Khóa luận Thực hiện qui trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh phân trắng lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi tại trại Trần Văn Tuyên, xã Đoàn Kết, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình và biện pháp phòng trị bệnh
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Thực hiện qui trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh phân trắng lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi tại trại Trần Văn Tuyên, xã Đoàn Kết, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình và biện pháp phòng trị bệnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_thuc_hien_qui_trinh_cham_soc_nuoi_duong_va_phong_t.pdf
Nội dung text: Khóa luận Thực hiện qui trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh phân trắng lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi tại trại Trần Văn Tuyên, xã Đoàn Kết, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình và biện pháp phòng trị bệnh
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HỨA THỊ ĐIỂM Tên chuyên đề: “THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG VÀ PHÒNG TRỊ BỆNH PHÂN TRẮNG LỢN CON TỪ SƠ SINH ĐỀN 21 NGÀY TUỔI TẠI TRẠI TRẦN VĂN TUYÊN,XÃ ĐOÀN KẾT, HUYỆN YÊN THỦY, TỈNH HÒA BÌNH” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Thú y Khoa : Chăn nuôi thú y Khóa học : 2015- 2019 Thái Nguyên, năm 2019
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HỨA THỊ ĐIỂM Tên chuyên đề: THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG VÀ PHÒNG TRỊ BỆNH PHÂN TRẮNG LỢN CON TỪ SƠ SINH ĐỀN 21 NGÀY TUỔI TẠI TRẠI TRẦN VĂN TUYÊN, XÃ ĐOÀN KẾT, HUYỆN YÊN THỦY, TỈNH HÒA BÌNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Thú y Khoa : Chăn nuôi thú y Lớp : K47TY - N02 Khóa học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Mạnh Cường Thái Nguyên, năm 2019
- i LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp, để hoàn thành khóa luận của mình, tôi đã nhận được sự chỉ bảo tận tình của thầy giáo hướng dẫn, sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong Khoa Chăn nuôi thú y và Ban lãnh đạo trại chăn nuôi lợn gia công của công ty Cổ Phần Charoen Pokphand Việt Nam. Tôi cũng nhận được sự cộng tác nhiệt tình của các bạn sinh viên,đội ngũ kỹ sư, công nhân trong trang trại, sự giúp đỡ, cổ vũ động viên của người thân trong gia đình. Nhân dịp này tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Nguyễn Mạnh Cường đã rất tận tình và trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện thành công khóa luận này. Tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm đã tạo điều kiện thuận lợi và cho phép tôi thực hiện khóa luận này. Tôi xin cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa cùng toàn thể các thầy cô giáo khoa Chăn nuôi thú y đã tạo điều kiện, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới Công ty Cổ phần chăn nuôi Charoen Pokphand Việt Nam, chủ trại cùng toàn thể anh chị em công nhân trong trại của gia đình ông Trần Văn Tuyên về sự hợp tác giúp đỡ bô trí thí nghiệm, theo dõi các chỉ tiêu và thu thập số liệu làm cơ sở cho khóa luận này. Cuối cùng, tôi xin dành lòng biết ơn tới người thân, gia đình và bạn bè đã giúp đỡ, cổ vũ, động viên về tinh thần và vật chất cho tôi trong suốt thời gian tiến hành thực tập và hoàn thành khóa luận này. Xin trân trọng cảm ơn tất cả sự giúp đỡ đó! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Hứa Thị Điểm
- ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Lịch sát trùng trại lợn nái 11 Bảng 2.2: Lịch phòng bệnh của trại lợn nái 12 Bảng 4.1. Tình hình chăn nuôi của trại năm 2017 –T5/2019 37 Bảng 4.2. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh chăm sóc ,nuôi dưỡng 38 Bảng 4.3. Kết quả tiêm phòng cho lợn tại cơ sở 38 Bảng 4.4. Kết quả điều trị bệnh cho lợn 39 Bảng 4.5: Tỷ lệ lợn con mắc bệnh theo đàn và theo cá thể 40 Bảng 4.6: Tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng theo tháng theo dõi 41 Bảng 4.7: Tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng theo lứa tuổi 42 Bảng 4.8:Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con theo tính biệt 44 Bảng 4.9: Các triệu chứng lâm sàng của lợn mắc bệnh phân trắng 44 Bảng 4.10: Kết quả mổ khám bệnh tích 45 Bảng 4.11: Kết quả điều trị thử nghiệm bệnh phân trắng lợn con 46 Bảng 4.12. Kết quả thực hiện công tác khác trên đàn lợn 47
- iii DANH MỤC VIẾT TẮT Viết tắt Ý nghĩa Cl. Clostridium perfringens Cs Cộng sự ĐVT Đơn vị tính E.coli: Escherichia coli Kg Kilogam KHKT: Khoa học kỹ thuật Nxb: Nhà xuất bản PTLC Phân trắng lợn con STT Số thứ tự TB Trung bình TT Thể Trọng
- 1 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CÁC BẢNG ii DANH MỤC VIẾT TẮT iii MỤC LỤC 1 Phần 1.MỞ ĐẦU 1 1.1 Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của chuyên đề 2 1.2.1. Mục tiêu của chuyên đề 2 1.2.2. Yêu cầu của chuyên đề 2 Phần II.TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1. Điều kiện cơ sở thực tập 3 2.1.1. Điều kiện tự nhiên của nơi thực tập 3 2.1.2. Cơ sở vật chất của nơi thực tập 3 2.1.3 Thuận lợi và khó khăn 7 2.1.4. Quy trình hc ăm sóc, nuôi dưỡng lợn tại trại 8 2.1.5. Quy trình phòng và trị bệnh cho lợn tại trại 10 2.1.6.Một số bệnh thường gặp trên đàn lợn con tại trại 12 2.2. Cơ sở khoa học của đề tài 14 2.2.1 Đặc điểm sinh lý của lợn con từ sơ sinh đến cai sữa 14 2.2.2. Hiểu biết về vi khuẩn E.coli 19 2.2.3. Hiểu biết về bệnh phân trắng lợn con 21 2.2.4. Một số loại thuốc kháng sinh thường dùng để điều trị bệnh phân 29 2.3. Tổng quan các nghiên cứu trong nước và ngoài nước 31 2.3.1 Tình hình nghiên cứu về bệnh phân trắng lợn con trong nước 31 2.3.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 33 Phần 3.ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH.35
- 2 3.1. Đối tượng nghiên cứu 35 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 35 3.3. Nội dung thực hiện 35 3.4. Phương pháp nghiên cứu 35 3.4.1. Phương pháp điều tra 35 3.4.2. Phương pháp chẩn đoán lâm sàng 35 3.4.3. Xác định bệnh tích thông qua kết quả mổ khám tại chỗ 36 3.5. Phương pháp xử lý số liệu 36 Phần 4.KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 37 4.1. Cơ cấu đàn lợn của trại trong 3 năm gần đây 37 4.2.Kết quả thực hiện công tác vệ sinh chăm sóc,nuôi dưỡng cho đàn lợn 38 4.3. Kết quả thực hiện công tác phòng và trị bệnh cho lợn 38 4.4. Tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con từ sơ sinh- 21 ngày tuổi tại trại.39 4.4.1. Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng theo đàn, theo cá thể 39 4.4.2. Tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con theo tháng theo dõi 41 4.4.3. Tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con theo lứa tuổi 42 4.4.4. Tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con theo tính biệt 44 4.4.5. Kết quả theo dõi triệu chứng lâm sàng ở lợn mắc bệnh phân trắng lợn con 44 4.4.6. Kết quả mổ khám bệnh tích lợn chết do mắc bệnh phân trắng lợn con.45 4.4.7. Kết quả điều trị thử nghiệm bệnh phân trắng lợn con 46 4.4.8.Kết quả thực hiện công tác khác tại trại 47 PHẦN 5.KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 48 5.1. Kết luận 48 5.2. Đề nghị 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO 50 PHỤ LỤC
- 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Nước ta vốn là một nước nông nghiệp, trong đó chăn nuôi là một ngành nghề rất quan trọng và thu hút được nhiều lao động. Chăn nuôi cung cấp một nguồn thực phẩm không thể thiếu được đối với nhu cầu đời sống con người, có giá trị dinh dưỡng cao như: thịt, trứng, sữa , cung cấp phân bón cho ngành trồng trọt, các phụ phẩm: da, lông, sừng cho công nghiệp chế biến. Chính vì thế chăn nuôi lợn hiện đang là ngành đang rất phổ biến và trở thành yếu tố quan trọng để phát triển kinh tế hộ gia đình nông nghiệp, tạo điều kiện cho các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, chăn nuôi truyền thống chuyển sang mô hình chăn nuôi trang trại theo hướng công nghiệp hiện đại. Cùng với đó việc chăn nuôi lợn ngày càng được mở rộng và phát triển mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hóa thì tình hình dịch bệnh xảy ra như một thách thức đồi với ngành chăn nuôi, làm ảnh hưởng rất lớn đến năng xuất, chất lượng hiệu quả kinh tế của ngành chăn nuôi lợn. Đặc biệt là bệnh phân trắng lợn con giai đoạn sơ sinh đến 21 ngày tuổi. Bệnh xảy ra khắp nới trên thế giới, ở các nước đang phát triển. Như Việt Nam bệnh xảy ra hầu như quanh năm, nhất là khi thời tiết có sự thay đổi đột ngột (lạnh, ẩm ) kết hợp với điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng không đảm bảo vệ sinh, lợn con sinh ra không được bú kịp thời hoặc do sữa đầu của mẹ thiếu không đủ chất dinh dưỡng. Bệnh phân trắng ở lợn con là bệnh truyền nhiễm cấp tính. Lợn con mắc bệnh này sẽ bị ỉa chảy, bệnh do vi khuẩn E.coli gây nên, khi lợn con mắc bệnh nếu điều trị không kịp thời sẽ dẫn đến còi cọc, chậm lớn, làm ảnh hưởng đến chất lượng con giống, khả năng sinh trưởng, phát triển chậm, gây tổn thất kinh tế lớn cho người chăn nuôi. Do đó ngoài yếu tố dinh dưỡng, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng thì công tác thú y là khâu rất quan trọng. Việc phòng và điều
- 2 trị bệnh phân trắng cho lợn con góp phần làm tăng hiệu quả chăn nuôi lợn sinh sản và đảm bảo cho sự tăng trưởng trong cơ cấu đàn. Mặc dù đã được quan tâm chăm sóc rất tốt, xong do ảnh hưởng của thời tiết và một phần công tác thú y chưa mang lại hiệu quả, nên bệnh phân trắng ở lợn con vẫn xảy ra thường xuyên và gây hậu quả nghiêm trọng. Xuất phát từ thực tiễn trên, được sự hướng dẫn của thầy giáo TS. Nguyễn Mạnh Cường tôi thực hiện chuyên đề: “thực hiện qui trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh phân trắng lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi tại trại Trần Văn Tuyên, xã Đoàn Kết, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình và biện pháp phòng trị bệnh” 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của chuyên đề 1.2.1. Mục tiêu của chuyên đề - Tìm hiểu quy trình chăn nuôi, vệ sinh phòng bệnh của trại chăn nuôi. - Nâng cao được trình ộđ chuyên môn. 1.2.2. Yêu cầu của chuyên đề - Xác định được tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con từ giai đoạn sơ sinh đến 21 ngày tuổi tại trại của ông Trần Văn Tuyên. - Điều trị thử nghiệm bệnh phân trắng lợn con bằng 2 loại thuốc có hiệu quả.
- 3 Phần II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Điều kiện cơ sở thực tập 2.1.1. Điều kiện tự nhiên của nơi thực tập 2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên a. Vị trí địa lý Xã Đoàn Kết thuộc huyện Yên Thủy của tỉnh Hòa Bình. Huyện Yên Thuỷ cách thành phố Hoà Bình khoảng 85km. Cách thành phố Ninh Bình đường quốc lộ 1A khoảng 50km. Cách thủ đô Hà Nội, sân bay quốc tế nội bài khoảng 100km. Cách thành phố Sơn La khoảng 250km. Phía đông Yên Thuỷ giáp với huyện Lạc Thuỷ tỉnh Hoà Bình. Phía tây Yên Thuỷ giáp với huyện Lạc Sơn tỉnh Hoà Bình. Phía nam Yên Thuỷ giáp với huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình và huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hoá. Phía Bắc Yên Thuỷ giáp với huyện Kim Bôi tỉnh Hoà Bình. b. Điều kiện khí hậu Khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông ngắn, lạnh, ít mưa, mùa hè dài, nóng, mưa nhiều. Đặc biệt do địa hình có độ dốc nhẹ về phía đông và không có nhiều sông suối nên trên địa bàn hầu như không có lũ lụt vào mùa mưa. 2.1.2. Cơ sở vật chất của nơi thực tập 2.1.2.1 Điều kiện cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng của trại * Giới thiệu sơ lược về trại Trại lợn nái ông Trần Văn Tuyên nằm trên địa phận xã Đoàn Kết, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình. Là trại lợn gia công của Công ty Chăn nuôi CP Việt Nam (Công ty TNHH Charoen Pokphand Việt Nam). Hoạt động theo phương thức chủ trại xây dựng cơ sở vật chất, thuê công nhân, công ty đưa tới giống lợn, thức ăn, thuốc thú y, cán bộ kỹ thuật. Hiện nay, trang trại
- 4 do ông Trần Văn Tuyên làm chủ trại, cán bộ kỹ thuật của Công ty Chăn nuôi CP Việt Nam chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của trang trại. Mỗi một khâu trong quy trình chăn nuôi, đều được khoán đến từng công nhân, nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm, thúc đẩy sự phát triển của trang trại. *Cơ cấu tổ chức của trang trại Cơ cấu tổ chức gồm 3 nhóm: + Nhóm quản lý: 1 chủ trại phụ trách chung, 1 bảo vệ chịu trách nhiệm bảo vệ tài sản chung của trại. + Nhóm kỹ thuật: 2 kỹ sư chăn nuôi, 1 kỹ sư di truyền, 1 kỹ thuật điện, 1 kế toán phụ trách chuyên môn. + Nhóm công nhân: 20 công nhân, 5 sinh viên thực tập thực hiện công việc chuyên môn. Với đội ngũ nhân công trên, trại phân ra làm các tổ khác nhau như tổ chuồng nái đẻ, tổ chuồng nái chửa. Các tổ có bảng chấm công riêng cho từng công nhân trong tổ, ngoài ra các tổ trưởng có nhiệm vụ đôn đốc, quản lý các thành viên trong tổ nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm và thúc đẩy sự phát triển của trang trại. * Cơ sở vật chất của trang trại Trang trại có tổng diện tích là 4,2 ha, nằm trên địa bàn xã Đoàn Kết, có địa hình chủ yếu là núi đá vôi nhưng đường giao thông đã được nâng cấp, thuận tiện cho việc đi lại, vận chuyển. Để đảm bảo công tác phát triển sản xuất chăn nuôi và sinh hoạt của công nhân, trại được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất kỹ thuật gồm: Khu nhà điều hành, khu nhà ở cho công nhân, bếp ăn tập thể, các công trình phục vụ cho công nhân và các hoạt động khác của trại. Khu chăn nuôi có hàng rào bao bọc xung quanh và có cổng vào riêng. Chuồng trại được quy hoạch, bố trí xây dựng phù hợp với hướng chăn nuôi
- 5 công nghiệp, hệ thống chuồng nuôi lồng, nền sàn bê tông cho lợn nái, lợn đực, sàn nhựa cho lợn con cùng với hệ thống vòi nước tự động và máng ăn.Chuồng nuôi được xây dựng đảm bảo đủ cho 1200 nái cơ bản, bao gồm: + 2 chuồng nái chửa: chuồng 1 và chuồng 2, mỗi chuồng gồm 6 dãy, mỗi dãy có 89 ô để nuôi và chăm sóc lợn nái trong thời gian mang thai, được sắp xếp theo các kỳ mang thai khác nhau. Riêng chuồng 1: dãy 1 được thiết kế cho lợn nái chờ phối, có khu thử lợn, ép lợn và dãy 2 có khu làm nơi thụ tinh nhân tạo cho lợn nái. + 3 chuồng nái đẻ: mỗi chuồng gồm khu A và khu B, mỗi khu có 2 dãy, mỗi dãy có 29 ô chuồng được thiết kế sàn nhựa cho lợn con và sàn bê tông cho lợn mẹ. + 1 chuồng đực giống: bao gồm 34 ô để nuôi lợn đực và 1 ô để khai thác tinh. + 4 chuồng cách ly: dùng để nuôi lợn hậu bị được nhập từ các trại gia công lợn hậu bị của Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam, mỗi chuồng có thể nuôi được từ 30 - 40 lợn hậu bị.Lợn được nuôi ở đây trong thời gian 3 tháng, thời gian này lợn được sử dụng vắc xin đầy đủ trước khi được đưa lên làm lợn nái sinh sản. Hệ thống chuồng được xây dựng khép kín hoàn toàn. Phía đầu chuồng là hệ thống giàn mát, cuối chuồng được thiết kế quạt hút gió, có hệ thống điện chiếu sáng và bóng đèn hồng ngoại để sưởi ấm, úm lợn con, đảm bảo thoáng mát về mùa Hè, ấm áp về mùa Đông bằng cách điều chỉnh hệ thống quạt, giàn mát và bóng đèn sưởi ấm trong chuồng. Mỗi chuồng được lắp đặt máy bơm nước để tắm cho lợn và vệ sinh chuồng trại hằng ngày, cuối chuồng có hệ thống thoát phân và nước thải. Bên cạnh chuồng lợn đực có xây dựng phòng pha chế tinh, với đầy đủ dụng cụ và thiết bị như: kính hiển vi, nhiệt kế, đèn cồn, máy ép ống tinh, tủ lạnh bảo quản tinh, nồi hấp, panh, kéo Trong khu
- 6 chăn nuôi, đường đi lại giữa các ô chuồng, các khu khác đều được đổ bê tông và có các chậu nước sát trùng để trước cửa ra vào chuồng. Ngay tại cổng vào khu chăn nuôi có xây dựng 5 phòng tắm sát trùng cho cán bộ kỹ thuật và công nhân trước khi ra, vào chuồng chăm sóc lợn, 1 kho thuốc, 2 kho cám, 1 phòng ăn và 2 phòng nghỉ trưa cho công nhân. Một số thiết bị khác cũng được trang bị đầy đủ: tủ lạnh bảo quản vắc xin, tủ thuốc để bảo quản và dự trữ thuốc của trại, xe chở cám từ nhà kho xuống các dãy chuồng, máy nén khí phun sát trùng di động khu vực trong và ngoài chuồng nuôi. 2.1.2.2.Tình hình chăn nuôi của trang trại trong những năm qua * Công tác chăn nuôi: Nhiệm vụ chính của trang trại là sản xuất con giống và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật. Hiện nay, trung bình lợn nái của trại sản xuất được 2,40-2,45 lứa/năm. Số con sơ sinh là 13 con/đàn, số con cai sữa là 11,46 con/đàn, lợn con theo mẹ được nuôi đến 21 ngày tuổi, chậm nhất là 26 ngày thì tiến hành cai sữa và chuyển sang các trại chăn nuôi lợn giống của công ty CP. Theo đánh giá của Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam thì mức độ sản xuất của trại vào loại khá. Trang trại có 29 con lợn đực giống. Các lợn đực giống này được nuôi nhằm mục đích kích thích động dục cho lợn nái và khai thác tinh để thụ tinh nhân tạo. Tinh lợn được khai thác từ 3 giống lợn là Landrace, Yorkshire và Duroc. Lợn nái được phối 3 lần và được luân chuyển giống cũng như lợn đực. Thức ăn cho lợn nái là thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh có chất lượng cao, được Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam cung cấp cho từng đối tượng lợn của trại. * Công tác vệ sinh:
- 7 Chuồng trại được xây dựng thoáng mát về mùa Hè, ấm áp về mùa Đông, xung quanh các chuồng nuôi được trồng cây xanh nhằm tạo sự thoáng mát tự nhiên. Hàng ngày luôn có công nhân quét dọn vệ sinh chuồng trại, thu gom phân, nước tiểu, khơi thông cống rãnh, đường đi trong trại được quét dọn, phun thuốc sát trùng, hành lang đi lại được quét dọn và rắc vôi theo quy định. Công nhân, kỹ sư, khách tham quan trước khi vào khu chăn nuôi đều phải sát trùng tắm rửa sạch sẽ, thay quần áo bảo hộ lao động. * Công tác phòng bệnh: Trong khu vực chăn nuôi, hành lang giữa các chuồng và bên ngoài chuồng đều được rắc vôi bột, các phương tiện vào trại được sát trùng một cách nghiêm ngặt ngay tại cổng vào. Quy trình phòng bệnh bằng vắc xin luôn được trang trại thực hiện nghiêm túc, đầy đủ và đúng kỹ thuật. Đối với từng loại lợn có quy trình tiêm phòng riêng, từ lợn nái, lợn hậu bị, lợn đực cho đến lợn con. Lợn được tiêm vắc xin ở trạng thái khỏe mạnh, được chăm sóc nuôi dưỡng tốt, không mắc các bệnh truyền nhiễm và các bệnh mãn tính khác để tạo được trạng thái miễn dịch tốt nhất cho đàn lợn. Tỷ lệ tiêm phòng vắc xin cho đàn lợn luôn đạt 100%. * Công tác trị bệnh: Cán bộ kỹ thuật có nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra đàn lợn thường xuyên, các bệnh xảy ra ở lợn nuôi tại trại luôn được kỹ thuật viên phát hiện sớm, cách ly, điều trị ngay ở giai đoạn đầu, vì vậy hiệu quả điều trị thường cao (85 – 95%) trong một thời gian ngắn, không gây thiệt hại nhiều cho trang trại. 2.1.3 Thuận lợi và khó khăn 2.1.3.1. Thuận lợi - Được sự quan tâm, tạo điều kiện và có các chính sách hỗ trợ đúng đắn của UBND xã Đoàn Kết, Trạm Thú y huyện Yên Thủy.
- 8 - Được Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam cung cấp về con giống, thức ăn và thuốc thú y có chất lượng tốt. - Chuồng trại được trang bị bằng các thiết bị hiện đại, điện lưới và hệ thống nước sạch luôn cung cấp đầy đủ cho sinh hoạt và chăn nuôi. - Chủ trại có năng lực, năng động, nắm bắt được tình hình xã hội, luôn quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ kỹ thuật và công nhân. - Đội ngũ cán bộ kỹ thuật có chuyên môn vững vàng; đội ngũ công nhân rất nhiệt tình, năng động và có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Do đó đã mang lại hiệu quả chăn nuôi cao cho trang trại. 2.1.3.2. Khó khăn - Đội ngũ công nhân trong trại còn thiếu về số lượng, do đó ảnh hưởng đến tiến độ công việc. - Trang thiết bị,vật tư, hệ thống chăn nuôi còn thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất. - Trong những năm gần đây, thời tiết diễn biến phức tạp kèm theo dịch bệnh khó kiểm soát, gây khó khăn cho chăn nuôi. Những khó khăn trên đòi hỏi trại phải đẩy mạnh công tác phòng, chống dịch bệnh và nâng cao sức đề kháng cho đàn lợn tại trại. 2.1.4. Quy trình hc ăm sóc, nuôi dưỡng lợn tại trại Trong quá trình thực tập tại trang trại, tôi đã tham gia chăm sóc nái đẻ, tham gia đỡ đẻ, chăm sóc cho lợn con theo mẹ đến cai sữa. Trực vệ sinh, chăm sóc, theo dõi đàn lợn thí nghiệm. Thực hiện quy trình chăm sóc nái chờ đẻ, nái đẻ, đàn lợn con theo mẹ đến khi cai sữa như sau: - Đối với nái chửa: Lợn nái chửa được nuôi chủ yếu ở chuồng nái chửa 1 và 2. Hàng ngày, vào kiểm tra lợn để phát hiện lợn phối không đạt, lợn nái bị sảy thai, lợn mang thai giả, vệ sinh, dọn phân không để cho lợn nằm đè lên phân, lấy thức ăn cho lợn ăn, rửa máng, phun thuốc sát trùng hàng ngày, xịt gầm, cuối
- 9 giờ chiều phải chở phân ra khu xử lý phân. Lợn nái chửa được ăn loại thức ăn 566, 567SF với khẩu phần ăn tùy theo tuần chửa, thể trạng, lứa đẻ như sau: Đối với nái chửa từ tuần chửa 1 đến tuần chửa 12 ăn thức ăn 566 với tiêu chuẩn 2 kg/con/ngày, cho ăn 1 lần trong ngày. Đối với nái chửa từ tuần 13 đến tuần chửa 14 ăn thức ăn 566 với tiêu chuẩn 3 - 3,5 kg/con/ngày, cho ăn 1 lần trong ngày. Đối với nái chửa từ tuần 15 trở đi được ăn thức ăn 567SF với tiêu chuẩn 3- 3,5kg/con/ngày, cho ăn 1 lần trong ngày. - Đối với nái đẻ: Lợn nái chửa được chuyển lên chuồng đẻ trước ngày đẻ dự kiến 7 - 10 ngày. Trước khi chuyển lợn lên chuồng đẻ, chuồng phải được dọn dẹp, sát trùng và cọ, rửa sạch sẽ. Lợn chuyển lên phải được ghi đầy đủ thông tin lên bảng ở đầu mỗi ô chuồng. Thức ăn của lợn chờ đẻ được cho ăn với tiêu chuẩn ăn 3 kg/ngày, chia làm 2 bữa sáng, chiều. Lợn nái chửa trước ngày đẻ dự kiến 3 ngày, giảm tiêu chuẩn ăn xuống 1,5 kg/con/bữa Khi lợn nái đẻ được 2 ngày tăng dần lượng thức ăn từ 0,5 - 1kg/con/ngày chia làm hai bữa sáng, chiều. Đối với nái nuôi con quá gầy hoặc nuôi nhiều con có thể cho ăn tăng lượng thức ăn lên 2 kg/con/ngày. - Đối với đàn lợn con theo mẹ đến khi cai sữa: + Ngay sau khi đẻ ra lợn được tiến hành cắt rốn, bấm nanh. + Lợn con 2 - 3 ngày tuổi được bấm số tai, bấm đuôi và tiêm sắt, cho uống thuốc phòng phân trắng lợn con và tiêu chảy. + Lợn con 3 - 4 ngày tuổi cho lợn con uống thuốc phòng cầu trùng. + Lợn con 4 - 5 ngày tuổi tiến hành thiến lợn đực. + Lợn con được từ 4 - 6 ngày tuổi tập cho ăn bằng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh 550SF. + Lợn con được 16 - 18 ngày tuổi tiêm phòng dịch tả.
- 10 + Lợn con được 21 - 26 ngày tuổi tiến hành cai sữa cho lợn. Giữ chuồng luôn khô ráo, sạch sẽ, điều chỉnh nhiệt độ phù hợp với nhiệt độ từng giai đoạn lợn con (giai đoạn lợn con từ 1 - 7 ngày tuổi, 7 - 14 ngày tuổi, và 14 đến 21 ngày tuổi). Mỗi ngày tiến hành kiểm tra thường xuyên sức khỏe của lợn để xử lý nhanh nhất như: tiêu chảy, đau chân, thiếu sắt, thiếu sữa, gầy yếu, không đủ ấm cho lợn uống thuốc kịp thời. Đánh dấu sau khi điều trị cho lợn để theo dõi và kiểm tra dễ dàng hơn. 2.1.5. Quy trình phòng và trị bệnh cho lợn tại trại * Vệ sinh phòng bệnh Chuồng nuôi luôn được vệ sinh sạch sẽ, chuồng được tiêu độc bằng thuốc sát trùng Omnicide 2 lần/ngày, pha với tỷ lệ 320ml sát trùng/1000 lít nước. Ở các chuồng đẻ sau khi cai sữa, lợn mẹ được chuyển lên chuồng nái chửa 1 (khu vực cai sữa). Sau khi xuất lợn con, các tấm đan chuồng này được tháo ra mang ngâm ở hố sát trùng bằng dung dịch NaOH 10%, ngâm trong 1 ngày sau đó được cọ sạch, phơi khô. Khung chuồng cũng được cọ sạch, xịt bằng dung dịch NaOH pha với nồng độ loãng, sau đó xịt lại bằng dung dịch vôi xút. Gầm chuồng cũng được vệ sinh sạch sẽ, tiêu độc khử trùng kỹ sau đó rắc vôi bột. Để khô 1 ngày rồi tiến hành lắp đan vào, sau đó đuổi lợn chờ đẻ từ chuồng nái chửa 2 xuống. - Chuồng trại phải luôn khô ráo, sạch sẽ. - Tiêu độc và sát trùng chuồng đẻ trước và sau khi sinh bằng các loại thuốc sát trùng Iodox, Bioclean. - Giữ ấm cho lợn con ngay sau khi sinh nhất là vào mùa mưa, cho lợn con bú sữa đầu càng sớm càng tốt để hấp thu dưỡng chất và kháng thể, tiêm bổ sung sắt cho lợn con vào lúc 3 và 10 ngày tuổi. - Cho lợn con tập ăn sớm (7 – 10 ngày) để giúp ruột non sớm tạo ra
- 11 enzyme có lợi cho quá trình tiêu hóa sau này. Khi cai sữa để đàn lợn tại chuồng khoảng 1 tuần để tránh nhiễm các chủng E.coli khác gây bệnh. - Tiêm phòng vaccin E.coli cho lợn nái 2 lần vào lúc 4 tuần và 2 tuần trước khi sinh, kháng thể thụ động truyền qua sữa sẽ bảo hộ lợn con phòng bệnh trong thời gian bú mẹ. Bảng 2.1. Lịch sát trùng trại lợn nái Trong chuồng Ngoài khu Ngoài Thứ Chuồng Chuồng vực chăn Chuồng đẻ Chuồng nái chửa cách ly nuôi Chủ Phun sát Phun sát trùng nhật trùng Quét hoặc Phun sát Phun sát Phun sát trùng Phun sát Thứ 2 rắc vôi trùng toàn trùng toàn + rắc vôi trùng đường đi bộ khu vực bộ khu vực Phun sát trùng + Quét hoặc Phun sát Thứ 3 quét vôi đường rắc vôi trùng đi đường đi Thứ 4 Xả vôi gầm Phun sát trùng Rắc vôi Rắc vôi Phun sát trùng Thứ 5 Phun ghẻ Phun ghẻ + xả vôi gầm Phun sát Phun sát trùng Phun sát Phun sát Phun sát Thứ 6 trùng + rắc vôi trùng trùng trùng Vệ sinh Vệ sinh Vệ sinh tổng Vệ sinh Thứ 7 tổng tổng chuồng tổng khu chuồng chuồng (Nguồn: phòng kỹ thuật công ty CP) * Tiêm phòng vaccine Quy trình tiêm phòng, phòng bệnh cho đàn lợn của trang trại được thực
- 12 hiện tích cực, thường xuyên và bắt buộc. Tiêm phòng cho đàn lợn nhằm tạo ra trong cơ thể chúng miễn dịch chủ động, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Bảng 2.2: Lịch phòng bệnh của trại lợn nái Loại Phòng Vaccine/ Đường Liều lợn Tuần tuổi bệnh thuốc đưa Lượng /chế phẩm thuốc (ml/con) Thiếu sắt Fe + B12 Tiêm 1 2 - 3 ngày Lợn Tiêu chảy Nova-ampisur Tiêm 1 con 3 - 6 ngày Cầu trùng Nova - coc 5% Uống 1 16 - 18 ngày Dịch tả Coglapest Tiêm bắp 2 25, 29 tuần tuổi Khô thai Parvo Tiêm bắp 2 26 tuần tuổi Dịch tả Coglapest Tiêm bắp 2 Lợn 27, 30 tuần tuổi Giả dại Begonia Tiêm bắp 2 hậu bị 28 tuần tuổi LMLM Aftopor Tiêm bắp 2 Lợn nái 10 tuần chửa Dịch tả Coglapest Tiêm bắp 2 chửa 12 tuần chửa LMLM Aftopor Tiêm bắp 2 (Nguồn: Phòng kỹ thuật công ty CP) 2.1.6.Một số bệnh thường gặp trên đàn lợn con tại trại - Công tác chẩn đoán Làm tốt công tác chẩn đoán sẽ giúp con vật nhanh chóng khỏi bệnh , giảm tỷ lệ chết, giảm thời gian dùng thuốc và giảm thiệt hại về kinh tế. Vì vậy, hàng ngày chúng tôi cùng cán bộ kỹ thuật tiến hành theo dõi lợn ở các ô chuồng để phát hiện những lợn có biểu hiện khác thường. Khi mới phát bệnh, lợn không có biểu hiện triệu chứng điển hình, thường thấy con vật ủ rũ, mệt mỏi, ăn uống giảm hoặc bỏ ăn, ít hoạt động, thân nhiệt tăng. Do vây, để chẩn đoán chính xác được bệnh không những dựa vào biểu hiện bên ngoài của con vật mà còn phải dựa vào kinh nghiệm của
- 13 cán bộ kỹ thuật, công nhân có tay nghề cao và đôi khi còn phải sử dụng những biện pháp phi lâm sàng khác. - Công tác điều trị bệnh Trong thời gian thực tập tại trại lợn, bằng kiến thức đã học, cùng với sự giúp đỡ c ủa bác chủ trại chúng tôi đã tiến hành chẩn đoán và điều trị một số bệnh xảy ra tại trại. Cụ thể: Bệnh phân trắng lợn con + Nguyên nhân: bệnh phân trắng ở lợn con là một hội chứng hoặc một trạng thái lâm sàng rất đa dạng.Do trực khuẩn E.coli thuộc họ Enterobacteriaceae, nhiều loại Samonella (S.choleraesuis, S.typhysuis ) và đóng vai trò phụ là: Proteus, Steptococcus. Trong điều kiện bình thường vi khuẩn E.coli khu trú tự nhiên trong đường tiêu hoá của lợn, chủ yếu ở cuối ruột non và suốt ruột già. Do việc nuôi dưỡng chăm sóc lợn mẹ chưa hợp lý, chuồng trại ẩm ướt, rét mướt, vệ sinh kém, sữa mẹ kém. + Triệu chứng: bệnh thường gặp ở lợn con từ 5 - 21 ngày tuổi. Lợn tiêu chảy phân màu vàng trắng, trắng xám, sau đó là vàng xanh, mùi phân hôi tanh. Lợn mất nước và mất chất điện giải gầy sút nhanh, bú kém, đi lại không vững. Bệnh kéo dài thì bụng tóp lại, lông xù, hậu môn và đuôi dính phân bê bết. Nếu không điều trị kịp thời thì lợn con chết rất nhanh. * Điều trị: Liệu trình 3 - 5 ngày. Phác đồ điều trị tại trại: Phác đồ 1: Nor - 100: 1 ml / 10 kg TT/ ngày, tiêm gốc tai. MD Electrolyte: 2 - 5 g/1lít nước cho uống tự do Phác đồ 2: Nova-amcoli:1ml/10 kg TT/ ngày,tiêm gốc tai Bệnh viêm phổi + Nguyên nhân: do Mycoplasma hyopneumoniae gây ra. Bệnh xảy ra trên lợn nái và lợn con ngay từ khi mới sinh ra. Bệnh xâm nhập chủ yếu qua
- 14 đường hô hấp. Do điều kiện chăn nuôi vệ sinh chuồng trại kém, thời tiết thay đổi.v.v do sức đề kháng của lợn giảm. Bệnh thường lây lan do nhốt chung giữa con nhiễm bệnh và mắc bệnh do bú sữa của lợn mẹ bị bệnh. + Triệu chứng: lợn con còi cọc chậm lớn, lông xù, hở xương sống, khi thở hóp bụng lại. Lợn nái ngồi thở kiểu chó, thở thể bụng. Bình thường nghỉ ngơi lợn không ho, chỉ khi xua quấy rầy lợn mới ho (ho vào lúc sáng sớm hay chiều tối), nhiệt độ cơ thể bình thường hay tăng nhẹ. + Điều trị: vetrimoxin: 1ml/10 kg P hoặc amoxinject: 1,5 ml/con. Tiêm bắp 2 ngày/lần. Điều trị trong 3 – 5 ngày 2.2. Cơ sở khoa học của đề tài 2.2.1 Đặc điểm sinh lý của lợn con từ sơ sinh đến cai sữa 2.2.1.1. Đặc điểm về sinh trưởng, phát triển của lợn con Đối với chăn nuôi lợn con nói riêng và gia súc nói chung, thời kỳ gia súc mẹ mang thai được chăm sóc chu đáo, bào thai sẽ phát triển tốt sinh con khỏe mạnh. Theo Trần Thị Dân (2008) [5] so với khối lượng sơ sinh thì khối lượng lợn con lúc 10 ngày tuổi tăng gấp 2 lần, lúc 21 ngày tuổi tăng gấp 4 lần, lúc 30 ngày tuổi tăng gấp 5 - 6 lần, lúc 40 ngày tuổi tăng gấp 7 - 8 lần, lúc 50 ngày tuổi tăng gấp 10 lần, lúc 60 ngày tuổi tăng gấp 12 - 14 lần. Lợn con bú sữa sinh trưởng và phát triển nhanh nhưng không đồng đều qua các giai đoạn, nhanh trong 21 ngày đầu sau đó giảm dần. Có sự giảm này là do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do lượng sữa mẹ bắt đầu giảm và hàm lượng hemoglobin trong máu của lợn con bị giảm. Thời gian bị giảm sinh trưởng kéo dài khoảng 2 tuần hay còn gọi là giai đoạn khủng hoảng của lợn con. Chúng ta hạn chế sự khủng hoảng này bằng cách cho ăn sớm. Do lợn con sinh trưởng nhanh nên quá trình tích lũy các chất dinh dưỡng mạnh. Ví dụ: Lợn con sau 3 tuần tuổi mỗi ngày có thể tích lũy được 9 - 14 gam protein/1kg khối lượng cơ thể, trong khi đó lợn trưởng thành chỉ tích
- 15 lũy được 0,3 - 0,4 gam protein/1 kg khối lượng cơ thể. Tốc độ sinh trưởng của gia súc non rất cao, nếu sữa mẹ không đảm bảo chất lượng, khẩu phần thức ăn thiếu đạm sẽ làm cho sự sinh trưởng chậm lại và tăng trọng theo tuổi giảm xuống, điều trị làm cho khả năng chống đỡ bệnh của lợn con kém (Phạm Sỹ Lăng và cs, 2003) [14]. 2.2.1.2 Đặc điểm phát triển của hệ tiêu hóa Đặc điểm chung về giải phẫu cơ quan tiêu hóa của lợn: Miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn. Cơ quan tiêu hóa của lợn con phát triển nhanh nhưng chưa hoàn chỉnh, các tuyến tiêu hóa phát triển chưa đồng bộ, dung tích của bộ máy tiêu hóa còn nhỏ, thời kỳ bú sữa cơ quan phát triển hoàn thiện dần. Dung tích bộ máy tiêu hóa tăng nhanh trong 60 ngày đầu: Dung tích dạ dày lúc 10 ngày tuổi gấp 3 lần (Lợn con 1 ngày tuổi, dạ dày nặng 4 - 5 g, có thể chứa 25 - 40 g sữa; ruột non nặng 40 - 50 g, dài 3,5 - 4,0 m, có thể chứa 100 -110 g sữa), lúc 20 ngày tuổi gấp 8 lần và lúc 60 ngày tuổi tăng gấp 60 lần so với lúc sơ sinh (dung tích dạ dày lúc sơ sinh khoảng 0,03 lít). Dung tích ruột non lúc 10 ngày tuổi gấp 3 lần lúc sơ sinh, lúc 20 ngày tuổi gấp 6 lần, lúc 60 ngày tuổi gấp 50 lần (dung tích lúc sơ sinh khoảng 0,12 lít). Còn dung tích ruột già lúc 60 ngày tuổi tăng gấp 50 lần so với lúc sơ sinh. Sự tăng về kích thước cơ quan tiêu hóa giúp lợn con tích lũy được nhiều thức ăn và tăng khả năng tiêu hóa các chất. Mặc dù vậy, ở lợn con, các cơ quan chưa thành thục về chức năng, đặc biệt là hệ thần kinh. Do đó, lợn con phản ứng rất chậm chạp đối với các yếu tố tác động lên chúng. Do chưa thành thục nên cơ quan tiêu hóa của lợn con cũng rất dễ mắc bệnh, dễ rối loạn tiêu hóa. Một đặc điểm cần lưu ý ở lợn con là có giai đoạn không có axit HCl trong dạ dày. Giai đoạn này được coi như một tình trạng thích ứng tự nhiên. Nhờ vậy nó tạo được khả năng thẩm thấu các kháng thể có trong sữa đầu của
- 16 lợn mẹ. Trong giai đoạn này dịch vị không có khả năng phân giải protein mà chỉ có khả năng làm vón sữa đầu và sữa. Còn huyết thanh chứa albumin và globulin được chuyển xuống ruột và thẩm thấu vào máu. Ở lợn con từ 14 - 16 ngày tuổi, tình trạng thiếu axit HCl ở dạ dày không còn gọi là trạng thái bình thường nữa. Việc tập cho lợn con ăn sớm có tác dụng thúc đẩy bộ máy tiêu hóa của lợn con phát triển nhanh và sớm hoàn thiện. Vì thế sẽ rút ngắn được giai đoạn thiếu HCl. Bởi vì khi được bổ sung thức ăn thì thức ăn sẽ kích thích tế bào vách dạ dày tiết ra HCl ở dạng tự do sớm hơn và tăng cường phản xạ tiết dịch vị (giai đoạn con non khác với con trưởng thành là chỉ tiết dịch vị khi thức ăn vào dạ dày). Hoàng Toàn Thắng và cs (2005) [21] cho rằng: Lợn con dưới 1 tháng tuổi, dịch vị không có HCl tự do, lúc này lượng axit tiết ra rất ít và nhanh chóng kết hợp với dịch nhày của dạ dày, hiện tượng này gọi là hypohydric. Do dịch vị chưa có HCl tự do nên men pepsin trong dạ dày lợn chưa có khả năng tiêu hóa portein của thức ăn. Vì HCl tự do có tác dụng kích hoạt men pepsinnogen không hoạt động thành men pepsin hoạt động và men này mới có khả năng tiêu hóa protein. Trần Thị Dân (2008) [3] vì thiếu HCl tự do nên vi sinh vật có điều kiện dễ dàng phát triển gây bệnh đường tiêu hóa, điển hình là bệnh phân trắng lợn con. Do đó để hạn chế bệnh đường tiêu hóa có thể kích thích vách tế bào dạ dày tiết ra HCl tự do sớm hơn bằng cách bổ sung thức ăn sớm cho lợn con. Nếu tập ăn sớm cho lợn con vào lúc 5 - 7 ngày tuổi thì HCl tự do có thể tiết ra từ 14 ngày tuổi. Enzym trong dịch vị dạ dày lợn con đã có từ lúc mới đẻ, tuy nhiên lợn trước 20 ngày tuổi không thấy khả năng tiêu hóa thực tế của dịch vị có enzym, sự tiêu hao của dịch vị tăng theo tuổi một cách rõ rệt khi cho ăn các loại thức ăn khác nhau, thức ăn hạt kích thích tiết ra dịch vị mạnh. Hơn nữa dịch vị thu được khi cho thức ăn hạt kích thích HCl nhiều hơn và sự tiêu hóa nhanh hơn
- 17 dịch vị thu được khi cho uống sữa. Đây là cơ sở cho việc bổ sung sớm thức ăn và cai sữa sớm cho lợn con. 2.2.1.3.Đặc điểm cơ năng điều tiết thân nhiệt Lợn con mới sơ sinh có sự thay đổi rất lớn về điều kiện sống đang ở trong cơ thể mẹ với nhiệt độ ổn định 38,5°C và khi ra bên ngoài với điều kiện nhiệt độ rất hay thay đổi tùy theo từng mùa khác nhau. Cơ năng điều tiết thân nhiệt của lợn con chưa hoàn chỉnh vì vỏ đại não của lợn con chưa phát triển hoàn thiện. Do đó việc điều tiết thân nhiệt và năng lực phản ứng kém, dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường (nhiệt độ, độ ẩm). Tốc độ sinh trưởng của gia súc non rất cao, nếu sữa mẹ không đảm bảo chất lượng, khẩu phần thức ăn thiếu đạm sẽ làm cho sự sinh trưởng chậm lại và tăng trọng theo tuổi giảm xuống, làm cho khả năng chống đỡ bệnh tật của lợn con kém(Phạm Sỹ Lăng và cs, 2003) [14]. Lợn con dưới 3 tuần tuổi cơ năng điều tiết thân nhiệt chưa hoàn chỉnh nên thân nhiệt chưa ổn định, nghĩa là sự thải nhiệt và sinh nhiệt chưa cân bằng. Khi còn là bào thai, các chất dinh dưỡng được mẹ cung cấp qua nhau thai, điều kiện sống tương đối ổn định. Lợn con sơ sinh gặp điều kiện sống hoàn toàn mới, nếu chăm sóc không tốt rất dễ mắc bệnh còi cọc và chết. Ngoài ra lớp mỡ dưới da của lợn con còn mỏng, lượng glycogen dự trữ trong cơ thể lợn còn thấp, trên cơ thể lợn con lông còn thưa, mặt khác diện tích bề mặt cơ thể so với khối lượng cơ thể chênh lệch tương đối cao nên lợn con dễ bị mất nhiệt và khả năng cung cấp nhiệt cho lợn con chống rét còn thấp dẫn đến lợn con rất dễ mắc bệnh khi thời tiết thay đổi. Ở điều kiện nhiệt độ thấp, độ ẩm không khí cao gây ra hiện tượng tăng tỏa nhiệt ở lợn con bằng phương thức bức xạ. Vì thế ở nước ta vào cuối mùa đông đầu mùa xuân, khí hậu lạnh và ẩm, lợn con sẽ bị toả nhiệt theo phương thức này, làm cho nhiệt lượng cơ thể mất đi, lợn bị lạnh. Đây là điều
- 18 kiện thuận lợi dẫn đến phát sinh bệnh, nhất là bệnh đường tiêu hoá. 2.2.1.4. Đặc điểm về khả năng miễn dịch Phản ứng miễn dịch là khả năng đáp ứng của cơ thể. Phần lớn các chất lạ là mầm bệnh. Mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể lợn con tương đối dễ dàng, do chức năng của các tuyến chưa hoàn chỉnh. Ở lợn con lượng enzym tiêu hoá và lượng HCl tiết ra còn ít, chưa đủ để đáp ứng cho quá trình tiêu hoá, gây rối loạn trao đổi chất, dẫn tới khả năng tiêu hoá kém, hấp thu kém. Lợn con mới đẻ ra trong cơ thể hầu như chưa có kháng thể. Lượng kháng thể tăng rất nhanh sau khi lợn con được bú sữa đầu của lợn mẹ. Cho nên khả năng miễn dịch của lợn con là hoàn toàn thụ động, phụ thuộc vào lượng kháng thể hấp thu được nhiều hay ít từ sữa đầu của lợn mẹ -٧ Theo Trần Thị Dân (2008) [3]: Lợn con mới đẻ trong máu không có globulin nhưng sau khi bú sữa đầu lại tăng lên nhanh chóng do truyền từ mẹ sang qua sữa đầu, trong sữa đầu của lợn mẹ hàm lượng protein rất cao. Những ngày đầu mới đẻ, hàm lượng protein trong sữa chiếm 18 - 19%, globulin chiếm số lượng khá lớn (30 - 35%). Nó có tác - ٧ trong đó lượng dụng tạo sức đề kháng. Cho nên sữa đầu có vai trò quan trọng đối với khả globulin bằng con - ٧ năng miễn dịch của lợn con. Lợn con hấp thu lượng globulin giảm đi - ٧ đường ẩm bào. Quá trình hấp thu nguyên vẹn nguyên tử rất nhanh theo thời gian. Nó chỉ có khả năng hấp thu qua ruột non của lợn con rất tốt trong 24 giờ đầu sau khi đẻ ra nhờ trong sữa đầu có kháng men antitripsin làm mất hoạt lực của men tripsin tuyến tụy và nhờ khoảng cách tế bào vách ruột của lợn con khá rộng. Cho nên 24 giờ sau khi được bú globulin trong máu lợn con đạt tới 20,3mg/100ml - ٧ sữa đầu, hàm lượng máu. Sau 24 giờ, lượng kháng men trong sữa đầu giảm dần và khoảng cách globulin - ٧ giữa các tế bào vách ruột của lợn con hẹp dần, nên sự hấp thu .globulin trong máu lợn con tăng lên chậm hơn - ٧ kém hơn, hàm lượng
- 19 Đến 3 tuần tuổi chỉ đạt khoảng 24mg/100ml máu (máu bình thường của lợn trưởng thành có khoảng 65 mg/100ml máu). Do đó lợn con cần được bú sữa đầu càng sớm càng tốt. Nếu lợn con không được bú sữa đầu thì từ 20 - 25 ngày tuổi mới có khả năng tự tổng hợp kháng thể. Do đó những lợn con không được bú sữa đầu thì sức đề kháng kém, dễ mắc bệnh, tỷ lệ chết cao. 2.2.2. Hiểu biết về vi khuẩn E.coli Trực khuẩn ruột già Escherichia coli (E.coli) còn có tên khác làBacterium coli commune, Bacillus communis, do Escherich phân lập năm1885 từ phân trẻ em. E.coli thường sinh sống ở phần sau của ruột, ít khi ở dạdày hay phần trước ruột của các loài gia súc, gia cầm và cả người. - Đặc điểm hình thái Vi khuẩn E. coli là trực khuẩn hiếu khí và yếm khí tùy tiện, có thể sinh trưởng ở phổ nhiệt khá rộng (từ 5 - 40°C), nhiệt độ thích hợp là 37°C và pH phổ rộng (pH từ 5,5 - 8,0), pH thích hợp nhất là từ 7,2 - 7,4. E.coli là một trực khuẩn hình gậy kích thước từ 2- 3 x 0,6 µm, trong cơ thể có hình cầu trực khuẩn, đứng riêng lẻ, đôi khi xếp thành chuỗi ngắn. Trong canh trùng gà, vi khuẩn dài 4- 8 µm. Phần lớn E.coli di động do có lông ở xung quanh thân, nhưng một số không di động. Vi khuẩn không sinh nha bào, có thể có giáp mô. - Đặc tính nuôi cấy Vi khuẩn E. coli phát triển dễ dàng trên các môi trường nuôi cấy thông thường. Khi nuôi cấy trên các môi trường, để trong tủ ấm ở 37°C và sau 24 h vi khuẩn sẽ phát triển như sau: + Môi trường thạch thường: Hình thành những khuẩn lạc tròn, ướt, bóng láng không trong suốt, màu tro nhạt, hơi lồi, đường kính từ 2 - 3 mm. Nuôi lâu, khuẩn lạc có màu nâu nhạt và mọc rộng ra, có thể quan sát thấy cả những khuẩn lạc dạng R (Rough) và M (Mucous). + Môi trường nước thịt: Phát triển rất nhanh,tốt môi trường đục đều có
- 20 lắng cặn màu tro nhạt ở dưới đáy, đôi khi có màu xám nhạt, canh trùng có mùi phân thối. + Môi trường MacConkey: Khuẩn lạc có màu hồng cánh sen, tròn nhỏ, hơi lồi, không trầy, rìa gọn, không làm chuyển màu môi trường. + Môi trường thạch máu: khuẩn lạc to, ướt, lồi, không nhẵn, viền không gọn, màu xám nhạt, một số chủng có thể gây ra hiện tượng tan máu. + Môi trường Simmon citrat: khuẩn lạc không lên màu trên nền xanh lục + Môi trường Endo: Khuẩn lạc màu đỏ + Trong môi trường EMB: Khuẩn lạc màu tím đen + Trong môi trương SS: Khuẩn lạc có màu đỏ - Cấu trúc kháng nguyên E.coli có cấu trúc kháng nguyên khá phức tạp, cấu trúc kháng nguyên của E.coli bao gồm kháng nguyên O (somatic antigen), K (capsulas hay microcapsular), H (flagellar), F (fimbriae hay pilus). Hiện nay người ta tìm thấy ít nhất 170 kháng nguyên O, 70 kháng nguyên K, 56 kháng nguyên H và một số lượng kháng nguyên F đang được phát hiện nhanh chóng. - Độc tố Vi trùng E.Coli tạo ra 2 loại độc tố đó là nội độc tố và ngoại độc tố. 0 + Ngoại độc tố: Là một chất không chịu được nhiệt dễ bị phá huỷ ở 56 C trong vòng 10h30 phút dưới tác dụng của formol và nhiệt, ngoại độc tố chuyển thành giải độc tố, ngoại độc tố có hướng thần kinh và gây hoại tử. Theo Đào Trọng Đạt và cs (1996) [8] hiện nay việc chiết xuất ngoại độc tố chưa thành công mà chỉ phát hiện trong canh trùng của chúng mới phân lập được khả năng tạo độc tố sẽ mất đi khi các chủng được giữ lâu dài hoặc cấy chuyển nhiều lần trên môi trường dinh dưỡng. + Nội độc tố: Là các yếu tố gây độc chủ yếu của trực khuẩn đường ruột E.Coli, chúng có trong tế bào vi trùng và gắn vào vi trùng rất chặt chẽ, nội
- 21 độc tố có thể chiết xuất bằng nhiều phương pháp: Phá vỡ vỏ tế bào bằng cơ học hoặc chiết suất bằng phenol dưới tác dụng của enzym. - Sức đề kháng của mầm bệnh E.coli bị chết ở nhiệt độ từ 600C trở lên, bị tiêu diệt bởi các thuốc sát trùng như 1% formol, 2 - 2,5% kresil, nước vôi 10 - 20%, 1/40 paccoma, 1/200 dinalon, 2% vinadin và 10% B.K.Vet. Chúng cực kì nhạy cảm và dễ bị tiêu diệt dưới tác động của nhiều loại kháng sinh khác nhau. Song nếu chúng ta sử dụng bừa bãi hoặc không đúng liệu trình thì E.coli cũng dễ thích nghi với điều kiện mới dẫn đến nhờn thuốc, giảm hiệu quả phòng trị bệnh do E.coli. 2.2.3. Hiểu biết về bệnh phân trắng lợn con - Bệnh lợn con ỉa phân trắng có tên khoa học là: "Neonatal di ar hoea", theo Nguyễn Đức Lưu và Nguyễn Hữu Vũ (2004)[26], bệnh này là bệnh đặc trưng đối với lợn con ở giai đoạn từ 1 - 3 tuần tuổi, thì bệnh phát triển mạnh mẽ và gây thiệt hại nghiêm trọng nhất khi lợn con ở độ tuổi 10-20 ngày tuổi. Bệnh này xảy ra ở hầu hết các nước trên thế giới và cả ở Việt Nam. Do nước ta có kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa (nóng ẩm, mưa nhiều, nhiệt độ chênh lệch giữa các thời gian trong năm cao ) Đây là điều kiện lý tưởng cho các nguyên nhân gây bệnh phát triển làm bùng phát bệnh dịch và sự kiểm soát bệnh này theo đó cũng khó khăn hơn. Đặc điểm dễ nhận thấy khi lợn con mắc bệnh này là lợn đi ỉa phân có màu đặc trưng: trắng đục, xám, vàng lẫn bọt khí.v.v.Lượng phân rơi vãi khắp chuồng, phân dính ở hậu môn chân sau lợn bệnh. Lợn bệnh biểu hiện giảm bú, còi cọc, lông xù, thể nặng dẫn đến tử vong. Nếu qua khỏi thì cũng để lại hậu quả thiệt hại về kinh tế, sức khỏe, ảnh hưởng đến năng suất chất lượng đàn lợn sau này. 2.2.3.1. Nguyên nhân Do bộ máy tiêu hóa của lợn con chưa hoàn thiện nên ở giai đoạn sau thời kỳ bú sữa đầu, lợn con có thể mắc nhiều bệnh, đặc biệt là bệnh
- 22 phân trắng - một bệnh khá phổ biết thường gặp ở lợn con theo mẹ. Theo Phạm Thế Sơn và cs (2007) [18] bệnh lợn con ỉa phân trắng do trực khuẩnE.coli gây ra là bệnh truyền nhiễm cấp tính ở dạng nhiễm trùng huyết hoặc nhiễm độc đường ruột, viêm ruột ở lợn con, nhất là sau khi sinh, thậm chí chỉ vài giờ. Khi điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng kém sức đề kháng của con vật giảm thì E.coli cường độc và có khả năng gây bệnh, chúng sản sinh ra độc tố (enterotoxin) phá hủy tổ chức thành ruột làm thay đổi cân bằng quá trình thay đổi nước, điện giải. Những nguyên nhân khác làm tăng mức độ nhiễm E.coli là vệ sinh chuồng trại kém, bầu vú lợn mẹ bị nhiễm khuẩn, thức ăn nước uống không hợp vệ sinh, E.coli xâm nhập theo đường miệng vào cơ thể. Ngoài ra, trong dịch vị thiếu HCl tự do cũng là nguyên nhân gây bệnh ở đường tiêu hóa. Lợn con không được bú sữa đầu dẫn đến sức đề kháng yếu làm tăng khả năng cảm nhiễm bệnh, thời tiết nóng, lạnh đột ngột, độ ẩm môi trường cao cũng làm lợn con dễ mắc bệnh phân trắng lợn con. Theo Đoàn Thị Kim Dung (2004) [4], cho biết: Nguồn gốc sinh bệnh lợn con phân trắng có liên quan đến phản ứng thích nghi của cơ thể lợn với yếu tố stress, biểu hiện thông qua sự biến động về hàm lượng một số thành phần trong máu: Đường huyết, cholesteron, kẽm, kali, natri Chăm sóc lợn mẹ (đặc biệt là thời gian mang thai) không đúng kỹ thuật: Thức ăn, nước uống không hợp vệ sinh, khẩu phần không đủ dinh dưỡng, thiếu các yếu tố đa lượng, vi lượng làm cho lợn con sinh ra còi cọc, thiếu sắt, vitamin B12 khiến cơ thể lợn suy yếu do thiếu máu, khả năng chống đỡ với các môi trường kém nên dễ mắc bệnh. Theo Đô Ngọc Thúy và cs , (2002) [23], sắt là yếu tố vi lượng rất cần thiết cho sinh trưởng và khả năng chống đỡ bệnh, ở động vật 1/2 lượng sắt cho cơ thể nằm ở hemoglobin, một lượng ít nằm ở myoglobin và
- 23 một số enzym. Trong quá trình mang thai hoặc sữa đầu của lợn mẹ không đáp ứng đủ nhu cầu về sắt dễ sinh bần huyết ở lợn con, dẫn đến cơ thể suy nhược, không hấp thu được dinh dưỡng, giảm sức đề kháng và dễ mắc bệnh. 2.2.3.2. Đặc điểm dịch tễ của bệnh Động vật cảm nhiễm: Thường chỉ thấy lợn con theo mẹ từ sơ sinh đến khi cai sữa, cơ năng tiêu hóa của lợn kém, dễ bị bệnh khi có sự tác dụng của vi khuẩn E.coli gây bệnh. Thành phần dinh dưỡng và phẩm chất của sữa lợn mẹ kém cũng ảnh hưởng đến sức đề kháng của lợn con nên chúng dễ bị bệnh. Điều kiện chăn nuôi: Bệnh thường xảy ra ở những nơi vệ sinh chăm sóc kém, không chống ẩm, chống lạnh đầy đủ vì trong những điều kiện đó lợn con bị stress làm cho sức đề kháng của lợn con giảm nên các tác nhân gây bệnh phát triển và làm phát sinh bệnh. 2.2.3.3. Đường truyền bệnh Đường nhiễm bệnh chủ yếu là do ăn uống. Khi bị nhiễm, E.coli phát triển nhanh trong đường ruột, chúng tự huỷ hoại và giải phóng ra các độc tố, độc tố này xâm nhập vào dòng limpho, do đó máu bị nhiễm độc và con vật chết. Từ khi mới sinh, hệ sinh vật ở đường tiêu hoá rất đa dạng, tỷ lệ, số lượng vi trùng rất khác nhau ở các đoạn ruột khác nhau. Mầm bệnh cũng có thể được truyền trực tiếp từ lợn mẹ bị nhiễm E.coli sang lợn con khi còn là bào thai. Thực tế đã chứng minh, bệnh do E.coli không những xuất hiện vào những ngày đầu tiên mới đẻ mà thậm chí vào những giờ đầu tiên sau khi sinh. Điều đó cho thấy đã có sự nhiễm bệnh của bào thai ngay từ khi còn trong bụng mẹ, do đó con vật đẻ ra đã là con vật bệnh. Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong việc kịp thời đề xuất những biện pháp nhằm phòng trừ có hiệu quả ngay từ khi con vật trong bụng mẹ.
- 24 2.2.3.4. Quá trình sinh bệnh Vi khuẩn E.coli xâm nhập trực tiếp hay gián tiếp vào đường ruột của con vật. Trong ruột khi có đủ điều kiện thuận lợi, vi khuẩn colizin V, yếu tố này tiêu diệt hoặc hạn chế sự phát triển của vi khuẩn đường ruột khác, đặc biệt là vi khuẩn có lợi và trở thành vi khuẩn có số lượng lớn trong đường ruột, tràn lên ruột non, tại đây nhờ kháng nguyên bám dính, vi khuẩn bám vào lớp biểu mô nhung mao ruột. Sau đó vi khuẩn xâm nhập vào trong lớp tế bào biểu mô, trong lớp tế bào biểu mô vi khuẩn phát triển nhân lên làm phá hủy lớp tế bào này gây viêm ruột. Sau khi gây ra tiêu chảy và thay đổi về tổ chức bệnh lý ở hệ thống tiêu hóa thì tùy khả năng gây bệnh của vi khuẩn và sức đề kháng của vật chủ mà vi khuẩn tiếp tục xâm nhập vào hệ thống tuần hoàn gây dung huyết, lợn bị sốt cao, hay vào cơ quan nội tạng gây bệnh toàn thân hoặc chỉ cư trú tại ruột gây bệnh ở đường tiêu hóa. Ngoài ra việc bú sữa đầu không kịp thời, chất lượng sữa đầu kém, thiếu yếu tố γ- globulin miễn dịch, cũng là điều kiện để phát sinh bệnh. Như vậy để sinh bệnh rõ ràng phải có mặt chủng E.coli cường độc. Hầu hết chủng E.coli cường độc đều sinh ra một số yếu tố bám dính màng, các chất này làm trung gian cho các cảm thụ quan đặc hiệu bám dính lên tế bào biểu bì của màng niêm mạc. 2.2.3.5. Triệu chứng lâm sàng Lứa tuổi mắc bệnh thường gặp ở lợn con từ 10 - 21 ngày tuổi. Thời gian ủ bệnh từ vài giờ đến một ngày. Phân trắng ở lợn con sơ sinh có thể quan sát được 2 - 3 giờ sau khi sinh, có ở từng cá thể hay toàn đàn. Phần lớn lợn con trong đàn bị ảnh hưởng và có thể tử vong rất cao trong những ngày đầu tiên. Lợn con nhiễm E.coli chậm chạp, bỏ bú, thân nhiệt ít tăng cao, trường hợp cá biệt nhiệt độ cơ thể có khi lên tới 40,5 – 410C, nhưng chỉ vài giờ hoặc một vài ngày sau sẽ hạ sốt. Lợn ỉa nhiều lần trong ngày, phân lỏng màu trắng
- 25 như vôi, trắng xám màu xi măng hoặc màu nâu hơi vàng, phân có mùi tanh đặc biệt, bụng tóp lại, da nhăn nheo, lông xù quanh hậu môn dính phân, 2 chân sau chụm lại. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng chủ yếu vào vụ đông xuân, khi độ ẩm môi trường cao. Khi lợn con mắc thì thường có một số thể sau: - Thể cấp tính: Những lợn từ 4 - 15 ngày tuổi thường hay mắc thể này. Sau 1 - 2 ngày đi ỉa phân trắng lợn gầy sút nhanh, ủ rũ và bỏ bú, đi đứng siêu vẹo, niêm mạc mắt nhợt nhạt, bốn chân lạnh. Phân lúc đầu nát, sau loãng, tiếp đó lợn rặn khó khăn như đi kiết, số lần đi ỉa tăng từ 1 - 2 lần đến 4 - 6 lần/ngày. Màu phân từ xanh đen dần chuyển sang màu trắng đục, mùi tanh khắm, phân dính bết ở hậu môn, bệnh kéo dài 2 - 4 ngày, tỷ lệ chết cao 50% - 80% số con/đàn. - Thể mãn tính: thường lợn lớn hơn 20 ngày tuổi hay mắc bệnh thể này. Lợn bú kém, kéo dài 7 - 10 ngày. Phân màu trắng đục hoặc trắng hơi vàng. Có con mắt có dử, mắt quầng thâm, niêm mạc nhợt nhạt. Tỷ lệ chết thấp 10 - 30% trong đàn. Những lợn đã đến 40 - 60 ngày tuổi thì khi ỉa phân trắng nhưng vẫn hoạt động bình thường. Phân thường đặc hoặc nát với màu trắng xám, từ đó có thể tự khỏi. Nhưng nếu kéo dài, lợn gầy sút và sau này còi cọc chậm lớn. 2.2.3.6. Bệnh tích - Lợn con chết do bị mất nước nghiêm trọng, ruột non đầy hơi và bị viêm cata cấp tính, mạch máu màng treo ruột sưng, mềm, đỏ tấy sung huyết. Niêm mạc dạ dày đỏ, dày lên, phủ chất nhớt và ruột già sưng. Trong ruột non có dịch lỏng, vàng nhạt hay nâu nhạt, có khi lẫn thức ăn không tiêu, có lẫn bọt. Màng treo ruột đỏ thẫm, gan bị thoái hóa màu đất sét, túi mật căng và dài ra do chứa nhiều dịch mật. Chất chứa trong đường ruột lỏng, có màu vàng, xác lợn gầy, bụng thóp, niêm mạc mắt vàng.
- 26 Theo Lê Văn Dương (2010) [6] kết luận: Tỷ lệ phân lập E. coli từ phủ tạng của lợn con mắc bệnh phân trắng là 90,67% và mẫu phân là 93,33%. 2.2.3.7.Chẩn đoán Việc chẩn đoán lợn con phân trắng chỉ dựa vào triệu chứng lâm sàng cũng dễ phát hiện. Trong đàn lợn thường quan sát thấy các loại phân lúc đầu là táo, sau là lỏng hoặc sền sệt mầu vàng hoặc mầu trắng. Quan sát hậu môn có thể phát hiện những con mắc bệnh có phân dính ở hậu môn hoặc dính cả ở vùng mông, khoeo, nhìn thấy ướt. Lợn bỏ bú hoặc bú ít, xù lông, tím tai, tím mõm. Thường nằm ở góc chuồng khi nặng thì run rẩy, co giật, nằm chân bơi trong không khí. Bệnh đường ruột do E.coli gây ra ở lợn con có những khác biệt với những bệnh do nhóm các tác nhân gây tiêu chảy khác như: virut, cầu trùng. Theo Nguyễn Chí Dũng (2013) [5] kết luận: Tháng có nhiệt độ thấp và ẩm độ cao (12, 1, 2) tỷ mắc tiêu chảy cao (26,98% đến 38,18%). 2.2.3.8. Phòng bệnh * Phòng bệnh bằng vaccine Cho đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu vaccine để phòng bệnh phân trắng ở lợn do vi khuẩn là chủ yếu, do đó các nghiên cứu đã tập trung chế tạo vaccine từ vi khuẩn E.coli và Salmonella. Theo Nguyễn Thị Nội và cs (1989), [16] thì việc sử dụng vaccine cho lợn nái mang thai bằng cách tiêm hoặc cho uống trước khi đẻ 4 – 6 tuần để kích thích lợn mẹ đáp ứng miễn dịch, sản sinh kháng thể đặc hiệu trong máu, truyền qua sữa đầu, cung cấp cho lợn con sau khi bú sữa sử dụng vaccine trực tiếp cho lợn con uống để tạo ra các globulin miễn dịch tiết tại đường ruột, nhằm mục đích bảo vệ bề mặt niêm mạc của ruột, chống vi khuẩn bám dính xâm nhập, sản sinh độc tố gây bệnh. Gần đây một số nhà nghiên cứu còn dùng hỗn hợp vi khuẩn đường ruột E.coli và Salmonella phân lập được từ cơ sở chăn nuôi để chế vaccine với
- 27 mục đích ngăn cản sự xâm hại của hai loại vi khuẩn này. Kết quả cho thấy vaccine đã chế tạo được có khả năng ngăn cản sự bám dính và xâm nhập của E.coli và Salmonella vào các tế bào biểu mô ruột. Hiệu lực miễn dịch của vaccine này tương đương với hiệu lực của vaccine sống, cao hơn vaccine chết hoặc vaccine lipopolixacchorid chiết xuất. Năm 1989, Nguyễn Thị Nội và cs (1989) [16] đã tiến hành nghiên cứu vaccine hỗn hợp salsco, được chế tạo từ các chủng vi khuẩn E.coli, Salmonella, Streptococus để phòng bệnh phân trắng cho lợn. * Phòng bệnh bằng các chế phẩm sinh học Dùng các vi khuẩn có lợi để phòng và điều trị phân trắng ở lợn con là biện pháp hữu hiệu, đã có nhiều chế phẩm được nghiên cứu và áp dụng. Các nhóm vi khuẩn thường dùng là Bacillus subtilis, Colibacterium, Các vi khuẩn này khi được đưa vào đường tiêu hoá của lợn con sẽ có vai trò cải thiện thức ăn, lập lại cân bằng vi sinh vật trong đường ruột ức chế và khống chế các vi khuẩn có hại. * Phòng bệnh bằng thuốc hoá học trị liệu Lợn con bú sữa mẹ thường thiếu sắt vì sữa mẹ không cung cấp đủ, do đó lợn con thường rối loạn tiêu hoá và ỉa chảy. Để giải quyết vấn đề này, các nhà chăn nuôi đã nghiên cứu chế phẩm dextran-Fe để tiêm bổ sung cho lợn phòng bệnh thiếu máu, suy dinh dưỡng và các bệnh đường ruột, tăng sức đề kháng cho lợn. 2.2.3.9. Trị bệnh * Dùng kháng sinh khi sử dụng kháng sinh để điều trị nên tuân thủ liệu trình từ 3-5 ngày song song với việc dùng kháng sinh việc cần thiết là phải tập chung giải quyết vấn đề môi trường nhiệt độ chuồng nuôi cần duy trì ở 30-340C đối với lợn con theo mẹ, lợn sau cai sữa là 29,50C Có thể điều trị kháng sinh kết hợp với việc sử dụng các chất điện giải
- 28 cho uống. Trong một số trường hợp, đối với những đàn có nguy cơ mắc bệnh cao, việc sử dụng kháng sinh điều trị dự phòng có thể bắt đầu sớm và nên áp dụng trên toàn đàn. Nên áp dụng biện pháp cách ly con vật bị bệnh với những con khác vì khi lợn bị phân trắng đều được coi đã có sự nhiễm khuẩn. Trịnh Văn Thịnh (1985) [22] đã dùng Strepptomycin với liều: 1,2 – 1,8 triệu UI/con trong 1 ngày, sau 5 ngày, tỷ lệ chữa khỏi 60 – 80% . Trong thực tế, nên sử dụng kháng sinh phổ rộng ngay từ đầu trong khi chờ có kết quả chính thức của kháng sinh đồ. Các nhà chuyên môn khuyến cáo nên sử dụng phối hợp ampicillin, trimethoprim và sulphamethoazole hoặc cephalothin. Theo Phạm Ngọc Thạch (2005) [20] cho biết để điều trị hội chứng tiêu chảy ở gia súc nên tập trung vào 3 khâu là: - Loại trừ sai sót trong nuôi dưỡng như loại bỏ thức ăn kém phẩm chất , chăm sóc nuôi dưỡng tốt. - Khắc phục rối loạn tiêu hóa và chống nhiễm khuẩn. - Điều trị hiện tượng mất nước và chất điện giải. Theo tác giả Phạm Khắc Hiếu và cs (1996) [13] bằng phương pháp làm kháng sinh đồ đã xác định được một số loại kháng sinh sau đây thường sử dụng riêng rẽ hoặc phối hợp để điều trị: + Tetramycin vơi liêu 50mg/kg P + Neomycin vơi liêu 50mg/kg P + Biomycin vơi liêu 50mg/kg P Khi điều trị phải tuân theo nguyên tắc : dùng kháng sinh đặc hiệu kết hợp với thuốc bổ trợ tăng sức đề kháng , mau hồi phục bổ sung và chất điện giải như: vitamin C, B - complex, glucose. Theo Lê Văn Dương (2010) [6] kết luận: Các chủng vi khuẩn E.coli phân lập được mẫn cảm với một số loại kháng sinh: cefiofur, amikacin và kháng mạnh với tetracyclin, ampicillin
- 29 Tuy nhiên, các tác giả cũng lưu ý rằng: hiệu quả sử dụng các loại kháng sinh để điều trị hội chứng phân trắng xê dịch trong một thời gian khác nhau đáng kể, tuỳ thuộc vào từng địa phương và trong cung một địa phương thì hiệu quả sử dụng thuốc giảm dần theo thời gian. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do tính đa dạng phức tạp của căn nguyên và tính kháng thuốc cao của các vi khuẩn gây bệnh. Vì vậy để điều trị có hiệu quả cao cần phải dùng kháng sinh đúng nguyên tắc đặc biệt với E.coli một loại vi khuẩn rất nhanh hình thành tính kháng thuốc, đồng thời cũng là một trong những tác nhân làm lây truyền tính kháng thuốc rộng rãi trong giới sinh vật (Phạm Khắc Hiếu và cs,1996) [13]. * Dùng chất bổ trợ Việc dùng chất bổ trợ điều trị là rất quan trọng. Khi lợn con mắc bệnh kéo dài thường dẫn đến tình trạng mất nước và có biểu hiện rối loạn nghiêm trọng các chất điện giải. Do đó, kết hợp với điều trị bằng thuốc nên bổ sung đường( glucoze, fructose), tăng cường vitamin đặc biệt là các vitamin nhóm B. Nên trợ tim cho lợn con bằng Cafein 2% (Đào Trọng Đạt và cs, 1996) [10]. 2.2.4. Một số loại thuốc kháng sinh thường dùng để điều trị bệnh phân trắng - Nor100(norfloxacin10%) + Thành phần: Norfloxacin 10.000 mg + Cơ chế tác dụng: Quinolone (flumequin, norfloxacin, enrofloxacin, ciprofloxacin, difloxacin, marbofloxacin, ofloxacin ) là nhóm kháng sinh nhân tạo gồm những dẫn xuất của quinolein. Quinolone đầu tiên (acid nalidixic) có phổ kháng khuẩn hẹp (tác dụng trên vi khuẩn gram (-), được sử dụng vào những năm 1960. Quinolone được fluor hóa gọi là fluoroquinolone đã được đưa vào sử dụng trong lâm sàng vào những năm 1970. Fluoroquinolone có phổ kháng khuẩn rộng, tác dụng trên cả vi khuẩn gram (-) và gram (+) Kháng sinh nhóm này phân bố đồng đều cả trong dịch nội và ngoại bào, phân bố hầu
- 30 hết các cơ quan: phổi, gan, mật, xương, tiền liệt tuyến, tử cung, dịch não tủy và qua được hàng rào nhau thai. Fluoroquinolone bài thải chủ yếu qua đường tiết niệu ở dạng còn nguyên hoạt chất và tái hấp thu thụ động ở thận. Trong các cơ chế tác động của kháng sinh lên vi khuẩn thì cơ chế tác động của fluoroquinolone là ức chế tổng hợp acid nucleic. Sự nhân đôi DNA bắt đầu bằng phản ứng tách chuỗi DNA ra làm hai, mỗi bên là một khuôn để gắn nucleotid thích hợp theo nguyên tắt bổ sung. Enzym DNA polymerase xúc tác sự tổng hợp các liên kết giữa các nucleotid; enzym DNA gyrase nối các DNA trong quá trình tổng hợp và tạo thành các vòng xoắn. Quinolone (acid nalidixic và các fluoroquinolone) ức chế mạnh sự tổng hợp DNA trong giai đoạn nhân đôi do ức chế enzym DNA gyrase. Cơ chế tác động này hiệu quả trên cả vi khuẩn gram (+) và gram (-). Nhưng cũng có thể do cơ chế ức chế tổng hợp acid nucleic này mà kháng sinh nhóm fluoroquinolone được cho là có nguy cơ gây đột biến gene, gây sẩy thai khi sử dụng cho động vật mang thai và khuyến cáo là không nên dụng kháng sinh nhóm fluoroquinolone cho động vật mang thai, động vật sinh sản và làm giống. + Công dụng: điều trị cho lợn mắc bệnh tiêu chảy, thương hàn và phó thương hàn + Cách dùng: Tiêm bắp thịt hoặc dưới da Dùng liên tục trong 3-5 ngày Lợn con, chó mèo: 1ml/ 5-7kgTT/ ngày. Lợn, trâu, bò: 1ml/8-10kg TT/ngày -Nova-amcoli + Thành phần: ampicillin 10mg + Cơ chế tác dụng: Là kháng sinh phổ rộng thuộc nhóm betalactam, tức là nhóm kháng sinh có cấu trúc phân tử gồm khung beta-lactame. Cùng trong nhóm betalactam với ampicillin, còn có các loại thuốc kháng sinh
- 31 khác là: penicillin, amoxycillin, augmentin, unacyl, cloxacillin, oxacillin,. Ampicillin thực chất là một penicillin bán tổng hợp nhóm A có hoạt phổ rộng với nhiều chủng vi khuẩn gram (+) và vi khuẩn gram (-). Ampicillin có tác dụng chống lại những vi khuẩn mẫn cảm gây nhiễm khuẩn đường hô hấp, dẫn mật, tiêu hoá, tiết niệu, một số bệnh ngoài da như viêm bì có mủ, áp xe, đầu đinh viêm tai giữa, bàng quang và thận Ampicilin tác động vào quá trình nhân lên của vi khuẩn, ức chế sự tổng hợp mucopeptid của thành tế bào vi khuẩn. Để đạt được hiệu quả, ampicilin phải thấm qua thành tế bào và gắn với các protein. Các protein gắn ampicilin chịu trách nhiệm nhiều bước trong quá trình sinh tổng hợp của thành tế bào và có mặt trong hàng trǎm đến hàng nghìn phân tử trên một tế bào vi khuẩn. Các protein gắn ampicilin rất khác nhau giữa các chủng vi khuẩn. Các kháng sinh beta-lactam cản trở việc tổng hợp thành tế bào qua trung gian PBP, cuối cùng dẫn đến ly giải tế bào. Sự ly giải diễn ra qua trung gian là các enzym tự ly giải thành tế bào vi khuẩn, kháng sinh beta-lactam gây cản trở bằng một chất ức chế autolysin. + Công dụng: Điều trị tiêu chảy, sưng phù đầu, viêm phổi, viêm rốn + Cách dùng: Tiêm bắp thịt hoặc dưới da Dùng liên tục trong 3-5 ngày: Lợn con: 1ml/ 5 - 7kgTT/ ngày B.complex: 1ml 8 - 10kgTT/ ngày 2.3. Tổng quan các nghiên cứu trong nước và ngoài nước 2.3.1 Tình hình nghiên cứu về bệnh phân trắng lợn con trong nước Bệnh phân trắng xuất hiện khắp trên thế giới, tỷ lệ mắc bệnh và chết cao, đặc biệt là gia súc non. Cho đến ngày nay, các nhà khoa học nước ta đã có nhiều công trình nghiên cứu về bệnh phân trắng lợn con. Nhìn chung, các tác giả đều khẳng định trong chăn nuôi lợn bệnh phân trắng là nan giải và gây thiệt hại kinh tế từ trước đến nay.
- 32 Theo Đào Trọng Đạt (1991) [7], bệnh phân trắng lợn con là một hội chứng của gia súc non, chủ yếu do ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân bên ngoài như: Sự thay đổi đột ngột về thời tiết, thức ăn của lợn mẹ kém phẩm chất hoặc bị thay đổi đột ngột, chuồng trại ẩm ướt, lạnh, tác động vào cơ thể lợn con gây rối loạn thần kinh dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Ở nước ta tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng rất phổ biến. Trong các cơ sở chăn nuôi, tỷ lệ lợn con mắc bệnh từ 25% - 100%, tỷ lệ tử vong tới 70%. Bệnh xảy ra quanh năm, nhiều nhất là vào cuối đông sang xuân, cuối xuân sang hè. Trịnh Quang Tuyên (2005) [24] cho biết E.coli gây bệnh cho lợn 1 - 21 ngày tuổi sản sinh LT chiếm 16,9%, STa 37,3%, STb 45,8%. E.coli gây bệnh phù đầu ở lợn 22- 60 ngày tuổi sản sinh LT với tỷ lệ 42,4%, ST 57,6% và ST+LT 44,6%. Tạp chí VietDVM (2014) [27], cho rằng: Bệnh tiêu chảy lợn con chủ yếu là do trực khuẩn E.coli gây ra. Ngoài ra, còn một số yếu tố khác như thiết bị chuồng trại bẩn, sữa đầu ít, thiếu sắt, sưởi ấm lợn con không đầy đủ. Nguyễn Khánh Quắc và cs (2003) [22] cho biết, bộ máy tiêu hóa ở lợn con phát triển nhanh nhưng khả năng chống đỡ bệnh kém. Do đó, cần chú ý vệ sinh chuồng trại máng ăn, máng uống và áp dụng các biện pháp phòng chống bệnh đường tiêu hóa cho lợn. Từ Quang Hiển và cs (2001) [11] nhất thiết lợn con phải bú sữa đầu để giúp lợn con có sức đề kháng chống bệnh tật. Trong sữa đầu có albumin và globulin cao hơn sữa bình thường, đây là chất chủ yếu giúp lợn con có sức đề kháng. Vì thế cần chú ý cho lợn con sơ sinh bú sữa trong 3 ngày đầu và đảm bảo toàn bộ số lợn con trong đàn được bú hết sữa đầu của lợn mẹ. Đăng Xuân Bình và Trần Thị Hạnh (2002) [2] cho rằng: sử dụng các chế phẩm E.coli - sữa Cl. Perfringens – toxid trong quy trình phòng bệnh phân trắng lợn con, kết quả bước đầu cho thấy tác dụng và hiệu quả rất rõ rệt.
- 33 Hoàng Phú Hiệp (2014) [12] cho biết: vi khuẩn E. coli là một trong những tác nhân hàng đầu gây ra ngộ độc thực phẩm. Trong sinh hoạt hàng ngày, không ngoại trừ trường hợp con người bị nhiễm vi khuẩn E. coli thông qua tiếp xúc hay phơi nhiễm với phân người, động vật và gia cầm. Theo Trịnh Tuấn Anh (2010) [1] khi nghiên cứu về phương pháp chăn nuôi cho rằng, khi lợn nái nuôi con bằng chuồng sàn thì lợn con không ỉa phân trắng, còn lợn con theo mẹ nuôi chuồng thì tỷ lệ mắc bệnh phân trắng từ 40 - 50%. 2.3.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Bệnh lợn con phân trắng là hội chứng nhiễm khuẩn đường ruột ở giai đoạn bú sữa. Bệnh xảy ra ở các nước trên thế giới, bệnh thường phát và nhiễm nặng ở các khu đông dân cư, nơi môi trường bị ô nhiễm, thiếu nước sạch, ở các tỉnh miền núi dân trí còn lạc hậu. Phòng và trị bệnh đường tiêu hoá ở lợn con nói chung và bệnh phân trắng lợn con nói riêng đã có rất nhiều tác giả ở nhiều nước trên thế giới quan tâm và nghiên cứu. Tác giả Luther (1983) [33], thông báo: Những đàn lợn sau khi sinh nếu phải sống trong điều kiện môi trường dưới 250C thường có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với những lợn được sống trong điều kiện ổn định với nhiệt độ khoảng 300C. Khi cơ thể gia súc non bị lạnh kéo dài sẽ làm giảm phản ứng miễn dịch, giảm số lượng bạch cầu và tác dụng thực bào, do đó dễ bị vi khuẩn gây bệnh tấn công. Dùng organmin (liều lượng 5g/con) cho uống có tác dụng đối với việc phòng bệnh đường tiêu hoá. Tác giả lưu ý rằng khi sử dụng kháng sinh phải phối hợp một cách hợp lý. Glawisschning E, Bacher (1992) [31], nguyên nhân gây bệnh phân trắng lợn con chủ yếu là do vệ sinh chuồng trại kém, thức ăn thiếu dinh dưỡng, chăm sóc quản lý không tốt. Laval A. (1997) [34], do lợn con trước 1 tháng tuổi hoàn toàn không có
- 34 HCl tự do nên tác dụng diệt khuẩn của dạ dày chưa cao và khả năng tiêu hóa của dạ dày, ruột ở mức thấp. Đây là 1 nguyên nhân rất quan trọng để quyết định sự hình thành bệnh. Theo tài liệu thực nghiệm của Mỹ, đối với lợn con trong việc phòng bệnh thiếu máu dẫn đến tiêu chảy phân trắng chỉ cần tiêm chế phẩm của sắt 1 lần vào ngày thứ 3 sau khi sinh là đủ. Nhiều nghiên cứu về phòng và điều trị bệnh phân trắng nói riêng và bệnh đường tiêu hóa nói chung ở các nước cho thấy: kháng sinh nhóm Neomycine có hiệu quả điều trị tốt với liều 1000 - 2000 UI/kg khối lượng, trong vòng 3 ngày. Các kháng sinh khác cũng có kết quả tốt. Theo Erwin M. Kohrler (1996) [30], thành phần protein huyết thanh ở lợn 2 - 3 tuần tuổi và 7 tuần tuổi là khác nhau. Lợn con 7 tuần tuổi đã ăn thức ăn thực vật nên thành phần protein tăng hơn so với lợn 2 - 3 tuần tuổi. Lợn con bị tiêu chảy do các loại vi khuẩn thường được gọi là rối loạn đường ruột. Nghiên cứu của Smith. R. A. và cs (1996) [35] cho thấy sản xuất vaccine E.coli phòng bệnh phân trắng cho lợn tốt nhất được phân lập từ bệnh phẩm của lợn bệnh ở tuổi dưới 14 ngày. Boonyasiri A. và cs. (2014) [29] cho biết: Có 76,7% số mẫu phân lợn và 40% số mẫu phân gà khỏe mạnh được thu thập tại một số khu vực nghiên cứu tại Thái Lan dương tính với vi khuẩn E.coli. Từ 12/2012 - 6/2013, Adenipekun E. O. và cs. (2015) [28] đã tiến hành phân lập vi khuẩn E.coli từ phân động vật nuôi khỏe mạnh (trâu, bò, gà và lợn) tại Lagos, Nigeria. Kết quả cho thấy có 211/238 (88,7%) mẫu phân trâu, bò, 170/210 (81%) mẫu phân gà và 136/152 (89,5%) mẫu phân lợn dương tính với E.coli. Các chủng vi khuẩn E.coli phân lập được có tỷ lệ kháng cao nhất với tetracycline (124/211; 58,8%), trimethoprim/ sulfamethoxazole (84/211; 39,8%) và ampicillin (72/211; 34,1%).
- 35 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 3.1. Đối tượng nghiên cứu. - Đối tượng nghiên cứu: lợn con giống ngoại từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi. - Phạm vi nghiên cứu: bệnh phân trắng lợn con giai đoạn từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi. 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành. - Địa điểm nghiên cứu: trang trại Trần Văn Tuyên,xã Đoàn Kết,huyện Yên Thủy,Tỉnh Hòa Bình - Thời gian nghiên cứu: từ ngày 20 tháng 11 năm 2018 đến ngày 25 tháng 5 năm 2019. 3.3. Nội dung thực hiện - Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh phân trắng lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi tại trang trại Trần Văn Tuyên, Xã Đoàn Kết, Huyện Yên Thủy, Tỉnh Hòa Bình. - Theo dõi tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi: Theo đàn và theo cá thể, theo dãy chuồng, theo tháng theo dõi. - Các triệu chứng lâm sàng của lợn mắc bệnh phân trắng. - Các bệnh tích đại thể chủ yếu ở đường tiêu hóa của lợn mắc bệnh. - Thử nghiệm 1 số loại thuốc trong điều trị bệnh phân trắng lợn con. 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp điều tra - Phương pháp điều tra trực tiếp: Theo dõi, chẩn đoán, điều trị lợn mắc bệnh và ghi chép số liệu hằng ngày, tuần, tháng. - Phương pháp điều tra gián tiếp: Qua số liệu trong sổ sách của trang trại. 3.4.2. Phương pháp chẩn đoán lâm sàng Quan sát, theo dõi các biểu hiện thường thấy trên lợn sau đó ghi chép
- 36 và chẩn đoán phân biệt với những biểu hiện khác trên lợn để xác định tình trạng bệnh, từ đó đưa ra những kết luận chính xác về tình trạng bệnh và có phác đồ điều trị phù hợp. 3.4.3. Xác định bệnh tích thông qua kết quả mổ khám tại chỗ Lợn chết do bị tiêu chảy sẽ được mổ khám, kiểm tra bệnh tích. Những bệnh tích quan sát được ghi chép cẩn thận vào nhật ký, từ đó là cơ sở để chẩn đoán và điều trị. 3.5. Phương pháp xử lý số liệu Tổng số lợn mắc bệnh (con) Tỷ lệ lợn mắc bệnh (%) = 1 x100 Tổng số lợn theo dõi (con) Tổng số lợn bệnh (con) Tỷ lệ lợn chết (%) = 2 x100 Tổng số lợn mắc bệnh (con) Tổng số lợn khỏi (con) Tỷ lệ khỏi bệnh (%) = 3 x100 Tổng số lợn điều trị (con) Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê sinh vật học (Nguyễn Văn Thiện, 2003) [25] và trên phần mềm Excel 2007.
- 37 Phần 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Cơ cấu đàn lợn của trại trong 3 năm gần đây Quá trình thực tập tốt nghiệp tại trại, em đã theo dõi tình hình chăn nuôi của trại 3 năm qua số liệu trực tiếp tại thời điểm thực tập và trên hệ thống số sách của trại. Kết quả được trình bày qua bảng 4.1 Bảng 4.1. Tình hình chăn nuôi của trại năm 2017 –T5/2019 Số lượng (con) STT Loại lợn 2017 2018 T5/2019 1 Lợn đực giống 35 31 29 2 Lợn nái sinh sản 1.208 1.071 1.066 3 Lợn nái hậu bị 150 233 126 4 Lợn con 36.992 35.122 16.070 Tổng 38.358 36.457 17.291 (Nguồn: Phòng kỹ thuật công ty CP) Qua bảng 4.1 cho thấy: trại lợn Trần Văn Tuyên là một trong những trại lợn có quy mô sản xuất lợn giống lớn ở khu vực Miền Bắc. Với quy mô hơn 1000 nái sinh sản, vì vậy cơ cấu đàn lợn của trang trại chủ yếu là lợn nái và lợn con chiếm số lượng nhiều. Ngoài hai đối tượng chính trên, trại còn có lợn đực giống sử dụng để khai thác tinh và phát hiện lợn nái động dục. Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy số lượng nuôi giữa các loại lợn của trại là rất khác nhau và có sự chênh lệch rõ rệt. Năm 2017, số lượng lợn nái sinh sản và lợn con có xu hướng cao hơn so với năm 2018 và T5/2019, nguyên nhân là trại cũng bị ảnh hưởng không nhỏ của sự biến động của thị trường xuất nhập lợn.
- 38 4.2. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn Trong quá trình thực tập em đã tham gia vào công tác vệ sinh chăm sóc nuôi dưỡng cho đàn lợn tại trại. Kết quả được trình bày ở bảng 4.2 Bảng 4.2. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh chăm sóc ,nuôi dưỡng Công việc Đơn vị Kết quả Thay chậu nước sát trùng Lần 180 Quét và rắc vôi đường đi Lần 180 Xả vôi gầm Lần 48 Vệ sinh máng ăn Lần 260 Cho lợn ăn hàng ngày Lần 260 Tổng vệ sinh quanh khu vực chăn nuôi Lần 24 Từ bảng 4.2 cho thấy: trong thời gian thực tập tại trại em đã tiến hành một số công việc sau: thay chậu nước sát trùng số lần thực hiện là 180 lần , xả vôi gầm là 48 lần, vệ sinh máng ăn 260 lần, cho lợn ăn hàng ngày 260 lần, quét vôi và rắc vôi đường đi định mức là 180 lần và tổng vệ sinh quanh khu vực chăn nuôi số lần thực hiện là 24 lần. 4.3. Kết quả thực hiện công tác phòng và trị bệnh cho lợn * Công tác tiêm phòng: Kết quả được thể hiện ở bảng 4.3 Bảng 4.3. Kết quả tiêm phòng cho lợn tại cơ sở Số lượng Kết quả STT Nội dung công việc Số lượng (con ) Tỷ lệ (%) đạt (con) 1 Dịch tả (tiêm) 1676 1676 100 2 Cầu trùng (uống) 1326 1326 100 Qua kết quả bảng 4.3 cho thấy công tác tiêm phòng cho lợn con và lợn nái
- 39 được trại thực hiện thường xuyên, liên tục. Đối với lợn con tiêm vaccine dịch tả cho 1676 con đạt 100% và cho uống cầu trùng 1326 con đạt 100%. Tiêm phòng bằng vắc xin là biện pháp tạo miễn dịch chủ động cho gia súc chống lại mầm bệnh và là biện pháp hữu hiệu nhất hiện nay. * Kết quả điều trị bệnh cho lợn Kết quả cụ thể được thể hiện qua bảng 4.3: Bảng 4.4. Kết quả điều trị bệnh cho lợn Kết quả STT Tên bệnh Số lượng (con) Số lượng khỏi Tỷ lệ khỏi (con) (%) 1 Viêm phổi 5 5 100 2 Phân trắng lợn con 54 51 94,44 Từ kết quả bảng 4.4 cho thấy: Lợn nuôi tại cơ sở thường mắc 2 bệnh: Viêm phổi và phân trắng lợn con. Đối với bệnh phân trắng lợn con có tỷ lệ 94,44% do lợn mới đẻ ra sức đề kháng yếu, dễ bị tác động từ các yếu tố bên ngoài như nhiệt độ quá nóng, quá lạnh, vi sinh vật Do vậy, cần phải khắc phục bằng cách cho lợn con bú sữa đầu ngay để giữ ấm cho cơ thể, tăng lượng khác thể nhằm hạn chế bệnh tiêu chảy và viêm phổi. 4.4. Tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con từ sơ sinh - 21 ngày tuổi tại trại. 4.4.1. Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng theo đàn, theo cá thể Trong thời gian thực tập tại cơ sở, chúng tôi đã điều tra 485 lợn con theo mẹ từ sau khi sinh đến khi cai sữa tại 2 dãy chuồng của trại. Sau khi theo dõi chúng em đã phát hiện được số lợn mắc bệnh phân trắng lợn con. Kết quả về tỷ lệ mắc theo đàn và cá thể được thể hiện qua bảng 4.4.
- 40 Bảng 4.5: Tỷ lệ lợn con mắc bệnh theo đàn và theo cá thể Số đàn lợn mắc bệnh Số cá thể mắc bệnh Dãy Số đàn Số đàn Số lợn Số lợn Tỷ lệ mắc Tỷ lệ mắc chuồng theo dõi Mắc theo dõi Mắc (con) (%) (%) (đàn) (đàn) (con) 1 18 3 16,67 231 (c25on ) 10,82 (đàn) (đàn) (con) 2 18 4 22,22 245 29 11,83 Tính 36 7 19,44 485 54 11,13 chung Kết quả ở bảng 4.5 cho thấy: Về tỷ lệ nhiễm bệnh theo đàn: Trong tổng số 36 đàn được theo dõi có 7 đàn có lợn con mắc bệnh tỷ lệ là 19,44%. Tỷ lệ này khác nhau giữa các dãy chuồng và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: điều kiện chăm sóc, tình trạng vệ sinh thú y, thời tiết khí hậu, công tác thú y Do điều kiện mỗi dãy chuồng là khác nhau, điều kiện khí hậu thời kỳ này có nhiều thay đổi nên tỷ lệ lợn mắc bệnh là khá cao. Dãy chuồng 2 có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn. Tuy nhiên cả 2 dãy chuồng trong thời gian điều tra đều có tỷ lệ nhiễm bệnh cao. Ở dãy chuồng 1 có số đàn mắc là 3 tỷ lệ là 16,67% thấp hơn dãy 2 vì chuồng 2 có thiết kế gầm chuồng thấp nên nền chuồng ẩm ướt hơn so với dãy chuồng 1 với số đàn mắc là 4 có tỷ lệ 22,22%. Công tác vệ sinh ở trong chuồng chưa thật sự tốt, công nhân còn chưa có ý thức tốt trong khâu sát trùng trước khi vào chuồng, vệ sinh thú y đặc biệt là khâu quét dọn, phun thuốc sát trùng và giữ ấm cho lợn con sau khi sinh. Đó là điều kiện tốt để vi khuẩn phát triển và gây bệnh trên lợn con. - Về tỷ lệ nhiễm theo cá thể: Lợn nuôi tại 2 dãy chuồng đều mắc bệnh ở mức độ nhẹ. Tính chung, trong tổng số 485 con có 54 con mắc bệnh (11,13 %) cụ thể: Dãy chuồng 2 có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn với tỷ lệ 11,83%, dãy chuồng
- 41 1 là 10,82%. Dãy chuồng 2 có kết cấu gầm chuồng thấp, độ ẩm trong chuồng cao hơn chuồng 1. - Về điều kiện vệ sinh thú y nói chung và điều trị nói riêng còn chưa tốt dẫn đến sức đề kháng của lợn con kém tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển.Như vậy, nếu lợn nuôi dưỡng trong môi trường có điều kiện độ ẩm cao, vệ sinh thú y không tốt, công tác điều trị bệnh chưa được thực hiện triệt để thì tỷ lệ nhiễm theo đàn và cá thể sẽ cao. 4.4.2. Tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con theo tháng theo dõi Một trong những nguyên nhân quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh phân trắng lợn con phát triển là yếu tố khí hậu. Chính vì vậy, qua các tháng trong năm thì tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con có khác nhau. Để đánh giá được tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con, chúng tôi tiến hành điều tra 485 con lợn con ở các tháng khác nhau, cụ thể từ tháng 12/2018 đến tháng 5/2019. Kết quả được trình bày ở bảng 4.4 Bảng 4.6: Tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng theo tháng theo dõi Số lợn Số lợn Tỷ lệ Số lợn chết Tỷ lệ Tháng theo dõi mắc mắc (con) hết (%) (con) (con) (%) 12/2018 79 12 15,18 1 8,33 1/2019 71 9 12,67 1 11,11 2/2019 87 8 9,19 0 0 3/2019 99 7 7,07 0 0 4/2019 74 11 14,86 1 9,09 T5/2019 75 7 9,33 0 0 Tính chung 485 54 11,13 3 5,55 Bảng 4.6 cho thấy Như vậy, tỷ lệ mắc bệnh của lợn qua các tháng đều
- 42 có sự chênh lệch. Trong đó, tháng 3 là tháng có tỷ lệ mắc bệnh thấp nhất (7,07% tương đương với 7/99 con theo dõi bị mắc bệnh). Tháng 12 là tháng có tỷ lệ mắc cao nhất (15,18% tương đương với 12/78 con theo dõi bị mắc bệnh). Tháng 12 và tháng 4 tỷ lệ mắc bệnh cao được giải thích là do thời tiết biến đổi nhiều. Tháng 12 là tháng có đợt rét cao trong năm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển mầm bệnh gây bệnh và phát triển mạnh. Tháng 4 là tháng giao mùa với khí hậu thay đổi đột ngột khiến lợn con không kịp thích nghi, cùng với những đợt mưa phùn nhỏ lạnh, ẩm và cộng với hệ tiêu hóa của lợn con phát triển chưa hoàn thiện là nguyên nhân hàng đầu gây hội chứng tiêu chảy lợn con. Vì vậy việc điều chỉnh tiểu khí hậu chuồng nuôi tốt sẽ giảm bớt sự bất lợi của môi trường tự nhiên đến cơ thể gia súc, giảm hoạt động của vi sinh vật gây bệnh trong môi trường đó sẽ làm giảm tỷ lệ mắc bệnh phân trắng. 4.4.3. Tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con theo lứa tuổi Bảng 4.7: Tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng theo lứa tuổi Số lợn Tỷ lệ Số lợn Tỷ lệ Số lợn mắc Ngày tuổi theo dõi mắc chết chết (con) (con) (%) (%) (%) 1 – 7 163 12 7,36 0 0 8 -14 162 25 15,43 2 8 15 -21 160 17 10,62 1 5,88 Tính chung 485 54 11,13 3 5,55 Qua bảng 4.7 cho thấy: - Giai đoạn 1 - 7 ngày tuổi, tỷ lệ mắc bệnh là 7,36 %. Ở giai đoạn này do hàm lượng kháng thể trong sữa đầu rất cao, lợn con sau khi sinh ra được bú sữa đầu nên đã có miễn dịch tiếp thu bị động, chống lại các tác nhân
- 43 bất lợi từ môi trường, hơn nữa hàm lượng sát được bổ sung qua việc tiêm sắt định kỳ đã đáp ứng cho sự phát triển của lợn trong tuần tuổi đầu. Lợn con lứa tuổi này chủ yếu mẫn cảm với những tác nhân nhất là nhiệt độ và độ ẩm. - Giai đoạn 8 - 14 ngày tuổi, tỷ lệ mắc bệnh cao hơn ở giai đoạn < 8 ngày tuổi (15,43%), tỷ lệ chết là (8%). Trong giai đoạn này lợn con mắc bệnh ở mức độ nặng hơn. Từ độ tuổi này trở đi tốc độ sinh trưởng và phát dục của lợn con tăng một cách đột ngột. Do vậy, nhu cầu về sắt và các chất dinh dưỡng của lợn con tăng cao. Mặc dù ở độ tuổi này lợn con đã được tiêm bổ sung sắt và các chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ nhưng cũng chỉ giải quyết được phần nào nhu cầu của cơ thể. Nên lợn thường lâm vào tình trạng thiếu sắt gây thiếu máu. Đồng thời, do thiếu hụt chất dinh dưỡng do lợn con bắt đầu tập ăn, lượng sữa cung cấp từ lợn mẹ không đáp ứng dù nhu cầu cho cả đàn nhất là những con bú sữa ở hàng vú dưới rất dễ bị mắc bệnh. Trong giai đoạn này, lợn con bắt đầu tập ăn thức ăn tinh, khác hẳn với sữa mẹ nên có thể gây rối loạn tiêu hóa. Những nguyên nhân trên dẫn đến sức đề kháng của lợn con lứa tuổi này bị giảm sút, đồng thời với sự tác động bất lợi của môi trường làm cho tỷ lệ mắc bệnh lứa tuổi này là cao nhất. - Giai đoạn 15 - 21 ngày tuổi, tỷ lệ mắc bệnh lại thấp hơn so với giai đoạn 8 - 14 ngày tuổi (10,62%). Ở giai đoạn này tỷ lệ mắc bệnh thấp nhưng thường mắc bệnh rất nặng hay lợn con điều trị từ những giai đoạn trước chưa khỏi hoặc tái phát lại nên kết quả điều trị không cao, dẫn đến tỷ lệ chết (5,88%). Trong giai đoạn này cơ thể lợn đã dần làm quen với thức ăn, bù đắp được một phần thức nhỏ chất dinh dưỡng cho cơ thể, khả năng thích ứng với môi trường cũng tăng lên đáng kể. Do đó có tỷ lệ mắc thấp hơn giai đoạn 8 - 14 ngày tuổi
- 44 4.4.4. Tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con theo tính biệt Bảng 4.8: Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con theo tính biệt Số lợn theo Số lợn mắc Tỷ lệ mắc Số lợn Tỷ lệ chết Tính biệt dõi (con) (con) (%) chết (con) (con) Đực 235 25 10,63 1 4 Cái 243 29 11,93 2 6,89 Tính chung 485 54 11,13 3 5,55 Qua bảng 4.8 Cho thấy tỷ lệ mắc bệnh phân trắng ở lợn cái cao hơn lợn đực, trong đó lợn đực mắc bệnh phân trắng chiếm 10,63%, còn lợn cái chiếm 11,93%. Tỷ lệ chết của lợn đực là 4% còn lợn cái là 6,89%. Nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch tỷ lệ mắc và tỷ lệ chết giữa lợn đực và lợn cái có thể là: do sức đề kháng của các cá thể là khác nhau; do sự chăm sóc và nuôi dưỡng kém Như vậy, tỷ lệ nhiễm cũng như tỷ lệ chết của bệnh phân trắng, giữa lợn đực và lợn cái có chênh lệch nhau nhưng không đáng kể. Tóm lại, yếu tố tính biệt hầu như không có ảnh hưởng tới tỷ lệ mắc và tỷ lệ chết của bệnh phân trắng lợn con. 4.4.5. Kết quả theo dõi triệu chứng lâm sàng ở lợn mắc bệnh phân trắng lợn con Bảng 4.9: Các triệu chứng lâm sàng của lợn mắc bệnh phân trắng Số lợn Số lợn mắc Số lợn có Tỷ lệ Triệu chứng lâm sàng theo dõi (con) triệu chứng (%) (con) Mệt mỏi, ủ rũ (co54n) 100 Giảm ăn, bú ít 54 100 Lông xù 40 74,07 485 54 Da khô, nhăn nheo 25 46,29 Tiêu chảy phân trắng 54 100 Phân dính quanh hậu môn 54 100 Sút cân 50 92,59
- 45 Qua kết quả bảng 4.9 Những biểu hiện lâm sàng của lợn con bị bệnh chiếm tỷ lệ rất cao: Sút cân chiếm 92,59%; Lông xù chiếm 74,07%; Da khô, nhăn nheo chiếm 46,29%; Ủ rũ, giảm bú, bú ít, tiêu chảy phân trắng và phân dính quanh hậu môn là 100%. Như vậy, để phát hiện lợn con bị bệnh, người chăn nuôi có thể căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng nói trên, từ đó có biện pháp điều trị kịp thời và hiệu quả, tránh để lợn mắc bệnh kéo dài, ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của lợn con. 4.4.6. Kết quả mổ khám bệnh tích lợn chết do mắc bệnh phân trắng lợn con Bảng 4.10: Kết quả mổ khám bệnh tích Bệnh tích đại thể Số lợn chết Số con Số lợn có Tỷ lệ Bệnh tích chủ yếu (con) mổ biểu hiện (%) khám (con) Tim sung, cơ tim mềm 1 33,33 Gan sưng, túi mật căng 1 33,33 Phổi nhợt nhạt, nhục hóa, có 2 66,67 điểm xung huyết 3 3 Dạ dày chứa sữa chua, tiêu hóa 3 100 có mùi chua Ruột chứa sữa không tiêu, có 3 100 mùi chua, hạch ruột xung huyết Qua kết quả mổ khám từ bảng 4.10 cho thấy 100% lợn chết dạ dày chứa sữa chưa tiêu hóa có mùi chua và ruột chứa sữa không tiêu có mùi chua, hạch ruột xung huyết. Bệnh tích tim hơi sưng, cơ tim mềm, gan hơi sưng, túi mật căng chiếm tỷ lệ 33,33%. Do lợn mắc hội chứng tiêu chảy thường gầy yếu gặp thời tiết lạnh vào mùa đông, mùa xuân nên thường kế phát viêm phối do vậy bệnh tích phổi màu nhợt nhạt, nhục hóa, có điểm xung
- 46 huyết tỷ lệ 66,67%. Nguyên nhân lợn chết là do mất nước và điện giải và bởi sự tăng sinh vi khuẩn E.coli trong đường tiêu hóa đã làm xung huyết dạ dày, ruột, nhiễm độc máu, làm rối loạn trao đổi chất, rối loạn quá trình tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy nặng, một số cơ quan nội tạng bị giảm hoặc mất hẳn chức năng hoạt động của nó, khiến con vật suy kiệt mà chết. 4.4.7. Kết quả điều trị thử nghiệm bệnh phân trắng lợn con Bảng 4.11: Kết quả điều trị thử nghiệm bệnh phân trắng lợn con Tên Thời Số lợn thuốc Số lợn Tỷ lệ Phác Liều Cách gian điều kháng khỏi Khỏi Đồ lượng dùng điều trị trị sinh và (con) (%) (ngày) (con) hóa dược 1ml/ Tiêm bắp Nor-100 10kgTT 1 3 – 5 27 26 96,29 1g/2-4 lít Bcomplex /ngày hoCặhco d uưốớni gd a nước Tiêm bắp Nova – 1ml/10kgTT hoặc dưới amcoli /ngày 2 3 – 5 27 25 92,59 da 1g/2-4 lít Bcomplex Cho uống nước Kết quả thu được cho thấy: Hai phác đồ trên đều có hiệu quả điều trị bệnh phân trắng lợn con từ lúc sơ sinh đến 21 ngày tuổi. Tuy nhiên hiệu quả điều trị ở mỗi phác đồ là khác nhau. Với lợn điều trị bằng Nova-amcoli thì tỷ lệ khỏi bệnh là 92,59% và thời gian điều trị trung bình là 3 - 5 ngày. Dùng Nor-100 điều trị trên 27 con lợn con tỷ lệ khỏi bệnh chiếm tới 96,29 cao hơn ở phác đồ sử dụng Nova-amcoli là 3,7% và thời gian điều trị trung bình là 3 - 5 ngày. Cả 2 phác đồ đều bổ sung thêm Vitamin Bcomplex
- 47 với liều 1g/2 - 4 lít nước cho uống tự do. Từ các kết quả điều trị của 2 phác đồ, chúng tôi nhận thấy sử dụng phác đồ (Nor-100) hiệu quả hơn phác đồ 2 (Nova-amcoli). Điều này được thể hiện qua tỷ lệ khỏi bệnh và thời gian điều trị trung bình. 4.4.8.Kết quả thực hiện công tác khác tại trại Kết quả cụ thể được thể hiện qua bảng 4.12: Bảng 4.12. Kết quả thực hiện công tác khác trên đàn lợn Số Kết quả STT Công việc lượng Tỷ lệ (con) Số lượng đạt (con) (%) 1 Đỡ lợn đẻ 164 164 100 2 Xuất lợn con 3000 3000 100 3 Nuôi dưỡng lợn nái 190 190 100 4 Cắt đuôi 335 335 100 Kết quả bảng 4.12 cho thấy trong 6 tháng thực tập tại cơ sở tôi đã thực hiện được các công việc: Đỡ lợn đẻ 164 nái với số lợn con đỡ được là 2130 con, xuất lợn con 3000, nuôi dưỡng được 190 lợn nái, cắt đuôi được 335 con đạt 100%. Qua những công việc trên đã giúp tôi học được nhiều kinh nghiệm trong chăm sóc lợn con cũng như tay nghề và các thao tác kĩ thuật. Từ đó giúp tôi tự tin hơn vào bản thân và hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- 48 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận. Kết quả điều tra tình hình mắc bệnh lợn con phân trắng tại trại Trần Văn Tuyên- Đoàn Kết- Yên Thủy- Hòa Bình,tôi đã rút ra một số kết luận sau: - Thực hiện quy trình phòng và trị bệnh phân trắng lợn con góp phần nâng cao hiệu quả chăn nuôi, hạn chế tình trạng bệnh của lợn nuôi tại cơ sở. - Tỷ lệ tiêm phòng vaccine dịch tả và cầu trùng cho lợn con vaccine dịch tả, lở mồm long móng, giả dại và khô thai đều đạt 100%.Bệnh viêm phổi 5 khỏi 5 con đạt 100%, phân trắng lợn con cho: 54 con khỏi 51 con đạt 94,44%. - Số đàn theo dõi 36 số đàn mắc là 7 với tỷ lệ 19,44%. Dãy chuồng 1 có 25 con mắc bệnh với tỷ lệ là: 10,82%, dãy chuồng 2 có 29 con mắc bệnh với tỷ lệ là: 11,83% - Tỷ lệ mắc bênh phân trắng lợn con có sự khác biệt qua các tháng. Tháng 12 và tháng 4 lợn con có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn các tháng khác. Do thời tiết thay đổi đột ngột làm lợn con không thích nghi kịp, giảm sức đề kháng dẫn đến lợn con dễ mắc bệnh phân trắng. - Lợn con mắc bệnh phân trắng qua các lứa tuổi là khác nhau. Tỷ lệ lợn mắc bệnh phân trắng thấp nhất là ở sơ sinh đến 7 ngày tuổi chiếm 7,89%, cao nhất là tuần thứ hai từ 8 đến 14 ngày tuổi chiếm 15,81%, tiếp theo là tuần đầu từ 15 đến 21 ngày tuổi chiếm 12,82%. - Tính biệt không có ảnh hưởng tới tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con. - Khi sử dụng 02 loại thuốc điều trị bệnh phân trắng lợn con thì thuốc Nor - 100 có hiệu quả điều trị cao hơn thuốc Nova-amicoli.
- 49 Thực hiện các công tác thú y như đỡ lợn đẻ;tham gia công tác vệ sinh sát trùng ểđ phòng bệnh cho đàn lợn và tham gia một số công tác khác tại trại đạt hiệu quả cao và hoàn thành 100% nhiệm vụ được giao. 5.2. Đề nghị Cần thực hiện nghiêm ngặt hơn công tác vệ sinh thú y trong chăn nuôi cũng như trong tiêm phòng. Chuồng trại phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ tiêu độc khử trùng định kỳ, tránh ô nhiễm môi trường. Để có kết quả nghiên cứu khách quan, đầy đủ và chính xác hơn đề nghị nhà trường và khoa Chăn nuôi thú y tiếp tục cho nghiên cứu để làm sáng tỏ phác đồ điều trị nào có hiệu quả tốt trong điều trị bệnh phân trắng ở lợn con.
- 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO I.Tài liệu trong nước 1. Trịnh Tuấn Anh (2010), “Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ và một số yếu tố gây bệnhcủa vi khuẩn salmonella spp trong hội chứng tiêu chảy ở lợn con dưới 3 tháng tuổi tại tỉnh Thái Nguyên và biện pháp phòng trị”, Luận văn Thạc sĩ khoa học Nông nghiệp. 2. Đặng Xuân Bình và Trần Thị Hạnh (2002), “Chế tạo, thử nghiệm một số chế phẩm sinh học phòng trị bệnh tiêu chảy phân trắng lợn con do E . coli va Cl.perfringens”, Tạp chí KHKT Thú y, sô 1. 3. Trần Thị Dân (2008),“Sinh sản heo nái và sinh lý heo con”, Nxb Nông nghiệp, TP. Hồ Chí Minh. 4. Đoàn Thị Kim Dung (2004), Sự biến động của một số vi khuẩn hiếu khí đường ruột, vai trò của E. coli trong hội chứng tiêu chảy của lợn con, các phác đồ điều trị, Luận án tiến sỹ Nông nghiệp, Hà Nội. 5. Nguyễn Chí Dũng (2013), Nghiên cứu vai trò gây bệnh của vi khuẩn E.coli trong hội chứng tiêu chảy ở lợn con nuôi tại tỉnh Vĩnh Phúc và biện pháp phòng trị, Luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp. 6. Lê Văn Dương (2010), Phân lập xác định vai trò của escherichia coli trong hội chứng tiêu chảy ở lợn con tại một số huyện của tỉnh Bắc Giang và biện pháp phòng trị, Luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp. 7. Đào Trọng Đạt (1991), “Bệnh ở lợn nái và lợn con’’, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội. 8. Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng, Lê Ngọc Mỹ và Huỳnh Văn Kháng (1996), Bệnh ở lợn nái và lợn con, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 9. Đậu Ngọc Hào và Tống vũ Thắng (2008), “Nghiên cứu mối quan hệ giữa ô nhiễm nấm mốc, E.coli, Salmonella, Clostridium perfringens trong thức ăn hỗn hợp và tỷ lệ lợn bị tiêu chảy trong mùa khô, mùa mưa tại 6 cơ sở chăn
- 51 nuôi lợn sinh sản ở thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí khoa học Thú y. 10. Từ Quang Hiển và Phan Đình Thắm (1995), “Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc gia cầm’’, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 28. 11. Từ Quang Hiển, Phan Đình Thắm và Ngân Thị Hoán (2001), Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc, gia cầm, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 12. Hoàng Phú Hiệp (2014), Nghiên cứu phát triển kỹ thuật phát hiện chủng vi khuẩn Escherichia coli O157:H7 và tạo kháng thể tái tổ hợp đặc hiệu, Luận án Tiến sĩ sinh học, Đại học Thái Nguyên. 13. Phạm Khắc Hiếu, Lê Thị Ngọc Diệp và Trần Thị Lộc (1996), Stress trong đời sống người và vật nuôi, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội- 1998. 14. Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân và Trương Văn Dung (2003), Bệnh phổ biến ở lợn và biện pháp phòng trị, Nxb Nông nghiệp Hà Nội. 15. Hội chăn nuôi Việt Nam (2000), Cẩm nang chăn nuôi gia súc, gia cầm, tập I, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 16. Nguyễn Thị Nội, Nguyễn Ngọc nhiên và Cù Hữu Phú (1989), “Vaccine hỗn hợp salsco, được chết tạo từ các chủ vi khuẩn E.coli, salmonella, streptococus đề phòng tiêu chảy cho lợn”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y. 17. Nguyễn Khánh Quắc, Nguyễn Văn Thiện và Nguyễn Duy Hoan (2003), “Phương pháp nghiên cứu trong chăn nuôi’’, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 18. Phạm Thế Sơn và Phạm Khắc Hiếu (2008), “Tác dụng kháng khuẩn của chế phẩm EM - TK21 với vi khuẩn E. coli, salmonella, Cl. Perfringens (in vitro) và khả năng phòng trị tiêu chảy của chế phẩm EM - TK21 ở lợn 1 - 60 ngày tuổi”, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y. 19. Lê Văn Tạo (1993),"Nghiên cứu chế tạo vaccine E.coli uống phòng bệnh cho lợn con phân trắng",Tạp chí KHNN và CNTP, số 9. 20. Phạm Ngọc Thạch (2005), Hội chứng tiêu chảy ở gia súc, Trường Đại học Nông Nghiệp I - Hà Nội - Khoa Chăn nuôi Thú y, Hà Nội.
- 52 21. Hoàng Toàn Thắng và Cao Văn (2005), Giáo trình sinh lý học động vật, Nxb Nông nghiệp Hà Nội. 22. Trịnh Văn Thịnh (1985), Bệnh lợn ở Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 23. Đỗ Ngọc Thúy, Darren Trott, Ian Wilkie và Cù Hữu Phú (2002- 2003),“Đặc tính kháng nguyên và vai trò gây bệnh của vi khuẩn Enterotoxigenic escherichia coli gây bệnh tiêu chảy lợn con ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam”, Báo cáo khoa học Chăn nuôi thú y, phần Thú y, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 24. Trịnh Quang Tuyên (2005), xác định các yếu tố gây bênh của vi khuẩn Escherichia coli gây Colibacillosis ở lợn con các trại chăn nuôi tập trung, Luận án tiến sĩ Nông Nghiệp, Hà Nội. 25. Nguyễn Văn Thiện (2002), Giáo trình Phương pháp nghuyên cứu trong chăn nuôi, Nxb Khoa học tự nhiên và công nghệ 26. Nguyễn Đức Lưu và Nguyễn Hữu Vũ (2004), Một số bệnh quan trọng ở lợn, Nxb Hà Nội 27. Tạp chí VietDVM (2014), Nguyên nhân lợn con bị tiêu chảy. II. Tiếng Anh 28. Adenipekun E. O, Jackson C. R, Oluwadun A, Iwalokun B. A, Frye J. G,Barrett J. B, Hiott L. M, Woodley T. A. (2015), “Prevalence and Antimicrobial Resistance in Escherichia coli from Food Animals in Lagos,Nigeria”, Microb Drug Resist. 29. Boonyasiri A, Tangkoskul T, Seenama C, Saiyarin J, Tiengrim S.,Thamlikitkul V. (2014), “Prevalence of antibiotic resistant bacteria in healthy adults, foods, food animals, and the environment in selected areas in Thailand”, Pathog Glob Health, 108(5), pp. 235 - 245.
- 53 30. Erwin M. Kohrler (1996), Epithelial cell invasion and adherence of K88, K99, F41 and 987P position Escherichia coli to intestinal villi of 4 to 5 week old pigs, Vet. Microbiol, pp. 7-18. 31. Glawsschning E, Bacher H (1992), ”The Efficacy of Costat on E.coli infected weaning pigs’’, 12th IPVS congress, August 17 - 22, 182 32. Jones (1976), Role of the K88 antigen in the pathogenic of neonatal diarrhea caused by Eschrichia coli in piglets, Infection and Immunity 6, pp. 918 – 927. 33. Luther (1993) “Tiêu chảy ở lợn sơ sinh”, Nxb nông nghiệp , Hà Nội. 34. Laval A (1997) “Incidence des Enterites pore”, Báo cáo tại: “Hội thảo Thú y về bệnh lợn”, do Cục Thú y tại Hà Nội. 35. Smith. R. A. of Nagy Band Feket Pzs, “The transmissible nature of the genetic factor in E.coli that controls hemolysin production”, J. Gen. Microbiol. 47, pp. 153 – 161.
- PHỤ LỤC MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG CHUYÊN ĐỀ Hình 1 : Lau máng lợn con Hình 2: Lau máng lợn mẹ Hình 3: Tăm cho lợn Hình 4: Tra thức ăn cho lợn
- h H Hình 5: Pha cám sữa Hình 6: Lợn còi cọc Hình 7: Lợn con ỉa phân trắng
- Hình 8: Thuốc ADE-Bcomplex Hình 9: Thuốc Norfox 100 Hình 10: Thuốc uống cầu trùng Hình 11: Thuốc Nova-amcoli