Khóa luận Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn gà hậu bị tại trại Phạm Đình Dừa, Xã Yết Kiêu, Huyện Gia Lộc, Tỉnh Hải Dương

pdf 60 trang thiennha21 18/04/2022 1890
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn gà hậu bị tại trại Phạm Đình Dừa, Xã Yết Kiêu, Huyện Gia Lộc, Tỉnh Hải Dương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_thuc_hien_quy_trinh_cham_soc_nuoi_duong_va_phong_t.pdf

Nội dung text: Khóa luận Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn gà hậu bị tại trại Phạm Đình Dừa, Xã Yết Kiêu, Huyện Gia Lộc, Tỉnh Hải Dương

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM KHUẤT VĂN MINH Tên đề tài: THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG VÀ PHÒNG TRỊ BỆNH CHO ĐÀN GÀ HẬU BỊ TẠI TRẠI PHẠM ĐÌNH DỪA XÃ YẾT KIÊU, HUYỆN GIA LỘC, TỈNH HẢI DƯƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Thú y Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2014 - 2018 Thái Nguyên - năm 2018
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM KHUẤT VĂN MINH Tên đề tài: THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG VÀ PHÒNG TRỊ BỆNH CHO ĐÀN GÀ HẬU BỊ TẠI TRẠI PHẠM ĐÌNH DỪA, XÃ YẾT KIÊU, HUYỆN GIA LỘC, TỈNH HẢI DƯƠNG. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Thú y Lớp: K46 -TY - N02 Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2014 - 2018 Giảng viên hướng dẫn: ThS. Đỗ Thị Lan Phương Thái Nguyên - năm 2018
  3. i LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp tại cơ sở, để hoàn thành Khóa luận của mình, em đã nhận được sự chỉ bảo tận tình của cô giáo hướng dẫn, sự giúp đỡ của các thầy, các cô trong Khoa Chăn nuôi Thú y, và Tập đoàn Olmix và Viphavet cùng chú Phạm Đình Dừa chủ trang trại. Em cũng nhận được sự cộng tác nhiệt tình của các bạn, sự giúp đỡ, cổ vũ động viên của người thân trong gia đình. Em xin cảm ơn Trường Đại học Nông Lâm -Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y đã tạo điều kiện thuận lợi và cho phép em thực hiện Khóa luận này. Em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới lãnh đạo tâp đoàn Olmix và Viphavet, cùng toàn thể anh chị em công nhân trong về sự hợp tác giúp đỡ, theo dõi các chỉ tiêu và thu thập số liệu làm cơ sở cho khóa luận này. Nhân dịp này em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo Th.S Đỗ Thị Lan Phương đã rất tận tình và trực tiếp hướng dẫn em thực hiện thành công khóa luận này. Em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người thân cùng bạn bè đã giúp đỡ động viên em trong suốt thời gian hoàn thành khóa luận. Thái nguyên,ngày 10 tháng 12 năm 2018 Sinh viên Khuất Văn Minh
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1. Lịch sử dụng vaccine của Công ty 22 Bảng 4.2. Lịch dùng vaccine cho gà Lương Phượng 36 Bảng 4.3. Kết quả công tác chăm sóc, nuôi dưỡng 39 Bảng 4.4. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (%) 40 Bảng 4.5. Kết quả phòng bệnh bằng thuốc và vaccine cho gà 42 Bảng 4.6. Kết quả điều trị bệnh 44
  5. iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Cs: Cộng sự G: Gam FAO: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc TP: Thành phố
  6. iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CÁC BẢNG ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iii MỤC LỤC iv Phần 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài 2 1.2.1. Mục đích 2 1.2.2. Yêu cầu 2 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập 3 2.1.1. Điều kiện tự nhiên của trại 3 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 3 2.1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty 4 2.1.4. Cơ sở vật chất của trại: 4 2.2. Tổng quan tài liệu 5 2.2.1 . Đặc điểm của gà Lương phượng 5 2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của gia cầm sinh sản 6 2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến khối lượng và chất lượng trứng của gia cầm 13 2.2.4. Những hiểu biết về quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng gia cầm: 18 2.2.5. Những hiểu biết về công tác phòng bệnh cho gia cầm: 22 2.2.6. Những hiểu biết về một số bệnh thường gặp ở gia cầm 23 2.3. Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước 29 2.3.1. Tổng quan các nghiên cứu trong nước 29
  7. v 2.3.2. Tổng quan các nghiên cứu ngoài nước 31 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 33 3.1. Đối tượng 33 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 33 3.3. Nội dung thực hiện 33 3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện 33 3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi 33 3.4.2. Phương pháp theo dõi 34 3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu 37 Phần 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 38 4.1. Kết quả nuôi dưỡng và chăm sóc đàn gà 38 4.1.1. Công tác chăn nuôi 38 4.1.2. Kết quả về tỷ lệ nuôi sống 39 4.1.3. Công tác phòng bệnh bằng thuốc và vaccine cho gà 41 4.4. Kết quả chẩn đoán và điều trị một số bệnh trên một đàn gà hậu bị 42 4.5. Các công tác khác 45 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 46 5.1. Kết luận 46 5.2. Đề nghị 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO 48
  8. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Việt Nam là một nước nông nghiệp với hơn 80% dân số sống ở nông thôn. Thu nhập chính của họ là từ ngành trồng trọt và chăn nuôi. Trong đó, ngành chăn nuôi gia cầm được ưu tiên phát triển hàng đầu do khả năng đáp ứng nhanh về nhu cầu thịt, trứng. Ngoài ra, chăn nuôi gia cầm còn đóng góp một phần không nhỏ trong việc phát triển công nghiệp nước ta như công nghiệp chế biến thực phẩm, chế biến thức ăn gia súc. Tập quán chăn nuôi gia cầm đã gắn bó với nhân dân ta từ lâu đời. Ở nông thôn, từ đồng bằng đến miền núi, hầu như gia đình nào cũng có nuôi một vài con. Trước đây, chăn nuôi gia cầm thường theo phương thức quảng canh tận dụng. Những năm gần đây, xu hướng phát triển ngành chăn nuôi nói chung đã theo con đường thâm canh công nghiệp hóa, chăn nuôi tập trung. Nhiều gia đình chăn nuôi với số lượng lên đến hàng vạn con. Đặc biệt là chăn nuôi gà công nghiệp đã khắc phục được nhiều đặc điểm của gà ta như về tốc độ sinh trưởng và khả năng sinh sản. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội, nước ta đã nhập nhiều giống gà mới như các giống chuyên dụng hướng trứng, hướng thịt có giá trị cao với các dòng ông, bà, bố, mẹ nhằm thay đổi cơ cấu đàn giống gia cầm, nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm, bước đầu đạt kết quả tốt. Hiện nay, bên cạnh những giống gà hướng thịt, các giống gà hướng trứng cũng ngày càng được quan tâm chú trọng đầu tư phát triển. Một trong những giống gà sinh sản có năng suất cao, chất lượng trứng tốt, thích nghi với điều kiện khí hậu của Việt Nam là giống gà Lương Phượng.
  9. 2 Chăn nuôi gà hướng trứng theo con đường thâm canh công nghiệp hóa, chăn nuôi tập trung ở nước ta đã trở thành một trong những nghề phát triển khá nhanh. Với những thuận lợi có được như hiện nay về các giống gà chuyên dụng, những tiến bộ của ngành chăn nuôi gia cầm đòi hỏi phải có quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng hợp lý. Vấn đề đặt ra là phải tìm ra phương thức nuôi phù hợp mà vẫn đảm bảo khả năng sản xuất của giống. Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết đó, em tiến hành thực hiện chuyên đề: “Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn gà hậu bị tại trại Phạm Đình Dừa, Xã Yết Kiêu, Huyện Gia Lộc, Tỉnh Hải Dương”. 1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài 1.2.1. Mục đích - Đánh giá tình hình chăn nuôi gà tại trại Phạm Đình Dừa, xã Yết Kiêu, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương. - Tìm hiểu và thực hiện quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc gà. - Rèn luyện tay nghề, nâng cao hiểu biết và kiến thức thực tế. - Góp phần giúp cơ sở nâng cao năng suất, chất lượng chăn nuôi. 1.2.2. Yêu cầu - Biết và thực hiện được đúng quy trình chăm sóc nuôi dưỡng gà hậu bị tại trại. - Đánh giá quá trình sinh trưởng và phát triển của gà ở từng giai đoạn khác nhau. - Biết đánh giá hiệu quả kinh tế của một giống thông qua các chỉ tiêu kỹ thuật. - Bản thân sinh viên có cơ hội rèn luyện kỹ năng và thái độ nghề nghiệp.
  10. 3 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập 2.1.1. Điều kiện tự nhiên của trại 2.1.1.1.Vị trí địa lý Trại Phạm Đình Dừa thuộc xã Yết Kiêu, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương, xã Yết Kiêu nằm trên trục đường 39C cách trung tâm huyện khoảng 3 km về phía Tây Bắc, phía Đông giáp xã Gia Hoà, phía Tây giáp xã Cổ Bì (huyện Bình Giang), phía Bắc giáp xã Trùng Khánh, phía Nam giáp xã Lê Lợi. 2.1.1.2. Đặc điểm khí hậu Hải Dương nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, chia làm 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông). Nhiệt độ trung bình 23,30C, Số giờ nắng trong năm: 1.524 giờ, Độ ẩm trung bình 85 - 87%. 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội Yết Kiêu là xã có từ lâu đời, người dân địa phương qua các thế hệ nối tiếp nhau đã tạo nên, giữ gìn và phát huy những giá trị của các di sản văn hoá do các thế hệ người Yết Kiêu để lại cho đến ngày nay còn khá phong phú, như hệ thống đình, đền, chùa, miếu thờ các vị thần, các danh tướng, đặc biệt xã có ngôi đền Quát thờ danh tướng Yết Kiêu có từ thời Trần được nhân dân lập lên ngay trên chính mảnh đất của gia đình Yết Kiêu xưa, Đền Quát đã được nhà nước xếp hạng công nhận di tích lịch sử quốc gia. Năm 2004 đã được tỉnh đầu tư trùng tu tôn tạo với quy mô lớn, tạo cho Yết Kiêu trở thành nơi du lịch văn hoá trong tương lai. Xã có môn thể thao truyền thống đua thuyền trải, tương truyền có từ thời Yết Kiêu để lại nay đã trở thành một hoạt động văn hoá phát triển mạnh ở địa phương, xã còn có nghề đan lưới vó, ấp trứng vịt và nghề chài lưới.
  11. 4 Đời sống văn hoá xã hội được nâng lên, bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới. Năm 1998 làng Khuông Phụ được công nhận làng văn hoá. Xã có 1 trạm y tế, 3 trường học (mầm non, tiểu học, THCS). Nghĩa trang liệt sỹ của xã có đài Tổ quốc ghi công, văn bia khắc tên, tuổi, ngày hy sinh và 162 phần mộ các liệt sỹ. 2.1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty Công ty TNHH Olmix Asialand Việt Nam thuộc Tập đoàn Olmix của Pháp đã tổ chức khánh thành và đưa vào hoạt động nhà máy sản xuất phụ gia thức ăn chăn nuôi với công suất 5.000 tấn/năm. -Với nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP-WHO và vận hành theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008, Olmix Asialand Việt Nam tự hào mang đến nhà chăn nuôi nhóm sản phẩm thành phẩm nhập khẩu được san lẻ tại Olmix Asialand, góp phần hạ giá thành sản phẩm: bằng qui trình sản xuất được kiểm soát nghiêm ngặt, sản phẩm được kiểm soát chất lượng từ đầu vào, trên chuyền sản xuất đến hoàn tất qui trình sản xuất. Sản phẩm chỉ được xuất xưởng khi đã hoàn tất khâu kiểm tra chất lượng thành phẩm tại phòng kiểm tra chất lượng. 2.1.4. Cơ sở vật chất của trại: - Trên khuôn viên chuồng trại rộng 1.200 m2, trại nuôi khoảng 4.000 gà mái đẻ trứng và 400 gà trống. Mỗi lứa, trại chỉ nuôi đẻ trứng trong 10 tháng rồi thay lứa gà mới. Bên cạnh chuồng nuôi gà đẻ, còn có chuồng nuôi gà hậu bị để thay thế kịp thời. - Bên cạnh hệ thống chuồng trại chuyên nuôi gà đẻ trứng, trại còn có xưởng ấp trứng với 14 buồng ấp trứng tự động hóa, mỗi buồng ấp được 1,6 vạn trứng. Trung bình khoảng 4 ngày trại lại xuất xưởng khoảng 2 vạn gà con, có lúc cao điểm còn 3 vạn gà con/3 ngày. - Được đánh giá chất lượng ngon hơn so với các loại gà thông thường, do đó, thị trường gà lai chọi của trại hiện nay trải khắp từ Bắc chí Nam. Để
  12. 5 đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng mở rộng, trại đang gấp rút hoàn thiện một trang trại mới với diện tích khoảng 2.400m2 dự kiến sang tháng 4/2017 hoàn thiện, có thể nuôi khoảng 1,7 vạn gà bố mẹ. 2.2. Tổng quan tài liệu 2.2.1 . Đặc điểm của gà Lương phượng Gà Lương Phượng hay còn gọi là gà lông vàng (chữ Hán: 黃毛雞) hay còn gọi là Lương Phượng hoa là một giống gà xứ từ vùng ven sông Lưỡng Phượng của Trung Quốc, đây là giống gà thịt cao sản và có năng suất cao. Chúng là là một phẩm giống mới, nuôi chăn thả lấy thịt đã nhà được các nhà tạo giống gà tại Nam Ninh (Quảng Tây-Trung Quốc) nghiên cứu và chọn lọc trong thời gian dài. Tên của gà Lương Phượng hình chung chúng có cơ thể to, khỏe mạnh, ý nghĩa tinh thần là nuôi giống gà này sẽ mang lại niềm hạnh phúc, giàu có và phú quý cho gia đình. Gà Lương Phượng có mào, tích, tai đều màu đỏ. Gà có thân hình chắc, gà có hình dáng bên ngoài giống với gà Ri, bộ lông có màu vàng, dày, bóng, mượt. Mào và phần đầu màu đỏ. Gà có màu lông đa dạng vàng đốm đen ở vai, lưng và lông đuôi. Lông cổ có màu vàng ánh kim, búp lông đuôi có màu xanh đen. Da gà màu vàng. - Gà trống có mào cờ đứng, ngực rộng dài, lưng phẳng, chân cao trung bình, lông đuôi vươn cong. Gà trống còn có màu vàng hoặc tía sẫm, mào đơn, hông rộng, lưng phẳng, lông đuôi dựng đứng, đầu và cổ gọn, chân thấp và nhỏ. Dòng trống chủ yếu có màu vàng nâu nhạt đốm đen. Chân màu vàng, mào đơn đỏ tươi. Thân hình cân đối. - Gà mái đầu thanh tú, thể hình chắc, rắn, chân thẳng, nhỏ. Màu lông đa phần ma hoàng, lông cú sẫm, số ít màu sẫm điểm lông đen rất hấp dẫn với người chăn nuôi và tiêu dùng. Dòng mái có màu đốm đen, cánh sẻ là chủ yếu.
  13. 6 - Chất lượng thịt: Thịt ngon, da màu vàng, chất thịt min, vị đậm. Gà giết mổ, da vàng, thịt ngon, đậm đà. Khối lượng cơ thể lúc mới sinh: 34,5 g, lúc 8 tuần tuổi đạt 1,2 - 1,3 kg. Khối lượng gà lúc 20 tuần tuổi con trống 2,0 - 2,2 kg, gà mái 1,7 - 1,8 kg/con. Gà xuất chuồng lúc 70 ngày tuổi cân nặng 1,5 - 1,6 kg. Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng là 2,4 - 2,6 kg. Tỷ lệ gà thương phẩm xuất chuồng đều đạt 95% trở lên. Tốc độ sinh trưởng nhanh, khối lượng cơ thể lúc 70 tuần tuổi đạt 1,5 - 1,6 kg. Tiêu tốn thức ăn /kg tăng trọng là 2,4 - 2,6 kg. Chúng to con nuôi lấy thịt 3.4 kg cho con trưỡng thành, một số có chân lông. quả/mái/năm. - Chăn nuôi: Gà Lương Phượng dễ nuôi, có tính thích nghi cao, chịu đựng tốt với khí hậu nóng ẩm, đòi hỏi chế độ dinh dưỡng không cao, có thể nuôi nhốt (kiểu nuôi công nghiệp), bán công nghiệp (vừa nhốt, vừa thả) hoặc nuôi thả ở vườn, ngoài đồng, trên đồi. Giống gà này rất phù hợp với điều kiện chăn thả tự do. Khả năng sinh sản của gà Lương Phượng rất tốt. Tuổi vào đẻ là 24 tuần, khối lượng cơ thể gà mái đạt 2.100 g, gà trống đạt 2.700 g. Tuổi đẻ đầu tiên 140 - 150 ngày, sản lượng trứng 150 - 170. Sản lượng trứng/66 tuần đẻ đạt khoảng 171 quả, tỷ lệ phôi đạt 92%. Gà Lương Phượng có sức kháng bệnh tốt, thích hợp với các điều kiện chăn nuôi, nuôi công nghiệp, bán chăn thả và chăn thả. Gà thịt nuôi đến 70 ngày tuổi đạt 1,8 kg. Tiêu tốn thức ăn 2,4 - 2,6 kg thức ăn/kg tăng trọng nuôi sống trên 95%. Khối lượng gà thịt lúc 12 tuần tuổi: 2,0 - 2,5 kg, Tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng: 2,4 - 2,6 kg 2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của gia cầm sinh sản Để duy trì và phát triển đàn gia cầm thì khả năng sinh sản là yếu tố cơ bản quyết định đến quy mô, năng suất và hiệu quả sản xuất đối với gia cầm. Sản phẩm chủ yếu là thịt và trứng, trong đó sản phẩm trứng được coi là hướng sản xuất chính của gà hướng trứng. Còn với gà hướng thịt (cũng như gà hướng trứng) khả năng sinh sản hay khả năng đẻ trứng quyết định đến sự
  14. 7 nhân đàn, di truyền giống mở rộng quy mô đàn gia cầm. Từ đó, quyết định tới năng suất, sản lượng sản phẩm của chăn nuôi gia cầm. Con người chú trọng đến sinh sản của gia cầm, vì không những chức năng đó liên quan đến sự sinh tồn của loài cầm điểu mà từ đó con người mới có số lượng đông đảo gia cầm để sử dụng 2 sản phẩm quan trọng trứng và thịt. Sinh sản là chỉ tiêu cần được quan tâm trong công tác giống nói chung và công tác giống gia cầm nói riêng. Ở các loại gia cầm khác nhau thì đặc điểm sinh sản cũng khác nhau rõ rệt. 2.2.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh sản của gia cầm * Tuổi thành thục về tính dục Ở gà, tuổi thành thục về tính dục được tính từ khi gà đẻ bói đối với từng cá thể hoặc lúc tỷ lệ đẻ đạt 5 %, đối với đàn quần thể. Tuy nhiên xác định tuổi đẻ của gà dựa trên số liệu của từng cá thể trong đàn là chính xác nhất. Tuổi thành thục về tính dục chịu ảnh hưởng bởi giống và môi trường. Các giống khác nhau thì tuổi thành thục về tính dục cũng khác nhau. * Tuổi đẻ đầu: Đó là tuổi bắt đầu hoạt động sinh dục và có khả năng tham gia quá trình sinh sản. Đối với gia cầm mái tuổi thành thục sinh dục là tuổi bắt đầu đẻ quả trứng đầu tiên. Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất trứng. Đối với một đàn gà cùng lứa tuổi thì tuổi đẻ quả trứng đầu tiên là thời điểm tại đó đàn gà đạt tỷ lệ đẻ 5 %. Tuổi đẻ quả trứng đầu của gà Lương Phượng Hoa khoảng 157 - 160 ngày (Trần Công Xuân và cs, 2004) [17], của gà Sasso SA31L là 150 ngày (Đoàn Xuân Trúc và cs, 2004) [4], của gà Isa color là 154 ngày (Phùng Đức Tiến và cs, 2004) [15], gà Kabir giao động từ 179-187 ngày (Lê Thị Nga, 2004) [8], gà lai TP1 (trống LV3 x mái SA31) là 172 ngày (Phùng Đức Tiến và cs, 2007) [14] Theo Brandsch H. và cs (1978) [1] tuổi đẻ quả trứng đầu tiên và khối lượng cơ thể có tương quan với nhau.
  15. 8 * Tuổi gà đẻ đạt đỉnh cao: Đây là chỉ tiêu đánh giá sức đẻ trứng của đàn gia cầm. Đỉnh cao của tỷ lệ đẻ cho biết mối tương quan với năng suất trứng. Tỷ lệ đẻ cao, thời gian đẻ kéo dài trong thời kỳ sinh sản chứng tỏ là giống tốt. Chế độ chăm sóc nuôi dưỡng đảm bảo thì năng suất sinh sản sẽ cao và ngược lại. Gà chăn thả sẽ có tỷ lệ đẻ thấp trong mấy tuần đầu của chu kỳ đẻ, sau đó tăng dần và tỷ lệ đẻ đạt cao ở những tuần tiếp theo rồi giảm dần ở cuối kỳ sinh sản. Theo Khavecman, 1972 [6] năng suất trứng trên năm của một quần thể gà mái cao sản được thể hiện theo quy luật, cường độ đẻ trứng đạt cao nhất vào tháng thứ hai, thứ ba sau đó giảm dần đến hết năm đẻ. * Cường độ đẻ trứng - Cường độ đẻ trứng là sức đẻ trứng trong một thời gian ngắn. Trong thời gian này có thể loại trừ ảnh hưởng của môi trường. Thời gian kéo dài sự đẻ có liên quan tới chu kỳ đẻ trứng. Chu kỳ đẻ kéo dài hay ngắn phụ thuộc cường độ và thời gian chiếu sáng. Đây là cơ sở để áp dụng chiếu sáng nhân tạo trong chăn nuôi gà đẻ. Giữa các trật đẻ, gà thường có những khoảng thời gian đòi ấp. Sự xuất hiện bản năng đòi ấp phụ thuộc nhiều vào yếu tố di truyền vì ở các giống khác nhau có bản năng đòi ấp khác nhau. - Chu kỳ đẻ trứng: Chu kỳ đẻ trứng được tính từ khi đẻ quả trứng đầu tiên đến khi ngừng đẻ và thay lông, đó là chu kỳ thứ nhất. Chu kỳ thứ hai bắt đầu từ khi gia cầm bắt đầu đẻ lại (sau khi thay lông) tới khi ngừng đẻ và thay lông lần thứ hai. Cứ như thế có thể xác định tiếp tục các chu kỳ tiếp theo. Chu kỳ đẻ trứng liên quan tới vụ nở gia cầm con mà bắt đầu và kết thúc ở các tháng khác nhau thường ở gà là một năm. Nó có mối tương quan thuận với tính thành thục sinh dục, nhịp độ đẻ trứng, sức bền đẻ trứng và chu kỳ đẻ trứng, yếu tố này do hai gen P và P điều hành. Sản lượng trứng phụ thuộc vào thời gian kéo dài chu kỳ đẻ trứng.
  16. 9 * Khối lượng trứng Là chỉ tiêu đánh giá năng suất trứng tuyệt đối của một cá thể, một đàn hay một giống gia cầm. Nó là tính trạng có hệ số di truyền cao. Do đó người ta có thể cải thiện di truyền bằng cách chọn lọc giống. Trong chọn lọc cần chú ý tới chỉ số trung bình chung. Khối lượng trứng phụ thuộc vào khối lượng cơ thể, giống, tuổi đẻ, tác động dinh dưỡng tới gà sinh sản. Đồng thời khối lượng trứng lại quyết định tới chất lượng trứng giống, tỷ lệ ấp nở, khối lượng và sức sống của gà con. Nó là chỉ tiêu không thể thiếu của việc chọn lọc con giống. Theo Trần Thanh Vân và cs, 2015 [19] trong cùng một độ tuổi thì khối lượng trứng tăng lên chủ yếu do khối lượng lòng trắng lớn hơn nên giá trị năng lượng giảm dần. Giữa khối lượng trứng ấp và khối lượng gà con khi nở thường bằng 62 % - 78 % khối lượng trứng ban đầu. Khối lượng trứng của các loại giống khác nhau thì khác nhau. Khối lượng trứng gia cầm là tính trạng do nhiều gen quy định, nhưng hiện còn chưa xác định rõ số lượng gen quy định tính trạng này. Khối lượng trứng của gia cầm tăng nhanh trong giai đoạn đẻ đầu, sau đó chậm lại và ổn định khi tuổi gia cầm càng cao. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khối lượng trứng gà. Trứng của gia cầm mới bắt đầu đẻ thường nhỏ hơn trứng gia cầm trưởng thành 20 - 30 %. Khối lượng gia cầm mới nở thường bằng 62 - 78 % khối lượng trứng khi ấp. Ảnh hưởng của dinh dưỡng đối với khối lượng trứng của gà rất rõ. Trong khẩu phần ăn của gà mái đẻ thiếu lysine hoặc methionine hoặc thiếu cả 2 loại acid amin trên thì khối lượng trứng sẽ nhỏ hơn. Thiếu lysine ảnh hưởng đến tỷ lệ lòng đỏ, thiếu methionin ảnh hưởng chủ yếu tới tỷ lệ lòng đỏ. Thiếu vitamin B ảnh hưởng đến sản lượng trứng, thiếu vitamin D ảnh hưởng đến chất lượng vỏ (Vũ Duy Giảng, 1998) [21].
  17. 10 Hệ số di truyền về khối lượng trứng của gà là 0,4 - 0,8 (Brandsch H. and B.llchel H. 1978) [1]; 0,3 - 0,8 (Trần Long, 1994) [18]; 0,6 - 0,74 (Nguyễn Văn Thiện, 1995) [13]. Theo Nguyễn Duy Hoan và cs (1999) [9] khối lượng trứng có tương quan âm (-) với sản lượng trứng (- 0,33 đến - 0,36), nhưng giữa khối lượng trứng và khối lượng cơ thể có tương quan dương (+): 0,31. 2.2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của gia cầm * Những yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thành thục về tính Thời gian chiếu sáng cũng ảnh hưởng lớn đến tuổi thành thục về tính dục. Thí nghiệm của Morris T. R. (1967 [24]) trên gà Legohrn được ấp nở quanh năm cho biết, những gà được ấp nở vào tháng 12 và tháng 1 thì nó có tuổi thành thục về tính là 150 ngày. Những gà được ấp nở từ tháng 4 đến tháng 8 thì tuổi thành thục trên 170 ngày. Những gà nở sau đó có tuổi thành thục về tính ngắn hơn vì thời gian sinh trưởng giai đoạn hậu bị của chúng diễn ra trong những ngày có thời gian chiếu sáng giảm dần, sau đó ánh sáng lại tăng dần lên, do vậy sẽ kích thích cơ quan sinh dục phát triển và rút ngắn tuổi thành thục về tính dục. Tuổi đẻ trứng đầu phụ thuộc vào chế độ nuôi dưỡng và các yếu tố môi trường, đặc biệt là thời gian chiếu sáng, thời gian chiếu sáng dài sẽ thúc đẩy gia cầm đẻ sớm. Tuổi đẻ đầu sớm hay muộn liên quan đến khối lượng cơ thể ở một thời điểm nhất định. Những gia cầm thuộc giống có khối lượng cơ thể nhỏ, tuổi thành thục sinh dục thường sớm hơn những gia cầm có khối lượng cơ thể lớn. Trong cùng một giống, cơ thể nào được chăm sóc, nuôi dưỡng tốt, điều kiện thời tiết khí hậu và độ dài ngày chiếu sáng phù hợp sẽ có tuổi thành thục sinh dục sớm hơn. Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh tuổi thành thục sinh dục sớm là trội so với tuổi thành thục sinh dục muộn.
  18. 11 * Các yếu tố ảnh hưởng đến cường độ đẻ trứng Thời gian nghỉ đẻ ngắn hay dài có ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng trứng cả năm. Gà thường hay nghỉ đẻ mùa đông do nguyên nhân giảm dần về cường độ và thời gian chiếu sáng tự nhiên. Ngoài ra sự nghỉ đẻ này còn do khí hậu, sự thay đổi thức ăn, chu chuyển đàn. - Ảnh hưởng của tuổi thành thục về tính dục Tuổi thành thục về tính của gia cầm có ảnh hưởng rõ ràng đến sản lượng trứng trong chu kỳ đẻ đầu và chu kỳ đẻ tiếp theo. Gà thành thục về tính quá sớm sẽ đẻ trứng nhỏ với thời gian dài, ảnh hưởng xấu tới giá trị kinh tế vì không thu được trứng giống. Tuổi và năm đẻ của gia cầm có liên quan đến sản lượng trứng, gà đẻ năm thứ hai sản lượng trứng giảm khoảng 10 - 20 %. - Ảnh hưởng của bản năng đòi ấp: Bản năng đòi ấp là một đặc tính bẩm sinh của gia cầm để duy trì nòi giống. Sự xuất hiện bản năng đòi ấp phụ thuộc vào các yếu tố di truyền, ở các dòng, các giống khác nhau thì tỷ lệ xuất hiện bản năng đòi ấp cũng khác nhau, Các giống gà chuyên dụng qua quá trình lai tạo và chọn lọc thì bản năng đòi ấp hầu như không còn. Riêng đối với các giống gà địa phương bản năng đòi ấp vẫn còn và có tỷ lệ rất cao, ở gà Ri tỷ lệ đòi ấp trên 30%, chính vì vậy mà sản lượng trứng thấp hơn, Gà Ri nuôi đại trà trong nông thôn hộ chỉ đẻ 86,99 quả/mái (Hồ Xuân Tùng, 2009) [5], trong khi đó ở gà Lương Phượng là 168,73 quả/mái (Trần Công Xuân và cs, 2004) [17]. - Ảnh hưởng của sự thay lông Sự thay lông của gà là một quá trình sinh lý tự nhiên. Ở gia cầm hoang dã thì thời gian thay lông vào mùa thu. Thời gian thay lông càng dài, sản lượng trứng càng thấp. Sức đẻ trứng giảm ngay sau khi gà rụng lông. Trong thời kỳ thay lông buồng trứng bị thoái hóa và khối lượng của buồng trứng bị giảm đi khoảng đi khoảng 5% so với khối lượng lúc trước.
  19. 12 - Ảnh hưởng của nhiệt độ Nhiệt độ môi trường xung quanh có liên quan mật thiết với sản lượng trứng. Nhiệt độ cao hoặc thấp đều ảnh hưởng đến sản lượng trứng thông qua mức độ tiêu thụ thức ăn. Khi được nuôi trong điều kiện nhiệt độ 20oC nhu cầu về năng lượng là thấp, mức tiêu thụ thức ăn cao, mức tiêu thụ thức ăn này sử dụng cho việc sưởi ấm cơ thể, do vậy tiêu thụ thức ăn và tiêu tốn nhiều cho quá trình hô hấp, lượng thức ăn ăn vào không đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất và sản lượng trứng sẽ giảm. - Ảnh hưởng của độ ẩm Độ ẩm quá cao (>80%) làm cho chất độn chuồng bị ướt, ẩm độ cao tạo thành một lớp hơi nước bao phủ không gian chuồng nuôi, tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển, đặc biệt là cầu trùng; tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến năng suất trứng và mức độ tiêu tốn thức ăn. Độ ẩm quá thấp (<31%) làm cho gia cầm mổ lông và rỉa thịt nhau, ảnh hưởng đến tỷ lệ hao hụt và khả năng sản xuất, tuy nhiên ở miền Bắc Việt Nam thì không bị ảnh hưởng của độ ẩm thấp. - Ảnh hưởng của mùa vụ và chế độ chiếu sáng Mùa vụ với thời tiết, khí hậu, độ dài ngày chiếu sáng và nguồn thức ăn tự nhiên giữ một vai trò quan trọng, nó chi phối và ảnh hưởng lớn sức đẻ trứng của gia cầm, đặc biệt đối với gia cầm nuôi theo phương thức quảng canh hoặc bán thâm canh. Ngoài ra yếu tố về thời gian chiếu sáng đóng một vai trò quan trọng. Đối với gà đẻ, chế độ chiếu sáng ảnh hưởng lớn đến tuổi thành thục về tính dục, cường độ đẻ trứng và độ dài trật đẻ. - Ảnh hưởng của dinh dưỡng và chế độ nuôi dưỡng Thức ăn không chỉ ảnh hưởng tới khối lượng cơ thể, tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn nuôi dưỡng mà còn ảnh hưởng đến tuổi đẻ quả trứng đầu tiên cũng như sản lượng trứng, khối lượng trứng và chất lượng trứng. Trong chăn nuôi
  20. 13 gia cầm sinh sản thì lipit, năng lượng, acid amin (arginine, methionine), vitamin (A, D, B1, B2, B6 và acid pantothenic), khoáng vi lượng (đặc biệt là Mn) cần được chú ý nhất, vì chúng ảnh hưởng trực tiếp đến trứng. Ảnh hưởng của cường độ đẻ trứng và độ dài trật đẻ Cường độ đẻ trứng có ảnh hưởng lớn tới sản lượng trứng của gia cầm; cường độ đẻ trứng càng cao, sản lượng trứng càng cao và ngược lại. Bên cạnh việc nâng cao cường độ đẻ trứng, người ta còn chú ý đến độ dài trật đẻ, độ dài trật đẻ càng dài sản lượng trứng càng cao. Gà đẻ quanh năm có sản lượng trứng cao hơn gà đẻ theo mùa vụ. Độ dài trật đẻ phụ thuộc vào giống gia cầm và giai đoạn đẻ, đồng thời cũng chịu ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài như thời tiết, khí hậu, dinh dưỡng, phương thức chăn nuôi 2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến khối lượng và chất lượng trứng của gia cầm Khối lượng trứng phụ thuộc vào giống và tuổi thành thục về tính của gia cầm. Gia cầm đẻ càng sớm thì trứng càng nhỏ, tuổi gia cầm càng cao thì khối lượng trứng càng lớn. Hệ số di truyền về khối lượng trứng khá cao nên việc chọn lọc định hướng để nâng cao khối lượng trứng sẽ dễ có hiệu quả hơn. Hệ số di truyền về khối lượng trứng thường cao hơn hệ số di truyền về sản lượng trứng. Hệ số biến dị về khối lượng trứng ở gà nói chung là thấp chỉ đạt khoảng từ 3,97 % đến 4,37 % (Trần Long, 1994) [18]. Theo kết quả nghiên cứu của: Lê Hồng Mận và cs (1996) [7], Nguyễn Hoài Tao, Tạ An Bình (1985) [10] thì khối lượng trứng có tương quan âm (-) với sản lượng trứng và hệ số tương quan r nằm trong khoảng từ - 0,33 đến - 0,36 trong khi đó giữa khối lượng trứng và tuổi đẻ quả trứng đầu tiên và khối lượng cơ thể có tương quan dương (+) và hệ số tương quan r là 0,35 và 0,31 tương ứng.
  21. 14 *Ảnh hưởng của môi trường: Chế độ chiếu sáng cũng có ảnh hưởng đến khối lượng trứng của gia cầm. Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến khối lượng trứng của gia cầm cũng rất rõ rệt. Khi thiếu protein có ảnh hưởng rõ đến khối lượng trứng. Thiếu lysine ảnh hưởng đến tỷ lệ lòng đỏ trong khi đó thiếu methionine lại ảnh hưởng chủ yếu tới lòng trắng. Thiếu vitamin B chỉ ảnh hưởng đến sản lượng trứng nhưng không ảnh hưởng đến khối lượng trứng, thiếu vitamin D ảnh hưởng đến chất lượng vỏ. * Chất lượng trứng: Trứng gà gồm 3 phần cơ bản: vỏ, lòng đỏ và lòng trắng. - Màu sắc vỏ trứng: Màu sắc vỏ trứng không có ý nghĩa lớn trong việc đánh giá chất lượng nhưng có giá trị trong kỹ thuật và thương mại. Màu sắc trứng là tính trạng đa gen, khi lai gà dòng trứng vỏ đỏ với dòng trứng vỏ màu, gà lai sẽ có trứng vỏ màu trung gian. - Chỉ số hình thái của trứng: Trứng gia cầm thường có hình oval, hoặc hình e-lip: một đầu lớn và một đầu nhỏ. Hình dạng trứng thường mang đặc điểm của từng cá thể. Chỉ số hình thái của trứng có ý nghĩa kinh tế trong vận chuyển, đóng gói. Trứng càng dài càng dễ vỡ. Trứng mỗi loại gia cầm đều có chỉ số hình dạng riêng. Theo Nguyễn Hoài Tao, Tạ An Bình (1985) [10] thì chỉ số hình thái của trứng gà biến thiên từ 1,34 đến 1,36 và của trứng vịt là 1,57- 1,64. Chỉ số này ở gà leghom là 1,38 Lê Hồng Mận và cs, 1996 [7]). Chỉ số hình thái có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong việc đóng gói, vận chuyển mà còn liên quan đến tỷ lệ ấp nở của trứng gia cầm. Những trứng quá dài hoặc quá tròn đều cho tỷ lệ ấp nở kém (Nguyễn Hoài Tao, Tạ An Bình, 1985 [10]).
  22. 15 *Chất lượng vỏ trứng: Độ dày vỏ trứng chịu ảnh hưởng lớn của môi trường. Chất lượng vỏ trứng là một chỉ tiêu quan trọng không chỉ trong vận chuyển, bảo quản và đóng gói mà còn ảnh hưởng đến tỷ lệ ấp nở. Thành phần vỏ trứng gồm 94% carbonat calcium, 1% phosphat calcium, 1% magneum phosphat, 4% hợp chất hữu cơ. Một phần chất hữu cơ này là đường polisacharide. Hàm lượng canxi trong vỏ trứng khoảng 2 gam. Màng vỏ do các hợp chất có nguồn gốc protein tạo thành như keratin, collagen. Vỏ trứng có tác dụng làm lớp vỏ bảo vệ bên ngoài và lớp vỏ này được chia làm hai tầng: tầng trên cùng xốp, tầng dưới cứng và có rất nhiều lỗ khí. Lỗ khí có tác dụng giúp cho hoạt động hô hấp của phôi. Chiều rộng của mỗi lỗ khí biến động từ 6 - 42 mm và trung bình là 20 mm. Độ rộng của của các lỗ khí một mặt ảnh hưởng đến độ chịu lực của vỏ trứng (lỗ khí nhỏ thì độ chịu lực lớn và ngược lại), mặt khác chúng cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ nở (lỗ khí to từ 36 - 42 mm thì sự bốc hơi nước nhanh, làm giảm khả năng hô hấp của phôi). Độ dày vỏ có tương quan dương đối với độ bền vỏ và có ảnh hưởng đến tỷ lệ ấp nở. Thường những trứng có vỏ quá dày hoặc quá mỏng đều có tỷ lệ nở kém. Vỏ trứng quá dày hạn chế sự bốc hơi nước, cản trở quá trình phát triển của phôi, gia cầm con khó đạp vỡ vỏ khi nở. Nếu vỏ trứng quá mỏng làm bay hơi nước nhanh, khối lượng trứng giảm nhanh, dễ chết phôi, sát vỏ, nở yếu và tỷ lệ chết cao. Độ dày lý tưởng của vỏ trứng là 0,26 - 0,34 mm. Trứng gà Mía ở tuần tuổi 38 có độ dày vỏ trung bình là 0,36 mm và độ chịu lực là 2,88 kg/ cm2 (Trịnh Xuân Cư và cs, 2001) [20]. Trứng gà Lương Phượng hoa ở 38 tuần tuổi có độ dày vỏ và độ chịu lực tương ứng là 0,35 mm và 4,46 kg/cm2 (Nguyễn Huy Đạt và cs, 2001) [11]. Đối với trứng gà xương đen Thái Hòa Trung Quốc tương ứng là 0,288 mm và 3,68 kg/cm2 (Vũ Quang Ninh, 2002) [22].
  23. 16 Chất lượng vỏ trứng chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố như phương thức chăn nuôi, dinh dưỡng. Gà nuôi chuồng lồng có chất lượng vỏ trứng tốt nhất. Hàm lượng canxi trong khẩu phần có ảnh hưởng lớn đến chất lượng vỏ trứng. Tuy nhiên, hàm lượng canxi trong thức ăn không thể tăng quá cao vì nó còn phụ thuộc vào tỷ lệ Ca/P trong khẩu phần. Đối với gà đẻ hàm lượng can xi là 2,75% - 3,5% và P: 0,45% - 0,70% là thích hợp. Sự hấp thu can xi trong thức ăn còn chịu tác động của hàm lượng vitamin D trong khẩu phần. *Chất lượng lòng trắng: Cấu trúc của lòng trắng được chia làm 3 lớp: Lớp lòng trắng loãng bên ngoài chiếm 23 %; lớp lòng trắng đặc ở giữa chiếm 57 %; Lớp lòng trắng loãng bên trong cùng chiếm 20 %. Lớp lòng trắng loãng bên ngoài có tác dụng diệt khuẩn, lớp này giảm dần theo lứa tuổi của gia cầm. Lớp lòng trắng đặc có tác dụng như lò xo giữ cho lòng đỏ có vị trí cố định ở giữa. Độ quánh của lòng trắng đặc chủ yếu là sợi mucin cũng giảm theo tuổi. Tỷ lệ lòng trắng đặc và lòng trắng loãng ở trứng gà tươi là 2 : 1, tỷ lệ này giảm dần theo thời gian bảo quản có khi xuống tới tỷ lệ 1 : 1 Tỷ lệ lòng trắng chiếm tới 55% - 60% khối lượng trứng. Nếu nhìn bằng mắt thường thì những trứng tươi sẽ có lòng trắng màu hơi vàng, trong khi đó những quả trứng để lâu thì màu của lòng trắng sáng hơn. Chiều cao lòng trắng đặc cũng là một chỉ tiêu bên trong để đánh giá chất lượng trứng. * Chất lượng lòng đỏ: Lòng đỏ trứng là một tế bào khổng lồ được bao bọc bởi một lớp màng, đây cũng là nguồn dinh dưỡng dự trữ cho phôi. Lòng đỏ trứng có cấu tạo như sau: lớp màng dày 6 - 11mm, đĩa phôi màu trắng sáng có đường kính 3 mm. Tỷ lệ lòng đỏ chiếm 30 - 33 % khối lượng trứng và có đường kính khoảng 30 - 35 mm. Để đánh giá chất lượng lòng đỏ người ta dùng chỉ số lòng đỏ. Chỉ số
  24. 17 này được xác định bằng tỷ lệ giữa chiều cao lòng đỏ so với đường kính của nó. Kết quả nghiên cứu trên gà Ri của Nguyễn Hoài Tao và Tạ An Bình (1985) [10], Nguyễn Văn Thạch (1996) [12] cho biết chỉ số lòng đỏ là 0,43. Chỉ số lòng đỏ ở gà xương đen Thái Hòa Trung Quốc là 0,46 (Vũ Quang Ninh, 2002 [22]). Cùng với chỉ tiêu về chỉ số lòng đỏ thì màu sắc lòng đỏ cũng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng trứng gia cầm. Màu sắc của lòng đỏ phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng thức ăn. Màu vàng của lòng đỏ là do hỗn hợp của lipit là xantophil tạo nên. Hàm lượng xantophil phụ thuộc vào khẩu phần ăn. Các loại xantophil khác nhau tạo nên các màu vàng khác nhau: lutein cho màu vàng chanh, zeaxanthin cho màu vàng đậm. * Thành phần hóa học của trứng: Trứng gia cầm nói chung và trứng gà nói riêng là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, thành phần dinh dưỡng của trứng các loại gia cầm khác nhau thì khác nhau, lipit trong trứng là những lipit dễ tiêu hóa. Hàm lượng mỡ trong trứng ở dạng nhũ hóa dễ tiêu hóa và có hàm lượng acid béo không no rất cao, hàm lượng khoáng cao, đặc biệt là hàm lượng sắt và phốt pho. Đặc biệt là lòng đỏ nó cung cấp khoảng 50% protein và tất cả các chất béo của trứng. Thành phần dinh dưỡng của các loại trứng gia cầm khác nhau thì khác nhau. Protein trong trứng thường là những protein dễ tiêu hóa. Thành phần khoáng trong trứng có thể thay đổi theo khẩu phần ăn của gia cầm đẻ. Theo Chen B. J. (1994) [23], trong một lòng đỏ trứng có khối lượng 19 g có chứa: 10,5 mg Na; 17,9 mg K; 25,7 mg Ca; 2,6 mg Mg; 1,5 mg Fe; 29,8 mg S; 24,7 mg Cl; 98,4 mg P. - Thành phần hóa học của lòng đỏ: Lòng đỏ trứng của tất cả các loại gia cầm (trừ thủy cầm) có chứa 49 % là nước, 16 % là protein, 33 % là mỡ. Hai phần ba mỡ trong lòng đỏ là triglyxerit, 30 % là phốt pho lipit và 5 % là cholesterol. Lòng đỏ trứng thủy cầm chứa nhiều mỡ (36 %) và 18 % protein.
  25. 18 Hàm lượng nước trong lòng đỏ có thể thay đổi (46 - 50 %) tùy thuộc vào thời gian và điều kiện bảo quản. Hàm lượng mỡ trong lòng đỏ trứng cũng có thể biến đổi thông qua khẩu phần ăn, chỉ riêng thành phần axit béo không no như palmitin và axit stearic là không thay đổi. Hàm lượng các axit béo này duy trì ở mức 30 - 38 % trong tổng số chất béo. Nếu khẩu phần ăn có chứa nhiều axit béo không no mạch đa thì hàm lượng các axit béo này trong trứng cũng tăng lên. Thông thường tỷ lệ axit béo không no và no là 2 : 1. - Thành phần hóa học của lòng trắng: Lòng trắng là nơi dự trữ nước của trứng khoảng 88%. Phần còn lại là protein như globulin, ovomuxin và albumin. Ovomuxin chiếm 75% tổng số protein trong lòng trắng trứng, globulin chiếm khoảng 20%. Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Nga, methionin có vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp lòng trắng, còn quá trình tổng hợp ovomuxin thì lysine lại chiếm vị trí quan trọng. Thành phần hóa học của lòng trắng trứng ở tất cả các loại trứng gia cầm đều giống nhau. Lòng trắng đặc có hàm lượng ovomuxin gấp 4 lần lòng trắng loãng đây chính là nguyên nhân tạo nên cấu trúc keo của lòng trắng. Chất lượng của lòng trắng thay đổi theo thời gian bảo quản. Giá trị pH của lòng trắng trứng gà tươi là 7,6 sau 14 ngày bảo quản chúng có thể tăng lên đến 9,2. Đơn vị Haugh cũng giảm đi khi nhiệt độ bảo quản trứng cao. 2.2.4. Những hiểu biết về quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng gia cầm: 2.2.4.1. Nuôi dưỡng và chăm sóc đàn gà * Công tác chuẩn bị chuồng trại: - Chuồng nuôi với tường cứng, độ thông thoáng tốt. Thiết kế cửa sổ, cửa ra vào tốt nhất về lợi dụng ánh sáng và độ thông thoáng tự nhiên. Chuồng nuôi được che chắn vào những thời điểm có gió lùa, nhiệt độ xuống thấp, ấm áp vào mùa đông , thoáng mát mùa hè.
  26. 19 - Nhiệt độ: Các lô thí nghiệm được che chắn và có hệ thống cung cấp nhiệt vào những thời điểm nhiệt độ xuống thấp, đảm bảo nhiệt độ 1 - 10 ngày tuổi dưới chụp sưởi là 30 - 33°C. - Máng ăn, máng uống: Giai đoạn 1 - 10 ngày tuổi sử dụng khay ăn: khay ăn tiêu chuẩn 50 gà/ khay, cho uống bằng máng gallon (50 gà/máng). Giai đoạn 14 ngày tuổi trở đi thay bằng máng ăn treo tròn với 2 cm/gà, cho uống bằng máng uống với 1 cm/gà. - Trước khi nhận gà vào nuôi, chuồng đã được để trống từ 12 - 15 ngày, chuồng được quét dọn sạch sẽ bên trong và bên ngoài, hệ thống cống rãnh thoát nước, nền chuồng, vách ngăn được quét vôi. Sau đó được tiến hành phun thuốc sát trùng bằng dung dịch Han – iodine 10% - Tất cả các dụng cụ chăn nuôi như: Khay ăn, máng ăn, máng uống đều được cọ rửa sạch sẽ, ngâm thuốc sát trùng Han - iodine 10% trong vòng 20 phút và phơi nắng trước khi vào chuồng nuôi. Trước khi nhập gà về nuôi, chuồng đã được để trống từ 10 - 15 ngày và được quét dọn sạch sẽ bên trong, bên ngoài, lối đi, hệ thống cống rãnh thoát nước, nền chuồng, tường nhà và vách ngăn được quét vôi, sau đó tiến hành phun thuốc sát trùng bằng dung dịch Han – iodine 10%. Tất cả các dụng cụ như: khay ăn, máng uống, bóng điện đều được cọ rửa sạch sẽ và phun thuốc sát trùng, phơi nắng trước khi đưa vào chuồng nuôi. Ngoài ra, phải quây bạt kín quanh chuồng nuôi, trải đều trấu trên mặt sàn và chuẩn bị đèn úm. * Công tác chọn giống: Trong chăn nuôi, khâu chọn giống có ý nghĩa rất lớn và hết sức quan trọng quyết định đến hiệu quả chăn nuôi. Gà con được chọn phải đảm bảo các tiêu chí sau: + Hoạt động khỏe mạnh, biểu hiệu bình thường.
  27. 20 + Chân thẳng đứng, ngón thẳng. Hai mắt sáng, mỏ thẳng và khép kín. + Lông khô và bóng mượt. Màu sắc đặc trưng, bình thường của giống. + Khối lượng kích thước bình thường theo yêu cầu của từng giống, dòng. + Bụng thon gọn, mềm, rốn khô, khép kín hoàn toàn, lỗ huyệt bình thường. * Công tác chăm sóc nuôi dưỡng: Tùy theo từng giai đoạn phát triển của gà và khả năng sản xuất của từng giống mà áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho phù hợp. • Giai đoạn úm gà con (1 – 4 tuần tuổi): Khi chuyển gà con về chúng tôi tiến hành cho gà vào quây và cho gà uống nước ngay. Nước uống cho gà phải sạch và pha B.complex + Vitamin C + đường glucoza 5% cho gà uống hết lượt sau 2 - 3h mới cho gà ăn bằng khay. Trong giai đoạn này nhiệt độ trong quây úm luôn đảm bảo từ 32 - 35°C sau đó nhiệt độ giảm dần theo tuổi của gà và khi gà lớn nhiệt độ của gà là 22°C. Thường xuyên theo dõi đàn gà để điều chỉnh nhiệt độ phù hợp. Thường xuyên theo dõi đàn gà, điều chỉnh chụp sưởi để đảm bảo nhiệt độ thích hợp cho gà. Trường hợp nếu gà tập trung đông, tụ dưới chụp sưởi là hiện tượng gà thiếu nhiệt cần hạ thấp chụp sưởi, hoặc tăng bóng điện. Còn trường hợp gà tản ra chụp sưởi ra xa xung quanh quây úm là hiện tượng nhiệt độ trong quây úm quá cao, cần nâng cao chụp sưởi. Khi thấy gà con tản ra đều trong quây úm là nhiệt độ trong quây úm thích hợp, khi quây úm gà thì máng ăn, máng uống, rèm che đều được điều chỉnh theo tuổi gà. Ánh sáng chuồng nuôi phải đảm bảo cho gà hoạt động bình thường. • Giai đoạn gà con (4 -16 tuần tuổi) Giai đoạn này gà sinh trưởng với tốc độ nhanh, ăn nhiều do vậy cần phải cung cấp cho gà đầy đủ thức ăn, nước uống, gà được ăn tự do. Thức ăn phải luôn sạch sẽ, mới để kích thích cho gà ăn nhiều, máng phải được cọ rửa và thay nước thường xuyên, thay nước ít nhất 2 lần/ngày. Theo dõi thường xuyên, nắm rõ tình hình sức khỏe của đàn gà để kịp thời phát hiện và chữa trị những con ốm, bị bệnh * Nước uống: - Nước uống với gà đẻ là không thể thiếu dù trong bất kỳ trường hợp
  28. 21 nào. Vì vậy trong quá trình thực hiện quy trình nuôi dưỡng, chúng tôi luôn đảm bảo gà có nước sạch và mát. Chúng tôi kiểm tra, thay nước 3 lần một ngày. Làm vệ sinh máng uống ít nhất 1 lần/1 ngày. Nhiệt độ nước càng mát càng tốt. Buổi sáng từ 5h - 6h30 đảo thức ăn với men tiêu hóa, kiểm tra máng uống nước thay nước cho gà. Nếu phải cho gà uống thuốc, chúng tôi chia làm 4 lần: 8 - 10 giờ cho uống thuốc, và 14 - 16 giờ, cho uống vitamin.18 - 19h cho uống thuốc Trước khi dùng thuốc, cắt nước khoảng 30 phút, pha thuốc vào xô sau đó mới đổ vào bình, nếu dùng vitamin không phải cắt nước. * Thức ăn và cách cho ăn: - Sử dụng thức ăn dành cho gà hậu bị BF13H của công ty Đức Hạnh BMG. - Cách cho ăn: Cho gà ăn 3 bữa trong ngày: lần 1 cho ăn vào buổi sáng 50%, lần 2 vào buổi chiều 50%, buổi tối lượng thức ăn của gà tiêu tốn khá nhiều nên lượng thức ăn tùy thuộc vào mức độ phát triển của gà theo từng tuần tổi mà điều chỉnh thức ăn sao cho phù hợp. * Ánh sáng: Thời gian chiếu sáng đến 16 giờ/ngày. Trại sử dụng 100% là bóng led, vì vậy giúp tiết kiệm điện. * Các công việc khác: Thường xuyên kiểm tra gà, phát hiện, đánh dấu và xử lý những gà có vấn đề khác thường để tiếp tục theo dõi và xử lý kịp thời.loại bỏ những cá thể yếu có dấu hiệu của bệnh - Kiểm tra và sửa chữa lại máng nước bị hỏng, bóng điện hỏng. - Kiểm tra nhiệt dộ trong chuồng nuôi - Quét dọn quanh khu vực chăn nuôi - Quét dọn kho để trấu và thức ăn, vận chuyển thức ăn. - Kiểm tra để loại bỏ gà không còn khả năng sinh sản. - Kiểm tra, vệ sinh môi trường xung quanh chuồng trại.
  29. 22 2.2.5. Những hiểu biết về công tác phòng bệnh cho gia cầm: * Công tác phòng bệnh bằng vaccine: Bảng 4.1. Lịch sử dụng vaccine của Công ty Tuổi gà Tên vaccine Phòng bệnh Cách dùng 1 tuần crymarex Marex Tiêm da gáy 0,2 2 tuần Nobilis IB 4/91 IB Nhỏ mắt 3 tuần Nobilis Ma5+Clone30 IB và ND Nhỏ mắt Nhỏ miệng hoặc pha 3 tuần Nobilis Gumboro D78 Gumboro nước uống AVA - POX - CE Đậu chích màng cánh 4 tuân Nobilis Coryza Sưng phù đầu Tiêm dưới da gáy Nobilis Ma5+Clone30 IB và ND Nhỏ mắt 5 tuần Nobilis Newcavac ND Tiêm da gáy Viêm thanh khí 6 tuần Nobilis IL I Vax quản truyền Nhỏ mắt nhiễm Viêm thanh khí Nobilis IL I Vax quản truyền Nhỏ mắt 7 tuần nhiễm Nobilis Coryza Sưng phù đầu Tiêm dưới da gáy IB + ND+ Hội Nobilis IB+ND+EDS Tiêm dưới da 8 tuần chứng giảm đẻ Nobilis IB 4/91 IB Nhỏ mắt 9 tuần Nobilis Newcavac ND Tiêm da gáy 10 tuần Nobilis Ma5+Clone30 IB và ND Pha nước uống 11 tuần Nobilis Ma5+Clone30 IB và ND Pha nước uống 12tuần Nobilis Ma5+Clone30 IB và ND Pha nước uống 40 tuần Nobilis Ma5+Clone30 IB và ND Pha nước uống 45 tuần Nobilis Ma5+Clone30 IB và ND Pha nước uống 50 tuần Nobilis Ma5+Clone30 IB và ND Pha nước uống 55 tuần Nobilis Ma5+Clone30 IB và ND Pha nước uống 60 tuần Nobilis Ma5+Clone30 IB và ND Pha nước uống
  30. 23 Qua bảng 4.1, ta thấy quy trình sử dụng vaccine đối với gà đẻ trứng từ lúc gà 1 ngày tuổi đến khi gà đẻ vẫn tiếp tục sử dụng vaccine phòng IB và ND. - Trước khi gà lên đẻ, đã được làm đầy đủ tất cả các loại vaccine theo qui trình, tuy vậy định kỳ 5 tuần phải làm nhắc lại vaccine phòng bệnh ND-IB 1 lần giúp gà phòng 2 bệnh là Newcastle và bệnh viêm khí quản truyền nhiễm. - Qui trình nuôi gà sinh sản của công ty là: không lạm dụng kháng sinh trong thời gian gà đẻ, chỉ phòng định kỳ 1 tháng 1 liệu trình trong 3 ngày hoặc khi thời tiết thay đổi đột ngột hoặc điều trị bệnh. - 15 ngày dùng 1 đợt men tiêu hóa sống khoảng 5 ngày và kết hợp vitamin ADE tăng sức đẻ của đàm gà. 2.2.6. Những hiểu biết về một số bệnh thường gặp ở gia cầm * Bệnh Gumboro: - Nguyên nhân: Bệnh do virus có tên Birnavirus thuộc nhóm ARN virus gây ra lây lan rất nhanh, thời gian ủ bệnh ngắn. Các phương thức lây lan: + Lây bệnh trực tiếp: Lây trực tiếp từ gà mắc bệnh sang gà khỏe thông qua đường tiếp xúc. + Lây bệnh gián tiếp: Gà con bị bệnh thông qua gà mẹ từ trong trứng, bệnh lây qua không khí, thức ăn, nước uống và các dụng cụ chăn nuôi hay vacxin được chế từ phôi gà đã bị nhiễm virus. Vì virus gây bệnh Gumboro có thể tồn tại rất lâu trong môi trường như trên chuồng trại, máng ăn, máng uống Không bị tiêu diệt bởi các chất sát trùng thông thường, ở nhiệt độ cao (khoảng trên 60oC vẫn sống) - Triệu chứng: + Thời gian ủ bệnh ngắn thường từ 2 - 3 ngày. Đầu tiên gà có biểu hiện bay nhảy lung tung , gà mổ vào hậu môn nhau. Gà ăn kém, xù lông, lờ đờ, ủ rũ , đi lại không vững, tiêu chảy phân màu trắng, loãng và có nhiều chất nhầy. Phân dần chuyển sang màu nâu, trọng lượng gà giảm nhanh.
  31. 24 + Gà sốt nhẹ rồi sau đó sốt cao, giảm và chết sau vài ngày - Cách điều trị và phòng bệnh Bệnh do virus gây ra do đó không có thuốc điều trị đặc hiệu. Các biện pháp sau đây nếu thực hiện tốt sẽ hạn chế tỷ lệ chết ở mức thấp nhất: + Cách ly ngay các con bệnh ra khỏi đàn. + Phun thuốc khử trùng tiêu độc trong chuồng nuôi và xung quanh chuồng + Cung cấp qua nước uống đầy đủ chất điện giải và vitamin bằng cách sử dụng một trong các sản phẩm của anova như: Nova- electrovit hoặc Nova. + Aminolytes kế hợp với Nova - cplus dùng liên tục trong 5 ngày. + Hòa 25 - 50g đường Glucose vào nước cho uống; kết hợp sử dụng Anti - gum cho uống liên tục trong 5 ngày. Đồng thời tiêm kháng thể Gumboro theo hướng dẫn của nhà sản xuất. * Lưu ý: Không nên sử dụng kháng sinh trong thời gian đàn gà mắc bệnh. *Bệnh cầu trùng (Coccidiosis): - Nguyên nhân: Bệnh cầu trùng do 9 loại Coccidia gây ra. Chúng ký sinh ở tế bào biểu mô ruột. - Triệu chứng: Tùy theo từng chủng loại và vị trí gây bệnh và có những triệu chứng bệnh khác nhau. Thường gặp ở 2 thể: + Cầu trùng manh tràng: thường gặp ở gà con 4 - 6 tuần tuổi. Gà bệnh có biểu hiện ủ rũ, bỏ ăn, uống nước nhiều, phân lỏng lẫn máu tươi hoặc có màu sôcôla, mào nhợt nhạt (do thiếu máu). Mổ khám thấy manh tràng sưng to, chứa đầy máu. + Cầu trùng ruột non: bệnh thường ở thể nhẹ. Triệu chứng chủ yếu là gà ủ rũ, lông xù, cánh rũ, chậm chạp, phân màu đen như bùn, lẫn nhầy, đôi khi lẫn máu, gà gầy, chậm lớn, chết rải rác kéo dài, tỷ lệ chết thấp. - Cách điều trị và phòng bệnh
  32. 25 + Điều trị: Diclazu liều 0,5 - 1ml/lít nước uống dùng trong 3 - 5 ngày liên tục. + Thay đệm lót chuồng, sát trùng bằng Vimekon (10gr pha với 2 lít nước) hoặc Vime - Iodine (15ml pha với 4 lít nước). *Bệnh dịch tả (Newcastle): – Nguyên nhân: Gây ra bởi virus Paramyxovirus serotype 1. Bệnh Newcastle còn được gọi là dịch tả hay bệnh rù. Là bệnh thường gặp nhất ở gà, cút, bồ câu gây tổn thất lớn trong chăn nuôi gia cầm. Bệnh lây lan qua đường hô hấp và tiêu hóa do tiếp xúc trực tiếp với gà bệnh, phân hay người, chuột, dụng cụ, xe cộ, gió thổi làm virus từ nơi này lây sang nơi khác và đặc biệt lây do chim trời. Thời gian ủ bệnh từ 5 - 7 ngày có khi đến vài tuần trong điều kiện tự nhiên. – Triệu chứng: nhiễm bệnh có thể chết nhanh trong vòng 3 - 4 ngày với triệu trứng: Suy sụp, bỏ ăn, xù lông, gục đầu, thở khó khăn, ho, lờ đờ, phân lỏng màu xanh đôi khi lẫn máu, mào tím, mặt sưng Giai đoạn sau, gà bệnh đầu ngoẹo, cổ còng, quay vòng tròn, liệt chân, cánh. Đối với gà đẻ, thì sản lượng trứng giảm, trứng non nhiều, màu trắng nhợt. – Cách phòng bệnh: + Bệnh chưa có thuốc đặc trị hữu hiệu. Phòng bệnh là biện pháp tốt nhất để dịch bệnh không xảy ra. + Phòng bệnh bằng vaccine đối với gà thịt (gà trắng) phải dùng 2 lần. Đối với gà trống, gà đẻ trứng cần 5 - 6 lần và gà thả vườn cũng phải dùng 2 - 3 lần. + Phòng bệnh bằng vệ sinh tiêu độc, ngăn chim trời, chuột có thể mang mầm bệnh tới. + Vệ sinh chuồng trại định kỳ kết hợp sát trùng bằng 1 trong 2 chế phẩm Antivirus - FMB hoặc Pividine.
  33. 26 * Bệnh viêm đường hô hấp cấp mãn tính ở gà (CRD, hen gà): – Nguyên nhân: Do Mycoplasma gallisepticum (MG) gây ra, lây lan chủ yếu qua trứng, đường hô hấp và tiêu hóa. Gà mái đẻ bị nhiễm bệnh có thể truyền mầm bệnh cho gà con qua trứng hoặc do gà khỏe tiếp xúc trực tiếp với gà nhiễm bệnh và mang mầm bệnh hay gián tiếp qua thức ăn, nước uống, xe cộ, người qua lại -Triệu chứng: Gà có biểu hiện chảy nước mắt, nước mũi; thở khò khè, há mồm ra thở; xõa cánh, hay quét mỏ xuống đất, đứng ủ rũ, có tiếng rít rất điển hình (nghe rõ về đêm), gà kém ăn, gầy đi nhanh chóng. – Cách điều trị và phòng bệnh: + Điều trị: Khi gà bệnh có thể dùng kháng sinh Doxycyline liều 0,5g/lit nước uống pha trong nước uống kết hợp với vitamin và chất điện giải + Điều quan trọng hàng đầu là phải mua gà giống ở những cơ sở chăn nuôi tốt, tỷ lệ nhiễm CRD thấp. + Thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ kết hợp sát trùng bằng Vimekon (10gr pha với 2 lít nước) hoặc Vime – Iodine (15ml pha với 4 lít nước). + Vệ sinh, sát trùng trứng, máy ấp và máy nở trước và sau khi ấp để giảm tỷ lệ bệnh truyền qua trứng. + MG rất nhạy cảm với ánh sáng, nhiệt độ cao và chỉ có thể tồn tại cao nhất 3 ngày ngoài môi trường, vì thế cần thành lập quy trình chăn nuôi theo nguyên tắc: “cùng vào-cùng ra” để loại mầm bệnh. + Khi nhập đàn mới vào nên có thời gian cách ly (trung bình là 21 ngày). + Sử dụng kháng sinh trộn vào thức ăn và nước uống để kiểm soát bệnh. Có thể sử dụng một trong các thuốc sau: Anti CCRD; EST; Genta – Tylo; Vimenro. + Tăng cường sức đề kháng, chống bệnh cho gia cầm bằng: Elecamin, Vimekat plus, Vizyme, poly AD
  34. 27 * Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (Infectious Bronchitis-IB): – Nguyên nhân: Gây ra bởi virus họ Coronaviridae. Bệnh lây qua đường hô hấp và tiêu hóa do tiếp xúc với gà bệnh, hít thở không khí nhiễm mầm bệnh thổi từ chuồng này sang chuồng khác hoặc do xe cộ, người, chó, chuột mang mầm bệnh từ nơi này sang nơi khác. Bệnh xảy ra trên gà ở các lứa tuổi, nhưng nặng nhất là gà con. – Triệu chứng + Thời gian ủ bệnh từ 18 - 36 giờ. + Gà hắt hơi, thở khò khè, kém ăn, chậm lớn, lông cánh xơ xác + Ở gà con: Ho, thở hổn hển, chảy nước mũi, sốt, uể oải, gà yếu, tiêu chảy phân trắng, ăn ít, thường chụm lại thành từng bầy quanh đèn sưởi. Tỷ lệ mắc bệnh có thể lên đến 100% và tỷ lệ chết là khoảng 30%. + Ở gà đẻ trứng: Có những triệu chứng hô hấp trên, giảm đẻ và chất lượng trứng giảm thấp (lòng trắng loãng), trứng bị méo mó. – Cách điều trị và phòng bệnh: + Bệnh không có thuốc đặc trị do đó phòng bệnh là chủ yếu. Có thể phòng bệnh bằng cách dùng vaccine Biral H120 + Tiêm vaccine cho gia cầm theo lịch. + Cách ly gia cầm bệnh, đối với gia cầm đẻ thì nên loại thải. + Vệ sinh, sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi bằng 1 trong 2 chế phẩm Pividine hoặc Antivirus - FMB + Thường xuyên bổ sung ADE Solution: 2g/ 1 - 2 lít nước uống hoặc Amilyte 1 g/ 2 lít nước uống giúp tăng cường sức đề kháng * Bệnh tụ huyết trùng: – Nguyên nhân: do vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra. Bệnh thường xảy ra khi thời tiết thay đổi, cơ thể gà giảm sức đề kháng, thường lây qua đường hô hấp, tiêu hoá, vết thương ngoài da hoặc tiếp xúc với gà bệnh.
  35. 28 – Triệu chứng: ở thể quá cấp tính, triệu chứng lâm sàng không rõ, một số gia cầm mạnh khoẻ tự nhiên bị chết. + Thể cấp tính, gia cầm có những biểu hiện sau: Sốt cao (42 - 43 độ C), ủ rũ, bỏ ăn, ỉa chảy, phân có mùi thối, tím tái ở mắt, mũi, miệng có dịch nhầy. + Bệnh mạn tính xảy ra ở gia cầm sống sót qua thể cấp tính hay bị nhiễm các chủng virus yếu hơn. Triệu chứng: ủ rũ, viêm kết mạc mắt và thở khó. Trong một vài trường hợp, gia cầm có thể bị què, ngoẹo cổ + Khi mổ khám bệnh tích gia cầm chết thấy xác xung huyết nặng, nội tạng có nhiều điểm xuất huyết lấm tấm, gan bị hoại tử nhỏ. Trường hợp ít cấp tính hơn có thể thấy phù phổi, viêm phổi và viêm gan. Trường hợp mạn tính có thể thấy viêm khớp cổ chân, khớp bàn chân, có dịch viêm ở tai giữa. – Cách lây lan: Có ít nhất 16 tuýp Pasteurella multocida khác nhau về độc lực. Vi khuẩn lây từ con này sang con khác do tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp qua máng ăn, nước uống. Gia cầm có thể nhiễm bệnh do hít, ăn phải và qua kết mạc hoặc vết thương. – Điều trị và phòng bệnh: + Thể quá cấp tính thường xảy ra nhanh nên điều trị không hiệu quả. Điều trị bằng Tetracyclin hay Sulphaquinoxolone trộn vào thức ăn hoặc nước uống hay tiêm có thể có kết quả trong ổ dịch. Thông thường phải duy trì điều trị trong 1 tuần. + Nước ta đã sản xuất được vaccine vô hoạt có tác dụng bảo vệ gia cầm. Tốt nhất nên dùng vaccine chế từ chủng P. multocida địa phương. Tiêu chuẩn vệ sinh tốt và an toàn dịch bệnh là rất quan trọng trong việc giảm nguy cơ nổ ra dịch tụ huyết trùng gia cầm. Để thanh toán bệnh, phải để trống chuồng hoàn toàn, vệ sinh và tiêu độc triệt để, diệt chuột * Hội chứng giảm đẻ: – Nguyên nhân: Virus được truyền từ đàn bố mẹ qua trứng sang con,
  36. 29 hoặc do trứng, khay, dụng cụ, phương tiện vận chuyển, con người, từ vịt, ngỗng, ngan, chim hoang dã (trực tiếp hay dán tiếp qua nước uống). Sau khi xâm nhiễm vào đàn gà đẻ, Virus phát triển trong đường hô hấp, phát triển trong mô lympho ống dẫn trứng dẫn đến giảm đẻ, giảm chất lượng trứng -Triệu chứng: + Gà giảm đẻ đột ngột, trứng dị hình, nhạt màu, vỏ lụa mỏng, nhăn nheo, dị hình + Lòng trắng trứng loãng + Sức khỏe gà nhìn chung bình thường, có tiêu chảy nhất thời, có thể giảm ăn - Điều trị và phòng bệnh: + Chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, phòng bệnh là biện pháp hiệu quả nhất hiện nay. + Thường xuyên vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống sạch sẽ, tiêm phòng vaccine đầy đủ. + Bổ sung vitamin, khoáng chất, men tiêu hóa vào những thời điểm nhạy cảm của gà tránh hiện tượng stress, thay đổi thời tiết, duy trì sức khỏe và khả năng sản xuất trứng cho gà. 2.3. Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước 2.3.1. Tổng quan các nghiên cứu trong nước Chăn nuôi gà nói riêng và chăn nuôi gia cầm nói chung là nghề sản xuất truyền thống lâu đời và chiếm vị trí quan trọng thứ hai trong tổng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi nước ta. Sau ngành chăn nuôi lợn, ngành chăn nuôi gà chiếm vị trí thứ hai (gần 19%) trong tổng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi (giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi Việt Nam năm 2014 chiếm khoảng 17,6% tổng giá trị sản xuất của cả ngành nông nghiệp). Năm 2014 cả nước có 327,7 triệu con gia cầm, trong đó gà chiếm 75% (246 triệu con), vịt xấp xỉ
  37. 30 22%, còn lại là các loại gia cầm khác. Giai đoạn 2007 - 2014, tổng đàn gia cầm đạt tốc độ tăng trưởng bình quân: 5,98%/năm, trong đó gà: đạt bình quân 6,05%/năm, vịt đạt: 8,01%/năm. Hiện nay Việt Nam đứng thứ 47 trên thế giới và thứ 5 ở khu vực ASEAN về sản xuất thịt và trứng gia cầm. Năm 2014, nước ta sản xuất 226,11 ngàn tấn thịt gia cầm (chiếm 15% tổng sản phẩm thịt) tăng 26,4% so với năm 2007 và sản lượng thịt gia cầm đã đạt mức tăng trưởng bình quân: 3,84 %/năm. Sản lượng trứng gia cầm là 3,169 tỷ quả, tăng 1,3 tỷ quả so với năm 2007 và đạt mức tăng trưởng bình quân năm là 2,54%. Mức tiêu thụ trứng là 41 quả/người tăng 12,7% quả so với năm 2007 và đạt mức tăng trưởng bình quân 5,44 %/năm. Theo Trần Công Xuân và cs (2001) [16] khi nghiên cứu về khả năng sản xuất trứng của bốn dòng gà Kabir ông bà nhập nội nuôi tại trung tâm Nghiên Cứu gia cầm Thuỵ Phương - Viện Chăn nuôi đã kết luận: Khả năng sinh sản khá cao, năng suất trứng đến 70 tuần tuổi mái B: 163,34 quả, mái D quần thể 177,03 quả. Tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng giống thấp, tương đương 2,94 và 2,97 kg, khối lượng trứng trung bình 55 - 56 gam, đơn vị Haugh: 84. Tỷ lệ trứng chọn ấp là 92 - 93%. Tỷ lệ trứng có phôi 92,18 - 96,02%. Theo Nguyễn Huy Đạt và cs (2001) [11] cho biết: Sức sống cao qua các giai đoạn của hai dòng gà như sau: Gà con 1 - 5 tuần tuổi dòng M1 đạt 97,3 - 97,8%, dòng M2 đạt 96,3%. Gà 6 - 20 tuần dòng M1 đạt 97,5%, dòng M2 đạt 96%. Gà đẻ dòng M1 đạt 98,4 - 98,8 %, dòng M2 đạt 98,35%. Sản lượng trứng 7 tháng đẻ dòng M1 đạt 157,1 - 167,6 quả, dòng M2 đạt 158,3 quả. Thức ăn tiêu tốn cho 10 quả dòng M1 là 3 - 3,26 kg, dòng M2 là 3,17kg. Khối lượng trứng lớn nhất ở tuần 38 dòng M1 đạt 55 -55,4 gam, dòng M2 đạt 55,3 gam với đơn vị Haugh đạt 91 - 93 %, đảm bảo ấp nở cao 89,7 - 90,7% và gà nở ra loại I đạt 87,1 - 88,6%.
  38. 31 Theo Phùng Đức Tiến và cs, 2007 [14] khi nghiên cứu về khả năng sản xuất của bốn dòng gà Sasso đã kết luận: Gà có khả năng thích nghi cao với điều kiện khí hậu nước ta do vậy tỷ lệ nuôi sống đạt 95,12 - 100%. Năng suất trứng/mái/11 tuần đẻ của gà mái X04 là 39,29 quả. Năng suất trứng/mái/13 tuần đẻ của gà mái A01 là 55,93 quả. Tỷ lệ có phôi cao 94,93%, tỷ lệ nở/tổng số trứng vào đạt 79,23%. Theo kết quả nghiên cứu của Trần Long và cs (1994) [18], gà Ri sinh trưởng chậm, nuôi từ 1 - 42 ngày tuổi khối lượng bình quân đạt 327,6g tiêu tốn thức ăn là 2,985kg/kg tăng khối lượng, tỷ lệ nuôi sống hai tuần đầu chỉ đạt 73,8%. 2.3.2. Tổng quan các nghiên cứu ngoài nước Ngành chăn nuôi gia cầm trên thế giới đã và đang phát triển mạnh về số lượng và chất lượng, đặc biệt là các nước phát triển như Mỹ, Pháp, Hà Lan, Đức Theo tài liệu của FAO công bố: Năm 1997 sản lượng thịt gia cầm trên thế giới đạt trên 59 triệu tấn, tăng 3 triệu tấn so với năm 1996. Đứng đầu thế giới về sản lượng thịt gia cầm vẫn là Hoa Kỳ (25,3%). Từ năm 1994 Trung Quốc đã vượt Brazil để chiếm lĩnh vị trí thứ 2 (19,5%), có 41 nước chăn nuôi gia cầm phát triển, đảm đương sản xuất 90% sản lượng thịt gia cầm. Đến năm 2005, về sản lượng thịt: Mỹ đứng đầu trên thế giới 18.538.000 tấn (22,9%), thứ 2 là Liên Xô 14.689.000 tấn (18,1%) tiếp theo đến Trung Quốc 8.895.000 tấn (11,0%), Pháp 2.272.000 tấn (2,8%), Italia 1.971.000 tấn (2,4%) và Anh 1.965.000 tấn (2,4%) tổng trên thế giới là 81.014.000 tấn. Còn về sản lượng trứng: Đứng đầu vẫn là nước Mỹ với 24.348.000 tấn (41,1%), sau đó đến Liên Xô 5.330.000 tấn (9,0%), Nhật Bản 2.492.000 tấn (4,2%), Trung Quốc 2.465.000 tấn (4,2%) tổng trên thế giới 59.233.000 tấn. Để có được những sản phẩm chất lượng tốt, năng suất cao đáp ứng nhu cầu của con người cũng như đòi hỏi khắt khe của thị trường các nước, trên thế
  39. 32 giới đã không ngừng cải tiến con giống cũng như dinh dưỡng và phương thức nuôi. Mỗi nước đều có những cơ sở, trung tâm chọn lọc, lai tạo để cho ra các giống gà mới với năng suất và chất lượng cao như ở Mỹ tạo ra các giống gà đã được sử dụng như Plymouth, gà siêu thịt Avian, AA nhiều nước đã sử dụng gà Plymouth để sản xuất gà Broiler đạt hiệu quả cao từ nhiều dòng như dòng 488 (con trống) lai với dòng 433 (con mái), dùng dòng 799 (dòng trống chuyên thịt) lai với con lai 132A tạo ra gà nuôi thịt 791 có khả năng sinh trưởng nhanh, năng suất thịt cao. Ở Anh hãng Ross Breeser đã nghiên cứu và tạo ra giống gà Ross siêu thịt với nhiều dòng và tạo ra nhiều tổ hợp lai như Ross 208, Ross 308, Ross 508 cho năng suất chất lượng thịt cao, khả năng sinh trưởng nhanh. Ngoài ra còn rất nhiều các giống gà chuyên sản xuất thịt được tạo ra ở nhiều nước như: gà Hybro ở Hà Lan, AA (Abor Acrer) ở Mỹ, Lohmann Meat ở Cộng hoà Liên Bang Đức và các giống gà chuyên trứng như: Goldline 54 của Hà Lan, Leghorn của Italia, Babcock – B380 của hãng IPS (International Porltry Serices Limited) vương quốc Anh Việc lai tạo các giống gà với nhau nhằm giữ lại các đặc điểm quý, cải thiện những tính rạng còn hạn chế và dần hình thành một số giống mới có khả năng sản xuất tốt, đáp ứng nhu cầu nhiều mặt của con người.
  40. 33 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 3.1. Đối tượng Gà Lương Phượng giai đoạn hậu bị. 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành Địa điểm: trại gà Phạm Đình Dừa xã Yết Kiêu, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương. Thời gian: Từ 18/11/2017 đến 25/05/2018. 3.3. Nội dung thực hiện Đánh giá tình hình chăn nuôi gà tại trại. Trực tiếp thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng gà hậu bị tại trại. Thực hiện qui trình phòng và trị bệnh cho từng loại gà tại trại. 3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện 3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi Tỷ lệ nuôi sống. ∑ Số gà cuối kỳ (con) - Tỷ lệ nuôi sống(%) = x 100 ∑ Số gà đầu kỳ (con) Tỷ lệ mắc bệnh. ∑ Số con mắc bệnh -Tỷ lệ mắc bệnh (%) = x 100 ∑ Số con theo dõi Tỷ lệ khỏi bệnh ∑ Số con khỏi bệnh - Tỷ lệ khỏi bệnh ( % ) = x 100 ∑ Số con điều trị
  41. 34 3.4.2. Phương pháp theo dõi Cập nhật thông tin thông qua sổ sách tại trại. Trực tiếp hỏi thông tin và tự tìm hiểu qua các nguồn khác. Quan sát trực tiếp đàn gà hằng ngày. Thực hiện đầy đủ qui trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn gà hậu bị tại trại. * Công tác chuẩn bị chuồng trại: • Công tác chuẩn bị chuồng gà - Chuồng nuôi với tường cứng, độ thông thoáng tốt. Thiết kế cửa sổ, cửa ra vào tốt nhất về lợi dụng ánh sáng và độ thông thoáng tự nhiên. Chuồng nuôi được che chắn vào những thời điểm có gió lùa, nhiệt độ xuống thấp, ấm áp vào mùa đông, thoáng mát mùa hè. - Nhiệt độ: Các lô thí nghiệm được che chắn và có hệ thống cung cấp nhiệt vào những thời điểm nhiệt độ xuống thấp, đảm bảo nhiệt độ 1 - 10 ngày tuổi dưới chụp sưởi là 30 - 33°C. - Máng ăn, máng uống: Giai đoạn 1 - 10 ngày tuổi sử dụng khay ăn, khay ăn tiêu chuẩn 50 gà/ khay, cho uống bằng máng gallon (50 gà/máng). Giai đoạn 14 ngày tuổi trở đi thay bằng máng ăn treo tròn với 2 cm/gà, cho uống bằng máng uống với 1 cm/gà. - Trước khi nhận gà vào nuôi, chuồng đã được để trống từ 12 - 15 ngày, chuồng được quét dọn sạch sẽ bên trong và bên ngoài, hệ thống cống rãnh thoát nước, nền chuồng, vách ngăn được quét vôi. Sau đó được tiến hành phun thuốc sát trùng bằng dung dịch Han - iodine 10% - Tất cả các dụng cụ chăn nuôi như: Khay ăn, máng ăn, máng uống đều được cọ rửa sạch sẽ, ngâm thuốc sát trùng Han-iodine 10% trong vòng 20 phút và phơi nắng trước khi vào chuồng nuôi. Trước khi nhập gà về nuôi, chuồng đã được để trống từ 10 - 15 ngày và được quét dọn sạch sẽ bên trong, bên ngoài, lối đi, hệ thống cống rãnh thoát
  42. 35 nước, nền chuồng, tường nhà và vách ngăn được quét vôi, sau đó tiến hành phun thuốc sát trùng bằng dung dịch Han - iodine 10%. Tất cả các dụng cụ như: khay ăn, máng uống, bóng điện đều được cọ rửa sạch sẽ và phun thuốc sát trùng, phơi nắng trước khi đưa vào chuồng nuôi. Ngoài ra, phải quây bạt kín quanh chuồng nuôi, trải đều trấu trên mặt sàn và chuẩn bị đèn úm. * Công tác chọn giống: Trong chăn nuôi, khâu chọn giống có ý nghĩa rất lớn và hết sức quan trọng quyết định đến hiệu quả chăn nuôi. Gà con được chọn phải đảm bảo các tiêu chí sau: + Hoạt động khỏe mạnh, biểu hiệu bình thường. + Chân thẳng đứng, ngón thẳng. Hai mắt sáng, mỏ thẳng và khép kín. + Lông khô và bóng mượt. Màu sắc đặc trưng, bình thường của giống. + Khối lượng kích thước bình thường theo yêu cầu của từng giống, dòng. + Bụng thon gọn, mềm, rốn khô, khép kín hoàn toàn, lỗ huyệt bình thường. * Công tác chăm sóc nuôi dưỡng: Tùy theo từng giai đoạn phát triển của gà và khả năng sản xuất của từng giống mà áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho phù hợp. • Giai đoạn úm gà con (1 – 4 tuần tuổi): Khi chuyển gà con về chúng tôi tiến hành cho gà vào quây và cho gà uống nước ngay. Nước uống cho gà phải sạch và pha B.complex + Vitamin C + đường glucoza 5% cho gà uống hết lượt sau 2 - 3h mới cho gà ăn bằng khay. Trong giai đoạn này nhiệt độ trong quây úm luôn đảm bảo từ 32 - 35°C sau đó nhiệt độ giảm dần theo tuổi của gà và khi gà lớn nhiệt độ của gà là 22°C. Thường xuyên theo dõi đàn gà để điều chỉnh nhiệt độ phù hợp. Thường xuyên theo dõi đàn gà, điều chỉnh chụp sưởi để đảm bảo nhiệt độ thích hợp cho gà. Trường hợp nếu gà tập trung đông, tụ dưới chụp sưởi là
  43. 36 hiện tượng gà thiếu nhiệt cần hạ thấp chụp sưởi, hoặc tăng bóng điện. Còn trường hợp gà tản ra chụp sưởi ra xa xung quanh quây úm là hiện tượng nhiệt độ trong quây úm quá cao, cần nâng cao chụp sưởi. Khi thấy gà con tản ra đều trong quây úm là nhiệt độ trong quây úm thích hợp, khi quây úm gà thì máng ăn, máng uống, rèm che đều được điều chỉnh theo tuổi gà. Ánh sáng chuồng nuôi phải đảm bảo cho gà hoạt động bình thường. * Giai đoạn gà con (4 - 16 tuần tuổi) Giai đoạn này gà sinh trưởng với tốc độ nhanh, ăn nhiều do vậy cần phải cung cấp cho gà đầy đủ thức ăn, nước uống, gà được ăn tự do. Thức ăn phải luôn sạch sẽ, mới để kích thích cho gà ăn nhiều, máng phải được cọ rửa và thay nước thường xuyên, thay nước ít nhất 2 lần/ngày. Theo dõi thường xuyên, nắm rõ tình hình sức khỏe của đàn gà để kịp thời phát hiện và chữa trị những con ốm, bị bệnh. *Thực hiện quy trình phòng bệnh cho gà bằng vaccine. Bảng 4.2. Lịch dùng vaccine cho gà Lương Phượng Loại vaccine, Ngày tuổi Liều lượng, cách dung sản phẩm Lasota lần 1 Nhỏ mắt 1 giọt 7 Gumboro lần 1 Nhỏ miệng 3 giọt Lasota lần 2 Nhỏ mắt1 giọt 21 Gumboro lần 2 Nhỏ miệng 3 giọt 45 Newcastle H1 Tiêm dưới da màng cánh Ký sinh trùng đường máu ghép 64 - 70 Marcoc – E.coli e.coli ghép hen ghép cầu trùng Ký sinh trùng đường máu ghép 90 - 112 Marcoc – E.coli e.coli ghép hen ghép cầu trùng
  44. 37 Theo dõi tình hình mắc bệnh để kịp thời sử lý và điều trị bệnh. - Bệnh CRD - Nguyên nhân: Do Mycoplasma gallisepticum (MG) gây ra, lây lan chủ yếu qua trứng, đường hô hấp và tiêu hóa. Gà mái đẻ bị nhiễm bệnh có thể truyền mầm bệnh cho gà con qua trứng hoặc do gà khỏe tiếp xúc trực tiếp với gà nhiễm bệnh và mang mầm bệnh hay gián tiếp qua thức ăn, nước uống, xe cộ, người qua lại - Triệu chứng: Gà có biểu hiện chảy nước mắt, nước mũi, thở khò khè, há mồm ra thở, xõa cánh, hay quét mỏ xuống đất, đứng ủ rũ, có tiếng rít rất điển hình (nghe rõ về đêm), gà kém ăn, gầy đi nhanh chóng. - Cách điều trị và phòng bệnh + Điều trị: Khi gà bệnh có thể dùng kháng sinh Doxycyline liều 0,5g/lit nước uống pha trong nước uống kết hợp với Vitamin và chất điện giải. Theo dõi, Ghi chép số liệu chính xác, trung thực về diễn biến tình hình của đàn gà 3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu Các số liệu thu thập được trong quá trình theo dõi thí nghiệm được xử lý trên phần mềm Microsoft Excel trên máy vi tính.
  45. 38 Phần 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Kết quả nuôi dưỡng và chăm sóc đàn gà Trong quá trình thực tập ở trại, được sự giúp đỡ tận tình của cô giáo Đỗ Thị Lan Phương và cán bộ ở trại, các bạn sinh viên cùng khóa thực tập và cùng với sự cố gắng của bản thân. Em đã rút ra được những kinh nghiệm quý báu và đạt được một số kết quả như sau: 4.1.1. Công tác chăn nuôi Trong quá trình chăn nuôi, chúng em thường xuyên quét dọn vệ sinh chuồng trại, khai thông cống rãnh, phát quang bụi rậm, phun thuốc sát trùng, tẩy uế máng ăn, máng uống. Trước khi vào khu vực chuồng nuôi phải thay quần áo bảo hộ lao động, đi ủng, đen khẩu trang, đội mũ chuyên dụng Sát trùng chuồng trại trước khi đưa gà vào chuồng. Việc vệ sinh, sát trùng hàng ngày luôn được trại quan tâm và làm thường xuyên. Theo quy định của trại việc vệ sinh sát trùng chuồng trại sẽ được thực hiện ít nhất 1 lần/ngày, tôi đã thực hiện được 7 lần/ tuần vệ sinh sát trùng, đạt tỷ lệ 100% và 1 lần/tuần quét và rắc vôi bột đường đi, đạt tỷ lệ 100 %. Phun sát trùng xung quanh chuồng trại được phun định kỳ 1lần/tuần bằng thuốc sát trùng Virkon S của Bayer pha 100g với 20 lít nước phun 300 ml dung dịch đã pha trên cho 1 m2 bề mặt, lịch sát trùng là 1 lần /1 tuần, tôi thực hiện đạt tỷ lệ 100%. Kết quả cụ thể được trình bày qua bảng 4.3
  46. 39 Bảng 4.3. Kết quả công tác chăm sóc, nuôi dưỡng Số lượng Thực hiện Tỷ lệ STT Công việc (số được (số ( % ) lần/tuần) lần/tuần ) 1 Cho gà ăn hàng ngày 21 21 100 2 Quét dọn máng ăn 14 14 100 3 Vệ sinh đường nước uống 7 7 100 4 Đảo chuồng thêm trấu 1 1 100 5 Điều chỉnh nhiệt độ 7 7 100 6 Kiểm tra đàn gà 16 16 100 7 Vệ sinh sát trùng hàng ngày 7 7 100 8 Quét và rắc vôi đường đi 1 1 100 Phun sát trùng định kỳ xung 9 1 1 100 quanh chuồng trại Qua bảng 4.3. chúng em thấy quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và khả năng sinh sản và phát dục của đàn gà hậu bị Lương Phượng. Chính vì vậy, cần phải cho gà lương phượng ăn đúng bữa và đủ lượng thức ăn dinh dưỡng theo quy định. Tôi đã thực hiện nghiêm túc việc cho gà ăn hàng ngày, đạt tỉ lệ 100%. Vệ sinh máng ăn, đường nước uống hàng ngày cho gà để đảm bảo vệ sinh, cũng như hạn chế bệnh tật, tôi đã thực hiện được 7 lần trong một tuần. Thay nước 3 lần trên ngày, để đảm bảo gà không bị thiếu nước ở giai đoạn hậu bị giúp gà phát triển khỏe mạnh, đạt tỉ lệ 100%. 4.1.2. Kết quả về tỷ lệ nuôi sống Tỷ lệ nuôi sống là một chỉ tiêu rất quan trọng, phản ánh sức sống của dòng, giống, phản ánh tình trạng sức khỏe, khả năng chống chịu bệnh tật, khả năng thích nghi đối với điều kiện môi trường, đồng thời nó còn là thước đo việc thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý đàn gà. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức sản xuất và giá thành sản phẩm của đàn gia cầm, do đó người chăn nuôi phải lựa chọn được giống tốt, thức ăn tốt, thực hiện
  47. 40 nghiêm ngặt các quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh thú y và phòng trừ dịch bệnh để đạt được tỷ lệ nuôi sống cao nhất. Kết quả theo dõi về tỷ lệ nuôi sống của gà Lương Phượng qua các tuần tuổi được trình bày ở bảng 4.4 Bảng 4.4. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (%) Số lượng Số lượng gà Trong Tuần tuổi Cộng dồn (%) gà đầu kỳ chết tuần 1 7000 13 7000 100,00 2 6987 24 6987 99,82 3 6963 19 6963 99,50 4 6944 16 6944 99,76 5 6928 11 6928 99,84 6 6917 9 6917 99,86 7 6908 15 6908 99,78 8 6893 8 6893 99,88 9 6885 10 6885 99,85 10 6875 7 6875 98,21 11 6868 4 6868 98,11 12 6864 9 6864 98,05 13 6855 13 6855 97,92 14 6842 17 6842 97,74 15 6825 4 6825 97,50 16 6821 8 6821 97,44 17 6813 11 6813 97,30 18 6802 13 6802 97,17 19 6798 0 6798 96,84 20 6798 1 6798 96,84 21 6797 3 6797 97,10 22 6794 1 6794 97,05 23 6793 14 6793 97,04 24 6779 10 6779 96,84 25 6769 0 6769 96,70
  48. 41 Qua bảng 4.4 cho thấy: Tỷ lệ nuôi sống của gà Lương Phượng ở năm tuần đầu đều đạt trung bình 99 %. Đây là bài học tốt cho việc nuôi úm gà con, đặc biệt là gà con bị vận chuyển đường xa thì việc chuẩn bị và chăm sóc chu đáo là điều hết sức cần thiết, cụ thể trước khi đưa gà vào chuồng nuôi, gà con được chọn lọc kỹ lưỡng, chuồng trại được chuẩn bị chu đáo, tạo mọi điều kiện tốt nhất để gà con thích nghi với môi trường sống mới và bổ sung thêm vitamin C, Glucoza, B.complex, các loại kháng sinh vào thức ăn, nước uống là điều hết sức cần thiết. Gà chết bắt đầu xuất hiện ở tuần thứ 2 đến tuần 14 vì trong giai đoạn này gà chết bắt đầu xuất hiện ở tuần thứ 2 đến lúc tuần 16 vì tuần thứ 3 trở đi gà nhiễm bệnh với số lượng nhiều và có nhiều bệnh khác nhau, đặc biệt là có sự nhiễm ghép giữa các bệnh với nhau trong cùng độ tuổi nên gà ở các tuần tuổi sau tỷ lệ nuôi sống giảm dần. Ở tuần tuổi thứ 20 tỷ lệ nuôi sống cộng dồn là 96,84%. Từ thực tế nuôi dưỡng và kết quả phân tích trên chúng tôi đánh giá gà Lương Phượng có khả năng thích nghi tốt với điều kiện ngoại cảnh, phù hợp với điều kiện chăn nuôi ở Việt Nam nói chung và tỉnh Hải Dương nói riêng. 4.1.3. Công tác phòng bệnh bằng thuốc và vaccine cho gà Công tác tiêm phòng cho đàn gà của trại: Phòng vaccine cho đàn gia cầm để có miễn dịch chủ động đảm bảo an toàn trước dịch bệnh, cho gà uống nước đường Glucoza và B - complex để tăng cường sức đề kháng cho gà. Vaccine được pha để nhỏ mắt, mũi hay uống tùy thuộc vào phương pháp sử dụng do nhà sản xuất vaccine khuyến cáo. Chúng tôi sử dụng vaccine phòng bệnh cho đàn gà. Kết quả được trình bày ở bảng 4.5.
  49. 42 Bảng 4.5. Kết quả phòng bệnh bằng thuốc và vaccine cho gà Kết quả Số lượng Nội dung công việc Số lượng Tỷ lệ (con) (con) (%) Phòng bệnh bằng vaccine An toàn 1.Newcastle +IB 7000 7000 100,00 2.Gumboro 6985 6985 100,00 3.Newcastle 6980 6980 100,00 4.Cúm gia cầm 6975 6975 100,00 5.Lasota lần 1 6969 6969 100,00 Qua bảng 4.5 Phòng và sử dụng các loại vaccine: Tất cả gà đều được tiêm các loại vaccine và phòng bệnh đúng quy trình kỹ thuật. Trong thời gian thực tập tại cơ sở, tôi đã trực tiếp thực hiện công tác tiêm vaccine cho gà tại cơ sở tỷ lệ an toàn là 100 %. Qua đó cũng cho tôi biết được việc phòng bệnh hơn chữa bệnh rất quan trọng 4.4. Kết quả chẩn đoán và điều trị một số bệnh trên một đàn gà hậu bị Bệnh CRD - Nguyên nhân: Do Mycoplasma gallisepticum (MG) gây ra, lây lan chủ yếu qua trứng, đường hô hấp và tiêu hóa. Gà mái đẻ bị nhiễm bệnh có thể truyền mầm bệnh cho gà con qua trứng hoặc do gà khỏe tiếp xúc trực tiếp với gà nhiễm bệnh và mang mầm bệnh hay gián tiếp qua thức ăn, nước uống, xe cộ, người qua lại - Triệu chứng: Gà có biểu hiện chảy nước mắt, nước mũi; thở khò khè, há mồm ra thở; xõa cánh, hay quét mỏ xuống đất, đứng ủ rũ, có tiếng rít rất điển hình (nghe rõ về đêm), gà kém ăn, gầy đi nhanh chóng. – Cách điều trị và phòng bệnh
  50. 43 + Điều trị: Khi gà bệnh có thể dùng kháng sinh Doxycyline liều 0,5g/lit nước uống pha trong nước uống kết hợp với vitamin và chất điện giải. Số lượng gà mắc bệnh CRD là 500 nhưng được điều trị sớm nên kết quả điều trị cao nên tỷ lệ chết 10 %. Bệnh CRD chết 50 gà tỉ lệ khỏi bệnh đạt 96,20 %, Bệnh nhiễm khuẩn E. coli - Nguyên nhân: Gây bệnh là vi khuẩn gram âm Escherichia coli, đặc biệt là các chủng O1, O2, O76, có các yếu tố bám dính và sinh độc tố gây ra. Thường là nhiễm khuẩn kế phát khi gia cầm bị stress hay nhiễm một số bệnh khác làm cho miễn dịch suy yếu, điển hình là hen và cầu trùng. Kế phát bệnh nhiễm khuẩn E. coli thường làm bệnh trở nên trầm trọng và gây thiệt hại lớn cho chăn nuôi. - Triệu chứng: Bệnh có dấu hiệu không đặc hiệu. Đàn gà giảm ăn, xuất hiện một số đám phân loãng, vàng, xanh lẫn nhiều bọt khí, tỷ lệ đẻ giảm. - Điều trị: điều trị toàn đàn bằng thuốc Hamcoli - forte (thành phần Amoxycillin + Colistin) cho uống và kết hợp vitamin C + B.complex tăng sức đề kháng cho gà. Nhờ phát hiện sớm và kịp thời nên số lượng gà mắc bệnh thấp 200 đã được điều trị kịp thời tỉ lệ chết 20 % tỉ lệ khỏi đạt 80 % Bệnh mổ nhau - Nguyên nhân: do mật độ gà quá đông, thiếu vitamin, chất khoáng - Triệu chứng: Gà mổ cắn nhau ở khắp nơi trên cơ thể như đầu, cánh, đuôi và hậu môn gây chảy máu. Máu chảy tiếp tục là nhân tố kích thích gà mổ cắn nhau. - Điều trị + Kiểm tra mật độ đàn, nhiệt độ chuồng nuôi, lượng thức ăn nước uống, cân đối khẩu phần thức ăn. + Gà bị hấp dẫn bởi máu và vết thương nên cần nhanh chóng tách riêng gà bị thương ra khỏi đàn. + Biện pháp cắt mỏ là biện pháp hữu hiệu nhất hiện nay.
  51. 44 + Bổ sung các chất khoáng và vitamin cho toàn đàn, số lượng gà mắc bệnh 145 tỉ lệ chết 2,75 % tỉ lệ khỏi 97,25 % *Bệnh cầu trùng (Coccidiosis) – Nguyên nhân: Bệnh cầu trùng do 9 loại Coccidia gây ra. Chúng ký sinh ở tế bào biểu mô ruột. – Triệu chứng: Tùy theo từng chủng loại và vị trí gây bệnh và có những triệu chứng bệnh khác nhau. Thường gặp ở 2 thể: + Cầu trùng manh tràng: thường gặp ở gà con 4 - 6 tuần tuổi. Gà bệnh có biểu hiện ủ rũ, bỏ ăn, uống nước nhiều, phân lỏng lẫn máu tươi hoặc có màu sôcôla, mào nhợt nhạt (do thiếu máu). Mổ khám thấy manh tràng sưng to, chứa đầy máu. + Cầu trùng ruột non: bệnh thường ở thể nhẹ. Triệu chứng chủ yếu là gà ủ rũ, lông xù, cánh rũ, chậm chạp; phân màu đen như bùn, lẫn nhầy, đôi khi lẫn máu; gà gầy, chậm lớn; chết rải rác kéo dài, tỷ lệ chết thấp. – Cách điều trị và phòng bệnh + Điều trị: Diclazu liều 0,5 – 1ml/lít nước uống dùng trong 3 - 5 ngày liên tục. + Thay đệm lót chuồng, sát trùng bằng Vimekon (10gr pha với 2 lít nước) hoặc Vime – iodine (15ml pha với 4 lít nước). Số lượng mắc bệnh 978 tỉ lệ chết 0,6% tỉ lệ khỏi 99,48% Kết quả điều trị bệnh được tính ở bảng. Bảng 4.6. Kết quả điều trị bệnh Số gà điều trị Số gà khỏi Tỷ lệ khỏi STT Tên bệnh (con) bệnh (con) (%) 1 CRD 500 481 96,20 Nhiễm khuẩn 2 200 160 80,00 E. coli 3 Cắn mổ nhau 145 141 97,25 4 Cầu trùng 978 973 99,48
  52. 45 Qua bảng 4.6. chúng tôi thấy trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng đàn gà mắc một số bệnh như CRD, nhiễm khuẩn E. coli nhưng đươc điều trị sớm nên kết quả điều trị cao nên tỷ lệ chết thấp. Bệnh CRD chết 19 gà tỉ lệ khỏi bệnh đạt 96,20%, bệnh nhiễm khuẩn E. Coli chết 40 gà tỉ lệ khỏi bệnh đạt 80,00%, cắn mổ nhau chết 4 gà tỉ lệ khỏi đạt 97,25%, cầu trùng chết 5 gà tỉ lệ khỏi bệnh đạt 99,48% 4.5. Các công tác khác Trong quá trình thực tập ngoài việc chăm sóc và nuôi dưỡng đàn gà thì bản thân tôi còn tham gia một số công việc như sau: - Vệ sinh quét dọn chỗ ăn chỗ ở - Tiêu độc, khử trùng dụng cụ chăn nuôi, chuồng trại và khu vực xung quanh. - Tham gia làm vaccine gà hậu bị gà 1 ngày tuổi gà chọi, gà đẻ trứng. - Quét dọn kho để trấu và trồng cây xanh xếp trứng và lò ấp, vận chuyển thức ăn. - Tham gia cải tạo môi trường xung quanh trại, cải tạo ao nuôi cá. - Lọc và loại bỏ những gà không còn khả năng sinh sản. - Tham gia bắt, cân và bán gà.
  53. 46 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận Qua 6 tháng thực tập tốt nghiệp tại trại gà của tập đoàn Olmix và Vipha vet, em có một số kết luận về trại như sau : - Về hiệu quả chăn nuôi của trại: + Hiệu quả chăn nuôi của trại khá tốt. + Gà phát triển đều. đảm bảo an toàn vệ sinh thú y. + Tỷ lệ nuôi sống gà tại trại cao đạt tỷ lệ trên 90 %. - Về công tác thú y của trại: + Quy trình phòng bệnh cho đàn gà tại trang trại luôn thực hiện nghiêm ngặt, với sự giám sát chặt chẽ của chủ trại và tập đoàn Olmix Trong 6 tháng thực tập tại trại tôi đã thực hiện 180 lần vệ sinh sát trùng hằng ngày, 24 lần quét và rắc vôi đường đi, 24 lần phun sát trùng định kỳ xung quanh chuồng trại. Quy trình phòng bệnh bằng vaccine được trại thực hiện nghiêm túc, đầy đủ và đúng kỹ thuật. Tỷ lệ phòng vaccine cho đàn gà đạt 100%. - Về công tác điều trị bệnh + Kết quả điều trị bệnh cho gà đạt tỷ lệ trung bình 90% - Những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế: Qua 6 tháng thực tập tại trại tôi đã được học hỏi và chỉ dạy rất nhiều điều về kiến thức cũng như các thao tác kỹ thuật trong chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn gà. Những công việc tôi đã được học và làm như: + Tiêm vaccine cho gà hậu bị gà đẻ và gà chọi có tại trại. + Chẩn đoán và điều trị bệnh cho gà. + Tham gia vào quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn gà hậu bị cũng như gà chọi của trại. + Cách thức quản lý, tổ chức của trại.
  54. 47 5.2. Đề nghị - Trại gà cần thực hiện tốt hơn nữa quy trình vệ sinh phòng bệnh và quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc để giảm tỷ lệ gà mắc các bệnh về sinh sản nói riêng và bệnh tật nói chung. - Khâu vệ sinh, sát trùng, điều trị bệnh phải thực hiện một cách sát sao và nghiêm ngặt hơn.
  55. 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt 1. Brandsch H. và Bilchen H. (1978), "Cơ sở của sự nhân giống và di truyền ở gia cầm", Cơ sở khoa học của nhân giống và nuôi dưỡng gia cầm, Nguyễn Chí Bảo dịch, Nxb Khoa học và kỹ thuật, tr. 132 - 156. 2. Bùi Hữu Đoàn (2010), “Đánh giá khả năng sản xuất trứng của gà F1 (Lerghorn x Ai Cập)”, Tạp trí chăn nuôi số 6-2010, tr. 20-21. 3. Đinh Thị Hoài Linh (2013), Nghiên cứu về khả năng sản xuất của gà bố mẹ Ai Cập lai với 2 phương thức nuôi nhốt và bán nuôi nhốt tại tỉnh Vĩnh Phúc, Luận văn thạc sĩ Khoa học Nông nghiệp, Trường Đại học Nông lâm ĐH Thái Nguyên. 4. Đoàn Xuân Trúc, Nguyễn Văn Xuân, Nguyễn Thị Tiếp, Hoàng Văn Hải, Nguyễn Huy Đạt, Nguyễn Thành Đồng (2004), "Nghiên cứu khả năng sản xuất của gà ông bà và bố mẹ Sasso nuôi tại Xí nghiệp gà giống Tam Đảo và Trung tâm nghiên cứu gia cầm Vạn Phúc", Báo cáo khoa học chăn nuôi thú y - phần chăn nuôi gia cầm, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 90-98. 5. Hồ Xuân Tùng (2009), Khả năng sản xuất của một số công thức lai giữa gà Lương Phượng và gà Ri để phục vụ chăn nuôi nông hộ, Luận án tiến sĩ Nông nghiệp, Viện Chăn nuôi, tr. 67-70. 6. Khavecman (1972), "Sự di truyền năng xuất ở gia cầm", Cơ sở di truyền của năng suất và chọn giống động vật, tập 2 Johansson chủ biên, Phan Cự Nhân, Trần Đình Miên, Trần Đình Trọng dịch, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. 7. Lê Hồng Mận, Đoàn Xuân Trúc, Nguyễn Huy Đạt, Nguyễn Thanh Sơn (1996), "Nghiên cứu các tổ hợp lai giữa hai dòng gà thịt HV85 và Plymouth Rock", Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật gia cầm (1986 -1996), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 26 - 30.
  56. 49 8. Lê Thị Nga (2004), "Nghiên cứu khả năng cho thịt của tổ hợp lai giữa gà Kabir với gà Tam Hoàng Jiangcun", Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học - công nghệ chăn nuôi gà, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 180. 9. Nguyễn Duy Hoan, Bùi Đức Lũng, Nguyễn Thanh Sơn, Đoàn Xuân Trúc (1999)", Chăn nuôi gia cầm, Giáo trình dùng cho cao học và nghiên cứu sinh, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 10. Nguyễn Hoài Tao, Tạ An Bình (1985), “Một số chỉ tiêu về tính năng sản xuất và chất lượng trứng - thịt gà Ri”, Tuyển tập công trình nghiên cứu chăn nuôi 1969-1984, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 100-107. 11. Nguyễn Huy Đạt, Nguyễn Thành Đồng, Lê Thanh Ân, Hồ Xuân Tùng, Phạm Bích Hường (2001), “Nghiên cứu đặc điểm sinh học và tính năng sản xuất của gà lông màu Lương Phượng hoa nuôi tại trại thực nghiệm Liên Ninh ”, Báo cáo khoa học chăn nuôi thú y tại Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 65 - 70. 12. Nguyễn Văn Thạch (1996), Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, cho thịt và sinh sản của gà Ri nuôi bán thâm canh, Luận văn thạc sĩ Khoa học Nông nghiệp, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam. 13. Nguyễn Văn Thiện (1995), Di truyền số lượng ứng dụng trong chăn nuôi, Nxb Nông nghiệp Hà Nội, tr. 192-194. 14. Phùng Đức Tiến, Nguyễn Ngọc Dụng, Nguyễn Quý Khiêm, Hoàng Văn Lộc, Bạch Thị Thanh Dân, Đỗ Thị Sợi, Lê Thị Thu Hiền, Khuất Thị Tuyên (2007), “Kết quả bước đầu nghiên cứu khả năng xuất bốn dòng gà Sasso ông bà", Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học công nghệ - Chăn nuôi gia cầm an toàn thực phẩm và môi trường, Nxb Nông nghiệp Hà Nội, tr. 197. 15. Phùng Đức Tiến, Nguyễn Quý Khiêm, Đỗ Thị Sợi (2004), "Nghiên cứu khả năng sản xuất của gà Sasso dòng X44 nuôi tại trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương", Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học - công nghệ chăn nuôi gà, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 118.
  57. 50 16. Trần Công Xuân, Hoàng Văn Lộc, Bạch Thị Thanh Dân, Lê Thu Hiền, Nguyễn Quý Khiêm, Phùng Đức Tiến và cộng sự (2001), Kết quả nghiên cứu khả năng sản xuất của gà Lương Phượng hoa Trung Quốc, Báo cáo khoa học năm 2001, phần nghiên cứu giống gia cầm, Viện Chăn nuôi Quốc gia. Hà Nội tháng 6/2002. 17. Trần Công Xuân, Phùng Đức Tiến, Hoàng Văn Lộc, Bạch Thị Thanh Dân, Lê Thu Hiền, Nguyễn Quý Khiêm, Đỗ Thị Sợi, Nguyễn Liên Hương (2004), "Kết quả nghiên cứu khả năng sản xuất của gà Lương Phượng hoa Trung Quốc", Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học - công nghệ chăn nuôi, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 39. 18. Trần Long (1994), Xác định đặc điểm di truyền 1 số tính trạng sản xuất và lựa chọn giống thích hợp với các dòng gà thịt Hybro HV85, Luận án Phó tiến sĩ KHNN, Viện KHKT Việt Nam, tr. 36, 95 - 110. 19. Trần Thanh Vân, Nguyễn Duy hoan, Nguyễn Thị thúy Mỵ (2015), Giáo trình chăn nuôi gia cầm, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội. 20. Trịnh Xuân Cư, Hồ Lam Sơn, Lương Thị Hồng, Nguyễn Đăng Vang (2001), “Nghiên cứu một số đặc điểm về ngoại hình và tính năng sản xuất của gà Mía trong điều kiện chăn nuôi tập trung”, Báo cáo Khoa học Chăn nuôi thú y, thành phố Hồ Chí Minh tháng 4/2001, tr. 244-253. 21. Vũ Duy Giảng (1998), Dinh dưỡng và thức ăn gia súc, Nxb Nông nghiệp. 22. Vũ Quang Ninh (2002), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của giống gà xương đen Thái Hòa - Trung Quốc, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. II. Tài liệu nước ngoài 23. Chen B. J.(1994), Noll S. L., Waibel f. E. (1994), "Dietary biotin and Turker breeder perfomance", Poultry Science USA, May vol,73 (5), pp. 682-686. 24. Morris T. P. (1967), "Light requirements of the fowl, In: Carter, T,C: Environment control in poultry production, Oliver and Boys, Edinburgh 15.
  58. PHỤ LỤC MỘT SỐ HÌNH ẢNH CHO ĐỀ TÀI Ảnh 1: Cám dành cho gà hậu bị của Ảnh 2: Gà lương phượng tại trại. công ty BMG Ảnh 3: Tiêm vaccine Ảnh 4: Sửa đường ống nước
  59. Ảnh 5: Men tiêu hóa Ảnh 6.Vaccine phòng 2 bệnh là Newcastle và bệnh viêm khí quản truyền nhiễm Ảnh 7: Thuốc điều trị bệnh CRD
  60. Ảnh 8: Thuốc giải độc gan thận Ảnh 9: Thuốc điều trị nhiễm khuẩn E. coli Ảnh 10: Phân gà bị bệnh cầu trùng Ảnh 11: Thuốc trị bệnh cầu trùng