Khóa luận Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại Nguyễn Văn Tứ, xã Lương Phong, Hiệp Hòa, Bắc Giang
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại Nguyễn Văn Tứ, xã Lương Phong, Hiệp Hòa, Bắc Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_thuc_hien_quy_trinh_cham_soc_nuoi_duong_va_phong_t.pdf
Nội dung text: Khóa luận Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại Nguyễn Văn Tứ, xã Lương Phong, Hiệp Hòa, Bắc Giang
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG THỊ HIỀN Chuyên đề: “THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG VÀ PHÒNG TRỊ BỆNH CHO LỢN NÁI SINH SẢN TẠI TRẠI NGUYỄN VĂN TỨ, XÃ LƯƠNG PHONG, HIỆP HÒA, BẮC GIANG” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Thú y Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2015 - 2019 Thái Nguyên, năm 2019
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG THỊ HIỀN Tên chuyên đề: “THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG VÀ PHÒNG TRỊ BỆNH CHO LỢN NÁI SINH SẢN TẠI TRẠI NGUYỄN VĂN TỨ, XÃ LƯƠNG PHONG, HIỆP HÒA, BẮC GIANG” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Thú y Lớp: K47-TY-N02 Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. TRẦN VĂN PHÙNG Thái Nguyên, năm 2019
- i LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, được sự dạy bảo tận tình của các thầy cô giáo, em đã nắm được những kiến thức cơ bản ngành học của mình. Qua 6 tháng thực tập tốt nghiệp tại trang trại Nguyễn Văn Tứ, xã Lương Phong, Hiệp Hòa, Bắc Giang, đã giúp em ngày càng hiểu rõ kiến thức chuyên môn, lĩnh hội thêm được nhiều kinh nghiệm quý báu, cũng như đức tính cần có của một người làm cán bộ khoa học kỹ thuật và đã hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp của mình. Để có được sự thành công này, em xin tỏ lòng biết ơn chân thành tới: Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa cùng toàn thể các thầy, cô giáo trong khoa Chăn nuôi Thú y. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của thầy giáo PGS.TS. Trần Văn Phùng người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt thời gian thực tập, giúp em hoàn thành tốt đề tài tốt nghiệp này. Cũng qua đây cho em gửi lời cảm ơn sâu sắc tới chủ trang trại Nguyễn Văn Tứ, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp và học hỏi nâng cao tay nghề. Xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn động viên giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành tốt quá trình thực tập tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng 12 năm 2019 Sinh viên Hoàng Thị Hiền
- ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Lịch tiêm phòng vắc xin cho trại lợn nái 7 Bảng 4.1. Cơ cấu đàn lợn của trại trong 3 năm 35 Bảng 4.2. Tổng hợp số lượng lợn nái sinh sản chăn nuôi trong quá trình thực tập 36 Bảng 4.3. Kết quả theo dõi sinh sản của lợn nái nuôi tại trại thực tập 37 Bảng 4.4 Năng suất sinh sản của lợn nái theo dõi 38 Bảng 4.5. Kết quả thực hiện một số công việc khác trong thời gian thực tập 39 Bảng 4.6. Kết quả phòng bệnh bằng công tác vệ sinh, sát trùng tại trại 41 Bảng 4.7. Kết quả phòng vắc xin cho trại lợn nái 42 Bảng 4.8. Tỷ lệ mắc bệnh trên đàn lợn nái nuôi tại trại 43 Bảng 4.9. Kết quả điều trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản tại cơ sở thực tập 45
- iii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT cs : Cộng sự Nxb : Nhà xuất bản STT : Số thứ tự S. suis : Streptococcus suis P. multocida : Pasteurella multocida TT : Thể trọng VTM : Vitamin MMA : Hội chứng viêm tử cung (Metritis), viêm vú (Mastitis), mất sữa (Agalactia)
- iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CÁC BẢNG ii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT iii MỤC LỤC iv Phần 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài 2 1.2.1. Mục tiêu 2 1.2.2. Yêu cầu 2 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập 3 2.1.1. Vị trí địa lý và đặc điểm khí hậu 3 2.1.2. Điều kiện của cơ sở 5 2.1.3. Thuận lợi và khó khăn 8 2.2. Cơ sở khoa học của đề tài 8 2.2.1. Đặc điểm giải phẫu cơ quan sinh dục lợn nái 8 2.2.2. Đặc điểm sinh lý sinh sản của lợn nái 12 2.2.3. Một số bệnh sinh sản thường gặp ở lợn nái 15 2.2.4. Nguyên tắc và biện pháp phòng trị bệnh sinh sản ở lợn 21 2.2.5. Những hiểu biết về quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc lợn nái đẻ và lợn nái nuôi con 25 2.3. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước 28 2.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 28 2.3.2. Tình hình nghiên cứu nước ngoài 31 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 33 3.1. Đối tượng 33 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 33
- v 3.3. Nội dung thực hiện 33 3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 33 3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi 33 3.4.2. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu 33 Phần 4 KẾT QUẢ THỰC HIỆN VÀ THẢO LUẬN 35 4.1. Tình hình chăn nuôi tại trại lợn Nguyễn Văn Tứ, xã Lương Phong huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang. 35 4.2. Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn 35 4.2.1. Kết quả chăm sóc nuôi dưỡng lợn tại trại qua 6 tháng thực tập 35 4.2.2. Kết quả theo dõi tình hình sinh sản của lợn nái nuôi tại trại 37 4.2.3 Kết quả theo dõi về năng suất sinh sản của lợn nái 38 4.2.4. Kết quả thực hiện một số công tác khác trong thời gian thực tập tại cơ sở 39 4.3. Kết quả thực hiện các biện pháp phòng và trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản nuôi tại trại lợn Nguyễn Văn Tứ, xã Lương Phong, Hiệp Hòa, Bắc Giang 40 4.3.1. Công tác vệ sinh phòng bệnh cho đàn lợn nái 40 4.3.2. Thực hiện biệp pháp phòng bệnh bằng vắc xin 42 4.3.3. Tình hình mắc bệnh trên đàn lợn nái sinh sản nuôi tại cơ sở thực tập 43 4.3.4. Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn nái tại cơ sở thực tập 44 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 47 5.1. Kết luận 47 5.2. Đề nghị 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO 49 MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA CHO ĐỀ TÀI
- 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nền nông nghiệp nước ta đã và đang phát triển không ngừng. Bên cạnh ngành trồng trọt thì ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng cũng chiếm một vị trí quan trọng trong sự phát triển kinh tế đất nước. Để cung cấp lợn giống cho nhu cầu chăn nuôi của các trang trại và các nông hộ thì việc phát triển đàn lợn nái sinh sản là cần thiết. Tuy nhiên, một trong những trở ngại lớn nhất của chăn nuôi lợn nái sinh sản là dịch bệnh xảy ra còn phổ biến đã gây nhiều thiệt hại cho đàn lợn nái nuôi tập trung trong các trang trại cũng như ở mô hình chăn nuôi hộ gia đình. Đối với lợn nái, nhất là lợn ngoại được chăn nuôi theo phương thức công nghiệp thì các bệnh về sinh sản xuất hiện khá nhiều do khả năng thích nghi của đàn lợn nái ngoại với điều kiện khí hậu nước ta chưa tốt. Mặt khác, trong quá trình sinh đẻ, lợn nái dễ bị các loại vi khuẩn xâm nhập và gây một số bệnh nhiễm trùng sau đẻ như: viêm âm môn, viêm tiền đình, viêm âm đạo đặc biệt hay gặp là bệnh viêm tử cung và viêm vú đây là bệnh ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng sinh sản của lợn mẹ và chất lượng của đàn lợn con. Nếu không điều trị kịp thời, viêm tử cung có thể dẫn tới các bệnh kế phát như: viêm vú, mất sữa, rối loạn sinh sản, chậm sinh, vô sinh, viêm phúc mạc dẫn đến nhiễm trùng huyết và chết. Vì vậy, các bệnh nhiễm trùng sau khi đẻ, đặc biệt là bệnh viêm tử cung và viêm vú ở lợn nái ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đàn lợn giống nói riêng, đồng thời ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng và hiệu quả toàn ngành chăn nuôi lợn nói chung. Nhằm đánh giá hiện trạng bệnh sinh sản gây ra trên đàn lợn nái ngoại sinh sản nuôi tại trang trại ở quy mô công nghiệp, em tiến hành nghiên cứu
- 2 chuyên đề: “Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại Nguyễn Văn Tứ, xã Lương Phong, Hiệp Hòa, Bắc Giang” 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu - Nắm được quy trình nuôi dưỡng và phòng trị bệnh tại trại. - Đánh giá được tỷ lệ mắc bệnh sinh sản trên đàn lợn nái tại trang trại Nguyễn Văn Tứ, xã Lương Phong, Hiệp Hòa, Bắc Giang. - Đánh giá được hiệu quả điều trị bệnh. - Rèn luyện tay nghề, nâng cao hiểu biết và kinh nghiệm thực tế. 1.2.2. Yêu cầu - Nắm vững quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nái sinh sản. - Xác định được tình hình nhiễm bệnh, biết cách phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản. - Thực hiện tốt các yêu cầu, quy định tại cơ sở. - Chăm chỉ, chịu khó học hỏi để nâng cao kiến thức tay nghề của bản thân.
- 3 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập 2.1.1. Vị trí địa lý và đặc điểm khí hậu 2.1.1.1. Vị trí địa lý Công việc điều tra cơ bản là công việc không thể thiếu trong công tác phục vụ sản xuất, nó giúp ta bước đầu tìm hiểu và nắm vững được điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội của trại nói riêng và của địa phương nói chung. Từ đó đưa ra các phương hướng sản xuất phù hợp. Trại lợn Nguyễn Văn Tứ nằm trên địa bàn xã Lương Phong – Hiệp Hòa – Bắc Giang có tổng diện tích là 7.000m2. Vị trí tiếp giáp của trại: - Phía Đông giáp xã Ngọc Vân huyện Tân Yên - Phía Tây giáp xã Danh Thắng, Thị trấn Thắng huyện Hiệp Hòa - Phía Bắc giáp xã Ngọc Sơn, Việt Ngọc huyện Hiệp Hòa. - Phía Nam giáp xã Đoan Bái của huyện và xã Việt Tiến huyện Việt Yên. Với vị trí như trên đây là điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi của trại. Khu chăn nuôi của trại được xây dựng một cách hợp lý, xung quanh trại được bao bọc bởi tường vây kín, hệ thống mương máng được lưu thông.Vì vậy việc lan truyền dịch bệnh từ trại ra, từ khu dân cư vào trại được hạn chế một cách tối đa. 2.1.1.2. Điều kiện địa hình, đất đai Trại có tổng diện tích đất tự nhiên là: 7.000 m2 được quy hoạch như sau: Diện tích đất nhà ở: 300 m2 Diện tích đất chuồng nuôi: 6000 m2 Diện tích kho chứa thức ăn, dụng cụ, bể nước: 350 m2 Diện tích chỗ chứa phân và chất thải chăn nuôi: 150 m2
- 4 Còn lại là diện tích lối đi vào, đi ra khu vực chăn nuôi. 2.1.1.3. Điều kiện khí hậu thời tiết Trại nằm trên địa bàn xã Lương Phong – Hiệp Hòa – Bắc Giang là một tỉnh thuộc phía Đông Bắc bộ chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, mỗi năm chia làm 4 mùa rõ rệt: Xuân - Hạ - Thu - Đông. - Mùa xuân: Được tính từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch, thời tiết ấm áp có mưa phùn, đây là điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát triển .Nhất là bệnh đường hô hấp, đường tiêu hóa gây bất lợi cho công tác phòng dịch bệnh.Nhiệt độ trung bình là 20o- 24oC. - Mùa hạ: Được tính từ tháng 4 đến tháng 6 âm lịch. Thời tiết nắng nóng, oi bức, kèm mưa lớn kéo dài.Mùa này cũng có thể gây ra bệnh do mưa. Mùa này lợn thường mắc các bệnh về đường hô hấp như ho, viêm phổi Nhiệt độ trung bình khoảng 23- 30oC, có khi lên tới 39 - 40oC. - Mùa thu: Được tính từ tháng 7 đến tháng 9 âm lịch. Thời tiết mát mẻ, ôn hòa thuận lợi cho quá trình sinh trưởng và phát triển của lợn. Nhiệt độ trung bình từ 25 - 29oC. - Mùa đông: Được tính từ tháng 10 đến tháng 12 âm lịch. Thời tiết lạnh giá, hanh khô, bên cạnh đó lại bị ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc làm cho lợn dễ bị nhiễm lạnh gây tiêu chảy và viêm phổi, nhất là ở lợn con sau cai sữa và lợn chửa kì 2. Nhiệt độ trung bình của mùa này từ 12o-19oC, thời tiết hanh khô có khi nhiệt độ giảm xuống dưới 10oC, nhiệt độ hạ thấp cũng ảnh hưởng rất lớn tới sự điều tiết thân nhiệt của cơ thể. Nhiệt độ bình quân trong năm 20o-24oC, tổng lượng mưa trung bình và khoảng 1600-1800mm/năm, độ ẩm bình quân 70-80%. Với điều kiện khí hậu như vậy tạo điều kiện thuận lợi cho gia súc ở trại phát triển nhưng bên cạnh đó cũng là điều kiện để mầm bệnh phát sinh. Chính vì vậy mà việc xây dựng chuồng trại phải đảm bảo các yêu cầu như ấm về
- 5 mùa đông, mát về mùa hè, tạo được tiểu khí hậu chuồng nuôi tốt, dụng cụ chăn nuôi đầy đủ để đảm bảo sức khoẻ cho vật nuôi. 2.1.2. Điều kiện của cơ sở 2.1.2.1. Cơ sở vật chất của trang trại Đối với bất cứ một cơ sở chăn nuôi nào cũng vậy. Cơ sở vật chất là yếu tố vô cùng quan trọng quyết định tới sự thành công và chất lượng chăn nuôi. Trại được xây dựng và đưa vào hoạt động từ năm 2003 với 4000 m2 và nâng cấp mở rộng diện tích chuồng trại thêm 3000 m2 năm 2018 hoạt động đến nay, cơ sở vật chất đầy đủ và hoàn thiện. Điện: có hệ thống điện lưới kéo đi khắp các khu sản xuất trong trại đảm bảo cho công tác sản xuất, chăn nuôi, và sinh hoạt hàng ngày cho công nhân.Trại có một máy phát điện dùng để thay thế khi mất điện. Có hệ thống dẫn, thoát nước đảm bảo nước không bị ứ đọng nhất là mùa mưa. Theo quy trình xây dựng trại gồm có 2 khu đó là khu nhà ở và khu sản xuất. + Khu hành chính gồm: nhà ở chính, nhà bếp, nhà vệ sinh được quy hoạch gọn gàng và đảm bảo vệ sinh. + Khu sản xuất: Một nhà kho: Dự trữ thức ăn, có các xe đẩy cám để vận chuyển cám đến các chuồng. - Hệ thống chuồng nuôi gồm có: Trại chia thành 7 chuồng nuôi lớn theo thứ tự từ cổng trại đi vào. Chuồng đẻ 1, chuồng bầu 2, chuồng đẻ 2, chuồng đẻ 3, chuồng lợn con cai sữa, chuồng lợn thịt, chuồng bầu 1. 2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức của trang trại Là trang trại tư nhân với tổng số nái 300 con, chuồng trại khép kín chăn nuôi theo hướng công nghiệp hiện đại. Tất cả các trang thiết bị phục vụ trong chăn nuôi đều được nghiên cứu, tính toán để phù hợp với vật nuôi, luôn đáp ứng và tạo điều kiện môi trường tốt nhất cho sự phát triến của đàn lợn. Với
- 6 nhiều kinh nghiệm trong chăn nuôi, các công việc như kế toán, kỹ thuật, đều do chủ trại tính toán sắp xếp. Sinh viên thực tập về làm phần lớn các công việc của trại như bảo vệ, cho lợn ăn, dọn chuồng, vệ sinh trong ngoài trại, nấu ăn, tự phục vụ cá nhân. 2.1.2.4. Tình hình sản xuất của trang trại * Công tác chăn nuôi Nhiệm vụ chính của trang trại là sản xuất lợn con giống, nuôi lợn thịt và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật. Hiện nay trung bình lợn nái của trại sản xuất được 2,0 – 2,3 lứa/năm. Tại trại, lợn con theo mẹ được nuôi đến 21 ngày tuổi, chậm nhất là 26 ngày thì tiến hành cai sữa, sau đó được chuyển sang chuồng úm. Lợn thịt thương phẩm tại trại được nuôi từ lúc sau cai sữa đến lúc xuất bán khoảng 25 tuần với khối lượng trung bình từ 100-120 kg/con. * Công tác thú y Quy trình phòng bệnh cho đàn lợn tại trang trại sản xuất lợn giống luôn được thực hiện nghiêm ngặt, với sự giám sát chặt chẽ của chủ trại và sự hỗ trợ của cán bộ kỹ thuật Công ty Greenfeed Việt Nam. * Công tác vệ sinh Hệ thống chuồng trại luôn đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Hàng ngày luôn có công nhân quét dọn vệ sinh chuồng trại, thu gom phân, nước tiểu, khơi thông cống rãnh, đường đi trong trại được quét dọn và rắc vôi theo quy định. Công nhân, kỹ sư, khách tham quan khi vào khu chăn nuôi lợn đều phải sát trùng, tắm bằng nước sạch trước khi thay quần áo bảo hộ lao động. * Công tác phòng bệnh Trong khu vực chăn nuôi, hạn chế đi lại giữa các chuồng. Hành lang giữa các chuồng và bên ngoài chuồng đều được rắc vôi bột, các phương tiện vào trại sát trùng một cách nghiêm ngặt ngay tại cổng vào. Với phương châm
- 7 phòng bệnh là chính nên tất cả lợn ở đây đều được cho uống thuốc, tiêm phòng vắc xin đầy đủ. Quy trình phòng bệnh bằng vắc xin luôn được trại thực hiện nghiêm túc, đầy đủ và đúng kỹ thuật. Đối với từng loại lợn có quy trình tiêm riêng, từ lợn nái, lợn hậu bị, lợn đực, lợn con. Lợn được tiêm vắc xin ở trạng thái khỏe mạnh, được chăm sóc nuôi dưỡng tốt, không mắc các bệnh truyền nhiễm và các bệnh mãn tính khác để tạo được trạng thái miễn dịch tốt nhất cho đàn lợn. Tỷ lệ tiêm phòng vắc xin cho đàn lợn luôn đạt 100 %. Lịch tiêm phòng vắc xin được thể hiện ở bảng 2.1. Bảng 2.1. Lịch tiêm phòng vắc xin cho trại lợn nái Vắc xin/ Đường Liều Loại Phòng Tuần tuổi thuốc/chế đưa lượng lợn bệnh phẩm thuốc (ml/con) Iron – dextran 2 - 3 ngày Thiếu sắt Tiêm 1 20% Lợn con 3 - 6 ngày Cầu trùng Toltracocsis Uống 1 16 - 18 ngày Dịch tả Coglapest Tiêm bắp 2 24 tuần tuổi Tai xanh PRRS Tiêm bắp 2 25, 29 tuần tuổi Khô thai Pavo Tiêm bắp 2 Lợn hậu 26 tuần tuổi Dịch tả Coglapest Tiêm bắp 2 bị 27, 30 tuần tuổi Giả dại Begonia Tiêm bắp 2 28 tuần tuổi LMLM Aftopor Tiêm bắp 2 Lợn nái 10 tuần chửa Dịch tả Coglapest Tiêm bắp 2 sinh sản 12 tuần chửa LMLM Aftopor Tiêm bắp 2 * Công tác trị bệnh Cán bộ kỹ thuật của trại có nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra đàn lợn thường xuyên, các bệnh xảy ra ở lợn nuôi tại trang trại luôn được kỹ thuật viên phát hiện sớm, cách li, điều trị ngay ở giai đoạn đầu của bệnh nên điều trị đạt hiệu
- 8 quả từ 80 - 90 % trong một thời gian ngắn. Vì vậy, không gây thiệt hại lớn về số lượng đàn lợn. 2.1.3. Thuận lợi và khó khăn 2.1.3.1. Thuận lợi Trại được xây dựng ở vị trí thuận lợi: xa khu dân cư, thuận tiện đường giao thông. Chủ trại có năng lực, năng động, nắm bắt được tình hình xã hội, luôn quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ kỹ thuật và công nhân. Chủ trại có trình độ chuyên môn vững vàng, công nhân nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm cao trong sản xuất. Con giống tốt, thức ăn, thuốc chất lượng cao, quy trình chăn nuôi tốt đã mang lại hiệu quả chăn nuôi cao cho trại. 2.1.3.2. Khó khăn Dịch bệnh diễn biến phức tạp, nên chi phí dành cho phòng và chữa bệnh lớn, làm ảnh hưởng đến giá thành và khả năng sinh sản của lợn. Giá thức ăn chăn nuôi mỗi ngày một tăng khiến chi phí thức ăn tăng cao là một nỗi lo của trang trại. Số lượng công nhân ít nên khó khăn trong việc giải quyết kịp thời các công việc trong trại. 2.2. Cơ sở khoa học của đề tài 2.2.1. Đặc điểm giải phẫu cơ quan sinh dục lợn nái Bộ phận sinh dục bên ngoài: Là bộ phận ta có thể nhìn thấy, sờ thấy và quan sát được, bao gồm: âm môn, âm vật, tiền đình. Âm môn (vulvae): đây là đoạn sau cùng của bộ máy sinh dục cái. Âm môn hay gọi là âm hộ, âm hộ nằm dưới hậu môn và được thông ra ngoài bởi một khe thẳng đứng. Trong âm môn còn có lỗ thông với bóng đái, tuyến tiền đình (bartholin) và khí quan cương cứng gọi là âm vật (clitoris). Âm vật (clitoris): Âm vật nằm ở phía dưới hai mép của âm môn. Là tổ chức cương cứng, có nhiều dây thần kinh nên tính cảm giác tập trung ở đây cao, tương tự như bao quy đầu dương vật.
- 9 Về cấu tạo, âm vật có các thể hổng như ở dương vật của con đực. Trên âm vật có nếp da tạo ra mũ âm vật, giữa âm vật bẻ gấp xuống dưới. Trong thực tế sau khi dẫn tinh cho gia súc cái, các dẫn tinh viên thường xoa bóp nhẹ vào âm vật kích thích con cái hưng phấn để tử cung co thắt và hoạt động bình thường. Tiền đình (vestibulum): Tiền đình là giới hạn giữa âm môn và âm đạo, nghĩa là qua tiền đình mới vào âm đạo. Trong tiền đình có dấu vết màng trinh, phía trong màng trinh là âm đạo, phía sau màng trinh có lỗ niệu đạo. Màng trinh có các sợi cơ đàn hồi ở giữa và do hai lá niêm mạc gấp thành một nếp. Tiền đình có một số tuyến, các tuyến này xếp theo hàng chéo, hướng quay về âm vật, chúng có chức năng tiết dịch nhầy. Bộ phận sinh dục bên trong: - Buồng trứng (ovanrium) còn gọi là noãn bào, gồm một đôi nằm dưới hông, trước cửa vào xoang chậu và được giữ bởi dây chằng rộng, trên bề mặt buồng trứng sần sùi. Khác với dịch hoàn, buồng trứng của động vật có vú lưu lại trong xoang bụng, phát triển thành một cặp. Nó thực hiện cả hai chức năng: ngoại tiết là sản sinh ra tế bào trứng và nội tiết (sản sinh ra hormone sinh dục cái) có ảnh hưởng tới giới tính, tới chức năng tử cung (đặc tính thứ cấp của con cái). + Cấu tạo buồng trứng được bao bọc ở ngoài một lớp màng liên kết sợi chắc tựa như màng bọc của dịch hoàn. Bên trong được chia thành hai phần, cả hai phần đều phát triển một thứ mô liên kết sợi xốp tạo nên một loại chất đệm. + Miền vỏ: đặc biệt quan trọng với chức năng sinh dục, đảm bảo quá trình phát triển của trứng đến khi trứng chín và rụng. Miền vỏ bao gồm ba phần: tế bào trứng nguyên thủy, thể vàng và tế bào bào hình hạt. + Miền tủy chứa nhiều mạnh máu và bạch huyết.
- 10 Ở lợn buồng trứng nằm trước cửa xoang chậu, ứng với vùng đốt sống hông 3 - 4. Bề mặt buồng trứng có nhiều u nổi lên. Buồng trứng dài 1,5 - 2cm, khối lượng 3 - 5gam. - Ống dẫn trứng (oviductus): ống dẫn trứng ở lợn dài 15- 20cm uốn khúc nằm cạnh dây chằng rộng, ống dẫn trứng bắt đầu ở bên cạnh buồng trứng đến đầu tử cung được chia làm 2 phần. Phần trước tự do có hình phễu loe ra gọi là loa vòi (loa kèn) có tác dụng hứng tế bao trứng chín rụng, đầu này mở ra trong xoang phúc mạc. Phần sau thon nhỏ có đường kính dài 0,2 - 0,3cm nối với sừng tử cung. Tử cung (dạ con) (uterus): + Cấu tạo giải phẫu tử cung: Tử cung nằm trong xoang chậu, dưới trực tràng, trên bóng đái, là nơi làm tổ, cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển của bào thai đồng thời là cơ quan đẩy bào thai lọt ra ngoài khi sinh đẻ. Tử cung gồm có hai sừng tử cung, một thân và một cổ tử cung. Ở lợn tử cung thuộc loại hai sừng, các sừng gấp nếp hoặc quăn lại và có độ dài hơn 1m trong khi thân tử cung lại ngắn. Độ dài này phù hợp cho việc mang nhiều thai. + Cổ tử cung: Cổ tử cung được cấu tạo bởi các tổ chức sợi mô liên kết chiếm ưu thế kết hợp với sự góp mặt của một ít cơ trơn. Ở lợn cổ tử cung không có nếp gấp hình hoa nở mà là những cột thịt xen kẽ cài răng lược với nhau. + Thân tử cung ngắn, niêm mạc thân và sừng tử cung là những nếp gấp nhăn nheo theo chiều dọc. + Sừng tử cung dài ngoằn ngoèo như ruột non dài khoảng 30-50 cm dây chằng rộng và rất dài. Thai của lợn được làm tổ ở sừng tử cung.
- 11 Âm đạo (vagina): Âm đạo là đoạn nối tiếp sau cổ tử cung, trước âm hộ. Đây là nơi tiếp nhận dương vật khi giao phối, phía trên là trực tràng, phía dưới là bóng đái, nó được ngăn cách với âm hộ bởi màng trinh. Âm đạo có khả năng co giãn rất lớn và là đường đi ra của thai. Chiều dài của âm đạo của lợn: 10- 12cm. Ở lợn biểu mô âm đạo tăng lên về độ cao tối đa vào lúc động dục và giảm xuống điểm thấp nhất ở các ngày 12 - 16, các lớp bề mặt của biểu mô âm đạo bong ra ở các ngày 4 và 14. Khả năng co rút ở âm đạo đóng vai trò chính trong việc đáp ứng tâm lý tính dục và cho sự vận chuyển của tinh trùng. Sự co rút của âm đạo, dạ con và ống dẫn trứng được kích thích bởi dịch thể bài tiết vào trong âm đạo trong quá trình kích thích trước lúc giao phối. Cấu tạo giải phẫu tuyến vú Tuyến vú chỉ có ở động vật có vú, tuyến này chỉ phát triển ở con cái khi đến tuổi thành thục về tính và nó phát triển to nhất ở thời kỳ chửa, đẻ. Thời kỳ con vật đẻ, tuyến vú tiết ra sữa cung cấp dinh dưỡng cho con sơ sinh và lúc con còn non. + Cấu tạo: tuyến vú là dạng đặc biệt của tuyến mồ hôi tạo thành, tất cả động vật có vú không kể đực, cái đều có tuyến vú. Song chỉ ở con cái cùng với sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể, dưới ảnh hưởng điều hoà của các hocmone sinh sản mới được phát dục và hoàn thiện trước khi đẻ lần đầu tiên. Ở lợn có 6 - 10 đôi vú, thường là 6 đôi phân bố thành hai hàng từ vùng ngực tới vùng bẹn, đối xứng nhau qua đường trắng bụng. Vú gồm có bầu vú và núm vú. Bầu vú: là nơi sản sinh và chứa sữa, ngoài cùng là lớp da mỏng mịn tùy theo vị trí mà lớp da này do da ngực, nách hay da bụng, bẹn kéo đến, tiếp đến là lớp cơ. Trong cùng có hai phần cơ bản là bao tuyến và ống dẫn, xen kẽ
- 12 giữa phần cơ bản ở trong là tổ chức mỡ, tổ chức liên kết, hệ thống mạch quản thần kinh bao vây và chia vú thành nhiều thuỳ nhỏ, trong đó có nhiều sợi đàn hồi. Bao tuyến là nơi sản sinh ra sữa, giống như một cái túi, từ túi đó sữa theo 3 loại ống dẫn: nhỏ, trung bình, lớn rồi đổ vào xoang sữa ở đáy tuyến và thông ra đỉnh ở đầu vú. Để hình thành 1 lít sữa cần 540 lần lít máu đi qua tuyến vú, vì vậy sự cung cấp máu cho tuyến vú rất phong phú, mao mạch bao quanh bao tuyến dày đặc. Núm vú: một bầu có một núm vú, cấu tạo từ ngoài vào trong: da, tổ chức liên kết, cơ, ống dẫn sữa. Lợn có từ 2 - 3 ống dẫn sữa. Ở đầu núm vú sợi cơ trơn xếp thành vòng tạo thành cơ vòng đầu vú, giữ cho đầu vú ở trạng thái khép kín khi không thải sữa. Sự phát triển của tuyến vú: Động vật còn non tuyến vú chưa phát triển, khi đến tuổi thành thục, hệ thống ống dẫn bắt đầu sinh trưởng và hình thành hệ thống ống dẫn nhỏ phân nhánh phức tạp, thể tích tuyến vú tăng lên, đoạn cuối ống dẫn hình thành bao tuyến chưa có xoang tiết. Đến thời kỳ chửa, nuôi con, bao tuyến có xoang tiết, ống dẫn tăng lên không ngừng, thể tích bầu vú lớn. Qua một thời gian tiết sữa thể tích bao tuyến nhỏ dần, ống dẫn teo đi, lượng sữa giảm đến ngừng, bầu vú nhỏ lại. 2.2.2. Đặc điểm sinh lý sinh sản của lợn nái Sự thành thục về tính Một số cơ thể được gọi là thành thục về tính khi bộ máy sinh dục của cơ thể phát triển căn bản đã hoàn thiện. Dưới tác dụng của thần kinh, nội tiết tố (các phản xạ về sinh dục). Khi có các noãn bào chín và tế bào trứng rụng. Hiện tượng rụng trứng Noãn bào dần dần lớn lên, nổi rõ trên bề mặt của buồng trứng, dưới tác dụng của thần kinh, hormone, áp suất thì noãn bào vỡ ra giải phóng tế bào trứng, đồng thời thải ra dịch folliculin. Hiện tượng giải phóng tế bào trứng ra
- 13 khỏi noãn bào ở từng loại gia súc là khác nhau. Ở lợn có 20 - 30 tế bào trứng trong 1 lần rụng. Sự hình thành về thể vàng Sau khi noãn bào vỡ ra và dịch nang chảy ra. Màng trên bị xẹp xuống đường kính ngắn lại nằm ở nửa xoang trứng, tạo nên những nếp nhăn trên vách xoang ăn sâu vào trong làm thu hẹp xoang tế bào trứng. Xoang chứa đầy dịch và một ít máu chảy ra từ vách xoang, dịch và máu đông lại và lấp đầy xoang của tế bào trứng. Các nếp nhăn gồm nhiều lớp ăn sâu vào và lấp đầy xoang gồm nhiều tế bào hạt, những tế bào hạt này tuy số lượng không tăng nhưng kích thước lại tăng rất nhanh (trong tế bào hạt có chứa lipoit của tế bào lutein). Như vậy, do sự phát triển của tế bào hạt mang sắc tố đã hình thành nên thể vàng. Đây chính là nơi đã tạo ra progesterone. Trong thời gian vài ngày thể vàng sẽ ở đầu xoang của tế bào trứng đó và nó tiếp tục phát triển. Nếu gia súc không có thai thì thể vàng nhanh chóng đạt đến độ lớn tối đa rồi thoái hóa dần. Thời gian tồn tại của thể vàng từ 3 - 15 ngày. Nếu gia súc có thai, nó tồn tại trong suốt thời gian mang thai đến ngày gia súc gần đẻ. Niêm dịch Trong đường sinh dục của gia súc cái có niêm dịch chảy ra cũng là do kết quả của quá trình tế bào trứng rụng, sự thay đổi hàm lượng các kích tố trong máu, từ ống dẫn trứng đến mút sừng tử cung, tiết ra niêm dịch. Đồng thời ở âm đạo, âm môn cũng có niêm dịch chảy ra. Tính dục Do kết quả của quá trình rụng trứng hàm lượng oestrogen tăng lên ở trong máu nên có một loạt biến đổi về bề ngoài khác với bình thường, đứng nằm không yên, kém ăn, kêu giống, thích gần con đực, phá chuồng, sản lượng sữa giảm, chăm chú tới xung quanh. Gặp con đực không kháng cự, tăng lên về cường độ cho đến khi trứng rụng.
- 14 Tính hưng phấn Thường kết hợp song song với tính dục, con vật có một loại biến đổi về bên ngoài thường không yên, chủ động đi tìm con đực, kêu rống, kém ăn, đuôi cong và chịu đực, hai chân sau thường ở tư thế giao phối. Cao độ nhất là lúc tế bào trứng rụng. Khi đã rụng tế bào trứng thì hưng phấn giảm đi rõ rệt. Chu kỳ động dục: Chia làm 4 giai đoạn: Giai đoạn trước động dục Đây là giai đoạn đầu của chu kỳ sinh dục lúc này buồng trứng to hơn bình thường. Các tế bào của vách ống dẫn trứng tăng cường sinh trưởng, số lượng lông nhung tăng lên. Đường sinh dục xung huyết, nhu động sừng tử cung tăng lên, dịch nhầy ở âm đạo tăng nhiều. Giai đoạn này tính hưng phấn chưa cao. Khi noãn bào chín, tế bào trứng được tách ra, sừng tử cung co bóp mạnh, cổ tử cung mở hoàn toàn. Niêm dịch ở đường sinh dục chảy ra nhiều lúc này con vật bắt đầu xuất hiện tính dục. - Giai đoạn động dục Lúc này cơ thể gia súc và cơ quan sinh dục có biểu hiện biến đổi sinh lý, bên trong âm hộ phù thũng, niêm mạc xung huyết, niêm dịch trong suốt từ trong chảy ra nhiều con vật biểu hiện tính hưng phấn cao độ, gia súc không yên tĩnh, ăn uống giảm, kêu rống, phá chuồng, nhảy lên lưng con khác, thích gần con đực. Giai đoạn này tế bào trứng ra khỏi buồng trứng gặp tinh trùng sẽ được thụ thai thì chu kỳ sẽ dừng lại, gia súc cái trong giai đoạn có thai đến khi đẻ xong thì chu kỳ tính không xuất hiện. Giai đoạn sau động dục Giai đoạn này cơ thể gia súc và cơ quan sinh dục dần trở lại bình thường. Các phản xạ động dục như tính hưng phấn mất hẳn, con vật chuyển sang thời kỳ yên tĩnh hoàn toàn.
- 15 - Giai đoạn nghỉ ngơi Đây là giai đoạn dài nhất, các biểu hiện về tính của gia súc ở thời kỳ này yên tĩnh hoàn toàn. Thời kỳ này cơ quan sinh dục không có biểu hiện hoạt động, trong buồng trứng thể vàng teo đi, các cơ quan sinh dục đều ở trạng thái sinh lý. Sinh lý quá trình mang thai và đẻ: Sau thời gian ở lại ống trứng khoảng 3 ngày để tự dưỡng thì hợp tử bắt đầu di chuyển xuống tử cung, tìm vị trí thích hợp để làm tổ, hình thành bào thai. Sự biến đổi nội tiết tố trong cơ thể mẹ trong thời gian có chửa như sau: progesterone trong 10 ngày đầu có chửa tăng rất nhanh, cao nhất vào ngày chửa thứ 20 rồi nó hơi giảm xuống một chút trong 3 tuần đầu, sau đó duy trì ổn định trong thời gian có chửa để an thai, ức chế động dục, trước ngày đẻ progesterone giảm đột ngột, estrogen trong suốt thời kỳ có chửa duy trì ở mức độ thấp, cuối thời kỳ có chửa khoảng 2 tuần thì bắt đầu tăng dần, đến khi đẻ thì tăng cao nhất. Thời gian có chửa của lợn nái bình quân là 114 ngày. 2.2.3. Một số bệnh sinh sản thường gặp ở lợn nái Bệnh sản khoa được thể hiện trên các giống lợn nội, ngoại khác nhau. Khi con cái sinh sản là lúc lối vào các bộ phận nằm sâu trong đường sinh dục mở ra, máu và sản dịch ra nhiều điều đó tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Sức đề kháng của cơ thể phụ thuộc trước hết vào chế độ dinh dưỡng. Dinh dưỡng không những về mặt chất lượng mà về cả mặt số lượng cũng rất quan trọng, việc sử dụng thức ăn thích hợp theo nhu cầu của lứa tuổi có ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường của chúng. Cho ăn thiếu chất dinh dưỡng làm giảm sức đề kháng của cơ thể. Bệnh viêm tử cung Viêm tử cung là một bệnh sinh sản thường gặp trong chăn nuôi lợn nái, có thể xuất hiện ở nhiều giai đoạn nhưng thường xảy ra ở giai đoạn sau khi
- 16 sinh, đặc biệt là trên lợn nái ngoại (siêu nạc), sau đó đến lợn nái lai, thấp nhất ở lợn nái nội. Viêm tử cung dẫn đến lợn nái mệt mỏi, sốt, bỏ ăn, mất sữa, có thể kế phát sang viêm vú. Lợn nái viêm tử cung dẫn tới làm thay đổi số lượng và chất lượng sữa, lợn con bị tiêu chảy sớm và chữa không khỏi dứt điểm nếu không chữa khỏi cho con mẹ. * Nguyên nhân Bệnh xảy ra do nhiều nguyên nhân như: + Can thiệp không đúng kỹ thuật khi lợn đẻ khó, lợn bị nhiễm trùng từ chuồng trại do vệ sinh kém. + Tỷ lệ mắc bệnh sẽ tăng lên nếu trong khẩu phần thức ăn bị thiếu vitamin A, D, E gây khô niêm mạc, dễ xây xước, nhiễm khuẩn. + Cơ quan sinh dục ngoài bẩn. + Lợn đực bị viêm niệu quản và dương vật khi nhảy trực tiếp. + Bệnh xảy ra do dụng cụ thụ tinh nhân tạo cứng gây xây xát, hoặc không sạch đã đưa các vi khuẩn gây nhiễm vào bộ phận sinh dục. * Triệu chứng Bệnh thể hiện ở dạng điển hình như lợn có biểu hiện mệt mỏi, sốt, hay nằm úp bầu vú, bỏ ăn, ăn kém, âm hộ sưng tấy đỏ, dịch xuất tiết từ âm đạo chảy ra trắng đục nếu nặng dịch có máu, đứng nằm, bứt rứt không yên, lợn con thường thiếu sữa, kêu nhiều. Trong trường hợp bệnh nhẹ, lợn không sốt, âm hộ không sưng đỏ nhưng vẫn có dịch nhày, trắng đục tiết ra từ âm đạo dịch nhày thường chảy không liên tục mà chỉ chảy ra từng đợt từ vài ngày đến một tuần. Lợn nái thường không đậu thai hoặc khi đã có thai sẽ bị tiêu đi vì quá trình viêm nhiễm từ niêm mạc âm đạo, tử cung lan sang thai. * Hậu quả Bệnh gây tổn thương cơ quan sinh dục, viêm xảy ra trong thời gian có chửa thì do biến đổi trong cấu trúc niêm mạc như: teo niêm mạc, sẹo trên
- 17 niêm mạc, thoái hóa niêm mạc dẫn đến phá vỡ hàng rào bảo vệ thai. Qua chỗ tổn thương, vi khuẩn cũng như các độc tố do chúng tiết ra làm bào thai phát triển không bình thường. Nếu không phát hiện và điều trị triệt để sẽ làm tổn thất kinh tế cho người chăn nuôi. Bệnh viêm vú Bệnh viêm vú trên lợn nái thường gặp trong giai đoạn nuôi con, vú bị viêm dẫn đến sốt, kém ăn hoặc bỏ ăn, từ đó lượng sữa giảm, hoặc mất hẳn sữa. Lợn con không được bú sữa đầu, hoặc bú sữa lợn mẹ viêm sẽ bị tiêu chảy, không thể chữa khỏi hoàn toàn. * Nguyên nhân Do lợn mẹ bị viêm tử cung, vi khuẩn theo máu đến tuyến vú gây viêm vú, lợn con có răng nanh, hoặc chuồng trại có nhiều cạnh sắc làm xây xát vú mẹ tạo điều kiện vi trùng Staphylococcus, Streptococcus xâm nhập. Lợn nái nhiều sữa con bú không hết làm sữa ứ đọng nhiều, tạo môi trường cho vi trùng sản sinh gây viêm vú. Lợn nái cho con bú một hàng vú, hàng còn lại căng sữa quá nên viêm. - Theo Trần Minh Châu (1996) [3], khi lợn nái đẻ nếu nuôi không đúng cách, chuồng bẩn thì các vi khuẩn Mycoplasma, các cầu khuẩn, vi khuẩn đường ruột xâm nhập gây viêm vú. Một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm vú ở lợn nái là thức ăn không phù hợp cho lợn nái, không giảm khẩu phần thức ăn cho lợn nái trước khi đẻ một tuần làm cho lượng sữa tiết ra quá nhiều gây tắc sữa. Sau vài ngày đẻ mà lợn con không bú hết, sữa lưu là môi trường tốt cho vi khuẩn xâm nhập và gây viêm. + Do kế phát từ một số bệnh: Sót nhau, viêm tử cung, bại liệt sau đẻ, viêm bàng quang khi lợn nái bị những bệnh này vi khuẩn theo máu về tuyến vú cư trú tại đây và gây bệnh. + Lợn nái tốt sữa, lợn con bú không hết hoặc lợn nái cho con bú một hàng vú, hàng vú còn lại căng sữa. Lợn con bú làm xây xát bầu vú hoặc lợn
- 18 con bị bệnh không bú, sữa xuống nhiều bầu vú căng dễ dẫn đến viêm (Trương Lăng, 2000) [8]. + Do quá trình chăm sóc nuôi dưỡng kém, chất độn chuồng và ổ đẻ bẩn, sau khi đẻ bầu vú không được vệ sinh sạch, hàng ngày không vệ sinh bầu vú, thời tiết quá ẩm kéo dài, nhiệt độ thay đổi đột ngột dẫn đến viêm. * Triệu chứng Theo Ngô Nhật Thắng (2006) [17], viêm vú thường xuất hiện ở một vài vú nhưng đôi khi cũng lan ra toàn bộ các vú. Vú có màu hồng, sưng đỏ, sờ vào thấy nóng, hơi cứng ấn vào lợn nái có phản ứng đau. Lợn nái giảm ăn, trường hợp nặng thì bỏ ăn, sốt cao 40,5 - 42oC kéo dài trong suốt thời gian viêm, sản lượng sữa giảm, lợn nái thường nằm úp đầu vú xuống sàn, ít cho con bú. * Hậu quả Khi lợn nái bị viêm vú sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới cơ thể lợn mẹ, đồng thời ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, phát triển của lợn con theo mẹ. Nếu viêm vú nặng dẫn đến huyết nhiễm trùng, huyết nhiễm mủ thì rất khó chữa, lợn nái sẽ bị chết. Viêm vú kéo dài dẫn đến teo bầu vú, vú hóa cứng, vú bị hoại tử ảnh hưởng tới khả năng tiết sữa của lợn nái ở lứa sau. Nếu phát hiện và điều trị kịp thời sẽ giảm thiệt hại kinh tế cho người chăn nuôi. Hội chứng đẻ khó Lợn đẻ mà thời gian ra thai kéo dài nhưng thai vẫn không được đẩy ra ngoài. Bệnh biểu hiện dưới nhiều hình thức, diễn biến khác nhau. Không những gây bệnh cho cơ quan sinh dục mà còn dẫn đến hiện tượng vô sinh, thậm chí cả mẹ lẫn con có thể chết. Do đó, đẻ khó gây thiệt hại không nhỏ về kinh tế cho ngành chăn nuôi. * Nguyên nhân Do chuồng chật, thiếu vận động, xương chậu lợn mẹ hẹp, lợn mẹ quá béo, khẩu phần ăn thiếu dinh dưỡng hoặc do thai to, thai ngược, thai chết.
- 19 Do cấu tạo tổ chức các phần mềm như: cổ tử cung, âm đạo giãn nở không bình thường có chỗ giãn quá mạnh, chỗ lại không giãn nên việc đẩy con ra ngoài gặp khó khăn. Khung xoang chậu bị biến dạng, khớp bán động háng phát triển không bình thường, vôi hóa cột sống. Trong quá trình đẻ độ giãn nở kém, thai bị mắc trước cửa xoang chậu không ra được. Khi quá trình rặn đẻ kéo dài, sức co bóp lớn ép lợn con bị chết. Do rối loạn hormone tuyến sinh dục cái: kích tố nhau thai relaxin lúc đẻ tiết ra ít nên không làm mất lớp canxi ở khớp bán động háng, không giãn dây chằng xương chậu (không sụt mông) hoặc prostagladin tiết ít không đủ gây co bóp tử cung nên không đẩy thai ra ngoài được. Cơn co thắt và rặn đẻ thứ yếu thứ phát xảy ra do bào thai không di chuyển được. Các cơn co thắt và dặn đẻ yếu nguyên phát, thông thường quan sát khi phạm vi chế độ chăm sóc nuôi dưỡng gia súc chửa và thiếu vận động, cũng như khi bị bệnh làm suy yếu sức khỏe của con mẹ. Cần can thiệp để cứu lợn con và lợn mẹ ( Trần Văn Bình, 2013) [2] * Triệu chứng Lợn nái rặn nhiều lần, thời gian lâu mà không đẻ được, cơn co bóp rặn đẻ thưa dần, lợn nái mệt mỏi, khó chịu, nước ối tiết ra nhiều và có lẫn máu (màu hồng nhạt). Có trường hợp lợn nái đẻ được một con, nhưng vẫn đẻ khó ở con tiếp theo. Khi đưa tay vào kiểm tra thấy thai nằm ngay xương chậu nhưng do đẻ ngược thai (quay lưng ra), do xương chậu hẹp nhưng bào thai quá to. * Hậu quả Nếu không can thiệp kịp thời thì thai ngạt và chết, lợn mẹ kiệt sức. Biện pháp can thiệp không đúng cách, gây xây sát niêm mạc tử cung hoặc dụng cụ thủ thuật không đảm bảo vệ sinh làm lợn bị nhiễm một số bệnh như: viêm tử cung, viêm vú, xảy thai truyền nhiễm khi niêm mạc có những vết
- 20 sẹo sẽ gây cản trở cho quá trình thụ thai, thai làm tổ dẫn đến xảy thai, đẻ non, thậm chí là vô sinh. Bệnh bại liệt sau đẻ * Nguyên nhân Bại liệt trên heo nái là bệnh rất phức tạp, có rất nhiều nguyên nhân: - Do dinh dưỡng: Thường là do sự thiếu hụt canxi so với bình thường. Trong trường hợp này cần phải theo dõi kỹ các triệu chứng lâm sàng và phân tích máu mới có thể chẩn đoán được chính xác bệnh. Bệnh này xảy ra thường do không cung cấp đầy đủ nhu cầu canxi, phospho, thiếu vitamin D trong thời gian mang thai làm rối loạn quá trình vận chuyển canxi vào máu và canxi từ xương vào máu. - Do tác nhân cơ học: Trong quá trình mang thai, việc di chuyển lợn lên chuồng đẻ khiến lợn dễ bị trượt ngã gây liệt chân. - Do thời tiết: Nhiệt độ môi trường quá nóng trong thời gian nái gần sinh hay vừa sinh xong dễ xảy ra bại liệt, lợn có biểu hiện không đứng lên được, chân sau run khi đứng, thở nhanh, sốt rất cao và chết rất nhanh do cảm nhiệt. - Do nhiễm khuẩn như nhiễm Clostridium perfingers, Listera monocytogenes, Streptococcus suis. * Triệu chứng Bệnh do thiếu canxi thường có hai thể: - Thể điển hình: Thường chiếm khoảng 20% trong tổng số các ca bệnh. Bệnh phát triển nhanh, từ lúc bắt đầu đến lúc biểu hiện triệu chứng không quá 12 giờ. Lợn sốt cao (>41oC), thở nhanh, chân sau đứng không vững, thường dựa vào 2 bên thành chuồng làm điểm tựa để đứng dậy, lơn có thể giãy dụa cố để đứng dậy, chảy nước bọt, nuốt rất khó khăn, sau cùng lợn có thể hôn mê và chết.
- 21 - Thể nhẹ: Chiếm đa số, lợn có hiện tượng co giật, thích nằm, ủ rũ, kém ăn nhưng không bị hôn mê. Bệnh thường xuất hiện 2 - 5 ngày sau khi sinh, lợn đi không vững và sau đó thường mất sữa. * Hậu quả Bệnh tiến triển rất nhanh, nếu không can thiệp kịp thời, lợn có thể chết sau 10 - 24 giờ. Bệnh phát ngay sau khi sinh hoặc trong khi sinh rất khó điều trị, tỉ lệ chết cao. Nếu điều trị tích cực và kịp thời heo có thể qua khỏi bệnh. 2.2.4. Nguyên tắc và biện pháp phòng trị bệnh sinh sản ở lợn * Nguyên tắc phòng bệnh Để công tác phòng bệnh đạt hiệu quả cao cần thực hiện các biên pháp sau: - Phòng bệnh khi chưa bị bệnh + Phòng bệnh bằng chăm sóc nuôi dưỡng và quản lý: nuôi dưỡng, chăm sóc tốt cho đàn lợn đảm bảo khẩu phần ăn đầy đủ dinh dưỡng, nhằm nâng cao sức đề kháng của chúng với bệnh dịch. Thường xuyên theo dõi đàn lợn, phát hiện sớm lợn có biểu hiện lâm sàng, để hỗ trợ và điều trị kịp thời + Phòng bệnh bằng vệ sinh thú y: thực hiện vệ sinh chuồng trại và môi trường chăn nuôi, dụng cụ phối giống lợn. Đảm bảo chuồng trại kín, ấm vào mùa Đông và thoáng mát, khô sạch vào mùa Hè. Tuân thủ tốt các nguyên tắc về phối giống và đỡ đẻ cho lợn nái động tác kỹ thuật chính xác tránh gây xây sát làm viêm nhiễm không đáng có cho lợn nái. Phòng trừ tổng hợp là biện pháp quan trọng nhất gồm: vệ sinh, tiêu độc chuồng trại thường xuyên, định kỳ phun thuốc sát trùng, kiểm soát nồng độ NH3, CO2 trong chuồng nuôi. + Phòng bệnh bằng vắc xin: với 2 loại vắc xin vô hoạt hoặc vắc xin nhược độc đối với các bệnh do virut.
- 22 Phòng bệnh bằng vắc xin là biện pháp phòng bệnh chủ động có hiệu quả nhất. Theo Nguyễn Bá Hiên và Huỳnh Thị Mỹ Lệ (2012) [6] vắc xin là một chế phẩm sinh học mà trong đó chính là mầm bệnh cần phòng cho một bệnh truyền nhiễm nào đó (mầm bệnh này có thể là vi khuẩn, virus, độc tố hay vật liệu di truyền như ARN, ADN ) đã được làm giảm độc lực hay vô hoạt bằng các tác nhân vật lý, hóa học, sinh học hay phương pháp sinh học phân tử (vắc xin thế hệ mới – vắc xin công nghệ gen). Lúc đó chúng không còn khả năng gây bệnh cho đối tượng sử dụng, nhưng khi đưa vào cơ thể động vật nó sẽ gây ra đáp ứng miễn dịch làm cho động vật có miễn dịch chống lại sự xâm nhiễm gây bệnh của mầm bệnh tương ứng. Khi đưa vắc xin vào cơ thể vật nuôi, chưa có kháng thể chống bệnh ngay mà phải sau 7 - 21 ngày (tuỳ theo từng loại vắc xin) mới có miễn dịch - Phòng khi có bệnh Trường hợp bị bệnh này phải sử dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp mới đạt hiệu quả cao trong việc phòng trừ dịch bệnh, tạo cho con vật sức đề kháng tốt, sinh trưởng, phát triển nhanh. Kết hợp giữa thuốc kháng sinh và các biện pháp ngoại khoa hỗ trợ sẽ đem lại hiệu quả cao Phải định kỳ khử trùng, tiêu độc chuồng trại, phân rác, dụng cụ chăn nuôi bằng nước vôi 20 %, NaOH 10 %, crizin 5 - 10 %, formon 5%, rắc vôi bột, quét vôi tường. * Biện pháp điều trị - Nguyên tắc điều trị + Phát hiện sớm và kịp thời điều trị: cần tiến hành phân biệt giữa các bệnh sinh sản với nhau để đưa ra biện pháp điều trị chính xác và hiệu quả.
- 23 + Điều trị bệnh phải kết hợp chăm sóc nuôi dưỡng tốt để hạn chế tới mức thấp nhất tác động của bệnh nguyên, giúp con vật nâng cao sức đề kháng chống lại các yếu tố bất lợi. + Ngăn ngừa bệnh kế phát: để giảm tác động xấu của bệnh, ngoài việc nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi, cần phải ngăn ngừa bệnh kế phát. Như bệnh viêm tử cung lợn thường kế phát các bệnh viêm vú, nhiễm khuẩn Streptococcus suis Do đó, cần phát hiện sớm và điều trị chính xác. Ngoài ra tiêm phòng định kỳ các bệnh theo lịch tiêm vaccine, tiêm phòng có chất lượng và hiệu quả Theo Nguyễn Bá Hiên và Huỳnh Thị Mỹ Lệ (2012) [6] nguyên tắc để điều trị bệnh là: + Toàn diện: phải phối hợp nhiều biện pháp như hộ lý, dinh dưỡng và dùng thuốc. + Điều trị sớm trên cơ sở chẩn đoán chính xác, điều trị đúng bệnh từ đó làm bệnh khỏi nhanh và hạn chế lây lan. + Tiêu diệt mầm bệnh phải đi đôi với tăng cường sức đề kháng của cơ thể, làm cho cơ thể tự nó chống lại mầm bệnh thì bệnh mới chóng khỏi, ít bị tái phát và biến chứng, miễn dịch mới lâu bền. + Phải có quan điểm khi chữa bệnh, chỉ nên chữa những gia súc có thể chữa lành mà không giảm sức kéo và sản phẩm. Nếu chữa kéo dài, tốn kém vượt quá giá trị gia súc thì không nên chữa. + Những bệnh gây nguy hiểm cho người mà không có thuốc chữa thì không nên chữa. Theo Nguyễn Bá Hiên và Huỳnh Thị Mỹ Lệ (2012) [6] các biện pháp chữa bệnh truyền nhiễm là: + Hộ lý: cho gia súc ốm nghỉ ngơi, nhốt riêng ở chuồng có điều kiện vệ sinh tốt (thoáng mát, sạch sẽ, yên tĩnh). Theo dõi thân nhiệt, nhịp tim, hô hấp,
- 24 phân, nước tiểu, phát hiện sớm những biến chuyển của bệnh để kịp thời đối phó. Cho gia súc ăn uống thức ăn tốt và thích hợp với tính chất của bệnh. + Dùng kháng huyết thanh: chủ yếu dùng chữa bệnh đặc hiệu vì vậy thường được dùng trong ổ dịch, chữa cho gia súc đã mắc bệnh. Chữa bệnh bằng kháng huyết thanh là đưa vào cơ thể những kháng thể chuẩn bị sẵn, có tác dụng trung hòa mầm bệnh hoặc độc tố của chúng (huyết thanh kháng độc tố). + Dùng hóa dược: phần lớn hóa dược được dùng để chữa triệu chứng, một số hóa dược dùng chữa nguyên nhân vì có tác dụng đặc hiệu đến mầm bệnh. Dùng hóa dược chữa bệnh phải tác động mạnh và sớm, vì nhiều loài vi khuẩn có thể thích ứng với liều lượng nhỏ. Chúng có thể chống lại thuốc và tính chất quen thuộc được truyền cho những thế hệ sau. Khi cần, có thể phối hợp nhiều loại hóa dược để tăng hiệu quả điều trị, vì nếu một loại thuốc chưa có tác dụng đến mầm bệnh thì có loại thuốc khác tác dụng tốt hơn. + Dùng kháng sinh: Kháng sinh là những thuốc đặc hiệu có tác dụng ngăn cản sự sinh sản của vi khuẩn hoặc tiêu diệt vi khuẩn. Tuy nhiên sử dụng kháng sinh có thể gây nhiều biến chứng do thuốc có tính độc, do phản ứng dị ứng, do một lúc tiêu diệt nhiều vi khuẩn làm giải phóng một lượng lớn độc tố, làm giảm phản ứng miễn dịch của cơ thể. Việc dùng kháng sinh bừa bãi còn gây nên hiện tượng kháng thuốc, làm giảm thấp tác dụng chữa bệnh của kháng sinh. Vì vậy, khi dùng thuốc cần theo những nguyên tắc sau đây: - Phải chẩn đoán đúng bệnh để dùng đúng thuốc, dùng sai thuốc sẽ chữa không khỏi bệnh mà làm cho việc chẩn đoán bệnh về sau gặp khó khăn. - Chọn loại kháng sinh có tác dụng tốt nhất đối với mầm bệnh đã xác định. Dùng liều cao ngay từ đầu, những lần sau có thể giảm liều lượng. - Điều trị phải đúng liệu trình. - Không nên vội vàng thay đổi kháng sinh mà phải chờ một thời gian để phát huy tác dụng của kháng sinh.
- 25 - Phải dùng phối hợp nhiều loại kháng sinh để làm giảm liều lượng và độc tính của từng loại, làm diện tác động đến vi khuẩn rộng hơn, tăng tác dụng điều trị và hạn chế hiện tượng vi khuẩn kháng thuốc. - Phải tăng cường sức đề kháng của cơ thể gia súc như nuôi dưỡng tốt dung thêm vitamin, tiêm nước sinh lý 2.2.5. Những hiểu biết về quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc lợn nái đẻ và lợn nái nuôi con 2.2.5.1. Quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nái đẻ Mục đích chăn nuôi lợn nái đẻ nhằm đảm bảo cho lợn đẻ an toàn, lợn con có tỷ lệ sống cao, lợn mẹ có sức khỏe tốt, đủ khả năng tiết sữa nuôi con. Chính vì vậy quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng có vai trò rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe lợn mẹ và lợn con. - Quy trình nuôi dưỡng Theo Trần Văn Phùng và cs, (2004)[15] thức ăn dùng cho lợn nái đẻ phải là những thức ăn có giá trị dinh dưỡn g cao, dễ tiêu hóa. Không cho lợn nái ăn thức ăn có hệ số choán cao gây chèn ép thai sinh ra đẻ non, đẻ khó, hoặc ép thai chết ngạt. Một tuần trước khi lợn đẻ phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe cụ thể của lợn nái để có kế hoạch giảm dần lượng thức ăn. Đối với những lợn nái có sức khỏe tốt thì một tuần trước khi đẻ giảm 1/3 lượng thức ăn, đẻ trước 2 – 3 ngày giảm 1/2 lượng thức ăn. Đối với những lợn nái có sức khỏe yếu thì không giảm lượng thức ăn mà giảm dung tích của thức ăn bằng cách tăng cường cho ăn các loại thức ăn dễ tiêu hóa. Những ngày lợn đẻ phải căn cứ vào thể trạng của lợn nái, sự phát dục của bầu vú mà quyết định chế độ dinh dưỡng cho hợp lý. Ngày lợn nái cắn ổ đẻ, cho lợn nái ăn ít thức ăn tinh (0,5kg) hoặc không cho thức ăn tinh nhưng uống nước tự do. Ngày lợn nái đẻ có thể không cho lợn nái ăn mà chỉ có uống nước ấm có pha muối hoặc ăn cháo loãng. Sau khi đẻ 2 - 3 ngày không cho lợn nái ăn nhiều một cách đột ngột mà tăng từ từ đến ngày thứ 4 - 5 thì cho ăn đủ tiêu chuẩn. Thức ăn cần
- 26 chế biến tốt, dung tích nhỏ, có mùi vị thơm ngon để kích thích tính thèm ăn cho lợn nái. - Quy trình chăm sóc Việc chăm sóc lợn nái mẹ có vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và sức khỏe của cả lợn mẹ và lợn con. Theo Nguyễn Thiện, Trần Đình Miên, Võ Trọng Hốt (2005) [20] cần phải theo dõi thường xuyên sức khỏe lợn mẹ, quan sát bầu vú, thân nhiệt lợn mẹ liên tục trong 3 ngày đầu sau khi đẻ để phát hiện các trường hợp bất thường để có biện pháp xử lý kịp thời. Trước khi lợn đẻ 10 - 15 ngày cần chuẩn bị đầy đủ chuồng đẻ. Tẩy rửa vệ sinh, khử trùng toàn bộ ô chuồng, nền chuồng, sàn chuồng dùng cho lợn con và lợn mẹ. Yêu cầu chuồng phải khô ráo, ấm áp, sạch sẽ, có đầy đủ ánh sáng. Sau khi vệ sinh tiêu độc nên để trống chuồng từ 3 - 5 ngày trước khi cho lợn nái vào đẻ. Trước khi đẻ 1 tuần, cần vệ sinh lợn nái sạch sẽ, lợn nái được lau rửa sạch sẽ đất hoặc phân bám dính trên người, dùng khăn thấm nước xà phòng lau sạch bầu vú và âm hộ. Làm như vậy tránh được nguy cơ lợn con mới sinh bị nhiễm khuẩn do tiếp xúc trực tiếp với lợn mẹ có vi khuẩn gây bệnh. Sau khi vệ sinh sach sẽ cho lợn nái, chúng ta chuyển nhẹ nhàng từ chuồng chửa sang chuồng đẻ để lợn quen dần với chuồng mới. Trong quá trình chăm sóc lợn nái đẻ, công việc cần thiết và rất quan trọng đó là việc chuẩn bị ô úm lợn cho lợn con. Theo Nguyễn Quang Linh (2005) [10] ô úm rất quan trọng đối với lợn con, nó có tác dụng phòng ngừa lợn mẹ đè chết lợn con, đặc biệt những ngày đầu mới sinh lợn con còn yếu ớt, mà lợn mẹ mới đẻ xong sức khỏe còn rất yếu chưa hồi phục. Ô úm tạo điều kiện để khống chế nhiệt độ thích hợp cho lợn con, đặc biệt là lợn con đẻ vào những tháng mùa đông. Ngoài ra, ô úm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tập ăn sớm cho lợn con (để máng ăn vào ô úm cho lợn con lúc 7 - 10 ngày tuổi) mà không bị lợn mẹ húc đẩy và ăn thức ăn của lợn con. Vào ngày dự kiến đẻ của lợn nái, cần chuẩn bị xong ô úm cho lợn con. Kích thước ô úm: 1,2m x 1,5m.
- 27 Ô úm được cọ rửa sạch, phun khử trùng và để trống từ 3 – 5 ngày trước khi đón lợn con sơ sinh. 2.2.6.2. Quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nái nuôi con - Quá trình nuôi dưỡng Theo Trần Văn Phùng và cs, (2004) [15] thức ăn cho lợn nái nuôi con phải là những thức ăn có ảnh hưởng tốt đến sản lượng và chất lượng sữa. Đó là các loại thức ăn xanh non như các loại rau xanh, các loại củ quả như bí đỏ, cà rốt, đu đủ. Thức ăn tinh tốt như gạo tấm, cám gạo, bột mỳ, các loại thức ăn bổ sung đạm động vật, đạm thực vật, các loại khoáng, vitamin Không cho lợn nái nuôi con ăn các loại thức ăn thối mốc, biến chất, hư hỏng. Thức ăn hỗn hợp cho lợn nái nuôi con dùng trong chăn nuôi công nghiệp phải đảm bảo đủ protein, năng lượng và các thành phần vitamin, khoáng theo đúng tiêu chuẩn quy định như năng lượng trao đổi 3100 Kcal, protein 15%, Ca từ 0,9 – 1,0%, phospho 0,7%. Lượng thức ăn cho lợn nái nuôi con cũng đóng vai trò quan trọng và ảnh hưởng trưc tiếp đến sinh trưởng và khả năng điều tiết sữa của lợn mẹ, chính vì vậy ta cần phải có một khẩu phần ăn hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng cho lợn mẹ. Theo Trần Thị Thuận và Vũ Đình Tôn (2005) [19] trong quá trình nuôi con, lợn nái được cho ăn như sau: - Đối với lợn nái ngoại: + Ngày cắn ổ đẻ: cho lợn nái ăn ít thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh (0,5kg) hoặc không cho ăn, nhưng cho uống nước tự do. + Sau ngày đẻ thứ 1, 2 và 3 cho ăn thức ăn hỗn hợp với lượng thức ăn từ 1 - 2 - 3kg tương ứng. + Ngày nuôi con thứ 4 đến ngày thứ 7: cho ăn 4kg thức ăn hỗn hợp/nái/ngày. + Từ ngày thứ 8 đến cai sữa cho ăn theo công thức: Lượng thức ăn/nái/ngày = 2kg + (số con x 0,35kg/con).
- 28 + Số bữa ăn trên ngày : 2 (sáng và chiều). + Nếu lợn mẹ gầy thì cho ăn thêm 0,5 kg, lợn mẹ béo thì giảm 0,5 kg thức ăn/ngày. + Ngoài ra cho lợn nái ăn từ 1 – 2 kg rau xanh/ ngày sau bữa ăn tinh (nếu có rau xanh). + Một ngày trước ngày cai sữa lượng thức ăn của lợn mẹ giảm đi 20 – 30%. + Ngày cai sữa cho lợn mẹ nhịn ăn, hạn chế uống nước. - Quy trình chăm sóc Theo Trần Văn Phùng và cs, (2004) [15] vận động tắm nắng là điều kiện tốt giúp cho lợn nái nhanh phục hồi sức khỏe và nâng cao sản lượng sữa của lợn mẹ. Do vậy sau khi lợn đẻ được từ 3 - 7 ngày, trong điều kiện chăn nuôi có sân vận động, nếu thời tiết tốt thì có thể cho lợn nái vận động, thời gian vận động lúc đầu là 30 phút/ngày, sau tăng dần số giờ vận động lên. Trong chăn nuôi công nghiệp, hầu hết lợn nái nuôi con đều bị nhốt trong các cũi đẻ, không được vận động, vì vậy cần phải chú ý đến thành phần dinh dưỡng của thức ăn, đặc biệt các chất khoáng và vitamin. Ngoài ra yêu cầu đối với chuồng trại của lợn nái nuôi con là phải đảm bảo luôn khô ráo, sach sẽ, không ẩm ướt, vì vậy hàng ngày phải vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống sạch sẽ. Theo Nguyễn Quang Linh, (2005) [10] chuồng lợn nái nuôi con phải có ô úm lợn con và ngăn tập ăn sớm cho lợn con. Nhiệt độ chuồng nuôi thích hợp là 18 – 200C, độ ẩm 70 – 75%. 2.3. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước 2.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước Theo Nguyễn Như Pho (2002) [14], lợn Yorkshire, Landrace trong giai đoạn nuôi con mắc bệnh viêm tử cung chiếm tỷ lệ 15%, nếu điều trị kịp thời tỷ lệ khỏi đạt 100%, tuy vậy đã ảnh hưởng đến sức khỏe của lợn nái, phần lớn là do những trường hợp đẻ khó dẫn tới viêm tử cung.
- 29 Theo Nguyễn Đức Lưu và Nguyễn Hữu Vũ (2004) [11], lợn nái sau khi sinh có chứng viêm tử cung chiếm tỷ lệ 42,4%. Viêm tử cung trên nhóm lợn thuần chiếm 25,48%; trên nhóm lợn lai chiếm 50,48%. Viêm tử cung xảy ra cao nhất là lứa 1 và lứa 2. Tỷ lệ chậm động dục ở nhóm lợn bị viêm tử cung cao hơn nhiều so với nhóm lợn không bị viêm tử cung. Theo Trần Tiến Dũng và cs, (2002) [5], bệnh viêm đường sinh dục ở lợn chiếm tỷ lệ cao từ 30 - 50%, trong đó bộ phận sinh dục ngoài chiếm 20%, còn lại 80% là viêm tử cung. Tỷ lệ viêm tử cung sau đẻ ở lợn nái ngoại cũng cao từ 1,82 - 23,33%. Theo Trần Minh Châu (1996) [3], điều trị bệnh viêm đường sinh dục bằng oxytocin và kháng sinh ampicillin 25 mg/1kgTT/ngày hoặc tetracyclin 30 - 50 mg/kgTT/ngày cho kết quả điều trị tốt. Đoàn Thị Kim Dung, Lê Thị Tài (2001) [4], khi lợn mắc bệnh viêm tử cung nên thụt rửa tử cung bằng rivanol 0,1% mỗi ngày một lần, mỗi lần 50 – 100 ml. Sau đó dùng kết hợp các loại thuốc sau: + Tiêm bắp, kanamycin liều 10 mg/kgTT/ngày, ngày 2 lần. + Tiêm bắp, gentamycin 4 UI/kgTT/ngày. + Kanamycin bôi ngày 1 - 2 lần. Đồng thời kết hợp với thuốc bổ trợ vitamin C, B cafein cho kết quả tốt. Lê Văn Năm (1997) [13], thụt rửa tử cung bằng dung dịch nước muối 1 - 2% hay streptocid 1 %, thuốc tím KMnO4 0,05% (các loại thuốc hòa tan trong nước ấm 45 - 50oC) sau khi thụt rửa có thể dùng một số cách sau. + Tiêm bắp canxifort liều 10 ml/ngày/2 lần/ngày. + Bơm vào tử cung 1 triệu UI penicillin hòa tan với 50ml nước cất, ngày một lần cho kết quả tốt. Theo Nguyễn Hoài Nam và Nguyễn Văn Thanh (2016) [12] cho biết tỷ lệ viêm tử cung sau đẻ của lợn nái là 76,38%, biến động từ 62,10 – 86,96%. Hầu hết lợn nái phải can thiệp bằng tay khi đẻ đều bị viêm tử cung (96,47%).
- 30 Trong khi đó lợn không cần sự can thiệp bằng tay khi đẻ có tỷ lệ viêm tử cung là 69,06%. Tỷ lệ viêm tử cung của lợn nái có thai chết lưu và lợn nái không có thai chết lưu lần lượt là 81,63% và 73,91%. Ở lợn nái lứa đẻ từ 1-6, tỷ lệ viêm tử cung biến động từ 70,07 – 93,33%. Nguyễn Văn Thanh (2007) [16] cho biết khi khảo sát 1000 lợn nái sau khi sinh thì chứng viêm tử cung tương đối cao chiếm tỷ lệ 42,4%. Trong đó viêm tử cung trên nhóm lợn nái thuần chiếm khoảng 25,48%, trên nhóm lợn nái lai chiếm 50,84% (trong tổng số 1000 lợn nái khảo sát). Theo Trần Tiến Dũng và cs, (2002) [5], khi gia súc bị bệnh viêm cơ tử cung và viêm tương mạc tử cung thì không nên tiến hành thụt rửa bằng các chất sát trùng với thể tích lớn. Vì khi bị tổn thương nặng, cơ tử cung co bóp yếu, các chất bẩn không được đẩy ra ngoài mà lưu lại ở trong đó làm bệnh nặng thêm. Tác giả đề nghị nên dùng oxytoxin và PGF2α hoặc kết hợp với kháng sinh điều trị toàn thân hay cục bộ. Theo tác giả Nguyễn Xuân Bình (2000) [1] cho biết:ở những nái bị viêm tử cung thường biểu hiện sốt theo quy luật sáng chiều ( sáng sốt nhẹ, chiều sốt nặng) . Theo Trịnh Đình Thâu và Nguyễn Văn Thanh (2010) [18]: Hội chứng đẻ khó là khi đẻ tử cung co bóp yếu trong thời gian mang thai nhất là giai đoạn cuối con vật không được vận động thỏa đáng. Trong thức ăn thiếu các chất khoáng, nhất là Ca và P. Hoặc tử cung bị sa liệt, con vật quá gầy yếu hoặc quá béo, chửa quá nhiều thai, thai quá to, khó đẻ, nước ối quá nhiều làm tử cung giãn nở quá mức. Phạm Sỹ Lăng và cs,(2011) [9]: cho biết: Trước khi đẻ lau, xoa vú và tắm cho nái. Cho con đẻ đầu tiên bú ngay sau 1h đẻ, cắt răng nanh lợn con. Chườm nước đá vào bầu vú để giảm sưng, giảm sốt. Tiêm kháng sinh: penicillin 1,5 - 2 triệu đơn vị với 10ml nước cất tiêm quanh vú. Nếu nhiều vú
- 31 bị viêm thì pha loãng liều thuốc trên với 20 ml nước cất, tiêm xung quanh các vú viêm. Tiêm trong 3 ngày liên tục. Theo Nguyễn Huy Hoàng (1996) [7], điều trị viêm vú ở lợn nái sinh sản nên kết hợp với các biện pháp: + Điều trị toàn thân: Tiêm bắp streptomycin 1 ml/15kgTT/ngày. Dùng liên tục từ 3 - 5 ngày. + Trị tại viêm vú: Tiêm vào giữa hai gốc vú 100.000 UI penicillin cho mỗi bên vú bằng kim tiêm nhỏ cho kết quả điều trị nhanh. 2.3.2. Tình hình nghiên cứu nước ngoài Theo Martineau (2011) [24], có nhiều bệnh nguyên học và sinh lý bệnh có thể được đề cập trong hội chứng rối loạn tiết sữa và viêm vú ở lợn nái sau đẻ do dùng những tên khác nhau: phức hợp viêm vú - viêm tử cung - mất sữa (MMA), hội chứng mất sữa, hội chứng rối loạn tiết sữa, phù thũng vú, hội chứng giảm tiết sữa, ngộ độc máu mất sữa và viêm vú sau đẻ. Theo Shrestha (2012) [25], hội chứng MMA gây chết khoảng 2% lợn nái nhưng tỷ lệ chết ở lợn con lên tới 80% do đói, ỉa chảy Nguyên nhân: (a) do dinh dưỡng: cho lợn ăn quá nhiều trong thời gian mang thai, lợn quá béo; thay đổi thức ăn đột ngột, hàm lượng vitamin E và Ca trong khẩu phần ăn thấp, thiếu xơ và nước uống; (b) do quản lý chăm sóc: lợn ít được vận động, lợn nái không được vệ sinh, vô trùng trước khi đẻ, không được quan tâm khi đẻ, thời gian đẻ kéo dài; (c) do chuồng trại: chật chội, nền chuồng không bằng phẳng, nhiệt độ môi trường cao, bầu vú lợn quá nóng do đặt đèn sưởi không thích hợp; (d) do bản thân lợn nái: đẻ nhiều con, dạ con lớn và nhão. Chẩn đoán lâm sàng: lợn sốt (40 - 410C), bỏ ăn, táo bón, bầu vú sưng cục bộ, nóng, đau. Theo Kemper và cs, (2013) [21] tại 6 đàn nái hạt nhân ở Đức (2008 - 2010), 99,1% các mẫu sữa phân lập được vi khuẩn chủ yếu thuộc họ Enterobacteriaceae, Staphylococcaceae, Streptococcaceae và Enterococcaceae. Trong đó, E. coli
- 32 chiếm nhiều hơn cả và những loài này cũng được tìm thấy trong sữa lợn khỏe, còn Staphylococcus spp, Lactococcus lactis được tìm thấy trong sữa lợn mắc hội chứng MMA Theo Preibler và Kemper (2011) [22] trong nghiên cứu về lợn nái mắc MMA, có 16,6% bị sốt 400C, lợn kém ăn, sản lượng sữa giảm hoặc rối loạn tiết sữa. Waller và cs, (2002) [23] cho biết khi lợn mẹ bị viêm đường sinh dục có tỷ lệ thụ thai và số con sinh ra ở lứa sau thấp hơn so với lợn mẹ không bị viêm.
- 33 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 3.1. Đối tượng - Đàn lợn nái sinh sản nuôi tại trại Nguyễn Văn Tứ, xã Lương Phong, Hiệp Hòa, Bắc Giang 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành - Địa điểm nghiên cứu: trại lợn Nguyễn Văn Tứ, xã Lương Phong, Hiệp Hòa, Bắc Giang - Thời gian nghiên cứu: 20/11/2018 đến 20/5/2019. 3.3. Nội dung thực hiện - Đánh giá tình hình sản xuất chăn nuôi tại trại lợn thực tập - Áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng trên đàn lợn nái sinh sản tại trại. - Chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn nái nuôi tại trại. 3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi - Cơ cấu đàn lợn của trại trong 2 năm 2017, 2018 và 5 tháng đầu năm 2019 - Kết quả chăm sóc nuôi dưỡng lợn tại trại qua 6 tháng thực tập - Kết quả theo dõi quá trình sinh sản của lợn nái nuôi tại trại thực tập. - Kết quả thực hiện công tác vệ sinh chăn nuôi. - Kết quả phòng vắc xin cho trại lợn nái. - Tỷ lệ mắc bệnh trên đàn lợn nái nuôi tại trại. - Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản tại cơ sở thực tập. - Kết quả thực hiện một số công việc khác trong thời gian thực tập. 3.4.2. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu 3.4.2.1. Phương pháp đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại - Để đánh giá tình hình chăn nuôi của trại, tiến hành điều tra thông tin từ chủ trang trại và tra cứu sổ sách ghi chép trại từ năm 2017 đến năm 2019 v .
- 34 3.4.2.2. Phương pháp thực hiện - Thống kê đàn lợn được theo dõi, lập sổ sách theo dõi. - Hàng ngày theo dõi sức khỏe đàn lợn, chẩn đoán, phát hiện những bệnh xảy ra trên đàn lợn nái sinh sản được phân công trực tiếp theo dõi ghi chép và phân loại từng bệnh. - Quan sát trực tiếp đàn lợn hàng ngày, thông qua các biểu hiện lâm sàng để chẩn đoán. - Những lợn có biểu hiện triệu chứng mắc bệnh thì được đánh dấu bằng phun sơn màu đỏ. Sau đó tiến hành chẩn đoán lâm sàng, ghi rõ tuổi, thân nhiệt và những biểu hiện triệu chứng của bệnh sinh sản vào sổ nhật ký. - Trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, điều trị lợn mắc bệnh và ghi chép số liệu hàng ngày. - Từ kết quả theo dõi hàng ngày, tính toán tỷ lệ lợn mắc bệnh. 3.4.2.3. Phương pháp chẩn đoán và điều trị * Chẩn đoán - Khám toàn thân. - Khám từng bộ phận. - Kiểm tra chất thải tiết. * Điều trị - Tiến hành điều trị những lợn bị bệnh bằng một số phác đồ điều trị của trại. 3.4.3. Phương pháp xác định chỉ tiêu ∑ Số con mắc bệnh + Tỷ lệ mắc bệnh (%) = x 100 ∑ Số con theo dõi ∑ Số con khỏi + Tỷ lệ khỏi bệnh (%) = x 100 ∑ Số con điều trị
- 35 Phần 4 KẾT QUẢ THỰC HIỆN VÀ THẢO LUẬN 4.1. Tình hình chăn nuôi tại trại lợn Nguyễn Văn Tứ, xã Lương Phong huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang. Thông qua sổ sách ghi chép số liệu thống kê của 2 năm 2017 -2018 và số liệu trực tiếp theo dõi trong 5 tháng của năm 2019 cơ cấu đàn lợn của trại được trình bày qua bảng 4.1. Bảng 4.1. Cơ cấu đàn lợn của trại trong 3 năm STT Loại lợn Đơn vị 2017 2018 5 - 2019 1 Lợn đực giống Con 4 5 4 2 Lợn nái sinh sản Con 280 250 300 3 Lợn con Con 7950 7300 4275 4 Lợn thịt Con 500 500 500 Qua bảng 4.1 cho thấy số lượng các loại lợn trong những năm gần đây có sự tăng lên giảm xuống do giá lợn và mức độ dịch bệnh xảy ra. Cụ thể trong năm 2018 trại xảy ra dịch bệnh tai xanh và giá lợn giảm xuống trầm trọng gây ảnh hưởng đến chăn nuôi và sản xuất của trại lợn, năm 2019 trại phục hồi lại dần dần và giá lợn lên cao tạo nên sự bù trừ qua các năm với nhau. 4.2. Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn 4.2.1. Kết quả chăm sóc nuôi dưỡng lợn tại trại qua 6 tháng thực tập Trong quá trình thực tập em đã trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng 136 lợn nái đẻ, kết quả thực hiện công tác này được thể hiện qua bảng 4.2.
- 36 Bảng 4.2. Tổng hợp số lượng lợn nái sinh sản chăn nuôi trong quá trình thực tập TT Số ca trực lợn nái đẻ Số lợn nái nuôi con Tháng (ca) (con) 1 12 22 22 2 1 20 20 3 2 23 23 4 3 24 24 5 4 24 24 6 5 23 23 Tổng 136 136 Kết quả bảng 4.2 cho thấy, em được phân công chăm sóc cho 136 lợn nái chửa giai đoạn 100 – 114 ngày khi được chuyển từ chuồng bầu lên chuồng đẻ. Hàng ngày, ngoài công việc vệ sinh, sát trùng chuồng nuôi, em còn cho lợn nái ăn và theo dõi sức khỏe cho lợn nái chuẩn bị đẻ. Khi lợn nái có biểu hiện sắp đẻ hoặc lợn nái đẻ, bản thân em sẽ trực để đỡ đẻ. Toàn bộ số lợn con được sinh ra trong 6 tháng cũng được em chăm sóc hàng ngày. Qua việc theo dõi đàn lợn hàng ngày em học được quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái sinh sản là: phải giữ chuồng trại luôn sạch sẽ, cho lợn nái ăn đúng bữa và đủ lượng thức ăn theo quy định, cách sửa bảng thức ăn cho lợn mẹ, cách tra thức ăn, Ngoài ra em còn học được cách chăm sóc, nuôi dưỡng lợn con từ sơ sinh đến cai sữa, cần chú ý các công việc sau: khi trộn thức ăn phải hòa thuốc vào nước theo đúng tỷ lệ rồi trộn, máng lợn con phải luôn có thức ăn, sàn phải khô ráo sạch sẽ và nhiệt độ phải thích hợp.
- 37 4.2.2. Kết quả theo dõi tình hình sinh sản của lợn nái nuôi tại trại Trong thời gian thực tập tại trại lợn Nguyễn Văn Tứ, xã Lương Phong huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang em đã trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng và theo dõi quá trình sinh sản của 136 lợn nái nuôi tại trại, kết quả được thể hiện ở bảng 4.3. Bảng 4.3. Kết quả theo dõi sinh sản của lợn nái nuôi tại trại thực tập Đẻ bình Số con phải can Số nái đẻ Tỷ lệ Tỷ lệ Tháng thường thiệp (con) (%) (%) (con) (con) 12 22 22 100 0 0 1 20 19 95 1 5 2 23 21 91,30 2 8,7 3 24 23 95,83 1 4,14 4 24 24 100 0 0 5 23 23 100 0 0 Tổng 136 132 97,06 4 2,94 Kết quả bảng 4.3 cho thấy, trong 136 lợn nái em được phân công chăm sóc thì có 132 nái đẻ bình thường chiếm tỷ lệ 97,06%, có 4 nái đẻ khó phải can thiệp chiếm tỷ lệ 2,94%. Bản thân em là người được trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng những lợn nái trên nên em đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm như quan sát, can thiệp khi lợn đẻ khó, kỹ năng đỡ đẻ nhanh, kỹ năng cứu lợn con mới đẻ bị ngạt và chăm sóc lợn nái sau sinh. Từ đây em nhận thấy để hạn chế lợn đẻ khó, phải chú ý công tác nuôi dưỡng: cho lợn ăn đúng bữa theo bảng thức ăn, những lợn nái gầy yếu phải được ăn thêm 0,5 - 1kg/ngày tùy thể trạng của lợn. Chú ý công tác chăm sóc:
- 38 hộ lý khi lợn đẻ khó nếu lợn đẻ quá lâu (30 phút chưa đẻ thêm), có thể lay lay lợn nái và giúp lợn trở mình để ngôi thai được xoay thuận lợi cho quá trình đẻ. Trường hợp phải can thiệp bằng tay (móc lấy thai) cần thực hiện đúng thao tác kỹ thuật tránh gây thương tích cho lợn mẹ và lợn con. Phải thường xuyên theo dõi lợn mẹ đến khi đẻ xong. 4.2.3 Kết quả theo dõi về năng suất sinh sản của lợn nái Bảng 4.4 Năng suất sinh sản của lợn nái theo dõi Số lợn tỷ lệ TB khối Tổng Số TB con con Số lợn nuôi lượng lợn nái đẻ sống con cai sống lợn con con đẻ theo ra/nái sau 24 sữa đến cai cai ra dõi (con) giờ (con) sữa sữa/nái (con) (con) (%) (kg/con) Tháng 22 253 11,5 253 234 92,4 6,5 12 Tháng 20 260 13 260 220 84,62 6,3 1 Tháng 23 287 12,5 287 253 88,15 6,3 2 Tháng 24 388 16 388 359 92,5 6,0 3 Tháng 24 312 13 312 297 95,2 6,2 4 Tháng 23 310 13,5 310 297 95,8 6,0 5 Tổng 136 1710 12,57 1710 1660 97,08 Trang trại Nguyễn Văn Tứ có số con đẻ ra trong 6 tháng là 1710 con. Số con còn sống đến cai sữa trung bình trong 6 tháng là 1660 con. Có một số tháng trung bình lợn mẹ đẻ còn thấp như tháng 12 trung bình con đẻ ra trên nái có 11,5. Lợn nái đẻ ít do các nguyên nhân như: Lợn nái đẻ
- 39 lứa 1, lứa 2 có số con đẻ ra trên lứa ít hơn lợn nái sinh sản khoảng 1-3 lợn con. Cho ăn ít trong thời gian chờ phối giống, thiếu dinh dưỡng nên số trứng rụng ít và ăn nhiều trong một tuần sau khi phối làm nhiệt độ cơ thể tăng dẫn đến chết tinh, chèn ép tinh khó bơi vào sừng tử cung. Do quy trình chăm sóc và loại thải nhưng lợn nái già yếu chưa đạt nên dẫn đến hiện tượng thoái hóa con giống. Trong quá trình chăm sóc cần chú trọng các vấn đề như chăm sóc cá thể lợn con, cho lợn nái đẻ ăn theo giờ và đánh lợn tỉnh dậy theo giờ để hạn chế lợn mẹ đè chết con. Chú trọng chăm sóc cá thể, thực hiện các quy tŕnh thú y đầy đủ. Điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm, độ thông thoáng trong chuồng cho hợp lý, trời lạnh phải đảm bảo 3 yếu tố: khô – thoáng - ấm, trời nắng phải đảm bảo: khô – thoáng – mát. Nếu tuân theo các điều trên thì tỷ lệ lợn sống đến cai sữa sẽ tăng đáng kể và giúp lợn con nhanh lớn, ít bệnh hơn. 4.2.4. Kết quả thực hiện một số công tác khác trong thời gian thực tập tại cơ sở Trong thời gian thực tập tại cơ sở ngoài việc theo dõi chăm sóc nuôi dưỡng, chẩn đoán và điều trị cho đàn lợn nái sinh sản, em còn tham gia một số công tác khác kết quả được trình bày ở bảng 4.5. Bảng 4.5. Kết quả thực hiện một số công việc khác trong thời gian thực tập Kết quả Số (an toàn) STT Nội dung công việc lượng Số lượng Tỷ lệ (con) (con) (%) 1 Đỡ đẻ cho lợn 136 136 100 2 Bấm nanh, cắt đuôi 1710 1710 100 3 Tiêm iron – dextran 20% cho lợn con 1710 1710 100 4 Thiến lợn đực con 997 997 100
- 40 Kết quả bảng 4.8 có thể thấy trong thời gian thực tập ngoài việc tập trung thực hiện chuyên đề em còn tham gia vào các công tác khác phục vụ kỹ thuật tại trại như: đỡ đẻ cho lợn, tiêm Iron – dextran 20% cho lợn con, bấm nanh, cắt đuôi, thiến lợn đực con kết quả thực hiện trong suốt quá trình thực tập đạt an toàn 100% Qua những công việc trên đã giúp em học hỏi thêm được nhiều kinh nghiệm trong chăm sóc lợn con cũng như nâng cao tay nghề về các thao tác kỹ thuật trên lợn con, đồng thời giúp em mạnh dạn hơn, tự tin hơn vào khả năng của mình, hoàn thành tốt công việc được giao. 4.3. Kết quả thực hiện các biện pháp phòng và trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản nuôi tại trại lợn Nguyễn Văn Tứ, xã Lương Phong, Hiệp Hòa, Bắc Giang 4.3.1. Công tác vệ sinh phòng bệnh cho đàn lợn nái Công tác vệ sinh thú y trong chăn nuôi cũng là một trong những khâu rất quan trọng, làm tốt công tác này thì đàn gia súc ít mắc bệnh, sinh trưởng, phát triển tốt, chi phí thuốc thú y thấp, làm cho hiệu quả chăn nuôi cao hơn. Do nhận thức được điều này, nên trong suốt thời gian thực tập, em đã thực hiện tốt các công việc như: quét dọn chuồng trại hàng ngày, phun thuốc sát trùng bề mặt chuồng trại, rắc vôi bột xung quanh chuồng nuôi và lối đi lại giữa các dãy chuồng. Công nhân đi làm hay kỹ sư, khách tham quan đều phải sát trùng kỹ trước khi vào khu vực chuồng nuôi bằng thuốc sát trùng Ommicide pha với tỉ lệ 1/400. Chuồng nuôi luôn được vệ sinh sạch sẽ, được tiêu độc bằng thuốc sát trùng định kỳ, pha với tỷ lệ 1/3200 lít nước.
- 41 Bảng 4.6. Kết quả phòng bệnh bằng công tác vệ sinh, sát trùng tại trại Đơn vị Số Thực Tỷ lệ TT Công việc tính lượng hiện (%) Vệ sinh chuồng trại hàng 1 Lượt/ ngày 180 162 90,00 ngày Sát trùng định kỳ xung quanh 2 Lượt/ tuần 72 58 80,56 chuồng trại 3 Phun sát trùng trong chuồng Lượt/ ngày 180 44 24,44 4 Quét và rắt vôi đường đi Lượt/ ngày 180 123 68,33 Nhận xét: Từ kết quả bảng 4.6 có thể thấy Việc vệ sinh, sát trùng hàng ngày luôn được trại quan tâm và làm thường xuyên hàng ngày. Theo quy định của trại việc vệ sinh chuồng trại hàng ngày sẽ được thực hiện ít nhất 1 lần/ngày, và trong 6 tháng thực tập tại trại đã thực hiện được 180 lần ( đạt tỷ lệ 90% so với số lần phải vệ sinh trong 6 tháng). Sát trùng định kỳ xung quanh chuồng trại được thực hiện 3 lần/ tuần và đã thực hiện được 72 lần trong 6 tháng thực tập (đạt tỷ lệ 80,56% so với số lần phải thực trong 6 tháng tại trại). Phun sát trùng trong chuồng được phun 1 lần/ngày và đã thực hiện được 44 lần trong 6 tháng thực tập ( đạt tỷ lệ 24,44% so với yêu cầu) Quét và rắc vôi đường đi trại thực hiện 1 lần/ ngày và đã thực hiện được 123 lần trong 6 tháng (đạt tỷ lệ 68,33% so với yêu cầu ). Qua đó, đã biết được cách thực hiện việc vệ sinh, sát trùng trong chăn nuôi như thế nào cho hợp lý nhằm hạn chế được dịch bệnh cũng như nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi.
- 42 4.3.2. Thực hiện biệp pháp phòng bệnh bằng vắc xin Với phương châm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” thì công việc tiêm phòng, phòng bệnh cho đàn gia súc phải được thực hiện một cách tích cực. Trong khu vực chăn nuôi hạn chế đi lại giữa các chuồng, đi từ khu vực này sang khu vực khác, các phương tiện vào trại phải được sát trùng nghiêm ngặt. Quy trình tiêm phòng vắc xin, phòng bệnh cho đàn lợn luôn được trại thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, đúng kỹ thuật. Tiêm phòng cho đàn lợn nhằm tạo ra trong cơ thể chúng miễn dịch chủ động, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, tăng sức đề kháng cho cơ thể Kết quả phòng bệnh bằng vắc xin cho trại lợn nái được trình bày ở bảng 4.7. Bảng 4.7. Kết quả phòng vắc xin cho trại lợn nái Kết quả Vắc xin/ Đường Liều Số (An toàn) Loại Tuần Phòng thuốc/chế đưa lượng lượng Số lợn tuổi bệnh Tỷ lệ phẩm thuốc (ml/con) (con) lượng (%) (con) Iron – 2 - 3 Thiếu dextran Tiêm 1 1710 1710 100 ngày sắt 20% Lợn 3 - 6 Cầu con Toltracocsis Uống 1 1702 1702 100 ngày trùng 16 - 18 Tiêm Dịch tả Coglapest 2 1697 1697 100 ngày bắp Lợn 10 tuần Tiêm Dịch tả Coglapest 2 136 136 100 nái chửa bắp sinh 12 tuần Tiêm LMLM Aftopor 2 136 136 100 sản chửa bắp
- 43 Kết quả bảng 4.7 cho thấy: Trại đã thực hiện nghiêm ngặt quy trình tiêm vắc xin phòng bệnh trên đàn lợn nái và lợn con. Các bệnh cần được tiêm phòng của lợn nái và lợn con đều được tiêm phòng 100%,. Từ đó ta có thể thấy vai trò của việc phòng bệnh là rất quan trọng. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, tiêm phòng giúp phòng chống dịch xảy ra, nhằm giảm thiệt hại khi có dịch ở các vùng lân cận. Tuy nhiên do kinh nghiệm, kỹ thuật chưa có nhiều nên chúng em không được trực tiếp tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn lợn nái và lợn con mà chỉ được tham gia dưới sự chỉ đạo của cán bộ kỹ thuật trại. 4.3.3. Tình hình mắc bệnh trên đàn lợn nái sinh sản nuôi tại cơ sở thực tập Để đánh giá tình hình mắc các bệnh trên đàn lợn nái nuôi tại trại, em theo dõi trên tổng số 24 nái. Kết quả theo dõi trình bày ở bảng 4.8. Bảng 4.8. Tỷ lệ mắc bệnh trên đàn lợn nái nuôi tại trại Số nái Số nái mắc Tỷ lệ mắc STT Tên bệnh theo dõi (con) (%) (con) 1 Viêm tử cung 15 11,03 2 Viêm vú 5 3,68 3 Hội chứng khó đẻ 136 4 2,94 4 Bại liệt sau đẻ 8 5,88 Tổng 136 32 23,53 Kết quả bảng 4.8 cho thấy: Đàn lợn nái của trại thường mắc một số bệnh như: Viêm tử cung, viêm vú, khó đẻ và bại liệt sau đẻ Trong đó bệnh viêm tử cung là cao nhất. Trong tổng số 136 nái thì có 15 con mắc bệnh chiếm 11,03%. Theo Nguyễn Văn Thanh (2007) [16], tỷ lệ viêm tử cung của lợn nái nuôi tại vùng đồng bằng Bắc bộ là nhỏ hơn 2%. Như vậy, so với kết quả này, thì kết quả theo dõi của em có tỷ lệ lợn nái
- 44 mắc bệnh viêm tử cung cao hơn kết quả thông báo của tác giả. Theo em sở dĩ tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái nuôi tại trại cao là do đàn lợn nái ở đây thuộc các dòng nái giống ngoại có năng suất sinh sản cao, nhưng lại chưa thích nghi tốt với điều kiện của nước ta, công tác nuôi dưỡng, chăm sóc chưa thật tốt, thời tiết không thuận lợi. Đây cũng chính là nguyên nhân cơ bản gây nên bệnh viêm tử cung của lợn nái. Mặt khác, tỷ lệ lợn nái mắc bệnh viêm tử cung tại trại cao là do trong các trường hợp lợn đẻ khó, công nhân áp dụng biện pháp can thiệp bằng tay không đúng kỹ thuật gây tổn thương cơ quan sinh dục của lợn nái dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung tăng lên. Tỷ lệ lợn nái mắc bệnh viêm vú chiếm 3,68% theo em thấy nguyên nhân gây nên bệnh này có thể do kế phát từ các ca lợn nái mắc bệnh viêm tử cung ở thể nặng, vi khuẩn theo máu đến vú gây viêm vú, ngoài ra còn có thể do trong quá trình mài nanh ở lợn con sơ sinh chưa tốt, khi đó lợn con bú sữa gây tôn thương đầu núm vú lợn mẹ. Lợn mắc hội chứng khó đẻ với tỷ lệ 2,94% trong tổng số 136 nái theo dõi. Do điều kiện nuôi dưỡng, thể trạng con mẹ quá gầy hoặc quá béo, do thai ngược và do kế phát từ trong quá trình mang thai mà sử dụng một số loại kháng sinh không an toàn với lợn nái có chửa dẫn tới hiện tượng đẻ khó. Tỷ lệ lợn mắc bệnh bại liệt sau đẻ chiếm 5,88% nguyên nhân do không cung cấp đầy đủ nhu cầu canxi, phospho, thiếu vitamin D trong thời gian mang thai làm rối loạn quá trình vận chuyển canxi vào máu và canxi từ xương vào máu. 4.3.4. Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn nái tại cơ sở thực tập Trong quá trình thực tập em đã tham gia chẩn đoán và điều trị một số bệnh sinh sản trên đàn lợn nái nuôi tại trại lợn trại Nguyễn Văn Tứ, xã Lương Phong, Hiệp Hòa, Bắc Giang, kết quả được thể hiện qua bảng 4.9.
- 45 Bảng 4.9. Kết quả điều trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản tại cơ sở thực tập Chỉ tiêu Thời Kết quả gian Thuốc Liều Đường Số con Số con dùng Tỷ lệ điều trị lượng tiêm điều trị khỏi Tên thuốc (%) (con) (con) bệnh (ngày) Oxytocin 2ml/con Viêm tử Tiêm 1ml/20 kg 3 15 15 100 cung Amoxi la bắp TT 1ml/20kg Tiêm Viêm vú Amoxi la 3 5 5 100 TT bắp Tiêm Đẻ khó Oxytocin 1,7 - 1,8 ml 1 4 4 100 bắp Bệnh bại Mg – Tiêm 60 ml/con 3 8 0 0 liệt Canxium bắp Kết quả bảng 4.9 cho thấy: * Bệnh viêm tử cung Điều trị 15 con lợn mắc bệnh thì có 15 con khỏi bệnh sau thời gian điều trị là 3 ngày, tỷ lệ khỏi bệnh là 100%. Triệu chứng khi lợn khỏi bệnh là: Lợn khỏe mạnh trở lại, nhanh nhẹn, đi lại ăn uống bình thường, không ra mủ, không có mùi thối, lên giống trở lại. Sử dụng thuốc Oxytocin liều 2 ml/con và Amoxi LA liều 1ml/20kg TT, tiêm bắp, điều trị trong 3 ngày để điều trị bệnh viêm tử cung của lợn cho hiệu quả điều trị bệnh cao.
- 46 * Bệnh viêm vú Điều trị 5 con lợn mắc bệnh thì có 5 con khỏi bệnh sau thời gian điều trị là 3 ngày, tỷ lệ khỏi bệnh là 100%. Triệu chứng khi lợn khỏi bệnh là: Lợn khỏe mạnh trở lại, vú không sưng, chảy máu, cho con bú bình thường. Sử dụng thuốc Amoxi LA liều lượng 1ml/20kg TT, tiêm bắp, điều trị trong 3 ngày để điều trị bệnh viêm vú của lợn cho hiệu quả điều trị bệnh cao là loại kháng sinh thế hệ mới rất an toàn với lợn nái. * Hội chứng đẻ khó Điều trị 4 con lợn mắc bệnh thì có 4 con khỏi bệnh sau thời gian điều trị là 1 ngày, tỷ lệ khỏi bệnh là 100%. Ở hội chứng đẻ khó: dùng thuốc Oxytocin liều 1,7 - 1,8ml/con, tiêm bắp, điều trị trong 1 ngày. Trường hợp không có kết quả phải can thiệp bằng tay để lấy thai ra. Sau khi can thiệp xong, cần thụt rửa âm đạo bằng nước muối pha loãng, dùng các loại kháng sinh sau đây chống viêm tử cung, âm đạo: Ampicillin 10mg/ kg trọng lượng, ngày tiêm 2 lần; Genta-tylo 2ml/ 10kg trọng lượng; Gentamycin 4% tiêm 1ml/6kg trọng lượng và Lincomycin 10% tiêm 1ml/10kg trọng lượng. Dùng các loại thuốc bổ để tăng sức đề kháng cho lợn như Vitamin E, B-complex, Vitamin E, C, B1. Do phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời, dùng thuốc kháng sinh phổ rộng cùng với công tác chăm sóc nuôi dưỡng tốt, chính vì vậy kết quả điều trị bệnh ở đàn lợn nái đạt tỷ lệ tương đối cao, an toàn, không ảnh hưởng đến khả sinh trưởng cũng như sinh sản của lợn ở các lứa tiếp theo. * Bệnh bại liệt Bệnh bại liệt sau đẻ trại dùng Mg - canxium với liều 60 ml/con, tiêm bắp, điều trị trong 2 - 3 ngày kết hợp với kiểm tra thức ăn, hỗ trợ con vật trở mình thường xuyên và vệ sinh sạch sẽ nền chuồng để tránh chỗ nằm lâu bị thối loét. Tuy nhiên do cơ thể hấp thu canxi kém, canxi được chuyển hóa hết vào thai dẫn đến lợn mẹ bị bại liệt.
- 47 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận Qua thời gian thực tập tại trại lợn nái Nguyễn Văn Tứ, xã Lương Phong, Hiệp Hòa, Bắc Giang, từ các kết quả thu được, em rút ra được một số kết luận như sau: - Tỷ lệ mắc bệnh sinh sản trên đàn lợn nái tại trại còn khá cao. Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái nuôi tại trại là 11,03%; Tỷ lệ mắc bệnh viêm vú trên đàn lợn nái nuôi tại trại là 3,68%; Tỷ lệ mắc hội chứng khó đẻ trên đàn lợn nái nuôi tại trại là 2,94%; Tỷ lệ mắc bệnh bại liệt sau đẻ là 5,88%. - Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng hợp lý đảm bảo an toàn sinh học, khả năng sinh sản của lợn ngoại ở mức cao: Số nái đẻ bình thường đạt tỷ lệ 97,06%; Số nái phải can thiệp là 2,94%; Công tác vệ sinh chăn nuôi đạt tỷ lệ 100%. - Thực hiện tốt quy trình phòng và trị bệnh đạt hiệu quả cao, trong đó công tác vệ sinh phòng bệnh thực hiện đúng quy trình; công tác phòng bệnh bằng vắc xin được thực hiện triệt để, tỉ lệ tiêm phòng các loại vắc xin cho các đối tượng đạt tỷ lệ 100% - Tỷ lệ điều trị các bệnh về sinh sản như viêm vú, viêm tử cung, đẻ khó đạt rất cao. Qua đó tay nghề và kinh nghiệm sản xuất thực tế của sinh viên được nâng lên. 5.2. Đề nghị Đối với nhà trường: + Nhà trường và khoa tiếp tục cử sinh viên xuống các trang trại thực tâp tốt nghiệp để nâng cao kỹ năng nghề cho sinh viên, để sinh viên nắm bắt được nhiều hơn kiến thức chuyên môn cũng như kiến thức thực tế. Từ đó sinh
- 48 viên sẽ phát huy được năng lực của bản thân trong quá trình rèn luyện nghề nghiệp, để sau này ra trường không còn bỡ ngỡ với những quy trình chăn nuôi cũng như các bệnh ở lợn. Đối với trang trại: - Cần thực hiện tốt công tác phòng bệnh sinh sản cho lợn nái sinh sản bằng các biện pháp sau: + Cho lợn nái chửa thường xuyên vận động, đảm bảo ăn uống đầy đủ, vệ sinh sạch sẽ. + Thực hiện tốt công tác vệ sinh trước, trong và sau khi đẻ. + Có thao tác đỡ đẻ đúng kỷ thuật để giảm bớt tỷ lệ mắc bệnh sinh sản ở lợn nái sinh sản.
- 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt 1. Nguyễn Xuân Bình (2000), Phòng trị bệnh heo nái, heo con,heo thịt, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 29 - 35. 2. Trần Văn Bình (2013), Chẩn đoán và phòng trị bệnh ở lợn nái & lợn con, Nxb Nông Nghiệp- Hà Nội. 3. Trần Minh Châu (1996), 100 câu hỏi về bệnh trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 4. Đoàn Thị Kim Dung, Lê Thị Tài (2001) Phòng và trị lợn nái để sản xuất lợn thịt siêu sạch để xuất khẩu, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 5. Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long, Nguyễn Văn Thanh (2002), Giáo trình sinh sản gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội 6. Nguyễn Bá Hiên, Huỳnh Thị Mỹ Lệ (2012), Giáo trình bệnh truyền nhiễm thú y, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội 7. Nguyễn Huy Hoàng (1996), Tự điều trị bệnh cho heo, Nxb Tổng hợp Đồng Tháp. 8. Trương Lăng (2000), Hướng dẫn điều trị các bệnh lợn, Nxb Đà Nẵng. 9. Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Hữu Quán, Hoàng Văn Hoan, Trần Đức Hạnh, Nguyễn Duy Đăng, Đỗ Ngọc Thúy (2011), Bệnh sinh sản ở vật nuôi, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 10. Nguyễn Quang Linh (2005), Giáo trình kỹ thuật chăn nuôi lợn, Nxb Nông Nghiệp Hà Nội. 11. Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn Hữu Vũ (2004), Một số bệnh quan trọng ở lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 12. Nguyễn Hoài Nam, Nguyễn Văn Thanh (2016), “Một số yếu tố liên quan tới viêm tử cung sau đẻ ở lợn nái”, Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 14(5), tr. 720-726.
- 50 13. Lê Văn Năm (1997), Phòng và trị bệnh ở lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 14. Nguyễn Như Pho (2002), “Ảnh hưởng của việc tăng cường điều kiện về sinh đến hội chứng MMA và năng suất sinh sản của heo nái”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y số 4. 15. Trần Văn Phùng, Tử Quang Hiển, Trần Thanh Vân, Hà Thị Hảo (2004),Giáo trình chăn nuôi lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 16. Nguyễn Văn Thanh (2007), “Khảo sát tỷ lệ mắc và thử nghiệm điều trị bệnh viêm tử cung ở đàn nái ngoại nuôi tại một số trang trại vùng đồng bằng Bắc Bộ”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y số 3. 17. Ngô Nhật Thắng (2006), Hướng dẫn chăn nuôi và phòng trị bệnh cho lợn, Nxb Lao động và Xã hội, Hà Nội. 18. Trịnh Đình Thâu, Nguyễn Văn Thanh (2010), “ Tình hình bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại và các biện pháp phòng trị”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y tập 17. 19. Trần Thị Thuận, Vũ Đình Tôn (2005), Giáo trình chăn nuôi lợn, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội. 20. Nguyễn Thiện, Trần Đình Miên, Võ Trọng Hốt (2005), Con lợn ở Việt Nam, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội. II. Tài liệu tiếng Anh 21. Kemper N., Bardehle1 D., Lehmann J., Gerjets I., Looft H., Preibler R. (2013), “The role of bacterial pathogens in coliform mastitis in sows”, Berliner und Münchener Tierärztliche Wochenschrift, 126, Heft 3/4, Seiten, pp. 130-136. 22. Preibler R., Kemper N. (2011), Mastitis in sows - current knowledge and opinions, 62nd Annual Meeting of the European Federation of Animal Science, EAAP 2011, Stavanger, Norway. 23. Waller C.M., Bilkei G., Cameron R.D.A. (2002), “Effect of periparturient disease and/or reproductive failure accompanied by excessive vulval
- 51 discharge and weaning to mating interval on sows’ reproductive performance”, Australian Veterinary Journal, 80, pp. 545-549. III. Tài liệu Internet 24. Martineau G.P. (2011), Pospartum Dysglactia Syndrome in sows, . 25. Shrestha,A.(2012), Mastitis, Metritis and Agalactia in sows, .
- MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA CHO ĐỀ TÀI Một số công việc tại trại Hình 1: Cắt đuôi lợn Hình 2: Đỡ đẻ cho lợn
- Một số loại thuốc thường dùng trong trang trại Hình 6: IRON DEXTRAN 20% PLUS Hình 7: DICLOFENA Hình 8: Bio-oxytocin Hình 9: CefoLA