Khóa luận Thực trạng công tác Đánh giá công tác kiểm soát rủi ro quy trình cho vay đối với DNNVV tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Thực trạng công tác Đánh giá công tác kiểm soát rủi ro quy trình cho vay đối với DNNVV tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_thuc_trang_cong_tac_danh_gia_cong_tac_kiem_soat_ru.pdf
Nội dung text: Khóa luận Thực trạng công tác Đánh giá công tác kiểm soát rủi ro quy trình cho vay đối với DNNVV tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình
- ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC TÌM HIỂU CÔNG TÁC KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG QUY TRÌNH CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH NGUYỄN THỊ HẢI DUYÊN Trường Đại học Kinh tế Huế Niên khóa 2016 - 2020
- ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC TÌM HIỂU CÔNG TÁC KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG QUY TRÌNH CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH Sinh viên thực hiện Giáo viên hướng dẫn Nguyễn Thị Hải Duyên TS. Nguyễn Đình Chiến Lớp K50A Kiểm Toán Niên khóa: 2016 – 2020 Trường Đại học Kinh tế Huế Huế, 12/2019
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT BCTC Bác cáo tài chính BIDV Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam CN Chi nhánh CBTD Cán bộ tín dụng CIC Trung tâm Thông tin tín dụng DN Doanh nghiệp DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa DPRR Dự phòng rủi ro GDV Giao dịch viên GĐ Giám đốc GL Tài liệu kế toán trung tâm HĐTD Hợp đồng tín dụng IPCAS Hệ thống thanh toán nội bộ và kế toán khách hàng KH Khách hàng KTGD Kế toán giao dịch KSNB Kiểm soát nội bộ KSRR Kiểm soát rủi ro NĐ-CP Nghị định chính phủ NH Ngân hàng NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NQH Nợ quá hạn PGĐ Phó giám đốc PGĐQHKH Phó Giám đốc Quan hệ khách hàng TrườngPGĐQLRR Đại Phó Giám đốhọcc Quản lý r ủiKinh ro tế Huế QĐ-NHNN Quyết định-Ngân hàng nhà nước QHKH Quan hệ khách hàng QLRR Quản lý rủi ro
- QSDĐ Quyền sử dụng đất QTTD Quản trị tín dụng RRTD Rủi ro tín dụng SIBS Hệ thống corebanking hiện nay của ngân hàng SMEs Doanh nghiệp nhỏ và vừa TDDN Tín dụng doanh nghiệp TMCP Thương mại cổ phần TSĐB Tài sản đảm bảo TPKD Trưởng phòng kinh doanh TT-CP Thông tư Chính phủ TF Tài trợ tài chính thương mại XHTD Xếp hạng tín dụng Trường Đại học Kinh tế Huế
- MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ iv PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ: 1 1.1.Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2.Mục tiêu nghiên cứu 2 1.3.Đối tượng nghiên cứu 2 1.4.Phạm vi nghiên cứu 2 1.5.Phương pháp nghiên cứu 3 1.5.1.Phương pháp thu thập số liệu 3 1.5.2.Phương pháp xử lý số liệu 3 1.6.Những đóng góp của đề tài 3 1.7. Cấu trúc khóa luận 4 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI: 5 1.1. Tổng quan về NHTM và hoạt động cho vay của NHTM 5 1.1.1.Ngân hàng thương mại 5 1.1.1.1.Khái niệm 5 1.1.1.2. Đặc trưng của NHTM 5 1.1.1.3.Vai trò của NHTM 7 1.1.2.Hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại 8 1.1.2.1. Hoạt động cho vay 8 1.1.2.2. Các hình thức trong hoạt động cho vay 8 1.1.2.3: Các quy định pháp lý trong việc cho vay 11 1.1.2.4. Sự cần thiết phải phát triển tín dụng của các NHTM 12 1.1.3.Tổng quan về hệ thống kiểm soát nội bộ 13 Trường1.1.3.1.Khái niệm Đại học Kinh tế Huế 13 1.1.3.2: Các nhân tố cơ bản của hệ thống kiểm soát nội bộ 14 1.1.4.Tổng quan về rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay 21 1.1.4.1. Các loại rủi ro trong hoạt động cho vay 22
- 1.1.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro trong hoạt động cho vay 23 1.1.5. Hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của ngân hàng thương mại 25 1.1.5.1: Quan điểm về Doanh nghiệp nhỏ và vừa 25 1.1.5.2. Đặc điểm cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa 27 1.1.6. Kiểm soát rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay DNNVV 27 1.1.6.1. Khái niệm kiểm soát rủi ro tín dụng 27 1.1.6.2. Mục tiêu của kiểm soát rủi ro tín dụng 28 1.1.6.3. Đặc điểm kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay DNNVV 28 1.1.6.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay của NHTM 32 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN – CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH: 38 2.1. Tổng quan về Ngân hàng 38 2.2.1.Quá trình hình thành và phát triển 38 2.1.2.Đặc điểm môi trường kinh doanh và khách hàng của BIDV Quảng Bình. 40 2.1.2.1.Môi trường kinh doanh ngân hàng trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình 40 2.1.2.2.Đặc điểm khách hàng của BIDV Quảng Bình 40 2.1.3. Chức năng và nhiệm vụ 41 2.1.4.Cơ cấu tổ chức và quản lý 42 2.1.4.1.Cơ cấu quản lý. 42 2.1.4.2.Nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận, phòng ban như sau 44 2.1.5.Tình hình kết quả kinh doanh từ năm 2016 – 2018. 45 Trường2.1.5.1.Tình hình laoĐạiđộng học Kinh tế Huế45 2.1.5.2. Kết quả hoạt động kinh doanh 45 2.2. Thực trạng công tác kiểm soát rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình 47
- 2.2.1. Thực trạng rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của BIDV Quảng Bình. 47 2.2.1.1 . Tình hình cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa 47 2.2.1.2. Tình hình doanh số thu hồi nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa 49 2.2.1.3. Tình hình dư nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa. 50 2.2.1.4. Tình hình hoạt động sử dụng vốn 52 2.2.2 Thực trạng trình tự, thủ tục cấp tín dụng và kiểm soát rủi ro quy trình cho vay đối với DNNVV tại BIDV – chi nhánh Quảng Bình 61 2.2.2.1 Kiểm soát trước cho vay 61 2.2.2.3. Kiểm soát sau cho vay 83 2.2.3. Đánh giá của Cán bộ ngân hàng trong quy trình kiểm soát rủi ro tín dụng quy trình cho vay đối với DNNVV tại ngân hàng BIDV – chi nhánh Quảng Bình. 99 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH. 106 3.1 Đánh giá công tác kiểm soát rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình. 106 3.1.1. Những kết quả đạt được. 106 3.1.2. Những tồn tại và nguyên nhân trong công tác kiểm soát rủi ro tín dụng quy trình cho vay đối với DNNVV tại BIDV Quảng Bình. 107 3.2.Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng BIDV Quảng Bình. 112 PHẦN III. KẾT LUẬN 118 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 120 TrườngPHỤ LỤC Đại học Kinh tế Huế
- DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ Bảng 1.1: Phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa 26 Bảng 1.2: Bảng tóm tắt quy trình tín dụng 29 Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Quảng Bình 46 giai đoạn 2016 – 2018 46 Bảng 2.2. Tình hình Doanh số cho vay DNNVV giai đoạn 2016 – 2018 47 Bảng 2.3: Chỉ tiêu doanh số thu nợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 49 giai đoạn 2016 - 2018 49 Bảng 2.4. Dư nợ cho vay DNNVV giai đoạn 2016 – 2018 50 Bảng 2.5. Chỉ tiêu phân tích dư nợ và cơ cấu dư nợ BIDV - chi nhánh Quảng Bình giai đoạn (2016 - 2018). 52 Bảng 2.6 : Dư nợ tín dụng theo ngành nghề BIDV Quảng Bình 54 giai đoạn năm 2016 – 2018 54 Bảng 2.7. Dư nợ tín dụng cuối kì theo đối tượng là các tổ chức kinh tế trong giai đoạn 2016 – 2018 57 Bảng 2.8. Tình hình các nhóm nợ tại BIDV – Chi nhánh Quảng Bình giai đoan 2016 – 2018 59 Bảng 2.9: Điểm xếp hạng tín dụng KHDNNVV của BIDV Quảng Bình 64 Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức của BIDV Quảng Bình 43 Trường Đại học Kinh tế Huế
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ: 1.1.Tính cấp thiết của đề tài Trong giai đoạn hiện nay ta có thể thấy các chỉ số kinh tế cơ bản như GDP, XNK, đầu tư, thu, chi ngân sách đều đạt cao và bền vững. Để có được kết quả trên ngoài sự đóng góp chung của cả nước, phải kể đến nổ lực chung của các nghành, các cấp, đặc biệt là hệ thống ngân hàng. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam, bên cạnh những thành tựu nổi bật, thì trong năm 2018, số doanh nghiệp tạm dừng hoạt động là 95.651 tăng 49,7% so với năm trước, bao gồm 27.126 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 25,1% và 63.525 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể, tăng 63,4%; số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể 16.314 doanh nghiệp tăng 34,7%. Để giúp hệ thống ngân hàng vượt qua giai đoạn khó khăn, nhiều quy định pháp lý được nới lỏng mang lại hiệu quả tích cực. Trải qua giai đoạn phục hồi và tăng trưởng , hiện là thời điểm thích hợp để kiểm soát chặt chẽ trở lại, đẩy mạnh áp dụng các chuẩn mực của thế giới, hướng tới một hệ thống ngân hàng minh bạch, an toàn hơn. Về bản chất rủi ro tín dụng cụ thể ở đây là rủi ro quy trình cho vay là một biến số đặc biệt quan trọng, là mối quan tâm hàng đầu của các cơ quan quản lý, cũng như lãnh đạo ngân hàng. Bởi nếu không kiểm soát rủi ro này, nguy cơ không chỉ là sụt giảm lợi nhuận, mà còn là sụt giảm tính thanh khoản của ngân hàng. Trong tương lai không xa, thì xu hướng chung của hệ thống ngân hàng sẽ chuyển dần sang hướng cổ phần hóa toàn bộ, khi đó trên hết vấn đề phòng ngừa hạn chế RRTD là vấn đề khó khăn phức tạp, bởi lẽ RRTD mang tính tất yếu, khách quan luôn gắn liền với hoạt động tín dụng, đồng thời bản thân nó lại rất đa dạng và phức Trườngtạp. RRTD thường rấ t Đạikhó kiểm soát học và dẫn đế n Kinhthiệt hại , thất thoát tế về vHuếốn và thu nhập của ngân hàng. Nếu như hoạt đồng phòng ngừa hạn chế RRTD được thực hiện tốt thì sẽ đem lại lợi ích như: bảo toàn nguồn vốn, giảm thiểu chi phí, nâng cao thu nhập, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư và khách hàng gửi tiền, tạo tiền đề mở rộng thị SVTH: Nguyễn Thị Hải Duyên 1
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến trường, tăng uy tín, vị thế, hình ảnh, thị phần của ngân hàng. Hoạt động phòng ngừa và hạn chế rủi ro tốt sẽ đem lại lợi ích cho cả nền kinh tế. Đặc biệt là đối với nền kinh tế hiện nay, các định chế tài chính có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, nếu như một NHTM gặp vấn đề thì ngay lâp tưc sẽ ảnh hưởng dây chuyền đến các ngân hàng khác. Vì vậy quản trị RRTD đem lại sự an toàn, ổn định cho thị trường. Trong những năm trở lại đây, ngân hàng BIDV– chi nhánh Quảng Bình đã rất chú trọng tới công tác kiểm soát RRTD và đang từng bước hoàn thiện hoạt động kinh doanh của mình nhằm đáp ứng kịp thời những thay đổi của môi trường kinh doanh. Song song với đó vẫn tồn tại nhiều bất cập chưa giải quyết được ở một số khâu của quy trình KSRRTD vẫn còn nhiều hạn chế. Nhận thức được vấn đề và tầm quan trọng của nó nên tôi đã chọn “Thực trạng công tác Đánh giá công tác kiểm soát rủi ro quy trình cho vay đối với DNNVV tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. 1.2.Mục tiêu nghiên cứu - Một là tổng hợp các vấn đề lý luận liên quan đến kiểm soát rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đối với DNNVV tại ngân hàng. - Hai là tìm hiểu thực trạng công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Quảng Bình. - Ba là thông qua tìm hiểu về thực trạng để nhận xét, đánh giá và đưa ra một số giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro tín dụng đối với DNNVV tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Quảng Bình. 1.3.Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung tìm hiểu công tác KSRR tín dụng trong hoạt động cho vay đối với DNNVV tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, CN Quảng Bình. Trường1.4.Phạm vi nghiên c ứĐạiu học Kinh tế Huế - Phạm vi về không gian: Đề tài được thực hiện tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam CN Quảng Bình. SVTH: Nguyễn Thị Hải Duyên 2
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến - Phạm vi về thời gian: Số liệu về nhân sự, tài chính của Ngân hàng Đầu tư và Phát Triển Việt Nam, chi nhánh Quảng Bình trong ba năm 2016 – 2018. - Phạm vi nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu về công tác kiểm soát rủi ro tín dụng quy trình cho vay đối với DNNVV tại đơn vị . 1.5.Phương pháp nghiên cứu 1.5.1.Phương pháp thu thập số liệu - Phương pháp nghiên cứu, tham khảo tài liệu : tham khảo tài liệu ở hai trang web mà thư viện nhà trường cung cấp là tainguyenso.hce.edu.vn và thuvienso.hce.edu.vn, các tài liệu liên quan như giáo trình kiểm toán, các thông tư, nghị định, văn bản pháp luật, các thông tin trên internet, tạp chí và tài liệu khác, - Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Phương pháp này được sử dụng để thu thập thông tin về tình hình đơn vị, về công tác kiểm soát rủi ro tín dụng quy trình cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như làm rõ những thắc mắc trong quá trình thu thập thông qua việc trao đổi trực tiếp với cán bộ quản lý rủi ro trong ngân hàng. Phương pháp này được thực hiện thường xuyên trong suốt quá trình thực tập tại đơn vị. 1.5.2.Phương pháp xử lý số liệu - Phương pháp tổng hợp, xử lý: Tổng hợp, chọn lọc và tiến hành phân loại số liệu đã thu được, sau đó sử dụng các công cụ hỗ trợ như Excel để xử lý. - Phương pháp phân tích thống kê: Phân tích sự biến động theo thời gian của các chỉ tiêu trong báo cáo tài chính, báo cáo tình hình dư nợ, để đánh giá được hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng quy trình cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Quảng Bình. - Phương pháp so sánh: Dựa vào những số để tiến hành so sánh ( tuyệt đối lẫn tương đối) đối chiếu giữa các kì các năm nhằm tìm ra sự tăng giảm giá trị hõ trợ cho Trườngquá trình phân tích kinh Đại doanh cũng nhhọcư các quá trKinhình khác. tế Huế 1.6.Những đóng góp của đề tài SVTH: Nguyễn Thị Hải Duyên 3
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến - Về mặt khoa học: Những nguyên lý cơ bản của hoạt động kiểm soát đã được vận dụng vào đề tài kiểm soát rủi ro tín dụng tại ngân hàng , lý luận và những hoạt động về rủi ro tín dụng và kiểm soát rủi ro tín dụng tại NHTM trong nghiên cứu này có thể là nguồn tư liệu hữu ích cho những nghiên cứu tiếp theo. - Về mặt thực tiễn: Trong quá trình nghiên cứu đề tài đã giúp tôi có thêm được những kiến thức sâu hơn về những hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng tại ngân hàng, có thêm cơ hội để tìm hiểu về lĩnh vực khá liên quan đến nghành học của mình là nghành tài chính. Qua đó giúp tôi học hỏi thêm được nhiều kiến thức hơn cũng như giúp ích cho tôi có cơ hội trải nghiệm thử sức với công việc mà mình sẽ hướng đến trong tương lai. 1.7. Cấu trúc khóa luận Chương I: Cơ sở lý luận về công tác kiểm soát rủi ro tín dụng Chương II: Thực trạng công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Quảng Bình. Chương III: Một số giải pháp góp phần hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác kiểm soát rủi ro tín dụng quy trình cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Quảng Bình. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Hải Duyên 4
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI: 1.1. Tổng quan về NHTM và hoạt động cho vay của NHTM 1.1.1.Ngân hàng thương mại 1.1.1.1.Khái niệm NHTM được biết đến với chức năng kinh doanh tiền tệ. Hơn bất cứ tổ chức kinh doanh nào khác, NHTM luôn được coi là bách hóa tài chính, cung ứng rất nhiều sản phẩm, dịch vụ về tài chính. “ Ngân hàng là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất – đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán – và cũng thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kì một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế”. Để xây dựng khái niệm NHTM, có thể dựa vào tính chất và mục đích hoạt động của nó trên thị trường tài chính, hoặc kết hợp tính chất, mục đích và đối tượng hoạt động. Ở Việt Nam, theo quy định tại Điều 4, Luật các Tổ chức Tín dụng Số 47/2010/QH12 được Quốc hội khóa XII thông qua ngày 16 tháng 06 năm 2010: “ Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của luật này. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồm: ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã”. “Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây: nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.” Trường1.1.1.2. Đặc trưng cĐạiủa NHTM học Kinh tế Huế - Về cấu trúc tài chính và tài sản: là doanh nghiệp có quy mô lớn, hệ số nợ rất cao và cấu trúc tài sản đặc biệt. SVTH: Nguyễn Thị Hải Duyên 5
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến Ngân hàng thương mại là doanh nghiệp có quy mô lớn trên cả giác độ vốn chủ sở hữu và tổng tài sản. Ở Việt Nam, vốn chủ sở hữu của các Ngân hàng thương mại là hàng nghìn tỷ đồng, đối với các Ngân hàng thương mại trên thế giới, vốn chủ sở hữu lên tới nhiều tỷ đô la Mỹ. Mạng lưới các chi nhánh Ngân hàng thường rất lớn và phân tán rộng về địa lý. Trong khi quy mô về vốn chủ sở hữu đã rất lớn, nguồn vốn của Ngân hàng thương mại lại chủ yếu là nợ được huy động từ bên ngoài Ngân hàng. Cấu trúc tài sản của Ngân hàng thương mại đặc biệt hơn so với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác trong tỷ trọng tài sản chính. Phần lớn tài sản của Ngân hàng thương mại là tài sản chính, mang đặc trưng trừu tượng, hình thái vật chất đơn giản chỉ là giấy tờ hoặc thậm chí chỉ là dữ liệu điện tử được lưu trong một thiết bị nhất định. Bên cạnh đó, Ngân hàng thương mại có xu hướng liên tục phát triển các sản phẩm, công cụ tài chính mới. - Hoạt động của NHTM luôn chứa đựng nhiều rủi ro và chịu sự kiểm soát, giám sát chặt chẽ của hệ thống luật pháp. Trên giác độ tài chính doanh nghiệp, doanh nghiệp có hệ số nợ cao sẽ dẫn đến rủi ro trong hoạt động cũng cao. Bên cạnh đó, nguồn vốn nợ chủ yếu của NHTM lại là tiền gửi với đặc trưng có thể rút ra trước hạn với khối lượng khó xác định. Sản phẩm, dịch vụ NH không được hưởng quy chế bảo hộ độc quyền và mang tính phức tạp, trực tiếp. Hơn nửa NHTM tham gia vào nhiều cam kết trong khi chưa chuyển giao vốn thực sự, túc là hoạt động ngoại bảng phong phú và đa dạng, điểm này là một đặc trưng khác biệt với các loại hình doanh nghiệp khác. Rủi ro trong hoạt động của NHTM đa dạng, ở mức độ cao, tích lũy nhanh và dễ lây lan. Rủi ro trong hoạt động của Ngân hàng thương mại bao gồm các loại rủi ro đặc thù như rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro ngoại hối, rủi ro vốn khả dụng, - NHTM là doanh nghiệp có quy mô lớn, mạng lưới rộng khắp, hoạt động chịu nhiều rủi ro, ảnh hưởng đáng kể đến nhiều hoạt động kinh tế xã hội. NHTM chịu sự Trườngkiểm soát, giám sát chĐạiặt chẽ của hệhọcthống pháp Kinhluật. Các quy đị nhtế pháp lýHuế đối với NHTM được phổ rộng trên nhiều mặt của hoạt động kinh doanh như: điều kiện kinh SVTH: Nguyễn Thị Hải Duyên 6
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến doanh, tiêu chuẩn của người lãnh đạo Ngân hàng, dự trữ bắt buộc, bảo hiểm tiền gửi, an toàn trong hoạt động, phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro. - Tính liên kết và ổn định của hệ thống Ngân hàng Hệ thống Ngân hàng có tính phụ thuộc nhau rất lớn, hơn bất cứ nghành kinh doanh nào trong nền kinh tế, rủi ro trong hoạt động Ngân hàng có tính lan tỏa rất nhanh. Hoạt động như một hệ thống các mắt xích liên kết chặt chẽ, chỉ cần một Ngân hàng thương mại dù yếu và nhỏ nhất gặp khó khăn trong hoạt động, đặc biệt là khó khăn về thanh khoản, là có thể dẫn đến nguy cơ phá sập cả hệ thống. Thực tiễn đã cho thấy, thanh khoản được ví như hơi thở của sự sống của hoạt động NHTM. Mọi rủi ro, tổn thất trong hoạt động của NHTM đều có thể dẫn đến hậu quả mất tính thanh khoản rồi dẫn đến phá sản. - Hệ thống Ngân hàng – tài chính trong nền kinh tế rất nhạy cảm với mọi biến động về kinh tế, kỹ thuật, chính trị và xã hội. Những biến động này thường có tác động gần như tức thời đến hoạt động của thị trường tài chính, điển hình là thị trường chứng khoán, theo đó, nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của hệ thống Ngân hàng, đối với công tác quản lý vĩ mô nền kinh tế, việc nắm bắt được cơ chế hoạt động, ảnh hưởng lẫn nhau của các phần tử trong hệ thống tài chính là một trong những vấn đề cốt yếu, quyết định thành bại. 1.1.1.3.Vai trò của NHTM Cùng với sự phát triển đa dạng các nghiệp vụ kinh doanh, ngân hàng thương mại ngày càng thực hiện nhiều vai trò mới để có thể duy trì khả năng cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu của xã hội. Các ngân hàng ngày nay có những vai trò cơ bản sau: Thứ nhất, NHTM là trung gian tài chính, thực hiện vai trò điều chuyển các khoản tiết kiệm, chủ yếu từ hộ gia đình thành vốn tín dụng cho các tổ chức kinh doanh và các thành phần kinh tế khác để đầu tư vào nhà cửa, thiết bị và các tài sản khác. TrườngThứ hai, NHTM giĐạiữ vai trò là họctrung gian thanh Kinh toán, thay m ặttế khách Huếhàng thực hiện thanh tóan giao dịch mua bán hàng hóa và dịch vụ của họ. Thứ ba, NHTM giữ vai trò là người bảo lãnh, cam kết trả nợ cho khách hàng khi khách hàng mất khả năng thanh toán. SVTH: Nguyễn Thị Hải Duyên 7
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến Thứ tư, NHTM giữ vai trò đại lý, thay mặt khách hàng quản lý và bảo vệ tài sản của họ, phát hành hoặc chuộc lại chứng khoán Thứ năm, NHTM là người thực hiện các chính sách kinh tế của Chính phủ góp phần điều tiết sự tăng trưởng kinh tế và đuổi theo các mục tiêu xã hội. Thứ sáu, NHTM là cầu nối cho việc phát triển kinh tế đối ngoại giữa các quốc gia. Với xu hướng phát triển của nền kinh tế là hướng hội nhập vào cộng đồng kinh tế khu vực và toàn thế giới, việc mở rộng quan hệ giao lưu kinh tế là một tất yếu, qua đó giúp cho mọi quốc gia phát huy được lợi thế của mình. Thông qua các nghiệp vụ tài trợ xuất khẩu, quan hệ thanh toán với các tổ chức tài chính, ngân hàng và doanh nghiệp quốc tế, NHTM giúp cho việc thanh toán, trao đổi, mua bán được diễn ra nhanh chóng, thuận tiện, an toàn, hỗ trợ đắc lực cho các hoạt động kinh tế đạt hiệu quả cao, đồng thời khẳng định vị trí và vai trò của NHTM. 1.1.2.Hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại 1.1.2.1. Hoạt động cho vay - Khái niệm: Theo quyết định số 1627/2001/QĐ – NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN về việc ban hành quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng, cho vay được hiểu như sau: “ Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức cấp tín dụng giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào một mục đích và một thời hạn nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc hoàn trả gốc và lãi.” Tín dụng ngân hàng được hiểu như sau: “ Tín dụng là một giao dịch về tài sản ( tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay (ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận. Bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô Trườngđiều kiện vốn gốc và lãiĐại cho bên vay họckhi đến thời hKinhạn thanh toán.” tế Huế 1.1.2.2. Các hình thức trong hoạt động cho vay SVTH: Nguyễn Thị Hải Duyên 8
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến Các ngân hàng thường cung cấp các loại hình cho vay khác nhau tương ứng với sự đa dạng trong mục đích vay vốn của khách hàng và danh mục cho vay có thể được sắp xếp rất đa dạng, tùy theo các tiêu chuẩn khác nhau của các NHTM. a. Phân loại theo thời hạn vay Theo điều 8, Quyết định số 1627/2001/QĐ – NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN về việc ban hành Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng.TCTD xem xét quyết định cho khách hàng vay theo thể loại ngắn hạn, trung hạn và dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho SXKD, dịch vụ, đời sống và các dự án đầu tư phát triển. - Cho vay ngắn hạn: là các khoản cho vay có thời hạn từ 12 tháng trở xuống, ngân hàng cho vay ngắn hạn nhằm tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp, nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của Chính phủ và nhu cầu tiêu dùng của cá nhân. - Cho vay trung hạn: là các khoản vay có thời hạn cho vay từ 12 tháng đến 60 tháng, khoản tín dụng này thường được sử dụng để đầu tư đổi mới, nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật, thiết bị công nghệ hoặc mở rộng sản xuất - Cho vay dài hạn: là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 60 tháng trở lên. Các khoản này thường dùng để đầu tư vào vốn cố định của doanh nghiệp, các lĩnh vực xây dựng cơ bản, bất động sản và cho vay tiêu dùng cá nhân vào các nhu cầu nhà ở, phương tiện vận tải, b. Phân loại theo mục đích sử dụng vốn vay: - Cho vay phục vụ SXKD công thương nghiệp: Là loại cho vay mà khách hàng sử dụng vốn chuyên để sản xuất ra sản phẩm hàng hóa. Cho vay sản xuất gồm cho vay nông nghiệp, công nghiệp, lâm – ngư nghiệp. - Cho vay lưu thông: Là loại cho vay mà khách hàng sử dụng vốn vay chuyên để kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Cho vay lưu thông gồm có cho vay thương mại( mua – Trườngbán kinh doanh hàng hóaĐại nội địa, kinhhọc doanh xu ấtKinh– nhập khẩu), cho tế vay kinhHuế doanh dịch vụ. - Cho vay tiêu dùng: Là loại cho vay mà khách hàng sử dụng vốn chuyên để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt cá nhân. SVTH: Nguyễn Thị Hải Duyên 9
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến c. Phân loại theo tài sản đảm bảo: - Cho vay có tài sản đảm bảo: Đây là loại hình cho vay mà khách hàng phải có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của bên thứ ba làm đảm bảo. - Cho vay không có tài sản đảm bảo: Đây là loại hình tín dụng thường được cấp cho các khách hàng có uy tín, thường là khách hàng làm ăn thường xuyên có lãi, tình hình tài chính vững mạnh, ít xảy ra tình trạng nợ nần dây dưa, hoặc món vay tương đối nhỏ so với vốn của người vay. d. Phân loại theo tính chất hoàn trả: - Cho vay hoàn trả trực tiếp: Là loại cho vay của ngân hàng trong đó người đi vay chính là người phải trả nợ trực tiếp cho ngân hàng. - Cho vay hoàn trả gián tiếp: Là loại cho vay trong đó người đi vay không phải là người trả nợ, loại cho vay này thường được thực hiện bằng cách chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá trị còn thời hạn thanh toán hoặc thực hiện nghĩa vụ bao thanh toán. e. Phân loại theo phương pháp hoàn trả - Cho vay hoàn trả góp: Vốn vay được trả làm nhiều kỳ, được góp lại khi nào đủ nợ gốc và lãi theo hợp đồng tín dụng được kết thúc. - Cho vay hoàn trả một lần: Vốn vay và lãi được trả một lần khi đến hạn thanh toán. - Cho vay hoàn trả theo yêu cầu: Vốn vay được trả theo yêu cầu của bên cho vay hoặc bên đi vay f. Phân loại theo phương thức cho vay: - Cho vay theo món: Là phương pháp cho vay mà mỗi lần vay khách hàng và ngân hàng đều phải làm thủ tục tín dụng cần thiết. Cho vay theo món cũng gọi là cho Trườngvay từng lần vì khi có nhuĐại cầu vốn kháchhọc hàng làm Kinh hồ sơ xin vay mtếột kho ảHuến tiền cho một múc đích sử dụng vốn cụ thể. - Cho vay theo hạn mức tín dụng: Là loại cho vay mà doanh nghiệp chỉ cần làm đơn xin vay lần đầu, sau đó trên cơ sở hợp đồng, doanh nghiệp lập kế hoạch vay và trả SVTH: Nguyễn Thị Hải Duyên 10
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến nợ gửi đến ngân hàng. Áp dụng cho những doanh nghiệp có nhu cầu bổ sung vốn thường xuyên, đều đặn, vòng quay vốn nhanh. Ngân hàng xác định hạn mức tín dụng, đồng thời mở cho doanh nghiệp một tài khoản cho vay để theo dõi việc vay và trả nợ. - Các phương thức cho vay khác như: cho vay ứng trước, cho vay thấu chi, cho vay đồng tài trợ và các loại cho vay khác. 1.1.2.3: Các quy định pháp lý trong việc cho vay a.Nguyên tắc trong hoạt động cho vay Theo điều 6, Quyết định số 1627/2001/QĐ – NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN về việc ban hành Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng . Khách hàng vay vốn của TCTD phải đảm bảo: - Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Tín dụng cung ứng cho nền kinh tế phải hướng đến mục tiêu và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn phát triển. Đối với các đơn vị kinh tế, tín dụng cũng phải đáp ứng các mục đích cụ thể để đảm bảo hoạt động SXKD của đơn vị này có hiệu quả như kế hoạch đã đặt ra. - Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Nguyên tắc này đề ra nhằm đảm bảo cho các NHTM tồn tại và hoạt động một cách bình thường, bởi vì nguồn vốn cho vay chủ yếu của Ngân hàng là nguồn vốn huy động. Đó là một bộ phận tài sản của các chủ sở hữu mà ngân hàng tạm thời quản lý và sử dụng. b.Điều kiện cho vay: Mặc dù khi cho vay, ngân hàng yêu cầu khách hàng phải đảm bảo các nguyên tắc như vừa nêu, nhưng thực tế không phải khách hàng nào cũng có thể tuân thủ đúng các nguyên tắc trên. Do vậy theo Điều 7 Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng ( TrườngBan hành theo Quyết địĐạinh số 1627/2001/ học QĐ -NHNN Kinh ngày 31/12/2001 tế của ThHuếống đốc NHNN) về điều kiện vay vốn, TCTD xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau: SVTH: Nguyễn Thị Hải Duyên 11
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến - Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật - Mục đích sự dụng vốn vay hợp pháp - Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết - Có dự án đầu tư, phương án SXKD, dịch vụ khả thi và có hiệu quả, hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật. - Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của NHNN Việt Nam. c.Giới hạn cho vay: Theo Điều 18 Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng (ban hành theo Quyết định số 1627/2001/QĐ – NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN) thì: Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của TCTD, trừ trường hợp đối với những khoản cho vay từ nguồn vốn ủy thác của Chính phủ, các tổ chức và cá nhân. Trường hợp nhu cầu vốn của một khách hàng vượt quá 15% vốn tự có của TCTD hoặc khách hàng có nhu cầu huy động vốn từ nhiều nguồn thì các TCTD cho vay hợp vốn theo quy định của NHNN Việt Nam. 1.1.2.4. Sự cần thiết phải phát triển tín dụng của các NHTM a. Phát triển tín dụng là đòi hỏi bức thiết đối với sự phát triển kinh tế xã hội Cùng với sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hóa, cho vay cũng ngày càng phát triển nhằm đáp ứng nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế. Trong điều kiện đó, hoạt động cho vay ngày càng được quan tâm bởi lẽ: - Tạo điều kiện cho ngân hàng làm tốt chức năng trung gian tín dụng trong nền kinh tế quốc dân. Là cầu nối tiết kiệm và đầu tư, tín dụng góp phần điều hòa vốn trong nền kinh tế. Từ đó góp phần điều hòa vốn trong xã hội, phân bổ các nguồn vốn cho đầu tư một cách hợp lý, từ nơi thừa vốn sang nơi thiếu vốn, giải quyết tốt quan hệ cung Trườngvà cầu, đẩy mạnh tốc độĐạiluân chuyể nhọc hàng hóa và tiKinhền tệ. tế Huế - Góp phần kiềm chế lạm phát ổn định tiền tệ, tăng trưởng kinh tế, tăng uy tín quốc gia. SVTH: Nguyễn Thị Hải Duyên 12
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến - Cho vay là công cụ thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế xã hội theo từng nghành và từng lĩnh vực kinh doanh. Do vậy, chất lượng cho vay được nâng cao sẽ góp phần làm tăng hiệu quả sản xuất xã hội, giúp đầu tư đúng hướng để khai thác khả năng tiềm tàng về tài nguyên, lao động tiền vốn đảm bảo cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển cân đối giữa các nghành nghề trong khu vực. - Góp phần lành mạnh quan hệ tín dụng: Hoạt động cho vay được mở rộng với các thủ tục đơn giản hóa, thuận tiện nhưng vẫn tuân thủ các nguyên tắc sẽ góp phần cho vay đúng đối tượng cần thiết, hạn chế và đi đến xóa bỏ nạn cho vay nặng lãi, là vấn đề bức thiết trong xã hội hiện nay. b. Phát triển tín dụng quyết định sự tồn tại và phát triển của các NHTM: Hiện nay, hoạt động cho vay là mối quan tâm hàng đầu của các NHTM và của NHNN. NHNN đã ban hành nhiều chỉ thị về việc nâng cao chất lượng cho vay, tăng trưởng tín dụng phù hợp với khả năng kiểm soát rủi ro, bảo đảm an toàn hệ thống Nâng cao chất lượng cho vay sẽ quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Với những vai trò đó, việc nâng cao chất lượng cho vay của các NHTM là sự cần thiết khách quan vì sự tồn tại và phát triển lâu dài của các NHTM và cũng chính vì vậy quản lý chất lượng tín dụng luôn luôn đòi hỏi phải được cải tiến. Nâng cao chất lượng tín dụng giúp cho ngân hàng tránh được những rủi ro những tổn thất có thể xảy ra, góp phần thúc đẩy phát triển các quan hệ tín dụng góp phần ổn định tình hình tài chính, kinh tế xã hội. 1.1.3.Tổng quan về hệ thống kiểm soát nội bộ 1.1.3.1.Khái niệm Báo cáo COSO 2013 (Committee of Sponsoring Organizations of Treadway Commission): “ Kiểm soát nội bộ là quá trình bị chi phối bởi Hội đồng quản trị, người Trườngquản lý và các nhân viên Đại của đơn v ị nóhọc được thiế t lKinhập để cung cấp m ộtết sự đ ảmHuế bảo hợp lý nhằm đạt được các mục tiêu về hoạt động, báo cáo và tuân thủ. Các mục tiêu chính của kiểm soát nội bộ được phân loại như sau: - Sự hữu hiệu và hiệu quả của các hoạt động. SVTH: Nguyễn Thị Hải Duyên 13
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến - Sự tin cậy, đầy đủ và kịp thời của thông tin tài chính và quản trị. - Sự tuân thủ pháp luật và các quy định liên quan. Từ những quan điểm trên ta thấy rằng, hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm nhiều hoạt động, những nội quy, chính sách, được nhà quản lý thiết lập để điều hành, giám sát việc thực hiện của các nhân viên trong đơn vị, góp phần đạt được những mục tiêu đã đề ra. 1.1.3.2: Các nhân tố cơ bản của hệ thống kiểm soát nội bộ Mặc dù có sự khác biệt đáng kể về tổ chức trong các đơn vị, và hệ thống KSNB giữa các đơn vị phụ thuộc vào nhiều yếu tố như quy mô, tính chất hoạt động, mục tiêu, của từng nơi, nhưng hệ thống kiểm soát nội bộ nào cũng phải bao gồm những bộ phận cơ bản. Báo cáo COSO (1992) cũng đưa ra 5 yếu tố có mối liên hệ với nhau quyết định tính hiệu quả của hệ thống KSNB bao gồm: - Môi trường kiểm soát - Đánh giá rủi ro - Hoạt động kiểm soát - Thông tin và truyền thông - Giám sát Áp dụng với hoạt động tín dụng, hệ thống KSNB có một số đặc điểm như sau: a.Về môi trường kiểm soát ( Control environment): Môi trường kiểm soát phản ánh sắc thái chung của một đơn vị, nó chi phối ý thức kiểm soát của, nó chi phối ý thức kiểm soát của mọi thành viên trong đơn vị và là nền tảng đối với các bộ phận khác của KSNB. Các nhân tố chính thuộc về môi trường kiểm soát: -Tính chính trực và giá trị đạo đức TrườngSự hữu hiệu của hĐạiệ thống KSNB học trước tiên phKinhụ thuộc vào tính chínhtế trựHuếc và việc tôn trọng các giá trị đạo đức của những người liên quan đến các quá trình kiểm soát. Để đáp ứng yêu cầu này, các nhà quản lý cao cấp phải xây dựng vs tự mình thực hiện những chuẩn mực về đạo đức và cư xử đúng đắn để có thể ngăn chặn các hành vi thiếu SVTH: Nguyễn Thị Hải Duyên 14
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến đạo đức. Một cách khác để nâng cao tính chính trực và sự tôn trọng các giá trị đạo đức là phải loại trừ hoặc giảm thiểu những sức ép hay những điều kiện thuận lợi để nhân viên có thể thực hiện những hành vi thiếu trung thực. -Đảm bảo về năng lực Là sự đảm bảo cho nhân viên có được những kỹ năng hiểu biết cần thiết để thực hiện nhiệm vụ của mình. Do đó nhà quản lý chỉ nên tuyển dụng các nhân viên có trình độ đào tạo và kinh nghiệm phù hợp với nhiệm vụ được giao, và phải giám sát, huấn luyện họ đầy đủ và thường xuyên. Đối với hoạt động tín dụng nói chung, yêu cầu đặt ra với các nhân viên là phải nắm vững các quy trình làm việc, tuân thủ tuyệt đối các văn bản quy định trong nội bộ ngân hàng và có tư cách đạo đức nghề nghiệp. -Hội đồng quản trị và Ủy ban kiểm toán Hội đồng Quản trị và Ủy ban kiểm toán là những thành viên có kinh nghiệm, uy tín trong DN. Ủy ban kiểm toán trực thuộc Hội đồng Quản trị, gồm những thành viên trong và ngoài Hội đồng quản trị nhưng không tham gia vào việc điều hành DN. Ủy ban kiểm toán có thể có những đóng góp quan trọng cho việc thực hiện các mục tiêu của DN thông qua việc kiểm tra các hoạt động tuân thủ pháp luật, giám sát việc lập BCTC. Các nhân tố được xem xét để đánh giá sự hữu hiệu của Hội đồng quản trị và Ủy ban kiểm toán gồm mức độ độc lập, kinh nghiệm và uy tín của các thành viên trong Hội đồng quản trị và Ủy ban kiểm toán; và các mối quan hệ của họ với các bộ phận KSNB và kiểm toán độc lập. -Triết lý quản lý và phong cách điều hành của nhà quản lý Triết lý quản lý thể hiện qua quan điểm và nhận thức của người quản lý, phong cách điều hành lại thể hiện qua cá tính, tư cách và thái độ của họ khi điều hành đơn vị. Đối với hoạt động tín dụng, lãnh đạo các phòng KD, phòng QTTD, phòng QLRR là những người trực tiếp chỉ đạo và hướng dẫn các cán bộ cấp dưới thực hiện công việc Trườngcủa mình. Vì thế, quan Đại điểm, đườ nghọc lối quản tr ị Kinhcũng như tư cách tếcủa h ọ Huếlà vấn đề trung tâm trong môi trường kiểm soát. Nếu nhà lãnh đạo tuân thủ những nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp, luôn thận trọng trong công việc thì sẽ tạo ra một môi trường kiểm soát lành mạnh buộc mọi nhân viên phải thực hiện theo. SVTH: Nguyễn Thị Hải Duyên 15
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến -Cơ cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức thực chất là sự phân chia trách nhiệm và quyền hạn giữa các bộ phận trong đơn vị, nó góp phần rất lớn trong việc đạt được các mục tiêu. Điều này có nghĩa là một cơ cấu tổ chức phù hợp sẽ là cơ sở cho việc lập kế hoạch, điều hành, kiểm soát và giám sát các hoạt động của đơn vị. Tuy nhiên, điều này sẽ tùy thuộc vào quy mô và tính chất hoạt động của đơn vị. -Cách thức phân định quyền hạn và trách nhiệm Phân định quyền hạn và trách nhiệm được xem là phần mở rộng của cơ cấu tổ chức. Nó cụ thể hóa về quyền hạn và trách nhiệm của từng thành viên trong hoạt động của đơn vị; mỗi người phải tự hiểu rằng mọi hoạt động của họ sẽ ảnh hưởng đến người khác như thế nào; họ sẽ phụ trách cụ thể công việc gì. -Chính sách nhân sự Là các chính sách và thủ tục của nhà quản lý vầ việc tuyển dụng, huấn luyện, bổ nhiệm, đánh giá, sa thải, đề bạt và khen thưởng cho các nhân viên. Nhân viên chịu sự chi phối của các chính sách nhân sự trong đơn vị nên nếu chính sách nhân sự được thực hiện tốt sẽ tạo cơ hội cho ngân hàng có một môi trường kiểm soát thuận lợi. Chính sách nhân sự có ảnh hưởng đáng kể đến sự hữu hiệu của môi trường kiểm soát. b.Đánh giá rủi ro Tất cả các hoạt động đang diễn ra trong đơn vị đều có thể phát sinh những rủi ro và khó có thể kiểm soát hết tất cả những rủi ro đó. Vì vậy, các nhà quản lý phải cẩn trọng khi xác định và phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro làm cho những mục tiêu có thể không thực hiện được, và phải cố gắng kiểm soát những rủi ro này. Những nguyên nhân xuất hiện những rủi ro là: - Nhứng thay đổi trong cơ chế của tổ chức hoặc môi trường hoạt động. Trường- Sự thay đổi nhân sự . Đại học Kinh tế Huế - Sự tăng trưởng nhanh chóng của đơn vị. - Sự sắp xếp lại tổ chức mới của đơn vị. SVTH: Nguyễn Thị Hải Duyên 16
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến - Những thay đổi về kỹ thuật ảnh hưởng đến quá trình sản xuất sản phẩm hoặc hệ thống thông tin của đơn vị. - Những chương trình giới thiệu về lĩnh vực kinh doanh, sản phẩm hoặc quá trình sản xuất mới. - Mở rộng hoặc thanh lý hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị ở nước ngoài. - Áp dụng nguyên tắc kế toán mới. Ngoài việc nhận định những nguyên tắc như trên, các nhà quản lý nhất thiết phải đánh giá những rủi ro trong phạm vi hoạt động kinh doanh của đơn vị, vì trong những vấn đề kế toán tài chính và lập báo cáo có sự khác biệt rất lớn giữa các nghành (công nghiệp, ngân hàng, bảo hiểm, ) cũng như giữa các đơn vị cùng nghành. c. Hoạt động kiểm soát Hoạt động kiểm soát là những chính sách và thủ tục để đảm bảo cho các chỉ thị của nhà quản lý được thực hiện. Các chính sách và thủ tục này giúp thực thi những hành động với mục đích chính là giúp kiểm soát các rủi ro mà đơn vị đang hay có thể gặp phải. Có nhiều loại hoạt động kiểm soát khác nhau có thể được thực hiện. Những hoạt động kiểm soát chủ yếu trong đơn vị gồm: - Phân chia trách nhiệm đầy đủ Phân chia trách nhiệm đầy đủ là không cho phép một thành viên nào được giải quyết mọi mặt của nghiệp vụ từ khi hình thành cho tới khi kết thúc. Mục đích phân chia trách nhiệm nhằm để các nhân viên kiểm soát lẫn nhau, nếu có sai sót xảy ra sẽ được phát hiện nhanh chóng, đồng thời giảm cơ hội co bất kỳ thành viên nào trong quá trình thực hiện nhiệm vụ có thể gây ra và giấu đi sai phạm của mình. Trong hoạt động tín dụng, ngân hàng phải phân chia nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận tham gia. Phân chia trách nhiệm sẽ giúp giảm bớt rủi ro xảy ra các sai soat nhầm lẫn Trườngcũng như các hành vi gianĐại lận đồng học thời tạo cho Kinhnhân viên không tếcó cơ hộHuếi làm sai quy định trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình. Chẳng hạn không thể có sự kiêm nhiệm chức năng thực hiện và chức năng kiểm soát bới vì người thực hiện không SVTH: Nguyễn Thị Hải Duyên 17
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến thể lại tự kiểm soát những việc mình làm, giữa chức năng thẩm định và chức năng cho vay không được kiêm nhiệm Ngân hàng thực hiện theo đúng nguyên tắc này thì hệ thống KSNB sẽ chặt chẽ và hiệu quả hơn. - Kiểm soát quá trình xử lý thông tin và các nghiệp vụ Để thông tin đáng tin cậy cần phải thực hiện nhiều hoạt động kiểm soát nhằm kiểm tra tính xác thực, đầy đủ và việc phê chuẩn các nghiệp vụ. Khi kiểm soát quá trình xử lý thông tin cần đảm bảo rằng: Phải có một hệ thống chứng từ, sổ sách tốt. Cần chú ý đến các vấn đề sau: Các chứng từ phải được đánh số liên tục trước khi sử dụng để có thể kiểm soát, tránh thất lạc và dễ dàng truy cập khi cần thiết. Chứng từ cần lập ngay khi nghiệp vụ vừa xảy ra, hoặc càng sớm càng tốt. Cần thiết kế đơn giản, rõ ràng dễ hiểu và có thể sử dụng cho nhiều công dụng. Tổ chức luân chuyển chứng từ khoa học, kịp thời: chứng từ chỉ đi qua các bộ phận có liên quan đến nghiệp vụ, được xử lý nhanh chóng để chuyển cho bộ phận tiếp theo. Sổ sách cần phải đóng chắc chắn, đánh số trang, quy định nguyên tắc ghi chép, có chữ ký xét duyệt của người kiểm soát Tổ chức lưu trữ, bảo quản tài liệu kế toán khoa học, an toàn, đúng quy định và dễ dàng truy cập khi cần thiết. Phê chuẩn đúng đắn cho các nghiệp vụ hoặc hoạt động cần phải đảm bảo là tất cả các nghiệp vụ hoặc hoạt động phải được phê chuẩn bởi một nhân viên quản lý trong phạm vi quyền hạn cho phép. Phê chuẩn chung: Là trường hợp người quản lý ban hành các chính sách để áp dụng cho toàn đơn vị. TrườngPhê chuẩn cụ th ể:Đại Là trường hợhọcp người qu ảnKinh lý xét duyệt từ ngtế nghi ệpHuế vụ riêng biệt chứ không đưa ra chính sách chung nào. - Kiểm soát hiện vật: Biện pháp quan trọng để bảo vệ tài sản, tài liệu kế toán và các thông tin khác, áp dụng những thể thức kiểm soát vật chất. SVTH: Nguyễn Thị Hải Duyên 18
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến + Kiểm tra độc lập việc thực hiện Là việc kiểm tra được tiến hành bởi các cá nhân (hoặc bộ phận) khác với các cá nhân hoặc bộ phận đang thực hiện nghiệp vụ. Là việc kiểm tra thường xuyên, liên tục của những kiểm soát viên độc lập với đối tượng bị kiểm tra nhằm xem xét về việc thực hiện các loại thủ tục kiểm soát nêu trên. Nhu cầu cần kiểm tra độc lập xuất phát từ hệ thống KSNB thường có khuynh hướng bị giảm sút tính hữu hiệu trừ khi có một cơ chế thường xuyên kiểm tra xét soát lại. Hơn nửa, ngay cả khi chất lượng kiểm soát tốt vẫn có thể xảy ra những hành vi tham ô hay cố tình sai phạm. Yêu cầu quan trọng đối với những thành viên thực hiện kiểm tra là họ phải độc lập với đối tượng được kiểm tra. Sự hữu hiệu của hoạt động này sẽ mất đi nếu người thực hiện thẩm tra độc lập vì bất cứ lý do nào. + Soát xét lại việc thực hiện Hoạt động này chính là xem xét lại những việc đã được thực hiện bằng cách so sánh số thực tế với số liệu kế hoạch, dự toán, kỳ trước, và các dữ liệu khác có liên quan như những thông tin không có tính chất tài chính, đồng thời còn xem xét trong mối liên hệ với tổng thể để đánh giá quá trình thực hiện. Soát xét lại quá trình thực hiện giúp nhà quản lý biết được một cách tổng quát là mọi thành viên có theo đuổi mục tiêu của đơn vị một cách hữu hiệu và hiệu quả hay không. Nhờ thường xuyên nghiên cứu về những vấn đề bất thường xảy ra trong quá trình thực hiện, nhà quản lý có thể thay đổi kịp thời chiến lược cho các kế hoạch hay những điều chỉnh thích hợp. d. Thông tin và truyền thông Thứ nhất, về thông tin. Thông tin cần thiết cho mọi cấp trong đơn vị doanh nghiệp để sản xuất kinh doanh và thỏa mãn các mục tiêu về hoạt động kinh doanh, BCTC và tính tuân thủ. Mọi thông tin được sử dụng trong đơn vị doanh nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Trường- Hệ thống thông tiĐạin: học Kinh tế Huế Thông tin thu thập, xử lý bởi hệ thống thông tin. Thông tin có thể chính thức hoặc không chính thức. Hệ thống thông tin không chỉ nhận dạng, nắm bắt các thông tin SVTH: Nguyễn Thị Hải Duyên 19
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến cần thiết về tài chính, phi tài chính mà nó còn đánh giá và báo cáo về những thông tin đó theo một trình tự để việc quản lý các hoạt động của DN có hiệu quả. - Chất lượng thông tin: Chất lượng thông tin ảnh hưởng đến khả năng của nhà quản lý để ra quyết định và kiểm soát hoạt động của DN. Chất lượng thông tin chỉ ra sự đầy đủ các dữ liệu thích hợp trong báo cáo. Chất lượng thông tin bao gồm: Thông tin thích hợp; Thông tin cung được cung cấp ngay khi cần; Thông tin được cập nhật kịp thời; Thông tin chính xác; Thông tin có thể tiếp cận dễ dàng bởi người có thẩm quyền. - Chiến lược thông tin Việc cải tiến và phát triển hệ thống thông tin phải dựa vào kế hoạch chiến lược liên quan đến toàn bộ chiến lược của DN và đáp ứng mục tiêu ngày càng phát triển. Hệ thống thông tin sẽ phát triển nếu có sự hỗ trợ cụ thể của nhà quản lý bằng các nguồn lực thích hợp bao gồm nhân lực và tài chính. Thứ hai, về truyền thông. Truyền thông là thuộc tính vốn có của hệ thống thông tin. Truyền thông là việc cung cấp thông tin trong đơn vị (từ cấp trên xuống cấp dưới, từ cấp dưới lên cấp trên, hoặc giữa các bộ phận có quan hệ ngang hàng) và với bên ngoài. KSNB là hữu hiệu khi các thông tin trung thực, đáng tin cậy và quá trình truyền thông được thực hiện chính xác, kịp thời. - Truyền thông bên trong DN Nhiệm vụ quản lý tài chính và các hoạt động quan trọng đòi hỏi các thông tin được cung cấp một cách rõ ràng và chính xác từ các nhà quản lý cấp cao để các nhân viên cấp dưới thực hiện nghiêm túc. Song song với phương tiện truyền thông từ trên xuống, các nhà quản lý cũng cần phải lắng nghe các thông tin phản hồi từ dưới lên để hoạt động của doanh nghiệp đạt Trườnghiệu quả cao. Đại học Kinh tế Huế - Truyền thông bên ngoài DN SVTH: Nguyễn Thị Hải Duyên 20
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến Việc truyền thông không chỉ cần thiết bên trong mà còn cả bên ngoài DN. Cổ đông, người phân tích tài chính, người lập pháp cung cấp những yêu cầu của họ và họ có thể hiểu được những khó khăn mà DN phải đối phó. Khách hàng và người cung cấp có thể cung cấp những thông tin quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh, làm cho DN có khả năng đáp ứng nhu cầu ngà càng phát triển của thị trường. e. Hệ thống giám sát Giám sát là bộ phận cuối cùng của KSNB, là một quá trình đánh giá chất lượng của hệ thống KSNB trong suốt thời kì hoạt động để có các điều chỉnh và cải tiến thích hợp. Giám sát có một vai trò quan trọng, nó giúp KSNB luôn duy trì sự hữu hiệu qua các thời kì khác nhau. Quá trình giám sát được thực hiện bởi những người có trách nhiệm nhằm đánh giá việc thiết lập và thực hiện và thực hiện các thủ tục kiểm soát. Giám sát được thực hiện ở mọi hoạt động trong đơn vị DN và theo 2 cách: Giám sát thường xuyên và Giám sát định kì. - Giám sát thường xuyên Giám sát thường xuyên diễn ra ngay trong quá trình hoạt động của đơn vị DN, do các nhà quản lý và nhân viên thực hiện trách nhiệm của mình. Giám sát thường xuyên thường được áp dụng cho những yếu tố quan trọng trong KSNB. Giám sát để đánh giá việc thực hiện các hoạt động thường xuyên của nhân viên nhằm xem xét hệ thống KSNB có nên tiếp tục thực hiện chức năng nửa hay không. - Giám sát đánh giá định kỳ Giám sát đánh giá định kỳ được thực hiện thông qua chức năng KSNB và kiểm toán độc lập. Qua đó phát hiện kịp thời những yếu kém trong hệ thống và đưa ra biện pháp hoàn thiện. Phạm vi và tần suất giám sát phụ thuộc vào mức độ rủi ro. Việc đánh giá hệ thống KSNB tự bản thân nó cũng là một quy trình. Người đánh giá phải am hiểu mọi hoạt động của hệ thống KSNB, phải xác định được làm thế nào để hệ thống thực Trườngsự hoạt động. Đại học Kinh tế Huế 1.1.4.Tổng quan về rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay - Theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN, ngày 21/01/2013, của Thống đốc NHNN, tại khoản 1, điều 3 đề cập khái niệm “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là tổn SVTH: Nguyễn Thị Hải Duyên 21
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến thất có khả năng xảy ra đối với nợ của Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết.” 1.1.4.1. Các loại rủi ro trong hoạt động cho vay Có nhiều cách phân loại rủi ro trong cho vay, việc phân loại rủi ro trong hoạt động cho vay tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu, phân tích: a. Phân loại rủi ro theo đối tượng sử dụng vốn vay - Rủi ro khách hàng cá thể Là rủi ro xảy ra khi khách hàng là cá nhân vay vốn. Thông thường số lượng khách hàng sẽ rất nhiều, tuy nhiên mức độ rủi ro của từng khoản vay đơn lẻ sẽ thấp, mức độ ảnh hưởng của việc mất khả năng thanh toán của từng khoản vay là nhỏ. Đây là loại hình giao dịch, cơ cấu giao dịch dễ quản lý. - Rủi ro khách hàng công ty, tổ chức kinh tế Là rủi ro xảy ra khi khách hàng là công ty, tổ chức kinh tế vay vốn. Tùy theo quy mô của công ty, tổ chức kinh tế lớn hay nhỏ thì mức độ ảnh hưởng rủi ro các khoản vay vào đối tượng nà sẽ được đánh giá ở mức vừa hay lớn, tác động của nó đến khả năng thanh toán khoản nợ là vừa hay cao. - Rủi ro quốc gia hay khu vực địa lý Những ngân hàng có phạm vi hoạt động toàn cầu có sự phân chia rủi ro theo lãnh thổ quốc gia. Nếu trong một quốc gia phân chia theo khu vực địa lý. b. Phân loại rủi ro theo giai đoạn phát sinh - Rủi ro trong thẩm định Là rủi ro mà ngân hàng đánh giá sai khách hàng. Do hiện tượng thiếu thông tin dẫn đến “thông tin không cân xứng” làm cho ngân hàng thường chấp nhận cho khách Trườnghàng không có khả năng Đại trả nợ vay dhọcẫn đến rủi roKinh không thu hồi đư tếợc vố n. HuếHơn nữa, do thiếu thông tin và tin tưởng vào TSĐB, bảo lãnh, bảo hiểm từ phía khách hàng dẫn đến đánh giá sai giá trị các khoản này gây ra rủi ro không thu hồi được nợ. - Rủi ro khi cho vay SVTH: Nguyễn Thị Hải Duyên 22
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến Là rủi ro khi giải ngân vốn sai mục đích làm cho khoản vay không phát huy hiệu quả. Rủi ro này có thể phát sinh trong quá trình đưa ra quyết định cho vay khi thiếu thông tin hoặc có sự thoái hóa đạo đức của cán bộ cho vay để khách hàng cố ý sử dụng vốn sai mục đích ngay từ đầu, làm cho cơ cấu khoản vay và mục đích không tương thích dẫn đến rủi ro không trả được nợ của người vay. - Rủi ro trong quản lý, thu hồi nợ Là rủi ro phát sinh do quá trình giám sát, thu hồi nợ không theo dõi được dòng tiền của khách hàng, để khách hàng sử dụng vốn quay vòng vào việc khác, không thu được nợ đúng hạn hoặc không thu được nợ. 1.1.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro trong hoạt động cho vay Có nhiều chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng của một ngân hàng. Song có thể kể đến một vài chỉ tiêu quan trọng sau: a. Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn: - Nợ quá hạn Phát sinh khi khoản vay đến hạn mà khách hàng không hoàn trả được toàn bộ hay một phần tiền gốc hoặc lãi vay. Nợ quá hạn thường là biểu hiện yếu kém về tài chính của khách hàng và là dấu hiệu rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Trong hoạt động cho vay của ngân hàng, nợ quá hạn phát sinh là không thể tránh khỏi, nhưng nếu nợ quá hạn vượt quá tỷ lệ cho phép sẽ dẫn đến mất khả năng thanh toán của ngân hàng. Theo thông tư 02/2013/TT-NHNN nợ quá hạn bao gồm nợ nhóm 2, 3, 4 và 5 quy định tại Điều 10 hoặc điều 11. - Tỷ lệ nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn = × 100% ư ợ á ạ ổ ư ợ Tỷ lệ nợ quá hạn thấp biểu hiện chất lượng tín dụng tại ngân hàng cao, độ an toàn Trườngcủa ngân hàng cao. Ngư Đạiợc lại, tỷ lệ nhọcợ quá hạn cao Kinh biểu hiện chất lư ợtếng tín dHuếụng thấp, rủi ro trong hoạt động tín dụng cao. SVTH: Nguyễn Thị Hải Duyên 23
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến Nợ quá hạn là điều mà các ngân hàng không mong muốn, trên thực tế, các NHTM luôn cố gắng giảm đến mức thấp nhất tỷ lệ nợ quá hạn và thông thường tỷ lệ này dưới 5% được coi là có thể chấp nhận được. b. Nợ xấu và tỷ lệ nớ xấu - Nợ xấu Nợ xấu là những khoản nợ quá hạn, nhưng cấp độ nghiêm trọng hơn, do đó được gọi là nợ xấu. Nợ xấu có thể gây ảnh hưởng nặng nề đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, do đó cần được theo dõi quản lý thật chặt chẽ. Theo thông tư 02/2013/TT-NHNN, Nợ xấu bao gồm: Nợ quá hạn thuộc nhóm 3 – Nợ dưới tiêu chuẩn Nợ quá hạn thuộc nhóm 4 – Nợ nghi ngờ Nợ quá hạn thuộc nhóm 5 – Nợ có khả năng mất vốn - Tỷ lệ nợ xấu = × 100% ổ ợ ấ Tỷ lệ nợ xấu Tỷ lệ phần trăm giữa nợ xấu so ổvới tổưng ợdư nợ ở thời điểm so sánh. Tỷ lệ nợ xấu cho thấy mức độ nguy hiểm mà NHTM phải đối mặt, và do đó phải có biện pháp giải quyết, nếu không muốn ngân hàng của mình gặp phải tình huống nguy hiểm. Theo quy định của NHNN Việt Nam, tỷ lệ nợ xấu không vượt quá 3%. c. Hệ số rủi ro tín dụng Hệ số này cho thấy tỷ trọng các khoản mục tín dụng trong tài sản có, khoản mục tín dụng trong tài sản càng lớn thì lợi nhuận sẽ lớn, nhưng đồng thời rủi ro tín dụng cũng rất cao = × 100% ổ ư ợ TrườngH ệ Đạisố rủi ro tín dhọcụng ổ Kinh à ả ó tế Huế d. Dư nợ trên vốn huy động SVTH: Nguyễn Thị Hải Duyên 24
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ luân chuyển vốn nhanh hay chậm, nghĩa là một đồng vốn của ngân hàng cho vay được bao nhiêu lần trong năm. Số vòng quay càng lớn chứng tỏ nguồn vốn của ngân hàng luân chuyển càng nhanh, sử dụng vốn hiệu quả. Dư nợ trên vốn huy động = × 100% ư ợ ố độ e. Chỉ tiêu hệ số thu nợ Hệ số thu nợ cao cho thấy công tác thu nợ đang tiến triển tốt, rủi ro tín dụng thấp. Chỉ tiêu này còn biểu hiện khả năng thu hồi nợ của ngân hàng từ việc cho khách hàng vay. = × 100% ố ợ Hệ số thu nợ 1.1.5. Hoạt động cho vay đối với doanh nghi ố ệp nhỏ và vừa của ngân hàng thương mại 1.1.5.1: Quan điểm về Doanh nghiệp nhỏ và vừa Định nghĩa Doanh nghiệp nhỏ và vừa (Theo NĐ 56/2009/NĐ-CP- 30/06/2009 về việc trợ giúp phát triển DNNVV). Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên), cụ thể như sau: Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Hải Duyên 25
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến Bảng 1.1: Phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa Doanh nghiệp Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa Quy mô siêu nhỏ Khu vực Tổng nguồn Số lao động Số lao động Tổng nguồn vốn Số lao động vốn 1.Nông, lâm nghiệp và 10 người trở 20 tỷ đồng trở Từ trên 10 người Từ trên 20 tỷ đến 100 Từ trên 200 người thủy sản xuống xuống đến 200 người tỷ đồng đến 300 người 10 người trở 20 tỷ đồng trở Từ trên 10 người Từ trên 20 tỷ đến 100 Từ trên 200 người 2.Công nghiệp và xây dựng xuống xuống đến 200 người tỷ đồng đến 300 người 10 người trở 10 tỷ đồng trở Từ trên 10 người Từ trên 10 tỷ đồng Từ trên 50 người 3.Thương mại và dịch vụ xuống xuống đến 50 người đến 50 tỷ đồng đến 100 người (Nguồn: Nghị định số 56/2009/NĐ-CP – 30/06/2009 về việc trợ giúp phát triển DNNVV) SVTH: Nguyễn ThịTrườngHải Duyên Đại học Kinh26 tế Huế
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến 1.1.5.2. Đặc điểm cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa Quy mô hợp đồng cho vay thường nhỏ nhưng ngân hàng vẫn phải thực hiện các thủ tục cho vay bao gồm tất cả các công đoạn như tìm hiểu thông tin về khách hàng, thẩm định trước khi cho vay làm tăng chi phí vay. Doanh nghiệp không những phải trả lãi suất cho vay theo qui định mà còn phải trả cả chi phí của tất cả những thủ tục cho vay trên, dẫn đến hệ quả là lãi suất vay thực tế của DNNVV thậm chí còn cao hơn lãi suất cho vay của các doanh nghiệp lớn. Trong khi các DNNVV mới là đối tượng cần được hỗ trợ lãi suất do còn nhiều khó khăn về vốn. Số lượng các DNNVV trong nền kinh tế chiếm phần đông, nhu cầu vay vốn lại lớn nên số lượng các món vay nhiều. Mặt khác, do đặc thù kinh doanh, các DNNVV có quan hệ trao đổi, mua bán với bạn hàng liên tục, mỗi món hàng có giá trị không nhiều nhưng do có nhu cầu vay vốn nên doanh nghiệp có thể tạo ra nhiều tiểu khoản riêng biệt tại ngân hàng, gây nhiều khó khăn trong việc quản lý tài khoản cho vay của cán bộ tín dụng. Vì thế mà cho vay đối với DNNVV đòi hỏi cán bộ tín dụng phải là người có kinh nghiệm, có cách sắp xếp, quản lý các món vay một cách hợp lý, hạn chế sai sót gây ảnh hưởng đến chất lượng cho vay. Do vốn chủ sở hữu thấp, năng lực quản lý có hạn, cho vay DNNVV luôn tiềm ẩn rủi ro cao trong mỗi món vay. Hơn nửa, doanh nghiệp còn rất hạn chế trong việc đưa ra những phương án kinh doanh có tính khả thi cao, các báo cáo tài chính không minh bạch, không đủ sức thuyết phục các ngân hàng, đây chính là những nguyên nhân khiến cho không ít DNNVV không đáp ứng được yêu cầu cấp tín dụng của các NHTM. Cho vay DNNVV thường được coi là khá rủi ro cho ngân hàng, nhất là trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay. Tuy nhiên, nghành ngân hàng thế giới đang nhận định “Cung cấp tín dụng cho DNNVV là một trong những phương thức cốt yếu để các tổ chức tài chính đóng góp vào việc xây dựng nền kinh tế bền vững” , bởi vì nó không chỉ mang lại lợi ích cho DN mà còn tăng được lợi nhuận từ các nghiệp vụ ngân hàng Trườngvới DNNVV cho ngân Đạihàng và nền kinhhọc tế nói chung. Kinh tế Huế 1.1.6. Kiểm soát rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay DNNVV 1.1.6.1. Khái niệm kiểm soát rủi ro tín dụng SVTH: Nguyễn Thị Hải Duyên 27
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến Kiểm soát rủi ro tín dụng là việc ngân hàng sử dụng các phương pháp để đánh giá và quản lý hoạt động tín dụng ngân hàng nhằm hạn chế các rủi ro có thể xảy ra. Hoạt động kiểm soát được thực hiện liên tục và thường xuyên suốt quá trình cho vay giúp cho ngân hàng có điều kiện theo dõi các khoản cho vay một cách chặt chẽ, đồng thời tăng khả năng cạnh tranh về tín dụng với các ngân hàng khác. 1.1.6.2. Mục tiêu của kiểm soát rủi ro tín dụng Thứ nhất, kiểm soát rủi ro cho vay giúp cho ngân hàng nhận biết một cách kịp thời bất cứ rủi ro nào của các khoản cho vay để có các hành động ngăn chặn từ đó bảo vệ lợi ích của ngân hàng. Trước khi chấp thuận cho vay, ngân hàng đã đánh giá sàng lọc và chấp nhận mức rủi ro nhất định của khoản cho vay. Tuy nhiên, người vay có động cơ mạo hiểm hơn sau khi đã vay được tiền. Sự khác nhau giữa vốn chủ sở hữu và vốn vay đã thúc đẩy động cơ này. Do đó, khách hàng thực hiện những phương án kinh doanh rủi ro hơn ban đầu. Thứ hai, rủi ro xảy ra là một điều không thể tránh khỏi, ngân hàng thực hiện kiểm soát rủi ro cũng sẽ giúp cho ngân hàng nhận biết được rủi ro nào xảy ra và chuẩn bị những phương án để khắc phục thiệt hại do rủi ro gây ra. 1.1.6.3. Đặc điểm kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay DNNVV a. Khái quát quy trình cho vay tại NHTM Quy trình cho vay tổng quát của NHTM tổng hợp các nguyên tắc, quy định của ngân hàng trong việc cho vay. Trong đó xây dựng các bước đi cụ thể theo một trình tự nhất định kể từ khi chuẩn bị hồ sơ đề nghị cho vay cho đến khi chấm dứt quan hệ cho vay. Đây là một quá trình bao gồm nhiều giai đoạn mang tính chất liên hoàn, theo một trật tự nhất định, đồng thời có quan hệ chặt chẽ và gắn bó với nhau. Có được quy trình cho vay hợp lý sẽ góp phần nâng cao chất lượng và giảm thiểu rủi ro khi cho vay. Nắm được quy trình cho vay là một điều cơ bản đối với CBTD để đảm bảo thực hiện đúng Trườngvà có được những quy ếĐạit định cho vay học hợp lý. Hầ u Kinhhết các NHTM tùy tế theo đặHuếc điểm tổ chức và quản trị mà tự thiết kế cho mình một quy trình cụ thể, gồm nhiều bước khác nhau. Nhìn chung quy trình cho vay cơ bản thường bao gồm những bước sau: SVTH: Nguyễn Thị Hải Duyên 28
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến Bảng 1.2: Bảng tóm tắt quy trình tín dụng Các giai Nguồn và nơi Nhiệm vụ của Kết quả của đoạn Mức độ quan trọng của cung cấp NH ở mỗi giai mỗi của quy mỗi giai đoạn thông tin đoạn giai đoạn trình 1. Lập KH đi vay cung Tiếp xúc, phổ Hoàn thành bộ Là khâu căn bản đầu tiên hồ sơ đề cấp các thông biến và hướng hồ sơ để và rất quan trọng trong nghị cấp tin cần thiết dẫn KH lập hồ sơ chuyển sang quy trình tín dụng, là cơ tín dụng. vay vốn. giai đoạn sau. sở để thực hiện các bước sau. 2.Phân -Hồ sơ đề nghị - Tổ chức thẩm - Báo cáo kết - Là khâu quan trọng đi tích tín vay từ giai đoạn định về mặt tài quả thẩm định đến quyết định cho vay dụng trước chuyển chính và phi tài để chuyển sang hay không, tìm kiếm tình sang; chính do nhân bộ phận có huống có thể dẫn đến rủi -Các thông tin viên hoặc bộ thẩm quyền ro, tiên lượng khả năng bổ sung từ phận thẩm định quyết định cho kiểm soát rủi ro và dự phỏng vấn, hồ thực hiện. vay kiến biện pháp hạn chế sơ lưu trữ thiệt hại xảy ra. 3.Quyết Tài liệu thông Quyết định cho - Quyết định Có vai trò cực kì quan định tín tin giai đoạn vay hoặc từ chối cho vay hoặc từ trọng trong quy trình tín dụng trước và Báo cho vay dựa vào chối tùy theo dụng, ảnh hưởng rất lớn cáo kết quả kết quả phân kết quả thẩm đến các khâu sau và uy thẩm định; tích. định. tín, hiệu quả hoạt động - Các thông tin - Tiến hành các tín dụng của NH. Là bổ sung. thủ tục pháp lý khâu khó xử lý và dễ Trường Đại họcnhư Kinh ký HĐTD phạ mtế sai lầm Huếnhất. và các loại hợp đồng khác. 4.Giải - Quyết định - Thẩm định - Chuyển tiền - Giải ngân là khâu quan SVTH: Nguyễn Thị Hải Duyên 29
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến ngân cho vay và các chứng từ theo vào tài khoản trọng vì có thể giúp phát hợp đồng liên các điều kiện tiền gửi của KH hiện và chấn chỉnh kịp quan; chứng từ trong HĐTD hoặc chuyển thời nếu có xảy ra sai sót làm cơ sở giải trước khi phát cho nhà cung ở các giai đoạn trước. ngân. tiền vay. cấp theo yêu cầu của KH 5.Giám - Thông tin từ - Phân tích hoạt - Báo cáo kết Đây là bước khá quan sát và nội bộ NH; động, báo cáo tài quả giám sát và trọng giúp bảo đảm tiền thanh lý - Các báo cáo chính, kiểm tra đưa ra các giải vay sử dụng đúng mục tín dụng tài chính định mục đích sử pháp xử lý. đích, kiểm soát rủi ro, kì của KH; dụng vốn vay. - Làm thủ tục phát hiện và chấn chỉnh - Các thông tin - Tái xét và xếp thanh lí tín kịp thời sai phạm có thể khác. hạng tín dụng. dụng ảnh hưởng đến khả năng - Thanh lý thu hồi nợ sau này. HĐTD. (Nguồn: Tham khảo từ luận văn các khóa trước) b. Nội dung kiểm soát rủi ro tín dụng trong quy trình cho vay đối với DNNVV Căn cứ vào quy trình cho vay, kiểm soát rủi ro tín dụng được chia làm 3 giai đọan và được thực hiện thường xuyên và xuyên suốt trong cả 3 giai đoạn gồm: Giai đoạn 1: Kiểm tra, kiểm soát trước khi cho vay Bao gồm công tác thẩm định tín dụng và kiểm soát hồ sơ. Công tác thẩm định tín dụng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quy trình kiểm soát tín dụng của ngân hàng. Đây là bước tiền đề để đưa ra một quyết định cho vay đúng đắn, giảm thiểu rủi ro tín dụng ngay từ đầu. Hoạt động này bao gồm các công việc sau: - Thẩm định năng lực pháp lý của khách hàng Trường- Thẩm định về kh ảĐạinăng trả nợ chọcủa khách hàng Kinh thông qua việc phântế tích Huế tình hình tài chính của và phân tích sự khả thi của phương án sản xuất kinh doanh. - Đánh giá mức độ tin cậy của phương án sản xuất kinh doanh và dự án đầu tư Từ đó, ngân hàng có cơ sở đánh giá rủi ro tín dụng và quyết định cho vay. SVTH: Nguyễn Thị Hải Duyên 30
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến - Kiểm soát hồ sơ: CBTD sau khi soạn thảo xong hợp đồng tín dụng chuyển cho bộ phận chuyên trách kiểm soát lại nội dung hợp đồng, các văn bản, tài liệu và ký nháy vào phần cuối của từng trang tài liệu. Giai đoạn 2: Kiểm tra, kiểm soát trong khi cho vay Việc kiểm tra các chứng từ giải ngân, hồ sơ giải ngân, kiểm tra xem các điều kiện rút vốn đã được khách hàng đáp ứng đầy đủ hay chưa, kiểm tra việc phát tiền vay. Nếu chưa đáp ứng đầy đủ các điều kiện rút vốn thì CBTD có trách nhiệm thông báo lại cho khách hàng để có hướng giải quyết thích hợp. Điều này giúp cho chi nhánh cho vay đúng đối tượng, kiểm chứng được nhu cầu vay của hộ kinh doanh. Giai đoạn 3: Kiểm tra, kiểm soát sau khi cho vay - Kiểm tra tình hình khách hàng, tình hình sử dụng vốn vay thông qua việc kiểm tra sổ sách kế toán, các chứng từ, hóa đơn hạch toán (thu chi tiền mặt, chuyển khoản, thu chi khác ), chứng từ thanh quyết toán, thanh lý hợp đồng ; kiểm tra thực địa để đánh giá xem khách hàng có sử dụng vốn vay đúng mục đích hay không, dự án có được thực hiện đúng tiến độ hay không. - Kiểm tra tình hình trả nợ và quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng, theo dõi xem khách hàng có trả nợ đều đặn hay không, mức độ sử dụng vốn vay so với dự kiến. Đồng thời theo dõi, đánh giá sự hợp tác của khách hàng đối với ngân hàng thông qua việc có thường xuyên cung cấp thông tin về phương án vay vốn cho ngân hàng hay không. - Kiểm tra TSĐB: TSĐB là công cụ hạn chế rủi ro quan trọng đối với ngân hàng. Nó vừa tác động đến nghĩa vụ trả nợ, vừa có tác dụng phòng ngừa rủi ro, giảm nhẹ tổn thất cho ngân hàng khi khách hàng không trả được nợ. Ít nhất 1 năm 2 lần hoặc theo quy định của ngân hàng, CBTD phải thực hiện kiểm kê, kiểm tra TSĐB, bao gồm cả việc định giá lại TSĐB nếu xét thấy cần thiết. TrườngKiểm soát rủi roĐại tín dụng đư ợhọcc thực hiện thưKinhờng xuyên và xuyêntế suHuếốt trước, trong và sau khi cho vay: Trong kiểm soát rủi ro tín dụng, ngân hàng cần xem xét lựa chọn mục tiêu kiểm soát rủi ro trong quan hệ với mục tiêu tăng trưởng cho vay và các mục tiêu khác: Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh rủi ro, vì vậy trong kiểm SVTH: Nguyễn Thị Hải Duyên 31
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến soát RRTD ngân hàng cần xem xét đến mục tiêu cụ thể của mình trong từng giai đoạn để đưa ra những chiến lược và chính sách cho vay phù hợp. Cần phải xem xét trong từng giai đoạn, nếu ngân hàng đang cần tăng trưởng tín dụng thì cần phải nới lỏng kiểm soát rủi ro để phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng, ngược lại nếu ngân hàng đang hướng tới mục tiêu nâng cao chất lương tín dụng, giảm thiểu nợ xấu thì cần phải thắt chặt kiểm soát RRTD. 1.1.6.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay của NHTM Công tác kiểm soát RRTD trong cho vay chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều nhân tố khác nhau, theo đó có thể phân chia các nhân tố này thành hai loại nhân tố chính như sau: a. Nhóm nhân tố thuộc về bản thân ngân hàng - Chính sách cho vay -Thông tin tín dụng đối với hoạt động cho vay Một vấn đề quan trọng trong thị trường tài chính là thông tin không cân xứng, điều này có thể dẫn đến rủi ro đạo đức. Do vậy thông tin tín dụng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động cho vay. Thông tin tín dụng là cơ sở để phân tích khách hàng, xem xét, và có những quyết định cho vay hợp lý, đồng thời theo dõi, quản lý món vay với mục đích an toàn và hiệu quả đối với món vay. Thông tin tín dụng có thể thu thập từ nhiều nguồn như từ DNNVV, ngân hàng, trung tâm thông tin của NHNN, cơ quan quản lý có thẩm quyền, báo chí, truyền hình, internet, Một hệ thống thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời về khách hàng sẽ giúp cho nhân viên tín dụng nhận diện được các rủi ro, từ đó có các quyết định hợp lý, chất lượng cho vay được nâng cao. - Chất lượng đội ngũ cán bộ viên chức ngân hàng Con người là nguồn lực quan trọng nhất, quyết định sự thành bại trong hoạt động Trườngkinh doanh ngân hàng. ĐạiTrong điều kihọcện cạnh tranh Kinh gay gắt như hiệ ntế nay, trình Huếđộ của nhân viên được các ngân hàng rất coi trọng đặc biệt trong lĩnh vực cho vay, cần rất nhiều những cán bộ có chuyên môn giỏi và đạo đức phẩm chất tốt bởi đây là hoạt động chứa đựng rủi ro cao. Nhân viên tín dụng là những người trực tiếp tiếp xúc với khách SVTH: Nguyễn Thị Hải Duyên 32
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến hàng, phân tích, thẩm định và ra quyết định cho vay. Một sai lầm nhỏ của cán bộ tín dụng sẽ ảnh hưởng đến khả năng thu hồi của khoản vay và do đó ảnh hưởng đến chất lượng cho vay. Vì vậy, đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn giỏi, có phẩm chất đạo đức tốt, không vụ lợi, có năng lực trong việc quản lý hồ sơ vay vốn, thẩm định, có biện pháp thu hồi nợ hữu hiệu, sẽ giúp cho ngân hàng ngăn ngừa được rủi ro. - Quy trình cho vay Quy trình cho vay là những giai đoạn và công việc cần phải thực hiện theo một thủ tục nhất định trong việc cho vay từ lúc xét duyệt hồ sơ vay vốn đến lúc khoản vay được hoản trả đầy đủ. Chất lượng cho vay vào việc lập ra một quy trình cho vay chặt chẽ, đảm bảo tính logic và sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bước. Một là, công tác thẩm định cho vay Đây là một bước trong quy trình cho vay của ngân hàng, là căn cứ để ngân hàng xem xét cho vay đối với khách hàng. Khi thẩm định cán bộ tín dụng sẽ xem xét, đánh giá tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư. Nếu việc thẩm định không thực hiện đúng thủ tục hoặc thẩm định không chính xác, đầy đủ thì sẽ đánh giá sai khả năng hoàn trả của khách hàng từ đó có những quyết định cho vay sai lầm. Chính vì vậy thẩm định trong cho vay rất quan trọng nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng trả nợ của khách hàng và chất lượng của món vay. Hai là, quá trình kiểm tra giám sát vốn vay Việc kiểm tra giám sát vốn vay chặt chẽ với mục đích giúp cho ngân hàng biết được tình hình sử dụng vốn của khách hàng: khách hàng có sử dụng vốn vay đúng mục đích không hoặc biết được tình hình kinh doanh của khách hàng đang tiến triển tốt hay gặp khó khăn mà có biện pháp can thiệp xử lý kịp thời, tránh rủi ro xảy ra, đảm bảo an toàn cho khoản vay. Ba là, thu hồi và giải quyết nợ TrườngSự nhạy bén trong Đại việc phát hi ệhọcn ra những dấKinhu hiệu rủi ro từ phía tế khách Huế hàng, có biện pháp xử lý kịp thời, thực hiện tốt công tác thu hồi nợ sẽ hạn chế nợ quá hạn, giải quyết những món nợ khó đòi, giảm bớt tổn thất cho ngân hàng. - Công tác tổ chức ngân hàng SVTH: Nguyễn Thị Hải Duyên 33
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến Tín dụng không phải là hoạt động riêng rẽ của một phòng ban mà đó là sự phối hợp nhịp nhàng có hiệu quả giữa các phòng ban có liên quan. Cơ cấu tổ chức được sắp xếp hợp lý, khoa học, trách nhiệm của mỗi người được đề cao, có sự liên quan sẽ đảm bảo được phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các cán bộ nhân viên và giữa các phòng, thống nhất có hiệu quả, từ đó tạo điều kiện cho quy trình cho vay được tiến hành một cách chặt chẽ, đảm bảo được các nhu cầu của khách hàng với thời gian nhanh chóng, theo dõi quản lý món vay chặt chẽ để nang cao chất lượng cho vay. - Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ Việc kiểm tra, thanh tra được tiến hành thường xuyên và chặt chẽ đảm bảo cho quá trình cho vay được thực hiện đúng hướng, đúng nguyên tắc, đúng quy trình, nhanh chóng phát hiện ra những sai sót, những vi phạm trong quá trình cho vay để từ đó có những biện pháp khắc phục kịp thời. - Trang thiết bị phục vụ cho hoạt động cho vay Đó là những công cụ, phương tiện thực hiện tổ chức, quản lý ngân hàng, kiểm soát nội bộ, hệ thống thu thập xử lý thông tin, kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay, thực hiện các giao dịch với khách hàng. Hiện nay, công nghệ thông tin ngày càng hiện đại đã giúp cho ngân hàng xử lý kịp thời những thông tin chính xác, từ đó có quyết định cho vay hợp lý. b. Nhóm nhân tố rủi ro thuộc về bản thân các DNNVV - Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Đây là nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định đến khả năng được vay vốn và khả năng hoàn trả của khách hàng. Thông thường các món vay của ngân hàng được sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua việc đầu tư vào các tài sản lưu động hoặc tài sản cố định, và nguồn trả lãi và gốc cho ngân hàng chính ở thu nhập từ hoạt động kinh doanh. Nếu DN làm ăn có hiệu quả sẽ có thu nhập trả nợ cho ngân Trườnghàng và ngược lại nế u ĐạiDN làm ăn thuahọc lỗ sẽ mấ t Kinhkhả năng trả nợ chotế ngân Huế hàng dẫn đến nợ quá hạn, chất lượng cho vay giảm sút. -Trình độ quản lý của các nhà doanh nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Hải Duyên 34
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến Trình độ quản lý của các nhà DN là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của DN. Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay thì đòi hỏi cán bộ lãnh đạo DN phải có trình độ kiến thức để dự đoán được những biến động cũng như xu thế của thị trường hiện nay để có những phương án sản xuất kinh doanh, chiến lược Marketing sản phẩm. Đặc biệt đối với các DNNVV hiện nay chủ yếu là những DN nhỏ, chủ DN tự bỏ vốn sản xuất kinh doanh đồng thời là người trực tiếp quản lý DN. Họ đa phần là những người làm nghề có chút vốn thành lập DN, ít DN thuê người quản lý. Chủ DN ít qua trường lớp đào tạo chính thức, không có khả năng dự báo thị trường sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của DN. - Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Rủi ro kinh doanh của DN có thể do nguyên nhân chủ quan hoặc do nguyên nhân khách quan. Nguyên nhân chủ quan có thể do từ phía các DN như khi tiến hành sản xuất kinh doanh không tính toán một cách kỹ lưỡng, khoa học các chi phí đầu vào cũng như những biến động thị trường. Trong một số trường hợp mặc dù phương án kinh doanh đã được tính toán rất chi tiết nhưng DN vẫn phải gặp phải những rủi ro ngoài ý muốn do tác động của các yếu tố bất khả kháng như: giá cả nguyên vật liệu tăng cao, sự biến động của tỷ giá hoặc do yếu tố thiên tai gây nên ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của DN. Vì thế khả năng trả nợ ngân hàng đúng hạn rất khó khăn. - Tư cách đạo đức của người vay Ngân hàng quyết định cho DN vay sau khi đã phân tích kỹ các yếu tố thuộc về người vay như khả năng tài chính, phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả hay không. Nhưng những thông tin đó có thể bị thay đổi sau khi DN nhận được tiền vay. Có những trường hợp DN sử dụng vốn không đúng mục đích như đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng từ đó dẫn đến hiệu quả kinh doanh giảm sút ảnh hưởng đến khả Trườngnăng trả nợ cho ngân hàng.Đại Hoặc có nhhọcững DN không Kinh trung thực m ặctế dù có tiHuếền trả nợ nhưng chủ DN muốn chiếm dụng vốn của ngân hàng, chây lỳ không chịu trả nợ gây rủi ro không nhỏ cho ngân hàng. Tất cả những điều đó ảnh hưởng đến sự an toàn và sức sinh lời trong hoạt động cho vay của ngân hàng. SVTH: Nguyễn Thị Hải Duyên 35
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến c. Nhóm nhân tố khách quan khác - Ảnh hưởng của môi trường kinh tế Khi nền kinh tế thuận lợi sẽ tác động đến ngân hàng và các DN theo chiều hướng tốt. Nền kinh tế ổn định, không khủng hoảng, lạm phát ở mức độ vừa phải, lãi suất cho vay chấp nhận được, hoạt động sản xuất của DN được tiến hành tốt, ít bị biến động, kinh doanh sẽ có thuận lợi, khả năng trả nợ của DN cho ngân hàng tốt, chất lượng cho vay được nâng cao. Ngược lại nền kinh tế khủng hoảng, tỷ lệ lạm phát cao, lãi suất cao thì sản xuất bị thu hẹp, doanh thu giảm sút, giảm lợi nhuận, nhu cầu vay vốn cũng giảm. Khi đó DN có thể sử dụng vốn không hiệu quả và không trả nợ đúng hạn như đã cam kết. Chất lượng cho vay của ngân hàng sẽ kém đi. Ngoài ra những tha đổi của các biến số trong nền kinh tế như tỷ giá, lãi suất thị trường ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của DN. Một mức lãi suất cho vay cao hay sự biến động của tỷ giá, một sự mất giá trong giá trị đồng tiền nội tệ hay ngoại tệ cúng ảnh hưởng đến hoạt động của DN nhất là các DN kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. - Ảnh hưởng của môi trường pháp lý Bất kỳ một DN hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực nào cũng chịu sự điều chỉnh của pháp luật. Pháp luật có vai trò quan trọng, tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng, thuận lợi, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong nền kinh tế. Hoạt động của ngân hàng chịu sự điều chỉnh của Luật các TCTD còn hoạt động của DN chịu sự điều chỉnh của Luật DN. Đối với ngân hàng, luật có những quy định an toàn trong hoạt động cho vay để đảm bảo chất lượng của món vay. Quan hệ tín dụng được pháp luật thừa nhận, cần tạo điều kiện cũng như có những quyết định để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động cho vay được lành mạnh cũng như bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia. Đối với các DN, các quy định của luật pháp đảm bảo cho các DN hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. Một hệ thống quy định của pháp lý Trườngthiếu hoàn chỉnh, có nhiĐạiều lỗ hổng shọcẽ ảnh hưởng Kinhrất lớn đến chất lưtếợng cho Huế vay của ngân hàng. - Ảnh hưởng của những chính sách của chính phủ SVTH: Nguyễn Thị Hải Duyên 36
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến - Mỗi sự thay đổi trong chính sách của chính phủ sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của DN và đinh hướng cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Do đó, chính sách của chính phủ cần phải hợp lý và phù hợp với điều kiện thực tế của đất nước trong từng thời kỳ, có như vậy mới đảm bảocho nền kinh tế tăng trưởng bền vững, hoạt động của DN cũng như của ngân hàng được đảm bảo có hiêu quả. - Ảnh hưởng của môi trường tự nhiên Các yếu tố thuộc về môi trường tự nhiên ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của DN như thiên tai, lũ lụt, hạn hán Các yếu tố này ảnh hưởng đến tất cả các DN đặc biệt đối với những DN hoạt động trong các lĩnh vực có liên quan như các DN hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp Tóm lại, có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay DNNVV của các ngân hàng. Vấn đề là phải nắm vững những nhân tố ảnh hưởng và vận dụng sáng tạo trong hoàn cảnh cụ thể, nhận diện được các nhân tố ảnh hưởng để có những biện pháp khắc phục. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Hải Duyên 37
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN – CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH: 2.1. Tổng quan về Ngân hàng 2.2.1.Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình là một đơn vị trực thuộc, chịu sự quản lý, giám sát về tất cả các mặt hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình - Tên giao dịch quốc tế: Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Viet Nam – Quang Binh Branch. - Tên viết tắt: BIDV Quảng Bình - Địa chỉ chi nhánh: Số 189 đường Hữu Nghị, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. - Website: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (tiền thân là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam) được thành lập ngày 26/04/1957 trực thuộc Bộ Tài Chính. Từ khi thành lập đến nay, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã nhiều lần thay đổi tên gọi: Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (giai đoạn 1957-1981), Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam (giai đoạn 1981 – 1990), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (từ 1990 đến 5/2012). Đến tháng 6/2012, BIDV đã chính thức chuyển đổi và hoạt động như một ngân hàng thương mại cổ phần với tên gọi mới là Ngân hàng TMCP TrườngĐầu tư và Phát triển Vi Đạiệt Nam (BIDV). học Hiện nay, vKinhới 60 năm hình thànhtế và phátHuế triển, BIDV đã kế thừa thành quả xây dựng và trở thành một trong năm NHTM lớn nhất Việt Nam. Đến hết năm 2016, tổng tài sản của BIDV đã đạt trên 1 triệu tỷ đồng. BIDV có một mạng lưới rộng khắp các tỉnh thành trong cả nước với 190 chi nhánh trong nước SVTH: Nguyễn Thị Hải Duyên 38
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến và 01 chi nhánh tại nước ngoài (Myanmar) và 815 Phòng giao dịch, Điểm giao dịch cùng với hơn 23.000 cán bộ nhân viên. BIDV còn là doanh nghiệp việt Nam đầu tiên thuê tổ chức định hạng tín nhiệm uy tín quốc tế Moody’s thực hiện xếp hạng tín nhiệm với kết quả đạt trần tín nhiệm quốc gia. BIDV cũng là NHTM đầu tiên của Việt Nam triển khai phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo Điều 7 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, một bước tiến đột phá quan trọng, tạo thêm nền tảng vững chắc cho hoạt động quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế. Mục tiêu phấn đấu của BIDV là năng cao năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh, ngày càng đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ, tăng trưởng ổn định đảm bảo chủ động giữ vững thị phần trước biến động của thị trường, hướng tới một mô hình ngân hàng hiện đại, từng bước hội nhập quốc tế theo các chuẩn mực tài chính quốc tế. Tiền thân của BIDV Quảng Bình là tổ cấp phát xây dựng cơ bản của nghành Tài chính chỉ gồm 3 cán bộ được thành lập từ năm 1957, ngay sau khi thành lập Ngân hàng kiến thiết Việt Nam. Ngày 20/4/1964, Chi nhánh Ngân hàng Kiến thiết Quảng Bình được thành lập, với mục đích là thực hiện vai trò trực tiếp quản lý vốn đầu tư, cấp phát vốn trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Ngày 24/06/1981, Chi nhánh Ngân hàng Kiến thiết Quảng Bình đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Quảng Bình trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam, thành viên chính thức nằm trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Tháng 11/1990, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Quảng Bình được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Bình và chuyển hẳn mọi hoạt động từ cơ chế bao cấp vốn đầu tư của Nhà nước sang hoạt động kinh doanh thương mại, kinh doanh tiền tệ đa năng. Từ đó BIDV Quảng Bình đã đổi mới mạnh mẽ từ tổ chức, cán bọ, phạm vi, hình thức hoạt động để góp phần tích cực thực hiện các mục tiêu chính sách tiền tệ phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội. Tháng 6/2012, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam hoàn thành cổ phần hóa chính thức thành Ngân hàng thương mại cổ phần, theo đó Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Bình Trườngđược đổi tên là Ngân hàngĐại TMCP Đhọcầu tư và Phát Kinhtriển Việt Nam – tếChi nhánh Huế Quảng Bình. Trải qua 60 năm xây dựng và trưởng thành, tên gọi, chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh luôn gắn liền với tên gọi, chức năng, nhiệm vụ của BIDV. Dù mang tên gọi nào, SVTH: Nguyễn Thị Hải Duyên 39
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến với mô hình hoạt động nào thì chi nhánh vẫn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Bình. Hiện nay, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Quảng Bình là một trong những NHTM lớn trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, chi nhánh hạng I của BIDV. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Quảng Bình là chi nhánh hơn 15 năm liên tục luôn được BIDV công nhận là đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, nhiều năm liền được công nhận là Lá cờ đầu của khu vực Bắc Trung Bộ. 2.1.2.Đặc điểm môi trường kinh doanh và khách hàng của BIDV Quảng Bình. 2.1.2.1.Môi trường kinh doanh ngân hàng trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. - Hầu hết các sản phẩm dịch vụ của BIDV đang cung cấp tương đối giống so với các ngân hàng khác. - Khối NHTM nhà nước có 4 ngân hàng là BIDV, Vietinbank, Vietcombank và Agribank. - Khối NHCP có các ngân hàng: Sacombank, Bắc Á, VP Bank, Liên Việt Post Bank, Maritimebank, HD bank, ACB. - Các quỹ tín dụng đống trên địa bàn phường, Ngân hàng hợp tác. 2.1.2.2.Đặc điểm khách hàng của BIDV Quảng Bình Khách hàng trên địa bàn có thể phân thành 3 nhóm: - Nhóm khách hàng là các doanh nghiệp có nhu cầu vốn lớn, sử dụng nhiều các dịch vụ thanh toán, thanh toán quốc tế, và các sản phẩm dịch vụ ngân hàng khác; - Nhóm khách hàng là cá nhân, các hộ gia đình nhìn chung có mức thu nhập tương đối ổn định và khá, đặc biệt là đối với KHCN tại các khu đô thị. Trên địa bàn do tốc độ đô thị hoá nhanh nên lượng đối với KHCN từ nơi khác chuyển vào địa bàn lớn. Thuận lợi cho việc cung cấp các sản phẩm tiền gửi, các sản phẩm dịch vụ bán lẻ như Trườngtín dụng bán lẻ, chuyể nĐại tiền cá nhân, họcchuyển tiền kiKinhều hối và các sả n tếphẩm thHuếẻ, BSMS - Nhóm khách hàng là các trường học, các cơ quan, ban ngành, thuộc địa bàn để phát triển dịch vụ thẻ, trả lương qua thẻ, BSMS, SVTH: Nguyễn Thị Hải Duyên 40
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến Qua việc tiến hành phân loại khách hàng cho thấy khách hàng của BIDV Quảng Bình có 3 đặc trưng sau: - Thứ nhất, khách hàng của BIDV Quảng Bình chủ yếu là những khách hàng hoạt động trong lĩnh vực đầu tư và phát triển, mặc dù bị thu hút một phần sang các ngân hàng Thương mại khác, nhưng phần lớn vẫn được coi là khách hàng chính. Bên cạnh đó Ngân hàng cũng mở rộng hoạt động sang các lĩnh vực khác để thu hút những khách hàng mới. - Thứ hai, khách hàng đa phần là Doanh nghiệp nhà nước, Doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa, nhưng hiện nay nhóm khách hàng này đang là đích nhắm của các ngân hàng cổ phần ngoài quốc doanh. Với lợi thế về phong cách phục vụ chuyên nghiệp, tính năng động linh hoạt, hiệu quả trong giao dịch với khách hàng chắc chắn sẽ tạo ra cuộc cạnh tranh khốc liệt lôi kéo khách hàng vì thế đây là một thách thức lớn cho toàn hệ thống BIDV. - Thứ ba, khách hàng của Ngân hàng là những khách hàng lớn nên khó cho việc quản lý, điều này đòi hỏi phải có đội ngũ nhân viên năng động, có trách nhiệm, có trình độ cao về chuyên môn. Trong quá trình mở rộng, cơ cấu nền khách hàng BIDV Quảng Bình bắt đầu có những thay đổi như đã tích cực cho vay các khách hàng kinh doanh thương mại, khách hàng xuất nhập khẩu và sản xuất 2.1.3. Chức năng và nhiệm vụ. - Huy động vốn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ với nhiều hình thức: mở tài khoản tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, kì phiếu, trái phiếu, - Đầu tư vốn tín dụng bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với các thành phần kinh tế. - Làm đại lý và dịch vụ ủy thác cho các tổ chức Tài chính, Tín dụng và các cá nhân trong và ngoài nước như tiếp nhận và triển khai các dự án, dịch vụ giải ngân cho Trườngcác dự án, thanh toán thĐạiẻ Tín dụng, séchọc du lịch Kinh tế Huế - Thực hiện thanh toán bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ như: chuyển iền điện tử trong nước, thanh toán quốc tế qua mạng SWIFT SVTH: Nguyễn Thị Hải Duyên 41
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến - Chi trả kiều hối, mua bán ngoại tệ, chiết khấu, cho vay cầm cố các chứng từ có giá. - Bảo lãnh bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ dưới nhiều hình thức khác nhau trong và ngoài nước. - Thực hiện các dịch vụ khác. 2.1.4.Cơ cấu tổ chức và quản lý. 2.1.4.1.Cơ cấu quản lý. BIDV Quảng Bình có 5 khối và 9 phòng ban tại Hội sở chính và 7 Phòng giao dịch nằm ở trên các địa bàn trọng yếu của tỉnh Quảng Bình Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Hải Duyên 42
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến Ban Giám Đốc Khối Quan hệ Khối Quản lý Khối Tác Khối Quản lý Khối Trực khách hàng rủi ro Nghiệp nội bộ thuộc Phòng Giao Phòng Phòng Quản Phòng Kế Phòng Quản dịch Đồng Khách hàng trị tín dụng hoạch tài lý rủi ro Hới DN 1 chính Phòng Giao dịch Nguyễn Phòng Phòng Giao Phòng Tổ Trãi Khách hàng dịch khách chức hành DN 2 hàng chính Phòng Giao dịch Nam lý Phòng Phòng Quản Khách hàng lý và dịch vụ Phòng Giao Cá nhân kho quỹ dịch Bắc lý Phòng Giao dịch Bố Trạch Phòng Giao dịch Quán Hàu Phòng Giao dịch Đồng Trường Đại học Kinh tế HuếSơn Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức của BIDV Quảng Bình SVTH: Nguyễn Thị Hải Duyên 43
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến ( Nguồn: Chức năng nhiệm vụ chính của các phòng ban trực thuộc BIDV Quảng Bình ) 2.1.4.2.Nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận, phòng ban như sau. - Ban giám đốc: Ban giám đốc của chi nhánh gồm có giám đốc và 03 phó giám đốc. Trong đó, giám đốc chi nhánh là người điều hành chung và chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam về toàn bộ hoạt động, kết quả kinh doanh của chi nhánh. Phó giám đốc là người giúp việc cho giám đốc theo sự phân công và ủy quyền, chịu trách nhiệm trước giám đốc về các công việc được phân công, ủy quyền đó. - Khối quản lý khách hàng gồm 02 phòng Khách hàng doanh nghiệp và 01 phòng Khách hàng cá nhân với chức năng cơ bản là đầu mối thiết lập quan hệ với khách hàng, duy trì và không ngừng mở rộng mối quan hệ đối với khách hàng trên tất cả các mặt hoạt động, tất cả các sản phẩm ngân hàng nhằm đạt được mục tiêu phát triển hoạt động kinh doanh một cách an toàn, hiệu quả và tăng thị phần của BIDV Quảng Bình. - Khối quản trị rủi ro: Phòng Quản lý rủi ro chịu trách nhiệm kiểm soát tất cả các rủi ro tín dụng và các rủi ro khác của ngân hàng, là người kiểm soát thứ hai đối với các giao dịch được đề xuất bởi khối quản lý khách hàng và các đơn vị trực thuộc. Ngoài ra phòng Quản lý rủi ro còn thực hiện chức năng duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000 và chức năng kiểm tra nội bộ. - Khối tác nghiệp: Khối tác nghiệp gồm có 3 phòng: phòng Quản trị tín dụng, Phòng giao dịch khách hàng và phòng Quản lý và dịch vụ kho quỹ. Các phòng thuộc khối tác nghiệp là nơi hoàn tất các giao dịch do các phòng Khách hàng doanh nghiệp và Khách hàng cá nhân đã thực hiện, đề xuất và được phê duyệt, là bộ phận chịu trách nhiệm tác nghiệp cho các nghiệp vụ ngân hàng như thanh toán, tiền vay, kinh doanh tiền tệ, tài trợ thương mại Khối tác nghiệp chính là nơi hoàn thiện hồ sơ, xử lý giao Trườngdịch và lưu trữ chúng từĐại. học Kinh tế Huế - Khối quản lý nội bộ gồm có 2 phòng: phòng Kế hoạch Tài chính và phòng Tổ chức hành chính. Các phòng trực thuộc khối quản lý nội bộ sẽ thực hiện các chức năng quản lý nội bộ như: xây dựng và theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch của chi nhánh SVTH: Nguyễn Thị Hải Duyên 44
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến và các đơn vị trực thuộc; quản lý và thực hiện công tác hạch toán kế toán; thực hiện công tác tổ chức cán bộ và công tác hành chính - Khối trực thuộc: Khối trực thuộc gồm có 07 phòng giao dịch, là đơn vị trực thuộc chi nhánh và là đại diện theo ủy quyền của chi nhánh để thực hiện các hoạt động kinh doanh như: huy động vốn, cấp tín dụng, thanh toán và các hoạt động khác. Trong đó các Phòng giao dịch hoạt độnh như một chi nhánh thu nhỏ trong chức năng và hạn mức thẩm quyền được phân cấp. 2.1.5.Tình hình kết quả kinh doanh từ năm 2016 – 2018. 2.1.5.1.Tình hình lao động. Tổng số cán bộ của BIDV Quảng Bình: 162 người (không kể cán bộ khoán gọn ký hợp đồng thời vụ). Trong đó: Cán bộ các phòng giao dịch 60 người, chiếm 37,97% cán bộ chi nhánh, bao gồm: - Ban Giám đốc chi nhánh gồm 5 người (chiếm 3%) - Trưởng phòng, Phó trưởng phòng và tương đương 40 người (chiếm 25%) - Cán bộ có trình độ Đại học và trên Đại học: 153 người, chiếm 94%( Trong đó trên Đại học:46 người, chiếm 28%). - Cán bộ nữ: 71 người chiếm 44% tổng số lao động - Đảng viên: 96 đồng chí chiếm 59% số lao động - Độ tuổi bình quân của cán bộ: 37 tuổi 2.1.5.2. Kết quả hoạt động kinh doanh. Với sự cạnh tranh gay gắt, cùng sự ra đời của nhiều ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã gây sức ép khá lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng BIDV Quảng Bình. Thêm vào đó sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng đến hệ thống tài chính ngân hàng, đặt hệ thống ngân hàng trước sự báo động khi các tổ Trườngchức xếp hạng hạ bậ c Đạitín nhiệm m ộhọct loạt các ngân Kinh hàng hàng đầ u tếthế gi ớHuếi. Kinh tế trong nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Quảng Bình nói riêng cũng gặp nhiều khó khăn, lạm phát tăng cao, kinh tế vĩ mô tiềm ẩn rủi ro, bất ổn. Chính các nhân tố này đã làm cho lĩnh vực kinh doanh ngân hàng ngày càng trở nên khó khăn hơn. Trong hoàn SVTH: Nguyễn Thị Hải Duyên 45
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến cảnh như vậy, chi nhánh Quảng Bình đã nổ lực vươn lên và đạt được một số thành quả nhất định, thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Quảng Bình giai đoạn 2016 – 2018 TH TH TH Chỉ tiêu ĐVT 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 (+/-) (%) (+/-) (%) 1 Nguồn vốn huy Tỷ VND 5.819 6.764 7.225 945 16,2 461 6,81 động 2 Dư nợ cho vay Tỷ VND 9.685 9.107 10.159 -578 -5,96 1052 11,6 3 Chi phí DPRR Tỷ VND 60 53 44 -7 11,6 -9 16,98 Nguồn: Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ KHKD năm 2017, 2018 Qua số liệu từ bảng 2.1 ta thấy: - Nguồn vốn huy động tại chi nhánh tăng dần qua 3 năm, năm 2017 nguồn vốn huy tăng 945 tỷ đồng so với năm 2016 tương đương tăng 16,2 %, năm 2018 nguồn vốn huy động lại tăng so với tốc độ tăng của nguồn vốn huy động năm 2017 là 461 tỷ đồng, tương đương tăng 6,81 %. Nguồn vốn huy động năm sau luôn tăng so với năm trước, động 2018/2017. Nguyên nhân của sự tăng trưởng này là do CN đẩy mạnh nghiệp vụ tiền gửi đối với các thành phần kinh tế. Bên cạnh đó, CN luôn có chính sách phù hợp với cơ chế thị trường, nhưng vẫn đảm bảo phù hợp với quy định của NHNN. Về phía chi nhánh, nhằm thu hút thêm nhiều KH trong HĐV, chi nhánh đã tăng lãi suất và thực hiện thêm nhiều hình thức Trườnghuy động khác. Điều nàyĐại cũng nhằm họcđáp ứng nhu cKinhầu vốn tín dụng chotế các thànhHuế phần kinh tế. Ngoài ra, để phục vụ KH luôn nhanh chóng, thuận tiện, chi nhánh đã nâng cấp, tăng cường thêm các trang thiết bị về kỹ thuật, huấn luyện cán bộ, nhân viên có trình độ chuyên môn. SVTH: Nguyễn Thị Hải Duyên 46
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến - Dư nợ cho vay tại chi nhánh có nhiều biến động trong giai đoạn này, năm 2017 dư nợ cho vay là 9.107 tỷ đồng giảm 578 tỷ đồng so với năm 2016, tương ứng tăng 5,96 %, năm 2018 dư nợ cho vay là 10.159 tỷ đồng tăng 1.052 tỷ đồng so với năm 2017, tương ứng tăng 11,6%. Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay năm 2018/2017 tăng 17,56 % so với tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay 2017/2016. Nguyên nhân do trong năm 2018 khối khách hàng tập tận dụng nắm bắt cơ hội kinh doanh của thị trường để phát triển đầu tư sản xuất kinh doanh. - Chi phí dự phòng rủi ro có biến động qua các năm, nhưng đều là biến động tốt theo chiều hướng tích cực cụ thể năm 2017 thu nợ xử lý rủi ro là 53 tỷ đồng giảm so với năm 2016 là 7 tỷ đồng, tương đương giảm 11,6 %. Năm 2018 chi phí dự phòng rủi ro là 44 tỷ đồng giảm 9 tỷ đồng so với năm 2017, tương ứng giảm 16,98 %. Nguyên nhân có sự biến động lớn về chi phí dự phòng rủi ro qua các năm là do giai đoạn 2016 – 2018, CN đã thắt chặt các khoản cho vay qua xử lý rủi ro, công tác quản lý rủi ro tín dụng chú trọng, theo dõi thường xuyên tình trạng các khoản vay của khách hàng nên các khoản nợ xử lý rủi ro giảm mạnh qua các năm, qua đây ta thấy chiều hướng tích cực từ chính sách của lãnh đạo CN. 2.2. Thực trạng công tác kiểm soát rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình. 2.2.1. Thực trạng rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của BIDV Quảng Bình. 2.2.1.1 . Tình hình cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa. Bảng 2.2. Tình hình Doanh số cho vay DNNVV giai đoạn 2016 – 2018 Đơn vị tính: tỷ đồng Năm 2017/2016 2018/2017 2016 2017 2018 Chỉ tiêu (+/-) (%) (+/-) (%) DoanhTrường số cho vay DNNVV Đại3.127 học4.268 4.842Kinh1.141 36,49 tế 574Huế13,45 Doanh số cho vay TPKT khác 2.286 2.563 3.077 277 12,13 514 20,05 Tổng Doanh số cho vay 5.423 6.831 7.917 1.418 48,62 1088 33,5 SVTH: Nguyễn Thị Hải Duyên 47
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng BIDV Quảng Bình giai đoạn 2016 -2018 Nhìn chung doanh số cho vay DNNVV liên tục tăng trong 3 năm, trong giai đoạn từ năm 2016 – 2018, doanh số cho vay DNVV tăng từ 3.127 tỷ đồng lên 4.842 tỷ đồng, tăng đến 1.715 tỷ đồng, tương ứng với 54,84 %. Năm 2016 có thể coi là năm có tình hình kinh tế khá bất lợi, nổi cộm lên là vấn đề lạm phát và ổn định tỷ giá trong nước, gây ảnh hưởng xấu đến tình hình sản xuất kinh doanh của các DNNVV. Đồng thời trong năm 2016 số DNNVV trên địa bàn tỉnh Quảng Bình nói chung và thành phố Đồng Hới nói riêng, một số doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Hoạt động cho vay DNNVV chưa thực sự được quan tâm đúng mức, chất lượng cho vay DNNVV chưa cao. Qua năm 2017, doanh số cho vay DNNVV tăng 1.414 tỷ đồng so với năm 2016, tương đương tăng 36,49%. Nguyên nhân của sự gia tăng này, do Ngân hàng nhà nước chủ động điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, linh hoạt phù hợp với tình hình thực tế nhằm kiềm chế lạm phát, tăng trưởng kinh tế hợp lý. Giúp các ngân hàng ổn định hơn trong hoạt động tín dụng của mình và tạo điều kiện hơn cho các DNNVV có thể vay vốn sản xuất kinh doanh. Số lượng doanh nghiệp thành lập vào năm 2017 có xu hướng tăng nhiều hơn so với năm 2016. Quy mô cho vay DNNVV cũng mở rộng theo, chất lượng cho vay cải thiện so với năm 2016. Năm 2018, doanh số cho vay DNNVV là 4.842 tỷ đồng tăng 574 tỷ đồng so với năm 2017, tương ứng tăng 13,45%. Năm 2018 được coi là năm ít biến động trong hoạt động ngân hàng BIDV chi nhánh Quảng Bình. Có được thành tích này chính là nhờ sự chỉ đạo kịp thời của của lãnh đạo Ngân hàng cũng như sự tập trung, kết nối của cán bộ nhân viên ngân hàng. Theo đó năm 2018, ngoài việc duy trì mối quan hệ với doanh nghiệp cho vay truyền thống, ngân hàng còn tăng cường các hoạt động marketing tiếp cận và phát triển thêm những khách hàng mới tiềm năng cũng như đưa ra những ưu đãi Trườngvề vốn vay cho các DNNVV Đại như ưu học đãi về lãi su Kinhất cũng như thủ tụtếc vốn vay.Huế Từ đó doanh số cho va DNNVV liên tục tăng qua 3 năm. SVTH: Nguyễn Thị Hải Duyên 48
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến Tỷ trọng doanh số cho vay DNNVV luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay và liên tục tăng qua các năm, năm 2016 doanh số cho vay DNNVV chiếm 57,6% tổng doanh số cho vay, đến năm 2018 tỷ trọng doanh số cho vay DNNVV đã tăng lên đến 61,15% tổng doanh số cho vay của toàn chi nhánh. 2.2.1.2. Tình hình doanh số thu hồi nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa. Bảng 2.3: Chỉ tiêu doanh số thu nợ doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2016 - 2018 Đơn vị tính: Tỷ đồng;% Năm 2017/2016 2018/2017 2016 2017 2018 Chỉ tiêu (+/-) (%) (+/-) (%) Doanh số thu nợ DNNVV 2026 2238 2830 212 10,46 592 26,45 Doanh số thu nợ TPKT khác 1875 1943 2632 68 3,62 689 35,46 Tổng Doanh số thu nợ 3901 4181 5462 280 14,08 1281 61,91 Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng BIDV Quảng Bình giai đoạn 2016 - 2018 Doanh số thu nợ DNNVV tăng qua các năm từ 2016 đến 2018, năm 2016 doanh số thu nợ DNNVV là 2026 tỷ đồng, nhưng đến năm 2017 doanh số thu nợ DNNVV là 2238 tỷ đồng tăng 212 tỷ đồng so với năm 2016, tương ứng tăng 10,46 %. Trong năm 2018 doanh số thu nợ cho vay DNNVV là 2830 tỷ đồng tăng 592 tỷ đồng so với năm 2017, tương ứng tăng 26,45%. Doanh số thu nợ cho vay DNNVV tăng lên trong giai đoạn 2016 – 2018 là kết quả của việc ngân hàng mở rộng quy mô cho vay DNNVV, doanh số cho vay tăng kết hợp với ngân hàng tích cực giám sát và đôn đốc các doanh nghiệp trả nợ nên doanh số thu nợ cho vay DNNVV cũng vì thế mà tăng theo. TrườngGiai đoạn 2016 –Đại2017 là giai học đoạn hệ th ốKinhng ngân hàng Vi ệtết Nam nóiHuế chung đang có những biến động lớn với hàng loạt các thông tin bất lợi cho nghành ngân hàng như mua bán, sáp nhập, truy tố lãnh đạo, nguyên là lãnh đạo ngân hàng Vì vậy, tại ngân hàng BIDV – chi nhánh Quảng Bình đã chỉ đạo toàn thể cán bộ tín dụng tăng SVTH: Nguyễn Thị Hải Duyên 49
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến cường giám sát chặt chẽ quy trình tín dụng xem doanh nghiệp vay vốn có dấu hiệu bất thường hay không để kịp thời có biện pháp xử lý nhằm giảm thiểu rủi ro xảy ra đối với nguồn vốn của ngân hàng, cũng như tăng cường công tác thẩm định dự án, phương án kinh doanh trước khi cho doanh nghiệp vay vốn. Ngoài ra ngân hàng còn thường xuyên theo dõi việc sử dụng vốn vay của khách hàng, tăng cường đôn đốc khách hàng trả nợ khi đến hạn. Việc khách hàng tạo uy tín với ngân hàng, muốn duy trì quan hệ lâu dài cũng góp phần thúc đẩy họ trả nợ đúng hạn để những lần sau vay dễ dàng, được ưu tiên hơn. Vì vậy ngân hàng BIDV – chi nhánh Quảng Bình cũng đã hạn chế được phần nào độ ảnh hưởng từ khó khăn của nền kinh tế chung tác động lên hoạt động của ngân hàng. Vì vậy doanh số thu nợ cho vay DNNVV trong giai đoạn 2017 – 2018 lớn hơn doanh số thu nợ cho vay DNNVV giai đoạn 2016 – 2017 là 16 %, tương đương với 380 tỷ đồng. 2.2.1.3. Tình hình dư nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa. Bảng 2.4. Dư nợ cho vay DNNVV giai đoạn 2016 – 2018 Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm 2017/2016 2018/2017 2016 2017 2018 Chỉ tiêu (+/-) (%) (+/-) (%) Dư nợ cho vay DNNVV 4.091 4.570 4.752 479 11,70 182 3,98 Dư nợ cho vay TPKT khác 5.594 4.537 5.407 -1.057 81,10 870 19,18 Tổng dư nợ cho vay 9.685 9.107 10.159 -578 94,03 1052 11,55 Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ KHKD năm 2017, 2018 Tổng dư nợ cho vay DNNVV qua các năm từ 2016 – 2018 có biến động thất thường, nhẽ ra dư nợ cho vay qua các năm phải có sư gia tăng, nhưng nhìn vào số liệu Trườngbảng 2.4 ta thấy tổng dưĐại nợ năm 2016 học là 9.685 t ỷ Kinhđồng, đến năm 2017 tế dư nHuếợ cho vay DNNVV chỉ còn 9.107 tỷ đồng giảm 578 tỷ đồng so với năm 2016, nguyên nhân của sự sụt giảm dư nợ cho vay trong giai đoạn này là do nhà máy xi măng sông Gianh bán lại cho tập đoàn SCG Thái Lan, trả nợ cho ngân hàng. SVTH: Nguyễn Thị Hải Duyên 50