Khóa luận Thực hiện công tác cấp mới,cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thôn Đức Trung, xã Đức Mạnh, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông

pdf 59 trang thiennha21 19/04/2022 2490
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Thực hiện công tác cấp mới,cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thôn Đức Trung, xã Đức Mạnh, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_thuc_hien_cong_tac_cap_moicap_doi_giay_chung_nhan.pdf

Nội dung text: Khóa luận Thực hiện công tác cấp mới,cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thôn Đức Trung, xã Đức Mạnh, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRƯƠNG TRIỆU LAI Tên đề tài: THỰC HIỆN CÔNG TÁC CẤP MỚI, CẤP ĐỔI GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN THÔN ĐỨC TRUNG, XÃ ĐỨC MẠNH, HUYỆN ĐẮK MIL, TỈNH ĐẮK NÔNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý đất đai Khoa : Quản lý Tài nguyên Khóa học : 2015 – 2019 Thái Nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRƯƠNG TRIỆU LAI Tên đề tài: THỰC HIỆN CÔNG TÁC CẤP MỚI,CẤP ĐỔI GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN THÔN ĐỨC TRUNG, XÃ ĐỨC MẠNH, HUYỆN ĐẮK MIL, TỈNH ĐẮK NÔNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý đất đai Khoa : Quản lý Tài nguyên Khóa học : 2015 – 2019 Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS.Lê Văn Thơ Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Qua quá trình học tập và rèn luyện tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, được sự nhiệt tình giảng dạy của các thầy, các cô trong trường nói chung và các thầy các cô trong Khoa Quản lý Tài Nguyên nói riêng, em đã được trang bị những kiến thức cơ bản về chuyên môn cũng như lối sống, tạo cho mình hành trang vững chắc cho công tác sau này Trước tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc tới các thầy, cô giáo trong Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nói chung, các thầy cô giáo trong khoaQuản lý Tài nguyên và bộ môn Quản lý Đất đai nói riêng đã tận tình giảng dạy dỗ em trong thời gian qua. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn đến thầy PGS.TS. LÊ VĂN THƠ, thầy đã tận tình giúp đỡ, trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Trong thời gian làm việc với thầy, em không ngừng tiếp thu thêm nhiều kiến thức bổ ích mà còn học tập được tinh thần làm việc, thái độ nghiên cứu khoa học nghiêm túc, hiệu quả, đây là nền tảng cho tương lai của em. Đồng thời em xin chân thành cảm ơn các cô, các chú, các anh, các chị trong công ty cổ phần tài nguyên và môi trường Phương Bắc. Đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong việc cung cấp thông tin cũng như đóng góp ý kiến có liên quan đến việc nghiên cứu, giúp em hoàn thành tốt đề tài tốt nghiệp của mình. Sau cùng em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè đã động viên, đóng góp ý kiến và là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho em trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành đề tài. Với thời gian và khả năng còn hạn chế, đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được sự góp ý chân tình từ các thầy cô và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng năm 2019 Sinh viên Trương Triệu Lai
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1: Diện tích, cơ cấu đất đai năm 2018 Xã Đức Mạnh-Tỉnh Đắk Nông Error! Bookmark not defined. Bảng 4.2: Bảng tổng hợp số liệu tình hình kê khai đăng kí của các chủ sử dụng đất trên địa bàn thôn Đức Trung 36 Bảng 4.4: Bảng tổng hợp hồ sơ kê khai đăng ký 37 Bảng 4.3: Bảng tổng hợp danh sách các hộ chưa kê khai đăng ký của các chủ sử dụng đất trên địa bàn thôn Đức Trung 36 Bảng 4.5: Kết quả hồ sơ kê khai đăng ký cấp đổi GCNQSDĐ trên địa bàn thôn Đức Trung 38 Bảng 4.6: Kết quả hồ sơ kê khai đăng ký cấp mới GCNQSDĐ trên địa bàn thôn Đức Trung 39 Bảng 4.7: Các trường hợp không đủ điều kiện cấp đổi GCNQSD đất trên địa bàn thôn Đức Trung 40 Bảng 4.8: Các trường hợp không đủ điều kiện cấp mới GCNQSD đất trên địa bàn thôn Đức Trung 40
  5. iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1: Vị trí địa lý của xã Đức Mạnh 26
  6. iv DANH MỤC VIẾT TẮT BTNMT : Bộ Tài nguyên và Môi trường CP : Chính phủ ĐKĐĐ : Đăng ký đất đai GCNQSDĐ : Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất NĐ : Nghị định QH : Quốc hội QLĐĐ : Quản lý đất đai QSDĐ : Quyền sử dụng đất TT : Thông tư UBTV : Ủy ban thường vụ quốc hội UBND : Ủy ban nhân dân VPĐKQSDĐ : Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất
  7. v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH DANH MỤC VIẾT TẮT MỤC LỤC PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1 1.1.Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu thực hiện 2 1.2.1. Mục tiêu chung Error! Bookmark not defined. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Error! Bookmark not defined. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 2 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 2 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Cơ sở khoa học và pháp lý của đề tài 4 2.1.1. Một số quy định chung 4 2.1.2 Khái quát về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 7 2.1.2.1 Đăng kí đất đai 7 2.1.2.2. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) 11 2.1.2.3. Vai trò của công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 20 2.2. Tình hình công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cả nước 21 2.2.1. Tình hình công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên cả nước 21 2.2.2 Tình hình công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. 22 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 23
  8. vi 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 23 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 23 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 23 3.3. Nội dung nghiên cứu 23 3.3.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của xã Đức Mạnh 23 3.3.1.1. Điều kiện tự nhiên 23 3.3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 23 3.3.2. Hiện trạng sử dụng đất của xã Đức Mạnh 23 3.3.3. Đánh giá kết quả công tác kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thôn Đức Trung. 24 3.3.4. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và giải pháp. 24 3.4. Phương pháp nghiên cứu 24 3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu 24 3.4.2. Phương pháp thống kê 24 3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu 25 3.4.4. Phương pháp so sánh, phân tích, viết báo cáo 25 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 26 4.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của xã Đức Mạnh 26 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 26 4.1.1.1. Vị trí địa lý và diện tích khu vực 26 4.1.1.2. Đặc điểm địa hình – địa mạo 27 4.1.1.3. Khí hậu - thủy văn 27 4.1.2. Kinh tế - xã hội 27 4.1.2.1. Kinh tế 27 4.1.2.2. Xã hội 27 4.2. Hiện trạng sử dụng đất và tình hình quản lí đất đai trên địa bàn xã Đức Mạnh 29
  9. vii 4.2.1. Hiện trạng quỹ đất 29 4.2.2. Tình hình quản lý đất đai 31 4.3. Đánh giá kết quả công tác kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thôn Đức Trung. 34 4.3.1. Tình hình kê khai đăng kí của các chủ sử dụng đất trên địa bàn thôn Đức Trung 34 4.3.2. Kết quả hồ sơ đăng kí, kê khai cấp đổi GCNQSD đất trên địa bàn thôn Đức Trung. 36 4.3.3. Kết quả hồ sơ đăng kí, kê khai cấp mới GCNQSD đất trên địa bàn thôn Đức Trung 37 4.3.4. Các trường hợp không đủ điều kiện cấp đổi, cấp mới GCNQSD đất trên địa bàn thôn Đức Trung. 38 4.4: Thuận lợi khó khăn và giải pháp 40 4.4.1. Thuận lợi 40 4.4.2. Khó khăn 40 4.4.3. Giải pháp 41 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 43 5.1: Kết luận 43 5.2: Đề nghị 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  10. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là nguồn gốc của mọi quá trình sống và cũng là nguồn gốc của mọi sản phẩm hàng hoá xã hội. Đất đai gắn liền với con người với các hoạt động sản xuất và các lĩnh vực khác như kinh tế - xã hội, chính trị an ninh – quốc phòng của mỗi quốc gia. Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, thì việc sử dụng và quản lý đất nước luôn luôn là yêu cầu đặt ra đối với nền kinh tế quốc dân nói chung và quản lý đất đai nói riêng. Muốn cho quản lý đất đai tốt thì công việc cần thiết đầu tiên là phải hoàn thiện hồ sơ địa chính và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất. Giấy chứng nhận (GCN) là chứng từ pháp lý xác lập mối quan hệ hợp pháp giữa nhà nước và người sử dụng đất. Đây là các yếu tố nắm chắc quỹ đất của từng địa phương giúp cho việc quy hoạch sử dụng đất hợp lý từng loại đất tạo cho việc nâng cao hiệu quả sản xuất. Đăng ký quyền sử dụng đất góp phần hoàn thiện hồ sơ địa chính, giúp cho việc nắm chắc quỹ đất cả về số lượng và chất lượng. Trước những yêu cầu thực tế của đời sống kinh tế - xã hội nhằm đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà nước cần làm tốt các yêu cầu quản lý và sử dụng đất nhằm mục đích thực hiện quyền quản lý, bảo vệ và điều tiết quá trình khai thác, sử dụng cụ thể hoá triệt để và hợp lý hơn. Nhà nước phải có các biện pháp nắm chắc quỹ đất cả về số lượng và chất lượng cùng với bộ hồ sơ địa chính, cấp GCN đất là một trong những nội dung quan trọng của việc quản lý Nhà nước về đất đai. Từ thực
  11. 2 tiễn đó công tác cấp GCN là một vấn đề quan trọng mang tính pháp lý nhằm thiết lập mối quan hệ hợp pháp giữa Nhà nước và người sử dụng đất. Đức Mạnh là một thôn thuộc huyện Đắk Mil,tỉnh Đắk Nông. Đức Mạnh giáp với các xã: Đắk Săk, Đức Minh, thị trấn Đắk Mil, Đắk R’La và Đắk Lao. Đức Mạnh được chia thành 18 thôn. Đặc biệt trong giai đoạn trên địa bàn xã đã tiến hành công tác đo đạc lại địa giới hành chính, thành lập bản đồ địa chính điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện công tác quản lý nhà nước về đất đai nói chung và công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nói riêng. Xuất phát từ thực tế đó, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Lê Văn Thơ, em tiến hành nghiên cứu đề tài:"Thực hiện công tác cấp mới,cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thôn Đức Trung, xã Đức Mạnh, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông". 1.2. Mục tiêu thực hiện công tác cấp mới, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thôn Đức Trung, xã Đức Mạnh, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông - Nắm được quá trình thực hiện cấp mới cấp, cấpđổi GCNQSDĐ trên địa bàn thôn Đức Trung, xã Đức Mạnh, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông. - Đánh giá được những thuận lợi, khó khăn trong khi thực hiện công tác cấp GCNQSDĐ. - Rút ra bài học kinh nghiệm, đưa ra những đề xuất, giải pháp có tính khả thi khi thực hiện công tác cấp GCNQSDĐ trên địa bàn xã. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học Bổ sung hoàn thiện kiến thức đã được học trong nhà trường cho bản thân. Đồng thời tiếp cận và thấy được những thuận lợi và khó khăn của công tác cấp GCNQSD đất đai trong thực tế. Nắm vững những quy định của Luật
  12. 3 Đất đai 2013 và các văn bản dưới Luật về đất đai của Trung ương và địa phương về cấp GCNQSDĐ. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn Qua quá trình nghiên cứu cấp GCNQSDĐ sẽ thấy được những việc đã làm được và chưa làm được trong quá trình thực hiện, từ đó rút ra những kinh nghiệm và tìm những giải pháp phù hợp với tình hình thực tế nhằm thúc đẩy công tác thực hiện cấp GCNQSDĐ nói riêng và công tác quản lý nhà nước về đất đai nói chung được tốt hơn.
  13. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học và pháp lý của đề tài 2.1.1. Một số quy định chung * Cơ sở lí luận Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bố khu dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hóa và an ninh quốc phòng. Song thực tế đất đai là tài nguyên thiên nhiên có hạn về diện tích, có vị trí giới hạn trong không gian. Cùng với thời gian giá trị của đất có sự biến đổi theo chiều hướng xấu đi hoặc tốt lên điều đó phụ thuộc vào việc khai thác và sử dụng của con người . Trong những năm gần đây, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần phát triển theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đã góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển mạnh mẽ, đi đôi với sự phát triển đó là nhu cầu về sử dụng đất của các ngành, các lĩnh vực và các địa phương ngày càng tăng dẫn đến tình hình sử dụng đất ngày càng nhiều biến động. Chính vì vậy, công tác quản lý và sử dụng đất đai đã và đang được Đảng và Nhà nước ta quan tâm sâu sắc. Một trong các nội dung đó là công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lập hồ sơ địa chính. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư pháp lý xác định quyền sử dụng đất hợp pháp. Nó được cấp cho người sử dụng đất để họ có cơ sở pháp lý thực hiện quyền và nghĩa vụ sử dụng đất theo pháp luật. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là bộ phận cấu thành của hồ sơ địa chính. Hồ sơ địa chính là hệ thống tài liệu, số liệu, sổ sách, bản đồ chứa đựng những thông tin cần thiết về các mặt tự nhiên, kinh tế xã hội, pháp lý đất đai đã được thiết lập trong quá trình đo đạc,
  14. 5 lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai ban đầu và đăng ký biến động đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thông qua công tác đăng ký đất đai, Nhà nước nắm bắt được các thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và pháp lý của thửa đất thì mới thực sự nắm chắc được tình hình sử dụng đất và quản lý chặt chẽ mọi biến động đất đai theo đúng pháp luật. * Cơ sở pháp lý Công tác ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ, lập hồ sơ địa chính được Đảng và Nhà nước ta quan tâm chỉ đạo thông qua hệ thống các văn bản pháp luật sau: - Luật đất đai 2013 ngày 29 tháng 11 năm 2013 có hiệu lực thi hành vào ngày 01 tháng 7 năm 2014. - Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai (Có hiệu lực từ 01/07/2014). - Nghị định 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 quy định về giá đất. - Nghị định 45/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 về tiền sử dụng đất. - Nghị định 46/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 quy định về tiền thuê, đất thuê mặt nước. - Nghị định 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. - Thông tư 23/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Có hiệu lực từ 05/07/2014). - Thông tư 24/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hồ sơ địa chính. - Thông tư 25/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về bản đồ địa chính. - Thông tư 76/2014/TT-BTC ngày 16 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định 45/2014/NĐ-CP về thu tiền sử dụng đất.
  15. 6 - Thông tư 77/2014/TT-BTC ngày 16 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định 46/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 quy định về tiền thuê, đất thuê mặt nước. - Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 6 tháng 11 năm 2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi,bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/07/2013 của Chính phủ. * Nội dung quản lý nhà nước về đất đai Năm 2013, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật Đất đai ngày 29/11/2013 và có hiệu lực thi hành ngày 1/7/2014. Luật Đất đai năm 2013 có 14 chương với 212 điều, tăng 7 chương và 66 điều, đã khắc phục, giải quyết được những tồn tại, hạn chế phát sinh trong quá trình thi hành Luật Đất đai năm 2003. Luật Đất đai 2013 đó sửa đổi từ 13 nội dung thành 15 nội dung Quản lý nhà nước về đất đai cho phù hợp với tình hình mới. Tại Điều 22 Luật Đất đai 2013 quy định[1] 1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó. 2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính. 3. Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất. 4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. 5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất. 6. Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất.
  16. 7 7. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; 8. Thống kê, kiểm kê đất đai. 9. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai. 10. Quản lý tài chính về đất đai và giá đất. 11. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. 12. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai. 13. Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai. 14. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai. 15. Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai. Trong Luật Đất đai 2013 nội dung cấp GCNQSDĐ là một trong những nội dung quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về đất đai. 2.1.2 Khái quát về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đăng kí đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, là thủ tục hành chính do cơ quan Nhà nước thực hiện đối với đối tượng là các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất (gọi chung là người sử dụng đất) nhằm xác lập mối quan hệ pháp lý đầy đủ giữa Nhà nước với người sử dụng đất, làm cơ sở để Nhà nước quản lý chặt chẽ toàn bộ đất đai theo pháp luật và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người sử dụng. 2.1.2.1 Đăng kí đất đai Khái niệm về ĐKĐĐ: Tại khoản 15 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định: “Đăng ký đất đai, nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất là việc kê khai và ghi
  17. 8 nhận tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất đối với một thửa đất vào hồ sơ địa chính”. [1] Đăng kí đất đai có 2 loại: * Đăng ký đất đai ban đầu Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất lần đầu (sau đây gọi là đăng ký lần đầu) là việc thực hiện thủ tục lần đầu để ghi nhận tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và quyền quản lý đất đối với một thửa đất vào hồ sơ địa chính. Tại khoản 3 Điều 95 Luật Đất đai 2013 quy định: Đăng ký ban đầu được thực hiện trong các trường hợp: [1] -Thửa đất được giao, cho thuê sử dụng. -Thửa đất đang sử dụng chưa đăng ký. -Thửa đất được giao để quản lý mà chưa đăng ký. -Nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chưa đăng ký. *Đăng ký biến động đất đai Đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất (sau đây gọi là đăng ký biến động) là việc thực hiện thủ tục để ghi nhận sự thay đổi về một hoặc một số thông tin đã đăng ký vào hồ sơ địa chính theo quy định của pháp luật. Tại khoản 4 Điều 95 Luật Đất đai 2013 quy định:Đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được giấy chứng nhận hoặc đã đăng ký mà có thay đổi sau đây: [1] -Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất. - Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được phép đổi tên. - Có thay đổi về hình dạng, kích thước, diện tích, số hiệu, địa chỉ thửa đất. - Có thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký.
  18. 9 - Chuyển mục đích sử dụng đất. - Có thay đổi thời hạn sử dụng đất. Chuyển từ hình thức Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm sang hình thức thuê đất thu tiền một lần cho cả thời gian thuê; từ hình thức Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang hình thức thuê đất; từ thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất theo quy định của Luật này. [1] - Chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của vợ hoặc của chồng thành quyền sử dụng đất chung, quyền sở hữu tài sản chung của vợ và chồng. -Chia tách quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của tổ chức hoặc của hộ gia đình hoặc của vợ và chồng hoặc của nhóm người sử dụng đất chung, nhóm chủ sở hữu tài sản chung gắn liền với đất -Thay đổi quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền công nhận; thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp để xử lý nợ; quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai, quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã được thi hành; văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật - Xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề - Có thay đổi về những hạn chế quyền của người sử dụng đất. *Các đối tượng đăng kí quyền sử dụng đất Theo Điều 5 Luật Đất đai 2013 Người sử dụng đất Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất, bao gồm:
  19. 10 Tổ chức trong nước gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức sự nghiệp công lập và tổ chức khác theo quy định của pháp luật về dân sự (sau đây gọi chung là tổ chức). Hộ gia đình, cá nhân trong nước (sau đây gọi chung là hộ gia đình, cá nhân). Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ. Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và cơ sở khác của tôn giáo. Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo quy định của pháp luật về đầu tư.[1] * Vai trò của công tác đăng ký đất đai: Đăng ký đất đai là công cụ của Nhà nước đảm bảo lợi ích Nhà nước, cộng đồng công dân như quản lý nguồn thuế, Nhà nước với vai trò trung gian
  20. 11 tiến hành cân bằng lợi ích giữa các chủ thể, bố trí cho mục đích sử dụng tốt nhất. Nhà nước biết được cách để quản lý chung qua việc dùng công cụ đăng ký đất đai để quản lý. Lợi ích của công dân có thể thấy được như Nhà nước bảo vệ quyền và bảo vệ người công dân khi có các tranh chấp, khuyến khích đầu tư cá nhân, hỗ trợ các giao dịch về đất đai, giảm khả năng tranh chấp đất đai. 2.1.2.2. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) *Khái niệm Khái niệm đất đai: Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất bao gồm tất cả các yếu cấu thành của môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đó như: Khí hậu bề mặt thổ nhưỡng, địa hình, mặt nước, các lớp trầm tích sát bề mặt, cùng với khoáng sản và nước ngầm trong lòng đất, tập đoàn động thực vật, trạng thái định cư của con người và các kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại. Khái niện về GCN: Giấy chứng nhận là tên gọi chung của các loại giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, bao gồm: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở. Khái niệm về GCNQSDĐ: Tại khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định: GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.[1] *Điều kiện cấp GCNQSD đất Người sử dụng đất được cấp GCNQSD đất khi: 1. Có đầy đủ các giấy tờ hợp pháp hoặc đang sử dụng đất ổn định được UBND xã nơi có đất xác nhận.Những giấy tờ hợp pháp gồm:
  21. 12 - Giấy tờ do chính quyền Cách mạng giao đất trong cải cách ruộng đất mà chủ sử dụng đất vẫn đang sử dụng ổn định từ đó đến nay. - Giấy tờ giao đất hoặc cho thuê đất do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt thuộc các thời kì Nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam, Nhà nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, trong quá trình thực hiện sai các chính sách về đất đai mà người sử dụng đất vẫn đang sử dụng từ đó đến nay. - Những giấy tờ chuyển nhượng đất từ năm 1980 trở về trước của chủ sử dụng đất hợp pháp đã được chính quyền địa phương xác nhận. - Những giấy tờ chuyển nhượng, chuyển đổi, thừa kế quyền sử dụng đất sau ngày 15/10/1993 đã được cấp có thẩm quyền xác nhận. - Các quyết đinh giao đất, cho thuê đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định theo pháp luật đất đai. - Giấy tờ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất mà người sử dụng đất đó vẫn sử dụng liên tục từ đó đến nay mà không có tranh chấp. - Giấy tờ giao nhà tình nghĩa. - GCNQSD đất tạm thời do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có trong sổ địa chính mà không có tranh chấp. - Bản án hoặc quyết định của Toà Án nhân dân có hiệu lực pháp luật hoặc giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật. - Giấy tờ của Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp cấp đất cho hộ gia đình, xã viên của Hợp tác xã trước ngày 28/06/1975 (trước ngày ban hành Nghị định 125/CP). - Giấy tờ về thanh lí hoá giá nhà theo quy định của pháp luật.
  22. 13 - Giấy tờ chuyển nhượng đất đai, mua bán nhà kèm theo chuyển nhượng quyền sử dụng đất được UBND xã nơi có đất thẩm tra là đất đó không có tranh chấp và được UBND cấp huyện xác nhận kết quả thẩm tra của UBND xã. 2. Trường hợp khi người sử dụng đất đã có một trong các giấy tờ nói trên, mà đất đó nằm trong quy hoạch xây dựng đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt nhưng chưa có quyết định thu hồi để thực hiện quy hoạch đó thì vẫn được cấp GCNQSD đất nhưng phải chấp hành đúng các quy định về xây dựng. 3. Trường hợp người sử dụng đất đã có một trong các giấy tờ nói trên, mà đất đó nằm trong vi phạm bảo vệ an toàn công trình nhưng chưa có quyết định thu hồi đất thì vẫn được cấp GCNQSD đất nhưng phải chấp hành đúng quy định về bảo vệ an toàn công trình theo quy định của pháp luật. 4. Người sử dụng đất ổn định nhưng không có giấy tờ hợp pháp, thì phải được UBND cấp xã xác nhận một trong các trường hợp sau: - Có giấy tờ hợp pháp nhưng bị thất lạc do thiên tai, chiến tranh và có chỉnh lí trong hồ sơ lưu trữ của cơ quan Nhà nước hoặc Hội đồng đăng kí đất đai cấp xã xác nhận. - Người được thừa kế của tổ tiên qua nhiều thế hệ. - Người được chia tách, chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ người sử dụng đất hợp pháp nhưng chưa làm thủ tục sang tên trước bạ. - Người tự khai hoang từ năm 1980 trở về trước đến nay vẫn sử dụng đất phù hợp với quy hoạch. - Trường hợp đất có nguồn gốc khác nhưng nay đang sử dụng đất ổn định, phù hợp với quy hoạch và chấp hành đúng quy định pháp luật của Nhà nước trong quá trình sử dụng. (Nguyễn Thị Lợi, 2010) [3]
  23. 14 *Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Điều 105 Luật đất đai 2013 quy định Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao. - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ủy quyền cho cơ quan tài nguyên và môi trường cùng cấp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. - Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam. - Đối với những trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng mà thực hiện các quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng thì do cơ quan tài nguyên và môi trường thực hiện theo quy định của Chính phủ.[1] * Những trường hợp người sử dụng đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Điều 99 Luật đất đai năm 2013 quy định về trường hợp người sử dụng đất được cấp giấy chứng nhận như sau: 1. Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho những trường hợp sau đây: a) Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại các điều 100, 101 và 102 của Luật này;
  24. 15 b) Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày Luật này có hiệu lực thi hành; c) Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ; d) Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp đất đai; theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành; đ) Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất; e) Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế; g) Người mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất; h) Người được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; người mua nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước; i) Người sử dụng đất tách thửa, hợp thửa; nhóm người sử dụng đất hoặc các thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp nhất quyền sử dụng đất hiện có; k) Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất. [1] * Các trường hợp không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hưu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Căn cứ theo điều 19, nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của chính phủ, các trường hợp không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất bao gồm: [2] - Tổ chức, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất để quản lý thuộc các trường hợp quy định tại Điều 8 của Luật Đất đai 2013.
  25. 16 - Người đang quản lý, sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn. - Người thuê, thuê lại đất của người sử dụng đất, trừ trường hợp thuê, thuê lại đất của nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế. - Người nhận khoán đất trong các nông trường, lâm trường, doanh nghiệp nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng. - Người đang sử dụng đất không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. - Người sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng đã có thông báo hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Tổ chức, Ủy ban nhân dân cấp xã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất để sử dụng vào mục đích xây dựng công trình công cộng gồm đường giao thông, công trình dẫn nước, dẫn xăng, dầu, khí; đường dây truyền tải điện, truyền dẫn thông tin; khu vui chơi giải trí ngoài trời; nghĩa trang, nghĩa địa không nhằm mục đích kinh doanh. [2] * Trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Trình tự thủ tục cấp GCN được quy định rõ tại Điều 70 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai như sau: [2] 1. Người sử dụng đất nộp 1 bộ hồ sơ theo quy định để làm thủ tục đăng ký. 2. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và thực hiện các công việc như sau:
  26. 17 a) Trường hợp đăng ký đất đai thì xác nhận hiện trạng sử dụng đất so với nội dụng kê khai đăng ký; trường hợp không có giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai và Điều 18 của Nghị định này thì xác nhận nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp sử dụng đất, sự phù hợp với quy hoạch. [2] b) Trường hợp chưa có bản đồ địa chính thì trước khi thực hiện các công việc tại Điểm a Khoản này, Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo cho Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện trích đo địa chính thửa đất hoặc kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất do người sử dụng đất nộp (nếu có); [2] c) Niêm yết công khai kết quả kiểm tra hồ sơ, xác nhận hiện trạng, tình trạng tranh chấp, nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và khu dân cư nơi có đất, tài sản gắn liền với đất trong thời hạn 15 ngày; xem xét giải quyết các ý kiến phản ánh về nội dung công khai và gửi hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai. [2] 3. Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc như sau: a) Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai thì gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp xã để lấy ý kiến xác nhận và công khai kết quả theo quy định tại Khoản 2 Điều 70-NĐ 43/2014/NĐ-CP này; b) Trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất ở nơi chưa có bản đồ địa chính hoặc đã có bản đồ địa chính nhưng hiện trạng ranh giới sử dụng đất đã thay đổi hoặc kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất do người sử dụng đất nộp (nếu có); [2] c) Kiểm tra, xác nhận sơ đồ tài sản gắn liền với đất đối với tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt
  27. 18 Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư mà sơ đồ đó chưa có xác nhận của tổ chức có tư cách pháp nhân về hoạt động xây dựng hoặc hoạt động đo đạc bản đồ; [2] d) Kiểm tra hồ sơ đăng ký; xác minh thực địa trong trường hợp cần thiết; xác nhận đủ điều kiện hay không đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất vào đơn đăng ký; đ) Trường hợp chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không có giấy tờ hoặc hiện trạng tài sản có thay đổi so với giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì gửi phiếu lấy ý kiến cơ quan quản lý Nhà nước đối với loại tài sản đó. Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, cơ quan quản lý Nhà nước đối với tài sản gắn liền với đất có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho Văn phòng đăng ký đất đai; [2] e) Cập nhật thông tin thửa đất, tài sản gắn liền với đất, đăng ký vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai (nếu có); [2] g) Trường hợp người sử dụng đất đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính, trừ trường hợp không thuộc đối tượng phải nộp nghĩa vụ tài chính hoặc được ghi nợ theo quy định của pháp luật; [2] 4. Cơ quan tài nguyên và môi trường thực hiện các công việc sau: a) Kiểm tra hồ sơ và trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
  28. 19 Trường hợp thuê đất thì trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền ký quyết định cho thuê đất; ký hợp đồng thuê đất và trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sau khi người sử dụng đất đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật. [2] b) Chuyển hồ sơ đã giải quyết cho Văn phòng đăng ký đất đai. 5. Trường hợp người sử dụng đất đã đăng ký đất đai theo quy định của pháp luật mà nay có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì nộp đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận; Văn phòng đăng ký đất đai, cơ quan tài nguyên và môi trường thực hiện các công việc quy định tại Điểm g Khoản 3 và Khoản 4 Điều 70-NĐ 43/2014/NĐ- CP. [2] *Một số quy định trong việc lập hồ sơ địa chính Khái niệm: Hồ sơ địa chính là tập hợp tài liệu thể hiện thông tin chi tiết về hiện trạng và tình trạng pháp lý của việc quản lý, sử dụng các thửa đất, tài sản gắn liền với đất để phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai và nhu cầu thông tin của các tổ chức, cá nhân có liên quan.[1] Các tài liệu của hồ sơ địa chính theo quy định tại Điều 47 của Luật Đất đai gồm có :[1] - Sổ địa chính (Mẫu 01/ĐK); - Sổ mục kê đất đai (Mẫu 02/ĐK); - Sổ theo dõi biến động đất đai (Mẫu 03/ĐK); - Bản đồ địa chính. Thông qua công tác lập HSĐC và cấp GCNQSDĐ là cơ sở để xác lập mối quan hệ pháp lý đầy đủ giữa Nhà nước và người sử dụng đất. Đây là cơ sở để Nhà nước bảo hộ đầy đủ về quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ sử dụng đất. Đồng thời đây cũng chính là nội dung làm tiền đề và hướng tới hoàn thiện các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai khác, Cụ thể:
  29. 20 - Hoàn thiện hơn các quy định về trình tự thủ tục trong hoạt động cấp GCNQSDĐ. - Đối với công tác điều tra, đo đạc thì kết quả điều tra, đo đạc là cơ sở kỹ thuật cho việc xác định vị trí, hình thể kích thước, diện tích, loại đất và tên chủ sử dụng đất để phục vụ yêu cầu tổ chức kê khai xét duyệt đăng ký đất đai. - Đối với công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đó sẽ là căn cứ định hướng cho việc giao đất để đảm bảo việc sử dụng quỹ đất một cách ổn định, hợp lý có hiệu quả. - Trong công tác phân hạng và định giá đất là cơ sở cho việc xác định trách nhiệm tài chính của người sử dụng đất trước và sau khi đăng ký cấp GCNQSDĐ. - Là cơ sở để thực hiện công tác thanh tra và giải quyết tranh chấp đất đai. - Là cơ sở để tiến hành thống kê đất đai và kiểm kê đất đai. - Đăng ký cấp GCNQSDĐ là cơ sở để quyền sử dụng đất được tham gia thị trường bất động sản một cách thuận lợi. * Nguyên tắc cập nhật, chỉnh lý lập hồ sơ địa chính - Hồ sơ địa chính được lập theo từng đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn. - Việc lập, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính phải theo đúng trình tự, thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật đất đai. - Nội dung thông tin trong hồ sơ địa chính phải bảo đảm thống nhất với Giấy chứng nhận được cấp (nếu có) và phù hợp với hiện trạng quản lý, sử dụng đất.[1] 2.1.2.3 Vai trò của công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất * Đối với Nhà nước - Công tác cấp GCNQSD đất giúp Nhà nước nắm chắc được tình hình đất đai tức là biết rõ các thông tin chính xác về số lượng và chất lượng, đặc điểm về tình hình hiện trạng của việc quản lý sử dụng đất.
  30. 21 - Cấp GCNQSDĐ là căn cứ pháp lý đầy đủ giải quyết mối quan hệ về đất đai, cũng là cơ sở pháp lý để nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sử dụng đất cho các đối tượng sử dụng đất. - GCNQSDĐ là cơ sở pháp lý giúp nhà nước xử lý vi phạm về đất đai. - Từ việc nắm chắc tình hình đất đai, Nhà nước sẽ thực hiện phân phối lại đất theo quy hoạch, kế hoạch chung thống nhất. Nhà nước thực hiện quyền chuyển giao, quyền sử dụng từ các chủ thể khác nhau. Cụ thể hơn nữa là Nhà nước thực hiện việc giao đất, cho thuê đất, chuyển quyền sử dụng đất và thu hồi đất. Vì vậy cấp GCNQSD đất là một trong những nội dung quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về đất đai. * Đối với người sử dụng đất - GCNQSDĐ là giấy tờ thể hiện mối quan hệ hợp pháp giữa Nhà nước với người sử dụng đất. Giúp cho các cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất, yên tâm đầu tư trên mảnh đất của mình. - GCNQSDĐ là điều kiện để người sử dụng đất được bảo hộ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong quá trình sử dụng đất. - GCNQSDĐ là điều kiện để đất đai được tham gia vào thị trường bất động sản. 2.2. Tình hình công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cả nước 2.2.1. Tình hình công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên cả nước Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Quản lý đất đai về tiến độ cấp giấy chứng nhận thì công tác đăng ký đất đai, cấp GCN đất trong phạm vi cả nước đã đạt kết quả như sau:[5] Cả nước đã cấp được 42,3 triệu giấy chứng nhận với tổng diện tích 22,9 triệu ha, đạt 94,8% diện tích các loại đất đang sử dụng phải cấp giấy chứng nhận (diện tích cần cấp); trong đó 5 loại đất chính (đất ở đô thị, đất ở nông thôn, đất chuyên dùng, đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp) của cả nước đã cấp được
  31. 22 40,7 triệu giấy chứng nhận với tổng diện tích 22,3 triệu ha, đạt 94,6% diện tích sử dụng cần cấp và đạt 96,7% tổng số trường hợp sử dụng đất để đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận. Tiếp tục xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai phục vụ đa mục tiêu, trong đó đã xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai tại 447/7.907 xã, phường, thị trấn; hoàn thành và tích hợp vào cơ sở dữ liệu đất đai cấp huyện 231 xã, phường, thị trấn, đạt 51,7%; một số tỉnh, huyện đã cơ bản hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng, phát huy hiệu quả tích cực cho quản lý đất đai, điển hình là tỉnh Đồng Nai (toàn tỉnh), Vĩnh Long (70 xã), Long An (38 xã), An Giang (32 xã), Thừa Thiên Huế (27 xã). [5] Một số địa phương đã hoàn thành cơ bản việc cấp GCN lần đầu nhưng xét riêng từng loại đất vẫn còn một số loại đạt thấp dưới 85% như: Đất chuyên dùng còn 29 địa phương; đất ở đô thị còn 15 địa phương; đất sản xuất nông nghiệp còn 11 địa phương; các loại đất ở nông thôn và đất lâm nghiệp còn 12 địa phương; một số địa phương có loại đất chính đạt kết quả cấp GCN lần đầu thấp dưới 70% gồm: Lạng Sơn, Hà Nội, Bình Định, Kon Tum, TP.Hồ Chí Minh, Kiên Giang, Ninh Thuận và Hải Dương. [5] 2.2.2 Tình hình công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thường xuyên được quan tâm, giải quyết kịp thời. Đồng thời, tăng cường giám sát các địa phương trong quá trình thực hiện công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, kịp thời giải quyết các vướng mắc trong công tác cấp giấy chứng nhận cho các địa phương và các đơn vị sử dụng đất. Sở đã ban hành Quyết định cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được 19.499,64 ha (đạt 66,1%) diện tích cần cấp theo Kế hoạch 437 sau khi rà soát
  32. 23 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Kết quả công tác kê khai, đăng kí cấp đổi cấp mới GCNQSDĐ trên địa bàn xã Đức Mạnh, huyện Đắk Mil Tỉnh Đắk Nông theo kết quả đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính. 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu: Được thực hiện trên địa bàn xã Đức Mạnh, huyện Đắk Mil Tỉnh Đắk Nông cụ thể là trên thôn Đức Trung. 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành - Địa điểm: Công ty cổ phần tài nguyên và môi trường Phương Bắc và thôn Đức Trung, xãĐức Mạnh, huyện Đắk Mil Tỉnh Đắk Nông. - Thời gian: từ ngày 09/01/2019 đến ngày 18/05/2019. 3.3. Nội dung nghiên cứu 3.3.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của xã Đức Mạnh 3.3.1.1. Điều kiện tự nhiên - Vị trí địa lý và diện tích khu vực - Đặc điểm địa hình - địa mạo - Khí hậu – Thủy văn 3.3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội - Kinh tế - Xã hội 3.3.2. Hiện trạng sử dụng đất của xã Đức Mạnh - Hiện trạng quỹ đất - Tình hình quản lý đất đai
  33. 24 3.3.3.Đánh giá kết quả công tác kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thôn Đức Trung. 3.3.4.Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và giải pháp. 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu * Thu thập số liệu thứ cấp - Thu thập các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, về đời sống văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, về hiện trạng sử dụng đất đai, của xã Đức Mạnh. - Thu thập các tài liệu, số liệu về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của xã Đức Mạnh. * Thu thập số liệu sơ cấp Thực hiện công tác tổ chức kê khai tại thôn Đức Trung trên địa bàn xã bao gồm các nội dung sau: - Tổ chức kê khai đăng ký đất đai: công tác tổ chức và hướng dẫn người dân kê khai đăng ký theo đúng quy định của pháp luật. - Tổng hợp phân loại đơn đăng ký kê khai, tiến hành rà soát, đối chiếu các thông tin kê khai của người dân so với kết quả đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính kết quả phân loại theo các trường hợp sau: + Đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ: cấp lần đầu và cấp đổi GCNQSDĐ. + Chưa đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ: mục đích đưa ra giải pháp hoàn thiện giấy tờ để bổ xung vào hồ sơ đề nghị cấp GCNQSDĐ. + Không đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ: trường hợp do lấn chiếm, tranh chấp, kê khai không đúng mục đích. 3.4.2. Phương pháp thống kê - Tiến hành thống kê các số liệu, tài liệu địa chính, các tài liệu liên quan về diện tích, vị trí, mục đích sử dụng đã được thu thập thông qua quá trình điều tra.
  34. 25 - Tiến hành kiểm tra, đối soát thông tin thửa đất trên hồ sơ đã thu thập được với thông tin của thửa đất trên bản đồ địa chính đã được thành lập, có bảng thống kê, tổng hợp. 3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu - Thống kê các số liệu đã thu thập được như diện tích, các trường hợp cấp GCNQSDĐ, v.v - Xử lý, tính toán số liệu thu thập được bằng phần mềm Excel 3.4.4. Phương pháp so sánh, phân tích, viết báo cáo - Từ số liệu thu thập được, tiến hành tổng hợp, so sánh, phân tích kết quả cấp GCNQSDĐ cho các hộ gia đình cá nhân để tìm ra nguyên nhân, đề ra giải pháp khắc phục và viết báo cáo.
  35. 26 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1.Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của xã Đức Mạnh 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1. Vị trí địa lý và diện tích khu vực Xã Đức Mạnh có tổng diện tích đất tự nhiên theo kiểm kê năm 2018 là 4.939,56 ha, trong đó đất nông nghiệp là 4.595,53ha chiếm 93,04%, đất phi nông nghiệp 344,03ha chiếm 6,96%. Vị trí địa lý nằm trong khoảng 12026'15’’-12033'45” vĩ độ Bắc, 107037'30”- 107045' kinh độ Đông. Phía Đông giáp xã Đắk N’Drót, xã Đắk R’La; phía Tây giáp thị trấn Đắk Mil và xã Đắk Lao; phía Nam giáp xã Đắk Sắk, xã Đức Minh và xã Long Sơn; phía Bắc giáp xã Đắk Lao và Đắk N’Drót. Hình 4.1: Vị trí địa lý của xã Đức Mạnh
  36. 27 4.1.1.2.Đặc điểm địa hình – địa mạo - Địa hình của tỉnh Đắk Nông đa dạng và phong phú, có sự xen kẽ giữa các địa hình cao nguyên và núi cao. Địa hình có hướng cao dần từ Đông sang Tây, từ Bắc vào Nam. - Đắk Mil chủ yếu là địa hình cao nguyên, độ cao trung bình trên 800 m, độ dốc trên 150. Đây là khu vực có đất bazan là chủ yếu, rất thích hợp với phát triển cây công nghiệp lâu năm, lâm nghiệp và chăn nuôi đại gia súc. 4.1.1.3. Khí hậu - thủy văn  Khí hậu:  Khí hậu tỉnh Đắk Nông vừa mang tính chất khí hậu cao nguyên nhiệt đới ẩm, chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam khô nóng. Khí hậu có 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến hết tháng 10, tập trung 90% lượng mưa hàng năm; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa không đáng kể.  Thủy văn:Xã Đức Mạnh có mạng lưới sông suối phân bố tương đối đều khắp. Đây là điều kiện thuận lợi để khai thác nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, xây dựng các công trình thủy điện phục vụ các ngành kinh tế và nhu cầu dân sinh hoạt. 4.1.2. Kinh tế - xã hội 4.1.2.1.Kinh tế Đức Mạnh là xã có mật độ dân số trung bình khá cao so với toàn huyện Đắk Mil, dân cư sống tập trung chủ yếu ở khu vực trung tâm xã, một số cụm rải rác theo các trục đường lớn. Người dân ở đây chủ yếu sống bằng nghề nông, chủ yếu là trồng màu và trồng cây công nghiệp như: cà phê, hồ tiêu, cao su và nhiều cây nông công nghiệp khác. Tuy nhiên do trình độ dân trí còn thấp, chưa áp dụng được khoa học kĩ thuật vào canh tác nên năng suất thấp, giá cả
  37. 28 không ổn định đời sống dân cư chưa được nâng cao. Xã Đức Mạnh đã được công nhận là xã văn hóa của tỉnh. Năm 2008 trạm y tế của xã được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Mặc dù vậy chính quyền địa phương cũng rất quan tâm đến các nhu cầu cần thiết như trường học, chợ khá đầy đủ. 4.1.2.2. Xã hội a. Dân số -Tính đến năm 2016, dân số toàn tỉnh là 636.000 người. Cơ cấu dân tộc đa dạng chủ yếu là dân tộc Kinh, M'Nông, Tày, Thái, E Đê, Nùng. Dân tộc kinh chiếm tỷ lệ khoảng 65,5%; M Nông chiếm 9,7%, các dân tộc khác chiếm tỷ lệ nhỏ. Dân cư phân bố không đều trên địa bàn các huyện, nơi đông dân cư chủ yếu tập trung ở các trung tâm xã, thị trấn huyện lỵ, ven các trục đường quốc lộ, tỉnh lộ. Có những vùng dân cư thưa thớt như một số xã của huyện Đắk Glong, Tuy Đức. -Đắk Nông là một trong những địa phương có số dân theo đạo Công giáo đông đảo nhất khu vực Tây Nguyên với khoảng 135,940 giáo dân, chiếm khoảng 23,7% dân số trong toàn tỉnh.
  38. 29 4.2. Hiện trạng sử dụng đất và tình hình quản lí đất đai trên địa bàn xã Đức Mạnh Thực hiện công tác tiếp nhận, hướng dẫn và giải quyết thủ tục hành chính về đất đai theo đúng quy định của nhà nước. Tổng số hồ sơ đất đai đã tiếp nhận và hướng dẫn giải quyết trong năm 2018 là 795 hồ sơ. Trong đó bao gồm: Hồ sơ thừa kế quyền sử dụng đất 72 hồ sơ; Hồ sơ đăng ký biến động đất đai 128 hồ sơ; Hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất 32 hồ sơ. 4.2.1.Hiện trạng quỹ đất Hiện trạng sử dụng đất năm 2018 của xã Đức Mạnh-tỉnh Đắk Nông được thể hiện tổng quát ở Bảng 1, cụ thể như sau:
  39. 30 Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất năm 2018 Diện tích STT Loại đất Mã (ha) Cơ cấu (%) (1) (2) (3) (4) (5) TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 4939,56 100,00 1 Nhóm đất nông nghiệp NNP 4595,53 93.04 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 4551,21 92,14 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 1572,23 31,83 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 114,00 2,31 1.1.1.1.1 Đất chuyên trồng lúa nước LUC 114,00 2,31 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 1458,23 29,52 1.1.1.2.1 Đất bằng trồng cây hàng năm khác BHK 1458,23 29,52 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 2978,98 60,31 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 38,10 0,77 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 38,10 0,77 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 6,22 0,13 2 Nhóm đất phi nông nghiệp PNN 344,03 6,96 2.1 Đất ở OCT 93,84 1,90 2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 93,84 1,90 2.2 Đất chuyên dùng CDG 168,29 3,41 2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 0,31 0,01 2.2.2 Đất quốc phòng CQP 14,10 0,29 2.2.3 Đất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 0,31 0,01 2.2.3.1 Đất xây dựng cơ sở văn hóa DVH 3,19 0,06 2.2.3.2 Đất xây dựng cơ sở y tế DYT 0,04 2.2.3.3 Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo DGD 4,46 0,1 2.2.3.4 Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao DTT 2,30 0,05 2.2.3 Đất sử dụng vào mục đích công cộng CCC 150,42 3,05 2.2.3.1 Đất giao thông DGT 139,65 2,83 2.2.3.2 Đất thuỷ lợi DTL 2,60 0,05 2.2.3.3 Đất công trình năng lượng DNL 1,02 2.2.3.4 Đất công trình bưu chính, viễn thông DBV 0,05 2.3 Đất cơ sở tôn giáo TON 3,19 0,06 2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 3,19 0,06 2.5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 10,95 0,22 2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 56,11 1,14 2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 11,65 0,24 3 Nhóm đất chưa sử dụng CSD 0 0,00 3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 0 0,00 (Nguồn: UBND xã Đức Mạnh)
  40. 31 4.2.2. Tình hình quản lý đất đai Khái niệm quản lý nhà nước về đất đai: Quản lý nhà nước về đất đai là tổng hợp các hoạt động của cơ quan nhà nước về đất đai. Đó là các hoạt động trong việc nắm bắt và quản lý tình hình sử dụng đất đai, trong việc phân bố đất đai vào các mục đích sử dụng đất theo chủ trương của Nhà nước, trong việc kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng đất đai. Mục tiêu cao nhất của quản lý nhà nước về đất đai là bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, đảm bảo sự quản lý thống nhất của Nhà nước, đảm bảo cho việc khai thác sử dụng đất tiết kiệm, hợp lý, bền vững và ngày càng hiệu quả cao. Vai trò quản lý nhà nước về đất đai: - Bảo đảm sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả - Thông qua đánh giá, phân loại, phân hạng đất đai, Nhà nước nắm được quỹ đất tổng thể và cơ cấu từng loại đất. Trên cơ sở đó, có những biện pháp thích hợp để sử dụng đất đai có hiệu quả cao nhất. Quản lý nhà nước về đất đai gồm các nguyên tắc chủ yếu như: - Nguyên tắc thống nhất về quản lý nhà nước - Nguyên tắc phân cấp gắn liền với các điều kiện bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ - Nguyên tắc tập trung dân chủ - Nguyên tắc kết hợp quả lý theo ngành với địa phương và vùng lãnh thổ - Nguyên tắc thừa kế và tôn trọng lịch sử: quản lý nhà nước của chính quyền phải tuân thủ việc kế thừa các quy định của luật pháp và Nhà nước trước đây, cũng như tính lịch sử trong quản lý đất đai qua các thời kỳ
  41. 32 Nội dung quản lý nhà nước về đất đai: - Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó Luật đất đai quy định những nguyên tắc lớn, những chính sách quan trọng và giao chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định tiếp những chính sách cụ thể phù hợp với từng vùng, từng địa phương. Tiến hành phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai nhằm đưa Luật và các văn bản dưới luật về đất đai đi vào cuộc sống. - Công tác kỹ thuật và nghiệp vụ địa chính Công tác kỹ thuật và nghiệp vụ hành chính bao gồm: Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính, khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp GCN quyền sử dụng đất. - Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là quá trình các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai sử dụng quyền lực nhà nước và các công cụ, phương pháp quản lý để lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, theo dõi, đánh giá và kiểm tra thực hiện và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai tiết kiệm hiệu quả bền vững.
  42. 33 - Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi và chuyển mục đích sử dụng đất Giao đất, cho thuê đất là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất bằng quyết định hành chính, bằng hợp đồng cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất. Thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn quản lý theo quy định của Luật đất đai. - Quản lý tài chính về đất đai Là chức năng rất quan trọng của Nhà nước vừa để thực hiện quyền lợi về mặt kinh tế của chủ sở hữu đồng thời, thực hiện chức năng kinh tế của Nhà nước, nó bao gồm các nội dung quản lý giá đất, quy định mức thu tiền thuế đất, tiền sử dụng đất, thuế đất các loại, quy định mức tiền bồi thường thiệt hại cho người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất, các khoản ngân sách đầu tư vào đất và quản lý ngân sách khi đấu giá quyền sử dụng đất. - Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất và quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai: Thị trường bất động sản muốn phát triển thì một trong những yêu cầu đó là đối tượng tham gia thị trường phải nhận thức được đầy đủ các thông tin cần thiết của hàng hóa đất đai, cũng như khuôn khổ pháp lý điều chỉnh các hoạt động kinh doanh.
  43. 34 - Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai, giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại về đất đai, tố cáo trong quản lý, sử dụng hợp lý đất đai, đẩy mạnh công tác cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, khắc phục những tồn tại, sai sót của những giấy chứng nhận đã cấp, hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính để phục vụ tốt công tác quản lý. Tăng cường công tác kiểm soát việc thực hiện các quy trình giải quyết thủ tục hành chính về đất đai, thực hiện các nội dung đề án nâng cao năng lực quản lý nhà nước về đất đai và môi trường trên địa bàn toàn xã. Đẩy mạnh, nâng cao công tác quản lý nhà nước về đất đai, khắc phục những yếu kém trong công tác quản Công tác quản lý đất đai đã đi vào nề nếp. Thường xuyên kiểm tra rà soát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của đối tượng sử dụng đất. Bộ phận chuyên môn tiếp tục kiểm tra hướng dẫn nhân dân hoàn chỉnh hồ sơ đất đai theo quy định của pháp luật. 4.3.Đánh giá kết quả công tác kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thôn Đức trung. 4.3.1.Tình hình kê khai đăng kí của các chủ sử dụng đất trên địa bàn thôn Đức Trung - Tiến hành kê khai: Sau quá trình thực hiện đến từng thôn phối hợp với trưởng thôn tiến hành kiểm tra, rà soát, phân tích, tổng hợp số liệu chịu sự chỉ đạo trực tiếp của ban chỉ đạo cấp giấy chứng nhận của tỉnh Đắc Nông.
  44. 35 Tổ công tác thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đã thu được kết quả kê khai của các hộ gia đình cá nhân trên địa thôn Đức Trung, xã Đức Mạnh, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông và thu được kết quả như sau: Bảng 4.2: Bảng tổng hợp số liệu tình hình kê khai đăng kí của các chủ sử dụng đất trên địa bàn thôn Đức Trung STT Nội dung Tổng số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) 1 Đã kê khai 163 95,0 2 Chưa kê khai 24 5,0 Tổng số 187 100,0 (Nguồn:Điều tra thu thập được từ tổ công tác kê khai) Bảng 4.3: Bảng tổng hợp danh sách các hộ chưa kê khai đăng ký của các chủ sử dụng đất trên địa bàn thôn Đức Trung STT Họ tên Địa Chỉ Ghi Chú 1 Hồ Minh Toàn thôn Đức Trung chưa kê khai 2 Hồ Tôn Hiến thôn Đức Trung chưa kê khai 3 Lê Xuân Kiều thôn Đức Trung chưa kê khai 4 Đặng Thanh Viêt thôn Đức Trung chưa kê khai 5 Ngô Công Giang thôn Đức Trung chưa kê khai 6 Nguyễn Văn Khoan thôn Đức Trung chưa kê khai 7 Hoàng Văn Thương thôn Đức Trung chưa kê khai 8 Nguyễn Văn Thông thôn Đức Trung chưa kê khai 9 Lê Thương Hoài thôn Đức Trung chưa kê khai 10 Đặng Thị Hảo thôn Đức Trung chưa kê khai 11 Trần Xuân Trí thôn Đức Trung chưa kê khai 12 Phạm Văn Đinh thôn Đức Trung chưa kê khai 13 Lê Xuân Kiều thôn Đức Trung chưa kê khai 14 Nguyễn Thị Thùy Phương thôn Đức Trung chưa kê khai 15 Lê Hồng Ân thôn Đức Trung chưa kê khai 16 Đào Thanh Dũng thôn Đức Trung chưa kê khai 17 Phan Thị Hợi thôn Đức Trung chưa kê khai 18 Hồ Nguyễn Duy thôn Đức Trung chưa kê khai 19 Hoàng Anh Tùng thôn Đức Trung chưa kê khai 20 Hồ Viết Nguyên Nhi thôn Đức Trung chưa kê khai 21 Nguyễn Ngọc Hành thôn Đức Trung chưa kê khai 22 Nguyễn Thị Trợ thôn Đức Trung chưa kê khai 23 Nguyễn Thành Hưng thôn Đức Trung chưa kê khai 24 Trần Đình Lợi thôn Đức Trung chưa kê khai (Nguồn:Điều tra thu thập được từ tổ công tác kê khai)
  45. 36 Qua sự vận động, tuyên truyền, phổ biến pháp luật của tổ công tác kê khai với người dân trong địa bàn xóm Cậy đã thu được những kết quả như sau: - Toàn thôn có 187 chủ sử dụng đất trong đó đã có 163 chủ sử dụng đất đã đến nhà văn hóa kê khai đăng ký đạt được 87.2% trên tổng số chủ sử dụng đất. Số chủ sử dụng đất chưa đến đăng ký là 24 chiếm tỷ lệ là 12.8% so với tổng số chủ sử dụng của toàn thôn. Qua kết quả trên cho thấy kết quả đăng ký khá tốt và để đạt được những kết quả đáng ghi nhận như vậy đó là sự cố gắng, nỗ lực của toàn thể các ban ngành lãnh đạo và nhân dân trên xã. Công tác tuyên truyền về tầm quan trọng của việc đăng ký đất đai đến được với người dân và người dân cũng đã nhận thức được tàm quan trọng của việc cấp GCNQSDĐ. - Về số hồ sơ mà chủ sử dụng đất đã đến kê khai đăng ký là 446 bộ hồ sơ cấp đổi và 44 bộ hồ sơ cấp mới. Công tác hướng dẫn các hộ gia đình, cá nhân, kê khai đăng ký cấp GCNQSDĐ được diễn ra một cách nghiêm túc, đạt hiệu quả cao. Không xảy ra tình trạng người dân chen lấn, gây mất trật tự ảnh hưởng đến quá trình kê khai đăng ký. Bảng 4.4: Bảng tổng hợp hồ sơ kê khai đăng ký STT Nội dung Số hồ sơ (hồ sơ) Tỷ lệ (%) 1 Cấp đổi GCN 446 91,0 2 Cấp mới GCN 44 9,0 Tổng số 490 100,0 (Nguồn:Điều tra thu thập được từ tổ công tác kê khai) 4.3.2. Kết quả hồ sơ đăng kí, kê khai cấp đổi GCNQSD đất trên địa bàn thôn Đức Trung Sau khi hoàn thành khâu kê khai đăng ký sau đó hoàn thiện hồ sơ cấp GCNQSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân tổ công tác tiến hành trình hồ sơ lên UBND xã Đức Mạnh xét duyệt và đề nghị cấp GCNQSDĐ theo quy định. Kết quả thu được như sau:
  46. 37 Bảng 4.5: Kết quả hồ sơ kê khai đăng ký cấp đổi GCNQSDĐ trên địa bàn thôn Đức Trung Tổng số STT Loại đất Diện tích (m2) thửa Tỷ lệ (%) 1 Đất ONT 332797,5 210 47,0 2 Đất CLN 1330065,5 202 45,3 3 Đất LUC 2320,2 4 0,9 4 Đất BHK 11183 3 0,7 5 Đất NHK 91725,2 20 4,5 6 Đất NTS 7111.9 7 1,6 Tổng số 1775203,3 446 100,0 (Nguồn:Điều tra thu thập được từ tổ công tác kê khai) Tổng số hồ sơ đã trình UBND xã xét duyệt cấp đổi GCNQSD đất là 163 hồ sơ. Trong đó loại đất chiếm tỉ lệ cấp đổi lớn nhất là đất ONT+CLN( đất ở tại nông thôn và đất cây lâu năm) có 210 thửa với diện tích là: 332797,5 m2chiếm 47.5 %, thứ hai là đất CLN ( đất trồng cây lâu năm ) có 198 thửa với diện tích là: 1330065,5 m2 chiếm 44.8%, thứ ba là đất NHK( đât trồng cây hàng năm khác ) có 20 thửa với diện tích là: 91725,2 m2 chiếm 4,5%, thứ bốn là đất NTS ( đất nuôi trồng thủy sản ) có7 thửa với diện tích là: 7111,9 m2 chiếm 1,6%,thứ năm là đất LUC ( đất chuyên trồng lúa nước ) có 4 thửa với diện tích là: 2320,2 m2 chiếm 0,9%, và cuối cùng là đất BHK (đất bằng trồng cây hàng năm khác ) có 3 thửa với diện tích là: 11183 m2 chiếm 0.7%. 4.3.3. Kết quả hồ sơ đăng kí, kê khai cấp mới GCNQSD đất trên địa bàn thôn Đức Trung - Đối với hồ sơ cấp mới tiến hành công khai hồ sơ cấp GCNQSDĐ + Sau khi hoàn thiện hồ sơ cấp GCNQSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân tổ công tác phối hợp với UBND xã Đức Mạnh và ban lãnh đạo thôn Đức Trung tiến hành họp thôn và hoàn thiện phiếu lấy ý kiến khu dân cư về nguồn gốc,
  47. 38 diện tích của thửa đất. Sau đó thông qua UBND xã tiến hành niêm yết công khai danh sách hồ sơ cấp GCNQSD đất tại UBND xã và nhà văn hóa thôn. + Thời gian công khai là 15 ngày làm việc và được niêm yết công khai ở UBND xã Đức Mạnh và nhà văn hóa thôn Đức Trung. Những trường hợp hồ sơ có thắc mắc về nguồn gốc, diện tích của thửa đất sẽ được loại ra và có lập biên bản đối với những hồ sơ không đủ điều kiện cấp GCNQSD đất, sau 15 ngày niêm yết công khai sẽ tiến hành lập biên bản kết thúc công khai. + Sau thời gian công khai hồ sơ thu được kết quả như sau: Bảng 4.6: Kết quả hồ sơ kê khai đăng ký cấp mới GCNQSDĐ trên địa bàn thôn Đức Trung STT Loại đất Diện tích (m2) Tổng số thửa Tỷ lệ (%) 1 Đất ONT 11910,2 4 9,1 2 Đất CLN 226317,7 34 77,2 3 Đất LUC 9715,4 2 4,6 4 Đất NTS 6248 4 9,1 Tổng số 1775203,3 446 100,0 (Nguồn:Điều tra thu thập được từ tổ công tác kê khai) Tổng số hồ sơ đã trình UBND xã xét duyệt cấp mới GCMQSD đất là 163 hồ sơ. Trong đó loại đất chiếm tỉ lệ cấp mới lớn nhất là đất CLN ( đất trồng cây lâu năm ) có 34 thửa với diện tích là: 226317,7 m2 chiếm 77,2 %, thứ hai là đất ONT+CLN(đất ở tại nông thôn và đất cây lâu năm) có 4 thửa với diện tíchlà: 11910,2 m2 chiếm 9.1 %, thứ ba là đất NTS(đất nuôi trồng thủy sản) có 4 thửa với diện tích là: 6248 m2 chiếm 9,1%, và cuối cùng là đất LUC(đất chuyên trồng lúa nước) có 2 thửa với diện tích là: 9715,4m2 chiếm 4,6%. 4.3.4. Các trường hợp không đủ điều kiện cấp đổi, cấp mới GCNQSD đất trên địa bàn thôn Đức Trung
  48. 39 Bảng 4.7: Các trường hợp không đủ điều kiện cấp đổi GCNQSD đất trên địa bàn thôn Đức Trung Số Số Diện MĐSD STT Tên CSD đất Lí do vướng mắc tờ thửa tích Đang xảy ra tranh 93 8997, 9 CLN 1 Phan Xuân Khai chấp 23 Đang làm hồ sơ 119 156,5 ONT+CLN 2 Nguyễn Công Thu trên xã 90 Tổng số 9154,4 (Nguồn:Điều tra thu thập được từ tổ công tác kê khai) Bảng 4.8: Các trường hợp không đủ điều kiện cấp mới GCNQSD đất trên địa bàn thôn Đức Trung Số Số Diện MĐSD STT Tên CSD đất Lí do vướng mắc tờ thửa tích không đồng ý với diện 141 BHK 1 Nguyễn Văn Hải tích kê khai 33 5187,0 2 Nguyễn Duy Tâm Đang làm hồ sơ trên xã 98 129 2088,0 CLN 50 417,2 BHK 3 Phan Đình Tình Đang xảy ra tranh chấp 19 Tổng số 7692,2 (Nguồn:Điều tra thu thập được từ tổ công tác kê khai) Trong quá trình kê khai trên địa bàn thôn Đức Trung vẫn còn một số hộ gia đình xảy ra tranh chấp, chưa thống nhất được về ranh giới và diện tích thửa đất của mình, một số gia đình nhận trùng lên thửa của nhau, một số gia đình không cung cấp đủ giấy tờ cần thiết cho việc lấp hồ sơ cấp đổi cấp mới GCNQSDĐ và một số hộ gia đình không hợp tác trong quá trình kê khai đăng kí cấp giấy nên vẫn chưa thể thực hiện việc lập hồ sơ cấp đổi, cấp mới giấy
  49. 40 chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 4.4: Thuận lợi khó khăn và giải pháp 4.4.1. Thuận lợi - Trong những năm trở lại đây trình độ dân trí của người dân càng ngày được nâng cao vì vậy người dân đã nhận thức được tầm quan trọng của việc cấp GCNQSDĐ. - Luật Đất đai năm 2013 ra đời và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai đã cụ thể hơn và tăng tính pháp lý của trình tự, thủ tục hành chính đã phần nào khắc phục tình trạng quy định thủ tục hành chính ít gây phiền hà cho đối tượng sử dụng đất xin cấp GCNQSDĐ. - Trong quá trình kê khai, các trưởng thôn phối hợp cùng cán bộ địa chính xã, hướng dẫn, vận động người dân đăng ký cấp GCNQSD đất. Vì vậy mà việc kê khai diễn ra một cách rất nghiêm túc và đạt hiệu quả cao. - Hệ thống hồ sơ, tài liệu phục vụ công tác cấp giấy đầy đủ, rõ ràng và được chỉnh lý thường xuyên. Xã đã có đủ bản đồ địa chính, từ đó công tác đăng ký đất đai, cấp GCNQSD đất được dễ dànghơn. Luôn được sự chỉ đạo quan tâm của cấp ủy, chính quyền huyện, người dân được tuyên truyền về tầm quan trọng và lợi ích của việc cấp GCNQSD đất. Cán bộ địa chính của xã đã được tập huấn về nghiệp vụ, chuyên môn, nhiệt tình, năng nổ trong quá trình giúp dân kê khai vào đơn đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 4.4.2. Khó khăn - Công tác quản lý Nhà nước về đất đai thường gặp những khó khăn do việc quản lý trước để lại, sự quản lý lỏng lẻo trước đây dẫn đến tình trạng lấn chiếm, tranh chấp làm cho công tác cấp GCN gặp không ít khókhăn.
  50. 41 - Một số hộ gia đình, cá nhân còn chưa đủ điều kiện để cấp GCNQSD đất. - Kinh phí để thực hiện công tác cấp giấy còn hạn hẹp nên chưa đáp ứng được yêu cầu công tác, bên cạnh đó ý thức của người dân về công tác này chưa cao. - Điều kiện được cấp GCNQSD đất là phải phù hợp với quy hoạch mà trên thực tế nhiều khu vực chưa có quy hoạch chi tiết nên đã gây trở ngại cho công tác cấp giấy. - Do người dân trước đây mua bán, chuyển nhượng chỉ bằng lời nói không thông báo với cơ quan nhà nước nên nhiều trường hợp không đủ điều kiện được cấp GCNQSD đất. - Ruộng đất manh mún, nhỏ lẻ, các hộ khi kê khai cấp GCNQSD đất phần lớn không có giấy tờ, nguồn gốc sử dụng do họ tự khai phá. Do vậy, trong quá trình lập hồ sơ gặp rất nhiều khó khăn ảnh hưởng đến việc cấp GCNQSD đất trên địa bàn xã. Một số hộ gia đình chưa tích cực thực hiện sự chỉ đạo của xã, không hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Nhà nước, nhiều hộ gia đình còn có tranh chấp, khiếu kiện, lấn chiếm, sử dụng đất sai mục đích làm cho quá trình cấp GCNQSD đất trên xã chậm tiến độ. 4.4.3. Giải pháp - Để giải quyết về việc sai địa chỉ ghi trên hồ sơ kê khai đăng kí cấp GCNQSDĐ thì Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông đã có phương án: trong hồ sơ địa chỉ vẫn ghi thôn Đức Trung, xã Đức Mạnh, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông sau khi cấp GCNQSDĐ sẽ tiến hành chỉnh lý lại địa chỉ và ghi chỉnh vào giấy chứng nhận. - Để công tác cấp GCNQSD đất sớm hoàn thành thì trong thời gian tới cần đưa ra những giải pháp tích cực nhằm đẩy nhanh tiến độ cấp giấy:
  51. 42 + Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về đất đai tạo điều kiện để người dân ý thức được quyền và nghĩa vụ của mình trong việc sử dụng đất + Tiếp tục rà soát nắm bắt đến từng thôn, hộ gia đình chưa được cấp GCNQSDđất. + Cần có những quy định hợp lý để những hộ gia đình sử dụng đất không có giấy tờ hợp pháp xong sử dụng đất ổn định trước15/10/1993. + Tiếp tục giải quyết dứt điểm các trường hợp tranh chấp đất đai theo đúng quy định của pháp luật. Kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp lấn chiếm đất đai, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất khi chưa có sự cho phép của cấp có thẩm quyền theo đúng quy định của pháp luật. + Tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân dân tầm quan trọng của cấp GCNQSD đất. + Cần đầu tư trang thiết bị cho công tác quản lý đất đai để tiến tới quản lý và lưu trữ bản đồ, hồ sơ địa chính. + Cần có sự phân công trách nhiệm cụ thể tới các ban ngành đặc biệt là cán bộ địa chính xã để thực hiện và tốt công tác quản lý và sử dụng đất.
  52. 43 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1: Kết luận Công tác cấp GCNQSDĐ là nội dung rất quan trọng trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai, vì vậy công tác cấp GCNQSDĐ trên địa bàn xã đã và đang được triển khai một cách khẩn trương theo đúng quy trình mà Nhà nước quy định. Trong quá trình kê khai đăng kí cấp giấy chứng nhận được sự quan tâm chỉ đạo của UBND Xã Đức Mạnh đã được kê khai, đăng kí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hết thôn Đức Trung. Tính đến 16/04/2019 đạt kết quả như sau: Tổng số hồ sơ đã kê khai đăng kí cấp đổi cấp mới GCNQSD đất là 490 bộ hồ sơ. Tổng số hồ sơ cấp đổi cấp mới GCNQSDĐ cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trên địa bàn Thôn Đức Trung đã trình xét cấp là 446 bộ hồ sơ với tổng diện tích là 1775203.3m2. Công tác kiểm kê đất đai xã Đức Mạnh năm 2018 kết hợp giữa điều tra dã ngoại, thu thập, tính toán, tổng hợp số liệu bằng công nghệ tin học, do đó bảo đảm tính chính xác, khoa học. Sản phẩm kiểm kê đất đai xã Đức Mạnh năm 2018 đủ điều kiện đưa vào sử dụng, góp phần tăng cường công tác quản lý sử dụng đất đai tại địa phương. 5.2: Đề nghị Qua tìm hiểu về công tác đăng ký đất đai và cấp GCNQSDĐ trên địa bàn xóm trong thời gian qua, em mạnh dạn đưa ra một số đề nghị sau: Đối với những trường hợp chưa kê khai đăng ký: trong đó trường hợp cố tình không kê khai, đăng ký đất đai thì cần có biện pháp tuyên truyền, vận độngđăng ký cấp giấy. Còn đối với những hộ còn thiếu sót thì tiến hành rà soát lại để cấp giấy chứng nhận cho hộ đó.
  53. 44 Đối với những hộ không được cấp giấy do đất đó có tranh chấp, lấn chiếm thì tiến hành thẩm định lại diện tích, xác định phần diện tích lấn chiếm và tiến hành phạt tiền đối với diện tích đó. Phải tăng cường công tác quản lý, giám sát việc thực hiện các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Cần tăng cường đầu tư nguồn vốn kinh phí hơn nữa cho việc cấp GCNQSD đất và hỗ trợ kinh phí, đầu tư trang thiết bị cho công tác chuyên môn, nghiệp vụ cho các cán bộ địa chính cơ sở.
  54. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003, Nxb chính trị quốc gia Hà Nội 2003. 2. Nguyễn Thị Lợi (2010), Giáo trình Đăng kí thống kê đất đai Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên. 3. Luật Đất đai 2013 4. Quốc hội (2013), Luật đất đai 2013, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội 5. Chính phủ (2014) Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai. 6. Bộ Tài Nguyên và Môi trường (2014), Thông tư 23/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 05 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất. 7. Nguyễn Khắc Thái Sơn (2015), Bài giảng Pháp luật đất đai, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. 8. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2016) Báo cáo của Tổng cục quản lý đất đai năm 2016 về lĩnh vực đất đai ( giao/nam-20165-ca-nuoc-da-cap-42-3-trieu-giay-chung-nhan-quyen-su- dung-dat-365129.html). Ngày 12/06/2016. 9. Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Đắk Nông “Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2018, kế hoạch nhiệm vụ công tác năm 2019”. 10. Công ty cổ phần tài nguyên và môi trường Phương Bắc “Báo cáo tổng kết kỹ thuật”.
  55. Phụ Lục: Danh sách 187 hộ ( 163 hộ ) đã kê khai STT Họ và Tên Tên thôn 1 Nguyễn Văn Tâm Đức Trung 2 Trịnh Thị Dung Đức Trung 3 Trần Đình Thiện Đức Trung 4 Hồ Ngọc Hùng Đức Trung 5 Nguyễn Trúc Phương Đức Trung 6 Lê Văn Hùng Đức Trung 7 Lê Phú Lộc Đức Trung 8 Phạm Đức Tiến Đức Trung 9 Nguyễn Nhật Tuyên Đức Trung 10 Trần Thị Lý Đức Trung 11 Hoàng Đình Lộc Đức Trung 12 Hoàng Mẫu Đức Trung 13 Nguyễn Đình Hùng Đức Trung 14 Hồ Ngọc Mạnh Đức Trung 15 Bạch Thị Kim Loan Đức Trung 16 Hồ Thái Hồng Đức Trung 17 Nguyễn Hồng Phúc Đức Trung 18 Bùi Tiến Thoan Đức Trung 19 Đặng Hồng Ân Đức Trung 20 Nguyễn Tính Đức Trung 21 Đinh Tiến Lộc Đức Trung 22 Hoàng Đức Minh Đức Trung 23 Trần Thanh Hiền Đức Trung 24 Nguyễn Đình Long Đức Trung 25 Nguyễn Thị Ánh Tuyết Đức Trung 26 Nguyễn Văn Tuấn Đức Trung 27 Phạm Thị Lành Đức Trung 28 Lưu Đức Khánh Đức Trung 29 Hồ Ngọc Điệp Đức Trung 30 Nguyễn Hoài Nam Đức Trung 31 Nguyễn Văn Nhân Đức Trung 32 Hồ Ngọc Quang Đức Trung 33 Nguyễn Thành Hưng Đức Trung 34 Trần Đình Lợi Đức Trung 35 Lê Đình Hải Đức Trung 36 Đặng Xuân Đình Đức Trung
  56. 37 Phan Xuân Sáng Đức Trung 38 Phan Xuân Khai Đức Trung 39 Nguyễn Hùng Đức Trung 40 Phạm Đình Châu Đức Trung 41 Nguyễn Thị Khang Đức Trung 42 Nguyễn Phương Uyên Đức Trung 43 Nguyễn Hồng Đức Đức Trung 44 Trần Thị Thanh Hương Đức Trung 45 Trần Thị Phúc Đức Trung 46 Chu Tiến Dũng Đức Trung 47 Nguyễn Xuân Hùng Đức Trung 48 Cao Văn Hải Đức Trung 49 Nguyễn Hoàng Quỳnh Vương Đức Trung 50 Nguyễn Thị Diệu Huyền Đức Trung 51 Cao Văn Hữu Đức Trung 52 Đặng Xuân Hiệp Đức Trung 53 Nguyễn Xuân Song Đức Trung 54 Nguyễn Quang Xuyên Đức Trung 55 Nguyễn Thị Kim Tuyến Đức Trung 56 Trạm Y Tế Xã Đức Mạnh Đức Trung 57 Hoàng Ngọc Quỳnh Đức Trung 58 Trương Thanh Tùng Đức Trung 59 Nguyễn Ánh Dương Đức Trung 60 Trần Ngọc Thường Đức Trung 61 Trần Hữu Vượng Đức Trung 62 Nguyễn Thanh Hòa Đức Trung 63 Trần Thanh Tùng Đức Trung 64 Trần Công Lành Đức Trung 65 Lê Gia Tiến Dũng Đức Trung 66 Lê Gia Bình Đức Trung 67 Nguyễn Thế Võ Đức Trung 68 Nguyễn Hữu Tiến Đức Trung 69 Đặng Xuân Phượng Đức Trung 70 Trần Thanh Dương Đức Trung 71 Hoàng Anh Tùng Đức Trung 72 Hoàng Thị Ngọc Điệp Đức Trung 73 Hoàng Anh Tú Đức Trung 74 Nguyễn Tấn Đức Trung
  57. 75 Phạm Toàn Tài Đức Trung 76 Nguyễn Văn Hồng Đức Trung 77 Hồ Đức Thảo Đức Trung 78 Nguyễn Xuân Sơn Đức Trung 79 Trần Đức Quế Đức Trung 80 Phan Văn Tỵ Đức Trung 81 Nguyễn Văn Hòa Đức Trung 82 Lê Văn Quốc Đức Trung 83 Nguyễn Ngọc Phương Đức Trung 84 Nguyễn Văn Lê Đức Trung 85 Nguyễn Văn Lộc Đức Trung 86 Trần Minh Hậu Đức Trung 87 Hoàng Văn Đức Đức Trung 88 Phạm Trần Ngọc Diệp Đức Trung 89 Trần Vĩnh Lợi Đức Trung 90 Nguyễn Tiến Trung Đức Trung 91 Cao Văn Minh Đức Trung 92 Lê Bảo Long Đức Trung 93 Trương Thị Ân Đức Trung 94 Võ Văn Quý Đức Trung 95 Nguyễn Thị Lý Đức Trung 96 Lê Văn Nghị Đức Trung 97 Phạm Thị Thanh Cảnh Đức Trung 98 Hoàng Thanh Liêm Đức Trung 99 Nguyễn Bình Đức Trung 100 Nguyễn Văn Sinh Đức Trung 101 Lê Trần Lệ Quyên Đức Trung 102 Trương An Hòa Đức Trung 103 Quách Văn Quynh Đức Trung 104 Nguyễn Thanh Bình Đức Trung 105 Trần Quốc Triều Đức Trung 106 Nguyễn Thị Chung Đức Trung 107 Lê Đình Hân Đức Trung 108 Nguyễn Hữu Tuấn Đức Trung 109 Hoàng Anh Tuấn Đức Trung 110 Cao Văn Hân Đức Trung 111 Nguyễn Tuấn Vĩnh Đức Trung 112 Trương Vĩnh Thư Đức Trung
  58. 113 Nguyễn Huệ Đức Trung 114 Trần Trung Hiếu Đức Trung 115 Trần Thị Phương Lan Đức Trung 116 Phan Thị Hợi Đức Trung 117 Hồ Nguyễn Duy Đức Trung 118 Hoàng Thanh Hùng Đức Trung 119 Trần Minh Tâm Đức Trung 120 Nguyễn Công Phương Đức Trung 121 Phạm Đình Kiên Đức Trung 122 Nguyễn Văn Hải Đức Trung 123 Hoàng Ngọc Phương Đức Trung 124 Trương Văn Thúy Đức Trung 125 Võ Tuấn Đức Trung 126 Nguyễn Văn Nam Đức Trung 127 Nguyễn Công Thu Đức Trung 128 Nguyễn Thanh Vũ Đức Trung 129 Nguyễn Duy Tâm Đức Trung 130 Hồ Viết Nguyên Nhi Đức Trung 131 Nguyễn Trọng Thành Đức Trung 132 Trần Phi Long Đức Trung 133 Hồ Quốc Thái Đức Trung 134 Nguyễn Ệt Đức Trung 135 Đàm Văn Thoại Đức Trung 136 Phan Anh Nhân Đức Trung 137 Trần Công Phương Đức Trung 138 Trần Văn Hòa Đức Trung 139 Nguyễn Đình Trường Đức Trung 140 Nguyễn Hồng Luận Đức Trung 141 Nguyễn Thị Toàn Đức Trung 142 Nguyễn Thị Mai Quyên Đức Trung 143 Nguyễn Thị Tràng Đức Trung 144 Nguyễn Thị Trợ Đức Trung 145 Trần Hoài Phước Đức Trung 146 Hồ Sĩ Bân Đức Trung 147 Lê Phú Tuấn Đức Trung 148 Hồ Đắc Hậu Đức Trung 149 Phạm Toàn Thắng Đức Trung 150 Nguyễn Thị Thùy Phương Đức Trung
  59. 151 Lê Hồng Ân Đức Trung 152 Đào Thanh Dũng Đức Trung 153 Trương Thái Châu Đức Trung 154 Trương Vĩnh Toàn Đức Trung 155 Nguyễn Văn Phận Đức Trung 156 Lưu Đình Thị Đức Trung 157 Trần Thị Thanh Minh Đức Trung 158 Hoàng Văn Thương Đức Trung 159 Nguyễn Văn Thông Đức Trung 160 Lê Thương Hoài Đức Trung 161 Đặng Thị Hảo Đức Trung 162 Trần Xuân Trí Đức Trung 163 Phạm Văn Đinh Đức Trung 164 Lê Xuân Kiều Đức Trung 165 Nguyễn Văn Nam Đức Trung 166 Đặng Quang Trung Đức Trung 167 Nguyễn Thị Trợ Đức Trung 168 Nguyễn Ngọc Hành Đức Trung 169 Nguyễn Kim Điền Đức Trung 170 Lê Thị Thùy Trang Đức Trung 171 Phan Thị Liệu Đức Trung 172 Đặng Thị Thu Hoài Đức Trung 173 Lê Thị Trâm Anh Đức Trung 174 Nguyễn Thị Hồng Tươi Đức Trung 175 Nguyễn Thị Kim Khuê Đức Trung 176 Cao Thị Hồng Nhung Đức Trung 177 Phạm Nữ Phương Trang Đức Trung 178 Phan Quân Ngọc Đức Trung 179 Nguyễn Mạnh Hùng Đức Trung 180 Nguyễn Hồng Thuyên Đức Trung 181 Đặng Thanh Viêt Đức Trung 182 Ngô Công Giang Đức Trung 183 Nguyễn Văn Khoan Đức Trung 184 Hồ Đức Thanh Đức Trung 185 Nguyễn Đình Minh Đức Trung 186 Bùi Sĩ Hòa Đức Trung 187 Nguyễn Văn Tân Đức Trung