Khóa luận Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Long Thọ
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Long Thọ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_thuc_trang_cong_tac_ke_toan_chi_phi_san_xuat_va_ti.pdf
Nội dung text: Khóa luận Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Long Thọ
- ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI:THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LONG THỌ LÊ THỊ HIỀN Trường ĐạiHu họcế, 05 /2017 Kinh tế Huế
- ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LONG THỌ Sinh viên thực hiện: Giảng viên hướng dẫn: Lê Thị Hiền TS. Nguyễn Đình Chiến Lớp: K47 B KTDN Niên khóa: 2013- 2017 Trường Đại học Kinh tế Huế Huế, tháng 05 năm 2017
- Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến Lời Cảm Ơn Trong quá trình thực tập và thực hiện khóa luận tốt nghiệp này, tôi đã nhận được giúp đỡ to lớn từ nhà trường, thầy cô, gia đình, bạn bè và các cô chú, anh chị làm việc tại Công ty cổ phần Long Thọ. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu nhà trường, Khoa Kế toán – Kiểm toán, cùng toàn thể thầy cô trong trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế đã truyền đạt cho tôi những kiến thức tổng quan về kinh tế và những kiến thức chuyên môn về kế toán, kiểm toán hết sức quý giá và thiết thực. Đặc biệt, tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn đến TS. Nguyễn Đình Chiến đã tận tình, dành nhiều thời gian, công sức hướng dẫn cho tôi trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành tốt khóa luận. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến Giám đốc, các anh chị Phòng kế toán Tài chính và các bộ phận khác trong Công ty cổ phần Long Thọ đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập, tạo điều kiện để tôi thu thập thông tin, số liệu, tiếp xúc, nắm bắt công việc, được vận dụng những lý luận khoa học vào thực tế tại công ty và hoàn thành tốt đề tài khóa luận mà tôi đã chọn. Tuy nhiên, do những hạn chế về thời gian nghiên cứu cũng như hạn chế về kinh nghiệm, về kiến thức, cho nên khóa luận của tôi không thể tránh khỏi những điểm thiếu sót. Kính mong quý thầy cô giáo và những người quan tâm đóng góp ý kiến để đề tài này ngày càng được hoàn thiện hơn. Huế, ngày 04 tháng 05 năm 2017 Sinh viên thực hiện Lê Thị Hiền Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Hiền i
- Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BHTN : Bảo hiểm thất nghiệp BHXH : Bảo hiểm xã hội BHYT : Bảo hiểm y tế BTP : Bán thành phẩm CCDC : Công cụ dụng cụ CP NVLTT : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp CPNCTT : Chi phí nhân công trực tiếp CPNVL : Chi phí nguyên vật liệu CPSX : Chi phí sản xuất CPSXC : Chi phí sản xuất chung CPSXDDCK : Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ CPSXDDĐK : Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ ĐHSX : Điều hành sản xuất GTGT : Giá trị gia tăng KĐGG :Giá trị khoản điều chỉnh giảm giá thành KKĐK : Kiểm kê định kỳ KKTX : Kê khai thường xuyên KPCĐ : Kinh phí công đoàn NPT : Nợ phải trả NVL : Nguyên vật liệu SPDD : Sản phẩm dở dang SPHT : Sản phẩm hoàn thành TK : Tài khoản TSCĐ : Tài sản cố định TSDH : Tài sản dài hạn TSNH : Tài sản ngắn hạn VCSH : Vốn chủ sở hữu VLXDTrường Đại: Vật liệ uhọc xây dựng Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Hiền ii
- Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán chi phí NVLTT theo Phương pháp kê khai thường xuyên 20 Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp theo phương pháp kê khai thường xuyên. 22 Sơ đồ 1.3: Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung theo phương pháp kê khai thường xuyên. 24 Sơ đồ 1.4: Sơ đồ hạch toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên. 26 Sơ đồ 2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty Cổ phần Long Thọ 32 Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán 33 Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính 36 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Hiền iii
- Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Tình hình lao động của công ty qua 3 năm 2014 - 2016 38 Bảng 2.2. Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty qua 3 năm 2014- 2016 41 Bảng 2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2014-2016 43 Bảng 2.4 Định mức nguyên vật liệu quý I năm 2016 48 Bảng 2.5. Bảng tính giá thành cho sản phẩm gạch terrazzo đen và gạch terrazzo màu quý I/2016 62 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Hiền iv
- Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ii DANH MỤC SƠ ĐỒ iii DANH MỤC CÁC BẢNG iv MỤC LỤC v PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU 1 1.1. Lý do chọn đề tài 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1 1.3. Đối tượng nghiên cứu 2 1.4. Phạm vi nghiên cứu 2 1.5. Phương pháp nghiên cứu 3 1.6. Tình hình nghiên cứu 4 1.7. Kết cấu của đề tài 4 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5 CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 5 1.1. Lý luận chung về chi phí sản xuất 5 1.1.1. Khái niệm 5 1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất 5 1.1.2.1. Phân loại chi phí theo nội dung kinh tế ban đầu 6 1.1.2.2. Phân loại theo công dụng kinh tế. 6 1.1.2.3. Phân loại chi phí theo mối quan hệ với thời kỳ tính kết quả. 7 1.1.2.4. Phân loại theo phương pháp quy nạp 7 1.1.2.5. Phân loại chi phí theo mối quan hệ với mức độ hoạt động. 8 1.2. Giá thành sản xuất 8 1.2.1. KháiTrường niệm Đại học Kinh tế Huế 8 SVTH: Lê Thị Hiền v
- Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến 1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm. 8 1.2.2.1. Phân loại giá thành sản phẩm theo thời điểm và cơ sở dữ liệu tính giá thành. 8 1.2.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm theo phạm vi phát sinh chi phí 9 1.3. Ý nghĩa của công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm 9 1.4. Nhiệm vụ của kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm 10 1.5. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất. .10 1.5.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. 10 1.5.2. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất 11 1.5.2.1. Phương pháp trực tiếp 11 1.5.2.2. Phương pháp gián tiếp 11 1.6. Đối tượng tính giá thành sản phẩm và kỳ tính giá thành sản phẩm. 12 1.6.1. Đối tượng tính giá thành sản phẩm 12 1.6.2. Kỳ tính giá thành sản phẩm 12 1.7. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 12 1.7.1. Đánh giá SPDDCK theo chi phí NVLC 12 1.7.2. Đánh giá SPDDCK theo chí phí NVL trực tiếp 13 1.7.3. Đánh giá SPDDCK theo sản lượng hoàn thành tương đương 14 1.7.4. Đánh giá SPDDCK theo chi phí kế hoạch( định mức) 15 1.8. Các phương pháp tính giá thành 15 1.8.1. Phương pháp tính giá thành giản đơn ( trực tiếp). 15 1.8.2. Tính giá thành theo phương pháp hệ số 15 1.8.3. Tính giá thành theo phương pháp tỷ lệ 16 1.8.4. Tính giá thành theo đơn dặt hàng 17 1.8.5. Tính giá theo phương pháp phân bước 18 1.9. Kế toán các khoản mục chi phí sản xuất 18 1.9.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CPNVLTT). 18 1.9.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp (CPNCTT). 20 1.9.3. Kế toán chi phí sản xuất chung. 22 1.10. Kế toáTrườngn tập hợp chi phíĐại sản xu họcất trong doanhKinh nghiệ ptế thự cHuế hiện kế toán theo phương pháp kê khai thường xuyên. 25 SVTH: Lê Thị Hiền vi
- Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến CHƯƠNG 2: KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LONG THỌ 27 2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Long Thọ Huế 27 2.1.1. Giới thiệu về Công ty 27 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển 28 2.1.3. Đặc điểm sản xuất sản phẩm 29 2.1.4. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 30 2.1.5. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Long Thọ 33 2.1.6. Phân tích khái quát tình hình nguồn lực của công ty 37 2.2. Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty Cổ phần Long Thọ 45 2.2.1. Phân loại chi phí sản xuất gạch terrazzo 45 2.2.2. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất 45 2.2.3. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất 46 2.2.4. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 46 2.2.5. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp 50 2.2.6. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung 53 2.2.7. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất 59 2.3. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ tại công ty Cổ phần Long Thọ 60 2.4. Thực trạng công tác kế toán tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần Long Thọ 60 2.4.1. Đối tượng và kỳ tính giá thành 60 2.4.1.1. Đối tượng tính giá thành 60 2.4.1.2. Kỳ tính giá thành 61 2.4.2. Phương pháp tính giá thành 61 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LONG THỌ 63 3.1. Đánh giá về thực trạng công tác kế toán tại công ty Cổ phần Long Thọ 63 3.2. Đánh giá về công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty 64 3.2.1. Ưu điểmTrường Đại học Kinh tế Huế 64 3.2.2. Nhược điểm 66 SVTH: Lê Thị Hiền vii
- Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến 3.2.3. Một số biện pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ Phần Long Thọ. 67 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 69 III.1. Kết luận 69 III.2. Kiến nghị 70 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 72 PHỤ LỤC Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Hiền viii
- Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Trong nền kinh tế thị trường cùng với các chính sách mở cửa hội nhập của nhà nước đã đặt các doanh nghiệp trong nước, nhất là doanh nghiệp sản xuất trước thách thức là quy luật cạnh tranh. Doanh nghiệp muốn đứng vững, tồn tại và phát triển thì các doanh nghiệp phải nâng cao sức cạnh tranh bằng cách không ngừng đổi mới sáng tạo, nhằm hạ thấp chi phí cá biệt so với chi phí xã hội nhưng không giảm chất lượng để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Bên cạnh đó còn phải quản lý chặt chẽ tới mọi khoản chi phí nhằm hạ thấp được giá thành sản phẩm. Giá thành sản phẩm cũng như phạm trù kinh tế khác của sản xuất có vai trò to lớn trong quản lý và sản xuất. Nó là nhân tố tác động trực tiếp đến giá cả hàng hoá, để tiến hành hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì không thể không kế hoạch hoá hạch toán mọi chi phí sao cho đạt lợi nhuận cao nhất với chi phí thấp nhất. Vì vậy, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành đầy đủ, chính xác, kịp thời là nhân tố quan trọng và ý nghĩa quan trọng, nhất trong nên kinh tế thị trường. Để thâm nhập sản phẩm của mình ra ngoài thị trường với chất lượng tốt, giá thành hạ và đem lại hiệu quả kinh tế cao thì tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đã thực sự trở thành khâu trung tâm và quan trọng cho toàn bộ công tác kế toán ở Công ty Cổ Phần Long Thọ. Nhận thức được tầm quan trọng của việc tập hợp chi phí và tính giá thành cũng như hiểu được mục đích kinh doanh của các công ty là gì và thực tế ở Công ty Cổ phần Long Thọ tôi đã chọn đề tài “Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Long Thọ” làm khóa luận tốt nghiệp của mình. Đây không những là cơ hội để tìm hiểu sâu hơn về kế toán nói chung và kế toán chi phí, tính giá thành sản phẩm nói riêng, làm hoàn thiện hơn kiến thức của mình, mà còn là dịp để áp dụng những hiểu biết của mình vào thực tế quan sát, học hỏi tại đơn vị thực tập và hoàn thành tốt bài khóa luận này. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Xuất phát từ tầm quan trọng của việc nghiên cứu và đánh giá thực trạng công tác hạch toán kếTrường toán chi phí và tínhĐại giá thành học sản phẩmKinh của công tế ty CổHuế phần Long Thọ. Đề tài nghiên cứu nhằm các mục tiêu : SVTH: Lê Thị Hiền 1
- Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến Nghiên cứu chung hệ thống lý thuyết về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất nhằm khái quát hóa những vấn đề có tính chất tổng quan về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Nghiên cứu thực trạng tổ chức kế toán hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần Long Thọ tỉnh Thừa Thiên Huế cụ thể là nghiên cứu về cách hạch toán và công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gạch Terrazzo của công ty Cổ phần Long Thọ. Bổ sung và trau dồi thêm kiến thức cho bản thân và từ những kiến thức có thể đưa ra các đề xuất, biện pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công Ty Cổ Phần Long Thọ. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề liên quan đến công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất nói chung và công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và giá hành sản phẩm: Gạch terrazzo của xí nghiệp gạch terrazzo ở công ty Cổ phần Long Thọ. 1.4. Phạm vi nghiên cứu Đề tài có các phạm vi nghiên cứu sau đây: Về thời gian: Các số liệu kế toán được thu thập để phục vụ cho việc thực hiện đề tài từ hệ thống thông tin kế toán của công ty qua 3 năm 2014 – 2016 trong đó tập trung nghiên cứu quý I/2016 của kỳ kế toán năm 2016. Về không gian: Đề tài nghiên cứu này được thực hiện tại công ty Cổ phần Long Thọ, cụ thể hơn là tại phòng kế toán của công ty. Về nội dung: Do nguồn lực và thời gian nghiên cứu hạn chế, đề tài này giới hạn nội dung nghiên cứu ở các vấn đề sau: • Nghiên cứu tình hình cơ bản của công ty như cơ cấu tổ chức quản lý, tổ chức hoạt động kinh doanh, nguồn lực • Nghiên cứu khái quát về tổ chức công tác kế toán của công ty. • Nghiên cứu về quy trình, phương pháp kế toán các chi phí sản xuất (nguyên vật liệu trựcTrường tiếp, nhân công trựcĐại tiếp, sảnhọc xuất chung)Kinh và phương tế phápHuế tính giá thành tại đơn vị. SVTH: Lê Thị Hiền 2
- Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến • Lĩnh vực nghiên cứu là hoạt động sản xuất gạch Terrazzo tại xí nghiệp Terrazzo. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Để tiến hành nghiên cứu đề tài này, các phương pháp sau được sử dụng: Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu những tài liệu giáo trình kế toán chi phí của một số tác giả, slide bài giảng của giáo viên, tham khảo tài liệu liên quan như văn bản pháp luật về kinh tế, chuẩn mực kế toán, sách báo, khóa luận tốt nghiệp và báo cáo chuyên đề từ các khóa trước, ở thư viện trường và trên internet, các tài liệu ở công ty về kế toán chi phí và tính giá thành để tìm hiểu thực tế các vấn đề nghiên cứu. Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập số liệu từ nguồn tài liệu của phòng kế toán tại công ty đặc biệt là về tình hình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gạch terrazzo qua quý I/2016 từ đó tiến hành chọn lọc, xử lý chung sao cho phù hợp với mục đích nghiên cứu của đề tài. Phương pháp quan sát, phỏng vấn: tiến hành trao đổi trực tiếp với các nhân viên phòn kế toán, phòng tổ chức hành chính, nhằm tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu, các quy định, thủ tục mà công ty áp dụng. Đặc biệt là quá trình kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty. Phương pháp so sánh phân tích: Gồm cả so sánh tương đối và so sánh tuyệt đối để đánh giá tổng quát nguồn lực của công ty, phân tích sự biến động của tài sản, nguồn vốn. Đây cũng là phương pháp hữu hiệu để đưa ra những nhận xét đúng đắn và giải pháp phù hợp. Phương pháp kế toán: Là đưa ra các nguyên tắc, quy định chung để kế toán dựa vào đó tiến hành thực hiện và là cơ sở cho việc đánh giá đối chiếu mọi phần hành kế toán trong công việc.Các phương pháp kế toán được sử dụng như phương pháp chứng từ kế toán, phương pháp đối ứng tài khoản, phương pháp tổng hợp cân đối kế toán, phương pháp tính giá. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Hiền 3
- Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến 1.6. Tình hình nghiên cứu Đề tài về chi phí và giá thành là một đề tài không mới đã được thực hiên nghiên cứu nhiều lần ở các anh chi khóa trước nhưng tai công ty đây là lần đầu việc nghiên cứu công tác kế toán chi phí và tính giá thành gạch terrazzo . Ngoài ra đề tài này vẫn cần thiết cho công tác quản lý nên việc nghiên cứu đề tài này đòi hỏi tính trung thực, chính xác, khách quan. Vì thế trong quá trình nghiên cứu em luôn phải tìm hiểu, cập nhật các thông tin, nội dung, các quy định cũng như các chính sách liên quan đến đề tài. Phải bám sát tình hình thực tiễn tại công ty để có cái nhìn tổng quát nhất, từ đó chuyên sâu vào công tác kế toán hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nhằm hoàn thiện hơn công tác kế toán. Đặc biệt, trong quá trình thực tập tại công ty tôi có cơ hội tìm hiểu quá trình tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm gạch terrazzo. Và được tìm hiểu quá trình hạch toán, lưu chuyển chứng từ và cách làm việc trên phần mên kế toán của các phần công việc khác nhau trong phòng kế toán đặc biệt là công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành. 1.7. Kết cấu của đề tài Đề tài gồm có 3 phần sau: Phần I: Đặt vấn đề Phần II: Nội dung nghiên cứu Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất. Chương 2: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Long Thọ Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần Long Thọ Phần III: Kết luận và kiến nghị Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Hiền 4
- Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1.1. Lý luận chung về chi phí sản xuất 1.1.1. Khái niệm Nền sản xuất xã hội của bất kỳ phương thức sản xuất nào cũng gắn liền với sự vận động và tiêu hao các yếu tố cơ bản tạo nên trong quá trình sản xuất. Trong doanh nghiệp sản xuất là nơi diễn ra các hoạt động sản xuất ra của cải vật chất để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Có thể nói rằng một hoạt động sản xuất nào cũng là quá trình kết hợp các yếu tố: sức lao động của con người, tư liệu lao động (nhà xưởng, máy móc, thiết bị và các TSCĐ khác), đối tượng lao động (nguyên, nhiên vật liệu). Các yếu tố đó chính là chi phí sản xuất mà doanh nghiệp phải bỏ ra để sản xuất ra những lượng sản phẩm vật chất tương ứng. Các chi phí sản xuất mà doanh nghiệp chi ra luôn được tính toán và được đo lường bằng tiền và gắn với một thời gian xác đinh (tháng, quý, năm).Trong đó, sức lao động (lao động sống), tư liệu lao động và đối tượng lao động là lao động quá khứ (lao động vật hóa). Vì vậy, chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sống và lao động vật hóa phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh. (T.S Huỳnh Lợi (2010), Kế toán chi phí, NXB Giao thông vận tải, TPHCM). 1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất Chí phí sản xuất có nhiều loại, nhiều khoản khác nhau về nội dung, tính chất, công dụng, mục đích, vai trò, vị trí. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, để thuận lợi cho công tác quản lý, hạch toán nhằm sử dụng hợp lý chi phí thì cần tiến hành phân loại chi phí sản xuất.Và xuất phát từ các mục đích và yêu cầu khác nhau của quản lý được phân loại theo các tiêu thức khác nhau. Theo TS. Phạm Văn Dược, TS. Đoàn Ngọc Quế, TH.S Bùi Văn Trường (2006), Kế toán chi phí, Nhà xuất bản thống kê, có một số cách phân loại phổ biến như sau: Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Hiền 5
- Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến 1.1.2.1. Phân loại chi phí theo nội dung kinh tế ban đầu - Chi phí nguyên vật liệu: Là yếu tố chi phí nguyên vật liệu bao gồm giá mua, chi phí mua của nguyên vật liệu dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Yếu tố này bao gồm những thành phần sau: CPNVL chính, CPNVL Phụ, CP nhiên liệu, CP phụ tùng thay thế, CPNVL khác. - Chi phí nhân công: Bao gồm tiền lương chính, phụ cấp theo lương phải trả người lao động, và các khoản trích theo lương như kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của người lao động. - Chi phí công cụ dụng cụ: Yếu tố này bao gồm giá mua và chi phí mua của các công cụ dùng vào hoạt động kinh doanh. Tổng chi phí công cụ dụng cụ là tiền đề để nhà quản lý hoạch định mức luân chuyển qua kho, định mức dự trữ, nhu cầu thu mua công cụ dụng cụ hợp lý. - Chi phí khấu hao tài sản cố định: Bao gồm khấu hao của tất cả tài sản cố định, tài sản dài hạn dùng vào sản xuất kinh doanh. Tổng mức chi phí khấu hao, giúp nhà quản lý nhận biết mức chuyển dịch, hao mòn tài sản cố định, tài sản dài hạn. - Chi phí dịch vụ thuê ngoài: Bao gồm giá dịch vụ mua từ bên ngoài cung cấp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như giá dịch vụ điện nước, phí bảo hiểm tài sản, giá thuê nhà cửa phương tiện - Chi phí khác bằng tiền: Bao gồm tất cả các chi phí sản xuất kinh doanh bằng tiền tại doanh nghiệp. 1.1.2.2. Phân loại theo công dụng kinh tế. - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm toàn bộ chi phí nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp trong từng hoạt động sản xuất sản phẩm như chi phí nguyên vật liệu chính, chi phí nguyên vật liệu phụ, Chi phí nguyên liệu trực tiếp tuy thường chiếm tỷ lệ lớn trên tổng chi phí nhưng dễ nhận biết, định lượng chính xác, kịp thời khi phát sinh. - Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất: Bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương tính vào chi phí sản xuất như kinh phí công đoàn, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội của côngTrường nhân trực tiếp Đại thực hiện học từng hoạt Kinh động sản xuất. tế Huế SVTH: Lê Thị Hiền 6
- Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến - Chi phí sản xuất chung: Bao gồm tất cả các chi phí sản xuất ngoài hai khoản mục chi phí trên. Như vậy chi phí sản xuất chung thường bao gồm: + Chi phí lao động gián tiếp, chi phí phục vụ, chi phí tổ chức quản lý sản xuất tại phân xưởng; + Chi phí nguyên vật liệu dùng trong máy móc thiết bị; + Chi phí công cụ dụng cụ dùng trong sản xuất; + Chi phí khấu hao máy móc thiết bị, tài sản cố định khác dùng trong sản xuất; + Chi phí dịch vụ thuê ngoài phục vụ sản xuất như điện, nước, sửa chữa, bảo hiểm tài sản tại xưởng sản xuất. - Chi phí bán hàng: Còn gọi là chi phí lưu thông, là những chi phí đảm bảo cho việc thực hiên chính sách, chiến lược bán hàng của doanh nghiệp. - Chi phí quản lý doanh nghiệp: Bao gồm tất các chi phí liên quan đến công việc hành chính, quản trị ở phạm vi toàn doanh nghiệp. Ngoài ra chi phí quản lý doanh nghiệp còn bao gồm các loại chi phí không nằm trong các mục chi phí nói trên. 1.1.2.3. Phân loại chi phí theo mối quan hệ với thời kỳ tính kết quả. - Chi phí sản phẩm: là những chi phí gắn liền với sản phẩm được sản xuất ra hoặc được mua vào trong kỳ. Đối với hoạt động sản xuất, chi phí sản phẩm là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung phát sinh trong hoạt động sản xuất. - Chi phí thời kỳ: là những chi phí phát sinh và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận trong một kỳ kế toán. Chi phí thời kỳ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tồn tại khá phổ biến như chí phí hoa hồng bán hàng, chi phí quảng cáo, chi phí thuê nhà, chi phí văn phòng 1.1.2.4. Phân loại theo phương pháp quy nạp - Chi phí trực tiếp: là những chi phí liên quan trực tiếp đến từng đối tượng chịu chi phí. Có thể quy nạp vào từng đối tượng chi phí như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp Loại chi phí này thường chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng chi phí. - ChiTrường phí gián tiếp: là nhữngĐại chi họcphí phát sinhKinh liên quan tế đến nhiHuếều đối tượng chi phí như chi phí nguyên vật liệu phụ, chi phí nhân công phụ, chi phí quảng cáo SVTH: Lê Thị Hiền 7
- Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến 1.1.2.5. Phân loại chi phí theo mối quan hệ với mức độ hoạt động. - Biến phí là những chi phí nếu xét về tổng số thay đổi tỷ lệ thuận với mức độ hoạt động, mức độ hoạt động có thể là số lượng sản phẩm sản xuất ra, số lượng sản phẩm tiêu thụ, số giờ máy vận hành; tỷ lệ thuận chỉ trong một phạm vi hoạt động. - Định phí là những chi phí mà xét về tổng số ít thay đổi hoặc không thay đổi theo mức độ hoạt động nhưng nếu xét trên một đơn vị mức độ hoạt động thì tỷ lệ nghịch với mức độ hoạt động. - Chi phí hỗn hợp: Là những chi phí bao gồm hỗn hợp cả định phí và biến phí. Ở một mức độ hoạt động nào đó, chi phí hỗn hợp là định phí, thể hiện đặc điểm của định phí; ở một mức độ khác, nó có thể bao gồm cả định phí, biến phí, đặc điểm của định phí và biến phí. 1.2. Giá thành sản xuất 1.2.1. Khái niệm Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các chi phí về lao động sống và lao động vật hóa có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm, lao vụ hoàn thành. Giá thành sản phẩm là chi phí sản xuất tính cho một khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành nhất định. Giá thành sản phẩm là một thước đo giá trị, cũng là một đòn bẩy kinh tế, nó mang tính khách quan và cả chủ quan, đồng thời nó là một đại lượng cá biệt, mang tính giới hạn và là một chỉ tiêu, biện pháp quản lý chi phí. ( Huỳnh Lợi (2010), Kế Toán Chi Phí, NBX Giao Thông Vận Tải, TPHCM). 1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm. 1.2.2.1. Phân loại giá thành sản phẩm theo thời điểm và cơ sở dữ liệu tính giá thành. Giá thành được chia 3 loại là giá thành kế hoạch, giá thành định mức và giá thành thực tế. - Giá thành kế hoạch là giá thành được xây dựng trên cơ sở tiêu chuẩn chi phí định mức nhưng có điều chỉnh theo năng lực hoạt động trong kỳ kế hoạch hoặc kỳ dự toán. Giá thànhTrường kế hoạch có thểĐại được lậphọc cho từng Kinh sản phẩm hoặctế mộtHuế khối lượng sản phẩm, công việc nhất định trong từng kỳ sản xuất. SVTH: Lê Thị Hiền 8
- Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến - Giá thành định mức là giá thành sản phẩm được xây dựng trên tiêu chuẩn chi phí định mức. Giá thành định mức thường được lập cho từng loại sản phẩm trước khi sản xuất. Nó là đơn vị cơ sở để xây dựng giá thành kế hoạch, giá thành dự toán, xác định chi phí tiêu chuẩn. - Giá thành thực tế là giá thành sản phẩm được tính toán dựa trên cơ sở chi phí phát sinh. Giá thành thực tế thường có sau quá trình sản xuất. 1.2.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm theo phạm vi phát sinh chi phí Giá thành được chia 2 loại: giá thành sản xuất và giá thành toàn bộ. - Giá thành sản xuất là giá thành tính trên cơ sở toàn bộ chi phí liên quan đến việc sản xuất ra sản phẩm, gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. - Giá thành toàn bộ là giá thành tính trên cơ sở toàn bộ chi phí liên quan đến việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp. (Huỳnh Lợi (2010), Kế Toán Chi Phí, NBX Giao Thông Vận Tải, TPHCM). 1.3. Ý nghĩa của công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm Công tác kế toán không chỉ có ý nghĩa đối với mỗi doanh nghiệp mà nó còn có vai trò quan trọng trong toàn bộ nền kinh tế nói chung. Bởi vì, mỗi doanh nghiệp là một thành phầm kinh tế, mỗi doanh nghiệp phát triển sẽ thúc đẩy nền kinh tế quốc dân phát triển. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ mật thiết với nhau, chí phí sản xuất là căn cứ để tính giá thành sản phẩm. Sự tiết kiệm hay lãng phí chi phí sản xuất sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành, đòi hỏi quản lý giá thành sản phẩm gắn liền với quản lý chi phí sản xuất. Do đó, mỗi doanh nghiệp, trong nền kinh tế thị trường làm tốt công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sẽ giúp cho doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn thực trạng quá trình sản xuất, quản lý cung cấp các thông tin một cách kịp thời chính xác cho bộ máy lãnh đạo của doanh nghiệp để có những biện pháp, chiến lược, sách lược phù hợp nhằm tiết kiệm tối đa chi phí góp phần hạ giá thành sản phẩm. Đồng thời làmTrường tốt công tác tập Đại hợp chi phíhọc sản xuất Kinh và tính giá tế thành Huế sản phẩm sẽ giúp SVTH: Lê Thị Hiền 9
- Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến doanh nghiệp có kế họach sử dụng vốn hiệu quả, đảm bảo tính chủ động trong sản xuất kinh doanh. 1.4. Nhiệm vụ của kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm Trong công tác hạch toán kế toán nói chung thì công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm là một phần rất quan trọng. Để thực hiện tốt chức năng của mình, kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm cần thực hiện tốt những nhiệm vụ sau: • Theo dõi, ghi chép, phản ánh, tính toán chính xác tình hình sản xuất sản phẩm trong kỳ. Kết quả theo dõi phải được chi tiết trên từng mặt hàng, chủng loại sản phẩm. • Thường xuyên theo dõi, cập nhật những chế độ kế toán mới ban hành để áp dụng phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình. • Tổ chức thực hiện tốt công tác kế toán, đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác những thông tin kế toán cần thiết về tình hình sản xuất sản phẩm, phục vụ công tác quản lý của nhà quản trị. • Tham mưu cho lãnh đạo về các giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình giảm chi phí, tăng sản lượng, giảm giá thành sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. • Phản ánh chính xác, kịp thời và phân bổ tất cả chi phí phát sinh theo đúng các khoản mục quy định theo từng bộ phận sản xuất, phương pháp tính phù hợp với đặc điểm sản xuất và quy trình công nghệ của doanh nghiệp. • Xác định giá trị sản phẩm dở dang, tính giá thành thực tế thực tế của sản phẩm, công việc hoàn thành, tổng hợp kết quả hạch toán kế oán của các bộ phận sản xuất, kiểm tra việc thực hiện các dự toán chi phí sản xuất và kế hoạch giá thành sản phẩm. • Hướng dẫn, kiểm tra các bộ phận có liên quan đến việc tính toán, phân loại chi phí phục vụ cho việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nhanh chóng, trung thực và hợp lý. 1.5. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất. 1.5.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Đối tượngTrường tập hợp chi phíĐại sản xuất học là phạm Kinh vi, giới hạn tếnhất địnhHuế để tập hợp chi phí. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể là: SVTH: Lê Thị Hiền 10
- Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến - Nơi phát sinh - Phân xưởng sản xuất, giai đoạn công nghệ sản xuất - Đối tượng chịu chi phí - Sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng Xác định được đối tượng tập hợp chí phí sản xuất thường dựa vào những căn cứ như: địa bàn sản xuất, cơ cấu tổ chức sản xuất, tính chất quy trình công nghệ, loại hình sản xuất, đặc điểm sản phẩm cũng như yêu cầu quản lý, trình độ và phương tiện kế toán. Các đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể là: + Từng sản phẩm, chi tiết sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng. + Từng phân xưởng, giai đoạn công nghệ sản xuất. + Toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, công trường thi công 1.5.2. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất Tùy thuộc vào đặc điểm ban đầu của chi phí sản xuất phát sinh, mối quan hệ giữa chi phí phát sinh với từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất mà lựa chọn phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp hoặc phương pháp phân bổ gián tiếp. 1.5.2.1. Phương pháp trực tiếp Kế toán tiến hành tập hợp trực tiếp vào từng đối tượng tập hợp chi phí. Phương pháp này áp dụng đối với những chi phí phát sinh liên quan trực tiếp đến đối tượng kế toán tập hợp chi phí và xác định công tác hạch toán, ghi chép ban đầu cho phép ghi nhận trực tiếp cho các chi phí vào đối tượng kế toán có liên quan. 1.5.2.2. Phương pháp gián tiếp Theo phương pháp này, toàn bộ chi phí được tập hợp chung từ các chứng từ sau đó sẽ chọn tiêu thức thích hợp để phân bổ cho từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Phương pháp này được áp dụng khi một loại chi phí phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí và không thể tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng. Tổng chi phí sản xuất trong kỳ Hệ số phân bổ chi phí = Tổng tiêu thức phân bổ Mức phân bổ chi phí cho đối Hệ số phân Tiêu thức phân bổ cho từng = × tượng chịu CP bổ CP đối tượng Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Hiền 11
- Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến 1.6. Đối tượng tính giá thành sản phẩm và kỳ tính giá thành sản phẩm. 1.6.1. Đối tượng tính giá thành sản phẩm Đối tượng tính giá thành sản phẩm là đại lượng, kết quả hoàn thành nhất định cần tổng hợp chi phí sản xuất để tính tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm. Như vậy, đối tượng tính giá thành sản phẩm là khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành nhất định mà doanh nghiệp cần tính tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm. Tùy thuộc vào qui trình công nghệ, loại hình sản xuất cũng như yêu cầu và trình độ quản lý của từng doanh nghiệp mà đối tượng tính giá thành có thể là bán thành phẩm, thành phẩm hoặc lao vụ, dịch vụ hoàn thành, chi tiết hoặc bộ phận của sản phẩm dịch vụ. 1.6.2. Kỳ tính giá thành sản phẩm Kỳ tính giá thành là khoảng thời gian mà kế toán cần tiến hành tập hợp chi phí sản xuất để tính tổng giá thành và giá thành đơn vị của các đối tượng tính giá thành: Đối với doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất ngắn, sản phẩm hoàn thành nhập kho thường xuyên, kỳ tính giá thành có thể chọn phù hợp với kỳ báo cáo (tháng, quý ) để cung cấp thông tin kịp thời, phục vụ yêu cầu quản lý. Đối với doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất dài, không ổn định, kỳ tính giá thành có thể là kỳ sản xuất hoặc giai đoạn sản xuất. Thời kỳ cần tính giá thành có thể là tháng, quý, năm 1.7. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ Sản phẩm dở dang cuối kỳ là những sản phẩm tại thời điểm tính giá thành chưa hoàn thành về mặt kỹ thuật sản xuất và thủ tục quản lý của các giai đoạn của quy trình chế biến sản phẩm. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ là xác định chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang cuối kỳ. Tùy thuộc các đặc điểm, mức độ chi phí sản xuất trong sản phẩm dở dang và yêu cầu quản lý về chi phí sản xuất, có thể đánh giá SPDDCK bằng một trong những phương pháp sau. 1.7.1. Đánh giá SPDDCK theo chi phí NVLC PhươngTrường pháp này này chỉ Đại tính chi họcphí NVLC Kinh cho SPDDCK tế các Huế chi phí khác tính cho thành phẩm. SVTH: Lê Thị Hiền 12
- Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến Chi phí NVLC dở Chi phí NVLC + dang đầu kỳ phát sinh trong kỳ Số lượng sản CPSX dở = Số lượng sản × phẩm dở dang dang cuối kỳ Số lượng sản phẩm + phẩm dở dang cuối kỳ hoàn thành trong kỳ cuối kỳ Phương pháp này chỉ thích hợp áp dụng cho những sản phẩm có CPNVLC chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí. 1.7.2. Đánh giá SPDDCK theo chí phí NVL trực tiếp Phương pháp này này chỉ tính chi phí NVLTT cho SPDDCK các chi phí khác tính cho thành phẩm. Chi phí NVLTT dở Chi phí NVLTT phát CPSX dở + dang đầu kỳ sinh trong kỳ Số lượng sản phẩm dang cuối = × Số lượng sản phẩm Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ kỳ + hoàn thành trong kỳ dở dang cuối kỳ Trong các trường hợp chi phí NVLC và chí phí NVL phụ trực tiếp không có cùng đặc điểm là phát sinh từ đầu quy trình sản xuất, thì chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ được tính chi tiết như sau : Chi phí NVLC Chi phí NVLC dở + phát sinh trong dang đầu kỳ Số lượng sản Chi phí NVLC kỳ = × phẩm dở dang dở dang cuối kỳ Số lượng sản phẩm Số lượng sản cuối kỳ hoàn thành trong + phẩm dở dang kỳ cuối kỳ Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Hiền 13
- Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến Chi Chi phí NVLP Chi phí NVLP phát sinh phí dở dang đầu + trong kỳ NVLP kỳ Số × Tỷ lệ dở = × lượng hoàn Số lượng Số × Tỷ lệ SPDD thành dang lượng hoàn SPHT trong + cuối kỳ cuối SPDD thành kỳ cuối kỳ kỳ 1.7.3. Đánh giá SPDDCK theo sản lượng hoàn thành tương đương Phương pháp này tính toán toàn bộ chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ theo mức độ thực hiện. Nhự vậy, CPSXDD cuối kỳ được tính như sau: Chi phí nhóm 1: Những chi phí phát sinh toàn bộ từ đầu quy trình sản xuất, tham gia vào sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang cuối kỳ cùng một mức độ như chi phí nguyên vật liệu chính, chi phí nguyên vật liệu phụ trực tiếp, chi phí bán thành phẩm. Được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh cuối kỳ theo công thức: Chi phí Chi phí nhóm 1 dở Chi phí nhóm 1 phát + nhóm 1 dang đầu kỳ sinh trong kỳ Số lượng sản phẩm = × dở dang Số lượng sản phẩm Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ + cuối kỳ hoàn thành trong kỳ dở dang cuối kỳ - Chi phí nhóm 2: những chi phí phát sinh theo mức độ sản xuất và tham gia vào sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang theo tỷ lệ hoàn thành như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung được tính vào chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ theo công thức: Chi phí nhóm 2 dở Chi phí nhóm 2 phát Chi phí + dang đầu sinh trong kỳ Số lượng Tỷ lệ nhóm 2 dở = kỳ × SPDD × hoàn dang cuối Số lượng + Số lượng Tỷ lệ cuối kỳ thành kỳ SPHT SPDD × hoàn Trườngtrong kỳ Đạicuối học kỳ Kinhthành tế Huế SVTH: Lê Thị Hiền 14
- Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến 1.7.4. Đánh giá SPDDCK theo chi phí kế hoạch( định mức) Đối với doanh nghiệp sản xuất tính giá thành định mức cho từng công đoạn sản xuất, kế toán có thể căn cứ vào chi phí định mức của từng công đoạn do đơn vị xây dựng để tính trị giá SPDD vào cuối kỳ. Theo phương pháp này, căn cứ vào số lượng sản phẩm dở dang, mức độ hoàn thành và chi phí định mức cho từng sản phẩm để tính ra sản phẩm dở dang cuối kỳ. Trị giá SPDD Chi phí SX định mức Số lượng SPDD (hoặc số lượng = x cuối kỳ cho 1 đơn vị sản phẩm SPDD qui đổi theo tỷ lệ hoàn thành) 1.8. Các phương pháp tính giá thành Tính giá thành thực chất là tính tổng giá thành và giá thành đơn vị từng sản phẩm. 1.8.1. Phương pháp tính giá thành giản đơn ( trực tiếp). Áp dụng đối với các doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn, đối tượng tập hợp chí phí được chọn trùng với đối tượng tính giá thành. Giá thành sản phẩm được tính như sau: Z=CPSXDDDK+CPSXSX_-CPSXDDCK-KĐCG Trong đó : Z: tổng giá thành thực tế sản phẩm CPSXSX: chí phí sản xuất phát sinh trong kỳ CPSXDDDK, CPSXDDCK: Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ, dở dang cuối kỳ KĐCG: giá trị khoản điều chỉnh giá thành Tổng giá thành thực tế sản phẩm Giá thành đơn vị sản phẩm = Tổng số lượng SPHT trong kỳ 1.8.2. Tính giá thành theo phương pháp hệ số Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất, sử dụng một thứ nguyên liệu, thu được nhiều sản phẩm khác nhau (Hoá chất, cơ khí, chế tạo, điện cơ ) và các sản phẩm có kết cấu chi phí tương ứng tỷ lệ. Đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ quy trình công nghệ, đối tượng tính giá thành là từng loại sảnTrường phẩm trong quy Đạitrình đó. học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Hiền 15
- Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến Trình tự tính giá thành : Tính tổng giá thành thực tế nhóm sản phẩm bằng cách cộng CPSXDDĐK với CPSXsx trừ đi CPSXDDCK và các khoản điều chỉnh giảm giá thành. Quy đổi sản phẩm thu được của từng về sản phẩm tiêu chuẩn theo các hệ số quy đổi. Hệ số quy đổi Tổng sản phẩm chuẩn = Tổng số lượng SP i hoàn thành × sản phẩm i Với i là các loại sản phẩm trong nhóm và hệ số quy đổi sản phẩm i như sau: Giá thành định mức sản phẩm Hệ số quy đổi sản phẩm i = Giá thành định mức nhỏ nhất của một loại sản phẩm trong nhóm Xác định giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn Tổng giá thành thực tế sản phẩm hệ số Giá thành đơn vị sản phẩm chuẩn = Tổng sản phẩm chuẩn Xác định giá thành từng loại sản phẩm Giá thành đơn vị sản Gía thành đơn vị sản phẩm Hệ số quy đổi sản = × phẩm i chuẩn phẩm i Xác định tổng giá thành sản phẩm i Tổng giá thành = Số lượng sản phẩm i hoàn thành × Giá thành đơn vị sản phẩm i sản phẩm i 1.8.3. Tính giá thành theo phương pháp tỷ lệ Phương pháp này áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có quy cách phẩm chất khác nhau như may mặc, dệt kim, đóng giày, cơ khí chế tạo (dụng cụ, phụ tùng.). Để giảm bớt khối lượng hạch toán, kế toán thường tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo nhóm sản phẩm cùng loại. Căn cứ vào tỷ lệ chi phí giữa chi phí sản xuất thực tế với chi phí sản xuất kế hoạch (hoặc định mức) kế toán sẽ tính ra giá thành đơn vị và tổng giá thành sản phẩm từng loại. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Hiền 16
- Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến Quy trình tính giá thành : Tính tổng giá thành thực tế của từng nhóm sản phẩm, chi tiết theo từng khoản mục chi phí sản xuất. Z=CPSXDDDK+CPSXSX_-CPSXDDCK-KĐCG Tính tổng giá thành kế hoạch của nhóm sản phẩm, chi tết theo từng khoản mục chi phí sản xuất: Tổng giá thành kế hoạch của Số lượng SPHT trong Giá thành định mức = × nhóm SP nhóm sản phẩm Tính tỷ lệ giá thành của nhóm sản phẩm, chi tết theo từng khoản mục chi phí sản xuất Tổng giá thành thực tế của nhóm SP Tỷ lệ giá thành của nhóm SP = Tổng giá thành kế hoạch của nhóm SP Tính giá thành thực tế đơn vị sản phẩm: Giá thành thực Tỷ lệ giá thành của nhóm SP Giá thành định mức sản phẩm = × tế đơn vị SP (theo từng khoản mục CPSX) (theo từng khoản mục CPSX) Tính tổng giá thành thực tế sản phẩm: Tổng giá thành thực tế SP = Số lượng SPHT × Giá thành thực tế đơn vị SP 1.8.4. Tính giá thành theo đơn dặt hàng Áp dụng cho những DN sản xuất đơn chiếc hoặc SX hàng loại nhỏ, công việc SX thường được tiến hành căn cứ vào các đơn đặt hàng. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng đơn đặt hàng, đối tượng tính giá thành là từng sản phẩm của đơn hàng. Trình tự tính giá thành : Tổng giá thành thực tế Tổng CPSX thực tế tập Giá trị các khoản điều = × của đơn đặt hàng hợp theo đơn đặt hàng chỉnh giảm giá thành Tổng CPSX thực tế tập hợp theo đơn đặt hàng Giá thành đơn vị SP = Số lượng SPHT Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Hiền 17
- Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến 1.8.5. Tính giá theo phương pháp phân bước Áp dụng đối với các doanh nghiệp có quy trình công nghệ chế biến phức tạp, kiểu liên tục, tạo ra một loại sản phẩm, gồm nhiều giai đoạn chế biến kế tiếp nhau. Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành BTP. Khi doanh nghiệp có nhu cầu bán bán thành phẩm ra ngoài hoặc có nhu cầu hoạch toán nội bộ cao giữa các phân xưởng, các bộ phận trong doanh nghiệp. Đòi hỏi phải xác định giá thành bán thành phẩm trước khi xác định giá thành thành phẩm. Trình tự tiến hành như sau: • Căn cứ chi phí phát sinh ở bước 1, giá trị sản phẩm dở dang ở bước 1 để tính ra giá thành bán thành phẩm ở bước 1. • Căn cứ giá thành thành phẩm ở bước 1 chuyển qua và chi phí phát sinh ở bước 2 để tính ra giá thành bán thành phẩm ở bước 2. • Căn cứ giá thành nữa thành phẩm ở bước (n-1) chuyển qua và chi phí phát sinh bước (n), giá trị sản phẩm dở dang ở bước (n) để tính ra giá thành sản phẩm ở bước n (bước cuối cùng). Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành BTP Trong trường hợp doanh chỉ cần tình giá thành thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng, không cần tính giá thành bán thành phẩm ở từng giai đoạn. Do vậy theo phương pháp này chi phí phát sinh ở từng giai đoạn chỉ cần tính phần tham gia vào giá thành sản phẩm hoàn thành theo từng khoản mục chi phí. Sau đó tổng cộng song song toàn bộ chi phí của các giai đoạn sẽ được giá thành của giai đoạn cuối cùng (Còn gọi là phương pháp kết chuyển song song) Chi phí sản xuất trong thành CPDDDK+CP phát sinh Số lượng = × phẩm ( Theo khoản mục) Số lượng SPHT+BTP SPHT 1.9. Kế toán các khoản mục chi phí sản xuất 1.9.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CPNVLTT). a. Khái niệm Chi phí NVLTT là giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, bán thành phẩm mua ngoài,Trường nhiên liệu, sử dụngĐại trực tiếphọc để sản Kinhxuất sản phẩm. tế Huế SVTH: Lê Thị Hiền 18
- Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến Nguyên vật liệu chính là những NVL sau khi qua sản xuất sẽ cấu thành nên thực thể của sản phẩm. Vật liệu phụ là những vật liệu kết hợp với NVL chính tạo sản phẩm. Nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng sản xuất từng loại sản phẩm thì tập hợp chi phí theo từng loại sản phẩm. Nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng sản xuất nhiều loại sản phẩm, thì tập hợp chung và trước khi tổng hợp chi phí để tính giá thành phải phân bổ cho từng đối tượng tính giá thành. b. Chứng từ sử dụng Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho Hóa đơn bán hàng, hóa đơn GTGT Giấy đề nghị tạm ứng, phiếu chi Biên bản nghiệm thu Giấy đề nghi cung cấp vật tư c. Tài khoản sử dụng Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng tài khoản 621- “Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp”. Tài khoản 621 không có số dư cuối kỳ. Tài khoản 621 được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Hiền 19
- Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến d. Sơ đồ hạch toán chi phí NVLTT 152 621 152 (1) (3) 154 111, 331, (4) (2) 632 (5) Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán chi phí NVLTT theo Phương pháp kê khai thường xuyên Giải thích: (1) Trị giá NVL xuất kho dùng để sản xuất (2) Trị giá NVL mua giao thẳng cho sản xuất (3) Trị giá NVL chưa sử dụng đã nhập lại kho (4) Kết chuyển chi phí NVLTT vào đối tượng tính giá thành (5) Chi phí NVLTT vượt trên mức bình thường. (PGS. Võ Xuân Nhị, TS. Phạm Thanh Liêm, TS. Lý Kim Huê (2002), Hướng dẫn thực hành về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành trong doanh nghiệp, Nhà xuất bản thống kê) 1.9.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp (CPNCTT). a. Khái niệm Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tất cả chi phí cho nhân công trực tiếp sản xuất như: tiền lương, các khoản phụ cấp lương, lương nghỉ phép, lương ngừng việc, các khoản BHXH,Trường BHYT, kinh Đại phí công học đoàn, bảoKinh hiểm thất tế nghiệp, Huế tiền ăn giữa ca, bảo hiểm tai nạn của công nhân sản xuất. SVTH: Lê Thị Hiền 20
- Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến Theo quy định của Nhà Nước năm 2016, doanh nghiệp được tính vào chi phí các khoản trích theo lương với những tỷ lệ như sau: Bảo hiểm xã hội : 18% Bảo hiểm y tế: 3% Bảo hiểm thất nghiệp: 1% Kinh phí công đoàn: 2% b. Chứng từ sử dụng Bảng chấm công Bảng thanh toán tiền lương Bảng tổng hợp lương Phiếu chi Bảng phân bổ tiền lương. c. Tài khoản sử dụng Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp sử dụng TK 622 - “Chi phí nhân công trực tiếp”. Tài khoản 622 không có số dư cuối kỳ. Tài khoản 622 được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Hiền 21
- Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến d. Sơ đồ hạch toán CPNCTT 334, 111 622 154 (1) (4) 632 338 (5) (2) 335 (3) Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp theo phương pháp kê khai thường xuyên. Giải thích: (1) Tiền lương, phụ cấp phải trả cho công nhân trực tiếp SX (2) Trích BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp SX (3) Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp SX (4) Kết chuyển chi phí NCTT vào đối tượng tính giá thành (5) Chi phí NCTT vượt trên mức bình thường (PGS. Võ Xuân Nhị, TS. Phạm Thanh Liêm, TS. Lý Kim Huê (2002), Hướng dẫn thực hành về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành trong doanh nghiệp, Nhà xuất bản thống kê) 1.9.3. Kế toán chi phí sản xuất chung. a. Khái niệm Chi phí sản xuất chung là những chi phí được dùng để quản lý và phục vụ cho quá trình sản xuất ra sản phẩm. b. Chứng từ sử dụng BảngTrường chấm công, bảng Đại chấm công học làm thêm Kinh giờ tế Huế SVTH: Lê Thị Hiền 22
- Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến Bảng thanh toán tiền lương, bảng thanh toán tiền thưởng. Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành. Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ, bảng thanh toán tiền thuê ngoài Bảng kê trích nộp các khoản theo lương, bảng phân bổ tiền lương và BHXH. c. Tài khoản sử dụng Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung sử dụng TK 627-“Chi phí sản xuất chung”. Tài khoản này có 6 tài khoản cấp 2: + TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng. + TK 6272: Chi phí vật liệu. + TK 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất. + TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ. + TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài. + TK 6278: Chi phí bằng tiền khác. Tài khoản 627 không có số dư cuối kỳ. Tài khoản 627 được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Hiền 23
- Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến d. Sơ đồ hach toán CPSXC 334 627 111, 152 (1) (7) 154 338 (8) (2) 152, 153 (3) 214 (4) 142 (5) 335 (6) Sơ đồ 1.3: Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung theo phương pháp kê khai thường xuyên. Giải thích: (1) Tiền lương, phụ cấp phải trả cho nhân viên quản lý SX (2) Trích BHXH, BHYT, KPCĐ của nhân viên quản lý SX (3) Giá trị NVL gián tiếp, công cụ dụng cụ (4) Trích khấu hao TSCĐ (5) Phân bổ chi phí trả trước (6) Tính trước chi phí phải trả (7) KhoảnTrường giảm CPSXC Đại học Kinh tế Huế (8) Kết chuyển chi phí SXC vào đối tượng tính giá thành SVTH: Lê Thị Hiền 24
- Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến (PGS. Võ Xuân Nhị, TS. Phạm Thanh Liêm, TS. Lý Kim Huê (2002), Hướng dẫn thực hành về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành trong doanh nghiệp, Nhà xuất bản thống kê) 1.10. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp thực hiện kế toán theo phương pháp kê khai thường xuyên. a. Khái niệm: Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất là kết chuyển chi phí NVLTT, NCTT, SXC tập hợp được trên các tài khoản 621, 622, 627 theo từng đối tượng tính giá thành tài khoản sử dụng: Tài khoản 154 - “Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang” phản ánh chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh trong kỳ; chi phí sản xuất, kinh doanh của khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành trong kỳ; chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang đầu kỳ, cuối kỳ của các hoạt động sản xuất, kinh doanh chính và phụ Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Hiền 25
- Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến b. Sơ đồ hạch toán 154 SDĐK 621 111, 152, 138 CP NVLTT Giá trị phế liệu thu hồi, bồi thường thiệt hại 622 155 SPHT nhập kho CP NCTT 157 627 SPHT gửi bán CP SXC 632 SPHT tiêu thụ CPXSDDCK Sơ đồ 1.4: Sơ đồ hạch toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên. (PGS. Võ Xuân Nhị, TS. Phạm Thanh Liêm, TS. Lý Kim Huê (2002), Hướng dẫn thực hành về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành trong doanh nghiệp, Nhà xuất bản thống kê) Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Hiền 26
- Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến CHƯƠNG 2: KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LONG THỌ 2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Long Thọ Huế 2.1.1. Giới thiệu về Công ty Công ty cổ phần Long Thọ tiền thân là công ty Sản Xuất Kinh Doanh - Vật Liệu Xây Dựng Long Thọ được thành lập năm 1975, là doanh nghiệp nhà nước hạng 1, một trong những cơ sở về sản xuất công nghiệp lớn tại tỉnh Thừa Thiên Huế . Được chuyển đổi thành công ty cổ phần từ tháng 11/2005. Thông tin chung : Tên hợp pháp của công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN LONG THỌ Tên giao dịch : LONG THO JOINT STOCK COMPANY Biểu tượng: Địa chỉ liên lạc: 423 Bùi Thị Xuân, phường Thủy Biều, Thành phố Huế Điện thoại: (0543) 822083,881186 Fax: 0543 826300 Website: Vốn điều lệ: 9.545.000.000 VNĐ Mã số thuế: 3300101519 Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất kinh doanh xi măng, gạch lát Terrazzo. Khai thác mỏ đá vôi nguyên liệu và phụ gia. Xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp. Gia công lắp đặt các sản phẩm cơ khí. Kinh doanh vật liệu xây dựng và thiết bị sản xuất vật liệu xây dựng. Vận tải hành khách theo hợp đồng và theo tuyến cố định; DịchTrường vụ du lịch. Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Hiền 27
- Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển Công ty Cổ phần Long Thọ ngày nay là một cơ sở công nghiệp của Thừa Thiên Huế chuyên sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng trên địa bàn Thừa Thiên Huế và các tỉnh Miền Trung. Công ty Cổ Phần Long Thọ tiền thân là Công ty Sản Xuất Kinh Doanh - Vật Liệu Xây Dựng (SXKD-VLXD) Long Thọ, thành lập năm 1975, là một đơn vị SXKDVLXD của tỉnh Thừa Thiên Huế được xây dựng và phát triển trên cơ sở nhà máy Vôi nước Long Thọ được hình thành từ thời Pháp thuộc cách đây hơn 120 năm. Do một người Pháp tên Boge làm chủ. Nguyên là một sỹ quan Pháp đã từng viễn chinh tại Huế trong những năm đó và qua tìm hiểu ông đã nhận ra những lợi thế về sản phẩm sản xuất VLXD tại địa phương này. Đó là đá vôi, đất sét sẵn có tại đây với địa điểm thuận lợi, nhân công rẻ và thị trường rộng lớn. Công suất đầu tiên của nhà máy là 10.000t vôi/năm với 5 lò nung, theo công nghệ kiểu lò đứng. Nguyên liệu đá được chuyển từ mỏ vào bằng thuyền sau đó đưa lên lò bằng xe ngựa kéo. Khi có nhà máy điện nguyên liệu được chuyển vào bằng xe goòng rồi đưa lên lò bằng thăng vận. Sản phẩm sản xuất có chất lượng rất tốt được tiêu thụ trong nước và có một ít được xuất khẩu. Trong những năm kháng chiến, nhà máy hầu như ngừng hoạt động, sau 1954 hòa bình lập lại, người Pháp không còn khả năng duy trì được nữa. Từ năm 1958, nhà máy Long Thọ được giao cho ông chủ Viễn Đệ - một kỹ sư tốt nghiệp tại Pháp, quản lý nhưng cũng chỉ duy trì hoạt động sản xuất cầm chừng do chiến tranh, do ảnh hưởng của các cuộc chiến tranh giành quyền lực của các thể chế quân sự, chính trị lúc bấy giờ ở Miền Nam Đến năm 1972 nhà máy ngừng hoạt động, trở thành hoang phế. Sau chiến thắng 30/4/1975 chính quyền cách mạng thành lập Ban khôi phụ nhà máy. Với nhiều cố gắng ngày 01/7/1976 nhà máy chính thức đi vào hoạt động với số vốn ban đầu là 37.000 đồng, cơ sở vật chất chỉ là những đống đổ nát. Đúng một năm sau đó, ngày 01/7/1977 nhà nước đầu tư xây dựng dây chuyền công nghệ xi măng lò đứng với côngTrường suất thiết kế 20.000t/năm.Đại học Sau nhiều Kinh năm cải tiếntế côngHuế nghệ, mở rộng sản xuất công suất nhà máy không ngừng được nâng lên. SVTH: Lê Thị Hiền 28
- Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến Tháng 9/1994 - 30/11/2005 là doanh nghiệp Nhà nước hạng I, với tên gọi là Công ty SXKDVLXD Long Thọ. Tháng 12/2005 chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Long Thọ. Tổng số CBCNV hiện nay là 402 người, 04 đơn vị trực thuộc gồm: Xí nghiệp Khai thác đá, Xí nghiệp Xi măng, Xí nghiệp Gạch Terrazzo, Xí nghiệp Điện Nước và 5 bộ phận phòng ban. Từ năm 2005, sau khi chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước sang Công ty Cổ phần, Công ty đã nhận được sự ủng hộ rất nhiệt tình từ phía người tiêu dùng. Sản phẩm của Công ty ngày càng chiếm được vị trí vững chắc trên thương trường. Các sản phẩm của Công ty gồm: xi măng PCB30, PCB40 mang nhãn hiệu đầu rồng, gạch lát terrazzo, ngói màu, gạch block, hầu hết các sản phẩm đều được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại. Ngoài quy mô sản xuất lớn, trang thiết bị tiên tiến, đội ngũ công nhân lành nghề, Công ty Cổ phần Long Thọ còn tạo cho mình một thế mạnh vượt trội so với các doanh nghiệp cùng ngành là có một hệ thống phân phối trực tiếp đến người tiêu dùng thông qua các đại lý và nhiều nhà phân phối trải dài từ các tỉnh Quảng Bình đến Quảng Nam, các tỉnh vùng cao Tây Nguyên và các tỉnh thành Miền Tây với đội ngũ nhân viên tiếp thị dày dặn kinh nghiệm. 2.1.3. Đặc điểm sản xuất sản phẩm Xi măng PCB30 Xi măng PCB30 nhãn hiệu đầu rồng của Công ty cổ phần Long Thọ được sản xuất trên dây chuyền công nghệ tiên tiến. Xi măng Long Thọ đã được nhà nước cấp chứng nhận chất lượng TCVN 6260- 1997 và được người tiêu dùng trong cả nước bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao trong nhiều năm liền. Gạch block Trên phạn vi toàn thế giới, bên cạnh thép thì bê tông là loại vật liệu xây dựng được sử dụng nhiều nhất, và ngày nay nó trở thành một phần không thể thiếu được trong kỹ thuật xây dựng hiện đại. gạch block được sản xuất từ cát và xi măng và các chất độn nhưTrường sỏi, đá dăm, v.v Đại (các thànhhọc phần Kinh kết cấu mềm tế như Huế đất sét và các hợp chất hưu cơ là không thích hợp), gạch block chính là bê tông với tỷ lệ nước thấp và cốt SVTH: Lê Thị Hiền 29
- Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến liệu nhỏ được lèn chặt trong khuôn thép thành các sản phẩm có hình dạng theo khuôn mẫu, và sau đó dưỡng hộ cho tới khi cứng đạt mác tương ứng với cấp khối. Gạch Block được sử dụng phổ biến trong xây dựng gồm các loại chủ yếu sau: • Gạch đặc và gạch rỗng để xây tường • Gạch lát đường, lát vỉa hè và các công trình công nghiệp. • Gạch viền, gạch trang trí. • Các cấu kiện khác như bó vỉa, gạch kẻ bờ hồ Gạch Terrazzo Gạch Terrazzo sản xuất tại Công ty cổ phần Long Thọ là loại gạch xi măng sản xuất theo công nghệ ép kín hơi với dây chuyền thiết bị hiện đại của Italy. Có khả năng làm nổi bật vẻ đẹp của chất liệu cấu thành do cấu trúc đồng chất và rắn chắc, được đánh bóng bề mặt một cách tinh vi. Với lực ép lên đến hàng trăm tấn cho phép gạch Terrazzo đạt được các thông số kỹ thuật, chất lượng cao nhất mà không cần dùng tới cốt thép bên trong cho dù kích thước viên gạch lên tới 500x500cm. Ngói màu Ngói màu là loại ngói xi măng cát được sản xuất theo công nghệ ép mới đã loại bỏ những khoảng trống rỗng, hạn chế độ xốp nên nhẹ và đẹp hơn. Ngói màu được phủ một lớp màu bằng cách trộn trực tiếp màu vào nguyên liệu hoặc phun sơn lên bề mặt viên ngói. 2.1.4. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Bộ máy quản lý là một trong những yếu tố cơ bản nhất của một doanh nghiệp, bảo đảm cho doanh nghiệp thực hiện tốt những mục tiêu nhất định, giúp vận hành doanh nghiệp một cách hiệu quả tối ưu nhất. Căn cứ vào đặc điểm cụ thể của đơn vị mình, Công ty Cổ phần Long Thọ đã tổ chức bộ máy theo mô hình hỗn hợp kiểu trực tuyến – chức năng nên đã vận dụng được những ưu điểm vốn có của mô hình vào hoạt động của Công ty. Gồm có : Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị,ban kiểm soát, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng, các phòng ban và các xí nghiệp. ĐạiTrường hội đồng cổ đông: Đại gồm tất học cả những Kinh cổ đông có tếquyề Huến biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty. Đại hội đồng cổ đông quyết định tất cả những SVTH: Lê Thị Hiền 30
- Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến vấn đề thuộc về công ty theo pháp luật quy định như: cơ cấu tổ chức sản xuất, quy mô sản xuất kinh doanh, kế hoạch, nhiệm vụ, cổ tức, phương hướng đầu tư triển, Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, là cơ quan quản lý cao nhất của công ty, đại diện cho các cổ đông có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Ban kiểm soát: là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông, có nhiệm vụ kiểm tra tính pháp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Tổng giám đốc: quản lý và điều hành mọi hoạt động của công ty theo nghị quyết của hội đồng quản trị. Lập kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ do Hội đồng quản trị. Khai thác sử dụng các tiềm năng, nguồn lực sẵn có của công ty một cách có hiệu quả. Phó tổng giám đốc: bao gồm 2 phó tổng giám đốc: phó tổng giám đốc kỹ thuật, phó tổng giám đốc kinh doanh. Kế toán trưởng: tổ chức chỉ đạo, thực hiện công tác kiểm toán công ty. Tham mưu cho tổng giám đốc về quản lý tài chính và điều hành tài chính. Tổ chức thực hiện công tác kế toán của công ty. Trực tiếp quản lý điều hành phòng kế toán. Ban giám đốc: bao gồm giám đốc và 3 phó giám đốc các xí nghiệp Giám đốc: là người đại diện theo pháp luật của công ty, có nhiệm vụ và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Các phó giám đốc: giúp giám đốc điều hành các lĩnh vực khác nhau của công ty. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Hiền 31
- Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến Đại hội đồng cổ đông Ban kiểm soát Hội đồng quản trị Tổng giám đốc Phó TGĐ Kinh doanh Phó TGĐ KT& ĐHSX Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Xí Xí Kế Thị Tài Kỹ Vật tư, Tổ chức nghiệp nghiệp hoạch trường chính thuật và khai thác hành xi măng gạch kế ĐHSX đá, điện chính, Terrazzo toán nước Bảo vệ, ngói màu Y tế đời Thủy sống Phương Sơ đồ 2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty Cổ phần Long Thọ Bên dưới ban giám đốc là các phòng ban và các xí nghiệp: Các phòng ban chủ yếu: gồm có 6 phòng ban với chức năng nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc Công ty, có các phòng ban chủ yếu sau: • Phòng kế hoạch: có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc xây dựng và theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch, quy hoạch phát triển, chương trình dự án. • Phòng thị trường: có nhiệm vụ theo dõi tình hình tiêu thụ sản phẩm và tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm. • Phòng Tài chính kế toán: có nhiệm vụ thu thập, xử lý, tập hợp chứng từ, cung cấp thông tin, thu chi tiền, lập báo cáo tài chính, chịu trách nhiêm trước ban giám đốc về thực hiện công tác kế toán, tài chính của công ty. • Phòng kỹ thuật và ĐHSX: có nhiệm vụ theo dõi các hoạt động của các phân xưởng sản Trườngxuất chính và phụ, Đạiđồng thời học theo dõi kiểmKinh tra chất tếlượng Huế sản phẩm. SVTH: Lê Thị Hiền 32
- Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến • Phòng vật tư, khai thác đá, điện nước: có nhiệm vụ theo dõi vấn đề cung ứng vật tư, máy móc thiết bị, điện nước cho quá trình sản xuất. • Phòng Tổ chức hành chính, Bảo vệ, Y tế đời sống: có nhiệm vụ theo dõi kiểm tra tình hình nhân sự, an ninh, sức khỏe lao động trong công ty. Ngoài ra công ty còn có các xí nghiệp sản xuất các sản phẩm của công ty: xí nghiệp xi măng, xí nghiệp gạch Terrazzo ngói màu Thủy Dương. 2.1.5. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Long Thọ Sơ đồ tổ chức công tác kế toán tại công ty Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán giá Kế toán Kế toán Kế toán Kế toán Thủ quỹ thành, công thuế, doanh ngân hàng thanh toán vật tư, nợ thu TSCĐ NGHIỆP VỤ CỦA CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Chú thích: Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng Chức năng và nhiêm vụ các thành phần kế toán Kế toánTrường trưởng Đại học Kinh tế Huế Chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra toàn bộ quá trình kinh doanh, quản lý chung phòng SVTH: Lê Thị Hiền 33
- Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến kế toán; tham mưu cho Tổng Giám Đốc về các hoạt động kinh doanh, tổ chức kiểm tra kế toán nội bộ trong công ty. Khi quyết toán được lập xong, kế toán trưởng có nhiệm vụ thuyết minh và phân tích, giải thích kết quả sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm cho mọi số liệu ghi trong bảng quyết toán, nộp đầy đủ, đúng hạn các báo cáo tài chính theo quy định. Kế toán thuế và doanh thu Phụ trách mảng doanh thu, kế toán thuế, phản ánh các khoản doanh thu, lập biên bản nghiệm thu công trình và kê khai thuế theo quy định. Thu thập các báo cáo của các kế toán viên, tổng hợp xem xét lại trước khi trình lên Kế Toán Trưởng. Kế toán giá thành và công nợ Thu thập chứng từ để phản ánh các khoản chi phí tính giá thành sản phẩm. Theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến tình hình công nợ. Kế toán Thanh toán Phản ánh kịp thời các khoản phải thu, chi vốn bằng tiền thực hiện kiểm tra đối chiếu số lượng thường xuyên với thủ quỹ để đảm bảo quản lý giám sát chặt chẽ vốn bằng tiền, phát hiện kịp thời các khoản chi bằng tiền, các khảo nợ khó thu hồi. Kiểm soát chứng từ, các thủ tục vốn bằng tiền Kế toán ngân hàng Theo dõi chi tiết các tài khoản tiền gửi ngân hàng Kế toán Vật tư, TSCĐ Theo dõi chi tiết vật tư, phân loại tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến vật tư. Sau đó, chuyển giao đối chiếu các bảng kê đã lập với kế toán thanh toán. Theo dõi chi tiết TSCĐ, phân loại, tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan đến TSCĐ. Theo dõi biến động tăng, giảm TSCĐ, lên thẻ tài sản. Tính toán và phân bổ chính xác mức khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh theo mức độ hao mòn của TSCĐ theo chế độ quy định Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Hiền 34
- Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến Thủ quỹ Kiểm tra lần cuối khoản thu, chi hằng ngày theo đúng yêu cầu của Giám Đốc trước khi chi tiền. Lập sổ thu chi hằng ngày, cuối ngày đối chiếu với kế toán thanh toán. Lập sổ theo dõi tạm ứng của cán bộ nhân viên hằng ngày Kế toán các đơn vị trực thuộc Kế toán chính tại các đơn vị trực thuộc có nhiệm vụ tổ chức công tác hạch toán tại đơn vị như ghi chép ban đầu, lập chứng từ, mở sổ sách theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo đúng chính sách, chế độ và phân cấp hạch toán của công ty. Cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác số liệu kế toán, báo cáo thống kê, báo cáo quyết toán định kì theo quy định của Công ty. Tổ chức công tác kế toán Chế độ kế toán áp dụng Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng: Công ty hiện nay đang áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22/12/2014 của Bộ Tài Chính và các quy định sửa đổi, bổ sung có liên quan và hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam do Bộ tài chính ban hành. Hình thức sổ kế toán áp dụng Hình thức sổ kế toán công ty đang áp dụng: Kế toán máy - hình thức Nhật ký chứng từ. Bộ sổ sách kế toán theo hình thức nhật ký chứng từ bao gồm: + Nhật ký Chứng từ từ số 1 đến số 10 theo mẫu S04a-DN + Các bảng kê từ số 1 đến số 11 theo mẫu S04b-DN + Sổ tiền gửi ngân hàng + Sổ chi tiết theo dõi các tài khoản + Sổ Cái Tài khoản Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán Ngoài các báo cáo bắt buộc như: bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01-DN); báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02-DN); báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03-DN),Trường thuyết minh báo Đại cáo tài chính học (Mẫ uKinh số B09 - DN), tế công Huế ty còn lập nhiều báo cáo quản trị đặc thù theo yêu cầu quản lý. SVTH: Lê Thị Hiền 35
- Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến Các chính sách chủ yếu được áp dụng Kỳ kế toán: Kỳ kế toán của công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 năm dương lịch hàng năm. Đơn vị tiền tệ sử dụng là Đồng Việt Nam Phương pháp kế toán + Nguyên tắc đánh giá TSCĐ là theo nguyên giá hao mòn lũy kế và giá trị còn lại. + Phương pháp khấu hao TSCĐ theo phương pháp khấu hao theo đường thẳng + Thuế GTGT: Công ty nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. + Hàng tồn kho: Hàng tồn kho được ghi nhận theo giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được. Giá gốc hàng tồn kho hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên. Hàng xuất kho được tính theo phương pháp giá bình quân gia quyền. Phần mềm kế toán Công ty đang áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính (phần mềm kế toán Bravo) sử dụng bộ chứng từ của hình thức Chứng từ ghi sổ. Hình thức kế toán này đã giúp nhân viên giảm bớt thời gian xử lý số liệu, hạn chế sai sót do không phải ghi số liệu từ sổ này qua sổ khác mà chỉ cần nhập thông tin một lần vào máy, sau đó phần mềm kế toán sẽ tự động cập nhật số liệu vào các sổ liên quan. Qua đó, để thấy được hiệu quả công việc đã được nâng lên đáng kể. Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán máy như sau: CHỨNG TỪ KẾ TOÁN SỔ KẾ TOÁN PHẦN MỀM KẾ - Sổ tổng hợp TOÁN - Sổ chi tiết BẢNG TỔNG HỢP CHỨ NG TỪ KẾ TOÁN - Báo cáo tài chính CÙNG LOẠI MÁY VI TÍNH - Báo cáo quản trị Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính Chú thích: Nhập số liệu hàng ngày Trường ĐạiIn sổ, báohọc cáo cuối Kinh tháng, cuối tế năm Huế Đối chiếu, kiểm tra SVTH: Lê Thị Hiền 36
- Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến Theo hình thức kế toán này thì hàng ngày, kế toán căn cứ vào phiếu thu, chi cũng như chứng từ kế toán hoặc bảng phân bổ đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán. Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. Cuối tháng, kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ (cộng sổ). Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy. Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay. 2.1.6. Phân tích khái quát tình hình nguồn lực của công ty a. Tình hình lao động của công ty Nguồn lực con người là yếu tố quan trọng nhất quyết định của lực lượng sản xuất, vì thế lao động là một nguồn lực quan trọng đối với nền kinh tế nói chung và đối với doanh nghiệp nói riêng. Lực lượng lao động phản ánh quy mô của doanh nghiệp, cơ cấu lao động phản ánh lĩnh vực hoạt động và đặc điểm công nghệ, mức độ hiện đại hoá sản xuất của doanh nghiệp. Chất lượng lao động sẽ quyết định và được thể hiện qua kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn lao động, Công ty cổ phần Long Thọ luôn coi trọng việc tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng lao động hợp lý nhằm mục đích đem lại năng suất lao động cao nhất, tạo điều kiện cho lao động trong Công ty phát huy hết khả năng của mình để xây dựng Công ty ngày càng phát triển. Tình hình lao động của Công ty, được thể hiện qua bảng số liệu ở bảng 1 cho thấy, số lao động qua các năm (2014 -2016) về tổng số lao động đã giảm đi và đấy là xu thế tất yếu của bất kỳ doanh nghiệp sản xuất theo xu hướng ngày càng hiện đại, chuyên mônTrường hoá như CTCP LongĐại Thọ vàhọc có hai đặcKinh điểm chính tế sau Huế SVTH: Lê Thị Hiền 37
- Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến Về mặt số lượng lao động có xu hướng tăng lên qua 3 năm cụ thể: năm 2014 tổng số lao động là 355 nhưng đến năm 2015 tăng lên 363 lao động và con số lao động vẫn tăng nhẹ trong năm 2016 là 365 lao động. Bên cạnh đó chất lượng lao động không có gì thay đổi đáng kể. Cụ thể là lao động có trình độ đại học và trên đại học có giảm so với năm 2014, lao động chưa qua đào tạo vẫn có xu hướng tăng cụ thể năm 2014 thì số lao động phổ thông là 80 và qua 2 năm, năm 2016 thì số lao động này là 87 người (năm 2015 là 85 người chiếm 23,42% đến năm 2016 là 87 lao động và chiếm 23,84%). Bảng 2.1: Tình hình lao động của công ty qua 3 năm 2014 - 2016 ĐVT: Người Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2015/2014 2016/2015 SL % SL % SL % +/- % +/- % Tổng lao động 355 100.00% 363 100.00% 365 100% 8 102.25% 2 100.55% Theo tính chất công việc Lao động gián tiếp 87 24.51% 82 22.59% 80 21.92% -5 94.25% -2 97.56% Lao động trực tiếp 268 75.49% 281 77.41% 285 78.08% 13 104.85% 4 101.42% Theo giới tính Nam 263 74.08% 277 76.31% 277 75.89% 14 105.32% 0 100.00% Nữ 92 25.92% 86 23.69% 88 24.11% -6 93.48% 2 102.33% Theo trình độ chuyên môn Đại học và trên đại học 50 14.08% 48 13.22% 48 13.15% -2 96.00% 0 100.00% Cao đẳng 10 2.82% 10 2.75% 10 2.74% 0 100.00% 0 100.00% Trung cấp 15 4.23% 15 4.13% 15 4.11% 0 100.00% 0 100.00% Công nhân kỹ thuật 200 56.34% 205 56.47% 205 56.16% 5 102.50% 0 100.00% Lao động phổ thông 80 22.54% 85 23.42% 87 23.84% 5 106.25% 2 102.35% Theo nhóm tuổi 18-30 140 39.44% 145 39.94% 145 39.73% 5 103.57% 0 100.00% 30-45 173 48.73% 170 46.83% 170 46.58% -3 98.27% 0 100.00% 45-60 42 11.83% 48 13.22% 50 13.70% 6 114.29% 2 104.17% (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính-CTCP Long Thọ) Xét theo giới tính: do đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty là sản xuất các sản phẩm phục vụ cho xây dựng như xi măng, clinker nên trong quá trình sản xuất có nhiều khói, bụi các chất độc cũng như tính chất công việc là nặng nhọc như điều khiển máy mọc, bốc vác, vận chuyển nguyên liệu thành phẩm Chính vì vậy, cần phải có lực lượng lao động sức khỏe tốt, có khả năng chống chịu tốt nên nó phù hợp với nam giớiTrường hơn là nữ giới. CònĐại số lao học động nữ Kinh chiếm tỷ lệ tếít hơn Huế và phần đa số lao động là nữ giới này hoạt động ở các lĩnh vực văn phòng, văn thư, vệ sinh . Do đó, SVTH: Lê Thị Hiền 38
- Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến trong 3 năm (2014 - 2016) lực lượng lao động nam luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn rất nhiều so với lao động nữ trong công ty (trên 70%). Năm 2014, lao động nam có đến 263 người tương ứng chiếm 74,08% , lao động nữ là 92 người, tương ứng 25,92%. So với năm 2014, năm 2015 lao động nam tăng14 người tương ứng tăng 5,32%: lao động nữ giảm 6 người, tương ứng giảm 6,52% . Năm 2016 số lao động nam không có gì thay đổi so với năm 2015, số lao động nam vẫn giữ ở số lao động là 277 người. Và số lao động nữ tăng lên với năm trước đó năm 2015 là 2 người, tương ứng tăng 2,33%. Xét theo trình độ chuyên môn: qua bảng 1 cho thấy lao động,qua 3 năm lao động có trình độ đại học và trên đại học tuy có giảm nhưng số lượng giảm không đáng kể, chỉ 2 người tương ứng giảm 4% so với năm 2014, tuy nhiên số lượng lao động đại học và trên đại học vẫn chiếm số lượng ít trong công ty cụ thể 50 lao động tương ứng 14,08% so với toàn bộ lao động của công ty, và con số này năm 2015-2016 là 48 lao động và chiếm 13,22% và 13,15% số lượng lao động của công ty. Trong năm 2016 thì số lượng lao động đại học và trên đại học không có gì thay đổi so với năm 2015. Trong 2 năm 2015-2016 thì số lượng lao động ở các trình độ như cao đẳng, trung cấp không có gì thay đổi so với năm 2014, bên cạnh đó thì số lượng công nhân kỹ thuật lại có xu hướng tăng nhẹ cụ thể 5 lao động tương ứng 2,5% và đây cũng là lao động chiếm số lượng lớn nhất trong công ty, năm 2014 chiếm 56,34% số lượng lao động của công ty, trong năm 2015 số lượng này là 205 lao động chiếm 56,47% lao động của toàn công ty, và số lượng này trong năm 2016 không có gì thay đổi so với năm 2015. Trong khi đó, thì lao động chưa qua đào tạo lại có xu hướng tăng 6,25% tương ứng tăng 7 lao động (80 lao động năm 2016 so với 87 lao động năm 2014) so với năm 2014 và đây là lao động chiếm tỷ lệ cao thứ 2 trong công ty và chiếm 22,54% năm 2014 đến năm 2016 thì tỷ lệ này là 23,84%. Nhìn chung thì trình độ chuyên môn của người lao động cũng được cải thiện tuy không đáng kể nhưng cũng đã chứng tỏ sự quan tâm của ban lãnh đạo công ty đến lực lượng lao động, đã tạo cơ hội cho CBCNV nâng cao trình độ nâng cao tay nghề và phát huy tinh thần không ngừng học tập. Cùng với sự phát triển củaTrường khoa học kỹ thuậtĐại và công học nghệ ngàyKinh càng hiện tế đại Huế công ty luôn chú trọng việc tuyển dụng lao động có chất lượng và không ngừng nâng cao trình độ của SVTH: Lê Thị Hiền 39
- Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến lao động nhằm đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển vững bền của công ty. Tóm lại, lãnh đạo công ty đang có hướng đi đúng trong việc tuyển dụng và đào tạo lực lượng lao động có trình độ chuyên môn cao. Từ đó, tạo điều kiện cho việc nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả SXKD, củng cố vị thế của công ty trên thị trường. Xét theo tính chất công việc: Công ty cổ phần Long Thọ là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng bởi vậy tỷ trọng lao động trực tiếp cao hơn rất nhiều so với lao động gián tiếp. Năm 2014 số lao động trực tiếp chiếm 75,49% tương ứng với 268 người, lao động gián tiếp chỉ chiếm 24,51% tương ứng với 87 người. Năm 2015, lao động trực tiếp của công ty tăng khá nhiều 13 người tương ứng tăng 4,85%, trong khi đó lao động gián tiếp của công ty lại có xu hướng giảm, giảm 5 người tương ứng với giảm 5,75%. So sánh năm 2016 so với năm 2015 thì qua 2 năm này số lượng lao động trực tiếp tăng nhẹ 4 người tương ứng tăng 1,42% và lao động gián tiếp giảm 2 người tương ứng giảm 2,44% với năm 2015. Qua phân tích số lượng lao động trực tiếp gián tiếp cho thấy tình hình lao động trực tiếp tham gia vào sản xuất của công ty vẫn chiếm số lượng lớn, qua đó cho thấy công ty vẫn đang sử dụng lao động tay chân là chủ yếu. Công ty nên đầu tư vào dây chuyền sản xuất công nghệ hiện đại để giảm số lượng lao động trực tiếp, để tiết kiệm số lượng lao động và nâng cao hiệu quả sản xuất, khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường. Xét về lao động theo nhóm tuổi: ta thấy lao động chủ yếu của công ty là ở độ tuổi 30-45 tuổi chiếm 48,73% lao động của công ty tương ứng với 173 lao động trong năm 2014 và trong năm 2015 thì số lượng lao động ở độ tuổi này lại có xu hướng giảm giảm 3 người tương ứng với gảm 1,73% so với năm 2014 và con số này không thay đổi trong năm 2016, ở độ tuổi này thì thường là lao động có nhiều kinh nghiêm trong việc sản xuất và quản lý sản xuất hơn so với độ tuổi 18-30. Ở độ tuổi 18-30 thì thường là lao động mới phổ thông, ít có sự tham gia mới của các lao động qua đào tạo, tuy nhiên đây là nhóm tuổi lao động cao thứ 2 chiếm 39,44% năm 2014 tương ứng với 140 lao động, năm 2015 số lượng lao động trong nhóm tuổi này tăng 5 người tương ứng với tăng 3,57% so với năm 2014, và con số này không thay đổi trong năm 2016 so với năm 2015. TrườngCòn ở nhóm tuổi 45Đại-60 thì chiếmhọc tỷ lệKinh thấp trong laotế động Huế của công ty chỉ chiếm 11,83% lao động của công ty tương ứng với 42 lao động. Tuy nhiên lao động ở SVTH: Lê Thị Hiền 40
- Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến độ tuổi này lại có xu hướng tăng và tăng 6 người tương ứng với tăng 14,29% so với năm 2014. Như vậy, qua phân tích ta thấy lao động của công ty có tăng dần về mặt số lượng qua cả 3 năm để phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của công ty.Chất lượng lao động lại không ngừng được cải thiện và nâng cao cả về chuyên môn lẫn tay nghề nhằm đáp ứng môi trường kinh doanh ngày càng khó khăn. Tình hình Tài sản và nguồn vốn của công ty năm 2014- 2016 Bảng 2.2. Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty qua 3 năm 2014- 2016 ĐVT: Triệu đồng Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2015/2014 Năm 2016/2015 Chỉ tiêu GT % GT % GT % +/- % +/- % Tổng tài sản 91,171.72 100% 89,826.21 100% 81,202.12 100% (1,346) -1.48% (8,624.09) -9.60% Tài sản ngắn hạn 64,630.34 70.89% 59,691.91 66.45% 54,633.90 67.28% (4,938) -7.64% (5,058.02) -8.47% Tài sản dài hạn 26,541.39 29.11% 30,134.30 33.55% 26,568.23 32.72% 3,593 13.54% (3,566.07) -11.83% Tổng nguồn vốn 91,171.72 100% 89,826.21 100% 81,202.12 100% (1,346) -1.48% (8,624.09) -9.60% Nợ phải trả 18,622.09 20.43% 20,397.59 22.71% 12,019.54 14.80% 1,775 9.53% (8,378.04) -41.07% Vốn chủ sở hữu 72,549.63 79.57% 69,428.63 77.29% 69,182.58 85.20% (3,121) -4.30% (246.05) -0.35% (Nguồn: Phòng Kế toán, Công ty Cổ phần Long Thọ Huế) Nhận xét: Qua bảng phân tích ở trên có thể thấy tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty Cổ phần Long Thọ đã biến động qua 3 năm 2014- 2016 như sau: Về tài sản: tổng tài sản của công ty qua 3 năm có xu hướng giảm dần, điều này chứng tỏ quy mô về vốn của doanh nghiệp càng ngày càng được thu hẹp, cụ thể năm 2014 tổng tài sản của công ty là hơn 91.171 triệu đồng đến năm 2015 giảm còn gần 89.826 triệu đồng tương ứng giảm 1.346 triệu đồng, sang năm 2016 so với năm 2015 giảm xuống còn khoảng 81.202 triệu đồng tương ứng giảm hơn 8.624 triệu đồng. Nguyên nhân của sự biến động là sự giảm mạnh của TSNH với chiếm tỷ trọng hơn trên 65% trong tổng tài sản. Năm 2014 TSNH là hơn 64.630 triệu đồng đến năm 2015 giảm 4.938 triệu tương ứng giảm 7,64% , sang năm 2016 giảm hơn 5.058 triệu đồng từ 59.692 triệu đồng xuống còn 54.633 triệu đồng. Về TSDH luôn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản của công ty nhưng có xu hướng biến động tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2015 soTrường với năm 2014 tăng Đại hơn 2.593 học triệu đồngKinh từ 26.541 tế triệu Huế đồng lên khoảng SVTH: Lê Thị Hiền 41
- Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến 30.134 triệu đồng , đến năm 2016 lại giảm xuống còn 26.568 triệu đồng tương ứng giảm 3.566 triệu đồng. Về nguồn vốn: tổng nguồn vốn qua các năm 2014- 2016 có xu hướng giảm qua 3 năm hoạt động. Trong đó nguyên nhân do xu hướng giảm của nợ phải trả và vốn chủ sở hữu, cụ thể năm 2014 NPT của công ty là 18.622 triệu đồng đến năm 2015 tăng lên 20.397 triệu đồng nhưng đến năm 2016 lại giảm xuống còn 12.019 triệu đồng tương ứng giảm hơn 8.378 triệu đồng . Bên cạnh đó, VCSH chiếm tỷ trọng cao hơn 77% tổng nguồn vốn và có xu hướng giảm là nguyên nhân chủ yếu của xu hướng giảm tổng nguồn vốn, trong đó năm 2014 VCSH của công ty là hơn 72.549 triệu đồng đến năm 2015 giảm gần 3.121 triệu đồng còn khoảng 69.428 triệu đồng, đến năm 2016 tiếp tục giảm nhẹ còn gần 69.183 triệu đồng. Đây là dấu hiệu cho thấy trong 3 năm, công ty khá chủ động được nguồn vốn của mình và giảm được chi phí sử dụng vốn của công ty do việc giảm VCSH. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2014-2016 Dưới đây là bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Long Thọ Huế giai đoạn từ năm 2014 – 2016. Qua đó, ta dựa vào bảng để phân tích và đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của công ty là như thế nào để ta có thể có cái nhìn đầy đủ hơn về Công ty Cổ phần Long Thọ Huế. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Hiền 42
- Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến Bảng 2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2014-2016 ĐVT: Triệu đồng 2015/ 2014 2016/2015 Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 +/- % +/- % 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 166,836.4 151,269.4 131,339.8 (15,567.0) -9.33% (19,929.6) -13.17% 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 1,772.8 16.3 304.6 (1,756.5) -99.08% 288.3 1772.44% 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10 = 01 - 02) 165,063.6 151,253.1 131,035.2 (13,810.5) -8.37% (20,217.9) -13.37% 4. Giá vốn hàng bán 140,598.7 132,552.2 112,984.8 (8,046.5) -5.72% (19,567.4) -14.76% 5. Lợi nhuận gộp bán hàng và cung cấp dịch vụ (20 = 10 - 11) 24,465.0 18,700.9 18,050.4 (5,764.1) -23.56% (650.5) -3.48% 6. Doanh thu hoạt động tài chính 477.5 278.5 397.5 (198.9) -41.66% 119.0 42.72% 7. Chi phí tài chính 1,375.0 1,000.9 521.8 (374.1) -27.21% (479.1) -47.87% - Trong đó: Chi phí lãi vay 0.9 21.8 0.9 20.9 2280.96% 8. Chi phí bán hàng 5,067.6 4,324.5 4,778.7 (743.1) -14.66% 454.2 10.50% 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 9,223.9 8,681.2 8,498.6 (542.7) -5.88% (182.6) -2.10% 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh {30 = 20 + (21 - 22) - (25 + 26)} 9,275.8 4,972.8 4,648.8 (4,303.1) -46.39% (324.0) -6.51% 11. Thu nhập khác 3,110.8 163.6 18.2 (2,947.2) -94.74% (145.4) -88.86% 12. Chi phí khác 3,245.9 114.9 95.1 (3,131.0) -96.46% (19.8) -17.22% 13. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32) (135.2) 48.7 (76.9) 183.9 -136.03% (125.6) -257.95% 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30 + 40) 9,140.7 5,021.5 4,571.9 (4,119.2) -45.06% (449.6) -8.95% 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 2,125.0 1,126.8 923.2 (998.2) -46.97% (203.5) -18.06% 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại - - - - - 17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60 = 50 - 51 - 52) 7,015.7 3,894.7 3,648.6 (3,121.0) -44.49% (246.0) -6.32% 18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (*) - - - - - 19. Lãi suy giảm trên cổ phiếu (*) - - - - 0 (Nguồn: Phòng Kế toán, Công ty Cổ phần Long Thọ Huế) SVTH: Lê Thị Hiền 43 Trường Đại học Kinh tế Huế
- Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến Nhận xét: Từ bảng số liệu trên ta có thể dễ dàng nhận thấy, Lợi nhuận sau thuế (LNST) giảm nhanh trong giai đoạn từ năm 2014-2016, cụ thể năm 2014 là hơn 7015 triệu đồng đến năm 2015 giảm mạnh chỉ còn khoảng 3.894 triệu đồng tương ứng giảm gần 44,5 % , đến năm 2016 thì LNST còn chỉ hơn 3.648 triệu đồng so với năm 2015 giảm khoảng 203 triệu đồng. Nguyên nhân chính dẫn đến LNST giảm mạnh là do doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm nhanh cụ thể năm 2014 là hơn 166.836 triệu đồng đến năm 2015 chỉ còn hơn 151.269 triệu đồng tương ứng giảm 15.567 triệu đồng, năm 2016 so với năm 2015 giảm hơn 19.929 triệu đồng tương ứng giảm 13,17%. Bên cạnh đó, LNST giảm do thu nhập khác giảm mạnh, cụ thể năm 2014 là hơn 3.110 triệu đồng đến năm 2015 chỉ còn gần 164 triệu đồng giảm hơn 2,947 triệu đồng. Năm 2016 so với năm 2015 thu nhập khác cũng giảm hơn 145 triệu đồng tương ứng giảm hơn 88,8%. Ngoài ra LNST biến động còn do doanh thu hoạt động tài chính biến động, cụ thể năm 2014 là hơn 477 triệu đồng đến năm 2015 chỉ còn khoảng 278 triểu đồng tương ứng giảm gần 199 triệu đồng dẫn đến LNST giảm nhanh và năm 2016 so với năm 2015 tăng lên gần 397 triệu đồng tương ứng tăng 119 triệu đồng giảm chậm hơn. Đồng thời, Giá vốn hàng bán giảm qua các năm 2014- 2016 cụ thể năm 2014 là hơn 140.598 triệu đồng đến năm 2015 là 132.552 triệu đồng giảm hơn 8 046 triệu đồng , năm 2016 là chỉ gần112.985 tiệu đồng giảm so với năm 2015 là 19.567 triệu đồng cho thấy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm do việc thu hẹp quy mô sản xuất,giảm trừ doanh thu giảm mạnh từ 1.772 triệu đồng năm 2014 xuống còn 16 triệu năm 2015 và 304 triệu năm 2016 và các chi phí như chi phí tài chính, chí phí bán hàng , chi phí khác giảm nhanh qua các năm 2014- 2016 cụ thể chi phí tài chính năm 2014 là 1.375 triệu đồng đến năm 2015 còn khoảng 1.000 triệu đồng giảm hơn 374 triệu, năm 2016 giảm mạnh so với năm 2015 là 479 triệu đồng tương ứng giảm hơn 47,8% Chi phí khác cũng giảm nhanh qua các năm 2014- 2016 đặc biệt năm 2015 giảm mạnh từ 3 246 triệu đồng năm 2014 còn gần 115 triệu đồng tương ứng giảm 3.131 triệu Trườngđồng. Năm 2016 soĐại với năm học 2015 chi Kinh phí khác giảm tế g ầnHuế 20 triệu đồng chỉ còn hơn 95 triệu.Chi phí quản lý doanh nghiệp cũng giảm cụ thể năm 2014 là hơn SVTH: Lê Thị Hiền 44
- Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến 9.224 triệu đồng đến năm 2015 còn khoảng 8.681 triệu đồng giảm 542 triệu đồng , năm 2016 giảm còn 8.498 triệu đồng tương ứng giảm hơn 182 triệu đồng so với năm 2015.Nên đây là dấu hiệu tốt cho thấy công ty hoạt động có hiệu quả do kiểm soát được chi phí để tăng cao lợi nhuận. Vì vậy, tuy có một số chỉ tiêu không đạt kết quả tốt trong năm 2016 nhưng bên cạnh đó cũng có một số chỉ tiêu đạt kết quả tốt, do đó doanh nghiệp cần nghiên cứu hợp lý để đưa ra các giải pháp nhằm đưa các chỉ tiêu không tốt dần tốt hơn, còn những chỉ tiêu đã tốt rồi thì cần ngày càng hoàn thiện, tiếp tục duy trì và có gắng từng bước đạt kết quả tốt hơn nữa. 2.2. Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty Cổ phần Long Thọ Hiện nay, trong nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển tạo ra nhiều cơ hội và thách thức cho công ty Cổ phần Long Thọ trong đó xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh mạnh, đòi hỏi công ty cần rà soát lại quy trình sản xuất sản phẩm, cải thiện kỹ thuật, chống lãng phí, tối ưu hóa chi phí mà không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. 2.2.1. Phân loại chi phí sản xuất gạch terrazzo Chi phí sản xuất sản phẩm gạch terrazzo ở công ty là phân loại theo khoản mục chi phí bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp gồm có: Bột đá trắng, bột màu đen TU, cát song, đá hạt 1-3 (gt), đá mài (gt), đá mạt (bột đá), xi măng PCB30 Long Thọ, bột màu (gt), xi măng trắng (gt). Chi phí nhân công trực tiếp: Tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, các khoản trích nộp BHYT, BHXH, BHTN, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm. Chi phí sản xuất chung: Điện, nước sản xuất, chi phí khấu hao TSCĐ, CCDC, chi phí sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên, chi phí phân xưởng, dầu Diezel 2.2.2. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất Việc xác định đúng đối tượng phù hợp với thực tế sản xuất kinh doanh của đơn vị có ý nghĩa rất lớn, giúp kế toán tổ chức hợp lý từ khâu ghi chép ban đầu, tổng hợp số liệu, tổ chứcTrường tài khoản và sổĐại chi tiết theohọc từng đốiKinh tượng đã tếxác định.Huế SVTH: Lê Thị Hiền 45
- Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến Sản phẩm của công ty đa dạng về chủng loại nhưng các sản phẩm được sản xuất trên cùng một quy trình công nghệ. Xuất phát từ đặc điểm quy trình công nghệ và trình độ hạch toán, đối tượng tập hợp CPSX ở công ty được xác định là từng loại sản phẩm của toàn bộ quy trình như gạch terrazzo đen, gạch terrazzo màu Mỗi khâu sản xuất phòng kế toán đề ra định mức tiêu hao nguyên vật liệu làm cơ sở để tập hợp chi phí sản xuất. Tất cả các chi phí sản xuất trên đều được tập hợp trên toàn bộ xí nghiệp. Do vậy, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình sản xuất gạch terrazzo. 2.2.3. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất Chi phí sản xuất được tập hợp theo hai phương pháp: Phương pháp tập hợp trực tiếp: Đối với chi phí phát sinh liên quan trực tiếp đến một loại sản phẩm như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Phương pháp phân bổ gián tiếp: Đối với những chi phí phát sinh liên quan đến nhiều sản phẩm, bao gồm chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Cuối kỳ, kế toán tập hợp chi phí tính giá thành gồm các khoản mục chi phí sau: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: tập hợp vào TK 621 Chi phí nhân công trực tiếp: tập hợp vào TK 622 Chi phí sản xuất chung: tập hợp vào TK 627 2.2.4. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp a. Nội dung và đặc điểm của CPNVLTT Chi phí nguyên vật liệu là những chi phí được sử dụng trực tiếp cho sản xuất, chế tạo sản phẩm trong kỳ kinh doanh. Tại xí nghiệp, chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất. Nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ phục vụ trực tiếp cho việc sản xuất sản phẩm tại xí nghiệp. Nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất gạch terrazzo đen là: Bột đá trắng, Bột màu đen, bột màu, Cát sông, Đá hạt 1-3 (gt), Đá mài (gt), Đá mạt (bột đá), xi măng PC30 Long Thọ, xi măng trắng.Trong đó NVL chính trực tiếp là xi măng PC30 và đá hạt đối với gạch Terrazzo đen và xi măng PC30, xi măng trắng, đá hạt đối với gạch Terrazzo màu. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Hiền 46
- Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến Nguyên vật liệu phụ để sản xuất gạch terrazzo đen là bột đá trắng, bột màu đen, cát sông, đá mài, đá mạt ( bột đá). Nếu là gạch terrazzo màu thì bột màu đen đổi thành bột màu. b. Chứng từ và sổ sách sử dụng Các chứng từ và sổ sách được sử dụng để hạch toán là : Phiếu yêu cầu vật tư (phụ lục 01) Lệnh xuất vật tư Phiếu xuất kho( phụ lục 02), phiếu nhập kho Hóa đơn GTGT ( trường hợp mua vật liệu mua ngoài) Bảng kê chứng từ 621 (phụ lục 03) Sổ chi tiết tài khoản 621 (phụ lục 04) Sổ cái tài khoản 621(phụ lục 05) c. Tài khoản sử dụng Tại công ty, tài khoản để hạch toán CPNVLTT là TK 621.Trong đó, tài khoản sử dụng để hạch toán CPNVLTT cho gạch terrazzo là TK621TE để phân biệt với CPNVLTT của các sản phẩm khác của công ty. Tài khoản này dùng để tập hợp trị giá của bột đá trắng, bột đen , bột màu, cát sông, đá hạt, xi măng PCB30, được sử dụng trực tiếp để sản xuất sản phẩm. Bên Nợ: trị giá thực tế nguyên liệu, vật liệu dùng trực tiếp cho hoạt động sản xuất tạo ra gạch terrazzo. Bên Có: trị giá nguyên, vật liệu sử dụng không hết nhập lại kho. Kết chuyển trị giá NVLTT thực tế dùng cho hoạt động sản xuất gạch terrazzo trong kỳ vào TK 154TE và chi tiết cho 2 sản phẩm gạch terrazzo. TK 621TE không có số dư cuối kỳ d. PhươngTrường pháp hạch toán Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Hiền 47
- Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến Việc hạch toán đầy đủ, chính xác giá trị NVL xuất dùng cho sản xuất có ảnh hưởng rất lớn đến công tác tính giá thành của doanh nghiệp. Nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất có thể do công ty sản xuất như xi măng PCB 30 hoặc mua ngoài về nhập kho như bột đá trắng, bột màu, bột đen, Thông thường, đối với những vật tư thường sử dụng như bột đá trắng, đá hạt, cát sông, đá mài, công ty sẽ mua với số lượng lớn để tránh làm gián đoạn quá trình sản xuất. Trường hợp công ty không đủ vật tư hoặc không có loại vật tư đó thì sẽ tiến hành mua từ bên ngoài. Nguyên vật liệu nhập kho được đánh giá theo giá vốn thực tế nhập kho cụ thể đối với nguyên vật liệu mua ngoài. Giá trị thực tế Chi phí Các khoản = Giá mua + - nhập kho thu mua giảm trừ Dựa vào định mức NVL do bên kỹ thuật cung cấp và số lượng gạch Terrazzo cần sản xuất ước tính của bộ phận kinh doanh cung cấp để xuất NVL sản xuất. Đến cuối kỳ, căn cứ vào các chứng từ, định mực tiêu hao vật tư và đơn giá bình quân gia quyền theo tháng, kế toán xác định là giá trị thực tế nguyên vật liệu trực tiếp xuất dùng để sản xuất từng loại sản phẩm trong kỳ. Định mức nguyên vật liệu cho sản phẩm hoàn thành như sau: Bảng 2.4 Định mức nguyên vật liệu quý I năm 2016 Chi phí nguyên vật liệu Gạch Terrazzo đen Gạch Terrazzo màu Đvt trực tiếp T.đ/mức Đ/mức T.đ/mức Đ/mức Bột đá trắng tấn 209.52 0.00040 33.39 0.00040 Bột màu (gt) Kg 550.00 0.00659 Bột màu đen TU Kg 3,400.00 0.00645 Cát song m3 462.64 0.00088 73.58 0.00088 Đá hạt 1-3 (gt) tấn 419.46 0.00080 66.54 0.00080 Đá mài (gt) đồng 780.04 0.00148 129.96 0.00156 Đá mạt (bột đá) m3 897.31 0.00170 135.69 0.00163 Xi măng PC30 long thọ tấn 672.85 0.00128 80.99 0.00097 Xi măng trắng (gt) tấn 25.50 0.00031 Trường Đại(Nguồn Kếhọc hoạch đầuKinh năm 2016 tế- công Huế ty CP Long Thọ) SVTH: Lê Thị Hiền 48
- Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến Khi có nhu cầu sử dụng vật tư, cán bộ kỹ thuật sản xuất viết giấy đề nghị cấp vật liệu. Trong đó ghi rõ số lượng, chủng loại nguyên vật liệu và mục đích sử dụng để chờ phê duyệt. Sau đó phiếu yêu cầu xuất nguyên vật liệu trên được chuyển tới trưởng bộ phận sản xuất ký duyệt rồi chuyển cho giám đốc xí nghiệp ký duyệt. Người lập phiếu chuyển phiếu yêu cầu xuất vật tư cho phòng kế toán để làm thủ tục xuất kho. Tại phòng kế toán, căn cứ vào phiếu yêu cầu vật tư đã được ký duyệt để lập phiếu xuất kho. Phiếu xuất kho được lập thành 2 liên: liên 1 lưu tại cuốn, liên 2 chuyển cho bộ phận thủ kho để tiến hành xuất vật tư. Vì số lương và giá trị xuất kho của vật tư trong từng lần xuất, từng ngày, từng tháng là rất lớn nên việc theo dõi và tính giá trị xuất kho gặp nhiều kho khăn nên tại công ty việc theo dõi và tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền. Trị giá NVL xuất kho được tính theo phương pháp bình quân gia quyền theo từng tháng. Trị giá thực tế NVL Trị giá thực tế NVL Giá thực tế + tồn đầu kỳ nhập trong kỳ đơn vị bình = Số lượng Số lượng quân + tồn đầu kỳ nhập trong kỳ Trị giá NVL xuất dung Trị giá NVL xuất Số lượng NVL Giá thực tế đơn vị bình = × dùng xuất dùng quân Việc tính giá trị bình quân và trị giá nguyên vật liệu xuất dùng sẽ do phần mềm kế toán BARVO tự động tính toán khi có nghiệp vụ xuất NVL phát sinh. Căn cứ vào phiếu yêu cầu vật tư và phiếu xuất kho đã được ký duyệt mà thủ kho xuất vật tư cho người nhận, kế toán sẽ tiến hành kiểm tra và ghi sổ tại xí nghiêp. Thủ kho chỉ theo dõi về mặt số lương còn tại phòng kế toán , kế toán sẽ tiến hành theo dõi và phản ánh trị giá NVL xuất kho. Trong đó trị giá NVLTT dùng cho sản xuất gạch terrazzo đen là 1,382,064,503 đồng và trị Trườnggiá NVLTT dùng đểĐại sản xuất học gạch terrazzo Kinh màu là tế305,903,058 Huế đồng. SVTH: Lê Thị Hiền 49
- Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến Hằng ngày, kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho, các chứng từ gốc cùng loại liên quan, kế toán tiến hành nhập định khoản từng nghiệp vụ vào phần mềm kế toán, phần mềm sẽ tự động cập nhật vào các bảng kê chứng từ tài khoản liên quan đến từng đối tượng chi phí . Các mẫu sổ liên quan như sau: “ Bảng kê chi tiết TK 621TE”. Định kỳ hoặc hàng tháng căn cứ vào các PXK kế toán vật tư sẽ tiến hành ghi “ Sổ chi tiết TK 621TE” cho sản phẩm gạch terrazzo. Cuối mỗi tháng, kế toán căn cứ vào các sổ chi tiết để tiến hành cật nhật vào “ Sổ cái TK521TE” và kết chuyển CPNVLTT vào TK 154TE theo từng sản phẩm. Khi mua NVLTT, kế toán định khoản trong phần mềm Nợ TK 1521 46,474,259 đồng Nợ TK 133 4,647,426 đồng Có TK 331 51,121,685 đồng Khi có nhu cầu sử dụng vật liệu để sản xuất cho loại sản phẩm nào, khi viết PXK kế toán định khoản : Nợ TK 621TE 21,038,570 đồng Có TK 1521 21,038,570 đồng. Tổng chi phí NVLTT của quý I/2016 Nợ TK 612TE 1,695,492,318 đồng Có TK 1521 1,695,492,318 đồng Trong đó trị giá NVLTT dùng cho sản xuất gạch terrazzo đen là 1,382,064,503 đồng và trị giá NVLTT dùng để sản xuất gạch terrazzo màu là 305,903,058 đồng. 2.2.5. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp a. Nội dung và đặc điểm của CPNCTT Chi phí nhân công là một khoản mục quan trọng trong công tác tập hợp chi phí sản xuất, việc hạch toán đúng, đủ chi phí nhân công sẽ góp phần vào việc tính toán hợp lý, chính xác giá thành sản phẩm.Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm các kho tiền lương, tiền lương phụ cấp, tiền làm thêm, các khoản trích theo lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất trong kỳ. Mặt khác, còn giúp cho việc thanh toán chi trả lương cho ngườiTrường lao động thỏa Đại đáng, chính học xác, kịpKinh thời, khuyến tế khích Huế người lao động làm việc hiệu quả, nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm. SVTH: Lê Thị Hiền 50
- Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến Cũng như nhiều công ty khác, công ty Cổ phần Long Thọ áp dụng hình thức trả lương cho công nhân sản xuất theo sản phẩm đây là hình thức trả lương có nhiều ưu điểm nó đảm bảo công bằng và khuyến khích người lao động làm việc, ai làm nhiều thì lương cao và ngược lại. b. Chứng từ sử dụng Trong công ty sử dụng chứng từ và sổ sách sau: Bảng chấm công (phụ lục 06) Bảng tổng hợp thanh toán tiền lương (phụ lục 07) Sổ lương Bảng kê chi tiết TK 622TE( phụ lục 08). Sổ chi tiết TK 622TE( phụ lục 09). Sổ cái TK 622TE( phụ lục 10). c. Tài khoản sử dụng Tại công ty kế toán sử dụng TK 622TE để phản ánh chi phí NCTT để sản xuất sản phẩm gạch Terazzo của xí nghiệp terrazzo. Bên Nợ: Chi phí nhân công trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm bao gồm: tiền lương, các khoản trích theo lương. Bên Có: Kết chuyển chi phí NCTT vào bên Nợ TK 154TE –Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang TK622TE không có số dư cuối kỳ e. Phương pháp hách hạch toán Tiền lương Tại xí nghiệp có một đội trưởng phụ trách và chia thành nhiều tổ nhỏ với 1 tổ trưởng quản lý, theo dõi và chịu trách nhiệm công việc của tổ mình. Các tổ trưởng có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra tình hình lao động của các cá nhân trong tổ để ghi vào bảng chấm công in sẵn. Cuối tháng, Kế toán lương căn cứ vào biên bảng xác nhận lượng gạch thành phẩm nhập kho trong tháng, bảng chấm công và các chứng từ khác liên quan do các tổ trưởng ký duyệtTrường và bảng phân Đại bổ tiền lươnghọc năm Kinh 2016 về tổng tế qũy Huếlương kế hoạch và SVTH: Lê Thị Hiền 51
- Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến hạch toán đơn giá lương để tiến hành tính lương cho công nhân và lập Bảng tổng hợp thanh toán tiền lương rồi ghi Bảng kê TK 622TE, Sổ chi tiết TK 622TE và Sổ lương. Cuối kỳ, kế toán căn cứ vào sổ chi tiết TK 622TE tiến hành lập Sổ cái TK 622TE, sổ cái TK 344 Cuối cùng, kế toán đối chiếu Bảng kê chi tiết TK 622TE để tiến hành kết chuyển CPNCTT vào TK 154TE theo từng sản phẩm. Lương phải trả cho công nhân trong kỳ được tính như sau: Lương phải trả = Số lượng SPHT × Đơn giá Ở xí nghiệp Terrazzo, mức lương khoán mỗi sản phẩm gạch terrazzo đã được quy đổi là 921đồng. Đây là đơn giá được Ban giám đốc của công ty cùng với xí nghiệp và kế toán trưởng thống nhất đưa ra đầu mỗi niên độ kế toán dựa trên mặt bằng lương chung, tính chất công việc và số lượng công nhân của từng tổ sản xuất. Từ đó ta tính được chí phí lương khoán cho 2 sản phẩm là: Gạch terrazzo đen : 527,500 × 921= 485,827,500 đồng Gạch terrazzo màu : 83,500 × 921= 76,903,500 đồng Ngoài được hưởng lương chính công nhân sản xuất còn được hưởng các khoản phụ cấp, các khoản làm thêm giờ, thêm ca. Các khoản trích lương của công nhân công ty áp dụng theo quy định của chế độ hiện hành: Căn cứ vào bảng nghiệm thu tiền lương theo sản phẩm, danh sách số lượng nhân sự do xí nghiệp chuyển lên cho công ty và Bảng tính thu nhập 1 công dùng để tính trích nộp năm 2016, Kế toán tính ra các khoản trích theo lương rồi cập nhật thông tin liên quan phần mềm sẽ xuất ra các sổ chi tiết, sổ cái liên quan. Trong đó: BHXH là 26% theo lương cơ bản trong đó 18% tính vào chi phí trong kỳ còn lại 8% công nhân phải chịu. BHYT là 4,5% theo lương cơ bản trong đó 3% tính vào chi phí trong kỳ còn lại 1,5 % công nhân phải chịu. BHTN là 2% theo luong cơ bản trong đó 1% tính vào chi phí trong kỳ, 1 % còn lại công nhân phải trả. KPCĐTrường được trích 2% Đại theo lương học thực tếKinh phải trả công tế nhân Huế sản xuất và tính vào giá thành. SVTH: Lê Thị Hiền 52
- Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến Dựa vào bảng tổng hợp thanh toán tiền lương vào cuối tháng, kế toán lương thực hiện việc tập hợp vào phân bổ tiền lương bằng phần mền.Kế toán định khoản Căn cứ vào bộ chứng từ, kế toán tiến hành định khoản như sau: Trong quý I/2016 có : Tiền lương: Nợ TK 622TE 485,827,500đồng Có TK 3341 485,827,500đồng Các khoản trích nộp như BHXH, BHYT, BHTN, CPCĐ Nợ TK 622TE 197.539.804 đồng Có TK 3382 23.485.740 đồng Có TK 3383 127.572.084 đồng Có TK 3384 34.861.485 đồng Có TK 3386 11.620.495 đồng Căn cứ vào số liệu đã nhập máy tự động chuyển vào các sổ tài khoản 622TE, TK 3341, các sổ khác liên quan. Các khoản trích theo lương được tập hợp chung cho cả hai sản phẩm đến cuối kỳ phân bổ cho từng sản phẩm theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp . Trong quý I/2016 các khoản trích theo lương đươc phân bổ như sau : Gạch terrazzo đen: (197,539,804/ 1,695,492,318) *1,385,826,881= 161,740,520 đồng Gạch terrazzo màu: (197,539,804/ 1,695,492,318) *309,665,437= 35,799,284 đồng 2.2.6. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung a. Nội dung vào đặc điểm CPSXC Chi phí sản xuất chung được tính bao gồm các khoản chi phí khác nhau phát sinh tại phân xưởng không bao gồm các chi phí NVL trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Các khoản chi phí đó là: Chi phí nhân công quản lý phân xưởng, chi phí nguyên nhiên liệu phục vụ tại phân xưởng, chi phí sửa chữa máy móc, các chi phí dịch vụ mua ngoài khác,Trường chi phí khấu hao TSCĐ.Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Hiền 53