: Nợ TK 1111: 19.300.000 đ Có TK 333: 1.754.546 đ SVTH: Nguyễn Thị Thu Đông Page 53
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa Có TK 51111: 17.545.454 đ Kế toán điền thông tin số lượng và giá bán của mỗi hàng hóa rồi lưu Hóa đơn bán hàng. Dựa vào Hóa bán hàng trong phần mềm, kế toán hàng hóa viết Hóa đơn GTGT, Hóa đơn GTGT gồm 3 liên: Liên 1 lưu tại bộ phận, liên 2 giao cho khách hàng làm căn cứ thanh toán. Cuối mỗi ngày, căn cứ vào Hóa đơn GTGT kế toán hàng hóa tiến hành phản ánh nghiệp vụ vào sổ chi tiết tài khoản 51111 – Doanh thu nội địa và lưu trên phần mềm. Các chứng từ phát sinh trong ngày như: Hóa đơn GTGT, phiếu xuất kho, phiếu thu, sẽ được từng bộ phận liên quan cập nhật vào Chứng từ ghi sổ. Cuối mỗi tháng, kế toán hàng hóa dựa các sổ chi tiết và chứng từ ghi sổ để tiến hành cập nhật vào sổ cái TK 511 (Phụ lục 12). Trường Đại học Kinh tế Huế Hình 2.1. Giao diện phần mềm kế toán Pro Acounting SVTH: Nguyễn Thị Thu Đông Page 54
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa Hình 2.2. Giao diện phần mềm kế toán Pro Acounting – Phiếu xuất kho Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Thu Đông Page 55
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa Biểu 2.1. Phiếu xuất kho số 0001215 ĐƠN VỊ: CT TNHH Mỹ Hoàng Bộ phận: Bán hàng PHIẾU XUẤT KHO Số: 0001215 Ngày 25 tháng 12 năm 2017 Ngày 25 tháng 12 năm 2017 Nợ: 632 Có: 1561 - Người nhận hàng: - Đơn vị: Công ty TNHH MTV Hoàng Khăm - Địa chỉ: Thôn Bình An, Xã Lộc Bổn, Huyện Phú Lộc, Tỉnh TT Huế - Nội dung: Bán hàng cho Công ty TNHH MTV Hoàng Khăm Đơn Số SỐ Mã kho Tên vật tư vị Đơn giá Thành tiền TT LƯỢNG tính 1 KH002 Thép hộp chữ nhật mạ kg 81,60 16.934,04 1.381.818 kẽm 13x26x1.2 2 KH002 Thép hộp chữ nhật mạ kg 178,20 16.681,97 2.972.727 kẽm 20x40x1.1 3 KH002 Thép hộp chữ nhật mạ kg 373,50 16.672,75 6.22727.3 kẽm 20x40x1.4 4 KH002 Thép hộp chữ nhật mạ kg 197 1624.3,65 3.200.000 kẽm 30x60x1.2 5 KH002 Thép hộp chữ nhật mạ kg 228,60 16.463,85 3.763.636 kẽm 30x60x1.4 Tiền bán 17.545.454 Thuế 1.754.546 Trường Đại học Kinh tếTổng cHuếộng 19.300.000 - Tổng số tiền (viết bằng chữ): Mười chín triệu ba trăm nghìn đồng chẵn. - Số chứng từ gốc kèm theo: Xuất, ngày 25 tháng 12 năm 2017 Người lập phiếu Người nhận hàng Thủ kho Kế toán trưởng Giám đốc (Ký,họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) SVTH: Nguyễn Thị Thu Đông Page 56
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa Trường Đại học Kinh tế Huế Hình 2.3. Giao diện phần mềm kế toán Pro Acounting – Hóa đơn bán hàng SVTH: Nguyễn Thị Thu Đông Page 57
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa Biểu 2.2. Hóa đơn GTGT số 0001215 CT TNHH Mỹ Hoàng Mẫu số: 01GTKT3/002 87 Nguyễn Sinh Cung, TP.Huế Ký hiệu: AA/16P Số: 0001215 HOÁ ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG Liên 3: Nội bộ Ngày 25 tháng 12 năm 2017 Đơn vị bán hàng: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỸ HOÀNG. Mã số thuế: 3 3 0 0 3 6 7 7 5 9 Địa chỉ: 87 Nguyễn Sinh Cung, Phường Vỹ Dạ, Tthành phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế. Điện thoại: 0234.32210477; Số tài khoản: Họ tên người mua hàng: . Tên đơn vị: CÔNG TY TNHH MTV Hoàng Khăm. Mã số thuế: 3 3 0 0 2 6 0 8 5 4 Địa chỉ: Thôn Bình An, xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Hình thức thanh toán: TM . Số tài khoản: Số STT Tên Vật Tư ĐVT Lượng Đơn Giá Thành tiền 1 Thép hộp chữ nhật mạ kẽm 13 x 26 x 1.2 kg 81.6 16.934,04 1.381.818 1 Thép hộp chữ nhật mạ kẽm 20 x 40 x 1.1 kg 178.2 16.681,97 2.972.721 1 Thép hộp chữ nhật mạ kẽm 20 x 40 x 1.4 kg 373.5 16.672,75 6.221.273 1 Thép hộp chữ nhật mạ kẽm 30 x 60 x 1.2 kg 197 16.243,65 3.200.000 1 Thép hộp chữ nhật mạ kẽm 30 x 60 x 1.4 kg 228.6 16.463,85 3.763.636 Cộng tiền hàng 17.545.454 TrườngThuếsuất GTGT: 10% Đại học KinhTi ềntế thuếGTGT Huế 1.754.546 Tổng Cộng Tiền Thanh Toán: 19.300.000 (Bằng chữ: Mười chín triệu ba trăm ngàn đồng chẵn ) Người mua hàng Thủ trưởng đơn vị (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu,ghi rõ họ tên) Bán hàng qua điện thoại Đã ký Nguyễn Thị Thanh Tâm SVTH: Nguyễn Thị Thu Đông Page 58
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa Biểu 2.3. Chứng từ ghi sổ - Hóa đơn bán hàng nội địa CÔNG TY TNHH MỸ HOÀNG Mẫu số S02a – DNN 87 NGUYỄN SINH CUNG, PHƯỜNG VĨ DẠ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ TT 200/2014/TT-BTC CHỨNG TỪ GHI SỔ PC1: Hóa đơn bán hàng Từ ngày 1/12/2017 đến ngày 31/12/2017 Chứng từ Diễn giải Số hiệu tài khoản Số tiền Stt Số ngày Nợ Có 1 Bán hàng Công ty TNHH PT12.001 01/12/2017 QCTM&DV Thiên Cát 1111 51111 17.000.000 2 Bán hàng Công ty TNHH PT12.002 01/12/2017 Hoàng Tiến Thái 1111 51111 10.526.364 3 Bán hàng Công ty TNHH PT12.003 01/12/2017 MTV XD&TM Thiện Nhân 1111 51111 17.747.273 4 Bán hàng Công ty TNHH SX PT12.004 01/12/2017 TM DV Mạnh Cường 1111 51111 10.080.000 5 Bán hàng Công ty TNHH PT12.005 02/12/2017 QCTM&DV Thiên Cát 1111 51111 17.718.182 109 PT12.080 25/12/2017 Bán hàng Công ty TNHH 1111 51111 17.545.454 MTV Hoàng Khăm 172 Bán hàng Công ty TNHH PT12.118 30/12/2017 Thành Long 1111 51111 16.654.546 173 Bán hàng Hợp Tác Xã Nông PT12.119 30/12/2017 Nghiệp Thủy Phù 1111 51111 18.142.500 174 Bán hàng Công ty TNHH PT12.120 30/12/2017 MTV SX&TM Minh Kính 1111 51111 18.058.181 175 Bán hàng Công ty TNHH PT12.121 30/12/2017 757 Thanh Lộc 1111 51111 17.830.909 176 Trường ĐạiBán hàng Công học ty TNHH Kinh tế Huế MTV QC In ấn và TT Nội PT12.122 30/12/2017 Thất Hoàng Lê 1111 51111 16.518.182 Tổng cộng 2.684.821.586 Ngày tháng năm Giám đốc Phụ trách kế toán Người ghi sổ Ký, họ tên, đóng dấu Ký, họ tên Ký, họ tên SVTH: Nguyễn Thị Thu Đông Page 59
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa Biểu 2.4. Sổ chi tiết doanh thu bán hàng nội địa Đơn vị: CT TNHH Mỹ Hoàng Địa chỉ: 87 Nguyễn Sinh Cung, P.Vỹ Dạ, TP.Huế Mẫu số: S20 - DN (ngày 20/03/2006 của bộ Tài Chính) SỔ CHI TIẾT DOANH THU BÁN HÀNG Tài khoản: 5111 Loại tiền: VNĐ Tài Mã Ngày chứng Số chứng Mã tài khoản chứng Tên khách p.hành h.đơn Diễn giải chính Phát sinh nợ Phát sinh có từ từ khoản đối từ ứng Số dư đầu kỳ (51111) 0 18.152.875.694 Tổng phát sinh trong kỳ (51111) 20.837.697.280 2.684.821.586 Số dư cuối kỳ (51111) 0 0 Cty TNHH Quảng cáo thương mại và Bán hàng Công ty TNHH QCTM&DV PT1 01/12/2017 PT12.001 dịch vụ Thiên Cát Thiên Cát 51111 1111 0 17.000.000 PT1 01/12/2017 PT12.002 Công ty TNHH Hoàng Tiến Thái Bán hàng Công ty TNHH Hoàng Tiến Thái 51111 1111 0 10.526.364 Công ty TNHH MTV xây dựng và Bán hàng Công ty TNHH MTV XD&TM PT1 01/12/2017 PT12.003 thương mại Thiện Nhân Thiện Nhân 51111 1111 0 17.747.273 Công ty TNHH MTV Hoàng Bán hàng Công ty TNHH MTV PT1 25/12/2017 PT12.080 Khăm Hoàng Khăm 51111 1111 0 17.545.454 PT1 30/12/2017 PT12.121 Công ty TNHH 757 Thanh Lộc Bán hàng Công ty TNHH 757 Thanh Lộc 51111 1111 0 17.830.909 Công ty TNHH MTV Quảng Cáo In Bán hàng Công ty TNHH MTV QC In ấn PT1 30/12/2017 PT12.122 ấn và Trang Trí Nội Thất Hoàng Lê và TT Nội Thất Hoàng Lê 51111 1111 0 16.518.182 Kết chuyển doanh thu bán hàng sang xác PKT 31/12/2017 12.017 định kết quả kinh doanh 51111 9111 20.837.697.280 0 - Cộng số phát sinh 20.837.697.280 - Sổ này có trang. đánh số từ trang số 01 đến trang Ngày 31 tháng 12 năm 2016 Người ghi sổ ( Ký. họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên, đóngTrường dấu) Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Thu Đông Page 60
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa Doanh thu xuất khẩu Khi nghiệp vụ bán hàng xuất khẩu phát sinh tức là khi hợp đồng kinh tế đã được ký kết, dựa vào Hợp đồng kinh tế, kế toán hàng hóa tiến hành lập Phiếu xuất kho và Hóa đơn GTGT (Tương tự nghiệp vụ bán hàng nội địa). Phiếu xuất kho gồm 2 liên: Liên 1 lưu tại cuốn, liên 2 giao cho nhân viên bán hàng (Đã có chữ ký của Kế toán trưởng và Giám đốc). Hóa đơn GTGT gồm 3 liên: Liên 1 lưu tại cuốn, liên 2 và liên 3 giao cho nhân viên bán hàng (Đã có chữ ký của Kế toán trưởng và kế toán hàng hóa). Nhân viên bán hàng mang 2 chứng từ đó đến tổng kho của Công ty nhận hàng và vận chuyển giao cho khách hàng. Phiếu xuất kho sẽ lưu tại kho; Kế toán hàng hóa sẽ nhận lại liên 2 Hóa đơn GTGT (Đã có xác nhận của khách hàng) và Danh sách hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát Hải quan, liên 3 Hóa đơn GTGT giao cho khách hàng. Kế toán thanh toán dựa vào thông tin trên phần mềm kế toán để xác nhận việc thanh toán của khách hàng (Thường thanh toán qua ngân hàng). Cuối mỗi ngày, căn cứ vào Hóa đơn GTGT kế toán hàng hóa tiến hành phản ánh nghiệp vụ vào sổ chi tiết tài khoản 51112 – Doanh thu xuất khẩu. Các chứng từ phát sinh trong ngày như: Hóa đơn GTGT, phiếu xuất kho, phiếu thu, sẽ được từng bộ phận liên quan cập nhật vào Chứng từ ghi sổ. Cuối mỗi tháng, kế toán hàng hóa dựa vào các sổ chi tiết và chứng từ ghi sổ để tiến hành cập nhật vào sổ cái TK 511. Ví dụ 2: Ngày 19/12/2017 Công ty TNHH Mỹ Hoàng xuất kho bán cho Công ty Savanmixay – Lào một lô hàng với giá trị thanh toán 1.515.640.669 VNĐ. Thủ tục tiến hành của kế toán bán hàng ở nghiệp vụ này cũng tương tự ở ví dụ 1. Tuy nhiên, ở nghiệp vụ này do bán cho một Công ty ở nước ngoài với khối lượng hàng lớn nên sẽ ký kết Hợp đồng kinh tế (Phụ lục 13) để đảm bảo cho cả hai bên. Ngoài ra, vì đây làTrường bán hàng xuất khẩu Đại nên sẽ cóhọcsự kiểm Kinh tra của Cục tếHải QuanHuế khi xuất hàng qua cửa khẩu. Khi qua cửa khẩu, Cục Hải Quan sẽ tiến hành kiểm tra hàng hóa. Nếu hàng hóa đạt điều kiện Giám sát Cục Hải quan sẽ ký và đóng dấu vào Tờ khai Danh sách hàng hóa đủ điều kiện qua giám sát Hải Quan – Do kế toán bán hàng của Công ty in trên trang wep của Cục Hải quan kèm theo Tờ khai hàng hóa xuất khẩu (Thông quan). Hóa đơn GTGT sẽ được lập gồm 3 liên chứ không phải 2 liên như ở ví dụ 1: Liên 1 lưu tại cuốn, liên 2 và liên 3 giao cho nhân viên bán hàng (Đã có chữ ký của Kế SVTH: Nguyễn Thị Thu Đông Page 61